CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Sức khỏe quốc gia tại Kiribati. Năm 1770 – Nữ đại công tước Maria Antonia của Áo kết hôn khiếm diện với Vương thái tử Louis của Pháp tại Wien, Áo. Năm 1775 – Chiến tranh Cách mạng Mỹ bắt đầu với chiến thắng của quân thuộc địa trước quân Anh tại Concord. Năm 1937 – Hoàn tất việc xây dựng cầu Cổng Vàng (hình) tại San Francisco, Hoa Kỳ. Năm 2005 – Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y, tức Biển Đức XVI, ông là giáo hoàng đầu tiên sinh ra ở Đức trong gần 500 năm. Năm 2011 – Fidel Castro chính thức từ nhiệm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, người kế nhiệm là Raúl Castro.
Cầu Cổng Vàng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Cổng Vàng | |
---|---|
Vị trí địa lý | |
Vị trí | San Francisco, California và quận Marin, California |
Toạ độ | 37°49′11″B 122°28′43″TTọa độ: 37°49′11″B 122°28′43″T |
Bắc qua | Golden Gate |
Tuyến đường | 6 US 101/SR 1, lối đi bộ và xe đạp |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu dây võng, truss arch & truss causeways |
Vật liệu | Thép |
Chiều dài | 2.737 m[1] |
Cao | 227 m |
Nhịp chính | 1.280 m[2] |
Tĩnh không | 4,3 m tại trạm thu phí |
Độ cao gầm cầu | 67 m so với mực nước cao trung bình |
Thiết kế | |
Thiết kế | Joseph Strauss, Irving Morrow, và Charles Ellis |
Xây dựng | |
Nhà thầu | Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District[3] |
Khởi công | 5 tháng 1, 1933 |
Hoàn thành | 19 tháng 4, 1937 |
Khánh thành | 27 tháng 5, 1937 |
Thông tin khác | |
Phí cầu đường | Xe hơi (southbound) không thu phí, $5.00 & $3.00 (FasTrak) |
Lưu thông hàng ngày | 110,000[4] |
Mục lục
Lịch sử
Dịch vụ phà
Trước khi cây cầu được xây dựng, cách duy nhất để đi lại giữa San Francisco và vùng đất mà ngày nay là hạt Marin là bằng tàu thuyền đi xuyên qua một phần của vịnh San Francisco. Dịch vụ phà bắt đầu được sử dụng khoảng đầu những năm 1820, đến thập kỷ 1840 thì dịch vụ được thực hiện thường xuyên theo lịch để mang nước đến San Francisco.[5] Năm 1867 công ty dịch vụ Đất liền và phà Sausalito được thành lập và sau này trở thành công ty Phà Cổng Vàng, một công ty con của Đường Sắt Nam Thái Bình Dương, tập đoàn cung cấp dịch vụ phà lớn nhất thế giới những năm 1920.[5][6] Chỉ phục vụ cho hành khách đường sắt và khách hàng, dịch vụ phà của Nam Thái Bình Dương mang lại lợi nhuận rất lớn và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế trong vùng.[7] Đi phà từ Hyde Street Pier, San Francisco đến Sausalito của hạt Marin mất khoàng 20' với giá 1.00 USD cho một phương tiện, sau đó mức giá này được hạ xuống để cạnh tranh với chiếc cầu mới.[8]Nhiều người muốn xây dựng một cây cầu để nối San Francisco với hạt Marin. San Francisco là thành phố lớn nhất của Mỹ vẫn còn đi lại chủ yếu bằng tàu phà. Vì không có một con đường cố định nối liền các cộng đồng xung quanh vịnh với nhau nên mức tăng trưởng của thành phố thấp hơn mức trung bình của quốc gia.[9] Nhiều chuyên gia cho rằng, một cây cầu không thể được xây dựng trên eo biển. Eo biển này có thủy triều và dòng nước mạnh và xoáy, nước ở trung tâm rất sâu và có gió mạnh thường xuyên. Các chuyên gia cho rằng những cơn gió hung tợn và sương mù dày đặc sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng và hoạt động.[9]
Ý tưởng
Mặc dù ý tưởng về một cây cầu bắc qua Cổng Vàng đã có từ trước nhưng mãi đến năm 1916 thì ý tưởng đó mới được đưa ra trong một bản tin của San Francisco bởi James Wilkins lúc đó đang là sinh viên kỹ thuật.[10] Theo ước tính của Hội Kỹ Sư thành phố, đế xây dựng được một cây cầu phải tốn 100 triệu USD, một con số quá lớn trong thời kỳ đó và một câu hỏi đã đặt ra cho các kỹ sư cầu đường là liệu họ có thể xây dựng được một chiếc cầu với chi phí thấp hơn không.[5] Một người đã đưa ra đáp án cho vấn đề trên, đó là Joseph Strauss, một kỹ sư có nhiều hoài bão và mơ ước. Trong luận văn tốt nghiệp của mình ông thiết kế một cây cầu sắt dài bắc qua eo biển Bering.[11] Trước đó Strauss đã hoàn tất 400 chiếc cầu kéo, hầu hết là được xây dựng trên đất liền, chưa có công trình nào mang tầm cỡ của công trình mới này.[2] Trong những bản vẽ đầu tiên của mình Strauss thiết kế một mút chìa đỡ bao lơn cực lớn ở hai phía của eo biển, hai mút chìa này được nối với nhau bởi một đoạn treo ở trung tâm mà theo Strauss phân đoạn này có thể được xây dựng với 17 triệu USD.[5][10]Chính quyền địa phương đồng ý việc xây cầu theo ý tưởng của Strauss với điều kiện là Strauss phải chỉnh sửa thiết kế và chấp nhận thông tin đầu vào từ các chuyên gia tư vấn dự án. Một bản thiết kế về một cây cầu treo được xem là thực tế nhất bởi vì nó phù hợp với những tiến bộ trong ngành luyện kim thời bấy giờ.[5]
Strauss phải mất hơn mười năm để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng Bắc California..[12] Việc xây dựng chiếc cầu vấp phải nhiều sự phản đối kể cả kiện tụng. Cục Chiến tranh lo ngại rằng cây cầu sẽ cản trở giao thông đường thủy; hải quân sợ rằng một vụ va chạm tàu hoặc việc phá hủy cầu có thể chặn lối vào một trong những cảng chính của nó. Liên đoàn lao động yêu cầu phải tuyển dụng nhân công địa phương làm việc cho công trình. Tập đoàn Đường sắt Nam Thái Bình Dương, một trong những đơn vị kinh doanh phát đạt nhất ở California đã phản đối việc xây chiếc cầu vì cho rằng chiếc cầu sẽ gây ảnh hưởng đến dịch vụ phà của họ và đệ đơn kiện chống lại dự án. Sự việc đó dẫn đến một cuộc tẩy chay hàng loạt nhằm vào dịch vụ phà của tập đoàn này.[5] Tháng 5 năm 1924, Đại tá Herbert Deakyne thay mặt cho Bộ trưởng Chiến tranh tổ chức phiên điều trần thứ hai yêu cầu sử dụng đất liên bang cho việc việc xây dựng cầu. Deakyne, thay mặt cho Bộ trưởng Chiến tranh, chấp thuận chuyển nhượng đất đai cần thiết cho việc xây dựng cây cầu và các con đường huyết mạch cho "Hiệp hội Xây dựng cầu Cổng Vàng".[13] Strauss có thêm một đồng minh nữa là ngành công nghiệp sản xuất xe ôtô mới ra đời mong muốn sự phát triển cầu đường sẽ kích thích nhu cầu mua xe của người dân.[8]
Tên của cầu lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1917 trong cuộc thảo luận ban đầu giữa Strauss và kỹ sư của thành phố San Fransisco. Cái tên được chính thức công nhận trong đạo luật Golden Gate Bridge and Highway District do cơ quan lập pháp của tiểu ban ban hành năm 1923.[14]
Thiết kế
Strauss là kỹ sư trưởng phụ trách thiết kế tổng thể và xây dựng của dự án.[9] Tuy nhiên, do ông có ít kinh nghiệm và hiểu biết trong thiết kế cáp treo[15] nên phần lớn các nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật và thiết kế do những chuyên gia khác phụ trách.Irving Morrow, một kiến trúc sư dân cư gần như chưa được biết đến đảm trách thiết kế hình dáng tổng thể của những tháp cầu, kết cấu chiếu sáng, và các loại trang trí nghệ thuật như đèn đường, lan can và lối đi. Với sự thuyết phục của nhiều người dân địa phương, Morrow đã thay màu xám bạc chuẩn mực bằng màu cam quốc tế nổi tiếng dùng cho lớp sơn phủ của cây cầu và từ đó đến nay màu sắc đó vẫn không thay đổi.[16]
Kỹ sư lão luyện Charles Alton Ellis, cộng tác từ xa với nhà thiết kế cầu nổi tiếng Leon Moisseiff, là kỹ sư chính của dự án.[17] Với thiết kế kết cấu cơ bản của mình, Moisseiff đã đưa ra "lý thuyết độ lệch" mà theo đó một con đường mỏng và mềm mại sẽ lúc lắc theo gió, điều này làm giảm đáng kể sức ép đối với cây cầu bằng cách chuyển các áp lực vào các dây cáp treo và đến tháp cầu.[17] Mặc dù Cầu Cổng vàng đã chứng minh được sự hoàn chỉnh trong thiết kế, tuy nhiên, một thiết kế sau này của Moiseiff, cây cầu Tacoma Narrow đầu tiên đã đổ sập trong một trận dông bão không lâu sau khi hoàn tất.[18]
Ellis là một học giả và là nhà toán học có thời gian làm giảng viên kỹ thuật cho trường Đại học Illinois mặc dù ông không có bằng cấp kỹ thuật nào (cuối cùng ông cũng lấy được bằng kỹ sư dân dụng của trường Đại học Illinois trước khi thiết kế cầu Cổng Vàng và sau đó làm giảng viên của Đại học Purdue trong 12 năm trước khi về hưu). Ông trở thành chuyên gia trong thiết kế kết cấu, tác giả của những quyển sách giáo khoa chuẩn mực thời bấy giờ.[19] Ellis đã đóng góp nhiều lý thuyết và kỹ thuật để xây dựng cây cầu nhưng ông lại ít được tín nhiệm.Tháng mười một năm 1931, lấy lý do là để hạn chế chi phí gởi và nhận điện tín với Moisseiff, Strauss sa thải Ellis và thay thuộc cấp cũ của mình là Clifford Paine vào vị trí của Ellis.Do quá say sưa với dự án và không thể tìm được việc làm khác trong thời kỳ Suy Thoái, Ellis chấp nhận làm việc không lương 70 giờ một tuần.[19]
Để tự quảng bá bản thân và được lưu danh, Strauss đã hạ thấp những đóng góp của các cộng sự của mình, những người đã làm việc hết mình để cây cầu được hoàn thành dù họ nhận được rất ít sự thừa nhận và đuợc trả lương rất thấp.[15] Ông đã làm được việc ghi công mình như là người đóng vai trò chính trong thiết kế và tầm nhìn của cây cầu.[19] Chỉ rất lâu sau đó đóng góp của các thành viên khác mới được đánh giá một cách đúng đắn.[19] Tháng 5 năm 2007, quận Cầu Cổng Vàng đưa ra báo cáo chính thức về 70 năm cống hiến của chiếc cầu nổi tiếng và quyết định điều chỉnh sai lầm cũ bằng cách công nhận Ellis là người thiết kế cây cầu.
Tài chính
Theo một đạo luật được đưa ra bởi cơ quan lập pháp California vào năm 1928, The Golden Gate Bridge and Highway District được công nhận là một tổ chức chính thức để thiết kế, xây dựng và chi trả cho việc xây dựng Cầu Cổng Vàng.[9] Tuy nhiên, sau khi phố Wall sụp đổ năm 1929, tổ chức này không thể tăng ngân quỹ dành cho xây dựng, do đó họ vận động biện pháp bán trái phiếu để thu được 38 triệu USD. Tháng 11 năm 1930 việc bán trái phiếu được thông qua trong cuộc biểu quyết giữa các hạt liên quan đến cây cầu.[20] Ngân sách xây dựng tại thời điểm phê duyệt là 30.100.000 $. Tuy nhiên, trái phiếu không thể bán được cho đến năm 1932 khi Amadeo Giannini, nhà sáng lập Ngân hàng Hoa Kỳ đóng tại San Francisco, thay mặt cho ngân hàng của ông đồng ý mua toàn bộ trái phiếu để giúp đỡ cho nền kinh tế địa phương.[5]Xây dựng
Việc xây dựng bắt đầu vào ngày 05 tháng 1 năm 1933.[5] Chi phí cho dự án hơn 35.000.000 USD.[21]Strauss là người đứng đầu xuyên suốt của dự án, giám sát việc xây dựng hàng ngày và tham gia vào việc động thổ. Là cựu sinh viên của trường ĐH Cincinnati, ông đã dùng một viên gạch của hội trường McMicken của trường này sau khi bị phá hủy và đặt vào trụ thả neo trước khi chỗ này được đổ bê tông. Bằng việc cải tiến cách sử dụng lưới an toàn di động đặt bên dưới công trường xây dựng, ông đã giúp cho nhiều công nhân tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc.Trong số 11 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, mười người bị thiệt mạng (khi cây cầu sắp được hoàn thành) khi lưới an toàn bị rơi dưới sức ép của một dàn giáo bị ngã.Chiếc lưới này đã cứu sống 19 người khác, những người này về sau trở thành những thành viên đầy tự hào trong Câu lạc bộ Nửa đường đến Địa ngục.[22]
Dự án này được hoàn thành vào tháng 4 năm 1937. Chi phí cho dự án thấp hơn ngân sách cho phép là 1,3 triệu USD.[5]
Khánh thành
Lễ khánh thành bắt đầu ngày 27 tháng 5 năm 1937 và kéo dài một tuần. Một ngày trước khi các phương tiện giao thông được cho phép đi lại, 200.000 người đã đi trên cầu bằng cách đi bộ hoặc trượt băng.[5] Trong ngày khai mạc, thị trưởng Angelo Rossi và các quan chức đi phà sang hạt Marin và đi qua chiếc cầu trên một đoàn xe hộ tống để trở về quận Highway. Bài hát "There's a Silver Moon on the Golden Gate" (tạm dịch là "Cổng vàng lấp lánh ánh trăng bạc") được chọn làm bài hát chính thức cho lễ kỷ niệm. Strauss viết một bài thơ "Hoàn thành một sứ mệnh cao cả" mà hiện nay bạn có thể đọc thấy khi đi trên chiếc cầu. Buổi trưa ngày hôm sau, tổng thống Roosevelt phát tín hiệu cho phép các phương tiện bắt đầu lưu thông trên cầu. Khi các hoạt động kỷ niệm vượt ra ngoài tầm kiểm soát, phòng cảnh sát San Fransisco phải giải tán một đám đông gây rối ở trung tâm khu vực Polk Gulch. Sau đó các hoạt động dân sự và văn hóa "Fiesta" ("Ngày Hội") diễn ra suốt nhiều tuần lễ. Tượng của Strauss được chuyển đến một công trường gần chiếc cầu vào năm 1955.[10]Các đặc tính
Nhiều kỹ sư, chuyên viên đã góp công từ kỹ thuật cho đến mỹ thuật tô điểm cho cây cầu vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa rực rỡ màu sắc dưới ánh nắng ban ngày cho đến huy hoàng lộng lẫy dưới ánh đèn ban đêm. Ánh sáng và màu sắc được thiết kế theo lối Art Deco Theme. Cầu được sơn màu đỏ cam “orange vermilion” nổi bật huy hoàng giữa vùng biển xanh và núi cỏ khô vàng nhạt, màu đỏ cam tươi sáng tàu bè dễ nhìn thấy từ xa.Lớp sơn nguyên thủy sau 100 năm bị rỉ sét vì hơi muối từ nước biển đến năm 1965 đã được cạo bỏ và sơn lại bằng sơn lót zinc silicate và phủ bên ngoài bằng sơn acrylic emulsion. Vừa cạo vừa sơn lại phải mất 30 năm và hoàn tất năm 1995. Hiện nay hàng ngày một toán thợ sơn 38 người lo sơn cầu, họ làm việc quanh năm vì vừa sơn xong đến đầu cầu bên này thì đầu cầu bên kia, lớp sơn đã bắt đầu rỉ sét!!!
Các thông số kỹ thuật
Nhịp cầu chính giữa là nhịp cầu dài nhất trong các cây cầu treo cho đến năm 1964, khi chiếc cầu Verrazano-Narrows được dựng lên giữa hai quận Staten Island và Brooklyn ở New York. Những chiếc tháp của cầu Cổng Vàng cũng là những cái tháp cầu treo cao nhất thế giới thời bấy giờ.Năm 1957 cầu Michigan's Mackinac hoàn thành với chiều dài vượt qua cầu Cổng Vàng và trở thành chiếc cầu treo hai tháp dài nhất thế giới. Tuy thế nhịp cầu của Mackinac vẫn ngắn hơn nhịp cầu của cầu Cổng Vàng.Kết cấu
Trọng lượng của phần lưu thông được chuyển sang hai dây cáp xuyên qua hai tháp chính và cố định ở phần bê tông ở hai đầu. Mỗi dây cáp được làm bằng 27.572 sợi kim loại. Tổng chiều dài các sợi cáp cấu thành hai dây cáp chính là 80.000 dặm (129.000 km);[23] tổng chiều dài này bằng 5,79 lần đường kính Trái Đất. Tổng số đinh tán dùng cho cây cầu là 1.200.000 cây.Giao thông
Vì là con đường duy nhất để đi từ San Francisco đến phía Bắc, cây cầu là một phần của quốc lộ U.S Route 101 và California Route 1. Lằn ranh giới giữa các làn xe được dịch chuyển để phù hợp với mô hình giao thông. Vào buổi sáng các ngày thường, giao thông chủ yếu theo hướng nam vào thành phố nên bốn trong số sáu làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng nam. Ngược lại, vào buổi chiều các ngày trong tuần, bốn làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng bắc. Mặc dù việc lấp đặt một hàng rào di động được bàn đến từ những năm 1980, mãi đến tháng 3 năm 2005. Ban giám đốc quản lý chiếc cầu mới cam kết sẽ tìm nguồn tài trợ để thực hiện công tác nghiên cứu trị giá hàng triệu USD trước khi có thể thực hiện việc lắp đặt một hàng rào di động. Lối đi phía đông chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp vào ban ngày của những ngày trong tuần, và lối đi phía tây mở cửa cho xe đạp vào buổi chiều ngày của những ngày trong tuần trong tuần, cuối tuần, và ngày lễ.Tính thẩm mỹ
Mặc dù nhìn giống như màu đỏ nhưng màu của cây cầu được gọi một cách chính thức là màu cam đỏ, được biết đến qua cái tên "quốc tế cam".[24] Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu bởi vì nó phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh và cũng để nó có thể nổi bật được giữa lớp sương mù.Cây cầu được nhắc đến là một trong những ví dụ đẹp nhất của kỹ thuật xây cầu, cả về những thách thức trong thiết kế kết cấu và sự hấp dẫn thẩm mỹ của nó. Nó được Hội kỹ sư dân dụng Hoa kỳ bầu chọn là một trong những kỳ quan hiện đại của thế giới. Tạp chí du lịch Frommer thì cho rằng Cầu Cổng vàng "có thể là một cây cầu đẹp nhất, chắc chắn là một cây cầu được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới"[25] (mặc dù Frommers cũng dành chữ "được chụp ảnh nhiều nhất" để vinh danh cầu tháp ở Luân Đôn, Anh).[26]
Vấn đề thẩm mỹ là nguyên nhân chính khiến cho bản thiết kế đầu tiên của Strauss bị từ chối. Khi tái đệ trình kế hoạch xây dựng cây cầu của mình, ông thêm thắt các chi tiết, chẳng hạn như ánh sáng, để phác thảo cáp và tháp của cây cầu.[27]
Các vấn đề hiện tại
Những vụ tự vẫn
Cầu Cổng Vàng bắc qua Vịnh San Francisco là một trong những công trình xây dựng giao thông vĩ đại nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Thế nhưng nó lại được mệnh danh là "Bãi tự sát nổi tiếng thế giới".[28] Làn đường trên cầu cách mặt nước 79m.[29] Sau khi nhảy từ trên cầu xuống, khoảng 4s sau thì chạm mặt nước, lúc đó vận tốc xấp xỉ là 142 Km/h.Vụ tự vẫn đầu tiên xảy ra sau khi cây cầu khánh thành 1 ngày. Không có số liệu chính xác số người tự vẫn ở đây từ khi cây cầu hoàn thành. Bởi vì có nhiều vụ không có người chứng kiến, vì trời tối và nơi đây thường có sương mù dày đặc.
Nước ở nơi đây chỉ khoảng 8 độ C. Đặc biệt ở đây có loài cá mập trắng. Chúng thường tụ tập thành từng đàn và quanh quẩn dưới chân cầu.
Tính đến năm 2005 người ta đã thống kê được có khoảng 1200 vụ tự vẫn tại đây.[30] Đó là những vụ người ta chứng kiến và ghi chép lại. Người ta thống kê rằng trung bình khoảng 2 tuần thì xảy ra một vụ. Trong năm 2006 có 34 vụ nhảy cầu tự vẫn xác vớt lên được. Có 4 vụ xác không tìm thấy.[31] Bên cạnh đó có một vài xác vớt lên từ dưới dòng nước được cho là từ các vụ tự vẫn.
Gió
Kể từ khi hoàn thành, Cầu Cổng Vàng bị đóng cửa 3 lần do các điều kiện thời tiết: vào ngày 01 tháng 12 năm 1951 do gió mạnh lên đến 111 km/giờ; vào 23 tháng 12 năm 1982, do gió mạnh 113 km/giờ; và ngày 03 tháng 12 năm 1983 với sức gió 121 km/giờ.[32]Tăng cường kháng chấn
Những hiểu biết hiện đại về ảnh hưởng của động đất đến các công trình xây dựng đã làm người ta quan tâm đến việc tăng cường kháng chấn cho cầu Cổng Vàng. Do cầu này nằm gần đứt gãy San Andreas, một đứt gãy có khả năng gây ra các trận động đất lớn. Khi nghĩ đến khả năng có thể đứng vững trước những trận động đất được dự báo, cây cầu hoàn hoàn có thể bị phá hủy về cấu trúc (như sụp đổ) bởi sự phá hủy của dàn chịu lực trên vòm cao 98 m trên Fort Point.[33] Một chương trình trị giá 392 triệu USD được tiến hành để nâng cấp khả năng chịu lực của cấu trúc với những thiệt hại nhỏ nhất. Chương trình tăng cường kháng chấn sẽ được hoàn thành theo kế hoạch vào năm 2012.[34][35]Tham khảo
- ^ Golden Gate Bridge trên trang Structurae
- ^ a ă Denton, Harry et al. (2004) "Lonely Planet San Francisco" Lonely Planet, United States. 352 pp. ISBN 1-74104-154-6
- ^ “Golden Gate Transportation District”. Goldengate.org. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Annual Vehicle Crossings and Toll Revenues, FY 1938 to FY 2011”. Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
- ^ a ă â b c d đ e ê g “Two Bay Area Bridges”. US Department of Transportation, Federal Highway Administration. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
- ^ Peter Fimrite (28 tháng 4 năm 2005). “Ferry tale -- the dream dies hard: 2 historic boats that plied the bay seek buyer -- anybody”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007.
- ^ George H. Harlan (1967). San Francisco Bay Ferryboats. Howell-North Books. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007.
- ^ a ă Guy Span (4 tháng 5 năm 2002). “So Where Are They Now? The Story of San Francisco’s Steel Electric Empire”. Bay Crossings.
- ^ a ă â b Sigmund, Pete (2006). “The Golden Gate: 'The Bridge That Couldn't Be Built',”. Construction Equipment Guide. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă â T.O. Owens (2001). The Golden Gate Bridge. The Rosen Publishing Group. Đã bỏ qua tham số không rõ
|comments=
(trợ giúp) - ^ “The American Experience:People & Events: Joseph Strauss (1870–1938)”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Bridging the Bay: Bridges That Never Were”. UC Berkeley Library. 1999. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2006.
- ^ Miller, John B. (2002) "Case Studies in Infrastructure Delivery" Springer. 296 pp. ISBN 0-7923-7652-8.
- ^ Gudde, Erwin G. (1949). California Place Names. Berkeley, California: University of California Press. tr. 130. ASIN B000FMOPP4.
- ^ a ă “People and Events: Joseph Strauss (1870-1938)”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The American Experience:People & Events: Irving Morrow (1884-1952)”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
- ^ a ă “American Experience:Leon Moisseiff (1872–1943)”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
- ^ K. Billah and R. Scanlan (1991), Resonance, Tacoma Narrows Bridge Failure, and Undergraduate Physics Textbooks, American Journal of Physics, 59(2), 118–124 (PDF)
- ^ a ă â b “The American Experience:Charles Alton Ellis (1876–1949)”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
- ^ Jackson, Donald C. (1995) "Great American Bridges and Dams" John Wiley and Sons. 360 tr. ISBN 0-471-14385-5
- ^ “Bridging the Bay: Bridges That Never Were”. UC Berkeley Library. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2007.
- ^ “Frequently Asked Questions about the Golden Gate Bridge”. Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
- ^ [1]
- ^ “Golden Gate Bridge: Construction Data”. Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Golden Gate Bridge - Museum/Attraction View”. Frommers. 2006. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2006.
- ^ “Tower Bridge - Museum/Attraction View - London”. Frommers. 2006. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2006.
- ^ Rodriguez, Joseph A. (2000) Planning and Urban Rivalry in the San Francisco Bay Area in the 1930s. Journal of Planning Education and Research v. 20 tr. 66-76.
- ^ “World’s 10 most popular suicide destinations”. retard zone. 27 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
- ^ Suspension Bridges, page 5. "Depth to span ratio (of truss is) 1:168." Span of 4200 ft means truss is 25 ft deep.
- ^ Friend, Tad (13 tháng 10 năm 2003). “Jumpers: The fatal grandeur of the Golden Gate Bridge”. The New Yorker. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2006.
- ^ Lagos, Marisa (17 tháng 1 năm 2007). “34 confirmed suicides off GG Bridge last year”. The San Francisco Chronicle. Truy cập January 17 năm 2007.
- ^ “Frequently Asked Questions about the Golden Gate Bridge”. Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
- ^ Carl Nolte (28 tháng 5 năm 2007). “70 YEARS: Spanning the Golden Gate:New will blend in with the old as part of bridge earthquake retrofit project”. San Francisco Chronicle.
- ^ Golden Gate Bridge Authority (May năm 2008). “Overview of Golden Gate Bridge Seismic Retrofit”. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2008.
- ^ Gonchar, Joann (3 tháng 1 năm 2005). “Famed Golden Gate Span Undergoes Complex Seismic Revamp”. McGraw-Hill Construction. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2008.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cầu Cổng Vàng |
- Golden Gate Bridge official site
- Golden Gate Bridge tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
- Images of the Golden Gate Bridge from San Francisco Public Library's Historical Photograph database
Cách mạng Mỹ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên nhânTừ năm 1763, sau cuộc Chiến tranh Bảy Năm, nước Anh trở thành một đế chế thực dân lớn, kiểm soát rất nhiều thuộc địa, nhưng do người Anh cần chi phí cho cuộc Chiến tranh Pháp-Da đỏ (1756-1763), chính phủ Anh đã áp đặt một lô thuế lớn vào 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Lúc này, các thuộc địa đang có truyền thống tự trị sau khi thực dân Anh lãng quên để đối chọi với những điều bất ổn tỷ như nội chiến. Vì vậy, người Mỹ chống đối kịch liệt, họ cho rằng nước Anh không đại diện cho Quốc hội nên không có quyền làm vậy. Vua Anh đành phải cho rút thuế.Tuy nhiên, thực dân Anh còn để lại một thuế, đó là thuế trà. Năm 1773, ở cảng Boston, Massachusetts, khi tàu chở trà đi qua, có ba nhóm gồm 50 người Mỹ đã ném trà xuống boong tàu, còn gọi là sự kiện “Tiệc trà ở Boston”, đây là sự chống đối của các thuộc địa đối với thuế trà, sinh ra những tư tưởng về nền độc lập Hoa Kỳ. Cách mạng bùng nổ là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Diễn biếnCuộc nổ súng đầu tiên ở Lexington, Massachusetts và Concord, Massachusetts.Tại Massachussett, Seth Pomeroy, Joseph Warren cùng nhiều tướng khác tấn công nhưng đã bị quân Anh đánh bại trong trận Bunker Hill, Warren tử thương. Tuy nhiên, quân Anh phải hứng chịu tổn thất nặng nề và trận đánh trở thành chiến thắng tinh thần của người Mỹ. Sau đó George Washington ở Virginia được đại hội Liên bang cử làm chỉ huy thuộc địa. Những Người Yêu Nước đánh đuổi quân Anh ra khỏi Boston. Nhưng sau đó họ bị đánh bại ở tiểu bang New York và rút về New Jersey. Trước sự bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ, vua Friedrich II Đại Đế của Vương quốc Phổ, người tỏ ra chán ghét người Anh, gọi đây là cuộc "chiến tranh hủy diệt", là một thảm họa.[11] Năm 1776: Tại Philadelphia, Pennsylvania, Thomas Jefferson ký bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 4 tháng 7 tại Đại hội Lục địa lần 2. Cùng năm đó, có phái bộ sứ thần Mỹ viếng thăm nước Phổ và yết kiến vua Friedrich II Đại Đế, được nhà vua tiếp đón nồng hậu.[12] Năm 1777: George Washington cắt đứt đầu liên lạc của tướng Anh William Howe và John Burgoyne trong trận Saratoga. Burgoyne buộc phải đầu hàng, ông là vị tướng Anh đầu tiên phải đầu hàng. Người Yêu Nước bắt đầu có thế mạnh trong chiến tranh. Năm 1778: Benjamin Franklin thành công trong việc đưa quân đội Pháp, dưới quyền Hầu tước Lafayette, vào làm liên minh với Hợp chủng quốc. Không những thế, hai nước Hà Lan và Tây Ban Nha cũng tham gia. Cách mạng trở thành một thế chiến. Năm 1781: Tướng Anh Charles Cornwallis kéo quân về Yorktown, Virginia.[13] Tại đây, quân đội Anh của Cornwallis bị nghĩa quân Mỹ dưới quyền Washington và quân Pháp dưới quyền Lafayyete bao vây. Đường rút lui ra biển của Cornwallis bị chặn bởi một hạm đội Pháp. Cornwallis đầu hàng vào ngày 19 tháng 10 cùng với 6 nghìn binh sĩ của ông.[14] Đây là trận đánh lớn cuối cùng, chiến tranh kết thúc. Năm 1783: Vào ngày 3 tháng 9, nghĩa quân (và các đồng minh) kí với quân Anh Hiệp định Paris. 13 thuộc địa độc lập. Đất nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (gọi tắt là USA) được thành lập. Ý nghĩaSau cách mạng, Hoa Kỳ trở thành đất nước châu Mỹ đầu tiên đánh đuổi được thực dân châu Âu, làm gương cho các nền độc lập về sau[15][16]. Làm tăng thêm sự mạnh mẽ của Trào lưu khai sáng ở thế kỉ 18.Vốn từ khi Cách mạng mới bùng nổ, các sứ thần Mỹ tại kinh đô nước Phổ đã thỉnh cầu vua Friedrich II Đại Đế công nhận nền độc lập của họ. Và rồi, sau khi người Anh bại trận, nhà vua chắp bút ký Hiệp định hữu nghị Anh - Phổ vào năm 1785.[14] Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước.[17] Tham khảo
Chú thíchPhương tiện liên quan tới American Revolutionary War tại Wikimedia Commons
|
Giáo hoàng Biển Đức XVI
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển Đức XVI Benedictus XVI |
|
---|---|
Sinh | 16 tháng 4, 1927 Marktl am Inn, Bavaria, Đức |
Chữ ký | |
Thứ tự | |
Tựu nhiệm | 19 tháng 4, 2005 |
Bãi nhiệm | 28 tháng 2, 2013 (thoái vị) |
Tiền nhiệm | Gioan Phaolô II |
Kế nhiệm | Phanxicô |
Huy hiệu | |
Cooperatores veritatis (Người cộng tác của sự thật)[1] |
|
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Biển Đức |
Biển Đức XVI theo khuynh hướng thần học, nỗ lực giảng dạy và bảo vệ các truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo. Vào thời điểm bầu làm Giáo hoàng, ông cũng là Hồng y Niên trưởng của Hồng y đoàn, tham gia quán xuyến các công việc của giáo hội trong thời gian chuyển tiếp (trống tòa).
Trong triều đại của mình, Biển Đức XVI đang nhấn mạnh một ước vọng để châu Âu quay trở về các giá trị cơ bản của Kitô giáo, phản ứng trước các khuynh hướng bài Kitô giáo và chủ nghĩa thế tục đang ngày một gia tăng ở nhiều quốc gia phát triển. Ông cũng đã phục hồi một số truyền thống, và đặc biệt là làm cho các Thánh lễ Tridentine có được một vị trí nổi bật hơn trong phụng vụ.
Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng là người sáng lập và bảo trợ của Tổ chức Ratzinger, một tổ chức từ thiện quyên góp tiền từ việc bán sách và các bài luận văn bản của Giáo hoàng để lập quỹ học bổng cho sinh viên trên toàn thế giới.
Biển Đức XVI không tránh khỏi những sự chỉ trích. Phong cách làm việc cứng rắn, tư duy bảo thủ, thái độ không khoan nhượng với các tư tưởng ly khai đã khiến ông nhận phải các biệt danh khó nghe như "Hồng y Thiết giáp" (Panzerkardinal), "Con chó dữ của Vatican", "Người thẩm tra Vĩ đại". Tuy nhiên uy tín của ông lại rất cao trong đối với các chức sắc bảo thủ của Giáo hội, ông được ca ngợi là "Người ngăn chặn dị giáo từ năm 1981".[2]
Được coi là một người bảo thủ, nhưng Biển Đức XVI đã có một số bước đi được đánh giá là mềm dẻo và linh hoạt hơn Giáo hoàng tiền nhiệm, tỉ như ông Giáo hoàng đầu tiên nói về khả năng sử dụng bao cao su, dù chỉ trong những trường hợp cụ thể như với một người bị nhiễm AIDS, cố tránh việc rao giảng đạo đức mà thay bằng các bài nói chuyện mang tính cá nhân về đức tin. Ông cũng là Giáo hoàng đầu tiên mở tài khoản Twitter và tuyên bố giáo hội sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không bắt kịp thời đại.[3] Năm 2008, ông trở thành Giáo hoàng đầu tiên bày tỏ “sự hổ thẹn” vì những vụ xâm hại và đã gặp các nạn nhân. Nhưng ông bị chỉ trích vì không thừa nhận quy mô của vụ việc trong suốt 24 năm trước đó làm người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan lý luận nòng cốt của Tòa Thánh. Có ý kiến tố cáo rằng Giáo hoàng đã buộc các thuộc cấp phải giữ im lặng về những việc làm sai trái của các linh mục, tạo nên một "bức tường im lặng" khuyến khích việc lạm dụng tình dục trẻ em tại các cơ sở Công giáo,[4][5] nhưng Linh mục Lombardi, phát ngôn viên chính thức của Vatican đã lên tiếng đả kích điều mà họ gọi là những mưu toan nhằm nối kết Giáo hoàng Biển Đức XVI với vụ tai tiếng đó.
Tuy nhiên, triều đại của Biển Đức XVI cũng trải qua những sóng gió và bất ổn liên quan đến các mâu thuẫn sâu sắc về đường lối hoạt động giữa phe bảo thủ - đứng đầu bởi chính Giáo hoàng - và phe cải cách[6], đồng thời cũng được đánh dấu bằng nhiều sự kiện "nhức nhối" gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín Tòa thánh và Giáo hoàng, tỉ như một số tuyên bố gây xúc phạm Hồi giáo, sự kiện các chức sắc cao cấp dính dáng đến bê bối xâm hại tình dục, việc giải vạ rút phép thông công cho một nhóm giáo sĩ cực đoan có các phát biểu bài Do Thái, vụ mâu thuẫn về nhân sự của IOR, và đặc biệt là vụ Vatileaks.[7] Ông Georg Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những năm cầm quyền của Biển Đức XVI là rất khó khăn với nhiều vấn đề phát sinh trong nội bộ Vatican, tỉ như những mâu thuẫn, rạn nứt giữa các chức sắc tôn giáo và vụ Vatileaks tai tiếng, những điều đó đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của Giáo hoàng.[8] Bản thân Giáo hoàng cũng cảnh báo nguy cơ nội tại của Vatican có thể sẽ làm "hư hại bộ mặt của Giáo hội".[9]
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Giáo hoàng Biển Đức XVI tuyên bố sẽ từ chức Giám mục Rôma, Giáo hoàng Giáo hội Công giáo kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2013[10]. Theo thông cáo chính thức, Giáo hoàng từ nhiệm với lý do tuổi cao và sức khỏe sa sút[11].
Tuy nhiên, các tờ báo như The Independent, Guardian, Daily Mail có ý nghi ngờ việc Biển Đức XVI từ chức cũng có thể có liên quan đến vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực gay gắt trong nội bộ Vatican.[6][12][13] Phía Vatican tuyên bố sẽ không có bất cứ bình luận gì về vụ việc này.[9]
Mục lục
- 1 Tổng quan
- 2 Tiểu sử
- 3 Giáo hoàng
- 3.1 Bầu chọn
- 3.2 Tông hiệu
- 3.3 Phong cách
- 3.4 Công du
- 3.5 Chống nạn đói
- 3.6 Ban hành Tông hiến về tín hữu Anh giáo
- 3.7 Bị tấn công
- 3.8 Giảng dạy
- 3.9 Bị tố cáo bao che cho các tu sĩ loạn dâm
- 3.10 Trích dẫn gây động chạm cộng đồng Hồi giáo
- 3.11 Phát biểu gây tranh cãi về quá trình cải đạo Kitô ở châu Mỹ
- 3.12 Phát biểu gây tranh cãi về vai trò của bao cao su trong bệnh AIDS
- 3.13 Từ nhiệm
- 4 Chú thích
- 5 Liên kết ngoài
Tổng quan
Biển Đức XVI được bầu làm Giáo hoàng ở tuổi 78, người Đức thứ chín làm Giáo hoàng. Ông là người cao tuổi nhất được bầu làm Giáo hoàng kể từ Giáo hoàng Clement XII (1730-40). Ông tiếp nối tông hiệu của Giáo hoàng Biển Đức XV (một người Ý) trị vì từ 1914-1922 trong suốt Đệ nhất Thế chiến.Sinh năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria nước Đức, Ratzinger đã có một sự nghiệp nghiên cứu chuyên sâu cấp quốc tế, đảm nhận làm giáo sư thần học tại các trường đại học khác nhau ở Đức, ông được Giáo hoàng Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising, được phong chức hồng y vào năm 1977. Năm 1981, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin của Tòa Thánh - một trong những cơ quan quan trọng nhất của Giáo triều Rôma. Năm 1998, ông được bầu làm Phó Niên trưởng, Hồng y Đoàn.
Ngay cả trước khi trở thành Giáo hoàng, Ratzinger đã là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Giáo triều Rôma, và là người thân cận của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trên cương vị Hồng y Niên trưởng của Hồng y Đoàn, ông đã chủ tế lễ tang Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y năm 2005 mà sau đó ông đã được bầu chọn. Trong thời khắc này, ông kêu gọi các hồng y giữ vững các giáo lý, giáo luật và đức tin Công giáo. Ông cũng là gương mặt nổi bật của giáo hội trong thời gian trống tông tòa (vacante sede), mặc dù trên thực tế, ông không thể ngang bằng chức vị với Hồng y Thị thần (camerlengo) trong thời gian đó. Giống như người tiền nhiệm của ông, Biển Đức XVI luôn khẳng định các Giáo lý Công giáo truyền thống.
Ngoài tiếng Đức mẹ đẻ, Biển Đức XVI nói lưu loát tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh và có thể nói tương đối tiếng Bồ Đào Nha. Ông có thể đọc Kinh Thánh cổ ngữ bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái[14]. Ông chơi được dương cầm và có sở thích nhạc Mozart và Bach[15].
Tiểu sử
Tuổi thơ và gia đình
Biển Đức XVI tên khai sinh là Joseph Alois Ratzinger. Ông sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria, Đức và được rửa tội cùng ngày. Ông là là con út trong gia đình có ba người con. Cha ông là Joseph Ratzinger, một sĩ quan cảnh sát và mẹ là Maria Ratzinger (nhũ danh Peintner). Người anh ruột tên là Georg Ratzinger, là một linh mục hiện vẫn còn sống, trong khi chị gái là Maria Ratzinger, sống độc thân cùng với gia đình cho đến lúc mất vào năm 1991.Tiến trình học tập và nghiên cứu
Sau sinh nhật tuổi 14 của mình, ông gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên Hitler - một dạng tổ chức cưỡng bách tham gia của Đức Quốc xã cho các thiếu niên Đức tuổi 14 sau tháng 12 năm 1939. Ông bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã (Luftwaffenhelfer) vào những tháng sau cùng của Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên sau đó Ratzinger cho rằng Hitler là kẻ thù của chúa Giêsu[16], đào ngũ trở về gia đình khi chiến tranh gần kết thúc song đã bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn năm 1945.Sau khi hồi hương năm 1945, hai anh em Ratzinger đã gia nhập Chủng viện Thánh Micae ở Traunstein, sau đó theo học tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich. Từ năm 1946, ông học về triết học và thần học tại Đại học München, rồi học cao học tại Freising. Hai anh em Ratzinger cùng được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1951 bởi Hồng Y Michael von Faulhaber Munich. Năm 1953, ông nhận bằng tiến sĩ về thần học với đề tài mang tên: "Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo hội". Đề tài được hoàn thành vào năm 1957 và ông trở thành một giáo sư của trường Cao đẳng Freising vào năm 1958.
Năm 1959, Ratzinger làm giáo sư tại Đại học Bonn; bài giảng đầu tiên của ông là "Thiên Chúa của Đức tin và Thiên Chúa của Triết học". Năm 1963, ông chuyển sang Đại học Münster. Trong thời gian này, Ratzinger có tham gia Công đồng Vatican II (1962-1965) trên cương vị cố vấn thần học của Hồng Y Josef Frings, Giáo phận Cologne. Ông được xem là một nhà cải cách, hợp tác với các nhà thần học hiện đại cấp tiến như Hans Küng và Edward Schillebeeckx, chiếm được sự ngưỡng mộ của Karl Rahner, một nhà thần học nổi tiếng trong các đề xuất cải cách giáo hội. Năm 1966, Joseph Ratzinger được bổ nhiệm vào một vị trí giáo lý thần học tại Đại học Tübingen, ông trở thành đồng nghiệp của Hans Küng.
Trong những năm tại Đại học Tübingen, Ratzinger công khai bài viết cho tạp chí cải cách thần học Concilium, mặc dù càng về sau, ông ít viết về chủ đề cải cách hơn những người đóng góp khác cho tạp chí như Hans Küng và Edward Schillebeeckx. Ratzinger liên tục tham gia vào các công việc của Công đồng Vatican II, trong đó có Tuyên ngôn Nostra Aetate (Thời đại Chúng ta), các văn kiện về tôn trọng các tôn giáo khác, đại kết, tuyên bố các quyền tự do tôn giáo. Về sau, khi làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger đã có nhiều cố gắng đưa Công giáo tham gia vào các cuộc đối thoại đại kết Kitô giáo.
Tổng Giám mục - Hồng y
Ngày 24 tháng 3 năm 1977, Ratzinger được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising. Ông lấy khẩu hiệu trích từ Tân Ước, Thư thứ ba của Gioan Cooperatores Veritatis (Cộng tác truyền bá Sự thật), sau này ông có đề cập trong tự truyện của mình. Trong hội nghị ngày 27 tháng 6, ông được Giáo hoàng Phaolô VI phong làm Hồng y linh mục hiệu tòa Santa Maria Consolatrice al Tiburtino. Thời gian Mật nghị năm 2005, ông là một trong 14 hồng y do Giáo hoàng Phaolô VI phong, và là một trong ba người dưới 80 tuổi. Trong số này, chỉ có ông và William Wakefield Baum có quyền tham gia mật nghị.Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin
Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ông làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, trước đây được gọi là Văn phòng Tòa Thánh, ông thôi chức tổng Giám mục Munich đầu năm 1982. Ông tiếp tục được thăng chức hồng y, trở thành Hồng y Giám mục Hiệu tòa Velletri-Segni năm 1993, phó chủ tịch Hồng y Đoàn năm 1998 và chức chủ tịch vào năm 2002. Trên cương vị này, Ratzinger hoàn thành vai trò tổ chức của mình để bảo vệ và tái khẳng định giáo lý Công giáo, bao gồm việc giảng dạy về các chủ đề trọng tâm của Công giáo như ngừa thai, đồng tính luyến ái, và cuộc đối thoại liên tôn.Từ khi đứng đầu Thanh bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger trở thành bàn tay sắt của Giáo hội và là một trợ thủ đắc lực của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ông là tác giả của nhiều ý kiến và phát biểu gây sóng gió vào bậc nhất trong Giáo hội, phần lớn là theo ý kiến bảo thủ và gìn giữ các truyền thống của Giáo hội. Ông từng cách chức nhà thần học Charles Curran vì cho rằng Curran có tư tưởng chống đối, trừng phạt những nhà thần học khai phóng vì cho rằng họ có thiên hướng Mácxít, cấm việc viết lại Kinh thánh theo ngôn ngữ xưng hô cho cả nam lẫn nữ, nghiêm khắc yêu cầu linh mục phải độc thân, phản đối ngừa thai và cấm thụ phong cho nữ giới. Ông còn tuyên bố nhạc rock là tà giáo, chỉ trích bình quyền nam nữ trong Kinh thánh và cho phép các Giám mục Hoa Kỳ từ chối ban thánh thể cho những người ủng hộ quyền phá thai và quyền được chết. Tư tưởng cứng rắn của Ratzinger kiến nhiều người chỉ trích nhưng nhờ đó ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới chức sắc bảo thủ. Bản thân Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng rất tin tưởng Ratzinger.[2] Năm 1997, Ratzinger đã chỉ trích Phật giáo là "một dạng tâm linh tự dâm" và "tiếp cận sự vô tận và hạnh phúc mà không có một rạng buộc tôn giáo vững chắc nào"[17]
“ | Quả là khó tìm một vụ gây tranh cãi nào trong Công giáo suốt 20 năm qua mà không liên quan đến Joseph Ratzinger. | ” |
—John Allen, phóng viên của National Catholic Register, [2]
|
“ | Nếu mà ở cương vị Giáo hoàng ông ấy cứ tiếp tục cách hành xử như khi làm hồng y, thì nhà thờ sẽ bị chia rẽ mất. Ông ấy từng khẳng định rằng mình mong muốn một giáo hội nhỏ hơn nhưng trong sạch hơn. | ” |
—David Gibson, [18]
|
Giáo hoàng
Bầu chọn
Nhận định
Ngày 2 tháng 1 2005, tạp chí Time trích dẫn các nguồn không rõ từ Vatican nói rằng Ratzinger là một ứng cử viên lớn để kế vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tháng 4 năm 2005, trước khi bầu làm Giáo hoàng, ông được nhận định là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới cũng bởi tạp chí này. Sau Gioan Phaolô II qua đời, Financial Times đã cho tỷ lệ cược Ratzinger trở thành Giáo hoàng là 7-1, vị trí dẫn đầu. Nhưng trong khi còn ở Bộ Giáo lý Đức Tin, Ratzinger nhiều lần tuyên bố ông muốn nghỉ hưu để về quê nhà của ông ở làng Bavarian để viết sách. Trong lịch sử, rất hiếm khi các dự đoán về vị Giáo hoàng tương lai được đưa ra lại đúng với sự thật, nhưng năm 2005, nó đã đúng.Được chọn
Ngày 19 tháng 4 2005, Hồng Y Ratzinger được bầu làm người kế vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y. Hồng Y Ratzinger đã mong muốn nghỉ hưu một cách an bình và nói [đại ý] rằng: "Lúc ấy, tôi cầu nguyện với Thiên Chúa rằng 'xin Người đừng làm điều này với con'... rõ ràng, Người đã không lắng nghe tôi". Thật trùng hợp, ngày 19 tháng 4 cũng là lễ Thánh Lêô IX, vị Giáo hoàng nổi bật thời Trung Cổ, nổi tiếng với những cải cách lớn trong suốt triều Giáo hoàng của ông.Khi trở thành Giáo hoàng, trước lúc xuất hiện với công chúng lần đầu tiên tại ban công Nhà thờ Thánh Phêrô, ông đã được xướng tên bởi Hồng y Thị thần Jorge Medina Estévez. Vị Hồng y này công bố với đám đông lớn trước quảng trường với cụm từ "anh chị em thân mến" bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Anh trước khi tiếp tục với thông báo truyền thống "Papam Habemus" bằng tiếng Latinh.
Tại ban công, Biển Đức bước ra trước đám đông, nói tiếng Ý trước khi nghi thức truyền thống Urbi et Orbi bằng tiếng Latin:
“ | Anh chị em thân mến, sau Đức Giáo hoàng vĩ đại Gioan Phaolô II, các Hồng y đã chọn tôi, một người làm công đơn sơ và khiêm nhường trong vườn nho của Chúa. Sự thực là Thiên Chúa có thể làm việc và hành động bằng những phương tiên thiếu thốn làm tôi được an ủi, và trên tất cả tôi tín thác thân tôi vào lời cầu nguyện của anh chị em. Trong sự hân hoan của niềm vui Chúa Phục Sinh, chúng ta tiếp tục đi theo sự giúp đỡ của Người. Người sẽ giúp đỡ chúng ta và Đức Mẹ Maria sẽ luôn ở bên chúng ta. Xin cảm ơn. | ” |
Tông hiệu
Ratzinger chọn tông hiệu là Benedictus, tiếng Latin có nghĩa là "sự may mắn" và hơn hết là danh dự của cả Giáo hoàng Biển Đức XV và Thánh Biển Đức thành Nursia. Biển Đức XV làm Giáo hoàng trong thời Đệ nhất Thế chiến, ông đã tích cực góp phần vào những cố gắng ngoại giao để cuộc chiến chấm dứt và hoà bình. Thánh Biển Đức Nursia là người sáng lập Dòng Biển Đức. Biển Đức XVI đã giải thích sự lựa chọn đó của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày 27 tháng 4 năm 2005:“ | Trong tâm tình kính nhớ và tạ ơn, tôi muốn nói về lý do tại sao tôi chọn tông hiệu Biển Đức. Trước hết, tôi nhớ đến Đức Giáo hoàng Biển Đức XV, vị tiên tri can đảm cho hòa bình, người đã dẫn đắt Giáo hội qua các thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh. Trong bước chân của Ngài, tôi đặt sứ vụ của tôi để phục vụ sự hòa giải và hòa hợp giữa các dân tộc. Ngoài ra, tôi nhớ đến Thánh Biển Đức thành Nursia, đồng bổn mạng của châu Âu, cuộc sống Ngài đã gợi lên gốc rễ Kitô giáo của châu Âu. Tôi nguyện xin Ngài giúp tất cả chúng ta giữ vững chắc Chúa Kitô làm trung tâm trong đời sống Kitô giáo của chúng ta: Ước mong Chúa Kitô luôn luôn dẫn lối trong suy nghĩ và hành động của chúng ta.[19] | ” |
Phong cách
Phong thánh
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Biển Đức XVI bắt đầu quá trình vinh hiển cho người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Thông thường, đối với một người nào đó, phải qua 5 năm sau khi chết mới có thể bắt đầu quá trình vinh hiển. Tuy nhiên, vẫn có "hoàn cảnh đặc biệt", trong đó nói rằng thời gian chờ đợi như vậy có thể được miễn và Biển Đức XVI đã áp dụng như thế cho cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II.Công du
Giáo hoàng Biển Đức XVI không tích cực trong việc đi viếng thăm các quốc gia khác bằng người tiền nhiệm của ông, Gioan Phaolô II, nhưng ông cũng đã thực hiện một số chuyến đi ra nước ngoài. Hầu hết các chuyến đều liên quan đến các vấn đề của giáo hội.Ba năm đầu của triều đại, ông đi ra nước ngoài nhiều hơn. Ngoài các chuyến đi đến Ý, ông đã hai lần về thăm nước Đức quê nhà, một lần cho Ngày Giới trẻ Thế giới và một lần về thị trấn thời thơ ấu của ông. Ông cũng đã viếng thăm Ba Lan và Tây Ban Nha, nơi ông đã nhận được nhiều tình cảm. Trong chuyến tới Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia đa số theo Hồi giáo, ông đã có một bài giảng tại Regensburg gây tranh cãi từ phía người Hồi giáo khiến họ nổi lên làn sóng biểu tình và các quốc gia Hồi giáo khác phản ứng. Tuy nhiên, chuyến đi cũng đã thực hiện một tuyên bố chung với Thượng phụ Đại kết Bartholomew I trong một nỗ lực hàn gắn giữa Công giáo và Chính Thống giáo.
Trong hơn 600 ấn phẩm đã được xuất bản của ông, tiêu biểu có "Nhập môn Kitô giáo" (Introduction to Christianity), xuất bản năm 1968, "Tín lý và Mạc khải", một hợp tuyển các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ xuất bản năm 1973.
Ngày 28 tháng 5 năm 1977, ông được tấn phong, là Giám mục đầu tiên sau 50 năm, chịu trách nhiệm chăm sóc phần hồn cho toàn bộ giáo dân tại Giáo khu rộng lớn Bayern.
Ngày 27 tháng 6 năm 1977, ông được Giáo hoàng Phaolô VI phong làm Hồng y tham gia Hội đồng Hồng y.
Ngày 25 tháng 11 năm 1981, ông được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin; Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh về Thánh Kinh và Chủ tịch Ủy ban Thần học quốc tế.
Ngày 6 tháng 11 năm 1998, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Hồng y. Ngày 30 tháng 11 năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức phong ông làm Chủ tịch Hội đồng Hồng y thể theo nguyện vọng của các Hồng y.
Tại giáo triều Rôma, ông là thành viên:
- Bộ Quan hệ với các dân nước (ngoại giao)
- Bộ Giáo hội Đông phương, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Giám mục, Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc, Bộ Giáo dục Công giáo
- Hội đồng Tòa thánh về Hiệp nhất Các Tín hữu Kitô, Hội đồng Tòa thánh Đặc trách Văn hóa
- Ủy ban Châu Mỹ La Tinh và Ủy ban Giáo hội Chúa
Chống nạn đói
Ngày 16 tháng 10 năm 2009, Biển Đức XVI nói thế giới phải có hành động "quyết liệt và hiệu quả" chống lại nạn đói sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đẩy hàng ngũ những người thiếu ăn lên tới một mức kỷ lục là 1 tỉ người. Những nước đang phát triển cần đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là trong nông nghiệp, để bảo đảm người dân của họ không bị đói, Biển Đức XVI nói trong một thông điệp gởi Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) nhân Ngày Thực phẩm Thế giới. "Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các chính phủ và các thành viên của cộng đồng quốc tế phải có những lựa chọn quyết liệt và hiệu quả. Ðược cung cấp thực phẩm không phải chỉ là một nhu cầu căn bản, đó là một quyền căn bản của các cá nhân và các dân tộc."Biển Đức XVI thường lên tiếng về cuộc khủng hoảng, kêu gọi một trật tự tài chánh thế giới mới được hướng dẫn bởi đạo đức và thúc giục thế giới đừng để cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất gánh chịu các hậu quả của cuộc suy thoái. Cuộc khủng hoảng "đặc biệt nghiêm trọng đối với thế giới nông nghiệp, nơi tình hình trở nên thê thảm. Nông nghiệp phải được cung cấp đầy đủ những khoản đầu tư và các tài nguyên." Viện trợ và đầu tư trong nông nghiệp đã giảm sút trong hai thập niên vừa qua, góp phần vào việc gia tăng nạn đói. Năm 2009, số người đói trên khắp thế giới lên tới 1,02 tỉ người giữa lúc giá thực phẩm cao và nền tài chánh toàn cầu gặp khủng hoảng, theo cơ quan FAO, có trụ sở tại Roma[20].
Ban hành Tông hiến về tín hữu Anh giáo
Ngày 20 tháng 10, 2009, Biển Đức XVI đưa ra một quyết định quan trọng nhằm tạo sự dễ dàng cho những người theo Anh giáo thất vọng vì tôn giáo của họ được cải sang đạo Công giáo. Hành động này được đưa ra trong bối cảnh nhiều năm gần đây, tín hữu thuộc cộng đồng Anh giáo (với khoảng 77 triệu tín đồ trên toàn thế giới) xảy ra những bất mãn về các vấn đề như: cho nữ giới được làm linh mục và Giám mục đồng tính luyến ái. Trong khi cả hai bên đều nói rằng sự kiện này không ảnh hưởng đến cuộc thảo luận đại kết giữa hai giáo hội, có một điều dễ nhận thấy là sở dĩ có việc này vì ngày càng có nhiều người theo Anh giáo muốn bỏ đạo.Biển Đức XVI phê chuẩn một văn kiện gọi là "Tông hiến", theo đó, Giáo hội Công giáo tiếp nhận người Anh giáo cải sang đạo Công giáo, qua hình thức cá nhân hay cả một nhóm, trong khi vẫn cho duy trì một số truyền thống riêng của Anh giáo. Ðiều này có lẽ đánh dấu một sự thay đổi rõ ràng và táo bạo nhất về mặt hiến pháp của Vatican để đón chào những người Anh giáo vào hàng ngũ giáo dân Công giáo kể từ khi Vua Henry VIII li giáo với Roma và tự phong mình là người đứng đầu Giáo hội Anh năm 1534.
Việc này cho phép sự bổ nhiệm những người chủ chăn, thường là các Giám mục, đến từ hàng ngũ những cựu giáo sĩ Anh giáo không lập gia đình, để chăm nom các cộng đồng Anh giáo cải sang Công giáo và công nhận Giáo hoàng là người lãnh đạo họ. Quyết định mới của Giáo hoàng sẽ không ảnh hưởng đến lệnh cấm các linh mục Công giáo lập gia đình. Tuy nhiên sẽ tiếp tục giữ truyền thống cho các tu sĩ Anh giáo có gia đình khi cải đạo tiếp tục duy trì đời sống gia đình của họ. Vatican nói quyết định được đưa ra để đáp ứng "rất nhiều lời thỉnh cầu đệ nạp đến Tòa Thánh từ các nhóm giáo sĩ Anh Giáo và tín đồ từ nhiều khu vực trên thế giới." Người cải đạo từ Anh giáo sang Công giáo nổi tiếng nhất trong thời gian cuối thập niên 2000 là cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, trước khi ông rời khỏi chức thủ tướng năm 2007.
Bị tấn công
Đã có vài vụ vi phạm an ninh dưới thời Biển Đức XVI, bắt đầu vào năm 2005. Vào năm 2007, một người đàn ông Đức nhảy qua một rào cản ở Quảng trường Thánh Phêrô giữa lúc chiếc xe jeep của Giáo hoàng đi ngang trong một cuộc tiếp xúc với công chúng. Người đàn ông cố leo lên chiếc xe. Vụ tấn công nghiêm trọng nhất nhắm vào một vị Giáo hoàng ở Vatican là vào năm 1981, khi một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Ağca, bắn và suýt giết chết Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô.Tối ngày 24 tháng 12, 2009, Biển Đức XVI trong lúc cử hành lễ vào đêm Giáng sinh bị một phụ nữ tên Susanna Maiolo (s. 1984) xông vào xô té. Maiolo, có hai quốc tịch Thụy Sĩ và Ý, không có võ khí nhảy qua một rào cản ở giáo đường, lao vào Giáo hoàng, nắm lấy áo lễ của ngài và làm ngài ngã xuống mặt sàn cẩm thạch, khi ngài đang tiến lên bàn thờ trong thánh lễ Vọng Giáng sinh. Linh mục Ciro Benedettini nói Giáo hoàng sau khi bị té, không bị thương tích gì, đứng lên tiếp tục cử hành lễ. Hồng Y Roger Etchegaray cũng bị xô và phải vào bệnh viện khám. Theo linh mục Benedettini, người phụ nữ có vẻ bất ổn về tâm lý và bị cảnh sát Vatican bắt giữ.[21][22]
Giảng dạy
Kêu gọi từ bỏ bạo lực
Biển Đức XVI sáng Giáng sinh, 25 tháng 12, 2009, kêu gọi thế giới từ bỏ bạo lực và trả thù, một ngày sau khi bị Susanna Maiolo xô ngã. Trong thông điệp truyền thống 'Urbi et Orbi' gởi thành phố và thế giới từ bao lơn trung tâm của Nhà thờ Thánh Phêrô, Biển Đức XVI thúc giục thế giới hãy tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh và đọc những lời chào mừng Giáng sinh bằng 65 ngôn ngữ. Giữa lúc Biển Đức XVI lên tiếng với hàng chục ngàn người tụ tập ở quảng trường phía dưới, Vatican vẫn lưu tâm tới biến cố tối ngày trước đó khi Maiolo xô ngã Giáo hoàng.[23]Ngày 25 tháng 12, 2009, phát ngôn viên của Vatican, Cha Federico Lombardi, nói rằng không thể nào cung cấp an ninh tuyệt đối cho Giáo hoàng bởi vì gần gũi với mọi người là một phần trong sứ mạng của ông. Trong thông diệp 'Urbi et Orbi,' Biển Đức XVI nói thế giới ngày nay phải tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh. Mọi người nên từ bỏ mọi luận lý của bạo lực và trả thù và tham gia vào tiến trình đưa tới sự sống chung hòa bình với sức mạnh và lòng quảng đại mới. Ông nói trong khi thế giới hiện chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng, nó cũng bị ảnh hưởng còn nhiều hơn bởi một cuộc khủng hoảng đạo đức, và bởi những vết thương đau đớn của những cuộc chiến tranh và xung đột.[24]
Kêu gọi hòa bình trong thông điệp đầu năm
Ngày thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010, trong buổi thánh lễ ngày đầu Năm Mới theo truyền thống, Biển Đức XVI kêu gọi sự tôn trọng và khoan dung, tình yêu....- "Hãy tôn trọng người khác, bất kể màu da, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo của họ. Quý vị sẽ cảm thấy niềm vui hòa bình trong tim, điều mà quý vị có thể đã quên bẵng từ lâu."[25]
- "Hòa bình khởi sự với một cái nhìn có tính cách tôn trọng thừa nhận một con người qua khuôn mặt của một người khác, bất kể màu da, quốc tịch, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Giá trị của sự tôn trọng dành cho tất cả mọi người phải được dạy dỗ ngay từ nhỏ." [26]
Bị tố cáo bao che cho các tu sĩ loạn dâm
Sự kiện các linh mục loạn dâm, xâm hại nữ tín đồ hay trẻ em được cho là một đòn giáng nặng nề đối với triều đại của Giáo hoàng Biển Đức XIV, nó khiến cho di sản cá nhân của ông bị hoen ố vì những lời cáo buộc có dính líu đến việc che dấu tội lỗi của giới giáo chức.[28][29] Người ta tố cáo Giáo hoàng Biển Đức XVI, trong thời kì đang trị vì và cả trong thời kỳ còn làm giám mục, đã nhúng tay vào việc che dấu các hành động loạn dâm của giới giáo sĩ, tạo nên một "bức tường im lặng" tại Vatican.[4][5][30] Có ý kiến cáo buộc Ratzinger khi còn làm giám mục đã không báo cáo các hành động sai trái của thuộc cấp cho cảnh sát, và "bỏ qua" những đơn thư nhắc nhở và tố cáo mà thuộc cấp gửi cho mình, và rằng trong thời kỳ đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger hầu như không làm gì trước vấn nạn này cho đến khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II đích thân yêu cầu phải xử lý rõ ràng vụ việc. Và khi điều tra vụ việc, trong một bức thư Ratzinger lại nhấn mạnh là các nhân viên điều tra của Giáo hội có quyền giữ "tuyệt mật" theo giáo luật ấn tín Bí tích Hòa giải các bằng chứng liên quan đến nạn ấu dâm trong vòng 10 năm cho đến khi các nạn nhân đã trưởng thành.[28][30]Christopher Hitchens, trong một buổi nói chuyện với Bill Maher đã phát biểu:
“ | Điều duy nhất mà Giáo hoàng quan tâm là "Việc đó có làm hại đến Giáo hội hay không". Ông ta chỉ quan tâm đến giáo hội chứ không quan tâm đến đám trẻ nít bị hại. Còn cái tôi quan tâm đó là, ngài Tổng chưởng lý Winconsin sẽ làm gì đây ? Phải chăng những giáo sĩ đó đứng trên luật pháp của chúng ta ? Phải chăng giáo sĩ thì không chịu sự ràng buộc của pháp luật ? Xin đừng gọi những vụ án đó là lạm dụng trẻ em. Nó là cưỡng hiếp và tra tấn trẻ em. | ” |
—Christopher Hitchens, [31]
|
“ | Sự thật không thể chối cãi đó là, cái hệ thống quy mô toàn cầu nhằm bao che tội ác loạn dâm của tu sĩ đã được xây dựng lên bởi Thánh bộ Đức tin dưới thời kỳ nắm quyền của Hồng y Ratzinger (1981-2005). Trong triều đại của Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Thánh bộ Đức tin đã xử lý các vụ việc này với nguyên tắc là "im lặng tuyệt đối". Chính bản thân Ratzinger vào ngày 18 tháng 5 năm 2001 đã ra một văn bản chỉ thị cho các giám mục về cách thức xử lý các tội ác nghiêm trọng (epistula de delictis gravioribus), trong đó các vụ án lạm dụng tình dục phải được xử lý một cách tuyệt đối bí mật (secretum pontificium), ai không làm đúng như thế sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Vì vậy, với "lý do hợp lý", dưới sự quản lý của Ratzinger, nhiều người chỉ phải chịu hình phạt sám hối. | ” |
—Hans Küng
|
“ | Các bằng chứng cho thấy việc hành hạ đám trẻ bị che giấu và dung dưỡng bởi những quan chức các cấp của Giáo hội Công giáo, bao hàm cả ông giáo hoàng hiện tại. Trong thời kỳ còn là Hồng y Ratzinger, Giáo hoàng Biển Đức XVI là người trực tiếp chỉ đạo việc xử lý vấn nạn loạn dâm trong Nhà thờ. Ông ta đã làm gì khi biết rằng thuộc cấp của mình hiếp dâm hàng nghìn trẻ em ? Những phản ánh kéo dài và tuyệt vọng về vấn nạn loạn dâm đã bị bỏ mặc, nhân chứng bị ép buộc phải giữ im lặng, giáo sĩ được tôn vinh vì hành động coi thường luật pháp, hung thủ chỉ được thuyên chuyển đến nơi khác để rồi chúng tiếp tục làm bậy ở giáo phận mới. | ” |
—Sam Harris, [33]
|
Sau khi làm Giáo hoàng, Biển Đức XVI đã một số lần công khai chỉ trích nạn linh mục loạn dâm. Ông nhiều lần phát biểu hoặc viết thư xin lỗi về những hành vi sai trái do các linh mục gây ra, thăm hỏi các nạn nhân, và kêu gọi Giáo hội mạnh tay với vấn nạn chức sắc làm bậy. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các thái độ ấy là không đủ, và đó chỉ là các hành vi đầu môi chót lưỡi, không thật lòng, và tìm cách tránh né chuyện bao che linh mục loạn dâm.[28]
Trích dẫn gây động chạm cộng đồng Hồi giáo
Việc trích dẫn câu nói này của vua Đông La Mã đã khiến nhiều người Hồi giáo phẫn nộ. Quốc hội Pakistan đã thông qua quyết định lên án hành động này và đại sứ Vatican tại Pakistan đã bị triệu tập để "làm việc". Người đứng đầu nhóm Huynh đệ Hồi giáo Mohammed Mahdi Akef cáo buộc phát biểu của Giáo hoàng đã kích động sự giận dữ trên toàn thế giới Hồi giáo và không thể hiện sự hiểu biết đúng đắn về tôn giáo này. Salih Kapusuz, phó Bí thư Đảng Công lý và Phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ) còn đi xa hơn khi so sánh Biển Đức XVI với Hitler và Mussolini. Thủ tướng Palestine Ismail Haniya cũng chỉ trích dữ dội hành động này của Giáo hoàng, cho rằng Giáo hoàng đã nói sai sự thật và lăng mạ lịch sử đạo Hồi.Ayatollah Mohammed Hussein Fadlallah, người đứng đầu phái Shia ở Liban, yêu cầu Giáo hoàng nên trực tiếp xin lỗi trước công luận chứ không nên gửi lời xin lỗi gián tiếp thông qua các kênh truyền thông khác.[35][36] Tổ chức Hội nghị Hồi giáo bày tỏ sự quan ngại trước phát biểu của Giáo hoàng, coi việc trích dẫn này là hành động "ám sát cá nhân" đới với nhà tiên tri Muhammad[37] và kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiêp Quốc lên tiếng về sự kiện này.[38]
“ | Giáo hoàng đáng ra phải tự chỉ trích quá khứ bạo lực của đạo Kitô trước khi bình phẩm các tôn giáo khác. | ” |
—John Lin, Illinois, [35]
|
“ | "Chắc chắn Giáo hoàng không có ý định mở một cuộc thẩm vấn khắt khe về "thánh chiến" hay về quan niệm của người Hồi giáo về việc này, và càng không có ý định xúc phạm đến sự nhạy cảm của các tín đồ Hồi giáo. Rõ ràng, ý định của Giáo hoàng là bồi đắp sự tôn trọng và đối thoại đối với các tôn giáo và nền văn hóa khác, trong đó có Hồi giáo. | ” |
—Ferderico Lombardi, người phát ngôn chính của Vatican, [35]
|
“ | "Nhận xét của Giáo hoàng Biển Đức có thể bị đem ra ngoài ngữ cảnh, nhưng chúng không phải là sự lầm lẫn. Trái lại, nó bắt nguồn từ suy tư của ngài về Hồi giáo và Phương Tây trong vòng một năm rưỡi kể từ khi ngài trở thành Giáo hoàng. Chắc chắn Giáo hoàng không có ý định mở một cuộc thẩm tra toàn diện về thánh chiến và về tư tưởng Hồi giáo và càng không hề có ý xúc phạm sự tế nhị của đức tin Hồi giáo. Ngược lại, ý nghĩa trong bài thuyết giảng của Giáo hoàng là một lời cảnh báo đến văn hóa Phương Tây nhằm tránh tư tưởng coi khinh Chúa Trời và sự hoài nghi bao hàm việc nhạo báng sự thánh thiêng với tư cách là một hành động tự do." | ” |
Xem nguyên văn bài phát biểu của Giáo hoàng Biển Đức XVI tại Đại học Regensburg
Phát biểu gây tranh cãi về quá trình cải đạo Kitô ở châu Mỹ
Trong chuyến tông du ở Nam Mỹ, Giáo hoàng Biển Đức XVI lại khiến công chúng giận dữ khi phát biểu rằng cộng đồng dân bản địa từ lâu đã có một niềm khao khát lặng lẽ đối với đạo Kitô du nhập vào bởi các thực dân phương Tây[44] và từ lâu đã kiếm tìm Thiên Chúa nhưng không nhận thức được việc đó.[45] Trong bài phát biểu ngày 13 tháng 5 năm 2007 trước các Giám mục tại vùng châu Mỹ La Tinh, Giáo hoàng đã nói là việc cải đạo ở Nam Mỹ không phải là quá trình xâm lược mà giúp thanh tẩy và làm đơm hoa kết trái nền văn hóa bản địa.[45]“ | Sự tuyên cáo về Giêsu và Phúc âm của Người không bao giờ bao hàm những yếu tố ngoại lai so với nền văn hóa tiền Columbus, và cũng không phải là sự áp đặt nền văn hóa ngoại lai. | ” |
—Biển Đức XVI, [44]
|
“ | Làm thế nào mà ông ta dám nói là việc truyền bá Phúc âm không phải là áp đặt, khi mà họ đến đây mang vũ khí trong tay và bước vào nơi này với máu, chì và lửa ? Xương cốt của những liệt sĩ người bản xứ vẫn còn đang cháy đây này. | ” |
—Hugo Chávez, [46]
|
Nhiều nhà bình luận cho rằng, vụ việc này có gì đó giống như những phát ngôn lỡ lời của Giáo hoàng về đức tin Hồi giáo vào năm 2006, và những phát ngôn mang tính khiêu khích tái đi tái lại cho thấy sự thiếu nhạy cảm của Biển Đức XVI trước các vấn đề này. Ví dụ, John L. Allen Jr., nhà phân tích của cơ quan thông tấn của Công giáo National Catholic Reporter đã nhận định:
“ | Mặc dù sở hữu một đầu óc phân tích tốt, Biển Đức khá là chậm hiểu về những tác động của lời nói của mình đối với những người không có chung nền tảng văn hóa và tri thức với ông. | ” |
—John L. Allen Jr., [46]
|
“ | Chúng ta thật sự không thể quên lãng sự đau khổ và bất công gây ra bởi những kẻ thực dân đối với cộng đồng dân cư bản địa, những người mà quyền lợi cơ bản của họ thường xuyên bị chà đạp... Tuy nhiên, trong khi chúng ta không thể bỏ qua những đau khổ và bất công gắn liền với quá trình thực dân hóa, Tin mừng Phúc âm thật sự đã và sẽ tiếp tục thể hiện bản sắc của người dân bản địa trong vùng. | ” |
“ | Tình hình này gần như y hệt so với nhận xét của Giáo hoàng hồi năm ngoái vốn khiến người Hồi giáo nổi giận, khi ông ta miêu tả đạo Hồi là một tôn giáo đầy bạo lực. Ông ta xin lỗi người Hồi về những tổn thương mà nhận xét của mình gây ra nhưng không hề xin lỗi về sự đúng sai của những nhận xét đó. Rõ ràng là còn lâu thì ông giáo hoàng này mới hiểu được sự thật về quá trình thực dân hóa và sự cưỡng bách cải đạo đối với người dân châu Mỹ. | ” |
—Robert J. Miller, [45]
|
Phát biểu gây tranh cãi về vai trò của bao cao su trong bệnh AIDS
Trong một chuyến tông du sang châu Phi vào tháng 3 năm 2009, tại Cameroon Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có một phát biểu gây tranh cãi về tác dụng của bao cao su. Ông cho rằng bao cao su có thể có tác dụng tiêu cực đến tình hình diễn tiến bệnh AIDS tại khu vực này và việc ngăn ngừa bệnh AIDS chỉ có thể thực hiện bởi việc tiết chế sắc dục:“ | Đây là một bi kịch không thể khắc phục chỉ bởi tiền, bởi sự phân phát bao cao su, trái lại việc này càng làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. | ” |
Phát biểu của Giáo hoàng đã nhận được sự chỉ trích dữ dội từ nhiều phía, trong đó có các chính trị gia cánh tả, các chuyên gia y tế, những nhà hoạt động chống lại bệnh AIDS và đấu tranh cho người đồng tính luyến ái.[51] Rebbeca Hodes, Giám đốc về sách lược Treatment Action Campaign in South Africa cho rằng "đối với Giáo hoàng, tín điều tôn giáo quan trọng hơn sinh mạng người dân châu Phi."[52] Trong một bài xã luận trên tạp chí y khoa Lancet, câu nói của Giáo hoàng bị cho là "nguy hại đối với hàng triệu sinh mạng trên thế giới."[53] Một bài xã luận khác của tờ báo The New York Times cho rằng mặc dù Giáo hoàng có toàn quyền phản đối việc dùng bao cao su theo nguyên lý đạo đức của Giáo hội, "ông ta không có tư cách gì để bóp méo những khám phá khoa học về giá trị của bao cao su trong việc làm chậm quá trình lây lan bệnh AIDS.".[54]
“ | Vế đầu của Giáo hoàng hoàn toàn đúng. Chỉ một mình bao cao su không thể ngăn chặn sự lây lan của virút HIV, tác nhân của bệnh AIDS. (...) Nhưng vế sau là sai bét. Không có bằng chứng nào cho thấy sử dụng bao cao su làm trầm trong thêm bệnh dịch và khá nhiều bằng chứng cho thấy bao cao su dù không phải là phương pháp trị bách bệnh vẫn có thể hữu dụng trong nhiều trường hợp. | ” |
—The New York Times, [54]
|
“ | Tôi tự hỏi rằng dựa trên cái gì mà một người có thể phán rằng bao cao su làm bệnh AIDS trở nên tồi tệ. Giáo hoàng chắc là đã trở nên ngu đần, dốt nát, hay mù mờ. Nếu người ta thật sự tin theo những gì giáo hoàng nói, ông ta sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu người. | ” |
“ | Nếu không có tác nhân con người, nếu như người dân châu Phi không tự mình giúp đỡ bằng những hành động có trách nhiệm, thì vấn đề sẽ không thể được giải quyết chỉ bởi sự phân phối bao cao su; trái lại nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. | ” |
—Biển Đức XVI, [57]
|
Từ nhiệm
Biển Đức XVI rời bỏ chức vụ Giáo hoàng kể từ lúc 20 giờ thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013. Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước sự hiện diện của các Hồng y và Giảm mục, ông tuyên bố:“ | Anh em rất thân mến.
Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị này không phải để chỉ nói về
3 cuộc phong thánh, nhưng còn để thông báo cho anh em một quyết định
rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi nhiều lần xét mình
trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi,
vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách
thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải
được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, những còn bằng
đau khổ và cầu nguyện. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu
những biến chuyển mau lẹ và bị dao động vì những vấn đề có tầm quan
trọng lớn đối với đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh
Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị
lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải
nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó
cho tôi. Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do
hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám mục Roma, người kế vị Thánh
Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005,
để từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Roma, Tòa Thánh Phêrô sẽ
trống tòa từ lúc 20 giờ và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật
Nghị Hồng Y để bầu vị Giáo Hoàng mới. Anh em rất thân mến, tôi chân thành cảm ơn anh em vì tất cả lòng quí mến và công việc mà anh em đã cùng mang gánh nặng sứ vụ của tôi, và tôi xin lỗi vì tất cả những thiếu sót của tôi. Giờ đây, chúng ta hãy phó thác Hội Thánh cho vị Mục Tử Tối Cao, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và cầu xin Mẹ Maria của Ngài, với lòng từ mẫu xin Mẹ trợ giúp các Hồng Y trong việc bầu vị Giáo Hoàng mới. Về phần tôi, cả trong tương lai, tôi muốn hết lòng phục vụ Hội Thánh của Thiên Chúa bằng cuộc sống dành trọn cho việc cầu nguyện.[11] |
” |
Theo phát ngôn viên của Vatican, ngày đầu tiên sau khi từ nhiệm Giáo hoàng sẽ cùng với Tổng Giám mục Georg Gänswein tham gia một số hoạt động như là đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rome. Ông sẽ chuyển về tu viện Mater Ecclesiae ở thành phố Vatican làm nơi ở lúc nghỉ hưu.[60]
Thông cáo chính thức của Giáo hoàng và Vatican cho thấy Biển Đức XVI từ nhiệm vì lý do sức khỏe kém và tuổi cao[11]. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng chính sức ép từ vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực quyết liệt trong nội bộ Vatican là nguyên nhân của việc này.[6][12] Báo La Repubblica khẳng định rằng Biển Đức XVI từ chức vì mệt mỏi trước công việc xử lý những hồ sơ đồ sộ liên quan đến các vụ rắc rối và bê bối trong hàng ngũ giáo sĩ Công giáo.[13] Thật ra, ngay từ khi vụ Vatileaks mới nổ ra đã có tin đồn râm ran là Giáo hoàng sẽ từ chức, mặc dù tin đồn này về sau đã lắng xuống sau một số biện pháp chấn chỉnh của Vatican.[61] Có nguồn tin cho rằng sức khỏe của Giáo hoàng Biển Đức XVI tốt hơn rất nhiều so với Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc cuối đời, và việc từ chức đột ngột như vậy dễ khiến công luận hoài nghi về một lý do bí ẩn đằng sau hậy trường.[7] Một số ý kiến khác thì khẳng định Vatileaks không phải là nguyên nhân chính của quyết định từ nhiệm này, mà thật sự sức khỏe của Giáo hoàng thời điểm đó đã rất suy kiệt và khó có thể tiếp tục đảm đương công việc.[62] Ông Geogr Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những khó khăn và thách thức trong những năm cầm quyền thật sự đã bào mòn sức khỏe của Giáo hoàng rất nhiều.[8]
Việc Biển Đức XVI chủ động từ chức cũng được cho là dấu hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi và cải cách trong bộ máy cầm quyền Vatican, khi trước đó truyền thống của Giáo hội là bầu cử các Giáo hoàng cao tuổi và Giáo hoàng thường tại nhiệm đến hết đời.[61] Nó cũng được cho là một sự kiện có ảnh hưởng lớn, khi Giáo hoàng ra đi để lại một Giáo hội Công giáo đang vật lộn với các vụ bê bối tình dục của giới Giáo sĩ, việc đối phó với các tổ chức Hồi giáo cực đoan và một thế giới Tây phương càng ngày càng thế tục hơn.[3]
Chú thích
- ^ “Biography of His Holiness Pope Benedict XVI”. Vatican.va. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
- ^ a ă â Giáo hoàng Benedict XVI - nhân vật gây nhiều tranh cãi VnExpress, ngày 20 tháng 4 năm 2005
- ^ a ă Giáo hoàng ra đi và cơn khủng hoảng của Vatican
- ^ a ă “BBC Vietnamese - Thế giới - Vatican dỡ "bức tường im lặng" về ấu dâm”. Bbc.co.uk. 1 tháng 1 năm 1970. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
- ^ a ă “Đức chỉ trích Vatican về vấn đề điều tra các vụ lạm dụng tình dục”. Voatiengviet.com. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
- ^ a ă â [www.independent.co.uk/news/world/europe/pope-benedict-xvi-vatileaks-heart-trouble-rumours-swirl-around-the-pope-8492053.html Pope Benedict XVI: Vatileaks? Heart trouble? Rumours swirl around the Pope] đăng trên báo The Independent.
- ^ a ă â Thanh Gương Những sự kiện “nhức nhối” liên quan đến Giáo Hoàng Benedict XVI, Tuổi Trẻ Online, 23 tháng 2 năm 2013
- ^ a ă Carlo Angerer và Ian Johnston, Pope's brother: Pontiff was troubled by butler's revelations NBC News
- ^ a ă Tiết lộ chấn động chuyện Giáo hoàng thoái vị Báo Tiền phong Online
- ^ Pope Benedict XVI announces his resignation at end of month
- ^ a ă â http://vi.radiovaticana.va/Articolo.asp?c=663826
- ^ a ă John Hooper. Papal resignation linked to inquiry into 'Vatican gay officials', says paper, đăng trên báo The Guardian ngày 22 tháng 2 năm 2013
- ^ a ă Vatican backlash over dossier rumours linking Church to 'gay network' and 'sex parties' Đăng ngày 23 tháng 2 năm 2013 trên báo DailyMail
- ^ “Pope Benedict XVI: Quick Facts”. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Willey, David (13 tháng 5 năm 2005). “Pope Benedict's creature comforts”. BBC. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2007.
- ^ Cardinal behind Pope's hard line
- ^ Schmidt-leukel, Perry (2009). Transformation by Integration: How Inter-faith Encounter Changes Christianity. SCM Press. ISBN 9780334043171.
- ^ New Pope Benedict XVI to follow a conservative path, Taipei Times.
- ^ http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2005/documents/hf_ben-xvi_aud_20050427_en.html
- ^ FAO nói sản lượng thực phẩm trên toàn cầu sẽ phải tăng khoảng 70% để nuôi một dân số có thể lên tới 9,1 tỉ người vào năm 2050. Ðể đạt được mục tiêu đó, các nước nghèo sẽ cần $44 tỉ về viện trợ nông nghiệp hàng năm, so với $7,9 tỉ như năm 2009. Trước đó, cũng trong ngày 16 tháng 10, trong số những sự kiện khác để đánh dấu ngày Thực phẩm Thế giới, FAO chỉ định năm đại sứ thiện chí mới, gồm cả lực sĩ điền kinh Carl Lewis và nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin.
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ [3]
- ^ [4]
- ^ [5]
- ^ http://www.usatoday.com/news/religion/2010-01-04-pope-new-year_N.htm
- ^ http://www.zenit.org/article-27958?l=english
- ^ a ă â Pope Benedict's Legacy Marred by Sex Abuse Scandal Trang 1 Trang 2
- ^ . “Sửng sốt vì những kẻ "ấu dâm" bệnh hoạn - Nguoiduatin.vn - Báo điện tử Người đưa tin”. Nguoiduatin.vn. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
- ^ a ă Sex Abuse Scandal: Did Archbishop Ratzinger Help Shield Perpetrator from Prosecution?
- ^ [http://www.huffingtonpost.com/2010/03/27/christopher-hitchens-cath_n_515657.html Christopher Hitchens: Catholic Church Wants 'Wiggle Room' For Rape And Torture Of Children (VIDEO)]
- ^ Pope Benedict and the Roman Catholic Church: Worst Credibility Crisis Since Reformation
- ^ Bringing the Vatican to Justice
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênautogenerated7
- ^ a ă â b c Pope 'meant no offence' to Islam BBC News
- ^ a ă Pope's Islam comments condemned CNN.com, ngày 15 tháng 9 năm 2006
- ^ "Pope Offends Muslims Worldwide", ABC News, 15 September 2006
- ^ " Muslim countries ask U.N. Human Rights Council to address Pope's remarks", AP, 18 September 2006
- ^ "Homily on faith, logic and holy war was seen as a slur on Islam", The Times, 16 September 2006
- ^ "Islam not condemned in papal speech, Vatican spokesman says", Catholic World News, 13 September 2006
- ^ Interview with John Howard
- ^ "Merkel defends Pope amid Muslim fury", Reuters, 16 September 2006
- ^ Amid criticism and violence the first balanced views about the Pope’s speech appear
- ^ a ă â b Fisher, Ian (23 tháng 5 năm 2007). “Pope Softens Remarks on Conversion of Natives”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011. WebCitation archive
- ^ a ă â b c Not quite a mea culpa Robert J. Miller, Los Angeles Times, 24 tháng 5 năm 2007
- ^ a ă â b Latin American groups, leaders decry pope's remarks on conquest Patrick J. McDonnell, Los Angeles Times, ngày 23 tháng 5 năm 2007
- ^ Fisher, Ian "Pope tries to quell anger over speech he gave in Brazil", The New York Times, 23 May 2007. Retrieved 2 October 2011 WebCitation archive
- ^ Pope Benedict XVI: condoms make Aids crisis worse. Nick Squires, The Telegraph, 17 tháng 3 năm 2009]
- ^ Butt, Riazat. "Pope claims condoms could make African Aids crisis worse." The Guardian. 17 March 2009. 17 March 2009.
- ^ a ă â The Pope is 'stupid', says Richard Dawkins after pontiff's claim that condoms increase AIDS. Gerard Couzen. DailyNews 2 tháng 4 năm 2009
- ^ a ă Dawkins calls Pope 'stupid' for condom comments. Anne Thomas, Christian Today, 2 tháng 4 năm 2009.
- ^ Pope, in Africa, Says Condoms Aren’t the Way to Fight H.I.V. The New York Times, ngày 17 tháng 3 năm 2009.
- ^ a ă Richard Dawkins says Pope is 'stupid'." Jon Swaine, The Telegraph, 1 tháng 4 năm 2009
- ^ a ă The Pope on Condoms and AIDS. The New York Times. Ngày 17 tháng 3 năm 2009.
- ^ Author: Pope's Condom Comments 'Stupid' Fox News, 1 tháng 4 năm 2009.
- ^ Washington Post. Green, Edw. C. "The Pope may be right." 29 March 2009.
- ^ Phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI ngày 17 tháng 3 năm 2009
- ^ “Vatican reveals Pope Benedict's new title”. CNN. 22 tháng 2 năm 2013.
- ^ Benedict XVI là 'Giáo hoàng danh dự’ bbc.co.uk
- ^ David Uebbing, "Benedict XVI's first night as Pope emeritus" Catholic News Agency, March 1, 2013
- ^ a ă Benedict XVI Resigns: A New Path for the Papacy? đăng ngày 11 tháng 2 năm 2013 trên The New Yorkers
- ^ Estefania Aguirre. Vatileaks Not At Center Of Pope’s Decision To Resign – Theologian Đăng ngày 27 tháng 2 năm 2013 trên Catholic News Agency.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Giáo hoàng Biển Đức XVI |
- Habemus Papam: Đức Tân Giáo Hoàng Biển Đức (Bênêđictô) thứ XVI
- Pope Benedict Goes to Washington
- Sinh hoạt của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI năm 2007
- Hình ảnh của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Pháp tháng 9 năm 2008
- Thông điệp giáng sinh của giáo hoàng Biển Đức XVI
- Đức giáo hoàng Biển Đức XVI và lá thư của 138 học giả Hồi giáo
- Giáo Hoàng Biển Ðức XVI cương nghị nhưng dung hòa
- Tiểu sử Đức giáo hoàng Biển Đức XVI
Người tiền nhiệm Gioan Phaolô II |
Danh sách các giáo hoàng |
Người kế nhiệm Phanxicô |
Fidel Castro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fidel Castro | |
---|---|
Fidel Castro năm 2011 |
|
Sinh | 13 tháng 8, 1926 Birán, Holguín Province, Cuba |
Quốc gia | Cuba |
Học vấn | Colegio de Belen Đại học La Habana |
Tiền nhiệm | Osvaldo Dorticós Torrado |
Kế nhiệm | Raúl Castro |
Đảng phái chính trị | Đảng Cộng sản Cuba |
Tín ngưỡng | Tự coi mình như một người thế tục, trước kia theo Công giáo Rôma, bị Giáo hoàng Gioan XXIII rút phép thông công (khai trừ khỏi giáo hội) vào năm 1962 |
Chồng/vợ | (1) Mirta Díaz-Balart Gutierrez (ly dị 1955) (2) Dalia Soto del Valle |
Con cái | Fidel Angel Castro Diaz-Balart Alina Fernandez-Revuelta Alexis Castro-Soto Alejandro Castro-Soto Antonio Castro-Soto Angel Castro-Soto Alain Castro-Soto Jorge Angel Castro[1] Francisca Pupo[1] |
Người thân | Natalia Revuelta y Clews |
Chữ ký | |
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.[3] Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền.[4] Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico[5][6] để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.
Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ[7] của Fulgencio Batista,[8] và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba.[9] Năm 1965 ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Năm 1976 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba.
Sau một cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hoá không được tiết lộ được cho là diverticulitis,[10] Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh.[11][12] Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội "bầu" Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.[13]
Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn.[2] Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài[14][15][16][17][18] và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.[15][16][17][18], tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp".[19] Tuy nhiên, nhân dân Cuba thì xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là “Fidel vô cùng yêu mến” và tôn vinh “sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác” cùng với “tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng".[20].
Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[21] Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[22]
Ngoài ra, Castro cũng được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX,[23] là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.[2]. Bản thân ông cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12/2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành[24].
Mục lục
Tiểu sử
Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926[25] (có tài liệu chép ngày 14 tháng 8 năm 1927) tại một thị trấn nhỏ tên Birán của Cuba. Cha mẹ của ông, vốn là di dân từ Tây Ban Nha, là chủ đồn điền trồng mía giàu có. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950.Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn chính khách bị ám sát và dân chúng bị sống dưới sự đàn áp.
Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 phần tử cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.
Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City.
Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên chiếc thuyền Granma dài 18 mét. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cu Ba. Khi thua cuộc Batista chạy trốn khỏi Cuba.
Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La Habana là José Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Tuy nhiên, chính phủ Castro đã hành hình hàng ngàn người thuộc Đảng Batista.
Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông theo chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959 Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là cộng sản.
Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp thương với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1300 người Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Heo (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín người bị xử tử. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng.[3] Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền.[3] Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:[26]
“ |
Cách mạng không kết thúc sau một thời hạn nhất định, vì thế chúng
ta không cần phải bầu cử. Tại châu Mỹ La Tinh này, không có một chính
phủ nào dân chủ hơn chính phủ cách mạng của chúng ta... Nếu ngài Kennedy
không ưa Xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta cũng ghét chủ nghĩa đế quốc
vậy. Chúng ta căm ghét chủ nghĩa tư bản. |
” |
—Fidel Castro
|
Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[27]
Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Về mặt lý thuyết, chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, nhưng trên thực tế ông giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm.
Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu ra đi, trên một cuộc hành trình được mệnh danh là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ.
Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới trung lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida.
Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị vỡ xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quí vị".
Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro không xuất hiện trước công chúng.[28][29]
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba[25]. Sau gần 50 năm lãnh đạo.
Hình ảnh đại chúng
"Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là một cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội.
Ông khinh thường bất kỳ hệ thống nào trong đó một nhóm người sống tốt
hơn nhiều so với số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp
các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân - đủ thực phẩm, chăm sóc sức
khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng
Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những gì
mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai
chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của
Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện của
tự do cá nhân - tự do ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù
nhân chính trị - những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc
cách mạng - mặc dù ngày nay số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với
ngày đầu của cuộc cách mạng
Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày[34] Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc[35] Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng[36] và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.[37]
Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[21] Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[22]
Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế các quyền tự do của các cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí[38]. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel[39].
Đời sống riêng
Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặt biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới.[40] Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời của ông, nhà lãnh tụ Cuba "không có khả năng để duy trì một quan hệ tình dục lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào."[41] Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart, mà ông cưới vào ngày 11, tháng 10 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sanh ngày 1, tháng 9 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình ông.[42] Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm chủ tịch ủy ban năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị tước chức này bởi chính cha mình.[43]Ngoài ra, Fidel có 5 người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle.[43] Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở Havana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández|Alina Fernández Revuelta.[43] Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,[44] và xin tị nạn ở Hoa kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình.[45] Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.[1][46] Castro thường có quan hệ tình dục một đêm với các người đàn bà khác.[47]
Chị em gái của ông, bà Juanita Castro sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế."[48]
Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro
Ủy ban Giáo Hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của CIA nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965[49] Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006)[50]. Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, và thuê mafia ám sát... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.Castro từng nói: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng."[51]
Huân chương và danh hiệu
Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới:- Anh hùng Liên Xô[52]
- Huân chương Lenin, 3 lần[53] 1972;[54] 1986 "for his contribution to the promotion of fraternal relations between the USSR and Cuba".[55]
- Giải thưởng hòa bình Lenin (Liên Xô, 1961)
- Huân chương kỷ niệm 30 năm chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945 (Liên Xô, 1975)[56]
- Huân chương Cách mạng Tháng Mười (Liên Xô, 1976)[57]
- Ngôi sao Cộng hòa Indonesia, Cấp 4
- Ngôi sao du kích (Indonesia, 1960)
- Huân chương ngôi sao Romania, Cấp 1 (1972)[58]
- Huân chương Sư tử trắng, Cấp 1 (Czechoslovakia, 1972)[59]
- Huân chương Georgi Dimitrov (Bulgaria, 1972)[60]
- Chữ Thập lớn của Huân chương Polonia Restituta (1973)[61]
- Huân chương Dũng cảm (Libya) (1977)
- Huân chương Somali, Cấp 1 (1977)[62]
- Huân chương Jamaica (1977)[63]
- Huân chương công đức Jamaica[64]
- Cấp cao nhất Huân chương danh dự Ethiopia (1978)[65]
- Giải thưởng hòa bình Jorge Dimitrov (Bulgaria, 1980)[66]
- Huân chương Sao vàng (Việt Nam, 1982)
- Anh hùng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[67]
- Huân chương Quốc kỳ, cấp 1 (Triều Tiên, 1986)[67]
- Huân chương Karl Marx (Đông Đức)[68]
- Huân chương Đại bàng Aztec (Mexico, 1987)
- Huân chương vàng của Thượng viện Tây Ban Nha (1988)
- Huân chương Klement Gottwald (Czechoslovakia, 1989).[69]
- Huân chương Agostinho Neto (Angola, 1992)[70]
- Huân chương công đức Duarte, Sanchez và Mella, chữ thập vàng (Cộng hòa Dominican, 1998)[71]
- Huân chương Hảo Vọng, hạng nhất (Nam Phi, 1998)[72]
- Chữ thập Huân chương quốc gia Mali (1998)[73]
- Huân chương Hoàng tử Yaroslav xứ Wise (Ukraine, 2000), for medical assistance to victims of the Chernobyl disaster[74]
- Huân chương Độc lập của Qatar (15/9/2000)[75]
- Huân chương Cộng hòa Yemen (2000)[76]
- Huân chương giải phóng hạng nhất (Venezuela, October 2000)[77]
- Huân chương Agostura Congress (Venezuela, 2001)[78]
- Huân chương danh dự Quân Giải phóng Algeri (6/5/2001)[79]
- Huân chương Vương miện (Malaysia, 11/05/2001)[80]
- Huân chương Thành phố Buenos Aires (2003)[81]
- Huân chương lao động (Triều Tiên, 2006)[82]
- Huân chương Quốc kỳ cấp 1 (Triều Tiên, 2006) to "promote the reunification of the Korean peninsula and build socialism"[82]
- Huân chương Amilcar Cabral (Guinea xích đạo, 2007)[83]
- Kỷ niệm chương thể thao (Bộ thể thao Ecuador, 2007)[84]
- Huân chương Welwitschia Mirabilis cổ đại (Namibia, 2008) "vì những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Châu Phi"[85]
- Giải thưởng Ubuntu (Hội đồng di sản quốc gia Nam Phi, 2008) vì đã "dành trọn cuộc đời cho đoàn kết và đạo đức, nêu bật tầm quan trọng của các giá trị nhân bản và sự cống hiến cho nhân loại"[86]
- Huân chương danh dự Dominica (2008) vì những "đóng góp cho nền độc lập của Dominica"[87]
- Huân chương Omar Torrijos Herrera hạng nhất (Panama, 2009)[88]
- Huân chương Quetzal hạng nhất (2009) "nhằm tôn vinh hơn 17 triệu lượt khám và hơn 40.000 ca phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ Cuba vì lợi ích của người dân Guatemala"[89]
- Huân chương O. R. Tambo hạng Vàng của Nam Phi "vì những đóng góp vào công cuộc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng trong xã hội loài người"[90]
- Huân chương Danh dự và Vinh quang (Giáo hội Chính thống giáo Nga, October 19, 2008) - vì những đóng góp cho việc tăng cường hợp tác giữa các tôn giáo.
- Huân chương Đại bàng Zambia, Cấp 1 (Zambia, 2009) "vì đã truyền cảm hứng cho những người đấu tranh vì phẩm giá và bình đẳng"[91]
- Huân chương Merit (Ukraine), cấp 1 (Ukraine, 2010) "vì những đóng góp quan trọng để khôi phục sức khỏe cho trẻ em vùng Chernobyl, sau tai nạn vào năm 1986"[92]
- Giải thưởng tướng Eloy Alfaro (Ecuador, May 2010) "cho những giá trị và phẩm chất đặc biệt"[93]
- Huân chương Đông Timor hạng nhất (2010) "vì những đóng góp của Cuba về y tế và giáo dục"[94]
Những câu nói nổi tiếng
- Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình ! [95][96][97]
- Nhân dân Cuba sẵn sàng đổ đến giọt máu cuối cùng để kề vai chiến đấu cạnh người anh em Việt Nam (nói về cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979)
Chú thích
- ^ a ă â http://www.canf.org/es/ENSAYOS/2003-dic-09-vida_secreta_del_tirano_castro.htm
- ^ a ă â Fidel Castro - Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro
- ^ a ă â Thomas M. Leonard. ISBN 0-313-32301-1 [Fidel Castro Fidel Castro] Kiểm tra giao thức
|url=
(trợ giúp).|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel. Public Affairs.
- ^ Bockman, Larry James (April 1 năm 1984). “The Spirit Of Moncada: Fidel Castro's Rise To Power, 1953 - 1959”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
- ^ Sweig, Julia E. (2002). Inside the Cuban Revolution. Harvard University Press. ISBN 0-674-00848-0.
- ^ Audio: Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution' by Jason Beaubien, NPR All Things Considered, January 1 2009
- ^ Encyclopedia Britannica entry for Fulgencio Batista
- ^ “1959: Castro sworn in as Cuban PM”. BBC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Spanish newspaper gives more details on Castro condition”. CNN. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2007.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Mensaje del Comandante en Jefe” (PDF). Granma (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Message from the Commander in Chief”. Granma. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Raul Castro named Cuban president”. BBC. 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. “Raul, 76, has in effect been president since and the National Assembly vote was seen as formalising his position.”
- ^ Jay Mallin. Covering Castro: rise and decline of Cuba's communist dictator. Transaction Publishers. ISBN 9781560001560.
- ^ a ă D. H. Figueredo. The complete idiot's guide to Latino history and culture.
- ^ a ă “Farewell Fidel: The man who nearly started World War III”. Daily Mail.
- ^ a ă Catan, Thomas. “Fidel Castro bows to illness and age as he quits centre stage after 50 years - Times Online”. www.timesonline.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ a ă “Fidel's fade-out”.
- ^ “Cuba: Fidel Castro’s Abusive Machinery Remains Intact”. Human Rights Watch.
- ^ www.cpv.org.vn Fidel Castro
- ^ a ă Quirk 1993. p. 424.
- ^ a ă http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/165566.stm.
- ^ Lãnh tụ Cuba, Fidel Castro: Tư tưởng sẽ làm chuyển hoá thế giới
- ^ http://bee.net.vn/channel/1987/201201/Twitter-don-chet-Fidel-Castro-pha-len-cuoi-1821539/
- ^ a ă Chủ tịch Fidel Castro từ chức
- ^ “Victorious Castro bans elections”. BBC News. May 1 năm 1961. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2006. Nguyên văn: The revolution has no time for elections. There is no more democratic government in Latin America than the revolutionary government.... If Mr. Kennedy does not like Socialism, we do not like imperialism. We do not like capitalism.
- ^ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2009/4/69168.cand truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2010.
- ^ Cuộc đời Chủ tịch Fidel Castro qua ảnh
- ^ Chủ tịch Cuba Fidel Castro nghỉ hưu
- ^ Smith, Wayne S. (2 tháng 2 năm 2007). “Castro’s Legacy”. TomPaine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
- ^ Coltman 2003. p. 14.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênBourne_1986._p._273
- ^ Von Tunzelmann 2011. p. 94.
- ^ Coltman 2003. p. 219
- ^ Quirk 1993, tr. 352.
- ^ Quirk 1993. pp. 10, 255.
- ^ Quirk 1993. p. 5.
- ^ Coltman 2003. p. 247.
- ^ Bourne 1986. p. 295.
- ^ Admservice (8 tháng 10 năm 2000). “Fidel Castro’s Family”. Latinamericanstudies.org. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
- ^ Quirk 1993. p. 15.
- ^ Ann Louise Bardach: Cuba Confidential. p. 67. "One knowledgeable source claims that Mirta returned to Cuba in early 2002 and is now living with Fidelito and his family."
- ^ a ă â Jon Lee Anderson, "Castro’s Last Battle: Can the revolution outlive its leader?" The New Yorker, July 31, 2006. 51.
- ^ Boadle, Anthony (8 tháng 8 năm 2006). “Cuba’s first family not immune to political rift”. Reuters. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
- ^ Fernandez, Alina (1997). Castro’s Daughter, An Exile’s Memoir of Cuba. St. Martin’s Press. ISBN 031224293X.
- ^ Cuba confidential: Love and Vengeance in Miami and Havana By Ann Louise Bardach; Random House, Inc., 2002; ISBN 978-0-375-50489-1
- ^ Quirk 1993. p. 231.
- ^ “The Bitter Family (page 1 of 2)”. TIME. 10 tháng 7 năm 1964. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênThe_Church_Committee
- ^ Escalante Font, Fabián. Executive Action: 634 Ways to Kill Fidel Castro. Melbourne: Ocean Press, 2006.
- ^ “The Castropedia: Fidel's Cuba in facts and figures”. The Independent. 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
- ^ Кастро Рус Фидель Алехандро, Герой Советского Союза
- ^ Concediendo a Fidel Castro Ruz el título de Héroe de la Unión Soviética, La Prensa.
- ^ Fidel Castro
- ^ Un día como hoy: 11 de noviembre
- ^ CASTRO, PCC OFFICIALS RECEIVE SOVIET DECORATION
- ^ Биография Фиделя Кастро
- ^ Castro Speech Data Base
- ^ Castro to keep his state and university distinctions
- ^ Dimitrov Order Presentation to Fidel Castro
- ^ Visita de la delegación del gobierno polaco a Cuba el 25 de abril de 1973.
- ^ The International Who's Who, 2004, Europa Publications
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz en el acto en que le fue impuesta la "Orden de Jamaica", la más alta distinción nacional que se confiere a gobernantes de otros países, en Kingston, Jamaica, October 16, 1977.
- ^ Order of Merit (OM)
- ^ «Fidel's visit to Ethiopia», September 24 edition, 1978, p. 2, Granma.
- ^ Breve biografía de Fidel Castro
- ^ a ă Confiere la República Popular Democrática de Corea a Fidel, Orden Héroe del Trabajo
- ^ Kuba: Das Ende der Ära Castro. Fidels Finale: Jetzt gibt Castro, schwer krank, die Macht ab
- ^ 1989 Speech Czechoslovak - Jakes Presents Award To Castro
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz en el acto de imposición de la Orden "Agostinho Neto", efectuado en el Palacio de la Revolución, el 9 de julio de 1992.
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz al recibir la Orden del Mérito de Duarte, Sánchez y Mella en el grado Gran Cruz Placa de Oro e imponer al Presidente de la República Dominicana, Dr. Leonel Fernández, la Orden José Martí. Santo Domingo, August 22, 1998.
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz, Primer Secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y Presidente de los Consejos de Estado y de Ministros, en el acto de imposición de la Orden de Buena Esperanza, efectuado en Ciudad del Cabo, Sudáfrica, el día 4 de septiembre de 1998.
- ^ Breves de Cuba
- ^ Asistencia a los niños en Cuba
- ^ The Amir visit Cuba
- ^ CUBA IN THE MIDDLE EAST: 2000-2002
- ^ La Guerra Sucia Sobra
- ^ Discurso pronunciado al recibir la Orden Congreso de Angostura, en la Plaza Bolívar, Ciudad Bolívar, Venezuela, el 11 de agosto del 2001.
- ^ Reciben condecoraciones Presidentes de Cuba y Argelia
- ^ Rey malasio condecoró a Fidel
- ^ Fidel Castro percibe clima de "optimismo" en Argentina
- ^ a ă Fidel Castro recibe condecoraciones de Corea del Norte
- ^ Otorgan medalla "Amílcar Cabral" a Fidel Castro
- ^ Ecuador otorga a Fidel Castro la Medalla al Mérito Deportivo
- ^ Conceden en Namibia condecoración a Fidel Castro
- ^ Otorgado a líder cubano Fidel Castro Premio Ubuntu, de Sudáfrica
- ^ Fidel Castro to receive Dominica's highest award
- ^ Torrijos condecora a Fidel Castro y recibe medalla cubana
- ^ Conceden a Fidel Castro la Orden del Quetzal de Guatemala
- ^ Sudáfrica impondrá a Fidel Castro su condecoración de mayor grado
- ^ Distinguen a Fidel Castro con Orden Águila de Zambia
- ^ Yanukóvich condecora a Fidel y Raúl Castro por ayuda consecuencias Chernóbil
- ^ Legislativo ecuatoriano reconoce méritos e impronta de Fidel
- ^ Fidel Castro recibe la mayor distinción de Timor Oriental
- ^ Tình nghĩa sắt son Việt Nam - Cuba mãi mãi tỏa sáng
- ^ Cuba coi thắng lợi của VN là thắng lợi của mình
- ^ Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Fidel Castro |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment