CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Bắt đầu Thanh minh tại Đông Á (2014), Tết Trồng cây tại Hàn Quốc. Năm 1242 – Trong Trận hồ Chudskoe, lực lượng của Cộng hòa Novgorod dập tắt nỗ lực xâm chiếm của Hiệp sĩ Teuton. Năm 1722 – Nhà thám hiểm người Hà Lan Jakob Roggeveen phát hiện ra một hòn đảo trên Thái Bình Dương vào ngày lễ Phục sinh, ông đặt tên nó là Phục Sinh. Năm 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành không kích Colombo, Ceylon với các tàu sân bay của họ. Năm 1998 – Nhật Bản khánh thành cầu lớn Akashi (hình) nối đảo Honshu và đảo Awaji, trở thành cầu dây võng có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó. Năm 2009 – Bắc Triều Tiên phóng tên lửa Kwangmyongsong-2, vụ phóng tên lửa bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án.
Cầu Akashi-Kaikyo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Cầu Akashi Kaikyo)
Cầu Akashi-Kaikyō | |
---|---|
Vị trí địa lý | |
Vị trí | Đảo Awaji và Kobe |
Toạ độ | |
Bắc qua | Eo biển Akashi |
Tuyến đường | 6 làn xe |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu treo |
Chiều dài | 3.911 mét (12.831 ft) |
Nhịp chính | 1.991 mét (6.532 ft) |
Độ cao gầm cầu | 65.72 mét |
Xây dựng | |
Nhà thầu | Cơ quan quản lý cầu Honshū-Shikoku |
Khánh thành | 5 tháng 4, 1998 |
Thông tin khác | |
Phí cầu đường | 2.300 Yen hay US$20 |
Trước khi cầu Akashi-Kaikyo được xây dựng, hành khách phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi. Tuyến đường giao thông thuỷ này thực sự nguy hiểm vì thường xuyên có những cơn bão. Năm 1955, hai chiếc phà đã bị chìm ở eo biển này trong một cơn bão, cướp đi sinh mạng của 168 đứa trẻ. Sự việc này đã thuyết phục chính phủ Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua eo biển này. Ban đầu người ta có kế hoạch xây dựng một cây cầu có cả đường sắt, nhưng khi dự án bắt đầu vào tháng 4 năm 1986 nó đã bị hạn chế xuống chỉ dành cho đường bộ với sáu làn xe. Trên thực tế, công việc xây dựng đã không được tiến hành cho đến tháng 5 năm 1988 và vào ngày 5 tháng Tư năm 1998 cây cầu đã được khánh thành. Eo biển Akashi là một tuyến đường thuỷ quốc tế nên cần phải có bề rộng thông thuyền là 1500m.
Cầu có tất cả 3 nhịp. Nhịp chính dài 1991 mét, hai nhịp biên dài 960 mét. Tổng chiều dài cầu là 3911 m. Ban đầu nhịp chính của nó là 1990 m, tuy nhiên nó đã bị kéo dài ra thêm một mét trong trận động đất ở Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước. Cây cầu này cũng được thiết kế làm việc như hệ thống cân bằng dạng con lắc để điều chỉnh các dao động thường xuyên chống lại các lực tác dụng lên nó. Hai tháp chính cầu cao 298m so với mực nước biển.
Tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ Yên (≈5 tỷ Đôla Mỹ). Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu. Tuy nhiên, lệ phí qua cầu là quá cao (2300 Yen hay 20 Đôla Mỹ). Trớ trêu thay tại thời điểm đó có rất ít tài xế sử dụng cây cầu đắt đỏ này, thay vì đó họ sử dụng nhũng chiếc phà chậm hơn và rẻ hơn.
Hai công viên cũng được xây dựng gần cây cầu để dành cho du khách, một ở Maiko (có cả một bảo tàng nhỏ) và một ở Asagiri. Người ta có thể tới đó bằng đường xe lửa dọc bờ biển.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cầu Akashi-Kaikyo |
Thể loại:
Kwangmyŏngsŏng-2 (Hangul: 광명성 2호, âm Hán-Việt: Quang Minh Tinh 2, nghĩa là "Ngôi sao sáng-2")[1] là một vệ tinh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Bình Nhưỡng
đã phóng một quả tên lửa tầm xa từ một căn cứ nằm ở bờ biển phía đông
nước này vào hôm Chủ Nhật ngày 5 tháng 4 năm 2009. Vụ phóng tên lửa diễn
ra vào lúc 11:30 giờ địa phương (02:30 giờ UTC) từ bệ phóng Musadan-ri ở miền Đông Bắc Triều Tiên.[2]
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc nói CHDCND Triều Tiên đã không đưa được vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi Bình Nhưỡng khẳng định vệ tinh đã lên và đang truyền các bài hát cách mạng.[3] Chính phủ Nhật Bản nhận định có vẻ như quả tên lửa trên đã bay qua không phận Nhật Bản và đến được căn cứ không quân ở Thái Bình Dương. Trước đó, Bình Nhưỡng tiết lộ phần đầu của tên lửa sẽ rơi ở Biển Nhật Bản, cách bờ biển của Nhật khoảng 75 km và phần thứ hai sẽ rơi ở Thái Bình Dương. Như vậy là CHDCND Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng tên lửa mà họ cho rằng để đẩy một vệ tinh truyền thông lên quỹ đạo bất chấp áp lực của cộng đồng quốc tế buộc họ phải từ bỏ kế hoạch của mình.
Vào thứ Sáu ngày 3/4/2009, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo hành động của Triều Tiên có thể là một hành động "khiêu chiến". Trước đó, trong tuần qua, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ dọa sẽ đưa vấn đề phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu nước này một mực theo đuổi tham vọng của mình.[4]
CHDCND Triều Tiên vẫn khẳng định họ phóng vệ tinh thông tin vào quỹ đạo nhưng Mỹ, Hàn, Nhật cho rằng đây là màn che mắt cho một vụ thử tên lửa tầm xa.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Kawamura Takeo cho rằng dù tên lửa này mang vệ tinh, động thái của Triều Tiên vẫn vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an, trong đó cấm mọi hành động tên lửa đạn đạo của nước này.
Bắc Triều Tiên cho rằng vệ tinh viễn thông đã bay vào quỹ đạo và đã hoạt động. Ngày 7/4, Triều Tiên đã công bố đoạn băng ghi lại toàn bộ quá trình phóng vệ tinh. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Mỹ cho rằng vẫn chưa thấy dấu hiệu vệ tinh của Bắc Triều Tiên xuất hiện trong không gian. Họ cho rằng vệ tinh này đã rơi xuống biển Thái Bình Dương. Các nước này lo ngại rằng Bắc Triều Tiên thực chất là tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Triều Tiên cũng cảnh báo Nhật Bản chấm dứt việc cử tàu chiến nhằm tìm kiếm các mảnh vụn của tên lửa đẩy vì Triều Tiên cho rằng những hành động như vậy là hoạt động gián điệp và là sự "chọc tức quân sự không thể tha thứ".
Seoul tuyên bố động thái của Bình Nhưỡng gây mối đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. "Chúng tôi không thể kiềm chế sự thất vọng và đáng tiếc về hành động đầy coi thường của Triều Tiên", phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Lee Dong-kwan nói.[5]
Tokyo không đánh chặn quả tên lửa này vì như tuyên bố trước đó, họ chỉ ra tay khi quả tên lửa có khả năng rơi xuống lãnh thổ Nhật. Tuy nhiên, nước này sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn.[5] Việt Nam chú ý đến diễn biến phóng tên lửa và cũng hy vọng các bên liên quan phản ứng thận trọng và xử lý thỏa đáng, không để tình hình trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Bắc Á.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Bảo an LHQ tranh luận về khả năng có nên trừng phạt Bắc Triều Tiên xung quanh vụ phóng vệ tinh này hay không. Nhật Bản và Mỹ ép Hội đồng Bảo an đưa ra một nghị quyết gia hạn các lệnh cấm vận hiện thời đối với Bắc Triều Tiên. Lệnh cấm vận này được đưa ra sau khi nước này tiến hành một vụ thử hạt nhân vào năm 2006.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga lại tỏ ra thận trọng hơn. Moskva cho rằng vụ phóng vệ tinh là đáng lo ngại nhưng Nga cũng kêu gọi không nên đi đến một kết luận vội vàng trong khi Trung Quốc lại cho rằng Bình Nhưỡng có quyền theo đuổi các chương trình không gian hoà bình.
Các nhà phân tích cho rằng, thời điểm phóng vệ tinh, hoạt động chào mừng thành công và hình ảnh của Chủ tịch Kim xuất hiện trên truyền hình đều đi đến một mục đích cuối cùng là củng cố sự hậu thuẫn của người dân Triều Tiên đối với ông trước cuộc họp của Quốc hội.
Theo các nhà phân tích, quyết định sẽ ký vào bản tuyên bố cứng rắn cho thấy dấu hiệu Bình Nhưỡng có thể sẽ làm ngơ tuyên bố, mặc dù lời trước đây họ đe dọa sẽ có những biện pháp mạnh nếu hội đồng hành động, phần lớn vì hậu quả của bất cứ chế tài nào cũng có giới hạn. Bản dự thảo tuyên bố nói Hội Ðồng Bảo An lên án vụ phóng hỏa tiễn vào ngày 5 tháng 4 của Bắc Hàn, "trái với nghị quyết số 1718 của Hội Ðồng Bảo An."
Với sự hậu thuẫn của năm thành viên thường trực và Nhật Bản, hầu như chắc chắn toàn thể hội đồng gồm 15 thành viên sẽ chấp thuận bản tuyên bố trong một cuộc họp được triệu tập vào trưa thứ hai, 13 tháng 4. Mặc dù bản tuyên bố không minh thị tuyên bố Bình Nhưỡng vi phạm Nghị quyết 1718, các nhà ngoại giao nói lời lẽ trong dự thảo nói Bắc Hàn đã đi ngược lại nghị quyết, một nhượng bộ khiến Bắc Kinh có thể chấp nhận, cũng có cùng ý nghĩa pháp lý.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Kwangmyongsong-2
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức | Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên |
---|---|
Kiểu nhiệm vụ | Viễn thông Kỹ thuật |
Ngày phóng | 5 tháng 4 2009, 00:20:00 giờ UTC |
Tên lửa đẩy | Unha-2 |
Điểm phóng | Musudan-ri |
Kwangmyongsong-2 | |
---|---|
Hangul | 광명성 2호 |
Hanja (Hán tự) | 光明星二號 |
Hán-Việt | Quang Minh Tinh 2 |
McCune-Reischauer | Kwangmyŏngsŏng-2 |
Romaja quốc ngữ | Gwangmyeongseong-2 |
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc nói CHDCND Triều Tiên đã không đưa được vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi Bình Nhưỡng khẳng định vệ tinh đã lên và đang truyền các bài hát cách mạng.[3] Chính phủ Nhật Bản nhận định có vẻ như quả tên lửa trên đã bay qua không phận Nhật Bản và đến được căn cứ không quân ở Thái Bình Dương. Trước đó, Bình Nhưỡng tiết lộ phần đầu của tên lửa sẽ rơi ở Biển Nhật Bản, cách bờ biển của Nhật khoảng 75 km và phần thứ hai sẽ rơi ở Thái Bình Dương. Như vậy là CHDCND Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng tên lửa mà họ cho rằng để đẩy một vệ tinh truyền thông lên quỹ đạo bất chấp áp lực của cộng đồng quốc tế buộc họ phải từ bỏ kế hoạch của mình.
Mục lục
Trước vụ phóng tên lửa
Vào tháng 2 năm 2009, CHDCND Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng một vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo, một động thái khiến Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và cộng động quốc tế lo ngại. Các nước này cho rằng kế hoạch phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên chỉ là một cái vỏ bọc cho chương trình thử nghiệm tên lửa tầm xa của họ. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên khẳng định chương trình của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình.[4]Vào thứ Sáu ngày 3/4/2009, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo hành động của Triều Tiên có thể là một hành động "khiêu chiến". Trước đó, trong tuần qua, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ dọa sẽ đưa vấn đề phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu nước này một mực theo đuổi tham vọng của mình.[4]
CHDCND Triều Tiên vẫn khẳng định họ phóng vệ tinh thông tin vào quỹ đạo nhưng Mỹ, Hàn, Nhật cho rằng đây là màn che mắt cho một vụ thử tên lửa tầm xa.
Chi tiết vụ phóng
Bình Nhưỡng bắn tên lửa tầm xa Kwangmyongsong-2 sáng 5 tháng 4, 2009 bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế. Theo phát ngôn viên chính phủ Hàn Quốc, quả tên lửa rời bệ phóng Musudan-ri ở Đông Bắc Triều Tiên lúc 11:30 giờ địa phương. Washington DC cũng xác nhận rằng vụ bắn thử đã diễn ra. Theo chính phủ Nhật, quả tên lửa bay qua lãnh thổ nước này và rơi xuống Thái Bình Dương. Theo chính phủ Hàn Quốc, quả tên lửa mang theo vệ tinh, điều mà Bình Nhưỡng vẫn khẳng định.[2]Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Kawamura Takeo cho rằng dù tên lửa này mang vệ tinh, động thái của Triều Tiên vẫn vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an, trong đó cấm mọi hành động tên lửa đạn đạo của nước này.
Bắc Triều Tiên cho rằng vệ tinh viễn thông đã bay vào quỹ đạo và đã hoạt động. Ngày 7/4, Triều Tiên đã công bố đoạn băng ghi lại toàn bộ quá trình phóng vệ tinh. Tuy nhiên, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Mỹ cho rằng vẫn chưa thấy dấu hiệu vệ tinh của Bắc Triều Tiên xuất hiện trong không gian. Họ cho rằng vệ tinh này đã rơi xuống biển Thái Bình Dương. Các nước này lo ngại rằng Bắc Triều Tiên thực chất là tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Triều Tiên cũng cảnh báo Nhật Bản chấm dứt việc cử tàu chiến nhằm tìm kiếm các mảnh vụn của tên lửa đẩy vì Triều Tiên cho rằng những hành động như vậy là hoạt động gián điệp và là sự "chọc tức quân sự không thể tha thứ".
Phản ứng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Fred Lash tuyên bố đây là hành động khiêu khích và Washington sẽ có những bước đi phù hợp để cho Bình Nhưỡng thấy họ không thể đe dọa sự an toàn của các nước khác. Lash nói thêm hành động của Triều Tiên đã vi phạm nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an.[5] Nghị quyết này được đưa ra 5 ngày sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân năm 2006.Seoul tuyên bố động thái của Bình Nhưỡng gây mối đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. "Chúng tôi không thể kiềm chế sự thất vọng và đáng tiếc về hành động đầy coi thường của Triều Tiên", phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Lee Dong-kwan nói.[5]
Tokyo không đánh chặn quả tên lửa này vì như tuyên bố trước đó, họ chỉ ra tay khi quả tên lửa có khả năng rơi xuống lãnh thổ Nhật. Tuy nhiên, nước này sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn.[5] Việt Nam chú ý đến diễn biến phóng tên lửa và cũng hy vọng các bên liên quan phản ứng thận trọng và xử lý thỏa đáng, không để tình hình trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Bắc Á.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Bảo an LHQ tranh luận về khả năng có nên trừng phạt Bắc Triều Tiên xung quanh vụ phóng vệ tinh này hay không. Nhật Bản và Mỹ ép Hội đồng Bảo an đưa ra một nghị quyết gia hạn các lệnh cấm vận hiện thời đối với Bắc Triều Tiên. Lệnh cấm vận này được đưa ra sau khi nước này tiến hành một vụ thử hạt nhân vào năm 2006.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga lại tỏ ra thận trọng hơn. Moskva cho rằng vụ phóng vệ tinh là đáng lo ngại nhưng Nga cũng kêu gọi không nên đi đến một kết luận vội vàng trong khi Trung Quốc lại cho rằng Bình Nhưỡng có quyền theo đuổi các chương trình không gian hoà bình.
Bắc Triều Tiên tổ chức chào mừng phóng vệ tinh thành công
Vào thứ tư 8 tháng 4, hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên đã tụ tập tại thủ đô Bình Nhưỡng để ăn mừng sự kiện phóng vệ tinh thành công. Các hoạt động chào mừng được diễn ra tại Quảng trường Kim Nhật Thành. Quốc hội của nước này nhóm họp vào ngày 9/4. Phiên họp này của Quốc hội là dịp để bầu nhà lãnh đạo Kim Chính Nhật vào lại vị trí quan trọng nhất của đất nước - Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng, đồng thời củng cố lại quyền lực của ông bất chấp những đồn đại về vấn đề sức khoẻ trong thời gian gần đó.Các nhà phân tích cho rằng, thời điểm phóng vệ tinh, hoạt động chào mừng thành công và hình ảnh của Chủ tịch Kim xuất hiện trên truyền hình đều đi đến một mục đích cuối cùng là củng cố sự hậu thuẫn của người dân Triều Tiên đối với ông trước cuộc họp của Quốc hội.
Liên Hiệp Quốc lên án
Vào thứ bảy, 11 tháng 4, sáu thành viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An đã đồng ý với bản tuyên bố có lời lẽ cứng rắn, như một thỏa hiệp giữa sự bất động và đòi hỏi của Tokyo để đi tới một nghị quyết mới có hiệu lực ràng buộc về pháp lý. Vào chủ nhật, 12 tháng 4, sáu cường quốc thế giới đã đồng ý về một dự thảo tuyên bố của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn, nhưng các nhà phân tích tại Á Châu nói lời kêu gọi nhằm áp dụng các chế tài cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng có thể chỉ có tính cách tượng trưng.Theo các nhà phân tích, quyết định sẽ ký vào bản tuyên bố cứng rắn cho thấy dấu hiệu Bình Nhưỡng có thể sẽ làm ngơ tuyên bố, mặc dù lời trước đây họ đe dọa sẽ có những biện pháp mạnh nếu hội đồng hành động, phần lớn vì hậu quả của bất cứ chế tài nào cũng có giới hạn. Bản dự thảo tuyên bố nói Hội Ðồng Bảo An lên án vụ phóng hỏa tiễn vào ngày 5 tháng 4 của Bắc Hàn, "trái với nghị quyết số 1718 của Hội Ðồng Bảo An."
Với sự hậu thuẫn của năm thành viên thường trực và Nhật Bản, hầu như chắc chắn toàn thể hội đồng gồm 15 thành viên sẽ chấp thuận bản tuyên bố trong một cuộc họp được triệu tập vào trưa thứ hai, 13 tháng 4. Mặc dù bản tuyên bố không minh thị tuyên bố Bình Nhưỡng vi phạm Nghị quyết 1718, các nhà ngoại giao nói lời lẽ trong dự thảo nói Bắc Hàn đã đi ngược lại nghị quyết, một nhượng bộ khiến Bắc Kinh có thể chấp nhận, cũng có cùng ý nghĩa pháp lý.
Chú thích
- ^ http://washingtontimes.com/news/2009/feb/26/n-korean-missiles-unnerve/?page=2
- ^ a b http://www.smh.com.au/world/north-korea-fires-longrange-rocket-reports-20090405-9sz1.html
- ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7984254.stm
- ^ a b http://www.guardian.co.uk/world/2009/mar/13/north-korea-japan-nuclear-missile
- ^ a b c http://www.reuters.com/article/newsOne/idUSTRE5340OJ20090405?sp=true
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment