Wednesday, November 26, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 11


King Prajadhipok portrait photograph.jpg
CNM365. Chào ngày mới 25 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ; Quốc khánh Suriname (1975).  Năm 1177Thập tự chinh: Baldwin IV của Jerusalem và Raynald của Châtillon đánh bại Saladin trong Trận Montgisard tại lãnh thổ nay thuộc Israel. Năm 1925Prajadhipok (hình) trở thành quân chủ thứ bảy của vương triều Chakri, là vị quân chủ chuyên chế cuối cùng của Thái Lan. Năm 1970 – Nhà văn - quân nhân Mishima Yukio tự vẫn theo nghi thức seppuku sau một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phục hồi thực quyền cho Thiên hoàng Nhật Bản. Năm 1992 – Hội đồng Liên bang Tiệp Khắc bỏ phiếu quyết định chia tách liên bang thành Cộng hòa SécCộng hòa Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 1993.

Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.

Lịch sử

Ngày 17.12.1999 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc số 54/134). Liên Hiệp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv….
Trước đó, trong cuộc "Mít tinh đầu tiên của các nhà tranh đấu cho Nữ quyền châu Mỹ latinh và vùng Caribê" (First Meeting of Latin American and Caribbean Feminist) năm 1981 tại Bogota, Colombia đã lấy ngày 25 tháng 11 làm "Ngày quốc tế không bạo lực đối với phụ nữ" (International Day of No Violence Against Women), nhắc nhở ngày xảy ra vụ ám sát tàn bạo 3 chị em Mirabal [1] năm 1960, những nhà hoạt động chính trị ở Cộng hòa Dominica, theo lệnh của nhà độc tài Rafael Trujillo (1930–1961).
Năm 1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ[2], trong đó định nghĩa thuật ngữ «bạo hành với phụ nữ» như sau:
"mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia".
Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM) cũng thường xuyên cử hành ngày này.
Tháng 10 năm 2006 đã có một "Nghiên cứu về mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ" được đệ trình Liên Hiệp Quốc[3], trong đó có những khuyến nghị cụ thể cho các quốc gia, với những phương sách hữu hiệu và những biện pháp phòng ngừa cùng việc phục hồi nhân phẩm phụ nữ.
Có nhiều thông tin về lịch sử của ngày này cùng những xuất bản phẩm của Liên Hiệp Quốc liên quan tới việc bạo hành đối với phụ nữ tại Dag Hammarskjöld Library.

Chú thích và Tham khảo

  1. ^ gồm Patria Mercedes Mirabal (27.2.1924 – 25.11.1960), María Argentina Minerva Mirabal (12.3.1926 – 25.11.1960) và Antonia María Teresa Mirabal(15.10.1935 – 25.11.1960 (còn người chị thứ hai là Bélgica Adela "Dedé" Mirabal-Reyes 1.3.1925 – tới nay thì không bị ám sát)
  2. ^ http://www.un.org/french/documents/view_doc.asp?symbol=A/RES/48/104
  3. ^ ONU (2006), Étude approfondie de toutes les formes de violence à l'égard des femmes, Nations Unies, Assemblée Générale, A/61/122/Add.1, New York, ONU

Liên kết ngoài


Suriname

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Republiek Suriname

Flag of Suriname.svg Coat of arms of Suriname.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Suriname
Khẩu hiệu
Công lý- Lòng mộ đạo - Đức tin
(tiếng Latinh: "")
Quốc ca
Opo kondreman
Hành chính
Chính phủ Dân chủ
Tổng thống Dési Bouterse
Ngôn ngữ chính thức tiếng Hà Lan
Thủ đô Paramaribo
4°00′B, 56°00′T
Thành phố lớn nhất Paramaribo
Địa lý
Diện tích 163.270 km² (hạng 90)
Diện tích nước 1,10% %
Múi giờ ART (UTC-3)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Hà Lan
25 tháng 11 năm 1975
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 439.117 người (hạng 172)
Dân số (2004) 487.024 người
Mật độ 3 người/km² (hạng 190)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 2,081 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,755 trung bình (hạng 86)
Đơn vị tiền tệ Đô la Suriname (SRD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .sr
Suriname (phiên âm tiếng Việt: Xu-ri-nam), tên đầy đủ là Cộng hòa Suriname (tiếng Hà Lan: Republiek Suriname) là một quốc gia tại Nam Mỹ. Suriname toạ lạc giữa Guiana thuộc Pháp về phía đông và Guyana về phía tây. Biên giới phía nam chung với Brasil còn ranh giới phía bắc là bờ biển Đại Tây Dương. Biên giới cực nam với Guiana thuộc Pháp đang bị tranh chấp nằm dọc theo các sông MarowijneCorantijn. Suriname là quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất về diện tích ở Nam Mỹ. Đây là khu vực nói tiếng Hà Lan duy nhất ở ở Tây Bán Cầu không thuộc Vương quốc Hà Lan. Suriname cực kỳ đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Diện tích quốc gia này gần 165.000 km². Quốc gia này có 1 phần tư dân số sống dưới 2 đô la Mỹ mỗi ngày.[1]

Tên gọi

Tên nước lấy tên sông Suriname, cũng có thể là tên của một bộ lạc ven bờ biển Caribbean, không rõ ý nghĩa. Suriname nguyên là nơi cư trú của Thổ dân châu Mỹ. Năm 1593, là thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1816, lại rơi vào sự thống trị của thực dân Hà Lan, gọi là "Guyana thuộc Hà Lan". Năm 1948, đổi tên là "Surina". Năm l954, thực hiện chế độ tự trị. Ngày 25 tháng 11 năm 1975, tuyên bố độc lập, thành lập "Cộng hòa Suriname".

Địa lý

Suriname nằm ở khu vực Nam Mỹ, Bắc giáp Đại Tây Dương, Nam giáp Brasil, Đông giáp lãnh thổ Guyane thuộc Pháp, Tây giáp Guyana. Phần lãnh thổ phía nam trải rộng trên vùng núi và cao nguyên Guyana, bao phủ bởi các khu rừng rậm xích đạo, thoải dần về phía bắc là vùng đồng bằng đầm lầy ven biển.
Bản đồ Suriname.

Lịch sử

Surimane được Cristoforo Colombo phát hiện năm 1499. Vùng lãnh thổ này trở thành thuộc địa của Anh từ năm 1650, được nhượng lại cho Hà Lan năm 1667 để phát triển các đồn điền mía, bị Anh xâm chiếm từ năm 1796. Việc bãi bỏ chế độ nô lệ (1863) đã dẫn đến các đợt nhập cư từ Ấn ĐộIndonesia sang. Năm 1948, lãnh thổ này trở thành vùng Guyana thuộc Hà Lan, được đặt tên là Suriname. Hiến pháp năm 1954 mang lại cho vùng này quyền tự trị rộng rãi hơn. Suriname giành được độc lập năm 1975.
Cuộc đảo chính quân sự năm 1980 đưa Đại tá Desi Bouterse lên cầm quyền. Từ năm 1982, phong trào kháng chiến du kích phát triển ở miền Nam và miền Đông, buộc giới quân nhân chấp nhận tiến trình dân chủ hóa. Năm 1988, Ramsewak Shankar được bầu làm Tổng thống, trong khi Desi Bouterse vẫn cầm quyền kiểm soát quân đội. Năm 1990, giới quân nhân trở lại cầm quyền. Năm 1991, Ronald Venetiaan, ứng cử viên thuộc liên minh đối lập với quân đội đắc cử Tổng thống. Năm 1992, một hiệp định hòa bình được kí kết giữa Chính phủ và quân du kích.
Sau khi chấm dứt cuộc nội chiến, Suriname ra sức tái thiết kinh tế đất nước. Năm 1997, Jules Wijdenbosch, được sự hậu thuẫn của Bourterse, đắc cử Tổng thống. Năm 1999, một tòa án Hà Lan kết án tù vắng mặt đối với Desi Bouterse vì tội buôn lậu ma túy. Năm 2000, Ronald Venetiaan trở lại cầm quyền và ra sức tái thiết kinh tế với sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Hà Lan.

Kinh tế

Trụ sở Bộ Tài Chính Suriname.
Nông nghiệp chủ yếu là ngành trồng trọt (lúa, mía, chuốicam), các nguồn lợi khác thu nhập từ đánh bắt và khai thác gỗ. Bauxitnhôm được sản xuất tại chỗ nhờ các công trình thủy điện và cũng là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Tình trạng tham nhũng, lạm phát và thiếu năng lực kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Văn hóa

Suriname là nơi giao hòa của nhiều dòng chảy văn hóa Phi, Mỹ - Anh Điêng, [châu Á], Do TháiHà Lan. Tất cả phản ánh qua phong tục tập quán cũng như phong cách sống của con người vốn đa dạng nhưng cũng rất hài hòa.
Thủ đô cũng là hải cảng lớn Paramaribo nằm ngay cửa sông Suriname. Kiến trúc nổi bật gây ấn tượng với du khách về một thời thuộc địa Hà Lan, và đó cũng là lý do Paramaribo trở thành Di sản thế giới do UNESCO công nhận.
Suriname được độc lập năm 1975 khi thoát khỏi ách thống trị của người Hà Lan.
Ngôn ngữ chính thức ở Suriname là tiếng Hà Lan và tiếng Anh. Ngoài ra, còn có tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Sarnami (một tiếng địa phương của người Hindi), tiếng Java, Trung Quốc (tiếng Phổ thông, tiếng Quảng Đôngtiếng Hakka).

Chính trị

Phủ Tổng Thống ở thủ đô Paramaribo.
Tòa nhà Quốc Hội Suriname.
Tòa án Tối cao Suriname.
Surimane theo chính thể cộng hòa.
Đứng đầu nhà nước là tổng thống. Đứng đầu chính phủthủ tướng. Tổng thống và Phó Tổng thống (đồng thời là Thủ tướng) do quốc hội bầu ra, nhiệm kì 5 năm. Tổng thống chỉ định các thành viên của Nội các. Hội đồng Nhà nước gồm 14 thành viên được chỉ định. Hội đồng Nhà nước lãnh đạo Quốc hội.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm 51 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao, các thẩm phán được đề cử suốt đời.
Các đảng phái chính gồm có: Mặt trận mới (NF), Đảng Cải cách tiến bộ (VHP), Đảng Quốc gia Suriname (NPS), Đảng Thống nhất và đoàn kết dân tộc (KTPI), Đảng Lao động Suriname (CSPA), Đảng Dân chủ dân tộc (NDP), v.v..

Hành chính

Bản đồ 10 khu vực hành chính của Suriname.
Suriname được chia thành 10 quận:
1.Brokopondo
2.Commewijne
3.Coronie
4.Marowijne
5.Nickerie
6.Para
7.Paramaribo
8.Saramacca
9.Sipaliwini
10.Wanica

Nhân khẩu

Dân số Surimane hiện khoảng 470,784 người. Gồm các nhóm dân tộc: Hindustani (còn được gọi là "người Ấn Độ phương Đông" tổ tiên của họ di cư từ Bắc Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19) chiếm 37% dân số, người Creole chiếm 31%, người Java 15%, người Maroon 10%, người Hoa 2%, người Da Trắng 1%, người bản xứ 2%. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Hà Lan, ngoài ra còn có tiếng Anh, tiếng Hindustani (thổ ngữ của tiếng Hindi), tiếng Java.
Tôn giáo chiếm ưu thế trong nước là Kitô giáo chiếm 40,7% dân số gồm Công giáo La Mã và các giáo phái khác nhau của đạo Tin Lành, Giáo Hội Moravian là lâu đời nhất và lớn nhất.
Ấn giáo chủ yếu tập trung ở vùng ven biển phía Bắc của Suriname. Nhất người Ấn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Theo điều tra dân số năm 2004, 23,9% dân số Surinam thực hành Ấn Độ giáo. Ấn giáo chủ yếu tập trung ở Nickerie, WanicaSaramacca. Đây là những nơi Ấn giáo là nhóm tôn giáo lớn nhất.
Theo điều tra dân số gần đây nhất, Hồi giáo ở Suriname chiếm khoảng 13,5% tổng dân số của đất nước, đem lại cho đất nước này tỷ lệ phần trăm người Hồi giáo cao nhất trên lục địa châu Mỹ.
Người Hồi giáo đầu tiên đến Suriname là những nô lệ đến từ châu Phi. Nhóm tiếp theo của người Hồi giáo đến đất nước này bao gồm người lao động giao kèo từ Nam ÁIndonesia, mà hầu hết người Hồi giáo ngày nay ở Suriname là hậu duệ.[2]

Du lịch

Chú thích

  1. ^ http://hdr.undp.org/en/media/HDI_2008_EN_Tables.pdf
  2. ^ ^ a b c d e f g Central Intelligence Agency (2012). "Suriname". The World Factbook. Retrieved 22 May 2012.

Tham khảo

Phương tiện liên quan tới Suriname tại Wikimedia Commons

Trận Montgisard

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Montgisard
Một phần của Thập tự chinh
Schlacht von Montgisard 2.jpg
Trận đánh Montgisard, 1177, của Charles Philippe Larivière
.
Thời gian 25 tháng 11 năm 1177
Địa điểm Montgisard, gần Ramla
Kết quả Thập tự quân chiến thắng
Tham chiến
Flag of Kingdom of Jerusalem.svg Vương quốc Jerusalem
Cross of the Knights Templar.svg Hiệp sĩ dòng Đền
Flag of Ayyubid Dynasty.svg Nhà Ayyub
Chỉ huy
Baldwin IV của Jerusalem
Odo de St Amand
Raynald của Châtillon
Saladin


Lực lượng
475 tu sĩ dòng Đền,
một vài nghìn bộ binh
~26.000
Tổn thất
1.100 bị giết
750 bị thương
23,000
.
Trận Montgisard là trận chiến giữa vương triều AyyubVương quốc Jerusalem vào ngày 25 tháng 11 năm 1177. Vị vua 16 tuổi Baldwin IV đang bị ảnh hưởng một cách trầm trọng bởi bệnh phong, nhưng ông vẫn dẫn đầu một số lực lượng Thiên chúa giáo chiến đấu chống lại quân đội của Saladin. Lực lượng Hồi giáo đã bị tiêu diệt và thương vong của họ là rất lớn, chỉ có một phần quân đội có thể tẩu thoát đến được nơi an toàn.

Bối cảnh

Năm 1177, vua Baldwin IVPhilippe của Alsace, người vừa đặt chân vào cuộc hành hương, đã lên kế hoạch liên minh với đế quốc Byzantine cho một cuộc tấn công bằng đường biển vào Ai Cập nhưng không số nào trong các kế hoạch này được thực hiện.
Trong khi đó, Saladin lại có kế hoạch xâm lược của riêng mình vào Vương quốc Jerusalem từ Ai Cập. Biết được kế hoạch này của Saladin, Baldwin IV rời Jerusalem và mang theo William xứ Tyrus và đi cùng chỉ với có 375 hiệp sĩ để cố gắng lập một phòng tuyến ở Ascalon, nhưng Baldwin đã bị chặn lại bởi một đội quân được cử đi bởi Saladin, người mà theo William của Tyrus, phải có đến 26.000 lính. Cùng đi với Baldwin có Raynald của Châtillon, lãnh chúa của Oultrejordain, người chỉ mới được thả từ nơi bị giam cầm ở Aleppo trong năm 1176. Raynald là một kẻ thù quyết liệt của Saladin và là người chỉ huy quân đội có hiệu quả thay mặt vua Baldwin lúc này quá đau ốm với bệnh phong. Ngoài ra với quân đội Thiên chúa giáo còn được giúp đỡ bởi Odo de St Amand, Đại thủ lĩnh của Hiệp sĩ Dòng Đền, Baldwin của Ibelin, anh trai của Balian, Reginald của SidonJoscelin III của Edessa. Một lực lượng Dòng Đền nữa đã cố gắng để gia nhập với Baldwin ở Ascalon, nhưng họ cũng lại bị bao vây tại Gaza.

Diễn biến

Saladin tiếp tục cuộc hành binh của ông về hướng Jerusalem và nghĩ rằng Baldwin sẽ không dám bám theo ông chỉ với một toán quân lèo tèo vài người như vậy. Ông đã tấn công các vùng Ramla, LyddaArsuf, nhưng vì cho rằng Baldwin không phải là một mối nguy hiểm, ông cho phép quân đội của mình dàn trải ra trên một diện tích lớn để cướp bóc và tìm kiếm lương thực. Tuy nhiên, Saladin lại chưa biết rằng lực lượng mà ông để lại để ngăn chặn vị vua của Jerúalem là không đủ và bây giờ cả Baldwin và các Hiệp sỹ Dòng Đền đã hành quân để đánh chặn ông trước khi ông tới được Jerusalem.
Các Kitô hữu, được dẫn đầu bởi nhà vua Baldwin IV đã đuổi theo người Hồi giáo dọc theo bờ biển, cuối cùng đã chộp được kẻ thù của họ ở Mons Gisardi, gần Ramla.[1] Saladin đã bị tấn công hoàn toàn bất ngờ. Quân đội của ông đang ở trong tình trạng lộn xộn, không có đội hình chiến đấu và mệt mỏi từ một cuộc hành quân kéo dài. Quân đội Hồi giáo, trong trạng thái hoảng loạn, đã tranh giành để lập phòng tuyến chiến đấu chống lại kẻ thù.[2] Tuy nhiên, ở phía xa, quân đội Kitô giáo hoàn toàn câm lặng. Vua Baldwin đã ra lệnh đưa di tích của Cây Thánh giá linh thiêng lên ở phía trước của các hàng quân.[3] Nhà vua với một cơ thể thiếu niên đã bị tàn phá ghê gớm bởi bệnh phong, đã xuống ngựa dưới sự giúp sức của các võ sỹ hộ vệ của mình và quỳ xuống trước cây thánh giá. Ông đã cầu nguyện để Thiên Chúa mang cho họ chiến thắng và đứng lên trên đôi chân của mình để cổ vũ quân đội. Khi quân đội của Saladin vội vàng để chuẩn bị chiến đấu, Baldwin đã bắt đầu cho phi ngựa tấn công trên mặt cát.
Quân đội Jerusalem lao ầm ầm như núi lở vào người Hồi giáo lúc này vẫn đang cố gắng nhanh chóng sắp xếp đội hình và gây thương vong rất lớn cho người Hồi giáo. Nhà vua chiến đấu với hai bàn tay băng bó để che dấu vết thương khủng khiếp và nỗi đau đớn của mình và lao trận hỗn chiến dày đặc, quân đội của Saladin đã nhanh chóng bị áp đảo. Họ đã cố gắng chạy trốn nhưng rất khó để trốn thoát. Bản thân Saladin phải tránh để bị bắt sống bằng cách nhảy lên trên lưng một con lạc đà đua.[4]
Vua Baldwin đã chiến thắng hoàn toàn. Ông đã hoàn toàn phá hủy lực lượng xâm lược, chiếm lại được đoàn hành lý của Saladin và giết chết Ahmad, cháu trai của ông ta.
Baldwin đã cho truy kích Saladin cho đến khi màn đêm xuống và sau đó rút về nghỉ ngơi ở Ascalon. Bị ngập lụt bởi mười ngày mưa lớn và đau khổ mất đến khoảng chín mươi phần trăm của quân đội của mình, bao gồm cả vệ sĩ riêng người Mamluk của ông, Saladin bỏ chạy trở lại Ai Cập và bị quấy rối bởi người Bedouin trên đường rút quân. Chỉ có chưa đến một phần mười quân đội của ông đã quay được trở lại Ai Cập cùng với ông ta.

Sau đó

Baldwin kỷ niệm chiến thắng của mình bằng cách dựng một tu viện dòng Bê-nê-đích trên chiến trường, dành riêng cho Thánh Catherine xứ Alexandria, người có ngày lễ trùng hợp vào ngày xẩy ra trận đánh. Tuy nhiên, đó là một chiến thắng khó nhọc; Roger des Moulins, Đại thủ lĩnh của Hiệp sĩ Cứu tế, ghi lại rằng phe Thập tự quân có 1.100 người bị giết và 750 người bị thương và trở về được nhà. Saladin, vì sợ rằng liên minh lỏng lẻo của Ai Cập với chư hầu Syria của ông sẽ bị tan vỡ bởi thất bại này nên đã cho tuyên truyền rằng các Kitô hữu đã bị bại trận trong trận chiến này.
Trong khi đó, Raymond III của TripoliBohemund III của Antioch đang hợp tác với Philip của Alsace để tiến hành một cuộc chinh phạt hiểm vào thành phố Ha-rim ở Syria, những cuộc vây hãm Ha-rim kéo dài đến tận năm 1178, và việc Saladin bị đánh bại tại Montgisard đã ngăn cản ông này giải vây cho chư hầu Syria của mình. Mặc dù vậy chỉ sau một năm tương đối hòa bình, vào năm 1179 Saladin đã có thể tiếp tục các cuộc tấn công của mình vào vương quốc Jerusalem, bao gồm cả chiến thắng của ông ta tại trận Marj Ayyun năm đó. Sự kiện này đã dẫn đến các cuộc chiến liên tục kéo dài gần một thập kỷ mà đỉnh cao của chiến thắng của Saladin trước Thập tự quân tại trận Hattin vào năm 1187.
Sau khi rút quân, Saladin đã tổ chức lại quân đội của ông ở Ai Cập nhờ sự hỗ trợ của em trai ông Turan-Shah và sau đó ông đã tiếp đón sứ giả của vị vua Seljuq hùng mạnh Kilij Arslan.[5]

Tham khảo

  1. ^ possibly at Tell el-Jezer Lane-Poole 1906, tr. 154–155, hoặc Kfar Menahem Lyons & Jackson 1982, tr. 123
  2. ^ Malcolm Cameron Lyons, D. E. P. Jackson Cambridge University Press, Aug 20, 1984
  3. ^ Lane-Poole 1906, tr. 154–155
  4. ^ Ralph de Diceto (Radulf de Diceto decani Lundoniensis) Ymagines historiarum
  5. ^ http://books.google.com.pk/books?id=yKMEodaT-jEC&pg=PA254&lpg=PA254&dq=saladin+quotes&source=bl&ots=7it7CAnC4P&sig=_ItXBfh9Zx2Iumi89z_MLNKOYIY&hl=en&sa=X&ei=DUaMT72DPfTV4QTP7u26CQ&ved=0CFgQ6AEwCDgU#v=onepage&q=saladin%20quotes&f=false

Tài liệu tham khảo

Đọc thêm

  • Baha ad-Din ibn Shaddad, The Rare and Excellent History of Saladin, ed. D. S. Richards, Ashgate, 2002.
  • Willemi Tyrensis Archiepiscopi Chronicon, ed. R. B. C. Huygens. Turnholt, 1986.
  • Bernard Hamilton, The Leper King and his Heirs, Cambridge University Press, 2000.
  • Steven Runciman, A History of the Crusades, vol. II: The Kingdom of Jerusalem and the Frankish East, 1100–1187. Cambridge University Press, 1952.
  • R. C. Smail, Crusading Warfare, 1097–1193. Cambridge University Press, 1956.

Prajadhipok

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Prajadhipok
Vương Rama VII
King Prajadhipok portrait photograph.jpg
Quốc vương Xiêm
Tại vị 25 tháng 11 năm 1925 – 2 tháng 3 năm 1935
Đăng quang 25 tháng 2 năm 1926
Tiền nhiệm Vajiravudh (Rama VI)
Thủ tướng Phraya Manopakorn Nititada
Phot Phahonyothin
Kế nhiệm Ananda Mahidol (Rama VIII)
Thông tin chung
Phối ngẫu Rambhai Barni Svastivatana
Hoàng tộc triều Chakri
Thân phụ Chulalongkorn
Thân mẫu Saovabha Bongsri
Tôn giáo Phật giáo
Phra Bat Somdet Phra Poramintharamaha Prajadhipok Phra Pok Klao Chao Yu Hua (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระปรมินทรมหาประชาธิปกฯ พระปกเกล้าเจ้าอยู่หัว; 8 tháng 11 năm 1893 – 30 tháng 5 năm 1941), hay Rama VII, là quân chủ thứ bảy của vương triều Chakri tại Xiêm. Ông là vị quân chủ chuyên chế cuối cùng, cũng là vị quân chủ lập hiến đầu tiên của quốc gia. Triều đại của ông là một thời kỳ sóng gió tại Xiêm với các biến đổi to lớn về chính trịxã hội trong cuộc cách mạng năm 1932. Ông là vị quân chủ duy nhất của Xiêm thoái vị cho đến nay.

Cuộc sống ban đầu

Prajadhipok's coronation records - 003.jpg
Somdet Chaofa Prajadhipok Sakdidej sinh ngày 8 tháng 11 năm 1893 tại Bangkok, Xiêm (tức Thái Lan ngày nay), là con của Quốc vương Chulalongkorn và Vương hậu Saovabha Bongsri. Vương tử Prajadhipok là út trong số chín người con giữa quốc vương và vương hậu, song là người con áp út trong tổng số 77 người con, là con trai thứ 33 và nhỏ nhất của Quốc vương Chulalongkorn.[1]
Không chắc chắc có thể kế vị, Vương tử Prajadhipok lựa chọn theo nghiệp quân nhân. Giống như nhiều người con của phụ vương, ông được gửi ra ngoại quốc để học tập, đến Trường nội trú Eton vào năm 1906, sau đó là Học viện quân sự Woolwich và tốt nghiệp năm 1913. Ông nhận một nhiệm vụ tại Trung đoàn Royal Horse Artillery của Lục quân Anh Quốc đóng tại Aldershot. Năm 1910, Chulalongkorn qua đời, người kế vị là Thái tử Vajiravudh (cũng do Vương hậu Saovabha sinh), tức Quốc vương Rama VI. Vương tử Prajadhipok được phong sĩ quan trong cả Lục quân Anh Quốc và Lục quân Vương thất Xiêm. Do Thế chiến thứ nhất bùng nổ và Xiêm tuyên bố trung lập, Quốc vương Vajiravudh lệnh cho Prajadhipok phải từ bỏ chức sĩ quan Anh Quốc và trở về Xiêm ngay lập tức, khiến Vương tử bối rối do ông muốn cùng những binh sĩ của mình phục vụ trên Mặt trận phía Tây. Khi về đến quê hương, Prajadhipok trở thành một quan chức quân đội cấp cao của Xiêm. Năm 1917, ông tạm thời trở thành một hòa thượng, theo tục lệ của toàn bộ nam giới tại Xiêm.
Vào tháng 8 năm 1918, Vương tử Prajadhipok kết hôn với người bạn từ thuở nhỏ, cũng là em họ là Mom Chao Rambhai Barni, một hậu duệ của Quốc vương (cũng là ông nội của Prajadhipok) và Vương phi Piam. Họ kết hôn tại Cung điện vương thất Bang Pa-In và được Quốc vương chúc phúc.
Sau khi chiến tranh tại châu Âu kết thúc, ông đến École Superieure de Guerre tại Pháp, rồi trở về Xiêm phục vụ trong quân đội Xiêm. Trong thời gian này, ông được ban thêm tước hiệu Krom Luang Sukhothai (Sukhothai vương). Prajadhipok sinh sống một cách khá yên tĩnh với vương phi tại dinh thự của họ là Cung điện Sukhothai, bên cạnh sông Chao Phraya, song họ không có con. Prajadhipok có thứ bậc kế vị tăng lên nhanh chóng do các anh trai của ông đều qua đời trong một thời kỳ tương đối ngắn ngủi. Năm 1925, Quốc vương Vajiravudh cũng qua đời ở tuổi 44, Prajadhipok trở thành quân chủ ở tuổi 32. Ông tiến hành nghi lễ tức vị quốc vương Xiêm vào ngày 25 tháng 2 năm 1926.

Tôn hiệu

Khi là quân chủ, Prajadhipok được đề cập đến với tôn hiệu Phrabat Somdet Phra Pokklao Chao Yuhua (พระบาทสมเด็จพระปกเกล้าเจ้าอยู่หัว) và trong các tài liệu chính thức là Phrabat Somdet Phra Poraminthramaha Prajadhipok Phra Pokklao Chao Yuhua (พระบาทสมเด็จพระปรมินทรมหาประชาธิปก พระปกเกล้าเจ้าอยู่หัว). Người Thái hiện nay thường gọi ông là Ratchakan thi Chet (rức. 'Triều đại thứ bảy') hay thông tục hơn là, Phra Pok Klao (พระปกเกล้า).

Quân chủ chuyên chế cuối cùng

Prajadhipok trong ngày đăng cơ
Chưa chuẩn bị nhiều cho nhiệm vụ mới, song Prajadhipok là người thông minh, có tài ngoại giao với người khác, khiêm tốn và hiếu học. Tuy nhiên, ông phải kế thừa các vấn đề nghiêm trọng từ người tiền nhiệm, trong đó cấp bách nhất là vấn đề kinh tế. Quốc khố thâm hụt nặng nề, và tài chính của vương thất rất gay go, trong khi đó trên thế giới đang diễn ra Đại khủng hoảng.
Trong vòng nửa năm, chỉ ba trong số 12 bộ trưởng dưới thời Vajiravhud tiếp tục phụng sự tân quốc vương, những người còn lại bị thay thế bằng các thành viên trong vương thất. Mặc dù những người được bổ nhiệm có tài năng và kinh nghiệm, song điều này cũng là dấu hiệu của nền chính trị đầu sỏ vương thất. Quốc vương rõ ràng có ý thể hiện rằng muốn đoạn tuyệt với triều đại thứ sáu mất tín nhiệm, và sự lựa chọn nhân sự cho các vị trí cấp cao của ông thể hiện ước muốn khôi phục một chính phủ theo kiểu Chulalongkorn.[2]
Trong khi tiến hành cải cách để khôi phục lòng tin đối với quân chủ và chính phủ, Prajadhipok trong hành động gần như là đầu tiên trên địa vị quốc vương, đã công bố thiết lập Hội đồng Tối cao Nhà nước Xiêm. Hội đồng cơ mật này được hình thành từ một số thành viên có kinh nghiệm và rất có thẩm quyền của vương thất, bao gồm nguyên Bộ trưởng Nội vụ (và là cánh tay phải của Quốc vương Chulalongkorn), Vương tử Damrong Rajanubhab. Các vương tử này dần củng cố quyền lực cho bản thân, giữ độc quyền toàn bộ các vị trí bộ trưởng chủ yếu và bổ nhiệm con hoặc em vào các chức vụ hành chính và quân sự. Nhiều người trong số học cảm thấy đó là nhiệm vụ mà họ phải thực hiện để sửa đổi những sai lầm của triều đại trước, song các hành động của họ nói chung không được đánh giá cao, do chính phủ thất bại trong việc truyền đạt với công chúng về mục đich của các chính sách mà họ theo đuổi là nhằm khắc phục phung phí tài chính dưới thời Vajiravhud.[3]
Không giống như người tiền nhiệm, Prajadhipok cần mẫn đọc hầu như toàn bộ các văn thư quốc gia, từ những đệ trình của bộ trưởng cho đến thỉnh cầu của thần dân. Quốc vương tiếp nhận bình luận và gợi ý từ một loạt các chuyên gia và nghiên cứu cúng một cách cẩn thận, lưu ý đến những điểm tốt trong mỗi đệ trình, song khi có sẵn nhiều lựa chọn khác nhau thì ông hiếm khi có thể chọn ra một và loại bỏ những phương án khác. Ông cũng thường dựa vào Hội đồng Tối cao để có thể đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
Năm 1932, quốc gia đắm chìm trong đình trệ, Hội đồng Tối cao lựa chọn cách tiền hành cắt giảm chi tiêu công, bảng lương dân sự, ngân sách quân sự. Quốc vương đã nhìn thấy trước rằng các chính sách có thể gây nên bất mãn, đặc biệt là trong quân đội, và do đó ông đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt gồm các quan chức để giải thích tại sao việc cắt giảm lại cần thiết. Trong bài nói chuyện, ông mở đầu:
Bản thân trẫm không biết gì về tài chính, và toàn bộ những gì Trẫm có thể làm là lắng nghe ý kiến của người khác và lựa chọn điều tốt nhất... Nếu Trẫm có sai sót, Trẫm thực đáng được người dân Xiêm thứ lỗi.
Nhiều người giải thích những lời của ông không phải là một lời kêu gọi thẳng thắn để thông cảm và hợp tác, mà là một dấu hiệu cho sự yếu kém của ông và chứng minh rằng hệ thống cai trị chuyên quyền có thể sai lầm nên bị thủ tiêu.[4]
Quốc vương Prajadhipok chuyển sự chú ý sang vấn đề chính trị tương lai của Xiêm. Lấy cảm hứng từ Anh Quốc, Quốc vương muốn cho phép thường dân có tiếng nói trong các vấn đề của quốc gia bằng việc thiết lập một nghị viện. Một hiến pháp dự trù được lệnh soạn thảo, song các ước muốn của Quốc vương bị các cố vấn bác bỏ. Đứng đầu trong số họ là Vương tử Damrong và Francis B. Sayre, cố vấn của Xiêm trong các vấn đề đối ngoại, họ cảm thấy rằng cư dân Xiêm chưa chín chắn về chính trị và chưa sẵn sàng cho dân chủ[5] - một kết luận mà những người sáng lập Đảng Nhân dân cũng chủ trương.[3]

Đảo chính năm 1932

Một nhóm nhỏ các binh sĩ và công chức bắt đầu bí mật lên kế hoạch lập nên một chính phủ lập hiến cho vương quốc. Các nỗ lực của họ lên đến cực điểm trong cuộc "cách mạng" gần như không đổ máu diễn ra vào sáng ngày 24 tháng 6 năm 1932 của những người tự xưng là Khana Ratsadon (Khana Ratsadorn - คณะราษฎร). Trong khi Prajadhipok đang ở tại Cung điện Klaikangworn xa tận Hua Hin, những người âm mưu kiểm soát được Ngự hội quán Ananda Samakhom tại Bangkok và bắt giữ một số quan chức chủ chốt (chủ yếu là các vương thân). Đảng Nhân dân yêu cầu Prajadhipok trở thành một vị quân chủ lập hiến và trao cho người dân Thái một hiến pháp. Quốc vương chấp thuận ngay lập tức, và hiến pháp "vĩnh viễn" đầu tiên được ban hành vào ngày 10 tháng 12.
Việc Prajadhipok trở về Bangkok vào ngày 26 tháng 6 xua tan các suy nghĩ rằng những người âm mưu có thể tuyên bố hình thành một nền cộng hòa. Sau đó, một trong những hành động đầu tiên của Quốc vương là tiếp đón những những người lãnh đạo cuộc đảo chính trong một buổi hội kiến trọng thể. Khi những người này bước vào phòng, Quốc vương chào đón họ, trái với truyền thống Xiêm là các quân chủ vẫn ngồi khi thần dân cúi chào, Prajadhipok biết rằng hoàn cảnh nay đã thay đổi.[3]

Quân chủ lập hiến đầu tiên

Quốc vương Prajadhipok ký Hiến pháp Vương quốc Xiêm năm 1932 vào ngày 10 tháng 12 năm 1932
Mối quan hệ giữa Quốc vương với Đảng Nhân dân nhanh chóng xấu đi, đặc biệt là sau khi lãng đạo Đảng Nhân dân là Phraya Phahol Phonphayuhasena lật đổ chức vụ Thử tướng của Phraya Manopakorn Nititada.
Vào tháng 10 năm 1933, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng-Vương thân Boworadej đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính phủ. Trong cuộc nổi dậy, Vương thân huy động một số đơn vị đồn trú ở các tỉnh và tiến về Bangkok, chiếm sân bay Don Muang. Vương thân Boworadej cáo buộc chính phủ bất kính với quân chủ và đề xướng chủ nghĩa cộng sản, yêu cầu các nhà lãnh đạo chính phủ phải từ chức. Boworadej hy vọng rằng các đơn vị đồn trú tại Bangkok sẽ ủng hộ mình, song các chỉ huy của họ quyết định vẫn trung thành với chính phủ. Hải quân Vương thất Thái Lan tuyên bố trung lập và rời đến các căn cứ ở phía nam. Sau khi xảy ra giao tranh ác liệt gần Don Muang, đội quân được trang bị kém của Boworadej bị đánh bại và Vương thân phải chạy sang lưu vong ở Đông Dương thuộc Pháp.
Không có bằng chứng cho thấy Prajadhipok có bất kỳ ủng hộ nào cho cuộc nổi dậy.[6] Tuy thế, cuộc nổi dậy vẫn khiến thanh thế của Quốc vương bị suy giảm. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Prajadhipok ngay lập tức thông báo với chính phủ rằng ông lấy làm tiếc về xung đột và nội loạn. Cặp đôi vương thất sau đó đi ẩn náu tại Songkhla, nằm ở cực nam đất nước. Sự rút lui của Quốc vương khỏi vấn đề bị Đảng Nhân dân xem là một thất bại trong việc thi hành bổn phận của ông. Do ông không hoàn toàn ủng hỗ chính phủ, lòng tín của họ vào ông đã xói mòn.
Quốc vương Prajadhipok và Vương hậu Rambhai Barni cùng với Konstantin von Neurath tại Đức, 1934.
Năm 1934, Nghị viện bỏ phiếu sửa đổi các bộ luật về hình sự dân sự và quân sự. Một trong những thay đổi được đề xuất là cho phép án tử hình được thi hành mà không cần Quốc vương phê chuẩn.[7] Quốc vương phản đối, và trong hai lá thư gửi đến Nghị viện, ông trình bày rằng chấm dứt tập quán lâu đời sẽ khiến người dân nghĩ rằng chính phủ muốn có quyền ký lệnh tử hình để loại bỏ những đối thủ chính trị. Như một sự thỏa hiệp, ông đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này.[8] Nhiều người trong Nghị viện tức giận, họ cảm thấy Quốc vương ngụ ý rằng Nghị viện không thực sự đại diện cho ý nguyện của nhân dân và tiến hành bỏ phiếu để tái khẳng định những thay đổi về luật hình sự.[9]
Quan hệ với Đảng Nhân dân xấu đi trong một thời gian, Prajadhipok đi kinh lý châu Âu trước khi viếng thăm Anh để điều trị y tế. Ông tiếp tục trao đổi thư tín với chính phủ, tập trung vào các điều kiện để ông có thể tiếp tục phụng sự, cũng như giữ lại một số đặc quyền vương thất truyền thống, chẳng hạn như lệnh ân xá, ông muốn giảm thiểu tính chất ngày càng dân chủ của chế độ mới.[6] Hiệp định đạt được trên vấn đề luật hình sự, song Prajadhipok cho biết ông không muốn trở về quê hương trước khi có sự đảm bảo nhất định đối với an toàn của bản thân, và hiến pháp được sửa đổi để Nghị viện trở thành một thể chế hoàn toàn được hình thành bầu cử. Chính phủ từ chối tuân theo, và vào ngày 14 tháng 10, Prajadhipok tuyên bố ý định sẽ thoái vị trừ khi yêu cầu của ông được đáp ứng.

Thoái vị

Đảng Nhân dân bác bỏ tối hậu thư, và vào ngày 2 tháng 3 năm 1935, Prajadhipok thoái vị, thay thế là Ananda Mahidol. Prajadhipok đưa ra một tuyên bố ngắn gọn để chỉ trích chế độ. Là một nhà dân chủ duy tâm, cựu vương được cho là có lý do hợp lý để than phiền.[2] Cho đến nay, Prajadhipok là vị quân chủ duy nhất từng thoái vị trong lịch sử Thái Lan.[10]
Phản ứng đối với sự kiện Quốc vương thoái vị là im lặng, mọi người đều lo sợ những gì có thế xảy ra tiếp theo. Chính phủ kiềm chế trước tuyên bố thoái vị của Quốc vương do lo sợ sẽ kích động thêm tranh cãi. Những người phản đối chính quyền giữ im lặng vì họ cảm thấy bị đe dọa và bị Quốc vương bỏ rơi, trong khi Quốc vương là người duy nhất mà họ cho là có thể đứng lên khởi xướng. Nói theo cách khác, chế độ quân chủ chuyên chế bị Đảng Nhân dân thay thế, với quân đội thể hiện vai trò mờ nhạt là người phân xử quyền lực cuối cùng.[3]

Cuộc sống sau khi thoái vị

Một bức tượng Quốc vương tại Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Nonthaburi
Ông dành thời gian còn lại trong cuộc đời cùng Vương hậu Rambhai Barni tại Anh. Vào thời điểm thoái vị, cặp đôi sống tại Knowle House, Surrey, ngay bên ngoài Luân Đôn. Tuy nhiên, căn nhà này không thực sự phù hợp cho sức khỏe của ông, do vẫn ông chuyển đến Glen Pammant cũng tại Surrey, một căn nhà nhỏ hơn song có nhiều không gian hơn để đi dạo. Họ ở lại đây trong hai năm. Cặp đôi không có con cái, song nhận nuôi một cháu trai của một trong các em ruột của Quốc vương Chulalongkorn. Người con nuôi này là Vương tử Jirasakdi, sau đó trở thành một phi công trong Air Transport Auxiliary của Anh Quốc, song qua đời trong tai nạn máy bay vào năm 1942.
Sau đó họ chuyển đến Vane Court, ngôi nhà cổ nhất tại làng BiddendenKent, có một cuộc sống thanh bình tại dây, làm vườn vào buổi sáng và viết tự truyện vào buổi chiều. Năm 1938, cặp đôi vương thất chuyển đến Compton House, tại làng WentworthVirginia Water, Surrey.
Do Quân Đức oanh tạc Anh Quốc vào năm 1940, cặp đôi lại phải di chuyển, đầu tiên là đến một căn nhà nhỏ tại Devon, và sau đó là đến Lake Vyrnwy Hotel tại Powys, Wales, nơi cựu vương bị nhồi máu cơ tim. Cặp đôi trở về Compton House do ông bày tỏ muốn được lìa đời tại đó. Quốc vương Prajadhipok qua đời vì suy tim vào ngày 30 tháng 5 năm 1941.
Lễ hỏa táng được tổ chức tại Hỏa táng trường Golders Green ở Bắc Luân Đôn. Nó là một sự kiện đơn giản, chỉ với sự tham gia của Vương hậu Ramphai và một số người thân thiết. Vương hậu Ramphaiphanni ở tại Compton House thêm tám năm trước khi trở về Thái Lan vào năm 1949, mang theo tro hỏa táng của Quốc vương.
Cuốn tự truyện của ông chỉ mới được viết đến phần năm 25 tuổi.

Tham khảo

  1. ^ Soravij.com: Siamese Royalty. The Descendants of King Rama V of Siam. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009
  2. ^ a ă Terwiel, B.J. (2005) Thailand's Political History: From the Fall of Ayutthaya to Recent Times. River Books.
  3. ^ a ă â b Stowe, Judith A. (1990) Siam becomes Thailand. Hurst & Company.
  4. ^ Vella, Walter (1955) The Impact of the West on Government in Thailand. University of California Press.
  5. ^ Batson, Benjamin (1974) Siam's Political Future: Documents from the End of the Absolute Monarchy. Cornell University
  6. ^ a ă Wyatt, David K. (1982) Thailand: A Short History. New Haven.
  7. ^ Bangkok Times Weekly Magazine (22 August 1934).
  8. ^ Sivaram, M. (1936) The New Siam in the Making. Bangkok.
  9. ^ Bangkok Times Weekly Magazine (1 October 1934).
  10. ^ Gerald W. Fry, Gayla S. Nieminen, Harold E. Smith biên tập (2013). Historical Dictionary of Thailand. Scarecrow Press. tr. 9.

Liên kết ngoài

Prajadhipok
Vương triều Chakri
Sinh: 8 tháng 11 1893 Mất: 30 tháng 5 1941
Tiền vị:
Vajiravudh
Quốc vương Xiêm
1925–1935
Kế vị
Ananda Mahidol

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment