CNM365. Chào ngày mới 19 tháng 11. Ngày Quốc kỳ tại Brasil; Ngày Quốc khánh Monaco; Ngày Quốc tế Nam giới; Năm 461 – Nguyên lão Libius Severus trở thành hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, song quyền lực thực tế nằm trong tay Thống lĩnh Ricimer. Năm 1493 – Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. Năm 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg trong lễ Cung hiến nghĩa địa quân đội tại Gettysburg, Pennsylvania. Năm 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sao Thiên Vương (hình) chống lại các lực lượng phe Trục tại Stalingrad và các khu vực phụ cận.
Brasil
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Liên bang Brasil | |||||
---|---|---|---|---|---|
República Federativa do Brasil (tiếng Bồ Đào Nha) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Ordem e Progresso (Tiếng Bồ Đào Nha: "Trật tự và Tiến bộ") |
|||||
Quốc ca | |||||
Hino Nacional Brasileiro | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa liên bang | ||||
Tổng thống | Dilma Rousseff | ||||
Phó tổng thống | Michel Temer | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Bồ Đào Nha | ||||
Thủ đô | Brasília |
||||
Thành phố lớn nhất | São Paulo | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 8.514.877 km² 3.287.597 mi² (hạng 5) |
||||
Diện tích nước | 0,65 % | ||||
Múi giờ | UTC−2 đến −5; −3 chính thức; mùa hè: Tùy tiểu bang (UTC−2 đến −5) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
7 tháng 9 năm 1822 | Tuyên bố | ||||
29 tháng 8 năm 1825 | Công nhận | ||||
15 tháng 11 năm 1889 | Cộng hòa | ||||
5 tháng 10 năm 1988 | Hiến pháp hiện tại | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 199.321.413[1][2] người (hạng 5) | ||||
Dân số (2007) | 189.987.291 người | ||||
Mật độ | 22 người/km² (hạng 182)57 người/mi² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2010) | Tổng số: 2.090 tỷ USD (hạng 9) | ||||
GDP (danh nghĩa) (2008) | Tổng số: 1.572 tỷ USD (hạng 10) | ||||
HDI (2006) | 0,807 cao (hạng 70) | ||||
Hệ số Gini (2009) | 49,3 (cao) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Real Brasil (R$) (BRL ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .br | ||||
Mã điện thoại | 55 |
Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, Bolivia và Peru về phía tây, Argentina và Paraguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. phía đông Brasil là một đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brasil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, Rocas Atoll, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz.[4] Brasil tiếp giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ Ecuador và Chile.[4]
Brasil là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên cho Vương quốc Anh với Bồ Đào Nha và Algarves. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisbon đến Rio de Janeiro sau khi Napoleon xâm lược Bồ Đào Nha.[5] Brasil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu tiên là Đế quốc Brasil, sau đó trở thành một nước cộng hòa vào năm 1889 mặc dù nền lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội, có từ năm 1824, khi hiến pháp đầu tiên được thông qua.[5] Hiến pháp hiện nay xác lập Brazil là một nước cộng hòa liên bang.[6] Liên bang được hình thành bởi liên hiệp của Quận liên bang, 26 bang và 5.564 khu tự quản.[6][7]
Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa[8] và thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương.[9] Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế.[10] Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC. Brasil cũng là quê hương của môi trường tự nhiên và hoang dã phong phú và nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn.[4]
Mục lục
Lịch sử
Thời kỳ Tiền Colombo
Những hóa thạch được tìm thấy tại Brasil là bằng chứng về việc con người đã đến định cư tại vùng đất này ít nhất 8000 năm về trước. Tuy nhiên câu hỏi về việc ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhìn chung các nhà khảo cổ học cho rằng đó là những thợ săn người châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil. Tuy nhiên một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng những cư dân cổ hơn tại Brasil có nguồn gốc gần với người châu Úc và châu Phi bản địa.[11]Trong khi người da đỏ phía tây dãy núi Andes phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao, tiêu biểu như Đế chế Inca ở Peru thì người da đỏ ở Brasil lại sống theo hình thức bán du mục gồm săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt. Họ không có chữ viết hay xây dựng những công trình kiến trúc quy mô cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn, chủ yếu là qua đồ gốm. Khi người châu Âu tìm ra Brasil, mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ khoảng 1 triệu người. Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brasil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon.
Thuộc địa Brasil
Thời gian đầu, người Bồ Đào Nha không mấy mặn mà với Brasil mà tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Với nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức lớn, nhiều nước châu Âu khác như Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha.
Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đất này: cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia [12] song thường không thành công.
Đế chế Brasil
Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử. Năm 1815, vua João VI (John IV) của Bồ Đào Nha tuyên bố Brasil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Từ đó, về mặt danh nghĩa thì Brasil không còn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha. Khi João VI trở về Bồ Đào Nha vào năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brasil. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, trước phong trào đấu tranh của người dân, Pedro đã tuyên bố Brasil ly khai khỏi Bồ Đào Nha ("Độc lập hay là Chết") và thành lập Đế chế Brasil độc lập. Vua Pedro tự phong danh hiệu Hoàng đế Pedro I của Brasil và thường được biết đến với tên gọi Dom Predo.Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brasil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, vua Pedro II đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.
Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)
Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brasil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brasil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là Sao Paulo và Minas Gerais.Đến cuối thế kỉ 19, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho đường mía. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brasil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa.
Thời kỳ này, với tên gọi là "Nền Cộng hòa cũ" kết thúc vào năm 1930 do một cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getulio Vargas lên chức tổng thống.
Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964)
Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Ông đã cai trị Brasil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Sau năm 1930, chính phủ Brasil vẫn tiếp tục thành công trong các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil.Tổng thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getulio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đầy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới - chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brasil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954.
Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getulio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brasil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasilia.
Chế độ độc tài quân sự (1964-1985)
Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Sau cuộc đảo chính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Trong những năm đầu tiên sau đảo chính, kinh tế Brasil vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các chính sách cải cách kinh tế được ban hành. Nhưng sau đó, những cải cách này đã không phát huy được tác dụng và khiến nền kinh tế Brasil lâm vào tình trạng khó khăn. Nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng trong khi hàng ngàn người Brasil bị chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.Brasil từ năm 1985 đến nay
Năm 1985, Brasil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống Jose Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brasil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước[13].Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ.
Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brasil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì[14]. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brasil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực.
Chính trị
Chính phủ
Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang[15]. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang.Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là bà Dilma Rousseff, đắc cử tháng 10 năm 2010. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.
Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).
Luật pháp
Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống[16]. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản (leis orgânicas).Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng[17].
Quan hệ ngoại giao và quân đội
Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế[18]. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên và trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ sau Thế chiến thứ hai đến thập niên 1990, các chính phủ Brasil đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nước này ra tầm quốc tế bằng cách tập trung phát triển kinh tế và có một chính sách ngoại giao độc lập. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác.Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur)...
Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989[19].
Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 287.000 quân nhân vào năm 2006. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2006 ước tính đạt khoảng 2,6% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980[20]. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nước ngoài.
Phân chia hành chính
Các vùng
Lãnh thổ Brasil được chia thành năm vùng riêng biệt: Bắc, Đông Bắc, Trung Tây, Đông Nam và Nam.- Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brasil nhưng lại là vùng có số lượng dân cư thấp nhất. Vùng Bắc có mức độ công nghiệp hóa và phát triển thấp (ngoại trừ Manaus, là nơi có một khu công nghiệp miễn thuế). Đây là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới xanh tốt và nơi cư trú của một số lượng lớn người da đỏ.
- Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brasil. Vùng này có nền văn hóa đa dạng, bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu Phi và văn hóa thổ dân da đỏ. Đây cũng là vùng nghèo nhất Brasil. Vùng Đông Bắc có mùa khô kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
- Vùng Trung Tây là vùng có diện tích lớn thứ hai tại Brasil, nhưng mật độ dân số lại thấp. Thủ đô của Brasil - thành phố Brasília, thuộc vùng này. Đây là nơi có đầm lầy Pantanal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa Amazon nằm ở phía tây bắc. Về khí hậu, vùng này có hai mùa riêng biệt: mùa mưa (từ tháng 10 tới tháng 4) và mùa khô (từ tháng 5 tới tháng 9). Đây cũng là vùng nông nghiệp quan trọng nhất đất nước. Các thành phố lớn nhất là: Brasilia, Goiania, Campo Grande và Cuiaba.
- Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng dân số vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi có hai thành phố lớn nhất của Brasil: Rio de Janeiro và Sao Paulo. Cảnh quan vùng này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.
- Vùng Nam là vùng giàu có nhất tại Brasil (tính theo GDP bình quân đầu người), với tiêu chuẩn sống tốt nhất cả nước. Đây cũng là vùng lạnh nhất Brasil, thỉnh thoảng có thể xuất hiện băng giá và tuyết ở một số vùng cao. Vùng này có nhiều người nhập cư Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu người Đức, người Ý và người Slav, mang theo những ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa quê hương cũ của họ. Các thành phố lớn nhất là Curitiba và Porto Alegre.
Các bang
Brasil được tổ chức theo hình thức liên bang. Các bang của Brasil (estado) có quyền tự tổ chức chính phủ, pháp luật, duy trì an ninh công cộng và thu thuế. Chính phủ bang do một thống đốc bang (governador) đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra còn có một cơ quan lập pháp riêng của bang (assembléia legislativa).Brasil gồm 26 bang và 1 quận liên bang (distrito federal), tổng cộng là 27 đơn vị liên bang. Quận liên bang của Brasil bao gồm thủ đô của nước này, Brasilia.
Mỗi bang lại được chia thành nhiều hạt (municípios) với hội đồng lập pháp (câmara de vereadores) và một thị trưởng (prefeito) riêng. Các hạt này có quyền tự trị và về mặt hệ thống là độc lập với cả liên bang và chính phủ bang. Một hạt có thể gồm các thị trấn (distritos) khác bên cạnh khu vực, tuy nhiên các khu đô thị tự trị này không có chính phủ riêng biệt.
Tòa án được tổ chức ở mức liên bang và bang bên trong các quận được gọi là comarca. Một comarca có thể gồm nhiều khu đô thị tự trị.
Thứ tự | Bang | Thủ phủ |
---|---|---|
Vùng Bắc | ||
1 | Roraima | Boa Vista |
2 | Amapá | Macapá |
3 | Amazonas | Manaus |
4 | Pará | Belém |
5 | Tocantins | Palmas |
6 | Acre | Rio Branco |
7 | Rondônia | Porto Velho |
Vùng Trung Tây | ||
8 | Mato Grosso | Cuiabá |
9 | Goiás | Goiânia |
10 | Distrito Federal* | Brasilia** |
11 | Mato Grosso do Sul | Campo Grande |
Vùng Nam | ||
12 | Paraná | Curitiba |
13 | Santa Catarina | Florianópolis |
14 | Rio Grande do Sul | Porto Alegre |
Thứ tự | Bang | Thủ phủ |
---|---|---|
Vùng Đông Bắc | ||
15 | Maranhão | São Luís |
16 | Piauí | Teresina |
17 | Ceará | Fortaleza |
18 | Rio Grande do Norte | Natal |
19 | Paraíba | João Pessoa |
20 | Pernambuco | Recife |
21 | Alagoas | Maceió |
22 | Sergipe | Aracaju |
23 | Bahia | Salvador |
Vùng Đông Nam | ||
24 | Minas Gerais | Belo Horizonte |
25 | Espírito Santo | Vitória |
26 | Rio de Janeiro | Rio de Janeiro |
27 | São Paulo | São Paulo |
*Distrito Federal là quận trực thuộc liên bang Brasil | ||
**Brasilia là thủ đô hành chính của Liên bang Brasil |
Địa lý
Lãnh thổ và địa hình
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km²,[21] chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brasil.
Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana.
Khí hậu
Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới.Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt khoảng 25 °C[22]. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại một số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C[23]. Miền nam Brasil có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brasil nhìn chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngược lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và mùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào.
Môi trường
Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda... và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này.
Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức[cần dẫn nguồn] đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo[25]. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng[25]. Trước tình hình này, chính phủ Brasil đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp rất nhiều khó khăn.[cần dẫn nguồn]
Kinh tế
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Brasil là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía nam và phía đông nam. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brasil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ.
Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán Sao Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất.
Theo bản báo cáo mới [26] của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản tại các thành phố ở Brasil ở mức tốt. Nhưng dù có những quy định như nhau trên toàn lãnh thổ, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản vẫn khác biệt nhiều tại từng thành phố.
Dù nền kinh tế Brasil có kích thước và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển.
Các sự kiện hiện tại
Tốc độ tăng GDP của Brasil (Thập niên 2000) |
||
---|---|---|
2000 | 4,3% | |
2001 | 1,3% | |
2002 | 2,7% | |
2003 | 1,1% | |
2004 | 5,7% | |
2005 | 3,2% | |
2006 | 3,7% | |
2007 | 4,5% | |
2008 | 4,5% (ước tính) | |
Nguồn:[27] |
Trong thời cầm quyền của tổng thống Fernando Henrique Cardoso (1995-2002), chính phủ Brasil đã có nỗ lực nhằm thay thế nền kinh tế chỉ huy nhà nước bằng một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Nghị viện đã thông qua nhiều sửa đổi mở đường cho sự tham gia lớn hơn của khu vực tư nhân, và khuyến khích lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. Tới cuối năm 2003, chương trình tư nhân hóa của Brasil, gồm cả việc tư nhân hóa các công ty thép, điện lực, viễn thông đã đạt giá trị hơn 90 tỷ dollar.
Tháng 1 năm 1999, Ngân hàng Trung ương Brasil thông báo rằng nước này sẽ không giữ ổn định tỷ giá đồng real với dollar Mỹ nữa, việc này khiến cho đồng tiền tệ nước này bị mất giá mạnh. Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001.
Năm 2002, những dự đoán rằng ứng cử viên tổng thống nhiều triển vọng Luis Inácio Lula da Silva, sẽ từ chối thanh toán nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc khiến nền kinh tế giảm sút tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm. Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brasil về mức ổn định.
Năm 2007, kinh tế Brasil tăng trưởng ở mức 4,5%[28].
Các vấn đề lớn
Nền kinh tế của Brasil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.Nợ công trong nước đã đạt tới kỷ lục từ trước tới nay và chi tiêu công cũng tăng thêm. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp cũng phải gánh chịu chi phí giấy tờ cao và các thủ tục hành chính phức tạp.
Mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Brasil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong giai đoạn 2003 - 2005[29]
Năng lượng
Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, Brasil được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil.Sau cuộc Khủng hoảng Dầu mỏ 1973, chỉnh phủ Brasil đã thiết lập chương trình Programa Nacional do Álcool được chính phủ cấp kinh phí nhằm thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ bằng năng lượng ethanol thân thiện hơn với môi trường. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil xuống chỉ còn 10 triệu, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu[30]. Dầu diesel sinh học được kỳ vọng sẽ chiếm 2% tổng lượng dầu diesel trong năm 2008, rồi nâng lên 5% vào năm 2013.
Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Năm 2004, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Khoa học kỹ thuật
Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển. Tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng Brasil lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỉ 19, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỉ 16. Năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoleon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này.Việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ[31]. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS[32]. Uranium cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống[33].
Nhân khẩu
Các nước Châu Âu khác cũng có một số sự hiện diện tại Brasil trong giai đoạn thuộc địa. Người Hà Lan và người Pháp đã tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ 17, nhưng thời gian họ có mặt chỉ kéo dài vài thập kỷ.
Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Từ đầu thời kỳ thực dân hoá Brasil, những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ đã trở nên phổ biến. Ngày nay, Brasil có khoảng 700.000 dân bản xứ, chiếm chưa tới 1% dân số nước này.
Brasil cũng có một số lượng lớn người da đen, là con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Hơn 3 triệu người Châu Phi đã bị bán và đem qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Chủ yếu họ bị bắt đi từ Angola, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d'Ivoire và São Tomé e Príncipe. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil.
Bắt đầu thế kỷ 19, chính phủ Brasil đã khuyến khích những người Châu Âu nhập cư tới đây để thay thế nguồn nhân công của các nô lệ cũ. Những người nhập cư không phải là người Bồ Đào Nha đầu tiên tới định cư ở Brasil là người Đức vào năm 1824. Năm 1869 những người Ba Lan đầu tiên đặt chân tới Brasil. Tuy nhiên đợt di cư mạnh nhất của người Châu Âu tới nước này chỉ bắt đầu sau năm 1875, khi những người nhập cư từ Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tới đây tăng mạnh. Trong giai đoạn 1870 - 1953, Brasil đã thu hút hơn 5,5 triệu người nhập cư[35], bao gồm gần 1.550.000 người Ý, 1.470.000 người Bồ Đào Nha, 650.000 người Tây Ban Nha, 210.000 người Đức, 190.000 người Nhật, 120.000 người Ba Lan và 650.000 từ nhiều quốc gia khác. Những con số này có thể còn kém xa thực tế, bởi những người vợ đi cùng không được tính vào, một số lượng lớn những người nhập cư bất hợp pháp, thay đổi tên họ để giấu quốc tịch, và những văn bản lưu trữ của Brasil cũng đã mất mát nhiều. Brasil là nước có số lượng người Ý ở nước ngoài lớn nhất thế giới, với tổng số 25 triệu người. Brasil cũng là nước có cộng đồng người Liban đông nhất thế giới, với khoảng 8 triệu người.[cần dẫn nguồn]
Bắt đầu từ thế kỷ 20, Brasil cũng đã tiếp nhận một số lượng lớn người Châu Á: người Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loan và người Nhật. Người Nhật là cộng đồng thiểu số Châu Á lớn nhất tại Brasil, và những người Nhật Bản-Brasil là cộng đồng người Nhật bên ngoài nước Nhật lớn nhất với 1,6 triệu người.
Dân số Brasil chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong nội địa mật độ dân số khá thấp. Dân chúng các bang miền nam chủ yếu là con cháu người Âu da trắng, trong khi đa số dân chúng miền bắc và đông bắc là người lai giữa các chủng tộc (người da đỏ Châu Mỹ, người Phi, người Âu).
Các thành phố lớn nhất Brasil
Thành phố | Bang | Dân số | Thành phố | Bang | Dân số | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | São Paulo | São Paulo | 11.016.703 | 11 | Belém | Pará | 1.428.368 | |||
2 | Rio de Janeiro | Rio de Janeiro | 6,136,652 | 12 | Guarulhos | São Paulo | 1.283.253 | |||
3 | Salvador | Bahia | 2.714.119 | 13 | Goiânia | Goiás | 1.220.412 | |||
4 | Fortaleza | Ceará | 2.416.920 | 14 | Campinas | São Paulo | 1.059.420 | São Paulo | ||
5 | Belo Horizonte | Minas Gerais | 2.399.920 | 15 | São Luís | Maranhão | 922.458 | |||
6 | Brasília | Distrito Federal | 2.383.784 | 16 | São Gonçalo | Rio de Janeiro | 973.372 | |||
7 | Curitiba | Paraná | 1.788.559 | 17 | Maceió | Alagoas | 922.458 | |||
8 | Manaus | Amazonas | 1.644.690 | 18 | D. de Caxias | Rio de Janeiro | 855.010 | |||
9 | Recife | Pernambuco | 1.515.052 | 19 | Nova Iguaçu | Rio de Janeiro | 844.583 | |||
10 | Porto Alegre | Rio Grande do Sul | 1.440.939 | 20 | Teresina | Piauí | 813.992 | Rio de Janeiro | ||
Nguồn: [36] Guarulhos là một phần của vùng đô thị Grande São Paulo. Duque de Caxias, Nova Iguaçu và São Gonçalo là một phần của vùng đô thị Grande Rio. |
Chủng tộc và nòi giống
Phân bố chủng tộc ở Brasil (2006)[37] | |
---|---|
Người da trắng | 49,7% |
Người lai* | 42,6% |
Người da đen | 6,9% |
Người da vàng | 0,5% |
Thổ dân Brasil | 0,3% |
Người lai (pardo) là người có bố và mẹ thuộc hai chủng tộc khác nhau |
Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước.
Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ.[38]
Hơn 90 triệu người Brasil có nguồn gốc từ các làn sóng di cư từ nước ngoài vào. Những nhóm người đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slave (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi.
Dân nhập cư Brasil có cơ cấu như sau:
- 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng
- 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syrie và Liban ở Đông Địa Trung Hải
- 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản
Ngôn ngữ
Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Hơn nữa, Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil đã phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ Châu Âu, và đã trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ "Camões", vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ Bồ Đào Nha ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải là thứ ngôn ngữ được dùng ở Bồ Đào Nha ngày nay. Tiếng Bồ Đào Nha Brasil có ảnh hưởng lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Nói chung, những người nói bất kỳ một biến thể nào đều có thể hiểu được biến thể kia, nhưng họ, những phương ngữ Bồ Đào Nha có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả.Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Ý. Ở thành phố São Paulo, có thể gặp những cộng đồng sử dụng tiếng Nhật như tại Liberdade.
Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.
Giáo dục và y tế
Hiến pháp Brasil và Luật Giáo dục Brasil ban hành năm 1996 xác định chính quyền liên bang, tiểu bang, quận liên bang và các đô thị tự trị tự quản lý và điều hành hệ thống giáo dục của mình. Mỗi hệ thống giáo dục tự chịu trách nhiệm về việc duy trì hoạt động, quản lý cơ cấu và các nguồn tài chính của mình. Hiến pháp mới của Brasil cũng quy định dành 25% tiền thuế tiểu bang và đô thị tự trị cũng như 18% tiền thuế của liên bang cho giáo dục[39]. Hệ thống trường tư được thành lập tại Brasil để hoàn thiện những thiết sót của hệ thống trường công. Vào năm 2003, tỉ lệ người biết chữ ở Brasil đạt 88%, và đạt 93,2% đối với độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi. Tuy nhiên theo UNESCO, nền giáo dục Brasil vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng thấp, đặc biệt trong hệ thống trường công. Giáo dục bậc cao tại Brasil bao gồm các trường đại học và các trường hướng nghiệp.Hệ thống chăm sóc sức khỏe được điều hành và cung cấp bởi các cấp chính quyền, trong khi hệ thống y tế tư nhân cũng được thành lập thêm để hoàn chỉnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brasil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề chủ yếu của nền y tế Brasil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Ví dụ như năm 2008, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại Brasil là 26,67/1000 trẻ[40]. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác ở Brasil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brasil.
Các vấn đề xã hội
Chênh lệch giàu nghèo
Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini.Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người[41].
Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này.
Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37% [42]. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả) [43]. Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là:
- Lãi suất cao của những khoản nợ của chính phủ [44].
- Tham nhũng tràn lan [45]: Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống.
Tội phạm
Trong những thập kỷ qua, tình trạng tội phạm trên khắp Brasil đã trở thành một vấn nạn. Tỷ lệ giết người ở Brasil cao hơn bốn lần so với Mỹ, và đa số các vụ tội phạm không được khám phá. Những vụ tội phạm đường phố là một vấn đề đau đầu cho các quan chức địa phương, đặc biệt vào buổi tối, trong khi ở những vùng nông thôn, những vụ cướp bóc dọc đường xảy ra thường xuyên.Rio de Janeiro được coi là có tình trạng tội phạm tồi tệ nhất nước. Những vụ bắn nhau trong các khu nhà ổ chuột giữa cảnh sát và tội phạm hay giữa các băng nhóm tội phạm với nhau trở nên quá quen thuộc, tương tự như một cuộc chiến tranh du kích trong đô thị. Các quan chức thành phố hầu như không thể kiểm soát được khu vực bên trong các khu ổ chuột, khiến chúng trở thành hang ổ của những kẻ buôn bán ma tuý, thậm chí một số tên đã bị bỏ tù nhưng vẫn điều hành đường dây của chúng. Thậm chí có điều luật cho phép từ 10 giờ chiều tới 6 giờ sáng, các lái xe được phép không dừng khi có hiệu đèn bởi nguy cơ cao bị tấn công hay bắt cóc vào ban đêm[46].
Văn hoá
Những ảnh hưởng khác nhau
Văn hóa của Brasil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha. Nước này đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Công giáo và kiến trúc. Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brasil còn chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil, trong khi người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến Brasil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này. Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brasil và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brasil.
Văn học
Một trong những văn bản đầu tiên viết về đất nước Brasil là lá thư của Pêro Vaz de Caminha gửi cho vua Manuel I của Bồ Đào Nha, người ghi chép trên tàu của Pedro Álvares Cabral, nhà thám hiểm đã khám phá ra đất nước Brasil. Tiếng Bồ Đào Nha có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với nền văn học của Brasil. Trong thời kỳ thuộc địa, những nhà văn tại Brasil đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học về sử thi, thơ và kịch phản ánh về cuộc sống và những sự kiện diễn ra trên đất nước này. Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ này là cha António Vieira, một linh mục dòng Tên với những tác phẩm mang phong cách văn học Baroque. Năm 1822, Brasil giành được độc lập và sau đó là những chuyển biến mới trong nền văn học của nước này. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện cùng với những tác phẩm văn học về những người thổ dân và người da đen, cũng như phản ánh và quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội. Tiêu biểu là nhà văn Gonçalves Dias và José de Alencar đã viết nhiều tác phẩm về những người dân bản xứ Brasil, hay nhà văn Antônio Castro Alves đã viết về những nỗi khốn khổ của người nô lệ da đen.Đến giữa thế kỉ 19, chủ nghĩa lãng mạn dần thoái trào và nhường chỗ cho những tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi được sử dụng nhiều hơn. Với ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, các tác phẩm văn học thời kỳ này phản ánh nhiều phương diện và tầng lớp xã hội. Hai nhà văn lớn nhất thời kỳ này là Machado de Assis và Euclides da Cunha. Thế kỉ 20 chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn học Brasil với những tên tuổi như Mário de Andrade, Jorge Amado...
Kiến trúc
Nền kiến trúc của Brasil bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, khi những pháo đài trung cổ đầu tiên được người Bồ Đào Nha thiết lập tại đây từ khoảng năm 1530. Trong thời kỳ thuộc địa, những công trình lớn chủ yếu được xây dựng là các nhà thờ và thánh đường mang đậm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Baroque Bồ Đào Nha. Nhiều thị trấn và thành phố cổ ở Brasil được xây dựng với nhiều nét giống với các thành phố của châu Âu. Đầu thế kỉ 19, tại Brasil bắt đầu xuất hiện trường phái kiến trúc tân cổ điển. Rồi đến giai đoạn cuối thể kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, các tòa nhà ở Brasil lại chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, những dòng người nhập cư khác cũng mang đến cho kiến trúc Brasil nhiều sắc thái khác nhau, ví dụ như kiến trúc kiểu Đức tại các bang miền nam Brasil.Sang thế kỉ 20, kiến trúc hiện đại Brasil đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Oscar Niemeyer là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất ở Brasil. Ông đã phụ trách rất nhiều công trình lớn tại thủ đô Brasilia và thành phố này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tôn giáo
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Nước này cũng là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ theo đạo Tin lành cũng đang ngày càng tăng lên. Mặc dù Hồi giáo đầu tiên được những nô lệ da đen theo nhưng hiện nay cộng đồng người Hồi giáo đông nhất tại Brasil lại là những người Brasil gốc Arab. Brasil cũng là nước có cộng đồng Phật giáo lớn nhất Mỹ Latinh do nước này tập trung một lượng lớn cộng đồng người Nhật Bản tại nước ngoài. Bên cạnh đó ở Brasil còn có những tôn giáo truyền thống của người da đen gốc châu Phi.Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE)[47][48]:
- 64,6% dân số theo Công giáo.
- 22,2% dân số theo Đạo Tin lành.
- 8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần.
- 2,0% dân số theo Thuyết thông linh.
- 2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ)
- 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda.
- 0,1% không biết
- Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.
Thể thao
Bên cạnh đó, đội tuyển bóng đá nữ Brasil cũng thu được khá nhiều thành tích. Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007, họ đã giành vị trí thứ hai. Nữ cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất Brasil là Marta, người đoạt hai danh hiệu Quả bóng Vàng và Chiếc giày Vàng tại World Cup 2007 cũng như được FIFA bình chọn là nữ cầu thủ xuất sắc nhất năm 2006.
Brasil dự kiến sẽ tổ chức World Cup 2014.
Không chỉ có bóng đá, Brasil cũng là nước có thế mạnh tại nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền, tennis, bơi lội. Capoeira, một môn võ thuật có nguồn gốc châu Phi cũng được đông đảo người dân Brasil ưa chuộng. Nhu thuật Brasil (Brazilian Jiu-Jitsu, viết tắt BJJ) được coi là một môn võ thuật có tính chiến đấu cao, thường xuyên xuất hiện trên các võ đài võ tự do. Ngoài ra, đất nước này còn sản sinh ra nhiều môn thể thao khác nữa. Có thể kể ra như môn bóng đá bãi biển, bắt nguồn trên những bãi biển của Rio de Janeiro hay biribol, một biến thể chơi dưới nước của bóng chuyền.
Carnaval là một lễ hội nổi tiếng của đất nước Brasil. Lễ hội diễn ra 40 ngày trước Lễ Phục sinh và là thời điểm để bắt đầu mùa ăn chay. Lễ hội Carnaval ở Brasil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro. Trong lễ hội, những đoàn diễu hành đầy màu sắc đi qua những con phố lớn với những chiếc xe được trang trí rực rỡ, những vũ công mặc trang phục nhiều màu sắc và âm nhạc rộn rã. Tại Rio de Janeiro có hẳn những trường lớp đào tạo vũ công samba cho dịp lễ hội này. Bên cạnh đó, lễ hội Carnaval còn được tổ chức tại nhiều nơi khác trên đất nước Brasil như tại các bang Bahia, Pernambuco hay Minas Gerais với một số điểm khác biệt riêng nhưng lễ hội Carnaval tại Rio de Janeiro là nổi tiếng nhất. Lễ hội này cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài tới Brasil.
Du lịch
Du lịch hiện là một lĩnh vực hiện đang tăng trưởng mạnh tại Brasil. Đất nước Brasil có khá nhiều ưu thế về du lịch và mỗi vùng miền trên đất nước Brasil có những phong cảnh và nét độc đáo riêng biệt. Vùng Bắc của Brasil nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon và có ưu thế trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Vùng Đông Bắc của Brasil có nhiều bãi biển đẹp. Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại vùng Đông Bắc là thành phố Salvador, Bahia. Thành phố này hội tụ nhiều vẻ đẹp khác nhau của đất nước Brasil, từ những bãi biển đẹp bên bờ Đại Tây Dương đến Trung tâm Lịch sử Salvador, Bahia với nhiều tòa nhà và thánh đường cổ kính đã được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hai thành phố Recife và Fortaleza. Vùng Trung Tây, bao gồm cả thủ đô Brasilia của Brasil nằm ở trung tâm đất nước lại có nhiều công viên quốc gia đẹp và hùng vĩ. Vùng Đông Nam là nơi tập trung đông dân nhất tại Brasil với hai thành phố lớn: Rio de Janeiro có những bãi biển đẹp, bức tượng Chúa Cứu Thế khổng lồ và lễ hội Carnaval tưng bừng náo nhiệt trong khi Sao Paulo là một khu đô thị sầm uất và giàu có. Những bang miền Nam Brasil với khí hậu mát mẻ thì mang đậm bản sắc châu Âu cổ kính với các kiến trúc Đức, Italia... của những dòng người nhập cư gốc Âu.Trong năm 2005, Brasil thu hút 5.358.000 khách du lịch, tăng 4% so với năm 2004. Brasil là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ tư tại châu Mỹ với những du khách chủ yếu đến từ Argentina, Mỹ và Bồ Đào Nha. Doanh thu từ du lịch của Brasil mỗi năm ước tính đạt 4 tỉ real và góp phần tạo thêm khoảng 678.000 nghề nghiệp mới của người dân.
Xếp hạng quốc tế
- Xếp thứ 5 trên thế giới về dân số (Xem Danh sách các nước theo số dân).
- Xếp thứ 5 trến thế giới về diện tích (Xem Danh sách các nước theo diện tích).
- Xếp thứ 70/177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (Xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người).
- Xếp thứ 10 thế giới về GDP (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).
- Xếp thứ 111/157 quốc gia về mức độ tự do kinh tế[49].
- Xếp thứ 70/163 quốc gia về Chỉ số nhận thức tham nhũng.
Ngày lễ quốc gia
Ngày lễ cố định | ||
Thời điểm | Tên | Mục đích |
---|---|---|
1 tháng 1 | Năm mới | Ngày bắt đầu năm mới theo lịch phổ biến |
21 tháng 4 | Ngày Tiradentes | Kỉ niệm phong trào giành độc lập (Inconfidência Mineira) |
1 tháng 5 | Ngày Quốc tế Lao động | Vinh danh giai cấp công nhân |
7 tháng 9 | Ngày độc lập (Independência) | Kỉ niệm tuyên bố độc lập của Brasil từ Bồ Đào Nha |
12 tháng 10 | Lễ Đức Mẹ Aparecida (Nossa Senhora Aparecida) | Kỉ niệm vị quan thầy của Brasil |
2 tháng 11 | Lễ Các Đẳng (Finados) | Tưởng niệm những người đã khuất |
15 tháng 11 | Ngày thành lập nước Cộng hòa (Proclamação da República) | Kỉ niệm sự chuyển đổi từ nền quân chủ sang chế độ cộng hòa |
25 tháng 12 | Giáng sinh (Natale) | Kỉ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời |
Ngày lễ thay đổi theo năm | ||
Thời điểm | Tên | Mục đích |
Khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 | Lễ hội Carnaval | Diễn ra ngay trước Mùa chay, mặc dù không phải ngày lễ quốc gia nhưng do Carnaval được đánh dấu bằng ngày thứ Ba trước thứ Tư của Mùa chay, nên thông thường người Brasil không làm việc từ thứ Hai và vì vậy đợt lễ sẽ kéo dài 4 ngày (từ Chủ nhật đến hết thứ Tư)[50][51] |
Khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 | Thứ sáu Tuần Thánh (Sexta-Feira Santa) | Kỉ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự chết của Chúa Giêsu |
Khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 | Lễ Mình Máu Chúa Kitô (Corpus Christi) | Kỉ niệm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể |
Ngày bầu cử | ||
Thời điểm | Tên | Mục đích |
Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 | Ngày bầu cử Tổng thống Brasil (Eleição) | Theo luật số 9.504/97, cứ 4 năm một lần ngày bầu cử Tổng thống Brasil được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Nếu phải bầu cử vòng hai thì ngày bầu sẽ là Chủ nhật cuối cùng của tháng. |
Hình ảnh về Brasil
Thiên nhiên
Văn hóa - xã hội
Tham khảo
- ^ CIA World Factbook ước tính, CIA World Factbook ước tính
- ^ IBGE (31/8/2011). “IBGE divulga as estimativas populacionais dos municípios em 2011” (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Viện Địa lý và Thống kê Brazil IBGE. Truy cập 22/11/2011. ‘"Estima-se que o Brasil tenha 192.376.496 habitantes, 1.620.697 a mais que em 2010, quando a população chegou a 190.755.799" (Ước tính dân số năm 2011 là 192.376.496 người, nhiều hơn 1.620.697 người so với năm 2010)’
- ^ “People of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â “Geography of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă “Introduction of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă “Brazilian Federal Constitution” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Presidency of the Republic. 1988. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008. “Brazilian Federal Constitution”. v-brazil.com. 2007. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008. “Unofficial translate”
- ^ “Territorial units of the municipality level” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Brazilian Institute of Geography and Statistics. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
- ^ "World Development Indicators database" (PDF file), World Bank, 7 October 2009.
- ^ “CIA – The World Factbook – Country Comparisons – GDP (purchasing power parity)”. Cia.gov. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
- ^ Clendenning, Alan (17 tháng 4 năm 2008). “Booming Brazil could be world power soon”. USA Today – The Associated Press. tr. 2. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
- ^ Lucas Nácul (NIEE - UFRGS) & Ana Paula (FACCAT). “Os Primeiros Habitantes do Brasil (origem, distribuição, população, etc.)” (html) (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Núcleo de Informática na Educação Especial. Truy cập 22/11/2011. “Em terras brasileiras, pelo menos até a década de 1970, os estudos arqueológicos, paleontológicos e geológicos apontavam os vestígios humanos encontrados na região de Lagoa Santa, Minas Gerais, como os mais antigos, datando de 8.000 anos atrás”
- ^ Những cuộc nổi dậy của nô lệ tại Brasil
- ^ Chương trình tư hữu hóa ở Brasil (tiếng Bồ Đào Nha)
- ^ Chính sách kinh tế của tổng thống Lula de Silva Theo BBCBrasil (tiếng Bồ Đào Nha)
- ^ Hiến pháp Liên bang Brasil (tiếng Bồ Dào Nha)
- ^ Hệ thống luật pháp Brasil - Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
- ^ Nossos direitos nas suas mãos - Đại học São Paulo
- ^ Brazil as an intermediate state and regional power: action, choice and responsibilities - Theo Blackwell Synergy
- ^ Thông tin cơ bản về Liên bang Brasil và quan hệ với Việt Nam trên trang của Bộ Ngoại giao Việt Nam
- ^ The World Factbook, quân đội Brasil - trang của CIA
- ^ IBGE (10 tháng 11 năm 2002). “Área Territorial Oficial” (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Viện Địa lý và Thống kê Brazil IBGE. Truy cập 22/11/2011. ‘"Nestas circunstâncias, obteve-se para a área do Brasil o valor de 8.514.876,599 km2"’
- ^ “Average Conditions - Rio de Janeiro (Nhiệt độ trung bình tại Rio de Janeiro])” (bằng Tiếng Anh). BBC. 11 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2003.
- ^ Khí hậu Brasil
- ^ Báo cáo môi trường Brasil - The University of Chicago Press
- ^ a ă Tình trạng môi trường tại Brasil - The National Academies Press
- ^ Báo cáo kinh doanh tại Brasil - trang Doing Business
- ^ PIB revisado
- ^ The World Factbook - Kinh tế Brasil - CIA
- ^ Chỉ số tăng trưởng cạnh tranh giữa các nền kinh tế - Diễn đàn Kinh tế Thế giới
- ^ Báo cáo Năng lượng Thế giới
- ^ Thông tin số liệu về Brasil
- ^ BISSP. “Brazilian International Space Station Program” (bằng Tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 19/12/2000. Truy cập 22/11/2011. ‘"On October 14, 1997, the Brazilian and US governments (represented by the Brazilian Space Agency - AEB and by NASA) signed an agreement where Brazil agreed to provide parts for the ISS to NASA and will have utilization rights"’ Chương trình ISS - Instituto Nacional de Pesquisas Espaciais
- ^ Danh sách các máy gia tốc Synchrotron trên thế giới - Rheinischen Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn
- ^ Data FAOSTAT, year 2005
- ^ Memorial do Imigrante Số liệu về dân nhập cư của chính phủ Brasil
- ^ “Cidades@”. IBGE. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
- ^ “PNAD” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 2006. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007.
- ^ Thirteenth periodic report of States parties due in 1994 - Văn bản luật 1994 của Brasil - UN Human Rights
- ^ [1] Báo cáo về giáo dục Brasil
- ^ Nhân khẩu Brasil - CIA The World Factbook
- ^ SECA NO NORDESTE BRASILEIRO - Theo Chính phủ Brasil
- ^ Thuế quan Brasil
- ^ Por que o Brasil não cresce? - Theo Fzort.org
- ^ Lãi suất nợ chính phủ - Theo Febraban.org.br
- ^ Tham nhũng tại Brasil - Theo Monitor das Fraudes
- ^ Thông tin du lịch của chính phủ
- ^ Censo Demográfico 2010: Características gerais da população, religião e pessoas com deficiência (In Portuguese). IBGE: Instituto Brasileiro de Geografia e Estatística. Retrieved at 2012-07-03.
- ^ IBGE: catolicismo cai 22,4% e vê nova ascensão de evangélicos(In Portuguese). Terra Notícias. Retrieved at 2012-07-03.
- ^ Bảng xếp hạng mức độ tự do kinh tế giữa các quốc gia - The Heritage Foudation
- ^ O que é carnaval?
- ^ Carnaval
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Brasil tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Chính phủ và Hành chính
- Brasil.gov.br — Trang web chính thức của chính phủ (tiếng Bồ Đào Nha)
- Câmara dos Deputados — Official Chamber of Deputies site (tiếng Bồ Đào Nha)
- Presidência da República — Trang web chính thức của tổng thống (tiếng Bồ Đào Nha)
- Senado Federal — Trang web chính thức của Nghị viện (tiếng Bồ Đào Nha)
- Thông tin và Thống kê
- Congressional Research Service (CRS) Reports regarding Brazil[[]][liên kết hỏng]
- Library of Congress — A Country Study: Brazil
- Encyclopaedia Britannica Brazil Country Page
- National Library (available in both English and Portuguese)
- Brazilian Maps Global & Regional & City Maps - Bản đồ các thành phố chính của Brazil
- Satellite images of Brazil's main cities
- CIA - The World Factbook
- Deforestation in the Brazilian Amazon — year by year data
- Brazil, a biodiversity hotspot
- Kinh tế và Kinh doanh
- Doing Business in Brazil — Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về việc kinh doanh ở Brazil
- "Brazil’s Presidential Election: Background on Economic Issues" from the Center for Economic and Policy Research, Mark Weisbrot & Luis Sandoval, 9/2006
- Tin tức và Quan điểm
- The Council on Hemispheric Affairs
- Infolatam Thông tin và tin tức về Brasil (tiếng Tây Ban Nha)
- Du lịch
- Accommodation in Brazil — Guide courtesy of the Brazilian embassy in London, UK Bản sao chép trên brazil.com.au
- Wikitravel Guide to Brazil
- Travel Guide to Brazil — Visit Rio de Janeiro, the Amazon, and the Pantanal and read about their history and culture, along with trip planning advice.
- Brazil Travel Guide Online - Hướng dẫn du lịch Brazil trực tuyến
- Du lịch Brazil
- Du lịch Sao Paulo Brazil
|
Quốc kỳ Brasil
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Tên | Auriverde |
---|---|
Dùng như | Quốc kỳ và cờ hiệu nhà nước |
Tỉ lệ | 7:10 |
Ngày ra đời | 19 tháng 11 năm 1889 (bản 21 ngôi sao) May 11, 1992 (bản 27 ngôi sao) |
Thiết kế | nền xanh mà trên đó một hình thoi màu vàng lớn là trung tâm. |
Thiết kế bởi | Raimundo Teixeira Mendes |
Quốc kì này đôi khi có biệt danh là Auriverde có nghĩa là "vàng và xanh". Cờ hiện đại đã chính thức được thông qua vào ngày 19 tháng 11 năm 1889. Thiết kế này Décio Vilares thực hiện.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quốc kỳ Brasil |
Thể loại:
Puerto Rico (phiên âm tiếng Việt: Pu-éc-tô Ri-cô), tên gọi chính thức là Thịnh vượng chung Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha: Estado Libre Asociado de Puerto Rico) là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng chưa được hợp nhất vào Hoa Kỳ. Puerto Rico nằm ở phía đông bắc vùng biển Caribbean, phía đông nước Cộng hòa Dominicana
và phía tây Quần đảo Virgin. Lãnh thổ Puerto Rico bao gồm một quần đảo
trong đó bao gồm đảo chính Puerto Rico và nhiều đảo nhỏ hơn xung quanh,
lớn nhất là các đảo Vieques, Culebra và Mona. Trong nhóm 4 đảo Đại Antilles (bao gồm các đảo Cuba, Hispaniola, Jamaica
và Puerto Rico), Puerto Rico là hòn đảo có diện tích nhỏ nhất nhưng lại
đứng thứ ba về dân số. Tính đến năm 2008, dân số của Puerto Rico ước
tính khoảng gần 4 triệu người[3].
Lịch sử của đất nước Puerto Rico bắt đầu với những cộng đồng da đỏ bản địa, trong đó người Taino có một nền văn hóa khá phát triển và chiếm ưu thế tại hòn đảo trong thời gian dài. Năm 1493, Christopher Columbus đặt chân đến Puerto Rico trong chuyến hành trình thứ hai đến Tân thế giới. Hòn đảo này nhanh chóng được sáp nhập thành một thuộc địa của Đế chế Tây Ban Nha và những người dân da đỏ Taino dần dần bị tiêu diệt và thay thế bởi người châu Âu da trắng và các nô lệ da đen đến từ châu Phi. Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha 1898, Mỹ chiếm đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Ngày nay Puerto Rico là một nhà nước cộng hòa tồn tại dưới hình thức lãnh thổ thịnh vượng chung và chưa được hợp nhất chính thức vào nước Mỹ. Người dân Puerto Rico có chính phủ riêng và có một ủy viên cư dân không có quyền biểu quyết (non-voting resident commissioner) tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tất cả người Puerto Rico đều là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên người Puerto Rico không được tham gia bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tại chính Puerto Rico nhưng họ có quyền bầu cử hay tranh cử tại bất cứ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ đến cư ngụ.
Tình trạng chính trị hiện nay của hòn đảo, bao gồm khả năng trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ hay được độc lập, đang được bàn cãi rất nhiều tại Puerto Rico. Từ năm 1967, cử tri Puerto Rico đã bốn lần tham gia trưng cầu dân ý để xác định tình trạng của nó, nhưng đều với kết quả là giữ tình trạng như cũ cho đến cuộc trưng cầu dân ý năm 2012. Cuộc trưng cầu dân ý không có tính ràng buộc về mật pháp lý về tình trạng chính trị của hòn đảo mới nhất đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kết quả là cử tri Puerto Rico đã bác bỏ xít xao tình trạng chính trị hiện tại (câu hỏi thứ nhất) và chấp thuận áp đảo việc trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ như là một chọn lựa ưng ý (câu hỏi thứ hai).[4]
Ngoài tên gọi chính thức là Puerto Rico, người dân còn gọi hòn đảo này với tên gọi Borinquen, theo từ Borikén là cái tên người Taino bản địa gọi hòn đảo. Bên cạnh đó, Puerto Rico còn được biết đến với biệt hiệu La Isla del Encanto, có nghĩa là "Hòn đảo diệu kỳ".
Những cư dân đầu tiên của đảo Puerto Rico là những thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc Ortoiroid làm nghề sắn bắt và đánh cá. Những di chỉ tìm được về người Ortoiroid, hay người Arcaico được phát hiện năm 1990 được xác định có niên đại 2000 năm trước công nguyên. Trong khoảng giữa năm 120 và 400 sau công nguyên, người Igneri, một bộ lạc xuất xứ từ vùng châu thổ sông Orinoco, nơi ngày nay là Venezuela đã đến hòn đảo này. Giữa thế kỉ 4 và thế kỉ 10, người Arcaico và người Igneri đã cũng tồn tại trên hòn đảo, nhưng cũng có lẽ đã xung đột với nhau. Trong khoảng giữa thế kỉ 7 và thế kỉ 10, nền văn hóa Taino bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên hòn đảo và đến khoảng năm 1000 thì lấn át hoàn toàn các nền văn hóa trước đó. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của người Taino kéo dài cho đến khi người châu Âu phát kiến ra châu Mỹ năm 1492[6].
Người Tây Ban Nha nhanh chóng chiếm toàn bộ đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Những người thổ dân Taino hoặc bị giết trong những trận chiếm đẫm máu mà ưu thế thuộc về người Tây Ban Nha hay những bệnh dịch chết người từ châu Âu mà họ chưa tiếp xúc bao giờ, hoặc bị người Tây Ban Nha bắt làm nô lệ. Dân số Taino sụt giảm nhanh chóng đã buộc người Tây Ban Nha phải buôn nô lệ da đen từ châu Phi sang làm việc. Puerto Rico do vị trí địa lý chiến lược của mình trở thành một pháo đài phòng thủ quan trọng cho hệ thống thuộc địa to lớn của Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh. Nhiều đồn lũy và các bức tường thành lớn được xây dựng như La Fortaleza, El Castillo, San Felipe del Morro hay El Castillo de San Cristobal để bảo vệ Puerto Rico khỏi sự dòm ngó của các cường quốc thù địch như Pháp, Hà Lan và Anh. Những nước này cũng từng cố chiếm Puerto Rico những đều không thành công. Tuy nhiên, sự giàu có tài nguyên của Puerto Rico chủ yếu mang lại sự thịnh vượng cho chính quốc chứ cư dân hòn đảo thì sống trong tình trạng nghèo khó.
Cuộc chiến tranh Iberia nổ ra giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh với quân Pháp đã tạo điều kiện cho nhiều thuộc địa của Tây Ban Nha ly khai đòi độc lập. Năm 1809, Ủy ban Trung ương Tối cao tại Cadiz ra quyết định công nhận Puerto Rico là một tỉnh hải ngoại của Tây Ban Nha và đảo này có quyền gửi đại diện đến quốc hội Tây Ban Nha. Tuy nhiên chính sách tiến bộ này chỉ được thực thi trong khoảng các năm 1810-1814 và 1820-1823 rồi bãi bỏ do sự trở lại nắm quyền của triều đình quân chủ của vua Ferdinand VII. Tuy nhiên nó cũng đã góp phần nâng cao tính dân tộc của người dân hòn đảo.
Cuối thế kỉ 19, Puerto Rico và Cuba là hai thuộc địa cuối cùng còn ở lại với Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị và sự nghèo đói của hòn đảo đã càng làm căng thẳng thêm mối quan hệ với chính quốc Tây Ban Nha. Năm 1868, cuộc nổi dậy "Grito de Lares" nổ ra tại thị trấn Lares, được lãnh đạo bởi người anh hùng Ramon Emeterio Betances, "người cha" của phong trào độc lập cho Puerto Rico. Nhưng khi tiến sang thị trấn San Sebatian, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Năm 1897, Luis Munoz Rivera cùng một số người khác đã thuyết phục thành công chính phủ Tây Ban Nha trao quy chế tự trị cho người dân Cuba và Puerto Rico. Ngày 17 tháng 7 năm 1898, chính phủ tự trị đầu tiên của Puerto Rico nhậm chức nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi[9].
Đầu thế kỉ 20, Puerto Rico nằm dưới sự cai trị của quân đội Mỹ và thống đốc Puerto Rico đều là người được Tổng thống Mỹ chỉ định. Năm 1900, Đạo luật Foraker cho phép Puerto Rico có một số quyền lập chính phủ dân sự gồm có hạ viện do dân bầu. Đến năm 1917, Đạo luật Jones-Shafroth trao quyền công dân Mỹ cho người Puerto Rico cũng như cho phép lập ra thượng viện do dâu bầu để Puerto Rico có đầy đủ một quốc hội lưỡng viện của riêng mình. Với quyền công dân Mỹ, nhiều thanh niên Puerto Rico đã tham gia quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ nhất và những cuộc chiến của Mỹ sau đó nữa.
Những thập niên đầu tiên dưới sự cai trị của Mỹ, nhiều thảm họa tự nhiên liên tiếp xảy ra như động đất, sóng thần, các cơn bão nhiệt đới cũng như cuộc Đại khủng hoảng 1929 đã tàn phá nền kinh tế của đảo Puerto Rico. Trong nhân dân bắt đầu xuất hiện tư tưởng chống lại sự cai trị của Mỹ. Ngày 30 tháng 10 năm 1950, Pedro Albizu Campos, lãnh đạo Đảng Dân tộc Puerto Rico đã phát động cuộc khởi nghĩa Jayuya chống Mỹ. Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng thiết quân luật và chấm dứt cuộc khởi nghĩa sau 3 ngày với việc sử dụng nhiều bộ binh, pháo binh và máy bay ném bom vào thị trấn Jayuya. Pedro Albizu Campos sau đó bị bắt giam vì tội âm mưu phản loạn nhằm lật độ chính phủ Mỹ tại Puerto Rico. Bên cạnh đó, những âm mưu ám sát tổng thống Harry Truman trong cùng năm 1950 cũng được những người dân tộc chủ nghĩa Puerto Rico thực hiện nhưng thất bại.
Sự nhượng bộ giữa Mỹ và Puerto Rico trong giai đoạn giao thời giữa Roosevelt và Truman đã dẫn đến việc năm 1946, tổng thống Truman đã chỉ định Jesus Pinero, một người sinh ra ở Puerto Rico làm thống đốc hòn đảo này.
Cùng với sự tự do chính trị, thập niên 1950 đã đánh dấu giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của Puerto Rico. Kế hoạch Operación Manos a la Obra đầy tham vọng được thực hiện đã biến Puerto Rico từ một hòn đảo nghèo nàn chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một hòn đảo thịnh vượng với nền công nghiệp chế biến phát triển. Ngày nay, Puerto Rico là một địa điểm du lịch hấp dẫn thế giới và đồng thời là một trung tâm về dược phẩm và sản xuất hàng hóa.
Về mặt chính trị, những tranh cãi xung quanh quy chế chính trị của Puerto Rico vấn tiếp diễn. Ba xu hướng chính của chính trị Puerto Rico hiện nay là giữ nguyên hiện trạng thịnh vượng chung, trở thành một tiểu bang Hoa Kỳ và trở thành một quốc gia độc lập. Đã có tới 3 cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức và người dân Puerto Rico vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay. Hiến pháp Puerto Rico công nhận khái niệm "công dân Puerto Rico".
Puerto Rico chỉ được phép có một đại biểu không có quyền biểu quyết (non-voting delegate) duy nhất tại Hạ viện Hoa Kỳ, gần đây nhất là ông Luis Fortuno. Người dân Puerto Rico không được quyền tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, nhưng được phép bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ (là bầu cử của các đảng phái chính trị để tìm ứng cử viên trong từng đảng). Người Puerto Rico có quyền tham gia bầu cử và tranh cử ở tại bất cứ tiểu bang nào mà họ đến sinh sống.
Từ năm 1952 đến này, chính trường Puerto Rico có sự phân chia giữa 3 đảng phái chính đại diện cho ba xu hướng chính trị khác nhau của đất nước này. Đảng Dân chủ Nhân dân Puerto Rico (PPD) muốn duy trì hiện trạng Puerto Rico với vai trò hiện nay là một lãnh thổ thịnh vượng chung thuộc Hoa Kỳ. Đảng thứ hai, Đảng Cấp tiến Mới Puerto Rico (PNP) muốn đưa Puerto Rico trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ còn trong khi đó, Đảng Độc lập Puerto Rico (PIP) lại muốn vùng đất này tách ra và trở thành một quốc gia độc lập. Năm 2007, một đảng thứ tư nữa là Đảng Puerto Rico cho người Puerto Rico (PPR) xuất hiện trên chính trường. Trải qua nhiều cuộc trưng cầu dân ý trong suốt 6 thập kỉ qua, người dân Puerto Rico chọn lựa giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay như một vùng lãnh thổ quốc hải của Hoa Kỳ.
Puerto Rico có tổng diện tích 9.104 km². Chiều dài nhất của đảo từ tây sang đông là 180 km, chiều rộng nhất của đảo từ bắc xuống nam là 64 km. Trong quần đảo Đại Antilles, Puerto Rico là hòn đảo nhỏ nhất, chỉ bằng 8/10 diện tích của Jamaica[14] và 8/100 diện tích của Cuba[15]. Nếu so sánh với một số bang khác của Mỹ thì Puerto Rico rộng hơn so với cả hai bang Delaware và Rhode Island cộng lại, nhưng nhỏ hơn một chút so với bang Connecticut.
Đảo Puerto Rico có hình chữ nhật với khoảng 60% diện tích là đồi núi. Phần trung tâm hòn đảo là một vùng núi cao với nhiều dãy núi lớn tiêu biểu như dãy La Cordillera Central ("Dãy núi Trung tâm"). Điểm cao nhất của Puerto Rico, núi Cerro de Punta cao 1338 m tọa lạc trên dãy núi này[16]. Ở phía bắc Puerto Rico có một vùng núi đá vôi khá lớn. Phía bắc và phía nam hòn đảo mỗi bên có một vùng bờ biển hẹp.
Về mặt địa chất, hòn đảo Puerto Rico nằm trên đường giáp ranh giữa hai địa mảng lớn là địa mảng Bắc Mỹ và địa mảng Caribbean. Chính vị trí giao giữa hai địa mảng này là nguyên nhân gây ra những trận động đất và sóng thần kèm theo nạn lở đất gây thiệt hại lớn về người và của. Trận động đất lớn xảy ra gần đây nhất tại Puerto Rico diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1918 mạnh đến 7,5 độ Richter và gây ra sóng thần đã gây ra thiệt hại lớn cho hòn đảo: 116 người thiệt mạng và thiệt hại 4 triệu USD[17].
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Puerto Rico có khí hậu ấm áp quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 °C (80 °F). Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các tháng trong năm thường không lớn. Miền nam Puerto Rico có nhiệt độ cao hơn vài độ so với miền bắc, trong khi đó vùng cao nguyên và đồi núi trung tâm Puerto Rico thường có khí hậu mát mẻ hơn so với những vùng còn lại. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 còn mùa mưa diễn ra trong khoảng tháng 6 đến tháng 10, trùng với thời điểm hoạt động mạnh của những cơn bão từ Đại Tây Dương đổ vào, mang theo một lượng mưa lớn cho Puerto Rico.
Tuy nhiên càng về sau, những điểm yếu của nền kinh tế Puerto Rico cũng dần bộc lộ và gây ra nhiều biến động khá lớn. Puerto Rico phải đối mặt với việc các doanh nghiệp chuyển địa điểm sang các nước Mỹ Latinh khác có giá nhân công rẻ hơn. Tình trạng kinh tế khó khăn giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người dân Puerto Rico có chiều hướng di dân ra nước ngoài, đặc biệt là tới Mỹ để tìm kiếm công việc tốt hơn. Đặc biệt vào năm 2006, Puerto Rico diễn ra cuộc khủng hoảng ngân quỹ trầm trọng khiến nhiều cơ quan chính phủ và 1536 trường công phải đóng cửa, gần 96 000 người bị cho nghỉ việc. Những chính sách thuế mới sau đó đã giẩi quyết cuộc khủng hoảng này nhưng vẫn còn nhiều thách thức khó khắc phục. Vài năm trở lại đây, Puerto Rico rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế. Nếu như năm 2006, mức tăng GDP còn ở mức 0,5% thì đến năm 2007 xuống còn -1,8%, năm 2008 xuống đến -2%.[18]
Ngày nay Puerto Rico là một quốc gia có nền kinh tế cơ cấu hiện đại với nông nghiệp chỉ chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%. Ngành trồng mía đường nay đã nhường lại cho ngành chăn nuôi lấy sản phẩm từ thịt và sữa. Công nghiệp của Puerto Rico phát triển đa dạng và nhấn mạnh các ngành hóa dầu, dược phẩm và khoa học công nghệ. Du lịch là một trong những ngành dịch vụ chủ đạo của Puerto Rico với việc nước này đón tiếp 5,9 triệu lượt du khách vào năm 2007, đem lại một nguồn doanh thu lớn cho hòn đảo. Nhiều khách sạn, cá khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội thảo lớn như Trung tâm Hội nghị Puerto Rico được xây dựng đã tận dụng triệt để ưu thế du lịch của đất nước tươi đẹp này.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, song Puerto Rico vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Mỹ Latinh. Puerto Rico là một trong những đầu tàu kinh tế vùng Caribbean cùng với Cuba và Cộng hòa Dominicana, và Ngân hàng Thế giới xếp Puerto Rico vào nhóm các nước có thu nhập bình quân cao[19]. Năm 2007, thu nhập bình quân của nước này là 19.600 USD[20], tuy nhiên vẫn còn thua nếu so với bang nghèo nhất của nước Mỹ là Mississippi với thu nhập 24.062 USD. Tỉ lệ thất nghiệp của Puerto Rico cũng ở mức khá cao 11,7%, trong khi bang thất nghiệp nhiều nhất nước Mỹ là Michigan có tỉ lệ 7,7% và mức trung bình của nước Mỹ là 4,4%[21]. Năm 1998, Chỉ số Phát triển Con người của Puerto Rico đạt 0,942 điểm, con số cao nhất vùng Mỹ Latinh.
Sang thế kỉ 20, Puerto Rico lại xuất hiện tình trạng di dân ra nước ngoài khi người dân Puerto Rico nhập cư vào Hoa Kỳ để tìm cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là từ sau Thế chiến Thứ hai. Họ chủ yếu nhập cư vào các bang New York, New Jersey, Illinois, Massachusetts, Florida, Pennsylvania, Connecticut, Washington, D.C., California... và tạo nên một cộng đồng người Mỹ gốc Puerto Rico rất lớn. Hiện số người Puerto Rico sống tại Mỹ đã nhiều hơn cả trong nước.
Nghiên cứu di truyền học năm 2002 trên DNA ty thể với 800 người Puerto Rico cho thấy 61,1% người Puerto Rico thừa hưởng DNA ty thể mẹ từ người thổ dân bản địa, 26,4% châu Phi và 12,5% da trắng. Ngược lại, 70% đàn ông Puerto Rico có nhiễm sắc thể Y của người châu Âu, 20% của tổ tiên châu Phi và ít hơn 10% của người bản địa châu Mỹ. Phát hiện này cho thấy việc lai chủng tại Puerto Rico ở mức độ khá cao và tạo nên sự hòa trộn sắc tộc độc đáo.[23]
Theo cuộc điều tra nhân khẩu năm 2000, dân số của Puerto Rico ước tính khoảng 4 triệu dân. Phân bố chủng tộc của Puerto Rico như sau[24]:
Nhìn chung, tiếng Tây Ban Nha ở Puerto Rico vẫn có một số sự khác biệt so với ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác do ảnh hưởng từ các ngôn ngữ da đỏ bản địa, những ngôn ngữ Phi châu và cả sự ảnh hưởng từ tiếng Anh do quan hệ chặt chẽ giữa hòn đảo với nước Mỹ.
Bóng chày là môn thể thao thế mạnh của Puerto Rico và nước này đã từng 1 lần giành huy chương vàng tại Giải vô địch bóng chày thế giới vào năm 1951. Những vận động viên bóng chày nổi tiếng nhất của Puerto Rico là Roberto Clemente và Orlando Cepeda.
Quyền anh cũng là môn thể thao rất được ưa chuộng tại Puerto Rico. Nếu tình bình quân đầu người, Puerto Rico là nước có số lượng nhà vô địch quyền anh nhiều nhất thế giới và đứng thứ ba về tổng số. Các vận động viên tiêu biểu trong môn thể thao này là Miguel Cotto, Félix Trinidad, Wilfred Benítez và Wilfredo Gómez.
Puerto Rico còn là thành viên của FIFA và CONCACAF. Năm 2008, Liên đoàn Bóng đá Puerto Rico chính thức được thành lập.
Các đảng chính trị chính thức:
Abraham Lincoln /ˈeɪbrəhæm ˈlɪŋkən/ (12 tháng 2, 1809 – 15 tháng 4, 1865), còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại, là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ
từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln
thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng
hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang,
đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính
của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy
phía Tây, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở
thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois,
nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ, rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện.
Bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử,[1] Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Sau khi các tiểu bang chủ trương nô lệ ở miền Nam tuyên bố rút khỏi Liên bang Hoa Kỳ, chiến tranh bùng nổ ngày 12 tháng 4, 1861, Lincoln tập trung nỗ lực vào hai phương diện quân sự và chính trị nhằm tái thống nhất đất nước. Ông mạnh dạn hành xử quyền lực trong thời chiến chưa từng có, trong đó có việc bắt giữ và cầm tù không qua xét xử hàng chục ngàn người bị nghi là những kẻ ly khai. Ông ngăn cản Anh Quốc công nhận Liên minh bằng những hành xử khôn ngoan trong sự kiện Trent liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Hoa Kỳ xảy ra cuối năm 1861. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Lincoln luôn theo sát diễn biến cuộc chiến, nhất là trong việc tuyển chọn các tướng lĩnh, trong đó có tướng Ulysses S. Grant. Các sử gia đã kết luận rằng Lincoln rất khéo léo giải quyết các chia rẽ trong Đảng Cộng Hòa, ông mời lãnh đạo các nhóm khác nhau trong đảng tham gia nội các và buộc họ phải hợp tác với nhau. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Liên bang mở một cuộc phong tỏa hải quân cắt đứt mọi giao thương đến miền Nam, nắm quyền kiểm soát biên giới ngay từ lúc cuộc chiến mới bùng nổ, sử dụng chiến thuyền kiểm soát lưu thông trên hệ thống sông ngòi miền Nam, và nhiều lần cố chiếm thủ đô Liên minh tại Richmond. Mỗi khi có một tướng lĩnh thất trận, ông liền bổ nhiệm một tướng lĩnh khác thay thế cho đến lúc Tướng Grant đạt đến chiến thắng sau cùng năm 1865. Là một chính trị gia sắc sảo từng can thiệp sâu vào các vấn đề quyền lực tại mỗi tiểu bang, ông tạo lập mối quan hệ tốt với nhóm đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc nội chiến, và tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864.
Là lãnh tụ nhóm ôn hòa trong đảng Cộng hòa, Lincoln bị "công kích từ mọi phía": Đảng viên Cộng hòa cấp tiến đòi hỏi những biện pháp cứng rắn hơn đối với miền Nam, nhóm Dân chủ ủng hộ chiến tranh thì muốn thỏa hiệp, đảng viên Dân chủ chống chiến tranh khinh miệt ông, trong khi những người ly khai cực đoan tìm cách ám sát ông.[2] Trên mặt trận chính trị, Lincoln tự tin đánh trả bằng cách khiến các đối thủ của ông đối đầu với nhau, cùng lúc ông sử dụng tài hùng biện để thuyết phục dân chúng.[3] Diễn văn Gettysburg năm 1863 là bài diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4] Đó là bản tuyên ngôn tiêu biểu của tinh thần Mỹ hiến mình cho các nguyên lý cao cả của tinh thần dân tộc, quyền bình đẳng, tự do, và dân chủ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài. Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng, Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên và là người ủng hộ Liên minh, John Wilkes Booth, tại Hí viện Ford khi ông đang xem vở kịch ‘’Our American Cousin’’. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát. Lincoln liên tục được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.[5][6]
Cha mẹ Lincoln là những nông dân thất học và mù chữ. Khi Lincoln đã trở nên nổi tiếng, những nhà báo và những người viết truyện đã thổi phồng sự nghèo khổ và tối tăm của ông khi ra đời. Tuy nhiên, Thomas Lincoln là một công dân khá có ảnh hưởng ở vùng nông thôn Kentucky. Ông đã mua lại Trang trại Sinking Spring vào tháng 12 năm 1808 với giá $200 tiền mặt và một khoản nợ. Trang trại này hiện được bảo tồn như một phần của Địa điểm di tích lịch sử quốc gia nơi sinh Abraham Lincoln. Thomas được chọn vào bồi thẩm đoàn, và được mời thẩm định giá trị các điền trang. Vào thời điểm con trai của ông Abraham chào đời, Thomas sở hữu hai nông trang rộng 600 mẫu Anh (240 ha), vài khu đất trong thị trấn, bầy gia súc và ngựa. Ông ở trong số những người giàu có nhất trong hạt.[8][12] Tuy nhiên, đến năm Thomas bị mất hết đất đai trong một vụ án vì sai sót trong việc thiết lập chủ quyền điền thổ.
Ba năm sau khi mua trang trại, một người chủ đất trước đó đưa hồ sơ ra trước Toà án Hardin Circuit buộc gia đình Lincoln phải chuyển đi. Thomas theo đuổi vụ kiện cho tới khi ông bị xử thua năm 1815. Những chi phí kiện tụng khiến gia cảnh càng khó khăn thêm. Năm 1811, họ thuê được 30 acres (0.1 km²) trong trang trại Knob Creek rộng 230 acre (0.9 km²) cách đó vài dặm, nơi họ sẽ chuyển tới sống sau này. Nằm trong lưu vực Sông Rolling Fork, đó là một trong những nơi có đất canh tác tốt nhất vùng. Khi ấy, cha Lincoln là một thành viên được kính trọng trong cộng đồng và là một nông dân cũng như thợ mộc tài giỏi. Hồi ức sớm nhất của Lincoln bắt đầu có ở trang trại này. Năm 1815, một nguyên đơn khác tìm cách buộc gia đình Lincoln phải rời trang trại Knob Creek. Nản chí trước sự kiện tụng cũng như không được các toà án ở Kentucky bảo vệ, Thomas quyết định đi tới Indiana, nơi đã được chính phủ liên bang khảo sát, nên quyền sở hữu đất đai cũng được bảo đảm hơn. Có lẽ những giai đoạn tuổi thơ ấy đã thúc đẩy Abraham theo học trắc địa và trở thành một luật sư.
Gia đình băng qua sông Ohio để dời đến một lãnh thổ không có nô lệ và bắt đầu cuộc sống mới ở Hạt Perry, Indiana. Tại đây, năm 1818 khi Lincoln lên chín, mẹ cậu qua đời.[13] Sarah, chị của Lincoln, chăm sóc cậu cho đến khi ông bố tái hôn năm 1898; về sau Sarah chết ở lứa tuổi 20 trong lúc sinh nở.[14]
Vợ mới của Thomas Lincoln, Sarah Bush Johnston, nguyên là một góa
phụ, mẹ của ba con. Lincoln rất gần gũi với mẹ kế, gọi bà là "Mẹ".[16]
Khi còn bé, Lincoln không thích nếp sống lao động cực nhọc ở vùng biên
thùy, thường bị người nhà và láng giềng xem là lười biếng.[17][18]
Nhưng khi đến tuổi thiếu niên, cậu tình nguyện đảm trách tất cả việc
nhà, trở thành một người sử dụng rìu thành thục khi xây dựng hàng rào.
Cậu cũng được biết tiếng nhờ sức mạnh cơ bắp và tính gan lì sau một trận
đấu vật quyết liệt với thủ lĩnh một nhóm côn đồ gọi là "the Clary's
Grove boys".[19] Cậu cũng tuân giữ tập tục giao hết cho cha toàn bộ lợi tức cậu kiếm được cho đến tuổi 21.[13]
Giáo dục tiểu học cậu bé Lincoln tiếp nhận chỉ tương đương một năm học
do các giáo viên lưu động giảng dạy, hầu hết là do cậu tự học và tích
cực đọc sách.[20] Trên thực tế Linoln là người tự học, đọc mọi cuốn sách có thể mượn được. Cậu thông thạo Kinh Thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh, lịch sử Mỹ,
và học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Lincoln không
thích câu cá và săn bắn vì không muốn giết hại bất cứ một con vật nào
kể cả để làm thực phẩm dù cậu rất cao và khoẻ, cậu dành nhiều thời gian
đọc sách tới nỗi những người hàng xóm cho rằng cậu cố tình làm vậy để
tránh phải làm việc chân tay nặng nhọc.
Năm 1830, để tránh căn bệnh nhiễm độc sữa mới vừa bùng nổ dọc theo sông Ohio, gia đình Lincoln di chuyển về hướng tây và định cư trên khu đất công ở Hạt Macon, Illinois, một tiểu bang không có nô lệ.[21] Năm 1831, Thomas đem gia đình đến Hạt Coles, Illinois. Lúc ấy, là một thanh niên đầy khát vọng ở tuổi 22, Lincoln quyết định rời bỏ gia đình để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Cậu đi xuồng xuôi dòng Sangamon đến làng New Salem thuộc Hạt Sangamon.[22] Mùa xuân năm 1831, sau khi thuê mướn Lincoln, Denton Offutt, một thương nhân ở New Salem, cùng một nhóm bạn, vận chuyển hàng hóa bằng xà lan từ New Salem theo sông Sangamon và Mississippi đến New Orleans. Tại đây, lần đầu tiên chứng kiến tận mắt tệ nạn nô lệ, Lincoln đi bộ trở về nhà.[23]
Trong một tự truyện, Lincoln miêu tả mình trong giai đoạn này - ở lứa tuổi 20, rời bỏ vùng rừng núi hẻo lánh để tìm đường tiến vào thế giới – như là "một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi".[24]
Cái chết của những cậu con trai đã tác động mạnh trên cha mẹ chúng. Cuối đời, Mary mắc chứng u uất do mất chồng và các con, có lúc Robert Todd Lincoln phải gởi mẹ vào viện tâm thần trong năm 1875.[36] Abraham Lincoln thường khi vẫn "u sầu, phiền muộn", ngày nay được coi là triệu chứng của bệnh trầm cảm.[37]
Robert có ba con và ba cháu. Không một ai trong số cháu của ông có con, vì thế dòng dõi Lincoln chấm dứt khi Robert Beckwith (cháu trai của Lincoln) chết ngày 24 tháng 12, 1985.[1]
Trước cuộc bầu cử, Lincoln phục vụ trong lực lượng dân quân Illinois với cấp bậc đại úy suốt trong Chiến tranh Black Hawk (một cuộc chiến ngắn ngủi chống lại người da đỏ).[39] Sau chiến tranh, ông trở lại vận động cho cuộc bầu cử ngày 6 tháng 8 vào Nghị viện Illinois. Với chiều cao 6 foot 4 inch (193 cm),[40] Lincoln cao và "đủ mạnh để đe dọa bất kỳ đối thủ nào." Ngay từ lần diễn thuyết đầu tiên, khi nhìn thấy một người ủng hộ ông trong đám đông bị tấn công, Lincoln liền đến "túm cổ và đáy quần gã kia" rồi ném hắn ra xa.[41] Lincoln về hạng tám trong số mười ba ứng cử viên (chỉ bốn người đứng đầu được đắc cử).[42]
Lincoln quay sang làm trưởng bưu điện New Salem, rồi đo đạc địa chính; suốt thời gian ấy ông vẫn say mê đọc sách. Cuối cùng ông quyết định trở thành luật sư, bắt đầu tự học bằng cách nghiền ngẫm quyển Commentaries on the Laws of England của Blackstone, và những sách luật khác. Về phương pháp học, Lincoln tự nhận xét về mình: "Tôi chẳng học ai hết."[43] Lincoln thành công khi ra tranh cử lần thứ hai năm 1834. Ông vào viện lập pháp tiểu bang. Sau khi được nhận vào Đoàn Luật sư Hoa Kỳ năm 1836,[44] ông dời đến Springfield, Illinois bắt đầu hành nghề luật dưới sự dẫn dắt của John T. Stuart, một người anh em họ của Mary Todd.[45] Dần dà, Lincoln trở thành một luật sư tài năng và thành đạt. Từ năm 1841 đến 1844, ông cộng tác với Stephen T. Logan, rồi với William Herndon, ông đánh giá Herndon là "một thanh niên chuyên cần".
Năm 1841, Lincoln hành nghề luật cùng William Herndon, một người bạn trong Đảng Whig. Năm 1856, hai người tham gia Đảng Cộng hoà. Sau khi Lincoln chết, Herndon bắt đầu sưu tập các câu chuyện về Lincoln từ những người từng biết ông ở Illinois, và xuất bản chúng trong cuốn Lincoln của Herndon.
Trong kỳ họp 1835-1836, ông bỏ phiếu ủng hộ chủ trương mở rộng quyền bầu cử cho nam giới da trắng, dù có sở hữu đất đai hay không.[46] Ông nổi tiếng với lập trường "free soil" chống chế độ nô lệ lẫn chủ trương bãi bỏ nô lệ. Lần đầu tiên trình bày về chủ đề này trong năm 1837, ông nói, "Định chế nô lệ được thiết lập trên sự bất công và chính sách sai lầm, nhưng tuyên bố bãi nô chỉ làm gia tăng thay vì giảm thiểu tội ác này."[47] Ông theo sát Henry Clay trong nỗ lực ủng hộ việc trợ giúp những nô lệ được tự do đến định cư tại Liberia ở châu Phi.[48] Ông phục vụ bốn nhiệm kỳ liên tiếp ở Viện Dân biểu tiểu bang Illinois, đại diện cho Hạt Sangamon.[49]
Năm 1846, Lincoln đắc cử vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ, phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Ông là đảng viên Whig duy nhất trong đoàn đại biểu đến từ Illinois, ông sốt sắng bày tỏ lòng trung thành với đảng của mình trong các cuộc biểu quyết và phát biểu ủng hộ chủ trương của đảng.[52] Cộng tác với Joshua R. Giddings, một dân biểu chủ trương bãi nô, Lincoln soạn thảo một dự luật nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ tại Hạt Columbia, nhưng ông phải từ bỏ ý định vì không có đủ hậu thuẫn từ trong đảng Whig.[53] Về chính sách ngoại giao và quân sự, Lincoln lớn tiếng chống cuộc chiến Mễ-Mỹ, chỉ trích Tổng thống James K. Polk là chỉ lo tìm kiếm "thanh danh về quân sự - một ảo vọng nhuốm máu".[54]
Bằng cách soạn thảo và đệ trình Nghị quyết Spot, Linconln quyết liệt bác bỏ quan điểm của Polk. Cuộc chiến khởi phát do người Mexico sát hại binh sĩ Mỹ ở vùng lãnh thổ đang tranh chấp giữa Mexico và Hoa Kỳ; Polk nhấn mạnh rằng binh sĩ Mexico đã "xâm lăng lãnh thổ chúng ta" và làm đổ máu đồng bào chúng ta ngay trên "đất của chúng ta".[55][56] Lincoln yêu cầu Polk trình bày trước Quốc hội địa điểm chính xác nơi máu đã đổ và chứng minh địa điểm đó thuộc về nước Mỹ.[56] Quốc hội không chịu thảo luận về nghị quyết, báo chí trong nước phớt lờ nó, và Lincoln bị mất hậu thuẫn chính trị ngay tại khu vực bầu cử của ông. Một tờ báo ở Illinois gán cho ông biệt danh "spotty Lincoln".[57][58][59] Về sau, Lincoln tỏ ra hối tiếc về một số phát biểu của ông, nhất là khi ông tấn công quyền tuyên chiến của tổng thống.[60]
Nhận thấy rằng Clay không thể thắng cử, Lincoln, năm 1846 đã cam kết chỉ phục vụ một nhiệm kỳ tại Viện Dân biểu, ủng hộ Tướng Zachary Taylor đại diện đảng Whig trong cuộc đua năm 1848 tranh chức tổng thống.[61] Khi Taylor đắc cử, Lincoln hi vọng được bổ nhiệm lãnh đạo Tổng Cục Địa chính (General Land Office), nhưng chức vụ béo bở này lại về tay một đối thủ của ông, Justin Butterfield, người được chính phủ đánh giá là một luật sư lão luyện, nhưng theo Lincoln, Butterfield chỉ là một "tảng hóa thạch cổ lỗ".[62] Chính phủ cho ông giải khuyến khích là chức thống đốc Lãnh thổ Oregon. Vùng đất xa xôi này là căn cứ địa của đảng Dân chủ, chấp nhận nó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp chính trị và luật pháp của ông ở Illinois, Lincoln từ chối và quay trở lại nghề luật.[63]
Lincoln trở lại hành nghề luật ở Springfield, xử lý "mọi loại công việc dành cho luật sư vùng thảo nguyên".[65] Hai lần mỗi năm trong suốt mười sáu năm, mỗi lần kéo dài hai tuần, ông phải có mặt tại quận lỵ nơi tòa án quận có phiên xét xử.[66]
Lincoln giải quyết nhiều vụ tranh chấp trong lĩnh vực giao thông ở miền
Tây đang mở rộng, nhất là việc điều vận xà lan sông qua gầm cầu đường
hỏa xa mới được xây dựng. Lúc đầu, Lincoln chỉ nhận những vụ ông thích,
về sau ông làm việc cho bất cứ ai chịu thuê mướn ông.[67]
Ông dần được biết tiếng, và bắt đầu xuất hiện trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, tranh luận trong một vụ án liên quan đến một chiếc thuyền bị chìm do va chạm cầu.[67] Năm 1849, ông được cấp bằng sáng chế về phương tiện đường thủy ứng dụng cho việc lưu thông thuyền trên dòng nước cạn. Dù ý tưởng này chưa từng được thương mại hóa, Lincoln là vị tổng thống duy nhất từng được cấp bằng sáng chế.[68][69]
Lincoln xuất hiện trước Tòa án Tối cao bang Illinois trong 175 vụ án, 51 vụ ông là luật sư biện hộ duy nhất cho thân chủ, trong đó có 31 phán quyết của tòa có lợi cho ông.[70]
Vụ án hình sự nổi bật nhất của Lincoln xảy ra năm 1858 khi ông biện hộ cho William "Duff" Armstrong, bị xét xử vì tội danh sát hại James Preston Metzker.[71] Vụ án nổi tiếng do Lincoln sử dụng một sự kiện hiển nhiên để thách thức sự khả tín của một nhân chứng. Sau khi một nhân chứng khai trước tòa rằng đã chứng kiến vụ án diễn ra dưới ánh trăng, Lincoln rút quyển Niên lịch cho nhà nông, chỉ ra rằng vào thời điểm ấy Mặt Trăng còn thấp nên giảm thiểu đáng kể tầm nhìn. Dựa trên chứng cứ ấy, Armstrong được tha bổng.[71] Hiếm khi Lincoln phản đối trước tòa; nhưng trong một vụ án năm 1859, khi biện hộ cho Peachy Harrison, một người anh em họ, bị cáo buộc đâm chết người, Lincoln giận dữ phản đối quyết định của thẩm phán bác bỏ một chứng cứ có lợi cho thân chủ của ông. Thay vì buộc tội Lincoln xúc phạm quan tòa, thẩm phán là một đảng viên Dân chủ đã đảo ngược phán quyết của ông, cho phép sử dụng chứng cứ và tha bổng Harrison.[71][72]
Foner (2010) phân biệt quan điểm của nhóm chủ trương bãi nô cùng nhóm Cộng hòa cấp tiến ở vùng Đông Bắc là những người xem chế độ nô lệ là tội lỗi, với các đảng viên Cộng hòa bảo thủ chống chế độ nô lệ vì họ nghĩ rằng nó làm tổn thương người da trắng và kìm hãm sự tiến bộ của đất nước. Foner tin rằng Lincoln theo đường lối trung dung, ông phản đối chế độ nô lệ vì nó vi phạm các nguyên lý của chế độ cộng hòa xác lập bởi những nhà lập quốc, nhất là với quyền bình đằng dành cho mọi người và quyền tự quyết lập nền trên các nguyên tắc dân chủ đã được công bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập.[76]
Ngày 16 tháng 10, 1854, trong "Diễn văn Peoria", Lincoln tuyên bố lập trường chống nô lệ dọn đường cho nỗ lực tranh cử tổng thống.[77] Phát biểu với giọng Kentucky, ông nói Đạo luật Kansas "có vẻ vô cảm, song tôi buộc phải nghĩ rằng ẩn chứa trong nó là một sự nhiệt tình thực sự dành cho nỗ lực phổ biến chế độ nô lệ. Tôi không thể làm gì khác hơn là căm ghét nó. Tôi ghét nó bởi vì sự bất công đáng ghê tởm của chế độ nô lệ. Tôi ghét nó bởi vì nó tước đoạt ảnh hưởng công chính của hình mẫu nền cộng hòa của chúng ta đang tác động trên thế giới..."[78]
Cuối năm 1854, Lincoln ra tranh cử trong tư cách đảng viên đảng Whig
đại diện Illinois tại Thượng viện Hoa Kỳ. Lúc ấy, viện lập pháp tiểu
bang được dành quyền bầu chọn thượng nghị sĩ liên bang.[80]
Sau khi dẫn đầu trong sáu vòng bầu cử đầu tiên tại nghị viện Illinois,
hậu thuẫn dành cho Lincoln suy yếu dần, ông phải kêu gọi những người ủng
hộ ông bầu phiếu cho Lyman Trumbull, người đã đánh bại đối thủ Joel
Aldrich Matteson.[81]
Đạo luật Kansas gây ra sự phân hóa vô phương cứu chữa trong nội bộ đảng
Whig. Lôi kéo thành phần còn lại của đảng Whig cùng những người vỡ mộng
từ các đảng Free Soil, Tự do, Dân chủ, ông hoạt động tích cực trong nỗ
lực hình thành một chính đảng mới, Đảng Cộng hòa.[82] Tại đại hội đảng năm 1856, Lincoln là nhân vật thứ hai trong cuộc đua giành sự đề cử của đảng cho chức vụ phó tổng thống.[83]
Trong khoảng 1857-58, do bất đồng với Tổng thống James Buchanan, Douglas dẫn đầu một cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát Đảng Dân chủ. Một số đảng viên Cộng hòa cũng ủng hộ Douglas trong nỗ lực tái tranh cử vào Thượng viện năm 1858 bởi vì ông chống bản Hiến chương Lecompton xem Kansas là tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ.[84] Tháng 3 năm 1857, khi ban hành phán quyết trong vụ án Dred Scott chống Sandford, Chánh án Roger B. Taney lập luận rằng bởi vì người da đen không phải là công dân, họ không được hưởng bất kỳ quyền gì qui định trong Hiến pháp. Lincoln lên tiếng cáo giác đó là âm mưu của phe Dân chủ, "Các tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập không ‘nói mọi người bình đẳng trong màu da, thể hình, trí tuệ, sự phát triển đạo đức, khả năng xã hội’, song họ ‘thực sự xem mọi người sinh ra đều bình đẳng trong những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.’"[85]
Sau khi được đại hội bang Đảng Cộng hòa đề cử tranh ghế tại Thượng viện năm 1858, Lincoln đọc bài diễn văn Một nhà tự chia rẽ, gợi ý từ Phúc âm Mác trong Kinh Thánh:
Bài diễn văn đã tạo dựng được một hình ảnh sinh động liên tưởng đến
hiểm họa phân hóa đất nước gây ra bởi những bất đồng về chế độ nô lệ, và
là lời hiệu triệu tập hợp đảng viên Cộng hòa khắp miền Bắc.[87]
Các ứng cử viên Cộng hòa giành nhiều phiếu phổ thông hơn, nhưng những người Dân chủ chiếm được nhiều ghế hơn trong viện lập pháp tiểu bang. Viện Lập pháp đã tái bầu Douglas vào Thượng viện Hoa Kỳ. Dù bị thất bại cay đắng, khả năng hùng biện của Lincoln mang đến cho ông danh tiếng trên chính trường quốc gia.[90]
Việc phô bày khả năng lãnh đạo đầy trí tuệ đã đưa Lincoln vào nhóm những chính trị gia hàng đầu của đảng và dọn đường cho ông trong nỗ lực giành sự đề cử của đảng tranh chức tổng thống. Nhà báo Noah Brooks tường thuật, "Chưa từng có ai tạo được ấn tượng mạnh mẽ như thế như lẩn đầu tiên ông hiệu triệu một cử tọa ở New York." [92][93] Donald miêu tả bài diễn văn là "một động thái chính trị siêu đẳng cho một ứng cử viên chưa tuyên bố tranh cử, xuất hiện ở chính tiểu bang của đối thủ (William H. Seward), ngay tại một sự kiện do những người trung thành với đối thủ thứ hai (Salmon P. Chase) bảo trợ, mà không cần phải nhắc đến tên của họ trong suốt bài diễn văn.[94]
Trong suốt thập niên 1850, Lincoln không tin sẽ xảy ra cuộc nội chiến, những người ủng hộ ông cũng bác bỏ việc ông đắc cử sẽ dẫn đến khả năng chia cắt đất nước.[97] Trong lúc ấy, Douglas được chọn làm ứng cử viên cho Đảng Dân chủ. Những đoàn đại biểu từ 11 tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ bỏ phòng họp vì bất đồng với quan điểm của Douglas về quyền tự quyết phổ thông, sau cùng họ chọn John C. Breckinridge làm ứng cử viên.[98]
Lincoln là ứng cử viên duy nhất không đọc diễn văn tranh cử, nhưng ông theo dõi sát sao cuộc vận động và tin cậy vào bầu nhiệt huyết của đảng viên Cộng hòa. Họ di chuyển nhiều và tạo lập những nhóm đa số khắp miền Bắc, in ấn và phổ biến một khối lượng lớn áp-phích, tờ rơi, và viết nhiều bài xã luận trên các nhật báo. Có hàng ngàn thuyết trình viên Cộng hòa quảng bá cương lĩnh đảng và những trải nghiệm sống của Lincoln, nhấn mạnh đến tuổi thơ nghèo khó của ông. Mục tiêu của họ là trình bày sức mạnh vượt trội của quyền lao động tự do, nhờ đó mà một cậu bé quê mùa lớn lên từ nông trại nhờ nỗ lực bản thân mà trở thành một chính trị hàng đầu của xứ sở.[99] Phương pháp quảng bá hiệu quả của Đảng Cộng hòa đã làm suy yếu các đối thủ; một cây bút của tờ Chicago Tribune viết một tiểu luận miêu tả chi tiết cuộc đời Lincoln, bán được khoảng từ 100 đến 200 ngàn ấn bản.[100]
Khởi đầu là những nỗ lực hòa giải. Thỏa hiệp Crittenden mở rộng thêm những điều khoản của Thỏa hiệp Missouri năm 1820, phân chia thành các vùng tự do và vùng có nô lệ, điều này trái ngược với cương lĩnh của Đảng Cộng hòa.[108] Bác bỏ ý tưởng ấy, Lincoln phát biểu, "Tôi thà chết còn hơn chấp nhận... bất cứ sự nhượng bộ hoặc sự thỏa hiệp nào để có thể sở hữu chính quyền này, là chính quyền chúng ta có được bởi quyền hiến định."[109] Tuy nhiên, Lincoln ủng hộ Tu chính Corwin được Quốc hội thông qua nhằm bảo vệ quyền sở hữu nô lệ tại những tiểu bang đã có sẵn chế độ nô lệ.[110] Chỉ vài tuần lễ trước khi xảy ra chiến tranh, Lincoln đi xa đến mức viết một bức thư gởi tất cả thống đốc kêu gọi họ ủng hộ việc thông qua Tu chính Corwin, ông xem đó như là nỗ lực tránh nguy cơ ly khai.[111]
Trên đường đến lễ nhậm chức bằng tàu hỏa, Lincoln diễn thuyết trước những đám đông và các viện lập pháp khi ông băng ngang qua lãnh thổ phương Bắc.[112] Ở Baltimore, nhờ Allen Pinkerton, trưởng toán cận vệ, dùng thân mình che Tổng thống tân cử mà ông thoát chết. Ngày 23 tháng 2, 1861, Lincoln phải ngụy trang khi đến Washington, D.C., trong sự bảo vệ của một toán binh sĩ.[113] Nhắm vào dân chúng miền Nam, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhất, Lincoln tuyên bố rằng ông không có ý định hủy bỏ chế độ nô lệ ở các tiểu bang miền Nam:
Kết thúc bài diễn văn, Tổng thống kêu gọi dân chúng miền Nam: "Chúng
ta không phải là kẻ thù, nhưng là bằng hữu. Không thể nào chúng ta trở
thành kẻ thù của nhau... Sợi dây đàn mầu nhiệm của ký ức, trải dài từ
những bãi chiến trường và mộ phần của những người yêu nước đến trái tim
của mỗi người đang sống, đến chỗ ấm cúng nhất của mỗi mái ấm gia đình,
khắp mọi nơi trên vùng đất bao la này, sẽ làm vang tiếng hát của ban hợp
xướng Liên bang, khi dây đàn ấy được chạm đến một lần nữa, chắc chắn sẽ
như thế, bởi phần tốt lành hơn trong bản chất của chúng ta."[115]
Ngày 15 tháng 4, Lincoln kêu gọi các tiểu bang gởi 75 000 binh sĩ tái chiếm các đồn binh, bảo vệ Washington, và "duy trì Liên bang", theo ông, vẫn đang còn nguyên vẹn bất kể hành động của những bang ly khai. Lời kêu gọi này buộc các tiểu bang phải quyết định dứt khoát. Virginia tuyên bố ly khai, liền được ban thưởng để trở thành thủ đô của Liên minh. Trong vòng hai tháng, North Carolina, Tennessee, và Arkansas cũng biểu quyết ly khai. Cảm tình ly khai phát triển ở Missouri và Maryland, nhưng chưa đủ mạnh để chiếm ưu thế, trong khi Kentucky cố tỏ ra trung lập.[119]
Binh sĩ di chuyển về hướng nam đến Washington để bảo vệ thủ đô, đáp lời kêu gọi của Lincoln. Ngày 19 tháng 4, những đám đông chủ trương ly khai ở Baltimore chiếm đường sắt dẫn về thủ đô. George William Brown, Thị trưởng Baltimore, và một số chính trị gia khả nghi khác ở Maryland bị cầm tù mà không cần trát lệnh, Lincoln đình chỉ quyền công dân được xét xử trước tòa.[120] John Merryman, thủ lĩnh nhóm ly khai ở Maryland, thỉnh cầu Chánh án Tối cao Pháp viện Roger B. Taney ra phán quyết cho rằng vụ bắt giữ vụ bắt giữ Merryman mà không xét xử là vi phạm pháp luật. Taney ra phán quyết, theo đó Merryman phải được trả tự do, nhưng Lincoln phớt lờ phán quyết. Từ đó, và trong suốt cuộc chiến, Lincoln bị chỉ trích dữ dội, thường khi bị lăng mạ, bởi những đảng viên Dân chủ chống chiến tranh.[121]
Nỗ lực dành cho cuộc chiến chiếm hết thời gian và tâm trí của Lincoln cũng như khiến ông trở nên tâm điểm của sự dèm pha và miệt thị. Nhóm phản chiến trong Đảng Dân chủ chỉ trích Lincoln không chịu thỏa hiệp trong vấn đề nô lệ, trong khi nhóm cấp tiến trong Đảng Cộng hòa phê phán ông hành động quá chậm trong nỗ lực bãi nô.[123] Ngày 6 tháng 8, 1861, Lincoln ký ban hành Luật Tịch biên, cho phép tịch biên tài sản và giải phóng nô lệ của những người ủng hộ Liên minh trong cuộc chiến. Trong thực tế, dù ít khi được áp dụng, luật này đánh dấu sự ủng hộ chính trị dành cho nỗ lực bãi bỏ chế độ nô lệ.[124]
Lincoln mượn từ Thư viện Quốc hội quyển Elements of Military Art and Science của Henry Halleck để đọc và nghiên cứu về quân sự.[125] Lincoln nhẫn nại xem xét từng báo cáo gởi bằng điện tín từ Bộ Chiến tranh ở Washington D. C., tham vấn các thống đốc tiểu bang, một số tướng lãnh được tuyển chọn dựa trên thành tích của họ. Tháng 1 năm 1862, sau nhiều lời than phiền về sự thiếu hiệu quả cũng như những hành vi vụ lợi ở Bộ Chiến tranh, Licoln bổ nhiệm Edwin Stanton thay thế Cameron trong cương vị bộ trưởng. Stanton là một trong số nhiều đảng viên Dân chủ bỏ sang đảng Cộng hòa dưới quyền lãnh đạo của Lincoln.[126] Mỗi tuần hai lần, Lincoln họp với nội các. Ông học hỏi từ Tướng Henry Halleck về sự cần thiết kiểm soát các điểm chiến lược, như sông Mississippi;[127] ông cũng biết rõ tầm quan trọng của thị trấn Vicksburg, và hiểu rằng cần phải triệt tiêu sức mạnh quân sự của đối phương chứ không chỉ đơn giản là chiếm được lãnh thổ.[128]
Tháng 3 năm 1862, Lincoln bãi chức McClellan và bổ nhiệm Henry Wager Halleck thay thế. Trên biển, chiến hạm CSS Virginia gây thiệt hại ba chiến hạm của Liên bang ở Norfolk, Virginia trước khi bị chiến hạm USS Monitor đánh bại.[131] Trong lúc tuyệt vọng, Lincoln phải mời McClellan trở lại lãnh đạo lực lượng vũ trang khu vực Washington. Hai ngày sau, lực lượng của Tướng Lee băng qua sông Potomac tiến vào Maryland tham gia trận Antietam trong tháng 9 năm 1862.[132] Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ dù chiến thắng thuộc về Liên bang, và cũng là cơ hội để Lincoln công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ nhằm tránh những đồn đoán cho rằng Lincoln phải công bố bản tuyên ngôn vì đang ở trong tình thế tuyệt vọng.[133] McClellan chống lại lệnh của tổng thống yêu cầu truy đuổi Tướng Lee, trong khi đồng đội của ông, Tướng Don Carlos Buell không chịu động binh đánh quân nổi dậy ở phía đông Tennessee. Lincoln bổ nhiệm William Rosecrant thay thế Buell; sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông chọn Ambrose Burnside thay thế McClellan. Hai nhà lãnh đạo quân sự mới đều có quan điểm chính trị ôn hòa và đều ủng hộ vị tổng tư lệnh quân lực.[134]
Tháng 12, do vội vàng mở cuộc tấn công băng qua sông Rappahannock, Burnside bị Lee đánh bại trong trận Fredericksburg khiến hàng ngàn binh sĩ bất mãn và đào ngũ trong năm 1863.[135] Lincoln thay thế Burnside bằng Joseph Hooker, mặc dù Hooker là người luôn khăng khăng yêu cầu thành lập một chế độ độc tài quân sự.[136]
Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1862, đảng Cộng hòa mất nhiều ghế ở Viện Dân biểu do cử tri bất bình với chính phủ vì không thể kết thúc sớm cuộc chiến, và vì nạn lạm phát, tăng thuế, những đồn đại về tham ô, và nỗi e sợ thị trường lao động sẽ sụp đổ nếu giải phóng nô lệ. Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ được công bố vào tháng 9 đã giúp đảng Cộng hòa giành phiếu bầu ở các khu vực nông thôn vùng New England và phía bắc vùng Trung Tây, nhưng mất phiếu ở các đô thị và phía nam vùng Tây Bắc. Đảng Dân chủ được tiếp thêm sức mạnh và hoạt động tốt ở Pennsylvania, Ohio, Indiana, và New York. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa vẫn duy trì thế đa số ở Quốc hội và các tiểu bang quan trọng ngoại trừ New York. Theo tờ Cincinnati, cử tri "thất vọng vì thấy cuộc chiến tiếp tục kéo dài, cũng như sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia mà không có sự tiến bộ nào." [137]
Lúc bắt đầu cuộc chiến, Lincoln cố thuyết phục các tiểu bang chấp nhận giải phóng nô lệ có bồi thường (nhưng chỉ được Washington, D. C. áp dụng) Ông bác bỏ các đề nghị giới hạn việc giải phóng nô lệ theo khu vực địa lý.[138]
Ngày 19 tháng 6, 1862, với sự ủng hộ của Lincoln, Quốc hội thông qua luật cấm chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ liên bang. Tháng 7, dự luật thứ hai được thông qua, thiết lập trình tự tài phán để tiến hành giải phóng nô lệ của những chủ nô bị kết án ủng hộ phe phiến loạn. Dù không tin Quốc hội có quyền giải phóng nô lệ trong lãnh thổ các tiểu bang, Lincoln phê chuẩn dự luật để bày tỏ sự ủng hộ dành cho ngành lập pháp.
Ông cảm nhận rằng tổng thống trong cương vị tổng tư lệnh quân lực có thể sử dụng quyền hiến định hành động trong tình trạng chiến tranh để thực thi luật pháp, và ông lập kế hoạch hành động. Ngay trong tháng 6, Lincoln thảo luận với nội các nội dung bản Tuyên ngôn, trong đó ông viết, "như là một biện pháp quân sự cần thiết và thích đáng, từ ngày 1 tháng 1, 1863, mọi cá nhân bị xem là nô lệ trong các tiểu bang thuộc Liên minh, từ nay và vĩnh viễn, được tự do."[139]
Trong chỗ riêng tư, Lincoln khẳng quyết rằng không thể chiến thắng mà không giải phóng nô lệ. Tuy nhiên, phe Liên minh và thành phần chống chiến tranh tuyên truyền rằng giải phóng nô lệ là rào cản đối với nỗ lực thống nhất đất nước. Lincoln giải thích rằng mục tiêu chính của ông trong cương vị tổng thống là bảo vệ sự thống nhất của Liên bang:[140]
Công bố ngày 22 tháng 9, 1862, bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 1863,
tuyên bố giải phóng nô lệ trong 10 tiểu bang ngoài vòng kiểm soát của
Liên bang, với sự miễn trừ dành cho những khu vực trong hai tiểu bang
thuộc Liên bang.[142]
Quân đội Liên bang càng tiến sâu về phía Nam càng có nhiều nô lệ được
tự do cho đến hơn ba triệu nô lệ trong lãnh thổ Liên minh được giải
phóng. Lincoln nhận xét về bản Tuyên ngôn, "Chưa bao giờ trong đời tôi
tin quyết về những gì tôi đang làm là đúng như khi tôi ký văn kiện này."
[143]
Sau khi ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, tuyển mộ cựu nô lệ vào quân đội là chủ trương chính thức của chính phủ. Lúc đầu còn miễn cưỡng, nhưng từ mùa xuân năm 1863, Lincoln khởi xướng chương trình "tuyển mộ đại trà binh sĩ da đen". Trong thư gởi Andrew Johnson, thống đốc quân sự Tennessee, Lincoln viết, "Chỉ cần quang cảnh 50 000 chiến binh da đen được huấn luyện và trang bị đầy đủ cũng có thể chấm dứt cuộc nổi loạn ngay lập tức." [144]
Cuối năm 1863, theo chỉ đạo của Lincoln, Tướng Lorenzo Thomas tuyển mộ 20 trung đoàn da đen từ Thung lũng Mississippi.[145] Frederick Douglass có lần nhận xét, "Khi gặp Lincoln, chưa bao giờ tôi nhớ đến xuất thân thấp hèn, hoặc màu da không được ưa thích của mình." [146]
Trái với lời tiên đoán của Lincoln, "Thế giới không quan tâm, cũng chẳng nhớ những gì chúng ta nói ở đây," bài diễn văn đã trở nên một trong những diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4]
Diễn văn Gettysburg được đọc trong lễ cung hiến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tại Gettysburg, Pennsylvania, vào chiều thứ Năm, ngày 19 tháng 11, 1863. Chỉ với 273 từ, trong bài diễn văn kéo dài ba phút này, Lincoln nhấn mạnh rằng đất nước được sản sinh, không phải năm 1789, mà từ năm 1776, "được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng."
Ông định nghĩa rằng chiến tranh là sự hi sinh đấu tranh cho nguyên tắc tự do và bình đẳng cho mọi người. Giải phóng nô lệ là một phần của nỗ lực ấy. Ông tuyên bố rằng cái chết của các chiến sĩ dũng cảm là không vô ích, rằng chế độ nô lệ sẽ thất bại và cáo chung, tương lai của nền dân chủ sẽ được bảo đảm, và "chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất." Lincoln đúc kết rằng cuộc nội chiến có một mục tiêu cao quý – sản sinh một nền tự do mới cho dân tộc.[148][149]
Do không có nguồn lực dồi dào, đạo quân của Lee cứ hao mòn dần qua mỗi trận chiến, bị buộc phải đào hào phòng thủ bên ngoài Petersburg, Virginia trong vòng vây của quân đội Grant.
Linconln cho phép Grant phá hủy cơ sở hạ tầng của Liên minh như nông trang, đường sắt, và cầu cống nhằm làm suy sụp tinh thần cũng như làm suy yếu khả năng kinh tế của đối phương. Di chuyển đến Petersburg, Grant chặn ba tuyến đường sắt từ Richmond, Virginia về phía nam tạo điều kiện cho Tướng Sherman và Tướng Philip Sheridan hủy phá các nông trang và các thị trấn ở Thung lũng Shenandoah thuộc Virginia.
Vào ngày 1 tháng 4 năm 1865, Grant thọc sâu vào sườn của lực lượng của Lee trong trận Five Forks và bao vây Petersburg, chính phủ Liên minh phải di tản khỏi Richmond. Lincoln đến thăm thủ đô của Liên minh khi vừa bị thất thủ, người da đen được tự do chào đón ông như một vị anh hùng trong khi người da trắng tỏ vẻ lạnh lùng với tổng thống của phe chiến thắng. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1865, tại làng Appomattox Court House, Lee đầu hàng trước Grant, kết thúc cuộc nội chiến.[152]
Đại hội đảng năm 1864 chọn Andrew Johnson đứng cùng liên danh với Lincoln. Nhằm mở rộng liên minh chính trị hầu lôi cuốn các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa, Lincoln tranh cử dưới danh nghĩa của Đảng Liên hiệp Quốc gia tân lập.[155]
Khi các chiến dịch mùa xuân của Grant đi vào bế tắc trong khi tổn thất tiếp tục gia tăng, sự thiếu vắng các chiến thắng quân sự phủ bóng trên triển vọng đắc cử của Tổng thống, nhiều đảng viên Cộng hòa trên khắp nước e sợ Lincoln sẽ thất cử.[156]
Khi cánh chủ hòa trong đảng Dân chủ gọi cuộc chiến là một "thất bại" thì ứng cử viên của đảng, Tướng George B. McClellan, ủng hộ chiến tranh và lên tiếng bác bỏ luận cứ của phe chủ hòa. Lincoln cấp thêm lính cho Grant, đồng thời vận động đảng của ông tăng cường hỗ trợ cho Grant. Trong tháng 9, Thắng lợi của Liên bang khi Sherman chiếm Atlanta và David Farragut chiếm Mobile dập tắt mọi hoài nghi;[157]
Đảng Dân chủ bị phân hóa trầm trọng, một số nhà lãnh đạo và phần lớn quân nhân quay sang ủng hộ Lincoln. Một mặt, Đảng Liên hiệp Quốc gia đoàn kết chặt chẽ hỗ trợ cho Lincoln khi ông tập chú vào chủ đề giải phóng nô lệ; mặt khác, các chi bộ Cộng hòa cấp tiểu bang nỗ lực hạ giảm uy tín phe chủ hòa.[158] Lincoln thắng lớn trong cuộc tuyển cử, giành được phiếu bầu của tất cả ngoại trừ ba tiểu bang.[159]
Ngày 4 tháng 3, 1865, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai, Lincoln bày tỏ rằng sự tổn thất lớn lao từ hai phía là do ý chỉ của Thiên Chúa. Sử gia Mark Noll xếp diễn từ này vào trong "một số ít các văn bản hàm chứa tính thiêng liêng, nhờ đó người dân Mỹ ý thức được vị trí của mình trên thế giới."
Trong nỗ lực tiến hành chính sách hòa giải, Lincoln nhận được sự ủng
hộ của nhóm ôn hòa, nhưng bị chống đối bởi nhóm cấp tiến trong đảng Cộng
hòa nhự Dân biểu Thaddeus Stevens, các Thượng Nghị sĩ Charles Summer và
Benjamin Wade, là những đồng minh chính trị của ông trong các vấn đề
khác. Quyết tâm tìm ra giải pháp hiệp nhất dân tộc mà không thù địch với
miền Nam, Lincoln thúc giục tổ chức bầu cử sớm theo các điều khoản
phóng khoáng. Tuyên cáo Ân xá của tổng thống ngày 8 tháng 12, 1863 công
bố không buộc tội những ai không có chức vụ trong Liên minh, chưa từng
ngược đãi tù binh Liên bang, và chịu ký tuyên thệ trung thành với Liên
bang.[164]
Sự chọn lựa nhân sự của Lincoln là nhằm giữ hai nhóm ôn hòa và cấp tiến cùng làm việc với nhau. Ông bổ nhiệm Salmon P. Chase thuộc nhóm cấp tiến vào Tối cao Pháp viện thay thế Chánh án Taney.
Sau khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực, dù không được áp dụng trên tất cả tiểu bang, Lincoln gia tăng áp lực yêu cầu Quốc hội ra một bản tu chính đặt chế độ nô lệ ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ. Lincoln tuyên bố rằng một bản tu chính như thế sẽ "giải quyết dứt điểm toàn bộ vấn đề".[165] Tháng 6 năm 1864, một dự luật tu chính được trình Quốc hội nhưng không được thông qua vì không đủ đa số hai phần ba. Việc thông qua dự luật trở thành một trong những chủ đề vận động trong cuộc bầu cử năm 1864. Ngày 13 tháng 1, 1865, sau một cuộc tranh luận dài ở Viện Dân biểu, dự luật được thông qua và được gửi đến các viện lập pháp tiểu bang để phê chuẩn[166] để trở thành Tu chính án thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 12, 1865.[167]
Khi cuộc chiến sắp kết thúc, kế hoạch tái thiết của tổng thống tiếp tục được điều chỉnh. Tin rằng chính phủ liên bang có một phần trách nhiệm đối với hàng triệu nô lệ được giải phóng, Lincoln ký ban hàng đạo luật Freedman’s Bureau thiết lập một cơ quan liên bang đáp ứng các nhu cầu của những cựu nô lệ, cung ứng đất thuê trong hạn ba năm với quyền được mua đứt cho những người vừa được tự do.
Sự kiện bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến quyền tự do và sự bình đẳng dành cho mọi người, trái ngược với Hiến pháp dung chịu chế độ nô lệ, đã làm thay đổi chiều hướng tranh luận. Luận điểm của Lincoln đã gây dựng được ảnh hưởng vì ông làm sáng tỏ nền tảng đạo đức của chủ nghĩa cộng hòa, thay vì chỉ biết tuân thủ hiến pháp.[169]
Lincoln trung thành với chủ thuyết của đảng Whig về chức vụ tổng
thống, theo đó Quốc hội có trách nhiệm làm luật và nhánh hành pháp thực
thi luật pháp. Chỉ có bốn dự luật đã được Quốc hội thông qua đã bị
Lincoln phủ quyết.[171]
Năm 1862, ông ký ban hành đạo luật Homestead bán cho người dân với giá
rất thấp hàng triệu héc-ta đất chính phủ đang sở hữu. Đạo luật Morrill
Land-Grant Colleges ký năm 1862 cung ứng học bổng chính phủ cho các
trường đại học nông nghiệp tại mỗi tiểu bang. Đạo luật Pacific Raiway
năm 1862 và 1864 dành sự hỗ trợ của liên bang cho công trình xây dựng
đường sắt xuyên lục địa hoàn thành năm 1869.[172]
Lincoln cũng mở rộng ảnh hưởng kinh tế của chính phủ liên bang sang các lãnh vực khác. Đạo luật National Banking cho phép thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia cung ứng mạng lưới tài chính dồi dào trên toàn quốc, cũng như thiết lập nền tiền tệ quốc gia. Năm 1862, Quốc hội đề xuất và tổng thống phê chuẩn việc thành lập Bộ Nông nghiệp.[173] Năm 1862, Lincoln cử Tướng John Pope bình định cuộc nổi dậy của bộ tộc Sioux. Tổng thống cũng cho lập kế hoạch cải cách chính sách liên bang đối với người da đỏ.[174]
Lincoln là nhân tố chính trong việc công nhận Lễ Tạ ơn là quốc lễ của Hoa Kỳ.[175] Trước nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln, Lễ Tạ ơn là ngày lễ phổ biến ở vùng New England từ thế kỷ 17. Năm 1863, Lincoln tuyên bố thứ Năm lần thứ tư của tháng Mười một là ngày cử hành Lễ Tạ ơn.[175]
Trong lúc nghỉ giải lao, John Parker, cận vệ của Lincoln, rời nhà hát cùng người đánh xe đến quán rượu Star kế cận. Lợi dụng cơ hội Tổng thống ngồi trong lô danh dự mà không có cận vệ bên cạnh, khoảng 10 giờ tối, Booth lẻn vô và bắn vào sau đầu của Tổng thống từ cự ly gần. Thiếu tá Henry Rathbone chụp bắt Booth nhưng hung thủ đâm trúng Rathbone và trốn thoát.[181][182]
Sau mười ngày đào tẩu, người ta tìm thấy Booth tại một nông trang ở Virginia, khoảng 30 dặm (48 km) phía nam Washington D. C. Ngày 26 tháng 4, sau một cuộc đụng độ ngắn, Booth bị binh sĩ Liên bang giết chết.[183]
Sau cơn hôn mê kéo dài chín giờ, Lincoln từ trần lúc 7g 22 sáng ngày 15 tháng 4. Mục sư Phineas Densmore Gurley thuộc Giáo hội Trưởng Lão được mời cầu nguyện sau khi Bộ trưởng Chiến tranh Stanton chào tiễn biệt và nói, "Nay ông thuộc về lịch sử."[184]
Thi thể của Lincoln được phủ quốc kỳ và được các sĩ quan Liên bang hộ tống dưới cơn mưa về Tòa Bạch Ốc trong tiếng chuông nhà thờ của thành phố. Phó Tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức lúc 10:00 sáng ngay trong ngày Tổng thống bị ám sát. Suốt ba tuần lễ, đoàn tàu hỏa dành cho tang lễ Tổng thống mang thi thể ông đến các thành phố trên khắp miền Bắc đến các lễ tưởng niệm có hàng trăm ngàn người tham dự, trong khi nhiều người khác tụ tập dọc theo lộ trình giăng biểu ngữ, đốt lửa, và hát thánh ca.[185][186]
Trong thập niên 1840, Lincoln ngả theo ‘’Học thuyết Tất yếu’’ tin rằng tâm trí con người ở dưới sự kiểm soát của một quyền lực cao hơn.[189] Đến thập niên 1850, Lincoln thừa nhận "ơn thần hựu" theo cách chung, nhưng hiếm khi sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh tôn giáo của người Tin Lành. Ông dành sự tôn trọng cho chủ nghĩa cộng hòa của những nhà lập quốc gần như là niềm tin tôn giáo.[190] Song, khi đau khổ vì cái chết của con trai ông, Edward, Lincoln thường xuyên nhìn nhận rằng ông cần phải trông cậy Thiên Chúa.[191] Khi một con trai khác của Lincoln, Willie, lìa đời trong tháng 2, 1862, ông càng hướng về tôn giáo để tìm câu giải đáp và sự an ủi.[192]
Vào cuối những năm 1890, Lincoln là đại biểu Quốc hội của bang Illinois. Ông thường đi lại giữa Washington và Illinois trên con tàu chạy bằng hơi nước Great Lakes. Một lần tàu bị mắt kẹt ở bãi cát ngay giữa sông. Tất cả hành khách và hàng hoá phải chuyển đi để con tàu nổi dần lên. Đó là một quá trình dài và buồn tẻ.
Điều này mang đến cho Lincoln một ý tưởng, khi trở về văn phòng luật sư của mình ở Illinois, ông bắt đầu sáng chế ra một thiết bị có thể làm con tàu nổi lên mà không cần phải làm cho nó nhẹ đi bằng việc bóc dở hàng hoá xuống. Ông tranh thủ gọt đẽo mô hình giữa các phiên toà. Kết quả, ông nhận được bằng sáng chế số 6469: "Cách làm nổi những con tàu lớn".
Phát minh của Lincoln được chứng minh là không thực tế và không được đưa vào sản xuất. Nhưng nó đã cho thấy vị luật sư có tài xoay xở này sở hữu một trí tuệ đầy sáng tạo và dám thực hiện những ý tưởng mới. Đó là ý chí mà nước Mỹ rất cần trong những năm tháng bất ổn sau này.
Lincoln sở hữu tính cách điềm tĩnh cần thiết cho một chính khách, nhất là trong tình thế phức tạp. Suốt trong năm 1862, không có ngày nào trôi qua mà không có một bài diễn thuyết kêu gọi tổng thống chấp nhận những quyết sách táo bạo nhằm chống lại nạn nô lệ và Tướng McClellan, nhưng Lincoln vẫn bất động. Ông cần phải cân nhắc cho từng bước đi để thuyết phục chính mình và giới cử tri ôn hòa ở phía Bắc rằng ông đã thử hết mọi phương cách.
Ngay cả sau khi cách chức Tướng McClellan và giải phóng nô lệ, ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp. Sự mòn mỏi chờ đợi một chiến thắng để có thể công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có lẽ là giai đoạn nhạy cảm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln. Thời kỳ chuyển tiếp là cần thiết bởi vì Lincoln biết rằng trong những lúc đất nước đang bị phân hóa nghiêm trọng thì lập trường trung dung là con đường dẫn đến thành công cho nhà lãnh đạo.
Một ngày mùa hè năm 1862, một nhóm các nhân vật tiếng tăm chủ trương bãi nô từ vùng New England đến gặp Lincoln nhằm yêu cầu ông phải chống nạn nô lệ triệt để hơn. Sau một lúc im lặng, Lincoln hỏi xem họ còn nhớ sự kiện Blondin đi dây ngang qua thác Niagara không. Dĩ nhiên là họ nhớ. Một người trong số họ thuật lại lời của Tổng thống, "Giả sử toàn bộ giá trị vật chất trên đất nước vĩ đại này của chúng ta, từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương – sự giàu có, thịnh vượng, những thành quả của nó trong hiện tại và cả niềm hi vọng cho tương lai – được tập trung lại và giao cho Blondin đem chúng băng qua thác trong chuyến đi kinh khủng này;" và giả sử "bạn đang đứng trên bờ thác khi Blondin đi trên dây, khi anh đang cẩn thận dò dẫm từng bước chân và đang cố giữ thăng bằng với thanh ngang trên tay bằng kỹ năng tinh tế của mình để băng qua thác nước khổng lồ đang gầm rú bên dưới. Bạn sẽ gào thét, ‘Blondin, qua phải một bước!’ ‘Blondin, qua trái một bước!’ hay là bạn lặng lẽ đứng yên, nín thở và cầu nguyện xin Đấng Toàn Năng hướng dẫn và giúp anh ấy vượt qua cơn thử thách?"[194]
Khi nghe tin Liconln từ trần, Walt Whitman viết bài thơ O Captain! My Captain! gọi ông là thuyền trưởng lèo lái con thuyền qua những vùng biển động để đến bến bờ bình yên, nhưng khi sắp đến nơi thì người thuyền trưởng đã không còn. Trong khi người da trắng xem Lincoln như là nhà lãnh đạo có công duy trì nền thống nhất của đất nước thì người Mỹ da đen vinh danh ông như một nhà giải phóng. Trong chuyến viếng thăm Richmond, Lincoln được người dân ở đây chào đón như một người cha. Họ còn ví sánh ông với Moses trong Kinh Thánh, người giải phóng dân Do Thái và dẫn dắt họ trên đường đến Đất Hứa nhưng từ trần trước khi dân tộc ông đặt chân vào vùng đất này.
Ngay cả Frederick Douglass, người thường chỉ trích Lincoln trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, sau khi Lincoln bị ám sát đã gọi ông là "vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên chết vì chính nghĩa," và ca ngợi tính cách của Lincoln, "Với Abraham Lincoln, niềm tin vào chính mình và lòng tin dành cho đồng bào của ông thật vĩ đại và đáng kinh ngạc, thật sáng suốt và vững chắc. Ông hiểu rõ người dân Mỹ hơn cả chính họ, và chân lý của ông được lập nền trên sự hiểu biết này". Douglass cũng liệt kê những phẩm chất của một nhà lãnh đạo mà ông tìm thấy ở Lincoln, "Mặc dù ở địa vị cao trọng, những người thấp hèn nhất có thể tìm đến ông và cảm thấy thoải mái khi gặp ông. Mặc dù sâu sắc, ông rất trong sáng; mặc dù mạnh mẽ, ông rất dịu dàng; mặc dù quyết đoán trong xác tín, ông khoan hòa đối với những ai khác quan điểm, và kiên nhẫn lắng nghe lời chỉ trích."[195]
Chính là bởi vì vụ ám sát mà Lincoln được xem là vị anh hùng xả thân vì dân tộc. Trong mắt của những người chủ trương bãi nô, ông là nhà tranh đấu cho quyền tự do của con người. Đảng viên Cộng hòa liên kết tên tuổi ông với đảng của họ. Ở miền Nam, nhiều người, tuy không phải tất cả, xem ông là một tài năng kiệt xuất.[196]
Theo Schwartz, cuối thế kỷ 19 thanh danh của Lincoln tiến triển chậm cho mãi đến Giai đoạn Phát triển (1900 – thập niên 1920) ông mới được xem như là một trong những vị anh hùng được tôn kính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ngay cả trong vòng người dân miền Nam. Đỉnh điểm của sự trọng vọng này là vào năm 1922 khi Đài Tưởng niệm Lincoln được cung hiến tại Washington.[197] Trong thời kỳ New Deal, những người cấp tiến ca tụng Lincoln không chỉ như là người tự lập thân hoặc vị tổng thống vĩ đại trong chiến tranh, mà còn là nhà lãnh đạo quan tâm đến thường dân là những người có nhiều cống hiến cho chính nghĩa của cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hình ảnh của Lincoln được tôn cao như là biểu tượng của tự do, là người mang hi vọng đến cho những người bị áp bức.[198]
Trong thập niên 1970, Lincoln được những người có chủ trương bảo thủ trong chính trị dành cho sự ngưỡng mộ đặc biệt[199] do lập trường dân tộc, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, tập chú vào nỗ lực chống nô lệ, và nhiệt tâm của ông đối với các nguyên lý của những nhà lập quốc.[200][201][202] James G. Randall nhấn mạnh đến tính bao dung và thái độ ôn hòa của Lincoln trong "sự chú tâm của ông đối với sự tăng trưởng trong trật tự, sự nghi ngờ đối với những hành vi khích động nguy hiểm, và sự miễn cưỡng của ông đối với các kế hoạch cải cách bất khả thi." Randall đúc kết, "ông là người bảo thủ khi ông triệt để bác bỏ cái gọi là "thuyết cấp tiến" chủ trương bóc lột miền Nam, căm ghét chủ nô, thèm khát báo thù, âm mưu phe phái, và những đòi hỏi hẹp hòi muốn các định chế của miền Nam phải được thay đổi cấp tốc bởi tay người bên ngoài." [203]
Đến cuối thập niên 1960, những người cấp tiến như sử gia Lerone Bennett, xem xét lại sự việc, đặc biệt là quan điểm của Lincoln liên quan đến các vấn đề chủng tộc.[204][205] Năm 1968, Bennett gây chấn động dư luận khi gọi Lincoln là người chủ trương người da trắng là chủng tộc thượng đẳng.[206] Ông nhận xét rằng Lincoln thích gièm pha chủng tộc, chế giễu người da đen, chống đối sự công bằng xã hội, và đề nghị gởi nô lệ được tự do sang một đất nước khác. Những người ủng hộ Lincoln như các tác gia Dirk và Cashin, phản bác rằng Lincoln còn tốt hơn hầu hết các chính trị gia thời ấy;[207] rằng ông là người đạo đức có viễn kiến đã làm hết sức mình để thăng tiến chủ nghĩa bãi nô.[208]
Hình tượng Lincoln cũng thường được khắc họa rất tích cực trên màn ảnh của Hollywood.[209][210]
Người ta cũng thiết lập những công viên lịch sử tại các địa điểm liên quan đến những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Lincoln như: nơi ông chào đời (Abraham Licoln Birthplace National Historical Park) ở Hodgenville, Kentucky,[214] chỗ ông trải qua thời niên thiếu (Lincoln Boyhood National Memorial) tại Lincoln City, Indiana,[215] nơi ông trưởng thành (Lincoln’s New Salem) ở Illinois,[216] và nơi ông khởi nghiệp (Lincoln Home National Historic Site) tại Springfield, Illinois.[217][218]
Nhà hát Ford và tòa nhà Petersen (nơi Lincoln từ trần) được giữ lại làm viện bảo tàng, cũng như Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Abraham Lincoln ở Springfield.[219][220]
Phần mộ Lincoln trong Nghĩa trang Oak Ridge ở Springfield, Illinois, là nơi chôn cất Lincoln, vợ ông Mary cùng ba trong số bốn con trai của ông, Edward, William, và Thomas.[221]
Ngay trong năm Lincoln từ trần, hình ảnh của ông được gởi đi khắp thế giới qua những con tem bưu điện.[222] Hình ảnh của ông cũng xuất hiện trên tờ năm đô-la, và đồng xu Lincoln, đây là đồng tiền đầu tiên của Hoa Kỳ có đúc hình một nhân vật.[223]
Ngày 28 tháng 7, 1920 một pho tượng Lincoln được đặt tại một địa điểm gần Điện Westminster, Luân Đôn.[224] Hải quân Hoa Kỳ đã đặt tên ông cho một số chiến hạm, trong đó có hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và tiềm thủy đỉnh SSBN Abraham Lincoln.
Mặc dù ngày sinh của Lincoln, 12 tháng 2, chưa bao giờ được công nhận là quốc lễ, nó từng được cử hành tại 30 tiểu bang.[211] Từ năm 1971 khi Ngày Tổng thống trở thành quốc lễ, trong đó có ngày sinh của Lincoln kết hợp với ngày sinh Washington, được cử hành thay thế lễ kỷ niệm ngày sinh của ông.[225]
Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uranus) (tiếng Nga: Операция «Уран», phiên âm La Tinh: Operatsiya Uran; tiếng Đức: Operation Uranus) là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đông và sông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc Xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của România, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad
với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh
Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã
trong chiến dịch Bão Mùa đông.
Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng
tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao
vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung Tâm (Đức) tại
khu vực Rzhev - Viazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế
Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz.[5]
Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km.[6] Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga.[7] Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn.[8] Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu.[9]
Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương".[10]
Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach on Don, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện.[11]
Ngày 2 tháng 6 năm 1942, Hitler chia Cụm tập đoàn quân Nam gồm 4 tập đoàn quân dã chiến (2, 6, 11, 17) và 2 tập đoàn quân xe tăng (1, 4) đang hoạt động ở cánh Nam mặt trận Xô-Đức thành hai Cụm tập đoàn quân. Cụm tập đoàn quân A do thống chế Wilhelm List chỉ huy gồm các tập đoàn quân 11, 17 và tập đoàn quân xe tăng 1 có nhiệm vụ đánh chiếm vùng Kuban và Bắc Kavkaz, tiến đến vùng dầu mỏ Baku (Chiến dịch Kavkaz). Cụm tập đoàn quân B do thống chế Maximilian Freiherr von Weichs chỉ huy gồm các tập đoàn quân 2, 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 có nhiệm vụ đánh chiếm Stalingrad và tiến đến bờ biển Caspi tại Astrakhan.[15] Để có đủ quân số trên hướng Stalingrad, Cụm tập đoàn quân B còn được tăng viện các tập đoàn quân 3, 4 (Romania), tập đoàn quân 8 (Ý) và tập đoàn quân 2 Hungary. Nhiệm vụ đánh chiếm Stalingrad được giao cho Tập đoàn quân 6 phụ trách cánh Bắc và Tập đoàn quân xe tăng 4 phụ trách cánh Nam. Vì lý do này mà ngày 1 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã chiếm bàn đạp quân sự Tsimlianskaya phía Nam sông Đông đang nhằm hướng Bắc Kavkaz đã ngoặt lên Đông Bắc, tấn công Stalingrad từ hướng Tây Nam.[16] Ở sườn phải của cánh quân Đức tấn công Stalingrad là Tập đoàn quân 4 Romania. Ở sườn trái cánh quân này là Tập đoàn quân 3 Romania, phía sau nó là Tập đoàn quân 8 Ý. Các tập đoàn quân này được sự yểm trợ mạnh từ trên không của Tập đoàn quân không quân 4 (Luftflotte 4) của không quân Đức (Luftwaffe).[17] Ngày 23 tháng 7, Tập đoàn quân 6 (Đức) đánh bật Tập đoàn quân 62 (Liên Xô) khỏi bờ Đông sông Chir và tiến đến bờ Tây sông Đông ở Kamensk. Ngày 7 tháng 8, hai quân đoàn thiết giáp của Đức đã tấn công và bao vây 3 sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng của quân đội Liên Xô tại Maiyorovsk, đưa các lực lượng lớn tiến đến Vekhne - Budionnovka và Sukhnovsky.[18] Ngày 22 tháng 8, quân Đức bắt đầu vượt sông Đông và tiến rất nhanh về khúc cong lớn của sông Volga.[19] Ngày 23 tháng 8, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân 6 (Đức) đã chọc thủng vòng trong tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 64 (Liên Xô) và xâm nhập khu vực ngoại ô Stalingrad tại Tinguta.[20][21]
Đến tháng 11, Tập đoàn quân số 6 đã chiếm giữ gần hết Stalingrad, đẩy lực lượng phòng thủ của Liên Xô về hai triền sông Volga.[22] Ở giai đoạn này, thông tin thu được từ sự thẩm vấn tù binh Liên Xô có nhiều dấu hiệu cho thấy quân Liên Xô chuẩn bị cuộc tấn công nhằm vào quân Đức ở xung quanh thành phố, bao gồm sự tăng cường các hoạt động của quân Liên Xô ở phía đối diện hai mạn sườn của Tập đoàn quân số 6.[23] Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Đức vẫn tập trung hơn vào việc hoàn tất công cuộc đoạt lấy Stalingrad.[24] Thực tế, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức, Đại tướng Franz Halder đã bị cách chức vào tháng 9 sau khi ông ta cố gắng cảnh báo mối hiểm họa ngày càng tăng dọc theo hai bên sườn vốn được dàn ra quá rộng của Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn xe tăng 4.[25] Ngay đầu tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (Stavka) bắt đầu lập kế hoạch cho một chuỗi các đợt phản công để hoàn thành việc tiêu diệt quân Đức ở phía nam, chiến đấu tại Stalingrad và Kavkaz và chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức.[26] Cuối cùng, quyền chỉ huy các cố gắng giải vây Stalingrad của Liên Xô được đặt dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Aleksandr Vasilevsky.[27].
Tại khu vực Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô triển khai hai chiến dịch quan trọng chính chống lại quân Đức gồm: Chiến dịch Sao Thiên Vương (Operation Uranus) và Chiến dịch Sao Thổ (Operation Saturn) đồng thời cũng lên kế hoạch cho Chiến dịch Sao Hỏa (Operation Mars) vốn được trù tính để kiềm chế với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức trong một nỗ lực gây rối loạn quân tiếp viện và gây ra càng nhiều thiệt hại càng tốt.[28] Chiến dịch Sao Thiên Vương đòi hỏi Liên Xô phải sử dụng bộ binh và cơ giới hóa quy mô lớn để bao vây trực tiếp quân Đức và quân phe Trục xung quanh Stalingrad.[29] Theo kế hoạch được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thông qua ngày 15 tháng 11 năm 1942, các mũi tấn công đầu tiên được xác định hợp điểm tại khu vực Kalach ở phía sau Tập đoàn quân số 6 và Quân đoàn xe tăng 14 của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức, không cho người Đức có khả năng tăng viện nhanh cho các tập đoàn quân 3 và 4 của Romania cũng như tập đoàn quân 8 của Ý đang phòng ngự với đội hình không có chiều sâu tại hai bên sườn cụm quân Đức.[30] Cuộc tấn công của quân đội Liên Xô dự kiến gồm hai hướng tấn công hợp điểm từ phía Bắc và phía Nam Stalingrad; mỗi hướng tấn công gồm hai mũi. Các mũi phía ngoài do các quân đoàn cơ giới thực hiện các đòn đánh thọc sâu vào phía sau hậu tuyến của quân Đức trong khi một mũi tấn công phía trong sẽ dồn Tập đoàn quân số 6 và Quân đoàn xe tăng 14 của tập đoàn quân xe tăng 4 vào một khu vực hẹp từ làng Gumrak đến ngoại ô phía Tây Bắc Stalingrad.[31] Trong khi Hồng quân ráo riết chuẩn bị thì các tướng lĩnh cao cấp của Đức lại tin rằng đối phương của họ đang dần tập trung lực lượng dự bị ở phía đối diện với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức để tiến công tại cánh Bắc. Họ cho rằng Quân đội Liên Xô không đủ lực lượng để mở hai cuộc tấn công đồng thời ở cả hai hướng: phía trước Moskva và phía trước Stalingrad.[32]
Đến sát trước cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại địa bàn giữa hai khúc cong lớn của sông Đông và sông Volga, Cụm tập đoàn quân B (Đức) hầu như không còn lực lượng dự bị chiến dịch (chỉ còn lại một sư đoàn duy nhất là có nhiệm vụ bảo vệ tuyến sau).[43] Điểm sơ hở nghiêm trọng nhất tại khu vực Stalingrad là Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) bố trí ở giữa đang mắc kẹt vào các trận đánh tại Stalingrad và ngoại vi thành phố trong một cố gắng nhằm bao vây Tập đoàn quân 62 và đẩy lùi tập đoàn quân 64 (Liên Xô) để tiến đến bờ sông Volga. Hai bên sườn gồm các đơn vị Romania và Ý được trang bị yếu hơn, có khả năng tác chiến kém hơn. Điểm yếu cốt tử này đã được Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phát hiện và khai thác tối đa.[37] Chính thống chế Friedrich Paulus cũng nhận ra được điểm yếu này trong cuộc họp ngày 11 tháng 9 năm 1942 tại Tổng hành dinh của Hitler. Friedrich Paulus đã chỉ ra rằng các đơn vị Romania chỉ trông cậy vào các trang thiết bị cũ kỹ và pháo do ngựa kéo, thêm vào đó nhiều trường hợp do sự đối đãi không rõ ràng của các sĩ quan đối với quân nhân được tuyển mộ đã làm giảm nhuệ khí của binh lính.[44] Về vấn đề cơ giới hóa, Sư đoàn thiết giáp số 1 mang tên "Nước Đại Romania" được trang bị khoảng 100 xe tăng 38 (t) của Tiệp Khắc.[41] Súng chống tăng 37 li của loại chiến xa này[45] không đủ hiệu quả để chống lại xe tăng T-34 của Liên Xô.[46] Tương tự như vậy, súng chống tăng PaK 37 li cũng đã cũ kỹ và thiếu đạn trầm trọng.[47] Chỉ sau khi lặp lại yêu cầu nhiều lần, quân Đức mới giao cho các đơn vị România súng chống tăng PaK li; mỗi sư đoàn 6 khẩu. Tập đoàn quân 3 România phòng giữ một chiến tuyến dài 140 km trên cánh trái. Tập đoàn quân 4 cũng của România bảo vệ một phân khu có chính diện không dưới 270 km trên cánh phải.[48] Quân Ý và Hungary được bố trí giữa 2 đội hình quân România [48]. Trên thực tế, các tướng lĩnh Đức không coi trọng năng lực chiến đấu của các đơn vị này.[49] Binh sĩ Ý bị chính các đồng minh của họ xem thường nhất và hay bị buộc tội nhát gan. Hiệu quả chiến đấu của các đơn vị Ý trên chiến trường còn bị giảm thiểu do vũ khí cũ kỹ và chất lượng trang bị kém.[50] Tuy nhiên, Quốc trưởng đã vạch ra một "giải pháp trung bình". Trong đó, nguy cơ đe dọa sườn phải của Tập đoàn quân 6 (Đức) sẽ bị loại trừ bằng một cuộc tấn công tiếp theo vào Astrakhan của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và tập đoàn quân 8 (Ý). Hitler cũng tin rằng tuyến phòng thủ do tập đoàn quân 3 Romania thiết lập ở phía Tây sông Đông trên tuyến Kleskaya đến Elianskaya sẽ ngăn chặn được quân đội Liên Xô.[51][52]
Trong lúc Adolf Hitler biểu lộ sự tin tưởng vào khả năng bảo vệ hai bên sườn quân Đức của các đơn vị phe Trục không phải là quân Đức,[52] thì trên thực tế, quân Đức cũng không khá hơn bao nhiêu; họ đã bị yếu đi do nhiều tháng chiến đấu với Hồng quân và trong khi Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô phát triển thêm nhiều tập đoàn quân mới, Bộ chỉ huy tối cao của Đức lại cố duy trì các đơn vị cơ giới hóa hiện hữu của mình.[53] Hơn nữa, trong quá trình diễn ra cuộc tấn công của quân Đức từ giữa tháng 5 đến tháng 11 năm 1942, hai sư đoàn cơ giới SS, Sư đoàn Leibstandarte và Sư đoàn Großdeutschland (Đại Đức), đã bị chuyển từ Mặt trận A đến Tây Âu, để bổ sung quân dự bị cơ giới hóa trong trường hợp lực lượng Đồng Minh đổ bộ xuống nước Pháp.[54] Tập đoàn quân số 6 cũng chịu nhiều thương vong trong suốt cuộc chiến chỉ riêng tại thành phố Stalingrad.[55] Trong một số trường hợp, như đối với Sư đoàn thiết giáp số 22, trang bị của họ cũng không hơn gì so với Sư đoàn thiết giáp số 1 của România.[56]
Vì lý do giữ bí mật ý đồ phản công, đến ngày 25 tháng 10, ngay sát trước thời điểm mở trận, Phương diện quân Tây Nam mới được tách ra từ Phương diện quân Voronezh.[76] Bố trí trên tuyến Sông Đông từ Elanskaya đến Kleskaya, trong tháng 9 và tháng 10 năm 1942, tập đoàn quân 21 của phương diện quân này đã chiếm được hai căn cứ bàn đạp tại Serafimovich và Kleskaya bên hữu ngạn sông Đông, sau này trở thành xuất phát điểm cho các cuộc tấn công trên cánh phải của quân đội Liên Xô tại khu vực Stalingrad. Theo kế hoạch Sao Thiên Vương, từ bàn đạp Serafimovich, tập đoàn quân xe tăng 5 sẽ đột phá tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 3 (Romania), phát triển về hướng Đông Nam đến khu vực Bolsoena-Batovskaya và Kalach, hình thành vòng vây ban đầu phía ngoài. Tập đoàn quân 21 và một phần tập đoàn quân cận vệ 1 có nhiệm vụ tấn công từ bàn đạp Kleskaya đến tuyến Vesenskaya - Bokovsky, dọc theo sông Chir đến Oblivskaya, hình thành vòng vây phía trong.[77]
Từ hướng đối diện, ở phía Nam Stalingrad, Phương diện quân Stalingrad sử dụng các tập đoàn quân 51, quân đoàn kỵ binh 4 và quân đoàn cơ giới cận vệ 4 tấn công các tập đoàn quân 4 (Romania) và 8 (Ý) từ các eo đất hẹp giữa các hồ Sarpa, Tsatsa và Barmantsak tấn công hợp điểm về Kalach; sử dụng các tập đoàn quân 57 và 64 từ khu vực Ivanovka đánh bọc sườn phía Nam của tập đoàn quân 6 và quân đoàn xe tăng 14 (Đức), hình thành vòng vây phía trong từ hướng Nam.[67]
Phương diện quân Sông Đông có nhiệm vụ sử dụng các tập đoàn quân 24 và 65 đánh hai đòn bổ trợ từ phía đông Kleskaya và Kachalinskaya đến Verchiashi, chia cắt và dồn ép quân Đức từ phía Tây Bắc về phía làng Gumrak; sử dụng tập đoàn quân 62 tiếp tục giam chân và kiềm chế tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực phía Bắc Stalingrad cho đến khi hai phương diện quân ở hai bên sườn hoàn thành các vòng vây phía trong và phía ngoài.[58]
Không dừng lại ở ý định bao vây và tiêu diệt chủ lực Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô còn dự kiến sẽ đánh một đòn công kích tiếp theo từ Kamensk đến Rostov on Don, cô lập toàn bộ Cụm tập đoàn quân A (Đức) tại Kavkaz. Kế hoạch ban đầu được mang mật danh "Sao Thổ", dự định tiến hành sau khi đánh tan chủ lực Cụm tập đoàn quân B (Đức).[78] Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 1942, sau khi tính toán lại, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã phải từ bỏ ý định này vì không đủ lực lượng và tiến hành kế hoạch "Sao Thổ nhỏ" để chống lại cuộc hành quân "Bão mùa đông" do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) tiến hành với mục đích giải vây cho cụm quân Đức tại Stalingrad.[79]
Để bảo đảm lực lượng và phương tiện cho chiến dịch, quân đội Liên Xô đã huy động hơn 27.000 xe ô tô để chở quân, huy động 1.300 lượt toa xe lửa mỗi ngày. Việc vận chuyển người và phương tiện vượt sông Đông và sông Volga trở nên phức tạp vì bắt đầu có băng trôi. Toàn bộ gánh nặng vận tải qua sông đều do hai hạm đội giang vận Volga, Sông Đông và công binh đảm nhận. Các tập đoàn quân tại mặt trận Stalingrad phải chịu các cuộc oanh tạc dữ dội, làm cho việc chuyển quân càng thêm khó khăn. Tiểu đoàn công binh số 38 đóng tại mặt trận có nhiệm vụ chuyển đạn dược, binh lính và xe tăng qua phà vượt sông Volga đồng thời phải tiến hành cuộc trinh sát nhỏ dọc theo các phân khu của chiến trường, nơi sẽ là các điểm chọc thủng phòng tuyến của cuộc tấn công sắp tới. Trong 3 tuần cuối tháng 10, Quân đội Liên Xô đã vận chuyển gần 111.000 quân, 420 xe tăng và 556 khẩu pháo qua sông Volga.[80] Từ ngày 1 đến ngày 19 tháng 11, tốc độ chuyển quân được đẩy lên cao hơn. Hơn 160.000 binh lính và sĩ quan, 16.000 ngựa, 430 xe tăng, hơn 600 khẩu pháo, 14.000 ô tô và gần 7.000 tấn đạn đã được vận chuyển qua sông Volga. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Ngày 11 tháng 11, trong chuyến đi kiểm tra cuối cùng, G. K. Zhukov đã phát hiện thấy việc chuẩn bị của không quân vẫn chưa đủ để yểm hộ lực lượng mặt đất. Tại Phương diện quân Stalingrad vẫn còn 2 sư đoàn bộ binh (87 và 315) chưa đến được vì thiếu phương tiện vận tải, Quân đoàn cơ giới 4 của thiếu tướng V. T. Volsky mới chỉ tập trung được một lữ đoàn xe tăng và còn thiếu hàng trăm tấn nhiên liệu. Tại hai tập đoàn quân 51 và 57, cần phải chuyển gấp đạn dược và áo ấm ra phía trước cho binh sĩ trước ngày 14 tháng 5.[81] Căn cứ trên các báo cáo từ chiến trường, 13 giờ 10 phút ngày 15 tháng 11, I. V. Stalin gửi cho G. K. Zhukov bức điện sau đây:
Cuối cùng, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã lùi thời điểm
mở chiến dịch Sao Thiên Vương đến ngày 19 tháng 11 (đối với cánh Bắc) và
20 tháng 11 (đối với cánh Nam)[86]
Việc chênh lệch một ngày là do Phương diện quân Tây Nam phải vượt một
chặng đường dài hơn Phương diện quân Stalingrad hàng trăm km để có thể
hội quân tại khu vực Kalach - Sovietskaya và còn phải vượt sông Đông
trong hành tiến.[85]
Các hoạt động bảo mật và nghi binh chiến dịch cũng được thực hiện ráo riết. Các đơn vị quân đội Liên Xô đã diễn tập nhiều trận giả để thực hành các biện pháp đẩy lùi các cuộc phản kích của đối phương và cách thức lợi dụng cửa đột phá do các lực lượng cơ giới hóa tạo ra để nhanh chóng phát triển chiều sâu của đòn đột kích.[87] Các hoạt động này được che giấu thông qua các hành động ngụy tạo của phía Liên Xô, bao gồm giảm liên lạc vô tuyến, ngụy trang, giữ an ninh, dùng giao liên thay cho radio và các hành động giả tạo như tăng cường chuyển quân xung quanh Moskva.[88] Tại Moskva, các nội dung về chiến dịch "Sao Thiên Vương" đều bị cấm nhắc đến trong bất cứ một công văn, giấy tờ hay một cuộc nói chuyện điện thoại nào; các mệnh lệnh chỉ được nói miệng và truyền đạt trực tiếp tại chỗ cho người thực hiện. Tại khu vực xung quanh Stalingrad, các cuộc chuyển quân đều bắt buộc phải tiến hành vào ban đêm.[89] Các đơn vị công binh được lệnh xây dựng các công sự phòng thủ nhằm tạo ra ấn tượng sai lệch cho quân Đức, đồng thời cho xây dựng nhiều cây cầu giả để làm lệch hướng chú ý của quân Đức khỏi những cây cầu thật đang được xây dựng băng qua sông Đông.[90]
Ngay sau khi hoàn tất việc chuẩn bị chiến dịch, G. K. Zhukov đề xuất và được I. V. Stalin đồng ý cho sử dụng hai phương diện quân Tây và Kalinin tiến hành chiến dịch "Sao Hoả" đột kích vào chính giữa Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Viazma nhằm kiềm chế chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhằm khiến quân Đức lầm tưởng cuộc tấn công chính nhằm vào quân Đức sẽ diễn ra tại khu vực này.[32] Vào ngày 17 tháng 11, hai đại tướng A. M. Vasilevsky và G. K. Zhukov đều được gọi về Moskva. Tại đây, A. M. Vasilevsky được giao toàn quyền điều hành chiến dịch "Sao Thiên Vương", còn G. K. Zhukov đến các phương diện quân Tây và Kalinin.[91]
Cùng ngày hôm đó, A. M. Vasilevsky còn được cho xem bức điện do thiếu tướng Vasily Volsky, chỉ huy trưởng Quân đoàn cơ giới số 4, viết cho Stalin cố gắng thuyết phục đình lại cuộc tấn công.[92] Tướng Volsky cho rằng cuộc tấn công đã vạch ra theo kế hoạch sẽ chịu thất bại do tình trạng các lực lượng dành cho chiến dịch; ông đề nghị hoãn cuộc tấn công và thiết kế lại toàn bộ chiến dịch do không chuẩn bị đủ lực lượng và phương tiện.[93] Mặc dù tình báo Liên Xô đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc thu thập được lượng thông tin đáng kể về cách bố trí của lực lượng phe Trục đang dàn trận phía trước họ,[94] nhưng vẫn không có nhiều thông tin về tình hình Tập đoàn quân số 6 của Đức.[95] Cuối cùng, các tướng lĩnh Liên Xô vẫn thống nhất không hoãn cuộc tấn công. Đích thân I. V. Stalin gọi điện cho Volsky qua mạng liên lạc mã hóa. V. T. Volsky lặp lại ý kiến của mình nhưng vẫn hứa tiến hành chiến dịch đúng thời hạn nếu được ra lệnh phải hành động như vậy.[96]
Sau khi nhận được tin quân đội Liên Xô tấn công, Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 6 (Đức) không điều các sư đoàn xe tăng 16 và 24 cơ động ra ngoài làm bọc lót cho các lực lượng phòng thủ của Romania mà vẫn tiếp tục để các đơn vị này chiến đấu trong nội đô Stalingrad.[110] Thay vào đó, họ giao nhiệm vụ này cho Quân đoàn xe tăng 48 là đơn vị đóng gần cửa mở đột phá nhất.[111] Tuy nhiên, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 48 lại phán đoán sai hướng tấn công chính của quân đội Liên Xô và điều sư đoàn xe tăng 14, sư đoàn cơ giới 29 đến ngăn chặn tập đoàn quân 21 (Liên Xô) đang bao vây quân đoàn 4 và quân đoàn 5 (Romania) tại khu vực Bokovsky - Gromky - Evstratovskaya. Trong khi đó sư đoàn xe tăng 22 (Đức) phải một mình chống lại toàn bộ mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) do thiếu tướng V. V. Butkov chỉ huy tại Pronin và Merdebisky, còn Sư đoàn xe tăng 1 (Romania) phải đối phó với Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) do thiếu tướng A. G. Rodin chỉ huy có ưu thế hơn hẳn về binh lực và vũ khí. Việc phân tán lực lượng xe tăng ít ỏi chỉ còn hơn 100 chiếc làm ba hướng đã làm cho Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) không còn sức mạnh để khôi phục tình hình.[112]
Kết quả là đến cuối ngày 19 tháng 11, sư đoàn xe tăng 14 (Đức) phải lùi về bên kia sông Chir tại Chernyshevskaya dưới sự yểm hộ của không quân. Sư đoàn cơ giới 29, sư đoàn xe tăng 22 (Đức) bị tách ra trên 2 hướng Budinovka, Bolshenabatovsky và tiếp tục lọt vào vòng vây.[113] Ngày hôm sau, sư đoàn xe tăng 22 hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn.[114] Sư đoàn xe tăng 1 cũng (Romania) bị đánh quỵ.[115] Ngày 21 tháng 11, khi quân đội Liên Xô càng tiến sâu về phía đông nam, nhiều đội xe tăng bắt đầu phải dừng lại do bão tuyết lớn, các lái xe, pháo thủ và xạ thủ đều bị khuất tầm nhìn. Bùn tuyết trên đường làm cho xe tăng bị trượt và có một lính tăng đã bị gãy tay khi anh ta bị hất tung bên trong xe tăng.[116] Tuy nhiên, bão tuyết cũng vô hiệu hóa sự phối hợp các quân đoàn của Đức.[117]
Mãi đến 22 giờ cùng ngày, thống chế Maximilian Freiherr von Weichs, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân B mới gửi đến Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 6 (Đức) bức điện sau đây:
Quân đoàn kỵ binh 8 Liên Xô được tung vào trận với nhiệm vụ lợi dụng phòng tuyến bị chọc thủng cắt đứt liên lạc giữa quân Romania với Tập đoàn quân 8 Ý và khóa chặt mọi khả năng phản công vào bên sườn phải của Phương diện quân Tây Nam Liên Xô.[119] Trong khi không quân Liên Xô bắn phá vào quân Romania đang rút lui thì không quân Đức – Luftwaffe kháng cự yếu ớt, không thể yểm trợ được các lực lượng mặt đất.[119][120] Sự rút lui của Sư đoàn kỵ binh 1 Romania, vốn giữ vị trí bên sườn trái của Sư đoàn bộ binh 376 của Đức đã tạo ra một lỗ hổng để Tập đoàn quân 65 thuộc Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) vượt qua phòng tuyến của quân Đức.[121] Trong vòng hai ngày, tập đoàn quân này đã hai lần vượt sông Đông và cùng với Tập đoàn quân 24 tiếp cận khu vực Tây Bắc Stalingrad, nơi trú đóng Sở chỉ huy và các đơn vị chủ lực của tập đoàn quân 6 (Đức).[122] Khi quân Đức bắt đầu phản ứng vào cuối ngày 19 tháng 11 để đối phó với nguy cơ từ cánh Bắc thì một cuộc tấn công khác từ Phương diện quân Stalingrad đã được triển khai bên sườn phía Nam của Tập đoàn quân số 6 (Đức).[123]
Một ngày sau khi tập đoàn quân 12 và tập đoàn quân xe tăng 5 mở màn cuộc tấn công, ngày 20 tháng 11, Tập đoàn quân số 65 của Liên Xô tiếp tục gia tăng áp lực lên Quân đoàn 11 của Đức trên cánh Bắc, bên sườn phải Tập đoàn quân 6. Quân đoàn xe tăng số 4 của Hồng quân tiến công trên chính diện Quân đoàn số 11 của Đức, trong khi Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 vu hồi sâu vào hậu cứ của quân đoàn này.[124] Sư đoàn bộ binh số 376 của Đức và Sư đoàn bộ binh số 44 của Áo phải xoay chiều bố trí để hướng trực diện với đối phương bên sườn bị hở của mình nhưng không thực hiện được do thiếu nhiên liệu.[125] Trung đoàn còn lại của Sư đoàn xe tăng 14 đã tiêu diệt một trung đoàn phòng thủ bên sườn của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 (Liên Xô) nhưng pháo chống tăng của họ cũng chịu thiệt hại nặng nề khi họ bị quân đội Liên Xô vượt qua.[124] Đến gần cuối ngày, Quân đoàn xe tăng 1 thuộc tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô) tiếp tục truy kích Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) đang rút lui, trong khi Quân đoàn xe tăng số 26 của Liên Xô đã chiếm được thị trấn Perelazovsky, gần 130 km về phía tây bắc của Stalingrad.[126]
Cuộc tấn công của Hồng quân tiếp tục trong ngày 21 tháng 11 với lực lượng của Mặt trận Stalingrad đang xâm nhập vào sâu đến 50 km. Lúc này, các đơn vị Romania còn lại ở phía bắc đang dần bị tiêu diệt ở từng trận đánh riêng lẻ, trong khi quân đội Liên Xô bắt đầu giao chiến với các bộ phận của Tập đoàn xe tăng 4 và Tập đoàn quân 6 (Đức).[127] Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô), sau khi tiêu diệt một bộ phận đáng kể của Sư đoàn xe bọc thép số 1 của Romania, tiếp tục tiến về phía đông nam, tránh được đụng độ với đối phương ở mạn trái phía sau, mặc dù tàn quân của Quân đoàn 5 Romania đã được tập hợp lại và vội vàng tổ chức phòng thủ với hy vọng điều này hỗ trợ được cho Quân đoàn thiết giáp số 48.[128] Tập đoàn quân số 3 của Romania bắt đầu bị cô lập vào cuối ngày 19 tháng 11.[115] Đến cuối ngày 24 tháng 11, quân đội Liên Xô hoàn toàn làm chủ khu vực Bokovsky - Gromsky - Evstratovskaya. Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn xe tăng 5 đã bắt sống gần 27.000 tù binh Romania - gần hết quân số 3 sư đoàn - và tiếp tục tiến về phía nam, chiếm lĩnh trận tuyến mới trên sông Chir[129] và gặp chủ lực của Quân đoàn cơ giới 4 của tướng V. T. Volsky từ Phương diện quân Stalingrad đánh lên[130].
Ngày 22 tháng 11, quân Liên Xô bắt đầu vượt sông Đông và tiếp tục tiến công về phía thị trấn Kalach.[131] Quân phòng thủ của Đức tại Kalach, chủ yếu gồm quân bảo vệ và tiếp ứng, hoàn toàn không biết gì về cuộc tấn công của quân Liên Xô cho đến ngày 21 tháng 11, và ngay cả lúc đó cũng không biết gì về thực lực của Hồng quân đang ngày càng áp sát.[132] Nhiệm vụ đánh lấy chiếc cầu tại Kalach được giao cho Quân đoàn xe tăng số 26. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11, chi đội phái đi trước của Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) do trung tá N. M. Filipenko chỉ huy sử dụng 2 xe tăng và một xe bọc thép trinh sát lấy được của quân Đức đã tiếp cận và mở cuộc đột kích bất ngờ vào một đại đội vệ binh Đức, đánh chiếm chiếc cầu bắc qua sông Đông ở ngoại ô phía Tây thị trấn Kalach.[133] Sáng 23 tháng 11, chủ lực của quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) đột kích đến nơi đã đánh bật quân Đức và chiếm Kalach. 16 giờ chiều 23 tháng 11, Quân đoàn xe tăng 4 do đại tá A. G. Kravchenko chỉ huy đã gặp Quân đoàn cơ giới 4 do thiếu tướng V. T. Volssky chỉ huy từ Phương diện quân Stalingrad đánh lên[130]. Vòng vây quân Đức tại Stalingrad đã khép kín vào ngày 23 tháng 11 năm 1942.[134] Trong các ngày tiếp theo, quân đội Liên Xô tiếp tục thanh toán các ổ kháng cự còn sót lại của các quân đoàn 4 và 5 (Romania) tại khu vực Bokovsky - Gromsky - Evstratovskaya.[135]
Khi Tập đoàn quân số 57 tham gia trận tấn công vào lúc 10 giờ, tình hình đã phát triển theo một chiều hướng khả quan hơn, cho phép Phương diện Stalingrad có thể tung các quân đoàn cơ giới vào trận mà không cần có không quân yểm trợ.[139] Sư đoàn bộ binh số 297 của Đức đã chứng kiến lực lượng đồng minh Romania của họ thất bại như thế nào trong việc chống đỡ các đòn tấn công của Quân đội Liên Xô.[140] Tuy vậy, sự lúng túng và thiếu chỉ huy đã làm cho các Quân đoàn xe tăng 13 và quân đoàn kỵ binh 4 của Liên Xô lưỡng lự khi họ bắt đầu lợi dụng các điểm phòng tuyến đã bị Quân đoàn cơ giới 4 chọc thủng trong cuộc tấn công mở màn.[141]
Quân Đức lập tức phản ứng bằng cách điều Sư đoàn pháo tự hành chống tăng 560 là lực lượng dự bị duy nhất mà họ có trong khu vực ra tuyến trước. Bất chấp những thành công ban đầu trong việc chống lại lực lượng thiết giáp của Liên xô, phòng tuyến của Tập đoàn quân 4 Romania vẫn nhanh chóng sụp đổ, buộc sư đoàn này phải bố trí lại trong một cố gắng khôi phục tuyến phòng thủ phía nam.[140] Cuộc phản công của Sư đoàn pháo tự hành chống tăng số 29 đã tiêu diệt được khoảng 50 xe tăng của Liên Xô và làm cho Bộ chỉ huy quân Liên Xô lo lắng về sự an toàn cho sườn bên trái của họ.[142] Tuy nhiên, việc rút ra và bố trí lại Sư đoàn 29 cũng làm cho tuyến phòng ngự bên trong của quân Đức mỏng đi. Đến cuối ngày 20 tháng 11, chỉ còn Trung đoàn kỵ binh số 6 của Romania đóng quân giữa lực lượng Liên Xô đang tiến lên vào sông Đông.[143]
Ở phía nam, sau một cuộc hưu chiến ngắn, Quân đoàn cơ giới 4 (Liên Xô) tiếp tục tiến lên phía bắc, đánh bật lực lượng phòng thủ của quân Đức ra khỏi nhiều thị trấn trong vùng và hướng về Stalingrad.[144] Quá trưa ngày 20 tháng 11, nhận được báo cáo rằng xe tăng Liên Xô chỉ còn cách tổng hành dinh của mình không quá 40 km; hơn nữa, không còn đơn vị nào có thể cản bước tiến của quân Liên Xô,[145] Thống chế Friedrich Paulus đã triệu tập cuộc họp tại Bộ Tư lệnh tập đoàn quân 6 (Đức). Lần đầu tiên, Friedrich Paulus nói đến một mối nguy cơ thực sự nghiêm trọng nhưng nhìn chung, các tướng lĩnh Đức vẫn lạc quan và cho rằng, các cuộc công kích của quân đội Liên Xô sẽ sớm bị đẩy lùi. Chỉ đến tối 20 tháng 11, khi tin tức về thất bại của các tập đoàn quân 3, 4 Romania, tập đoàn quân 8 Ý và cả Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) truyền về đến Bộ Tham mưu Tập đoàn quân 6 thì Thống chế Friedrich Paulus mới ra lệnh chuyển đến sở chỉ huy dự bị.[146]
Đến cuối ngày 21 tháng 11, quân đoàn cơ giới 4 (Liên Xô) đã đột kích tới Plodovitoye với chiều sâu lên đến 35–40 km; quân đoàn xe tăng 4 và quân đoàn kỵ binh 4 đã chiếm được nhà ga Avganerovo. Đến sáng ngày 22 tháng 11, Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 6 mới chịu rút hai sư đoàn xe tăng 16 và 24 khỏi thành phố để chặn mũi đột kích của Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) đang tiến nhanh về Kalach nhưng vẫn bị chậm trễ và nhầm lẫn vì Quân đoàn cơ giới 4 đã tiến sát đến sông Đông. Hồi 16 giờ chiều ngày 23 tháng 11, Lữ đoàn xe tăng 45 thuộc Quân đoàn xe tăng 4 đã bắt liên lạc được với Lữ đoàn cơ giới 30 thuộc Quân đoàn cơ giới 4 tại khu vực Sovietskaya. Vòng vây bên ngoài của quân đội Liên Xô đã được hình bởi các binh đoàn xe tăng thuộc Tập đoàn quân xe tăng 5, Quân đoàn xe tăng 4, Quân đoàn cơ giới 4, các quân đoàn kỵ binh 8 và 13. Tại vòng vây bên trong, các tập đoàn quân 21, 24, 64, 65, 66 và 57 tiếp tục tiến công theo hướng hợp điểm vào Stalingrad, vây chặt Tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong hai gọng kìm kép.[147][148]
Ngay từ ngày 22 tháng 11, Thống chế Friedrich Paulus đã gửi qua sóng vô tuyến một bức điện cho Bộ tham mưu Cụm tập đoàn quân B, bức điện này đã bị trinh sát điện đài Liên Xô thu được:
Trong lúc quân Đức bên trong và xung quanh Stalingrad đang lâm nguy, Hitler ra lệnh các lực lượng Đức thiết lập một thế phòng ngự toàn diện và bố trí lực lượng giữa sông Đông và sông Volga như pháo đài Stalingrad, bẻ gãy hy vọng cố gắng mở đường tháo chạy của Tập đoàn quân số 6.[126][150] Khi nhận được báo cáo khẩn cấp về tình hình nguy ngập của Tập đoàn quân 6 kèm theo bức điện của Friedrich Paulus, Hitler đã bác bỏ ngay ý định thoái lui của Friedrich Paulus, ông ta ra lệnh:
Cuộc phản công mà Hitler nói đến là chiến dịch "Bão mùa Đông" được
thực hiện vào tháng 12 năm 1942 bởi Cụm tập đoàn quân Sông Đông mới được
thành lập do thống chế Erich von Manstein chỉ huy.
Tập đoàn quân số 6, các đơn vị phe Trục khác và hầu hết các đơn vị của Tập đoàn xe tăng 4 của Đức đã lọt vào vòng vây ngày càng siết chặt của ba phương diện quân Liên Xô. Chỉ có Sư đoàn pháo chống tăng tự hành số 16 bắt đầu chiến đấu mở đường thoát. Do thiếu sự phối hợp giữa xe tăng và bộ binh của Liên Xô khi các quân đoàn xe tăng cố gắng vượt qua các phòng tuyến bị phá vỡ suốt bên sườn nam quân Đức đã để cho phần lớn Tập đoàn quân số 4 của Romania thoát khỏi sự tiêu diệt.[126]
Chiến cuộc vẫn còn tiếp diễn sau ngày 23 tháng 11 khi quân Đức nỗ lực vô vọng mở các cuộc phản công từ bên trong để phá vòng vây.[131] Vào thời điểm này, các đơn vị phe Trục bên trong vòng vây di chuyển sang phía đông hướng về Stalingrad để tránh xe tăng Liên Xô, trong khi những ai mưu toan thoát khỏi vòng vây thì di chuyển sang phía tây về phía nước Đức và các nước phe Trục khác.[151]
Giữa sự hỗn loạn, Tập đoàn quân 6 bắt đầu dựng các phòng tuyến nhưng bị trở ngại vì thiếu nhiên liệu, đạn dược và thực phẩm, và càng bị đè nặng hơn bởi mùa đông nước Nga đang đến. Họ còn phải gánh vác thêm việc lấp khoảng trống trong phòng tuyến gây ra bởi sự tan rã của quân Romania.[160] Vào ngày 23 tháng 11, vài đơn vị quân Đức đã phá hủy hay thiêu hủy mọi thứ không cần thiết cho chiến dịch tháo chạy và bắt đầu rút lui về cực bắc của Stalingrad. Tuy nhiên, sau khi từ bỏ boongke mùa đông của họ, Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô đã tiêu diệt Sư đoàn bộ binh số 94 trên mặt đất; tàn quân của sư đoàn này được sáp nhập vào các Sư đoàn thiết giáp số 16 và 24.[161] Mặc dù vậy, Bộ Chỉ huy quân Đức vẫn tin tưởng rằng Quân đội Đức Quốc Xã đang bị bao vây sẽ phá vỡ được vòng vây. Từ ngày 23 đến 24 tháng 11, Hitler quyết định giữ vững vị trí và cố gắng tái tiếp tế Tập đoàn quân số 6 bằng một cầu hàng không, lấy sân bay dã chiến tại làng Gumrak làm căn cứ chính và 4 sân bay dự bị khác.[162] Đội quân bị vây tại Stalingrad cần ít nhất 680 tấn quân nhu mỗi ngày, một nhiệm vụ mà nếu huy động toàn lực Không quân Đức (Luftwaffe) cũng không đủ điều kiện để thực hiện. Thêm vào đó, Không quân Liên Xô vừa phục hồi với nhiều máy bay tiêm kích Yak-1, Yak-9 và IL-2 đã trở thành một mối đe dọa cho máy bay Đức cố gắng bay vào vòng vây.[163] Cho dù đến tháng 12, Không quân Đức đã tập hợp được một phi đội khoảng 500 máy bay nhưng như thế vẫn còn chưa đủ để tiếp tế cho nhu cầu của Tập đoàn quân số 6 và các bộ phận của Tập đoàn xe tăng 4.[164] Trong suốt nửa đầu tháng 12, Tập đoàn quân số 6 chỉ nhận được dưới 20% so với nhu cầu hằng ngày của họ.[165]
Cùng lúc ấy, Quân đội Liên Xô củng cố lại vòng vây bên ngoài và bắt đầu các trận chiến nhằm tiêu diệt các đơn vị quân Đức đang bị bao vây bên trong. Đến ngày 24 tháng 11, trận tuyến tại Stalingrad đã kéo dài đến trên 450 km nhưng quân đội Liên Xô chỉ kiểm soát được không quá 265 km. Khoảng cách tối thiểu giữa vòng vây bên trong và vòng vây bên ngoài có chỗ chỉ từ 15 đến 20 km.[130] Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô cũng bắt đầu hoạch định Chiến dịch Sao Thổ,[166] nhằm cô lập toàn bộ Cụm tập đoàn quân A (Đức) tại Bắc Kavkaz và Kuban.[167] Việc bao vây một cánh quân khổng lồ của quân đội Đức đã làm cho quân đội Liên Xô lúng túng trong việc tiêu diệt cụm quân này. Họ dự kiến tấn công các đơn vị quân Đức vào phía đông và phía nam, nhằm chia các đơn vị quân Đức thành những nhóm nhỏ hơn. Các mệnh lệnh này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 11 và được thi hành mà không cần tập hợp binh lực hay các cuộc chuyển quân lớn của các lực lượng dự bị.[168] Tuy nhiên, các cuộc tiến công của quân đội Liên Xô trong hạ tuần tháng 11 và nửa đầu tháng 12 năm 1942 đã không thu được kết quả. Nguyên nhân chính là do các cơ quan tình báo Liên Xô đã không xác định đúng quân số phe Trục bị vây; họ cho rằng quân số bị vây không quá 85.000 đến 95.000 người. Thế nhưng ngoài 17 sư đoàn của Tập đoàn quân 6 và 5 sư đoàn của Tập đoàn quân xe tăng 4, còn có nhiều đơn bị binh chủng chuyên môn kỹ thuật và trợ chiến khác cùng tàn binh của quân Romania, quân Croatia, quân Ý cũng bị "dốc" vào "cái chảo". Ngoài ra, sự thiếu phối hợp giữa Phương diện quân Sông Đông và Phương diện quân Stalingrad cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của quân đội Liên Xô. Hơn nữa, thượng tuần tháng 12 năm 1942, Hitler đã quyết định thành lập Cụm tập đoàn quân Sông Đông do thống chế Erich von Manstein chỉ huy với mục tiêu giải vây cho các lực lượng Đức và đồng minh đang bị vây. Điều này buộc quân đội Liên Xô phải tạm hoãn chiến dịch "Cái vòng" để tiến hành chiến dịch "Sao Thổ nhỏ" nhằm đánh bại cuộc hành quân mở vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông.[169]
Trong thời gian chuẩn bị và diễn ra chiến dịch "Sao Thiên Vương", những mâu thuẫn cũng nổi lên trong Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức. Do không tin tưởng thống chế Wilhelm List chưa thể chiếm được Kavkaz, Hitler tự mình nắm quyền chỉ huy Cụm tập đoàn quân A và áp đặt ảnh hưởng của mình đối với Tập đoàn quân 6. Để buộc quân Romania phải đánh tốt hơn, Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức nảy ra ý tưởng dùng Ion Antonescu chỉ huy Cụm tập đoàn quân Sông Đông nhưng ý tưởng này đã bị các tướng lĩnh Đức cực lực phản đối. Họ không muốn chia sẻ quyền lực trên chiến trường cho bất kỳ ai, dù chỉ là trên danh nghĩa.[173]
Dù sao thì việc hơn một tập đoàn quân với binh lực rất lớn bị vây tại Stalingrad đã làm cho quân đội Đức phải tiếp tục ném vào đây những lực lượng dự bị được đưa đến từ Tây Âu và nước Đức trong khi không thể rút thêm được một đơn vị nào tại các khu vực khác trên chiến trường Xô-Đức. Mặt khác, việc quân đội Liên Xô giành lại quyền chủ động ở Stalingrad còn tạo ra mối đe dọa cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bác Kavkaz và Kuban. Không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội Liên Xô tiến công về hướng Rostov. Mặc dù đã ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan nhưng Hitler vẫn cho rằng với tài cầm quân của mình, ông ta sẽ giải vây được cho tập đoàn quân 6 và khôi phục lại tình hình ở khúc cong lớn của sông Đông như trước tháng 11 năm 1942.[174]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Puerto Rico
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Estado Libre Asociado de Puerto Rico Commonwealth of Puerto Rico |
|||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Latinh: Joannes Est Nomen Eius Tiếng Tây Ban Nha: Juan es su nombre ("Tên cháu là Gioan"[1]) |
|||||
Quốc ca | |||||
La Borinqueña | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Thịnh vượng chung | ||||
• Thống đốc | Aníbal Acevedo Vilá (PPD) | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Tây Ban Nha, Anh | ||||
Thủ đô | San Juan |
||||
Thành phố lớn nhất | San Juan | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 9.104 km² (hạng 169) | ||||
Diện tích nước | 1,6% % | ||||
Múi giờ | AST (UTC−4) | ||||
Lịch sử | |||||
Thành lập
|
|||||
Ngày thành lập | 25 tháng 7, 1952 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 3.912.054 người (hạng 126) | ||||
Dân số (2005) | 3.913.054 người | ||||
Mật độ | 434 người/km² (hạng 21) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 72,37 tỷ Mỹ kim[2] | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Mỹ (USD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .pr |
Lịch sử của đất nước Puerto Rico bắt đầu với những cộng đồng da đỏ bản địa, trong đó người Taino có một nền văn hóa khá phát triển và chiếm ưu thế tại hòn đảo trong thời gian dài. Năm 1493, Christopher Columbus đặt chân đến Puerto Rico trong chuyến hành trình thứ hai đến Tân thế giới. Hòn đảo này nhanh chóng được sáp nhập thành một thuộc địa của Đế chế Tây Ban Nha và những người dân da đỏ Taino dần dần bị tiêu diệt và thay thế bởi người châu Âu da trắng và các nô lệ da đen đến từ châu Phi. Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha 1898, Mỹ chiếm đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Ngày nay Puerto Rico là một nhà nước cộng hòa tồn tại dưới hình thức lãnh thổ thịnh vượng chung và chưa được hợp nhất chính thức vào nước Mỹ. Người dân Puerto Rico có chính phủ riêng và có một ủy viên cư dân không có quyền biểu quyết (non-voting resident commissioner) tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tất cả người Puerto Rico đều là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên người Puerto Rico không được tham gia bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tại chính Puerto Rico nhưng họ có quyền bầu cử hay tranh cử tại bất cứ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ đến cư ngụ.
Tình trạng chính trị hiện nay của hòn đảo, bao gồm khả năng trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ hay được độc lập, đang được bàn cãi rất nhiều tại Puerto Rico. Từ năm 1967, cử tri Puerto Rico đã bốn lần tham gia trưng cầu dân ý để xác định tình trạng của nó, nhưng đều với kết quả là giữ tình trạng như cũ cho đến cuộc trưng cầu dân ý năm 2012. Cuộc trưng cầu dân ý không có tính ràng buộc về mật pháp lý về tình trạng chính trị của hòn đảo mới nhất đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kết quả là cử tri Puerto Rico đã bác bỏ xít xao tình trạng chính trị hiện tại (câu hỏi thứ nhất) và chấp thuận áp đảo việc trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ như là một chọn lựa ưng ý (câu hỏi thứ hai).[4]
Ngoài tên gọi chính thức là Puerto Rico, người dân còn gọi hòn đảo này với tên gọi Borinquen, theo từ Borikén là cái tên người Taino bản địa gọi hòn đảo. Bên cạnh đó, Puerto Rico còn được biết đến với biệt hiệu La Isla del Encanto, có nghĩa là "Hòn đảo diệu kỳ".
Mục lục
Lịch sử
Thời kỳ Tiền Columbus
Lịch sử của quần đảo Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Bến cảng giàu có") trước khi Christopher Columbus khám phá ra hòn đảo được rất it người biết đến. Những hiểu biết ngày nay về những cư dân đầu tiên của hòn đảo chủ yếu được khám phá sau này bởi người Tây Ban Nha. Cuốn sách lịch sử đầy đủ đầu tiên về đất nước này được viết bởi Fray Iñigo Abbad y Lasierra vào năm 1786, 293 năm sau khi người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên hòn đảo[5].Những cư dân đầu tiên của đảo Puerto Rico là những thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc Ortoiroid làm nghề sắn bắt và đánh cá. Những di chỉ tìm được về người Ortoiroid, hay người Arcaico được phát hiện năm 1990 được xác định có niên đại 2000 năm trước công nguyên. Trong khoảng giữa năm 120 và 400 sau công nguyên, người Igneri, một bộ lạc xuất xứ từ vùng châu thổ sông Orinoco, nơi ngày nay là Venezuela đã đến hòn đảo này. Giữa thế kỉ 4 và thế kỉ 10, người Arcaico và người Igneri đã cũng tồn tại trên hòn đảo, nhưng cũng có lẽ đã xung đột với nhau. Trong khoảng giữa thế kỉ 7 và thế kỉ 10, nền văn hóa Taino bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên hòn đảo và đến khoảng năm 1000 thì lấn át hoàn toàn các nền văn hóa trước đó. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của người Taino kéo dài cho đến khi người châu Âu phát kiến ra châu Mỹ năm 1492[6].
Thuộc địa của Tây Ban Nha
Ngày 19 tháng 11 năm 1493, Christopher Columbus trong chuyến thám hiểm lần thứ hai của mình đã phát hiện ra đảo Puerto Rico. Lúc này, cư dân của hòn đảo là những người da đỏ châu Mỹ thuộc nền văn hóa Taino và họ gọi hòn đảo của mình là "Borikén", hay trong tiếng Tây Ban Nha là "Boriquen"[7]. Columbus đã đặt cái tên mới cho hòn đảo là San Juan Bautista để tưởng niệm thánh John Baptist. Sau đó, hòn đảo được đổi tiên thành Puerto Rico còn San Juan thì trở thành tên thủ phủ của hòn đảo. Năm 1508, Juan Ponce de Leon trở thành thống đốc đầu tiên của đảo Puerto Rico[8].Người Tây Ban Nha nhanh chóng chiếm toàn bộ đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Những người thổ dân Taino hoặc bị giết trong những trận chiếm đẫm máu mà ưu thế thuộc về người Tây Ban Nha hay những bệnh dịch chết người từ châu Âu mà họ chưa tiếp xúc bao giờ, hoặc bị người Tây Ban Nha bắt làm nô lệ. Dân số Taino sụt giảm nhanh chóng đã buộc người Tây Ban Nha phải buôn nô lệ da đen từ châu Phi sang làm việc. Puerto Rico do vị trí địa lý chiến lược của mình trở thành một pháo đài phòng thủ quan trọng cho hệ thống thuộc địa to lớn của Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh. Nhiều đồn lũy và các bức tường thành lớn được xây dựng như La Fortaleza, El Castillo, San Felipe del Morro hay El Castillo de San Cristobal để bảo vệ Puerto Rico khỏi sự dòm ngó của các cường quốc thù địch như Pháp, Hà Lan và Anh. Những nước này cũng từng cố chiếm Puerto Rico những đều không thành công. Tuy nhiên, sự giàu có tài nguyên của Puerto Rico chủ yếu mang lại sự thịnh vượng cho chính quốc chứ cư dân hòn đảo thì sống trong tình trạng nghèo khó.
Cuộc chiến tranh Iberia nổ ra giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh với quân Pháp đã tạo điều kiện cho nhiều thuộc địa của Tây Ban Nha ly khai đòi độc lập. Năm 1809, Ủy ban Trung ương Tối cao tại Cadiz ra quyết định công nhận Puerto Rico là một tỉnh hải ngoại của Tây Ban Nha và đảo này có quyền gửi đại diện đến quốc hội Tây Ban Nha. Tuy nhiên chính sách tiến bộ này chỉ được thực thi trong khoảng các năm 1810-1814 và 1820-1823 rồi bãi bỏ do sự trở lại nắm quyền của triều đình quân chủ của vua Ferdinand VII. Tuy nhiên nó cũng đã góp phần nâng cao tính dân tộc của người dân hòn đảo.
Cuối thế kỉ 19, Puerto Rico và Cuba là hai thuộc địa cuối cùng còn ở lại với Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị và sự nghèo đói của hòn đảo đã càng làm căng thẳng thêm mối quan hệ với chính quốc Tây Ban Nha. Năm 1868, cuộc nổi dậy "Grito de Lares" nổ ra tại thị trấn Lares, được lãnh đạo bởi người anh hùng Ramon Emeterio Betances, "người cha" của phong trào độc lập cho Puerto Rico. Nhưng khi tiến sang thị trấn San Sebatian, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Năm 1897, Luis Munoz Rivera cùng một số người khác đã thuyết phục thành công chính phủ Tây Ban Nha trao quy chế tự trị cho người dân Cuba và Puerto Rico. Ngày 17 tháng 7 năm 1898, chính phủ tự trị đầu tiên của Puerto Rico nhậm chức nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi[9].
Thuộc địa của Hoa Kỳ
Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha bùng nổ năm 1898 đã dẫn đến sự việc ngày 25 tháng 7 năm 1898, Puerto Rico bị quân đội Mỹ xâm chiếm. Tây Ban Nha đã buộc phải nhường lại các thuộc địa của mình cho Mỹ là Cuba, Puerto Rico ở Caribbean và Guam, Philippines ở châu Á theo Hiệp ước Paris 1898[10].Đầu thế kỉ 20, Puerto Rico nằm dưới sự cai trị của quân đội Mỹ và thống đốc Puerto Rico đều là người được Tổng thống Mỹ chỉ định. Năm 1900, Đạo luật Foraker cho phép Puerto Rico có một số quyền lập chính phủ dân sự gồm có hạ viện do dân bầu. Đến năm 1917, Đạo luật Jones-Shafroth trao quyền công dân Mỹ cho người Puerto Rico cũng như cho phép lập ra thượng viện do dâu bầu để Puerto Rico có đầy đủ một quốc hội lưỡng viện của riêng mình. Với quyền công dân Mỹ, nhiều thanh niên Puerto Rico đã tham gia quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ nhất và những cuộc chiến của Mỹ sau đó nữa.
Những thập niên đầu tiên dưới sự cai trị của Mỹ, nhiều thảm họa tự nhiên liên tiếp xảy ra như động đất, sóng thần, các cơn bão nhiệt đới cũng như cuộc Đại khủng hoảng 1929 đã tàn phá nền kinh tế của đảo Puerto Rico. Trong nhân dân bắt đầu xuất hiện tư tưởng chống lại sự cai trị của Mỹ. Ngày 30 tháng 10 năm 1950, Pedro Albizu Campos, lãnh đạo Đảng Dân tộc Puerto Rico đã phát động cuộc khởi nghĩa Jayuya chống Mỹ. Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng thiết quân luật và chấm dứt cuộc khởi nghĩa sau 3 ngày với việc sử dụng nhiều bộ binh, pháo binh và máy bay ném bom vào thị trấn Jayuya. Pedro Albizu Campos sau đó bị bắt giam vì tội âm mưu phản loạn nhằm lật độ chính phủ Mỹ tại Puerto Rico. Bên cạnh đó, những âm mưu ám sát tổng thống Harry Truman trong cùng năm 1950 cũng được những người dân tộc chủ nghĩa Puerto Rico thực hiện nhưng thất bại.
Sự nhượng bộ giữa Mỹ và Puerto Rico trong giai đoạn giao thời giữa Roosevelt và Truman đã dẫn đến việc năm 1946, tổng thống Truman đã chỉ định Jesus Pinero, một người sinh ra ở Puerto Rico làm thống đốc hòn đảo này.
Trở thành thịnh vượng chung
Năm 1947 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Puerto Rico khi chính phủ Mỹ trao quyền bầu cử thống đốc cho người dân hòn đảo. Luis Munoz Marin, người có công trong việc đàm phán với Mỹ trước đó đắc cử và trở thành thống đốc dân cử đầu tiên của Puerto Rico vào năm 1948. Năm 1950, tổng thống Truman cho phép Puerto Rico tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về quyền thành lập hiến pháp riêng của nước này. Hiến pháp địa phương của Puerto Rico chính thức được chính phủ Mỹ phê chuẩn vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Tổng thống Truman cũng thông qua hiến pháp này vào ngày 3 tháng 7 rồi được tuyên bố chính thức bởi thống đốc Munoz Marin vào ngày 25 tháng 7 cùng năm đó. Như vậy, Puerto Rico chính thức có bản hiến pháp của riêng mình và nước này phê chuẩn tên gọi Estado Libre Asociado, tạm dịch là "Thịnh vượng chung"[11][12].Cùng với sự tự do chính trị, thập niên 1950 đã đánh dấu giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của Puerto Rico. Kế hoạch Operación Manos a la Obra đầy tham vọng được thực hiện đã biến Puerto Rico từ một hòn đảo nghèo nàn chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một hòn đảo thịnh vượng với nền công nghiệp chế biến phát triển. Ngày nay, Puerto Rico là một địa điểm du lịch hấp dẫn thế giới và đồng thời là một trung tâm về dược phẩm và sản xuất hàng hóa.
Về mặt chính trị, những tranh cãi xung quanh quy chế chính trị của Puerto Rico vấn tiếp diễn. Ba xu hướng chính của chính trị Puerto Rico hiện nay là giữ nguyên hiện trạng thịnh vượng chung, trở thành một tiểu bang Hoa Kỳ và trở thành một quốc gia độc lập. Đã có tới 3 cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức và người dân Puerto Rico vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay. Hiến pháp Puerto Rico công nhận khái niệm "công dân Puerto Rico".
Chính trị
Puerto Rico là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ theo thể chế cộng hòa. Tất cả các quyền lực hiện tại của Puerto Rico là do Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền. Puerto Rico thiếu sự bảo vệ toàn phần từ Hiến pháp Hoa Kỳ vì không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ. Người đứng đầu nhà nước của Puerto Rico là tổng thống Mỹ[13]. Chính quyền Puerto Rico theo chế độ cộng hòa, được tổ chức theo hệ thống tam quyền phân lập gồm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhánh hành pháp được đứng đầu bởi thống đốc Puerto Rico, hiện nay là ngài Anibal Acevedo Vila. Nhánh lập pháp bao gồm Quốc hội Puerto Rico được chia làm hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Người đứng đầu Thượng viện Puerto Rico là Chủ tịch Thượng viện, còn người đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện (Speaker of the House) Puerto Rico. Nhánh tư pháp đứng đầu bởi Thấm phán trưởng Tòa án Tối cao Puerto Rico. Chức thống đốc và các đại biểu quốc hội được nhân dân bầu ra bốn năm một lần. Những thành viên của tòa án tối cao được thống đốc chỉ định với sự thông qua của Thượng viện.Puerto Rico chỉ được phép có một đại biểu không có quyền biểu quyết (non-voting delegate) duy nhất tại Hạ viện Hoa Kỳ, gần đây nhất là ông Luis Fortuno. Người dân Puerto Rico không được quyền tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, nhưng được phép bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ (là bầu cử của các đảng phái chính trị để tìm ứng cử viên trong từng đảng). Người Puerto Rico có quyền tham gia bầu cử và tranh cử ở tại bất cứ tiểu bang nào mà họ đến sinh sống.
Từ năm 1952 đến này, chính trường Puerto Rico có sự phân chia giữa 3 đảng phái chính đại diện cho ba xu hướng chính trị khác nhau của đất nước này. Đảng Dân chủ Nhân dân Puerto Rico (PPD) muốn duy trì hiện trạng Puerto Rico với vai trò hiện nay là một lãnh thổ thịnh vượng chung thuộc Hoa Kỳ. Đảng thứ hai, Đảng Cấp tiến Mới Puerto Rico (PNP) muốn đưa Puerto Rico trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ còn trong khi đó, Đảng Độc lập Puerto Rico (PIP) lại muốn vùng đất này tách ra và trở thành một quốc gia độc lập. Năm 2007, một đảng thứ tư nữa là Đảng Puerto Rico cho người Puerto Rico (PPR) xuất hiện trên chính trường. Trải qua nhiều cuộc trưng cầu dân ý trong suốt 6 thập kỉ qua, người dân Puerto Rico chọn lựa giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay như một vùng lãnh thổ quốc hải của Hoa Kỳ.
Địa lý
Puerto Rico bao gồm đảo Puerto Rico và một số hòn đảo nhỏ hơn xung quanh như đảo Vieques, Culebra, Mona, Desecheo và Caja de Muertos. Trong 5 đảo trên, chỉ có đảo Culebra và đảo Vieques là có cư dân sinh sống quanh năm.Puerto Rico có tổng diện tích 9.104 km². Chiều dài nhất của đảo từ tây sang đông là 180 km, chiều rộng nhất của đảo từ bắc xuống nam là 64 km. Trong quần đảo Đại Antilles, Puerto Rico là hòn đảo nhỏ nhất, chỉ bằng 8/10 diện tích của Jamaica[14] và 8/100 diện tích của Cuba[15]. Nếu so sánh với một số bang khác của Mỹ thì Puerto Rico rộng hơn so với cả hai bang Delaware và Rhode Island cộng lại, nhưng nhỏ hơn một chút so với bang Connecticut.
Đảo Puerto Rico có hình chữ nhật với khoảng 60% diện tích là đồi núi. Phần trung tâm hòn đảo là một vùng núi cao với nhiều dãy núi lớn tiêu biểu như dãy La Cordillera Central ("Dãy núi Trung tâm"). Điểm cao nhất của Puerto Rico, núi Cerro de Punta cao 1338 m tọa lạc trên dãy núi này[16]. Ở phía bắc Puerto Rico có một vùng núi đá vôi khá lớn. Phía bắc và phía nam hòn đảo mỗi bên có một vùng bờ biển hẹp.
Về mặt địa chất, hòn đảo Puerto Rico nằm trên đường giáp ranh giữa hai địa mảng lớn là địa mảng Bắc Mỹ và địa mảng Caribbean. Chính vị trí giao giữa hai địa mảng này là nguyên nhân gây ra những trận động đất và sóng thần kèm theo nạn lở đất gây thiệt hại lớn về người và của. Trận động đất lớn xảy ra gần đây nhất tại Puerto Rico diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1918 mạnh đến 7,5 độ Richter và gây ra sóng thần đã gây ra thiệt hại lớn cho hòn đảo: 116 người thiệt mạng và thiệt hại 4 triệu USD[17].
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Puerto Rico có khí hậu ấm áp quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 °C (80 °F). Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các tháng trong năm thường không lớn. Miền nam Puerto Rico có nhiệt độ cao hơn vài độ so với miền bắc, trong khi đó vùng cao nguyên và đồi núi trung tâm Puerto Rico thường có khí hậu mát mẻ hơn so với những vùng còn lại. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 còn mùa mưa diễn ra trong khoảng tháng 6 đến tháng 10, trùng với thời điểm hoạt động mạnh của những cơn bão từ Đại Tây Dương đổ vào, mang theo một lượng mưa lớn cho Puerto Rico.
Kinh tế
Cho đến tận đầu thế kỉ 20, nguồn lợi kinh tế chủ yếu của Puerto Rico vẫn chủ yếu xoay quanh ngành trồng và xuất khẩu mía đường. Thế nhưng đến thập niên 1940, một chính sách kinh tế mới đã được ban hành nhằm thay đổi hoàn toàn cục diện nền kinh tế hòn đảo với sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đa dạng và được chính phủ Mỹ miễn thuế. Kinh tế Puerto Rico thời gian đầu tuy chịu nhiều biến động lớn, đặc biệt là cuộc Đại Khủng hoảng 1929 từ nước Mỹ nhưng sau đó đã phục hồi rất nhanh và hiện là một trong các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Mỹ.Tuy nhiên càng về sau, những điểm yếu của nền kinh tế Puerto Rico cũng dần bộc lộ và gây ra nhiều biến động khá lớn. Puerto Rico phải đối mặt với việc các doanh nghiệp chuyển địa điểm sang các nước Mỹ Latinh khác có giá nhân công rẻ hơn. Tình trạng kinh tế khó khăn giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người dân Puerto Rico có chiều hướng di dân ra nước ngoài, đặc biệt là tới Mỹ để tìm kiếm công việc tốt hơn. Đặc biệt vào năm 2006, Puerto Rico diễn ra cuộc khủng hoảng ngân quỹ trầm trọng khiến nhiều cơ quan chính phủ và 1536 trường công phải đóng cửa, gần 96 000 người bị cho nghỉ việc. Những chính sách thuế mới sau đó đã giẩi quyết cuộc khủng hoảng này nhưng vẫn còn nhiều thách thức khó khắc phục. Vài năm trở lại đây, Puerto Rico rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế. Nếu như năm 2006, mức tăng GDP còn ở mức 0,5% thì đến năm 2007 xuống còn -1,8%, năm 2008 xuống đến -2%.[18]
Ngày nay Puerto Rico là một quốc gia có nền kinh tế cơ cấu hiện đại với nông nghiệp chỉ chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%. Ngành trồng mía đường nay đã nhường lại cho ngành chăn nuôi lấy sản phẩm từ thịt và sữa. Công nghiệp của Puerto Rico phát triển đa dạng và nhấn mạnh các ngành hóa dầu, dược phẩm và khoa học công nghệ. Du lịch là một trong những ngành dịch vụ chủ đạo của Puerto Rico với việc nước này đón tiếp 5,9 triệu lượt du khách vào năm 2007, đem lại một nguồn doanh thu lớn cho hòn đảo. Nhiều khách sạn, cá khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội thảo lớn như Trung tâm Hội nghị Puerto Rico được xây dựng đã tận dụng triệt để ưu thế du lịch của đất nước tươi đẹp này.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, song Puerto Rico vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Mỹ Latinh. Puerto Rico là một trong những đầu tàu kinh tế vùng Caribbean cùng với Cuba và Cộng hòa Dominicana, và Ngân hàng Thế giới xếp Puerto Rico vào nhóm các nước có thu nhập bình quân cao[19]. Năm 2007, thu nhập bình quân của nước này là 19.600 USD[20], tuy nhiên vẫn còn thua nếu so với bang nghèo nhất của nước Mỹ là Mississippi với thu nhập 24.062 USD. Tỉ lệ thất nghiệp của Puerto Rico cũng ở mức khá cao 11,7%, trong khi bang thất nghiệp nhiều nhất nước Mỹ là Michigan có tỉ lệ 7,7% và mức trung bình của nước Mỹ là 4,4%[21]. Năm 1998, Chỉ số Phát triển Con người của Puerto Rico đạt 0,942 điểm, con số cao nhất vùng Mỹ Latinh.
Nhân khẩu
Dân số và chủng tộc
Những cư dân đầu tiên sinh sống tại Puerto Rico là người da đỏ châu Mỹ, sau đó được tiếp nối bởi người da trắng gốc châu Âu và người da đen gốc châu Phi. Thế kỉ 19 đánh dấu một giai đoạn bùng nổ dân nhập cư vào Puerto Rico khi hàng trăm gia đình đổ vào đất nước này để được cấp đất theo Sắc lệnh năm 1815, theo đó cung cấp một lượng đất đai cho những người dân gốc châu Âu theo Công giáo Rôma. Chủ yếu người da trắng tại Puerto Rico có tổ tiên là người Tây Ban Nha, bên cạnh đó cũng có một số dân tộc khác như Bồ Đào Nha, Italy, Scotland, Ireland, Đức... Người da đen đến Puerto Rico trên những con tàu buôn nô lệ đã góp phần làm nên sự đa dạng chủng tộc tại hòn đảo này. Bên cạnh đó, Puerto Rico còn có một cộng đồng người gốc châu Á với các sắc dân Trung Quốc, Liban. Người dân các nước Mỹ Latinh cũng góp thêm vào các dòng người nhập cư từ Colombia, Venezuela, Argentina, Cuba và Cộng hòa Dominicana. Tình trạng nhập cư vào thế kỉ 19 này đã khiến dân số Puerto Rico tăng nhanh, từ 155.000 người vào năm 1800 đến gần 1 triệu người vào cuối thể kỉ 19. Cuộc thống kê điều tra dân số năm 1858 đã cho thấy tỉ lệ chủng tộc tại Puerto Rico như sau: 300.430 người da trắng, 341.015 người da màu tự do và 41.736 nô lệ[22].Sang thế kỉ 20, Puerto Rico lại xuất hiện tình trạng di dân ra nước ngoài khi người dân Puerto Rico nhập cư vào Hoa Kỳ để tìm cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là từ sau Thế chiến Thứ hai. Họ chủ yếu nhập cư vào các bang New York, New Jersey, Illinois, Massachusetts, Florida, Pennsylvania, Connecticut, Washington, D.C., California... và tạo nên một cộng đồng người Mỹ gốc Puerto Rico rất lớn. Hiện số người Puerto Rico sống tại Mỹ đã nhiều hơn cả trong nước.
Nghiên cứu di truyền học năm 2002 trên DNA ty thể với 800 người Puerto Rico cho thấy 61,1% người Puerto Rico thừa hưởng DNA ty thể mẹ từ người thổ dân bản địa, 26,4% châu Phi và 12,5% da trắng. Ngược lại, 70% đàn ông Puerto Rico có nhiễm sắc thể Y của người châu Âu, 20% của tổ tiên châu Phi và ít hơn 10% của người bản địa châu Mỹ. Phát hiện này cho thấy việc lai chủng tại Puerto Rico ở mức độ khá cao và tạo nên sự hòa trộn sắc tộc độc đáo.[23]
Theo cuộc điều tra nhân khẩu năm 2000, dân số của Puerto Rico ước tính khoảng 4 triệu dân. Phân bố chủng tộc của Puerto Rico như sau[24]:
- Người da trắng: 80,5%
- Người da đen: 8,0%
- Người da đỏ: 0,4%
- Người châu Á: 0,2%
- Một số chủng tộc khác: 6,8%
- Người nhiều hơn 2 chủng tộc: 4,2%
Ngôn ngữ
Ở Puerto Rico, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh là hai ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân và được sử dụng phổ biến tại gia đình cũng như các trường học, cơ quan hành chính. Tiếng Anh được dạy như ngôn ngữ thứ hai tại hầu hết các trường tiểu học, trung học và đại học ở Puerto Rico[25].Nhìn chung, tiếng Tây Ban Nha ở Puerto Rico vẫn có một số sự khác biệt so với ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác do ảnh hưởng từ các ngôn ngữ da đỏ bản địa, những ngôn ngữ Phi châu và cả sự ảnh hưởng từ tiếng Anh do quan hệ chặt chẽ giữa hòn đảo với nước Mỹ.
Tôn giáo
Công giáo Rôma là tôn giáo lớn lâu đời nhất tại Puerto Rico (nếu không kể những tôn giáo bản địa) và cho đến ngày nay vẫn là tôn giáo chủ yếu tại nước này. Mỗi thành phố tự trị của Puerto Rico đều có ít nhất một nhà thờ tại khu trung tâm, hay được gọi là plaza. Dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, Đạo Tin lành bị đàn áp nhưng lại được khuyến khích khi gia nhập nước Mỹ. Người Taino bản địa gần đây đang khôi phục lại một số truyền thống tôn giáo của họ, trong khi một số người châu Phi cũng gìn giữ những tôn giáo xa xưa của tổ tiên.Văn hóa
Văn hóa Puerto Rico là sự hòa trộn giữa bốn dòng văn hóa: văn hóa Taino bản địa, văn hóa Tây Ban Nha, văn hóa Châu Phi và văn hóa Mỹ. Người Taino ngày nay tuy chỉ chiếm một tỉ lệ dân số nhỏ bé song họ vẫn giữ một số tên gọi truyền thống về địa danh, các món ăn, nhạc cụ và một số lượng từ vựng trong tiếng Tây Ban Nha ngày nay của Puerto Rico. Người da đen gốc châu Phi lại có ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc với "bomba và plena", một thể loại loại âm nhạc và nhảy múa với các nhạc cụ bộ gõ và maraca. Người Tây Ban Nha mang đến tiếng Tây Ban Nha, đạo Thiên chúa và những giá trị tinh thần và văn hóa của châu Âu cổ kính. Dòng văn hóa thứ tư đến từ nước Mỹ với tiếng Anh, hệ thống giáo dục đại học và các giá trị văn hóa hiện đại thể hiện trong điện ảnh, âm nhạc. Năm 1903, Trường Đại học Puerto Rico được chính quyền Mỹ thành lập, 5 năm sau khi Puerto Rico trở thành một bộ phần của nước này.Thể thao
Bóng chày là môn thể thao phổ biến nhất tại Puerto Rico và nước này có hẳn một mùa giải bóng chày chuyên nghiệp riêng được tổ chức vào màu đông. Quyền anh, bóng rổ và bóng chuyền cũng là những môn thể thao rất phổ biến tại đất nước này. Puerto Rico tham dự hầu hết các giải thi đấu thể thao quốc tế như Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Mùa đông, Đại hội Thể thao Châu Mỹ (Pan American Games), Đại hội Thể thao Trung Mỹ và Caribbean. Puerto Rico đã từng giành được 6 huy chương (1 bạc, 5 đồng) trong lịch sử tham dự các kỳ Thế vận hội, lần đầu tiên vào năm 1948 với chiếc huy chương đồng môn quyền anh của Juan Evangelista Venegas.Bóng chày là môn thể thao thế mạnh của Puerto Rico và nước này đã từng 1 lần giành huy chương vàng tại Giải vô địch bóng chày thế giới vào năm 1951. Những vận động viên bóng chày nổi tiếng nhất của Puerto Rico là Roberto Clemente và Orlando Cepeda.
Quyền anh cũng là môn thể thao rất được ưa chuộng tại Puerto Rico. Nếu tình bình quân đầu người, Puerto Rico là nước có số lượng nhà vô địch quyền anh nhiều nhất thế giới và đứng thứ ba về tổng số. Các vận động viên tiêu biểu trong môn thể thao này là Miguel Cotto, Félix Trinidad, Wilfred Benítez và Wilfredo Gómez.
Puerto Rico còn là thành viên của FIFA và CONCACAF. Năm 2008, Liên đoàn Bóng đá Puerto Rico chính thức được thành lập.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Puerto Rico |
Tham khảo
- ^ Phúc âm Luca 1:63. Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
- ^ Cục Tình báo Trung ương
- ^ CIA - The World Factbook - Nhân khẩu Puerto Rico
- ^ “Puerto Rico votes on US ties and chooses governor”. AP. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
- ^ Theo Historia Geográfica, Civil y Natural de la Isla de San Juan Bautista de Puerto Rico
- ^ Biên niên sử ngắn về Puerto Rico
- ^ Ngày nay, người Puerto Rico còn được gọi là người Boricuas, tức người đến từ Boriquen
- ^ Thực ra, Vicente Yáñez Pinzón là người đầu tiên được chỉ định làm thống đốc Puerto Rico nhưng ông chưa hề đặt chân đến hòn đảo
- ^ Mỹ xâm chiếm Puerto Rico - Theo lịch sử Puerto Rico
- ^ Hiệp ước hòa bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha (ký ngày 10 tháng 12 năm 1898)
- ^ Hiến pháp Puerto Rico (tiếng Anh)
- ^ Hiến pháp Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha)
- ^ [1] - Theo Hiến pháp Puerto Rico
- ^ [2] Theo CIA - The World Factbook - Jamaica
- ^ [3] Nguồn: CIA - The World Factbook - Cuba
- ^ [4] Độ cao và khoảng cách tại các vùng nước Mỹ
- ^ Lịch sử động đất Puerto Rico
- ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rq.html Thông tin trên CIA - The World Factbook (cập nhật tháng 8 năm 2009)
- ^ Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Puerto Rico
- ^ [5] Số liệu kinh tế Puerto Rico
- ^ Danh sách các bang theo tỉ lệ thất nghiệp (Theo CNN Money)
- ^ [6] - Theo Lịch sử Puerto Rico
- ^ http://www.kacike.org/MartinezEnglish.pdf
- ^ Thống kê nhân khẩu Puerto Rico năm 2000
- ^ [7] Theo Topuertorico.org
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Puerto Rico |
Diễn văn Gettysburg
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diễn văn Gettysburg là diễn từ nổi tiếng nhất của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln,
và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch
sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở
Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19 tháng 11 năm 1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu trong đó quân đội Liên bang giành chiến thắng vẻ vang.[1]
Bài diễn văn được viết cách công phu của Lincoln, lúc ấy chỉ được xem là phần phụ trong buổi lễ, nhưng cuối cùng đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ Quốc. Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để "sản sinh một nền tự do mới", sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.
Bài diễn văn này trở nên một trong những văn kiện hay nhất bằng tiếng Anh trong suốt bề dày lịch sử nhân loại.[1] Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu "Four score and seven years ago," (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng "chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất."
Trong bài diễn văn, Lincoln không trích dẫn Hiến pháp năm 1789, trong đó chế độ nô lệ được mặc nhận trong "thỏa hiệp thứ ba mươi lăm", ông cũng không sử dụng từ "nô lệ".
Lúc đầu, Wills dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 23 tháng 9, và mời Edward Everett, từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts, và Viện trưởng Đại học Harvard là diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế và đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được tổ chức vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.
Về sau, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời Lincoln đến tham dự buổi lễ. Bức thư của Will viết, "Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết, tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của quốc gia, chính thức biệt riêng khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến". Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành.
Ngày 18 tháng 11, Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, qua đêm tại nhà của Will ở quảng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington. Trái với các giai thoại, Lincoln không hoàn tất bài diễn văn trên tàu lửa cũng không viết nó trên bì thư. Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng, người dân thị trấn, và các góa phụ đến khu đất sẽ được cung hiến.
Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, Maryland; Oliver P. Morton, Indiana; Horatio Seymour, New York; Joel Parker, New Jersey; và David Tod, Ohio.
Qua đó, bài diễn văn lịch sử này cũng nêu lên tầm quan trọng của đại thắng Gettysburg vừa qua.[1] Các học giả đương đại bất đồng với nhau về ngôn từ chính xác của bài diễn văn, cũng như các bản sao chép được ấn hành bởi báo chí, ngay cả những bản viết tay của Lincoln cũng khác nhau về ngôn từ, phân đoạn và cấu trúc. Trong các phiên bản này, văn bản của Bliss được xem là bản chuẩn. Đó là bản duy nhất có chữ ký của Lincoln:
Một bản dịch khác:
Khi ấy, ít người để ý đến bài diễn văn.[3] Tuy nhiên, chỉ trong vòng có vài tháng, nhân dân Hoa Kỳ đã nhận thức rõ rệt về tầm trọng đại của bài diễn văn hùng hồn này.[1]
Bài diễn văn được viết cách công phu của Lincoln, lúc ấy chỉ được xem là phần phụ trong buổi lễ, nhưng cuối cùng đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ Quốc. Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để "sản sinh một nền tự do mới", sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.
Bài diễn văn này trở nên một trong những văn kiện hay nhất bằng tiếng Anh trong suốt bề dày lịch sử nhân loại.[1] Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu "Four score and seven years ago," (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng "chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất."
Mục lục
Nội dung
Lincoln đã sử dụng từ "quốc gia" năm lần (bốn lần ông nói về nước Mỹ, một lần khác khi ông nói "bất cứ quốc gia nào cũng được thai nghén và cung hiến"), nhưng không lần nào nhắc đến từ "liên bang" - ngụ ý miền Bắc – như thế, mục tiêu phục hồi một quốc gia, không phải một liên bang gồm các tiểu bang tự trị, là quan trọng hơn hết. Bài diễn văn nhắc đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ và câu nói nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập "mọi người sinh ra đều bình đẳng".Trong bài diễn văn, Lincoln không trích dẫn Hiến pháp năm 1789, trong đó chế độ nô lệ được mặc nhận trong "thỏa hiệp thứ ba mươi lăm", ông cũng không sử dụng từ "nô lệ".
Bối cảnh
Trận chiến bùng nổ ở Gettysburg (1 tháng 7 - 3 tháng 7 năm 1863) kết thúc với thắng lợi lớn của phe Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ (Union), buộc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ (Confederacy) phải rút quân về Virginia.[2] Chiến thắng này mang lại lợi thế cho Liên bang trong cuộc chiến,[3] song trận kịch chiến ấy cũng vĩnh viễn thay đổi bộ mặt thị trấn nhỏ bé này. Bãi chiến trường ngổn ngang thi thể của hơn 7.500 binh sĩ tử trận và vài ngàn xác ngựa của Binh đoàn Potomac thuộc Liên bang cũng như Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh. Tử khí bốc lên từ hàng ngàn thi thể đang thối rữa của binh sĩ, chiến đấu từ hai bên chiến tuyến nhưng cùng nằm xuống trên một trận địa, làm cư dân thị trấn mắc bệnh nghiêm trọng, và việc chôn cất tử tế những người lính trận vong trở nên ưu tiên hàng đầu đối với vài ngàn cư dân Gettysburg. Theo sự hướng dẫn của David Wills, một luật sư giàu có 32 tuổi, tiểu bang Pennsylvania mua một khu đất rộng 17 mẫu Anh (69.000 m2) để xây dựng một nghĩa trang nhằm tôn vinh những người lính thiệt mạng trong trận đánh mùa hè năm ấy.Lúc đầu, Wills dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 23 tháng 9, và mời Edward Everett, từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts, và Viện trưởng Đại học Harvard là diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế và đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được tổ chức vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.
Về sau, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời Lincoln đến tham dự buổi lễ. Bức thư của Will viết, "Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết, tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của quốc gia, chính thức biệt riêng khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến". Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành.
Ngày 18 tháng 11, Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, qua đêm tại nhà của Will ở quảng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington. Trái với các giai thoại, Lincoln không hoàn tất bài diễn văn trên tàu lửa cũng không viết nó trên bì thư. Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng, người dân thị trấn, và các góa phụ đến khu đất sẽ được cung hiến.
Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, Maryland; Oliver P. Morton, Indiana; Horatio Seymour, New York; Joel Parker, New Jersey; và David Tod, Ohio.
Chương trình buổi lễ
Chương trình buổi lễ được hoạch định bởi Wills và ban tổ chức gồm có:- Âm nhạc, Ban nhạc Birgfield
- Cầu nguyện, Mục sư T. H. Stockton, D. D.
- Âm nhạc, Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến
- Diễn thuyết, Edward Everett
- Âm nhạc, Thánh ca sáng tác bởi B. B. French, Esq.
- Lời Cung hiến, Tổng thống Hoa Kỳ
- Bài ca Truy điệu, Ca đoàn
- Chúc phước, Mục sư H. L. Baugher, D. D.
Diễn văn Gettysburg của Lincoln
Lincoln đọc bài diễn văn với giọng Kentucky trong quãng thời gian từ hai đến ba phút. Ông tóm tắt cuộc chiến trong mười câu và 272 từ, tái cung hiến đất nước cho cuộc đấu tranh và cho lý tưởng biểu thị rằng không chiến binh nào tử trận ở Gettysburg đã chết vô ích.Qua đó, bài diễn văn lịch sử này cũng nêu lên tầm quan trọng của đại thắng Gettysburg vừa qua.[1] Các học giả đương đại bất đồng với nhau về ngôn từ chính xác của bài diễn văn, cũng như các bản sao chép được ấn hành bởi báo chí, ngay cả những bản viết tay của Lincoln cũng khác nhau về ngôn từ, phân đoạn và cấu trúc. Trong các phiên bản này, văn bản của Bliss được xem là bản chuẩn. Đó là bản duy nhất có chữ ký của Lincoln:
“ |
|
” |
—Abraham Lincoln
|
“ |
|
” |
—Abraham Lincoln
|
Chú thích
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Diễn văn Gettysburg |
- Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln
- Bài diễn văn nổi tiếng Gettysburg của Abraham Lincoln - Vietnamnet
- Ghi chú về Diễn văn Gettysburg by H.L. Mencken
- Diễn văn Gettysburg trưng bày tại Library of Congress, Washington, DC
- Thư viện Carl A. Kroch Division of Rare & Manuscript Collections, Cornell University, Ithaca, NY
- Công viên Quân đội Quốc gia Gettysburg (GNMP) Gettysburg Historical Handbook
- Website của Viện Bảo tàng Lincoln, urban legends debunked
- Diễn văn của Edward Everett "Gettysburg Oration"
- Readings of the Gettysburg Address: actors Sam Waterston, Jeff Daniels; musician Johnny Cash.
- Website của National Public Radio reading.
- Dư luận báo chí về bài diễn văn Cornell University Library exhibit.
- William V. Rathvon's eyewitness audio recollections and reading of the address at NPR.org 6 min version [1]
- William V. Rathvon's eyewitness audio recollections and reading of the address at NPR.org full 21 minute recording [2]
- A humorous PowerPoint version of the Gettysburg Address
- Translated into Yeshivish
Phân tích
- John C. Stennis Institute of Government
- Our Documents: A National Initiative on American History, Civics, and Service
- The Annenberg/CPB Channel
Abraham Lincoln
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phải chăng bạn muốn đọc về Abe Lincoln (nhạc sĩ)?
Đối với các định nghĩa khác, xem Abraham Lincoln (định hướng).
Abraham Lincoln | |
---|---|
Abraham Lincoln năm 1863 (54 tuổi)
|
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 4 tháng 3, 1861 – 15 tháng 4, 1865 |
Tiền nhiệm | James Buchanan |
Kế nhiệm | Andrew Johnson |
Phó Tổng thống | Hannibal Hamlin Andrew Johnson |
Nhiệm kỳ | 4 tháng 3, 1847 – 3 tháng 3, 1849 |
Tiền nhiệm | John Henry |
Kế nhiệm | Thomas Harris |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Cộng hòa (1854–1865) Liên hiệp Quốc gia (1864–1865) |
Sinh | 12 tháng 2, 1809 Hodgenville, Kentucky, Hoa Kỳ |
Mất | 15 tháng 4, 1865 (56 tuổi) Washington, D.C., Hoa Kỳ. |
Học vấn | tự học |
Nghề nghiệp | Luật sư, Chính trị gia |
Tôn giáo | Xem Abraham Lincoln và tôn giáo |
Vợ | Mary Todd |
Con cái | Robert Edward William Tad |
Chữ ký |
Bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử,[1] Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Sau khi các tiểu bang chủ trương nô lệ ở miền Nam tuyên bố rút khỏi Liên bang Hoa Kỳ, chiến tranh bùng nổ ngày 12 tháng 4, 1861, Lincoln tập trung nỗ lực vào hai phương diện quân sự và chính trị nhằm tái thống nhất đất nước. Ông mạnh dạn hành xử quyền lực trong thời chiến chưa từng có, trong đó có việc bắt giữ và cầm tù không qua xét xử hàng chục ngàn người bị nghi là những kẻ ly khai. Ông ngăn cản Anh Quốc công nhận Liên minh bằng những hành xử khôn ngoan trong sự kiện Trent liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Hoa Kỳ xảy ra cuối năm 1861. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Lincoln luôn theo sát diễn biến cuộc chiến, nhất là trong việc tuyển chọn các tướng lĩnh, trong đó có tướng Ulysses S. Grant. Các sử gia đã kết luận rằng Lincoln rất khéo léo giải quyết các chia rẽ trong Đảng Cộng Hòa, ông mời lãnh đạo các nhóm khác nhau trong đảng tham gia nội các và buộc họ phải hợp tác với nhau. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Liên bang mở một cuộc phong tỏa hải quân cắt đứt mọi giao thương đến miền Nam, nắm quyền kiểm soát biên giới ngay từ lúc cuộc chiến mới bùng nổ, sử dụng chiến thuyền kiểm soát lưu thông trên hệ thống sông ngòi miền Nam, và nhiều lần cố chiếm thủ đô Liên minh tại Richmond. Mỗi khi có một tướng lĩnh thất trận, ông liền bổ nhiệm một tướng lĩnh khác thay thế cho đến lúc Tướng Grant đạt đến chiến thắng sau cùng năm 1865. Là một chính trị gia sắc sảo từng can thiệp sâu vào các vấn đề quyền lực tại mỗi tiểu bang, ông tạo lập mối quan hệ tốt với nhóm đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc nội chiến, và tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864.
Là lãnh tụ nhóm ôn hòa trong đảng Cộng hòa, Lincoln bị "công kích từ mọi phía": Đảng viên Cộng hòa cấp tiến đòi hỏi những biện pháp cứng rắn hơn đối với miền Nam, nhóm Dân chủ ủng hộ chiến tranh thì muốn thỏa hiệp, đảng viên Dân chủ chống chiến tranh khinh miệt ông, trong khi những người ly khai cực đoan tìm cách ám sát ông.[2] Trên mặt trận chính trị, Lincoln tự tin đánh trả bằng cách khiến các đối thủ của ông đối đầu với nhau, cùng lúc ông sử dụng tài hùng biện để thuyết phục dân chúng.[3] Diễn văn Gettysburg năm 1863 là bài diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4] Đó là bản tuyên ngôn tiêu biểu của tinh thần Mỹ hiến mình cho các nguyên lý cao cả của tinh thần dân tộc, quyền bình đẳng, tự do, và dân chủ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài. Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng, Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên và là người ủng hộ Liên minh, John Wilkes Booth, tại Hí viện Ford khi ông đang xem vở kịch ‘’Our American Cousin’’. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát. Lincoln liên tục được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.[5][6]
Mục lục
- 1 Gia cảnh và tuổi thơ
- 2 Khởi nghiệp
- 3 Nghị trường Liên bang
- 4 Luật sư vùng Thảo nguyên
- 5 Đảng Cộng hòa 1854 – 1860
- 6 Tổng thống
- 6.1 Bầu cử năm 1860
- 6.2 Ly khai
- 6.3 Chiến tranh
- 6.4 Hành xử quyền lực trong thời chiến
- 6.5 Tướng McClellan
- 6.6 Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
- 6.7 Diễn văn Gettysburg
- 6.8 Tướng Grant
- 6.9 Năm 1864, tái tranh cử
- 6.10 Tái thiết
- 6.11 Tái định nghĩa khái niệm cộng hòa và chủ nghĩa cộng hòa
- 6.12 Các đạo luật
- 6.13 Tối cao Pháp viện
- 6.14 Các Tiểu bang gia nhập Liên bang
- 7 Ám sát
- 8 Niềm tin tôn giáo
- 9 Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ có bằng sáng chế
- 10 Vinh danh
- 11 Xem thêm
- 12 Chú thích
- 13 Đọc thêm
- 14 Liên kết ngoài
Gia cảnh và tuổi thơ
Thiếu thời
Abraham Lincoln chào đời ngày 12 tháng 2, 1809 (cùng ngày sinh với Charles Darwin), là con thứ hai của Thomas Lincoln và Nancy Lincoln (nhũ danh Hanks), trong một căn nhà gỗ một phòng ở Nông trại Sinking Spring thuộc Hạt Hardin, Kentucky rộng 348 acre (1.4 km²) ở phía đông nam Quận Hardin, Kentucky, khi ấy còn bị coi là biên giới (nay là một phần của Quận LaRue, ở Nolin Creek, cách Hodgenville 3 dặm (5 km).[7] Cậu được đặt theo tên của ông nội, người đã dời gia đình từ Virginia đến Hạt Jefferson, Kentucky,[8][9] tại đó ông bị thiệt mạng trong một trận phục kích của người da đỏ năm 1786 trước sự chứng kiến của các con, trong đó có thân phụ của Lincoln, Thomas.[9] Sau đó, Thomas một mình tìm đường đến khu biên thùy.[10] Mẹ của Lincoln, Nancy, là con gái của Lucy Hanks, sinh tại một địa điểm nay là Hạt Mineral, West Virginia, khi ấy thuộc bang Virginia. Lucy đem Nancy đến Kentucky. Nancy Hanks kết hôn với Thomas, lúc ấy Thomas đã là một công dân khả kính trong cộng đồng. Gia đình gia nhập một nhà thờ Baptist chủ trương tuân thủ nghiêm nhặt các chuẩn mực đạo đức, chống đối việc uống rượu, khiêu vũ, và chế độ nô lệ.[11]Cha mẹ Lincoln là những nông dân thất học và mù chữ. Khi Lincoln đã trở nên nổi tiếng, những nhà báo và những người viết truyện đã thổi phồng sự nghèo khổ và tối tăm của ông khi ra đời. Tuy nhiên, Thomas Lincoln là một công dân khá có ảnh hưởng ở vùng nông thôn Kentucky. Ông đã mua lại Trang trại Sinking Spring vào tháng 12 năm 1808 với giá $200 tiền mặt và một khoản nợ. Trang trại này hiện được bảo tồn như một phần của Địa điểm di tích lịch sử quốc gia nơi sinh Abraham Lincoln. Thomas được chọn vào bồi thẩm đoàn, và được mời thẩm định giá trị các điền trang. Vào thời điểm con trai của ông Abraham chào đời, Thomas sở hữu hai nông trang rộng 600 mẫu Anh (240 ha), vài khu đất trong thị trấn, bầy gia súc và ngựa. Ông ở trong số những người giàu có nhất trong hạt.[8][12] Tuy nhiên, đến năm Thomas bị mất hết đất đai trong một vụ án vì sai sót trong việc thiết lập chủ quyền điền thổ.
Ba năm sau khi mua trang trại, một người chủ đất trước đó đưa hồ sơ ra trước Toà án Hardin Circuit buộc gia đình Lincoln phải chuyển đi. Thomas theo đuổi vụ kiện cho tới khi ông bị xử thua năm 1815. Những chi phí kiện tụng khiến gia cảnh càng khó khăn thêm. Năm 1811, họ thuê được 30 acres (0.1 km²) trong trang trại Knob Creek rộng 230 acre (0.9 km²) cách đó vài dặm, nơi họ sẽ chuyển tới sống sau này. Nằm trong lưu vực Sông Rolling Fork, đó là một trong những nơi có đất canh tác tốt nhất vùng. Khi ấy, cha Lincoln là một thành viên được kính trọng trong cộng đồng và là một nông dân cũng như thợ mộc tài giỏi. Hồi ức sớm nhất của Lincoln bắt đầu có ở trang trại này. Năm 1815, một nguyên đơn khác tìm cách buộc gia đình Lincoln phải rời trang trại Knob Creek. Nản chí trước sự kiện tụng cũng như không được các toà án ở Kentucky bảo vệ, Thomas quyết định đi tới Indiana, nơi đã được chính phủ liên bang khảo sát, nên quyền sở hữu đất đai cũng được bảo đảm hơn. Có lẽ những giai đoạn tuổi thơ ấy đã thúc đẩy Abraham theo học trắc địa và trở thành một luật sư.
Gia đình băng qua sông Ohio để dời đến một lãnh thổ không có nô lệ và bắt đầu cuộc sống mới ở Hạt Perry, Indiana. Tại đây, năm 1818 khi Lincoln lên chín, mẹ cậu qua đời.[13] Sarah, chị của Lincoln, chăm sóc cậu cho đến khi ông bố tái hôn năm 1898; về sau Sarah chết ở lứa tuổi 20 trong lúc sinh nở.[14]
Hãy quyết tâm sống chân thật trong mọi sự; nếu bạn thấy mình không thể trở thành một luật sư trung thực, thì hãy cố sống trung thực mà không cần phải làm luật sư. |
Abraham Lincoln[15] |
Năm 1830, để tránh căn bệnh nhiễm độc sữa mới vừa bùng nổ dọc theo sông Ohio, gia đình Lincoln di chuyển về hướng tây và định cư trên khu đất công ở Hạt Macon, Illinois, một tiểu bang không có nô lệ.[21] Năm 1831, Thomas đem gia đình đến Hạt Coles, Illinois. Lúc ấy, là một thanh niên đầy khát vọng ở tuổi 22, Lincoln quyết định rời bỏ gia đình để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Cậu đi xuồng xuôi dòng Sangamon đến làng New Salem thuộc Hạt Sangamon.[22] Mùa xuân năm 1831, sau khi thuê mướn Lincoln, Denton Offutt, một thương nhân ở New Salem, cùng một nhóm bạn, vận chuyển hàng hóa bằng xà lan từ New Salem theo sông Sangamon và Mississippi đến New Orleans. Tại đây, lần đầu tiên chứng kiến tận mắt tệ nạn nô lệ, Lincoln đi bộ trở về nhà.[23]
Trong một tự truyện, Lincoln miêu tả mình trong giai đoạn này - ở lứa tuổi 20, rời bỏ vùng rừng núi hẻo lánh để tìm đường tiến vào thế giới – như là "một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi".[24]
Hôn nhân và con cái
Năm 1840, Lincoln đính hôn với Mary Todd, con gái của một gia đình giàu có sở hữu nô lệ ở Lexington, Kentucky.[25] Họ gặp nhau lần đầu ở Springfield, Illinois vào tháng 12 năm 1839,[26] rồi đính hôn vào tháng 12 năm sau.[27] Hôn lễ được sắp đặt vào ngày 1 tháng 1, 1841, nhưng bị Lincoln đề nghị hủy bỏ.[26][28] Sau này họ lại gặp nhau và kết hôn ngày 4 tháng 11, 1842, hôn lễ tổ chức tại ngôi biệt thự của người chị của Mary ở Springfield.[29] Ngay cả khi đang chuẩn bị cho hôn lễ, Lincoln vẫn cảm thấy lưỡng lự. Khi được hỏi cuộc hôn nhân này sẽ dẫn ông đến đâu, Lincoln trả lời, "Địa ngục, tôi nghĩ thế."[30] Năm 1844, hai người mua một ngôi nhà ở Springfield gần văn phòng luật của Lincoln.[31] Mary Todd Lincoln là người vợ đảm đang, chu tất việc nội trợ như đã từng làm khi còn sống với cha mẹ ở Kentucky. Cô cũng giỏi vén khéo với đồng lương ít ỏi chồng cô kiếm được khi hành nghề luật.[32] Robert Todd Lincoln chào đời năm 1843, kế đó là Edward (Eddie) trong năm 1846. Lincoln "đặc biệt yêu thích lũ trẻ",[33] và thường tỏ ra dễ dãi với chúng.[34] Robert là người con duy nhất còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Edward mất ngày 1 tháng 1, 1850 ở Springfield do lao phổi. "Wille" Lincoln sinh ngày 21 tháng 12, 1850 và mất ngày 20 tháng 2, 1862. Đứa con thứ tư của Lincoln, "Tad" Lincoln, sinh ngày 4 tháng 4, 1853, và chết vì mắc bệnh tim ở tuổi 18 (16 tháng 7, 1871).[35]Cái chết của những cậu con trai đã tác động mạnh trên cha mẹ chúng. Cuối đời, Mary mắc chứng u uất do mất chồng và các con, có lúc Robert Todd Lincoln phải gởi mẹ vào viện tâm thần trong năm 1875.[36] Abraham Lincoln thường khi vẫn "u sầu, phiền muộn", ngày nay được coi là triệu chứng của bệnh trầm cảm.[37]
Robert có ba con và ba cháu. Không một ai trong số cháu của ông có con, vì thế dòng dõi Lincoln chấm dứt khi Robert Beckwith (cháu trai của Lincoln) chết ngày 24 tháng 12, 1985.[1]
Khởi nghiệp
Năm 1832, ở tuổi 23, Lincoln cùng một đối tác mua chịu một cửa hàng tạp hóa ở New Salem, Illinois. Mặc dù kinh tế trong vùng đang phát triển, doanh nghiệp của họ phải vất vả để tồn tại, cuối cùng Lincoln phải sang nhượng cổ phần của ông. Tháng 3 năm ấy, Lincoln bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cách tranh cử vào Nghị viện Illinois. Ông giành được thiện cảm của dân địa phương, thu hút nhiều đám đông ở New Salem bằng biệt tài kể chuyện đầy hóm hỉnh, mặc dù ông thiếu học thức, thân hữu có thế lực, và tiền bạc, là những yếu tố có thể khiến ông thất cử. Khi tranh cử, ông chủ trương cải thiện lưu thông đường thủy trên sông Sangamon.[38]Trước cuộc bầu cử, Lincoln phục vụ trong lực lượng dân quân Illinois với cấp bậc đại úy suốt trong Chiến tranh Black Hawk (một cuộc chiến ngắn ngủi chống lại người da đỏ).[39] Sau chiến tranh, ông trở lại vận động cho cuộc bầu cử ngày 6 tháng 8 vào Nghị viện Illinois. Với chiều cao 6 foot 4 inch (193 cm),[40] Lincoln cao và "đủ mạnh để đe dọa bất kỳ đối thủ nào." Ngay từ lần diễn thuyết đầu tiên, khi nhìn thấy một người ủng hộ ông trong đám đông bị tấn công, Lincoln liền đến "túm cổ và đáy quần gã kia" rồi ném hắn ra xa.[41] Lincoln về hạng tám trong số mười ba ứng cử viên (chỉ bốn người đứng đầu được đắc cử).[42]
Lincoln quay sang làm trưởng bưu điện New Salem, rồi đo đạc địa chính; suốt thời gian ấy ông vẫn say mê đọc sách. Cuối cùng ông quyết định trở thành luật sư, bắt đầu tự học bằng cách nghiền ngẫm quyển Commentaries on the Laws of England của Blackstone, và những sách luật khác. Về phương pháp học, Lincoln tự nhận xét về mình: "Tôi chẳng học ai hết."[43] Lincoln thành công khi ra tranh cử lần thứ hai năm 1834. Ông vào viện lập pháp tiểu bang. Sau khi được nhận vào Đoàn Luật sư Hoa Kỳ năm 1836,[44] ông dời đến Springfield, Illinois bắt đầu hành nghề luật dưới sự dẫn dắt của John T. Stuart, một người anh em họ của Mary Todd.[45] Dần dà, Lincoln trở thành một luật sư tài năng và thành đạt. Từ năm 1841 đến 1844, ông cộng tác với Stephen T. Logan, rồi với William Herndon, ông đánh giá Herndon là "một thanh niên chuyên cần".
Năm 1841, Lincoln hành nghề luật cùng William Herndon, một người bạn trong Đảng Whig. Năm 1856, hai người tham gia Đảng Cộng hoà. Sau khi Lincoln chết, Herndon bắt đầu sưu tập các câu chuyện về Lincoln từ những người từng biết ông ở Illinois, và xuất bản chúng trong cuốn Lincoln của Herndon.
Trong kỳ họp 1835-1836, ông bỏ phiếu ủng hộ chủ trương mở rộng quyền bầu cử cho nam giới da trắng, dù có sở hữu đất đai hay không.[46] Ông nổi tiếng với lập trường "free soil" chống chế độ nô lệ lẫn chủ trương bãi bỏ nô lệ. Lần đầu tiên trình bày về chủ đề này trong năm 1837, ông nói, "Định chế nô lệ được thiết lập trên sự bất công và chính sách sai lầm, nhưng tuyên bố bãi nô chỉ làm gia tăng thay vì giảm thiểu tội ác này."[47] Ông theo sát Henry Clay trong nỗ lực ủng hộ việc trợ giúp những nô lệ được tự do đến định cư tại Liberia ở châu Phi.[48] Ông phục vụ bốn nhiệm kỳ liên tiếp ở Viện Dân biểu tiểu bang Illinois, đại diện cho Hạt Sangamon.[49]
Nghị trường Liên bang
Từ đầu thập niên 1830, Lincoln là thành viên kiên trung của đảng Whig, tự nhận mình là "một đảng viên Whig bảo thủ, một môn đệ của Henry Clay".[50] Đảng Whig ủng hộ hiện đại hóa nền kinh tế trong các lĩnh vực ngân hàng, dùng thuế bảo hộ để cung ứng ngân sách cho phát triển nội địa như đường sắt, và tán thành chủ trương đô thị hóa.[51]Năm 1846, Lincoln đắc cử vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ, phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Ông là đảng viên Whig duy nhất trong đoàn đại biểu đến từ Illinois, ông sốt sắng bày tỏ lòng trung thành với đảng của mình trong các cuộc biểu quyết và phát biểu ủng hộ chủ trương của đảng.[52] Cộng tác với Joshua R. Giddings, một dân biểu chủ trương bãi nô, Lincoln soạn thảo một dự luật nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ tại Hạt Columbia, nhưng ông phải từ bỏ ý định vì không có đủ hậu thuẫn từ trong đảng Whig.[53] Về chính sách ngoại giao và quân sự, Lincoln lớn tiếng chống cuộc chiến Mễ-Mỹ, chỉ trích Tổng thống James K. Polk là chỉ lo tìm kiếm "thanh danh về quân sự - một ảo vọng nhuốm máu".[54]
Bằng cách soạn thảo và đệ trình Nghị quyết Spot, Linconln quyết liệt bác bỏ quan điểm của Polk. Cuộc chiến khởi phát do người Mexico sát hại binh sĩ Mỹ ở vùng lãnh thổ đang tranh chấp giữa Mexico và Hoa Kỳ; Polk nhấn mạnh rằng binh sĩ Mexico đã "xâm lăng lãnh thổ chúng ta" và làm đổ máu đồng bào chúng ta ngay trên "đất của chúng ta".[55][56] Lincoln yêu cầu Polk trình bày trước Quốc hội địa điểm chính xác nơi máu đã đổ và chứng minh địa điểm đó thuộc về nước Mỹ.[56] Quốc hội không chịu thảo luận về nghị quyết, báo chí trong nước phớt lờ nó, và Lincoln bị mất hậu thuẫn chính trị ngay tại khu vực bầu cử của ông. Một tờ báo ở Illinois gán cho ông biệt danh "spotty Lincoln".[57][58][59] Về sau, Lincoln tỏ ra hối tiếc về một số phát biểu của ông, nhất là khi ông tấn công quyền tuyên chiến của tổng thống.[60]
Nhận thấy rằng Clay không thể thắng cử, Lincoln, năm 1846 đã cam kết chỉ phục vụ một nhiệm kỳ tại Viện Dân biểu, ủng hộ Tướng Zachary Taylor đại diện đảng Whig trong cuộc đua năm 1848 tranh chức tổng thống.[61] Khi Taylor đắc cử, Lincoln hi vọng được bổ nhiệm lãnh đạo Tổng Cục Địa chính (General Land Office), nhưng chức vụ béo bở này lại về tay một đối thủ của ông, Justin Butterfield, người được chính phủ đánh giá là một luật sư lão luyện, nhưng theo Lincoln, Butterfield chỉ là một "tảng hóa thạch cổ lỗ".[62] Chính phủ cho ông giải khuyến khích là chức thống đốc Lãnh thổ Oregon. Vùng đất xa xôi này là căn cứ địa của đảng Dân chủ, chấp nhận nó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp chính trị và luật pháp của ông ở Illinois, Lincoln từ chối và quay trở lại nghề luật.[63]
Luật sư vùng Thảo nguyên
Đừng ham đáo tụng đình. Cố mà hòa giải với hàng xóm. Hãy cho họ thấy thường khi người thắng cuộc thật ra chỉ là kẻ thua đau – mất thời gian mà còn hao tốn tiền của. |
Abraham Lincoln.[64] |
Ông dần được biết tiếng, và bắt đầu xuất hiện trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, tranh luận trong một vụ án liên quan đến một chiếc thuyền bị chìm do va chạm cầu.[67] Năm 1849, ông được cấp bằng sáng chế về phương tiện đường thủy ứng dụng cho việc lưu thông thuyền trên dòng nước cạn. Dù ý tưởng này chưa từng được thương mại hóa, Lincoln là vị tổng thống duy nhất từng được cấp bằng sáng chế.[68][69]
Lincoln xuất hiện trước Tòa án Tối cao bang Illinois trong 175 vụ án, 51 vụ ông là luật sư biện hộ duy nhất cho thân chủ, trong đó có 31 phán quyết của tòa có lợi cho ông.[70]
Vụ án hình sự nổi bật nhất của Lincoln xảy ra năm 1858 khi ông biện hộ cho William "Duff" Armstrong, bị xét xử vì tội danh sát hại James Preston Metzker.[71] Vụ án nổi tiếng do Lincoln sử dụng một sự kiện hiển nhiên để thách thức sự khả tín của một nhân chứng. Sau khi một nhân chứng khai trước tòa rằng đã chứng kiến vụ án diễn ra dưới ánh trăng, Lincoln rút quyển Niên lịch cho nhà nông, chỉ ra rằng vào thời điểm ấy Mặt Trăng còn thấp nên giảm thiểu đáng kể tầm nhìn. Dựa trên chứng cứ ấy, Armstrong được tha bổng.[71] Hiếm khi Lincoln phản đối trước tòa; nhưng trong một vụ án năm 1859, khi biện hộ cho Peachy Harrison, một người anh em họ, bị cáo buộc đâm chết người, Lincoln giận dữ phản đối quyết định của thẩm phán bác bỏ một chứng cứ có lợi cho thân chủ của ông. Thay vì buộc tội Lincoln xúc phạm quan tòa, thẩm phán là một đảng viên Dân chủ đã đảo ngược phán quyết của ông, cho phép sử dụng chứng cứ và tha bổng Harrison.[71][72]
Đảng Cộng hòa 1854 – 1860
"Một nhà tự chia rẽ"
Foner (2010) phân biệt quan điểm của nhóm chủ trương bãi nô cùng nhóm Cộng hòa cấp tiến ở vùng Đông Bắc là những người xem chế độ nô lệ là tội lỗi, với các đảng viên Cộng hòa bảo thủ chống chế độ nô lệ vì họ nghĩ rằng nó làm tổn thương người da trắng và kìm hãm sự tiến bộ của đất nước. Foner tin rằng Lincoln theo đường lối trung dung, ông phản đối chế độ nô lệ vì nó vi phạm các nguyên lý của chế độ cộng hòa xác lập bởi những nhà lập quốc, nhất là với quyền bình đằng dành cho mọi người và quyền tự quyết lập nền trên các nguyên tắc dân chủ đã được công bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập.[76]
Ngày 16 tháng 10, 1854, trong "Diễn văn Peoria", Lincoln tuyên bố lập trường chống nô lệ dọn đường cho nỗ lực tranh cử tổng thống.[77] Phát biểu với giọng Kentucky, ông nói Đạo luật Kansas "có vẻ vô cảm, song tôi buộc phải nghĩ rằng ẩn chứa trong nó là một sự nhiệt tình thực sự dành cho nỗ lực phổ biến chế độ nô lệ. Tôi không thể làm gì khác hơn là căm ghét nó. Tôi ghét nó bởi vì sự bất công đáng ghê tởm của chế độ nô lệ. Tôi ghét nó bởi vì nó tước đoạt ảnh hưởng công chính của hình mẫu nền cộng hòa của chúng ta đang tác động trên thế giới..."[78]
Tôi không phải là nô lệ, nên tôi không thể là chủ nô. Đó là quan điểm của tôi về dân chủ. Bất cứ cái gì khác với điều này, đều không phải là dân chủ. |
Abraham Lincoln[79] |
Trong khoảng 1857-58, do bất đồng với Tổng thống James Buchanan, Douglas dẫn đầu một cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát Đảng Dân chủ. Một số đảng viên Cộng hòa cũng ủng hộ Douglas trong nỗ lực tái tranh cử vào Thượng viện năm 1858 bởi vì ông chống bản Hiến chương Lecompton xem Kansas là tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ.[84] Tháng 3 năm 1857, khi ban hành phán quyết trong vụ án Dred Scott chống Sandford, Chánh án Roger B. Taney lập luận rằng bởi vì người da đen không phải là công dân, họ không được hưởng bất kỳ quyền gì qui định trong Hiến pháp. Lincoln lên tiếng cáo giác đó là âm mưu của phe Dân chủ, "Các tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập không ‘nói mọi người bình đẳng trong màu da, thể hình, trí tuệ, sự phát triển đạo đức, khả năng xã hội’, song họ ‘thực sự xem mọi người sinh ra đều bình đẳng trong những quyền không thể chuyển nhượng, trong đó có quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.’"[85]
Sau khi được đại hội bang Đảng Cộng hòa đề cử tranh ghế tại Thượng viện năm 1858, Lincoln đọc bài diễn văn Một nhà tự chia rẽ, gợi ý từ Phúc âm Mác trong Kinh Thánh:
“ | ..."Một nhà tự chia rẽ thì nhà ấy không thể đứng vững được". Tôi tin rằng chính quyền này không thể trường tồn trong tình trạng một nửa nước nô lệ, một nửa nước tự do. Tôi không mong chờ Chính phủ liên bang bị giải thể - tôi không mong đợi ngôi nhà bị sụp đổ - nhưng tôi thực sự trông mong đất nước này sẽ không còn bị chia rẽ. Đất nước chúng ta sẽ trở thành một thực thể như thế này hoặc là hoàn toàn khác. Hoặc là những người chống chế độ nô lệ sẽ kìm hãm được tệ nạn này, và khiến công chúng tin rằng cuối cùng nó sẽ không còn tồn tại; hoặc là những người ủng hộ chế độ nô lệ sẽ phát triển và biến nó thành hợp pháp tại mọi tiểu bang, mới cũng như cũ – miền Bắc cũng như miền Nam….[86]. | ” |
Tranh luận giữa Lincoln và Douglas
Năm 1858 chứng kiến bảy cuộc tranh luận giữa Lincoln và Douglas khi diễn ra cuộc vận động tranh cử vào Thượng viện, đây là những cuộc tranh luận chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.[88] Lincoln cảnh báo rằng chế độ nô lệ đang đe dọa những giá trị của chủ thuyết cộng hòa, và cáo buộc Douglas là bẻ cong các giá trị của những nhà lập quốc về nguyên lý mọi người sinh ra đều bình đẳng, trong khi Douglas nhấn mạnh đến quyền tự quyết của cư dân địa phương xem họ có chấp nhận chế độ nô lệ hay không.[89]Các ứng cử viên Cộng hòa giành nhiều phiếu phổ thông hơn, nhưng những người Dân chủ chiếm được nhiều ghế hơn trong viện lập pháp tiểu bang. Viện Lập pháp đã tái bầu Douglas vào Thượng viện Hoa Kỳ. Dù bị thất bại cay đắng, khả năng hùng biện của Lincoln mang đến cho ông danh tiếng trên chính trường quốc gia.[90]
Diễn văn Cooper Union
Ngày 27 tháng 2, 1860, giới lãnh đạo đảng ở New York mời Lincoln đọc diễn văn tại Liên minh Cooper, trước một cử tọa gồm những nhân vật có thế lực trong đảng Cộng hòa. Lincoln lập luận rằng những nhà lập quốc không mấy quan tâm đến quyền tự quyết phổ thông, nhưng thường xuyên tìm cách kìm chế chế độ nô lệ. Ông nhấn mạnh rằng nền tảng đạo đức của người Cộng hòa đòi hỏi họ phải chống lại chế độ nô lệ, và mọi sự "cám dỗ chấp nhận lập trường trung dung giữa lẽ phải và điều sai trái." [91]Việc phô bày khả năng lãnh đạo đầy trí tuệ đã đưa Lincoln vào nhóm những chính trị gia hàng đầu của đảng và dọn đường cho ông trong nỗ lực giành sự đề cử của đảng tranh chức tổng thống. Nhà báo Noah Brooks tường thuật, "Chưa từng có ai tạo được ấn tượng mạnh mẽ như thế như lẩn đầu tiên ông hiệu triệu một cử tọa ở New York." [92][93] Donald miêu tả bài diễn văn là "một động thái chính trị siêu đẳng cho một ứng cử viên chưa tuyên bố tranh cử, xuất hiện ở chính tiểu bang của đối thủ (William H. Seward), ngay tại một sự kiện do những người trung thành với đối thủ thứ hai (Salmon P. Chase) bảo trợ, mà không cần phải nhắc đến tên của họ trong suốt bài diễn văn.[94]
Chiến dịch Tranh cử Tổng thống năm 1860
Đại hội tiểu bang Đảng Cộng hòa tổ chức tại Decatur trong hai ngày 9 và 10 tháng 5, 1860. Lincoln nhận được ủng hộ để ra tranh cử tổng thổng.[95] Ngày 18 tháng 5, tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1860, tổ chức ở Chicago, ở vòng bầu phiếu thứ ba, Lincoln giành được sự đề cử, một người từng là đảng viên Dân chủ đến từ Maine, Hannibal Hamlin, được chọn đứng cùng liên danh với ông để tạo thế cân bằng. Thành quả này có được là nhờ danh tiếng của ông như là một chính trị gia có lập trường ôn hòa về vấn đề nô lệ cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của ông dành cho các chương trình của Đảng Whig cải thiện các vấn đề trong nước và bảo hộ hàng nội địa.[96]Trong suốt thập niên 1850, Lincoln không tin sẽ xảy ra cuộc nội chiến, những người ủng hộ ông cũng bác bỏ việc ông đắc cử sẽ dẫn đến khả năng chia cắt đất nước.[97] Trong lúc ấy, Douglas được chọn làm ứng cử viên cho Đảng Dân chủ. Những đoàn đại biểu từ 11 tiểu bang ủng hộ chế độ nô lệ bỏ phòng họp vì bất đồng với quan điểm của Douglas về quyền tự quyết phổ thông, sau cùng họ chọn John C. Breckinridge làm ứng cử viên.[98]
Lincoln là ứng cử viên duy nhất không đọc diễn văn tranh cử, nhưng ông theo dõi sát sao cuộc vận động và tin cậy vào bầu nhiệt huyết của đảng viên Cộng hòa. Họ di chuyển nhiều và tạo lập những nhóm đa số khắp miền Bắc, in ấn và phổ biến một khối lượng lớn áp-phích, tờ rơi, và viết nhiều bài xã luận trên các nhật báo. Có hàng ngàn thuyết trình viên Cộng hòa quảng bá cương lĩnh đảng và những trải nghiệm sống của Lincoln, nhấn mạnh đến tuổi thơ nghèo khó của ông. Mục tiêu của họ là trình bày sức mạnh vượt trội của quyền lao động tự do, nhờ đó mà một cậu bé quê mùa lớn lên từ nông trại nhờ nỗ lực bản thân mà trở thành một chính trị hàng đầu của xứ sở.[99] Phương pháp quảng bá hiệu quả của Đảng Cộng hòa đã làm suy yếu các đối thủ; một cây bút của tờ Chicago Tribune viết một tiểu luận miêu tả chi tiết cuộc đời Lincoln, bán được khoảng từ 100 đến 200 ngàn ấn bản.[100]
Tổng thống
Bầu cử năm 1860
Ngày 6 tháng 11, 1860, Lincoln đắc cử để trở thành tổng thống thứ mười sáu của Hoa Kỳ. Ông vượt qua Stephen A. Douglas của Đảng Dân chủ, John C. Breckinridge của Đảng Dân chủ miền Nam, và John Bell của Đảng Liên minh Hiến pháp mới được thành lập năm 1860. Lincoln là đảng viên Cộng hòa đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng thống. Chiến thắng của ông hoàn toàn dựa trên sự ủng hộ ở miền Bắc và miền Tây. Không có phiếu bầu cho Lincoln tại mười trong số mười lăm tiểu bang miền Nam sở hữu nô lệ; ông chỉ về đầu ở 2 trong số 996 hạt trên tất cả các tiểu bang miền Nam.[101] Lincoln nhận được 1 866 452 phiếu bầu, trong khi Douglas có 1 376 957 phiếu, Breckinridge 849 781 phiếu, và Bell được 588 789 phiếu.Ly khai
Khi kết quả bầu cử đã rõ ràng, những người chủ trương ly khai nói rõ ý định của họ là sẽ tách khỏi Liên bang trước khi Lincoln nhậm chức vào tháng 3 tới.[102] Ngày 20 tháng 12, 1860, tiểu bang South Carolina dẫn đầu bằng cách chấp nhận luật ly khai; ngày 1 tháng 2, 1861, Florida, Mississippi, Alabama, Georgia, Louisiana, và Texas tiếp bước.[103][104] Sáu trong số các tiểu bang này thông qua một bản hiến pháp, và tuyên bố họ là một quốc gia có chủ quyền, Liên minh miền Nam.[103] Các tiểu bang Delaware, Maryland, Virginia, North Carolina, Tennessee, Kentucky, Missouri, và Arkansas có lắng nghe nhưng không chịu ly khai.[105] Tổng thống đương nhiệm Buchanan và Tổng thống tân cử Lincoln từ chối công nhận Liên minh, tuyên bố hành động ly khai là bất hợp pháp.[106] Ngày 9 tháng 2, 1861, Liên minh miền Nam chọn Jefferson Davis làm Tổng thống lâm thời.[107]Khởi đầu là những nỗ lực hòa giải. Thỏa hiệp Crittenden mở rộng thêm những điều khoản của Thỏa hiệp Missouri năm 1820, phân chia thành các vùng tự do và vùng có nô lệ, điều này trái ngược với cương lĩnh của Đảng Cộng hòa.[108] Bác bỏ ý tưởng ấy, Lincoln phát biểu, "Tôi thà chết còn hơn chấp nhận... bất cứ sự nhượng bộ hoặc sự thỏa hiệp nào để có thể sở hữu chính quyền này, là chính quyền chúng ta có được bởi quyền hiến định."[109] Tuy nhiên, Lincoln ủng hộ Tu chính Corwin được Quốc hội thông qua nhằm bảo vệ quyền sở hữu nô lệ tại những tiểu bang đã có sẵn chế độ nô lệ.[110] Chỉ vài tuần lễ trước khi xảy ra chiến tranh, Lincoln đi xa đến mức viết một bức thư gởi tất cả thống đốc kêu gọi họ ủng hộ việc thông qua Tu chính Corwin, ông xem đó như là nỗ lực tránh nguy cơ ly khai.[111]
Trên đường đến lễ nhậm chức bằng tàu hỏa, Lincoln diễn thuyết trước những đám đông và các viện lập pháp khi ông băng ngang qua lãnh thổ phương Bắc.[112] Ở Baltimore, nhờ Allen Pinkerton, trưởng toán cận vệ, dùng thân mình che Tổng thống tân cử mà ông thoát chết. Ngày 23 tháng 2, 1861, Lincoln phải ngụy trang khi đến Washington, D.C., trong sự bảo vệ của một toán binh sĩ.[113] Nhắm vào dân chúng miền Nam, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhất, Lincoln tuyên bố rằng ông không có ý định hủy bỏ chế độ nô lệ ở các tiểu bang miền Nam:
“ | Người dân ở các tiểu bang miền Nam nghĩ rằng khi Chính phủ Đảng Cộng hòa lên cầm quyền, tài sản, sự bình yên, và sự an toàn cá nhân của họ sẽ bị đe dọa. Không hề có bất kỳ lý do nào khiến họ nghĩ như thế. Thật vậy, vô số điều chứng minh ngược lại vẫn còn đó và quý vị có thể kiểm tra chúng. Các chứng cứ này có thể được tìm thấy trong hầu hết các diễn từ của người đang nói chuyện với quý vị hôm nay. Xin trích dẫn một trong những bài diễn văn ấy, "Tôi không có mục đích nào, trực tiếp hay gián tiếp, để can thiệp vào chế độ nô lệ ở những tiểu bang vốn đã có sẵn. Tôi tin rằng tôi không có quyền hợp pháp để hành động như thế, mà tôi cũng không có ý định ấy." | ” |
Chiến tranh
Ngày 15 tháng 4, Lincoln kêu gọi các tiểu bang gởi 75 000 binh sĩ tái chiếm các đồn binh, bảo vệ Washington, và "duy trì Liên bang", theo ông, vẫn đang còn nguyên vẹn bất kể hành động của những bang ly khai. Lời kêu gọi này buộc các tiểu bang phải quyết định dứt khoát. Virginia tuyên bố ly khai, liền được ban thưởng để trở thành thủ đô của Liên minh. Trong vòng hai tháng, North Carolina, Tennessee, và Arkansas cũng biểu quyết ly khai. Cảm tình ly khai phát triển ở Missouri và Maryland, nhưng chưa đủ mạnh để chiếm ưu thế, trong khi Kentucky cố tỏ ra trung lập.[119]
Binh sĩ di chuyển về hướng nam đến Washington để bảo vệ thủ đô, đáp lời kêu gọi của Lincoln. Ngày 19 tháng 4, những đám đông chủ trương ly khai ở Baltimore chiếm đường sắt dẫn về thủ đô. George William Brown, Thị trưởng Baltimore, và một số chính trị gia khả nghi khác ở Maryland bị cầm tù mà không cần trát lệnh, Lincoln đình chỉ quyền công dân được xét xử trước tòa.[120] John Merryman, thủ lĩnh nhóm ly khai ở Maryland, thỉnh cầu Chánh án Tối cao Pháp viện Roger B. Taney ra phán quyết cho rằng vụ bắt giữ vụ bắt giữ Merryman mà không xét xử là vi phạm pháp luật. Taney ra phán quyết, theo đó Merryman phải được trả tự do, nhưng Lincoln phớt lờ phán quyết. Từ đó, và trong suốt cuộc chiến, Lincoln bị chỉ trích dữ dội, thường khi bị lăng mạ, bởi những đảng viên Dân chủ chống chiến tranh.[121]
Hành xử quyền lực trong thời chiến
Sau khi Đồn Sumter bị thất thủ, Lincoln nhận ra tầm quan trọng của việc trực tiếp nắm quyền chỉ huy nhằm kiểm soát cuộc chiến và thiết lập chiến lược toàn diện để trấn áp phe nổi loạn. Đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự chưa từng có, Lincoln, với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân lực, sử dụng quyền lực chưa từng có. Ông mở rộng những quyền đặc biệt trong chiến tranh, áp đặt lệnh phong tỏa trên tất cả thương cảng của Liên minh, ra lệnh cầm tù không qua xét xử hàng ngàn người bị nghi là ủng hộ Liên minh. Quốc hội và công luận miền bắc ủng hộ ông. Hơn nữa, Lincoln phải đấu tranh để củng cố sự ủng hộ mạnh mẽ từ những tiểu bang có nô lệ ở vùng biên, và phải kiềm chế cuộc chiến không trở thành một cuộc tranh chấp quốc tế.[122]Nỗ lực dành cho cuộc chiến chiếm hết thời gian và tâm trí của Lincoln cũng như khiến ông trở nên tâm điểm của sự dèm pha và miệt thị. Nhóm phản chiến trong Đảng Dân chủ chỉ trích Lincoln không chịu thỏa hiệp trong vấn đề nô lệ, trong khi nhóm cấp tiến trong Đảng Cộng hòa phê phán ông hành động quá chậm trong nỗ lực bãi nô.[123] Ngày 6 tháng 8, 1861, Lincoln ký ban hành Luật Tịch biên, cho phép tịch biên tài sản và giải phóng nô lệ của những người ủng hộ Liên minh trong cuộc chiến. Trong thực tế, dù ít khi được áp dụng, luật này đánh dấu sự ủng hộ chính trị dành cho nỗ lực bãi bỏ chế độ nô lệ.[124]
Lincoln mượn từ Thư viện Quốc hội quyển Elements of Military Art and Science của Henry Halleck để đọc và nghiên cứu về quân sự.[125] Lincoln nhẫn nại xem xét từng báo cáo gởi bằng điện tín từ Bộ Chiến tranh ở Washington D. C., tham vấn các thống đốc tiểu bang, một số tướng lãnh được tuyển chọn dựa trên thành tích của họ. Tháng 1 năm 1862, sau nhiều lời than phiền về sự thiếu hiệu quả cũng như những hành vi vụ lợi ở Bộ Chiến tranh, Licoln bổ nhiệm Edwin Stanton thay thế Cameron trong cương vị bộ trưởng. Stanton là một trong số nhiều đảng viên Dân chủ bỏ sang đảng Cộng hòa dưới quyền lãnh đạo của Lincoln.[126] Mỗi tuần hai lần, Lincoln họp với nội các. Ông học hỏi từ Tướng Henry Halleck về sự cần thiết kiểm soát các điểm chiến lược, như sông Mississippi;[127] ông cũng biết rõ tầm quan trọng của thị trấn Vicksburg, và hiểu rằng cần phải triệt tiêu sức mạnh quân sự của đối phương chứ không chỉ đơn giản là chiếm được lãnh thổ.[128]
Tướng McClellan
Năm 1861, Lincoln bổ nhiệm Thiếu tướng George B. McClellan làm tổng tham mưu trưởng quân lực Liên bang thay thế tướng Winfield Scott về hưu.[129] Tốt nghiệp Trường Võ bị West Point, từng lãnh đạo công ty đường sắt, và đảng viên Dân chủ từ Pensylvania, McClellan phải mất đến vài tháng để lập kế hoạch cho chiến dịch Penisula nhằm chiếm Richmond để tiến về thủ đô của Liên minh. Sự chậm trễ này đã gây bối rối cho Lincoln và Quốc hội.[130]Tháng 3 năm 1862, Lincoln bãi chức McClellan và bổ nhiệm Henry Wager Halleck thay thế. Trên biển, chiến hạm CSS Virginia gây thiệt hại ba chiến hạm của Liên bang ở Norfolk, Virginia trước khi bị chiến hạm USS Monitor đánh bại.[131] Trong lúc tuyệt vọng, Lincoln phải mời McClellan trở lại lãnh đạo lực lượng vũ trang khu vực Washington. Hai ngày sau, lực lượng của Tướng Lee băng qua sông Potomac tiến vào Maryland tham gia trận Antietam trong tháng 9 năm 1862.[132] Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ dù chiến thắng thuộc về Liên bang, và cũng là cơ hội để Lincoln công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ nhằm tránh những đồn đoán cho rằng Lincoln phải công bố bản tuyên ngôn vì đang ở trong tình thế tuyệt vọng.[133] McClellan chống lại lệnh của tổng thống yêu cầu truy đuổi Tướng Lee, trong khi đồng đội của ông, Tướng Don Carlos Buell không chịu động binh đánh quân nổi dậy ở phía đông Tennessee. Lincoln bổ nhiệm William Rosecrant thay thế Buell; sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông chọn Ambrose Burnside thay thế McClellan. Hai nhà lãnh đạo quân sự mới đều có quan điểm chính trị ôn hòa và đều ủng hộ vị tổng tư lệnh quân lực.[134]
Tháng 12, do vội vàng mở cuộc tấn công băng qua sông Rappahannock, Burnside bị Lee đánh bại trong trận Fredericksburg khiến hàng ngàn binh sĩ bất mãn và đào ngũ trong năm 1863.[135] Lincoln thay thế Burnside bằng Joseph Hooker, mặc dù Hooker là người luôn khăng khăng yêu cầu thành lập một chế độ độc tài quân sự.[136]
Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1862, đảng Cộng hòa mất nhiều ghế ở Viện Dân biểu do cử tri bất bình với chính phủ vì không thể kết thúc sớm cuộc chiến, và vì nạn lạm phát, tăng thuế, những đồn đại về tham ô, và nỗi e sợ thị trường lao động sẽ sụp đổ nếu giải phóng nô lệ. Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ được công bố vào tháng 9 đã giúp đảng Cộng hòa giành phiếu bầu ở các khu vực nông thôn vùng New England và phía bắc vùng Trung Tây, nhưng mất phiếu ở các đô thị và phía nam vùng Tây Bắc. Đảng Dân chủ được tiếp thêm sức mạnh và hoạt động tốt ở Pennsylvania, Ohio, Indiana, và New York. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa vẫn duy trì thế đa số ở Quốc hội và các tiểu bang quan trọng ngoại trừ New York. Theo tờ Cincinnati, cử tri "thất vọng vì thấy cuộc chiến tiếp tục kéo dài, cũng như sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia mà không có sự tiến bộ nào." [137]
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
Lincoln hiểu rằng quyền lực của Chính phủ liên bang để giải phóng nô lệ đang bị hạn chế bởi Hiến pháp, mà hiến pháp, từ trước năm 1865, đã dành quyền này cho các tiểu bang.Lúc bắt đầu cuộc chiến, Lincoln cố thuyết phục các tiểu bang chấp nhận giải phóng nô lệ có bồi thường (nhưng chỉ được Washington, D. C. áp dụng) Ông bác bỏ các đề nghị giới hạn việc giải phóng nô lệ theo khu vực địa lý.[138]
Ngày 19 tháng 6, 1862, với sự ủng hộ của Lincoln, Quốc hội thông qua luật cấm chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ liên bang. Tháng 7, dự luật thứ hai được thông qua, thiết lập trình tự tài phán để tiến hành giải phóng nô lệ của những chủ nô bị kết án ủng hộ phe phiến loạn. Dù không tin Quốc hội có quyền giải phóng nô lệ trong lãnh thổ các tiểu bang, Lincoln phê chuẩn dự luật để bày tỏ sự ủng hộ dành cho ngành lập pháp.
Ông cảm nhận rằng tổng thống trong cương vị tổng tư lệnh quân lực có thể sử dụng quyền hiến định hành động trong tình trạng chiến tranh để thực thi luật pháp, và ông lập kế hoạch hành động. Ngay trong tháng 6, Lincoln thảo luận với nội các nội dung bản Tuyên ngôn, trong đó ông viết, "như là một biện pháp quân sự cần thiết và thích đáng, từ ngày 1 tháng 1, 1863, mọi cá nhân bị xem là nô lệ trong các tiểu bang thuộc Liên minh, từ nay và vĩnh viễn, được tự do."[139]
Trong chỗ riêng tư, Lincoln khẳng quyết rằng không thể chiến thắng mà không giải phóng nô lệ. Tuy nhiên, phe Liên minh và thành phần chống chiến tranh tuyên truyền rằng giải phóng nô lệ là rào cản đối với nỗ lực thống nhất đất nước. Lincoln giải thích rằng mục tiêu chính của ông trong cương vị tổng thống là bảo vệ sự thống nhất của Liên bang:[140]
“ | Mục tiêu to lớn của tôi trong cuộc chiến này là cứu Liên bang, chứ không phải là cứu hay hủy diệt chế độ nô lệ. Nếu có thể cứu Liên bang mà không cần phải giải phóng nô lệ thì tôi sẽ làm như thế, còn nếu có thể cứu Liên bang mà phải giải phóng tất cả nô lệ tôi sẽ làm như thế; và nếu có thể cứu Liên bang mà chỉ cần giải phóng một số nô lệ và để mặc những nô lệ còn lại, tôi cũng sẽ làm. Những gì tôi làm liên quan đến chế độ nô lệ và chủng tộc da màu là do tôi tin rằng nó giúp chúng ta cứu Liên bang...[141] | ” |
Sau khi ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, tuyển mộ cựu nô lệ vào quân đội là chủ trương chính thức của chính phủ. Lúc đầu còn miễn cưỡng, nhưng từ mùa xuân năm 1863, Lincoln khởi xướng chương trình "tuyển mộ đại trà binh sĩ da đen". Trong thư gởi Andrew Johnson, thống đốc quân sự Tennessee, Lincoln viết, "Chỉ cần quang cảnh 50 000 chiến binh da đen được huấn luyện và trang bị đầy đủ cũng có thể chấm dứt cuộc nổi loạn ngay lập tức." [144]
Cuối năm 1863, theo chỉ đạo của Lincoln, Tướng Lorenzo Thomas tuyển mộ 20 trung đoàn da đen từ Thung lũng Mississippi.[145] Frederick Douglass có lần nhận xét, "Khi gặp Lincoln, chưa bao giờ tôi nhớ đến xuất thân thấp hèn, hoặc màu da không được ưa thích của mình." [146]
Diễn văn Gettysburg
Trái với lời tiên đoán của Lincoln, "Thế giới không quan tâm, cũng chẳng nhớ những gì chúng ta nói ở đây," bài diễn văn đã trở nên một trong những diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4]
Diễn văn Gettysburg được đọc trong lễ cung hiến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tại Gettysburg, Pennsylvania, vào chiều thứ Năm, ngày 19 tháng 11, 1863. Chỉ với 273 từ, trong bài diễn văn kéo dài ba phút này, Lincoln nhấn mạnh rằng đất nước được sản sinh, không phải năm 1789, mà từ năm 1776, "được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng."
Ông định nghĩa rằng chiến tranh là sự hi sinh đấu tranh cho nguyên tắc tự do và bình đẳng cho mọi người. Giải phóng nô lệ là một phần của nỗ lực ấy. Ông tuyên bố rằng cái chết của các chiến sĩ dũng cảm là không vô ích, rằng chế độ nô lệ sẽ thất bại và cáo chung, tương lai của nền dân chủ sẽ được bảo đảm, và "chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất." Lincoln đúc kết rằng cuộc nội chiến có một mục tiêu cao quý – sản sinh một nền tự do mới cho dân tộc.[148][149]
Tướng Grant
Sự kiện Meade không thể khống chế đạo quân của Lee khi ông này triệt thoái khỏi Gettysburg cùng với sự thụ động kéo dài của Binh đoàn Potomac khiến Lincoln tin rằng cần có sự thay đổi ở vị trí tư lệnh mặt trận. Chiến thắng của Tướng Ulysses S. Grant trong trận Shiloh và trong chiến dịch Vicksburg tạo ấn tượng tốt đối với Lincoln.[150] Hồi đáp những lời chỉ trích Grant sau trận Shiloh, Lincoln từng nói: "Tôi rất ần nười này. Ông ta chiến đấu."[150] Vào năm 1864, Grant phát động Chiến dịch Overland đẫm máu thường được mô tả là chiến tranh tiêu hao, khiến phía Liên bang thiệt hại nặng nề trong các mặt trận như Wilderness và Cold Harbor. Dù được hưởng lợi thế của phía phòng thủ, quân đội Liên minh cũng bị tổn thất không kém.[151]Do không có nguồn lực dồi dào, đạo quân của Lee cứ hao mòn dần qua mỗi trận chiến, bị buộc phải đào hào phòng thủ bên ngoài Petersburg, Virginia trong vòng vây của quân đội Grant.
Linconln cho phép Grant phá hủy cơ sở hạ tầng của Liên minh như nông trang, đường sắt, và cầu cống nhằm làm suy sụp tinh thần cũng như làm suy yếu khả năng kinh tế của đối phương. Di chuyển đến Petersburg, Grant chặn ba tuyến đường sắt từ Richmond, Virginia về phía nam tạo điều kiện cho Tướng Sherman và Tướng Philip Sheridan hủy phá các nông trang và các thị trấn ở Thung lũng Shenandoah thuộc Virginia.
Vào ngày 1 tháng 4 năm 1865, Grant thọc sâu vào sườn của lực lượng của Lee trong trận Five Forks và bao vây Petersburg, chính phủ Liên minh phải di tản khỏi Richmond. Lincoln đến thăm thủ đô của Liên minh khi vừa bị thất thủ, người da đen được tự do chào đón ông như một vị anh hùng trong khi người da trắng tỏ vẻ lạnh lùng với tổng thống của phe chiến thắng. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1865, tại làng Appomattox Court House, Lee đầu hàng trước Grant, kết thúc cuộc nội chiến.[152]
Năm 1864, tái tranh cử
Là chính trị gia lão luyện, Lincoln không chỉ có khả năng đoàn kết tất cả phe phái chính trong đảng Cộng hòa mà còn thu phục những người Dân chủ như Edwin M. Stanton và Andrew Johnson. Ông dành nhiều giờ trong tuần để đàm đạo với các chính trị gia đến từ khắp đất nước, và sử dụng ảnh hưởng rộng lớn của ông để tạo sự đồng thuận giữa các phe nhóm trong đảng, xây dựng hậu thuẫn cho các chính sách của ông, và đối phó với nỗ lực của nhóm cấp tiến đang cố loại ông khỏi liên danh năm 1864.[153][154]Đại hội đảng năm 1864 chọn Andrew Johnson đứng cùng liên danh với Lincoln. Nhằm mở rộng liên minh chính trị hầu lôi cuốn các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa, Lincoln tranh cử dưới danh nghĩa của Đảng Liên hiệp Quốc gia tân lập.[155]
Khi các chiến dịch mùa xuân của Grant đi vào bế tắc trong khi tổn thất tiếp tục gia tăng, sự thiếu vắng các chiến thắng quân sự phủ bóng trên triển vọng đắc cử của Tổng thống, nhiều đảng viên Cộng hòa trên khắp nước e sợ Lincoln sẽ thất cử.[156]
Khi cánh chủ hòa trong đảng Dân chủ gọi cuộc chiến là một "thất bại" thì ứng cử viên của đảng, Tướng George B. McClellan, ủng hộ chiến tranh và lên tiếng bác bỏ luận cứ của phe chủ hòa. Lincoln cấp thêm lính cho Grant, đồng thời vận động đảng của ông tăng cường hỗ trợ cho Grant. Trong tháng 9, Thắng lợi của Liên bang khi Sherman chiếm Atlanta và David Farragut chiếm Mobile dập tắt mọi hoài nghi;[157]
Đảng Dân chủ bị phân hóa trầm trọng, một số nhà lãnh đạo và phần lớn quân nhân quay sang ủng hộ Lincoln. Một mặt, Đảng Liên hiệp Quốc gia đoàn kết chặt chẽ hỗ trợ cho Lincoln khi ông tập chú vào chủ đề giải phóng nô lệ; mặt khác, các chi bộ Cộng hòa cấp tiểu bang nỗ lực hạ giảm uy tín phe chủ hòa.[158] Lincoln thắng lớn trong cuộc tuyển cử, giành được phiếu bầu của tất cả ngoại trừ ba tiểu bang.[159]
Ngày 4 tháng 3, 1865, trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai, Lincoln bày tỏ rằng sự tổn thất lớn lao từ hai phía là do ý chỉ của Thiên Chúa. Sử gia Mark Noll xếp diễn từ này vào trong "một số ít các văn bản hàm chứa tính thiêng liêng, nhờ đó người dân Mỹ ý thức được vị trí của mình trên thế giới."
“ | Mơ ước khi hi vọng – khẩn thiết lúc nguyện cầu – chúng ta mong cuộc chiến đau thương này sớm chấm dứt. Song, theo ý chỉ của Thiên Chúa, nó vẫn tiếp diễn, cho đến khi tất cả của cải từng được dồn chứa bởi sự lao dịch khốn cùng của người nô lệ trong suốt 250 năm sẽ bị tiêu tan, cho đến khi mỗi một giọt máu ứa ra từ những lằn đòn sẽ bị đáp trả bằng những nhát chém, như đã được cảnh báo từ 3 000 năm trước, và cần được nhắc lại hôm nay, "sự đoán xét của Chúa là chân lý và hoàn toàn công chính".[160] Không ác tâm với bất cứ ai nhưng nhân ái với mọi người, và kiên định trong lẽ phải. Khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tranh đấu để hoàn thành sứ mạng được giao: hàn gắn vết thương của dân tộc, chăm sóc các chiến sĩ, những người vợ góa, những trẻ mồ côi – hết sức mình tạo lập một nền hòa bình vững bền và công chính, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc.[161] | ” |
Tái thiết
Thời kỳ tái thiết đã khởi đầu ngay từ lúc còn chiến tranh, khi Lincoln và các phụ tá của ông tính trước phương cách giúp các tiểu bang miền nam tái hội nhập, giải phóng nô lệ, và quyết định số phận của giới lãnh đạo Liên minh. Không lâu sau khi Tướng Lee đầu hàng, khi được hỏi nên đối xử với phe thất trận như thế nào, Lincoln trả lời, "Hãy để họ thoải mái".[162]Tôi luôn luôn nhận thấy rằng một tấm lòng thương xót kết quả nhiều hơn một nền công lý nghiêm nhặt. |
Abraham Lincoln[163] |
Sự chọn lựa nhân sự của Lincoln là nhằm giữ hai nhóm ôn hòa và cấp tiến cùng làm việc với nhau. Ông bổ nhiệm Salmon P. Chase thuộc nhóm cấp tiến vào Tối cao Pháp viện thay thế Chánh án Taney.
Sau khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực, dù không được áp dụng trên tất cả tiểu bang, Lincoln gia tăng áp lực yêu cầu Quốc hội ra một bản tu chính đặt chế độ nô lệ ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ. Lincoln tuyên bố rằng một bản tu chính như thế sẽ "giải quyết dứt điểm toàn bộ vấn đề".[165] Tháng 6 năm 1864, một dự luật tu chính được trình Quốc hội nhưng không được thông qua vì không đủ đa số hai phần ba. Việc thông qua dự luật trở thành một trong những chủ đề vận động trong cuộc bầu cử năm 1864. Ngày 13 tháng 1, 1865, sau một cuộc tranh luận dài ở Viện Dân biểu, dự luật được thông qua và được gửi đến các viện lập pháp tiểu bang để phê chuẩn[166] để trở thành Tu chính án thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 12, 1865.[167]
Khi cuộc chiến sắp kết thúc, kế hoạch tái thiết của tổng thống tiếp tục được điều chỉnh. Tin rằng chính phủ liên bang có một phần trách nhiệm đối với hàng triệu nô lệ được giải phóng, Lincoln ký ban hàng đạo luật Freedman’s Bureau thiết lập một cơ quan liên bang đáp ứng các nhu cầu của những cựu nô lệ, cung ứng đất thuê trong hạn ba năm với quyền được mua đứt cho những người vừa được tự do.
Tái định nghĩa khái niệm cộng hòa và chủ nghĩa cộng hòa
Những sử gia đương đại như Harry Jaffa, Herman Belz, John Diggins, Vernon Burton, và Eric Foner đều nhấn mạnh đến nỗ lực tái định nghĩa các giá trị cộng hòa của Lincoln. Từ đầu thập niên 1850 khi các luận cứ chính trị đều hướng về tính thiêng liêng của Hiến pháp, Lincoln đã tập chú vào bản Tuyên ngôn Độc lập, xem văn kiện này là nền tảng của các giá trị chính trị của nước Mỹ mà ông gọi là "thành lũy" của chủ nghĩa cộng hòa.[168]Sự kiện bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến quyền tự do và sự bình đẳng dành cho mọi người, trái ngược với Hiến pháp dung chịu chế độ nô lệ, đã làm thay đổi chiều hướng tranh luận. Luận điểm của Lincoln đã gây dựng được ảnh hưởng vì ông làm sáng tỏ nền tảng đạo đức của chủ nghĩa cộng hòa, thay vì chỉ biết tuân thủ hiến pháp.[169]
Các đạo luật
Nội các Lincoln[170] | ||
---|---|---|
Chức vụ | Tên | Nhiệm kỳ |
Tổng thống | Abraham Lincoln | 1861–1865 |
Phó Tổng thống | Hannibal Hamlin | 1861–1865 |
Andrew Johnson | 1865 | |
Bộ trưởng Ngoại giao | William H. Seward | 1861–1865 |
Bộ trưởng Chiến tranh | Simon Cameron | 1861–1862 |
Edwin M. Stanton | 1862–1865 | |
Bộ trưởng Ngân khố | Salmon P. Chase | 1861–1864 |
William P. Fessenden | 1864–1865 | |
Hugh McCulloch | 1865 | |
Bộ trưởng Tư pháp | Edward Bates | 1861–1864 |
James Speed | 1864–1865 | |
Bộ trưởng Bưu điện | Montgomery Blair | 1861–1864 |
William Dennison, Jr. | 1864–1865 | |
Bộ trưởng Hải quân | Gideon Welles | 1861–1865 |
Bộ trưởng Nội vụ | Caleb B. Smith | 1861–1862 |
John P. Usher | 1863–1865 |
Lincoln cũng mở rộng ảnh hưởng kinh tế của chính phủ liên bang sang các lãnh vực khác. Đạo luật National Banking cho phép thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia cung ứng mạng lưới tài chính dồi dào trên toàn quốc, cũng như thiết lập nền tiền tệ quốc gia. Năm 1862, Quốc hội đề xuất và tổng thống phê chuẩn việc thành lập Bộ Nông nghiệp.[173] Năm 1862, Lincoln cử Tướng John Pope bình định cuộc nổi dậy của bộ tộc Sioux. Tổng thống cũng cho lập kế hoạch cải cách chính sách liên bang đối với người da đỏ.[174]
Lincoln là nhân tố chính trong việc công nhận Lễ Tạ ơn là quốc lễ của Hoa Kỳ.[175] Trước nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln, Lễ Tạ ơn là ngày lễ phổ biến ở vùng New England từ thế kỷ 17. Năm 1863, Lincoln tuyên bố thứ Năm lần thứ tư của tháng Mười một là ngày cử hành Lễ Tạ ơn.[175]
Tối cao Pháp viện
Lincoln bổ nhiệm năm thẩm phán cho tòa án tối cao. Noah Haynes Swayne, được đề cử ngày 21 tháng 1, 1862 và bổ nhiệm ngày 24 tháng 1, 1862; ông là luật sư, chống chế độ nô lệ và ủng hộ Liên bang. Samuel Freeman Miller, được đề cử và bổ nhiệm ngày 16 tháng 7, 1862; ông ủng hộ Lincoln trong cuộc bầu cử năm 1860, và là người chủ trương bãi nô. David Davis, được đề cử ngày 1 tháng 12, 1862 và bổ nhiệm ngày 8 tháng 12, 1862; ông là người điều hành chiến dịch tranh cử năm 1860 của Lincoln, từng là thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang ở Illinois. Stephen Johnson Field, được đề cử ngày 6 tháng 3, 1863 và bổ nhiệm ngày 10 tháng 3, 1863; từng là thẩm phán tòa tối cao bang California. Cuối cùng là Bộ trưởng Ngân khố của Lincoln, Salmon P. Chase, được đề cử và bổ nhiệm trong ngày 6 tháng 12, 1862 vào chức vụ Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Lincoln tin Chase là một thẩm phán có khả năng, sẽ hỗ trợ công cuộc tái thiết trong lĩnh vực tư pháp, và sự bổ nhiệm này sẽ liên kết các nhóm trong đảng Cộng hòa.[176]Các Tiểu bang gia nhập Liên bang
Ngày 20 tháng 6, 1863, tiểu bang West Virginia xin gia nhập Liên bang, bao gồm những hạt cực tây bắc từng tách khỏi tiểu bang sau khi bang này rút lui khỏi Liên bang. Nevada, tiểu bang thứ ba thuộc vùng viễn tây được gia nhập ngày 31 tháng 10, 1864.[177]Ám sát
Trong lúc nghỉ giải lao, John Parker, cận vệ của Lincoln, rời nhà hát cùng người đánh xe đến quán rượu Star kế cận. Lợi dụng cơ hội Tổng thống ngồi trong lô danh dự mà không có cận vệ bên cạnh, khoảng 10 giờ tối, Booth lẻn vô và bắn vào sau đầu của Tổng thống từ cự ly gần. Thiếu tá Henry Rathbone chụp bắt Booth nhưng hung thủ đâm trúng Rathbone và trốn thoát.[181][182]
Sau mười ngày đào tẩu, người ta tìm thấy Booth tại một nông trang ở Virginia, khoảng 30 dặm (48 km) phía nam Washington D. C. Ngày 26 tháng 4, sau một cuộc đụng độ ngắn, Booth bị binh sĩ Liên bang giết chết.[183]
Sau cơn hôn mê kéo dài chín giờ, Lincoln từ trần lúc 7g 22 sáng ngày 15 tháng 4. Mục sư Phineas Densmore Gurley thuộc Giáo hội Trưởng Lão được mời cầu nguyện sau khi Bộ trưởng Chiến tranh Stanton chào tiễn biệt và nói, "Nay ông thuộc về lịch sử."[184]
Thi thể của Lincoln được phủ quốc kỳ và được các sĩ quan Liên bang hộ tống dưới cơn mưa về Tòa Bạch Ốc trong tiếng chuông nhà thờ của thành phố. Phó Tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức lúc 10:00 sáng ngay trong ngày Tổng thống bị ám sát. Suốt ba tuần lễ, đoàn tàu hỏa dành cho tang lễ Tổng thống mang thi thể ông đến các thành phố trên khắp miền Bắc đến các lễ tưởng niệm có hàng trăm ngàn người tham dự, trong khi nhiều người khác tụ tập dọc theo lộ trình giăng biểu ngữ, đốt lửa, và hát thánh ca.[185][186]
Niềm tin tôn giáo
- Xem thêm thông tin: Abraham Lincoln và tôn giáo
Trong thập niên 1840, Lincoln ngả theo ‘’Học thuyết Tất yếu’’ tin rằng tâm trí con người ở dưới sự kiểm soát của một quyền lực cao hơn.[189] Đến thập niên 1850, Lincoln thừa nhận "ơn thần hựu" theo cách chung, nhưng hiếm khi sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh tôn giáo của người Tin Lành. Ông dành sự tôn trọng cho chủ nghĩa cộng hòa của những nhà lập quốc gần như là niềm tin tôn giáo.[190] Song, khi đau khổ vì cái chết của con trai ông, Edward, Lincoln thường xuyên nhìn nhận rằng ông cần phải trông cậy Thiên Chúa.[191] Khi một con trai khác của Lincoln, Willie, lìa đời trong tháng 2, 1862, ông càng hướng về tôn giáo để tìm câu giải đáp và sự an ủi.[192]
Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ có bằng sáng chế
Trên thực tế nhiều người xem vị tổng thống thứ 3 của nước Mỹ, Thomas Jefferson là nhà phát minh vĩ đại nhất từng sống ở Nhà Trắng. Nhưng vị Tổng thống này chưa bao giờ lấy bằng sáng chế cho những ý tưởng của mình. Trong lịch sử nước Mỹ, chỉ duy nhất một Tổng thống từng được cấp bằng sáng chế cho dù bình thường ông ít quan tâm đến công nghệ, đó là Tổng thống Abraham Lincoln.Vào cuối những năm 1890, Lincoln là đại biểu Quốc hội của bang Illinois. Ông thường đi lại giữa Washington và Illinois trên con tàu chạy bằng hơi nước Great Lakes. Một lần tàu bị mắt kẹt ở bãi cát ngay giữa sông. Tất cả hành khách và hàng hoá phải chuyển đi để con tàu nổi dần lên. Đó là một quá trình dài và buồn tẻ.
Điều này mang đến cho Lincoln một ý tưởng, khi trở về văn phòng luật sư của mình ở Illinois, ông bắt đầu sáng chế ra một thiết bị có thể làm con tàu nổi lên mà không cần phải làm cho nó nhẹ đi bằng việc bóc dở hàng hoá xuống. Ông tranh thủ gọt đẽo mô hình giữa các phiên toà. Kết quả, ông nhận được bằng sáng chế số 6469: "Cách làm nổi những con tàu lớn".
Phát minh của Lincoln được chứng minh là không thực tế và không được đưa vào sản xuất. Nhưng nó đã cho thấy vị luật sư có tài xoay xở này sở hữu một trí tuệ đầy sáng tạo và dám thực hiện những ý tưởng mới. Đó là ý chí mà nước Mỹ rất cần trong những năm tháng bất ổn sau này.
Vinh danh
Theo bảng Xếp hạng Tổng thống trong Lịch sử Hoa Kỳ được thực hiện từ thập niên 1940, Lincoln luôn có tên trong ba người đứng đầu, thường khi là nhân vật số 1.[5] Trong phần lớn các cuộc khảo sát bắt đầu thực hiện từ năm 1948, Lincoln được xếp vào hàng đầu: Schlesinger 1948, Schlesinger 1962, 1982 Murray Blessing Survey, Chicago Tribune 1982 poll, Schlesinger 1996, CSPAN 1996, Ridings-McIver 1996, Time 2008, and CSPAN 2009. Đại thể, những tổng thống chiếm ba vị trí đầu là 1) Lincoln; 2) George Washington; và 3) Franklin D. Roosevelt, mặc dù đôi khi cũng có sự đảo ngược vị trí với nhau giữa Lincoln và Washington, Washington và Roosevelt.[193]Lincoln sở hữu tính cách điềm tĩnh cần thiết cho một chính khách, nhất là trong tình thế phức tạp. Suốt trong năm 1862, không có ngày nào trôi qua mà không có một bài diễn thuyết kêu gọi tổng thống chấp nhận những quyết sách táo bạo nhằm chống lại nạn nô lệ và Tướng McClellan, nhưng Lincoln vẫn bất động. Ông cần phải cân nhắc cho từng bước đi để thuyết phục chính mình và giới cử tri ôn hòa ở phía Bắc rằng ông đã thử hết mọi phương cách.
Ngay cả sau khi cách chức Tướng McClellan và giải phóng nô lệ, ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp. Sự mòn mỏi chờ đợi một chiến thắng để có thể công bố bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có lẽ là giai đoạn nhạy cảm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Lincoln. Thời kỳ chuyển tiếp là cần thiết bởi vì Lincoln biết rằng trong những lúc đất nước đang bị phân hóa nghiêm trọng thì lập trường trung dung là con đường dẫn đến thành công cho nhà lãnh đạo.
Một ngày mùa hè năm 1862, một nhóm các nhân vật tiếng tăm chủ trương bãi nô từ vùng New England đến gặp Lincoln nhằm yêu cầu ông phải chống nạn nô lệ triệt để hơn. Sau một lúc im lặng, Lincoln hỏi xem họ còn nhớ sự kiện Blondin đi dây ngang qua thác Niagara không. Dĩ nhiên là họ nhớ. Một người trong số họ thuật lại lời của Tổng thống, "Giả sử toàn bộ giá trị vật chất trên đất nước vĩ đại này của chúng ta, từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương – sự giàu có, thịnh vượng, những thành quả của nó trong hiện tại và cả niềm hi vọng cho tương lai – được tập trung lại và giao cho Blondin đem chúng băng qua thác trong chuyến đi kinh khủng này;" và giả sử "bạn đang đứng trên bờ thác khi Blondin đi trên dây, khi anh đang cẩn thận dò dẫm từng bước chân và đang cố giữ thăng bằng với thanh ngang trên tay bằng kỹ năng tinh tế của mình để băng qua thác nước khổng lồ đang gầm rú bên dưới. Bạn sẽ gào thét, ‘Blondin, qua phải một bước!’ ‘Blondin, qua trái một bước!’ hay là bạn lặng lẽ đứng yên, nín thở và cầu nguyện xin Đấng Toàn Năng hướng dẫn và giúp anh ấy vượt qua cơn thử thách?"[194]
Khi nghe tin Liconln từ trần, Walt Whitman viết bài thơ O Captain! My Captain! gọi ông là thuyền trưởng lèo lái con thuyền qua những vùng biển động để đến bến bờ bình yên, nhưng khi sắp đến nơi thì người thuyền trưởng đã không còn. Trong khi người da trắng xem Lincoln như là nhà lãnh đạo có công duy trì nền thống nhất của đất nước thì người Mỹ da đen vinh danh ông như một nhà giải phóng. Trong chuyến viếng thăm Richmond, Lincoln được người dân ở đây chào đón như một người cha. Họ còn ví sánh ông với Moses trong Kinh Thánh, người giải phóng dân Do Thái và dẫn dắt họ trên đường đến Đất Hứa nhưng từ trần trước khi dân tộc ông đặt chân vào vùng đất này.
Ngay cả Frederick Douglass, người thường chỉ trích Lincoln trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, sau khi Lincoln bị ám sát đã gọi ông là "vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên chết vì chính nghĩa," và ca ngợi tính cách của Lincoln, "Với Abraham Lincoln, niềm tin vào chính mình và lòng tin dành cho đồng bào của ông thật vĩ đại và đáng kinh ngạc, thật sáng suốt và vững chắc. Ông hiểu rõ người dân Mỹ hơn cả chính họ, và chân lý của ông được lập nền trên sự hiểu biết này". Douglass cũng liệt kê những phẩm chất của một nhà lãnh đạo mà ông tìm thấy ở Lincoln, "Mặc dù ở địa vị cao trọng, những người thấp hèn nhất có thể tìm đến ông và cảm thấy thoải mái khi gặp ông. Mặc dù sâu sắc, ông rất trong sáng; mặc dù mạnh mẽ, ông rất dịu dàng; mặc dù quyết đoán trong xác tín, ông khoan hòa đối với những ai khác quan điểm, và kiên nhẫn lắng nghe lời chỉ trích."[195]
Chính là bởi vì vụ ám sát mà Lincoln được xem là vị anh hùng xả thân vì dân tộc. Trong mắt của những người chủ trương bãi nô, ông là nhà tranh đấu cho quyền tự do của con người. Đảng viên Cộng hòa liên kết tên tuổi ông với đảng của họ. Ở miền Nam, nhiều người, tuy không phải tất cả, xem ông là một tài năng kiệt xuất.[196]
Theo Schwartz, cuối thế kỷ 19 thanh danh của Lincoln tiến triển chậm cho mãi đến Giai đoạn Phát triển (1900 – thập niên 1920) ông mới được xem như là một trong những vị anh hùng được tôn kính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ngay cả trong vòng người dân miền Nam. Đỉnh điểm của sự trọng vọng này là vào năm 1922 khi Đài Tưởng niệm Lincoln được cung hiến tại Washington.[197] Trong thời kỳ New Deal, những người cấp tiến ca tụng Lincoln không chỉ như là người tự lập thân hoặc vị tổng thống vĩ đại trong chiến tranh, mà còn là nhà lãnh đạo quan tâm đến thường dân là những người có nhiều cống hiến cho chính nghĩa của cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hình ảnh của Lincoln được tôn cao như là biểu tượng của tự do, là người mang hi vọng đến cho những người bị áp bức.[198]
Trong thập niên 1970, Lincoln được những người có chủ trương bảo thủ trong chính trị dành cho sự ngưỡng mộ đặc biệt[199] do lập trường dân tộc, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, tập chú vào nỗ lực chống nô lệ, và nhiệt tâm của ông đối với các nguyên lý của những nhà lập quốc.[200][201][202] James G. Randall nhấn mạnh đến tính bao dung và thái độ ôn hòa của Lincoln trong "sự chú tâm của ông đối với sự tăng trưởng trong trật tự, sự nghi ngờ đối với những hành vi khích động nguy hiểm, và sự miễn cưỡng của ông đối với các kế hoạch cải cách bất khả thi." Randall đúc kết, "ông là người bảo thủ khi ông triệt để bác bỏ cái gọi là "thuyết cấp tiến" chủ trương bóc lột miền Nam, căm ghét chủ nô, thèm khát báo thù, âm mưu phe phái, và những đòi hỏi hẹp hòi muốn các định chế của miền Nam phải được thay đổi cấp tốc bởi tay người bên ngoài." [203]
Đến cuối thập niên 1960, những người cấp tiến như sử gia Lerone Bennett, xem xét lại sự việc, đặc biệt là quan điểm của Lincoln liên quan đến các vấn đề chủng tộc.[204][205] Năm 1968, Bennett gây chấn động dư luận khi gọi Lincoln là người chủ trương người da trắng là chủng tộc thượng đẳng.[206] Ông nhận xét rằng Lincoln thích gièm pha chủng tộc, chế giễu người da đen, chống đối sự công bằng xã hội, và đề nghị gởi nô lệ được tự do sang một đất nước khác. Những người ủng hộ Lincoln như các tác gia Dirk và Cashin, phản bác rằng Lincoln còn tốt hơn hầu hết các chính trị gia thời ấy;[207] rằng ông là người đạo đức có viễn kiến đã làm hết sức mình để thăng tiến chủ nghĩa bãi nô.[208]
Hình tượng Lincoln cũng thường được khắc họa rất tích cực trên màn ảnh của Hollywood.[209][210]
Tưởng niệm
Nhiều thị trấn, thành phố, và quận hạt mang tên Lincoln,[211] trong đó có thủ phủ bang Nebraska. Tượng đài đầu tiên được dựng lên để tưởng niệm Lincoln đặt trước Tòa Thị chính Hạt Columbia năm 1868, ba năm sau khi ông bị ám sát.[212] Tên và hình ảnh của Lincoln xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau như Đài Tưởng niệm Lincoln ở Washington D. C. và tượng điêu khắc Lincoln trên Núi Rushmore.[213]Người ta cũng thiết lập những công viên lịch sử tại các địa điểm liên quan đến những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Lincoln như: nơi ông chào đời (Abraham Licoln Birthplace National Historical Park) ở Hodgenville, Kentucky,[214] chỗ ông trải qua thời niên thiếu (Lincoln Boyhood National Memorial) tại Lincoln City, Indiana,[215] nơi ông trưởng thành (Lincoln’s New Salem) ở Illinois,[216] và nơi ông khởi nghiệp (Lincoln Home National Historic Site) tại Springfield, Illinois.[217][218]
Nhà hát Ford và tòa nhà Petersen (nơi Lincoln từ trần) được giữ lại làm viện bảo tàng, cũng như Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Abraham Lincoln ở Springfield.[219][220]
Phần mộ Lincoln trong Nghĩa trang Oak Ridge ở Springfield, Illinois, là nơi chôn cất Lincoln, vợ ông Mary cùng ba trong số bốn con trai của ông, Edward, William, và Thomas.[221]
Ngay trong năm Lincoln từ trần, hình ảnh của ông được gởi đi khắp thế giới qua những con tem bưu điện.[222] Hình ảnh của ông cũng xuất hiện trên tờ năm đô-la, và đồng xu Lincoln, đây là đồng tiền đầu tiên của Hoa Kỳ có đúc hình một nhân vật.[223]
Ngày 28 tháng 7, 1920 một pho tượng Lincoln được đặt tại một địa điểm gần Điện Westminster, Luân Đôn.[224] Hải quân Hoa Kỳ đã đặt tên ông cho một số chiến hạm, trong đó có hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và tiềm thủy đỉnh SSBN Abraham Lincoln.
Mặc dù ngày sinh của Lincoln, 12 tháng 2, chưa bao giờ được công nhận là quốc lễ, nó từng được cử hành tại 30 tiểu bang.[211] Từ năm 1971 khi Ngày Tổng thống trở thành quốc lễ, trong đó có ngày sinh của Lincoln kết hợp với ngày sinh Washington, được cử hành thay thế lễ kỷ niệm ngày sinh của ông.[225]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Goodwin, p. 91; Holzer, p. 232.
- ^ Tagg, p. xiii.
- ^ Randall (1947), pp. 65–87.
- ^ a ă Bulla (2010), p. 222.
- ^ a ă "Ranking Our Presidents". James Lindgren. November 16, 2000. International World History Project.
- ^ George H. Gallup, The Gallup poll (2008) p 75 [[]][cần chú thích đầy đủ]
- ^ Donald (1996), pp. 20–22.
- ^ a ă Pessen, pp. 24–25.
- ^ a ă White, pp. 12–13.
- ^ Donald (1996), p. 21.
- ^ Donald (1996), pp. 22–24.
- ^ Lamb, p. 189.
- ^ a ă Donald (1996), pp. 30–33.
- ^ Donald (1996), p. 20.
- ^ Fragment, Notes for a Law Lecture (July 1, 1850?), cited in Abraham Lincoln: Complete Works, Comprising his Speeches, Letters, State Papers, and Miscellaneous Writings (Vol. 2), 1894
- ^ Donald (1996), pp. 26–27.
- ^ White, pp. 25, 31, 47.
- ^ Donald (1996), p. 33.
- ^ Donald (1996), p. 41.
- ^ Donald (1996), pp. 38–43; Prokopowicz, pp. 18–19.
- ^ Donald (1996), p. 36.
- ^ Thomas (2008), pp. 23–53; Carwardine (2003), pp. 3–5.
- ^ Sandburg (1926), pp. 22–23.
- ^ Von Drehle, David; Rise to Greatness: Abraham Lincoln and America’s Most Perilous Yeas
- ^ Lamb, p. 43.
- ^ a ă Sandburg (1926), pp. 46–48.
- ^ Donald (1996), p. 86.
- ^ Donald (1996), p. 87.
- ^ Sandburg (1926), pp. 50–51.
- ^ Donald (1996), p. 93.
- ^ White, p. 125.
- ^ Donald (1996), pp. 95–96.
- ^ White, p. 126.
- ^ Baker, p. 120.
- ^ White, pp. 179–181, 476.
- ^ Steers, p. 341.
- ^ Shenk, Joshua Wolf (October năm 2005). “Lincoln's Great Depression”. The Atlantic. The Atlantic Monthly Group. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Winkle ch 7–8.[cần số trang]
- ^ Winkle, pp. 86–95.
- ^ laughtergenealogy.com – Presidents Personal Information
- ^ Donald (1996), p. 46.
- ^ Winkle, pp. 114–116.
- ^ Donald (1996), pp. 53–55.
- ^ Donald (1996), p. 64.
- ^ White, pp. 71, 79, 108.
- ^ Simon, p. 130.
- ^ Donald (1996), p. 134.
- ^ Foner (2010), pp. 17–19, 67.
- ^ Simon, p. 283.
- ^ Donald (1996), p. 222.
- ^ Boritt (1994), pp. 137–153.
- ^ Oates, p. 79.
- ^ Harris, p. 54; Foner (2010), p. 57.
- ^ Heidler (2006), pp. 181–183.
- ^ Oates, pp. 79–80.
- ^ a ă Basler (1946), pp. 199–202.
- ^ McGovern, p. 33.
- ^ Basler (1946), p. 202.
- ^ “Lincoln's Spot Resolutions”. National Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Donald (1996), p. 128.
- ^ Donald (1996), pp. 124–126.
- ^ Donald (1996), p. 140.
- ^ Harris, pp. 55–57.
- ^ Fragment, Notes for a Law Lecture (July 1, 1850?), cited in Abraham Lincoln: Complete Works, Comprising his Speeches, Letters, State Papers, and Miscellaneous Writings (Vol. 2), 1894.
- ^ Donald (1996), p. 96.
- ^ Donald (1996), pp. 105–106, 158.
- ^ a ă Donald (1996), pp. 142–143.
- ^ White, p. 163.
- ^ “Abraham Lincoln's Patent Model: Improvement for Buoying Vessels Over Shoals”. Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Handy, p. 440.
- ^ a ă â Donald (1996), pp. 150–151.
- ^ Harrison (1935), p. 270.
- ^ “The Peculiar Instution”. Newberry Library and Chicago History Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Lincoln Speaks Out”. Newberry Library and Chicago History Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
- ^ McGovern, pp. 36–37.
- ^ Foner (2010), pp. 84–88.
- ^ Thomas (2008), pp. 148–152.
- ^ Basler (1953), p. 255. [[]][cần chú thích đầy đủ]
- ^ Written speech fragment presented by to the Chicago Veterans Druggist's Association in 1906 by Judge James B. Bradwell, who claimed to have received it from Mary Todd Lincoln. Collected Works, 2:532
- ^ Oates, p. 119.
- ^ White, pp. 205–208.
- ^ McGovern, pp. 38–39.
- ^ Donald (1996), p. 193.
- ^ Oates, pp. 138–139.
- ^ Jaffa, pp. 299–300.
- ^ White, p. 251.
- ^ Harris, p. 98.
- ^ McPherson (1993), p. 182.
- ^ Donald (1996), pp. 214–224.
- ^ Carwardine (2003), pp. 89–90.
- ^ Jaffa, p. 473.
- ^ Carwardine (2003), p. 97.
- ^ Holzer, p. 157.
- ^ Donald (1996), p. 240.
- ^ Oates, pp. 175–176.
- ^ Luthin, pp. 609–629.
- ^ Boritt (1994), pp. 10, 13, 18.
- ^ Donald (1996), p. 253.
- ^ Donald (1996), pp. 254–256.
- ^ Donald (1996), p. 254.
- ^ Mansch, p. 61.
- ^ Edgar, p. 350.
- ^ a ă Donald (1996), p. 267.
- ^ Potter, p. 498.
- ^ White, p. 362.
- ^ Potter, pp. 520, 569–570.
- ^ White, p. 369.
- ^ White, pp. 360–361.
- ^ Donald (1996), p. 268.
- ^ Vorenberg, p. 22.
- ^ Lupton, p. 34.
- ^ Donald (1996), pp. 273–277.
- ^ Donald (1996), pp. 277–279.
- ^ Sandburg (2002), p. 212.
- ^ Donald (1996), pp. 283–284.
- ^ Nevins (2000), p. 29. [[]][cần chú thích đầy đủ]
- ^ Sherman, pp. 185–186.
- ^ Donald (1996), p. 293.
- ^ Oates, p. 226.
- ^ Heidler (2000), p. 174.
- ^ Scott, pp. 326–341.
- ^ Donald (1996), pp. 303–304; Carwardine (2003), pp. 163–164.
- ^ Donald (1996), pp. 315, 331–333, 338–339, 417.
- ^ Donald (1996), p. 314; Carwardine (2003), p. 178.
- ^ Prokopowicz, p. 127.
- ^ Benjamin P. Thomas and Harold M. Hyman, Stanton, the Life and Times of Lincoln's Secretary of War (Knopf, 1962)[cần số trang]
- ^ Ambrose, pp. 7, 66, 159.
- ^ Donald (1996), pp. 432–436.
- ^ Donald (1996), pp. 318–319.
- ^ Donald (1996), pp. 349–352.
- ^ Donald (1996), pp. 339–340.
- ^ Goodwin, pp. 478–480.
- ^ Goodwin, p. 481.
- ^ Donald (1996), pp. 389–390.
- ^ Donald (1996), pp. 429–431.
- ^ Nevins 6:433–44
- ^ Nevins (1960), pp. 318–322, quote on p. 322.Bản mẫu:Volume needed
- ^ Guelzo (1999), pp. 290–291.
- ^ Donald (1996), pp. 364–365.
- ^ Guelzo (2004), pp. 147–153.
- ^ Roy P. Basler, ed. The collected works of Abraham Lincoln (Rutgers U.P., 1953) vol 5 p. 388
- ^ Donald (1996), pp. 364, 379.
- ^ Donald (1996), p. 407.
- ^ Donald (1996), pp. 430–431.
- ^ Donald (1996), p. 431.
- ^ Douglass, pp. 259–260.
- ^ Donald (1996), pp. 453–460.
- ^ Donald (1996), pp. 460–466.
- ^ Wills, pp. 20, 27, 105, 146.
- ^ a ă Thomas (2008), p. 315.
- ^ McPherson (2009), p. 113.
- ^ Donald (1996), p. 589.
- ^ Fish, pp. 53–69.
- ^ Tegeder, pp. 77–90.
- ^ Donald (1996), pp. 494–507.
- ^ Grimsley, p. 80.
- ^ Donald (1996), p. 531.
- ^ Randall & Current (1955), p. 307.
- ^ Paludan, pp. 274–293.
- ^ Thi thiên (Thánh vịnh) 19: 9
- ^ Abraham Lincoln, Abraham Lincoln: Selected Speeches and Writings (Library of America edition, 2009) p 450
- ^ Thomas (2008), pp. 509–512.
- ^ Attributed in Lincoln Memorial (1882) edited by Osborn Oldroyd
- ^ Donald (1996), pp. 471–472.
- ^ Donald (1996), p. 561.
- ^ Donald (1996), pp. 562–563.
- ^ “Primary Documents in American History: 13th Amendment to the U.S. Constitution”. Library of Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Jaffa, p. 399.
- ^ Foner (2010), p. 215.
- ^ Summers, Robert. “Abraham Lincoln”. Internet Public Library 2 (IPL2). U. Michigan and Drexel U. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011.
- ^ Donald (2001), p. 137.
- ^ Paludan, p. 116.
- ^ Donald (2001), p. 424.
- ^ Nichols, pp. 210–232.
- ^ a ă Donald (1996), p. 471.
- ^ Blue, p. 245.
- ^ Donald (1996), pp. 300, 539.
- ^ Donald (1996), các trang 586–587.
- ^ Harrison (2000), các trang 3–4.
- ^ Donald (1996), các trang 594–597.
- ^ Donald (1996), trang 597.
- ^ Martin, Paul (8 tháng 4 năm 2010). “Lincoln's Missing Bodyguard”. Smithsonian Magazine. Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Donald (1996), p. 599.
- ^ Donald (1996), pp. 598–599, 686. Witnesses have provided other versions of the quote, i.e. "He now belongs to the ages." and "He is a man for the ages."
- ^ Trostel, pp. 31–58.
- ^ Goodrich, pp. 231–238.
- ^ Carwardine (1997), pp. 27–55.
- ^ Donald (1996), pp. 48–49, 514–515.
- ^ Donald (1996), pp. 48–49.
- ^ Grant R. Brodrecht, "Our country": Northern evangelicals and the Union during the Civil War and Reconstruction (2008) p. 40
- ^ Parrillo, pp. 227–253.
- ^ Wilson, pp. 251–254.
- ^ Densen, John V., Editor, Reassessing The Presidency, The Rise of the Executive State and the Decline of Freedom (Ludwig von Mises Institute, 2001), pgs. 1-32; Ridings, William H., & Stuard B. McIver, Rating The Presidents, A Ranking of U.S. Leaders, From the Great and Honorable to the Dishonest and Incompetent (Citadel Press, Kensington Publishing Corp., 2000).
- ^ Von Drehle, David. Rise to Greatness: Abraham Lincoln and America’s Most Perilous Yeas.
- ^ Frederick Douglass: Oration in Memory of Abraham Lincoln.
- ^ Chesebrough, pp. 76, 79, 106, 110.
- ^ Schwartz (2000), p. 109.
- ^ Schwartz (2009), pp. 23, 91–98.
- ^ Havers, p. 96. Apart from neo-Confederates such as Mel Bradford who denounced his treatment of the white South.
- ^ Belz (2006), pp. 514–518.
- ^ Graebner, pp. 67–94.
- ^ Smith, pp. 43–45.
- ^ Randall (1947), p. 175.
- ^ Zilversmit, pp. 22–24.
- ^ Smith, p. 42.
- ^ Bennett, pp. 35–42.
- ^ Dirck (2008), p. 31.
- ^ Striner, pp. 2–4.
- ^ Steven Spielberg, Doris Kearns Goodwin, and Tony Kushner, "Mr. Lincoln Goes to Hollywood", Smithsonian (2012) 43#7 pp. 46–53.
- ^ Melvyn Stokes, "Abraham Lincoln and the Movies", American Nineteenth Century History 12 (June 2011), 203–31.
- ^ a ă Dennis, p. 194.
- ^ “Renovation and Expansion of the Historic DC Courthouse” (PDF). DC Court of Appeals. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Mount Rushmore National Memorial”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Abraham Lincoln Birthplace National Historic Site”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Lincoln Boyhood National Memorial”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Lincoln's New Salem”. Illinois Historic Preservation Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Lincoln Home National Historic Site”. U.S. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2011.
- ^ Peterson, pp. 312, 368.
- ^ “The Abraham Lincoln Presidential Library and Museum”. Abraham Lincoln Presidential Library and Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
- ^ “About Ford's”. Ford's Theatre. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Lincoln Tomb”. Illinois Historic Preservation Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011.
- ^ Healey, Matthew. “Lincoln Stamps Bring Neary $2 Million at a New York Auction”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011.
- ^ Vinciguerra, Thomas (7 tháng 2 năm 2009). “Now if Only We Could Mint Lincoln Himself”. The New York Times. tr. WK4. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011.
- ^ Twenty-Sixth Annual Report of the American Scenic and Historic Preservation Society, 1921 (Albany, NY: J. B. Lyon Company Printers, 1922), pp. 194-95.
- ^ Schwartz (2009), pp. 196–199.
- The Greatest Stories Never Told - 100 tales from history to astonish, bewilder, and stupefy_Rick Beyer.
Đọc thêm
- Baker, Jean H. (1989). Mary Todd Lincoln: A Biography. W. W. Norton & Company. ISBN 9780393305869.
- Boritt, Gabor S. (1997). Why the Civil War Came. Oxford University Press. ISBN 0195113764.
- Boritt, G. S. (2006). The Gettysburg Gospel: The Lincoln Speech that Nobody Knows. Simon and Schuster. tr. 194. ISBN 9780743288200.
- Bose, Meenekshi; Mark Landis (2003). The Uses and Abuses of Presidential Ratings. Nova Publishers. tr. 5. ISBN 9781590337943.
- Carwardine, Richard (2003). Lincoln. Pearson Education Ltd. ISBN 9780582032798.
- Carroll, Peter N. (1994). The Odyssey of the Abraham Lincoln Brigade: Americans in the Spanish Civil War. Stanford University Press. ISBN 9780804722773.
- Dennis, Matthew (2005). Red, White, and Blue Letter Days: an American Calendar. Cornell University Press. tr. 194. ISBN 9780801472688.
- Diggins, John P. (1986). The Lost Soul of American Politics: Virtue, Self-Interest, and the Foundations of Liberalism. University of Chicago Press. ISBN 0226148777.
- Dirck, Brian (2008). Lincoln the Lawyer. University of Illinois Press. ISBN 9780252076145.
- Donald, David Herbert (1996) [1995]. Lincoln. New York: Simon and Schuster. ISBN 9780684825359.
- Donald, David Herbert (2001). Lincoln Reconsidered. New York: Knopf Doubleday Publishing Group. ISBN 9780375725326.
- Emerson, James (2007). The Madness of Mary Lincoln. Carbondale, IL: Southern Illinois University Press. ISBN 9780809327713.
- Fehrenbacher, Don E. biên tập (1989). Lincoln: Speeches and Writings 1859–1865. Library of America. ISBN 0940450631.
- Ferguson, Andrew (2008). Land of Lincoln: Adventures in Abe's America. Grove Press. tr. 147. ISBN 9780802143617.
- Foner, Eric (1995) [1970]. Free Soil, Free Labor, Free Men: The Ideology of the Republican Party before the Civil War. Oxford University Press. ISBN 9780195094978.
- Goodwin, Doris Kearns (2005). Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln. New York: Simon & Schuster. ISBN 0684824906.
- Grimsley, Mark (2001). The Collapse of the Confederacy. University of Nebraska Press. ISBN 0803221703.
- Guelzo, Allen C. (1999). Abraham Lincoln: Redeemer President. Grand Rapids, Mich.: W.B. Eerdmans Pub. Co. ISBN 0-8028-3872-3.
- Harrison, Lowell Hayes (2000). Lincoln of Kentucky. University Press of Kentucky. ISBN 0813121566.
- Harris, William C. (2007). Lincoln's Rise to the Presidency. Lawrence: University Press of Kansas. ISBN 9780700615209.
- Heidler, Jeanne T. (2006). The Mexican War. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313327926.
- Heidler, David S. and Jeanne T. Heidler biên tập (2000). Encyclopedia of the American Civil War: A Political, Social, and Military History. New York: W. W. Norton & Company, Inc. tr. 174. ISBN 9780393047585.
- Holzer, Harold (2004). Lincoln at Cooper Union: The Speech That Made Abraham Lincoln President. Simon & Schuster. ISBN 9780743299640.
- Holzer, Harold; Edna Greene Medford, Frank J. Williams (2006). The Emancipation Proclamation: Three Views (Social, Political, Iconographic). LSU Press. ISBN 9780807131442.
- Jaffa, Harry V. (2000). A New Birth of Freedom: Abraham Lincoln and the Coming of the Civil War. Lanham, Md.: Rowman & Littlefield. ISBN 0-8476-9952-8.
- Lamb, Brian and Susan Swain biên tập (2008). Abraham Lincoln: Great American Historians on Our Sixteenth President. New York: PublicAffairs. ISBN 9781586486761.
- Lincoln, Abraham (2001) [1946]. Trong Basler, Roy Prentice. Abraham Lincoln: His Speeches and Writings. Da Capo Press. ISBN 9780306810756.
- Lincoln, Abraham (1953). Trong Basler, Roy Prentice. Collected Works of Abraham Lincoln (9 vols.). New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. ISBN 9780813501727.
- Lincoln, Abraham (1992). Trong Paul McClelland Angle, Earl Schenck Miers. The Living Lincoln: the Man, his Mind, his Times, and the War he Fought, Reconstructed from his Own Writings. Barnes & Noble Publishing. ISBN 9781566190435.
- Luthin, Reinhard H. (1944). The First Lincoln Campaign. Cambridge, MA: Harvard University Press. ISBN 9780844612928.
- McGovern, George S.; Arthur M. Schlesinger, Jr., Sean Wilentz (2008). Abraham Lincoln. Macmillan. ISBN 9780805083453.
- McPherson, James M. (1992). Abraham Lincoln and the Second American Revolution. Oxford University Press. ISBN 9780195076066.
- McPherson, James M. (1988). Battle Cry of Freedom: the Civil War Era. US: Oxford University Press. ISBN 9780195168952.
- McPherson, James M. (2007) [1996]. Drawn with the Sword: Reflections on the American Civil War. Oxford: Oxford University Press. ISBN 9780195117967.
- McPherson, James M. (2008). Tried by War: Abraham Lincoln as Commander in Chief. New York: Penguin Press. ISBN 9781594201912.
- Mansch, Larry D. (2005). Abraham Lincoln, President-Elect: The Four Critical Months from Election to Inauguration. McFarland. ISBN 078642026X.
- Peterson, Merrill D. (1995). Lincoln in American Memory. Oxford University Press US. tr. 312, 368. ISBN 9780195096453.
- Miller, William Lee (2002). Lincoln's Virtues: An Ethical Biography. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-375-40158-X.
- Mitchell, Thomas G. (2007). Anti-slavery politics in antebellum and Civil War America. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780275991685.
- Naveh, Eyal J. (2002). Crown of Thorns: Political Martyrdom in America From Abraham Lincoln to Martin Luther King, Jr. NYU Press. tr. 50. ISBN 9780814757765.
- Neely, Mark E. (1992). The Fate of Liberty: Abraham Lincoln and Civil Liberties. Oxford University Press. ISBN 9780195080322.
- Nevins, Allan (1950). Ordeal of the Union; Vol. IV: The Emergence of Lincoln: Prologue to Civil War, 1859–1861. Macmillan Publishing Company. ISBN 9780684104164.
- Nevins, Allan (2000) [1971]. The War for the Union; Vol. I: The Improvised War: 1861–1862. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522968.
- Nevins, Allan (2000) [1971]. The War for the Union; Vol. IV: The Organized War to Victory: 1864–1865. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522999.
- Nevins, Allan (1960). The War for the Union: War becomes revolution, 1862–1863. Konecky & Konecky. ISBN 9781568522975.
- Oates, Stephen B. (1993). With Malice Toward None: a Life of Abraham Lincoln. HarperCollins. ISBN 9780060924713.
- Paludan, Phillip Shaw (1994). The Presidency of Abraham Lincoln. Lawrence: University Press of Kansas. ISBN 9780700606719.
- Potter, David M.; Don Edward Fehrenbacher (1976). The impending crisis, 1848–1861. HarperCollins. ISBN 9780061319297.
- Prokopowicz, Gerald J. (2008). Did Lincoln Own Slaves?: and Other Frequently Asked Questions about Abraham Lincoln. Random House, Inc. ISBN 9780375425417.
- Roland, Charles Pierce (2004). An American Iliad: the Story of the Civil War. University Press of Kentucky. ISBN 9780813123004.
- Sandburg, Carl (2007) [1974]. Trong Goodman, Edward C. Abraham Lincoln: The Prairie Years and the War Years. Sterling Publishing Company. ISBN 9781402742880.
- Schreiner, Samuel Agnew (2005) [1987]. The Trials of Mrs. Lincoln. University of Nebraska Press. ISBN 9780803293250.
- Schauffler, Robert Haven (2005). Lincoln's Birthday. Kessinger Publishing. tr. xi. ISBN 9780766198425.
- Schwartz, Barry (2009). Abraham Lincoln in the Post-Heroic Era: History and Memory in Late Twentieth-Century America. University of Chicago Press. tr. 196–199. ISBN 9780226741888.
- Sweetman, Jack (2002). American Naval History: An Illustrated Chronology of the U.S. Navy and Marine Corps, 1775–Present. Naval Institute Press. ISBN 9781557508676.
- Taranto, James; Leonard Leo. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster. tr. 264. ISBN 9780743254335.
- Thomas, Benjamin P. (2008) [1952]. Abraham Lincoln: A Biography. ISBN 9780809328871.
- Thornton, Brian; Richard W. Donley (2005). 101 Things You Didn't Know about Lincoln: Loves and Losses, Political Power Plays, White House Hauntings. Adams Media. ISBN 9781593373993.
- Vorenberg, Michael (2001). Final Freedom: the Civil War, the Abolition of Slavery, and the Thirteenth Amendment. Cambridge University Press. ISBN 9780521652674.
- White, Jr., Ronald C. (2009). A. Lincoln: A Biography. Random House, Inc. ISBN 9781400064991.
- Wills, Garry (1993). Lincoln at Gettysburg: The Words That Remade America. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-86742-3.
- Wilson, Douglas L. (1999). Honor's Voice: The Transformation of Abraham Lincoln. Knopf Publishing Group. ISBN 9780375703966.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Abraham Lincoln tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Abraham Lincoln tại DMOZ (trang đề nghị)
- Abraham Lincoln tại DMOZ (trang đề nghị)
- The Collected Works of Abraham Lincoln
- Lincoln Studies Center at Knox College
- Photographs of Abraham Lincoln
- Bản mẫu:CongBio
- The Lincoln Institute
- Digitized books about Abraham Lincoln from the University of Illinois at Urbana-Champaign Library
- Mr. Lincoln's Virtual Library
- Poetry written by Abraham Lincoln
- Lincoln quotes collected by Roger Norton
- The Abraham Lincoln Presidential Library and Museum Springfield, Illinois
- President Lincoln's Cottage
- US PATNo. 6.469—Manner of Buoying Vessels—A. Lincoln—1849
- National Park Service Abraham Lincoln birthplace (includes good early history)
- National Endowment for the Humanities Spotlight – Abraham Lincoln
- The Abraham Lincoln Bicentennial Commission
- Lincoln Memorial Washington, DC
- Lincoln/Net: Abraham Lincoln Historical Digitization Project, Northern Illinois University Libraries
- Lincoln Home National Historic Site: A Place of Growth and Memory, lesson plan
- Lincoln Boyhood National Memorial: Forging Greatness during Lincoln's Youth, lesson plan
- Abraham Lincoln: A Resource Guide from the Library of Congress
- Essay on Abraham Lincoln and shorter essays on each member of his cabinet and First Lady from the Miller Center of Public Affairs
- The Entire Writings of Lincoln including an introduction by Theodore Roosevelt
- List of Tác phẩm của Abraham Lincoln tại Dự án Gutenberg
- Richardson, James D. (compiler). A Compilation of the Messages and Papers of the Presidents and more: Volume 6, part 1: Abraham Lincoln. includes major (and minor) state papers, but not speeches or letters
- Lincoln's Yarns and Stories.
- Hay, John; John George Nicolay (1890). Abraham Lincoln: a History. “Volume 1”. to 1856; coverage of national politics. “Volume 2”. (1832 to 1901); covers 1856 to early 1861; coverage of national politics; part of 10 volume "life and times" by Lincoln's aides
- Nicolay, Helen (1907). The Boys' Life of Abraham Lincoln. (1866 to 1954)
- Ketcham, Henry (1901). The Life of Abraham Lincoln.; popular
- Morse, John T. (1899). Abraham Lincoln.; a solid scholarly biography “Volume 1”.“Volume 2”.
- Francis Fisher Browne (1913). The Every-day Life of Abraham Lincoln.; popular
- George Haven Putnam, Litt. D. (1909). Abraham Lincoln: The People's Leader in the Struggle for National Existence.
- Stephenson, Nathaniel W. (1922). Lincoln's Personal Life.; popular
- Benson (Lorn Charnwood), Godfrey Rathbone (1917). Abraham Lincoln.
Tiền nhiệm: John Frémont |
Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ 1860 (thắng cử), 1864 (thắng cử) |
Kế nhiệm: Ulysses Grant |
Tiền nhiệm: James Buchanan |
Tổng thống Hoa Kỳ 4 tháng 3, 1861 – 15 tháng 4, 1865 |
Kế nhiệm: Andrew Johnson |
Chiến dịch Sao Thiên Vương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km.[6] Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga.[7] Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn.[8] Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu.[9]
Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương".[10]
Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach on Don, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện.[11]
Mục lục
Bối cảnh
Thượng tuần tháng 5 năm 1942, quân đội Đức Quốc Xã bắt đầu mở cuộc tấn công trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức với mật danh Fall Blau (Chiến dịch xanh).[12] Sau khi chọc thủng tuyến phòng ngự của tập đoàn quân 18 (Liên Xô) vào ngày 13 tháng 7, quân Đức bao vây và chiếm thành phố Rostov on Don.[13] Ngày 20 tháng 5, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) của tướng Paul Ludwig Ewald von Kleist đánh bại cuộc phản công của Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô), bao vây và đánh tan các tập đoàn quân 6 và 59 tại chỗ lồi Izyum - Barvenkovo, buộc các phương diện quân Tây Nam và Nam của Liên Xô phải rút lui về tuyến sông Bắc Donets và Oskon.[14] (xem Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya)Ngày 2 tháng 6 năm 1942, Hitler chia Cụm tập đoàn quân Nam gồm 4 tập đoàn quân dã chiến (2, 6, 11, 17) và 2 tập đoàn quân xe tăng (1, 4) đang hoạt động ở cánh Nam mặt trận Xô-Đức thành hai Cụm tập đoàn quân. Cụm tập đoàn quân A do thống chế Wilhelm List chỉ huy gồm các tập đoàn quân 11, 17 và tập đoàn quân xe tăng 1 có nhiệm vụ đánh chiếm vùng Kuban và Bắc Kavkaz, tiến đến vùng dầu mỏ Baku (Chiến dịch Kavkaz). Cụm tập đoàn quân B do thống chế Maximilian Freiherr von Weichs chỉ huy gồm các tập đoàn quân 2, 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 có nhiệm vụ đánh chiếm Stalingrad và tiến đến bờ biển Caspi tại Astrakhan.[15] Để có đủ quân số trên hướng Stalingrad, Cụm tập đoàn quân B còn được tăng viện các tập đoàn quân 3, 4 (Romania), tập đoàn quân 8 (Ý) và tập đoàn quân 2 Hungary. Nhiệm vụ đánh chiếm Stalingrad được giao cho Tập đoàn quân 6 phụ trách cánh Bắc và Tập đoàn quân xe tăng 4 phụ trách cánh Nam. Vì lý do này mà ngày 1 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã chiếm bàn đạp quân sự Tsimlianskaya phía Nam sông Đông đang nhằm hướng Bắc Kavkaz đã ngoặt lên Đông Bắc, tấn công Stalingrad từ hướng Tây Nam.[16] Ở sườn phải của cánh quân Đức tấn công Stalingrad là Tập đoàn quân 4 Romania. Ở sườn trái cánh quân này là Tập đoàn quân 3 Romania, phía sau nó là Tập đoàn quân 8 Ý. Các tập đoàn quân này được sự yểm trợ mạnh từ trên không của Tập đoàn quân không quân 4 (Luftflotte 4) của không quân Đức (Luftwaffe).[17] Ngày 23 tháng 7, Tập đoàn quân 6 (Đức) đánh bật Tập đoàn quân 62 (Liên Xô) khỏi bờ Đông sông Chir và tiến đến bờ Tây sông Đông ở Kamensk. Ngày 7 tháng 8, hai quân đoàn thiết giáp của Đức đã tấn công và bao vây 3 sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng của quân đội Liên Xô tại Maiyorovsk, đưa các lực lượng lớn tiến đến Vekhne - Budionnovka và Sukhnovsky.[18] Ngày 22 tháng 8, quân Đức bắt đầu vượt sông Đông và tiến rất nhanh về khúc cong lớn của sông Volga.[19] Ngày 23 tháng 8, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân 6 (Đức) đã chọc thủng vòng trong tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 64 (Liên Xô) và xâm nhập khu vực ngoại ô Stalingrad tại Tinguta.[20][21]
Đến tháng 11, Tập đoàn quân số 6 đã chiếm giữ gần hết Stalingrad, đẩy lực lượng phòng thủ của Liên Xô về hai triền sông Volga.[22] Ở giai đoạn này, thông tin thu được từ sự thẩm vấn tù binh Liên Xô có nhiều dấu hiệu cho thấy quân Liên Xô chuẩn bị cuộc tấn công nhằm vào quân Đức ở xung quanh thành phố, bao gồm sự tăng cường các hoạt động của quân Liên Xô ở phía đối diện hai mạn sườn của Tập đoàn quân số 6.[23] Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Đức vẫn tập trung hơn vào việc hoàn tất công cuộc đoạt lấy Stalingrad.[24] Thực tế, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức, Đại tướng Franz Halder đã bị cách chức vào tháng 9 sau khi ông ta cố gắng cảnh báo mối hiểm họa ngày càng tăng dọc theo hai bên sườn vốn được dàn ra quá rộng của Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn xe tăng 4.[25] Ngay đầu tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (Stavka) bắt đầu lập kế hoạch cho một chuỗi các đợt phản công để hoàn thành việc tiêu diệt quân Đức ở phía nam, chiến đấu tại Stalingrad và Kavkaz và chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức.[26] Cuối cùng, quyền chỉ huy các cố gắng giải vây Stalingrad của Liên Xô được đặt dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Aleksandr Vasilevsky.[27].
Tại khu vực Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô triển khai hai chiến dịch quan trọng chính chống lại quân Đức gồm: Chiến dịch Sao Thiên Vương (Operation Uranus) và Chiến dịch Sao Thổ (Operation Saturn) đồng thời cũng lên kế hoạch cho Chiến dịch Sao Hỏa (Operation Mars) vốn được trù tính để kiềm chế với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức trong một nỗ lực gây rối loạn quân tiếp viện và gây ra càng nhiều thiệt hại càng tốt.[28] Chiến dịch Sao Thiên Vương đòi hỏi Liên Xô phải sử dụng bộ binh và cơ giới hóa quy mô lớn để bao vây trực tiếp quân Đức và quân phe Trục xung quanh Stalingrad.[29] Theo kế hoạch được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thông qua ngày 15 tháng 11 năm 1942, các mũi tấn công đầu tiên được xác định hợp điểm tại khu vực Kalach ở phía sau Tập đoàn quân số 6 và Quân đoàn xe tăng 14 của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức, không cho người Đức có khả năng tăng viện nhanh cho các tập đoàn quân 3 và 4 của Romania cũng như tập đoàn quân 8 của Ý đang phòng ngự với đội hình không có chiều sâu tại hai bên sườn cụm quân Đức.[30] Cuộc tấn công của quân đội Liên Xô dự kiến gồm hai hướng tấn công hợp điểm từ phía Bắc và phía Nam Stalingrad; mỗi hướng tấn công gồm hai mũi. Các mũi phía ngoài do các quân đoàn cơ giới thực hiện các đòn đánh thọc sâu vào phía sau hậu tuyến của quân Đức trong khi một mũi tấn công phía trong sẽ dồn Tập đoàn quân số 6 và Quân đoàn xe tăng 14 của tập đoàn quân xe tăng 4 vào một khu vực hẹp từ làng Gumrak đến ngoại ô phía Tây Bắc Stalingrad.[31] Trong khi Hồng quân ráo riết chuẩn bị thì các tướng lĩnh cao cấp của Đức lại tin rằng đối phương của họ đang dần tập trung lực lượng dự bị ở phía đối diện với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức để tiến công tại cánh Bắc. Họ cho rằng Quân đội Liên Xô không đủ lực lượng để mở hai cuộc tấn công đồng thời ở cả hai hướng: phía trước Moskva và phía trước Stalingrad.[32]
Tương quan lực lượng
Tổng quát
Tỷ lệ tương quan | |||
Binh lực (người) | |||
Pháo và súng cối (khẩu) | |||
Xe tăng, xe bọc thép | |||
Máy bay quân sự |
- Nguồn 1: Colossus Reborn: The Red Army At War, 1941-1943. — Lawrence (Kansas): University Press Of Kansas, 2005.[2]
- Nguồn 2: Исаев А. В. Сталинград. За Волгой для нас земли нет. — М.: Яуза, Эксмо, 2008.[33]
Lực lượng phe Trục
Binh lực
- Cụm tập đoàn quân B do thống chế Maximilian Freiherr von Weichs chỉ huy, trong biên chế có[34]:
- Tập đoàn quân 6 của thống chế Friedrich Paulus. Tại thời điểm tháng 10, 11 năm 1942 trên mặt trận Xô-Đức, biên chế Tập đoàn quân 6 gồm có[35]:
- Quân đoàn bộ binh 29 gồm sư đoàn bộ binh 57, 75 và 168.
- Quân đoàn xe tăng 40 gồm sư đoàn bộ binh 336, sư đoàn bộ binh cơ giới 29, các sư đoàn xe tăng 3 và 23.
- Quân đoàn bộ binh 8 (Quân đoàn Breslau) gồm sư đoàn bộ binh 76 và 113.
- Quân đoàn bộ binh 17 gồm các sư đoàn bộ binh 79 và 294.
- Quân đoàn bộ binh 51 gồm các sư đoàn bộ binh 44, 71 và 297.
- Tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng Hermann Hoth chỉ huy (thay tướng Richard Ruoff ngày 31 tháng 5 năm 1942). Tại thời điểm tháng 10, 11 năm 1942 trên mặt trận Xô-Đức, biên chế Tập đoàn quân xe tăng 4 có:[36]:
- Quân đoàn cơ giới 24 gồm các sư đoàn cơ giới 3, 16 và cụm công binh công trình 413.
- Quân đoàn bộ binh 13 gồm các sư đoàn bộ binh 82, 88, 385 và sư đoàn pháo chống tăng 560.
- Quân đoàn xe tăng 48 gồm các sư đoàn xe tăng 14, 24, sư đoàn cơ giới 29, sư đoàn bộ binh 94 (Đức), sư đoàn bộ binh 20 (Romania) và sư đoàn pháo chống tăng 670.
- Tập đoàn quân 3 Romania.[37]
- Tập đoàn quân 4 Romania.[37]
- Tập đoàn quân 8 Ý.[37]
- Tập đoàn quân không quân 4.
- Tập đoàn quân 6 của thống chế Friedrich Paulus. Tại thời điểm tháng 10, 11 năm 1942 trên mặt trận Xô-Đức, biên chế Tập đoàn quân 6 gồm có[35]:
- Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary) đóng trên tuyến trung lưu sông Volga có nhiệm vụ kiềm chế các Phương diện quân Briansk và Voronezh của quân đội Liên Xô, không trực tiếp tham gia chiến dịch.
Thế bố trí trước chiến dịch
Vào thời điểm bắt đầu Chiến dịch Xanh, 6 tập đoàn quân của Quân đội Đức Quốc xã và 4 tập đoàn quân các nước phe Trục (Romania, Hungary và Ý) đã dàn ra trên trận tuyến có chính diện lên đến 380 km và chiều sâu hàng trăm km.[38][39] Riêng Tập đoàn quân 6 đang phòng thủ một chiến tuyến dài 160 km đồng thời còn phải đảm nhiệm một cuộc tấn công với cự ly khoảng 400 km.[40] Sau khi tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đột nhập Kuban và Tập đoàn quân 6 (Đức) tiếp cận Stalingrad, chính diện mặt trận đã lên đến hơn 800 km. Ngày 9 tháng 7 năm 1942, Quốc trưởng Adolf Hitler quyết định chia Cụm tập đoàn quân Nam làm đôi. Cụm tập đoàn quân A do thống chế Wilhelm List chỉ huy gồm các tập đoàn quân 11, 17 và tập đoàn quân xe tăng 1 nhằm hướng Kavkaz. Cụm tập đoàn quân B do thống chế Maximilian Reichsfreiherr von Weichs chỉ huy nhằm hướng Stalingrad.[41][42]Đến sát trước cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại địa bàn giữa hai khúc cong lớn của sông Đông và sông Volga, Cụm tập đoàn quân B (Đức) hầu như không còn lực lượng dự bị chiến dịch (chỉ còn lại một sư đoàn duy nhất là có nhiệm vụ bảo vệ tuyến sau).[43] Điểm sơ hở nghiêm trọng nhất tại khu vực Stalingrad là Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) bố trí ở giữa đang mắc kẹt vào các trận đánh tại Stalingrad và ngoại vi thành phố trong một cố gắng nhằm bao vây Tập đoàn quân 62 và đẩy lùi tập đoàn quân 64 (Liên Xô) để tiến đến bờ sông Volga. Hai bên sườn gồm các đơn vị Romania và Ý được trang bị yếu hơn, có khả năng tác chiến kém hơn. Điểm yếu cốt tử này đã được Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phát hiện và khai thác tối đa.[37] Chính thống chế Friedrich Paulus cũng nhận ra được điểm yếu này trong cuộc họp ngày 11 tháng 9 năm 1942 tại Tổng hành dinh của Hitler. Friedrich Paulus đã chỉ ra rằng các đơn vị Romania chỉ trông cậy vào các trang thiết bị cũ kỹ và pháo do ngựa kéo, thêm vào đó nhiều trường hợp do sự đối đãi không rõ ràng của các sĩ quan đối với quân nhân được tuyển mộ đã làm giảm nhuệ khí của binh lính.[44] Về vấn đề cơ giới hóa, Sư đoàn thiết giáp số 1 mang tên "Nước Đại Romania" được trang bị khoảng 100 xe tăng 38 (t) của Tiệp Khắc.[41] Súng chống tăng 37 li của loại chiến xa này[45] không đủ hiệu quả để chống lại xe tăng T-34 của Liên Xô.[46] Tương tự như vậy, súng chống tăng PaK 37 li cũng đã cũ kỹ và thiếu đạn trầm trọng.[47] Chỉ sau khi lặp lại yêu cầu nhiều lần, quân Đức mới giao cho các đơn vị România súng chống tăng PaK li; mỗi sư đoàn 6 khẩu. Tập đoàn quân 3 România phòng giữ một chiến tuyến dài 140 km trên cánh trái. Tập đoàn quân 4 cũng của România bảo vệ một phân khu có chính diện không dưới 270 km trên cánh phải.[48] Quân Ý và Hungary được bố trí giữa 2 đội hình quân România [48]. Trên thực tế, các tướng lĩnh Đức không coi trọng năng lực chiến đấu của các đơn vị này.[49] Binh sĩ Ý bị chính các đồng minh của họ xem thường nhất và hay bị buộc tội nhát gan. Hiệu quả chiến đấu của các đơn vị Ý trên chiến trường còn bị giảm thiểu do vũ khí cũ kỹ và chất lượng trang bị kém.[50] Tuy nhiên, Quốc trưởng đã vạch ra một "giải pháp trung bình". Trong đó, nguy cơ đe dọa sườn phải của Tập đoàn quân 6 (Đức) sẽ bị loại trừ bằng một cuộc tấn công tiếp theo vào Astrakhan của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và tập đoàn quân 8 (Ý). Hitler cũng tin rằng tuyến phòng thủ do tập đoàn quân 3 Romania thiết lập ở phía Tây sông Đông trên tuyến Kleskaya đến Elianskaya sẽ ngăn chặn được quân đội Liên Xô.[51][52]
Trong lúc Adolf Hitler biểu lộ sự tin tưởng vào khả năng bảo vệ hai bên sườn quân Đức của các đơn vị phe Trục không phải là quân Đức,[52] thì trên thực tế, quân Đức cũng không khá hơn bao nhiêu; họ đã bị yếu đi do nhiều tháng chiến đấu với Hồng quân và trong khi Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô phát triển thêm nhiều tập đoàn quân mới, Bộ chỉ huy tối cao của Đức lại cố duy trì các đơn vị cơ giới hóa hiện hữu của mình.[53] Hơn nữa, trong quá trình diễn ra cuộc tấn công của quân Đức từ giữa tháng 5 đến tháng 11 năm 1942, hai sư đoàn cơ giới SS, Sư đoàn Leibstandarte và Sư đoàn Großdeutschland (Đại Đức), đã bị chuyển từ Mặt trận A đến Tây Âu, để bổ sung quân dự bị cơ giới hóa trong trường hợp lực lượng Đồng Minh đổ bộ xuống nước Pháp.[54] Tập đoàn quân số 6 cũng chịu nhiều thương vong trong suốt cuộc chiến chỉ riêng tại thành phố Stalingrad.[55] Trong một số trường hợp, như đối với Sư đoàn thiết giáp số 22, trang bị của họ cũng không hơn gì so với Sư đoàn thiết giáp số 1 của România.[56]
Lực lượng Liên Xô
Binh lực
Quân đội Liên Xô tham gia Chiến dịch Sao Thiên Vương có tổng binh lực 1.103.000 người, 15.501 pháo và súng cối, 1.463 xe tăng và pháo tự hành, 1.350 máy bay, được biên chế trong ba Phương diện quân theo thứ tự bố trí từ Bắc xuống Nam gồm[1][3]:- Phương diện quân Tây Nam do Thượng tướng N. F. Vatutin chỉ huy, trong biên chế có:[57]
- Tập đoàn quân 21 của trung tướng I. N. Chistiakov (chuyển thuộc từ tập đoàn quân Sông Đông), gồm các sư đoàn bộ binh 76, 227, 293, 297, 301; Quân đoàn kỵ binh 8 (NKVD); lữ đoàn cơ giới 1, lữ đoàn xe tăng 10 và tiểu đoàn pháo chống tăng 8.
- Tập đoàn quân xe tăng 5 của trung tướng P. L. Romanenko, gồm Quân đoàn cơ giới 1, các quân đoàn xe tăng 22, 26 và sư đoàn bộ binh 119.
- Tập đoàn quân cận vệ 1 của trung tướng D. D. Lelyutsenko (chuyển thuộc từ Phương diện quân Sông Đông, gồm Quân đoàn cơ giới cận vệ 1; các quân đoàn bộ binh cận vệ 4 và 6; các sư đoàn bộ binh 1, 153 và 197.
- Tập đoàn quân không quân 2 của thiếu tướng K. N. Smirnov.[58]
- Tập đoàn quân không quân 17 của thiếu tướng S. A. Krasovsky[58]
- Phương diện quân Sông Đông (trước ngày 30 tháng 9 năm 1942 là Phương diện quân Stalingrad) do thượng tướng K. K. Rokossovsky chỉ huy,[59][60] trong biên chế có:
- Tập đoàn quân 24 của trung tướng D. T. Kozzlov, gồm các sư đoàn bộ binh 173, 207, 214, 221, 233, 258, 260, 273, 292, 298 và 316; được tăng cường một lữ đoàn xe tăng.[61]
- Tập đoàn quân 65 của trung tướng I. V. Galanin, mới thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1942, gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 4 và 40, các sư đoàn bộ binh 23, 24, 304 và 321, lữ đoàn pháo chống tăng 3.[62]
- Tập đoàn quân 62 của trung tướng V. I. Chuikov, mới được thành lập ngày 10 tháng 7 năm 1942 trên cơ sở tập đoàn quân dự bị 7; là đơn vị đang chiến đấu trong vòng vây hở của quân Đức tại nội đô Stalingrad; gồm các sư đoàn bộ binh 33, 121, 147, 181, 184, 192, 196, một lữ đoàn xe tăng và một lữ đoàn pháo binh.[63]
- Tập đoàn quân 63 của trung tướng V. I. Kuznesov (mới thành lập ngày 10 tháng 7 năm 1942 trên cơ sở tập đoàn quân dự bị 5), gồm sư đoàn bộ binh cận vệ 14, các sư đoàn bộ binh 1, 127, 153, 197 và 203.[64]
- Tập đoàn quân 66 của trung tướng A. S. Zhadov (mới thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1942 trên cơ sở tập đoàn quân dự bị 8) gồm các sư đoàn bộ binh 49, 64, 120, 231, 299 và 316; các lữ đoàn xe tăng 10 và 69, các lữ đoàn pháo binh 148 và 246.[65]
- Tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng V. D. Kryuchenkin mới thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1942 trên cơ sở các lực lượng tuyến trước của tập đoàn quân 28 gồm các quân đoàn xe tăng 22, 23 và sư đoàn bộ binh 18. Binh lực chủ yếu gồm 133 xe tăng và 5 đội pháo chống tăng tự hành.[66]
- Tập đoàn quân không quân 16 của thiếu tướng S. I. Rudenko.[67]
- Phương diện quân Stalingrad (trước ngày 30 tháng 9 năm 1942 là Phương diện quân Đông Nam) do thượng tướng A. I. Yeryomenko chỉ huy,[59][68] trong biên chế có:
- Tập đoàn quân 28 của trung tướng V. F. Gerasimenko gồm sư đoàn vệ binh 34, các sư đoàn bộ binh 52, 152, 159, các lữ đoàn bộ binh 78 và 116.[69]
- Tập đoàn quân 51 của thiếu tướng N. I. Trufanov gồm quân đoàn bộ binh 9, các sư đoàn bộ binh 271 và 276, các sư đoàn kỵ binh 1, 2 và 3.[70]
- Tập đoàn quân 57 của thiếu tướng F. I. Tonbukhin gồm các sư đoàn bộ binh 333, 335, 337, 341, 349, 351; các sư đoàn kỵ binh 60 và 79.[71]
- Tập đoàn quân 64 do tướng M. S. Sumilov chỉ huy, được thành lập ngày 10 tháng 7 năm 1942 trên cơ sở tập đoàn quân dự bị 1, gồm các sư đoàn bộ binh 29, 112, 214, 229; các lữ đoàn hải quân đánh bộ 66, 154; các lữ đoàn xe tăng 40, 137; trung đoàn vệ binh 76, trung đoàn pháo binh 28 và trung đoàn pháo chống tăng 40.[72]
- Tập đoàn quân không quân 8 của thiếu tướng T. T. Khriukin.
Thế bố trí và kế hoạch tấn công
Ngày 12 tháng 9 năm 1942, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin họp bàn với Phó tổng tư lệnh tối cao G. K. Zhukov và Tổng tham mưu trưởng A. M. Vasilevsky để "tìm một giải pháp khác" cho ý đồ chiến dịch tại Stalingrad. Đêm 13 tháng 9, phương án sơ bộ đã được thông qua với "chìa khoá cho giải pháp" là việc kiên quyết phản công tại sườn phía Nam của mặt trận Xô-Đức với hai đòn vu hồi từ Tây Bắc và Nam Stalingrad vào các sườn của tập đoàn quân xe tăng 4 và tập đoàn quân 6 (Đức). Ý đồ này dựa trên cơ sở các lực lượng dự bị mới được xây dựng tại các vùng hậu phương của Liên Xô như Ural, Trung Á, Siberia; nhất là các đơn vị xe tăng, có thể làm thay đổi cán cân lực lượng tại khu vực Stalingrad có lợi cho quân đội Liên Xô.[73] Đến cuối tháng 10 năm 1942, Liên Xô xây dựng được 11 tập đoàn quân, nhiều quân đoàn và lữ đoàn độc lập khác.[74] Sau một tuần nghiên cứu thực địa tại chiến trường, ngày 27 tháng 9, ý đồ phản công được thể hiện trên một tấm bản đồ duy nhất của Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu Xô Viết. Cũng từ ngày 27 tháng 9, kế hoạch phản công chính thức được mang mật danh "Sao Thiên Vương". Chỉ có 5 người trong Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô được biết toàn bộ kế hoạch gồm: I. V. Stalin, G. K. Zhukov. A. M. Vasilevsky, thiếu tướng V. D. Ivanov (Phó cục trưởng Cục tác chiến) và đại tá I. I. Boykov (trợ lý Cục tác chiến). Ngày 25 tháng 10, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao giao cho đại tướng G. K. Zhukov chỉ đạo tại chỗ việc chuẩn bị phản công của các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông, đại tướng A. M. Vasilevsky chỉ đạo Phương diện quân Stalingrad.[75]Vì lý do giữ bí mật ý đồ phản công, đến ngày 25 tháng 10, ngay sát trước thời điểm mở trận, Phương diện quân Tây Nam mới được tách ra từ Phương diện quân Voronezh.[76] Bố trí trên tuyến Sông Đông từ Elanskaya đến Kleskaya, trong tháng 9 và tháng 10 năm 1942, tập đoàn quân 21 của phương diện quân này đã chiếm được hai căn cứ bàn đạp tại Serafimovich và Kleskaya bên hữu ngạn sông Đông, sau này trở thành xuất phát điểm cho các cuộc tấn công trên cánh phải của quân đội Liên Xô tại khu vực Stalingrad. Theo kế hoạch Sao Thiên Vương, từ bàn đạp Serafimovich, tập đoàn quân xe tăng 5 sẽ đột phá tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 3 (Romania), phát triển về hướng Đông Nam đến khu vực Bolsoena-Batovskaya và Kalach, hình thành vòng vây ban đầu phía ngoài. Tập đoàn quân 21 và một phần tập đoàn quân cận vệ 1 có nhiệm vụ tấn công từ bàn đạp Kleskaya đến tuyến Vesenskaya - Bokovsky, dọc theo sông Chir đến Oblivskaya, hình thành vòng vây phía trong.[77]
Từ hướng đối diện, ở phía Nam Stalingrad, Phương diện quân Stalingrad sử dụng các tập đoàn quân 51, quân đoàn kỵ binh 4 và quân đoàn cơ giới cận vệ 4 tấn công các tập đoàn quân 4 (Romania) và 8 (Ý) từ các eo đất hẹp giữa các hồ Sarpa, Tsatsa và Barmantsak tấn công hợp điểm về Kalach; sử dụng các tập đoàn quân 57 và 64 từ khu vực Ivanovka đánh bọc sườn phía Nam của tập đoàn quân 6 và quân đoàn xe tăng 14 (Đức), hình thành vòng vây phía trong từ hướng Nam.[67]
Phương diện quân Sông Đông có nhiệm vụ sử dụng các tập đoàn quân 24 và 65 đánh hai đòn bổ trợ từ phía đông Kleskaya và Kachalinskaya đến Verchiashi, chia cắt và dồn ép quân Đức từ phía Tây Bắc về phía làng Gumrak; sử dụng tập đoàn quân 62 tiếp tục giam chân và kiềm chế tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực phía Bắc Stalingrad cho đến khi hai phương diện quân ở hai bên sườn hoàn thành các vòng vây phía trong và phía ngoài.[58]
Không dừng lại ở ý định bao vây và tiêu diệt chủ lực Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô còn dự kiến sẽ đánh một đòn công kích tiếp theo từ Kamensk đến Rostov on Don, cô lập toàn bộ Cụm tập đoàn quân A (Đức) tại Kavkaz. Kế hoạch ban đầu được mang mật danh "Sao Thổ", dự định tiến hành sau khi đánh tan chủ lực Cụm tập đoàn quân B (Đức).[78] Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 1942, sau khi tính toán lại, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã phải từ bỏ ý định này vì không đủ lực lượng và tiến hành kế hoạch "Sao Thổ nhỏ" để chống lại cuộc hành quân "Bão mùa đông" do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) tiến hành với mục đích giải vây cho cụm quân Đức tại Stalingrad.[79]
Để bảo đảm lực lượng và phương tiện cho chiến dịch, quân đội Liên Xô đã huy động hơn 27.000 xe ô tô để chở quân, huy động 1.300 lượt toa xe lửa mỗi ngày. Việc vận chuyển người và phương tiện vượt sông Đông và sông Volga trở nên phức tạp vì bắt đầu có băng trôi. Toàn bộ gánh nặng vận tải qua sông đều do hai hạm đội giang vận Volga, Sông Đông và công binh đảm nhận. Các tập đoàn quân tại mặt trận Stalingrad phải chịu các cuộc oanh tạc dữ dội, làm cho việc chuyển quân càng thêm khó khăn. Tiểu đoàn công binh số 38 đóng tại mặt trận có nhiệm vụ chuyển đạn dược, binh lính và xe tăng qua phà vượt sông Volga đồng thời phải tiến hành cuộc trinh sát nhỏ dọc theo các phân khu của chiến trường, nơi sẽ là các điểm chọc thủng phòng tuyến của cuộc tấn công sắp tới. Trong 3 tuần cuối tháng 10, Quân đội Liên Xô đã vận chuyển gần 111.000 quân, 420 xe tăng và 556 khẩu pháo qua sông Volga.[80] Từ ngày 1 đến ngày 19 tháng 11, tốc độ chuyển quân được đẩy lên cao hơn. Hơn 160.000 binh lính và sĩ quan, 16.000 ngựa, 430 xe tăng, hơn 600 khẩu pháo, 14.000 ô tô và gần 7.000 tấn đạn đã được vận chuyển qua sông Volga. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Ngày 11 tháng 11, trong chuyến đi kiểm tra cuối cùng, G. K. Zhukov đã phát hiện thấy việc chuẩn bị của không quân vẫn chưa đủ để yểm hộ lực lượng mặt đất. Tại Phương diện quân Stalingrad vẫn còn 2 sư đoàn bộ binh (87 và 315) chưa đến được vì thiếu phương tiện vận tải, Quân đoàn cơ giới 4 của thiếu tướng V. T. Volsky mới chỉ tập trung được một lữ đoàn xe tăng và còn thiếu hàng trăm tấn nhiên liệu. Tại hai tập đoàn quân 51 và 57, cần phải chuyển gấp đạn dược và áo ấm ra phía trước cho binh sĩ trước ngày 14 tháng 5.[81] Căn cứ trên các báo cáo từ chiến trường, 13 giờ 10 phút ngày 15 tháng 11, I. V. Stalin gửi cho G. K. Zhukov bức điện sau đây:
“ | Gửi đồng chí Konstantinov.[82] Ngày sơ tán của Fedorov và Ivanov[83] có thể do đồng chí xem và quyết định, sau đó báo cáo với tôi khi về Moskva. Nếu đồng chí cảm thấy ai trong số hai người đó cần bắt đầu sơ tán sớm hơn hay muộn hơn một hai ngày, tôi ủy quyền cho đồng chí quyết định và vấn đề đó do đồng chí định liệu | ” |
Các hoạt động bảo mật và nghi binh chiến dịch cũng được thực hiện ráo riết. Các đơn vị quân đội Liên Xô đã diễn tập nhiều trận giả để thực hành các biện pháp đẩy lùi các cuộc phản kích của đối phương và cách thức lợi dụng cửa đột phá do các lực lượng cơ giới hóa tạo ra để nhanh chóng phát triển chiều sâu của đòn đột kích.[87] Các hoạt động này được che giấu thông qua các hành động ngụy tạo của phía Liên Xô, bao gồm giảm liên lạc vô tuyến, ngụy trang, giữ an ninh, dùng giao liên thay cho radio và các hành động giả tạo như tăng cường chuyển quân xung quanh Moskva.[88] Tại Moskva, các nội dung về chiến dịch "Sao Thiên Vương" đều bị cấm nhắc đến trong bất cứ một công văn, giấy tờ hay một cuộc nói chuyện điện thoại nào; các mệnh lệnh chỉ được nói miệng và truyền đạt trực tiếp tại chỗ cho người thực hiện. Tại khu vực xung quanh Stalingrad, các cuộc chuyển quân đều bắt buộc phải tiến hành vào ban đêm.[89] Các đơn vị công binh được lệnh xây dựng các công sự phòng thủ nhằm tạo ra ấn tượng sai lệch cho quân Đức, đồng thời cho xây dựng nhiều cây cầu giả để làm lệch hướng chú ý của quân Đức khỏi những cây cầu thật đang được xây dựng băng qua sông Đông.[90]
Ngay sau khi hoàn tất việc chuẩn bị chiến dịch, G. K. Zhukov đề xuất và được I. V. Stalin đồng ý cho sử dụng hai phương diện quân Tây và Kalinin tiến hành chiến dịch "Sao Hoả" đột kích vào chính giữa Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Viazma nhằm kiềm chế chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhằm khiến quân Đức lầm tưởng cuộc tấn công chính nhằm vào quân Đức sẽ diễn ra tại khu vực này.[32] Vào ngày 17 tháng 11, hai đại tướng A. M. Vasilevsky và G. K. Zhukov đều được gọi về Moskva. Tại đây, A. M. Vasilevsky được giao toàn quyền điều hành chiến dịch "Sao Thiên Vương", còn G. K. Zhukov đến các phương diện quân Tây và Kalinin.[91]
Cùng ngày hôm đó, A. M. Vasilevsky còn được cho xem bức điện do thiếu tướng Vasily Volsky, chỉ huy trưởng Quân đoàn cơ giới số 4, viết cho Stalin cố gắng thuyết phục đình lại cuộc tấn công.[92] Tướng Volsky cho rằng cuộc tấn công đã vạch ra theo kế hoạch sẽ chịu thất bại do tình trạng các lực lượng dành cho chiến dịch; ông đề nghị hoãn cuộc tấn công và thiết kế lại toàn bộ chiến dịch do không chuẩn bị đủ lực lượng và phương tiện.[93] Mặc dù tình báo Liên Xô đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc thu thập được lượng thông tin đáng kể về cách bố trí của lực lượng phe Trục đang dàn trận phía trước họ,[94] nhưng vẫn không có nhiều thông tin về tình hình Tập đoàn quân số 6 của Đức.[95] Cuối cùng, các tướng lĩnh Liên Xô vẫn thống nhất không hoãn cuộc tấn công. Đích thân I. V. Stalin gọi điện cho Volsky qua mạng liên lạc mã hóa. V. T. Volsky lặp lại ý kiến của mình nhưng vẫn hứa tiến hành chiến dịch đúng thời hạn nếu được ra lệnh phải hành động như vậy.[96]
Diễn biến chiến sự
Các trận pháo kích mở màn
Chiến dịch Sao Thiên Vương được hoãn đến ngày 17 tháng 11, lại tiếp tục hoãn thêm 2 ngày nữa khi Tướng Georgi Konstantinovich Zhukov của Liên Xô được thông báo các đơn vị không quân phiên chế cho chiến dịch vẫn chưa sẵn sàng;[97] cuối cùng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 11.[98] Trung úy Gerhard Stöck thuộc lực lượng România, đang gác tại mặt trận, nhận được một cuộc gọi khi thu thập tin tức vào buổi sáng hôm ấy về một chiến dịch chưa được quyết định có thể sẽ diễn ra sau 5 giờ sáng ngày hôm ấy; tuy nhiên, bởi vì anh ta nhận được thông tin sau 5 giờ và không nhạy bén đánh thức Bộ chỉ huy bằng một báo động giả. Anh ta cũng không kịp cảnh báo cho Bộ chỉ huy quân România về những thông tin anh ta vừa nhận được.[99] Mặc dù Bộ chỉ huy quân Liên Xô đề xuất hoãn oanh tạc do tầm nhìn kém vì sương mù dày đặc, tổng hành dinh tại mặt trận vẫn quyết định tiến hành.[100] Vào 7 giờ 20 phút theo giờ Moskva (5 giờ 20 phút theo giờ Đức), các chỉ huy pháo binh Liên Xô nhận được mật hiệu còi hú, đồng loạt tiến hành trận pháo kích 80 phút trực tiếp vào ba tập đoàn quân Romania và Ý đang bảo vệ hai bên sườn quân Đức.[97][101] Gần 3.500 nòng pháo hướng về phía Tập đoàn quân số 3 của România và cánh cực bắc bên sườn trái Tập đoàn quân 6 (Đức).[102] Mặc dù sương mù dày đặc ngăn cản pháo binh Liên Xô hiệu chỉnh các điểm xạ kích, nhưng với nhiều tuần lễ chuẩn bị và tập bắn để chỉnh tầm và chỉnh hướng cho phép họ nã đạn chính xác vào các vị trí của đối phương suốt chiều dài chiến tuyến.[103] Trận pháo kích kéo dài đã áp chế nhiều hỏa điểm và các trận địa pháo của quân Romania; liên lạc hữu tuyến điện bị cắt đứt, nhiều kho đạn bị phá hủy và các đài quan sát về phía trước đều sụp đổ. Nhiều binh lính România sống sót sau trận pháo bắt đầu tháo chạy về phía sau.[97] Hơn một giờ sau, trọng pháo của Liên Xô chuyển làn, nhằm vào các trận địa pháo và các công sự trên tuyến phòng thủ thứ hai của quân Romania, áp chế các vị trí này và làm rối loạn đội hình đối phương.[104]Chiến sự trên cánh Bắc
Cuộc tấn công của Phương diện quân Tây Nam vào Tập đoàn quân 3 (Romania) bắt đầu lúc 8 giờ 50 phút. Nhiệm vụ đột phá được giao cho cánh quân xung kích gồm Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn xe tăng 5.[105] Yểm hộ bên sườn trái cho cánh quân này là tập đoàn quân 65 của Phương diện quân Sông Đông cũng đột kích từ bàn đạp Kleskaya nhưng theo hướng lệch về phía Đông Đông Nam.[106] Hai cuộc đột kích đầu tiên bị lực lượng phòng thủ Romania đẩy lùi,[107] và hậu quả của những trận pháo dữ dội thực tế càng làm cho xe bọc thép Liên Xô khó khăn hơn trong việc vượt qua các bãi mìn và địa hình. Tuy nhiên, việc thiếu pháo chống tăng làm cho tuyến phòng thủ của quân Romania nhanh chóng sụp đổ[108]. Đến giữa trưa, tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô), có quân đoàn kỵ binh 8 (NKVD) mở đường từ bàn đạp Serafimovich đã chọc thủng phòng tuyến của quân đoàn 2 (tập đoàn quân 3 Romania). Tập đoàn quân 21 từ bàn đạp Kleskaya cũng chọc thủng phòng tuyến của sư đoàn xe tăng 1 (Romania). Tại sườn phải của tập đoàn quân xe tăng 5, quân đoàn kỵ binh 8 bước vào giao chiến ác liệt với sư đoàn xe tăng 22 (Đức)[108]. Khi xe bọc thép Liên Xô vượt qua đám sương mù dày đặc bằng đường vòng, qua mặt các vị trí đặt pháo của quân Romania và Đức, 3 Sư đoàn bộ binh Romania bắt đầu rút lui vô trật tự; Tập đoàn quân số 3 của Romania bị tấn công ở cả hai sườn phía tây và phía đông.[109]Sau khi nhận được tin quân đội Liên Xô tấn công, Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 6 (Đức) không điều các sư đoàn xe tăng 16 và 24 cơ động ra ngoài làm bọc lót cho các lực lượng phòng thủ của Romania mà vẫn tiếp tục để các đơn vị này chiến đấu trong nội đô Stalingrad.[110] Thay vào đó, họ giao nhiệm vụ này cho Quân đoàn xe tăng 48 là đơn vị đóng gần cửa mở đột phá nhất.[111] Tuy nhiên, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 48 lại phán đoán sai hướng tấn công chính của quân đội Liên Xô và điều sư đoàn xe tăng 14, sư đoàn cơ giới 29 đến ngăn chặn tập đoàn quân 21 (Liên Xô) đang bao vây quân đoàn 4 và quân đoàn 5 (Romania) tại khu vực Bokovsky - Gromky - Evstratovskaya. Trong khi đó sư đoàn xe tăng 22 (Đức) phải một mình chống lại toàn bộ mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) do thiếu tướng V. V. Butkov chỉ huy tại Pronin và Merdebisky, còn Sư đoàn xe tăng 1 (Romania) phải đối phó với Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) do thiếu tướng A. G. Rodin chỉ huy có ưu thế hơn hẳn về binh lực và vũ khí. Việc phân tán lực lượng xe tăng ít ỏi chỉ còn hơn 100 chiếc làm ba hướng đã làm cho Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) không còn sức mạnh để khôi phục tình hình.[112]
Kết quả là đến cuối ngày 19 tháng 11, sư đoàn xe tăng 14 (Đức) phải lùi về bên kia sông Chir tại Chernyshevskaya dưới sự yểm hộ của không quân. Sư đoàn cơ giới 29, sư đoàn xe tăng 22 (Đức) bị tách ra trên 2 hướng Budinovka, Bolshenabatovsky và tiếp tục lọt vào vòng vây.[113] Ngày hôm sau, sư đoàn xe tăng 22 hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn.[114] Sư đoàn xe tăng 1 cũng (Romania) bị đánh quỵ.[115] Ngày 21 tháng 11, khi quân đội Liên Xô càng tiến sâu về phía đông nam, nhiều đội xe tăng bắt đầu phải dừng lại do bão tuyết lớn, các lái xe, pháo thủ và xạ thủ đều bị khuất tầm nhìn. Bùn tuyết trên đường làm cho xe tăng bị trượt và có một lính tăng đã bị gãy tay khi anh ta bị hất tung bên trong xe tăng.[116] Tuy nhiên, bão tuyết cũng vô hiệu hóa sự phối hợp các quân đoàn của Đức.[117]
Mãi đến 22 giờ cùng ngày, thống chế Maximilian Freiherr von Weichs, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân B mới gửi đến Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 6 (Đức) bức điện sau đây:
- Tình hình phát triển trên mặt trận của tập đoàn quân Romania 3 buộc phải có những biện pháp triệt để để rút nhanh lực lượng đưa đi bảo vệ sườn của Tập đoàn quân 6 và bảo đảm an toàn cho việc tiếp tế bằng đường sắt tại khu vực Likhaiya, Kamensk-Shakhtinsky và Chir. Tôi ra lệnh:
- 1- Phải đình chỉ ngay mọi hoạt động tiến công trong thành phố Stalingrad, trừ những hoạt động trinh sát cần thiết cho việc phòng ngự.
- 2- Tập đoàn quân 6 phải tách ngay trong lực lượng của mình hai binh đoàn cơ giới, một sư đoàn bộ binh và nếu có thể, thêm một sư đoàn cơ giới nữa để phối thuộc cho quân đoàn xe tăng 14. Ngoài ra, bổ sung thêm càng nhiều càng tốt các phương tiện chống tăng. Sau đó, tập trung cụm quân này thành nhiều tuyến có chiều sâu ở phía sau sườn trái của Tập đoàn quân nhằm đột kích vào hướng Tây Bắc hoặc hướng Tây[118]
Quân đoàn kỵ binh 8 Liên Xô được tung vào trận với nhiệm vụ lợi dụng phòng tuyến bị chọc thủng cắt đứt liên lạc giữa quân Romania với Tập đoàn quân 8 Ý và khóa chặt mọi khả năng phản công vào bên sườn phải của Phương diện quân Tây Nam Liên Xô.[119] Trong khi không quân Liên Xô bắn phá vào quân Romania đang rút lui thì không quân Đức – Luftwaffe kháng cự yếu ớt, không thể yểm trợ được các lực lượng mặt đất.[119][120] Sự rút lui của Sư đoàn kỵ binh 1 Romania, vốn giữ vị trí bên sườn trái của Sư đoàn bộ binh 376 của Đức đã tạo ra một lỗ hổng để Tập đoàn quân 65 thuộc Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) vượt qua phòng tuyến của quân Đức.[121] Trong vòng hai ngày, tập đoàn quân này đã hai lần vượt sông Đông và cùng với Tập đoàn quân 24 tiếp cận khu vực Tây Bắc Stalingrad, nơi trú đóng Sở chỉ huy và các đơn vị chủ lực của tập đoàn quân 6 (Đức).[122] Khi quân Đức bắt đầu phản ứng vào cuối ngày 19 tháng 11 để đối phó với nguy cơ từ cánh Bắc thì một cuộc tấn công khác từ Phương diện quân Stalingrad đã được triển khai bên sườn phía Nam của Tập đoàn quân số 6 (Đức).[123]
Một ngày sau khi tập đoàn quân 12 và tập đoàn quân xe tăng 5 mở màn cuộc tấn công, ngày 20 tháng 11, Tập đoàn quân số 65 của Liên Xô tiếp tục gia tăng áp lực lên Quân đoàn 11 của Đức trên cánh Bắc, bên sườn phải Tập đoàn quân 6. Quân đoàn xe tăng số 4 của Hồng quân tiến công trên chính diện Quân đoàn số 11 của Đức, trong khi Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 vu hồi sâu vào hậu cứ của quân đoàn này.[124] Sư đoàn bộ binh số 376 của Đức và Sư đoàn bộ binh số 44 của Áo phải xoay chiều bố trí để hướng trực diện với đối phương bên sườn bị hở của mình nhưng không thực hiện được do thiếu nhiên liệu.[125] Trung đoàn còn lại của Sư đoàn xe tăng 14 đã tiêu diệt một trung đoàn phòng thủ bên sườn của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 (Liên Xô) nhưng pháo chống tăng của họ cũng chịu thiệt hại nặng nề khi họ bị quân đội Liên Xô vượt qua.[124] Đến gần cuối ngày, Quân đoàn xe tăng 1 thuộc tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô) tiếp tục truy kích Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) đang rút lui, trong khi Quân đoàn xe tăng số 26 của Liên Xô đã chiếm được thị trấn Perelazovsky, gần 130 km về phía tây bắc của Stalingrad.[126]
Cuộc tấn công của Hồng quân tiếp tục trong ngày 21 tháng 11 với lực lượng của Mặt trận Stalingrad đang xâm nhập vào sâu đến 50 km. Lúc này, các đơn vị Romania còn lại ở phía bắc đang dần bị tiêu diệt ở từng trận đánh riêng lẻ, trong khi quân đội Liên Xô bắt đầu giao chiến với các bộ phận của Tập đoàn xe tăng 4 và Tập đoàn quân 6 (Đức).[127] Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô), sau khi tiêu diệt một bộ phận đáng kể của Sư đoàn xe bọc thép số 1 của Romania, tiếp tục tiến về phía đông nam, tránh được đụng độ với đối phương ở mạn trái phía sau, mặc dù tàn quân của Quân đoàn 5 Romania đã được tập hợp lại và vội vàng tổ chức phòng thủ với hy vọng điều này hỗ trợ được cho Quân đoàn thiết giáp số 48.[128] Tập đoàn quân số 3 của Romania bắt đầu bị cô lập vào cuối ngày 19 tháng 11.[115] Đến cuối ngày 24 tháng 11, quân đội Liên Xô hoàn toàn làm chủ khu vực Bokovsky - Gromsky - Evstratovskaya. Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn xe tăng 5 đã bắt sống gần 27.000 tù binh Romania - gần hết quân số 3 sư đoàn - và tiếp tục tiến về phía nam, chiếm lĩnh trận tuyến mới trên sông Chir[129] và gặp chủ lực của Quân đoàn cơ giới 4 của tướng V. T. Volsky từ Phương diện quân Stalingrad đánh lên[130].
Ngày 22 tháng 11, quân Liên Xô bắt đầu vượt sông Đông và tiếp tục tiến công về phía thị trấn Kalach.[131] Quân phòng thủ của Đức tại Kalach, chủ yếu gồm quân bảo vệ và tiếp ứng, hoàn toàn không biết gì về cuộc tấn công của quân Liên Xô cho đến ngày 21 tháng 11, và ngay cả lúc đó cũng không biết gì về thực lực của Hồng quân đang ngày càng áp sát.[132] Nhiệm vụ đánh lấy chiếc cầu tại Kalach được giao cho Quân đoàn xe tăng số 26. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11, chi đội phái đi trước của Quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) do trung tá N. M. Filipenko chỉ huy sử dụng 2 xe tăng và một xe bọc thép trinh sát lấy được của quân Đức đã tiếp cận và mở cuộc đột kích bất ngờ vào một đại đội vệ binh Đức, đánh chiếm chiếc cầu bắc qua sông Đông ở ngoại ô phía Tây thị trấn Kalach.[133] Sáng 23 tháng 11, chủ lực của quân đoàn xe tăng 26 (Liên Xô) đột kích đến nơi đã đánh bật quân Đức và chiếm Kalach. 16 giờ chiều 23 tháng 11, Quân đoàn xe tăng 4 do đại tá A. G. Kravchenko chỉ huy đã gặp Quân đoàn cơ giới 4 do thiếu tướng V. T. Volssky chỉ huy từ Phương diện quân Stalingrad đánh lên[130]. Vòng vây quân Đức tại Stalingrad đã khép kín vào ngày 23 tháng 11 năm 1942.[134] Trong các ngày tiếp theo, quân đội Liên Xô tiếp tục thanh toán các ổ kháng cự còn sót lại của các quân đoàn 4 và 5 (Romania) tại khu vực Bokovsky - Gromsky - Evstratovskaya.[135]
Chiến sự tại phía Nam Stalingrad
Sáng sớm ngày 20 tháng 11, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô điện thoại cho đại tướng A. I. Yeryomenko, Tư lệnh Phương diện quân Stalingrad hỏi xem ông có triển khai nhiệm vụ mà mình được phân công theo đúng kế hoạch đã định vào lúc 8 giờ sáng hay không. A. I. Yeryomenko trả lời rằng ông chỉ có thể thực hiện được nếu sương tan và tuyết ngừng rơi. Mặc dù Tập đoàn quân 51 đã khai hỏa pháo binh mở màn đúng giờ nhưng vì Bộ Tư lệnh Phương diện quân không thể liên lạc được với các sư đoàn tuyến đầu, phần còn lại của toàn bộ lực lượng cho chiến dịch nhận được lệnh hoãn cuộc tấn công đến 10 giờ.[136] Đến 10 giờ sáng, cuộc tấn công của Phương diện quân Tây Nam bắt đầu triển khai mà không có máy bay ném bom yểm hộ.[137] Tập đoàn quân 51 của thiếu tướng N. I. Trufanov tấn công Quân đoàn 6 thuộc Tập đoàn quân 4 Romania theo hướng chung đến Plodovitoye - Avganerovo, bắt được nhiều tù binh thuộc các sư đoàn 1, 2 và 10 của quân đoàn này. Tập đoàn quân 57 của tướng F. I. Tolbukhin tấn công theo hướng chung đến Kalach. Ở ngoại ô phía Nam Stalingrad, Tập đoàn quân 64 của tướng M. S. Sumilov tấn công từ khu vực Ivanovka đến Gavrilovka và Vakhvarovka.[138]Khi Tập đoàn quân số 57 tham gia trận tấn công vào lúc 10 giờ, tình hình đã phát triển theo một chiều hướng khả quan hơn, cho phép Phương diện Stalingrad có thể tung các quân đoàn cơ giới vào trận mà không cần có không quân yểm trợ.[139] Sư đoàn bộ binh số 297 của Đức đã chứng kiến lực lượng đồng minh Romania của họ thất bại như thế nào trong việc chống đỡ các đòn tấn công của Quân đội Liên Xô.[140] Tuy vậy, sự lúng túng và thiếu chỉ huy đã làm cho các Quân đoàn xe tăng 13 và quân đoàn kỵ binh 4 của Liên Xô lưỡng lự khi họ bắt đầu lợi dụng các điểm phòng tuyến đã bị Quân đoàn cơ giới 4 chọc thủng trong cuộc tấn công mở màn.[141]
Quân Đức lập tức phản ứng bằng cách điều Sư đoàn pháo tự hành chống tăng 560 là lực lượng dự bị duy nhất mà họ có trong khu vực ra tuyến trước. Bất chấp những thành công ban đầu trong việc chống lại lực lượng thiết giáp của Liên xô, phòng tuyến của Tập đoàn quân 4 Romania vẫn nhanh chóng sụp đổ, buộc sư đoàn này phải bố trí lại trong một cố gắng khôi phục tuyến phòng thủ phía nam.[140] Cuộc phản công của Sư đoàn pháo tự hành chống tăng số 29 đã tiêu diệt được khoảng 50 xe tăng của Liên Xô và làm cho Bộ chỉ huy quân Liên Xô lo lắng về sự an toàn cho sườn bên trái của họ.[142] Tuy nhiên, việc rút ra và bố trí lại Sư đoàn 29 cũng làm cho tuyến phòng ngự bên trong của quân Đức mỏng đi. Đến cuối ngày 20 tháng 11, chỉ còn Trung đoàn kỵ binh số 6 của Romania đóng quân giữa lực lượng Liên Xô đang tiến lên vào sông Đông.[143]
Ở phía nam, sau một cuộc hưu chiến ngắn, Quân đoàn cơ giới 4 (Liên Xô) tiếp tục tiến lên phía bắc, đánh bật lực lượng phòng thủ của quân Đức ra khỏi nhiều thị trấn trong vùng và hướng về Stalingrad.[144] Quá trưa ngày 20 tháng 11, nhận được báo cáo rằng xe tăng Liên Xô chỉ còn cách tổng hành dinh của mình không quá 40 km; hơn nữa, không còn đơn vị nào có thể cản bước tiến của quân Liên Xô,[145] Thống chế Friedrich Paulus đã triệu tập cuộc họp tại Bộ Tư lệnh tập đoàn quân 6 (Đức). Lần đầu tiên, Friedrich Paulus nói đến một mối nguy cơ thực sự nghiêm trọng nhưng nhìn chung, các tướng lĩnh Đức vẫn lạc quan và cho rằng, các cuộc công kích của quân đội Liên Xô sẽ sớm bị đẩy lùi. Chỉ đến tối 20 tháng 11, khi tin tức về thất bại của các tập đoàn quân 3, 4 Romania, tập đoàn quân 8 Ý và cả Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) truyền về đến Bộ Tham mưu Tập đoàn quân 6 thì Thống chế Friedrich Paulus mới ra lệnh chuyển đến sở chỉ huy dự bị.[146]
Đến cuối ngày 21 tháng 11, quân đoàn cơ giới 4 (Liên Xô) đã đột kích tới Plodovitoye với chiều sâu lên đến 35–40 km; quân đoàn xe tăng 4 và quân đoàn kỵ binh 4 đã chiếm được nhà ga Avganerovo. Đến sáng ngày 22 tháng 11, Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 6 mới chịu rút hai sư đoàn xe tăng 16 và 24 khỏi thành phố để chặn mũi đột kích của Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) đang tiến nhanh về Kalach nhưng vẫn bị chậm trễ và nhầm lẫn vì Quân đoàn cơ giới 4 đã tiến sát đến sông Đông. Hồi 16 giờ chiều ngày 23 tháng 11, Lữ đoàn xe tăng 45 thuộc Quân đoàn xe tăng 4 đã bắt liên lạc được với Lữ đoàn cơ giới 30 thuộc Quân đoàn cơ giới 4 tại khu vực Sovietskaya. Vòng vây bên ngoài của quân đội Liên Xô đã được hình bởi các binh đoàn xe tăng thuộc Tập đoàn quân xe tăng 5, Quân đoàn xe tăng 4, Quân đoàn cơ giới 4, các quân đoàn kỵ binh 8 và 13. Tại vòng vây bên trong, các tập đoàn quân 21, 24, 64, 65, 66 và 57 tiếp tục tiến công theo hướng hợp điểm vào Stalingrad, vây chặt Tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong hai gọng kìm kép.[147][148]
Ngay từ ngày 22 tháng 11, Thống chế Friedrich Paulus đã gửi qua sóng vô tuyến một bức điện cho Bộ tham mưu Cụm tập đoàn quân B, bức điện này đã bị trinh sát điện đài Liên Xô thu được:
“ | Tập đoàn quân đã bị bao vây... Dự trữ nhiên liệu sắp cạn. Xe tăng và pháo hạng nặng trong trường hợp này sẽ phải nằm bất động. Tình hình đạn dược thiếu trầm trọng. Lương thực chỉ đủ dùng trong 6 ngày... Đề nghị cho chúng tôi tự quyết định việc rời bỏ Stalingrad | ” |
—Paulus., [149]
|
“ | Tập đoàn quân 6 phải bố trí phòng ngự vòng cung, chờ cuộc phản công từ bên ngoài đến giải vây | ” |
—Hitler, [148]
|
Tập đoàn quân số 6, các đơn vị phe Trục khác và hầu hết các đơn vị của Tập đoàn xe tăng 4 của Đức đã lọt vào vòng vây ngày càng siết chặt của ba phương diện quân Liên Xô. Chỉ có Sư đoàn pháo chống tăng tự hành số 16 bắt đầu chiến đấu mở đường thoát. Do thiếu sự phối hợp giữa xe tăng và bộ binh của Liên Xô khi các quân đoàn xe tăng cố gắng vượt qua các phòng tuyến bị phá vỡ suốt bên sườn nam quân Đức đã để cho phần lớn Tập đoàn quân số 4 của Romania thoát khỏi sự tiêu diệt.[126]
Chiến cuộc vẫn còn tiếp diễn sau ngày 23 tháng 11 khi quân Đức nỗ lực vô vọng mở các cuộc phản công từ bên trong để phá vòng vây.[131] Vào thời điểm này, các đơn vị phe Trục bên trong vòng vây di chuyển sang phía đông hướng về Stalingrad để tránh xe tăng Liên Xô, trong khi những ai mưu toan thoát khỏi vòng vây thì di chuyển sang phía tây về phía nước Đức và các nước phe Trục khác.[151]
Kết quả, diễn biến bên lề chiến dịch và ảnh hưởng
Kết quả
Chiến dịch Sao Thiên Vương đã bao vây 330.000 quân Đức trong một lòng chảo dài 50 km từ Đông sang Tây và 40 km từ Bắc xuống Nam tại khu vực Tây Bắc Stalingrad, có chu vi lên đến 170 km.[152] Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra, quân đội Đức Quốc xã bị bao vây trong một "cái chảo" lớn như vậy. Cụm quân Đức bị vây gồm các quân đoàn bộ binh 8, 17, 29, 51 và quân đoàn xe tăng 40 thuộc Tập đoàn quân 6, Quân đoàn cơ giới 24 thuộc Tập đoàn xe tăng 4 và tàn quân của 2 tập đoàn quân 3, 4 (Romania), một trung đoàn bộ binh người Croatia và các đơn vị chuyên môn kỹ thuật.[153] Cùng bị bao vây với đội quân gồm 22 sư đoàn này còn có 340 xe tăng (trong đó hơn 200 chiếc đã trở thành các công sự bọc thép cố định được chôn ngầm dưới đất), 5.230 pháo và súng cối cùng hơn 10 nghìn xe tải các loại.[154]Diễn biến sau chiến dịch
Cuộc rút lui đến Stalingrad để lại nhiều bãi rác khi rút lui gồm mũ sắt, vũ khí, các khí cụ khác và trang thiết bị hạng nặng đã bị phá hủy bỏ lại bên đường.[155] Các chiếc cầu bắc qua sông Đông bị ùn tắc giao thông khi tàn quân phe Trục vội vã tìm đường về phía đông trong thời tiết băng giá, cố gắng thoát khỏi xe bọc thép và bộ binh của Liên Xô đang đe dọa cắt đứt đường thoát của họ từ Stalingrad.[156] Nhiều thương binh phe Trục bị giẫm đạp và nhiều người trong số họ, những người cố gắng đi bộ qua sông trên băng đã bị ngã xuống nước và chết đuối.[157] Các binh lính bị đói tràn ngập các làng mạc ở nước Nga sục tìm nguồn quân nhu trong khi rác quân nhu thường bị cướp khi tìm được các lon đồ ăn.[158] Những người tụt hậu cuối cùng vượt sông Đông vào ngày 24 tháng 11 và nổ mìn đánh sập các cây cầu để ngăn cách Tập đoàn xe tăng 4 và Tập đoàn quân số 6 với quân đội Liên Xô tại Stalingrad.[159]Giữa sự hỗn loạn, Tập đoàn quân 6 bắt đầu dựng các phòng tuyến nhưng bị trở ngại vì thiếu nhiên liệu, đạn dược và thực phẩm, và càng bị đè nặng hơn bởi mùa đông nước Nga đang đến. Họ còn phải gánh vác thêm việc lấp khoảng trống trong phòng tuyến gây ra bởi sự tan rã của quân Romania.[160] Vào ngày 23 tháng 11, vài đơn vị quân Đức đã phá hủy hay thiêu hủy mọi thứ không cần thiết cho chiến dịch tháo chạy và bắt đầu rút lui về cực bắc của Stalingrad. Tuy nhiên, sau khi từ bỏ boongke mùa đông của họ, Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô đã tiêu diệt Sư đoàn bộ binh số 94 trên mặt đất; tàn quân của sư đoàn này được sáp nhập vào các Sư đoàn thiết giáp số 16 và 24.[161] Mặc dù vậy, Bộ Chỉ huy quân Đức vẫn tin tưởng rằng Quân đội Đức Quốc Xã đang bị bao vây sẽ phá vỡ được vòng vây. Từ ngày 23 đến 24 tháng 11, Hitler quyết định giữ vững vị trí và cố gắng tái tiếp tế Tập đoàn quân số 6 bằng một cầu hàng không, lấy sân bay dã chiến tại làng Gumrak làm căn cứ chính và 4 sân bay dự bị khác.[162] Đội quân bị vây tại Stalingrad cần ít nhất 680 tấn quân nhu mỗi ngày, một nhiệm vụ mà nếu huy động toàn lực Không quân Đức (Luftwaffe) cũng không đủ điều kiện để thực hiện. Thêm vào đó, Không quân Liên Xô vừa phục hồi với nhiều máy bay tiêm kích Yak-1, Yak-9 và IL-2 đã trở thành một mối đe dọa cho máy bay Đức cố gắng bay vào vòng vây.[163] Cho dù đến tháng 12, Không quân Đức đã tập hợp được một phi đội khoảng 500 máy bay nhưng như thế vẫn còn chưa đủ để tiếp tế cho nhu cầu của Tập đoàn quân số 6 và các bộ phận của Tập đoàn xe tăng 4.[164] Trong suốt nửa đầu tháng 12, Tập đoàn quân số 6 chỉ nhận được dưới 20% so với nhu cầu hằng ngày của họ.[165]
Cùng lúc ấy, Quân đội Liên Xô củng cố lại vòng vây bên ngoài và bắt đầu các trận chiến nhằm tiêu diệt các đơn vị quân Đức đang bị bao vây bên trong. Đến ngày 24 tháng 11, trận tuyến tại Stalingrad đã kéo dài đến trên 450 km nhưng quân đội Liên Xô chỉ kiểm soát được không quá 265 km. Khoảng cách tối thiểu giữa vòng vây bên trong và vòng vây bên ngoài có chỗ chỉ từ 15 đến 20 km.[130] Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô cũng bắt đầu hoạch định Chiến dịch Sao Thổ,[166] nhằm cô lập toàn bộ Cụm tập đoàn quân A (Đức) tại Bắc Kavkaz và Kuban.[167] Việc bao vây một cánh quân khổng lồ của quân đội Đức đã làm cho quân đội Liên Xô lúng túng trong việc tiêu diệt cụm quân này. Họ dự kiến tấn công các đơn vị quân Đức vào phía đông và phía nam, nhằm chia các đơn vị quân Đức thành những nhóm nhỏ hơn. Các mệnh lệnh này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 11 và được thi hành mà không cần tập hợp binh lực hay các cuộc chuyển quân lớn của các lực lượng dự bị.[168] Tuy nhiên, các cuộc tiến công của quân đội Liên Xô trong hạ tuần tháng 11 và nửa đầu tháng 12 năm 1942 đã không thu được kết quả. Nguyên nhân chính là do các cơ quan tình báo Liên Xô đã không xác định đúng quân số phe Trục bị vây; họ cho rằng quân số bị vây không quá 85.000 đến 95.000 người. Thế nhưng ngoài 17 sư đoàn của Tập đoàn quân 6 và 5 sư đoàn của Tập đoàn quân xe tăng 4, còn có nhiều đơn bị binh chủng chuyên môn kỹ thuật và trợ chiến khác cùng tàn binh của quân Romania, quân Croatia, quân Ý cũng bị "dốc" vào "cái chảo". Ngoài ra, sự thiếu phối hợp giữa Phương diện quân Sông Đông và Phương diện quân Stalingrad cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của quân đội Liên Xô. Hơn nữa, thượng tuần tháng 12 năm 1942, Hitler đã quyết định thành lập Cụm tập đoàn quân Sông Đông do thống chế Erich von Manstein chỉ huy với mục tiêu giải vây cho các lực lượng Đức và đồng minh đang bị vây. Điều này buộc quân đội Liên Xô phải tạm hoãn chiến dịch "Cái vòng" để tiến hành chiến dịch "Sao Thổ nhỏ" nhằm đánh bại cuộc hành quân mở vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông.[169]
Ảnh hưởng
Quân Đức trong khu vực càng bị phân hóa hơn nữa khi Tướng Đức Erich von Manstein được giao quyền chỉ huy Cụm tập đoàn quân Sông Đông mới thành lập, bao gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức đang ở trong vòng vây, Tập đoàn quân 8 Ý, các tập đoàn quân 3 và 4 của Romania (mới phục hồi). Ngoài ra, Cụm tác chiến Hollidt (Armee-Gruppe Hollidt) với nòng cốt là Tập đoàn quân 17 và Cụm quân Hoth (Armeegruppe Hoth) với nòng cốt là các sư đoàn còn lại của Tập đoàn quân xe tăng 4 cũng đặc đặt trực thuộc Cụm tập đoàn quân Sông Đông.[170] Tranh thủ những khoảnh khắc yên tĩnh tương đối ngắn được thiết lập cuối Chiến dịch Sao Thiên Vương khi quân Đức đang chuẩn bị cuộc tấn công "Bão mùa Đông" để giải vây cho quân Đức tại Stalingrad, còn quân đội Liên Xô thì chuẩn bị Chiến dịch "Sao Thổ nhỏ" để đẩy lùi cuộc phá vây của quân Đức từ bên ngoài và Chiến dịch "Cái vòng" để tiêu diệt cụm quân Đức trong vây; quân Đức tăng cường tiếp tế cho cụm quân Paulus và chuyển một số sư đoàn từ Tây Âu sang để tăng cường cho Cụm tập đoàn quân Sông Đông.[171][172]Trong thời gian chuẩn bị và diễn ra chiến dịch "Sao Thiên Vương", những mâu thuẫn cũng nổi lên trong Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức. Do không tin tưởng thống chế Wilhelm List chưa thể chiếm được Kavkaz, Hitler tự mình nắm quyền chỉ huy Cụm tập đoàn quân A và áp đặt ảnh hưởng của mình đối với Tập đoàn quân 6. Để buộc quân Romania phải đánh tốt hơn, Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức nảy ra ý tưởng dùng Ion Antonescu chỉ huy Cụm tập đoàn quân Sông Đông nhưng ý tưởng này đã bị các tướng lĩnh Đức cực lực phản đối. Họ không muốn chia sẻ quyền lực trên chiến trường cho bất kỳ ai, dù chỉ là trên danh nghĩa.[173]
Dù sao thì việc hơn một tập đoàn quân với binh lực rất lớn bị vây tại Stalingrad đã làm cho quân đội Đức phải tiếp tục ném vào đây những lực lượng dự bị được đưa đến từ Tây Âu và nước Đức trong khi không thể rút thêm được một đơn vị nào tại các khu vực khác trên chiến trường Xô-Đức. Mặt khác, việc quân đội Liên Xô giành lại quyền chủ động ở Stalingrad còn tạo ra mối đe dọa cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bác Kavkaz và Kuban. Không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội Liên Xô tiến công về hướng Rostov. Mặc dù đã ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan nhưng Hitler vẫn cho rằng với tài cầm quân của mình, ông ta sẽ giải vây được cho tập đoàn quân 6 và khôi phục lại tình hình ở khúc cong lớn của sông Đông như trước tháng 11 năm 1942.[174]
Xem thêm
Chú thích
- ^ a ă â b c История второй мировой войны, 1939—1945 М, 1976 Т6. «Коренной перелом в войне» С. 35. (Lịch sử cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, 1939-1945. Tập 6: "Bước ngoặt cơ bản của cuộc chiến". Moskva. 1976. trang 35.
- ^ a ă â b c d đ e ê Glantz, David M. Colossus Reborn: The Red Army At War, 1941-1943. — Lawrence (Kansas): University Press Of Kansas, 2005.
- ^ a ă â b c d đ e Сталинградская битва - Операция "Уран" (Trận Stalingrad - Chiến dịch Sao Thiên Vương)
- ^ a ă Bergström Christer 2007, tr. 88
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 572-573.
- ^ Kurt von Tippelskirch. Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 107.
- ^ Erich von Manstain. Những thắng lợi đã mất. trang 335
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 3. trang 5-6.
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 169-170.
- ^ Erich von Manstein. Những thắng lợi đã mất. trang 337
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 131
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 119
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 83-84.
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 120
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 120.
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 135–136
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 154.
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 136
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 161.
- ^ Cooper Matthew 1978, tr. 422
- ^ Clark Alan 1965, tr. 239
- ^ Clark Alan 1965, tr. 241
- ^ Clark Alan 1965, tr. 242
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 137–138
- ^ Glantz David M. 1999, tr. 17
- ^ Glantz David M. 1999, tr. 18
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 129–130
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 130
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 225–226
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 226
- ^ a ă McTaggart Pat Thu 2006, tr. 49–50
- ^ [Исаев Алексей Валерьевич Сталинград. За Волгой для нас земли нет. — М.: Яуза, Эксмо, 2008 - Часть третья: Горячий снег - Обогащение «Урана»]
- ^ Cụm tập đoàn quân B.
- ^ 6. Armee (AOK 6) - Armeegruppe Fretter-Pico, Armeegruppe Balck (Tập đoàn quân 6 của Wehrmacht)
- ^ Panzergruppe 4, 4. Panzerarmee, Armeegruppe Hoth. (Cụm xe tăng 4, còn có các tên gọi khác là Tập đoàn quân xe tăng 4, Cụm quân Hoth)
- ^ a ă â b Erickson John 1975, tr. 53–454
- ^ Cooper Matthew 1978, tr. 420
- ^ Контрнаступление Красной Армии и окружение группировки вражеских войск (Chiến dịch tấn công của Hồng Quân vào các khu vực trận địa đối phương tại Stalingrad).
- ^ Cooper Matthew 1978, tr. 418
- ^ a ă Erickson John 1975, tr. 453
- ^ Cụm tập đoàn quân Nam (Đức).
- ^ Erickson John 1975, tr. 454
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 48–49
- ^ Perrett Bryan 1998, tr. 17
- ^ Perrett Bryan 1998, tr. 21
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 229
- ^ a ă McTaggart Pat Thu 2006, tr. 49
- ^ von Manstein Erich 1982, tr. 293
- ^ Clark Alan 1965, tr. 240–241
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 130-131.
- ^ a ă McTaggart Pat Thu 2006, tr. 48
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 124
- ^ Cooper Matthew 1978, tr. 425
- ^ Cooper Matthew 1978, tr. 425–426
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 50–51
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 11-12
- ^ a ă â G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 12.
- ^ a ă A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 170
- ^ Войсковые соединения СССР - Донской фронт (Các đơn vị quân đội Liên Xô - Phương diện quân Sông Đông)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 24-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 24)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 65-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 65)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 62-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 62)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 63-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 63)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 66-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 66)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 4-я ТАНКОВАЯ АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân xe tăng 4)
- ^ a ă G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 13.
- ^ Войсковые соединения СССР - Сталинградский фронт (Các đơn vị quân đội Liên Xô - Phương diện quân Stalingrad)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 28-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 28)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 51-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 51)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 57-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 57)
- ^ Боевые действия Красной армии в ВОВ, 64-я АРМИЯ (Các đơn vị chiến đấu của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân 64)
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 131-132
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 50
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 171.
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 170.
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 11-12.
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 136-137.
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 198-199
- ^ Erickson John 1975, tr. 457
- ^ G. K. Zhukhov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 17-18.
- ^ Bí danh của Zhukov trên điện đài
- ^ ngày tấn công của Vatutin và Yeriomenko
- ^ bí danh của Stalin trên điện đài
- ^ a ă G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 21.
- ^ Erickson John 1975, tr. 456
- ^ Erickson John 1975, tr. 456–457
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 226–227
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 173.
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 227
- ^ G. K. Zhukhov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 22.
- ^ Erickson John 1975, tr. 461
- ^ Erickson John 1975, tr. 461–462
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 233
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 234
- ^ Erickson John 1975, tr. 462
- ^ a ă â McTaggart Pat Thu 2006, tr. 51
- ^ Glantz David M. Tháng 1, 1996, tr. 118
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 239
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 239–240
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 138
- ^ V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. NXB nước Nga Xô Viết. Moskva. 1975. Bản dịch của NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1985. trang 415.
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 240
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 51–52
- ^ Erickson John 1975, tr. 464
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 22.
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 240–241
- ^ a ă Beevor Antony 1998, tr. 241
- ^ Erickson John 1975, tr. 464–465
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 138–139
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 139–140
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 245
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 22-23.
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 140
- ^ a ă Erickson John 1975, tr. 465–466
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 245–246
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 246
- ^ V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1985. trang 416-417.
- ^ a ă McTaggart Pat Thu 2006, tr. 52
- ^ Bell Kelly Thu 2006, tr. 61
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 52–53
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 23.
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 53–54
- ^ a ă Beevor Antony 1998, tr. 251
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 54–55
- ^ a ă â McTaggart Pat Thu 2006, tr. 55
- ^ Erickson John 1975, tr. 468
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 252–253
- ^ Glantz David M. 1995, tr. 133
- ^ a ă â A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 177.
- ^ a ă Erickson John 1975, tr. 469
- ^ McTaggart Pat Thu 2006, tr. 72
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 255
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 140–141
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 256
- ^ Erickson John 1975, tr. 466
- ^ V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1985. trang 417.
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 27.
- ^ Erickson John 1975, tr. 466–467
- ^ a ă McTaggart Pat Thu 2006, tr. 54
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 250
- ^ Erickson John 1975, tr. 467–468
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 250–251
- ^ Erickson John 1975, tr. 468–469
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 253
- ^ V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. trang 418-419.
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. tập 3. trang 27-28.
- ^ a ă V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. trang 421.
- ^ V. I. Chuikov. Stalingrad, trận đánh của thế kỷ. trang 420-421.
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 254
- ^ Erickson John 1975, tr. 469–470
- ^ McCarthy Peter 2002, tr. 141
- ^ Erickson John 1975, tr. 470
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 187
- ^ Beevor (1998), trg 258
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 258–259
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 259
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 259–260
- ^ Beevor Antony 1998, tr. 260–262
- ^ Erickson John 1983, tr. 2
- ^ Erickson John 1983, tr. 2–3
- ^ Erickson John 1983, tr. 3
- ^ A. S. Yakovlev. Mục đích cuộc sống. (dịch giả: Trung Thành). NXB Thanh Niên. Hà Nội. 1977. trang 301-302.
- ^ Bell Kelly Thu 2006, tr. 62
- ^ Bell Kelly Thu 2006, tr. 62–63
- ^ Erickson John 1983, tr. 5
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 182, 184.
- ^ Erickson John 1975, tr. 470–471
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 186-188.
- ^ Erickson John 1983, tr. 7
- ^ Erickson John 1983, tr. 5–7
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 187.
- ^ Erich von Manstein. Những thắng lợi đã mất - Bi kịch Stalingrad
- ^ Kurt von tippelskirch. Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai - Sự đứt gãy
Tham khảo
- G. K. Zhukov (1987), Nhớ lại và suy nghĩ 3, Hà Nội: Quân đội nhân dân
- A. M. Vasilevsky (1984), Sự nghiệp cả cuộc đời, Moskva: Tiến Bộ
- S. M. Stemenko (1985), Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh 1, Moskva: Tiến Bộ
- Chuikov V. I. (1985), Stalingrad, trận đánh của thế kỷ, Hà Nội: Quân đội nhân dân
- Эрих фон Манштейн (1999), Утерянные победы, Москва: СПб Terra Fantastica,
- История второй мировой войны, 1939—1945 6, Москва: Воениздат, 1975
- Курт фон Типпельскирх (1999), История Второй мировой войны 7, Москва: Полигон
- Александр Михайлович Самсонов (1989), Сталинградская битва, Москва: Наука
- Beevor Antony (1998), Stalingrad: The Fateful Siege: 1942 - 1943, Harmondsworth, United Kingdom: Penguin Putnam Inc, ISBN 0-670-87095-1
- Bell Kelly (tháng 11 năm 2014), “Struggle for Stalin's Skies”, WWII History: Russian Front (Herndon, Virginia: Sovereign Media), Special Issue, 1539-5456
- Bergström Christer (2007), Stalingrad - The Air Battle: 1942 through January 1943, Harmondsworth, United Kingdom: Chevron Publishing Limited, ISBN 978-1-85780-276-4
- Clark Alan (1965), Barbarossa: The Russian-German Conflict, 1951-1945, New York City, New York: William Morrow, ISBN 0-688-04268-6
- Cooper Matthew (1978), The German Army 1933-1945, Lanham, Maryland: Scarborough House, ISBN 0-8128-8519-8
- Erickson John (1983), The Road to Berlin: Stalin's War with Germany, Yale University Press, ISBN 0-300-07813-7
- Erickson John (1975), The Road to Berlin: Stalin's War with Germany, Yale University Press, ISBN 0-300-07812-9
- Glantz David M. (Tháng 1 1996), “Soviet Military Strategy During the Second Period of War (November 1942–December 1943): A Reappraisal”, The Journal of Military History (Society for Military History) 60 (1): 35
- Glantz David M.; Jonathan House (1995), When Titans Clashed: How the Red Army Stopped Hitler, Lawrence, Kansas: Kansas University Press, ISBN 0-7006-0717-X
- Glantz David M. (1999), Zhukov's Greatest Defeat: The Red Army's Epic Disaster in Operation Mars, 1942, Lawrence, Kansas: Kansas University Press, ISBN 0-7006-0944-X
- McCarthy Peter; Mike Syron (2002), Panzerkrieg: The Rise and Fall of Hitler's Tank Divisions, New York City, New York: Carroll & Graf, ISBN 0-7867-1009-8
- McTaggart Pat (tháng 11 năm 2014), “Soviet Circle of Iron”, WWII History: Russian Front (Herndon, Virginia: Sovereign Media), Special Issue, 1539-5456
- Perrett Bryan (1998), German Light Panzers 1932-42, Oxford, United Kingdom: Osprey, ISBN 1 85532 844 5
- von Manstein Erich (1982), Lost Victories, St. Paul, MN: Zenith Press, ISBN 0-603-2054-3 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp)
Liên kết ngoài
- Tư liệu về Chiến dịch Sao Thiên Vương
- Tư liệu về Chiến dịch Sao Thiên Vương của RIA Novosti-Panorama (Tiếng Đức)
- Tư liệu về Trận Stalingrad trên trang web "Châu Mỹ La tinh"
- Bản đồ diễn biến chiến dịch Sao Thiên Vương
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment