Saturday, November 1, 2014

Chào ngày mới 02 tháng 11


The Ci-Xi Imperial Dowager Empress (5).JPG
CNM365. Chào ngày mới 02 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Lễ Các Đẳng (Kitô giáo Tây phương); ngày người Ấn Độ đến tại MauritiusNăm 783Sự biến Phụng Thiên: Quân Kinh Nguyên của triều Đường nổi loạn, Đường Đức Tông bỏ trốn khỏi kinh thành Trường An. Năm 1861Từ Hi thái hậu (hình) của triều Thanh tiến hành lùng bắt "cố mệnh bát đại thần" tại Bắc Kinh, Tân Dậu chính biến nổ ra. Năm 1889Bắc DakotaNam Dakota tách từ Lãnh thổ Dakota được nhận làm bang thứ 39 và 40 của Hoa Kỳ. Năm 1947 – Thủy phi cơ Hughes H-4 Hercules thực hiện chuyến bay đầu tiên và duy nhất, là máy bay có chiều rộng sải cánh và chiều cao lớn nhất trong lịch sử.

Từ Hi Thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu (Từ Hi Thái hậu)
孝欽顯皇后 (慈禧太后)
The Ci-Xi Imperial Dowager Empress (5).JPG
Nhiếp chính của nhà Thanh
Nhiếp chính 11 tháng 11, 186115 tháng 11, 1908
(47 năm, 4 ngày)
cùng với Từ An Thái hậu (1861–81)
Tiền nhiệm Túc Thuận, Di Thân vương Tải Viên, Trịnh Thân vương Đoan Hoa và 5 vị đại thần khác làm nhiếp chính cho Hoàng đế Đồng Trị
Nhiếp chính Hoàng đế Đồng Trị
Hoàng đế Quang Tự
Kế nhiệm Long Dụ Thái hậuThuần Thân vương Tải Phong làm nhiếp chính cho Phổ Nghi
Thông tin chung
Phối ngẫu Hoàng đế Hàm Phong
Hậu duệ Hoàng đế Đồng Trị
Thụy hiệu Ngắn: Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu 孝欽顯皇后
Đầy đủ: Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu 孝欽慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇后
Hoàng tộc Gia tộc Ái Tân Giác La (nhờ hôn phối)
Thân phụ Diệp Hách Na Lạp Huệ Trưng
Thân mẫu Phú Sát thị
Sinh 29 tháng 11, 1835
Mất 15 tháng 11, 1908 (72 tuổi)
Nhà ThanhĐiện Nghi Loan, Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Đế quốc Đại Thanh
An táng Phổ Đà Dục Định Đông Lăng, Thanh Đông Lăng
Từ Hi Thái hậu (tiếng Trung: 慈禧太后; bính âm: Cíxǐ Tàihòu; Wade–Giles: Tz'u2-hsi3 T'ai4-hou4; 29 tháng 11 năm 1835–15 tháng 11 năm 1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài. Thụy hiệu của bà là Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển hoàng hậu (孝钦慈禧端佑康颐昭豫莊诚寿恭钦献崇熙配天兴圣显皇后).
Nhiều nhà sử học ở Trung Quốc và hải ngoại thường miêu tả Từ Hi thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh, trong khi một số khác cho rằng các đối thủ của thái hậu đã quá thành công trong việc quy tội bà về những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bà lúc đó, và thực tế bà không hề tàn nhẫn hơn hay kém những nhà lãnh đạo khác, nếu không muốn nói đã ít nhiều là một nhà cải cách có hiệu quả - dù miễn cưỡng - trong những năm cuối đời[1].

Xuất thân


Vua Hàm Phong lúc bé. Dắt tay ông là dưỡng mẫu - Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu - người sau này đã chọn Từ Hi nhập cung làm tú nữ.
Từ Hi thái hậu sinh vào mùa đông năm 1835. Bà là con gái của Huệ Trưng, một quan lại người Mãn thuộc dòng họ Diệp Hách Na Lạp. Theo các tài liệu sử học, Huệ Trưng là một thành viên của Tương Lam Kỳ trong Bát Kỳ. Ông đang làm việc ở Bắc Kinh vào năm Từ Hi ra đời, dẫn đến một số suy đoán rằng bà cũng được sinh ra tại đó.
Từ Hi trở thành phi tần của Hàm Phong vào năm 1851 sau khi vượt qua 60 cô gái cùng tham gia thi tuyển tú nữ. Bà được sắc phong Ý Quý nhân (tiếng Hoa: 蘭贵人), chính ngũ phẩm. Trong số những người được chọn còn có Lệ Quý nhân (麗貴人) Tha Tha La thị - người sau này là Lệ Phi, Vân Tần (雲嬪) Võ Giai thị, và Trinh Tần (贞嫔) Nữu Hộ Lộc thị - người sau này là Từ An Thái hậu.
Năm 1854, Từ Hi được tấn phong Ý Tần (懿嫔), chính tứ phẩm. Năm 1855, Từ Hi mang thai đứa con đầu lòng. Ngày 27 tháng Tư năm 1856, Ý Tần sinh hạ hoàng tử Tải Thuần, con trai duy nhất của Hàm Phong hoàng đế. Liền ngay sau đó, bà được sắc phong thành Ý Phi (懿妃), chính tam phẩm[2]. Một năm sau, khi tiểu hoàng tử tròn một tuổi, Từ Hi lại được tấn phong làm Ý Quý phi (懿贵妃), chính nhị phẩm. Tháng Hai năm 1857, bà nhanh chóng được tiến phong làm Ý Hoàng Quý Phi (懿皇贵妃). Đây là địa vị cao nhất trong hậu cung lúc bấy giờ, chỉ sau hoàng hậu.
Không như những người phụ nữ khác, Từ Hi nổi tiếng với trí thông minh và khả năng đọc viết thông thạo tiếng Hán. Nhờ vậy, bà có nhiều cơ hội tham gia chính sự khi sức khỏe của vua Hàm Phong không được tốt. Trong nhiều trường hợp, hoàng đế để Từ Hi đọc tấu chương và ghi lời phê cho mình. Qua đó bà đã sớm nắm rõ tình hình chính sự nhà Thanh cũng như bắt đầu học cách điều hành đất nước[3].

Đảo chính Tân Dậu

Vua Hàm Phong qua đời

Tháng Chín năm 1860, liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh. Hàm Phong cùng hoàng tộc, trong đó có Từ Hi, phải rời Tử Cấm Thành đến Thừa Đức để lánh nạn. Khi nghe tin vườn Viên Minh xa hoa tráng lệ bị liên quân đốt phá, hoàng đế đau buồn khôn xiết. Ngài bắt đầu lạm dụng rượu và thuốc phiện khiến sức khỏe ngày càng suy sụp. Ngày 22 tháng Tám năm 1861 (tức năm Tân Dậu), Hàm Phong hoàng đế băng hà ở Tị Thử Sơn trang[4]. Người kế vị ông, hoàng tử Tải Thuần, lúc này chỉ mới 5 tuổi. Trước lúc lâm chung, Hàm Phong ban cho Hoàng hậu và Ý Hoàng quý phi mỗi người một con dấu với hy vọng cả hai sẽ hợp sức cùng nhau nuôi dạy hoàng đế tương lai khôn lớn. Ông cũng di chiếu lại cho tám vị đại thần, đứng đầu bởi Túc Thuận, làm phụ chính hỗ trợ cho tiểu hoàng đế. Điều này có nghĩa thực quyền sẽ nằm trong tay nhóm tám vị này[5].
Sau khi Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu được tấn tôn làm Từ An thái hậu, còn Ý Hoàng Quý phi trở thành Ý Hoàng Quý Thái Phi, sau đó trở thành Từ Hi thái hậu. Lúc này, Từ Hi đã là một chiến lược gia thông minh. Bà biết rằng dù đã là thái hậu, nhưng tiếng nói của mình vẫn không bằng chính cung hoàng hậu là Từ An. Trên thực tế, Từ An được tôn xưng là Mẫu hậu hoàng thái hậu, còn Từ Hi chỉ là Thánh mẫu hoàng thái hậu, có nghĩa địa vị của Từ Hi xếp dưới Từ An. Do vậy, bà quyết định liên minh với Từ An. Từ Hi cho rằng hai người đều là phụ nữ, hoàng đế thì còn nhỏ tuổi, nếu để tám vị đại thần phụ chính ắt không tránh khỏi việc bị chèn ép. Vì vậy, Từ Hi gợi ý họ nên cùng nhau chấp chính, đoạt lấy quyền lực[6]. Từ An vốn an phận thủ thường nhưng vẫn lo lắng cho lộc vị của mình nên đồng ý với kế hoạch của Từ Hi.

Không theo di huấn, tiến hành đảo chính

Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để đưa di hài của Hàm Phong về Bắc Kinh, quan hệ giữa thái hậu và nhóm của Túc Thuận ngày một xấu đi do những người này hết sức phản đối việc Từ Hi tham gia chính sự. Những tranh cãi triền miên giữa họ và Từ Hi khiến Từ An căng thẳng tột độ. Từ An thường viện cớ từ chối tham gia vào các phiên triều nên Từ Hi luôn phải một mình đối mặt với nhóm phụ chính. Dưới tình thế đó, Từ Hi càng quyết tâm tiến hành đảo chính. Bà âm thầm xây dựng vây cánh cho riêng mình gồm các tướng lĩnh, quan lại, thân vương bất đồng với tám vị đại thần. Trong số này quan trọng nhất là Cung thân vương và Thuần thân vương, hoàng tử thứ 6 và 7 của hoàng đế Đạo Quang. Cung thân vương vốn là một người đầy tham vọng nhưng lại bị gạt khỏi vị trí đầu triều sau di chiếu của Hàm Phong nên rất tích cực ủng hộ cuộc đảo chính.
Khi đoàn xa giá đưa linh cữu của Hàm Phong hoàng đế bắt đầu rời Hà Bắc để về Bắc Kinh, Từ Hi và 2 vị thân vương đã chớp lấy thời cơ để đi trước một bước. Trong khi Túc Thuận và các phụ chính đại thần phải theo hộ giá quan tài của Hàm Phong, Từ Hi, Từ An và tiểu hoàng đế đã được bố trí để về đến Tử Cấm Thành. Việc này cho phép Từ Hi và Cung thân vương có thêm thời gian để lập kế hoạch cũng như củng cố phe cánh của mình. Khi tám phụ chính đại thần về đến Bắc Kinh, họ lập tức bị bắt giam và tước hết chức vị[6]. Họ bị khép tội phản nghịch cùng một loạt tội danh lớn nhỏ khác. Để thể hiện sự khoan dung, Từ Hi chỉ xử tử ba trong số họ. Cung Thân vương cho rằng Túc Thuận và hai người có vị trí cao nhất phải chịu lăng trì, nhưng Từ Hi quyết định Túc Thuận chỉ bị chém đầu, còn hai người kia được tự sát. Ngoài ra, bà cũng không tru di tông tộc của họ. Sau khi mọi đối thủ đã bị loại trừ, Từ Hi và Từ An chính thức trở thành 2 người phụ nữ đầu tiên trong triều đại nhà Thanh "thùy liêm thính chính" (垂簾聽政 - rủ mành nghe việc nước). Sử sách gọi đây là cuộc đảo chính Tân Dậu.

Làm phụ chính lần thứ nhất


Cung thân vương

Hình chụp con gái của Cung thân vương (người ngồi chính giữa). Để tưởng thưởng cho sự giúp đỡ của Cung thân vương trong cuộc đảo chính Tân Dậu, Từ Hi và Từ An đã sắc phong bà làm Cố Luân công chúa, tước vị vốn chỉ dành cho trưởng nữ của hoàng hậu. Với bản tính trung thực và thẳng thắn, công chúa đã luôn được hai vị thái hậu yêu mến ngay cả khi quan hệ giữa Từ Hi và Cung thân vương rạn nứt.

Triều đại mới

Tháng Mười một năm 1861, sau khi đã loại bỏ Túc Thuận cùng đồng đảng, Từ Hi nhanh chóng ban thưởng cho Cung thân vương Dịch Hân. Không những được cất nhắc lên làm người đứng đầu nội các, con gái của ông cũng được phong là Cố Luân công chúa - tước vị vốn chỉ dành cho trưởng nữ của hoàng hậu. Lương bổng của ông cũng tăng gấp đôi. Tuy vậy, Từ Hi vẫn không trao cho ông quyền lực tuyệt đối, như trường hợp của Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn dưới thời Thuận Trị. Một trong những động thái đầu tiên của Từ Hi và Từ An khi bắt đầu chấp chính là xuống 2 chỉ dụ quan trọng. Một, lưỡng cung thái hậu có quyền quyết định tối cao và bất khả xâm phạm. Hai, đổi tên niên hiệu từ Kỳ Tường (祺祥) thành Đồng Trị (同治).
Mặc dù có quyền quyết định cao nhất, cả Từ Hi lẫn Từ An vẫn phải dựa vào hội đồng Quân Cơ Xứ để giải quyết hàng loạt các vấn đề quốc sự. Khi tấu chương được dâng lên, chúng sẽ được chuyển tới hai vị thái hậu trước tiên rồi mới được gửi về cho Cung thân vương và Quân Cơ Xứ. Sau khi thảo luận, thân vương và các quan sẽ phân tích ý kiến của mình trước Từ Hi và Từ An. Quyết định sẽ được hai vị thái hậu đưa ra dựa trên sự cố vấn của bộ máy này. Mọi chỉ dụ đều phải được thông qua bởi cả hai vị thái hậu. Quy trình này được cho là quá rối rắm và máy móc. Vai trò của Từ Hi cũng như Từ An lúc này chỉ là đóng con dấu của mình lên các sắc chỉ mà thôi.

Triệt tiêu tệ quan liêu

Từ Hi có cơ hội củng cố sự cai trị của mình khi Trung Quốc phải đối mặt với các hiểm họa từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong khi đất nước vẫn đang vật lộn trong tàn dư của Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, quân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ngày càng bành trướng ở phía Nam. Các vấn đề nội vụ thì mỗi lúc một rối ren với nạn quan liêu và tham nhũng. Năm 1861, triều đình tổ chức đánh giá bộ máy hành chính. Quan lại thuộc tất cả các cấp phải gửi về Bắc Kinh bản báo cáo hoạt động của mình trong vòng 3 năm gần nhất. Từ Hi tự mình đảm nhiệm việc đánh giá, vốn là nhiệm vụ của Lại bộ. Bà đã cho cách chức Binh bộ thị lang Qingying vì tội đưa hối lộ và Tổng đốc Lưỡng Giang He Guiqing vì đã hèn nhát bỏ chạy khỏi Hàng Châu khi quân Thái Bình Thiên Quốc tấn công.
Một thách thức đáng kể khác đối với Từ Hi là sự tha hóa của đội ngũ quý tộc Mãn Châu. Từ khi Đại Thanh lập quốc, các vị trí quan trọng nhất trong triều đình đều được giao cho người Mãn, còn người Hán bị khinh rẻ. Từ Hi, đi ngược lại truyền thống hoàng gia, giao quyền thống lãnh quân đội chống lại Thái Bình Thiên Quốc vào tay Tăng Quốc Phiên, một người Hán. Bên cạnh đó, bà còn bổ nhiệm người Hán vào nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao ở các tỉnh phía Nam Trung Hoa.

Chiến thắng quân Thái Bình và hạ bệ Cung thân vương

Dưới sự lãnh đạo của Tăng Quốc Phiên, Tương Quân liên tiếp giành thắng lợi và cuối cùng đã tiêu diệt quân Thái Bình sau trận quyết đấu ở Thiên Kinh (Nam Kinh ngày nay) vào tháng Bảy năm 1964. Tăng Quốc Phiên được phong Nhất Đẳng Dũng Nhị hầu, hàm Thái Tử Thái Bảo. Em trai của ông là Tăng Quốc Thuyên, cùng với Tả Tông ĐườngLý Hồng Chương, cũng được ban thưởng hậu hĩnh. Với mối họa Thái Bình Thiên Quốc được dẹp bỏ, Từ Hi có thể bắt tay vào việc củng cố quyền lực của mình ở trung ương. Mối lưu tâm hàng đầu lúc đó không khác hơn là vị thế của Cung thân vương Dịch Hân, người đang đứng đầu hội đồng Quân Cơ Xứ. Mặc dù đã sát cánh cùng Từ Hi trong cuộc đảo chính Tân Dậu, cũng như có công tiến cử Tăng Quốc Phiên, nhưng ảnh hưởng và uy tín của ông trong triều đình phần nào hạn chế quyền quyết định tối cao của Từ Hi. Cung thân vương do đó trở thành một đối thủ chính trị mà Từ Hi quyết tâm loại trừ.
Năm 1865, Từ Hi thái hậu xuống dụ yêu cầu Cung thân vương tự nguyện rút lui khỏi một số vị trí của mình. Vốn đã xây dựng cho mình một phe cánh hùng hậu, ông không lưu tâm đến chỉ dụ đó. Từ Hi lập tức lấy đây làm lý do buộc ông phải bãi nhiệm. Tháng Tư cùng năm, Cung thân vương bị khép tội "không tôn trọng lưỡng cung thái hậu" cùng một loạt cáo trạng khác. Ông bị tước hết chức vị, tuy vẫn được phép giữ lại danh hiệu thân vương.
Sự kiện này khiến triều đình nhà Thanh rúng động. Nhiều người đã gửi tấu chương kiến nghị phục chức cho Cung thân vương. Bản thân Cung thân vương, khi đối chất trước 2 vị thái hậu, thậm chí đã không cầm được nước mắt. Từ Hi đành phải phục chức cho ông làm ngoại vụ sứ, tuy nhiên vẫn không cho phép ông trở về vị trí lãnh đạo nội các. Cung thân vương không bao giờ lấy lại vị thế trước kia một lần nữa. Việc hạ bệ Cung thân vương chỉ sau chưa đầy 4 năm nắm quyền là minh chứng cho sự sắt đá của Từ Hi, không bao giờ cho phép ai chia sẻ quyền lực tuyệt đối với mình, kể cả đó là đồng minh thân cận nhất.

Cuộc vận động tự cường (1862-1882)


Từ Hi bên các thái giám thân cận. Người đứng bên phải là Lý Liên Anh.

Thanh Đại Cung Đình Nghi Trượng Đội
Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân AnhPháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung thân vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường. Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới". Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.
Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Ung Wing, một sinh viên nghèo ở Ma Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp Đại học Yale. Tăng Quốc Phiên phái Ung Wing qua Mỹ mua máy. Ông này thuyết phục Tăng Quốc Phiên gởi 120 thanh niên đi du học. Một số lớn qua Mỹ, ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.
Phong trào tự cường ngay lập tức gặp nhiều trở ngại. Quân đội Trung Quốc đang rất bức thiết cần một cuộc cải cách toàn diện và sâu rộng. Với sự cố vấn của các quan, Từ Hi cho mua bốn tàu chiến từ Anh. Tuy nhiên, những chiến hạm này khi về tới Trung Quốc đã chở theo toàn thủy thủ Anh quốc và chỉ tuân lệnh của chính phủ Anh. Cảm thấy bị xúc phạm, cuộc mua bán lập tức chấm dứt và Trung Quốc gửi trả tất cả tàu chiến về Anh. Một số học giả lấy ví dụ này để lập luận, tuy Từ Hi thái hậu đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với các vấn đề đối ngoại so với các triều vua trước đó, nhưng nhìn chung bà vẫn là người bảo thủ với không nhiều kiến thức về tình hình quốc tế. Ngoài ra, vì cho rằng sự ồn ào của tàu hỏa sẽ "ảnh hưởng đến giấc ngủ của tiên đế", Từ Hi đã cho hoãn thi công các tuyến đường sắt. Thậm chí khi hoạt động xây dựng được khôi phục lại năm 1877 dưới sự gợi ý của Lý Hồng Chương, Từ Hi đã hỏi tàu hỏa có phải do ngựa kéo không,[7] chứng tỏ bà không phải là người hiểu rõ về các tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như tác dụng của chúng. Từ Hi còn đặc biệt cảnh giác với các tư tưởng bình đẳng, tự do của những người du học phương Tây trở về và coi đó là mối đe dọa với sự thống trị của mình. Năm 1881, Từ Hi cho dừng việc gửi du học sinh ra nước ngoài.

Hôn nhân của Đồng Trị


Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu, người được vua Đồng Trị chọn làm chính cung hoàng hậu bất chấp sự phản đối của Từ Hi.

Chiếc vương miện khảm châu báu có thể đã được Từ Hi thái hậu đội trong các nghi lễ quan trọng. Có thể thấy rõ hoa văn chim phượng, tượng trưng cho bậc mẫu nghi thiên hạ trong quan điểm truyền thống Trung Quốc.
Năm 1872, Đồng Trị hoàng đế tròn 17 tuổi. Với sự ủng hộ của thái hậu Từ An, ông chọn A Lỗ Đặc Bảo-Âm làm hoàng hậu. Ông của A Lỗ Đặc - Đoan Hoa - là một trong tám phụ chính đại thần bị Từ Hi thanh trừng trong cuộc đảo chính Tân Dậu. Thêm vào đó, Từ Hi cho rằng năm sinh của hoàng hậu (Dần) xung khắc với năm sinh của bản thân (Mùi) và luôn lo sợ một ngày mình sẽ bị hãm hại dưới tay hoàng hậu (cọp ăn thịt dê). Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Từ Hi và vị tân hoàng hậu ngay từ đầu đã không hề êm đẹp.
Mặc dù được cả Đồng Trị và Từ An yêu mến, nhiều thân cận của A Lỗ Đặc vẫn khuyên hoàng hậu nên thường xuyên vấn an và kết thân với Từ Hi bởi bà mới chính là người nắm thực quyền trong cung. Tuy vậy hoàng hậu tỏ ra coi thường: "Tây thái hậu xuất thân chỉ là một phi tần, nhập cung qua cửa bên. Còn ta là chính cung hoàng hậu, được kiệu vào cung qua Đại Thanh môn với lễ đại hôn theo đúng di huấn của tổ tiên."
Đồng Trị dành nhiều thời gian ở bên hoàng hậu hơn bất cứ phi tần nào khác, trong đó có Huệ Quý phi - người Từ Hi vốn muốn lập làm hoàng hậu. Hiểu rõ thân phận của phi tần khi hoàng thượng chỉ độc sủng một người, Từ Hi xuống chỉ yêu cầu Đồng Trị nên đối xử công bằng với các thê thiếp khác trong hậu cung, đồng thời sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động của ông. Khi thấy Đồng Trị phớt lờ chỉ dụ này, Từ Hi nổi giận cấm vua và hoàng hậu tiếp xúc với nhau. Trái với mong muốn của thái hậu, Đồng Trị vẫn không sủng hạnh bất kỳ phi tần nào khác mà chỉ ở một mình trong cung Càn Thanh.
Vị hoàng đế trẻ nhanh chóng cảm thấy buồn chán và cô độc. Ngài thường trừng phạt nô tỳ bằng những hình phạt tàn khốc dù họ chỉ phạm những lỗi nhỏ. Sau đó, với sự hỗ trợ của một số tiểu thái giám và bạn thân là Tải Chính (con trai của Cung thân vương), Đồng Trị đã tìm cách trốn khỏi Tử Cấm Thành. Nhà vua thường cải trang thành thảo dân và đến tìm vui trong các kỹ viện ở Bắc Kinh. Những cuộc vui chơi của hoàng đế thường xuyên đến nỗi nhiều người đã biết đến nó và trong cung bắt đầu lan truyền nhiều lời đàm tiếu.

Sự cai trị và cái chết của Đồng Trị


Tranh vẽ hoàng đế Đồng Trị
Đồng Trị nhận được một sự giáo dục nghiêm khắc của sư trưởng Miên Du và 4 sư phó nổi tiếng do đích thân Từ Hi thái hậu tuyển chọn. Những người này cố gắng nhồi nhét cho hoàng đế đủ loại kinh sách, từ bài học trị dân trị nước đến đạo làm người. Sức ép lớn từ việc học tập cũng như kỳ vọng cao của Từ Hi càng khiến Đồng Trị thêm chán nản và lười biếng. Theo cuốn nhật ký của Ông Đồng Hòa - con trai một vị sư phó của Đồng Trị - thì hoàng đế không thể đọc nổi một bản tấu chương dù đã 16 tuổi. Từ Hi thấy thế thì càng thúc ép ông nhiều hơn. Tuy vậy, cho đến tận khi tự mình chấp chính vào tháng Mười một năm 1873, Đồng Trị vẫn tỏ ra là một vị hoàng đế thiếu năng lực.
Trong thời kỳ trị vì ngắn ngủi của mình, Đồng Trị đã có 2 quyết định quan trọng. Một trong số đó là ra lệnh xây dựng lại cung điện mùa hè, vốn đã bị liên quân Anh - Pháp phá hủy trong Chiến tranh nha phiến lần 2, để dâng lên Từ An và Từ Hi thái hậu. Một số sử gia nhận xét đây chỉ là cái cớ để Đồng Trị đẩy Từ Hi ra khỏi Tử Cấm Thành, tạo điều kiện cho ông có thể độc lập quyết định chuyện hậu cung. Tuy nhiên, việc thi công gặp trở ngại do quốc khố đã khánh kiệt sau nhiều binh biến. Đồng Trị đành phải kêu gọi bá quan văn võ góp tiền túi, đồng thời mỗi tháng đều đích thân vi hành giám sát thi công trong nhiều ngày, thực ra là để thỏa thích vui chơi ngoài kinh thành.
Không hài lòng vì hoàng đế bỏ bê triều chính, Cung thân vương, Thuần thân vương cùng nhiều quan chức đã gửi tấu chương yêu cầu chấm dứt việc xây dựng cung điện mùa hè, bên cạnh một số yêu sách khác. Tức giận, Đồng Trị quyết định cách chức Dịch Hân và thu hồi tước vị thân vương của ông. Ngày tiếp theo, tất cả các quan có tên trong bản tấu lần lượt bị bãi chức.
Được cấp báo, Từ An và Từ Hi lập tức xuất hiện giữa phiên triều. Hai bà quở trách Đồng Trị vì hành xử thiếu suy nghĩ, đồng thời yêu cầu ông thu hồi các sắc chỉ đã ban. Từ Hi nói rằng: "Nếu không có Cung thân vương thì làm sao mẹ con ta có được ngày hôm nay."
Cảm thấy thất bại và bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình, Đồng Trị lại đi tìm vui nơi lầu xanh. Huyền sử cho rằng trong một lần như vậy, hoàng đế đã mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên các thái y tuyên bố ông bị đậu mùa. Chỉ sau một vài tuần lâm bệnh, hoàng đế Đồng Trị qua đời ngày 13 tháng Một năm 1875. Dựa trên góc nhìn của y học hiện đại, bệnh giang mai không thể gây ra cái chết nhanh chóng đến vậy. Do đó, các sử gia tin rằng Đồng Trị thực sự đã mất vì bệnh đậu. Hai tháng sau khi ông mất, Hiếu Triết Nghị hoàng hậu cũng bị ép phải tự sát. Từ Hi thái hậu một lần nữa quay trở lại chính trường.

Vai trò trong triều vua Quang Tự

Bệnh tật và các thách thức mới


Hoàng đế Quang Tự
Việc Đồng Trị qua đời mà không có con nối dõi đặt triều đình vào tình thế khó xử. Từ Hi và Từ An không thể chọn một vị thân vương thuộc thế hệ trước để "kế vị" một người ít tuổi hơn mình. Vì vậy, tân hoàng đế phải thuộc cùng thế hệ hoặc nhỏ hơn Đồng Trị. Sau nhiều tranh cãi giữa 2 thái hậu, đứa trẻ 4 tuổi Tải Điềm - con trai đầu của Thuần thân vương Dịch Hoàn và em gái của Từ Hi - đã được chọn để truyền ngôi. Năm 1875, tức Quang Tự nguyên niên, Tải Điềm được đưa vào Tử Cấm Thành và không bao giờ trở về gia đình của mình nữa. Từ Hi ép Quang Tự gọi Từ An là Hoàng ngạch nương (tức mẫu hậu) còn gọi mình là Thân gia gia (親爸爸 - tức cha đẻ) với mục đích xác lập vị trí trụ cột cho bản thân.[8] Quang Tự bắt đầu việc học hành khi lên 5 tuổi dưới sự hướng dẫn của Ông Đồng Hòa, người sau này trở thành bạn thân và một vị đại thần tin cẩn của nhà vua.
Một thời gian ngắn sau khi chọn Quang Tự để kế vị, Từ Hi lâm bệnh nặng[9] khiến Từ An phải một mình điều hành chính sự.[10] Bà cũng ít khi có điều kiện tiếp xúc với Quang Tự trong giai đoạn này.
Tháng Tư năm 1881, thái hậu Từ An đột ngột qua đời. Mặc dù trẻ hơn Từ Hi 2 tuổi, nhưng với địa vị chính cung hoàng hậu của Hàm Phong, Từ An là người quyết định hầu hết các vấn đề trong nội bộ hoàng tộc. Một số giả thuyết cho rằng đã có sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa 2 vị thái hậu sau khi Từ An chém đầu thái giám thân cận của Từ Hi là An Đức Hải. Ngoài ra, nhiều người tin rằng Từ An nắm trong tay một mật chỉ của Hàm Phong, cho phép phế truất Từ Hi trong trường hợp bà quá lạm dụng quyền lực. Vì vậy, Từ Hi đã đầu độc Từ An.[11] Do thiếu nhiều bằng chứng nên các nhà sử học vẫn chưa thống nhất về câu chuyện này. Ý kiến chính thống cho rằng Từ An đã qua đời sau một cơn đột quỵ.
Từ năm 1881 tới 1883, Từ Hi chủ yếu trao đổi với các đại thần qua văn bản.[12] Thêm vào đó, Quang Tự cũng vài lần buộc thiết triều mà không có Từ Hi thính chính.
Cung thân vương, người đã từng nắm giữ vị trí lãnh đạo triều đình, cảm thấy thất vọng bởi sự chuyên quyền của Từ Hi. Ông tự mình quyết định nhiều vấn đề, trong đó đỉnh cao là tuyên chiến với Pháp, dẫn đến chiến tranh Pháp - Thanh mà Trung Quốc là kẻ bại trận. Nhân cơ hội này, Từ Hi loại bỏ Cung thân vương và những người ủng hộ ông trong Quân Cơ Xứ. Thái hậu giáng Cung thân vương xuống chức cố vấn, thay thế ông bởi Thuần thân vương Dịch Hoàn - cha ruột của Quang Tự. Dịch Hoàn sau đó được bổ nhiệm vao một số vị trí quan trọng khác, trong đó có Đô đốc hải quân. Với nỗ lực chứng tỏ sự trung thành và để bảo vệ con trai của mình đang ở bên Từ Hi, ông đã quyết định dùng số tiền nâng cấp hải quân để xây dựng Di Hòa Viên làm nơi Từ Hi an dưỡng tuổi già. Dịch Hoàn không muốn bi kịch của Đồng Trị lặp lại khi Quang Tự tới tuổi trưởng thành.

Quá trình lên ngôi của Quang Tự


Từ Hi bên các phi tần của Quang Tự. Người đứng thứ hai từ trái sang là Long Dụ hoàng hậu.
Theo nguyên tắc, Quang Tự bắt đầu được cai trị độc lập khi lên 16 tuổi. Năm 1887, Từ Hi thái hậu ra chỉ dụ tổ chức lễ đăng quang cho hoàng thượng. Tuy nhiên các quan đại thần sợ uy danh của Từ Hi nên lên tiếng hoàng đế vẫn còn quá trẻ, và thái hậu nên tiếp tục nhiếp chính. Sư Đạc, Dịch Hoàn, Ông Đồng Hòa, với những động cơ khác nhau, lần lượt dâng sớ đề nghị lễ đăng quang được dời lại. Từ Hi lập tức chấp nhận lời thỉnh cầu và ra một chỉ dụ mới tuyên bố bà sẽ tiếp tục phụ chính cho Quang Tự. Dù vậy, Quang Tự ngày một trưởng thành và dần đảm đương nhiều trọng trách trong triều đình. Năm 1886, hoàng đế đã tự mình phê chuẩn nhiều tấu chương. Từ năm 1887, Quang Tự bắt đầu ra nhiều quyết định hệ trọng dưới sự đôn đốc của Từ Hi.[13]
Năm 1889, Quang Tự đã 18 tuổi, có thể coi là "già" trong truyền thống cưới hỏi của vua chúa Trung Hoa. Trong năm này, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở Thái Hòa môn trong Tử Cấm Thành, cùng với hàng loạt thiên tai, mất mùa trong những năm trước đó đã làm dấy lên nghi ngại rằng thiên mệnh của nhà Thanh đang mất. Từ Hi bắt đầu nghĩ đến chuyện lập hậu cho nhà vua và để ông cai trị độc lập.
Từ Hi chọn cháu gái của mình là Tĩnh Phân, cũng là em họ của Quang Tự, cho vị trí hoàng hậu. Bà cũng chọn hai chị em Cẩn Phi và Trân Phi cho nhà vua. Quang Tự sau đó sủng ái Trân Phi hơn cả hoàng hậu. Từ Hi lúc đầu cũng yêu thích Trân Phi, nhưng Trân Phi tiêu xài lãng phí và tỏ ra kiêu ngạo do được đắc sủng khiến bà không hài lòng. Năm 1894, Từ Hi kết tội Trân Phi làm hoàng thượng sao nhãng việc triều chính nên đã truất phế và giam vào lãnh cung. Chị gái của bà là Cẩn Phi có thể cũng đã chịu số phận tương tự, chưa kể một người anh bà con của họ cũng bị Từ Hi bãi chức.[14]

Chân dung của Trân Phi

Rút lui vào hậu trường


Từ Hi và Quang Tự. Tranh vẽ bởi Katharine Carl.
Ngày 5 tháng Ba năm 1889, Từ Hi tuyên bố rút lui khỏi chuyện triều chính. Với tư cách là người đứng đầu hoàng gia, thái hậu vẫn thường xuyên ban thưởng cho các đại thần và còn mời họ vào hoàng cung xem Kinh kịch. Những người này tỏ ra trung thành với Từ Hi hơn là với đương kim hoàng đế. Ngay cả khi Từ Hi đã lui về nghỉ ở Di Hòa Viên, Quang Tự và bá quan vẫn phải thường xuyên lui tới vấn an bà. Chính qua những lần thăm hỏi này mà các vấn đề quốc gia đại sự sẽ được quyết định với sự can thiệp của thái hậu. Ông Đồng Hòa nhận xét, Quang Tự chỉ có thể tự mình giải quyết các tấu chương lặt vặt thường ngày, trong khi Quân Cơ Xứ cố vấn nhà vua khi gặp phải các vấn đề quan trọng hơn. Còn với những trường hợp đặc biệt quan trọng, họ vẫn phải xin ý kiến của Từ Hi.[15] Ý kiến của thái hậu luôn mang tính quyết định và hoàn toàn lất át hoàng đế trong các buổi nghị chính. Năm 1894, chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ. Quang Tự vốn thiếu kinh nghiệm chính trị lẫn quân sự nên triều đình phải quay sang nhận chỉ đạo của thái hậu. Tuy nói là đã rút lui vào hậu trường nhưng vai trò của Từ Hi thực tế không hề thua kém so với trước kia.

Cung điện mùa hè Di Hòa Viên - nơi Từ Hi thái hậu dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời.
Năm 1895 là đại thọ thứ 60 của Từ Hi. Dựa trên các lễ đại thọ lần thứ 70 và 80 tổ chức cho Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu - mẹ của vua Càn Long - Từ Hi dự định tổ chức một buổi lễ xa hoa bao gồm trang trí trục đường nối liền Di Hòa Viên và Tử Cấm Thành, biểu diễn văn nghệ miễn phí cho bá tánh, đồng thời đại xá thiên hạ.[16] Tuy nhiên, chiến tranh Trung Nhật kéo dài buộc Từ Hi phải từ bỏ kế hoạch này và chỉ tổ chức một buổi lễ nhỏ ở trong cung.

Bách nhật duy tân


Từ Hi bên cạnh phu nhân của các phái viên Hoa Kỳ. Người nắm tay thái hậu là Sarah Conger, phu nhân đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tao đã cảnh cáo thì mới được. Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới. Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước. Các tài liệu lịch sử gọi sự kiện này là "Chính biến Mậu Tuất" (1898) hay "Bách nhật duy tân" (戊戌变法 - 100 ngày cải cách).
Hai người đề xướng là Khang Hữu ViLương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là "toàn biến, tốc biến" (thay đổi triệt để và mau). Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cử nhân Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3,000 cử nhân khác dâng thư xin biến pháp. Rồi hai nhóm họp làm một. Kể từ thế kỷ 12 đời Nam Tống (trên bảy thế kỷ), bây giờ mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên vua. Lần này, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.
Năm 1896, Khang Hữu Vi lần nữa dâng thư xin biến pháp. Lần này ông đạt được đến Quang Tự qua Ông Đồng Hòa, thầy dạy cũ của Quang Tự.
Quang Tự lúc này đang tự mình nắm quyền. Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa Viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Quang Tự tuy e sợ thế lực của Từ Hi nhưng nhiệt tâm muốn cải cách nên cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lên kinh bàn việc. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, phong cho họ chức tước để cùng mưu việc biến pháp. Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận: cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyện tập quân đội theo lối mới, trù lập ngân hàng, làm đường xe lửa, khai mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài...
Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Những thay đổi này là quá đột ngột đối với tình hình xã hội nói chung của Trung Quốc. Ngoài ra, duy tân tiến hành mà không có chính sách và chủ trương cụ thể. Quang Tự nghe Khang Hữu Vi gợi ý gì thì nghe đó, Khang Hữu Vi thì thấy các nước Âu - Nhật làm sao thì làm y như vậy mà thiếu sự cân nhắc cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của đất nước. Bên cạnh đó, có một số ý kiến nghi ngờ vai trò của Nhật Bản trong việc lợi dụng sự cả tin của Quang Tự và Khang Hữu Vi để làm lệch hướng cuộc biến pháp theo hướng có lợi cho Nhật.[17]
Khang Hữu Vi biết rằng nhóm cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ họ lại, phong đất cho họ để không mất lộc. Nhưng Từ Hi hay biết, liền bổ nhiệm một người cùng phe là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ, chỉ huy quân đội ở thủ đô để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: "Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn". Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải, (học trò của Lý Hồng Chương trong việc đào tạo quân đội) lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên. Thậm chí Khang Hữu Vi còn có ý định ám sát Từ Hi.
Chẳng may sự việc bị tiết lộ do sự phản bội của Viên Thế Khải. Từ Hi vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự rồi quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự... Từ Hi sau đó đem hoàng đế giam lỏng ở Doanh Đài, đồng thời tuyên bố ông bị bệnh, không thể tiếp tục việc triều chính. Sự trị vì của Quang Tự đến đây cơ bản là chấm dứt.
Khang Hữu Vi hay tin trước, bỏ trốn. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra, mới trốn qua Nhật. Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú. Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hi, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khải Siêu còn xuất bản tờ báo "Thanh Nghị" mạt sát Từ Hi.

Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn


Tranh vẽ Từ Hi thái hậu bởi một họa sĩ nước ngoài sau năm 1900.
Năm 1900, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc. Tôn chỉ của phong trào là chống lại sự bành trướng thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ, và Thiên chúa giáo. Chính quyền của Từ Hi thái hậu, vốn đã ác cảm với phương Tây, ban đầu tỏ ra ủng hộ phong trào. Quân đội triều đình đình đứng về phía các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn tiêu diệt khoảng 2,000 binh lính và hàng trăm dân thường ngoại quốc. Các nhà ngoại giao, tướng lĩnh, thường dân nước ngoài cũng như một vài tín đồ Cơ Đốc Giáo người Hoa phải rút lui tới các tòa công sứ và cầm cự 55 ngày cho đến khi 8 nước gửi 20,000 quân tới giải cứu. Liên quân đánh bại quân chính quy nhà Thanh, chiếm đóng Bắc Kinh ngày 14 tháng 8, giải vây khu lãnh sự. Tiếp đó liên quân cướp phá Bắc Kinh và các khu vực lân cận, hành quyết các tù binh tình nghi là thành viên Nghĩa Hòa Đoàn bị bắt.
Bắc Kinh thất thủ, cả hoàng tộc và bá quan văn võ phải rời Tử Cấm Thành đến Tây An lánh nạn. Liên quân 8 nước sau đó gửi một loạt yêu sách tới Từ Hi thái hậu và Quang Tự. Rất nhiều quan đại thần kiến nghị triều đình nên tiếp tục cuộc chiến chống ngoại quốc. Tuy nhiên Từ Hi đã nhận ra sai lầm khi khiêu khích các liệt cường phương Tây. Bà hiểu rõ Nghĩa Hòa Đoàn hay quân đội yếu ớt của triều đình không có cơ hội chiến thắng liên quân hùng hậu cùng trang thiết bị hiện đại của họ. Thêm vào đó, liên quân cam kết để nhà Thanh tiếp tục cai trị Trung Quốc[18] (bởi họ cần một chính quyền đủ mạnh để đàn áp các tư tưởng bài ngoại khác trong tương lai, cũng như đủ yếu ớt để dễ bề thao túng). Để tránh đổ máu vô ích, Từ Hi liền gửi Lý Hồng Chương - thuyết khách số một của mình - đi đàm phán. Năm 1901, hòa ước Tân Sửu được ký kết. Triều đình cam kết duy trì sự hiện diện của phương Tây ở Bắc Kinh, mở cửa tất cả thương cảng của mình cho người nước ngoài tự do buôn bán, đồng thời phải bồi thường chiến phí 67 triệu bảng Anh (khoảng 333 triệu USD). Hoa Kỳ dùng phần bồi thường của mình để lập ra trường Đại học Thanh Hoa ngày nay. 18 tháng sau khi chiến tranh kết thúc, Từ Hi thái hậu và Quang Tự mới bắt đầu về lại thủ đô.[19]

Dự bị lập hiến


Từ Hi thái hậu đang ngắm tuyết.

Từ Hi đi dạo bên Tứ cách cách của Thành thân vương.
Tháng Một năm 1902, sau hòa ước Tân Sửu, Từ Hi, Quang Tự cùng triều thần trở về Bắc Kinh với một nghi lễ long trọng. Xa giá đi từ Tây An đến phủ Chính Định (正定) thì chuyển lên một đoàn tàu hỏa gồm 21 toa chạy thẳng về Bắc Kinh.[20] Khi đến kinh thành, sứ thần các nước cũng như dân chúng đổ ra xem các thành viên trong hoàng tộc.[21]
Về đến Tử Cấm Thành, Từ Hi quyết định sửa đổi chính sách, một số sắc lệnh biến pháp của Quang Tự mà năm 1898 bà hủy bỏ thì bây giờ được lấy ra thực hiện, lại lập nhiều cơ quan mới như hội nghị chính vụ xứ, thượng bộ, học bộ, luyện tân quân, chấn hưng công, thương.
Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến mà mạnh, thắng được Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là Tân Chính: Chính sách mới) chỉ duy tân thì không đủ. Ngay một số đại thần Hán trung với Thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến. Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước. Từ Hi phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó.
Năm sau, họ trở về đều chủ trương lập hiến. Từ Hi thái hậu liền xuống dụ: "Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để dự bị cơ sở cho việc lập hiến, vài năm sau, xét lại tình hình, xem tiến bộ mau chóng mà định kỳ hạn xa gần."
Rồi triều đình sửa đổi quan chế: đặt ra Tư chính viện ở kinh sư, Tư nghị cuộc ở các tỉnh để làm cơ sở cho Quốc hội và Tỉnh nghị hội, lập thẩm kê viện, thẩm phán sảnh, ban bố Hình luật mới... Sau cùng, năm 1908, triều đình ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều. Họ dự bị chín năm sau sẽ hoàn thành hiến pháp.

Qua đời và lăng mộ

Ngày 15 tháng Mười một năm 1908, Từ Hi thái hậu qua đời tại Điện Nghi Loan (中海儀鸞殿) ở Trung Nam Hải, sau khi đã ấn định Phổ Nghi làm người kế vị. Bà qua đời chỉ một ngày sau cái chết đột ngột của vua Quang Tự.
Ngày 4 tháng Mười một năm 2008, một cuộc giám định pháp y đã kết luận hoàng đế chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Tờ China Daily dẫn lời một nhà sử học, Dai Yi, suy đoán Từ Hi có thể đã biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa nên quyết định trừ khử Quang Tự để ngài không thể tiếp tục các biến pháp canh tân. CNN gần đây cũng công bố nồng độ thạch tín trong di hài của Quang Tự cao gấp 2,000 lần người bình thường.

Bên trong lăng mộ của Từ Hi thái hậu
Từ Hi thái hậu được hợp táng cùng với Từ An thái hậu trong Định Đông Lăng (東定陵), thuộc quần thể Thanh Đông Lăng (清東陵) cách Bắc Kinh 125km về phía đông. Cụ thể, nguyên tên của lăng mộ là Phổ Đà Dục Định Đông Lăng (菩陀峪定東陵) lấy từ tên của Phổ Đà sơn, một trong Trung Hoa tứ đại Phật giáo danh sơn. Ngoài ra, lăng nằm ở phía đông của Định Lăng - nơi yên nghỉ của Hàm Phong hoàng đế.

Tranh màu vẽ Từ Hi Thái Hậu
Từ Hi thái hậu, vốn không hài lòng với lăng mộ ban đầu, đã cho phá bỏ và xây mới hoàn toàn năm 1895. Tòa lăng mới là một phức hợp lộng lẫy xa hoa gồm nhiều đền đài, lầu các được dát vàng. Trên dầm và mái hiên treo vô số đồ trang trí bằng đồng và vàng ròng. Tháng Bảy năm 1928, lăng mộ của Từ Hi bị khai quật bởi quân đoàn của Tôn Điện Anh - một tướng của Quốc Dân đảng. Những kẻ xâm nhập đã lấy đi các vật dụng trang trí có giá trị, cũng như dùng pháo binh mở đường vào nơi chôn cất quan tài, vứt xác của Từ Hi thái hậu (được kể là vẫn còn nguyên vẹn) xuống nền nhà, và vơ vét tất cả đồ tùy táng. Trong số đó nổi tiếng nhất là viên minh châu lớn đặt trong miệng của Từ Hi để bảo quản xác chết không bị hư hoại. Có thuyết cho rằng viên minh châu đã được tặng cho Tống Mỹ Linh - phu nhân của quốc trưởng Quốc Dân đảng Viên Thế Khải - và được bà sử dụng để trang trí cho đôi giày dạ tiệc của mình, tuy nhiên việc này chưa được kiểm chứng.

Tháp tưởng niệm bên ngoài lăng mộ của Từ Hi thái hậu.
Sau năm 1949, quần thể lăng mộ của Từ Hi thái hậu được khôi phục và bảo tồn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và cho tới nay vẫn là một trong những lăng mộ hoàng gia ấn tượng nhất ở Trung Quốc.

Nhận định


Từ Hi thái hậu hóa trang thành Quan Thế Âm Bồ Tát đi chơi thuyền ở Trung Nam Hải.
The Cixi Imperial Dowager Empess of China (5).PNG
Theo khuynh hướng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, sử sách thường miêu tả Từ Hi thái hậu như một bạo chúa và phải chịu trách nhiệm cho sự suy tàn của Trung Hoa cuối thế kỷ 19. So với một nhà lãnh đạo cùng thời khác là Thiên Hoàng Minh Trị, Từ Hi ích kỷ hơn do nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn. Bà đã nhiều lần sử dụng quốc khố cho mục đích riêng. Các cung điện, hoa viên, cũng như chi tiêu của bà được đánh giá là quá xa hoa tốn kém trong bối cảnh Trung Quốc đang trên bờ vực phá sản.[22] Dù nổi tiếng thông minh nhưng do ít học và thiếu nhiều kiến thức về tình hình quốc tế - tương tự các vua nhà Thanh trước đó như Đạo Quang hay Hàm Phong - nên bà có tầm nhìn hạn hẹp và tư duy bảo thủ hơn so với Minh Trị. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng bước ngoặt đáng kể của lịch sử Trung Quốc, đánh dấu sự suy tàn của đế chế Đại Thanh, lại xảy ra khi Từ Hi đã lui về nghỉ ở Di Hòa Viên. Đó là lúc chiến tranh Thanh - Nhật bùng nổ dưới sự chấp chính của Quang Tự. Nhà Thanh sau đó phải bồi thường cho Nhật một khoản tiền khổng lồ, làm khánh kiệt quốc gia. Từ Hi buộc phải quay lại chấp chính để khắc phục những hậu quả do sự cai trị kém cỏi của hoàng đế.
Từ Hi nổi tiếng với những cuộc thanh trừng đối thủ một cách tàn bạo. Một cuộc khảo cổ gần đây hé lộ nguyên nhân cái chết của vua Quang Tự là do bị đầu độc bằng thạch tín. Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác như việc xử tử Túc Thuận, ép Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu của vua Đồng Trị phải tự sát, hay cái chết mờ ám của Trân Phi. Tuy nhiên, ngay cả các bậc quân vương nổi tiếng khác trên thế giới như nữ hoàng Elizabeth I, Augustus Caesar cũng có những cuộc thanh trừng đẫm máu như vậy để củng cố quyền thống trị của mình. Thậm chí, so với một lãnh tụ nổi tiếng khác của Trung Quốc là Mao Trạch Đông, người đã tàn sát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người,[23] thì những đả kích nhắm vào một mình Từ Hi dường như không hợp lý.[24] Những ý kiến gần đây cho rằng các nhận xét tiêu cực về sự cai trị và cuộc sống riêng của Từ Hi đều mang màu sắc của nạn phân biệt nam - nữ, như trong trường hợp các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích Võ Tắc Thiên.
Thậm chí khi so với Võ Tắc Thiên, giai đoạn của Từ Hi có phần bất lợi hơn. Võ Tắc Thiên lên ngôi giữa lúc nhà Đường đang thịnh trị, trong nước nông nghiệp phát triển, bên ngoài mở mang bờ cõi. Thời của Từ Hi, Trung Quốc chứng kiến sự xâm nhập mạnh mẽ của các đế quốc phương Tây. Ngoài ra, những vấn đề nghiêm trọng nhất của xã hội, như nạn thuốc phiện, tham nhũng, quan liêu, cùng với khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, đều đã diễn ra từ các triều vua trước đó. Khi so với Thiên Hoàng Minh Trị, Từ Hi cai quản một đất nước với lãnh thổ rộng lớn hơn, dân số đông hơn, bộ máy hành chính cồng kềnh hơn, và dĩ nhiên là miếng mồi béo bở hơn cho các cường quốc Âu - Mỹ lao vào xâu xé. Ảnh hưởng của Nho giáoKhổng giáo tại Nhật Bản cũng không thâm căn cố đế như ở Trung Quốc, nên các cải cách cũng phần nào dễ dàng hơn. Do vậy, sự sụp đổ của nhà Thanh nói riêng và chế độ phong kiến nói chung ở Trung Quốc là hệ quả mang tính thời đại hơn là do ảnh hưởng cá nhân của Từ Hi thái hậu.

Katherine Karl


Tranh vẽ Từ Hi thái hậu của Katherine Carl.
Năm 1903, Katherine Karl đã ở cùng với Từ Hi thái hậu trong 10 tháng để vẽ chân dung của bà. 2 năm sau, Katherine xuất bản cuốt sách có tựa đề "With the Empress Dowager" ("Ở bên thái hậu") để miêu tả lại những trải nghiệm của mình. Trong lời đề tựa cho cuốn sách, Carl viết rằng bà quyết định xuất bản cuốn sách vì "sau khi trở về Mỹ, tôi đã nhiều lần đọc được trên báo chí (hay nghe thấy) những lời bịa đặt được gán cho mình dù bản thân tôi chưa bao giờ phát biểu những điều đó".[25]
Trong cuốn sách, Katherine Carl miêu tả Từ Hi thái hậu như một người sáng suốt, chu đáo và thận trọng. Bà còn có thần thái ung dung thu hút, cùng một cá tính hấp dẫn. Carl nhớ lại, Thái hậu rất yêu thích chó cảnh, hoa cỏ, chèo thuyền, Kinh kịch, cũng như hút thuốc lá phương Tây từ loại tẩu truyền thống của Trung Quốc. Carl còn cho biết Từ Hi thái hậu là một người thủy chung. Cuốn sách kể một trường hợp về "một nhũ mẫu người Hán đã chăm nom thái hậu khi bà bị ốm trong suốt 25 năm, thậm chí còn đem sữa của mẹ mình dâng cho thái hậu uống để lấy lại sức khỏe. Thái hậu chưa bao giờ quên ân đức đó, nên đã giữ người nhũ mẫu này bên mình trong cung điện. Là một người Hán, bà phải chịu tục bó chân hết sức đau đớn và không thể đi lại thoải mái. Thái hậu đã hạ lệnh tháo các lớp bó chân và chăm sóc nhũ mẫu cho đến khi bà có thể đi lại bình thường. Thái hậu còn giúp nuôi dạy con trai của bà từ lúc nhỏ cho tới khi anh ta được xét vào làm việc trong triều đình."

Luke Kwong


Hình chụp Từ Hi thái hậu. Dòng chữ phía sau là tên hiệu đầy đủ của bà.
Luke Kwong, trong bài nghiên cứu về Bách nhật duy tân, đã chỉ ra rằng những cáo buộc nhằm vào thái hậu, tô vẽ bà như một kẻ độc tài ham mê quyền lực, là không xác đáng.[26] Ông miêu tả thái hậu là một người luôn lo lắng cho địa vị của mình. Do mặc cảm về xuất thân thấp kém trong hậu cung,[27] bà phải cố gắng chính thống hóa sự cai trị bằng cách xây dựng phe cánh ủng hộ mình trong một thời gian dài. Kwong cũng lập luận, lần phụ chính lần thứ 2 của Từ Hi năm 1898 không hẳn bắt nguồn từ sự khao khát quyền lực của thái hậu, mà đúng hơn là do những kẻ thủ cựu - vốn lo sợ những biến pháp của Quang Tự sẽ làm ảnh hưởng đến lộc vị của mình - đã tìm cách lôi kéo bà quay lại tham chính.[28] Trên thực tế, Quang Tự là một vị vua ngây thơ, nếu không muốn nói là bất tài trong việc điều hành quốc sự. Chính quyết định gây chiến với Nhật Bản của nhà vua đã đẩy vương quốc đến chỗ phá sản. Ngài còn cùng với Khang Hữu Vi lên kế hoạch bao vây Di Hòa Viên và giam lỏng thái hậu. Khang Hữu Vi thậm chí đã muốn ám sát Từ Hi - một kịch bản đã bị chôn giấu trong nhiều thế kỷ cho đến khi được các nhà sử học tìm thấy trong một tàng thư ở Nhật Bản, có thể đã được họ Khang đem tới Tokyo khi trốn chạy sự thanh toán của Từ Hi.[29] Trước những thách thức đó, Từ Hi càng bị buộc phải ở vào thế kháng cự, sử dụng bàn tay sắt để bảo vệ triều đại của bà.

Sterling Seagrave

Nhà sử học Seagrave phân tích[30] những tình tiết giật gân về cuộc đời của Từ Hi thái hậu đều do Khang Hữu Vi và đồng đảng của mình thêm thắt và phát tán cho báo chí phương Tây để bôi nhọ bà, dù bản thân họ chưa một lần được gặp thái hậu. Ngoài ra, có nhiều câu chuyện về bà được viết bởi J. O. P. Bland và Edmund Backhouse, những người sống sau Từ Hi tới 30 năm và chưa từng bước chân vào Tử Cấm Thành hay Di Hòa Viên. Những chi tiết thiếu khách quan này sau đó lại được sử dụng trong nhiều tài liệu học thuật trong thế kỷ 20, dẫn đến chân dung của thái hậu trở nên méo mó trong mắt công chúng.
Seagrave miêu tả Từ Hi thái hậu như một nhà lãnh đạo bị mắc kẹt giữa một bên là tư tưởng bài ngoại vốn xuất hiện từ lâu trong triều đình, với một bên là mong muốn xử lý các vấn đề đương đại của Trung Quốc một cách thực tế và hợp thời hơn. Seagrave kết luận, thái hậu không hề khao khát quyền lực cho riêng mình mà chỉ đơn giản là bằng mọi cách duy trì sự thống trị tối cao của Thanh triều trong hoàn cảnh có quá nhiều sức ép từ bên ngoài.

Lei Chia-Sheng

Dựa trên các nghiên cứu của giáo sư Lei Chia-Sheng (雷家聖),[31] khi cuộc Bách nhật duy tân đang diễn ra, thủ tướng Nhật lúc đó là Itō Hirobumi (伊藤博文) đã đến Trung Quốc vào ngày 11 tháng Chín năm 1898. Cùng thời gian, nhà truyền giáo người Anh Timothy Richard được Khang Hữu Vi mời tới Bắc Kinh. Richard đã gợi ý Trung Quốc nên chuyển giao một số quyền lực chính trị cho Itō để cuộc duy tân diễn ra thuận lợi.[17] Ngày 18 tháng Chín, Richard thuyết phục Khang Hữu Vi tham gia một liên minh bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh. Gợi ý này không phải đến từ các quốc gia nói trên mà từ chính Timothy Richard (cũng có thể từ Itō Hirobumi) để lừa Trung Quốc từ bỏ quyền tự chủ của mình. Tuy vậy, Khang Hữu Vi vẫn yêu cầu Lương Khải Siêu đem gợi ý này lên vua Quang Tự.[32] Ngày 20 tháng Chín, Lương Khải Siêu chính thức gửi tấu chương đến hoàng đế. Trong một bản tấu khác, những người duy tân cũng thể hiện sự ủng hộ đối với việc thành lập liên minh và chuyển các quyền ngoại giao, tài chính, quân sự của Trung Quốc cho bốn nước.[33]
Các nghiên cứu của Lei Chia-Sheng cũng chỉ ra, ngày 13 tháng Mười, sứ thần Anh quốc là Sir C. MacDonal đã báo cáo về tình hình ở Trung Quốc đến chính phủ. Ông cho rằng công cuộc duy tân đã bị chính Khang Hữu Vi và nhóm của mình làm phương hại. Nhà ngoại giao Anh Baurne tuyên bố Khang Hữu Vi là một người ảo tưởng và đã bị làm mờ mắt bởi những lời đường mật của Timothy Richard. Ông cho rằng Richard chỉ là một kẻ cơ hội.[34] Chính phủ Anh và Mỹ không hay biết gì về cái gọi là "liên minh" của Richard. Chính phủ Nhật có thể đã biết về kế hoạch này, vì Itō Hirobumi là đồng minh của Richard, nhưng không có bằng chứng nào cho chuyện đó.

Đức Linh công chúa

Đức Linh, tên thánh là Elisabeth Antoinette, sinh ở Bắc Kinh vào tháng Sáu năm 1885 và mất ở Berkeley, California tháng Mười một năm 1944. Bà là con gái của Vũ Khang, một quan lại thuộc Chính Bạch Kỳ, và vợ là Louisa Pierson - con của nhà buôn người Mỹ và một người thiếp Trung Quốc. Năm 1903, sau khi cha của Đức Linh được gọi về Trung Quốc từ Paris, nơi ông đang làm đại sứ, bà cùng mẹ và em gái được Từ Hi thái hậu triệu vào cung làm nữ quan. Nhiệm vụ của họ là hầu cận bên thái hậu, cùng với phiên dịch và tiếp đón các vị khách nước ngoài. Đức Linh đã hầu hạ trong cung từ tháng Ba năm 1903 cho tới tháng Mười năm 1905. Năm 1907 bà kết hôn với một người Mỹ tên Thaddeus Cohu White.

Do Nhân Thọ điện - phòng nghỉ chính của Từ Hi Thái hậu ở Di Hòa Viên - không đủ ánh sáng cho việc chụp ảnh, các nhiếp ảnh gia đã xây dựng một chiếc lều tạm với cách bài trí tương tự. Bức ảnh này được chụp ở chiếc lều tạm đó.
Sau khi Từ Hi qua đời năm 1908, Đức Linh tuyên bố bà hết sức tức giận khi thấy hình ảnh của Từ Hi thái hậu bị xuyên tạc qua sách vở và báo chí. Vì vậy, bà quyết định viết một cuốn sách nhan đề "Two years in the Forbidden City" ("Hai năm trong Tử Cấm Thành"), kể về quá trình hầu hạ "Lão Phật Gia". Cuốn sách xuất bản năm 1911, ngay trước khi nhà Thanh sụp đổ, và bán rất chạy. Trong cuốn sách, Từ Hi thái hậu không phải là một kẻ suy đồi, tàn bạo như mô tả của báo chí hay hồi ký của những người nước ngoài từng sống tại Bắc Kinh, mà chỉ đơn giản là một bà lão thích chơi với những vật dụng đẹp đẽ. Thái hậu cũng có nhiều nỗi luyến tiếc trong lòng về cách bà đối phó với những thách thức trong thời gian nắm quyền.
Từ Hi sủng ái Đức Linh đến độ cho phép bà cài chiếc nút chỉ dành riêng cho công chúa lên mũ của mình. Nhiều năm sau, khi tìm một từ tiếng Anh để miêu tả vị trí của mình trong cung điện, Đức Linh đã quyết định dùng chữ "princess" (công chúa). Danh hiệu này không chỉ khiến bà trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nâng tầm quan trọng cho bà khi đi diễn thuyết trước công chúng Hoa Kỳ về cuộc sống trong cung với Từ Hi. Đức Linh sau đó hoàn thành một cuốn tiểu sử về Từ Hi mang tên "Old Buddha" ("Lão Phật").
Đức Linh còn tiếp tục viết 7 cuốn sách khác về quãng thời gian ngắn ngủi mà bà được ở ngay trung tâm của đế chế Đại Thanh đang trên đà sụp đổ. Việc viết cũng như quảng bá cho các cuốn sách khiến Đức Linh bất hòa với chính gia đình mình. Điều này khiến giới học giả khó khăn trong việc đánh giá tính khách quan trong các tác phẩm của bà. Nhưng sự thật thì Đức Linh vẫn là người phụ nữ đầu tiên được tiếp xúc với Từ Hi khi còn sống và viết về thái hậu như những điều mắt thấy tai nghe. Dù còn thiếu một số dữ kiện và đối chứng, nhưng các tác phẩm của Đức Linh phần nào hé lộ nhiều khía cạnh khác trong cuộc đời của Từ Hi thái hậu.
Cùng với cuốn tiểu sử "Dragon Lady: The Life and Legend of the Last Empress of China" của Sterling Seagrave, những cuốn hồi ký của Đức Linh đã được phục hồi trong một nỗ lực nhằm đánh giá lại Từ Hi thái hậu. Tháng Một năm 2008, nhà xuất bản Đại học Hồng Kông đã phát hành cuốn tiểu sử đầu tiên về Đức Linh mang tên "Imperial Masquerade: The Legend of Princess Der Ling".[35]

Các nguồn khác


Jung Chang, tác giả cuốn sách thách thức những quan niệm cũ cho rằng Từ Hi thái hậu là một kẻ độc tài tàn bạo.
Trong cuốn hồi ký của mình khi đang làm phái viên của Anh ở Bắc Kinh, Sir Ernest Satow miêu tả Từ Hi thường xuất hiện trong các nghi lễ long trọng.
Một cuốn tiểu sử nổi tiếng nhưng cũng gây nhiều tranh cãi của J. O. P. Bland và Edmund Backhouse mang tên "China Under the Empress Dowager" ("Trung Hoa dưới sự cai trị của thái hậu"). Backhouse bị phát hiện đã giả mạo nhiều nguồn tư liệu khi viết sách. Không chỉ có Từ Hi thái hậu, Edmund Backhouse còn khoác lác về quan hệ tình ái của mình với nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Paul Verlaine, Oscar Wilde, thậm chí cả một công chúa của đế quốc Ottoman, v.v... Chính cuốn sách này đã hình thành các quan điểm tiêu cực đối với thái hậu ở phương Tây.[36] Năm 2013, học giả Jung Chang phát hành một cuốn tiểu sử khác nhằm mục đích hiệu đính lại những sai lầm lịch sử trong tác phẩm của Bland và Backhouse. Jung Chang đánh giá Từ Hi là nhà lãnh đạo có năng lực nhất mà nhà Thanh có ở thời điểm đó.
Không thể phủ nhận Từ Hi thái hậu là một chính trị gia lão luyện. Tuy nhiên vào thời của bà, "chính trị" đã không chỉ đơn thuần là đấu đá trong hoàng thất hay thao túng triều đình nữa. Chính trị Trung Quốc cuối thế kỷ 19 là một tập hợp của những mâu thuẫn xã hội, xung đột trong tư tưởng, sự thay đổi trong phương thức sản xuất, cùng với vô vàn sức ép từ phương Tây. Từ Hi thái hậu nói riêng và triều đình phong kiến Mãn Thanh nói chung - vốn là thai nghén của hàng ngàn năm quân chủ chuyên chế, vốn luôn tự coi mình là "thiên triều" ở trung tâm của thế giới - đã không thích ứng được với những biến động to lớn đó. Là người đại diện cao nhất của chế độ, Từ Hi thái hậu đã quyết liệt bảo vệ những giá trị căn bản của nó như quyền lực trung ương, lộc vị của giới quý tộc, phương thức sản xuất cũ, hệ thống quan lại, truyền thống Nho giáo v.v... Cách thức cai trị của bà có thể coi là bảo thủ, cố chấp, nhưng cũng có thể là quyết đoán, tận tâm, tùy theo những góc nhìn, quan điểm khác nhau. Sau khi bà qua đời, Thanh triều không còn một lãnh tụ nào đủ sức gánh vác một hình thái nhà nước đã lỗi thời như vậy nữa, tất yếu dẫn đến diệt vong.
Một nhận định cho rằng: "Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về di sản của Từ Hi thái hậu, từ những tin đồn rằng bà là một hôn quân dâm dật cho tới nghiên cứu gần đây của Jung Chang tuyên bố "Từ Hi đã phải chịu nhiều bất công suốt hàng trăm năm qua" và "các lực lượng chính trị thống trị Trung Quốc từ sau khi nhà Thanh sụp đổ cho tới nay đã cố tình bôi đen hình ảnh cũng như những thành tựu của bà". (Tuy vậy) nếu xét riêng về thành tựu, kể cả trên vũ đài chính trị cũng như cuộc sống cá nhân, Từ Hi đã đạt được nhiều điều mà hiếm phụ nữ nào sánh nổi."[29]

Từ Hi thái hậu trong văn hóa đại chúng


Tư Cầm Cao Oa đóng vai Từ Hi thái hậu trong "Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành".
Là một trong những nhân vật lịch sử nổi bật nhất ở châu Á thời kỳ cận đại, Từ Hi thái hậu đã được miêu tả trong vô số sách truyện, báo chí, phim ảnh. Cộng thêm những bí mật về cuộc sống phía sau Tử Cấm Thành luôn là một chủ đề thu hút trí tò mò của công chúng, hình ảnh của thái hậu không tránh khỏi bị thêm thắt, đồn thổi. Một số chi tiết hư cấu đã trở nên nổi tiếng đến mức được nhắc lại nhiều lần trong các tác phẩm khác, khiến đông đảo người tin vào đó như những sự thật lịch sử.
"Thanh Cung Thập Tam Hoàng Triều" ("13 đời vua triều Thanh") là một trong những bộ truyện nổi tiếng nhất có nhắc về Từ Hi thái hậu. Đây thuần túy là một tiểu thuyết diễm sử được phóng tác dựa trên những sự kiện và nhân vật có thật, nhưng sự nổi tiếng của cuốn sách và các bộ phim truyền hình ăn theo đã làm cho nhiều người đánh đồng nó thành chính sử. Cuốn sách đã góp phần phổ biến nhiều chi tiết không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng về Từ Hi thái hậu như chuyện hoàng tử Tải Thuần là con riêng của Từ Hi và người tình, hoàng đế Đồng Trị chết vì bệnh giang mai, Từ Hi đầu độc Từ An vì một di chiếu của Hàm Phong, hay chuyện bà dan díu với nhà sư và thái giám, v.v... Bản thân tác giả - Hứa Tiếu Thiên – là một người có khuynh hướng "phản Thanh phục Hán", nên ngòi bút của ông cũng đậm tính đả kích, bêu rếu triều đình Mãn Thanh. Không riêng gì Từ Hi, mà nhiều nhân vật khác cũng bị "Thanh Cung Thập Tam Hoàng Triều" hư cấu tiêu cực như vua Thuận Trị xuất gia, Ung Chính bị Lã Tứ Nương chém đầu, Càn Long thực chất là con của Trần Các Lão, cùng nhiều giai thoại giật gân khác.
Bên cạnh những miêu tả Từ Hi như một nhân vật đồi bại và khát máu, cũng có nhiều tác phẩm nhắc đến bà dưới góc nhìn nhân văn hơn. "Imperial Woman" của nhà văn Pearl S. Buck (xuất bản tại Việt Nam dưới tên "Từ Hi thái hậu" của dịch giả Nguyễn Thế Vinh) kể về cuộc đời của Từ Hi qua lời tự sự của chính bà, từ lúc rời gia đình vào cung làm tú nữ cho đến khi đã nắm cả giang sơn trong tay.[37] Từ Hi thái hậu hiện lên như một người phụ nữ với những tâm tư, nguyện vọng hết sức bình thường, nhưng đứng trước những sóng gió của Trung Hoa trong thời khắc tranh tối tranh sáng, đã buộc phải gác lại những tình cảm cá nhân của mình để ra sức hàn gắn một đế quốc đang tan rã. Tác giả cũng đặt ra giả thuyết Từ Hi có mối tình thanh mai trúc mã với Vinh Lộc, người sau này là Tổng đốc Trực Lệ.
"Nhật Lạc Tử Cấm Thành" là một tiểu thuyết khá nổi tiếng của Lương Phụng Nghi, sau được chuyển thể thành phim truyền hình năm 1997 với Tư Cầm Cao Oa trong vai Từ Hi thái hậu (đã được VTV phát sóng ở Việt Nam với cái tên "Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành"). Truyện kể về nhân vật Ngâm Nhi, một cung nữ trong Tử Cấm Thành, bị cuốn vào vòng xung đột giữa Từ Hi và Quang Tự. Những mâu thuẫn trong truyện không chỉ đơn thuần là giữa cái xấu – cái tốt, mà là giữa cái cũ và cái mới, giữa cứng rắn và nhu nhược, giữa thủ cựu và tiến bộ. Tây thái hậu là một nhà lãnh đạo hà khắc, tàn nhẫn, nhưng quyết đoán và biết cách cai trị. Trong khi đó, vua Quang Tự tuy nhiệt tình muốn chấn hưng đất nước nhưng lại mềm yếu, nóng vội, thiếu chính kiến. Phim kết thúc khi Từ Hi và Quang Tự đồng loạt qua đời, Ngâm Nhi được xuất cung lấy người mình yêu. Nhưng sau quá nhiều biến cố, đổi thay, nàng quyết định cùng chồng uống thuốc độc tự vẫn vào ngày cưới để khép lại mọi bi kịch. Cái chết của các nhân vật cũng là lời cáo chung cho văn hóa cũ, chế độ cũ, con người cũ.
Từ Hi thái hậu cũng xuất hiện trong một phân cảnh của phim "The Last Emperor" ("Hoàng đế cuối cùng") năm 1987 của đạo diễn Bernardo Bertolucci, khi bà trao quyền thừa kế đế quốc Đại Thanh vào tay đứa trẻ 2 tuổi Phổ Nghi. Bộ phim sau đó giành tới 9 giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Năm 2003, bộ phim "Tiến tới nền cộng hòa" nói về Cách mạng Tân Hợi được trình chiếu trên CCTV, với Lữ Trung đóng vai Từ Hi thái hậu. Bộ phim miêu tả Từ Hi như một nhà cầm quyền cứng rắn, tận tụy. Mặc dù được khán giả đón nhận nồng nhiệt[38] nhưng bộ phim sau đó đã bị kiểm duyệt bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì các lý do chính trị. Từ 60 tập ban đầu, phim bị cắt còn 59 tập.[39]
Trên màn ảnh nhỏ, Từ Hi thái hậu từng được nhiều diễn viên nổi tiếng thể hiện như Mễ Tuyết ("Thanh cung thập tam hoàng triều", "Đại thái giám"), Lưu Hiểu Khánh ("Hỏa thiêu Viên Minh viên", "Thùy liêm thính chính"), Cai Lệ Lệ ("Thái bình thiên quốc"), Lý Minh Khởi ("Đầu bếp làm quan"), Lưu Tuyết Hoa ("Thiếu nữ Từ Hi"), Đặng Tiệp ("Từ Hi tây hành"), v.v...

Thụy hiệu


Thái hậu Từ Hi (1835–1908)

Ngồi bên trái là em gái của Từ Hi, Thuần Thân vương phúc tấn.
Bà thường được biết đến dưới cái tên "Từ Hi", nhưng đây không phải là tên thật của bà. Đây chỉ là tên hiệu được phong khi con trai bà lên ngôi năm 1861. Tên khai sinh của Từ Hi không được sử sách ghi lại, nhưng trong một cuốn sách gần đây do hậu duệ của em trai bà xuất bản có nhắc đến cái tên Hạnh Trinh (杏貞). Tên bà được ghi lại lần đầu tiên khi bà nhập cung vào tháng 9, năm 1851, là "Diệp Hách Na Lạp thị, con gái của Huệ Trưng" (惠徵). Bà được gọi bằng họ của mình (Diệp Hách Na Lạp), như các cô gái Mãn Châu khác. Khi nhập cung, bà là tú nữ (秀女).
Sau khi được Hoàng đế Hàm Phong sủng hạnh, bà được phong làm Ý Quý nhân. Vào cuối tháng 12 năm 1854, bà được nâng lên làm Ý tần. Vào ngày 27 tháng Tư năm 1856, bà sinh hạ con trai duy nhất của Hàm Phong và được phong làm Ý Quý phi. Tháng Hai năm 1857, bà được sắc phong làm Ý Hoàng Quý phi, ngang hàng với Hoàng hậu Từ An nhưng không được nắm quyền ở hậu cung.
Vào cuối tháng Tám năm 1861, Hoàng đế Hàm Phong qua đời. Con trai bà lên nối ngôi, lấy hiệu là Đồng Trị, bà được phong là Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (聖母皇太后) với tên hiệu là Từ Hi (慈禧) có nghĩa là "hiền hòa" và "tốt lành". Hoàng hậu của Hoàng đế Hàm Phong được phong làm Mẫu Hậu Hoàng Thái hậu (母后皇太后) - danh hiệu để chỉ rằng địa vị của bà cao hơn Từ Hi - với tên hiệu là Từ An (慈安) có nghĩa "hiền hòa" và "tĩnh lặng".
Kể từ năm 1861, Từ Hi Thái hậu được thêm tên hiệu 7 lần (mỗi lần 2 chữ) theo điển lệ (Thái Hậu được thêm tên hiệu 9 lần, nâng tổng số chữ đầy đủ có thể lên đến 20 chữ). Đến cuối đời, tên hiệu của bà dài đến 16 chữ, bắt đầu bằng Từ Hi. Tên hiệu chính thức của bà khi còn sống là: Đại Thanh quốc Đương Kim Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (大清國當今慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙聖母皇太后).
Gọi ngắn gọn lại là Đại Thanh quốc Đương Kim Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (大清國當今聖母皇太后).
Khi đó, Từ Hi Thái hậu còn được gọi là "Lão Phật gia" (老佛爺) - một danh hiệu được dùng cho tất cả các hoàng thái hậu nhà Thanh, và được tung hô là Đại Thanh quốc Đương Kim Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu Vạn tuế Vạn tuế Vạn vạn tuế (Trung: 大清國當今聖母皇太后萬歲萬歲萬萬歲). "Vạn tuế", theo điển lệ trước nay, chỉ có Hoàng đế được dùng, còn Thái hậu chỉ được dùng danh xưng "Thiên tuế".
Lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu được mang thuỵ hiệu gồm các tên hiệu bà có lúc còn sống cùng với một số tên hiệu mới. Đây là tên thường được dùng trong các văn bản chính thức khi nói về hoàng hậu, và đó là: Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu (孝欽慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇太后).

Chú thích

  1. ^ Sue Fawn Chung, "The Much Maligned Empress Dowager: A Revisionist Study of the Empress Dowager Tz'u-Hsi (1835–1908)," Modern Asian Studies 13.2 (1979): 177–196.
  2. ^ Laidler, Keith (2003), "The Last Empress" (p. 58), John Wiley & Sons Inc., ISBN 0-470-84881-2.
  3. ^ http://www.56.com/u11/v_MjYwNjk3NjI.html
  4. ^ Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 44
  5. ^ Sui Lijuan: Carrying out the Coup. CCTV-10 Series on Cixi, Ep. 4
  6. ^ a ă Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 45
  7. ^ [Professor Sui Lijuang: Lecture Room Series on Cixi, Episode 9]
  8. ^ " 光绪皇帝为什么叫慈禧太后亲爸爸? Why does the Guangxu Emperor call the Empress Dowager Cixi as Qin Baba?". Lishi Qiannian. Retrieved 15 March 2010. http://www.lsqn.cn/mingren/age/201003/216534.html
  9. ^ Executive Documents Printed By Order of the House of Representatives 1875-'76, pg. 288, retrieved July 24th, 2013. http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/FRUS.FRUS187475
  10. ^ Seagrave, Sterling Dragon Lady: the Life and Legend of the Last Empress of China (Alfred A. Knopf, 1992) pgs. 163 & 164
  11. ^ Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 49
  12. ^ Kwong, pg. 25
  13. ^ Kwong, pg. 54
  14. ^ Kwong, pg. 61
  15. ^ Kwong, pg. 26-27
  16. ^ Papers Relating to the Foreign Relations of the United States (1893) Denby to Gresham, pgs. 240-241; retrieved August 13th, 2013. http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/FRUS.FRUS189394
  17. ^ a ă Timothy Richard, Forty-five years in China, Ch. 12.
  18. ^ Diana Preston (2000). ISBN 0-8027-1361-0
  19. ^ Jaques Gernet, A History of Chinese Civilization (Cambridge: Cambridge University Press, second edition 1982): 604.
  20. ^ Seagrave, pg. 404
  21. ^ Seagrave, pg. 404 & 405
  22. ^ Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 51
  23. ^ “The worst genocides of the 20th and 21st Centuries”.
  24. ^ Jung Chang, Empress Dowager Cixi, 2013, p. 373
  25. ^ With the Empress Dowager of China by Katharine Carl 1907, current print Kessinger Publishing 2004, ISBN 978-1-4179-1701-3.
  26. ^ Kwong, pg. 29
  27. ^ Kwong, pg. 31 & 32
  28. ^ Kwong, pg. 203
  29. ^ a ă http://www.thedailybeast.com/witw/articles/2013/10/30/empress-dowager-cixi-the-woman-who-made-china-modern.html
  30. ^ Dragon Lady: The Life and Legend of the Last Empress of China by Sterling Seagrave, Vintage Books, New York, 1992 ISBN 0-679-73369-8.
  31. ^ Lei Chia-sheng, Liwan kuanglan: Wuxu zhengbian xintan 力挽狂瀾:戊戌政變新探 [Containing the furious waves: a new view of the 1898 coup], Taipei: Wanjuan lou 萬卷樓, 2004.
  32. ^ Kang Youwei 康有為, Kang Nanhai ziding nianpu 康南海自訂年譜 [Chronicle of Kang Youwei's Life, by Kang Youwei], Taipei: Wenhai chubanshe 文海出版社, p. 67.
  33. ^ Song Bolu, "Zhang Shandong dao jiancha yushi Song Bolu zhe" 掌山東道監察御史宋伯魯摺 [Palace memorial by Song Bolu, Investigating Censor in charge of the Shandong Circuit], in Wuxu bianfa dang'an shiliao, p. 170.「渠(李提摩太)之來也,擬聯合中國、日本、美國及英國為合邦,共選通達時務、曉暢各國掌故者百人,專理四國兵政稅則及一切外交等事。」
  34. ^ British Foreign Office files (F.O.) 17/1718, 26 September 1898.
  35. ^ Imperial Masquerade: The Legend of Princess Der Ling, by Grant Hayter-Menzies ISBN 978-962-209-881-7, Hong Kong University Press, January 2008
  36. ^ H. R. Trevor-Roper, Hermit of Peking: The Hidden Life of Sir Edmund Backhouse (New York: Knopf, 1977)
  37. ^ Imperial Woman by Pearl S. Buck (1956, Hardcover). ISBN 0381980375 | ISBN 9780381980375.
  38. ^ http://www.sino.uni-heidelberg.de/representations/gonghe/gonghe.html
  39. ^ http://www.economist.com/node/21531524

Tham khảo


Sự biến Phụng Thiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự biến Phụng Thiên là vụ chính biến quân sự xảy ra thời Đường Đức Tông trong lịch sử Trung Quốc do một số phiến trấn và tướng lĩnh gây ra, khiến vua Đường phải bỏ kinh thành chạy về Phụng Thiên. Sự biến kéo dài trong 6 năm, tuy cuối cùng không lật đổ được nhà Đường nhưng khiến triều đại này ngày càng suy yếu hơn sau loạn An Sử.

Hoàn cảnh, nguyên nhân

Loạn An Sử do An Lộc Sơn phát động năm 755 chống lại nhà Đường sắp bị dẹp. Năm 763, khi vua cuối cùng của chính quyền Đại Yên là Sử Triều Nghĩa thất thế và tự tử, các bộ tướng cùng nhau đầu hàng. Trong hoàn cảnh đó, tướng Bộc Cố Hoài Ân nhà Đường sợ nếu dẹp hết các thế lực từng theo Yên trước đây xong thì triều đình không còn trọng dụng mình nữa, nên đã đề nghị nhà Đường cho giữ lại những bộ tướng cũ của họ An và họ Sử như Tiết Bão, Lý Bảo Thần để họ cai quản mấy trấn vùng Hà Bắc[1]. Đường Đại Tông vì muốn nhanh chóng khôi phục nền thái bình nên chấp nhận kiến nghị đó. Vì vậy tại vùng Hà Sóc về căn bản vẫn do các tướng cũ của Đại Yên chiếm cứ.
Trong khi đó, các Tiết độ sứ của triều đình có công dẹp loạn mới được bổ nhiệm cai trị ở trung nguyên cũng được nhà Đường quá nhân nhượng, với ý định làm đối trọng giữ cân bằng với thế lực của các Tiết độ sứ ở biên trấn, nên dần dần thế lực các Tiết độ sứ này cũng ngày càng lớn, triều đình không thể khống chế được nữa.

Bốn trấn khởi binh

Thời Đường Huyền Tông đã đặt 9 Tiết độ sứ và 1 Kinh lược sứ, quyền lực tập trung ở phía bắc rất rõ nét. Một Tiết độ sứ có thể được kiêm nhiệm ở hai, ba trấn. Sau loạn An Sử, để đề phòng bạo loạn, nhà Đường đặt các trấn sâu vào nội địa. Theo sự thỉnh cầu của Bộc Cố Hoài Ân, Đường Đức Tông cho các tướng cũ của họ Sử là Lý Hoài Tiên làm Tiết độ sứ Lư Long[2], Lý Bảo Thần là Tiết độ sứ Thành Đức[3], Tiết Bão làm Tiết độ sứ Tương Vệ[4]. Không lâu sau Điền Thừa Tự đánh chiếm Tương Vệ, đổi gọi là trấn Ngụy Bác.
Đó gọi là Hà Bắc tam trấn. Điền Thừa Tự cùng Lý Bảo Thần và Lý Chính Kỷ (kế tục Lý Hoài Tiên) bàn nhau thực hiện chế độ cha truyền con nối, không để quan lại nhà Đường đến trấn nhậm thay thế. Năm 779, Điền Thừa Tự mất, con là Điền Duyệt lên thay. Lý Bảo Thần đề nghị nhà Đường công nhận. Đường Đại Tông chấp nhận thỉnh cầu[5].
Đến năm 780, Đường Đức Tông lên kế vị Đại Tông, có chủ trương dẹp phiên trấn. Năm 781, Lý Bảo Thần chết, con là Lý Duy Nhạc lên kế vị ở trấn Thành Đức, cũng xin nhà Đường thừa nhận, nhưng Đại Tông từ chối. Vì vậy Lý Duy Nhạc liên kết Điền Thừa Tự ở Ngụy Bác, 2 trấn lại liên minh với Lương Sùng Nghĩa ở Đông Đạo Sơn Nam[6] cùng Lý Nạp ở Tri Thanh chống lại triều đình để bảo vệ chế độ cha truyền con nối ở các trấn, gọi là loạn 4 trấn.
Đường Đức Tông bổ nhiệm Lý Hoài Quang kiêm chức Tiết độ sứ Sóc Phương, và Lý Hi Liệt mang quân đánh dẹp. Năm 781, Lý Hi Liệt đánh bại được Lương Sùng Nghĩa, nhưng các trấn khác vẫn chưa diệt được.
Sang năm 782, tướng nhà Đường là Mã Toại giữ chức Tiết độ sứ Hà Đông cùng Lý Bão Chân giữ chức Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa và Thần sách tướng Lý Thịnh đánh bại được Điền Duyệt, khiến Điền Duyệt phải bỏ chạy về Ngụy châu cố thủ. Lý Nạp ở trấn Tri Thanh cũng bị quân Đường đánh thua phải chạy về Bộc châu. Tiết độ sứ Lư Long của nhà Đường là Chu Thao cũng đánh bại được Lý Duy Nhạc, Duy Nhạc phải bỏ chạy về Hằng châu, rồi bị hàng tướng Vương Vũ Tuấn giết chết.

Các tướng bất mãn

Chu Thao và Vương Vũ Tuấn có công dẹp loạn, nhưng do không bằng lòng với việc ban thưởng của Đường Đức Tông nên bất mãn, dấy binh làm phản. Chu Thao mật bàn mưu với anh là Chu Thử đang trấn thủ Phượng Tường[7] cùng khởi binh, bèn viết thư bọc sáp sai người mang đến Phượng Tường cho anh. Mặt khác, ông cùng Vương Vũ Tuấn giao hẹn với 2 trấn đang bị đánh dẹp là Điền Duyệt ở Ngụy châu và Lý Nạp ở Bộc châu cùng chống nhà Đường. Điền Duyệt và Lý Nạp đang bị vây hãm, đột nhiên được mở vây và có thêm đồng minh, lập tức đồng thuận.
Thư của Chu Thao đi giữa đường thì bị quân của Tiết độ sứ Hà Đông là Mã Toại biết được. Mã Toại bèn tâu báo với Đường Đức Tông. Đức Tông liền triệu tập Chu Thử về Tràng An và bắt giam vào ngục, rồi sai Mã Toại và Tiết độ sứ Hoài Tây là Lý Hoài Quang mang quân đánh Chu Thao cùng các trấn Tri Thanh, Ngụy Bác. Lúc đó cả bốn người khởi binh cùng xưng hiệu: Chu Thao xưng là Kỳ vương, Vương Vũ Tuấn xưng là Triệu vương, Điền Duyệt xưng là Ngụy vương, Lý Nạp xưng là Tề vương, cùng nhau nhất trí tôn Chu Thao làm minh chủ[8].
Năm 783, trong khi hai bên dàn quân chống giữ, Chu Thao lại thuyết phục được Tiết độ sứ Hoài Tây[9] là Lý Hy Liệt cùng mang quân chống lại triều đình. Lý Hi Liệt vốn có công đánh dẹp Vương Sùng Nghĩa, nhưng cũng bất mãn với triều đình do không được ban thưởng địa bàn mong muốn, bèn hưởng ứng Chu Thao[10]. Lúc đó ông đang đóng quân ở Thái châu[11], tự xưng là Kiến Hưng vương, điều quân bao vây Tương Thành[12], còn tự mình dẫn quân về đóng ở Hứa châu[13].
Thấy Tương Thành nguy cấp, Đường Đức Tông phái Lý Miễn là Tiết độ sứ Tuyên Vũ và Kha Thư Diệu mang 1 vạn quân đi cứu. Lý Miễn muốn thừa cơ Lý Hi Liệt sơ hở mà đánh thẳng vào Hứa châu chứ không cần tới Tương Thành. Nhưng khi quân Lý Miễn đã tới Hứa châu thì Đường Đức Tông lại không tán thành ý định của Lý Miễn, bắt ông lui binh. Lý Miễn phải bỏ Hứa châu rút lui, bị Lý Hi Liệt truy kích đánh bại. Lý Miễn chạy về Đông Đô, Lý Hi Liệt bèn bao vây cắt đứt đường tiếp tế lương thực[14], còn Kha Thư Diệu cũng bị Lý Hi Liệt bao vây tại Tương Thành.
Trong tình thế nguy cấp, Đường Đức Tông bèn điều quân Kinh Nguyên tới Quan Nội để giải vây Tương Thành, mặt khác ra lệnh cho tướng ở kinh thành là Chiêu mộ sứ Bạch Chí Trinh mộ cấm binh phòng thủ. Tiết độ sứ Kinh Nguyên là Diêu Lệnh Ngôn vâng lệnh mang 5000 quân đi. Trên đường hành quân ra chiến trường, Kinh Nguyên đi qua kinh đô Tràng An. Quan Kinh Triệu doãn là Vương Hồng theo lệnh của Đường Đức Tông mở tiệc khao quân, nhưng không chu đáo, lại không có gì ban thưởng, nên các tướng sĩ Kinh Nguyên đều tức giận. Diêu Lệnh Ngôn cũng bất mãn với các tướng sĩ, bèn phát động binh biến lệnh cho quân sĩ đánh thẳng vào kinh thành. Đường Đức Tông nghe tin quân sĩ bất mãn mới vội vã sai người mang lụa ra thưởng, nhưng quân Kinh Nguyên không chấp nhận, bắn chết viên hoạn quan mang lụa rồi tiến thẳng vào kinh.
Đường Đức Tông có lực lượng mới mộ của Bạch Chí Trinh, bèn điều ra chống giữ. Nhưng những cấm quân mới đều là người buôn bán ở phố chợ, không biết chiến đấu, tan rã bỏ chạy hết. Quân Kinh Nguyên tiến vào kinh thành. Đường Đức Tông vội dẫn Vương quý phi, Vi thục phi cùng khoảng 500 người theo cửa sau kinh thành bỏ chạy, nhằm hướng về Phụng Thiên lánh nạn[14].
Quân Kinh Nguyên tiến vào điện Hàm Nguyên, thẳng tay cướp bóc kho tàng của vua; dân chúng kinh thành cũng nhân dịp hỗn loạn vào cung lấy của cải của triều đình[14]. Diêu Lệnh Nông thấy mình không đủ uy tín để cầm quân chống nhà Đường, nên thả Chu Thử trong ngục ra, tôn làm người đứng đầu.

Hai hoàng đế mới

Kim ngô đại tướng quân Hồn Giam (thuộc hạ cũ của Quách Tử Nghi) vội tới Phụng Thiên báo với Đường Đức Tông về việc Chu Thử đã được thả, nên lập tức tính cách đối phó, nhưng Đức Tông lại nghe theo thừa tướng Lư Khởi, cho rằng Chu Thử là người trung thành, sẽ không phản lại triều đình, và chờ Chu Thử đến rước mình về lại kinh đô[15].
Chu Thử được lập làm minh chủ, quyết tâm lật đổ nhà Đường, muốn xưng đế. Đại tư nông Đoàn Tú Thực can ngăn, Chu Thử bèn giết chết Tú Thực, rồi tự xừng làm Đại Tần hoàng đế, đổi niên hiệu là Ứng Thiên. Chu Thử giết rất nhiều tông thất nhà Đường và sai người đi báo cho Chu Thao, và phân công nhau: Chu Thao mang quân đánh chiếm khu vực bắc sông Hoàng Hà, Chu Thử sẽ đánh chiếm khu vực Tam Tần (Quan Trung), rồi cùng nhau hội binh ở Lạc Dương.
Đầu năm 784, Lý Hi Liệt ở phía đông cũng tự xưng là Sở hoàng đế ở Biện châu, đổi niên hiệu là Vũ Thành.
Chu Thử mang quân tới tấn công Phụng Thiên. Đường Đức Tông lúc đó mới nhận ra con người Chu Thử, vội theo kiến nghị của Lục Chí, ban bố "chiếu thư tự trách mình", rồi sai sứ đi hiệu triệu các trấn toàn quốc về cứu giá.
Chu Thử tấn công Phụng Thiên suốt 1 tháng không hạ được. Trong thành lương hết, Đường Đức Tông phải ăn rau dại và lương khô[8]. Đại tướng quân Lý Thành, Lý Hoài Quang mang quân về Phụng Thiên cứu vua. Chu Thử không địch nổi viện binh, phải rút quân về Tràng An.
Nhưng Chu Thử lại lợi dụng mâu thuẫn giữa Lý Hoài Quang và thừa tướng Lư Khởi, khuyên Hoài Quang trở giáo phản nhà Đường, hẹn ước sẽ chia nhau vùng Quan Trung để cùng xưng đế, kết làm láng giềng[16]. Tháng 2 năm 784, Lý Hoài Quang nghe theo Chu Thử, bèn cùng tướng Lý Kỷ theo Chu Thử, dẫn quân chống lại Đức Tông. Hai bên dự định sẽ cùng tấn công vào Phụng Thiên để bắt sống vua Đường. Đường Đức Tông sợ hãi, vội giao cho Đái Hậu Nhan cùng bộ tướng giữ Phụng Thiên, còn mình mang thừa tướng Lư Kỷ và triều đình, gia quyến bỏ chạy đến tận Lương châu (tức vùng Hán Trung, Thiểm Tây hiện nay).

Nhà Đường phản công

Diệt Chu Thử và Lý Hoài Quang

Đường Đức Tông đóng quân ở Lương châu và sai sứ đi cầu viện Thổ Phiên. Để Thổ Phiên ra quân giúp sức, Đường Đức Tông thỏa hiệp cắt vùng An Tây và Bắc Đình; Thổ Phiên bèn điều 2 vạn quân cứu Đức Tông[8].
Thần Sách tướng nhà Đường là Lý Thạnh đóng quân ở Vị Kiều, bị kẹp giữa Chu Thử và Lý Hoài Quang, nhưng ông không nao núng, ra sức khích lệ tướng sĩ cần vương, và nhận được sự ủng hộ của những vùng xung quanh như Bân châu, Chiêu Ứng, Lam Điền, lực lượng ngày càng lớn mạnh.
Trong khi đó nội bộ phía lực lượng chống nhà Đường bắt đầu phân hóa. Ban đầu Chu Thử dụ Lý Hoài Quang phản đường để cùng xưng hiệu chia Quan Trung, nhưng sau khi Đức Tông thất thế bỏ chạy, Chu Thử lại không muốn Hoài Quang ngang hàng với mình, muốn coi Hoài Quang như bầy tôi. Lý Hoài Quang rất tức giận. Cùng lúc, lực lượng của tướng Lý Thạnh nhà Đường liên tục uy hiếp địa bàn. Lý Thạnh mang quân đánh bại được Lý Hoài Quang, khiến Hoài Quang phải bỏ chạy về Hà Trung[17], không hợp tác với Chu Thử nữa.
Đường Đức Tông giao việc chỉ huy quân đội tại Lương châu cho Hồn Giam. Hồn Giam dẫn quân từ Hán Trung tiến ra, cùng 2 vạn quân Thổ Phiên giao tranh đánh bại quân Tần của Chu Thử, rồi sai người đi liên lạc với Lý Thạnh.
Liên quân nhà Đường và Thổ Phiên phản công mạnh mẽ trong khi chính quyền Đại Tần của Chu Thử ngày càng suy yếu. Hồn Giam và Lý Thạnh chia quân làm 2 đường: Hồn Giam tấn công Hàm Dương, Lý Thạnh tấn công Tràng An. Tháng 5 năm 784, Lý Thạnh mang quân tấn công kinh thành Tràng An và hạ được thành. Chu Thử không chống nổi, phải dẫn quân bỏ trốn.
Chu Thử dẫn quân chạy qua đất Thổ Phiên, trên đường chạy nhiều người dưới quyền bỏ trốn, lực lượng ngày càng tan rã. Khi tới Kinh châu[18], ông chỉ còn hơn 100 quân kỵ, định nương nhờ Tiết độ sứ Kinh Nguyên do ông bổ nhiệm là Điền Hy Giám, nhưng Hy Giám cự tuyệt, đóng cửa không cho vào.
Chu Thử lại chạy sang Ninh châu[19], lại bị Tiết độ sứ Hạ Hầu Anh cự tuyệt. Khi Chu Thử chạy đến Bành Nguyên[20] thì bị bộ tướng đâm chết.
Cùng lúc, cánh quân của Hồn Giam cũng giành thắng lợi, chiếm lại được Hàm Dương.
Tháng 7 năm 784, Đường Đức Tông được đưa trở lại Tràng An.
Quân Đường quay sang đối phó với Lý Hoài Quang. Tháng 8 năm 785, quân Đường đánh bại và giết chết được Lý Hoài Quang.

Dẹp Lý Hi Liệt

Còn lại Sở Đế Lý Hi Liệt và 4 trấn xưng vương không thần phục. Dự định của Lý Hi Liệt là đánh chiếm vùng Giang Hoài, khống chế con đường vận chuyển phương nam và phương bắc[21].
Để thực hiện chiến lược, Lý Hi Liệt cử tướng Đỗ Thiếu Thành làm Tiết độ sứ Hoài Nam, mang quân đánh chiếm khu vực Giang Hoài. Đỗ Thiếu Thành tấn công Thọ châu[22] nhưng thất bại, sau đó lại bị quân Đường đánh bại ở Kỳ châu[23], quân sĩ tan vỡ gần hết. Một viên tướng khác của Lý Hi Liệt là Đổng Thị được sai đi phối hợp với Đỗ Thiếu Thành cũng bị quân Đường đánh tan tại Ngạc châu[24].
Lý Hi Liệt thấy ý định chiếm Giang Hoài không thành, bèn chuyển sang chiếm vùng Hà Nam. Ông mang quân tiến về Hà Nam, nhưng bị quân Đường đánh tan. Ông lại dẫn 5 vạn quân đến Ninh Lăng[25] gặp quân Đường tại đây. Hai bên kịch chiến trong 45 ngày, quân Sở đại bại phải rút lui. Tướng Sở là Địch Sùng Huy cũng bị thua trận tại Trần châu[26] và bị bắt sống. Thứ sử Hoạt châu[27] do Lý Hi Liệt bổ nhiệm thấy ông liên tiếp bại trận bèn sang hàng nhà Đường, khiến đường vào kinh thành Biện châu của chính quyền Sở mở rộng cho quân Đường.
Quân Đường đắc thắng tiến đánh Biện châu. Lý Hi Liệt không chống nổi, bỏ chạy ra Thái châu[28]. Quân Đường tiến vào chiếm Biện châu.
Lý Hi Liệt tiếp tục cầm cự ở Thái châu. Năm 786, ông lại bị thua một trận nữa. Quân Đường tiến đến vây bức Thái châu. Lý Hi Liệt cố thủ trong thành. Tháng 4 năm 786, Lý Hi Liệt ăn phải thịt bò có bệnh và bị mang bệnh, phải gọi thầy thuốc chữa. Bộ tướng Trần Tiên Kỳ thấy chính quyền Sở suy yếu bèn nảy ý định phản Lý Hi Liệt, đề nghị thầy thuốc Trần Tiên Phố đầu độc Lý Hi Liệt. Hi Liệt bị trúng độc chết, Trần Tiên Kỳ mở cửa thành đầu hàng nhà Đường[29][30].
Thấy Lý Hi Liệt bị tiêu diệt, bốn trấn khởi binh ban đầu là Thành Đức, Tri Thanh, Lư Long, Ngụy Bác lại xin thần phục nhà Đường. Đường Đức Tông chấp nhận cho các trấn được quy hàng.

Hậu quả và ý nghĩa

Sự biến Phụng Thiên kéo dài đến 6 năm, khởi phát từ 4 trấn tại Hà Bắc, Sơn Đông. Hai hoàng đế Tần và Sở lần lượt bị tiêu diệt. Tuy nhiên, các trấn này cuối cùng được chấp nhận cho quy thuận. Đường Đức Tông trải qua nhiều năm bôn ba biến loạn nên chấp nhận cho các trấn được quy hàng để lập lại cục diện yên ổn tạm thời.
Loạn lạc được dẹp yên, nhà Đường lại được thống nhất trở lại trên danh nghĩa, các phiên trấn vẫn chưa được khống chế hữu hiệu[29]. Việc vua Đường nhân nhượng cho các trấn khởi phát loạn lạc mà không trị tận gốc được các sử gia xem là vô nguyên tắc[30].
Không lâu sau, nhân lúc chính trường nhà Đường không ổn định, các phiên trấn lại nổi dậy gây biến loạn.

Xem thêm

Tham khảo

  • Thương Thánh (2011), Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, NXB Văn hóa thông tin
  • Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh (1998), Một trăm sự kiện của Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 2, NXB Văn hoá thông tin
  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2002), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 2, NXB Thanh niên
  • Triệu Kiếm Mẫn (2007), Kể chuyện Tùy Đường, NXB Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội

Chú thích

  1. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 218
  2. ^ Vùng U châu, tức Bắc Kinh hiện nay
  3. ^ Còn gọi là Trấn Dực hay Hoằng Dực, nay là Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc
  4. ^ Nay là An Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  5. ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 317
  6. ^ Tức Tứ Xuyên, Thiểm Tây hiện nay
  7. ^ Chu Thử là bộ tướng của Lý Hoài Tiên – tướng cũ của chính quyền Đại Yên – về hàng nhà Đường, nhờ lập công nên được phong ở Phượng Tường
  8. ^ a ă â Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 318
  9. ^ Nhữ Nam, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  10. ^ Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 340
  11. ^ Nhữ Nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
  12. ^ Nay là Tương Thành, Hà Nam, Trung Quốc
  13. ^ Nay là Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc
  14. ^ a ă â Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 221
  15. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 222
  16. ^ Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 341
  17. ^ Phía tây Vĩnh Tế, Sơn Tây hiện nay
  18. ^ Phía tây bắc huyện Kinh thuộc Cam Túc hiện nay
  19. ^ Huyện Ninh thuộc Cam Túc hiện nay
  20. ^ Nay là Khánh Dương, tỉnh Cam Túc
  21. ^ Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 342. Khu vực này có Đại Vận Hà, sông đào từ thời nhà Tùy đóng vai trò vận chuyển huyết mạch đối với kinh tế Trung Quốc đương thời
  22. ^ Thọ Xuân, tỉnh An Huy hiện nay
  23. ^ Kỳ Xuân, Hà Bắc, Trung Quốc hiện nay
  24. ^ Vũ Hán, Hồ Bắc hiện nay
  25. ^ Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  26. ^ Hoài Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  27. ^ Huyện Hoạt, Hà Nam, Trung Quốc
  28. ^ Nhữ Nam, Hà Nam, Trung Quốc
  29. ^ a ă Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 342
  30. ^ a ă Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh, sách đã dẫn, tr 516

Mauritius

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Mauritius
Republic of Mauritius (tiếng Anh)
République de Maurice (tiếng Pháp)
Flag of Mauritius.svg Coat of arms of Mauritius.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Mauritius
Khẩu hiệu
Stella Clavisque Maris Indici
(Tiếng Latinh: "Sạo và Chìa Khóa của Ấn Độ Dương")
Quốc ca
Motherland
Tổng thống
Thủ tướng
Anerood Jugnauth
Navinchandra Ramgoolam
Ngôn ngữ chính thức tiếng Anh[1][2]
Thủ đô Port Louis
20°10′N, 57°31′Đ
Thành phố lớn nhất Port Louis
Địa lý
Diện tích 2.040 km² (hạng 169)
Diện tích nước 0,05% %
Múi giờ UTC+4
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập 20 tháng 3 năm 1968
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 1.288.000[3] người (hạng 155)
Mật độ 603 người/km² (hạng 11)
Kinh tế
GDP (PPP) (2009) Tổng số: 15,273 tỷ Mỹ kim[4]
HDI (2003) 0,791 (hạng 65)
Đơn vị tiền tệ Rupee Mauritius (MUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .mu
Cộng hòa Mauritius (tiếng Pháp: République de Maurice) là đảo quốc nằm hướng tây nam Ấn Độ Dương, cách đảo Madagascar khoảng 900 km về hướng đông. Thủ đô là Port Louis. Nước cộng hòa này bao gồm các quần đảo Cargados Carajos, Rodrigues và quần đảo Agalega. Mauritius là một phần của quần đảo Mascarene. Đảo Réunion của Pháp 200 km (120 dặm) về phía tây nam và đảo của Rodrigues 570 km (350 dặm) phía đông bắc cũng thuộc Mascarene.
Đảo Mauritius nổi tiếng vì là nơi duy nhất có dodo sinh sống. Lần đầu tiên được người châu Âu nhìn thấy vào khoảng năm 1600, loài dodo đã tuyệt chủng gần 80 năm sau đó.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Mauritius

Một bưu thiếp khoảng năm 1900-1910 với nhà hát Port Louis.
Đảo này đã được các thủy thủ người Ả Rậpcác dân tộc Austronesia ghi chép vào thế kỷ 10.[5]
Đầu thế kỉ 16, người Bồ Đào Nha khám phá ra hòn đảo này; đảo này trở thành thuộc địa của người Hà Lan và được đặt theo tên bằng tiếng Latin của Thống đốc Maurice van Nassau (1598). Từ năm 1715, người Pháp, dưới sự lãnh đạo của Thống đốc Mahe de Labourdonnais đã xây dựng đường sá và cảng đất trên đảo.
Người nô lệ từ châu PhiMadagascar được đem sang để khai khẩn các đồn điền mía. Năm 1810, người Anh vây hãm đảo này. Hiệp ước Paris năm 1814 chính thức thừa nhận quyền kiểm soát của Anh trên đảo này. Sự bãi bỏ chế độ nô lệ và việc khai khẩn các đồn điền mía cần đến lực lượng nhân công Ấn Độ nhập cư. Việc khai thông kênh đào Suez năm 1869 làm mất đi nhiều nguồn lợi của Mauritius, là một cảng quá cảnh cho tàu thuyền đi vòng qua mũi cực Nam Nam Phi để đến vùng Nam ÁĐông Á.
Mauritius trở thành quốc gia độc lập và là thành viên của Khối Liên hiệp Anh năm 1968. Seewoosagur Ramgoolam trở thành Thủ tướng cho đến năm 1982. Anerood Jugnauth giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp, giữ chức Thủ tướng cho đến năm 1995. Năm 1992, Mauritius là nước cộng hòa. Từ năm 1995, chức Thủ tướng thuộc về Navin Ramgoolam và A. Jugnauth trở lại cầm quyền năm 2000. Hiện nay, Mauritius là thành viên của Tổ chức Thống nhất châu Phi.

Chính trị

Chính trị của Mauritius diễn ra trong khuôn khổ của thể chế dân chủ cộng hòa, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nướcThủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng. Mauritius có một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp là của Chính phủ. Quyền lập pháp trong tay Chính phủ và Quốc hội. Quyền lực tuyệt đối được phân chia giữa hai vị trí: Tổng thống và Thủ tướng.
Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.
Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử nhằm cử ra đại diện cho các dân tộc ít người.[6]
Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.

Đối ngoại

Mauritius có mối quan hệ mạnh mẽ và thân thiện với nhiều nước châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và các nước Châu Đại Dương. Nước này là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, Khối thịnh vượng chung Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh châu Phi, Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), Ủy ban Ấn Độ Dương, Thị trường chung Đông và Nam PhiHiệp hội hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương. Được coi là một phần của châu Phi về mặt địa lý, Mauritius có mối quan hệ thân thiện với các quốc gia châu Phi trong khu vực, đặc biệt là Nam Phi, bởi đến nay Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi của Mauritian. Các nhà đầu tư Mauritian đang dần bước vào thị trường châu Phi, đặc biệt là Madagascar, MozambiqueZimbabwe. Di sản chính trị của đất nước và sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây đã dẫn đến gần quan hệ gần gũi với Liên minh châu Âu và các nước thành viên, đặc biệt là AnhPháp. Quan hệ với Trung QuốcẤn Độ là mạnh mẽ với lý do lịch sử và thương mại.

Địa lí – Dân cư

Mauritius nằm ở Đông Phi, cách Madagascar 900 km về phía Đông. Phía Bắc đảo quốc này là vùng đồng bằng gợn sóng, rồi cao dần về phía đồng bằng trung tâm trước khi đổ dốc về phía Nam và vùng ven biển phía Tây. Mauritius và các đảo phụ thuộc (Rodrigues, AgalegaCagados Carajos) thuộc quần đảo Mascareignes.[7]
Khí hậu ở Mauritius là nhiệt đới, thay đổi do gió mậu dịch. Mùa đông (tháng 5–11) ẩm và khô, mùa hè (tháng 11–5) nóng và ẩm.
Dân cư chủ yếu là người lai giữa người bản địa và người Ấn Độ, người Pháp với tỉ lệ như sau:
Người lai Ấn-Mauritius là 68% dân số, người bản địa Creole 27%, người lai Hoa-Mauritius là 3% và người lai Pháp-Mauritius chiếm 2%.
Ngôn ngữ được công nhận chính thức là tiếng Anh, ngoài ra còn tiếng Creole, tiếng Pháp, tiếng Hindi.

Kinh tế

Mauritius hiện là nền kinh tế nông nghiệp - dịch vụ đang phát triển.
Sản phẩm nông nghiệp truyền thống gồm chèmía đường (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu), các loại cây chế biến gia vị, thuốc lá. Trong thập niên 1980, kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ việc thành lập các khu chế xuất thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch và ngân hàng phát triển mạnh. Từ năm 1990, sự tăng trưởng đã giảm do sự cạnh tranh của các nước có nguồn nhân công rẻ hơn.

Giáo dục – Y tế

Nền giáo dục Mauritius rất được Nhà nước quan tâm trong thời gian gần đây. Giáo dục tiểu học và trung học miễn phí cho mọi trẻ em. Khoảng 100% số học sinh học xong tiểu học và 1/2 số đó học lên trung học. Ngoài hệ thống trường công lập còn có các trường tư. Trường Đại học Mauritius chú trọng đào tạo khoa họckĩ thuật nông nghiệp. Nhiều thanh niên ra nước ngoài du học (Pháp, Anh, Ấn Độ …).
Mauritius có hệ thống y tế công cộng tương đối tốt, cung cấp các dịch vụ chữa bệnh cơ bản miễn phí cho mọi công dân. Các dịch vụ cung cấp nước sạch, các phương tiện vệ sinh đầy đủ, tiêm chủng và chăm sóc thai sản … rất được quan tâm và mở rộng.[8]

Tôn giáo

Mauritaus là nước đa tôn giáo. Do thành phần dân tộc chủ yếu là người Ấn Độ do thực dân Anh đưa đến đây từ thời thuộc địa nên Ấn giáo tôn giáo chính của người Ấn đã trở thành tôn giáo chiếm tỉ lệ cao nhất ở Mauritaus với 48% dân số, ngoài ra còn có các tôn giáo khác như Công giáo Rôma 23.6%, Hồi giáo 16.6%, Tin Lành 8.6%, tôn giáo khác 2.5%, không xác định 0.3%, không tôn giáo 0.4%.[9]

Tham khảo

  1. ^ “Article 49 of The Constitution”. National Assembly of Mauritius. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ “Republic of Mauritius, Government Portal (Mauritius)”.
  3. ^ Department of Economic and Social Affairs Population Division (2009). "World Population Prospects, Table A.1" (.PDF). 2008 revision. United Nations. Truy cập ngày 2009-03-12.
  4. ^ “Mauritius”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “CIA - The World Factbook -- Mauritius”. CIA. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  6. ^ Sổ tay các nước trên thế giới. Tác giả: TS ngữ văn Nguyễn Văn Dương.
  7. ^ unstats.un.org.
  8. ^ The World Factbook.
  9. ^ www.vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=mauritius.
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment