CNM365. Chào ngày mới 17 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Sinh viên thế giới. Năm 1558 – Nữ vương Elizabeth I của Anh lên ngôi, bắt đầu thời kỳ trị vì 45 năm thường được nhắc đến với tên gọi Thời kỳ Elizabeth. Năm 1855 – Nhà thám hiểm David Livingstone trở thành người Châu Âu đầu tiên nhìn thấy Thác Victoria, một trong những thác nước lớn nhất thế giới. Năm 1869 – Kênh đào Suez (hình) kết nối Đại Tây Dương và Biển Đỏ chính thức được hoàn thành sau gần 11 năm xây dựng. Năm 1970 – Nhà phát minh người Mỹ Douglas Engelbart nhận bằng sáng chế đối với chuột máy tính đầu tiên.
Kênh đào Suez
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kênh đào Suez | |
---|---|
Kênh Suez nhìn từ vệ tinh
|
|
Thông tin chung | |
Quốc gia | Ai Cập |
Xây dựng | |
Khởi công | 4/1859 |
Hoàn thành | 11/1869 |
Nhà thầu chính | Suez Canal Company (Compagnie Universelle du Canal Maritime de Suez) |
Đối với các định nghĩa khác, xem Suez (định hướng).
Kênh đào Suez (tiếng Việt: Xuy-ê) là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869[1]. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 195 km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.
Lịch sử
Có lẽ vào khoảng những năm 1878 tới 1839 trước Công Nguyên vào triều đại vua Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nin với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên vào thời kỳ vua Ramesses II.Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Công Nguyên, vua Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày.
Vào cuối thế kỉ 18 Napoléon Bonaparte, trong khi ở Ai Cập, đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.
Vào khoảng năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858.
Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây.
Người Anh đã ngay lập tức nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những lợi ích kinh tế, chính trị của Anh trong khi đó lực lượng hải quân của Anh lúc bấy giờ là lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy chính phủ Anh đã chính thức chỉ trích việc sử dụng lao động khổ sai trên công trường và gửi một lực lượng người Ai Cập có vũ trang kích động nổi loạn trong công nhân khiến công việc bị đình trệ.
Tức giận trước thái độ tham lam của Anh, phó vương de Lesseps đã gửi một bức thư tới chính phủ Anh chỉ trích sự bất nhân của nước Anh khi một vài năm trước đó trong công trình xây dựng đường sắt xuyên Ai Cập đã làm tuyệt mạng 80.000 lao động khổ sai Ai Cập.
Lần đầu tiên dư luận thế giới lên tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của công ty kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp.
Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư.
Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối.
Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinopolis đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.
Năm 1956 tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và Israel gây nên cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Israel tấn công bán đảo Sinai và dải Gaza để trả đũa. Năm 1957, Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.
Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.
Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.
Xem thêm
- Kênh đào Panama kênh dài 64 km(40 dặm)
Đọc thêm
- Britannica (2007) "Suez Canal", in: The new Encyclopædia Britannica, 15th ed., 28, Chicago, Ill.; London: Encyclopædia Britannica, ISBN 1-59339-292-3
- Galil, B.S. and Zenetos, A. (2002). "A sea change: exotics in the eastern Mediterranean Sea", in: Leppäkoski, E., Gollasch, S. and Olenin, S. (eds), Invasive aquatic species of Europe: distribution, impacts, and management, Dordrecht; Boston: Kluwer Academic, ISBN 1-4020-0837-6, p. 325–336
- Garrison, Ervan G. (1999) A history of engineering and technology: artful methods, 2nd ed., Boca Raton, Fla.; London: CRC Press, ISBN 0-8493-9810-X
- Karabell, Zachary (2003) Parting the Desert: The Creation of the Suez Canal, Knopf, ISBN 978-0-375-40883-0
- Oster, Uwe (2006) Le fabuleux destin des inventions: le canal de Suez, TV documentary produced by ZDF and directed by Axel Engstfeld (Germany)
- Sanford, Eva Matthews (1938) The Mediterranean world in ancient times, Ronald series in history, New York: The Ronald Press Company, 618 p.
- Pudney, John. Suez; De Lesseps' Canal. New York: Praeger, 1969. Print.
- Thomas, Hugh. Suez. [1st U.S. ed.]. New York: Harper & Row, 1967. Print.
|
Chú thích
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kênh đào Suez |
Thác Victoria
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thác Mosi-oa-Tunya / Victoria | |
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Zambia và Zimbabwe |
Kiểu | Tự nhiên |
Hạng mục | vii, viii |
Tham khảo | 509 |
Vùng UNESCO | Châu Phi |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 1989 (kì thứ 13) |
Đối với các định nghĩa khác, xem Victoria (định hướng).
Thác Victoria hoặc Mosi-oa-Tunya tọa lạc ở sông Zambezi, trên biên giới giữa Zambia và Zimbabwe ở phía nam Châu Phi, rộng khoảng 1,7 km và cao 128 m. Các thác này có cảnh tượng phi thường do có vực thẳm là vết nứt mà thác đổ vào. David Livingstone, một nhà thám hiểm người Scotland đã thăm thác này năm 1855 và đặt lại tên thác nước theo tên Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh dù tên của nó là Mosi-oa-Tunya ("smoke that thunders"). các thác nước này là một phần của 2 vườn quốc gia, Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya ở Zambia và vườn quốc gia thác nước Victoria ở Zimbabwe, và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Nam Phi. Thác này cũng là di sản thế giới được UNESCO công nhận.Mục lục
Giới thiệu
Thác Victoria là một trong Bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.[1] David Livingstone, nhà thám hiểm người Scotland được cho là người Châu Âu đầu tiên nhìn thấy Thác Victoria.[2][2] (xem lịch sử tiền thuộc địa, bên dưới), và đây là cái tên được sử dụng tại Zimbabwe. Tên cũ của người bản xứ Mosi-oa-Tunya là tên được dùng chính thức tại Zambia. Danh sách di sản thế giới công nhận cả hai cái tên.[3] Tuy không phải là thác cao nhất cũng không phải thác lớn nhất thế giới, nó vẫn được cho là lớn nhất. Tuyên bố này dựa trên chiều rộng 1.708 mét (5.604 ft)[4] và chiều cao 108 mét (360 ft), hình thành nên tấm nước rơi xuống lớn nhất thế giới. Tốc độ dòng chảy tối đa của thác so sánh được với tốc độ của nhiều thác nước lớn khác (xem bảng bên dưới).[3]Các đặc tính tự nhiên
Ở một khoảng cách rất lớn trên thác, sông Zambezi đổ nước xuống một phiến đá basalt phẳng lớn, trong một máng được bao quanh bởi các ngọn đồi sa thạch xa. Dòng chảy của sông bị ngắt quãng bởi nhiều hòn đảo có cây mọc trên, số lượng đảo gia tăng ở gần thác. Không có núi, dốc đứng, hay máng sâu để có thể tạo ra một thác nước, chỉ là vùng cao nguyên phẳng trải dài hàng trăm kilômét ở mọi hướng.[5]Thác được hình thành khi toàn bộ chiều rộng của con sông tụt hẫng xuống trong một khoảng không dọc duy nhất vào một kẽ nứt ngang rộng 1780 mét (5604 ft), được tạo thành bởi nước của nó dọc một vùng nứt gãy trong cao nguyên basalt. Độ sâu của vết nứt gãy, được gọi là Họng thứ nhất, thay đổi từ 80 mét (262 ft) ở phía cực tây tới 108 mét (360 ft) ở trung tâm. Cửa thoát nước duy nhất của Họng thứ nhất là một lỗ hổng rộng 110 mét (360 ft) chiếm khoảng hai phần ba đường cắt ngang chiều rộng của thác từ phía cực tây, xuyên qua đó toàn bộ lượng nước của con sông đổ vào các họng của Thác Victoria.[5]
Có hai hòn đảo trên đỉnh thác đủ lớn để phân chia bức mành nước kể cả ở lúc có lũ: Đảo Boaruka (hay Đảo Cataract) gần bờ phía tây, và Đảo Livingstone ở gần giữa. Khi có lũ lớn nhất, những hòn đảo nhỏ khác cũng có thể phân chia bức mành nước thành các dòng song song. Các dòng chính được đặt tên, theo hướng từ Zimbabwe (phía tây) tới Zambia (phía đông): Dòng Quỷ (được một số người gọi là Nước nhấp nhô), Thác chính, Thác cầu vồng (cao nhất) và Dòng phía đông.[5]
Tốc độ dòng chảy mùa mưa và mùa khô
‘The Smoke that Thunders’, mùa mưa, 1972... và mùa khô, tháng 9 năm 2003 |
||||||
Kích thước và tốc độ dòng chảy Thác Victoria với Niagara và Iguazu để so sánh | ||||||
Thông số | Thác Victoria | Thác Niagara | Thác Iguazu | |||
---|---|---|---|---|---|---|
Chiều cao theo mét và feet:[3] | 108 m | 360 ft | 51 m | 167 ft | 64–82 m | 210–269 ft |
Chiều rộng theo mét và feet:[3] | 1708 m | 5604 ft | 1203 m | 3947 ft | 2700 m | 8858 ft |
Đơn vị tốc độ dòng chảy (vol/s): | m³/s | cu ft/s | m³/s | cu ft/s | m³/s | cu ft/s |
Tốc độ dòng chảy trung bình năm:[3] | 1088 | 38,430 | 2407 | 85,000 | 1746 | 61,600 |
Lưu lượng trung bình tháng[6] — tối đa: | 3000 | 105,944 | ||||
— tối thiểu:[6] | 300 | 10,594 | ||||
— 10 năm tối đa:[6] | 6000 | 211,888 | ||||
Lưu lượng cao nhất ghi được:[3] | 12,800 | 452,000 | 6800 | 240,000 | 12,600 | 444,965 |
Ghi chú: Xem tham khảo cho sự giải thích số đo. Về nước, mét khối trên giây = tấn trên giây. Nửa lượng nước tiếp cận Niagara được chuyển sang phát thuỷ điện. Iguazu có hai quãng; chiều cao cho quãng lớn nhất và tổng chiều cao. 10 thác có tốc độ dòng chảy tương tự hay lớn hơn, nhưng không cao như Thác Iguazu và Victoria.[6] |
Khi mùa khô tới, các hòn đảo nhỏ trên đỉnh trở nên lớn hơn và nhiều hơn, và vào tháng 9 tới tháng 1 tới một nửa bề mặt đá của thác có thể trở nên khô và phần dưới của Họng thứ nhất có thể thấy dọc theo hầu hết chiều dài của nó. Ở thời điểm này có thể (dù không phải là an toàn) đi ngang qua sông ở trên đỉnh. Cũng có thể đi ở dưới Họng thứ nhất ở phía Zimbabwe. Lưu lượng nhỏ nhất, xảy ra vào tháng 11, bằng khoảng một phần mười của tháng 4; sự khác biệt lưu lượng này lớn hơn so với những thác lớn khác, và khiến lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm của Thác Victoria thấp hơn lưu lượng ước đoán theo lưu lượng nhỏ nhất.[5]
Thác Victoria khoảng gấp đôi chiều cao Thác Niagara ở Bắc Mỹ và rộng gấp đôi Thác Móng ngựa. Về chiều cao và chiều rộng Thác Victoria chỉ có đối thủ duy nhất là Thác Iguazu ở Nam Mỹ. Xem bảng để so sánh.
Các họng của Thác Victoria
Toàn bộ lượng nước của Sông Zambezi đổ qua chiều rộng 110 mét của Họng thứ nhất, chảy tiếp 150 mét (500 ft), sau đó đi vào một loạt các họng ziczac được gọi tên theo thứ tự. Nước chảy vào Họng thứ hai quặt gấp sang phải và đào một hố sâu ở đó gọi là Nồi sôi (Boiling Pot). Chảy tới qua một đoạn nghiêng từ phía Zambia, nó rộng khoảng 150 mét (500 ft). Khi mực nước thấp bề mặt của nó nhẵn, nhưng khi nước cao có nhiều cuộn xoáy lớn, chậm và các dòng chảy hỗn loạn mạnh.[5] Đồ vật—và con người—bị cuốn vào thác, gồm cả hà mã, thường được thấy bị rơi vào cuộn xoáy ở đây hay trôi dạt vào phía cuối đông bắc của Họng thứ hai. Đây là nơi xác của Bà Moss và Ông Orchard, đã bị cá sấu ăn một phần, được tìm thấy năm 1910 sau khi hai chiếc cano bị một con hà mã làm lật úp tại Long Island phía trên thác.[7]Các họng lớn gồm (xem tham khảo để biết ghi chú về kích thước):[8]
- Họng thứ nhất: họng nơi sông đổ vào Thác Victoria
- Họng thứ hai: (nơi Cầu Thác Victoria bắc qua), 250 m phía nam thác, dài 2.15 km (270 yd nam, 2350 yd dài)
- Họng thứ ba: 600 m nam, 1.95 km dài (650 yd nam, 2100 yd dài)
- Họng thứ tư: 1.15 km nam, 2.25 km dài (1256 yd nam, 2460 yd dài)
- Họng thứ năm: 2.55 km nam, 3.2 km dài (1.5 mi nam, 2 mi dài)
- Họng Songwe: 5.3 km nam, 3.3 km dài, (3.3 mi nam, 2 mi dài) được đặt tên theo con Sông Songwe nhỏ chảy tới từ đông bắc, và sâu nhất ở 140 m (460 ft), ở cuối mùa khô.
- Họng Batoka: Họng bên dưới Songwe được gọi là Họng Batoka (cũng được dùng như một cái tên chung cho tất cả các họng). Nó dài khoảng 120 kilômét (75 mi) (khoảng cách theo đường chim bay là khoảng 80 kilômét (50 mi) phía đông thác) và đưa con sông chảy qua cao nguyên basalt tới thung lũng có Hồ Kariba.
Hình thành
Lịch sử địa chất gần đây của Thác Victoria có thể được quan sát thấy ở những hình thức họng bên dưới thác. Cao nguyên basalt nơi dòng Thượng Zambezi chảy có nhiều vết nứt với các phiến sa thạch yếu. Ở trong vùng của thác hiện tại vết nứt lớn nhất chạy gần như theo hướng đông tây (một số vết chạy gần theo hướng bắc đông hay tây nam), với các vết nứt nam bắc nối liền chúng.Trong vòng ít nhất 100,000 năm, dòng thác đã lùi ngược qua Họng Batoka, làm xói mòn các vết nứt sa thạch để tạo nên các họng. Dòng sông ở địa điểm hiện tại theo hướng bắc nam, vì thế nó mở rộng các vệt nứt tây đông ngang theo toàn bộ chiều rộng, sau đó nó cắt ngược lại qua một vết nứt bắc nam ngắn tới một vết nứt tiếp theo hướng đông tây. Con sông trong nhiều thời kỳ từng đổ vào các vết nứt khác nhau hiện tạo thành một loạt các họng ziczac ở hạ lưu thác. [5]
Không tính tới một số mùa khô, họng thứ hai tới thứ năm và họng Songwe đều thể hiện một địa điểm trong quá khứ của thác khi chúng đổ vào một vết nứt dài thẳng như hiện nay.[5] Kích thước của chúng cho thấy chúng ta không ở trong thời điểm khi thác rộng nhất.
Thác đã bắt đầu cắt vào một họng lớn mới, ở chỗ trũng trong một phía của "Dòng Quỷ" (cũng được gọi là "Nước nhấp nhô") của thác. Trên thực tế đó không phải là vết nứt nam bắc, mà là một đường yếu lớn hướng đông đông bắc ngang qua sông, nơi toàn bộ chiều dài của thác sẽ thành hình.
Lịch sử địa chất khác của dòng chảy Sông Zambezi nằm trong bài viết này.
Lịch sử thời tiền thuộc địa
Các địa điểm khảo cổ xung quanh thác đã phát lộ những vật tạo tác đá Homo habilis từ khoảng 3 triệu năm trước, các công cụ thời Đồ đá giữa từ 50,000 năm trước và những công cụ, vũ khí, đồ trang sức và công cụ đào bới thời Đồ đá cuối (10,000 tới 2,000 năm trước).[9] Người Khoisan săn bắn hái lượm thời đồ sắt đã thay thế những người Thời đồ Đá và tới lượt họ lại bị thay thế bởi các bộ tộc Bantu như người phía nam Tonga được gọi là Batoka/Tokalea, họ gọi con thác là Shungu na mutitima. Matabele, tộc người tới đây cuối cùng, gọi nó là aManz' aThunqayo, và người Batswana và Makololo (ngôn ngữ của họ thường được người Lozi sử dụng) gọi nó là Mosi-oa-Tunya. Tất cả những cái tên đó đều có nghĩa "the smoke that thunders".[10]Người Châu Âu đầu tiên thấy thác này là David Livingstone ngày 17 tháng 11 năm 1855, trong chuyến đi năm 1852–56 của ông tới thượng nguồn sông Zambezi. Thác đã được các bộ tộc địa phương biết rõ, và những người săn bắn Voortrekker có thể cũng đã biết, cũng như nhiều người Ả Rập khác dưới cái tên tương đương "nơi tận cùng của thế giới". Những người Châu Âu đã hoài nghi về các thông báo của họ, có lẽ khi nghĩ rằng không có núi non và thung lũng dường như cao nguyên không thể tạo ra một thác nước lớn như thế.[11][12]
Livingstone đã được kể về thác trước khi ông tới đó từ thượng nguồn và đã đi xuồng ngang qua một đảo nhỏ hiện nay được đặt tên Đảo Livingstone. Livingstone trước đó từng có ấn tượng với dòng thượng nguồn của Thác Ngonye, nhưng ông thấy thác mới còn vĩ đại hơn nhiều và đặt tên tiếng Anh cho nó để vinh danh Nữ hoàng Victoria.[13] Ông đã viết về ngọn thác, "Không ai có thể tưởng tượng vẻ đẹp từ quan điểm của bất kỳ cảnh quan nào từng thấy ở Anh. Trước đó chưa từng một cặp mắt Châu Âu nào thấy nó; nhưng phong cảnh quá đẹp phải từng được các thiên thần quan sát thấy trong các chuyến bay của họ."[5]
Năm 1860, Livingstone quay trở lại vùng này và tiến hành một cuộc nghiên cứu chi tiết về thác với John Kirk. Những du khách sớm nhất người Âu khác gồm nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Serpa Pinto, nhà thám hiểm người Séc Emil Holub, người đã lập sơ đồ chi tiết đầu tiên của thác và vùng xung quanh năm 1875 (xuất bản năm 1880),[14] và nghệ sĩ người Anh Thomas Baines, người từng sáng tác những bức hoạ sớm nhất về thác. Tới khi vùng này có thể tiếp cận bằng đường sắt năm 1905, thác vẫn ít khi được người Châu Âu thăm viếng.
Lịch sử từ năm 1900
Mosi-oa-Tunya / Victoria Falls | |
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Zambia và Zimbabwe |
Kiểu | Tự nhiên |
Hạng mục | vii, viii |
Tham khảo | 509 |
Vùng UNESCO | Châu Phi |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 1989 (kì thứ 13) |
Cầu Thác Victoria tạo tiền đề cho du lịch
Người Châu Âu bắt đầu định cư tại khu vực quanh Thác Victoria từ khoảng năm 1900 theo nhu cầu của Cecil Rhodes thuộc Công ty Nam Phi Anh về các quyền khoáng sản và cho sự cai trị đế quốc với vùng phía bắc sông Zambezi, và sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ trong các khu rừng phía đông bắc ngọn thác và ngà voi cùng da thú. Trước năm 1905, có thể đi qua phía trên thác tại Old Drift, bằng canoe gỗ hay xà lan kéo bằng một dây cáp thép.[7] Tham vọng của Rhodes về một tuyến đường sắt Cape-Cairo đã tạo ra các kế hoạch cho cây cầu đầu tiên bắc qua sông Zambezi và ông nhấn mạnh rằng nó cần được xây dựng nơi hơi nước từ ngọn thác sẽ đổ thẳng xuống con tàu đang chạy qua, vì thế Họng thứ hai là địa điểm được lựa chọn. Xem bài chính Cầu thác Victoria để biết chi tiết.[5] Từ năm 1905 đường sắt đã tạo điều kiện cho những người da trắng từ tận Cape từ miền nam tới đây và từ năm 1909 là cả từ Congo thuộc Bỉ ở phía bắc. Ngọn thác ngày càng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trong thời cai trị thuộc địa Anh tại Bắc Rhodesia (Zambia) và Nam Rhodesia (Zimbabwe), với thị trấn Victoria Falls là trung tâm du lịch chính.Nền độc lập của Zambia và UDI của Rhodesia
Năm 1964, Bắc Rhodesia trở thành nhà nước Zambia độc lập. Năm sau đó, Rhodesia đơn phương tuyên bố độc lập nhưng không được Zambia, Anh Quốc và hầu hết các quốc gia công nhận, dẫn tới một cuộc chiến tranh ở vùng phía nam sông Zambezi: Chiến tranh Zimbabwe-Rhodesia. Để đối phó với cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, năm 1966 Zambia hạn chế hay chấm dứt việc đi lại qua biên giới; mãi tới năm 1980 họ mới mở cửa lại hoàn toàn. Con số du khách bắt đầu sút giảm, đặc biệt ở phía Rhodesia (Zimbabwe). Cuộc chiến ảnh hưởng tới Zambia bởi các cuộc tấn công quân sự, khiến nước này phải áp dụng các biện pháp an ninh gồm cho quân đồn trú và hạn chế đi lại qua các họng cũng như một số phần của thác.Nền độc lập của Zimbabwe năm 1980 đã mang lại nền hoà bình khá vững chắc, và vào thập kỷ 1980 chứng kiến sự gia tăng trở lại của du lịch và sự phát triển của vùng như một trung tâm cho các môn thể thao nguy hiểm. Các hoạt động thể thao thường diễn ra gồm whitewater rafting ở các họng, nhảy bungee từ cây cầu, câu cá, cưỡi ngựa, đi thuyền kayak, và bay trên thác.[9]
Du lịch những năm gần đây
Tới cuối thập kỷ 1990, có tới 300,000 người tới thăm thác hàng năm, và con số này được hy vọng tăng lên tới hơn một triệu trong thập kỷ tiếp theo. Không giống như những vườn có tổ chức giải trí, Thác Victoria có nhiều du khách người Zimbabwe và Zambia hơn du khách nước ngoài bởi người bản địa có thể tới đây bằng xe bus và tàu hoả vì thế chi phí không lớn lắm.[9]Hai quốc gia cho phép du khách thực hiện những chuyến thăm từ phía bên này sang bên kia mà không cần xin visa từ trước, nhưng visa cấp tại biên giới khá đắt, đặc biệt khi vào Zimbabwe. Năm 2008 Zambia đã tăng giá cấp visa của mình, và một công dân Hoa Kỳ hay Anh Quốc sẽ phải trả US$135 hay US$140 cho một visa ra vào nhiều lần cho thời hạn 3 năm. Công dân các quốc gia khác sẽ trả giá khác nhau cho visa 3 tháng, thường khoảng £50, nhưng có thể cần mua một visa mỗi lần vượt qua biên giới.[15]
Một đặc điểm nổi tiếng là một bể bơi được hình thành tự nhiên gọi là Ghế Quỷ, gần cạnh thác, có thể tới qua Đảo Livingstone. Khi dòng chảy con sông ở mức độ an toàn, thường vào các tháng 9 và 12, mọi người có thể bơi gần sát tới cạnh thác trong bể mà không sợ tiếp tục trôi qua cạnh và rơi xuống họng; điều này có thể nhờ một bức tường đá tự nhiên bên dưới mực nước ngay sát cạnh thác ngăn họ lại dù dòng nước chảy.[16]
Số lượng du khách tới từ phía Zimbabwe của thác từ trong lịch sử đã luôn cao hơn số du khách tới từ phía Zambia, vì các cơ sở hạ tầng du lịch ở đây phát triển hơn. Nhưng, số lượng du khách thăm Zimbabwe bắt đầu sụt giảm từ đầu những năm 2000 khi những căng thẳng chính trị giữa những người ủng hộ và phản đối tổng thống Robert Mugabe gia tăng. Năm 2006, tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn phía Zimbabwea chỉ còn khoảng 30%, trong khi phía Zambia là gần như 100%, với mức giá lên tới US$630 mỗi tối.[17][18] Sự phát triển nhanh chóng đã khiến Liên hiệp quốc phải xem xét thu hồi vị thế Địa điểm di sản thế giới của Thác.[19] Ngoài ra, các vấn đề về rác thải và thiếu quản lý hiệu quả môi trường thác cũng đáng lo ngại.[20]
Môi trường tự nhiên
Các vườn quốc gia
Hai vườn quốc gia tại thác khá nhỏ — Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya rộng 66 km2 và Vườn Quốc gia Thác Victoria rộng 23 km2. Tuy nhiên, ngay cạnh vườn quốc gia Thác Victoria ở trên bờ nam là Vườn quốc gia Zambezi, trải dài 40 km phía tây dọc theo con sông.[5] Các loài động vật có thể di chuyển giữa hai vườn quốc gia của Zimbabwe và có thể đi tới cả Matetsi Safari Area, Vườn quốc gia Kazuma và Vườn quốc gia Hwange ở phía nam.[9]Ở phía Zambia, các hàng rào và các vùng ngoại vi của Livingstone thường hạn chế hầu hết các loài động vật trong Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya. Ngoài ra còn có các hàng rào do lực lượng bảo vệ dựng lên để bảo vệ chống bọn săn trộm và hạn chế thú ra ngoài.[20]
Thực vật
Đồng cỏ rừng Mopane là chủ yếu trong vùng, với các vùng nhỏ rừng Miombo và Rhodesian Teak và savannah cây bụi. Rừng ven sông với các cây cọ dọc đôi bờ và các hòn đảo bên trên thác. Rừng nhiệt đới ở đây được tưới tắm bởi hơi nước toả ra từ ngọn thác, có các loài cây hiếm như pod mahogany, ebony, ivory palm, wild date palm và một số giống creepers và lianas.[9] Trong những trận hán hạn gần đây cây cối và một số loài động vật phụ thuộc vào chúng đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là loài linh dương.Cuộc sống hoang dã
Vườn quốc gia có nhiều loài động vật hoang dã gồm một số loài thú lớn như voi, trâu, hươu cao cổ, ngựa vằn, và các loài linh dương. Sư tử và báo chỉ thỉnh thoảng được quan sát thấy. Vervet monkey và khỉ đầu chó có rất nhiều. Con sông phía trên thác là nơi sinh sống của nhiều hà mã và cá sấu. Voi thường vượt sông vào mùa khô tại một số điểm đặc biệt.[9]Linh dương Nam Phi và rái cá thỉnh thoảng được quan sát thấy tại các họng, có 35 loài chim ăn thịt. Taita Falcon, Black Eagle, Peregrine Falcon và Augur Buzzard kiếm ăn ở đó. Phía trên thác, diệc, Fish Eagle và một số loại chim nước thường tụ tập.[9]
Cá
Con sông là nơi sinh sống của 39 loài cá bên dưới thác và 89 loài phía trên đó, chủ yếu là cá tuyết đen (black cod) và cá hồi trơn (slippery trout). Điều này thể hiện sự ảnh hưởng của thác như một barrier tự nhiên phân chia phần thượng và hạ Zambezi.[9]Hình ảnh
Xem thêm
- Thác Iguazu
- Sông Zambezi
- Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya
- Livingstone
- Vườn quốc gia thác Victoria
- Thị trấn Thác Victoria
Tham khảo
- ^ The Seven Natural Wonders Website accessed 29 April 2009.
- ^ a ă http://www.victoriafalls-guide.net/history-of-victoria-falls.html
- ^ a ă â b c d World Waterfalls Website accessed 1 March 2007
- ^ Southern Africa Places (2009). Victoria Falls. Retrieved on 2009-05-18 from http://www.places.co.za/html/vicfalls.html.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i compiled and edited by Camerapix (1996). Spectrum Guide to Zambia. Nairobi: Camerapix International Publishing. ISBN 978-1874041146.
- ^ a ă â b c World Commission on Dams website: "Case Study — Kariba Dam-Zambezi River Basin" Annex 13 & 14 Victoria Falls Mean Monthly Flows. Website accessed 1 March 2007. This website gives mean monthly flow rates in cubic metres per second (i.e., the total volume of water passing in each calendar month divided by the number of seconds in the month), the standard measure used in hydrology to indicate seasonal variation in flow. A figure of around 9,000 m³/s (318,000 cu ft) is quoted by many websites for Victoria Falls but this is the mean maximum instantaneous rate, which is only achieved for a little amount of days per year. The figure of 536 million m³/minute (18.9 billion cu ft/min) on some websites (eg ZNTB) is an error for 536 million litres/minute (equivalent to 9100 m³/s or 142 million U.S. gallons/min). The '10-year maximum' is the mean of the maximum monthly rate returned in a ten-year period.
- ^ a ă The Northern Rhodesia Journal" online, B. L. Hunt: "Kalomo to Livingstone in 1907". Vol IV No 1 (1959) p16. Accessed 28 February 2007. Mr Moss and Mrs Orchard and the eight Lozi paddlers managed to swim to the island, one of the paddlers saving the Orchards' year-old baby.
- ^ "Zambia — Gorges" on SatelliteViews.net accessed 28 February 2007
- ^ a ă â b c d đ e United Nations Environment Programme: Protected Areas and World Heritage World Conservation Monitoring Centre. Website accessed 1 March 2007.
- ^ The Northern Rhodesia Journal" online: "Native Name of Victoria Falls", Vol I No 6 pp68 (1952). Accessed February 28 2007.
- ^ The Northern Rhodesia Journal" online: "Native Name of Victoria Falls", Vol I No 4 pp80-82 (1951). Accessed February 28 2007.
- ^ Agter die Magalies": "Agter Die Magalies" B.K. de Beer, pp43-44 (1975) Postma Publications. Accessed September 1 2007.
- ^ “Victoria Falls”. World Digital Library. 1890-1925. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2013.
- ^ The international service of Czech Radio online: "Statue of explorer Emil Holub unveiled in Livingstone, Zambia" accessed 28 February 2007.
- ^ Embassy of the Republic of Zambia - Visa Fees
- ^ he3halo: Another one to add to ToGo list
- ^ "At African Waterfall, Visitors Confront A Tale of Two Cities." Trofimov, Y. The Wall Street Journal. December 29, 2006.
- ^ Victoria Falls Journal; The Best of Times, and the Worst, for Two Tourist Towns
- ^ Victoria Falls 'at risk', UN warns The Independent, 7 January 2007
- ^ a ă S Hanyona: "Zambia's Ecotourism Venture Clouded by Ecotroubles." March 5 2002. ENS website accessed 9 March 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thác Victoria |
- A useful list of Đọc thêm is included on the United Nations Environment Programme website's page for Mosi-oa-Tunya.
- Zambia National Tourist Bureau page on Victoria Falls
- Visit Zambia Campaign
- Zimbabwe Tourist Authority page on Victoria Falls
- NASA Earth Observatory page
- Entry on UNESCO World Heritage site
- TIME magazine article about tourism in the area
- Devil's Pool Urban Legends Reference Page - Snopes.com
- Panoramic virtual tour of Victoria Falls
Thể loại:
- Thác Victoria
- Các hẻm núi và máng ở Châu Phi
- Điểm thu hút khách du lịch tại Zimbabwe
- Thác nước tại Zambia
- Thác nước tại Zimbabwe
- Địa điểm di sản thế giới tại Zimbabwe
- Địa điểm di sản thế giới tại Zambia
- Bài viết có chứa video clip
- Tỉnh Nam, Zambia
- Sông Zambezi
- Thác nước Zambia
- Thác nước Zimbabwe
- Di sản thế giới tại Zimbabwe
Elizabeth I của Anh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Elizabeth I của Anh | |
---|---|
Nữ hoàng Anh và Ireland(chi tiết...) | |
Tại vị | 17 tháng 11, 1558 – 24 tháng 3, 1603 |
Đăng quang | 15 tháng 1, 1559 |
Tiền nhiệm | Mary I |
Kế nhiệm | James I |
Thông tin chung | |
Hoàng tộc | Nhà Tudor |
Thân phụ | Henry VIII |
Thân mẫu | Anne Boleyn |
Sinh | 7 tháng 9, 1533 Lâu đài Placentia |
Mất | 24 tháng 3, 1603 (69 tuổi) Lâu đài Richmond |
An táng | Điện Westminster |
Tôn giáo | Anh giáo |
Đối với các định nghĩa khác, xem Elizabeth.
Elizabeth I (phát âm: Ê-li-da-bét I; 7 tháng 9 năm 1533 – 24 tháng 3 năm 1603) là Nữ hoàng Anh và Nữ hoàng Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi qua đời. Bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ hoàng Đồng trinh[1], Gloriana, hoặc Good Queen Bess, và trở nên bất tử với tên Faerie Queene trong thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser. Elizabeth I là người thứ sáu, cũng là người cuối cùng, của Triều đại Tudor (những người khác thuộc dòng Tudor đã từng lên ngôi báu là ông nội Henry VII, cha Henry VIII, em trai cùng cha khác mẹ Edward VI, em gái đồng đường Jane và chị cùng cha khác mẹ Mary I). Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu, và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước.Elizabeth khởi sự cai trị đất nước bằng cách tìm kiếm những lời tư vấn khôn ngoan và thích đáng[2], những quyết định chính trị của nữ hoàng thường dựa vào một nhóm các cố vấn đáng tin cậy được đặt dưới sự dẫn dắt của William Cecil, Nam tước Burghley. Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của Elizabeth là quay sang ủng hộ việc xác lập giáo hội theo khuynh hướng Kháng Cách cho nước Anh, với nữ hoàng là Thống đốc Tối cao của Giáo hội. Từ đây hình thành và phát triển Anh giáo. Trái với sự mong đợi của thần dân cũng như của Quốc hội, Elizabeth không hề kết hôn. Mặc dù luôn cẩn trọng trong đối ngoại và dè dặt khi ủng hộ các chiến dịch quân sự tại Hà Lan, Pháp và Ireland, chiến tích nước Anh đánh bại hạm đội của Tây Ban Nha (Armada ) năm 1588 được nối kết với tên tuổi của nữ hoàng và thường được xem là một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất trong lịch sử nước Anh.
Giai đoạn này thường được nhắc đến như là Thời kỳ Elizabeth hoặc Thời Hoàng kim Elizabeth. Các nhà viết kịch William Shakespeare, Christopher Marlowe và Ben Johnson đã tạo nên thanh danh cho mình trong thời kỳ này; Francis Drake trở thành người Anh đầu tiên thực hiện một chuyến hải hành vòng quanh Trái Đất; Francis Bacon thiết lập quan điểm chính trị và triết học; Bắc Mỹ trở thành thuộc địa của Anh do công của Walter Raleigh và Sir Humphrey Gilbert.
Elizabeth là một quân vương điềm tĩnh, quyết đoán và tỏ ra bảo thủ hơn vua cha và vua em[3]. Câu nói được bà yêu thích là "video et taceo" (Tôi quan sát và tôi im lặng)[4]. Chính phẩm hạnh này đã nhiều lần cứu nữ hoàng khỏi bị trói buộc vào những liên minh sai lầm trong chính trị và hôn nhân. Giống vua cha Henry VIII, bà thích viết lách và làm thơ. Nữ hoàng đã ban Chứng thực Hoàng gia (Royal Charter) cho những định chế nổi tiếng như Đại học Trinity ở Dublin (năm 1592) và Công ty Đông Ấn Anh Quốc (1600).
Virginia, một trong 13 khu thuộc địa, về sau hợp nhất để trở nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, được đặt tên theo một danh hiệu của Elizabeth, "Nữ hoàng Đồng trinh" (Virgin Queen).
Tuy nhiên, các sử gia tỏ ra nghiêm khắc hơn, họ thường miêu tả Elizabeth là người nóng tính[5], đôi khi thiếu quyết đoán[6] và cho rằng bà thành công là nhờ may mắn. Những năm cuối triều đại Elizabeth, một loạt những khó khăn về kinh tế và quân sự đã làm giảm sút uy tín của nữ hoàng đến mức khi bà qua đời nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm.
Dù vậy, Elizabeth vẫn được các sử gia xem là một nhà cai trị có sức thu hút cá nhân và biết cách vượt qua mọi trở ngại để tồn tại trong một thời kỳ mà chính quyền thường hạn chế và thiếu hiệu quả, và khi vua chúa các vương quốc láng giềng luôn phải đối phó với các khó khăn trong nước với nguy cơ vương quyền có thể bị tổn hại nghiêm trọng, như trường hợp của các đối thủ của Elizabeth như Nữ hoàng Mary của Scotland, bị tống giam năm 1568 rồi xử tử hình năm 1587.
Sau thời trị vì ngắn ngủi của em trai và chị, triều đại kéo dài 45 năm của Elizabeth đã cống hiến một giai đoạn ổn định rất quí báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh[3].
Mục lục
Thiếu thời
Elizabeth là con duy nhất của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, Nữ hầu tước xứ Prembroke. Hai người bí mật kết hôn vào một thời điểm giữa mùa đông năm 1532 và cuối tháng 1 năm 1533. Elizabeth chào đời tại Lâu đài Placentia ở Greenwich ngày 7 tháng 9 năm 1533, và được đặt tên theo bà nội, Elizabeth xứ York[7]. Ngay khi ra đời, Elizabeth được ban quyền kế thừa ngai báu mặc dù Henry VIII đã có một con gái, Mary; Mary không được cha công nhận là người thừa kế hợp pháp vì nhà vua đã hủy bỏ hôn ước với người mẹ, Catherine xứ Aragon, công chúa nước Tây Ban Nha[8][9].Henry mong chờ sự ra đời của một con trai để bảo đảm sự kế tục của triều đại Tudor, nhưng sau khi sinh hạ Elizabeth, Hoàng hậu Anne bị sẩy thai hai lần trong năm 1534 và đầu năm 1536, rồi nhà vua bắt đầu có quan hệ với nhiều phụ nữ khác.
Vẫn còn nhiều tranh luận về nguyên nhân Anne bị thất sủng, nhưng các sử gia đồng ý với nhau về sự vô tội của Anne đối với các cáo buộc chống lại bà, họ tin rằng cái chết của bà đã được sắp đặt bởi những đối thủ chính trị. Anne bị bắt ngày 2 tháng 5 năm 1536 và bị cầm tù. Mười bảy ngày sau bà bị hành quyết với các tội danh phản quốc, loạn luân với anh/em trai, George Boleyn, và tội phù thủy[10][11].
Elizabeth, mới lên ba, bị tuyên bố là con bất hợp pháp và bị mất tước hiệu công chúa, cũng không được hưởng tài sản của người mẹ[12]. Cô chỉ còn là Lady Elizabeth và không được sống gần cha khi ông kết hôn với Jane Seymour[12]. Năm 1537, người vợ thứ ba của Henry, Jane Seymour, sinh con trai, Hoàng tử Edward; theo Đạo luật Kế vị năm 1544, Edward là người kế thừa ngai báu nước Anh.
Người bảo hộ đầu tiên của Elizabeth là Lady Margaret Bryan, một nữ hầu tước cô gọi là "Muggie". Lúc bốn tuổi, Elizabeth có người bảo hộ mới, Katherine Champernowne, mà cô thường gọi là "Kat". Champernowne tạo lập một mối quan hệ thân thiết với Elizabeth và trở nên người bạn tốt và thân tín suốt cuộc đời cô. Champernowne đóng góp nhiều cho học vấn của Elizabeth, với sự kèm cặp của William Grindal, cô có thể viết tiếng Anh, tiếng Latin và tiếng Ý, sau đó đạt nhiều tiến bộ trong việc học tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp[13]. Khi Grindal từ trần năm 1548, Roger Ascham thay thế Grindal hướng dẫn cô trong học thuật theo phương pháp mới, biến học tập thành một công việc thú vị[14]. Matthew Parker, mục sư của mẹ cô, dành một mối quan tâm đặc biệt đến cuộc sống và quyền lợi của Elizabeth do Anne, khi ấy đang sống trong kinh hãi trước khi bị hành quyết, ủy thác Parker chăm sóc đời sống tâm linh cho con gái. Về sau Parker trở thành Tổng Giám mục thành Canterbury sau khi Elizabeth đăng quang năm 1558. Một người bạn thân tình khác mà Elizabeth thường nhắc đến với nhiều tình cảm là một người Ireland, Thomas Butler, về sau là Bá tước xứ Ormonde (mất năm 1615).
Elizabeth là người đa tài, kiên định và cực kỳ thông minh. Cô ham thích học hỏi vì khao khát hiểu biết. Giống song thân, cô là một cô gái lãng mạn và quyến rũ.
Henry VIII qua đời năm 1547, truyền ngôi cho Edward VI. Catherine Parr, người vợ cuối của Henry, kết hôn với Thomas Seymour, cậu của Edward VI. Seymour đem Elizabeth về nhà mình. Người ta tin rằng Seymour muốn tạo lập quan hệ thân tình với Elizabeth khi cô sống trong nhà ông. Ở đây, cô nhận lãnh giáo huấn từ Roger Ascham. Dưới ảnh hưởng của Catherine Parr và Ascham, Elizabeth được trưởng dưỡng trong đức tin Kháng Cách (Protestant).
Khi vua em Edward là người Kháng Cách sùng tín, còn trị vì, địa vị của Elizabeth vẫn còn an toàn. Đến năm 1553, Edward qua đời ở tuổi mười lăm vì bệnh tật từ khi còn nhỏ. Edward để lại một di chúc thay thế di chúc của Henry. Bất kể Đạo luật Kế vị 1544, di chúc này loại bỏ Mary và Elizabeth khỏi quyền kế thừa và công bố Lady Jane Grey, người được Thomas Seymour bảo hộ, là người kế vị[16]. Một sự hợp tác giữa Thomas và John Dudley, Công tức xứ Northumberland, con trai của John, Guilford Dudley, đã kết hôn với Jane. Lady Jane lên ngai, nhưng bị phế truất chỉ hai tuần lễ sau đó. Trong sự tung hô của dân chúng, Mary chiến thắng tiến vào Luân Đôn, với cô em cùng cha khác mẹ, Elizabeth, ở bên cạnh[17].
Mối liên kết giữa hai chị em không kéo dài. Mary quyết tâm đàn áp đức tin Kháng Cách mà Elizabeth tiếp nhận từ khi còn bé, và buộc mọi người phải dự lễ Misa. Elizabeth không có sự lựa chọn nào khác phải tỏ ra phục tùng nữ hoàng[18]. Song uy tín của Mary sút giảm khi dân chúng biết dự định kết hôn với Hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha (về sau là vua Felipe II của Tây Ban Nha)[19] nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn cho phe Công giáo bên trong nước Anh. Sau cuộc nổi dậy của Wyatt năm 1554 tìm cách ngăn cản cuộc hôn nhân giữa Mary và Felipe nhưng thất bại, Elizabeth bị cầm giữ trong Tháp Luân Đôn vì bị cho là có dính líu đến cuộc nổi dậy[20]. Có những sự đòi hỏi xử tử hình Elizabeth, nhưng đa số dân Anh không muốn nhìn thấy một thành viên thuộc dòng họ Tudor rất được lòng dân bị sát hại. Quan Chưởng ấn Stephen Gardiner muốn rút tên Elizabeth khỏi danh sách kế vị, nhưng cả Mary lẫn Quốc hội đều không đồng ý. Sau hai tháng bị giam giữ, Elizabeth được trả tự do vào đúng ngày mẹ cô bị hành quyết mười tám năm trước. Ngày 22 tháng 5, khi Elizabeth được đưa đến Woodstock để bị quản thúc tại gia dưới sự giám sát của Sir Henry Bedingfield, dân chúng đứng hai bên đường hoan hô cô[21][22].
Sau một thời gian trị vì ôn hòa, Mary, một người Công giáo sùng tín, khởi sự theo đuổi chính sách ngược đãi người Kháng Cách mà nữ hoàng xem là những kẻ dị giáo và là mối de dọa cho thẩm quyền của bà. Do những cuộc bách hại chống phe Kháng Cách được tiến hành dưới thời trị vì của mình, nữ hoàng bị gán cho biệt danh "Mary khát máu". Dù bị Mary thuyết phục cải đạo theo Công giáo La Mã, Elizabeth khôn khéo duy trì lòng trung thành với lương tâm và khát vọng của mình. Cuối năm ấy, khi có những lời đồn đại về việc Mary có thai, Elizabeth được phép trở lại triều đình theo lời yêu cầu của Felipe. Do lo ngại nữ hoàng có thể chết khi sinh con, Felipe muốn Elizabeth, dưới sự bảo hộ của ông, sẽ là người kế vị, thay vì người có huyết thống gần Elizabeth nhất, Nữ hoàng Mary của Scotland. Mary lớn lên trong hoàng cung Pháp và có hôn ước với Thái tử Pháp, mặc dù là người Công giáo, Felipe không muốn Mary kế thừa ngai báu nước Anh vì sợ ảnh hưởng của người Pháp trên chính trường Anh qua Mary.
Lên ngôi
Tháng 11 năm 1558, sau cái chết của Mary, Elizabeth I lên ngôi báu nước Anh. So với Mary, nữ hoàng mới rất được lòng dân, người ta thuật lại rằng khi Mary qua đời dân chúng đổ ra đường reo mừng. Theo truyền thuyết, Elizabeth được báo tin kế vị khi đang ngồi dưới gốc cây sồi ở Hatfield đọc Kinh Thánh Hi văn, một người hầu đến gần và háo hức nói "Hoàng thượng...". Elizabeth thốt lên một câu Kinh Thánh từ Thi thiên (Thánh vịnh) 118: 23, "Ấy là công việc của Chúa, một sự diệu kỳ trong mắt chúng ta".Elizabeth lên ngai lúc 25 tuổi. Suốt trong lễ đăng quang ngày 15 tháng 1 năm 1559, Elizabeth được dân chúng chào đón tung hô, họ diễn kịch và đọc thơ tán tụng nhan sắc và trí tuệ của nữ hoàng[23]. Lúc ấy chức Tổng Giám mục thành Canterbury (đứng đầu chức sắc Giáo hội Anh) đang khuyết; Hồng y Reginald Pole vừa qua đời. Các Giám mục có thế lực từ chối tham dự lễ đăng quang vì chiếu theo giáo luật Công giáo, Elizabeth, một tín hữu Kháng Cách, bị xem là bất hợp pháp. Chỉ có một chức sắc ít tiếng tăm Owen Oglethorpe, Giám mục thành Carlisle, đến tham dự và trao vương miện cho nữ hoàng. Lễ Tiệc Thánh được cử hành bởi tuyên úy của nữ hoàng.
Lễ đăng quang của Elizabeth I là lần cuối cùng được cử hành theo nghi thức Latin; từ đó, các lễ đăng quang, ngoại trừ của George I, đều được cử hành theo nghi thức Anh. Elizabeth thuyết phục Matthew Parker nhận lãnh chức vụ Tổng Giám mục Canterbury.
Ngày 20 tháng 11 năm 1558, Elizabeth nói chuyện với Hội đồng Tư vấn và các nhà quý tộc tụ họp về Hatfield để tuyên thệ trung thành với nữ hoàng, trong đó lần đầu tiên bà đề cập đến ẩn dụ "hai định chế" thường được sử dụng sau này: định chế thiên nhiên và định chế chính trị.
“ |
...trọng trách đặt nặng trên vai làm trẫm kinh hãi, nhưng khi nhận
biết mình là một tạo vật của Thiên Chúa, được dựng nên để vâng phục ý
chỉ của Ngài, từ đáy lòng trẫm khao khát được thêm sức bởi ân điển của
Ngài, để ý Chúa được nên trong nhiệm vụ Ngài giao phó. Dù là một người
như mọi người khác, bởi ý Chúa, trẫm được đặt vào vị trí đứng đầu một
định chế chính trị, vì vậy trẫm mong mọi người... sẽ chung tay giúp sức
để triều đại này với sự phục vụ của thần dân sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ
đối với Thiên Chúa toàn năng, và để lại cho hậu thế nhiều điều tốt lành.
Trẫm hứa sẽ hành động theo những lời khuyên và tư vấn khôn ngoan và
đúng đắn.[24] |
” |
Tôn giáo
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Elizabeth I khi bắt đầu trị vì là các vấn đề tôn giáo. Nhận biết thần dân muốn nữ hoàng khước từ quyền lực của Giáo hoàng và ảnh hưởng của Tây Ban Nha, điều này phù hợp với ước nguyện của bà và những quyết sách được đề nghị bởi Sir William Cecil. Elizabeth cũng biết Giáo hoàng sẽ không chịu công nhận bà là con hợp pháp của Henry VIII và là quân vương của nước Anh[26]. Vì vậy, nữ hoàng quyết định thành lập một giáo hội Kháng Cách phù hợp với nguyện vọng người dân Anh[27]. Năm 1559, Quốc hội làm luật thành lập giáo hội theo mô hình của Edward VI, với nhà vua là người đứng đầu giáo hội[27]. Dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Viện Thứ dân, nhưng gặp chống đối tại Viện Quý tộc, đặc biệt là từ các Giám mục. Tuy nhiên, may mắn cho Elizabeth, nhiều vị trí Giám mục đang khuyết, kể cả chức vụ Tổng Giám mục thành Canterbury[28][29]. Điều này giúp các thành viên Viện Quý tộc ủng hộ Kháng Cách chiếm đa số phiếu khi biểu quyết. Đạo luật Đồng nhất (Act of Uniformity) được nữ hoàng phê chuẩn năm 1559, qui định việc sử dụng Sách Cầu nguyện chung theo đức tin Kháng Cách trong các nhà thờ[30]. Bí tích Thánh thể của Giáo hội Công giáo bị bác bỏ. Nữ hoàng nhận danh hiệu "Thống đốc Tối cao của Giáo hội Anh" thay vì "Đầu của Giáo hội".Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1559 buộc tất cả viên chức công phải chấp nhận quyền kiểm soát của nhà vua trên giáo hội. Nhiều Giám mục từ chối ủng hộ lập trường của Elizabeth bị bãi chức và được thay thế bởi những chức sắc ủng hộ nữ hoàng. Bà bổ nhiệm Hội đồng Tư vấn mới, không còn có sự hiện diện của các thành viên Công giáo. Dưới triều Elizabeth, tình trạng chia rẽ và tranh chấp do bè phái giảm thiểu đáng kể. Cố vấn trưởng của nữ hoàng, Sir William Cecil, đảm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao, và Sir Nicholas Bacon làm Quan Chưởng ấn.
Nhiều tín hữu Công giáo, nhất là ở châu Âu đại lục, xem Elizabeth là dị giáo. Ngày 25 tháng 3 năm 1570, Giáo hoàng Pius V ra chỉ dụ Regnans in Excelsis phạt vạ tuyệt thông Elizabeth và gọi là bà là "nữ hoàng tiếm vị".[31] Chỉ dụ này, trên lý thuyết giải phóng người Công giáo tại Anh khỏi nghĩa vụ trung thành với Elizabeth, lại khiến giáo hội Anh liên kết chặt chẽ với vương quyền và đặt người Công giáo tại Anh vào tình huống khó khăn[32]
Hôn nhân
Ngay từ lúc mới lên ngôi, chuyện hôn nhân của nữ hoàng là vấn đề được mọi người quan tâm. Trong thực tế, Elizabeth chưa bao giờ kết hôn mà không ai biết rõ nguyên nhân. Nữ hoàng cũng từng tính đến việc chọn người phối ngẫu, trong đó có François, Công tước xứ Anjou. Tuy vậy, Elizabeth không thấy cần có một người đàn ông giúp đỡ để trị nước, và một cuộc hôn nhân có thể khiến nữ hoàng vướng vào nguy cơ bị ngoại bang can thiệp vào nội tình nước Anh, như trường hợp của Mary. Mặt khác, hôn nhân có thể cho nữ hoàng cơ hội có con nối dõi[33].Nhiều người muốn kết hôn với Elizabeth, nhưng nữ hoàng chỉ xem xét ba hoặc bốn trường hợp. Người bạn từ thuở thiếu thời, Robert Dudley, có lẽ là người có nhiều cơ may nhất. Nhưng Dudley đã kết hôn và William Cecil, cố vấn thân tín nhất của Elizabeth, phản đối mối quan hệ này. Năm 1560, cái chết không rõ nguyên nhân của Amy Robstart, vợ của Dudley, đã gây ra nhiều lời đồn đoán[34]. Cuối cùng nữ hoàng đặt bổn phận cao hơn tình cảm, phong Dudley làm Bá tước xứ Leicester và bổ nhiệm ông vào Hội đồng Cơ mật, hai người vẫn duy trì tình bạn lâu dài.
Sau Dudley, Elizabeth xem hôn nhân như là một phần trong chính sách đối ngoại[35], xem đây là nghĩa vụ hơn là tình cảm cá nhân. Quốc hội nhiều lần khẩn khoản nữ hoàng kết hôn, nhưng bà cứ lẩn tránh[36]. Khi Elizabeth mắc bệnh đậu mùa trong năm 1563, Quốc hội khẩn nài nữ hoàng kết hôn hoặc chỉ định người kế nhiệm nhằm tránh một cuộc nội chiến có thể xảy ra khi bà băng hà, nhưng bị từ chối. Năm 1570, khi các nhân vật chủ chốt trong triều nhận biết nữ hoàng không chịu kết hôn, cũng không chỉ định người kế nhiệm, William Cecil ra sức tìm kiếm giải pháp cho vấn đề thừa kế[35]. Nhưng chính sự im lặng của Elizabeth đã củng cố sự an toàn chính trị cho bà: nữ hoàng biết rằng nếu chỉ định người thừa kế có thể xảy ra một cuộc đảo chính[37]. Trong khi đó, tình trạng độc thân của Elizabeth dấy lên trong dân chúng lòng sùng bái dành cho một nữ hoàng đồng trinh. Trong thi ca cũng như trong hội họa, nữ hoàng được miêu tả như là một nữ thần, không phải một phụ nữ bình thường[38].
Đối ngoại
Chính sách đối ngoại của Elizabeth chủ yếu là phòng thủ, với một ngoại lệ là cuộc chiếm đóng Le Havre kéo dài từ tháng 10 năm 1562 đến tháng 6 năm 1563, khi phe Huguenot đồng minh với Elizabeth liên kết với phe Công giáo Pháp tái chiếm bến cảng này. Elizabeth định ý trao đổi Le Havre để lấy Calais mà người Pháp đã chiếm lại vào tháng 1 năm 1558[39]. Năm 1560, bà gởi quân đến Scotland để ngăn cản ý định của người Pháp sử dụng đất nước này như một hậu cứ để tấn công nước Anh[40]. Năm 1585, Elizabeth ký Hiệp ước Nonsuch với Hà Lan nhằm ngăn chặn hiểm họa từ Tây Ban Nha[41]. Dựa vào sức mạnh của các hạm đội Anh Quốc mà Elizabeth có thể theo đuổi chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn. Khi tranh chấp với Tây Ban Nha, 80% cuộc chiến diễn ra trên mặt biển[42]. Nữ hoàng phong tước cho Francis Drake sau chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới từ năm 1577 đến 1580, và sau những cuộc đột kích của ông nhắm vào những hải cảng và hạm đội của Tây Ban Nha. Triều đại của bà cũng chứng kiến việc thành lập những đồn điền đầu tiên trên những vùng đất mới ở châu Mỹ, và khu thuộc địa Virginia được đặt tên để vinh danh nữ hoàng. Dù vậy, những vụ cướp biển và những vụ làm ăn bất chính của những tay phiêu lưu trên biển vẫn diễn ra ngoài vòng kiểm soát của triều đình[43][44].Elizabeth phê chuẩn Hiệp ước Cateau-Cambresis năm 1559, mang lại hòa bình cho hai nước Anh và Pháp. Bà ủng hộ nguyên tắc "Nước Anh của người Anh". Tuy nhiên, một lãnh thổ dưới quyền cai trị của bà là Ireland không chấp nhận nguyên tắc này.
Mary của Scotland
Elizabeth có một đối thủ nguy hiểm là một người em họ, một giáo dân Công giáo, Mary Stuart, Nữ hoàng Scotland và là vợ của Vua nước Pháp, François II. Năm 1559, với sự ủng hộ của nước Pháp, Mary tuyên bố là Nữ hoàng Anh. Chính sách ban đầu của Elizabeth đối với Scotland là chống lại sự hiện diện của người Pháp ở đây[45] do lo ngại âm mưu của người Pháp xâm lăng nước Anh và đặt Mary, Nữ hoàng Scotland lên ngai báu Anh Quốc[46]. Elizabeth gởi quân đến Scotland hỗ trợ những người Kháng Cách chống đối. Tháng 7 năm 1560, Hiệp ước Edinburg được ký kết giúp giải tỏa mối đe dọa của người Pháp từ phía bắc[47]. Năm 1561, khi Mary quay trở lại Scotland để cầm quyền thì giáo hội Kháng Cách đã có vị trí vững chắc ở đây, và đất nước được cai trị bởi một hội đồng các nhà quý tộc Kháng Cách được Elizabeth hậu thuẫn[48]. Mary từ chối phê chuẩn hiệp ước[49].Năm 1565, Mary kết hôn với Huân tước Darnley, người tuyên bố quyền kế thừa ngai vàng nước Anh. Tuy vậy, cuộc hôn nhân là điểm khởi đầu một chuỗi những sai lầm khiến Mary mất quyền kiểm soát vào tay những người Kháng Cách Scotland và Elizabeth. Darnley bị mất lòng dân và mang tiếng xấu khi xử lý vụ án mạng David Rizzio, một thư ký người Ý của Mary. Tháng 2 năm 1567, Darnley bị James Hepburn, Bá tước xứ Bothwell giết chết. Tháng 5 năm 1657, Mary kết hôn với Bothwell, dấy lên những nghi ngờ cho rằng nữ hoàng đồng mưu giết chồng.
Những sự kiện này mau chóng làm sụp đổ uy tín chính trị của Mary và dẫn đến việc bà bị giam cầm tại Lâu đài Loch Leven. Giới quý tộc Scotland buộc Mary thoái vị và lập con trai của bà, James, kế vị. James sinh năm 1566, được giáo dưỡng trong niềm tin Kháng Cách. Mary trốn thoát khỏi Loch Leven năm 1568, băng qua biên giới để vào nước Anh. Mary bị giam giữ tại đây trong 19 năm[50].
Năm 1569, những người chủ mưu vụ Nổi dậy ở phương Bắc âm mưu giải thoát Mary và lập kế hoạch cho bà kết hôn với Thomas Howard, Công tước xứ Norfork. Elizabeth cho bắt giam Howard. Năm 1570, xảy ra vụ mưu phản do Ridolfi cầm đầu nhằm ám sát Elizabeth để tôn Mary lên ngôi. Đến năm 1586 xảy ra vụ mưu phản Babington. Lúc đầu, Elizabeth chống lại chủ trương xử tử hình Mary, nhưng đến cuối năm nữ hoàng chịu nhượng bộ trước áp lực của triều thần. Ngày 8 tháng 2 năm 1587, Mary bị chém đầu tại Lâu đài Fotheringhay, Northamptonshire[51].
Tây Ban Nha
Sau những thất bại thảm hại trong vụ Le Havre từ năm 1562-1563, Elizabeth chống lại việc mở các cuộc viễn chinh nhắm vào lục địa Âu châu mãi cho đến năm 1585, khi nữ hoàng cử một đạo quân đến hỗ trợ lực lượng phiến quân Kháng Cách tại Hà Lan đang chống lại vua Tây Ban Nha Felipe II. Sau khi những đồng minh của Elizabeth, Hoàng thân Guillaume I của Orange-Nassau, và François (Công tước Anjou) từ trần, và một loạt các thị trấn Hà Lan chịu thần phục Alexander Farnese Công tước xứ Parma, Thống đốc Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Tháng 12 năm 1584, liên minh giữa Felipe II và Liên đoàn Công giáo Pháp tại Joinville làm xói mòn sức mạnh của Henri III của Pháp, em của Anjou, trong nỗ lực chống lại quyền thống trị của Tây Ban Nha tại Hà Lan. Nó cũng mở rộng ảnh hưởng của Tây Ban Nha dọc theo Eo biển Manche trên đất Pháp và trở thành mối đe dọa đối với nước Anh[41]. Tháng 8 năm 1585, Anh và Hà Lan phản ứng bằng cách ký kết Hiệp ước Nonsuch, theo đó Elizabeth cam kết hỗ trợ quân sự cho Hà Lan. Hiệp ước này đánh dấu sự bùng nổ Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha, kéo dài đến năm 1604 khi Hiệp ước Luân Đôn được ký kết.Năm 1586, Sir Francis Drake bắt đầu tập kích các tàu buôn Tây Ban Nha trên Thái Bình Dương và vùng biển Caribbean, và mở một cuộc tấn công dữ dội vào cảng Cadiz.
Cuộc viễn chính dưới quyền chỉ huy của Robert Dudley, Bá tước xứ Leicester, là một thất bại[52]. Thiếu hụt tiền và binh lính cộng với sự bất tài của Dudley đã làm hỏng chiến dịch. Đến tháng 12 năm 1587, Dudley phải từ nhiệm và vua Felipe II quyết định tiến chiếm nước Anh[53]
Ngày 12 tháng 7 năm 1588, Armada Tây Ban Nha, hạm đội lừng danh và là sức mạnh thống trị trên mặt biển của Đế quốc Tây Ban Nha, giong buồm đến eo biển, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng trong kế hoạch phối hợp với đạo quân tinh nhuệ của Công tước xứ Parma, từ Hà Lan tiến đánh vào bờ biển đông nam nước Anh. Nhờ thời tiết thuận lợi, với các tàu chiến nhỏ nhưng cơ động, cùng những tin tức tình báo gởi đi từ Hà Lan, hải quân Anh chuẩn bị sẵn sàng đối đầu Armada Tây Ban Nha với các tàu chiến lớn và trang bị hỏa lực mạnh. Do tính toán sai[54], thiếu may mắn và bị những con tàu lửa (những chiếc thuyền chất đầy vật liệu bắt lửa, phóng hỏa và lao vào hạm đội địch) của Anh tấn công. Mặt khác, vào ngày 1 tháng 8, các tàu chiến của Tây Ban Nha cắm neo trong hải cảng Graville bị đánh bạt lên phía đông bắc, Armada bị đánh bại. Hạm đội bị đánh tan tác quay về Tây Ban Nha sau khi gánh chịu những thiệt hại nặng nề gây ra bởi những cơn bão dữ trên biển Ireland[55].
Ngày 9 tháng 8 lịch Julius (tức ngày 19 tháng 8 theo lịch Gregory)[56], Elizabeth đến thị sát quân binh trú đóng tại Tilbury ở Essex. Mang một áo giáp che ngực bằng bạc bên ngoài chiếc áo dài màu trắng, nữ hoàng đã đọc một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của mình[57]:
“ |
Trẫm vẫn thường được khuyến cáo hãy cẩn thận giữ mình khi đến giữa
hàng quân có vũ trang, vì e ngại những âm mưu bội phản; nhưng trẫm đảm
bảo rằng trẫm không hề muốn sống mà không tin tưởng thần dân trung thành
và đáng yêu của trẫm. Chỉ có những bạo chúa mới lo sợ như thế... Trẫm biết rằng mình chỉ là một phụ nữ yếu đuối; nhưng là một phụ nữ có trái tim và lòng gan dạ của một quân vương, của một vua chúa nước Anh, dám coi thường cả Parma[58] và Tây Ban Nha, hoặc bất kỳ vua chúa châu Âu nào muốn xâm lăng bờ cõi của trẫm...[59] |
” |
Pháp
Khi Henri IV, một tín hữu Kháng Cách, lên ngôi báu năm 1589, Elizabeth điều quân đến hỗ trợ tân vương. Quyền kế thừa của Henri bị thách thức bởi Liên minh Công giáo và Felipe II, do đó Elizabeth e rằng Tây Ban Nha sẽ chiếm đóng các hải cảng dọc eo biển, song các chiến dịch của Anh tiến hành trên đất Pháp lại tổ chức kém và thiếu hiệu quả[60]. Huân tước Willoughby, hầu như chẳng quan tâm đến các mệnh lệnh của nữ hoàng, xua 4.000 quân lên phương bắc mà chẳng thu được kết quả nào. Tháng 12 năm 1589, quân Anh phải triệt thoái trong hỗn loạn, thiệt hại một nửa quân số. Năm 1591, John Norreys dẫn 3.000 quân tiến đến Bretagne để chuốc lấy thất bại thảm hại[61].Trong các cuộc viễn chinh, Elizabeth không muốn đáp ứng yêu cầu của các tư lệnh mặt trận khi họ cần thêm quân dụng và viện binh. Norreys phải đích thân về Luân Đôn để cầu viện, khi ấy quân đội của Liên minh Công giáo tiến đến tàn sát binh lính của ông tại Craon, phía tây bắc nước Pháp, vào tháng 5 năm 1591. Tháng 7, Elizabeth gởi một đạo quân khác dưới quyền chỉ huy của Robert Devereux, Bá tước xứ Essex, đến giúp Henri IV vây hãm thành Rouen. Lại thêm một thất bại: Devereux chẳng làm được gì và phải trở về vào tháng 1 năm 1592[62]. Thông thường, Elizabeth không kiểm soát được các tư lệnh một khi họ đem quân ra nước ngoài. "Ông ta ở đâu, làm gì, hoặc sẽ làm gì, trẫm không hề hay biết." Elizabeth viết như thế về Devereux[63].
Ireland
Mặc dù Ireland là một trong hai vương quốc của Elizabeth, bà phải đối diện với sự thù nghịch ở đây – trong những khu vực được dành quyền tự trị - [64] ở đó cư dân Công giáo ủng hộ kẻ thù của nữ hoàng. Chính sách của Elizabeth là ban đất cho các cận thần và ngăn chặn những người chống đối thiết lập hậu cứ cho Tây Ban Nha tấn công nước Anh[40]. Để đáp trả các cuộc nổi dậy liên tiếp, quân Anh áp dụng chiến thuật đốt phá và tàn sát đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Năm 1582, trong cuộc nổi dậy ở Munster của Gerald FitzGerald, Bá tước xứ Desmond, ước tính có khoảng 30.000 người Ireland bị bỏ đói cho đến chết.Từ năm 1594 đến 1603 là giai đoạn khó khăn nhất khi xảy ra cuộc nổi dậy gọi là Loạn Tyrone, hay Cuộc chiến Chín năm do Hugh O’Neill, Bá tước xứ Tyrone lãnh đạo với sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha[65]. Mùa xuân năm 1599, Elizabeth sai Robert Devereux, Bá tước xứ Essex, đến dẹp loạn, nhưng ông này không làm được gì mà còn tự ý bỏ về. Charles Blount, Huân tước Mountjoy, được cử đến thay thế Devereux, phải mất ba năm mới đánh bại quân phiến loạn. Năm 1603, O’Neill chịu đầu hàng, chỉ ít ngày sau khi Elizabeth qua đời[66].
Cuối đời
Hình ảnh của Elizabeth thay đổi theo tuổi tác và khi cuộc sống độc thân được khẳng định. Nữ hoàng được miêu tả như là Belphoebe hay Astraea, sau chiến thắng Armada, là Gloriana, còn trong thi ca của Edmund Spencer, là Faerie Queene, nữ hoàng muôn đời tươi trẻ. Các bức họa chân dung của nữ hoàng ngày càng trở nên siêu thực và nữ hoàng trở thành một hình tượng bí ẩn trông trẻ trung hơn thực tế rất nhiều. Trong thực tế, da mặt nữ hoàng bị rỗ hoa do mắc bệnh đậu mùa năm 1562, bà bị hói đầu nên phụ thuộc vào tóc giả và mỹ phẩm[67][68].Giai đoạn sau chiến thắng Armada năm 1588 là những năm khó khăn kéo dài cho đến lúc kết thúc triều đại Elizabeth[69]. Tranh chấp với Tây Ban Nha và Ireland cứ dai dẳng, gánh nặng thuế má càng nặng hơn, thêm vào đó là thất mùa và chi phí chiến tranh. Vật giá càng leo thang mức sống càng xuống thấp[70][71]. Trong khi đó, các biện pháp trấn áp người Công giáo được tăng cường, đến năm 1591, Elizabeth cho phép thẩm vấn và lục soát nhà ở người Công giáo[72]. Elizabeth ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện tuyên truyền để nuôi dưỡng trong dân chúng ảo tưởng về một đất nước an bình và thịnh vượng[70]. Trong những năm cuối, sự chỉ trích gia tăng phản ánh sự bất bình của thần dân đối với nữ hoàng[73].
Tuy nhiên, đây chính là thời kỳ hoàng kim của văn học Anh[74]. Những dấu hiệu đầu tiên của phong trào văn học mới khởi phát vào cuối thập niên thứ hai của triều đại Elizabeth với "Euphues" của John Lyly, và "The Shepheardes Calender" của Edmund Spencer trong năm 1578. Trong thập niên 1590, một số trong những tài năng lớn nhất của nền văn học Anh đến độ chín mùi, trong đó có William Shakespeare và Christopher Marlowe. Cùng với thời kỳ Jacobe kế tiếp, nền kịch nghệ Anh đạt đến đỉnh điểm của mình[75]. Khái niệm về thời đại Elizabeth huy hoàng được xây dựng bởi những tên tuổi trong các lãnh vực kiến trúc, kịch nghệ, thi ca và âm nhạc.
Ngày 4 tháng 8 năm 1598, cố vấn thân cận nhất của Elizabeth, Nam tước Burghley, từ trần. Con trai của ông, Robert Cecil, được chọn làm người thay thế, sau đó trở thành người lãnh đạo chính phủ[76]. Một trong những nhiệm vụ của Cecil là chuẩn bị cho một tiến trình chuyển giao quyền lực êm thắm. Do Elizabeth không công khai chọn người kế nhiệm nên Cecil phải làm việc trong bí mật[77]. Cecil thương thảo riêng với vua James VI của Scotland, người thừa kế hợp pháp nhưng không được công nhận. Theo lời khuyên của Cecil, James cố làm Elizabeth khuây khỏa và "chiếm được cảm tình của bậc chí tôn". Theo sử gia J. E. Neale, dù không công khai tuyên bố truyền ngôi cho James, quần thần đều biết ý định này của nữ hoàng[78].
Sức khỏe của Elizabeth vẫn tốt cho đến mùa thu năm 1602, một loạt những cái chết của bạn hữu khiến nữ hoàng rơi vào tình trạng trầm cảm nghiêm trọng. Tháng 2 năm 1603, cô em họ cũng là người bạn thân tín, Catherine Carey, Nữ Công tước xứ Nottingham, qua đời; đây là cú sốc đối với nữ hoàng. Tháng 3, Elizabeth ngã bệnh và vùi mình trong "nỗi sầu khổ khôn nguôi"[79]. Elizabeth mất ngày 24 tháng 3 năm 1603 tại Lâu đài Richmond, khoảng giữa hai giờ và ba giờ sáng. Vài giờ sau, Cecil và hội đồng công bố James Stuart của Scotland trở thành vua James I của Anh[80].
Quan tài của Elizabeth được mang đi ngay trong đêm trên thuyền rồng đến Lâu đài Whitehall. Trong tang lễ tổ chức vào ngày 28 tháng 4, quan tài của nữ hoàng, phủ bằng nhung tím, được đưa đến Điện Westminster trên xe tang bốn ngựa kéo. Ghi chép của nhà viết sử John Stow:
“ | Westminster bao phủ đầy người thuộc mọi tầng lớp, tràn ngập đường phố, các ngôi nhà, mọi cửa sổ, trên mái nhà, tập hợp tại đây để dự tang lễ. Khi đám đông nhìn thấy tượng nữ hoàng trên quan tài, liền vang lên tiếng thở dài, rên rỉ, than khóc như chưa từng xảy ra bao giờ[81] | ” |
Di sản
Dù than khóc tiếc thương, dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm khi nữ hoàng qua đời.[82] Sự xuất hiện một thế hệ lãnh đạo mới mang đến những tín hiệu tốt ban đầu với nỗ lực kết thúc cuộc chiến chống Tây Ban Nha năm 1604 và cắt giảm thuế. Mãi cho đến năm 1612 khi Robert Cecil qua đời, chính sách của triều đình không có nhiều thay đổi so với trước đây.[83] Tuy vậy, triều đại James I không được lòng dân khi nhà vua giao trọng trách cho những người thân tín; đến thập niên 1620, dân chúng bắt đầu nhớ về Elizabeth với sự tiếc nuối.[84] Nữ hoàng được tôn vinh như là một nữ anh hùng đấu tranh cho chính nghĩa Kháng Cách và là nhà lãnh đạo một thời kỳ hoàng kim, trong khi họ xem James là người ủng hộ Công giáo, dưới tay là đám triều thần thối nát.[85] Trong những năm cuối đời, hình ảnh huy hoàng của Elizabeth được tô điểm rực rỡ hơn, những khó khăn kinh tế, quân sự và tình trạng phân hóa được xem là những vấn nạn nhất thời và thanh danh của nữ hoàng càng lên cao. Triều đại Elizabeth được lý tưởng hóa để trở thành một thời kỳ mà hoàng gia, giáo hội và quốc hội hoạt động hài hòa trong sự cân bằng quyền lực được qui định bởi hiến pháp.[86]Hình tượng của Elizabeth được miêu tả bởi những người Kháng Cách ngưỡng mộ bà từ thế kỷ 17 gây nhiều ảnh hưởng và có giá trị lâu dài.[87] Ký ức về nữ hoàng trở nên sống động khi xảy ra chiến tranh chống Napoleon, lúc ấy nước Anh đang cận kề họa ngoại xâm.[88] Trong thời kỳ Victoria, huyền thoại Elizabeth hội nhập dễ dàng vào ý thức hệ của đế chế.[82][89] Đến giữa thế kỷ 20, Elizabeth trở nên biểu tượng lãng mạn cho tinh thần dân tộc chống lại hiểm họa ngoại bang.[90][91] Các sử gia trong giai đoạn này như J. E. Neale (1934), và A. L. Rowse (1950) xem triều đại Elizabeth là thời kỳ hoàng kim của sự tiến bộ.[92]
Tuy nhiên, các sử gia hiện đại có quan điểm nghiêm khắc hơn về Elizabeth.[93]. Sự kiện nổi bật nhất trong thời trị vì của bà là chiến tích đánh bại Armada, và những cuộc tập kích nhắm vào người Tây Ban Nha như vụ Cádiz trong năm 1578 và 1596, song một số sử gia cũng chỉ ra những thất bại quân sự trên bờ cũng như trên mặt biển như vụ "Island voyage" năm 1597.[60] Cung cách Elizabeth giải quyết các vấn đề ở Ireland là một vết ố trên bảng thành tích của bà.[94] Do thiếu quyết đoán trong chính sách đối ngoại, khó có thể xem Elizabeth là một quân vương dũng cảm đứng ra bảo vệ các quốc gia Kháng Cách chống lại Tây Ban Nha và nhà Habsburg. Thường khi nữ hoàng chỉ cung ứng sự trợ giúp tối thiểu cho các lân bang Kháng Cách, và không chịu cấp tiền đầy đủ cho các tướng lĩnh hầu có thể thay đổi tình hình ở hải ngoại.[95]
Việc Elizabeth thiết lập giáo hội Anh đã giúp định hình bản sắc dân tộc cho nước Anh cho đến ngày nay.[96][97][98] Song, những người tôn vinh bà như là người anh hùng của chính nghĩa Kháng Cách đã bỏ qua sự kiện nữ hoàng từ chối bác bỏ tất cả nghi thức Công giáo.[99][100] Các sử gia cũng ghi nhận rằng lúc ấy các tín hữu Kháng Cách sùng tín xem Đạo luật Settlement and Uniformity năm 1559 của nữ hoàng là một sự thỏa hiệp.[101][102][103] Thật vậy, Elizabeth xem đức tin là một vấn đề cá nhân, và không muốn, theo cách nói của Francis Bacon, "thâm nhập vào lòng và tư tưởng thầm kín của người khác".[104][105]
Dù chủ trương phòng thủ trong chính sách ngoại giao, triều đại Elizabeth chứng kiến sự thăng tiến vượt bật của nước Anh trên trường quốc tế. Giáo hoàng Sixtus V nhận xét về bà với sự kinh ngạc, "[Elizabeth] chỉ là một phụ nữ, bà chủ trên một nửa hòn đảo, nhưng đã làm Tây Ban Nha, Pháp, [Thánh chế La Mã], và mọi người khiếp sợ".[106] Trong thời trị vì của nữ hoàng, nước Anh giành được lòng tự tin và quyền tự quyết trong khi cả thế giới Cơ Đốc giáo đang bị phân hóa.[84][107][108] Elizabeth là người đầu tiên trong dòng họ Tudor thừa nhận rằng một quân vương chỉ có thể cai trị đất nước với sự đồng thuận của người dân.[109] Do đó, nữ hoàng luôn hợp tác với quốc hội và các cố vấn là những người bà tin là dám nói lên sự thật – nghệ thuật trị nước mà những quân vương thuộc dòng họ Stuart đã không chịu học hỏi. Trong khi một số sử gia cho rằng bà là người may mắn,[106] Elizabeth tin rằng bà được Thiên Chúa phù trợ.[110] Tự hào là một người Anh,[111] Nữ hoàng tin rằng Thiên Chúa, những lời khuyên chân tình, và tình yêu thần dân dành cho bà là những nhân tố xây đắp sự thành công của triều đại Elizabeth.[112] Trong một lần cầu nguyện, Elizabeth dâng lời tạ ơn Thiên Chúa:
“ |
Trong lúc chiến tranh và bạo loạn cùng sự ngược đãi luôn quấy nhiễu
các vua chúa và các lân bang, thì triều đại tôi vui hưởng thái bình, và
bờ cõi tôi là nơi ẩn náu cho hội thánh của Chúa. Tình yêu sắt son thần
dân dành cho tôi khiến kẻ thù của tôi vỡ mộng.[106] |
” |
Hình ảnh Elizabeth I trong văn hóa
Trải qua bốn thế kỷ, Nữ hoàng Elizabeth I là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật.Hội họa, văn học, kịch nghệ, và âm nhạc
- Những bài viết của chính Elizabeth với số lượng đáng kể, được Nhà xuất bản Đại học Chicago sưu tập và ấn hành dưới tựa đề Elizabeth I: Collected Works.
- Trong Portraiture of Elizabeth I, những bức chân dung của nữ hoàng với trang phục sang trọng.
- Trong vở King Henry VIII của William Shakespeare có cảnh thông báo sự ra đời của Elizabeth cũng như cảnh cô chịu lễ rửa tội.
- Biệt danh "The Faerie Queen" của Elizabeth đến từ thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser.
- Elizabeth là nhân vật chnhs trong vở kịch Mary Stuart của Friedrich Schiller (1800).
- Elizabeth cũng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Kenilworth của Sir Walter Scott.
- Cô thiếu nữ Elizabeth có mặt trong The Prince and the Pauper của Mark Twain.
- Nhà soạn kịch người Mỹ và là khôi nguyên Giải Pulitzer Maxwell Anderson trình bày cuộc đời Elizabeth trong hai vở kịch nổi tiếng nhất của ông, Elizabeth the Queen (1930), và Mary of Scotland (1933).
- Margaret Irwin viết ba cuốn tiểu thuyết về tuổi trẻ của Elizabeth: Young Bess (1945), Elizabeth, Captive Princess (1950), và Elizabeth and the Prince of Spain (1953).
- Mary M. Luke cũng viết một ba cuốn về Nhà Tudor: Catherine the Queen (1968), A Crown for Elizabeth (1970), và Gloriana: The Years of Elizabeth I (1973).
- All the Queen’s Men của Evelyn Anthony (1960).
- No Great Magi của Fritz Leiber (1963).
- Vivat! Vivat Regina! của Robert Bolt (1970)
- The Queen and the Gypsy của Constance Heaven (1977)
- My Enemy the Queen của Victoria Holt (1978)
- Queen of This Realm của Jean Plaidy (1984)
- Legacy của Susan Kay (1985)
- Much Suspected of Me của Maureen Peters (1991)
- I, Elizabeth của Rosalind Miles (1994).
- To Shield the Queen, một bộ tám cuốn nói về Ursula Blanchard, một tùy tùng của Elizabeth, của Fiona Buckley (1997–2006).
- Elizabeth I, Red Rose of the House of Tudor của Kathryn Lasky, viết cho thiếu nhi (1999).
- Một bộ chín cuốn tiểu thuyết: The Poyson Garden (2000), The Tidal Poole (2000), The Twylight Tower (2002), The Queene's Cure (2003), The Thorne Maze (2003), The Queene's Christmas (2004), The Fyre Mirror (2006), The Fatal Fashione (2006), và The Hooded Hawke (2007) của Karen Harper.
- Beware, Princess Elizabeth, tiểu thuyết cho trẻ em của Carolyn Meyer (2001).
- Robin Maxwell viết ba cuốn tiểu thuyết về Elizabeth: Virgin: Prelude to the Throne (2001), The Secret Diary of Anne Boleyn, và The Queen's Bastard (1999).
- Trong sáu cuốn sách của Philippa Gregory viết về Nhà Tudor, có năm cuốn viết về Elizabeth: The Other Boleyn Girl (2001), The Boleyn Inheritance (2006), The Queen's Fool (2003), The Virgin's Lover (2004), và "The Other Queen" (2008).
- Queen Elizabeth I: A Children's Picture Book của Richard Brassey (2005)
- Queen Elizabeth I and Her Conquests của Margret Simpson (2006)
- The Lady Elizabeth (2008) của Alison Weir.
- Elizabeth the Queen, kịch của Maxwell Anderson
- Elizabeth Rex, kịch của Timothy Findley (2000)
- Elizabeth I (2011) tiểu thuyết của Margaret George.
Opera
- Henry Purcell wrote a 1692 semi-opera The Fairy-Queen, an adaptation of Shakespeare's A Midsummer Night's Dream. One of Elizabeth's nicknames was "The Faerie Queen", after the poem in her honour by Edmund Spenser.
- Gioacchino Rossini wrote his first Neapolitan opera on the subject of Elizabeth I, Elisabetta, regina d'Inghilterra, in 1814–15, ultimately based on a three-volume Gothic romance novel, The Recess, by Sophia Lee.
- Elizabeth appears in three operas by Gaetano Donizetti, Il castello di Kenilworth (1829) after Walter Scott, Maria Stuarda (1834), based loosely on Schiller's play; and Roberto Devereux (1837) about her affair with the Earl of Essex.
- Benjamin Britten wrote an opera, Gloriana, about the relationship between Elizabeth and Essex, composed for the 1953 coronation of Elizabeth II.
Kịch, Điện ảnh, và Truyền hình
Hình tượng Elizabeth xuất hiện nhiều trên sân khấu kịch, trong phim điện ảnh và truyền hình. Thật vậy, bà là quân vương nước Anh được làm phim nhiều nhất.[113][114] George MacDonald Fraser wrote "no historic figure has been represented more honestly in the cinema, or better served by her players".[115]Kịch
- Lynn Fontanne trong Elizabeth the Queen, - 1930; kịch của Maxwell Anderson
- Diane D'Aquila trong Elizabeth Rex, - 2000 kịch của Timothy Findley
- Stephanie Barton-Farcas trong Elizabeth Rex, - 2008;[116]
Điện ảnh
Trong điện ảnh, các diễn viên sau từng đóng vai Elizabeth:- Sarah Bernhardt trong phim câm của Pháp Les Amours de la reine Élisabeth (1912), về mối tình của Elizabeth với Bá tước Essex
- Gladys Ffolliott trong phim câm của Anh, Old Bill Through the Ages (1924)
- Athene Seyler trong Drake of England (1935)
- Florence Eldridge trong Mary of Scotland (1936), chuyển thể từ một vở kịch của Maxwell Anderson với Katharine Hepburn trong vai Mary, Nữ hoàng Scots
- Gwendolyn Jones trong The Prince and the Pauper (1937)
- Yvette Pienne trong phim Pháp Pearls of the Crown (1937)
- Flora Robson trong Fire Over England (1937) và The Sea Hawk (1940)
- Bette Davis trong The Private Lives of Elizabeth and Essex (1939) và The Virgin Queen (1955)
- Maria Koppenhöfer trong phim Đức Das Herz der Königin (1940), về Mary, Nữ hoàng Scots
- Olga Lindo trong phim Anh Time Flies (1944)
- Jean Simmons trong Young Bess (1953)
- Agnes Moorehead trong The Story of Mankind (1957)
- Irene Worth trong Seven Seas to Calais (1962)
- Catherine Lacey trong The Fighting Prince of Donegal (1966)
- Glenda Jackson trong bộ phim Elizabeth R (1971) của BBC, và trong Mary, Nữ hoàng Scotland (1971), với Vanessa Redgrave trong vai Mary
- Jenny Runacre trong phim Jubilee của Derek Jarman (1977)
- Lalla Ward trong phim Crossed Swords (1977), chuyển thể từ The Prince and the Pauper
- Quentin Crisp trong phim Orlando (1992)
- Cate Blanchett trong phim Elizabeth (1998) và Elizabeth: The Golden Age (2007), với cả hai phim này, Cate Blanchett đều được đề cử Giải Oscar cho diễn viên chính hay nhất.
- Judi Dench trong phim Shakespeare in Love (1998), Judi Dench được trao giải Oscar cho vai phụ hay nhất.
- Helen Mirren trong bộ phim truyền hình Elizabeth I (2005).
- Vanessa Redgrave và Joely Richardson đóng vai Elizabeth trong phim Anonymous (2011)
Truyền hình
Trên truyền hình, vai Elizabeth được giao cho:- Dorothy Black trong The Dark Lady of the Sonnets (1946) trên đài BBC.
- Mildred Natwick trong Mary of Scotland (1951), chuyển thể từ một vở kịch của Maxwell Anderson
- Maxine Audley trong bộ phim Kenilworth (1957) của BBC, chuyển thể từ tiểu thuyết của Scott
- Peggy Thorpe-Bates bộ phim Queen's Champion (1958) của BBC.
- Mecha Ortiz trong Elizabeth Is Dead (1960)
- Jane Wenham trong bộ phim An Age of Kings (1960) của BBC,
- Jean Kent trong bộ phim phiêu lưu của Anh Sir Francis Drake (1961)
- Katya Douglas trong The Prince and the Pauper (1962),
- Susan Engel trong bộ phim The Queen's Traitor (1967) của BBC, về âm mưu của Ridolfi
- Judith Anderson trong phim Elizabeth the Queen (1968), chuyển thể từ một vở kịch của Maxwell Anderson. Judith Anderson được đề cử Giải Emmy nhờ phim này.
- Gemma Jones trong bộ phim Kenilworth (1968) của BBC, chuyể thể từ tiểu thuyết của Scott
- Glenda Jackson trong bộ phim Elizabeth R (1971) của BBC, Glenda Jackson đoạt hai Giải Emmy nhờ bộ phim này.
- Josephine Barstow trong Gloriana (2000)
- Imogen Slaughter trong phim tài liệu Elizabeth (2000)
- Lorna Lacey trong bộ phim Henry VIII (2003) của Granada Television
- Catherine McCormack trong bộ phim Gunpowder, Treason & Plot (2004) của BBC
- Anne-Marie Duff trong bộ phim The Virgin Queen (2005) của BBC
- Helen Mirren trong bộ phim Elizabeth I (2005), Helen Mirren được trao giải Emmy
Phả hệ
[hiện]Phả hệ của Elizabeth I |
---|
Xem thêm
Chú thích
- ^ Elizabeth I chưa bao giờ kết hôn
- ^ "I mean to direct all my actions by good advice and counsel." Elizabeth's first speech as queen, Hatfield House, 20 November 1558. Loades, 35.
- ^ a ă Starkey, 5.
- ^ Neale, 386.
- ^ In 1593, the French ambassador confessed: "When I see her enraged against any person whatever, I wish myself in Calcutta, fearing her anger like death itself". Somerset, 731–32.
- ^ Somerset, 729.
- ^ Somerset, 4.
- ^ Loades, 3–5
- ^ Somerset, 4–5.
- ^ Loades, 6–7.
- ^ Haigh, 1–3.
- ^ a ă In the act of July 1536, it was stated that Elizabeth was "illegitimate... and utterly foreclosed, excluded and banned to claim, challenge, or demand any inheritance as lawful heir...to [the King] by lineal descent". Somerset, 10.
- ^ Our knowledge of Elizabeth’s schooling and precocity comes largely from the memoirs of Roger Ascham, also the tutor of Prince Edward. Loades, 8–10.
- ^ Somerset, 25.
- ^ Davenport, 32.
- ^ Loades, 24–25.
- ^ Elizabeth had assembled 2,000 horsemen, "a remarkable tribute to the size of her affinity". Loades 25.
- ^ Loades, 26.
- ^ Loades, 27.
- ^ Somerset, 49.
- ^ Loades, 29.
- ^ "The wives of Wycombe passed cake and wafers to her until her litter became so burdened that she had to beg them to stop." Neale, 49.
- ^ a ă Somerset, 89–90. The "Festival Book" account, from the British Library
- ^ Full document reproduced by Loades, 36–37.
- ^ Neale, 70.
- ^ Somerset, 92.
- ^ a ă Loades, 46.
- ^ "It was fortunate that ten out of twenty-six bishoprics were vacant, for of late there had been a high rate of mortality among the episcopate, and a fever had conveniently carried off Mary's Archbishop of Canterbury, Reginald Pole, less than twenty-four hours after her own death". Somerset, 98.
- ^ "There were no less than ten sees unrepresented through death or illness and the carelessness of 'the accursed cardinal' [Pole]". Black, 10.
- ^ Somerset, 101–103.
- ^ POPE PIUS V'S BULL AGAINST ELIZABETH (1570)
- ^ Hogge, 46–47.
- ^ Loades, 39.
- ^ Trong tháng 4 năm 1559, có báo cáo là Amy bị "một căn bệnh trong một bộ ngực của cô" và được phỏng đoán là bà bị ung thư. Vào thời điểm đó, nhiều người tin rằng Dudley đã bỏ bà để kết hôn với nữ hoàng (In April 1559, Amy had been reported as suffering from a "malady in one of her breasts", and it is now presumed that she had cancer. At the time, it was widely believed that Dudley had done away with her in order to marry the queen). Somerset, 166–167.
- ^ a ă Haigh, 17.
- ^ Loades, 40.
- ^ Khi vào năm 1566 một ủy ban quốc hội kêu gọi Elizabeth chỉ định một người thừa kế, bà đề cập đến việc "một người thứ hai, như là tôi trước đây" đã được sử dụng như là trọng điểm của âm mưu chống lại chị gái mình, nữ hoàng Mary I (When in 1566 a parliamentary commission urged Elizabeth to name an heir, she referred to the way "a second person, as I have been" had been used as the focus of plots against her sister, Queen Mary). Haigh, 22–23.
- ^ Haigh, 23.
- ^ Frieda, 191.
- ^ a ă Loades, 55.
- ^ a ă Haigh, 135.
- ^ a ă Loades, 61.
- ^ Flynn and Spence, 126–128.
- ^ Somerset, 607–611.
- ^ Haigh, 131.
- ^ Mary's position as heir derived from her great grandfather Henry VII, through Henry VIII's sister Margaret Tudor. In her own words, "I am the nearest kinswoman she hath, being both of us of one house and stock, the Queen my good sister coming of the brother, and I of the sister". Guy, 115.
- ^ Theo điều khoản của Hiệp ước, cả Anh và Pháp đều rút quân khỏi Scotland. Haigh, 132.
- ^ Loades, 67.
- ^ Loades, 68.
- ^ Loades, 72–73.
- ^ Guy, 1–11.
- ^ Haigh, 134
- ^ a ă Haigh, 138.
- ^ Khi đô đốc hải quân Tây Ban Nha, Công tước Medina Sidonia, đến bờ biển gần Calais mới biết đạo quân của Công tước xứ Parma chưa sẵn sàng nên buộc phải hoãn binh, do đó tạo cơ hội cho quân Anh triển khai tấn công. Loades, 64.
- ^ a ă Neale, 300.
- ^ Diễn văn
- ^ Though most historians accept that Elizabeth gave such a speech, its authenticity has been questioned (Frye, The Myth of Elizabeth at Tilbury, 1992), since it was not published until 1654. Doran, 235–236.
- ^ Alexander Farnese (1545 – 1592), là Công tước xứ Parma và Piacenza từ 1586-1592, và Thống đốc Hà Lan thuộc Tây Ban Nha từ 1578 -1592. Parma thống lĩnh đạo quân tinh nhuệ trú đóng tại Hà Lan dự định phối hợp với Armada Tây Ban Nha tiến chiếm nước Anh trong kế hoạch xâm lăng Vương quốc Anh của Vua Felipe II trong năm 1588, nhưng thất bại.
- ^ Somerset, 591.
• Neale, 297–98. - ^ a ă Haigh, 142.
- ^ Haigh, 143.
- ^ Henry abandoned the siege in April. Haigh, 143.
- ^ Haigh, 143–144.
- ^ One observer wrote that Ulster, for example, was "as unknown to the English here as the most inland part of Virginia". Somerset, 667.
- ^ Loades, 98.
- ^ Loades, 98–99.
- ^ Loades, 92.
- ^ Gaunt, 37.
- ^ Black, 353.
- ^ a ă Haigh, 155.
- ^ Black, 355–356.
- ^ Black, 355.
- ^ This criticism of Elizabeth was noted by Elizabeth's early biographers William Camden and John Clapham. For a detailed account of such criticisms and of Elizabeth's "government by illusion", see chapter 8, "The Queen and the People", Haigh, 149–169.
- ^ Black, 239.
- ^ Black, 239–245.
- ^ After Essex's downfall, James VI of Scotland referred to Cecil as "king there in effect". Croft, 48.
- ^ Cecil wrote to James, "The subject itself is so perilous to touch amongst us as it setteth a mark upon his head forever that hatcheth such a bird". Willson, 154.
- ^ Neale, 385.
- ^ Black, 411.
- ^ Black, 410–411.
- ^ Weir, 486.
- ^ a ă Loades, 100.
- ^ Willson, 333.
- ^ a ă Somerset, 726.
- ^ Strong, 164.
- ^ Dobson and Watson, 257.
- ^ Haigh, 175, 182.
- ^ Dobson and Watson, 258.
- ^ The age of Elizabeth was redrawn as one of chivalry, epitomised by courtly encounters between the queen and sea-dog "heroes" such as Drake and Raleigh. Some Victorian narratives, such as Raleigh laying his cloak before the queen or presenting her with a potato, remain part of the myth. Dobson and Watson, 258.
- ^ Haigh, 175.
- ^ In his preface to the 1952 reprint of Queen Elizabeth I, J. E. Neale observed: "The book was written before such words as "ideological", "fifth column", and "cold war" became current; and it is perhaps as well that they are not there. But the ideas are present, as is the idea of romantic leadership of a nation in peril, because they were present in Elizabethan times".
- ^ Haigh, 182.
- ^ Haigh, 183.
- ^ Black, 408–409.
- ^ Haigh, 142–147, 174–177.
- ^ Loades, 46–50.
- ^ Weir, 487.
- ^ Hogge, 9–10.
- ^ The new state religion was condemned at the time in such terms as "a cloaked papistry, or mingle mangle". Somerset, 102.
- ^ "The problem with the 'Protestant heroine' image was that Elizabeth did not always live up to it. London Protestants were horrified in 1561 when they heard of the plan to get Spanish support for a Dudley marriage by offering concessions on religion, and it took Elizabeth almost a decade to re-establish her Protestant credentials." Haigh, 165.
- ^ Haigh, 45–46, 177.
- ^ Black, 14–15.
- ^ Collinson, 28–29.
- ^ Williams, 50.
- ^ Haigh, 42.
- ^ a ă â Somerset, 727.
- ^ Hogge, 9n.
- ^ Loades, 1.
- ^ As Elizabeth's Lord Keeper, Sir Nicholas Bacon, put it on her behalf to parliament in 1559, the queen "is not, nor ever meaneth to be, so wedded to her own will and fantasy that for the satisfaction thereof she will do anything...to bring any bondage or servitude to her people, or give any just occasion to them of any inward grudge whereby any tumults or stirs might arise as hath done of late days". Starkey, 7.
- ^ Somerset, 75–76.
- ^ Edwards, 205.
- ^ Starkey, 6–7.
- ^ FilmCrunch: Cate Blanchett to Reprise Royal Role
- ^ Famous People and their Lives: Queen Elizabeth I
- ^ Fraser, George MacDonald: The Hollywood History of the World, Fawcett, 1989, p. 69–70
- ^ Neil Genzlinger, NY Times review.Retrieved January 17, 2009
Tham khảo
- Black, J. B. The Reign of Elizabeth: 1558–1603. Oxford: Clarendon, (1936) 1945. OCLC 5077207
- Brimacombe, Peter. All the Queen's Men: The World of Elizabeth I. New York: St Martin's Press, 2000. ISBN 0312232519.
- Camden, William. History of the Most Renowned and Victorious Princess Elizabeth. Wallace T. MacCaffrey (ed). Chicago: University of Chicago Press, selected chapters, 1970 edition. OCLC 59210072.
- Clapham, John. Elizabeth of England. E. P. Read and Conyers Read (eds). Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1951. OCLC 1350639.
- Collinson, Patrick. "The Mongrel Religion of Elizabethan England." Elizabeth: The Exhibition at the National Maritime Museum. Susan Doran (ed.). London: Chatto and Windus, 2003. ISBN 0701174765.
- Croft, Pauline. King James. Basingstoke and New York: Palgrave Macmillan, 2003. ISBN 0333613953.
- Davenport, Cyril. English Embroidered Bookbindings. Alfred Pollard (ed.). London: Kegan Paul, Trench, Trübner and Co., 1899. OCLC 705685.
- Dobson, Michael; and Nicola Watson. "Elizabeth's Legacy". Elizabeth: The Exhibition at the National Maritime Museum. Susan Doran (ed.). London: Chatto and Windus, 2003. ISBN 0701174765.
- Doran, Susan. "The Queen's Suitors and the Problem of the Succession." Elizabeth: The Exhibition at the National Maritime Museum. Susan Doran (ed.). London: Chatto and Windus, 2003. ISBN 0701174765.
- Edwards, Philip. The Making of the Modern English State: 1460–1660. Basingstoke and New York: Palgrave Macmillan, 2004. ISBN 031223614X.
- Elizabeth I: The Collected Works Leah S. Marcus, Mary Beth Rose & Janel Mueller (eds.). Chicago: Chicago University Press, 2002. ISBN 0226504654.
- Elton, G.R. England under the Tudors. London: Routledge, 1991. ISBN 041506533X.
- Flynn, Sian; and David Spence. "Elizabeth's Adventurers". Elizabeth: The Exhibition at the National Maritime Museum. Susan Doran (ed.). London: Chatto and Windus, 2003. ISBN 0701174765.
- Frieda, Leonie. Catherine de Medici. London: Phoenix, 2005. ISBN 0173820390.
- Gaunt, William. Court Painting in England from Tudor to Victorian Times. London: Constable, 1980. ISBN 0094618704.
- Graves, Michael A. R. Elizabethan Parliaments: 1559–1601. London and New York: Longman, 1987. ISBN 0582355168.
- Guy, John. My Heart is My Own: The Life of Mary Queen of Scots. London and New York: Fourth Estate, 2004. ISBN 184115752X.
- Haigh, Christopher. Elizabeth I. Harlow (UK): Longman Pearson, (1988) 1998 edition. ISBN 0582437547.
- Hasler. P. W (ed). History of Parliament. House of Commons 1558–1603 (3 vols). London: Published for the History of Parliament Trust by H.M.S.O., 1981. ISBN 0118875019.
- Hogge, Alice. God's Secret Agents: Queen Elizabeth's Forbidden Priests and the Hatching of the Gunpowder Plot. London: HarperCollins, 2005. ISBN 0007156375.
- Loades, David. Elizabeth I: The Golden Reign of Gloriana. London: The National Archives, 2003. ISBN 1903365430.
- Neale, J.E. Queen Elizabeth I: A Biography. London: Jonathan Cape, (1934) 1954 reprint. OCLC 220518.
- Ridley, Jasper. Elizabeth I: The Shrewdness of Virtue. New York: Fromm International, 1989. ISBN 088064110X.
- Rowse, A. L. The England of Elizabeth. London: Macmillan, 1950. OCLC 181656553.
- Russell, Conrad. The Crisis of Parliaments: English History, 1509–1660. Oxford: Oxford University Press, 1971. ISBN 0199130345.
- Somerset, Anne. Elizabeth I. London: Phoenix, (1991) 1997 edition. ISBN 0385721579.
- Starkey, David. "Elizabeth: Woman, Monarch, Mission." Elizabeth: The Exhibition at the National Maritime Museum. Susan Doran (ed.). London: Chatto and Windus, 2003. ISBN 0701174765.
- Strong, Roy. Gloriana: The Portraits of Queen Elizabeth I. London: Pimlico, (1987) 2003. ISBN 071260944X.
- Waller, Maureen, "Sovereign Ladies: Sex, Sacrifice, and Power. The Six Reigning Queens of England." St. Martin's Press, New York, 2006. ISBN 0-312-33801-5
- Weir, Alison. Elizabeth the Queen. London: Pimlico, (1998) 1999 edition. ISBN 0712673121.
- Williams, Neville. The Life and Times of Elizabeth I. London: Weidenfeld & Nicolson, 1972. ISBN 0297831682.
- Willson, David Harris. King James VI & I. London: Jonathan Cape, (1956) 1963. ISBN 0224605720.
- Wilson, Charles H. Queen Elizabeth and the Revolt of the Netherlands. Berkeley: University of California Press, 1970. ISBN 0520017447.
- "Nữ hoàng băng giá" và những cuộc cầu hôn bất thành
- Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất: Để giữ mãi vị trí độc tôn
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Elizabeth I của Anh |
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- William Camden. Annales Rerum Gestarum Angliae et Hiberniae Regnante Elizabetha. (1615 and 1625.) Hypertext edition, with English translation. Dana F. Sutton (ed.), 2000. Retrieved 7 December 2007.
- Tudor and Elizabeth Portraits. Tudor and Elizabethan portraits and other works of art, provided for research and education. Retrieved 15 December 2007.
Elizabeth I của Anh
Sinh: 7 Tháng 9 1533 Mất: 24 Tháng 3 1603 |
||
Tước hiệu | ||
---|---|---|
Tiền vị: Mary I |
Nữ hoàng Anh Nữ hoàng Ireland 17 Tháng 11, 1558 – 24 tháng 3, 1603 |
Kế vị James I |
Hoàng gia Anh | ||
Tiền vị: Lady Mary Tudor |
Người thừa kế ngai vàng nước Anh như người kế thừa không chắc chắn Tháng 3, 1534 – 1536 |
Kế vị Edward, hoàng tử xứ Wales |
Tiền vị: Lady Catherine Grey |
Người thừa kế ngai vàng nước Anh và Ireland như là người kế thừa không chắc chắn 19 tháng 7, 1553 – 17 tháng 11, 1558 |
Trống ngôi
Không bao giờ chỉ định người thừa kế¹
Danh hiệu được kế thừa bởi
Henry Frederick, hoàng tử xứ Wales |
Chú thích | ||
1. Người thừa kế gần nhất của bà là Lady Frances Brandon theo sắc luật kế vị thứ Ba và Mary I của Scotland theo luật truyền thống cognatic primogeniture |
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment