Monday, November 10, 2014

Chào ngày mới 11 tháng 11

Vị trí của Cộng hoà Ba Lan

CNM365. Chào ngày mới 11 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Kỉ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất tại một số quốc gia; ngày Độc lập tại Ba Lan (1918) (hình) Angola (1975); ngày Đơn thân tại Trung Quốc. Năm 1918Đức ký kết thỏa thuận đình chiến với các nước Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc giao tranh. Năm 1942Chiến tranh thế giới thứ hai: Kết thúc Trận El Alamein thứ hai  tại Ai Cập với thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh. Năm 1960Cuộc đảo chính quân sự do tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nhằm chống lại Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị dập tắt.

Ba Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Ba Lan
Rzeczpospolita Polska (tiếng Ba Lan)
Flag of Poland.svg Herb Polski.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Cộng hoà Ba Lan
Quốc ca
Mazurek Dąbrowskiego
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa
Tổng thống
Thủ tướng
Bronisław Komorowski
Ewa Kopacz
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Ba Lan
Thủ đô Warszawa
52°13′B, 21°02′Đ
Thành phố lớn nhất Warszawa
Địa lý
Diện tích 312.679 km² (hạng 70)
Diện tích nước 3.07 %
Múi giờ UTC+1 (Giờ Trung Âu); mùa hè: UTC+2 (Giờ Trung Âu mùa hè)
Dân cư
Dân số ước lượng (2014) 38.483.957[1][2] người (hạng 34)
Dân số (2007) 38.116.000 người
Mật độ 120 người/km² (hạng 83)
Kinh tế
GDP (PPP) (2010) Tổng số: 721.319 tỉ (hạng 20)
HDI (2010) 0,795 cao (hạng 41)
Đơn vị tiền tệ złoty (PLN)
Thông tin khác
Tên miền Internet .pl
Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Ba Lan (Rzeczpospolita Polska) là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Ngabiển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ 10. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Thế chiến thứ hai theo Thoả thuận Yalta.
Quốc gia Ba Lan được thành lập từ hơn 1.000 năm trước và đạt tới thời kỳ hoàng kim ở gần cuối thế kỷ 16 dưới thời Triều đại Jagiellonia, khi Ba Lan là một trong những nước lớn nhất, giàu nhất và mạnh nhất Châu Âu. Năm 1791, hạ viện của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chấp nhận Hiến pháp mùng 3 tháng 5, hiến pháp hiện đại đầu tiên của Châu Âu và thứ hai trên thế giới sau Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngay sau đó, nước này dừng tồn tại sau khi bị phân chia bởi các nước láng giềng là Nga, ÁoPhổ. Ba Lan giành lại độc lập năm 1918 sau Thế chiến thứ nhất với tư cách Nền Cộng hoà Ba Lan thứ hai. Sau Thế chiến thứ hai nước này trở thành một quốc gia vệ tinh cộng sản của Liên bang xô viết với cái tên Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Năm 1989 cuộc bầu cử bán tự do đầu tiên tại Ba Lan thời hậu chiến đã chấm dứt cuộc đấu tranh giành tự do của Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) khi phong trào này đánh bại những người cầm quyền cộng sản. Nền Cộng hoà Ba Lan thứ ba hiện tại đã được thành lập vài năm sau khi một hiến pháp mới ra đời năm 1997. Năm 1999 gia nhập NATO, và năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu.

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Ba Lan" trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh Trung văn của quốc hiệu Ba Lan (Trung văn giản thể: 波兰; Trung văn phồn thể: 波蘭; bính âm: Bōlán).
"Cộng hòa Ba Lan" trong tiếng Ba Lan là Rzeczpospolita Polska. Từ rzeczpospolita là cái tên lịch sử từng được sử dụng liên tục từ thế kỷ 16 thời còn tồn tại Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, một chế độ quân chủ do bầu cử. Thuật ngữ rzeczpospolita có thể mang ý nghĩa "thịnh vượng chung" hay "cộng hoà" (có hai cách dịch sang tiếng Ba Lan cho thuật ngữ republic của tiếng Anh: republikarzeczpospolita; nghĩa thứ hai hiện chỉ được sử dụng riêng cho Ba Lan, ví dụ Republika Czeska - Cộng hoà Séc, Republika Francuska - Cộng hoà Pháp, vân vân). Trong thời dưới quyền cộng sản (1952-1989) tên chính thức của nước này là Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa), cái tên này là sự ngắt đoạn duy nhất trong lịch sử cách gọi tên chính thức.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Ba Lan
Ba Lan năm 1020 dưới triều đại Piast
Ba Lan bắt đầu trở thành một thực thể và lãnh thổ được ghi nhận từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 dưới thời triều đại Piast. Nhà vua Ba Lan đầu tiên được ghi chép trong lịch sử, Mieszko I, được rửa tội năm 966, chấp nhận Công giáo làm tôn giáo chính thức mới của quốc gia, và đa phần dân cư đều cải theo đạo này trong thế kỷ tiếp sau. Ở thế kỷ 12, Ba Lan bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia này sau đó đã bị các đội quân Mông Cổ tàn phá trong những năm 1241, 1259 và 1287. Năm 1320 Władysław I trở thành vua nước Ba Lan mới tái thống nhất. Con trai ông, Kazimierz III, chấn chỉnh lại nền kinh tế Ba Lan, xây dựng các lâu đài mới và chiến thắng trong cuộc chiến với Lãnh địa công tước Ruthenia (Lwów trở thành một thành phố Ba Lan).
Tử thần Đen (nạn dịch hạch) ảnh hưởng tới hầu như mọi vùng Châu Âu trong giai đoạn 1347-1351 không lan tới Ba Lan cho tới tận năm 1389[3].
Thời triều đại Jagiellon, lập liên minh với nước láng giềng Litva. Một thời kỳ hoàng kim diễn ra trong thế kỷ 16 sau khi Liên minh Lublin, lập ra Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Các công dân Ba Lan kiêu hãnh về những quyền tự do thời trước (Złota Wolność) của mình và hệ thống nghị viện Sejm, với quyền ưu tiên lớn nhất dành cho giới quý tộc szlachta. Từ thời ấy, người Ba Lan đã coi tự do là giá trị quan trọng nhất của họ; người Ba Lan thường tự gọi mình là "quốc gia của những người tự do".
Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva ở thời rộng lớn nhất
Giữa thế kỷ 17, Thụy Điển xâm lược Ba Lan trong thời kỳ hỗn loạn của quốc gia này được gọi là "Đại hồng thuỷ" (potop). Nhiều cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman, Nga, Cossacks, TransilvaniaBrandenburg-Phổ cuối cùng kết thúc vào cuối năm 1699. Trong 80 năm tiếp theo, sự suy tàn của chính quyền trung ương và sự đình trệ của các định chế khiến quốc gia trở nên suy yếu, dẫn tới khuynh hướng vô chính phủ và tăng tình trạng phụ thuộc vào Nga. Cuối cùng điều này dẫn tới Liberum Veto (phủ quyết tự do), cho phép bất kỳ một thành viên nghị viện nào cũng có thể làm đình trệ hoạt động của Sejm trong kỳ họp, làm tê liệt hoàn toàn bất kỳ nỗ lực cải cách nào. Các Sa hoàng Nga lợi dụng tình trạng chính trị hỗn loạn này cung cấp tiền cho những kẻ phản quốc trong nghị viện để chúng ngăn cản mọi cải cách và nỗ lực thành lập hiến pháp mới cần thiết cho Ba Lan.Bản mẫu:Polish statehood
Thời đại khai sáng ở Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào quốc gia tái thiết đất nước, mang lại hiến pháp văn bản hiện đại đầu tiên của Châu Âu, Hiến pháp mùng 3 tháng 5 năm 1791. Quá trình cải cách bị ngừng trệ với ba lần phân chia Ba Lan giữa Nga, PhổÁo trong các năm 1772, 1793 và 1795, khiến nước này hoàn toàn tan rã. Những người Ba Lan cảm thấy tự do của họ đang mất đi và đã nhiều lần đứng lên chống lại những kẻ xâm lược (xem Danh sách các cuộc khởi nghĩa Ba Lan).
Napoléon Bonaparte tái lập quốc gia Ba Lan dưới tên Lãnh địa Warszawa,, nhưng sau các cuộc chiến tranh Napoléon, Ba Lan một lần nữa lại bị phân chia bởi Đồng Minh tại Hội nghị Wien. Phần phía đông do các Sa hoàng Nga cai quản với tư cách một Vương quốc Hội nghị, và có một hiến pháp tự do. Tuy nhiên, các Sa hoàng nhanh chóng thu hẹp các quyền tự do của người Ba Lan và cuối cùng đã sáp nhập nước này trên thực tế (de facto). Cuối thế kỷ 19, vùng Galicia thuộc quyền quản lý của Áo đã trở thành ốc đảo tự do của Ba Lan.
Trong Thế chiến thứ nhất tất cả các nước Đồng Minh đồng ý việc phục hồi quốc gia Ba Lan mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố tại Điểm 13 trong văn bản Mười bốn Điểm của ông. Một thời gian ngắn sau khi Đức đầu hàng vào tháng 11, 1918, Ba Lan tái giành độc lập trở thành nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai (II Rzeczpospolita Polska). Nước này tái khẳng định sự độc lập của mình sau một loạt các cuộc xung đột quân sự, nổi tiếng nhất là cuộc Chiến tranh Ba Lan-Sô viết 1919-1921.
Ba Lan trong giai đoạn 1922 - 1938
Cuộc Đảo chính tháng 5 năm 1926 của Józef Piłsudski khiến quyền kiểm soát nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai rơi vào tay phong trào Sanacja. Thời kỳ này kéo dài tới khi Thế chiến thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi nước Đức Phát xítLiên bang xô viết xâm lược Ba Lan (17 tháng 9). Warszawa bị chiếm ngày 28 tháng 9 năm 1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít và vùng Liên xô như được đồng thuận trong Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Phần phía đông thuộc Phát xít Đức được gộp vào vùng Chính phủ Chung, và phần phía tây (đa số từng thuộc Đức trước Thế chiến thứ nhất) được sáp nhập vào Nhà nước Đức.
Trong số tất cả các quốc gia liên quan tới cuộc chiến, Ba Lan có phần trăm thiệt hại nhân mạng cao nhất: hơn 6 triệu người chết, một nửa trong số đó là người Ba Lan Do Thái. Ba Lan cũng là nước có số quân tham chiến đứng thứ 4 của Đồng Minh, sau Hoa Kỳ, và Anh QuốcLiên xô, để đánh bại hoàn toàn Phát xít Đức. Khi kết thúc chiến tranh, các biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, biên giới phía tây được rời đến ranh giới Oder-Neisse, trong lúc ấy biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, nhường một phần lãnh thổ cho Liên Xô. Nước Ba Lan mới xuất hiện nhỏ hơn trước 20% với diện tích 77.500 kilômét vuông (29.900 dặm vuông). Việc sửa đổi biên giới đã buộc hàng triệu người Ba Lan, Đức, UkrainaDo Thái phải rời bỏ nhà cửa.
Cuối Thế chiến thứ hai, các lãnh thổ màu hồng được chuyển từ Ba Lan cho Liên bang Xô Viết và các lãnh thổ màu vàng từ Đức sang Ba Lan
Hậu quả của các sự kiện trên là Ba Lan, lần đầu tiên trong lịch sử đa văn hóa của họ, trở thành một đất nước thống nhất chủng tộc. Một cộng đồng Ba Lan thiểu số vẫn đang sống ở các nước lân cận như Ukraina, BelarusLatvi, cũng như tại các nước khác (xem bài viết người Ba Lan để biết con số dân). Số lượng người Ba Lan tại nước ngoài đông đảo nhất là ở Hoa Kỳ.
Liên bang xô viết thành lập ra một chính phủ cộng sản mới tại Ba Lan, tương tự với đa phần còn lại của Khối Đông Âu. Sự liên minh quân sự bên trong khối Hiệp ước Warszawa) trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng là một phần của sự thay đổi này. Năm 1948 một bước chuyển sang chủ nghĩa Stalin khiến nước này bắt đầu rơi vào thời kỳ cầm quyền chuyên chế. Nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa) được chính thức tuyên bố thành lập năm 1952. Năm 1956 chính quyền bắt đầu nới lỏng kiểm soát, thả tự do một số tù nhân và cho thêm dân chúng một số quyền tự do. Sự ngược đãi những nhân vật đối lập cộng sản vẫn diễn ra. Tình trạng hỗn loạn lao động năm 1980 dẫn tới việc thành lập "Công đoàn Đoàn Kết" ("Solidarność") đối lập, và tổ chức này dần trở thành một lực lượng đối lập chính trị. Công đoàn đoàn kết làm xói mòn ảnh hưởng thống trị của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tức Đảng cộng sản Ba Lan; tới năm 1989 họ đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện, và Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn Kết đã thắng cử tổng thống năm 1990. Phong trào Công đoàn Đoàn Kết đã góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu.
Một chương trình liệu pháp sốc đầu thập niên 1990 đã cho phép nước này chuyển đổi nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Âu. Dù có tình trạng sụt giảm tạm thời các tiêu chuẩn kinh tế và xã hội, nhưng nước này đã có được nhiều cải thiện về nhân quyền khác, như tự do ngôn luận, điều hành đất nước theo quy chế dân chủ. Ba Lan là nước hậu cộng sản đầu tiên đạt tới mức GDP trước năm 1989. Năm 1991 Ba Lan trở thành thành viên Nhóm Visegrad và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 cùng với Cộng hòa SécHungary. Các cử tri Ba Lan đã bỏ phiếu đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, và nước này đã chính thức trở thành thành viên ngày 1 tháng 5 năm 2004.

Chính trị

Bài chính về chính trị và chính quyền của Ba Lan có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Ba Lan.

Hậu Cộng sản

Sau khi chuyển từ chế độ Cộng sản độc đảng sang thể chế dân chủ đa nguyên các đảng mọc lên như nấm vào những năm đầu thập niên 1990. Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1991 số ghế tại quốc hội (Sejm) được chia ra cho cả hơn chục đảng phái khác nhau (Trong số đó có những đảng đặc biệt như đảng của những người yêu bia (Polska Partia Przyjaciół Piwa), được lãnh đạo bởi diễn viên hề nổi tiếng, Janusz Rewiński. sự tồn tại của quá nhiều đảng phái được nhiều người cho là làm cho quốc hội hoạt động không hiệu quả và làm cản trở sự thành lập một chính phủ bền vững. Vì thế luật bầu cử đã được sửa đổi, mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có thể được ghế trong quốc hội (ngoại trừ các đảng của dân tộc thiểu số), liên minh các đảng cần phải đạt được 8% bắt đầu từ cuộc bầu cử 1993. Từ năm 1990 phe tả được dẫn đầu bởi đảng cộng sản trước đây (đổi tên là đảng Dân chủ Xã hội). Phe hữu phần lớn là các người hoạt động và ủng hộ Công đoàn Ba lan (Solidarity), nhưng từ ban đầu đã có nhiều chia rẽ, không đoàn kết như phe tả, mà cứ hợp lại,rồi chia ra, cứ đổi tên luôn. Tuy nhiên các đảng phái phe hữu đã giành được chính quyền thành công từ năm 1997-2001 (đã nắm quyền từ 1989–93).
Từ cuộc bầu cử quốc hội 2005 các đảng phe hữu đã giành được vị thế mạnh nhất cho tới bây giờ. Có 2 sự phát triển quan trọng về chính trị trong nước. Đầu tiên đảng SLD (trước đây là đảng Cộng sản) không còn là một trong 2 đảng mạnh nhất. Thứ hai, cuộc đấu tranh chính yếu về chính trị không còn sảy ra giữa cựu Công đoàn viên phía hữu và cựu đảng viên Cộng sản phe tả nữa. 2 nhóm mới mà tranh giành ảnh hưởng chính trị là đảng Luật pháp và Công lý (Law and Justice) (có khuynh hướng Dân tộc và Xã hội Bảo thủ) và Diễn đàn Dân sự (Civic Platform) (có khuynh hướng bảo thủ cấp tiến). Dân chúng nói chung có vẻ không ưa các đảng phái và các chính trị gia. Cho nên các đảng phái thường không dùng chữ đảng nữa mà hay gọi mình là "Liên đoàn", "Diễn đàn", "Liên minh".
Hiến pháp hiện tại của nước này được công bố năm 1997. Cơ cấu chính phủ tập trung quanh Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng hiện nay của Ba Lan là Donald Tusk. Tổng thống chỉ định nội các theo đề xuất của thủ tướng, thường thủ tướng là người đứng đầu liên minh đa số trong hạ viện (Sejm). Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm, giữ vai trò lãnh đạo nhà nước. Tổng thống hiện tại là Bronisław Komorowski.
Các cử tri Ba Lan bầu ra nghị viện lưỡng viện gồm 460 thành viên hạ viện Sejm và 100 thành viên thượng viện. Sejm được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ sử dụng phương pháp d'Hondt tương tự như cách thức được áp dụng trong các hệ thống chính trị nghị viện. Thượng viện, được bầu theo cách thức bầu khối đa số, nhiều ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất được bầu ra từ mỗi khu vực bầu cử. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ các ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu toàn quốc mới được vào Sejm. Khi cùng họp, các thành viên của Sejm và Thượng viện tạo thành Quốc hội (Zgromadzenie Narodowe). Quốc hội chỉ họp trong ba trường hợp: chấp nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống mới, buộc tội Tổng thống nền Cộng hòa trước Tòa án Quốc gia và tuyên bố Tổng thống không đủ năng lực thi hành những trách nhiệm của mình vì lý do sức khoẻ. Từ trước tới nay, Quốc hội chưa từng họp để thực hiện hai quyền sau trong ba quyền trên.
Nhánh tư pháp đóng vai trò khiêm tốn trong việc đưa ra quyết định. Các thể chế chủ yếu của nó gồm Tòa án Tối cao (Sąd Najwyższy), Tòa án Hành chính Tối cao (Naczelny Sąd Administracyjny) - các thẩm phán được Tổng thống chỉ định theo giới thiệu của Hội đồng Quốc gia về Tư pháp trong một thời hạn xác định, Tòa án Hiến pháp (Trybunał Konstytucyjny) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ chín năm và Tòa án Quốc gia (Trybunał Stanu) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ tương đương nhiệm kỳ của Sejm, ngoại trừ chức danh chủ tịch do Chủ tịch thứ nhất Tòa án Tối cao nắm giữ. Sejm (khi được Thượng viện đồng thuận) chỉ định Ombudsman hay Cao ủy Bảo vệ Nhân quyền (Rzecznik Praw Obywatelskich) với nhiệm kỳ chín năm. Ombudsman có trách nhiệm giám sát và thực thi các quyền hạn và các quyền tự do của con người cũng như của công dân, luật pháp và các nguyên tắc của đời sống cộng đồng và sự công bằng xã hội.

Địa lý

Ba Lan
Warszawa, lâu đài và thánh đường ở phía sau
Łódź, Nhà máy của Izrael Poznański
Kraków, lâu đài Wawel vào ban đêm
Quảng trường Chợ Cũ tại Poznań
Thị trấn cổ tại Gdańsk
Tháp Trynitarska và Thánh đường tại Lublin
Xem thêm về nội dung này tại Địa lý Ba Lan.
Địa lý Ba Lan gồm hầu như gồm toàn bộ những vùng đất thấp của Đồng bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình 173 mét (568 ft), dù Sudetes (gồm Karkonosze) và dãy Núi Carpathia (gồm dãy núi Tatra, nơi có điểm cao nhất Ba Lan, Rysy, 2.499 m hay 8.199 ft) hình thành nên biên giới phía nam. Nhiều con sông lớn chảy ngang các đồng bằng; ví dụ, Wisła, Odra, Warta (Phía Tây) Bug. Ba Lan có hơn 9.300 hồ, chủ yếu ở phía bắc đất nước. Mazury là hồ lớn nhất và được nhiều du khách tham quan nhất tại Ba Lan. Những tàn tích của các khu rừng cổ vẫn còn sót lại: xem Danh sách những khu rừng tại Ba Lan, Rừng Bialowieza. Ba Lan có khí hậu ôn hoà, thời tiết lạnh, nhiều mây, hơi khắc nghiệt vào mùa đông và mùa hè dễ chịu, thường có mưa rào và mưa sét.
Xem chi tiết tại: Poland Topo Map on-line

Các thành phố chính


Agglomeration hay conurbation Voivodeship Dân số
(Ước tính, 2005)
1 Katowice / MK (USIA) Silesia 3.487.000
2 Warszawa Masovia 2.679.000
3 Kraków Lesser Poland 1.400.000
4 Łódź Łódź 1.300.000
5 Tricity Pomerania 1.100.000
5 Poznań Greater Poland 1.000.000

Thành phố Voivodeship Dân số
20 tháng 5 năm 2002
Dân số
31 tháng 12 năm 2004
1 Warszawa Mazowieckie 1.671.670 1.692.854
2 Łódź Łódzkie 789.318 774.004
3 Kraków Małopolskie 758.544 757.430
4 Wrocław Dolnośląskie 640.367 636.268
5 Poznań Wielkopolskie 578.886 570.778
6 Gdańsk Pomorskie 461.334 459.072
7 Szczecin Zachodniopomorskie 415.399 411.900
8 Bydgoszcz Kujawsko-Pomorskie 373.804 368.235
9 Lublin Lubelskie 357.110 355.998
10 Katowice Śląskie 327.222 319.904
11 Białystok Podlaskie 291.383 292.150
12 Gdynia Pomorskie 253.458 253.324
13 Częstochowa Śląskie 251.436 248.032
14 Sosnowiec Śląskie 232.622 228.192
15 Radom Mazowieckie 229.699 227.613
16 Kielce Świętokrzyskie 212.429 209.455
17 Toruń Kujawsko-Pomorskie 211.243 208.278
18 Gliwice Śląskie 203.814 200.361
19 Zabrze Śląskie 195.293 192.546
20 Bytom Śląskie 193.546 189.535
21 Bielsko-Biała Śląskie 178.028 176.987
22 Olsztyn Warmińsko-Mazurskie 173.102 174.550
23 Rzeszów Podkarpackie 160.376 159.020
24 Ruda Śląska Śląskie 150.595 147.403
25 Rybnik Śląskie 142.731 141.755
26 Tychy Śląskie 132.816 131.547
27 Dąbrowa Górnicza Śląskie 132.236 130.789
28 Opole Opolskie 129.946 128.864
29 Płock Mazowieckie 128.361 127.841
30 Elbląg Warmińsko-Mazurskie 128.134 127.655
31 Wałbrzych Dolnośląskie 130.268 127.566
32 Gorzów Wielkopolski Lubuskie 125.914 125.578
33 Włocławek Kujawsko-Pomorskie 121.229 120.369
34 Tarnów Małopolskie 119.913 118.267
35 Zielona Góra Lubuskie 118.293 118.516
36 Chorzów Śląskie 117.430 115.241
37 Kalisz Wielkopolskie 109.498 108.792
38 Koszalin Zachodniopomorskie 108.709 107.773
39 Legnica Dolnośląskie 107.100 106.143
40 Słupsk Pomorskie 100.376 99.827
41 Grudziądz Kujawsko-Pomorskie 99.943 98.757
See also: a complete Gazetteer of Polish towns and settlements.

Phân cấp hành chính

Xem thêm về nội dung này tại Phân cấp hành chính Ba Lan.
Bản đồ hành chính Ba Lan
Ba Lan được chia thành mười sáu tỉnh (województwa, số ít - województwo):
Tỉnh Thành phố thủ đô (các thành phố)
Kujawsko-Pomorskie BydgoszczToruń
Wielkopolskie Poznań
Małopolskie Kraków
Łódzkie Łódź
Dolnośląskie Wrocław
Lubelskie Lublin
Lubuskie Gorzów WielkopolskiZielona Góra
Mazowieckie Warszawa
Opolskie Opole
Podlaskie Białystok
Pomorskie Gdańsk
Śląskie Katowice
Podkarpackie Rzeszów
Świętokrzyskie Kielce
Warmińsko-Mazurskie Olsztyn
Zachodniopomorskie Szczecin
Dưới tỉnh là:

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Ba Lan
Các đụn cát trên bờ biển Baltic tại Vườn Quốc gia Słowiński
Nhà thờ Gothic về Lễ biến hình của Chúa tại Iława
Từ khi quay trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đã kiên định theo đuổi chính sách tự do hoá kinh tế và hiện đã trở thành một trong những ví dụ thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế nửa tư bản nửa nhà nước sang một nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu tư nhân.
Việc tư nhân hoá các công ty nhà nước vừa và nhỏ và luật tự do thành lập các công ty mới đã cho phép lĩnh vực tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự xuất hiện của những tổ chức vì quyền lợi người tiêu dùng. Việc tái cơ cấu và tư nhân hóa "các lĩnh vực nhạy cảm" (như, than, thép, đường sắt, và năng lượng) đã bắt đầu. Vụ tư nhân hóa lớn nhất là việc bán Telekomunikacja Polska, công ty viễn thông quốc gia cho France Telecom (2000) và phát hành 30% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Ba Lan, PKO BP, ra thị trường chứng khoán nước này (2004).
Ba Lan có khu vực nông nghiệp rộng lớn với những trang trại tư nhân với tiềm năng để trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trong Liên minh Châu Âu mà họ đang là thành viên. Tuy nhiên, những thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là sự phụ thuộc vào đầu tư. Những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp, và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Warszawa dẫn đầu Trung Âu trong đầu tư nước ngoài [cần dẫn nguồn] và cần tiếp tục duy trì nguồn đầu tư đó. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã đạt mức mạnh mẽ và vững chắc từ năm 1993 tới năm 2000 với chỉ một giai đoạn giảm sút ngắn năm 2001 và 2002. Viễn cảnh hội nhập sâu hơn nữa vào Liên minh Châu Âu buộc nền kinh tế phải đi đúng hướng, với mức tăng trưởng hàng năm là 3.7% năm 2003, tăng so với mức 1.4% năm 2002. Năm 2004 tăng trưởng GDP lên đến 5.4%, và năm 2005 là 3.3%. Dự báo GDP năm 2006 là 5.0%.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm theo Quý:
  • 2003: Q1 - 2.2% | Q2 - 3.8% | Q3 - 4.7% | Q4 - 4.7%
  • 2004: Q1 - 7.0% | Q2 - 6.1% | Q3 - 4.8% | Q4 - 4.9%
  • 2005: Q1 - 2.1% | Q2 - 2.8% | Q3 - 3.7% | Q4 - 4.3%
  • 2006: Q1 - 5.2% | Q2 - 5.5% |
Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là chuẩn bị cho nền kinh tế (thông qua việc tiếp tục cải cách cơ cấu một cách sâu rộng) nhằm cho phép nước này đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập Đồng tiền chung Châu Âu. Hiện có nhiều dự đoán về thời điểm Ba Lan có thể gia nhập Eurozone, dù những ước tính thường thấy nhất là trong khoảng 2009 và 2013 [cần dẫn nguồn]. Hiện tại, Ba Lan đang chuẩn bị đưa đồng Euro vào sử dụng (dù họ vẫn chưa gia nhập ERM), và đồng Złoty cuối cùng sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế Ba Lan.
Từ khi gia nhập Liên minh Châu Âu, nhiều người Ba Lan trẻ tuổi đã rời đất nước sang làm việc tại các nước khác trong Liên minh Châu Âu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước, cao nhất EU (15.7% tháng 7, 2006).
Các sản phẩm của Ba Lan gồm quần áo, vật dụng điện tử, ô tô (gồm cả loại xe Leopard hạng sang), xe buýt (Autosan, Jelcz SA, Solaris, Solbus), máy bay trực thăng (PZL Świdnik), phương tiện vận tải, đầu máy xe lửa, máy bay (PZL Mielec), tàu thuỷ, cơ khí quân sự (gồm xe tăng, các hệ thống SPAAG), dược phẩm (Polpharma, Polfa, vân vân), thực phẩm, các sản phẩm hóa chất, công nghệ micro chip silicon (Sonion), vân vân.

Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục

Trường Đại học Wroclaw - sảnh đường Leopoldina
Giáo dục trong xã hội Ba Lan đã được các vị vua cai trị quan tâm tới ngay từ thế kỷ 12. Cuốn danh mục thư viện Thánh đường Giáo hội Kraków có niên đại từ năm 1110 cho thấy ngay từ đầu thế kỷ 12 tầng lớp trí thức Ba Lan đã tiếp cận với văn hóa Châu Âu. Năm 1364, tại Kraków, Đại học Jagiellonian, do Vua Casimir III sáng lập đã trở thành một trong những trường đại học lớn và sớm nhất Châu Âu. Năm 1773 Vua Stanisław August Poniatowski đã thành lập Hội đồng Giáo dục Quốc gia (Komisja Edukacji Narodowej), bộ giáo dục quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Ba Lan có hơn một trăm viện giáo dục sau Trung học; các trường đại học truyền thống có tại các thành phố Gdańsk, Bydgoszcz, Katowice, Kraków, Lublin, Łódź,Olsztyn, Poznań, Rzeszów, Toruń, WarszawaWrocław cũng như các trường đại học kỹ thuật, y, kinh tế có mặt ở khắp nơi trên đất nước với khoảng 61.000 nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển với 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng số có khoảng 91.000 nhà khoa học tại nước Ba Lan hiện nay.
Theo một bản báo cáo gần đây của Cao ủy Châu Âu, Ba Lan xếp hạng thứ 21 trong danh sách các quốc gia Liên minh Châu Âu về đổi mới. Các điều kiện sáng tạo tri thức đang giảm sút, đặc biệt bởi sự sụt giảm trong nghiên cứu và phát triển kinh doanh, từ 0.28% GDP năm 1998 xuống còn 0.16% năm 2003. Chi phí Nghiên cứu và phát triển công cộng chiếm 0.43% GDP năm 2003. Số lượng trường đại học nhận được tiền tài trợ Nghiên cứu và phát triển từ các doanh nghiệp cũng sút giảm. Vì mức độ chi tiêu Nghiên cứu và phát triển thấp, quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế tri thức của Ba Lan rất chậm chạp. Để biết thêm chi tiết, xem Innovation performance factsheet.

Viễn thông và Công nghệ thông tin

Lĩnh vực viễn thông chiếm 4.4% GDP (cuối năm 2000), so với 2.5% năm 1996. Tuy nhiên, dù có chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông lớn (mức độ sử dụng điện thoại chỉ tăng từ 78 trên 1000 dân năm 1989 lên 282 năm 2000)
mức độ sử dụng điện thoại di động 660 người trên 1000 dân (2005)
  • Điện thoại - di động: 25.3 triệu (Raport Telecom Team 2005)
  • Điện thoại - cố định: 12.5 triệu (Raport Telecom Team 2005)

Vận tải

Bài chi tiết: Vận tải Ba Lan
  • Đường sắt: Đường sắt Ba Lan là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất Liên minh Châu Âu với tổng cộng 23.420 kilômét (14.552 dặm) (1998). Lĩnh vực này đã được cho phép cạnh tranh tự do [2] theo yêu cầu của EU. Tuy nhiên, những sự trì hoãn trong việc cải tổ công ty đường sắt, PKP[3], của các chính phủ trước đây cộng với những khó khăn lớn về tài chính khiến ngành này đang rơi vào khủng hoảng. Việc cải tạo hệ thống, chuẩn hóa tiêu chuẩn với mạng lưới đường sắt phương Tây đang được tiến hành chậm chạp, và nhiều dự án sửa chữa còn đang dang dở khiến cho tốc độ chạy tàu trên nhiều tuyến đường bị hạn chế đáng kể. Những vụ đóng tuyến tương tự những gì đã từng xảy ra tại Vương quốc Anh trong vụ 'Beeching Axe' đã tăng lên nhiều kể từ năm 2000.
  • Đường bộ: Theo tiêu chuẩn Tây Âu, Ba Lan có cơ sở hạ tầng mạng đường cao tốc khá yếu kém. Chính phủ đã tiến hành chương trình nằm cải thiện tiêu chuẩn một số tuyến đường cao tốc chính của quốc gia tới năm 2013. Tổng chiều dài đường cao tốc là 364.657 kilômét (226.587 dặm). Tổng cộng có 9.283.000 ô tô khách được đăng ký và 1.762.000 xe tải, xe buýt (2.000).
  • Hàng không: Mười sân bay lớn nhất Ban Lan (Theo thứ tự lượng khách giảm dần: Warszawa, Kraków, Katowice, Gdańsk, Wrocław, Poznań, Szczecin, Rzeszów, BydgoszczŁódź), với tổng cộng 123 sân bay và phi trường cũng như ba sân bay trực thăng. Số lượng hành khách đi máy bay tại Ba Lan đã tăng liên tục từ năm 1991.
  • Đường thuỷ: Tổng chiều dài các con sông và kênh có thể vận chuyển đường thủy là 3.812 kilômét (2.369 dặm). Merchant marine gồm 114 tàu, và 100 tàu khác đăng ký bên ngoài quốc gia. Các cảng chính gồm: Cảng Gdańsk, Cảng Gdynia, Cảng Szczecin, Cảng Świnoujście, Cảng Ustka, Cảng Kolobrzeg, Gliwice, Warszawa, Wrocław.

Nhân khẩu

Xem thêm về nội dung này tại Nhân khẩu Ba Lan.
Trước kia Ba Lan là đất nước của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc di chuyển về phía tây tới vùng nằm giữa đường Curzonđường Oder-Neisse khiến Ba Lan trở thành một nước thuần nhất dân tộc. Ngày nay, 36.983.700 triệu người, hay 96,74% tổng dân số tự coi mình là người Ba Lan (Điều tra dân số 2002), 471.500 (1.23%) tự cho mình thuộc quốc tịch khác. 774.900 người (2.03%) không tuyên bố thuộc bất kỳ một quốc tịch nào. Các nhóm dân tộc thiểu số được công nhận chính thức gồm: German, Ukraina, Látvi, Do TháiBelarus. Tiếng Ba Lan, một thành viên của nhánh Tây Slavic của các ngôn ngữ Slavic, là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan. Đa số dân nước này theo Công giáo Rôma, (trong tổng số 89,8% là người Kitô hữu) với 75% thực hiện các nghi lễ Công giáo. Số còn lại chủ yếu theo Chính Thống giáo Đông phương (khoảng 509 500), Chứng nhân Giêhôva (khoảng 123 034) và nhiều nhóm phái Tin Lành (khoảng 86 880 trong nhóm Giáo hội Evangelical-Augsburg và khoảng con số tương tự các nhà thờ nhỏ khác). [4]
Những năm gần đây, dân số Ba Lan không còn tăng trưởng nữa, vì sự di cư tăng lên và tỷ lệ sinh trong nước giảm rõ rệt. Văn phòng điều tra dân số đã ước tính tổng số dân Ba Lan năm 2005 là 38.173.835, hơi giảm so với 38.230.080 năm 2002. Bởi việc gia nhập Liên minh Châu Âu của Ba Lan, một lượng lớn người dân nước này đã đi sang làm việc tại các nước Tây Âu như Anh QuốcIreland.

Văn hoá

Xem thêm về nội dung này tại Văn hoá Ba Lan.
Văn hóa Ba Lan có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, có ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây.

Nghệ thuật

"Ngày trả lương" do Józef Chełmoński; vẽ năm 1869
Ngày nay chúng ta vẫn thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân giannghệ thuật Ba Lan. Ba Lan cũng nằm trong vùng ảnh hưởng từ các nước như Ý, Đế chế Ottoman, PhápMỹ. Giáo hoàng John Paul II, Fryderyk Chopin, Mikołaj Copernicus, Lech Wałęsa, Henryk Sienkiewicz, Adam Mickiewicz, Jan Matejko, Marie Curie, Roman Polański, Witold Gombrowicz và nhiều người khác đều là công dân Ba Lan.
  • Hội họa
  • Kiến trúc
  • Âm nhạc
  • Sân khấu
  • Điện ảnh
Bài chi tiết: Điện ảnh Ba Lan
Điện ảnh Ba Lan bắt đầu từ năm 1902, trải qua nhiều biến động lịch sử đã đạt được một số thành tựu và hiện đang trong quá trình hội nhập với thế giới.

Ẩm thực

Những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp máu vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác.

Xếp hạng quốc tế

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Główny Urząd Statystyczny. Baza Demografia. Ludność Polski. Stan na 30.06.2014. [1].
  2. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  3. ^ "One of the greatest calamities in European history began in 1347 when bubonic plague struck, brought to Italy, it is thought, by a group of Genoese returning home through Sicily and Pisa from Caffa in Krym. Their fortress there had been besieged by Mongol invaders who had suddenly begun to die of a disease that caused black, blood-oozing swellings and immense pain....By 1351, it had spread over most of Europe. The only areas which escaped were Milan, Poland, Belgium, eastern Germany and part of southwest France." (Page 235 of "Timelines of World History" by John B. Teeple, ISBN 0-7894-8926-0 www.dk.com Dorling Kindersley).

Liên kết ngoài

Cơ quan chính phủ

Du lịch Ba Lan

Các website tiếng Anh về Ba Lan

Tin tức bằng tiếng Anh về Ba Lan

Tin tức bằng tiếng Pháp về Ba Lan

Bản mẫu:Ba Lan
Bản mẫu:Baltic Bản mẫu:Các quốc gia Slav


Angola

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Angola
República de Angola (tiếng Bồ Đào Nha)
Repubilika ya Ngola (tiếng Kongo)
Flag of Angola.svg Coat of arms of Angola.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Angola
Khẩu hiệu
Virtus Unita Fortior
(Tiếng Latinh: "Đoàn kết gây sức mạnh")
Quốc ca
Angola Avante!
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Tổng thống
Thủ tướng
José Eduardo dos Santos
Paulo Kassoma
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Bồ Đào Nha
Thủ đô Luanda
8°50′N, 13°20′Đ
Thành phố lớn nhất Luanda
Địa lý
Diện tích 1.246.700 km² (hạng 22)
Diện tích nước Không đáng kể %
Múi giờ CET (UTC+1)
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập
11 tháng 11, 1975
Dân cư
Dân số ước lượng (2009) 18.498.000 người (hạng 71)
Mật độ 14,8 người/km² (hạng 199)
Kinh tế
GDP (PPP) (2008) Tổng số: Khoảng 105.078 tỷ Mỹ kim
HDI (2007) 0,564 trung bình (hạng 143)
Đơn vị tiền tệ Kwanza (AOA)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ao
Angola (phiên âm Tiếng Việt: Ăng-gô-la, tên chính thức là Cộng hòa Angola) là một quốc gia ở miền nam châu Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nước này có chung biên giới với Namibia, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Zambia. Tỉnh Cabinda tách bên ngoài quốc gia của Angola có chung biên giới với Cộng hòa Congo. Là một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha do đó, còn có tên khác là miền Tây Bồ Đào Nha. Cuộc nội chiến tại vẫn còn tiếp diễn sau khi Angola độc lập cho đến thập niên 2000. Nước này trên danh nghĩa là một nền dân chủ và tên trước kia của nó là Cộng hòa Angola (tiếng Bồ Đào Nha: República de Angola, đánh vần IPA: [ʁɛ'publikɐ dɨ ɐ̃'gɔlɐ]).
Tên Angola bắt nguồn từ N'gola của nhóm ngôn ngữ Bantu, đây là tên hiệu của người cai trị vùng đất này trước khi bị cai trị bởi Bồ Đào Nha. Luanda là thủ đô và thành phố lớn nhất của Angola. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Bantu chỉ được dùng trong các vùng hẻo lánh.
Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi về nhiều mặt nhất là tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này có nguồn dầu mỏ, khí thiên nhiên, các trang trại, kim cương và nhiều loại khoáng sản khác. Mặc dù vậy, phần lớn dân số nước này vẫn đang có mức sống nghèo đói và Angola cũng là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bìnhtỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất thế giới.[1]

Lịch sử

Nữ hoàng Nzinga trong cuộc đàm phán hòa bình với Toàn quyền Bồ Đào Nha tại Luanda, 1657.
Bài chi tiết: Lịch sử Angola
Những người dân đầu tiên sống ở vùng này là những người săn bắn hái lượm Khoisan. Sau này họ đã bị các bộ tộc Bantu thay thế trong những cuộc di cư của bộ tộc này. Trước thời kì thuộc địa, vùng lãnh thổ này là nơi định cư của người Bantu. Vương quốc được đặt theo tên của nhà vua N' Gola, gọi là N' Dongo. Năm 1482, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Diogo Cão phát hiện ra vùng đất này. Từ đó, tình trạng mua bán nô lệ ngày càng gia tăng, làm suy yếu đất nước.
Người Bồ Đào Nha bắt đầu cuộc chinh phục vương quốc N' Dongo và đánh bại vương quốc N' Dongo vào năm 1622. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của người bản xứ vẫn tiếp tục dưới sự dẫn dắt của một phụ nữ thuộc dòng dõi hoàng gia, A-Nzinga. Bị đánh bại vào năm 1648, A-Nzinga phải rút lui sâu vào những vùng mà thực dân Bồ Đào Nha không thể thâm nhập được. Năm 1665, Angola trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Năm 1704, thực dân Bồ Đào Nha đã thiêu sống một thiếu nữ tên là Kimpa Vita vì đã huy động hàng ngàn người nổi dậy.
Sau khi mất quyền sở hữu Brasil (1822), thực dân Bồ Đào Nha tiến hành các cuộc thám hiểm và chinh phục sâu vào bên trong lãnh thổ (1852). Họ lao vào cuộc chiến tấn công vương quốc của người Ovimbundu (1890-1904), đương đầu với người Lundas (1894-1926).
Năm 1954, Agostinho NetoMario đe Andra thành lập Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA). Từ năm 1955, Angola trở thành tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha. Năm 1961, cuộc nổi dậy ở Luanda mở đầu cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng phong trào chủ nghĩa dân tộc bị chia rẽ.
Năm 1975, Angola giành được độc lập nhưng đất nước lại rơi vào tình trạng nội chiến. Chính phủ của Tổng thống Agostinho Neto được sự giúp đỡ của Cuba phải đương đầu với Liên minh Dân tộc vì nền Độc lập Toàn vẹn Angola (UNITA) được Nam Phi hậu thuẫn. Năm 1979, sau khi Tổng thống Neto qua đời, Dos Santos tiếp tục lãnh đạo đất nước. Năm 1988, hiệp định được kí kết giữa Angola, Nam PhiCuba dẫn đến việc đình chiến trong vùng lãnh thổ Bắc Namibia và Nam Angola. Từ năm 1989, quân đội Nam Phi và Cuba rút khỏi Angola.
Năm 1990, Tổng thống Dos Santos công bố sắc lệnh thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1992, cuộc bầu cử đa đảng được tiến hành, Tổng thống đương nhiệm José Eduardo dos Santes và MPLA thắng cử. Savimbi và UNITA thất cử gian lận và phát động một cuộc nội chiến mới.
Bốn năm tương đối yên tĩnh (1994-1998), kể từ khi Liên Hiệp quốc giám sát Hiệp định hòa bình Lusaka năm 1994.
Năm 1997, Angola đồng ý thành lập một Chính phủ liên minh với UNITA, nhưng Savimbi xâm phạm Hiệp định bằng cách từ chối hủy bỏ căn cứ, không giải tán quân đội và chiếm lại một số lãnh thổ. Do đó, Chính phủ trì hoãn việc liên minh năm 1998 và đất nước chìm sâu vào nội chiến. Các công dân Angola lại phải tiếp tục hứng chịu đau khổ. Sự thù nghịch gây ảnh hưởng đến bốn triệu người (1/3 dân số) và khoảng hai triệu người phải đi tị nạn.
Tháng 2 năm 2002, quân đội Chính phủ đã giết Jonas Savimbi.
Quân đội đã hoàn toàn kiệt sức của Savimbi sẵn sàng hạ vũ khí đầu hàng. Sáu tuần lễ sau, các lãnh đạo phe nổi dậy kí hiệp định ngừng bắn, báo hiệu kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 30 năm. Trong vòng năm tuần lễ kế tiếp, 80% quân đội nổi dậy đã giải trừ vũ khí, trật tự được bảo đảm nhưng khoảng hơn nửa triệu dân Angola phải đối mặt trước nạn đói.

Thời kỳ thuộc địa

Năm 1648, Bồ Đào Nha tái chiếm Luanda và khởi động quá trình tái chinh phục những vùng đất đai đã mất, và đã hoàn toàn khôi phục quyền kiểm soát năm 1650. Những hiệp ước về quan hệ với Kongo năm 1649Vương quốc Matamba của Njinga cũng như Ndongo năm 1656. Cuộc chinh phục Pungo Andongo năm 1671 là cuộc mở rộng lớn cuối cùng của người Bồ Đào Nha, bởi những nỗ lực chinh phục Kongo năm 1670 và Matamba năm 1681 không thành công.
Bồ Đào Nha đã mở rộng lãnh thổ quả mình phía sau thuộc địa Benguelathế kỷ 18, và bắt đầu nỗ lực chiếm các vùng khác vào giữa thế kỷ 19. Quá trình này mang lại ít thắng lợi cho tới tận những năm 1880. Quyền kiểm soát hành chính hoàn toàn của Bồ Đào Nha ở vùng phía trong chỉ thực sự diễn ra từ đầu thế kỷ 20. Năm 1951 thuộc địa được đổi thành một tỉnh hải ngoại, cũng được gọi là Tây Phi Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đã hiện diện tại Angola trong gần 500 năm, và những phản ứng đầu tiên của người dân ở đây nhằm kêu gọi một nền độc lập rất pha tạp.

Độc lập

Sau khi lật đổ chính phủ phát xít Bồ Đào Nha bằng một cuộc đảo chính mang hơi hướng xã hội chủ nghĩa, các đảng quốc gia Angola bắt đầu đàm phán về độc lập vào tháng 1 năm 1975. Một thỏa thuận với chính phủ Bồ Đào Nha được đưa ra, theo đó độc lập cho Angola sẽ được tuyên bố vào tháng 11 năm 1975. Hầu như ngay lập tức, một cuộc nội chiến nổ ra giữa MPLA, UNITAFNLA, và ngày càng trầm trọng thêm với sự can thiệp từ bên ngoài. Ngay khi độc lập khỏi Bồ Đào Nha năm 1975, thủ đô và chính phủ danh nghĩa của Angola rơi vào Phong trào Giải phóng Nhân dân độc đảng trị. Trước đó, UNITA và FLNA được Zaire,Hoa Kì,và Nam Phi hậu thuẫn đã kiểm soát được miền Bắc, miền Nam, Tây và Tây Nam. Một phần Miền trung, bờ biển phía Tây và Thủ đô Luanda do MPLA kiểm soát. Một thời gian trước khi dược trao trả độc lập, cuộc nội chiến bắt đầu.
Để bảo vệ 1.376 kilômét biên giới với Tây Nam Phi của Angola chống lại sự xâm nhập của du kích Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) có cơ sở tại Angola, các lực lượng quân đội Nam Phi đã dọn một dải trắng rộng một kilômét tại Angola với chiều dài gần một nửa đường biên giới. Zaire, vốn từng cung cấp hỗ trợ cho các du kích FNLA, nhanh chóng cung cấp viện trợ cho cả UNITA. Tới lượt mình, Liên bang Xô viết tăng mạnh viện trợ quân sự cho MPLA với các thiết bị quân sự như xe bọc thép, máy bay, cố vấn, trong khi một số lượng lớn quân đội Cuba được máy bay Liên Xô đưa tới Angola trong một nỗ lực công khai nhằm thiết lập sự cân bằng quân sự có lợi cho MPLA. Tới tháng 10, 1975, MPLA và các lực lượng Cuba đã kiểm soát Luanda, và đa phần cơ sở hạ tầng đất nước, buộc các lực lượng UNITA phải chuyển sang chiến thuật du kích. MPLA đơn phương tuyên bố mình là chính phủ thực tế của đất nước khi độc lập được tuyên bố chính thức vào ngày 11 tháng 11, và Agostinho Neto trở thành tổng thống Angola đầu tiên.Nước Cộng hòa nhân dân Angola ra đời (đến năm 1991 hệ thống đa đảng được áp dụng, Nhà nước đổi tên là Cộng hòa Angola).
Năm 1976, FNLA bị quân đội Cuba đánh bại, chỉ còn lại MPLA và UNITA (khi ấy được Hoa Kỳ và Nam Phi hậu thuẫn) cạnh tranh quyền lực. Từ năm 1979, Jose Eduardo dos Santos đã nắm quyền lãnh đạo chính trị đất nước. Dù hệ thống đa đảng đã được áp dụng từ năm 1991, Đảng Lao động của Phong trào Giải phóng Nhân dân vẫn nắm quyền lực.

Nội chiến

Cuộc xung đột giữa MPLA và UNITA diễn ra ở vùng nông thôn, được tiếp thêm sức lực bởi cuộc xung đột địa chính trị thời Chiến tranh lạnh và bởi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên Angola của cả hai bên. MPLA dựa vào nguồn tài chính từ dầu mỏ ngoài khơi, trong khi UNITA lại có được nguồn kim cương dễ dàng buôn lậu được qua vùng biên giới (LeBillon, 1999).
Năm 1991, hai bên đồng ý với Hiệp ước Bicesse với ý định chuyển đổi Angola từ một nước độc tài một đảng thành một chế độ đa đảng với các cuộc bầu cử dân chủ năm 1992. Tổng thống dos Santos dẫn đầu sau vòng một cuộc bỏ phiếu với hơn 49% số phiếu bầu, trong khi Jonas Savimbi đạt 40%. Sau những tuyên bố gian lận bầu cử, cuộc nội chiến tiếp diễn, và vòng bầu cử tiếp theo không bao giờ diễn ra.
Một hiệp ước hòa bình năm 1994 (nghị định thư Lusaka) giữa chính phủ và UNITA tạo cơ hội cho lực lượng UNITA phiến loạn cũ tham gia chính phủ. Một chính phủ hợp nhất quốc gia được thành lập năm 1997, nhưng nhiều trận đánh đẫm máu lại tái diễn cuối năm 1998, khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa. Tổng thống dos Santos một lần nữa lại ngừng kế hoạch về một chính phủ thống nhất. Dù có lời hứa về một chính phủ bầu cử dân chủ và một hệ thống đa đảng, Đảng Lao động của Mặt trận Giải phóng Nhân dân (PLM) vẫn nắm quyền lực.

Ngừng bắn với UNITA

Ngày 22 tháng 2, 2002, Jonas Savimbi, lãnh đạo UNITA, đã bị giết trong một trận đánh với quân chính phủ, và một thỏa thuận ngừng bắn diễn ra giữa hai phe. UNITA từ bỏ nhánh vũ trang và nắm vai trò đảng đối lập chính. Dù tình thế chính trị trong nước bắt đầu ổn định, Tổng thống dos Santos vẫn từ chối tiến hành các quá trình gây dựng các định chế dân chủ. Trong số những vấn đề lớn của Angola có sự khủng hoảng nhân đạo (kết quả của cuộc chiến tranh kéo dài), số lượng mìn sát thương to lớn, và những hoạt động du kích đòi độc lập của tỉnh phía bắc Cabinda (Frente para a Libertação do Enclave de Cabinda).
Như nhiều quốc gia Hạ Sahara khác, Angola là nơi thường xuyên bùng phát các loại bệnh dịch lây nhiễm theo định kỳ. Tháng 4 năm 2005, Angola nằm ở trung tâm cuộc bùng phát virus Marburg nhanh chóng trở thành vụ dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 237 người chết trong số 261 người mắc bệnh, và đã lan ra 7 trên 18 tỉnh vào ngày 19 tháng 4, 2005.
Tổng thống Dos Santos đã cam kết sẽ tổ chức cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2006. Angola đang từng bước tái thiết đất nước sau 27 năm nội chiến.
Từ hơn 1 nửa thế kỉ nay, cuộc nội chiến đã làm 1,5 triệu người chết, nghĩa là hơn 160 người mỗi ngày. Tổng thống Dos Santos đã tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2008 sớm hơn dự kiến 1 năm. Cuộc bầu cử tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2012.

Chính trị

Bài chính về chính trị và chính quyền của Angola có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Angola.
Khẩu hiệu quốc gia của Angola là "Virtus Unita Fortior", một câu tiếng La tinh nghĩa "Đoàn kết mang lại Sức mạnh".
Nhánh hành pháp của chính phủ gồm Tổng thống, Thủ tướng (hiện tại là Fernando da Piedade Dias dos Santos) và Hội đồng Bộ trưởng. Hiện nay, quyền lực chính trị tập trung trong tay Tổng thống. Hội đồng Bộ trưởng, gồm toàn bộ các bộ trưởng và thứ trưởng trong chính phủ, nhóm họp thường xuyên để bàn bạc các vấn đề chính sách. Toàn quyền 18 tỉnh được chỉ định và hành động theo chỉ đạo của Tổng thống. Luật Hiến pháp năm 1992 phác thảo cơ cấu chính phủ và mô tả các quyền cũng như nghĩa vụ công dân. Hệ thống pháp luật dựa trên mô hình Bồ Đào Nha và luật phong tục nhưng nó còn yếu kém và chưa thống nhất, tòa án chỉ có mặt tại 12 trên tổng số 140 thành phố. Tòa án Tối cao đồng thời là tòa phúc thẩm; một Tòa án Hiến pháp với quyền lực phán xét nhưng chưa bao giờ thực thi quyền của mình. Những người chỉ trích đã so sánh chính quyền một đảng trị hiện nay tại Angola với chế độc độc tài của António de Oliveira Salazar tại Bồ Đào Nha, dưới thời cầm quyền của ông này người dân Angola đã bắt đầu đứng lên đòi độc lập từ nhiều năm trước.
Sau cuộc Nội chiến Angola kéo dài 27 năm, tàn phá nền chính trị và các định chế xã hội đất nước. Liên hiệp quốc ước tính có 1.8 triệu người đã phải chuyển chỗ ở trong nước, trong khi con số người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh được nhiều bên chấp nhận là 4 triệu người. Những điều kiện sinh hoạt hàng ngày của người dân trên khắp nước và đặc biệt tại Luanda (với số dân gần 4 triệu người) phản ánh sự sụp đổ của hạ tầng hành chính cũng như nhiều định chế xã hội. Tình hình kinh tế nguy ngập hiện nay đã ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ nhằm hỗ trợ các định chế xã hội. Bệnh viện không có thuốc hay những trang thiết bị căn bản, trường học không có sách, và những công chức thường thiếu thiết bị làm việc cần thiết hàng ngày.
Chính phủ hiện nay đã thông báo ý định tổ chức bầu cử vào năm 2006. Các cuộc bầu cử đó là lần đầu tiên kể từ năm 1992 và sẽ chọn ra một tổng thống và Quốc hội mới. Về đối ngoại, Angola tích cực hội nhập với khu vực và thế giới. Hiện là thành viên của LHQ, AU, Phong trào không liên kết, SADC, COMESA, ACP, PALOP, WTO, AfDB, IMF, WB… Angola theo đường lối không liên kết, thực dụng, ưu tiên quan hệ với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha và các nước khu vực, đặc biệt là miền Nam châu Phi, tranh thủ quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, duy trì quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.

Khu vực hành chính

Thủ đô Luanda, Angola.
Bản đồ Angola với các tỉnh được đánh số.
Angola được chia thành mười tám tỉnh (províncias) và 158 khu vực đô thị (municípios). Các tỉnh gồm:

Địa lý

Bãi biển Coatinha ở Benguela.
Thung lũng Miradouro da Lua (Thung lũng của mặt Trăng cách thủ đô Luanda 40 km về phía nam.
Bài chi tiết: Địa lý Angola
Với diện tích 1.246.700 km² ([1]), Angola là nước lớn thứ hai ba Châu Phi (sau Niger). Nó có kích cỡ tương tự Mali và gần gấp hai lần bang Texas của Hoa Kỳ.
Angola có chung biên giới với Namibia ở phía nam, Zambia ở phía đông, Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía đông bắc, và Nam Đại Tây Dương ở phía tây. Tỉnh ngoài lãnh thổ Cabinda có chung biên giới với Cộng hòa Congo ở phía bắc. Thủ đô Angola, Luanda, nằm trên bờ Đại Tây Dương ở phía tây bắc đất nước. Nhiệt độ trung bình vùng bờ biển của Angola là 16 °C (60 độ Fahrenheit) vào mùa đông và 21 °C (70 độ Fahrenheit) vào mùa hè.

Kinh tế

Các mỏ dầu ngoài khơi Angola, tháng 6 năm 2010.
Bài chi tiết: Kinh tế Angola
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Angola đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi, từ tình trạng lộn xộn do một phần tư thế kỷ chiến tranh sang một nền kinh tế phát triển nhanh tại Châu Phi và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2004, ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã đồng ý cho Angola vay 2 tỷ dollar. Khoản tiền này sẽ được dùng để tái xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, dù nó vẫn bị giới hạn do ảnh hưởng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong nước. [2] Tăng trưởng hầu như chỉ dựa vào sản xuất dầu mỏ, đã vượt mức 1.4 tỷ barrel mỗi ngày vào cuối năm 2005 và dự tính sẽ đạt 2 tỷ barrel mỗi ngày năm 2007. việc kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí vẫn được tập trung vào tay Sonangol Group, một liên doanh có phần sở hữu của chính phủ Angola. Nền kinh tế tăng trưởng 18% năm 2005; và dự kiến sẽ đạt 26% năm 2006 và tiếp tục ở mức trên 10% trong thập kỷ này. An ninh có được nhờ những cuộc đàm phán hòa bình năm 2002 đã dẫn tới việc tái định cư cho 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trước kia, dẫn tới tăng trưởng mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu tăng mạnh từ xuất khẩu dầu mỏ, chính phủ đã bắt đầu đưa ra các chương trình phát triển đầy tham vọng trong xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng căn bản khác của quốc gia.
Năm 2008, là năm đánh dấu bước tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế Angola. Nhờ đợt giá dầu tăng kỷ lục, GDP đã đạt 95,95 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm trước, tiếp tục đà tăng trưởng trên 15% trong giai đoạn 2004-2007. Sản xuất dầu và các ngành hỗ trợ đã đóng góp 85% tổng GDP của quốc gia này. Ngành xây dựngnông nghiệp cũng đang từng bước tăng trưởng mạnh. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn không đủ cung cấp lương thực trong nước và Angola vẫn phải nhập khoảng một nửa lượng lương thực cho người dân. Năm 2003, ngân hàng trung ương đã thực hiện chương trình ổn định tỉ giá hối đoái, sử dụng các quỹ ngoại hối để mua nội tệ, giảm lạm phát. Tỉ lệ lạm phát đã giảm đáng kể từ 325% năm 2000 xuống còn 13% năm 2008. Cuối năm 2006, Angola trở thành thành viên OPEC. Để có thể tận dụng nguồn tài nguyên giàu có hiện tại như vàng, kim cương, lâm sản, thủy sản và đặc biệt là dầu mỏ, chính phủ Angola cần tiếp tục cải cách, tăng cường minh bạch hóa và hạn chế tham nhũng. Tệ nạn tham nhũng và những tác động tiêu cực của một lượng lớn các dòng ngoại tệ chảy vào đang là những thách thức mà Angola phải đối mặt.
Công nghiệp chiếm 65,8% GDP của Angola, với nhiều ngành khác nhau, trong đó khai khoáng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Angola là dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, phốt phất, bô-xít, uranium, ximăng, các kim loại cơ bản, chế biến cá và thức ăn, thuốc lá, đường, dệt may, sửa chữa tàu... Trong đó dầu lửa chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu của Angola.
Nông nghiệp thu hút tới 85% lao động nhưng chỉ đóng góp khoảng 9,2% vào GDP của Angola, và hàng năm Angola vẫn phải nhập khẩu 1 nửa lượng lương thực phục vụ cho nhân dân. Angola sản xuất các loại nông sản chính như chuối, mía, cà phê, xi đan, ngô, bông, sắn, thuốc lá, rau, lâm sản, hải sản, cây mã đề, vật nuôi…
Lĩnh vực dịch vụ của Angola khá phát triển, chiếm 24,6% GDP.
Về ngoại thương, năm 2010 Angola xuất khẩu khoảng 51,65 tỷ USD (f.o.b) gồm các mặt hàng chính như dầu thô, kim cương, sản phẩm dầu tinh chế, khí gaz, cà phê, xi đan, và hải sản, sợi bông... Thị trường xuất khẩu chính của Angola gồm Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nam Phi.
Năm 2010, Angola nhập khẩu khoảng 18,1 tỷ USD (f.o.b) các mặt hàng như máy móc thiết bị, hoá chất, sản phẩm xăng dầu, thiết bị khoa học, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ quân dụng... Thị trường nhập khẩu của Nam Phi gồm: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi, Brasil, Nhật BảnPháp.
Angola có nhiều tài nguyên: dầu lửa, kim cương, vàng, bạc, đồng, cô-ban, thiếc, kẽm, sắt, gỗ, hải sản,... Dầu lửa (sản lượng trên 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 85% GDP, 78% thu ngân sách); kim cương (trên 01 tỷ USD), là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này. gỗ cũng là hai nguồn lợi quan trọng của Angola.
- Cơ cấu kinh tế theo GDP: nông nghiệp: 9,2%; công nghiệp: 65,8%; dịch vụ: 24,6%.
- Mặt hàng xuất khẩu: dầu lửa, kim cương, bông, gỗ, cà phê, hải sản. Bạn hàng xuất khẩu: Mỹ (32,1%), Trung Quốc (32%), Tây Âu, Nam Phi, Đài Loan. Mặt hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, xe cộ, phụ tùng, lương thực, thuốc men, hàng tiêu dùng, hàng quân dụng. Bạn hàng nhập khẩu: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Brasil, Nam Phi, Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc...Dự trữ ngoại tệ và vàng: 24,64 tỷ USD.
  • GDP (thực tế): 85,8 tỷ USD (2010)
  • GDP đầu người (thực tế): 3.400 USD (2010)
  • Tốc độ tăng trưởng GDP: 5,9% (2010)

Nhân khẩu học

Dân số Angola được ước tính là 18.056.072 người (năm 2012).[2] Bao gồm các sắc tộc Ovimbundu chiếm 37%, Ambundu 25%, Bakongo 13%, và 32% là các dân tộc khác (bao gồm người Chokwe, Ovambo, Mbunda). Cũng như khoảng 2% là người mestiços (lai giữa châu Âu và châu Phi), người Trung Quốc chiếm 1,4% và 1% là người châu Âu.[3]
Theo ước tính, Angola là nơi có khoảng 12.100 người tị nạn và 2.900 người tị nạn vào cuối năm 2007. Có 11.400 người tị nạn từ Cộng hòa Dân chủ Congo đến trong những năm 1970.[cần dẫn nguồn] Tính đến năm 2008 có khoảng 400.000 công nhân nhập cư vào Angola, trong đó có 30.000 người Bồ Đào Nha, và khoảng 259.000 người Trung Quốc.[4][5]
Từ năm 2003, có hơn 400.000 người di cư từ Congo đã bị trục xuất khỏi Angola.[6] Trước khi độc lập vào năm 1975, Angola đã có một cộng đồng khoảng 350.000 người Bồ Đào Nha;[7] hiện nay, có khoảng 200.000 người được đăng ký với cơ quan lãnh sự, và đang tăng lên do cuộc khủng hoảng nợ tại Bồ Đào Nha.[8] Người Trung Quốc đứng ở mức 258.920, chủ yếu gồm những người di cư tạm thời.[9]
Tổng tỷ suất sinh của Angola là 5,54 con trên một phụ nữ (ước tính 2012), đứng thứ 11 về tỷ suất trên thế giới.[cần dẫn nguồn]
Các ngôn ngữ tại Angola gồm ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau cộng với tiếng Bồ Đào Nha do quốc gia này là một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha. Các ngôn ngữ bản địa sử dụng nhiều nhất là tiếng Umbundu, Kimbundu, và Kikongo. Tiếng Bồ Đào Nha cũng được công nhận là ngôn ngữ chính thức của đất nước.
Angola lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1975. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có đại sứ quán mà chỉ có lãnh sự quán ở đây. Khoảng 200.000 người Việt đang sinh sống ở Angola với nhiều nghề như bán quần áo may sẵn, làm ảnh và các chuyên gia giáo dục và y tế.

Tôn giáo

Một nhà thờ Kitô giáo ở Luanda
Angola là một quốc gia Kitô giáo. Có khoảng 1.000 cộng đồng tôn giáo trong nước.[10] Công giáo La Mã chiếm khoảng một nửa dân số. Giáo phái Kitô giáo khác bao gồm Baptist, Methodist, Giáo hội Luther, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng của Jehovah chiếm khoảng một phần tư dân số. Kể từ khi độc lập, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành và các cộng đồng khác đã xuất hiện.
Ngoài ra, còn có thiểu số người Hồi giáo, bao gồm những người nhập cư từ các quốc gia châu Phi và các nước khác, những người không tạo thành một cộng đồng. Vài nhóm người Angola bản xứ - chủ yếu là trong các xã hội nông thôn xa xôi tuyên xưng tôn giáo truyền thống của châu Phi, nhưng niềm tin truyền thống tồn tại trong một phần đáng kể của những người đã theo đạo Chúa.

Kitô giáo

Kitô giáo đến Angola đầu năm 1491, do các nhà truyền giáo đến từ São Salvador. Năm 1878, các nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên thuộc giáo phái Baptists, đến Angola. Năm 1897, Hội Truyền giáo Tin Lành Angola được thành lập tại Cabinda, và Hội Truyền giáo Sứ mệnh Bắc năm 1925, trong Uíge.
Ở Angola, người Bakongo đa số là một trong những nhóm người có rất nhiều Kitô hữu, chỉ 1,5% dân số của sắc tộc này giữ các niềm tin bản địa.[cần dẫn nguồn]
Theo CIA World Factbook, Công giáo La Mã được thực hiện bởi 50% dân số, 25% là người Tin Lành, trong khi 25% thực hành tín ngưỡng bản địa.

Hồi giáo

Hồi giáo tại Angola là một tôn giáo thiểu số với 80,000-90,000 tín đồ, thành phần chủ yếu là người di cư từ Tây Phi và các gia đình có nguồn gốc Leban Hiệp hội phát triển Hồi giáo Angola là tổ chức cải đạo chính. Hồi giáo được đại diện bởi Hội đồng tối cao của người Hồi giáo ở Luanda.[11]

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Angola

Xem thêm

Các danh sách

Tham khảo

  1. ^ (tiếng Anh) Life expectancy at birth www.cia.gov (2009)
  2. ^ Angola Demographics Profile 2013, IndexMundi
  3. ^ See ethnic map and CIA – The World Factbook – Angola
  4. ^ U.S. Relations With Angola, Bureau of Public Affairs, U.S. State Department.
  5. ^ Angola: Cerca de 259.000 chineses vivem atualmente no país, SAPO.
  6. ^ Calls for Angola to Investigate Abuse of Congolese Migrants, IpNews.
  7. ^ Flight from Angola, Economist.
  8. ^ José Eduardo dos Santos diz que trabalhadores portugueses são bem-vindos em Angola, Publico.
  9. ^ Chinese 'gangsters' repatriated from Angola, Telegraph.
  10. ^ See Fátima Viegas, Panorama das Religiões em Angola Independente (1975-2008), Luanda: Ministério da Cultura/Instituto Nacional para os Assuntos Religiosos, 2008
  11. ^ Oyebade, Adebayo O. Culture And Customs of Angola, 2006. Pages 45-46.

Nghiên cứu thêm

  • Le Billon, Philippe (2005). "Aid in the Midst of Plenty: Oil Wealth, Misery and Advocacy in Angola". Disasters 29(1): 1–25.
  • Birmingham, David (2006) Empire in Africa: Angola and its Neighbors, Athens/Ohio: Ohio University Press
  • Bösl, Anton (2008). Angola's Parliamentary Elections in 2008. A Country on its Way to One-Party-Democracy, KAS Auslandsinformationen 10/2008. http://www.kas.de/wf/de/33.15186/
  • Cilliers, Jackie and Christian Dietrich, Eds. (2000). Angola's War Economy: The Role of Oil and Diamonds. Pretoria, South Africa, Institute for Security Studies.
  • Global Witness (1999). A Crude Awakening, The Role of Oil and Banking Industries in Angola's Civil War and the Plundering of State Assets. London, UK, Global Witness. http://www.globalwitness.org/media_library_detail.php/93/en/a_crude_awakening
  • Heimer, Franz-Wilhelm, The Decolonization Conflict in Angola, Geneva: Institut d'Études Internationales et du Développement, 1979
  • Hodges, Tony (2001). Angola from Afro-Stalinism to Petro-Diamond Capitalism. Oxford: James Currey.
  • Hodges, Tony (2004). Angola: The Anatomy of an Oil State. Oxford, UK and Indianapolis, US, The Fridtjol Nansen Institute & The International African Institute in association with James Currey and Indiana University Press.
  • Holness, Marga. Apartheid's War Against Angola http://www.scribd.com/doc/29244604/Apartheid-s-War-Against-Angola-Marga-Holness
  • Human Rights Watch (2004). Some Transparency, No Accountability: The Use of Oil Revenues in Angola and Its Impact on Human Rights. New York, Human Rights Watch. http://www.hrw.org/reports/2004/angola0104/
  • Human Rights Watch (2005). Coming Home, Return and Reintegration in Angola. New York, Human Rights Watch. http://hrw.org/reports/2005/angola0305/
  • James, Walter (1992). A political history of the civil war in Angola, 1964–1990. New Brunswick, Transaction Publishers.
  • Kapuściński, Ryszard. Another Day of Life, Penguin, 1975. ISBN 978-0-14-118678-8. A Polish journalist's account of Portuguese withdrawal from Angola and the beginning of the civil war.
  • Kevlihan, R. (2003). "Sanctions and humanitarian concerns: Ireland and Angola, 2001-2". Irish Studies in International Affairs 14: 95–106.
  • Lari, A. (2004). Returning home to a normal life? The plight of displaced Angolans. Pretoria, South Africa, Institute for Security Studies.
  • Lari, A. and R. Kevlihan (2004). "International Human Rights Protection in Situations of Conflict and Post-Conflict, A Case Study of Angola". African Security Review 13(4): 29–41.
  • Le Billon, Philippe (2001). "Angola's Political Economy of War: The Role of Oil and Diamonds". African Affairs (100): 55–80.
  • MacQueen, Norrie An Ill Wind? Rethinking the Angolan Crisis and the Portuguese Revolution, 1974–1976, Itinerario: European Journal of Overseas History, 26/2, 2000, pp. 22–44
  • Médecins Sans Frontières (2002). Angola: Sacrifice of a People. Luanda, Angola, MSF.
  • Mwakikagile, Godfrey Nyerere and Africa: End of an Era, Third Edition, Pretoria, South Africa, 2006, on Angola in Chapter 11, "American Involvement in Angola and Southern Africa: Nyerere's Response", pp. 324–346, ISBN 978-0-9802534-1-2.
  • Pinto Escoval (2004): "Staatszerfall im südlichen Afrika. Das Beispiel Angola". Wissenschaftlicher Verlag Berlin
  • Much of the material in these articles comes from the CIA World Factbook 2000 and the 2003 U.S. Department of State website.
  • Le Billon, P. (March năm 2006). Fuelling War: Natural Resources and Armed Conflicts. Routledge. ISBN 978-0-415-37970-0.
  • Pearce, Justin (2004). "War, Peace and Diamonds in Angola: Popular perceptions of the diamond industry in the Lundas". African Security Review 13 (2), pp 51–64. http://www.iss.co.za/pubs/ASR/13No2/AW.pdf
  • Porto, João Gomes (2003). Cabinda: Notes on a soon to be forgotten war. Pretoria, South Africa, Institute for Security Studies.
  • Tvedten, Inge (1997). Angola, Struggle for Peace and Reconstruction. Boulder, Colorado, Westview Press.
  • Vines, Alex (1999). Angola Unravels: The Rise and Fall of the Lusaka Peace Process. New York and London, UK, Human Rights Watch.

Liên kết ngoài

Chính phủ
Tin tức
Chính trị
Tổng quan
Chỉ dẫn
Khác

Trận El Alamein thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận chiến El Alamein thứ hai
Một phần của Chiến dịch Sa mạc Tây trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
El Alamein 1942 - British infantry.jpg
24 tháng 10, 1942
Hình chiến binh Úc trang tư thế tấn công
do Len Chetwyn dàn dựng và chụp.
.
Thời gian 23 tháng 10 - 11 tháng 11, 1942
Địa điểm El Alamein, Ai Cập
Kết quả Quân Đồng Minh thắng trận
Tham chiến
Đồng Minh:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh Quốc
Úc Úc
New Zealand Tân Tây Lan
Cộng hòa Nam Phi Nam Phi
Ấn Độ Ấn Độ
Pháp Pháp
Hy Lạp Hy lạp
Khối Trục:
Đức Đức Quốc Xã
Ý Phát xít Ý
Chỉ huy
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Bernard Montgomery
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Harold Alexander
Đức Erwin Rommel
Đức Georg Stumme
Ý Ettore Bastico


Lực lượng
220000 lính
1100 xe tăng[1]
750 máy bay chiến đấu (530 serviceable)
116000 lính[1]
559 tanks[2]
275 Đức (150) & 400 Ý (200)
Tổn thất
2350 tử vong [3]
8950 bị thương[3]
2260 mất tích[3]
500 xe tăng bị hủy[2]
97 máy bay chiến đấu [3]
111 súng [3]
Đức: 1149 tử vong [4]
3886 bị thương[4]
8050 bị bắt [4]
64 máy bay [3]
Italian: 971 tử vong [4]
933 bị thương[4]
22071 bị bắt [3]
20 aircraft [3]
.
Trận El Alamein thứ hai diễn ra trong vòng 20 ngày từ 23 tháng 10 đến 11 tháng 11 năm 1942 ở gần thành phố duyên hải El Alamein của Ai Cập, và chiến thắng của Đồng Minh tại đây đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Chiến dịch Sa mạc Tây thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận này nối tiếp trận El Alamein thứ nhất trước đó đã chặn đứng đà tiến quân của phe Trục vào lãnh thổ Ai Cập, và đến tháng 8 năm 1942, trung tướng Bernard Montgomery đã tiếp nhận quyền chỉ huy Tập đoàn quân số 8 Anh của tướng Claude Auchinleck.
Có thể coi chiến thắng của quân Đồng Minh trong trận này là một trong những thắng lợi quyết định của cuộc chiến, góp phần xoay chuyển thế trận sang chiều hướng có lợi cho họ.[5] Nó đã làm thay đổi toàn diện tình hình chiến sự tại Mặt trận Bắc Phi và chấm dứt mối đe dọa đối với Ai Cập, kênh đào Suez, cũng như khả năng các mỏ dầu ở Trung ĐôngBa Tư của quân đội phe Trục qua ngả Bắc Phi. Từ góc độ tâm lý, El Alamein đã vực dậy tinh thần phe Đồng Minh, vì đây là chiến dịch tấn công lớn đầu tiên chống lại quân Đức mà quân Đồng Minh phương Tây giành được một thắng lợi quyết định kể từ khi chiến tranh bùng nổ ở châu Âu năm 1939.

Bối cảnh

Erwin Rommel (xa nhất bên trái) trên chiếc xe chỉ huy half-track SdKfz.250/3 của mình.
Cho đến ngày 12 tháng 7 năm 1942, sau thắng lợi trong trận Gazala, Tập đoàn Panzer châu Phi (Panzerarmee Afrika) bao gồm các đơn vị bộ binh và cơ giới của Đức và Ý dưới sự chỉ huy của Thống chế Erwin Rommel đã tiến sâu vào đất Ai Cập, đe dọa quyền kiểm soát kênh đào Suez của Đế quốc Anh. Tướng Claude Auchinleck chỉ huy Tập đoàn quân 8 của Anh phải rút lui về phạm vi quanh thành phố Alexandria 80 km, đến một vị trí mà có vùng Đất trũng Qattara trải đến trong vòng 64 km quanh El Alamein bên bờ biển. Vị trí này dễ phòng thủ vì có độ dài mặt trận tương đối ngắn và giúp đảm bảo bên sườn do xe tăng không thể đi qua được vùng Đất trũng. Tại đây, vào đầu tháng 7, đà tiến công của phe Trục đã bị chặn lại trong Trận El Alamein thứ nhất.
Trong tháng 7, Tập đoàn quân 8 nhiều lần phản công nhưng đều thất bại vì Rommel đã tiến hành chấn chỉnh giúp đội quân kiệt sức của ông ta tập hợp lại được. Đến cuối tháng 7, Auchinleck cho hủy bỏ mọi hoạt động tấn công nhằm xây lại lực lượng. Qua đầu tháng 8, thủ tướng Anh Winston Churchill và Đại tướng Sir Alan Brooke —tổng tham mưu trưởng Đế quốc Anh— ghé thăm Cairo và đã đưa đại tướng Sir Harold Alexander lên thay chức vụ Tổng tư lệnh Trung Đông của Auchinleck. Trung tướng William Gott được chọn làm chỉ huy Tập đoàn quân 8, nhưng ông đã chết trước khi nhận nhiệm vụ do máy bay chở ông bị không quân Đức bắn rơi. Trung tướng Bernard Montgomery do đó được cử làm tư lệnh Tập đoàn quân 8.
Trong lúc này quân Đức đang phải đối mặt với vấn đề các tuyến đường tiếp tế bị kéo xa quá mức. Đồng thời, nhận thức được nguồn lực tiếp viện hùng hậu cả về người và phương tiện của quân Đồng Minh đang trên đường đến ặt trận, Rommel đã quyết định tấn công quân Đồng Minh trước khi họ kịp hoàn thành việc tăng cương lực lượng. Hai sư đoàn thiết giáp thuộc Quân đoàn châu Phi cùng một lực lượng tạo thành từ các đơn vị trinh sát thuộc Tập đoàn Panzer châu Phi làm mũi nhọn tiên phong tấn công, nhưng đến ngày 30 tháng 8 năm 1942, quân Đồng Minh đã chặn đứng họ tại đỉnh Alam el Halfa và Điểm 102. Đây là trận chiến thứ hai diễn ra tại tuyến Alamein, Trận Alam el Halfa (thường bị gọi nhầm thành Alam Halfa). Cuộc tấn công bị thất bại, Tập đoàn Panzer châu Phi quay sang củng cố để chờ đợi một đòn phản công từ Tập đoàn quân 8 của Montgomery.
Những yếu tố thuận lợi cho kế hoạch phòng ngự của Tập đoàn quân 8 trong trận El Alamein thứ nhất -trận tuyến ngắn và bảo đảm bên sườn- bây giờ trở thành có lợi cho quân phòng thủ phe Trục.[6] Hơn nữa, Rommel có nhiều thời gian để chuẩn bị các vị trí phòng ngự và bố trí các bãi mìn dày đặc (xấp xỉ 500.000 quả mìn)[6] cùng dây kẽm gai. Alexander và Montgomery quyết tâm tạo cho được ưu thế áp đảo về lực lượng, không chỉ nhằm tạo được một bước đột phá mà còn để khai thác nó và tiêu diệt Tập đoàn Panzer châu Phi. Trong tất cả các trận đụng độ trước đó tại Sa mạc Tây kể từ năm 1941, chưa bao giờ bên thắng trận có đủ lực lượng để phát huy chiến quả nhằm một cách triệt để: bên thua vẫn luôn có thể rút lui và tái tập hợp lại gần các căn cứ tiếp tế chính của mình.
Sau 6 tuần lễ tập hợp lực lượng, Tập đoàn quân 8 của Anh đã sẵn sàng tấn công. Quân của Montgomery gồm 220.000 lính, 1.100 xe tăng đã mở cuộc tấn công vào quân của Rommel gồm 115.000 lính và 559 xe tăng thuộc Tập đoàn Panzer châu Phi.

Trước trận đánh

Kế hoạch của quân Đồng Minh

Chiến dịch Lightfoot

Xe tăng Anh tiến qua sa mạc
Với chiến dịch Lightfoot (nhẹ chân), Montgomery hy vọng sẽ tạo được hai hành lang xuyên qua bãi mìn của của quân phe Trục ở phía bắc mặt trận. Một hành lang chạy theo hướng tây-nam băng qua quân khu của Sư đoàn New Zealand hướng về phía trung tâm Đỉnh Miteirya, hành lang còn lại chạy theo hướng tây, băng qua nơi cách phần cuối phía tây của Đỉnh Miteirya 2 dặm về phía bắc, nằm giữa quân khu của hai Sư đoàn 9 và 51 của Úc.[7] Sau đó lực lượng thiết giáp sẽ tiến qua hai hành lang đó và đánh bại quân thiết giáp Đức. Những cuộc tấn công nghi binh tại Đỉnh Ruweisat ở trung tâm và cả ở phía nam trận tuyến sẽ giữ chân phần còn lại của lực lượng Đức không cho tiến xuống phía nam. Montgomery dự tính chỉ đánh 12 ngày trong 3 giai đoạn: đột nhập, không chiến và cuối cùng đánh gục đối phương.[8]
Montgomery đã lên kế hoạch cho đêm đầu tiên của cuộc tấn công là sẽ đưa 4 sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn XXX của Oliver Leese tiến binh trên một mặt trận dài 26 km hướng đến một mục tiêu có mật danh là Tuyến Oxalic, đánh tan quân phòng thủ tiền tiêu Đức. Trong khi đó công binh sẽ rà phá mìn và đánh dấu hai ngả đường tấn công xuyên qua bãi mìn, để qua đó các sư đoàn thiết giáp thuộc quân đoàn X do Herbert Lumsden chỉ huy sẽ tiến sang chiếm lấy tuyến Pierson. Họ sẽ tập hợp lại và tạm thời củng cố tại ngay sát phía tây vị trí của bộ binh, ngăn không cho quân thiết giáp can thiệp vào cuộc chiến của bộ binh. Sau đó họ sẽ tiến đến khu vực Skinflint nằm sâu trong tuyến phòng thủ của Đức và chắn ngang con đường xe lửa bên quan trọng Rahman để thách thức lực lượng thiết giáp địch.[7]
Máy dò mìn Ba Lan được trung úy Józef Kosacki thiết kế ở Scotland năm 1941, lần đầu tiên đã được đưa vào sử dụng trên thực địa. 500 máy trong số đó được cấp cho Tập đoàn quân 8. Chúng đã giúp nhân đôi tốc độ rà phá những bãi cát rải mìn dày đặc, từ 100 mét lên đến 200 mét mỗi giờ.[9][10]

Chiến dịch Bertram

Trong vòng vài tháng trước trận chiến, các lực lượng Khối Thịnh vượng chung Anh đã thực hiện một số mánh khóe nhằm gây nhầm lẫn cho bộ chỉ huy phe Trục, không chỉ tại nơi sẽ diễn ra trận đánh sắp tới, mà ở cả những nơi mà chiến sự có thể sẽ nổ ra. Hoạt động này mang mật danh Chiến dịch Bertram. Vào tháng 9, họ cho chất đống phế liệu (chẳng hạn như vỏ bao vứt đi) xuống dưới các tấm lưới ngụy trang ở quân khu phía bắc, khiến chúng trông như những kho đạn dược hoặc thực phẩm. Hiển nhiên phe Trục có nhận thấy chúng nhưng do không có chiến dịch tấn công nào diễn ra ngay sau đó và các "kho" này không có thay đổi gì về bề ngoài, nên sau này họ không để ý đến chúng nữa. Điều này cho phép Tập đoàn quân 8 dựng các kho quân nhu tại khu vực tiền tiêu bằng cách thay thế đồ phế thải bằng đạn dược, nhiên liệu hoặc thực phẩm trong đêm mà không bị phe Trục nhận ra. Đồng thời, một đường ống dẫn giả được xây dựng với hy vọng khiến cho phe Trục tin rằng cuộc tấn công sẽ diễn ra muộn hơn nhiều so với thực tế và ở xa hơn nhiều về phía nam. Để đánh lạc hướng hơn nữa, các xe tăng giả làm từ khung gỗ dán đặt trên xe jeep được dựng lên và bố trí ở khu vực phía nam. Trái lại, xe tăng thật dành cho cuộc chiến ở phía bắc đã được cải trang giống như xe tải chở đồ tiếp tế bằng cách đặt những tầng gỗ dán có thể tháo được lên trên.[11]

Kế hoạch của quân phe Trục

Vị trí quân sự ngay trước trận chiến
Sau thất bại trong cuộc tấn công tại Alam el Halfa, lực lượng phe Trục quay sang thế phòng ngự nhưng chịu thiệt hại không quá mức. Các tuyến tiếp tế của Đức-Ý bị kéo dài và họ phải phụ thuộc vào những đồ tiếp tế và trang bị bắt được của phe Đồng Minh vốn từ lâu đã được tiêu thụ. Cả bộ tham mưu Đức lẫn Ý đều báo với Rommel rằng đội quân của ông không thể được tiếp tế một cách đầy đủ từ những bến cảng ở xa như TripoliBenghazi. Bất chấp những lời cảnh báo này, Rommel vẫn thúc quân tiến đến Alamein và đúng như dự đoán, hệ thống tiếp tế không thể phân phối các vật tư thiết yếu từ các bến cảng đến được mặt trận.[12] Trong khi đó thì các lực lượng Khối Thịnh vượng chung Anh đang được tái tiếp tế bằng nhân lực và nguyên vật liệu từ Anh, Ấn Độ, Úc và New Zealand, cùng với xe vận tải và xe tăng Sherman của Hoa Kỳ. Rommel tiếp tục yêu cầu trang thiết bị, đồ tiếp tế và nhiên liệu, nhưng lúc này trọng tâm của cỗ máy chiến tranh Đức đang đặt tại chiến trường Xô-Đức, nên chỉ có một lượng rất hạn chế đồ tiếp tế đến được Bắc Phi.
Thêm vào đó, Rommel lại ngã bệnh. Đầu tháng 9, người ta sắp đặt để ông về Đức nghỉ bệnh, và tướng Georg Stumme được triệu từ mặt trận Xô-Đức sang châu Phi thay thế Rommel. Trước khi về Đức vào ngày 23 tháng 9, Rommel đã tổ chức hệ thống phòng ngự theo kế hoạch và viết một bản đánh giá tình hình dài cho Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, một lần nữa nêu ra những nhu cầu thiết yếu của Tập đoàn quân Thiết giáp.[13].
Georg Stumme năm 1940
Rommel biết rõ là lực lượng Khối Thịnh vượng chung Anh sẽ sớm có đầy đủ lực lượng để sẽ mở cuộc tổng tấn công. Niềm hy vọng duy nhất của ông bây giờ phụ thuộc vào việc quân Đức đang chiến đấu tại trận Stalingrad nhanh chóng đánh bại Hồng quân Liên Xô và tiến xuống phía nam qua vùng Kavkaz để uy hiếp Ba Tư (Iran) và Trung Đông. Điều này sẽ khiến một lực lượng lớn quân Khối Thịnh vượng chung bị điều khỏi mặt trận Ai Cập để tăng viện cho quân Anh tại Ba Tư, dẫn đến việc trì hoãn cuộc tấn công chống lại đội quân của ông. Nếu tận dụng sự chậm trễ đó, Rommel hy vọng sẽ thuyết phục được Bộ tư lệnh Tối cao Đức tăng cường cho lực lượng của ông để nhằm thực hiện việc nối liền có thể xảy ra giữa Tập đoàn Panzer châu Phi và các tập đoàn quân Đức chiến đấu trên đường tiến qua miền nam Liên Xô, giúp cho họ có thể đánh bại hoàn toàn các đội quân Anh và Khối Thịnh vượng chung tại Bắc Phi và Trung Đông.
Trong tình hình hiện thời, quân Đức dưới tay ông chỉ còn cách bố trí phòng ngự và chờ đợi hoặc là cuộc tấn công của quân Anh, hoặc là thất bại của Liên Xô tại Stalingrad. Rommel đã tăng cường chiều sâu của hệ thống phòng thủ bằng cách đặt ít nhất hai vành đai mìn được nối cách quãng với nhau để tạo nên những hộp phòng thủ nhằm hạn chế quân địch thâm nhập và tước đi khả năng cơ động của quân thiết giáp Anh. Mặt trước của mỗi hộp được phòng giữ bố trí những đội tiền tiêu còn phần còn lại bỏ ngỏ nhưng bù lại có rải mìn và bẫy nổ. Những hộp này được gọi là Vườn Quỷ (tiếng Anh: "Devil's Gardens"). Các vị trí phòng thủ chính được xây dựng sâu ít nhất 2 km phía sau vành đai mìn thứ hai.[14] Phe Trục đã đặt khoảng nửa triệu quả mìn, phần lớn là loại mìn chống tăng Teller, còn lại là mìn chống lính[6][8] (một số lớn là mìn của Anh bị Đức tịch thu trong trận đánh tại Tobruk trước đó). Để dụ các phương tiện địch tiến vào bãi mìn, quân Ý đã dùng thủ thuật dùng dây thừng dài kéo một trục xe và lốp xe chạy ngang các bãi đất nhằm tạo dấu vết giống như là thường xuyên có xe cô qua lại.[6]
Rommel lo ngại không muốn để cho quân thiết giáp Anh đột phá vào khoảng mở vì ông không có đủ cả quân số và nhiên liệu để đối đầu với họ trong một trận chiến cơ động. Do đó ông phải cố gắng giới hạn trận đánh tại các khu phòng thủ của mình và phản đối mọi cuộc đột phá nhanh chóng lẫn mạnh mẽ. Do đó Rommel củng cố trận tuyến đầu bằng cách bố trí xen kẽ đội hình bộ binh Đức và Ý. Do các biện pháp đánh lừa của Đồng Minh làm phe Trục nhầm lẫn về khả năng vị trí tấn công, nên Rommel đã rời bỏ thói quan thường thấy của ông là tổ chức quân thiết giáp thành một lực lượng dự bị tập trung duy nhất để mà phân chia nó thành một cụm ở phía bắc (các sư đoàn Panzer số 15 và Littorio), một cụm ở phía nam (các sư đoàn Panzer số 21 và Ariete), mỗi cụm được tổ chức thành những nhóm tác chiến để có thể nhanh chóng can thiệp bằng thiết giáp tại bất cứ nơi nào bị tiến công và như vậy sẽ ngăn được những cuộc đột phá hẹp không thể mở rộng ra. Tuy nhiên, việc làm này đã làm cho một tỷ lệ đáng kể quân thiết giáp dự bị của ông bị phân tán và bị tổ chức quá xa một cách khác thường lên phía trước. Ngược lại, xa hơn về phía sau, Rommel đã đặt Sư đoàn Khinh binh 90 và Sư đoàn Cơ giới Trieste làm lực lượng dự bị ở gần bờ biển.[15] Rommel tin rằng khi mũi tấn công chính xảy ra, ông đã có thể vận động quân của mình nhanh hơn quân Đồng Minh để tập trung lực lượng phòng thủ tại trọng điểm của trận chiến. Thế nhưng, sau khi đã tập trung quân phòng thủ, ông không thể di chuyện lực lượng của mình được nữa vì thiếu nhiên liệu.[16]

Diễn tiến trận El Alamein thứ hai

Một chiếc Panzer II thuộc Quân đoàn Châu Phi.
Trận đánh vẫn thường được chia thành 5 giai đoạn: đột nhập (23 - 24 tháng 10), đập vụn (24 - 25 tháng 10), phản công (26 - 28 tháng 10), Chiến dịch Supercharge (1 - 2 tháng 11), và vượt thoát (3 - 7 tháng 11). Trong 3 ngày 29 - 31 tháng 10, cuộc chiến lâm vào bế tắc và thời gian này không được đặt tên.

Giai đoạn 1: Cuộc đột nhập

Lính Ý nghỉ mệt quanh xe thiết giáp
Trước khi thực sự giao chiến, lữ đoàn 24 Úc đánh lạc hướng địch bằng cuộc công phá dữ dội vào sư đoàn 15 thiết giáp Đức.[17] Sau đó, vào lúc 9 giờ 40 phút tối ngày 23 tháng 10 [18] trong đêm sáng trăng yên tĩnh, Chiến dịch Lightfoot bắt đầu. Đồng loạt 882 súng lớn nã pháo bắn 40 dặm sang chiến tuyến của địch quân.[19] Sau 20 phút pháo kích liên tục, đại bác bắt đầu được cho nhắm kỹ vào các mục tiêu chiến thuật để hỗ trợ đoàn lục quân tiến sang.[20] Cuốc công pháo tiếp tục trong 5 tiến rưỡi đồng hồ, với mỗi đại bác bắn ra trên dưới 600 viên.
Pháo binh yểm trợ ban đêm của Anh mở màn trận El Alamein thứ hai
Chiến dịch Lightfoot mang tên nhẹ chân là vì chiến thuật cho quân lính chạy bộ tràn sang bãi mìn trước. Mìn chống tăng khi bị đạp lên thường sẽ không nổ vì trọng lượng của người lính quá nhẹ. Sau đợt lính bộ là đợt kỹ sư công binh chạy sang rà và tháo gỡ mìn, mở những lối đi bề ngang khoảng 7.3 mét vừa đủ rộng cho xe tăng chạy qua. Các toán công binh phải tháo mìn cho tuyến đường dài 8 km băng qua các ô đất Vườn Quỷ. Công tác này quá khó khăn và không hoàn thành được vì bãi mìn của Đức quá sâu rộng.
Lúc 10 giờ tối, 4 sư đoàn lục quân của quân đoàn XXX bắt đầu tiến sang nhắm vào trung tâm của lực lượng phòng thủ của quân phe Trục. Khi đến bãi mìn đầu tiên, xe rà mìn và toán thám thính công binh kéo sang tháo mìn và lập đường đi cho xe tăng. Tuy chậm hơn dự tính, đến 2 giờ sáng, 500 xe tăng đầu tiên chuyển xích tiến sang. Đến 4 giờ sáng, xe tăng đầu tiên chạy vào bãi min làm tung cát bụi lên mờ mịt và những đơn vị đi sau không thể thấy đường đi - làm trị trệ cuộc hành quân.
Cùng lúc, sư đoàn xe tăng 7 Anh và một lữ đoàn Lực lượng Pháp Tự do thuộc quân đoàn XIII mở cuộc tấn công dụ địch ở phía nam chiến trường với mục đích kềm hãm sư đoàn 21 Đức và sư đoàn Ariete Ý tại Jebel Kalak. Trong khi đó, bên trái có quân Pháp Tự do chiếm Qaret el Himeimat và đồng bằng el Taqa.[7] Bên phải có lữ đoàn 131 thuộc sư đoàn lục quân 44 phòng vệ. Cuộc tấn công này bị lính dù phe Trục (sư đoàn 185 dù, lữ đoàn dù của Hermann-Bernhard Ramcke và toán quân Keil) phản kích dữ dội.[21][22] Công tác tháo mìn và tạo đường đi cho xe tăng bị trì hoãn vì bãi mìn quá sâu rộng và quân phe Trục bắn trả liên tục. Rạng sáng ngày 24, đường đi qua bãi mìn vẫn chưa làm xong. Hai lữ đoàn 22 và 4 thiết giáp nhẹ do đó không thể tiến sang Deir el Munassib ở phía bắc như dự tính.[7]
Xa hơn về phía bắc, sư đoàn 50 lục quân Anh bị hai sư đoàn PaviaBrescia và lữ đoàn lính dù 185 Đức cầm chân.[23] Sư đoàn 4 lục quân Ấn Độ hai lần tấn công sườn đồi Ruweisat để phân tán lực lượng đối phương.[24]

Giai đoạn 2: Cuộc đập vụn

Một quả mìn phát nổ ở gần một xe kéo pháo của Anh đang tiến qua bãi mìn địch.
Sáng thứ bảy 24 tháng 10 bộ chỉ huy Đức được tin báo cáo quân địch đánh sang trên chiến tuyến rất rộng nhưng các đơn vị phòng thủ còn đủ sức cầm cự. Tướng Stumme ra mặt trận dò xét nhưng khi căn cứ ông đang tham quan bị pháo kích của đối phương, Stumme căng thẳng quá nên chết vì nhồi máu cơ tim. Trung tướng Ritter von Thoma phải tạm thời lên nắm chỉ huy quân Đức. Hitler truyền lệnh cho Rommel phải ra khỏi giường bệnh trở về Bắc Phi. Rommel trên đường sang Phi ghé Roma đòi hỏi tư lệnh Ý phải cho tiếp viện thêm nhiên liệu cho chiến trường Bắc Phi. Lực lượng thiết giáp Đức từ ngày 25 tháng 11 đó kết hợp đồng nhất với quân Ý (với tên gọi Deutsch-Italienische Panzerarmee).[25]
Rạng sáng Montgomery nghe máy bay thám thính báo cáo đội hình quân phe Trục không có thay đổi gì mới. Ông liền ra lệnh sư đoàn New Zealand cùng sư đoàn 10 thiết giáp tiến xa hơn rồi vòng về phía nam tấn công rặng đồi Miteirya. Sư đoàn 9 Úc phải dồn hết sức đập vụn lực lượng Đức-Ý trong vòng một đêm. Ở phía nam sư đoàn 7 thiết giáp phải tiếp tục công kích và tiến vào bãi mìn, và nếu cần có thể kéo thêm hỗ trợ của sư đoàn 44..[26]
Trong khi chờ đợi toán công binh phá mìn làm đường, cuộc tấn công ngừng lại. Thiết giáp nằm yên trên chiến tuyến Oxalic[8] nhường cho không quân Đồng Minh oanh tạc địch quân, nội trong một ngày có hơn 1000 phi đoàn bay sang bắn phá quân Đức-Ý.[26]
Quân thiết giáp Đức phản kích đánh sư đoàn 51 Lục quân Anh mờ sáng hôm sau nhưng bị cầm chân. Đến 4 giờ chiều chẳng bên nào tiến thoái gì được. Lúc hoàng hôn, quân phe Trục gồm sư đoàn 15 thiết giáp Đức và sư đoàn Littorio lục quân Ý quay trở iại tấn công sư đoàn 1 thiết giáp Anh. Đây là cuộc so tài xe tăng quy mô đầu tiên của trận El Alamein thứ hai. Hơn 100 chiếc xe tăng tham chiến, một nửa bị bắn hỏng, nhưng sau cùng không bên nào chiếm được thế thắng.[cần dẫn nguồn]
Tối đến, sư đoàn 10 thiết giáp tấn công rặng đồi Miteirya nhưng thất bại. Công tác gỡ mìn tại đây chậm quá mức dự tính của kế hoạch. Lữ đoàn 8 thiết giáp đi đầu đang chờ đội gỡ mìn dọn đường thì bị máy bay phe Trục oanh tạc, phải bỏ đội ngũ chạy tán loạn. Khi chấn chỉnh được hàng ngũ thì bị trễ kế hoạch và mất liên hệ với pháo binh. Do đó khi sáng ra thì lữ đoàn xe tăng này nằm phơi lộ liễu, bị địch quân dễ dàng phát hiện và nhắm bắn tơi bời. Trong khi đó, lữ đoàn 24 thiết giáp kéo đi được khá xa, tưởng rằng đã đến mục tiêu là tuyến Pierson - báo cáo thành công với chỉ huy nhưng sau đó mới biết chưa hẳn đến mục tiêu.[27]
Ở phía nam chiến trường, quân đoàn XIII cũng không khá gì hơn. Lữ đoàn 131 lục quân thuộc Sư đoàn 44 mở đường qua bãi mìn cho Lữ đoàn 22 Thiêt giáp tiến sang nhưng bị địch quân bắn phá dữ quá phải bỏ chạy, thiệt mất 31 xe tăng.[27]
Tối đến không quân Đồng Minh thả 300 tấn bom vào đoàn thiết giáp phía bắc của Rommel. Để tránh không cho máy bay Đức phản kích, các phi đạo của quân Đức cũng bị dội bom dữ dội hơn.[27]

Ngày D + 2: Chủ nhật, 25 tháng 10

Bernard Law Montgomery
Cuộc tấn công đầu tiên ngưng lại vào ngày Chủ Nhật. Quân Đồng Minh mở được lối vào bãi mình rộng 10 km sâu 8 km, chiếm được phía đông nam rặng đồi Miteirya. Bên kia quân Đức-Ý đào hào chiến lược nằm cố thủ giữ vững vị trí. Trận đánh lúc này coi như bất phân thắng bại. Montgomery kiểm soát tình hình và nhận thấy nếu tiếp tục theo kế hoạch cho quân New Zealand đánh từ đồi Miteirya về phía nam sẽ đem lại nhiều tổn thất. Ông quyết định đổi chiến thuật ra lệnh Quân đoàn XXX một mặt giữ đồi Miteirya một mặt cho Sư đoàn 9 Lục quân Úc đánh lên phía bắc. Đồng thời, Sư đoàn 1 Thiết giáp kè theo bên trái của quân Úc đánh về phía tây-bắc. Phần còn lại của mặt trận tiếp tục canh phòng và giữ vững vị trí.[28] Thay đổi của thế trận chú trọng vào vùng thung lũng cát hình quả thận và Tel el Eisa cho đến khi chọc thủng được phòng thủ của Đức.
Máy bay Baltimore của Không quân Hoàng gia Anh oanh tạc sân bay El Daba để yểm trở cho cuộc tấn công tại Alamein
Sáng hôm sau Sư đoàn 15 thiết giáp Đức và Sư đoàn Littorio Ý mở cuộc tấn công cố gắng tìm sơ hở của quân Đồng Minh nhưng thất bại. Đến chiều thì Đồng Minh tấn công. Sư đoàn 51 Anh mở 3 đợt công kích vào thung lũng quả thận nhưng do đêm tối quá không ai biết rõ vị trí của mình như thế nào. Trong tình thế hỗn loạn, hơn 500 lính Đồng Minh tử trận.[cần dẫn nguồn] Trong khi đó quân Úc tấn công cứ điểm 29,[29] một đài quan sát pháo binh của Đức nằm trên ngọn đồi cao 6 thước phía nam Tel el Eisa. Mục đích của cuộc tấn công này là bao vây quân Đức (Sư đoàn 164 khinh binh) và một số đơn vị lục quân Ý đang dồn quân gần bờ biển.[30] Lữ đoàn 26 Úc tấn công vào giữa khuya dưới hỗ trợ của pháo binh và 30 xe tăng của Sư đoàn 40 Thiết giáp Hoàng gia Anh. Tuy quân phe Trục phản công kịch liệt, quân Úc chiếm được cứ điểm này và bắt được 240 tù binh.[31] Trong nhiều ngày sau đó, quân phe Trục ráo riết đến đánh để chiếm lại cứ điểm quan trọng này nhưng thất bại.
Không quân Đồng Minh tiếp tục thả bom khắp nơi và phá hủy nhiều căn cứ cơ sở của Đức, trong đó có 14 tấn máy bay Stuka tại Sidi Haneish. Các chỗ đáp của máy bay Đức cũng bị không quân Đồng Minh tuần tra và khống chế.[31]

Giai đoạn 3: Phản công

Ngày D + 3: Thứ Hai, 26 tháng 10

Một xe tăng M3 (Stuart I) bị bắn hạ trong cuộc chiến tại Bắc Phi.
Xe tăng và lục quân Đức tại Bắc Phi
Rommel vừa trở lại đất Phi lập tức kiểm điểm tình hình chiến cuộc. Ở phía bắc, quân Đức bị Đồng Minh pháo kích và oanh tạc gây tổn thất rất nặng nề. Sư đoàn Trento Ý mất phân nửa lực lượng, binh lính và súng pháo, sư đoàn 164 Khinh binh mất hai tiểu đoàn. Hai sư đoàn 15 Panzer và Littorio tuy cầm cự được với lực lượng thiết giáp Đồng Minh, cũng phải chịu nhiều thiệt hại đáng kể.[25]. Những đơn vị khàc cũng không khá gì hơn, lính tráng chỉ lãnh được nửa phần lương thực và tiếp tế. Xăng thì chỉ còn đủ xài cho 3 ngày.[cần dẫn nguồn]
Rommel dự đoán hướng tấn công duy nhất là phía bắc mặt trận[32] và quyết chí phải giành cho được cứ điểm Point 29. Ông cho sư đoàn 15 Thiết giáp và sư đoàn Khinh kỵ 164 cùng một số đơn vị của quân đoàn XX Ý tấn công cứ điểm này lúc 3 giờ chiều nhưng thất bại vì Đồng minh bắn pháo dữ dội quá.[33] Cùng ngày, Rommel quyết định đẩy hết lực lượng còn lại ra trận. Đây là một mốc ngoặc quan trọng của trận El Alamein. Sư đoàn 21 Panzer và một phần của sư đoàn Ariete tiến lên phía bắc yểm trợ Panzer 15 và Littorio. Sư đoàn 90 Khinh binh đang đóng tại El Daba phải tiến lên. Sư đoàn 101 Trieste Cơ động kéo từ Fuka lên thay sư đoàn 90. Sư đoàn 21 và Ariete tiến quân chậm chạp vì bị pháo kích liên tục.[34]
Tại thung lũng quả thận, quân Anh không giành được thế chủ động mặc dù quân địch thiếu xe tăng. Mỗi đợt tấn công đều bị Đức dùng súng chống tăng đẩy lui. Thế trận giằng co khá lâu. Churchill nghe được phải gào lên: "Is it really impossible to find a general who can win a battle?" (Tìm một vị tướng có khả năng đánh thắng trận có thật là chuyện không thể làm được?)[35]
Tình hình ở vùng biển có vẻ khả quan hơn cho quân Anh. Phi đội 42 Không quân Anh bắn chìm thuyền chở dầu Proserpina của Đức tại Tobruk - cắt đứt đường tiếp tế nhiên liệu của Rommel.
Montgomery lúc này lo ngại vì thế chủ động của cuộc tấn công đang bị sa sút. Ông quyết định dàn mỏng quân trên chiến tuyến, đem nhiều đơn vị về củng cố lực lượng đi sau để chuẩn bị mở cuộc tấn công tiếp theo mạnh hơn. Sư đoàn New Zealand (trong đó có lữ đoàn 9 bọc thép), Sư đoàn thiết giáp 10 và 7 được cho về thủ phía sau chiến tuyến.[36]

Ngày D + 4: Thứ Ba, 27 tháng 10

Một xe tăng Valentine tại Bắc Phi đang chở bộ binh Anh.
Rommel và sĩ quan tham mưu
Trận chiến tập trung tại Tel el Aqqaqir và thung lũng quả thận, đầu mũi tấn công của Sư đoàn 1 Thiết giáp. Quân Đức thiết lập căn cứ phòng thủ tại vùng đất cách đó 1,5 km về phía tây bắc (gọi là "Woodcock") và về phía tây nam (gọi là "Snipe"). Lúc 11 giờ khuya ngày 26 tháng 10 quân Anh đẩy hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 7 Cơ động tấn công hai cứ điểm này. Kế hoạch dự tính đưa Lữ đoàn 2 thiết giáp băng qua phía bắc Woodcock và Lữ đoàn 24 thiết giáp tiến về phía nam Snipe, tạo thế gọng kìm kẹp lại sáng ngày hôm sau. Cuộc tấn công này có pháo binh của quân đoàn X và XXX yểm trợ.[37]
Cả hai tiểu đoàn lò mò trong đêm tối không định rõ được vị trí và đến sáng thì một tiểu đoàn không đến kịp mục tiêu, phải đào hào nằm ụ cách Woodcock khá xa. Tiểu đoàn tấn công Snipe may mắn hơn, đến được mục tiêu và chỉ gặp phản kháng yếu ớt của địch quân.[38]
Lúc 6 giờ sáng Lữ đoàn 2 thiết giáp bắt đầu tiến lên và gặp phải lực lượng phòng thủ khá mạnh của Đức, không thể nào liên kết được với lực lượng đang nằm ụ bên ngoài Woodcock. Lữ đoàn 24 thiết giáp gặp ít cản trở và thiết lập liên lạc với tiểu đoàn tại Snipe (sau một trận pháo kích nhầm vào quân bạn một thời gian!). Nhân dịp quân Đồng Minh lúng túng vì nhầm lẫn và đội ngũ lộn xộn, thiết giáp của Littorio và súng chống tăng của 15 Panzer được dịp cầm chân quân Đồng Minh - Lữ đoàn Súng trường kéo súng chống tăng đến tiếp ứng nhưng cũng không làm sao phá được tuyến phòng thủ của quân phe Trục.[38]
Rommel nhân lúc này quyết định đẩy đoàn quân hậu thuẫn ra trận. Sư đoàn Khinh binh 90 tấn công tái chiếm cứ điểm Point 29, trong khi Sư đoàn 21 Panzer tấn công vùng Snipe.[38] Quâ Đồng Minh bắn pháo vào Snipe suốt buổi. Đến 4 giờ chiều Rommel mở cuộc tấn công quy mô. Xe tăng Đức và Ý tiến lên. Bên kia, Lữ đoàn Súng trường đem 19 súng chống tăng 6 cân ra chống cự. Tuy nhiều lần bị xe tăng địch công phá, lực lượng Đồng Minh phá hủy được 22 xe tăng Đức và 10 xe tăng Ý.[39] Quân Trục rút lui. Quân Anh cũng rút nhưng phạm lỗi lầm là không cho quân lên thay thế tối hôm đó. Thiếu tá Anh Victor Buller Turner được trao huy chương Victoria Cross cho chiến công tại Snipe.[39] Trong số 6 súng chống tăng của Tiểu đội 239 đưa đến tiếp ứng trận đánh này, chỉ có một còn hoạt động được.[40]
Trận đụng độ tại Snipe làm một cuộc tranh chấp rất kịch liệt và được coi là quan trọng nhất của Trung đoàn Sussex trong toàn trận El Alamein.[38] Lucas-Phillips, trong hồi ký Alamein ghi nhận:
"Khí hậu sa mạc nóng quay cuồng. Các toán lính canh ụ súng và tiểu đội nằm bẹp trong những chiến hào và giếng cạn, mồ hôi chảy như suối trên những khuôn mặt đóng đầy bụi. Mùi hôi thối xông lên ghê khiếp. Ruồi bay từng đàn như mây đen đến bu quanh các xác chết, hố xí, và làm phiền các vết thương của binh sĩ. Rải rác toàn khu vực là các xác xe tăng và vận tải đang cháy, khắp nơi là một làn khói mù mịt và bụi tung lên theo chất nổ và tiếng gào của súng lớn."[41]
Khi phát hiện được hai cứ điểm Woodcock va Snipe vẫn chưa lọt vào tay quân nhà, Tập đoàn quân 8 đưa Lữ đoàn Lục quân Vận tải ra chiếm đóng. Lúc 1 giờ rưỡi sáng, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn Sussex Hoàng gia đến đóng tại vùng đất tưởng là Woodcock. Mồ sáng, Lữ đoàn 2 Thiết giáp kéo đến tiếp ứng nhưng chưa kịp liên lạc với Tiểu đoàn 4 thì bị quân địch đột kích, chịu thiệt hại rất cao.[42] Trong khi đó, hai tiểu đoàn khác của Lữ đoàn Lục quân Vận tải đến đóng tại Snipe nhưng đến hôm sau mới phát giác là đã đóng nhầm chỗ, khá xa mục tiêu.[43]
Sư đoàn Khinh binh 90 Đức tấn công cừ điểm Point 29 ngày 27 tháng 10 nhưng chưa kịp giao chiến với quân Úc thì đã phải lui quân vì bị pháo kích quá mãnh liệt.[39]

Ngày D + 5-6: Thứ Tư - Thứ Năm, 28-29 tháng 10

Xe tăng Pz.Kpfw.III của Đức bị bắt.
Ngày 28 tháng 10, sư đoàn 15 và 21 Panzer cố sức tấn công chiến tuyến của Quân đoàn 10 nhưng bị bắn phá kịch liệt và đẩy lui. Chiều đến, hai sư đoàn này lại chấn chỉnh đội ngũ tấn công nữa nhưng bị dội bom tơi bời không còn sức thiết lập đội hình được nữa.[43] Montgomery ra lệnh cho các đơn vị tại hai cứ điểm Woodcock-Snipe lập căn cứ phòng thủ. Toàn quân còn lại dồn lên phía bắc. Tối 28 sáng 29 tháng 10 Sư đoàn 9 Úc được giao kế hoạch xuất quân. Lữ đoàn 20 Lục quân và Trung đoàn 40 Úc từ cứ điểm Point 29 sẽ tiến về phía tây bắc tạo căn cứ cho Lữ đoàn 26 Lục quân và Trung đoàn 46 Úc đánh về phái đông bắc, tấn công một trọng điểm của Đức tại vùng đất phía nam tuyến đường sắt mang tên "Thompson's Post" - sau đó sẽ phải vượt qua đường sắt ra con lộ gần biển và theo kế hoạch tiến về hướng đông nam ra phía sau lực lượng Đức đang đóng gần bờ biển nhô vào trong chiến tuyến của Đồng Minh. Một mũi tấn công khác do lữ đoàn thứ ba của sư đoàn Úc sẽ đánh quân Đức từ phía đông nam.[44]
Xe thiết giáp Valentine
Lữ đoàn 20 đạt mục tiêu dễ dàng nhưng Lữ đoàn 26 gặp khó khăn. Vì đường hành quân xa, lính phải ngồi ké xe thiết giáp Valentine của Trung đoàn 46. Nhưng sau đó đụng phải mìn và súng chống tăng dữ quá, lính phải nhảy xuống đi bộ. Xe tăng chạy nhanh hơn lính và sau đợt công kích của Trung đoàn 125 Panzer Đức và Trung đoàn 7 Bersaglieri Ý hai đơn vị Úc bị mất liên lạc.[44] Quân Úc thiệt mất 200 lính trong trận đánh này.[45] Nhận thấy tình hình bất lợi để kịp chấn chỉnh hàng ngũ, bộ chỉ huy ra lệnh ngưng cuộc tấn công.[44]
Các toán lính chống tăng Ý chiến đấu anh dũng và hầu hết đều bị thương hay chết, 20 thương binh Ý bị bắt làm tù binh ngày hôm sau. Rommel viết trên bảng ghi công quân Ý thuộc trung đoàn Bersaglieri: Binh sĩ Đức tại ấn tượng cho thế giới, nhưng trung đoàn Ý Bersagliere tạo ấn tượng cho binh sĩ Đức.[46]
Chiều hôm đó, quân Anh còn 800 xe tăng, trong quân Đức chỉ còn 148 chiếc và quân Ý 187 chiếc. Đã thế, tàu chở dầu Luisiano tiếp viện nhiên liệu cho quân Đức-Ý tại châu Phi bị máy bay Wellington của quân Đồng Minh đánh bom chìm ngoài khơi Hy Lạp.[47] Rommel nghe tin bàn với các tham mưu của ông: "Chúng ta không thể nào tránh né địch quân được nữa. Không còn đủ xăng để xoay xở. Chỉ còn cách duy nhất là chiến đấu cho đến cùng tại El Alamein."[48]
Nhờ cuộc hành quân ra bờ biển của quân Úc, Montgomery biết được Rommel đã đẩy lực lượng hậu thuẫn là Sư đoàn Khinh binh 90 ra trận, và ông nghĩ Rommel sẽ tiên đoán Tập đoàn quân 8 sẽ đánh tại vùng này. Montgomery liền đặt kế hoạch đánh chỗ khác, xa hơn về phía nam - cách Point 29 khoảng 4 km. Theo kế hoạch cuộc tấn công sẽ bắt đầu tối 31 tháng 10 sáng 1 tháng 11. Ông cũng vẫn tạo nghi binh bằng cách ra lệnh cho quân Úc tiếp tục tăng cường và hành quân ở khu bờ biển phía bắc.[49]
Trung sĩ William Henry Kibby
Tiểu đoàn 2/48 Úc

Ngày D + 7-9: Thứ Sáu-Chủ Nhật, 30 tháng 10 - 1 tháng 11

Tối 30 tháng 10 quân úc tiếp tục kế hoạch, tấn công lần thứ 3 để ra đến đường lộ. Tuy đụng phải nhiều phản kích của Đức, lực lượng Úc chiếm được kiểm soát của đường lộ và đường sắt, đưa địch quân vào thế cô lập. Rommel thấy vậy liền đưa các đơn vị thuộc Sư đoàn 21 Panzer đến đánh liên tiếp nhiều đợt tại "Thompson's Post". Cuộc đụng đố rất kịch liệt và nhiều phen đánh giáp lá cà giữa quân Đức và Úc. Quân Đức đánh tuy mạnh nhưng không giành được lợi thế. Trung sĩ Úc William Henry Kibby lập chiến công sau cùng: ông một mình len lõi vào trận tuyến địch và ném 3 quả lựu đạn phá được một ổ súng máy của Đức. Ông bị trúng đạn chết khi vừa hoàn thành nhiệm vụ. Kirby được tưởng niệm bằng huân chương Victoria Cross.[50] Chủ Nhật 1 tháng 11 Rommel tấn công quân Úc lần nữa nhưng sau một cuộc chiến đấu tàn khốc và đẫm máu, cả hai bên thiệt hại nặng nề nhưng không tạo được thay đổi gì cho chiến lược của mặt trận. Tuy nhiên Rommel tạo được liên lạc với Đơn vị 125 Panzer tại đầu mũi dùi.[51]
Rommel lúc này biết ông đang thua trận. Nhiên liệu càng ngày càng khan hiếm vì cả hai tàu TripolinoOstia chở dầu và đạn dược tiếp viện cho quân Đức đều bị bắn chìm ngoài khơi Tobruk. Rommel phải nhờ Kesselring cho không quân Đức chở xăng từ Crete. Không quân Đồng Minh theo đó bắn phá liên tục các phi đoàn chở dầu và các phi cảng tại Crete.[47]
Rommel lúc này đang dự tính mở cuộc rút lui 81 km về phía tây cho nghỉ quân tại Fuka. Trớ trêu là khi quân Đức vừa bỏ chạy xong thì nhiên liệu lại được máy bay của Kesselring đem đến Benghazi.[52]

Giai đoạn 4: Chiến dịch Supercharge

Ngày D + 10: Thứ Hai, 2 tháng 11

Xe tăng Anh tiến lên giao chiến với quân thiết giáp Đức sau khi bộ binh đã mở lối qua bãi mìn của phe Trục tại El Alamein.
Chiến dịch Supercharge (tấn công siêu cường) mở màng lúc 1 giờ sáng ngày 2 tháng 11 với mục địch phá hủy lực lượng thiết giáp, buộc địch quân phải tiến ra chiến đấu trực diện, đồng thời phá kho xăng, chận tiếp viện - tạo rối loạn trong quân phe Trục. Chiến dịch Supercharge quy mô nhất trong trận El Alamein. Mục tiêu chiến lược là cứ điểm Tel el Aqqaqir, căn cứ của quân Đức, cách thung lũng quả thận khoảng 3 dặm (4,8 km) về phía tây bắc và nằm trên tuyến đường Rahman.[53]
Xe tăng Anh tiến lên sau khi bãi mìn đã được lục quân khai phá
Chúng ta ai cũng biết khi xe tăng tấn công một bức tường súng pháo phải giống như cuộc tấn công của kỵ binh tại Balaclava, đúng ra phải là do lính bộ làm chủ chiến trường. Nhưng ở đây chúng ta không có lính bộ. Vì thế quân thiết giáp chúng ta cứ phải làm đại thôi.
Trung tướng Bernard Freyberg[54]
Lực lượng tiên phong của chiến dịch là Sư đoàn 2 New Zealand do Bernard Freyberg chỉ huy. Freyberg trước đó không muốn nhận nhiệm vụ này vì quân của ông vẫn còn hồi phục sau nhiều thiệt hại chiến trường. Nhưng bộ tư lệnh Đồng Minh tăng cường cho ông 4 đơn vị tác chiến quân đội Anh là Lữ đoàn 151 Lục quân (Durham), Lữ đoàn 152 (Seaforth and Camerons) và Lữ đoàn 133 (Sussex Lorried). Ngoài ra Lữ đoàn 9 Thiết giáp Anh cũng theo đi hỗ trợ.[55] Tương tự như chiến dịch Lightfoot, kế hoạch đặt ra gồm 2 lữ đoàn lính bộ (151 bên phài, 152 bên trái) với yểm trợ của xe tăng của trung đoàn 8 và 50 Hoang gia Anh tiến lên rà và vô hiệu hóa bãi mìn. Sau khi lấn sâu vào được 4.000 thước Anh (3.700 m), Lữ đoàn 9 Thiết giáp sẽ tiến qua bãi mìn dưới loạt pháo kích phủ đầu, đâm sau 2 km nữa để chọc thủng phòng tuyến của Đức trên tuyến đường Rahman. Sư đoàn 1 Thiết giáp sẽ theo sau tấn công lực lượng hậu thuẫn của Rommel.[55]
Supercharge bắt đầu bằng cuộc oanh tạc kéo dài 7 tiếng đồng hồ vào hai thành phố Tel el Aqqaqir và Sidi Abd el Rahman, tiếp theo là một cuộc pháo kích dài 4 tiếmg rưỡi - 360 đại bác bắn 15.000 quả đạn.[cần dẫn nguồn] Hai lữ đoàn bộ binh tấn công lúc 1 giờ 5 phút sáng ngày 2 tháng 11 và đạt được mục tiêu quân sự nhưng chịu tổn thất đáng kể.[56] Tiểu đoàn 28 Maori NZ chiếm được vị trí bảo vệ sườn phải của mũi dùi tấn công, bên trái tiểu đoàn 133 Lorried cũng thành công. Quân công binh New Zealand rà và gỡ phá mìn tạo 5 tuyến đường cho xe tăng và xe bọc thép chạy qua và phá rối đường dây liên lạc của quân Đức-Ý.[56]
Lữ đoàn 9 Thiết giáp gồm 130 xe tăng xuất phát từ El Alamein từ 8 giờ chiều ngày 1 tháng 11 - khi đến trận tiền thì chỉ còn 94 chiếc còn đủ sức chiến đấu[56] Theo kế hoạch thì lữ đoàn này phải tấn công Tel el Aqqaqir lúc 5 giờ 45 phút chiều, sau cuộc pháo kích phủ đầu, nhưng vì chưa kịp chấn chỉnh hàng ngũ nên phải đình hoãn lại 30 phút.[57]. Lúc 6 giờ 15 chiều ngày 2 tháng 11, nửa tiếng trước khi mặt trời lặn, 3 trung đoàn xe tăng tiến vào tầm đạn của địch quân.[58]
Chuẩn tướng Currie trước đó đã có ý e ngại không muốn cho lữ đoàn của mình tấn công với trận tuyến quá rộng mà lại không có đủ tiếp vận và hậu thuẫn và có thể thiệt hại 50% lực lượng.[54] Freyberg trả lời rằng: "Bernard Montgomery sẵn biết sẽ có nguy hiểm và chấp nhận trường hợp mất hết 100% lực lượng của Lữ đoàn 9 Thiết giáp Anh để chọc thủng địch quân, nhưng với sức yểm trợ phía sau của Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh, xét lại mức độ hiểm nghèo thì không đến nỗi quá cao như thế".[54]
Quân Đức và Ý đem súng chống tăng PaK 38Cannone da 47/32 M35 cùng 24 súng cừ khôi 88 ly Flak [54] ra bắn và đội xe tăng tiến đến từ phía đông khi mặt trời đang lên.[59] Xe tăng Đức chen vào giữa hai trung đoàn Warwickshire Yeomanry và Royal Wiltshire Yeomanry bắn phá gây nhiều tổn thất cho quân Anh. Quân Anh đến tấn công khu vực Folgore phải rút lui vì bị địch quân dùng bom Molotov, moọc-chê và loại súng cổ lỗ sĩ 47 ly của Ý bắn túi bụi.
Nếu quân Thiết giáp Anh từng mang nợ với Lục quân của Tập đoàn quân 8, mối nợ này đã được trả bằng máu và sự hy sinh anh dũng của Lữ đoàn 9 thiết giáp.
Tuy bị súng và pháo của quân phe Trục gây nhiều thiệt hại, đoàn xe tăng của quân Đồng Minh cứ từ từ tiến tới. Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, quân Anh hạ được 35 ụ súng và bắt hàng trăm tù binh. Lữ đoàn 9 Thiết giáp đem 94 xe tăng ra tấn công và sau cuộc công phá chỉ còn 24 chiếc còn chạy được (tuy một số lớn sau đó sửa chữa được[58]) và trong 400 lính xe tăng, 230 chết, bị thương hay bị bắt.[61]
Lữ đoàn 9 chịu hy sinh tổn thất nặng nề như thế nhưng vẫn không thực hiện được trọng trách đục thủng lỗ lớn trong phòng tuyến địch để Sư đoàn 1 Thiết giáp có thể chạy qua. Tối đó, Sư đoàn 1 kéo đến và tàn quân của Lữ đoàn 9 nhập đoàn hành quân. Lữ đoàn 2 Thiết giáp theo sau và đến sáng ngày 2 tháng 11 Lữ đoàn 8 kéo đến tăng cượng lực lượng - cả đoàn kéo về phía tây nam.[58]
Lúc 11 giờ sáng ngày 2 tháng 11 quân còn lại của hai Sư đoàn 15 và 21 Panzer cùng Sư đoàn Littorio Thiết giáp Ý mở cuộc phản công đánh Sư đoàn 1 và Lữ đoàn 9 của Anh. Quân Anh đào hào cầm cự, đem pháo và súng chống tăng ra bắn trả. Quân phe Trục thua chạy, thiệt mất 100 xe tăng.[61]
Quân đoàn X Anh không đạt được mục tiêu chọc thủng phòng tuyến địch nhưng tiêu diệt được khá nhiều xe tăng của phe Trục. Tuy số xe tăng bị phá hủy của hai bên gần như tương đương, nhưng so tỉ số thì quân Anh chỉ mất một phần, trong khi quân của Rommel hầu như mất gần hết. Afrika Korps mất 70 chiếc trong khi quân Anh thiệt mất khoảng 64 - chưa kể thiệt hại của Lữ đoàn 9.[58] Trận đánh này sau đó được mang biệt danh "Đập nát thiết giáp Đức" ("Hammering of the Panzers").
Chiều hôm đó, Lữ đoàn 133 Lorried và Lữ đoàn 151 Lục quân dưới chỉ huy của Sư đoàn 51 Lục quân Anh đánh vào Snipe và Skinflint để tạo căn cứ cho các cuộc tấn công tiếp theo sau. Quân ý thuộc Sư đoàn Trieste bị pháo phủ đầu dữ quá không đủ sức chống cự và quân Anh chiếm được hai cứ điểm khá dễ dàng và tổn thất không nhiều.[62]
Tối ngày 2 tháng 11, Montgomery lại thay đổi đội hình chiến lược - đem các lữ đoàn lục quân 151, 154, 5 (Ấn Độ) và 5 (New Zealand) vào hậu thuẫn cho Quân đoàn XXX chuẩn bị cho cuộc tấn công kế tiếp. Sư đoàn 7 Thiết giáp được cho tăng cường vào Quân đoàn X. Lữ đoàn 4 Thiết giáp Nhẹ của Quân đoàn XXX được đẩy về phía nam.[63]
Súng 88 ly Flak (Đức)
Bên kia, tướng Đức von Thoma báo cáo với Rommel rằng ông chỉ còn 30 chiếc xe tăng đủ sức chiến đấu, lực lượng súng pháo chỉ còn một phần ba.[64] Rommel quyết định lui quân về Fuka để bảo toàn lực lượng. Ông gọi Sư đoàn 132 Ariete Thiết giáp Ý từ phía nam lên tiếp ứng cho Quân đoàn XX Cơ động Ý tại Tel el Aqqaqir. Các đơn vị cơ động của Rommel (Quân đoàn XX, Afrika Korps, Sư đoàn Khinh binh 90 và Sư đoàn 19 Flak) phải bắt đầu chiến thuật vừa đánh vừa rút lui, các đơn vị khác thì tùy cơ ứng biến rút lui để không bị địch quân gây tổn thất.[64]

Ngày D + 11: Thứ Ba, 3 tháng 11

Lúc 1 giờ sáng ngày 3 tháng 11 Lữ đoàn 7 Cơ động Anh mở cuộc tấn công đường Rahman nhưng vì nghe lệnh quá trễ không kịp thăm dò tình trước lại gặp địch quân phản kích dữ dội nên phải bỏ cuộc. Chỉ huy Anh ra lệnh cho Lữ đoàn 2 Thiết giáp cùng Lữ đoàn 133 Vận tải và Lữ đoàn 8 Thiết giáp tiến ra đánh về phía tây nam. Hai bên đánh nhau suốt buổi. Lữ đoàn 2 Thiết giáp bị Afrika Korps và Sư đoàn Littorio cầm chân không tiến lên được. Lữ đoàn 8 Thiết giáp cũng gặp khó khăn khi đụng phải các ụ súng chống tăng và xe tăng của Sư đoàn Ariete Ý.[65]

Giai đoạn 5: Vượt thoát

Xe tăng Sherman thuộc Tập đoàn quân 8 tiến qua sa mạc.
Ngày 2 tháng 11 Rommel báo cáo với Hitler: "Sau 10 ngày chiến đấu lực lượng đoàn quân đã kiệt quệ đến độ không còn khả năng chống cự hữu hiệu đợt tấn công sắp tới của quân địch. Vì xe cộ khan hiếm, cuộc di tản thứ tự của các đơn vị không cơ giới hầu như không thể thi hành được. Trong hoàn cành như thế này, chúng ta phải, ít nhất, nghĩ đến việc sa thải dần dần đoàn quân."[66] Lúc 1 giờc rưỡi chiếu ngày 3 thán g11 Rommel nhận được thư trả lời của Hitler:
"Gửi đến Thống chế Rommel. Với lòng tin yêu vào khả năng chỉ huy của ông và sự can đảm của quân đội Đức-Ý dưới chỉ huy của ông, nhân dân Đức và cá nhân tôi vẫn luôn theo dõi cuộc đấu tranh and dũng tại Ai Cập. Trong hoàn cảnh ông đang thấy mình lâm vào ở đó, chẳng còn suy nghĩ nào khác hơn là phải cố giữ, không nhường một tấc đất và ném hết tất cả súng ống và nhân lực vào cuộc chiến. Lực lượng không quân sẽ được Bộ Tư lệnh Miền Nam gửi đến tiếp ứng. Duce (Lãnh tụ Ý - Mussolini) và Tư lệnh Ý cũng đang cố gắng hết sức tiếp ứng để ông tiếp tục chiến đấu. Địch quân của ông chắc cũng gần cạn hết lực lượng. Đây không phải là lần đầu trong lịch sử lòng kiên quyết sẽ chiến thắng đại quân thù địch. Đối với lính của ông, hãy cho họ thấy chẳng còn con đường nào hơn chiến thắng hay chết. Adolf Hitler"[67]
Chúng tôi hoàn toàn chưng hửng, và lần đầu tiên trên chiến trường Bắc Phi chính tôi cũng không biết tôi phải làm cái gì. Một nỗi chán chường phủ lên khi chúng tôi truyền chỉ thị của chỉ huy tối cao đến các đơn vị phải cố sức giữ vững vị trí.
Thống chế Rommel[67]
Mussolini cũng gửi một thư tương tự cho chỉ huy quân lực Ý tại Bắc Phi. Rommel nhận biết cấp trên đòi hỏi chuyện không thể làm được. Nhưng sau đó ông liền nghĩ cách xoay xở tình hình. Quân đoàn X và XXI Ý và Sư đoàn 90 khinh binh Đức được trọng trách giữ vững vị trí trong khi Afrika Korps rút lui 6 dặm về phía tây trong đêm 3 tháng 11. Quân đoàn XX Ý và Sư đoàn Ariete kéo vào thay thế. Sau đó Rommel điện cho Hitler, hứa sẽ giữ vững chiến tuyến.[68]
Trong lúc này không quân Anh liên tục đánh phá quân phe Trục. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ ngày 3 tháng 11, 1.208 phi vụ ném 396 tấn bom vào quân địch.[69] Tối ngày 3 tháng 11 Montgomery ra lệnh đánh tuyến đường Rahman. Lữ đoàn 152 và trung đoàn 8 RTR đánh vào địa điểm 2 dặm về phía nam Tel el Aqqaqir. Lữ đoàn 5 Ấn Độ đánh vào vùng đất 4 dặm về phía nam. Sáng hôm sau thì tới lượt Lữ đoàn 154 đánh thẳng vào Tel el Aqqaqir. Đợt tấn công của Lữ đoàn 152 gặp trở ngại vì thiếu thông tin, không rõ tình hình địch quân nên bị đánh lui, không đạt được mục tiêu chiến thuật. Hai lữ đoàn kia thành công dễ dàng vì phần lớn địch quân đã rút lui.[70]

Ngày D + 12, Thứ Tư 4 tháng 11

Rommel và tham mưu tại Bắc Phi năm 1942
Ngày 4 tháng 11 Tập đoàn quân 8 Anh bắt đầu đặt kế hoạch truy đuổi quân phe Trục. Sư đoàn 1 và 7 Thiết giáp được lệnh tiến về phía bắc trong khi Sư đoàn 2 New Zealand cùng 2 lữ đoàn lục quân vận tải, Lữ đoàn 9 Thiết giáp, Lữ đoàn 4 Thiết giáp Nhẹ tiến về phía tây, tạo thế gọng kìm đánh dồn quân địch đang chạy về hướng Fuka.[71] Quân New Zealand mệt mỏi không kịp chấn chỉnh hàng ngũ, lại gặp bãi mìn của quân Đức gài sẵn làm chậm bước hành quân. Đến chiều mới chỉ tiến được 15 dặm. Lữ đoàn 9 Thiết giáp thụt lại ra sau, và Lữ đoàn 6 còn đi sau xa hơn nữa.[72]
Sư đoàn 1 và 7 Thiết giáp Anh theo lệnh đánh Sư đoàn Khinh binh Đức nhưng gặp trở ngại. Sư đoàn 1 đụng phải Sư đoàn 21 Panzer Đức và phải chiến đấu suốt ngày mới đẩy lui thiết giáp Đức được 8 dặm. Sư đoàn 7 thì đụng phải Sư đoàn Thiết giáp Ariete Ý. Quân Ý cầm cự dũng cảm cho đến khi bị tiêu diệt.[73] Hai sư đoàn LittorioTrieste của Ý cố sức chiến đấu đến viện đạn cuối nhưng cũng bị tiêu diệt trong ngày 4 tháng 11.
Gần trưa, Rommel biết quân mình lâm nguy: "Tình hình xế trưa ngày 4 như sau: quân thiết giáp hùng hậu của địch... chọc thủng một lỗ lớn rộng 12 dặm trên phòng tuyến của quân ta, những đơn vị thiết giáp tiếp tục tràn qua đó kéo về phía tây. Hậu quả là quân ta ở phía bắc bị quân địch tạo thế vòng cung bao vây với số xe tăng gấp 20 lần. Chúng ta không còn quân hậu thuẫn, tất cả nhân lực và súng đạn đã được ném hết ra trận tiền. Và giờ đây sự thật đã đến, sự việc chúng ta lâu nay cố gắng hết sức tránh né đã xảy ra, trận tuyến đã vỡ và lực lượng cơ giới của địch quân chạy thả cửa vào đánh hậu quân của ta. Lệnh trên ban xuống không còn hữu hiệu. Chúng ta phải cứu lấy những gì có thể cứu vãng được".[74]
Rommel đánh điện cho Hitler biết sự thể và trình bày kế hoạch tháo chạy về Fuka. Quân phe Trục thua tơi bời. Tướng von Thoma bị bắt làm tù binh, hai sư đoàn Ý Ariete và Trento bị vây khốn. Đến 5 giờ rưỡi chiếu, Rommel không còn thời giờ chờ hồi âm của Hitler, bèn ra lệnh rút lui.[73] Vì thiếu khả năng vận tải, các đơn vị Ý bị bỏ rơi, mặc cho số phận của họ.[75][76] Cơ hội cứu thoát các toán quân Ý đã mất vì Hitler không cho lui quân trước đó.[68]
Bên kia, Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh đẩy một mũi dùi tấn công sâu vào lòng địch thẳng vào El Daba tiến quân được khoảng 15 dặm dọc bờ biển. Sư đoàn 7 tấn công Galal thêm 15 km xa hơn về phía tây của tuyến đường xe lửa. Trong lúc này quân New Zealand vẫn còn loay hoay qua các bãi mìn "giả" và tranh sức với Sư đoàn 15 Panzer Đức.[77]

Ngày D + 13, Thứ Năm 5 tháng 11

Bernard Montgomery đang quan sát xe tăng Đồng Minh tiến quân, tháng 11 năm 1942
Montgomery lúc này muốn dứt điểm tàn quân của Rommel. Ông cho Sư đoàn 7 chạy băng qua vùng đất trống chận đánh đường chuyên chở ở cửa biển tại Sidi Haneish, khoảng 65 dặm (105 km) về phía tây đường Rahman. Sư đoàn 1 đang đóng ờ phía tây El Daba được lệnh quẹo lại, băng qua sa mạc đến chiếm Bir Khalda, cách đường Rahman 80 dặm (130 km) về phía tây, cắt đứt đường rút lui của địch quân tại Mersa Matruh.[78]. Nhưng cả hai công tác đều thất bại. Sư đoàn 7 chạy hết ga nhưng tối đến mà vẫn cách mục tiêu 20 dặm. Sư đoàn 1 ráng chạy nguyên đêm để đạt mục tiêu. Nhưng do trời tối quá, quân ngũ tách rẽ và hết xăng phải nằm ụ cách mục tiêu BirKhalda 16 dặm (26 km) vào sáng ngày 6 tháng 11.
Vì trận tuyến thay đổi lung tung, không quân Anh muốn tấn công lục quân Đức cũng không dễ vì luôn sợ oanh tạc nhầm vào quân của mình.[79]

Ngày D + 14, Thứ Sáu 6 tháng 11

Ngày 6 tháng 11 lúc 11 giờ sáng, loạt xe tiếp xăng "B" Echelon liên hệ kịp với Sư đoàn 1 Thiết giáp Anh nhưng chỉ thêm xăng được cho hai trung đoàn để tiếp tục truy đuổi đánh chặn đường lui của quân Đức. Chẳng may hai trung đoàn lại hết xăng dọc đường, cách Mersa Matruh 30 dặm (48 km) về phía tây nam.[80] Một đoàn xe tiếp dầu khởi hành từ El Alamein tối hôm trước nhưng bị trễ vì trở ngại đường xá. Đã thế trời lại đổ mưa ngày 6 tháng 11 làm đoàn xe bị lún sình 40 dặm cách chỗ hẹn và không tiếp tế được cho Sư đoàn 1.[81]
Trong buổi sáng ngày tháng 11, Sư đoàn 2 New Zealand tiến đến Sidi Haneish và Lữ đoàn 8 của Sư đoàn 10 Thiết giáp tiến từ Galal về phía tây chiếm phi trường của Fuka. Sư đoàn 7 lúc đó đang bọc hậu cách Sidi Haneish 15 dặm thì đụng phải Sư đoàn 21 Panzer và toán trinh sát Voss của Đức. Hai bên bắn phá qua lại đến tối. Quân Đức thiệt mất 16 xe tăng và một số súng lớn nhưng chạy thoát khỏi vòng vây và kéo về Mersa Matruh.[81]
Tuy vẫn gặp khó khăn nhận rõ mục tiêu, không quân Hoa Kỳ tham chiến bằng những cuộc oanh tạc vào Tobruk, bắn chìm tàu dầu Etopia (2.153 tấn), tấn công Benghazi, bắn chìm tàu Mars và bắn cháy tàu dầu Portofino (6.424 tấn).[81]

Ngày D + 15-18, Thứ Bảy-Thứ Tư 7-11 tháng 11

Mưa tiếp tục đổ vào ngày 7 tháng 11 làm lầy lội và Sư đoàn 7 không di chuyển gì được. Sư đoàn 10 Thiết giáp lợi dụng đường gần bờ biển còn tốt và nhiều xăng, kéo đến đánh Mersa Matruh trong khi lục quân dọn dẹp đường đi phía tây Galal.[82]
Rommel dự tính sẽ chống cự tại Sidi Barrani cách Matruh 80 dặm về phía tây, để tàn quân đủ thì giờ chạy qua con đèo hẹp xuyên qua giốc cao ở khu vực Halfya và Sollum.[83] Quân Đức chạy ra khỏi Matruh tối ngày 7 sáng ngày 8 tháng 11 [83] nhưng chỉ có thể cầm cự tại Sidi Barrani đến tối ngày 9 tháng 11 thì lại bỏ chạy.[84] Tối ngày 10 tháng 11 quân New Zealand tiến đến Sollum, đẩy Lữ đoàn 4 Thiết giáp Nhẹ vào chân đèo Halfya. Sư đoàn 7 trong khi đó quay lại phía nam tấn công Đồn Capuzzo và Sidi Azeiz.[84] Sáng ngày 11 quân New Zealand tràn lên con đèo, bắt được 600 tù binh Ý.[84]
Hết ngày 11 tháng 11, toàn thể biên giới Ai cập thuộc về Đồng Minh, nhưng Montgomery bị thiếu tiếp tế nên chỉ ra lệnh cho các đơn vị pháo binh, cơ giới và bọc thép tiếp tục truy đuổi trong khi các đơn vị còn lại phải nghỉ mệt chờ trang bị hạ tầng cơ sở và tiếp vận.[85]

Bản đồ diễn tiến của trận đánh

Quân Anh trên đường đến Tobruk từ El-Alamein.

Hậu quả

Có thể nói rằng "Trước Alamein chúng ta không có một chiến thắng nào. Sau Alamein, chúng ta không có một chiến bại nào."

– Winston Churchill.[86]
Sau trận El Alamein, quân Trục bỏ El Agheila chạy về phía tây. Quân Anh cũng đã từng đánh đến đây hai lần trước (đầu năm 1941 và đầu năm 1942) nhưng chưa tiến xa hơn được vì thiếu tiếp vận và phải chia quân cho các mặt trận khác. Lần này, trong khi quân Đức thì thiếu thốn kiệt quệ đủ mặt thì quân Anh có đầy đủ tiếp vận, lực lượng tăng cường liên tục.[87] Chiến thắng này của quân Anh được xem là có tầm vóc trọng đại như một trong những thắng lợi quyết định của cuộc chiến và lịch sử Anh Quốc, mở đường cho toàn thắng của khối Đồng Minh trong chiến tranh. Đây cũng được xem là thắng lợi quyết định nhất của khối Đồng Minh trên bộ cho đến thời điểm ấy.[5][88][89] Thất bại ở El Alamein cùng với thảm bại Stalingrad trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức đã giết chết cái huyền thoại về Quân đội Đức "bất khả chiến bại".[90] Mặc dù quân Đức dưới quyền Rommel đã chiến đấu anh dũng và gây tổn hại nặng nề cho quân Anh, đại bại tại El Alamein khiến cho ông chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là rút quân, dù Adolf Hitler ban lệnh cho ông phải cố giữ. Sau chiến thắng ở El Alamein, người Anh không bao giờ bị người Đức đánh thua một trận nhục nhã, bi đát nữa.[88]
Lực lượng công binh Đồng Minh tham gia tu sửa lại các tuyến chuyên chở vận tải và lập dựng lại hạ tầng cơ sở từng bị quân Đức phá hủy trên đường rút lui. Tuyến xe lửa từ El Alamein đến Fort Capuzzo bị phá 200 chỗ nhưng đều được sửa chữa và có thể đem 133.000 tấn tiếp vận cho Tập đoàn quân 8 của Montgomery.[91] Hải cảng ở Benghasi có thể nhận 3000 tấn hàng sau khi được tu sửa. Trước đó, vì bị tàn phá, ước tính chỉ có thể nhận 800 tấn.[91] Montgomery từng biết Rommel có đòn chiến thuật đánh ngược nên dừng quân 3 tuần lễ tại El Agheila để chấn chỉnh hàng ngũ.[92]
Ngày 11 tháng 12 Sư đoàn 51 và Sư đoàn 7 tiến theo bờ biển. Ngày 12 tháng 12 Sư đoàn New Zealand mở cuộc tấn công hông sườn của quân đoàn địch với mục đích cắt đường chạy ra biển của địch quân.[93] Quân Trục tiếp tục phản công dữ dội và quân Đồng Minh chịu tổn thất khá nặng nề.
Quân Rommel chịu thiệt hại thê thảm trong trận El Alamein lần thứ hai:[89] ông mất 75.000 lính, nhiền nghìn súng lớn và 500 xe tăng. Ông phải đặt chiến thuật tinh vi rút lui để bảo toàn lực lượng tàn quân.[94] Ngày 15 tháng 12, quân New Zealand ra tới bờ biển. Rommel chia quân thành nhiều toán nhỏ và rút lui từng đợt qua các kẽ hở giữa các đơn vị của New Zealand.
Rommel mở cuộc rút lui cổ điển, dùng chiến thuật tiêu thổ phá hủy mọi dụng cụ và hạ tầng cơ sở trước khi lui quân[95] và gài mìn, bẫy nổ khắp nơi tạo khó khăn cho địch quân khi đuổi theo.[96] Tập đoàn quân 8 đến Sirte ngày 25 tháng 12 và lại phải nghỉ quân vì đội hình bị kéo giãn quá mỏng. Rommel lúc này đã cài đặt được dàn phòng thủ tại Wadi Zemzem gần Buerat cách Tripoli 230 dặm (370 km) về phía đông.[97] Rommel cùng chỉ huy quân Ý gửi thư xin tư lệnh tối cao cho phép lui quân về tận Tunisia để củng cố thêm lực lượng nhưng Mussolini từ chối, buộc đoàn Thiết giáp quân Trục phải đánh cho đến hơi thở cuối cùng tại Buerat.
Đài tưởng niệm quân Úc thuộc Sư đoàn 9 Thiết giáp tại nghĩa trang El Alamein.
Chiến thắng ở El Alamein này đã khiến cho Montgomery được xem là một trong những vĩ nhân trong nền quân sử nước Anh. Để đạt được thắng lợi ấy, Montgomery đã diễn tập, chuẩn bị chu đáo, lập kế hoạch và hợp đồng kỹ lưỡng. Đó được coi là dấu ấn sâu sắc của Montgomery trong mọi trận đánh của ông sau đó.[88]
Xem thêm thông tin: Mặt trận Bắc Phi

Chú thích

  1. ^ a ă Buffetaut, Yves(1995);Operation Supercharge-La seconde bataille d'El Alamein; Histoire Et Collections
  2. ^ a ă Carver, Michael (1962). El Alamein. Wordsworth Editions. ISBN 1-84022-220-4.
  3. ^ a ă â b c d đ e Major General I.S.O. Playfair. The Mediterranean and Middle East Volume IV The destruction of the Axis forces in Africa pg. 78
  4. ^ a ă â b c Niall Barr. Pendulum of War: The three battle of El Alamein pg. 404
  5. ^ a ă Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, trang 502
  6. ^ a ă â b Bierman & Smith (2002), trang 255
  7. ^ a ă â b Playfair, trang 34
  8. ^ a ă â Dear (2005), trang 254
  9. ^ Modelski, Tadeusz (1986). The Polish Contribution to The Ultimate Allied Victory in The Second World War. Worthing. tr. 221.
  10. ^ TIME magazine/Canadian edition, 8 tháng 3 năm 1999, trang 18
  11. ^ Lucas (1983), trang 123
  12. ^ van Creveld, trang 196.
  13. ^ Playfair, trang 26.
  14. ^ Playfair, trang 27-28.
  15. ^ Playfair, trang 28–29.
  16. ^ Watson (2007), trang 20
  17. ^ Latimer (2002), p.177
  18. ^ Mead, Richard, p.304
  19. ^ Barr, Niall, p.308
  20. ^ Clifford (1943), p. 307
  21. ^ Bierman & Smith (2002), Chapters 22-24
  22. ^ Bauer (2000), pp.366-368
  23. ^ Bauer (2000), p.368
  24. ^ Playfair, p. 42
  25. ^ a ă Playfair, p. 50
  26. ^ a ă Playfair, p. 44
  27. ^ a ă â Playfair, p. 46.
  28. ^ Playfair, p. 47.
  29. ^ Playfair, p. 48.
  30. ^ Clifford (1943), p.308
  31. ^ a ă Playfair, p. 49.
  32. ^ Watson (2007), p.23
  33. ^ Playfair, pp. 50-51.
  34. ^ Playfair, p. 51.
  35. ^ Vivian (2000), p.278
  36. ^ Playfair, p. 52.
  37. ^ Playfair, pp. 53-54.
  38. ^ a ă â b Playfair p. 54.
  39. ^ a ă â Playfair, p. 56.
  40. ^ Lucas Phillips (1962), p. 296
  41. ^ Cecil Ernest Lucas Phillips, Alamein, Little Brown & Co. Boston, 1962, p.285
  42. ^ Playfair, pp. 56-57.
  43. ^ a ă Playfair, p. 57.
  44. ^ a ă â Playfair, p. 58.
  45. ^ Johnston, Dr. Mark (23 tháng 10 năm 2002). “The Battle of El Alamein, 23 tháng 10 năm 1942”. Remembering 1942. Australian War Memorial, Canberra. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2008.
  46. ^ “El Alamein 2” (bằng in Italian). Ardito2000 website. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2008.
  47. ^ a ă Playfair, p. 63.
  48. ^ Vivian (2000), p. 279
  49. ^ Playfair, p. 59.
  50. ^ Playfair, p. 61.
  51. ^ Playfair, pp. 61-62.
  52. ^ Watson (2007), p. 26
  53. ^ Playfair, Map 10.
  54. ^ a ă â b Barr, Niall. p.386
  55. ^ a ă Playfair, pp. 64-65.
  56. ^ a ă â Playfair, p. 66.
  57. ^ Barr, Niall. p.387
  58. ^ a ă â b Playfair, p.67
  59. ^ “Walker (1967), p. 395”. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  60. ^ Barr, p. 388-389
  61. ^ a ă Watson (2007), p.24
  62. ^ Playfair, p. 70.
  63. ^ Playfair, p. 68.
  64. ^ a ă Playfair, p. 69.
  65. ^ Playfair, p. 71.
  66. ^ Rommel, p. 319
  67. ^ a ă Rommel, p. 321
  68. ^ a ă Playfair, p. 73.
  69. ^ Playfair, p. 74.
  70. ^ Playfair, p. 75.
  71. ^ Playfair, p. 81.
  72. ^ Playfair, p. 83.
  73. ^ a ă Playfair, p. 84.
  74. ^ Rommel, p. 325
  75. ^ Bierman & Smith (2002), Chapter 27
  76. ^ Bauer (2000), p.372
  77. ^ Playfair, pp. 86-87.
  78. ^ Playfair, p. 87.
  79. ^ Playfair, p. 88.
  80. ^ Playfair, p. 89.
  81. ^ a ă â Playfair, p. 90.
  82. ^ Playfair, p. 91.
  83. ^ a ă Playfair, p. 93.
  84. ^ a ă â Playfair, p. 94.
  85. ^ Playfair, p. 95.
  86. ^ The Hinge of Fate, Winston Churchill, Pg 603. The Yale Book of Quotations By Fred Shapiro, Page 154.
  87. ^ Clifford (1943), p.317
  88. ^ a ă â Keith D. Dickson, World War II For Dummies.
  89. ^ a ă John Frederick Charles Fuller, The Second World War, 1939-45: a strategical and tactical history, trang 238
  90. ^ Robert C. Grogin, Natural Enemies: The United States and the Soviet Union in the Cold War, 1917-1991, trang 37
  91. ^ a ă Clifford (1943), p. 318
  92. ^ Watson (2007), p.39
  93. ^ Watson (2007), p.42
  94. ^ Clifford (1943), p. 319
  95. ^ Clifford (1943), p. 322
  96. ^ Clifford (1943), p. 320
  97. ^ Clifford (1943), pp. 325-327
Tọa độ: 30°50′B 28°57′Đ

Tham khảo

Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment