CNM365. Chào ngày mới 05 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày đầu của Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk (hình) tại Campuchia (2014). Năm 1138 – Hoàng thái tử Thiên Tộ mới hai tuổi khi lên ngôi hoàng đế triều Lý, tức Lý Anh Tông, Đỗ Anh Vũ là người nhiếp chính. Năm 1757 – Chiến tranh Bảy Năm: Quân đội Phổ của Friedrich II chiến thắng trước quân Pháp gần làng Rossbach nay thuộc Đức. Năm 1854 – Chiến tranh Krym: Liên quân Anh-Pháp đánh bại Nga ở Inkerman. Năm 1949 – Hội đồng Bộ trưởng CHDC Đức quyết định phần lời của Auferstanden aus Ruinen của Johannes R. Becher với giai điệu của Hanns Eisler là quốc ca.
Lễ hội đua thuyền tại Campuchia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lễ hội đua ghe | |
---|---|
Tên chính thức | Bon Om Thook |
Tên gọi khác | Lễ hội nước |
Kiểu | Lễ hội Phật giáo |
Lễ hội đua ghe diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 11 trùng với cuối mùa mưa. Vào thời điểm này, nước trong các hồ và đầm lầy tràn ngập, tạo ra các cánh đồng nước mênh mông bồi đắp phù sa cho vụ mùa sắp tới. Khi nước sông Mê Kông dâng lên vào mùa mưa từ tháng 8 cho tới tháng 11, nước từ dòng Mê Kông tràn vào sông Tonle Sap chảy ngược lên Biển Hồ phía Tây Bắc. Khi kết thúc mùa mưa, nước từ Biển hồ lại chạy xuôi xuống sông Mê Kông từ tây bắc đến Đông Nam, tạo nên sự điều tiết tự nhiên vô cùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở Campuchia và Tây Nam Bộ Việt Nam.
Mục lục
Lịch sử
Lễ hội đua ghe đã được ghi chép từ rất lâu trong lịch sử của Campuchia cũng như một số quốc gia lân cận. Trên các bức tường tại kinh đô Angkor xây dựng từ thế kỷ 12 đã có tạc cảnh của lễ hội đua ghe rất rõ ràng. Hiện nay có 3 giả thuyết về nguồn gốc của lễ hội này, với một số khác biệt đáng kể:- Theo các sử liệu còn lưu trong Viện Phật học Campuchia, ngay từ thời vua Jayavarman VII ở thế kỷ 12 ở kỷ nguyên Angkor rực rỡ, người Khmer đã chiến thắng oanh liệt trong một trận thủy chiến với nước láng giềng Champa. Chiến thắng này (khoảng năm 1177-1181) giải phòng lãnh thổ bị chiếm đóng cho người Khmer và bắt đầu thời kỳ hòa bình lâu dài cho vương quốc. Để kỷ niệm chiến thắng này, hàng năm lễ hội đua ghe được tiến hành một cách tưng bừng trên khắp đất nước. Trên các bức tường của thành Bayon tại Angkor, người ta đã tìm thấy những hình ảnh khắc trên đá mô tả thủy quân Khmer với vua Jayavarman VII dũng cảm đang cầm một ngọn giáo và cung tên đứng trên thuyền vua.
- Theo tài liệu của nhà sư Thạch Pèn (giảng viên Trường Phật học Khmer tại tỉnh Trà Vinh, Việt Nam) có nêu sự kiện rằng vào thời kỳ Longvek (1528 sau Công Nguyên) vua Ang Chan I chỉ định Ponhea Tat làm vua vùng Bassak (Tây Nam Bộ Việt Nam ngày nay). Vua Ponhea Tat chia thủy quân của ông thành 3 đạo như sau: đạo tiên phong (gồm những thuyền nhỏ và dài tương tự thuyền đua ngày nay); đạo dự bị (thuyền lớn hơn đạo tiên phong, gồm hai hàng chèo song song nhau); đạo Bassak (gồm các thuyền lớn có mái che, mái chèo được cố định vào thân tàu, chủ yếu để vận chuyển lương thực). Vào ngày rằm tháng 11 hàng năm, các đạo quân trên tổ chức hội đua thuyền để biểu dương sức mạnh quân sự của vương quốc tại một khúc sông dài trên sông Peam Kanthao ngay tại nơi hợp lưu của các con sông để thủy quân từ nhiều vùng dễ dàng tới tham gia đua tài.
- Theo giả thuyết thứ 3, lễ hội đua ghe là một sự kiện truyền thống đặc sắc nhất của người dân Khmer, ra đời cùng với thời gian đạo Phật được du nhập tới vùng đất này. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm để bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đức Phật. Tuy nhiên, lại có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội làm nhằm bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với thần sông và thần đất đã mang đến cho người dân cuộc sống no đủ và yên bình.
Ý nghĩa
Lễ hội là dịp để người Khmer thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài năng, sự nhanh nhẹn. Dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc. Lễ hội này cũng là dịp để người dân Khmer thể hiện sự phát triển rất đa dạng của nền nông nghiệp lúa nước với rất nhiều sản vật làm ra từ những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ.Lễ hội vừa là cuộc tranh tài, vừa là lễ hội cảm ơn Đức Phật đã ban cho mùa bội thu và cầu mong no ấm. Là dịp để ôn lại sức mạnh không thể chia cắt của lực lượng thủy quân của Đế chế Khmer cổ và giới thiệu sự đa dạng của các phương tiện giao thông đường thủy của dân tộc Khmer.
Miêu tả lễ hội
Có rất nhiều hoạt động diễn ra suốt lễ hội như đua thuyền, đốt pháo hoa, trình diễn thuyền đăng trên sông thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về Phnôm Pênh. Dịp này cũng là dịp người dân Campuchia khắp nơi đổ về Phôm Pênh du lịch, gặp gỡ họ hàng,..v..v… Lễ hội đua thuyền được xem là cái đinh của lễ hội với sự tham gia của các đội thuyền đến từ các tỉnh khắp cả nước của Campuchia và cả đội thuyền của các quốc gia khác đến tham dự như: Việt Nam, Thái Lan, v..v..Đua thuyền năm 2010
Đua thuyền hay lễ hội nước năm 2010 ở Phnompênh - Campuchia trở thành tai họa khi thảm cảnh giẫm đạp lên nhau tại cầu Vồng (Đảo Kim Cương) làm gần 1000 người chết và bị thương.Xem thêm
Tham khảo
- Lịch sử Campuchia - NXB Dân tộc - Năm 1989.
Liên kết ngoài
(tiếng Việt) (tiếng Anh)Lý Anh Tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Anh Tông | ||
---|---|---|
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...) | ||
Hoàng đế nhà Lý | ||
Trị vì | 1138 – 1175 | |
Tiền nhiệm | Lý Thần Tông | |
Nhiếp chính | Linh Chiếu Thái hậu Thái úy Đỗ Anh Vũ |
|
Kế nhiệm | Lý Cao Tông | |
Thông tin chung | ||
Thê thiếp | Chiêu Linh hoàng hậu Linh Đạo hoàng hậu |
|
Tên thật | Lý Thiên Tộ (李天祚) | |
Niên hiệu |
|
|
Thụy hiệu | Thể Thiên Thuận Đạo Duệ Văn Thần Vũ Thuần Nhân Hiển Nghĩa Huy Mưu
Thánh Trí Ngự Dân Dục Vật Quần Linh Phi Ứng Đại Minh Chí Hiếu Hoàng Đế 体天顺道睿文神武纯仁显义徽谋圣智御民育物群灵丕应大眀至孝皇帝 |
|
Miếu hiệu | Anh Tông (英宗) | |
Triều đại | Nhà Lý | |
Thân phụ | Lý Thần Tông | |
Thân mẫu | Linh Chiếu Thái hậu | |
Sinh | Tháng 4, 1136 Thăng Long |
|
Mất | 14 tháng 8, 1175 Thụy Quang điện, Thăng Long |
|
An táng | Thọ Lăng | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trong việc bỏ con nọ lập con kia, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể nói là không thẹn với việc gánh vác. Song không phân biệt được kẻ gian tà, không sáng suốt trong việc hình phạt, cho nên trời xuống tai biến để răn, giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết (Ngô Sĩ Liên bình luận).
Mục lục
Thân thế
Ông tên thật là Lý Thiên Tộ (李天祚), sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội), Việt Nam), là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông, mẹ là Cảm Thánh phu nhân. Anh ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị.Theo nghiên cứu của các nhà sử học Hàn Quốc và Việt Nam, khi hoàng đế Lý Thần Tông qua đời, thái tử Lý Thiên Tộ mới 3 tuổi, triều thần muốn tôn Kiến Hải vương Lý Dương Côn - một người con nuôi khác của Lý Nhân Tông, vốn là con đẻ của Thành Quảng hầu - lên nối ngôi.
Nhưng lúc đó mẹ ông là Cảm Thánh phu nhân đã dựa vào người đang nắm chức vụ cao là Đỗ Anh Vũ, em trai của Chiêu Hiến thái hậu, thân mẫu tiên đế Lý Thần Tông. Đỗ Anh Vũ đã loại hết các địch thủ của Thiên Tộ, nên Thiên Tộ được đưa lên ngôi[1].
Ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ (5 tháng 11 năm 1138), Hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu, bấy giờ mới lên 3 tuổi, tôn mẹ lên làm Hoàng thái hậu, Đỗ Anh Vũ làm Phụ Quốc Thái úy nhiếp chính, quyết đoán mọi việc. Thái hậu bị đồn thổi là có tư thông với Đỗ Anh Vũ từ trước[2][3].
Cai trị
Loạn Thân Lợi
Một thầy bói tên Thân Lợi (申利), tự xưng là con riêng của tiên đế Lý Nhân Tông đem đồng đảng theo đường thủy đến châu Thái Nguyên (Bắc Thái), từ châu Tây Nông (Phú Bình, Bắc Thái) kéo ra chiếm châu Lục Lệnh, châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông[4], thế lực ngày càng to.Đầu năm 1241, Thân Lợi tiếm xưng làm Bình Nguyên vương (平原王) , lập vợ cả, vợ lẽ làm Hoàng hậu và phu nhân, con làm vương hầu, cho đồ đảng quan tước theo thứ bậc khác nhau. Khi ấy đồ đảng của Thân Lợi chỉ hơn nghìn người, đi đến đâu nói phao là Lợi giỏi binh thuật để hiếp chế người miền biên giới. Người các khe động dọc biên giới đều khiếp sợ, không dám chống lại.
Tháng 2, Gián nghị đại phu Lưu Vũ Nhĩ được cử đem bộ binh tiến tiên phong, Thái phó Hứa Viêm được cử tiến quân bằng thủy binh. Cả 2 đều phối hợp với nhau, nhưng gặp thủy binh Thân Lợi thiện chiến nên đại bại, chạy về Thăng Long. Thân Lợi nhân khí thế lớn, đem quân chiếm lần lượt các vùng Tuyên Hóa [5], Cảm Hóa [6], Vĩnh Thông [7] và Phủ Lương phủ [8]. Lợi chiếm giữ phủ trị, ngày đêm hợp bè đảng mưu cướp kinh sư.
Ở tình thế đó, Thái hậu sai Thái úy Đỗ Anh Vũ đem đại quân đánh dẹp, Anh Vũ đại thắng, quân Lợi thua to, bắt được đồng đảng là Thủ lĩnh châu Vạn Nhai Dương Mục cùng thủ lĩnh động Kim Khuê là Chu Ái, Thân Lợi một mình bỏ trốn về châu Lục Lệnh.
Tháng 10, Thái úy Đỗ Anh Vũ đi đánh châu Lục Lệnh, bắt được bọn bè đảng của Lợi hơn 2.000 người. Thân Lợi trốn sang châu Lạng, Thái phó Tô Hiến Thành bắt được Lợi, giao cho Anh Vũ đóng củi giải về kinh sư. Sai Lý Nghĩa Lâm chiêu tập vỗ yên dư đảng của Lợi. Xuống chiếu cho quan Đình úy xét tội Lợi. Án xét xong, Thái hậu ngự Thiên Khánh điện xử tội Lợi và bọn đồng mưu 20 người đều xử trảm, những kẻ còn lại đều theo tội nặng nhẹ mà xử, tha cho những kẻ vì ép buộc mà phải theo.
Sau chiến công này, Thái úy Đỗ Anh Vũ ngày càng có thế lực trong triều. Thái hậu ban cho mũ ba tầng, vỗ về tông thân của Thái úy và làm cho họ hàng được hiển hách. Thái hậu lại ban cho Thái úy lụa tốt và ba phủ Nghệ An, Thanh Hóa và Phú Lương làm phong ấp. Thái úy cấm trừ di tục, man dân khoanh tay mà chịu mặc hình; trộm cướp và dân ở biên thùy đều khiếp sợ mà nghe theo sự giáo hóa của triều đình[9].
Vụ án Đỗ Anh Vũ
Năm 1150[10], Anh Tông lên 14 tuổi, trong cung bắt đầu dị nghị Thái úy Đỗ Anh Vũ lạm quyền, kiêu căng. Ngày càng nhiều lời thị phi rằng Thái úy Đỗ Anh Vũ đưa vợ là Tô thị, người trong họ Thái phó Tô Hiến Thành, ra vào cung cấp hầu hạ Chiêu Hiến hoàng thái hậu, cũng là chị ruột của ông, để rồi Thái úy tư thông với Lê thái hậu ở trong cung. Hoàng đế còn nhỏ tuổi, quần thần do lâu ngày ngứa mắt sự hiển hách của Thái úy, nên bàn mưu lật đổ.Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái, Hoả đầu đô Quảng Vũ Lương Thượng Cá, Hoả đầu đô Ngọc Giai Đồng Lợi, Nội thị Đỗ Ất, cùng các hoàng thân quốc thích là Trí Minh vương, Bảo Ninh hầu, Phò mã lang Dương Tự Minh cùng mưu bắt giam Đỗ Anh Vũ. Bàn tính xong, Vũ Đái đem quân lính đến ngoài cửa Việt Thành hô to rằng: Anh Vũ ra vào cấm đình, làm nhiều đều ô uế, tiếng xấu đồn ra ngoài, không tội gì to bằng. Bọn thần xin sớm trừ đi, khỏi để mối lo về sau. Bèn có chiếu sai cấm quân đến bắt Anh Vũ trói giam ở hành lang Tả Hưng Thánh, giao cho Đình uý tra xét.
Thái hậu lo sợ cho Anh Vũ, sai người mang cơm rượu cho Anh Vũ, ngầm để vàng vào trong đồ đựng món ăn để đút cho Vũ Đái và các người canh giữ[2]. Hoả đầu ở đô Tả Hưng Thánh là Nguyễn Dương nói: Các ông tham của đút, tôi với các ông tất không thoát khỏi tay Anh Vũ đâu, chi bằng cứ giết trước đi cho khỏi tay hoạ về sau. bèn cầm giáo định đâm. Đô Tả Hưng Thánh là Đàm Dĩ Mông ôm Dương, cướp lấy giáo, ngăn rằng: Điện tiền bảo Anh Vũ tội đáng chết, nhưng còn phải đợi mệnh lệnh của vua, không nên tự tiện. Nguyễn Dương bất lực, cho rằng sau này Đỗ Anh Vũ khi phục chức sẽ truy sát những ai tham gia nên tự sát.
Bấy giờ triều đình xét án của Anh Vũ, đày Anh Vũ làm Cảo điền nhi [11]. Thái hậu nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân, Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm Thái uý phụ chính như cũ. Thái úy sợ rằng sẽ lại bị tính kế như cũ, bèn dâng hơn một trăm người thủ hạ để làm đô Phụng quốc vệ, người nào phạm tội đều giao cho đô Phụng quốc vệ đi bắt.
Bấy giờ, Anh Vũ dâng lời tâu tố cáo Vũ Đái cùng đồng bọn lạm quyền, gây ra việc cung đình sinh biến, kiến nghị phải trừng phạt. Anh Tông còn nhỏ không biết gì, Thái hậu bèn y chuẩn lời tâu. Hạ chiếu giáng Trí Minh vương xuống tước Hầu, Bảo Ninh hầu xuống tước Minh tự, Bảo Thắng hầu xuống tước Phụng chức, Nội thị là Đỗ Ất cùng 5 người bị cưỡi ngựa gỗ[12], Hoả đầu đô Ngọc Giai là Đồng lợi cùng 8 người bị chém ở chợ Tây Giai, Điện tiền đô chỉ huy Vũ Đái và 20 người bị chém bêu đầu ở các bến sông, Phò mã lang Dương Tự Minh cùng 30 người bị tội lưu ở nơi xa độc.
Để đề phòng bị âm mưu lật đổ lần nữa, Thái úy ra lệnh cấm các quan trong triều không được đi lại nhà các Vương hầu, ở trong cung cấm không được hội họp nhau năm, ba người bàn luận chê bai, ai phạm thì trị tội.
Thân chính
Năm 1158, Thái úy Phụ quốc Đỗ Anh Vũ chết, Lê thái hậu đau buồn, quyền hành được trở về tay của Hoàng đế Anh Tông.Năm 1159, Anh Tông phong Thái phó Tô Hiến Thành lên làm Thái úy, và cất nhắc những hiền thần khác như Hoàng Nghĩa Hiền, Phí Công Tín. Nhà vua cho tuyển quân lính mới, tập đợt luyện quân, binh pháp, ban hành tướng hiệu, gây dựng quân đội hùng mạnh.
Năm 1167, Thái úy Tô Hiến Thành được cử đi chinh phạt Chiêm Thành. Sau đó, người Chiêm sai sứ sang thông hiếu, dâng lễ vật thuần phục, từ đấy họ giữ lễ phiên thần, dâng cống không thiếu. Anh Tông lệnh Tô Hiến Thành rút quân về trọng thưởng. Ông tích cực trang bị quân đội, lập Xạ Đình làm nơi luyện tập kỵ binh bắn cung, đích thân Hoàng đế cũng thường xuyên đến tập luyện bắn cung, cưỡi ngựa. Ngoài ra, ông còn cho quân lính học làm tướng, đô chỉ huy, cho luyện cách sắp xếp thế trận.
Từ năm 1171 đến năm 1172, Hoàng đế Anh Tông xa giá đi tới những vùng núi non hiểm trở trong nước, quan sát sinh hoạt của dân, rồi sai quan lại làm tập bản đồ nước Đại Việt, soạn ra cuốn sách Nam Bắc phiên giới đề. Tuy nhiên tập bản đồ đó tới nay không còn[3].
Qua đời
Nguyên hoàng tử Lý Long Xưởng là con trưởng, con bà Chiêu Linh hoàng hậu, nên được lập làm Thái tử. Năm 1174, Long Xưởng phạm lỗi tư thông với các phi tần trong cung cấm của vua cha, nên Anh Tông phế truất làm Bảo Quốc vương (保國王) và lập người con thứ 6, mới lên 2 tuổi là Lý Long Cán, con của Thục phi Đỗ Thụy Châu, làm Thái tử kế nhiệm.Khi ốm nặng, Anh Tông quyết định uỷ thác con nhỏ cho Tô Hiến Thành. Ông phong Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, phong tước Vương, giúp đỡ Tự quân khi đăng cơ. Hoàng hậu khóc lóc xin lập lại con mình làm người kế nghiệp nhiều lần, nhưng Anh Tông không đổi ý, nói rằng:
- Làm con mà không biết kính trọng đấng song thân (cha mẹ) thì làm sao làm ông vua yêu dân được?
“ |
Nước ta non sông gấm vóc, người giỏi rất thiêng, châu ngọc quý
báu, không gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Hãy nên giữ gìn
cẩn thận[2] |
” |
Gia quyến
- Phụ thân: Lý Thần Tông.
- Mẫu thân: Linh Chiếu hoàng hậu Lê thị (靈照皇后黎氏; ? - 1161).
- Hậu phi:
- Chiêu Linh hoàng hậu Vũ thị (昭詔皇后武氏; ? - 1200).
- Linh Đạo hoàng hậu Đỗ Thụy Châu (靈道皇后杜瑞珠; ? - 1190).
- Nguyên phi Từ thị (元妃徐氏).
- Thần phi Bùi thị (宸妃裴氏).
- Quý phi Hoàng thị (貴妃黃氏).
- Đức phi Đỗ thị (德妃杜氏).
- Hiền phi Lê thị (賢妃黎氏).
- Hậu duệ:
- Đại Việt sử lược ghi nhận Lý Anh Tông có ít nhất 6 người con, nhưng chỉ đề cập tới 3 người[2]:
- Thái tử Lý Long Xưởng [李龙昶], con Chiêu Linh hoàng hậu Vũ thị.
- Hoàng tử Lý Long Cán [李龙翰], con Thục phi Đỗ Thụy Châu, sau trở thành Lý Cao Tông - được xác định là con thứ 6
- Huệ Văn vương hay Nguyên vương [惠文王; ? - 1221], không rõ tên thật, được Trần Tự Khánh đưa lên làm vua năm 1214.
- Theo "Trần tộc vạn thế ngọc phả", vua Anh Tông có 7 người con trai, nhưng lại không đề cập tới Huệ Văn vương[13]:
- Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng [保國王李龙昶; 1151 - 1181], con Chiêu Linh hoàng hậu. Sau bị Đỗ An Di giết cả nhà.
- Kiến Ninh vương Lý Long Minh [建寧王李龙明; 1152 - 1175], con Bùi Thần phi. Tước phong Kiểm hiệu Thái sư, Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Trung vũ quân tiết độ sứ, lĩnh Đại đô đốc. Bị giết.
- Kiến Tĩnh vương Lý Long Hòa [建靖王李龙华; 1152 - 1175], con Hoàng Quý phi. Tước phong Dao thụ Thái bảo, Khu mật viện sứ, Thượng thư tả bộc xạ, Phụ quốc thượng tướng quân, Long thành tiết độ sứ. Bị giết.
- Kiến An vương Lý Long Đức [建安王李龙德; 1153 - 1175], con Bùi Thần phi. Tước phong Đặc tiến Thiếu sư, Khu mật viện sứ, Thượng thư tả thừa, Trấn Nam tiết độ sứ, Thượng thư lệnh, Tả kim ngô thượng tướng, Tổng lĩnh Thiên tử binh. Bị giết.
- Kiến Khang vương Lý Long Ích [建康王李龙益; 1167 - 1212], con Đỗ Đức phi. Chức tước Dao thụ Thái phó, trấn Nam tiết độ sứ, Thượng thư tả thừa.
- Hoàng tử Lý Long Cán [李龍翰], con Đỗ Thục phi, sau trở thành Lý Cao Tông.
- Kiến Bình vương Lý Long Tường [建平王李龙祥; 1174 - ?], con Lê Hiền phi. Tước phong Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc.
Xem thêm
Tham khảo
- Việt sử lược
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Vũ Ngọc Khánh (2003), Tám vị vua triều Lý, NXB Văn hóa thông tin
Chú thích
- ^ Dòng họ Lý Tinh Thiện ở Hàn Quốc trở về cố quốc
- ^ a ă â b Đại Việt sử lược, quyển 3
- ^ a ă Vũ Ngọc Khánh, sách đã dẫn, tr 104
- ^ Châu Hạ Nông: miền Thượng Nông và Hạ Nông huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái. Như vậy châu Lục Lệnh và châu Thượng Nguyên ở vào khoảng giữa huyện Phú Bình và huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái.
- ^ Tuyên Hóa: nay là đất huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái.
- ^ Cảm Hóa: nay là đất huyện Ngân Sơn, Na Rì và một phần phía Bắc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái.
- ^ Vĩnh Thông: nay là huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái.
- ^ Phú Lương: nay là huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái.
- ^ Cự Việt Quốc Thái Úy Lý Công Thạch Bi Minh Tự
- ^ Đại Việt sử lược ghi năm 1148, Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục ghi năm 1140
- ^ Việc này, Cương mục chỉ chép là Đỗ Anh Vũ bị đày làm "điền nhi" (CMCB5, 3a) tức là những người có tội bị bắt buộc phải làm ruộng cho nhà nước. Chữ "cảo", Cương mục chữa làm Tảo và chú thích là "Tảo xả" nay là xã Nhật Tảo huyện Từ Liêm (CMCB6,9). Vậy "Cảo điền nhi" là những người bị tội đày phải cày ruộng cho nhà nước ở địa phương ngày nay là xã Nhật tảo huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vùng này BK10, 28a gọi là Cảo Động.
- ^ Cưỡi ngựa gỗ (thượng mộc mã): thứ hình phạt thời cổ, đem tội nhân đóng đinh lên tấm ván, đem đi bêu chợ rồi đem ra pháp trường tùng xẻo.
- ^ Theo "Trần tộc vạn thế ngọc phả", chi bốn, thuộc dòng dõi Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, để tại nhà từ ở thị xã Lãnh Thủy, huyện Chiêu Đương, Hồ Nam, Trung Quốc; phần chép về Ninh Tổ Hoàng đế Trần Lý đoạn nói về các con vua Lý Anh Tông. (theo Trần Đại Sỹ)
|
Đỗ Anh Vũ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Anh Vũ (chữ Hán: 杜英武, 1113[1] – 1158[2]) là một vị quan nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông làm phụ chính dưới triều Lý Anh Tông, vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lý. Ông là một trong hai vị mỹ nam tử, vì vẻ ngoài tuấn tú hơn người, được nhắc đến bên cạnh Việt quốc công Lý Thường Kiệt.
Theo văn bia trên bia mộ của Đỗ Anh Vũ (niên đại phỏng đoán là 1159) tại làng Yên Lạc, (Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thì Đỗ Anh Vũ, tự là Quán Thế, tổ tiên bên ngoại là họ Quách ở Lũng Tây, Trung Quốc. Cha của Đỗ Anh Vũ là Đỗ Tướng, gọi Thái úy Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Đỗ Anh Vũ có một người chị (hoặc em) gái ruột tên là Quỳnh Anh, về sau được gả cho quan Thị trung họ Phạm[3]. Ông có người anh họ làm quan Thị trung, có 2 người con gái gả cho vua Anh Tông. Người chị không rõ tên (Thụy...), người em tên là Thụy Châu, về sau sinh hoàng tử Thiên Bảo (1154) và các hoàng tử[4], trong đó có hoàng tử Long Cán vào năm 1173, về sau lên ngôi vua là Lý Cao Tông.
Ông có người vợ họ Tô, không rõ tên, là họ hàng với Tô Hiến Thành.
Năm 1136, ông được cử đi dẹp quân "Sơn Liêu"[3]
Năm 1137, vua Thần Tông qua đời. Ông được thăng Kiểm hiệu Thái phó, phò tá Lý Anh Tông lên ngôi.
Năm 1138, Đỗ Anh Vũ được phong làm Phụ quốc Thái úy và được ban quốc tính[3] (Vì vậy có tài liệu chép tên ông là Lý Anh Vũ). Cùng trong năm đó Thân Lợi[10] tự xưng là con của Lý Nhân Tông, chiếm cứ châu Thượng Nguyên để làm phản, thủ hạ đông hơn 1000 người. Quan Gián nghị Đại phu Lưu Vũ Xứng[11] được lệnh đi dẹp nhưng bị Thân Lợi đánh bại.
Thân Lợi kéo binh ra chiếm cứ châu Tây Nùng, đánh phá phủ Phú Lương, sắp tiến về kinh thành Thăng Long. Thái úy là Đỗ Anh Vũ được lệnh đi đánh. Ông đem quân đến Quảng Dịch thì đụng độ với quân Thân Lợi. Hai bên đánh nhau dữ dội. Quân Thân Lợi thua to, bị chết rất nhiều. Thân Lợi phải chạy trốn ở châu Long Lệnh[12].
Đỗ Anh Vũ tiến đánh châu Long Lệnh, phá hủy châu, bắt được hơn 2000 người. Thân Lợi chạy trốn đến Lạng Châu, bị Tô Hiến Thành bắt được đưa về kinh sư xử chém.
Đại Việt sử lược chép vụ việc xảy ra năm 1139[12], Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi vụ việc năm 1141[2][7].
Trong triều nhiều người bất bình. Trí Minh vương cùng Phò mã Dương Tự Minh, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái đốc xuất quân sĩ kéo đến ngoài cửa Việt Thành kể tội ông chuyên quyền và tư thông với thái hậu rồi xông vào bắt Anh Vũ giam lại ở hiên Cụ Thánh. Lê Thái hậu sai người đưa cơm rượu vào cho Đỗ Anh Vũ và ngầm để vàng trong cơm để ông hối lộ Vũ Đái.
Viên Hỏa đầu ở đô Cụ Thánh là Nguyễn Dương khuyên phe Vũ Đái không nên nhận vàng mà nên giết luôn Đỗ Anh Vũ trừ hậu họa nhưng Vũ Đái không nghe. Dương bèn đi tự vẫn. Vua Anh Tông không giết Đỗ Anh Vũ nhưng xử tội đồ làm điền hoành, tức là tá điền phải đi cày ruộng công của triều đình[13].
Lê Thái hậu nghĩ cách giúp Anh Vũ được trở lại như cũ, nên thường mở hội to, tha tội nhân, mong Anh Vũ cũng được dự ân xá. Anh Vũ vì nhiều lần được ân xá được khỏi tội[14]. Lê Thái hậu khuyên vua Anh Tông phục chức cho ông. Anh Tông bằng lòng phục chức phụ chính cho Đỗ Anh Vũ, ông được trọng dụng trở lại. Để báo thù, ông tự lập ra đội quân hơn 100 người gọi là Phụng vệ đô, nếu có người phạm tội nào thì giao hết cho Phụng vệ đô bắt giữ.
Sau đó ông bí mật tâu với vua Anh Tông ra lệnh cho Phụng Vệ đô bắt những người cùng phe Vũ Đái giao xuống hàng quan lại ở dưới làm án trừng trị. Anh Tông nghe theo, hạ chiếu giáng Trí Minh Vương làm tước hầu, các Hỏa đầu gồm 8 người bị đem chém ở chợ Tây, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái 20 người thì đem chém ở Giang Đầu, Phò mã Dương Tự Minh 30 người bị đày lên vùng nước độc. Số còn lại đều bị giáng chức làm khao giáp và điền hoành[12].
Thời điểm xảy ra vụ việc này được sử sách ghi chép không thống nhất. Đại Việt sử lược chép sự việc này năm 1148[12], còn Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép năm 1150[2][14].
Năm 1150[17], cùng thời điểm Vũ Đái bị thanh trừng và Trí Minh Vương bị giáng tước hầu, Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là đô đốc Thủy quân, bèn đem gia tộc xuống chiến thuyền chạy sang Cao Ly, định cư ở vùng Tinh Thiện (Cao Ly) và làm quan ở nước Cao Ly, trở thành tổ họ Lý Tinh Thiện tiếp tục phục vụ nước này trong nhiều thế hệ sau đó[16].
Vua Anh Tông nghe theo, bèn sai bắt Nguyễn Quốc Dĩ và người em trai là Nguyễn Nghi giao xuống cho quan lại trị tội làm việc vu cáo. Kết quả Nguyễn Quốc Dĩ bị lưu đày ở trại Qui Hóa (Thanh Hóa). Chưa được bao lâu thì vua Anh Tông muốn gọi Quốc Dĩ về. Đỗ Anh Vũ bèn sai người đem rượu độc đến cho Quốc Dĩ và nói rằng[12]:
Ông được triều đình truy phong "Suy trung, Hiệp mưu, Bảo tiết, Thủ chính, Tả Lý Dực đái công thần; Thủ thượng thư lệnh, Khai phủ nghị đồng tam ti; Nhập nội Nội thị tỉnh đô đô trị, Kiểm hiệu Thái úy, Kiêm ngự sử đại phu, Dao thụ chư trấn Tiết độ sứ, Đồng trung thư, Minh chính Bình chương sự, Thượng trụ quốc, Thiên tứ tính. Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Nguyên soái Đại Đô thống". Đám tang do đích thân Tô Hiến Thành làm chủ lễ.
Tại quê hương, ông được thờ như Thành hoàng, và thường được gọi là Đức Thánh Lác[18].
Tuy nhiên, các phát hiện ra tấm bia trong thập niên 1930 mô tả về cuộc đời của Đỗ Anh Vũ được cung cấp một góc nhìn khác về vị quan này, theo đó Đỗ Anh Vũ đã được khen ngợi về tính cách cao quý và cống hiến của ông đối với sự ổn định của triều đại nhà Lý.
Mục lục
Thân thế
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Đỗ Anh Vũ sinh năm 1113 ở Hồng Châu (nay thuộc Hải Dương). Ông có chị gái Đỗ thị, là mẹ của hoàng đế Lý Thần Tông, và một cháu gái kết hôn với hoàng đế Lý Anh Tông[1].Theo văn bia trên bia mộ của Đỗ Anh Vũ (niên đại phỏng đoán là 1159) tại làng Yên Lạc, (Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thì Đỗ Anh Vũ, tự là Quán Thế, tổ tiên bên ngoại là họ Quách ở Lũng Tây, Trung Quốc. Cha của Đỗ Anh Vũ là Đỗ Tướng, gọi Thái úy Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Đỗ Anh Vũ có một người chị (hoặc em) gái ruột tên là Quỳnh Anh, về sau được gả cho quan Thị trung họ Phạm[3]. Ông có người anh họ làm quan Thị trung, có 2 người con gái gả cho vua Anh Tông. Người chị không rõ tên (Thụy...), người em tên là Thụy Châu, về sau sinh hoàng tử Thiên Bảo (1154) và các hoàng tử[4], trong đó có hoàng tử Long Cán vào năm 1173, về sau lên ngôi vua là Lý Cao Tông.
Ông có người vợ họ Tô, không rõ tên, là họ hàng với Tô Hiến Thành.
Đại thần nhà Lý
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đỗ Anh Vũ có ngoại hình đẹp đẽ, múa khéo, hát hay. Năm lên 8 tuổi, ông được tuyển làm thượng lâm tử đệ trong cung. Năm 15 tuổi, ông được Thái sư Trương Bá Ngọc[5] nhận làm con nuôi[3]. Năm 16 tuổi, Lý Thần Tông cho ông vào nội cung, hầu trong màn trướng. Khi gặp Anh Vũ, Cảm Thánh phu nhân Lê thị[6], vợ vua Thần Tông đã phải lòng[7].Sự nghiệp võ công
Năm 1135, vua Thần Tông cử ông theo Thái phó Lý Công Bình[8] đi đánh dẹp quân Chân Lạp[9] ở phía Nam châu Nghệ An.Năm 1136, ông được cử đi dẹp quân "Sơn Liêu"[3]
Năm 1137, vua Thần Tông qua đời. Ông được thăng Kiểm hiệu Thái phó, phò tá Lý Anh Tông lên ngôi.
Năm 1138, Đỗ Anh Vũ được phong làm Phụ quốc Thái úy và được ban quốc tính[3] (Vì vậy có tài liệu chép tên ông là Lý Anh Vũ). Cùng trong năm đó Thân Lợi[10] tự xưng là con của Lý Nhân Tông, chiếm cứ châu Thượng Nguyên để làm phản, thủ hạ đông hơn 1000 người. Quan Gián nghị Đại phu Lưu Vũ Xứng[11] được lệnh đi dẹp nhưng bị Thân Lợi đánh bại.
Thân Lợi kéo binh ra chiếm cứ châu Tây Nùng, đánh phá phủ Phú Lương, sắp tiến về kinh thành Thăng Long. Thái úy là Đỗ Anh Vũ được lệnh đi đánh. Ông đem quân đến Quảng Dịch thì đụng độ với quân Thân Lợi. Hai bên đánh nhau dữ dội. Quân Thân Lợi thua to, bị chết rất nhiều. Thân Lợi phải chạy trốn ở châu Long Lệnh[12].
Đỗ Anh Vũ tiến đánh châu Long Lệnh, phá hủy châu, bắt được hơn 2000 người. Thân Lợi chạy trốn đến Lạng Châu, bị Tô Hiến Thành bắt được đưa về kinh sư xử chém.
Đại Việt sử lược chép vụ việc xảy ra năm 1139[12], Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi vụ việc năm 1141[2][7].
Tranh giành quyền lực
Với Vũ Đái
Do vua Anh Tông còn nhỏ, Đỗ Anh Vũ được ủy thác quyết đoán mọi việc trong triều. Năm 1140, ông được thăng chức Cung điện lệnh chi nội ngoại sư[2]. Ông cầm quyền lớn và tỏ ý kiêu ngạo trước triều đình, nhiều người bị chèn ép không dám nói. Ông lại vào cung tư thông với Linh Chiếu thái hậu[12].Trong triều nhiều người bất bình. Trí Minh vương cùng Phò mã Dương Tự Minh, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái đốc xuất quân sĩ kéo đến ngoài cửa Việt Thành kể tội ông chuyên quyền và tư thông với thái hậu rồi xông vào bắt Anh Vũ giam lại ở hiên Cụ Thánh. Lê Thái hậu sai người đưa cơm rượu vào cho Đỗ Anh Vũ và ngầm để vàng trong cơm để ông hối lộ Vũ Đái.
Viên Hỏa đầu ở đô Cụ Thánh là Nguyễn Dương khuyên phe Vũ Đái không nên nhận vàng mà nên giết luôn Đỗ Anh Vũ trừ hậu họa nhưng Vũ Đái không nghe. Dương bèn đi tự vẫn. Vua Anh Tông không giết Đỗ Anh Vũ nhưng xử tội đồ làm điền hoành, tức là tá điền phải đi cày ruộng công của triều đình[13].
Lê Thái hậu nghĩ cách giúp Anh Vũ được trở lại như cũ, nên thường mở hội to, tha tội nhân, mong Anh Vũ cũng được dự ân xá. Anh Vũ vì nhiều lần được ân xá được khỏi tội[14]. Lê Thái hậu khuyên vua Anh Tông phục chức cho ông. Anh Tông bằng lòng phục chức phụ chính cho Đỗ Anh Vũ, ông được trọng dụng trở lại. Để báo thù, ông tự lập ra đội quân hơn 100 người gọi là Phụng vệ đô, nếu có người phạm tội nào thì giao hết cho Phụng vệ đô bắt giữ.
Sau đó ông bí mật tâu với vua Anh Tông ra lệnh cho Phụng Vệ đô bắt những người cùng phe Vũ Đái giao xuống hàng quan lại ở dưới làm án trừng trị. Anh Tông nghe theo, hạ chiếu giáng Trí Minh Vương làm tước hầu, các Hỏa đầu gồm 8 người bị đem chém ở chợ Tây, Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái 20 người thì đem chém ở Giang Đầu, Phò mã Dương Tự Minh 30 người bị đày lên vùng nước độc. Số còn lại đều bị giáng chức làm khao giáp và điền hoành[12].
Thời điểm xảy ra vụ việc này được sử sách ghi chép không thống nhất. Đại Việt sử lược chép sự việc này năm 1148[12], còn Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép năm 1150[2][14].
Với tông thất nhà Lý
Theo nghiên cứu của các nhà sử học Hàn Quốc và Việt Nam, khi vua Lý Thần Tông qua đời, thái tử Lý Thiên Tộ mới 3 tuổi, triều thần muốn tôn Kiến Hải vương Lý Dương Côn - một người con nuôi khác của Lý Nhân Tông, vốn là con đẻ của Thành Quảng hầu[15] - lên nối ngôi. Nhưng lúc đó Lê hậu mẹ thái tử Thiên Tộ dựa vào Đỗ Anh Vũ giúp đỡ. Anh Vũ nắm binh quyền, đã loại hết các địch thủ của thái tử Thiên Tộ, nên Thiên Tộ được đưa lên ngôi vua (Lý Anh Tông). Đỗ Anh Vũ muốn giết hết tông tộc của các thân vương[16].Năm 1150[17], cùng thời điểm Vũ Đái bị thanh trừng và Trí Minh Vương bị giáng tước hầu, Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là đô đốc Thủy quân, bèn đem gia tộc xuống chiến thuyền chạy sang Cao Ly, định cư ở vùng Tinh Thiện (Cao Ly) và làm quan ở nước Cao Ly, trở thành tổ họ Lý Tinh Thiện tiếp tục phục vụ nước này trong nhiều thế hệ sau đó[16].
Với Nguyễn Quốc Dĩ
Tháng 5 năm 1158, Tả Ty là Nguyễn Quốc Dĩ đi sứ nhà Tống về, khuyên vua Anh Tông làm theo nhà Tống, đặt hòm bằng đồng ở triều đình dùng để thu lấy những văn thư kiến nghị của mọi người. Vua Anh Tông nghe theo. Chỉ trong 10 ngày văn thư đã đầy hòm, trong đó có thư nặc danh nói rằng Anh Vũ sắp làm phản. Anh Vũ nghe tin nổi giận, cho rằng do lỗi của Nguyễn Quốc Dĩ bày ra việc đặt hòm, nên gièm pha với vua Anh Tông xử tội Quốc Dĩ.Vua Anh Tông nghe theo, bèn sai bắt Nguyễn Quốc Dĩ và người em trai là Nguyễn Nghi giao xuống cho quan lại trị tội làm việc vu cáo. Kết quả Nguyễn Quốc Dĩ bị lưu đày ở trại Qui Hóa (Thanh Hóa). Chưa được bao lâu thì vua Anh Tông muốn gọi Quốc Dĩ về. Đỗ Anh Vũ bèn sai người đem rượu độc đến cho Quốc Dĩ và nói rằng[12]:
- Uống thuốc này thì có thể tiêu trừ được chướng khí
Được thờ làm thần
Tháng 8 cùng năm, Đỗ Anh Vũ qua đời. Ông làm phụ chính triều Lý trong 20 năm, hưởng thọ 46 tuổi.Ông được triều đình truy phong "Suy trung, Hiệp mưu, Bảo tiết, Thủ chính, Tả Lý Dực đái công thần; Thủ thượng thư lệnh, Khai phủ nghị đồng tam ti; Nhập nội Nội thị tỉnh đô đô trị, Kiểm hiệu Thái úy, Kiêm ngự sử đại phu, Dao thụ chư trấn Tiết độ sứ, Đồng trung thư, Minh chính Bình chương sự, Thượng trụ quốc, Thiên tứ tính. Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Nguyên soái Đại Đô thống". Đám tang do đích thân Tô Hiến Thành làm chủ lễ.
Tại quê hương, ông được thờ như Thành hoàng, và thường được gọi là Đức Thánh Lác[18].
Nhận định
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại ý kiến của sử gia Lê Văn Hưu về Đỗ Anh Vũ như sau[2]:- "Đỗ Anh Vũ ra vào cấm đình, tư thông với mẫu hậu, không tội gì to bằng."
Tuy nhiên, các phát hiện ra tấm bia trong thập niên 1930 mô tả về cuộc đời của Đỗ Anh Vũ được cung cấp một góc nhìn khác về vị quan này, theo đó Đỗ Anh Vũ đã được khen ngợi về tính cách cao quý và cống hiến của ông đối với sự ổn định của triều đại nhà Lý.
Xem thêm
Tài liệu tham khảo
- Đại Việt sử lược, quyển 3
- Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 4, quyển 5
- Từ điển bách khoa toàn thư
- Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục
- Chapuis, Oscar (1995), A history of Vietnam: from Hong Bang to Tu Duc, Greenwood Publishing Group, ISBN 0313296227 Đã bỏ qua tham số không rõ
|link=
(trợ giúp) - Keith Weller Taylor, John K. Whitmore (1995), Essays into Vietnamese pasts, Volume 19, SEAP Publications, ISBN 0877277184
Chú thích
- ^ a ă Từ điển bách khoa toàn thư
- ^ a ă â b c d đ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4
- ^ a ă â b Văn bia "Cồ Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tính tự" (瞿越國太尉李公石碑銘并序 - Văn bia về Thái úy Lý công nước Cồ Việt)
- ^ Văn bia chép bà sinh thêm 2 hoàng tử vào năm 1156 và 1158
- ^ Trương Bá Ngọc (?-1135) nguyên là họ Lê, năm 1125 được thăng Lễ bộ Thị lang, 1128 được thăng Thái úy, một năm sau được thăng Thái sư thì đổi lại thành họ Trương. Ông có người cháu gái được gả cho vua Thần Tông. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 4)
- ^ Sau khi Lý Anh Tông nối ngôi được phong Linh Chiếu Thái hậu.
- ^ a ă Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 4
- ^ Phạm Công Bình là người là An Lạc, phủ Tam Đái (nay là thôn An Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc), đỗ đầu khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Ông là người văn võ song toàn, năm 1128 được phong chức Thái úy và cử cầm quân đánh dẹp giặc Chân Lạp. Khi thắng trận trở về được phong Thái phó và ban quốc tính.
- ^ Trong văn bia chép là Vân Đan.
- ^ Văn bia chép là "Thượng Suy Vi".
- ^ Văn bia chép là Tả Gián nghị Đại phu Lưu Cao Nhĩ.
- ^ a ă â b c d Đại Việt sử lược, quyển 3
- ^ Theo giải thích của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 134
- ^ a ă Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 5
- ^ Cũng như Sùng Hiền hầu, Thành Quảng hầu không rõ tên thật
- ^ a ă Dòng họ Lý Tinh Thiện ở Hàn Quốc trở về cố quốc
- ^ Đền Đô và cuộc trở về cội nguồn
- ^ Theo lời các làng thuộc tỉnh Hưng Yên khai các vị thần thờ trong hạt, để trả lời một cuộc điều tra của viện Bác Cổ năm 1938, thì những làng Yên Lạc và lân cận (Cao Quan) Hoàng Vân ngoại, Hoàng Vân nội, Thổ Khối, Kim Tháp (nay thuộc huyện Đông An phủ Khoái Châu kiêm lý), và Đào Xá, Tượng Cước, Bình Câu, Vũ Xá, Đề Cầu, Lôi Cầu (thuộc Kim Động) đều khai tên thần mình là Đức thánh Lác và tên là Đỗ Anh Vũ.
Thể loại:
Trận Roßbach là trận đánh diễn ra vào ngày 5 tháng 11 năm 1757 gần làng Roßbach thuộc địa phận Tuyển hầu quốc Sachsen trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, giữa quân đội Phổ do Friedrich Đại đế thống lĩnh với quân đồng minh Pháp–Áo dưới sự chỉ huy của vương tước Soubise và vương công Joseph xứ Sachsen-Hildburghausen. Chỉ sau 1 tiếng rưỡi giao chiến, quân Phổ của Friedrich Đại đế đã đánh tan lực lượng đông gần gấp đôi của liên quân Pháp-Áo và gây cho họ thiệt hại gấp gần 20 lần phe mình. Đây được xem là một trong những chiến thắng ngoạn mục nhất trong sự nghiệp của vị vua-chiến binh này.[3]
Mùa hè năm 1757, nước Phổ bị quân đội Áo, Pháp, Nga và Thụy Điển tấn công từ nhiều phía. Trong tình thế nguy khốn đó, vua Phổ là Friedrich Đại đế quyết định đem binh vào trung bộ Đức để giải quyết cánh quân Pháp-Áo của Soubise và Joseph trước tiên. Ngày 5 tháng 11, 3 đội hình hàng dọc hùng hậu của Pháp-Áo tiến về phía đông hòng đánh vòng sườn trái quân Phổ. Nắm bắt được vận động của đối phương, Friedrich giả vờ triệt binh nhưng thật ra là di chuyển toàn bộ lực lượng của mình sang cánh trái dưới sự yểm trợ của đồi núi. Khi quân Pháp và Áo quành lên mạn bắc để bọc kín sườn địch, họ đụng phải hỏa lực pháo binh dữ dội và lực lượng bộ binh đã đổi chỗ của Phổ. Đồng thời, các đơn vị kỵ binh Phổ do Thiếu tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy tỏa ra phía đông và đánh mạnh vào sườn phải quân địch. Theo đội hình bậc thang, bộ binh Phổ sau đó đã tấn công phá vỡ trận đồ liên quân Pháp-Áo. Trận chiến chấm dứt khi quân Pháp và Áo cuống cuồng tháo chạy khỏi chiến địa.[5]
Đại thắng Roßbach đã xóa sổ mối nguy cơ trước mắt từ phía tây đối với Phổ, dọn đường cho Friedrich Đại đế điều đại quân về Schlesien để đương đầu với những đạo quân lớn của Áo tấn công từ mạn nam. Sau khi hội với quân bản bộ ở Schlesien, Friedrich đại phá quân chủ lực Áo trong trận Leuthen ngày 5 tháng 12.[5] Mặc dù Leuthen thường được giới sử học quân sự đánh giá cao hơn Roßbach, trận Roßbach có ảnh hưởng sâu sắc hơn đối với trào lưu chủ nghĩa dân tộc Đức sau này vì đây là thắng lợi đầu tiên của một đội quân thuần Đức trước các đạo quân bất bại của Pháp.[6][7]
Đại đế Friedrich II đã xem xét tình cảnh Vương quốc Phổ lúc ấy. Ông
đã đem đại quân tiến đánh đạo binh 45.000 người của liên quân Áo-Pháp,
dưới sự chỉ huy của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Vương công
Maria Frederick Wilhelm xứ Hildbourg Hausen. Ông đánh giá đây là mắt
xích yếu nhất trong liên minh. Khi nào cánh quân này bị tiêu diệt thì
ông sẽ quay sang đánh những cánh quân khác.[8]
Vào tháng 11 năm 1757, ông thân chinh thống lĩnh 20.000 quân Phổ tiến công thị trấn Weissenfels nằm ở phía Tây Nam thành phố Leipzig. Tuy nhiên, nhà vua hạ lệnh toàn quân rời khỏi trận địa Bedla và sang Rossbach (rất gần Lutzen - nơi năm xưa vua Gustav II Adolf tử trận lúc sắp giành chiến thắng[9]), do đồn lũy của đối phương rất vững chắc. Trong khi đó, Rossbach là nơi dễ dàng trong việc giao chiến (đặc biệt là có thể phát huy sở trường tác chiến của kỵ binh trên địa hình rộng), giúp quân ông có thể đột kích vào đối phương trong khi di chuyển.[8]
Liên quân Áo-Pháp đã trúng kế "điệu hổ ly sơn" của ông. Họ chủ quan cho rằng Nhà vua nước Phổ không dám đương đầu với họ, nên phải rút quân. Hôm sau, toàn bộ liên quân được phân bố thành ba cánh quân chính yếu - có nhiệm vụ tấn công cánh trái Quân đội Phổ.[8] Để tiêu diệt tàn quân Phổ khi họ tháo chạy, liên quân Áo-Pháp sẽ phát động tấn công từ sườn phía sau. Về phía mình, Nhà vua nước Phổ lập tức chuyển đổi đội hình tác chiến. Quá trình bố trí của Quân đội Phổ được thực hiện rất nhanh chóng, họ di chuyển khẩn trương không khác gì "thay cảnh trên sân khấu trong nhà hát".[8]
Nhưng quân Áo và quân Pháp vẫn cứ mắc sai lầm theo phán đoán của họ, cuộc di chuyển nêu trên cho thấy quân sĩ của Đại đế Friedrich II "có dấu hiệu của sự hỗn loạn, mất trật tự, định đánh tháo chạy". Chính vì vậy, liên quân bèn xua binh tấn công quân Phổ. Trong lúc tiến công, quân Áo và quân Pháp đã bọc lộ những điểm yếu của họ. Và như vậy, cơ hội đã đến, Đại đế Friedrich II chớp thời cơ hạ lệnh cho toàn quân tấn công đối phương. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, 25.000 quân của ông đại phá 50.000 quân của Vương công Charles xứ Soubise và Vương công Joseph xứ Saxe-Hildburghausen trong trận chiến Rossbach.[10]
Trong trận đánh này, Trung tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz là người có công đại phá lực lượng Kỵ binh của Áo và Pháp, đền đáp ân huệ của Quốc vương.[11] 3.000 binh sĩ của liên quân Áo-Pháp bại trận tử vong. Quân Phổ cũng cướp được nhiều khẩu súng đại bác, vũ khí và quân nhu, và bắt sống 5.000 liên quân Áo-Pháp.[8] Trong liên quân, chỉ có một toán lính đánh thuê người Thụy Sĩ đã rút lui an toàn.[12] Quân Áo và quân Pháp đã bị đẩy lùi về xứ Bayern.[13]
Về phía mình, Quân đội Phổ chỉ thiệt hại 500 binh sĩ.[8] Trước trận chiến này, không hề có một đội quân hoàn toàn là người Đức, dưới quyền một lãnh đạo mang dòng máu Đức, đánh bại được một đội quân đông gấp hai lần của người Pháp.[14][15] Trận đại thắng Rossbach không những thể hiện thiên tài quân sự của vị vua - chiến binh, mà còn là thành quả của sự trầm tĩnh của ông, cũng như sự phụng mệnh xuất sắc của các tướng lĩnh dưới quyền ông, đặc biệt là Kỵ binh và Pháo binh Phổ.[16]
Không những nước Phổ mà các tiểu quốc Đức (kể cả những xứ tham gia phe chống Đại đế Friedrich II) đều vui mừng khi hay tin một anh hùng người Đức cùng với một đạo quân nhỏ hạ đã đo ván Quân đội Pháp[17] - kẻ thù chung của dòng giống Đức. Không những thế, nhiều binh sĩ cũng rời bỏ Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh mà gia nhập Quân đội nước Phổ. Trận đại thắng Rossbach còn là sự động viên mạnh mẽ khí thế của Quân đội Phổ.[8] Tuy nhiên, ông đã đối xử ân cần với những tù binh người Pháp.[18] Cũng như Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig em trai ông, ông thật sự đau đớn trước nỗi thống khổ mà ông đã gây cho Quân đội Pháp - những người anh em trên tinh thần của ông: "Trẫm không thể xem những người Pháp là kẻ thù của Trẫm".
Theo Napoléon I, chiến thắng Rossbach của nhà vua Phổ chính là sự kiện mở đầu cho sự sụp đổ của Vương triều Bourbon.[19] Đại đế Friedrich II có ý định nghỉ ngơi tại lâu đài Burwergben. Tuy nhiên, ông thấy trong các phòng toàn là những thương binh người Pháp. Ông không xua đuổi họ, mà vào căn phòng người hầu trong một ngôi nhà gần đó. Vào buổi tối sau trận đại thắng, ông viết thư gửi người chị là Wilhelmina:[20][21]
Trận Inkerman là trận đánh lớn thứ ba và trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Krym, diễn ra vào năm 1854.[1][6] Trận đánh kết thúc với việc Quân đội Anh do Tướng Fitzroy Somerset, Nam tước Raglan thứ nhất chỉ huy và Quân đội Pháp do Tướng François Certain Canrobert chỉ huy làm chủ trận địa dù chịu thiệt hại không nhỏ, buộc Quân đội Đế quốc Nga dưới quyền Tướng A. S. Menshikov phải rút lui với tổn thất nặng nề hơn hẳn đối phương[8].[3][4][5]
Gánh nặng chủ yếu trong trận Inkerman thuộc về quân Anh và người Anh
xem trận này là một thắng lợi huy hoàng của họ (mà bản thân Nữ hoàng Victoria cũng thừa nhận) trong chiến dịch Sevastopol.[7][9][10][11] Đây cũng được cho là một trong những chiến tích hiển hách của lực lượng Bộ binh Anh,[12] cũng như là thời điểm tuyệt vời nhất của người lính
Anh thời Victoria và thể hiện tài năng, lòng dũng cảm cùng với sự kiên
cường của họ. Tuy 5.000 quân Pháp không tham chiến và quân Nga có lợi
thế quân số, liên quân Anh - Pháp đã bẻ gãy cuộc đột kích của đối phương trong sương mù và mưa gió.[13]
Sau trận Balaclava bất phân thắng bại, Menshikov một lần nữa cố gắng đột phá đồn bót của liên quân xung quanh Sevastopol. Thực quyền chỉ huy trong trận Inkerman thuộc về phó chỉ huy của ông là P. P. Liprandi.[6]. Trận chiến mở đầu lúc rạng sáng ngày 5 tháng 11 năm 1854, và sương mù khiến chỉ huy hai bên đều không thể kiểm soát tình hình[1]. Do đó, những người lính nắm quyền chủ động và đây trở thành một "Trận đánh của lính".[3][14] Theo lệnh của Menshikov, tướng Soimonov có nhiệm vụ phân rẽ Quân đội Anh từ phía Tây, trong khi tướng Paulov tấn công từ phía Bắc và một tướng Nga khác tiến hành nghi binh để quân Pháp không tăng viện cho quân Anh. Ngoài ra, 2 vạn quân dự bị Nga đóng về phía Tây Bắc. Quân Nga tiến công lên dốc và trận chiến kéo dài cả ngày. Với ưu thế vượt lên súng hỏa mai của Nga,[1][7] súng trường Minié của quân Anh đã xé lẻ các đội hình hàng dọc của quân Nga[7], gây thương vong cao cho đối phương và vô hiệu hóa cho lưỡi lê của họ[2][15]. Điều này chứng tỏ sự lỗi thời của các đội hình thời Napoléon.[8] Tuy nhiên, do thiếu hụt đạn dược, người Anh phải lệ thuộc vào những đợt tấn công bằng lưỡi lê.[15] Soimonov đã tử trận trong một đợt tấn công thắng lợi của Trung đoàn số 47 của Anh, và tinh thần kỷ luật của quân Anh cũng giúp cho họ làm chủ được lòng can đảm của lính Nga trong giai đoạn đầu này.[3][16] Sự thiếu hợp tác của các tướng Nga cũng góp phần dẫn đến thắng lợi của quân Anh trong suốt cuộc phòng vệ[7]. Quân tiếp viện Anh đã sớm tiếp cận trận địa, trong khi quân Pháp đến trễ hơn nhiều.[7] Sự tiếp viện của quân Đồng minh đã khiến cho lợi thế quân số của quân Nga bị suy giảm và xoay chuyển thế trận,[3][17] sau khi quân Nga bị Bộ binh Anh cầm chân trong cuộc giao tranh đẫm máu.[14][18] Viện binh của Anh và Pháp đã quyết định đến thất bại của đợt tập kích cuối cùng của quân Nga. Về cuối trận đánh, những khẩu (siêu) pháo vây hãm của quân Anh đã được Raglan đưa vào chiến trường, cùng với các khẩu đội pháo đè bẹp quân Pháo binh Nga và hỗ trợ cho những người lính Anh trên chiến trận.[3][8]
Trận Inkerman là nỗ lực lớn cuối cùng của quân Nga nhằm tiêu diệt quân Đồng minh ở Sevastopol.[7] Sau 8 tiếng đồng hồ hỗn chiến, quân Nga đã triệt thoái và vượt sông Tchernaïa.[4][19] Thắng lợi ở Inkerman đã khiến cho Raglan được phong hàm Thống chế Anh.[20] Ngoài ra, trận Inkerman cũng được xem là một trận đánh điển hình của Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Anh[3]. Sau trận chiến này, cả hai phe đã bắt đầu trú đông. Chiến thắng không nhỏ của liên quân tại Inkerman báo hiệu sự tiếp diễn của cuộc vây hãm Sevastopol, song cũng ngăn ngừa một cuộc tấn công của quân Đồng minh vào Sevastopol trước khi mùa đông đến.[1][2]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Trận Roßbach
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Trận Rossbach)
|
|
Mùa hè năm 1757, nước Phổ bị quân đội Áo, Pháp, Nga và Thụy Điển tấn công từ nhiều phía. Trong tình thế nguy khốn đó, vua Phổ là Friedrich Đại đế quyết định đem binh vào trung bộ Đức để giải quyết cánh quân Pháp-Áo của Soubise và Joseph trước tiên. Ngày 5 tháng 11, 3 đội hình hàng dọc hùng hậu của Pháp-Áo tiến về phía đông hòng đánh vòng sườn trái quân Phổ. Nắm bắt được vận động của đối phương, Friedrich giả vờ triệt binh nhưng thật ra là di chuyển toàn bộ lực lượng của mình sang cánh trái dưới sự yểm trợ của đồi núi. Khi quân Pháp và Áo quành lên mạn bắc để bọc kín sườn địch, họ đụng phải hỏa lực pháo binh dữ dội và lực lượng bộ binh đã đổi chỗ của Phổ. Đồng thời, các đơn vị kỵ binh Phổ do Thiếu tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy tỏa ra phía đông và đánh mạnh vào sườn phải quân địch. Theo đội hình bậc thang, bộ binh Phổ sau đó đã tấn công phá vỡ trận đồ liên quân Pháp-Áo. Trận chiến chấm dứt khi quân Pháp và Áo cuống cuồng tháo chạy khỏi chiến địa.[5]
Đại thắng Roßbach đã xóa sổ mối nguy cơ trước mắt từ phía tây đối với Phổ, dọn đường cho Friedrich Đại đế điều đại quân về Schlesien để đương đầu với những đạo quân lớn của Áo tấn công từ mạn nam. Sau khi hội với quân bản bộ ở Schlesien, Friedrich đại phá quân chủ lực Áo trong trận Leuthen ngày 5 tháng 12.[5] Mặc dù Leuthen thường được giới sử học quân sự đánh giá cao hơn Roßbach, trận Roßbach có ảnh hưởng sâu sắc hơn đối với trào lưu chủ nghĩa dân tộc Đức sau này vì đây là thắng lợi đầu tiên của một đội quân thuần Đức trước các đạo quân bất bại của Pháp.[6][7]
Sơ lược
|
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. |
Vào tháng 11 năm 1757, ông thân chinh thống lĩnh 20.000 quân Phổ tiến công thị trấn Weissenfels nằm ở phía Tây Nam thành phố Leipzig. Tuy nhiên, nhà vua hạ lệnh toàn quân rời khỏi trận địa Bedla và sang Rossbach (rất gần Lutzen - nơi năm xưa vua Gustav II Adolf tử trận lúc sắp giành chiến thắng[9]), do đồn lũy của đối phương rất vững chắc. Trong khi đó, Rossbach là nơi dễ dàng trong việc giao chiến (đặc biệt là có thể phát huy sở trường tác chiến của kỵ binh trên địa hình rộng), giúp quân ông có thể đột kích vào đối phương trong khi di chuyển.[8]
Liên quân Áo-Pháp đã trúng kế "điệu hổ ly sơn" của ông. Họ chủ quan cho rằng Nhà vua nước Phổ không dám đương đầu với họ, nên phải rút quân. Hôm sau, toàn bộ liên quân được phân bố thành ba cánh quân chính yếu - có nhiệm vụ tấn công cánh trái Quân đội Phổ.[8] Để tiêu diệt tàn quân Phổ khi họ tháo chạy, liên quân Áo-Pháp sẽ phát động tấn công từ sườn phía sau. Về phía mình, Nhà vua nước Phổ lập tức chuyển đổi đội hình tác chiến. Quá trình bố trí của Quân đội Phổ được thực hiện rất nhanh chóng, họ di chuyển khẩn trương không khác gì "thay cảnh trên sân khấu trong nhà hát".[8]
Nhưng quân Áo và quân Pháp vẫn cứ mắc sai lầm theo phán đoán của họ, cuộc di chuyển nêu trên cho thấy quân sĩ của Đại đế Friedrich II "có dấu hiệu của sự hỗn loạn, mất trật tự, định đánh tháo chạy". Chính vì vậy, liên quân bèn xua binh tấn công quân Phổ. Trong lúc tiến công, quân Áo và quân Pháp đã bọc lộ những điểm yếu của họ. Và như vậy, cơ hội đã đến, Đại đế Friedrich II chớp thời cơ hạ lệnh cho toàn quân tấn công đối phương. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, 25.000 quân của ông đại phá 50.000 quân của Vương công Charles xứ Soubise và Vương công Joseph xứ Saxe-Hildburghausen trong trận chiến Rossbach.[10]
Trong trận đánh này, Trung tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz là người có công đại phá lực lượng Kỵ binh của Áo và Pháp, đền đáp ân huệ của Quốc vương.[11] 3.000 binh sĩ của liên quân Áo-Pháp bại trận tử vong. Quân Phổ cũng cướp được nhiều khẩu súng đại bác, vũ khí và quân nhu, và bắt sống 5.000 liên quân Áo-Pháp.[8] Trong liên quân, chỉ có một toán lính đánh thuê người Thụy Sĩ đã rút lui an toàn.[12] Quân Áo và quân Pháp đã bị đẩy lùi về xứ Bayern.[13]
Về phía mình, Quân đội Phổ chỉ thiệt hại 500 binh sĩ.[8] Trước trận chiến này, không hề có một đội quân hoàn toàn là người Đức, dưới quyền một lãnh đạo mang dòng máu Đức, đánh bại được một đội quân đông gấp hai lần của người Pháp.[14][15] Trận đại thắng Rossbach không những thể hiện thiên tài quân sự của vị vua - chiến binh, mà còn là thành quả của sự trầm tĩnh của ông, cũng như sự phụng mệnh xuất sắc của các tướng lĩnh dưới quyền ông, đặc biệt là Kỵ binh và Pháo binh Phổ.[16]
Không những nước Phổ mà các tiểu quốc Đức (kể cả những xứ tham gia phe chống Đại đế Friedrich II) đều vui mừng khi hay tin một anh hùng người Đức cùng với một đạo quân nhỏ hạ đã đo ván Quân đội Pháp[17] - kẻ thù chung của dòng giống Đức. Không những thế, nhiều binh sĩ cũng rời bỏ Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh mà gia nhập Quân đội nước Phổ. Trận đại thắng Rossbach còn là sự động viên mạnh mẽ khí thế của Quân đội Phổ.[8] Tuy nhiên, ông đã đối xử ân cần với những tù binh người Pháp.[18] Cũng như Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig em trai ông, ông thật sự đau đớn trước nỗi thống khổ mà ông đã gây cho Quân đội Pháp - những người anh em trên tinh thần của ông: "Trẫm không thể xem những người Pháp là kẻ thù của Trẫm".
Theo Napoléon I, chiến thắng Rossbach của nhà vua Phổ chính là sự kiện mở đầu cho sự sụp đổ của Vương triều Bourbon.[19] Đại đế Friedrich II có ý định nghỉ ngơi tại lâu đài Burwergben. Tuy nhiên, ông thấy trong các phòng toàn là những thương binh người Pháp. Ông không xua đuổi họ, mà vào căn phòng người hầu trong một ngôi nhà gần đó. Vào buổi tối sau trận đại thắng, ông viết thư gửi người chị là Wilhelmina:[20][21]
Người ta đã xây dựng đài kỷ niệm chiến thắng vang dội của nhà vua nước Phổ.[22] Sau chiến thắng Rossbach, ông và Thủ tướng Anh Quốc Pitt đã gây áp lực buộc Tuyển hầu tước xứ Hanover là George II phải phá vỡ thỏa thuận trước kia với quân Pháp.<ref
“ Sau rất nhiều nỗi lo âu, nhờ ơn Trời, một sự kiện tốt đẹp đã diễn ra: 20.000 quân Phổ đập tan tác 50.000 liên quân Áo-Pháp. Thưa Hoàng tỷ, Trẫm có thể chết trong hoà bình ngay bây giờ, bởi vì danh tiếng và vinh quanh của Dân tộc ta đã được cứu vãn. Sự bất hạnh vẫn có thể đến với chúng ta, tuy nhiên, chúng ta không bao giờ phải chịu nhục nhã...
” —Đại đế Friedrich II
Chú thích
- ^ Richard D. Hooker, Maneuver Warfare: An Anthology, trang 275
- ^ George Ripley, Charles Anderson Dana, The American Cyclopaedia, New York, 1874, p. 250, "...the standard of France was white, sprinkled with golden fleur de lis...". *[1] The original Banner of France was strewn with fleurs-de-lis. *[2]:on the reverse of this plate it says: "Le pavillon royal était véritablement le drapeau national au dix-huitième siecle...Vue du chateau d'arrière d'un vaisseau de guerre de haut rang portant le pavillon royal (blanc, avec les armes de France)."
- ^ a ă â b Dennis Showalter, Frederick the Great: A Military History
- ^ a ă The Wars of Frederick the Great: The Battle of Rossbach - britishbattles.com
- ^ a ă Spencer C. Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East [6 volumes]: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 771
- ^ Peter Wilson, German Armies: War and German Society, 1648-1806, trang 275
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great; a Historical Profile, trang 115
- ^ a ă â b c d đ Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, sách đã dẫn, trang 326
- ^ Elizabeth Harriot Hudson, The Life and Times of Louisa, Queen of Prussia, Volume I, BiblioBazaar, LLC, 2008, trang 121
- ^ Lỗi chú thích:
- ^ nt
- ^ nt
- ^ Battle of Rossbach, 5 November 1757 (Germany)
- ^ Frederick William Longman, sách đã dẫn, trang 131
- ^ Joseph Thomas, The Universal Dictionary of Biography and Mythology, trang cclxxxvii.
- ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 181
- ^ Lea brothers & company, sách đã dẫn, 1902, trang 57
- ^ Eduard Cust, "Annals of the wars of the eighteenth century, compiled from the most authentic histories of the period", Tập 2, 1862, trang 228-229
- ^ Lỗi chú thích
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 143
- ^ George Peabody Gooch, Frederick the Great, the ruler, the writer, the man, trang 232
- ^ Ernest F. Henderson, Blucher and the Uprising of Prussia Against Napoleon: 1806-1815, READ BOOKS, 2008, trang 19
Trận Inkerman
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Sau trận Balaclava bất phân thắng bại, Menshikov một lần nữa cố gắng đột phá đồn bót của liên quân xung quanh Sevastopol. Thực quyền chỉ huy trong trận Inkerman thuộc về phó chỉ huy của ông là P. P. Liprandi.[6]. Trận chiến mở đầu lúc rạng sáng ngày 5 tháng 11 năm 1854, và sương mù khiến chỉ huy hai bên đều không thể kiểm soát tình hình[1]. Do đó, những người lính nắm quyền chủ động và đây trở thành một "Trận đánh của lính".[3][14] Theo lệnh của Menshikov, tướng Soimonov có nhiệm vụ phân rẽ Quân đội Anh từ phía Tây, trong khi tướng Paulov tấn công từ phía Bắc và một tướng Nga khác tiến hành nghi binh để quân Pháp không tăng viện cho quân Anh. Ngoài ra, 2 vạn quân dự bị Nga đóng về phía Tây Bắc. Quân Nga tiến công lên dốc và trận chiến kéo dài cả ngày. Với ưu thế vượt lên súng hỏa mai của Nga,[1][7] súng trường Minié của quân Anh đã xé lẻ các đội hình hàng dọc của quân Nga[7], gây thương vong cao cho đối phương và vô hiệu hóa cho lưỡi lê của họ[2][15]. Điều này chứng tỏ sự lỗi thời của các đội hình thời Napoléon.[8] Tuy nhiên, do thiếu hụt đạn dược, người Anh phải lệ thuộc vào những đợt tấn công bằng lưỡi lê.[15] Soimonov đã tử trận trong một đợt tấn công thắng lợi của Trung đoàn số 47 của Anh, và tinh thần kỷ luật của quân Anh cũng giúp cho họ làm chủ được lòng can đảm của lính Nga trong giai đoạn đầu này.[3][16] Sự thiếu hợp tác của các tướng Nga cũng góp phần dẫn đến thắng lợi của quân Anh trong suốt cuộc phòng vệ[7]. Quân tiếp viện Anh đã sớm tiếp cận trận địa, trong khi quân Pháp đến trễ hơn nhiều.[7] Sự tiếp viện của quân Đồng minh đã khiến cho lợi thế quân số của quân Nga bị suy giảm và xoay chuyển thế trận,[3][17] sau khi quân Nga bị Bộ binh Anh cầm chân trong cuộc giao tranh đẫm máu.[14][18] Viện binh của Anh và Pháp đã quyết định đến thất bại của đợt tập kích cuối cùng của quân Nga. Về cuối trận đánh, những khẩu (siêu) pháo vây hãm của quân Anh đã được Raglan đưa vào chiến trường, cùng với các khẩu đội pháo đè bẹp quân Pháo binh Nga và hỗ trợ cho những người lính Anh trên chiến trận.[3][8]
Trận Inkerman là nỗ lực lớn cuối cùng của quân Nga nhằm tiêu diệt quân Đồng minh ở Sevastopol.[7] Sau 8 tiếng đồng hồ hỗn chiến, quân Nga đã triệt thoái và vượt sông Tchernaïa.[4][19] Thắng lợi ở Inkerman đã khiến cho Raglan được phong hàm Thống chế Anh.[20] Ngoài ra, trận Inkerman cũng được xem là một trận đánh điển hình của Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Anh[3]. Sau trận chiến này, cả hai phe đã bắt đầu trú đông. Chiến thắng không nhỏ của liên quân tại Inkerman báo hiệu sự tiếp diễn của cuộc vây hãm Sevastopol, song cũng ngăn ngừa một cuộc tấn công của quân Đồng minh vào Sevastopol trước khi mùa đông đến.[1][2]
Chú thích
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l Spencer Tucker, Battles That Changed History, các trang 323-325.
- ^ a ă â Candan Badem, The Ottoman Crimean War (1853-1856), trang 278
- ^ a ă â b c d đ e ê g The Battle of Inkerman
- ^ a ă â Harold E. Raugh, The Victorians at War, 1815-1914: An Encyclopedia of British Military History, trang 187
- ^ a ă David Nalson, The Victorian Soldier, trang 1
- ^ a ă â Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, các trang 1213-1214.
- ^ a ă â b c d đ Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 406
- ^ a ă â Jeremy Black, War in the Nineteenth Century: 1800-1914, trang 63
- ^ Norman Gash, Aristocracy and People: Britain, 1815-1865, trang 307
- ^ Christopher Hibbert, Queen Victoria: A Personal History, trang 224
- ^ Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, The encyclopedia of military history: from 3500 B.C. to the present, trang 827
- ^ Michael Barthorp, The British Army on Campaign (2): The Crimea 1854-56, trang 12
- ^ David Nalson, The Victorian Soldier, trang 11
- ^ a ă Carl Cavanagh Hodge, Encyclopedia of the Age of Imperialism, 1800-1914: A-K, trang 350
- ^ a ă Jeremy Black, A Military History of Britain: From 1775 to the Present, trang 82
- ^ INKERMAN, BATTLE
- ^ John Cannon (Bên tập), Dictionary of British History, trang 346
- ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 472
- ^ David S. T. Blackmore, Warfare on the Mediterranean in the Age of Sail: A History, 1571-1866, trang 323
- ^ John Sweetman, The Crimean War: 1854-1856, trang 22
Liên kết ngoài
- The Battle of Inkerman
- The Battle of Inkerman
- Report in the Times of 1 Feb 1875
- Report in the Times of 4 Feb 1875
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment