Saturday, November 22, 2014

Chào ngày mới 23 tháng 11

CNM365. Chào ngày mới 23 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Di sản Việt Nam (hình); ngày Cảm tạ cần lao tại Nhật Bản. Năm 1940 – Tại Liên bang Đông Dương, Nam Kỳ khởi nghĩa bùng nổ với quy mô rộng lớn nhằm chống lại PhápNhật Bản. Năm 1963 – BBC phát sóng tập đầu tiên của Doctor Who, bộ phim truyền hình khoa học giả tưởng dài nhất trên thế giới cho đến nay.  Năm 1955 – Anh Quốc trao quyền kiểm soát Quần đảo Cocos (Keeling) trên Ấn Độ Dương cho Úc. Năm 2009 – Thảm sát Maguindanao: 58 người bị bắt cóc và sát hại tại Ampatuan, Philippines khi họ đang trên đường nộp đơn ứng cử chức Thống đốc tỉnh của Esmael Mangudadatu.

Di sản thế giới tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Di sản thế giới tại Việt Nam được hiểu là các di sản thế giới được UNESCO công nhận tại nước này. Như vậy nó gồm các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giớidi sản thế giới hỗn hợp. (Một số danh hiệu khác do UNESCO công nhận như: di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạidi sản tư liệu thế giới đôi khi cũng được thống kê vào danh sách này mặc dù nó không được công nhận bởi Ủy ban di sản thế giới). Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.[1] Hiện Việt Nam đã có 8 di sản thế giới được công nhận trong đó 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa thế giới và 1 di sản thế giới hỗn hợp.

Di sản đã được công nhận

Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
  1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).
  2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii).
  1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv).
  2. Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (v).
  3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii).
  4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii) và (vi).
  5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv)
  1. Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (vii) và (viii) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của một di sản văn hóa thế giới.

Các đề cử bị gác lại

Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 8 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử lại, đó là:[2][3]
  1. Chùa Hương (văn hóa) - đề cử năm 1991.
  2. Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử năm 1991.
  3. Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử năm 1991, hiện đã trở một bộ phận của Quần thể di sản thế giới Tràng An.
  4. Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử năm 2008.
  5. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thất bại đề cử lần 2 theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29 tháng 6 năm 2011.
  6. Vườn quốc gia Cát Tiên tại kỳ họp thứ 37 ở Campuchia năm 2013.
  7. Quần đảo Cát Bà rút hồ sơ vào kỳ họp thứ 38 ở Qatar theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 16 tháng 6 năm 2014.i

Danh sách dự kiến đề cử quốc gia

  1. Hồ Ba Bể ( 15/11/1997 ) (viii, ix)
  2. Quần đảo Cát Bà ( 30/09/2011 ) (ix,x)
  3. Vườn quốc gia Cát Tiên ( 21/6/2006 ) (vii,ix,x)
  4. Hang Con Moong ( 21/06/2006 )
  5. Quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn ( 15/07/1991 )
  6. Khu bãi đá chạm khắc cổ tại Sa Pa ( 15/11/1997 )
  7. Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử ( 23/09/2014 ) (ii,iii,v,vi,vii)

Các đề cử dự kiến

Hiện nay, Việt Nam có các di tích sau dự kiến đề cử di sản thế giới:[4] (phần in nghiêng là các di tích đã đề cử trước đó bị gác lại)
  • Các ứng cử di sản văn hóa thế giới:
  1. Hang Con Moong Và các di chỉ cư trú khác tại Vườn quốc gia Cúc Phương*
  2. Quần thể các công trình lịch sử và vẻ đẹp thiên nhiên tại Hương Sơn*
  3. Bãi đá cổ Sa Pa bao gồm cả Khu vực ruộng bậc thang và Vườn quốc gia Hoàng Liên*
  4. Nhà tù Côn Đảo
  5. Nhà thờ Phát Diệm[5]
  6. Làng cổ Đường Lâm
  7. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ở Quảng NinhBắc Giang)[6]
  8. Di chỉ khảo cổ học Óc Eo Ba Thê
  9. Quần thể di tích Huế ( bổ sung thêm tiêu chí (iii) và các di tích chưa nằm trong khu di sản công nhận năm 1993 )
  • Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới:
  1. Vườn quốc gia Cát Tiên*(UNESCO khuyên nên mở rộng khu vực đề cử ra toàn khu dự trữ sinh quyển đã công nhận)
  2. Hồ Ba Bể*(UNESCO khuyên nên mở rộng khu đề cử sang khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang)
  3. Những di sản địa chất vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Mở rộng của Các Khối núi đá vôi Nam Trung Quốc)
  4. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (lần 3,bổ sung tiêu chí (ix) và (x)).
  5. Quần đảo Cát Bà*(UNESCO khuyên đây là phần mở rộng của Vịnh Hạ Long với bổ sung tiêu chí (x))

Quá trình để cử di sản từ năm 2010 đến nay

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Hoàng thành Thăng Long chính thức là Di sản thế giới”. VietNamNet. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ “Nhìn lại những ứng viên di sản thế giới”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ “Đề cử di sản thế giới: Thành, bại, và những tiếc nuối”. Việt Báo. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ “Đề cử Di sản thế giới: Phải lấy yêu cầu khoa học làm trọng”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ “Phát Diệm - Thánh đường độc đáo, bí ẩn nhất thế giới”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 30 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới, báo Lao Động.

Nam Kỳ khởi nghĩa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nam Kỳ khởi nghĩa
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Thời gian 1940
Nguyên nhân bùng nổ Ý muốn đánh đuổi Pháp-Nhật, giành lại độc lập cho Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Kết quả Cuộc khởi nghĩa tạo tiếng vang lớn, gây nhiều tổn hại cho Pháp-Nhật, nhưng về sau bị đàn áp và đã thất bại, nhiều đảng viên, cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương bị hành quyết. Một bộ phận nghĩa quân rút vào tiến hành chiến tranh du kích.
Tham chiến
Communist Party of Vietnam flag.svg Đảng cộng sản Đông Dương
Communist Party of Vietnam flag.svg Xứ ủy Nam Kỳ
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Quân du kích Nam Kỳ
Flag of France.svg Chính phủ Vichy
Flag of Japan.svg Phát xít Nhật
Chỉ huy
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Võ Văn Tần
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Phan Đăng Lưu
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Tạ Uyên
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Nguyễn Văn Cừ
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Hà Huy Tập
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Nguyễn Thị Minh Khai
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Nguyễn Thị Bảy
Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Mười Đen
Flag of France.svg Jean Decoux
Flag of Japan.svg Yuichi Tsuchihashi
Flag of Japan.svg Takeshi Tsukamoto


.
Nam Kỳ khởi nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo.[1]

Bối cảnh lịch sử

Tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9 năm đó, đế quốc Nhật Bản xâm lược bán đảo Đông Dương từ tay Pháp. Từ đây, Việt Nam bị hai thế lực cùng thống trị là thực dân Phápphát xít Nhật. Sẵn tinh thần chống Pháp-Nhật và noi gương cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, người dân nhiều tỉnh miền Nam Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp-Nhật.[2]

Công tác chuẩn bị

Tháng 3 năm 1940, Ban thường vụ Xứ ủy do Võ Văn Tần làm bí thư đã soạn thảo Đề cương chuẩn bị đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống Pháp, chuẩn bị nổi dậy vũ lực. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi mật thám kéo đến bắt cán bộ, người dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo.
Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay tại những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I., bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ... Còn ở nông thôn phần lớn các đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.
Lò rèn trong các thôn làng ngày đêm sản xuất vũ khí. Người dân góp nồi đồng, mâm thau, lư hương để du kích đúc đạn. Nhiều nơi xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá).
Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu "không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh" diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính. Do công tác binh vận được tốt, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.[3]

Diễn biến

Ông Phan Đăng Lưu, đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử ra Bắc họp Hội nghị Trung ương lần thứ VII để báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương. Sau khi nghe báo cáo cặn kẽ việc chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương cũng phái Phan Đăng Lưu quay trở lại để tạm hoãn lại cuộc khởi nghĩa. Nhưng khi về đến Sài Gòn thì Phan Đăng Lưu đã bị bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi khắp nơi và không thể thu hồi lại.
Kế hoạch của cuộc khởi nghĩa đã phần nào bị thực dân Pháp biết trước ít ngày. Tối 22.11.1940, ông Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy mới thay ông Võ Văn Tần và một số đồng đội khác trong Thành ủy Sài Gòn cũng sa lưới Phòng nhì Pháp.
Mặc dù vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn. Từ Biên Hòa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Tại Mỹ Tho 54 trong số 56 bị nghĩa quân chiếm giữ. Tại Chợ Lớn, lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều tổng. Tại Tân An, các xã hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay lực lượng nổi dậy...
Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng. Những người Pháp và Việt gian bị xét xử. Ruộng, thóc của những địa chủ được cho là phản động bị đem chia cho dân nghèo. Chính quyền cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn, lâu nhất ở Mỹ Tho giữ được 49 ngày. Thực dân Pháp đàn áp kịch liệt, tìm cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu chống trả quyết liệt.
Tại khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, nhất là Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu rất dũng cảm. Chính quyền Pháp ở một số quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi, họ chiến đấu chống Pháp bằng vũ khí thô sơ.
Trong trận phục kích quân tiếp viện của Pháp từ Tây Ninh đến cứu Hóc Môn bị quân khởi nghĩa vây hãm, du kích đã bắn chết tướng Pháp và nhiều quân lính ở Cầu Bông. Tại Mỹ Tho, các đội tự vệ phá tan bộ máy chính quyền của Pháp ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Tại Hóc Môn (Gia Định), dưới sự chỉ huy của ông Mười Đen - xứ ủy viên, du kích vây đồn, chặn đánh quân Pháp tiếp viện ở Cầu Bông, hạ sát chánh xứ tỉnh Tây Ninh và một số lính, thu 15 súng rồi kéo lên Truông Mít (Tây Ninh).
Tại Cần Giuộc, Bến Lức, đội du kích của nữ tướng Nguyễn Thị Bảy đã làm cho người Pháp sợ và gọi bà là "Bà Chúa Đỏ".
Tại Vũng Liêm (Vĩnh Long), đội du kích nơi đây đã chiếm đồn Pháp trong 3 ngày, hàng ngàn du kích do bí thư tỉnh ủy chỉ huy phá hủy 2 đồn, phá hủy gần 10 km đường bộ, 14 cầu, ngăn 6 con sông, bóc đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày 14 tháng 12, thực dân Pháp phải dùng thủy, lục, không quân 3 mũi tiến công vào Mỹ Tho nhưng mãi đến 14.1.1941 họ mới chiếm lại được và đẩy lui quân du kích vào Đồng Tháp Mười.
Tháng 12-1940, Đảng bộ Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U MinhĐồng Tháp Mười. Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương hỗ trợ Nam Kỳ. Từ việc xuống đường biểu tình, rải truyền đơn, bãi khóa, đình công, bãi thị đến việc phát động chiến tranh du kích, phá đường, cầu cống để ngăn quân Pháp đàn áp.
Tại Sài Gòn, kế hoạch bị lộ, chính quyền Pháp tại đây kịp đề phòng, khởi nghĩa không thực hiện được. Pháp thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa. Hàng nghìn người bị giết và bị bắt, nhiều làng mạc bị triệt phá, nhiều cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai...) bị tử hình. Thực dân Pháp và các cộng sự người Việt đã đàn áp cuộc khởi nghĩa vô cùng tàn khốc. Họ cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa cuối cùng bị dập tắt.[1][2][3]

Nhận định

Cái mõ này đã được Võ Văn Kiệt dùng để phát động Nam Kỳ khởi nghĩa tại Vũng Liêm tháng 11 năm 1940
Cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh nên đã bị thất bại, song sự kiện đó đã nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất của dân Việt, là "tiếng kèn xung trận" dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Đông Dương [2].
Ông Phan Xuân Biên, trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do những điều kiện khách quan và chủ quan, cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa chưa thành công và bị đàn áp tàn bạo, nhưng cuộc khởi nghĩa đó đã để lại nhiều bài học vô giá, mãi mãi có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với những chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Việt Nam.
Ông Trần Trọng Tân, nguyên ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại đây là cuộc khởi nghĩa rộng lớn và mạnh mẽ nhất so với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, tung bay ở nhiều nơi [4].
Dù thất bại, nhưng Nam Kỳ khởi nghĩa đã để lại những bài học quý báu về vấn đề chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị cho Đảng Cộng sản Đông Dương những kinh nghiệm để thực hiện cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
Nam Kỳ khởi nghĩa là trang sử oanh liệt của "Nam Bộ Thành đồng", của miền Nam "đi trước về sau" trên suốt chặng đường cách mạng của đất nước Việt Nam.
Nam Kỳ khởi nghĩa nêu một tấm gương sáng về tinh thần kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam. Qua trận thử lửa này, người dân càng gắn bó với Đảng, càng tôi luyện chí khí cách mạng, củng cố nhận thức.[3]
Nam Kỳ khởi nghĩa đã nêu cao ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của người Việt Nam trong hoàn cảnh mới, báo hiệu một cuộc khởi nghĩa toàn quốc, bước đầu đấu tranh vũ trang của các dân tộc Đông Dương.[1]

Chú thích

  1. ^ a ă â Bách khoa Việt Nam
  2. ^ a ă â NGÀY Nam Kỳ khởi nghĩa 23 – 11 – 1940
  3. ^ a ă â Dương Trung Quốc, 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục, Tr. 321
  4. ^ Đ.Trang - Quang Khải (23 tháng 11 năm 2005). “Khởi nghĩa Nam kỳ để lại nhiều bài học quí giá”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.

Tham khảo

  1. Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 - Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
  2. Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23–11–1940 - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận - Tỉnh đoàn Bình Thuận
  3. Dương Trung Quốc, 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục

Xem thêm

Liên kết ngoài



Doctor Who

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Doctor Who
DoctorWhoTitle.png
Thể loại Khoa học viễn tưởng, Phiêu lưu
Sáng lập
Đạo diễn Various
Diễn viên Doctor
(hiện tại Peter Capaldi)
Bạn đồng hành
(hiện tại Jenna-Louise Coleman)
Hòa âm, phối khí
Nhạc dạo Doctor Who theme music
Phụ hòa âm nhiều nhạc sĩ
(hiện tại Murray Gold)
Quốc gia Vương quốc Anh
Số mùa 26 (1963–89) và một TV film (1996)
Số phần 7 (2005–hiện tại)
Số tập 800 (bao gồm 97 tập bị mất) (Danh sách chi tiết)
Sản xuất
Giám đốc sản xuất Various
(hiện tại là Steven Moffat and Brian Minchin[1])
Bố trí camera 1 máy quay và nhiều máy quay
Thời lượng
  • 25 phút (1963–84, 1986–89)
  • 45 phút (1985, 2005–hiện tại)
  • thời lượng khác nhau
Trình chiếu
Kênh trình chiếu BBC
BBC One HD (2010–hiện tại)
BBC HD (2009–10)
BBC America (2010–hiện tại)
Định dạng hình ảnh
  • phim trắng đen 405-line (1963–67)
  • phim trắng đen 625-line (1968–69)
  • phim 625-line PAL (1970–89)
  • phim 525-line NTSC (1996)
  • phim 576i khung hình 16:9 DTV (2005–08)
  • phim 1080i định dạng HDTV (2009–hiện tại)
Định dạng âm thanh âm thanh monaural (1963–87)
âm thanh stereo (1988–89; 1996; 2005–08)
âm thanh surround 5.1 (2009–present)
Phát sóng Loạt phim cũ:
23 tháng 11, 1963 –
6 tháng 12 1989
Television film:
12 tháng 5 1996
Loạt phim mới:
26 tháng 3 2005 – hiện tại
Thông tin khác
Chương trình liên quan
Liên kết ngoài
Doctor Who at the BBC
Doctor Who là một bộ phim truyền hình của Anh Quốc thuộc thể loại khoa học viễn tưởng do hãng BBC sản xuất. Bộ phim có nội dung chính kể về những cuộc phiêu lưu của một Time Lord (Chúa tể thời gian) — một nhà du hành thời gian, một người ngoài hành tinh có hình dáng của con người, ông tự xưng mình là the Doctor. Ông đi xuyên vũ trụ trong con tàu TARDIS (viết tắt của: Time and Relative Dimension in Space), một dạng tàu vũ trụ đi xuyên không-thời gian. Con tàu xuất hiện dưới hình dạng của một Bốt điện thoại màu xanh dành cho cảnh sát phổ biến ở nước Anh vào những năm 1963, những năm đầu mà bộ phim được sản xuất. Du hành cùng với ông là những người bạn đồng hành, đồng thời the Doctor cũng phải đối mặt với vô số kẻ thù để cứu toàn nhân loại.
Bộ phim được hãng BBC sản xuất liên tục từ 1963-1989. Một bộ phim điện ảnh đã được đồng sản xuất bởi Universal Pictures vào năm 1996Doctor Who nhằm vực dậy loạt phim này nhưng không thành công. Sau một thời gian ngừng phát sóng, bộ phim đã được tiếp tục sản xuất và phát sóng lại từ tháng 3 năm 2005 tại Anh Quốc và Úc, và tháng 3 năm 2006 tại Hoa Kỳ trên Sci Fi Channel. Hiện nay nó vẫn còn đang quay. Bộ phim đã đạt kỷ lục thế giới là bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng dài nhất thế giới và cũng là series phim khoa học viễn tưởng thành công nhất mọi thời đại. Bộ phim là tiên phong trong việc sử dụng kĩ xảo điện ảnh. Bộ phim đang là một phim truyền hình rất được yêu thích ở Vương quốc Anh. Bộ phim đã nhận được sự công nhận từ các nhà phê bình và công chúng là một trong những chương trình truyền hình tốt nhất của Anh, bao gồm cả Giải BAFTA cho Phim truyền hình hay nhất trong năm 2006, và năm lần liên tiếp tại Giải thưởng Truyền hình Quốc gia từ năm 2005, trong các thể loại chính kịch.
Mục đích ban đầu của loại phim Doctor Who - Bác sĩ vô danh là một chương trình giáo dục lịch sử và khoa học, nên phim có các chuyến phiêu lưu tới tương lai để phục vụ giáo dục khoa học và về quá khứ để giáo dục lịch sử mặc dù 2 mạch truyện này hay xen kẽ nhau. Ban đầu những phần đầu rất ít quái vật ngoài hành tinh, thay vào đó là người nguyên thủy lạc hậu, người Aztec, cao bồi... Tuy nhiên sau thành công của loài Dalek thì các yếu tố giáo dục dần được loại bỏ, những cuộc phiêu lưu tới tương lai hay hành tinh khác nhiều hơn, thêm nhiều quái vật hơn.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2013, Peter Capaldi đã được công bố sẽ đóng vai hóa thân thứ 12 của Doctor trên một chương trình được trực tiếp trên BBC One. Giáng sinh, ngày 25 tháng 12 2013, Matt Smith chính thức nói lời chia tay trong tập "The Time of the Doctor" và tái sinh thành Doctor thứ 12. Phần 8 của loạt phim sẽ dự kiến lên sóng vào mùa thu 2014 với Peter Capaldi trong vai Doctor và Jenna Coleman trong vai bạn đồng hành Clara Oswald.

Nội dung

Bộ phim kể về cuộc phiêu lưu của Doctor - Bác sĩ. Doctor là một nhân vật bí ẩn, mơ hồ về thân thế, ông tự gọi mình là Doctor và không ai biết tên thật của ông là gì. Ông có cháu gái là Susan Foreman, đến từ thời đại khác, không gian khác. Họ sống trong con tàu có thể đi xuyên không gianthời gian gọi là TARDIS, có bề ngoài không khác gì một chiếc hộp điện thoại cảnh sát những năm 1950 ở Anh quốc, bên trong lớn hơn bên ngoài. Doctor cũng giới thiệu mình và cháu gái đang sống "lưu vong" nhưng không nói rõ lí do, thông tin về hành tinh cũng như chủng tộc của họ cũng không được hé lộ. Về sau, nhiều chi tiết được tiết lộ hơn, Doctor nhận mình là người ngoài hành tinh và thuộc chủng tộc Time Lord - Chúa tể Thời gian, và là người cuối cùng của hành tinh Gallifrey.
Bô phim bắt đầu với rất ít thông tin về cuộc sống của Doctor trước khi tới Trái Đất. Ngoài việc ông đã đánh cắp một tàu TARDIS bị hỏng và cùng cháu gái rời Gallifrey, sau này (ở tập cuối của phần 7 trong loạt phim mới), khán giả được tiết lộ rằng con tàu TARDIS mà Doctor chọn đánh cắp là theo lời gợi ý của một phiên bản Clara Oswald (Người bạn đồng hành đã đi và dòng thời gian của 11th và bị phân rã ra rất nhiều phiên bản).
Doctor đã đi xuyên không gianthời gian để bảo vệ và giúp đỡ mọi sinh vật trên vũ trụ với một cỗ máy thời gian TARDIS. Trong các chuyến phiêu lưu của mình, các Doctor thường có những người bạn đồng hành.
Ngoài bí mật lớn nhất là danh tính của Doctor, còn một bí mật kinh hoàng mà Doctor luôn né tránh khi đề cập đến. Đó chính là tại sao, lý do nào đã khiến chủng tộc Time Lord diệt vong. Bí mật về cuộc chiến vĩ đại Time War - Chiến tranh thời gian luôn được giữ kín. Chiến tranh thời gian diễn ra giữa chủng tộc Time Lord và Dalek đã thiêu trụi và hủy diệt toàn bộ hành tinh Gallifrey. Doctor tiết lộ rằng, ông đóng vai trò khá lớn trong Chiến tranh thời gian và ông là người phải chịu trách nhiệm chính về sự hủy diệt của chủng tộc mình.

Doctor - Bác sĩ

Bài chi tiết: Doctor (Doctor Who)
Nhân vật Doctor là người ngoài hành tinh, thuộc chủng tộc Time Lord - Chúa tể thời gian, sống trên hành tinh quê nhà là Gallifrey, và vì một lý do nào đó ông đã rời bỏ hành tinh của mình và sống lưu lạc trong không thời gian khác trên cỗ máy TARDIS. Nhân vật này chưa bao giờ đề cập đến nhân dạng thật hay danh tính của mình, ông tự gọi mình là Doctor - Bác sĩ. Doctor hầu như bất tử, ông có thể tái sinh trước khi cái chết xảy đến. Mỗi lần tái sinh, Doctor lại có một hình hài mới và một nhân cách khác. Đây là một giải pháp đã được đặt ra vào năm 1966 khi hiện thân đầu tiên của Doctor là diễn viên William Hartnell do sức khỏe không cho phép ông tiếp tục đảm nhận vai diễn, các nhà biên kịch đã cho nhân vật của ông tái sinh ở một nhân dạng mới, trẻ trung hơn. Giải pháp này tiếp tục được sử dụng trong toàn bộ loạt phim khi diễn viên chính không tiếp tục đảm nhận vai diễn nữa. Chính vì thế cho đến nay, đã có tổng cộng 11 diễn viên đóng vai Doctor. Tuy vậy đây vẫn chỉ là một nhân vật bất tử chính xuyên suốt loạt phim.
Người xem thường nhầm lẫn tên nhân vật là Doctor Who, tuy vậy ông chỉ gọi mình đơn giản là Doctor. Doctor Who thực chất để chỉ tên của bộ phim, nguồn gốc của tựa đề bộ phim bắt nguồn từ việc mỗi lần ông giới thiệu mình là Doctor, người nghe thường thắc mắc hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi quen thuộc là "Doctor Who???".
Trong một số tập phim, Doctor đề cập rằng, ông chỉ có thể tái sinh tổng cộng 12 lần và sống ở 13 nhân dạng khác nhau. Tuy nhiên, trong tập "The Time of the Doctor", khái niệm tái sinh được mở rộng hơn, Doctor được các Time Lord qua vết nứt thời gian tặng cho một chu kì tái sinh mới với 12 lần tái sinh nữa. Yếu tố tái sinh là một phần trong kịch bản vẫn được sử dụng cho đến hiện tại để tiếp tục phát triển loạt phim.

Bạn đồng hành

Doctor luôn bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình với các người bạn đồng hành. Trong loạt phim cũ, lúc nào ông cũng du hành cùng từ 3 bạn đồng hành trở lên. Ở hiện thân thứ nhất, bạn đồng hành của Doctor là cô cháu gái của ông Susan Foreman (Carole Ann Ford). Tính trong toàn bộ loạt phim cũ, Doctor đã có đến trên 35 người bạn đồng hành mà đặc biệt là Sarah Jane Smith (Elisabeth Sladen), người đã gắn bó với loạt phim cũ và tham gia khách mời trong một số tập của loạt phim mới.
Trong loạt phim mới bắt đầu từ 2005, Doctor thường chỉ du hành cùng một người bạn. Bạn đồng hành của Doctor thứ Chín và Mười phải kể đến Rose Tyler (Billie Piper), Martha Jones (Freema Agyeman), và Donna Noble (Catherine Tate). Bạn đồng hành của Doctor Mười một là Amy Pond (Karen Gillan) và Clara Oswin Oswald (Jenna-Louise Coleman).

Kẻ thù

Kẻ thù của Doctor thường rất đa dạng, ở mỗi tập anh đều phải đối mặt với những kẻ thù khác nhau. Trong loạt phim mới từ 2005, nhà sản xuất của phim là Russell T Davies đã lên kế hoạch để cho xuất hiện lần lượt các kẻ thù tiêu biểu điển hình của Doctor:
  • Phần 1: là Người nhựa có ý thức (Nestene Consciousness) và chủng tộc Dalek.
  • Phần 2: là Cyberman-người máy.
  • Phần 3: là Macra và Master (cùng chủng tộc với Doctor).
  • Phần 4: là Sontaran (người nhân bản vô tính) và Davros (Tiến sĩ đã tạo ra loại Dalek).
Trong các tập đặc biệt phát sóng trong giai đoạn 2009–10 là các Chúa tể thời gian (Time Lord - Rassilon), những người thuộc chủng tộc của ông nhưng đã bị tuyệt chủng trong Chiến tranh thời gian (Time War), nay quay trở lại từ quá khứ. Kế tiếp thành công của Davies, Steven Moffat tiếp tục đưa các nhân vật khác trở lại như:
  • Phần 5: Silurian (Reptilia Human hay Người Thằn lằn)
  • Phần 6: Cybermat
  • Phần 7: Great Intelligence và Chiến binh Băng - Ice Warrior.[2]
Dù không phải là kẻ thù của Doctor, vẫn có một số chủng tộc ngoài hành tinh khác thường xuyên xuất hiện: loài Slitheen (Raxacoricofallapatorian), Người Ood, Judoon, Weeping Angels và Silence.

Tham khảo

  1. ^ “Brian Minchin confirmed as New Executive Producer of Doctor Who”. BBC. 30 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ Monster Files: Cybermats. iTunes. 2011.
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment