CNM365. Chào ngày mới 13 tháng 11 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1851 – Arthur A. Denny và đội Denny những người định cư châu Âu lâu dài đầu tiên đổ bộ lên Alki Point, sau đó chuyển đến địa điểm nay trở thành thành phố Seattle (hình). Đây là thành phố biển Tây Bắc của Hoa Kỳ gần biên giới Canada , nơi có nền giáo dục cao nhất Hoa Kỳ. Năm 1986 – Hiệp ước Liên kết Tự do thành luật, trao cho Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall nền độc lập từ Hoa Kỳ. Năm 1996 – Bộ truyện tranh manga InuYasha lần đầu tiên được ra mắt trên tạp chí Weekly Shonen Sunday và phát hành liên tục 12 năm đến ngày 18 tháng 6 năm 2008 với 558 chương. Năm 2001 – Chiến tranh Afghanistan: Vương quốc Hồi giáo Afghanistan thất thủ Kabul trước Liên minh Phương Bắc.
Seattle
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Seattle | |
— Thành phố — | |
Trung tâm thành phố nhìn từ hướng Bắc. | |
Biệt danh: The Emerald City, Seatown, Rain City, Jet City, Gateway to Alaska, Gateway to The Pacific, Queen City | |
Vị trí của Seattle trong Quận King và Washington |
|
Vị trí tại Hoa Kỳ | |
Tọa độ: 47°36′35″B 122°19′59″TTọa độ: 47°36′35″B 122°19′59″T | |
---|---|
Quốc gia | USA |
Tiểu bang | Washington |
Quận | King |
Thành lập | 1869 |
Chính quyền | |
- Kiểu | Hội đồng thị trưởng |
- Thị trưởng | Michael McGinn |
Diện tích | |
- Thành phố | 369,2 km² (142,5 mi²) |
- Đất liền | 217,2 km² (83,87 mi²) |
- Mặt nước | 152 km² (58,67 mi²) |
- Vùng đô thị | 21.202 km² (8.186 mi²) |
Độ cao | 0–158 m (0–520 ft) |
Dân số (18 tháng 9 năm 2009)[1][2][3] | |
- Thành phố | 602.000 (US: 25th) |
- Mật độ | 2.755,2/km² (7.136/mi²) |
- Đô thị | 2.712.205 |
- Vùng đô thị | 3.407.848 (US: 15th) |
- | Seattleite |
Múi giờ | PST (UTC-8) |
- Mùa hè (DST) | PDT (UTC-7) |
Mã bưu điện | |
Mã điện thoại | 206 |
Thành phố kết nghĩa | Bergen, Cebu (thành phố), Trùng Khánh, Christchurch, Daejeon, Galway, Gdynia, Hải Phòng, Cao Hùng, Kobe, Mombasa, Q819314[?], Mazatlán, Nantes, Pécs, Perugia, Reykjavík, Sihanoukville, Surabaya, Goiânia, Tashkent, Chimbote, Beersheba |
Website: www.seattle.gov |
Những người bản địa đã định cư tại Seattle ít nhất 4000 năm,[6] nhưng khu định cư người châu Âu chỉ bắt đầu vào giữa thế kỷ 19. Những người định cư châu Âu lâu dài đầu tiên — Arthur A. Denny và những người tiếp theo được gọi là bọn Denny — đã đến đây vào ngày 13 tháng 11 năm 1851. Năm 1853, David Swinson Maynard đã đề xuất tên gọi khu định cư chính được đổi thành "Seattle", một tên gọi Anh hóa của tên Sealth, tù trưởng của hai bộ lạc địa phương. Kể từ đó, thành phố có tên gọi là Seattle. Từ năm 1869 cho đến năm 1882, Seattle đã có biệt danh "Queen City".[7]
Seattle nổi tiếng với việc tiêu thụ nhiều cà phê;[8] các công ty cà phê được thành lập hoặc đóng trụ sở ở Seattle có Starbucks,[9] Seattle's Best Coffee,[10] và Tully's.[11] Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Central Connecticut đã xếp hạng Seattle là thành phố học thức nhất Hoa Kỳ trong 69 thành phố lớn nhất châu Mỹ trong năm 2005 và 2006, xếp thứ nhì trong năm 2007 (sau Minneapolis, Minnesota),[12] và hòa với Minneapolis vào năm 2008. Ngoài ra, số liệu điều tra từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy Seattle là thành phố có giáo dục cao nhất Hoa Kỳ, với 52,5% dân số từ tuổi 25 trở lên có bằng cử nhân hoặc cao hơn.[13] Seattle là nơi sinh của huyền thoại nhạc rock Jimi Hendrix và phong cách nhạc gọi là "grunge"[14] trứ danh bởi các ban nhạc Nirvana, Alice in Chains, Pearl Jam, và Soundgarden. Bruce Lee và người con trai của ông, Brandon Lee được an táng ở khu nghĩa trang Lakeview.
Xét về thu nhập bình quân đầu người, một nghiên cứu của Cục phân tích kinh tế Mĩ xếp hạng vùng đô thị Seattle đứng thứ 17 trong 363 khu vực đô thị trong năm 2006.[15] Seattle từ một vùng kinh tế lạc hậu, nay đã phát triển mạnh mẽ về trung tâm công nghệ thông tin, hàng không, kiến trúc và các ngành công nghiệp giải trí. Thành phố được biết đến như một trung tâm của những người yêu công nghệ "xanh".[16]
Các tuyến đường sắt và xe điện thô sơ (street car) đã từng thống trị hệ thống giao thông nhưng đã bị thay thế phần lớn bằng một hệ thống xe buýt dày đặc và sự phát triện nhanh chóng đã khiến cho xe hơi trở thành phương tiện chính của người dân từ giữa đến cuối thế kỉ XX. Chính vì vậy, Seattle đã trở thành một trong những thành phố có nạn ùn tắc giao thông nhiều nhất nước Mĩ. Mặc dù vậy, những nỗ lực để thay đổi vấn nạn này tại các khu vực và các cơ quan chức năng đã dẫn đến dịch vụ đường sắt mới nối Seattle đến Everett và Tahoma, liên kết khu vực Light Rail về phía Nam từ khu Trung tâm và khu nội thành South Lake Union bằng tuyến đường sắt South Lake Union. Một tuyến đường mở rộng ở phía Nam đi tới Sân bay Quốc tế Seattle-Tahoma bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 19 tháng 12 năm 2009; tuyến đường mở rộng ở phía Bắc thì đi đến Đại học Washington được xây dựng vào năm 2010; và một vài mở rộng xa hơn như kế hoạch đi đến Lynnwood ở phía Bắc, Des Moines ở phía Nam, và Bellevue và Redmond ở phía Đông vào năm 2023.[17]
Mục lục
Lịch sử
Thành lập
Khai quật khảo cổ xác nhận rằng khu vực Seattle đã có con người sinh sống cách đây ít nhất 4.000 năm. Trước khi những người châu Âu đầu tiên đến khu vực này, người dân bản địa (nay gọi là tộc Duwamish) đã chiếm 17 làng quanh khu vực Vịnh Elliott.[18][19][20]Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến khu vực Seattle là George Vancouver vào tháng 5 năm 1792 trong chuyến thám hiểm để lập biểu đồ Tây Bắc Thái Bình Dương (1791-1795).[21] Năm 1851, một bọn lớn do Luther Collins đặt chân đến cửa sông Duwamish, họ đã tuyên bố chủ quyền vùng đất này vào ngày 14 tháng 9 năm 1851.[22] Mười ba ngày sau đó, các thành viên của Bọn Collins yêu cầu bồi thường thông qua các tuyển trạch viên của Bọn Denny.[23] Các thành viên của Bọn Denny tuyên bố chủ quyền vùng đất Aiki Point vào ngày 28 tháng 9 năm 1851.[24] Phần còn lại của Bọn Denny đóng buồm từ Portland, Oregon và đi tới Aiki Point trong một cơn mưa ngày 13 tháng 11 năm 1851.[24]
Sau một mùa đông khó khăn, hầu hết các thành viên Bọn Denny di chuyển qua Vịnh Elliott và thành lập làng "Dewamps" hoặc "Duwamps" trên vùng đất mà ngày nay Pioneer Square.[24] Charles Terry và John Low ở lại vị trí ban đầu và lập một ngôi làng mang tên "New York", nhưng lại đổi lại thành "New York Aiki" từ tháng 4 năm 1853. Chữ "Aiki" trong tiếng Chinook có nghĩa là lát nữa thôi, ngay bên cạnh hoặc một người nào đó.[25] New York Alki và Duwamps cạnh tranh cho sự thống trị trong một vài năm tới, nhưng sau đó Aiki bị bỏ rơi và người dân chuyển sang sinh sống ở bên kia vịnh.[26]
David Swinson ("Doc") Maynard, một trong những người sáng lập Duwamps, là người đề xuất tên gọi làng là "Seattle" từ tên của tù trưởng của hai bộ lạc Duwamish và Suquamish, Sealth.[27][28][29] Thuật ngữ "Seattle", xuất hiện trên chính thức trên lãnh thổ Washington ngày 23 Tháng Năm 1853. Năm 1855, khu định cư được thành lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1865, Lập pháp của Washington hợp nhất thị trấn Seattle với một ủy ban quản lý thành phố. Hai năm sau, sau khi đơn xin đã được nộp bởi hầu hết các công dân hàng đầu, lập pháp đã giải tán trị trấn. Năm 1867, một linh mục Công giáo người Canada gốc Pháp tên là Francis X. Prefontaine đến Seattle và quyết định thành lập một giáo xứ ở đó. Trong thời gian 1868-1869, ông đã góp tiền xây dựng nhà thờ bằng cách nâng cao tiền tại hội chợ, triển lãm ở khu vực Vịnh Puget và cho ra nhiều công trình, vào năm 1869, ông mở cửa nhà thờ Công giáo đầu tiên tại Seattle trên Đại lộ thứ ba và đường Washington, Thị trấn vẫn còn một khuôn viên của Quận King cho đến cuối năm 1869 khi một đơn yêu cầu mới đã được đệ lên và thành phố đã được tái hợp với một chính quyền thị trưởng-hội đồng.[24][30] Các con dấu chính thức của thành phố Seattle mang năm "1869".
Cuộc đi tìm vàng, Thế chiến thứ I và Đại Khủng hoảng
Kể từ khi tìm ra vàng ở dọc sông Klondike gần cuối thế kỉ XIX, mọi người đổ xô đến để đào vàng. Kể từ đó, Seattle đã trở thành một trung tậm vận chuyển lớn. Ngày 14 tháng 7 năm 1897, các tàu SS Portland chứa hàng tấn vàng cập cảng Seattle, và Seattle đã trở thành mốc giao thông chính và cung cấp hàng hoá cho các thợ mỏ ở Alaska và Yukon. Cùng với Seattle, các thành phố khác như Everett, Tacoma, Port Townsend, Bremerton, và Olympia, tất cả trong khu vực Vịnh Puget, trở thành đối thủ cạnh tranh để trao đổi, chứ không phải chỉ mình Seattle là trung tâm chính khai thác các kim loại quý. Cuộc đổ xô đi tìm vàng ở Yukon kết thúc vào năm 1909, và năm đó thành phố cũng đã đăng cai tổ chức Triển lãm thế giới.Một sự bùng nổ đóng tàu có quy mô lớn ở phần đầu của thế kỷ 20 làm cho các hãng đóng tàu tăng thêm nhân công nhưng lại trả lương rất ít ỏi, các công nhân đã đồng loạt đình công để đạt được mức lương cao hơn sau hai năm Thế chiến thứ I kiểm soát tiền lương, đã tạo nên cuộc Tổng đình công ở Seattle năm 1919, là cuộc tổng đình công đầu tiên trong nước. Một kế hoạch phát triển thành phố vào năm 1912 do Virgil Bogue đề xướng nhưng không được sử dụng. Nền kinh tế của Seattle phát triển thịnh vượng vào những năm 1920 nhưng lại bị suy thoái do ảnh hưởng của Đại Khủng hoảng, và đã phải trải qua nhiều cuộc xung đột lao động nghiêm trọng nhất của đất nước trong thời kỳ đó. Những cuộc xung đột trong thời gian diễn ra cuộc Đình công bờ biển phía Tây năm 1934 đã khiến cho Seattle phải trả chi phí rất lớn nếu muốn đi đến cảng Los Angeles bằng tàu.[31]
Seattle cũng là trụ sở của ông trùm sân khấu kịch hài Alexander Pantages, người mà đã mở hàng loạt các sân khấu dành cho kịch hài, kịch câm tại Seattle. Những nhà hát của ông luôn được mở rộng, và từ một người Mỹ gốc Hy Lạp nghèo túng, ông đã trở thành một trong những ông bầu xuất sắc nhất nước Mĩ và mau chóng trở thành ông trùm màn bạc. Seattle được cho là nơi hấp dẫn du khách ở miền Tây Hoa Kỳ nhờ vào các tạp kỹ (biểu diễn ca, nhạc, múa, xiếc...). Thành công của Pantages một phần là do công của Kỹ sư- Kiến trúc sư người Scotland B. Marcus Priteca. Priteca đã xây những nhà hát có thể phá huỷ hoặc dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác cho nhiều mục đích khác nhau. Liên doanh Pantages-Priteca có độ ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng Mĩ thời đó. Tuy nhiên, những nhà hát của Pantages-Priteca còn sót lại trên một số thành phố của Hoa Kỳ chỉ còn một cái tên là Pantages.
Những năm sau chiến tranh: Hàng không và điện tử
Nền kinh tế khu vực xuống dốc sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, đồng nghĩa với việc làn sóng nhập cư từ Nhật Bản đến Seattle. Nền kinh tế được phục hồi trở lại nhờ sự thống trị ngày càng tăng trong thị trường máy bay chở khách của công ty sản xuất máy bay Boeing.[32] Seattle tổ chức lễ ăn mừng cho sự phục hồi thịnh vượng của nó và tổ chức Triển lãm thế kỉ 21 và Hội chợ thế giới 1962.[33] Nhưng kinh tế địa phương đã đi vào một tình trạng suy thoái lớn trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Nhiều người rời khỏi khu vực để tìm việc làm ở nơi khác, và các công ty bất động sản lớn ở Seattle đã đăng bản thông báo "Will the last person leaving Seattle – Turn out the lights."[34]Tuy nhiên, Seattle vẫn là trụ sở của Boeing cho đến năm 2001, sau đó thì chuyển sang thành phố Chicago, Illinois.[35] Tuy vậy, Seattle vẫn là nơi sản xuất các dòng máy bay dân dụng của Boeing. Có hai nhà máy sản xuất đó là Boeing Renton Factory (nơi mà 707, 720, 727, và 757 được lắp ráp, trong đó 737 vẫn còn hoạt động đến ngày nay), nhà máy thứ hai là Boeing Everett Factory (nơi sản xuất 747, 767, 777, và 787).
Khi sự thịnh vượng bắt đầu trở lại vào những năm 80, thành phố đã làm sửng sốt giới truyền thông sau khi mười ba người đã thiệt mạng trong một câu lạc bộ đánh bài bất hợp pháp ở Quận International, Khu phố Tàu. Đây là vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử của Seattle.[36] Kỷ nguyên điện tử của Seattle bắt đầu từ việc Microsoft dời trụ sở từ Albuquerque, New Mexico đến gần Bellevue, Washington,[37] Seattle và vùng ngoại ô trở thành quê hương của của một số công ty công nghệ bao gồm Amazon.com, RealNetworks, T-mobile, HeartStream (sau đó được mua lại từ Phillips), ZymoGenetics (được mua lại từ Eli Lilly and Company) và Immunex (sau đó được mua lại từ Amgen).
Vào giai đoạn này, Seattle đã có sự thu hút đối với giới doanh nghiệp. Vì vậy, thành phố đã là trụ sở của nhiều công ty lớn. Thành phố cũng là chủ nhà của Đại hội thể thao Goodwill Games năm 1990,[38] Hội nghị APEC năm 1993. Cũng trong giai đoạn này, dòng nhạc grunge (xuất xứ từ Seattle) đã phát triển và phổ biến rộng khắp.[39]
Địa lý
Với tổng diện tích 83,9 dặm vuông, Seattle nằm ở 47,37 vĩ độ Bắc và 122,20 kinh độ Tây. Địa hình chính là đồi núi, Seattle nằm trên bảy ngọn đồi là Capitol Hill, First Hill, West Seattle, Beacon Hill, Magnolia, Denny Hill và Queen Anne. Kitsap và bán đảo Olympic cùng với những ngọn núi Olympic nằm ở phía Tây của Vịnh Puget, trong khi dãy Cascade và Lake Sammamish nằm về phía đông hồ Washington. Các khu rừng xanh tươi tốt và nhiều cơ quan nước đã cung cấp kế sinh nhai cho nhiều cộng đồng hái lượm và săn bắn.Địa hình
Seattle nằm giữa Vịnh Puget (là một vịnh nhỏ, được xem là cánh tay phải của Thái Bình Dương) về phía tây, và hồ Washington về phía đông. Cảng chính của thành phố, Elliott Bay, là lối vào của Vịnh Puget. Ở phía Tây, bên kia Vịnh Puget là bán đảo Kitsap, dãy núi Olympic trên bán đảo Olympic; ở phía Đông, có hồ Washington, vùng ngoại ô, hồ Sammamish và dãy Cascade.Biển, sông, rừng, hồ, và các cánh đồng xung quanh Seattle đã hỗ trợ cho các hoạt động xã hội. Khu vực xung quanh cũng có địa hình rất thích hợp cho việc chèo thuyền, trượt tuyết, đi xe đạp, cắm trại, đi bộ đường dài,...[40] [41]
Thành phố năm ngay tại khu vực đồi núi, mặc dù không được đồng đều cho lắm.[42] Giống như Roma, thành phố được cho là nằm trên bảy ngọn đồi, bao gồm đồi Capitol, đồi First, West Seattle, đồi Beacon, Queen Anne, Magnolia, và Denny. Nhiều khu vực đồi núi nằm gần trung tâm thành phố, tạo thành một sống núi dọc theo một eo đất giữa Vịnh Elliott và Hồ Washington.[43] Vết nứt trong các sóng núi giữa đồi First và đồi Beacon là nhân tạo, kết quả của việc hai trong số nhiều dự án định hình lại trung tâm thành phố.[44] Địa hình ở trung tâm thành phố cũng đã được thay đổi bởi việc xây dựng một bờ đê và đảo nhân tạo Harbor (hoàn thành năm 1909) ở cửa công nghiệp Duwamish Waterway. Điểm cao nhất trong giới hạn thành phố nằm ở West Seattle, nằm gần Đại lộ Tây Nam thứ 35 và SW Myrtle St. Các ngọn đồi đáng chú ý khác bao gồm Crown Hill, View Ridge/Wedgwood/Bryant, Maple Leaf, Phinney Ridge, Mt. Baker Ridge, Highlands/Carkeek/Bitterlake.
Ở phía Bắc trung tâm thành phố, kênh đào Hồ Washington kết nối Vịnh Puget với Hồ Washington. Nó hợp thành bốn phần: Hồ Union, Vịnh Salmon, Vịnh Portage, và Vịnh Union.
Vì nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Seattle là nơi thường xuyên xảy ra động đất. Vào ngày 28 tháng 2, 2001, một cơn động đất 6,8 độ Richter đã tàn phá thành phố, đặc biệt là ở khu vực Quảng trường Pioneer (được xây dựng trên đất khai hoang, là Khu công nghiệp và một phần trung tâm thành phố), nhưng không gây tử vong.[45] Một số địa chấn có thể kể đến vào ngày 26 tháng 1 năm 1700 (ước tính khoảng 9 độ richter), ngày 14 tháng 12, 1872 (7.3 hoặc 7.4 độ),[45] April 13, 1949 (7.1),[46] and April 29, 1965 (6.5).[47] Cơn địa chấn vào năm 1949 đã gây ra 8 ca tử vong, tất cả đều sống ở Seattle;[46] còn cơn địa chấn năm 1965 đã làm ba người thiệt mạng ở Seattle, trong đó có một vụ là do lên cơn đau tim.[47] Mặc dù rãnh đứt gãy Seattle nằm về phía nam trung tâm thành phố, không phải nó[48] cũng không phải hút chìm Cascadia đã gây nên trận động đất lúc thành phố được thành lập. Khu vực hút chìm Cascadia đặt ra mối đe dọa vì nó có thể gây nên một trận động đất 9 độ richter hoặc cao hơn, có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng thành phố và khiến nhiều tòa nhà sụp đổ, đặc biệt là trong khu vực được xây trên nền đất yếu.[49]
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Seattle có tổng diện tích là 142,5 dặm vuông Anh (369 km2), 83,9 dặm vuông Anh (217 km2) ở đất liền và 58,7 dặm vuông Anh (152 km2) là nước (chiếm 41% tổng diện tích thành phố).
Khu vực lân cận
Khí hậu
Seattle là nơi có mưa nhiều làm thành phố luôn xanh tươi, vì vậy Seattle được gọi là "The Emerald City". Thành phố thường được mô tả là có khí hậu Ôn đới Hải dương hoặc là khí hậu Bờ biển tây Marine, một loại khí hậu đặc trưng của bờ biển phía Tây của châu lục. Ở Seattle, mùa đông thì ẩm ướt còn mùa hạ thì ấm áp. Theo hệ thống Phân loại khí hậu Köppen thì giống như các thành phố khác ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Seattle nằm trong khu vực cận nhiệt đới có mùa hè khô và tương đối mát mẻ.[50] Một số các hệ thống phân loại khí hậu khác như Trewartha chỉ phân loại Seattle là thuộc khí hậu Ôn đới.Nhiệt độ ít khi xuống 0 độ C vào mùa đông nên ít khi có tuyết. Lượng tuyết rơi trung bình hằng năm là 33 cm (được đo bởi Sân bay Sea-Tac). Mưa nhiều nhất là vào tháng 1 đến tháng năm và từ tháng mười đến tháng mười hai. Mưa không lớn nhưng đa số là mưa phùn, nhỏ và kéo dài. Trong một tuần mưa có thể liên tục bảy ngày, một năm chỉ được khoảng 60-70 ngày nắng. Bão ít khi xảy ra ở Seattle. Thời gian khô ráo nhất trong năm là từ tháng 6 đến tháng 8.
Cũng giống như các thành phố nằm trên cùng vĩ tuyến cao phía Bắc, ngày mùa hè ở Seattle kéo dài (mặt trời chiếu sáng suốt 16 giờ vào ngày 21/6), ngược lại, ngày mùa đông lại ngắn và ảm đạm (mặt trời chỉ chiếu 8,5 giờ ngày 21/12).
Tám mươi dặm (130 km) về phía Tây là Rừng già Hoh ở Công viên Quốc gia Olympic. Nó nằm trên các sườn tây của dãy núi Olympic nhận được một lượng mưa hàng năm trung bình là 3.610 mm và thủ phủ của tiểu bang, Olympia có lượng mưa hàng năm là 1320 mm. Khí hậu vào giữa tháng Bảy đến giữa tháng Chín thường nắng và khô ráo hơn. Trong khoảng thời gian này, Seattle thường sẽ có mười, hai mươi, hoặc ba mươi ngày không có hạt mưa nào.[51] Trung bình có 20 mm mưa rơi vào tháng bảy và 25 mm trong tháng Tám. Khí hậu vào mùa hè khô hơn đáng kể và có độ ẩm thấp hơn so với ở những vùng có khí hậu lục địa ẩm. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó, thường là khi nhiệt độ đạt trên 26,7 độ C. Chính vì vậy, Seattle thỉnh thoảng có các cơn dông vào mùa hè.[52]
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trung bình tối cao °C (°F) | 8 (45.8) | 10 (49.5) | 12 (53.2) | 15 (58.2) | 18 (64.4) | 21 (69.6) | 24 (75.3) | 24 (75.6) | 21 (70.2) | 15 (59.7) | 10 (50.5) | 8 (45.5) | 15 (59,8) |
Trung bình tối thấp °C (°F) | 2 (35.9) | 3 (37.2) | 4 (39.1) | 6 (42.1) | 8 (47.2) | 11 (51.7) | 13 (55.3) | 13 (55.7) | 11 (51.9) | 8 (45.7) | 4 (39.9) | 2 (35.9) | 7 (44,8) |
Lượng mưa mm (inch) | 130.3 (5.13) | 106.2 (4.18) | 95.3 (3.75) | 65.8 (2.59) | 45.2 (1.78) | 37.8 (1.49) | 20.1 (.79) | 25.9 (1.02) | 41.4 (1.63) | 81 (3.19) | 149.9 (5.90) | 142.7 (5.62) | 941,6 (37,07) |
Kinh tế
Vùng Vịnh Puget là trung tâm kinh tế của Bang Washington và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Seattle chiếm ưu thế ở vùng này, nơi có xấp xỉ 2/3 tổng số lao động của tiểu bang. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Seattle đã chuyển mình từ một thị trấn bình lặng chuyên về ngư nghiệp và khai thác lâm sản sang một trung tâm tiên phong về công nghệ cao. Seattle là nơi xuất phát của công ty làm chủ các quán cà phê Starbucks và những công ty cạnh tranh nhỏ hơn để thỏa mãn nhu cầu về loại cà phê dành cho giới thượng lưu.Theo các nhà phân tích, Seattle có mức độ tăng trưởng trung bình. Bên cạnh cuộc suy thoái gần đây, nền kinh tế Seattle/ Vịnh Puget đã phát triển nhanh hơn nền kinh tế cả nước. Sự tăng trưởng kinh tế của Seattle cũng đã vượt xa hầu hết các thành phố ở khu Bờ biển phía Tây. Tốc độ tăng trưởng trên trung bình là xu hướng trường kỳ, nó vượt qua vòng tuần hoàn kinh tế và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng theo như dự đoán trong tương lai.[55]
Nền kinh tế ở Seattle cũng phụ thuộc vào Boeing. Gần 60 ngàn người khắp thành phố Seattle làm việc cho hãng Boeing.[56] Vào năm 2005, chỉ riêng hãng hàng không vũ trụ này đã chiếm 40.6% về việc làm trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất ở Khu đô thị Seattle. Tuy nhiên Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 và suy thoái kinh tế quốc gia đã kéo sự suy sụp của du lịch hàng không. Vào giữa năm 2004, hãng Boeing đã sa thải 50,800 công việc trong khu vực. Mặc dù vậy, hãng Boeing tuyên bố rằng việc sản xuất máy bay thương mại chở khách vẫn sẽ được duy trì sự phát triển tập trung ở vùng Vịnh Puget, và vào năm 2003 đã thông báo rằng thế hệ tiếp theo của máy bay phản lực, 787, sẽ được lắp ráp ở Everett. Hãng Boeing bắt đầu thuê lại nhân công, công ty này đã tuyển thêm 3,200 nhân công địa phương.[55]
Các hoạt công nghệ cao đang mở rộng vai trò của chúng trong nền kinh tế Seattle. Khu vực này đã phát triển thành trung tâm hàng đầu về các ngành phần mềm, viễn thông, công nghệ sinh học và công nghệ y học. Microsoft, công ty có trụ sở nằm ở khu vực Tây ngoại ô Redmond, đã phát triển lớn mạnh và trở thành nhà sản xuất phần mềm lớn nhất trên thế giới và hiện nay đã thuê xấp xỉ 28,000 nhân công địa phương, đây cũng là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ hai trong khu vực. Công nghệ sinh học – chuyên ngành mũi nhọn của trường Đại học Washington, học viện nghiên cứu Ung Thư Fred Hutchinson, tổ hợp lớn về phương tiện y tế ở Seattle – là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.
Tiểu bang Washington còn trồng trái cây để xuất khẩu, và rượu nho của tiểu bang này, được sản xuất tại Thung Lũng Columbia ở phía tây Seattle, đang bắt đầu thu hút được những khách hàng trung thành trên thế giới, như lời nhà sản xuất rượu nho Mike Mrachek, chủ nhân hãng rượu St.Laurent Wines. Ông Mrachek nói: "Táo và anh đào của Tiểu bang Washington đã nổi tiếng trên thế giới rồi, và công nghiệp làm rượu nho cũng thế. Chúng tôi trồng được những loại nho có chất lượng".[56]
Dân số
Phân loại: | Seattle | Washington | Hoa Kỳ |
Đàn ông (%) | 49,6 | 49,8 | 49 |
Phụ nữ (%) | 50,4 | 50,2 | 51 |
Tuổi trung niên | 37,7 | 36,7 | 36,4 |
Vị thành niên (%) | 15,3 | 23,9 | 13,3 |
18-64 tuổi (%) | 73,6 | 64,6 | 74,6 |
Trên 65 + (%) | 11,1 | 11,5 | 12,1 |
Thu nhập bình quân đầu người ($) | 38 648 | 27 346 | 25 035 |
Tỷ lệ đói nghèo[58] (%) | 12,5 | 11,8 | 13,3 |
Theo cuộc Khảo sát cộng đồng người Mỹ vào năm 2006-2008, thành phần chủng tộc ở Seatte được thống kê như sau:
- Mỹ trắng: 71.3%
- Người Mỹ gốc Phi: 8.0%
- Người da đỏ: 0.9%
- Người Châu Á:13.2%
- Người Mỹ gốc Úc: 0.4%
- Chủng tộc khác: 2.2%
- Mỹ lai: 4.0%
- Tây Ban Nha và Mỹ Latin: 5.6%
- Người Việt: 2.4%
Cũng theo cuộc Khảo sát cộng đồng người Mỹ 2006-2008, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất khi nói ở nhà, khoảng 78,9% trẻ trên năm tuổi chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha có 4.5% dân số ở Seattle sử dụng; 3.9% dân số nói các tiếng khác thuộc Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu; những người nói ngôn ngữ Châu Á ở nhà chiếm 10.2% dân số. 2.5% còn lại là những người nói các ngôn ngữ khác.[61]
Vào năm 1999, thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở thành phố là $45,736, còn thu nhập trung bình cho một gia đình là $62,195. Nam giới có thu nhập trung bình là $40,929 so với 35,134 $ của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố là $30,306.[62] 11.8% dân số và 6.9% số gia đình ở Washington thuộc dạng đói nghèo. Trong số những người sống trong cảnh đói nghèo, có 13,8 phần trăm là ở độ tuổi dưới 18 và 10,2 phần trăm là 65 tuổi trở lên.[62]
Người ta ước tính rằng Quận King có 8.000 người vô gia cư và nhất là ở thành phố Seattle. Trong tháng 9 năm 2005, các huyện đã thực hiện một kế hoạch mười năm để giúp người vô gia cư bằng cách xây dựng nhà cửa cho họ.[63].
Thay đổi dân số[64][65] | |||||||||||||
Năm | 1900 | 1910 | 1920 | 1930 | 1940 | 1950 | 1960 | 1970 | 1980 | 1990 | 2000 | 2005 | 2010 |
Dân số | 80.671 | 237.194 | 315.312 | 365.583 | 368.302 | 467.591 | 557.087 | 530.831 | 493.846 | 516.259 | 563.374 | 573.911 | 630.320 |
Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Seattle là một điểm nút giao thông quan trọng ở ven biển Thái Bình Dương, một hải cảng lớn của Hoa Kỳ trong thế kỉ 20.Thành phố tạo lạc trên một vùng cảng biển nước sâu rất đẹp nằm ở ngay trung tâm lưu vực Vịnh Puget. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho Seattle khả năng cạnh tranh thương mại trong khu vực cũng như quốc tế. Seattle được ví như một cửa ngõ lớn cho cả khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Alaska. Seattle đã xây dựng sự thịnh vượng của nó bằng cách tận dụng vị trí chiến lược vốn có.Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma nằm ở phía Nam thành phố có các chuyến bay trực tiếp tới nhiều sân bay khác trong lãnh thổ nước Mỹ cũng như với Canada và các thành phố bên kia đại dương. Thương mại với khu vực Châu Á đã phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong suốt 20 năm qua, và xu hướng này hy vọng sẽ tiếp tục được duy trì hiệu quả trong tương lai. Nằm trong thị trấn gần Sea-Tac và quản lý bởi Cảng Seattle, nó cung cấp các điểm đến như Paris, Luân Đôn, Amsterdam và Tokyo và Đài Bắc. Alaska Airlines có trụ sở chính tại sân bay. Năm 2006, sân bay phục vụ khoảng 30 triệu hành khách.[66] Một sân bay nữa tên là Boeing Field (còn có tên là Sân bay quốc tế King County) được đặt tại Seattle. Nó chủ yếu được sử dụng cho chuyên chở hàng hóa, thử nghiệm các chiếc máy bay Boeing được xây dựng gần đó.
Mặc dù thành phố Seattle có các phương tiện vận tải như đường sắt và xe buýt nhưng xe ô tô mới là phương tiện chủ yếu. Các tàu điện đầu tiên được xuất hiện đầu tiên vào năm 1889 đã góp phần vào việc tạo ra một trung tâm tương đối ổn định. Sự xuất hiện của xe ô tô đã lên tiếng hồi chuông báo tử cho hệ thống đường sắt ở Seattle. Vào năm 1929, hệ thống đường sắt Seattle-Tacoma phải đóng cửa, còn tuyến đường sắt Seattle-Everett đóng cửa vào năm 1939, thay vào đó là xe ô tô giá rẻ chạy trên đường cao tốc. Và đến năm 1941, sự xuất hiện của xe điện chở hành khách đã mang lại sự kết thúc cho xe điện. Điều này đã làm trải rộng mạng lưới xe buýt tư nhân (sau này là công cộng) như là giao thông công cộng duy nhất trong thành phố và cả khu vực.[67]
Seattle tọa lạc tại điểm giao nhau của hai tuyến đường cao tốc nối các tiểu bang: tuyến đường số 5 và 90. Tuyến đường số 5 có lộ trình Bắc - Nam, nối hai thành phố lớn của bờ biển Thái Bình Dương. Tuyến đường số 90 nối liền Seattle với khu vực phía Tây; tuyến đường này mở rộng tới Spokane, Minneapolis- St. Paul, Chicago và cuối cùng là Boston. Rất nhiều tuyến phà đi dọc theo Vịnh Puget và kết nối Seattle với những thành phố khác ở bờ phía đông của khu Sound với Bán đảo Kitsap và Bán đảo Olympic về phía Tây.
Y tế
Đại học Washington liên tục được xếp hạng một trong những dịch vụ y tế tốt nhất trong một nghiên cứu về y dược gần đây. Các địa phương lân cận của Seattle đã được trang bị hệ thống cấp cứu và y tế hiện đại ngay từ năm 1970.[68] Ba bệnh viện lớn nhất Seattle là Harborview Medical Center, bênh viện công lớn nhất hạt, Virginia Mason Medical Center và Swedish Medical Center's đều nằm tại đồi First Hill. Chính vì thế ngọn đồi này còn được gọi là "Pill Hill" (tạm dịch: đồi thuốc).[69]Văn hóa
Seattle thường được xem như nơi sinh ra nhạc grunge với các ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng như Nirvana, Pearl Jam, Soundgarden, Alice in Chains, Green River, Mudhoney và Screaming Trees. Những nhóm nhạc này đã ảnh hưởng rất lớn với người dân Seattle vào những năm 1990.[70] Ngoài ra, thành phố cũng có những ngôi sao nhạc jazz như Bill Frisell và Wayne Horvitz, rapper Sir Mix-a-Lot, saxophone Kenny G, ban nhạc heavy metal Nevermore, ban nhạc rock KMFDM, và các nhóm nhạc pop/rock như Aiden, Goodness và The Presidents of the United States of America. Một số nhạc sỹ nổi tiếng như Jimi Hendrix, Duff McKagan, Nikki Sixx, và Quincy Jones đều sinh sống ở Seattle. Seattle là một trung tâm biều diễn nghệ thuật trong nhiều năm. Dàn nhạc giao hưởng Seattle là một trong những dàn nhạc lớn nhất thế giới, biểu diễn hơn 125 bản nhạc giao hưởng và được đề cữ 12 giải Grammy.[71]Thơ cũng là một phần nghệ thuật ở Seattle. Nó được phát triển song song với thể loại nhạc indie rock trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Các nhà thơ tài năng như Buddy Wakefield (hai lần vô địch thế giới cuộc thi thơ ca), Anis Mojgani (hai lần vô địch quốc gia về thơ ca)[72] và Danny Sherrardune (một lần vô địch quốc gia về thơ ca)[73] đều là người Seattle. Seattle đã tổ chức cuộc thi thơ quốc gia vào năm 2001 và cứ sáu tháng một lần, thành phố đều tổ chức lễ hội thơ Seattle.[74]
Seattle còn nổi tiếng về tiêu thụ nhiều cà phê. Công ty cà phê được thành lập ở đây có Starbucks và Tully's. Seattle là nơi nhóm họp của WTO năm 1999 - cuộc họp bị nhiều nhà hoạt động chống toàn cầu hóa tổ chức biểu tình phản đối. Các nhà nghiên cứu của Đại học Trung tâm bang Connecticut xếp Seattle vào hạng thành phố có học thức nhất châu Mỹ năm 2005. Một thống kê cho thấy tỷ lệ người tốt nghiệp đại học cao đẳng của thành phố này cao nhất trong các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Xếp theo đầu người, Seattle xếp thứ 36/522 khu vực học hành ở tiểu bang Washington.
Truyền thông
Vào năm 2010, Seattle có một tờ báo thường nhật chính là The Seattle Times. Tờ Seattle Post-Intelligence, được xuất bản từ năm 1863 cho đến ngày 17 tháng 3 năm 2009 thì dừng phát hành, chuyển sang làm báo mạng và cùng với The Seattle Times, Seattle Post-Intelligence trở thành hai tờ báo mạng lớn nhất Seattle. Đại học Washington thì phát hành tờ The Daily, một tờ báo của học sinh và chỉ phát hành khi bắt đầu một năm học mới. Các tuần báo nổi bật nhất là Seattle Weekly và The Stranger. Tờ báo Real Change là một tờ báo thường nhật chủ yếu dành cho người vô gia cư và những người ăn xin. Ngoài ra còn có một số tờ báo dân tộc địa phương, bao gồm Northwest Asian Weekly và North Seattle Journal.Seattle cũng cung cấp cho người dân các đài truyền hình và vô tuyến riêng và phủ sóng trên toàn nước Mỹ, với năm trạm phát các tiếng khác tiếng Anh và hai trạm phát tiếng Tây Ban Nha.[75] Người dùng truyền hình cáp ở Seattle có thể nhận được đài CBUT 2 (CBC) từ Vancouver, British Columbia.[75]
Seattle có hai tạp chí trực tuyến là Worldchaging và Grist.org là hai trong số các "Green Website" vào năm 2007 theo tạp chí Time.[76]
Thể thao
Câu lạc bộ | Thể thao | Giải | Địa điểm thi đấu | Thời gian thành lập. | Vô địch |
---|---|---|---|---|---|
Seattle Sounders FC | Bóng đá | Major League Soccer | Qwest Field | 2007 | 0 |
Seattle Seahawks | Bóng bầu dục | National Football League | Qwest Field | 1976 | 0 |
Seattle Mariners | Bóng chày | Major League Football | Safeco Field | 1977 | 0 |
Seattle Thunderbirds | Khúc côn cầu | Western Hockey League | ShoWare Center | 1977 | 0 |
Seattle Storm | Bóng rổ | Women's National Basketball Association | KeyArena | 2000 | 1 |
Seattle Mist | Bóng bầu dục | Lingerie Football League | ShoWare Center | N/A | N/AQ |
Seattle Grizzlies | Bóng bầu dục kiểu Úc | United States Australian Football League | Mosier Park | 1998 | 0 |
Seattle Mist | Bóng đá | Lingerie Football League | ShoWare Center | 2009 | N/AQ |
Seattle SuperSonics | Bóng rổ | NBA | KeyArena | 1967 | 1 |
Seattle Totems | Khúc côn cầu | Northern Pacific Hockey League | Olympic View Ice Arena | 2005 | 4 |
Thư viện
Seattle có một mạng lưới các thư viện công cộng khá dày đặc và phục vụ theo từng nhu cầu của mỗi người. Thư viện Trung tâm Seattle, thiết kế bởi Rem Koolhaas, được mở cửa vào năm 2004.Những người nổi tiếng ở Seattle
- Kurt Cobain (20 tháng 2 1967 - 5 tháng 4 1994): Ca sĩ, nhạc sĩ và là nhóm trưởng ban nhạc Nivarna.
- Chris Cornell (20 tháng 7 1964): Ca sĩ, nhạc sĩ.
- Frances Farmer (19 tháng 3 1913 - 1 tháng 8 1970): Diễn viên.
- Bill Gates (28 tháng 5 1955): Doanh nhân, nhà từ thiện, đồng sáng lập Microsoft.
- Jimi Hendrix (27 tháng 11 1942 - 18 tháng 9 1970): Ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock.
- Eddie Vedder (23 tháng 12 1964): Ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock, thành viên nhóm Pearl Jam
- Lý Tiểu Long (21 tháng 11 1940 - 20 tháng 7 1973): Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, chỉ đạo võ thuật được chôn cất ở nghĩa trang Lake View, Seattle.
- Lý Quốc Hào (1 tháng 2 1965 - 31 tháng 3 1993): Diễn viên được chôn cất ở nghĩa trang Lake View, Seattle.
Du lịch
Seattle có nhiều điểm thu hút sự quan tâm của du khách như Ballard Locks (cống dẫn nước vào Vịnh Puget); Experience Music Project (bảo tàng âm nhạc), Museum of Flight (bảo tàng hàng không)... Khách đến thăm Seattle có thể đi du thuyền trong Vịnh Puget và lên tháp Space Needle. Chợ ngoài trời Pike Place cũng là một điểm đến vô cùng hấp dẫn. Chợ cực kì sạch sẽ, hiện đại và luôn chật cứng vào dịp cuối tuần.Nằm trên dãy núi Everett, cách Seattle 40 phút chạy xe là nhà máy sản xuất máy bay Boeing. Đa số du khách đặt chân đến Seattle đều tham quan nơi này, kéo dài từ phía Bắc xuống phía Nam của thành phố. Toà nhà của nhà máy sản xuất Boeing này có kiến trúc đồ sộ vào bậc nhất thế giới, đủ rộng lớn để chứa cả công viên Disneyland. Quy trình sản xuất một chiếc máy bay ở đây rất đặc biệt, đến nỗi tour du lịch dành cho du khách tham quan nhà máy này đã trở thành một trong những tour du lịch hấp dẫn nhất ở vùng đất Tây Bắc nước Mỹ này.[77]
Một số những hội chợ và các lễ hội nổi bật hàng năm ở Seattle như Liên hoan phim Quốc tế Seattle,[78] nhiều sự kiện Seafair diễn ra trong suốt Tháng 7 và 8, Northwest Folklife qua ngày Lễ Chiến sĩ trận vong, các chương trình âm nhạc, nghệ thuật và vui chơi giải trí qua ngày Labor Day,... Tất cả thu hút khoảng 100.000 người tham dự, ngang bằng với sự kiện Seattle Hempfest (là sự kiện hàng năm tán thành việc bất hợp pháp hóa đối với ma túy, cần sa và thuốc lá) và Ngày Độc lập Hoa Kỳ.[79][80][81]
Ở đây cũng có một số sự kiện thường niên khác, như Seattle Antiquarian Book Fair & Book Arts Show (Hội chợ sách khảo cổ học và sách nghệ thuật);[82] và hội nghị anime, Sakura-Con;[83] Penny Arcade Expo, hội nghị trò chơi điện tử;[84] và một số liên hoan phim như Liên hoan phim Maelstrom International Fantastic và Liên hoan phim Đồng tính luyến ái (Seattle Gay and Lesbian Film Festival)[85].
Địa điểm nổi tiếng
Địa điểm | Hình ảnh | |
---|---|---|
Space Needle | ||
Safeco Field | ||
Washington Park Arboretum | ||
Columbia Center | ||
Hiram M. Chittenden Locks |
Địa điểm | Hình ảnh | |
---|---|---|
Bảo tàng hàng không | ||
Chợ Pike Place | ||
Công viên Kerry | ||
Bến phà Washington State | ||
Tháp Smith |
Chính quyền
Seattle là một thành phố có hiến pháp riêng, với hình thức là Thị trưởng-Hội đồng, khác với đa số các thị trấn lân cận với hình thức Hội đồng-Quản lý. Từ năm 1911, chín thành viên hội đồng thành viên thành phố đều được bầu chọn với quy mô lớn, chứ không phải tách riêng ra bởi các phân khu địa lí.[87] Các cơ quan được quyền bầu khác là luật sư, thẩm phán và những người có ủy quyền. Tất cả họ đều không theo một đảng nào.[88] Seattle là một thành phố theo chủ nghĩa tự do và có xu hướng bầu chọn các chính trị gia phe cánh tả. Với đặc điểm như vậy, Seattle khá tương đồng với các thành phố trong nước cũng theo xu hướng cánh tả như Madison, Wisconsin, Berkeley, California, và Cambridge, Boston tại Massachussets.Biệt danh, hoa, nhạc và khẩu hiệu chính thức
Năm 1981, chính quyền Seattle mở cuộc thi sáng tạo biệt danh mới thay cho biệt danh hiện hành vào thời điểm đó là "the Queen City". "Queen City" được đặt bởi các nhà địa ốc từ năm 1869,[89] nhưng tên này cũng là biệt danh của các thành phố Cincinnati;[90] Denver;[91] Regina, Saskatchewan;[92] Buffalo;[93] Bangor, Maine;[94] Helena, Montana;[95] Burlington, Vermont,[96] Charlotte, North Carolina,[97] và một vài thành phố khác. Sau một năm bình chọn, năm 1982, Seattle có biệt danh mới là "the Emerald City". Tên này được đặt bởi Sarah Sterling-Franklin đến từ California mang ý nghĩa thành phố Seattle có một màu xanh ngọc bích nhờ vào những rừng cây xum xuê rậm rạp, nhờ vào những cơn mưa thường xuyên mang lại sự tươi tốt cho cây trái.[98] Seattle còn có một biệt danh không chính thức khác là "the Jet City", ám chỉ công ty Boeing đặt trụ sở tại đây.[98] Ngoài ra thành phố còn có tên khác nữa là "Portal to the Pacific", cụm từ ám chỉ những đường hầm hướng về phía tây bắt nguồn từ cây cầu trên hồ Washington ở Quốc lộ 90.Bông hoa chính thức của thành phố là hoa thược dược từ năm 1913. "Seattle the Peerless City" là bài hát chính thức của Seattle từ năm 1909. Và vào năm 1942, khẩu hiệu của thành phố là "The City of Flowers"; 48 năm sau, tức năm 1990, đổi lại thành "The City of Goodwill", hưởng ứng sự kiện Goodwell Games được tổ chức tại Seattle tại thời điểm đó.[99] Vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, tháp Space Needle được trang hoàng bởi khẩu hiệu mới "Metronatural". Khẩu hiệu này là kết quả của 16 tháng ròng rã với 200.000 đô la được chi bởi Cục Sự kiện và Du khách Seattle.[100] Tại đây, Diệc xanh lớn là loài chim chính thức do Hội đồng Thành phố bình chọn vào năm 2003.[101]
Thành phố kết nghĩa
- Beersheba, Israel
- Bergen, Na Uy
- Cebu, Philippines
- Trùng Khánh, Trung Quốc
- Christchurch, New Zealand
- Daejeon, Hàn Quốc
- Galway, Cộng hoà Ireland
- Gdynia, Ba Lan
- Hải Phòng, Việt Nam
- Cao Hùng, Đài Loan
- Kobe, Nhật Bản
- Limbe, Cameroon
- Mazatlán, México
- Mombasa, Kenya
- Nantes, Pháp
- Pécs, Hungary
- Perugia, Ý
- Reykjavík, Iceland
- Sihanoukville, Campuchia
- Surabaya, Indonesia
- Tashkent, Uzbekistan[102]
Xem thêm
Chú thích
- ^ “Alphabetically sorted list of Census 2000 Urbanized Areas” (TXT). United States Census Bureau, Geography Division. Truy cập 22 tháng 8 2010.
- ^ a ă “Annual Estimates of the Population of Metropolitan and Micropolitan Statistical Areas: April 1, 2000 to July 1, 2008 (CBSA-EST2008-01)” (CSV). United States Census Bureau, Population Division. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Demographia World Urban Areas & Population Projections” (PDF). Demographia. Tháng 4 năm 2009. tr. 35, 91. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Zip Code Lookup”. USPS. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Estimates of Population Change for Metropolitan Statistical Areas and Rankings: July 1, 2007 to July 1, 2008 (CBSA-EST2008-05)” (CSV). United States Census Bureau, Population Division. Truy cập 14 tháng 1 2010.
- ^ Doree Armstrong (4 tháng 10, 2007). “Feel the beat of history in the park and concert hall at two family-friendly events”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập 14 tháng 11 2010.
- ^ Greg Lange (4 tháng 11 năm 1998). “Seattle receives epithet Queen City in 1869”. HistoryLink. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007.
- ^ Catharine Reynolds (29 tháng 9 năm 2002). “The List; Seattle: An Insider's Address Book”. New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2001. “…Seattle's coffee culture has become America's…”
- ^ “Starbucks Company Profile” (PDF). Starbucks. Truy cập 11 tháng 9 2010.
- ^ (1) Braiden Rex-Johnson; Tom Douglas (contributor) (2003). Pike Place Market Cookbook. Sasquatch Books. tr. 195. ISBN 1570613192.
(2) “Starbucks Corporation Completes Acquisition of Seattle Coffee Company”. Business Wire. 14 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập 11 tháng 9 2010. - ^ Craig Harris (15 tháng 8 năm 2007). “Markets prompt Tully's to delay IPO”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2007.
- ^ John Milner."Thành phố học thức nhất nước Mỹ"
- ^ “Seattle city, Washington - Educational Attainment”. U.S. Census Bureau. 2007. Truy cập 11 tháng 9 2010.
- ^ Heylin, Clinton (2007). Babylon's Burning: From Punk to Grunge. Conongate. tr. 606. ISBN 1-84195-879-4.
- ^ “Personal income per capita grows”. The Seattle Times. 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2007.
- ^ http://school.eecs.wsu.edu/node/848
- ^ “SDOT: Seattle's Streetcar Network”. Thành phố Seattle. 17 tháng 1, 2007. Truy cập 14 tháng 11 2010.
- ^ Greg Lange (15 tháng 10 năm 2000). “Seattle and King County's First White Settlers”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ “The people and their land”. Puget Sound Native Art and Culture. Seattle Art Museum. C. July 4, 2003 per "Native Art of the Northwest Coast: Collection Insight". Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2006.
- ^ Crowley, Walt (13 tháng 3 năm 2003). “Native American tribes sign Point Elliott Treaty at Mukilteo on January 22, 1855.”. HistoryLink.org Essay 5402. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ Vancouver, George, and John Vancouver (1801). A voyage of discovery to the North Pacific ocean, and round the world. London: J. Stockdale. ISBN 978-0-665-18642-4.
- ^ Greg Lange (8 tháng 3 năm 2003). “Luther Collins Party, first King County settlers, arrive at mouth of Duwamish River on September 14, 1851.”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ Greg Lange (16 tháng 12 năm 2000). “Collins party encounters Denny party scouts at Duwamish Head near future site of Seattle on September 27, 1851.”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ a ă â b Crowley, Walt (31 tháng 8 năm 1998). “Seattle – a Snapshot History of Its Founding”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ James R. Warren (23 tháng 10 năm 2001). “Seattle at 150: Charles Terry's unlimited energy influenced a city”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ Greg Lange (28 tháng 3 năm 2001). “Charles Terry homesteads site of Alki business district on May 1, 1852.”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ Thomas R. Speer, editor biên tập (22 tháng 7 năm 2004). “Chief Si'ahl and His Family”. Duwamish Tribe. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007., includes bibliography.
- ^ Kenneth G. Watson (18 tháng 1 năm 2003). “Seattle, Chief Noah”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ Morgan, Murray (1982 (originally published 1951, 1982 revised and updated, first illustrated edition)). Skid Road: an Informal Portrait of Seattle. Seattle and London: University of Washington Press. tr. 20. ISBN 978-0-295-95846-0.
- ^ Greg Lange; Cassandra Tate (4 tháng 11 năm 1998). “Legislature incorporates the Town of Seattle for the first time on January 14, 1865.”. HistoryLink. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ BOLA Architecture + Planning & Northwest Archaeological Associates, Inc., Port of Seattle North Bay Project DEIS: Historic and Cultural Resources, Port of Seattle, April 5, 2005, p. 12-13 (which is p. 14-15 of the PDF)
- ^ “History of Seattle: The "Jet City" Takes Off”. Seattle's Convention and Visitors Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2006. Truy cập 28 tháng 8 2010.
- ^ Alan J. Stein (18 tháng 4 2004). “Century 21 – The 1962 Seattle World's Fair, Part I”. HistoryLink. Truy cập 28 tháng 8 2010.
- ^ Greg Lange (8 tháng 6 năm 1999). “Billboard appears on April 16, 1971, near Sea–Tac, reading: Will the Last Person Leaving Seattle—Turn Out the Lights.”. HistoryLink. Truy cập 28 tháng 8 2010. The real estate agents were Bob McDonald and Jim Youngren, as cited at Don Duncan, Washington: the First One Hundred Years, 1889–1989 (Seattle: The Seattle Times, 1989), 108, 109–110; The Seattle Times, February 25, 1986, p. A3; Ronald R. Boyce, Seattle–Tacoma and the Southern Sound (Bozeman, Montana: Northwest Panorama Publishing, 1986), 99; Walt Crowley, Rites of Passage: A Memoir of the Sixties in Seattle (Seattle: University of Washington Press, 1995), 297.
- ^ Kristi Heim (21 tháng 3 2006). “Chicago's got the headquarters, but Seattle's still Jet City, USA”. The Seattle Times. Truy cập 13 tháng 3 2011.
- ^ Natalie Singer (7 tháng 9 năm 2006). “23 years haven't erased grief caused by Wah Mee Massacre”. Seattle Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Information for Students: Key Events In Microsoft History” (doc). Microsoft Visitor Center Student Information. Truy cập 13 tháng 3 2011.
- ^ David Wilma (25 tháng 2, 2004). “Ted Turner's Goodwill Games open in Seattle on July 20, 1990.”. HistoryLink. Truy cập 25 tháng 3 2011.
- ^ Pray, D., Helvey-Pray Productions. (1996). Hype!. Republic Pictures.
- ^ “Chapter Three – Native American Cultures”. The First Americans. Four Directions. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
- ^ Howard Morphy (1999). “Traditional and modern visual art of hunting and gathering peoples”. Trong Richard B. Lee. The Cambridge Encyclopedia of Hunters and Gatherers. Cambridge University Press. tr. 443. ISBN 052157109X.
- ^ Department of Transportation. “Highest Elevations in Seattle and The Twenty Steepest Streets in Seattle”. City of Seattle. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.
- ^ Schulz, William H. (15 tháng 11, 2006). “Landslide susceptibility revealed by LIDAR imagery and historical records, Seattle, Washington” (PDF). Khảo sát địa chất Hoa Kỳ. Truy cập 9 tháng 9 2010.
- ^ Peterson, Lorin & Davenport, Noah C. (1950), Living in Seattle, Seattle: Seattle Public Schools, tr. 44.
- ^ a ă Walt Crowley. “Earthquake registering 6.8 on Richter Scale jolts Seattle and Puget Sound vào 28 tháng 2 2001”. HistoryLink, 2 tháng 3, 2001. Truy cập 9 tháng 9 2010.
- ^ a ă Greg Lange (1 tháng 1 năm 2000). “Earthquake hits Puget Sound area on April 13, 1949”. HistoryLink. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2007.
- ^ a ă Greg Lange (2 tháng 3 năm 2000). “Earthquake rattles Western Washington on April 29, 1965”. HistoryLink. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Seattle Fault Zone – implications for earthquake hazards”. United States Geological Survey. 15 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.
- ^ Ray Flynn; Kyle Fletcher (2 tháng 7 năm 2002). “The Cascadia Subduction Zone – What is it? How big are the quakes? How Often?”. University of Washington Department of Earth and Space Sciences. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.
- ^ J. Grieser, C. Beck, B. Rudolf, và F. Rubel (2006). “World Map of the Köppen-Geiger climate classification updated”. Meteorol. Z. 15: 259–263. doi:10.1127/0941-2948/2006/0130. Truy cập 9 tháng 9 2010.
- ^ “Seattle Climate Data”. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Seattle Weather and Climate”. Seattle 101 – A Guide for Travelers and Tourists. City of Seattle. Truy cập 26 tháng 8 2010.
- ^ “NOW Data-NOAA Online Weather Data”. National Oceanic and Atmospheric Administration. 2009. Truy cập 26 tháng 8 2010.
- ^ “Climatological Normals of Seattle”. Hong Kong Observatory. Truy cập 26 tháng 8 2010.
- ^ a ă “Xu hướng phát triển kinh tế Seattle (phần 1)”. Công ty phân tích kinh tế Immigration. Truy cập 22 tháng 8 2010.
- ^ a ă “Thành phố biển nên thơ với nền kinh tế phát triển mạnh”. Voanews.com. 22 tháng 10 2007. Truy cập 1 tháng 9 2010.
- ^ “American Community Survey”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. 2006-2008. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ Tỷ lệ phần trăm những người sống ở mức nghèo khổ
- ^ “Xu hướng phát triển kinh tế của Seattle (Phần 2)”. Công ty phân tích kinh tế Immigration. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “ACS Demographic and Housing Estimates”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. 2006-2008. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ (2006=2008). “Selected Social Characteristics in the United States”. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ a ă “Census 2000, Summary File 3” (PDF). City of Seattle. 17 tháng 9 năm 2002. tr. 32–33, 52–54. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ King County (19 tháng 9 năm 2005). “Council Adopts Strategies to Implement "Ten-Year Plan to End Homelessness"”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2007. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ (tiếng Pháp)Population par année - lire en lignePDF
- ^ “Subcounty population estimates: Washington 2000-2007” (CSV). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. 18 tháng 3 2008. Truy cập 2 tháng 2 2011.
- ^ “Airport Statistics”. Cảng Seattle. 2009. Truy cập 14 tháng 11 2010.
- ^ Walt Crowley (19 tháng 9 2000). “Interurban Rail Transit in King County and the Puget Sound Region – A Snapshot History”. HistoryLink.org. Truy cập 19 tháng 9 2010.
- ^ “Cobb honored as one of "Resuscitation Greats"”. UW School of Medicine Online News. 16 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2013.
- ^ Tom Boyer (19 tháng 8 năm 2005). “Pill Hill property sells for a bundle”. The Seattle Times. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
- ^ Clark Humphrey (4 tháng 5 2000). Trong HistoryLink. “Rock Music -- Seattle”. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Recordings and Broadcasts”. Seattle Symphony. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Indie and Team Semis results”. National Poetry Slam 2006. 12 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2006. Truy cập 29 tháng 8 2010.
- ^ “Home”. Seattle Poetry Slam. Truy cập 29 tháng 8 2010.
- ^ John Marshall (19 tháng 8 2007). “Eleventh Hour's volunteers deserve credit for a strong poetry fest revival”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập 29 tháng 8 2010.
- ^ a ă “Seattle-Area TV & Radio Stations and Their Formats”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Top Green Websites”. Time. 17 tháng 4 2008. Truy cập 21 tháng 8 2010.
- ^ “Seattle, ‘quê hương’ của những chiếc Boeing”. 18 tháng 11 2009. Truy cập 31 tháng 1 2011.
- ^ Annie Wagner (May 25–31, 2006). “Everything SIFF”. The Stranger. Truy cập 4 tháng 12 2010.
- ^ Judy Chia Hui Hsu (23 tháng 7, 2007). “Rains wash records away”. The Seattle Times. Truy cập 4 tháng 12, 2010.
- ^ Casey McNerthney (14 tháng 8, 2007). “Where there's smoke, there's Hempfest”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập 4 tháng 12, 2010.
- ^ Misha Berson (3 tháng 9, 2007). “Strong attendance, but not a record: 8:30 p.m.”. Report from Bumbershoot: Monday (The Seattle Times). Truy cập 4 tháng 12, 2010.
- ^ “Home page”. The Seattle Antiquarian Book Fair & Book Arts Show. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Sakura-Con English-language site”. Asia Northwest Cultural Education Association. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2007.
- ^ Regina Hackett (24 tháng 8 năm 2007). “Video games rule at Penny Arcade Expo”. Seattle Post Intelligencer. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Home page”. Three Dollar Bill Cinema. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Things to Do in Seattle”. tripadvisor.com. Truy cập 2 tháng 2 2011.
- ^ “Seattle City Council Members, 1869-present Chronological Listing”. Seattle City Archives. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
- ^ Ethics and Elections Commission. “Seattle Form of Government”. City of Seattle. Truy cập 3 tháng 1 2011.
- ^ Greg Lange (4 tháng 11 năm 1998). “Seattle receives epithet Queen City in 1869”. HistoryLink. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ “How did Cincinnati come to be known as the Queen City?”. Cincinnati Frequently Asked Questions. Cincinnati Historical Society Library. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ Lyle W. Dorsett; Michael McCarthy (1986). The Queen City: A History of Denver. Pruett. ISBN 0-87108-704-9.
- ^ “The town is named”. Let's Learn About Regina. City of Regina. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Healthy Infrastructure for Queen City Livability”. City of Buffalo. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Business Development: Major Development Initiatives: Waterfront Redevelopment”. City of Bangor. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Home Page”. Queen City News. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014. Queen City News is a Helena, Montana newspaper.
- ^ “Welcome to Burlington, Vermont”. City of Burlington Police. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Welcome to Charlotte, North Carolina”. City of Charlotte, North Carolina. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ a ă “We're not in Washington Anymore”. Seattlest. 27 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Seattle City Symbols”. City of Seattle. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ Gene Johnson (21 tháng 10 năm 2006). “Seattle Unveils Slogan: 'Metronatural'”. Comcast News. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ Seattle City Council (17 tháng 3 năm 2003). “Seattle Names Great Blue Heron "Official Bird"”. City of Seattle. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
- ^ Seattle sister cities. Seattle.gov. Retrieved on 2013-05-09.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Seattle |
- Trang chính của Seattle. (tiếng Anh)
|
|
Thể loại:
Liên bang Micronesia là một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, phía đông bắc của Papua New Guinea. Quốc gia này là một quốc gia có chủ quyền liên kết tự do với Hoa Kỳ. Liên bang Micronesia trước đây là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương, một Lãnh thổ ủy thác Liên Hiệp Quốc do Mỹ điều hành. Vào năm 1979 họ đã viết một bản hiến pháp, và vào năm 1986 độc lập theo Hiệp ước Liên kết Tự do
với Hoa Kỳ. Những vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp
cao, đánh bắt cá đến cạn kiệt, và phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Mỹ.
Liên bang Micronesia nằm ở khu vực có tên Micronesia, khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ chia thành bảy lãnh thổ. Từ Micronesia có thể chỉ đến Liên bang này mà cũng có thể chỉ đến toàn bộ khu vực, mặc dù sự thiếu một chính phủ tập trung khiến nó là một tập hợp các bang có chủ quyền, chứ không phải một quốc gia.
Micronesia lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 22 tháng 9 năm 1995.
Liên bang Micronesia được hưởng quyền tự trị năm 1979. Năm 1983, Micronesia bỏ phiếu chấp thuận Thỏa ước Hiệp hội Tự do (Compact of Free Association) với Hoa Kỳ. Micronesia trở thành quốc gia độc lập liên kết với Hoa Kỳ năm 1986. Quốc gia này gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1991, trở thành nước thành viên của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 1993. Micronesia cũng như nhiều nước khác ở vùng Nam Thái Bình Dương được cảnh báo trước hiện tượng nhiệt độ tăng dần làm khí hậu toàn cầu nóng lên, mực nước đại dương tăng gây ngập lụt ở các vùng thấp ven biển.[1]
Liên bang Miccronesia là một nước dân chủ lập hiến với cơ quan hành pháp, lập pháp và toà án riêng biệt. Quốc hội gồm 14 thành viên. Mỗi bang có 1 nghị sĩ nhiệm kỳ 4 năm, số nghị sĩ còn lại có nhiệm kỳ 2 năm và được chọn bầu theo tỉ lệ cử tri.
Tổng thống và Phó Tổng thống được Quốc hội Micronesia bầu và có nhiệm kỳ 4 năm.
Cho đến nay, Micronesia đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với khoảng 20 quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc, Philippines, Trung Quốc, Quần đảo Marshall, Nauru, New Zealand, Vanuatu, Fiji, Papua New Guinea, Israel, Cộng hòa Kiribati, Tonga, Tuvalu, Chile, Hàn Quốc, Nhật Bản, Quần đảo Solomon,Việt Nam, Singapore và Samoa.
Tài nguyên thiên nhiên Rừng, hải sản, khoáng sản dưới đáy biển.
Khí hậu Micronesia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn quanh năm, đặc biệt là các đảo ở phía Đông, nhóm đảo ở phía Nam nằm trong vành đai bão, thường bị tổn thất nặng.
Tài nguyên biển là thế mạnh chính của Micronesia. Hàng năm Micronesia thu tiền lệ phí đánh cá khoảng 4 triệu USD. Công nghiệp du lịch cũng khá phát triển (chủ yếu là khách du lịch từ Nhật Bản).
Kinh tế của Micronesia phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, nhất là sự trợ giúp của Mỹ. Theo Hiệp ước Liên kết Tự do, Mỹ viện trợ cho Micronesia 1,3 tỉ USD từ năm 1986 đến năm 2001.[2]
Ngoài ra còn có gia tăng dân số người nước ngoài như người Mỹ, Úc, người châu Âu, và người Trung Quốc, người Philippines đến từ những năm 1990. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức của chính phủ cũng như cho giáo dục trung học và đại học. Ngoài các thành phố chính của bốn tiểu bang, các ngôn ngữ địa phương chủ yếu được nói tại các đảo nhỏ và nông thôn. Tăng dân số vẫn còn cao ở mức hơn 3% mỗi năm.
Hầu hết những người nhập cư là người Công giáo Philippines đã tham gia nhà thờ Công giáo địa phương. Giáo hội Iglesia ni Cristo Philippines cũng có một nhà thờ ở Pohnpei. Trong những năm 1890, trên đảo Pohnpei đã xảy ra xung đột tôn giáo và sắc tộc dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo cùng sắc tộc tồn tại đến ngày nay với người Tin Lành sống ở phía tây của hòn đảo, trong khi người Công giáo ít hơn sống ở phía đông. Thừa sai của nhiều truyền thống tôn giáo có mặt và được hoạt động tự do. Hiến pháp quy định quyền tự do tôn giáo, và chính phủ nói chung tôn trọng quyền này trong thực tế.[4]
Chính quyền
Tổng quan
Bản đồ
Quần đảo MarshalI, tên chính thức: Cộng hoà Quần đảo MarshalI (Republic of the Marshall Islands), là một đảo quốc của người Micronesia nằm ở phía tây Thái Bình Dương, phía bắc Nauru và Kiribati, phía đông Liên bang Micronesia, phía nam đảo Wake, lãnh thổ Hoa Kỳ.
Marshall thuộc quyền kiểm soát của Đức từ năm 1885-1914, rồi trở thành xứ bảo hộ của Nhật năm 1920-1944. Hoa Kỳ đại diện Liên Hiệp Quốc giám hộ về mặt hành chính từ năm 1947. Từ năm 1946 đến năm 1956, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân trên các đảo Bikini và Eniwetok. Dân cư đảo Bikini phải di chuyển sang đảo khác và có tổng cộng 33 vụ thử bom nguyên tử và bom H diễn ra ở đây. Các đảo này đến nay vẫn không có dân cư sinh sống do tình trạng ô nhiễm bởi vũ khí hạt nhân. Năm 1983, chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường thiệt hại 183,7 triệu USD. Năm 1999, Hoa Kỳ đồng ý trả 3,8 triệu USD để đưa dân trở lại đảo Bikini.
Năm 1986, Hoa Kỳ và Marshall ký kết Thỏa ước Liên kết Tự do, qua đó quần đảo này thành lập một chính phủ tự trị nhưng nhận sự giúp đỡ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, khoảng 65 triệu USD mỗi năm. Marshall gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1991.
Đảo san hô Kwajalein là nơi Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự, và cũng là nơi dùng để thử nghiệm tên lửa phòng thủ trong thập niên 1960. Hiện nay, Hoa Kỳ đang thương lượng với chính phủ Marshall để gia hạn việc thuê đảo này làm căn cứ quân sự.[1]
Theo hiến pháp ngày 1 tháng 5 năm 1979, nhà nước quần đảo Marshall là nhà nước Cộng hòa và quyền lập pháp nằm trong tay quốc hội gồm 33 thành viên được bầu lại 4 năm 1 lần. Thượng nghị viện gồm 12 thành viên. Các thành viên sẽ bầu ra Tổng thống và Tổng thống bổ nhiệm nội các bao gồm 10 Bộ trưởng, một số Thống đốc và các quan chức khác.[2]
Lãnh thổ gồm 34 đảo, được phân bố thành hai dãy song song cách nhau khoảng 200 km.
Trong thập kỷ qua, GDP tăng trưởng trung bình chỉ 1% do giảm biên chế chính phủ, nạn hạn hán, ngành xây dựng giảm, sự suy giảm GDP trong ngành du lịch và đầu tư nước ngoài là do bởi những khó khăn tài chính châu Á, và giảm thu nhập từ việc đổi mới giấy phép tàu đánh cá.[3]
Chăm sóc y tế ở thành thị khá tốt.[4]
Government
Bản mẫu:Austronesian-speaking Bản mẫu:Former German colonies
InuYasha (犬夜叉 (Khuyển Dạ Xoa) Inu Yasha), tên nguyên bản là InuYasha, a Feudal Fairy Tale (戦国御伽草子 犬夜叉 Sengoku Otogizōshi InuYasha , Chiến Quốc Ngự già thảo tử Khuyển Dạ Xoa) là một tác phẩm truyện tranh bằng văn bản và minh họa bởi Takahashi Rumiko (Cao Kiều Lưu Mỹ Tử). Nó được phát hành trên Weekly Shōnen Sunday vào ngày 13 tháng 11 năm 1996 và kết thúc vào ngày 18 tháng 6 năm 2008. Câu truyện kể về cuộc phiêu lưu của Higurashi Kagome, người có thể trở về quá khứ nhờ chiếc giếng cổ thần bí trong ngôi nhà của mình, và Inu Yasha, một hanyo (tiếng Nhật có nghĩa là "bán yêu"). Tên của bộ truyện Inu Yasha được lấy theo tên của nhân vật chính Inu Yasha.
Bộ manga đã được chuyển thể thành anime và được sản xuất bởi Sunrise. Bản đầu tiên, phát sóng với 167 tập phim trên Yomiuri TV của Nhật Bản từ 16 tháng 10 năm 2000 cho đến ngày 13 tháng 9 năm 2004 và được đạo diễn bởi Ikeda Masashi cho bốn mươi bốn tập phim đầu tiên và Aoki Yasunao cho các tập còn lại. Bản cuối cùng, InuYasha: The Final Act đã bắt đầu phát sóng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 để kết thúc phần còn lại của manga và kết thúc vào ngày 29 tháng 3 2010. Bộ manga vẫn được tiếp tục tiến hành xuất bản. Hiện nay bộ manga Inu Yasha đã kết thúc với 558 chương.
Năm 2002, Inu Yasha được trao giải thưởng Shogakukan Manga Award cho bộ manga hay nhất của năm.[1]
Trong lúc đó, ở thế giới hiện tại 550 năm sau, Higurashi Kagome đang mừng lễ sinh nhật thứ mười lăm của mình. Thế rồi, một yêu quái rết kì lạ xuất hiện ở chiếc giếng cổ trong nhà Nhật Mộ và tấn công chú mèo của cô đang ở đó. Vì cứu chú mèo của mình, chính Kagome đã rơi xuống cái giếng ấy và trở về thời phong kiến của Nhật Bản vào 500 năm trước. Ở đây, cô đã gặp được Khuyển Dạ Xoa đã bị phong ấn trên cây cổ thụ được 50 năm. Trong khi đó, tên yêu quái rết vẫn bám sát cô, mưu đoạt lấy viên ngọc Tứ Hồn nằm trong cơ thể Kagome. Trước tình hình khẩn cấp, Kagome quyết định giải ấn cho Inu Yasha. Anh tiêu diệt tên yêu quái, nhưng sau đó lại tấn công Kagome hòng cướp đoạt viên ngọc.
Lúc đó Kaede, lúc này đã là bà lão, ném chuỗi hạt do Kikyo chế tạo vào cổ Inu Yasha và yêu cầu Kagome nói một lời ấn để khống chế Inu Yasha. Kagome nói " ngồi xuống" (osuwari) và chuỗi hạt kéo Inu Yasha đập mặt xuống đất.
Sau khi cả hai đã bình tĩnh trở lại, Kaede mới giải thích rằng Kagome là kiếp sau của Kikyo và viên ngọc Tứ Hồn không bị phá hủy mà xuất hiện trong cơ thể Kagome. Vì vậy Kagome cũng có những năng lực thanh tẩy như Kikyo và cô cũng kế thừa nhiệm vụ của Kikyo. Nhưng có lẽ Kagome còn quá ít kinh nghiệm để làm một nhiệm vụ nặng nề như vậy, nên, trong một lần nọ cô bị một yêu quái bắt cóc và cướp đoạt ngọc Tứ Hồn. Vì muốn ngăn y trong việc cướp viên ngọc và cứu đứa bé bị y bắt, cô vô tình đã làm vỡ viên ngọc Tứ Hồn (Shikon no Tama) thành từng mảnh vụn. Rốt cục, theo lời đề nghị của Kaede, Inu Yasha và Kagome đã cùng nhau hợp tác để thu thập lại các mảnh vỡ. Trên đường đi, họ kết nạp thêm nhiều thành viên mới: Shippo, một chú hồ ly tinh nhỏ tuổi mồ côi cha mẹ; Miroku, một nhà sư trẻ đẹp trai và háo sắc; Sango, một cô gái làm nghề tiêu diệt yêu quái cùng với cô mèo Kirara của mình.
Nhóm của Inu Yasha cũng gặp nhiều kẻ thù và bạn bè: Sesshomaru, người anh trai cùng cha khác mẹ với Inu Yasha, luôn muốn cướp đoạt thanh kiếm của em trai mình; kiếp trước Kikyo nay đã hồi sinh nhờ một phần linh hồn của Kagome; Koga, một thủ lĩnh bộ tộc sói và là người si mê Kagome; và nhất là Naraku, nhân vật phản diện chính của tác phẩm. Chính y đã gài bẫy khiến Inu Yasha và Kikyo thù ghét nhau, là kẻ phong ấn chiếc Phong huyệt (Kazaana) lên 3 đời của Di Lặc pháp sư, và là kẻ đặt mưu giết cả ngôi làng Sango đang sống (chỉ còn hai người sống sót: Sango và người em trai Kohaku, là người đã lợi dụng xích mích giữa Sesshomaru và Inu Yasha để hãm hại hai anh em. Tất cả vì y âm mưu thu thập các mảnh vỡ của ngọc Tứ Hồn với mưu đồ xấu xa.
Dần dần các mảnh vỡ đã được thu thập đầy đủ. Tuy nhiên chính Naraku lại là người sở hữu viên ngọc hoàn chỉnh (kể cả mảnh ngọc của Kohaku, cậu không chết sau khi mất mảnh ngọc vì được linh lực Kikyo hồi sinh). Khi đã có viên ngọc hoàn chỉnh, Naraku tìm cách dụ nhóm Inu Yasha và Sesshomaru vào cơ thể y (vốn đã thành một con nhện khổng lồ) để tiêu diệt. Qua những trận chiến ác liệt trong cơ thể Naraku, cả nhóm vẫn đứng vững và, cuối cùng, Kagome đã dùng mũi tên chứa linh lực của mình để thanh tẩy Naraku và viên ngọc Tứ Hồn. Naraku chết nhưng viên ngọc vẫn tồn tại. Thể theo ước nguyện của Naraku là muốn có được tình yêu của Kikyo, viên ngọc đã nuốt Kagome (vốn là kiếp sau của Kikyo) vào trong nó thông qua Minh Đạo mô phỏng bởi Byakuya, một phân thân của Naraku. Tại đây, Kagome đấu tranh với viên ngọc Tứ Hồn: viên ngọc biết Kagome đang trong tâm trạng hết sức khủng hoảng và lo lắng khi bị hút vào Minh đạo, nên viên ngọc đề nghị cô ước lên điều ước ích kỷ, ví dụ như được trở về thế giới của mình, gặp lại gia đình, người thân, bạn bè,... Lúc đó, Naraku lại hồi sinh, và Kagome thay thế vị trí của Mirodiko (người tạo ra ngọc Tứ Hồn) để chiến đấu với Naraku, giống như bao nhiêu năm nay linh hồn Mirodiko đã chiến đấu chống lại linh hồn các yêu quái trong viên ngọc. Tuy vậy, Khuyển Dạ Xoa đã dùng thanh kiếm của mình mở một Minh đạo thông tới nơi của Kagome. Sự hiện diện của Inu Yasha giúp Kagome lấy lại bình tĩnh và cô đã nhận ra vấn đề: vì Kikyo đã từng ước được gặp lại Inu Yasha sau khi chết nên ngọc Tứ Hồn mới quay lại trong cơ thể Kagome. Nhớ lại lời khuyên của ông nội lúc trước, cô gái với tâm hồn trong sáng này đã hiểu được đâu là điều ước thật sự, điều ước làm ngọc tứ hồn biến mất hoàn toàn...:"Ngọc tứ hồn, ta ước cho ngươi biến mất... mãi mãi. (chương 557).
Câu chuyện đi vào hồi kết ở chương 558. Sango và Miroku pháp sư kết hôn, họ sinh được ba đứa con (hai bé gái song sinh, một bé trai). Rin (cô gái cùng nhóm với Sesshomaru) ở lại làng cùng Kaede để tập làm quen với cuộc sống ở một cộng đồng người. Shippo vào rừng tu luyện để trở thành đại hồ yêu. Kohaku cùng Kirara luyện tập để trở thành người diệt trừ yêu quái tài giỏi như chị gái mình. Còn hai nhân vật chính của chúng ta phải tạm thời xa nhau do chiếc giếng cổ mất tác dụng, khiến Inu Yasha và Kagome không thể đến thế giới của nhau. Phải đợi 3 năm, sau khi Kagome học xong chương trình phổ thông, cô mới có thể quay về quá khứ và kết hôn với Inu Yasha.
Viz Media phát hành một phiên bản dịch tiếng Anh của ở Bắc Mỹ. Ban đầu, Viz phát hành nó trong định dạng sách truyện tranh hàng tháng của Mỹ, từng vấn đề có chứa hai hoặc ba chương của manga gốc, nhưng cuối cùng bị bỏ hệ thống này có lợi cho bìa thương mại với các chương giống như các vol của Nhật Bản. Viz phát hành bìa mềm của vol thương mại đầu tiên vào tháng 3 năm 1998. Vào lúc đó, manga tái bản ở Mỹ đã được "lộn" lại để phù hợp với quy ước của Mỹ là đọc sách từ trái sang phải bằng cách phản chiếu các tác phẩm gốc, trong số các hiệu ứng khác, điều này đã khiến nhân vật thuận tay phải lại thành thuận tay trái và ngược lại. Viz sau đó dừng lại việc lật ngược manga mới, mặc dù InuYasha in ấn vào thời gian thay đổi này được thực hiện. Tính đến 9 tháng 3 năm 2010, 46 tập được phát hành ở Bắc Mỹ, và vol mới của manga đang được phát hành hàng tháng. Viz cũng bắt đầu để in lại manga trong định dạng "VizBig", kết hợp ba vol ban đầu vào mỗi bìa lớn hơn một chút và màu sắc nghệ thuật đầy đủ mà trước đây đã giảm xuống thành màu xám.Inu Yasha cũng được phổ biến rộng rãi tại châu Mĩ Latin, châu Á và nhất là ở Tây Âu.
Viz Media cũng có một loạt các vol "ani-manga" được bắt nguồn từ ảnh chụp màn hình màu sắc đầy đủ của các tập phim anime. Những vol này là hơi nhỏ hơn so với vol manga thông dụng, được định hướng trong truyền thống của Nhật Bản là đọc phải sang trái, tính năng mới bao gồm những trang web chất lượng cao hơn, và một mức giá cao hơn so với vol thông dụng. Mỗi vol "ani-manga" được bố trí vào chương tương ứng với các tập phim anime hơn là manga.
InuYasha cũng cấp phép cho các phiên bản ngôn ngữ trong khu vực Argentina bởi LARP Editores, Brasil bởi Editora JBC, Italy bởi Star Comics, Pháp bởi Kana, Phần Lan, Đức, Na Uy, và Ba Lan bởi Egmont, Tây Ban Nha bởi Glénat, Indonesia bởi Elex Media Komputindo, Mexico bởi Editorial Vid, Israel bởi Aruts Hayeladim, Việt Nam bởi NXB Trẻ và Hàn Quốc bởi Haksan Publishing.
Ở Việt Nam, hiện nay Nhà xuất bản Trẻ đã phát hành bộ truyện tranh Inu Yasha (đơn hành bản) do dịch giả Tuyết Vân dịch, giá 7500 VND/cuốn. Lần tái bản mới nhất là vào tháng 8 năm 2005[8]. Các tập của truyện tranh này có thể tìm mua ở các siêu thị, nhà sách. Hiện nay Việt Nam chỉ mới xuất bản 51 tập Inu Yasha. Các truyện Inu Yasha ở Việt Nam đều bị lật ngược hình ảnh để độc giả có thể đọc từ phải sang trái theo cách đọc thông dụng ở Việt Nam. Một điều đáng chú ý là, giống như nhiều bộ truyện tranh khác xuất bản ở Việt Nam, các bản Inu Yasha mới nhất dùng phiên âm tiếng La tinh (romaji) đối với tên các nhân vật, còn các bản Inu Yasha cũ thì dùng phiên âm Hán Việt. Việc này cộng với việc phim hoạt hình Inu Yasha trên kênh BiBi dùng phiên âm Hán Việt khiến những cái tên Hán Việt của Inu Yasha rất phổ biến đối với các độc giả, nhất là tên nhân vật chính Khuyển Dạ Xoa, một điều hơi trái với nhiều bộ manga khác từng xuất hiện tại Việt Nam[9].
Giống như một số truyện tranh khác như Urusei Yatsura, Đôrêmon, phim hoạt hình anime của Inu Yasha cũng được chuyển thể thành truyện tranh. Các cảnh phim trong anime Inu Yasha đã được lựa chọn, đưa vào truyện và đặt lời, y hệt như truyện tranh. Và, cũng giống như manga và anime Inu Yasha, truyện tranh chuyển thể này cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của các fan Inu Yasha. Cho tới nay bộ truyện chuyển thể này đã có 30 tập.
Ngoài truyện tranh, hiện nay Inu Yasha cũng đã có 3 quyển artbook và cũng được bạn đọc đón nhận rộng rãi. Quyển thứ nhất đề cập tới các tranh ảnh của Inu Yasha đã được đăng trên Shonen Sunday. Quyển thứ hai nói về các nhân vật trong anime và các manga màu Inu Yasha. Quyển cuối cùng hoàn toàn trắng đen, nói về các nhân vật và các tình tiết trong manga Inu Yasha.
Ngoài ra, còn có tiểu thuyết về manga Inu Yasha do Konparu Tomoko viết. Tomoko cũng là người viết các tiểu thuyết về Urusei Yatsura và Trường thiên Nhân ngư của Rumiko[5].
Manga Inu Yasha cũng có thể được xem online hoặc download xuống trên các trang mạng như website của One Manga, MangaVolume,..., tất nhiên chủ yếu là dịch sang tiếng Anh. Một số trang web như Freelancemanga hoàn toàn chỉ dịch, upload và bình luận về Inu Yasha. Tuy nhiên chất lượng dịch tùy thuộc vào các nhóm dịch thuật mà các trang web giới thiệu. Trang web của NXB trẻ cũng có mục "đọc truyện miễn phí" dành cho các bộ Manga họ xuất bản trong đó có Inu Yasha[8].
Anime phụ đề tiếng Anh đã được cấp phép phát hành tại Bắc Mỹ bởi Viz Media [13]. Bộ phim được phát sóng trên Adult Swim từ 31 tháng 8 năm 2002 tới ngày 27 tháng 10 năm 2006 [14]. Một năm sau nó được phát sóng tại Canada trên chương trình chặn YTV 's Bionix từ 5 tháng 9 năm 2003 tới ngày 1 tháng 12 năm 2006 [15].
Trong số 34 của Shonen Sunday đã được công bố tập phim anime cuối cùng tương ứng với tập 36 của manga đến sẽ được thực hiện bởi các diễn viên và đoàn làm phim gốc và sẽ phát sóng trên YTV Nhật Bản [16]. Tuần sau, Viz Media đã công bố đã cấp phép cho bản anime kế tiếp, có tên Inuyasha: The Final Act (犬夜叉完结编 Inuyasha Kanketsu-hen ?) [17]. Anime này được công chiếu vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 tại Nhật Bản với các tập phim được phát sóng qua Hulu và Shonen Sunday tại Hoa Kỳ [18]. Trong các khu vực khác của châu Á thì tập phim được phát sóng trong tuần trên Animax-Asia [19]. Anime này kết thúc vào ngày 29 tháng 3 năm 2010.
Anime Inu Yasha nhanh chóng thu được thành công vang dội không chỉ trên nước Nhật mà trên phạm vi thế giới. Nó đã nhanh chóng đạt được số lượng hàng nghìn lượt người xem trong mỗi tuần, một kỷ lục mới của các anime thực hiện trên tác phẩm của "công chúa manga" Rumiko. Theo đánh giá, bộ anime Inu Yasha có cốt truyện bám khá sát manga, mặc dù các nhà sản xuất cũng phóng tay "chế tạo" nhiều nhân vật và tình tiết mới như mọi khi. Ví dụ, trong bộ anime, các cảnh sexy, bạo lực,... ít hơn rất nhiều so với nguyên tác manga. Tác giả Takahashi Rumiko đã đóng một vai trò rất tích cực trong việc sản xuất anime, cụ thể là trong việc chọn các diễn viên lồng tiếng. Chính bà là người đã chọn Yamaguchi Kappei, người từng lồng tiếng cho nhân vật Ranma trong Một nửa Ranma đảm trách nhân vật Khuyển Dạ Xoa[20].
Trong thời gian này Sunrise cũng đã sản xuất 4 bộ movie Inu Yasha:
Tuy nhiên, lúc đó Sunrise đã đánh tiếng là sẽ làm thêm một bộ OVA về Inu Yasha. Và thế rồi, ngày 30 tháng 7 năm 2008 một số đoạn phim của bộ OVA (Original Video Animation) kéo dài 30 phút tên là Kuroi Tessaiga (tên tiếng Anh: Black Tessaiga, nghĩa là Thiết Toái nha đen) đã được trình chiếu tại It's an Rumic world bởi Ginza Matsuya department store tại khu mua sắm Tokyo's Ginza. Các diễn viên lồng tiếng đều là các diễn viên từng làm trong bộ anime Inu Yasha trước kia và họ đã bắt đầu ghi âm các đoạn lồng tiếng vào ngày 8 tháng 7 năm 2008. Hiện có rất ít thông tin được biết về Kuroi Tessaiga, nhưng như cái tên đã nói, nội dung của OVA này nói về tuyệt chiêu Minh đạo Tàn nguyệt phá và sự hình thành của thanh Thiết Toái nha đen. Cụ thể là cậu chuyện trong Kuroi Tessaiga sẽ bắt đầu ngay sau trận đánh giữa Sát Sinh Hoàn và Tử Thần Quỷ và kết thúc khi Sát Sinh Hoàn chuyển giao Minh Đạo Tàn nguyệt phá cho Khuyển Dạ Xoa, tương ứng với các chương 499-504 trong manga[21][22].
Hiện nay, ngoài Kuroi Tessaiga Inu Yasha chưa có bất cứ phim OVA nào, nhưng nó đã có 3 bộ phim "đặc biệt", đến nay nó đã được gộp vào thành các tập phim anime[22]. Các bộ phim "đặc biệt" là:
Inu Yasha cũng được trình chiếu trên kênh hoạt hình anime Animax.
Ở Việt Nam, phim này còn đang chiếu ở kênh hoạt hình Bi Bi, có trong dịch vụ truyền hình cáp SCTV, có trong dịch vụ truyền hình cáp SCTV và HTVC. Tên các nhân vật trong phim đều được đọc theo phiên âm Hán Việt[25].
Và cũng giống như manga Inu Yasha, anime Inu Yasha cũng được upload lên các trang web để phục vụ cho các độc giả không có điều kiện mua CD, DVD phim hoặc xem phát sóng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là phim phụ đề tiếng Anh hoặc Tây Ban Nha.
Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan[1] (Pashto: د افغانستان اسلامي امارات, Da Afghanistan Islami Amarat) được thành lập vào năm 1996 khi Taliban bắt đầu cai trị Afghanistan và kết thúc khi họ bị lật đổ vào năm 2001.[2]
Ngay cả khi trên đỉnh cao quyền lực, Taliban cũng không kiểm soát toàn
bộ Afghanistan, khoảng 10% lãnh thổ phía Đông Bắc vẫn do Liên minh phương Bắc nắm giữ.[3]
Lan truyền từ Kandahar, Taliban cuối cùng đã chiếm được Kabul vào năm 1996. Đến cuối năm 2000, Taliban đã chiếm được gần 90% đất nước, ngoài sự chống đối (Liên minh phương Bắc) từ thành trì chủ yếu nằm ở góc phía đông bắc tỉnh Badakhshan. Taliban tìm cách áp đặt một sự diễn giải luật Hồi giáo Sharia hà khắc nhất và sau đó có dính líu tới trong vai trò những người ủng hộ mujahideen (chiến binh thánh chiến), đáng chú ý nhất là việc chứa chấp mạng lưới Al -Qaeda của Osama bin Laden.
Trong suốt lịch sử năm năm của Tiểu Vương quốc Hồi giáo, phần lớn dân chúng phải chịu đựng sự hạn chế về tự do và vi phạm nhân quyền của họ. Phụ nữ bị cấm làm việc và các cô gái bị cấm tham dự các trường học hoặc các trường đại học và phải mặc burqa ở nơi công cộng và tránh những lời lẽ tục tĩu. Bất cứ ai phản đối đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người chế độ cộng sản cũ bị xử tử một cách hệ thống và những tên trộm bị trừng phạt bằng cách chặt một bàn tay hoặc bàn chân của họ. Trong khi đó, Taliban đã thành công khi gần xóa bỏ phần lớn hoạt động sản xuất thuốc phiện chỉ trong vòng một năm 2001.[4]
Sau những đối xử không nhân nhượng với cộng đồng thiểu số Shia của Afghanistan, Iran tăng cường hỗ trợ cho Liên minh phương Bắc. Quan hệ với Taliban ngày càng xấu dần vào năm 1998 sau khi lực lượng Taliban chiếm giữ lãnh sự quán Iran ở Mazar-i-Sharif và xử tử các nhà ngoại giao Iran. Sau sự cố này, Iran dọa sẽ xâm lược Afghanistan bằng cách điều động lực lượng quân sự gần biên giới Afghanistan nhưng sự can thiệp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã ngăn chiến tranh nổ ra.
Taliban còn duy trì một lực lượng quân sự của họ trong giai đoạn kiểm soát đất nước. Quân đội Taliban sở hữu hơn 400 xe tăng T-54/55 và T-62 và hơn 200 xe bọc thép chở quân.[5] Không quân Afghanistan dưới thời Taliban sở hữu tới năm máy bay tiêm kích phản lực MIG-21MF và 10 máy bay ném bom Sukhoi-22.[6] Năm 1995 trong sự cố Airstan, một chiến đấu cơ của Taliban đã bắt giữ một chiếc vận tải cơ của Nga. Họ cũng giữ sáu chiếc trực thăng Mil Mi-8, năm chiếc Mi-35, năm chiếc L-39C, sáu chiếc An-12, 25 chiếc An-26, 12 chiếc An-24/32, một chiếc IL-18 và một chiếc Yakovlev.[7] Cục Hàng không Dân dụng của họ có hai máy bay Boeing 727A/B, một chiếc Tu-154, năm chiếc An-24 và một chiếc DHC-6.[7]
Một lý do cho thiếu sự công nhận quốc tế là sự coi thường nhân quyền và luật lệ của Taliban như đã chứng minh bằng hành động nắm quyền của họ. Một trong những hành động đầu tiên của Taliban sau khi cướp chính quyền là xử tử cựu Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, Mohammad Najibullah. Ngay cả trước khi Taliban đã nắm quyền kiểm soát thủ đô của Afghanistan rồi mà họ còn sai người tới bắt giữ Najibullah. Vì Najibullah đang ở trong khuôn viên của Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Kabul, nên được coi là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. Như một ví dụ nữa, chế độ Taliban cũng bị chỉ trích nặng nề vì tội giết nhà ngoại giao Iran ở Afghanistan vào năm 1998.[9] Taliban còn hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo đang hoạt động tại Chechnya và Tân Cương, do đó làm mếch lòng Nga và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng một lúc.
Vào năm 2013, Taliban cho mở văn phòng tại Qatar,[10] với mục tiêu bắt đầu cuộc đàm phán giữa chính họ, Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.[11] Một cuộc xung đột đã xảy ra sau khi văn phòng treo cờ trắng của Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan cũ, với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng văn phòng có thể bị đóng cửa nếu không có một "bước tiến" trong các cuộc đàm phán hòa bình.[12][13]
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, một ủy ban trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã loại bỏ năm cựu quan chức cấp cao Taliban ra khỏi danh sách này, trong một động thái ủng hộ của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Quyết định có nghĩa là năm người này sẽ không còn phải chịu một lệnh cấm du lịch quốc tế, tài sản đóng băng và cấm vận vũ khí. Cả năm quan chức dưới đây đều là các thành viên cấp cao của chính phủ Taliban:
Tọa độ: 33°56′B 66°11′Đ
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Liên bang Micronesia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về một quốc gia có chủ quyền ở châu Đại Dương. Đối với bài về khu vực có tên "Micronesia", xem Micronesia.
Liên bang Micronesia | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
---|---|---|---|---|---|
Hòa bình Thống nhất Tự do | |||||
Quốc ca | |||||
Patriots of Micronesia | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Pháp trị1 | ||||
Tổng thống | Manny Mori | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh (quốc ngữ), Tiếng Ulithi, Tiếng Woleai, Tiếng Yap, Tiếng Pohnpei, Tiếng Kosrae, và Tiếng Chuuk (ở cấp độ từng bang hoặc địa phương) | ||||
Thủ đô | Palikir |
||||
Thành phố lớn nhất | Weno | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 702 km² 271 mi² (hạng 188) |
||||
Diện tích nước | không đáng kể % | ||||
Múi giờ | UTC+10 và +11; mùa hè: không quan sát (UTC+10 và +11) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
3 tháng 11 1986 | Ngày | ||||
Dân cư | |||||
Tên dân tộc | Người Micronesia | ||||
Dân số ước lượng (Tháng 7 2006) | 108.500 người (hạng 181) | ||||
Dân số (2000) | 107.000 người | ||||
Mật độ | (hạng 66)399 người/mi² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2002) | Tổng số: $277 triệu2 (hạng 215) Bình quân đầu người: $2.000 (hạng 180) |
||||
HDI (2003) | chưa xếp hạng | ||||
Đơn vị tiền tệ | Dollar Mỹ (USD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .fm | ||||
Mã điện thoại | 691 | ||||
Trong khối liên hiệp tự do với Hoa Kỳ. GDP bổ sung bằng viện trợ đảm bảo, trung bình khoảng 100 triệu USD hàng năm (ước tính năm 2002). Ước tính năm 2002. |
Liên bang Micronesia nằm ở khu vực có tên Micronesia, khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ chia thành bảy lãnh thổ. Từ Micronesia có thể chỉ đến Liên bang này mà cũng có thể chỉ đến toàn bộ khu vực, mặc dù sự thiếu một chính phủ tập trung khiến nó là một tập hợp các bang có chủ quyền, chứ không phải một quốc gia.
Micronesia lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 22 tháng 9 năm 1995.
Mục lục
Lịch sử
Quần đảo san hô và núi lửa này là nơi định cư của người Micronenia và Polynesia, là thuộc địa của Tây Ban Nha trong thế kỉ 17, bị Đức xâm chiếm (1899), Nhật bản (1914) rồi đến Hoa Kỳ (1944). Năm 1947, Liên Hiệp Quốc ủy quyền cai trị quần đảo này cho Hoa Kỳ.Liên bang Micronesia được hưởng quyền tự trị năm 1979. Năm 1983, Micronesia bỏ phiếu chấp thuận Thỏa ước Hiệp hội Tự do (Compact of Free Association) với Hoa Kỳ. Micronesia trở thành quốc gia độc lập liên kết với Hoa Kỳ năm 1986. Quốc gia này gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1991, trở thành nước thành viên của tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 1993. Micronesia cũng như nhiều nước khác ở vùng Nam Thái Bình Dương được cảnh báo trước hiện tượng nhiệt độ tăng dần làm khí hậu toàn cầu nóng lên, mực nước đại dương tăng gây ngập lụt ở các vùng thấp ven biển.[1]
Chính trị
Liên bang Micronesia hiện là chính phủ lập hiến trong liên hiệp tự do với Hoa Kỳ. Hiệp ước về liên hiệp tự do có hiệu lực từ ngày 3 tháng 11 năm 1986.Liên bang Miccronesia là một nước dân chủ lập hiến với cơ quan hành pháp, lập pháp và toà án riêng biệt. Quốc hội gồm 14 thành viên. Mỗi bang có 1 nghị sĩ nhiệm kỳ 4 năm, số nghị sĩ còn lại có nhiệm kỳ 2 năm và được chọn bầu theo tỉ lệ cử tri.
Tổng thống và Phó Tổng thống được Quốc hội Micronesia bầu và có nhiệm kỳ 4 năm.
Đối ngoại
Từ khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, quan hệ ngoại giao của Micronesia không ngừng được mở rộng. Liên bang Micronesia trở thành thành viên đầy đủ của Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) vào tháng 5 năm 1987 và là nước chủ nhà của phiên họp diễn đàn cấp cao SPF được tổ chức vào năm 1991.Cho đến nay, Micronesia đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với khoảng 20 quốc gia, trong đó có Mỹ, Úc, Philippines, Trung Quốc, Quần đảo Marshall, Nauru, New Zealand, Vanuatu, Fiji, Papua New Guinea, Israel, Cộng hòa Kiribati, Tonga, Tuvalu, Chile, Hàn Quốc, Nhật Bản, Quần đảo Solomon,Việt Nam, Singapore và Samoa.
Địa lí
Micronesia là quốc gia liên bang thuộc quần đảo Micronesia; gồm 600 đảo lớn nhỏ chiếm phần lớn quần đảo Caroline, trong đó có bốn đảo lớn: Chuuk, Kosrae, Pohnpei và Yap, ở Tây Thái Bình Dương, phía Bắc xích đạo, cách Hawaii 5.150 km về phía Tây - Tây Bắc. Về mặt địa chất, các nhóm đảo này thay đổi từ các đảo có núi cao đến các đảo san hô vòng tương đối thấp với những phần núi lửa lộ thiên ở đảo Pohnpei, Kosrae, Chuuk.Tài nguyên thiên nhiên Rừng, hải sản, khoáng sản dưới đáy biển.
Khí hậu Micronesia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn quanh năm, đặc biệt là các đảo ở phía Đông, nhóm đảo ở phía Nam nằm trong vành đai bão, thường bị tổn thất nặng.
Kinh tế
Lãnh thổ phần lớn là biển nên du lịch và ngư nghiệp là những ngành quan trọng. Dừa, bột sắn, cà chua là những mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, kinh tế còn dựa vào sự trợ giúp của Hoa Kì với khoảng 1,3 tỉ USD từ năm 1986 đến 2001.Tài nguyên biển là thế mạnh chính của Micronesia. Hàng năm Micronesia thu tiền lệ phí đánh cá khoảng 4 triệu USD. Công nghiệp du lịch cũng khá phát triển (chủ yếu là khách du lịch từ Nhật Bản).
Kinh tế của Micronesia phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, nhất là sự trợ giúp của Mỹ. Theo Hiệp ước Liên kết Tự do, Mỹ viện trợ cho Micronesia 1,3 tỉ USD từ năm 1986 đến năm 2001.[2]
Dân cư
Dân số Micronesia hiện khoảng 107.862 người. Dân bản địa của Liên bang Micronesia, chủ yếu là người Micronesia, bao gồm các nhóm sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau. Các sắc tộc chính gồm người người Chuuk 48,8%, người Pohnpei 24,2%, người Kosraea 6,2%, người Yape 5,2%, người Yap đảo xa 4,5%, người châu Á 1,8%, người Polynesia 1,5%, khác 6,4%, không rõ 1,4%. Một thiểu số khá lớn là người Nhật định cư trong thời kỳ phát xít Nhật. [3]Ngoài ra còn có gia tăng dân số người nước ngoài như người Mỹ, Úc, người châu Âu, và người Trung Quốc, người Philippines đến từ những năm 1990. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức của chính phủ cũng như cho giáo dục trung học và đại học. Ngoài các thành phố chính của bốn tiểu bang, các ngôn ngữ địa phương chủ yếu được nói tại các đảo nhỏ và nông thôn. Tăng dân số vẫn còn cao ở mức hơn 3% mỗi năm.
Tôn giáo
Một số giáo phái Tin Lành, cũng như Giáo hội Công giáo La Mã có mặt trong tất cả các bang Micronesia. Hầu hết các nhóm Tin Lành có nguồn gốc truyền giáo từ giáo phái Congregationalist ở Mỹ. Trên đảo Kosrae, dân số khoảng 7.800 người với 95% theo đạo Tin Lành. Đảo Pohnpei có dân số 35.000 người được chia đều giữa Tin Lành và Công giáo. Người Chuuk và Yap được ước tính có khoảng 60% là Công giáo và Tin Lành là 40%. Các nhóm tôn giáo với sau nhỏ bao gồm Báp-tít, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng Jehovah, Mặc Môn và Đức Tin Bahá'i. Có một nhóm nhỏ Phật giáo trên đảo Pohnpei.Hầu hết những người nhập cư là người Công giáo Philippines đã tham gia nhà thờ Công giáo địa phương. Giáo hội Iglesia ni Cristo Philippines cũng có một nhà thờ ở Pohnpei. Trong những năm 1890, trên đảo Pohnpei đã xảy ra xung đột tôn giáo và sắc tộc dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo cùng sắc tộc tồn tại đến ngày nay với người Tin Lành sống ở phía tây của hòn đảo, trong khi người Công giáo ít hơn sống ở phía đông. Thừa sai của nhiều truyền thống tôn giáo có mặt và được hoạt động tự do. Hiến pháp quy định quyền tự do tôn giáo, và chính phủ nói chung tôn trọng quyền này trong thực tế.[4]
Phân chia khu vực hành chính
Bốn bang trong liên bang là:Cờ | Bang | Thủ phủ | Diện tích[5] | Dân số[6] | Mật độ dân số |
---|---|---|---|---|---|
Chuuk | Weno | 127 km² | 53.595 | 420 / km² | |
Kosrae | Tofol | 110 km² | 7.686 | 70 / km² | |
Pohnpei | Kolonia | 346 km² | 34.486 | 100 / km² | |
Yap | Colonia | 118 km² | 11.241 | 95 / km² |
Ghi chú
Tham khảo
- US-CIA. CIA - The World Factbook: Federated States of Micronesia. The World Factbook. United States of America: Central Intelligence Agency. 2003.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Micronesia, Federated States of tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Liên bang Micronesia |
Tổng quan
- Jane's Federated States of Micronesia Home Page
- Trust Territory of the Pacific Archives at the University of Hawaii
- Pacific Islands Legal Information Institute - Federated States of Micronesia
- Nature.org - Micronesia environmental conservation
- Open Directory Project - Federated States of Micronesia directory category
- myMicronesia.com Online resource center aboutquần đảo của Micronesia. Provides free listings and links to all Micronesian businesses, as well as civic, cultural, health and educational organizations.
- Yapese.com - Connecting hundreds of Micronesians around the globe.
- The Yap Networker - Yap's news source
Bản đồ
- Map of Micronesia
- Nan Madol islet complex Provides computer based reconstruction of the main islets and features.
|
châu Mỹ: Canada · Colombia · Costa Rica · Ecuador · El Salvador · Guatemala · Honduras · México · Nicaragua · Panama · Hoa Kỳ
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
|
Quần đảo Marshall
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aolepān Aorōkin M̧ajeļ Republic of the Marshall Islands |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
---|---|---|---|---|---|
"Jepilpilin ke ejukaan" ("Accomplishment through Joint Effort") | |||||
Quốc ca | |||||
Quần đảo Marshal vĩnh cửu (tạm dịch) | |||||
Tổng thống | Christopher Loeak | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếnng Marshall, Tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Majuro |
||||
Thành phố lớn nhất | Majuro | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 181 km² 69.8 mi² (hạng 213) |
||||
Diện tích nước | Không đáng kể % | ||||
Múi giờ | UTC+12 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
21 tháng 10 năm 1986 | từ Hoa Kỳ | ||||
Dân cư | |||||
Tên dân tộc | Marshallese | ||||
Dân số ước lượng (Tháng 7 năm 2005) | 61.963 người (hạng 205) | ||||
Dân số (2003) | 56.429 người | ||||
Mật độ | (hạng 28)846 người/mi² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2001) | Tổng số: $115 triệu (hạng 220) Bình quân đầu người: $2.900 (2005 est.) (hạng 195) |
||||
HDI | unranked | ||||
Đơn vị tiền tệ | dollar Mỹ (USD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .mh | ||||
Mã điện thoại | 692 |
Mục lục
Lịch sử
Người Micronesia là những cư dân đầu tiên sống ở quần đảo này. Năm 1526, Alvaro de Saavedra, nhà thám hiểm Tây Ban Nha đặt chân đến đây. Có lẽ quần đảo này được đặt theo tên của thuyền trưởng người Anh John Marshall, người bắt đầu cuộc thám hiểm quần đảo này năm 1788.Marshall thuộc quyền kiểm soát của Đức từ năm 1885-1914, rồi trở thành xứ bảo hộ của Nhật năm 1920-1944. Hoa Kỳ đại diện Liên Hiệp Quốc giám hộ về mặt hành chính từ năm 1947. Từ năm 1946 đến năm 1956, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân trên các đảo Bikini và Eniwetok. Dân cư đảo Bikini phải di chuyển sang đảo khác và có tổng cộng 33 vụ thử bom nguyên tử và bom H diễn ra ở đây. Các đảo này đến nay vẫn không có dân cư sinh sống do tình trạng ô nhiễm bởi vũ khí hạt nhân. Năm 1983, chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường thiệt hại 183,7 triệu USD. Năm 1999, Hoa Kỳ đồng ý trả 3,8 triệu USD để đưa dân trở lại đảo Bikini.
Năm 1986, Hoa Kỳ và Marshall ký kết Thỏa ước Liên kết Tự do, qua đó quần đảo này thành lập một chính phủ tự trị nhưng nhận sự giúp đỡ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, khoảng 65 triệu USD mỗi năm. Marshall gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1991.
Đảo san hô Kwajalein là nơi Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự, và cũng là nơi dùng để thử nghiệm tên lửa phòng thủ trong thập niên 1960. Hiện nay, Hoa Kỳ đang thương lượng với chính phủ Marshall để gia hạn việc thuê đảo này làm căn cứ quân sự.[1]
Chính trị
Marshall hiện theo chính thể Chính phủ lập hiến trong liên hiệp tự do với Hoa Kỳ. Hiệp định liên hiệp tự do có hiệu lực từ ngày 21 tháng 10 năm 1986.Theo hiến pháp ngày 1 tháng 5 năm 1979, nhà nước quần đảo Marshall là nhà nước Cộng hòa và quyền lập pháp nằm trong tay quốc hội gồm 33 thành viên được bầu lại 4 năm 1 lần. Thượng nghị viện gồm 12 thành viên. Các thành viên sẽ bầu ra Tổng thống và Tổng thống bổ nhiệm nội các bao gồm 10 Bộ trưởng, một số Thống đốc và các quan chức khác.[2]
Địa lý
Marshall là quốc gia thuộc quần đảo Micronesia, ở châu Đại Dương. Quần đảo san hô này ở vùng Bắc Thái Bình Dương, về phía bắc xích đạo, Nauru và Liên bang Micronesia, cách quần đảo Hawaii khoảng 3.500 km về phía tây nam.Lãnh thổ gồm 34 đảo, được phân bố thành hai dãy song song cách nhau khoảng 200 km.
Kinh tế
Kinh tế Marshalls dựa vào đánh bắt cá biển; du lịch, dừa và trợ cấp của Hoa Kỳ. Nông nghiệp (các loại cây trồng nhiệt đới khoai sọ, dừa, sa kê) chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cấu tiêu thụ trong nước.Trong thập kỷ qua, GDP tăng trưởng trung bình chỉ 1% do giảm biên chế chính phủ, nạn hạn hán, ngành xây dựng giảm, sự suy giảm GDP trong ngành du lịch và đầu tư nước ngoài là do bởi những khó khăn tài chính châu Á, và giảm thu nhập từ việc đổi mới giấy phép tàu đánh cá.[3]
Giáo dục - Y tế
Giáo dục phổ cập bắt buộc và miễn phí từ 6 đến 14 tuổi. Sau đó học sinh phải qua kỳ thi quốc gia để vào trung học. Tiếng Anh và tiếng Marshall được sử dụng ở bậc tiểu học, các bậc cao hơn chỉ dùng tiếng Anh. Marshall có một trường cao đẳng ở thủ đô Dalap-Uliga-Darrit. Phần lớn thanh niên sang Mỹ hoặc các nước khác học chương trình đại học.Chăm sóc y tế ở thành thị khá tốt.[4]
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Quần đảo Marshall tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Office of the President
- Embassy of the Republic of the Marshall Islands Washington, DC official government site
- Marshall Islands Journal Weekly independent national newspaper
- CIA World Factbook - Marshall Islands
- 360 Panoramas and map of Marshall Islands
- Digital Micronesia - Marshalls by Dirk HR Spennemann, Associate Professor in Cultural Heritage Management
- Plants & Environments of the Marshall Islands Book turned website by Dr. Mark Merlin of the University of Hawaii
- Atomic Testing Information
- Pictures of victims of US nuclear testing in the Marshall Islands on Nuclear Files.org
- http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/4798243.stm
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quần đảo Marshall |
InuYasha
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Inuyasha (định hướng).
InuYasha | |
戦国お伽草子–犬夜叉 (Sengoku Otogizōshi Inu Yasha) |
|
---|---|
Thể loại | phiêu lưu, giả tưởng, Shounen, kiếm hiệp, phép thuật, lãng mạn |
Manga | |
Tác giả | Takahashi Rumiko |
Phát hành | 13 tháng 11 năm 1996 – 23 tháng 6 năm 2008 |
Số tập | 56 tập với 558 chương. Đã có 56 tập phát hành ở Việt Nam. |
Anime | |
Đạo diễn | Ikeda Mashashi (tập 1-44) Aoki Yashunao (tập 45-167) |
Hãng phim | Sunrise |
Phát sóng | 16 tháng 10 năm 2000 – 13 tháng 9 năm 2004 |
Phim | |
Bài viết này có chứa các ký tự tiếng Nhật. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì kanji và kana. |
Bộ manga đã được chuyển thể thành anime và được sản xuất bởi Sunrise. Bản đầu tiên, phát sóng với 167 tập phim trên Yomiuri TV của Nhật Bản từ 16 tháng 10 năm 2000 cho đến ngày 13 tháng 9 năm 2004 và được đạo diễn bởi Ikeda Masashi cho bốn mươi bốn tập phim đầu tiên và Aoki Yasunao cho các tập còn lại. Bản cuối cùng, InuYasha: The Final Act đã bắt đầu phát sóng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 để kết thúc phần còn lại của manga và kết thúc vào ngày 29 tháng 3 2010. Bộ manga vẫn được tiếp tục tiến hành xuất bản. Hiện nay bộ manga Inu Yasha đã kết thúc với 558 chương.
Năm 2002, Inu Yasha được trao giải thưởng Shogakukan Manga Award cho bộ manga hay nhất của năm.[1]
Mục lục
Cốt truyện
Câu chuyện bắt đầu khi một bán yêu Inu Yasha tấn công một ngôi làng để cướp viên ngọc Tứ Hồn (Shikon no Tama), một bảo bối có thể dùng để làm tăng sức mạnh của anh. Tuy nhiên, Kikyo, một nữ pháp sư (miko) kịp thời ngăn anh lại và dùng mũi tên thanh tẩy của cô phong ấn Inuyasha vào gốc cây cổ thụ thần thánh trong làng. Tuy nhiên vì bị thương quá nặng, biết mình không qua khỏi, Kikyo đã yêu cầu em gái mình là Kaede thiêu xác của cô cùng với viên ngọc Tứ Hồn để cho nó không rơi vào tay kẻ xấu.Trong lúc đó, ở thế giới hiện tại 550 năm sau, Higurashi Kagome đang mừng lễ sinh nhật thứ mười lăm của mình. Thế rồi, một yêu quái rết kì lạ xuất hiện ở chiếc giếng cổ trong nhà Nhật Mộ và tấn công chú mèo của cô đang ở đó. Vì cứu chú mèo của mình, chính Kagome đã rơi xuống cái giếng ấy và trở về thời phong kiến của Nhật Bản vào 500 năm trước. Ở đây, cô đã gặp được Khuyển Dạ Xoa đã bị phong ấn trên cây cổ thụ được 50 năm. Trong khi đó, tên yêu quái rết vẫn bám sát cô, mưu đoạt lấy viên ngọc Tứ Hồn nằm trong cơ thể Kagome. Trước tình hình khẩn cấp, Kagome quyết định giải ấn cho Inu Yasha. Anh tiêu diệt tên yêu quái, nhưng sau đó lại tấn công Kagome hòng cướp đoạt viên ngọc.
Lúc đó Kaede, lúc này đã là bà lão, ném chuỗi hạt do Kikyo chế tạo vào cổ Inu Yasha và yêu cầu Kagome nói một lời ấn để khống chế Inu Yasha. Kagome nói " ngồi xuống" (osuwari) và chuỗi hạt kéo Inu Yasha đập mặt xuống đất.
Sau khi cả hai đã bình tĩnh trở lại, Kaede mới giải thích rằng Kagome là kiếp sau của Kikyo và viên ngọc Tứ Hồn không bị phá hủy mà xuất hiện trong cơ thể Kagome. Vì vậy Kagome cũng có những năng lực thanh tẩy như Kikyo và cô cũng kế thừa nhiệm vụ của Kikyo. Nhưng có lẽ Kagome còn quá ít kinh nghiệm để làm một nhiệm vụ nặng nề như vậy, nên, trong một lần nọ cô bị một yêu quái bắt cóc và cướp đoạt ngọc Tứ Hồn. Vì muốn ngăn y trong việc cướp viên ngọc và cứu đứa bé bị y bắt, cô vô tình đã làm vỡ viên ngọc Tứ Hồn (Shikon no Tama) thành từng mảnh vụn. Rốt cục, theo lời đề nghị của Kaede, Inu Yasha và Kagome đã cùng nhau hợp tác để thu thập lại các mảnh vỡ. Trên đường đi, họ kết nạp thêm nhiều thành viên mới: Shippo, một chú hồ ly tinh nhỏ tuổi mồ côi cha mẹ; Miroku, một nhà sư trẻ đẹp trai và háo sắc; Sango, một cô gái làm nghề tiêu diệt yêu quái cùng với cô mèo Kirara của mình.
Nhóm của Inu Yasha cũng gặp nhiều kẻ thù và bạn bè: Sesshomaru, người anh trai cùng cha khác mẹ với Inu Yasha, luôn muốn cướp đoạt thanh kiếm của em trai mình; kiếp trước Kikyo nay đã hồi sinh nhờ một phần linh hồn của Kagome; Koga, một thủ lĩnh bộ tộc sói và là người si mê Kagome; và nhất là Naraku, nhân vật phản diện chính của tác phẩm. Chính y đã gài bẫy khiến Inu Yasha và Kikyo thù ghét nhau, là kẻ phong ấn chiếc Phong huyệt (Kazaana) lên 3 đời của Di Lặc pháp sư, và là kẻ đặt mưu giết cả ngôi làng Sango đang sống (chỉ còn hai người sống sót: Sango và người em trai Kohaku, là người đã lợi dụng xích mích giữa Sesshomaru và Inu Yasha để hãm hại hai anh em. Tất cả vì y âm mưu thu thập các mảnh vỡ của ngọc Tứ Hồn với mưu đồ xấu xa.
Dần dần các mảnh vỡ đã được thu thập đầy đủ. Tuy nhiên chính Naraku lại là người sở hữu viên ngọc hoàn chỉnh (kể cả mảnh ngọc của Kohaku, cậu không chết sau khi mất mảnh ngọc vì được linh lực Kikyo hồi sinh). Khi đã có viên ngọc hoàn chỉnh, Naraku tìm cách dụ nhóm Inu Yasha và Sesshomaru vào cơ thể y (vốn đã thành một con nhện khổng lồ) để tiêu diệt. Qua những trận chiến ác liệt trong cơ thể Naraku, cả nhóm vẫn đứng vững và, cuối cùng, Kagome đã dùng mũi tên chứa linh lực của mình để thanh tẩy Naraku và viên ngọc Tứ Hồn. Naraku chết nhưng viên ngọc vẫn tồn tại. Thể theo ước nguyện của Naraku là muốn có được tình yêu của Kikyo, viên ngọc đã nuốt Kagome (vốn là kiếp sau của Kikyo) vào trong nó thông qua Minh Đạo mô phỏng bởi Byakuya, một phân thân của Naraku. Tại đây, Kagome đấu tranh với viên ngọc Tứ Hồn: viên ngọc biết Kagome đang trong tâm trạng hết sức khủng hoảng và lo lắng khi bị hút vào Minh đạo, nên viên ngọc đề nghị cô ước lên điều ước ích kỷ, ví dụ như được trở về thế giới của mình, gặp lại gia đình, người thân, bạn bè,... Lúc đó, Naraku lại hồi sinh, và Kagome thay thế vị trí của Mirodiko (người tạo ra ngọc Tứ Hồn) để chiến đấu với Naraku, giống như bao nhiêu năm nay linh hồn Mirodiko đã chiến đấu chống lại linh hồn các yêu quái trong viên ngọc. Tuy vậy, Khuyển Dạ Xoa đã dùng thanh kiếm của mình mở một Minh đạo thông tới nơi của Kagome. Sự hiện diện của Inu Yasha giúp Kagome lấy lại bình tĩnh và cô đã nhận ra vấn đề: vì Kikyo đã từng ước được gặp lại Inu Yasha sau khi chết nên ngọc Tứ Hồn mới quay lại trong cơ thể Kagome. Nhớ lại lời khuyên của ông nội lúc trước, cô gái với tâm hồn trong sáng này đã hiểu được đâu là điều ước thật sự, điều ước làm ngọc tứ hồn biến mất hoàn toàn...:"Ngọc tứ hồn, ta ước cho ngươi biến mất... mãi mãi. (chương 557).
Câu chuyện đi vào hồi kết ở chương 558. Sango và Miroku pháp sư kết hôn, họ sinh được ba đứa con (hai bé gái song sinh, một bé trai). Rin (cô gái cùng nhóm với Sesshomaru) ở lại làng cùng Kaede để tập làm quen với cuộc sống ở một cộng đồng người. Shippo vào rừng tu luyện để trở thành đại hồ yêu. Kohaku cùng Kirara luyện tập để trở thành người diệt trừ yêu quái tài giỏi như chị gái mình. Còn hai nhân vật chính của chúng ta phải tạm thời xa nhau do chiếc giếng cổ mất tác dụng, khiến Inu Yasha và Kagome không thể đến thế giới của nhau. Phải đợi 3 năm, sau khi Kagome học xong chương trình phổ thông, cô mới có thể quay về quá khứ và kết hôn với Inu Yasha.
Các nhân vật chính
- Inu Yasha: nhân vật nam chính của truyện. Anh là một bán yêu (nửa người nửa yêu quái), con của một đại yêu quái chó với con gái của một gia đình quý tộc. Anh thừa hưởng Thiết Toái nha, một thanh gươm làm từ răng của cha mình, có sức mạnh tiêu diệt một trăm kẻ thù sau một lần vung kiếm. Là một bán yêu, anh có sức khỏe hơn người cùng nhiều kỹ năng đặc biệt, nhưng anh sẽ mất tất cả yêu lực và trở thành người bình thường trong đêm trăng non mỗi tháng. Trên cổ anh có đeo một chuỗi hạt, nó sẽ kéo anh đập mặt xuống đất khi Kagome nói câu osuwari (ngồi xuống). Anh đã từng bị nữ pháp sư Kikyo, kiếp trước của Kagome phong ấn mình vào gốc cổ thụ thần thánh suốt 50 năm cho đến khi Kagome xuất hiện và giải ấn cho anh. Mặc dù anh có khởi đầu khá khó chịu với nhân vật Kagome, hai người dần dần nảy sinh tình cảm và kết quả là cuối truyện họ kết hôn.
- Higurashi Kagome: nhân vật nữ chính của truyện. Cô là một nữ sinh trung học 15 tuổi, kiếp sau của Kikyo, một vu nữ (miko) đã chết cách thời điểm Kagome xuất hiện ở quá khứ chừng 50 năm. Vì là kiếp sau của Kikyo nên Kagome có ngoại hình rất giống Kikyo và cũng có năng lực thanh tẩy như Kikyo. Mặc dù cô có khởi đầu khá khó chịu với nhân vật nam chính Inu Yasha, cô dần dần nảy sinh tình cảm với anh và kết quả là cuối truyện hai người kết hôn.
- Kikyo: kiếp trước của Nhật Mộ Li và là người yêu của Khuyển Dạ Xoa 50 năm trước. Cô và Inu Yasha bị Naraku hãm hại nên hiểu lầm là cả hai phản bội lẫn nhau, dẫn đến cái chết của Kikyo và việc Inu Yasha bị cô phong ấn. 50 năm sau, cô được một yêu quái hồi sinh và ban đầu định trả thù Inu Yasha, nhưng sau khi nhận ra âm mưu của Naraku, cô đã quyết tâm tìm y để tính sổ món nợ máu 50 năm về trước. Cô cũng là một tình địch của Kagome mặc dù hai người cũng không có chủ ý tranh giành quyết liệt Inu Yasha, nhất là Kagome hay nhường nhịn Kikyo, mặc dù cô rất buồn. Kikyo sau đó chết vào chương 465.
- Sesshomaru: anh trai cùng cha khác mẹ với Inu Yasha. Sesshomaru là một đại yêu quái như cha mình. Ban đầu, anh là một nhân vật lạnh lùng, tàn nhẫn và rất ghét con người. Inu no Taishou để lại cho anh Thiên Sinh nha, một thanh kiếm có khả năng hồi sinh 100 người sau một lần vung kiếm, nhưng rõ ràng nó không phải là thứ mà anh mong muốn. Vì vậy anh luôn tìm cách cướp đoạt Thiết Toái nha và giết chết người em bán yêu của mình. Có điều, về sau, cùng với sự thay đổi phẩm cách của mình, Sesshomaru lại được độc giả đánh giá như một nhân vật chính diện.
- Shippo: một hồ yêu nhỏ tuổi có cha bị giết bởi anh em lôi thú. Inu Yasha và Kagome đã giúp cậu trả thù và sau đó Shippo gia nhập nhóm của họ. Là một hồ yêu, cậu có một số phép thuật đặc trưng của mình thí dụ khả năng biến hình thành người khác, vật khác, khả năng sử dụng phép thuật với các "đồ chơi" của mình, khả năng phóng lửa của hồ yêu. Shippo cũng là một cậu nhóc khá ngây thơ nhưng rất nghịch ngợm, cậu thường tìm đủ mọi cách để chọc phá Inu Yasha.
- Miroku: một pháp sư (hōshi, 法師 - một cấp bậc thấp của các nhà sư Nhật Bản) đẹp trai, phiêu bạt khắp nơi và kiếm sống bằng nghề đuổi yêu trừ tà. Bàn tay phải anh có một Phong huyệt (Kazaana), tạm hiểu là một "lỗ đen" có thể hút bất cứ thứ gì vào đó và chỉ tạm thời bị ức chế bởi chuỗi hạt trên tay phải của anh. Phong huyệt là một lời nguyền mà Naraku đã phong ấn lên cơ thể ông nội của Miroku (cũng là một nhà sư), nó sẽ di truyền sang cha anh cũng như sang anh và sang con cháu của họ, và chỉ biến mất khi Naraku bị tiêu diệt. Phong huyệt là một vũ khí lợi hại của Miroku, nhưng theo thời gian nó sẽ mở rộng ra và sẽ hút bản thân anh vào trong phong huyệt giống như đã từng làm với cha anh trước kia. Là một nhà sư, đồng thời là một người bạn tốt của Inu Yasha và Kagome, nhưng anh cũng có nhiều thói quen xấu. Anh khá tham lam và thường tìm đủ mọi cách để moi tiền gia chủ mỗi khi làm việc đuổi yêu trừ tà. Đặc biệt, anh cực kì háo sắc và hay tán tỉnh, sàm sỡ phụ nữ. Việc này một phần là do anh cần tìm gấp một người phụ nữ sinh cho anh một đứa con nối dõi tông đường trước khi bị Phong huyệt giết chết, thứ nữa là anh bị tiêm nhiễm những thói xấu này từ người cha nuôi, cũng là một nhà sư. Có điều, anh thật lòng có tình cảm với nhân vật Sango và cuối truyện, sau khi Naraku bị đánh bại, hai người kết hôn và có với nhau ba mặt con.
- Sango: một người diệt yêu (yokai taijiya). Cô sinh sống trong một ngôi làng gồm toàn những người làm cùng nghề với mình. Vì muốn cướp đoạt mảnh ngọc Tứ Hồn trong làng của cô, Naraku đã bày mưu giết hại cả làng Sango, duy chỉ còn cô, em trai Kohaku và cô mèo Kirara là sống sót. Sango đã gia nhập nhóm Inu Yasha để trả thù Naraku và giải thoát người em trai đang bị y khống chế. Về sau Sango nảy sinh tình cảm với Miroku, bằng chứng là cô hay ghen tuông khi Miroku tán tỉnh (hay sàm sỡ) các cô gái khác. Sau khi Naraku bị tiêu diệt, cô kết hôn với Miroku và hai người có ba mặt con.
- Sango có mang một vũ khí nổi bật bên mình: một chiếc boomerang tên là Phi Lai cốt.
- Kirara: cô mèo hai đuôi (nekomata) dễ thương của Sango, với bộ lông vàng tuyệt vời điểm xuyết những vạch đen trên đuôi và mặt, đôi mắt màu hồng ngọc và bốn chân đen nhỏ nhắn. Tuy nhiên, Kirara có thể biến thành hình dạng một cô mèo răng kiếm khổng lồ mạnh mẽ. Sango và Miroku thường nhờ Kirara chuyên chở khi họ cần đi xa.
- Koga: thủ lĩnh bộ tộc yêu quái sói và là kẻ tuyên bố muốn lấy Kagome làm vợ. Anh là một thủ lĩnh gan dạ, tài giỏi và luôn chăm lo cho đồng tộc của mình, nhưng tính khí đôi khi hơi trẻ con. Koga có hai mảnh ngọc Tứ Hồn trên chân, điều này giúp anh có thể chạy với tốc độ kinh khủng.
- Naraku: nhân vật phản diện chính của câu chuyện. Naraku có nguồn gốc là một tên cướp mang tên Nhện quỷ (Onigumo) được Kikyo cứu sống. Nhện quỷ yêu Kikyo ngay từ hôm đó, đến mức y sẵn sàng cho các yêu quái nhập vào cơ thể mình để y có sức mạnh và có được Kikyo. Nhện quỷ cùng các yêu quái đó trở thành bán yêu Naraku và Nhện quỷ là trái tim con người trong y. Có điều, Naraku luôn tìm cách vứt bỏ Nhện quỷ cũng như tình cảm với Kikyo, mục tiêu duy nhất của y là cướp đoạt viên ngọc Tứ Hồn và y sẵn sàng làm bất cứ việc gì bỉ ổi để có được nó. Đó cũng là lý do Naraku muốn vứt bỏ tình cảm với Kikyo, cốt để y không bị phân tâm khi làm việc này. Nhưng sau cùng, thật ra Naraku mong muốn viên ngọc Tứ Hồn chẳng qua là vì y muốn có được tình yêu của Kikyo, giống như ước mơ của Nhện quỷ (xem chương 552).
- Là một bán yêu như Inu Yasha, nhưng Naraku có thể tự do chọn lựa thời điểm y mất yêu lực theo ý muốn. Và vì, Naraku được tạo thành từ hàng ngàn yêu quái, y cũng có khả năng hấp thu cơ thể của một yêu quái khác cũng như loại bỏ những phần cơ thể thừa thãi. Y cũng có thể tạo ra các thuộc hạ từ những mảnh cơ thể của chính mình.
- Rin: một đứa trẻ loài người mất cha mẹ do bọn cướp tấn công làng. Từ đó (Rin) không nói, không cười cũng không khóc cho tới khi gặp (Sesshomaru) trong tình trạng bị thương sau trận chiến đoạt (Thiết toái nha) của (Inuyasha). Rin đã chăm sóc (Sesshomaru) cho tới khi khỏi. Nhưng trước lúc đó cô đã bị bọn sói của (Kouga) cắn chết. Khi ( Sesshomaru) hồi phục anh định bỏ đi thì ngửi thấy mùi sói và máu từ hướng đi về nhà hằng ngày của (Rin) và quyết định lần theo. Đó là lần đầu tiên anh sử dụng thanh (Thiên sinh nha). Từ đó (Rin) đi theo (Sesshomaru) và luôn được anh trân trọng mãi cho tới khi cô quay về với cuộc sống trước đây ở ngôi làng của bà (Kaede).
Truyện tranh manga và các tác phẩm liên quan
Viz Media phát hành một phiên bản dịch tiếng Anh của ở Bắc Mỹ. Ban đầu, Viz phát hành nó trong định dạng sách truyện tranh hàng tháng của Mỹ, từng vấn đề có chứa hai hoặc ba chương của manga gốc, nhưng cuối cùng bị bỏ hệ thống này có lợi cho bìa thương mại với các chương giống như các vol của Nhật Bản. Viz phát hành bìa mềm của vol thương mại đầu tiên vào tháng 3 năm 1998. Vào lúc đó, manga tái bản ở Mỹ đã được "lộn" lại để phù hợp với quy ước của Mỹ là đọc sách từ trái sang phải bằng cách phản chiếu các tác phẩm gốc, trong số các hiệu ứng khác, điều này đã khiến nhân vật thuận tay phải lại thành thuận tay trái và ngược lại. Viz sau đó dừng lại việc lật ngược manga mới, mặc dù InuYasha in ấn vào thời gian thay đổi này được thực hiện. Tính đến 9 tháng 3 năm 2010, 46 tập được phát hành ở Bắc Mỹ, và vol mới của manga đang được phát hành hàng tháng. Viz cũng bắt đầu để in lại manga trong định dạng "VizBig", kết hợp ba vol ban đầu vào mỗi bìa lớn hơn một chút và màu sắc nghệ thuật đầy đủ mà trước đây đã giảm xuống thành màu xám.Inu Yasha cũng được phổ biến rộng rãi tại châu Mĩ Latin, châu Á và nhất là ở Tây Âu.
Viz Media cũng có một loạt các vol "ani-manga" được bắt nguồn từ ảnh chụp màn hình màu sắc đầy đủ của các tập phim anime. Những vol này là hơi nhỏ hơn so với vol manga thông dụng, được định hướng trong truyền thống của Nhật Bản là đọc phải sang trái, tính năng mới bao gồm những trang web chất lượng cao hơn, và một mức giá cao hơn so với vol thông dụng. Mỗi vol "ani-manga" được bố trí vào chương tương ứng với các tập phim anime hơn là manga.
InuYasha cũng cấp phép cho các phiên bản ngôn ngữ trong khu vực Argentina bởi LARP Editores, Brasil bởi Editora JBC, Italy bởi Star Comics, Pháp bởi Kana, Phần Lan, Đức, Na Uy, và Ba Lan bởi Egmont, Tây Ban Nha bởi Glénat, Indonesia bởi Elex Media Komputindo, Mexico bởi Editorial Vid, Israel bởi Aruts Hayeladim, Việt Nam bởi NXB Trẻ và Hàn Quốc bởi Haksan Publishing.
Ở Việt Nam, hiện nay Nhà xuất bản Trẻ đã phát hành bộ truyện tranh Inu Yasha (đơn hành bản) do dịch giả Tuyết Vân dịch, giá 7500 VND/cuốn. Lần tái bản mới nhất là vào tháng 8 năm 2005[8]. Các tập của truyện tranh này có thể tìm mua ở các siêu thị, nhà sách. Hiện nay Việt Nam chỉ mới xuất bản 51 tập Inu Yasha. Các truyện Inu Yasha ở Việt Nam đều bị lật ngược hình ảnh để độc giả có thể đọc từ phải sang trái theo cách đọc thông dụng ở Việt Nam. Một điều đáng chú ý là, giống như nhiều bộ truyện tranh khác xuất bản ở Việt Nam, các bản Inu Yasha mới nhất dùng phiên âm tiếng La tinh (romaji) đối với tên các nhân vật, còn các bản Inu Yasha cũ thì dùng phiên âm Hán Việt. Việc này cộng với việc phim hoạt hình Inu Yasha trên kênh BiBi dùng phiên âm Hán Việt khiến những cái tên Hán Việt của Inu Yasha rất phổ biến đối với các độc giả, nhất là tên nhân vật chính Khuyển Dạ Xoa, một điều hơi trái với nhiều bộ manga khác từng xuất hiện tại Việt Nam[9].
Giống như một số truyện tranh khác như Urusei Yatsura, Đôrêmon, phim hoạt hình anime của Inu Yasha cũng được chuyển thể thành truyện tranh. Các cảnh phim trong anime Inu Yasha đã được lựa chọn, đưa vào truyện và đặt lời, y hệt như truyện tranh. Và, cũng giống như manga và anime Inu Yasha, truyện tranh chuyển thể này cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của các fan Inu Yasha. Cho tới nay bộ truyện chuyển thể này đã có 30 tập.
Ngoài truyện tranh, hiện nay Inu Yasha cũng đã có 3 quyển artbook và cũng được bạn đọc đón nhận rộng rãi. Quyển thứ nhất đề cập tới các tranh ảnh của Inu Yasha đã được đăng trên Shonen Sunday. Quyển thứ hai nói về các nhân vật trong anime và các manga màu Inu Yasha. Quyển cuối cùng hoàn toàn trắng đen, nói về các nhân vật và các tình tiết trong manga Inu Yasha.
Ngoài ra, còn có tiểu thuyết về manga Inu Yasha do Konparu Tomoko viết. Tomoko cũng là người viết các tiểu thuyết về Urusei Yatsura và Trường thiên Nhân ngư của Rumiko[5].
Manga Inu Yasha cũng có thể được xem online hoặc download xuống trên các trang mạng như website của One Manga, MangaVolume,..., tất nhiên chủ yếu là dịch sang tiếng Anh. Một số trang web như Freelancemanga hoàn toàn chỉ dịch, upload và bình luận về Inu Yasha. Tuy nhiên chất lượng dịch tùy thuộc vào các nhóm dịch thuật mà các trang web giới thiệu. Trang web của NXB trẻ cũng có mục "đọc truyện miễn phí" dành cho các bộ Manga họ xuất bản trong đó có Inu Yasha[8].
Phim hoạt hình anime
Giới thiệu chung
Anime phụ đề tiếng Anh đã được cấp phép phát hành tại Bắc Mỹ bởi Viz Media [13]. Bộ phim được phát sóng trên Adult Swim từ 31 tháng 8 năm 2002 tới ngày 27 tháng 10 năm 2006 [14]. Một năm sau nó được phát sóng tại Canada trên chương trình chặn YTV 's Bionix từ 5 tháng 9 năm 2003 tới ngày 1 tháng 12 năm 2006 [15].
Trong số 34 của Shonen Sunday đã được công bố tập phim anime cuối cùng tương ứng với tập 36 của manga đến sẽ được thực hiện bởi các diễn viên và đoàn làm phim gốc và sẽ phát sóng trên YTV Nhật Bản [16]. Tuần sau, Viz Media đã công bố đã cấp phép cho bản anime kế tiếp, có tên Inuyasha: The Final Act (犬夜叉完结编 Inuyasha Kanketsu-hen ?) [17]. Anime này được công chiếu vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 tại Nhật Bản với các tập phim được phát sóng qua Hulu và Shonen Sunday tại Hoa Kỳ [18]. Trong các khu vực khác của châu Á thì tập phim được phát sóng trong tuần trên Animax-Asia [19]. Anime này kết thúc vào ngày 29 tháng 3 năm 2010.
Anime Inu Yasha ở Nhật Bản
Mặc dù manga Inu Yasha đã ra đời từ năm 1996 nhưng gần bốn năm sau anime Inu Yasha mới ra mắt độc giả. Nguyên nhân là nhà sản xuất anime của Rumiko Takahshi là Kitty Animation (từng tham gia thực hiện Mezon Ikkoku và Một nửa Ranma) gặp phải nhiều khó khăn về tài chính và buộc phải rút lui. Việc tìm một nhà sản xuất mới cho Inu Yasha đã phải tốn khá nhiều thời gian, nhưng cuối cùng một ứng cử viên sáng giá đã xuất hiện: Sunrise. Sunrise là công ty vừa mới thực hiện thành công bộ anime Thám tử lừng danh Connan, vậy không có lý do gì họ không thực hiện Inu Yasha tiếp theo. Thế là, ngày 16 tháng 10 năm 2003, tập phim anime đầu tiên của Inu Yasha đã được trình chiếu trên Nippon TV. Theo lời của Suwa Michihiko, nhà sản xuất của anime Inu Yasha, những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba là thời điểm thích hợp để thực hiện bộ phim này, vì đó là thời điểm thích hợp để nhìn lại lịch sử Nhật Bản trong khi vẫn hướng tới tương lai[20].Anime Inu Yasha nhanh chóng thu được thành công vang dội không chỉ trên nước Nhật mà trên phạm vi thế giới. Nó đã nhanh chóng đạt được số lượng hàng nghìn lượt người xem trong mỗi tuần, một kỷ lục mới của các anime thực hiện trên tác phẩm của "công chúa manga" Rumiko. Theo đánh giá, bộ anime Inu Yasha có cốt truyện bám khá sát manga, mặc dù các nhà sản xuất cũng phóng tay "chế tạo" nhiều nhân vật và tình tiết mới như mọi khi. Ví dụ, trong bộ anime, các cảnh sexy, bạo lực,... ít hơn rất nhiều so với nguyên tác manga. Tác giả Takahashi Rumiko đã đóng một vai trò rất tích cực trong việc sản xuất anime, cụ thể là trong việc chọn các diễn viên lồng tiếng. Chính bà là người đã chọn Yamaguchi Kappei, người từng lồng tiếng cho nhân vật Ranma trong Một nửa Ranma đảm trách nhân vật Khuyển Dạ Xoa[20].
Trong thời gian này Sunrise cũng đã sản xuất 4 bộ movie Inu Yasha:
- Inu Yasha the Movie 1: Affection Touching Across Time (映画犬夜叉 時代を越える想い, Eiga InuYasha: Jidai o Koeru Omoi) trình chiếu vào ngày 15 tháng 12 năm 2001.
- Inu Yasha the Movie 2: Castle Beyond the Looking Glass (映画犬夜叉 鏡の中の夢幻城, Eiga InuYasha: Kagami no Naka no Mugenjō) trình chiếu vào ngày 21 tháng 12 năm 2002.
- Inu Yasha the Movie 3: Swords of Honorable Ruler (映画犬夜叉 天下覇道の剣, Eiga InuYasha: Tenka Hadō no Ken) trình chiếu vào ngày 20 tháng 12 năm 2003
- Inu Yasha the Movie 4: Fire on the Mystic Island (映画犬夜叉 紅蓮の蓬莱島, Eiga InuYasha: Guren no Hōraijima) trình chiếu vào ngày 23 tháng 12 năm 2004
Tuy nhiên, lúc đó Sunrise đã đánh tiếng là sẽ làm thêm một bộ OVA về Inu Yasha. Và thế rồi, ngày 30 tháng 7 năm 2008 một số đoạn phim của bộ OVA (Original Video Animation) kéo dài 30 phút tên là Kuroi Tessaiga (tên tiếng Anh: Black Tessaiga, nghĩa là Thiết Toái nha đen) đã được trình chiếu tại It's an Rumic world bởi Ginza Matsuya department store tại khu mua sắm Tokyo's Ginza. Các diễn viên lồng tiếng đều là các diễn viên từng làm trong bộ anime Inu Yasha trước kia và họ đã bắt đầu ghi âm các đoạn lồng tiếng vào ngày 8 tháng 7 năm 2008. Hiện có rất ít thông tin được biết về Kuroi Tessaiga, nhưng như cái tên đã nói, nội dung của OVA này nói về tuyệt chiêu Minh đạo Tàn nguyệt phá và sự hình thành của thanh Thiết Toái nha đen. Cụ thể là cậu chuyện trong Kuroi Tessaiga sẽ bắt đầu ngay sau trận đánh giữa Sát Sinh Hoàn và Tử Thần Quỷ và kết thúc khi Sát Sinh Hoàn chuyển giao Minh Đạo Tàn nguyệt phá cho Khuyển Dạ Xoa, tương ứng với các chương 499-504 trong manga[21][22].
Hiện nay, ngoài Kuroi Tessaiga Inu Yasha chưa có bất cứ phim OVA nào, nhưng nó đã có 3 bộ phim "đặc biệt", đến nay nó đã được gộp vào thành các tập phim anime[22]. Các bộ phim "đặc biệt" là:
- Spring Special: Naraku's True Identity Unveiled & A Wicked Smile; Kikyo's Wandering Soul, trình chiếu vào ngày 9 tháng 4 năm 2001.
- Fall Special: The Woman Who Loved Sesshoumaru, trình chiếu vào ngày 24 tháng 11 năm 2003.
- Spring Special: The Tragic Love Song of Destiny, trình chiếu vào ngày 12 tháng 4 năm 2004.
Anime Inu Yasha ở các quốc gia khác
Ở Bắc Mỹ, công ty Viz Media và ShoPro Entertainment đã đăng ký bản quyền phim. Việc lồng tiếng giao cho nhóm The Ocean Group. Phim lồng tiếng được chiếu trên Adult Swim của kênh phim hoạt hình Cartoon Network từ ngày 21 tháng 8 năm 2002 đến ngày 27 tháng 10 năm 2007, trùng vào khoảng thời gian bắt đầu của Season 3 Inu Yasha tại Nhật[20]. Tới ngày 19 tháng 5 năm 2008, bộ phim được chiếu xoay vòng, cứ 2 tập vào lúc 11 giờ ngày thứ 7 theo Múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ).Inu Yasha cũng được trình chiếu trên kênh hoạt hình anime Animax.
Ở Việt Nam, phim này còn đang chiếu ở kênh hoạt hình Bi Bi, có trong dịch vụ truyền hình cáp SCTV, có trong dịch vụ truyền hình cáp SCTV và HTVC. Tên các nhân vật trong phim đều được đọc theo phiên âm Hán Việt[25].
Và cũng giống như manga Inu Yasha, anime Inu Yasha cũng được upload lên các trang web để phục vụ cho các độc giả không có điều kiện mua CD, DVD phim hoặc xem phát sóng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là phim phụ đề tiếng Anh hoặc Tây Ban Nha.
Tham gia làm phim
Đạo diễn- Ikeda Mashashi (tập 1-44)
- Aoki Yasunao (tập 45-167)
- Takahashi Rumiko
- Hishinuma Yoshihito
- Ikeda Shigemi
- Ogami Yoichi
- Ito Kumiko
- Ogami Yoichi
- Wada Kaoru
- Tomioka Hideyuki (Sunrise)
- Suwa Michihiko (Yomiuri TV)
- Kyoto Animation
- Sunrise
- Yomiuri TV
- Anime Film
Nhạc phim anime
Tất cả các bản nhạc dùng trong anime Inu Yasha đều được đăng ký bản quyền bởi công ty Avex Trax.Các ca khúc mở đầu
- Change the World (Thay đổi thế giới) (trong tập 1-34).
- Lời: Matsumoto Rie. Nhạc: Watanabe Miki. Sửa chữa: Ueno Keiichi.
- Thể hiện: nhóm V6.
- I Am (Tôi là) (trong tập 35-64).
- Owarinai Yume (Ước mơ vĩnh hằng) (trong tập 65-95).
- Lời: Aikawa Nanase. Nhạc: Shibazaki Hiroshi. Sửa chữa: Kaname.
- Thể hiện: Aikawa Nanase.
- Grip! (Hãy giữ lấy !) (trong tập 96-127).
- Lời: Mochida Kaori. Nhạc: Kara Kazuhiro. Sửa chữa: HΛL
- Thể hiện: nhóm Every Little Thing.
- One Day, One Dream (Một ngày, một ước mơ) (trong tập 129-153).
- Lời: Kohata Hideyuki. Nhạc: Yoshikawa Kei. Sửa chữa: Chokkaku.
- Thể hiện: nhóm Tackey & Tsubasa.
- Angelus - ANJERASU (Thiên thần) (trong tập 153-167).
- Lời: Bounceback. Nhạc: Bulge. Sửa chữa: Maejima Yasuaki.
- Thể hiện: Shimatani Hitomi.
- Kimi ga Inai Mirai (Tương lai không có anh) (trong tập 1-26, mùa Final Act).
- Lời: DAI. Nhạc: Katsumi Ohnishi. Sửa chữa: Kameda Seiji.
- Thể hiện: nhóm Do As Infinity.
Các ca khúc kết thúc
- My Will (Ước vọng của tôi) (trong tập 1-20 và tập 166-167).
- Lời: Matsumuro Mai. Nhạc: Ohtani Yasho. Sửa chữa: Kikuchi Keisuke. Sửa chữa điệp khúc: Kitajima Yas.
- Thể hiện: nhóm dream.
- Fukai Mori (Rừng sâu) (trong tập 21-41).
- Lời: DAI. Nhạc: DAI. Sửa chữa: DAI và Kameda Seiji.
- Thể hiện: nhóm Do As Infinity.
- Dearest (Người dấu yêu) (trong tập 42-60).
- Lời: Hamasaki Ayumi. Nhạc: CREA và DAI. Sửa chữa: Suzuki Naoto.
- Thể hiện: Hamasaki Ayumi.
- Every Heart - Minna no Kimochi (Mỗi trái tim) (trong tập 61-85).
- Lời: Watanabe Natsumi. Nhạc: Bounceback. Sửa chữa: H-wonder.
- Thể hiện: BoA.
- Shinjitsu no Uta (Bài hát sự thật) (trong tập 86-108).
- Lời: DAI. Nhạc: DAI. Sửa chữa DAI và Kameda Seiji.
- Thể hiện: nhóm Do As Infinity.
- Itazura na Kiss (Nụ hôn tinh nghịch) (trong tập 109-127).
- Lời: misono. Nhạc: Kitano Masato. Sửa chữa: Igarashi Mitsuru và nhóm day after tomorrow.
- Thể hiện: nhóm day after tomorrow.
- Come (Tới đây) (trong tập 128-148).
- Lời: Kask/Mansson/Cunnah. Nhạc: Kask/Mansson/Cunnah
- Lời tiếng Nhật: Mori Yuriko. Sửa chữa: Cobra Endo.
- Thể hiện: Amuro Namie.
- Brand- New world (Một thế giới mới) (trong tập 149-165).
- Lời: Mizue. Nhạc: Ōyagihirō. Sửa chữa: Iehara Masaki.
- Thể hiện: nhóm V6.
- With You (Với bạn) (trong tập 1-9, mùa Final Act).
- Lời: Leonn. Nhạc: Igarashi Mitsuru. Sửa chữa: - ast -.
- Thể hiện: nhóm AAA.
- DIAMOND (Kim cương) (trong tập 10-17, mùa Final Act).
- Lời: Fujibayashi Seiko. Nhạc: Kikuchi Kazuhito. Sửa chữa: - ast -
- Thể hiện: Alan.
- Tooi Michi no Saki De (Hướng về con đường xa) (trong tập 18-26, mùa Final Act).
- Lời: Takerawa Ai. Nhạc: Takerawa Ai. Sửa chữa: Sato Jun.
- Thể hiện: Takerawa Ai.
Các ca khúc trong phim điện ảnh
- No More Words (Không nhiều từ) (ca khúc kết trong movie 1).
- Lời: Hamasaki Ayumi. Nhạc: CREA và Do As Infinity. Sửa chữa: Suzuki Naoto và Tasuku
- Thể hiện: Hamasaki Ayumi.
- Yura Yura (Tiến lên) (ca khúc kết trong movie 2).
- Lời: Mochida Kaori. Nhạc: Tako Kuniko. Sửa chữa: Ohtani Yasuo, Nakao Masafumi và Ito Ichiro.
- Thể hiện: nhóm Every Little Thing.
- Ai no Uta (Tình ca) (ca khúc trong movie 2).
- Lời: Mochida Kaori. Nhạc: Tako Kunio. Sửa chữa: Murata Akira.
- Thể hiện: nhóm Every Little Thing.
- Four Seasons (Bốn mùa) (ca khúc kết trong movie 3).
- Lời: JUSME. Nhạc: MONK. Sửa chữa: MONK.
- Thể hiện: Amuro Namie
- Rakuen (Thiên đàng) (ca khúc kết trong movie 4).
- Lời: Van Tomiko. Nhạc: Do As Infinity. Sửa chữa: Do As Infinity và Kameda Seiji.
- Thể hiện: nhóm Do As Infinity.
Các game video về Inu Yasha
Inu Yasha là một đề tài hấp dẫn của các nhà làm game. Cho đến nay đã có:- 3 game chơi trên hệ máy Wonderswan:
- Inuyasha: Kagome no Sengoku Nikki (犬夜叉 ~かごめの戦国日記, Inuyasha: Kagome's Sengoku Diary), phát hành ngày 2 tháng 11 năm 2001.
- Inuyasha: Fuun Emaki (犬夜叉 風雲絵巻, Inuyasha: The Scroll of the Skies), phát hành ngày 27 tháng 07 năm 2002.
- Inuyasha: Kagome no Yume Nikki (犬夜叉 かごめの夢日記, Inuyasha: Kagome's Dream Diary), phát hành ngày 16 tháng 11 năm 2002.
- 3 game chơi trên hệ máy Playstation và Playstation 2:
- InuYasha: Sengoku O'Togi Kassen (戦国お伽草子–犬夜叉, InuYasha: A Feudal Fairy Tale), phát hành tháng 12 năm 2002 (9/4/2003 tại Bắc Mỹ).
- InuYasha: Juso no Kamen (犬夜叉 呪詛の仮面, InuYasha: The Secret of the Cursed Mask), phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2004 tại Bắc Mỹ.
- InuYasha: Ōgi-Ranbu (犬夜叉 奥義乱舞, InuYasha: Feudal Combat), phát hành ngày 23 tháng 8 năm 2004 tại Bắc Mỹ.
- 1 game chơi trên hệ máy Nintendo DS là InuYasha: Secret of the Divine Jewel phát hành ngày 23 tháng 8 năm 2004 tại Bắc Mỹ. Game chỉ có bản tiếng Anh.
- 1 game chơi trên hệ máy Gameboy Advance là Inuyasha: Naraku no Wana! Mayoi no Mori no Shōtaijō (犬夜叉~奈落の罠!迷いの森の招待状, InuYasha: Naraku's Trap! Invitation to the Forest of Illusion), phát hành ngày 23 tháng 1 năm 2002. Game chỉ có bản tiếng Nhật.
Chú thích
- ^ “小学館漫画賞:歴代受賞者” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
- ^ Takahashi, Rumiko (13 tháng 11 năm 1996). “Inuyasha”. Shōnen Sunday (50). ISSN 1236-2409.
- ^ Izawa, Eri (December năm 1996). “Shonen Sunday, 1996 Issue 50”. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Inuyasha Confirmed to End Next Wednesday in Japan”. Anime News Network. 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.
- ^ a ă http://www.furinkan.com/iycompanion/manga/about.html
- ^ “犬夜叉 1” [Inuyasha 1] (bằng tiếng Nhật). Amazon.com. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
- ^ “犬夜叉 56” [Inuyasha 56] (bằng tiếng Nhật). Amazon.com. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
- ^ a ă http://nxbtre.com.vn/book.php?id=1974
- ^ Một số bộ Comic và Manga khác cũng chia sẻ các đặc điểm tương tự, ví dụ như truyện Xì Trum (comic), Spirou và Fantasio (comic), Yu Yu Hakusho (manga).
- ^ Roman, Annette (4 tháng 9 năm 2009). “Correction on Sesshomaru's Tail”. The Rumic World. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.
- ^ “犬夜叉 作品トップ ANIMAX アニメ見るならアニマックス” [Top Animax Work Inuyasha Watch Anime on Animax] (bằng tiếng Nhật). Animax. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ “あゆ・V6ら完全収録! 『犬夜叉』テーマソング集が発売決定” [Ayu, V6 Complete Collection! "Inuyasha" Theme Song Collection Sale Decided] (bằng tiếng Nhật). Oricon. 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Viz at AX”. Anime News Network. 7 tháng 7 năm 2001. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Inu-Yasha On Adult Swim Action!”. Anime News Network. 8 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Inu Yasha, St. Seiya on YTV”. Anime News Network. 26 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Inuyasha's Final Chapters Get TV Anime Green-Lit (Updated)”. Anime News Network. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Viz Adds Inuyasha Final Act, Kekkaishi Anime (Updated)”. Anime News Network. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Viz Media Announces Inuyasha The Final Act Scheduled to Stream in the U.S. Simultaneous to Airing in Japan”. Anime News Network. 28 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ Tai, Elizabeth (26 tháng 7 năm 2009). “Sayonara, Inuyasha”. Star Publications (The Star). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010.
- ^ a ă â b http://www.furinkan.com/iycompanion/anime/about.html
- ^ “New Inuyasha Short to Debut at Tokyo's Takahashi Event”. Anime News Network. 9 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008.
- ^ a ă â b http://www.furinkan.com/iycompanion/anime/specials.html
- ^ “Inuyasha's Final Chapters Get TV Anime Green-Lit (Updated)”. Anime News Network. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Viz Adds Inuyasha Final Act, Kekkaishi Anime (Updated)”. Anime News Network. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2009.
- ^ Đến nay cách phiên âm này không còn thông dụng nữa do Việt Nam tham gia công ước Berne
Liên kết ngoài
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về InuYasha |
- Trang web chính thức của bộ truyện Inuyasha của nhà xuất bản Shonen Sunday (tiếng Nhật)
- Trang web chính thức của phim hoạt hình InuYasha của Sunrise (tiếng Nhật)
- Trang web chính thức của phim hoạt hình InuYasha của Hãng truyền hình Yomiuri (tiếng Nhật)
- Trang giới thiệu về Inu Yasha trong website Rumic World (furinkan.com)
|
|
Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đừng nhầm lẫn với Tiểu Vương quốc Afghanistan.
|
Lịch sử khu vực từ cổ xưa Lịch sử buổi đầu Hồi giáo chinh phục và cai trị Sự nổi lên của nền cai trị Pashtun Afghanistan hiện đại |
Lịch sử
Taliban vốn phát sinh từ sự hỗn loạn của Afghanistan thời hậu Xô Viết. Nó bắt đầu như một phong trào chính trị - tôn giáo của trào lưu Hồi giáo chính thống bao gồm các sinh viên madrasa ở miền Nam Afghanistan. Chiếm đa số trong phong trào Taliban là người dân tộc Pashtun, Taliban đã pha trộn luật lệ bộ lạc Pashtunwali với các yếu tố của lời giáo huấn Hồi giáo Deobandi để tạo thành một hệ tư tưởng chống phương Tây và chống hiện đại mà nó cai trị. Taliban bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ nước láng giềng Pakistan cũng như từ Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Trong khi đó, các nước như Hoa Kỳ và số khác chỉ đứng quan sát từ xa và hy vọng rằng phong trào mới này sẽ kết thúc cuộc nội chiến Afghanistan.Lan truyền từ Kandahar, Taliban cuối cùng đã chiếm được Kabul vào năm 1996. Đến cuối năm 2000, Taliban đã chiếm được gần 90% đất nước, ngoài sự chống đối (Liên minh phương Bắc) từ thành trì chủ yếu nằm ở góc phía đông bắc tỉnh Badakhshan. Taliban tìm cách áp đặt một sự diễn giải luật Hồi giáo Sharia hà khắc nhất và sau đó có dính líu tới trong vai trò những người ủng hộ mujahideen (chiến binh thánh chiến), đáng chú ý nhất là việc chứa chấp mạng lưới Al -Qaeda của Osama bin Laden.
Trong suốt lịch sử năm năm của Tiểu Vương quốc Hồi giáo, phần lớn dân chúng phải chịu đựng sự hạn chế về tự do và vi phạm nhân quyền của họ. Phụ nữ bị cấm làm việc và các cô gái bị cấm tham dự các trường học hoặc các trường đại học và phải mặc burqa ở nơi công cộng và tránh những lời lẽ tục tĩu. Bất cứ ai phản đối đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người chế độ cộng sản cũ bị xử tử một cách hệ thống và những tên trộm bị trừng phạt bằng cách chặt một bàn tay hoặc bàn chân của họ. Trong khi đó, Taliban đã thành công khi gần xóa bỏ phần lớn hoạt động sản xuất thuốc phiện chỉ trong vòng một năm 2001.[4]
Sau những đối xử không nhân nhượng với cộng đồng thiểu số Shia của Afghanistan, Iran tăng cường hỗ trợ cho Liên minh phương Bắc. Quan hệ với Taliban ngày càng xấu dần vào năm 1998 sau khi lực lượng Taliban chiếm giữ lãnh sự quán Iran ở Mazar-i-Sharif và xử tử các nhà ngoại giao Iran. Sau sự cố này, Iran dọa sẽ xâm lược Afghanistan bằng cách điều động lực lượng quân sự gần biên giới Afghanistan nhưng sự can thiệp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã ngăn chiến tranh nổ ra.
Taliban còn duy trì một lực lượng quân sự của họ trong giai đoạn kiểm soát đất nước. Quân đội Taliban sở hữu hơn 400 xe tăng T-54/55 và T-62 và hơn 200 xe bọc thép chở quân.[5] Không quân Afghanistan dưới thời Taliban sở hữu tới năm máy bay tiêm kích phản lực MIG-21MF và 10 máy bay ném bom Sukhoi-22.[6] Năm 1995 trong sự cố Airstan, một chiến đấu cơ của Taliban đã bắt giữ một chiếc vận tải cơ của Nga. Họ cũng giữ sáu chiếc trực thăng Mil Mi-8, năm chiếc Mi-35, năm chiếc L-39C, sáu chiếc An-12, 25 chiếc An-26, 12 chiếc An-24/32, một chiếc IL-18 và một chiếc Yakovlev.[7] Cục Hàng không Dân dụng của họ có hai máy bay Boeing 727A/B, một chiếc Tu-154, năm chiếc An-24 và một chiếc DHC-6.[7]
Quan hệ quốc tế
Chỉ có Pakistan, Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là công nhận chính phủ Taliban.[8] Nhà nước này đã không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Riêng trường hợp Turkmenistan được biết là đã tổ chức cuộc họp chính thức và thỏa thuận với các bộ trưởng của chính phủ Taliban.Một lý do cho thiếu sự công nhận quốc tế là sự coi thường nhân quyền và luật lệ của Taliban như đã chứng minh bằng hành động nắm quyền của họ. Một trong những hành động đầu tiên của Taliban sau khi cướp chính quyền là xử tử cựu Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, Mohammad Najibullah. Ngay cả trước khi Taliban đã nắm quyền kiểm soát thủ đô của Afghanistan rồi mà họ còn sai người tới bắt giữ Najibullah. Vì Najibullah đang ở trong khuôn viên của Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Kabul, nên được coi là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. Như một ví dụ nữa, chế độ Taliban cũng bị chỉ trích nặng nề vì tội giết nhà ngoại giao Iran ở Afghanistan vào năm 1998.[9] Taliban còn hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo đang hoạt động tại Chechnya và Tân Cương, do đó làm mếch lòng Nga và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng một lúc.
Vào năm 2013, Taliban cho mở văn phòng tại Qatar,[10] với mục tiêu bắt đầu cuộc đàm phán giữa chính họ, Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.[11] Một cuộc xung đột đã xảy ra sau khi văn phòng treo cờ trắng của Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan cũ, với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng văn phòng có thể bị đóng cửa nếu không có một "bước tiến" trong các cuộc đàm phán hòa bình.[12][13]
Biện pháp trừng phạt
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, một ủy ban trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã loại bỏ năm cựu quan chức cấp cao Taliban ra khỏi danh sách này, trong một động thái ủng hộ của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Quyết định có nghĩa là năm người này sẽ không còn phải chịu một lệnh cấm du lịch quốc tế, tài sản đóng băng và cấm vận vũ khí. Cả năm quan chức dưới đây đều là các thành viên cấp cao của chính phủ Taliban:
- Wakil Ahmad Muttawakil, cựu Bộ trưởng ngoại giao.
- Fazal Mohammad, nguyên thứ trưởng Bộ thương mại.
- Shams-us-Safa Aminzai, cựu nhân viên báo chí ngoại giao Taliban.
- Mohammad Musa Hottak, nguyên thứ trưởng Bộ kế hoạch.
- Abdul Hakim, nguyên thứ trưởng Bộ các vấn đề biên giới.
Xem thêm
- Tiểu Vương quốc Hồi giáo Waziristan
- Lịch sử Afghanistan sau 1992
- Mullah Kabir
- Tariq Ghazniwal, một phát ngôn viên của AEI.
Tham khảo
- ^ Directorate of Intelligence (2001). “CIA -- The World Factbook -- Afghanistan” (mirror). Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008. “note - the self-proclaimed Taliban government refers to the country as Islamic Emirate of Afghanistan”
- ^ Marcin, Gary (1998). “The Taliban”. King's College. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
- ^ Map of areas controlled in Afghanistan '96
- ^ Nate Rawlings (13 tháng 11 năm 2013). “Opium Production in Afghanistan Hits Record High”. Time. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
- ^ The Guardian, Taliban lose grip on Mazar i Sharif, November 7, 2001
- ^ York, Geoffrey. Globe and Mail, "Military Targets Are Elusive. Afghanistan Army Called a Haphazard Operation", September 19, 2001
- ^ a ă Jane's Sentinel Security Assessment, 2001
- ^ Terrorism and Global Disorder - Adrian Guelke - Google Libros. Books.google.com. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
- ^ [15 Sep 1998] SC/6573: SECURITY COUNCIL STRONGLY CONDEMNS MURDER OF IRANIAN DIPLOMATS IN AFGHANISTAN
- ^ http://www.guardian.co.uk/commentisfree/2013/jun/19/taliban-qatar-office-positive
- ^ http://news.investors.com/ibd-editorials/061813-660475-american-diplomats-tricked-by-afghan-savages.htm
- ^ <http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/afghanistan/10131286/Fury-from-Hamid-Karzai-plunges-US-talks-with-Taliban-into-disarray.html
- ^ http://www.voanews.com/content/kerry-says-taliban-office-in-doha-could-be-closed/1687279.html
- ^ http://news.google.com/newspapers?id=PglbAAAAIBAJ&sjid=Gk4NAAAAIBAJ&pg=1314,4411307&dq=un+sanctions+afghanistan&hl=en
- ^ "U.N. Reconciles itself to Five Members of Mulla Omar's Cabinet"
- ^ [1][[]][liên kết hỏng]
Liên kết ngoài
- Trang chủ Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan
- Cuộc phỏng vấn với đại diện chính thức của Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan
Tiền nhiệm: Nhà nước Hồi giáo Afghanistan |
Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan 1996 – 2001 |
Kế nhiệm: Chính quyền Lâm thời Afghanistan |
Thể loại:
Video yêu thích - Cựu quốc gia châu Á
- Quốc gia tồn tại ngắn ngủi
- Khởi đầu năm 1996
- Chấm dứt năm 2001
- Quốc gia và vùng lãnh thổ thành lập năm 1996
- Quốc gia và vùng lãnh thổ giải thể năm 2001
- Nội chiến Afghanistan
- Cựu quốc gia ở Trung Đông
- Cựu quốc gia ở Trung Á
- Cựu chế độ thần quyền
- Chính trị Afghanistan
- Cuộc nổi loạn ở châu Á
- Taliban
- Cựu quốc gia không được công nhận
- Thực thể chính trị trước đây ở Afghanistan
- Cựu Tiểu Vương quốc
- Năm 1990 ở Afghanistan
- Hiện diện quân sự Pakistan ở các nước khác
- Nhà nước Hồi giáo Afghanistan
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Thank you for nice information.
ReplyDeletePlease visit our web. Click Here