CNM365.Chào ngày mới 14 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày bệnh đái đường thế giới; ngày thiếu nhi tại Ấn Độ. Năm 1918 – Tomáš Garrigue Masaryk (hình) trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Tiệp Khắc mới thành lập. Năm 1941 – Sau khi bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức vào hôm trước, tàu sân bay HMS Ark Royal của Anh Quốc bị chìm trên đường quay trở về Gibraltar để sửa chữa. Năm 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Mở màn Trận Ia Đrăng tại Pleiku, một trong những trận đánh lớn đầu tiên giữa quân đội Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam. Năm 2003 – Ba nhà thiên văn học người Mỹ là Michael E. Brown, Chad Trujillo và David L. Rabinowitz phát hiện ra 90377 Sedna, một thiên thể bên ngoài sao Hải Vương.
Tomáš Garrigue Masaryk
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tomáš Garrigue Masaryk | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 14 tháng 11 năm 1918 – 14 tháng 12 năm 1935 |
Tiền nhiệm | chức vụ được thành lập |
Kế nhiệm | Edvard Beneš |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 7 tháng 3, 1850 Hodonín, Moravia, Đế quốc Áo-Hung |
Mất | 14 tháng 9, 1937 (87 tuổi) Lány, Tiệp Khắc |
Ban đầu, ông muốn cải tổ nước quân chủ Habsburg thành một nước liên bang dân chủ, nhưng trong Thế chiến thứ nhất, ông bắt đầu ủng hộ việc bãi bỏ chế độ quân chủ - và với sự trợ giúp của Các nước đồng minh trong Thế chiến thứ nhất - cuối cùng ông đã thành công.
Mục lục
Cuộc đời và Sự nghiệp
Masaryk sinh trong một gia đình giai cấp công nhân nghèo ở thành phố Hodonín (Morava) mà phần lớn dân là người Công giáo.[1] Cha ông - Jozef Masaryk (Masárik) - một người đánh xe ngựa thất học (sau làm quản gia), là người Slovak ở phần Hungary của đế quốc Áo-Hung (sau năm 1918 trở thành tỉnh miền Đông của Slovakia thuộc Tiệp Khắc); còn mẹ ông - Teresie Masaryková (nhũ danh Kropáčková) – là người Morava gốc Slav nhưng có học tiếng Đức. Họ kết hôn ngày 15.8.1849.Vấn đề sắc tộc của ông khá rắc rối. Trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, ông tuyên bố mình là một người Séc, người Slovak, người Morava hoặc "Slovak Morava". Khi làm tổng thống, trong khuôn khổ quan niệm riêng của mình về chủ nghĩa Tiệp Khắc (Tzechoslovakism) ông thường nói rằng mình là "một thành viên của nhánh Slovakia thuộc quốc gia Tiệp Khắc" - và đó dường như là một mô tả tốt nhất về tình cảm cá nhân của ông. (Cũng cần lưu ý rằng ông đã không sử dụng chữ Séc mà dùng dạng tiếng Slovak trong tên gia đình mình - "Masaryk" chứ không "Masarik" hoặc "Masařík").
Khi còn trẻ, Masaryk làm nghề thợ rèn. Ông học ở Brno, ở Vienne (1872–1876 học triết học với giáo sư Franz Brentano) và ở Leipzig (với Wilhelm Wundt). Năm 1882, ông được bổ nhiệm làm giáo sư triết học ở Đại học Praha. Năm sau, ông sáng lập tờ Athenaeum, một tạp chí chuyên về khoa học và văn hóa Séc.
Ông đã đặt vấn đề nghi ngờ tính hợp lệ của tập sử thi "Rukopisy královedvorský a zelenohorský", được cho là có niên đại từ đầu thời Trung cổ, và đưa ra một nền tảng dân tộc tính sai lầm về chủ nghĩa Sô vanh Séc mà ông liên tục phản đối. Bực tức hơn nữa về tình tự dân tộc Séc, ông đã chống lại sự mê tín cũ vu khống người Do Thái giết trẻ em (dân tộc khác) để lấy máu hiến tế (trong một số nghi thức tế lễ) trong vụ xét xử Hilsner năm 1899[2]. Chủ đề của luận án tiến sĩ của Masaryk là hiện tượng tự tử.
Masaryk làm nghị sĩ trong Reichsrat (Nghị viện Áo) từ năm 1891 tới 1893 đại diện cho đảng thanh niên Séc và từ năm 1907 tới 1914 đại diện cho đảng Duy thực (Realist Party), tuy nhiên ông không đấu tranh cho Tiệp Khắc được độc lập từ đế quốc Áo-Hung. Năm 1909 ông đã giúp Hinko Hinković ở Vienne bảo vệ trong vụ án bịa đặt chủ yếu chống lại những người Serbia danh tiếng là thành viên của Liên minh Serbia-Croatia cùng những người khác, những người này đã bị kết án hơn 150 năm tù và một số bị án tử hình.
Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra năm 1914, Masaryk kết luận rằng cách tốt nhất là mưu tìm một quốc gia độc lập cho người Séc và người Slovak, và rằng chỉ có thể làm từ bên ngoài đế quốc Áo-Hung. Tháng 12 năm 1914, ông cùng với cô con gái Olga đi sống lưu vong, ban đầu ở Roma, rồi Genève, và từ đây sang London qua ngả Paris năm 1915, sang Nga trong tháng 5 năm 1917 rồi Hoa Kỳ qua ngả Vladivostok và Tokyo trong tháng 4 năm 1918.
Từ khi lưu vong ở Genève trở đi, ông bắt đầu tập hợp những người Séc và Slovak sống bên ngoài đế quốc Áo-Hung, chủ yếu ở Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Nga, Hoa Kỳ, và lập ra những đầu mối liên lạc chứng tỏ là có tính quyết định cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Tiệp Khắc. Ông cũng diễn thuyết, viết nhiều bài báo và những bản ghi nhớ chính thức hỗ trợ cho sự nghiệp dành độc lập của Tiệp Khắc. Ở Nga, ông là người chủ chốt trong việc thành lập "Đội quân Tiệp Khắc" gồm những người Séc và Slovak tình nguyện, chiến đấu có hiệu quả bên cạnh quân Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất.
Năm 1915 ông là thành viên đầu tiên trong ban giảng huấn của School of Slavonic and East European Studies (Anh) mới được thành lập, mà ban đầu là một phân khoa của King's College London,[3] và nay là thành phần của "University College London", nơi có một phòng chung cho sinh viên lớp trên được đặt theo tên ông.
Ông trở thành giáo sư môn nghiên cứu văn hóa Slav tại "King's College London" giảng dạy "Vấn đề khó khăn của các nước nhược tiểu".
Trong Thế chiến thứ nhất, mạng lưới tình báo của Masaryk gồm những người cách mạng Séc đã cung cấp nhiều tin tình báo quan trọng cấp thiết cho Lực lượng Đồng minh. Mạng lưới tình báo của Masaryk ở châu Âu làm việc chung với mạng lưới phản gián của Hoa Kỳ gồm khoảng 80 người do Victor Emanuel Voska (1875 - 1960) chỉ huy.
Tin tình báo của các mạng lưới này cũng góp phần chủ yếu trong việc phát giác Hindu-German Conspiracy[4] tại San Francisco.[5][6][6][7][8]
Năm 1916, Masaryk sang Pháp để thuyết phục chính phủ Pháp về sự cần thiết phải giải tán Đế quốc Áo-Hung. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ông sang Nga để giúp tổ chức lực lượng kháng chiến Slav chống đế quốc Áo-Hung, cái gọi là "Đội quân Tiệp Khắc".
Năm 1918 ông sang Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Woodrow Wilson ủng hộ sự nghiệp của mình. Ngày 26.10.1918, nói truyện ở bậc thềm của Independence Hall ở Philadelphia với tư cách người lãnh đạo Mid-European Union, Masaryk đã đòi hỏi sự độc lập cho người Tiệp Khắc và các dân tộc bị áp bức khác ở Trung Âu. Ngày 5.5.1918 hơn 150.000 người Chicago đã xuống đường chào mừng giáo sư Thomas Garrigue Masaryk, vị tổng thống tương lai của Tiệp Khắc.
Masaryk đã sang Mỹ từ Nga, nơi ông giúp tổ chức "Đội quân Tiệp Khắc" gồm những cựu tù binh chiến tranh để chiến đấu cho một quốc gia Tiệp Khắc độc lập. Chicago thời đó là trung tâm của những người Tiệp Khắc nhập cư vào Hoa Kỳ, đã nhiệt tình đón tiếp Masaryk, gợi nhớ lại những lần Masaryk viếng thăm thành phố này trước đây và lần ông làm giáo sư khách ở Đại học Chicago năm 1902. Trước năm 1918, Masaryk đã từng giảng dạy ở Đại học Chicago năm 1902 và 1907. Ông cũng có quan hệ cá nhân chặt chẽ với Hoa Kỳ từ năm 1878 thông qua cuộc hôn nhân của ông với một công dân Mỹ - Charlotte Garrigue – và tình bạn với Charles Crane, một kỹ nghệ gia người Chicago. Nhờ có Crane, mà Masaryk được mời tới giảng dạy ở Đại học Chicago và được giới thiệu với giới chính trị gia cao nhất, trong đó có Woodrow Wilson.
Với sự sụp đổ Đế quốc Áo-Hung năm 1918, phe Đồng minh công nhận Masaryk là người lãnh đạo chính phủ Tiệp Khắc lâm thời, và ngày 14.11.1918, ông được Quốc hội ở Praha bầu làm tổng thống Liên bang Tiệp Khắc.
Masaryk được bầu lại làm tổng thống 3 lần: năm 1920, 1927, và 1934. Sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức, ông là một trong những nhân vật chính trị đầu tiên ở châu Âu nói lên sự lo ngại. Ông từ chức ngày 14.12.1935 với lý do tuổi già và sức khỏe kém, và EdvardBeneš kế vị ông. Masaryk được hưởng cương vị gần như huyền thoại trong nhân dân Tiệp Khắc, và ông đã sử dụng cương vị này để tạo ra một mạng lưới chính trị không chính thức rộng lớn gọi là Hrad.
Gia đình
Masaryk kết hôn với Charlotte Garrigue năm 1878, và lấy tên họ của vợ làm tên đệm của mình. Họ gặp nhau ở thành phố Leipzig, Đức và hứa hôn năm 1877. Charlotte Garrigue sinh tại Brooklyn trong một gia đình theo đạo Tin Lành, tổ tiên gốc phái Huguenot ở Pháp. Bà đã học tiếng Séc hoàn hảo và đã xuất bản các nghiên cứu về Bedřich Smetana trong một tạp chí tiếng Séc. Các khó khăn gian khổ mà họ trải qua trong thời chiến đã gây thiệt hại lớn cho bà. Bà qua đời năm 1923, do một chứng bệnh không xác định được. Họ có 5 người con: Jan Masaryk, Herbert, Alice, Anna và Olga. Jan Masaryk từng làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Tiệp Khắc lưu vong (1940–1945) và trong các chính phủ Tiệp Khắc từ năm 1945 tới 1948Masaryk qua đời 2 năm sau ở Lány, Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc thọ 87 tuổi. Ông đã thoát khỏi phải nhìn thấy Hiệp ước München và khỏi phải chứng kiến việc Đức Quốc xã chiếm đóng nước mình.
Masaryk đã viết nhiều sách, trong đó có quyển "The Problems of Small Nations in the European Crisis" (1915) và The World Revolution (1925, bằng tiếng Séc, ấn bản tiếng Anh là The Making of a State (1927)). Nhà văn Karel Čapek đã viết một loạt bài mang tên "Hovory s TGM" (Những cuộc đàm đạo với Tomáš Garrigue Masaryk) sau đó được tập hợp lại trong dạng tự truyện.
Triết học và tôn giáo
Phương châm đời sống của Masaryk là: "Nebát se a nekrást" (Không sợ hãi và không trộm cắp). Là triết gia, Masaryk theo chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân văn. Ông nhấn mạnh đạo đức học thực tiễn, phản ánh ảnh hưởng của các triết gia Anglo-Saxon, triết học Pháp, và đặc biệt là công trình của triết gia Đức thế kỷ 18, Johann Gottfried Herder, người được coi là cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc. Ông chỉ trích chủ nghĩa duy tâm của Đức và chủ nghĩa Marx.Mặc dù sinh ra trong gia đình Công giáo, cuối cùng ông đã trở thành một người theo đạo Tin lành giáo phái "Chúa một ngôi" (nhưng không hành đạo), do ảnh hưởng một phần bởi tuyên bố Tín điều bất khả ngộ của Giáo hoàng năm 1870 và ảnh hưởng của người vợ Charlotte, một người thuộc giáo phái Chúa một ngôi.
Huân chương Masaryk
Huân chương Tomáš Garrigue Masaryk, đặt theo tên Masaryk, được lập ra năm 1990, là một huân chương quốc gia của Cộng hòa Séc và Tiệp Khắc, dành để thưởng cho những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lãnh vực dân chủ, nhân đạo và nhân quyền.Những nơi tưởng niệm
- Đai học Masaryk ở Brno, Cộng hòa Séc, thành lập năm 1919 là trường đại học thứ hai của Tiệp Khắc, được đặt theo tên ông.
- Avenida Presidente Masaryk (Đại lộ tổng thống Masaryk), một đại lộ quan trọng ở thành phố Mexico, mang tên ông.
- Nơi ấn định cho điều tra dân số, quận Hernando, Floria mang tên ông.
- kibbutz (nông trường tập thể) Kfar Masaryk gần Haifa ở Israel, phần lớn do người Tiệp Khắc nhập cư thành lập, mang tên ông.
- Công viên Masaryk ở Tel Aviv mang tên ông (Masaryk thăm thành phố này năm 1927).
- Một đường phố ở Zagreb, thủ đô Croatia mang tên ông, gọi là Masarykova ulica, cũng như ở nhiều thành phố khác của Croatia như Dubrovnik, Varaždin và Split.
- Ở Belgrade, Serbia, có một đường phố mang tên ông, Masarikova ulica, dù là phố hẹp nhất, nhưng lại có tòa nhà cao nhất Belgrade: Beograđanka.
- Một đường phố ở trung tâm thành phố Novi Sad, Serbia, cũng mang tên ông: Masarikova ulica.
- Một trong những đường phố lớn nhất của Ljubljana,thủ đô của Slovenia, cũng mang tên ông.
- Một đường phố ở Genève, Thụy Sĩ mang tên ông: "Rue Thomas Masaryk".
- Một tấm biển mang chân dung Masaryk được gắn trên bức tường của Rachiv, Ukraina, ở nơi khách sạn mà ông đã từng cư ngụ một lần.
- Một tượng Masaryk được dựng ở Massachusetts Avenue, Washington, DC
- Một tượng Masaryk ở Midway, Chicago
- Một tượng Masaryk ở Rose garden, San Francisco.
- Có một marker trong Independence Hall ở Philadelphia, để tưởng niệm Masaryk và Tuyên ngôn Liên minh Trung Âu ngày 26.10.1918.
- Tang lễ của ông được thể hiện bằng hình minh họa nghệ thuật cho đĩa LP cuối cùng Album of the Year của ban nhạc Mỹ Faith No More, Album của năm, để miêu tả kết thúc của một thời đại hoàng kim.
Danh mục sách
- Základové konkretné logiky ("The foundations of concrete logic") Prague, 1885 (German translation, Versuch einer concreten Logik, Vienna, 1887)
- Otázka sociální ("The social question") Prague, 1898 (German translation, Die philosophischen und sociologischen Grundlagen des Marxismus, Vienna, 1899)
- Russland und Europa Jena, Germany, 1913 (English translation by Eden and Cedar Paul, The Spirit of Russia, London, 1919)
- Světová revoluce ("The world revolution") Prague, 1925 (English translation edited by H. W. Steed, The Making of a State, London, 1927)
- Hovory s T. G. Masarykem ("Conversations with T. G. Masaryk") Prague, 1931–1935) by Karel Capek (English translations by M. and R. Weatherall, President Masaryk Tells His Story, London, 1934, and Masaryk on Thought and Life, London, 1938)[9]
Tham khảo
- Notes
- ^ Thời đó thuộc Đế quốc Áo-Hung, nay thuộc Cộng hòa Séc.
- ^ vụ xét xử Leopold Hilsner, một người Do Thái sống ở thị trấn Polná vùng Čechy năm 1899 và 1900 bị qui cho tội giết Anežka Hrůzová, một thiếu nữ 19 tuổi, theo đó Hilsner bị kết án tử hành. Masaryk lúc đó là giáo sư ở Đại học Karl ở Praha, đã kháng án cho Hilsner, nên ông chỉ bị tù chung thân. Ngày 24.3.1918, trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, Hilsner được hoàng đế Karl I của Áo ân xá. Hilsner về sống ở Velké Meziříčí, Praha rồi Vienne, và qua đời ngày 9.1.1928 ở tuổi 52
- ^ UCL School of Slavonic & East European Studies Handbook for MA Students 2007
- ^ Âm mưu Ấn Độ-Đức nhằm lật đổ sự thống trị của Đế quốc Anh ở Ấn Độ
- ^ Popplewell 1995, tr. 237
- ^ a ă Masaryk 1970, tr. 50,221,242
- ^ Voska & Irwin 1940, tr. 98,108,120,122,123
- ^ Bose 1971, tr. 233,233
- ^ Donald E. Borchert biên tập (2006), “Masaryk, Tomáš Garrigue”, Encyclopedia of Philosophy 6 , Thomson-Gale, tr. 1, ISBN 0-02-866072-2
- Sách
- Masaryk, T (1970), Making of a State, Howard Fertig, ISBN 0685095754.
- Walzel, Vladimir S.; Polak, Frantisek; Solar, Jiri (1960), T. G. Masaryk - Champion of Liberty, Research and Studies Center of CFTUF, New York.
- Popplewell, Richard J (1995), Intelligence and Imperial Defence: British Intelligence and the Defence of the Indian Empire 1904–1924., Routledge, ISBN 071464580X.
- Voska, E.V; Irwin, W (1940), Spy and Counterspy, New York. Doubleday, Doran & Co.
- Bose, A.C (1971), Indian Revolutionaries Abroad,1905-1927, Patna:Bharati Bhawan., ISBN 8172111231.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tomáš Garrigue Masaryk |
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
- Who's Who: Tomas Masaryk
- T. G. Masaryk, « La crise scientifique et philosophique du marxisme contemporain », trad. fr. W. Bugiel, Revue internationale de sociologie, juillet 1898 (texte complet).(tiếng Pháp)
- Các công trình liên quan hoặc của Tomáš Garrigue Masaryk trên các thư viện của thư mục (WorldCat)
- Nhà bảo tàng T. G. M. v Rakovníku (životopis) (tiếng Séc)
- „Tomáš Garrigue Masaryk" na stránkách (Tiểu sử online) (tiếng Séc)
Tiệp Khắc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
- 1 Tên gọi
- 2 Các tính chất căn bản
- 3 Tên chính thức
- 4 Lịch sử
- 5 Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
- 6 Chính sách đối ngoại
- 7 Phân chia hành chính
- 8 Nhóm dân và sắc tộc
- 9 Chính trị
- 10 Phát triển hiến pháp
- 11 Kinh tế
- 12 Nguồn tài nguyên
- 13 Vận tải và Viễn thông
- 14 Xã hội và nhóm Xã hội
- 15 Giáo dục
- 16 Tôn giáo
- 17 Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở
- 18 Truyền thông
- 19 Thể thao
- 20 Văn hoá
- 21 Tem thư
- 22 Xem thêm
- 23 Tham khảo
- 24 Liên kết ngoài
Tên gọi
Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè)), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Tiệp Khắc. Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp".Các tính chất căn bản
Hình thức nhà nước:- 1918–1938: cộng hòa dân chủ
- 1938–1939: sau sự sáp nhập Sudetenland bởi Đức năm 1938 dần biến thành một nhà nước với các liên kết lỏng lẻo giữa các phần của Séc, Slovakia, và Ruthenia. Một dải đất lớn phía nam Slovakia và Ruthenia bị Hungary sáp nhập, và vùng Zaolzie bởi Ba Lan.
- 1939–1945: Trên thực tế phân chia thành Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng hòa Slovak. Về pháp lý Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại, một chính phủ lưu vong được đồng minh phương Tây ủng hộ tại London; sau khi Đức xâm lược Liên xô cũng được Liên xô công nhận.
- 1945–1948: một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ liên minh với các bộ trưởng Cộng sản (gồm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ) đóng vai trò then chốt. Carpathian Ruthenia nhượng lại cho Liên xô.
- 1948–1989: một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa):
- 1969–1990: một nước cộng hòa liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak;
- 1990–1992: một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak
Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube.
Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên xô tại phía đông.
Tên chính thức
- 1918–1920: Cộng hòa Tiệp Khắc (viết tắt RČS)/Czecho-Slovak State;[1] viết ngắn Tiệp Khắc
- 1920–1938: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
- 1938–1939: Đệ nhị Cộng hòa Tiệp Khắc; viết ngắn Tiệp Khắc
- 1945–1960: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
- 1960–1990: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR); Tiệp Khắc
- Tháng 4 năm 1990: Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc (tiếng Séc) và Cộng hòa Liên bang Czecho-Slovak (tiếng Slovak),
- sau đó: Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (ČSFR, với cách viết ngắn Československo trong tiếng Séc và Česko-Slovensko trong tiếng Slovak)
Lịch sử
Thành lập
Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.
Sắc tộc Tiệp Khắc năm 1921[4] |
||
---|---|---|
Tổng dân số | 13,607.385 | |
Tiệp Khắc | 8,759.701 | 64.37% |
Đức | 3,123.305 | 22.95% |
Người Hungary | 744.621 | 5.47% |
Người Ruthenia | 461.449 | 3.39% |
Do Thái | 180.534 | 1.33% |
Ba Lan | 75.852 | 0.56% |
Khác | 23.139 | 0.17% |
Người nước ngoài | 238.784 | 1.75% |
Thế chiến II
Tiệp Khắc Cộng sản
Carpathian Ruthenia bị chiếm đóng bởi (và vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị bịa đặt với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nền kinh tế của nó vẫn tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu, Tiệp Khắc dần trở nên yếu ớt về kinh tế so với Tây Âu.
Năm 1968, sau một giai đoạn tự do hoá ngắn, năm nước Khối Đông Âu xâm lược Tiệp Khắc. Nga Xô viết cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[6] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế Chủ nghĩa Mác-Lenin bằng chủ nghĩa tư bản.[7] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.
Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.
Sau 1989
Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên "cộng sản": từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".
Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
- Dạnh sách Chủ tịch nước Tiệp Khắc
- Danh sách Thủ tướng Tiệp Khắc
- xem thêm lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc
Chính sách đối ngoại
Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế
Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu ÂuPhân chia hành chính
- 1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (Slovakia và Ruthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
- 1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
- 1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Subcarpathian Ruthenia, được chia thành các quận (okresy).
- Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
- 1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
- 1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
- 1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).
Nhóm dân và sắc tộc
Chính trị
Phát triển hiến pháp
Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):- Hiến pháp Lâm thời ngày 14 tháng 11 năm 1918 (dân chủ): xem Lịch sử Tiệp Khắc (1918–1938)
- Hiến pháp năm 1920 (Tài liệu Lập hiến của Cộng hoà Tiệp Khắc), dân chủ, có hiệu lực tới năm 1948, nhiều lần sửa đổi
- Cộng sản 1948 Hiến pháp mùng 9 tháng 5
- Cộng sản Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1960 với các sửa đổi lớn năm 1968 (Luật Lập hiến Liên bang), 1971, 1975, 1978, và 1989 (ở thời điểm này vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị bãi bỏ). Nó được sửa đổi nhiều lần trong thời gian 1990–1992 (ví dụ 1990, tên đổi thành Séc-Slovakia, 1991 tích hợp các hiến chương nhân quyền)
Kinh tế
- Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp lãng phí năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
- Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
- Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong sóo đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
- Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
- Năm tài chính: Năm dương lịch.
- Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.
Nguồn tài nguyên
Vận tải và Viễn thông
Xã hội và nhóm Xã hội
Giáo dục
Tôn giáo
Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở
Truyền thông
Thể thao
Đội bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup năm 1934 và 1962. Đội bóng cũng giành chức Vô địch Châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.
Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.
Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.
Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela Hantuchová và Martina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.
Văn hoá
- Cộng hoà Séc, Slovakia
- Danh sách người Séc, Danh sách người Slovak
- MDŽ
- Nhạc Jazz bất đồng tại Tiệp Khắc
Tem thư
Xem thêm
- Cựu quốc gia Châu Âu sau năm 1815
- Những hậu quả môi trường Tiệp Khắc từ ảnh hưởng của Liên xô trong Chiến tranh Lạnh
- Tuần hành Quảng trường Đỏ năm 1968
Tham khảo
Nguồn
Ghi chú
- ^ Votruba, Martin. “Czecho-Slovakia or Czechoslovakia”. Slovak Studies Program. University of Pittsburgh. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2009.
- ^ "The War of the World", Niall Ferguson Allen Lane 2006.
- ^ Playing the blame game, Prague Post, July 6th, 2005
- ^ Škorpila F. B.; Zeměpisný atlas pro měšťanské školy; Státní Nakladatelství; second edition; 1930; Czechoslovakia
- ^ East European Constitutional Review
- ^ http://www.upi.com/Audio/Year_in_Review/Events-of-1968/N.-Korea-Seize-U.S.-Ship/12303153093431-9/#title "Russia Invades Czechoslovakia: 1968 Year in Review, UPI.com"
- ^ John Lewis Gaddis, The Cold War: A New History (New York: The Penguin Press),150.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiệp Khắc |
- Orders and Medals of Czechoslovakia including Order of the White Lion (in English and Czech)
- Czechoslovakia-The First Czechoslovak Republic
- Andropov to the Central Committee, about the Demonstration in Red Square Against the Warsaw Pact Invasion of Czechoslovakia, September 20, 1968. Andrei Sakharov KGB file, Archieve posted at the Yale University, http://www.yale.edu/annals/sakharov/documents_frames/Sakharov_008.htm
- Hungarian Language Map, border changes after the creation of Czechoslovakia
- Map
- Map
Thể loại:
Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Tháng 6 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson phê duyệt áp dụng chiến lược quân sự tìm và diệt ở miền Nam Việt Nam do Westmoreland vạch ra. Quân đội Hoa Kỳ (QĐHK) sẽ làm lực lượng chủ lực để "bẻ gãy xương sống Việt Cộng". Westmoreland thì xem Tây Nguyên là mối đe dọa trước mắt. Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều Sư đoàn Không Kỵ số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum - Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch "tìm và diệt" trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.
Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của QĐNDVN quyết định thay đổi chủ trương, hạ quyết tâm mở chiến dịch Plei Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu từng bước tìm hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân được chỉ định là Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Đại tá Nguyễn Chánh và Thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó chính ủy, Thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, Thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.
Để tiến hành chiến dịch, QĐNDVN cử 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch.
Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plei Me do Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Bộ phận đánh viện trên Đường 21 là Trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do Tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là Tiểu đoàn 15 Gia Rai.
Về kế hoạch tác chiến, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt:
Lúc 16 giờ 30 phút, đầu đội hình lọt vào giữa giữa trận địa phục kích của QĐNDVN. Các Tiểu đoàn 634 và 635 của QĐNDVN xung phong đánh vào giữa đội hình. Đến 18h, trận đánh kết thúc, QĐNDVN ghi nhận diệt 59 xe tăng, xe bọc thép và 800 quân VNCH, thu 2 pháo 105mm và 6 xe đạn, 40 súng các loại, bắn rơi 2 máy bay.[3]
Sau trận này, Trung đoàn 33 QĐNDVN rút từ Plei Me về khu vực thung lũng Ia Đrăng, cách 10 km về phía Tây để phòng thủ. Còn QĐHK bắt đầu dùng máy bay oanh tác khu vực và chuẩn bị tìm và diệt địch. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh QĐNDVN nhận định:
Ngày 29 tháng 10, QĐNDVN chủ động kết thúc đợt 1 chiến dịch, chuyển
sang gia đoạn tiếp theo là tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ
để tiêu diệt địch.
Phía QĐNDVN, ngày 13 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy và bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên (mặt trận B3) họp và quyết định sẽ nghênh chiến QĐHK. Chính ủy mặt trận là Chu Huy Mân chỉ đạo binh sĩ của mình rằng vì họ chưa từng chiến đấu với quân đội Mỹ nên dịp này sẽ đánh và sẽ rút ra được kinh nghiệm. Thực ra, Tiểu đoàn 952 QĐNDVN trước đó vào ngày 11 tháng 11 đã tấn công một đơn vị Mỹ ở Bầu Cạn phá hủy một số máy bay trực thăng và làm bị thương một số binh sĩ đối phương.
Bộ chỉ huy trận Ia Đrăng của QĐNDVN đến đóng ở chân núi phía Nam Chư Prông. Lực lượng của họ bao gồm Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu An (chỉ huy trưởng) và Đặng Vũ Hiệp (chính ủy), phối hợp với Tiểu đoàn H15 Quân Giải phóng miền Nam đánh nghi binh ở Đường 13 (tuy nhiên tài liệu phương Tây lại cho rằng Tiểu đoàn H15 cũng tham gia trận đánh). Đối mặt với họ là Lữ đoàn 3 Air Cavalry (Không Kỵ) của QĐHK, bao gồm 3 tiểu đoàn là 1/7 (do Trung tá Harold Moore chỉ huy), 2/7 và 2/5 Không Kỵ, tổng cộng khoảng hơn 1.000 quân. Cùng thời gian này, Mỹ huy động 1 tiểu đoàn pháo binh lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở tây nam Quênh Kla 2 km và đông nam Ia Đrăng 3 km để chi viện cho Lữ đoàn 3.
Như vậy, xét về quan số tác chiến đơn thuần, QĐNDVN có ưu thế hơn (2.000 quân so với 1.000 quân). Tuy nhiên không thể xét đơn giản như vậy. Quân Mỹ là đội quân nhà giàu, được trang bị hỏa lực rất hùng hậu, trung bình 1 lính Mỹ tại chiến tuyến được 5 lính khác ở tuyến sau hỗ trợ phi pháo, ném bom, tải thương. Trong trận đánh, pháo binh Mỹ bắn 6000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày (có cả máy bay B-52), từ đó cho phép ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển quân). Như vậy nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau thì quân Mỹ lại có ưu thế hơn hẳn.
Sau khi hoàn thành trận địa, QĐHK tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực Bãi X-ray. 10 giờ 48 phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ bộ phận đi đầu (Đại đội Bravo gọi tắt là Đại đội B) do Đại úy John Herren của Tiểu đoàn 1 (109 lính trong đó có Tiểu đoàn trưởng Trung tá chỉ huy Moore) xuống Bãi X-ray. 35 phút sau, Mỹ tiếp tục đổ Đại đội Alpha (gọi tắt là Đại đội A) quân số 106 lính do Đại úy Tony Nadal chỉ huy. Sau khi nắm được Đại đội A, Tiểu đoàn trưởng Moore cho quân chia làm 2 mũi tiến công vào Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66
Tiểu đoàn 9 bị bất ngờ, tiểu đoàn trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu đoàn cũng đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuột, chính trị viên phó cũng đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ Đại đội 12. Chỉ huy cao nhất lúc bấy giờ có một trợ lý tác huấn tiểu đoàn. Tuy bị bất ngờ nhưng binh sĩ QĐNDVN không hoảng loạn và tự tổ chức chiến đấu. Các Đại đội 13, 11 và 12 nghe tiếng súng đã chủ động cơ động đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B của Mỹ bị đánh mạnh ở hai bên sườn.
Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trưởng chạy về đến chỗ Đại đội 11 nắm được Đại đội 11 và một bộ phận của Đại đội 12, một khẩu súng cối tiếp tục tổ chức đánh vào quân Mỹ. Trước các đợt phản kích liên tiếp của QĐNDVN, cả hai mũi xung phong của Mỹ đều bị bẽ gãy, phải lui về cụm lại cách Tiểu đoàn 9 hơn 1 km về phía Đông để chống lại. Một trung đội Mỹ bị vây chặt ở ven Bãi đáp X-ray, Trung đội trưởng Henry Herrick bị giết tại trận. Các nỗ lực giải vây bước đầu không thành. Đến khoảng 13 giờ 30 phút, lực lượng quân Mỹ tại Bãi X-ray được tăng cường Đại đội Charlie (gọi tắt là Đại đội C) do Đại úy Bob Edwards chỉ huy nhằm tăng cường khả năng phòng ngự trước các đợt tập kích của QĐNDVN.
17 giờ, Mỹ gọi phi pháo đánh liên tục vào đội hình QĐNDVN, các đại đội tự động rút khỏi vị trí (Đại đội 11, 12, 15 rút về phía tây bắc suối Khôn Chưa, Đại đội 13 rút về hướng Tiểu đoàn 7). Kết quả Tiểu đoàn 9 đã đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, QĐNDVN ghi nhận họ đã diệt khoảng 150 lính Mỹ, bắn rơi một máy bay chiến đấu.
Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ QĐHK, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82 mm của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150 m, dùng hai khẩu cối 82 mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu B-40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng bom và tên lửa. Máy bay Mỹ đến thả bom napalm xuống trận địa lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết và 20 bị thương.[5]
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82 mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị thương.[5]
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 quân địch. Tuy nhiên thương vong của phía Việt Nam thì khá mâu thuẫn. Moore báo cáo quân Mĩ "đếm" được 634 lính Việt Nam chết chưa kể số bị thương (ban đầu ông còn ước tính lên tới 834 nhưng sau đó hạ xuống do thấy vô lý). Còn theo chiến sử Trung đoàn 66 ghi nhận họ có 55 người hy sinh và khoảng 100 bị thương (chiếm 30% quân số của Tiểu đoàn 7).
Ở hướng khác, ngày 17 tháng 11, Tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ QĐHK đổ bộ xuống Bãi đáp Albany. Họ phát hiện ra vị trí của Tiểu đoàn 8 QĐNDVN ở bờ sông Ia Đrăng và tổ chức tấn công lúc đơn vị này đang nghỉ trưa. Nhưng chính họ lại bị QĐNDVN phục kích.
Lực lượng Tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (Đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội súng máy 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sẵn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi đến ngã ba đường làng Tung và làng Sinh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho Đại đội 8 biết tình hình.
Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm Đại đội 6 (thiếu Trung đội 3). Thê đội 2 gồm Đại đội 7 và Trung đội 3 Đại đội 6. Trong vài phút, Đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện quân Mỹ đang đi về hướng Tiểu đoàn 8. Khi quân Mỹ vào gần khoảng 40 đến 50 mét, đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, Trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong.
Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, QĐNDVN chiếm được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 QĐNDVN cuối cùng cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7 thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.
Đến 8 giờ tối ngày 18 tháng 11, trận chiến ở thung lũng Ia Đrăng kết thúc với việc các đơn vị QĐHK rút lui khỏi Bãi đáp Albany. Trận đánh thứ 2 này thực sự là một thảm họa với quân Mỹ: 155 lính bị giết và 121 bị thương, tức hơn 2/3 lực lượng; riêng Đại đội C chịu tổn thất lớn nhất với con số thương vong lên tới 95 người. Đây là thương vong cao nhất trong 1 ngày mà Mỹ phải chịu ở Việt Nam tính đến khi đó. Quân Mỹ tuy vậy vẫn báo cáo giết 403 lính đối phương, nhưng thực tế con số này là không có cơ sở, vì thực tế quân Mỹ trong trận này gần như bị xóa sổ và mất trận địa, không có cách nào để có thể "đếm" được thương vong của đối phương.
Trong Hồi ký, tướng Đặng Vũ Hiệp viết:
Ở hướng phối hợp tại Đức Cơ, Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 3 Air Cavalry QĐHK)
cùng 2 đại đội pháo được 2 lữ đoàn dù của QLVNCH đến trợ chiến. Trung
đoàn 320 QĐNDVN nghênh chiến nhưng không gây thiệt hại nặng cho đối
phương như ở hai hướng kia. Ngày 18 tháng 11, Bộ tư lệnh chiến dịch ra
lệnh cho Trung đoàn 33 tập kích trận địa pháo Falcon ở phía tây suối Ia
Muer. Thực hiện mệnh lệnh, từ 16 giờ 30 phút ngày 18, hai tiểu đoàn 2 và
3 cùng phân đội súng cối do tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp chỉ
huy nổ súng tiến công trận địa pháo Mỹ. Sau ít phút chiến đấu đã có 3
lính Mỹ chết và 13 bị thương, Quân đội Nhân dân Việt Nam phá huỷ 3 khẩu
pháo 105mm, 1 khẩu cối 81mm, 5 máy bay trực thăng và bắn rơi 2 chiếc
khác; thu 750 viên đạn pháo và 30 viên đạn cối.
Sau trận đánh, Trung đoàn 66 đã được tặng thưởng một lúc 2 Huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì "do không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của Trung Đoàn 66". Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ: Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3, Chính trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế diệt 8 lính Mĩ (3 bằng dao găm). Trung uý Vũ Đình Dự - Chính trị viên Đại đội 8, Trung úy Đoàn Ngọc Đảnh - Đại đội trưởng Đại đội 7, Thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng, Thiếu úy Vũ Đức Thắng trung đội trưởng, chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi), tiểu đội phó Hà Huy Trọng, Phạm Văn Tiết, Cao Thái Thưởng, Trần Minh Duyên... là những chiến sĩ được cấp trên ghi nhận diệt từ 5-15 lính Mỹ. Đặc biệt Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều mỗi người được ghi nhận diệt hơn 20 lính Mỹ, là 2 chiến sĩ đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.[cần dẫn nguồn]
Về mặt chiến thuật, trận đánh đã cung cấp cho QĐNDVN nhiều kinh nghiệm quý về tác chiến chống quân Mỹ, một đối thủ vượt trội về hỏa lực và sức cơ động. Tiêu biểu là chiến thuật "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", tức áp dụng lối đánh cận chiến áp sát lính Mỹ để vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và không quân của Mỹ. Các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi nhận:
Về mặt chiến lược, trận đánh gây ra một ảnh hưởng sâu rộng về quan
điểm chiến tranh của người Mỹ. Ngay tuần lễ sau đó Westmoreland đã đề
nghị cho ông thêm 41.500 lính Mỹ[cần dẫn nguồn]
với lý do "lực lượng chủ lực Bắc Việt Nam đã thâm nhập vào miền Nam".
Những đề nghị này không ngừng tăng lên kể từ tháng 7, và đề nghị mới này
đưa số quân Mỹ đến VN lên đến 375.000 người. Bộ trưởng McNamara phải bỏ dở ngay một hội nghị của OTAN ở Paris, khẩn cấp sang Sài Gòn một thời gian 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến. Mac Namara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 quân "không đảm bảo thắng lợi" - "Lính Mỹ trong những cuộc hành quân mỗi tháng bị chết có đến hơn 1.000"
và cơ may vào đầu năm 1967 phải "một mức độ cao hơn". Lần đầu tiên Mac
Namara nói đến việc Chính phủ có thể "thử cách thương lượng theo giải
pháp hoà giải" đồng thời vẫn gửi quân tăng cường "ở một mức độ tối thiểu".[cần dẫn nguồn]
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: "Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...".[6]
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định rằng: "Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam".[7]
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương.[8]
Tuy nhiên bộ phim đã bị chỉ trích từ dư luận Việt Nam khi đạo diễn đã cố tình đưa thêm vào nhiều chi tiết sai sự thật lịch sử mà cuốn hồi ký của Moore không hề có:[cần dẫn nguồn] 1/ Xuyên tạc và bôi nhọ binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như việc mô tả những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn thiếu kĩ năng chiến đấu, chậm chạp và chỉ biết lấy số đông lao lên đánh trực diện để rồi ngã rạp hết lớp này đến lớp khác trước hỏa lực và sự thiện chiến của quân Mỹ (trong khi ở hồi ký, Moore ghi nhận lính Mỹ công nhận kẻ thù là những chiến binh khôn khéo, luôn tìm cách tập kích hoặc cơ động đánh vào sườn, và "giỏi không chịu được"). Hoặc trường đoạn cuối phim, lính Mỹ cùng trực thăng phản công đánh vào sở chỉ huy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây thực tế cũng không hề có thật. Thực tế cuộc phản công này (trận Albany) đã lọt vào ổ phục kích và gần như toàn bộ tiểu đoàn Mỹ bị tiêu diệt. 2/ Diễn viên Đơn Dương (đóng vai Trung tá Nguyễn Hữu An-chỉ huy lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngay trong đầu phim, đã bắn chết 1 tù binh Pháp, chứ không bắt giữ tù binh. Điều nầy là dàn dựng lố bịch bởi ở thời điểm trong phim, Trung tá Nguyễn Hữu An đang chỉ huy một trung đoàn từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội, đơn vị của ông không hề chiến đấu trận nào trong thời gian này.
Joseph L. Galloway, nhà báo từng trực tiếp quan sát trận đánh đã "rất ngạc nhiên và tức giận sau khi xem phim"... Theo Galloway, giữa cuốn sách mà ông là đồng tác giả với bộ phim, dù cùng một câu chuyện nhưng có nội dung khác nhau, Galloway khẳng định cuốn sách đã phản ánh đúng sự thật, nhưng khi lên phim mọi chuyện thay đổi. Galloway ngay sau đó cũng đã chỉ trích các nhà làm phim. Theo ông, Hollywood đã "phim ảnh hoá" tới hơn 80% sự thật để thu được lợi nhuận cao, trong khi thông thường chỉ được phép dưới 20%.[cần dẫn nguồn]
- Cựu quốc gia châu Âu
- Khởi đầu năm 1918
- Chấm dứt năm 1992
- Tiệp Khắc
- Cựu quốc gia Châu Âu
- Cựu quốc gia Slavic
- Quốc gia cộng sản
- Cựu cộng hòa
Trận Ia Đrăng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Mục lục
Bối cảnh
Tây Nguyên thuộc vùng II chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và là mặt trận Tây Nguyên (hay mặt trận B3) với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Từ cuối năm 1964, Trung đoàn 2 bộ binh và Tiểu đoàn 409 đặc công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã tiến hành một số trận đánh với 5 tiểu đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và giành thắng lợi.Tháng 6 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson phê duyệt áp dụng chiến lược quân sự tìm và diệt ở miền Nam Việt Nam do Westmoreland vạch ra. Quân đội Hoa Kỳ (QĐHK) sẽ làm lực lượng chủ lực để "bẻ gãy xương sống Việt Cộng". Westmoreland thì xem Tây Nguyên là mối đe dọa trước mắt. Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều Sư đoàn Không Kỵ số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum - Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch "tìm và diệt" trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.
Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của QĐNDVN quyết định thay đổi chủ trương, hạ quyết tâm mở chiến dịch Plei Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu từng bước tìm hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân được chỉ định là Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Đại tá Nguyễn Chánh và Thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó chính ủy, Thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, Thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.
Để tiến hành chiến dịch, QĐNDVN cử 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch.
Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plei Me do Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Bộ phận đánh viện trên Đường 21 là Trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do Tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là Tiểu đoàn 15 Gia Rai.
Về kế hoạch tác chiến, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt:
- Đợt 1, vây đồn Plei Me, diệt quân VNCH đi ứng viện;
- Đợt 2, tiếp tục vây đồn Plei Me buộc quân Mỹ vào tham chiến;
- Đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.
Lúc 16 giờ 30 phút, đầu đội hình lọt vào giữa giữa trận địa phục kích của QĐNDVN. Các Tiểu đoàn 634 và 635 của QĐNDVN xung phong đánh vào giữa đội hình. Đến 18h, trận đánh kết thúc, QĐNDVN ghi nhận diệt 59 xe tăng, xe bọc thép và 800 quân VNCH, thu 2 pháo 105mm và 6 xe đạn, 40 súng các loại, bắn rơi 2 máy bay.[3]
Sau trận này, Trung đoàn 33 QĐNDVN rút từ Plei Me về khu vực thung lũng Ia Đrăng, cách 10 km về phía Tây để phòng thủ. Còn QĐHK bắt đầu dùng máy bay oanh tác khu vực và chuẩn bị tìm và diệt địch. Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh QĐNDVN nhận định:
“ | Ta đã diệt được một phận quan trọng quân cơ động của ngụy buộc quân Mỹ phải vào tham chiến. Nhiệm vụ bao vây của Plei Me đã hoàn thành. Chủ trương của ta mở bao vây, điều chỉnh lại đội hình. Sử dụng 2 Trung đoàn 320 và 33 sẵn sàng đánh bại các đợt phản kích tiếp theo của địch. | ” |
Diễn biến
Một tiểu đoàn dù của QĐHK đổ bộ xuống bờ nam sông Ia Đrăng. Một tiểu đoàn khác đổ bộ xuống cứ điểm 732. Một lữ đoàn dù trấn giữ dọc đường 19B. Ngày 11 tháng 11, một tiểu đoàn quân Mỹ tiếp tục đổ xuống Plei Ngo, cách Plei Me 12 km về phía tây.Phía QĐNDVN, ngày 13 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy và bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên (mặt trận B3) họp và quyết định sẽ nghênh chiến QĐHK. Chính ủy mặt trận là Chu Huy Mân chỉ đạo binh sĩ của mình rằng vì họ chưa từng chiến đấu với quân đội Mỹ nên dịp này sẽ đánh và sẽ rút ra được kinh nghiệm. Thực ra, Tiểu đoàn 952 QĐNDVN trước đó vào ngày 11 tháng 11 đã tấn công một đơn vị Mỹ ở Bầu Cạn phá hủy một số máy bay trực thăng và làm bị thương một số binh sĩ đối phương.
Bộ chỉ huy trận Ia Đrăng của QĐNDVN đến đóng ở chân núi phía Nam Chư Prông. Lực lượng của họ bao gồm Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu An (chỉ huy trưởng) và Đặng Vũ Hiệp (chính ủy), phối hợp với Tiểu đoàn H15 Quân Giải phóng miền Nam đánh nghi binh ở Đường 13 (tuy nhiên tài liệu phương Tây lại cho rằng Tiểu đoàn H15 cũng tham gia trận đánh). Đối mặt với họ là Lữ đoàn 3 Air Cavalry (Không Kỵ) của QĐHK, bao gồm 3 tiểu đoàn là 1/7 (do Trung tá Harold Moore chỉ huy), 2/7 và 2/5 Không Kỵ, tổng cộng khoảng hơn 1.000 quân. Cùng thời gian này, Mỹ huy động 1 tiểu đoàn pháo binh lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở tây nam Quênh Kla 2 km và đông nam Ia Đrăng 3 km để chi viện cho Lữ đoàn 3.
Như vậy, xét về quan số tác chiến đơn thuần, QĐNDVN có ưu thế hơn (2.000 quân so với 1.000 quân). Tuy nhiên không thể xét đơn giản như vậy. Quân Mỹ là đội quân nhà giàu, được trang bị hỏa lực rất hùng hậu, trung bình 1 lính Mỹ tại chiến tuyến được 5 lính khác ở tuyến sau hỗ trợ phi pháo, ném bom, tải thương. Trong trận đánh, pháo binh Mỹ bắn 6000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày (có cả máy bay B-52), từ đó cho phép ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển quân). Như vậy nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau thì quân Mỹ lại có ưu thế hơn hẳn.
Trận đánh mở màn
Ngày 14 tháng 11, Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ là đổ bộ xuống Bãi đáp X-ray vị trí cách Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) khoảng 200 m. Cùng ngày, nhưng ở vị trí khác QĐHK cho đổ bộ hai tiểu đoàn (thiếu một đại đội) cùng một đại đội pháo. Một đơn vị pháo khác tham gia trấn giữ đường 19B.Sau khi hoàn thành trận địa, QĐHK tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực Bãi X-ray. 10 giờ 48 phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ bộ phận đi đầu (Đại đội Bravo gọi tắt là Đại đội B) do Đại úy John Herren của Tiểu đoàn 1 (109 lính trong đó có Tiểu đoàn trưởng Trung tá chỉ huy Moore) xuống Bãi X-ray. 35 phút sau, Mỹ tiếp tục đổ Đại đội Alpha (gọi tắt là Đại đội A) quân số 106 lính do Đại úy Tony Nadal chỉ huy. Sau khi nắm được Đại đội A, Tiểu đoàn trưởng Moore cho quân chia làm 2 mũi tiến công vào Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66
Tiểu đoàn 9 bị bất ngờ, tiểu đoàn trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu đoàn cũng đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuột, chính trị viên phó cũng đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ Đại đội 12. Chỉ huy cao nhất lúc bấy giờ có một trợ lý tác huấn tiểu đoàn. Tuy bị bất ngờ nhưng binh sĩ QĐNDVN không hoảng loạn và tự tổ chức chiến đấu. Các Đại đội 13, 11 và 12 nghe tiếng súng đã chủ động cơ động đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B của Mỹ bị đánh mạnh ở hai bên sườn.
Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trưởng chạy về đến chỗ Đại đội 11 nắm được Đại đội 11 và một bộ phận của Đại đội 12, một khẩu súng cối tiếp tục tổ chức đánh vào quân Mỹ. Trước các đợt phản kích liên tiếp của QĐNDVN, cả hai mũi xung phong của Mỹ đều bị bẽ gãy, phải lui về cụm lại cách Tiểu đoàn 9 hơn 1 km về phía Đông để chống lại. Một trung đội Mỹ bị vây chặt ở ven Bãi đáp X-ray, Trung đội trưởng Henry Herrick bị giết tại trận. Các nỗ lực giải vây bước đầu không thành. Đến khoảng 13 giờ 30 phút, lực lượng quân Mỹ tại Bãi X-ray được tăng cường Đại đội Charlie (gọi tắt là Đại đội C) do Đại úy Bob Edwards chỉ huy nhằm tăng cường khả năng phòng ngự trước các đợt tập kích của QĐNDVN.
17 giờ, Mỹ gọi phi pháo đánh liên tục vào đội hình QĐNDVN, các đại đội tự động rút khỏi vị trí (Đại đội 11, 12, 15 rút về phía tây bắc suối Khôn Chưa, Đại đội 13 rút về hướng Tiểu đoàn 7). Kết quả Tiểu đoàn 9 đã đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, QĐNDVN ghi nhận họ đã diệt khoảng 150 lính Mỹ, bắn rơi một máy bay chiến đấu.
Các trận tập kích vào Bãi đáp X-Ray
Sau khi bị Tiểu đoàn 9 đẩy lùi, quân Mỹ cụm lại thành hình vòng quanh Bãi đáp X-Ray, ban đêm dùng máy bay thả đèn dù, dùng pháo binh bắn chặn xung quanh đề phòng tập kích.Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ QĐHK, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82 mm của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150 m, dùng hai khẩu cối 82 mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu B-40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng bom và tên lửa. Máy bay Mỹ đến thả bom napalm xuống trận địa lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết và 20 bị thương.[5]
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82 mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị thương.[5]
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 quân địch. Tuy nhiên thương vong của phía Việt Nam thì khá mâu thuẫn. Moore báo cáo quân Mĩ "đếm" được 634 lính Việt Nam chết chưa kể số bị thương (ban đầu ông còn ước tính lên tới 834 nhưng sau đó hạ xuống do thấy vô lý). Còn theo chiến sử Trung đoàn 66 ghi nhận họ có 55 người hy sinh và khoảng 100 bị thương (chiếm 30% quân số của Tiểu đoàn 7).
Trận đánh ngày 17 tháng 11 (trận Albany)
Tiểu đoàn 8 còn sung sức nhanh chóng cơ động xuống nhận nhiệm vụ mới mà trung đoàn giao (trên đường đi sẵn sàng chiến đấu vì có thể gặp địch). Tiểu đoàn 8 nhận được lệnh, chiều ngày 16 đã cho bộ đội hành quân ngay về vị trí sở chỉ huy trung đoàn. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 33 QĐNDVN) hành quân đến trợ chiến nhưng lạc đường. Nửa đêm về sáng ngày 17, Tiểu đoàn 7 lại tấn công đối phương gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 1/7 QĐHK buộc đơn vị này phải rút lui. Giai đoạn thứ hai của trận Ia Đrăng bắt đầu.Ở hướng khác, ngày 17 tháng 11, Tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ QĐHK đổ bộ xuống Bãi đáp Albany. Họ phát hiện ra vị trí của Tiểu đoàn 8 QĐNDVN ở bờ sông Ia Đrăng và tổ chức tấn công lúc đơn vị này đang nghỉ trưa. Nhưng chính họ lại bị QĐNDVN phục kích.
Lực lượng Tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (Đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội súng máy 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sẵn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi đến ngã ba đường làng Tung và làng Sinh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho Đại đội 8 biết tình hình.
Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm Đại đội 6 (thiếu Trung đội 3). Thê đội 2 gồm Đại đội 7 và Trung đội 3 Đại đội 6. Trong vài phút, Đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện quân Mỹ đang đi về hướng Tiểu đoàn 8. Khi quân Mỹ vào gần khoảng 40 đến 50 mét, đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, Trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong.
Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, QĐNDVN chiếm được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 QĐNDVN cuối cùng cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7 thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.
Đến 8 giờ tối ngày 18 tháng 11, trận chiến ở thung lũng Ia Đrăng kết thúc với việc các đơn vị QĐHK rút lui khỏi Bãi đáp Albany. Trận đánh thứ 2 này thực sự là một thảm họa với quân Mỹ: 155 lính bị giết và 121 bị thương, tức hơn 2/3 lực lượng; riêng Đại đội C chịu tổn thất lớn nhất với con số thương vong lên tới 95 người. Đây là thương vong cao nhất trong 1 ngày mà Mỹ phải chịu ở Việt Nam tính đến khi đó. Quân Mỹ tuy vậy vẫn báo cáo giết 403 lính đối phương, nhưng thực tế con số này là không có cơ sở, vì thực tế quân Mỹ trong trận này gần như bị xóa sổ và mất trận địa, không có cách nào để có thể "đếm" được thương vong của đối phương.
Trong Hồi ký, tướng Đặng Vũ Hiệp viết:
“ | ...Chúng tôi đi kiểm tra trận địa sau khi ta làm chủ chiến trường, địa hình hàng chục ki-lô mét vuông bị đảo lộn, cây gãy đổ ngổn ngang, không còn đường còn lối. Địch chết thành đống, có chỗ năm, ba tên; xen lẫn vào đó là xác chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí nằm đè lên xác lính Mĩ, lưỡi lê còn cắm vào ngực tên địch. Có đồng chí hy sinh tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn bên sườn. Có tổ ba chiến sỹ hy sinh mà phía trước và phía sau các anh có hàng chục xác Mĩ. Có đồng chí hy sinh trên vai còn vác thi thể đồng đội. Nhìn vào trạng thái địch ta như trên không những thấy rõ được tính chất quyết liệt một cách cụ thể, đồng thời thấy được sự hy sinh dũng cảm tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ ta. Về mặt chiến thuật càng thấy rõ nét hoạt động của tổ ba, thậm chí của những bộ phận một, hai đồng chí có rất nhiều tác dụng trong việc đột nhập sâu vào đội hình trung tâm của địch. | ” |
Kết quả và ảnh hưởng
Trong bốn ngày giao chiến, chỉ với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ, "trận đánh sông Drang" của chủ lực QĐNDVN đã loại khỏi vòng chiến 476 lính Mỹ, trong đó có 234 lính chết và 245 bị thương. Thương vong của VN được tướng Đặng Vũ Hiệp ghi nhận là 208 người chết và 146 bị thương (một tài liệu khác ghi nhận Trung đoàn 66 có 157 người chết, bị thương 239). Con số do phía Mỹ tuyên bố với hơn 1.000 lính QĐNDVN bị giết chưa kể bị thương (634 trong trận X-Ray và 403 trong trận Albany) hiển nhiên cũng là phóng đại quá lớn, vì toàn bộ lực lượng VN chỉ chưa đầy 2.000 người[cần dẫn nguồn], và sau trận đánh Trung đoàn 66 vẫn còn đủ lực lượng để tiếp tục tham gia một số trận đánh diễn ra sau đó trong chiến dịch Plei Me.Sau trận đánh, Trung đoàn 66 đã được tặng thưởng một lúc 2 Huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì "do không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của Trung Đoàn 66". Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ: Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3, Chính trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế diệt 8 lính Mĩ (3 bằng dao găm). Trung uý Vũ Đình Dự - Chính trị viên Đại đội 8, Trung úy Đoàn Ngọc Đảnh - Đại đội trưởng Đại đội 7, Thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng, Thiếu úy Vũ Đức Thắng trung đội trưởng, chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi), tiểu đội phó Hà Huy Trọng, Phạm Văn Tiết, Cao Thái Thưởng, Trần Minh Duyên... là những chiến sĩ được cấp trên ghi nhận diệt từ 5-15 lính Mỹ. Đặc biệt Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều mỗi người được ghi nhận diệt hơn 20 lính Mỹ, là 2 chiến sĩ đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.[cần dẫn nguồn]
Về mặt chiến thuật, trận đánh đã cung cấp cho QĐNDVN nhiều kinh nghiệm quý về tác chiến chống quân Mỹ, một đối thủ vượt trội về hỏa lực và sức cơ động. Tiêu biểu là chiến thuật "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", tức áp dụng lối đánh cận chiến áp sát lính Mỹ để vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và không quân của Mỹ. Các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi nhận:
“ | Lựa chọn
cách đánh và đánh thắng địch ngay trận đầu là nét độc đáo của nghệ thuật
chỉ huy chiến dịch. Quân Mỹ mới vào miền Nam tuy có chiếm ưu thế về hỏa
lực, sức cơ động nhưng chúng rất chủ quan không đánh giá đúng mình và
coi thường đối phương. Mặt khác ta không coi thường địch mà đã chuẩn bị
tốt tư tưởng tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để
giành thắng lợi.
Sự sắc sảo của nghệ thuật chỉ huy chính là biết khoét sâu vào chỗ
yếu, chỗ sơ hở của địch để lựa chọn địa hình, lựa chọn cách đánh đúng,
giành thắng lợi trong từng trận chiến đấu. Trong chiến dịch này mưu hay
của ta là lừa địch, kế giỏi là dụ quân Mỹ vào đúng điểm quyết chiến ta
đã chọn; phát huy sở trường đánh gần của ta để làm hạn chế điểm mạnh về
hỏa lực, cơ động Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch đã khẳng định ta có khả
năng đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ. |
” |
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: "Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...".[6]
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định rằng: "Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam".[7]
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương.[8]
Trong văn hóa đại chúng
Trận đánh được thiếu tá Moore tường thuật lại trong cuốn Hồi ký We were soldiers...and Young (Chúng tôi là những người lính trẻ). 1 bộ phim tên gọi We were soldiers (Tên tiếng Việt: Chúng tôi từng là lính) cũng được dàn dựng dựa theo cuốn hồi ký này. Bộ phim đã được công chúng Mỹ đón nhận nồng nhiệt, nhất là trong bối cảnh Mỹ mới đem quân tiến hành tấn công Afghanistan, bởi họ cần một tác phẩm ca ngợi sự dũng cảm để lên tinh thần cho quân nhân Mỹ.Tuy nhiên bộ phim đã bị chỉ trích từ dư luận Việt Nam khi đạo diễn đã cố tình đưa thêm vào nhiều chi tiết sai sự thật lịch sử mà cuốn hồi ký của Moore không hề có:[cần dẫn nguồn] 1/ Xuyên tạc và bôi nhọ binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như việc mô tả những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn thiếu kĩ năng chiến đấu, chậm chạp và chỉ biết lấy số đông lao lên đánh trực diện để rồi ngã rạp hết lớp này đến lớp khác trước hỏa lực và sự thiện chiến của quân Mỹ (trong khi ở hồi ký, Moore ghi nhận lính Mỹ công nhận kẻ thù là những chiến binh khôn khéo, luôn tìm cách tập kích hoặc cơ động đánh vào sườn, và "giỏi không chịu được"). Hoặc trường đoạn cuối phim, lính Mỹ cùng trực thăng phản công đánh vào sở chỉ huy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây thực tế cũng không hề có thật. Thực tế cuộc phản công này (trận Albany) đã lọt vào ổ phục kích và gần như toàn bộ tiểu đoàn Mỹ bị tiêu diệt. 2/ Diễn viên Đơn Dương (đóng vai Trung tá Nguyễn Hữu An-chỉ huy lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngay trong đầu phim, đã bắn chết 1 tù binh Pháp, chứ không bắt giữ tù binh. Điều nầy là dàn dựng lố bịch bởi ở thời điểm trong phim, Trung tá Nguyễn Hữu An đang chỉ huy một trung đoàn từ Điện Biên Phủ trở về Hà Nội, đơn vị của ông không hề chiến đấu trận nào trong thời gian này.
Joseph L. Galloway, nhà báo từng trực tiếp quan sát trận đánh đã "rất ngạc nhiên và tức giận sau khi xem phim"... Theo Galloway, giữa cuốn sách mà ông là đồng tác giả với bộ phim, dù cùng một câu chuyện nhưng có nội dung khác nhau, Galloway khẳng định cuốn sách đã phản ánh đúng sự thật, nhưng khi lên phim mọi chuyện thay đổi. Galloway ngay sau đó cũng đã chỉ trích các nhà làm phim. Theo ông, Hollywood đã "phim ảnh hoá" tới hơn 80% sự thật để thu được lợi nhuận cao, trong khi thông thường chỉ được phép dưới 20%.[cần dẫn nguồn]
Chú thích
- ^ http://www.ordersofbattle.darkscape.net/site/history/open3/us_iadrang1965.pdf
- ^ Theo Hồi kí Tướng Đặng Vũ Hiệp, chính ủy mặt trận tiền phương
- ^ a ă â Viện Lịch sử quân sự, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, NXB QĐND, 2003
- ^ Smedberg, M (2008), Vietnamkrigen: 1880–1980. Historiska Media, p. 138
- ^ a ă Merle L. Pribbenow Military Review – January-February 2001
- ^ [[http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=68129%7CChiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ
- ^ Dẫn theo cuốn Đã một thời chúng tôi là những người lính... và trẻ trung của Trung tướng G. Morơ và L. Galoguây do Vương Minh Quang dịch, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1993.
- ^ Sự lừa dối hào nhoáng" - Neil Sheehan, trang 690 - 691
Tài liệu tham khảo
- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005.
Thể loại:
90377 Sedna (phiên âm /ˈsɛdnə/ SED-nə) là một thiên thể nằm ở rất xa trong hệ Mặt trời, ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương
và có thể xếp vào loại hành tinh lùn, được phát hiện bởi Micheal Brown
(Caltech), Chad Trujillo (Gemini Observatory) và David Rabinowitz (Đại
học Yale) ngày 14/11, 2003. Hiện tại Sedna cách mặt trời 88AU (đơn vị thiên văn),
xa hơn Sao Hải Vương 3 lần. Trong quỹ đạo của mình, Sedna thường ở
khoảng cách lớn hơn mọi thiên thể đang được xem xét để công nhận là hành
tinh lùn.
Thiên thể được đặt theo tên của vị nữ thần biển của người Eskimo là Sedna, vị thần sống dưới đáy Bắc Băng Dương lạnh giá. Trước khi được đặt tên chính thức, mã hiệu của nó là 2003 VB12.[2]
Chu kì quay của Sedna chưa được tính chính xác, chỉ được ước đoán ở khoảng 10.5 tới 12 nghìn năm. Nó sẽ nằm ở cận điểm ở khoảng từ cuối năm 2075 tới giữa năm 2076. Tới năm 2114, Sedna sẽ vượt qua Eris để trở thành thiên thể hình cầu xa nhất trong Thái dương hệ.
Một nghiên cứu của Hal Levison và Alessandro Morbidelli tại đài thiên văn Côte d'Azur, Pháp giả thuyết rằng quỹ đạo của Sedna đã bị thay đổi khi một ngôi sao, có thể được hình thành trong cùng một tinh vân với Mặt trời, bay qua trong 100 triệu năm đầu tiên của hệ Mặt trời. Họ cũng đồng thời đưa ra một giả thuyết khác ít tính xác thực hơn là có thể Sedna là hành tinh của một sao lùn nâu nhẹ hơn Mặt trời 20 lần. Khi sao lùn này đi ngang qua hệ Mặt trời, Sedna đã bị tách khỏi nó và trở thành thành viên của hệ Mặt trời.
Một cách giải thích khác của Gomes cho rằng, quỹ đạo của Sedna là do ảnh hưởng của một hành tinh nằm ở phần trong của đám mây Oort. Những tính toán cho thấy hành tinh giả định này nếu ở khoảng cách 5000 AU, 2000 AU và 1000 AU sẽ lần lượt có khối lượng bằng Sao Mộc, Sao Hải Vương và Trái Đất.
Thiên thể 2000 CR105 cũng có quỹ đạo tương tự như Sedna nhưng ít dẹt hơn, cận điểm ở 44.3 AU và viễn điểm ở 394 AU. Chu kì quay là 3240 năm. Quỹ đạo khác thường của nó có thể cũng được tạo ra bởi cùng một quá trình với quỹ đạo của Sedna.
Khi mới được phát hiện, người ta cho rằng Sedna có chu kì quay rất dài(chu kì từ 20 đến 50 ngày), và nguyên nhân có thể là do một vệ tinh của nó. Nhưng những nỗ lực tìm kiếm của kính thiên văn Hubble đều không cho thấy một vệ tinh như vậy. Những tính toán mới của kính thiên văn MMT cho thấy một chu kì ngắn hơn nhiều (10 tiếng) phù hợp với kích thước của Sedna.
Sedna có độ rọi tuyệt đối là 1.6, và có độ phản xạ từ 0.16 tới 0.30,
vì thế có đường kính từ 1200 đến 1600 km. Tại thời điểm phát hiện, Sedna
là thiên thể lớn nhất đã được phát hiện sau Sao Diêm Vương.
Hiện tại, Sedna được cho là có kích thước lớn thứ 5 trong số những
thiên thể ngoài Sao Hải Vương đã được phát hiện, đứng sau Sao Diêm
Vương, Eris, Makemake và Haumea. Nhiệt độ của Sedna luôn luôn thấp hơn 33 K.
Những quan sát từ Chile cho thấy Sedna là một trong những thiên thể có màu đỏ đậm nhất trong hệ Mặt trời, gần đỏ bằng Sao Hỏa. Không giống như Sao Diêm Vương và vệ tinh của nó, Charon, Sedna có vẻ rất ít băng methane hay băng nước trên bề mặt; Chad Trujillo và cộng sự tại đài thiên văn Gemini tại Hawaii giả thiết bề mặt đỏ sẫm của Sedna là do các vụn carbon hoặc là tholin, giống như 5145 Pholus. Bề mặt của Sedna đồng nhất về màu sắc và quang phổ, có thể là do Sedna ít bị ảnh hưởng bởi các vụ va chạm khiến cho các lớp sáng hơn lộ ra giống như trong trường hợp của 8405 Asbolus
Quang phổ của Sedna và Triton được đem ra so sánh cho thấy bề mặt của Sedna có thể có thành phần: 24% tholin, 7% carbon vô định hình, 26% băng methanol và 33% methane.
Sedna cùng với một số thiên thể khác (như 2000 CR105) có thể được xếp vào một nhóm mới gồm các thiên thể ở rất xa được gọi đĩa phân tán mở rộng hay thiên thể cô lập.
Phát hiện ra Sedna đã làm dấy lên những câu hỏi về việc một thiên thể thế nào thì được gọi là hành tinh. Ngày 15/3/2004, các phương tiện truyền thông đều đưa tin: hành tinh thứ 10 đã được phát hiện. Câu trả lời được đưa ra sau đó bởi Hiệp hội thiên văn quốc tế về định nghĩa một hành tinh. Hiện tại vẫn chưa biết Sedna có ở trong trạng thái cân bằng thủy tĩnh hay không. Nếu như điều đó đúng, Sedna có thể được xếp vào loại hành tinh lùn. Các chỉ số Stern–Levison (chỉ số xác định việc một thiên thể có những thiên thể khác nằm gần quỹ đạo của nó hay không) của Sedna được ước tính bằng 8×10−5 đến 6×10−3 của Sao Diêm Vương, mặc dù vẫn chưa phát hiện thấy có các thiên thể khác ở lân cận của nó.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sơ khai quân sự
- Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
- Gia Lai
- Trận đánh liên quan tới Việt Nam
90377 Sedna
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
image = | |
Quỹ đạo | |
Viễn điểm | 145 900 Gm (975.56 AU) |
Cận điểm | 11 393 Gm (76.156 AU) |
Bán trục lớn | 78 668 Gm (525.86 AU) |
Độ lệch quỹ đạo | 0.855 |
Chu kì quay | 4 404 480 ngày (12 059.06 năm) |
Tốc độ quay trung bình | 1.04 km/s |
Độ nghiêng | 11.934° |
Đặc điểm vật lý | |
Kích thước | 1200–1600 km (<1600 km) |
Khối lượng | 8.3×1020–7.0×1021 kg (0.05–0.42 Eris) |
Mật độ trung bình | 2 g/cm³[5] |
Gia tốc bề mặt tại quỹ đạo | 0.33–0.50 m/s² |
Vận tốc cấp 1 | 0.62–0.95 km/s |
Chu kì tự quay | 0.42 d (10 tiếng) |
Độ phản xạ | 0.16–0.30 |
Nhiệt độ bề mặt | <33 K |
Loại quang phổ | (đỏ) B-V=1.24; V-R=0.78 |
Độ rọi khả kiến | 20.4 |
Độ rọi tuyệt đối (H) | 1.56 |
Phát hiện
Sedna nằm trong nhóm các thiên thể ngoài Sao Hải Vương có viễn điểm ở rất xa và hầu như không chịu ảnh hưởng bởi lực hút từ Sao Hải Vương. Sedna được phát hiện khi sử dụng máy ảnh Paloma Quest, kính thiên văn Samuel Oschim tại đài quan sát Palomar gần San Diego, California. Trong vài ngày tiếp theo. Nó đồng thời được quan sát từ các kính viễn vọng đặt tại Chile, Tây Ban Nha và Mĩ. Vệ tinh quan sát Spitzer của Nasa cũng được hướng tới thiên thể này nhưng không phát hiện ra nó. Điều này cho thấy đường kính của thiên thể nhỏ hơn 3/4 đường kính của Sao Diêm Vương.[1]Thiên thể được đặt theo tên của vị nữ thần biển của người Eskimo là Sedna, vị thần sống dưới đáy Bắc Băng Dương lạnh giá. Trước khi được đặt tên chính thức, mã hiệu của nó là 2003 VB12.[2]
Quỹ đạo
Sedna có quỹ đạo elip cực kì dẹt, với viễn điểm là 975 AU và cận điểm là 76.16 AU (AU: đơn vị thiên văn). Khi được phát hiện, Sedna cách Mặt trời 89.6 AU, đang tiến tới cận điểm. Tại thời điểm đó, nó là thiên thể xa nhất trong hệ mặt trời đã từng được phát hiện, mặc dù một số sao chổi có quỹ đạo tương tự còn có viễn điểm ở xa hơn, nhưng chúng quá mờ để quan sát trừ khi đang ở gần cận điểm. Sau đó, Eris được phát hiện ở khoảng cách 97 AU.Chu kì quay của Sedna chưa được tính chính xác, chỉ được ước đoán ở khoảng 10.5 tới 12 nghìn năm. Nó sẽ nằm ở cận điểm ở khoảng từ cuối năm 2075 tới giữa năm 2076. Tới năm 2114, Sedna sẽ vượt qua Eris để trở thành thiên thể hình cầu xa nhất trong Thái dương hệ.
Một nghiên cứu của Hal Levison và Alessandro Morbidelli tại đài thiên văn Côte d'Azur, Pháp giả thuyết rằng quỹ đạo của Sedna đã bị thay đổi khi một ngôi sao, có thể được hình thành trong cùng một tinh vân với Mặt trời, bay qua trong 100 triệu năm đầu tiên của hệ Mặt trời. Họ cũng đồng thời đưa ra một giả thuyết khác ít tính xác thực hơn là có thể Sedna là hành tinh của một sao lùn nâu nhẹ hơn Mặt trời 20 lần. Khi sao lùn này đi ngang qua hệ Mặt trời, Sedna đã bị tách khỏi nó và trở thành thành viên của hệ Mặt trời.
Một cách giải thích khác của Gomes cho rằng, quỹ đạo của Sedna là do ảnh hưởng của một hành tinh nằm ở phần trong của đám mây Oort. Những tính toán cho thấy hành tinh giả định này nếu ở khoảng cách 5000 AU, 2000 AU và 1000 AU sẽ lần lượt có khối lượng bằng Sao Mộc, Sao Hải Vương và Trái Đất.
Thiên thể 2000 CR105 cũng có quỹ đạo tương tự như Sedna nhưng ít dẹt hơn, cận điểm ở 44.3 AU và viễn điểm ở 394 AU. Chu kì quay là 3240 năm. Quỹ đạo khác thường của nó có thể cũng được tạo ra bởi cùng một quá trình với quỹ đạo của Sedna.
Khi mới được phát hiện, người ta cho rằng Sedna có chu kì quay rất dài(chu kì từ 20 đến 50 ngày), và nguyên nhân có thể là do một vệ tinh của nó. Nhưng những nỗ lực tìm kiếm của kính thiên văn Hubble đều không cho thấy một vệ tinh như vậy. Những tính toán mới của kính thiên văn MMT cho thấy một chu kì ngắn hơn nhiều (10 tiếng) phù hợp với kích thước của Sedna.
Đặc điểm vật lý
Những quan sát từ Chile cho thấy Sedna là một trong những thiên thể có màu đỏ đậm nhất trong hệ Mặt trời, gần đỏ bằng Sao Hỏa. Không giống như Sao Diêm Vương và vệ tinh của nó, Charon, Sedna có vẻ rất ít băng methane hay băng nước trên bề mặt; Chad Trujillo và cộng sự tại đài thiên văn Gemini tại Hawaii giả thiết bề mặt đỏ sẫm của Sedna là do các vụn carbon hoặc là tholin, giống như 5145 Pholus. Bề mặt của Sedna đồng nhất về màu sắc và quang phổ, có thể là do Sedna ít bị ảnh hưởng bởi các vụ va chạm khiến cho các lớp sáng hơn lộ ra giống như trong trường hợp của 8405 Asbolus
Quang phổ của Sedna và Triton được đem ra so sánh cho thấy bề mặt của Sedna có thể có thành phần: 24% tholin, 7% carbon vô định hình, 26% băng methanol và 33% methane.
Phân loại
Những người phát hiện cho rằng Sedna là thiên thể đầu tiên được phát hiện nằm trong đám mây Oort, cho rằng nó quá xa để xếp vào các thiên thể nằm trong đĩa phân tán. Bởi vì nó tương đối gần Mặt trời so với ước lượng về đám mây Oort, nó được coi là một thiên thể dạng hành tinh (planetoid) nằm ở phần trong của đám mây Oort.Sedna cùng với một số thiên thể khác (như 2000 CR105) có thể được xếp vào một nhóm mới gồm các thiên thể ở rất xa được gọi đĩa phân tán mở rộng hay thiên thể cô lập.
Phát hiện ra Sedna đã làm dấy lên những câu hỏi về việc một thiên thể thế nào thì được gọi là hành tinh. Ngày 15/3/2004, các phương tiện truyền thông đều đưa tin: hành tinh thứ 10 đã được phát hiện. Câu trả lời được đưa ra sau đó bởi Hiệp hội thiên văn quốc tế về định nghĩa một hành tinh. Hiện tại vẫn chưa biết Sedna có ở trong trạng thái cân bằng thủy tĩnh hay không. Nếu như điều đó đúng, Sedna có thể được xếp vào loại hành tinh lùn. Các chỉ số Stern–Levison (chỉ số xác định việc một thiên thể có những thiên thể khác nằm gần quỹ đạo của nó hay không) của Sedna được ước tính bằng 8×10−5 đến 6×10−3 của Sao Diêm Vương, mặc dù vẫn chưa phát hiện thấy có các thiên thể khác ở lân cận của nó.
Tham khảo
- ^ Mike Brown, David Rabinowitz, Chad Trujillo (2004). “Discovery of a Candidate Inner Oort Cloud Planetoid”. Astrophysical Journal 617 (1): 645–649. doi:10.1086/422095. arΧiv:astro-ph/0404456. Đã định rõ hơn một tham số trong
|number=
và|issue=
(trợ giúp) - ^ Mike Brown. “Sedna”. CalTech. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 90377 Sedna |
- NASA's Sedna page (Discovery Photos)
- Mike Brown's Sedna page
- Official press release by NASA JPL/SCC
- Astronomy Picture of the Day 04 tháng 7 năm 2004 – Artist's rendering of view from Sedna
- Scenarios for the Origin of the Orbits of the Trans-Neptunian Objects 2000 CR105 and 2003 VB12 (Sedna) by Alessandro Morbidelli and Harold F. Levison
- MPEC 2004-S73: Comment on the naming of Sedna
- Distant Object Could Hold Secrets to Earth's Past
- Sedna on The Nine Planets Solar System Tour
- Hubblesite image 14 tháng 4 năm 2004
- Orbital simulation from JPL (Java) / Ephemeris
|
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vn, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment