Friday, November 14, 2014

Chào ngày mới 15 tháng 11

Vị trí của Brasil

CNM365. Chào ngày mới 15 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Tuyên ngôn cộng hòa tại Brasil (1889) (hình); ngày Độc lập tại Palestine (1988); Shichi-Go-San tại Nhật Bản.  Năm 1777Cách mạng Mỹ: Sau 16 tháng tranh luận, Quốc hội Lục địa phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang. Năm 1922Cộng hòa Viễn Đông sáp nhập vào nước Nga Xô viết, tất cả quyền hạn và lãnh thổ được chuyển giao cho chính phủ Bolshevik tại Moskva. Năm 1988 – Liên Xô tiến hành phóng tàu vũ trụ Buran vào không gian trong tình trạng không có người lái, và đây là chuyến bay duy nhất của tàu. Năm 1990 – Quốc hội Bulgaria bỏ phiếu đổi tên nước từ Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thành Cộng hòa Bulgaria và loại bỏ biểu tượng nhà nước cộng sản khỏi quốc kỳ.

Brasil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Liên bang Brasil
República Federativa do Brasil (tiếng Bồ Đào Nha)
Flag of Brazil.svg Coat of arms of Brazil.svg
Quốc kỳ Quốc huy
Vị trí của Brasil
Khẩu hiệu
Ordem e Progresso
(Tiếng Bồ Đào Nha: "Trật tự và Tiến bộ")
Quốc ca
Hino Nacional Brasileiro
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa liên bang
Tổng thống Dilma Rousseff
Phó tổng thống Michel Temer
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Bồ Đào Nha
Thủ đô Brasília
15°45′N, 47°57′T
Thành phố lớn nhất São Paulo
Địa lý
Diện tích 8.514.877 km²
3.287.597 mi² (hạng 5)
Diện tích nước 0,65 %
Múi giờ UTC−2 đến −5; −3 chính thức; mùa hè: Tùy tiểu bang (UTC−2 đến −5)
Lịch sử
Độc lập
7 tháng 9 năm 1822 Tuyên bố
29 tháng 8 năm 1825 Công nhận
15 tháng 11 năm 1889 Cộng hòa
5 tháng 10 năm 1988 Hiến pháp hiện tại
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 199.321.413[1][2] người (hạng 5)
Dân số (2007) 189.987.291 người
Mật độ 22 người/km² (hạng 182)57 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2010) Tổng số: 2.090 tỷ USD (hạng 9)
GDP (danh nghĩa) (2008) Tổng số: 1.572 tỷ USD (hạng 10)
HDI (2006) 0,807 cao (hạng 70)
Hệ số Gini (2009) 49,3 (cao)
Đơn vị tiền tệ Real Brasil (R$) (BRL)
Thông tin khác
Tên miền Internet .br
Mã điện thoại 55
Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Brasil, phiên âm tiếng Việt: Bra-xin, Hán Việt: Ba Tây), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 190 triệu người.[3] Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.
Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, SurinameGuyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, BoliviaPeru về phía tây, ArgentinaParaguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. phía đông Brasil là một đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brasil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, Rocas Atoll, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz.[4] Brasil tiếp giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ EcuadorChile.[4]
Brasil là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên cho Vương quốc Anh với Bồ Đào Nha và Algarves. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisbon đến Rio de Janeiro sau khi Napoleon xâm lược Bồ Đào Nha.[5] Brasil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu tiên là Đế quốc Brasil, sau đó trở thành một nước cộng hòa vào năm 1889 mặc dù nền lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội, có từ năm 1824, khi hiến pháp đầu tiên được thông qua.[5] Hiến pháp hiện nay xác lập Brazil là một nước cộng hòa liên bang.[6] Liên bang được hình thành bởi liên hiệp của Quận liên bang, 26 bang và 5.564 khu tự quản.[6][7]
Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa[8] và thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương.[9] Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế.[10] Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC. Brasil cũng là quê hương của môi trường tự nhiên và hoang dã phong phú và nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn.[4]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Brasil

Thời kỳ Tiền Colombo


Thổ dân Brasil - tranh của Jean-Baptiste Debret
Những hóa thạch được tìm thấy tại Brasil là bằng chứng về việc con người đã đến định cư tại vùng đất này ít nhất 8000 năm về trước. Tuy nhiên câu hỏi về việc ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhìn chung các nhà khảo cổ học cho rằng đó là những thợ săn người châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil. Tuy nhiên một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng những cư dân cổ hơn tại Brasil có nguồn gốc gần với người châu Úcchâu Phi bản địa.[11]
Trong khi người da đỏ phía tây dãy núi Andes phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao, tiêu biểu như Đế chế IncaPeru thì người da đỏ ở Brasil lại sống theo hình thức bán du mục gồm săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt. Họ không có chữ viết hay xây dựng những công trình kiến trúc quy mô cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn, chủ yếu là qua đồ gốm. Khi người châu Âu tìm ra Brasil, mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ khoảng 1 triệu người. Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brasil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon.

Thuộc địa Brasil


Một tấm bản đồ Brasil của những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha năm 1519
Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500.
Thời gian đầu, người Bồ Đào Nha không mấy mặn mà với Brasil mà tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thương mại với Trung Quốc, Ấn ĐộIndonesia. Với nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức lớn, nhiều nước châu Âu khác như PhápHà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha.
Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đất này: cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia [12] song thường không thành công.

Đế chế Brasil


Hoàng đế Pedro II của Brasil
Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử. Năm 1815, vua João VI (John IV) của Bồ Đào Nha tuyên bố Brasil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Từ đó, về mặt danh nghĩa thì Brasil không còn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha. Khi João VI trở về Bồ Đào Nha vào năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brasil. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, trước phong trào đấu tranh của người dân, Pedro đã tuyên bố Brasil ly khai khỏi Bồ Đào Nha ("Độc lập hay là Chết") và thành lập Đế chế Brasil độc lập. Vua Pedro tự phong danh hiệu Hoàng đế Pedro I của Brasil và thường được biết đến với tên gọi Dom Predo.
Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brasil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, vua Pedro II đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.

Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)

Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brasil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brasil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là Sao PauloMinas Gerais.
Đến cuối thế kỉ 19, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho đường mía. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brasil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là ItaliaĐức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa.
Thời kỳ này, với tên gọi là "Nền Cộng hòa cũ" kết thúc vào năm 1930 do một cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getulio Vargas lên chức tổng thống.

Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964)

Getulio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Ông đã cai trị Brasil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Sau năm 1930, chính phủ Brasil vẫn tiếp tục thành công trong các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil.
Tổng thống Getulio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getulio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đầy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới - chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brasil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954.
Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getulio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brasil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasilia.

Chế độ độc tài quân sự (1964-1985)

Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Sau cuộc đảo chính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Trong những năm đầu tiên sau đảo chính, kinh tế Brasil vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các chính sách cải cách kinh tế được ban hành. Nhưng sau đó, những cải cách này đã không phát huy được tác dụng và khiến nền kinh tế Brasil lâm vào tình trạng khó khăn. Nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng trong khi hàng ngàn người Brasil bị chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.

Brasil từ năm 1985 đến nay

Năm 1985, Brasil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống Jose Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brasil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước[13].
Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ.
Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brasil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì[14]. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brasil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực.

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Brasil

Chính phủ

Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang[15]. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháptư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang.
Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là bà Dilma Rousseff, đắc cử tháng 10 năm 2010. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.
Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).

Luật pháp


Tòa nhà Quốc hội Brasil
Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống[16]. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản (leis orgânicas).
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng[17].

Quan hệ ngoại giao và quân đội


Lực lượng gìn giữ hòa bình Brasil đi làm nhiệm vụ tại Haiti
Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế[18]. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên và trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ sau Thế chiến thứ hai đến thập niên 1990, các chính phủ Brasil đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nước này ra tầm quốc tế bằng cách tập trung phát triển kinh tế và có một chính sách ngoại giao độc lập. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác.
Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giớiKhối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur)...
Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989[19].
Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quânkhông quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 287.000 quân nhân vào năm 2006. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2006 ước tính đạt khoảng 2,6% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980[20]. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nước ngoài.

Phân chia hành chính

Bài chi tiết: Bang của Brasil

Các vùng


1 • Vùng Trung Tây
2 • Vùng Đông Bắc
3 • Vùng Bắc
4 • Vùng Đông Nam
5 • Vùng Nam

Bản đồ các bang của Brasil
Lãnh thổ Brasil được chia thành năm vùng riêng biệt: Bắc, Đông Bắc, Trung Tây, Đông NamNam.
  • Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brasil nhưng lại là vùng có số lượng dân cư thấp nhất. Vùng Bắc có mức độ công nghiệp hóa và phát triển thấp (ngoại trừ Manaus, là nơi có một khu công nghiệp miễn thuế). Đây là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới xanh tốt và nơi cư trú của một số lượng lớn người da đỏ.
  • Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brasil. Vùng này có nền văn hóa đa dạng, bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu Phi và văn hóa thổ dân da đỏ. Đây cũng là vùng nghèo nhất Brasil. Vùng Đông Bắc có mùa khô kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
  • Vùng Trung Tây là vùng có diện tích lớn thứ hai tại Brasil, nhưng mật độ dân số lại thấp. Thủ đô của Brasil - thành phố Brasília, thuộc vùng này. Đây là nơi có đầm lầy Pantanal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa Amazon nằm ở phía tây bắc. Về khí hậu, vùng này có hai mùa riêng biệt: mùa mưa (từ tháng 10 tới tháng 4) và mùa khô (từ tháng 5 tới tháng 9). Đây cũng là vùng nông nghiệp quan trọng nhất đất nước. Các thành phố lớn nhất là: Brasilia, Goiania, Campo GrandeCuiaba.
  • Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng dân số vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi có hai thành phố lớn nhất của Brasil: Rio de JaneiroSao Paulo. Cảnh quan vùng này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.

Các bang

Brasil được tổ chức theo hình thức liên bang. Các bang của Brasil (estado) có quyền tự tổ chức chính phủ, pháp luật, duy trì an ninh công cộng và thu thuế. Chính phủ bang do một thống đốc bang (governador) đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra còn có một cơ quan lập pháp riêng của bang (assembléia legislativa).
Brasil gồm 26 bang và 1 quận liên bang (distrito federal), tổng cộng là 27 đơn vị liên bang. Quận liên bang của Brasil bao gồm thủ đô của nước này, Brasilia.
Mỗi bang lại được chia thành nhiều hạt (municípios) với hội đồng lập pháp (câmara de vereadores) và một thị trưởng (prefeito) riêng. Các hạt này có quyền tự trị và về mặt hệ thống là độc lập với cả liên bang và chính phủ bang. Một hạt có thể gồm các thị trấn (distritos) khác bên cạnh khu vực, tuy nhiên các khu đô thị tự trị này không có chính phủ riêng biệt.
Tòa án được tổ chức ở mức liên bang và bang bên trong các quận được gọi là comarca. Một comarca có thể gồm nhiều khu đô thị tự trị.
Thứ tự Bang Thủ phủ
Vùng Bắc
1 Bandeira de Roraima.svg Roraima Boa Vista
2 Bandeira do Amapá.svg Amapá Macapá
3 Bandeira do Amazonas.svg Amazonas Manaus
4 Bandeira do Pará.svg Pará Belém
5 Bandeira do Tocantins.svg Tocantins Palmas
6 Bandeira do Acre.svg Acre Rio Branco
7 Bandeira de Rondônia.svg Rondônia Porto Velho
Vùng Trung Tây
8 Bandeira de Mato Grosso.svg Mato Grosso Cuiabá
9 Bandeira de Goiás.svg Goiás Goiânia
10 Bandeira do Distrito Federal (Brasil).svg Distrito Federal* Brasilia**
11 Bandeira de Mato Grosso do Sul.svg Mato Grosso do Sul Campo Grande
Vùng Nam
12 Bandeira do Paraná.svg Paraná Curitiba
13 Bandeira de Santa Catarina.svg Santa Catarina Florianópolis
14 Bandeira do Rio Grande do Sul.svg Rio Grande do Sul Porto Alegre
Thứ tự Bang Thủ phủ
Vùng Đông Bắc
15 Bandeira do Maranhão.svg Maranhão São Luís
16 Bandeira do Piauí.svg Piauí Teresina
17 Bandeira do Ceará.svg Ceará Fortaleza
18 Bandeira do Rio Grande do Norte.svg Rio Grande do Norte Natal
19 Bandeira da Paraíba.svg Paraíba João Pessoa
20 Bandeira de Pernambuco.svg Pernambuco Recife
21 Bandeira de Alagoas.svg Alagoas Maceió
22 Bandeira de Sergipe.svg Sergipe Aracaju
23 Bandeira da Bahia.svg Bahia Salvador
Vùng Đông Nam
24 Bandeira de Minas Gerais.svg Minas Gerais Belo Horizonte
25 Bandeira do Espírito Santo.svg Espírito Santo Vitória
26 Bandeira do estado do Rio de Janeiro.svg Rio de Janeiro Rio de Janeiro
27 Bandeira do estado de São Paulo.svg São Paulo São Paulo
*Distrito Federal là quận trực thuộc liên bang Brasil
**Brasilia là thủ đô hành chính của Liên bang Brasil


Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Brasil

Lãnh thổ và địa hình


Ảnh chụp rừng Amazon từ vệ tinh
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km²,[21] chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, UruguayVenezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, MỹTrung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.
Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảođảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brasil.
Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana.

Khí hậu


Bão Catarina, đổ bộ vào Brasil tháng 3 năm 2004
Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt khoảng 25 °C[22]. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại một số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C[23]. Miền nam Brasil có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brasil nhìn chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngược lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưamùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào.

Môi trường


Chim Toco Toucan, một loài động vật đặc trưng tại Brasil
Bài chi tiết: Môi trường Brasil
Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác[24]. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cưbướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brasil.
Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda... và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này.
Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức[cần dẫn nguồn] đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo[25]. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng[25]. Trước tình hình này, chính phủ Brasil đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp rất nhiều khó khăn.[cần dẫn nguồn]

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Brasil

Sao Paulo, trung tâm tài chính lớn nhất Brasil
Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia cônglĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brasil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, xe cộ, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dépthiết bị điện tử.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tếNgân hàng Thế giới, Brasil là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía nam và phía đông nam. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brasil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ.
Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán Sao PauloRio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất.
Theo bản báo cáo mới [26] của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản tại các thành phố ở Brasil ở mức tốt. Nhưng dù có những quy định như nhau trên toàn lãnh thổ, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản vẫn khác biệt nhiều tại từng thành phố.
Dù nền kinh tế Brasil có kích thước và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đóimù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển.

Các sự kiện hiện tại

Tốc độ tăng GDP của Brasil
(Thập niên 2000)
2000 4,3%
2001 1,3%
2002 2,7%
2003 1,1%
2004 5,7%
2005 3,2%
2006 3,7%
2007 4,5%
2008 4,5% (ước tính)
Nguồn:[27]
Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Việc thông qua Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa phương và từ các chính phủ liên bang, dù vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ xã hội.
Trong thời cầm quyền của tổng thống Fernando Henrique Cardoso (1995-2002), chính phủ Brasil đã có nỗ lực nhằm thay thế nền kinh tế chỉ huy nhà nước bằng một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Nghị viện đã thông qua nhiều sửa đổi mở đường cho sự tham gia lớn hơn của khu vực tư nhân, và khuyến khích lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. Tới cuối năm 2003, chương trình tư nhân hóa của Brasil, gồm cả việc tư nhân hóa các công ty thép, điện lực, viễn thông đã đạt giá trị hơn 90 tỷ dollar.
Tháng 1 năm 1999, Ngân hàng Trung ương Brasil thông báo rằng nước này sẽ không giữ ổn định tỷ giá đồng real với dollar Mỹ nữa, việc này khiến cho đồng tiền tệ nước này bị mất giá mạnh. Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001.
Năm 2002, những dự đoán rằng ứng cử viên tổng thống nhiều triển vọng Luis Inácio Lula da Silva, sẽ từ chối thanh toán nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc khiến nền kinh tế giảm sút tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm. Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brasil về mức ổn định.
Năm 2007, kinh tế Brasil tăng trưởng ở mức 4,5%[28].

Các vấn đề lớn

Nền kinh tế của Brasil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.
Nợ công trong nước đã đạt tới kỷ lục từ trước tới nay và chi tiêu công cũng tăng thêm. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp cũng phải gánh chịu chi phí giấy tờ cao và các thủ tục hành chính phức tạp.
Mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Brasil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong giai đoạn 2003 - 2005[29]

Năng lượng


Nhà máy thủy điện Itaipu
Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, Brasil được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil.
Sau cuộc Khủng hoảng Dầu mỏ 1973, chỉnh phủ Brasil đã thiết lập chương trình Programa Nacional do Álcool được chính phủ cấp kinh phí nhằm thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ bằng năng lượng ethanol thân thiện hơn với môi trường. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil xuống chỉ còn 10 triệu, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu[30]. Dầu diesel sinh học được kỳ vọng sẽ chiếm 2% tổng lượng dầu diesel trong năm 2008, rồi nâng lên 5% vào năm 2013.
Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung QuốcCanada. Năm 2004, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.

Khoa học kỹ thuật


Lắp ráp máy bay cũng là một ngành tiên phong của kinh tế Brasil
Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển. Tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng Brasil lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỉ 19, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỉ 16. Năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoleon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này.
Việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ[31]. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS[32]. Uranium cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống[33].

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Brasil

Đồ thị tăng dân số của Brasil giai đoạn 1961-2003
(đơn vị: 1000 dân[34])
Đa phần người Brasil ngày nay có tổ tiên là người Bồ Đào Nha từ thời nước này còn là thuộc địa của Đế chế Bồ Đào Nha (từ thế kỷ 16 đến thế kỉ 18) và những người dân di cư Bồ Đào Nha (thế kỷ 19thế kỉ 20), và sau đó là người nhập cư Ý. Những khu định cư Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện tại Brasil sau năm 1532. Cho tới khi giành độc lập năm 1822, người Bồ Đào Nha vẫn là những người Châu Âu duy nhất thực hiện thành công chính sách thực dân ở nước này và nền văn hóa Brasil chủ yếu dựa trên văn hoá Bồ Đào Nha.
Các nước Châu Âu khác cũng có một số sự hiện diện tại Brasil trong giai đoạn thuộc địa. Người Hà Lanngười Pháp đã tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ 17, nhưng thời gian họ có mặt chỉ kéo dài vài thập kỷ.
Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Từ đầu thời kỳ thực dân hoá Brasil, những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ đã trở nên phổ biến. Ngày nay, Brasil có khoảng 700.000 dân bản xứ, chiếm chưa tới 1% dân số nước này.
Brasil cũng có một số lượng lớn người da đen, là con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Hơn 3 triệu người Châu Phi đã bị bán và đem qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Chủ yếu họ bị bắt đi từ Angola, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d'IvoireSão Tomé e Príncipe. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil.
Bắt đầu thế kỷ 19, chính phủ Brasil đã khuyến khích những người Châu Âu nhập cư tới đây để thay thế nguồn nhân công của các nô lệ cũ. Những người nhập cư không phải là người Bồ Đào Nha đầu tiên tới định cư ở Brasil là người Đức vào năm 1824. Năm 1869 những người Ba Lan đầu tiên đặt chân tới Brasil. Tuy nhiên đợt di cư mạnh nhất của người Châu Âu tới nước này chỉ bắt đầu sau năm 1875, khi những người nhập cư từ Ý, Bồ Đào NhaTây Ban Nha tới đây tăng mạnh. Trong giai đoạn 1870 - 1953, Brasil đã thu hút hơn 5,5 triệu người nhập cư[35], bao gồm gần 1.550.000 người Ý, 1.470.000 người Bồ Đào Nha, 650.000 người Tây Ban Nha, 210.000 người Đức, 190.000 người Nhật, 120.000 người Ba Lan và 650.000 từ nhiều quốc gia khác. Những con số này có thể còn kém xa thực tế, bởi những người vợ đi cùng không được tính vào, một số lượng lớn những người nhập cư bất hợp pháp, thay đổi tên họ để giấu quốc tịch, và những văn bản lưu trữ của Brasil cũng đã mất mát nhiều. Brasil là nước có số lượng người Ý ở nước ngoài lớn nhất thế giới, với tổng số 25 triệu người. Brasil cũng là nước có cộng đồng người Liban đông nhất thế giới, với khoảng 8 triệu người.[cần dẫn nguồn]
Bắt đầu từ thế kỷ 20, Brasil cũng đã tiếp nhận một số lượng lớn người Châu Á: người Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loanngười Nhật. Người Nhật là cộng đồng thiểu số Châu Á lớn nhất tại Brasil, và những người Nhật Bản-Brasil là cộng đồng người Nhật bên ngoài nước Nhật lớn nhất với 1,6 triệu người.
Dân số Brasil chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong nội địa mật độ dân số khá thấp. Dân chúng các bang miền nam chủ yếu là con cháu người Âu da trắng, trong khi đa số dân chúng miền bắc và đông bắc là người lai giữa các chủng tộc (người da đỏ Châu Mỹ, người Phi, người Âu).

Các thành phố lớn nhất Brasil

Thành phố Bang Dân số Thành phố Bang Dân số Trung tâm thương mại của São Paulo
1 São Paulo São Paulo 11.016.703 11 Belém Pará 1.428.368
2 Rio de Janeiro Rio de Janeiro 6,136,652 12 Guarulhos São Paulo 1.283.253
3 Salvador Bahia 2.714.119 13 Goiânia Goiás 1.220.412
4 Fortaleza Ceará 2.416.920 14 Campinas São Paulo 1.059.420 São Paulo
5 Belo Horizonte Minas Gerais 2.399.920 15 São Luís Maranhão 922.458
6 Brasília Distrito Federal 2.383.784 16 São Gonçalo Rio de Janeiro 973.372
7 Curitiba Paraná 1.788.559 17 Maceió Alagoas 922.458
8 Manaus Amazonas 1.644.690 18 D. de Caxias Rio de Janeiro 855.010
9 Recife Pernambuco 1.515.052 19 Nova Iguaçu Rio de Janeiro 844.583
10 Porto Alegre Rio Grande do Sul 1.440.939 20 Teresina Piauí 813.992 Rio de Janeiro
Nguồn: [36]
Guarulhos là một phần của vùng đô thị Grande São Paulo.
Duque de Caxias, Nova IguaçuSão Gonçalo là một phần của vùng đô thị Grande Rio.

Chủng tộc và nòi giống

Phân bố chủng tộc ở Brasil (2006)[37]
Người da trắng 49,7%
Người lai* 42,6%
Người da đen 6,9%
Người da vàng 0,5%
Thổ dân Brasil 0,3%
Người lai (pardo) là người có bố và mẹ
thuộc hai chủng tộc khác nhau
Tổ tiên người Brasil hiện nay khá đa dạng, gồm người da đỏ Châu Mỹ (chủ yếu là người TupiGuarani), người Châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người Châu Phi (chủ yếu là BantuYoruba), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syrie.
Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước.
Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ.[38]
Hơn 90 triệu người Brasil có nguồn gốc từ các làn sóng di cư từ nước ngoài vào. Những nhóm người đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ýngười ĐứcTrung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slave (đa số là người Ba Lan, UkrainaNga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anhngười Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi.
Dân nhập cư Brasil có cơ cấu như sau:

Ngôn ngữ

Tiếng Bồ Đào Nhangôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Hơn nữa, Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil đã phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ Châu Âu, và đã trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ "Camões", vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ Bồ Đào Nha ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải là thứ ngôn ngữ được dùng ở Bồ Đào Nha ngày nay. Tiếng Bồ Đào Nha Brasil có ảnh hưởng lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Nói chung, những người nói bất kỳ một biến thể nào đều có thể hiểu được biến thể kia, nhưng họ, những phương ngữ Bồ Đào Nha có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả.
Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đứctiếng Ý. Ở thành phố São Paulo, có thể gặp những cộng đồng sử dụng tiếng Nhật như tại Liberdade.
Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.

Giáo dục và y tế


Đại học Parana ở thành phố Curitiba
Hiến pháp Brasil và Luật Giáo dục Brasil ban hành năm 1996 xác định chính quyền liên bang, tiểu bang, quận liên bang và các đô thị tự trị tự quản lý và điều hành hệ thống giáo dục của mình. Mỗi hệ thống giáo dục tự chịu trách nhiệm về việc duy trì hoạt động, quản lý cơ cấu và các nguồn tài chính của mình. Hiến pháp mới của Brasil cũng quy định dành 25% tiền thuế tiểu bang và đô thị tự trị cũng như 18% tiền thuế của liên bang cho giáo dục[39]. Hệ thống trường tư được thành lập tại Brasil để hoàn thiện những thiết sót của hệ thống trường công. Vào năm 2003, tỉ lệ người biết chữ ở Brasil đạt 88%, và đạt 93,2% đối với độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi. Tuy nhiên theo UNESCO, nền giáo dục Brasil vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng thấp, đặc biệt trong hệ thống trường công. Giáo dục bậc cao tại Brasil bao gồm các trường đại học và các trường hướng nghiệp.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe được điều hành và cung cấp bởi các cấp chính quyền, trong khi hệ thống y tế tư nhân cũng được thành lập thêm để hoàn chỉnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brasil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề chủ yếu của nền y tế Brasil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Ví dụ như năm 2008, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại Brasil là 26,67/1000 trẻ[40]. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác ở Brasil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brasil.

Các vấn đề xã hội

Chênh lệch giàu nghèo

Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini.
Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người[41].
Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này.
Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37% [42]. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả) [43]. Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là:
Khoảng 16 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ.

Tội phạm

Trong những thập kỷ qua, tình trạng tội phạm trên khắp Brasil đã trở thành một vấn nạn. Tỷ lệ giết người ở Brasil cao hơn bốn lần so với Mỹ, và đa số các vụ tội phạm không được khám phá. Những vụ tội phạm đường phố là một vấn đề đau đầu cho các quan chức địa phương, đặc biệt vào buổi tối, trong khi ở những vùng nông thôn, những vụ cướp bóc dọc đường xảy ra thường xuyên.
Rio de Janeiro được coi là có tình trạng tội phạm tồi tệ nhất nước. Những vụ bắn nhau trong các khu nhà ổ chuột giữa cảnh sát và tội phạm hay giữa các băng nhóm tội phạm với nhau trở nên quá quen thuộc, tương tự như một cuộc chiến tranh du kích trong đô thị. Các quan chức thành phố hầu như không thể kiểm soát được khu vực bên trong các khu ổ chuột, khiến chúng trở thành hang ổ của những kẻ buôn bán ma tuý, thậm chí một số tên đã bị bỏ tù nhưng vẫn điều hành đường dây của chúng. Thậm chí có điều luật cho phép từ 10 giờ chiều tới 6 giờ sáng, các lái xe được phép không dừng khi có hiệu đèn bởi nguy cơ cao bị tấn công hay bắt cóc vào ban đêm[46].

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Brasil

Những ảnh hưởng khác nhau


Lễ hội Oktoberfest của Đức tại Brasil
Văn hóa của Brasil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha. Nước này đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Công giáo và kiến trúc. Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.
Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brasil còn chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil, trong khi người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến Brasil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này. Vào thế kỉ 19thế kỉ 20, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brasil và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brasil.

Văn học


Machado de Assis, nhà văn nổi tiếng Brasil thế kỉ 19
Một trong những văn bản đầu tiên viết về đất nước Brasil là lá thư của Pêro Vaz de Caminha gửi cho vua Manuel I của Bồ Đào Nha, người ghi chép trên tàu của Pedro Álvares Cabral, nhà thám hiểm đã khám phá ra đất nước Brasil. Tiếng Bồ Đào Nha có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với nền văn học của Brasil. Trong thời kỳ thuộc địa, những nhà văn tại Brasil đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học về sử thi, thơ và kịch phản ánh về cuộc sống và những sự kiện diễn ra trên đất nước này. Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ này là cha António Vieira, một linh mục dòng Tên với những tác phẩm mang phong cách văn học Baroque. Năm 1822, Brasil giành được độc lập và sau đó là những chuyển biến mới trong nền văn học của nước này. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện cùng với những tác phẩm văn học về những người thổ dân và người da đen, cũng như phản ánh và quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội. Tiêu biểu là nhà văn Gonçalves DiasJosé de Alencar đã viết nhiều tác phẩm về những người dân bản xứ Brasil, hay nhà văn Antônio Castro Alves đã viết về những nỗi khốn khổ của người nô lệ da đen.
Đến giữa thế kỉ 19, chủ nghĩa lãng mạn dần thoái trào và nhường chỗ cho những tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi được sử dụng nhiều hơn. Với ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, các tác phẩm văn học thời kỳ này phản ánh nhiều phương diện và tầng lớp xã hội. Hai nhà văn lớn nhất thời kỳ này là Machado de AssisEuclides da Cunha. Thế kỉ 20 chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn học Brasil với những tên tuổi như Mário de Andrade, Jorge Amado...

Kiến trúc


Thánh đường Brasilia, một công trình nổi tiếng của thủ đô Brasil
Nền kiến trúc của Brasil bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, khi những pháo đài trung cổ đầu tiên được người Bồ Đào Nha thiết lập tại đây từ khoảng năm 1530. Trong thời kỳ thuộc địa, những công trình lớn chủ yếu được xây dựng là các nhà thờ và thánh đường mang đậm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Baroque Bồ Đào Nha. Nhiều thị trấn và thành phố cổ ở Brasil được xây dựng với nhiều nét giống với các thành phố của châu Âu. Đầu thế kỉ 19, tại Brasil bắt đầu xuất hiện trường phái kiến trúc tân cổ điển. Rồi đến giai đoạn cuối thể kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, các tòa nhà ở Brasil lại chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, những dòng người nhập cư khác cũng mang đến cho kiến trúc Brasil nhiều sắc thái khác nhau, ví dụ như kiến trúc kiểu Đức tại các bang miền nam Brasil.
Sang thế kỉ 20, kiến trúc hiện đại Brasil đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Oscar Niemeyer là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất ở Brasil. Ông đã phụ trách rất nhiều công trình lớn tại thủ đô Brasilia và thành phố này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Tôn giáo


Bức tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng tại Rio de Janeiro
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Nước này cũng là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ theo đạo Tin lành cũng đang ngày càng tăng lên. Mặc dù Hồi giáo đầu tiên được những nô lệ da đen theo nhưng hiện nay cộng đồng người Hồi giáo đông nhất tại Brasil lại là những người Brasil gốc Arab. Brasil cũng là nước có cộng đồng Phật giáo lớn nhất Mỹ Latinh do nước này tập trung một lượng lớn cộng đồng người Nhật Bản tại nước ngoài. Bên cạnh đó ở Brasil còn có những tôn giáo truyền thống của người da đen gốc châu Phi.
Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE)[47][48]:
  • 64,6% dân số theo Công giáo.
  • 22,2% dân số theo Đạo Tin lành.
  • 8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần.
  • 2,0% dân số theo Thuyết thông linh.
  • 2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ)
  • 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda.
  • 0,1% không biết
  • Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao Brasil

Capoeira phản ánh ảnh hưởng Châu Phi trong văn hoá Brasil
Môn thể thao phổ biến nhất tại Brasil là môn bóng đá. Đồng thời, Brasil cũng được coi là một cường quốc trong môn thể thao này. Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil là đội tuyển thành công nhất trong tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia trên thế giới. Nước này đã 5 lần vô địch World Cup vào các năm 1958, 1962, 1970, 1994, 2002, đồng thời là đội tuyển duy nhất tham dự đủ mọi kỳ World Cup. Sau khi vô địch World Cup lần thứ ba, đội tuyển Brasil đã được phép giữ vĩnh viễn chiếc Cúp vô địch. Brasil cũng có nhiều cầu thủ nổi tiếng thế giới như Pelé, Garrincha, Jairzinho, Rivelino, Carlos Alberto, Zico, Romário, Ronaldo, Rivaldo, Roberto Carlos, RonaldinhoKaká. Cơ quan đại diện cho bóng đá tại Brasil là Liên đoàn Bóng đá Brasil. Bóng đá từ lâu đã trở thành một phần văn hóa Brasil. Đây là môn thể thao yêu thích của nhiều thanh niên và các kỳ World Cup tại đất nước này được coi là những sự kiện lớn và thu hút rất nhiều người dân theo dõi.
Bên cạnh đó, đội tuyển bóng đá nữ Brasil cũng thu được khá nhiều thành tích. Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007, họ đã giành vị trí thứ hai. Nữ cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất Brasil là Marta, người đoạt hai danh hiệu Quả bóng Vàng và Chiếc giày Vàng tại World Cup 2007 cũng như được FIFA bình chọn là nữ cầu thủ xuất sắc nhất năm 2006.
Brasil dự kiến sẽ tổ chức World Cup 2014.
Không chỉ có bóng đá, Brasil cũng là nước có thế mạnh tại nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền, tennis, bơi lội. Capoeira, một môn võ thuật có nguồn gốc châu Phi cũng được đông đảo người dân Brasil ưa chuộng. Nhu thuật Brasil (Brazilian Jiu-Jitsu, viết tắt BJJ) được coi là một môn võ thuật có tính chiến đấu cao, thường xuyên xuất hiện trên các võ đài võ tự do. Ngoài ra, đất nước này còn sản sinh ra nhiều môn thể thao khác nữa. Có thể kể ra như môn bóng đá bãi biển, bắt nguồn trên những bãi biển của Rio de Janeiro hay biribol, một biến thể chơi dưới nước của bóng chuyền.

Lễ hội Carnaval


Rực rỡ Carnaval tại Rio
Carnaval là một lễ hội nổi tiếng của đất nước Brasil. Lễ hội diễn ra 40 ngày trước Lễ Phục sinh và là thời điểm để bắt đầu mùa ăn chay. Lễ hội Carnaval ở Brasil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro. Trong lễ hội, những đoàn diễu hành đầy màu sắc đi qua những con phố lớn với những chiếc xe được trang trí rực rỡ, những vũ công mặc trang phục nhiều màu sắc và âm nhạc rộn rã. Tại Rio de Janeiro có hẳn những trường lớp đào tạo vũ công samba cho dịp lễ hội này. Bên cạnh đó, lễ hội Carnaval còn được tổ chức tại nhiều nơi khác trên đất nước Brasil như tại các bang Bahia, Pernambuco hay Minas Gerais với một số điểm khác biệt riêng nhưng lễ hội Carnaval tại Rio de Janeiro là nổi tiếng nhất. Lễ hội này cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài tới Brasil.

Du lịch


Thành phố du lịch Salvador, bang Bahia
Du lịch hiện là một lĩnh vực hiện đang tăng trưởng mạnh tại Brasil. Đất nước Brasil có khá nhiều ưu thế về du lịch và mỗi vùng miền trên đất nước Brasil có những phong cảnh và nét độc đáo riêng biệt. Vùng Bắc của Brasil nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon và có ưu thế trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Vùng Đông Bắc của Brasil có nhiều bãi biển đẹp. Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại vùng Đông Bắc là thành phố Salvador, Bahia. Thành phố này hội tụ nhiều vẻ đẹp khác nhau của đất nước Brasil, từ những bãi biển đẹp bên bờ Đại Tây Dương đến Trung tâm Lịch sử Salvador, Bahia với nhiều tòa nhà và thánh đường cổ kính đã được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hai thành phố RecifeFortaleza. Vùng Trung Tây, bao gồm cả thủ đô Brasilia của Brasil nằm ở trung tâm đất nước lại có nhiều công viên quốc gia đẹp và hùng vĩ. Vùng Đông Nam là nơi tập trung đông dân nhất tại Brasil với hai thành phố lớn: Rio de Janeiro có những bãi biển đẹp, bức tượng Chúa Cứu Thế khổng lồ và lễ hội Carnaval tưng bừng náo nhiệt trong khi Sao Paulo là một khu đô thị sầm uất và giàu có. Những bang miền Nam Brasil với khí hậu mát mẻ thì mang đậm bản sắc châu Âu cổ kính với các kiến trúc Đức, Italia... của những dòng người nhập cư gốc Âu.
Trong năm 2005, Brasil thu hút 5.358.000 khách du lịch, tăng 4% so với năm 2004. Brasil là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ tư tại châu Mỹ với những du khách chủ yếu đến từ Argentina, MỹBồ Đào Nha. Doanh thu từ du lịch của Brasil mỗi năm ước tính đạt 4 tỉ real và góp phần tạo thêm khoảng 678.000 nghề nghiệp mới của người dân.

Xếp hạng quốc tế

Ngày lễ quốc gia

Ngày lễ cố định
Thời điểm Tên Mục đích
1 tháng 1 Năm mới Ngày bắt đầu năm mới theo lịch phổ biến
21 tháng 4 Ngày Tiradentes Kỉ niệm phong trào giành độc lập (Inconfidência Mineira)
1 tháng 5 Ngày Quốc tế Lao động Vinh danh giai cấp công nhân
7 tháng 9 Ngày độc lập (Independência) Kỉ niệm tuyên bố độc lập của Brasil từ Bồ Đào Nha
12 tháng 10 Lễ Đức Mẹ Aparecida (Nossa Senhora Aparecida) Kỉ niệm vị quan thầy của Brasil
2 tháng 11 Lễ Các Đẳng (Finados) Tưởng niệm những người đã khuất
15 tháng 11 Ngày thành lập nước Cộng hòa (Proclamação da República) Kỉ niệm sự chuyển đổi từ nền quân chủ sang chế độ cộng hòa
25 tháng 12 Giáng sinh (Natale) Kỉ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời
Ngày lễ thay đổi theo năm
Thời điểm Tên Mục đích
Khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 Lễ hội Carnaval Diễn ra ngay trước Mùa chay, mặc dù không phải ngày lễ quốc gia nhưng do Carnaval được đánh dấu bằng ngày thứ Ba trước thứ Tư của Mùa chay, nên thông thường người Brasil không làm việc từ thứ Hai và vì vậy đợt lễ sẽ kéo dài 4 ngày (từ Chủ nhật đến hết thứ Tư)[50][51]
Khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 Thứ sáu Tuần Thánh (Sexta-Feira Santa) Kỉ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự chết của Chúa Giêsu
Khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 Lễ Mình Máu Chúa Kitô (Corpus Christi) Kỉ niệm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể
Ngày bầu cử
Thời điểm Tên Mục đích
Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 Ngày bầu cử Tổng thống Brasil (Eleição) Theo luật số 9.504/97, cứ 4 năm một lần ngày bầu cử Tổng thống Brasil được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Nếu phải bầu cử vòng hai thì ngày bầu sẽ là Chủ nhật cuối cùng của tháng.

Hình ảnh về Brasil

Thiên nhiên

Văn hóa - xã hội

Tham khảo

  1. ^ CIA World Factbook ước tính, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ IBGE (31/8/2011). “IBGE divulga as estimativas populacionais dos municípios em 2011” (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Viện Địa lý và Thống kê Brazil IBGE. Truy cập 22/11/2011. ‘"Estima-se que o Brasil tenha 192.376.496 habitantes, 1.620.697 a mais que em 2010, quando a população chegou a 190.755.799" (Ước tính dân số năm 2011 là 192.376.496 người, nhiều hơn 1.620.697 người so với năm 2010)’
  3. ^ “People of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ a ă â “Geography of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ a ă “Introduction of Brazil”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  6. ^ a ă “Brazilian Federal Constitution” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Presidency of the Republic. 1988. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008. “Brazilian Federal Constitution”. v-brazil.com. 2007. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008. “Unofficial translate”
  7. ^ “Territorial units of the municipality level” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Brazilian Institute of Geography and Statistics. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ "World Development Indicators database" (PDF file), World Bank, 7 October 2009.
  9. ^ “CIA – The World Factbook – Country Comparisons – GDP (purchasing power parity)”. Cia.gov. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
  10. ^ Clendenning, Alan (17 tháng 4 năm 2008). “Booming Brazil could be world power soon”. USA Today – The Associated Press. tr. 2. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
  11. ^ Lucas Nácul (NIEE - UFRGS) & Ana Paula (FACCAT). “Os Primeiros Habitantes do Brasil (origem, distribuição, população, etc.)” (html) (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Núcleo de Informática na Educação Especial. Truy cập 22/11/2011. “Em terras brasileiras, pelo menos até a década de 1970, os estudos arqueológicos, paleontológicos e geológicos apontavam os vestígios humanos encontrados na região de Lagoa Santa, Minas Gerais, como os mais antigos, datando de 8.000 anos atrás”
  12. ^ Những cuộc nổi dậy của nô lệ tại Brasil
  13. ^ Chương trình tư hữu hóa ở Brasil (tiếng Bồ Đào Nha)
  14. ^ Chính sách kinh tế của tổng thống Lula de Silva Theo BBCBrasil (tiếng Bồ Đào Nha)
  15. ^ Hiến pháp Liên bang Brasil (tiếng Bồ Dào Nha)
  16. ^ Hệ thống luật pháp Brasil - Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
  17. ^ Nossos direitos nas suas mãos - Đại học São Paulo
  18. ^ Brazil as an intermediate state and regional power: action, choice and responsibilities - Theo Blackwell Synergy
  19. ^ Thông tin cơ bản về Liên bang Brasil và quan hệ với Việt Nam trên trang của Bộ Ngoại giao Việt Nam
  20. ^ The World Factbook, quân đội Brasil - trang của CIA
  21. ^ IBGE (10 tháng 11 năm 2002). “Área Territorial Oficial” (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Viện Địa lý và Thống kê Brazil IBGE. Truy cập 22/11/2011. ‘"Nestas circunstâncias, obteve-se para a área do Brasil o valor de 8.514.876,599 km2"
  22. ^ “Average Conditions - Rio de Janeiro (Nhiệt độ trung bình tại Rio de Janeiro])” (bằng Tiếng Anh). BBC. 11 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2003.
  23. ^ Khí hậu Brasil
  24. ^ Báo cáo môi trường Brasil - The University of Chicago Press
  25. ^ a ă Tình trạng môi trường tại Brasil - The National Academies Press
  26. ^ Báo cáo kinh doanh tại Brasil - trang Doing Business
  27. ^ PIB revisado
  28. ^ The World Factbook - Kinh tế Brasil - CIA
  29. ^ Chỉ số tăng trưởng cạnh tranh giữa các nền kinh tế - Diễn đàn Kinh tế Thế giới
  30. ^ Báo cáo Năng lượng Thế giới
  31. ^ Thông tin số liệu về Brasil
  32. ^ BISSP. “Brazilian International Space Station Program” (bằng Tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 19/12/2000. Truy cập 22/11/2011. ‘"On October 14, 1997, the Brazilian and US governments (represented by the Brazilian Space Agency - AEB and by NASA) signed an agreement where Brazil agreed to provide parts for the ISS to NASA and will have utilization rights" Chương trình ISS - Instituto Nacional de Pesquisas Espaciais
  33. ^ Danh sách các máy gia tốc Synchrotron trên thế giới - Rheinischen Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn
  34. ^ Data FAOSTAT, year 2005
  35. ^ Memorial do Imigrante Số liệu về dân nhập cư của chính phủ Brasil
  36. ^ “Cidades@”. IBGE. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
  37. ^ “PNAD” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 2006. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007.
  38. ^ Thirteenth periodic report of States parties due in 1994 - Văn bản luật 1994 của Brasil - UN Human Rights
  39. ^ [1] Báo cáo về giáo dục Brasil
  40. ^ Nhân khẩu Brasil - CIA The World Factbook
  41. ^ SECA NO NORDESTE BRASILEIRO - Theo Chính phủ Brasil
  42. ^ Thuế quan Brasil
  43. ^ Por que o Brasil não cresce? - Theo Fzort.org
  44. ^ Lãi suất nợ chính phủ - Theo Febraban.org.br
  45. ^ Tham nhũng tại Brasil - Theo Monitor das Fraudes
  46. ^ Thông tin du lịch của chính phủ
  47. ^ Censo Demográfico 2010: Características gerais da população, religião e pessoas com deficiência (In Portuguese). IBGE: Instituto Brasileiro de Geografia e Estatística. Retrieved at 2012-07-03.
  48. ^ IBGE: catolicismo cai 22,4% e vê nova ascensão de evangélicos(In Portuguese). Terra Notícias. Retrieved at 2012-07-03.
  49. ^ Bảng xếp hạng mức độ tự do kinh tế giữa các quốc gia - The Heritage Foudation
  50. ^ O que é carnaval?
  51. ^ Carnaval

Liên kết ngoài

Chính phủ và Hành chính
Thông tin và Thống kê
Kinh tế và Kinh doanh
Tin tức và Quan điểm
Du lịch

Palestine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Palestine (phiên âm tiếng Việt: Pa-le-xtin; cũng được phiên âm trong các Kinh ThánhPha-lê-tin hoặc Pa-lê-tin; tiếng Hebrew: פלשתינה‎, Palestina; tiếng Ả Rập: فلسطين Filasṭīn, Falasṭīn, Filisṭīn; tiếng Hy Lạp: Παλαιστίνη, Palaistinē; tiếng Latinh: Palaestina) là một trong những tên gọi lịch sử dành cho vùng nằm giữa Địa Trung Hải và bờ sông Jordan, cộng với những vùng đất kế giáp phía đông và nam. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau cho Palestine trong ba nghìn năm qua (xem thêm những định nghĩa của Palestine).
Sách chữ Nôm tiếng Việt thế kỷ 17 gọi Palestine là Ba Lạc Đĩnh.[1]
Palestine-Mandate-Ensign-1927-1948.svg
Flag of Palestine - long triangle.svg
Jerusalem Dome of the rock BW 14.JPG
PalestineP7b-1Pound-1929-donatedtj f.jpg
Mill (British Mandate for Palestine currency, 1927).jpg

Những đề xuất về lãnh thổ


1759 bản đồ "Terra Sancta sive Palæstina"
Rất nhiều lời đề nghị về việc phân chia vùng lãnh thổ này trong tương lai, nhằm nhắm tới mục đích xác định rõ một nhà nước Palestine theo đúng nghĩa.
Phần lớn vùng bờ Tây đang bị tranh chấp để trở thành lãnh thổ của người Israel. Cộng đồng quốc tế đã đưa ra nhiều phương án giải quyết cuộc xung đột kéo dài của Israel - Palestine, bao gồm:
  1. Lãnh thổ Ả rập, bao gồm và không bao gồm khu vực người Do Thái
  2. Lãnh thổ Do Thái, bao gồm và không bao gồm khu vực người Ả Rập
  3. Hai quốc gia trên một lãnh thổ, bao gồm hoặc không bao gồm sự phân chia quân sự
  4. Hai vùng lãnh thổ, một phần đặt dưới sự kiểm soát của hai nhà nước và phần còn lại của người Ả Rập, có hoặc không sự tồn tại của một Liên bang thống nhất
  5. Hai vùng lãnh thổ, phần cho người Ả Rập, và phần còn lại cho người Do Thái, có hoặc không sự tồn tại của một Liên bang thống nhất.
  6. Quyết định của đa số người dân ở Jordan.

Chủng tộc

Từ Kinh Thánh

Về chủng tộc trong Kinh cựu ước ghi lại như sau: "Gen 25: 20 Vả, khi Isaac được bốn mươi tuổi, thì cưới Rebecca, con gái của Bê-tu-ên và em gái của Laban, đều là dân A-ram, ở tại xứ Pha-đan -A-ram.
21 Isaac khẩn cầu Đức Giê-hô-va cho vợ mình, vì nàng son sẻ. Đức Giê-hô-va cảm động lời khẩn cầu đó, nên cho Rebecca thọ thai.
22 Nhưng vì thai đôi làm cho đụng nhau trong bụng, thì nàng nói rằng: Nếu quả thật vậy, cớ sao đều nầy xảy đến làm chi? Đoạn nàng đi hỏi Đức Giê-hô-va.
23 Đức Giê-hô-va phán rằng: Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân nầy mạnh hơn dân kia, và đứa lớn phải phục đứa nhỏ.
24 Đến ngày nàng phải sinh nở, nầy hai đứa sanh đôi trong bụng nàng ra.
25 Đứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Esau.
26 Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Esau; nên đặt tên là Jacob. Khi sanh hai đứa con này thì Isaac đã được sáu mươi tuổi."
Lời trên nói về hai dân tộc hai nước tức nhà nước Israel và Palestine ngày nay.
Jacob sau được đổi tên là Israel tức nhà nước Israel ngày nay còn dân Palestine ngày nay họ thuộc chủng tộc của Esau, như vậy nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh ở Israel và Palestine còn gọi là cuộc chiến tranh của anh em song sinh không đội trời chung,

Chú thích

  1. ^ Lữ-y Đoan. Sấm-truyền ca Genesia. Montréal: Tập san Y sĩ, 2000.

Nhà nước Palestine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Quốc gia Palestine)
Nhà nước Palestine[i]
دولة فلسطين
Dawlat Filasṭin
Flag of Palestine.svg Palestine COA (alternative).svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Palestine
Quốc ca

فدائي
Fida'i [cần dẫn nguồn]
My Redemption
Hành chính
Chính phủ De jure Dân chủ nghị viện[1] operating de facto as a semi-presidential system
Tổng thống Mahmoud Abbasb
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Ả Rập
Thủ đô
MiddleEast.A2003031.0820.250m.jpg
BritishMandatePalestine1920.png
Flag of Palestine - long triangle.svg

Dome in Jerusalem The Capital City Of Palestine
1 Palestine Pound 1939 Obverse.jpg
عملة فلسطينية معدنية.jpg
British Mandate Palestinian passport.jpg
Palestine recognition only.svg

PALESTINE 1759

PALESTINE 1851

PALESTINE 1864

PALESTINE 1900

PALESTINE 1915

Palestine 1920

PALESTINE 1924

PALESTINE 1946

PALESTINE 1947

PALESTINE 2003
Thành phố lớn nhất Gazaa
Địa lý
Diện tích 6.220 km²
Lịch sử
Dân cư
Dân số ước lượng (2010 (tháng 7)) 4,260,636a người (hạng 124)
Dân số 7.428.260a[[]][dubious ] người
Mật độ 707,7/km2 người/km²
Kinh tế
GDP (PPP) Tổng số: $11.95 billiona
HDI 0.731
Lái xe bên rightd
Nhà nước Palestine (tiếng Ả Rập: دولة فلسطين Dawlat Filasṭin)[2][3]nhà nước được Hội đồng quốc gia Palestine thuộc Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) công bố thành lập từ ngày 15 tháng 11 năm 1988[1] tại Alger. Theo đó, các vùng lãnh thổ Palestine[1] (được định nghĩa theo biên giới năm 1967[4]) và thủ đô dự kiến là Jerusalem.[ii][2][3]

Chú thích

  1. ^ a ă â Palestinian Declaration of Independence (1988).
  2. ^ a ă â Baroud, Ramzy (2004). Trong Kogan Page. Middle East Review (ấn bản 27). London: Kogan Page. tr. 161. ISBN 978-0-7494-4066-4.
  3. ^ a ă â Bissio, Robert Remo biên tập (1995). The World: A Third World Guide 1995–96. Montevideo: Instituto del Tercer Mundo. tr. 443. ISBN 978-0-85598-291-1.
  4. ^ “Palestinian Authority applies for full UN membership”. United Nations Radio. 23 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011.: "...Tôi, với tư cách Tổng thống Nhà nước Palestine và Chủ tịch Hội đồng tối cao Tổ chức Giải phóng Palestine, đệ trình ngài Ban Ki-moon, Tổng thư kí Liên hiệp quốc, áp dụng quy chế thành viên đầy đủ của Liên hiệp quốc đối với Palestine dựa trên đường biên giới ngày 4 tháng 6 năm 1967, với thủ đô là Al-Kuds Al-Sharif."

Các điều khoản Hợp bang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các điều khoản Hợp bang
Trang thứ nhất của Các điều khoản Hợp bang
Trang thứ nhất của Các điều khoản Hợp bang
Ra đời 15 tháng 11 năm 1777
Thông qua 1 tháng 3 năm 1781
Tác giả Quốc hội Lục địa
Ký văn bản Quốc hội Lục địa
Mục đích Hiến pháp cho Hoa Kỳ, sau đó bị thay thế bởi việc ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại
Các điều khoản Hợp bang (tiếng Anh: Articles of Confederation and Perpetual Union thông thường được gọi là Articles of Confederation) là hiến pháp định chế của liên hiệp gồm 13 tiểu quốc độc lập và có chủ quyền với cái tên chung là "United States of America." Việc thông qua các điều khoản này (được đề nghị vào năm 1777) được hoàn thành vào năm 1781, chính thức kết hợp các tiểu quốc nhỏ bé này thành "Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ" với một chính quyền liên hiệp. Dưới các điều khoản này, các tiểu quốc này vẫn giữ lại tất cả các chức năng chính quyền mà họ chưa chịu từ bỏ để giao lại cho chính quyền trung ương.
Bản thảo cuối cùng của Những Điều khoản được viết vào mùa hè năm 1777 và được Đệ nhị Quốc hội Lục địa phê chuẩn vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 tại York, Pennsylvania sau một năm thảo luận. Trên thực tế thì bản thảo cuối cùng của Những Điều khoản đã được quốc hội sử dụng như hệ thống trên thực tế của chính phủ liên hiệp cho đến khi nó trở thành hợp pháp vào lúc được thông qua vào ngày 1 tháng 3 năm 1781. Những Điều khoản đã ấn định ra các luật lệ để điều hành liên hiệp các tiểu quốc mà sau này thành Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Liên hiệp này có khả năng gây chiến, thương lượng những thỏa ước ngoại giao, và giải quyết các vấn đề có liên quan đến các lãnh thổ nằm về phía tây; liên hiệp này không thể đúc tiền (mỗi tiểu quốc có đồng tiền riêng của mình) hoặc không thể mượn tiền cho dù mượn ở trong hay ngoài Hiệp chúng quốc. Một yếu tố quan trọng trong Những Điều khoản này là Điều khoản XIII qui định rằng "các qui định của chúng phải được mọi tiểu bang thi hành triệt để" và "Liên hiệp sẽ mãi là vĩnh viễn".
Những Điều khoản này được các đại biểu được tuyển chọn từ các tiểu quốc của Đệ nhị Quốc hội Lục địa viết ra trong một hoàn cảnh cần thiết để có được "một kế hoạch liên hiệp nhằm bảo vệ nền tự do, chủ quyền và độc lập của Hiệp chúng quốc." Mặt dù nó đóng góp một vai trò quan trọng trong sự chiến thắng của cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nhưng một nhóm nhà cải cách,[1] được biết đến như là những người theo chủ nghĩa liên bang, cảm nhận rằng Những Điều khoản này thiếu những qui định cần thiết cho một chính phủ đủ hiệu quả. Đó chính là lý do chính dẫn đến việc chính thể liên bang được người ta tìm cách mang ra để thay thế chính thể liên hiệp. Lập luận chính yếu của những người ủng hộ một chính phủ trung ương mạnh hơn là rằng chính phủ liên hiệp thiếu thẩm quyền thu thuế và vì vậy chính phủ này phải yêu cầu đóng góp quỹ từ các tiểu quốc. Cũng như một số nhóm theo chủ nghĩa liên bang khác thì muốn một chính phủ mà có thể áp đặt các sắc thuế đồng bộ, quyền ban phát đất đai, và nhận trách nhiệm trả nợ chiến tranh còn thiếu. Một lập luận khác chống đối Các điều khoản Hợp bang là rằng chúng không giải quyết được tình trạng mất cân bằng giữa các tiểu quốc lớn và nhỏ trong tiến trình đưa ra quyết định ở ngành lập pháp. Vì hệ thống một tiểu quốc một phiếu bầu sơ đẳng nên các tiểu quốc lớn hơn được trông mong đóng góp nhiều hơn nhưng cũng chỉ được có một phiếu bầu. Các điều khoản Hợp bang được thay thế bởi Hiến pháp Hoa Kỳ.

Bối cảnh

Sự cấp bách mang tính chính trị đối với các thuộc địa gia tăng sự hợp tác bắt đầu kể từ khi có các cuộc chiến tranh giữa người bản thổ Mỹ và Pháp trong nữa thập niên 1750. Sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ vào năm 1775 đã lôi kéo những thuộc địa khác nhau hợp tác trong nỗ lực ly khai khỏi Đế quốc Anh. Đệ nhị Quốc hội Lục địa bắt đầu vào năm 1775 đã hành động như bộ phận liên hiệp để điều hành cuộc chiến. Quốc hội đệ trình Những Điều khoản này cho các tiểu quốc thông qua vào năm 1777 trong lúc tiến hành cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ chống Vương quốc Anh.

Sự phê chuẩn

Quốc hội Lục địa bắt đầu tiến hành phê chuẩn Những Điều khoản vào năm 1777:
Tài liệu này đã không thể chính thức trở thành có hiệu quả cho đến khi nó được phê chuẩn bởi tất cả mười ba thuộc địa. Tiểu bang đầu tiên phê chuẩn tài liệu này là Virginia vào ngày 16 tháng 12 năm 1777.[2] Tiến trình thông qua tài liệu này bị kéo lê trong khoảng mấy năm vì bị một số tiểu bang từ chối phê chuẩn khi họ bị bắt buộc phải hủy bỏ tuyên bố chủ quyền trên các vùng đất ở phía tây. Maryland là tiểu bang cuối cùng không chịu phê chuẩn cho đến khi VirginiaNew York đồng ý nhân nhượng tuyên bố chủ quyền của họ tại thung lũng sông Ohio. Hơn ba năm trôi qua trước khi Maryland phê chuẩn những điều khoản vào ngày 1 tháng 3 năm 1781.

Tóm tắt những điều khoản

Mặc dù Các điều khoản Hợp bang và Hiến pháp Hoa Kỳ được nhiều người tương tự xây dựng nên nhưng hai tài liệu rất khác nhau. Các điều khoản Hợp bang gốc dài năm trang gồm có 13 điều khoản, một kết luận, và một phần dành cho chữ ký. Danh sách sau đây gồm có những tóm tắc ngắn gọn cho mỗi điều khoản trong 13 điều khoản.
  1. Thiết lập tên của liên hiệp là "Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ."
  2. Khẳng định quyền của các tiểu bang trên quyền của chính phủ liên hiệp. Thí dụ "mỗi tiểu bang vẫn giữ chủ quyền, sự tự do và độc lập của mình, và mọi quyền lực, phạm vi quyền hạn, và quyền lợi mà không thuộc quyền đặc biệt của chính phủ liên hiệp."
  3. Thiết lập Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ như một hiệp hội gồm các tiểu bang thống nhất". . . vì lý do phòng vệ chung, bảo toàn sự tự do và phúc lợi tổng thể và hỗ tương của nhau, gắn kết với nhau để giúp đỡ nhau, cùng nhau chống lại mọi lực lượng chia rẽ hay tấn công họ. . . ."
  4. Xây dựng phong trào tự do–mọi người có thể đi lại tự do giữa các tiểu bang, trừ "người nghèo, giang hồ và những kẻ đào phạm." Tất cả mọi người đều được hưởng quyền lợi mà tiểu bang họ đi đến đã lập ra. Nếu ai gây ra tội ác tại một tiểu bang và bỏ trốn sang tiểu bang khác thì người đó sẽ bị dẫn độ về và bị xử tội tại nơi tiểu bang mà họ gây án.
  5. Dành cho mỗi tiểu bang một phiếu bầu tại Quốc hội Liên hiệp. Một tiểu bang có thể có một đoàn đại biểu từ 2 đến 7 thành viên. Các thành viên của quốc hội được bổ nhiệm bởi ngành lập pháp của tiểu bang; các cá nhân không thể phục vụ hơn 3 năm trong mỗi 6 năm.
  6. Chỉ có chính phủ trung ương mới được phép tiến hành quan hệ ngoại giao và tuyên chiến. Không tiểu bang nào có thể lập hải quân, quân đội hiện dịch hoặc tiến hành chiến tranh mà không được phép của quốc hội (mặt dù dân quân của tiểu bang được khuyến khích).
  7. Khi một quân đội được thành lập vì lý do tự vệ chung thì các đại tá và các cấp bậc quân sự khác dưới cấp đại tá sẽ do ngành lập pháp tiểu bang đề bạt.
  8. Chi tiêu của Hiệp chúng quốc sẽ được trả bằng ngân quỹ do lập pháp các tiểu bang quyên góp và nguồn quỹ này được tính theo tỉ lệ của từng tiểu bang dựa trên giá trị bất động sản.
  9. Ấn định quyền lực của chính phủ trung ương: tuyên chiến, ấn định về đo lường (gồm có tiền tệ), và quốc hội phục vụ như tòa án sau cùng đối với những vụ tranh chấp giữa các tiểu bang.
  10. Ấn định một Hội đồng Liên hiệp đóng vai trò như một chính phủ khi quốc hội không trong phiên họp.
  11. Cần có 9 tiểu bang đồng thuận để chấp nhận một tiểu bang mới gia nhập vào liên hiệp; chấp thuận trước Canada nếu như Canada xin phép gia nhập.
  12. Tái sát nhận rằng liên hiệp chấp nhận tiền nợ chiến tranh mà quốc hội chi dùng trước khi có Các điều khoản Hợp bang.
  13. Tuyên bố rằng Những Điều khoản là vĩnh viễn, và chỉ có thể thay đổi khi được quốc hội chấp thuận và được tất cả các ngành lập pháp ở tất cả các tiểu bang phê chuẩn.
Vì đang còn chiến tranh với Vương quốc Anh, những người thực dân đã không muốn thiết lập một chính phủ quốc gia khác mạnh hơn. Đố kị nhau về vấn đề bảo vệ nền độc lập mới của mình nên các thành viên của Quốc hội Lục địa đã xây dựng nên một quốc hội độc viện lỏng lẻo để bảo vệ nền tự do cho từng tiểu bang riêng biệt, chớ không phải là toàn thể một khối thống nhất các tiểu bang. Thí dụ, trong khi kêu gọi quốc hội ra quyết định về chính sách tiền tệ và tuyển quân, Các điều khoản Hợp bang đã không cho ra một cơ chế nào để cưỡng bách các tiểu bang tuân thủ lệnh tuyển quân hoặc quyên góp tiền quỹ. Có những lúc, điều này đã làm cho quân đội nằm trong hoàn cảnh bất ổn như George Washington có viết trong một bức thư gởi thống đốc MassachusettsJohn Hancock vào năm 1781.

Kết thúc chiến tranh

Hiệp định Paris (1783) kết liễu sự thù địch với Vương quốc Anh nhưng làm suy giảm quyền lực của quốc hội trong nhiều tháng vì có nhiều đại biểu từ các tiểu bang không đến dự các buổi họp của quốc hội. Tuy nhiên quốc hội không có thực lực để bắt buộc họ tham dự các buổi họp. Viết thư cho George Clinton vào tháng 9 năm 1783, George Washington phàn nàn:
Quốc hội đã chưa đi đến quyết định tôn trọng lực lượng thời bình hay không và tôi cũng không thể biết được là khi nào họ sẽ quyết định. Vừa qua tôi đã có một cuộc họp với một ủy ban về vấn đề này và tôi đã lập lại ý kiến của tôi, nhưng xem ra không có đủ đại biểu để thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia.[3]

Chức năng

Các điều khoản Hợp bang giúp quốc hội điều hành Quân đội Lục địa, và cho phép 13 tiểu bang hợp thành một mặt trận thống nhất khi đối phó với các thế lực châu Âu. Tuy nhiên với vai trò là công cụ để xây dựng một chính phủ trung ương thời chiến thì chúng hoàn toàn là một sự thất bại: Sử gia Bruce Chadwick viết:
George Washington là một trong những người đầu tiên cổ võ cho một chính phủ liên bang mạnh mẽ. Quân đội gần như bị giải tán trong nhiều lần suốt những mùa đông chiến tranh vì sự yếu kém của Quốc hội Lục địa.... Những đại biểu quốc hội không thể tuyển quân và phải gởi yêu cầu tuyển quân chính quy và dân quân đến các tiểu bang. Quốc hội có quyền ra lệnh sản xuất và mua quân dụng cho binh sĩ, nhưng không thể bắt buộc bất cứ ai thật sự cung cấp quân dụng và quân đội gần như bị bỏ đói trong mấy mùa đông chiến tranh.[4]
Vì chiến tranh du kích là một chiến thuật hiệu quả trong một cuộc chiến chống Đế quốc Anh nên một chính phủ trung ương được cho là không cần thiết để giành độc lập. Cùng lúc đó, Quốc hội Lục địa nhận lấy tất cả trách nhiệm cố vấn, và được George Washington lưu ý khi chỉ huy quân đội. Có thể nói rằng chính phủ thực sự đã hoạt động theo thể thức của một chính phủ liên bang trong suốt thời chiến và vì vậy đã che giấu những vấn đề mà Những Điều khoản hạn chế cho đến khi chiến tranh kết thúc[5] Theo Những Điều khoản, Quốc hội có thể quyết định, nhưng không có quyền lực để bắt thực thi nghiêm túc. Có một điều kiện nhất thiết là phải được nhất trí chấp thuận trước khi Những Điều khoản này có thể được sửa đổi. Vì phần lớn việc làm luật xảy ra ở các tiểu bang cho nên chính phủ trung ương cũng bị giới hạn về quyền lực.
Quốc hội bị từ chối quyền áp đặt thuế: nó chỉ có thể xin tài chính từ các tiểu bang. Các tiểu bang thông thường không bao giờ đáp ứng đầy đủ lời thỉnh cầu xin tài chánh, khiến cho Quốc hội Lục địa và Quân đội Lục địa thường xuyên bị thiếu hụt ngân quỹ. Quốc hội cũng bị từ chối quyền lực qui định về thương mại. Kết quả là các tiểu bang tiếp tục kiểm soát chính sách thương mại của mình. Các tiểu bang và cả quốc hội đều mắc nợ trong suốt cuộc chiến tranh. Cách làm sao để trả nợ đã trở thành một vấn đề lớn sau chiến tranh. Có một số tiểu bang đã trả xong tiền nợ của họ; tuy nhiên những người theo chủ nghĩa trung ương tập quyền muốn rằng chính phủ liên hiệp phải nhận lấy trách nhiệm hết số tiền nợ của các tiểu bang.
Tuy nhiên, Quốc hội Lục địa đã thực hiện được hai động thái có tác dụng lâu dài. Sắc lệnh về đất đai năm 1785 đã tạo ra các điều khoản nói về quyền tư hữu và thị sát tổng thể đất đai. Nó được sử dụng trong suốt thời kỳ mở rộng lãnh thổ Mỹ sau này. Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787 đã ghi nhận thỏa thuận của 13 tiểu bang ban đầu là từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền đất đai nằm về phía tây, giúp mở đường cho các tiểu bang mới gia nhập liên hiệp.
Khi cuộc chiến kết thúc thắng lợi, phần lớn Quân đội Lục địa bị giải tán. Một lực lượng quốc gia nhỏ được duy trì để giữ các tiền đồn biên giới và bảo vệ chống các cuộc tấn công của người bản thổ Mỹ. Trong lúc đó, mỗi tiểu bang lại có một quân đội riêng (hoặc dân quân), và 11 trong số các tiểu bang có lực lượng hải quân. Những lời hứa thời chiến tranh về việc trao giải thưởng và ban phát đất đai vì phục vụ trong quân đội đã không được đáp ứng. Năm 1783, George Washington đã xoa dịu được một âm mưu phản loạn ở Newburgh, New York nhưng những vụ náo loạn của các cựu chiến binh Pennsylvania không được trả lương buộc Quốc hội tạm thời rời thành phố Philadelphia.[6]

Chủ tịch quốc hội

Danh sách sau đây là những người đã lãnh đạo Quốc hội Lục địa dưới Các điều khoản Hợp bang với tư cách là chủ tịch quốc hội. Theo Những Điều khoản, chủ tịch là một viên chức cầm quyền tại quốc hội, nắm giữ nội các (Hội đồng Liên hiệp) khi quốc hội không nhóm họp, và thực hiện các chức năng hành chánh khác. Tuy nhiên ông ta không phải là một viên chức hành chánh trưởng như các Tổng thống Hoa Kỳ sau này đã và đang làm. Tất cả những phận sự mà chủ tịch thực hiện là nằm dưới sự quản lý và phục vụ quốc hội.

Hình ảnh

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ "Its [the Philadelphia Convention's] official function was to propose revisions to the Articles. But the delegates, meeting in secret, quickly decided to draft a totally new document. Of the 55 delegates, only 8 had signed the Declaration of Independence. Most of the leading radicals, including Sam Adams, Henry, Paine, Lee, and Jefferson, were absent. In contrast, 21 delegates belonged to the militarist Society of the Cincinnati. Overall, the convention was dominated by the array of nationalist interests that the prior war had brought together: land speculators, ex-army officers, public creditors, and privileged merchants." Did the Constitution Betray the Revolution?, Jeffrey Rogers Hummel, William Marina
  2. ^ “Articles of Confederation, 1777-1781”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ Letter George Washington to George Clinton, 11 tháng 9 năm 1783. The George Washington Papers, 1741-1799
  4. ^ Chadwick p. 469. Phelps pp. 165-166. Phelps wrote:
    "It is hardly surprising, given their painful confrontations with a weak central government and the sovereign states, that the former generals of the Revolution as well as countless lesser officers strongly supported the creation of a more muscular union in the 1780s and fought hard for the ratification of the Constitution in 1787. Their wartime experiences had nationalized them."
  5. ^ "While Washington and Steuben were taking the army in an ever more European direction, Lee in captivity was moving the other way – pursuing his insights into a full fledged and elaborated proposal for guerrilla warfare. He presented his plan to Congress, as a "Plan for the Formation of the American Army." Bitterly attacking Steuben's training of the army according to the "European Plan," Lee charged that fighting British regulars on their own terms was madness and courted crushing defeat: "If the Americans are servilely kept to the European Plan, they will … be laugh'd at as a bad army by their enemy, and defeated in every [encounter]…. [The idea] that a decisive action in fair ground may be risqued is talking nonsense." Instead, he declared that "a plan of defense, harassing and impeding can alone succeed," particularly if based on the rough terrain west of the Susquehanna River in Pennsylvania. He also urged the use of cavalry and of light infantry (in the manner of Dan Morgan), both forces highly mobile and eminently suitable for the guerrilla strategy. This strategic plan was ignored both by Congress and by Washington, all eagerly attuned to the new fashion of Prussianizing and to the attractions of a "real" army." - Murray N. Rothbard, Generalissimo Washington: How He Crushed the Spirit of Liberty excerpted from Conceived in Liberty, Volume IV, chapters 8 and 41.
  6. ^ Henry Cabot Lodge. George Washington, Vol. I I.

Tham khảo

  • R. B. Bernstein, "Parliamentary Principles, American Realities: The Continental and Confederation Congresses, 1774-1789," in Inventing Congress: Origins & Establishment Of First Federal Congress ed by Kenneth R. Bowling and Donald R. Kennon (1999) pp 76–108
  • Burnett, Edmund Cody. The Continental Congress: A Definitive History of the Continental Congress From Its Inception in 1774 to March, 1789 (1941)
  • Chadwick, Bruce. George Washington's War. (2005)
  • Farber, Daniel. Lincoln's Constitution. (2003) ISBN 0-226-23793-1
  • Barbara Feinberg, The Articles Of Confederation (2002). [for middle school children.]
  • Hendrickson, David C., Peace Pact: The Lost World of the American Founding. (2003) ISBN 0-7006-1237-8
  • Robert W. Hoffert, A Politics of Tensions: The Articles of Confederation and American Political Ideas (1992).
  • Lucille E. Horgan. Forged in War: The Continental Congress and the Origin of Military Supply and Acquisition Policy (2002)
  • Jensen, Merrill (1959), The Articles of Confederation: An Interpretation of the Social-Constitutional History of the American Revolution, 1774-1781
  • Jensen, Merrill (1943), The Idea of a National Government During the American Revolution 58 (3), Political Science Quarterly, tr. 356–79, ISSN 0032-3195
  • Calvin Jillson and Rick K. Wilson. Congressional Dynamics: Structure, Coordination, and Choice in the First American Congress, 1774-1789. (1994)
  • McDonald, Forrest (1986), Novus Ordo Seclorum: The Intellectual Origins of the Constitution, University Press of Kansas, ISBN 0700603115
  • Andrew C. Mclaughlin, A Constitutional History of the United States (1935) online version
  • Pauline Maier, American Scripture: Making the Declaration of Independence (1998).
  • Jackson T. Main, Political Parties before the Constitution. University of North Carolina Press, 1974
  • Phelps, Glenn A. "The Republican General" in "George Washington Reconsidered." edited by Don Higginbotham. (2001) ISBN 0-8139-2005-1
  • Pressly, Thomas J., "Bullets and Ballots: Lincoln and the ‘Right of Revolution’" The American Historical Review, Vol. 67, No. 3. (Apr., 1962)
  • Jack N. Rakove, The Beginnings of National Politics: An Interpretive History of the Continental Congress (1982).
  • Jack N. Rakove, "The Collapse of the Articles of Confederation," in The American Founding: Essays on the Formation of the Constitution. Ed by J. Jackson Barlow, Leonard W. Levy and Ken Masugi. Greenwood Press. 1988. pp 225–45 ISBN 0-313-25610-1
  • Remini, Robert V. Andrew Jackson and the Course of American Democracy, 1833-1845. (1984) ISBN 0-06-015279-6

Đọc thêm

  • Klos, Stanley L. (2004). President Who? Forgotten Founders. Pittsburgh, Pennsylvania: Evisum, Inc. tr. 261. ISBN 0-9752627-5-0.

Liên kết ngoài

Cộng hòa Viễn Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Дальневосточная Республика
Dalnevostochnaya Respublika

Cộng hòa Viễn Đông




1920–1922
Quốc kỳ Quốc huy
Quốc kỳ Quốc huy
Vị trí của Cộng hòa Viễn Đông
Thủ đô Verkhneudinsk (đến tháng 10 năm 1920)
Chita
Ngôn ngữ tiếng Nga
Chính thể Cộng hòa
Tổng thống
 - 6/4/1920–tháng 12/1921 Alexander Krasnoshchyokov
 - tháng 12/1921 – 15/11/1922 Nikolay Matveyev
Thủ tướng
 - 6/4–tháng 11/1920 Alexander Krasnoshchyokov
 - tháng 11/1920–tháng 4/1921 Boris Shumyatsky
 - 8/5 –tháng 12/1921 Pyotr Nikiforov
 - tháng 12/1921–14 tháng 11/1922 Nikolay Matveyev
 -  14 - 15/11/1922 Pyotr Kobozev
Lịch sử
 - Khởi đầu năm 1920
 - Giải thể 1922
Cộng hòa Viễn Đông (tiếng Nga: Дальневосто́чная Респу́блика, ДВР, chuyển tự. Dalnevostochnaya Respublika, DVR, IPA [dəlʲnʲɪvɐˈstotɕnəjə rʲɪsˈpublʲɪkə]), đôi khi được gọi là Cộng hòa Chita, là một nhà nước độc lập trên danh nghĩa, tồn tại từ tháng 4 năm 1920 đến tháng 11 năm 1922 tại các phần cực đông của Viễn Đông Nga. Mặc dù độc lập trên danh nghĩa, nó phần lớn chịu sự kiểm soát của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và mục đích chính của việc thành lập cộng hòa này là để tạo ra một hoãn xung quốc (nước vùng đệm) giữa CHXHCNXVLB Nga và các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng trong Nội chiến Nga. Tổng thống đầu tiên của cộng hòa là Alexander Krasnoshchyokov.
Cộng hòa Viễn Đông giữ các lãnh thổ mà ngày nay là vùng Zabaykalsky, tỉnh Amur, tỉnh tự trị Do Thái, vùng Khabarovsk, và vùng Primorsky (khi đó là hai tỉnh Ngoại Baikal và Amur cùng vùng Primorsky) của Nga. Ban đầu, thủ đô đặt tại Verkhneudinsk (nay là Ulan-Ude), song từ tháng 10 năm 1920, thủ đô đã được chuyển đến Chita.
Sau khi Vladivostok thất thủ vào ngày 25 tháng 10 năm 1922, nội chiến chính thức được tuyên bố chấm dứt. Ba tuần sau đó, vào ngày 15 tháng 11 năm 1922, Cộng hòa Viễn Đông sáp nhập vào CHXHCNXVLB Nga.

Lịch sử

Thành lập

Việc thành lập Cộng hòa Viễn Đông như là một kết quả của Nội chiến Nga. Trong nội chiến, các thị trấn và thành phố ở vùng Viễn Đông Nga nói chung do các chính quyền địa phương kiểm soát, họ phối hợp ở mức độ nhất định với chính quyền Siberi Bạch vệ của Alexander Kolchak hoặc quân xâm lược Nhật Bản sau đó. Khi người Nhật rút ra khỏi các tỉnh Ngoại Baikal và tỉnh Amur vào mùa xuân năm 1920, đã xuất hiện một khoảng trống chính trị.
Một thể chế trung ương mới được thành lập tại Chita để quản lý "Cộng hòa Viễn Đông".[1] Ban đầu, Cộng hòa Viễn Đông chỉ bao gồm khu vực xung quanh Verkhne-Udinsk, nhưng trong mùa hè năm 1920, chính quyền Xô viết ở lãnh thổ Amur đã chấp thuận gia nhập vào Cộng hòa Viễn Đông.
Cộng hòa Viễn Đông đã được hình thành hai tháng sau cái chết của Alexander Kolchak với sự hỗ trợ ngầm của chính quyền Xô viết Nga, chế độ này nhìn nhận nước cộng hòa này sẽ là một hoãn xung quốc tạm thời giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng.[2] Nhiều thành viên của Đảng Cộng sản Nga đã không đồng tình với quyết định cho phép hình thành một chính phủ mới trong khu vực, họ cho rằng với xấp xỉ 4.000 thành viên thì họ có thể đoạt chính quyền về tay mình.[3] Tuy nhiên, V.I. Lenin và các lãnh đạo khác trong đảng tại Moskva thì thấy rằng đó là một hành động có thể khiêu khích xấp xỉ 70.000 quân Nhật và 12.000 quân Mỹ, khiến họ có thể thúc đẩy tấn công hơn nữa.[3]
Ngày 1 tháng 4 năm 1920, quân Mỹ do tướng William S. Graves chỉ huy đã rời khỏi Siberi, quân Nhật trở thành lực lượng chiếm đóng duy nhất trong khu vực cùng với những người mà Bolshevik buộc phải đối phó.[4] Sự kiện này không thay đổi lập trường cơ bản của chính quyền Bolshevik tại Moskva, họ vẫn tiếp tục nhìn nhận việc thành lập một Cộng hòa Viễn Đông là một phần của Hòa ước Brest-Litovsk ở phía đông, giúp cho chế độ có một không gian hòa hoãn cần thiết để có thể khôi phục kinh tế và quân sự.[5]
Ngày 6 tháng 4 năm 1920, một hội nghị hiến pháp được triệu tập một cách vội vàng đã được tổ chức tại Verkhneudinsk và tuyên bố thành lập Cộng hòa Viễn Đông. Những lời hứa hẹn đã được đưa ra, theo đó hiến pháp mới của nước cộng hòa sẽ đảm bảo các cuộc bầu cử tự do theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bình đẳng; đầu tư ngoại quốc tại nước cộng hòa sẽ được khuyến khích.[3]

Các thành viên trong Chính phủ Cộng hòa Viễn Đông
Cộng hòa Viễn Đông nằm dưới quyền kiểm soát của những người xã hội ôn hòa, họ chỉ được các thành phố khác trong khu vực công nhận một cách miễn cưỡng gần cuối năm 1920.[2] Bạo lực, tội ác, và trả thù tiếp tục nổ ra một cách định kỳ trong 18 tháng sau đó.[2]
Nhật Bản đã đồng ý công nhận "hoãn xung quốc" mới này trong một thỏa thuận ngừng bắn với Hồng quân ký ngày 15 tháng 7 năm 1920, trên thực tế bỏ rơi Ataman Grigory Semenov và những người Cozak của ông ta.[3] Đến tháng 10, Semenov đã bị Hồng quân trục xuất khỏi căn cứ của mình tại Chita. Với việc loại bỏ Semenov, thủ đô của Cộng hòa Viễn Đông được chuyển về thành phố này.[2]
Ngày 11 tháng 11 năm 1920, một quốc hội lâm thời đã tổ chức cuộc họp tại Vladivostok. Cuộc họp đã công nhận chính phủ tại Chita và định ngày 9 tháng 1 năm 1921 là ngày bầu cử Quốc hội lập hiến của Cộng hòa Viễn Đông.[3] Một hiến pháp mới tương tự như Hiến pháp Hoa Kỳ đã được soạn thảo và được phê duyệt vào ngày 27 tháng 4 năm 1921.[3]

Đảo chính năm 1921

Tuy nhiên, nước cộng hòa dân chủ non trẻ đã bị các lực lượng cánh hữu bác bỏ. Ngày 26 tháng 5 năm 1921, một cuộc đảo chính của Bạch vệ đã diễn ra tại Vladivostok, với sự chống lưng của lực lượng chiếm đóng Nhật.[2] Một hàng rào vệ sinh của quân Nhật đã bảo vệ những người nổi dậy, những người này đã lập nên một chính quyền mới được gọi là chính phủ Lâm thời Priamur. Một thời gian ngắn sau cuộc đảo chính, Ataman Semenov đã đến Vladivostok và cố gắng để tôn mình là tổng tư lệnh, song nỗ lực này đã thất bại.[6]
Chính phủ Lâm thời Priamur đã cố gắng tập hợp các lực lượng chống Bolshevik khác nhau dưới ngọn cờ của mình, song đạt được ít thành công.[7] Lãnh đạo của chính quyền này là hai doanh nhân Vladivostok, hai anh em S.D. và N.D. Merkulov, tuy nhiên, họ đã bị cô lập vào ngày 24 tháng 6 năm 1922 khi quân Nhật tuyên bố rằng họ sẽ rút toàn bộ quân lính khỏi Siberi vào cuối tháng 10.[7] Hai anh em này bị lật đổ vào tháng 7, và người thay thế họ là M.K. Dieterichs.[7]
Với việc Nhật Bản dần rút khỏi đất Nga trong suốt mùa hè năm 1922, sự hoảng loạn bao trùm lên cộng đồng Nga Trắng. Hồng quân cải trang thành quân đội của Cộng hòa Viễn Đông, khiến hàng nghìn người Nga chạy ra nước ngoài để thoát khỏi chế độ mới.[2] Quân đội của Cộng hòa Viễn Đông tái chiếm Vladivostok vào ngày 25 tháng 10 năm 1922, sự kiện này trên thực tế đã kết thúc nội chiến Nga.
Với việc cuộc nội chiến kết thúc, vào ngày 15 tháng 11 năm 1922, Cộng hòa Viễn Đông được sáp nhập vào nước Nga Xô viết.[3] Chính phủ Cộng hòa Viễn Đông tự mình giải thể và chuyển giao tất cả quyền hạn và lãnh thổ cho chính phủ Bolshevik tại Moskva.[7]
Nhật Bản vẫn giữ miền bắc của đảo Sakhalin cho đến năm 1925, về bề ngoài là để đòi bồi thường cho việc thảm sát khoảng 700 thường dân và binh lính tại trại quân Nhật ở Nikolaevsk-na-Amure vào tháng 1 năm 1920.[4] Thực tế tế là Nhật Bản đã trả đũa hành động của các du kích Nga bằng việc lấy đi gấp hai hay gấp ba số sinh mạng của Nga.[4]

Lãnh thổ và tài nguyên

Cộng hòa Viễn Đông gồm có bốn lãnh thổ của đế quốc Nga trước đó — Ngoại Baikal, Amur, Primorsky, và nửa phía bắc của đảo Sakhalin.[1] Biên giới của đất nước tồn tại ngắn ngủi này giáp với bờ hồ Baikal ở phía tây, dọc theo biên giới phía bắc của Mông CổMãn Châu đến biển Nhật Bảnbiển Okhotsk.
Tổng diện tích của Cộng hòa Viễn Đông được ước tính xấp xỉ 730.000 dặm vuông Anh (1.900.000 km2) với dân số vào khoảng 3,5 triệu người.[1] Trong đó, ước tính có khoảng 1,62 triệu người Nga và trên 1 triệu người có nguồn gốc châu Á, với nguồn gốc gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Triều Tiên.[1]
Cộng hòa Viễn Đông là khu vực khá giàu tài nguyên khoáng sản, bao gồm lãnh thổ sản xuất ra khoảng một phần ba sản lượng vàng của toàn Nga cũng như là nguồn sản xuất thiếc nội địa duy nhất của đất nước.[1] Các loại khoáng sản khác tại Cộng hòa Viễn Đông bao gồm kẽm, quặng sắt và than đá.[1]
Ngành ngư nghiệp tại tỉnh Primorsky cũng khá lớn, với sản lượng đánh bắt vượt Iceland với nguồn lợi phong phú về cá trích, cá hồi, và cá tầm.[1] Cộng hòa cũng có nguồn tài nguyên rừng phong phú, bao gồm hơn 120 triệu mẫu Anh (490.000 km2) các cây thông, lãnh sam, tuyết tùng, dương, và bạch dương có thể thu hoạch.[1]

Tham khảo

  1. ^ a ă â b c d đ e "The Far Eastern Republic," Russian Information and Review, vol. 1, no. 10 (Feb. 15, 1922), pp. 232-233.
  2. ^ a ă â b c d Alan Wood, "The Revolution and Civil War in Siberia," in Edward Acton, Vladimir Iu. Cherniaev, and William G. Rosenberg (eds.), Critical Companion to the Russian Revolution, 1914-1921. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 1997; pp. 716-717.
  3. ^ a ă â b c d đ George Jackson and Robert Devlin (eds.), Dictionary of the Russian Revolution. Westport, CT: Greenwood Press, 1989; pp. 223-225.
  4. ^ a ă â N.G.O. Pereira, White Siberia: The Politics of Civil War. Montreal: McGill-Queen's University Press, 1996; pg. 153.
  5. ^ Pereira, White Siberia, pg. 152.
  6. ^ Pereira, White Siberia, pg. 155.
  7. ^ a ă â b Pereira, White Siberia, pg. 156.

Đọc thêm

  • A Short Outline of the History of the Far Eastern Republic. Washington, DC: Special Delegation of the Far Eastern Republic to the United States of America, 1922.
  • N.G.O. Pereira, White Siberia: The Politics of Civil War. Montreal: McGill-Queen's University Press, 1996.
  • Canfield F. Smith, Vladivostok Under Red and White Rule: Revolution and Counterrevolution in the Russian Far East, 1920-1922. Seattle: University of Washington Press, 1975.
  • John Albert White, The Siberian Intervention. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1950.
Tọa độ: 51°50′B 107°36′Đ
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment