Lập đông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai mươi tư tiết khí Kỷ nguyên J2000 |
||
Kinh độ | Tiết khí | Dương lịch (thông thường) |
---|---|---|
Xuân | ||
315° | Lập xuân | 4 - 5/2 |
330° | Vũ thủy | 18 - 19/2 |
345° | Kinh trập | 5 - 6/3 |
0° | Xuân phân | 20 - 21/3 |
15° | Thanh minh | 4 - 5/4 |
30° | Cốc vũ | 20 - 21/4 |
Hạ | ||
45° | Lập hạ | 5 - 6/5 |
60° | Tiểu mãn | 21 - 22/5 |
75° | Mang chủng | 5 - 6/6 |
90° | Hạ chí | 21 - 22/6 |
105° | Tiểu thử | 7 - 8/7 |
120° | Đại thử | 22 - 23/7 |
Thu | ||
135° | Lập thu | 7 - 8/8 |
150° | Xử thử | 23 - 24/8 |
165° | Bạch lộ | 7 - 8/9 |
180° | Thu phân | 23 - 24/9 |
195° | Hàn lộ | 8 - 9/10 |
210° | Sương giáng | 23 - 24/10 |
Đông | ||
225° | Lập đông | 7 - 8/11 |
240° | Tiểu tuyết | 22 - 23/11 |
255° | Đại tuyết | 7 - 8/12 |
270° | Đông chí | 21 - 22/12 |
285° | Tiểu hàn | 5 - 6/1 |
300° | Đại hàn | 20 - 21/1 |
Theo quy ước, tiết lập đông là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 khi kết thúc tiết sương giáng và kết thúc vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 11 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu tuyết bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Lập đông nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Lập đông ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 225°. Ngày bắt đầu tiết Lập đông do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước Lập đông là Sương giáng và tiết khí kế tiếp sau là Tiểu tuyết.
Xem thêm
225°
Tham khảo
Cách mạng Tháng Mười
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Cách mạng tháng Mười)
|
Mục lục
Nguyên nhân
Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bolshevik Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương Tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng"[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.
Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevick, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (15 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa thiệp.
Ngày 18 tháng 6 (1 tháng 7), đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô viết". Ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, Chính phủ lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in phá hủy và báo bị cấm xuất bản. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Menshevik lên làm thủ tướng mặt khác âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự bằng cách đưa Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, làm bạo loạn giành lấy chính quyền.
Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn cảnh đó, Lenin phát động quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Nhân dân dần dần thay thế các đại biểu đảng Menshevik và xã hội cách mạng bằng các đại biểu Bolshevik trong các xô viết. Ngày 31 tháng 8, xô viết Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, xô viết Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.
Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do đó Lenin đã quyết định tạo phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ.
Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: "...vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky".
Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi đó, Chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cozak tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông.
Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các sĩ quan dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục tiêu di động.
6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
Kết quả
Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô Viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô Viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô Viết, nước Nga Xô Viết được giữ vững.
Cách mạng Tháng Mười nhìn từ nhiều phía
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lenin, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức[cần dẫn nguồn].
Nhà nghiên cứu văn hóa P.B. Churbanov tuyên bố Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền. Học giả Ia. A. Kesler, tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử, cũng đồng tình với ý kiến ấy, rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, bởi lẽ, từ thời điểm đó hình thức tồn tại kiểu chế độ Nga hoàng đã lỗi thời, không còn hướng phát triển. Giáo sư tiến sĩ Sử học, chính trị gia B.Ph. Slavin với bài phát biểu có nhan đề đầy hứa hẹn nhiều điều thú vị "Cách mạng: huyền thoại và hiện thực", đã khẳng định rằng chính biến tháng Mười là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội chính trị mà vào giai đoạn đó, chính quyền Nga hoàng mục nát không thể giải quyết được. Cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.[1].
Tựu trung, trong một loạt những ý kiến ủng hộ và ca ngợi cuộc Cách mạng Tháng Mười, đều vang lên một kết luận dường như là chân lý: "Trong chiến tranh, người chiến thắng là kẻ trong thời điểm lịch sử cụ thể ấy đang nắm giữ chân lý. Và thời điểm năm 1917 xa xưa, Hồng quân đã thắng."[1].
Trên quan điểm của những người theo chủ nghĩa chống cộng tại Nga, triết gia Ivan Shmelev gọi đấy là "Cuộc tàn sát", còn Vasilii Rozanov thì gọi nó là Vụ cướp bóc. Một số chính khách Nga thì phát biểu rằng, với tư cách con chiên của Giáo hội Chính Thống giáo Nga, họ coi ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười như một ngày quốc tang.[1].
Năm 1927, trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam[2] - "Đường Kách mệnh", nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ông nêu rõ:
- Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự.[3]
“ |
Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường
đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang
thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to
lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười. |
” |
—Hồ Chí Minh
|
Ngày 11 tháng 4 năm 2009, sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm 2010. Văn kiện này đã được Đuma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua ngày 27 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2009[4].
Chú thích
Xem thêm
Tham khảo
- Lenin toàn tập quyển II, tập 25,26
- Hoàng Anh Thái (chủ biên) (2006). Lịch sử thế giới hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cách mạng Tháng Mười |
Vladimir Ilyich Lenin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Lenin" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Lenin (định hướng).
Vladimir Ilyich Lenin Владимир Ильич Ленин |
|
Lê-nin năm 1920 |
|
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô | |
---|---|
Nhiệm kỳ | 30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924 |
Kế nhiệm | Alexey Rykov |
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924 |
Kế nhiệm | Alexey Rykov |
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô | |
Nhiệm kỳ | 17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924 |
Kế nhiệm | Joseph Stalin |
Tiểu sử | |
Đảng | Đảng Cộng sản Liên Xô |
Sinh | 22 tháng 4 năm 1870 Simbirsk, Đế quốc Nga |
Mất | 21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi) Gorki, Liên Xô |
Quốc tịch | Liên Xô |
Tôn giáo | Không |
Hôn nhân | Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская) |
Chữ kí |
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông được coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.[1][2]
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.
Mục lục
Tuổi trẻ
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm[3] của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý"[4] - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.
Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội[5].
Cách mạng
Sau khi tốt nghiệp
Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia.Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga[6], một cuốn sách khá đồ sộ.[7] Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.
Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm?[8] Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Khi Inessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã gặp Lênin và những người Bolshevik khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng tác của Lenin trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.
Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình".[9] Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ.... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."[10]
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc Tế, gồm các đảng đó.
Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viếtt: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng.". Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.[11][12]
Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)
Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lênin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lênin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp.Theo báo Công an Nhân dân, có người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus[13]. Thậm chí, sách The Return of the Kings của tác gỉa Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt các Nga hoàng hùng mạnh và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có lẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại[14]. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov không có những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin đã phản hồi:[13]
“ | Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch. | ” |
—V. I. Lenin
|
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lênin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4[16]. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào của việc áp dụng những chính sách của họ[17].
Trong khi ấy, Kerenskii và những người đối lập khác trong Bolshevik buộc tội Lenin là một điệp viên ăn lương của Đức. Trước lời buộc tội đó, một lãnh đạo khác là Lev Davidovich Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính quyết định ngày 17 tháng 7, cho rằng:
“ | Một không khí không thể chịu đựng nổi đang diễn ra, trong đó cả các bạn và tôi đều bị sốc. Người ta đang tung ra những lời buộc tội bẩn thỉu nhằm vào Lênin và Zinoviev... Lenin đã đấu tranh vì cách mạng trong ba mươi năm. Tôi đã chiến đấu hai mươi năm chống lại sự áp bức con người. Và chúng ta không thể là gì khác ngoài việc nuôi dưỡng lòng căm thù với chủ nghĩa quân phiệt Đức... Tôi từng bị một tòa án tại Đức kết án tám tháng tù vì tội đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Đức. Điều này tất cả mọi người đều biết. Đừng ai trong phòng này nói rằng chúng ta là những kẻ làm thuê của Đức. | ” |
—Lev Davidovich Trotsky[18]
|
Sau cuộc nổi dậy của công nhân
Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm 1917, ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí mạng bằng mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần Lan và trở lại nước Nga[19][20], phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng" [21], kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.Chủ tịch chính phủ
Được bầu cử
Ngày 8 tháng 11, Lênin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lênin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất.Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình. Những lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không một phần đất chiếm thêm được của bất kỳ bên nào được hợp nhất với lãnh thổ nước đó. Sau khi những cuộc đàm phán thất bại, Đức tấn công chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn phía tây nước Nga. Sau các sự kiện mang tính bước ngoặt này, lập trường của Lenin được đa số ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất khi đồng ý ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại Châu Âu. Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước bị tàn phá thì Lênin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản ô nhục[22].
Sau khi những người Bolshevik thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến Nga, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại đa số công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, họ đã sử dụng lực lượng Hồng vệ binh buộc cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng 1[23]. Sau đó, những người Bolshevik đã tổ chức ra một tổ chức Phản-Quốc hội, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế[24], cho rằng "chuyên chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật tẩy câu chuyện ngụ ngôn này," [25] và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao 'những người xã hội chủ nghĩa' (như, những người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản."[23]
Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Xã hội Cách mạng Nga cánh tả. Tuy nhiên, liên minh của họ đã tan vỡ sau khi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk, và họ gia nhập cùng với các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng không Bolshevik (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lênin phản ứng lại cách hành động đó bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bỏ tù một số thành viên các đảng đối lập.
Ủng hộ
Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu, như Kautsky, và thuộc cánh tả như Kollontai, vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát mật, trại lao động, và việc hành quyết các đối thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng.[26] Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính quyền Bolshevik,... Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lênin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky.Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một đất nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên xô.
Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Hoàng đế Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi Bạch vệ tiến về Yekaterinburg (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), Sverdlov đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolshevik không muốn để Hoàng gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ. Tuy nhiên, có những nhà sử học người Nga đã cho biết, ông không tán thành với việc những người Bolshevik hành hình Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: "Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa".[27]
Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremli, từ chối tới bệnh viện bởi ông tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.
Vụ ám sát
Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết hay tống vào các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik.[28]Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản là một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649) Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên.
Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô).
Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Xô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng quân (bolshevik) và Bạch vệ (phe ủng hộ chế độ quân chủ). Các cường quốc bên ngoài như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (đứng bên phía Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm 1920. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập bắt đầu đòi lại những vùng lãnh thổ đã bị nước Nga sáp nhập trong vụ phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, họ đã xung đột với các lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919. Với sự phát triển của cách mạng tại Đức và Liên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất để "thăm dò Châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ.
Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc. Năm 1917 ông tuyên bố quyền tự quyết và phân chia các dân tộc quốc gia và đàn áp các quốc gia vô điều kiện, thường được coi là các quốc gia trước kia thuộc quyền kiểm soát của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các quốc gia mới giành độc lập là Armenia, Gruzia và Azerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Xô viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc.[29] Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận thành một phần của Liên bang Xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, hành động này sẽ bị coi là hành động đế quốc.
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) hay còn gợi là cộng sản thời bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.
Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái
Sau cuộc cách mạng, V. I. Lenin rất chú tâm đấu tranh chống Chủ nghĩa bài Do Thái, khi ấy vẫn đang tồn tại ở nước Nga như một di sản từ thời Nga hoàng. Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, ông nói:“ | Cảnh sát của chế độ Nga hoàng, cùng với những tên địa chủ và bọn tư bản, đã tổ chức các cuộc tàn sát người Do Thái. Cái lũ địa chủ và tư bản đã tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái.... Chỉ những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do chúng tuyên truyền về người Do Thái.... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội.... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của chế độ Nga hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc gia. | ” |
—Vladimir Ilyich Lenin[30]
|
Qua đời
Sức khỏe Lênin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được.Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về Chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng đầu, đặc biệt là Joseph Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng Stlain có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy." Ngay khi Lênin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trong ủy bản trung ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng.
Di chúc của Lenin (Lenin's Testament) được Max Eastman xuất bản chính thức lần đầu tiên năm 1926 tại Hoa Kỳ.
Lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53. Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin được công bố bởi Liên Xô là xơ cứng động mạch não, hay cơn đột quỵ lần thứ tư. Tuy nhiên, vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái đã công bố một bài báo, dựa theo các triệu chứng ghi trong hồ sơ bệnh án của Liên Xô, họ đưa ra giả thuyết rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời, nguyên nhân bởi bệnh giang mai[31][32]. Nhà sử học Helen Rappaport sau khi khảo sát các tài liệu và hồ sơ bệnh án của Lênin cũng đặt ra giả thuyết rằng ông đã chết vì bệnh giang mai, lây truyền từ một cô gái giang hồ ở Paris[33]. Giả thiết này vẫn tiếp tục tồn tại cho tới nay, nhưng không ai từ các nước phương Tây có thể chứng minh nó vì chỉ có các bác sĩ chuyên trách của Nga được phép khám nghiệm thi hài Lenin.
Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg.
Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một số lý do kế hoạch này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Moskva ngày 27 tháng 1, 1924.
Sau khi mất
Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Đôi khi các ngôi nhà Xô Viết treo hình hoặc đặt tượng Lenin[34]. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ. Ngoài ra, không ít đường phố, công trình xây dựng, xí nghiệp, nông trại ở Liên Xô được đặt tên là Lenin, chưa kể một tàu phá băng Liên Xô còn được đặt cho cái tên này[34].Cứ mỗi năm có hàng trăm bài viết và sách viết về ông được xuất bản và thu hút cả người trẻ lẫn già. Rất nhiều vở kịch và phim ảnh nói về cuộc đời Lenin[34]. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng.[35] Đa số các bức tượng Lenin đã bị hạ bệ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị ở Nga. Thành phố lớn nhất của nước Nga[34], Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông. Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lênin đứng ở vị trí thứ 6.[36]
Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong 16 năm qua ở nước Nga. Ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tượng ông được đặt tại một công viên cùng tên.[37]
Cái tên "Lenin"
"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức: Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai Lenin"[38], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản thân Lênin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được kí nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về cái tên Lênin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái tên này làm bí danh cho mình.
Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga, Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lênin không phản đối Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự kiện này.
Tượng và tên thành phố
Trong suốt thời đại Xô Viết, nhiều bức tượng của Lenin được dựng lên khắp Đông Âu. Mặc dù rất nhiều bức tượng đã bị hạ xuống, một số vẫn còn tồn tại, và một vài cái lại được dựng mới[39] Năm 2012, các nhà luật gia của đảng đối lập Dân chủ Cấp tiến Nga đã đưa ra một dự luật, mỗi vùng nên trưng cầu dân ý quyết định là có muốn giữ các tượng Lenin ở vùng mình không, một trong những lý do là tiền bảo trì. Dự luật này cũng được một số đại biểu của đảng cầm quyền Thống nhất Nga hoan nghênh, nhưng nó bị đảng Cộng sản Nga phản đối dữ dội.[40]Nhiều nơi cũng được đặt tên Lenin để tưởng nhớ. Thành phố Saint Petersburg, nơi mà cách mạng tháng hai cũng như tháng mười bắt đầu, được đổi tên là Leningrad vào năm 1924, 4 ngày sau khi Lenin chết. Vào năm 1991, sau một cuọc bầu cử sôi nổi giữa đảng Cộng sản và đảng Cấp tiến, chính phủ Leningrad đổi tên thành phố trở lại là Saint Petersburg trong khi vùng xung quanh (Leningrad Oblast) vẫn giữ tên;[41]. Tương tự như vậy, Gyumri ở Armenia đã được đổi thành Leninakan từ năm 1924 cho tới 1990, Khujand ở Tajikistan Leninabad từ 1936 cho tới 1991.
Sự kiểm duyệt tác phẩm của Lenin tại Liên bang Xô viết
Những ghi chép của Lenin đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng thời Xô viết sau khi ông qua đời. Đầu thập kỷ 1930, dưới thời Stalin, có một giáo điều rằng Lênin và Ủy ban trung ương không bao giờ sai lầm. Vì thế, cần phải bỏ mọi bằng chứng về những sự bất đồng giữa hai bên, bởi vì trong trường hợp đó không thể cả hai bên cùng đúng. Trotsky từng là một người chỉ trích mạnh mẽ việc này, hành động mà ông coi là một hình thức sùng bái cá nhân bởi một người bình thường luôn có thể và chắc chắn đã từng phạm những sai lầm.[42] Sau này, thậm chí lần xuất bản thứ năm tại Liên Xô của tác phẩm Lênin toàn tập (xuất bản với 55 cuốn dày trong giai đoạn 1958 và 1965) cũng bỏ đi những phần trái với giáo điều hay thể hiện những điều được cho là không tốt ở tác giả[43].Nhận định
Sau khi mất, ông vẫn được coi là vị anh hùng lớn nhất của nhân dân Xô Viết[34]. Lenin được xem là một nhà dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa quốc tế Nga; ông khao khát xây dựng một nước Nga hiện đại và hùng mạnh, đó sẽ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa cộng sản Nga cũng chính là hình mẫu của chủ nghĩa cộng sản quốc tế[22]. Ở nước ngoài, ông trở thành một biểu tượng của "tính chất Nga" thế kỷ 20.[3]Tại một số quốc gia, có sự mâu thuẫn trong việc đánh giá vai trò của Lenin. Khi di dời một bức tượng Lenin vào ngày 14/10/2012, Thị trưởng thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, ông Bat-Uul Erdene đã lên án Lenin và các đồng chí của ông là "những kẻ sát nhân".[44] Ngược lại, nhiều người Mông Cổ vẫn tôn kính Lenin bởi ông đã ủng hộ Mông Cổ trong cuộc chiến giành độc lập khỏi Trung Quốc vào năm 1921, và sau đó Liên Xô còn giúp Mông Cổ một lần nữa trong Thế chiến thứ 2 khi Nhật Bản xâm lược Mông Cổ[45]
Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu) đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi nhà Cách mạng Việt Nam Phan Bội Châu dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin).[46] Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[47]
Alexandra Kolontai (1872-1952) - nhà ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô (cũ) - đánh giá về ông:[48]
“ | Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm của một chuyển biến lớn lao đã chín muồi, đã tô đẹp cho cả một thời đại. Trong số những người vĩ đại về tinh thần và ý chí đó là Vladimir Ilich Lenin... Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của Cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới. | ” |
—Alexandra Kolontai
|
Văn hào Nga Maksim Gorky cũng cho rằng tư tưởng của Lenin "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động... Điều đặc biệt vĩ đại ở Lenin chính là lòng căm thù quyết liệt, không bao giờ tắt trước sự bất hạnh của mọi người, niềm tin chói lọi của đồng chí rằng sự bất hạnh không phải là nền tảng không thể tiêu diệt được của cuộc đời, trái lại nó là điều xấu xa, nhơ nhuốc mà mọi người có thể và cần phải quét sạch đi".[48]
Tác giả "Người Xôviết chúng tôi" là nhà văn Boris Polevoi đã ghi nhận:[48]
“ | Là người gan dạ và chính trực, đồng chí bao giờ cũng nhìn thẳng vào sự thật. Dù sự thật đôi khi cay đắng và thậm chí khủng khiếp đến thế nào đi nữa, đồng chí cũng không bao giờ giấu giếm mọi người xung quanh, không bao giờ giấu giếm đông đảo đám đông. | ” |
—Boris Polevoi
|
- "Qua các thời đại của lịch sử thế giới, hàng ngàn nhà lãnh đạo và học giả đã xuất hiện và nói những lời hùng hồn, nhưng đó vẫn chỉ là những lời nói. Người, Lenin, là một ngoại lệ. Người không chỉ nói và dạy cho chúng ta, mà Người đã thực sự biến lời nói thành hành động. Người đã khai sinh ra một quốc gia mới. Người cho chúng ta thấy con đường của cuộc đấu tranh chung... Người, một vĩ nhân, sẽ sống mãi trong ký ức của những người bị áp bức qua hàng thế kỷ."
Tại bài viết trong Encyclopedia Britannica (Bách khoa toàn thư Anh quốc) được viết bởi giáo sư của Đại học Bắc Illinois, Albert Resis viết[50]:
- "Nếu cuộc cách mạng Bolshevik là - như một số người đã gọi nó - là sự kiện chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20, thì sau đó Lenin, dù được coi là có vai trò tốt hay xấu, luôn được coi là nhà lãnh đạo chính trị quan trọng nhất của thế kỷ. Không chỉ trong giới học thuật của Liên Xô cũ, mà ngay cả trong số nhiều học giả không đi theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã được coi là nhân vật vĩ đại trên cả 2 phương diện: nhà lãnh đạo cách mạng và chính khách cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử, cũng như là nhà tư tưởng cách mạng lớn nhất kể từ Karl Marx"
Xem thêm
Những câu nói nổi tiếng
- Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái tim hồng! [51]
- Các thầy, cô giáo và Hồng quân đều là những thành trì của Cách mạng!
- Chúng ta không ngốc, nhưng hãy giả bộ như những thằng ngốc!
- Một nhà văn nếu như không tưởng tượng mình là thằng ngốc thì sẽ không thể miêu tả về thằng ngốc được!
- Học,học nữa, học mãi
Tài liệu tham khảo
- ^ Tạp chí Time số 14|Vol. 151 ngày 13 tháng 4 năm 1998. 100 người nổi bật của thế kỷ
- ^ Lê Thùy Chi. 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. NXB Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 2007. Mục từ thú 86: Lê Nin
- ^ a ă Christopher Read. Lenin: A Revolutionary Life. tr. 4.
- ^ “Lịch sử nước Nga thời kỳ TBCN sau CM tháng 10”.
- ^ Lenin: A Biography. Robert Service. ISBN 0-330-49139-3.
- ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Development of Capitalism in Russia”.
- ^ Tiểu sử V.I Lênin (1870-1924) - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- ^ Joe Fineberg and George Hanna (1999). “Vladimir Ilyich Lenin: What Is To Be Done?” 1. Lenin’s Selected Works. tr. 119-271.
- ^ Cách mạng Nga 1899-1919. tr. 789-795.
- ^ “V. I. Lenin: Lessons of the Commune”. Zagranichnaya Gazeta. 23 thàng 3, 1908.
- ^ Robert G. Wesson. Lenin's Legacy: The Story of the Cpsu. tr. 44.
- ^ “7”. Phần 2. Người cách mạng chuyên nghiệp.
- ^ a ă Kỷ niệm 90 năm cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại từ (7/11/1917-7/11/2007): Những điều mới biết về Lênin
- ^ Thomas Purcell. The Return of the Kings.
- ^ Christopher Read. Lenin: A Revolutionary Life. tr. 161.
- ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Tasks of the Proletariat in the Present Revolution”.
- ^ Christopher Read. Từ chế độ Nga hoàng tới Xô viết. tr. 151–153.
- ^ “The Month of the Great Slander”. Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution.
- ^ Karl G. Heinze. Baltic Sagas: Events and Personalities that Changed the World!. tr. 242.
- ^ Marvin Perry, Matthew Berg, James Krukones. Sources of European History Since 1900. tr. 103.
- ^ “Lenin: The State and Revolution”. Lenin Internet Archive.
- ^ a ă Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue. Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s 2. tr. 738-739.
- ^ a ă “V. I. Lenin: The Constituent Assembly Elections and The Dictatorship of the Proletariat”. 19 tháng 12, 1919.
- ^ “Lenin and the First Communist Revolutions, IV”.
- ^ “V. I. Lenin: Third All-Russia Congress Of Soviets Of Workers’, Soldiers’ And Peasants’ Deputies”.
- ^ Stephane Courtois, et. al (1999). The Black Book of Communism. Harvard University Press. ISBN 0-674-07608-7.
- ^ “Có một Lenin khác...”. 2008.
- ^ Source List and Detailed Death Tolls for the Twentieth Century Hemoclysm
- ^ “V.I. Lenin: The Revolutionary Proletariat and the Right of Nations to Self-Determination”.
- ^ V. I. Lenin: Anti-Jewish Pogroms
- ^ V. Lerner, Y. Finkelstein, E. Witztum (2004). The Enigma of Lenin's (1870–1924) malady 11 ((6)). European Journal of Neurology. tr. 371-6. doi:10.1111/j.1468-1331.2004.00839.x.
- ^ “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis”. C. J. Chivers. The New York Times. 22 tháng 6 2004. Truy cập 9 tháng 5 2013.
- ^ “Vladimir Lenin died from syphilis, new research claims”. Telegraph. 22 tháng 10, 2009.
- ^ a ă â b c Abraham Resnick. Lenin: Founder of the Soviet Union. tr. 9.
- ^ “Flight From Freedom: What Russians Think and Want”.
- ^ Имя Россия
- ^ Lenin để lại nhiều chỉ dẫn quý báu về xây dựng CNXH hiện thực - Thứ Bảy, 17/04/2010 08:55
- ^ “Soviets in Action”.
- ^ Two Lenin monuments opened in Luhansk Oblast, UNIAN (April 22, 2008)
- ^ "All monuments of Lenin to be removed from Russian cities", RT (20 November 2012)
- ^ Maryland Government, St Petersburg/Leningrad Oblast
- ^ “Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution”.
- ^ Orlando Figes (27 thàng 10, 1996). Censored by His Own Regime Censored by His Own Regime. New York Times. tr. 204.
- ^ “Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin”. BBC. 14 tháng 10, 2012.
- ^ http://www.abc.net.au/news/2012-10-10/an-lenin-statue-to-be-pulled-down-in-mongolia/4306316
- ^ Phan Bội Châu, người đầu tiên treo ảnh Lê-nin ở Việt Nam, Nguyễn Khắc Phê, Ông già Bến Ngự" – NXB Thuận Hóa, 1987
- ^ PHAN BỘI CHÂU – NHÀ VĂN HÓA, Nguyễn Đình Chú, Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
- ^ a ă â b “Lãnh tụ Xôviết Vladimir Ilich Lênin: Một người Nga chân chính”. CAND.com. 12 thàng 6, 2008.
- ^ Gorin, Vadim, Lenin: A Biography (1983) Progress Publishers, pp. 469–70
- ^ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335881/Vladimir-Ilich-Lenin
- ^ V.I. Lênin nói về tư cách, đạo đức của người cán bộ, Đảng viên Cộng sản
Đọc thêm
- Leon Trotsky, Lenin
- Robert Service, Lenin: A Biography
- Revolution at the Gates: A Selection of Writings from February to October 1917 by V. I. Lenin, Slavoj Zizek (Editor), Verso Books, ISBN 1-85984-661-0
- Louis Fischer, The Life of Lenin, ISBN B00005W8VC (This is an Amazon.com number; many other options are available through ABE)
- Leszek Kolakowski, Main Currents of Marxism
- John Gooding, Socialism In Russia: Lenin and His Legacy, 1890–1991
- Anton Pannekoek, Lenin as Philosopher
- Dmitri Volkogonov, Lenin: A New Biography
- Robert Tucker, "The Lenin Anthology"
- Lenin Internet Archive Biography includes interviews with Lenin and essays on the leader
Liên kết ngoài
Tiếng Việt
Tìm hiểu thêm về Vladimir Ilyich Lenin ở các dự án khác của Wikipedia: | |
Nội dung đa phương tiện ở Commons | |
Câu nói nổi tiếng ở Wikiquote | |
Văn bản ở Wikisource |
Tiếng Anh
- Marxists.org Lenin Internet Archive — Extensive compendium of writings, a biography, and many photographs
- Article on Lenin written by Trotsky for the Encyclopedia Britannica
- Reminiscences of Lenin by N. K. Krupskaya
- Impressions of Soviet Russia, by John Dewey
- Information on Lenin's Grave
- The Lenin Museum in Tampere, Finland
- The Unknown Lenin: From the Secret Archives
- Lenin and the First Communist Revolutions
- V.I.Lenin.info: voting about carrying out of a body of Lenin from the Mausoleum. (Russian) (Red - against, Dark blue - for, Grey - I abstain)
- Lenin's Testament's article on Wikipedia
- Lenin's Testament (text)
Những tác phẩm lựa chọn
- The Development of Capitalism in Russia
- What Is To Be Done?
- One Step Forward, Two Steps Back
- Two Tactics of Social-Democracy in the Democratic Revolution
- Materialism and Empirio-Criticism
- The Right of Nations to Self-Determination
- Imperialism, the Highest Stage of Capitalism
- The State and Revolution
- The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky
- Left-Wing Communism: An Infantile Disorder
- Lenin's Testament
- Lenin's last letter to Stalin
|
|
Tiền nhiệm: Aleksandr Kerensky (là lãnh đạo Chính phủ Lâm thời 1917) |
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy 1917—1924 |
Kế nhiệm: Alexey Ivanovich Rykov |
Thể loại:
- Sinh 1870
- Mất 1924
- Nhà cách mạng Nga
- Lãnh tụ Liên Xô
- Người vô thần
- Đảng viên Đảng Cộng sản
- Người Cộng sản
- Nhà báo Liên Xô
- Nhà báo Nga
- Lãnh tụ Cộng sản
- Vladimir Lenin
- Người cộng sản Nga
- Luật sư Nga
- Nhà triết học Nga
- Nhà triết học vô thần
- Triết gia chính trị
- Nhà lý luận Mác-xít
Trận Tốt Động – Chúc Động
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh diễn ra trong các ngày 5-7 tháng 11 năm 1426, giữa nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn và được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm;
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Ngày 5 tháng 11 năm 1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân tiến theo hướng Nam và Tây Nam, nhằm đánh các cánh quân Lam Sơn của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ...
Cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở[1], làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ[2] đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động[3].
Cánh quân Minh do Mã Kỳ, Sơn Thọ chỉ huy, ngày 5 tháng 11, tiến qua khỏi cầu Tam La (Ba La), (theo đường ngày nay là quốc lộ 21B từ Ba La đi Vân Đình), bị rơi vào trận địa mai phục của quân Lam Sơn do Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy, bố trí ở cánh đồng Cổ Lãm (xã Thắng Lãm (Sốm) tổng Thắng Lãm huyện Thanh Oai[4], nay là phường Phú Lãm quận Hà Đông). Cánh quân Minh này bị thiệt hại nặng: chết 1000 lính và bị thương 500 quân, nên rút lui về tụ tập với Vương Thông. Cánh quân của Phương Chính thấy quân Lam Sơn tiến đánh, cũng rút về theo Vương Thông. Ngày hôm sau, 6 tháng 11, cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí kéo tới đánh trại quân Minh của Vương Thông ở Cổ Sở. Nhưng Vương Thông đã phòng bị, với việc tập trung binh lực, và đặt trận địa mai phục, đặt bẫy chông, rồi giả thua chạy để đội tượng binh của quân Lam Sơn đuổi lạc vào hầm chông mà thiệt hại. Quân Lam Sơn gặp thất lợi, liền thu quân về Cao Bộ, và liên lạc với cánh quân đóng ở Thanh Đàm phía Nam Đông Quan do Đinh Lễ chỉ huy.
Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân Minh), quân Lam Sơn của Lý Triện và Đỗ Bí, được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, từ huyện Thanh Đàm sang tiếp ứng, đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt Động.
Đêm ngày mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động. Cánh quân của Vương Thông bị quân Lam Sơn từ 3 mặt: mặt trước (phía Nam) từ bờ sông Yên Duyệt (tức sông Bùi hay còn gọi là sông Tích), phía Tây từ bờ đầm Rót (vị trí các thôn Thanh Nê, Tử Nê, nay thuộc xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ), và các làng xung quanh Tụy Động ở phía Đông đường tiến quân của Vương Thông, kéo ra đánh cho tan. Cánh quân Vương thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều - cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy) - bị quân Lam Sơn chặt đứt.
Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đánh dấu bước chuyển quan trọng về thế của nghĩa quân: từ phòng ngự bị động sang chủ động tiến công lực lượng chủ lực của quân Minh.
-
Đối với các định nghĩa khác, xem Ninh Kiều (định hướng).
Mục lục
Địa điểm
Địa điểm diễn ra là tại hai nơi, cách nhau khoảng 6–7 km, đều thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ Hà Nội ngày nay là:- Tốt Động còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động), tại đây nghĩa quân Lam Sơn phục binh chặn đánh cánh tiên phong của quân Minh ở Đông Quan
- Chúc Động còn gọi là Ninh Kiều (nay là thị trấn Chúc Sơn), là nơi quân Lam Sơn mai phục chặn đánh hậu quân của quân Minh từ Đông Quan kéo ra.
Bối cảnh
Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững mạnh, chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay), đang chuyển hướng tấn công ra Bắc. Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Quân Lam Sơn liên tiếp thắng trận, đẩy dần quân Minh vào thế phòng ngự bị động, buộc đối phương phải co cụm về bảo vệ Đông Quan.Viện binh nhà Minh
Nhà Minh đã phải cử Vương Thông dẫn hơn 50 nghìn quân sang tăng viện cho Đông Quan. Tạo cho Đông Quan thành cứ điểm tập trung hơn 100 nghìn quân Minh, giành ưu thế về binh lực để mở các cuộc tiến công lớn ra vùng ngoại vi Đông Quan, hòng giành lại thế chủ động chiến lược.Ngày 5 tháng 11 năm 1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân tiến theo hướng Nam và Tây Nam, nhằm đánh các cánh quân Lam Sơn của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ...
Trận mở màn
Vương Thông chia 10 vạn quân Minh ở Đông Quan thành 3 cánh quân lần lượt kéo ra khỏi thành, tiến về hướng Tây Nam hướng tới Ninh Kiều nơi có đạo quân của Phạm Văn Xảo, Lý Triện. Một cánh do chính Vương Thông chỉ huy, một cánh do Phương Chính và Lý An chỉ huy, cánh còn lại do Sơn Thọ cùng Mã Kỳ chỉ huy.Cánh quân của Vương Thông kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở[1], làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi (đò Đôi) trên sông Nhuệ[2] đóng đồn. Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục (cống Mọc trên sông Tô Lịch) đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động[3].
Cánh quân Minh do Mã Kỳ, Sơn Thọ chỉ huy, ngày 5 tháng 11, tiến qua khỏi cầu Tam La (Ba La), (theo đường ngày nay là quốc lộ 21B từ Ba La đi Vân Đình), bị rơi vào trận địa mai phục của quân Lam Sơn do Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy, bố trí ở cánh đồng Cổ Lãm (xã Thắng Lãm (Sốm) tổng Thắng Lãm huyện Thanh Oai[4], nay là phường Phú Lãm quận Hà Đông). Cánh quân Minh này bị thiệt hại nặng: chết 1000 lính và bị thương 500 quân, nên rút lui về tụ tập với Vương Thông. Cánh quân của Phương Chính thấy quân Lam Sơn tiến đánh, cũng rút về theo Vương Thông. Ngày hôm sau, 6 tháng 11, cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí kéo tới đánh trại quân Minh của Vương Thông ở Cổ Sở. Nhưng Vương Thông đã phòng bị, với việc tập trung binh lực, và đặt trận địa mai phục, đặt bẫy chông, rồi giả thua chạy để đội tượng binh của quân Lam Sơn đuổi lạc vào hầm chông mà thiệt hại. Quân Lam Sơn gặp thất lợi, liền thu quân về Cao Bộ, và liên lạc với cánh quân đóng ở Thanh Đàm phía Nam Đông Quan do Đinh Lễ chỉ huy.
Diễn biến
Tối ngày 6 tháng 11, Vương Thông lập kế hoạch mới, gộp quân của Sơn Thọ và Phương Chính với quân của mình thành một khối đánh xuống Ninh Kiều, lúc này quân Lam Sơn đã rút lui về Cao Bộ. (Theo sách Cương mục thì Cao Bộ thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Nội[5], tức là làng Cao Bộ tổng Đồng Dương huyện Thanh Oai trấn Sơn Nam Thượng, tên chữ Hán là 高 步[6] (chữ "Bộ" 步 này có thể có nghĩa gốc là "bước chân"), nay thuộc xã Cao Viên huyện Thanh Oai Hà Nội, nằm bên tả ngạn (bờ đông) sông Đáy, cùng phía với thành Đông Quan. Nhưng một số tài liệu gần đây thì cho rằng: Cao Bộ là làng Cao Bộ (高 部[6], chữ Bộ 部 này có thể có nghĩa gốc là "Bộ ngành") tổng Cao Bộ huyện Mỹ Lương trấn Sơn Tây, nay là thôn Trung Cao xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ[7], vì lý do làng Cao Bộ sau nằm bên hữu ngạn (bờ tây) sông Đáy cùng phía và gần hơn với các chiến trường Tốt Động, Chúc Động.) Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh (cánh kỳ binh) đi qua Chúc Động, (theo đường tắt, nay có lẽ là trục đường quốc lộ 6) theo kế hoạch là lẻn tới trước đánh vào lưng đối phương. Một cánh nữa và là cánh chủ lực do đích thân Vương Thông chỉ huy, theo đường cái quan (đường thiên lý Bắc Nam, nay là đường liên huyện Chúc Sơn-Tốt Động-sân bay Miếu Môn (xã Hữu Văn)), đi tới Chúc Động rồi tới phía Đông và Đông Bắc Cao Bộ, đánh vào chính diện của đối phương. Theo kế hoạch, cánh quân đánh tập hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh vào tiêu diệt quân Lam Sơn.Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân Minh), quân Lam Sơn của Lý Triện và Đỗ Bí, được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, từ huyện Thanh Đàm sang tiếp ứng, đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt Động.
Đêm ngày mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động. Cánh quân của Vương Thông bị quân Lam Sơn từ 3 mặt: mặt trước (phía Nam) từ bờ sông Yên Duyệt (tức sông Bùi hay còn gọi là sông Tích), phía Tây từ bờ đầm Rót (vị trí các thôn Thanh Nê, Tử Nê, nay thuộc xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ), và các làng xung quanh Tụy Động ở phía Đông đường tiến quân của Vương Thông, kéo ra đánh cho tan. Cánh quân Vương thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều - cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy) - bị quân Lam Sơn chặt đứt.
Kết quả
5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang".[8][9] Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng bị thương.[10]Ý nghĩa
Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Do mất rất nhiều vũ khí trong trận này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn có thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh.[11]Đây là trận quyết chiến, một trong những thắng lợi quyết định toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trận đánh này đánh dấu bước chuyển quan trọng về thế của nghĩa quân: từ phòng ngự bị động sang chủ động tiến công lực lượng chủ lực của quân Minh.
Xem thêm
Tham khảo
- Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, tập XIII.
- Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I).
Chú thích
- ^ Yên Sở
- ^ Nay thuộc Đại Mỗ và Phú Đô xã Mễ Trì huyện Từ Liêm
- ^ Nay thuộc Bình Đà xã Bình Minh huyện Thanh Oai
- ^ Lê Quý Đôn toàn tập, Đại Việt thông sử, Lê Triện, trang 174.
- ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên, quyển 13.
- ^ a ă Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, phần 2-tra cứu tên gọi các địa phương, trang 176.
- ^ *Trang web Lịch sử Việt Nam
- ^ Việt sử thông giám cương mục, tập XIII.
- ^ Tuy nhiên, theo Sun Laichen (2003), trang 13, các sử liệu Trung Quốc chỉ thừa nhận số quân Minh hy sinh là 2-3 vạn.
- ^ Trương Hữu Quýnh, sách đã dẫn, tr 301.
- ^ Sun Laichen (2003), "Chinese Military Technology and Dai Viet: c.1390-1597," Asia Research Institute Working Paper Series, No.11, September.
Liên kết ngoài
Thể loại:
Hillary Rodham Clinton (nhũ danh Hillary Diane Rodham, sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947) là cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ từ ngày 21 tháng 1 năm 2009 đến ngày 1 tháng 2 năm 2013. Bà từng là thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 3 tháng 1 năm 2001 đến ngày 21 tháng 1 năm 2009. Hillary kết hôn với Tổng thống Bill Clinton, và vì vậy là Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước đó, bà là một luật sư danh tiếng, cũng từng là Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang Arkansas. Bà là thành viên Đảng Dân chủ. Tháng 9 năm 2006, tên của Hillary Clinton được đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes, ở vị trí thứ 18 [1].
Hillary có hai em trai, Hugh và Tony. Lúc nhỏ, Hillary thích thể thao, nhà thờ và trường học, và là một nữ hướng đạo sinh, bà học tại một trường công lập ở Park Ridge. Lớn lên, Rodham say mê các môn thể thao như quần vợt, trượt băng, vũ ba lê, bóng chuyền và bóng ném. Hillary theo học tại Trường trung học Maine South High School, là lớp trưởng, thành viên hội đồng học sinh, thành viên đội hùng biện, và là thành viên Hiệp hội Danh dự Quốc gia.[6][7][8][9] Sau khi chuyển đến trường Maine South High School, Hillary được trao giải nhất khoa học xã hội của trường khi đang học năm cuối. Hillary Rodham làm quen với chính trường vào năm 1964, năm 16 tuổi, tham gia ủng hộ cuộc vận động tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barry Goldwater.[10] Cha mẹ bà khuyến khích con gái theo đuổi nghề nghiệp mà bà muốn chọn. Quan điểm chính trị ban đầu của Hillary được định hình bởi giáo viên lịch sử tại trường trung học[11] và mục sư của bà; Hillary cũng có cơ hội gặp lãnh tụ Phong trào Dân quyền, Mục sư Martin Luther King, Jr., tại Chicago năm 1962.[12]
Sau khi hoàn tất chương trình trung học vào năm 1965, bà ghi danh vào Đại học Wellesley ở tiểu bang Massachusetts, chuyên ngành khoa học chính trị,[13] ở đây cô đóng góp tích cực cho các hoạt động chính trị, trong một thời gian là chủ tịch chi bộ sinh viên đảng Cộng hòa tại Đại học Wellesley.[14][15] Năm 1968, đang trong năm học thứ hai, Rodham bị tác động mạnh bởi cái chết của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ, Mục sư Martin Luther King, Jr. Dưới ảnh hưởng của giáo sư Alan Schechter, quan điểm chính trị của Rodham ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và cô quyết định gia nhập Đảng Dân chủ. Được chọn đọc diễn văn ra trường cho lớp tốt nghiệp năm 1969, Rodham tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân[16] hạng danh dự toàn khoa chuyên ngành khoa học chính trị. Cô là sinh viên đầu tiên trong lịch sử của Đại học Wellesley được chọn để đọc diễn văn trong lễ phát văn bằng,[17] Rodham cũng được giới thiệu trong một bài viết trên Tạp chí Life.[18] do cô đã dám lên tiếng chỉ trích Thượng Nghị sĩ Edward Brooke, phát biểu trước đó.[19]
Năm 1969, Rohdham vào học trường Luật thuộc Đại học Yale, ở đây cô làm việc trong ban biên tập của Tạp chí Luật và Hành động Xã hội của nhà trường,[20] cô cũng đến giúp đỡ trẻ bất hạnh tại Bệnh viện Yale-New Haven.[21] Trong mùa hè năm 1970, cô được tài trợ để đến làm việc tại Quỹ Bảo vệ Trẻ em ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts. Mùa hè năm 1971, cô đến Washington, D.C. làm việc cho uỷ ban của Thượng nghị sĩ Walter Mondale về người lao động nhập cư, nghiên cứu những vấn đề của người nhập cư như nhà ở, vệ sinh, sức khoẻ và giáo dục.[22] Mùa hè năm 1972, Rodham làm việc tại các tiểu bang miền tây cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ George McGovern. Suốt trong năm thứ hai tại trường luật, cô làm việc thiện nguyện cho Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale,[23] học biết về những nghiên cứu mới về sự phát triển não của trẻ.[21][24] Cô cũng nghiên cứu các trường hợp lạm dụng trẻ em ở Bệnh viện New Haven và làm việc tại văn phòng Dịch vụ Luật pháp của thành phố, cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho dân nghèo.[23] Năm 1973, Rodham nhận văn bằng Tiến sĩ Luật (J.D.)[16] tại Yale với luận án về quyền trẻ em, rồi bắt đầu một năm nghiên cứu trong chương trình cao học về trẻ em và y học tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale.
Năm 1980, Bill Clinton bị đánh bại khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai, cả hai phải dọn ra khỏi công thự tiểu bang. Tháng 2 năm 1982, Clinton ra tranh cử lần nữa và thành công; lúc này Rodham bắt đầu sử dụng tên Hillary Rodham Clinton.
Với tư cách đệ nhất phu nhân, Clinton chủ tọa Uỷ ban Tiêu chuẩn Giáo dục Arkansas, vượt qua những chống đối để thông qua bảng tiêu chuẩn cho giáo viên mới.[33][34] Bà cũng lãnh đạo Uỷ ban Tư vấn Sức khoẻ Nông thôn[35] và giới thiệu chương trình thí điểm gọi là Chương trình hướng dẫn gia đình cho trẻ trước khi đến trường, huấn luyện cha mẹ phương pháp chuẩn bị trẻ đến trường.[36] Clinton được vinh danh là Phụ nữ của Năm bang Arkansas năm 1983 và Người mẹ của Năm bang Arkansas năm 1984.[37][38]
Trong thời gian giữ cương vị đệ nhất phu nhân, Clinton vẫn tiếp tục hành nghề luật với Công ty Luật Rose. Năm 1988 và 1991, Tạp chí Luật Quốc gia chọn Clinton vào trong danh sách 100 luật sư có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ. Clinton đồng sáng lập Tổ chức Bảo vệ Gia đình và Trẻ em Arkansas và phục vụ trong ban giám đốc của Dịch vụ Pháp lý của Bệnh viện Nhi đồng Arkansas và Quỹ Bảo vệ Trẻ em.
Năm 1993, Tổng thống bổ nhiệm phu nhân lãnh đạo Chương trình Cải cách Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia,[42] thường được gọi là kế hoạch chăm sóc sức khoẻ Clinton hoặc gọi theo cách dè bỉu bởi những người chống đối là "Hillarycare",[43] nhưng không giành đủ hậu thuẫn để được thông qua tại lưỡng viện của Quốc hội mặc dù Đảng Dân chủ chiếm đa số tại hai định chế này; đến tháng 9 năm 1994, kế hoạch này phải bỏ dở. Trong cuốn hồi ký Living History, Clinton thừa nhận sự thiếu kinh nghiệm của mình đã góp phần vào sự thất bại, nhưng bà cũng cho rằng còn có những yếu tố khác đã giúp làm chết đề án. Cùng lúc, Đảng Cộng hoà khai thác sự thất bại này trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994 để dành thêm 53 ghế ở Hạ viện và 7 ghế tại Thượng viện.
Vào lúc này, có nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng thật bất xứng khi đệ nhất phu nhân đóng vai trò trọng tâm trong lĩnh vực hoạch định chính sách công, trong khi những người ủng hộ lập luận rằng Clinton không làm gì khác hơn những cố vấn của Nhà Trắng, hơn nữa, cử tri mong đợi đệ nhất phu nhân thủ giữ một vai trò tích cực trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng. Thật vây, suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Bill Clinton đã nói rõ rằng khi cử tri bỏ phiếu cho ông tức là có được "hai trong một". Lời nhận xét dí dỏm này đã dẫn đến những suy diễn cho rằng cả hai đang hành xử quyền lực của "đồng Tổng thống", đôi khi còn được gọi với biệt danh "Billary".
Trong cương vị đệ nhất phu nhân, Clinton giành được sự ngưỡng mộ của nhiều người vì tính kiên định trong lập trường ủng hộ quyền phụ nữ trên khắp thế giới cũng như những cống hiến của bà cho các vấn đề trẻ em. Năm 1997, bà khởi xướng Chương trình Bảo hiểm Y tế Trẻ em,[44][45][46][47] một nỗ lực cấp liên bang nhằm hỗ trợ trẻ em có cha mẹ không đủ khả năng tài chính chi trả chi phí y tế cho con mình.[47]
Cùng với Bộ trưởng Tư pháp Janet Reno, Clinton giúp thành lập Văn phòng chống Bạo hành Phụ nữ thuộc Bộ Tư pháp. Đệ nhất phu nhân ở trong số một ít nhân vật quốc tế vào lúc ấy lên tiếng chỉ trích chính sách đối xử với phụ nữ tại Afghanistan của chính phủ Hồi giáo bảo thủ Taliban.[48][49] Một trong những chương trình bà góp phần kiến tạo là Vital Voices, cổ xuý sự tham gia tích cực của phụ nữ vào tiến trình chính trị tại đất nước của họ.[50]
Trong cương vị đệ nhất phu nhân, Clinton xúc tiến nhiều hoạt động bên
ngoài lĩnh vực chính trị như Đề án Thiên niên kỷ với những buổi diễn
thuyết được tổ chức hằng tháng khảo cứu lịch sử để tiên báo tương lai
của nước Mỹ. Một trong những bài diễn thuyết này được truyền trực tuyến
lần đầu tiên từ Toà Bạch Ốc. Clinton cũng cho thiết lập Vườn Điêu khắc,
trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đương đại của nước Mỹ mượn từ các
viện bảo tàng. Những tác phẩm này được đặt trong Vườn Jacqueline Kennedy.[51]
Trong Nhà Trắng, Clinton cho trưng bày đồ mỹ nghệ đương đại do các nghệ nhân Mỹ trao tặng trong các căn phòng nghi lễ. Bà cho phục hồi Phòng Xanh theo đúng những chi tiết lịch sử thời kỳ James Monroe,[52] và tái thiết Phòng Hiệp ước vào phòng làm việc của tổng thống trên tầng hai theo phong cách thế kỷ 19.[53] Trong những lều bạt lớn màu trắng đặt ở Bãi cỏ phía Nam có sức chứa vài ngàn khách mời, Clinton tổ chức những buổi tiếp tân cho các sự kiện lớn, như trong ngày lễ Thánh Patrick bà mở tiệc chiêu đãi những nhân vật tiếng tăm đến từ Trung Quốc, tổ chức một buổi hoà nhạc gây quỹ cho chương trình âm nhạc học đường. Tại đây, bà tổ chức buổi họp mặt Tất niên vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, một quốc yến kỷ niệm Toà Bạch Ốc hai trăm năm vào tháng 11 năm 2000, với sự hiện diện của các cựu tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân tại toà nhà này đông hơn hết trong lịch sử đất nước này.
Năm 1998, mối quan hệ trong gia đình Clinton trở thành mục tiêu của nhiều lời đồn đại và suy diễn về vụ tai tiếng Lewinsky khi tổng thống thừa nhận có quan hệ tình dục với cựu thực tập sinh tại Nhà Trắng, Monica Lewinsky.[54] Lúc đầu, Hillary cho rằng những cáo buộc chống lại chồng bà đến từ một "âm mưu của cánh hữu".[55] Sau những chứng cớ rõ ràng về mối quan hệ giữa tổng thống và Lewinsky, bà bày tỏ sự vững tin vào sự bền vững của mối quan hệ hôn nhân với chồng.[56] Về sau, cả hai thú nhận trong hồi ký đó là thời kỳ khó khăn và nhiều đau đớn trong hôn nhân của họ.
Suốt trong sự nghiệp chính trị của mình, Tổng thống Clinton luôn bị đeo đuổi bởi những tin đồn về các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Những tin đồn ngày càng trở nên đáng tin, nhất là sau vụ tai tiếng Lewinsky. Trong cuốn hồi ký, Bill Clinton xác nhận "mối quan hệ lẽ ra không nên có" với Gennifer Flowers, một ca sĩ quán rượu ở Arkansas. Những điều này đem đến cho đệ nhất phu nhân một cảm giác lẫn lộn giữa sự đồng cảm và sự khinh miệt. Trong khi nhiều phụ nữ tỏ ra thông cảm với bà như là nạn nhân của cách cư xử vô cảm của ông chồng, những người khác xem bà như là tác nhân gây ra thái độ vô trách nhiệm của chồng do bà không hề quan tâm đến việc tìm kiếm sự ly dị, và cho rằng có thể bà đang sử dụng những điều này nhằm làm gia tăng ảnh hưởng chính trị của chính mình.[57] Trong cuốn Living History, Hillary Clinton giải thích rằng chính tình yêu đã khiến bà duy trì cuộc sống chung với chồng. "Không ai hiểu tôi hơn Bill, cũng không ai có thể làm tôi cười như cách Bill vẫn làm. Ngay cả sau những năm khó khăn ấy, Bill vẫn là người sinh động, đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi từng gặp. Mùa xuân năm 1971 là lúc Bill và tôi lần đầu trò chuyện với nhau, đã hơn ba mươi năm trôi qua, chúng tôi vẫn tiếp tục trò chuyện với nhau".[58]
Khi Bill Clinton phải giải phẫu tim vào tháng 10 năm 2004, Hillary, khi ấy là thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York, huỷ bỏ lịch làm việc để có thể ở bên cạnh chồng tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia thuộc Bệnh viện Trưởng Lão New York.
Khi Clinton có hậu cứ vững chắc ở thành phố New York thì các ứng viên và những nhà quan sát chờ đợi cuộc đua sẽ được quyết định ở vùng thượng New York, nơi sinh sống của 45% cử tri tiểu bang New York. Suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Clinton thề sẽ cải thiện toàn cảnh kinh tế của vùng thượng New York, hứa hẹn kế hoạch của bà sẽ cung cấp 200.000 chỗ làm cho New York trong vòng sáu năm. Clinton đến thăm từng hạt khắp tiểu bang trong khuôn khổ "chuyến đi để lắng nghe" để tiếp xúc với từng nhóm nhỏ cử tri.[61]
Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Clinton giành được chiến thắng với 55% số phiếu bầu trong khi Lazio chỉ có 43%.[62] Ngày 3 tháng 1 năm 2001, Hillary Clinton tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Clinton có chân trong năm ủy ban của thượng viện và được phân nhiệm làm việc tại tám tiểu ban: Ủy ban Ngân sách (2001–2002),[65] Uỷ ban Quân bị (từ năm 2003),[66] với nhiệm vụ tại ba tiểu ban trực thuộc; Uỷ ban Môi trường và Công chánh (từ năm 2001),[65] cùng với ba tiểu ban trực thuộc; Uỷ ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí (từ năm 2001)[65] với hai tiểu ban; và Uỷ ban đặc biệt về Lão vụ.[67]
Sau Vụ Tấn công Khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Clinton xem vấn đề an ninh nội địa là ưu tiên hàng đầu, chú trọng đặc biệt đến tiến trình gây quỹ tái thiết và cải thiện khả năng phòng thủ trong khu vực thành phố New York. Cộng tác với Thượng nghị sĩ Schumer, Clinton vận động ngân quỹ 21,4 tỉ USD nhằm hỗ trợ công tác thu dọn và tái thiết cũng như theo dõi tình trạng sức khoẻ của các nhân viên cứu hộ và người thiện nguyện đầu tiên có mặt tại khu bình địa, đồng thời xúc tiến các chương trình trợ giúp để tái phát triển.[64][68] Trong năm 2005, Clinton công bố cho các uỷ ban địa phương và những người tham gia cứu hộ hai bản nghiên cứu về các khoản tiền đã được chi trích từ quỹ an ninh nội địa.
Sử dụng vị thế của mình tại Uỷ ban Quân bị Thượng viện, Clinton bày tỏ lập trường mạnh mẽ ủng hộ việc quân đội Mỹ can thiệp vào Afghanistan - với lợi ích đi kèm là cơ hội cải thiện đời sống của phụ nữ tại xứ sở này, những người đã phải chịu đựng những bất hạnh khủng khiếp dưới quyền cai trị của Taliban[69] – và một sự ủng hộ không mạnh mẽ bằng liên quan đến hành động can thiệp của quân đội Mỹ tại Iraq.
Bà đã đến thăm binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan và Iraq. Tháng 1 năm 2005, Clinton phát biểu rằng phần lớn tình hình tại Iraq đang tiến triển tốt, cuộc bầu cử tại đây đã thành công, và các cuộc nổi dậy sẽ tàn lụi dần.[70] Tháng 7 năm 2005, bà đồng đệ trình dự luật gia tăng lực lượng quân đội Mỹ lên đến 80 ngàn người. Đến cuối năm 2005, khi dấy lên các cuộc tranh cãi dữ dội về việc Hoa Kỳ có nên rút quân khỏi Iraq hay không, Clinton cho rằng triệt thoái lập tức sẽ là "một sai lầm lớn", sẽ biến Iraq thành một sự thất bại, nhưng cam kết của chính phủ Bush duy trì quân đội ở Iraq cũng sẽ khiến người Iraq hiểu sai tín hiệu và tiếp tục dựa dẫm vào người Mỹ. Lập trường trung dung và khá mơ hồ này gây không ít bối rối cho những người tích cực chống chiến tranh thuộc đảng Dân chủ.
Clinton là người lớn tiếng chống đối chủ trương cắt giảm thuế của chính phủ Bush.[71]
Tháng 5 năm 2005, Clinton hợp tác với đối thủ cũ của bà, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, trong dự luật chăm sóc sức khoẻ phổ quát. Tháng 6 năm 2005, bà liên minh với Thượng nghị sĩ Bill Frist đẩy mạnh việc hiện đại hoá bệnh án, cho rằng hàng ngàn cái chết do những sai lầm trong điều trị, chẳng hạn như đọc sai đơn thuốc, có thể được ngăn chặn bởi công nghiệp vi tính đáng tin cậy hơn.
Liên quan đến việc phê chuẩn ứng cử viên John Roberts vào Tối cao Pháp viện, tháng 9 năm 2005, Clinton bỏ phiếu chống,[72] "Tôi không tin là ông thẩm phán đã trình bày quan điểm của mình cách rõ ràng đủ để tôi, với lương tâm trong sáng, bỏ phiếu cho ông", nhưng bà cũng hi vọng rằng những nhận xét này là không chính xác. Việc bổ nhiệm Roberts được thông qua với đa số lớn, một nửa số thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận.
Trong trường hợp của Samuel Alito, trong tháng 1 và tháng 2 năm 2006, Clinton không tham gia với các thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng hợp tác với những thượng nghị sĩ Dân chủ khác ủng hộ việc ngăn cản bỏ phiếu, song nỗ lực này cũng thất bại và Alito được phê chuẩn vào chức vụ thẩm phán Toà án Tối cao.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, cùng Joe Lieberman và Evan Bayh, Clinton giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Giải trí Gia đình nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung không thích hợp trong các trò chơi điện tử. Các dự luật với nội dung tương tự đã được đệ trình tại một số tiểu bang như Michigan và Illinois nhưng đã bị phủ quyết vì bị cho là vi hiến.
Tháng 7 năm 2004 và tháng 6 năm 2006, Clinton bỏ phiếu chống Tu chính án Hôn nhân Liên bang, tu chính án này cấm hôn nhân đồng tính.[71][73]
Cũng có những thách thức bên trong đảng Dân chủ, đến từ nhóm chống chiến tranh lâu nay bất đồng với Clinton vì lập trường ủng hộ cuộc chiến Iraq của bà. Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Jonathan Tasini tuyên bố tranh cử chống lại Clinton, kêu gọi rút quân lập tức khỏi Iraq, xúc tiến kế hoạch chăm sóc y tế phổ quát và điều ông gọi là "Những qui luật mới cho nền kinh tế", một chính sách kinh tế tập trung vào nhân lực đối nghịch với nền kinh tế tập trung vào các công ty của Clinton. Tuy nhiên, Clinton dễ dàng vượt qua Tasini để giành sự để cử của Đảng Dân chủ.[75]
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Clinton đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa John Spencer với 67% số phiếu; Spencer chỉ giành được 31% phiếu của cử tri.[76][77]
Clinton chi tiêu 36 triệu USD cho kỳ tái tranh cử này, nhiều hơn bất kỳ ứng viên nào khác tham dự cuộc đua vào Thượng viện năm 2006. Nhiều thành viên Đảng Dân chủ chỉ trích bà đã chi tiêu quá nhiều, trong khi những người tỏ ra quan ngại vì bà đã không chịu dành lại một phần trong số tiền này cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008. Trong những tháng kế tiếp, Clinton đã chuyển 10 triệu USD thuộc quỹ tranh cử Thượng viện vào chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.[78]
Clinton đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của bà trên toàn quốc đến nỗi khả năng tranh cử tổng thống năm 2008 của bà trở nên một vấn đề thời sự hàng đầu được tranh cãi trong vòng các nhà phê bình và trong công chúng. Tháng 12 năm 2005, CNN, USA Today và Gallup phối hợp tổ chức một cuộc thăm dò với kết quả cho thấy 41% đảng viên Dân chủ ủng hộ Clinton cho việc đề cử làm ứng viên tổng thống năm 2008. Trước đó, trong tháng 5 năm 2005, trong một cuộc thăm dò cũng được thực hiện bởi các tổ chức truyền thông trên, khi được hỏi có chắc chắn bỏ phiếu cho Clinton không, câu trả lời của 29% cử tri là rất chắn chắn, 24% khá chắc, 7% là không rất chắc và 39% là không chắc.
Ngày 20 tháng 1 năm 2007, Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ thành lập một ủy ban thăm dò để ứng cử tổng thống năm 2008,[80] với lời tuyên bố "Tôi quyết định nhập cuộc. Tôi tham gia cuộc đua là để chiến thắng".[80] Chưa hề có phụ nữ nào được một chính đảng quan trọng đề cử tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ.
Clinton tập hợp một nhóm các cố vấn và những nhà điều hành cho chiến dịch của bà. Patti Solis-Doyle là người phụ nữ Hispanic (các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha) đầu tiên được chọn để điều hành chiến dịch. Làm phó cho Solis-Doyle là Mike Henry, người đã điều hành thành công chiến dịch tranh cử Thống đốc Virginia năm 2005 cho Tim Kaine. Howard Wolfson, một cựu binh của chính trường New York, đảm trách nhiệm vụ phát ngôn nhân. Evelyn S. Lieberman, từng làm việc cho Clinton khi còn là Đệ nhất Phu nhân, cũng từng là Phụ tá Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, được chọn làm ủy viên thường trực cho chiến dịch.
Trong sáu tháng đầu năm 2007, Clinton luôn dẫn đầu trong cuộc đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Barack Obama đại diện tiểu bang Illinois, và cựu Thượng nghị sĩ John Edwards đến từ Bắc Carolina, là những đối thủ bám sát Clinton.[81] Bà đã lập kỷ lục gây quỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch tranh cử, kế cận bà là Obama.[82]
Tháng 9 năm 2007, các cuộc thăm dò dư luận tại sáu tiểu bang sẽ tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên cho thấy Clinton ở vị trí dẫn đầu.[83] Tháng 10 năm 2007, các cuộc thăm dò toàn quốc đưa ra những chỉ dấu cho thấy Clinton đang bứt trước các đối thủ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, các cây bút của The Washington Post, ABC News, The Politico, và những phương tiện truyền thống khác đã gây không ít thiệt hại cho hình ảnh của Clinton khi miêu tả bà là phản ứng kém cỏi khi bị tấn công bởi Obama, Edwards, và các đối thủ khác trong cuộc tranh luận tổ chức tại Philadelphia dành cho các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ.[84][85][86] Đến tháng 12, Clinton mất vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận.[87]
Trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của Đảng Dân chủ năm 2008 diễn ra ở Iowa ngày 3 tháng 1, Clinton về thứ ba với 29, 45% phiếu bầu, sau Obama (37, 58%), và Edwards (29, 75%).[88] Năm ngày sau ở New Hampshire, Clinton giành chiến thắng đáng kinh ngạc với 39% phiếu bầu so với 37% phiếu dành cho Obama.[89] Nhưng khi Bill Clinton và Hillary Clinton đưa ra những nhận xét liên quan đến Martin Luther King, Jr. và Lyndon B. Johnson,[90] nhiều người xem đây là những ám chỉ cho rằng Obama là ứng cử viên thiên vị chủng tộc, hoặc chí ít cũng là chối bỏ mọi thành quả hòa hợp chủng tộc của Obama. Mặc dù Clinton, và cả Obama, ra sức làm lắng dịu vấn đề, đã nảy sinh tình trạng phân cực trong vòng cử tri Đảng Dân chủ, kết quả là Clinton đánh mất sự ủng hộ từ nhiều người Mỹ gốc Phi.[91] Clinton thất bại trước Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 26 tháng 1 ở Nam Carolina với tỷ số 55% và 27%.[92] Đến lúc này, Edwards tuyên bố rút lui, để đấu trường chỉ còn lại Clinton và Obama nỗ lực cho ngày Thứ Ba Trọng đại (5 tháng 2). Những tuyên bố của Bill Clinton chỉ thu hút thêm sự chỉ trích, khiến ông trở nên một tai họa cho chiến dịch tranh cử của vợ đến nỗi nhiều ủng hộ viên lên tiếng yêu cầu vị cựu tổng thống nên im lặng.[93] Đến ngày Thứ Ba Trọng đại, Clinton thắng phiếu ở các tiểu bang lớn như California, New York, New Jersey, và Massachusetts, nhưng Obama chiến thắng ở nhiều tiểu bang hơn;[94] số phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông hầu như chia đều cho cả hai.[94][95]
Rồi Obama chiến thắng trong mười một cuộc bầu cử sơ bộ và bầu kín kế tiếp, thường với cách biệt lớn, và bứt lên dẫn trước Clinton.[96][97][98] Suốt trong chiến dịch tranh cử, Obama thắng trong các cuộc bầu kín, và có kết quả tốt trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại những vùng có nhiều người Mỹ gốc Phi, giới trẻ, những người tốt nghiệp đại học, hoặc các cử tri giàu có, trong khi Clinton thành công tại những vùng có nhiều người Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha), người già, người có trình độ học vấn dưới đại học, hoặc giới thợ thuyền da trắng.[99][100] Lời thú nhận của Clinton về tiết lộ đưa ra trong chiến dịch tranh cử nói rằng bà bị bắn sẻ khi đến thăm binh sĩ Mỹ trú đóng ở Căn cứ Không quân Tuzla, Bosnia-Herzegovina là không đúng sự thật[101] thu hút sự chú ý của giới truyền thông, và ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như làm dấy lên những hoài nghi về năng lực của đệ nhất phu nhân trong lĩnh vực ngoại giao.[102] Chiến thắng của Clinton tại Pennsylvania ngày 22 tháng 4 khiến bà nuôi hi vọng,[103] nhưng thắng lợi mong manh ở Indiana, và thất bại cay đắng ở Bắc Carolina hủy hoại các cơ may, và dẫn đến những suy diễn về quyết định rời bỏ cuộc đua.[104] Song, Clinton cho biết bà muốn ở lại để đi cho hết các cuộc bầu cử sơ bộ còn lại,[105], và chiến thắng 41 điểm ở Tây Virginia khiến bà "quyết tâm hơn bao giờ hết".[106]
Trong các cuộc bầu cử sơ bộ sau cùng diễn ra ngày 3 tháng 6 năm 2008, Obama giành đủ số phiếu cần thiết để có thể trở nên ứng cử viên của Đảng Dân chủ.[107] Ngày 7 tháng 6, trong diễn từ đọc trước những người ủng hộ, Clinton tuyên bố chấm dứt cuộc vận động tranh cử, và ủng hộ Obama, "Nay phương cách của chúng ta nhằm hoàn thành những mục tiêu mà chúng ta vẫn luôn đấu tranh là sử dụng năng lực, tình cảm, sức mạnh và mọi điều chúng ta có thể làm để giúp Barak Obama thắng cử."[108].
Trong một cuộc khảo sát của Gallup trong tháng 5, năm 2005, 54% người trả lời xem Thượng nghị sĩ Clinton là có quan điểm cấp tiến, 30% cho bà là trung dung và 9% xem bà là bảo thủ.[110]
Một số tổ chức tìm cách xác lập vị trí của Clinton trên thang điểm biểu thị khuynh hướng chính trị của các chính khách:
Tác phẩm của Clinton xuất bản năm 1996 It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us được đưa vào bản liệt kê sách bán chạy nhất của New York Times,[114] đến năm 1997 bà được trao giải thưởng Grammy cho album đọc hay nhất nhờ phần ghi âm giọng đọc của bà cho tác phẩm trên.[114] Tựa đề cuốn sách lấy từ một câu châm ngôn đến từ châu Phi "cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ".
Những cuốn sách khác được xuất bản khi Clinton còn là đệ nhất phu nhân gồm có An Invitation to the White House: At Home with History (Lời mời đến Toà Bạch Ốc: Sống với lịch sử) phát hành năm 2000 và Dear Socks, Dear Buddy: Kid’s Letter to the First Pets (năm 1998).
Hồi ký của Clinton là một tác phẩm dày 562 trang Living History, phát hành năm 2003, bán hơn một triệu ấn bản ngay trong tháng đầu tiên. Nhà xuất bản Simon & Schuster trả trước cho bà 8 triệu USD,[115] con số kỷ lục vào lúc ấy. Phần ghi âm của bà cho quyển Living History giúp giành được đề cử lần thứ hai giải Grammy cho album đọc hay nhất.[116] Living History đã được dịch sang vài ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hoa.
Dù vậy, Clinton bị chỉ trích là đã không thừa nhận đúng mức những đóng góp của những người viết văn thuê trong các tác phẩm đã xuất bản của bà.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Khởi nghĩa Lam Sơn
- Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 4
- 1426
- Lịch sử Hà Nội
- Việt Nam 1426
- Trận đánh liên quan tới Việt Nam
- Trận đánh liên quan tới Trung Quốc
- Xung đột 1426
Franklin D. Roosevelt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945, thường được gọi tắt là FDR) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ 20 khi ông lãnh đạo Hoa Kỳ
suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế
giới. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo
ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong
nhiều thập niên. FDR đánh bại đương kim tổng thống Cộng hòa là Herbert Hoover trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng.
Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm
cho tinh thần quốc gia sống dậy. Tuy nhiên các sử gia và kinh tế gia
vẫn còn đang tranh luận về tính thông thái trong các chính sách của ông.
Ông lãnh đạo Hoa Kỳ qua Đệ nhị Thế chiến, mất khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư của mình khi chiến thắng Đức và Nhật gần kề một bên.
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–36), FDR đã hướng dẫn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua chương trình kinh tế Kinh tế Mới. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với Phố Wall, ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông "đưa người" vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thấp nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Phần lớn các qui định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ qui định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình An sinh Xã hội được quốc hội thông qua năm 1935.
Vào lúc Đệ nhị Thế chiến sắp bùng nổ sau năm 1938 khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa và Đức Quốc Xã trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và Vương quốc Anh trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành "kho vũ khí dân chủ" — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc Xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó.
Roosevelt đã chi phối nền chính trị Mỹ, không chỉ trong suốt 12 năm làm tổng thống mà còn nhiều thập niên về sau. Ông là nhạc trưởng của việc tái phối trí cử tri mà sau đó hình thành nên Hệ thống đảng phái lần thứ 5. Liên minh New Deal của ông đã qui tụ được các công đoàn lao động, những cỗ máy thành phố lớn (?), các sắc tộc da trắng, những người nhận trợ cấp xã hội, người Mỹ gốc châu Phi và những người nông dân da trắng ở miền Nam Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngoại giao của Roosevelt cũng vang dội trên sân khấu thế giới rất lâu sau khi ông qua đời trong đó phải kể đến Liên Hiệp Quốc và Hệ thống Bretton Woods là những thí dụ về sức ảnh hưởng rộng lớn của chính phủ ông. Roosevelt từ trước đến nay luôn được các học giả đánh giá là một trong số các tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ.
Họ Roosevelt có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan "van Rosevelt", nghĩa là "cánh đồng hoa hồng".[1]
Roosevelt lớn lên trong một môi trường sống với nhiều đặc quyền. Bà nội của Franklin, Mary Rebecca Aspinwall, là chị em họ với Elizabeth Kortright Monroe, phu nhân tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, James Monroe. Còn ông ngoại của Franklin, Warren Delano, Jr., là hậu duệ của những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower, Richard Warren, Isaac Allerton, Degory Priest, và Francis Cooke, từng làm giàu nhờ buôn nha phiến tại Trung Hoa.[2]
Sara là bà mẹ độc đoán, trong khi James là ông bố xa cách (James đã 54 tuổi khi Franklin chào đời). Sara có nhiều ảnh hưởng trên chàng thanh niên Franklin.[3] Các chuyến đi thường xuyên đến Âu châu giúp Franklin thông thạo tiếng Đức và tiếng Pháp. Cậu cũng học cách cưỡi ngựa, bắn súng, chèo thuyền, chơi pô-lô và tennis trên sân cỏ.
Roosevelt đến học tại trường nội trú Groton thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts. Tại đây, Franklin tiếp nhận ảnh hưởng của hiệu trưởng Endicott Peabody, người đã dạy cho cậu hiểu rằng nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn, ông cũng khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Roosevelt hoàn tất chương trình cử nhân tại trường đại học Harvard (Harvard College là một trường thuộc viện Đại học Harvard). Đang lúc học ở Harvard, người anh em họ năm đời của Franklin là Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt FDR. Năm 1902, Franklin gặp vợ tương lai của mình là Anna Eleanor Roosevelt, cháu gái của Theodore trong một buổi tiếp tân tại Nhà Trắng. Eleanor là cháu gái họ năm đời của FDR.[4] Cả hai đều là hậu duệ của một người Hà Lan tên Claes Martensz van Rosenvelt (Roosevelt) đến vùng đất New Amsterdam (nay là Manhattan của thành phố New York) từ Hà Lan trong thập niên 1640. Hai người cháu của Rosenvelt (Roosevelt), Johannes và Jacobus, là tổ phụ của hai chi tộc họ Roosevetl tại Long Island và sông Hudson theo thứ tự vừa kể. Eleanor và Theodore là hậu duệ của tộc Johannes trong khi FDR thuộc tộc Jacobus.[4] Franklin và Eleanor kết hôn năm 1905, hai năm sau lần gặp gỡ đầu tiên.
Năm 1905, FDR vào trường luật Columbia nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Sau khi qua được kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn tiểu bang New York năm 1907, Roosevelt quyết định bỏ học. Năm 1908, Roosevelt đến làm việc cho một tập đoàn nhiều uy tín ở Wall Street – Carter, Ledyard and Milburn – chuyên về luật công ty.
Roosevelt còn có những mối quan hệ lãng mạn bên ngoài hôn nhân. Một trong những mối quan hệ này là với cô thư ký của Eleanor, Lucy Mercer, chỉ một thời gian ngắn sau khi Mercer đến nhận việc vào đầu năm 1914. Tháng 9 năm 1918, nhờ những bức thư tình tìm thấy trong hành lý của Franklin mà Eleanor phát hiện ra mối quan hệ này. Eleanor đến gặp chồng với những bức thư trên tay và yêu cầu ly dị. Qua trung gian của Louis Howe, một cố vấn của Franklin, hai người hòa giải với nhau, nhưng trong thời gian còn lại của cuộc hôn nhân, Eleanor đến sống một mình trong một ngôi nhà ở Hyde Park tại Valkill."[9]
Tình cảm đặc biệt của Roosevelt đối với Hải quân dần dần phát triển và kéo dài suốt cuộc đời ông. Tại Bộ Hải quân, ông đã thể hiện tài năng lớn trong kỹ năng quản trị cũng như mau chóng học biết cách đàm phán với giới lãnh đạo Quốc hội và các bộ ngành khác trong chính phủ để vận động thông qua ngân sách. Ông là người nhiệt tình ủng hộ phương sách sử dụng tàu ngầm như là một loại công cụ hữu hiệu nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bởi tàu ngầm Đức nhắm vào tàu thủy của phe Đồng minh: ông đề xuất việc xây dựng hàng rào thủy lôi ở Biển Bắc từ Na Uy đến Tô Cách Lan. Năm 1918, Roosevelt đến thăm hai nước Anh và Pháp để thị sát các căn cứ hải quân của Mỹ tại đây; cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội gặp gỡ với Winston Churchill. Khi Đệ nhất Thế chiến kết thúc tháng 11 năm 1918, Roosevelt được giao nhiệm vụ giải ngũ quân nhân mặc dù ông chống lại kế hoạch giải thể hoàn toàn lực lượng Hải quân. Tháng 7 năm 1920, vì vụ tai tiếng tình dục ở Newport xảy ra giữa các thủy thủ Hải quân và dân đồng tình luyến ái địa phương được đăng tải trên Thời báo New York và Nhật báo Providence, Roosevelt từ chức trợ tá Bộ trưởng Hải quân để ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
Thời ấy, cuộc sống riêng tư của các nhân vật của công chúng không bị soi mói cặn kẽ như ngày nay nên ông có thể thuyết phục nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều, cũng như tin rằng ông có thể gánh vác trọng trách quốc gia lần nữa. Với những thanh sắt kẹp vào hông và chân, Roosevelt tự mình tập bước đi trong những khoảng cách ngắn với sự trợ giúp của một cây gậy. Trong chỗ riêng tư ông sử dụng một chiếc xe lăn, nhưng không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên. Chiếc xe hơi của ông có bộ điều khiển tay được thiết kế đặc biệt giúp ông dễ dàng lái xe.[14]
Năm 2003, một cuộc nghiên cứu chuyên ngành cho thấy căn bệnh của Roosevelt rất có thể là hội chứng Guillain-Barré, chứ không phải là bệnh bại liệt.[15] Tuy nhiên, vì tủy sống của Roosevelt không được kiểm nghiệm nên nguyên nhân gây ra căn bệnh bại liệt của ông có thể chẳng bao giờ được xác định rõ ràng.
Trong vai trò một thống đốc cải cách, ông lập ra một số chương trình xã hội mới, được Frances Perkins và Harry Hopkins cố vấn.
Trong cuộc vận động tái tranh cử năm 1930, Roosevelt cần sự thiện chí của nhóm Tammany Hall ở Thành phố New York; Tuy nhiên, đối thủ của ông thuộc Đảng Cộng hòa là Charles H. Tuttle đã nêu chuyện tham nhũng của nhóm Tammany Hall ra làm vấn đề tranh cử. Khi bầu cử sắp đến, Roosevelt ra lệnh điều tra việc mua bán các chức vụ tư pháp. Ông đắc cử nhiệm kỳ hai với con số cách biệt khoảng 700.000 phiếu.[18]
Trong bài diễn văn nhận đề cử của Đảng Dân chủ, ông tuyên bố:
Cuộc vận động tranh cử được tiến hành dưới cái bóng của Đại khủng hoảng
và cái liên minh mới mà cuộc vận động tranh cử đã tạo nên. Roosevelt và
Đảng Dân chủ tổng động viên một phạm vi rộng lớn các tầng lớp xã hội
bao gồm người nghèo cũng như các công đoàn lao động, sắc dân thiểu số,
người thành thị, và người da trắng miền Nam Hoa Kỳ để tạo nên liên minh New Deal. Trong suốt thời gian tranh cử, Roosevelt thường nói: "Tôi xin cam kết với các bạn, Tôi xin cam kết với bản thân mình một đối sách mới ( a new deal)
cho nhân dân Mỹ". Câu nói này đã tạo ra một khẩu hiệu mà sau đó được
dùng làm tên cho chương trình hành động của chính phủ ông cũng như liên
minh mới của ông.[20]
Nhà kinh tế học Marriner Eccles quan sát thấy rằng "Trong các giai đoạn phát triển sau đó của cuộc vận động tranh cử, các bài diễn văn tranh cử đọc giống như có nhiều chỗ sai sót mà trong đó cả Roosevelt và Hoover thường đọc các hàng chữ của nhau."[21] Roosevelt tố cáo Hoover thất bại phục hồi thịnh vượng hoặc thậm chí thất bại trong việc kìm hãm đà xuống dốc của nền kinh tế. Ông mỉa mai con số thâm thủng ngân sách khổng lồ của Hoover. Roosevelt vận động tranh cử theo cương lĩnh của Đảng Dân chủ với chủ trương "cắt giảm mạnh và ngay tức khắc tất cả chi tiêu công cộng", "bãi bỏ các cơ quan và các ủy ban vô dụng, kết hợp lại các cơ quan văn phòng và loại trừ lãng phí quan liêu." Ngày 23 tháng 9, Roosevelt đưa ra nhận định u ám rằng "bộ máy công nghiệp của chúng ta được xây dựng; vấn đề hiện nay là có phải chăng dưới những điều kiện hiện tại nó được xây quá mức hay không. Giới hạn cuối cùng của chúng ta đã đến đích từ lâu rồi."[22] Hoover chê trách chủ nghĩa bi quan đó như là một sự phủ nhận "triển vọng của cuộc sống Mỹ ... đó là chỉ dẫn đầy tuyệt vọng."[23] Vấn đề cấm rượu cồn củng cố thêm số phiếu mới cho Roosevelt vì ông cho rằng việc bãi bỏ cấm rượu cồn sẽ mang lại thêm tiền thu nhập mới qua đánh thuế.
Roosevelt chiến thắng với 57% số phiếu phổ thông và thắng tại tất cả trừ 6 tiểu bang. Các sử gia và khoa học gia chính trị cho rằng các cuộc bầu cử năm 1932-36 là cuộc bầu cử tái phối trí cử tri (realigning election) tạo ra một liên minh lớn mới cho Đảng Dân chủ, vì thế chuyển đổi nền chính trị Mỹ và khởi sự cái gọi là "Hệ thống Đảng New Deal" hay (theo các nhà khoa học chính trị) Hệ thống Đảng phái lần thứ 5.[24]
Sau cuộc bầu cử, Roosevelt từ chối lời thỉnh cầu họp bàn với Hoover để thảo ra một chương trình phối hợp nhằm chấm dứt chiều hướng đi xuống của nền kinh tế và trấn an giới đầu tư. Lý do từ chối của ông là điều đó có thể sẽ trói buộc ông. Nền kinh tế lao xuống vực thẳm cho đến khi hệ thống ngân hàng bắt đầu ngưng hoạt động hoàn toàn trên toàn quốc khi nhiệm kỳ tổng thống của Hoover kết thúc.[25] Tháng 2 năm 1933, Roosevelt thoát chết trong một vụ có thể là mưu sát bởi tay súng Giuseppe Zangara (vụ này làm chết Thị trưởng thành phố Chicago là Anton Cermak đang ngồi kế bên ông).[26] Roosevelt gửi thác sự tin cậy của mình vào nhiều nhóm cố vấn khoa bảng của mình, đặc biệt là Raymond Moley khi ông soạn thảo các chính sách.
Khởi đầu bài diễn văn nhậm chức, Roosevelt quy kết trách nhiệm cuộc khủng hoảng kinh tế lên giới ngân hàng và doanh nhân tài chính, lòng hám lợi, và nền tảng vị kỷ của chủ nghĩa tư bản:
Các sử gia xếp loại chương trình của Roosevelt là "cứu nguy, hồi phục
và cải cách". Cứu nguy là vấn đề cấp bách vì có đến hàng chục triệu
người thất nghiệp. Hồi phục có nghĩa là thúc đẩy nền kinh tế quay trở về
trạng thái bình thường. Cải cách có nghĩa là sửa chữa dài hạn những gì
sai trái, đặc biệt là với hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong 30 lần
nói chuyện buổi tối trên sóng phát thanh, được biết đến là "fireside
chats", Roosevelt đã giới thiệu những đề nghị của ông trực tiếp đến công
chúng Mỹ.[30]
Lễ nhậm chức của Roosevelt vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 diễn ra khi nước Mỹ đang trong tình trạng hốt hoảng vì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Tình huống này cho ra đời câu nói nổi tiếng của ông: "Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình".[31] Ngay hôm sau, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp (Emergency Banking Act) tuyên bố một "ngày lễ ngân hàng" và thông báo một chương trình cho phép các ngân hàng mở cửa lại. Tuy nhiên, con số các ngân hàng mở cửa sau "ngày lễ" ít hơn con số ngân hàng từng mở cửa trước đây.[32] Đây là bước đề nghị đầu tiên của ông về phục hồi kinh tế. Để tạo lòng tin của dân chúng Mỹ đối với hệ thống ngân hàng, Roosevelt ký Đạo luật Glass-Steagall để lập ra Federal Deposit Insurance Corporation gọi tắt là FDIC (tạm dịch là Công ty Bảo hiểm Tiền gửi ngân hàng Liên bang).
Roosevelt cũng giữ lời hứa xúc tiến việc bãi bỏ luật cấm rượu cồn. Tháng 4 năm 1933, ông ra chỉ thị hành chính định nghĩa nồng độ cồn 3,2% được phép tiêu dùng. Sắc lệnh này theo sau hành động của Quốc hội nhằm thảo ra và thông qua tu chính án hiến pháp số 21 mà sau đó được thông qua vào cùng năm đó.
Trong khi New Deal lần thứ nhất năm 1933 được đa số thành phần xã hội rộng rãi ủng hộ, New Deal lần thứ hai phải đối mặt với cộng đồng thương mại. Các đảng viên Dân chủ bảo thủ, do Al Smith lãnh đạo, đánh trả bằng cách thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ (American Liberty League). Họ tấn công Roosevelt một cách điên cuồng và so sánh ông với Marx và Lênin.[38] Ngược lại, các công đoàn, được thêm năng lực nhờ vào Đạo luật Wagner, đã ký tên hàng triệu thành viên mới và trở thành lực lượng hậu thuẫn lớn cho các cuộc tái tranh cử của Roosevelt vào năm 1936, 1940 và 1944.[39]
Chi tiêu thâm thủng được một số nhà kinh tế học đề nghị, nổi bật là đề nghị của John Maynard Keynes từ Vương quốc Anh. Tổng sản lượng quốc gia năm 1936 là 34% cao hơn so với năm 1932 và 58% cao hơn trong năm 1940, trong đêm trước chiến tranh. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế phát triển 58% từ năm 1932 đến năm 1940 trong khoảng thời gian 8 năm hòa bình, và rồi phát triển 56% từ 1940 đến 1945 trong khoảng thời gian 5 năm chiến tranh. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế đã không làm nạn thất nghiệp mà Roosevelt thừa hưởng biến mất hoàn toàn. Thất nghiệp giảm đáng kể trong nhiệm kỳ đầu của Roosevelt từ 25% khi ông nhậm chức xuống còn 14,3% năm 1937. Tuy nhiên sau đó, nó lại gia tăng lên đến 19,0% năm 1938 ('khủng hoảng trong khủng hoảng') và 17,2% năm 1939, và vẫn giữ tỉ lệ cao này cho đến khi nó hoàn toàn biến mất trong suốt Đệ nhị Thế chiến khi những người thất nghiệp trước đây được tuyển mộ quân dịch.[41]
Suốt thời gian chiến tranh, nền kinh tế hoạt động dưới những điều kiện khác biệt nên việc so sánh với thời bình là không phù hợp. Tuy nhiên, Roosevelt coi các chính sách New Deal là tâm điểm di sản của ông. Trong bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 1944, ông chủ trương rằng người Mỹ nên coi quyền lợi kinh tế cơ bản như là một đạo luật nhân quyền thứ hai.
Nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiệm kỳ của Roosevelt.[42] Tuy nhiên, sự phát triển này được theo sau là tình trạng thất nghiệp liên tục ở mức độ cao; tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong thời New Deal là 17,2%. Suốt cả các nhiệm kỳ của ông, bao gồm những năm chiến tranh, tỉ lệ thất nghiệp trung bình là 13%.[43][44] Tổng số thất nghiệp trong suốt nhiệm kỳ của ông nới rộng khoảng 18,31 triệu việc làm bị mất trong khi tỉ lệ gia tăng việc làm trung bình hàng năm dưới thời chính phủ của ông là 5,3%.[45]
Roosevelt không tăng thuế thu nhập trước khi Đệ nhị Thế chiến bắt đầu; tuy nhiên thuế sổ lương (payroll tax) cũng bắt đầu được đưa ra nhằm gây quỹ cho chương trình mới là An sinh Xã hội năm 1937. Ông cũng được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chi tiêu thêm cho nhiều chương trình và kế hoạch khác nhau mà chưa từng có trước đây trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dưới sức ép tài chính do Đại suy thoái gây ra, đa số các tiểu bang đều đưa ra thêm nhiều loại thuế hay tăng thuế trong đó có có thuế thu nhập cũng như thuế gián thu. Việc Roosevelt đề nghị thu các loại thuế mới đối với tiền tiết kiệm của các công ty đã gây ra tranh cãi lớn trong 1936–37 nhưng cuối cùng chúng bị Quốc hội bác bỏ. Trong thời gian chiến tranh, ông thúc ép tăng tỉ lệ thuế thu nhập thậm chí cao hơn đối với cá nhân (lên đến một tỉ lệ thuế cận biên là 91%) và đại công ty, giới hạn mức lương cao đối với các viên chức lãnh đạo các công ty. Ông cũng phát Lệnh Hành pháp số 9250 vào tháng 10 năm 1942 nhằm tăng tỉ lệ thuế cận biên lên đến 100% đối với những ai có tiền lương vượt trên 25.000 đô la (sau thuế). Điều đó có nghĩa là giới hạn mức lương cao nhất là lên đến 25.000 đô la (khoảng chừng 334.000 đô la năm 2008).[46][47][48] Tuy nhiên lệnh hành pháp này bị Quốc hội hủy bỏ sau đó. Để tài trợ chiến tranh, Quốc hội mở rộng thu thuế đối với hầu hết những ai đi làm đều phải trả thuế thu nhập liên bang. Thuế trả trước (thuế được trừ ra trước khi tiền lương được phát) được giới thiệu vào năm 1943.
Sáng kiến chính về chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ đầu tiên của Roosevelt là "Chính sách lân bang tốt". Đây là một sự tái định lượng chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Mỹ La Tinh. Kể từ khi Học thuyết Monroe ra đời vào năm 1823, khu vực này đã từng được xem như là một vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Các lực lượng Mỹ rút khỏi Haiti. Các hiệp ước mới được ký kết với Cuba và Panama đã kết thúc tình trạng của họ là quốc gia được Hoa Kỳ bảo hộ. Tháng 12 năm 1933, Roosevelt ký văn kiện Hội nghị Montevideo về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia, từ bỏ quyền can thiệp đơn phương vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Mỹ La Tinh.[51]
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là rào cản chính đối với những chương trình của Roosevelt trong suốt nhiệm kỳ hai vì nó lật ngược nhiều chương trình của ông. Đặc biệt là vào năm 1935, tối cao pháp viện đồng thanh phán quyết rằng Đạo luật Phục hồi Quốc gia (NRA) là một sự ủy thác quyền lực một cách vi hiến của ngành lập pháp trao cho tổng thống. Roosevelt làm sửng sốt Quốc hội vào đầu năm 1937 khi đề nghị một luật mới cho phép ông bổ nhiệm 5 thẩm phán tối cao pháp viện mới[53] Kế hoạch "lấp đầy tòa án" này bị phản đối kịch liệt từ chính đảng của ông, dẫn đầu là Phó Tổng thống Garner vì nó dường như làm đảo lộn tam quyền phân lập và trao cho tổng thống cả quyền kiểm soát ngành tư pháp. Đề nghị của Roosevelt bị thất bại. Tòa án cũng rút lại cuộc đối đầu với hành pháp bằng cách phán quyết rằng các Đạo luật An sinh Xã hội và Quan hệ Lao động là hợp hiến. Chẳng bao lâu sau đó, một số thẩm pháp Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mất hoặc về hưu đã tạo cơ hội cho Roosevelt bổ nhiệm người của mình thay thế mà chỉ gặp phải một ít tranh cãi. Giữa năm 1937 và 1941, ông bổ nhiệm đến 8 thẩm phán tối cao pháp viện.[54]
Roosevelt từng có hậu thuẫn rất lớn từ các công đoàn đang phát triển nhanh nhưng đến thời điểm này thì họ chia rẽ thành hai thành phần đối nghịch cay cú là Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL) và Hội nghị Các tổ chức Công nghiệp (CIO). Thành phần thứ hai được John L. Lewis lãnh đạo. Roosevelt cảnh báo là có một "đại dịch lan tràn trong cả hai mái nhà của các bạn" nhưng sự chia rẽ vẫn tiếp tục và làm suy yếu đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử từ năm 1938 đến năm 1946.[55]
Vì quyết tâm vượt qua sự chống đối của các đảng viên Dân chủ bảo thủ (đa số từ miền Nam Hoa Kỳ), Roosevelt tự dấn thân vào các cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ năm 1938, tích cực vận động cho các ứng viên có thái độ ủng hộ hơn dành cho chương trình cải cách New Deal. Những người mà ông nhắm mục tiêu triệt hạ đã tố cáo ông là tìm cách thâu tóm đảng Dân chủ và dùng chiêu thức thuyết phục cử tri rằng họ độc lập để được tái đắc cử. Roosevelt bị thất bại chua cay, chỉ đánh gục được một mục tiêu, đó là một đảng viên Dân chủ bảo thủ từ Thành phố New York.[56]
Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1938, đảng Dân chủ mất 6 ghế thượng viện và 71 ghế hạ viện. Các ghế mất phần nhiều tập trung trong số các đảng viên Dân chủ ủng hộ New Deal. Khi Quốc hội nhóm họp năm 1939, đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sĩ Robert Taft lập ra một liên minh Bảo thủ cùng với các đảng viên Dân chủ miền Nam Hoa Kỳ. Sự ra đời của liên minh bảo thủ này gần như kết thúc khả năng của Roosevelt đưa các đề nghị của mình lên quốc hội để được thông qua thành luật. Luật lương tối thiểu năm 1938 là một đạo luật cải cách New Deal đáng kể cuối cùng được quốc hội thông qua.[57]
Tháng 10 năm 1937, Roosevelt đọc "Bài diễn văn Cách ly" với chủ đích kiềm chế các quốc gia xâm lược. Ông đề nghị rằng các quốc gia hiếu chiến nên bị đối xử như một căn bệnh y học chung và cần phải bị "cách ly".[59] Trong khi đó ông bí mật thiết lập một chương trình chế tạo tàu ngầm có tầm hoạt động xa có thể phong tỏa Nhật Bản.
Tháng 5 năm 1938, một cuộc đảo chính bất thành nổ ra do phong trào phát xít Integralista tại Brasil thực hiện. Sau cuộc đảo chính bất thành, chính phủ Brasil cho rằng Đại sứ Đức, Tiến sĩ Karl Ritter, có nhúng tay vào cuộc đảo chính này và tuyên bố rằng ông ta là persona non grata[60]. Sự việc Brasil tố cáo Đức hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Integralista có một ảnh hưởng khích động đối với chính phủ Roosevelt vì nó gây hoang mang rằng tham vọng của người Đức không chỉ giới hạn trong khu vực châu Âu mà trên toàn thế giới.[60] Điều này khiến cho chính phủ Roosevelt thay đổi cách nhìn trước đây về chế độ Đức Quốc Xã: một chế độ khó ưa, tuy nhiên trên cơ bản không phải là vấn đề đáng lo đối với Mỹ[60].
Ngày 4 tháng 9 năm 1938 giữa lúc có cuộc khủng hoảng lớn tại châu Âu lên đến đỉnh điểm bằng Hiệp ước München, trong lúc vén mở một tấm bảng vinh danh tình hữu nghị Pháp-Mỹ tại Pháp, Đại sứ Mỹ và cũng là bạn thân của Roosevelt, William C. Bullitt, đã phát biểu rằng "Pháp và Hoa Kỳ đoàn kết với nhau trong chiến tranh và hòa bình" khiến cho trong giới báo chí có nhiều đồn đoán rằng nếu chiến tranh bùng nổ vì Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ sẽ tham chiến bên cạnh phe Đồng minh.[61] Roosevelt bác bỏ lời đồn đoán trong một cuộc họp báo ngày 9 tháng 9. Ông nói rằng lời đồn đoán là sai 100%, và rằng Hoa Kỳ sẽ không gia nhập một "khối ngăn chặn Hitler" nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ông cũng nhấn mạnh rõ rằng trong trường hợp Đức có hành động xâm lược chống Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường trung lập.[61] Ngay khi Neville Chamberlain trở về London sau Hội nghị München, Roosevelt gởi cho ông một bức điện tín chỉ có hai chữ "Good Man" (nghĩa thông thường là "tốt lắm") mà cho đến nay vẫn còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phần đông ý kiến cho rằng bức điện tín mang ý nghĩa chúc mừng trong khi nhóm thiểu số thì phản bác lời giải nghĩa đó.[62]
Tháng 10 năm 1938, Roosevelt mở các buổi hội đàm bí mật với Pháp để xem có cách nào khắc phục được các luật lệ trung lập của Mỹ và cho phép Pháp mua các phi cơ Mỹ để lấp khoảng trống sản xuất trong ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Pháp. Bản thân Roosevelt cũng bị nhiều tác động ảnh hưởng vì một bản báo cáo vào tháng 10 năm 1938 của Đại sứ Mỹ tại Pháp, William Bullitt rằng Thủ tướng Pháp Édouard Daladier có nói với ông rằng "Nếu tôi có ba hoặc bốn ngàn phi cơ thì Hội nghị München đã không bao giờ xảy ra".[63] Tháng 11 năm 1938, Jean Monnet bí mật đến Washington cùng với một ủy ban và ngay lập tức đặt mua 1.000 phi cơ chiến đấu Mỹ cho Không quân Pháp.[64] Một vấn đề chính trong các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ là làm sao người Pháp trả tiền mua phi cơ Mỹ và làm sao để người Mỹ khắc phục được các đạo luật trung lập của Mỹ[65] Ngoài ra, Đạo luật Johnson 1934, cấm cho các quốc gia vỡ nợ tiền mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến mượn thêm tiền, cũng là một yếu tố phức tạp hơn (Pháp đã vỡ nợ năm 1934 vì không trả nổi tiền nợ mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến).[66] Ngày 28 tháng 1 năm 1939, một sĩ quan Không quân Pháp bị thương trong một vụ rớt máy bay tại Los Angeles. Vụ tai nạn này có liên quan đến một nguyên mẫu máy bay đầu tiên của loại oanh tạc cơ DB-7 khiến làm lộ bí mật các cuộc hội đàm bí mật Pháp-Mỹ[67]. Chuyện bại lộ này dấy lên một làn sóng lớn của chủ nghĩa biệt lập chống lại Roosevelt và dẫn đến việc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ tiến hành điều tra các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ[68]. Vì sự chống đối của chủ nghĩa biệt lập tại Quốc hội nên Roosevelt đã thực hiện một loạt những phát biểu trái ngược đến dân chúng Mỹ vào mùa đông năm 1939. Qua những phát biểu này, ông cảnh báo rằng Pháp và Anh Quốc là "phòng tuyến đầu tiên" của Mỹ cần viện trợ Mỹ và ông còn nói thêm rằng ông chỉ đang theo đuổi chính sách ngoại giao biệt lập mà sẽ không đẩy Hoa Kỳ vào bất cứ một cuộc chiến nào.[69] Những phát biểu trái ngược của Roosevelt càng khiến Hitler càng thêm khinh thường Roosevelt vì cho rằng ông là một lãnh tụ yếu thế, hay dao động và vì thế làm tăng thêm tính chủ quan của Hitler trong việc đánh giá Hoa Kỳ[70]. Tháng 2 năm 1939, để trả tiền mua phi cơ chiến đấu, người Pháp đã đề nghị nhượng lại tất cả các thuộc địa của họ tại vùng biển Caribe và Thái Bình Dương với giá 10 tỉ franc, đánh đổi bằng quyền mua theo tín dụng không giới hạn các phi cơ Mỹ.[71] Sau các cuộc thương thuyết căng thẳng, một cuộc dàn xếp được thỏa thuận vào mùa xuân năm 1939, cho phép Pháp thực hiện các đơn đặt hàng khổng lồ với ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Mỹ; tính đến năm 1940, tuy phần lớn các phi cơ được đặt mua đã không được giao hàng tại Pháp nhưng Roosevelt đã sắp xếp đổi hướng giao hàng các phi cơ này cho người Anh vào tháng 6 năm 1940.[72]
Vào tháng 4 năm 1940, Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy, theo sau là xâm chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp vào tháng 5. Các chiến thắng của Đức tại Tây Âu khiến cho Anh Quốc trở nên suy yếu, dễ bị xâm chiếm. Vì quyết không để cho Anh Quốc bại trận, Roosevelt tận dụng ngay sự chuyển đổi nhanh chóng thái độ của công chúng. Paris sụp đổ gây hoang mang cho công luận Mỹ và tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập cũng gần như tắt tiếng. Một sự đồng thuận cho thấy rằng chi tiêu quân sự phải được nới rộng một cách ngoạn mục. Không có sự đồng thuận rằng nguy cơ lâm chiến của Hoa Kỳ là bao nhiêu khi trợ giúp Anh Quốc. Tháng 7 năm 1940, FDR bổ nhiệm hai lãnh tụ theo chủ nghĩa can thiệp thuộc Đảng Cộng hòa, Henry L. Stimson và Frank Knox, làm bộ trưởng chiến tranh và bộ trưởng hải quân theo thứ tự vừa kể. Cả hai đảng ủng hộ các chương trình của ông nhanh chóng xây dựng các lực lượng quân sự Mỹ, nhưng những người theo chủ nghĩa biệt lập cảnh báo rằng Roosevelt sẽ đưa quốc gia lâm vào một cuộc chiến không cần thiết với Đức. Ông thành công trong việc hối thúc Quốc hội thông qua luật tuyển mộ quân dịch thời bình đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ năm 1940 (luật này được gia hạn năm 1941 bằng một phiếu ở Quốc hội). Roosevelt được "Ủy ban Phòng vệ Mỹ bằng cách Trợ giúp Đồng minh" ủng hộ nhưng bị "Ủy ban Mỹ trên hết" phản đối.[73]
Roosevelt dùng uy tín cá nhân của mình để xây dựng sự ủng hộ cho việc can thiệp của Hoa Kỳ. Nước Mỹ phải là "Kho thuốc đạn dân chủ", đó là lời phát biểu của ông trên sóng truyền thanh đến dân chúng Mỹ trong chương trình "fireside chats".[74] Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Roosevelt công khai thách thức các đạo luật trung lập bằng việc ký hiệp ước trao 50 chiếc khu trục hạm cho Anh Quốc để đổi lấy quyền sử dụng các căn cứ hải quân của Anh Quốc tại các đảo thuộc Anh Quốc trong vùng biển Caribe và Newfoundland. Đây là một dấu hiệu báo trước sự ra đời của Hiệp ước Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, khởi sự cuộc viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ trực tiếp cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Để nhận ý kiến cố vấn về chính sách ngoại giao, Roosevelt nhờ đến Harry Hopkins, người sau đó trở thành cố vấn chính của ông trong thời chiến. Họ tìm những phương sách mới để giúp Anh Quốc vì các nguồn tài chính của Anh Quốc đã cạn kiệt vào cuối năm 1940. Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập đã tắt tiếng, thông qua Đạo luật Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, cho phép Hoa Kỳ cung cấp vũ khi quân trang cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Quốc hội bỏ phiếu tán thành việc chi tiêu $50 tỉ đô la quân viện từ năm 1941–45. Có sự tương phản lớn so với tiền mà Hoa Kỳ cho vay mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến, viện trợ quân sự này không phải trả lại sau chiến tranh. Roosevelt là một người suốt đời ủng hộ sự tự do mậu dịch và chống đối chủ nghĩa đế quốc cho nên việc kết thúc chủ nghĩa thuộc địa của châu Âu là một trong những mục tiêu của ông.
Trong chiến dịch tranh cử chống đảng viên Cộng hòa Wendell Willkie, Roosevelt nhấn mạnh ý định của ông là sẽ làm mọi việc như có thể để giữ Hoa Kỳ ngoài cuộc chiến. Ông thắng bầu cử tổng thống năm 1940 với tỉ lệ 55% phiếu bầu phổ thông, thắng 38 trong số 48 tiểu bang. Chính phủ của ông có một sự chuyển dịch sang phía tả vì sự hiện diện của Henry A. Wallace trong vai trò Phó Tổng thống Hoa Kỳ, thay thế nhân vật bảo thủ từ tiểu bang Texas, John Nance Garner, nhân vật đã trở thành kẻ thù cay cú của Roosevelt sau năm 1937.
Việc xây dựng lực lượng quân sự kích thích sự phát triển kinh tế. Vào năm 1941, thất nghiệp rơi xuống dưới 1 triệu người. Vì khan hiếm nhân công lao động tại các khu vực trung tâm sản xuất chính trên toàn quốc nên có những dòng di dân lớn gồm những người Mỹ gốc châu Phi từ các nông trại ở miền Nam cũng như các nông gia nhỏ và các công nhân từ các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ khắp nơi trên toàn quốc. Mặt trận trong nước có sự thay đổi xã hội rất năng động trong suốt thời chiến trong khi đó các vấn đề trong nước không còn là những mối quan tâm cấp thiết nhất của chính phủ Roosevelt.
Khi Đức Quốc Xã xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Roosevelt mở rộng áp dụng Đạo luật Lend-Lease dành cho Liên Xô. Trong suốt năm 1941, Roosevelt cũng đồng ý rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ hộ tống các đoàn tàu của Đồng minh xa tận đến Anh Quốc và sẽ bắn vào tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Đức (U-boat) nếu chúng tấn công đường hàng hải của Đồng minh trong vùng mà Hải quân Hoa Kỳ hoạt động.
Như thế vào giữa năm 1941, Roosevelt đã đưa Hoa Kỳ đứng về phe Đồng minh với một chính sách "tất cả là viện trợ, không tham chiến."[77] Roosevelt gặp Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill ngày 14 tháng 8 năm 1941 để phác thảo ra Hiến chương Đại Tây Dương. Đây là hội nghị đầu tiên trong số các cuộc hội nghị xảy ra trong thời chiến. Tháng 7 năm 1941, Roosevelt ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson bắt đầu lập kế hoạch cho sự tham chiến hoàn toàn của Hoa Kỳ. Kết quả là "Kế hoạch Chiến thắng" được đưa ra dưới sự chỉ đạo của Albert Wedemeyer cung cấp cho tổng thống ước tính cần thiết về con số tổng động viên nhân lực, công nghiệp và tiếp vận để đánh bại "kẻ thù tiềm năng" của Hoa Kỳ.[78] Kế hoạch cũng dự tính gia tăng viện trợ cho các quốc gia Đồng minh và cần đến 10 triệu binh sĩ phục vụ. Phân nửa trong số 10 triệu binh sĩ phải sẵn sàng triển khai ở ngoại quốc vào năm 1943. Roosevelt quyết định cứng rắn đứng về phe Đồng minh và các kế hoạch vừa nói đã được lập sẵn trước khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.[79]
Ngày 4 tháng 12 năm 1941, tờ báo The Chicago Tribune tiết lộ "Rainbow Five", một kế hoạch chiến tranh tối mật được phác thảo theo lệnh của Tổng thống Franklin Roosevelt. Kế hoạch "Rainbow Five" kêu gọi tập hợp một lực lượng lục quân gồm 10 triệu binh sĩ nhằm tiến công vào châu Âu trong năm 1943, chiến đấu bên cạnh Anh Quốc và Nga.[81]
Ngày 25 tháng 11, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ Henry L. Stimson có viết trong nhật ký rằng ông đã thảo luận với Roosevelt về khả năng lớn xảy ra chiến tranh không thể tránh khỏi với Nhật Bản và rằng "chúng ta nên phải làm sao để đưa họ [người Nhật] vào thế khai hỏa trước mà không gây nhiều tổn thất và nguy hiểm cho chúng ta.'"[82][83]
Trợ tá hành chính của Roosevelt vào lúc đó, Jonathan Daniels, đã ghi lại phản ứng của Roosevelt sau vụ tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng như sau - "Cú đánh nặng hơn những gì mà ông (Roosevelt) từng hy vọng đến sự cần thiết của nó.... Nhưng những rủi ro này được đền bù; thậm chí mất mát cũng đáng giá...."[84]
Ngày 6 tháng 12 năm 1941, Tổng thống Roosevelt đọc được mật tin đã được giải mã của Nhật Bản và nói với trợ tá của ông là Harry Hopkins, "Điều này có nghĩa là chiến tranh."[85]
Cảnh báo được gửi đến các tư lệnh Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhưng tin tức này không được nhận đúng lúc vì lỗi của bộ máy hành chính. Thông điệp được gửi qua dịch vụ điện tín "Western Union Telegram" đến Tây Duyên hải Hoa Kỳ và sau đó qua dịch vụ vô tuyến "RCA Radio" đến thành phố Honolulu với nội dung đã được mã hóa. Đây là cách thức chuẩn liên lạc thông tin với các đảo của Hawaii vào thời đó khi điều kiện không gian không cho phép liên lạc thông tin trực tiếp như đã xảy ra vào ngày hôm đó. Tuy nhiên thông điệp này không được đánh dấu "khẩn cấp" nào vì thế nó được gửi đi theo thứ tự nhận được như các thông điệp khác. Chuyện này là do chủ ý của các vị tướng lãnh ở thủ đô Washington vì họ cho rằng nếu thông điệp được đánh dấu "khẩn cấp" và được gởi đến các vị tư lệnh tại Hawaii thì có thể gây sự chú ý của các điệp viên Nhật Bản ở Tây Duyên hải. Theo kế hoạch, thông điệp này là để cảnh báo cho lục quân và hải quân tại Hawaii để họ giăng sẵn bẫy đối phó với một cuộc tấn công của người Nhật. Tuy nhiên thông điệp được Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhận được mấy tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công đã kết thúc.
Theo hồ sơ cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về Trân Châu Cảng thì: [1]
Sau khi nhận được thông điệp, Đại tá French đích thân nhận trách nhiệm gửi nó đi. Khi biết hệ thống liên lạc vô tuyến của Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ đã không còn liên lạc được với Honolulu kể từ khoảng 10:20 sáng, ông liền quyết định rằng cách nhanh nhất để gửi nó đến Hawaii là bằng các phương tiện dịch vụ thương mại; có nghĩa là dùng dịch vụ điện tín "Western Union" đến San Francisco, và từ đó dùng sóng vô tuyến thương mại đến Honolulu. Thông điệp được lưu trữ tại trung tâm truyền tin Lục quân lúc 12:01 trưa (6:31 sáng, giờ Hawaii); được chuyển tải bằng điện tín đến dịch vụ Western Union xong vào lúc 12:17 trưa (6:47 sáng, Hawaii); được dịch vụ RCA Honolulu nhận được vào lúc 1:03 trưa (7:33 sáng, Hawaii); được phòng truyền tin, Đồn Shafter tại Hawaii nhận được vào khoảng 5:15 chiều (11:45 sáng, Hawaii) sau vụ tấn công. Thì ra việc liên lạc điện tín giữa dịch vụ RCA ở Honolulu và Đồn Shafter đã không thực hiện được vào giờ đặc biệt đó nên thông điệp được giao bằng xe đạp và người đưa tin bằng xe đạp này đã phải giao tin vòng vo vì tránh đợt bom nổ đầu tiên.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, phá hủy hoặc làm hư hại 16 chiến hạm trong đó phần lớn là các thiết giáp hạm của hạm đội và giết chết gần 3000 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ. Trong những tuần sau đó, người Nhật chiếm Philippines và các thuộc địa của Hà Lan và Anh Quốc ở Đông Nam Á, chiếm được Singapore vào tháng 2 năm 1942 và tiến công qua Miến Điện đến biên giới Ấn Độ thuộc Anh vào tháng 5, cắt đứt đường tiếp tế trên bộ đến Trung Hoa Dân Quốc. Thái độ phản chiến tại Hoa Kỳ biến mất trong đêm và Hoa Kỳ đoàn kết đằng sau Roosevelt. Chính vào thời điểm này, Roosevelt đã đọc bài "Diễn văn Ghê tởm" nổi tiếng trong đó ông nói rằng:"Ngày hôm qua, 7 tháng 12 năm 1941 — một ngày mà đáng ghê tởm (vì hành động bất ngờ và tàn bạo của Nhật) — Hoa Kỳ bị lực lượng hải quân và không lực Đế quốc Nhật Bản cố ý và bất ngờ tấn công."
Tuy làn sóng giận dữ lan khắp Hoa Kỳ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng nhưng từ đầu Roosevelt đã quyết định rằng việc đánh bại Đức Quốc Xã là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, quyết định chiến lược "châu Âu trước tiên" của Hoa Kỳ được triển khai một cách dễ dàng hơn khi Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.[86] Roosevelt gặp Churchill vào cuối tháng 12 và hoạch định ra một liên minh không chính thức rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô với các mục tiêu như sau: ngăn chặn sự tiến công của Đức vào Liên Xô và Bắc Phi, mở một cuộc xâm nhập vào Tây Âu với mục tiêu đè bẹp Đức Quốc Xã giữa hai mặt trận, và cứu Trung Hoa rồi đánh bại Nhật Bản.
Sau khi Đức Quốc Xã và Phát xít Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1941, các công dân Ý và Đức không có quốc tịch Mỹ và ủng hộ Hitler và Mussolini thường bị bắt và giam giữ.
Roosevelt nhận thức rằng Hoa Kỳ có một ác cảm truyền thống đối với Đế quốc Anh. Trong tác phẩm One Christmas in Washington (Một giáng sinh ở thủ đô Washington),[87] một buổi gặp mặt ăn tối giữa Roosevelt và Churchill được mô tả lại mà trong đó Roosevelt được trích dẫn nói như sau:
Đồng minh tiến hành xâm chiếm Morocco và Algérie thuộc Pháp (Chiến dịch Torch) vào tháng 11 năm 1942, xâm chiếm Sicilia (Chiến dịch Husky) vào tháng 7 năm 1943, và xâm chiếm Ý (Chiến dịch Avalanche) vào tháng 9 năm 1943. Chiến dịch ném bom chiến lược leo thang vào năm 1944 đã cày nát tất cả các thành phố chính của Đức và cắt đứt các nguồn tiếp tế dầu. Đây là một chiến dịch Anh-Mỹ phối hợp 50-50% lực lượng. Roosevelt chọn Dwight D. Eisenhower chứ không phải George Marshall để chỉ huy cuộc tiến công xâm chiếm của Đồng minh ngang eo biển với tên gọi là Chiến dịch Overlord bắt đầu vào ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944. Một số trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến đã xảy ra theo sau cuộc tiến công ngang qua eo biển. Lực lượng Đồng minh bị chặn đứng trên biên giới Đức trong "Trận Bulge" tháng 12 năm 1944. Roosevelt qua đời ngày 12 tháng 4 năm 1945 vào lúc các lực lượng Đồng Minh gần tiến vào Berlin.
Trong khi đó tại Thái Bình Dương, cuộc tiến công của Nhật Bản đã lên đến phạm vi cực điểm vào tháng 6 năm 1942 khi Hải quân Hoa Kỳ đã ghi được một chiến thắng mang tính định đoạt trong Trận Midway. Khi đó, các lực lượng Úc và Mỹ bắt đầu có tiến bộ tuy đắt giá và chậm chạp bằng chiến thuật được gọi là "nhảy đảo" trong vùng Thái Bình Dương. Mục tiêu của chiến thuật này là giành lấy các căn cứ mà từ đó không lực chiến lược có thể được đưa vào phục vụ để oanh tạc đất Nhật Bản, và từ đó có thể tiến công xâm chiếm Nhật Bản sau này. Roosevelt đã nhượng bộ một phần đối với những đòi hỏi trước sau như một của công chúng và Quốc hội là phải tận lực hơn trong việc chống Nhật Bản trong khi ông luôn một mực muốn đánh bại Đức trước.
Tuy nhiên vào đầu năm 1945, khi quân đội Đồng minh tiến vào Đức và lực lượng Xô Viết kiểm soát được Ba Lan, các vấn đề phải được đem ra thảo luận minh bạch. Tháng 2 năm 1945, mặc dù sức khỏe sa sút trầm trọng, Roosevelt vẫn đi đến Yalta, vùng Krym của Liên Xô, để họp bàn với Stalin và Churchill. Trong khi Roosevelt vẫn tự tin rằng Stalin sẽ giữ lời hứa cho phép các cuộc bầu cử tự do tại Đông Âu, một tháng sau khi Hội nghị Yalta kết thúc thì Đại sứ của Roosevelt tại Liên Xô là Averill Harriman điện tín cho Roosevelt biết rằng "chúng ta phải thừa nhận rõ ràng rằng chương trinh của Liên Xô là thiết lập chủ nghĩa toàn trị, chấm dứt tự do cá nhân và dân chủ như chúng ta đã biết."[89] Hai ngày sau, Roosevelt bắt đầu thừa nhận rằng quan điểm của ông về Stalin là quá lạc quan và rằng "Averell đã nói đúng."[89] Người Mỹ gốc Đông Âu chỉ trích Hội nghị Yalta vì đã thất bại trong việc ngăn chặn sự thành lập Khối Đông Âu.
Biết rõ nguy cơ là Roosevelt sẽ chết trong nhiệm kỳ thứ tư nên các đảng viên thường trực của Đảng Dân chủ cứ một mực muốn bỏ Phó Tổng thống Henry A. Wallace vì ông được cho là thân Liên Xô. Sau khi xem xét qua James F. Byrnes của tiểu bang Nam Carolina, rồi bị Thống đốc Indiana là Henry F. Schricker từ chối, Roosevelt thay thế Wallace bằng một thượng nghị sĩ ít tiếng tăm là Harry S. Truman. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1944, liên danh Roosevelt và Truman thắng 53% phiếu bầu phổ thông và thắng tại 36 tiểu bang chống lại đối thủ là Thống đốc New York, Thomas E. Dewey.
Khi ông trở về Hoa Kỳ, ông đọc diễn văn trước Quốc hội ngày 1 tháng 3 về Hội nghị Yalta,[96] và nhiều người đã phải giật mình khi nhận thấy ông trông rất già và ốm yếu. Ông phải ngồi để đọc diễn văn trong Quốc hội. Đây là một điều nhượng bộ của ông chưa từng có trước đây đối với sự bất lực của cơ thể mình (ông mở đầu bài diễn văn bằng lời nói như sau: "Tôi hy vọng mọi người sẽ tha thứ cho tôi vì phải ngồi đây một cách bất thường để diễn thuyết những gì tôi muốn nói, nhưng...nó giúp cho tôi dễ dàng hơn khi không phải đeo khoảng 10 pound thép quanh phía dưới chân tôi." Đây là lần duy nhất ông nhắc đến sự tàn phế của mình trước đám đông). Nhưng tinh thần của ông vẫn hoàn toàn tỉnh táo. "Hội nghị Crimean", ông nhấn mạnh, "phải nêu rõ mục tiêu kết thúc một hệ thống hành động đơn phương, những liên minh biệt lập, những khu vực ảnh hưởng, những cán cân quyền lực, và tất cả những mưu mô khác đã được thử nghiệm hàng thế kỷ qua – và luôn bị thất bại. Chúng ta đề nghị thay thế tất cả những thứ này bằng một tổ chức toàn cầu mà ở đó tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình cuối cùng có cơ hội tham gia vào."[97]
Suốt tháng 3 năm 1945, ông gửi các thông điệp đến Stalin với những lời lẽ đanh thép, tố cáo Stalin phá vỡ những thỏa thuận thực thi của vị lãnh tụ Liên Xô tại Hội nghị Yalta về Ba Lan, Đức, tù binh, và các vấn đề khác. Khi Stalin tố cáo Đồng minh phương Tây đang mưu toan tìm kiếm hòa bình riêng với Hitler phía sau lưng vị lãnh tụ này, Roosevelt trả lời rằng: "Tôi không thể nào mà không có một cảm giác tức giận đối với những người chỉ điểm cho ông, bất cứ họ là ai, vì đã diễn đạt lại sai một cách đê hèn như thế về những hành động của tôi hay hành động của những thuộc cấp đáng tin của tôi."[98]
Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Roosevelt đến Warm Springs để nghỉ ngơi trước khi ông xuất hiện tại hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc. Vào trưa ngày 12 tháng 4, Roosevelt nói, "Tôi hơi bị đau phía sau đầu". Ông liền ngồi sụp xuống chiếc ghế của mình, bất tỉnh, và được mang vào phòng ngủ của ông. Bác sĩ tim trực bên cạnh tổng thống là Howard Bruenn đã chẩn đoán cho ông và cho biết là tổng thống bị chứng chảy máu não (đột quy). Lúc 3:35 chiều cùng ngày, Roosevelt qua đời. Giống như sau này Allen Drury có nói, "như thế là kết thúc một thời đại, vì thế bắt đầu một thời đại mới." Sau khi Roosevelt qua đời, một bài xã luận của tờ Thời báo New York tuyên bố, "Con người sẽ quỳ gối để cảm ơn Thượng đế một trăm năm kể từ bây giờ vì Franklin D. Roosevelt đã ở trong Nhà Trắng".[99]
Vào lúc ngã bất tỉnh, Roosevelt đang ngồi cho họa sĩ Elizabeth Shoumatoff vẽ chân dung ông. Bức họa này được biết với cái tên nổi tiếng là Chân dung chưa hoàn chỉnh của Franklin D. Roosevelt.
Trong những năm sau cùng của ông tại Nhà Trắng, Roosevelt ngày càng làm việc quá sức và con gái ông, Anna Roosevelt Boettiger phải dọn vào ở gần bên ông để hỗ trợ. Anna cũng sắp xếp cho cha của bà gặp mặt người tình cũ của ông là bà Lucy Mercer Rutherfurd, lúc đó đang là quả phụ. Shoumatoff, người duy trì mối quan hệ thân với cả Roosevelt và Mercer, đã vội vã đưa Mercer đi khỏi để tránh tai tiếng. Khi Eleanor biết chồng của bà mất, bà cũng nghe được tin tức nói rằng Anna đã sắp xếp các cuộc gặp gỡ cho Roosevelt gặp Mercer và rằng Mercer đã ở bên cạnh ông lúc ông mất.
Vào ngày 13 tháng 4, xác của Roosevelt được đặt trong một cỗ quan tài có quấn quốc kỳ Mỹ và được đưa lên xe lửa tổng thống. Sau lễ tang tại Nhà Trắng ngày 14 tháng 4, Roosevelt được đưa về thị trấn Hyde Park bằng xe lửa, được bốn binh sĩ của Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên canh giữ. Theo di chúc của ông, Roosevelt được chôn cất trong vườn hồng của ngôi nhà gia đình Roosevelt (nay được gọi là Home of Franklin D. Roosevelt National Historic Site, tạm dịch là Di tích Lịch sử Quốc gia Nhà của Franklin D. Roosevelt) ở thị trấn Hyde Park ngày 15 tháng 4. Sau khi vợ ông qua đời tháng 11 năm 1962, bà được chôn cất bên cạnh ông.
Cái chết của Roosevelt đã gây sốc và thương tiếc khắp toàn quốc Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Công chúng đã không hay biết gì về sức khỏe ngày càng sa sút của ông trước đó. Roosevelt đã làm tổng thống trên 12 năm, dài hơn hẳn bất cứ vị tổng thống nào. Ông đã dẫn dắt Hoa Kỳ vượt qua một số các cuộc khủng hoảng lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến khi Đức Quốc Xã gần như bị đánh bại và sự bại trận của Nhật Bản cũng đang trong tầm nhìn thấy được. Khi hay tin Roosevelt qua đời thì Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc Xã là Paul Joseph Göbbels trở nên vui sướng, ông ta nghĩ rằng năm 1945 sẽ là năm phát xít Đức lấy lại thế thượng phong (xem thêm bài Phép lạ của Nhà Brandenburg). Ông ta ra lệnh cho mang rượu sâm-banh đến và còn gọi điện đến Quốc trưởng Adolf Hitler:[100]
Nhưng gần 1 tháng sau khi F. D. Roosevelt mất, vào ngày 8 tháng 5, cái giây phút mà ông tranh đấu đã đến: đó là Ngày chiến thắng. Tổng thống Harry Truman,
bước sang tuổi 61 vào ngày hôm đó, đã dành trọn Ngày Chiến thắng và các
buổi lễ mừng của nó để hồi tưởng về Roosevelt cũng như ra lệnh toàn
quốc treo cờ rủ suốt những ngày còn lại của khoảng thời gian 30 ngày
tang để tỏ lòng tôn kính đến sự đóng góp của Roosevelt trong việc kết
thúc chiến tranh tại châu Âu.
Cái chết của Roosevelt đã miễn trừ cho ông cái khoảng khắc quyết định là có nên sử dụng bom nguyên tử hay không và việc quyết định này bây giờ được đặt lên người của Tổng thống Truman. Có nhiều yếu tố đã gây ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bom nguyên tử của Tổng thống Truman trong đó có sự cố vấn của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Họ đại diện một tiếng nói chung của công chúng Mỹ đang trông mong kết thúc chiến tranh và sự khả dĩ giành một chiến thắng nhanh chóng chống Đế quốc Nhật Bản.
Người Mỹ gốc châu Phi và người bản thổ Mỹ[102] có cuộc sống ổn định nhờ vào các chương trình cứu trợ New Deal. Sitkoff (1978) tường trình rằng Cơ quan Quản trị Tiến triển Xây dựng Công chánh (WPA) "đã cung cấp một sàn kinh tế cho toàn cộng đồng người da màu trong thập niên 1930, có thể nói đáng so sánh với cả ngành nông nghiệp và dịch vụ giúp việc nhà trong vai trò là nguồn thu nhập chính".[103][104]
Vì Roosevelt cần sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ miền Nam Hoa Kỳ cho các chương trình thuộc New Deal nên ông đã quyết định không hối thúc đưa ra qui trình làm luật chống "lynching" (là hình thức giết người không qua xét xử, được thực hiện bởi một nhóm người, thường là treo cổ nạn nhân). Ông sợ một hành động như thế có thể đe dọa đến khả năng thông qua các chương trình ưu tiên cao nhất của ông - cho dù ông đã lên án "lynching" như là một hình thức hợp tác giết người hèn hạ".[105]
Sử gia Kevin J. McMahon cho rằng các bước dài tiến triển trong thời kỳ này đã là nền tảng cho phong trào nhân quyền của người Mỹ gốc châu Phi. Trong Bộ Tư pháp của chính phủ Roosevelt, Bộ phận Nhân quyền cùng làm việc bên cạnh với Hội Quốc gia vì Tiến bộ của Người da màu (NAACP). Roosevelt làm việc với các nhóm nhân quyền khác trong các trường hợp đối phó với sự hung bạo của cảnh sát, các vụ hợp tác hành quyết nạn nhân, và các vụ vi phạm quyền đầu phiếu. Người ta cho rằng các hành động này đã gởi một thông điệp mãnh liệt đến những kẻ theo chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacist) ở miền Nam Hoa Kỳ và các đồng minh chính trị của bọn họ ở thủ đô Washington.[106]
Bắt đầu vào thập niên 1960, FDR bị buộc tội[107] là đã không hành động đủ quyết đoán để đề phòng hoặc ngăn chặn được cái mà người ta gọi là Holocaust (hủy diệt con người). Những người chỉ trích kể ra một số trường hợp, thí dụ như tình tiết năm 1939 mà qua đó có 936 người tỵ nạn Do Thái trên chiếc tàu SS St. Louis bị từ chối nhận vào nương náu tại Hoa Kỳ vì các luật hạn chế mà Quốc hội thông qua.
Roosevelt đã không sẵn lòng bãi bỏ lệnh cách ly chủng tộc trong quân đội. Tuy nhiên vào ngày 25 tháng 6 năm 1941, Roosevelt ký ban hành Lệnh Hành pháp số 8802, nghiêm cấm kỳ thị dựa vào "chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, hay nguồn gốc quốc gia" trong việc thê mướn công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp có liên quan đến quốc phòng.[108][109]
Những công dân thuộc quốc gia thù địch đang sống tại Hoa Kỳ và những người có tổ tiên Nhật Bản có cuộc sống rất bấp bênh. Ngày 19 tháng 2 năm 1942, Roosevelt đưa ra Lệnh Hành pháp số 9066, được áp dụng đối với mọi người bị xếp loại là những người thuộc quốc gia thù địch, bao gồm những người có hai quốc tịch đang sống trong những vùng được cho là có nguy cơ cao mà bao trùm phần lớn các thành phố tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ đang có chiến tranh với Ý, khoảng 600.000 thường trú nhân gốc Ý (công dân Ý không có quốc tịch Mỹ) bị giới hạn việc đi lại; sự giới hạn này được bãi bỏ vào tháng 10 năm 1942.[110]
Khoảng 120.000 người gốc Nhật bị buộc phải rời Tây Duyên hải. Từ năm 1942 đến 1945, họ sống trong các trại tập trung phía bên trong đất liền. Những người gốc Nhật khác sống bên ngoài Tây Duyên hải và tại Lãnh thổ Hawaii không bị ảnh hưởng.
Tổng thống Roosevelt đã bổ nhiệm 8 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, nhiều hơn bất cứ vị tổng thống Mỹ nào, trừ George Washington
đã bổ nhiệm 10 vị. Vào năm 1941, 8 trong số 9 thẩm phán đương thời là
người được Roosevelt bổ nhiệm. Harlan Fiske Stone được Roosevelt cất
nhắc lên thành Thẩm phán trưởng từ chức vụ thẩm phán viên.
Cả trong suốt và sau các nhiệm kỳ của ông, những người chỉ trích Roosevelt đã đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ gồm các chính sách và lập trường của ông mà còn có sự củng cố quyền lực của ông vì thời gian dài làm tổng thống, sự phục vụ của ông qua hai cuộc khủng hoảng lớn, và sự ủng hộ lớn lao của công chúng dành cho ông. Việc mở rộng nhanh chóng các chương trình của chính phủ xảy ra trong nhiệm kỳ của Roosevelt đã tái định nghĩa vai trò của chính phủ tại Hoa Kỳ, và chủ trương của Roosevelt về các chương trình xã hội của chính phủ là công cụ trong việc tái định nghĩa chủ nghĩa tự do cho các thế hệ kế tục.[116]
Roosevelt đã thiết lập vững chắc vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên sân khấu thế giới với những tuyên ngôn như trong diễn văn "Bốn Tự do" của ông, tao ra một nền tảng cơ bản cho vai trò tích cực của Hoa Kỳ trong Đệ nhị Thế chiến và sau đó.
Năm 1945, Roosevelt được sử gia Na Uy, Halvdan Koht nhắc đến là một trong số 7 người hội đủ điều kiện để được đề cử nhận Giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, sử gia này lại không đề cử bất cứ ai. Người thật sự được đề cử là Cordell Hull.[117]
Sau khi Franklin qua đời, Eleanor Roosevelt tiếp tục hiện diện miễn cưỡng trong nền chính trị thế giới và Hoa Kỳ, phục vụ với tư cách một đại biểu dự hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc và tiên phong tranh đấu cho nhân quyền. Nhiều thành viên chính phủ của ông đã đóng vai trò lãnh đạo trong các chính phủ tiếp theo của các tổng thống Truman, Kennedy và Johnson. Mỗi vị tổng thống này đều tiếp tục ôm ấp di sản chính trị của Roosevelt.[118]
Ngôi nhà của Roosevelt tại thị trấn Hyde Park hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia và là thư viện tổng thống. Nơi nghỉ ngơi miền quê của ông ở Warm Springs, tiểu bang Georgia hiện nay là một bảo tàng do tiểu bang Georgia điều hành. Nơi nghỉ ngơi mùa hè của ông trên Đảo Campobello được cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Canada bảo trì, có tên gọi là Công viên Quốc tế Roosevelt Campobello; hòn đảo này có lối vào qua ngã Cầu Franklin Delano Roosevelt.
Đài tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt nằm ở thủ đô Washington, D.C. bên cạnh Đài tưởng niệm Jefferson trên Hồ nước Tidal. Hình của Roosevelt có in trên tiền kim loại 10 xu đô-la. Nhiều công viên, trường học cũng như một hàng không mẫu hạm, một trạm xe điện ngầm ở Paris và hàng trăm con đường hay quảng trường khắp nước Mỹ và thế giới được đặt tên ông để vinh danh.
Phản ánh về những năm tháng Roosevelt làm tổng thống, người viết tiểu sử về ông, Jean Edward Smith vào năm 2007 có nói: "Điều gì đã đưa Hoa Kỳ qua Đại khủng hoảng và Đệ nhị Thế chiến đến tương lai thịnh vượng", "Ông đã tự nhấc người lên khỏi chiếc xe lăn để nhấc bổng quốc gia này lên khi nó đang ở trong tư thế quỳ gối."[119]
Bản thân Roosevelt đã được Bưu điện Hoa Kỳ vinh danh bằng một con tem giá 6 xu đô-la thuộc bộ tem phát hành vinh danh những người Mỹ nổi tiếng (1965-1978).
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–36), FDR đã hướng dẫn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua chương trình kinh tế Kinh tế Mới. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với Phố Wall, ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông "đưa người" vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thấp nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Phần lớn các qui định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ qui định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình An sinh Xã hội được quốc hội thông qua năm 1935.
Vào lúc Đệ nhị Thế chiến sắp bùng nổ sau năm 1938 khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa và Đức Quốc Xã trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và Vương quốc Anh trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành "kho vũ khí dân chủ" — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc Xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó.
Roosevelt đã chi phối nền chính trị Mỹ, không chỉ trong suốt 12 năm làm tổng thống mà còn nhiều thập niên về sau. Ông là nhạc trưởng của việc tái phối trí cử tri mà sau đó hình thành nên Hệ thống đảng phái lần thứ 5. Liên minh New Deal của ông đã qui tụ được các công đoàn lao động, những cỗ máy thành phố lớn (?), các sắc tộc da trắng, những người nhận trợ cấp xã hội, người Mỹ gốc châu Phi và những người nông dân da trắng ở miền Nam Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngoại giao của Roosevelt cũng vang dội trên sân khấu thế giới rất lâu sau khi ông qua đời trong đó phải kể đến Liên Hiệp Quốc và Hệ thống Bretton Woods là những thí dụ về sức ảnh hưởng rộng lớn của chính phủ ông. Roosevelt từ trước đến nay luôn được các học giả đánh giá là một trong số các tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ.
Mục lục
- 1 Thiếu thời
- 2 Sự nghiệp chính trị ban đầu
- 3 Thống đốc Tiểu bang New York, 1928-1932
- 4 Bầu cử Tổng thống năm 1932
- 5 Nhiệm kỳ thứ nhất, 1933-1937
- 6 Nhiệm kỳ hai, 1937–1941
- 7 Nhiệm kỳ thứ ba, 1941–1945
- 8 Nhiệm kỳ thứ tư và từ trần, 1945
- 9 Vấn đề nhân quyền
- 10 Chính phủ, nội các, và bổ nhiệm thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, 1933–1945
- 11 Di sản
- 12 Ủng hộ viên của Hướng đạo
- 13 Nhà sưu tầm tem
- 14 Tư liệu
- 15 Xem thêm
- 16 Chú thích
- 17 Tham khảo
- 18 Liên kết ngoài
Thiếu thời
Franklin Delano Roosevelt chào đời ngày 30 tháng 1 năm 1882 tại thị trấn Hyde Park trong thung lũng sông Hudson, tiểu bang New York. Cha của Franklin, James Roosevelt, Sr. và mẹ, Sara Ann Delano đều xuất thân từ những gia đình giàu có lâu đời ở tiểu bang New York. Họ nội của Franklin là người gốc Hà Lan trong khi họ ngoại đến từ Pháp. Franklin là người con duy nhất của gia đình.Họ Roosevelt có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan "van Rosevelt", nghĩa là "cánh đồng hoa hồng".[1]
Roosevelt lớn lên trong một môi trường sống với nhiều đặc quyền. Bà nội của Franklin, Mary Rebecca Aspinwall, là chị em họ với Elizabeth Kortright Monroe, phu nhân tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, James Monroe. Còn ông ngoại của Franklin, Warren Delano, Jr., là hậu duệ của những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower, Richard Warren, Isaac Allerton, Degory Priest, và Francis Cooke, từng làm giàu nhờ buôn nha phiến tại Trung Hoa.[2]
Sara là bà mẹ độc đoán, trong khi James là ông bố xa cách (James đã 54 tuổi khi Franklin chào đời). Sara có nhiều ảnh hưởng trên chàng thanh niên Franklin.[3] Các chuyến đi thường xuyên đến Âu châu giúp Franklin thông thạo tiếng Đức và tiếng Pháp. Cậu cũng học cách cưỡi ngựa, bắn súng, chèo thuyền, chơi pô-lô và tennis trên sân cỏ.
Roosevelt đến học tại trường nội trú Groton thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts. Tại đây, Franklin tiếp nhận ảnh hưởng của hiệu trưởng Endicott Peabody, người đã dạy cho cậu hiểu rằng nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn, ông cũng khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Roosevelt hoàn tất chương trình cử nhân tại trường đại học Harvard (Harvard College là một trường thuộc viện Đại học Harvard). Đang lúc học ở Harvard, người anh em họ năm đời của Franklin là Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt FDR. Năm 1902, Franklin gặp vợ tương lai của mình là Anna Eleanor Roosevelt, cháu gái của Theodore trong một buổi tiếp tân tại Nhà Trắng. Eleanor là cháu gái họ năm đời của FDR.[4] Cả hai đều là hậu duệ của một người Hà Lan tên Claes Martensz van Rosenvelt (Roosevelt) đến vùng đất New Amsterdam (nay là Manhattan của thành phố New York) từ Hà Lan trong thập niên 1640. Hai người cháu của Rosenvelt (Roosevelt), Johannes và Jacobus, là tổ phụ của hai chi tộc họ Roosevetl tại Long Island và sông Hudson theo thứ tự vừa kể. Eleanor và Theodore là hậu duệ của tộc Johannes trong khi FDR thuộc tộc Jacobus.[4] Franklin và Eleanor kết hôn năm 1905, hai năm sau lần gặp gỡ đầu tiên.
Năm 1905, FDR vào trường luật Columbia nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Sau khi qua được kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn tiểu bang New York năm 1907, Roosevelt quyết định bỏ học. Năm 1908, Roosevelt đến làm việc cho một tập đoàn nhiều uy tín ở Wall Street – Carter, Ledyard and Milburn – chuyên về luật công ty.
Hôn nhân và Gia đình
Roosevelt quyết định kết hôn với Eleanor trước sự chống đối quyết liệt của mẹ FDR. Hôn lễ tổ chức ngày 17 tháng 3 năm 1905 có sự hiện diện của Theodore Roosevelt như là người thay mặt người cha đã quá cố của cô dâu. Cặp vợ chồng mới cưới dọn đến sống trong ngôi nhà do mẹ của Roosevelt mua tặng. Bà thường xuyên đến thăm họ, nhiều đến nỗi khiến Eleanor mệt mỏi. Roosevelt là một chàng trai tuấn tú, tài hoa và giỏi giao tiếp. Ngược lại, Eleanor kín đáo và không thích đời sống xã hội, lúc đầu cô chỉ muốn chăm sóc nhà cửa và nuôi dạy con cái. Họ có sáu người con:- Anna Eleanor (1906–1975),
- James (1907–1991),
- Franklin Delano, Jr. (3 tháng 3, 1909– 7 tháng 11, 1909),
- Elliott (1910–1990),
- Franklin Delano, Jr. (1914–1988), và
- John Aspinwall (1916–1981).
Roosevelt còn có những mối quan hệ lãng mạn bên ngoài hôn nhân. Một trong những mối quan hệ này là với cô thư ký của Eleanor, Lucy Mercer, chỉ một thời gian ngắn sau khi Mercer đến nhận việc vào đầu năm 1914. Tháng 9 năm 1918, nhờ những bức thư tình tìm thấy trong hành lý của Franklin mà Eleanor phát hiện ra mối quan hệ này. Eleanor đến gặp chồng với những bức thư trên tay và yêu cầu ly dị. Qua trung gian của Louis Howe, một cố vấn của Franklin, hai người hòa giải với nhau, nhưng trong thời gian còn lại của cuộc hôn nhân, Eleanor đến sống một mình trong một ngôi nhà ở Hyde Park tại Valkill."[9]
Sự nghiệp chính trị ban đầu
Thượng nghị sĩ Tiểu bang New York
Năm 1910, Roosevelt tranh cử vào Thượng viện tiểu bang New York, đại diện cho một khu vực thuộc Quận Dutchess. Đây là một khu vực bao quanh thị trấn Hyde Park mà từ năm 1884 chưa có một ứng viên đảng Dân chủ nào đắc cử ở đây. Tham gia cuộc đua, Roosevelt là hình ảnh gắn kết với sự giàu có, đặc quyền và ảnh hưởng tại Hudson Valley. Chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ năm ấy đã đưa Roosevelt đến thủ phủ tiểu bang là Albany. Roosevelt nhậm chức ngày 1 tháng 1 năm 1911 và trở thành thủ lãnh nhóm "phản loạn" chống đối bộ máy chính trị "Tammany Hall" (nhóm chính trị thuộc đảng Dân chủ luôn đóng vai trò chính kiểm soát chính trường thành phố New York) là nhóm đang chi phối đảng Dân chủ của tiểu bang. Cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ được bắt đầu với việc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ vào ngày 16 tháng 1 năm 1911 có kết quả bế tắc vì sự tranh giành của hai phe phái trong 74 ngày. Ngày 31 tháng 3, James A. O'Gorman được bầu và Roosevelt đạt được mục tiêu của mình: đó là chọc giận bộ máy chính trị Tammany Hall bằng cách ngăn chặn người mà nhóm này chọn lựa làm ứng cử viên là William F. Sheehan. Chẳng bao lâu sau đó, Roosevelt trở nên một khuôn mặt quen thuộc đối với các đảng viên Dân chủ New York. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử tiểu bang năm 1912 nhưng từ chức thượng nghị sĩ tiểu bang vào ngày 17 tháng 3 năm 1913 để nhận bổ nhiệm làm Trợ tá Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ.[10][11]Trợ tá Bộ trưởng Hải quân
Năm 1913, Woodrow Wilson bổ nhiệm Roosevelt vào chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, phục vụ dưới quyền của Bộ trưởng Josephus Daniels. Năm 1914, Roosevelt thất bại trước James W. Gerard, một người được nhóm Tammany Hall ủng hộ, trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tìm ứng viên cho cuộc chạy đua vào Thượng viện Hoa Kỳ. Trong vai trò trợ tá, Roosevelt tích cực hoạt động nhằm mở rộng quân chủng Hải quân và thành lập lực lượng Hải quân Trù bị. Tổng thống Wilson gửi lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến can thiệp vào các quốc gia vùng Trung Mỹ và Caribbe. Trong một loạt các bài diễn văn đọc trong chiến dịch vận động tranh cử chức vụ Phó Tổng thống vào năm 1920, Roosevelt tuyên bố rằng, với tư cách Phụ tá Bộ trưởng Hải quân, chính ông đã soạn bản hiến pháp mà Hoa Kỳ áp đặt cho Haiti năm 1915.[12]Tình cảm đặc biệt của Roosevelt đối với Hải quân dần dần phát triển và kéo dài suốt cuộc đời ông. Tại Bộ Hải quân, ông đã thể hiện tài năng lớn trong kỹ năng quản trị cũng như mau chóng học biết cách đàm phán với giới lãnh đạo Quốc hội và các bộ ngành khác trong chính phủ để vận động thông qua ngân sách. Ông là người nhiệt tình ủng hộ phương sách sử dụng tàu ngầm như là một loại công cụ hữu hiệu nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bởi tàu ngầm Đức nhắm vào tàu thủy của phe Đồng minh: ông đề xuất việc xây dựng hàng rào thủy lôi ở Biển Bắc từ Na Uy đến Tô Cách Lan. Năm 1918, Roosevelt đến thăm hai nước Anh và Pháp để thị sát các căn cứ hải quân của Mỹ tại đây; cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội gặp gỡ với Winston Churchill. Khi Đệ nhất Thế chiến kết thúc tháng 11 năm 1918, Roosevelt được giao nhiệm vụ giải ngũ quân nhân mặc dù ông chống lại kế hoạch giải thể hoàn toàn lực lượng Hải quân. Tháng 7 năm 1920, vì vụ tai tiếng tình dục ở Newport xảy ra giữa các thủy thủ Hải quân và dân đồng tình luyến ái địa phương được đăng tải trên Thời báo New York và Nhật báo Providence, Roosevelt từ chức trợ tá Bộ trưởng Hải quân để ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
Vận động tranh cử Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Đại hội đảng toàn quốc năm 1920 của Đảng Dân chủ chọn Roosevelt là ứng viên Phó Tổng thống Hoa Kỳ trong liên danh tranh cử tổng thống của Thống đốc tiểu bang Ohio là James M. Cox. Tuy nhiên liên danh tranh cử của Cox-Roosevelt bị liên danh tranh cử của phe Cộng hòa là Warren G. Harding đánh bại thảm hại trong cuộc bầu cử tổng thống. Lúc đó Roosevelt trở về hành nghề pháp lý tại New York và gia nhập Câu lạc bộ Civitan New York vừa mới được thành lập,[13] nhưng ít có ai nghĩ rằng một ngày không xa ông sẽ quay trở lại tranh cử vào một chức vụ công.Bệnh Bại liệt
Tháng 8 năm 1921, trong lúc đang đi nghỉ phép ở Đảo Campobello, tỉnh New Brunswick của Canada, Roosevelt bị nhiễm bệnh mà theo các bác sĩ của ông tin là bệnh bại liệt, dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoàn toàn và vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Trong quãng đời còn lại, ông không bao giờ chấp nhận mình bị bại liệt vĩnh viễn. Ông cố thử nhiều cách trị liệu vật lý, kể cả thủy liệu pháp (hydrotherapy). Trong năm 1926, ông mua một khu nghỉ dưỡng ở Warm Springs, Georgia. Tại đây ông thành lập một trung tâm thủy liệu pháp cho bệnh nhân bại liệt. Trung tâm này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay với tên gọi Viện Phục hồi Roosevelt Warm Springs. Sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Roosevelt giúp thành lập Quỹ Quốc gia cho Trẻ em bại liệt, ngày nay được gọi là "March of Dimes" (tạm dịch: cuộc đi bộ của tiền kim loại 10 xu). Chính vì sự lãnh đạo của ông trong tổ chức này nên hình ông được khắc trên đồng tiền kim loại 10 xu (tại Hoa Kỳ gọi là dime).Thời ấy, cuộc sống riêng tư của các nhân vật của công chúng không bị soi mói cặn kẽ như ngày nay nên ông có thể thuyết phục nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều, cũng như tin rằng ông có thể gánh vác trọng trách quốc gia lần nữa. Với những thanh sắt kẹp vào hông và chân, Roosevelt tự mình tập bước đi trong những khoảng cách ngắn với sự trợ giúp của một cây gậy. Trong chỗ riêng tư ông sử dụng một chiếc xe lăn, nhưng không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên. Chiếc xe hơi của ông có bộ điều khiển tay được thiết kế đặc biệt giúp ông dễ dàng lái xe.[14]
Năm 2003, một cuộc nghiên cứu chuyên ngành cho thấy căn bệnh của Roosevelt rất có thể là hội chứng Guillain-Barré, chứ không phải là bệnh bại liệt.[15] Tuy nhiên, vì tủy sống của Roosevelt không được kiểm nghiệm nên nguyên nhân gây ra căn bệnh bại liệt của ông có thể chẳng bao giờ được xác định rõ ràng.
Thống đốc Tiểu bang New York, 1928-1932
Roosevelt duy trì liên lạc và hàn gắn rào cản cách biệt với Đảng Dân chủ trong suốt thập niên 1920, đặc biệt là tại New York. Mặc dù ông vẫn có tên trong thành phần chống đối bộ máy chính trị Tammany Hall của Thành phố New York nhưng ông giảm nhẹ thái độ của mình. Ông giúp Alfred E. Smith đắc cử thống đốc tiểu bang New York năm 1922, và thậm chí ông còn là một người ủng hộ tích cực cho Smith chống lại người cháu họ của mình là đảng viên Cộng hòa Theodore Roosevelt, Jr. năm 1924.[16] Roosevelt đã đọc diễn văn đề cử Smith trong các đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ năm 1924 và 1928.[17] Với tư cách là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1928, Smith đáp lại bằng cách yêu cầu Roosevelt ra tranh cử chức thống đốc tiểu bang New York năm 1928. Trong khi Smith thất cử tổng thống một cách thảm bại, thậm chí thua tại ngay tiểu bang nhà của mình thì Roosevelt đắc cử thống đốc với tỉ lệ sít sao.Trong vai trò một thống đốc cải cách, ông lập ra một số chương trình xã hội mới, được Frances Perkins và Harry Hopkins cố vấn.
Trong cuộc vận động tái tranh cử năm 1930, Roosevelt cần sự thiện chí của nhóm Tammany Hall ở Thành phố New York; Tuy nhiên, đối thủ của ông thuộc Đảng Cộng hòa là Charles H. Tuttle đã nêu chuyện tham nhũng của nhóm Tammany Hall ra làm vấn đề tranh cử. Khi bầu cử sắp đến, Roosevelt ra lệnh điều tra việc mua bán các chức vụ tư pháp. Ông đắc cử nhiệm kỳ hai với con số cách biệt khoảng 700.000 phiếu.[18]
Bầu cử Tổng thống năm 1932
Nhờ hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất mà Roosevelt trở nên ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Song cuộc đua trở nên quyết liệt hơn khi có những dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover, sẽ thất bại trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1932. Al Smith được một số đại gia thành phố hậu thuẫn nhưng mất quyền kiểm soát đảng Dân chủ tại tiểu bang New York vào tay Roosevelt. Roosevelt tự xây dựng một liên minh toàn quốc với những đồng minh riêng của mình như trùm báo chí William Randolph Hearst, lãnh tụ cộng đồng Ái Nhĩ Lan Joseph P. Kennedy và nhà lãnh đạo tiểu bang California William G. McAdoo. Khi nhà lãnh đạo tiểu bang Texas John Nance Garner quay sang ủng hộ FDR thì vị lãnh đạo này được đề cử vào chức vụ phó tổng thống trong liên danh tranh cử của Roosevelt.Trong bài diễn văn nhận đề cử của Đảng Dân chủ, ông tuyên bố:
“ | Khắp nơi trên toàn quốc, đàn ông cũng như phụ nữ, những người từng bị lãng quên vì triết lý chính trị của chính phủ, đang nhìn về chúng ta ở nơi đây để chờ đợi sự dẫn dắt và chờ đợi cơ hội công bằng hợp lý hơn để chia phần sự thịnh vượng của quốc gia... Tôi xin cam kết với các bạn, tôi xin cam kết với bản thân mình một đối sách mới (a new deal) cho nhân dân Mỹ... Đối sách này hơn hẳn một cuộc vận động chính trị. Nó là một lời hiệu triệu cho một cuộc đấu tranh. | ” |
—Franklin D. Rooseveltt[19]
|
Nhà kinh tế học Marriner Eccles quan sát thấy rằng "Trong các giai đoạn phát triển sau đó của cuộc vận động tranh cử, các bài diễn văn tranh cử đọc giống như có nhiều chỗ sai sót mà trong đó cả Roosevelt và Hoover thường đọc các hàng chữ của nhau."[21] Roosevelt tố cáo Hoover thất bại phục hồi thịnh vượng hoặc thậm chí thất bại trong việc kìm hãm đà xuống dốc của nền kinh tế. Ông mỉa mai con số thâm thủng ngân sách khổng lồ của Hoover. Roosevelt vận động tranh cử theo cương lĩnh của Đảng Dân chủ với chủ trương "cắt giảm mạnh và ngay tức khắc tất cả chi tiêu công cộng", "bãi bỏ các cơ quan và các ủy ban vô dụng, kết hợp lại các cơ quan văn phòng và loại trừ lãng phí quan liêu." Ngày 23 tháng 9, Roosevelt đưa ra nhận định u ám rằng "bộ máy công nghiệp của chúng ta được xây dựng; vấn đề hiện nay là có phải chăng dưới những điều kiện hiện tại nó được xây quá mức hay không. Giới hạn cuối cùng của chúng ta đã đến đích từ lâu rồi."[22] Hoover chê trách chủ nghĩa bi quan đó như là một sự phủ nhận "triển vọng của cuộc sống Mỹ ... đó là chỉ dẫn đầy tuyệt vọng."[23] Vấn đề cấm rượu cồn củng cố thêm số phiếu mới cho Roosevelt vì ông cho rằng việc bãi bỏ cấm rượu cồn sẽ mang lại thêm tiền thu nhập mới qua đánh thuế.
Roosevelt chiến thắng với 57% số phiếu phổ thông và thắng tại tất cả trừ 6 tiểu bang. Các sử gia và khoa học gia chính trị cho rằng các cuộc bầu cử năm 1932-36 là cuộc bầu cử tái phối trí cử tri (realigning election) tạo ra một liên minh lớn mới cho Đảng Dân chủ, vì thế chuyển đổi nền chính trị Mỹ và khởi sự cái gọi là "Hệ thống Đảng New Deal" hay (theo các nhà khoa học chính trị) Hệ thống Đảng phái lần thứ 5.[24]
Sau cuộc bầu cử, Roosevelt từ chối lời thỉnh cầu họp bàn với Hoover để thảo ra một chương trình phối hợp nhằm chấm dứt chiều hướng đi xuống của nền kinh tế và trấn an giới đầu tư. Lý do từ chối của ông là điều đó có thể sẽ trói buộc ông. Nền kinh tế lao xuống vực thẳm cho đến khi hệ thống ngân hàng bắt đầu ngưng hoạt động hoàn toàn trên toàn quốc khi nhiệm kỳ tổng thống của Hoover kết thúc.[25] Tháng 2 năm 1933, Roosevelt thoát chết trong một vụ có thể là mưu sát bởi tay súng Giuseppe Zangara (vụ này làm chết Thị trưởng thành phố Chicago là Anton Cermak đang ngồi kế bên ông).[26] Roosevelt gửi thác sự tin cậy của mình vào nhiều nhóm cố vấn khoa bảng của mình, đặc biệt là Raymond Moley khi ông soạn thảo các chính sách.
Nhiệm kỳ thứ nhất, 1933-1937
Khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 (32 ngày sau khi Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức), nước Mỹ đang ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. Một phần tư lực lượng lao động mất việc làm. Nông dân đang khốn đốn vì nông phẩm hạ giá 60%. Sản xuất công nghiệp chỉ còn hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1929. Hai triệu người trở thành vô gia cư. Vì thiếu việc làm nên các tổ chức tội phạm và giới sống ngoài pháp luật ngày càng gia tăng. Chiều ngày 4 tháng 3, tất cả ngân hàng tại 32 trên 48 tiểu bang cũng như Đặc khu Columbia đều đóng cửa.[27] Ngày 5 tháng 3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York không thể mở cửa, do khách hàng hốt hoảng rút một khối lượng lớn tiền mặt trong những ngày trước đó.[28]Khởi đầu bài diễn văn nhậm chức, Roosevelt quy kết trách nhiệm cuộc khủng hoảng kinh tế lên giới ngân hàng và doanh nhân tài chính, lòng hám lợi, và nền tảng vị kỷ của chủ nghĩa tư bản:
“ | Chính yếu là vì những ông vua nắm giữ giao dịch tài chính của nhân loại đã thất bại vì quá ngoan cố và bất tài, đã thừa nhận thất bại và đã từ ngôi. Cung cách làm ăn của những kẻ đổi bạc vô lương tâm này vẫn còn bị cáo buộc trước tòa án công luận, bị lương tri và trí tuệ của con người bác bỏ. Sự thật thì họ đã cố gắng nhưng những nỗ lực của họ lại rơi vào phương thức của một thói quen lỗi thời. Khi đối mặt với khủng hoảng tín dụng họ chỉ biết đề nghị cho mượn thêm nhiều tiền. Bị mất trắng vì cám dỗ của lợi nhuận mà theo đó họ cũng đã gây ra thiệt hại cho nhân dân ta theo con đường sai lạc của họ, lúc đó họ lại tìm đủ mọi cách để che đậy bằng cách kêu gọi thiết tha xây dựng lại lòng tin.... Những kẻ đổi bạc đã bỏ trốn khỏi ngôi cao của mình trong ngôi đền văn minh của chúng ta. Chúng ta bây giờ có thể trùng tu lại ngôi đền này trở về trạng thái chân lý xưa. Biện pháp trùng tu ngôi đền mà chúng ta nên áp dụng là nằm trong phạm vi giá trị xã hội hơn là chỉ từ lợi nhuận của tiền bạc. | ” |
—Franklin D. Roosevelt[29]
|
New Deal lần thứ nhất, 1933-1934
"Một trăm ngày đầu tiên" của Roosevelt tập trung vào phần đầu của chiến lược: cứu trợ khẩn cấp. Từ ngày 9 tháng 3 đến 16 tháng 6 năm 1933, ông đệ trình Quốc hội con số kỷ lục các dự luật, và tất cả đều được thông qua. Tổng thống phải dựa vào những thượng nghị sĩ như George Norris, Robert F. Wagner và Hugo Black cũng như nhóm cố vấn chuyên môn được tuyển chọn từ giới trí thức khoa bảng để thiết kế các chương trình hành động. Giống Hoover, Roosevelt xem cuộc Đại Suy thoái một phần là do khủng hoảng niềm tin vì người dân cảm thấy e ngại khi quyết định chi tiêu hoặc đầu tư.Lễ nhậm chức của Roosevelt vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 diễn ra khi nước Mỹ đang trong tình trạng hốt hoảng vì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Tình huống này cho ra đời câu nói nổi tiếng của ông: "Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình".[31] Ngay hôm sau, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp (Emergency Banking Act) tuyên bố một "ngày lễ ngân hàng" và thông báo một chương trình cho phép các ngân hàng mở cửa lại. Tuy nhiên, con số các ngân hàng mở cửa sau "ngày lễ" ít hơn con số ngân hàng từng mở cửa trước đây.[32] Đây là bước đề nghị đầu tiên của ông về phục hồi kinh tế. Để tạo lòng tin của dân chúng Mỹ đối với hệ thống ngân hàng, Roosevelt ký Đạo luật Glass-Steagall để lập ra Federal Deposit Insurance Corporation gọi tắt là FDIC (tạm dịch là Công ty Bảo hiểm Tiền gửi ngân hàng Liên bang).
- Kế hoạch cứu trợ của Roosevelt gồm có việc tiếp tục chương trình cứu trợ của Hoover nhưng mang một tên mới, Cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang. Cơ quan nổi bật nhất trong số các cơ quan thuộc kế hoạch New Deal và cũng là cơ quan tâm đắc của Roosevelt là Đoàn Bảo trì Dân sự (Civilian Conservation Corps – CCC). Cơ quan này tuyển dụng 250.000 thanh niên thất nghiệp để làm việc cho các đề án địa phương tại vùng nông thôn. Quốc hội cũng dành cho Ủy ban Thương mại Liên bang quyền lực nới rộng nhằm lập ra các qui định kiểm soát và cung cấp cứu nguy tài chính cho hàng triệu nông gia và chủ sở hữu nhà. Roosevelt cho mở rộng Tập đoàn Tài chính Tái thiết do Hoover thành lập để biến nó thành nguồn cung cấp vốn chính cho ngành đường sắt và công nghiệp. Roosevelt xem việc cứu trợ nông nghiệp là ưu tiên cao, ông cho thiết lập Cơ quan Điều chỉnh Nông nghiệp với nhiệm vụ nâng cao giá nông sản bằng cách trả tiền cho nông gia ngưng canh tác và cắt giảm số thú nuôi.
- Cải cách nền kinh tế là mục tiêu của Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia (National Industrial Recovery Act – NIRA) năm 1933 nhằm chấm dứt tình trạng cạnh tranh khốc liệt bằng cách buộc các ngành công nghiệp phải tuân thủ bộ qui tắc ấn định cơ chế vận hành cho mọi công ty trong ngành như giá sàn, thỏa hiệp tránh cạnh tranh và định mức sản xuất. Các lãnh đạo công nghiệp thương thảo bộ qui tắc mà sau đó được các giới chức NIRA chấp thuận. Theo điều kiện để được NIRA chấp thuận, ngành công nghiệp phải tăng tiền lương. Những điều khoản này đã làm phấn chấn các công đoàn và đình chỉ các luật lệ chống cạnh tranh. Ngày 27 tháng 5 năm 1935, một phán quyết với sự đồng thuận của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố NIRA là vi hiến. Phản ứng chống lại phán quyết này, Roosevelt nói, "Mục tiêu và nguyên lý căn bản của NIRA là đúng đắn. Hủy bỏ đạo luật là điều không thể tưởng tượng được. Nó có nghĩa là quay trở lại tình trạng hỗn loạn trong công nghiệp và lao động."[33] Năm 1933, những quy định mới về ngân hàng được thông qua. Năm 1934, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ được thành lập để kiểm soát Phố Wall với sự lãnh đạo của người vận động gây quỹ tranh cử năm 1932 là Joseph P. Kennedy.
- Chính sách phục hồi kinh tế được theo đuổi bằng phương sách "bơm vào tiền mồi" (chính là chi tiêu của liên bang). NIRA chi tiêu 3,3 tỷ USD cho Cơ quan Công chính do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Harold Ickes đảm trách nhằm kích thích nền kinh tế. Roosevelt cộng tác với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa George Norris để thành lập doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ là Cơ quan Thung lũng Tennessee (gọi tắt tiếng Anh là TVA) nhằm quản lý các đề án xây dựng đập nước, nhà máy điện, kiểm soát lũ, hiện đại hóa nông nghiệp và gia cư ở Thung lũng Tennessee nghèo khó. Việc bãi bỏ luật cấm rượu cồn cũng mang đến một nguồn thu nhập mới từ thuế và giúp ông giữ lời hứa trong lúc vận động tranh cử.
- Sắc lệnh Hành chính số 6102 đặt toàn bộ vàng cá nhân của công dân Hoa Kỳ thành tài sản ngân khố Hoa Kỳ. Mục đích là để đối phó tình trạng lạm phát đang hoành hành nền kinh tế.[34]
Roosevelt cũng giữ lời hứa xúc tiến việc bãi bỏ luật cấm rượu cồn. Tháng 4 năm 1933, ông ra chỉ thị hành chính định nghĩa nồng độ cồn 3,2% được phép tiêu dùng. Sắc lệnh này theo sau hành động của Quốc hội nhằm thảo ra và thông qua tu chính án hiến pháp số 21 mà sau đó được thông qua vào cùng năm đó.
New Deal lần thứ hai, 1935 – 1936
Cuộc bầu cử quốc hội năm 1934 đã mang lại thuận lợi cho Roosevelt khi Đảng Dân chủ nắm đa số ghế áp đảo tại cả hai viện lập pháp. Đó cũng là lúc hình thành một cao trào mới cho New Deal trong qui trình lập pháp. Các qui trình lập pháp này gồm có việc thành lập ra Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Công chánh (Works Progress Administration), viết tắt là WPA. Cơ quan quản lý này thiết lập ban cứu nguy quốc gia để thuê mướn 2 triệu gia trưởng trên toàn quốc. Tuy nhiên vào lúc đỉnh điểm thuê mướn của WPA năm 1938, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao khoảng 12,5% theo con số thống kê của Michael Darby.[37] Đạo luật An sinh Xã hội thiết lập nên hệ thống an sinh xã hội và hứa hẹn nền an ninh kinh tế cho người già, người nghèo và người bệnh. Thượng nghị sĩ Robert Wagner thảo ra Đạo luật Wagner mà sau đó chính thức trở thành Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia. Đạo luật này thiết lập quyền liên bang của công nhân được quyền thành lập công đoàn, quyền thương thuyết tập thể và quyền tham gia đình công.Trong khi New Deal lần thứ nhất năm 1933 được đa số thành phần xã hội rộng rãi ủng hộ, New Deal lần thứ hai phải đối mặt với cộng đồng thương mại. Các đảng viên Dân chủ bảo thủ, do Al Smith lãnh đạo, đánh trả bằng cách thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ (American Liberty League). Họ tấn công Roosevelt một cách điên cuồng và so sánh ông với Marx và Lênin.[38] Ngược lại, các công đoàn, được thêm năng lực nhờ vào Đạo luật Wagner, đã ký tên hàng triệu thành viên mới và trở thành lực lượng hậu thuẫn lớn cho các cuộc tái tranh cử của Roosevelt vào năm 1936, 1940 và 1944.[39]
Môi trường Kinh tế
Chi tiêu của chính phủ tăng từ 8,0% tổng sản lượng quốc gia dưới thời Tổng thống Hoover năm 1932 lên 10,2% tổng sản lượng quốc gia năm 1936. Vì khủng hoảng, nợ quốc gia tính theo phần trăm tổng sản lượng quốc gia tăng gấp đôi dưới thời Hoover từ 16% lên đến 33,6% tổng sản lượng quốc gia năm 1932. Mặc dù Roosevelt đã quân bình ngân sách "thường lệ" nhưng ngân sách khẩn cấp được tài trợ bằng tiền nợ đang tăng lên đến 40,9% năm 1936, và sau đó vẫn nằm ở mức đó cho đến Đệ nhị Thế chiến thì tăng vọt nhanh chóng. Nợ quốc gia tăng dưới thời Hoover, duy trì ở mức đều đặn dưới thời FDR cho đến khi chiến tranh bắt đầu như được trình bày trong biểu đồ số 1.[40]Chi tiêu thâm thủng được một số nhà kinh tế học đề nghị, nổi bật là đề nghị của John Maynard Keynes từ Vương quốc Anh. Tổng sản lượng quốc gia năm 1936 là 34% cao hơn so với năm 1932 và 58% cao hơn trong năm 1940, trong đêm trước chiến tranh. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế phát triển 58% từ năm 1932 đến năm 1940 trong khoảng thời gian 8 năm hòa bình, và rồi phát triển 56% từ 1940 đến 1945 trong khoảng thời gian 5 năm chiến tranh. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế đã không làm nạn thất nghiệp mà Roosevelt thừa hưởng biến mất hoàn toàn. Thất nghiệp giảm đáng kể trong nhiệm kỳ đầu của Roosevelt từ 25% khi ông nhậm chức xuống còn 14,3% năm 1937. Tuy nhiên sau đó, nó lại gia tăng lên đến 19,0% năm 1938 ('khủng hoảng trong khủng hoảng') và 17,2% năm 1939, và vẫn giữ tỉ lệ cao này cho đến khi nó hoàn toàn biến mất trong suốt Đệ nhị Thế chiến khi những người thất nghiệp trước đây được tuyển mộ quân dịch.[41]
Suốt thời gian chiến tranh, nền kinh tế hoạt động dưới những điều kiện khác biệt nên việc so sánh với thời bình là không phù hợp. Tuy nhiên, Roosevelt coi các chính sách New Deal là tâm điểm di sản của ông. Trong bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 1944, ông chủ trương rằng người Mỹ nên coi quyền lợi kinh tế cơ bản như là một đạo luật nhân quyền thứ hai.
Nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiệm kỳ của Roosevelt.[42] Tuy nhiên, sự phát triển này được theo sau là tình trạng thất nghiệp liên tục ở mức độ cao; tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong thời New Deal là 17,2%. Suốt cả các nhiệm kỳ của ông, bao gồm những năm chiến tranh, tỉ lệ thất nghiệp trung bình là 13%.[43][44] Tổng số thất nghiệp trong suốt nhiệm kỳ của ông nới rộng khoảng 18,31 triệu việc làm bị mất trong khi tỉ lệ gia tăng việc làm trung bình hàng năm dưới thời chính phủ của ông là 5,3%.[45]
Roosevelt không tăng thuế thu nhập trước khi Đệ nhị Thế chiến bắt đầu; tuy nhiên thuế sổ lương (payroll tax) cũng bắt đầu được đưa ra nhằm gây quỹ cho chương trình mới là An sinh Xã hội năm 1937. Ông cũng được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chi tiêu thêm cho nhiều chương trình và kế hoạch khác nhau mà chưa từng có trước đây trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dưới sức ép tài chính do Đại suy thoái gây ra, đa số các tiểu bang đều đưa ra thêm nhiều loại thuế hay tăng thuế trong đó có có thuế thu nhập cũng như thuế gián thu. Việc Roosevelt đề nghị thu các loại thuế mới đối với tiền tiết kiệm của các công ty đã gây ra tranh cãi lớn trong 1936–37 nhưng cuối cùng chúng bị Quốc hội bác bỏ. Trong thời gian chiến tranh, ông thúc ép tăng tỉ lệ thuế thu nhập thậm chí cao hơn đối với cá nhân (lên đến một tỉ lệ thuế cận biên là 91%) và đại công ty, giới hạn mức lương cao đối với các viên chức lãnh đạo các công ty. Ông cũng phát Lệnh Hành pháp số 9250 vào tháng 10 năm 1942 nhằm tăng tỉ lệ thuế cận biên lên đến 100% đối với những ai có tiền lương vượt trên 25.000 đô la (sau thuế). Điều đó có nghĩa là giới hạn mức lương cao nhất là lên đến 25.000 đô la (khoảng chừng 334.000 đô la năm 2008).[46][47][48] Tuy nhiên lệnh hành pháp này bị Quốc hội hủy bỏ sau đó. Để tài trợ chiến tranh, Quốc hội mở rộng thu thuế đối với hầu hết những ai đi làm đều phải trả thuế thu nhập liên bang. Thuế trả trước (thuế được trừ ra trước khi tiền lương được phát) được giới thiệu vào năm 1943.
Thất nghiệp (% lực lượng lao động) | ||
Năm | Lebergott | Darby[49] |
1933 | 24,9 | 20,6 |
1934 | 21,7 | 16,0 |
1935 | 20,1 | 14,2 |
1936 | 16,9 | 9,9 |
1937 | 14,3 | 9,1 |
1938 | 19,0 | 12,5 |
1939 | 17,2 | 11,3 |
1940 | 14,6 | 9,5 |
1941 | 9,9 | 8,0 |
1942 | 4,7 | 4,7 |
1943 | 1,9 | 1,9 |
1944 | 1,2 | 1,2 |
1945 | 1,9 | 1,9 |
Chính sách ngoại giao, 1933–37
Việc không ký vào hiệp ước tham gia Hội Quốc Liên năm 1919 đã đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, không tham gia vào các tổ chức thế giới. Mặc dù Roosevelt có nền tảng chủ nghĩa Wilson, ông và bộ trưởng ngoại giao của ông là Cordell Hull đã hành động rất cẩn thận, tránh kích động chủ nghĩa biệt lập. Thông điệp gây xôn xao của Roosevelt gởi đến hội nghị tiền tệ thế giới năm 1933 thực sự kết thúc tất cả những nỗ lực lớn của các cường quốc nhằm hợp tác trong công cuộc kết thúc cuộc khủng hoảng thế giới, tạo cơ hội cho Roosevelt rảnh tay thực hiện chính sách kinh tế riêng của Hoa Kỳ.[50]Sáng kiến chính về chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ đầu tiên của Roosevelt là "Chính sách lân bang tốt". Đây là một sự tái định lượng chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Mỹ La Tinh. Kể từ khi Học thuyết Monroe ra đời vào năm 1823, khu vực này đã từng được xem như là một vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Các lực lượng Mỹ rút khỏi Haiti. Các hiệp ước mới được ký kết với Cuba và Panama đã kết thúc tình trạng của họ là quốc gia được Hoa Kỳ bảo hộ. Tháng 12 năm 1933, Roosevelt ký văn kiện Hội nghị Montevideo về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia, từ bỏ quyền can thiệp đơn phương vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Mỹ La Tinh.[51]
Tái thắng cử lớn, 1936
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1936, Roosevelt vận động tranh cử dựa vào các chương trình New Deal của ông chống lại đối thủ Alf Landon, Thống đốc tiểu bang Kansas, là người chấp nhận phần lớn chương trình New Deal nhưng phản bác rằng nó không có lợi cho doanh nghiệp và quá nhiều lãng phí. Roosevelt và Garner chiến thắng với tỉ lệ 60,8% phiếu bầu phổ thông và chiến thắng gần như ở tất cả các tiểu bang, trừ Maine và Vermont. Các đảng viên Dân chủ cũng thắng lớn, thậm chí trở thành khối đa số lớn hơn tại cả hai viện lập pháp của Quốc hội. Roosevelt được hậu thuẫn bởi một liên minh cử tri gồm các đảng viên Dân chủ truyền thống trên toàn quốc, các nông gia nhỏ, cư dân miền Nam Hoa Kỳ, người công giáo La Mã, các cỗ máy thành phố lớn, các liên đoàn lao động, người Mỹ gốc châu Phi ở miền bắc, người Do Thái, giới trí thức và người theo chủ nghĩa tự do chính trị. Liên minh này thường được gọi là Liên minh New Deal, phần lớn không thay đổi sự hậu thuẫn cho đảng Dân chủ cho đến thập niên 1960.[52]Nhiệm kỳ hai, 1937–1941
Tương phản đầy kịch tính so với nhiệm kỳ đầu tiên, có rất ít qui trình lập pháp lớn được thông qua trong nhiệm kỳ hai. Trong nhiệm kỳ này, Hoa Kỳ có được một Cơ quan đặc trách Gia cư Hoa Kỳ, một Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp thứ hai và Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng năm 1938 cho ra đời lương tối thiểu. Khi nền kinh tế bắt đầu tồi tệ trở lại vào cuối năm 1937, Roosevelt đưa ra một chương trình kích cầu cấp tiến, xin Quốc hội chi 5 tỉ đô la cho công chánh và giải cứu Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Công chánh (WPA). Sự kiện này giúp tạo ra đỉnh điểm 3,3 triệu việc làm do WPA quản lý vào năm 1938.Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là rào cản chính đối với những chương trình của Roosevelt trong suốt nhiệm kỳ hai vì nó lật ngược nhiều chương trình của ông. Đặc biệt là vào năm 1935, tối cao pháp viện đồng thanh phán quyết rằng Đạo luật Phục hồi Quốc gia (NRA) là một sự ủy thác quyền lực một cách vi hiến của ngành lập pháp trao cho tổng thống. Roosevelt làm sửng sốt Quốc hội vào đầu năm 1937 khi đề nghị một luật mới cho phép ông bổ nhiệm 5 thẩm phán tối cao pháp viện mới[53] Kế hoạch "lấp đầy tòa án" này bị phản đối kịch liệt từ chính đảng của ông, dẫn đầu là Phó Tổng thống Garner vì nó dường như làm đảo lộn tam quyền phân lập và trao cho tổng thống cả quyền kiểm soát ngành tư pháp. Đề nghị của Roosevelt bị thất bại. Tòa án cũng rút lại cuộc đối đầu với hành pháp bằng cách phán quyết rằng các Đạo luật An sinh Xã hội và Quan hệ Lao động là hợp hiến. Chẳng bao lâu sau đó, một số thẩm pháp Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mất hoặc về hưu đã tạo cơ hội cho Roosevelt bổ nhiệm người của mình thay thế mà chỉ gặp phải một ít tranh cãi. Giữa năm 1937 và 1941, ông bổ nhiệm đến 8 thẩm phán tối cao pháp viện.[54]
Roosevelt từng có hậu thuẫn rất lớn từ các công đoàn đang phát triển nhanh nhưng đến thời điểm này thì họ chia rẽ thành hai thành phần đối nghịch cay cú là Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL) và Hội nghị Các tổ chức Công nghiệp (CIO). Thành phần thứ hai được John L. Lewis lãnh đạo. Roosevelt cảnh báo là có một "đại dịch lan tràn trong cả hai mái nhà của các bạn" nhưng sự chia rẽ vẫn tiếp tục và làm suy yếu đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử từ năm 1938 đến năm 1946.[55]
Vì quyết tâm vượt qua sự chống đối của các đảng viên Dân chủ bảo thủ (đa số từ miền Nam Hoa Kỳ), Roosevelt tự dấn thân vào các cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ năm 1938, tích cực vận động cho các ứng viên có thái độ ủng hộ hơn dành cho chương trình cải cách New Deal. Những người mà ông nhắm mục tiêu triệt hạ đã tố cáo ông là tìm cách thâu tóm đảng Dân chủ và dùng chiêu thức thuyết phục cử tri rằng họ độc lập để được tái đắc cử. Roosevelt bị thất bại chua cay, chỉ đánh gục được một mục tiêu, đó là một đảng viên Dân chủ bảo thủ từ Thành phố New York.[56]
Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1938, đảng Dân chủ mất 6 ghế thượng viện và 71 ghế hạ viện. Các ghế mất phần nhiều tập trung trong số các đảng viên Dân chủ ủng hộ New Deal. Khi Quốc hội nhóm họp năm 1939, đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sĩ Robert Taft lập ra một liên minh Bảo thủ cùng với các đảng viên Dân chủ miền Nam Hoa Kỳ. Sự ra đời của liên minh bảo thủ này gần như kết thúc khả năng của Roosevelt đưa các đề nghị của mình lên quốc hội để được thông qua thành luật. Luật lương tối thiểu năm 1938 là một đạo luật cải cách New Deal đáng kể cuối cùng được quốc hội thông qua.[57]
Chính sách ngoại giao, 1937–1941
Sự kiện Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức dấy lên nỗi e sợ bùng nổ một cuộc thế chiến mới. Năm 1935, thời điểm Ý xâm lăng Ethiopia, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Trung lập, ra lệnh cấm vận chuyển vũ khí từ Mỹ đến các nước tham chiến. Roosevelt chống đối đạo luật dựa trên lập luận rằng đạo luật đang trừng phạt nạn nhân của sự xâm lược, trong trường hợp này là Ethiopia, đạo luật cũng hạn chế quyền hạn tổng thống trong nỗ lực trợ giúp các quốc gia thân thiện, song sự ủng hộ của công chúng dành cho đạo luật quá lớn nên Roosevelt bị buộc phải ký ban hành. Năm 1937, Quốc hội thông qua một đạo luật thậm chí còn nghiêm ngặt hơn nhưng khi chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 bùng nổ thì công luận ủng hộ Trung Hoa do đó Roosevelt được rộng tay giúp đỡ nước này.[58]Tháng 10 năm 1937, Roosevelt đọc "Bài diễn văn Cách ly" với chủ đích kiềm chế các quốc gia xâm lược. Ông đề nghị rằng các quốc gia hiếu chiến nên bị đối xử như một căn bệnh y học chung và cần phải bị "cách ly".[59] Trong khi đó ông bí mật thiết lập một chương trình chế tạo tàu ngầm có tầm hoạt động xa có thể phong tỏa Nhật Bản.
Tháng 5 năm 1938, một cuộc đảo chính bất thành nổ ra do phong trào phát xít Integralista tại Brasil thực hiện. Sau cuộc đảo chính bất thành, chính phủ Brasil cho rằng Đại sứ Đức, Tiến sĩ Karl Ritter, có nhúng tay vào cuộc đảo chính này và tuyên bố rằng ông ta là persona non grata[60]. Sự việc Brasil tố cáo Đức hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Integralista có một ảnh hưởng khích động đối với chính phủ Roosevelt vì nó gây hoang mang rằng tham vọng của người Đức không chỉ giới hạn trong khu vực châu Âu mà trên toàn thế giới.[60] Điều này khiến cho chính phủ Roosevelt thay đổi cách nhìn trước đây về chế độ Đức Quốc Xã: một chế độ khó ưa, tuy nhiên trên cơ bản không phải là vấn đề đáng lo đối với Mỹ[60].
Ngày 4 tháng 9 năm 1938 giữa lúc có cuộc khủng hoảng lớn tại châu Âu lên đến đỉnh điểm bằng Hiệp ước München, trong lúc vén mở một tấm bảng vinh danh tình hữu nghị Pháp-Mỹ tại Pháp, Đại sứ Mỹ và cũng là bạn thân của Roosevelt, William C. Bullitt, đã phát biểu rằng "Pháp và Hoa Kỳ đoàn kết với nhau trong chiến tranh và hòa bình" khiến cho trong giới báo chí có nhiều đồn đoán rằng nếu chiến tranh bùng nổ vì Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ sẽ tham chiến bên cạnh phe Đồng minh.[61] Roosevelt bác bỏ lời đồn đoán trong một cuộc họp báo ngày 9 tháng 9. Ông nói rằng lời đồn đoán là sai 100%, và rằng Hoa Kỳ sẽ không gia nhập một "khối ngăn chặn Hitler" nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ông cũng nhấn mạnh rõ rằng trong trường hợp Đức có hành động xâm lược chống Tiệp Khắc thì Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường trung lập.[61] Ngay khi Neville Chamberlain trở về London sau Hội nghị München, Roosevelt gởi cho ông một bức điện tín chỉ có hai chữ "Good Man" (nghĩa thông thường là "tốt lắm") mà cho đến nay vẫn còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phần đông ý kiến cho rằng bức điện tín mang ý nghĩa chúc mừng trong khi nhóm thiểu số thì phản bác lời giải nghĩa đó.[62]
Tháng 10 năm 1938, Roosevelt mở các buổi hội đàm bí mật với Pháp để xem có cách nào khắc phục được các luật lệ trung lập của Mỹ và cho phép Pháp mua các phi cơ Mỹ để lấp khoảng trống sản xuất trong ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Pháp. Bản thân Roosevelt cũng bị nhiều tác động ảnh hưởng vì một bản báo cáo vào tháng 10 năm 1938 của Đại sứ Mỹ tại Pháp, William Bullitt rằng Thủ tướng Pháp Édouard Daladier có nói với ông rằng "Nếu tôi có ba hoặc bốn ngàn phi cơ thì Hội nghị München đã không bao giờ xảy ra".[63] Tháng 11 năm 1938, Jean Monnet bí mật đến Washington cùng với một ủy ban và ngay lập tức đặt mua 1.000 phi cơ chiến đấu Mỹ cho Không quân Pháp.[64] Một vấn đề chính trong các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ là làm sao người Pháp trả tiền mua phi cơ Mỹ và làm sao để người Mỹ khắc phục được các đạo luật trung lập của Mỹ[65] Ngoài ra, Đạo luật Johnson 1934, cấm cho các quốc gia vỡ nợ tiền mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến mượn thêm tiền, cũng là một yếu tố phức tạp hơn (Pháp đã vỡ nợ năm 1934 vì không trả nổi tiền nợ mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến).[66] Ngày 28 tháng 1 năm 1939, một sĩ quan Không quân Pháp bị thương trong một vụ rớt máy bay tại Los Angeles. Vụ tai nạn này có liên quan đến một nguyên mẫu máy bay đầu tiên của loại oanh tạc cơ DB-7 khiến làm lộ bí mật các cuộc hội đàm bí mật Pháp-Mỹ[67]. Chuyện bại lộ này dấy lên một làn sóng lớn của chủ nghĩa biệt lập chống lại Roosevelt và dẫn đến việc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ tiến hành điều tra các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ[68]. Vì sự chống đối của chủ nghĩa biệt lập tại Quốc hội nên Roosevelt đã thực hiện một loạt những phát biểu trái ngược đến dân chúng Mỹ vào mùa đông năm 1939. Qua những phát biểu này, ông cảnh báo rằng Pháp và Anh Quốc là "phòng tuyến đầu tiên" của Mỹ cần viện trợ Mỹ và ông còn nói thêm rằng ông chỉ đang theo đuổi chính sách ngoại giao biệt lập mà sẽ không đẩy Hoa Kỳ vào bất cứ một cuộc chiến nào.[69] Những phát biểu trái ngược của Roosevelt càng khiến Hitler càng thêm khinh thường Roosevelt vì cho rằng ông là một lãnh tụ yếu thế, hay dao động và vì thế làm tăng thêm tính chủ quan của Hitler trong việc đánh giá Hoa Kỳ[70]. Tháng 2 năm 1939, để trả tiền mua phi cơ chiến đấu, người Pháp đã đề nghị nhượng lại tất cả các thuộc địa của họ tại vùng biển Caribe và Thái Bình Dương với giá 10 tỉ franc, đánh đổi bằng quyền mua theo tín dụng không giới hạn các phi cơ Mỹ.[71] Sau các cuộc thương thuyết căng thẳng, một cuộc dàn xếp được thỏa thuận vào mùa xuân năm 1939, cho phép Pháp thực hiện các đơn đặt hàng khổng lồ với ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Mỹ; tính đến năm 1940, tuy phần lớn các phi cơ được đặt mua đã không được giao hàng tại Pháp nhưng Roosevelt đã sắp xếp đổi hướng giao hàng các phi cơ này cho người Anh vào tháng 6 năm 1940.[72]
Vào tháng 4 năm 1940, Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy, theo sau là xâm chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp vào tháng 5. Các chiến thắng của Đức tại Tây Âu khiến cho Anh Quốc trở nên suy yếu, dễ bị xâm chiếm. Vì quyết không để cho Anh Quốc bại trận, Roosevelt tận dụng ngay sự chuyển đổi nhanh chóng thái độ của công chúng. Paris sụp đổ gây hoang mang cho công luận Mỹ và tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập cũng gần như tắt tiếng. Một sự đồng thuận cho thấy rằng chi tiêu quân sự phải được nới rộng một cách ngoạn mục. Không có sự đồng thuận rằng nguy cơ lâm chiến của Hoa Kỳ là bao nhiêu khi trợ giúp Anh Quốc. Tháng 7 năm 1940, FDR bổ nhiệm hai lãnh tụ theo chủ nghĩa can thiệp thuộc Đảng Cộng hòa, Henry L. Stimson và Frank Knox, làm bộ trưởng chiến tranh và bộ trưởng hải quân theo thứ tự vừa kể. Cả hai đảng ủng hộ các chương trình của ông nhanh chóng xây dựng các lực lượng quân sự Mỹ, nhưng những người theo chủ nghĩa biệt lập cảnh báo rằng Roosevelt sẽ đưa quốc gia lâm vào một cuộc chiến không cần thiết với Đức. Ông thành công trong việc hối thúc Quốc hội thông qua luật tuyển mộ quân dịch thời bình đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ năm 1940 (luật này được gia hạn năm 1941 bằng một phiếu ở Quốc hội). Roosevelt được "Ủy ban Phòng vệ Mỹ bằng cách Trợ giúp Đồng minh" ủng hộ nhưng bị "Ủy ban Mỹ trên hết" phản đối.[73]
Roosevelt dùng uy tín cá nhân của mình để xây dựng sự ủng hộ cho việc can thiệp của Hoa Kỳ. Nước Mỹ phải là "Kho thuốc đạn dân chủ", đó là lời phát biểu của ông trên sóng truyền thanh đến dân chúng Mỹ trong chương trình "fireside chats".[74] Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Roosevelt công khai thách thức các đạo luật trung lập bằng việc ký hiệp ước trao 50 chiếc khu trục hạm cho Anh Quốc để đổi lấy quyền sử dụng các căn cứ hải quân của Anh Quốc tại các đảo thuộc Anh Quốc trong vùng biển Caribe và Newfoundland. Đây là một dấu hiệu báo trước sự ra đời của Hiệp ước Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, khởi sự cuộc viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ trực tiếp cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Để nhận ý kiến cố vấn về chính sách ngoại giao, Roosevelt nhờ đến Harry Hopkins, người sau đó trở thành cố vấn chính của ông trong thời chiến. Họ tìm những phương sách mới để giúp Anh Quốc vì các nguồn tài chính của Anh Quốc đã cạn kiệt vào cuối năm 1940. Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà tiếng nói của chủ nghĩa biệt lập đã tắt tiếng, thông qua Đạo luật Lend-Lease vào tháng 3 năm 1941, cho phép Hoa Kỳ cung cấp vũ khi quân trang cho Anh Quốc, Trung Hoa và sau đó là Liên Xô. Quốc hội bỏ phiếu tán thành việc chi tiêu $50 tỉ đô la quân viện từ năm 1941–45. Có sự tương phản lớn so với tiền mà Hoa Kỳ cho vay mượn trong thời Đệ nhất Thế chiến, viện trợ quân sự này không phải trả lại sau chiến tranh. Roosevelt là một người suốt đời ủng hộ sự tự do mậu dịch và chống đối chủ nghĩa đế quốc cho nên việc kết thúc chủ nghĩa thuộc địa của châu Âu là một trong những mục tiêu của ông.
Bầu cử năm 1940
Truyền thống hai nhiệm kỳ đã là một luật bất thành văn (cho đến khi có tu chính án hiến pháp 22 ra đời quy định rõ mỗi tổng thống chỉ được phục vụ hai nhiệm kỳ) từ khi tổng thống George Washington từ chối ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1796. Sau này, hầu như các vị tổng thống kế nhiệm đều theo truyền thống hai nhiệm kỳ này mà không ra tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Cả hai tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt đã bị chỉ trích khi tìm cách ra ứng cử một nhiệm kỳ thứ ba không liên tục sau khi rời chức tổng thống 1 thời gian. FDR lần lượt chiếm ưu thế hơn các đảng viên Dân chủ nổi bật khác đang tìm cách nhận sự đề cử của đảng Dân chủ. Trong số các đảng viên Dân chủ này là hai thành viên nội các của ông: một là Bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull và hai là James Farley, bộ trưởng bưu điện và chủ tịch Đảng Dân chủ, từng là giám đốc điều hành chiến dịch vận động tranh cử của Roosevelt trong hai lần bầu cử tổng thống năm 1932 và 1936. Roosevelt dời đại hội đảng về Chicago nơi ông có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ cơ cấu chính trị thành phố (cơ cấu này kiểm soát hệ thống chính trị). Tại đại hội đảng, phe đối lập với ông thiếu tổ chức nhưng Farley cũng tập trung được nhiều người ủng hộ. Roosevelt liền gửi một thông điệp rằng ông sẽ không ra tranh cử trừ khi ông bị đảng bắt buộc ra tranh cử và rằng tất cả các đại biểu có quyền tự do bầu chọn cho bất cứ ai. Các đại biểu kinh ngạc; rồi bỗng dưng loa phóng thanh la to "Chúng tôi cần Roosevelt... Thế giới cần Roosevelt!" Các đại biểu như cuồng dại và ông được đề cử với tỉ lệ 946 - 147. Người mới được đề cử ra tranh cử phó tổng thống là Henry A. Wallace, một trí thức cấp tiến tự do và đang là bộ trưởng nông nghiệp.[75]Trong chiến dịch tranh cử chống đảng viên Cộng hòa Wendell Willkie, Roosevelt nhấn mạnh ý định của ông là sẽ làm mọi việc như có thể để giữ Hoa Kỳ ngoài cuộc chiến. Ông thắng bầu cử tổng thống năm 1940 với tỉ lệ 55% phiếu bầu phổ thông, thắng 38 trong số 48 tiểu bang. Chính phủ của ông có một sự chuyển dịch sang phía tả vì sự hiện diện của Henry A. Wallace trong vai trò Phó Tổng thống Hoa Kỳ, thay thế nhân vật bảo thủ từ tiểu bang Texas, John Nance Garner, nhân vật đã trở thành kẻ thù cay cú của Roosevelt sau năm 1937.
Nhiệm kỳ thứ ba, 1941–1945
Các chính sách
Nhiệm kỳ thứ ba của Roosevelt bị chi phối nhiều bởi Đệ nhị Thế chiến tại châu Âu và tại Thái Bình Dương. Năm 1938, Roosevelt bắt đầu từng bước tiến hành tái vũ trang Hoa Kỳ vì đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập từ các lãnh tụ Quốc hội chống đối tái vũ trang như Thượng nghị sĩ William Borah và Thượng nghị sĩ Robert Taft. Đến năm 1940, thời điểm thuận lợi vì có sự ủng hộ của lưỡng đảng nên Hoa Kỳ một mặt nới rộng và tái vũ trang Lục quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ, một mặt trở thành "kho thuốc súng của dân chủ" bằng cách trợ giúp Anh Quốc, Pháp, Trung Hoa và (sau tháng 6 năm 1941) Liên Xô. Khi Roosevelt có lập trường cứng rắn hơn đối phó với phe Trục thì những người theo chủ nghĩa biệt lập trong đó có Charles Lindbergh và "Ủy ban Mỹ trên hết" (America First Committee) công kích tổng thống một cách dữ dội, tố cáo ông là một kẻ hiếu chiến. Không đếm xỉa gì đến những lời chỉ trích đó[76] và tự tin với những sáng kiến ngoại giao của mình, FDR tiếp tục song song hai chính sách: chuẩn bị sẵn sàng tham chiến và viện trợ cho Đồng minh. Ngày 29 tháng 12 năm 1940, ông gửi tới công chúng Mỹ bài diễn văn "Kho thuốc súng của dân chủ" trong một buổi nói chuyện trên sóng phát thanh. Qua đó ông đưa vấn đề Hoa Kỳ trợ giúp Đồng minh trực tiếp đến công chúng Mỹ. Một tuần sau đó vào tháng 1 năm 1941, ông đọc bài phát biểu nổi tiếng "Bốn tự do" (Four Freedoms), nêu thêm vấn đề Hoa Kỳ phải bảo vệ các quyền cơ bản trên toàn thế giới.Việc xây dựng lực lượng quân sự kích thích sự phát triển kinh tế. Vào năm 1941, thất nghiệp rơi xuống dưới 1 triệu người. Vì khan hiếm nhân công lao động tại các khu vực trung tâm sản xuất chính trên toàn quốc nên có những dòng di dân lớn gồm những người Mỹ gốc châu Phi từ các nông trại ở miền Nam cũng như các nông gia nhỏ và các công nhân từ các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ khắp nơi trên toàn quốc. Mặt trận trong nước có sự thay đổi xã hội rất năng động trong suốt thời chiến trong khi đó các vấn đề trong nước không còn là những mối quan tâm cấp thiết nhất của chính phủ Roosevelt.
Khi Đức Quốc Xã xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Roosevelt mở rộng áp dụng Đạo luật Lend-Lease dành cho Liên Xô. Trong suốt năm 1941, Roosevelt cũng đồng ý rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ hộ tống các đoàn tàu của Đồng minh xa tận đến Anh Quốc và sẽ bắn vào tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Đức (U-boat) nếu chúng tấn công đường hàng hải của Đồng minh trong vùng mà Hải quân Hoa Kỳ hoạt động.
Như thế vào giữa năm 1941, Roosevelt đã đưa Hoa Kỳ đứng về phe Đồng minh với một chính sách "tất cả là viện trợ, không tham chiến."[77] Roosevelt gặp Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill ngày 14 tháng 8 năm 1941 để phác thảo ra Hiến chương Đại Tây Dương. Đây là hội nghị đầu tiên trong số các cuộc hội nghị xảy ra trong thời chiến. Tháng 7 năm 1941, Roosevelt ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson bắt đầu lập kế hoạch cho sự tham chiến hoàn toàn của Hoa Kỳ. Kết quả là "Kế hoạch Chiến thắng" được đưa ra dưới sự chỉ đạo của Albert Wedemeyer cung cấp cho tổng thống ước tính cần thiết về con số tổng động viên nhân lực, công nghiệp và tiếp vận để đánh bại "kẻ thù tiềm năng" của Hoa Kỳ.[78] Kế hoạch cũng dự tính gia tăng viện trợ cho các quốc gia Đồng minh và cần đến 10 triệu binh sĩ phục vụ. Phân nửa trong số 10 triệu binh sĩ phải sẵn sàng triển khai ở ngoại quốc vào năm 1943. Roosevelt quyết định cứng rắn đứng về phe Đồng minh và các kế hoạch vừa nói đã được lập sẵn trước khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.[79]
Trân Châu Cảng
Sau khi Nhật Bản chiếm miền bắc Đông Dương thuộc Pháp vào cuối năm 1940, Roosevelt ra lệnh gia tăng viện trợ cho Trung Hoa Dân Quốc. Tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật Bản chiếm hết phần còn lại của Đông Dương, ông ngưng bán dầu cho Nhật Bản. Như thế Nhật Bản mất đến hơn 95% nguồn dầu cung ứng. Roosevelt tiếp tục các cuộc hội đàm với chính phủ Nhật Bản. Trong lúc đó, ông bắt đầu chuyển lực lượng oanh tạc cơ tầm xa B-17 đến Philippines.[80]Ngày 4 tháng 12 năm 1941, tờ báo The Chicago Tribune tiết lộ "Rainbow Five", một kế hoạch chiến tranh tối mật được phác thảo theo lệnh của Tổng thống Franklin Roosevelt. Kế hoạch "Rainbow Five" kêu gọi tập hợp một lực lượng lục quân gồm 10 triệu binh sĩ nhằm tiến công vào châu Âu trong năm 1943, chiến đấu bên cạnh Anh Quốc và Nga.[81]
Ngày 25 tháng 11, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ Henry L. Stimson có viết trong nhật ký rằng ông đã thảo luận với Roosevelt về khả năng lớn xảy ra chiến tranh không thể tránh khỏi với Nhật Bản và rằng "chúng ta nên phải làm sao để đưa họ [người Nhật] vào thế khai hỏa trước mà không gây nhiều tổn thất và nguy hiểm cho chúng ta.'"[82][83]
Trợ tá hành chính của Roosevelt vào lúc đó, Jonathan Daniels, đã ghi lại phản ứng của Roosevelt sau vụ tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng như sau - "Cú đánh nặng hơn những gì mà ông (Roosevelt) từng hy vọng đến sự cần thiết của nó.... Nhưng những rủi ro này được đền bù; thậm chí mất mát cũng đáng giá...."[84]
Ngày 6 tháng 12 năm 1941, Tổng thống Roosevelt đọc được mật tin đã được giải mã của Nhật Bản và nói với trợ tá của ông là Harry Hopkins, "Điều này có nghĩa là chiến tranh."[85]
Cảnh báo được gửi đến các tư lệnh Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhưng tin tức này không được nhận đúng lúc vì lỗi của bộ máy hành chính. Thông điệp được gửi qua dịch vụ điện tín "Western Union Telegram" đến Tây Duyên hải Hoa Kỳ và sau đó qua dịch vụ vô tuyến "RCA Radio" đến thành phố Honolulu với nội dung đã được mã hóa. Đây là cách thức chuẩn liên lạc thông tin với các đảo của Hawaii vào thời đó khi điều kiện không gian không cho phép liên lạc thông tin trực tiếp như đã xảy ra vào ngày hôm đó. Tuy nhiên thông điệp này không được đánh dấu "khẩn cấp" nào vì thế nó được gửi đi theo thứ tự nhận được như các thông điệp khác. Chuyện này là do chủ ý của các vị tướng lãnh ở thủ đô Washington vì họ cho rằng nếu thông điệp được đánh dấu "khẩn cấp" và được gởi đến các vị tư lệnh tại Hawaii thì có thể gây sự chú ý của các điệp viên Nhật Bản ở Tây Duyên hải. Theo kế hoạch, thông điệp này là để cảnh báo cho lục quân và hải quân tại Hawaii để họ giăng sẵn bẫy đối phó với một cuộc tấn công của người Nhật. Tuy nhiên thông điệp được Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhận được mấy tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công đã kết thúc.
Theo hồ sơ cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về Trân Châu Cảng thì: [1]
Sau khi nhận được thông điệp, Đại tá French đích thân nhận trách nhiệm gửi nó đi. Khi biết hệ thống liên lạc vô tuyến của Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ đã không còn liên lạc được với Honolulu kể từ khoảng 10:20 sáng, ông liền quyết định rằng cách nhanh nhất để gửi nó đến Hawaii là bằng các phương tiện dịch vụ thương mại; có nghĩa là dùng dịch vụ điện tín "Western Union" đến San Francisco, và từ đó dùng sóng vô tuyến thương mại đến Honolulu. Thông điệp được lưu trữ tại trung tâm truyền tin Lục quân lúc 12:01 trưa (6:31 sáng, giờ Hawaii); được chuyển tải bằng điện tín đến dịch vụ Western Union xong vào lúc 12:17 trưa (6:47 sáng, Hawaii); được dịch vụ RCA Honolulu nhận được vào lúc 1:03 trưa (7:33 sáng, Hawaii); được phòng truyền tin, Đồn Shafter tại Hawaii nhận được vào khoảng 5:15 chiều (11:45 sáng, Hawaii) sau vụ tấn công. Thì ra việc liên lạc điện tín giữa dịch vụ RCA ở Honolulu và Đồn Shafter đã không thực hiện được vào giờ đặc biệt đó nên thông điệp được giao bằng xe đạp và người đưa tin bằng xe đạp này đã phải giao tin vòng vo vì tránh đợt bom nổ đầu tiên.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, phá hủy hoặc làm hư hại 16 chiến hạm trong đó phần lớn là các thiết giáp hạm của hạm đội và giết chết gần 3000 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ. Trong những tuần sau đó, người Nhật chiếm Philippines và các thuộc địa của Hà Lan và Anh Quốc ở Đông Nam Á, chiếm được Singapore vào tháng 2 năm 1942 và tiến công qua Miến Điện đến biên giới Ấn Độ thuộc Anh vào tháng 5, cắt đứt đường tiếp tế trên bộ đến Trung Hoa Dân Quốc. Thái độ phản chiến tại Hoa Kỳ biến mất trong đêm và Hoa Kỳ đoàn kết đằng sau Roosevelt. Chính vào thời điểm này, Roosevelt đã đọc bài "Diễn văn Ghê tởm" nổi tiếng trong đó ông nói rằng:"Ngày hôm qua, 7 tháng 12 năm 1941 — một ngày mà đáng ghê tởm (vì hành động bất ngờ và tàn bạo của Nhật) — Hoa Kỳ bị lực lượng hải quân và không lực Đế quốc Nhật Bản cố ý và bất ngờ tấn công."
Tuy làn sóng giận dữ lan khắp Hoa Kỳ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng nhưng từ đầu Roosevelt đã quyết định rằng việc đánh bại Đức Quốc Xã là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, quyết định chiến lược "châu Âu trước tiên" của Hoa Kỳ được triển khai một cách dễ dàng hơn khi Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.[86] Roosevelt gặp Churchill vào cuối tháng 12 và hoạch định ra một liên minh không chính thức rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô với các mục tiêu như sau: ngăn chặn sự tiến công của Đức vào Liên Xô và Bắc Phi, mở một cuộc xâm nhập vào Tây Âu với mục tiêu đè bẹp Đức Quốc Xã giữa hai mặt trận, và cứu Trung Hoa rồi đánh bại Nhật Bản.
Giam cầm người Đức, Nhật và Ý tại Hoa Kỳ
Khi chiến tranh bắt đầu, nguy cơ bị Nhật Bản tấn công vào Tây Duyên hải đã khiến Hoa Kỳ buộc phải di dời những người gốc Nhật ra khỏi vùng duyên hải. Áp lực di dời này càng gia tăng vì mối lo sợ khủng bố, gián điệp và phá hoại. Ngày 19 tháng 2 năm 1942, Tổng thống Roosevelt ký Lệnh Hành pháp số 9066, di dời tất cả những người Nhật thuộc thế hệ di dân thứ nhất không có quốc tịch Mỹ và con cháu của họ, những người có hai quốc tịch.Sau khi Đức Quốc Xã và Phát xít Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1941, các công dân Ý và Đức không có quốc tịch Mỹ và ủng hộ Hitler và Mussolini thường bị bắt và giam giữ.
Chiến lược chiến tranh
"Bộ ba đại gia" (Roosevelt, Churchill, và Joseph Stalin) cùng với Đặc cấp Thượng tướng Tưởng Giới Thạch cùng hợp tác không chính thức mà theo đó quân Mỹ và Anh Quốc tập trung lực lượng tại phía Tây, quân Liên Xô chiến đấu ở mặt trận phía Đông, và quân Trung Hoa, Anh Quốc, Mỹ chiến đấu tại vùng Thái Bình Dương. Đồng minh hoạch định chiến lược bằng một loạt các hội nghị cấp cao cũng như liên lạc qua các kênh quân sự và ngoại giao. Roosevelt bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ là "Kho thuốc súng của Dân chủ" bằng việc gởi $50 tỉ đô-la hàng viện trợ theo Đạo luật Lend Lease, chủ yếu đến Anh Quốc sau đó là Liên Xô, Trung Hoa và các lực lượng Đồng minh khác.Roosevelt nhận thức rằng Hoa Kỳ có một ác cảm truyền thống đối với Đế quốc Anh. Trong tác phẩm One Christmas in Washington (Một giáng sinh ở thủ đô Washington),[87] một buổi gặp mặt ăn tối giữa Roosevelt và Churchill được mô tả lại mà trong đó Roosevelt được trích dẫn nói như sau:
- "Chính trong truyền thống Mỹ, sự ngờ vực này, sự không ưa thích này và thậm chí sự thù ghét Anh Quốc - Cuộc cách mạng, bạn biết đó, và năm 1812 (năm bắt đầu xảy ra đại chiến giữa Anh và Hoa Kỳ); và Ấn Độ và Chiến tranh Boer, và tất cả như thế. Dĩ nhiên cũng có nhiều thứ của người Mỹ, nhưng với tư cách là một dân tộc, một quốc gia, chúng tôi chống đối chủ nghĩa đế quốc—chúng tôi không thể dung thứ nó."
Đồng minh tiến hành xâm chiếm Morocco và Algérie thuộc Pháp (Chiến dịch Torch) vào tháng 11 năm 1942, xâm chiếm Sicilia (Chiến dịch Husky) vào tháng 7 năm 1943, và xâm chiếm Ý (Chiến dịch Avalanche) vào tháng 9 năm 1943. Chiến dịch ném bom chiến lược leo thang vào năm 1944 đã cày nát tất cả các thành phố chính của Đức và cắt đứt các nguồn tiếp tế dầu. Đây là một chiến dịch Anh-Mỹ phối hợp 50-50% lực lượng. Roosevelt chọn Dwight D. Eisenhower chứ không phải George Marshall để chỉ huy cuộc tiến công xâm chiếm của Đồng minh ngang eo biển với tên gọi là Chiến dịch Overlord bắt đầu vào ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944. Một số trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến đã xảy ra theo sau cuộc tiến công ngang qua eo biển. Lực lượng Đồng minh bị chặn đứng trên biên giới Đức trong "Trận Bulge" tháng 12 năm 1944. Roosevelt qua đời ngày 12 tháng 4 năm 1945 vào lúc các lực lượng Đồng Minh gần tiến vào Berlin.
Trong khi đó tại Thái Bình Dương, cuộc tiến công của Nhật Bản đã lên đến phạm vi cực điểm vào tháng 6 năm 1942 khi Hải quân Hoa Kỳ đã ghi được một chiến thắng mang tính định đoạt trong Trận Midway. Khi đó, các lực lượng Úc và Mỹ bắt đầu có tiến bộ tuy đắt giá và chậm chạp bằng chiến thuật được gọi là "nhảy đảo" trong vùng Thái Bình Dương. Mục tiêu của chiến thuật này là giành lấy các căn cứ mà từ đó không lực chiến lược có thể được đưa vào phục vụ để oanh tạc đất Nhật Bản, và từ đó có thể tiến công xâm chiếm Nhật Bản sau này. Roosevelt đã nhượng bộ một phần đối với những đòi hỏi trước sau như một của công chúng và Quốc hội là phải tận lực hơn trong việc chống Nhật Bản trong khi ông luôn một mực muốn đánh bại Đức trước.
Kế hoạch hậu chiến
Cuối năm 1943, thời điểm rõ ràng cho thấy rằng Đồng minh cuối cùng sẽ đánh bại hoặc ít nhất kìm chế được Đức Quốc Xã. Mỗi ngày càng cho thấy những quyết định chính trị cấp cao càng trở nên quan trọng đối với diễn biến của cuộc chiến và tương lai của châu Âu thời hậu chiến. Roosevelt họp mặt với Churchill và lãnh tụ Trung Quốc Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tại Hội nghị Cairo vào tháng 11 năm 1943, và rồi sau đó đến Tehran để bàn thảo với Churchill và Stalin. Trong lúc Churchill xem Stalin là một bạo chúa khi ông cảnh báo về một mối thống trị tiềm năng độc tài của Stalin đối với châu Âu thì Roosevelt đáp lời bằng một lời tuyên bố tóm tắt lý lẽ quan hệ của ông đối với Stalin như sau: "Tôi thì có một linh cảm rằng Stalin không phải là hạng người như thế.... Tôi nghĩ rằng nếu tôi cho ông ta mọi thứ mà tôi có thể cho và không đòi hỏi ông ta cho lại cái gì, theo nghĩa vụ quý phái, ông ta sẽ không tìm cách thôn tính bất cứ mọi thứ và sẽ làm việc với tôi vì một thế giới dân chủ và hòa bình."[88] Tại Hội nghị Tehran, Roosevelt và Churchill nói với Stalin về kế hoạch xâm chiếm nước Pháp năm 1944. Roosevelt cũng thảo luận các kế hoạch của ông nhằm thành lập một tổ chức quốc tế thời hậu chiến. Về phần mình, Stalin cứ khăng khăng đòi vẽ lại các ranh giới của Ba Lan. Stalin ủng hộ kế hoạch của Roosevelt về việc thành lập Liên Hiệp Quốc và hứa tham chiến chống Nhật Bản 90 ngày sau khi Đức bị đánh bại.Tuy nhiên vào đầu năm 1945, khi quân đội Đồng minh tiến vào Đức và lực lượng Xô Viết kiểm soát được Ba Lan, các vấn đề phải được đem ra thảo luận minh bạch. Tháng 2 năm 1945, mặc dù sức khỏe sa sút trầm trọng, Roosevelt vẫn đi đến Yalta, vùng Krym của Liên Xô, để họp bàn với Stalin và Churchill. Trong khi Roosevelt vẫn tự tin rằng Stalin sẽ giữ lời hứa cho phép các cuộc bầu cử tự do tại Đông Âu, một tháng sau khi Hội nghị Yalta kết thúc thì Đại sứ của Roosevelt tại Liên Xô là Averill Harriman điện tín cho Roosevelt biết rằng "chúng ta phải thừa nhận rõ ràng rằng chương trinh của Liên Xô là thiết lập chủ nghĩa toàn trị, chấm dứt tự do cá nhân và dân chủ như chúng ta đã biết."[89] Hai ngày sau, Roosevelt bắt đầu thừa nhận rằng quan điểm của ông về Stalin là quá lạc quan và rằng "Averell đã nói đúng."[89] Người Mỹ gốc Đông Âu chỉ trích Hội nghị Yalta vì đã thất bại trong việc ngăn chặn sự thành lập Khối Đông Âu.
Bầu cử 1944
Roosevelt bắt đầu tuổi 62 vào năm 1944. Sức khỏe của ông càng xuống thấp, ít nhất là từ năm 1940. Trạng thái căng thẳng của bệnh bại liệt và sự gắng sức chịu đựng của ông trong suốt trên 20 năm cộng thêm những năm làm việc căng thẳng và cả đời hút thuốc đã làm hao mòn sức khỏe của ông. Vào thời gian này, Roosevelt bị nhiều thứ bệnh tật trong đó có bệnh cao máu, phổi thũng, xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch.[90] Mặc dù chưa được xác nhận và công chúng không hề hay biết, có tin lan truyền rằng ông cũng bị mổ để lấy khối u ác tính phía trên mắt trái.[91] Bác sĩ Emanuel Libman, lúc đó là phụ tá nghiên cứu bệnh học ở Bệnh viện Núi Sinai tại Thành phố New York có nói như sau vào năm 1944: "Không cần biết Roosevelt có được tái đắc cử hay không thì ông cũng sẽ chết vì chảy máu vỏ não trong vòng 6 tháng" (đúng như vậy ông mất chỉ 5 tháng sau đó).[92]Biết rõ nguy cơ là Roosevelt sẽ chết trong nhiệm kỳ thứ tư nên các đảng viên thường trực của Đảng Dân chủ cứ một mực muốn bỏ Phó Tổng thống Henry A. Wallace vì ông được cho là thân Liên Xô. Sau khi xem xét qua James F. Byrnes của tiểu bang Nam Carolina, rồi bị Thống đốc Indiana là Henry F. Schricker từ chối, Roosevelt thay thế Wallace bằng một thượng nghị sĩ ít tiếng tăm là Harry S. Truman. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1944, liên danh Roosevelt và Truman thắng 53% phiếu bầu phổ thông và thắng tại 36 tiểu bang chống lại đối thủ là Thống đốc New York, Thomas E. Dewey.
Nhiệm kỳ thứ tư và từ trần, 1945
Những ngày cuối, từ trần và tưởng niệm
Tổng thống Hoa Kỳ rời Hội nghị Yalta ngày 12 tháng 2 năm 1945, bay đến Ai Cập và lên chiến hạm USS Quincy đang hoạt động trên Hồ Great Bitter gần Kênh đào Suez. Ngày hôm sau, trên chiến hạm Quincy, ông gặp Quốc vương Ai Cập là Farouk I và Hoàng đế Ethiopia là Haile Selassie. Vào ngày 14 tháng 2, ông mở một cuộc họp lịch sử với vua Abdulaziz - vị vua khai quốc của Ả Rập Saudi. Đây là một cuộc họp mang ý nghĩa trọng đại trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi thậm chí cho đến ngày nay.[93] Sau một cuộc họp cuối cùng giữa F. D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, chiến hạm Quincy khởi hành đi Algérie và đến nơi ngày 18 tháng 2. Ngày hôm đó, Roosevelt hội ý với các đại sứ Mỹ đặc trách Anh Quốc, Pháp và Ý.[94] Tại Yalta, Lord Moran, y sĩ của Winston Churchill, nói về bệnh tình của Roosevelt như sau: "Bệnh tình của ông rất là nặng. Ông có tất cả triệu chứng của bệnh xơ cứng mạch máu não trong thời kỳ cuối, vì vậy tôi cho rằng ông chỉ còn sống vài tháng".[95]Khi ông trở về Hoa Kỳ, ông đọc diễn văn trước Quốc hội ngày 1 tháng 3 về Hội nghị Yalta,[96] và nhiều người đã phải giật mình khi nhận thấy ông trông rất già và ốm yếu. Ông phải ngồi để đọc diễn văn trong Quốc hội. Đây là một điều nhượng bộ của ông chưa từng có trước đây đối với sự bất lực của cơ thể mình (ông mở đầu bài diễn văn bằng lời nói như sau: "Tôi hy vọng mọi người sẽ tha thứ cho tôi vì phải ngồi đây một cách bất thường để diễn thuyết những gì tôi muốn nói, nhưng...nó giúp cho tôi dễ dàng hơn khi không phải đeo khoảng 10 pound thép quanh phía dưới chân tôi." Đây là lần duy nhất ông nhắc đến sự tàn phế của mình trước đám đông). Nhưng tinh thần của ông vẫn hoàn toàn tỉnh táo. "Hội nghị Crimean", ông nhấn mạnh, "phải nêu rõ mục tiêu kết thúc một hệ thống hành động đơn phương, những liên minh biệt lập, những khu vực ảnh hưởng, những cán cân quyền lực, và tất cả những mưu mô khác đã được thử nghiệm hàng thế kỷ qua – và luôn bị thất bại. Chúng ta đề nghị thay thế tất cả những thứ này bằng một tổ chức toàn cầu mà ở đó tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình cuối cùng có cơ hội tham gia vào."[97]
Suốt tháng 3 năm 1945, ông gửi các thông điệp đến Stalin với những lời lẽ đanh thép, tố cáo Stalin phá vỡ những thỏa thuận thực thi của vị lãnh tụ Liên Xô tại Hội nghị Yalta về Ba Lan, Đức, tù binh, và các vấn đề khác. Khi Stalin tố cáo Đồng minh phương Tây đang mưu toan tìm kiếm hòa bình riêng với Hitler phía sau lưng vị lãnh tụ này, Roosevelt trả lời rằng: "Tôi không thể nào mà không có một cảm giác tức giận đối với những người chỉ điểm cho ông, bất cứ họ là ai, vì đã diễn đạt lại sai một cách đê hèn như thế về những hành động của tôi hay hành động của những thuộc cấp đáng tin của tôi."[98]
Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Roosevelt đến Warm Springs để nghỉ ngơi trước khi ông xuất hiện tại hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc. Vào trưa ngày 12 tháng 4, Roosevelt nói, "Tôi hơi bị đau phía sau đầu". Ông liền ngồi sụp xuống chiếc ghế của mình, bất tỉnh, và được mang vào phòng ngủ của ông. Bác sĩ tim trực bên cạnh tổng thống là Howard Bruenn đã chẩn đoán cho ông và cho biết là tổng thống bị chứng chảy máu não (đột quy). Lúc 3:35 chiều cùng ngày, Roosevelt qua đời. Giống như sau này Allen Drury có nói, "như thế là kết thúc một thời đại, vì thế bắt đầu một thời đại mới." Sau khi Roosevelt qua đời, một bài xã luận của tờ Thời báo New York tuyên bố, "Con người sẽ quỳ gối để cảm ơn Thượng đế một trăm năm kể từ bây giờ vì Franklin D. Roosevelt đã ở trong Nhà Trắng".[99]
Vào lúc ngã bất tỉnh, Roosevelt đang ngồi cho họa sĩ Elizabeth Shoumatoff vẽ chân dung ông. Bức họa này được biết với cái tên nổi tiếng là Chân dung chưa hoàn chỉnh của Franklin D. Roosevelt.
Trong những năm sau cùng của ông tại Nhà Trắng, Roosevelt ngày càng làm việc quá sức và con gái ông, Anna Roosevelt Boettiger phải dọn vào ở gần bên ông để hỗ trợ. Anna cũng sắp xếp cho cha của bà gặp mặt người tình cũ của ông là bà Lucy Mercer Rutherfurd, lúc đó đang là quả phụ. Shoumatoff, người duy trì mối quan hệ thân với cả Roosevelt và Mercer, đã vội vã đưa Mercer đi khỏi để tránh tai tiếng. Khi Eleanor biết chồng của bà mất, bà cũng nghe được tin tức nói rằng Anna đã sắp xếp các cuộc gặp gỡ cho Roosevelt gặp Mercer và rằng Mercer đã ở bên cạnh ông lúc ông mất.
Vào ngày 13 tháng 4, xác của Roosevelt được đặt trong một cỗ quan tài có quấn quốc kỳ Mỹ và được đưa lên xe lửa tổng thống. Sau lễ tang tại Nhà Trắng ngày 14 tháng 4, Roosevelt được đưa về thị trấn Hyde Park bằng xe lửa, được bốn binh sĩ của Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên canh giữ. Theo di chúc của ông, Roosevelt được chôn cất trong vườn hồng của ngôi nhà gia đình Roosevelt (nay được gọi là Home of Franklin D. Roosevelt National Historic Site, tạm dịch là Di tích Lịch sử Quốc gia Nhà của Franklin D. Roosevelt) ở thị trấn Hyde Park ngày 15 tháng 4. Sau khi vợ ông qua đời tháng 11 năm 1962, bà được chôn cất bên cạnh ông.
Cái chết của Roosevelt đã gây sốc và thương tiếc khắp toàn quốc Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Công chúng đã không hay biết gì về sức khỏe ngày càng sa sút của ông trước đó. Roosevelt đã làm tổng thống trên 12 năm, dài hơn hẳn bất cứ vị tổng thống nào. Ông đã dẫn dắt Hoa Kỳ vượt qua một số các cuộc khủng hoảng lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến khi Đức Quốc Xã gần như bị đánh bại và sự bại trận của Nhật Bản cũng đang trong tầm nhìn thấy được. Khi hay tin Roosevelt qua đời thì Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc Xã là Paul Joseph Göbbels trở nên vui sướng, ông ta nghĩ rằng năm 1945 sẽ là năm phát xít Đức lấy lại thế thượng phong (xem thêm bài Phép lạ của Nhà Brandenburg). Ông ta ra lệnh cho mang rượu sâm-banh đến và còn gọi điện đến Quốc trưởng Adolf Hitler:[100]
“ | Thưa Quốc trưởng, tôi xin hoan nghênh Ngài. Roosevelt chết rồi! Vận mệnh đã quật ngã kẻ thù lợi hại nhất của Ngài. Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta. | ” |
—Paul Joseph Göbbels
|
Cái chết của Roosevelt đã miễn trừ cho ông cái khoảng khắc quyết định là có nên sử dụng bom nguyên tử hay không và việc quyết định này bây giờ được đặt lên người của Tổng thống Truman. Có nhiều yếu tố đã gây ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bom nguyên tử của Tổng thống Truman trong đó có sự cố vấn của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Họ đại diện một tiếng nói chung của công chúng Mỹ đang trông mong kết thúc chiến tranh và sự khả dĩ giành một chiến thắng nhanh chóng chống Đế quốc Nhật Bản.
Vấn đề nhân quyền
Hồ sơ nhân quyền của Roosevelt đã và đang là đề tài của nhiều tranh cãi. Đối với những nhóm người thiểu số lớn, đặc biệt là người Mỹ gốc châu Phi, người Công Giáo, và người Do Thái, ông là người hùng và ông đã thành công cao độ trong việc lôi cuốn đa số cử tri từ các nhóm vừa kể thành liên minh New Deal của ông.[101]Người Mỹ gốc châu Phi và người bản thổ Mỹ[102] có cuộc sống ổn định nhờ vào các chương trình cứu trợ New Deal. Sitkoff (1978) tường trình rằng Cơ quan Quản trị Tiến triển Xây dựng Công chánh (WPA) "đã cung cấp một sàn kinh tế cho toàn cộng đồng người da màu trong thập niên 1930, có thể nói đáng so sánh với cả ngành nông nghiệp và dịch vụ giúp việc nhà trong vai trò là nguồn thu nhập chính".[103][104]
Vì Roosevelt cần sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ miền Nam Hoa Kỳ cho các chương trình thuộc New Deal nên ông đã quyết định không hối thúc đưa ra qui trình làm luật chống "lynching" (là hình thức giết người không qua xét xử, được thực hiện bởi một nhóm người, thường là treo cổ nạn nhân). Ông sợ một hành động như thế có thể đe dọa đến khả năng thông qua các chương trình ưu tiên cao nhất của ông - cho dù ông đã lên án "lynching" như là một hình thức hợp tác giết người hèn hạ".[105]
Sử gia Kevin J. McMahon cho rằng các bước dài tiến triển trong thời kỳ này đã là nền tảng cho phong trào nhân quyền của người Mỹ gốc châu Phi. Trong Bộ Tư pháp của chính phủ Roosevelt, Bộ phận Nhân quyền cùng làm việc bên cạnh với Hội Quốc gia vì Tiến bộ của Người da màu (NAACP). Roosevelt làm việc với các nhóm nhân quyền khác trong các trường hợp đối phó với sự hung bạo của cảnh sát, các vụ hợp tác hành quyết nạn nhân, và các vụ vi phạm quyền đầu phiếu. Người ta cho rằng các hành động này đã gởi một thông điệp mãnh liệt đến những kẻ theo chủ nghĩa da trắng ưu việt (white supremacist) ở miền Nam Hoa Kỳ và các đồng minh chính trị của bọn họ ở thủ đô Washington.[106]
Bắt đầu vào thập niên 1960, FDR bị buộc tội[107] là đã không hành động đủ quyết đoán để đề phòng hoặc ngăn chặn được cái mà người ta gọi là Holocaust (hủy diệt con người). Những người chỉ trích kể ra một số trường hợp, thí dụ như tình tiết năm 1939 mà qua đó có 936 người tỵ nạn Do Thái trên chiếc tàu SS St. Louis bị từ chối nhận vào nương náu tại Hoa Kỳ vì các luật hạn chế mà Quốc hội thông qua.
Roosevelt đã không sẵn lòng bãi bỏ lệnh cách ly chủng tộc trong quân đội. Tuy nhiên vào ngày 25 tháng 6 năm 1941, Roosevelt ký ban hành Lệnh Hành pháp số 8802, nghiêm cấm kỳ thị dựa vào "chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, hay nguồn gốc quốc gia" trong việc thê mướn công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp có liên quan đến quốc phòng.[108][109]
Những công dân thuộc quốc gia thù địch đang sống tại Hoa Kỳ và những người có tổ tiên Nhật Bản có cuộc sống rất bấp bênh. Ngày 19 tháng 2 năm 1942, Roosevelt đưa ra Lệnh Hành pháp số 9066, được áp dụng đối với mọi người bị xếp loại là những người thuộc quốc gia thù địch, bao gồm những người có hai quốc tịch đang sống trong những vùng được cho là có nguy cơ cao mà bao trùm phần lớn các thành phố tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ đang có chiến tranh với Ý, khoảng 600.000 thường trú nhân gốc Ý (công dân Ý không có quốc tịch Mỹ) bị giới hạn việc đi lại; sự giới hạn này được bãi bỏ vào tháng 10 năm 1942.[110]
Khoảng 120.000 người gốc Nhật bị buộc phải rời Tây Duyên hải. Từ năm 1942 đến 1945, họ sống trong các trại tập trung phía bên trong đất liền. Những người gốc Nhật khác sống bên ngoài Tây Duyên hải và tại Lãnh thổ Hawaii không bị ảnh hưởng.
Chính phủ, nội các, và bổ nhiệm thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, 1933–1945
Nội các Franklin D. Roosevelt | ||
---|---|---|
VĂN PHÒNG | TÊN | THỜI GIAN |
Tổng thống | Franklin D. Roosevelt | 1933–1945 |
Phó Tổng thống | John Nance Garner | 1933–1941 |
Henry A. Wallace | 1941–1945 | |
Harry S. Truman | 1945 | |
Ngoại giao | Cordell Hull | 1933–1944 |
Edward R. Stettinius, Jr. | 1944–1945 | |
Chiến tranh | George H. Dern | 1933–1936 |
Harry H. Woodring | 1936–1940 | |
Henry L. Stimson | 1940–1945 | |
Ngân khố | William H. Woodin | 1933–1934 |
Henry Morgenthau, Jr. | 1934–1945 | |
Tư pháp | Homer S. Cummings | 1933–1939 |
Frank Murphy | 1939–1940 | |
Robert H. Jackson | 1940–1941 | |
Francis B. Biddle | 1941–1945 | |
Bưu điện | James A. Farley | 1933–1940 |
Frank C. Walker | 1940–1945 | |
Hải quân | Claude A. Swanson | 1933–1939 |
Charles Edison | 1940 | |
Frank Knox | 1940–1944 | |
James V. Forrestal | 1944–1945 | |
Nội vụ | Harold L. Ickes | 1933–1945 |
Nông nghiệp | Henry A. Wallace | 1933–1940 |
Claude R. Wickard | 1940–1945 | |
Thương mại | Daniel C. Roper | 1933–1938 |
Harry L. Hopkins | 1939–1940 | |
Jesse H. Jones | 1940–1945 | |
Henry A. Wallace | 1945 | |
Lao động | Frances C. Perkins | 1933–1945 |
- Hugo Black– 1937
- Stanley Forman Reed– 1938
- Felix Frankfurter– 1939
- William O. Douglas– 1939
- Frank Murphy– 1940
- Harlan Fiske Stone (Thẩm phán trưởng)– 1941
- James Francis Byrnes– 1941
- Robert H. Jackson– 1941
- Wiley Blount Rutledge– 1943
Di sản
Một cuộc thăm dò, được kênh truyền hình cáp C-SPAN tiến hành năm 1999, cho thấy rằng có một số đông các sử gia khoa bảng xem Abraham Lincoln, George Washington và Franklin Roosevelt là ba tổng thống vĩ đại nhất, giống như kết quả của các cuộc thăm dò khác.[113] Roosevelt là nhân vật thế giới được công dân Hoa Kỳ kính phục đứng hạng sáu tính từ thế kỷ 20 theo cuộc thăm dò của Gallup.[114][115]Cả trong suốt và sau các nhiệm kỳ của ông, những người chỉ trích Roosevelt đã đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ gồm các chính sách và lập trường của ông mà còn có sự củng cố quyền lực của ông vì thời gian dài làm tổng thống, sự phục vụ của ông qua hai cuộc khủng hoảng lớn, và sự ủng hộ lớn lao của công chúng dành cho ông. Việc mở rộng nhanh chóng các chương trình của chính phủ xảy ra trong nhiệm kỳ của Roosevelt đã tái định nghĩa vai trò của chính phủ tại Hoa Kỳ, và chủ trương của Roosevelt về các chương trình xã hội của chính phủ là công cụ trong việc tái định nghĩa chủ nghĩa tự do cho các thế hệ kế tục.[116]
Roosevelt đã thiết lập vững chắc vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên sân khấu thế giới với những tuyên ngôn như trong diễn văn "Bốn Tự do" của ông, tao ra một nền tảng cơ bản cho vai trò tích cực của Hoa Kỳ trong Đệ nhị Thế chiến và sau đó.
Năm 1945, Roosevelt được sử gia Na Uy, Halvdan Koht nhắc đến là một trong số 7 người hội đủ điều kiện để được đề cử nhận Giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, sử gia này lại không đề cử bất cứ ai. Người thật sự được đề cử là Cordell Hull.[117]
Sau khi Franklin qua đời, Eleanor Roosevelt tiếp tục hiện diện miễn cưỡng trong nền chính trị thế giới và Hoa Kỳ, phục vụ với tư cách một đại biểu dự hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc và tiên phong tranh đấu cho nhân quyền. Nhiều thành viên chính phủ của ông đã đóng vai trò lãnh đạo trong các chính phủ tiếp theo của các tổng thống Truman, Kennedy và Johnson. Mỗi vị tổng thống này đều tiếp tục ôm ấp di sản chính trị của Roosevelt.[118]
Ngôi nhà của Roosevelt tại thị trấn Hyde Park hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia và là thư viện tổng thống. Nơi nghỉ ngơi miền quê của ông ở Warm Springs, tiểu bang Georgia hiện nay là một bảo tàng do tiểu bang Georgia điều hành. Nơi nghỉ ngơi mùa hè của ông trên Đảo Campobello được cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Canada bảo trì, có tên gọi là Công viên Quốc tế Roosevelt Campobello; hòn đảo này có lối vào qua ngã Cầu Franklin Delano Roosevelt.
Đài tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt nằm ở thủ đô Washington, D.C. bên cạnh Đài tưởng niệm Jefferson trên Hồ nước Tidal. Hình của Roosevelt có in trên tiền kim loại 10 xu đô-la. Nhiều công viên, trường học cũng như một hàng không mẫu hạm, một trạm xe điện ngầm ở Paris và hàng trăm con đường hay quảng trường khắp nước Mỹ và thế giới được đặt tên ông để vinh danh.
Phản ánh về những năm tháng Roosevelt làm tổng thống, người viết tiểu sử về ông, Jean Edward Smith vào năm 2007 có nói: "Điều gì đã đưa Hoa Kỳ qua Đại khủng hoảng và Đệ nhị Thế chiến đến tương lai thịnh vượng", "Ông đã tự nhấc người lên khỏi chiếc xe lăn để nhấc bổng quốc gia này lên khi nó đang ở trong tư thế quỳ gối."[119]
Ủng hộ viên của Hướng đạo
Roosevelt là một người rất tích cực ủng hộ hướng đạo, bắt đầu từ năm 1915. Năm 1924, ông trở thành chủ tịch Quỹ hội Hướng đạo Thành phố New York và lãnh đạo việc thành lập Trại Hướng đạo Sông Ten Mile từ năm 1924–1928 để phục vụ các hướng đạo sinh của Thành phố New York.[120] Khi làm thống đốc năm 1930, Hội Nam Hướng đạo Mỹ (BSA) đã vinh danh ông bằng giải thưởng cao nhất của họ dành cho người lớn, đó là Giải Trâu Bạc được tặng thưởng để ghi công sự đóng góp ủng hộ xuất sắc mà người được tặng thưởng dành cho giới trẻ trên cấp bậc quốc gia.[121] Sau này, khi làm tổng thống, Roosevelt là chủ tịch vinh dự của Hội Nam Hướng đạo Mỹ và tham dự trại họp bạn toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Washington, D.C. năm 1937.[122]Nhà sưu tầm tem
Roosevelt là một người rất thích sưu tầm tem. Sự việc giới truyền thông đăng tải tin các hoạt động sưu tầm tem của ông đã giúp phổ biến nó thành một sở thích. Trong suốt thời làm tổng thống, chính Roosevelt đã đích thân chấp thuận các mẫu tem mới của Hoa Kỳ, tổng cộng khoảng 200 mẫu tem. Một số tem được in từ các hình vẽ của chính cá nhân ông. Một số tem được phát hành để đánh dấu những sự kiện và ngày lễ công cộng. Roosevelt bổ nhiệm James Farley làm Bộ trưởng Bưu điện Hoa Kỳ, và chính Farley đã gia tăng con số phát hành tem kỷ niệm hàng năm và tạo ra nhiều bộ tem khác, giúp phổ biến rộng rãi hơn môn giải trí sưu tầm thú vị này.[123]Bản thân Roosevelt đã được Bưu điện Hoa Kỳ vinh danh bằng một con tem giá 6 xu đô-la thuộc bộ tem phát hành vinh danh những người Mỹ nổi tiếng (1965-1978).
Tư liệu
|
|
Trục trặc khi nghe những tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Xem thêm
Chú thích
- ^ “ROOSEVELT - Surname Meaning, Origin for the Surname Roosevelt Genealogy”. Truy cập 23 thàng 11, 2007.
- ^ Patrick D. Reagan (2000). Designing a New America: The Origins of New Deal Planning, 1890–1943. tr. 29.
- ^ Eleanor and Franklin, Lash (1971), 111 et seq.
- ^ a ă “Question: How was ER related to FDR?”. The Eleanor Roosevelt Papers. Truy cập 29 thàng 7, 2007.
- ^ “James Roosevelt”. Eleanor Roosevelt National Historic Site. 2003. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2003.
- ^ “Elliott Roosevelt”. Eleanor Roosevelt National Historic Site. 2003. Truy cập 2 thàng 3, 2003.
- ^ “Franklin D. Roosevelt, Jr”. Eleanor Roosevelt National Historic Site. 2003. Truy cập 2 thàng 3, 2003.
- ^ “John A. Roosevelt”. Eleanor Roosevelt National Historic Site. 2003. Truy cập 2 thàng 3, 2003.
- ^ “Not in My White House: French-Style Divorce Unthinkable Here”. ABC News. Truy cập 19 thàng 10, 2007.
- ^ “Roosevelt's Entry Into Politics”. Franklin D. Roosevelt. Spark Notes. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008.
- ^ Arthur Schlesinger, The Crisis of the Old Order, 364, citing to 1920 Roosevelt Papers for speeches in Spokane, San Francisco, and Centralia. The remark was at best a politically awkward overstatement and caused some controversy in the campaign.
- ^ “Civitans Organize Here” (PDF). The New York Times. 16 tháng 6 năm 1922. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Franklin D. Roosevelt Presidential Library and Museum - Exhibits”. Fdrlibrary.marist.edu. 31 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ Goldman, AS et al, What was the cause of Franklin Delano Roosevelt's paralytic illness?. J Med Biogr. 11: 232–240 (2003)
- ^ "Franklin D. Roosevelt sees Davis a winner; Predicts also a Victory for Smith for Governor by a Decisive Majority," The New York Times, 28 tháng 10 năm 1924, p. 3.
- ^ Morgan, pp. 267, 269-72, 286-87.
- ^ Whitman, Alden (10 tháng 6 năm 1976). “Farley, 'Jim' to Thousands, Was the Master Political Organizer and Salesman”. The New York Times. tr. 64.
- ^ Roosevelt's Nomination Address[[]][liên kết hỏng], Franklin and Eleanor Roosevelt Institute
- ^ Great Speeches, Franklin D Roosevelt (1999) at 17.
- ^ Kennedy, 102.
- ^ Great Speeches, Franklin D Roosevelt (1999).
- ^ More, The Politics of Economic Growth in Postwar America, (2002) p. 5.
- ^ Bernard Sternsher, "The Emergence of the New Deal Party System: A Problem in Historical Analysis of Voter Behavior," Journal of Interdisciplinary History, Vol. 6, No. 1 (Summer, 1975), pp. 127-149
- ^ Gibbs, Nancy (10 tháng 11 năm 2008). “When New President Meets Old, It's Not Always Pretty”. TIME.
- ^ Freidel (1973) 3:170–73
- ^ Jonathan Alter, The Defining Moment (2006), p. 190.
- ^ Kennedy, Susan Estabrook (13 tháng 3 năm 1933). “Bottom (The Banking Crisis of 1933)”. Time Magazine. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Franklin D. Roosevelt - First Inaugural Address”. Inaugural Addresses of the Presidents of the United States. Bartleby.com. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ Leuchtenburg, (1963) ch 1, 2
- ^ Roosevelt, Franklin Delano. “First Inaugral Address”. Wikisource. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2003.
- ^ Samuelson, Paul Anthony (1964). Readings in Economics. McGraw-Hill. p. 140
- ^ Ellis Hawley, The New Deal and the Problem of Monopoly (1966) p. 124
- ^ Friedel, Franklin D. Roosevelt 4: 320-39
- ^ Friedel, Franklin D. Roosevelt 4: 448-52
- ^ Julian E. Zelizer, "The Forgotten Legacy of the New Deal: Fiscal Conservatism and the Roosevelt Administration, 1933–1938" Presidential Studies Quarterly (2000) vol 30#2 pp: 331+.
- ^ Darby, Michael R.Three and a half million U.S. Employees have been mislaid: or, an Explanation of Unemployment, 1934–1941. Journal of Political Economy 84, no. 1 (1976): 1–16.
- ^ Fried, Roosevelt and his Enemies (2001), p. 120-123.
- ^ Leuchtenburg 1963
- ^ Historical Statistics (1976) series Y457, Y493, F32.
- ^ Smiley 1983.[cần số trang]
- ^ Historical Stats. U.S. (1976) series F31
- ^ Historical Statistics US (1976) series D-86; Smiley 1983
- ^ Smiley, Gene, "Recent Unemployment Rate Estimates for the 1920s and 1930s," Journal of Economic History, tháng 6 năm 1983, 43, 487–93.
- ^ “Presidents and job growth”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2006.
- ^ Franklin D. Roosevelt. “Franklin D. Roosevelt: Executive Order 9250 Establishing the Office of Economic Stabilization.”.
- ^ Franklin D. Roosevelt (6 tháng 2 năm 1943). “Franklin D. Roosevelt: Letter Against a Repeal of the $25,000 Net Salary Limitation.”.
- ^ Franklin D. Roosevelt (15 tháng 2 năm 1943). “Franklin D. Roosevelt: Letter to the House Ways and Means Committee on Salary Limitation.”.
- ^ Derby tính công nhân WPA là có việc làm trong khi Lebergott không tính họ Nguồn: Thống kê lịch sử Hoa Kỳ (1976) bộ D-86; Smiley 1983 Smiley, Gene, "Ước tính tỉ lệ thất nghiệp của thập niên 1920 và 1930," Nhật ký Lịch sử Kinh tế, Tháng 6 năm 1983, 43, 487–93.
- ^ Leuchtenburg (1963) pp 199–203.
- ^ Leuchtenburg (1963) pp 203–210.
- ^ Leuchtenburg (1963) pp 183–196.
- ^ Pusey, Merlo J. F.D.R. vs. the Supreme Court, American Heritage Magazine, tháng 4 năm 1958,Volume 9, Issue 3
- ^ Leuchtenburg (1963) pp 231–39
- ^ Leuchtenburg (1963) pp 239–43.
- ^ Leuchtenburg (1963)
- ^ Leuchtenburg (1963) ch 11.
- ^ Leuchtenberg (1963) ch 12.
- ^ Roosevelt, Franklin Delano. “Quarantine the Aggressor”. Wikisource. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2003.
- ^ a ă â Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 page 133.
- ^ a ă Adamthwaite, Anthony France and the Coming of the Second World War 1936-1939, London: Frank Cass, 1977 page 209.
- ^ Caputi, Robert Neville Chamberlain and Appeasement, Associated University Press, London, 2000 page 176
- ^ Keylor, William "France and the Illusion of American Support, 1919-1940" pages 204–244 from The French Defeat of 1940 Reassessments edited by Joel Blatt Berghahn Books: Providence 1998 page 234
- ^ Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 page 132.
- ^ Keylor, William "France and the Illusion of American Support, 1919-1940" pages 204–244 from The French Defeat of 1940 Reassessments edited by Joel Blatt Berghahn Books: Providence 1998 pages 235–236
- ^ Keylor, William "France and the Illusion of American Support, 1919-1940" pages 204–244 from The French Defeat of 1940 Reassessments edited by Joel Blatt Berghahn Books: Providence 1998 page 237
- ^ Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 page 134.
- ^ Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 pages 134-135.
- ^ Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 pages 134-136.
- ^ Watt, D.C. How War Came The Immediate Origins of the Second World War, Pantheon Books: New York 1989 page 136.
- ^ Keylor, William "France and the Illusion of American Support, 1919-1940" pages 204–244 from The French Defeat of 1940 Reassessments edited by Joel Blatt Berghahn Books: Providence 1998 page 238
- ^ Keylor, William "France and the Illusion of American Support, 1919-1940" pages 204–244 from The French Defeat of 1940 Reassessments edited by Joel Blatt Berghahn Books: Providence 1998 pages 233–244
- ^ “Committee to Defend America By Aiding the Allies Records, 1940-1942: Finding Aid”. Princeton University Library. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
- ^ Full text of the speech from Wikisource.
- ^ Burns 1:408–15, 422–30; Freidel (1990) 343–6
- ^ Roosevelt had the FBI and Internal Revenue Service investigate his loudest critics; they found nothing that could be prosecuted. Douglas M. Charles, "Informing FDR: FBI Political Surveillance and the Isolationist-Interventionist Foreign Policy," Diplomatic History, Spring 2000, Vol. 24 Issue 2, pp 211-32; Charles E Croog, "FBI Political Surveillance and the Isolationist-Interventionist Debate, 1939-1941," The Historian 54 (Spring 1992): pp 441-458.
- ^ Churchill, The Grand Alliance (1977) at 119.
- ^ The Victory Program, Mark Skinner Watson (1950), 331–366.
- ^ Wedemeyer Reports!, Albert C. Wedemeyer (1958), 63 et seq.
- ^ Williams, E. Kathleen; Fellow, Louis E. Asher. Army Air Forces in World War II. Vol 1. Plans & Early Operations, January 1939 to August 1942. tr. 178.
- ^ Fleming, Thomas (2001). The New Dealers' War. New York: Basic Books. tr. 1.
- ^ Cumings (1999). Bruce: "Parallax Visions: Making Sense of American-East Asian Relations. Duke. tr. 47.
- ^ “PEARL HARBOR: HENRY STIMSON'S VIEW”. Time Magazine. 1 thàng 4, 1946.
- ^ 1941: Pearl Harbor Sunday: The End of an Era, in "The Aspirin Age - 1919-1941," edited by Isabel Leighton. New York: Simon and Schuster. 1949. tr. 490.
- ^ Theobald, Robert (1954). The Final Secret of Pearl Harbor. New York: Devin-Adair. tr. 28.
- ^ Churchill and Roosevelt at War: The War They Fought and the Peace They Hoped to Make. Sainsbury.
- ^ Bercuson, David, and Herwig, Holger H. (2005). One Christmas in Washington. Overlook Hardcover.
- ^ Miscamble 2007
- ^ a ă Berthon & Potts 2007
- ^ Lerner, Barron H. (12 tháng 4 năm 1945). “How Much Confidence Should We Have in the Doctor's Account of FDR's Death?”. Hnn.us. Truy cập 7 thàng 2, 2010.
- ^ “Franklin D. Roosevelt Kept Deadly Disease Hidden for Years - Local News | News Articles | National News | US News”. FOXNews.com. 3 thàng 1, 2010. Truy cập 7 thàng 2, 2010.
- ^ Patient.co.uk: Libman-Sacks Endocarditis. Truy cập 2008-08-11.
- ^ “Sailor was the piper of history 60th Anniversary of Historic Meeting between King Abdulaziz and President Franklin Delano Roosevelt”. Saudi-US relations Information Service. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ “USS Quincy CA-71”. Navy History. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ Conrad Black (2005). Franklin Delano Roosevelt. Public Affairs. tr. 1075. ISBN 9781586482824.
- ^ “President Roosevelt's Report To Congress On the Crimea Conference”. New York Times. 1 tháng 3 năm 1945. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ Robert Dallek (1995). Franklin D. Roosevelt and American Foreign Policy, 1932–1945. tr. 520.
- ^ Richard Lamb (1996). War in Italy 1943–1945. tr. 287.
- ^ Kearns Goodwin, Doris (3 thàng 1, 2000). “Person of the Century Runner-Up: Franklin Delano Roosevelt”. Time Magazine. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
- ^ Christopher M. Clark (2006). Iron Kingdom: The Rise and Downfall of Prussia, 1600-1947. Harvard University Press. tr. 662. ISBN 0674023854.
- ^ “Jewish Vote in U.S. Elections”. Jcpa.org. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ See Indian Reorganization Act and Civilian Conservation Corps#Indian Division
- ^ Harvard Sitkoff, A New Deal for Blacks (1978) p. 71
- ^ Gần như tất cả các sử gia đều đồng ý rằng người da đen đã có một bước dài vĩ đại trong thập niên 1930. Một người ngoại lệ là Jim Powell, một người bảo thủ không ưa thích Chương trình New Deal, nói rằng, "Người da đen nằm trong số những nạn nhân chính của Chương trình New Deal." See Damon W. Root|How FDR made life worse for African Americans.|Reason|October 4th, 2004
- ^ “University Publications of America:: Vol. 11: FDR and Protection from Lynching, 1934-1945”. Academic.lexisnexis.com. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ Kevin J. McMahon, Reconsidering Roosevelt on Race: How the Presidency Paved the Road to Brown, Chicago: University of Chicago Press, 2004
- ^ In works such as Arthur Morse's While Six Million Died: A Chronicle of American Apathy (New York, 1968), David S. Wyman's Paper Walls: America and the Refugee Crisis, 1938–1941 (1968), and Henry L. Feingold's The Politics of Rescue: The Roosevelt Administration and the Holocaust, 1938–1945 (1970)
- ^ “Executive Order 8802 by Franklin D. Roosevelt”. Teachingamericanhistory.org. 25 tháng 6, 1941. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Executive Order 8802”. Classbrain.com. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
- ^ Lawrence DiStasi (2001). Una Storia Segreta: The Secret History of Italian American Evacuation and Internment During World War II.
- ^ Ball, Howard. Hugo L. (2006). Black: Cold Steel Warrior. Oxford University Press. tr. 9. ISBN 0-19-507814-4.
- ^ Ball, Howard. Hugo L. (2006). Black: Cold Steel Warrior. Oxford University Press. tr. 14. ISBN 0-19-507814-4.
- ^ American Presidents For example, see:
- Opinion Journal
- Gvsu.edu, website of Grand Valley State University
- The Washington Post found Washington, Lincoln and Roosevelt to be the only "great" presidents.
- ^ Leuchtenburg, William E. (1997). “1”. The FDR Years: On Roosevelt and His Legacy. Columbia University Press.
- ^ Thomas A. Bailey, ePresidential Greatness (1966), a non quantitative appraisal by leading historian;
Degregorio, William A. The Complete Book of U.S. Presidents. 4th ed. New York: Avenel, 1993. Contains the results of the 1962 and 1982 surveys;
Charles and Richard Faber The American Presidents Ranked by Performance (2000);
Murray, Robert K. and Tim H. Blessing. Greatness in the White House: Rating the Presidents, from Washington Through Ronald Reagan (1994);
Pfiffner, James P., "Ranking the Presidents: Continuity and Volatility" White House Studies, Vol. 3, 2003 pp 23+;
Ridings, William J., Jr. and Stuart B. McIver. Rating the Presidents: A Ranking of U.S. leaders, from the Great and Honorable to the Dishonest and Incompetent (1997). ISBN 0-8065-1799-9.;
Schlesinger, Jr. Arthur M. "Ranking the Presidents: From Washington to Clinton," Political Science Quarterly (1997) 112:179-90;
Skidmore, Max J. Presidential Performance: A Comprehensive Review (2004);
Taranto, James and Leonard Leo, eds. Presidential Leadership: Rating the Best and Worst in the White House (2004). ISBN 0-7432-5433-3, for Federalist Society surveys.;
Vedder, Richard and Gallaway, Lowell, "Rating Presidential Performance" in Reassessing the Presidency: The Rise of the Executive State and the Decline of Freedom ed. John V. Denson, Mises Institute, 2001, for libertarian views - ^ Schlesinger, Arthur Jr, Liberalism in America: A Note for Europeans from The Politics of Hope, Riverside Press, Boston, 1962.
- ^ “Record from The Nomination Database for the Nobel Prize in Peace, 1901-1956”. Nobel Foundation.[[]][liên kết hỏng]
- ^ William E Leuchtenburg (2001). In the Shadow of FDR: From Harry Truman to George W. Bush.
- ^ Jean Edward Smith (2007). FDR. New York: Random House. ISBN 978-1-4000-6121-1.
- ^ “History of the Ten Mile River Scout Camps”. TMR Scout Museum. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Roosevelt Honored by the Boy Scouts”. The New York Times. 24 tháng 8 năm 1930. tr. 21. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2008.
- ^ Campbell, Thomas P. (2003). “A Best Friend in the White House”. Scouting. Boy Scouts of America.
- ^ William H. Young, Nancy K. Young (2007). The Great Depression in America: A Cultural Encyclopedia . Greenwood Publishing Group. tr. 520–521. ISBN 0313335206.
Tham khảo
Nguồn chính
- Bureau of the Census, Statistical Abstract of the United States: 1951 (1951) full of useful data; online
- Bureau of the Census, Historical Statistics of the United States: Colonial Times to 1970 (1976)
- Cantril, Hadley and Mildred Strunk, eds.; Public Opinion, 1935-1946 (1951), massive compilation of many public opinion polls from USA
- Gallup, George Horace, ed. The Gallup Poll; Public Opinion, 1935-1971 3 vol (1972) summarizes results of each poll as reported to newspapers.
- Loewenheim, Francis L. et al, eds; Roosevelt and Churchill: Their Secret Wartime Correspondence (1975)
- Moley, Raymond. After Seven Years (1939), memoir by key Brain Truster
- Nixon, Edgar B. ed. Franklin D. Roosevelt and Foreign Affairs (3 vol 1969), covers 1933-37. 2nd series 1937-39 available on microfiche and in a 14 vol print edition at some academic libraries.
- Roosevelt, Franklin D.; Rosenman, Samuel Irving, ed. The Public Papers and Addresses of Franklin D. Roosevelt (13 vol, 1938, 1945); public material only (no letters); covers 1928-1945.
- Zevin, B. D. ed.; Nothing to Fear: The Selected Addresses of Franklin Delano Roosevelt, 1932-1945 (1946) selected speeches
- Documentary History of the Franklin D. Roosevelt Administration[[]][liên kết hỏng] 20 vol. available in some large academic libraries.
- Roosevelt, Franklin D.; Myron C. Taylor, ed. Wartime Correspondence Between President Roosevelt and Pope Pius XII. Prefaces by Pius XII and Harry Truman. Kessinger Publishing (1947, reprinted, 2005). ISBN 1-4191-6654-9
Tiểu sử
- Alter, Jonathan. "The Defining Moment: FDR's Hundred Days and the Triumph of Hope" (2006)
- Black, Conrad. Franklin Delano Roosevelt: Champion of Freedom, 2003.
- Burns, James MacGregor. Roosevelt (1956, 1970), 2 vol; interpretive scholarly biography, emphasis on politics; vol 2 is on war years
- Freidel, Frank. Franklin D. Roosevelt: A Rendezvous with Destiny (1990), One-volume scholarly biography; covers entire life
- Freidel, Frank. Franklin D. Roosevelt (4 vol 1952-73), the most detailed scholarly biography; ends in 1934.
- Davis, Kenneth S. FDR: The Beckoning of Destiny, 1982-1928 (1972)
- Goodwin, Doris Kearns. No Ordinary Time: Franklin and Eleanor Roosevelt: The Home Front in World War II (1995)
- Jenkins, Roy. Franklin Delano Roosevelt (2003) short bio from British perspective
- Lash, Joseph P. Eleanor and Franklin: The Story of Their Relationship Based on Eleanor Roosevelt's Private Papers (1971), history of a marriage.
- Morgan, Ted, FDR: A biography, (1985), a popular biography
- Ward, Geoffrey C. Before The Trumpet: Young Franklin Roosevelt, 1882-1905 (1985); A First Class Temperament: The Emergence of Franklin Roosevelt, (1992), covers 1905-1932.
Nguồn học thuật
- Alter, Jonathan. The Defining Moment: FDR's Hundred Days and the Triumph of Hope (2006)
- Beasley, Maurine, et al eds. The Eleanor Roosevelt Encyclopedia (2001) online
- Bellush, Bernard; Franklin D. Roosevelt as Governor of New York (1955) online
- Graham, Otis L. and Meghan Robinson Wander, eds. Franklin D. Roosevelt: His Life and Times. (1985). encyclopedia
- Kennedy, David M. Freedom From Fear: The American People in Depression and War, 1929-1945. (1999), wide-ranging survey of national affairs
- Leuchtenberg, William E. Franklin D. Roosevelt and the New Deal, 1932-1940. (1963). A standard interpretive history of era.
- Leuchtenburg, William E. In the Shadow of FDR: From Harry Truman (2001), his long-term influence
- Parmet, Herbert S. and Marie B. Hecht; Never Again: A President Runs for a Third Term (1968) on 1940 election
- Schlesinger, Arthur M. Jr., The Age of Roosevelt, 3 vols, (1957-1960), the classic narrative history. Strongly supports FDR. Online at vol 2 vol 3
Chính sách ngoại giao và Đệ Nhị Thế chiến
- Beschloss, Michael R. The Conquerors: Roosevelt, Truman and the Destruction of Hitler's Germany, 1941-1945 (2002).
- Burns, James MacGregor. Roosevelt: Soldier of Freedom (1970), vol 2 covers the war years.
- Wayne S. Cole, "American Entry into World War II: A Historiographical Appraisal," The Mississippi Valley Historical Review, Vol. 43, No. 4. (Mar., 1957), pp. 595–617. in JSTOR
- Dallek, Robert. Franklin D. Roosevelt and American Foreign Policy, 1932-1945 (2nd ed. 1995) broad survey of foreign policy
- Heinrichs, Waldo. Threshold of War. Franklin Delano Roosevelt and American Entry into World War II (1988).
- Kimball, Warren. The Juggler: Franklin Roosevelt as World Statesman (1991)
- Langer, William and S. Everett Gleason. The Challenge to Isolation, 1937-1940 (1952). The Undeclared War, 1940-1941 (1953). highly influential two-volume semi-official history
- Larrabee, Eric. Commander in Chief: Franklin Delano Roosevelt, His Lieutenants, and Their War. History of how FDR handled the war
- Weinberg, Gerhard L. A World at Arms: A Global History of World War II (1994). Overall history of the war; strong on diplomacy of FDR and other main leaders
- Woods, Randall Bennett. A Changing of the Guard: Anglo-American Relations, 1941-1946 (1990)
Phê phán
- Barnes, Harry Elmer. Perpetual War for Perpetual Peace: A Critical Examination of the Foreign Policy of Franklin Delano Roosevelt and Its Aftermath (1953). "revisionist" blames FDR for inciting Japan to attack.
- Best, Gary Dean. The Retreat from Liberalism: Collectivists versus Progressives in the New Deal Years (2002) criticizes intellectuals who supported FDR
- Best, Gary Dean. Pride, Prejudice, and Politics: Roosevelt Versus Recovery, 1933-1938 Praeger Publishers. 1991; summarizes newspaper editorials
- Conkin, Paul K. New Deal (1975), critique from the left
- Flynn, John T. The Roosevelt Myth (1948), former Socialist condemns all aspects of FDR
- Moley, Raymond. After Seven Years (1939) insider memoir by Brain Truster who became conservative
- Russett, Bruce M. No Clear and Present Danger: A Skeptical View of the United States Entry into World War II 2nd ed. (1997) says US should have let USSR and Germany destroy each other
- Powell, Jim. FDR's Folly: How Roosevelt and His New Deal Prolonged the Great Depression. (2003), a rhetorical attack on all FDR's policies
- Robinson, Greg. By Order of the President: FDR and the Internment of Japanese Americans (2001) says FDR's racism was primarily to blame.
- Schivelbusch, Wolfgang. Three New Deals: Reflections on Roosevelt's America, Mussolini's Italy, and Hitler's Germany, 1933-1939 (2006) compares populist and paternalist features
- Smiley, Gene. Rethinking the Great Depression (1993) short essay by economist who blames both Hoover and FDR
- Wyman, David S. The Abandonment Of The Jews: America and the Holocaust Pantheon Books, 1984. Attacks Roosevelt for passive complicity in allowing Holocaust to happen
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Franklin D. Roosevelt tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Detailed Quick Facts about President Roosevelt from AmericanHeritage.com
- President Roosevelt White House Biography
- Hyde Park NY Home of FDR
- Campobello Island Summer Home of FDR
- Warm Springs GA FDR Retreat
- FDR Memorial Washington DC
- The Franklin D. Roosevelt Presidential Library and Museum
- FDR cartoon archive
Diễn văn và Trích dẫn
- famous quotes
- The American Presidency Project at University of California at Santa Barbara
- Roosevelt's Secret White House Recordings[[]][liên kết hỏng] via Đại học Virginia
- FDR - Day of Infamy video clip[[]][liên kết hỏng] (2 min.)
- Audio clips of speeches
- First Inaugural Address, via Đại học Yale
- Second Inaugural Address, via Đại học Yale
- Third Inaugural Address, via Đại học Yale
- Fourth Inaugural Address, via Đại học Yale
- Court "Packing" Speech 9 tháng 3 năm 1937
- University of Virginia graduating class speech ("Stab in the Back" speech) 10 tháng 6 năm 1940
Liên kết khác
- IPL POTUS — Franklin Delano Roosevelt
- Encyclopedia Americana: Franklin D. Roosevelt[[]][liên kết hỏng]
- An archive of political cartoons from the presidency of Franklin D. Roosevelt
- Warm Springs and FDR's Polio Treatment
- Dutch Martin's review of FDR's folly[[]][liên kết hỏng]
- FDR at the Atlantic Conference
- Franklin D. Roosevelt Links
- On Franklin Roosevelt's progressive vision from the Roosevelt Institution, a student think tank inspired in part by Franklin Roosevelt.
- Tác phẩm của Franklin D. Roosevelt tại Dự án Gutenberg
Hillary Clinton
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hillary Rodham Clinton | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 21 tháng 1 năm 2009 – 1 tháng 2 năm 2013 |
Tiền nhiệm | Condoleezza Rice |
Kế nhiệm | John Kerry |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 3 năm 2001 – 21 tháng 1 năm 2009 |
Tiền nhiệm | Daniel Patrick Moynihan |
Kế nhiệm | Kirsten Gillibrand |
Khu vực | New York |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 1, 1993 – 20 tháng 1, 2001 |
Tiền nhiệm | Barbara Bush |
Kế nhiệm | Laura Bush |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Dân chủ |
Sinh | 26 tháng 10, 1947 Chicago, Illinois, Hoa Kỳ |
Nơi ở | Chappaqua, New York, Hoa Kỳ |
Tôn giáo | Giám Lý |
Chồng | Bill Clinton |
Con cái | Chelsea |
Trang web | Senator Hillary |
Mục lục
- 1 Tuổi trẻ
- 2 1972–1992
- 3 Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (1993-2001)
- 4 Chuyện tình Clinton
- 5 Cuộc đua vào Thượng viện năm 2000
- 6 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ (2001-2009)
- 7 Tái tranh cử năm 2006
- 8 Triển vọng năm 2008
- 9 Chạy đua vào Nhà Trắng (2008)
- 10 Ngoại trưởng Hoa Kỳ (2009-2013)
- 11 Chính kiến
- 12 Tác phẩm
- 13 Xem thêm
- 14 Chú thích
- 15 Liên kết ngoài
Tuổi trẻ
Hillary [1] Rodham chào đời tại Bệnh viện Edgewater, Chicago, tiểu bang Illinois,[2] trong một gia đình là tín hữu Giám Lý,[3] sống ở Park Ridge, Illinois. Cha bà, Hugh Ellworth Rodham, hậu duệ của những di dân xứ Anh và xứ Wales.[4] Ông là người có khuynh hướng bảo thủ, quản lý thành công một doanh nghiệp nhỏ trong công nghiệp dệt.[5] Mẹ bà, Dorothy Emma Howell Rodham, hậu duệ của những di dân gốc Anh, Scotland, Pháp, Canada gốc Pháp, và xứ Wales, là nội trợ.Hillary có hai em trai, Hugh và Tony. Lúc nhỏ, Hillary thích thể thao, nhà thờ và trường học, và là một nữ hướng đạo sinh, bà học tại một trường công lập ở Park Ridge. Lớn lên, Rodham say mê các môn thể thao như quần vợt, trượt băng, vũ ba lê, bóng chuyền và bóng ném. Hillary theo học tại Trường trung học Maine South High School, là lớp trưởng, thành viên hội đồng học sinh, thành viên đội hùng biện, và là thành viên Hiệp hội Danh dự Quốc gia.[6][7][8][9] Sau khi chuyển đến trường Maine South High School, Hillary được trao giải nhất khoa học xã hội của trường khi đang học năm cuối. Hillary Rodham làm quen với chính trường vào năm 1964, năm 16 tuổi, tham gia ủng hộ cuộc vận động tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barry Goldwater.[10] Cha mẹ bà khuyến khích con gái theo đuổi nghề nghiệp mà bà muốn chọn. Quan điểm chính trị ban đầu của Hillary được định hình bởi giáo viên lịch sử tại trường trung học[11] và mục sư của bà; Hillary cũng có cơ hội gặp lãnh tụ Phong trào Dân quyền, Mục sư Martin Luther King, Jr., tại Chicago năm 1962.[12]
Sau khi hoàn tất chương trình trung học vào năm 1965, bà ghi danh vào Đại học Wellesley ở tiểu bang Massachusetts, chuyên ngành khoa học chính trị,[13] ở đây cô đóng góp tích cực cho các hoạt động chính trị, trong một thời gian là chủ tịch chi bộ sinh viên đảng Cộng hòa tại Đại học Wellesley.[14][15] Năm 1968, đang trong năm học thứ hai, Rodham bị tác động mạnh bởi cái chết của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ, Mục sư Martin Luther King, Jr. Dưới ảnh hưởng của giáo sư Alan Schechter, quan điểm chính trị của Rodham ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và cô quyết định gia nhập Đảng Dân chủ. Được chọn đọc diễn văn ra trường cho lớp tốt nghiệp năm 1969, Rodham tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân[16] hạng danh dự toàn khoa chuyên ngành khoa học chính trị. Cô là sinh viên đầu tiên trong lịch sử của Đại học Wellesley được chọn để đọc diễn văn trong lễ phát văn bằng,[17] Rodham cũng được giới thiệu trong một bài viết trên Tạp chí Life.[18] do cô đã dám lên tiếng chỉ trích Thượng Nghị sĩ Edward Brooke, phát biểu trước đó.[19]
Năm 1969, Rohdham vào học trường Luật thuộc Đại học Yale, ở đây cô làm việc trong ban biên tập của Tạp chí Luật và Hành động Xã hội của nhà trường,[20] cô cũng đến giúp đỡ trẻ bất hạnh tại Bệnh viện Yale-New Haven.[21] Trong mùa hè năm 1970, cô được tài trợ để đến làm việc tại Quỹ Bảo vệ Trẻ em ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts. Mùa hè năm 1971, cô đến Washington, D.C. làm việc cho uỷ ban của Thượng nghị sĩ Walter Mondale về người lao động nhập cư, nghiên cứu những vấn đề của người nhập cư như nhà ở, vệ sinh, sức khoẻ và giáo dục.[22] Mùa hè năm 1972, Rodham làm việc tại các tiểu bang miền tây cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ George McGovern. Suốt trong năm thứ hai tại trường luật, cô làm việc thiện nguyện cho Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale,[23] học biết về những nghiên cứu mới về sự phát triển não của trẻ.[21][24] Cô cũng nghiên cứu các trường hợp lạm dụng trẻ em ở Bệnh viện New Haven và làm việc tại văn phòng Dịch vụ Luật pháp của thành phố, cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho dân nghèo.[23] Năm 1973, Rodham nhận văn bằng Tiến sĩ Luật (J.D.)[16] tại Yale với luận án về quyền trẻ em, rồi bắt đầu một năm nghiên cứu trong chương trình cao học về trẻ em và y học tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale.
1972–1992
Trong thời gian làm nghiên cứu cao học, Rodham hoạt động với tư cách luật sư cho Quỹ Bảo vệ Trẻ em.[25] Suốt trong năm 1974, cô được mời làm việc trong ban thẩm tra luận tội tổng thống, cố vấn cho Uỷ ban Tư pháp của Hạ viện suốt trong vụ tai tiếng Watergate.[26] Tháng 8 năm 1974, Rodham gia nhập ban giáo sư (là một trong hai phụ nữ duy nhất ở đây) của Trường Luật thuộc Đại học Arkansas,[27] ở Fayettville, bạn trai cũng là bạn cùng lớp của cô, Bill Clinton, đang giảng dạy tại đây. Năm 1975, Rodham kết hôn với Clinton và đến sống ở Little Rock, tiểu bang Arkansas.[28] Ngày 11 tháng 10, hôn lễ tổ chức tại nhà theo nghi lễ Giám Lý.[29] Tháng 2 năm 1977, Hillary Rodham đến làm việc cho Công ty Luật Rose,[30] chuyên về các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ[20] trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động pháp lý bảo vệ trẻ em pro bono (thiện nguyện), nhưng hiếm khi tranh luận trước tòa.[31] Năm 1979, cô là phụ nữ đầu tiên trở nên thành viên chính thức của Công ty Luật Rose thế lực và nhiều uy tín. Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm Rodham vào ban giám đốc Công ty Dịch vụ Pháp lý.[32]Đệ nhất Phu nhân Tiểu bang Arkansas
Năm 1978, khi Bill Clinton đắc cử thống đốc Arkansas, Rodham trở nên Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang, danh hiệu này được kéo dài trong thời gian tổng cộng là 12 năm. Ngày 27 tháng 2 năm 1980, Rodham sinh Chelsea, con gái duy nhất của gia đình Clinton.Năm 1980, Bill Clinton bị đánh bại khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai, cả hai phải dọn ra khỏi công thự tiểu bang. Tháng 2 năm 1982, Clinton ra tranh cử lần nữa và thành công; lúc này Rodham bắt đầu sử dụng tên Hillary Rodham Clinton.
Với tư cách đệ nhất phu nhân, Clinton chủ tọa Uỷ ban Tiêu chuẩn Giáo dục Arkansas, vượt qua những chống đối để thông qua bảng tiêu chuẩn cho giáo viên mới.[33][34] Bà cũng lãnh đạo Uỷ ban Tư vấn Sức khoẻ Nông thôn[35] và giới thiệu chương trình thí điểm gọi là Chương trình hướng dẫn gia đình cho trẻ trước khi đến trường, huấn luyện cha mẹ phương pháp chuẩn bị trẻ đến trường.[36] Clinton được vinh danh là Phụ nữ của Năm bang Arkansas năm 1983 và Người mẹ của Năm bang Arkansas năm 1984.[37][38]
Trong thời gian giữ cương vị đệ nhất phu nhân, Clinton vẫn tiếp tục hành nghề luật với Công ty Luật Rose. Năm 1988 và 1991, Tạp chí Luật Quốc gia chọn Clinton vào trong danh sách 100 luật sư có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ. Clinton đồng sáng lập Tổ chức Bảo vệ Gia đình và Trẻ em Arkansas và phục vụ trong ban giám đốc của Dịch vụ Pháp lý của Bệnh viện Nhi đồng Arkansas và Quỹ Bảo vệ Trẻ em.
Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (1993-2001)
Sau khi Bill Clinton thắng cử năm 1992 để chuẩn bị bước vào Nhà Trắng, năm 1993 Hillary Rodham Clinton trở nên Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà là đệ nhất phu nhân đầu tiên có học vị thạc sĩ[39] và từng thành công trong nghề nghiệp chuyên môn.[39] Nhiều người xem bà là phu nhân tổng thống được chính thức dành cho nhiều quyền hạn nhất, hơn cả Eleanor Roosevelt.[40][41]Năm 1993, Tổng thống bổ nhiệm phu nhân lãnh đạo Chương trình Cải cách Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia,[42] thường được gọi là kế hoạch chăm sóc sức khoẻ Clinton hoặc gọi theo cách dè bỉu bởi những người chống đối là "Hillarycare",[43] nhưng không giành đủ hậu thuẫn để được thông qua tại lưỡng viện của Quốc hội mặc dù Đảng Dân chủ chiếm đa số tại hai định chế này; đến tháng 9 năm 1994, kế hoạch này phải bỏ dở. Trong cuốn hồi ký Living History, Clinton thừa nhận sự thiếu kinh nghiệm của mình đã góp phần vào sự thất bại, nhưng bà cũng cho rằng còn có những yếu tố khác đã giúp làm chết đề án. Cùng lúc, Đảng Cộng hoà khai thác sự thất bại này trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994 để dành thêm 53 ghế ở Hạ viện và 7 ghế tại Thượng viện.
Vào lúc này, có nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng thật bất xứng khi đệ nhất phu nhân đóng vai trò trọng tâm trong lĩnh vực hoạch định chính sách công, trong khi những người ủng hộ lập luận rằng Clinton không làm gì khác hơn những cố vấn của Nhà Trắng, hơn nữa, cử tri mong đợi đệ nhất phu nhân thủ giữ một vai trò tích cực trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng. Thật vây, suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Bill Clinton đã nói rõ rằng khi cử tri bỏ phiếu cho ông tức là có được "hai trong một". Lời nhận xét dí dỏm này đã dẫn đến những suy diễn cho rằng cả hai đang hành xử quyền lực của "đồng Tổng thống", đôi khi còn được gọi với biệt danh "Billary".
Trong cương vị đệ nhất phu nhân, Clinton giành được sự ngưỡng mộ của nhiều người vì tính kiên định trong lập trường ủng hộ quyền phụ nữ trên khắp thế giới cũng như những cống hiến của bà cho các vấn đề trẻ em. Năm 1997, bà khởi xướng Chương trình Bảo hiểm Y tế Trẻ em,[44][45][46][47] một nỗ lực cấp liên bang nhằm hỗ trợ trẻ em có cha mẹ không đủ khả năng tài chính chi trả chi phí y tế cho con mình.[47]
Cùng với Bộ trưởng Tư pháp Janet Reno, Clinton giúp thành lập Văn phòng chống Bạo hành Phụ nữ thuộc Bộ Tư pháp. Đệ nhất phu nhân ở trong số một ít nhân vật quốc tế vào lúc ấy lên tiếng chỉ trích chính sách đối xử với phụ nữ tại Afghanistan của chính phủ Hồi giáo bảo thủ Taliban.[48][49] Một trong những chương trình bà góp phần kiến tạo là Vital Voices, cổ xuý sự tham gia tích cực của phụ nữ vào tiến trình chính trị tại đất nước của họ.[50]
"Chúng ta có mặt ở đây để đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, để
thăng tiến nền dân chủ, và để khẳng định rằng hai điều này không thể
tách rời khỏi nhau. Không thể nào có một nền dân chủ chân chính trừ khi
tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe." |
Hillary Clinton, Diễn văn đọc tại Hội nghị Vital Voices ở Vienna, Áo (11 tháng 7 năm 1997) |
Trong Nhà Trắng, Clinton cho trưng bày đồ mỹ nghệ đương đại do các nghệ nhân Mỹ trao tặng trong các căn phòng nghi lễ. Bà cho phục hồi Phòng Xanh theo đúng những chi tiết lịch sử thời kỳ James Monroe,[52] và tái thiết Phòng Hiệp ước vào phòng làm việc của tổng thống trên tầng hai theo phong cách thế kỷ 19.[53] Trong những lều bạt lớn màu trắng đặt ở Bãi cỏ phía Nam có sức chứa vài ngàn khách mời, Clinton tổ chức những buổi tiếp tân cho các sự kiện lớn, như trong ngày lễ Thánh Patrick bà mở tiệc chiêu đãi những nhân vật tiếng tăm đến từ Trung Quốc, tổ chức một buổi hoà nhạc gây quỹ cho chương trình âm nhạc học đường. Tại đây, bà tổ chức buổi họp mặt Tất niên vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, một quốc yến kỷ niệm Toà Bạch Ốc hai trăm năm vào tháng 11 năm 2000, với sự hiện diện của các cựu tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân tại toà nhà này đông hơn hết trong lịch sử đất nước này.
Chuyện tình Clinton
Hillary Rodham và Bill Clinton gặp nhau tại Trường Luật Đại học Yale, khi ấy cả hai là sinh viên đang theo học tại đây. Ngày 11 tháng 10 năm 1975, Hillary 27 tuổi, Bill 28, kết hôn tại Fayetteville, Arkansas. Cặp vợ chồng mới về sống trong một căn nhà nhỏ mà Bill đã bí mật mua trước đó trong một thời gian ngắn trước khi dọn về Little Rock, Arkansas, khi Bill xúc tiến chiến dịch vận động tranh cử vào Quốc hội Hoa Kỳ.Năm 1998, mối quan hệ trong gia đình Clinton trở thành mục tiêu của nhiều lời đồn đại và suy diễn về vụ tai tiếng Lewinsky khi tổng thống thừa nhận có quan hệ tình dục với cựu thực tập sinh tại Nhà Trắng, Monica Lewinsky.[54] Lúc đầu, Hillary cho rằng những cáo buộc chống lại chồng bà đến từ một "âm mưu của cánh hữu".[55] Sau những chứng cớ rõ ràng về mối quan hệ giữa tổng thống và Lewinsky, bà bày tỏ sự vững tin vào sự bền vững của mối quan hệ hôn nhân với chồng.[56] Về sau, cả hai thú nhận trong hồi ký đó là thời kỳ khó khăn và nhiều đau đớn trong hôn nhân của họ.
Suốt trong sự nghiệp chính trị của mình, Tổng thống Clinton luôn bị đeo đuổi bởi những tin đồn về các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Những tin đồn ngày càng trở nên đáng tin, nhất là sau vụ tai tiếng Lewinsky. Trong cuốn hồi ký, Bill Clinton xác nhận "mối quan hệ lẽ ra không nên có" với Gennifer Flowers, một ca sĩ quán rượu ở Arkansas. Những điều này đem đến cho đệ nhất phu nhân một cảm giác lẫn lộn giữa sự đồng cảm và sự khinh miệt. Trong khi nhiều phụ nữ tỏ ra thông cảm với bà như là nạn nhân của cách cư xử vô cảm của ông chồng, những người khác xem bà như là tác nhân gây ra thái độ vô trách nhiệm của chồng do bà không hề quan tâm đến việc tìm kiếm sự ly dị, và cho rằng có thể bà đang sử dụng những điều này nhằm làm gia tăng ảnh hưởng chính trị của chính mình.[57] Trong cuốn Living History, Hillary Clinton giải thích rằng chính tình yêu đã khiến bà duy trì cuộc sống chung với chồng. "Không ai hiểu tôi hơn Bill, cũng không ai có thể làm tôi cười như cách Bill vẫn làm. Ngay cả sau những năm khó khăn ấy, Bill vẫn là người sinh động, đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi từng gặp. Mùa xuân năm 1971 là lúc Bill và tôi lần đầu trò chuyện với nhau, đã hơn ba mươi năm trôi qua, chúng tôi vẫn tiếp tục trò chuyện với nhau".[58]
Khi Bill Clinton phải giải phẫu tim vào tháng 10 năm 2004, Hillary, khi ấy là thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York, huỷ bỏ lịch làm việc để có thể ở bên cạnh chồng tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia thuộc Bệnh viện Trưởng Lão New York.
Cuộc đua vào Thượng viện năm 2000
Khi Thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan, trong nhiều năm đại diện cho tiểu bang New York tại Quốc hội, tuyên bố về hưu, các chính trị gia Đảng Dân chủ, trong đó có Charlie Rangel, cố thuyết phục Clinton tranh cử cho chiếc ghế của New York tại Thượng viện trong cuộc tuyển cử năm 2000.[59] Khi quyết định ra tranh cử, Clinton dọn về New York, trở thành đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đầu tiên ra tranh một chức vụ dân cử.[60] Lúc đầu, đối thủ của bà là Thị trưởng thành phố New York, Rudy Giuliani, nhưng về sau Giuliani rút lui sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và sau khi nhận ra rằng ông đang mất dần sự ủng hộ của công chúng. Thay vào đó là một ứng viên ít tiếng tăm hơn, Rick Lazio, dân biểu đại diện hạt Suffolk ở Long Island. Cuộc đấu sức thu hút sự quan tâm toàn quốc và cả hai ứng viên đều được cung ứng ngân quỹ dồi dào. Cuối cuộc đua, Clinton của Đảng Dân chủ và các ứng viên Đảng Cộng hoà, Lazio và Giuliani, đã tiêu tốn tổng cộng 78 triệu USD.Khi Clinton có hậu cứ vững chắc ở thành phố New York thì các ứng viên và những nhà quan sát chờ đợi cuộc đua sẽ được quyết định ở vùng thượng New York, nơi sinh sống của 45% cử tri tiểu bang New York. Suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Clinton thề sẽ cải thiện toàn cảnh kinh tế của vùng thượng New York, hứa hẹn kế hoạch của bà sẽ cung cấp 200.000 chỗ làm cho New York trong vòng sáu năm. Clinton đến thăm từng hạt khắp tiểu bang trong khuôn khổ "chuyến đi để lắng nghe" để tiếp xúc với từng nhóm nhỏ cử tri.[61]
Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Clinton giành được chiến thắng với 55% số phiếu bầu trong khi Lazio chỉ có 43%.[62] Ngày 3 tháng 1 năm 2001, Hillary Clinton tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ (2001-2009)
Khi Clinton bước vào hàng ngũ 100 thượng nghị sĩ liên bang, nhiều người tin rằng bà buộc phải chấp nhận một vị trí thấp kém để học hỏi qui trình lập pháp cùng lúc với nỗ lực xây dựng các mối quan hệ với các thượng nghị sĩ từ cả hai chính đảng.[63] Trong thực tế, khi Elizabeth Dole (Cộng hoà-Bắc Carolina) gia nhập Thượng viện năm 2003 trong một tình thế tương tự, cũng phải chấp nhận cách tiếp cận giống như Clinton làm sau này, cũng giống chính trị gia hiện đang trên đà thăng tiến Barack Obama (Dân chủ- Illinois) trong năm 2005. Clinton mau chóng thiết lập mối quan hệ đồng minh với các đồng sự mộ đạo, và thường xuyên tham dự Bữa Ăn sáng Cầu nguyện tại Thượng viện.[64]Thượng nghị sĩ Clinton có chân trong năm ủy ban của thượng viện và được phân nhiệm làm việc tại tám tiểu ban: Ủy ban Ngân sách (2001–2002),[65] Uỷ ban Quân bị (từ năm 2003),[66] với nhiệm vụ tại ba tiểu ban trực thuộc; Uỷ ban Môi trường và Công chánh (từ năm 2001),[65] cùng với ba tiểu ban trực thuộc; Uỷ ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí (từ năm 2001)[65] với hai tiểu ban; và Uỷ ban đặc biệt về Lão vụ.[67]
Sau Vụ Tấn công Khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Clinton xem vấn đề an ninh nội địa là ưu tiên hàng đầu, chú trọng đặc biệt đến tiến trình gây quỹ tái thiết và cải thiện khả năng phòng thủ trong khu vực thành phố New York. Cộng tác với Thượng nghị sĩ Schumer, Clinton vận động ngân quỹ 21,4 tỉ USD nhằm hỗ trợ công tác thu dọn và tái thiết cũng như theo dõi tình trạng sức khoẻ của các nhân viên cứu hộ và người thiện nguyện đầu tiên có mặt tại khu bình địa, đồng thời xúc tiến các chương trình trợ giúp để tái phát triển.[64][68] Trong năm 2005, Clinton công bố cho các uỷ ban địa phương và những người tham gia cứu hộ hai bản nghiên cứu về các khoản tiền đã được chi trích từ quỹ an ninh nội địa.
Sử dụng vị thế của mình tại Uỷ ban Quân bị Thượng viện, Clinton bày tỏ lập trường mạnh mẽ ủng hộ việc quân đội Mỹ can thiệp vào Afghanistan - với lợi ích đi kèm là cơ hội cải thiện đời sống của phụ nữ tại xứ sở này, những người đã phải chịu đựng những bất hạnh khủng khiếp dưới quyền cai trị của Taliban[69] – và một sự ủng hộ không mạnh mẽ bằng liên quan đến hành động can thiệp của quân đội Mỹ tại Iraq.
Bà đã đến thăm binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan và Iraq. Tháng 1 năm 2005, Clinton phát biểu rằng phần lớn tình hình tại Iraq đang tiến triển tốt, cuộc bầu cử tại đây đã thành công, và các cuộc nổi dậy sẽ tàn lụi dần.[70] Tháng 7 năm 2005, bà đồng đệ trình dự luật gia tăng lực lượng quân đội Mỹ lên đến 80 ngàn người. Đến cuối năm 2005, khi dấy lên các cuộc tranh cãi dữ dội về việc Hoa Kỳ có nên rút quân khỏi Iraq hay không, Clinton cho rằng triệt thoái lập tức sẽ là "một sai lầm lớn", sẽ biến Iraq thành một sự thất bại, nhưng cam kết của chính phủ Bush duy trì quân đội ở Iraq cũng sẽ khiến người Iraq hiểu sai tín hiệu và tiếp tục dựa dẫm vào người Mỹ. Lập trường trung dung và khá mơ hồ này gây không ít bối rối cho những người tích cực chống chiến tranh thuộc đảng Dân chủ.
Clinton là người lớn tiếng chống đối chủ trương cắt giảm thuế của chính phủ Bush.[71]
Tháng 5 năm 2005, Clinton hợp tác với đối thủ cũ của bà, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, trong dự luật chăm sóc sức khoẻ phổ quát. Tháng 6 năm 2005, bà liên minh với Thượng nghị sĩ Bill Frist đẩy mạnh việc hiện đại hoá bệnh án, cho rằng hàng ngàn cái chết do những sai lầm trong điều trị, chẳng hạn như đọc sai đơn thuốc, có thể được ngăn chặn bởi công nghiệp vi tính đáng tin cậy hơn.
Liên quan đến việc phê chuẩn ứng cử viên John Roberts vào Tối cao Pháp viện, tháng 9 năm 2005, Clinton bỏ phiếu chống,[72] "Tôi không tin là ông thẩm phán đã trình bày quan điểm của mình cách rõ ràng đủ để tôi, với lương tâm trong sáng, bỏ phiếu cho ông", nhưng bà cũng hi vọng rằng những nhận xét này là không chính xác. Việc bổ nhiệm Roberts được thông qua với đa số lớn, một nửa số thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận.
Trong trường hợp của Samuel Alito, trong tháng 1 và tháng 2 năm 2006, Clinton không tham gia với các thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng hợp tác với những thượng nghị sĩ Dân chủ khác ủng hộ việc ngăn cản bỏ phiếu, song nỗ lực này cũng thất bại và Alito được phê chuẩn vào chức vụ thẩm phán Toà án Tối cao.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, cùng Joe Lieberman và Evan Bayh, Clinton giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Giải trí Gia đình nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung không thích hợp trong các trò chơi điện tử. Các dự luật với nội dung tương tự đã được đệ trình tại một số tiểu bang như Michigan và Illinois nhưng đã bị phủ quyết vì bị cho là vi hiến.
Tháng 7 năm 2004 và tháng 6 năm 2006, Clinton bỏ phiếu chống Tu chính án Hôn nhân Liên bang, tu chính án này cấm hôn nhân đồng tính.[71][73]
Tái tranh cử năm 2006
Tháng 11 năm 2004, Clinton cho biết sẽ tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai tại Thượng viện trong cuộc bầu cử tại New York năm 2006. Có hai nhân vật nổi bật thuộc đảng Cộng hoà sẽ thách thức Clinton là luật sư Ed Cox (con rể của cựu Tổng thống Richard Nixon) và Biện lý Hạt Westchester Jeannine Pirro. Ngày 14 tháng 10 năm 2005, Thống đốc New York George Pataki chính thức ủng hộ Pirro, khiến Cox phải rời cuộc đua. Tuy nhiên, Pirro chỉ bám đuôi Clinton trong thăm dò dư luận và trong khả năng gây quỹ, cuối cùng, vì áp lực bên trong đảng, ngày 21 tháng 12 năm 2005, Pirro đã chính thức rút lui.[74]Cũng có những thách thức bên trong đảng Dân chủ, đến từ nhóm chống chiến tranh lâu nay bất đồng với Clinton vì lập trường ủng hộ cuộc chiến Iraq của bà. Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Jonathan Tasini tuyên bố tranh cử chống lại Clinton, kêu gọi rút quân lập tức khỏi Iraq, xúc tiến kế hoạch chăm sóc y tế phổ quát và điều ông gọi là "Những qui luật mới cho nền kinh tế", một chính sách kinh tế tập trung vào nhân lực đối nghịch với nền kinh tế tập trung vào các công ty của Clinton. Tuy nhiên, Clinton dễ dàng vượt qua Tasini để giành sự để cử của Đảng Dân chủ.[75]
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Clinton đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa John Spencer với 67% số phiếu; Spencer chỉ giành được 31% phiếu của cử tri.[76][77]
Clinton chi tiêu 36 triệu USD cho kỳ tái tranh cử này, nhiều hơn bất kỳ ứng viên nào khác tham dự cuộc đua vào Thượng viện năm 2006. Nhiều thành viên Đảng Dân chủ chỉ trích bà đã chi tiêu quá nhiều, trong khi những người tỏ ra quan ngại vì bà đã không chịu dành lại một phần trong số tiền này cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008. Trong những tháng kế tiếp, Clinton đã chuyển 10 triệu USD thuộc quỹ tranh cử Thượng viện vào chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.[78]
Triển vọng năm 2008
Clinton tỏ ra quan tâm đến cuộc đua giành ghế tổng thống năm 2008. Đến nay chưa có một chính đảng quan trọng nào đề cử một phụ nữ cho cuộc đua này.Clinton đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của bà trên toàn quốc đến nỗi khả năng tranh cử tổng thống năm 2008 của bà trở nên một vấn đề thời sự hàng đầu được tranh cãi trong vòng các nhà phê bình và trong công chúng. Tháng 12 năm 2005, CNN, USA Today và Gallup phối hợp tổ chức một cuộc thăm dò với kết quả cho thấy 41% đảng viên Dân chủ ủng hộ Clinton cho việc đề cử làm ứng viên tổng thống năm 2008. Trước đó, trong tháng 5 năm 2005, trong một cuộc thăm dò cũng được thực hiện bởi các tổ chức truyền thông trên, khi được hỏi có chắc chắn bỏ phiếu cho Clinton không, câu trả lời của 29% cử tri là rất chắn chắn, 24% khá chắc, 7% là không rất chắc và 39% là không chắc.
Chạy đua vào Nhà Trắng (2008)
Từ tháng 10 năm 2002, Hillary Clinton đã được xem là ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ,[79] khi một bài viết đăng trên New York Times đề cập đến triển vọng này. Sau đó, Clinton được tạp chí Forbes chọn vào danh sách những nhân vật thế lực nhất thế giới, tên của bà cũng xuất hiện trong số 100 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới (Time 100) của tạp chí Time. Những cuộc thăm dò dư luận liên tiếp đặt Clinton vào vị trí các chính trị gia được lòng dân nhất của tiểu bang New York. Cùng lúc, Clinton được nhiều người xem là một trong số các nhân vật gây nhiều phân hóa nhất trong chính trường nước Mỹ.Ngày 20 tháng 1 năm 2007, Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ thành lập một ủy ban thăm dò để ứng cử tổng thống năm 2008,[80] với lời tuyên bố "Tôi quyết định nhập cuộc. Tôi tham gia cuộc đua là để chiến thắng".[80] Chưa hề có phụ nữ nào được một chính đảng quan trọng đề cử tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ.
Clinton tập hợp một nhóm các cố vấn và những nhà điều hành cho chiến dịch của bà. Patti Solis-Doyle là người phụ nữ Hispanic (các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha) đầu tiên được chọn để điều hành chiến dịch. Làm phó cho Solis-Doyle là Mike Henry, người đã điều hành thành công chiến dịch tranh cử Thống đốc Virginia năm 2005 cho Tim Kaine. Howard Wolfson, một cựu binh của chính trường New York, đảm trách nhiệm vụ phát ngôn nhân. Evelyn S. Lieberman, từng làm việc cho Clinton khi còn là Đệ nhất Phu nhân, cũng từng là Phụ tá Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, được chọn làm ủy viên thường trực cho chiến dịch.
Trong sáu tháng đầu năm 2007, Clinton luôn dẫn đầu trong cuộc đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Barack Obama đại diện tiểu bang Illinois, và cựu Thượng nghị sĩ John Edwards đến từ Bắc Carolina, là những đối thủ bám sát Clinton.[81] Bà đã lập kỷ lục gây quỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch tranh cử, kế cận bà là Obama.[82]
Tháng 9 năm 2007, các cuộc thăm dò dư luận tại sáu tiểu bang sẽ tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên cho thấy Clinton ở vị trí dẫn đầu.[83] Tháng 10 năm 2007, các cuộc thăm dò toàn quốc đưa ra những chỉ dấu cho thấy Clinton đang bứt trước các đối thủ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, các cây bút của The Washington Post, ABC News, The Politico, và những phương tiện truyền thống khác đã gây không ít thiệt hại cho hình ảnh của Clinton khi miêu tả bà là phản ứng kém cỏi khi bị tấn công bởi Obama, Edwards, và các đối thủ khác trong cuộc tranh luận tổ chức tại Philadelphia dành cho các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ.[84][85][86] Đến tháng 12, Clinton mất vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận.[87]
Trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của Đảng Dân chủ năm 2008 diễn ra ở Iowa ngày 3 tháng 1, Clinton về thứ ba với 29, 45% phiếu bầu, sau Obama (37, 58%), và Edwards (29, 75%).[88] Năm ngày sau ở New Hampshire, Clinton giành chiến thắng đáng kinh ngạc với 39% phiếu bầu so với 37% phiếu dành cho Obama.[89] Nhưng khi Bill Clinton và Hillary Clinton đưa ra những nhận xét liên quan đến Martin Luther King, Jr. và Lyndon B. Johnson,[90] nhiều người xem đây là những ám chỉ cho rằng Obama là ứng cử viên thiên vị chủng tộc, hoặc chí ít cũng là chối bỏ mọi thành quả hòa hợp chủng tộc của Obama. Mặc dù Clinton, và cả Obama, ra sức làm lắng dịu vấn đề, đã nảy sinh tình trạng phân cực trong vòng cử tri Đảng Dân chủ, kết quả là Clinton đánh mất sự ủng hộ từ nhiều người Mỹ gốc Phi.[91] Clinton thất bại trước Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 26 tháng 1 ở Nam Carolina với tỷ số 55% và 27%.[92] Đến lúc này, Edwards tuyên bố rút lui, để đấu trường chỉ còn lại Clinton và Obama nỗ lực cho ngày Thứ Ba Trọng đại (5 tháng 2). Những tuyên bố của Bill Clinton chỉ thu hút thêm sự chỉ trích, khiến ông trở nên một tai họa cho chiến dịch tranh cử của vợ đến nỗi nhiều ủng hộ viên lên tiếng yêu cầu vị cựu tổng thống nên im lặng.[93] Đến ngày Thứ Ba Trọng đại, Clinton thắng phiếu ở các tiểu bang lớn như California, New York, New Jersey, và Massachusetts, nhưng Obama chiến thắng ở nhiều tiểu bang hơn;[94] số phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông hầu như chia đều cho cả hai.[94][95]
Rồi Obama chiến thắng trong mười một cuộc bầu cử sơ bộ và bầu kín kế tiếp, thường với cách biệt lớn, và bứt lên dẫn trước Clinton.[96][97][98] Suốt trong chiến dịch tranh cử, Obama thắng trong các cuộc bầu kín, và có kết quả tốt trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại những vùng có nhiều người Mỹ gốc Phi, giới trẻ, những người tốt nghiệp đại học, hoặc các cử tri giàu có, trong khi Clinton thành công tại những vùng có nhiều người Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha), người già, người có trình độ học vấn dưới đại học, hoặc giới thợ thuyền da trắng.[99][100] Lời thú nhận của Clinton về tiết lộ đưa ra trong chiến dịch tranh cử nói rằng bà bị bắn sẻ khi đến thăm binh sĩ Mỹ trú đóng ở Căn cứ Không quân Tuzla, Bosnia-Herzegovina là không đúng sự thật[101] thu hút sự chú ý của giới truyền thông, và ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như làm dấy lên những hoài nghi về năng lực của đệ nhất phu nhân trong lĩnh vực ngoại giao.[102] Chiến thắng của Clinton tại Pennsylvania ngày 22 tháng 4 khiến bà nuôi hi vọng,[103] nhưng thắng lợi mong manh ở Indiana, và thất bại cay đắng ở Bắc Carolina hủy hoại các cơ may, và dẫn đến những suy diễn về quyết định rời bỏ cuộc đua.[104] Song, Clinton cho biết bà muốn ở lại để đi cho hết các cuộc bầu cử sơ bộ còn lại,[105], và chiến thắng 41 điểm ở Tây Virginia khiến bà "quyết tâm hơn bao giờ hết".[106]
Trong các cuộc bầu cử sơ bộ sau cùng diễn ra ngày 3 tháng 6 năm 2008, Obama giành đủ số phiếu cần thiết để có thể trở nên ứng cử viên của Đảng Dân chủ.[107] Ngày 7 tháng 6, trong diễn từ đọc trước những người ủng hộ, Clinton tuyên bố chấm dứt cuộc vận động tranh cử, và ủng hộ Obama, "Nay phương cách của chúng ta nhằm hoàn thành những mục tiêu mà chúng ta vẫn luôn đấu tranh là sử dụng năng lực, tình cảm, sức mạnh và mọi điều chúng ta có thể làm để giúp Barak Obama thắng cử."[108].
Ngoại trưởng Hoa Kỳ (2009-2013)
Ngày 1 tháng 12 năm 2008, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama cho biết ông sẽ đề cử Hillary Clinton làm ngoại trưởng Hoa Kỳ khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009[109]. Ngày 21 tháng 1 năm 2009, bà được Thượng viện phê chuẩn và trở thành Ngoại trưởng thứ 67 của Hoa Kỳ. Bà từ chức ghế Ngoại trưởng vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Người kế thừa của bà làm Ngoại trưởng là thượng nghị sĩ John Kerry.Chính kiến
Trong cương vị thượng nghị sĩ quốc hội và cựu đệ nhất phu nhân, Clinton luận giải cách linh hoạt quan điểm của bà về nhiều vấn đề từ khủng bố đến phá thai.Trong một cuộc khảo sát của Gallup trong tháng 5, năm 2005, 54% người trả lời xem Thượng nghị sĩ Clinton là có quan điểm cấp tiến, 30% cho bà là trung dung và 9% xem bà là bảo thủ.[110]
Một số tổ chức tìm cách xác lập vị trí của Clinton trên thang điểm biểu thị khuynh hướng chính trị của các chính khách:
- Tập san National Journal (năm 2004) cho Clinton 30 điểm trên thang điểm từ 1 (có quan điểm tự do nhất) đến 100 (bảo thủ nhất).[111]
- Một bảng phân tích thực hiện bởi các nhà khoa học chính trị như Joshua D. Clinton thuộc Đại học Princeton, Simon Jackman và Doug Rivers thuộc Đại học Stanford xếp Clinton vị trí thứ 6 đến thứ 8 trong số các thượng nghị sĩ có khuynh hướng cấp tiến nhất.[112]
- The Almanac of American Politics, do Michael Barone và Richard E. Cohen biên tập, xem xét các phiếu bầu của Clinton từ năm 2003 đến 2066 để phân loại cấp tiến hay bảo thủ, theo thang điểm 100, trong ba lĩnh vực Kinh tế, Xã hội, và Ngoại giao; và điểm trung bình trong bốn năm: Kinh tế = 75 cấp tiến, 23 bảo thủ; Xã hội = 83 cấp tiến, 6 bảo thủ; Ngoại giao = 66 cấp tiến, 30 bảo thủ. Trung bình = 75 cấp tiến, 20 bảo thủ.[113]
Tác phẩm
Khi còn là đệ nhất phu nhân, Clinton cho xuất bản Talking It Over, gồm những bài viết hằng tuần đăng trên nhật báo, tập chú vào kinh nghiệm bản thân và những quan sát của bà về phụ nữ, trẻ em và gia đình mà bà thu thập được khi du hành khắp nơi trên thế giới.[9]Tác phẩm của Clinton xuất bản năm 1996 It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us được đưa vào bản liệt kê sách bán chạy nhất của New York Times,[114] đến năm 1997 bà được trao giải thưởng Grammy cho album đọc hay nhất nhờ phần ghi âm giọng đọc của bà cho tác phẩm trên.[114] Tựa đề cuốn sách lấy từ một câu châm ngôn đến từ châu Phi "cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ".
Những cuốn sách khác được xuất bản khi Clinton còn là đệ nhất phu nhân gồm có An Invitation to the White House: At Home with History (Lời mời đến Toà Bạch Ốc: Sống với lịch sử) phát hành năm 2000 và Dear Socks, Dear Buddy: Kid’s Letter to the First Pets (năm 1998).
Hồi ký của Clinton là một tác phẩm dày 562 trang Living History, phát hành năm 2003, bán hơn một triệu ấn bản ngay trong tháng đầu tiên. Nhà xuất bản Simon & Schuster trả trước cho bà 8 triệu USD,[115] con số kỷ lục vào lúc ấy. Phần ghi âm của bà cho quyển Living History giúp giành được đề cử lần thứ hai giải Grammy cho album đọc hay nhất.[116] Living History đã được dịch sang vài ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hoa.
Dù vậy, Clinton bị chỉ trích là đã không thừa nhận đúng mức những đóng góp của những người viết văn thuê trong các tác phẩm đã xuất bản của bà.
Xem thêm
- Bill Clinton
- Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
- Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 2008
- Bầu cử sơ bộ tổng thống Hoa Kỳ
- Monica Lewinsky
Chú thích
- ^ Năm 1995, Clinton nói rằng mẹ bà đã đặt tên bà theo Edmund Hillary, người cùng với Sherpa Tenzing trèo lên đỉnh Everest đầu tiên, và là lý do tên bà có hai chữ "L", một điều hiếm có. Tuy nhiên, việc trèo lên đỉnh Everest không xảy ra cho đến năm 1953, trên 5 năm sau khi bà đã sinh ra. Tháng 10 năm 2006, một phát ngôn nhân của Clinton nói rằng bà không được đặt theo nhà leo núi, mà câu chuyện này chỉ là một "câu chuyện gia đình đáng yêu mà mẹ bà đã kể để tạo nguồn cảm hứng cho sự vĩ đại của con gái mình, và tôi muốn nói rằng nó rất hiệu quả." See Hakim, Danny (17 tháng 10 năm 2006). “Hillary, Not as in the Mount Everest Guy”. The New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008. and “Hillary vs. Hillary”. Snopes.com. 26 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2007.
- ^ O'Laughlin, Dania (Summer 2003). “Edgewater Hospital 1929–2001”. Edgewater Historical Society. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2007.
- ^ Clinton 2003, p. 7.
- ^ Roberts, Gary Boyd. “Notes on the Ancestry of Senator Hillary Rodham Clinton”. New England Historic Genealogical Society. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.
- ^ Clinton 2003, p. 8.
- ^ Morris 1996, p. 113.
- ^ Bernstein 2007, p. 29.
- ^ Bernstein 2007, pp. 30–31.
- ^ a ă “Hillary Rodham Clinton”. The White House. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ Middendorf, J. William (2006). Glorious Disaster: Barry Goldwater's Presidential Campaign And the Origins of the Conservative Movement. Basic Books. ISBN 0-465-04573-1. p. 266.
- ^ Troy 2006, p. 15.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, pp. 18–21. The teacher, Paul Carlson, and the minister, Donald Jones, came into conflict in Park Ridge; Clinton would later see that "as an early indication of the cultural, political and religious fault lines that developed across America in the [next] forty years" (Clinton 2003, p. 23).
- ^ Clinton, Hillary Rodham (29 tháng 5 năm 1992). “Hillary Rodham Clinton Remarks to Wellesley College Class of 1992”. Wellesley College. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2007.
- ^ Clinton 2003, p. 31.
- ^ “Wellesley College Republicans: History and Purpose”. Wellesley College. 16 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2007. Gives organization's prior name.
- ^ a ă “Hillary Rodham Clinton”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2008.
- ^ Rodham, Hillary (1969-05-31). “Wellesley College 1969 Student Commencement Speech”. Wellesley College. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ “The Class of '69”. Life. 20 tháng 6 năm 1969. The article features Rodham and two student commencement speakers from other schools, with photos and excerpts from their speeches.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, pp. 34–36.
- ^ a ă “Hillary Diane Rodham Clinton (1947–)”. The Encyclopedia of Arkansas History & Culture. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.
- ^ a ă Bernstein 2007, p. 75.
- ^ Morris 1996, pp. 142–143.
- ^ a ă Gerth and Van Natta Jr. 2007, pp. 42–43.
- ^ The authors of Beyond the Best Interests of the Child were Center director Al Solnit, Yale Law professor Joe Goldstein, and Anna Freud.
- ^ Bernstein 2007, pp. 91–92.
- ^ Clinton 2003, pp. 65–69.
- ^ Clinton 2003, p. 70.
- ^ Bernstein 2007, p. 120.
- ^ Clinton 2003, p. 75.
- ^ Bernstein 2007, pp. 128, 130. The firm was actually called Rose, Nash, Williamson, Carroll, Clay & Giroir at the time; it simplified its name to Rose Law Firm in 1980.
- ^ Bernstein 2007, pp. 131–132.
- ^ “Jimmy Carter: Nominations Submitted to the Senate, Week Ending Friday, December 16th, 1977”. American Presidency Project. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2007.
- ^ Bernstein 2007, pp. 170–175. Bernstein states that "the political battle for education reform... would be her greatest accomplishment in public life until she was elected to the U.S. Senate."
- ^ “Hillary Clinton Guides Movement to Change Public Education in Arkansas”. Old State House Museum. Spring 1993. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ Kelly, Michael (20 tháng 1 năm 1993). “The First Couple: A Union of Mind and Ambition”. The New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
- ^ Kearney, Janis F. (2006). Conversations: William Jefferson Clinton, from Hope to Harlem. Writing Our World Press. ISBN 0976205815. p. 295.
- ^ Morris 1996, p. 330.
- ^ Brock 1996, pp. 176–177.
- ^ a ă Williams, Jasim K (30 tháng 10 năm 2006). “Hillary Rodham Clinton”. New York Post. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008. Clinton had the first post-graduate degree through regular study and scholarly work. Eleanor Roosevelt had been previously awarded a post-graduate honorary degree. Clinton's successor Laura Bush became the second First Lady with a post-graduate degree.
- ^ Troy 2006, p. xii.
- ^ Rajghatta, Chidanand (January-tháng 2 năm 2004). “First Lady President?”. Verve magazine.
- ^ Bernstein 2007, pp. 170–175.
- ^ Klein, Joe (4 tháng 12 năm 2005). “The Republican Who Thinks Big on Health Care”. Time. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ Fouhy, Beth (6 tháng 10 năm 2007). “Clinton Claims Credit for Child Program”. Associated Press published by The Boston Globe. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2008.
- ^ Milligan, Susan (14 tháng 3 năm 2008). “Clinton role in health program disputed”. The Boston Globe. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
- ^ Tumulty, Karen; Duffy, Michael; Calabresi, Massimo (13 tháng 3 năm 2008). “Assessing Clinton's "Experience": Children's Health Care”. Time. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
- ^ a ă Jackson, Brooks (18 tháng 3 năm 2008). “Giving Hillary Credit for SCHIP”. FactCheck.org. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2008.
- ^ Taliban: Islam, Oil and the New Great Game in Central Asia. I.B. Tauris. 2002. ISBN 1860648304. Đã bỏ qua văn bản “ author[[Ahmed Rashid|Rashid, Ahmed]] ” (trợ giúp) pp. 70, 182.
- ^ “Feminist Majority Joins European Parliament's Call to End Gender Apartheid in Afghanistan”. Feminist Majority. Spring 1998. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Vital Voices — Our History”. Vital Voices. 2000. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Remarks By First Lady Hillary Rodham Clinton at The Sculpture Garden Reception”. The White House. 5 tháng 1 năm 1996. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2007.
- ^ Graff, Henry Franklin (2002). The Presidents: A Reference History. Simon & Schuster. ISBN 0684312263. p. liii.
- ^ Lindsay, Rae (2001). The Presidents' First Ladies. R & R Writers/Agents. ISBN 0965375331. pp. 248–249.
- ^ Troy 2006, pp. 176–177.
- ^ Troy 2006, p. 183.
- ^ Bernstein 2007, p. 517.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, p. 195.
- ^ Clinton 2003, p. 94.
- ^ Bernstein 2007, p. 530.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, p. 204.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, p. 210.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, pp. 212–213.
- ^ Chaddock, Gail Russell (10 tháng 3 năm 2003). “Clinton's quiet path to power”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ a ă Bernstein 2007, p. 548.
- ^ a ă â “Senate Temporary Committee Chairs”. University of Michigan Documents Center. 24 tháng 5 năm 2001. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
- ^ Gerth, Jeff; Van Natta Jr., Don (29 tháng 5 năm 2007). “Hillary's War”. The New York Times Magazine. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Committees”. Official Senate web site. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
- ^ Gerth and Van Natta Jr. 2007, pp. 231–232.
- ^ Clinton, Hillary (24 tháng 11 năm 2001). “New Hope For Afghanistan's Women”. Time. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ “Clinton says insurgency is failing”. Associated Press published for USA Today. 19 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2006.
- ^ a ă “Senator Hillary Rodham Clinton - Voting Record”. Project Vote Smart. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Statement of Senator Hillary Rodham Clinton on the Nomination of John Roberts to be Chief Justice of the United States”. Clinton.Senate.gov. 2005-09-22. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ “Gay marriage ban defeated in Senate vote”. Associated Press for MSNBC. 7 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- ^ Hirschkorn, Phil (21 tháng 12 năm 2005). “Sen. Clinton's GOP challenger quits race”. CNN. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2006.
- ^ “GOP Primary Turnout Was Lowest In More Than 30 Years”. Newsday. 17 tháng 9 năm 2006.
- ^ “New York State Board of Elections, General Election Results”. New York State. 2006-12-14. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Is America Ready?”. Newsweek. 25 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Record millions roll in for Clinton White House bid”. CNN. 1 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007.
- ^ Bernstein 2007, pp. 550–552.
- ^ a ă Gerth and Van Natta Jr. 2007, p. 5.
- ^ Langer, Gary; Craighill, Peyton M (21 tháng 1 năm 2007). “Clinton Leads '08 Dems; No Bounce for Obama”. ABC News. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
- ^ “Clinton outpaces Obama in fundraising for third quarter”. CNN. 2 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Hillary Clinton Leaps Ahead In Latest Democratic Poll”. Fox News. 3 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2007.
- ^ Kornblut, Anne E.; Balz, Dan (1 tháng 11 năm 2007). “Clinton Regroups As Rivals Pounce”. The Washington Post. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2007.
- ^ Tapper, Jake (31 tháng 10 năm 2007). “Hillary Gets Poor Grades at Drexel Debate”. Political Punch (ABC News). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2007.
- ^ Simon, Roger (31 tháng 10 năm 2007). “Obama, Edwards attack; Clinton bombs debate”. The Politico. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Clinton shouldn't worry just about IA”. MSNBC. 9 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Iowa Democratic Party Caucus Results”. Iowa Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Official Results”. Associated Press. 10 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.
- ^ Hillary Clinton said to a news correspondent asking for reaction to an Obama remark earlier in the day about his possibly representing false hope: "I would point to the fact that that Dr. King’s dream began to be realized when President Johnson passed the Civil Rights Act of 1964, when he was able to get through Congress something that President Kennedy was hopeful to do, the President before had not even tried, but it took a president to get it done. That dream became a reality, the power of that dream became real in people’s lives because we had a president who said we are going to do it, and actually got it accomplished." See for transcript: Hulse, Carl; Healy, Patrick (11 tháng 1 năm 2008). “Bill Clinton Tries to Tamp Down ‘Fairy-Tale’ Remark About Obama”. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. See for actual interview: Garrett, Major (7 tháng 1 năm 2008). “Clinton’s Candid Assessment”. Fox News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008.
- ^ Luce, Edward (17 tháng 1 năm 2008). “'Truce' has little impact on black vote”. Financial Times. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Obama claims big win in South Carolina”. CNN. 26 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008.
- ^ Crowley, Candy (28 tháng 1 năm 2008). “Clinton campaign advisers: Bill Clinton 'needs to stop'”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008.
- ^ a ă “Results: February 5 - Super Tuesday”. CNN. 25 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
- ^ Tumulty, Karen (6 tháng 2 năm 2008). “Super Tuesday: The Most Interesting Number of All”. Time.com. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008.
- ^ Adams, Glenn (11 tháng 2 năm 2008). “Obama defeats Clinton in Maine caucuses”. ABC News. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
- ^ Broder, John M.; Sussman, Dalia (13 tháng 2 năm 2008). “Obama and McCain Sweep 3 Primaries”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Obama, McCain extend winning streaks”. CNN. 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
- ^ Phillips, Matt (18 tháng 3 năm 2008). “Pennsylvania Pitch: Can Obama Connect With Lower-Income Whites?”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2008.
- ^ Seelye, Katherine Q (22 tháng 4 năm 2008). “In Clinton vs. Obama, Age Is a Great Predictor”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2008.
- ^ “New CBS Video Contradicts Clinton Again”. CBS News. 25 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Hillary Clinton backtracks over 'misleading' Bosnia sniper story”. Times Online. 25 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Pennsylvania Win Helps Clinton Raise Millions, Adds to Obama Questions”. Voice of America. 25 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008.
- ^ Healy, Patrick (7 tháng 5 năm 2008). “Uncertainties Mark Clinton’s Itinerary”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ Mason, Jeff (8 tháng 5 năm 2008). “Hillary Clinton hoping for late comeback”. Reuters. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Clinton Wins West Virginia Primary by Decisive Margin”. Fox News. 13 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Obama: I will be the Democratic nominee”. CNN. 3 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Clinton ends historic bid, endorses Obama”. Associated Press for MSNBC. 7 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Bà Clinton được chọn làm ngoại trưởng”. BBC Việt ngữ. 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Poll: Mixed messages for Hillary Clinton”. CNN. 26 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
- ^ Curry, Tom (14 tháng 7 năm 2005). “Clinton burnishes hawkish image”. MSNBC.com. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2006.
- ^ Clinton, Joshua D.; Jackman, Simon; Rivers, Doug (tháng 10 năm 2004). “"The Most Liberal Senator"? Analyzing and Interpreting Congressional Roll Calls” (PDF). Political Science & Politics: 805–811.
- ^ See Barone, Michael; Cohen, Richard E. (2008). The Almanac of American Politics. National Journal. tr. 1126. And 2006 edition of same, 1152. The scores for individual years are [highest rating 100, format: liberal, (conservative)]: 2003: Economic = 90 (7), Social = 85 (0), Foreign = 79 (14). Average = 85 (7). 2004: Economic = 63 (36), Social = 82 (0), Foreign = 58 (41). Average = 68 (26). 2005: Economic = 84 (15), Social = 83 (10), Foreign = 66 (29). Average = 78 (18). 2006: Economic = 63 (35), Social = 80 (14), Foreign = 62 (35). Average = 68 (28).
- ^ a ă Bernstein 2007, p. 446.
- ^ Bernstein 2007, p. 544.
- ^ “Gorbachev and Clinton win Grammy”. BBC News. 9 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2008.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hillary Clinton |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
Chính thức
- Senator Clinton's official web site
- HillaryClinton.com: Official 2006 Senate campaign website
- Biography of First Lady Clinton
Không chính thức
- Official Draft Hillary Rodham Clinton for President 2008 site
- Hillary Rodham Clinton 2008 Discussion Board
- LookSmart - Hillary Clinton directory category
- Yahoo! - Hillary Rodham Clinton directory category
- Open Directory Project - Hillary Rodham Clinton directory category
- 2008 Presidential Wire - Sen. Hillary Rodham Clinton
- Hillary Clinton news digest site
- Clinton Leads Online Panel on "Non-Traditional Students"
Cuộc đua vào Thượng viện
- Hillary Clinton for Senate
- Clinton's positions in 2000 Senate Race
- Clinton enjoys strong support from Jewish voters
- Allegations during the Senate Race
- Jewish Vote Crucial
- Results & Demographic Breakdown of Votes
- New Square
- Prosecutors Clear Clintons in Hasidic Case
Triển vọng năm 2008
- HillPAC - Leadership PAC
- VoteHillary - Unofficial Hillary Clinton For President Committee
- Draft Hillary for President 2008
Tiền nhiệm: Barbara Bush |
Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ 1993-2001 |
Kế nhiệm: Laura Bush |
Tiền nhiệm: Condoleezza Rice |
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ 2009-2013 |
Kế nhiệm: John Kerry |
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment