Thursday, December 26, 2013

Chào ngày mới 27 tháng 12


CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 12 Wikipedia Ngày này năm xưa.
Tiết Hiến pháp XHCN tại Triều Tiên. Năm 1722 – Ái Tân Giác La Dận Chân chính thức lên ngôi hoàng đế triều Thanh, tức Ung Chính Đế (hình). Năm 1945 – Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế hình thành theo một thỏa thuận được 29 quốc gia ký kết. Năm 1949 – Hà Lan chính thức chuyển giao chủ quyền Đông Ấn Hà Lan cho Hợp chúng quốc Indonesia. Năm 1979Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan: Quân đội Liên Xô tiến vào cung điện Tajbeg ở bên ngoài thủ đô Kabul, sát hại Chủ tịch Afghanistan Hafizullah Amin.


Ung Chính




Ung Chính 雍正
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Emperor Yongzheng.PNG
Chân dung của hoàng đế Thanh Thế Tông.

Hoàng đế nhà Thanh

Trị vì17221735

Tiền nhiệmThanh Thánh Tổ

Kế nhiệmThanh Cao Tông

Thông tin chung

Tên thậtÁi Tân Giác La Dận Chân

Niên hiệuUng Chính

Thụy hiệuHiến Hoàng đế

Miếu hiệuThanh Thế Tông (清世宗)

Thân phụKhang Hy

Thân mẫuHiếu Cung Nhân hoàng hậu

Sinh13 tháng 12 năm 1678

Mất8 tháng 10 năm 1735
Trung Quốc

Ung Chính
(雍正) tức Thanh Thế Tông (清世宗), tên húy là Dận Chân (胤禛, âm Mãn: In Jen) (13 tháng 12 năm 1678 – 8 tháng 10 năm 1735) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735.


Là một vị vua siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, Ung Chính tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh.[1] Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều.[1]. Sau khi băng hà, ông được tôn thụy hiệuKính Thiên Xương Vận Kiến Trung Biểu Chính Văn Vũ Anh Minh Khoan Nhân Tín Nghị Duệ Thánh Đại Hiếu Chí Thành Hiến hoàng đế (敬天昌運建中表正文武英明寬仁信毅睿聖大孝至誠憲皇帝).


Tuổi trẻ
Dận Chân là con trai thứ tư của Khang Hy hoàng đế, và là con trai cả của thứ phi Hiếu Cung Nhân hoàng hậu (孝恭皇后 Hiếu Cung hoàng hậu), người bộ tộc Uya, thuộc Tương Hoàng kỳ Mãn Châu. Khang Hy cho rằng việc chỉ nuôi nấng các hoàng tử trong hoàng cung sẽ tạo sai lầm, do đó ông đã cho các hoàng tử, kể cả Dận Chân, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và ban ra một hệ thống giáo dục nghiêm khắc cho các hoàng tử. Dận Chân đã cùng hoàng đế Khang Hy vi hành nhiều lần ở các vùng, tỉnh xung quanh kinh thành Bắc Kinh, cũng như về phía Nam xa xôi. Khi trưởng thành, ông được vua cha cử làm chủ soái Chính Hồng kỳ (một trong Bát kỳ của Mãn Châu: Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳ, Tương Lam kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ) trong suốt cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa hoàng đế Khang Hy với Khả hãn Mông CổGordhun (Chuẩn Cát Nhĩ). Dận Chân được phong tước vị "Bối lặc" năm 1698 và sau đó là vị trí thứ 3 trong số các Đại Bối lặc năm 1699.

Năm 1704, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà gây ra một trong những trận lũ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Kinh tế và đời sống của nhân dân xung quanh các vùng này bị đe dọa nghiêm trọng. Hoàng tử Dận Chân được Khang Hy cử đến với tư cách là khâm sai đại thần của hoàng đế cùng với hoàng tử thứ 13 là Dận Tường để giúp đỡ các nạn dân vùng phía Nam Trung Quốc. Quốc khố lúc này đang cạn kiệt do các khoản nợ không trả từ các quan lại và quí tộc, do đó triều đình không đủ tiền để đối phó với nạn lũ. Dận Chân đã phải thực hiện chính sách thu gom ngân quỹ từ các thương gia giàu có ở phương Nam. Những nỗ lực này của ông bảo đảm tiền cứu tế được phân bố và các nạn dân không bị đói. Ông được phong danh vị Ung Thân Vương (雍親王) năm 1709.

Việc lên ngôi mờ ám

Năm 1712, hoàng đế Khang Hy phế bỏ hoàng tử thứ hai, Dận Nhưng, sau vụ chính biến và quyết định không thiết lập ngôi thái tử kế vị nữa. Điều này đã dẫn đến sự phân chia trong triều đình nhằm tranh giành vị trí thái tử bị bỏ trống, sự chia rẽ giữa những người ủng hộ Dận Chỉ (hoàng tử thứ 3), Dận Chân (thứ 4), Dận Tự (thứ 8) và Dận Chinh (thứ 14). Trong số các hoàng tử trên, Dận Tự được sự ủng hộ nhiều nhất từ các quan lại, cho dù ông này thường hay nghi kỵ và tính khí hẹp hòi. Vì lí do này, Dận Chân đã ủng hộ Thái tử Dận Nhưng. Khi Khang Hy mất vào tháng 11 năm 1722, việc phân chia quyền vị ngai vàng chỉ còn lại ba hoàng tử, sau khi Dận Tự chuyển sang ủng hộ hoàng tử thứ 14 Dận Đề (em ruột của Dận Chân), đó là Dận Chỉ, Dận Chân và Dận Đề.

Vào thời điểm Khang Hy qua đời, hoàng tử thứ 14 là Dận Đề (nguyên tên ông là Dận Trinh, sau khi Ung Chính lên ngôi,đã bắt các anh em của mình sửa chữ Dận thành chữ Doãn để kiêng húy tên nhà vua, và vì chữ Trinh 祯 gần với chữ Chân cả về âm đọc và tự dạng nên Dận Trinh bị đổi hẳn thành Doãn Đề) lúc này là Phủ Viễn đại tướng quân (撫遠大將軍), đang phải chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc. Một số nhà sử học cho rằng việc này là để huấn luyện khả năng cầm quân của hoàng đế tương lai; một số khác lại cho rằng việc này nhằm bảo đảm chuyện lên ngôi trong hòa bình của Dận Chân. Chính hoàng tử Dận Chân đã tiến cử Dận Đề vào vị trí này chứ không phải Dận Tự, người cùng phe với Dận Đề. Vị trí này được xem như là của người kế vị Khang Hy, cho vị trí thái tử đã bỏ trống suốt gần 7 năm.

Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và tổng đốc Bắc Kinh thành, Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng. Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi. Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi k‎í tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ “thập tứ” (十四) thành chữ “vu tứ” (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ “thập tứ” thành “đệ tứ” (第四). Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ “vu” (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ “於”. Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chinh không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.

Việc đầu tiên khi làm vua của Ung Chính là ông đã thả hoàng tử thứ 13, Dận Tường, người cùng ông chiến đấu bao năm khi còn là hoàng tử. Dận Tường bị vua cha giam cầm cùng lúc với thái tử Dận Nhưng. Một số nguồn tư liệu đã ghi lại rằng, Dận Tường, vị hoàng tử nắm giữ hầu hết quân đội, đã điều một đội quân trong Bắc Kinh từ Phong Đài đến bao vây và kiểm soát Tử Cấm Thành và một số vùng xung quanh, hành động này nhằm ngăn chặn mọi phản kháng từ phía hoàng tử Dận Tự. Ung Chính đã cảm thấy bất an và rất buồn khi cha qua đời, và biết rằng sẽ là một áp lực và trọng trách lớn khi ông thừa kế ngai vàng của cha. Hơn nữa, sau khi di chiếu được tuyên bố, Dận Chân đã ra lệnh cho các trọng thần (Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa và Dận Chỉ) và con trai là Hoằng Lịch dẫn các hoàng tử còn lại làm lễ Tam bái - Cửu chào đối với vị hoàng đế mới. Vào ngày hôm sau, Ung Chính đã ra một khẩu dụ điều Dận Đề trở về Giang Tô, đồng thời phong tặng mẹ danh phong Thiên hoàng thái hậu vào lúc Dận Đề đến dự lễ tang tiên hoàng.

Trong bản tóm tắt tiểu sử toàn diện nhất về hoàng đế Ung Chính của học giả Phùng Nhĩ Khang, tác giả đã nhìn nhận việc kế ngôi của Ung Chính bằng một nhãn quan mới mẻ. Phùng Nhĩ Khang viết rằng vẫn còn một số nghi ngờ từ di chiếu bị thất lạc hay ngày được ban hành, song đa số các luận điểm chứng tỏ rằng Ung Chính đã thành công trong việc lên ngai vàng một cách hợp lẽ, dẫu cho ông cũng đã có sử dụng quân đội trong một số trường hợp cần thiết. Hoàng tử thứ 8 là Dận Tự đã bỏ cả đời để chiêu nạp các quan viên, thuộc hạ bằng con đường hối lộ, và những ảnh hưởng của Dận Tự đã liên quan đến chính bíến Phong Đài. Ngoài ra, Phùng Nhĩ Khang cũng cho rằng:
Mặc dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã xảy ra với sự kế vị, cũng như bên nào đúng bên nào sai, nhưng có lí do để nói rằng các thế lực chính trị chống lại Ung Chính đã làm nhiều điều mờ ám đằng sau ‎nhằm phủ lên vương triều Ung Chính một bức tranh đen tối; truyền thống hoàng gia Trung Hoa đã dẫn đến những suy nghĩ tin tưởng rằng toàn bộ công lao cai trị của Ung Chính có thể bị phủ định bởi vì sự kế vị của ông không do di mệnh của tiên hoàng, người nắm đặc quyền quyết định tối cao.
Ngoài ra, học giả Phùng Nhĩ Khang cho rằng Khang Hy đã phạm một sai lầm to lớn khi để các con của mình lao vào trò chơi chính trị quá nhiều, và đặc biệt là trong hoàn cảnh chiếc ghế Thái tử bị bỏ trống, do đó một cuộc quyết chiến giành ngôi vua, bao gồm cả việc chiếm đoạt nếu có thể, là một kết quả không thể tránh khỏi trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vì thế, thậm chí sẽ là một sai lầm to lớn hơn nữa khi đánh giá một nhà cai trị đơn giản thông qua cách mà ông ta đạt đến quyền lực. Có một điều chắc chắn là sau này hoàng đế Ung Chính đã bảo đảm rằng quá trình chuyển giao quyền lực cho người kế vị mình diễn ra thuận lợi, không như trường hợp của chính ông.

Tháng 11 âm năm 1722, sau khi lên ngôi hoàng đế, Dận Chân đặt niên hiệu là Ung Chính (雍正), bắt đầu từ năm 1723, xuất phát từ chữ Ung, nghĩa là “hòa thuận”; và chữ Chính, nghĩa là “ngay thẳng” hay “chính thống”. Ngay lập tức sau khi lên ngôi, Ung Chính đã chọn ra các quân cơ đại thần vào Quân Cơ Viện (bao gồm hoàng tử Dận Tự, hoàng tử Dận Tường, Trương Đình Ngọc, Mã Vệ và Long Khoa Đa). Dận Tự được phong làm Liêm Thân Vương, còn Dận Tường được phong làm Di Thân Vương, cả hai đều được giữ những vị trí cao trong triều.

Củng cố quyền lực

Tiêu diệt các hoàng tử khác

Do sự lên ngôi của ông có nhiều điều nghi vấn, Ung Chính đã nhận thấy sự đố kỵ và tranh chấp từ các hoàng tử còn lại. Dận Thì, đại hoàng tử tiếp tục bị giam cầm tại gia. Dận Nhưng, thái tử bị phế truất mất 2 năm sau khi Ung Chính lên ngôi - dù họ bị giam cầm không phải do Ung Chính mà do vua cha Khang Hy. Việc khó khăn nhất chính là phải chia rẽ nhóm của hoàng tử Dận Tự (bao gồm Dận Tự; hoàng tử thứ 9 Dận Đường, thứ 10 Dận Ngã; và các thuộc hạ), và chia cắt Dận Đề nhằm cắt đứt liên minh này. Dận Tự, người nắm giữ chức Thượng thư Bộ Công, và tước Liêm Thân Vương, được theo dõi rất kỹ bởi Ung Chính. Dận Đường được cử tới Giang Tô để hỗ trợ quân đội, nhưng thực chất là chịu sự cai quản thuộc hạ của Ung Chính là tướng quân Niên Canh Nghiêu. Dận Ngã bị tước bỏ mọi quyền vị vào tháng 5 năm 1724, và bị đày đi phương bắc tới vùng Nội Mông. Hoàng tử thứ 14 là Dận Đề, em ruột của Ung Chính, thì bị đày đến canh giữ tẩm lăng của các tiên hoàng.

Trong những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Ung Chính, sự ủng hộ ông đã tăng lên rõ rệt. Dận Tự muốn dùng vị thế và chức vị của mình nhiều lần ép buộc nhà vua nhằm làm cho Ung Chính phải đưa ra những chính sách, quyết định sai lầm dù bề ngoài Dận Tự vẫn tỏ ra ủng hộ nhà vua. Dận Tự và Dận Đường, những người từng ủng hộ Dận Đề lên vị trí ngôi báu, đã bị tước hết mọi quyền vị và bị giam cầm trong ngục cho đến chết vào năm 1727.

Vụ án Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa

Niên Canh Nghiêu là tâm phúc của Ung Chính một thời gian dài trước khi ông bước lên ngai vàng. Vào năm 1723, khi Ung Chính gọi em trai của mình, Dận Đề, quay trở về từ đông bắc, ông đã chỉ định Niên đến thay thế vị trí này. Tình hình biên giới Tân Cương lúc này vẫn rất rối ren, do đó ở đây rất cần một viên tướng giỏi. Tuy nhiên, sau một vài cuộc chinh phục thành công, Niên đã bắt đầu tha hóa khi nhận hối lộ để thăng quan tiến chức. Niên nổi tiếng với lối sống vương giả ngang bằng với nhà vua. Nhìn thấy trước viễn cảnh không tốt từ Niên, Ung Chính đã ra một chỉ dụ giáng chức Niên xuống làm tướng quân của Hàng Châu phủ. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục những hành động ngông cuồng, Niên đã nhận được tối hậu thư từ Ung Chính, và sau đó đã phải tự sát bằng thuốc độc vào năm 1726.

Long Khoa Đa (âm Mãn: Longkodo) là thống soái toàn bộ quân đội thành Bắc Kinh vào thời điểm Ung Chính lên ngôi. Sau đó, Longkodo bắt đầu bị ghét bỏ từ năm 1728 và chết khi bị giam cầm tại tư gia.

Sự nghiệp

Cấm đạo Thiên Chúa

Khác với vua cha, Ung Chính tấn công mạnh mẽ vào đạo Thiên Chúa.[1]. Ông cấm đạo cả nước, chỉ trừ Bắc Kinh. Thế là, 300 nhà thờ bị phá.[1]

Những cải cách

Sau khi trở thành hoàng đế Đại Thanh, Ung Chính đã cho giám sát chặt chẽ hoạt động của các quan lại cấp dưới và đồng thời cho tịch thu các truyền đơn mà ông cho là gây ảnh hưởng xấu cho chế độ của mình, đặc biệt là những người phản Thanh phục Minh. Nổi bật trong số đó là trường hợp của Tằng Tĩnh, một nho sinh thi hỏng mang ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của học giả Lữ Lưu Lương ở thế kỷ XVII. Vào tháng 10 năm 1728, Tằng đã kích động Nhạc Chung Kỳ, tướng quân của 2 tỉnh Thiểm TâyCam Túc, làm phản. Ông ta đưa ra một bản danh sách dài vạch tội của Ung Chính, bao gồm cả việc giết hoàng đế Khang Hy và hạ sát các anh em để giành ngôi. Giải quyết vụ án này, cuối cùng Ung Chính đã cho bắt Tằng Tĩnh về thành Bắc Kinh để xét xử.

Ung Chính còn được biết đến như một nhà vua chuyên quyền, nghiêm khắc trong thời gian trị vì của mình. Ông căm ghét tham nhũng và trừng phạt nghiêm khắc các quan viên khi họ vi phạm các quy tắc trên. Năm 1729, ông ra một khẩu dụ nghiêm cấm việc hút madak, một thứ thuốc phiện do người phương Tây mang vào Trung Quốc.[cần dẫn nguồn] Trong suốt triều đại Ung Chính, Thanh triều đã trở thành một vương triều vững mạnh và thanh bình, ngoài ra ông cũng cho xây dựng lại Cung điện Mùa hè Càn Thành. Ông ban hành một di chiếu giả cho người kế vị nhằm tránh lặp lại bi kịch của cha ông.


Ung Chính rất tin tưởng vào người Hán[1] và sử dụng nhiều quan viên người Hán trong chính quyền của mình. Cả Lý Vệ và Đường Văn Kính đều giúp triều đình cai quản các vùng phía nam Trung Quốc. An Thái cũng phục vụ cho Ung Chính trong việc cai quản các vùng miền nam. Ông cũng nổi tiếng vì đã thu hết quyền lực của các vị hoàng tử của 5 kỳ còn lại và thống nhất toàn bộ bát kỳ dưới sự lãnh đạo duy nhất của ông, thông qua việc lập ra Bát vương nghị chính (八王依正).

Qua đời
Giống như vua cha, Ung Chính cũng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế thiên triều trước những thế lực bên ngoài như Mông Cổ,[2] và khi Tây Tạng bị chia cắt bởi cuộc nội chiến từ năm 1717-1728, ông đã rút toàn bộ quân đội, chỉ để lại một viên quan nhà Thanh và các đơn vị đồn trú để bảo vệ biên giới thiên triều. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng Ung Chính đã cải cách lại chế độ thuế má vào thời điểm đó nên không có chính sách ưu đãi cho giai cấp thượng lưu và áp dụng chế độ thuế đất mới cho các chủ đất. Cuộc sống hậu cung của ông lại là một câu chuyện buồn: Ông có 14 người con trai nhưng có đến 9 người chết sớm.

Hoàng đế Ung Chính cai trị Trung Quốc chỉ trong 13 năm. Ông đột ngột qua đời vào năm 1735 khi mới 58 tuổi. Các truyện dân gian kể rằng ông đã bị ám sát bởi Lã Tứ Nương, con gái của Lã Lưu Lang, người mà cả gia đình đã bị xử tử trong vụ án văn chương nổi tiếng chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Một giả thuyết khác có vẻ thực tế hơn đó là Ung Chính đã chết vì dùng thuốc quá liều vào thời điểm đó, vì ông cho rằng các loại dược liệu quí này sẽ giúp ông kéo dài tuổi thọ. Để tránh một cuộc tranh giành ngôi báu tương tự như thời của mình 13 năm trước, ông đã ra lệnh cho hoàng tử thứ ba, Hoằng Thời, người đã từng cùng phe với Dận Tự, phải tự sát. Đồng thời, ông cũng đã chỉ định hoàng tử thứ tư Bảo Thân Vương Hoằng Lịch, kế ngôi. Hoằng Lịch lên kế ngôi, tức là vua Càn Long (Thanh Cao Tông).

Ông được đưa vào Lăng Tây Thanh (清西陵), 120 km về phía tây nam thành Bắc Kinh, trong bảo tàng Thái Lăng (泰陵) (tên dưới thời nhà Thanh là Elhe Munggan).

Gia tộcTổ tiên của Ung Chính
Phụ mẫu
  • Cha: Khang Hy hoàng đế (Ung Chính là con thứ tư)
  • Mẹ: Ô Nhã thị (1660-1723), được phong làm Nhân Thọ hoàng thái hậu (仁壽皇太后) khi Ung Chính lên ngôi và thường được biết đến với tên gọi Hiếu Cung Nhân hoàng hậu (Tên Hán: 孝恭仁皇后; Tên Mãn Châu: Hiyoošungga Gungnecuke Gosin Hūwanghu)
  • Dưỡng mẫu: Đông Giai thị (?-1689), tức Đông Quý Phi, sau được phong làm Hoàng Quý Phi rồi được lập Hoàng Hậu, thường gọi là Hiếu Ý Nhân hoàng hậu (Tên Hán: 孝懿仁皇后; Tên Mãn Châu: Hiyoošungga Fujurangga Gosin Hūwanghu)
Hậu phi
  • Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu Ô Lạt Na Lạp Thị (1681–1731): là Hoàng Hậu chính thức duy nhất của Ung Chính, con gái của Nội Đại Thần Phí Dương Cổ.
  • Hiếu Thánh Hiến Hoàng Hậu Nữu Hỗ Lộc Thị (1693–1777): Hi Quý Phi của Ung Chính, con gái của Tứ Phẩm Điển Nghi Lăng Trụ, mẹ của Hoằng Lịch.
  • Đôn Túc Hoàng Quý Phi Niên Thị (?-1725): Hoa Quý Phi/Niên Quý Phi của Ung Chính, con gái của Tuần Phủ Niên Hà Linh, em gái của Niên Canh Nghiêu, sinh ba Hoàng nam và một Hoàng nữ, đều mất sớm. Được truy phòng Hoàng Quý Phi dưới thời Càn Long.
  • Thuần Khác Hoàng Quý Phi Cảnh Giai Thị (1689–1784): Dụ Phi của Ung Chính, con của Quản Lĩnh Cảnh Đức Kim, mẹ của Hoàng Tử Hoằng Trú. Được tôn làm Hoàng Khảo Dụ Hoàng Quý Phi dưới thời Càn Long.
  • Tề Phi Lý Thị (?-1737): con gái của Tri Phủ Lý Văn Huy.
  • Khiêm Phi Lưu Thị (1714–1767): Khiêm Tần của Ung Chính, con gái của Quản Lĩnh Lưu Mãn, mẹ của con trai út của Ung Chính là Hoằng Chiêm. Được tôn làm Hoàng Khảo Khiêm Phi dưới thời Càn Long.
  • Ninh Phi Võ Thị (?-1734): Ninh tần của Ung Chính, con gái của Tri Châu Võ Trụ Quốc. Sau khi mất được truy phong làm Ninh Phi năm 1734.
  • Mậu Tần Tống Thị (?-1730): con gái của Chủ Sự Kim Trụ. Sinh hai Hoàng nữ, đều mất sớm.
  • Quách Quý Nhân (?-1786).
  • Lý Quý Nhân (?-1760).
  • An Quý Nhân (?-1750).
  • Hải Quý Nhân (?-1761).
  • Trương Quý Nhân (?-1735).
  • Y Cách Cách: mất trước khi Ung Chính lên ngôi.
  • Trương Cách Cách: mất trước khi Ung Chính lên ngôi.
  • Vân Huệ: mất trước khi Ung Chính lên ngôi.
Con cái
Hoàng đế Ung Chính có 10 hoàng tử và 4 hoàng nữ, trong đó chỉ có 4 vị hoàng tử sống được đến thời Ung Chính tại vị. Trong 13 năm trên ngai vàng, Ung Chính chỉ có thêm hai hoàng tử: Phúc Phái và Hoằng Chiêm.

Hoàng tử

  1. Hoằng Huy [弘暉] (16971704): con của Hiếu Kính Hiến hoàng hậu. Sau khi mất được Càn Long truy phong làm Đoan thân vương
  2. Hoằng Phán [弘昐] (16971699): con của Tề phi Lý thị
  3. Hoằng Quân [弘昀] (17001710): con của Tề phi Lý thị
  4. Hoằng Thời [弘時] (17041726): con của Tề phi Lý thị
  5. Hoằng Lịch [弘曆] (17111799): con của Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu, sau lên ngôi là Hoàng đế Càn Long
  6. Hoằng Trú [弘晝] (17121770): Hoà Cung thân vương, con của Thuần Khác hoàng quý phi
  7. Phúc Nghi [福宜] (17201721): con của Đôn Túc hoàng quý phi(mất sớm)
  8. Phúc Huệ [福惠] (17211728): con của Đôn Túc hoàng quý phi. (mất sớm)
  9. Phúc Phái [福沛] (1723): con của Đôn Túc hoàng quý phi(mất sớm)
  10. Hoằng Chiêm [弘瞻] (17331765): con của Khiêm phi Lưu thị
Hoàng nữ
  1. Trưởng nữ (1694): con của Mậu tần Tống thị
  2. Hoài Khác Hoà Thạc công chúa [和硕怀恪公主] (1695 - 1717): con của Tề phi Lý thị
  3. Tam nữ (1706): con của Mậu tần Tống thị
  4. Tứ nữ (17151717): con của Đôn Túc hoàng quý phi(Mất Sớm)
Nghĩa nữ
  1. Thục Thận Hoà Thạc công chúa [和硕淑慎公主] (17081784): con gái thứ 6 của Lí thân vương Dận Nhưng và Trắc phúc tấn Đường thị
  2. Hoà Huệ Hoà Thạc công chúa [和硕和惠公主] (17141731): con gái thứ 4 của Di thân vương Dận Tường và Phúc tấn Triệu Giai thị
  3. Đoan Nhu Hoà Thạc công chúa [和硕端柔公主] (17141754): con gái trưởng của Trang thân vương Dận Lộc và Phúc tấn Quách Lạc La thị
Vai trò lịch sử

Được đánh giá là một vị vua nghiêm khắc và tận tụy, Ung Chính đã xây dựng một vương triều vững mạnh dựa trên việc chi tiêu một cách thấp nhất. Cũng giống như vua cha Khang Hy, hoàng đế Ung Chính dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế của thiên triều.[2] Bị các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đã cướp ngôi, sự cai trị của ông bị coi là chuyên quyền, nhưng hiệu quả và mạnh mẽ, mặc dầu triều đại ông ngắn và mờ nhạt hơn Khang Hy và Càn Long sau này, cái chết đột ngột của ông có lẽ một phần là do những công việc quá sức mà ông phải thực hiện. Ung Chính tiếp tục thời đại của sự thanh bình và thịnh vượng của Đại Thanh, vì ông đã hạn chế nạn tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính kinh tế một cách triệt để.[1][2]


Mặc dù nổi tiếng một người tiết kiệm, Ung Chính đã đóng góp một phần vào việc xây dựng Cung điện Mùa hè, tức Viên Minh Viên, một kiệt tác trong lịch sử triều đại nhà Thanh. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV-1 đã trình chiếu một phim truyền hình về lịch sử Trung Quốc năm 1997 trong đó có đề cập đến hoàng đế Ung Chính, chủ yếu tập trung vào mặt tích cực của ông, và lập trường cứng rắn của ông về việc chống tham nhũng, một vấn đề không mới trong xã hội.

Trong văn hóa đại chúng
Phim truyền hình
Nhân vật Ung Chính (Trần Kiến Bân) trong phim Hậu cung Chân Hoàn truyện (hay Sóng gió hậu cung)Nhân vật Ung Chính (Hà Thịnh Minh) trong phim Cung tỏa châu liêm.Nhân vật Ung Chính (Ngô Kỳ Long) trong phim Bộ bộ kinh tâm.

No comments:

Post a Comment