Wednesday, January 1, 2014

Chào ngày mới 31 tháng 12

Tập tin:Supremecourt.JPG

CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 12 Wikipedia Ngày này năm xưa. Giao thừa (Lịch Gregory) Năm 1225 – Sau khi xuống chiếu nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời chồng là Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, nhà Lý chấm dứt tồn tại. Năm 1857 – Nữ vương Victoria của Anh lựa chọn Ottawa (hình) làm thủ đô của Canada, khu vực này khi đó là một thị trấn lâm nghiệp. Năm 1951Kế hoạch Marshall mãn hạn sau khi phân bổ hơn 13,3 tỷ đô la Mỹ viện trợ nước ngoài để tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1999 – Chính phủ Hoa Kỳ trao lại quyền kiểm soát Kênh đào Panamavùng đất liền kề cho Panama theo hiệp ước ký kết vào năm 1977.

Ottawa thủ đô của Canada

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada[3] và cũng là thành phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario[4]. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec.

Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785[5]. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp[6]. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation Building), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học như Đại học CarletonĐại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Toronto, Montréal và Vancouver.

Thị trưởng đương thời của Ottawa là ông Larry O'Brien, là người kế nhiệm ông Bob Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ottawa là nơi tập trung nhiều Tiến sĩ nhất tính theo đầu người tại Canada[7].

City of Ottawa/Ville d'Ottawa
Ottawa from McKenzie King Bridge.jpg
Lá cờ City of Ottawa/Ville d'Ottawa
Lá cờ
Biệt danh: O-town- O.T - The 613
Khẩu hiệu: Advance Ottawa/Ottawa en avant (Ottawa tiến lên)
Vị trí của Ottawa trong tỉnh bang Ontario
Vị trí của Ottawa trong tỉnh bang Ontario

Tọa độ: 45°25′15″B 75°41′24″T

Quốc giaCanada Flag of Canada.svg

Tỉnh bangOntario Flag of Ontario.svg

Thành lập1850 với tên "Thị trấn Bytown"

Sáp nhập1855 với tên "Thành phố Ottawa"

Hợp nhất1 tháng 1 năm 2001
Chính quyền

 - Thị trưởngLarry O'Brien

 - Hội đồng Thành phốHội đồng Thành phố Ottawa

 - Nghị viện8 đến 9 nghị sĩ
Diện tích [1][2]

 - Thành phố2.778,64 km² (1.072,9 mi²)

 - Vùng đô thị5.318,36 km² (2.053,4 mi²)
Độ cao
70 m (230 ft)
Dân số (2006)[1][2]

 - Thành phố812.129 (xếp thứ 4)

 - Mật độ278,6/km² (721,6/mi²)

 - Vùng đô thị1.300.000

 - Mật độ vùng đô thị200,0/km² (518/mi²)

Múi giờEastern (EST) (UTC-5)

 - Mùa hè (DST)EDT (UTC-4)

Mã bưu chínhK0A, K1A-K4C

Mã điện thoại(613)
Website: http://www.ottawa.ca


Lịch sử



Các tòa nhà lịch sử trên đường Elgin, nhìn về hướng Đồi Parliament

Vùng Ottawa xưa kia là nơi sinh sống của dân tộc bản xứ bộ lạc Algonquin. Người Algonquin xưa kia gọi sông Ottawa là sông Kichi Sibi hoặc Kichissippi, có nghĩa là "Dòng sông lớn". Người Âu châu đầu tiên đến định cư tại vùng này là Philemon Wright đã thành lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ vào độc quyền kinh doanh gỗ. Loại thông trắng đã được trồng khắp vùng thung lũng này nhờ vào thân cây thẳng và rắn chắc rất được ưa chuộng tại nhiều nước Âu châu.


Lịch sử sáp nhập của Ottawa

Để có thể ổn định cuộc sống cho gia đình các trung đoàn quân đội vào những năm tiếp theo cuộc Chiến tranh năm 1812, chính phủ bắt đầu hỗ trợ các kế hoạch di dân nhằm đưa nhóm dân Công giáo IrelandTin lành đến định cư tại vùng Ottawa, và từ đó bắt đầu cho một làn sóng di cư đều đặn của người Ireland trong các thập niên kế tiếp. Cùng với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Québec, hai nhóm dân này đã cung cấp một số lượng lớn công nhân trong công trình Kênh Rideau và sự phát triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ.

Dân số trong vùng tăng lên rõ rệt sau khi Đại tá John By hoàn tất kênh Rideau vào năm 1832. Mục đích của kênh đào này là cung cấp một đường thủy an toàn giữa Montréal và Kingston trong vùng hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence nơi giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại tá By đặt một doanh trại, sau đó trở thành đồi Parliament và bố trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. Các nhà lãnh đạo thành phố này bao gồm các con của ông Wright, đáng kể nhất là ông Ruggles Wright. Nicholas Sparks, Braddish Billings và Abraham Dow là những cư dân đầu tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario.

Phía Tây của kênh đào được biết đến với tên gọi "Annalisetown" là nơi tập trung các tòa nhà Quốc hội, trong khi phía Đông của kênh đào (chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau) được gọi là "Nathantown". Lúc bấy giờ, Lowertown là một thị trấn lụp xụp đông đúc và huyên náo, thường xuyên hứng chịu các trận dịch tệ hại nhất, như trận dịch tả vào năm 1832 và trận dịch sốt phát ban vào năm 1847.

Ottawa trở nên trung tâm công nghiệp chế biến gỗ của Canada và Bắc Mỹ. Từ đó, ngành công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng dọc theo sông Ottawa về hướng Tây, và gỗ mới đốn được kết thành bè xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến các nhà máy chế biến. Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855.

Ngày 31 tháng 12 năm 1857, Nữ hoàng Victoria đã được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada (gồm tỉnh bang Québec và Ontario) và bà đã chọn Ottawa. Có nhiều câu chuyện châm biếm về cách bà chọn ra thủ đô như sau: bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên bản đồ của vùng này. Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy giờ và Luân Đôn đã không thỉnh ý người dân. Mặc dù hiện nay Ottawa là một thủ đô chủ yếu và là thành phố lớn thứ 4 của Canada, nhưng xưa kia Ottawa chỉ là một thị trấn ngoại ô cách xa các thành phố chính khác, như Thành phố Québec và Montréal ở phía Đông của Canada, hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây.

Trong thực tế, các cố vấn của Nữ hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý do: lý do thứ nhất vì Ottawa là khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và Anh; thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới; lý do thứ ba là chính phủ sở hữu một mảnh đất rộng lớn ở một vị thế với phong cảnh ngoạn mục nhìn xuống dòng sông Ottawa. Vị trí của Ottawa rất thuận lợi trong việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy bằng sông Ottawa đến phía Đông Canada, và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada. Hai lý do khác là do Ottawa gần như là trung điểm giữa Toronto và thành phố Québec (~500 km/310 mi) và vì Ottawa là một thành phố nhỏ nên giảm thiểu được dư luận bất bình trong quần chúng và dẫn đến sự phá hoại các tòa nhà chính phủ như đã từng xảy ra với các thủ đô cũ của Canada.


Chợ Byward cung cấp thực phẩm tươi sống trong mùa hè

Khu nhà chính của tòa nhà Quốc hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện phải tạm thời dời đến Viện Bảo tàng Kỷ niệm Victoria vừa mới xây xong, nay là Viện Bảo tàng Thiên nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường Metcalfe. Một khu nhà chính khác đã được xây dựng lại và hoàn tất vào năm 1922. Tháp Hòa bình ở ngay giữa tòa nhà Quốc hội và là biểu tượng của thành phố này đã được xây theo kiến trúc Gô-tích.

Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chỉ một vài tuần lễ sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, nhiều người cho rằng Ottawa là nơi chính thức bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh. Một thư ký tầm thường của Liên Xô tên là Igor Gouzenko đã trốn khỏi Tòa Đại sứ Liên xô với hơn 100 tài liệu mật. Đầu tiên, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã từ chối thu nhận mớ tài liệu này vì Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Canada và Anh Quốc, và vì báo chí không tha thiết gì đến câu chuyện này. Sau khi Gouzenko lẩn trốn một đêm tại căn hộ của người hàng xóm và biết được nhà riêng đã bị lục soát, cuối cùng Gouzenko đã thuyết phục được RCMP xem qua mớ tài liệu đó và đó là bằng chứng về hệ thống gián điệp Liên Xô đang hoạt động tại các nước phương Tây, và điều này đã gián tiếp dẫn đến việc phát hiện Liên Xô đang chế tạo bom nguyên tử để đối chọi với Hoa kỳ.


Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia tại quảng trường Confederation

Năm 2001, thành phố Ottawa cũ (dân số ước tính năm 2005 là 350.000) đã được hợp nhất với các khu ngoại ô Nepean (dân số 135.000), Kanata (dân số 56.000), Gloucester (dân số 120.000), Rockcliffe Park (dân số 2.100), Vanier (dân số 17.000) và Cumberland (dân số 55.000), và các huyện ngoại thành West Carleton (dân số 18.000), Osgoode (dân số 13.000), Rideau (dân số 18.000) và Goulbourn (dân số 24.000), cùng với các hệ thống và cơ sở hạ tầng của Vùng Thủ đô Ottawa-Carleton. Trước năm 1969, Ottawa-Carleton là Carleton County bao gồm các khu vực như thành phố Ottawa hiện nay ngoại trừ Cumberland.


Khẩu hiệu

"Tiến lên" là khẩu hiệu của Ottawa [8] và Trung đoàn Bộ binh Cameron Highlanders của Ottawa.

Địa lý và khí hậu


Ottawa tọa lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa, và bao gồm các cửa sông Rideaukênh Rideau. Khu phố cổ nhất (kể cả di tích của Bytown) được gọi là Lower Town và chiếm cứ một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông. Phía bên kia kênh đào về phía Tây là Centretown (thường được gọi là "downtown" - khu trung tâm thành phố), là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố. Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi Parliament vươn lên cao và là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ tiêu biểu của thủ đô và cũng là nơi hội họp của các nhà Lập pháp Canada.

Thủ đô Ottawa bao gồm nhiều vùng ven ngoại thành nằm ở phía Đông, phía Tây và phía Nam, và kể cả các thành phố cũ của Gloucester, NepeanVanier, khu làng xã cũ của Rockcliffe Park và các khu ngoại ô ManotickOrléans. Tính chung vào khu thành thị chính là vùng ngoại ô Kanata bao gồm khu phố trước kia của Kanata và khu làng xã Stittsville (dân số 70.320). Ngoài ra còn có các thị trấn và cộng đồng khác thuộc vùng ven đô ở phía bên kia vùng đất chưa khai phá như là Constance Bay (dân số 2.327); Kars (dân số 1.539); Metcalfe (dân số 1.610); Munster (dân số 1.390); Osgoode (dân số 2.571); và Richmond (dân số 3.287).


Bản đồ các vùng ngoại ô, đường cao tốc, sông ngòi và các thị trấn lịch sử của Ottawa

Sông Ottawa là ranh giới giữa Ontario Québec. Bên kia sông là thành phố Gatineau. Mặc dù Ottawa và Gatineau (và các thành phố lân cận khác) chính thức thuộc về hai tỉnh bang khác nhau và có bộ máy quản lý riêng biệt nhưng hai thành phố này hợp nhất thành Vùng Thủ đô Quốc gia với tổng số cư dân hơn một triệu người. Hội đồng Thành phố của chính quyền Liên bang (Hội đồng Thủ đô Quốc gia, viết tắt là NCC) sở hữu các khu đất của cả hai thành phố - bao gồm các địa điểm có tính chất lịch sủ quan trọng trong lãnh vực du lịch. NCC có trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các khu đất này và là một đóng góp quan trọng cho cả hai thành phố.


Bao bọc vùng thành thị này là vùng đất chưa khai phá rộng lớn Greenbelt do Hội đồng Thủ đô Quốc gia quản lý bao gồm các khu rừng, đất canh tác và đầm lầy.

Ottawa là một thành phố tự trị, không phụ thuộc vào cấp quản lý cao hơn nào khác. Ottawa được bao bọc bởi Liên hiệp Huyện Prescott và Russell về phía Đông; Huyện RenfrewHuyện Lanark về phía Tây; ở phía Nam là Liên hiệp Huyện Leeds và GrenvilleLiên hiệp Huyện Stormont, Dundas và Glengarry; và ở phía Bắc là Les Collines-de-l'Outaouais và thành phố Gatineau.

Ottawa do 11 huyện có tính chất lịch sử hợp thành: Cumberland, Fitzroy, Gloucester, Goulbourn, Huntley, March, Marlborough, Nepean, North Gower, OsgoodeTorbolton.


Kênh Rideau, Sông Rideau, Đường Colonel By, trường Đại học Carleton, khu trung tâm Ottawa và dãy núi Laurentian

Tòa án Tối cao Canada nhìn từ đồi Parliament
  • Danh sách các cầu của Ottawa
  • Danh sách các tòa nhà của Ottawa
    • Danh sách các nhà thờ của Ottawa
    • Danh sách các trường học của Ottawa
    • Danh sách 10 tòa nhà chọc trời của Ottawa-Gatineau
    • Danh sách các tòa Đại sứ và Hội đồng Cao cấp của Ottawa
  • Danh sách các khu vực lân cận của Ottawa
  • Danh sách các công viên của Ottawa
  • Danh sách đường phố của Ottawa
  • Vùng Thủ đô Quốc gia

Đèn Giáng sinh tại đồi Parliament

Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt (Koppen Dfb) với nhiệt độ cao nhất là 37.8 °C (100 °F) vào mùa hè năm 1986 và 2001, thấp nhất là -38.9 °C (-38 °F) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933, và là thủ đô lạnh hàng thứ nhì trên thế giới (sau Ulaanbaatar, Mongolia). Với khí hậu đặc biệt này, Ottawa rất hãnh diện về các hoạt động hàng năm nhưng cũng có yêu cầu đa dạng về quần áo. Tuy nhiên vì khí hậu vào mùa hè rất ấm áp nên Ottawa chỉ xếp hạng thứ 7 trong các thủ đô lạnh nhất thế giới [9] căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm, nhưng nếu dựa vào nhiệt độ trung bình của tháng 1 thì Ottawa xếp hạng 3 sau Ulaanbaatar, MongoliaAstana, Kazakhstan.

Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông. Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in). Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm (2.5 feet).[10] Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm lạnh dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi thất thường. Thông thường tuyết bao phủ mặt đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 4, nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng sinh, nhất là những năm gần đây. Năm 2007 thật đáng chú ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi. Những cơn gió lạnh cóng trung bình hàng năm là 51, 14 và 1 với những ngày nhiệt độ xuống dưới -20 °C (-4 °F), -30 °C (-22 °F) và -40 °C (-40 °F) theo thứ tự. Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là -47.8 °C (-54.0 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm 1968.

Ottawa và những nơi khác của Canada thường có những cơn mưa đóng băng. Trận bão đóng băng năm 1998 là một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương.

Mùa hè thường ấm áp và ẩm ướt tại Ottawa mặc dù rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 7 là 26.5 °C (80 °F) với dòng không khí lạnh bất ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ ẩm ướt với nhiệt độ khoảng 30 °C (86 °F) hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 39.5 °C (103 °F) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa điểm. Thời tiết nóng bức thường tăng thêm độ ẩm ướt đặc biệt là các khu vực gần sông ngòi. Ottawa hàng năm có 41, 12 và 2 ngày với độ ẩm ướt trên 30 °C (86 °F), 35 °C (95 °F) và 40 °C (104 °F) theo thứ tự. Ngày có độ ẩm ướt cao nhất 48 °C (118 °F) là 1 tháng 8 năm 2006.[11]

Giao thông

Ottawa có hệ thống xe lửa của Công ty Đường sắt VIA, nhiều đường hàng không thông qua phi trường Quốc tế Ottawa Macdonald-Cartier, và các Công ty xe liên tỉnh như Greyhound tại Trạm xe bus trung tâm Ottawa.


Thủ đô của Canada còn có một hệ thống đường cao tốc, như quốc lộ Highway 417 (còn được gọi là quốc lộ Queensway), đường 174 vùng Ottawa-Carleton (trước kia là quốc lộ 17), và quốc lộ Highway 416 (Quốc lộ Kỷ niệm Cựu chiến binh) vừa được xây xong nối liền Ottawa với các quốc lộ khác thuộc Hệ thống Quốc lộ 400 của Ontario. Quốc lộ 417 cũng là một phần của Quốc lộ xuyên Canada. Thành phố này cũng có một vài đại lộ với phong cảnh đẹp hai bên như Đại lộ Ottawa River, và một đường cao tốc nối liền với quốc lộ 5 Québec của thành phố Hull. Tất cả quốc lộ và đường xá của Ottawa đều được liệt kê trong Danh sách đường phố của Ottawa.


Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của Ottawa là OC Transpo và hệ thống tàu điện O-Train. Một hệ thống đường tàu điện nối liền Nam Bắc và Đông Tây đã được đề xuất nhưng Hội đồng Thành phố đã hủy bỏ dự án mở rộng đường Bắc Nam có thể nối liền khu Barrhaven và khu trung tâm vào năm 2009. Cả hai Công ty OC Transpo và Quebec-based Société de transport de l'Outaouais (STO) đảm nhiệm dịch vụ xe bus giữa Ottawa và Gatineau. Vé chuyển xe hoặc vé tháng đều có thể sử dụng ở cả hai thành phố không phải trả thêm tiền phụ thu.


Kênh Rideau và đường mòn vào lúc bình minh gần trường Đại học Carleton

Kênh Rideau bắt nguồn từ Kingston, Ontario lượn khúc dẫn đến Ottawa. Vào mùa Đông, kênh này vẫn mở cửa và là một phương tiện di chuyển của khu trung tâm dài khoảng 7.8 km dành cho những người trượt băng (từ Đại học Carleton đến khu siêu thị Rideau Centre) và cũng là sân trượt băng dài nhất thế giới.

Ngoài ra còn có một hệ thống đường mòn uốn khúc dọc theo sông Ottawa, sông Rideau và kênh Rideau. Những con đường nhỏ này được sử dụng trong vận chuyển, du lịch và giải trí, bởi vì đa số đều đủ rộng cho những người đi xe đạp. Đi xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến quanh năm trong vùng này.
Ottawa là chỗ hợp dòng của ba con sông lớn: sông Ottawa, sông Gatineausông Rideau. Sông Ottawa và sông Gatineau là những con sông quan trọng trong lịch sử của nền công nghiệp khai thác gỗ và lâm sản. Sông Rideau nối liền Ngũ Đại Hồ và sông Saint Lawrence với sông Ottawa.
Thắng cảnh và các tổ chức nổi tiếng


Khu trung tâm Ottawa nhìn từ khách sạn Marriott
, National Capital Region

Các ngành Công nghiệp chính


Thể thao


Đội

Liên đoànNơi luyện tậpThành lậpGiải vô địch

Ottawa SenatorsKhúc côn cầu trên băng NHL
Quảng trường Scotiabank
1918-34, 1992
1 (President's Trophy)
7 (Stanley Cups)1918-1934 franchise
0 (Stanley Cups) Current Senators
1 (Prince of Wales Trophy)

Ottawa LynxBóng chày IL AAA
Sân vận động Lynx
1993
1

Ottawa Gee GeesCIS
Trường Đại học Ottawa
1848
2 (Vanier Cup)

Carleton RavensCIS
Trường Đại học Carleton
1942
5 (Canadian University Basketball)

Ottawa 67'sKhúc côn cầu trên băng OHL
Trung tâm Ottawa Civic
1967
3 (OHL)
2 (Memorial Cups)

Ottawa RaidersKhúc côn cầu trên băng NWHL
Đấu trường Sandy Hill
1999
0

Ottawa FuryW-League và
Bóng đá USL PDL
Sân vận động Keith Harris
2003
0

Ottawa HarlequinsRugby Canada Super League (Rugby Union)
Công viên Twin Elm Rugby
1999
0
Thông tin
Chú thích
  1. ^ a b “Community Highlights for Ottawa (City)”. 2001 Canadian Census. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ a b “Community Highlights for Ottawa (CMA)”. 2001 Canadian Census. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ “Ottawa là thành phố đông dân đứng hàng thứ 4 của Canada”. Stastics Canada. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ “Dân số của cuộc điều tra dân số vùng thủ đô (2001 Census boundaries)”. Statistics Canada. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ “Báo cáo phát triển hàng năm 2005--phần 2-dân số” (bằng tiếng Anh (cũng có bản tiếng Pháp)). Planning and Growth Management Department, City of Ottawa. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  6. ^ “Chính sách song ngữ” (bằng tiếng Anh). City of Ottawa. 15 November 2004. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  7. ^ Zakaluzny, Roman. “Where must Ottawa's tech sector go from here?”. Ottawa Business Journal. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2007.
  8. ^ “City of Ottawa:Our Motto”. Ottawa City Council. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  9. ^ Rosenberg, Matt. “Coldest Capital Cities. Is Ottawa the coldest capital?” (bằng tiếng Anh). geography.about.com & WorldClimate.com. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  10. ^ Heidorn, Keith C., PhD. “Các sự kiện thời tiết đáng chú ý của Canada” (bằng tiếng Anh). The Weather Doctor. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  11. ^ Herbert, Alex (2 tháng 8 năm 2006). “Nóng như vậy đủ rồi” (bằng tiếng Anh). Báo Ottawa Sun.
  12. ^ “1981 to 2010 Canadian Climate Normals”. Environment Canada. 2 tháng 7 năm 2013. Climate ID: 6106000. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
Nguồn tham khảo


Statistics Canada 2001 Census of Canada, retrieved October 10, 2006.

Liên kết ngoài


Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày,
Danh nhân Việt
, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBookCassavaViet, foodcrops.vn

No comments:

Post a Comment