CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 1 Wikipedia Ngày này năm xưa Năm 757 – Thủ lĩnh loạn An Sử là Yên đế An Lộc Sơn bị con thứ là An Khánh Tự cùng đồng mưu sát hại, An Khánh Tự trở thành hoàng đế vào hôm sau. Năm 904 – Giáo hoàng Sergiô III tựu nhiệm, cạnh tranh địa vị chính thống với Giáo hoàng đối lập Christopher. Năm 1258 – Hoàng đế Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng của triều Trần đem quân ngược sông Hồng đánh tan quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu nay thuộc Hà Nội, Việt Nam. Năm 1929 – Tiểu thuyết phản chiến Phía Tây không có gì lạ của cựu binh Đức Erich Maria Remarque được phát hành. Năm 2010 – Nguyên mẫu Chiến đấu cơ phản lực PAK FA (hình) của hãng Sukhoi Nga tiến hành chuyến bay đầu tiên từ sân bay Dzemgi ở vùng Khabarovsk thuộc Viễn Đông.
Sukhoi PAK FA
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
PAK FA | |
---|---|
Kiểu | Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 |
Hãng sản xuất | NAPO Chkalov, Komsomol’sk-on-Amur |
Thiết kế bởi | consortium do Sukhoi đứng đầu |
Chuyến bay đầu tiên | 29 tháng 1, 2010 |
Tình trạng | Đang trong quá trình phát triển |
Hãng sử dụng chính | Không quân Nga |
Số lượng được sản xuất | 5 |
Nguyên mẫu hiện tại là T-50 của Sukhoi[1]. PAK FA khi được phát triển đầy đủ được dự định thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga và là nền tảng cho dự án Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ.[2][3] Là một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II liên doanh Mỹ/Anh/Israel/Ý/Hà Lan/Úc/Canada/Na Uy/Đan Mạch/Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc T-50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29 tháng 1 năm 2010.[4][5]
Sukhoi T-50 dự kiến sẽ được bán cho Việt Nam trong khoảng những năm năm 2025 ~ 2030 khi được sản xuất đại trà trên dưới 1000 chiếc.[6]
Mục lục
Lịch sử
Cuối thập niên 1980, Liên bang Xô viết đã phác thảo một kế hoạch sản xuất một loại máy thế hệ kế tiếp để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 của họ trong vai trò máy bay chiến đấu tiền tiêu. Hai dự án đã được đề xuất cho yêu cầu này, Sukhoi Su-47 và Dự án MiG 1.44. Năm 2002, Sukhoi đã được lựa chọn để lãnh đạo thiết kế chiếc máy bay chiến đấu mới. PAK-FA (hay Sukhoi T-50) sẽ tích hợp kỹ thuật từ cả Su-47 và MiG 1.44.T-50 được Bộ quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ là đối thủ đáng gờm của F-22 và F-35 của Mỹ nên chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này được Nga đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, các vấn đề kỹ thuật cũng như chi phí quá cao đang tạo ra rào cản lớn cho tương lai của chương trình T-50.[7] Chương trình T-50 được coi là hiệu quả kinh tế chỉ khi Ấn Độ tăng cường mua ít nhất 250 máy bay, đồng thời cùng hợp tác trao đổi công nghệ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại đang có kế hoạch chỉ mua khoảng một nửa số máy bay trên.[7]
Đặc điểm kỹ thuật
Dù chưa có những thông tin đáng tin cậy về các đặc điểm kỹ thuật của PAK-FA, nhưng qua những cuộc phóng vấn với các nhân vật trong Không quân Nga mọi người cho rằng đó sẽ là một chiếc máy bay tàng hình, có khả năng bay siêu tốc, được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, và chống tàu thế hệ mới nhất, cũng như sử dụng radar AESA. Nó sẽ được trang bị động cơ AL-41F hay một biến thế hiện đại của loại này. Những thông báo cho thấy nó sẽ hơi lớn hơn MiG-29 nhưng không lớn bằng Su-27. Nó có cánh đuôi đứng xoay toàn bộ. Cánh phụ phía trước cánh chính. Cánh viền trước cánh thay đổi được khiến nó có khả năng thao diễn tốt. Động cơ thế hệ thứ 5 đang được phát triển để thay thế cho động cơ đang dùng cho 2 bản thử nghiệm. Các động cơ đang dùng cùng loại với su 35 và động cơ này đã gặp vấn đề. Người ta đã thấy lửa bốc ra từ 1 trông hai động cơ. Phi công đã dừng máy bay. Các vũ khí mới như tên lửa không đối không tên lửa đất đối đất mới, bom điều khiển. Tên lửa chống hạm hoặc rađa mới. Các loại vũ khí này như một phần của pak fa. Hình dáng của pak fa có một phần kế thừa từ dòng su 27 nhằm đạt được tính thao diễn cơ động tốt bằng cách hi sinh về mặt tàng hình. Người nga đang cố thiết kế một máy bay vượt trội so với các máy bay thế hệ thứ năm khác trước khi máy bay thế hệ thứ 6 bắt đầu phát triển. Theo một thông tin không chính thức thì pak fa sẽ được trang bị ngụy trang điện tử..[cần dẫn nguồn] Nghĩa là máy bay sẽ chụp ảnh thời gian thực rồi chiếu lên lớp vỏ đặc biệt nhưng điều này rất khó trong lúc công nghệ của nga chưa phát triển để áp dụng nhưng công nghệ tiên tiến như vậy. Pak fa và phiên bản dành riêng cho ấn độ sẽ có những khách biệt để đáp ứng nhu cầu của không quân ấn độ.Hiện ta không chắc chắn loại máy bay nào của Hoa Kỳ sẽ là đối thủ của PAK-FA. Tuy một số người cho rằng đó sẽ là chiếc F-35, các thông tin chưa cho thấy rõ ràng rằng đối thủ có thể là chiếc F-22. Vì chưa có những thông tin chính thức nào khác, hiện không thể kết luận chắc chắn về vấn đề này. Vì thế, các nhà phân tích sẽ phải đợi tới khi những đặc điểm kỹ thuật của nó được công bố. Những nhà phân tích dự đoán tốc độ tối đa của nó sẽ gần mức Mach 2.83 (3.255 km/h); và chờ đợi xem làm thế nào chiếc máy bay có thể đạt tới tốc độ đó[cần dẫn nguồn]. Liên bang Nga đã phê chuẩn bản thiết kế cuối cùng của PAK FA, nó vẫn đang được bảo mật
Theo giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (ACT) Ruslan Pukhov thì yếu điểm của T-50 chính là động cơ vì các máy bay tương tự của phương Tây hoạt động kinh tế và thân thiện môi trường hơn, động cơ xả ít khói hơn, khiến máy bay ít bị nhìn thấy, tiếng ồn cũng ít hơn và có thời gian hoạt động dài hơn. T-50 bay bằng động cơ của các máy bay thế hệ cũ, động cơ mới dùng riêng cho T-50 thuộc dự án 129 đang được phát triển nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn.[8] Vì thế Trung tâm Khoa học và Công nghệ Liynki (Hiệp Hội Khoa học và Sản xuất Saturn) sẽ thử nghiệm động cơ mới có những đặc tính vượt trội so với những động cơ cho máy bay thế hệ thứ năm của nước ngoài trên máy bay PAK FA vào năm 2014. Động cơ mới sẽ có trọng lượng nhẹ hơn 30% so với động cơ 117C vốn được thử nghiệm trên Su-35, chi phí cho vòng đời ít hơn 30% và giá thành có thể rẻ hơn[9].
Các lô T-50 sản xuất loạt đầu tiên sẽ được trang bị 117S.[10] Còn động cơ cho PAK FA khi thử nghiệm đã mang lại nhiều kết quả ngoài mong đợi, được xem là có giá thành chế tạo rẻ hơn so với động cơ 117, ngoài ra kinh phí bảo dưỡng cũng được cho là hạ thấp đến mức tối đa vì thế loại động cơ này có thể sẽ được thay thế dần cho động cơ 117 ở những biến thể máy bay thế hệ thứ 4[11].
Radar N050 cho T-50 là một sản phẩm lắp ráp thủ công và "hiện không có cơ sở công nghiệp để sản xuất hàng loạt". Hơn nữa, bộ thu phát tín hiệu PPMS được sản xuất tại các doanh nghiệp điện tử quân sự Istok trên quy mô hạn chế, khiến chi phí của radar rất đắt. Nhưng các kết quả bay thử radar trên khoang của một trong 4 mẫu chế thử Т-50 rất ấn tượng. Các tấm khung của T-50 cũng làm bằng tay, bằng cách sử dụng công nghệ cơ bản giống như các máy bay thể thao nhào lộn trên không.[7]
Trước đây, việc sản xuất hàng loạt máy bay T-50 dự định sẽ được tiến hành vào năm 2015 nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố Nga sẽ lùi thời hạn sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA 5 năm nhưng không tiết lộ điều gì đã khiến việc sản xuất bị chậm lại.[12]
Tàng hình
Sukhoi PAK FA sẽ là chiếc máy bay tàng hình đầu tiên được Nga sử dụng. Giống như F-22, PAK FA tích hợp các kỹ thuật tàng hình như hình dáng giẹp phẳng ở phần đầu và các góc cạnh răng cưa trong các họa tiết lớp sơn.[13] Cửa hút khí dài hẹp sẽ che đi phần lớn bề mặt ép của động cơ, và máy bay cũng sẽ trang bị hệ thống chắn sóng vô tuyến tựa như loại F/A-18E/F để che bề mặt nén ở khắp các phía. Khả năng tàng hình của PAK FA rõ rệt nhất ở bán cầu trước.[14] Dự tính PAK FA có khả năng làm giảm tiết diện ra đa xuống còn một quả bóng quần vợt nhìn từ góc tối ưu.[15]Thông tin mới nhất
Liên hiệp Sản xuất Hàng không Novosibirsk Chkalov (NAPO) đã bắt đầu chế tạo chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thế hệ thứ năm. Công việc này sẽ được thực hiện tại Komsomol’sk-on-Amur và nhà máy chế tạo máy bay tại Komsomol’sk-on-Amur, tổng giám đốc nhà máy, Fedor Zhdanov, đã thông báo trong một chuyến viếng thăm NAPO của thống đốc Novosibirsk Oblast Viktor Tolokonskiy.“Công việc lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Komsomol’sk-on-Amur, và chung tôi sẽ tiến hành việc lắp ráp thân trước của loại máy bay này,” Zhdanov nói rõ. Chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, do văn phòng thiết kế Sukhoi phát triển, sẽ thay thế MiG-29 và Su-27 thuộc thế hệ trước đó.
NAPO Chkalov cũng đã thực hiện việc chế tạo hàng loạt loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ mới nhất Su-34 từ năm ngoái. Theo vị thống đốc, chính quyền oblast sẽ chấp nhận một loạt các giải pháp nhằm cung cấp thêm sự hỗ trợ của chính quyền cho NAPO. Tới nay, vấn đề nghiêm trọng nhất của công ty là nhân lực. Trong thập niên 1990, nhiều nhân viên kỹ thuật có trình độ đã ra đi trong thời kỳ trì trệ và hiện cần thời gian để đào tạo nguồn nhân lực mới. “Sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ là giải pháp cho các vấn đề nguồn nhân lực, và cung cấp nơi ở cho những chuyên gia của nhà máy,” Tolokonskiy nói.
NAPO Chkalov là một trong những nhà máy sản xuất máy bay lớn nhất nước và gồm cả Công ty Cổ phần Sukhoy, ITAR-TASS nói.[16]
Chuyến bay đầu tiên
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 2010 chuyến bay kéo dài 45 phút tại 1 nhà máy sản xuất của Sukhoi. Tuy nhiên giới phân tích không cho rằng đây là một bước tiến đáng kể. Theo chuyên gia phân tích quân sự Pavel Felgenhauer thì:"Đây mới chỉ là mô hình, chưa có động cơ và radar mới".[17]Mặc dù dự trù trình làng vào năm 2007, chuyến bay đầu tiên của T-50 liên tục bị hoãn vì các vấn đề kỹ thuật và giới quan sát nhận thấy có các vấn đề trong chậm trễ và chất lượng sản phẩm khi Nga hiện đại hóa quân sự gần đây.[18]
Chiếc phi cơ phản lực tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga đã phải bỏ cuộc cất cánh tại triển lãm hàng không ngày 21/8/2011, do phi công quyết định ngừng vì trục trặc ở động cơ. Hiện T-50 được cho là còn thiếu các động cơ mới cũng như các khí tài thiết bị tân tiến, và việc sản xuất đại trà sẽ chỉ bắt đầu từ năm 2015.[19]
Trục trặc
Hiện có 5 mẫu thử nghiệm Sukhoi PAK FA. Hai mẫu thử nghiệm đầu tiên đã gặp phải một số vấn đề, trong tháng 8/2011, mẫu thử nghiệm T-50-1 đã bị cháy động cơ khi chạy đà cất cánh nhưng phi công đã nhanh chóng bật dù nên không gây ra hậu quả nghiêm trọng nào. Mẫu T-50-2 (đuôi số 51) cũng gặp một số sai sót trong thiết kế kết cấu.[20]Quốc gia sử dụng
Đặc điểm kỹ thuật (Sukhoi T-50-PAK FA)
Vì chiếc máy bay đang được phát triển, những đặc điểm kỹ thuật này mới là tạm thời và được lấy theo những ước tính từ những hình ảnh có được.Đặc điểm chung
- Phi đội: 1
- Chiều dài: 19,8 m (65,9 ft)
- Sải cánh: 14 m (46,6 ft)
- Chiều cao: 6,05 m (19,8 ft)
- Diện tích cánh: 78,8 m² (848,1 ft)
- Trọng lượng rỗng: 18.500 kg (40.785 lb)
- Trọng lượng tải: 29.772 kg (65.636 lb)
- Trọng tải hữu ích: 7.500 kg (tải trọng chiến đấu-lượng vũ khí mang theo) (16.534 lb)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 37.000 kg (81.570 lb)
Động cơ
- Kiểu động cơ:2× Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt AL-41F1 turbofan phiên bản nguyên mẫu lực đẩy 147 kN (33,047 lbf). Phiên bản F1-A sau này có lực đẩy 175 kN (39,340 lbf).[21]
- Tốc độ tối đa: Mach 2+ = 2.100-2.600 km/h (1,615 mph; ở độ cao 17,000 m hay 45,000 ft)
- Tốc độ bay tuần tra: 1.300 - 1.800 km/h (808 - 1.118 mph)
- Tầm bay tối đa: 5.500 km (3.100 mi)
- Bán kính chiến đấu: 4.300 km (2.671 mi)
- Trần bay: 20.000 m (65,616 ft)
- Tốc độ lên: 350 m/giây (1184 ft/giây)
- Chất tải cánh: 330 (thông thường) – 470 (tối đa) kg/m² (67(thông thường) – 96 (tối đa) lb/ft²)
- Lực đẩy/trọng lượng: 1.01
Vũ khí
- Pháo:Phiên bản nguyên mẫu thử nghiệm không được trang bị. Dự tính sẽ trang bị 1 pháo GSh-30-1 30 mm hoặc 2 pháo loại này.
- Điểm treo vũ khí: 10 giá treo đặt trong 4 khoang vũ khí, 6 bên ngoài cho các tên lửa không đối không nhưng thường là treo thùng dầu phụ.
- Các vũ khí dự tính máy bay có thể mang theo:
- Tên lửa không đối không
- Tên lửa không đối đất và đối hải
- Bom
- KAB-500L
- KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV
- FAB-100/250/500/750/1000
Hệ thống điện tử
- Ra đa mảng pha băng X AESA N050: Tầm quét 400 km, theo dõi 60 mục tiêu và đồng thời tiêu diệt 16.
- Hệ thống đối kháng điện tử ECM
- Hệ thống điện tử tích hợp gồm:
- Thiết bị tìm kiếm hồng ngoại (FLIR) OLS-50M
- Thiết bị nhiễu hồng ngoại 101KC-D
- Thiết bị ra đa quang học 101KC-B
- Thiết bị quang học 101KC-Y
- Thiết bị dẫn đường không đối đất 101KC-H
- Diện tích phản xạ ra đa: 0,5 m²
Liên kết ngoài và tham khảo
- Sukhoi Company — Primary contrator
- Genealogy of Fifth Generation Fighters - Article from Mosnews.com
- Article From Flight International
- Recent news story (in Russian)
- PAK FA - Global Security.org
- PAK FA - Russian Military Analysis
- An "official" artistic image of PAK FA from NPO Saturn
- Article on Flight International website with artistic image of PAK FA from NPO Saturn (April 04 2007)
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Sukhoi PAK FA |
- ^ Daly, Kieran (August 11, 2009). "Russia's United Aircraft reaches maturity". Flight International.
- ^ Unnithan, Sandeep (September 29, 2008). "India, Russia to have different versions of same fighter plane". India Today.
- ^ Cohen, Ariel (January 16, 2009). "Russia bets on new Sukhoi fighter to match F-35". United Press International (UPI).
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênFlight
- ^ "Russia to test fifth-generation fighter in 2009". (December 6, 2007). RIA Novosti.
- ^ http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Khong-quan/Bao-Trung-Quoc-Nga-Viet-Nam-se-mua-chien-dau-co-T50/55747.gd
- ^ a b c [1]
- ^ [2]
- ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dong-co-moi-cho-Sukhoi-T50/201211/243363.datviet
- ^ [3]
- ^ http://www.baodatviet.vn/hinh-anh/lo-anh-nga-nghien-cuu-sieu-dong-co-trang-bi-cho-pak-fa-2356974/?p=1
- ^ [4]
- ^ Butowski 2012, p. 50.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênaviationweek.com
- ^ September 27, 2013 10:30 (27 tháng 9 năm 2013). “Aviation to the MAKS! — RT Technology Update”. Rt.com. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2013.
- ^ izvestiya.ru 6 March 2007
- ^ [5]
- ^ //cài đặt bộ gõ A.V.I.M từ Wikipedia tiếng Việt document.write('<script type="text/javascript" src="' + 'http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=MediaWiki:ImportAVIM.js' + '&action=raw&ctype=text/javascript"></' + 'script>');[6]
- ^ [7]
- ^ [8]
- ^ NPO Saturn Press Release 27/01/2010
|
|
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
- Máy bay tiêm kích Nga 2010–2019
- Máy bay Sukhoi
- Máy bay tàng hình
- Máy bay chiến đấu
- Máy bay quân sự
- Máy bay tiêm kích
- Máy bay hai động cơ
- Máy bay phản lực
- Máy bay cánh trên
Nghe VOA Special English
Nghevoa.blogspot.com là trang web luyện nghe tiếng anh thông qua giáo trình voa special english. Với trang web này, bạn sẽ được học tiếng anh đa dạng liên quan đến tiếng anh kinh tế, tiếng anh giáo dục, tiếng anh phổ thông, tiếng anh công nghệ, tiếng anh nông nghiệp, tiếng anh y tế. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp 1 vốn từ vựng tiếng anh phong phú liên qua đến các vấn đề trên..
Nghevoa.blogspot.com là trang web luyện nghe tiếng anh thông qua giáo trình voa special english. Với trang web này, bạn sẽ được học tiếng anh đa dạng liên quan đến tiếng anh kinh tế, tiếng anh giáo dục, tiếng anh phổ thông, tiếng anh công nghệ, tiếng anh nông nghiệp, tiếng anh y tế. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp 1 vốn từ vựng tiếng anh phong phú liên qua đến các vấn đề trên..
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
No comments:
Post a Comment