Tuesday, January 21, 2014

Chào ngày mới 22 tháng 1

Tập tin:Evo Morales at COP15.jpg

CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1 Wikipedia Ngày này năm xưa  Ngày thống nhấtUkraina (1919).  Năm 617Tùy mạt Đường sơ: Lâm Sĩ Hoằng xưng là hoàng đế, đặt quốc hiệu là Sở, sau đó mở rộng lãnh thổ tại khu vực Giang TâyQuảng Đông. Năm 1506 – Đạo quân Đội cận vệ Thụy Sĩ đến Thành Vatican. Năm 1901Edward VII lên ngôi vua sau khi mẹ ông là Nữ vương Victoria qua đời. Năm 1968Chiến dịch Igloo White được triển khai, mục đích là thiết lập một hệ thống thám báo điện tử ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 2006Evo Morales (ảnh) tuyên thệ nhậm chức tổng thống Bolivia, trở thành vị tổng thống người bản xứ đầu tiên của nước này.



Evo Morales
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Evo Morales
Morales 20060113 02.jpg

Chức vụ

Tổng thống thứ 80 của Bolivia

Nhiệm kỳ22 tháng 1, 2006 – nay

Tiền nhiệmEduardo Rodríguez

Phó Tổng thốngÁlvaro García Linera

Lãnh đạo Phong trào Xã hội Chủ nghĩa

Nhiệm kỳ1 tháng 1, 1998 – nay

Thông tin chung

ĐảngPhong trào Xã hội Chủ nghĩa

Sinh26 tháng 10, 1959 (54 tuổi) Isallawi, Bolivia

Tôn giáoTôn giáo Pachamama và Thiên Chúa giáo La Mã
Juan Evo Morales Ayma, (sinh ngày 26 tháng 10, 1959) thường được gọi là Evo (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈeβo]), là một chính trị gia và nhà hoạt động người Bolivia, giữ chức Tổng thống Bolivia từ năm 2006. Morales đã bắt đầu sự nghiệp chính trị với vai trò người tổ chức của nghiệp đoàn Cocalero (những người trồng coca). Chính quyền của ông đã tập trung vào việc thực hiện các chính sách cánh tả, xóa đói giảm nghèo và đấu tranh với các ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia ở Bolivia.[1]



Tiểu sử
Sinh ra trong một gia đình nông dân người Aymara tại Isallawi, Orinoca Canton, Evo đã được giáo dục cơ bản trước khi đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc, năm 1978 ông đến tỉnh Chapare. Vừa trồng coca vừa tham gia vào nghiệp đoàn cocalero, ông nổi lên trong công đoàn campesino (của những người lao động nông thôn) đấu tranh chống lại những nỗ lực của chính quyền Bolivia và Hoa Kỳ trong việc xóa bỏ cây coca như một phần của cuộc chiến thuốc phiện. Tham gia chính trường năm 1995, ông trở thành lãnh đạo của Phong trào Xã hội Chủ nghĩa, tập trung vào những vấn đề ảnh hưởng đến người bản xứ và người nghèo, ủng hộ cải cách ruộng đất và tái phân phối lợi nhuận từ khí đốt. Tên tuổi của ông ngày càng được biết đến qua cuộc xung đột khí đốt và các cuộc biểu tình tại Cochabamba năm 2000. Năm 2002 ông bị trục xuất khỏi quốc hội mặc dù trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó ông đứng thứ hai.
Được bầu làm tổng thống năm 2005, ông đã tịch thu đất đai, tái phân phối và quốc hữu hóa các ngành công nghiệp then chốt, hạn chế dần sự dính líu của Mỹ ở Bolivia trong khi xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia khác ở khu vực Mỹ Latin và tham gia vào Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (Bolivarian Alliance for the Americas). Giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý bỏ phiếu tín nhiệm năm 2008, ông đã xây dựng một hiến pháp mới trước khi được bầu làm tổng thống lần hai với một chiến thắng vang dội năm 2009. Ông đã đẩy mạnh hơn nữa các chính sách cánh tả và tham gia vào Ngân hàng phương NamCộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribbe (Community of Latin American and Caribbean States).
Morales đã nhận được sự ca ngợi quốc tế vì luôn ủng hộ quyền lợi cho người bản xứ và chống chủ nghĩa đế quốc. Ông từng được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc phong làm "Anh hùng Thế giới của Mẹ Trái Đất" ("World Hero of Mother Earth").[2]

Tham khảo

  1. ^ Luis Hernández Navarro. “Bolivia Has Transformed Itself by Ignoring the Washington Consensus”. Common Dreams. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ “Morales Named "World Hero of Mother Earth" by UN General Assembly”. Latin American Herald Tribune. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2010.


No comments:

Post a Comment