Wednesday, July 30, 2014

Chào ngày mới 31 tháng 7


Kodaki fuji frm shojinko.jpg
CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Ka Hae HawaiʻiNăm 781 – Ghi chép cổ nhất về việc núi Phú Sĩ (hình) tại Nhật Bản phun trào. Năm 929 – Quân chủ Kinh Nam Cao Tòng Hối dâng biểu cho Hậu Đường Minh Tông xin được nội phụ triều Hậu ĐườngNăm 1932Đảng Quốc Xã Đức lần đầu thành đảng lớn nhất trong Quốc hội Đức, qua bầu cử, với 230 ghế trong Nghị viện, tạo thuận lợi cho Hitler lên làm thủ tướng Đức đúng 6 tháng sau đó. Năm 2006 – Vì lý do sức khỏe, Fidel Castro tạm giao lại trách nhiệm lãnh đạo Cuba cho em trai là Raúl Castro.

Phú Sĩ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phú Sĩ sơn
01 Fujisan from Yamanakako 2004-2-7.jpg
Núi Phú sĩ phản chiếu trên hồ Yamanaka
Độ cao 3.776 m (12.388 ft)[1]
Phần lồi 3.776 m (12.388 ft)Xếp hạng
Danh sách Đỉnh cao Nhật Bản
Ultra
Danh sách núi ở Nhật Bản
100 ngọn núi nổi tiếng Nhật Bản
Phiên âm IPA [ɸɯꜜdʑisaɴ]
Vị trí
Phú Sĩ sơn trên bản đồ Japan
Phú Sĩ sơn
Phú Sĩ sơn
Chūbu, Đảo Honshu, Nhật Bản
Tọa độ 35°21′28,8″B 138°43′51,6″ĐTọa độ: 35°21′28,8″B 138°43′51,6″Đ[1]
Bản đồ địa hình Cơ quan không gian địa lý 25000:1 富士山[2]
50000:1 富士山
Địa chất
Kiểu Stratovolcano
Lần phun trào gần nhất 1707-08[3]
Leo núi
Chinh phục lần đầu năm 663 bởi nhà sư vô danh
Hành trình dễ nhất Đi bộ đường dài
Núi Phú Sĩ, nơi thiêng liêng và nguồn cảm hứng nghệ thuật
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Quốc gia  Nhật Bản
Kiểu Văn hóa
Hạng mục (iii), (vi)
Tham khảo 1418
Vùng UNESCO châu Á và châu Đại Dương
Lịch sử công nhận
Công nhận 2013 (kì thứ 37th)
Núi Phú Sĩ
Núi Fuji chụp vào mùa đông.
Núi Phú Sĩ hay núi Fuji (tiếng Nhật: 富士山 | Fujisan hoặc Fujiyama) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chươngâm nhạc. Đây là một trong "Ba núi Thánh" của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tatenúi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.[4]

Địa lý

Vị trí núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo.
Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, MotosuShoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.

Địa chất

Các nhà khoa học đã xác định được 4 thời kỳ hoạt động núi lửa khác nhau hình thành nên ngọn núi Phú Sĩ. Thời kỳ đầu tiên là Sen-komitake, được tạo nên từ lõi anđêxit mới được phát hiện gần đây ở sâu bên trong núi. Cái tên Sen-komitake được lấy theo chữ "Phú Sĩ Komitake" là một lớp đá bazan được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước. Khoảng 100,000 năm trước, một ngọn núi "Phú Sĩ cổ" đã được hình thành trên đỉnh núi Phú Sĩ Komitake. Hiện tại, ngọn núi "Phú Sĩ mới" được cho là hình thành trên đỉnh núi "Phú Sĩ cổ" khoảng 10,000 năm trước. [1] Hiện nay, ngọn núi lửa này thuộc loại đang hoạt động với nguy cơ phun trào thấp. Lần gần đây nhất ghi nhận được sự phun trào là năm 1707 trong thời kỳ Edo. Tại thời điểm này, có một miệng núi lửa mới, dọc theo đỉnh thứ 2 đã hình thành xuống nửa chừng bề mặt của nó. Miệng núi lửa này có tên là Hōei-zan, đặt theo tên của một triều đại.
Núi Phú Sĩ là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsklục địa Philippin. Chúng lần lượt tạo nên phần phía tây, phía đông của nước Nhật và bán đảo Izu.

Tên gọi

Các tên gọi khác

Tên ngọn núi viết bằng Kanji 富士山 khi phiên sang chữ Latinh có thể thành Fuji-san hoặc đôi khi là Fuji Yama, do chữ 山 (sơn) trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc là San, ZanYama.
Ngoài ra, trong tiếng Nhật, từ "富士" có thể được phát âm thành "Huzi" do đặc trưng của âm ふ. Tuy nhiên, cách phát âm chuẩn vẫn là "Fuji".
Núi Phú Sĩ còn có các tên gọi khác cũ hơn hoặc thi vị hơn như: Fuji-no-Yama (ふじの山, ngọn núi Fuji), Fuji-no-Takane (ふじの高嶺, đỉnh núi cao Fuji), Fuyō-hō (芙蓉峰, đỉnh núi Hoa phù dung) và Fu-gaku (富岳 hoặc 富嶽, trong đó 岳 tức nhạc, nghĩa là núi lớn).

Từ nguyên gốc

Chữ Kanji hiện nay của tên gọi "núi Phú Sĩ", (phú) và (), nhưng có vẻ như các chữ này được áp dụng cho một cách đọc sẵn có.
Tên gốc của từ Phú Sĩ vẫn chưa được rõ, nhưng nó liên quan tới toàn bộ lịch sử với các chữ Hán khác nhau theo từ gốc dân gian. Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不 (bất + tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc.
Có lẽ từ gốc phổ biến nhất là từ cho rằng tên của ngọn núi có chữ Hán là 富士 (phú + ).

Lịch sử

Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho rất nhiều nhà leo núi (xem bên dưới).
Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức "Nhìn về núi Phú Sĩ" của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ.
Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay. Năm 2005, Cục Phòng vệ Nhật BảnLực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận ở gần chân núi Phú Sĩ.

Leo núi

Thời gian nhiều người đăng sơn Phú Sĩ nhất là trong khoảnng hai tháng, từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm; trong số đó 30% là người nước ngoài. Hành trình trèo núi mất khoảng 3 đến 7 giờ, trong khi hạ sơn thì mau hơn, chỉ mất khoảng 2 đến 5 giờ. Đường đi có thể chia ra 10 trạm cơ bản; từ điểm khởi đầu lên tới trạm thứ 15 là đã trèo 2300 mét so với mực nước biển. Hầu hết các hành trình trèo núi là vào ban đêm để khi lên đến đỉnh thì gặp lúc mặt trời mọc buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông, vấn nạn hàng năm là lượng rác thải dọc đường. Dù vậy, đăng sơn Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn đặc biệt.

Rừng Aokigahara

Aokigahara là một cánh rừng ở chân núi Phú Sĩ. Trong số những truyền thuyết về cánh rừng này, truyện dân gian Nhật Bản cho rằng chất đá ở đây có hàm lượng trầm tích sắt rất lớn, có thể làm vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu. Do vậy người đi rừng rất dễ lạc. Tuy nhiên theo khoa học thì trường điện từ do sắt gây ra rất yếu nên không mấy ảnh hưởng các thiết bị. Hiển nhiên là Cục Phòng vệ Nhật Bản và lính Thủy quân lục chiến Mỹ thường tập trận trong rừng mà la bàn cùng máy định vị toàn cầu và các thiết bị điện tử khác vẫn hoạt động không bị trở ngại.
Đặc biệt rừng Aokigahara có những hang động đóng băng quanh năm. Theo truyền thuyết thì ma quỷ, yêu tinh phá rối vẫn thường xuất hiện trong rừng này. Phải chăng đó có liên hệ với việc địa điểm Aokigahara Jukai là một nơi thường có người tự tử và vong hồn người chết mãi mãi lảng vảng nơi này. Với hơn 78 xác người đã tự tử tại đây nhà chức trách đã phải cảnh báo về nạn tự tử trong rừng này.

Chuyện ngoài lề

  • Ca sĩ Kyu Sakamoto đã từng thuê người đem một cây đàn piano lên núi để thực hiện một buổi hòa nhạc.
  • Logo của công ty AtariInfiniti đều được thiết kế theo biểu tượng của núi Phú Sĩ.
  • Núi EgmontNew Zealand tương đối giống núi Phú Sĩ ở một số góc nhìn. Vì vậy nó đã được dùng thay thế cho núi Phú Sĩ trong một số phim, như phim The Last Samurai.
  • Ngọn núi Volcan Osorno ở miền nam Chile cũng có những điểm hấp dẫn giống như núi Phú Sĩ.
  • Một nhà hàng Nhật ở Tooting, London cũng được đặt tên là núi Phú Sĩ.

Xem thêm

Thư viện hình

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ a ă Triangulation stationis là 3775.63m. “Information inspection service of the Triangulation station” (bằng tiếng Nhật). Cơ quan không gian địa lý Nhật Bản,(甲府-富士山-富士山). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ “Map inspection service” (bằng tiếng Nhật). Geospatial Information Authority of Japan,(甲府-富士山-富士山). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2011.
  3. ^ “Fuji: Eruptive History”. Global Volcanism Program. Viện Smithsonian.
  4. ^ http://archive.is/20130624235014/www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/japan-s-mt-fuji-granted/720700.html

Nhật Bản Di sản thế giới tại Nhật Bản Nhật Bản
Di sản văn hóa
Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji | Quần thể thành quách của vương quốc Ryūkyū | Thành Himeji | Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima | Đền Itsukushima | Di sản văn hóa cổ đô Kyoto | Di tích Nara cổ | Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii | Đền chùa Nikkō | Làng Shirakawa và Gokayama | Mỏ bạc Iwami Ginzan | Di sản văn hóa Hiraizumi | Núi Phú Sĩ | Nhà máy dệt lụa Tomioka
Di sản tự nhiên
Vườn quốc gia Shiretoko | Vùng núi Shirakami | Yakushima | Quần đảo Ogasawara


Fidel Castro

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fidel Castro

Fidel Castro năm 2011
Sinh 13 tháng 8, 1926 (87 tuổi)
Birán, Holguín, Cuba
Quốc gia Cuba
Học vấn Colegio de Belen
Đại học La Habana
Tiền nhiệm Osvaldo Dorticós Torrado
Kế nhiệm Raúl Castro
Đảng phái chính trị Đảng Cộng sản Cuba
Tín ngưỡng Tự coi mình như một người thế tục, trước kia theo Công giáo Rôma, bị Giáo hoàng Gioan XXIII rút phép thông công (khai trừ khỏi giáo hội) vào năm 1962
Vợ (hoặc chồng) (1) Mirta Díaz-Balart Gutierrez (ly dị 1955)
(2) Dalia Soto del Valle
Con cái Fidel Angel Castro Diaz-Balart
Alina Fernandez-Revuelta
Alexis Castro-Soto
Alejandro Castro-Soto
Antonio Castro-Soto
Angel Castro-Soto
Alain Castro-Soto
Jorge Angel Castro[1]
Francisca Pupo[1]
Người thân Natalia Revuelta y Clews
Chữ ký
Fidel Alejandro Castro Ruz (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926) là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc Cách mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông, Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,...[2]
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.[3] Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền.[4] Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico[5][6] để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.
Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ[7] của Fulgencio Batista,[8] và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba.[9] Năm 1965 ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Năm 1976 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba.
Sau một cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hoá không được tiết lộ được cho là diverticulitis,[10] Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh.[11][12] Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội "bầu" Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.[13]
Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn.[2] Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài[14][15][16][17][18] và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.[15][16][17][18], tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp".[19] Tuy nhiên, nhân dân Cuba thì xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là "Fidel vô cùng yêu mến" và tôn vinh "sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác" cùng với "tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng".[20].
Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[21] Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben BellaNelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[22]
Ngoài ra, Castro cũng được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX,[23] là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.[2]. Bản thân ông cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12/2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành[24].

Tiểu sử

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926[25] (có tài liệu chép ngày 14 tháng 8 năm 1927) tại một thị trấn nhỏ tên Birán của Cuba. Cha mẹ của ông, vốn là di dân từ Tây Ban Nha, là chủ đồn điền trồng mía giàu có. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950.
Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn chính khách bị ám sát và dân chúng bị sống dưới sự đàn áp.
Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 phần tử cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.
Che Guevara và Fidel Castro
Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City.
Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên chiếc thuyền Granma dài 18 mét. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cu Ba. Khi thua cuộc Batista chạy trốn khỏi Cuba.
Fidel Castro năm 1959
Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La HabanaJosé Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Tuy nhiên, chính phủ Castro đã hành hình hàng ngàn người thuộc Đảng Batista.
Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông theo chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959 Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là cộng sản.
Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp thương với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1300 người Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Heo (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín người bị xử tử. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng.[3] Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền.[3] Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:[26]
Cách mạng không kết thúc sau một thời hạn nhất định, vì thế chúng ta không cần phải bầu cử. Tại châu Mỹ La Tinh này, không có một chính phủ nào dân chủ hơn chính phủ cách mạng của chúng ta... Nếu ngài Kennedy không ưa Xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta cũng ghét chủ nghĩa đế quốc vậy. Chúng ta căm ghét chủ nghĩa tư bản.
—Fidel Castro
Cũng trong năm đó, ngày 2 tháng 12, Castro tuyên bố rằng ông theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và Cuba sẽ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 1961, ông được Liên bang Xô viết trao tặng Giải thưởng Hoà bình Lenin.
Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[27]
Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Về mặt lý thuyết, chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, nhưng trên thực tế ông giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm.
Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu ra đi, trên một cuộc hành trình được mệnh danh là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ.
Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới trung lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida.
Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị vỡ xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quí vị".
Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro không xuất hiện trước công chúng.[28][29]
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba[25]. Sau gần 50 năm lãnh đạo.

Hình ảnh đại chúng

"Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là một cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội. Ông khinh thường bất kỳ hệ thống nào trong đó một nhóm người sống tốt hơn nhiều so với số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân - đủ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những gì mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện của tự do cá nhân - tự do ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù nhân chính trị - những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc cách mạng - mặc dù ngày nay số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với ngày đầu của cuộc cách mạng
Wayne S. Smith, US Interests Section in Havana Chief from 1979 to 1982, in 2007.[30]
Nhà viết tiểu sử Leycester Coltman mô tả ông là "người nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ, tận tâm, trung thành... rộng lượng và hào hùng" nhưng cần chú ý rằng ông sẽ không tha thứ cho kẻ thù. Ông khẳng định, Castro "luôn luôn có một cảm giác quan tâm và hài hước" nhưng có thể sẽ có "cơn thịnh nộ dữ dội nếu ông nghĩ rằng mình đã bị lăng nhục"[31] Nhà viết tiểu sử Peter Bourne ghi nhận Fidel có thái độ quan tâm đặc biệt với nhân dân, ông coi họ "như những thành viên trong đại gia đình khổng lồ của mình"[32] Nhà sử học Alex Von Tunzelmann nhận xét "mặc dù độc đoán, Castro là một người yêu nước, một người đàn ông với một ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cứu vớt nhân dân Cuba".[33]
Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày[34] Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc[35] Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng[36] và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.[37]
Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[21] Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben BellaNelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[22]
Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế các quyền tự do của các cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí[38]. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel[39].

Đời sống riêng

Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặt biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới.[40] Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời của ông, nhà lãnh tụ Cuba "không có khả năng để duy trì một quan hệ tình dục lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào."[41] Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart, mà ông cưới vào ngày 11, tháng 10 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sanh ngày 1, tháng 9 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình ông.[42] Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm chủ tịch ủy ban năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị tước chức này bởi chính cha mình.[43]
Ngoài ra, Fidel có 5 người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle.[43] Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở Havana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández|Alina Fernández Revuelta.[43] Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,[44] và xin tị nạn ở Hoa kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình.[45] Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.[1][46] Castro thường có quan hệ tình dục một đêm với các người đàn bà khác.[47]
Chị em gái của ông, bà Juanita Castro sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế."[48]

Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro

Ủy ban Giáo Hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của CIA nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965 Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006)[49]. Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, và thuê mafia ám sát... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.
Castro từng nói: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng."[50]

Huân chương và danh hiệu

Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới:

Những câu nói nổi tiếng

Chú thích

  1. ^ a ă â http://www.canf.org/es/ENSAYOS/2003-dic-09-vida_secreta_del_tirano_castro.htm
  2. ^ a ă â Fidel Castro - Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro
  3. ^ a ă â Thomas M. Leonard. Fidel Castro: A Biography. ISBN 0-313-32301-1.
  4. ^ DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel. Public Affairs.
  5. ^ Bockman, Larry James (April 1 năm 1984). “The Spirit Of Moncada: Fidel Castro's Rise To Power, 1953 - 1959”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
  6. ^ Sweig, Julia E. (2002). Inside the Cuban Revolution. Harvard University Press. ISBN 0-674-00848-0.
  7. ^ Audio: Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution' by Jason Beaubien, NPR All Things Considered, January 1 2009
  8. ^ Encyclopedia Britannica entry for Fulgencio Batista
  9. ^ “1959: Castro sworn in as Cuban PM”. BBC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2006.
  10. ^ “Spanish newspaper gives more details on Castro condition”. CNN. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2007.
  11. ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Mensaje del Comandante en Jefe” (PDF). Granma (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  12. ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Message from the Commander in Chief”. Granma. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ “Raul Castro named Cuban president”. BBC. 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. “Raul, 76, has in effect been president since and the National Assembly vote was seen as formalising his position.”
  14. ^ Jay Mallin. Covering Castro: rise and decline of Cuba's communist dictator. Transaction Publishers. ISBN 9781560001560.
  15. ^ a ă D. H. Figueredo. The complete idiot's guide to Latino history and culture.
  16. ^ a ă “Farewell Fidel: The man who nearly started World War III”. Daily Mail.
  17. ^ a ă Catan, Thomas. “Fidel Castro bows to illness and age as he quits centre stage after 50 years - Times Online”. www.timesonline.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  18. ^ a ă “Fidel's fade-out”.
  19. ^ “Cuba: Fidel Castro’s Abusive Machinery Remains Intact”. Human Rights Watch.
  20. ^ www.cpv.org.vn Fidel Castro
  21. ^ a ă Quirk 1993. p. 424.
  22. ^ a ă http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/165566.stm.
  23. ^ Lãnh tụ Cuba, Fidel Castro: Tư tưởng sẽ làm chuyển hoá thế giới
  24. ^ http://bee.net.vn/channel/1987/201201/Twitter-don-chet-Fidel-Castro-pha-len-cuoi-1821539/
  25. ^ a ă Chủ tịch Fidel Castro từ chức
  26. ^ “Victorious Castro bans elections”. BBC News. May 1 năm 1961. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2006. Nguyên văn: The revolution has no time for elections. There is no more democratic government in Latin America than the revolutionary government.... If Mr. Kennedy does not like Socialism, we do not like imperialism. We do not like capitalism.
  27. ^ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2009/4/69168.cand truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2010.
  28. ^ Cuộc đời Chủ tịch Fidel Castro qua ảnh
  29. ^ Chủ tịch Cuba Fidel Castro nghỉ hưu
  30. ^ Smith, Wayne S. (2 tháng 2 năm 2007). “Castro’s Legacy”. TomPaine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  31. ^ Coltman 2003. p. 14.
  32. ^ Bourne 1986. p. 273.
  33. ^ Von Tunzelmann 2011. p. 94.
  34. ^ Coltman 2003. p. 219
  35. ^ Quirk 1993, tr. 352.
  36. ^ Quirk 1993. pp. 10, 255.
  37. ^ Quirk 1993. p. 5.
  38. ^ Coltman 2003. p. 247.
  39. ^ Bourne 1986. p. 295.
  40. ^ Admservice (8 tháng 10 năm 2000). “Fidel Castro’s Family”. Latinamericanstudies.org. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  41. ^ Quirk 1993. p. 15.
  42. ^ Ann Louise Bardach: Cuba Confidential. p. 67. "One knowledgeable source claims that Mirta returned to Cuba in early 2002 and is now living with Fidelito and his family."
  43. ^ a ă â Jon Lee Anderson, "Castro’s Last Battle: Can the revolution outlive its leader?" The New Yorker, July 31, 2006. 51.
  44. ^ Boadle, Anthony (8 tháng 8 năm 2006). “Cuba’s first family not immune to political rift”. Reuters. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  45. ^ Fernandez, Alina (1997). Castro’s Daughter, An Exile’s Memoir of Cuba. St. Martin’s Press. ISBN 031224293X.
  46. ^ Cuba confidential: Love and Vengeance in Miami and Havana By Ann Louise Bardach; Random House, Inc., 2002; ISBN 978-0-375-50489-1
  47. ^ Quirk 1993. p. 231.
  48. ^ “The Bitter Family (page 1 of 2)”. TIME. 10 tháng 7 năm 1964. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  49. ^ Escalante Font, Fabián. Executive Action: 634 Ways to Kill Fidel Castro. Melbourne: Ocean Press, 2006.
  50. ^ “The Castropedia: Fidel's Cuba in facts and figures”. The Independent. 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
  51. ^ Кастро Рус Фидель Алехандро, Герой Советского Союза
  52. ^ Concediendo a Fidel Castro Ruz el título de Héroe de la Unión Soviética, La Prensa.
  53. ^ Fidel Castro
  54. ^ Un día como hoy: 11 de noviembre
  55. ^ CASTRO, PCC OFFICIALS RECEIVE SOVIET DECORATION
  56. ^ Биография Фиделя Кастро
  57. ^ Castro Speech Data Base
  58. ^ Castro to keep his state and university distinctions
  59. ^ Dimitrov Order Presentation to Fidel Castro
  60. ^ Visita de la delegación del gobierno polaco a Cuba el 25 de abril de 1973.
  61. ^ The International Who's Who, 2004, Europa Publications
  62. ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz en el acto en que le fue impuesta la "Orden de Jamaica", la más alta distinción nacional que se confiere a gobernantes de otros países, en Kingston, Jamaica, October 16, 1977.
  63. ^ Order of Merit (OM)
  64. ^ «Fidel's visit to Ethiopia», September 24 edition, 1978, p. 2, Granma.
  65. ^ Breve biografía de Fidel Castro
  66. ^ a ă Confiere la República Popular Democrática de Corea a Fidel, Orden Héroe del Trabajo
  67. ^ Kuba: Das Ende der Ära Castro. Fidels Finale: Jetzt gibt Castro, schwer krank, die Macht ab
  68. ^ 1989 Speech Czechoslovak - Jakes Presents Award To Castro
  69. ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz en el acto de imposición de la Orden "Agostinho Neto", efectuado en el Palacio de la Revolución, el 9 de julio de 1992.
  70. ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz al recibir la Orden del Mérito de Duarte, Sánchez y Mella en el grado Gran Cruz Placa de Oro e imponer al Presidente de la República Dominicana, Dr. Leonel Fernández, la Orden José Martí. Santo Domingo, August 22, 1998.
  71. ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz, Primer Secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y Presidente de los Consejos de Estado y de Ministros, en el acto de imposición de la Orden de Buena Esperanza, efectuado en Ciudad del Cabo, Sudáfrica, el día 4 de septiembre de 1998.
  72. ^ Breves de Cuba
  73. ^ Asistencia a los niños en Cuba
  74. ^ The Amir visit Cuba
  75. ^ CUBA IN THE MIDDLE EAST: 2000-2002
  76. ^ La Guerra Sucia Sobra
  77. ^ Discurso pronunciado al recibir la Orden Congreso de Angostura, en la Plaza Bolívar, Ciudad Bolívar, Venezuela, el 11 de agosto del 2001.
  78. ^ Reciben condecoraciones Presidentes de Cuba y Argelia
  79. ^ Rey malasio condecoró a Fidel
  80. ^ Fidel Castro percibe clima de "optimismo" en Argentina
  81. ^ a ă Fidel Castro recibe condecoraciones de Corea del Norte
  82. ^ Otorgan medalla "Amílcar Cabral" a Fidel Castro
  83. ^ Ecuador otorga a Fidel Castro la Medalla al Mérito Deportivo
  84. ^ Conceden en Namibia condecoración a Fidel Castro
  85. ^ Otorgado a líder cubano Fidel Castro Premio Ubuntu, de Sudáfrica
  86. ^ Fidel Castro to receive Dominica's highest award
  87. ^ Torrijos condecora a Fidel Castro y recibe medalla cubana
  88. ^ Conceden a Fidel Castro la Orden del Quetzal de Guatemala
  89. ^ Sudáfrica impondrá a Fidel Castro su condecoración de mayor grado
  90. ^ Distinguen a Fidel Castro con Orden Águila de Zambia
  91. ^ Yanukóvich condecora a Fidel y Raúl Castro por ayuda consecuencias Chernóbil
  92. ^ Legislativo ecuatoriano reconoce méritos e impronta de Fidel
  93. ^ Fidel Castro recibe la mayor distinción de Timor Oriental
  94. ^ Tình nghĩa sắt son Việt Nam - Cuba mãi mãi tỏa sáng
  95. ^ Cuba coi thắng lợi của VN là thắng lợi của mình
  96. ^ Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba

Liên kết ngoài


Lá cờ Hawaii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ka Hae Hawaiʻi, có nghĩa lá cờ Hawaiʻi
Lá cờ Hawaiʻi (tiếng Hawaii: Ka Hae Hawaiʻi) là lá cờ chính thức tượng trưng Hawaiʻi là một vương quốc (dưới thời Anh thuộc ngắn), chế độ bảo hộ, cộng hòa, lãnh thổ, và tiểu bang. Đây là lá cờ tiểu bang duy nhất ở Hoa Kỳ mà được bay dưới nhiều chế độ chính phủ như thế, và là cờ duy nhất bao gồm Quốc kỳ Liên hiệp Anh (tiếng Anh: Union Flag). Ka Hae Hawaiʻi cũ hơn phần nhiều lá cờ tiểu bang Mỹ. Hai quốc gia đầu tiên công nhận Ka Hae Hawaiʻi chính thức là Vương quốc AnhPháp. Hoa Kỳ và Nhật Bản theo sau. Năm 1990, Thống đốc Hawaiʻi John D. Waihee III tuyên bố ngày 31 tháng 7 là Ngày Ka Hae Hawaiʻi, tức là Ngày Lá cờ Hawaiʻi.

Thiết kế

Cờ Hawaiʻi bay tại Vườn tiểu bang Haleakalā
Phía trên bên trái của cờ Hawaiʻi là Quốc kỳ Liên hiệp Anh. Nền lá cờ có tám sọc tượng trưng tám đảo chính của Hawaiʻi. Từ trên xuống, các sọc có màu theo thứ tự: trắng, đỏ, xanh, trắn, đỏ, xanh, trắng, đỏ. Các đảo được tượng trưng là Hawaiʻi, Oʻahu, Kauaʻi, Kahoʻolawe, Lānaʻi, Maui, Molokaʻi, và Niʻihau.

Lịch sử

Có nhiều cách kể chuyện lịch sử của Ka Hae Hawaiʻi. Một cách giải thích rằng Vua Kamehameha I treo cờ Vương quốc Anh của hạm trưởng người Anh George Vancouver để biểu hiện tình hữu nghị với Quốc vương George III. Một cố vấn của Kamehameha bảo là quốc kỳ đó có thể kéo Hawaiʻi vào xung đột quốc tế, tại vì nước khác có thể tưởng Hawaiʻi đồng minh với Vương quốc Anh. Kamehameha kéo cờ xuống tại nhà vua. Tuy sự chính xác bị tranh cãi, có truyện kể rằng về sau, để nhân nhượng người Mỹ tại Hawaiʻi trong thời Chiến tranh 1812, quốc kỳ Hoa Kỳ được bay trên nhà Kamehameha và bị dời ngay khi sĩ quan Anh trong triều đình Kamehameha phản đối sôi nổi. Chuyện này giải thích tại sao lá cờ Hawaiʻi về sau cố tình hỗn hợp quốc kỳ của hai nước này. Một lý do nữa là, trong thời Định mệnh Hiển nhiên (Manifest Destiny) tại Hoa Kỳ, và khi Hawaiʻi bị Vương quốc Anh tiếp quản một ngày, lá cờ này được sử dụng để cho rằng Hawaiʻi là quốc gia độc lập. Phần của hai quốc kỳ được nối thành một để cho rằng Hawaiʻi không sẽ bị tiếp quản.
Cờ thống đốc Hawaiʻi
Năm 1816, Kamehameha đặt làm cờ này để tránh xung đột. Nhà lịch sử cho Ka Hae Hawaiʻi là do một sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, dựa trên lá cờ hải quân Anh. Tên sĩ quan này bị tranh cãi: có người cho là Alexander Adams; có người cho là George Beckley. Khác với cờ Anh được treo bởi Kamehameha lần đầu tiên, phía tên bên trái có bốn đường chéo thêm vì Vương quốc Anh đã trở thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Cờ đầu tiên có sọc màu đỏ-trắng-xanh, có thể do một số cờ trong lịch sử Anh. Tuy nhiên, có người cho rằng các màu này do quốc kỳ Mỹ. Vì lầm lẫn, cờ được sử dụng trong buổi treo cờ chính thức đầu tiên xếp màu theo thứ tự trắng-đỏ-xanh. Số sọc cũng thay đổi: ban đầu, lá cờ chỉ có bảy sọc, nhưng vào năm 1845 một sọc được thêm vào.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Lá cờ các tiểu bang Hoa Kỳ
Liên bang Quốc kỳ Hoa Kỳ
Các tiểu bang Alabama Flag of Alabama.svg| Alaska Flag of Alaska.svg| Arizona Flag of Arizona.svg| Arkansas Flag of Arkansas.svg| California Flag of California.svg| Colorado Flag of Colorado.svg| Connecticut Flag of Connecticut.svg| Delaware Flag of Delaware.svg| Florida Flag of Florida.svg| Georgia Georgia state flag.png| Hawaii Flag of Hawaii.svg| Idaho | Illinois | Indiana | Iowa | Kansas | Kentucky | Louisiana | Maine | Maryland | Massachusetts | Michigan | Minnesota | Mississippi | Missouri | Montana | Nebraska | Nevada | New Hampshire | New Jersey | New Mexico | New York | North Carolina | North Dakota | Ohio | Oklahoma | Oregon | Pennsylvania | Rhode Island | South Carolina | South Dakota | Tennessee | Texas | Utah | Vermont | Virginia | Washington | West Virginia | Wisconsin | Wyoming
Đặc khu liên bang Đặc khu Columbia
Các hòn đảo Samoa thuộc Mỹ | Guam | Quần đảo Bắc Mariana | Puerto Rico | Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment