Friday, July 25, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 7

Goryo Taejo Wangkun 2.jpg
CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cộng hòa tại Tunisia; ngày Hiến pháp Thịnh vượng chung tại Puerto RicoNăm 306Constantinus Đại đế được đội quân của mình tôn làm hoàng đế La Mã sau khi Constantius Chlorus từ trần. Năm 710 – Dưới áp lực của công chúa Thái Bình, Đường Duệ Tông phục vị hoàng đế triều Đường khi được cháu là Đường Thương Đế thiện vị. Năm 918 – Sau khi lật đổ Quốc vương Cung Duệ của Thái Phong, Vương Kiến (hình) lên ngôi vương, đặt quốc hiệu là Cao Ly. Năm 1261 – Quân Nicaea dưới quyền chỉ huy của Alexios Strategopoulos tái chiếm Constantinopolis từ quân La Tinh, Đế quốc Đông La Mã được trung hưng.

Puerto Rico

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Estado Libre Asociado de Puerto Rico
Commonwealth of Puerto Rico

Flag of Puerto Rico.svg Coat of arms of the Commonwealth of Puerto Rico.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Puerto Rico
Khẩu hiệu

Latinh: Joannes Est Nomen Eius
Tiếng Tây Ban Nha: Juan es su nombre
("Tên cháu là Gioan"[1])
Quốc ca
La Borinqueña
Hành chính
Chính phủ Thịnh vượng chung
 • Thống đốc Aníbal Acevedo Vilá (PPD)
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Tây Ban Nha, Anh
Thủ đô San Juan
18°29′B, 66°8′T
Thành phố lớn nhất San Juan
Địa lý
Diện tích 9.104 km² (hạng 169)
Diện tích nước 1,6% %
Múi giờ AST (UTC−4)
Lịch sử
Thành lập
Ngày thành lập
25 tháng 7, 1952
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 3.912.054 người (hạng 126)
Dân số (2005) 3.913.054 người
Mật độ 434 người/km² (hạng 21)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 72,37 tỷ Mỹ kim[2]
Đơn vị tiền tệ Đô la Mỹ (USD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .pr
Puerto Rico (phiên âm tiếng Việt: Pu-éc-tô Ri-cô), tên gọi chính thức là Thịnh vượng chung Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha: Estado Libre Asociado de Puerto Rico) là một vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng chưa được hợp nhất vào Hoa Kỳ. Puerto Rico nằm ở phía đông bắc vùng biển Caribbean, phía đông nước Cộng hòa Dominicana và phía tây Quần đảo Virgin. Lãnh thổ Puerto Rico bao gồm một quần đảo trong đó bao gồm đảo chính Puerto Rico và nhiều đảo nhỏ hơn xung quanh, lớn nhất là các đảo Vieques, CulebraMona. Trong nhóm 4 đảo Đại Antilles (bao gồm các đảo Cuba, Hispaniola, Jamaica và Puerto Rico), Puerto Rico là hòn đảo có diện tích nhỏ nhất nhưng lại đứng thứ ba về dân số. Tính đến năm 2008, dân số của Puerto Rico ước tính khoảng gần 4 triệu người[3].
Lịch sử của đất nước Puerto Rico bắt đầu với những cộng đồng da đỏ bản địa, trong đó người Taino có một nền văn hóa khá phát triển và chiếm ưu thế tại hòn đảo trong thời gian dài. Năm 1493, Christopher Columbus đặt chân đến Puerto Rico trong chuyến hành trình thứ hai đến Tân thế giới. Hòn đảo này nhanh chóng được sáp nhập thành một thuộc địa của Đế chế Tây Ban Nha và những người dân da đỏ Taino dần dần bị tiêu diệt và thay thế bởi người châu Âu da trắng và các nô lệ da đen đến từ châu Phi. Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha 1898, Mỹ chiếm đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Ngày nay Puerto Rico là một nhà nước cộng hòa tồn tại dưới hình thức lãnh thổ thịnh vượng chungchưa được hợp nhất chính thức vào nước Mỹ. Người dân Puerto Rico có chính phủ riêng và có một ủy viên cư dân không có quyền biểu quyết (non-voting resident commissioner) tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tất cả người Puerto Rico đều là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên người Puerto Rico không được tham gia bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tại chính Puerto Rico nhưng họ có quyền bầu cử hay tranh cử tại bất cứ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ đến cư ngụ.
Tình trạng chính trị hiện nay của hòn đảo, bao gồm khả năng trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ hay được độc lập, đang được bàn cãi rất nhiều tại Puerto Rico. Từ năm 1967, cử tri Puerto Rico đã bốn lần tham gia trưng cầu dân ý để xác định tình trạng của nó, nhưng đều với kết quả là giữ tình trạng như cũ cho đến cuộc trưng cầu dân ý năm 2012. Cuộc trưng cầu dân ý không có tính ràng buộc về mật pháp lý về tình trạng chính trị của hòn đảo mới nhất đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kết quả là cử tri Puerto Rico đã bác bỏ xít xao tình trạng chính trị hiện tại (câu hỏi thứ nhất) và chấp thuận áp đảo việc trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ như là một chọn lựa ưng ý (câu hỏi thứ hai).[4]
Ngoài tên gọi chính thức là Puerto Rico, người dân còn gọi hòn đảo này với tên gọi Borinquen, theo từ Borikén là cái tên người Taino bản địa gọi hòn đảo. Bên cạnh đó, Puerto Rico còn được biết đến với biệt hiệu La Isla del Encanto, có nghĩa là "Hòn đảo diệu kỳ".

Lịch sử

Thời kỳ Tiền Columbus

Một di chỉ bằng đá của người Taino
Lịch sử của quần đảo Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Bến cảng giàu có") trước khi Christopher Columbus khám phá ra hòn đảo được rất it người biết đến. Những hiểu biết ngày nay về những cư dân đầu tiên của hòn đảo chủ yếu được khám phá sau này bởi người Tây Ban Nha. Cuốn sách lịch sử đầy đủ đầu tiên về đất nước này được viết bởi Fray Iñigo Abbad y Lasierra vào năm 1786, 293 năm sau khi người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên hòn đảo[5].
Những cư dân đầu tiên của đảo Puerto Rico là những thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc Ortoiroid làm nghề sắn bắt và đánh cá. Những di chỉ tìm được về người Ortoiroid, hay người Arcaico được phát hiện năm 1990 được xác định có niên đại 2000 năm trước công nguyên. Trong khoảng giữa năm 120 và 400 sau công nguyên, người Igneri, một bộ lạc xuất xứ từ vùng châu thổ sông Orinoco, nơi ngày nay là Venezuela đã đến hòn đảo này. Giữa thế kỉ 4thế kỉ 10, người Arcaico và người Igneri đã cũng tồn tại trên hòn đảo, nhưng cũng có lẽ đã xung đột với nhau. Trong khoảng giữa thế kỉ 7thế kỉ 10, nền văn hóa Taino bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên hòn đảo và đến khoảng năm 1000 thì lấn át hoàn toàn các nền văn hóa trước đó. Giai đoạn phát triển thịnh vượng của người Taino kéo dài cho đến khi người châu Âu phát kiến ra châu Mỹ năm 1492[6].

Thuộc địa của Tây Ban Nha

Pháo đài San Felipe del Morro
Ngày 19 tháng 11 năm 1493, Christopher Columbus trong chuyến thám hiểm lần thứ hai của mình đã phát hiện ra đảo Puerto Rico. Lúc này, cư dân của hòn đảo là những người da đỏ châu Mỹ thuộc nền văn hóa Taino và họ gọi hòn đảo của mình là "Borikén", hay trong tiếng Tây Ban Nha là "Boriquen"[7]. Columbus đã đặt cái tên mới cho hòn đảo là San Juan Bautista để tưởng niệm thánh John Baptist. Sau đó, hòn đảo được đổi tiên thành Puerto Rico còn San Juan thì trở thành tên thủ phủ của hòn đảo. Năm 1508, Juan Ponce de Leon trở thành thống đốc đầu tiên của đảo Puerto Rico[8].
Người Tây Ban Nha nhanh chóng chiếm toàn bộ đảo Puerto Rico làm thuộc địa. Những người thổ dân Taino hoặc bị giết trong những trận chiếm đẫm máu mà ưu thế thuộc về người Tây Ban Nha hay những bệnh dịch chết người từ châu Âu mà họ chưa tiếp xúc bao giờ, hoặc bị người Tây Ban Nha bắt làm nô lệ. Dân số Taino sụt giảm nhanh chóng đã buộc người Tây Ban Nha phải buôn nô lệ da đen từ châu Phi sang làm việc. Puerto Rico do vị trí địa lý chiến lược của mình trở thành một pháo đài phòng thủ quan trọng cho hệ thống thuộc địa to lớn của Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh. Nhiều đồn lũy và các bức tường thành lớn được xây dựng như La Fortaleza, El Castillo, San Felipe del Morro hay El Castillo de San Cristobal để bảo vệ Puerto Rico khỏi sự dòm ngó của các cường quốc thù địch như Pháp, Hà LanAnh. Những nước này cũng từng cố chiếm Puerto Rico những đều không thành công. Tuy nhiên, sự giàu có tài nguyên của Puerto Rico chủ yếu mang lại sự thịnh vượng cho chính quốc chứ cư dân hòn đảo thì sống trong tình trạng nghèo khó.
Cuộc chiến tranh Iberia nổ ra giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào NhaAnh với quân Pháp đã tạo điều kiện cho nhiều thuộc địa của Tây Ban Nha ly khai đòi độc lập. Năm 1809, Ủy ban Trung ương Tối cao tại Cadiz ra quyết định công nhận Puerto Rico là một tỉnh hải ngoại của Tây Ban Nha và đảo này có quyền gửi đại diện đến quốc hội Tây Ban Nha. Tuy nhiên chính sách tiến bộ này chỉ được thực thi trong khoảng các năm 1810-1814 và 1820-1823 rồi bãi bỏ do sự trở lại nắm quyền của triều đình quân chủ của vua Ferdinand VII. Tuy nhiên nó cũng đã góp phần nâng cao tính dân tộc của người dân hòn đảo.
Cuối thế kỉ 19, Puerto Rico và Cuba là hai thuộc địa cuối cùng còn ở lại với Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị và sự nghèo đói của hòn đảo đã càng làm căng thẳng thêm mối quan hệ với chính quốc Tây Ban Nha. Năm 1868, cuộc nổi dậy "Grito de Lares" nổ ra tại thị trấn Lares, được lãnh đạo bởi người anh hùng Ramon Emeterio Betances, "người cha" của phong trào độc lập cho Puerto Rico. Nhưng khi tiến sang thị trấn San Sebatian, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Năm 1897, Luis Munoz Rivera cùng một số người khác đã thuyết phục thành công chính phủ Tây Ban Nha trao quy chế tự trị cho người dân Cuba và Puerto Rico. Ngày 17 tháng 7 năm 1898, chính phủ tự trị đầu tiên của Puerto Rico nhậm chức nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi[9].

Thuộc địa của Hoa Kỳ

Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha bùng nổ năm 1898 đã dẫn đến sự việc ngày 25 tháng 7 năm 1898, Puerto Rico bị quân đội Mỹ xâm chiếm. Tây Ban Nha đã buộc phải nhường lại các thuộc địa của mình cho Mỹ là Cuba, Puerto Rico ở CaribbeanGuam, Philippineschâu Á theo Hiệp ước Paris 1898[10].
Đầu thế kỉ 20, Puerto Rico nằm dưới sự cai trị của quân đội Mỹ và thống đốc Puerto Rico đều là người được Tổng thống Mỹ chỉ định. Năm 1900, Đạo luật Foraker cho phép Puerto Rico có một số quyền lập chính phủ dân sự gồm có hạ viện do dân bầu. Đến năm 1917, Đạo luật Jones-Shafroth trao quyền công dân Mỹ cho người Puerto Rico cũng như cho phép lập ra thượng viện do dâu bầu để Puerto Rico có đầy đủ một quốc hội lưỡng viện của riêng mình. Với quyền công dân Mỹ, nhiều thanh niên Puerto Rico đã tham gia quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ nhất và những cuộc chiến của Mỹ sau đó nữa.
Những thập niên đầu tiên dưới sự cai trị của Mỹ, nhiều thảm họa tự nhiên liên tiếp xảy ra như động đất, sóng thần, các cơn bão nhiệt đới cũng như cuộc Đại khủng hoảng 1929 đã tàn phá nền kinh tế của đảo Puerto Rico. Trong nhân dân bắt đầu xuất hiện tư tưởng chống lại sự cai trị của Mỹ. Ngày 30 tháng 10 năm 1950, Pedro Albizu Campos, lãnh đạo Đảng Dân tộc Puerto Rico đã phát động cuộc khởi nghĩa Jayuya chống Mỹ. Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng thiết quân luật và chấm dứt cuộc khởi nghĩa sau 3 ngày với việc sử dụng nhiều bộ binh, pháo binh và máy bay ném bom vào thị trấn Jayuya. Pedro Albizu Campos sau đó bị bắt giam vì tội âm mưu phản loạn nhằm lật độ chính phủ Mỹ tại Puerto Rico. Bên cạnh đó, những âm mưu ám sát tổng thống Harry Truman trong cùng năm 1950 cũng được những người dân tộc chủ nghĩa Puerto Rico thực hiện nhưng thất bại.
Sự nhượng bộ giữa Mỹ và Puerto Rico trong giai đoạn giao thời giữa RooseveltTruman đã dẫn đến việc năm 1946, tổng thống Truman đã chỉ định Jesus Pinero, một người sinh ra ở Puerto Rico làm thống đốc hòn đảo này.

Trở thành thịnh vượng chung

Một góc thành phố San Juan ngày nay
Năm 1947 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Puerto Rico khi chính phủ Mỹ trao quyền bầu cử thống đốc cho người dân hòn đảo. Luis Munoz Marin, người có công trong việc đàm phán với Mỹ trước đó đắc cử và trở thành thống đốc dân cử đầu tiên của Puerto Rico vào năm 1948. Năm 1950, tổng thống Truman cho phép Puerto Rico tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về quyền thành lập hiến pháp riêng của nước này. Hiến pháp địa phương của Puerto Rico chính thức được chính phủ Mỹ phê chuẩn vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Tổng thống Truman cũng thông qua hiến pháp này vào ngày 3 tháng 7 rồi được tuyên bố chính thức bởi thống đốc Munoz Marin vào ngày 25 tháng 7 cùng năm đó. Như vậy, Puerto Rico chính thức có bản hiến pháp của riêng mình và nước này phê chuẩn tên gọi Estado Libre Asociado, tạm dịch là "Thịnh vượng chung"[11][12].
Cùng với sự tự do chính trị, thập niên 1950 đã đánh dấu giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của Puerto Rico. Kế hoạch Operación Manos a la Obra đầy tham vọng được thực hiện đã biến Puerto Rico từ một hòn đảo nghèo nàn chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một hòn đảo thịnh vượng với nền công nghiệp chế biến phát triển. Ngày nay, Puerto Rico là một địa điểm du lịch hấp dẫn thế giới và đồng thời là một trung tâm về dược phẩm và sản xuất hàng hóa.
Về mặt chính trị, những tranh cãi xung quanh quy chế chính trị của Puerto Rico vấn tiếp diễn. Ba xu hướng chính của chính trị Puerto Rico hiện nay là giữ nguyên hiện trạng thịnh vượng chung, trở thành một tiểu bang Hoa Kỳ và trở thành một quốc gia độc lập. Đã có tới 3 cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức và người dân Puerto Rico vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay. Hiến pháp Puerto Rico công nhận khái niệm "công dân Puerto Rico".

Chính trị

Tòa nhà Quốc hội Puerto Rico
Puerto Rico là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ theo thể chế cộng hòa. Tất cả các quyền lực hiện tại của Puerto Rico là do Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền. Puerto Rico thiếu sự bảo vệ toàn phần từ Hiến pháp Hoa Kỳ vì không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ. Người đứng đầu nhà nước của Puerto Rico là tổng thống Mỹ[13]. Chính quyền Puerto Rico theo chế độ cộng hòa, được tổ chức theo hệ thống tam quyền phân lập gồm ba nhánh: lập pháp, hành pháptư pháp. Nhánh hành pháp được đứng đầu bởi thống đốc Puerto Rico, hiện nay là ngài Anibal Acevedo Vila. Nhánh lập pháp bao gồm Quốc hội Puerto Rico được chia làm hai viện: Thượng việnHạ viện. Người đứng đầu Thượng viện Puerto Rico là Chủ tịch Thượng viện, còn người đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện (Speaker of the House) Puerto Rico. Nhánh tư pháp đứng đầu bởi Thấm phán trưởng Tòa án Tối cao Puerto Rico. Chức thống đốc và các đại biểu quốc hội được nhân dân bầu ra bốn năm một lần. Những thành viên của tòa án tối cao được thống đốc chỉ định với sự thông qua của Thượng viện.
Puerto Rico chỉ được phép có một đại biểu không có quyền biểu quyết (non-voting delegate) duy nhất tại Hạ viện Hoa Kỳ, gần đây nhất là ông Luis Fortuno. Người dân Puerto Rico không được quyền tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, nhưng được phép bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ (là bầu cử của các đảng phái chính trị để tìm ứng cử viên trong từng đảng). Người Puerto Rico có quyền tham gia bầu cử và tranh cử ở tại bất cứ tiểu bang nào mà họ đến sinh sống.
Từ năm 1952 đến này, chính trường Puerto Rico có sự phân chia giữa 3 đảng phái chính đại diện cho ba xu hướng chính trị khác nhau của đất nước này. Đảng Dân chủ Nhân dân Puerto Rico (PPD) muốn duy trì hiện trạng Puerto Rico với vai trò hiện nay là một lãnh thổ thịnh vượng chung thuộc Hoa Kỳ. Đảng thứ hai, Đảng Cấp tiến Mới Puerto Rico (PNP) muốn đưa Puerto Rico trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ còn trong khi đó, Đảng Độc lập Puerto Rico (PIP) lại muốn vùng đất này tách ra và trở thành một quốc gia độc lập. Năm 2007, một đảng thứ tư nữa là Đảng Puerto Rico cho người Puerto Rico (PPR) xuất hiện trên chính trường. Trải qua nhiều cuộc trưng cầu dân ý trong suốt 6 thập kỉ qua, người dân Puerto Rico chọn lựa giữ nguyên hiện trạng chính trị như hiện nay như một vùng lãnh thổ quốc hải của Hoa Kỳ.

Địa lý

Ảnh chụp Puerto Rico từ vệ tinh
Puerto Rico bao gồm đảo Puerto Rico và một số hòn đảo nhỏ hơn xung quanh như đảo Vieques, Culebra, Mona, DesecheoCaja de Muertos. Trong 5 đảo trên, chỉ có đảo Culebra và đảo Vieques là có cư dân sinh sống quanh năm.
Puerto Rico có tổng diện tích 9.104 km². Chiều dài nhất của đảo từ tây sang đông là 180 km, chiều rộng nhất của đảo từ bắc xuống nam là 64 km. Trong quần đảo Đại Antilles, Puerto Rico là hòn đảo nhỏ nhất, chỉ bằng 8/10 diện tích của Jamaica[14] và 8/100 diện tích của Cuba[15]. Nếu so sánh với một số bang khác của Mỹ thì Puerto Rico rộng hơn so với cả hai bang DelawareRhode Island cộng lại, nhưng nhỏ hơn một chút so với bang Connecticut.
Đảo Puerto Rico có hình chữ nhật với khoảng 60% diện tích là đồi núi. Phần trung tâm hòn đảo là một vùng núi cao với nhiều dãy núi lớn tiêu biểu như dãy La Cordillera Central ("Dãy núi Trung tâm"). Điểm cao nhất của Puerto Rico, núi Cerro de Punta cao 1338 m tọa lạc trên dãy núi này[16]. Ở phía bắc Puerto Rico có một vùng núi đá vôi khá lớn. Phía bắc và phía nam hòn đảo mỗi bên có một vùng bờ biển hẹp.
Về mặt địa chất, hòn đảo Puerto Rico nằm trên đường giáp ranh giữa hai địa mảng lớn là địa mảng Bắc Mỹ và địa mảng Caribbean. Chính vị trí giao giữa hai địa mảng này là nguyên nhân gây ra những trận động đấtsóng thần kèm theo nạn lở đất gây thiệt hại lớn về người và của. Trận động đất lớn xảy ra gần đây nhất tại Puerto Rico diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1918 mạnh đến 7,5 độ Richter và gây ra sóng thần đã gây ra thiệt hại lớn cho hòn đảo: 116 người thiệt mạng và thiệt hại 4 triệu USD[17].
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Puerto Rico có khí hậu ấm áp quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 °C (80 °F). Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các tháng trong năm thường không lớn. Miền nam Puerto Rico có nhiệt độ cao hơn vài độ so với miền bắc, trong khi đó vùng cao nguyên và đồi núi trung tâm Puerto Rico thường có khí hậu mát mẻ hơn so với những vùng còn lại. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 còn mùa mưa diễn ra trong khoảng tháng 6 đến tháng 10, trùng với thời điểm hoạt động mạnh của những cơn bão từ Đại Tây Dương đổ vào, mang theo một lượng mưa lớn cho Puerto Rico.

Kinh tế

Cảng biển San Juan, cảng biển lớn nhất Puerto Rico
Cho đến tận đầu thế kỉ 20, nguồn lợi kinh tế chủ yếu của Puerto Rico vẫn chủ yếu xoay quanh ngành trồng và xuất khẩu mía đường. Thế nhưng đến thập niên 1940, một chính sách kinh tế mới đã được ban hành nhằm thay đổi hoàn toàn cục diện nền kinh tế hòn đảo với sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đa dạng và được chính phủ Mỹ miễn thuế. Kinh tế Puerto Rico thời gian đầu tuy chịu nhiều biến động lớn, đặc biệt là cuộc Đại Khủng hoảng 1929 từ nước Mỹ nhưng sau đó đã phục hồi rất nhanh và hiện là một trong các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Mỹ.
Tuy nhiên càng về sau, những điểm yếu của nền kinh tế Puerto Rico cũng dần bộc lộ và gây ra nhiều biến động khá lớn. Puerto Rico phải đối mặt với việc các doanh nghiệp chuyển địa điểm sang các nước Mỹ Latinh khác có giá nhân công rẻ hơn. Tình trạng kinh tế khó khăn giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người dân Puerto Rico có chiều hướng di dân ra nước ngoài, đặc biệt là tới Mỹ để tìm kiếm công việc tốt hơn. Đặc biệt vào năm 2006, Puerto Rico diễn ra cuộc khủng hoảng ngân quỹ trầm trọng khiến nhiều cơ quan chính phủ và 1536 trường công phải đóng cửa, gần 96 000 người bị cho nghỉ việc. Những chính sách thuế mới sau đó đã giẩi quyết cuộc khủng hoảng này nhưng vẫn còn nhiều thách thức khó khắc phục. Vài năm trở lại đây, Puerto Rico rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế. Nếu như năm 2006, mức tăng GDP còn ở mức 0,5% thì đến năm 2007 xuống còn -1,8%, năm 2008 xuống đến -2%.[18]
Trung tâm Hội nghị Puerto Rico
Ngày nay Puerto Rico là một quốc gia có nền kinh tế cơ cấu hiện đại với nông nghiệp chỉ chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%. Ngành trồng mía đường nay đã nhường lại cho ngành chăn nuôi lấy sản phẩm từ thịt và sữa. Công nghiệp của Puerto Rico phát triển đa dạng và nhấn mạnh các ngành hóa dầu, dược phẩm và khoa học công nghệ. Du lịch là một trong những ngành dịch vụ chủ đạo của Puerto Rico với việc nước này đón tiếp 5,9 triệu lượt du khách vào năm 2007, đem lại một nguồn doanh thu lớn cho hòn đảo. Nhiều khách sạn, cá khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội thảo lớn như Trung tâm Hội nghị Puerto Rico được xây dựng đã tận dụng triệt để ưu thế du lịch của đất nước tươi đẹp này.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, song Puerto Rico vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Mỹ Latinh. Puerto Rico là một trong những đầu tàu kinh tế vùng Caribbean cùng với CubaCộng hòa Dominicana, và Ngân hàng Thế giới xếp Puerto Rico vào nhóm các nước có thu nhập bình quân cao[19]. Năm 2007, thu nhập bình quân của nước này là 19.600 USD[20], tuy nhiên vẫn còn thua nếu so với bang nghèo nhất của nước Mỹ là Mississippi với thu nhập 24.062 USD. Tỉ lệ thất nghiệp của Puerto Rico cũng ở mức khá cao 11,7%, trong khi bang thất nghiệp nhiều nhất nước Mỹ là Michigan có tỉ lệ 7,7% và mức trung bình của nước Mỹ là 4,4%[21]. Năm 1998, Chỉ số Phát triển Con người của Puerto Rico đạt 0,942 điểm, con số cao nhất vùng Mỹ Latinh.

Nhân khẩu

Dân số và chủng tộc

Những cư dân đầu tiên sinh sống tại Puerto Rico là người da đỏ châu Mỹ, sau đó được tiếp nối bởi người da trắng gốc châu Âu và người da đen gốc châu Phi. Thế kỉ 19 đánh dấu một giai đoạn bùng nổ dân nhập cư vào Puerto Rico khi hàng trăm gia đình đổ vào đất nước này để được cấp đất theo Sắc lệnh năm 1815, theo đó cung cấp một lượng đất đai cho những người dân gốc châu Âu theo Công giáo Rôma. Chủ yếu người da trắng tại Puerto Rico có tổ tiên là người Tây Ban Nha, bên cạnh đó cũng có một số dân tộc khác như Bồ Đào Nha, Italy, Scotland, Ireland, Đức... Người da đen đến Puerto Rico trên những con tàu buôn nô lệ đã góp phần làm nên sự đa dạng chủng tộc tại hòn đảo này. Bên cạnh đó, Puerto Rico còn có một cộng đồng người gốc châu Á với các sắc dân Trung Quốc, Liban. Người dân các nước Mỹ Latinh cũng góp thêm vào các dòng người nhập cư từ Colombia, Venezuela, Argentina, CubaCộng hòa Dominicana. Tình trạng nhập cư vào thế kỉ 19 này đã khiến dân số Puerto Rico tăng nhanh, từ 155.000 người vào năm 1800 đến gần 1 triệu người vào cuối thể kỉ 19. Cuộc thống kê điều tra dân số năm 1858 đã cho thấy tỉ lệ chủng tộc tại Puerto Rico như sau: 300.430 người da trắng, 341.015 người da màu tự do và 41.736 nô lệ[22].
Sang thế kỉ 20, Puerto Rico lại xuất hiện tình trạng di dân ra nước ngoài khi người dân Puerto Rico nhập cư vào Hoa Kỳ để tìm cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là từ sau Thế chiến Thứ hai. Họ chủ yếu nhập cư vào các bang New York, New Jersey, Illinois, Massachusetts, Florida, Pennsylvania, Connecticut, Washington, D.C., California... và tạo nên một cộng đồng người Mỹ gốc Puerto Rico rất lớn. Hiện số người Puerto Rico sống tại Mỹ đã nhiều hơn cả trong nước.
Nghiên cứu di truyền học năm 2002 trên DNA ty thể với 800 người Puerto Rico cho thấy 61,1% người Puerto Rico thừa hưởng DNA ty thể mẹ từ người thổ dân bản địa, 26,4% châu Phi và 12,5% da trắng. Ngược lại, 70% đàn ông Puerto Rico có nhiễm sắc thể Y của người châu Âu, 20% của tổ tiên châu Phi và ít hơn 10% của người bản địa châu Mỹ. Phát hiện này cho thấy việc lai chủng tại Puerto Rico ở mức độ khá cao và tạo nên sự hòa trộn sắc tộc độc đáo.[23]
Theo cuộc điều tra nhân khẩu năm 2000, dân số của Puerto Rico ước tính khoảng 4 triệu dân. Phân bố chủng tộc của Puerto Rico như sau[24]:
  • Người da trắng: 80,5%
  • Người da đen: 8,0%
  • Người da đỏ: 0,4%
  • Người châu Á: 0,2%
  • Một số chủng tộc khác: 6,8%
  • Người nhiều hơn 2 chủng tộc: 4,2%

Ngôn ngữ

Ở Puerto Rico, tiếng Tây Ban Nhatiếng Anh là hai ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân và được sử dụng phổ biến tại gia đình cũng như các trường học, cơ quan hành chính. Tiếng Anh được dạy như ngôn ngữ thứ hai tại hầu hết các trường tiểu học, trung học và đại học ở Puerto Rico[25].
Nhìn chung, tiếng Tây Ban Nha ở Puerto Rico vẫn có một số sự khác biệt so với ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác do ảnh hưởng từ các ngôn ngữ da đỏ bản địa, những ngôn ngữ Phi châu và cả sự ảnh hưởng từ tiếng Anh do quan hệ chặt chẽ giữa hòn đảo với nước Mỹ.

Tôn giáo

Công giáo Rôma là tôn giáo lớn lâu đời nhất tại Puerto Rico (nếu không kể những tôn giáo bản địa) và cho đến ngày nay vẫn là tôn giáo chủ yếu tại nước này. Mỗi thành phố tự trị của Puerto Rico đều có ít nhất một nhà thờ tại khu trung tâm, hay được gọi là plaza. Dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, Đạo Tin lành bị đàn áp nhưng lại được khuyến khích khi gia nhập nước Mỹ. Người Taino bản địa gần đây đang khôi phục lại một số truyền thống tôn giáo của họ, trong khi một số người châu Phi cũng gìn giữ những tôn giáo xa xưa của tổ tiên.

Văn hóa

Văn hóa Puerto Rico là sự hòa trộn giữa bốn dòng văn hóa: văn hóa Taino bản địa, văn hóa Tây Ban Nha, văn hóa Châu Phi và văn hóa Mỹ. Người Taino ngày nay tuy chỉ chiếm một tỉ lệ dân số nhỏ bé song họ vẫn giữ một số tên gọi truyền thống về địa danh, các món ăn, nhạc cụ và một số lượng từ vựng trong tiếng Tây Ban Nha ngày nay của Puerto Rico. Người da đen gốc châu Phi lại có ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc với "bomba và plena", một thể loại loại âm nhạc và nhảy múa với các nhạc cụ bộ gõ và maraca. Người Tây Ban Nha mang đến tiếng Tây Ban Nha, đạo Thiên chúa và những giá trị tinh thần và văn hóa của châu Âu cổ kính. Dòng văn hóa thứ tư đến từ nước Mỹ với tiếng Anh, hệ thống giáo dục đại học và các giá trị văn hóa hiện đại thể hiện trong điện ảnh, âm nhạc. Năm 1903, Trường Đại học Puerto Rico được chính quyền Mỹ thành lập, 5 năm sau khi Puerto Rico trở thành một bộ phần của nước này.

Thể thao

Bóng chày là môn thể thao phổ biến nhất tại Puerto Rico và nước này có hẳn một mùa giải bóng chày chuyên nghiệp riêng được tổ chức vào màu đông. Quyền anh, bóng rổbóng chuyền cũng là những môn thể thao rất phổ biến tại đất nước này. Puerto Rico tham dự hầu hết các giải thi đấu thể thao quốc tế như Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Mùa đông, Đại hội Thể thao Châu Mỹ (Pan American Games), Đại hội Thể thao Trung Mỹ và Caribbean. Puerto Rico đã từng giành được 6 huy chương (1 bạc, 5 đồng) trong lịch sử tham dự các kỳ Thế vận hội, lần đầu tiên vào năm 1948 với chiếc huy chương đồng môn quyền anh của Juan Evangelista Venegas.
Bóng chày là môn thể thao thế mạnh của Puerto Rico và nước này đã từng 1 lần giành huy chương vàng tại Giải vô địch bóng chày thế giới vào năm 1951. Những vận động viên bóng chày nổi tiếng nhất của Puerto Rico là Roberto Clemente và Orlando Cepeda.
Quyền anh cũng là môn thể thao rất được ưa chuộng tại Puerto Rico. Nếu tình bình quân đầu người, Puerto Rico là nước có số lượng nhà vô địch quyền anh nhiều nhất thế giới và đứng thứ ba về tổng số. Các vận động viên tiêu biểu trong môn thể thao này là Miguel Cotto, Félix Trinidad, Wilfred Benítez và Wilfredo Gómez.
Puerto Rico còn là thành viên của FIFACONCACAF. Năm 2008, Liên đoàn Bóng đá Puerto Rico chính thức được thành lập.

Liên kết ngoài

Các đảng chính trị chính thức:

Tham khảo

  1. ^ Phúc âm Luca 1:63. Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
  2. ^ Cục Tình báo Trung ương
  3. ^ CIA - The World Factbook - Nhân khẩu Puerto Rico
  4. ^ “Puerto Rico votes on US ties and chooses governor”. AP. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ Theo Historia Geográfica, Civil y Natural de la Isla de San Juan Bautista de Puerto Rico
  6. ^ Biên niên sử ngắn về Puerto Rico
  7. ^ Ngày nay, người Puerto Rico còn được gọi là người Boricuas, tức người đến từ Boriquen
  8. ^ Thực ra, Vicente Yáñez Pinzón là người đầu tiên được chỉ định làm thống đốc Puerto Rico nhưng ông chưa hề đặt chân đến hòn đảo
  9. ^ Mỹ xâm chiếm Puerto Rico - Theo lịch sử Puerto Rico
  10. ^ Hiệp ước hòa bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha (ký ngày 10 tháng 12 năm 1898)
  11. ^ Hiến pháp Puerto Rico (tiếng Anh)
  12. ^ Hiến pháp Puerto Rico (tiếng Tây Ban Nha)
  13. ^ [1] - Theo Hiến pháp Puerto Rico
  14. ^ [2] Theo CIA - The World Factbook - Jamaica
  15. ^ [3] Nguồn: CIA - The World Factbook - Cuba
  16. ^ [4] Độ cao và khoảng cách tại các vùng nước Mỹ
  17. ^ Lịch sử động đất Puerto Rico
  18. ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rq.html Thông tin trên CIA - The World Factbook (cập nhật tháng 8 năm 2009)
  19. ^ Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Puerto Rico
  20. ^ [5] Số liệu kinh tế Puerto Rico
  21. ^ Danh sách các bang theo tỉ lệ thất nghiệp (Theo CNN Money)
  22. ^ [6] - Theo Lịch sử Puerto Rico
  23. ^ http://www.kacike.org/MartinezEnglish.pdf
  24. ^ Thống kê nhân khẩu Puerto Rico năm 2000
  25. ^ [7] Theo Topuertorico.org


Constantinus Đại đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Constantinus I
Hoàng đế của Đế quốc La Mã
Rome-Capitole-StatueConstantin.jpg
Tượng vua Constantinus I tại nhà bảo tàng Capitoline. Bức tượng đá hoa nguyên gốc được tạc theo kiểu Hậu Cổ đại, với phần người trên mặc bộ chiến bào màu đồng thiếc.[1]
Hoàng đế nhà Constantinus
Trị vì 25 tháng 7 năm 306 - 29 tháng 10 năm 312[chú thích 1];
29 tháng 10 năm 312 - 19 tháng 9 năm 324[chú thích 2];
19 tháng 9 năm 324 - 22 tháng 5 năm 337[chú thích 3]
(30 năm, 301 ngày)
Tiền nhiệm Constantius Chlorus Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệm Constantinus II Vua hoặc hoàng đế
Constantius II Vua hoặc hoàng đế
Constans I Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Phối ngẫu Minervina, mất hoặc ly hôn trước năm 307
Fausta
Hậu duệ
Tên đầy đủ Flavius Valerius Aurelius Constantinus
Triều đại Nhà Constantinus
Thân phụ Constantius Chlorus Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫu Thánh Helena
Sinh 27 tháng 2, khoảng năm 274[2]
Naissus (nay là Niš, Serbia)
Mất 22 tháng 5 năm 337
An táng Constantinopolis, Đế quốc La Mã
Tôn giáo Đa thần giáo
sau theo Kitô giáo
Flavius Valerius Aurelius Constantinus[3] (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280[2] – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến như là Constantinus I, (đối với Giáo hội Công giáo Rôma) và Constantinus Đại Đế, hay Thánh Constantinus (đối với những tín đồ Kitô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương, là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, ông được ba quân tôn làm Augustus vào năm 306 và trị vì Đế quốc La Mã cho đến khi ông mất. Triều đại của ông có nhiều sự kiện đáng lưu ý và gây ấn tượng sâu sắc đến người đời, ông trở thành một vị vua vĩ đại trong lịch sử Hậu Cổ đại, với công lớn trong việc gầy dựng nên nền văn minh châu Âu sau thời kỳ cổ điển.[4] Ông là vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo của Đế quốc La Mã, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Ki-tô giáo trong toàn Đế quốc. Qua đó, ông đã chuyển đổi dần nước La Mã từ một Đế quốc Đa Thần giáo dần dà trở thành một Đế quốc Kitô giáo hùng mạnh - mở đường cho những năm tháng vàng son của Đế quốc Đông La Mã sau này.[5] Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, thay đổi hẳn bộ mặt của nền văn minh La Mã lâu đời.[6] Ông là một trong những danh nhân xuất sắc nhất trong lịch sử thế giới cổ đại.[7]
Ông là một thiên tài và cũng gặp may trong đời: các vị tiên đế chọn cha ông làm tướng, sau đó còn làm vua. Nhờ đó, sau khi phụ hoàng Constantius Chlorus qua đời vào năm 306, ông được tấn phong làm Hoàng đế tại York (nước Anh ngày nay), mở ra triều đại của vị Hoàng đế vĩ đại Constantinus I Đại Đế.[8] Ông là vị lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử nền văn minh phương Tây đã ban bố chính sách tự do tôn giáo. Ông rất sùng đạo Kitô giáo và coi Thiên Chúa là người giúp ông đánh bại các kẻ thù của mình và danh chính ngôn thuận ngự trị Đế quốc:[9] tương truyền rằng Thiên Chúa đã hỗ trợ cho ông đánh thắng phe đối lập trong trận cầu Milvian và thống nhất Đế quốc La Mã.[10] Sau chiến thắng vang dội ấy, ông ca khúc khải hoàn diễu binh vào thành La Mã trong niềm biết ơn Thiên Chúa.[11] Do đó, chiến công vẻ vang này trở thành một những thời khắc lớn, khó quên trong lịch sử, vì dẫn đến cuộc Cách mạng về tôn giáo La Mã.[12] Lịch phụng vụ Đông La Mã, được Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox Church) và các giáo hội Công giáo Đông phương tuân theo, liệt kê cả vua Constantinus I Đại Đế và mẹ của ông là Thái hậu Helena như hai vị Thánh. Mặc dù ông không được kể vào danh sách các vị Thánh của Giáo hội Công giáo Tây phương (Latinh). Dù không công nhận Constantinus I Đại Đế là Thánh, ông vẫn được họ kính trọng dưới danh hiệu "Đại Đế" vì những đóng góp của ông cho Kitô giáo. Đối với đức tin Kitô giáo, ông là người có công lớn hơn cả, kể từ thời Chúa GiêsuThánh Phaolô.[6]
Ông cũng tấn công người Frank vào năm 310 và buộc nhiều người Frank phải nhập quân ngũ La Mã.[13] Ông cũng đánh thắng người Sarmatiangười Goth, nhưng quan trọng hơn cả là cuộc đại thắng của ông trước người Ba Tư dưới triều nhà Sassanid - là kẻ thù truyền thống của Đế quốc La Mã ở phương Đông.[14] Vào năm 324, vua Constantinus I Đại Đế tuyên bố quyết định đổi tên thành Byzantium thành Tân La Mã (Nova Roma) và vào 11 tháng 5 năm 330 ông chính thức dời đô về thành phố này. Đây là một quyết định quan trọng của ông.[6] Ông là một vĩ nhân và việc ông thiên đô về thành Constantinopolis đã góp phần bảo vệ luật pháp La Mã, nền văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp, do đó ông trở thành vị vua sáng lập ra nền văn minh Đông La Mã Kitô giáo kéo dài hơn ngàn năm.[6] Sau khi Constantinus I Đại Đế qua đời vào năm 337, Triều đình La Mã đổi tên kinh đô mới thành Constantinopolis, có nghĩa là Thành phố của Constantinus. Thành Constantinopolis vẫn là kinh đô của Đế quốc Đông La Mã trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân Thập tự chinh lần thứ tư năm 1204, cho đến khi rơi vào Đế quốc Ottoman năm 1453. Tuy là một vị Hoàng đế có nhiều thành tựu rực rỡ nhưng có nhiều người thẳng tay chỉ trích ông vào các thời Hậu Cổ đại (trong số đó có cả người cháu trai của chính ông là Hoàng đế Julianus) và Cận đại: theo đó, Constantinus I là một ông vua hung bạo, tham tàn, có nhiều tội trạng đối với đất nước và chỉ giỏi theo đuổi lợi ích riêng của mình.[4]

Cuộc đời

Đầu đời

Constantine's parents and siblings. Dates in square brackets indicate the possession of minor titles, like "Caesar".
The remains of luxurious residence palace of Mediana, which was erected by Constantine I near his birth town of Naissus.
Flavius Valerius Aurelius Constantinus được sinh ra ở Naissus (nay là Niš, Serbia) ở tỉnh Moesia Superior vào 27 tháng 2 khoảng 280. Cha của ông là Flavius Constantius, một cư dân bản địa của Moesia (sau này là Dacia Ripensis).[15] Constantinus có thể đã dành ít thời gian với cha mình.[16] Constantius đã là một sĩ quan trong quân đội La Mã vào năm 272, thành viên trong lực lượng cận vệ hoàng gia của Hoàng đế Aurelianus. Constantius đã thăng tiến qua nhiều cấp bậc, ông ta đã nhận được chức Thống đốc Dalmatia dưới triều đại Hoàng đế Diocletianus, một người đồng hương khác của Aurelianus từ Illyricum, vào năm 284 hoặc 285[15]. Mẹ ông là Helena. Helena, người có ảnh hưởng to lớn xuyên suốt cuộc đời của con trai, xuất thân từ một gia đình khiêm tốn; Ambrose viết rằng bà làm việc trong một quán rượu.
Trong năm 285, Diocletianus đã tuyên bố Maximianus, một đồng nghiệp đến từ Illyricum, là đồng hoàng đế của ông ta. Mỗi hoàng đế sẽ có triều đình riêng của mình, quân đội và bộ máy hành chính riêng, và mỗi người sẽ cai trị cùng với một praetorian prefect riêng biệt.[17]. Maximianus cai trị ở phía Tây, từ kinh đô của ông ta tại Mediolanum (Milan, Italy) hoặc Augusta Treverorum (Trier, Đức), trong khi Diocletianus cai trị ở phía Đông, từ Nicomedia (İzmit, Thổ Nhĩ Kỳ). Việc phân chia chỉ đơn thuần là sự thực dụng: Đế quốc vẫn được coi là "không hề chia tách" trong những bài văn ca ngợi chính thức,[18] và cả hai vị hoàng đế có thể tự do di chuyển khắp đế quốc [19] Năm 288, Maximianus bổ nhiệm Constantius vào chức vụ praetorian prefect của ông ta ở Gaul. Constantius sau đó bỏ vợ vào khoảng năm 288 hoặc 289 để thành hôn với Flavia Maximiana Theodora,[20] con gái riêng của Hoàng đế Tây La Mã Maximian, mặc dù vậy Constantinus đã tái lập mẹ ông, bà Helena, như là "Augusta, mẹ của Caesar" sau khi cha ông qua đời. Theodora cho ra đời sáu người anh em kế của Constantine, trong đó có cả Julius Constantius.[21]

Ở phía Đông

Cậu bé Constantinus được giáo dục tốt, trở thành người nói thông thạo tiếng Hy Lạp, và rất am hiểu về triết học.[22] Ông phục vụ trong triều đình của DiocletianusNicomedia, sau khi cha ông được phong như là một trong hai caesares (hoàng đế trẻ) của Tứ đầu chế năm 293. Năm 305, cả augusti (hoàng đế cả), Diocletianus và Maximianus, thoái vị, và Constantius lên nối ngôi Maximianus với vai trò là Augustus phía tây. Mặc dù con trai hợp pháp của hai hoàng đế là có ở đó (Constantinus và Maxentius, con của Maximianus), cả hai đều không được để ý tới trong quá trình chuyển giao quyền lực. Thay vào đó, SeverusMaximinus Daia được phong hai vị caesar. Bởi vì Diocletianus không hoàn toàn tin tưởng Constantius - không ai trong số các Tetrarch hoàn toàn tin cậy các đồng nghiệp của họ - Constantinus đã giữ vai trò như là của một con tin, một công cụ để đảm bảo cho một thái độ tốt nhất của Constantius. Constantinus dù sao cũng là thành viên nổi bật của triều đình: ông đã chiến đấu cho Diocletianus và Galerius ở châu Á, ông cũng đã tham gia chiến dịch chống lại người rợ ở phía bên kia sông Danube vào năm 296, và chiến đấu với người Ba Tư dưới trướng Diocletianus ở Syria (297) và dưới quyền Galerius ở vùng Lưỡng Hà (năm 298-99)[23]
Constantinus sau đó đã quay trở lại Nicomedia từ mặt trận phía Đông vào mùa xuân năm 303, chỉ để chứng kiến ​​sự khởi đầu của cuộc "Đại bức hại" do Diocletianus khởi xướng trong thời gian này, cuộc bức hại nghiêm trọng nhất đối với các Kitô hữu trong lịch sử La Mã[24] Vào cuối năm 302, Diocletianus và Galerius đã phái một sứ giả tới ngôi đền tiên tri của thần Apollo tại Didyma với một câu hỏi về những tín đồ Thiên Chúa Giáo [25] Ngày 23 tháng Hai năm 303, Diocletianus ra lệnh san bằng nhà thờ mới của Nicomedia, những bản kinh thánh của nó phải bị đốt cháy, và xung vào ngân khố những của cải quý báu của nó. Trong những tháng sau đó, nhà thờ và những bản kinh thánh đã bị phá hủy, các tín đồ Kitô hữu bị loại bỏ khỏi hàng ngũ quan lại, và các linh mục bị cầm tù.[26]
Head from a statue of Diocletian, Augustus of the East

Nhà cai trị phía Tây

Tượng đồng của Constantine I ở York, Anh, gần nơi ông được tôn xưng Hoàng đế năm 306
Constantinus sau đó rời khỏi Nicomedia để ở cùng cha ở xứ Gaul của La Mã; tuy vậy, Constantius lâm bệnh trong một cuộc viễn chinh tiến đánh người Pict của xứ Caledonia, và qua đời vào 25 tháng 7, 306 ở Eboracum (York). Tướng Chrocus, gốc người Alamanni, và quân lính trung thành với Constantius lập tức tôn Constantinus lên làm Augustus. Dưới chế độ Tứ đầu chế, sự kế ngôi của Constantinus có vẻ không rõ ràng cho lắm. Trong khi Constantius với tư cách hoàng đế cả có thể "tạo ra" một Caesar mới, tuyên bố của Constantinus (hay, quân lính của ông ta) lên danh hiệu Augustus đã mặc kệ hệ thống truyền ngôi thiết lập vào năm 305. Do đó, Constantinus đã yêu cầu Galerius, vị Augustus phía đông, công nhận ông là người thừa kế ngôi vị của cha để lại. Galerius đã phong Constantinus danh hiệu Caesar, khẳng định quyền cai trị của Constantinus trên vùng lãnh thổ của cha ông, và tấn phong cho Severus trở thành Augustus của phía Tây.[27]
Phần lãnh thổ của Constantinus trong đế quốc bao gồm Britain, Gaul, các tỉnh Germania, và Tây Ban Nha. Ông do đó nắm trong tay một trong những đội quân La Mã hùng mạnh nhất, đóng dọc theo biên giới Rhine quan trọng. Khi Gaul là một vùng giàu có của đế quốc, nó đã chịu đựng nhiều thứ trong Khủng hoảng ở Thế kỉ thứ 3. Trong những năm đóng tại Gaul, từ 306 đến 316, Constantinius tiếp tục những cố gắng của phụ hoàng Constantius Chlorus để trấn giữ biên giới Rhine và xây dựng lại những tỉnh Gallia. Nơi cư ngụ chính của ông trong thời gian đó là Trier.[28]
Ngay sau khi được phong là hoàng đế, Constantinus I bỏ chiến dịch đánh Anh của phụ hoàng Constantius Chlorus và quay lại xứ Gaul để dập tắt cuộc khởi nghĩa của người Frank. Một cuộc viễn chinh càn quét các bộ tộc người Frank theo sau vào năm 308. Sau chiến thắng này, ông bắt đầu cho xây dựng một cây cầu bắt ngang sông Rhine tại Köln để thiết lập một căn cứ vĩnh viễn ở phía phải của bờ sông. Một chiến dịch mới năm 310 đã bị bãi bỏ bởi sự nổi loạn của Maximian mô tả ở đoạn dưới. Những cuộc chiến cuối cùng của Constantinus trên chiến tuyến sông Rhine diễn ra vào năm 313, sau khi ông quay lại từ Ý, và một lần nữa ông lại chiến thắng.[29]
Mục đích chính của Constantinus I là sự ổn định, mà ông cố gắng đạt được bằng những cuộc viễn chinh nhanh chóng, thường tàn bạo, trừng phạt các bộ tộc nổi loạn, phô diễn sức mạnh quân sự của ông bằng cách chinh phục kẻ thù trên phía bờ sông Rhine của họ, và thảm sát nhiều tù binh chiến tranh trong các trận đấu trong đấu trường (arena). Chiến thuật này chứng tỏ khá thành công, vì chiến tuyến Rhine khá là yên lặng trong phần còn lại của thời gian ông trị vì.
Trong những mâu thuẫn nội bộ của Triều đình Tứ đầu chế, Constantine cố gắng giữ quan điểm trung lập. Năm 307, hoàng đế cả Maximianus (vừa quay lại vũ đài chính trị sau khi thoái vị năm 305) ghé thăm Constantinus để tranh thủ sự ủng hộ của ông trong chiến tranh của Maxentius, con trai ông ta, chống lại SeverusGalerius. Constantinus thành hôn với con gái của Maximian tên là Fausta để kết mối liên minh và được phong lên chức Augustus bởi Maximianus. Tuy nhiên ông không can thiệp chính trị cho danh nghĩa của Maxentius.[29]
Maximianus quay trở lại vào năm 308 sau khi ông ta không lật đổ được con trai mình. Cuối năm đó, tại hội nghị Carnuntum giữa Diocletianus, Galerius và Maximianus, Maximianus bị buộc thoái vị một lần nữa và Constantinus I giảm chức xuống caesar. Vào năm 310, Maximianus có liên quan đến một âm mưu ám sát con rể của mình khi Constantinus I quay lại sau chiến dịch đánh người Frank. Cuộc mưu sát bị dập tắt nhanh chóng khi Constantinus I phát giác, và Maximianus bị giết hay bị buộc phải tự tử. Cả Constantinus I và Maximinus Daia đều thất vọng vì thấy bị hạ chức xuống caesar và sự bổ nhiệm của Licinius, và sau đó đã chống lại sắc lệnh đó và tự phong là Augustus, vì đã được phong bởi Galerius vào năm 310, do đó chính thức tạo ra bốn Augusti. Khi Galerius mất năm 311, người cai trị với đủ quyền lực để tiếp tục hệ thống Tứ đầu chế đã từ giã sân khấu, và do đó hệ thống nhanh chóng suy giảm. Trong cuộc tranh chấp quyền lực sau đó, Constantinus I liên minh với Licinius, trong khi Maximinus tiếp cận Hoàng đế Maxentius, người vẫn chính thức được xem là có quyền cao hơn.[29]

312 đến 324

Đầu năm 312, Hoàng đế Constantinus I thống suất đại binh vượt qua dãy núi Alps với và tấn công Maxentius. Ông nhanh chóng chinh phục vùng Bắc Ý trong những trận đánh tai TurinVerona và sau đó thẳng tiến về thành La Mã. Nơi đó, Constantinua I với một đội quân gồm gần 10 vạn chiến binh (9 vạn Bộ binh và 8 nghìn Kỵ binh)[30] đã đại thắng Maxentius trong trận đánh trên cầu Milvian, mà kết quả là ông trở thành Augustus phía Tây, hay là người cai trị toàn bộ Đế quốc La Mã phía Tây. Đại thắng huy hoàng tại cầu Milvian là một sự kiện khó quên trong lịch sử nhân loại.[31] Trong trận đánh đã đi vào lịch sử này Constantinus đã cho quân lính mình khắc lên khiên của họ ký hiệu mà những người theo Kitô giáo tin là ký hiệu labarum, mặc dù các sử gia vẫn còn tranh cãi rằng là liệu những kí hiệu đó có phải là Kitô giáo rõ rệt, hay là kí hiệu cổ của thần mặt trời.[32]. Kí hiệu labarum và khẩu hiệu đi kèm theo In Hoc Signo Vinces (trong dấu hiệu này, Người sẽ chinh phục) được kể là từ kết quả của hình ảnh hiện ra trước Constantinus I tại Saxa Rubra, là nguyên nhân mà cuối cùng ông thuận chuyển sang Kitô giáo. Trên đường rút chạy, vị vua xấu số Maxentius bị rơi xuống nước và chìm chết dưới sông Tiber. Sau đại thắng vẻ vang, Constantinus I kéo đoàn binh chiến thắng ca khúc khải hoàn tiến bước vào thành La Mã ngay trong ngày hôm sau. Một ý nghĩa lớn lao khác của chiến công lừng lẫy này là ông đã đập vỡ mộng của Maxentius: ông vua này định đánh bại Constantinus I trong trận đánh này để lập chiến tích ngay trong ngày kỷ niệm lễ đăng quang của ông ta. Chiến thắng vang dội này được xem là sự kiện mở đầu những năm tháng vinh quang của Constantinus I: một vị Hoàng đế sa ngã đã bị thay thế bằng một vị Hoàng đế thiêng liêng trong mắt thần dân. Trong những năm kế tiếp đó, ông dần củng cố quân đội của mình mạnh hơn tất cả các đối thủ của mình trong hệ thống Tứ đầu chế đang suy yếu. Cứ đến ngày 28 tháng 10, nhân dân thành La Mã lại làm lễ kỷ niệm chiến thắng cầu Milvian - "cuộc đánh đuổi tên bạo chúa" và ngày hôm sau là ngày 29 tháng 10, thì họ lại kỷ niệm - "cuộc tiến quân của vị thần linh" (đó chính là vua Constantinus I).[31]
Năm 313, ông gặp Licinius ở kinh thành Milano để kết chặt liên minh giữa họ bằng sự thành hôn của Licinius và em gái kế của Constantinus là Constantia. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị hoàng đế đã đồng ý về sắc lệnh bây giờ gọi là Sắc lệnh Milan, chính thức cho phép tất cả mọi tôn giáo hoạt động tự do trong toàn đế quốc, đặc biệt là Kitô giáo.[33] Tuy nhiên cuộc hội nghị đã bị cắt ngắn khi tin tức đến tai Licinius rằng đối thủ của ông ta là Maximinus Daia đã vượt qua Bosporus và xâm lược vào lãnh thổ thuộc Licinius. Licinius từ biệt và cuối cùng đã đánh bại Maximinus, nắm lại toàn quyền điều khiển phần phía đông của Đế quốc La Mã. Tuy nhiên những quan hệ giữa hai vị hoàng đế còn lại ngày càng xấu đi và hoặc là năm 314 hay 316, Constantinus và Licinius đánh lẫn nhau trong chiến tranh Cibalae, với Constantinus (với 30.000 quân) là người chiến thắng[34]. Họ đụng độ lần nữa ở trận Campus Ardiensis năm 317, và đi tới thỏa thuận rằng con trai của Constantine là CrispusConstantinus II, và con trai của Licinius là Licinianus được phong caesars.[35]
Vào năm 320, Licinius đã hạn chế tự do tôn giáo được hứa bởi Sắc lệnh Milan năm 313 và bắt đầu một cuộc giết hại những người theo Kitô giáo.[36]. Điều đó đã thách thức Constantinus ở phía tây, mà đỉnh cao là nội chiến lớn năm 324. Vào khoảng AD 323, Constantine I đánh bại đoàn chiến thuyền của Licinius với khoảng 200 tàu chiến.[34] Licinius, được giúp bởi lính đánh thuê người Goth, tượng trưng cho quá khứ và niềm tin cổ đại của Đa Thần giáo. Constantinus I và người Frank của ông hành quân ngọn cờ Kitô giáo của labarum, và cả hai đều nhìn những trận đánh dưới danh nghĩa tôn giáo. Dù là yếu hơn về lực lượng, nhưng được cổ vũ với niềm tin, đội quân của Constantinus I đã chiến thắng trong những trận đánh Adrianople, Hellespont, và Chrysopolis.[37]
Hoàng đế Constantinus I được thần nữ Tyche gia miện.
Với thất bại và cái chết của Licinius một năm sau đó (ông bị kết tội mưu sát Constantine và bị xử tử), Constantinus I trở thành hoàng đế duy nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã.[38]

Thiết lập thành Tân La Mã

Thất bại của Licinius đại diện cho sự qua đi của Đế quốc La Mã cũ, và sự bắt đầu của vai trò của Đế quốc Đông La Mã như là trung tâm học tập, phát triển, và bảo toàn văn hóa. Triều đình Constantinus I ban chiếu chỉ cho người xây dựng lại thành phố Byzantium, và đổi tên tân đô thành Tân La Mã (tức Nova Roma) là cho ban hành những đồng xu kỉ niệm năm 330 để kỉ niệm sự kiện trọng đại này. Ông cho xây cất Nghị viện và các văn phòng dân sự tại kinh kỳ Tân La Mã, giống như những văn phòng ở cố đô La Mã. Kinh thành này được bảo vệ bằng Thập Tự thật(True Cross), gậy của Moses và các thánh vật, dù cho một vật trang sức đá chạm bây giờ ở Bảo tàng Hermitage (nước Nga) cũng đã minh họa việc Constantinus I được Tyche (tức vị thần nữ cai quản tân đô) đội chiếc Vương miện lên đầu [1]. Nhà vua cũng ban huấn dụ cho thay thế hình vẽ chư thần của tín ngưỡng Đa Thần giáo xưa và thường hòa nhập các bức vẽ này vào các biểu tượng của Kitô giáo. Nơi nền cũ của miếu thờ thần nữ Aphrodite, Nhà thờ của các Thánh tông đồ được xây lên. Nhiều thế hệ sau đó có một câu chuyện rằng có hình bóng của một bậc thánh nhân đã dẫn Hoàng đế Constantinus I đến địa điểm này, và một vị thiên sứ mà không ai khác có thể nhìn thấy, đã dẫn ông tới địa điểm của những bức tường mới mẻ. Sau khi ông qua đời, người La Mã đặt tên lại cho kinh đô là Nova Roma Constantinopolitana (còn gọi là Constantinopolis hoặc là Constantinople trong tiếng Anh, có nghĩa là "thành phố của Constantinus I").[38]

326 – qua đời

Lễ rửa tội của Constantinus, có lẽ là sáng tác của môn đệ của Raphael.
Vào năm 326, Hoàng đế Constantinus I cho tra khảo con trai cả là Crispus và truyền lệnh cho hành quyết chàng, bởi vì ông tin vào các lời cáo buộc rằng Crispus đã tư tình với Fausta, thứ phi của Constantinus I. Nhưng, ông hãy còn ba Hoàng nam khác (sẽ nối ngôi vua sau này). Một vài tháng sau, ông cũng ra lệnh xử tử Fausta vì bà ta là kẻ tung ra những cáo buộc sai sự thật đó. Vào năm 330, Đế quốc La Mã đã trở nên cường thịnh hơn so với nhiều thập kỷ trước: hai Đế quốc Đông và Tây đã được hợp nhất. Đất nước thái bình thịnh trị. Những cải cách của ông ít nhất đã mang lại những giây phút xả hơi cho Đế quốc La Mã sau bao nhiêu cơn binh lửa. Lực lượng Quân đội thì cũng dễ dàng được nhà vua kiểm soát. Việc xây cất những cung điện xa hoa của Constantinus I, kết hợp với việc ông sửa sang cơ cấu bưu điện và đường xá, đã khiến ông áp đặt thuế đất hà khắc lên muôn dân.[39]
Eusebius viết rằng Constantinus I được rửa tội chỉ không lâu trước khi chết vào năm 337.[40] Ông di chuyển từ thủ đô đến nhà tắm nước nóng ở gần đó để lấy nước, và sau đó đến thành phố của mẹ ông là Helenopolis, nơi ông cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ lớn bà đã cho xây để vinh danh thánh tông đồ Lucian. Với điều này, ông đã theo một phong tục thời đó là trì hoãn việc rửa tội tới tuổi già hay lúc gần chết.[41] Theo như Jerome, Constantine đã lựa chọn cha xứ Eusebius của Nicomedia làm lễ rửa tội cho ông. Sau khi ông mất, xác của ông được chuyển về lại Constantinopolis và được chôn trong Nhà thờ các Thánh tông đồ ở nơi đó.[42]

Truyền ngôi

Constantinus I không hề có biện pháp phòng tránh những cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế sau này. Hai năm trước khi qua đời, ông lại phân chia Đế quốc và phong các con ông làm Phó Hoàng đế (Caesar). Sau khi ông qua đời, ba người con trai của ông và Fausta là các Hoàng đế Constantinus II, Constantius IIConstans ra đích thân chấp chính. Cả ba ông vua này đều chẳng đền đáp xứng đáng gì cho ân huệ của phụ hoàng Constantinus I: thay vì đó, Constantinus II trận vong khi cho quân xâm phạm lãnh thổ của Constans. Constans bị tên vua cướp ngôi Magnentius hạ sát. Còn Constantius II thì xuống lệnh thảm sát những thân quyến của tiên hoàng Constantinus I, đồng thời giành lại Đế quốc từ tay Magnentius.[39] Ông cũng có hai cô con gái, Constantina và Helena, vợ của Hoàng đế Julianus.[43]

Constantinus I và Kitô giáo

Constantinus Đại Đế, tranh khảm ở Hagia Sophia, cố đô Constantinopolis, khoảng 1000; (ngày nay là Istanbul.
Constantinus I có lẽ được biết đến nhiều nhất như là Hoàng đế đầu tiên theo Kitô giáo của Đế quốc La Mã. Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Công giáo. Vào năm 313, Constantinus I công bố chấp nhận Kitô giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Kitô giáo (mà vì vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo Kitô giáo trước đây và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm 311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tứ đầu chế (Tetrarchy),[44] triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Kitô giáo trong toàn đế quốc.
Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu là Constantinus đã chuyển theo Kitô giáo thời trẻ theo mẹ ông là bà Helena, hay là ông chuyển dần sang Kitô giáo trong suốt cuộc đời.[45] Constantinus trên 40 tuổi khi cuối cùng ông tuyên bố rằng mình theo Kitô giáo.[46] Khi viết cho những người Kitô giáo, Constantinus nói rõ là ông tin là những sự thành công của ông là do sự bảo vệ của Chúa Cha Kitô.[47] Trong suốt triều đại của ông, Constantinus đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều thánh đường khác nhau (basilica), ban những đặc quyền (e.g. miễn một số thuế) cho các tăng lữ, thăng chức những người Kitô giáo tới những vị trí cao trong nhà nước, và trả lại những tài sản tịch thu trong Đại thảm sát thời Diocletian.[48] Những nhà thờ nổi tiếng của ông bao gồm Nhà thờ Mộ ThánhNhà thờ Thánh Phêrô (nhà thờ cũ).
Triều đại của Constantinus đã thiết lập một tiền lệ cho một vị trí Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo; Constantinus tự cho mình có trách nhiệm với Thiên Chúa về sức khỏe về mặt tâm linh của thần dân của ông ta, và do đó ông có trách nhiệm duy trì giáo lý (orthodoxy).[49] Đối với Constantinus, hoàng đế không quyết định ra giáo lý - đó là trách nhiệm của các cha xứ - mà đúng hơn vai trò của ông là bảo vệ giáo lý, diệt bỏ những điều dị giáo, và ủng hộ một sự thống nhất về các vấn đề tôn giáo.[50] Hoàng đế đảm bảo rằng Thiên Chúa được tôn thờ đúng cách trong đế quốc của ông; và tôn thờ thế nào là đúng đắn là do Giáo hội quyết định.[51]
Vào năm 316, Triều đình Constantinus I đảm nhiệm vai trò trọng tài trong cuộc tranh cãi ở Bắc Phi về sự dị giáo (heresy) của giáo thuyết Donatus (không theo Ki tô giáo chính thống của Constantinus). Sau khi đi đến phán quyết chống lại giáo thuyết Donatus, Constantinus I thân chinh chỉ huy một đạo quân của Ki tô giáo chống lại những người Ki tô giáo. Sau 300 năm chung sống hòa bình, đây là cuộc đàn áp, khủng bố đầu tiên trong nội bộ Ki tô giáo. Quan trọng hơn, năm 325 ông triệu tập Hội đồng Nicaea, là Hội đồng Ecumenical đầu tiên (không kể Hội đồng Jerusalem nếu như sự kiện đó được tính vào), chủ yếu để đối phó với sự dị giáo của chủ nghĩa Arianism.

Constantinus và người Do Thái

Constantinus đã ban hành một số đạo luật có liên quan tới người Do Thái: họ bị cấm không được sở hữu nô lệ theo Kitô giáo và không được cắt bì nô lệ của họ. Chuyển đạo từ Kitô giáo sang Do Thái giáo bị cấm. Hội họp nghi lễ tôn giáo bị giới hạn, nhưng người Do Thái được phép vào Jerusalem vào dịp Tisha B'Av, kỉ niệm ngày Đền thờ ở Jerusalem bị phá hủy. Constantinus cũng duy trì việc cấm ăn mừng lễ Phục sinh (Easter) trước lễ Passover của người Do Thái ban hành bởi Hội đồng Nicaea (nisan xiv), i.e. Quartodecimanism, xem thêm tranh cãi lễ Phục sinh.[52]

Các cải cách

Tư tưởng và biểu tượng của Constantinus

Đồng xu của Constantinus, với hình tượng thần mặt trời Sol Invictus, đang cầm một địa cầu ở tay phải giơ lên. Chú thích ở mặt trái là SOLI INVICTO COMITI, "người bạn, Mặt trời không bị chinh phục".
Follis bởi Constantinus. Mặt trái, một labarum.
An example of "staring eyes" on later Constantine coinage.
Các đồng xu cho đúc bởi các hoàng đế thường cho thấy các chi tiết về các hình tượng cá nhân của họ. Trong phần đầu của triều Constantinus, các biểu tượng đầu tiên của Mars (thần chiến tranh) và sau đó (từ 310) là Apollo như là thần Mặt trời luôn luôn xuất hiện trên mặt trái của đồng xu.[cần dẫn nguồn] Mars đã là biểu tượng của Tứ đầu chế (Tetrarchy), và Constantinus sử dụng biểu tượng này để nhấn mạnh sự hợp pháp của quyền lực của ông. Sau khi phá vỡ liên minh với bạn cũ của cha ông là Maximian năm 309–310, Constantine bắt đầu tuyên bố sự truyền ngôi là hợp pháp từ vị Hoàng đế thế kỉ thứ 3 là Marcus Aurelius Claudius Gothicus (Claudius II), người anh hùng chiến thắng của Trận đánh Naissus (Tháng 9, 268).[53]
Gothicus đã tuyên bố về sự bảo vệ linh thiêng của Apollo-Sol Invictus (Thần Mặt trời). Constantinus cũng tuyên bố liên minh với Sol Invictus, là vị thần linh cuối cùng xuất hiện trên các đồng xu của ông ta.[54] Mặt trái của những đồng xu thời ông liên tục trong nhiều năm là "người bạn, Mặt trời không thể bị chinh phục" của ông — dòng chú thích là SOLI INVICTO COMITI.

Triều đình Constantinus

Constantinus tôn trọng văn hóa Kitô giáo, triều đình của ông ta đã bao gồm những người khả kính.[cần dẫn nguồn] Những gia đình đầu triều không chấp nhận Kitô giáo không được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng, nhưng 2/3 chính quyền cấp cao của ông không phải là Kitô giáo.[55]

Di sản của Constantinus I

Tượng đầu Constantinus bằng đồng.
Ông là vị Hoàng đế có công đưa Kitô giáo trở thành một tông giáo lớn nhất của nền văn minh phương Tây. Rõ ràng, ông là vị Hoàng đế theo Kitô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất. Công lao của ông đối với đức tin Kitô giáo thật là quá lớn lao. Đồng thời, việc ông thiên đô về thành Constantinopolis (Istanbul) đã giúp cho đạo Kitô cùng với nền văn chương cổ điển được trường tồn trong suốt hàng nghìn năm.[56] Mặc dù ông có được danh hiệu "Đại Đế" từ các sử gia Kitô giáo rất lâu sau khi ông qua đời, ông có thể đạt được danh hiệu đó chỉ dựa vào các chiến thắng lẫy lừng của ông. Thêm vào việc thống nhất lại Đế quốc dưới uy quyền tối thượng của một Hoàng đế, Constantinus I đã xuất chinh đánh thắng người Frank và người Alamanni trong những trận chiến khốc liệt vào các năm 306 – 308, người Frank một lần nữa vào các năm 313 – 314, người Tervingian Goth vào năm 332 và người Sarmatia năm 334. Chiến thắng oanh liệt của ông ở cầu Milvian cũng là một trong những thời khắc quyết định nhất trong lịch sử thế giới.[4] Thật ra, cho đến năm 336, Constantinus I đã đánh chiếm lại được hầu hết các tỉnh đã bị mất từ lâu như Dacia, Hoàng đế Aurelianus đã bị buộc phải bỏ tỉnh này năm 271. Vào thời gian ông qua đời, ông đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch viễn chinh chống lại các cuộc cướp phá ở các tỉnh phía đông từ Đế quốc Ba Tư.[57]
Ông là một vị Hoàng đế hùng mạnh, đánh dấu một giai đoạn hệ trọng trong lịch sử Đế chế La Mã.[58] Người ta xem ông là vị Hoàng đế xuất sắc nhất trong thời kỳ Hậu Cổ đại. Ông là vị vua có công lớn lập nên cả một nền văn minh châu Âu sau khi những năm tháng Cổ điển đã qua đi. Tuy nhiên, cháu của ông là Hoàng đế Julianus chỉ trích kịch liệt: theo lời kể của vị vua này, Constantinus I là một tên hôn quân vô độ. Điều này dẫn đến tranh cãi về ông ngay từ thời Hậu Cổ đại. Nhà sử học Đa Thần giáo là Zosimus coi ông là tên vua có tội với đất nước: dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã. Tuy nhiên, các danh sĩ Kitô giáo là Lactantius và Eusebius thì xem Constantinus I là người bảo vệ của toàn nhân loại, do Chúa phái xuống trần gian. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, ông vẫn luôn được ca ngợi theo luận điểm ấy.[4] Đế quốc Đông La Mã đã xem Constantinus I là vị vua khai quốc và Đế quốc La Mã Thần thánh cũng xem ông là một trong những nhân vật đáng kính của lịch sử Đế quốc. Trong cả phía đông và phía tây, các Hoàng đế mới thỉnh thoảng được vinh danh như là một "Constantine mới". Hầu hết các giáo hội Kitô giáo Đông phương đều xem Constantine là một vị thánh.[59] Ở phía đông đôi khi ông được gọi là "Ngang với thánh tông đồ" (isapostolos) hay là "thánh tông đồ thứ 13"[2].
Nhưng bước sang thời kỳ cận đại, ông bị chỉ trích thậm tệ trong sử sách. Nhà sử học người Anh là Edward Gibbon, trong kiệt tác "Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã" (The Decline and Fall of the Roman Empire) thì tố cáo ông là một "bậc Quân vương tàn ác và phóng đãng", là kẻ có thể "xóa bỏ mọi quy định của công lý và cảm xúc của tự nhiên, với không chút do dự, để đặt được niềm đam mê hoặc là quyền lợi của mình". Cũng theo Gibbon, vị Hoàng đế chẳng có chút thiện cảm gì với tôn giáo và ông chỉ tâng Kitô giáo lên về vấn đề chính trị.[4] Trong công trình khảo cứu "The Age of Constantine the Great" (1852), nhà sử học lừng danh Jacob Burckhaardt (người Thụy Sĩ) lên án Constantinus I là một vị Hoàng đế đặc biệt không trọng tín ngưỡng, bị đầu độc nặng nề bởi tham vọng và nỗi thèm khát quyền lực của mình: thậm tệ hơn nữa, Burckhaardt đánh giá ông là một tên vua "ích kỷ gớm ghiếc" và chỉ giỏi phá vỡ những lời thề. Cũng theo Burckhaardt, Constantinus I chẳng hề thiết tha gì với các vấn đề tôn giáo, mà còn ứng xử tuyệt đối thiếu lô-gíc.[4]
Nhưng trong cuốn sử "Constantine the Great and the Christian Revolution" (1930), tác giả George Philip Baker nhận định ông là một vị Hoàng đế quyết đoán, mạnh mẽ và sáng suốt. Theo Baker, cuộc Cách mạng Kitô giáo của ông là một trong những phong trào Cách mạng quan trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử La Mã. Trong chính sử, không phải cao trào Cách mạng nào cũng thực sự thành công: tỷ như cơn bão Cách mạng Pháp, chỉ có thể thay đổi chính quyền ở một phần nhỏ của toàn thể châu Âu. Trong khi đó, công cuộc Cách Mạng Kitô Giáo của Constantinus I thì có khác: thắng lợi của ông đã có ảnh hưởng đến toàn thể nền văn minh Tây Âu. Ngày nay, Kitô Giáo là một tôn giáo lớn ở nơi đây. Là người bảo vệ của Giáo hội, ông đã mang lại Đế chế rộng lớn cho bản thân cùng với các vua con, đồng thời khiến cho tên tuổi của ông trở nên bất hủ.[60] Cũng theo Baker, một công trạng khác khiến tiếng tăm của ông trở nên lẫy lừng là việc thiên đô về thành Constantinopolis. Đây là một kinh kỳ có nhiều gắn bó với sự trường tồn vững mạnh của đức tin Kitô Giáo. Constantinopolis từng là một thành lũy Kitô giáo, là nơi chiến đấu vì Đức Tin, là Lâu đài của cuộc đấu tranh của Kitô Giáo. Nhờ công lao xây cất cuả Constantinus I, Constantinopolis đã trở thành một đế đô thiêng liêng trên trần gian, là một Jerusalem thứ hai. Ông mở ra kinh thành này, về sau kinh thành này lại đánh bại được người Ba Tư theo Hỏa giáo, đẩy lùi được người Ả Rập, người Avar và người Bulgaria. Do đó, ông có thể được xem là vị vua dựng nên một kinh kỳ hộ vệ toàn thể Âu châu kể từ thời ông. Không những thế, ông cũng đã đem lại một chốn phồn hoa đô hội, nơi tập trung văn hóa cho người La Mã.[61] Thời nay, các nhà nghiên cứu về thời kỳ Hậu Cổ đại đã nỗ lực khảo cứu, để có nhận định khách quan về ông, không quá tâng bốc hay hạ thấp.[4]

Truyền tụng về Constantinus I

Bài chi tiết: Donatio Constantini
Những năm về sau, các sự kiện lịch sử được che phủ bởi các truyền thuyết. Người ta cho rằng sẽ là không thích hợp khi nói rằng vua Constantinus I được một vị cha xứ có lai lịch không rõ ràng đến rửa tội vào giây phút hấp hối của ông, và do đó nổi lên một truyền thuyết rằng Giáo hoàng Sylvester I (314-335) đã chữa vị Hoàng đế thờ thần linh khỏi bệnh phong cùi (leprosy). Theo như truyền thuyết này, Constantinus I được rửa tội sau đó và ban tặng nhiều tòa nhà cho Giáo hoàng. Vào thế kỉ thứ tám, một tài liệu gọi là "Donatio Constantini" (Ân huệ của Constantinus I) xuất hiện lần đầu tiên, trong đó nói rằng Constantinus I sau khi chuyển sang Kitô giáo xong đã trao lại quyền hành phía Đông cho thành La Mã, Ý và quyền lực phía Tây cho chế độ Giáo hoàng. Trong thời Thượng Trung cổ, tài liệu này được sử dụng và được công nhận như là cơ sở cho quyền lực thế tục của Giáo hoàng, mặc dù nó bị tuyên bố là giả mạo bởi Hoàng đế La Mã Thần thánh Otto III và đại thi hào nước ÝDante Alighieri đã than khóc rằng thư tịch này là gốc rễ của những ham muốn thế tục của chế độ Giáo hoàng. Vào thế kỉ 15, nhà ngữ văn Lorenzo Valla đã chứng minh rằng tài liệu này là giả mạo.

Constantinus I trong Historia của Geoffrey người xứ Monmouth

Vì tiếng tăm lừng lẫy của ông và vì ông được phong Hoàng đế trên lãnh thổ nước Anh ngày nay, Constantinus I sau này cũng được xem như là một vị vua nước Anh thời cổ. Vào thế kỉ thứ 11, nhà văn người AnhGeoffrey người xứ Monmouth viết một cuộc sách tựa đề là Historia Regum Britanniae, trong đó ông kể lại những chuyện được cho là lịch sử của người Briton và các vị vua của họ từ Chiến tranh thành Troia, vua Arthur và những cuộc chinh phạt của người Anglo-Saxon. Trong cuốn này, Geoffrey nói rằng thật ra mẹ của Constantine, bà Helena thật ra là con gái của "Vua Cole", một vị vua trong truyền thuyết của người Briton và là người lập ra thành phố Colchester mang tên ông. Một người con gái của vua Cole chưa được nhắc đến trước đây trong truyền thuyết, ít nhất là trong văn viết, và câu chuyện về phả hệ này đã phản ánh mong muốn của Geoffrey tạo ra một hậu duệ hoàng gia có tính liên tục. Geoffrey cho rằng thật ra không phải đạo lý khi một vị vua có tổ tiên không được cao quý cho lắm. Geoffrey cũng nói rằng Constantinus I được phong làm "Vua của người Briton" tại York, chứ không phải là Hoàng đế của Đế quốc La Mã.[62]

Constantinus trong văn hóa đại chúng

Vai diễn Constantinus được diễn viên Cornel Wilde đảm nhận trong bộ phim Constantine and the Cross (tên ở Hoa Kỳ)/Constantine the Great (tên ở Anh quốc).
Constantine: The Miracle of the Flaming Cros là một tác phẩm viết về cuộc đời của Constantinus. Tác phẩm được viết bởi tác giả người Mỹ Frank G. Slaughter và được xuất bản vào năm 1965. Tác phẩm được viết dựa theo tác phẩm Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã của Edward Gibbon và cũng như các tác phẩm của nhà sử học La Mã cùng thời với Constantinus, Eusebius thành Caesarea.[63]

Tài liệu tham khảo

Nguồn cổ đại

  • Apologia conta Arianos (Defence against the Arians) ca. 349.
  • Atkinson, M., and Archibald Robertson, trans. Apologia Contra Arianos. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 4. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1892. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 14 August 2009.
  • Epistola de Decretis Nicaenae Synodi (Letter on the Decrees of the Council of Nicaea) ca. 352.
  • Newman, John Henry, trans. De Decretis. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 4. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1892. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 28 September 2009.
  • Historia Arianorum (History of the Arians) ca. 357.
  • Atkinson, M., and Archibald Robertson, trans. Historia Arianorum. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 4. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1892. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 14 August 2009.
  • Sextus Aurelius Victor, Liber de Caesaribus (Book on the Caesars) ca. 361.
  • Codex Theodosianus (Theodosian Code) 439.
  • Mommsen, T. and Paul M. Meyer, eds. Theodosiani libri XVI cum Constitutionibus Sirmondianis et Leges novellae ad Theodosianum pertinentes2 (in Latin). Berlin: Weidmann, [1905] 1954. Complied by Nicholas Palmer, revised by Tony Honoré for Oxford Text Archive, 1984. Prepared for online use by R.W.B. Salway, 1999. Preface, books 1–8. Online at University College London and the University of Grenoble. Retrieved 25 August 2009.
  • Unknown edition (in Latin). Online at AncientRome.ru. Retrieved 15 August 2009.
  • Codex Justinianus (Justinianic Code or Code of Justinian).
  • Scott, Samuel P., trans. The Code of Justinian, in The Civil Law. 17 vols. 1932. Online at the Constitution Society. Retrieved 14 August 2009.
  • Krueger, Paul, ed. Codex Justinianus (in Latin). 2 vols. Berlin, 1954. Online at the University of Grenoble. Retrieved 28 September 2009.
  • Banchich, Thomas M., trans. A Booklet About the Style of Life and the Manners of the Imperatores. Canisius College Translated Texts 1. Buffalo, NY: Canisius College, 2009. Online at De Imperatoribus Romanis. Retrieved 15 August 2009.
  • Historia Ecclesiastica (Church History) first seven books ca. 300, eighth and ninth book ca. 313, tenth book ca. 315, epilogue ca. 325.
  • Williamson, G.A., trans. Church History. London: Penguin, 1989. ISBN 0-14-044535-8
  • McGiffert, Arthur Cushman, trans. Church History. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 1. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1890. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 28 September 2009.
  • Oratio de Laudibus Constantini (Oration in Praise of Constantine, sometimes the Tricennial Oration) 336.
  • Richardson, Ernest Cushing, trans. Oration in Praise of Constantine. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 1. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1890. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 16 August 2009.
  • Vita Constantini (The Life of the Blessed Emperor Constantine) ca. 336–39.
  • Richardson, Ernest Cushing, trans. Life of Constantine. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 1. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1890. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 9 June 2009.
  • Life of the Blessed Emperor Constantine. 2009. Reprint of Bagster edition [1845]. Evolution Publishing. ISBN 978-1-889758-93-0. [3]
  • Cameron, Averil and Stuart Hall, trans. Life of Constantine. 1999. Oxford University Press. ISBN 0-19-814924-7.
  • Eutropius, Breviarium ab Urbe Condita (Abbreviated History from the City's Founding) ca. 369.
  • Watson, John Henry, trans. Justin, Cornelius Nepos and Eutropius. London: George Bell & Sons, 1886. Online at Tertullian. Retrieved 28 September 2009.
  • Rufus Festus, Breviarium Festi (The Abbreviated History of Festus) ca. 370.
  • Banchich, Thomas M., and Jennifer A. Meka, trans. Breviarium of the Accomplishments of the Roman People. Canisius College Translated Texts 2. Buffalo, NY: Canisius College, 2001. Online at De Imperatoribus Romanis. Retrieved 15 August 2009.
  • Pearse, Roger, et al., trans. The Chronicle of St. Jerome, in Early Church Fathers: Additional Texts. Tertullian, 2005. Online at Tertullian. Retrieved 14 August 2009.
  • Mierow, Charles C., trans. The Origins and Deeds of the Goths. Princeton: Princeton University Press, 1915.
  • Lactantius, Liber De Mortibus Persecutorum (Book on the Deaths of the Persecutors) ca. 313–15.
  • Fletcher, William, trans. Of the Manner in Which the Persecutors Died. From Ante-Nicene Fathers, Vol. 7. Edited by Alexander Roberts, James Donaldson, and A. Cleveland Coxe. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1886. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 9 June 2009.
  • Libanius, Orationes (Orations) ca. 362–65.
  • Optatus, Libri VII de Schismate Donatistarum (Seven Books on the Schism of the Donatists) first edition ca. 365–67, second edition ca. 385.
  • Vassall-Phillips, O.R., trans. The Work of St. Optatus Against the Donatists. London: Longmans, Green, & Co., 1917. Transcribed at tertullian.org by Roger Pearse, 2006. Online at Tertullian. Retrieved 9 June 2009.
  • Edwards, Mark, trans. Optatus: Against the Donatists. Liverpool: Liverpool University Press, 1997.
  • Origo Constantini Imperiatoris (The Lineage of the Emperor Constantine) ca. 340–90.
  • Rolfe, J.C., trans. Excerpta Valesiana, in vol. 3 of Rolfe's translation of Ammianus Marcellinus' History. Loeb ed. London: Heinemann, 1952. Online at LacusCurtius. Retrieved 16 August 2009.
  • Orosius, Historiarum Adversum Paganos Libri VII (Seven Books of History Against the Pagans) ca. 417.
  • XII Panegyrici Latini (Twelve Latin Panegyircs) relevant panegyrics dated 289, 291, 297, 298, 307, 310, 311, 313 and 321.
  • Philostorgius, Historia Ecclesiastica (Church History) ca. 433.
  • Walford, Edward, trans. Epitome of the Ecclesiastical History of Philostorgius, Compiled by Photius, Patriarch of Constantinople. London: Henry G. Bohn, 1855. Online at Tertullian. Retrieved 15 August 2009.
  • Zenos, A.C., trans. Ecclesiastical History. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 2. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1890. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 14 August 2009.
  • Sozomen, Historia Ecclesiastica (Church History) ca. 445.
  • Hartranft, Chester D. Ecclesiastical History. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 2. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1890. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 15 August 2009.
  • Theodoret, Historia Ecclesiastica (Church History) ca. 448.
  • Jackson, Blomfield, trans. Ecclesiastical History. From Nicene and Post-Nicene Fathers, Second Series, Vol. 3. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1892. Revised and edited for New Advent by Kevin Knight. Online at New Advent. Retrieved 15 August 2009.
  • Zosimus, Historia Nova (New History) ca. 500.
  • Unknown, trans. The History of Count Zosimus. London: Green and Champlin, 1814. Online at Tertullian. Retrieved 15 August 2009.[chú thích 4][65]

Nguồn hiện đại

  • Alföldi, Andrew. The Conversion of Constantine and Pagan Rome. Translated by Harold Mattingly. Oxford: Clarendon Press, 1948.
  • Anderson, Perry. Passages from Antiquity to Feudalism. London: Verso, 1981 [1974]. ISBN 0-86091-709-6
  • Arjava, Antii. Women and Law in Late Antiquity. Oxford: Oxford University Press, 1996. ISBN 0-19-815233-7
  • Armstrong, Gregory T. "Church and State Relations: The Changes Wrought by Constantine." Journal of Bible and Religion 32 (1964): 1–7.
  • Armstrong, Gregory T. "Constantine's Churches: Symbol and Structure." The Journal of the Society of Architectural Historians 33 (1974): 5–16.
  • Barnes, Timothy D. "Lactantius and Constantine." The Journal of Roman Studies 63 (1973): 29–46.
  • Barnes, Timothy D. Constantine and Eusebius. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1981. ISBN 978-0-674-16531-1
  • Barnes, Timothy D. The New Empire of Diocletian and Constantine. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1982. ISBN 0-7837-2221-4
  • Barnes, Timothy D. "Constantine and the Christians of Persia." The Journal of Roman Studies 75 (1985): 126–136.
  • Bowman, Alan K. "Diocletian and the First Tetrarchy." In The Cambridge Ancient History, Volume XII: The Crisis of Empire, edited by Alan Bowman, Averil Cameron, and Peter Garnsey, 67–89. Cambridge University Press, 2005. ISBN 0-521-30199-8
  • Cameron, Averil. "The Reign of Constantine, A.D. 306–337." In The Cambridge Ancient History, Volume XII: The Crisis of Empire, edited by Alan Bowman, Averil Cameron, and Peter Garnsey, 90–109. Cambridge University Press, 2005. ISBN 0-521-30199-8
  • Cameron, Averil and Stuart G. Hall. Life of Constantine. Oxford: Clarendon Press, 1999. Hardcover ISBN 0-19-814917-4 Paperback ISBN 0-19-814924-7
  • Carrié, Jean-Michel & Rousselle, Aline. L'Empire Romain en mutation- des Sévères à Constantin, 192–337. Paris: Seuil, 1999. ISBN 2-02-025819-6
  • Christol, M. & Nony, D. Rome et son Empire. Paris: Hachette, 2003. ISBN 2-01-145542-1
  • Corcoran, Simon. The Empire of the Tetrarchs: Imperial Pronouncements and Government, AD 284–324. Oxford: Clarendon Press, 1996. ISBN 0-19-815304-X
  • Curran, John. Pagan City and Christian Capital. Oxford: Clarendon Press, 2000. Hardcover ISBN 0-19-815278-7 Paperback ISBN 0-19-925420-6
  • Dagron, Gilbert. Naissance d'une Capitale: Constantinople et ses instititutions de 330 a 451. Paris: Presses Universitaires de France, 1984. ISBN 2-13-038902-3
  • Digeser, Elizabeth DePalma. The Making of A Christian Empire: Lactantius and Rome. London: Cornell University Press, 2000. ISBN 0-8014-3594-3
  • Downey, Glanville. "Education in the Christian Roman Empire: Christian and Pagan Theories under Constantine and His Successors." Speculum 32 (1957): 48–61.
  • Drake, H. A. "What Eusebius Knew: The Genesis of the "Vita Constantini"." Classical Philology 83 (1988): 20–38.
  • Drake, H. A. "Constantine and Consensus." Church History 64 (1995): 1–15.
  • Drake, H. A. "Lambs into Lions: Explaining Early Christian Intolerance." Past & Present 153 (1996): 3–36.
  • Drake, H. A. Constantine and the Bishops: The Politics of Intolerance. Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2000. ISBN 0-8018-6218-3
  • Elliott, T. G. "Constantine's Conversion: Do We Really Need It?" Phoenix 41 (1987): 420–438.
  • Elliott, T. G. "Eusebian Frauds in the "Vita Constantini"." Phoenix 45 (1991): 162–171.
  • Elliott, T. G. The Christianity of Constantine the Great. Scranton, PA: University of Scranton Press, 1996. ISBN 0-940866-59-5
  • Elsner, Jás. Imperial Rome and Christian Triumph. Oxford & New York: Oxford University Press (Oxford History of Art), 1998. ISBN 0-19-284201-3
  • Fowden, Garth. "Between Pagans and Christians." The Journal of Roman Studies 78 (1988): 173–182.
  • Fowden, Garth. "The Last Days of Constantine: Oppositional Versions and Their Influence." The Journal of Roman Studies 84 (1994): 146–170.
  • Fubini, Riccardo. "Humanism and Truth: Valla Writes against the Donation of Constantine." Journal of the History of Ideas 57:1 (1996): 79–86.
  • Gibbon, Edward. Decline and Fall of the Roman Empire. Chicago: Encyclopædia Britannica, 1952 ("Great Books" collection), in 2 volumes.
  • Goldsworthy, Adrian. How Rome Fell. New Haven & London: Yale University Press, 2009. Hardcover ISBN 978-0-300-13719-4
  • Grant, Robert M. "Religion and Politics at the Council at Nicaea." The Journal of Religion 55 (1975): 1–12.
  • Guthrie, Patrick. "The Execution of Crispus." Phoenix 20: 4 (1966): 325–331.
  • Harries, Jill. Law and Empire in Late Antiquity. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2004. Hardcover ISBN 0-521-41087-8 Paperback ISBN 0-521-42273-6
  • Hartley, Elizabeth. Constantine the Great: York's Roman Emperor. York: Lund Humphries, 2004. ISBN 978-0-85331-928-3.
  • Heather, Peter J. "Foedera and Foederati of the Fourth Century." In From Roman Provinces to Medieval Kingdoms, edited by Thomas F.X. Noble, 292–308. New York: Routledge, 2006. Hardcover ISBN 0-415-32741-5 Paperback ISBN 0-415-32742-3
  • Helgeland, John. "Christians and the Roman Army A.D. 173–337." Church History 43 (June 1974): 149–163.
  • Jones, A.H.M. Constantine and the Conversion of Europe. Buffalo: University of Toronto Press, 1978 [1948].
  • Jordan, David P. "Gibbon's "Age of Constantine" and the Fall of Rome" History and Theory 8:1 (1969), 71–96.
  • Lenski, Noel, ed. The Cambridge Companion to the Age of Constantine. New York: Cambridge University Press, 2006. Hardcover ISBN 0-521-81838-9 Paperback ISBN 0-521-52157-2
  • Lieu, Samuel N.C. and Dominic Montserrat. From Constantine to Julian: Pagan and Byzantine Views; A Source History. New York: Routledge, 1996.
  • Mackay, Christopher S. "Lactantius and the Succession to Diocletian." Classical Philology 94:2 (1999): 198–209.
  • MacMullen, Ramsay. Constantine. New York: Dial Press, 1969. ISBN 0-7099-4685-6
  • MacMullen, Ramsay. Christianizing the Roman Empire A.D. 100–400. New Haven, CT; London: Yale University Press, 1984. ISBN 978-0-300-03642-8
  • MacMullen, Ramsay. Christianity and Paganism in the Fourth to Eighth Centuries. New Haven: Yale University Press, 1997. ISBN 0-300-07148-5
  • Mattingly, David. An Imperial Possession: Britain in the Roman Empire. London: Penguin, 2007. ISBN 978-0-14-014822-0
  • Nicholson, Oliver. "Constantine's Vision of the Cross." Vigiliae Christianae 54:3 (2000): 309–323.
  • Odahl, Charles Matson. Constantine and the Christian Empire. New York: Routledge, 2004. Hardcover ISBN 0-415-17485-6 Paperback ISBN 0-415-38655-1
  • Pears, Edwin. "The Campaign against Paganism A.D. 324." The English Historical Review 24:93 (1909): 1–17.
  • Pohlsander, Hans. "Crispus: Brilliant Career and Tragic End". Historia 33 (1984): 79–106.
  • Pohlsander, Hans. The Emperor Constantine. London & New York: Routledge, 2004a. Hardcover ISBN 0-415-31937-4 Paperback ISBN 0-415-31938-2
  • Pohlsander, Hans. "Constantine I (306 – 337 A.D.)." De Imperatoribus Romanis (2004b). Retrieved 16 December 2007.
  • Potter, David S. The Roman Empire at Bay: AD 180–395. New York: Routledge, 2005. Hardcover ISBN 0-415-10057-7 Paperback ISBN 0-415-10058-5
  • Rees, Roger. Layers of Loyalty in Latin Panegyric: AD 289–307. New York: Oxford University Press, 2002. ISBN 0-19-924918-0
  • Rodgers, Barbara Saylor. "The Metamorphosis of Constantine." The Classical Quarterly 39 (1989): 233–246.
  • Scheidel, Walter. "The Monetary Systems of the Han and Roman Empires". In Scheidel, ed., Rome and China: Comparative Perspectives on Ancient World Empires. Oxford: Oxford University Press, 2010, ISBN 978-0-19-975835-7
  • Seidel, Lisa. "Constantine 'and' Charlemagne." Gesta 15 (1976): 237–239.
  • Southern, Pat. The Roman Empire from Severus to Constantine. New York: Routledge, 2001. ISBN 0-415-23944-3
  • Storch, Rudolph H. "The "Eusebian Constantine"." Church History 40 (1971): 1–15.
  • Treadgold, Warren. A History of the Byzantine State and Society. Stanford: Stanford University Press, 1997. ISBN 0-8047-2630-2
  • Udoh, Fabian E. "Quand notre monde est devenu chretien", review, Theological Studies, June 2008
  • Veyne, Paul. L'Empire Gréco-Romain, Paris: Seuil, 2005. ISBN 2-02-057798-4
  • Veyne, Paul.Quand notre monde est devenu chrétien, Paris: Albin Michel, 2007. ISBN 978-2-226-17609-7
  • Warmington, Brian. "Some Constantinian References in Ammianus." In The Late Roman World and its Historian: Interpreting Ammianus Marcellinus, edited by Jan Willem Drijvers and David Hunt, 166–177. London: Routledge, 1999. ISBN 0-415-20271-X
  • Weiss, Peter. "The Vision of Constantine." Translated by A.R. Birley in Journal of Roman Archaeology 16 (2003): 237–59.
  • Wiemer, Hans-Ulrich. "Libanius on Constantine." The Classical Quarterly 44 (1994): 511–524.
  • Williams, Stephen. Diocletian and the Roman Recovery. New York: Routledge, 1997. ISBN 0-415-91827-8
  • Woods, David. "On the Death of the Empress Fausta." Greece & Rome 45 (1988): 70–86.
  • Woods, David. "Where Did Constantine I Die?" Journal of Theological Studies 48:2 (1997): 531–535.
  • Wright, David H. "The True Face of Constantine the Great." Dumbarton Oaks Papers 41 (1987): 493–507
  • The Cambridge Companion to the Age of Constantine (Cambridge Companions to the Ancient World), edited by Noel Lenski. New York: Cambridge University Press, 2005 (hardcover, ISBN 0-521-81838-9; paperback, ISBN 0-521-52157-2).
  • Dam, Raymond Van. Remembering Constantine at the Milvian Bridge, Cambridge University Press, 2011. ISBN 1-107-09643-X.
  • Baker, G. P. Constantine the Great and the Christian Revolution. Kessinger Publishing, 2003. ISBN 0-7661-7292-9.
  • Barnes, T.D. 1981 Constantine and Eusebius. Cambridge, MA, London.
  • Chuvin, Pierre; Archer, B. A. (translator). A Chronicle of the Last Pagans. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1990 (ISBN 0-674-12970-9).
  • Chapman, John. "Donatists", The Catholic Encyclopedia (1909).
  • "Constantine", Encyclopaedia Britannica (1911).
  • Dodds, Eric Robertson. The Greeks and the Irrational. Berkeley: University of California Press, 1964.
  • Dodds, Eric Robertson. Pagan and Christian in an Age of Anxiety: Some Aspects of the Religious Experience from Marcus Aurelius to Constantine. Cambridge University Press, 1965.
  • Eusebius of Caesarea. The Life of the blessed Emperor Constantine in four books from 306 to 337.
  • Fowden, Garth. "The Last Days of Constantine: Oppositional Versions and Their Influence", The Journal of Roman Studies, Vol. 84. (1994), pp. 146–170.
  • Herbermann, Charles G.; Grupp, Georg. "Constantine the Great", The Catholic Encyclopedia (1908).
  • Holloway, R. Ross. Constantine and Rome. New Heaven, CT; London: Yale University Press, 2004 (hardcover, ISBN 0-300-10043-4).
  • Jones, A.H.M. Constantine and the Conversion of Europe. London: English University Press, 1948; London: Macmillan, 1949.
  • Kousoulas, D.G. The Life and Times of Constantine the Great: The First Christian Emperor. Bethesda, MD: Provost Books, 2003 (paperback, ISBN 1-887750-61-4).
  • Lactantius, (240–320). Of the Manner the in Which the Persecutors Died.
  • MacMullen, Ramsay. Constantine. Dial Press, 1969.
  • MacMullen, Ramsay. Christianizing the Roman Empire A.D. 100–400. New Heaven, CT; London: Yale University Press, 1984.
  • MacMullen, Ramsay. Changes in the Roman Empire: Essays in the Ordinary. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1990.
  • MacMullen, Ramsay. Enemies of the Roman Order: Treason, Unrest, and Alienation, Harvard, 1966.
  • Monmouth, Geoffrey of, The History of the Kings of Britain, translated by Lewis Thorpe. London: Penguin, 1966. ISBN 0-14-044170-0
  • Odahl, Charles Matson. Constantine and the Christian Empire. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2004.
  • Pohlansander, Hans. The Emperor Constantine. London & New York: Routledge, 1996. ISBN 0-415-13178-2
  • Rassias, Vlassis R. Es Edafos Ferein, 2nd edition. Athens, 2000 (ISBN 960-7748-20-4).
  • Wilken, Robert L., Christians As the Romans Saw Them. New Heaven, CT; London: Yale University Press, 1436.

Ghi chú

  1. ^ Caesar ở phương Tây; tự phong làm Augustus từ năm 309; được tôn làm Augustus ở phương Đông vào tháng 4 năm 310.
  2. ^ Augustus danh chánh ngôn thuận ở phương Tây, Augustus tối cao của toàn Đế quốc.
  3. ^ Là Hoàng đế của toàn thể Đế chế La Mã.
  4. ^ This translation is not very good. The pagination is broken in several places, there are many typographical errors (including several replacements of "Julian" with "Jovian" and "Constantine" with "Constantius"). It is nonetheless the only translation of the Historia Nova in the public domain.[64]

Chú thích

  1. ^ Jás Elsner, Imperial Rome and Christian Triumph, 64, fig.32
  2. ^ a ă Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong "Constantine", Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983.
  3. ^ Trong tiếng Latinh đế hiệu đầy đủ của vua Constantinus I là IMPERATOR CAESAR FLAVIVS CONSTANTINVS PIVS FELIX INVICTVS AVGVSTVS, Hoàng đế Caesar Flavius Constantine Augustus, Người sùng đạo, May mắn và Bất khả chiến bại. Vào năm 312, ông thêm hiệu MAXIMVS ("Vĩ đại nhất"), và sau năm 325 ông thay hiệu invictus ("bất khả chiến bại") bằng VICTOR, do invictus ám chỉ Thần Mặt Trời Sol Invictus.
  4. ^ a ă â b c d đ Hans A. Pohlsander, The Emperor Constantine, trang 1
  5. ^ Charles Matson Odahl, Constantine and the Christian empire
  6. ^ a ă â b Terry Julian, Constantine the Great, Christianity, and Constantinople, các trang 11-14.
  7. ^ Hans A. Pohlsander, The Emperor Constantine, Bìa sau
  8. ^ Elizabeth Hartley, Jane Hawkes, Martin Henig, Constantine the Great: York's Roman emperor, trang 15
  9. ^ D. G. Kousoulas, The Life and Times of Constantine the Great, các trang XIII-XIV.
  10. ^ D. G. Kousoulas, The Life and Times of Constantine the Great, trang 144
  11. ^ Terry Julian, Constantine the Great, Christianity, and Constantinople, trang 21
  12. ^ Raymond Van Dam, Remembering Constantine at the Milvian Bridge, các trang 3-4.
  13. ^ Noel Emmanuel Lenski, The Cambridge companion to the Age of Constantine, Tập 13, trang 357
  14. ^ Noel Emmanuel Lenski, The Cambridge companion to the Age of Constantine, Tập 13, trang 313
  15. ^ a ă Barnes, Constantine and Eusebius, 3; Lenski, "Reign of Constantine" (CC), 59–60; Odahl, 16–17.
  16. ^ MacMullen, Constantine, 21.
  17. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, 8–14; Corcoran, "Before Constantine" (CC), 41–54; Odahl, 46–50; Treadgold, 14–15.
  18. ^ Bowman, 70; Potter, 283; Williams, 49, 65.
  19. ^ Potter, 283; 2Williams, 49, 65.
  20. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, 3; Elliott, Christianity of Constantine, 20; Lenski, "Reign of Constantine" (CC), 59–60; Odahl, 47, 299; Pohlsander, Emperor Constantine, 14.
  21. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 12–13 & p. 71, figure 9.
  22. ^ Barnes, T.D., Constantine and Eusebius Cambridge, MA and London, 1981.
  23. ^ Constantine, Oratio ad Sanctorum Coetum, 16.2; Elliott, Christianity of Constantine., 29–30; Lenski, "Reign of Constantine" (CC), 60; Odahl, 72–73.
  24. ^ Constantine, Oratio ad Sanctorum Coetum 25; Elliott, Christianity of Constantine, 30; Odahl, 73.
  25. ^ Lactantius, De Mortibus Persecutorum 10.6–11; Barnes, Constantine and Eusebius, 21; Elliott, Christianity of Constantine, 35–36; MacMullen, Constantine, 24; Odahl, 67; Potter, 338.
  26. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, 22–25; MacMullen, Constantine, 24–30; Odahl, 67–69; Potter, 337.
  27. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 14–15.
  28. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 16–17.
  29. ^ a ă â Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 15–16.
  30. ^ J. Norwich, Byzantium: The Early Centuries, 38
  31. ^ a ă Raymond Van Dam, Remembering Constantine at the Milvian Bridge, các trang 1-2.
  32. ^ Elizabeth DePalma Digeser, "The Making of A Christian Empire: Lactantius and Rome" (London, Cornell University Press, 2000) p. 122
  33. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, p. 24.
  34. ^ a ă J. Norwich, Byzantium: The Early Centuries, 47
  35. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 38–39.
  36. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 41–42.
  37. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 42–43.
  38. ^ a ă MacMullen, 1969
  39. ^ a ă Norman Davies, Europe: a history, các trang 209-210.
  40. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 25 & 75–76.
  41. ^ In this period infant baptism, though practiced (usually in circumstances of emergency) had not yet become a matter of routine in the west. See Thomas M. Finn (1992), Early Christian Baptism and the Catechumenate: East and West Syria. See also Philip Rousseau (1999). "Baptism", in Late Antiquity: A Guide to the Post Classical World, ed. Peter Brown.
  42. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 75–76.
  43. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, p. 71, figure 9.
  44. ^ The edict granted Christians the right to practice their religion but did not restore any property to them; see Lactantius, De Mortibus Persecutorum ("On the Deaths of the Persecutors")ch. 35-34
  45. ^ R. Gerberding and J. H. Moran Cruz, Medieval Worlds (New York: Houghton Mifflin Company, 2004) p. 55
  46. ^ Peter Brown, The Rise of Christendom 2nd edition (Oxford, Blackwell Publishing, 2003) p. 61
  47. ^ Peter Brown, The Rise of Christendom 2nd edition (Oxford, Blackwell Publishing, 2003) p. 60
  48. ^ R. Gerberding and J. H. Moran Cruz, Medieval Worlds (New York: Houghton Mifflin Company, 2004) pp. 55-56
  49. ^ Richards, Jeffrey. The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages 476-752 (London: Routledge & Kegan Paul, 1979) pp. 14-15
  50. ^ Richards, Jeffrey. The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages 476-752 (London: Routledge & Kegan Paul, 1979) q. 15
  51. ^ Richards, Jeffrey. The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages 476-752 (London: Routledge & Kegan Paul, 1979) p. 16
  52. ^ Life of Constantine Vol. III Ch. XVIII by Eusebius; The Epistle of the Emperor Constantine, concerning the matters transacted at the Council, addressed to those Bishops who were not present
  53. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 22 & 62–63.
  54. ^ N. Hannestad Roman Art and Imperial Policy (Aarhus: 1988)
  55. ^ MacMullen 1969,1984, New Catholic Encyclopedia, 1908 Constantine
  56. ^ Terry Julian, Constantine the Great, Christianity, and Constantinople, Bìa sau
  57. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, p. 72.
  58. ^ Noel Emmanuel Lenski, The Cambridge companion to the Age of Constantine, Tập 13, Bìa sau
  59. ^ Pohlsander, Hans, The Emperor Constantine, pp. 83–87.
  60. ^ G. P. Baker, Constantine the Great: And the Christian Revolution, các trang V-VI.
  61. ^ G. P. Baker, Constantine the Great: And the Christian Revolution, các trang VIII-IX.
  62. ^ Geoffrey of Monmouth, The History of the Kings of Britain, các trang 132–133.
  63. ^ Frank G. Slaughter, Constantine: The Miracle of the Flaming Cross, Doubleday & Company, 1965.
  64. ^ Roger Pearse, "Preface to the online edition of Zosimus' New History". 19 November 2002, rev. 20 August 2003. Retrieved 15 August 2009.
  65. ^ This list of primary sources is based principally on the summary in Odahl, 2–11 and further lists in Odahl, 372–76. See also Bruno Bleckmann, "Sources for the History of Constantine" (CC), "Sources for the History of Constantine," in The Cambridge Companion to the Age of Constantine, trans. Noel Lenski, ed. Noel Lenski (New York: Cambridge University Press, 2006), 14–31; and Noel Lenski, ed. The Cambridge Companion to the Age of Constantine (New York: Cambridge University Press, 2006), 411–17.

Liên kết ngoài

Constantinus Đại đế
Nhà Constantinus
Sinh: 10 tháng 2 năm 272 Mất: 22 tháng 5 năm 337
Tước hiệu
Tiền vị:
Constantius Chlorus
Hoàng đế La Mã
306–337
cùng Galerius, LiciniusMaximinus Daia
Kế vị
Constantinus II
Tiền nhiệm:
Constantius Chlorus
Vua của người Briton Kế nhiệm:
Octavius của người Briton
Chức vụ
Tiền vị:
Constantius Chlorus,
Galerius
Tổng tài Đế quốc La Mã
307
cùng Maximian,
Flavius Valerius Severus,
Maximinus Daia,
Galerius
Kế vị
Diocletian,
Galerius,
Maxentius,
Valerius Romulus
Tiền vị:
Diocletian,
Galerius,
Maxentius,
Valerius Romulus
Tổng tài Đế quốc La Mã
309
cùng Licinius,
Maxentius,
Valerius Romulus
Kế vị
Titus Andronicus (tướng),
Pompeius Probus,
Maxentius
Tiền vị:
Galerius,
Maximinus Daia,
Gaius Caeionius Rufius Volusianus,
Aradius Rufinus
Tổng tài Đế quốc La Mã
312–313
cùng Licinius,
Maxentius,
Maximinus Daia
Kế vị
Gaius Caeionius Rufius Volusianus,
Petronius Annianus
Tiền vị:
Gaius Caeionius Rufius Volusianus,
Petronius Annianus
Tổng tài Đế quốc La Mã
315
cùng Licinius
Kế vị
Antonius Caecinius Sabinus,
Vettius Rufinus
Tiền vị:
Licinius,
Crispus
Tổng tài Đế quốc La Mã
319–320
cùng Licinius II,
Constantine II
Kế vị
Crispus,
Constantine II,
Licinius,
Licinius II
Tiền vị:
Sextus Anicius Faustus Paulinus,
Julius Julianus
Tổng tài Đế quốc La Mã
326
cùng Constantius II
Kế vị
Lucius Valerius Maximus Basilius,
Flavius Constantius
Tiền vị:
Ianuarinus,
Vettius Iustus
Tổng tài Đế quốc La Mã
329
cùng Constantine II
Kế vị
Gallicanus,
Aurelius Valerius Tullianus Symmachus



Cao Ly

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
고려국 (高麗國)
고려왕조 (高麗王朝)
Cao Ly quốc
Cao Ly vương triều

Cao Ly




918–1392
Quốc kỳ của Cao Ly
Biểu tượng hoàng thất Cao Ly
Vị trí của Cao Ly
Cao Ly 1374
Thủ đô Khai Thành
Ngôn ngữ Tiếng Triều Tiên
Tôn giáo Đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, Vu giáo
Chính thể Quân chủ chuyên chế
Vua
 - 918 - 946 Thái Tổ (sáng lập vương triều)
 - 949 - 975 Quang Tông
 - 1359 - 1374 Vũ Tông
 - 1389 - 1392 Thuần Tông (cuối cùng)
Lịch sử
 - Hậu Tam Quốc Triều Tiên 900
 - Vương Kiến đăng cơ 25 tháng 7 năm 918
(15 tháng 6 năm Mậu Dần)
 - Thống nhất Hậu Tam Quốc Triều Tiên 936
 - Chiến tranh Cao Ly-Khiết Đan 993 - 1019
 - Mông Cổ xâm lăng Triều Tiên 1231 - 1270
 - Hoàn thành Bát vạn đại tạng kinh 1251
 - Cung Nhượng Vương thoái vị 1392, 1392
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Tân La 57 TCN–935
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách Tế, Tân La
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919 – 1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự
Portal icon
Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392. Tên Cao Ly, bắt nguồn từ tên Cao Câu Ly, đã được phiên âm thành Korea và dùng làm tên chính thức để chỉ nước Triều Tiên. Cao Ly đã mở rộng biên giới vương quốc đến tỉnh Wonsan (Nguyên San, 원산, 元山) ngày nay về phía đông bắc (936 - 943) và sông Áp Lục (Amnok hay Yalu, 압록, 鴨綠) (993) và cuối cùng hầu như toàn bộ bán đảo Triều Tiên (1374).
Cai trị vương quốc Cao Ly là nhà Cao Ly của dòng họ Vương (Wang, 왕, 王), kinh đô đóng ở Khai Thành (Kaesong, 개성, 開城). Người sáng lập nhà Cao Ly là Vương Kiến (Wang Geon, 왕건, 王建), tức vua Thái Tổ vào năm 918. Vương triều này kéo dài 474 năm với nhiều biến cố lịch sử thăng trầm nhưng đã để lại nhiều dấu ấn rất đáng kể trong lòng lịch sử Triều Tiên cùng với sự phát triển Phật giáo, khoa học quân sự, nghệ thuật..., cuối cùng đã bị nhà Triều Tiên của dòng họ Lý thôn tính vào năm 1392.

Thành lập

Vương Kiến (877-943), người sáng lập Vương triều Cao Ly
Nhà Tân La thống nhất Triều Tiên vào năm 668, có công phổ biến Phật giáo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ thứ 9, sự tranh giành vương vị đã gây ra nội chiến và sự nổi dậy của nông dân ở nhiều nơi. Các địa phương ở xa trung ương trở nên coi thường mệnh lệnh của triều đình. Trước tình thế chính trị như vậy, Thiện Đức nữ vương (Seondeok yeowang, 선덕여왕, 善德女王) đã phải tăng cường các biện pháp trấn áp, song điều này lại khiến gia tăng sự chống đối triều đình của các hào tộc có thế lực ở các địa phương. Năm 900, Chân Huyên (Gyeon Hwon, 견훤, 甄萱) tuyên bố thành lập nhà Hậu Bách Tế tại Toàn Châu (Jeonju, 전주, 全州), tây nam bán đảo Triều Tiên. Năm 901, đến lượt Cung Duệ (Gung Ye. 궁예, 弓裔) thành lập nhà Hậu Cao Câu Ly tại Khai Thành. Một lần nữa, bán đảo Triều Tiên lại rơi vào thế ba nước phân tranh mà sử sách gọi là thời Hậu Tam Quốc Triều Tiên.
Vương Kiến vốn là võ tướng của nhà Hậu Cao Câu Ly. Trong cuộc chiến giữa nhà Hậu Cao Câu Ly và nhà Hậu Bách Tế, Vương Kiến đã chỉ huy nhiều trận đánh và giành được nhiều thắng lợi, chứng tỏ tài năng của mình nên được quần thần nhà Hậu Cao Câu Ly kính nể. Tuy nhiên, điều này lại làm cho vua Hậu Cao Câu LyCung Duệ lo ngại nên tìm cách trừ khử. Trong khi tự nhận mình là Di Lặc Bồ Tát, Cung Duệ lại huy động sức dân ở quy mô lớn để xây đền đài cung điện cho mình. Điều này khiến cho dân chúng bất mãn, còn quần thần trong triều cũng hình thành phái chống đối. Vương Kiến đã nhân cơ hội này đã làm binh biến, lật đổ Cung Duệ, lập nên nhà Cao Ly năm 918.
Sau khi thành lập, nhà Cao Ly tiếp tục cuộc chiến chống nhà Hậu Bách TếTân La. Năm 927, Cao Ly bị bại trận dưới tay Hậu Bách Tế tại khu vực Đại Khâu (Daegu, 대구, 大邱) ngày nay, rất nhiều tướng lĩnh thân cận của Vương Kiến đã tử trận trong cuộc chiến này. Trong suốt 3 năm tiếp theo, Hậu Bách Tế đã chiếm ưu thế hơn Tân La và Cao Ly nhưng sau đó đã bị suy yếu sau trận chiến bại với Cao Ly vào năm 930.
Đến tháng 11 năm 935, Kính Thuận Vương (Gyeongsun wang, 경순왕, 敬順王) nhà Tân La quy thuận Vương Kiến và sáp nhập lãnh thổ Tân La vào Cao Ly. Đến năm 936, sau 18 năm chiến tranh dai đẳng, Cao Ly tiêu diệt Hậu Bách Tế, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Hệ thống chính trị

Mặc dù Cao Ly là phiên quốc của nhà Tống nhưng danh xưng trong triều đình Cao Ly chiếu theo hệ thống hoàng triều như nhà Tống chứ không phải là vương triều. Kinh đô Khai Thành được gọi là "hoàng đô" (hwangdo, 황도, 皇都), kinh thành là "hoàng thành" (hwangseong, 황성, 皇城). Các cách xưng hô khác như "bệ hạ" (pyeha, 폐하, 陛下), "thái tử: (taeja, 태자, 太子), "thái hậu" (taehu, 태후, 太后) và sắc lệnh của nhà vua được gọi là chiếu (詔) hoặc sắc (勅) càng khẳng định giả thiết Cao Ly dùng danh xưng theo hệ thống hoàng triều. Tuy nhiên, thường thì nhà Cao Ly không gọi vua của mình là "hoàng đế" như các vua Trung Quốc mà chỉ gọi là "đại vương" (daewang, 대왕, 大王). Chỉ đôi khi, họ mới gọi vua là "hoàng đế" (hwangje, 황제, 皇帝) hoặc "Hải Đông thiên tử" (Haedong cheonja, 해동천자, 海東天子). Sau khi Mông Cổ xâm lăng Cao Ly, các danh xưng này bị người Mông Cổ cấm sử dụng.
Để củng cố quyền lực của triều đình trung ương, Quang Tông (Gwangjong, 광종, 光宗), vị vua thứ tư, ban hành một loạt các bộ luật trong đó có luật giải phóng nô lệ vào năm 958, luật thiết lập chế độ thi tuyển nhân tài làm quan. Quang Tông còn tự xưng mình là hoàng đế, độc lập với các nước khác cùng thời.
Vị vua thứ năm, vua Cảnh Tông (Gyeongjong, 경종, 景宗) đã tiến hành chính sách cải cách quyền sở hữu ruộng đất gọi là Điền sài khoa (Jeonsigwa, 전시과, 田柴科). Còn vị vua thứ sáu, vua Thành Tông (Seongjong, 성종, 成宗) đã tiến hành bổ nhiệm các quan lại tại các địa phương, những nơi trước đây do các hào trưởng kế vị nhau nắm quyền. Từ năm 993 đến năm 1019, cuộc chiến tranh Cao Ly - Khiết Đan đã tàn phá vùng biên giới phía bắc Cao Ly.
Những cải cách này đã làm tăng đáng kể quyền lực của triều đình. Đến đời vua Văn Tông (Munjong, 문종, 文宗), triều đình trung ương đã thâu tóm hoàn toàn quyền lực của các hào trưởng địa phương. Văn Tông và các vua về sau đề cao tầm quan trọng của chính quyền dân sự hơn quân sự, do đó có thái độ trọng dụng các quan văn hơn là các quan võ.

Chiến tranh và bất ổn nội

Cuộc xâm lăng của Khiết ĐanNữ Chân

Từ năm 993 đến năm 1019, Cao Ly và Khiết Đan xung đột liên tục ở vùng biên giới.
Năm 993, khoảng 6 vạn quân Khiết Đan đã tấn công xâm lược khu vực biên giới Tây Bắc của Cao Ly. Tuy nhiên, sau cuộc thương thuyết của sứ thần Cao Ly là Từ Hy (Sŏ Hŭi, 서희, 徐熙), người Khiết Đan chấp nhận rút quân và nhường vùng lãnh thổ phía đông sông Áp Lục cho Cao Ly, đổi lại Cao Ly phải đồng ý từ bỏ liên minh với nhà Tống. Tuy nhiên, Cao Ly không hoàn toàn tuân thủ hòa ước, họ vẫn tiếp tục bang giao với nhà Tống, củng cố vị thế của mình bằng cách xây dựng thành trì tại các vùng lãnh thổ mới giành được ở biên giới phía bắc.
Trong lúc đó, năm 1009, tướng Khang Triệu (Kang Cho, 강조, 康兆) của Cao Ly đã thực hiện một cuộc binh biến chống lại vua Mục Tông (Mokjong, 목종, 穆宗), giết chết nhà vua và áp đặt quân luật lên triều đình. Nhân lúc nội bộ Cao Ly đang tranh giành quyền lực, 40 vạn quân Khiết Đan lần nữa mở cuộc tấn công xâm lược Cao Ly. Khang Triệu đã thống lĩnh quân đội Cao Ly chặn đứng quân xâm lược Khiết Đan cho đến khi ông bị người Khiết Đan bắt được và xử tử. Vua Hiển Tông (Hyeonjong, 현종, 顯宗) buộc phải bỏ kinh thành tạm thời chạy về La Châu (Naju, 나주 hay 라주, 羅州). Nhận thấy không thể thiết lập được chỗ đứng trên lãnh thổ Cao Ly và lo sợ bị phản công, quân Khiết Đan buộc phải rút lui.
Năm 1018, người Khiết Đan lần thứ ba xâm lược Cao Ly với 10 vạn quân. Tại sông Hưng Hải Tân (Heunghaejin, 흥해진, 興海津), tướng Khương Hàm Tán (Kang Kamch'an, 강감찬, 姜邯贊) hạ lệnh xây đập chặn dòng sông, khi quân Khiết Đan vượt sông đến giữa dòng thì ông ra lệnh phá đập để nước sông nhấn chìm phần lớn quân Khiết Đan. Thiệt hại khi qua sông khá lớn cộng thêm việc tướng Khương Hàm Tán tổng tấn công vào lực lượng còn lại của quân Khiết Đan dẫn đến kết quả chỉ còn trơ trọi vài nghìn quân Khiết Đan sống sót tháo chạy về nước sau thảm bại tại Quy Châu (Kwiju, 귀주, 龜州) một năm sau đó.
Trong khi đó, tộc người Nữ Chân ở phía Bắc - trước đây luôn thần phục và cống nạp cho Cao Ly - nay phát triển thành một thế lực mạnh và thống nhất dưới trướng của dòng họ Hoàn Nhan (Wanyan, 完颜). Họ bắt đầu tổ chức nhiều cuộc tấn công vào biên giới Cao Ly - Nữ Chân và cuối cùng, tấn công xâm lược Cao Ly.
Năm 1107, tướng Doãn Quán (Yun Kwan, 윤관, 尹瓘) thống lĩnh một đạo quân khoảng 17 nghìn người mới thành lập mang tên Biệt Vũ Ban (Pyǒlmuban, 별무반, 別武班) tấn công người Nữ Chân. Cuộc chiến đã kéo dài trong nhiều năm và kết quả cuối cùng người Nữ Chân bị đánh bại và đầu hàng Doãn Quán. Để đánh dấu chiến thắng này, Doãn Quán cho xây dựng chín pháo đài ở phía đông bắc biên giới Cao Ly - Nữ Chân được gọi là Đông Bắc Cửu Thành (Tongpuk Kusŏng, 동북9성, 東北九城). Tuy nhiên, năm 1108, tân vương của Cao Ly, vua Duệ Tông (Yejong, 예종, 睿宗)ra lệnh cho Doãn Quán rút quân. Vì sự ngấm ngầm hãm hại và dèm pha của phe đối lập trong triều, ông bị bãi chức. Song song đó, phe đối lập còn đấu tranh đòi trả lại chín thành mới trên đất mà Doãn Quán vừa đoạt được cho người Nữ Chân.

Tranh giành quyền lực

Từ đời vua Văn Tông đến đời vua thứ 17, vua Nhân Tông, đều tấn cung hậu, phi từ dòng họ Lý ở Nhân Châu (Inju Yi, 인주 이씨, 仁州李氏). Vì vậy, cuối cùng dòng họ Lý đã thâu tóm quyền hành trong tay, lấn át cả nhà vua. Hậu quả của việc này là cuộc binh biến của Lý Tư Khiêm (I Chakyŏm, 이자겸, 李資謙) vào năm 1126. Tuy cuộc binh biến thất bại nhưng quyền hành của nhà vua cũng trở nên suy yếu sau đó. Triều đình Cao Ly ngày càng sa vào các cuộc tranh chấp, bè đảng giữa các quan lại, quý tộc.
Năm 1135, nhà sư Diệu Thanh (Myo Cheong, 묘청, 妙淸) thuyết phục nhà vua dời kinh đô về Tây Kinh (Sŏkyŏng, 서경, 西京 - tức Bình Nhưỡng ngày nay). Đề xuất này đã phân hóa triều đình Cao Ly thành hai phe đối nghịch nhau: phe ủng hộ dời đô về Tây Kinh và bành trướng thế lực sang Mãn Châu do Diệu Thanh cầm đầu; phe phản đối do Kim Phú Thức (Kim Pusik, 김부식, 金富軾) (tác giả của Tam quốc sử ký) cầm đầu, muốn giữ nguyên như hiện tại. Diệu Thanh đã thất bại trong việc thuyết phục nhà vua dời đô nên bỏ lên Tây Kinh và nổi loạn chống lại triều đình trung ương, thành lập nước Đại Phương (Daebang, 대방, 大方). Vương quốc này tồn tại không lâu và người lãnh đạo nó - Diệu Thanh - cũng bị giết sau đó.
Lịch sử thế giới Trung đại do NXB Giáo Dục ấn hành cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến các rối ren trong nội bộ vương triều chính là sự xung khắc quyền lợi giữa các quan văn với quan võ. Trong cuộc chiến tranh chống quân Khiết Đan xâm lược, vai trò của quan võ được đề cao, họ được triều đình trọng vọng. Tuy nhiên, sau đó quan võ lại bị triều đình hạ thấp, quan văn được đề cao hơn, nhiều đất đai của các quan võ bị cắt bớt để cấp phát cho quan văn. Chính vì vậy những võ quan đã phản ứng quyết liệt và trong triều đình luôn xảy ra sự đối địch căng thẳng giữa các quan văn và quan võ.
Năm 1170, một nhóm võ quan được lãnh đạo bởi Trịnh Trọng Phu (Chŏng Chungbu, 정중부, 鄭仲夫), Lý Nghĩa Phương (I Ŭibang, 이의방, 李義方) và Lý Cao (I Ko, 이고, 李高) thực hiện một cuộc binh biến, phế vua Nghị Tông (Uijong, 의종, 毅宗) và đưa vua Minh Tông (Myeongjong, 명종, 明宗) lên ngôi. Quyền lực thật sự nằm trong tay các võ quan - những kẻ kế tiếp nhau thống lĩnh lực lượng cấm quân Đô Phòng (Tobang, 도방, 都房) nhằm khống chế nhà vua, bắt đầu thời kỳ các võ quan thao túng chính quyền. Năm 1179, viên tướng trẻ Khương Đại Thăng (Kyŏng Daesŭng, 경대승, 慶大升) nắm quyền và ông bắt đầu những nỗ lực khôi phục lại toàn quyền cho nhà vua cũng như thanh lọc nạn tham nhũng trong triều.
Tuy nhiên, không bao lâu sau ông qua đời vào năm 1183 và người thay ông là tướng Lý Nghĩa Mẫn (Yi Ui-min, 이의민, 李義旼). Vào năm 1197, một số võ quan có tư tưởng bảo thủ do tướng Thôi Trung Hiến (Ch'oe Ch'unghŏn,최충헌, 崔忠獻) cầm đầu đã ám sát Lý Nghĩa Mẫn cùng ba người con của ông, giành quyền lực về tay Thôi Trung Hiến. Liên tục trong suốt 61 năm, gia tộc họ Thôi hoàn toàn lũng đoạn chính trường Cao Ly, biến các vua Cao Ly trở thành những ông vua bù nhìn. "Triều đại" của họ Thôi bắt đầu từ Thôi Trung Hiến; sau đó là con trai của ông, Thôi Vũ (Ch'oe U, 최우, 崔瑀); cháu trai Thôi Hàng (Ch'oe Hang, 최항, 崔沆) và chắt Thôi Nghị (Ch'oe Ui, 최의, 崔竩). Để thâu tóm quyền lực, Thôi Trung Hiến phế bỏ vua Minh Tông và lập vua Thần Tông (Sinjong, 신종, 神宗). Tuy nhiên, sau khi vua Thần Tông qua đời, Thôi lại tiếp tục phế lập hai vị vua nữa (vua Hy Tông - Huijong, 희종, 熙宗 và vua Khang Tông - Gangjong, 강종, 康宗) cho đến khi ông lập được Cao Tông (Gojong, 고종, 高宗) là một ông vua dễ bảo.

Kháng chiến chống Mông Cổ

Năm 1231, Đại Hãn Oa Khoát Đài của Mông Cổ xua quân xâm lược Cao Ly, đây là một phần trong kế hoạch bình định khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Triều đình Cao Ly buộc phải chạy ra đảo Giang Hoa nằm trong vịnh Kinh Kỳ (Kyŏnggi, 경기, 京畿) vào năm 1232. Thừa tướng Thôi Vũ, thống lĩnh quân đội Cao Ly, đã kiên cường tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược. Triều đình Cao Ly đã kháng chiến trong gần 30 năm nhưng cuối cùng phải xin nghị hòa vào năm 1259.
Trong khi đó, từ năm 1231 đến 1259 người Mông Cổ nhiều lần mở chiến dịch tấn công và tàn phá nhiều khu vực thuộc các tỉnh Khánh Thượng (Gyeongsang, 경상, 慶尙) và Toàn La (Jeolla, 전라, 全羅). Có 6 đợt đợt tấn công chính diễn ra vào các năm 1231, 1232, 1235, 1238, 1247, 1253; từ năm 1253 đến 1258 quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Jalairtai (Xa La Thái - 车罗大 hoặc Trác Khắc Nhi Đái - 札克儿带) đã mở bốn đợt tấn công liên tiếp có tính chất hủy diệt nhằm vào Cao Ly trong chiến dịch quân sự giành chiến thắng chung cuộc cho người Mông Cổ đối với Cao Ly. Chiến dịch này đã gây ra sự tàn phá, đau thương và chết chóc kinh hoàng cho thường dân trên khắp bán đảo Triều Tiên, để rồi cuối cùng triều đình Cao Ly phải chấp nhận đầu hàng vào năm 1259.
Nhân dân Cao Ly đã kháng cự rất dũng cảm và kiên cường, bản thân triều đình Cao Ly đóng ở Giang Hoa cũng nỗ lực củng cố thành lũy. Trên chiến trường, quân Cao Ly cũng đã giành được nhiều chiến thắng nhưng họ không đủ sức chống đỡ nhiều cuộc xâm lăng ồ ạt của kẻ thù quá mạnh. Năm 1236, vua Cao Tông ban lệnh biên soạn lại bộ Bát vạn đại tạng kinh - vốn đã bị phá hủy khi quân Mông Cổ xâm lược vào năm 1232. Bộ kinh Phật này phải mất 15 năm mới hoàn thành bản khắc trên 81 nghìn tấm gỗ và vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Tháng 3 năm 1258, Tể Tướng Thôi Nghị bị Kim Tuấn (Kim Jun, 김준, 金俊) ám sát. Chế độ độc tài quân sự của dòng họ Thôi chấm dứt và nhóm quan văn chủ hòa với Mông Cổ nắm lấy quyền lực. Kết quả, nhóm quan văn cử sứ giả đến cầu hòa với quân Mông Cổ và một hòa ước được ký kết giữa đế quốc Mông Cổ và Cao Ly thừa nhận sự thống trị của người Mông Cổ đối với Cao Ly. Tuy nhiên, một số quan võ không chịu đầu hàng, họ khởi binh chống lại triều đình và lập căn cứ kháng chiến trên các hòn đảo ven biển phía Nam của bán đảo Triều Tiên, sự kiện này được gọi là Cuộc khởi nghĩa Tam Biệt Sao (1270-1273) (Sambyeolcho, 삼별초, 三別抄).[1].
Hòa ước với Mông Cổ vẫn cho phép Cao Ly giữ chủ quyền và văn hóa truyền thống của mình - ngụ ý Cao Ly không phải chịu một sự đô hộ trực tiếp của người Mông Cổ.[2] Tuy nhiên, sau cuộc xâm lăng, Mông Cổ đã sáp nhập các tỉnh phía Bắc Cao Ly vào lãnh thổ đế quốc và lập thành hai huyện. Ký xong hòa ước với Cao Ly, người Mông Cổ - sau này là nhà Nguyên ở Trung Quốc - dự định liên minh quân sự với Cao Ly để chinh phục Nhật Bản, dùng Cao Ly làm bàn đạp và làm nguồn hỗ trợ tài lực cho cuộc chiến. Năm 1274 và 1281, quân Nguyên vượt biển xâm lăng Nhật Bản nhưng tất cả đều thất bại do những trận bão biển thần phong Kamikaze-神風 dữ dội cũng như sức kháng cự mãnh liệt của quân Nhật, đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân Nguyên.
Bắt đầu từ triều vua Nguyên Tông (1260-1274) (Wonjong, 원종, 元宗), Cao Ly trở thành một thuộc quốc của nhà Nguyên. Dưới triều Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (1260-1294), Cao Ly đã sai sứ cống nạp cho nhà Nguyên tổng cộng 36 lần.[3] Nhà Cao Ly phải chịu sự khống chế của nhà Nguyên trong gần một thế kỷ, mãi đến khi Cung Mẫn Vương (Gongmin wang, 공민왕, 恭愍王) lên nắm quyền vào năm 1350 và bắt đầu bài trừ những ảnh hưởng của nhà Nguyên. Kể từ thập niên 1350, Cao Ly đã giành lại được độc lập cho mình.

Nỗ lực cải cách cuối cùng

Lãnh thổ Cao Ly năm 1374
Lúc Cung Mẫn Vương lên ngôi, Cao Ly vẫn còn chịu ách thống trị của Nhà Nguyên. Chính vì vậy cũng giống như các vua khác của Cao Ly trong thời kỳ này, trước khi lên ngôi Cung Mẫn Vương phải sống ở Trung Quốc từ năm 1341 đến 1351 như một con tin và sau khi lên ngôi ông không được phép đặt miếu hiệu. Ông cũng buộc phải kết hôn với một công chúa Mông Cổ, tức Vương hậu Lỗ Quốc sau này (Noguk Taechang Kongchu, 노국대장공주, 魯國大長公主, Lỗ Quốc Đại Trường Công chúa). Tuy nhiên vào khoảng giữa thế kỷ 14, nhà Nguyên bắt đầu đi vào con đường suy vong và bị nhà Minh đánh đuổi khỏi Trung Nguyên vào năm 1368. Cung Mẫn Vương đã nhân cơ hội để cải tổ lại triều đình và thanh trừ mọi ảnh hưởng của nhà Nguyên lên Cao Ly.
Hành động đầu tiên ông là cho bãi chức tất cả những quần thần văn võ trong triều có tư tưởng thân nhà Nguyên. Sau đó Cung Mẫn Vương hướng đến các vùng lãnh thổ của Cao Ly ở phía Bắc, nơi mà quân Nguyên đã chiếm đóng và biến thành hai phủ của đế quốc Nguyên: Song Thành (Ssangsŏng Ch'ongkwanpu, 쌍성총관부, 雙城摠管府, Song Thành Tổng quản phủ) và Đông Ninh (Tongnyŏngpu, 동녕부, 東寧府, Đông Ninh phủ) - tương ứng với vị trí của hai tỉnh Bắc HamgyongBắc Pyongan ngày nay. Quân Cao Ly nhanh chóng tái chiếm hai phủ này nhờ vào sự quy hàng của Lý Tử Xuân (I Cha-ch'un,, 이자춘, 李子春) - một viên tiểu tướng người Cao Ly phục vụ trong hàng ngũ quân Nguyên tại Song Thành - và con trai ông ta Lý Thành Quế (I Sŏnggye, 이성계, 李成桂). Tiếp theo đó, tướng Lý Tử Xuân cùng với tướng Trì Long Thụ (Ji Yongsu, 지용수, 篪龍樹) chỉ huy một đợt tấn công vào Liêu Dương. Năm 1365, Vương hậu Lỗ Quốc qua đời trong khi sinh nở khiến Cung Mẫn Vương suy sụp, ông không màng gì đến chính sự và giao phó hoàn toàn việc nước cho nhà sư Tân Đôn (Sin Ton, 신돈, 辛旽). Tuy nhiên chỉ sau sáu năm, Tân Đôn bị mất chức. Cuối cùng vào năm 1374, Cung Mẫn Vương bị một người tình nam của mình giết chết. Cái chết của Cung Mẫn Vương đã làm tiêu tan mọi mơ ước của ông và đẩy Cao Ly vào con đường sụp đổ.

Diệt vong

Đến cuối thế kỷ 14, sau khi nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đuổi khỏi Trung Quốc, triều đình Cao Ly, dưới triều U Vương (U-wang, 우왕, 禑王) (con trai của Cung Mẫn Vương với một nữ nô), chia làm hai phe với hai đường lối đối ngoại trái ngược nhau: phe theo nhà Minh do tướng Lý Thành Quế đứng đầu và phe theo nhà Nguyên do Tể tướng Thôi Vinh (Ch'oe Yŏng, 최영, 崔榮) đứng đầu. Khi một sứ thần của nhà Minh đến Cao Ly năm 1388 (năm U Vương thứ 14) để đòi lại một phần quan trọng của lãnh thổ phía bắc Cao Ly, Thôi Vinh liền chớp lấy cơ hội này hạ lệnh tấn công cướp lấy bán đảo Liêu Đông (lâu nay Cao Ly luôn tự nhận mình có quyền thừa kế trực tiếp của vương quốc Cao Câu Ly xưa; vì vậy họ xem phần đất của Cao Câu Ly cũ tại Mãn Châu cũng là đất của Cao Ly).
Lý Thành Quế được chọn là người chỉ huy chiến dịch này; nhưng sau đó Lý nổi loạn, không phục tùng mệnh lệnh. Ông dẫn quân về kinh đô Khai Thành và thực hiện một cuộc đảo chính, lật đổ U Vương và người kế vị của ông ta là Dương Vương (Ch'ang wang, 창왕, 昌王) (1388) và dùng vũ lực đưa một nhân vật thuộc hoàng tộc tên là Vương Dao (Wang Yo, 왕요, 王搖) lên ngôi lấy hiệu là Cung Nhượng Vương (Kongyang wang, 공양왕, 恭讓王). Sau đó cả U Vương và Dương Vương đều bị giết chết sau một nỗ lực không thành nhằm giành lại quyền lực đã mất. Cuối cùng, năm 1392, Lý Thành Quế lật đổ Cung Nhượng Vương, đày ông ta đến Nguyên Châu (Wŏnju,원주, 原州) và tiếm lấy ngôi vua, thành lập nhà Triều Tiên. Nhà Cao Ly chính thức cáo chung sau gần 5 thế kỷ cầm quyền.

Giao thương thời Cao Ly

Tình hình giao thương nhìn chung phát đạt và rộn rịp dưới thời vương triều Cao Ly. Cảng thông thương chính của Cao Ly vào thời kỳ đầu là Bích Lan Độ (Byeokrando, 벽란도, 碧瀾渡) một cảng sông nằm trên một hòn đảo của sông Lễ Thành (Ryesŏng, 례성, 禮成), gần kinh đô Khai Thành của Cao Ly:
TT Giao thương với Nhập khẩu Xuất khẩu
1 Nhà Tống Lụa, ngọc trai, chè, gia vị, dược phẩm, sách, nhạc cụ Vàng bạc, nhân sâm, đá hoa, giấy, mực
2 Nhà Liêu Ngựa, cừu, lụa chất lượng thấp Khoáng sản, vải sợi bông, đá hoa, mực, giấy, nhân sâm
3 Nhà Kim Vàng, ngựa, vũ khí Bạc, lụa, vải sợi bông
4 Nhật Bản Thủy ngân, khoáng sản Nhân sâm, sách
5 Nhà Abbas Thủy ngân, gia vị, ngà voi Vàng bạc

Văn hóa

Bát vạn Đại tạng kinh

Bát vạn đại tạng kinh (tripitaka Koreana, 팔만대장경, 八萬大藏經) hay Cao Ly đại tạng kinh (Goryeo tripitaka, 고려 대장경, 高麗大藏經) là bộ kinh Tam tạng với khoảng 80.000 bài kinh Phật. Bộ kinh này được bảo tồn tại chùa Hải Ấn (Haeinsa, 해인사, 海印寺), tỉnh Khánh Thượng Nam (Kyŏngsangnam-do, 경상남도, 慶尙南道) - Hàn Quốc. Được biên soạn năm 1251 bởi vua Cao Tông trong một nỗ lực dùng đạo Phật để đấu tranh thoát khỏi sự xâm lăng của người Mông Cổ. Bộ kinh được giữ sạch sẽ bằng cách phơi khô ngoài trời hằng năm.

Nghệ thuật

Men ngọc bích Cao Ly

Bài chi tiết: Gốm sứ Triều Tiên
Lư hương ngọc bích, một trong nhữngBáu vật Quốc gia của Hàn Quốc.
Đồ gốm Cao Ly được một số người cho rằng là loại gốm cầu kỳ và tỉ mỉ nhất trong lịch sử Triều Tiên. Hoa văn hình chữ triện, các kiểu trang trí hình lá cây, những dãi bông hoa cuộn tròn, những bảng dài hình ô van, côn trùng và cá được cách điệu và các mẫu khắc chạm bắt đầu xuất hiện tại thời kỳ này. Men thường có màu ngọc bích với nhiều tông khác nhau, với men có màu nâu đến màu gần như đen được sử dụng cho đồ gồm bằng đất sét có pha đá và vật dụng để chứa. Nước men ngọc bích có thể được tráng một lớp gần như trong suốt để lộ ra nền đen và trắng ở bên dưới.
Trong khi các dạng thường thấy là bình vai rộng, chén và tô cạn, hộp đựng đồ trang điểm cao cấp trang trí bằng men ngọc bích và tách trà tráng men nhỏ, đồ gốm dành cho đạo Phật có các loại bình hình quả dưa, chén trà hình hoa cúc với mẫu cấu trúc đẹp mắt đứng trên đài sen và hoa sen. Bát ăn xin có đường viền cong bên trong cũng cho thấy sự tương đồng với đồ dùng kim loại Triều Tiên. Tách uống rượu thường có chân cao gắn trên đế hình đĩa.

Kỹ thuật làm gốm

Ấm men lam hình rùa đầu rồng thời Cao Ly
Gốm có lõi rắn chắc bằng thạch gốm là một trong những thành phần then chốt; tuy vậy không nên nhầm lẫn với đồ sứ. Phần lõi ít sét, giàu thạch anhkali, gần như đồng nhất với thành phần của gốm việt (Yueh - 越) Trung Quốc, do đó, nhiều học giả cho rằng đây là xuất xứ của loại men ngọc bích Triều Tiên. Men là loại men tro với thuốc màu sắt, được đốt yếm khí trong một lò nung 'rồng' kiểu Trung Quốc cải tiến. Màu lam đặc thù của men Triều Tiên được hình thành từ thành phần sắt trong nước men với một lượng rất nhỏ tạp chất Titan, đã điều chỉnh màu sắc ngả sang xanh lá cây, như có thể thấy trong đồ gốm việt của Trung Quốc. Tuy nhiên, những người thợ gốm Cao Ly đã đưa đồ gốm Cao Ly đi theo một hướng khác so với các bậc tiền bối Trung Quốc; thay vì chỉ dựa vào duy nhất các mẫu được khắc vào lớp men trong, cuối cùng họ phát triển kỹ thuật thượng cam (sanggam, 上甘) dát màu đen (ma-nhê-tít) và trắng (thạch anh) để tạo nên sự tương phản đậm nét với nước men. Nhiều học giả cho rằng kỹ thuật này được phát triển như là một bộ phận của kỹ thuật khắc dát truyền thống trong gia công kim loại và tranh sơn mài của Triều Tiên, và cũng từ sự không thỏa mãn với hiệu ứng cận quan khi khắc dát dưới một lớp men ngọc bích dày.[4]

Khoa học kỹ thuật

Jikji, Các bài giảng chọn lọc của các Phật hữu và thiền sư, quyển sách in bằng máy in kim loại được biết đến sớm nhất vào năm 1377. Thư viện quốc gia Paris.
Vào năm 1234 máy in bằng cơ cấu kim loại chuyển động đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Thôi Duẫn Nghi (Ch'oe Yun-ŭi, 최윤의, 崔允儀) vào thời Cao Ly. Quyển sách "Tường định cổ kim lễ văn" (Sangjeong Gogeum Yemun, 상정고금예문, 詳定古今禮文) - sách hướng dẫn về lễ nghi xưa và nay - được in bằng khuôn kim loại di động vào năm 1234. Nền kỹ thuật Triều Tiên tiến một bước dài ở triều đại Cao Ly và có quan hệ mật thiết với nhà Tống. Ở triều đại này, kỹ thuật làm giấy và gốm sứ, nay đã mai một, bắt đầu được áp dụng để sản xuất quy mô.
Vào thời thoái triều, Cao Ly đã gần hoàn chỉnh loại súng thần công lắp trên thuyền. Vào năm 1356 những thí nghiệm sơ bộ đã được tiến hành với vũ khí dùng thuốc súng bắn ra đạn gỗ hay kim loại. Vào năm 1373 thí nghiệm với tên lửa và ống phóng lửa có thể là dạng sơ khai của hỏa xa đã được phát triển và lắp đặt trên các thuyền chiến của Triều Tiên. Chủ trương lắp đặt súng thần công và những vũ khí dùng thuốc súng khác đã tiếp nối tốt vào thời nhà Triều Tiên và vào khoảng năm 1410, hơn 160 thuyền chiến của Triều Tiên đã được lắp súng thần công. Thôi Mậu Tuyên (Ch'oe Musŏn, 최무선, 崔茂宣), một nhà phát minh Triều Tiên thời trung cổ, nhà khoa học và tướng lĩnh quân đội lần đầu tiên đã giới thiệu nhiều ứng dụng rộng rãi của thuốc súng cho Triều Tiên và chế tạo nhiều loại vũ khí dùng thuốc súng.

Nho giáo

Bài chi tiết: Nho giáo Triều Tiên
Vua Quang Tông (Kwangjong, 광종, 光宗), người đã cho thành lập khoa cử (gwageo hay kwago, 과거, 科擧) - một trung tâm khảo thí quốc gia - và vua Thành Tông (Seongjong, 성종, 成宗) là những vị vua chủ chốt đã chính thức hóa Nho giáo. Vua Thành Tông cho thành lập Quốc tử giám (Gukjagam, 국자감, 國子監), là một cơ quan giáo dục cao nhất của nhà Cao Ly. Việc truyền bá Nho giáo được tạo điều kiện dễ dàng hơn sau khi Thành quân quán (Seonggyungwan, 성균관, 成均館) hay Thái học (Taehak, 태학, 太學) được thành lập vào năm 1398 - đây là một học viện với chương trình giảng dạy về Nho giáo - và một thái miếu trong lâu đài, nơi nhà vua thờ phụng tổ tiên.

Phật giáo

Bức họa Quán Thế Âm thời Cao Ly vào năm 1310.
Thoạt đầu, phái Thiền tông (Seon, 선, 善) mới bị các phái kinh điển hiện hữu xem là tông phái cấp tiến và nguy hiểm mới nổi lên. Do đó, những người khai sáng các tu viện "cửu sơn - 九山" gặp phải sự chống đối quyết liệt, bị trấn áp bởi uy thế từ lâu trong triều đình của phái Giáo (Gyo, 교, 教). Sự tranh chấp xảy ra sau đó tiếp diễn gần suốt thời nhà Cao Ly, nhưng dần dần lý luận của Thiền tông về sự sở hữu của chân truyền giác ngộ đã giành được quyền hành cao hơn. Địa vị có được vào giai đoạn sau của Thiền tông nói chung là nhờ vai trò to lớn từ những nỗ lực của nhà sư Tri Nột (Jinul, 지눌, 知訥), đã không xem các phương pháp thiền định của Thiền tông có vị trí cao hơn mà còn tuyên bố tư tưởng Thiền tôngGiáo có sự tương đồng và sự thống nhất về mặt bản chất. Mặc dù cả hai trường phái đều để lại dấu ấn trong lịch sử, nhưng đến cuối triều đại, phái Thiền tông trở nên lấn át trong những ảnh hưởng của nó đến triều đình và xã hội cũng như trong những tác phẩm Phật học của nhiều học giả uyên thâm. Trong suốt triều đại Cao Ly, Thiền tông trở thành "quốc giáo", nhận được sự ủng hộ và nhiều đặc quyền rộng rãi thông qua mối quan hệ với gia quyến vương tộc và các thành viên quyền lực trong triều đình.
Mặc dù các tông phái kinh điển đã suy yếu trong hoạt động và tầm ảnh hưởng của mình vào thời điểm này do sự lớn mạnh của phái Thiền tông, tông phái Hoa Nghiêm (Hwaeom, 화엄, 華嚴) vẫn tiếp tục là nguồn kiến thức sinh động của vương quốc Cao Ly, tông phái này đa phần kế tục từ các tông phái Nghĩa Sương (Uisang, 의상, 義湘) và Nguyên Hiểu (Wonhyo, 원효, 元曉). Đặc biệt, tác phầm của Quân Như (Gyunyeo, 균여, 均如; 923-973) đã mở đường cho sự hòa giải giữa hai phái Hoa NghiêmThiền tông với quan điểm hòa nhã của phái Hoa Nghiêm về sau này. Những tác phẩm của Quân Như là một nguồn tài liệu quan trọng cho nền học thuật hiện đại nhận diện bản chất đặc thù của phái Hoa Nghiêm Triều Tiên.
Một nhân vật quan trọng khác ủng hộ sự thống nhất Thiền/Giáo tông là Nghĩa Thiên (Uicheon, 의천, 義天). Như hầu hết các nhà sư khác thời sơ Cao Ly, ông bắt đầu nghiên cứu Phật học theo tông phái Hoa Nghiêm. Sau đó, ông sang Trung Hoa, và ngay khi trở về, ông đã nhanh chóng truyền giảng Thiên đài tông (Cheontae, 천태종, 天台宗), vốn trở nên dễ nhận ra là một phái Thiền tông khác. Do đó, giai đoạn này được mô tả là thời "ngũ giáo, lưỡng tông" (ogyo yangjong, 5교2육, 五教兩宗). Tuy nhiên, bản thân Nghĩa Thiên bị rất nhiều môn đồ Thiền tông xa lánh và ông đã qua đời khi còn tương đối trẻ mà không chứng kiến được sự hợp nhất Thiền - Giáo.
Nhân vật quan trọng nhất của phái Thiền tông dưới thời Cao Ly là Tri Nột (1158-1210). Vào thời đại của ông, giới tăng già đang khủng hoảng về giáo lý bên trong và ngoài đạo. Phật giáo dần chịu ảnh hưởng của những khuynh hướng thế tục và sự liên quan đến thế tục, như bói toán, cầu kinh và hành lễ cầu thành đạt trong những cố gắng thế tục. Sự xuống dốc này có nguyên nhân từ sự gia tăng ngày càng nhanh của số lượng các tăng ni với động cơ theo đạo đáng nghi ngờ. Do đó, chủ đề trừng giới, phục hồi niềm tin và cải tổ chất lượng Phật giáo là những chủ đề tranh cãi đáng chú ý của giới lãnh đạo Phật giáo thời bấy giờ.
Hoa Nghiêm kinh biến tướng đồ (Hwaeomgyeong Byeonsangdo, 화엄경변상도, 華嚴經變相圖), bức tranh minh họa sự truyền giảng kinh Hoa Nghiêm thời Cao Ly.
Tri Nột đeo đuổi việc hình thành một trào lưu mới bên trong Thiền tông Triều Tiên mà ông gọi là hội tam muội địa (samādhi - 三昧地) và bát nhã (prajñā - 般若) với mục tiêu tạo dựng một giáo phái mới với các bậc tu hành khổ luyện, tĩnh tâm ở sâu trong núi. Cuối cùng, ông cũng hoàn thành tâm nguyện với sự sáng lập chùa Tùng Quảng (Seonggwangsa, 송광사, 松廣寺) trên đỉnh núi Tào Khê (Jogye, 조계, 曹溪). Các công trình của Tri Nột đã khẳng định đặc điểm riêng biệt của tông phái mình thông qua sự phân tích và công thức hóa một cách hoàn hảo phương pháp luận nghiên cứu và thực hành Thiền. Một cuộc tranh cãi lớn đã gây xáo động một thời gian dài trong phái Thiền tông Trung Hoa nhận được sự quan tâm sâu sắc từ Tri Nột, là mối quan hệ giữa phương pháp "tiệm" (từ từ) và "đốn" (ngay lập tức) trong hành và ngộ. Rút tỉa từ sự luận bàn của người Trung Hoa về chủ đề này, quan trọng nhất là của Tông Mật (Zongmi, 宗密; 780-841) và Đại Tuệ (Dahui, 大慧; 1089-1163), Tri Nột đã sáng tạo ra phương pháp tự chứng "đột ngộ từ tiệm hành" (giác ngộ nhanh từ thực hành chậm), ông đã phác thảo một số bài giảng tương đối súc tích và dễ hiểu về phương pháp này. Tri Nột cũng đã hợp nhất phương pháp quán thoại (gwanhwa, 관훈, 觀話) vào hành pháp của Đại Tuệ. Dạng tham thiền này là phương pháp chính được dạy trong Thiền tông Triều Tiên ngày nay. Quan điểm trung dung của Tri Nột trong mâu thuẫn giữa Thiền - Giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến Phật giáo Triều Tiên.
Trào lưu chung của Phật giáo vào nửa sau của triều đại Cao Ly đã đi xuống vì tham nhũng và sự gia tăng của tư tưởng chính trị và triết học bài Phật giáo mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù đã sa sút nhưng thời kỳ này cũng xuất hiện một vài trong số những cao tăng kiệt xuất nhất của Thiền tông Triều Tiên. Ba vị sư nổi tiếng nhất của thời kỳ này, những người đã ghi lại tên tuổi của mình một cách xuất sắc trong việc vẽ nên đường tương lai của Thiền tông Triều Tiên, vừa là đồng đạo vừa là thân hữu: Cảnh Nhàn Bạch Vân (Gyeonghan Baeg'un, 경한백운, 景閑白雲; 1298-1374), Thái Cổ Phổ Ngu (Taego Bou, 태고보우, 太古普愚; 1301-1382) và Lãn Ông Tuệ Cần (Naong Hyegeun, 나옹혜근, 懶翁慧勤; 1320-1376). Cả ba ông đều đến nhà Nguyên Trung Quốc để học phép giảng Lâm tế (臨濟; Imje trong tiếng Triều Tiên) quán thoại vốn đã được Tri Nột truyền bá. Sau khi trở về, cả ba người đã xây dựng những phương pháp sâu sắc có đối chiếu của phái Lâm tế cho phép giảng của họ. Mỗi người được cho là thu nạp hằng trăm môn đồ, cho thấy phương pháp này đưa vào Thiền tông Triều Tiên đã mang lại một hiệu quả rất đáng kể. Bất chấp sự ảnh hưởng của Lâm tế, một phương pháp cơ bản bị cho là chống giáo về bản chất, Cảnh Nhàn và Lãn Ông, dưới ảnh hưởng của Tri Nột và trào lưu thông Phật giáo (tong bulgyo, 통불교, 通佛敎) truyền thống, cho thấy một sự quan tâm hơn bình thường vào nghiên cứu kinh kệ, cũng như sự hiểu biết sâu sắc về Nho giáoLão giáo do sự ảnh hưởng ngày càng tăng của triết học Trung Hoa như là nền tảng của hệ thống giáo dục chính quy. Từ giai đoạn này, xuất hiện một xu hướng đáng ghi nhớ dành cho giới tăng ni Phật giáo Triều Tiên đó là "tam pháp luận".
Một sự kiện lịch sử trọng đại ở thời Cao Ly là sự xuất bản bản khắc gỗ đầu tiên của bộ kinh Tam tạng được gọi là Bát vạn đại tạng kinh. Hai bản đã được khắc, bản đầu tiên bắt đầu từ năm 1210 đến năm 1231 thì hoàn thành và bản thứ hai từ năm 1214 đến năm 1259 thì hoàn thành. Bản đầu tiên bị hủy hoại do hỏa hoạn trong một cuộc tấn công của quân Mông Cổ vào năm 1232, còn bản thứ hai vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được lưu giữ tại chùa Hải ấn, tỉnh Khánh Thượng Nam (Gyeongsangnam). Bản kinh Tam tạng này có chất lượng cao và được xem như là phiên bản chuẩn của kinh Tam tạng tại Đông Á trong gần 700 năm.

Chú thích

  1. ^ 국방부 군사편찬연구소, 고려시대 군사 전략 (2006) (The Ministry of National Defense, Military Strategies in Goryeo)
  2. ^ 국사편찬위원회, 고등학교국사교과서 p63(National Institute of Korean History, History for High School Students, p64)[1]
  3. ^ Rossabi, M. Khubilai Khan: His Life and Times, p98
  4. ^ Wood, Nigel. "Technological Parallels between Chinese Yue wares and Korean celadons." in Papers of the British Association for Korean Studies (BAKS Papers), vol 5. Gina Barnes and Beth McKillop, eds. London: British Association for Korean Studies, 1994; pp. 39-64.

Tham khảo

Xem thêm


Cao Ly Thái Tổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Ly Thái Tổ
vua nhà Cao Ly
Kaesong08.JPG
Tại vị 15 tháng 6, 918 - 4 tháng 7, 943 (âm lịch)
Đăng quang 15 tháng 6, 918 (âm lịch)
Tiền nhiệm Cung Duệ
Kế nhiệm Cao Ly Huệ Tông
Thông tin chung
Hậu duệ Cao Ly Huệ Tông,
Cao Ly Định Tông,
Cao Ly Quang Tông
Thân phụ Vương Long
Sinh 31 tháng 1, 877
Mất 4 tháng 7, 943 (66 tuổi)
Korean name
Hangul 태조
Hanja (Hán tự) 太祖
Romaja quốc ngữ Taejo
McCune-Reischauer T'aejo
Cao Ly Thái Tổ, tên là Vương Kiến (Triều Tiên: 왕건 (Wang Geon), Trung Quốc: 王建 (Wáng Jiàn), 31/1/877 - 4/7/943), trị vì từ năm 918 tới năm 943. Ông là vị vua đầu tiên đã thành lập nên triều đại Cao Ly - một triều đại của Triều Tiên kéo dài từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14.

Tuổi trẻ

Vương Kiến sinh năm 877, là con một thương nhân ở Songdo (nay thuộc tỉnh Kaesŏng bên dòng sông Yeseong. Cha của Kiến là Vương Long (Wang Ryung 왕륭, 王隆), là 1 thương nhân rất khéo làm ăn, kiếm được nhiều lợi nhuận thương mại với các thương nhân Trung Quốc, lại có thế lực đứng đầu vùng này. Vì vậy nên cuộc sống của gia đình họ Vương rất sung túc, khá giả. Tổ tiên của ông và chính ông là người Cao Cấu Ly cổ. Nhưng gia đình ông lại sống ở nước Tân La.

Sự nghiệp

Vương Kiến sống vào thời điểm cuối đời Hậu Tam Quốc Triều Tiên - là cuộc phân tranh lâu dài giữa 3 tập đoàn: Hậu Cao Cấu Ly (Hukoguryŏ), Hậu Bách Tế (Hupaekche) và Tân La (Silla). Ông kế thừa cơ nghiệp của cha mình, là một người lái buôn. Bấy giờ, nhà nước Tân La do nữ vương Chân Thánh (Chinsŏng) cai trị. Lúc đó, tình thế bên trong của Tân La rất tạp loạn: giặc cướp nổi lên như ong, hào cường chống chính quyền, quan lại tham nhũng, chính sách hà khắc, bộ máy triều đình thối nát, v.v... biết bao việc xảy ra đã cảnh báo hồi chuông suy sụp của Hậu Tân La. Lúc đó, có 1 cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ tại Tân La do Cung Duệ (Kung Ye) và Chân Huyên (Kyŏn Hwŏn) nắm đầu. Cuộc khởi nghĩa này bùng phát khắp nơi với số lượng quân đông và mạnh, đánh phá các nơi, giết bọn quan lại và bọn giặc cướp địa phương khác. Năm 895, Cung Duệ đem quân đánh vùng Tây Bắc của nước Tân La, là nơi tọa lạc của vùng Songdo - nơi Vương Kiến đang sống. Cha con Vương Long và Vương Kiến thấy quân khởi nghĩa kéo đến, ngay lập tức họ quy hàng. Vương Kiến đến gặp và xin nguyện ở dưới trướng của Cung Duệ - người lãnh đạo quốc gia Thái Phong (T'aepong) sau này.
Từ khi gia nhập nghĩa quân, Vương Kiến tỏ ra là 1 tỳ tướng có tài và năng lực, được Cung Duệ tin tưởng và coi như người em trai của mình. Năm 900, khi quân của Hậu Bách Tế sang đánh phá, Vương Kiến đem quân đánh thắng họ này tại Trung Châu (Ch'ungju), thu được nhiều chiến lợi phẩm. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng, thanh danh vang dội. Năm 903, ông đem quân đánh tan lực lượng hải quân của Hậu Bách Tế xâm phạm vùng bờ biển. Trong thời gian đó, Chân Huyên phải lo chống lại quân triều đình Tân La. Vương Kiến cũng có sai quân đi giúp đỡ Chân chiến thắng. Trong thời gian chiến tranh đó, Vương Kiến vẫn bảo quân sĩ phải giữ nghiêm quân luật, không được xâm phạm đến của cải của dân, mà còn phải giúp dân nghèo. Vì vậy mà nghĩa quân của Vương Kiến đi đến đâu cũng được dân chúng hoan nghênh.
Tuy nhiên, sau khi lật đổ Chân Huyên, vua Cung Duệ đã thực hiện một chính sách khắc nghiệt với dân chúng khiến sự chống đối nổi lên. Năm 918, bốn tướng lĩnh hàng đầu của nước Thái Phong là Hồng Nho (홍유 Hong Yu; 洪儒), Bùi Huyền Khánh (배현경 Pae Hyŏnkyŏng; 裵玄慶), Thân Sùng Khiêm (신숭겸 Sin Sungkyŏm; 申崇謙) và Bốc Trí Khiêm (복지겸 Pok Chikyŏm; 卜智謙) lên kế hoạch lật đổ Cung Duệ và mời Vương Kiến lên ngôi. Vương Kiến đồng ý. Cung Duệ bị lật đổ. Vương Kiến lên làm vua, đặt tên nước là Cao Ly (고려 Koryŏ; 高麗), lấy niên hiệu là Thiên Thụ (天授), tôn đạo Phật làm quốc giáo, tiến hành bình định các miền còn lại ở bán đảo Triều Tiên. Năm 936, sự nghiệp thống nhất bán đảo của Vương Kiến thành công. Một số đối thủ của Vương Kiến được ông mời tham gia liên minh, được phong tước và trang ấp. Vương Kiến tổ chức Cao Ly thành một nhà nước phong kiến tập quyền, đặt quan chế ở trung ương, chia đất nước thành các đơn vị hành chính. Vị thế cầm quyền của dòng họ Vương được củng cố vững chắc.

Xem thêm

Tham khảo

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment