Sunday, April 27, 2014

Chào ngày mới 28 tháng 4


CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày liệt sĩ của Người lao động Quốc tế; ngày Anh hùng Dân tộc tại Barbados.  Năm 1945Benito Mussolini cùng phu nhân bị đội du kích Ý hành quyết khi đang tìm cách trốn khỏi đất nước này. Năm 1952 - Nhật BảnTrung Hoa Dân QuốcHiệp ước Đài Bắc, chính thức chấm dứt Chiến tranh Trung-Nhật. Năm 1978 - Cách mạng Saur: Quân đội Cách mạng Afghanistan kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul, sát hại Tổng thống Mohammed Daoud Khan. Năm 1984 - Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung QuốcQuân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn-Hà Giang. Năm 2004 - Đại lộ Ngôi sao (hình) tại Hồng Kông được mở cửa cho công chúng, nhằm vinh danh các nhân vật nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông.

Đại lộ Ngôi sao (Hồng Kông)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại lộ Ngôi sao (chữ Hán: 星光大道, Hán Việt: Tinh quang đại đạo, tiếng Anh: Avenue of Stars) là một con đường chạy dọc cảng Victoria thuộc khu Tiêm Sa Chủy, Hồng Kông. Được xây dựng từ năm 1982, đến năm 2003 đại lộ Ngôi sao được cải tạo phỏng theo Đại lộ Danh vọng Hollywood để vinh danh các nhân vật nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông.

Lịch sử

Năm 1982, tập đoàn New World cho đầu tư xây dựng một con đường dạo mát bên bờ cảng Victoria cạnh trung tâm mua sắm New World Centre (thuộc Tiêm Sa Chủy, Cửu Long, Hồng Kông). Đến năm 2003 tập đoàn này tuyên bố đầu tư 40 triệu HKD để cải tạo con đường dạo mát trở thành "Đại lộ Ngôi sao", một điểm thu hút khách du lịch với đề tài là nền điện ảnh Hồng Kông, đây là dự án lấy hình mẫu từ Đại lộ Danh vọng Hollywood, Hoa Kỳ. Ý tưởng này của tập đoàn New World đã được chính quyền Hồng Kông, Cục Du lịch Hồng Kông (Hong Kong Tourism Commission), Ủy ban Văn hóa và Giải trí Hồng Kông (Hong Kong Leisure and Cultural Services Department) và Hiệp hội Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông ủng hộ.
Con đường mới được chính thức khánh thành ngày 28 tháng 4 năm 2004 với sự có mặt của nhiều quan chức trong chính quyền Hồng Kông cũng như các nhân vật có tên tuổi trong ngành giải trí Hồng Kông. Trong buổi lễ này người ta cũng tuyên bố danh sách 73 "ngôi sao" đầu tiên được khắc tên trên đại lộ.

Mô tả

Đại lộ Ngôi sao thuộc khu vực tập trung rất nhiều điểm thăm quan du lịch ở khu Tiêm Sa Chủy dọc cảng Victoria, ngoài New World Centre còn có Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Bảo tàng Không gian Hồng Kông, Trung tâm Văn hóa Hồng KôngTháp đồng hồ Tiêm Sa Chủy (Clock Tower). Vào buổi tối đứng từ con đường này người ta có thể quan sát toàn cảnh vịnh Hồng Kông, vì vậy đây là địa điểm rất thuận lợi để theo dõi các buổi trình diễn ánh sáng Huyền thoại vịnh Hương Giang (幻彩詠香江).
Tại điểm bắt đầu của con đường ở vườn Salisbury, người ta dựng một phiên bảo của bức tượng Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông (Kim tượng) cao 4,5 m. Trong suốt chiều dài 440 m của đại lộ Ngôi sao, người ta cũng cho dựng một số bức tượng khác miêu tả quá trình làm phim như tượng đạo diễn, nhà quay phim, xe chiếu phim lưu động. Ngoài ra lịch sử của điện ảnh Hồng Kông cũng được tóm tắt trên 9 cột sơn đỏ dọc Đại lộ. Điểm thu hút nhất của con đường là các viên gạch có hình ngôi sao khắc tên (bằng Hán tựtiếng Anh) của các "ngôi sao" trong nền điện ảnh Hồng Kông, kèm theo dấu tay và chữ ký của những nhân vật còn sống. Ngày 27 tháng 11 năm 2005, nhân kỉ niệm ngày sinh lần thứ 65 của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long, một bức tượng mô tả nhân vật của Lý Tiểu Long trong Long tranh hổ đấu (龍爭虎鬪, 1973) đã được khánh thành trên đại lộ.





Avenue of Stars movie camera.JPG Avenue of Stars2.jpg Hong kong bruce lee statue.jpg Avenue of Stars1.jpg
Đại lộ Ngôi sao Kim tượng Tượng Lý Tiểu Long Người quay phim và đạo diễn





Avenue of Stars Bruce Lee.jpg Avenue of Stars Maggie Cheung.JPG Avenue of Stars John Woo.jpg Jackie Chan star.JPG
Ngôi sao của diễn viên Lý Tiểu Long, chỉ khắc tên Ngôi sao của diễn viên Trương Mạn Ngọc, có tên và dấu tay, chữ ký Ngôi sao của đạo diễn Ngô Vũ Sâm Ngôi sao của diễn viên Thành Long

Danh sách nhân vật

Dưới đây là danh sách các nhân vật được vinh danh tại đại lộ Ngôi sao trong 5 đợt: tháng 4 năm 2004 (73 người), tháng 11 năm 2005 (10 người), tháng 11 năm 2006 (10 người),tháng 6 năm 2007 (8 người)và tháng 12 năm 2012 (6 người), các nhân vật được vinh danh sẽ có một ngôi sao gắn trên con đường, bên cạnh ngôi sao là chữ ký, dấu tay của người đó. Với các nhân vật đã qua đời, sẽ chỉ có ngôi sao khắc tên của họ (cả bằng Hán tựtiếng Anh) được gắn trên đường.

Nhân vật Vai trò
Tháng 4 năm 2004
01 Lê Dân Vĩ
(黎民伟)
Cha đẻ của điện ảnh Hồng Kông
Đạo diễn Trang Tử thí thê, bộ phim đầu tiên của Hồng Kông
02 Lâm Sở Sở
(林楚楚)

03 Hồ Điệp
(胡蝶)

04 Thiệu Dật Phu
(邵逸夫)
Người sáng lập hãng phim Thiệu Thị
05 Hoàng Mạn Lê
(黄曼梨)

06 Châu Thạch Lân
(朱石麟)

07 Tào Đạt Hoa
(曹达华)
Diễn viên tiên phong của thể loại kiếm hiệp
08 Lư Đôn
(盧敦)

09 Nhạc Phong
(岳枫)

10 Quan Đức Hưng
(关德兴)

11 Trương Hoạt Du
(张活游)

12 Ngô Sở Phàm
(吴楚帆)

13 Tư Mã Sư Tằng
(新马师曾)

14 Bạch Yến
(白燕)

15 Chu Tuyền
(周璇)
Diễn viên, vai nữ chính trong Mã Lộ thiên sử
16 Trương Anh
(张瑛)

17 Lý Thiết
(李铁)

18 Hồ Bằng
(胡鹏)

19 Nhậm Kiến Huy
(任剑辉)
Diễn viên phim kiếm hiệp
20 Thạch Kiên
(石坚)
Diễn viên tiên phong của thể loại kiếm hiệp
21 Lý Lệ Hoa
(李丽华)

22 Bạch Quang
(白光)
Diễn viên
23 Ngô Hồi
(吴回)

24 Bạch Tuyết Liên
(白雪仙)

25 Hồng Tuyến Nữ
(红线女)

26 Tần Kiếm
(秦剑)

27 Vu Tố Thu
(于素秋)
Nữ diễn viên phim kiếm hiệp
28 Lương Tỉnh Ba
(梁醒波)

29 Đặng Kí Trần
(邓寄尘)

30 Đặng Bích Vân
(邓碧云)

31 Phương Diễm Phân
(芳艳芬)

32 Hạ Mộng
(夏梦)
Diễn viên
33 Lâm Đại
(林黛)

34 Hồ Phong
(胡枫)

35 Vưu Mẫn
(尤敏)

36 Tạ Hiền
(谢贤)
Diễn viên, đạo diễn
(cha của Tạ Đình Phong)
37 Lý Hàn Tường
(李翰祥)
Người sáng lập hãng Cathay Organisation
38 Lục Vận Đào
(陆运涛)

39 Kiều Hoành
(乔宏)

40 Lâm Phượng
(林凤)

41 Trương Triệt
(张彻)
Diễn viên, đạo diễn
Đạo diễn, biên kịch của Độc thủ đại hiệp
42 Sở Nguyên
(楚原)

43 Hồ Kim Thuyên
(胡金铨)
Đạo diễn, đạo diễn của Long Môn khách sạn
44 Lăng Ba
(凌波)

45 Trần Bảo Châu
(陈宝珠)
Ngôi sao thiếu nhi của điện ảnh Hồng Kông thập niên 1960
46 Tiêu Phương Phương
(萧芳芳)
Diễn viên
47 Phùng Bảo Bảo
(冯宝宝)
Diễn viên
48 Vương Vũ
(王羽)
Diễn viên, vai chính trong Độc thủ đại hiệp
49 Địch Long
(狄龙)
Diễn viên phim kiếm hiệp
50 Khương Đại Vệ
(姜大卫)

51 Hà Quan Xương
(何冠昌)

52 Trâu Văn Hoài
(邹文怀)
Người sáng lập hãng Golden Harvest
53 Lý Tiểu Long
(李小龙)
Diễn viên
54 Ngô Tư Viễn
(吴思远)
Đạo diễn, nhà sản xuất
55 Hứa Quan Văn
(许冠文)
Diễn viên, đạo diễn
56 Hứa Quan Kiệt
(许冠杰)
Diễn viên
(em trai của Hứa Quan Văn)
57 Lâm Thanh Hà
(林青霞)
Diễn viên
58 Hồng Kim Bảo
(洪金宝)
Diễn viên, đạo diễn
59 Thành Long
(成龙)
Diễn viên, đạo diễn
60 Ngô Vũ Sâm
(吴宇森)
Đạo diễn, nhà sản xuất
61 Viên Hòa Bình
(袁和平)
Đạo diễn, chỉ đạo võ thuật
62 Hứa An Hoa
(许鞍华)
Đạo diễn
63 Từ Khắc
(徐克)
Đạo diễn, nhà sản xuất
64 Chu Nhuận Phát
(周润发)
Diễn viên
65 Trương Quốc Vinh
(张国荣)
Diễn viên
66 Lưu Đức Hoa
(刘德华)
Diễn viên
67 Lý Liên Kiệt
(李连杰)
Diễn viên
68 Trương Mạn Ngọc
(张曼玉)
Diễn viên
69 Mai Diễm Phương
(梅艳芳)
Diễn viên
70 Lương Triều Vĩ
(梁朝伟)
Diễn viên
71 Dương Tử Quỳnh
(杨紫琼)
Diễn viên
72 Vương Gia Vệ
(王家卫)
Đạo diễn
73 Chu Tinh Trì
(周星驰)
Diễn viên, đạo diễn
Tháng 11 năm 2005
01 Tử La Liên
(紫罗莲)

02 Vương Thiên Lâm
(王天林)

03 Lâm Gia Thanh
(林家声)

04 Bảo Phương
(鲍方)

05 Lưu Gia Lương
(刘家良)

06 Thạch Tuệ
(石慧)

07 Phó Kì
(傅奇)

08 Cát Lan
(葛兰)

09 Gia Linh
(嘉玲)

10 Quan Sơn
(关山)

Tháng 11 năm 2006
01 Nghê Khuông
(倪匡)

02 La Duy
(羅維)

03 Đường Giai
(唐佳)

04 Hoàng Triêm
(黃霑)

05 Mạch Gia
(麥嘉)

06 Tằng Chí Vĩ
(曾志偉)
Diễn viên
07 Trương Thúc Bình
(張叔平)

08 Lương Gia Huy
(梁家輝)
Diễn viên
09 Hoàng Thu Sinh
(黃秋生)
Diễn viên
10 Trương Bá Chi
(張栢芝)
Diễn viên
Tháng 6 năm 2007
01 Trương Học Hữu
(张学友)
Diễn viên
02 Trương Ngải Gia
(张艾嘉)
Diễn viên
03 Củng Lợi
(巩俐)
Diễn viên
04 Lưu Thanh Vân
(刘青云)
Diễn viên
05 Tằng Giang
(曾江)

06 Quách Phú Thành
(郭富城)
Diễn viên
07 Lê Minh
(黎明)
Diễn viên
08 Lê Bắc Hải
(黎北海)

Tháng 12 năm 2012
01 Diệp Đức Nhàn
(葉德嫻)
Diễn viên
02 Lưu Gia Linh
(劉嘉玲)
Diễn viên
03 Nhậm Đạt Hoa
(任達華)
Diễn viên
04 Tạ Đình Phong
(謝霆鋒)
Diễn viên, ca sĩ
(con của Tạ Hiền)
05 Cổ Thiên Lạc
(古天樂)
Diễn viên
06 Huệ Anh Hồng
(惠英紅)
Diễn viên

Liên kết ngoài

Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xung đột biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thời gian 1979-1990
Địa điểm Biên giới giữa Việt NamTrung Quốc
Kết quả Trung Quốc rút khỏi một số vùng đất mà họ chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc năm 1990.
Thay đổi lãnh thổ Trung Quốc chiếm giữ một số vị trí trên biên giới thuộc Việt Nam rồi rút dần.
Trung Quốc chiếm giữ một số đảo tại quần đảo Trường Sa.
Tham chiến
Flag of the People's Republic of China.svg Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Flag of Vietnam.svg Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ huy
Flag of the People's Republic of China.svg Dương Đắc Chí
Flag of the People's Republic of China.svg Hứa Thế Hữu
Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng


Lực lượng
Nhiều quân đoàn luân phiên Nhiều sư đoàn luân phiên
Tổn thất
Không rõ
Theo Việt Nam:
Khoảng 15.000 chết hoặc bị thương, bắt 325 tù binh[cần dẫn nguồn]
100 khẩu pháo, 100 súng cối các cỡ, 13 trận địa pháo-cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng bị tiêu diệt, phá hủy[cần dẫn nguồn]
Không rõ, ước tính khoảng 2.000 chết, 4.420 bị thương[cần dẫn nguồn]
.
Xung đột biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979-1990 là một chuỗi các cuộc đụng độ quân sự nổ ra giữa hai nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt NamCộng hòa Nhân dân Trung Hoa, diễn ra ngay sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và kéo dài cho đến năm 1990.
Khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam".[1] Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ[2] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mảnh đất không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.[3]
Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, đỉnh điểm là các năm 1984-1985.[4] Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường. Với việc ký Hiệp định phân mốc lãnh thổ năm 2009, Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.

Bối cảnh

Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt tháng 6 năm 1980, tháng 5 năm 1981, tháng 4 năm 1983, tháng 4 năm 1984, tháng 6 năm 1985 và đợt từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.[5]
Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất. Tại mặt trận này có gồm nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến. Về phía Việt Nam có các Trung đoàn bộ binh 981, 982, 983 và các Sư đoàn 313, 314, 316, 356 thuộc Quân khu 1, và một số các đơn vị pháo binh, công binh, vận tải, đặc công, trinh sát khác. Các Sư đoàn bộ binh 312, 325, 31 cũng từng tham chiến tại mặt trận này. Về phía Trung Quốc, các lực lượng bao gồm nhiều quân đoàn thuộc 7 đại quân khu cũng được luân chuyển qua mặt trận này để "vuốt đuôi hổ", tức huấn luyện trận mạc, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình.
Bên cạnh sử dụng quân chính quy, Trung Quốc còn trang bị và huấn luyện các lực lượng vũ trang người thiểu số chống lại chính phủ Việt Nam và Lào hoạt động tại các vùng biên giới phía Bắc. Các hoạt động này kéo dài tới năm 1988 mới kết thúc khi Trung Quốc chấm dứt sự hỗ trợ của họ cho các lực lượng nổi dậy thiểu số này (đặc biệt là của người H'Mông).[6][7]

Năm 1980: Pháo kích Cao Bằng

Từ đầu năm 1980, Việt Nam tiến hành các chiến dịch tấn công mùa khô quy mô nhỏ nhằm càn quét các lực lượng Khmer Đỏ còn nằm rải rác trên biên giới Campuchia - Thái Lan. Để gây sức ép lên Việt Nam nhằm buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về, Trung Quốc tăng áp lực lên khu vực biên giới bằng cách triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới Việt Nam. Trung Quốc cũng tiến hành huấn luyện quân sự cho khoảng 5.000 quân thuộc các lực lượng người H'Mông chống đối Lào tại tỉnh Vân Nam và sử dụng lực lượng này đánh phá khu vực Muong Sing ở Tây Bắc Lào gần biên giới Trung Quốc.[8] Tuy nhiên Việt Nam cũng đã tăng cường lực lượng đồn trú tại biên giới, và Trung Quốc không còn có được ưu thế về người như khi họ tiến hành chiến dịch tháng 2 năm 1979.
Tháng 6 năm 1980, Quân đội Nhân dân Việt Nam vượt biên giới Thái Lan trong khi truy kích quân Khmer Đỏ tháo chạy.[5] Dù quân Việt Nam nhanh chóng rút khỏi lãnh thổ Thái Lan sau đó, thì việc này cũng khiến Trung Quốc cảm thấy họ phải hành động để ứng cứu đồng minh Thái Lan và Khmer Đỏ. Trong các ngày từ 28 tháng 6 cho tới 6 tháng 7, bên cạnh lớn tiếng chỉ trích Việt Nam trên mặt ngoại giao, quân Trung Quốc liên tục bắn pháo vào lãnh thổ Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng. Các cuộc bắn phá của Trung Quốc không nhằm vào một mục tiêu quân sự chiến lược nào cả, không có ảnh hưởng lớn lên Việt Nam và chỉ mang tính tượng trưng. Việt Nam cảm thấy việc tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn trên biên giới nằm ngoài khả năng của Trung Quốc, nên Việt Nam có thể rảnh tay tiến hành các hoạt động quân sự tại Campuchia. Tuy nhiên, các cuộc nã pháo của Trung Quốc cũng định hình kiểu xung đột trên biên giới với Việt Nam trong suốt 10 năm sắp tới.

Năm 1981: Tấn công các cao điểm ở Lạng Sơn và Hà Giang

Vị trí giao tranh tại Cao điểm 400, Lạng Sơn, tháng 5 năm 1981
Ngày 2 tháng 1 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị ngưng bắn để đón năm mới. Đề nghị này bị phía Trung Quốc bác bỏ ngày 20 tháng 1.[5] Tuy vậy, hai phía vẫn tiến hành trao đổi tù binh. Tình hình mặt trận tương đối yên tĩnh trong mấy tháng tiếp theo.
Tới tháng 5, giao tranh ác liệt đột ngột bùng lên với việc quân Trung Quốc ở cấp trung đoàn tiến công đánh chiếm một dải đất hẹp ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được phía Việt Nam gọi là Cao điểm 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山 hay Fakashan). Trung Quốc cũng tấn công và đánh chiếm các điểm cao chiến lược (có số hiệu 1800a, 1800b, 1688 và 1509) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng. Để biện minh cho các hoạt động quân sự này, Trung Quốc tuyên bố họ tấn công để trả đũa các hành vi gây gấn của Việt Nam trong thời gian quý 1 năm đó.[5]
Để trả đũa, bộ binh Việt Nam đột kích vào Trung Quốc ở hướng tỉnh Quảng Tây trong các ngày 5 và 6 tháng 5. Một đại đội quân Việt Nam cũng đánh vào khu vực hợp tác xã Mengdong, huyện Malipo, tỉnh Vân Nam. Trung Quốc tuyên bố đã đánh lui năm đợt tấn công xuất phát từ Việt Nam và tiêu hao hàng trăm quân Việt Nam tấn công vào Quảng Tây. Tới ngày 22 tháng 5, họ lại tuyên bố tiêu diệt 85 quân Việt Nam đánh vào khu vực Koulin thuộc Vân Nam. Tổng cộng Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 300 quân Việt Nam trong các cuộc giao chiến qua lại trên biên giới.[5]
Dù chiến cuộc bùng phát dữ dội, Trung Quốc thực sự không muốn leo thang[5] và chỉ dùng các lực lượng biên phòng chứ không huy động quân chủ lực cho các trận đánh. Các quan sát viên phương Tây nhận định: "Dù tình hình căng thẳng tại biên giới gia tăng, khó có khả năng diễn ra một 'bài học' của Trung Quốc cho Việt Nam. Cái giá sẽ phải trả bằng nhân mạng, tiền của và uy tín chính trị (của Trung Quốc) là quá đắt, đặc biệt là khi Việt Nam đã tăng cường lực lượng quân chính quy tại biên giới và giành được ưu thế rõ rệt về trang thiết bị".[9] Các nhà phân tích khác chỉ ra rằng mùa mưa sắp tới, và việc Trung Quốc mới cắt giảm ngân sách quốc phòng không cho phép họ tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn.[10]

Năm 1984: Xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên

Chiến sự tại Vị Xuyên, Hà Giang, 1984-1986
Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Ngày 6 tháng 4, để hỗ trợ cho các lực lượng Khmer Đỏ tại Campuchia, Trung Quốc mở cuộc tấn công ở cấp trung đoàn vào các vị trí của Việt Nam. Cuộc tấn công lớn nhất diễn ra tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, với nhiều tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh vào các cao điểm 820 và 636 gần đường tiến quân năm 1979 tại Hữu Nghị Quan. Dù lực lượng hùng hậu, nhưng tới ngày hôm sau, các đợt tấn công của họ đều bị đánh lui hoặc phải bỏ các vị trí đã chiếm được.[11]
Tại Hà Tuyên, trong tháng 4 đến tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn (老山 hay Laoshan) , gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn (者阴山 hay Zheyinshan), và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây của sông Lô chảy vào Việt Nam.
Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14 của Trung Quốc vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn Sư đoàn 49 (có lẽ thuộc Quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm Cao điểm 1200.[12] Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ Sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này.[13]
Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các cao điểm 226, 685, và 468,[14] tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5 km tại Cao điểm 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự.[15] Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28 tháng 4 cho tới 15 tháng 5, và các cao điểm 1509 (tức Núi Đất, Trung Quốc gọi là Lão Sơn[16]), 772, 233, 1200 (tức Giả Âm Sơn), 1030 (tức Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng sau khi phía Trung Quốc bước đầu làm chủ được các ngọn đồi này; đến ngày 12 tháng 7, giao tranh lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức phản công tái chiếm các vị trí đã mất nhưng không thành. Sau đó chiến sự dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
Để phòng ngự các khu vực chiếm được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Sư đoàn pháo binh Trung Quốc bố trí tại khu vực này gồm pháo 130 mm và bích kích pháo (lựu pháo) 155 mm, cũng như hỏa tiễn 40 nòng. Các trung đoàn bộ binh có pháo 85 mm và cối 100 mm. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm.[17] Trong một số trận đụng độ, Trung Quốc đưa cả xe tăng vào giao chiến.
Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các cao điểm 1509, 772 ở phía tây sông Lô và các cao điểm 1250 (Núi Bạc[16]), 1030 và đỉnh Si Cà Lá ở phía đông sông Lô.[5] Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11 km, và nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là Cao điểm 685 và Cao điểm 468, nằm cách biên giới khoảng 2 km.
Giao tranh kéo dài dai dẳng, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều.[18] Theo tin tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm 8 mỏm núi, và Trung Quốc đã cho quân đóng giữ ở các mỏm núi này.[19] Theo công bố chính thức của Việt Nam, họ đã tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc.[20] Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu lên đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng.[21] Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến khoảng 2.000-4.000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc có 939 lính và 64 dân công chết.[16][17] Phía Việt Nam xác nhận trong trận đánh ngày 12 tháng 7, chỉ riêng Sư đoàn 356 của họ đã có khoảng 600 binh sĩ thiệt mạng.[22]

Tháng 10 năm 1986 - tháng 1 năm 1987: "Chiến tranh giả"

Nếu như trong năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, thì số vụ bắn phá trong năm 1986 cho tới đầu năm 1987 giảm hẳn, chỉ còn chừng vài chục ngàn viên đạn pháo một tháng. Đây có lẽ là kết quả của việc Liên Xô, mà cụ thể là Tổng bí thư Gorbachev kêu gọi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bài diễn văn tại Vladivostok. Tới tháng 10 năm 1986, Trung Quốc cũng thành công trong việc thuyết phục Liên Xô tiến hành đàm phán về vấn đề Campuchia trong vòng đàm phán thứ 9 giữa Liên Xô và Trung Quốc.[23]
Tuy nhiên, giữa lúc các tín hiệu ngoại giao đang có xu thế trở nên tích cực, thì tình hình biên giới đột nhiên trở lại căng thẳng. Ngày 14 tháng 10 năm 1986, Việt Nam tố cáo Trung Quốc bắn 35.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, và có những hành động lấn chiếm lãnh thổ. Việt Nam cho biết đã đẩy lui ba đợt tấn công của quân Trung Quốc tại Cao điểm 1100 và cầu Thanh Thủy. Đây có thể là phản ứng của Trung Quốc trước việc Liên Xô từ chối gây sức ép đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia,[24] hoặc để đáp lại các hoạt động quân sự mùa khô mà Việt Nam đang chuẩn bị tại Campuchia. Trong các ngày 5 đến 7 tháng 1 năm 1987, Việt Nam cho biết Trung Quốc tăng cường bắn phá và đưa quân xâm lấn lãnh thổ. Quân Trung Quốc đã bắn hàng chục ngàn phát đạn pháo và mở 15 đợt tấn công với lực lượng tham gia cỡ sư đoàn đánh vào các vị trí quân Việt Nam tại các mỏm 233, 685, 1100 và 1509.[5] Phía Việt Nam cho biết đã gây 1.500 thương vong vào quân Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng tuyên bố đã gây 500 thương vong vào quân Việt Nam, và cho rằng tuyên bố của Việt Nam là phóng đại. Trung Quốc cho biết tổng số thương vong của họ thấp hơn 500.
Theo Carlyle A. Thayer nhận định, giao tranh lần này chỉ mang tính một cuộc "chiến tranh giả".[5] Dù chiến sự diễn ra kịch liệt tại Vị Xuyên, tình hình tại các tỉnh biên giới khác của Việt Nam khá yên tĩnh, và quân Trung Quốc không huy động các đơn vị quân chủ lực trong suốt thời gian xung đột bùng nổ. Tương quan quân sự của hai nước tại vùng biên giới không thay đổi trong thời gian này.

Năm 1988: Hải chiến Trường Sa

Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa quân chiếm đóng một số đảo, đảo chìm, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa và Hải quân Nhân dân Việt Nam đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Kết quả thắng lợi thuộc về Trung Quốc, phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải hải quân, 64 thủy thủ Việt Nam đã hy sinh và quan trọng hơn cả là kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng thêm một số lãnh thổ mà Việt Nam luôn cho là chủ quyền của mình. Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).

Kết quả

Kể từ tháng 4 năm 1987, quân Trung Quốc giảm quy mô các hoạt động quân sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Từ tháng 4 năm 1987 tới tháng 10 năm 1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích. Tới năm 1992, quân chính quy Trung Quốc rút khỏi Lão Sơn và Giả Âm Sơn.[25]
Hàng ngàn người thuộc cả hai phía thiệt mạng trong cuộc chiến. Tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990.[26]
Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước. Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phía bắc suối Thanh Thủy. Ngày 13 tháng 3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại. Tại Cao điểm 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn (lưu ý có 2 cao điểm cùng tên là 1509, 1 mỏm thuộc Việt Nam và 1 thuộc Trung Quốc theo Hiệp ước Pháp - Thanh), họ cho tiến hành xây cất công sự bê tông tại các vị trí thuộc phần lãnh thổ của mình sau khi chiến sự kết thúc, chỉ để lại các công sự đất tại phần thuộc Việt Nam, được trao trả theo hiệp định biên giới năm 2009 giữa hai nước.

Chú thích

  1. ^ Nayan Chanda, "End of the Battle but Not of the War", Far Eastern Economic Review, 16 tháng 3 năm 1979, tr. 10. Chanda trích lời quan chức Trung Quốc tuyên bố rút lui ngày 5 tháng 3 năm 1979
  2. ^ Edward C. O’Dowd, tr. 91
  3. ^ Nayan Chanda, "End of the Battle but Not of the War", tr. 10. Khu vực có giá trị tượng trưng tinh thần nhất là khoảng 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.
  4. ^ François Joyaux, tr. 242
  5. ^ a ă â b c d đ e ê Carlyle A. Thayer, Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War
  6. ^ Alex Peter Schmid, Political terrorism, 2nd edition (March 8, 2005)
  7. ^ "Gặp người bị phỉ treo giải chặt đầu", báo Gia đình & Xã hội, cập nhật 19 tháng 07 năm 2009
  8. ^ John McBeth, "Squeezing the Vietnamese", Far Eastern Economic Review, 19 tháng 12 năm 1980, tr. 9
  9. ^ Michael Weisskopf và Howard Simmons, "A Slow Burn on the Sino-Vietnam Border", Asiaweek (22 tháng 5 năm 1981), tr. 24.
  10. ^ Michael Weisskopf điện về từ Bắc Kinh, International Herald Tribune, 25 tháng 5 năm 1981.
  11. ^ Edward C. O’Dowd, tr. 98
  12. ^ Ziwei Huanji, Counterattack in Self-Defense Against Vietnam, B.P. Mahony, làm việc cho Phân cục Tình báo của Cảnh sát Liên bang Úc được tiếp cận các tài liệu mật, cho biết có ít nhất 3 sư đoàn quân Trung Quốc tham gia tấn công (B.P. Mahony, Sino-Vietnamese Security Issues: Second Lesson Versus Stalemate, trình bày tại cuộc họp 'Asian Studies Association of Australia' tại University of Sydney, 12–16 tháng 5, 1986). Các nguồn khác xác định Sư đoàn 31 thuộc Quân đoàn 11 là đơn vị đánh Cao điểm 1200. Không ngoại trừ trường hợp cả hai đơn vị này đều tham gia tấn công. Thậm chí nếu họ chỉ dùng hai sư đoàn để tấn công, quân Trung Quốc cũng có lợi thế về số lượng, với 24.000 quân chống lại chừng 10.000 quân của Sư đoàn 313 của Việt Nam.
  13. ^ Ziwei Huanji. Phía Trung Quốc cho biết các trung đoàn đơn lẻ thuộc các Sư đoàn 316, 312, và 345 của Việt Nam tham gia trong trận phòng ngự này.
  14. ^ Lịch sử Lữ đoàn pháo binh 168, 1978–1998 trang 32–43.
  15. ^ B.P. Mahony, Sino-Vietnamese Security Issues: Second Lesson Versus Stalemate, tr. 14
  16. ^ a ă â "Trận Núi Đất" theo BBC
  17. ^ a ă Xiaobing Li, tr. 260
  18. ^ Edward C. O’Dowd, trang 100
  19. ^ "Intelligence", Far Eastern Economic Review, 2 tháng 8 năm 1984
  20. ^ Paul Quinn-Judge, "Borderline Cases", Far Eastern Economic Review, 21 tháng 6 năm 1984, tr. 26
  21. ^ Đài phát thanh Hà Nội, trích bởi The Nation Review [Bangkok], 7 tháng 8 năm 1984
  22. ^ "Tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Truông Bồn, biên giới phía Bắc", báo Đất Việt, cập nhật 15 tháng 7 năm 2013.
  23. ^ AFP điện từ Bắc Kinh, The Canberra Times, 6 tháng 10 năm 1986.
  24. ^ "A Crescendo for Withdrawal", Asiaweek, 2 tháng 11 năm 1986, tr. 11.
  25. ^ Xiaobing Li, tr. 263
  26. ^ Edward C. O’Dowd, tr. 101

Tài liệu tham khảo