Saturday, December 27, 2014

Chào ngày mới 29 tháng 12

Hình ảnh của Hội thề Đông Quan năm 1427

CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập tại Mông Cổ (1911).  Năm 1427 – Sau Hội thề Đông Quan (hình), Tổng binh triều Minh Vương Thông dẫn bộ binh rút khỏi An Nam, kết thúc thời kỳ thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam. Năm 1845 – Hoa Kỳ tiến hành sáp nhập nước Cộng hòa Texas, lãnh thổ này trở thành bang thứ 28 được nhận vào liên bang. Năm 1911 – Các vương công và lạt ma Mông Cổ tại Khố Luân tuyên bố độc lập từ triều Thanh, lập Jebstundamba Khutuktu đời thứ tám (hình) làm quân chủ. Năm 1959 – Nhà vật lý học Richard Feynman đưa ra một bài phát biểu được đặt tên là Còn nhiều chỗ trống ở cấp vi mô, được xem như mốc khai sinh của công nghệ nano.

Mông Cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mông Cổ
ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ ᠤᠯᠤᠰ (tiếng Mông Cổ)
Монгол Улс (tiếng Mông Cổ)
Mongol Uls (tiếng Mông Cổ)
Flag of Mongolia.svg State emblem of Mongolia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Mông Cổ
Khẩu hiệu
Dayar Mongol
Quốc ca
Bügd Nairamdakh Mongol
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
(Tổng thống
Thủ tướng)
Tsakhiagiin Elbegdorj
Norovyn Altankhuyag
Ngôn ngữ chính thức tiếng Mông Cổ
Thủ đô Ulaanbaatar
47°55′B, 106°53′Đ
Thành phố lớn nhất Ulaanbaatar
Địa lý
Diện tích 1.564.116 km² (hạng 18)
Diện tích nước 0,6% %
Múi giờ UTC+7; mùa hè: UTC+8
Lịch sử
Ngày thành lập 11 tháng 7, 1921 (từ Trung Quốc)
Dân cư
Dân số ước lượng (tháng 7, 2007) 2.951.786 người (hạng 139)
Dân số (2007) 2.951.786 người
Mật độ 1.8 người/km² (hạng 193)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: $5,01 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,679 trung (hạng 114)
Đơn vị tiền tệ Tugrug (MNT)
Thông tin khác
Tên miền Internet .mn
Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây. Dù không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực Tây của Mông Cổ chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38 km (24 dặm). Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator, là nơi sinh sống của gần 38% dân số.
Vùng đất thuộc quốc gia Mông Cổ ngày nay xưa kia từng bị cai trị bởi nhiều đế chế du mục như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên, Đột Quyết và nhiều đế chế khác. Đế quốc Mông Cổ được xây dựng từ năm 1206 bởi Thành Cát Tư Hãn. Vào thế kỉ 13, Đế quốc Mông Cổ đã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phục khắp châu Áchâu Âu. Đế chế Mông Cổ lúc bấy giờ trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thế giới.
Sau khi Nhà Nguyên sụp đổ, quốc gia Mông Cổ quay lại chế độ như trước đây với xung đột nội bộ thường xuyên và những cuộc đột kích sang biên giới Trung Hoa. Thế kỷ 16 và 17, Mông Cổ chịu sự ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng. Vào cuối thế kỷ 17, hầu hết lãnh thổ Mông Cổ bị sáp nhập và chịu sự đô hộ của Nhà Thanh. Sau khi Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Mông Cổ tuyên bố độc lập. Năm 1921 dưới sự bảo trợ của Liên Xô, Mông Cổ chính thức tách khỏi Trung Quốc, tiến hành xây dựng nhà nước theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Mông Cổ được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập từ năm 1945.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu vào cuối năm 1989, chế độ cộng sản ở Mông Cổ sụp đổ sau cuộc Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990, kết quả là chế độ dân chủ nghị viện được thành lập. Bản hiến pháp mới ra đời vào năm 1992 đưa nước này chuyển sang thể chế cộng hòa nghị việnkinh tế thị trường.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Mông Cổ
Lãnh thổ của người Hung Nô dưới thời vua Mặc Đốn
Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Đông Hồ, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Nhà Tần đã phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung. Sau đó, người Nhu Nhiên đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết. Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ 7 và 8. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Duy Ngô Nhĩ ngày nay, và sau đó là người Khiết Đan và người Nữ Chân. Vào thế kỉ 10, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau.
Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốcđế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đôngphương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.
Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Y Nhi hãn quốcBa Tư, Sát Hợp Đài hãn quốcTrung Á, Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay, và triều Nhà NguyênTrung Quốc.
Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng, Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.
Tiếp đó, vào thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919.
Ngày 11 tháng 7 năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời theo (chế độ Xã hội chủ nghĩa).
Vào năm 1990, khích động bởi những cải tổ, thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu, Cách mạng Dân chủ Mông Cổ đã đưa đến sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở đây. Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng.

Chính trị và hành chính

Hiện nay, chính trị ở Mông Cổ là đa đảng, có 18 chính đảng cùng hoạt động. Đảng lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ.
Cơ cấu chính trị với hình thức dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là tổng thống với nhiệm kỳ 04 năm. Tổng thống hiện nay là ông Tsakhiagiin Elbegdorj được bầu làm lãnh đạo từ tháng 5/2009.
Chính phủ hiện nay của Mông Cổ là chính phủ liên hiệp, với nhiệm kỳ 04 năm. Thủ tướng hiện nay là ông Sükhbaataryn Batbold.
Mông Cổ phân chia hành chính gồm 21 tỉnh dưới quyền trung ương

Tổng thống

Bài chi tiết: Tổng thống Mông Cổ
Tsakhiagiin Elbegdorj
Tổng thống Mông Cổ chủ yếu có vai trò biểu tượng, nhưng có thể ngăn cản các quyết định của nghị viện, và nếu nghị viện muốn bác bỏ điều này phải có biểu quyết thuận với hơn hai phần ba số phiếu. Hiến pháp Mông Cổ đặt ra ba yêu cầu với một cá nhân muốn trở thành tổng thống, phải là một người sinh ra tại Mông Cổ, ít nhất 45 tuổi, và đã sống ở Mông Cổ trong năm năm trước khi nhậm chức. Tổng thống cũng bị yêu cầu phải chính thức rút lui khỏi đảng của mình. Tổng thống hiện tại là Tsakhiagiin Elbegdorj, người từng hai lần làm thủ tướng và là một thành viên của Đảng Dân chủ được bầu lên làm tổng thống ngày 24 tháng 5 năm 2009 và nhậm chức ngày 18 tháng 7.

Đại Khural Quốc gia

Bài chi tiết: Đại Khural Quốc gia
Một kỳ họp của Đại Khural Quốc gia
Mông Cổ sử dụng một hệ thống nghị viện đơn viện theo đó tổng thống có một vai trò biểu tượng, và phe lập pháp chọn ra chính phủ để thực hiện quyền hành pháp. Nhánh lập pháp được gọi là "Đại Khural Quốc gia", là quốc hội đơn viện với 76 ghế. Các thành viên của viện được bầu ra theo tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 4 năm. Đại Khural Quốc gia có vai trò lớn trong chính phủ Mông Cổ với tổng thống chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng và thủ tướng được nghị viện thông qua.

Thủ tướng và Nội các

Bài chi tiết: Thủ tướng Mông Cổ
Thủ tướng Mông Cổ do Đại Khural Quốc gia bầu ra. Thủ tướng hiện nay là Sükhbaataryn Batbold lên nhậm chức ngày 29 tháng 10 năm 2009. Phó thủ tướng là Norovyn Altankhuyag. Có các ghế bộ trưởng cho mỗi nhánh (tài chính, quốc phòng, lao động, nông nghiệp, vân vân) và những chức vụ đó tạo nên nội các của thủ tướng.
Nội các do thủ tướng chỉ định với sự tham vấn tổng thống và được Đại Khural Quốc gia thông qua.

Quan hệ ngoại giao và quân đội

Mông Cổ vẫn duy trì các quan hệ thân cận và các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Bắc Triều TiênHàn Quốc, Nhật Bản, và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ tập trung trên việc khuyến khích đầu tư và thương mại nước ngoài. Mông Cổ ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003, và đã gửi nhiều lần gửi binh sĩ với số lượng mỗi lần từ 103 tới 180 quân tới Iraq. Khoảng 130 lính hiện đang được triển khai tại Afghanistan. 200 quân Mông Cổ đang thực hiện nhiệm vụ ở Sierra Leone dưới một sự uỷ quyền của Liên hiệp quốc để bảo vệ toà án đặc biệt của Liên hiệp quốc được thành lập ở đó, và vào tháng 7 năm 2009, Mông Cổ đã quyết định gửi một tiểu đoàn tới Chad để hỗ trợ cho MINURCAT[1].
Từ năm 2005 tới năm 2006, khoảng 40 quân đã được triển khai với các tiểu đoàn Bỉ và Luxembour tại Kosovo. Ngày 21 tháng 11 năm 2005, George W. Bush trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ tới thăm Mông Cổ.[2] Năm 2004, dưới sự chủ tịch của Bulgaria, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã mời Mông Cổ trở thành Đối tác châu Á mới nhất của họ.
Mông Cổ có các đại sứ tại Almaty, Ankara, Bangkok, Berlin, Bắc Kinh, Brussels, Budapest, Cairo, Canberra, Warsaw, Washington, D.C., Viên, Viên Chăn, La Habana, Delhi, Luân Đôn, Moskva, Ottawa, Paris, Praha, Bình Nhưỡng, Seoul, Sofia, Tokyo, Hà Nội, và Singapore, một lãnh sự tại IrkutskUlan-Ude, và một phái bộ ngoại giao tại Liên hiệp quốcThành phố New York và tại Liên minh châu ÂuGeneva.[3]

Địa lý và khí hậu

Bài chi tiết: Địa lý Mông Cổ
Phần phía nam Mông Cổ liên kết với Sa mạc Gobi, trong khi các phần phía bắc và phía tây là núi non
Phong cảnh Mông Cổ
Phong cảnh thảo nguyên đặc trưng của Mông Cổ với những dòng sông uốn khúc
Với diện tích 1.564.116 km2[4] (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru.
Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hoà Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới. Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).[5]
Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm.
Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà Bactrian cũng không sống nổi.

Phân chia hành chính

Các Aimag
Mông Cổ được chia thành 21 aimag (tỉnh), và các tỉnh được chia tiếp thành 315 sum (quận). Thủ đô Ulan Bator được quản lý hành chính riêng biệt như một khot (khu đô thị) với vị thế tỉnh. Các aimag gồm:

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Mông Cổ
Thủ đô Ulan Bator là cổng của hầu hết các quan hệ và thương mại trong nước và quốc tế
Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ.[6] Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp.
Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô [cần dẫn nguồn]. Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu, , trâu bò, ngựa, và lạc đà Bactrian. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2006 là $2,100.[7]
Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006,[8] và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.[9]
Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hoá thị trường.[10][11]

Lĩnh vực công nghiệp

Công nghiệp hiện chiếm 21.4% GDP, xấp xỉ tương đương với lĩnh vực nông nghiệp (20.4%). Các ngành công nghiệp gồm vật liệu xây dựng, khai mỏ (than, đồng, môlípđen, fluorspar, kẽm, tungsten, và vàng), dầu, thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm từ gia súc, và casơmia và sản xuất sợi tự nhiên. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ước tính ở mức 4.1% năm 2002. Khai mỏ tiếp tục phát triển như một ngành công nghiệp chính của Mông Cổ với bằng chứng ở số lượng công ty Trung Quốc, Nga và Canada có mặt và tiến hành kinh doanh tại Mông Cổ.[7] Sản xuất thực phẩm trong nước, đặc biệt thực phẩm đóng gói đã tăng nhanh cùng tốc độ đầu tư từ các công ty nước ngoài.

Khoa học và công nghệ

Một số công ty cộng nghệ từ các quốc gia láng giềng, như Hàn Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu mở văn phòng tại Mông Cổ. Những công ty này có ý định tập trung vào phát triển phần mềm hơn là sản xuất phần cứng[cần dẫn nguồn]. Một số công ty viễn thôngnhà cung cấp dịch vụ internet đã được thành lập dẫn tới sự cạnh tranh lớn trên thị trường internet và điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động như Mobicom CorporationMagicnet, đây là những nhà điều hành điện thoại di độngISP lớn nhất ở Mông Cổ.

Lĩnh vực dịch vụ

Một thị trường hàng không mở tại Tsetserleg. Các thị trường hàng không mở là nơi thường diễn ra giao dịch thương mại tại Mông Cổ
Sau những cú sốc chuyển tiếp đầu thập niên 1990, sản xuất nội địa Mông Cổ đã tăng trở lại. Theo CIA World Factbook, năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 58% GDP, với 29% lực lượng lao động và 1.488 triệu người tham gia.
Đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức[cần dẫn nguồn]Nga) đã giúp làm gia tăng số lượng đường xá. Quan trọng nhất là một con đường theo hướng nam bắc dài 1000 km dẫn từ biên giới Nga ở Sükhbaatar tới biên giới Trung Quốc tại Zamyn-Üüd. Có nhiều công ty vận tải tại Mông Cổ, gồm MIAT, Aero Mongolia, và Eznis Airways.
Các sản phẩm dầu mỏ chủ yếu (80%) được nhập khẩu từ Nga, khiến Mông Cổ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ phía nhà cung cấp. Đây là một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng trên nền kinh tế của họ.

Vận tải

Đoàn tàu hoả tại ga Zamyn-ÜüdDornogovi aimag
Máy bay Boeing 737-800 của MIAT tại Berlin-Tegel
Đường sắt xuyên Mông Cổ là tuyến đường sắt chính nối giữa Mông Cổ và các nước láng giềng. Nó khởi đầu tại Đường sắt xuyên Siberia ở Nga tại thị trấn Ulan Ude, chạy vào Mông Cổ, chạy qua Ulaanbaatar, sau đó vào Trung Quốc tại Erenhot nơi nó nhập vào hệ thống đường sắt Trung Quốc. Một tuyến đường sắt riêng biệt nối thành phố phía đông Choibalsan với tuyến Đường sắt xuyên Siberia; tuy nhiên, tuyến đường nối này đã bị đóng với hành khách sau thị trấn Chuluunkhoroot của Mông Cổ.[12]
Mông Cổ có một số sân bay nội địa. Sân bay quốc tế duy nhất là Sân bay Quốc tế Chinggis Khaan gần Ulaanbaatar. Có các chuyến bay thẳng giữa Mông Cổ và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, NgaĐức. MIAT là hãng hàng không lớn nhất tại Mông Cổ và cung cấp cả các chuyến bay nội địa[cần dẫn nguồn] và quốc tế.
Đa phần đường bộ ở Mông Cổ chỉ là đường rải sỏi hay đơn giản chỉ là những con đường đất. Có những tuyến đường trải nhựa từ Ulaanbaatar tới biên giới Nga và Trung Quốc, và từ Darkhan tới Bulgan. Một số dự án xây dựng đường hiện đang được thực hiện, ví dụ việc xây dựng cái gọi là tuyến đường "Đường Thiên niên kỷ" đông tây.

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Mông Cổ
Các khu căn hộ tại quận BayangolUlaanbaatar
Tại các khu định cư, nhiều gia đình sống trong các yurt quarter
Tổng dân số Mông Cổ vào tháng 7 năm 2007 ước tính bởi Văn phòng Điều tra Hoa Kỳ[13] là 2.951.786 người, xếp khoảng hạng thứ 138 trên thế giới theo quy mô dân số. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Văn phòng các Công việc Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng những ước tính của Liên hiệp quốc[14] thay vì các con số của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cục Kinh tế và các Vấn đề Xã hội Liên hiệp quốc Phòng dân số[15] ước tính tổng dân số Mông Cổ (giữa năm 2007) là 2.629.000 (11% nhỏ hơn con số của Phòng Thống kê Hoa Kỳ). Ước tính của Liên hiệp quốc giống với con số của Phòng Thống kê Quốc gia Mông Cổ (2.612.900, cuối tháng 6 năm 2007). Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Mông Cổ ở mức 1.2% (ước tính 2007).[15] Khoảng 59% trong tổng dân số dưới 30 tuổi, 27% trong số đó dưới 14. Đây là dân số khá trẻ và sự tăng trưởng dân số đã đặt ra một số vấn đề với nền kinh tế Mông Cổ.
Từ cuối thời kỳ xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ đã trải qua sự sụt giảm trong tổng tỷ suất sinh (trẻ em trên phụ nữ) cao hơn ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới, the những ước tính gần đây của Liên hiệp quốc:[15] giai đoạn 1970-1975, tỷ lệ sinh được ước tính ở mức 7.33 trẻ em trên phụ nữ, nhưng những dự đoán cho giai đoạn 2005-2010 là 1.87 (thấp hơn 4 lần).
Mông Cổ đã trở nên đô thị hoá hơn. Khoảng 40% dân số sống tại Ulaanbaatar, và vào năm 2002 khoảng thêm 23% nữa sống tại Darkhan, Erdenet, các trung tâm aimag và các khu định cư thường trực cấp sum.[16] Một phần dân số khác sống tại các trung tâm sum. Năm 2002, khoảng 30% tổng số hộ tại Mông Cổ sống bằng chăn nuôi gia súc.[17] Đa số những người chăn nuôi ở Mông Cổ vẫn sống theo mô hình sinh hoạt du mục hay bán du mục.
Sắc tộc Mông Cổ chiếm khoảng 85% dân số và gồm Khalkha cùng các nhóm khác, tất cả được phân biệt chủ yếu bởi các phương ngữ của ngôn ngữ Mông Cổ. Người Khalkha chiếm 90% dân số Mông Cổ. 10% còn lại gồm Buryat, Durbet Mông Cổ và các nhóm khác ở phía bắc và Dariganga Mông Cổ ở phía đông. Người Turk (Kazakh, Tuva, và Chantuu (Uzbek) chiếm 7% dân số Mông Cổ, và số còn lại là người Tungus, Trung Quốc,[18]người Nga.[19] Đa số, nhưng không phải toàn bộ, người Nga đã rời khỏi quốc gia này sau sự rút lui hỗ trợ kinh tế và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, và được 90% dân số sử dụng. Nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp nước. Những phương ngữ này gồm trong các ngôn ngữ Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ thường được gộp vào trong các ngôn ngữ Altaic, một nhóm các ngôn ngữ được đặt theo tên dãy núi Altay và cũng bao gồm cả các ngôn ngữ TurkTungus.
Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin, dù trong quá khứ nó được viết bằng ký tự Mông Cổ. Một kế hoạch tái sử dụng ký tự cũ được dự định vào năm 1994, nhưng vẫn chưa diễn ra vì nhiều lý do.[20]
Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakhtiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai.[cần dẫn nguồn] Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc.[21] Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, PhápItalia. Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.

Tôn giáo

Một tu viện Phật giáo tại Tsetserleg
Nhà thờ Thiên chúa giáo tại Ulaanbaatar
Theo CIA World Factbook[22]Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ[23], 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng tức 1.009.357 tín đồ, 40% được coi là vô thần, 6% theo Shaman giáo tức 55.174 tín đồ và Thiên chúa giáo là 41,117 tín đồ, và 4% là các tín đồ Hồi giáo với 57.702 tín đồ.[24]
Nhiều hình thức Tengri giáoShaman giáo đã được thực hiện trong suốt lịch sử của vùng là nước Mông Cổ hiện đại ngày nay, bởi những đức tin đó là phổ thông trong số những người du mục trong lịch sử châu Á. Những đức tin đó dần nhường chỗ cho Phật giáo Tây Tạng, nhưng Shaman giáo đã để lại một dấu ấn trong văn hoá tôn giáo Mông Cổ, và vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong tầng lớp tinh hoa của Mông Cổ thời Đế chế Mông Cổ, Hồi giáo dần được ưa chuộng hơn những tôn giáo khác, bởi ba trong bốn vị hãn danh tiếng nhất đều là tín đồ Hồi giáo.[25]
Trong suốt thế kỷ 20, chính phủ cộng sản luôn đàn áp việc thực thi tôn giáo của người dân Mông Cổ. Khorloogiin Choibalsan đã phá huỷ hầu hết trong tổng số hơn 700 tu viện Phật giáo của Mông Cổ và giết hại hàng nghìn tăng lữ. Số lượng tu sĩ Phật giáo đã giảm từ 100.000 năm 1924 xuống còn 110 năm 1990.[26]
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1991 đã giúp tái lập tính pháp lý của việc thực thi tôn giáo, và Phật giáo Tây Tạng, vốn từng là tôn giáo phổ biến nhất trước đây trong vùng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản, một lần nữa nổi lên trở thành tôn giáo có số tín đồ đông nhất tại Mông Cổ. Sự chấm dứt đàn áp tôn giáo trong thập niên 1990 cũng cho phép các tôn giáo khác, như Hồi giáo và Thiên chúa giáo, phát triển ở nước này. Theo Nhóm truyền giáo Thiên chúa giáo Barnabas Fund, số lượng tín đồ Thiên chúa đã tăng từ chỉ 4 người năm 1989 lên khoảng 40.000 vào thời điểm năm 2008.[cần dẫn nguồn]

Giáo dục

Trong thời kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa, giáo dục là một trong những lĩnh vực đạt thành tựu đáng chú ý ở Mông Cổ. Tử lệ mù chữ đã giảm nhiều, một phần nhờ việc sử dụng các trường học theo mùa cho trẻ em thuộc các gia đình du mục. Tài chính cung cấp cho những trường theo mùa này đã bị cắt trong thập niên 1990, góp phần làm gia tăng trở lại nạn mù chữ.
Giáo dục tiểu học và cấp hai trước kia kéo dài 10 năm, nhưng đã được mở rộng lên thành 11 năm. Từ năm học 2008-2009, những trẻ em mới bước vào cấp một theo hệ 12 năm. Như vậy, việc chuyển tiếp hoàn toàn sang hệ thống 12 năm mãi tới năm học 2019-2020 mới hoàn thành, khi những trẻ em đó tốt nghiệp.[27]
Các trường đại học quốc gia Mông Cổ đều thuộc Đại học Quốc gia Mông CổĐại học Khoa học và Kỹ thuật Mông Cổ.
Quá trình tự do hoá rộng rãi hồi thập niên 1990 đã dẫn tới một sự bùng nổ các định chế giáo dục cao học tư nhân, dù nhiều cơ sở trong số đó gặp khó khăn trong việc được chấp nhận tên gọi "cao đẳng" hay "đại học".[cần dẫn nguồn]

Y tế

Từ năm 1990, các chỉ số y tế chính như tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinhtử vong trẻ em đã được cải thiện vững chắc, cả vì những thay đổi xã hội và vì những cải tiến trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, đặc biệt tại vùng nông thôn.[28]
Số trẻ em ra đời trung bình (tỷ lệ sinh) khoảng 2.25[13] - 1.87[15] trẻ trên phụ nữ (2007) và tuổi thọ trung bình là 67[13]-68[15] năm. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 1.9%[29]-4%[30] và tỷ lệ tử vong trẻ em ở mức 4.3%.[31]
Lĩnh vực y tế gồm 17 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa, 4 trung tâm chẩn đoán và điều trị khu vực, 9 bệnh viện đa khoa cấp quận và 21 cấp aimag, 323 bệnh viện soum, 18 điểm feldsher, 233 phòng khám nhóm gia đình, và 536 bệnh viện tư và 57 công ty dược. Năm 2002 tổng số nhân viên y tế là 33,273 người, trong số đó có 6,823 bác sĩ, 788 dược sĩ, 7,802 y tá và 14,091 nhân viên trung cấp. Hiện tại, có 27.7 bác sĩ và 75.7 giường bệnh viện cho mỗi 10,000 dân.

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Mông Cổ
Các kỵ sĩ trong lễ hội Naadam
Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành. Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.
Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hoá từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.

Thể thao và giải trí

Naadam là lễ hội lớn nhất vào mùa hè
Lễ hội Naadam của Mông Cổ diễn ra trong ba ngày vào mùa hè và bao gồm đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ. Ba môn thể thao này, theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.
Bökhiin Örgöö, vũ đài chính của vật Mông Cổ tại Ulaanbaatar
Cưỡi ngựa có vai trò đặc biệt trung tâm trong văn hoá Mông Cổ. Những cuộc đua đường trường được thực hiện trong các lễ hội Naadam là một trong những khía cạnh của nó, bởi sự phổ biến của kỹ thuật đua ngựa. Một ví dụ về kỹ thuật đua ngựa là truyền thuyết rằng anh hùng quân sự Mông Cổ Damdin Sükhbaatar đã rải những đồng xu trên mặt đất và sau đó nhặt chúng lên trên lưng một chú ngựa phi nước đại.
Các môn thể thao khác như bóng bàn, bóng rổ, và bóng đá cũng đang dần được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều vận động viên bóng bàn Mông Cổ thi đấu quốc tế.
Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn của Ba Môn Thể thao Nam giới tại Naadam. Các nhà sử học cho rằng vật kiểu Mông cổ có nguồn gốc từ khoảng bảy nghìn năm trước. Hàng trăm vận động viên vật từ các thành phố và aimag khác nhau khắp đất nước tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia.
Vật Mông Cổ là một môn thể thao phổ biến
Không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác. Mỗi đô vật có người phục vụ riêng. Mục đích của môn thể thao là làm đối thủ mất cân bằng và ném anh ta xuống đất, khiến anh ta phải chạm khuỷu tay và đầu gối xuống đất.
Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ: người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử). Đô vật trở thành vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ). Mọi thắng lợi sau đó tại lễ hội quốc gia Naadam sẽ được thêm một tính ngữ cho danh hiệu avarga, như "Người Khổng lồ Bất bại được mọi người nhớ đến". Bắt đầu từ năm 2003, nghị viện Mông Cổ đã thông qua một luật mới về Naadam, đưa ra những sửa đổi với một số danh hiệu vật. Các danh hiệu iarudi và Khartsaga (Chim ưng) được thêm vào những quy định đã đề cập ở trên.
Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, được buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được cho là đã được đưa vào sử dụng sau khi nhà vô địch môn vật nhiều năm trước bị phát hiện là một phụ nữ. Chiếc áo được đưa ra để đảm bảo rằng chỉ nam giới mới được tranh tài.

Các môn thể thao quốc tế

Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn. Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō của anh năm 2007.
Naidangiin Tüvshinbayar đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.[32]
Bóng đá cũng được chơi ở Mông Cổ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mông Cổ đã bắt đầu chơi lại trong thập niên 1990; tuy nhiên họ vẫn chưa có cơ hội tham gia vào một giải đấu lớn. Mongolia Premier League là giải hạng cao nhất của Mông Cổ.
Nhiều phụ nữ Mông Cổ có khả năng vượt trội trong các môn bắn súng: Otryadyn Gündegmaa là người giành được huy chương bạc tại Olympic năm 2008, Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới và giành huy chương đồng (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul ở thời điểm tháng 5 năm 2007, được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25 m.[33]

Kiến trúc

Bài chi tiết: Kiến trúc Mông Cổ
Một yurt (ger) phía trước Núi Gurvansaikhan

Nơi cư ngụ truyền thống Mông Cổ được gọi là một yurt (Tiếng Mông Cổ: ger). Theo nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật Mông Cổ N. Chultem, các yurt và lều trại là căn bản cho sự phát triển của kiến trúc truyền thống Mông Cổ. Ở thế kỷ 16 và 17, các tu viện lama đã được xây dựng trên khắp đất nước. Nhiều công trình trong số đó khởi đầu như những đền yurt. Khi chúng cần được mở rộng để đủ chỗ cho số lượng tín đồ ngày càng đông đảo thêm, các kiến trúc sư Mông Cổ đã sử dụng các cấu trúc với 6 và 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn của yurt. Việc mở rộng thêm nữa dẫn tới hình dạng bậc hai của các đền. Các mái được làm theo hình dạng những lều lớn.[34] Các bức tường kiểu lưới mắt cáo, các cột chống mái và các lớp nỉ được thay bằng đá, gạch, các dầm và những tấm ván và trở thành cấu trúc vĩnh cửu.[35]
Chultem phân biệt ba kiểu kiến trúc truyền thống Mông Cổ: Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Quốc và kiểu kết hợp. Trong số những đền dạng bậc hai đầu tiên có Batu-Tsagaan (1654) được thiết kế bởi Zanabazar. Một ví dụ về phong cách kiến trúc yurt là lama Dashi-Choiling tại Ulan Bator. Đền Lavrin (thế kỷ 18) tại lama Erdene Zuu được xây dựng theo truyền thống Tây Tạng. Một ví dụ về đền được xây dựng theo truyền thống Trung Quốc là lama Choijing Lamiin Sume (1904), ngày nay là một bảo tàng. Đền bậc hai Tsogchin tại lama Gandan ở Ulan Bator là một sự tổng hợp truyền thống Mông Cổ và Trung Quốc. Đền Maitreya (đã bị dỡ ra năm 1938) là một ví dụ về kiến trúc Tây Tạng-Mông Cổ.[34] Tu viện Dashi-Choiling đã bắt đầu motọ dự án xây dựng lại đền và 80 ft điêu khắc Maitreya.

Âm nhạc

Bài chi tiết: Âm nhạc Mông Cổ

Âm nhạc dân gian

Nghệ sĩ chơi nhạc cụ truyền thống Mông Cổ mã đầu cầm
Âm nhạc Mông Cổ bị ảnh hưởng mạnh từ thiên nhiên, phong tục du mục, saman giáo, và cả Phật giáo Tây Tạng. Âm nhạc truyền thống bao gồm nhiều nhạc cụ, nổi tiếng nhất là mã đầu cầm (morin khuur/morinhur)[36], và các phong cách hát như urtyn duu ("long song"), và thuật hát trong cổ họng đồng song thanh (khoomei/khomij). "Tsam" được nhảy múa để tránh ma quỷ và nó được coi là sự hồi tưởng về saman giáo.

Âm nhạc đại chúng

Ban nhạc rock đầu tiên của Mông Cổ là Soyol Erdene, được thành lập trong thập niên 1960. Phong cách kiểu Beatles của họ đã bị giới kiểm duyệt Cộng sản chỉ trích mạnh mẽ. Tiếp sau đó là Mungunhurhree, Ineemseglel, Urgoo, vân vân, đã mở ra con đường cho thể loại nhạc này trong môi trường khắc nghiệt của lý tưởng Cộng sản. Mungunhurhree và Haranga là những người tiên phong trong âm nhạc rock nặng Mông Cổ. Haranga phát triển tới đỉnh cao hồi cuối thập niên 1980 và 1990.
Người lãnh đạo Haranga, nghệ sĩ guitar nổi tiếng Enh-Manlai, đã tận tình giúp đỡ những thế hệ ca sĩ nhạc rock sau này. Trong số những ban nhạc tiếp bước Haranga có ban nhạc Hurd. Đầu thập niên 1990, nhóm Har-Chono đã đặt ra bước khởi đầu của rock-dân gian Mông Cổ, pha trộn những yếu tố của "long song" Mông Cổ vào trong thể loại nhạc rock.
Tới thời điểm đó, môi trường cho sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật đã được tự do hơn rất nhiều nhờ một xã hội dân chủ mới trong nước. Thập kỷ 1990 chứng kiến sự phát triển của rap, techno, hip-hop và cả những boy band và girl band ở thời điểm chuyển tiếp thiên niên kỷ.

Truyền thông

Bài chi tiết: Truyền thông Mông Cổ
Truyền thông Mông Cổ phỏng vấn Đảng Xanh Mông Cổ đối lập. Truyền thông đã có nhiều tự do từ khi những cuộc cải cách dân chủ được thực hiện trong thập niên 1990.
Báo chí Mông Cổ bắt đầu năm 1920 với những quan hệ thân cận với Liên xô dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản, với việc thành lập tờ báo Unen ("Sự thật") tương tự tờ Pravda Xô viết.[37] Cho tới những cuộc cải cách trong thập niên 1990, chính phủ kiểm soát chặt chẽ truyền thông và quản lý mọi công việc xuất bản, và không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập.[37] Sự giải tán Liên bang Xô viết đã có tác động mạnh tới Mông Cổ, nơi Nhà nước độc đảng đã phát triển trở thành một chế độ dân chủ đa đảng, và cùng với đó, những quyền tự do của truyền thông được đặt lên hàng đầu.
Một luật mới về tự do báo chí, được soạn thảo với sự giúp đỡ của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày 28 tháng 8 năm 1998 và được thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1999, mở đường cho các tự do truyền thông.[38] Truyền thông Mông Cổ hiện tại gồm khoảng 300 tờ báo in và các đài phát thanh, truyền hình.[39]
Từ năm 2006, môi trường truyền thông đã được cải thiện với việc chính phủ thảo luận một Đạo luật Tự do Thông tin, và loại bỏ bất kỳ một sự liên quan nào của truyền thông tới chính phủ.[40][41] Những cuộc cải cách thị trường đã dẫn tới sự gia tăng của số người làm việc trong ngành truyền thông sau từng năm, cùng với số lượng các sinh viên và trường báo chí.[40] Trong báo cáo năm 2008 của mình, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng môi trường báo chí ở vị trí 93 trên 173, vị trí số 1 là tự do nhất.[42]

Xem thêm

Bài chi tiết: Đề cương Mông Cổ

Tham khảo

  1. ^ Ban Ki-Moon on press conference in Ulaanbaatar, July 27th, 2009
  2. ^ “President George W. Bush Visits Mongolia”. US embassy in Mongolia, 2005.
  3. ^ Ulanbator
  4. ^ CIA World Factbook countries by area
  5. ^ “Republic of Mongolia” (PDF). 2004. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/07/mong-co-ngoi-tren-dong-vang-ma-lo/
  7. ^ a ă CIA World Factbook: Mongolia
  8. ^ Statistical Yearbook of Mongolia 2006, National Statistical Office, Ulaanbaatar, 2007
  9. ^ Morris Rossabi, Beijing's growing politico-economic leverage over Ulaanbaatar, The Jamestown Foundation, 2005-05-05, (truy cập 2007-05-29)
  10. ^ Jeffs, Luke (12 tháng 2 năm 2007). “Mongolia earns a sporting chance with fledgling operation”. Dow Jones Financial News Online. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  11. ^ Cheng, Patricia (19 tháng 9 năm 2006). “Mongolian bourse seeks foreign investment”. International Herald-Tribune. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  12. ^ Lonely Planet Mongolia: Choibalsan transport
  13. ^ a ă â U.S. Census Bureau International Data Base
  14. ^ U.S. Department of State. Bureau of East Asian and Pacific Affairs. Background Note:Mongolia
  15. ^ a ă â b c World Population Prospects The 2006 Revision Highlights
  16. ^ National Statistical Office: Statistical Yearbook 2002, p. 39. "Villages" in this case refers to settlements that are not part of a sum, see p. 37
  17. ^ National Statistical Office: Statistical Yearbook 2002, pp. 43, 151
  18. ^ Second wave of Chinese invasion. The Sydney Morning Herald. 13 tháng 8, 2007.
  19. ^ Mongolia - Ethnic and Linguistic Groups. Source: U.S. Library of Congress.
  20. ^ Lonely Planet: Mongolian, 2008
  21. ^ Han, Jae-hyuck (5 tháng 5 năm 2006). “Today in Mongolia: Everyone can speak a few words of Korean”. Office of the President, Republic of Korea. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007.
  22. ^ CIA Factbook - Mongolia
  23. ^ Bureau of East Asian and Pacific Affairs - Mongolia
  24. ^ http://en.wikipedia.org/wiki/Mongolia#Religion
  25. ^ The Encyclopedia Americana, By Grolier Incorporated, pg. 680
  26. ^ Mongolia. Encyclopædia Britannica Online.
  27. ^ Olloo.mn(Mongolian)
  28. ^ The National Statistical Office of Mongolia: Goal 4 - Reduce Child Mortality
  29. ^ National Ministry of Health Yearbook 2006
  30. ^ UNICEF - At a glance: Mongolia
  31. ^ UBPost: Child Mortality Rate Has Decreased, UNICEF Says
  32. ^ Mark Bixler (15 tháng 8 năm 2008). “Mongolia wins first-ever gold medal”. CNN.com/world sport. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.
  33. ^ “World ranking: 25 m Pistol Women”. International Shooting Sport Federation. 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2007.
  34. ^ a ă Искусство Монголии. Moscow. 1984.
  35. ^ “Cultural Heritage of Mongolia”. Đại học Indiana. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  36. ^ Khê, Trần Văn. Hồi Ký Trần Văn Khê. 3 (bằng tiếng Việt). Bôn ba bốn biển năm châu. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ & Phương Nam. tr. 308.
  37. ^ a ă Mongolia media, Press reference.
  38. ^ Bruun, O. & Odgaard, O. Mongolia in Transition: Old Patterns, New Challenges. Routledge, 1996. ISBN 978-0-7007-0441-5.
  39. ^ Country Profile: Mongolia, BBC.
  40. ^ a ă Banerjee, I. & Logan, S. Asian Communication Handbook 2008. AMIC, 2008. ISBN 978-981-4136-10-5.
  41. ^ Macrory, P. F. J., Appleton P. A. & Plummer, M. G. The World Trade Organization: Legal, Economic and Political Analysis. Springer, 2005. ISBN 978-0-387-22685-9.
  42. ^ 2008 Press Freedom Index, Reporters Without Borders.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung
Du lịch



Hội thề Đông Quan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội thề Đông Quan diễn ra ngày 10 tháng 12 năm 1427, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông, kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Hoàn cảnh

Nhà Minh đánh chiếm Đại Viêt từ năm 1407, đặt bộ máy cai trị và đổi gọi trở lại là Giao Chỉ như thời Bắc thuộc nhà Hán. Đến năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo liên tiếp giành thắng lợi, đẩy quân Minh vào thế bị vây hãm trong các thành trì từ Bắc vào Nam. Chủ tướng quân Minh là Vương Thông bị hãm trong thành Đông Quan từ năm 1426.
Sau hai thất bại nặng nề của các đạo viện binh do Liễu ThăngMộc Thạnh chỉ huy cuối năm 1427, Minh Tuyên tông buộc phải tuyên bố bãi binh.

Hội thề

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, hội thề lịch sử đã diễn ra. Đây là một hình thức định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức.
Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông, Tổng binh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân.
Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn.

Sau hội thề

Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn, như trong bài Bình Ngô đại cáo:
...Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay...
Bình luận về việc Minh Tuyên tông ra lệnh bãi binh ở Đại Việt, sử gia Trung Quốc là Cốc Vĩnh Thái viết trong Minh sử kỷ sự bản mạt:
Vương Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân, Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng hòa vậy"[1]

Chú thích

  1. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 276.

Tham khảo

  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội

Xem thêm


Bắc thuộc lần 4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giao Chỉ
Quận của nhà Minh


1407–1427
Vị trí của Giao Chỉ
Chính quyền Quân chủ
Lịch sử
 -  Nhà Hồ thất bại 1407
 -  Nhà Hậu Trần thất bại 1413
 -  Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc 1427
Dân số
 -  1408 3,120,000 
 -  1418 455,288 
Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.

Nhà Minh xâm chiếm Đại Ngu

Cuối thế kỉ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn quốc suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà MinhTrung Quốc dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.
Tướng nhà Minh là Trương Phụ xui giục một số người Việt đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của nhà Minh vì nhà Trần đã tuyệt tự[1]. Minh Thành Tổ nhân đó đổi gọi An Nam thành quận Giao Chỉ, kinh đô Thăng Long trước đây đổi gọi là thành Đông Quan.

Bộ máy cai trị

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam
Thời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
   
   trung
   hưng
(1533 - 1789)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
Xem thêm
sửa
Quận Giao Chỉ được thiết lập bộ máy cai trị giống như các đơn vị hành chính của nhà Minh khi đó, gồm có 3 ty trực tiếp thuộc vào triều đình Yên Kinh:
  1. Đô chỉ huy sứ ty phụ trách quân chính
  2. Thừa tuyên bố chính sứ ty phụ trách dân sự và tài chính
  3. Đề hình án sát sứ ty phụ trách tư pháp
Các quan chánh, phó các ty đều là người phương bắc sang. Một số người Việt được trọng dụng vì có công với nhà Minh như Nguyễn Huân, Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong, Đỗ Duy Trung
Để duy trì bộ máy cai trị, năm 1407, nhà Minh thiết lập các vệ quân (5.000 quân) bản xứ, gồm Tả, Hữu, Trung đóng trong thành Đông Quan, Tiền quân đóng ở phía bắc sông Phú Lương, và các thiên hộ sở (1.000 quân), đóng đồn ở những nơi xung yếu, như Thị Cầu cần hai thiên hộ sở, Ải Lưu một thiên hộ sở. Đặt tại Xương Giang một vệ, và Qiu-wen(?) một vệ quân canh giữ. Trong đạo quân viễn chinh, 2.500 quân Quảng Tây, 4.750 quân Quảng Đông, 6.750 quân Hồ Quảng, 2.500 quân Triết Giang, 1.500 quân Giang Tây, 1.500 quân Phúc Kiến, hơn 4.000 quân Vân Nam được lệnh ở lại. Việc bắt lính bản địa được xúc tiến để hỗ trợ quân Minh đóng đồn giữ.[2]

Dân số, hành chính

Năm 1408, nhà Minh kiểm soát được dân số 3.120.000 người, người "man" 2.087.500 người thì sau 10 năm chỉ còn quản lý được 162.558 hộ với 450.288 nhân khẩu[3].
Cao Hùng Trưng, tác giả sách An Nam chí cho biết: Nhà Minh chia quận Giao Chỉ làm 17 phủ là:
Dưới 17 phủ là 47 châu, 154 huyện, 1 vệ, 13 sở, 1 thuyền chợ[4].
Trong 17 phủ trên, phủ Thăng Hoa thực chất chỉ đặt khống vì khi quân Minh tiến đến Hóa châu thì vua Chiêm Thành là Ba Đích Lại đã mang quân chiếm lại những vùng đất phải nộp cho nhà Hồ trước đây (năm 1402) là 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Do đó trên thực tế nhà Minh chỉ cai quản Giao Chỉ gồm 16 phủ, địa giới phía nam chỉ đến Hóa châu.[5]
Năm 1408, Trương Phụ tâu về nhà Minh: Giao Chỉ đông tây dài 1760 dặm, nam bắc dài 2700 dặm.
Để tăng cường quản lý Giao Chỉ, năm 1419, theo đề nghị của Lý Bân, nhà Minh tổ chức lại hệ thống thôn thành giáp. Cứ 10 hộ thành 1 giáp do Giáp trưởng đứng đầu; 110 hộ thành 1 lý do lý trưởng đứng đầu. Tương đương với lý, tại nội thành gọi là phường, tại ngoại thành gọi là sương.
Chức năng chính của Lý trưởng và Giáp trưởng là thu thuế cho chính quyền đô hộ. Họ thường bị ép bức và đánh đập nên khi được giao chức đều rất lo sợ.[4]
Để đảm bảo giao thông liên lạc giữa các phủ, châu, huyện của Giao Chỉ với Trung Quốc, năm 1415, nhà Minh cho mở đường thủy Vĩnh An, Vạn Ninh, đặt trạm tiếp đón tận Khâm châu; đồng thời cho đặt trạm ngựa đến thẳng phủ Hoành châu. Trên toàn địa bàn Giao Chỉ có 374 nhà trạm, nhiều nhất là phủ Giao Châu có 51 nhà trạm.

Giáo dục

Năm 1407, khi mới chiếm được Giao Chỉ, nhà Minh sai lùng tìm người tài năng, có sức khỏe, các thợ giỏi bắt mang về Trung Quốc. Kết quả bắt được 7000 người về phục vụ cho triều đình nhà Minh. Nhiều người tài, nghệ nhân của Đại Việt bị bắt đem sang Trung Hoa phục dịch cho Minh triều, mà nổi bật nhất còn lưu lại trong sử sách nước này phải kể đến các vị Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An...
Từ năm 1410, nhà Minh cho lập trường học ở các châu, phủ, huyện theo quy chế của Trung Quốc. Đến năm 1417 có 161 trường học. Tuy mở trường nhưng nhà Minh không tổ chức cho người Giao Chỉ thi mà chỉ để lựa chọn các nho sinh có học vấn để sung vào lệ tuyển cống cho triều đình hằng năm.
Những người hợp tác với quân Minh được đưa sang Trung Quốc để học hành một thời gian rồi đưa về phục vụ trong bộ máy cai trị tại Giao Chỉ. Điều đó nằm trong chính sách dùng người Việt trị người Việt của nhà Minh.

Lao dịch và tô thuế

Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã vơ vét mang về phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 13,6 triệu thạch, thuyền bè 8670 chiếc, binh khí hơn 2,5 triệu chiếc[6].
Nhằm thực hiện nền thống trị lâu dài, nhà Minh không ngừng xây thành lũy, cầu cống, đường xá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và sinh hoạt rất thiếu thốn[7].
Các công trường khai mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
Chính sách thuế khóa nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp[8]. Nhà Minh cử nhiều hoạn quan sang Việt Nam để tiến hành thu thập thuế, cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.[9]. Các viên quan này tham lam đến độ chính bản thân Hoàng đế nhà Minh phải can thiệp vào việc chỉ định quan lại sang Giao Chỉ. Vua Minh Nhân Tông phải bác việc Mã Kỳ tiếp tục muốn được bổ nhiệm quản lý việc thu vàng, bạc, trầm hương, ngọc trai tại đây năm 1424.

Thuế ruộng

Do thường xuyên phải đối phó những cuộc chống đối của người Việt, phạm vi kiểm soát ruộng đất của nhà Minh chỉ chủ yếu ở miền xung quanh Đông Quan.
Từ năm 1407 – 1413, nhà Minh không có khả năng quản lý ruộng đất, số ngạch khi tăng khi giảm không ổn định. Ruộng đất chỉ được trưng dụng một phần để ban cấp cho các thổ quan người Việt thay cho lương. Để cung ứng lương thực cho quân đội, nhà Minh không trông chờ vào nguồn tô thuế ruộng mà phải cho lính mở đồn điền tự sản xuất hoặc dùng hình thức trưng thu để vơ vét.
Năm 1414, sau khi dẹp xong nhà Hậu Trần, nhà Minh bắt dân Việt kê khai số ruộng đất trồng rau, trưng thu lương thực, tơ tằm và bắt đầu định ngạch thuế ruộng. Trên danh nghĩa thì lấy mức thu 5 thăng trên 1 mẫu như thời nhà Hồ, nhưng bắt dân tự khai khống 1 mẫu thành 3 mẫu để thu 3 phần thuế. Do đó trên thực tế mức thu cao gấp 3 lần nhà Hồ[10].

Thuế công thương nghiệp và thổ sản

Ngoài thuế ruộng, còn nhiều loại thuế thủ công nghiệpthương mại. Hàng loạt Ty Thuế khóa, Ty Hà bạc, Ty tuần kiểm được đặt ra để tận thu.
Để tăng cường khai thác tài nguyên, năm 1415 nhà Minh tiến hành khám thu các mỏ vàng, mỏ bạc, mộ phu đãi vàng và mò trân châu. Năm 1418, nhà Minh mở trường mò ngọc trai, tìm kiếm hương liệu; bắt người Việt săn bắt những thú vật quý để nộp như rùa 9 đuôi, vượn bạc má, chồn trắng, hươu trắng, voi trắng.
Đối với nghề nấu muối và bán muối, nhà Minh nắm quyền khai thác độc quyền. Người đi đường chỉ được đem 3 bát muối và 1 lọ nước mắm.
Chính sách thuế khóa của nhà Minh làm người Việt kiệt quệ điêu đứng. Việc làm sai dịch và nộp lương liên miên khiến năm 1418 từ Diễn châu trở vào nam không được cày cấy[11]. Tuy nhà Minh thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, trưng thu lương thực, nhưng các cuộc nổi dậy liên tiếp cùng tình hình loạn lạc tại Giao Chỉ khiến việc chiếm đóng của nhà Minh trở nên rất tốn kém. Lương thực thu được tại chỗ không đủ cung ứng cho số quan lại và binh lính. Từ khoảng những năm 1420, nhà Minh liên tục phải vận chuyển lương thực từ Lưỡng Quảng sang Giao Chỉ để cung cấp. Việc điều động người và của cho các đợt viễn chinh liên tục đòi hỏi cả miền nam Trung Quốc phải cung cấp, phục dịch. Năm 1424, khi khởi nghĩa Lam Sơn lớn mạnh, nhà Minh mới ra một số chính sách xoa dịu người Việt như đình chỉ khai thác vàng bạc, khoan giảm trưng thu thuế khóa…

Đồng hóa

Tập quán, tôn giáo tín ngưỡng

Người Việt bị bắt phải theo những phong tục tập quán của Trung Quốc: phải để tóc dài, không được cắt tóc; phải để răng trắng không được nhuộm; phụ nữ phải mặc áo ngắn quần dài (nguyên văn tiếng Hán: 短衣長裙 (đoản y trường quần), từ "quần" ở đây cũng có nghĩa là chỉ "váy") giống Trung Quốc. Quan lại phải đội khăn đầu rìu, áo viền cổ tròn có vạt, áo dài vạt bằng tơ lụa, hài ống cao có dây thắt.
Tục thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt cũng bị đàn áp thô bạo. Nhiều đàn tràng thờ kiểu Trung Quốc được lập.
Đạo Phật tại Việt Nam phát triển cực thịnh vào thời Lý, Trần, có ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống người dân Đại Việt. Số lượng trước tác về đạo Phật thời này rất nhiều, ngày nay chỉ còn lại Thiền uyển tập anh cũng là do chính sách hủy diệt của nhà Minh. Ðại Tạng Kinh thực hiện và ấn loát nhiều lần dưới triều Trần, mỗi lần in hàng ngàn cuốn; sách Thiền Tông Chỉ Nam, Bình Ðẳng Sám Hối Khoa Văn của Trần Thái Tông, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập, Trúc Lâm Hậu Lục, Tăng Già Toái Sự của Trúc Lâm Ðiều Ngự (tức vua Trần Nhân Tông) và tám tác phẩm của Pháp Loa không tác phẩm nào còn lại.
Nhà Minh đưa sang những tác phẩm Trung Hoa về Nho giáo, Phật Giáo, Lão Giáo cho người Việt học. Chính quyền đô hộ lập Tăng Cương Ty và Ðạo Kỳ Ty để lo việc giáo dục Phật Giáo và Lão Giáo theo mẫu mực Trung Hoa[12].

Văn hóa

Đại Việt từ khi chính thức độc lập vào thế kỷ 10, trải qua hơn 500 năm đã lớn mạnh nhanh chóng, giữ vững bờ cõi, xâm lấn về phía nam, tất cả các mặt đều phát triển mạnh mẽ, nhất là văn hóa đã trở thành quốc hồn quốc túy và có nhiều nét riêng biệt so với Bắc triều. Chẳng hạn vua Trần Nhân Tông xuất gia lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là việc chưa hề thấy trong lịch sử Trung Hoa. Sự lớn mạnh và độc lập của Đại Việt là một hiểm họa cho Bắc triều đã được chứng minh qua các cuộc chiến tranh Việt - Tống, Việt - Nguyên; nên nhà Minh từ khi nắm quyền không thể không biết. Nhằm thủ tiêu nền văn hóa của người Việt, ngay năm 1406, khi phát binh đánh Đại Ngu, Minh Thành Tổ đã ban sắc viết:
Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ không để sót[13].
Năm 1407, Minh Thành Tổ ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn văn hóa triệt để hơn[14].:
Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dù dựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. … Sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại
Sự hủy diệt đó khiến Ngô Sĩ Liên, nhà sử học chứng kiến những sự kiện này than rằng:
Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn
Năm 1418, nhà Minh sai Hạ Thanh và Hạ Thì sang thu các loại sách ghi chép về sự tích xưa của người Việt đưa về Trung Quốc. Các tác phẩm văn học, sử học, pháp luật, quân sự của đời trước đã bị tịch thu gồm[15]:
Lấy đi sách vở của người Việt, nhà Minh mang sang những sách vở Trung Quốc phát cho các thôn, huyện để tuyên truyền văn hóa Trung Quốc.

Người Việt giành lại nước

Xem chi tiết: nhà Hậu Trần, Khởi nghĩa Lam Sơn
Ngay khi nhà Hồ thất bại, đã có nhiều phong trào chống Minh bắt đầu nổi lên. Trong các phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
Giữa năm 1407, nhân dân huyện Đông Lan và Trà Thanh thuộc Diễn châu nổi dậy phá ngục, giết huyện quan. Trương Phụ và Trần Húc mang quân vào dẹp.
Tại châu Thất Nguyên (Lạng Sơn), dân tộc bản địa lập căn cứ chống Minh. Trương Phụ sai Cao Sĩ Văn đi đánh, đến châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) thì bị quân khởi nghĩa giết chết. Sau Trương Phụ phái Trình Dương tăng viện mới thắng được.
Tháng 11 năm 1407, Phạm Chấn nổi dậy, lập Trần Nguyệt Hồ - một người tự xưng là tông thất nhà Trần - làm vua ở Bình Than. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, Trần Nguyệt Hồ bị bắt, Phạm Chấn trốn thoát và gia nhập cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần.
Dù ban đầu lấy chiêu bài "Phù Trần diệt Hồ" nhưng thực chất sau đó nhà Minh lại sai lùng bắt con cháu nhà Trần. Sự nổi dậy của nhà Hậu Trần bắt dầu từ cuối năm 1407 với sự kiện Trần Giản Định Đế lên ngôi. Lực lượng này đã làm chủ từ Thuận Hóa trở ra, tiến ra bắc và đánh bại quân Minh một trận lớn ở Bô Cô cuối năm 1408. Nhưng sau đó hiềm khích trong nội bộ khiến lực lượng bị suy yếu nghiêm trọng. Cuối cùng đến năm 1413, vua Trùng Quang Đế và các tướng lĩnh bị bắt. Nhà Hậu Trần chấm dứt.
Cùng thời gian nhà Hậu Trần nổi lên, trong năm 1407 - 1408 còn các phong trào nhỏ lẻ khác như Chu Sư Nhan ở An Định (Thái Nguyên), Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí ở Thái Nguyên, Trần Nguyên Thôi ở Tam Đái (Phú Thọ), Trần Nguyệt Tôn ở Đồng Lợi... Do các cuộc khởi nghĩa này quy mô nhỏ, không liên kết được với nhau nên nhanh chóng bị dẹp.
Từ cuối năm 1409, khi Trùng Quang Đế lên ngôi, có thêm nhiều cuộc khởi nghĩa khác. Hoàng Cự Liêm từng bị quân Minh đánh bại, bỏ trốn lại nổi dậy. Thiêm Hữu và Ông Nguyên dấy quân ở Lạng Giang. Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân và Ông Lão nổi lên ở Thái Nguyên. Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có quân khởi nghĩa "áo đỏ" hoạt động mạnh trong vùng rừng núi và vào thượng du Thanh Hoá, Nghệ An.
Đồng Mặc khởi nghĩa ở Thanh Hóa, bắt sống được tướng Minh là Tả Địch và buộc Vương Tuyên tự vẫn. Tại Thanh Oai (Hà Nội) có khởi nghĩa Lê Nhị. Lê Nhị bắt giết cha con tướng Lư Vượng và chiếm giữ Từ Liêm.
Năm 1410, Nông Văn Lịch khởi nghĩa ở Lạng Sơn, giết được nhiều quân Minh. Tướng người ViệtMạc Thúy mang quân lên dẹp bị trúng tên tử trận.
Sang năm 1411, Trương Phụ được lệnh mang quân sang tiếp viện cho Mộc Thạnh để dẹp các phong trào chống đối của người Việt một lần nữa. Nhà Minh huy động quân 6 Đô ty Tứ Xuyên, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Quảng, Vân Nam, Quý Châu và 14 vệ tiến sang.
Sau khi dẹp được nhà Hậu Trần, quân Minh quay sang dẹp các cuộc khởi nghĩa nhỏ khác. Lúc này nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.[16]
Em Trùng Quang Đế là Trần Quý Tám thu thập tàn quân Hậu Trần khởi binh. Một tông thất khác cũng có tên là Trần Nguyệt Hồ (không phải Trần Nguyệt Hồ khởi nghĩa ở Bình Than năm 1407) cũng nổi dậy. Một vài cánh quân nhỏ khác hưởng ứng như Nguyễn Tông Biệt, Hoàng Thiêm Hữu. Tới năm 1415, hầu hết các cánh quân khởi nghĩa bị dẹp, chỉ còn vài phong trào với quy mô hẹp và không ảnh hưởng tới sự cai trị của nhà Minh như Trần Quý Tám ở Tĩnh An (Quảng Ninh), Nguyễn Tống Biệt ở Hạ Hồng,...
Từ năm 1417 trở đi, một loạt các cuộc khởi nghĩa mới lại bùng lên, lần này cuốn hút cả các quan lại người Việt vốn cộng tác, hoặc đầu hàng nhà Minh trước kia. Năm 1417, tổng binh Lý Bân đánh dẹp hai cuộc khởi nghĩa lớn. Đến năm 1418, hai cuộc khởi nghĩa mới lại bùng phát. Theo Dreyer, đợt khởi nghĩa này trùng với thời kỳ nhà Minh mở rộng xây cất tại Bắc Kinh và phát triển hạm đội hải hành viễn chinh Nam Á. Việc xây cất và đóng thuyền đòi hỏi một lượng lớn nhân lực vật lực, đặc biệt là gỗ tốt, mà nguồn cung cấp từ nội địa Trung Quốc đã giảm sút. Việc quan lại nhà Minh, như hoạn quan Mã Kỳ, tăng sưu dịch, vơ vét nguyên liệu, dồn gánh nặng khai thác gỗ lên các tỉnh mới chiếm được như Giao Châu có lẽ đã làm bùng phát sự bất mãn của dân chúng, và cả quan lại người Việt, dẫn đến một làn sóng chống đối nữa.[17]
Năm 1418, Lê Lợi dấy binh, bắt đầu khởi nghĩa ở Lam Sơn. Thời gian đầu, quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn ở vùng núi Thanh Hóa. Từ năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến vào Nghệ An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra bắc, đánh bại các đạo quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang từ năm 1426 đến 1427.
Cuối cùng, tướng nhà Minh là Vương Thông phải xin giảng hòa, rút quân về nước. Người Việt giành lại quyền độc lập tự chủ sau 20 năm. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê.

Các tướng văn, võ nhà Minh ở Giao Chỉ

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 59-60
  2. ^ Ming Shi-lu, Vol 11, trang 0958/59
  3. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 63
  4. ^ a ă Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 62
  5. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 59
  6. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 59
  7. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 73
  8. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 69
  9. ^ Karl Hack, trang 84
  10. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 70
  11. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 71
  12. ^ http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan2-18.htm
  13. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 338
  14. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 339
  15. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 75-76
  16. ^ Karl Hack, trang 88
  17. ^ Dreyer, trang 211

Tham khảo

Tiếng Việt
  • Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội
  • Đặng Huy Phúc (2005), Đặng Tất - Đặng Dung, NXB Trẻ
Tiếng Anh

Cách mạng Ngoại Mông 1911

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cách mạng Mông Cổ 1911 (Cách mạng Dân chủ dân tộc Mông Cổ) diễn ra khi khu vực Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ triều đình Đại Thanh trong Cách mạng Tân Hợi. Khi một chương trình mới nhằm đưa người Hán đến định cư tại Mông Cổ và đồng hóa dân cư bản địa được tiết lộ, nó gặp phải kháng cự bắt nguồn từ việc tách biệt tương đối vào thời Thanh. Nhiều tù trưởng tại Barga và Nam Mông Cổ hỗ trợ cách mạng và trở thành các lãnh đạo cách mạng.

Tân chính

Đại Thanh khoảng năm 1900
Triều Thanh do người Mãn lập nên, họ thực hiện các nỗ lực nhằm giữ sự thuần chủng của dân tộc mình trước người Hán. Những nhà lãnh đạo người Mãn ban đầu ban hành nhiều pháp luật nhằm cô lập Mãn Châu với Trung Quốc bản thổ và Mông Cổ.[1] Họ cũng làm điều tương tự với người Mông Cổ: người Hán bị cấm vào Mông Cổ và người Mông Cổ không được phép đi ra ngoài minh/bộ của họ. Người Mông Cổ bị cấm nói tiếng Trung hoặc thông hôn với người Hán. Theo thời gian, việc thi hành bị suy giảm, song các điều luật vẫn còn tồn tại về hình thức mà ít được tuân thủ.
Nửa sau thế kỷ 19, chủ nghĩa đế quốc phương Tây biến đổi các ưu tiên chính trị tại Đại Thanh. Triều Thanh thất bại trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895, tiếp đến là người Đức chiếm Sơn Đông và tình trạng "tranh giành tô giới". Vận động Nghĩa Hóa Đoàn và đặc biệt là Chiến tranh Nga-Nhật được hiểu phổ biến tại Đại Thanh như một chiến thắng của chủ nghĩa hợp hiến trước chế độ chuyên quyền. Đó cũng là lúc các cải cách kinh tế, chính trị, và quân sự sâu rộng mang tên "Tân chính" được hạ lệnh.
Đến đầu thế kỷ 20, Mông Cổ là một khu vực nghèo khổ, ảnh hưởng từ cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế này. Việc thất thu thuế từ miền Nam Đại Thanh trong cuộc nổi dậy và chi phí trấn áp khiến nhân khố triều Thanh cạn kiệt. Thay vì nộp vật nuôi như truyền thống, vàng trở thành phương tiện chính để nộp thuế đối với người Mông Cổ.[2] Nguồn vàng chủ yếu của người Mông Cổ là từ việc vay mượn của các thương nhân người Hán. Những khoản vay này có lãi suất rất cao, và được hoàn trả bằng vật nuôi, chúng sau đó được đưa đến Trung Quốc bản thổ. Kết quả là việc suy giảm nghiêm trọng quy mô đàn gia súc vốn là sinh kế của người Mông Cổ.[3]
Tuy nhiên, tại Ngoại Mông, Tân Chính có phần khác biệt, mục đích không chỉ là hiện đại hóa giống như tại các lãnh thổ của người Hán, mà còn là đồng hóa văn hóa. Hành động Nga xâm chiếm bán đảo Liêu Đông vào năm 1898 và sau đó là miền bắc Mãn Châu vào năm 1900 kích động những lo sợ của triều đình Thanh trước một ý định lớn hơn của người Nga trên toàn bộ biên giới phía bắc của mình. Những nhà lãnh đạo của triều đình Thanh cho rằng việc duy trì tình nguyên vẹn của quốc gia phụ thuộc vào tính hiệu quả của vùng biên thùy trong vai trò bảo vệ Trung Quốc bản thổ.
Do đó, từ năm 1901 đến năm 1910, triều đình Thanh cho thi hành một kế hoạch quy mô lớn nhằm định cư người Hán tại khu vực biên thùy và tái tổ chức các chính phủ bản địa (song việc người Hán khai hoang đất đai Nội Mông bắt đầu sớm hơn nhiều). Một chiếu chỉ vào năm 1910 bãi bỏ những cấm chỉ cũ về việc người Hán định cư tại Ngoại Mông, thông hôn giữa người Hán và Mông Cổ, và người Mông Cổ sử dụng tiếng Trung, là bước cuối cùng nhằm tháo dỡ bức tường cô lập do người Mãn dựng lên từ vài thế kỷ trước đó.[4]
Đầu năm 1910, triều đình Thanh bổ nhiệm nguyên Quy Hóa phố đô thống Tam Đa làm Khố Luân biện sự đại thần, để thi hành Tân chính. Ông lập tức cho tổ chức 20 cơ cấu nhằm giám sát các vấn đề như quân sự, thuế, cảnh sát, cai trị, và thương nghiệp. Các kế hoạch được tiến hành nhằm đưa nông dân người Hán đến định cư tại Ngoại Mông. Tháng 1 năm 1911, Đường Tại Lễ nhậm chức Khố Luân binh bị xứ tổng biện, giám sát việc thành lập một quân đội Mông Cổ, một nửa trong số đó gồm các mục dân Mông Cổ, một doanh trại với 400 buồng được dựng lên gần Khố Luân. Người Mông Cổ nhận thấy những điều này là một mối đe dọa đến sự sinh tồn của họ, họ gửi một tấu chương cho triều đình Thanh rằng người Mông Cổ không nhận được lợi ích gì trong nhiều chiếu chỉ được ban hành, mong muốn được sinh hoạt theo phong tục truyền thống.[5] Thuộc hạ và đội hộ tống của Đường Tại Lễ tỏ ra ngạo mạn và hung ác.[6]
Chưa đầy một tháng sau khi Tam Đa đến, một vụ ẩu đả nổ ra giữa một số các lạt ma say rượu và người Hán tại một cửa hàng mộc của người Hán tại Khố Luân. Những sự cố như vậy không phải chưa từng xảy ra, song họ bị quan viên triều Thanh trấn áp kiên quyết. Khi Tam Đa đến chùa Cam Đan, là chùa chính tại Khố Luân, để tiến hành bắt giữ, các lạt ma ném đá vào ông ta cùng binh sĩ, buộc họ phải rút đi. Tam Đô yêu cầu rằng Jebstundamba Khutuktu (Triết-bố-tôn-đan-ba Hô-đồ-khắc-đồ), lãnh đạo tinh thần tại Khố Luân của người Mông Cổ, giao một lạt ma cụ thể được cho là người cầm đầu sự kiện. Jebstundamba Khutukhtu từ chối và bị Tam Đô trừng phạt. Đáp lại, người Mông Cổ dâng tấu thỉnh cầu triều đình Thanh loại bỏ Tam Đa, song không thành công.[7]

Quyết định về độc lập

Thân vương Namnansüren
Đến mùa xuân năm 1911, một số quý tộc Mông Cổ nổi bật gồm Thân vương Tögs-Ochiryn Namnansüren thuyết phục Jebstundamba Khutukhtu triệu tập một cuộc họp của các quý tộc và quan viên thần quyền để thảo luận về độc lập, Jebstundamba Khutukhtu chấp thuận. Nhằm tránh nghi ngờ, họ nhân dịp một lễ hội tôn giáo, khi đó sẽ tập hợp các lãnh đạo để thảo luận về sự cần thiết phải tái phân bổ thuế giữa các kỳ. Cuộc họp diễn ra vào ngày 10 tháng 7 và người Mông Cổ thảo luận về việc nên quy phục hay kháng cự ý chí của triều Thanh. Hội nghị trở nên bế tắc, 18 quý tộc quyết định đưa vấn đề vào tay họ. Cuộc họp bí mật diễn ra trên vùng đồi quanh Khố Luân, họ quyết định rằng Mông Cổ cần phải tuyên bố độc lập. Sau đó, họ thuyết phục Jebstundamba Khutukhtu cử một đoàn gồm ba đại diện nổi bật -một quý tộc thế tục, một tăng lữ, và một quan viên thế tục từ Nội Mông- đến Nga để cầu viện.[8]
Phái đoàn đến Sankt-Peterburg mang theo một bức thư ký tên Khutuktu và “bốn hãn của Khách Nhĩ Khách.” Thư cầu viện để chống lại Trung Quốc, bao gồm cả vũ khí, và ngụ ý rằng binh sĩ Nga cần phải chống lại một đơn vị Trung Quốc mà người Mông Cổ cho rằng lúc đó sẽ tiến vào Mông Cổ. Nhằm thuyết phục, người Mông Cổ hứa hẹn nhượng bộ về kinh tế để báo đáp. Bản thân bức thư không rõ ràng về loại hình cụ thể mà người Mông Cổ mong muốn thiết lập với Nga. Nga muốn đưa Ngoại Mông Cổ vào trong phạm vi ảnh hưởng của mình và như một quốc gia vùng đệm để che chắn trước Trung Quốc và Nhật Bản, song chưa từng lập kế hoạch biến Ngoại Mông Cổ thành một bộ phận của đế quốc.[9] Chính phủ Nga quyết định ủng hộ, song bằng ngoại giao thay vì phương thức quân sự, một nền độc lập không đầy đủ cho Mông Cổ mà là tự trị trong Đại Thanh. Tuy nhiên, họ tăng cường canh giữ lãnh sự quán tại Khố Luân để bảo vệ phái đoàn trở về.[10]
Bộ trưởng của Nga tại Bắc Kinh sau đó được chỉ thị thông báo với triều đình Thanh rằng người Mông Cổ cử một đoàn đến Sankt-Peterburg để phàn nàn về việc người Hán nhập cư, kiến thiết quân đội, và tái tổ chức hành chính. Ông ta nói rằng Nga không thể không lo lắng về những diễn biến này dựa trên việc có biên giới chung với người Khách Nhĩ Khách, và cảnh báo rằng Đại Thanh sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu cảnh báo này bị lờ đi.[11]

Độc lập

Lãnh sự quán Nga tại Khüree
Biết tin về đoàn Mông Cổ đi Nga, triều đình Thanh chỉ thị Tam Đa điều tra. Tam Đa lập tức triệu tập người đứng đầu chính phủ thần quyền của Khutukhtu (Ikh shav’) là Erdene Shanzav, và yêu cầu giải thích. Erdene Shanzav biện hộ rằng ông không tham dự, và tiết lộ toàn bộ âm mưu. Sau đó, Tam Đa yêu cầu rằng Khutuktu rút lại yêu cầu của mình đối với binh sĩ Nga. Khutuktu chấp thuận, với điều kiện là Tam Đa triệt tiêu Tân Chính. Tam Đa đánh điện về Bắc Kinh xin chỉ thị, và được cho biết rằng các nhiệm vụ Tân Chính có thể được trì hoãn.[12]
Thời điểm đã chín muồi đề hỏa giải, song Tam Đa lựa chọn áp bức. Ông ra lệnh cho các thân vương tại Khố Luân ký một tuyên bố rằng chỉ một vài cá nhân chịu trách nhiệm về việc thỉnh cầu Nga. Các thân vương đưa ra một tuyên bố như vậy, song chỉ bằng lời nói. Sau đó, Tam Đa lệnh cho người Mông Cổ không được có tiếp xúc thêm với lãnh sự quán Nga, đe dọa nếu không tuân lệnh sẽ đưa thêm 500 binh sĩ đến Khố Luân và vũ trang cho dân cư Hán trong thành phố. Ông ta bố trí lính gác quang cung điện của Khutuktu với lệnh cấm du khách Nga, và ông ta cử một đạo quân đến biên giới Nga và Mông Cổ nhằm ngăn chặn phái đoàn từ Nga trở về.[13]
Tại Trung Quốc bản thổ, ngày 10 tháng 10 xảy ra khởi nghĩa Vũ Xương và khởi đầu cách mạng Tân Hợi chống triều đình Thanh, các tỉnh lần lượt tuyên bố độc lập với triều đình. Cho rằng vị thế của bản thân không giữ vững được, Tam Đa gửi điện tín cho chính phủ tại Bắc Kinh thỉnh cầu được phép từ nhiệm, song yêu cầu này bị từ chối. Trong khi đó, phái đoàn Mông Cổ đến Nga bí mật trở về, và báo lại những kết quả của chuyến đi cho một nhóm các thân vương và lạt ma. Họ soạn thảo một bản kiến nghị chung đến Khutukhtu thỉnh cầu rằng Mông Cổ nên theo bước các cuộc nổi dậy cấp tỉnh. Ông khuyến nghị rằng người Mông Cổ thành lập một quốc gia của riêng mình.[14]
Phấn chấn trước sự ủng hộ của Khutuktu và triều Thanh sắp sụp đổ, Chính phủ lâm thời Khách Nhĩ Khách được thành lập, đứng đầu là một số quý tộc Khách Nhĩ Khách nổi bật. Ngày 28 tháng 11, chính phủ lệnh rằng bốn bộ (aimag) của người Khách Nhĩ Khách huy động một nghìn binh sĩ mỗi bộ. Gần như ngay lập tức, 500 binh sĩ từ các kỳ lân cận tập hợp tại Khố Luân. Hai ngày sau đó, Tam Đa nhận được một bức thư, ký tên là các quý tộc và lạt ma của Khách Nhĩ Khách, nói rằng họ nghe tin về phong trào ly khai tại Trung Hoa, và rằng binh sĩ người Hán của “đảng cách mạng” đang chuẩn bị hành quân đến Khố Luân từ Nội Mông. Thư nói rằng do người Khách Nhĩ Khách nhận được ân đức từ triều đình Thanh trong quá khứ, Khutuktu đã ra lệnh huy động 4000 binh sĩ tiến về Bắc Kinh để bảo vệ Hoàng đế, Tam Đa được yêu cầu cung cấp cho những binh sĩ này lương thực và vũ khí, và có ba giờ để trả lời. Không có trả lời, một đoàn quý tộc và lạt ma đến văn phòng của biện sự đại thần, và thông báo cho ông về quyết định tuyên bố độc lập và lập Khutuktu làm hoàng đế. Tam Đa cầu xin đoàn, thừa nhận những điều trải qua là kết quả của hành động dại dột của bản thân, và hứa tiến cử quyền tự trị hoàn toàn cho Mông Cổ thay vì độc lập. Đoàn trả lời rằng họ đến chỉ là để đưa ra thông điệp, không phải tranh luận về nó. Tam Đô được lệnh phải rời đi trong vòng 24 giờ.[15]
Tam Đa không thể làm được nhiều, ông chỉ có 150 binh sĩ và họ đang trong tâm trạng khó chịu vì bị nợ lương. Ngày hôm sau, các binh sĩ của Tam Đa bị giải giáp bởi người Mông Cổ cùng quân Cozak Nga hộ tống lãnh sự dưới quyền Grigory Semyonov. Tam Đa cùng thuộc hạ chuyển vào lãnh sự quán Nga nhằm đảm bảo an toàn của bản thân.
Ngày 30 tháng 11 năm 1911, người Mông Cổ thành lập Chính phủ lâm thời Khách Nhĩ Khách. Ngày 5 tháng 12, Tam Đa rời Mông Cổ với sự hộ tống của người Nga.[16] Nhà đương cục Đại Thanh tại phần còn lại của quốc gia nhanh chóng sụp đổ, và cũng trong tháng 11 hoặc trong tháng 1 năm 1912, Ô Lý Nhã Tô Đài tướng quân tại miền tây Mông Cổ, các thuộc cấp và cận vệ của ông ta, hòa bình rời đi dưới sự bảo hộ của quân Cozak. Tuy nhiên, Khoa Bố Đa tham tán đại thần quyết định kháng cự, hy vọng vào quân tiếp viện từ Tân Cương. Tuy nhiên, quân tiếp viện đến quá trễ, thị trấn bị quân Mông Cổ bao quanh, phân đội tiếp viện bị tiêu diệt. Tháng 8 năm 1912, đồn lũy của ông ta bị quân Mông Cổ tràn vào, ông ta cùng những thuộc hạ được người Cozak hộ tống ra khỏi Mông Cổ.[17]


Bogd Khan.jpg

Ngày 1 tháng 12, Chính phủ Lâm thời Khách Nhĩ Khách ban bố một tuyên bố chung công bố kết thúc sự cai trị của triều Thanh và thiết lập một chế độ thần quyền dưới quyền Jebtsundamba Khutuktu (hình) . Đến cuối tháng, ngày 29 tháng 12, Khutuktu chính thức được lập làm Bodg Khaan (Bác Khắc Đa Hãn) của quốc gia Mông Cổ mới. Trong Cách mạng, hầu hết việc chuyển giao quyền lực diễn ra có trật tự, song một số cửa hàng của người Hán tại Khố Luân bị cướp bóc đốt phá. Đặc điểm tương đối hòa bình này là do tính hiện thực của nhà đương cục Đại Thanh tại Mông Cổ, và một phần không nhỏ là sự hiện diện của các binh sĩ Nga, những người cung cấp sự bảo hộ đối với giới chức và binh sĩ Đại Thanh.

Tham khảo

  1. ^ Willow Palisade
  2. ^ Sh. Natsagdorj, Manjiin erkhsheeld baisan üyeiin Khalkhyn khurangui tüükh (1691-1911) [Lịch sử người Khách Nhĩ Khách dưới quyền người Mãn], (Ulan Bator, 1963, p. 173.
  3. ^ A.P. Bennigsen, trong khi đi qua Mông Cổ từ năm 1909 đến năm 1911, được người Mông Cổ cho biết các bầy gia súc của họ suy giảm mười lần trong thập niên qua. Neskol’ko dannykh o sovremmenoi Mongolii [Một số thông tin về Mông Cổ hiện đại], (St. Petersburg, 1912), p. 57. Thông tin này được hỗ trợ theo những văn thư lưu trữ của chính phủ thần quyền Jebzundamba Hutuhtu (Ikh Shav’), trong đó ghi về một sự suy giảm số gia súc từ một triệu vào năm 1861 đến khoảng 12.000 vào năm 1909. D. Tsedev, Ikh shav’ [chính trị thần quyền], (Ulan Bator, 1964), p. 91.
  4. ^ Thomas E. Ewing, Revolution on the Chinese Frontier: Outer Mongolia in 1911, Journal of Asian History, v. 12, p. 104 (1978). See also Thomas E. Ewing, Ch'ing Policies in Outer Mongolia 1900-1911, Modern Asian Studies, v. 14 (1980).
  5. ^ Trần Sùng Tổ (陳崇祖), Ngoại Mông Cổ cận thế sử (外蒙古近世史), (Thượng Hải, 1926), bien 2, p. 5.
  6. ^ Natsagdorj, p. 261.
  7. ^ Ewing, p. 106.
  8. ^ L. Dendev, Monglyn tovch tüükh [Lược sử Mông Cổ],(Ulan Bator, 1934), p. 2; Sh. Sandag, Mongolyn uls töriin gadaad khariltsaa (1850-1919) [Quan hệ đối ngoại của Mông Cổ (1850-1919) (Ulan Bator, 1971), p. 244.
  9. ^ Batsaikhan, O. Mongolyn tusgaar togtnol ba Khyatad, Oros Mongol gurvan ulsyn 1915 ony Khiagtyn geree (1911–1916). Ulaanbaatar: Mongol Ulsyn Shinjlekh Ukhaany Acad. Publ.
  10. ^ Die Internationalen Beziehungen im Zeitalter des Imperialismus [Quan hệ quốc tế trong thời đại đế quốc], (Berlin, 1931-40), s. III, v. 1.1, p. 405.
  11. ^ Die Internationalen Beziehungen, pp. 494-95.
  12. ^ Trần Lục (陳籙), Chỉ thất bút kí (止室筆記), Thượng Hải (1919) p. 185.
  13. ^ Internationalen Beziehungen, p. 495.
  14. ^ Dendev, pp. 19-21.
  15. ^ Trần Lục, pp. 185-86.
  16. ^ Tam Đa đến Thẩm Dương tại Mãn Châu, tại đây ông nhận được một điện tín trình bày việc hoàng đế kinh ngạc trước sự bất tài của Tam Đa trong việc kiểm soát người Mông Cổ. Ông bị bãi chức, và được lệnh phải chờ để điều tra về cách quản lý của ông. Trần Sùng Tổ (陳崇祖), Ngoại Mông Cổ cận đại sử (外蒙古近世史), Thượng Hải, 1926; tái bản Đài Bắc, 1965), bien 1, p. 13.
  17. ^ A.V. Burdukov, V staroi i novoi Mongolii. Vospominaniya, pis'ma [Tại mông Cổ cũ và mới. Hồi ký, những bức thư] (Moscow, 1969).


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment