Tuesday, December 16, 2014

Chào ngày mới 18 tháng 12


Hốt Tất Liệt
CNM365. Chào ngày mới 18 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Công hòa tại Niger (1958), ngày Quốc khánh tại Qatar (1878); ngày Ngôn ngữ Ả Rập Liên Hiệp Quốc.  Năm 218 TCNChiến tranh Punic lần thứ hai: Quân Carthago dưới quyền Hannibal giành thắng lợi trước quân La Mã trong trận chiến Trebia. Năm 1271 – Đại hãn Hốt Tất Liệt (hình) cải quốc hiệu từ "Đại Mông Cổ Quốc" thành "Đại Nguyên", chính thức khởi đầu triều Nguyên. Năm 1886Khởi nghĩa Ba Đình: Quân đội Pháp vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình của lực lượng Cần Vương tại Thanh Hóa, Trung Kỳ. Năm 1972Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Richard Nixon tuyên bố Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Linebacker II để ném bom miền Bắc Việt Nam.

Hốt Tất Liệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên Thế Tổ Tiết Thiện Hãn
(元世祖 薛禪汗)
Hoàng đế nhà Nguyên, Hoàng đế Trung Hoa, Khả Hãn Mông Cổ (chi tiết...)
YuanEmperorAlbumKhubilaiPortrait.jpg
Hoàng đế nhà Nguyên, Hoàng đế Trung Hoa
Tại vị 18/12[1]/1271 - 18/2/1294
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Kế nhiệm Nguyên Thành Tông
Khả Hãn Mông Cổ
Tại vị 5/5/1260 - 18/2/1294
Tiền nhiệm Mông Kha hãn
Kế nhiệm Hoàng Trạch Đốc hãn
Thông tin chung
Thê thiếp Sát Tất
Tegulen
Nam Tất
Tên đầy đủ Hốt Tất Liệt (Khubilai, Хубилай, 忽必烈)
Niên hiệu Trung Thống (中統) 1260 - 1264
Chí Nguyên (至元) 1264 - 1294
Thụy hiệu Thánh đức Thần công Văn vũ Hoàng đế(聖德神公炆武皇帝)
Tiết Thiện Hãn (Setsen Hãn, ᠰᠡᠴᠡᠨ ᠬᠠᠭᠠᠨ, Сэцэн хаан)
Miếu hiệu Thế Tổ (世祖)
Hoàng tộc Dòng họ Borjigin (Боржигин), Bột Nhi Chỉ Cân (孛兒只斤)[2], Bác Nhĩ Tề Cát Đặc (博爾濟吉特)[3] của thị tộc (yasun)[4] Khiyad (Хиад) hay Kì Ác Ôn (奇渥溫)[5] hoặc Khất Nhan (乞顏)
Thân phụ Đà Lôi
Thân mẫu Sorghaghtani Beki
Sinh 23/9/1215
Mất 18/2/1294
Đại Đô (Khanbalic)
Hốt Tất Liệt (23/9/1215[6] - 18/2/1294[7]) (tiếng Mông Cổ: Qubilai qaghan.svg Хубилай хаан, chữ Hán: 忽必烈; bính âm: Hūbìliè) là đại hãn thứ năm của Mông Cổ đồng thời là người sáng lập ra nhà Nguyên. Ông là con trai thứ hai của Đà Lôi với vợ cả là Sorghaghtani Beki (Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni), nhưng là con trai thứ tư[8] khi tính cả các con của các bà vợ bé, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1260, Hốt Tất Liệt đã trở thành đại hãn của đế quốc Mông Cổ sau khi anh trai ông là đại hãn Mông Kha chết năm trước đó, mặc dù em trai ông là A Lý Bất Ca (Ariq Böke) cũng tự xưng là đại hãn tại kinh đô của đế quốc Mông Cổ vào thời điểm đó là Karakorum. Cuối cùng ông đã giành thắng lợi trước A Lý Bất Ca vào năm 1264, và mặc dù cuộc tranh giành quyền kế vị đã đánh dấu sự kết thúc của sự thống nhất chính trị trong nội bộ đế quốc Mông Cổ, nhưng đế quốc này về tổng thể vẫn là thống nhất và hùng mạnh[9]. Ảnh hưởng của Hốt Tất Liệt vẫn còn mạnh tại hãn quốc Y NhiKim Trướng hãn quốc, các phần phía tây của đế quốc Mông Cổ[10].
Năm 1271, Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên, vào thời gian đó kiểm soát các khu vực ngày nay thuộc Mông Cổ, Hoa Bắc, phần lớn miền tây Trung Quốc và các khu vực cận kề, và ông có địa vị của một Hoàng đế Trung Hoa. Năm 1279, quân đội nhà Nguyên cuối cùng đã đánh bại Nam Tống và như thế Hốt Tất Liệt đã trở thành hoàng đế Trung Hoa một cách đầy đủ. Miếu hiệu của ông là Nguyên Thế Tổ (tiếng Trung: 元世祖).
Dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng thịnh. Ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô tức Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1271 ông đã lập triều đại của người Mông Cổ mang tên nhà Nguyên. Năm 1279 quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc.
Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước chư hầu lệ thuộc. Hốt Tất Liệt còn có ước mộng thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, BaganJava nhưng không thành. Mặc dù rằng Hốt Tất Liệt theo đạo Phật nhưng ông lại cũng để ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới và đã mời các sứ giả truyền đạo này vào Trung Quốc. Ông cũng chú trọng đến việc phát triển các nghề thủ công, khoa học và nghệ thuật. Một trong những người ngoại quốc đã đến thăm triều đình này là Marco Polo.

Thời kỳ đầu

Yếu tố có ảnh hưởng đáng kể và rõ nét nhất tới cuộc sống của Hốt Tất Liệt trong thời kỳ trẻ tuổi của ông là sự nghiên cứu và ưa thích nền văn hóa Trung Hoa đương thời. Năm 1251, anh trai ông là Mông Kha, một người theo Hồi giáo, trở thành Đại hãn của đế quốc Mông Cổ và Hốt Tất Liệt được giao quản lý các lãnh thổ phía nam của đế quốc. Trong những năm cai quản này, ông quản lý tốt vùng lãnh thổ đó, làm tăng sản lượng lương thực tại tỉnh Hà Nam và gia tăng các chi phí cho phúc lợi xã hội sau khi nhận thêm Tây An. Những hành động này nhận được sự ủng hộ lớn từ các lãnh chúa Trung Hoa và nó chính là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nhà Nguyên sau này.[11]
Năm 1253, Hốt Tất Liệt được lệnh tấn công Vân Nam và ông đã tiêu diệt Vương quốc Đại Lý. Năm 1258, Mông Kha giao cho Hốt Tất Liệt làm chỉ huy cánh quân miền đông và yêu cầu ông hỗ trợ các cuộc tấn công vào Tứ Xuyên và một lần nữa vào Vân Nam. Trước khi Hốt Tất Liệt có thể tới đây vào năm 1259 thì ông nhận được tin là Mông Kha đã chết. Ông tiếp tục tấn công Vũ Hán, nhưng ngay sau khi nhận được tin rằng em trai ông là A Lý Bất Ca đã tổ chức một kurultai tại kinh đô của đế quốc ở Karakorum và lên làm đại hãn. Phần lớn các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đều chọn A Lý Bất Ca làm đại hãn; tuy nhiên, hai người anh ruột của ông này là Hốt Tất Liệt và Húc Liệt Ngột (Hulegu) lại phản đối.
Hốt Tất Liệt nhanh chóng đạt được thỏa thuận đình chiến với quân đội Nam Tống và quay trở về vùng bình nguyên Mông Cổ ở phương bắc nhằm chống lại tuyên bố của A Lý Bất Ca về chức vụ đại hãn.
Sau khi trở về vùng lãnh thổ của mình, Hốt Tất Liệt triệu tập kurultai của chính mình. Chỉ một lượng nhỏ các thành viên hoàng tộc ủng hộ tuyên bố của Hốt Tất Liệt về quyền thừa kế chức vụ và họ vẫn công bố ông là đại hãn, cho dù đã có tuyên bố dường như là hợp pháp của em trai ông (A Lý Bất Ca).
Điều này sau đó dẫn tới nội chiến giữa hai anh em, dẫn tới sự phá hủy hoàn toàn kinh đô của đế quốc tại Karakorum. Hốt Tất Liệt chỉ giành được thắng lợi sau 4 năm, vào năm 1264. Tuy nhiên, sự kiện này cuối cùng đã đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Mông Cổ thống nhất. Các hãn quốc miền tây trở thành độc lập trên thực tế (de facto) và hãn Hải Đô của hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), người cai trị phần lớn khu vực Tân CươngTrung Á ngày nay, còn tiếp tục chống đối ông cho tới tận khi ông này mất vào năm 1301.
Trong thời kỳ nội chiến với A Lý Bất Ca, người quản lý Ích Châu là Li Tan đã nổi dậy chống lại sự cai trị của người Mông Cổ vào tháng 2 năm 1262. Hốt Tất Liệt đã ra lệnh cho Shi Tianze và Shi Shu dẹp loạn Li Tan. Hai đội quân này đánh bại cuộc nổi dậy của Li Tan sau vài tháng và Li Tan bị tử hình. Tử hình cũng là kết cục của Wang Wentong, cha vợ của Li Tan, người từng được chỉ định làm bình chương chính sự (tiếng Trung: 平章政事) của trung thư tỉnh (tiếng Trung: 中書省) trong giai đoạn đầu thời kỳ trị vì của Hốt Tất Liệt và là một trong số các quan lại người Hán được tin cậy nhất của ông. Sự kiện này đã làm ông mất niềm tin vào người Hán. Sau khi trở thành hoàng đế, ông cấm chỉ việc giao các chức vụ quan trọng cho các lãnh chúa gốc Hán.

Hoàng đế nhà Nguyên

Tranh vẽ Hốt Tất Liệt khi đi săn, của họa sĩ cung đình Lưu Quán Đạo (刘贯道), khoảng năm 1280.
Hốt Tất Liệt chấp nhận các mô hình chính trị và văn hóa Trung Hoa, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của các lãnh chúa địa phương, những người đã nổi lên nắm quyền lực trong thời kỳ cuối của nhà Tống. Tuy nhiên, do mất niềm tin vào người Hán nên ông đã chỉ định người Mông Cổ, người Trung Á, người Hồi giáo và một ít người châu Âu vào các vị trí cao hơn người Hán. Hốt Tất Liệt bắt đầu nghi ngờ người Hán khi con rể của một vị bình chương chính sự người Hán lại nổi dậy chống lại ông trong khi ông đang phải quyết đấu với A Lý Bất Ca tại Mông Cổ[12] cho dù ông vẫn tiếp tục mời và sử dụng một số cố vấn người Hán như Lưu Bỉnh Trung, Hứa HànhDiêu Xu.
Năm Chí Nguyên thứ 8 (1271), Hốt Tất Liệt chính thức tuyên bố lập ra nhà Nguyên và đặt kinh đô tại Đại Đô (tiếng Trung: 大都; Wade-Giles: Ta-tu, nghĩa là "kinh đô lớn", ngày nay là Bắc Kinh) hay còn gọi là Hãn Bát Lý (Khanbaliq) vào năm sau đó. Kinh đô mùa hè của ông đặt tại Thượng Đô (tiếng Trung: 上都, nghĩa là "kinh đô trên", hay Xanadu, gần với Đa Luân (多伦) ngày nay). Để thống nhất Trung Quốc[13], Hốt Tất Liệt bắt đầu một chiến dịch rộng lớn chống lại những lực lượng còn sót lại của Nam Tống vào năm Chí Nguyên thứ 11 (1274) và cuối cùng tiêu diệt Nam Tống vào năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), thống nhất toàn bộ Trung Hoa.
Nội Trung Hoa và Mông Cổ[14][15] được chia thành 10 hành trung thư tỉnh (行中書省) hay hành tỉnh (行省) trong thời kỳ trị vì của ông với 1 hành thượng thư tỉnh và 1 hành thị lang tỉnh đứng đầu. Bên cạnh 10 hành tỉnh là khu vực trung tâm (tiếng Trung: 腹裏 = Phúc Lý), bao gồm phần lớn Hoa Bắc ngày nay, được coi là khu vực quan trọng nhất của nhà Nguyên và do trung thư tỉnh tại Đại Đô trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Tây Tạng cũng do một cơ quan cấp cao khác là Tuyên chính viện (tiếng Trung: 宣政院) quản lý trực tiếp.
Ông quản lý điều hành công việc triều chính khá tốt, khuyến khích phát triển kinh tế với việc cho xây dựng lại Đại Vận Hà, sửa chữa các tòa nhà công và mở rộng đường đi lối lại. Tuy nhiên, chính sách đối nội của Hốt Tất Liệt cũng bao gồm một số khía cạnh của các truyền thống Mông Cổ cũ, và trong khi Hốt Tất Liệt tiếp tục công việc trị vì của mình thì những truyền thống này va chạm ngày càng thường xuyên hơn với kinh tế và văn hóa xã hội Trung Hoa truyền thống.
Niccolo và Maffeo Polo chuyển bức thư của Hốt Tất Liệt cho giáo hoàng Gregory X năm 1271.
Năm 1273, ông cho phát hành một loạt mới các giấy bạc được nhà nước bảo đảm, được sử dụng trong khắp đất nước, mặc dù cuối cùng do thiếu các kỹ năng, kỷ luật tài chính và lạm phát đã làm cho bước đi này trở thành thảm họa kinh tế đối với triều đại này trong những năm sau đó. Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền giấy gọi là sáo. Để đảm bảo việc sử dụng nó, chính quyền Hốt Tất Liệt đã sung công vàng, bạc từ các cá nhân cũng như từ thương nhân ngoại quốc. Thay vì thế, các thương nhân được nhận giấy bạc do nhà nước ban hành theo tỷ lệ quy đổi. Điều này giải thích tại sao Hốt Tất Liệt được coi là người đầu tiên tạo ra tiền pháp định. Giấy bạc làm cho việc thu thuế và quản lý một đế quốc rộng lớn trở nên dễ dàng hơn trong khi làm giảm chi phí vận chuyển tiền kim loại[16]. Sau này Gaykhatu (Hải Hợp Đô) của hãn quốc Y Nhi cũng có ý định áp dụng hệ thống này tại Ba TưTrung Đông, nhưng đã hoàn toàn thất bại và ông này bị ám sát ngay sau đó.
Ông cũng cho phát triển các bộ môn nghệ thuật châu Á và chấp nhận những khác biệt về tôn giáo, ngoại trừ khi đề cập tới Đạo giáo. Một số người châu Âu đã từng đặt chân tới đây, đáng chú ý trong số này có Marco Polo trong thập niên 1270, người có thể đã từng nhìn thấy kinh đô mùa hè tại Thượng Đô.

Đối ngoại

Hốt Tất Liệt buộc Cao Ly (Triều Tiên) phải trở thành chư hầu vào năm 1260. Nhà Nguyên giúp Nguyên Tông (원종) của Cao Ly bình ổn sự kiểm soát của ông này tại Triều Tiên vào năm 1271. Hốt Tất Liệt cũng có ý định thiết lập mối quan hệ triều cống với các quốc gia khác, nhưng bị cự tuyệt. Dưới áp lực từ các cố vấn người Mông Cổ, Hốt Tất Liệt quyết định xâm lăng Nhật Bản, Myanma, Đại ViệtJava. Những cố gắng thất bại và tốn kém này, cùng với sự lưu thông tiền giấy đã gây ra lạm phát. Tuy nhiên, ông cũng đã buộc các lãnh chúa từ tây bắc và đông bắc phải đầu hàng, đảm bảo sự ổn định tại các khu vực này.

Xâm lược Nhật Bản

Samurai Suenaga đối mặt với cung tên của người Mông Cổ. Moko Shurai Ekotoba (蒙古襲来絵詞), khoảng năm 1293.
Hốt Tất Liệt hai lần có ý định xâm chiếm Nhật Bản; tuy nhiên, cả 2 lần, người ta tin rằng thời tiết xấu hoặc các lỗi kỹ thuật trong chế tạo tàu thuyền đã phá hủy hạm đội thủy quân của ông. Ý định xâm chiếm thứ nhất diễn ra vào năm 1274, với hạm đội gồm 900 tàu thuyền. Lần xâm chiếm thứ hai diễn ra vào năm 1281, với hạm đội có trên 1.170 thuyền chiến lớn, mỗi chiếc dài tới 73 m (240 ft). Chiến dịch này được tổ chức không tốt và hạm đội của người Triều Tiên đã tới Nhật Bản trước hạm đội của nhà Nguyên khá lâu.
Tiến sĩ Kenzo Hayashida, một nhà khảo cổ học biển, người đứng đầu nhóm điều tra đã phát hiện ra các mảnh vỡ của hạm đội xâm chiếm lần thứ hai ngoài khơi miền tây Dokdo. Các vật tìm thấy của nhóm này chỉ ra rằng Hốt Tất Liệt rất vội xâm chiếm Nhật Bản cà cố gắng xây dựng hạm đội hùng mạnh chỉ trong vòng 1 năm (một công việc mà đúng ra phải mất ít nhất 5 năm). Điều này buộc nhà Nguyên phải sử dụng mọi loại thuyền có thể, từ những thuyền nhỏ chuyên chạy trên sông, nhằm đạt được sự sẵn sàng sớm hơn. Quan trọng nhất, người Trung Quốc, khi đó dưới sự thống trị của Hốt Tất Liệt, buộc phải dựng ra nhiều tàu thuyền nhanh hơn nhằm đảm bảo góp đủ cơ số tàu thuyền cho cả hai lần xâm chiếm. Hayashida giả đinh rằng, nếu Hốt Tất Liệt sử dụng các tàu thuyền đi biển tiêu chuẩn, được chế tạo tốt, với sống thuyền cong để ngăn cản sự lật úp thì thủy quân của ông có thể đã vượt qua được cuộc hành trình dài này tới Nhật Bản và có thể đã có khả năng chiếm được đất nước này.
David Nicolle viết trong The Mongol Warlords rằng "Những mất mát lớn cũng phải gánh chịu khi nói về số thương vong và chi phí vô ích, trong khi huyền thoại về sự bất khả chiến bại của người Mông Cổ đã bị tiêu tan trong khu vực Đông Á". Ông cũng viết rằng Hốt Tất Liệt đã có ý định xâm chiếm lần thứ ba vào Nhật Bản, cho dù phải trả một giá đắt khủng khiếp cho nền kinh tế cũng như cho tiếng tăm của ông và của đội quân Mông Cổ thiện chiến trong 2 lần xâm lược đầu tiên và chỉ có cái chết của ông cùng sự nhất trí của các cố vấn về việc không xâm chiếm nữa mới ngăn được ý định lần thứ ba này.
Năm 1293, thủy quân nhà Nguyên bắt được 100 người Nhật từ Okinawa.

Xâm lược Đại Việt

Quân đội nhà Nguyên cũng hai lần xâm chiếm Đại Việt. Lần xâm chiếm đầu tiên (lần thứ hai của đế quốc Mông Cổ) bắt đầu vào tháng 12 âm lịch năm 1284[17] khi quân đội Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương Thoát Hoan (con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt) và A Lý Hải Nha, vượt qua biên giới và nhanh chóng chiếm được Thăng Long (nay là Hà Nội) vào đầu tháng 1 âm lịch năm 1285 sau thắng lợi của đội quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tại Vạn KiếpPhả Lại (đông bắc Thăng Long)[17]. Cùng thời gian đó, đội quân do Toa Đô chỉ huy sau khi tấn công Chiêm Thành bằng đường qua Lão Qua cũng di chuyển về phía bắc và nhanh chóng tiến tới Nghệ An (phía bắc miền Trung Việt Nam ngày nay) vào cuối tháng 1 âm lịch[17], tại đây đội quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Kiện nhanh chóng đầu hàng. Tháng 2 âm lịch, Trần Bình Trọng đánh quân Nguyên tại bãi Đà Mạc, bị thua và bị giết. Tháng 3 âm lịch, Trần Lộng, Trần Ích Tắc và gia thuộc cũng đầu hàng quân Nguyên. Tuy nhiên, hai vua Trần và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang phản công và một lần nữa đánh bại quân Mông Cổ. Tháng 4 âm lịch, tướng Trần Nhật Duật giành thắng lợi trong trận Hàm Tử (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Tháng 5 âm lịch, tướng Trần Quang Khải đánh bại Toa Đô tại Chương Dương (nay thuộc Hà Nội) và sau đó các vua Trần đã giành thắng lợi trong trận chiến lớn tại Tây Kết nơi Toa Đô bị giết chết. Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua Trần đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư đảng đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát[17]. Trong khi đó, đội quân của Thoát HoanLý Hằng bị Trần Hưng Đạo đánh bại tại Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về Tư Minh. Lý Hằng bị bắn chết còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát được[17]. Hốt Tất Liệt đã thất bại trong cố gắng đầu tiên của mình nhằm xâm chiếm Đại Việt.
Lần xâm chiếm thứ hai vào Đại Việt của quân đội nhà Nguyên diễn ra vào cuối năm 1287[17] và được tổ chức tốt hơn so với lần trước, với việc đưa vào lực lượng thủy quân lớn hơn và nhiều lương thực thực phẩm hơn. Quân đội Mông Cổ, dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan, tiến tới Vạn Kiếp và hội quân tại đây với quân đội của Ô Mã Nhi và quân Nguyên cũng nhanh chóng giành được thắng lợi ban đầu rồi xuôi dòng về phía đông. Thủy quân của nhà Nguyên nhanh chóng giành được thắng lợi tại Vân Đồn (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) nhưng thuyền chở lương thực, thực phẩm nặng nề đi sau lại bị tướng Trần Khánh Dư đánh tan[17]. Kết quả là quân Mông Cổ tại Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Không có lương thực, thực phẩm tiếp tế, Thoát Hoan buộc phải rút quân khỏi Thăng Long về Vạn Kiếp. Các nhóm bộ binh của nhà Trần được lệnh tấn công quân đội Mông Cổ tại Vạn Kiếp.
Đầu tháng 3 âm lịch năm 1288 thủy quân của Ô Mã Nhi tiến tới sông Bạch Đằng để đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy[17]. Một đội thủy quân nhỏ của Đại Việt ra khiêu chiến và nhanh chóng rút lui để nhử thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc nhọn. Quân Nguyên trúng kế và rơi vào trận địa mai phục sẵn của Đại Việt. Hàng nghìn thuyền nhẹ của Đại Việt từ hai bên bờ nhanh chóng xuất hiện, tấn công dữ dội và đánh tan sức kháng cự từ quân Nguyên. Quân đội Mông Cổ cố gắng rút lui ra biển trong sự hoảng loạn. Bị va phải cọc, thuyền của họ bị vỡ hay mắc kẹt, nhiều thuyền bị chìm. Quân Nguyên phải nhảy xuống sông để bơi vào bờ, bị chết đuối rất nhiều. Các tướng như Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp v.v bị bắt sống. Cùng thời gian đó, quân đội Đại Việt liên tục tấn công và đánh tan đội quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy qua Lạng Sơn. Cố gắng lần hai của Hốt Tất Liệt trong việc xâm chiếm Đại Việt cũng tan thành mây khói.
Mặc dù các thất bại này đã kết thúc giấc mơ của Hốt Tất Liệt trong việc mở rộng lãnh thổ về phía nam, đặc biệt nhằm để kiểm soát con đường gia vị. Tuy nhiên trong giai đoạn 1288-1293, các quốc gia như Đại Việt, Chiêm ThànhSukhothai đều lần lượt công nhận uy quyền tối cao của Hốt Tất Liệt để tránh xảy ra chiến tranh thêm nữa.

Cuối đời

Lãnh thổ nhà Nguyên khi Hốt Tất Liệt chết, năm 1294
Hốt Tất Liệt ban đầu có ý định đưa con trai thứ hai là Chân Kim (真金) làm người kế vị ông. Chân Kim đã trở thành người đứng đầu của trung thư tỉnh và tích cực điều hành công việc triều chính theo kiểu Nho giáo. Thật không may, Chân Kim chết năm 1285, 9 năm trước khi Hốt Tất Liệt qua đời. Mặt khác, Hốt Tất Liệt cũng bị bệnh gút nặng trong những năm cuối đời. Ông tăng cân nhanh vì ưa thích ăn các món đặc sản nguồn gốc động vật. Điều này làm gia tăng nhanh lượng purin trong máu của ông, dẫn tới việc làm trầm trọng thêm các vấn đề với bệnh gút và cuối cùng dẫn tới cái chết năm 1294. Việc ăn quá nhiều của ông có thể có liên quan tới cái chết của bà vợ yêu quý nhất của ông cũng như của người ông đã chọn làm người kế vị là Chân Kim. Trước khi chết năm 1294, Hốt Tất Liệt đã chọn con trai của Chân Kim là Thiết Mộc Nhĩ làm thái tử và ông này đã trở thành vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyên, tức là Nguyên Thành Tông.

Tiểu thuyết hoá

Hốt Tất Liệt được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung. Trong truyện này ông là người đứng ra chiêu nạp đám cao thủ võ lâm Kim Luân Pháp Vương, Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc TâySóng Gió Nguyên Triều v.v. âm mưu tiêu diệt các cao thủ Đại Tống.

Tham khảo

  • Morgan David. The Mongols (Blackwell Publishers; Tái bản, tháng 4 năm 1990), ISBN 0-631-17563-6.
  • Rossabi Morris. Khubilai Khan: His Life and Times (Nhà in Đại học California (1-5-1990)) ISBN 0-520-06740-1.
  • Saunders J. J. The History of the Mongol Conquests (Nhà in Đại học Pennsylvania (1-3-2001)) ISBN 0-8122-1766-7.
  • Man John. "Kublai Khan"
  • Man John. "Genghis Khan"

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ Thành lập nhà Nguyên vào ngày này. Tuy nhiên, chưa thể kiểm soát miền nam Trung Quốc cho tới tận tháng 2 năm 1276, khi hoàng đế Nam Tống bị bắt. Những cuộc kháng cự cuối cùng ở đây còn kéo dài tới năm 1279.
  2. ^ Kiểu phiên âm này phổ biến ngày nay
  3. ^ Kiểu phiên âm này phổ biến thời nhà Thanh.
  4. ^ Trường phái Cambridge cho rằng Khiyad là thị tộc nằm trong họ Borjigin, nhưng các học giả khác cho rằng Borjigin là dòng dõi con trong thị tộc Khiyad lớn hơn, trong khi một số tác giả khác lại cho rằng Khiyad và Borjigin có thể dùng như nhau.
  5. ^ Phiên bản phiên âm này của tiếng Trung xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Nguyên.
  6. ^ Rossabi, Morris (1988). Khubilai Khan: His Life and Times. Nhà in Đại học California. tr. 13. ISBN 0-520-06740-1.
  7. ^ Rossabi, Morris (1988). Khubilai Khan: His Life and Times. University of California Press. tr. 227–228. ISBN 0-520-06740-1.
  8. ^ Nguyên sử: Bản kỷ, quyển 4, Thế Tổ nhất
  9. ^ The Encyclopedia Britannica: A Dictionary of Arts, Sciences, Literature and General Information, trang 893
  10. ^ Mark Borthwick: Pacific Century, Nhà in Westview, 2007, ISBN 0-8133-4355-0
  11. ^ Yule & Cordier 1923, ch. 5
  12. ^ John Man: Kublai khan, trang 131
  13. ^ Rossabi M. Khubilai Khan: His Life and Times, Nhà in Đại học California, trang 76
  14. ^ Rossabi M. "Khubilai Khan: His Life and Times", Nhà in Đại học California, trang 247
  15. ^ The Branch Secretariats of the Yuan Empire
  16. ^ Jack Weatherford: The history of Money, trang 127
  17. ^ a ă â b c d đ e Kỷ Nhà Trần: Nhân Tông hoàng đế
Hốt Tất Liệt
Nhà Borjigin (1206–1402)
Sinh: 1215 Mất: 1294
Hiệu
Tiền vị:
Mông Kha
Khả Hãn của Đế quốc Mông Cổ
1260–1294
Kế vị
Hoàn Trạch Đốc Hãn
(danh nghĩa)
Tiền vị:
Không
(sáng lập triều đại)
Hoàng đế nhà Nguyên
1271-1294
Kế vị
Nguyên Thành Tông
Tiền vị:
Tống Đế Bính
Hoàng đế Trung Hoa
1279-1294
Sửa Khả Hãn của Đế quốc Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn (1206-1227) | Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229) | Oa Khoát Đài (1229-1241) | Nãi Mã Chân (nhiếp chính) (1241-1245) | Quý Do (1246-1248) | Hải Mê Thất (nhiếp chính) (1248-1251)| Mông Kha (1251-1259) | Hốt Tất Liệt (1260-1294)

Nhà Nguyên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zhongwen.svg
Bài viết này có chứa các ký tự Trung Hoa. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Trung Quốc.
大元帝國
Dai Ön Yeke Mongghul Ulus.PNG

Đại Nguyên đế quốc

30px

1271–1368

Vị trí của Nhà Nguyên
Lãnh thổ nhà Nguyên năm 1294
Thủ đô Khanbaliq hay Đại Đô (Bắc Kinh)
Ngôn ngữ Trung
Mông Cổ
Tôn giáo Phật giáo - Trung HoaTây Tạng
Đạo giáo
Khổng giáo
Tín ngưỡng dân gian Trung Hoa
Đằng Cách Lý giáo (Tengrii)
Kitô giáo
Hồi giáo
Chính thể Quân chủ tập quyền
Hoàng đế
 - 1260–1294 Nguyên Thế Tổ
 - 1333–1370 (tiếp tục) Nguyên Huệ Tông
Thời đại lịch sử Trung cổ
 - Thành Cát Tư Hãn sáng lập đế quốc Mông Cổ mùa xuân năm 1206
 - Chính thức thành lập 18-12-1271
 - Trận Tương Dương 1268-1273
 - Chinh phục Nam Tống 04-02-1276
 - Trận Nhai Môn 19-03-1279
 - Đại Đô thất thủ 14-09-1368
 - Hình thành Bắc Nguyên 1368-1388
Dân số
 - 1290 ước tính 77,000,000 
 - 1293 ước tính 79,816,000 
 - 1330 ước tính 83,873,000 
 - 1350 ước tính 87,147,000 
Tiền tệ Chủ yếu là tiền giấy (Sáo), với lượng nhỏ tiền đồngnguyên bảo
Hiện nay là một phần của  Myanma
 Trung Quốc
 Ấn Độ
 Bắc Triều Tiên
 Hàn Quốc
 Lào
 Mông Cổ
 Nga
 Hồng Kông
 Ma Cao
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Hạ ~tk 21– ~tk 16TCN
Thương ~tk 17– ~tk 11 TCN
Chu ~tk 11–256 TCN
 Tây Chu ~tk 11–771 TCN
 Đông Chu 770–256 TCN
   Xuân Thu 770–476 TCN
   Chiến Quốc 476–221 TCN
ĐẾ QUỐC
Tần 221 TCN–206 TCN
(Tây Sở 206 TCN–202 TCN)
Hán 202 TCN–220 CN
  Tây Hán 202 TCN–9 CN
  Tân 9–23
  (Huyền Hán 23–25)
  Đông Hán 25–220
Tam Quốc 220–280
  Tào Ngụy, Thục Hán , Đông Ngô
Tấn 266–420
  Tây Tấn 266–316
  Đông Tấn 317–420
Thập Lục Quốc
304–439
Nam-Bắc triều 420–589
  Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần
  Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu
Tùy 581–619
Đường 618–907
 (Võ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–979
Liêu 907–1125
(Tây Liêu 1124–1218)
Tống 960–1279
  Bắc Tống 960–1127
Tây Hạ
1038–1227
  Nam Tống 1127–1279
Kim
1115–1234

(Đại Mông Cổ Quốc 1206–1271)
Nguyên 1271–1368
(Bắc Nguyên 1368–1388)
Minh 1368–1644
(Nam Minh 1644–1662)
(Hậu Kim 1616–1636)
Thanh 1636–1912
HIỆN ĐẠI
Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa
1949–nay
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đài Loan
1949–nay
Nhà Nguyên (tiếng Trung: 元朝; Hán-Việt: Nguyên triều, tiếng Mông Cổ cổ: Dai Ön Yeke Mongghul Ulus.PNG Dai Ön Yeke Mongghul Ulus; tiếng Mông Cổ hiện đại: Их Юань улс.PNG Их Юань улс[1])), quốc hiệu là Đại Nguyên, là một quốc gia do người Mông Cổ sáng lập tồn tại chính thức từ 1271 đến 1368, cũng thỉnh thoảng được gọi là nhà Nguyên Mông. Trong lịch sử Trung Quốc, nó nối tiếp sau nhà Tống (960-1279) và trước nhà Minh. Trong khi trên danh nghĩa, họ nắm quyền kiểm soát toàn bộ Đế chế Mông Cổ (trải dài từ Đông Âu tới Trung ĐôngNga), Trung QuốcTriều Tiên, các vua cai trị Mông Cổ ở châu Á chỉ quan tâm tới Trung Quốc, và họ không bao giờ chú ý tới những phần khác của Đế quốc Mông Cổ. Những vị vua kế tục sau này thậm chí còn không lấy danh hiệu Khakhan (Khả Hãn) mà tự coi mình là hoàng đế Trung Hoa.

Thành lập

Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất (1227), đế quốc Mông Cổ bị chia thành 4 phần, bao gồm hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), hãn quốc Kim Trướng - vùng do một hãn cai trị, và phần còn lại bao gồm phía Mông Cổ, phía Bắc Trung Quốc và các vùng của Kim, Tây Hạ ngày trước do Đại hãn đích thân cai trị. Ảnh hưởng của Đại Hãn vẫn tiếp tục đối với cả 3 phần kia. Các Đại hãn tiếp theo Thành Cát Tư Hãn lần lượt là Đà Lôi (Tolui) (nhiếp chính) (1227-1229), Oa Khoát Đài (Ogodai) (1229-1241), Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) (1241-1245), Quý Do (1246-1248), Oghul Qaimish (nhiếp chính) (1248-1251), và Mông Kha. Sau khi Mông Kha (Monke) chết, Aris Buke (A Lý Bất Kha) và Kublai (Hốt Tất Liệt) đánh lẫn nhau để giành ngôi Đại hãn.
Năm 1260, Kublai giành chiến thắng, lên ngôi Đại Hãn. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Trong thời cai trị của mình, Hốt Tất Liệt chịu sức ép của nhiều cố vấn muốn ông mở rộng Đế chế Mông Cổ thêm nữa ra toàn bộ các nước chư hầu trước kia của Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các cuộc tấn công vào Nhật Bản, Miến Điện, Đại Việt, Chiêm ThànhNam Dương (khu vực Malaysia và Indonesia ngày nay) đều không thành công, trong đó lớn nhất là 3 lần thất bại ở Đại Việt. Những cuộc chiến tranh liên tiếp thất bại đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đế quốc.[2]
Vì thực tế rằng người Mông Cổ ban đầu gặp phải thái độ chống đối của người Trung Quốc, nên giai đoạn cai trị đầu tiên của Hốt Tất Liệt mang tính chất ngoại bang. Luôn lo ngại về nguy cơ mất quyền kiểm soát Trung Quốc, người Mông Cổ cố sức mang về nước mình càng nhiều càng tốt của cải và các nguồn tài nguyên. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ không gây ảnh hưởng tới thương mại từ Trung Quốc tới các nước khác. Trên thực tế, Nhà Nguyên rất chú trọng tới mạng lưới thương mại thông qua Con đường tơ lụa, cho phép chuyển giao công nghệ Trung Quốc về hướng tây. Thông qua nhiều cải cách thời Hốt Tất Liệt, và dù tình cảm của dân chúng đối với ông có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt, nhà Nguyên vẫn là một triều đại ngắn ngủi.
Hốt Tất Liệt bắt đầu trở thành một Hoàng đế thực sự, cải cách toàn bộ Trung Quốc và các thể chế cũ của nó, một quá trình đòi hỏi thời gian hàng thập kỷ để hoàn thành. Ví dụ, ông đã cách ly sự cai trị Mông Cổ bằng cách tập trung chính phủ — biến mình (không giống như những vị tiền nhiệm) thành một nhà vua quân chủ chuyên chế. Ông cải cách nhiều thể chế triều đình và kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thuế. Dù người Mông Cổ tìm cách cai trị Trung Quốc thông qua các thể chế cũ, sử dụng các quan lại người Hán, nhưng họ không có quyền quyết định. Người Hán bị phân biệt về mặt chính trị. Mọi vị trí quan lại cao cấp đều duy nhất nằm trong tay người Mông Cổ, hoặc người Mông Cổ sử dụng các tộc người khác (không Hán) để giữ vị trí đó nếu không thể tìm được một người Mông Cổ thích hợp. Người Hán thường chỉ được giữ chức ở những vùng không Hán trong đế chế. Về bản chất, xã hội được chia thành bốn hạng theo các ưu tiên khác nhau: người Mông Cổ, "Sắc mục" (Trung Á đa số là người Uyghurs và Tây Tạng), Hán (Hán Trung Quốc ở phía Bắc, Mãn Châu và Nữ Chân), và Người phương Nam (Hán Trung Quốc thuộc nhà Tống và các nhóm dân tộc khác). Trong thời cầm quyền của mình, Hốt Tất Liệt đã xây dựng một thủ đô mới cho Mông Cổ, Khanbaliq, xây dựng Tử Cấm thành. Ông cũng cải tiến nông nghiệp Trung Quốc, mở rộng Đại vận hà, các đường giao thông và kho thóc. Marco Polo đã miêu tả sự cai trị của Hốt Tất Liệt là nhân từ: giảm thuế cho dân ở thời khó khăn; xây dựng các nhà thương và nhà nuôi trẻ mồ côi; phân phát lương thực cho những kẻ nghèo đói. Ông cũng phát triển khoa học và tôn giáo.
Giống như những Hoàng đế khác ở các triều đình phi Hán, Hốt Tất Liệt coi mình là một Hoàng đế Trung Hoa đích thực. Trong khi trên danh nghĩa vẫn cai trị cả những vùng khác của Đế chế Mông Cổ, mọi quan tâm của ông chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Sau khi Hốt Tất Liệt chết năm 1294, Đế chế Mông Cổ trên thực tế đã bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập.

Buổi đầu cai trị

Kế vị luôn là một vấn đề đối với Nhà Nguyên, gây ra các vụ xung đột và tranh giành nội bộ. Nó xuất hiện ngay từ khi kết thúc triều đại của Hốt Tất Liệt. Ban đầu ông lựa chọn con trai là Zhenjin (Chân Kinh) — nhưng vị hoàng tử này chết trước Hốt Tất Liệt vào năm 1285. Vì thế, con trai của Chân Kinh được đưa nên ngôi trở thành Nguyên Thành Tông và cai trị trong giai đoạn gần mười năm sau khi Hốt Tất Liệt qua đời (từ 1294 đến 1307). Thành Tông quyết định duy trì và tiếp tục thực hiện nhiều dự án mà ông nội đã tiến hành. Tuy nhiên, nạn tham nhũng của Nhà Nguyên đã bắt đầu phát sinh từ thời Thành Tông.
Nguyên Vũ Tông lên ngôi Hoàng đế Trung Quốc sau khi Thành Tông qua đời. Không giống như người tiền nhiệm, ông từ bỏ các kế hoạch của Hốt Tất Liệt. Trong giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi của ông (từ 1307 đến 1311), Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, một phần vì những quyết định yếu kém của Vũ Tông. Tới khi ông mất, Trung Quốc ở tình trạng nợ nần rất nhiều và dân chúng trở nên bất mãn với Nhà Nguyên.
Vị hoàng đế thứ tư Nhà Nguyên, Nguyên Nhân Tông được coi là một vị vua có tài. Ông là một trong những vị vua cai trị Trung Quốc người Mông Cổ chấp nhận văn hóa Trung Quốc, khiến cho tầng lớp quý tộc Mông Cổ không hài lòng với ông. Ông được Li Meng, một người theo Khổng giáo, cố vấn. Ông đã đưa ra nhiều cải cách, gồm cả việc giải tán Bộ Nội Vụ (dẫn tới việc hành hình 5 vị quan lại cao cấp). Bắt đầu từ năm 1313 những người muốn tham gia vào tầng lớp quan lại phải tham dự các kỳ thi để chứng tỏ trình độ. Ông cũng đã chuẩn hóa đa số luật lệ.

Ảnh hưởng

Bản đồ Châu Á năm 1345
Ở thời Nhà Nguyên, một nền văn hóa đa dạng đã phát triển. Những thành tựu văn hóa chính là sự phát triển của kịch và tiểu thuyết cùng sự gia tăng sử dụng tiếng địa phương. Vì sự cai trị trên toàn vùng Trung Á đã được thống nhất, thương mại giữa Đông và Tây gia tăng mạnh mẽ. Các mối liên hệ rộng lớn của Mông Cổ với Tây Á và Châu Âu khiến việc trao đổi văn hóa diễn ra ở mức độ rất cao. Các nhạc cụ phương Tây xuất hiện và làm phong phú thêm cho các môn nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc. Từ giai đoạn này số người theo Hồi giáo ở tây bắc và tây nam Trung Quốc ngày càng gia tăng. Cảnh giáoCông giáo La Mã, hai nhánh của Kitô giáo, cũng trải qua một giai đoạn thanh bình. Phật giáo Tây Tạng phát triển, dù Đạo giáo trong nước bị người Mông Cổ ngược đãi. Các hoạt động triều đình và các kỳ thi dựa trên các tác phẩm kinh điển Khổng giáo, vốn đã bị bãi bỏ ở miền bắc Trung Quốc trong giai đoạn chia rẽ, được người Mông Cổ tái lập với hy vọng giữ được trật tự xã hội như ở thời Hán. Lĩnh vực du ký, bản đồ, và địa lý, cũng như giáo dục khoa học có bước phát triển so với trước đó. Một số phát minh quan trọng của Trung Quốc như thuốc súng, kỹ thuật in, sản xuất đồ sứ, bài lá và sách thuốc lan truyền sang Châu Âu, trong khi kỹ thuật chế tạo đồ thủy tinh mỏng và cloisonné cũng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Những bản du ký đầu tiên của người phương Tây cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này. Nhà du lịch nổi tiếng nhất là Marco Polo người thành Venezia (Ý), ông đã tới "Cambaluc," thủ đô của Khan vĩ đại (Bắc Kinh hiện nay), và cuộc sống ở đó theo miêu tả của ông khiến Châu Âu kinh ngạc. Cuốn sách về các cuộc du lịch của ông, Il milione (hay Những cuộc phiêu lưu của Marco Polo), xuất hiện vào khoảng năm 1299. Những tác phẩm của John of Plano CarpiniWilliam of Rubruck cũng cung cấp một số chi tiết đầu tiên về người Mông Cổ sang phương Tây.
Người Mông Cổ tiến hành nhiều dự án công cộng lớn. Đường xá và giao thông thủy được tổ chức lại và cải tiến thêm. Để ngăn nguy cơ phát sinh nạn đói, các kho lương thực được xây dựng trên khắp đế chế. Thành phố Bắc Kinh được xây dựng lại với các cung điện mới gồm cả các hồ, đồi núi và công viên nhân tạo. Ở thời Nhà Nguyên, Bắc Kinh trở thành điểm kết thúc của Đại Vận Hà, khi ấy đã được cải tạo toàn bộ. Những cải tiến cho mục đích thương mại đó thúc đẩy thương mại trong lục địa cũng như thương mại trên biển ra toàn Châu Á tạo điều kiện thuận lợi cho những tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa Trung Quốc và Châu Âu. Những nhà du lịch Trung Quốc tới phương Tây có thể giúp đỡ các kỹ thuật mới như cơ khí thủy lợi. Những tiếp xúc với phương Tây cũng khiến các loại lương thực chính khác du nhập vào Trung Quốc, như cùng các sản phẩm lương thực từ bên ngoài khác và cách chế biến chúng.

Sụp đổ của nhà Nguyên

Bất ổn xã hội

Sự kết thúc của Nhà Nguyên được đánh dấu bởi những cuộc tranh giành ngôi báu, nạn đói, và sự cay đắng của nhân dân. Đây là một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong Lịch sử Trung Quốc, chỉ kéo dài một thế kỷ từ 1271 đến 1368. Khi ấy, các con cháu của Hốt Tất Liệt đã trở nên Hán hoá, và thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ các vùng đất Mông Cổ khác ở Châu Á tới mức người Mông Cổ cũng coi họ là người Trung Quốc. Dần dần, họ mất cả ảnh hưởng bên trong Trung Quốc. Các triều đại sau này của các hoàng đế nhà Nguyên rất ngắn ngủi, xảy ra liên tiếp các vụ âm mưu và tranh giành. Không còn quan tâm tới cai trị, họ bị cách ly khỏi cả quân đội và dân chúng. Trung Quốc bị chia rẽ bởi những phe phái bất đồng và tình trạng bất ổn; các băng đảng nổi lên khắp nước mà quân đội Nhà Nguyên không thể làm gì để dẹp yên.
Nguyên Anh Tông cai trị chỉ trong hai năm (1321 tới 1323); thời đại của ông kết thúc cùng với một vụ đảo chính do năm hoàng tử tiến hành. Họ đưa Tấn Tông lên ngôi, và sau một nỗ lực không thành nhằm dẹp yên các hoàng tử ông cũng bị giết. Hoàng đế cuối cùng trong số chín người kế vị Hốt Tất Liệt là Nguyên Thuận Đế (1333-1370) bị Chu Nguyên Chương, người sáng lập Nhà Minh (1368-1644), đánh đuổi đến Dadu năm 1368. Từ đây vai trò thống trị của người Mông Cổ tại "Trung nguyên" kết thúc.

Bắc Nguyên

Người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Theo quan điểm chính trị chính thống của Trung Quốc, chỉ có thể có một đế chế chính thống duy nhất trên lãnh thổ, do đó nhà Minh và nhà Nguyên ngăn cản sự hiện diện hợp pháp lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học thường có khuynh hướng coi Nhà Minh là triều đại đại diện hợp pháp vì triều đại này do người Hán lập ra.
Sau khi chiếm được Bắc Kinh, nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng. Khoảng 7 vạn người Mông Cổ bị cầm tù và Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá. Tám năm sau cuộc xâm lược này, ngôi vua Mông Cổ được chuyển sang cho Tư Khắc Trác Lý Đồ (Yesüder), một hậu duệ của A Lý Bất Ca (Ariq Boke). Sau khi giúp Mông Cổ vượt qua giai đoạn hỗn loạn, ông trao lại ngai vàng cho con cháu của Hốt Tất Liệt. Trong khi các cuộc xung đột diễn ra ở Trung Quốc, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.
Thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1634, Ligdan Khan, vị Khan Vĩ đại cuối cùng của người Mông Cổ chết trên đường tới Tây Tạng. Con trai ông là Ngạch Triết (Ejei) đã đầu hàng người Mãn Châu và trao ấn báu của Hoàng đế Nguyên cho vị vua Mãn Thanh là Hoàng Thái Cực. Từ đó, Hoàng Thái Cực lập ra Nhà Thanh với tư cách là triều tiếp nối Nhà Nguyên năm 1636. (Tuy nhiên, một số nguồn tham khảo như Từ điển bách khoa Anh cho rằng đó là năm 1637)

Quân chủ


Chú thích

  1. ^ Cũng phiên là Yekhe Yuan Ulus. Theo một số nguồn như Volker Rybatzki & Igor de Rachewiltz's The Early Mongols: Language, Culture and History (p. 116), tên tiếng Mông Cổ đầy đủ là Dai Ön Yeke Mongghul Ulus.
  2. ^ Theo Lịch sử Việt Nam bằng tranh của NXB Giáo dục, trong các cuộc chiến với Đại Việt, các tỉnh giáp giới của nhà Nguyên đã chịu sưu thuế lao dịch rất nặng nề, khiến quan lại địa phương cũng nói: "nỗi khổ cứ như treo ngược, mỗi ngày một tăng".

Tham khảo

J. J. Saunders, The History of the Mongol Conquests (1971); M. Rossabi, Khubilai Khan (1988).

Xem thêm



Trận chiến Trebia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Trebia
Một phần của Chiến tranh Punic lần thứ hai
Battleofthetrebiamap.jpg
This map of the battlefield supports J. Wells' 1926 view that the Romans camped on the left bank and crossed to the right. This article adopts Mommsen's classic view that the Romans camped on the right bank and crossed to the left.
.
Thời gian Winter solstice, December, 218 BC
Địa điểm Trebbia River, present-day Italy
Kết quả chiến thắng của người Carthage
Tham chiến
Carthage cộng hòa La Mã
Chỉ huy
Hannibal Tiberius Sempronius Longus


Lực lượng
20,000 heavy infantry
9,000 light infantry
11,000 cavalry,
unknown but effective number of elephants
16,000-18,000 infantry
4,000 cavalry,
20,000 Italic auxiliaries,
Unknown number of Gallic Cenomani tribesmen.
Tổn thất
Unknown except for "great slaughter" of African and Celtic troops in center. Approximately 26,000-28,000, up to 75%, mainly new recruits of Tiberius.
.
Trận Trebia hoặc Trận chiến trên sông Trebia là trận đánh lớn đầu tiên trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai giữa nước Cộng hòa La MãCarthage vào năm 218 TCN.

Bối cảnh

Mùa thu năm 218 TCN, đội quân Carthage của tướng Hannibal Barca đã vượt qua dãy Alps và tiến vào bán đảo Italia. Cùng lúc, Publius Cornelius Scipio Aemilianus đã lập phòng tuyến ở Placentia với 2 quân đoàn. Ông ta thừa lúc đội quân của Hannibal vừa mới đặt chân vào Italia, còn đang mệt mỏi, tổ chức một cuộc tấn công nhưng bị Hannibal đánh bại tại Trận Ticinus, bản thân Aemilianus bị thương và suýt bị mất mạng nếu con trai ông - P.C.S Africanus không kịp đem quân tới cứu. Tổn thất của hai bên không lớn nhưng đã giúp cho nhiều bộ tộc Gaul từ bỏ liên minh với La Mã và ủng hộ Hannibal, khiến binh lực của quân Carthage được bổ sung đầy đủ hơn. Còn quân La Mã buộc phải rút lui về bờ sông Po. Cùng lúc đó, lại có thêm 2000 binh sĩ người Gaul trong hàng ngũ La Mã nổi loạn, giết chết nhiều binh lính La Mã và chạy sang phía Hannibal. Quân La Mã lại phải rút lui về sông Trebia chờ viện binh.
Viện Nguyên lão La Mã hay tin, liền ra lệnh cho Tiberius Sempronius Longus đình chỉ kế hoạch tấn công Phi Châu, đem 2 quân đoàn về hợp sức chống lại Hannibal. Trong khi đó, Hannibal vì phải bổ sung thêm lương thảo và binh lực nên đã tiến chiếm Clastidium, cũng là từ bỏ một vị trí quan trọng giữa Placienta và Ariminium, chắn ngang đường tiếp viện của Longus với Aemilianus. Biết được điều này, Longus tức tốc hội quân với Aemilianus và tháng 11 ông đã tới được sông Trebia.
Lúc này Hannibal buộc phải lâm vào tình thế đối đầu với một đạo quân La Mã đông hơn do 2 chấp chính quan chỉ huy. Tuy nhiên, Hannibal biết Longus là một vị chỉ huy nóng nảy và hấp tấp, còn Aemilianus chín chắn và khôn ngoan vẫn đang nằm dưỡng thương, nên, ông quyết định đánh tan quân La Mã trước khi Aemilianus kịp bình phục.

Trận đánh

Chuẩn bị trận đánh

Mùa đông 218 ở miền Bắc Italian cực kì lạnh giá. Con sông Trebia đã đóng băng.
Không lâu sau khi hội quân, quân La Mã chạm trán với Carthage và giành một thắng lợi nhỏ. Phấn khích với thắng lợi này, Longus quyết định xua quân truy kích hòng đánh một trận lớn tiêu diệt quân đội Hannibal dù Aemilianus đã cố sức ngăn cản. Trái lại, Hannibal vẫn giữ bình tĩnh, không vội vàng ứng chiến khi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng. Đội quân gián điệp người Gaul đã cho Hannibal biết được quân lực của La Mã và ý đồ của Sempronius Longus. Ông liền có một sự chuẩn bị chu đáo. Ông dàn quân trên bờ sông Trebia, nơi mà nhà sử học Polybius miêu tả: "giữa hai đội quân là một vùng đất phẳng, không có cây cối nhưng thuận lợi cho mai phục vì có một dòng sông chắn ngang với bờ dốc đứng, cỏ và những bụi cây mâm xôi mọc um tùm." Hannibal cũng giao cho người em trai là Mago Barca 1000 bộ binh nhẹ và 1000 kỵ binh người Numidia bố trí mai phục tại cánh sau của quân La Mã, tại lòng sông Trebia nơi bụi cây mọc um tùm. Sau đó ông hạ lệnh cho tất cả binh sĩ ăn sáng cho no để chuẩn bị tác chiến.

Diễn biến trận đánh

Khi trời tờ mờ sáng Hannibal cho một toán kỵ binh nhỏ sang trại La Mã khiêu chiến. Quả nhiên Sempronius đã bị trúng kế, ông liền xua quân La Mã tràn sang bên kia bờ sông, mà lúc bấy giờ quân La Mã chưa ăn sáng (hệ quả là họ sẽ nhanh chóng mất sức trong trận chiến). Hannibal trông thấy quân La Mã vượt qua sông, liền bố trí hai vạn bộ binh ở trung ương để đối phó, đồng thời cho 1 vạn kỵ binh và 15 voi trận mai phục ở hai bên cánh. Trong khi đó quân La Mã có 36000 bộ binh nặng bố trí ở trung ương và 4000 kỵ binh ở hai bên cùng với 3 nghìn binh sĩ trợ chiến người Gaul. Longus bố trí quân theo cách truyền thống của La Mã: lập thành 3 hàng bộ binh nặng, còn lực lượng phóng lao Velites ở phía trước. Lực lượng người Gaul để bên trái bộ binh La Mã.
Lực lượng Velites xung trận đầu tiên, nhưng nhanh chóng rút đi để bộ binh nặng hai bên giao chiến. Trong lúc đó, Hannibal lập tức hạ lệnh cho kỵ binh tấn công các nhóm quân La Mã ở hai cánh. Do quân số áp đảo và những chú voi khủng khiếp khiến quân La Mã run sợ, lực lượng kỵ binh và quân Gaul nhanh chóng bị tiêu diệt, khiến bộ binh chủ lực hoàn toàn bị phơi bày ra trước kỵ binh Carthage và bị thương vong trầm trọng. Tuy nhiên, ở mặt trận trung ương hai phe vẫn giằng co quyết liệt, bất phân thắng bại. Ngay lúc đó, Mago Barca dẫn hai nghìn quân mai phục xông ra đánh tập hậu, khiến cho quân La Mã nhanh chóng rối loạn đội hình. Sự mệt mỏi, cái lạnh và cái đói khiến quân La Mã suy sụp nhanh chóng, tan vỡ đội hình và bị quân Carthage tiêu diệt. Có điều tại tuyến trung ương Sempronius Longus đã mở được một đột phá khẩu và nhanh chóng đào thoát về Placentia, tránh được thảm họa bị tiêu diệt toàn quân. Dù sao, trận chiến này kết thúc là một chiến thắng rõ ràng của Hannibal.

Kết quả

Quân Carthage chịu thương vong rất nhỏ, còn đối thủ của họ mất đến 2/3 quân số. Đây là một đòn nặng nề giáng vào La Mã. Họ nhận ra rằng Hannibal là một đối thủ đáng sợ và buộc phải chuẩn bị lực lượng đối phó một tai họa mới ở phía bắc. Họ nhanh chóng bầu ra hai vị chấp chính quan mới là Gnaeus Servilius Geminius và Gaius Flaminius nắm quân đội thay cho Longus, nhưng như thế vẫn chưa đủ để tránh những đòn đánh trầm trọng khác mà Hannibal sắp giáng xuống La Mã, cụ thể là trận hồ Trasimene sắp tới.

Trận Trebia trên các phương tiện truyền thông

  • Trong game Rome:Total War, phần Historical Battle có trận đánh trên sông Trebia, người chơi sẽ điều khiển phe Carthage của Hannibal chống lại La Mã.

Tài liệu tham khảo

  • Cố Vân Thâm (chủ biên), Thập đại tùng thư: 10 Đại tướng soái thế giới, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 (người dịch: Phong Đảo)

Liên kết ngoài


Khởi nghĩa Ba Đình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nghĩa quân cuộc Khởi nghĩa Ba Đình bị bắt

Giới thiệu sơ lược

Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ra dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, Đinh Công Tráng đã cùng các đồng chí của mình đã chọn Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác.

Thủ lĩnh

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Là một người yêu nước, nên khi quân Pháp đến xâm chiếm, đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
Phạm Bành là một viên quan chủ chiến, quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa. Trong cuộc khởi nghĩa này, ông là người đứng thứ hai sau Đinh Công Tráng.

Căn cứ Ba Đình

Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km, tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.
Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia.
Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ "chi", nhằm hạn chế thương vong.
Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Ở Thượng Thọ có đồn Thượng, ở Mậu Thịnh có đồn Trung và ở Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập. Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19. Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai của Tống Duy TânCao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.
Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp rất quyết tâm đánh dẹp.

Tổ chức biên chế

Lực lượng nghĩa quân Ba Đình có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Diễn biến

Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình[1]. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa.
Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều.
Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao.
Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887.
Sau đó, một số đông nghĩa rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.
Kết cục, các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát...còn Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An [2] đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.

Giá trị lịch sử

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận "1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã chọn tên Ba Đình để đặt cho Quảng trường Ba Đình, nơi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Theo Karl Hack, Tobias Rettig, người Pháp có khoảng 3000 lính bộ binh, pháo binh, công binh trong các đơn vị lính tập, chỉ huy bởi sỹ quan Pháp, và rất nhiều cu li. Karl Hack, Tobias Rettig, trang 142.
  2. ^ Sử gia Phạm Văn Sơn ghi làng lý trưởng làng Tăng Yên (Việt sử tân biên, Quyển 5, Tập trung, 1963, tr. 136).

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài

  1. Đinh Công Tráng: Lãnh tụ kiên cường của nghĩa quân Ba Đình
  2. 120 năm cuộc khởi nghĩa Ba Đình: Nghĩa quân quả cảm


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment