Monday, December 15, 2014

Chào ngày mới 13 tháng 12

Vua Ham Nghi.jpg
CNM365. Chào ngày mới 13 tháng 12 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cộng hòa tại Malta (1974), ngày Quốc khánh tại Saint Lucia (1979).  Năm 1769Đại học Dartmouth tại New Hampshire được thành lập theo quyết định của Quốc vương George III của Anh. Năm 1888 – Sau khi bị Thực dân Pháp bắt, Hoàng đế Hàm Nghi (hình) của triều Nguyễn bị đưa lên tàu để sang an trí tại Algérie thuộc Pháp.Năm 1937Chiến tranh Trung-Nhật: Quân đội Nhật Bản chiếm được thủ đô Nam Kinh của Trung Quốc và bắt đầu các hành động tội ác trong vài tuần sau đó. Năm 1974Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành Chiến dịch Phước Long nhằm thăm dò phản ứng quốc tế.

Hàm Nghi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàm Nghi Đế
咸宜帝
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Vua Ham Nghi.jpg
Chân dung thông dụng của Hoàng đế Hàm Nghi.
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì 2 tháng 8 năm 18841885
Tiền nhiệm Nguyễn Giản Tông
Kế nhiệm Nguyễn Cảnh Tông
Thông tin chung
Thê thiếp Marcelle Loe
Hậu duệ
Tên húy Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡)
Nguyễn Phúc Minh (阮福明)
Niên hiệu Hàm Nghi 咸宜
Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn cung
Thân phụ Nguyễn Phúc Hồng Cai
Thân mẫu Phan Thị Nhàn
Sinh 3 tháng 8 năm 1871
Huế, Việt Nam
Mất 4 tháng 1, 1943 (71 tuổi)
Alger, Algérie, Pháp
An táng Làng Thonac, Vigeois,Dordogne, Pháp.
Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 18714 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.[1]
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.

Xuất thân

Vua Hàm Nghi tên húyNguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡), còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren[2]. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự ĐứcNguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.[3]

Thời gian tại kinh thành Huế

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi.
Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:
"Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..."[4]
Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.

Phong trào Cần Vương

Bài chi tiết: Phong trào Cần Vương
Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)
Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:
"Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". [5]
Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo TahitiThái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, xác được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở.
Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa[2]. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua bị những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên"[6]. Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh[7].
Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người[6]. Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất ĐạmTôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.
Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình phản bội ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 1888[8], vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".
Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thuỷ là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi người Pháp đem thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.
Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ AlgérieBắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.
Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch.[9]

Lưu vong

Đám cưới cựu hoàng Hàm Nghi
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc.[10]. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889[11], cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L'hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.
Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin mẹ là bà Phan Thị Nhàn; vợ thứ của Kiên Thái Vương; đã mất vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.
Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất sõi.
Cựu hoàng Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24 tháng 11 năm 2010 bán được với giá 8.800 euro.[12]
Đối với người Việt thì Kỳ Đồng, tức Nguyễn Văn Cẩm từng lui tới thăm cựu hoàng. Cũng chính vì đó mà người Pháp sinh nghi rồi ra lệnh trục xuất Kỳ Đồng về Việt Nam.[13]

Đời tư

Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884, mất năm 1974), con gái của ông Laloe chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:
Công chúa Như Mây tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với Công tước François Barthomivat de la Besse.[13][15]
Ngày 4 tháng 1 năm 1943, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp. Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí.[2]

Vinh danh

Vì có tư tưởng chống Pháp, vua Hàm Nghi, cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân, được xem là 3 vị vua yêu nước của Việt Nam thời Pháp thuộc. Đến thời điểm tháng 05 năm 2014, hài cốt vua Hàm Nghi ở Làng THONAC (Pháp). Năm 2009, Bài vị và di ảnh Vua Hàm Nghi được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc đưa về thờ tại Thế Tổ Miếu (Hoàng thành Huế).
Niên hiệu của ông (Hàm Nghi) được đặt cho một con đường trung tâm ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Thành phố Hà nội có tên dường Hàm Nghi thuộc xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.Tại Thành phố Hải phòng có tên đường Hàm Nghi ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Tại Thành phố Đà Nẵng có tên đường Hàm nghi tại quận Hải châu. Tại Thành phố Huế có tên đường Hàm Nghi ở phường Phước Vĩnh.
Năm 1955, trường Trung học Thành Nội được dời về trường Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế và đổi tên thành trường Trung học Hàm Nghi. Trường bị giải thể năm 1975 để rồi 30 năm sau vào ngày 4 tháng 9 năm 2005 ngôi trường này chính thức được khai giảng trở lại với sự đóng góp rất lớn của Cựu học sinh Trường Hàm Nghi trước 1975. Tại thành phố Đà Nẵng có trường Tiểu học Hàm Nghi và tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh có trường Trung học Hàm Nghi.

Chú thích

  1. ^ Tuổi trẻ Online - Văn hóa - Giải trí: Tìm dấu vua trong lòng dân
  2. ^ a ă â Nguyễn Quang Trung Tiến. Vị vua trưởng thành từ niên thiếu. Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(7), 1995.
  3. ^ a ă Dư địa chí Thừa Thiên Huế
  4. ^ Marcel Gaultier. Le Roi Proscrit. Hà Nội, Impr. d'Extrême-Orient, 1940, tr. 40 - 41.
  5. ^ Phạm Văn Sơn. Việt Nam cách mạng cận sử. Sài Gòn. Khai Trí phát hành, 1963, tr. 38.
  6. ^ a ă Phan Trần Chúc. Vua Hàm Nghi. Hà Nội, Chinh Ký, 1952, tr. 142.
  7. ^ Ch. Gosselin. L' Empire de l' Annam. Paris, Perrin et Cie, p. 239, 237.
  8. ^ Về ngày vua Hàm Nghi bị bắt các tài liệu chép lại mâu thuẫn nhau. Có thể là một trong các ngày 26 tháng 9, 30 tháng 10, 2 tháng 11 năm 1888, 14 tháng 11.
  9. ^ Vũ Ngự Chiêu. tr 889
  10. ^ Phạm Văn Sơn. Việt Nam cách mang cận sử và Phan Trần Chúc. Vua Hàm Nghi.
  11. ^ Những ngày này các tài liệu cũng ghi khác nhau.
  12. ^ "Phóng sự Paris bán đấu giá tranh của vua Hàm Nghi" theo RFI
  13. ^ a ă Vũ Ngự Chiêu. tr 891
  14. ^ Vũ Ngự Chiêu. tr 890-1
  15. ^ Gia phả họ Nguyễn Phúc

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Quang Trung Tiến. "Vị vua trưởng thành từ niên thiếu". Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(7), 1995.
  • Vũ Ngự Chiêu. Các vua cuối nhà Nguyễn 1884-1945 Tập 3. Houston, TX: Văn hóa, 2000.

Liên kết ngoài

Đại học Dartmouth

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Dartmouth
Phù hiệu
Dartmouth logo.png
Khẩu hiệu Vox clamantis in deserto
Nghĩa Tiếng người hô trong hoang địa
Thành lập Ngày 13 tháng 12 năm 1769
Loại hình
Tài trợ 3,00 tỉ USD[1]
Hiệu trưởng Jim Yong Kim
Giảng viên 647[2]
Sinh viên đại học 4.147[3]
Sinh viên sau đại học 1.701[3]
Khuôn viên nội thành, 269 acre (1.1 km²)
Vị trí Hoa Kỳ HanoverNew Hampshire, Hoa Kỳ
Toạ độ 43°42′12″B 72°17′18″TTọa độ: 43°42′12″B 72°17′18″T
Màu Dartmouth màu xanh lá cây      và màu trắng     
Biệt hiệu Big Green
Linh vật Indian,[4] Keggy the Keg,[5] and Dartmouth Moose[6] (all unofficial)
Thành viên University of the Arctic
Thể thao NCAA Division I, Ivy League
34 varsity teams
Trang mạng www.dartmouth.edu
Trường Đại học Dartmouth (tiếng Anh: Dartmouth College; thường gọi là Dartmouth, phát âm /ˈdɑrtməθ/ DART-məth) là một viện đại học nghiên cứu tư thục thuộc nhóm Ivy League, dành cho cả nam lẫn nữ, ở Hanover, New Hampshire, Hoa Kỳ. Dartmouth bao gồm một trường đại học khai phóng (liberal arts college), Trường Y khoa Geisel, Trường Kỹ thuật Thayer, và Trường Kinh doanh Tuck, cũng như 19 chương trình sau đại học trong các ngành khai phóngkhoa học.[7] Dartmouth là một trong chín trường đại học thời thuộc địa, thành lập trước cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.[8] Trường do "Hội đồng Quản trị Trường Đại học Dartmouth" điều hành.[9][10] Với tổng số sinh viên vào khoảng 6.144, trong đó có 4.194 sinh viên đại học, Dartmouth là cơ sở giáo dục nhỏ nhất trong số các thành viên của Ivy League.[3]
Thành lập vào năm 1769 bởi mục sư Tin lành theo phái Giáo đoàn tự trị Eleazar Wheelock với ngân quỹ chủ yếu do Samson Occom - một nhà truyền giáo người Mỹ bản địa - quyên góp, sứ mệnh ban đầu của trường là khai sáng văn hóa và cải đạo người Mỹ bản địa (thành tín đồ Ki-tô giáo). Sau một giai đoạn dài với nhiều khó khăn về mặt tài chính và chính trị, tương lai của Dartmouth trở nên tốt đẹp hơn khi dần đạt được nhiều tiếng tăm vào những năm đầu thế kỉ 20.[11] Vào năm 2004, Booz Allen Hamilton đề cao Trường Đại học Dartmouth và xem nó như là hình mẫu về sự tồn tại bền vững, "cơ sở giáo dục mà lịch sử tồn tại bền vững của nó đã mang lại những hệ quả và những lợi ích cho tất cả các định chế khác của Hoa Kỳ, dù là trong lĩnh vực học thuật hay thương mại," (có ý nói đến vụ kiện giữa Hội đồng Quản trị Trường Đại học DartmouthWoodward và việc tự cải tổ một cách thành công của Dartmouth vào cuối những năm 1800.[12] Các cựu sinh viên của Dartmouth, từ Daniel Webster cho tới những nhà hảo tâm vào thế kỉ 19 và 20, đã có những gắn bó chặt chẽ và đáng ghi nhận đối với ngôi trường.[13]
Dartmouth có khuôn viên rộng 269-acre (1.1 km²) ở vùng nông thôn Upper Valley của New Hampshire. Vì vị trí khá tách biệt của trường, có rất nhiều sinh viên tham gia chơi các môn thể thao và tham gia vào các hội đoàn sinh viên.[14] Dartmouth có 34 đội thể thao tham gia vào đại hội thể thao Ivy League của Giải Hạng nhất của NCAA. Sinh viên của trường có tiếng là còn bảo tồn được rất nhiều truyền thống của trường đại học.

Lịch sử

Dartmouth được sáng lập bởi Eleazar Wheelock, một giám mục Thanh giáo quê ở Connecticut, người có ước mơ thành lập một ngôi trường để đào tạo những người Mỹ bản xứ trở thành những nhà truyền đạo. Một người Anh-điêng Mohegan tên là Samson Occom, người đã trở thành một giám mục tấn phong sau khi theo Wheelock học đạo từ năm 1743 tới 1747 và sau đó tới Long Island để giảng đạo cho những người Montauks, là người đã gợi cho ông ý tưởng này.[15]
Wheelock thành lập Trường Moor's Indian Charity vào năm 1755.[16] Trường Charity tỏ ra khá thành công vào lúc đầu, nhưng nó cần thêm các khoản đầu tư để tiếp tục hoạt động. Tới lúc này, Wheelock tìm kiếm sự giúp đỡ về tài chính của bạn bè. Occom, đồng hành cùng Cha Nathaniel Whitaker, tới Xứ Anh vào năm 1766 để kêu gọi sự đóng góp của các nhà thờ. Với số tiền thu được, họ thành lập một hội đồng tín hữu để giúp Wheelock.[15] Đứng đầu hội đồng tín hữu này là William Legge, 2nd Earl of Dartmouth.
Dù quỹ này cung cấp cho Wheelock một nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào, Wheelock vấp phải nhiều khó khăn trong việc thu nhận những người Anh-điêng theo học tại trường Charity – chủ yếu vì địa điểm của nó cách quá xa chỗ ở của các bộ lạc. Nhận được lời mời tặng đất tốt nhất từ New Hampshire, Wheelock tiếp cận Thống đốc Hoàng gia của Tỉnh New Hampshire John Wentworth để xin một hiến chương. Wentworth, đại diện cho vua George III của Vương quốc Liên hiệp Anh, đã cấp cho Dartmouth một hiến chương hoàng gia vào ngày 13 tháng 12, 1769, theo đó thiết lập nên đại học thuộc địa cuối cùng và đặt tên thuộc địa đó theo tên một người bạn của Wentworth, Tử tước nhà Dartmouth.[15] Mục tiêu của Đại học Dartmouth, theo như hiến chương nguyên gốc là cải theo Đạo Thiên Chúa, chỉ dẫn và giáo dục "thế hệ trẻ của các bộ lạc Anh-điêng trên mảnh đất này cũng như thế hệ trẻ người Anh và những người khác". Nhận thấy những thành công hạn chế của Trường Charity, Wheelock, thay vào đó, lại muốn trường đại học mới của ông dành chủ yếu cho người da trắng.[15][17]
Wheelock đã thiết lập một khoa giáo dục đại học trong Trường Moor’s Charity vào năm 1768. Sau đó, ông đã dời trường đến Hanover vào 1770 nơi mà Trường cấp những tấm bằng đầu tiên vào những năm 1771.[18] Occom, thất vọng vì việc Wheelock rời bỏ những mục tiêu ban đầu là cải Đạo Thiên Chúa cho người Anh-điêng, liên thành lập một cộng đồng của những người Anh-điêng tại New England với tên gọi Brothertown Indians đặt tại New York.[15][17]
Vào năm 1819, Đại học Dartmouth trở thành tâm điểm của vụ án Dartmouth lịch sử, trong đó nỗ lực của Tiểu bang New Hampshire nhằm sửa đổi hiến chương hoàng gia của trường vào năm 1816 và biến nó thành một trường đại học công bị chống cự. Một viện giáo dục mang tên Đại học Dartmouth (Dartmouth University, khác với Dartmouth College) chiếm giữ các tòa nhà của nhà trường và bắt đầu vận hành tại Hanover từ năm 1817, dù rằng trường Dartmouth gốc vẫn tiếp tục dạy học trong những phòng học thuê tạm gần đó.[15] Daniel Webster, một cựu học sinh khóa tốt nghiệp 1801, đã trình vụ việc lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, nơi tuyên án rằng việc sửa đổi hiến chương của Dartmouth là hành động phá hoại hợp đồng bất hợp pháp của tiểu bang, và đảo lại quyết định chiếm giữ ngôi trường của Tiểu bang Dartmouth. Kết luận bài diễn văn nổi tiếng của mình, Webster đã nói lên những câu từ nổi tiếng mà sau này được nhiều thế hệ trích dẫn lại: "Nó, thưa ngài, như tôi đã nói, là một ngôi trường nhỏ. Nhưng, có không biết bao nhiêu người yêu nó" ("It is, Sir, as I have said, a small college. And yet there are those who love it.")[15]
Lithograph of the President's House, Thornton Hall, Dartmouth Hall, and Wentworth Hall, circa 1834.
Dartmouth nổi lên trên vũ đài giáo dục quốc gia Hoa Kỳ vào những năm đầu của thế kỉ 20. Trước giai đoạn này, trường không có mấy tiếng tăm và ngân sách thì nghèo nàn. Dưới nhiệm kì chủ tịch của William Jewett Tucker (1893–1909), Dartmouth trải qua quá trình cải tổ sâu sắc về cả cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cộng đồng sinh viên, kéo theo khoản đóng góp khổng lồ trị giá $10,000 của cựu sinh viên và giáo sư ngành luật John Ordronaux.[19] Hai mươi tòa kiến trúc mới thay thế những tòa nhà cũ kĩ, trong khi đội ngũ giáo viên và học sinh tăng gấp ba. Tucker thường được tôn vinh vì đã "tái sinh Dartmouth" và đưa nó tới với danh tiếng cấp quốc gia.[20] Chủ tịch Ernest Fox Nichols (1909–16) và Ernest Martin Hopkins (1916–45) tiếp tục quá trình hiện đại hóa của Tucker, tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất, và bắt đầu quá trình tuyển sinh khắt khe từ những năm 1920.[11] John Sloan Dickey, giữ chức chủ tịch từ năm 1945 tới 1970, đặc biệt nhấn mạnh vào phương pháp giáo dục kiến thức toàn diện (liberal arts), đặc biệt là chính sách công và quan hệ quốc tế.[11][21]
Năm 1970, giáo sư toán học và khoa học máy tính lâu năm John George Kemeny trở thành chủ tịch của Dartmouth.[22] Kemeny đã dẫn dắt nhà trường qua những thay đổi đáng kể. Dartmouth, trước đó chỉ là trường cho nam sinh, bắt đầu nhận nữ sinh vào học và cấp bằng cử nhân cho họ vào năm 1972 giữa rất nhiều tranh cãi.[23] Cùng lúc đó, ngôi trường triển khai "Kế hoạch Darmouth" về lịch đào tạo, giúp số lượng sinh viên có thể tăng trong khi giữ nguyên cơ sở vật chất.[22]
Khoảng những năm 1990, trường chứng kiến sự những thay đổi lớn về giáo dục dưới thời Chủ tịch James O. Freedman và một dự định gây tranh cãi (và cũng không thành công) nhằm khuyến khích các câu lạc bộ Hi lạp đơn giới của trường trở nên đẳng giới.[11][24] Những năm 2000 chứng kiến sự bắt đầu của Chiến dịch Trải nghiệm Darmouth nhằm quyên góp số tiền trị giá 1,3 tỉ đô la Mỹ cho trường; đây là chương trình gây quĩ lớn nhất trong lịch sử nhà trường, và cho tới tháng 1 năm 2008, số tiền gây dựng được đã vượt 1 tỉ đô la và dự kiến sẽ đạt mục tiêu vào năm 2010.[25] Vào khoảng giữa và cuối những năm 2000, trường cũng chứng kiến việc xây dựng trường xá trên qui mô lớn, với hai tổ hợp nhà ở, sự tu chỉnh toàn diện của khu kí túc xá, và sắp tới là một sảnh ăn uống, một trung tâm về khoa học đời sống và một trung tâm mỹ thuật.[26]
Kể từ khi có một số thành viên Hội đồng Tín hữu đồng thời là cựu học sinh được bầu qua việc thu thập chữ kí vào năm 2004, vai trò của cựu sinh viên trong việc lãnh đạo Dartmouth đã trở thành một chủ đề nóng.[27] Chủ tịch James Wright tuyên bố nghỉ hưu vào tháng 2 năm 2008[28] và được kế nhiệm bởi giáo sư Đại học Harvard, nhà vật lý Jim Yong Kim vào mùng 1 tháng 7 năm 2009.[29]

Các hiệu trưởng của Dartmouth

Dartmouth, một trường liberal arts, chỉ cấp bằng với tên gọi Bằng Cử nhận Nhân văn.[8][30] Có hơn 39 khoa giảng dạy 56 chuyên ngành trong trường, dù rằng sinh viên được tự do thiết kế các chương rình đặc biệt hoặc học chuyên ngành kép.[31] Vào năm 2008, các chuyên ngành có đông sinh viên theo học nhất là kinh tế, chính trị, lịch sử, tâm lý học và khoa học thần kinh, tiếng Anh, sinh học và các ngành kỹ thuật.[32]
Để tốt nghiệp, sinh viên toàn hoàn thành 35 khóa học, tám phần mười số đó thuộc về ngành học đã chọn.[33] Các yêu cầu khác cho việc tốt nghiệp bao gồm việc hoàn thành mười "yêu cầu phân phối" trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, và việc hoàn thành lớp học viết hoặc một xê-mi-na về viết vào năm thứ nhất.[33] Rất nhiều khoa có giảng dạy các chương trình với bằng danh dự, trong đó yêu cầu các học sinh nổi bật và muốn tham gia "một quá trình làm việc độc lập và lâu dài", kết thúc bằng việc làm luận văn tốt nghiệp.[33] Ngoài các khóa học tại Hanover, Dartmouth cung cấp 57 chương trình học ngoài trường sở, bao gồm Chương trình Quốc tế học, Chương trình Ngoại ngữ tại Nước ngoài, và các chương trình trao đổi sinh viên.[34][35]
Dartmouth cũng cấp bằng cao học trong 19 chuyên ngành khoa học và nghệ thuật.[8] Ngoài ra, Dartmouth cũng có 3 trường cao học: Trường Y khoa Dartmouth (thành lập 1797),, Trường Kỹ thuật Thayer (1867)– cũng là khoa kỹ thuật cho cấp cử nhân – và Trường Kinh doan Tuck (1900). Với các chương trình cao học này, lối dùng từ thông thường của người Mỹ sẽ gọi trường là "Dartmouth University";[8] tuy nhiên, vì lý do lịch sử (như vụ Dartmouth College kiện. Woodward), và do tôn trọng các giá trị truyện thống, ngôi trường vẫn sử dụng tên "Dartmouth College" để chỉ toàn bộ tập thể nhà trường.[15]
Dartmouth đang có tổng cộng 597 giảng viên biên chế hoặc chờ vào biên chế.[8] Trường có tỉ lệ giáo sư biên chế là nữ cao nhất trong các trường thuộc Ivy League.[8] Các giảng viên của trường đã là những người tiên phong trong các bước phát triển lớn của tri thức nhân loại như Dartmouth Conferences, Dartmouth Time Sharing System, Dartmouth BASIC, và Dartmouth ALGOL 30. Năm 2005, các giải thưởng dành cho các nghiên cứu thành công của Dartmouth lên tới $169 million.[36]
Dartmouth cũng chính là đơn vị chủ nhà của Nhà xuất bản Đại học New England, một nhà xuất bản đại học thành lập vào năm 1970 và được hỗ trợ bởi một nhóm các trường đại học bao gồm Đại học Brandeis, Đại học New Hampshire, Đại học Northeastern, Đại học Tuffs và Đại học Vermont.[37]

Kế hoạch Dartmouth

Thư viện Baker Memorial tại Đại học Dartmouth
Dartmouth vận hành theo quý với năm học kéo dài trong suốt cả năm với 4 kì, mỗi kì 10 tuần. Kế hoạch Dartmouth (hay được đơn giản là "D-Plan") là hệ thống khóa biểu cho phép mỗi sinh viên tự xây dựng lịch cho năm học của mình. Tất cả sinh viên cấp đại học đều phải ở tại trường vào các kì học mùa thu, đông và xuân của năm thứ nhất và thứ hai, cũng như kì mùa hè của năm thứ hai.[38] Trong các kì học còn lại, sinh viên được chọn học trong trường sở hoặc tham gia các chương trình ngoài khuôn viên trường, đi nghỉ, thực tập hoặc tham gia các dự án nghiên cứu. Một khóa học điển hình thường có ba lớp mỗi kì và sinh viên thường sẽ học trên lớp tổng cộng mười hai kì trong suốt thời gian học tập tại trường.[39]
D-Plan bắt đầu được thiết lập tại trường vào đầu những năm 1970 cùng thời điểm Dartmouth bắt đầu nhận sinh viên nữ vào học chương trình đại học. Ban đầu, nó được thiết kế nhằm giúp tăng số sinh viên theo học nhưng không làm quá tải cơ sở vật chất của tường và được miêu tả là "cách để đặt 4.000 sinh viên vào 3.000 cái giường".[11] Dù rằng nhiều phòng nội trú đã được xây dựng kể từ đó, việc số sinh viên của tường cũng tiếp tục tăng lên khiến người ta vẫn giữ nguyên D-Plan gần như không thay đổi.

Tuyển sinh

Dartmouth tự miêu tả mình "vô cùng chọn lọc"[40] và xếp thứ 15 trong số các trường "khó vào nhất" bởi The Princeton Review vào năm 2007,[41] và được phân loại là trường "chọn lọc nhất" bởi U.S. News & World Report. Với khóa 2012 (tức là khóa nhập học năm 2008), 16,536 người nộp hồ sơ so với chỉ tiêu 1.100, và chỉ 13,2% được nhận học. 93.4% của các học sinh được nhận vào xếp trong tốp 10% những học sinh ưu tú nhất của trường phổ thông họ từng học. 38.5% những sinh viên được nhận là học sinh tốt nghiệp với điểm cao nhất trường phổ thông và 11.3% là người có điểm cao thứ hai. Điểm SAT trung bình của sinh viên là 726 cho phần đọc hiểu, 731 cho toán, và 726 cho viết.[42] Vào năm 2007, chương trình đại học của Dartmouth xếp thứ 9 bởi U.S. News & World Report trong số chương trình tại các trường đại học quốc gia.[43] Tuy nhiên, một số người cho rằng xếp hạng như vậy không công bằng vì sự chú trọng của Dartmouth vào giáo dục đại học.[44][45][46] Thế mạnh của Dartmouth trong giáo dục đại học được U.S. News & World Report nhấn mạnh khi tạp chí này xếp Dartmouth ở vị trí thứ nhất, trên Princeton, Yale, Stanford, Brown, and Duke. Phân loại vào năm 2006 của Carnegie Foundation cho rằng Dartmouth là trường đại học duy nhất tại Hoa Kỳ có sinh viên chủ yếu của cấp đại học, tập trung vào nghệ thuật và khoa học nhưng lại có chương trình cao học và nghiên cứu rất chất lượng.[47][48]
Dartmouth đáp ứng đủ 100% số tiền sinh viên cần để nhập học và hiện nay xét tuyển cho tất cả các sinh viên, kể cả sinh viên quốc tế mà không quan tâm tới khả năng tài chính của họ. Kể từ năm học 2008–2009, Dartmouth áp dụng chính sách trợ cấp tài chính mới, mở rộng chính sách tuyển sinh mà không quan tâm tới khả năng tài chính tới sinh viên quốc tế, đồng thời thay thể các khoản vay học tập bằng các học bổng và hỗ trợ khác. Sinh viên từ các gia đình có tổng thu nhập dưới 75.000 Đô la Mỹ một năm không phải đóng học phí.[49][50]

Hội đồng Quản trị

Sảnh Dartmouth, xây năm 1904
Dartmouth được điều hành bởi Hội đồng Tín hữu bao gồm Chủ tịch của trường (kiêm nhiệm), thống đốc của tiểu bang (kiêm nhiệm), và mười ba tín hữu được đề bạt và bầu chọn bởi chính Hội đồng (gọi là "Tín hữu hiến chương"), và tám tín hữu đề cử bởi các cựu sinh viên và bầu bởi ủy ba ("Tín hữu cựu sinh viên").[51] Các ứng viên cho vị trí tín hữu cựu sinh viên được chọn ra từ những đề xuất của Hội đồng Cựu sinh viên hoặc các đơn kiến nghị bởi một cuộc bỏ phiếu của các thành viên thuộc Hội Cựu sinh viên Đại học Dartmouth.
Dù rằng Hội đồng Tín hữu bầu các thành viên của nó từ hai nguồn ứng cử viên với tỉ lệ ngang nhau từ năm 1891 cho tới năm 2007,[52] vào năm 2007, hội đồng tín hữu quyết định thêm một số thành viên khác, tất cả là tín hữu hiến chương.[53] Trong cuộc tranh cãi nổ ra sau đó, Hiệp hội Cựu sinh viên trường đâm đơn kiện, dù sau đó rút lại.[54][55] Năm 2008, Hội đồng Tín hữu nhận thêm 5 tín hữu hiến chương mới.[56]

Khuôn viên

Đại học Dartmouth tọa lạc tại thị trấn nông thôn Hanover, New Hampshire, trong Upper Valley dọc theo sông Connecticut ở New England. Khuôn viên rộng 1,1 km2 (269 mẫu Anh) của trường được đặt quanh một Vùng Xanh rộng 2 héc ta,[57] trước đây là một cánh đồng thông, được phát quang bởi trường vào năm 1771.[58] Dartmouth là đơn vị sở hữu đất tư lớn nhất Hanover,[59] và tổng giá trị bất động sản cũng như cơ sở vật chất của nó trị giá 434 triệu Đô la Mỹ.[9] Ngoài khuôn viên tại Hanover, Dartmouth còn sở hữu 18.2 km² đất của Núi Moosilauke tại Vùng White Mountains[60] và một khoảng đất rộng 109 km² tại phía bắc New Hampshire được biết đến với tên Second College Grant.[61]
Các tòa nhà trong khuôn viên của Dartmouth có thời gian xây dựng khác nhau khá nhiều, từ Sảnh Wentworth và Thornton của những năm 1820 (những tòa nhà lâu đời nhất còn sót lại xây dựng bởi nhà trường) cho tới những nhà nội trú và các cơ sở toán học hoàn thành năm 2006.[62][63] Phần lớn các công trình của Dartmouth được thiết kế theo phong cách kiến trúc Georgian thời kì thuộc địa,[64][65][66] một sự thống nhất được bảo tồn nguyên vẹn trong các công trình kiến trúc mới của nhà trường.[67] Dartmouth cũng đã tìm cách giảm phát thải các bon và sử dụng năng lượng tại trường sở, và giành được điểm A- từ Sustainable Endowments Institute cho Báo cáo Phát triển bền vững Đại học 2008.[68][69]

Cơ sở vật chất dành cho đào tạo

Cơ sở dành cho nghệ thuật sáng tạo và nghệ thuật biểu diễn của trường là Trung tâm Nghệ thuật Hopkins ("the Hop"). Mở cửa năm 1962, Hop là mái nhà của các khoa kịch, nhạc, film và điện ảnh, cũng như một xưởng mộc, xưởng gốm và xưởng chế tác đá quý.[70] Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sơ nổi tiếng Wallace Harrison, người sau đó đã thiết kết mặt tiền giống như vậy cho Nhà hát Opera Siêu đô thị tại Trung tâm Lincoln.[71] Tòa nhà bao gồm hai rạp hát và một khán phòng với 900 chỗ ngồi.[70] Hop cũng là địa điểm đặt các hòm thư của sinh viên ("Hòm Hinman")[72] và Courtyard Café.[73] Hop có liên kết với Bảo tàng Mỹ thuật Hood, bảo tàng lâu đời nhất tại Bắc Mỹ còn tồn tại,[74] và Loew Auditorium.[75]
A view of the Sherman Fairchild Physical Science Center and Wheeler Hall from the tower of Baker Memorial Library

Cơ sở vật chất dành cho thể thao

Sân thể thao ban đầu của Dartmouth chính là Vùng Xanh, nơi sinh viên chơi cricket and old division football trong thế kỉ 19.[58] Ngày nay, Dartmouth duy trì hơn một tá các công trình thể thao và sân vận động[76] và đã dành hơn 70 triệu Đô la Mỹ để nâng cấp chúng kể từ năm 2000.[77]
Phần lớn các cơ sở thể thao của Dartmouth nằm ở phía đông nam của khuôn viên trường.[76] Trung tâm của các hoạt động thể htao tại trường là Nhà thi đấu Cựu sinh viên, nơi có Bể bơi thi đấu Karl Michael và Bể bơi Spaulding, một trung tâm thể hình, một phòng tập tạ, và một đường chạy trong nhà dài 123 m.[78] Cạnh Nhà thi đấu Cựu sinh viên là Trung tâm Thể thao Berry, gồm nhiều sân bóng rổ và bóng chuyền (Leede Arena), cũng như Trung tâm thể hình Kresge.[79] Phía sau Nhà thi đấu Cựu sinh viên là Memorial Field, một sân vân động 15.000 chỗ ngồi với sân thi đấu bóng đá và đường chạy.[80] Đấu trường Thompson, thiết kế bởi kỹ sư người Ý Pier Luigi Nervi và được xây dựng năm 1975, là nơi diễn ra các cuộc thi đấu trên băng của Dartmouth.[81] Từ Memorial Field, người ta cũng có thể nhìn thấy Nhà thi đấu Thể thao trong nhà Nathaniel Leverone.
Các cơ sở thể thao khác của Dartmouth tại Hanover bao gồm Nhà chứa thuyền Bằng hữu Dartmouth bên cạnh sông Connecticut, Hanover Country Club, công trình thể thao lâu đời nhất còn tồn tại của Dartmouth (thành lập năm 1899),[82] và Corey Ford Rugby Clubhouse.[83] Trường cũng lưu giữ được Dartmouth Skiway, một cơ sở dành cho trượt tuyết rộng 0,4 km² đặt tại hai ngọn núi ở Lyme Center, New Hampshire, gần khuôn viên tại Hanover.[84]

Nơi ở và các cơ sở vật chất khác cho cuộc sống sinh viên

Lord Hall in the Gold Coast Cluster
Khác với các khu kí túc xá rải rác hay những cư hiệu được tổ chức tại những trường như Đại học Yale, Dartmouth có chín cộng đồng ngụ cư phân bố đều trong khuôn viên trường.[85] Các khu kí túc xá được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau, cổ đến hiện đại, nhưng đều thống nhất theo lối kiến trúc Georgia. Phòng ở của sinh viên gồm từ phòng đơn tới phòng bốn người và căn hộ.[85] Từ năm 2006, nhà trường đảm bảo chỗ ở cho các sinh viên trong suốt năm thứ nhất và thứ hai tại trường.[86] Hơn 3.000 sinh viên chọn sống trong khu kí túc xá của trường.[85]
Các bữa ăn trong trường sở được phục vụ bởi Dartmouth Dining Services, cơ quan vận hành mười một cơ sở ăn uống quanh khuôn viên trường.[87] Bốn trong số chúng đặt tại trung tâm của khuôn viên trường ở Nhà Ăn Thayer.[88]
Trung tâm Collis được coi là trung tâm của các hoạt động của sinh viên của trường. Nơi này phục vụ và được tổ chức như một hội sinh viên hay trung tâm của trường sở.[89] Ở đây có một quán cà phê, khu học tập, khu sinh hoạt chung, và một số các ban quản lý, bao gồm Trung tâm Kỹ năng Học tập.[90][91] Sảnh Robinson, cạnh Collins và Thayer, bao gồm văn phòng của các tổ chức sinh viên tại trường, bao gồm Câu lạc bộ Dã ngoại Dartmouth và The Dartmouth, tờ nhật báo của trường.[92]

Cuộc sống sinh viên

Năm 2006, The Princeton Review xếp Dartmouth ở vị trí thứ ba trên tiêu chí "Chất lượng cuộc sống", và thứ sáu trên tiêu chí "Sinh viên hạnh phúc nhất".[93] Thể thao cũng như hệ thống Greek là những hoạt động phổ biến nhất tại trường;[14] tổng cộng, Dartmouth có tất cả hơn 350 tổ chức, đội và các môn thể thao.[94] Ngôi trường cũng có nhiều hoạt động và lễ hội lâu đời.

Các tổ chức sinh viên

Robinson Hall houses many of the College's student-run organizations, including the Dartmouth Outing Club. The building is a designated stop along the Appalachian Trail.
Hơn 200 tổ chức sinh viên và câu lạc bộ của Dartmouth đáp ứng được nhu cầu đa dạng của sinh viên trong trường.[95] Cho tới năm 2007, trường có 8 nhóm học tập, 17 nhóm văn hóa, 2 cộng đồng danh dự, 30 nhóm hoạt động xã hội, 25 nhóm biểu diễn nghệ thuật, 12 nhóm định hướng nghề nghiệp, 20 ấn phẩm và 11 nhóm giải trí.[96] Các nhóm sinh viên nổi bật nhất bao gồm câu lạc bộ dã ngoại lớn nhất và lâu đời nhất Hoa Kỳ, Câu lạc bộ Dã ngoại Dartmouth, tờ báo theo khuynh hướng tiến bộ Dartmouth Free Press, tờ báo gây tranh cãi The Dartmouth Review,[97]The Dartmouth, tờ báo đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ.[98] The Dartmouth tự miêu tả mình là "Tờ báo đại học lâu đời nhất Hoa Kỳ, thành lập năm 1799".[98]
Một phần vì vị trí hẻo lánh tại nông thôn của Dartmouth, hệ thống Greek, thành lập từ năm 1840, là một trong những hoạt động phổ biến nhất của học sinh trong trường.[14][99] Dartmouth có hơn 27 hội Greek: 15 hội nam, 9 hội nữ và 3 hội đẳng giới.[100] Tới năm 2007, hơn 60% sinh viên trong số những sinh viên đáp ứng được các yêu cầu của các hội thuộc về một tổ chức Greek;[101] từ năm 1987, sinh viên không được phép tham gia các tổ chức Greek cho tới năm thứ hai.[102] Đại học Dartmouth là một trong những viện đại học đầu tiên tiến thành xóa bỏ việc chia rẽ sắc tộc trong các hội nam vào những năm 1950 cũng như tham gia vào phong trào thiết lập các hội Greek đẳng giới vào những năm 1970.[103] Vào đầu những năm 2000, Hội đồng Tín hữu Dartmouth đề nghị các tổ chức Greek trở thành "hầu như đẳng giới";[104] nỗ lực này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong nhà trường và cuối cùng thất bại.[105] Trong trường cũng tồn tại một số tổ chức kiểu khác được biết đến với tên gọi undergraduate societies.[106]

Công nghệ

Students at a bank of Blitz terminals in Baker-Berry Library.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của sinh viên tại trường, điều có thể thấy rõ qua vị trí của trường trong các bảng xếp hạng những trường đại học tại Hoa Kỳ hiện đại nhất (như bảng xếp hạng năm 2004 của Newsweek về những trường "Hấp dẫn nhất cho dân nghiền công nghệ (" Hottest for the Tech-Savvy"[107]) hay bảng xếp hạng của Yahoo vào năm 1998 "những trường đại học dây dợ" ("Wired Colleges"[108]). BlitzMail, hệ thống thư điện tử của trường, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của sinh viên, khi mà họ dùng nó thay cho điện thoại di động hay các chương trình nhắn tin nhanh.[109][110] Tầm quan trọng của hệ thống BlitzMail trong đời sống sinh viên được thể hiện qua việc có hơn 100 máy tính công cộng trong trường được dành riêng cho việc truy cập BlitzMail.[110] Từ năm 1991, các sinh viên trường Dartmouth được yêu cầu phải có máy tính cá nhân.[111][112]
Vào năm 2001, Dartmouth là trường đầu tiên trong Ivy League cung cấp hệ thống mạng không dây tại mọi nơi trong trường.[107] Với hơn 1,400 điểm truy cập, mạng Internet có mặt tại tất cả các tòa nhà cũng như địa điểm ngoài trời trong trường.[113] Trường cũng tiên phong trong việc ứng dụng một số công nghệ như công nghệ video theo yêu cầu hay phương thức liên lạc qua (VoIP).[113][114]

Người Mỹ bản xứ ở Dartmouth

Hiến chương của Dartmouth, cấp cho Eleazar Wheelock vào năm 1769, tự tuyên bố rằng ngôi trường được tạo nên "để giáo dục và chỉ dẫn thế hệ trẻ của những bộ tộc Anh-điêng trong vùng đất này trong việc đọc, viết và những phần khác của việc học hành…cũng như trong tất cả các môn khoa học và nghệ thuật; cũng như với những thanh niên người Anh hay bất cứ ai khác".[115] Ngân quỹ của Dartmouth trong những năm đầu tiên được quyên góp bởi những nỗ lực của Samson Occom, một người Mỹ bản xứ.[116]
Tuy vậy, nhà trường chỉ đào tạo có 19 người Mỹ bản xứ trong suốt 200 năm lịch sử đầu tiên của nó.[116] Vào năm 1970, nhà trường thành lập các chương trình học tập và xã hội cho người Mỹ bản xứ như một phần của "một nỗ lực mới khuyến khích người Mỹ bản xứ theo học".[116] Kể từ đó, Dartmouth đã đào tạo hơn 500 người Mỹ bản xứ từ hơn 120 bộ lạc khác nhau, nhiều hơn cả 7 trường còn lại trong Ivy League cộng lại.[116]

Truyền thống

Snow sculpture at the 2004 Dartmouth Winter Carnival
Dartmouth nổi tiếng vì tinh thần tập thể mạnh mẽ cũng như rất nhiều nét truyền thống đặc trưng.[117] Ngôi trường dạy và học theo 4 kì học ứng với 4 quý trong năm, và cứ mỗi kì lại có một ngày cuối tuần được dành để tổ chức một lễ hội truyền thống, được biết như "những ngày cuối tuần hoành tráng" ("big weekend"[118][119]) hay "những ngày cuối tuần tiệc tùng" ("party weekends"[120]). Vào kì mùa thu, Homecoming (Lễ hội Về nhà) (tên chính thức là Dartmouth Night (Đêm Dartmouth)) nổi bật với đài lửa được chuẩn bị bởi sinh viên năm nhất tại Vùng Xanh.[121] Kì mùa đông lại được kỉ niệm bởi Winter Carnival (Carnival Mùa Đông), một truyền thống bắt đầu từ năm 1911 bởi Câu lạc bộ Dã ngoại Dartmouth để thúc đẩy các môn thể thao mùa đông.[122] Vào mùa xuân, Green Key là ngày cuối tuần dành cho các buổi tiệc tục và kỉ niệm.[123]
Kì học mùa hè trước đây có lễ Tubestock, một truyền thống mà trong đó sinh viên dùng các tấm ván gỗ hoặc săm ô tô để nổi trên sông Connecticut River. Bắt đầu từ năm 1986, Tubestock kết thúc vào năm 2006 khi chính quyền thị trấn Hanover có phản ứng không đồng tình.[124] Khóa 2008, trong kì học hè của họ tại trường năm 2006, thay thế lễ hội Tubestock bằng lễ hội Fieldstock. Lễ hội mới này bao gồm tiệc thịt nướng ngoài trời, ca nhạc và việc khôi phục những truyền thống từ thập kỉ 1970 và 1980 như cuộc đua các cỗ xe ngựa chiến tự chế xung quanh vùng xanh. Không như Tubestock, Fieldstock được nhận được sự tài trợ và ủng hộ từ phía nhà trường.[125]
Một truyền thống khác bắt đầu từ năm 1935 khá nổi bật của trường là các chuyến dã ngoại dài 4 ngày do Câu lạc bộ Dã ngoại Dartmouth tổ chức dành cho những tân sinh viên. Là một thông lệ, chuyến đi nào cũng kết thúc ở Moosilauke Ravine Lodge.[126] Vào năm 2006, 85% tân sinh viên của trường chọn tham dự truyền thống này.

Huy hiệu và các biểu trưng khác

Khẩu hiệu và bài hát

Khẩu hiệu của Dartmouth, chọn bởi Eleazar Wheelock, là "Vox Clamantis in Deserto" trong tiếng La tinh và thường được nhà trường dịch sang tiếng Anh là "A voice crying in the wilderness"[127][128] ("Tiếng kêu nơi hoang dã"). Cụm từ này xuất hiện năm lần trong Kinh thánh và dường như ám chỉ địa điểm của nhà trường, nơi từng là vùng ven của một khu định cư của người Châu Âu.[128][129] Bài hát "Men of Dartmouth" (Những người đàn ông Dartmouth) của Richard Hovey được bình chọn là bài hát hay nhất của Dartmouth vào năm 1896,[121] và trở thành bài ca chính thức của nhà trường vào năm 1926.[130] Bài hát được đổi tên thành "Alma Mater" vào thập kỉ 1980 khi lời của nó được chỉnh lại để nhắc đến cả đàn ông lẫn phụ nữ.[131]

Con dấu

Con dấu của Đại học Dartmouth
Hiến chương hoàng gia năm 1769 của Dartmouth yêu cầu nhà trường phải có một con dấu để dùng trong các văn bản chính thức và văn bằng tốt nghiệp.[115] Người sáng lập của trường, Eleazar Wheelock, thiết kế một con dấu giống một cách đáng kinh ngạc với con dấu của Society for the Propagation of the Gospel, một hội truyền giáo được thành lập tại London vào năm 1701, nhằm nói rằng trường của ông sẽ chú trọng vào việc truyền giáo nhiều hơn là giáo dục đại học.[128] Khắc bởi một thợ bạc ở Boston, con dấu được hoàn thành trước lễ tân hiệu vào năm 1773. Các tín hữu chính thức chấp nhận con dấu vào ngày 25 tháng 8 năm 1773, miêu tả nó là:
Hình bầu dục, viền bởi dòng chữ "SIGILL: COL: DARTMUTH: NOV: HANT: IN AMERICA 1770." Bên trong đó là một rừng thông ở bên phải, bên trái những người bản xứ ở bên trái đang đi đến tòa nhà hai tầng của tri thức; phía trên rừng thông là dòng chữ "vox clamantis in deserto". Tất cả được đỡ bởi Tôn giáo ở bên phải và Công lý ở bên trái, và trên đó là Tam giác ngược với dòng chữ Hebrew [El Shaddai]. Con dấu mới miêu tả như trên đường dùng để đóng vào tất cả các bằng, chứng nhận hay các tài liệu khác của Đại học Dartmouth.[132]
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1926, các tín hữu khẳng định lại quan điểm của Hiến chương cho rằng con dấu chỉ dành cho các văn bản hành chính.[128] Năm 1940, Hội đồng ấn phẩm của nhà trường giao cho nhà khắc chữ nổi tiếng W. A. Dwiggins tạo phiên bản chữ ngang của con dấu. Thiết kế của Dwiggins được thay đổi vào năm 1957 với ngày tháng chuyển từ "1770" thành "1769," để phù hợp với Hiến chương. Các tín hữu đã đặt một bộ khuôn rập mới với năm "1797" để thay bộ cũ đã gần như hỏng sau hai thế kỷ sử dụng.[128] Bản thiết kế năm 1957 tiếp tục được dùng với số thương hiệu 2305032.[133]

Phù hiệu

Ngày 28 tháng 10 năm 1926, Hội tín hữu phê chuẩn "Phù hiệu Đại học Dartmouth" làm đại diện hình ảnh cho nhà trường và nhà điêu khắc W. Parke Johnson thiết kế phiên bản này dựa nên chiến khiên được thể hiện trên con dấu gốc. Thiết kế này không tồn tại lâu. Ngày 9 tháng 6 năm 1944, các tín hữu phê chuẩn một phiên bản khác của chiếc phù hiệu được thiết kể bởi họa sĩ và nhà thiết kế người Canada Thoreau MacDonald. Thiết kế này được sử dụng rộng rãi và như con dấu của Dwiggins được sửa năm "1770" thành "1769" vào khoảng năm 1958.[128] Phiên bản này của phù hiệu được đăng kí với số thương hiệu 3112676 và một số số khác.[133]
Nhà thiết kế John Scotford cố gắng tạo ra một phiên bản thời trang của phù hiệu vào thập kỉ 1960, nhưng không thành công.[134] Phù hiệu này được dùng làm nền cho phù hiệu của Trường Y Dược Dartmouth, và còn được sản xuất ở kích thước với bề rộng vài nanomet.[135] Thiết kế này cũng xuất hiện trên Huân chương Nhị Bách niên của Rudolph Ruzicka (Philadelphia Mint, 1969) và một số nơi khác.

Biểu tượng, biệt danh và linh vật

Keggy posing on the Dartmouth College Green with Baker Memorial Library in the background.
Dartmouth chưa từng có một linh vật chính thức.[136] Biệt danh "The Big Green," (người khổng lồ xanh) bắt nguồn từ 1860 và, dựa trên việc màu xanh thẫm (Xanh Dartmouth) được công nhận là màu chính thức của trường vào năm 1866.[137] Bắt đầu từ thập niên 1920, các đội thể thao của Dartmouth được biết đến với tên "những người Anh điêng," một tên vui có thể bắt nguồn từ các nhà báo thể thao.[136] Linh vật và tên đội thể thao không chính thức này được dùng cho đến đầu những năm 1970, khi việc sử dụng đó vấp phải những chỉ trích gay gắt. Vào năm 1974, Hội đồng Tín hữu tuyên bố rằng "việc sử dụng hình ảnh [người Anh-điêng] như vậy dưới bất cứ dạng nào là trái với các mục tiêu giáo dục và hoạt động của nhà trường trong việc thục đẩy giáo dục của người bản xứ."[138] Một số cựu sinh viên và sinh viên, cũng như tờ báo theo đường lối bảo thủ The Dartmouth Review, đã tìm cách đưa biểu tượng người Anh-điêng trở lại,[139] nhưng không có đội thể thao nào của trường tiếp tục mặc áo có biểu tượng này trong hàng chục năm sau đó.[140]
Nhiều chiến dịch của sinh viên đã được tiến hành nhằm vận động cho việc chập nhận một linh vật mới, nhưng không có nỗ lực nào thành công trong việc biến một linh vật thành "chính thức". Một đề xuất của tạp chí hài Dartmouth Jack-O-LanternKeggy the Keg, một vại bia có hình người đã xuất hiện tại một số sự kiện thể thao của trường. Mặc dù nhiều sinh viên hứng thú với Keggy,[141] linh vật này mới chỉ nhận được sự tán thành của hội sinh viên.[142] Vào tháng 11 năm 2006, hội sinh viên nỗ lực làm sống lại "Dartmoose" như là phương án thay thế khi mà các tranh cãi xung quanh linh vật Anh-điêng bị khơi lại.[143]

Cựu học sinh

Mọi người biết nhiều đến các cựu học sinh của Dartmouth nhờ các đóng góp của họ cho trường. Dartmouth xếp hạng hai, chỉ sau Đại học Princeton dựa trên tỉ lệ đóng góp của cựu học sinh cho trường do U.S. News & World Report bình chọn năm 2007. Theo một bài báo năm 2008 trên tờ Tạp chí phố Wall, các sinh viên tốt nghiệp Dartmouth cũng có mức lương trung vị sau 10 năm tốt nghiệp cao hơn so với cựu học sinh của bất kì một trường đại học Mĩ nào khác tham gia điều tra.
Salmon P. Chase, khóa 1826, là một chính trị gia người Mỹ: Thượng nghị sĩ từ tiểu bang Ohio, Thống đốc Ohio, Bộ trưởng bộ Treasury dưới thời Abraham Lincoln, và thẩm phán của Tóa án Tối cao.
Đến năm 2008, Dartmouth đã có 238 khóa học tốt nghiệp và có trên 60,000 cựu sinh viên còn sống đang hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực.
Hơn 164 sinh viên Dartmouth tham gia phục vụ cho Thượng Viện và Hạ viện Hoa Kì, ví dụ như nghị sĩ Daniel Webster ở Massachusetts. Từng là nội các thành viên của Tống thổng Mỹ bao gồm Bộ trưởng bộ Quốc Phòng Amos T. Akerman, Bộ trưởng bộ Quốc phòng James V. Forrestal, Bộ trưởng Lao động Robert Reich, cựu Bộ trưởng Ngân Khố Henry Paulson, và vị Bộ trưởng Ngân Khố đương nhiệm Timothy Geithner. C. Everett Koop là Surgeon General của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Hai cựu sinh viên Dartmouth làm thẩm phán của Tòa án tối cao của Hoa Kỳ: Salmon P. Chase và Levi Woodbury.
Trong lĩnh vực văn học và báo chí, Dartmouth đã đào tạo nên tám người dành Giải Pulitzer: Thomas M. Burton, Richard Eberhart, Robert Frost, Paul Gigot, Jake Hooker, Nigel Jaquiss, Martin J. SherwinDavid K. Shipler. Các tác giả và media personalities bao gồm tiểu thuyết gia/ nhà biên kịch Budd Schulberg, nhà phân tích chính trị Dinesh D'Souza, người dẫn chương trình đối thoại trên đài phát thanh Laura Ingraham, nhà phê bình Mort Kondracke, và nhà báo James Panero. Theodor Geisel, còn được biết đến với tên Dr.Seuss tác giả của trẻ em, là một sinh viên của khóa 1925.
Cựu sinh viên Dartmouth trong giới nghiên cứu khoa học bao gồm Stuart KauffmanJeffrey Weeks, cả hai người đều đã nhận giải thưởng MacArthur Fellowships (còn được gọi là "genius grants"). Dartmouth còn có ba cựu sinh viên đã nhận giải Nobel: Owen Chamberlain (Vật Lý, 1959), K. Barry Sharpless (Hóa học, 2001), và George Davis Snell (Sinh lý và y khoa, 1980). Các cựu sinh viên trong lĩnh vực giáo dục bao gồm người sáng lập đại học Vassar Milo Parker Jewett, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của đại học Bates Oren B. Cheney, giáo sư của Đại học Wabash College Caleb Mills, và cựu chủ tịch của Đại học Union Charles Augustus Aiken. Chín trong tổng số 16 vị chủ tịch của Dartmouth là cựu học sinh của trường.
Cựu sinh viên Dartmouth giữ chức vụ tổng giám đốc điều hành hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của nhiều công ty bao gồm Charles Alfred Pillsbury, người sáng lập công ty Pillsbury và trưởng nam của gia đình Pillsbury, Sandy Alderson (San Diego Padres), John Donahoe (eBay), Louis V. Gerstner, Jr. (IBM), Charles E. Haldeman (Putnam Investments), Donald J. Hall, Sr. (Hallmark Cards), Jeffrey R. Immelt (General Electric), Henry Paulson (Goldman Sachs), Grant Tinker (NBC), và Brian Goldner (Hasbro).
Trong lĩnh vực giải trí và điện ảnh, đại diện cho Darthmouth có Rachel Dratch, một thành viên của Saturday Night Live, Shonda Rhimes, nhà sản xuất của Grey's Anatomy, và Fred Rogers, một nhân vật trên danh nghĩa trong Mister Rogers' Neighborhood. Một vài diễn viên đáng chú ý khác bao gồm Sarah Wayne Callies (Prison Break), Mindy Kaling (The Office), Michael Moriarty, người dành giải Emmy, Andrew Shue trong Melrose Place, Aisha Tyler trong Friends24, và Connie Britton trong Spin City, The West Wing, Pete Lattimer trong Warehouse 13Friday Night Lights.
Một số cựu học sinh của Dartmouth đã rất thành công trong lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp. Môn bóng chày, cựu sinh viên Dartmouth bao gồm All-Star và three-time Brad Ausmus từng đoạt giải Găng tay Vàng và All-Star Mike Remlinger. Cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp bao gồm cựu tiền vệ Miami Dolphins, Jay Fiedler, linebacker Reggie Williams, three-time Pro Bowler Nick Lowery, tiền vệ Jeff Kemp, và Tennessee Titans tight end Casey Cramer. Dartmouth cũng đào tạo nên một số vận động viên Olympic. Adam Nelson đã dành nhiều huy chương vàng ở the shotput ở thế vận hội Sydney năm 2000thế vận hội Mùa hè 2004 cùng huy chương vàng Giải vô địch thế giới năm 2005Helsinki. Kristin KingSarah Parsons là các thành viên của đội khúc côn cầu dành huy chương đồng giải toàn quốc năm 2006. Cherie Piper, Gillian Apps, và Katie Weatherston năm trong nhóm những người dành giải khúc côn cầu trên băng của Canada năm 2006. Dick DurranceTim Caldwell lần lượt đại diện cho Hoa Kỳ môn trượt băng nghệ thuật ở thế vận hội mùa đông năm 1936 và 1976. Arthur Shaw, Earl Thomson, Edwin Myers, Marc Wright, Adam Nelson, Gerald Ashworth, và Vilhjálmur Einarsson đã dành tất cả các giải trong các sự kiện điền kinh.

Thu nhập của cựu sinh viên

Theo Payscale, các cựu sinh viên của Đại học Dartmouth thuộc nhóm có mức lương khởi đầu cao nhất Hoa Kỳ ($58,200), cũng mức thu nhập trung bình cao nhất mười năm sau tốt nghiệp ($129,000).

Chú thích

  1. ^ “Dartmouth to lay off 60 staffers”. Concord Monitor. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ “Common Data Set '06-'07” (PDF). Office of Institutional Research. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ a ă â “Total Enrollment - Fall” (PDF). Office of Institutional Research. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ Forbes, Allison (15 tháng 4 năm 2003). “Mascot debate returns to agenda”. The Dartmouth. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007. “The Assembly's Student Life Committee initiated discussions about the College's unofficial mascot, the Indian...”
  5. ^ Butler, Brent; Frances Cha (16 tháng 2 năm 2004). “'Keggy' makes an awaited return”. The Dartmouth. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007. “...Keggy debuted last fall as the Big Green's unofficial mascot...”
  6. ^ Spradling, Jessica (23 tháng 5 năm 2003). “Moose tops mascot survey”. The Dartmouth. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007. “...the moose has been an unofficial symbol of the College for a long time.”
  7. ^ “Dartmouth College: At a Glance”. U.S. News & World Report. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.
  8. ^ a ă â b c d “About Dartmouth: Facts”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  9. ^ a ă “2005 Form 990” (PDF). GuideStar.org. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  10. ^ “Trustees of Dartmouth College”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  11. ^ a ă â b c Sayigh, Aziz G; Boris V. Vabson (1 tháng 10 năm 2006). “The Wheelock Succession”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  12. ^ “Booz Allen Hamilton Lists the World's Most Enduring Institutions”. Booz Allen Hamilton. 16 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.; section on Dartmouth College footnoted to John R. Thelin, who also selected the University of Oxford for inclusion as a model of institutional endurance.
  13. ^ Jaschik, Scott (10 tháng 9 năm 2007). “Dartmouth Approves Controversial Board Changes”. Inside Higher Education. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  14. ^ a ă â Webster, Katharine (25 tháng 5 năm 2007). “Conservatives Gain Ground at Dartmouth: Dartmouth Alumni Elect Conservatives to Trustees Amid Struggle to Change College's Direction”. Associated Press (ABC News). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ a ă â b c d đ e Childs, Francis Lane (December năm 1957). “A Dartmouth History Lesson for Freshman”. Dartmouth Alumni Magazine. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
  16. ^ Hoefnagel, Dick; Virginia L. Close (November năm 1999). “Eleazar Wheelock's Two Schools”. Dartmouth College Library Bulletin. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  17. ^ a ă “Samson Occom”. Christian History Institute. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  18. ^ Hoefnagel, Dick; Virginia L. Close (2002). Eleazar Wheelock and the Adventurous Founding of Dartmouth College. Hanover, New Hampshire: Durand Press for Hanover Historical Society.
  19. ^ “MANY BEQUESTS TO CHARITY.; Will of Dr. Ordronaux D...”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2009.
  20. ^ “William Jewett Tucker”. Office of the President. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  21. ^ “John Sloan Dickey”. Office of the President. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  22. ^ a ă “The Wheelock Succession of Dartmouth Presidents: John G. Kemeny, 1970-1981”. Dartmouth News. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
  23. ^ “When did Dartmouth become co-educational?”. AskDartmouth. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  24. ^ “James O. Freedman”. Office of the President. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  25. ^ Coburn, Michael (23 tháng 1 năm 2008). “Capital campaign hits $1 billion benchmark”. The Dartmouth. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  26. ^ “Current Capital Projects”. Office of Planning, Design & Construction. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  27. ^ Schpero, William (19 tháng 9 năm 2007). “Battle for Board leaves boardroom”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  28. ^ Lowe, Allie (4 tháng 2 năm 2008). “President Wright to step down in June 2009”. The Dartmouth. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  29. ^ “Dr. Jim Yong Kim appointed 17th President of Dartmouth College” (Thông cáo báo chí). Dartmouth College. 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ “About Dartmouth”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  31. ^ “Undergraduate Majors”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  32. ^ “Dartmouth Commencement 2008 Class Notes”. Dartmouth News. 8 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  33. ^ a ă â “Requirements for the Degree of Bachelor of Arts”. Office of the Registrar. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  34. ^ “Programs – List All”. Off-Campus Programs. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  35. ^ “Types of Programs”. Off-Campus Programs. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  36. ^ “Academics & Research”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  37. ^ “About UPNE”. University Press of New England. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2009.
  38. ^ “D-Plan”. Admissions and Financial Aid. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  39. ^ “Working Rules and Procedures”. Office of the Registrar. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  40. ^ “First Year Admissions”. Admissions & Financial Aid. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  41. ^ The Best 361 Colleges. The Princeton Review. 2006. ISBN 0375765581.
  42. ^ Adams, Roland; Latarsha Gatlin (31 tháng 3 năm 2008). “From its largest pool of applicants for undergraduate admissions to date, Dartmouth invites 2,190 to join the Class of 2012”. Dartmouth News. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  43. ^ “America's Best Colleges 2008: National Universities”. U.S. News & World Report. 2007. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2006.
  44. ^ Buntz, Sam (12 tháng 8 năm 2008). “Reject Ridiculous Rankings”. The Dartmouth. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  45. ^ Menash, Steven (30 tháng 9 năm 1998). “Dartmouth Ranked Tenth Best College”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  46. ^ Sheldon, Linzi (23 tháng 8 năm 2005). “College ranks ninth for six years running”. The Dartmouth. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  47. ^ “The Carnegie Classification of Institutions of Higher Education”. The Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  48. ^ “Classifications: Dartmouth College”. The Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  49. ^ Adams, Roland (22 tháng 1 năm 2008). “Dartmouth announces new financial aid initiative”. Dartmouth News. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  50. ^ Swire, Nathan (25 tháng 9 năm 2008). “Financial aid program kicks off”. The Dartmouth. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  51. ^ “Dartmouth Trustees vote to expand size of board”. Dartmouth News. 17 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  52. ^ “Board of trustees vote to change how Dartmouth College is run”. Associated Press (The Boston Globe). 7 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  53. ^ Schpero, William (8 tháng 9 năm 2007). “Board adds 8 seats, ends century-old parity”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  54. ^ Schpero, William (20 tháng 8 năm 2008). “Divided Association of Alumni sues College”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  55. ^ Schpero, William (27 tháng 6 năm 2008). The Dartmouth http://thedartmouth.com/2008/06/27/news/lawsuit/ |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  56. ^ College, Dartmouth (5 tháng 9 năm 2008). “Dartmouth College's Board of Trustees Elects Five Alumni as New Trustees”. Press Release. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  57. ^ “The Campus”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  58. ^ a ă “The Green”. Dartmo.: The Buildings of Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  59. ^ “Open Space Priorities Plan”. Planning and Zoning Department of the Town of Hanover, New Hampshire. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  60. ^ Dartmouth Outing Guide p. 56.
  61. ^ “Second College Grant”. Dartmouth Outing Club. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  62. ^ “Kemeny Hall and Haldeman Center”. Office of Planning, Design, and Construction. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  63. ^ “McLaughlin Cluster Residence Halls”. Office of Planning, Design, and Construction. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  64. ^ “CIC Historic Campus Architecture Project” (PDF). The Council of Independent Colleges. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  65. ^ “Atkin Olshin Lawson-Bell Architects”. Dartmo.: The Buildings of Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  66. ^ Thelin, John R. (2004). A History of American Higher Education. Johns Hopkins University Press. ISBN 0801878551. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  67. ^ “Dartmouth Landscape Design Guidelines”. Saucier + Flynn Landscape Architects. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  68. ^ “Dartmouth Sustainability Initiative”. Dartmouth College. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008.
  69. ^ “College Sustainability Report Card 2008”. Sustainable Endowments Institute. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008.
  70. ^ a ă “General Information & History”. Hopkins Center for the Arts. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  71. ^ Steinert, Tamara (4 tháng 11 năm 2002). “The Hopkins Center Turns 40”. Dartmouth News. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  72. ^ “Undergraduate Student Mail”. Facilities Operations and Management. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  73. ^ “Dining Locations: Courtyard Café”. Dartmouth Dining Service. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  74. ^ “Dartmouth College: Services and Facilities”. U.S. News and World Report. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2007.
  75. ^ “The Arts”. Graduate Studies. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  76. ^ a ă “Dartmouth College Athletic Facilities”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  77. ^ “About Dartmouth Athletics”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  78. ^ “Alumni Gym”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  79. ^ “Berry Sports Center”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  80. ^ “Memorial Field”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  81. ^ “Thompson Arena”. Dartmouth Sports. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  82. ^ “History”. Hanover Country Club. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  83. ^ Monahan, Thomas. “Rugby Fires It Up With New Clubhouse”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  84. ^ “Dartmouth Skiway”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  85. ^ a ă â “Introduction: Housing on Campus”. Office of Residential Life. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  86. ^ “Assembly reworks UFC membership guidelines”. The Dartmouth. 18 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  87. ^ “Campus Map”. Dartmouth Dining Services. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  88. ^ “Dining Locations”. Dartmouth Dining Services. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.
  89. ^ “Collis Center”. Collis Center & Student Activities Office. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  90. ^ “Collis Floor Plans”. Collis Center & Student Activities Office. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  91. ^ “Administrative Departments in Collis Center”. Collis Center & Student Activities Office. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  92. ^ “Robinson Hall”. Collis Center & Student Activities Office. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  93. ^ The Princeton Review (23 tháng 8 năm 2005). Best 361 Colleges. New York, NY: Princeton Review Press.
  94. ^ “Student Life”. Admissions and Financial Aid. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  95. ^ “Campus Life: Clubs and Organizations”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  96. ^ “COSO Student Organizations”. Collis Center and Student Activities Office. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  97. ^ Longman, Phillip (14 tháng 2 năm 1988). “Reagan's Disappearing Bureaucrats”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  98. ^ a ă “The Dartmouth”. The Dartmouth. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2008.
  99. ^ Meacham, Scott. “Halls, Tombs and Houses: Student Society Architecture at Dartmouth”. Dartmo.: The Buildings of Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  100. ^ “Coed, Fraternity, and Sorority Administration”. Office of Residential Life. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  101. ^ Cohen, Amanda (3 tháng 5 năm 2007). “Transgenders try to navigate Greek system”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  102. ^ “History of CFS Organizations at Dartmouth”. Greek Leadership Council. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  103. ^ Hill, Ralph Nading (1965). The College on the Hill: A Dartmouth Chronicle. Hanover, New Hampshire: Dartmouth Publications. tr. 259–260. LCCN 65-2598
  104. ^ Wellman, Stephan (March năm 1999). “Dartmouth to Abolish Fraternities and Sororities”. Accuracy in Academia. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  105. ^ Rago, Joseph (30 tháng 1 năm 2005). “Interrogating the S.L.I.”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  106. ^ “Senior and Undergraduate Society Administration”. Office of Residential Life. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  107. ^ a ă Kantrowitz, Barbara (tháng 8 năm 2004). “America's 25 Hot Schools”. Newsweek. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  108. ^ “About BlitzMail”. Computing at Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  109. ^ Garfinkel, Jennifer (5 tháng 10 năm 2005). “Cell phones make inroads on Blitz-centric College campus”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008. “While BlitzMail remains the preferred method of communication, cell phones have become more common.”
  110. ^ a ă Hafner, Katie (14 tháng 8 năm 2003). “All Quiet on Campus Save the Click of Keys”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  111. ^ Kaufhold, Kelly. “Students required to get wired”. Colleges.com. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  112. ^ “All Students Required to Own a Computer”. Computing at Dartmouth. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  113. ^ a ă Knapp, Susan (tháng 5 năm 2005). “Wireless Network Facts”. Dartmouth College Computer Services. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  114. ^ Knapp, Susan (tháng 5 năm 2005). “Phones, television and computers converge at Dartmouth”. Dartmouth College Office of Public Affairs. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  115. ^ a ă “The Charter of Dartmouth College”. Dartmo.com. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  116. ^ a ă â b “About the Native American Program”. Native American Program. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  117. ^ Wald, Matthew L (20 tháng 7 năm 1987). “15th President Installed at Dartmouth”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  118. ^ Herbert, Stephanie (19 tháng 5 năm 2006). “Steph's So Dartmouth”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  119. ^ “The Dartmouth Green: A Walking Tour of Dartmouth”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  120. ^ Mehta, Chetan (10 tháng 2 năm 2006). “Hopkins Center offers many alternatives over weekend”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  121. ^ a ă Rago, Joseph (21 tháng 10 năm 2005). “A History of Homecoming”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  122. ^ “Winter Carnival: Stories of the Mardi Gras of the North”. The Dartmouth Review. 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  123. ^ “Green Key History: Those Were the Days”. The Dartmouth Review. 11 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  124. ^ Fisher, Samuel. “Town, College Weigh Tubestock Changes”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  125. ^ Garfinkel, Jennifer (26 tháng 7 năm 2006). “Fieldstock, chariots await town approval”. The Dartmouth. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  126. ^ “About the Program”. Dartmouth Outing Club. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  127. ^ “Out of the Woods”. Time. 23 tháng 11 năm 1962. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  128. ^ a ă â b c d Good, Jonathan (April năm 1997). “Notes from the Special Collections: The Dartmouth College Seal”. Dartmouth College Library Bulletin (NS 37). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  129. ^ “Bartlett Hall's Wheelock Memorial Window”. Dartmo.: The Buildings of Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  130. ^ “Follow-up on the news; Song out of tune with the times”. The New York Times. 1 tháng 3 năm 1987. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  131. ^ Krieger, Barbara L. “The Alma Mater”. Dartmouth College Library Rauner Special Collections Library. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  132. ^ Dartmouth College, Trustees' Records, 1:26. Dartmouth College Library, Special Collections, DA-1.
  133. ^ a ă “United States Patent and Trademark Office”. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  134. ^ Good, Jonathan. “A Proposal for a Heraldic Coat of Arms for Dartmouth College”. Jonathan Good's homepage. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  135. ^ Nabity, Joe. “Nanometer Pattern Generation System: Dartmouth Seal”. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  136. ^ a ă “Is "The Big Green" really Dartmouth's mascot? If so, where does it come from and what does it mean?”. AskDartmouth. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  137. ^ “Why is green Dartmouth's color?”. AskDartmouth. Dartmouth College. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  138. ^ “The 'Big Green' Nickname”. DartmouthSports.com. 10 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  139. ^ Beck, Stefan M (8 tháng 6 năm 2003). “Dartmouth Indians: The New Tradition”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  140. ^ Hart, Jeffrey (15 tháng 12 năm 1998). “The Banning of the Indian”. The Dartmouth Review. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  141. ^ “Straight from the Tap: the men behind the mascot”. The Dartmouth. 5 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua văn bản “ Blodget ” (trợ giúp)
  142. ^ “Keggy the Keg”. Dartmouth Jack-O-Lantern. 10 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  143. ^ Lowe, Allie (10 tháng 1 năm 2007). “First SA meeting draws crowd”. The Dartmouth. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.

Tham khảo

Liên kết ngoài



Chiến dịch Đường 14 - Phước Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch đường 14-Phước Long
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
HCMC1.jpg
Sơ đồ chiến dịch đường 14-Phước Long
.
Thời gian 13/12/1974 - 6/1/1975
Địa điểm 11°51′3″B 106°59′48″ĐTọa độ: 11°51′3″B 106°59′48″Đ
Phước Long, Nam Việt Nam
Kết quả Chiến thắng quyết định của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tham chiến
Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
FNL Flag.svg Quân Giải phóng miền Nam
Flag of South Vietnam.svg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Chỉ huy
Hoàng Cầm
Hoàng Thế Thiện
Dư Quốc Đống
Nguyễn Thống Thành


Lực lượng
khoảng 14500[1] Khoảng 7.800 người
Tại Phước Long: 5.400[2]
Tại Đồng Xoài: 1.300[3]
Các cứ điểm còn lại:1100.[1]
Tổn thất
Theo nguồn Hoa Kỳ:
khoảng 1300 chết và bị thương.[4]
Theo nguồn Việt Nam:
1160 chết, 2146 bị bắt chưa kể số bị thương.[5]
Theo nguồn Hoa Kỳ: hơn 3000 chết, 2.444 bị bắt[4]
Theo cựu binh VNCH: 4.550 chết hoặc bị bắt[2]
.
Chiến dịch đường 14-Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân đội Nhân dân Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là QĐNDVN chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Chiến dịch Mùa Xuân 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Địa bàn tác chiến

Vào những năm 1974, 1975, Phước Long là một trong số 11 tỉnh bao quanh Biệt khu thủ đô Sài Gòn-Gia Định Ở cách Sài Gòn khoảng 120 km về phía Bắc, Phước Long có địa giới giáp với Bình Long (phía Tây), Quảng Đức (phía Đông), Long Khánh (phía Nam) và Campuchia (phía Bắc) và nằm trong địa bàn tác chiến của Quân khu III (Quân đoàn III) của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đây cũng là địa bàn hoạt động của các lực lượng thuộc Mặt trận Đông Nam Bộ (B2) sau này được tập hợp thành Quân đoàn 4 (Quân đội Nhân dân Việt Nam).
Phước Long có vai trò chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Đông Nam Bộ. Giống như Bình Long với trung tâm phòng thủ là An Lộc, Phước Long gồm các chi khu quân sự Đôn Luân (Đồng Xoài), Bố Đức, Đức Phong, quận lỵ Phước Bình, thị xã Phước Long và căn cứ Bà Rá nằm trong tuyến phòng thủ từ xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa để bảo vệ Sài Gòn và các tỉnh đông dân trù phú ở Nam Bộ. Do có các giao lộ của đường số 2(cũ) nối với đường 14 qua ngã ba Đồng Xoài và của đường 311 nối với đường 14 qua ngã ba Liễu Đức; Phước Long là điểm án ngữ, ngăn chặn hành lang vận tải của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua Lào và Campuchia vào Đông Nam Bộ; đồng thời giữ vị trí chia cắt thế liên hoàn của các vùng do Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm lĩnh, cô lập vùng Lộc Ninh với các vùng Nam Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông khác.[6]

Binh lực các bên tham chiến

Bản đồ hành chính Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Phước Long nằm tiếp giáp với Bình Long, Quảng Đức, Long Khánh, Lâm Đồng và Campuchia

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Các đơn vị chiến đấu

Nhiệm vụ mở trận đánh tại Phước Long được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giao cho Quân đoàn 4 (Quân đội Nhân dân Việt Nam) do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh. Đây cũng là trận đánh lớn đầu tiên của đơn vị này từ ngày thành lập (20 tháng 7 năm 1974). Để chuẩn bị tác chiến tại khu vực Phước Long, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 đã rút ra từ các sư đoàn và trung đoàn trực thuộc một lực lượng xung kích mạnh gồm có:
  • Sư đoàn 3 (sau này là sư đoàn 302) chỉ có hai trung đoàn (271 và 201) được phối thuộc trung đoàn 165 (sư đoàn 7) là đơn vị chủ công của đợt 1, được tăng cường một đại đội xe tăng T-59 và 1 đại đội pháo hỗn hợp 105 mm và 85 mm, một tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5 mm và 12,7 mm.
  • Sư đoàn 7 bộ binh (chỉ còn hai trung đoàn 141 và 209) được phối thuộc trung đoàn 2 (sư đoàn 9) là lực lượng chủ công đợt 2. Các đơn vị này được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng gồm 14 chiếc, trung đoàn 210 pháo binh hỗn hợp các loại pháo 105 mm, 122 mm, 85 mm và súng cối các cỡ 120 mm, 160 mm; 1 tiểu đoàn phòng không hỗn hợp pháo cao xạ 37 mm và súng máy phòng không 14,5 mm.
  • Trung đoàn 429 đặc công;
  • Trung đoàn công binh 25;
  • Các đoàn hậu cần 210 và 235 (tương đương trung đoàn).
  • Sư đoàn 9 bộ binh gồm 3 trung đoàn bộ binh 1, 2 và 16.[7]

Phương án tác chiến

Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 dự kiến trận đánh sẽ diễn ra theo 2 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: tấn công đánh chiếm các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài của QLVNCH xung quanh Phước Long gồm: Chi khu quân sự Bù Đăng, cứ điểm Bù Na, quận lỵ Bố Đức, chi khu quân sự Đức Phong, chi khu quân sự Đôn Luân (Đồng Xoài cũ); kiềm chế căn cứ quan sát của pháo binh tại núi Bà Rá.
  • Giai đoạn 2: đánh thẳng vào thị xã Phước Long, chi khu quân sự Phước Bình, và căn cứ Bà Rá, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.[7]
Trong cả hai giai đoạn của trận đánh, các đơn vị vòng ngoài tổ chức cắt đứt các đường giao thông đến Phước Long: đường số 14, liên tỉnh lộ 1, liên tỉnh lộ 12, đường 311 và đường số 2 (cũ), tổ chức các trận địa phục kích ngăn chặn các lực lượng của các sư đoàn 5, 25 và 18 của QLVNCH kéo đến ứng cứu cho Phước Long. Các đơn vị khác thuộc Bộ tư lệnh Miền tổ chức các trận đánh phối hợp dể kìm giữ các đơn vị chủ lực của Quân đoàn III - QLVNCH tại các căn cứ, cản trở tối đa, không cho các đơn vị này rảnh rỗi để ứng cứu cho Phước Long.[8]
Với hai lý do: 1) để tiết kiệm đạn (đặc biệt là đạn pháo) sẽ dành cho các chiến dịch lớn hơn trong năm 1975, 2) vừa đánh vừa thăm dò phản ứng của đối phương để kịp thời ứng phó, Quân uỷ Trung ương QĐNDVN yêu cầu B2 không được sử dụng pháo lớn (130 mm) và xe tăng trong đợt 1. Vì vậy, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 phải điều chỉnh lại kế hoạch: chuyển mục tiêu Đồng Xoài từ hướng chủ yếu thành hướng thứ yếu, hành động tác chiến chủ yếu là kiềm chế, bao vây đối phương. Hướng tấn công chủ yếu của giai đoạn 1 được nhằm vào Chi khu quân sự Bù Đăng. Không gian chiến dịch trong giai đoạn 1 được thu hẹp.[8] Theo trung tướng Hoàng Văn Thái, lý do là Bù Đăng và Bù Na là những căn cứ nhỏ, dễ công kích hơn và lại có khả năng thu được nhiều đạn pháo và pháo lớn để tiếp tục đánh Đồng Xoài (Đôn Luân).[9]
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968
Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửatiêu bản

Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Tại tiểu khu Phước Long

Khu phòng thủ Phước Long thực chất là tiền đồn phía Bắc trong tuyến phòng thủ miền Đông Nam Bộ của Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng do vị trí nằm ở tuyến tiếp giáp giữa Quân khu II với Quân khu III và cách xa các trung tâm tác chiến quan trọng (Sài Gòn-Gia Định-Biên Hòa-Bến Cát-Chơn Thành) nên Quân lực Việt Nam Cộng hòa chỉ bố trí ở tiểu khu Phước Long 5 tiểu đoàn bảo an và 48 trung đội dân vệ. Trong đó: Các tiểu đoàn 341 và 352 giữ Đồng Xoài và kiểm soát đoạn đường 14 từ Đồng Xoài đến cầu số 12; tiểu đoàn 363 giữ Bù Na và kiểm soát đường 14 từ cầu 11 đến ngã ba Liễu Đức; tiểu đoàn 362 giữ Vĩnh Thuận và kiểm soát đường 1 từ ngã ba Liễu Đức đến Bù Đăng; tiểu đoàn 340 là lực lượng dự bị cơ động đóng trong thị xã Phước Long. Tiểu khu Phước Long cũng có một tiểu đoàn pháo binh riêng với tám khẩu HM-2 105 mm và bốn khẩu HM-3 155 mm với trận địa chính bố trí trong trung tâm thị xã.[10]

Các đơn vị tuyến sau

Cũng như trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, các lực lượng mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong đội hình Quân đoàn III có thể tăng phái cho quân phòng thủ tại Phước Long gồm các sư đoàn bộ binh 5, 18 và 25 trong đó có lữ đoàn thiết giáp số 2 và 7 thiết đoàn khác được bố trí từ Long An đến Biên Hòa thành một vòng cung xung quanh Sài Gòn từ ba hướng Bắc, Đông và Tây. Giữ cửa ngõ vào tiểu khu Phước Long chỉ có Liên đoàn biệt kích số 31 đóng tại Chơn Thành, cách Phước Bình hơn 70 km đường bộ. Đơn vị lớn hơn có khả năng tiếp cận giải tỏa cho Phước Long nhanh nhất khi bị tấn công là sư đoàn 18 đóng ở Biên Hòa. Gần hơn nữa có sư đoàn 5 ở Bến Cát trong đó có một chiến đoàn đóng tại An Lộc. Tuy nhiên, đơn vị này phải chịu trách nhiệm phòng thủ hướng đường 13 nên khả năng tăng viện cho Phước Long bị hạn chế. Ngoài ra, Quân đoàn III còn có Liên đoàn biệt kích dù 81 với hơn 100 máy bay trực thăng các loại HU-1A và CH-47 đóng tại Biên Hòa làm lực lượng dự bị cơ động cho các hướng khi bị tấn công. Các máy bay phản lực tiêm kích - oanh tạc của các sư đoàn không quân số 3 và số 5 tại các sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hòa có thể yểm hộ cho các lực lượng phòng thủ ở Phước Long chỉ sau hơn chục phút bay.[11]

Diễn biến trận đánh

Trên các tuyến phòng thủ vòng ngoài

Ngày 12 tháng 12 năm 1974, tiểu đoàn 4 của trung đoàn 165 (sư đoàn 7) đánh chiếm một tiền đồn của QLVNCH tại cây số 19 - đường 14 do một đại đội bảo an đóng giữ. Đêm 12 tháng 12, chi khu quân sự Bù Đốp bị tiến công bởi 1 đại đội đặc công QGP thuộc tỉnh đội Phước Bình. Đến ngày 16 tháng 12, các lực lượng bảo an của QLVNCH chiếm lại chi khu này nhưng không giải toả được vị trí bị cắt đứt tại cây số 19. Ngày 13 tháng 12, đại tá Nguyễn Thống Thành[12], tiểu khu trưởng Phước Long đã đến kiểm tra Bù Đăng và ra lệnh nâng mức báo động từ "vàng" lên "da cam" đối với tất cả các đồn bốt của QlVNCH trong tỉnh.[10] Do mưa lớn ngập đường chuyển quân, giờ G và ngày N mà Bộ Tư lệnh quân đoàn 4 dự kiến vào ngày 13 phải lui lại một ngày. Yếu tố bí mật bất ngờ không còn.
Rạng ngày 14 tháng 12, trung đoàn 271 (thiếu) của sư đoàn 302 nổ súng tấn công tiểu đoàn bảo an 362 - QLVNCH đóng tại Bù Đăng. Quân lực Việt Nam cộng hòa chống trả ác liệt nhất tại khu cửa mở. Phải sau hơn 2 tiếng đồng hồ và bị thương vong gần hết đại đội 12 (chỉ còn 11 người sau trận đánh), Các đơn vị của trung đoàn 271 mới lọt được vào bên trong khu phòng thủ.[13]. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, các đơn vị của Trung đoàn 271 đã tràn ngập chi khu quân sự Bù Đăng. Cũng trong ngày 14 tháng 12, các trung đoàn 165 và 201 (sư đoàn 7) sau một ngày đêm bao vây, tạo thế đã đánh chiếm căn cứ Vĩnh Thiện và khu hành chính Bù Đăng sau gần 2 giờ công kích.[14]
Ngày 15 tháng 12, hai tiểu đoàn đặc công thuộc trung đoàn 429 (B2) tấn công yếu khu Bù Na do một đại đội của tiểu đoàn bảo an 363 QLVNCH và 1 trung đội pháo binh đóng chốt. Tiểu đoàn bảo an 363 với sự chi viện từ trên không của 32 phi vụ cường kích do sư đoàn 5 không quân ở Biên Hòa thực hiện đã chống trả quyết liệt từ sáng đến chiều 15 tháng 12 nhưng vẫn thất thủ vì không nhận được sự chi viện nào từ Phước Long và Đôn Luân do đường 14 bị cắt đứt và hai cứ điểm này cũng đang bị vây lỏng. Trong trận này, QĐNDVN chiếm được 2 khẩu trọng pháo.[15] Ngày 16 tháng 12, tướng Dư Quốc Đống bay lên thị sát Phước Long và tăng phái cho khu phòng thủ này tiểu đoàn bộ binh số 2 rút từ trung đoàn 7 (sư đoàn 5). Cùng ngày, đại tá Đỗ Công Thành tổ chức phản kích khai thông đường 14 nối với Bố Đức nhưng đều bị các lực lượng mạnh hơn của QGP đẩy lùi.[16]
Ngày 22 tháng 12, chi khu quân sự và quận lỵ Bố Đức do tiểu đoàn bảo an 341 đóng giữ bị tấn công và đánh chiếm lần thứ hai trong chiến dịch bởi các đơn vị của trung đoàn 165, sư đoàn 7 (QĐNDVN). Cùng ngày các đồn quan trọng trên đường 14 như Phước Tín, Phước Quả, Phước Lộc thất thủ. Đại tá Thành điều tiểu đoàn 1 (Chiến đoàn 7) mới được tăng cường và 2 đại đội thám báo phản kích nhưng bị tiểu đoàn 6 (trung đoàn 165 QĐNDVN) đẩy lùi, phải rút về núi Bà Rá cùng với số quân còn lại từ các đồn kể trên.[17] Ngày 24 tháng 12, Tướng Dư Quốc Đống dự định điều 1 chiến đoàn của sư đoàn 18 lên giữ Phước Long nhưng không được Nguyễn Văn Thiệu chuẩn y vì theo lệnh của ông ta, mọi sự điều động các đơn vị cấp trung đoàn phải do chính tổng thống quyết định.[18]. Tướng Đống đành phải ra lệnh cho chuẩn tướng Lê Nguyên Vĩ dùng trực thăng đưa 1 tiểu đoàn và 1 đại đội bộ binh rút từ sư đoàn 5 đổ quân xuống Đồng Xoài nhưng đã quá muộn, toàn bộ chi khu quân sự Đôn Luân đã nằm trong tầm bắn thẳng của các loại pháo, cối và súng máy của đối phương. Mặc dù được 48 phi vụ cường kích từ sư đoàn 5 không quân yểm trợ nhưng QLVNCH chỉ đổ được 1 đại đội xuống Đồng Xoài. Tướng Lê Nguyên Vĩ phải ra lệnh cho các trực thăng quay lại.[16]
5 giờ 37 phút sáng 26 tháng 12, chi khu quân sự Đôn Luân với 11 lớp rào thép gai, nhiều bãi mìn và hơn 50 chốt phòng thủ kiên cố đã bị các đơn vị của trung đoàn 141 (sư đoàn 7) tấn công từ bốn hướng sau 15 phút bắn phá đường của 7 khẩu pháo các cỡ 85mm, 105mm, 122mm và 4 khẩu cối 120 mm. Pháo binh QLVNCH ở căn cứ Phước Vĩnh bị trung đoàn pháo binh 210 của QĐNDVN chế áp, không chi viện được. Hoả lực phòng không mạnh của tiểu đoàn 20 súng máy cao xạ đã hạn chế tối đa khả năng chi viện từ trên không của các máy bay A-1 và A-37 của Không lực VNCH. Đến 10 giờ 30 phút, chi khu quân sự Đôn Luân thất thủ. Thiếu tá Đặng Vũ Khoái, chỉ huy căn cứ chi khu Đôn Luân và nhiều sĩ quan dưới quyền thuộc tiểu đoàn bảo an 352 bị bắt làm tù binh tại Suối Rạt. Chiều 26 tháng 12, các đơn vị thuộc trung đoàn 141 (sư đoàn 7 QĐNDVN) phối hợp với trung đoàn 201 tiếp tục đánh chiếm các đồn Tà Bế, Phước Thiện, Cầu số 2 và sân bay trực thăng.[19]
Chỉ trong hai tuần, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất 4 mục tiêu quan trọng trên tuyến phòng thủ từ xa tại địa bàn tại Quân khu III. Ở phía Nam, các trung đoàn 209 (sư đoàn 7), 201 (sư đoàn 302) và sư đoàn 9 QĐNDVN đã chốt chặn các con đường đến Phước Long: đường 14, đường 7 ngang, đường 311, các liên tỉnh lộ số 1 và số 2. Quận lỵ Phước Bình và thị xã Phước Long hoàn toàn bị cô lập trên bộ với các đơn vị khác của QLVNCH tại Quân khu III.[20]

Tại khu trung tâm phòng thủ

Để giải vây cho Phước Long, QLVNCH cần ít nhất 1 sư đoàn hỗn hợp bộ binh, kị binh thiết giáp và quân dù nhưng trong tình hình các đơn vị tổng trù bị đã bị giam chân tại Quân khu I và Bắc Tây Nguyên, không thể điều động được nếu không có quyết định của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhận thấy tình hình nguy ngập tại Phước Long, ngày 29 tháng 12, đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đề nghị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt gấp bản kế hoạch phòng thủ Phước Long đã được đệ trình từ tháng 10 năm 1974. Kết quả là đại tướng Cao Văn Viên nhận được mấy lời phê vắn tắt: "Báo trung tướng (chỉ tướng Dư Quốc Đống) điều nghiên, tùy nghi quyết định. Cần lưu ý động viên các chiến hữu tử thủ".[20][21]
Khi những lời phê trên đây được chuyển đến tay tướng Dư Quốc Đống thì cũng là lúc Phước Long bị tấn công ngày 31 tháng 12 năm 1974. Khu phòng thủ Phước Long của QLVNCH dựa vào ba cụm điểm tựa chính là thị xã Phước Long, quận lỵ Phước Bình và căn cứ Bà Rá thành thế chân vạc yểm trợ cho nhau. Theo thuyết trình phòng thủ quân sự của đại tá Đỗ Công Thành, tỉnh trưởng Phước Long, mặc dù chu vi phòng ngự đã bị thu hẹp nhưng để nối liên lạc giữa các cụm phòng thủ này, còn phải giữ được các tuyến ngăn chặn ở Thác Mơ, Phước Lộc, các đường 309, 310... Đây là những điểm yếu của khu phòng thủ Phước Long.[22]
Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 12, các đơn vị của Quân đoàn 4 đã hành quân đến các tuyến xuất quanh Phước Long và Phước Bình. Đến chiều 30 tháng 12, trung đoàn 165 (sư đoàn 7) đã tập kết ở phía Đông và Đông Nam Phước Bình; trung đoàn 141 (sư đoàn 7) dùng ô tô cơ động theo đường 2 cũ đến phía Bắc và Tây Bắc Phước Bình; trung đoàn 271 (sư đoàn 3) chặn đường 309 ở Thác Mơ; trung đoàn 16 từ Tây Ninh về bắc Sông Bé chuẩn bị hợp vây; tiểu đoàn 78 đặc công đã tập trung dưới chân núi Bà Rá; trung đoàn 2 (sư đoàn 9) và trung đoàn 209 (sư đoàn 7) làm lực lượng dự bị. Trong đợt 2 của chiến dịch đường 14-Phước Long, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 QĐNDVN được Quân ủy Trung ương cho phép sử dụng một đại đội pháo 130 mm với 1/2 cơ số đạn và 2 đại đội xe tăng T-54 (14 chiếc). Các loại súng lớn khác yểm hộ mặt đất cho cuộc tấn công có 12 khẩu pháo 85 mm, 105 mm, 122 mm và 8 khẩu cối các cỡ 120, 160 mm. Nhiệm vụ yểm hộ phòng không được giao cho trung đoàn 210 gồm một tiểu đoàn pháo cao xạ 37 mm, hai tiểu đoàn súng máy 14,5 mm và 12,7 mm.[23]
Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1974, các trung đoàn 165 (thiếu), 141 và tiểu đoàn 3, bộ đội địa phương Phước Long nổ súng tấn công Phước Bình. Tuy nhiên, tiểu đoàn 78 đặc công và trung đoàn 271 khai trận chậm hơn nên QLVNCH đã dùng pháo binh trong thị xã Phước Long được hiệu chỉnh bằng trinh sát pháo trên núi Bà Rá bắn cản đường. Chỉ huy trưởng tiểu khu Phước Long được chiến đoàn 7 (sư đoàn 5 QLVNCH) điều tiểu đoàn 1 từ chân núi Bà Rá đánh vào sườn tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 6 (trung đoàn 165 QĐNDVN) đang tấn công qua cửa mở. Trong khi trung đoàn 165 ở hướng Đông Nam Phước Bình phải dừng lại đối phó với cánh quân phản kích thì trung đoàn 141 từ hướng Tây Bắc tràn xuống đánh vào trung tâm quận lỵ. 13 giờ chiều ngày 31 tháng 12, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều 4 xe tăng T-54 yểm hộ cuộc tiến công. Một chiếc bị trúng mìn khi đi qua ngã tư chi khu, 3 chiếc còn lại đã hỗ trợ bằng hỏa lực bắn thẳng cho các tiểu đoàn 3 và 5 (trung đoàn 141) đánh chiếm chốt Vạn Kiếp và sân bay Phước Bình. 15 giờ chiều cùng ngày, Phước Bình thất thủ. Tiểu đoàn 2 (Chiến đoàn 7 QLVNCH) bị đẩy lùi về Suối Dung.[24]
Trong ngày 31, Không lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện hơn 50 phi vụ oanh tạc quanh chân núi Bà Rá, ngăn chặn được tiểu đoàn 78 đặc công QĐNDVN đang tấn công căn cứ này. Phải đến nửa đêm, với sự chi viện của lựu pháo và pháo cao xạ 37 mm hạ nòng bắn thẳng, tiểu đoàn đặc công 78 mới chiếm được núi Bà Rá và tổ chức ngay một đài quan sát chỉ điểm cho pháo lớn bắn vào thị xã Phước Long sáng ngày 1 tháng 1 năm 1975. Quân lực Việt Nam cộng hòa bị mất 8 khẩu pháo 105 mm và 4 khẩu 155 mm tại trận địa pháo trung tâm thị xã do trúng đạn pháo của đối phương.[25] Đến sáng ngày 2 tháng 1 năm 1975, tiểu khu Phước Long đã nằm trong tầm hỏa lực bắn thẳng bằng súng bộ binh của các trung đoàn 16, 141, 165, 201 và 207.[26]
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, đại tá Đỗ Công Thành gấp rút tái phối trí lại lực lượng. Sở chỉ huy nhẹ của tiểu khu Phước Long được chuyển về trại Lê Lợi. Tiểu đoàn bảo an 340 và đại đội thám báo số 5 giữ cầu Suối Dung và chốt Vân Kiều. Tiểu đoàn 2 (chiến đoàn 7 - sư đoàn 5 tăng phái giữ các ngã ba Tư Hiền 1 và Tư Hiền 2. Đại tá Thành cũng yêu cầu chi viện nhưng chuẩn tướng Lê Nguyên Vĩ đã không thi hành lệnh của trung tướng tư lệnh Quân đoàn III Dư Quốc Đống với lý do sợ "mắc bẫy dương Đông kích Tây của Cộng quân"[27]. Trong ngày 1 tháng 1 năm 1975, Không lực Việt Nam cộng hòa đã tổ chức 53 phi vụ oanh tạc vào tuyến tấn công của QĐNDVN ở khu vực nghĩa trang thị xã, tạm thời chặn được mũi tiến công của tiểu đoàn 4 (trung đoàn 165), phá hủy một khẩu đội cao xạ 37 mm.[28] QLVNCH báo cáo lên cấp trên là họ đã bắn cháy 15 xe tăng của đối phương[29]
Các trận đánh phòng ngự của QLVNCH tại vùng phụ cận thị xã chỉ làm chậm tốc độ tiến quân của QĐNDVN thêm 24 giờ. Sáng ngày 2 tháng 1, một trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ từ sáu khẩu 130 mm, sáu khẩu 105 mm, bốn khẩu 85 mm đã mở đường cho đợt tấn công tiếp theo của các trung đoàn 165, 141 và 271. Ở phía Nam, trung đoàn 165 chiếm trại Đoàn Văn Kiều. Ở hướng Tây, trung đoàn 141 giằng co với tiểu đoàn 1 (chiến đoàn 9 QLVNCH) ở bắc Hồ Long Thủy và khu gia binh. Hai bên đều tổn thất nặng. Ở hướng Đông Nam, trung đoàn 271 chiếm được ngã ba Tư Hiền và bãi xe. Sáng ngày 3 tháng 1, các đơn vị đi đầu của trung đoàn 141 (4 đại đội) đã lọt vào thị xã nhưng bị cô lập. Tư lệnh quân đoàn điều động trung đoàn 201 (thiếu 1 tiểu đoàn) từ tuyến 2 lên tăng cường cho trung đoàn 141.[30]. Trưa ngày 3 tháng 1, tướng Dư Quốc Đống điều động chiến đoàn 8 (sư đoàn 5 QLVNCH) sử dụng trực thăng định đổ bộ xuống thị xã nhưng vấp phải lưới lửa phòng không của trung đoàn 210 và pháo binh bắn chặn trên mặt đất, các trực thăng của QLVNCH không dám hạ cánh đổ quân. Không quân vận tải của QLVNCH thả dù tiếp tế 20 tấn đạn pháo xuống phía Bắc thị xã nhưng do bị pháo binh QĐNDVN bắn chặn, các đơn vị phòng thủ Phước Long không thu hồi được số hàng này sau đó để rơi vào tay QĐNDVN.[31] Cũng trong ngày 3 tháng 1 (tức ngày 4 tháng 1 theo lịch VNCH), Sở chỉ huy tiểu khu Phước Long bị pháo kích gây tổn thất nặng, phó chỉ huy trưởng tiểu khu tử thương, chỉ huy trưởng chi khu Phước Bình bị thương nặng.[32]
Ngày 4 tháng 1, không lực VNCH tiếp tục oanh kích các tuyến tấn công của QĐNDVN, buộc các đơn vị này phải dừng lại đào công sự phòng tránh. 10 giờ ngày 4 tháng 1, trong nỗ lực cuối cùng để ứng cứu Phước Long, tướng Dư Quốc Đống điều động liên đoàn biệt kích dù số 81 bằng không vận lên Phước Long. Sau đợt đổ bộ đầu tiên xuống đồi Đắc Song, 2 đại đội biệt kích dù bị pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn chặn và bị tổn thất 2 tiểu đội. Ngay lập tức, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 QĐNDVN điều trung đoàn 16 (đang làm dự bị tuyến 2) chiếm lĩnh bãi đổ quân tại đồi Đắc Song và bên cầu Đắc Lung; dùng một bộ phận lực lượng truy đuổi số quân dù đã đổ bộ, làm các đơn vị dù tổn thất thêm một phần ba quân số và buộc họ phải chia thành từng toán nhỏ để liên lạc và hội quân với các lực lượng đang phòng thủ trong thị xã.[33] Tuy nhiên, tình hình đã quá muộn để giải cứu cho Phước Long. Hai phần ba thị xã đã rơi vào tay QĐNDVN. Khu phòng thủ Phước Long bị thu hẹp tối đa ở Đông Bắc thị xã, chỉ còn lại dinh tỉnh trưởng, khu hành chính tỉnh và khu chợ.[34]
Ngày 5 tháng 1, các đơn vị của trung đoàn 201 (mới tăng cường) và trung đoàn 165 tiếp tục vây ép các lực lượng phòng thủ còn lại của QLVNCH trong khu hành chính tỉnh kết hợp với pháo binh bắn phá liên tục các mục tiêu. Sáng sớm ngày 6 tháng 1, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều thêm Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) và 10 xe tăng đến tăng cường cho các đơn vị đang tham chiến và mở đợt tổng công kích đánh chiếm thị xã. Lần lượt các chốt cuối cùng của QLVNCH tại đường Cách Mạng, đường Đinh Tiên Hoàng, khu Tâm lý chiến vị tràn ngập. 10 giờ 30 phút sáng ngày 6 tháng 1, dinh tỉnh trưởng Phước Long bị các đơn vị QĐNDVN thuộc trung đoàn 141 (sư đoàn 7) và trung đoàn 2 (sư đoàn 9) đánh chiếm. 19 giờ ngày 6 tháng 1, điểm cố thủ cuối cùng của lính biệt kích dù QLVNCH dưới hầm ngầm dinh tỉnh trưởng bị chiếm.[35] Số quân còn lại của của hai Biệt đội 1 và 4 biệt kích dù rút khỏi thị xã dưới quyền chỉ huy của trung tá Thông. Một số bị bắt, một số bị hoả lực bộ binh bắn gục tại Suối Dung. Không lực Việt Nam Cộng hòa ném bom hủy diệt xuống thị xã Phước Long.[36] Trong số 5400 sĩ quan và bình sĩ QLVNCH phòng thủ Phước Long, chỉ có 850 thoát được về trình diện tại Quân đoàn III[37]. Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết họ bắt được 2444 tù binh, trong đó có 26 sĩ quan cấp tá và cấp uý, thu hơn 5000 vũ khí các loại và một kho đạn đại bác trên 10.000 viên[38]

Phản ứng của các bên và của quốc tế

Tại Quân đoàn III và Sài Gòn

Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa là đơn vị chỉ đạo lực lượng phòng thủ Phước Long và tất các các đơn vị có khả năng tăng viện cho nó. Ngay từ khi các chi khu quân sự Đức Phong, Bố Đức, Đôn Luân (Đồng Xoài) bị đánh chiếm, tướng Dư Quốc Đống đã thỉnh cầu Bộ Tổng tham mưu cho rút sư đoàn dù (đang đóng tại Quân khu I) về giải vây cho Phước Long nhưng không được chấp nhận. Ngày 3 tháng 1, khi tình hình tại Phước Long đã trở nên nguy ngập, đề tài tăng viện cho Phước Long lại được bàn tại cuộc họp tại Dinh Độc Lập do giữa đích thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ toạ. Tướng Dư Quốc Đống nhắc lại đề nghị của mình và đề nghị nếu không tăng phái quân dù thì tăng phái một sư đoàn bộ binh cũng được. Vì một lần nữa không được Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, tướng Đống xin từ chức sau ba tháng chỉ huy Quân đoàn III nhưng cũng bị tổng thống bác bỏ. Kết quả là Quân đoàn III phải tự lực xoay xở việc giải tỏa Phước Long với Liên đoàn 81 Biệt kích dù, đơn vị dự bị cuối cùng của Quân đoàn. Do không có lực lượng trên bộ phối hợp nên cuộc giải vây Phước Long của biệt kích dù chỉ thực hiện được một phần và thất bại.[39]
Sau cuộc họp ngày 3 tháng 1, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn III gửi một bức điện đến tiểu khu Phước Long; có đoạn viết: "Tổng thống đã họp nội các phiên đặc biệt ngày 3 tháng 1 để cứu xét tình hình quý tiểu khu. Rất thông cảm. Tổng thống và quân lực Việt Nam Cộng hòa ưu ái gởi tặng các chiến hữu 3,2 triệu đồng tiền thưởng, khen ngợi và mong các chiến hữu cố gắng tử thủ".[38] Trong khi chưa thực hiện được phần thưởng nói trên thì Phước Long Thất thủ ngày 6 tháng 1. Ngay trong đêm 6 tháng 1, Hội đồng an ninh quốc gia VNCH đã họp khẩn cấp để cứu xét tình hình. Ngày 10 tháng 1 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố trên đài phát thanh: "Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long" và kêu gọi "kiên quyết lấy lại Phước Long".[38]. Ngày 11 tháng 2 năm 1975, trong thông điệp đầu năm đọc trên đài phát thanh, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu toàn quốc cần thực hiện ba nỗ lực chính trong năm 1975:
  • Hỗ trợ tối đa tiền tuyến,
  • Ổn định tối đa hậu phương
  • Tích cực tăng gia sản xuất [20]

Hoa Kỳ

Ngày 10 tháng 1 năm 1975, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: "Tổng thống Gerald Ford đã và đang theo dõi cuộc chiến ở Việt Nam Cộng hòa nhưng không có ý vi phạm sự cấm chỉ việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam". Người phát ngôn Lầu năm góc, ông William Betche cho rằng Hoa Kỳ vẫn tin chắc vào sự lượng định cách đây một tháng về tình hình ở Việt Nam, mặc dù có những biến động mới mà theo đó, Lầu Năm Góc đã không trù liệu một cuộc tổng tiến công của cộng sản trên toàn Việt Nam Cộng hoà. Bị ràng buộc bởi đạo luật "War power act" do Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1973 cấm tổng thống Hoa Kỳ sử dụng quân đội nếu không được sự chấp thuận của Quốc hội trước 6 tháng. Hoa Kỳ chỉ có thể hành động hạn chế.[40] Bộ Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương điều động một lực lượng hải quân đặc nhiệm gồm tàu sân bay Enterprise, tuần dương hạm Long Beach, hai tàu khu trục và một số tàu hậu cần rời cảng Subic tiến vào Biển Đông. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 của Hải quân Hoa Kỳ đóng tại Okinawa cũng được đưa vào tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu.[41] Tuy nhiên, tất cả chỉ có vậy. Khi Hoa Kỳ chỉ chấp nhận chiến đấu ở miền Nam Việt Nam bằng lời nói chứ không phải bằng súng đạn thì niềm vui tràn ngập ở Hà Nội. Ký giả Hoa Kỳ Alan Dawson nhận xét: "Nó chính lại là một trong những chiếc đinh cuối cùng đóng lên chiếc quan tài của quân đội Sài Gòn".[42]

Dư luận quốc tế

Khác với các hoạt động quân sự năm 1968 và 1972, chiến dịch đường 14-Phước Long không gây ra những phản ứng sôi động của dư luận quốc tế; ngay cả khi Phước Long thất thủ ngày 6 tháng 1. Điều này đặc biệt hiếm có trong chiến tranh Việt Nam. Ngoại trừ các tin tức được đưa ra từ Hà Nội, Sài Gòn và Washington, Phước Long không phải là chủ đề nổi bật của dư luận thế giới (kể cả phía ủng hộ bên này hay bên kia) vào thời điểm đó.

Kết quả trận đánh

Về quân sự

Chiến thắng Phước Long đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam mở thông được hành lang chiến lược (Đường Hồ Chí Minh) từ Vĩnh Linh vào đến Bù Gia Mập, nối liền với Lộc Ninh và các căn cứ khác tại miền Đông Nam Bộ; nối liền các vùng chiếm đóng của họ với các căn cứ của Khu 6 trước đây từng bị cô lập ở Long Khánh, Bình Thuận. Với tuyến hành lang chiến lược từ Tây Trị-Thiên xuyên qua phía Tây cao nguyên Trung phần đến Đông Nam Bộ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã căng kéo tối đa các lực lượng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên ba Quân khu I, II và III trong khi Quân khu IV không thể đưa quân ứng cứu do phải bảo vệ phía sau lưng Biệt khu Thủ đô và là vùng phòng thủ cuối cùng trong trường hợp mất Sài Gòn. Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể tự do di chuyển lực lượng dọc theo tuyến mặt trận này và tấn công Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại bất cứ địa bàn quân khu nào mà họ chọn.[43]
Sau giai đoạn đầu, QĐNDVN đã chiếm được nguyên vẹn 4 khẩu lựu pháo 105 mm và 7.000 viên đạn pháo. Vào ngày 6 tháng 1, QĐNDVN hoàn tất việc chiếm tỉnh Phước Long và thu được thêm 10.000 viên đạn pháo. Chiến lợi phẩm ngoài dự tính này làm các nhà chỉ huy QĐNDVN rất vui mừng: 17.000 viên đạn pháo còn nhiều hơn tổng số đạn mà Bộ Tổng Tham mưu có kế hoạch sử dụng trong suốt năm 1975. QĐNDVN có thể kỳ vọng sẽ chiếm được thậm chí còn nhiều đạn dược hơn ở các căn cứ lớn hơn. Do vậy, kế hoạch tấn công năm 1975 đã được điều chỉnh theo hướng tăng thêm cường độ và tốc độ tiến công (kế hoạch ban đầu dự tính sẽ giành thắng lợi trong 2 năm 1975-1976, nay được điều chỉnh là chỉ cần trong năm 1975 nếu thời cơ thuận lợi). Trong các chiến dịch sau đó, QĐNDVN rất tích cực sử dụng chiến lợi phẩm để khắc phục tình trạng thiếu đạn pháo của mình.[44]

Về chính trị

Việc để mất Phước Long đã gây ra những xao động về tinh thần trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đại tá Phạm Bá Hoa, phụ tá hành quân của đại tướng Cao Văn Viên nhận xét:
Có thể nói tất cả chúng tôi đều bàng hoàng. Không khí lo ngại bao trùm, ưu tư đè nặng mọi người. Cái chính là thất bại Phước Long đã nói lên thế và lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Chỉ mới bị đánh một điểm mà đã không còn lực lượng để đối phó, hỏi bị đánh mạnh nhiều nơi thì sẽ ra sao? Tình hình đó đã dồn chúng tôi đến sự hoang mang, bi quan.
—đại tá Phạm Bá Hoa, [38]
Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trận Phước Long đã củng cố niềm tin rằng họ có thể thắng trong cuộc chiến tranh này do phía Hoa Kỳ không có phản ứng gì hơn là điều một hạm đội vừa phải đến Biển Đông với những mục tiêu không rõ ràng là đe dọa hay thực sự tham chiến trở lại. Mục đích đó được giải đáp trong lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James R. Schlesinger trước báo chí: "Đây chưa phải là một cuộc tiến công ồ ạt của Bắc Việt Nam" và thông báo của Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Graham Martin với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Việc yểm trợ của Hoa Kỳ lúc này là chưa được phép"[45]

Chú thích

  1. ^ a ă Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 79
  2. ^ a ă Vương Hồng Anh. Trận Phước Long. Dẫn theo Lê Đại Anh Kiệt. Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2003. trang 133
  3. ^ Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 77
  4. ^ a ă George C. Herring. Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1998. trang 340
  5. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang và tập thể tác giả. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 200.
  6. ^ Dương Hảo. Một chương bi thảm. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1980. trang 137
  7. ^ a ă Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004
  8. ^ a ă Hoàng Cầm. Chặng đường mười nghìn ngày. (Hồi ức do Nhật Tiến ghi). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001
  9. ^ Hoàng Văn Thái. Những năm tháng quyết định. (Hồi ký). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1985
  10. ^ a ă Vương Hồng Anh. Trận Phước Long. Vantuyen.net
  11. ^ Cao Van Vien, The Final Collapse. Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1983
  12. ^ trong Tài liệu "Trận Phước Long" của Vương Hồng Anh (vantuyen.net) ghi là đại tá Đỗ Văn Thành
  13. ^ Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004
  14. ^ Hoàng Cầm. Chặng đường mười nghìn ngày. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001
  15. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen.net
  16. ^ a ă Cao Văn Viên. The Final Collapse. Washington DC: U.S. Army Center of Military History. 1983.
  17. ^ Lịch sử sư đoàn bộ binh 7 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006
  18. ^ Cao Văn Viên. The Final Collapse. Washington DC: U.S. Army Center of Military History. 1983
  19. ^ Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004
  20. ^ a ă â Cao Văn Viên. The final collapse.
  21. ^ Dương Hảo. Một chương bi thảm. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội.1980
  22. ^ Bản thuyết trình quân sự của đại tá tỉnh trưởng Phước Long. Dẫn theo Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội.2004
  23. ^ Hoàng Cầm. Chặng đường mười nghìn ngày. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001
  24. ^ Lịch sử sư đoàn bộ binh 7 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006
  25. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen.net
  26. ^ Hoàng Cầm. Chặng đường mười nghìn ngày. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001
  27. ^ Dương Hảo. Một chương bi thảm. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội.1980
  28. ^ Hoàng Cầm. Chặng đường mười nghìn ngày. NXB Quân dội nhân dân. Hà Nội. 2001
  29. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen.net
  30. ^ Lịch sử sư đoàn bộ binh 7 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006
  31. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen,net
  32. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen. net
  33. ^ Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội.2004
  34. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen. net
  35. ^ Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội.2004
  36. ^ Lời kể của Đàm Hữu Phước, sĩ quan quân y Liên đoàn 81 biệt kích dù. Dẫn theo Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2003
  37. ^ Trần Đông Phong. Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà. (Trích dẫn: Trần Văn Hương. Kẻ sĩ cuối cùng). Vantuyen.net
  38. ^ a ă â b Dương Hảo. Một chương bi thảm. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1980.
  39. ^ Vương Hồng Anh. Trận chiến Phước Long. Vantuyen.net
  40. ^ Trần Đông Phong. Nhũng ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà. Vantuyn.net
  41. ^ Tin tức UPI ngày 7 tháng 1 năm 1975. Dẫn theo: Dương Hảo. Một chương bi thảm. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1980.
  42. ^ Alan Dawson. 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ. Dịch giả: Cao Minh. NXB Sự thật. Hà Nội 1990.
  43. ^ Gabriel Kolko. Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2003.
  44. ^ Tổng Tiến công Mùa Xuân 1975: đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai. Tác giả Merle L. Pribbenow, đăng trên tạp chí Parameters, số mùa đông 1999 - 2000
  45. ^ Văn Tiến Dũng. Đại thắng mùa Xuân. NXB Sự thật. Hà Nội. 1976
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment