Friday, December 26, 2014

Chào ngày mới 20 tháng 12

Doña Paz at Tacloban.jpg

CNM365. Chào ngày mới 20 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày An ninh quốc gia Liên bang Nga. Năm 1803 – Thương vụ Hoa Kỳ mua vùng đất Louisiana từ Pháp hoàn thành trong một buổi lễ tại New Orleans. Năm 1960Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trong vùng căn cứ của mình ở Tây Ninh. Năm 1987 – Phà chở khách MV Doña Paz (hình) bị đắm sau khi va chạm với một tàu chở dầu tại eo biển Tablas, Philippines, khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng. Năm 1999 – Bồ Đào Nha chuyển giao Ma Cao cho Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Ma Cao được thành lập.

Vùng đất mua Louisiana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vùng đất mua Louisiana hay Cấu địa Louisiana (tiếng Anh: Louisiana Purchase; tiếng Pháp: Vente de la Louisiane) là vùng đất mà Hoa Kỳ mua, rộng 828.000 dặm vuông Anh (2.140.000 km²) thuộc lãnh thổ của PhápBắc Mỹ có tên gọi là "Louisiana" vào năm 1803. Giá tiền mua là 60 triệu franc (11.250.000 đô la Mỹ) cộng việc hủy bỏ số nợ đáng giá 18 triệu franc (3.750.000 đô la Mỹ). Tính luôn tiền lời, Hoa Kỳ phải trả tổng cộng lên đến 23.213.568 cho lãnh thổ Louisiana.[1]
Vùng đất mua Louisiana nằm trong vạch đậm.
Vùng đất mua Louisiana bao gồm những phần đất của 15 tiểu bang hiện tại của Hoa Kỳ và hai tỉnh bang của Canada. Vùng đất mua này bao gồm tất cả các tiểu bang ngày nay là Arkansas, Missouri, Iowa, Oklahoma, Kansas, Nebraska, một phần của Minnesota nằm ở phía nam Sông Mississippi, phần lớn Bắc Dakota, gần toàn bộ Nam Dakota, đông bắc New Mexico, miền bắc Texas, một phần Montana, Wyoming, và vùng đất Colorado nằm bên phía đông Phân tuyến Lục điạ, và Louisiana ở hai bên bờ Sông Mississippi bao gồm thành phố New Orleans (Vùng cán chảo Oklahoma, và phần đất tây nam Kansas và Louisiana lúc đó vẫn còn bị Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, vùng đất mua này gồm có những phần đất nhỏ mà dần dần sau đó trở thành một phần đất của các tỉnh bang AlbertaSaskatchewan của Canada. Vùng đất mua này chiếm khoảng 23% lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay.[1]
Việc mua đất này là một khoảnh khắc quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của Thomas Jefferson. Vào lúc đó, việc mua vùng đất này phải đối mặt với sự phản đối từ trong nước và bị coi là vi hiến. Mặc dù cảm nhận rằng Hiến pháp Hoa Kỳ không có điều khoản nào nói đến việc mua bán đất nhưng Jefferson đã quyết định mua Louisiana vì ông cảm thấy khó chịu trước sức mạnh của PhápTây Ban Nha ngăn cản lối giao thương của người Mỹ đến Hải cảng New Orleans.
Ngay sau khi kết thúc thỏa thuận Napoleon Bonaparte đã phát biểu rằng "Sự thỏa thuận về lãnh thổ này sẽ mãi mãi khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, và tôi đã cho Anh Quốc một đối thủ cạnh tranh về biển mà sớm muộn gì cũng sẽ làm cho họ (Anh Quốc) bớt tính kiêu ngạo của họ."[2]

Bối cảnh

Thành phố New Orleans kiểm soát Sông Mississippi ngay tại vị trí của nó; các nơi khác đã được dùng làm cảng thử nghiệm nhưng không thành công. New Orleans đã là một cảng quan trọng để chuyên chở nông sản đến và đi từ khắp các phần đất Hoa Kỳ nằm ở phía tây Dãy núi Appalachian. Qua Hiệp ước Pinckney ký với Tây Ban Nha vào ngày 27 tháng 10 năm 1795, các nhà buôn người Mỹ có "quyền tồn trử" tại New Orleans. Điều này có nghĩa là họ có thể dùng cảng này để chứa hàng hóa xuất khẩu. Người Mỹ cũng dùng quyền này để chuyên chở các sản phẩm như bột mì, thuốc lá, thịt heo, thịt bacon, mở heo, lông chim, rượu táo, , và phó mát. Hiệp ước cũng công nhận quyền của người Mỹ đi lại trên toàn dòng Sông Mississippi mà vào lúc đó đã trở nên càng quan trọng trong việc giao thương đang phát triển của các lãnh thổ phía tây của Hoa Kỳ.[3] Năm 1798 Tây Ban Nha bải bỏ hiệp ước này khiến người Mỹ rất bất bình. Năm 1801, Thống đốc Tây Ban Nha Don Juan Manuel De Salcedo lên làm Thống đốc Hầu tước Casa Calvo, và quyền tổn trử hàng hóa của Hoa Kỳ được tái phục hồi hoàn toàn. Napoleon Bonaparte đã mang Louisiana trở về sự kiểm soát của người Pháp từ tay người Tây Ban Nha năm 1800 dưới Hiệp ước San Ildefonso (Louisiana đã là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1762). Tuy nhiên, hiệp ước được giữ bí mật và Louisiana vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha cho đến khi chuyển giao quyền lực về tay Pháp. Việc chuyển giao sau cùng xảy ra vào ngày 30 tháng 11 năm 1803, chỉ ba tuần trước khi nhượng lại cho Hoa Kỳ.
James MonroeRobert R. Livingston đến Paris để thượng lượng việc mua bán vào năm 1804. Mối quan tâm và chú ý của họ chỉ duy nhất là bến cảng và những vùng đất xung quanh đó. Họ đã không dự đoán đến việc chuyển giao một vùng lãnh thổ rộng đến như thế xảy ra sau đó.

Các cuộc thương lượng

Viễn cảnh về "Louisiana" của một nhà vẽ bản đồ đương thời. Vùng đất này có rìa phía Tây chạm Dãy núi Rocky.
Hiệp ước gốc của Vùng đất mua Louisiana.
Tổng thống Jefferson đã đặt nền móng cho việc mua bán này bằng việc phái Livingston đến Paris năm 1801 sau khi khám phá ra việc chuyển giao Louisiana từ Tây Ban Nha sang cho Pháp. Sứ mệnh của Livingston là phải theo đuổi việc mua lại thành phố New Orleans nhưng ông đã bị người Pháp cự tuyệt.
Năm 1802, Pierre Samuel du Pont de Nemours được tuyển mộ để giúp việc thương lượng. Du Pont vào lúc đó đang sống tại Hoa Kỳ và có quan hệ gần gũi với Jefferson cũng như các thế lực chính trị tại Pháp. Ông đã tiến hành ngoại giao bí mật với Napoleon trên danh nghĩa của Jefferson trong chuyến viếng thăm cá nhân của ông đến Pháp. Ông đã khởi sự cái ý tưởng mua vùng đất Louisiana rộng lớn hơn nhiều như một cách để giảm bớt sự xung đột tiềm ẩn giữa Hoa Kỳ và Napoleon tại Bắc Mỹ.[4]
Jefferson không thích ý tưởng mua Louisiana từ tay Pháp vì như vậy giống như có ý công nhận Pháp có quyền hạn tại Louisiana. Là một người bảo thủ, Jefferson cũng tin rằng một tổng thống Hoa Kỳ không có quyền tiến hành một cuộc thương lượng mua bán như thế vì điều đó không có ghi trong hiến pháp và ngoài ra nếu làm vậy sẽ làm giảm bới quyền của tiểu bang bằng cách gia tăng quyền lực của hành pháp liên bang. Mặc khác, ông nhận thức về mối đe dọa tiềm ẩn từ một quốc gia kề cận như Pháp đối với quốc gia non trẻ, và chuẩn bị tiến hành chiến tranh để ngăn cản sự hiện diện của nước Pháp hùng cường trong vùng. Trong lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Napoleon Charles Maurice de Talleyrand chống đối quyết liệt việc bán vùng đất Louisiana vì như vậy đồng nghĩa với việc kết thúc các chương trình bí mật của Pháp cho một đế quốc Bắc Mỹ.
Trong suốt thời kỳ này, Tổng thống Jefferson luôn nhận được tin tình báo cập nhật về những ý định và hoạt động quân sự của Pháp tại Bắc Mỹ. Một phần chiến lược biến hóa của ông là cho du Pont biết những thông tin mật mà Livingston cũng không được biết đến. Ông cũng cố tình cho những chỉ thị trái ngược nhau đến hai người. Bước kế tiếp ông phái Monroe đến Paris năm 1803. Monroe trước đây từng bị Pháp trục xuất trong sứ mệnh ngoại giao cuối cùng, và việc chọn lựa phái ông đi Paris lần nữa có ý nghĩa truyền đạt cho người Pháp thấy sự nghiêm chỉnh của cuộc thương lượng.
Napoléon đang đối mặt trước sự bại trận của quân đội ông tại Saint-Domingue (ngày nay là Cộng hòa Haiti) nơi một lực lượng viễn chinh dưới quyền của anh rể ông là Charles Leclerc đang cố tìm cách tái lập trật tự sau một cuộc nỗi loạn của người nô lệ. Cuộc nổi loạn này đang đe dọa thuộc địa sinh lợi nhiều nhất của nước Pháp.
Các cuộc xung đột chính trị tại Guadeloupe và tại Saint-Domingue phát triển song song với việc phục hồi chế độ nô lệ vào ngày 20 tháng 5 năm 1802, sự đào vong của các sĩ quan lãnh đạo của Pháp như tướng da đen Jean-Jacques Dessalines và sĩ quan da trắng lai da đen Alexandre Pétion vào tháng 10 năm 1802 cùng với khung cảnh của một cuộc chiến tranh du kích đang diễn ra. Người Pháp thành công trục xuất Toussaint L'Ouverture về Pháp tháng 6 năm 1802, nhưng bệnh sốt huyết vàng đã hủy hoại quân đội châu Âu và giết chết Leclerc vào tháng 11.
Thiếu lực lượng quân sự tại Bắc Mỹ, Napoleon cần hòa hoãn với Vương quốc Anh để thực thi Hiệp ước San Ildefonso và thâu tóm Louisiana. Ngược lại, Louisiana sẽ là một miếng mồi dễ nuốt cho người Anh hoặc thậm chí người Mỹ. Vương quốc Anh đã không giữ lời hứa của họ rời bỏ Malta vào tháng 9 năm 1802 như đã qui định trong Hiệp ước Amiens. Đầu năm 1803, chiến tranh giữa Pháp và Anh dường như càng ngày càng không thể tránh khỏi. Ngày 11 tháng 3 năm 1803, Napoleon quyết định xây dựng một hải đoàn gồm nhiều xà lan để xâm chiếm Anh Quốc.
Các tình thế như vậy đã khiến Bonaparte từ bỏ các kế hoạch xây dựng đế quốc Tân Thế giới của Pháp. Napoleon chỉ thị cho bộ trưởng ngân khố của ông là François de Barbé-Marbois vào ngày 10 tháng 4 năm 1803 rằng ông đang xem xét việc từ bỏ Lãnh thổ Louisiana lại cho Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 4 năm 1803, chỉ vài ngày trước khi Monroe đến, Hầu tước de Barbé-Marbois nói với Livingston rằng Pháp muốn bán cả Lãnh thổ Louisiana thay vì chỉ có Thành phố New Orleans. Tổng thống Jefferson đã chỉ thị Livingston mua chỉ mỗi Thành phố New Orleans. Tuy nhiên, ông tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận một cuộc giao dịch lớn như vậy.
Các nhà thương lượng Mỹ đã chuẩn bị chi 10 triệu đô la cho Thành phố New Orleans nhưng phải điếng người khi toàn bộ vùng Louisiana được ra giá là 15 triệu đô la. Hiệp ước được ghi là ngày 30 tháng 4 năm 1803 và được ký vào ngày 2 tháng 5. Ngày 14 tháng 7 năm 1803, hiệp ước đến Washington D.C. Lãnh thổ Louisiana rất rộng lớn, trải dài từ Vịnh Mexico ở miền nam đến Rupert's Land ở miền bắc, và từ Sông Mississippi ở miền đông đến Dãy núi Rocky ở miền tây. Việc mua lãnh thổ này đã làm tăng gấp đôi lãnh thổ của Hoa Kỳ với cái giá vào lúc đó là dưới 3 xu một mẫu Anh.
Hầu như tất cả vùng đất này đều có người bản thổ Mỹ sinh sống và từng phần đất lại được mua lại lần thứ hai từ tay người bản thổ Mỹ. Giá tiền thật sự được trả cho Vùng đất mua Louisiana vì thế cao hơn giá tiền đã trả cho Pháp. Tuy nhiên giữa người mua và người bán lại không có tham khảo ý kiến của bất cứ bộ lạc người bản thổ nào vì thế đa số người bản thổ Mỹ không hề biết là có chuyện mua bán vùng đất họ vẫn đang sinh sống.

Phản đối trong nước

Việc Hoa Kỳ mua lãnh thổ Louisiana không được suông sẻ vì có sự phản đối từ trong nước. Triết lý sống kiên định theo luật pháp của Tổng thống Jefferson bị nghi ngờ vì đã diễn giải một cách sai lệch Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhiều người tin rằng ông là kẻ đạo đức giả và cố tình làm những việc mà ông sẽ có thể tranh cãi được để chống Alexander Hamilton. Những người theo chủ nghĩa liên bang chống đối kịch liệt việc mua bán này vì muốn có quan hệ tốt đẹp với Anh Quốc hơn là Napoleon. Họ tin rằng việc mua bán này là vi hiến và quan tâm rằng Hoa Kỳ đã trả một số tiền lớn để tuyên chiến với Tây Ban Nha. Những người theo chủ nghĩa liên bang cũng sợ rằng thế lực chính trị của các tiểu bang vùng bờ biển Đại Tây Dương sẽ bị đe dọa bởi các tân công dân ở phía tây dẫn đến một cuộc xung đột giữa các nông gia miền tây và các thương gia, nhà băng của vùng Tân Anh Cát Lợi. Cũng có một mối quan tâm khác rằng các tiểu bang mới chấp nhận chế độ nô lệ sẽ được gia tăng và phát triển từ lãnh thổ mới mua này sẽ càng gia tăng sự chia rẻ giữa miền bắc và miền nam. Một nhóm người theo chủ nghĩa liên bang dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sĩ của MassachusettsTimothy Pickering đi xa hơn với kế hoạch thành lập một liên hiệp các tiểu bang miền bắc riêng biệt và hứa hẹn với Phó Tổng thống Aaron Burr chức tổng thống của tân quốc gia nếu như Burr có thể thiết phục New York gia nhập vào liên hiệp. Mối quan hệ của Burr với Alexander Hamilton, người giúp kết thúc phong trào ly khai mới phôi thai ở miền bắc, trở nên tồi tệ trong thời kỳ này. Mối thù nghịch giữa hai người đã dẫn đến cái chết của Hamilton trong một cuộc đấu súng giữa hai người vào năm 1804.

Ký kết hiệp định

Tại hội chợ triển lãm một trăm năm Vùng đất mua Louisiana, một họa sĩ đã tưởng tượng cuộc ký kết hiệp ước như được thấy trong hình.
Ngày 30 tháng 4 năm 1803, Hiệp ước về Vùng đất mua Louisiana được ký kết bởi Robert Livingston, James Monroe, và Barbé Marbois tại Paris. Jefferson thông báo hiệp ước này với nhân dân Mỹ vào ngày 4 tháng 7. Sau khi ký kết thỏa thuận về việc mua bán này vào năm 1803, Livingston đã phát biểu một câu nói nổi tiếng "Chúng ta đã sống lâu rồi nhưng đây là một công việc cao quí nhất cả đời người của chúng ta...Hoa Kỳ ngày nay đứng hạng trong số các cường quốc đầu tiên của thế giới"[5]. Thượng viện Hoa Kỳ thông qua hiệp ước này trong một cuộc biểu quyết với kết quả 24-07 vào ngày 20 tháng 10. Ngày hôm sau, thượng viện cho phép Tổng thống Jefferson nắm quyền sở hữu lãnh thổ và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Theo luật được ban hành ngày 31 tháng 10, Quốc hội lập ra các điều khoảng tạm thời cho chính quyền dân sự địa phương tiếp tục như còn thời dưới quyền của Pháp và Tây Ban Nha và cho phép Tổng thống dùng các lực lượng quân sự để duy trì trật tự. Các kế hoạch đã được đưa ra cho một sứ mệnh thám hiểm và vẽ bản đồ lãnh thổ này. Sứ mệnh sau đó được biết như là Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark.
Pháp trao New Orleans vào ngày 20 tháng 12 năm 1803 tại The Cabildo. Ngày 10 tháng 3 năm 1804, một buổi lễ chính thức được tiến hành tại St. Louis để chuyển sở hữu lãnh thổ từ Pháp sang cho Hoa Kỳ.
Có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 1804, lãnh thổ mua được này được tổ chức thành Lãnh thổ Orleans (phần lớn trở thành tiểu bang Louisiana) và Địa khu Louisiana tạm thời nằm dưới quyền của thống đốc và các thẩm phán của Lãnh thổ Indiana.

Ranh giới

Các con sông nhánh của Sông Mississippi được giữ làm các ranh giới. Theo ước tính từng tồn tại thì tầm rộng và bộ phận của vùng đất mới mua này ban đầu được dựa theo những chuyến thám hiểm của Robert LaSalle.
Nếu lãnh thổ này bao gồm tất cả các con sông nhánh của sông Mississippi bên bờ phía Tây thì giới hạn phía Bắc của vùng đất mới mua kéo dài vào trong phần đất đang sở hữu nhưng chưa được định rõ của người Anh - đó là vùng Rupert's Land của Bắc Mỹ thuộc Anh, hiện nay là một phần đất của Canada. Vùng đất mới mua này ban đầu trải dài tới vĩ tuyến 50 độ. Tuy nhiên, phần đất phía bắc vĩ tuyến 49 độ Bắc như Lưu vực Sông Red, Sông Milk (Montana-Alberta), và lưu vực Sông Poplar bị nhượng lại cho Vương quốc Anh theo Hiệp ước 1818.
Ranh giới phía đông của vùng đất mới mua Louisiana là sông Mississippi từ thượng nguồn của nó đến vĩ tuyến 31 mặc dù thượng nguồn của Sông Mississippi lúc đó chưa được biết đến. Ranh giới phía đông dưới vĩ tuyến 31 độ thì không rõ ràng. Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền vùng đất xa đến Sông Perdido, và Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền ranh giới của Thuộc địa Florida nằm trên Sông Mississippi. Đầu năm 1804, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Mobile nhìn nhận Tây Florida là một phần của Hoa Kỳ. Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 giải quyết được vấn đề này. Ngày nay, vĩ tuyến 31 độ là ranh giới phía bắc của nữa phần phía tây của vùng Cán chảo Florida và Sông Perdido là ranh giới giữa FloridaAlabama.
Vùng đất mới mua này trải rộng về phía tây đến Dãy núi Rocky, đặc biệt là Phân tuyến Lục địa nhưng một phần duy nhất ở phía nam vẫn thuộc Tân Tây Ban Nha.
Ranh giới miền Nam của Vùng đất mua Louisiana (đối diện với Tân Tây Ban Nha) ban đầu không rõ ràng vào thời gian mua bán. Hiệp ước Trung lập năm 1806 tạo ra Tiểu quốc Tự do Sabine trong thời gian lâm thời và Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 bắt đầu tiến hành phân ranh giới chính thức.

Tài chính

Chính phủ Hoa Kỳ dùng số lượng vàng có giá trị 3 triệu đô la Mỹ để đặt cọc và các trái phiếu cho phần tiền còn lại phải trả cho Pháp. Vì chiến tranh sắp xảy ra với Anh Quốc, các ngân hàng của Pháp không mua bán trái phiếu của Mỹ. Các nhà ngoại giao Livingston và Monroe vì vậy đã giới thiệu các hãng Baring and Company của LondonHope and Company của Amsterdam mà Pháp đồng ý để làm giao dịch. Vì các công ty này nổi tiếng như là hai nhà tài chính vững vàng nhất tại châu Âu và vì Napoleon muốn nhận tiền của ông ta nhanh càng sớm càng tốt nên bộ trưởng ngân khố Pháp Barbé-Marbois đã xếp đặt cùng với hai công ty này để đổi trái phiếu mà Pháp nhận thành tiền mặt. Sau khi trái phiếu của Mỹ được giao, chính phủ Pháp liền bán lại cho Baring và Hope ở một giá rẻ hơn. Một phần của giá bán 80 triệu Franc (khoảng 15 triệu đô la Mỹ) được dùng để trừ nợ mà Pháp thiếu Hoa Kỳ. Cuối cùng Pháp nhận 8.831.250 tiền mặt cho thỏa thuận mua bán.
Tài liệu gốc việc mua bán vùng đất Louisiana được trưng bày tại đại sảnh chính của các văn phòng London của công ty Baring cho đến khi nó phá sản vào năm 1995.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a ă Table 1.1 Acquisition of the Public Domain 1781-1867
  2. ^ Godlewski, Guy; Napoléon et Les-États-Amis, P.320, La Nouvelle Revue Des Deux Mondes, July-September, 1977.
  3. ^ Meinig, D.W. The Shaping of America: Volume 2, Yale University Press, 1993. ISBN 0-300-06290-7
  4. ^ Duke, Marc; The du Ponts: Portrait of a Dynasty, P.77-83, Saturday Review Press, 1976
  5. ^ The Louisiana State Capitol Building

Liên kết ngoài

Ma Cao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khu hành chính đặc biệt Ma Cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中華人民共和國澳門特別行政區 (tiếng Trung)
Região Administrativa Especial de Macau da República Popular da China (tiếng Bồ Đào Nha)
Flag of Macau.svg Macau SAR Regional Emblem.svg
Khu kỳ Khu huy
Vị trí của Ma Cao
Vị trí của Ma Cao
Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên phải: Di tích Thánh Phaolô; Casino Lisboa;
Nhà thờ Trường Dòng Thánh Giuse; Cầu Tổng đốc Nobre de Carvalho;
Miếu Ma Các; Pháo đài Đông Vọng Dương; Macau Tower.
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Trình đơn
0:00

Nghĩa dũng quân tiến hành khúc
(quốc ca của Trung Quốc)
Hành chính
Chính phủ Đặc khu hành chính
Trưởng Đặc khu Thôi Thế An (崔世安)
Ngôn ngữ chính thức Hoa (Quảng Đông trên thực tế)
Bồ Đào Nha

22°10′B, 113°33′Đ
Địa lý
Diện tích 28.2 km²
10.9 mi² (hạng không thiết lập)
Diện tích nước 0 %
Múi giờ MST (UTC+8); mùa hè: không
Lịch sử
Thành lập
Thế kỷ thứ 5 Người Hoa bản địa thành lập
1557 Bị Bồ Đào Nha xâm lăng
13 tháng 8 năm 1862 Thành thuộc địa của Bồ Đào Nha
20 tháng 12 năm 1999 Đặc khu hành chính
Dân cư
Dân số ước lượng (2014) 614.500[1][2] người
Dân số (2011) 552.503[3] người (hạng 167)
Mật độ 18.568 người/km² (hạng 1)
Kinh tế
GDP (PPP) (2008) Tổng số: 31,271 tỷ Đô la Mỹ
GDP (danh nghĩa) (2009) Tổng số: 21,7 tỷ Đô la Mỹ
HDI (2007) Straight Line Steady.svg 0,944[4] rất cao (hạng 25)
Đơn vị tiền tệ (MOP)
Thông tin khác
Tên miền Internet .mo
Mã điện thoại 853
Ma Cao
Tên tiếng Trung
Phồn thể: 澳門
Giản thể: 澳门
Nghĩa: cửa vịnh
Khu hành chính đặc biệt Ma Cao
Phồn thể: 澳門特別行政區 (hay 澳門特區)
Giản thể: 澳门特别行政区 (hay 澳门特区)
Tên Bồ Đào Nha
Tiếng Bồ Đào Nha: Região Administrativa Especial de Macau của "Khu hành chính đặc biệt Ma Cao"
Tên tiếng Việt
Tiếng Việt Nam: Áo Môn đặc biệt hành chính khu
Ma Cao (Trung văn phồn thể: 澳門; Hán-Việt: Áo Môn, tiếng Bồ Đào Nha: Macau), cũng viết là Macao, là một trong hai khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông. Ma Cao nằm ở mặt tây của đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông ở phía bắc và nhìn ra biển Đông ở phía đông và phía nam. [5] Nền kinh tế của Ma Cao phụ thuộc nhiều vào đánh bạcdu lịch, song cũng tồn tại ngành sản xuất.
Ma Cao nguyên là một thuộc địa của Bồ Đào Nha và phải chịu sự quản lý của đế quốc này từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1999, và là thuộc địa hay tô giới cuối cùng của người châu Âu tại Trung Quốc.[6][7] Các thương nhân Bồ Đào Nha lần đầu đến định cư tại Ma Cao trong thập niên 1550. Năm 1557, triều đình nhà Minh đã cho Bồ Đào Nha thuê Ma Cao để làm cảng giao thương. Từ đó, người Bồ Đào Nha đã quản lý thành phố song nó vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Đến năm 1887, Ma Cao trở thành một thuộc địa của đế quốc Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha đã chuyển giao chủ quyền đối với Ma Cao cho Trung Quốc vào ngày 20 tháng 12 năm 1999. Tuyên bố chung Trung-BồLuật cơ bản Ma Cao quy định rằng Ma Cao có quyền tự trị cao độ ít nhất là đến năm 2049, tức 50 năm sau ngày chuyển giao.[8]
Theo chính sách "một quốc gia, hai chế độ", chính quyền Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ, trong khi Ma Cao duy trì hệ thống riêng của mình trên các lĩnh vực luật pháp, lực lượng cảnh sát, tiền tệ, hải quan, nhập cư. Ma Cao tham gia nhiều tổ chức và sự kiện quốc tế không yêu cầu các thành viên phải là các quốc gia có chủ quyền.[8][9]
Theo The World Factbook của CIA, năm 2012, Ma Cao xếp thứ hai về tuổi thọ trên thế giới.[10] Ngoài ra, Ma Cao là một trong số ít khu vực tại châu Á có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao.

Từ nguyên

Trước khi có khu dân cư của người Bồ Đào Nha vào giữa thế kỷ 16, Ma Cao được biết đến với các tên gọi Hào Kính (濠鏡) hay Kính Hải (鏡海).[11] Tên gọi Macau có nguồn gốc từ miếu Ma Các (Trung văn phồn thể: 媽閣廟; Bính âm Quan Thoại: Māgé Miào; Việt bính: Maa1 Gok3 Miu6), một công trình được xây dựng vào năm 1448 để thờ Ma Tổ – nữ thần của thuyền viên và ngư dân. Người ta nói rằng khi các thủy thủ Bồ Đào Nha đổ bộ lên bờ biển ngay bên ngoài miếu và hỏi tên của địa điểm này, những người bản địa đã trả lời là "媽閣" (Bính âm Quan Thoại: Māgé; Việt bính: Maa1 Gok3; Hán-Việt: Ma Các). Sau đó, người Bồ Đào Nha đặt tên cho bán đảo là "Macau".[12]

Lịch sử

Nhà thờ Lớn Thánh Phaolô, hình của George Chinnery (1774–1852). Nhà thờ này được xây năm 1602 và bị hỏa hoạn phả hủy vào năm 1835. Chỉ có mặt bằng đá ở phía nam là còn lại đến nay.
Ma Cao khoảng năm 1870
Lịch sử Ma Cao có thể truy nguyên từ thời nhà Tần (221–206 TCN), khi đó khu vực nay là Ma Cao nằm dưới quyền quản lý của Phiên Ngung huyện thuộc Nam Hải quận.[11] Các cư dân được ghi chép đầu tiên là những người đến tị nạn tại Ma Cao trước cuộc xâm lược Nam Tống của người Mông Cổ.[13] Dưới thời nhà Minh (1368–1644), có những ngư dân nhập cư đến Ma Cao từ Quảng Đông và Phúc Kiến.
Hiệu kỳ của chính phủ Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha (1976–1999)
Ma Cao đã chỉ phát triển thành một khu vực dân cư lớn khi người Bồ Đào Nha đến vào thế kỷ 16.[14] Năm 1513, Jorge Álvares trở thành người Bồ Đào Nha đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Năm 1535, các thương nhân Bồ Đào Nha đã có được quyền neo tàu ở các bến cảng của Ma Cao và thực hiện hoạt động giao thương, mặc dù không có quyền ở trên bờ.[15] Khoảng 1552–1553, họ giành được sự cho phép tạm thời để lưu trữ hàng hóa trên kho được dựng trên bờ, mục đích là để hàng hóa được khô ráo;[16] họ nhanh chóng xây dựng các ngôi nhà thô sơ bằng đá quanh khu vực mà nay được gọi là Nam Loan. Năm 1557, người Bồ Đào Nha thành lập một khu dân cư lâu dài tại Ma Cao, trả 500 lạng bạc mỗi năm cho tiền thuê đất.[16] Người Bồ Đào Nha tiếp tục trả tiền thuê hàng năm cho đến năm 1863 để được quyền ở tại Ma Cao.[17]
Năm 1564, Bồ Đao Nha là nước chế ngự giao thương giữa phương Tây với Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh của họ đã bị giội một gáo nước lạnh khi chứng kiến sự thờ ơ của người Trung Hoa đối với họ. Năm 1631, người Trung Hoa hạn chế người Bồ Đào Nha giao thương tại Trung Quốc đến cảng Ma Cao.[18]
Trong thế kỷ 17, có khoảng 5.000 nô lệ sinh sống tại Ma Cao, cùng với họ là 2.000 người Bồ Đào Nha và 20.000 người Hán.[19][20][21]
Do ngày càng có nhiều người Bồ Đào Nha đến định cư ở Ma Cao để tham gia hoạt động thương mại, họ có nhu cầu về tự quản; song điều này không thể đạt được cho đến thập niên 1840. Năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII đã thành lập Giáo phận Ma Cao.[22] Năm 1583, người Bồ Đào Nha tại Ma Cao được cho phép thành lập một viện nguyên lão để xử lý các vấn đề khác nhau liên quan đến những hoạt động xã hội và kinh tế của họ dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc, song điều này không có nghĩa là chuyển giao chủ quyền.[13]
Ma Cao trở thành một thương cảng thịnh vương, song cùng với đó, nơi này đã trở thành mục tiêu chinh phục của người Hà Lan trong thế kỷ 17, song các cuộc tấn công lặp di lặp lại này đều thất bại. Ngày 24 tháng 6 năm 1622, người Hà Lan tấn công Ma Cao với hy vọng biến nơi đây thành vùng đất do họ sở hữu, sử gọi là trận Ma Cao. Người Bồ Đào Nha đã đẩy lui cuộc tấn công này và người Hà Lan từ đó không bao giờ cố gắng chinh phục Ma Cao lần nữa. Phần lớn những người bảo vệ Ma Cao khi đó là nô lệ châu Phi, và chỉ có một vài binh sĩ và linh mục người Bồ Đào Nha. Thuyền trưởng Kornelis Reyerszoon là chỉ huy của 800 tinh binh xâm lược người Hà Lan.[23][24][25][26] Tổng đốc Hà Lan Jan Coen đã nói sau khi bị đánh bại rằng "Các nô lệ của Bồ Đào Nha tại Ma Cao phục vụ họ rất tốt và trung thành, rằng đó là những người đã đánh bại và đuổi người của ta đi vào năm ngoái", và "Người của ta nhìn thấy rất ít người Bồ Đào Nha" trong trận chiến.[27][28][29][30]
Sau Chiến tranh Nha phiến (1839–42), Bồ Đào Nha chiếm đóng hai đảo Đãng TửLộ Hoàn tương ứng vào các năm 1851 và 1864. Ngày 1 tháng 12 năm 1887, triều đình nhà Thanh và chính phủ Bồ Đào Nha đã ký kết Điều ước Hòa hảo và Thông thương Trung-Bồ, theo đó Trung Quốc nhượng quyền "chiếm giữ và cai trị vĩnh viễn Ma Cao cho Bồ Đào Nha" tuân theo các bản tuyên bố của Nghị định thư Lisboa. Bồ Đào Nha sẽ có nghĩa vụ "không bao giờ chuyển nhượng Ma Cao khi không có thỏa thuận trước với Trung Quốc", do đó đảm bảo rằng đàm phán giữa Bồ Đào Nha và Pháp (đối với khả năng đổi Ma Cao và Guinea thuộc Bồ Đào Nha với Congo thuộc Pháp) hoặc với các quốc gia khác sẽ không tiến triển – vì vậy mà các lợi ích thương mại của Anh Quốc được bảo đảm; Ma Cao chính thức trở thành một lãnh thổ dưới quyền cai trị của Bồ Đào Nha.[13]
Năm 1928, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân đảng đã thông báo chính thức cho Bồ Đào Nha rằng họ hủy bỏ Điều ước Hòa hảo và Thông thương;[31] Hai bên ký kết một điều ước Hữu nghị và Thông thương Trung-Bồ mới để thay thế điều ước bị bãi bỏ. Ngoại trừ một vài quy định liên quan đến nguyên tắc thuế quan và các vấn đề liên quan đến thương mại, điều ước mới không làm thay đổi chủ quyền của Ma Cao và quyền cai trị của Bồ Đào Nha tại Ma Cao vẫn không thay đổi.[32]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, không giống như trường hợp của Timor thuộc Bồ Đào Nha khi bị Nhật Bản chiếm đóng cùng với Timor thuộc Hà Lan vào năm 1942, người Nhật tôn trọng tính trung lập của Bồ Đào Nha tại Ma Cao. Như vậy, Ma Cao đã có một thời gian ngắn ngủi đạt được thịnh vượng về kinh tế khi là cảng trung lập duy nhất ở Nam Trung Quốc, sau khi Nhật Bản chiếm Quảng ChâuHồng Kông. Tháng 8 năm 1943, quân Nhật bắt giữ tàu Sian của Anh tại Ma Cao và giết chết khoảng 20 lính bảo vệ. Trong tháng tiếp theo, họ yêu cầu thiết lập chế độ "cố vấn" Nhật để thay thế chiếm đóng quân sự. Kết quả là Ma Cao trở thành vùng bảo hộ ảo của người Nhật.
Khi phát hiện ra việc Ma Cao trung lập đang có kế hoạch bán nhiên liệu hàng không cho Nhật Bản, chiến đấu cơ Hoa Kỳ từ USS Enterprise đã ném bom và bắn phá nhà chứa máy bay của Trung tâm Hàng không Hải quân vào ngày 16 tháng 1 năm 1945 để triệt phá nguyên liệu. Hoa Kỳ cũng tiến hành không kích vào các mục tiêu ở Ma Cao vào các ngày 25 tháng 2 và 11 tháng 6 1945. Sau khi chính phủ Bồ Đào Nha kháng nghị, vào năm 1950, Hoa Kỳ đã trả 20.255.952 Đô la Mỹ cho chính phủ Bồ Đào Nha.[33] Sự thống trị của Nhật Bản kết thúc vào tháng 8 năm 1945 với việc họ đầu hàng.
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố Điều ước Hữu nghị và Thông thương Trung-Bồ là một "điều ước bất bình đẳng" do ngoại quốc áp đặt đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã không sẵn sàng để giải quyết, và duy trì "nguyên trạng" cho đến một thời gian thích hợp hơn.[34]
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đại lục và tâm trạng bất mãn rộng rãi với chính phủ Bồ Đào Nha, các cuộc bạo động đã nổ ra ở Ma Cao vào năm 1966. Nghiêm trọng nhất là "sự kiện 3 tháng 12", với 6 người bị giết và hơn 200 người bị thương.[35][36] Ngày 28 tháng 1 năm 1967, chính phủ Bồ Đào Nha đã đưa ra một lời xin lỗi chính thức.
Ngay sau khi chế độ độc tài tại Bồ Đào Nha bị lật đổ vào năm 1974 tại Lisboa, chính phủ mới của Bồ Đào Nha đã xác định rằng nước này sẽ từ bỏ toàn bộ các thuộc địa hải ngoại của mình. Năm 1976, chính phủ Lisboa tái định nghĩa Ma Cao là một "lãnh thổ Trung Quốc nằm dưới sự quản lý của Bồ Đào Nha" và trao cho Ma Cao quyền tự trị ở mức độ lớn về hành chính, tài chính và kinh tế. Ba năm sau, Bồ Đào Nha và Trung Quốc đồng thuận xem Ma Cao là "một lãnh thổ Trung Quốc nằm dưới sự quản lý (tạm thời) của Bồ Đào Nha".[13][37] Chính quyền Trung Quốc và Bồ Đào Nha khởi đầu đàm phán về vấn đề Ma Cao vào tháng 6 năm 1986. Hai bên ký kết Tuyên bố chung Trung-Bồ vào năm sau, theo đó Ma Cao sẽ trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc.[38] Chính phủ Trung Quốc chính thức tiếp nhận chủ quyền đối với Ma Cao vào ngày 20 tháng 12 năm 1999.[39] Từ sau khi trở về với Trung Quốc, kinh tế Ma Cao tiếp tục thịnh vượng với sự tăng trưởng liên tục của du lịch từ Trung Quốc đại lục và xây mới các casino.

Chính quyền và chính trị

Trụ sở chính quyền Ma Cao, trước đây là Tòa Tổng đốc cho đến năm 1999.
Tuyên bố chung Trung-Bồ và Luật Cơ bản Ma Cao, hiến pháp Ma Cao do Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ban hành vào năm 1993, xác định rằng hệ thống kinh tế, lối sống, quyền, và tự do của Ma Cao sẽ được duy trì không thay đổi ít nhất là 50 năm sau khi chủ quyền của khu vực được chuyển giao về Trung Quốc vào năm 1999.[8] Theo phương châm "Một quốc gia, hai chế độ", Ma Cao được hưởng một quyền tự trị cao độ trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ quốc phòng và các vấn đề ngoại giao.[8] Các quan chức Ma Cao, chứ không phải là quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sẽ điều hành Ma Cao bằng cách sử dụng riêng biệt các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng như quyền phân xử cuối cùng.[40] Ma Cao duy trì tiền tệ, lãnh thổ hải quan, kiểm soát nhập cư và ranh giới, và lực lượng cảnh sát riêng biệt.[41][42]

Hành pháp

Đứng đầu chính quyền Ma Cao là trưởng quan hành chính, người này được chính phủ Trung ương tại Bắc Kinh bổ nhiệm theo tiến cử của một ủy ban bầu cử, tổ chức này có ba trăm thành viên, được các đoàn thể và cộng đồng bổ nhiệm. Việc tiến cử được thực hiện bằng một cuộc bầu cử trong khuôn khổ ủy ban.[43] Nội các của trưởng quan hành chính bao gồm năm viên chức chính sách và Hội hành chính bao gồm từ 7 đến 11 thành viên làm nhiệm vụ cố vấn.[44] Hà Hậu Hoa, một lãnh đạo cộng đồng và nguyên là một chủ ngân hàng, là trưởng quan đầu tiên của khu hành chính đặc biệt Ma Cao, thay thế Tổng đốc Vasco Rocha Vieira vào nửa đêm ngày 20 tháng 12 năm 1999. Thôi Thế An là trưởng quan đương nhiệm của Ma Cao.[45]

Lập pháp

Cơ quan lập pháp của Ma Cao là Hội Lập pháp, một cơ cấu gồm 29 thành viên trong đó có 12 thành viên được bầu trực tiếp, 10 thành viên được bầu gián tiếp đại diện cho các "khu vực bầu cử chức năng" và 10 thành viên do trưởng quan bổ nhiệm.[46] Bất kỳ thường trú nhân nào đủ hoặc trên 18 tuổi đều có đủ điều kiện bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trực tiếp.[47] Bầu cử gián tiếp giới hạn trong các tổ chức đã đăng ký được gọi là "cử tri đoàn thể" và một ủy ban gồm 300 thành viên rút ra từ các nhóm khu vực, tổ chức đô thị và các cơ quan của chính phủ Trung ương.[48]

Tư pháp

Khuôn khổ ban đầu của hệ thống luật pháp Ma Cao dựa phần lớn vào luật pháp Bồ Đào Nha hay hệ thống luật dân sự Bồ Đào Nha, nó vẫn được duy trì sau năm 1999. Ma Cao có hệ thống tư pháp độc lập của mình với một pháp viện chung thẩm. Một ủy ban lựa chọn ra các thẩm phán và những người này được trưởng quan bổ nhiệm. Các thẩm phán ngoại quốc có thể phụng sự tại các tòa án.[49]
Ma Cao có một hệ thống tòa án ba cấp: Pháp viện đệ nhất thẩm, pháp viện cấp trung và pháp viện chung thẩm.[50] Trong tháng 2 năm 2009, Hội Lập pháp đã thông qua một dự luật an ninh dựa trên cơ sở điều luật an ninh đã bị rút lại trước đó ở Hồng Kông.[51] Những người ủng hộ dân chủ lo ngại rằng phạm vi mở rộng quá mức của điều luật này sẽ dẫn đến lạm dụng, lo lắng này được tăng thêm sau khi một số ủng hộ viên dân chủ nổi bật của Hồng Kông đã bị từ chối cho nhập cảnh vào Ma Cao trong thời gian thông qua dự luật.[52]

Quân sự

Dưới quyền cai trị của Bồ Đào Nha, Ma Cao thường được sử dụng làm một căn cứ viễn chinh đến Nhật Bản và các khu vực khác tại Đông Á từ thế kỷ 16 trở đi, người Bồ Đào Nha cũng duy trì một đơn vị đồn trú hùng mạnh, chủ yếu để đẩy lùi các cuộc tấn công của Hà Lan và Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, từ khi những người Anh đồng minh đến định cư tại Hồng Kông, sự cần thiết phải duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại Ma Cao đã trở nên mờ nhạt đối với người Bồ Đào Nha, cuối cùng chấm dứt vào năm 1974. Năm 1999, khi được bàn giao Ma Cao, nhà nước cộng sản đã thiết lập một đơn vị đồn trú đáng kể tại Ma Cao, ngoài ra họ cũng có các đơn vị quân sự lớn đóng quân tại Chu Hải lân cận.

Địa lý

Ma Cao nằm cách 60 kilômét (37 mi) về phía tây nam của Hồng Kông và cách Quảng Châu 145 kilômét (90 mi). Ma Cao có 41 kilômét (25 mi) đường bờ biển, song chỉ có 310 mét (1.000 ft) ranh giới trên bộ với Quảng Đông.[5][53] Ma Cao gồm bán đảo Ma Cao cùng hai đảo Đãng Tử (Taipa) và Lộ Hoàn (Coloane), song hai đảo này ngày nay đã được nối với nhau thông qua một vùng đất lấn biển được gọi là Lộ Đãng Thành (Cotai). Bán đảo Ma Cao được thành hình từ cửa sông của Châu Giang ở phía đông và Tây Giang ở phía tây.[53] Ma Cao giáp với đặc khu kinh tế Chu Hải tại Trung Quốc đại lục. Cửa khẩu chính giữa Ma Cao và phần còn lại của Trung Quốc là Portas do Cerco (Quan Áp) ở phía Ma Cao, và cửa khẩu Củng Bắc bên phía Chu Hải.[54]
Bán đảo Ma Cao nguyên cũng là một hòn đảo, song về sau đã xuất hiện dải cát nối với lục địa và nó dần phát triển thành một eo đất hẹp, biến Ma Cao thành một bán đảo. Hoạt động cải tạo đất trong thế kỷ 17 đã biến Ma Cao thành một bán đảo với địa hình bằng phẳng, mặc dù vùng đất ban đầu vẫn có rất nhiều đồi dốc.[53] Điệp Thạch Đường Sơn (疊石塘山)/Alto de Coloane là điểm cao nhất tại Ma Cao, với cao độ 170,6 mét (559,7 ft).[5] Với mật độ đô thị hóa dày đặc, Ma Cao không có đất canh tác, đồng cỏ, rừng hay đất rừng.

Khí hậu

Ma Cao có một khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cwa), với ẩm độ tương đối trung bình từ 75% đến 90%.[55] Tương tự như phần lớn miền Nam Trung Quốc, khí hậu Ma Cao thay đổi theo mùa do ảnh hưởng từ gió mùa, và sự khác biệt của nhiệt độ và ẩm độ giữa mùa hè và mùa đông là đáng chú ý, mặc dù không phải là lớn nhất tại Trung Quốc. Nhiệt độ trung bình tại Ma Cao là 22,7 °C (72,9 °F).[56] Tháng bảy là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 28,9 °C (84,0 °F). Tháng mát nhất là tháng giêng với nhiệt độ trung bình là 14,5 °C (58,1 °F).[55]
Nằm trên bờ biển phía nam Trung Quốc, Ma Cao có lượng mưa phong phú, với lượng mưa trung bình năm là 2.120 milimét (83 in). Tuy nhiên, mùa đông chủ yếu là khô hanh do ảnh hưởng từ áp cao Siberi. Mùa thu ở Ma Cao kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11, có thời tiết nắng và ấm với ẩm độ thấp. Mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến đầu tháng 3 với thời tiết thường ôn hòa và hầu hết thời gian nhiệt độ ở mức trên 13 °C, mặc dù đôi lúc cũng có thể xuống dưới 8 °C. Ẩm độ bắt đầu tăng lên từ cuối tháng 3. Mùa hè có thời tiết từ rất ấm đến nóng và thường lên mức trên 30 °C vào ban ngày. Theo sau thời tiết nóng nực là các cơn mưa lớn, dông và thi thoảng là bão nhiệt đới.[55]
Nuvola apps kweather.svg Khí hậu Ma Cao (1971-2000)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỷ lục °C (°F) 29.1 (84) 30.2 (86) 31.5 (89) 35.3 (96) 37.5 (100) 36.9 (98) 38.9 (102) 38.5 (101) 38.1 (101) 36.0 (97) 34.2 (94) 30.0 (86) 38,9 (102)
Trung bình tối cao °C (°F) 17.7 (64) 17.7 (64) 20.7 (69) 24.5 (76) 28.1 (83) 30.3 (87) 31.5 (89) 31.2 (88) 30.0 (86) 27.4 (81) 23.4 (74) 19.6 (67) 25,2 (77)
Trung bình tối thấp °C (°F) 12.2 (54) 13.1 (56) 16.2 (61) 20.2 (68) 23.5 (74) 25.7 (78) 26.3 (79) 26.0 (79) 24.9 (77) 22.3 (72) 17.8 (64) 13.8 (57) 20,2 (68)
Thấp kỷ lục °C (°F) -1.8 (29) 0.4 (33) 3.2 (38) 8.5 (47) 13.8 (57) 18.5 (65) 19.3 (67) 19.0 (66) 13.2 (56) 9.5 (49) 5.0 (41) 0.0 (32) -1,8 (29)
Lượng mưa mm (inch) 32.4 (1.3) 58.8 (2.3) 82.7 (3.3) 217.4 (8.6) 361.9 (14.2) 339.7 (13.4) 300.0 (11.8) 351.7 (13.8) 194.2 (7.6) 116.9 (4.6) 42.6 (1.7) 35.2 (1.4) 2.133,4 (84)
Nguồn: 澳門地球物理暨氣象局 1 tháng 6 năm 2009.

Kinh tế

Dân cư phân theo
nghề nghiệp năm 2007[57]
Nghề nghiệp Con số
Quan chức/quản lý cấp cao 14.600
Chuyên gia 9.900
Kỹ thuật viên 28.100
Nhân viên văn phòng 83.700
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 63.200
Lao động nông nghiệp/ngư nghiệp 800
Lao động thủ công và tương tự 33.700
Nền kinh tế Ma Cao dựa phần lớn vào du lịch. Các hoạt động kinh tế lớn khác tại Ma Cao là sản xuất xuất khẩu phụ tùng dệt may và quần áo, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.[58] Ngành công nghiệp quần áo chiếm khoảng ba phần tư kim ngạch xuất khẩu của Ma Cao, và các ngành công nghiệp đánh bạc, du lịch và khoản đãi ước tính đóng góp trên 50% GDP của Ma Cao, và 70% thu nhập của chính quyền Ma Cao.[44]
Ma Cao là một thành viên sáng lập của WTO và duy trì quan hệ kinh tế và thương mại đầy đủ với trên 120 quốc gia và khu vực, đặc biệt là với Liên minh châu Âucác quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha; Ma Cao cũng là một thành viên của IMF.[59] Ngân hàng Thế giới phân loại Ma Cao là một nền kinh tế có thu nhập cao[60] và GDP bình quân đầu người của khu vực đạt 28.436 Đô la Mỹ vào năm 2006. Sau khi Ma Cao được bàn giao về Trung Quốc vào năm 1999, số du khách từ đại lục đã gia tăng nhanh chóng do Trung Quốc tiến hành nới lỏng hạn chế đi lại. Việc Ma Cao tiến hành tự do hóa ngành công nghiệp đánh bạc vào năm 2001 đã đem đến một dòng vốn đầu tư đáng kể, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn từ 2001 đến 2006 là xấp xỉ 13,1% mỗi năm.[61]
Trong một báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới về du lịch quốc tế năm 2006, Ma Cao xếp hạng 21 về số du khách và xếp thứ 24 về thu nhập từ du lịch.[62] Từ con số 9,1 triệu du khách trong năm 2000, số lượt khách đến Ma Cao đã tăng lên 18,7 triệu vào năm 2005 và 22 triệu vào năm 2006,[63] với trên 50% lượt khách đến từ Trung Quốc đại lục và 30% đến từ Hồng Kông.
Ngành công nghiệp đánh bạc tại Ma Cao bắt đầu vào năm 1962, khi đó ngành này chỉ bao gồm Sociedade de Turismo e Diversões de Macau do Hà Hồng Sân (何鴻燊, Stanley Ho) điều hành theo một giấy phép độc quyền của chính phủ. Sự độc quyền chấm dứt vào năm 2002 và một vài chủ casino từ Las Vegas đã nỗ lực tiến vào thị trường đánh bạc của Ma Cao. Với việc mở cửa Sands Macao,[64] vào năm 2004 và Wynn Macau vào năm 2006,[65] doanh thu đánh bạc từ các casino của Ma Cao đã trở nên rất phát đạt.[66][67][68] Năm 2007, Venetian Macau, khi đó là công trình lớn thứ hai thế giới về không gian sàn, đã mở cửa cho công chúng, theo sau là MGM Grand Macau. Doanh thu của ngành đánh bạc đã biến Ma Cao thành thị trường casino hàng đầu thế giới, vượt qua Las Vegas.[69] Đầu thập niên 2010, Ma Cao cũng tăng cường các hoạt động biểu diễn và giải trí cùng với kinh doanh đánh bạc, bao gồm chương trình biểu diễn nổi tiếng House of Dancing Water,[70] các buổi hòa nhạc, triển lãm thương mại và nghệ thuật.[71]
Ma Cao là một trung tâm tài chính ngoài khơi, một thiên đường thuế, và một cảng tự do với việc không có chế độ quản lý ngoại hối.[72][73][74] Cục quản lý Tiền tệ Ma Cao điều hòa tài chính ngoài khơi,[75] trong khi Viện Thương mại và Xúc tiến đầu tư Ma Cao quy định việc đầu tư tại Ma Cao.[76] Năm 2007, Moody's Investors Service đã nâng xếp hạng quản lý nội và ngoại tệ của Ma Cao lên 'Aa3' từ 'A1', rằng nền tảng tài chính vững chắc của chính quyền Ma Cao giống như một chủ nợ ròng lớn. Cơ quan đánh giá cũng nâng hạng trần tiền gửi ngoại tệ của Ma Cao đến 'Aa3' từ 'A1'.[77]
Theo quy định của Luật cơ bản Ma Cao, chính quyền Ma Cao phải tuân theo nguyên tắc giữ chi tiêu ở trong giới hạn các khoản thu khi lập ngân sách của mình, và cố gắng để đạt được một sự cân bằng tài chính, tránh thâm hụt ngân sách và giữ cho ngân sách tương xứng với tốc độ tăng trưởng GDP. Tất cả các thu nhập tài chính của Đặc khu hành chính Ma Cao sẽ được chính quyền đặc khu quản lý và kiểm soát mà không phải bàn giao cho chính phủ Trung ương ở Bắc Kinh. Chính phủ Trung ương không đánh bất kỳ khoản thuế nào ở đặc khu hành chính Ma Cao.[78]

Nhân khẩu

Ngôn ngữ thường dùng tại nhà
của người dân[79]
Ngôn ngữ Tỷ lệ
dân số
tiếng Quảng Đông 85,7%
Các phương ngữ
tiếng Trung khác
6,7%
tiếng Bồ Đào Nha 0,6%
Quan thoại 3,2%
tiếng Anh 1,5%
Khác 2,3%
Miếu Ma Các, được xây dựng vào năm 1448 để thờ Ma Tổ.
Nhiều biển hiệu sử dụng tên tiếng Trung và tiếng Bồ Đào Nha, tên tiếng Anh cũng được ghi.
Ma Cao là lãnh thổ có mật độ dân cư cao nhất thế giới, với 18.428 trên một km² (47.728/mi²).[80] 95% cư dân Ma Cao là người Hán; 2% khác là người Bồ Đào Nhà và/hoặc hợp chủng Hán/Bồ Đào Nha, và một nhóm dân tộc thường được gọi là người Bồ thổ sinh.[79] Theo điều tra năm 2006, 47% cư dân Ma Cao sinh ra tại Trung Quốc đại lục, trong đó 74,1% sinh tại Quảng Đông và 15,2% sinh tại Phúc Kiến. Trong khi đó, 42,5% cư dân Ma Cao sinh ra tại Ma Cao, và những người sinh ra tại Hồng Kông, PhilippinesBồ Đào Nha lần lượt chiếm 3,7%, 2,0% và 0,3%.[79]
Tăng trưởng dân số tại Ma Cao chủ yếu là do nhập cư từ Trung Quốc đại lục và dòng người lao động hải ngoại do tỷ suất sinh tại đây ở vào hàng thấp nhất thế giới.[81] Theo một khảo sát do CIA tiến hành, Ma Cao là quốc gia hay lãnh thổ có tuổi thọ tính từ lúc sinh trung bình là 84,36 tuổi,[82] trong khi tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Ma Cao nằm ở hàng thấp nhất thế giới.[83]
Cả tiếng Trung (tiếng Quảng Đông) và tiếng Bồ Đào Nha đều là ngôn ngữ chính thức của Ma Cao.[84] Ma Cao vẫn duy trì phương ngữ tiếng Bồ Đào Nha riêng của mình, được gọi là tiếng Bồ Đào Nha Ma Cao. Các ngôn ngữ khác như Quan thoại, tiếng Anhtiếng Mân Nam cũng được một số cộng đồng bản địa nói.[85] Tiếng Bồ thổ sinh Ma Cao, một ngôn ngữ Creole thường được gọi là Patuá, vẫn được vài chục người Ma Cao nói.[86]
Hầu hết người Hán tại Ma Cao chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyền thống và văn hóa riêng của họ, hầu hết gắn bó với tôn giáo truyền thống Trung Hoa, họ tin tưởng vào Đạo giáo, Phật giáoNho giáo, chúng tạo thành một khối không thể tách rời.[44] Ma Cao có một cộng đồng Ki-tô hữu khá lớn; tín hữu Công giáo La MãTin Lành lần lượt chiếm 7% và 2% dân cư. Thêm vào đó, 17% dân số theo Phật giáo Đại thừa nguyên bản.[87]
Từ khi Ma Cao có một nền kinh tế lấy du lịch làm động lực, 14,6% lực lượng lao động làm việc trong các nhà hàng và khách sạn, và 10,3% làm việc trong ngành công nghiệp đánh bạc.[85] Với việc khai trương một số khu nghỉ dưỡng casino và đang tiến hành xây dựng các công trình lớn khác, nhiều lĩnh vực được tường trình là phải chịu cảnh thiếu lao động, và chính quyền Ma Cao đã tìm cách nhập khẩu lao động từ các khu vực lân cận.
Số lao động nhập khẩu đã lên mức cao kỷ lục 98.505 vào quý 2 năm 2008, tương ứng với hơn 25% lực lượng lao động tại Ma Cao.[88] Một số lao động bản địa đã phàn nàn về việc thiếu việc làm do làn sóng lao động giá rẻ. Một số người cũng cho rằng vấn đề lao động bất hợp pháp là nghiêm trọng.[89] Một mối quan tâm khác là việc gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực. Hệ số Gini của Ma Cao, một đơn vị đo độ bất bình đẳng thu nhập phổ biến, đã tăng từ 0,43 vào năm 1998 lên 0,48 vào năm 2006. Hệ số này ở mức cao hơn các khu vực lân cận, như tại Trung Quốc đại lục (0,447), Hàn Quốc (0,316) và Singapore (0,425).[90]

Giáo dục

Tòa nhà hành chính của Đại học Ma Cao, đại học hiện đại đầu tiên trong khu vực.
Các cư dân Ma Cao được hưởng một nền tảng giáo dục miễn phí trong 15 năm, bao gồm ba năm nhà trẻ, sau đó là sáu năm giáo dục tiểu học và sáu năm giáo dục trung học. Tỷ lệ biết chữ của lãnh thổ này là 93,5%. Những người mù chữ chủ yếu là những cư dân cao tuổi; thế hệ trẻ tuổi, chẳng hạn như trong độ tuổi 15–29, có tỷ lệ biết chữ trên 99%.[79] Hiện nay, chỉ có duy nhất một trường học tại Ma Cao sử dụng tiếng Bồ Đào Nha làm phương tiện giảng dạy.
Ma Cao không sở hữu hệ thống giáo dục phổ quát của riêng mình; ngoại trừ các trường bậc cao ra, các trường học còn lại hoặc là theo hệ thống giáo dục của Anh, Trung Quốc, hoặc của Bồ Đào Nha. Hiện nay có 10 thể chế giáo dục bậc cao tại khu vực, bốn trong số chúng là thể chế công.[44] Năm 2006, Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn thế giới về thành tích giáo dục của học sinh 15 tuổi phối hợp với OECD, đã xếp Ma Cao đứng thứ năm và thứ sáu về khoa học và giải quyết vấn đề, tương ứng.[91] Tuy nhiên, mặt bằng giáo dục của Ma Cao đứng ở mức thấp trong số các khu vực có thu nhập cao. Theo điều tra dân số năm 2006, trong số các cư dân Ma Cao bằng và trên 14 tuổi, chỉ 51,8% có trình độ giáo dục trung học và 12,6% có trình độ giáo dục bậc cao (cao đẳng hay đại học).[79]
Theo quy định của Điều 121 trong Chương VI của Luật Cơ bản Ma Cao, chính phủ Ma Cao sẽ tự mình xây dựng các chính sách về giáo dục, bao gồm các chính sách liên quan đến hệ thống và sự quản lý giáo dục, ngôn ngữ giảng dạy, phân bổ kinh phí, hệ thống khảo thí, công nhận học vị và hệ thống các giải thưởng học thuật để thúc đẩy phát triển giáo dục. Phù hợp với luật cơ bản, chính quyền Ma Cao sẽ dần dần thiết lập một hệ thống giáo dục nghĩa vụ. Các tổ chức cộng đồng và cá nhân có thể điều hành các công việc giáo dục trong các loại hình khác nhau theo quy định của pháp luật.[78]

Chăm sóc sức khỏe

Người dân Ma Cao có một bệnh viện công lớn là bệnh viện Conde S. Januário (仁伯爵綜合醫院), và một bệnh viện tư lớn là bệnh viện Kính Hồ (鏡湖醫院), cả hai đều nằm trên bán đảo Ma Cao, cùng với chúng là một bệnh viện đại học mang tên Bệnh viện Khoa Đại (科大醫院) tại Lộ Đãng Thành. Bên cạnh các bệnh viện này, Ma Cao cũng có một rất nhiều các trung tâm y tế cung cấp chăm sóc sức khỏe cơ bản một cách miễn phí cho các cư dân. Ngoài ra, Đông y cũng hiện diện tại Ma Cao.[92]
Hiện nay, không có bệnh viện nào tại Ma Cao được đánh giá một cách độc lập thông qua kiểm định chăm sóc sức khỏe quốc tế. Không có trường tây y tại Ma Cao và do đó tất cả những ai muốn trở thành bác sĩ sẽ phải tiếp nhận giáo dục và lấy chứng chỉ ở nơi khác.[44] Các y tá địa phương được đào tạo tại Viện Bách khoa Ma Cao và Cao đẳng Điều dưỡng Kính Hồ.[93][94]
Cục Y tế Ma Cao là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức công và tư trong lĩnh vực y tế công cộng, đảm bảo sức khỏe của các công dân thông qua các dịch vụ chuyên dụng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, cũng như ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe.[95] Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Ma Cao đã được thành lập vào năm 2001, giám sát hoạt động của các bệnh viện, các trung tâm y tế, và trung tâm truyền máu tại Ma Cao. Thể chế này cũng quản lý cơ quan chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ảnh hưởng đến dân cư, thiết lập nguyên tắc chỉ đạo đối với những bệnh viện và người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, và phát hành giấy phép.[96]

Giao thông

Taxi tại Ma Cao
Các phương tiện giao thông tại Ma Cao đi bên trái, không giống với cả Trung Quốc đại lục và Bồ Đào Nha. Ma Cao có một mạng lưới giao thông công cộng phát triển tốt, kết nối bán đảo Ma Cao, Lộ Đãng Thành, Đãng Tử, Lộ Hoàn. Xe buýt và taxi là các loại hình giao thông cộng cộng chính tại Ma Cao. Hiện có ba công ty mang tên Transmac, Transportas Companhia de MacauReolian Public Transport Co., hoạt động dịch vụ xe buýt công cộng tại Ma Cao.[97] Xích lô cũng hiện diện tại Ma Cao, song nó chủ yếu phục vụ cho mục đích thăm quan. Nhà khai thác dịch vụ xe buýt công cộng mới nhất là Reolian Public Transport Co., công ty này đã tiến vào thị trường Ma Cao vào ngày 1 tháng 8 năm 2011. Nhà khai thác này hoạt động trên các tuyến mà Transmac và Transportas Companhia de Macau cũng đang hoạt động.
Bến phà vận chuyển hành khách Ngoại Cảng cung cấp dịch vụ vận tải xuyên ranh giới cho những hành khách đi lại giữa Ma Cao và Hồng Kông, trong khi bến phà Áo Thông (Yuet Tung) tại Nội Cảng cung cấp dịch vụ cho các hành khách đi lại giữa Ma Cao và các thành phố tại Trung Quốc đại lục, bao gồm Xà KhẩuThâm Quyến.[98]
Ma Cao có một sân bay quốc tế hoạt động, được gọi là sân bay quốc tế Ma Cao, nằm ở cực đông của Đãng Tử và vùng nước lân cận. Sân bay này từng là một trong những trung tâm quá cảnh chính đối với các hành khách đi lại giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, song hiện nay giữa khai khu vực này đã khai thông các đường bay trực tiếp.[99][100] Sân bay là trung tâm chính của Air Macau. Năm 2006, sân bay quốc tế Ma Cao đã phục vụ khoảng 5 triệu lượt hành khách.[101]

Văn hóa

Tượng Quan Âm tại Ma Cao, một sự pha trộn giữa hình ảnh truyền thống của Quan ÂmMẹ Maria.
Sự pha trộn giữa truyền thống văn hóa và tôn giáo Trung HoaBồ Đào Nha trong hơn bốn thế kỷ đã biến Ma Cao thành một tập hợp độc đắc gồm các ngày nghỉ, lễ hội và sự kiện. Sự kiện lớn nhất trong năm là Macau Grand Prix vào tháng 11,[102] khi những đường phố chính tại bán đảo Ma Cao trở thành đường đua ô tô Công thức 1 tương tự như Monaco Grand Prix. Các sự kiện thường niên khác bao gồm lễ hội Nghệ thuật Ma Cao được tổ chức vào tháng 3,[103] thi trình diễn pháo hoa quốc tế vào tháng 9,[104] lễ hội Âm nhạc quốc tế trong tháng 10 và/hoặc tháng 11,[105] và Marathon quốc tế Ma Cao vào tháng 12.[106]
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất, nó thường diễn ra vào cuối tháng một hoặc đầu tháng 2 dương lịch.[107][108] Bồ Đề Viên (菩提園) tại Đãng Tử là nơi tổ chức lễ hội thần Thổ Địa vào tháng 2. Đám diễu hành Khổ nạn của Chúa cha là nghi thức và hành trình Công giáo nổi tiếng, đám diễu hàng đi từ Nhà thờ Thánh Austin đến Nhà thờ Lớn, cũng được tổ chức vào tháng 2.[53]
Ẩm thực địa phương của Ma Cao là một sự pha trộn giữa ẩm thực Quảng Đôngẩm thực Bồ Đào Nha.[109] Nhiều món ăn độc đáo là kết quả của những pha trộn nguyên liệu khi vợ của các thủy thủ Bồ Đào Nha cố gắng tái tạo nên những món ăn Âu. Thành phần và gia vị của nó đến từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, và Đông Nam Á, cũng như những thành phần bản địa Trung Hoa.[110] Điểm đặc trưng là thực phẩm Ma Cao được ướp gia vị với các gia vị và hương liệu khác nhau bao gồm nghệ, nước cốt dừa, quế và cá tuyết phơi khô ướp muối, cho ra mùi thơm và vị đặc biệt.[111] Các món ăn nổi tiếng của Ma Cao bao gồm Galinha à Portuguesa, Galinha à Africana (gà Phi), Bacalhau, tôm cay Ma Cao và cua cà ri xào. Bánh sườn cốt lết (豬扒包), sữa gừng đông (薑汁撞奶) và trứng chua cay (蛋撻) cũng rất phổ biến tại Ma Cao.[112]
Ma Cao bảo tồn được nhiều di tích lịch sử trong khu vực đô thị. Khu lịch sử Ma Cao bao gồm khoảng 25 địa điểm lịch sử, được liệt kê chính thức là một Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 15 tháng 7 năm 2005 trong kỳ họp thứ 29 của Ủy ban Di sản Thế giới, được tổ chức tại Durban, Nam Phi.[113]

Thể thao

Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Ma Cao, và trên bình diện quốc tế, lãnh thổ này có Đội tuyển bóng đá quốc gia Ma Cao. Môn thể thao phổ biến khác tại Ma Cao là khúc côn cầu giày trượt, nó thường được người Bồ Đào Nha chơi. Ma Cao luôn tham gia vào giải vô địch khúc côn cầu giày trượt thế giới ở hạng B. Đội tuyển quốc gia của Ma Cao là đội khúc côn cầu giày trượt mạnh nhất châu Á và đã có nhiều danh hiệu vô địch khúc côn cầu giày trượt châu Á. Giải đua ô tô công thức 1 Macau Grand Prix được cho là sự kiện thể thao quốc tế quan trọng nhất tại Ma Cao. Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2007 cũng được tổ chức tại đây.

Các thành phố kết nghĩa

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ “2014年第1季人口統計”. Cục Thống kê và Phổ tra Ma Cao. 9 tháng 5 năm 2014.(Trung văn phồn thể)
  2. ^ “澳人口破61萬料續增”. Áo Môn nhật báo bản A7. 10 tháng 5 năm 2014.(Trung văn phồn thể)
  3. ^ “Results of 2011 Population Census”. Statistics and Census Service. Macao SAR Government. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ “Macao in Figures 2010”. Statistics and Census Service, Macau SAR. 2010. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ a ă â Macau Yearbook 2007, 475.
  6. ^ Fung 1999, tr. 5
  7. ^ “Macau and the end of empire”. BBC News. 18 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  8. ^ a ă â b “Content of Basic Law of Macau”. University of Macau. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  9. ^ “Joint declaration of the Government of the People's Republic of China and The Government of the Republic of Portugal on the question of Macau”. GPB Govt of Macau. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ “COUNTRY COMPARISON:: LIFE EXPECTANCY AT BIRTH”. CIA. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2013.
  11. ^ a ă Macau Yearbook 2007, 517.
  12. ^ Fung 1999, tr. 298
  13. ^ a ă â b “The entry "Macau history" in Macau Encyclopedia” (bằng tiếng Trung). Macau Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2008.
  14. ^ Chan 2000, tr. 3-4
  15. ^ Fung 1999, tr. 5-6
  16. ^ a ă Fung 1999, tr. 7
  17. ^ Joseph Timothy Haydn (1885). Dictionary of dates, and universal reference. [With] (ấn bản 18). tr. 522. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. ‘MACAO (in Quang-tong, S. China) was given to the Portuguese as a commercial station in 1586 (in return for their assistance against pirates), subject to an annual tribute, which was remitted in 1863. Here Camoens composed part of the " Lusiad."’ (Oxford University)
  18. ^ The Mirror of literature, amusement, and instruction, Volume 7. LONDON: J. Limbird. 1845. tr. 262. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. ‘In I564, Portugal commanded the trade of India, Japan, and China, though their pride was deeply shocked at the supreme indifference with which the Chinese treated them. Their atrocities at Ningpo and Macau, and their subsequent servility, had opened the eyes of the Celestials to their true character, and unfortunately for other European adventurers, they had come to the conclusion that all western nations were alike. The senate of Macau complained to the viceroy of Goa, of the contempt with which the Chinese authorities treated them, confessing however that, "it was owing more to the Portuguese themselves than to the Chinese." The Chinese were obliged to restrict the commerce of Portugal to the port of Macau, in 1631. A partnership was then formed with some Chinese dealers in Canton, who were to furnish exports and take delivery of imports at Macau. This scheme did not suit the Chinese; they were dissatisfied with their partners, and speedily dissolved the connection.’ (Princeton University)
  19. ^ George Bryan Souza (2004). The Survival of Empire: Portuguese Trade and Society in China and the South China Sea 1630-1754 . Cambridge University Press. tr. 32. ISBN 0-521-53135-7. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “soldiers 5000 slaves 20000 Chinese 1643 2000 moradores (Portuguese inhabitants) 1644 40000 total inhabitants 1648 Jesuits record”
  20. ^ Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia and the Americas. Walter de Gruyter. 1996. tr. 323. ISBN 3-11-013417-9. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “The Portuguese population of Macau was never very large. Between the period 1601 -1669, a typical cross section of the population consisted of about 600 casados, 100-200 other Portuguese, some 5000 slaves and a growing number of Chinese”
  21. ^ Zhidong Hao (2011). Macau History and Society . Hong Kong University Press. tr. 63. ISBN 988-8028-54-5. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “This is a time when there were most African slaves, about 5100. In comparison there were about 1000 to 2000 during the later Portuguese rule in Macau.”
  22. ^ “The entry "Catholic" in Macau Encyclopedia” (bằng tiếng Trung). Macau Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
  23. ^ Indrani Chatterjee, Richard Maxwell Eaton biên tập (2006). Slavery and South Asian history . Đại học Indiana Press. tr. 238. ISBN 0-253-21873-X. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. ‘Portuguese,"he concluded;"The Portuguese beat us off from Macau with their slaves."10 The same year as the Dutch... an English witness recorded that the Portuguese defense was conducted primarily by their African slaves,who threw’
  24. ^ Middle East and Africa. Taylor & Francis. 1996. tr. 544. ISBN 1-884964-04-4,. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “A miscellaneous assemblage of Portuguese soldiers, citizens, African slaves, friars, and Jesuits managed to withstand the attack. Following this defeat, the Dutch made no further attempts to take Macau, although they continued to harass”
  25. ^ Christina Miu Bing Cheng (1999). Macau: a cultural Janus . Hong Kong University Press. tr. 159. ISBN 962-209-486-4. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “invaded Macau on 24 June 1622 but was defeated by a handful of Portuguese priests, citizens and African slaves”
  26. ^ Steven Bailey (2007). Strolling in Macau: A Visitor's Guide to Macau, Taipa, and Coloane . ThingsAsian Press. tr. 15. ISBN 0-9715940-9-0. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “On June 24, 1622, a Dutch fleet under Captain Kornelis Reyerszoon assembled a landing force of some 800 armed sailors, a number thought more than sufficient to overpower Macau's relatively weak garrison. Macau's future as a Dutch colony seemed all but assured, since the city's... still remained under construction and its defenders numbered only about 60 soldiers and 90 civilians, who ranged from Jesuit priests to African slaves”
  27. ^ Ruth Simms Hamilton biên tập (2007). Routes of passage: rethinking the African diaspora, Volume 1, Part 1. Volume 1 of African diaspora research. Michigan State University Press. tr. 143. ISBN 0-87013-632-1. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. ‘Jan Coen, who had been sent to establish a Dutch base on the China coast, wrote about the slaves who served the Portuguese so faithfully: "It was they who defeated and drove away our people last year."’(the University of California)
  28. ^ Centro de Estudos Históricos Ultramarinos (1968). Studia, Issue 23. Centro de Estudos Históricos Ultramarinos. tr. 89. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “85, quotes a report from the Dutch governor-general, Coen, in 1623: «The slaves of the Portuguese at Macau served them so well and faithfully, that it was they who defeated and drove away our people last year».”(University of Texas)
  29. ^ Japan and Africa: the evolution and nature of political, economic and human bonds, 1543-1993. HSRC. 1993. tr. 23. ISBN 0-7969-1525-3. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “A year later, Captain Coen was still harping on the same theme: 'The slaves of the Portuguese at Macau served them so well and faithfully, that it was they who defeated and drove away our people there last year'. Captain Coen was”
  30. ^ Charles Ralph Boxer (1968). Fidalgos in the Far East 1550–1770 . Oxford U.P. tr. 85. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. “The enemy, it was reported, 'had lost many more men than we, albeit mostly slaves. Our people saw very few Portuguese'. A year later he was still harping on the same theme. 'The slaves of the Portuguese at Macau served them so well and faithfully, that it was they who defeated and drove away our people there last”(the University of Michigan)
  31. ^ Macau Yearbook 2007, 518.
  32. ^ Fung 1999, tr. 409-410
  33. ^ p.116 Garrett, Richard J. The Defences of Macau: Forts, Ships and Weapons Over 450 Years Hong Kong University Press, 01/02/2010
  34. ^ Fung 1999, tr. 410-411
  35. ^ “The entry "12-3 Incident" in Macau Encyclopedia” (bằng tiếng Trung). Macau Foundation. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2008.[liên kết hỏng]
  36. ^ Lo Shiu-hing (December năm 1989). “Aspects of Political Development in Macau”. The China Quarterly 120: 837–851. doi:10.1017/S030574100001849X.
  37. ^ Fung 1999, tr. 418
  38. ^ Fung 1999, tr. 424
  39. ^ Macau Yearbook 2007, 519–520.
  40. ^ “Basic Law of Macau Chapter II: Relationship between the Central Authorities and the Macau Special Administrative Region”. Government Printing Bureau. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  41. ^ “Basic Law of Macau Chapter V: The Economy”. Government Printing Bureau. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  42. ^ “Basic Law of Macau Chapter VII: External Affairs”. Government Printing Bureau. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  43. ^ “Election of the Chief Executive”. Government Printing Bureau. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  44. ^ a ă â b c Macau 2007 Yearbook. Government Information Bureau of Macau SAR. 2007. ISBN 978-99937-56-09-5.
  45. ^ “Edmund Ho Wins Election for 2nd Term”. Xinhua News Agency. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  46. ^ “Introduction of the Legislative Assembly of the Macau Special Administrative Region”. The Legislative Assembly of Macau. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  47. ^ “List of Suffrage”. CIA – The World Factbook. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  48. ^ “Polls favor indirect vote of Macau's next chief executive”. (Source: Xinhua)People's Daily Online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  49. ^ Sam Hou Fai. “Brief Introduction of Judicial System of [[Macau SAR]]”. UNESCO. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  50. ^ “Macao legislature passes national security bill”. Peopledaily. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  51. ^ “Macao: Stop the National Security Bill now”. Amnesty International. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  52. ^ a ă â b “Macau Geography”. AsiaRooms.com. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
  53. ^ Yan. “[[Zhuhai Gongbei]] Checkpoint Opens Earlier”. New Guangdong newsgd. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  54. ^ a ă â “Macau Climate, Temp, Rainfall and Humidity”. Nexus Business Media Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
  55. ^ “100 years of Macau Climate”. Macao Meteorological and Geophysical Bureau. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2011.
  56. ^ “Employed population by occupation”. Statistics and Census Service (DSEC) of the Macau Government. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  57. ^ Chan 2000, tr. 12=13
  58. ^ “CIA the world factbook”. CIA the World Factbook – Macau. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  59. ^ High Income Group “Income Group – High Income, World Bank”. World Bank. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  60. ^ “Economic statistics from Monetary Authority of Macau”. AMCM. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
  61. ^ UNWTO World Tourism Barameter “UNWTO World Tourism Barameter”. World Tourism Organisation (UNWTO). June năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
  62. ^ “Visitor arrivals by place of residence”. Statistics and Census Service (DSEC) of the Macau Government. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  63. ^ “Sands Macau-is the largest casino in the world”. Ready Bet Go. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2006.[liên kết hỏng]
  64. ^ “Wynn Fine-Tuning Details at 600-Room Macau Resort”. Gaming News. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  65. ^ “Macau, a tiny special administrative region of China, appears to have overtaken the famous Las Vegas Strip as the world's top gambling destination”. BBC News – Business. 25 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2006.
  66. ^ “Vegas vs. Macau, who will win?”. BusinessWeek Online (8 June 2006). Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  67. ^ David Barboza (24 tháng 1 năm 2007). “Asian Rival Moves Past Las Vegas”. New York Times. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  68. ^ World Class Casino
  69. ^ “House of Dancing Water”. Macau.com. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  70. ^ “MGM Dragon with Pat Lee”. Popular Trash. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  71. ^ Luis Pereira. “Offshore Operation in Macau”. Macau Business. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007.
  72. ^ Errico and Musalem (1999). “Countries, Territories, and Jurisdictions with Offshore Financial Centers”. IMF. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.
  73. ^ “Macau Currency”. AsiaRooms.com. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2008.
  74. ^ Monetary Authority of Macau “The homepage of Monetary Authority of Macau”. The Monetary Authority of Macau, the Govt. of Macau SAR. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  75. ^ IPIM “The Macau Trade and Investment Promotion Institute”. The Macau Trade and Investment Promotion Institute, the Govt. of Macau SAR. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  76. ^ Hemscott “the web site of Hemscott and Empowering Inverstors”. Hemscott.com. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  77. ^ a ă “Content – Basic Law of Macau”. University of Macau. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2008.
  78. ^ a ă â b c Global Results of By-Census 2006. Statistics and Census Service (DSEC) of the Macau Government. 2007.
  79. ^ “United Nations World Population Prospects (2004 revision)”. UN Statistics Division. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  80. ^ “Rank Order – Birth rate”. CIA – The World Factbook. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  81. ^ “Rank Order – Life expectancy at birth”. CIA – The World Factbook. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  82. ^ “Rank Order – Infant mortality rate”. CIA – The World Factbook. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  83. ^ “Solution of Transition-Related Issues Essential to Sino-Portuguese Cooperation”. People's Daily Online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  84. ^ a ă “Macau Overview”. CIA – The World Factbook. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  85. ^ Fernandes, Senna (2004). Maquista Chapado: Vocabulary and Expressions in Macau's Portuguese Creole. Macau: Miguel de and Alan Baxter.
  86. ^ “Background Note: Macau Profile”. U.S. State Department. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  87. ^ “Principal statistical indicators”. Statistics and Census Service (DSEC) of the Macau Government. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  88. ^ “Rare Macau protest turns violent”. BBC News – Business. 1 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  89. ^ “Profile of China: The problems behind Macau's prosperity” (bằng tiếng Trung). BBC Chinese. 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2008.
  90. ^ “PISA 2006 Science Competencies for Tomorrow's World”. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2008.
  91. ^ “Macau Factsheet”. The Govt. of Macau SAR. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  92. ^ “Macau Polytechnic Institute General Information”. Macau Polytechnic Institute. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  93. ^ “Homepage of the College of Nursing and Midwifery”. College of Nursing and Midwifery, Macau. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  94. ^ “The introduction of Health Bureau, Macau SAR”. The Govt. of Macau SAR. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  95. ^ “The policy and functions of the department of health, Macau SAR”. The Govt. of Macau SAR. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2007.
  96. ^ Macau Yearbook 2007, 453–454.
  97. ^ Macau Yearbook 2007,458.
  98. ^ Chan 2000, tr. 58
  99. ^ Fung 1999, tr. 198
  100. ^ Macau Yearbook 2007, 467–468.
  101. ^ “Grand Prix Macau”. Macau Grand Prix Committee. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  102. ^ “Events and Festivals”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  103. ^ “Events and Festivals”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  104. ^ “Events and Festivals”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  105. ^ “Events and Festivals”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  106. ^ “Events and Festivals”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  107. ^ “Macau Festivals & Events”. AsiaRooms.com. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  108. ^ “Food in Macau”. Marimari.com, Inc. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  109. ^ “Macanese Cuisine”. thisisthelife.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  110. ^ “Discovering Macau – fabulous food spice route and early fusion cuisine”. Discovery.com. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
  111. ^ “Macau Dining”. TravelChinaGuide.com. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
  112. ^ “Mostar, Macau and Biblical vestiges in Israel are among the 17 cultural sites inscribed on UNESCO's World Heritage List”. UNESCO. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2006.

Thư mục

  • Fung, Bong Yin (1999). Macau: A General Introduction (bằng tiếng Trung). Joint Publishing (H.K.) Co. Ltd. ISBN 962-04-1642-2.
  • Chan, S. S. (2000). The Macau Economy. Publications Centre, University of Macau. ISBN 99937-26-03-6.
  • Godinho, Jorge (2007). Macau business law and legal system. LexisNexis, Hong Kong. ISBN 978-962-8937-27-1.
  • Government Information Bureau (2007). Macau Yearbook 2007. Government Information Bureau of the Macau SAR. ISBN 978-99937-56-09-5.

Liên kết ngoài



Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment