Wednesday, December 3, 2014

Chào ngày mới 30 tháng 11

Crystal Palace.PNG

CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 11 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Barbados (1966); ngày Quốc khánh tại Benin; ngày Bonifacio tại Philippines. Năm 1936Cung Thủy tinh (hình) tại thủ đô Luân Đôn của Anh Quốc bị phá hủy cùng với nhiều hiện vật triển lãm do hỏa hoạn. Năm 1939 – Hồng quân Liên Xô vượt qua biên giới Phần Lan ở một số địa điểm và ném bom thủ đô Helsinki, khởi đầu Chiến tranh Mùa đông. Năm 1982 – Phát hành album thứ sáu của ca sĩ Michael Jackson mang tên Thriller, đây là album bán chạy nhất thế giới. Năm 1999ExxonMobil chính thức được hình thành từ Exxon và Mobil, sau một thỏa thuận sáp nhập trị giá 73,7 tỷ Đô la Mỹ được ký từ một năm trước đó.

Barbados

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Barbados

Flag of Barbados.svg Coat of arms of Barbados.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Barbados
Khẩu hiệu
Tự hào và cần mẫn
Quốc ca
In Plenty and In Time of Need
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến
Nữ hoàng
 • Toàn quyền
 • Thủ tướng
Elizabeth II
Clifford Husbands
David Thompson
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Thủ đô Bridgetown
13°10′B, 59°32′T
Thành phố lớn nhất Bridgetown
Địa lý
Diện tích 431 km² (hạng 199)
Diện tích nước Không đáng kể %
Múi giờ UTC-4; mùa hè: UTC-3
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập 30 tháng 11 năm 1966
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 279254 người (hạng 180)
Dân số 279254 người
Mật độ 647 người/km² (hạng 15)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 4,9 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0.878 cao (hạng 30)
Đơn vị tiền tệ đô la Barbados (BBD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bb
Barbados (phiên âm Tiếng Việt: Bác-ba-đốt) là một đảo quốc độc lập ở phía tây của Đại Tây Dương, phía đông của biển Caribe.

Nguồn gốc tên gọi

Barbados nằm ở phía đông quần đảo Tiểu AntillesTây Indies. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách giải thích khác nhau:
1. Bắt nguồn tên gọi một loại cây ăn quả không có hoa và có nhiều rau xoắn mọc khắp nơi ở đảo. Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha lên đảo tìm bắt nô lệ để làm những công việc ở nông trường đường cát. Khắp nơi trên đảo mọc đầy loại cây ăn quả không hoa hoang dã, và trên cây mọc dài xuống những sợi tơ màu nâu đen, giống như những chòm râu. Thực dân Tây Ban Nha bèn đặt tên là "Los Barbados" có nghĩa là "đảo râu dài".
2. Bắt nguồn từ những người Indian (da đỏ) râu dài sinh sống trên đảo. Thế kỷ 9, một nhóm người Indian Alawak từ đại lục châu Mỹ vượt qua biển cả đến đảo này để mưu sinh. Trải qua hơn 400 năm sau, tộc người Caribbean ở phía bắc Nam Mỹ cũng đã đi thuyền độc mộc từ cửa sông Orinoco đến đây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá.
Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha chiếm giữ đảo. Năm 1605, một nhóm người Anh đầu tiên đến Barbados định cư. Năm 1624, thực dân Anh tuyên bố Barbados thuộc về mình. Năm 1627, Anh thiết lập Tổng đốc cai quản và mua từ Tây Phi đến số lượng nô lệ lớn để khai khẩn trồng trọt vườn. Năm 1834, Anh buộc phải trả tự do cho nô lệ. Năm 1958, Barbados sáp nhập vào Liên bang West Indies. Tháng 10 năm 1961, giành được chế độ tự trị nội bộ. Ngày 30 tháng 11 năm 1966, độc lập, là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.[1]

Lịch sử

Người Tây Ban Nha đến chiếm đảo này từ năm 1518. Barbados trở thành thuộc địa Anh năm 1627. Người Da đen được đưa đến đây để khai hoang và xây dựng các đồn điền mía, chế độ nô lệ được bãi bỏ năm 1834. Quyền lực chính trị nằm trong tay các chủ đồn điền cho đến năm 1937. Đảo quốc này giành được độc lập và là nước thành viên thuộc Khối Liên hiệp Anh năm 1966. Errol Walton Barrow, lãnh đạo chính quyền tự trị từ năm 1961, trở thành Thủ tướng từ năm 1966.
Năm 1976, Thủ tướng Tom Adams thay thế Errol Walton Barrow. Năm 1994, Owen Seymour Arthur trở thành Thủ tướng mới của đảo quốc này, tiếp tục nhiệm kì mới năm 1999.[2]

Chính trị


Tòa nhà quốc hội Barbados
Barbados là một quốc gia độc lập kể từ ngày 30 tháng 11 năm 1966. Barbados là quốc gia có chế độ quân chủ lập hiếndân chủ nghị viện, theo mô hình Hệ thống Westminster của Anh. Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh, là người đứng đầu nhà nước được đại diện bởi một vị Tòa quyền hiện nay là Elliot Belgrave. Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ. Quốc hội Barbados có 30 ghế.
Chính phủ hiện nay của Barbados một chính phủ liên hiệp cầm quyền giữa hai đảng là Đảng Lao động Dân chủ cầm quyền và Đảng Lao động Barbados. Đến năm 2003, hai đảng này thay nhau cầm quyền với nhiệm kỳ 2 năm.[3] Cuộc bầu cử năm 2003 đã giúp cho đảng Lao động Barbados giàng chiến thắng và lên cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba.
Ông David Thompson, người được bầu làm Thủ tướng của Barbados vào năm 2008, qua đời vì ung thư tuyến tụy vào ngày 23 tháng 10 năm 2010. Ông đã trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Phó Thủ tướng Freundel Stewart, người đã tuyên thệ nhậm chức trong ngày ông mất.[4][5]

Luật pháp

Hiến pháp của Barbados được xem là luật tối cao của quốc gia.[6] Tổng chưởng lý là người đứng đầu ngành tư pháp độc lập. Trong lịch sử, pháp luật Barbados dựa hoàn toàn vào luật pháp của Anh với một số điều chỉnh cho sự thích ứng địa phương. Vào thời điểm độc lập, Quốc hội Anh không còn có khả năng thay đổi luật pháp địa phương theo quyết định riêng của mình. Pháp luật của Anh và quy chế pháp lý khác nhau trong luật pháp Anh tại thời điểm này, và các biện pháp khác trước khi được thông qua bởi quốc hội Barbados trở thành cơ sở của hệ thống pháp luật hiện tại của quốc gia.
Gần đây, luật pháp của Barbados có thể được định hình hoặc chịu ảnh hưởng của các tổ chức như Liên Hợp Quốc, Tổ chức các nước châu Mỹ, hoặc các diễn đàn quốc tế khác mà Barbados đã cam kết bắt buộc bởi hiệp ước. Ngoài ra, thông qua hợp tác quốc tế, các tổ chức khác có thể cung cấp cho Quốc hội Barbados về hình mẫu pháp luật để được điều chỉnh đáp ứng các hoàn cảnh địa phương trước khi đưa nó trở thành pháp luật pháp luật địa phương.
Bất kỳ một luật mới nào của Barbados cũng phải được thông qua bởi Quốc hội Barbados và được sự đồng ý của Toàn quyền và trở thành luật được chính thức ban hành.

Hệ thống tòa án

Hệ thống tòa án của Barbados được thực hiện thành:
  • Toà án sơ thẩm: Bao gồm tòa hình sự, dân sự trong nước, xét sử các vụ bạo lực gia đình, và các vấn đề vị thành niên.[7]
  • Toà án phúc thẩm: Xử lý các kháng cáo từ Tòa án Sơ thẩm.
  • Tòa án Tối cao được tạo thành từ Tòa án Sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. Tòa án tối cao bao gồm các bộ phận của pháp luật dân sự, hình sự, và gia đình.
Tòa án Tư pháp vùng Caribe (CCJ), (có trụ sở tại Port của Tây Ban Nha, Trinidad và Tobago), là tòa án cuối cùng (thẩm quyền cuối cùng) trong hệ thống Tòa án Barbados. Nó thay thế Ủy ban tư pháp của Hội đồng Cơ mật (JCPC) trụ sở tại Luân Đôn. CCJ có thể giải quyết vấn đề tranh chấp giao dịch với các đơn vị là Vùng Caribe (CARICOM) và Kinh tế (CSME).

Địa lý và khí hậu


Bãi biển gần Bridgetown, Barbados.
Barbados là đảo cực nhỏ trong số các đảo thuộc khu vực Caribe. Tương đối phẳng, nó hơi lồi lên tại khu vực trung tâm, với điểm cao nhất là núi Hillaby, trong quận Scotland, có độ cao 340 m (1.100 ft) trên mực nước biển. Đảo này nằm trong Đại Tây Dương, về phía đông của các đảo khác trong khu vực Caribe. Khí hậu mang tính nhiệt đới, với mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10.
Barbados thường phải chịu các tác động tồi tệ nhất của các trận bão nhiệt đới trong khu vực trong mùa mưa do nó là điểm xa về phía đông trong Đại Tây Dương trong khu vực thường xuyên xảy ra các trận bão, còn các trận bão có cường độ mạnh (hurricane) đi qua đảo với tần suất 1 trận trong mỗi 26 năm. Trận bão mạnh đáng kể gần đây nhất gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Barbados là Bão Janet năm 1955 có cấp bão là 5 trên thang bão Saffir-Simpson.
Trong giáo xứ Saint Michael có thành phố lớn nhất và đồng thời là thủ đô của Barbado là thành phố Bridgetown. Người dân địa phương đôi khi còn gọi Bridgetown là "The City", nhưng đơn giản và phổ biến nhất chỉ là "Town". Các thị trấn nằm rải rác trên đảo còn có Holetown trong giáo xứ Saint James; Oistins trong giáo xứ Christ Church và Speightstown nằm trong giáo xứ Saint Peter.
Về mặt địa chất, Barbados bao gồm lớp san hô dày 90 m (300 ft). Mặt đất hạ thấp theo một loạt các "thềm" ở phía tây và dốc hơn ở phía đông. Phần lớn Barbados được bao quanh bằng các rạn san hô.
Khí hậu là nhiệt đới ôn hòa với 2 mùa: khô và mưa. Mùa khô (tháng 12 năm trước tới tháng 5 năm sau) và mùa mưa (tháng 6 tới tháng 11) với lượng mưa hàng năm khoảng 1.000-2.300 mm (40-90 inch).

Hành chính


Bản đồ Barbados
Barbados được chia thành 11 giáo xứ:

Kinh tế

Kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch, ngân hàng và chế biến đường. Mức sống của người dân ở đảo quốc này tương đối cao. Các sản phẩm xuất khẩu: đường, mật, rượu rum, bia, hóa chất, quần áo. Việc xúc tiến dự án xây dựng cảng Charles MarinaSpeightstown tạo điều kiện cho ngành du lịch tiếp tục phát triển. Hiện nay, chính phủ ra sức giảm bớt số người thất nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế quốc đảo là hoạt động dịch vụ mang lại cho hòn đảo 3/4 tổng thu nhập quốc dần và thu hút khoảng 2/3 lực lượng lao động trong đó hoạt động mạnh nhất là lĩnh vực dịch vụ tài chính. Cuối năm 1995, trên đảo có 1.834 công ty kinh doanh đa quốc gia, 1.501 công ty thương mại nước ngoài, 230 công ty bảo hiểm và khoảng 34 ngân hàng nước ngoài có văn phòng tại Barbados. Tuy nhiên ngành du lịch mới là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất. Hầu hết khách du lịch nghỉ lại ở bờ biển phía tây và phía nam hòn đảo, riêng trong năm 1995 hòn đảo đón 442.107 khách du lịch đến nghỉ lại và 484.670 người ghé vào thăm quan. Ngành nông nghiệp trước đây là xương sống của nền kinh tế nhưng nay nó rất nhỏ chỉ đóng góp 5% thu nhập quốc dân và thu hút 5% lực lượng lao động.

Giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông:
Sân bay: 1 (2006) Sân bay có bãi đáp: 1 đường băng dài 3.047 m (2006) Đường bộ: Tổng cộng: 1.600 km Có trải nhựa: 1.600 km (2004)
Cảng biển: Bridgetown

Nhân khẩu

Barbados có dân số khoảng 281.968 và tỷ lệ tăng dân số 0,33% (giữa năm 2005 ước tính). Barbados hiện đang được xếp hạng là quốc gia có tỉ lệ tăng dân số thấp thứ 4 ở châu Mỹ (18 trên toàn cầu), và là quốc đảo đông dân thứ thứ 10 trong khu vực, (101 trên toàn cầu). Gần 90% của dân số Barbados (còn được gọi là người Bajan) có nguồn gốc châu Phi ("Afro-Bajans") và lai giữa người gốc châu Phi và người bản địa. Các thành phần dân tộc còn lại của Barbados bao gồm người gốc châu Âu (người Anh và người châu Âu lai với người Bajan) chủ yếu là từ Vương quốc Anh, Ireland. Ngoài ra còn có người Trung Quốc, người Hồi giáo từ Ấn Độ di cư đến. Các nhóm dân tộc nhỏ khác ở Barbados bao gồm những người từ Vương quốc Anh, Hoa KỳCanada đến định cư.
Các cộng đồng lớn nhất bên ngoài cộng đồng Barbados gốc châu Phi là:
  • Người Guyana gốc Ấn Độ, đa phần họ là người nhập cư từ Guyana sang Barbados làm công nhân. Họ góp phần không nhỏ vào sự đa dạng văn hóa của Barbados. Đa số người Guyana gốc Ấn Độ theo Ấn giáo.
  • Người gốc châu Âu (chiếm khoảng 4% dân số) đã định cư ở Barbados kể từ thế kỷ 16, có nguồn gốc từ Anh, IrelandScotland. Trong năm 1643, đã có 37.200 người da trắng ở Barbados (chiếm 86% dân số lúc đó).[8]
  • Người LibanSyria hình thành các cộng đồng người Ả Rập trên đảo và cộng đồng thiểu số Hồi giáo trong đó có một tỷ lệ phần trăm nhỏ dân số Hồi giáo. Phần lớn người gốc Liban và Syria đến Barbados do các cơ hội thương mại. Trong những năm gần đây cộng đồng này đã suy giảm do sự di cư và nhập cư sang các nước khác.
  • Người Do Thái đến Barbados ngay sau khi những người da trăng đến định cư đầu tiên năm 1627. Bridgetown có một Hội đường Do Thái lâu đời nhất ở châu Mỹ, có niên đại từ năm 1654, mặc dù cấu trúc hiện tại được xây dựng vào năm 1833 thay thế Hội đường trước do bị hủy hoại bởi cơn bão năm 1831.
  • Cộng đồng người Ấn Độ đến từ Gujarat ở Ấn Độ chiếm phần lớn dân số Hồi giáo ở Barbados. Cộng đồng này thường được coi là nhóm thành công nhất trong kinh doanh, cùng với cộng đồng người Trung Quốc, hai cộng đồng dân tộc này đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của nền Kinh tế Barbados.

Tôn giáo

Hầu hết người Barbados có nguồn gốc châu Phi và châu Âu là Kitô hữu (chiếm 95% dân sô), chủ yếu là tín hữu Anh giáo (chiếm 40%). Các giáo phái Kitô giáo khác đáng kể Công giáo La Mã, Phong trào Ngũ Tuần, Nhân Chứng Giê-hô-va, Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm và Baptist. Tôn giáo dân tộc thiểu số bao gồm Ấn giáo, Hồi giáo, đạo Baha'i, Do Thái giáo và Wicca.

Văn hóa

Chú thích

  1. ^ http://clbthang10.net/showthread.php?t=48
  2. ^ http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=barbados
  3. ^ G.O.B. (2011). “Government of Barbados”. Ministry of Foreign Affairs and Foreign Trade B.G.I.S. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Caribbean: News in the Caribbean - Caribbean360.com”. Caribbean360.com<!. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ “Barbados PM dies at 48”. CNN. 25 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ The official Constitution of Barbados (2006) version.
  7. ^ Lawcourts.gov.bb. Retrieved 4
  8. ^ Slavery and Economy in Barbados, BBC.

Tham khảo

Tọa độ: 13,16°B 59,55°T

Bénin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Benin)
Cộng hoà Bénin
République du Bénin (tiếng Pháp)
Flag of Benin.svg Coat of arms of Benin.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Bénin
Khẩu hiệu
Fraternité, Justice, Travail
(Tiếng Pháp: "Bác ái, Công bằng, Lao động")
Quốc ca
L'Aube Nouvelle
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa dân chủ
Tổng thống Yayi Boni
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Pháp
Thủ đô Porto Novo, Cotonou
6°28′B, 2°36′Đ
Thành phố lớn nhất Cotonou
Địa lý
Diện tích 112.620 km² (hạng 101)
Diện tích nước 1,8% %
Múi giờ UTC+ 1
Lịch sử
Ngày thành lập 1 tháng 8, 1960
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 7.862.944 người (hạng 89)
Mật độ 69,8 người/km² (hạng 102)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 8.669 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,431 thấp (hạng 162)
Đơn vị tiền tệ franc CFA (XOF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bj
Không nên nhầm lẫn với Vương quốc Benin, hiện ở vùng Benin của Nigeria, hay Thành phố Benin tại vùng đó
Bénin, tên chính thức Cộng hoà Bénin (tiếng Việt đọc là Bê-nanh), là một quốc gia Tây Phi, tên cũDahomey (cho tới năm 1975) hay Dahomania. Nó có chung biên giới với Togo ở phía tây, Nigeria ở phía đông và Burkina Faso cùng Niger ở phía bắc; bờ biển ngắn ở phía nam nước này dẫn tới Eo Benin. Thủ đô của Bénin là Porto Novo, nhưng chính phủ đóng trụ sở tại Cotonou.

Tên

Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Bénin

Lễ hội tại Abomey, 1908
Vương quốc Dahomey tại Châu Phi được một nhóm sắc tộc bản địa thành lập tại đồng bằng Abomey. Nhà sử học IA Akinjogbin đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự mất an ninh do tình trạng buôn bán nô lệ có thể đã góp phần vào việc di cư hàng loạt của các nhóm người khác nhau, gồm cả một thành phần gia đình hoàng gia tại thành phố Allada, tới Abomey. Các nhóm đó kết hợp xung quanh một nền văn minh quân sự chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an ninh và cuối cùng là mở rộng các biên giới của vương quốc nhỏ bé.
Dahomey được biết tới với nền văn hóa và các truyền thống riêng biệt của nó. Các chú bé được cho học nghề với những người lính từ khi còn rất nhỏ, và học về các truyền thống quân sự của vương quốc cho tới khi đủ tuổi gia nhập quân đội. Dahomey cũng nổi tiếng về một đội ngũ binh lính nữ ưu tú, được gọi là "Ahosi" hay "những người mẹ của chúng ta" trong tiếng Fongbe, nhưng thường được chuyển tự sang tiếng AnhDahomean Amazons. Sự nhấn mạnh trên nguyên tắc quân sự và thành công này khiến người Dahomey được những nhà nghiên cứu Châu Âu như Sir Richard Francis Burton đặt biệt hiệu "những Sparta đen nhỏ bé". Hiến tế người là việc thường xuyên, theo các nguồn tin đương thời; vào những ngày lễ và những dịp đặc biệt, hàng ngàn nô lệ và tù binh chiến tranh bị chém đầu trước công chúng. Một số niềm tin tôn giáo Dahomey cho rằng việc chém đầu người sẽ làm tăng uy danh và quyền lực của nhà vua Dahomey cũng như cho các chiến binh của họ.
Dù những người thành lập Dahomey dường như ban đầu đã chống lại nó, việc buôn bán nô lệ luôn có trong tôn giáo của Dahomey trong hầu như suốt ba trăm năm, dẫn tới việc vùng này được gọi là "Bờ biển Nô lệ". Những nhu cầu nghi lễ triều đình, đòi hỏi một phần tù nhân bị bắt giữ qua các trận chiến phải được đem ra chặt đầu, dẫn tới việc giảm số lượng nô lệ xuất khẩu từ vùng này. Con số này đã giảm từ 20.000 ở cuối thế kỷ 17 xuống còn 12.000 vào đầu thập niên 1800. Sự suy giảm một phần do nhiều quốc gia thuộc địa đã tuyên bố việc buôn bán nô lệ là trái pháp luật. Sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài tới năm 1885, khi con tàu buôn cuối cùng của Bồ Đào Nha rời cảng với những người nô lệ trên boong từ một nơi thuộc Bénin ngày nay.
Cùng với vương quốc hùng mạnh Dahomey, một số lượng các quốc gia khác tại những vùng có người ở sau này sẽ trở thành Cộng hoà Bénin. Những quốc gia đáng chú ý gồm Ketu, Icha, Dassa, Anago, và các phụ nhóm của người nói tiếng Yoruba. Những nhóm này có quan hệ chặt chẽ với các phụ nhóm ở Nigeria ngày nay, và thường là kẻ đối địch với người Dahomey. Tuy nhiên, một số người lại là công dân của Dahomey và theo các tôn giáo như tại Porto Novo hiện nay, giữa hai nhóm có hôn nhân lai chủng.
Các dân tộc phía bắc là Borgu, Mahi, và nhiều nhóm sắc tộc khác tạo nên dân số hiện nay của quốc gia.
Tới giữa thế kỷ 19, Dahomey bắt đầu đánh mất vị trí và sức mạnh trong vùng, khiến người Pháp có cơ hội chiếm toàn bộ vùng này năm 1892. Năm 1899, vùng đất trở thành một phần của thuộc địa Tây Phi thuộc Pháp, vẫn giữ tên gọi là Dahomey. Năm 1958, nó được trao quyền tự trị với tên gọi Cộng hoà Dahomey, và bắt đầu có quyền độc lập hoàn toàn từ ngày 1 tháng 8 năm 1960.
Trong 12 năm tiếp theo, những xung đột sắc tộc dẫn tới một giai đoạn hỗn loạn. Nhiều cuộc đảo chính, thay đổi chế độ, với ba nhân vật chính là Sourou Apithy, Hubert MagaJustin Ahomadegbé, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một vùng đất trong nước. Ba người này đã quyết định thành lập hội đồng tổng thống sau khi bạo lực đã ngăn cản cuộc bầu cử năm 1970. Năm 1972, một cuộc đảo chính quân sự do Mathieu Kérékou lãnh đạo đã lật đổ hội đồng. Ông lập ra một chính phủ theo chủ nghĩa Marx dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Quân đội Cách mạng (CNR), và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Bénin năm 1975. Năm 1979, Hội đồng Quân đội Cách mạng giải tán và cuộc bầu cử diễn ra. Tới cuối thập niên 1980, Kérékou đã từ bỏ chủ nghĩa Marx sau một cuộc khủng hoảng kinh tế và quyết định tái lập hệ thống nghị viện tư bản. Ông bị đánh bại năm 1991 trong cuộc bầu cử trước Nicéphore Soglo, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Châu Phi thôi chức sau một cuộc bầu cử. Ông quay trở lại nắm quyền sau chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 1996. Năm 2001, một cuộc bầu cử với kết quả sít sao khác khiến Kérékou tiếp tục thắng cử một nhiệm kỳ nữa. Những đối thủ của ông đã đưa ra một số lời buộc tội gian lận trong bầu cử.
Tổng thống Kérékou và cựu Tổng thống Soglo không ra tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2006, cả hai đều bị hiến pháp Bénin ngăn cấm tranh cử vì tuổi tác và Tổng thống Kérékou đã giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp trước đó. Tổng thống Kérékou được nhiều người ca ngợi vì đã không tìm cách sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tại vị hay tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, không giống như một số lãnh đạo Châu Phi khác. Một cuộc bầu cử, được cho là công bằng và tự do, đã được tổ chức ngày 5 tháng 3 năm 2006, và dẫn tới vòng loại trực tiếp giữa Yayi BoniAdrien Houngbédji. Vòng loại trực tiếp được tổ chức ngày 19 tháng 3 với thắng lợi của Yayi Boni, ông lên nhậm chức ngày 6 tháng 4. Thắng lợi của cuộc bầu cử đa đảng tại Bénin được ca ngợi rộng rãi, và Bénin được nhiều bên coi là một hình mẫu dân chủ tại Châu Phi.

Chính trị

Bài chính về chính trị và chính quyền của Benin có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Benin.
Chính trị Bénin dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Bénin vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa dạng. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do nhánh lập pháp đảm nhận. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Hệ thống chính trị hiện nay được thành lập theo Hiến pháp Bénin năm 1990 và cuộc chuyển tiếp dân chủ sau đó năm 1991.

Chính sách ngoại giao

Bénin là thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (2004-2005), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), FAO, IMF, WTO, ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế Tây Phi) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Bénin tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hoà bình do ECOWASLiên Hiệp Quốc khởi xướng tại châu Phi như đóng góp quân cho lực lượng của Liên Hiệp Quốc ONUCI tại Bờ Biển Ngà, MONUC tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.
Chính sách đối ngoại của Bénin là ưu tiên hợp tác khu vực, coi trọng quan hệ với phương Tây, nhất là Pháp và các tổ chức quốc tế, tài chính quốc tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật.

Khu vực hành chính

Bài chi tiết: Các vùng BéninLàng Bénin
Trong nhiều thập kỷ Bénin được chia thành sáu khu hay tỉnh, mỗi khu đã được chia ra làm hai năm 1999. Các tỉnh được chia thành 77 làng.
Mười hai tỉnh của Bénin gồm:

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Bénin

Bản đồ Bénin

Ảnh chụp vệ tinh của Bénin
Trải dài giữa sông Niger ở phía bắc và Eo Benin ở phía nam, cao độ của Bénin hầu như bằng nhau trên toàn đất nước. Đa phần dân số sống tại những đồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước, gồm Porto NovoCotonou. phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn.
Khí hậu Bénin nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4, tháng 6 và tháng 9 tháng 11). Trong mùa đông gió bụi harmattan có thể khiến trời đêm lạnh hơn.
Thành phố lớn nhất và là thủ đô là Cotonou. Cái tên Cotonou xuất phát từ câu ku tɔ nu (tại hồ thần chết) trong tiếng Fon, là phá ở bên cạnh. Đây là một minh chứng cho niềm tin rằng các ngôi sao rơi xuống tượng trưng cho những linh hồn người chết ở thế giới bên kia. Chuyện kể rằng khi Cotonou được thành lập, ánh sáng của các làng ven hồ Ganvié suốt dọc phá chiếu ánh lung linh trên mặt nước, cho thấy những ngôi sao rơi bên dưới. Ganvié là một làng chài gồm những nhà sàn ven hồ ở bờ phía tây phá.
Thị trấn Ouidah là thủ đô tín ngưỡng của vodun, được dân bản địa gọi là glexwe. Đây từng là một cảng nô lệ lớn thời Bồ Đào Nha. Thị trấn Abomey là thủ đô cũ của Vương quốc Dahomey, và các vị vua Fon luôn sống ở đó.
Tại tỉnh Atakora, các khu định cư Betamaribe bên cạnh biên giới Togolese được gọi là tata somba (nhà Somba); chúng nổi tiếng vì các pháo đài, với các ngôi nhà bên trong và những người dân ngủ trong các túp lều giữa các kho thóc trên mái.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Bénin
Kinh tế Bénin còn ở tình trạng chưa phát triển và dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sản xuất bông và thương mại vùng. Tăng trưởng sản xuất thực trung bình ở mức ổn định 5% trong sáu năm qua, nhưng mức tăng dân số quá nhanh khiến con số trên không còn mang ý nghĩa. Lạm phát đã giảm xuống trong những năm gần đây. Đề tăng mức tăng trưởng kinh tế hơn nữa, Bénin đã đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh hơn trên du lịch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới và sản phẩm nông nghiệp, cũng như tăng cường công nghệ thông tintin học. Chính sách tư nhân hóa năm 2001 cần tiếp tục thực hiện ở cả lĩnh vực viễn thông, nước, điện, và nông nghiệp, dù chính phủ ban đầu có e ngại trong các lĩnh vực đó. Câu lạc bộ Paris và các chủ nợ đã giãn nợ cho Bénin, tuy nhiên vẫn thúc ép nước này tăng tốc cải cách cơ cấu.
Tài nguyên thiên nhiên có sắt (trữ lượng 1 tỷ tấn), phốt phát, vàng, đá trắngdầu lửathềm lục địa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Nông nghiệp Bénin lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lương thực và bông ngoài ra còn có dầu cọ, ngô, lạc, , ca cao v.v... Ngành chăn nuôi có cừu, . Bénin vẫn phải nhập phần lớn lương thực. Công nghiệp Bénin nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp ép dầu cọ và khai thác sắt. Nền kinh tế ngầm (buôn bán lậu qua biên giới) chiếm đến 50% nền kinh tế Bénin.
Cảng Cotonu là bến quá cảnh của nhiều nước trong vùng Vịnh Bénin đã tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho Bénin. Bénin xuất khẩu bông, các sản phẩm từ cọ, dừa; nhập thực phẩm, các sản phẩm dầu lửa, thiết bị. Các bạn hàng chính: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Niger, Nigeria.

Nhân khẩu

Benin 20050824 6.jpg
Có hàng chục nhóm ngôn ngữ tại Bénin, đại diện ba hệ ngôn ngữ chính của Châu Phi: Niger-Congo, Nilo-SaharaÁ-Phi. Các ngôn ngữ Á-Phi (Aforasiatic) được đại diện bởi tiếng Hausa chủ yếu là những lái buôn sống ở phía bắc trong khi các ngôn ngữ Nilo-Sahara được đại diện bởi Dɛndi, hậu duệ của Đế chế Songhai. ngôn ngữ Dɛndi chiếm ưu thế dọc theo sông Niger ở miền cực bắc, và được dùng như một lingua franca trong các cộng đồng Hồi giáo trên toàn miền bắc, tại các tỉnh Alibori, Borgou và Donga. Trong ngữ hệ Niger-Congo năm nhóm chính gồm:
  • Nhóm Mande của người Boko hay Busa, hiện ở phía cực đông bắc (nam Alibori-bắc Borgou), nhưng trước kia đã từng được sử dụng rộng rãi bởi người Bariba
  • Nhóm Tây Đại Tây Dương bởi các bộ lạc du mục Fulbe rải rác phía đông bắc
  • Nhóm Benue-Congo bởi người Yoruba tại các tỉnh Collines và tỉnh cao nguyên, như cựu vương quốc Sakete, và thành phố thủ đô Porto-Novo, đã mở rộng ra phía bắc từ ƆyɔIfɛ trong giai đoạn thế kỷ 12 đến thế kỷ 19
  • Nhóm Gur (Voltaic) chiếm ưu thế tại bốn tỉnh phía bắc, với Batɔmbu (Bariba) của cựu Vương quốc Borgou (Bariba) chiếm đa phần miền thôn quê tại các tỉnh chia tách của nó sau này là Borgou và Alibori, cũng như thủ phủ tỉnh Parakou; Yom tại đa phần tỉnh Donga và thủ phủ Djougou của nó; cùng nhiều nhóm tại Atakora, gồm cả Bɛtamaribɛ của vùng nông thôn Otammari xung quanh thủ phủ Natitingou, Biali, Waama của Tanguiéta, và Gulmàceba.
  • Nhóm Kwa, đặc biệt là nhóm Gbe được người Tado ở các tỉnh trung và nam sử dụng: người Aja đã từng sinh sống tại tỉnh Kouffo từ nước láng giềng Togo dẫn tới sự hiện diện của những người Tado tại Bénin, ngoại trừ người Mina của tỉnh Mono, họ đến đây rải rác từ Togo hay Ghana: Văn hoá Fɔn tập trung ở tỉnh Zou xung quanh thủ đô cũ Fɔn Abomey, nhưng cũng chiếm ưu thế tại Cotonou và các vùng nam Đại Tây Dương như Ouidah; Maxi ở trung Collines, đặc biệt xung quanh Savalou; Ayizɔ trung Đại Tây Dương (Allada); XwlaXueda tại các phá dọc bờ biển; Tɔfin của Ouémé; và Gun của Porto-Novo. Nhóm Kwa được người Anii ở phía nam Donga trong vùng Bassila sử dụng, và Fooɖo ở phía tây Donga gần thị trấn Ouaké.
Theo số lượng, ngôn ngữ đông đảo nhất là tiếng Fon với 1.7 người sử dụng (2001), tiếp theo là các nhóm Yoruba (1.2 triệu), Aja (600.000), Bariba (460.000), Ayizo (330.000), Fulbe (310.000) và Gun (240.000). Gần các cảng ở phía nam có những người dân da sáng hơn, họ là hậu duệ của những nô lệ quay trở về từ Brasil. Cũng có một số nhỏ người Âu, chủ yếu là người Pháp, người Á, chủ yếu là LibanẤn Độ.
Các tôn giáo bản xứ được đa số người dân tin theo gồm cả các tôn giáo duy linh tại Atakora (các tỉnh Atakora và Donga), và Vodun trong các cộng đồng người Yoruba và Tado ở miền trung và nam đất nước. Thị trấn Ouidah ở bờ biển miền trung là trung tâm của Beninese vodun.
Các vị thần Yoruba và Tado rất giống nhau:
Các tôn giáo du nhập lớn nhất gồm Hồi giáo, bởi Đế chế Songhai và những nhà buôn Hausa, hiện có nhiều tín đồ trên khắp các tỉnh Alibori, Borgou, và Donga, cũng như trong cộng đồng Yoruba, với từ 10 đến 15% dân số; và Thiên chúa giáo, trên danh nghĩa có 10-15% tín đồ trên khắp miền trung và miền nam Bénin và tại OtammariAtakora. Tuy nhiên, đa số tín đồ Thiên chúa giáo tiếp tục giữ đức tin Vodun và đã đưa những vị thần Thiên chúa giáo vào trong các tín ngưỡng Vodun.

Văn hoá

Mọi người tin rằng Vodun (hay "Voodoo", như thường được gọi) có nguồn gốc tại Bénin và đã được đưa tới Brasil, các quần đảo Caribbean, và nhiều phần Bắc Mỹ bởi các nô lệ từ thời vùng này còn là Bờ biển Nô lệ. Tôn giáo bản xứ Bénin được khoảng 60% tin theo. Từ năm 1992 Vodun đã được công nhận là một trong những tôn giáo chính thức của Bénin, và Ngày lễ Quốc gia Vodun được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 hàng năm.
Nhiều người Bénin ở phía nam đất nước có tên dựa trên Akan thể hiện ngày sinh của họ trong tuần. Những cặp sinh đôi rất quan trọng trong văn hoá Bénin, và những tên đặc biệt thường được sử dụng cho chúng.
Các ngôn ngữ địa phương được sử dụng như các ngôn ngữ giáo dục ở cấp tiểu học, tiếng Pháp chỉ được sử dụng sau cấp này. Các ngôn ngữ tại Bénin nói chung được ghi bằng các ký tự riêng biệt cho mỗi âm (phoneme), chứ không sử dụng dấu phụ như trong tiếng Pháp hay chữ ghép như trong tiếng Anh. Cả tiếng Yoruba của Bénin, tại Nigeria được viết bằng cả dấu phụ và chữ ghép. Ví dụ, các ngữ âm giữa viết é è, ô, o trong tiếng Pháp được viết e, ɛ, o, ɔ trong các ngôn ngữ tại Bénin, trong khi các phụ âm được viết ngsh hay ch trong tiếng Anh được viết ŋc. Tuy nhiên, dấu phụ được dùng cho ngữ âm mũi và các phụ âm môi kpgb, như ở tên của ngôn ngữ Fon Fon gbe /fõ ɡ͡be/, và các dấu phụ được dùng như các dấu thanh. Trong những văn bản xuất bản bằng tiếng Pháp, phép chính tả lai Pháp và Bénin thường được sử dụng.

Chủ đề khác

Các trạm phát sóng TV - TV Quốc gia Kênh thương mại TV3, trụ sở tại Cotonou

Tham khảo

  • Adam, Kolawolé Sikirou và Michel Boko (1983), le Bénin. SODIMAS, Cotonou và EDICEF, Paris.

Liên kết ngoài

Chính phủ

Tin tức

Tổng quan

Văn hoá

Chỉ dẫn



Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan
Một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai
Winter war.jpg
Tổ súng máy của Phần Lan
.
Thời gian 30/11/1939 - 13/3/1940
Địa điểm Phần Lan
Kết quả Chiến thắng đắt giá của Liên Xô[1]
Hoà ước Moskva
Thay đổi lãnh thổ Liên Xô chiếm được vùng Karelia của Phần Lan, nền độc lập của Phần Lan được bảo tồn[2].
Tham chiến
Flag of Finland (bordered).svg
Phần Lan
Flag of the Soviet Union (1923-1955).svg
Liên Xô
Chỉ huy
Carl Gustaf Emil Mannerheim Kliment Yefremovich Voroshilov, sau bị thay thế bởi Semyon Konstantinovich Timoshenko


Lực lượng
337.000-346.000[3][4]
30 tăng
216 phi cơ[5]
760.578 (ban đầu)[6]
998,100 (tổng cộng)
2,514–6,541 xe tăng, 1,691 xe thiết giáp [7]
3.800 phi cơ[8][9]
Tổn thất
25.904 chết[10]
43.557 bị thương[11]
1.000 bị bắt[12][13]
957 dân thường bị giết[14]
20-30 xe tăng
62 máy bay [15]
126.875 chết hoặc mất tích
188.671 bị thương hoặc bị ốm
5.600 bị bắt[16]
261-515 máy bay[17]
3.543 xe tăng [18]
.
Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, hay Chiến tranh Mùa đông, (tiếng Phần Lan: talvisota, tiếng Thụy Điển: vinterkriget, tiếng Nga: Зи́мняя война́, chuyển tự. Zimnyaya voyna)[19] là cuộc chiến giữa Liên XôPhần Lan trong bối cảnh thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Đức đã tràn vào Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan.
Cuộc chiến tranh ngắn nhưng tàn khốc này[20] diễn ra vào một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất thế kỷ 20. Quân Phần Lan đã chiến đấu ngoan cường và gây cho Hồng quân một vài thất bại, và những thắng lợi này đã động viên tinh thần người Phần Lan. Nhưng sau 100 ngày quyết chiến, họ thất trận và phải nhượng một phần của Karelia cho Liên bang Xô viết.[1][21][22] Đây cũng được xem là một chiến thắng đắt giá của Liên Xô, bất chấp sự xem nhẹ của nhà lãnh đạo tối cao Iosif Vissarionovich StalinNguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov đối với quân Phần Lan.[23] Hậu quả của cuộc thanh trừng quân đội của Stalin, cũng như chiến thuật tốt[24] và sự dũng cảm của quân Phần Lan trong chiến đấu đã khiến cho họ cầm cự được lâu hơn hẳn dự kiến của Liên Xô, và nền độc lập của họ được đảm bảo, do đó cuộc chiến được xem là một thắng lợi tinh thần của họ. Vị thế quốc tế của Phần Lan được gia tăng, trong khi Liên Xô - với tổn thất to lớn trong chiến tranh - thì ngược lại.[2][25]

Bối cảnh


Trung tướng Phần Lan Öhquist-Harald

Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Voroshilov
Trước Cách mạng tháng Mười (1917), Phần Lan là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nga. Sau Cách mạng, chế độ Nga hoàng sụp đổ. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Từ ngày 27 tháng 1 đến 15 tháng 5 năm 1918 đã diễn ra cuộc Nội chiến Phần Lan với chiến thắng của phe Bạch Vệ (được Đế quốc Đức hỗ trợ) dẫn tới sự thù địch của nước Nga Xô viết vốn ủng hộ cho những người cộng sản Phần Lan. Năm 1919, trước sự đã rồi, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã tuyên bố trao quyền độc lập cho Phần Lan khi trên thực tế Phần Lan đã hoàn toàn độc lập.
Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Liên Xô và Phần Lan vẫn căng thẳng xoay quanh tranh chấp tại vùng bán đảo Karelia, vùng đất mà Thụy Điển đã nhượng lại cho Nga trong Hiệp ước Nystad năm 1721. Năm 1809, sau chiến tranh Phần Lan giữa Đế quốc Nga và Vương quốc Thụy Điển, Đại công quốc Phần Lan được cắt cho Nga và trở thành một lãnh thổ do Sa hoàng cai quản, Sa hoàng quyết định nhập Karelia vào lãnh thổ Đại công quốc này. Từ năm 1920, khi Phần Lan độc lập khỏi Nga thì vùng này thuộc về Phần Lan trong hiệp ước đình chiến cùng năm (Hiệp ước Tartu). 18 năm sau, Nước Nga Xô viết, sau khi đã ổn định tình hình đất nước, muốn tái kiểm soát các lãnh thổ đã bị mất trong sự hỗn loạn của Nội chiến Nga, trong đó có Karelia[26].
Năm 1938-1939, Đức Quốc xã xâm chiếm Tiệp Khắc và Ba Lan, nguy cơ chiến tranh giữa Đức và Liên Xô đã cận kề. Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía bắc (đặc biệt là thành phố Leningrad) và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với Phần Lan như sau:
  • Biên giới Phần Lan trên eo biển Karel phải lui về phía sau khoảng 150 km để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Đức và Phần Lan) bởi thành phố này chỉ cách biên giới 2 nước khoảng 20–30 km. Diện tích đất mà Phần Lan phải cắt là 2000 km2, bù lại, Liên Xô sẽ nhượng lại một vùng đất lớn hơn (khoảng 5.000 km2) cho Phần Lan (phần đất này ở xa Leningrad nên ít nguy hiểm với Liên Xô hơn).
  • Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan
  • Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cựccảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quânkhông quân. Thời hạn thuê là 30 năm, mỗi năm Liên Xô trả tiền thuê là 8 triệu mác Phần Lan.
Phần Lan chấp nhận hầu hết yêu cầu, nhưng khước từ tất cả những yêu sách về cảng Hango[27] vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Những cuộc đàm phán diễn ra liên tục trong 6 tuần nhưng không đi đến thỏa thuận do không bên nào chịu nhượng bộ.
Đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11, chính phủ Phần Lan bắt đầu ra lệnh tổng động viên. Ngày 28 tháng 11, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov đơn phương hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1932 (có giá trị trong 10 năm) và quân Liên Xô tràn vào Phần Lan với lý do quân Phần Lan "bắn đại bác" sang lãnh thổ Liên Xô.
Ngày 1 tháng 12 năm 1939, tại Terijoki, một chính quyền thân Liên Xô với tên gọi là "Cộng hòa Nhân dân Phần Lan" đã được thành lập do Otto Wille Kuusinen, một chính trị gia gốc Phần Lan lãnh đạo [27]. Kuusinen lúc này đang sống lưu vong ở Liên Xô và là thành viên nổi bật của Quốc tế cộng sản. Kuusinen cũng đã trở thành một nhà lãnh đạo tình báo quân sự của Liên Xô và có công lao trong việc thiết lập một mạng lưới tình báo chống lại các nước Bắc Âu[28] Chính quyền Kuusinen được coi là "con bù nhìn" của Stalin. [29][30][31] Tuy nhiên, chiến tranh đã không đi theo kế hoạch và các lãnh đạo Liên Xô đã quyết định đàm phán hòa bình với chính phủ Phần Lan còn Chính phủ Kuusinen đã được lặng lẽ giải tán sau đó.
Ngày 3 tháng 12 năm 1939, Phần Lan đã yêu cầu Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của Liên Xô[27]. Các nước trong Hội Quốc Liên đã đồng ý giúp đỡ Phần Lan trang bị và kinh tế trong cuộc chiến này. Phần Lan khi ấy hoàn toàn đơn độc: Đức Quốc xã không thể hỗ trợ họ do phải tuân theo Hiệp ước Xô-Đức, Thụy ĐiểnNa Uy thì tuyên bố trung lập trong khi sự hậu thuẫn của ÝHungary cũng bị Đức ngăn cản. Họ chỉ được sự giúp đỡ của quân tình nguyện nước ngoài, dù trong hơn 100 ngày sau đó họ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới[32]. AnhPháp đã lập kế hoạch cứu giúp Phần Lan, nhưng mọi sự đã diễn ra quá nhanh để có thể tổng động viên, trong khi Nauy và Thụy Điển thì từ chối việc cho quân Anh-Pháp đi ngang qua nước họ để tới Phần Lan.[2]

Diễn biến


Cuộc tấn công của Liên bang Xô viết dọc tuyến biên giới với Phần Lan
Trong cuộc chiến này Liên Xô gặp nhiều bất lợi, đội ngũ sĩ quan tài ba và có kinh nghiệm đã bị Stalin giết hại hoặc cách chức rất nhiều trong cuộc đại thanh trừng, chỉ huy Liên Xô là Nguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov, một người nổi tiếng vì vai trò phụ tá hỗ trợ đắc lực cho Stalin trong cuộc thanh trừng hơn là vì thành tích trên chiến trường. Dưới sự chỉ huy của những Sĩ quan cấp cao thiếu kinh nghiệm và dễ hiểu là hay lo lắng,[2] Hồng quân cũng không có sư am tường về lãnh thổ Phần Lan và sự phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị cũng thiếu hiệu quả. Mặt khác, địa hình gồm toàn rừng rậm xen kẽ với vô số đầm lầy tại khu vực này đã hạn chế đáng kể ưu thế về thiết giáp của Hồng quân trong khi lại cung cấp nhiều nơi trú ẩn cho các đơn vị bộ binh Phần Lan tiến hành phục kích (trong chiến tranh Lapland, Đức Quốc xã cũng gặp những khó khăn tương tự ngay cả khi đã huy động cả xe tăng hạng nặng).
Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 425.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.000 máy bay vượt biên giới Phần Lan. Vào thời điểm này, Phần Lan có lực lượng quân đội 337.000 người (trang bị 250,028 khẩu súng, 200 máy bay, vài chục xe tăng và xe thiết giáp), trong đó khoảng 120-130 ngàn đang đóng tại khu vực xảy ra chiến sự.
Không quân Liên Xô tấn công Phần Lan chủ yếu là đơn vị ném bom và trinh sát tầm xa ADD (Aviatsiya Dalnego Deystviya), dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân khác, tổng số máy bay khoảng 1.500 tới 3.200 chiếc. Không lực Phần Lan lúc đầu chỉ có 36 chiếc tiêm kích Fokker D.XXI, 17 máy bay ném bom Blenheim Mk.I, 31 máy bay bổ nhào Fokker C.X (các loại khác như Gladiator, Fiat G.50, Brewster B 239, Messerschmitt Bf 109... chưa có), tổng cộng là 210 chiếc, nhưng các phi công được đào tạo tốt, nhiều kinh nghiệm. Dù phải sử dụng cóp nhặt đủ loại máy bay và số lượng mỗi loại rất ít, không quân Phần Lan sử dụng chúng rất hiệu quả, với tỷ lệ tiêu diệt đối phương cao.

Chân dung lãnh đạo tối cao Liên Xô Stalin
Ngay ngày đầu tiên của chiến tranh đã có tới 16 thành phốthị trấn miền Nam Phần Lan bị 200 máy bay Nga ném bom. Trong đó người Nga thực hiện một cuộc ném bom bất ngờ vào thủ đô trong lúc nhiều người dân Phần Lan chưa biết tin gì về chiến tranh đã nổ ra. Theo các nguồn tin của Nga thì 9 chiếc máy bay SB-2 được giao nhiệm vụ tìm kiếm các kỳ hạm "Vainamoinen" và "Ilmarinen" của Phần Lan nhưng không tìm thấy nên chuyển mục tiêu vào dinh tổng thống gần quảng trường trung tâm. Đã có sự nhầm lẫn trong việc tìm mục tiêu và bom rơi xuống trung tâm thành phố, khu vực trạm xe buýt vào lúc 14h50, 2 dặm tính từ dinh tổng thống. 91 người chết, 236 người bị thương hầu hết đều là thường dân. Nhiều nhà cửa bị phá hủy. Mặc dù các máy bay Nga lợi dụng mây để tấn công bất ngờ, vẫn có 3 chiếc bị rơi vì trúng đạn cao xạ của Phần Lan. Mục tiêu chiến lược của Nga là ép chính phủ Phần Lan phải đầu hàng, tiêu diệt nguồn lực cho cuộc kháng chiến, gây hoang mang trong dân chúng. Các phi vụ ném bom chiến lược thực hiện nhằm vào các hải cảng, ga xe lửa nhằm cắt đứt tiếp tế của Phần Lan trong khi các phi vụ chiến thuật nhằm vào các đạo quân trên chiến tuyến cùng các căn cứ không quân.
Các chiến lược gia Hồng quân quá tự tin sau cuộc tấn công Ba Lan nên đã quyết định tấn công bất ngờ vào Phần Lan ngay cuối mùa thu năm 1939 mà không cần chuẩn bị trang bị, khí tài mùa đông cho binh sĩ của mình. Tình báo Liên Xô cho biết Phần Lan chỉ có 120.000 quân phòng thủ cùng 162 máy bay đủ loại, yếu hơn nhiều so với đội quân Liên Xô.

"Thùng bánh mì" mà ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã nói tới. Người dân Phần Lan đã gọi nó là Molotovin leipäkori/Thùng bánh mì Molotov. Đây chính là loại bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất
Dù lúc đầu ít có ác cảm với Liên Xô nhưng sau các cuộc ném bom, người Phần Lan hình dung Liên Xô là một đất nước bạo tàn, từ đó họ bắt đầu căm ghét và mong muốn được trả thù, đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Phần Lan trở thành đồng minh của Đức Quốc xã. Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt gửi thông điệp tới Moskva, khuyến cáo về việc Liên Xô ném bom các thành phố thì Molotov, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trả lời rằng "chúng tôi không ném bom và sẽ không bao giờ ném bom thành phố của Phần Lan, mà chỉ ném bom các sân bay, các sân bay này cách Mỹ 8 ngàn km nên người Mỹ không thể phân biệt được". Chính phủ Liên Xô nói rằng các hình chụp nhà cháy, người chết có từ năm 1918[cần dẫn nguồn].
Stalin do quá chủ quan, khinh thường lực lượng quân đội Phần Lan nên nghĩ rằng Phần Lan sẽ thất bại chóng vánh, trước ưu thế áp đảo về quân sự và vũ khí của Liên Xô[1][33]. Ông chỉ đặt kế hoạch chiếm Phần Lan chỉ trong 2 tuần với Lục quân Liên Xô hùng hậu trên 1 triệu lính, khi đó dù Molotov nói gì cũng không còn quan trọng. Người Nga đã lập trước một chính quyền gọi là "Cộng hòa Dân chủ Phần Lan" cũng như tuyên bố mọi hành động quân sự là để giúp chính phủ nói trên. Chính quyền này còn gọi là "Chính phủ Terijoki", theo tên ngôi làng Terijoki, nơi đầu tiên mà Hồng quân chiếm được trong cuộc tấn công.[34] Chính phủ này có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động chống "các nhóm vũ trang phản động" tại Hensinki đang đàn áp nhân dân. Sau này người Nga còn dùng nhiều từ khác nhau để chỉ cuộc chiến như: "cuộc chiến không tuyên bố", "chiến dịch Phần Lan", "chiến dịch truy quét Bạch vệ Phần Lan" v.v... Nhưng ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, đa số người dân Phần Lan đã ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Helsinki.[35]

Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt
Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần lan cài lại nên nhiều chiếc bị phá huỷ mau chóng còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 200.000, dựa vào địa hình quen thuộc, lòng yêu nước đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn[cần dẫn nguồn].
Mùa đông năm 1939 có nhiệt độ âm 40-50 độ C, lạnh thứ hai kể từ năm 1828. Đây được xem là một trong mùa Đông khắc nghiệt nhất của thế kỷ 20.[1] Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Phần Lan[1], binh lính Liên Xô phải chiến đấu trong địa ngục băng giá (frozen hell). Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét cao gấp nhiều lần số bị đối phương giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 4 lần số bộ binh, 100 lần số xe tăng, 30 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan vẫn rất cao.
Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7 tháng 12 năm 1939 đến ngày 8 tháng 1 năm 1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là 13.000 tới 27.500 lính Hồng quân tử trận, bị thương và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 2.000 thương vong về phía quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4 tháng 1 đến 7 tháng 1 năm 1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trong một trận lớn trên đường Raate, quân Phần Lan có 402 người chết để đổi lấy 7.000-9.000 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy và bị chết rét dần dần, trong số 44.000 quân thì đã tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm mất hơn 30.000, bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại.[36] Tàn quân Liên Xô rút chạy về hậu cứ.

Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía bắc ngày 12-1-1940
Thống kê trong các chiến dịch này Phần Lan đã tịch thu 288 xe tăng và 35 xe cơ giới các loại của Liên Xô bao gồm T-26, BT-5BT-7. 167 chiếc đã được trang bị lại cho các đội xe tăng lúc này còn nhỏ bé của Phần Lan.[37]
Hồng quân rất lúng túng bởi nhiều vấn đề chưa lường hết như quân phục lính liên Xô có màu sẫm khiến họ dễ bị lộ trên tuyết, vấn đề liên lạc, vấn đề di chuyển trên các vùng đầm lầy Phần Lan, vấn đề lương thực, nhiên liệu và sưởi ấm trong nhiệt độ âm 40 độ C cho một đội quân nửa triệu v...v... Tại eo đất Karelian, các đơn vị Nga bị bao vây trong các công sự bằng gỗ, nhiều người bị chết đói hoặc chết rét. Các đoàn xe vận tải, xe tăng chìm trong đầm lầy, mắc kẹt giữa sông băng cho tới tận mùa xuân mới chìm xuống đáy. Hàng đoàn xe bị bỏ giữa những con đường xuyên rừng. Phần Lan chiếm được 85 xe tăng, 437 xe tải, 36 xe kéo, 10 xe gắn máy, 1.620 ngựa, 92 pháo, 78 súng chống tăng, 13 pháo cao xạ và hàng ngàn súng trường, súng máy, nhiều kho đạn dược.

Quân tình nguyện Na Uy chiến đấu bên cạnh người dân Phần Lan năm 1940
Trong cuộc chiến này, người dân Phần Lan đã sáng chế ra 1 loại vũ khí đặc biệt là Cocktail Molotov (hàm ý căm ghét Molotov-Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó) hay còn gọi là chai xăng để chống lại những xe tăng hạng nhẹ, xoay trở chậm chạp, vỏ thép mỏng của Liên Xô đạt hiệu quả rất cao cũng như việc các binh sĩ Phần Lan mặc áo khoác trắng nguỵ trang trong tuyết để phục kích quân địch. Những kinh nghiệm này về sau đã được Liên Xô học lại trong Chiến tranh Xô-ĐứcCocktail Molotov vì nhiều lý do đã không đạt hiệu suất tiêu diệt xe tăng Đức cao như những gì người Phần Lan đã làm với Liên Xô (do xe tăng Liên Xô tham chiến hầu hết là tăng hạng nhẹ T26 dễ bị phá hủy). Khi kết thúc cuộc chiến Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại 2.268 xe tăng, tương đương 9,2% số xe tăng Liên Xô có được năm 1939.[38]
Cuộc tấn công trên bộ của 6 sư đoàn Hồng quân, được yểm hộ bởi 440 khẩu đại bác cỡ lớn (bắn 300.000 quả đạn trên phòng tuyến chỉ dài 1,6 km), cùng với 500 máy bay và hàng trăm xe tăng tại Hatjalahti và hồ Muolaa đã bị bẻ gãy. Hồng quân thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 300.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan...

Người anh hùng của quân Phần Lan- Trung uý Simo Hayha
Ngoài những trận đánh trực diện, quân Phần Lan còn sử dụng các tay bắn tỉa, mà trong đó nổi tiếng nhất là Simo Hayha (Simo Häyhä), người được quân Nga mệnh danh là Cái chết trắng (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Anh: White Death, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema). Sử dụng 1 khẩu súng trường Pystykorva và sau đó được tặng 1 khẩu súng tiểu liên Suomi M-31 SMG, anh được ghi nhận đã hạ 505 quân địch, cùng với khoảng 200 lính khác chưa được khẳng định, nâng thành tích lên 705 lính bị diệt trong suốt cuộc chiến.
Tuy đạt được những thắng lợi ấn tượng nhưng Phần Lan không thể sánh lại ưu thế của Liên Xô về người và của. Trong khi chiến tranh làm hao tổn lực lượng Phần Lan không thể bù đắp thì Liên Xô dù thiệt hại nặng nhưng với 170 triệu dân so với 4 triệu của Phần Lan thì thiệt hại nhân mạng là không đáng kể. Ngay cả quân đội Xô viết với 4 triệu người năm 1939 cũng đã đông bằng toàn bộ dân số Phần Lan.

Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate
Đến tháng 2 năm sau, Hồng quân thay đổi chiến thuật. Họ tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn tràn ngập eo biển, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến.
Tháng 2 năm 1940, không quân Liên Xô đánh bom tập trung nhằm cắt đứt đường xe lửa-nguồn tiếp tế cho mặt trận. Xe lửa chỉ có thể chạy vào ban đêm, dù vậy các cuộc ném bom trong đợt này diễn ra dày đặc đến nỗi hệ thống đường sắt của Phần Lan gần như tan tành vào thời điểm kết thúc cuộc chiến. Stalin tiếp tục huy động hàng đoàn quân ra mặt trận, ông tuyên bố hồ hởi: "không quân của chúng ta đã tham chiến! Rất nhiều cầu đã bị phá sập! Rất nhiều đoàn tàu đã bị tiêu diệt! Quân Phần Lan chỉ còn ván trượt tuyết (để đánh nhau)! Nguồn cung cấp ván trượt của chúng quả là vô tận...".
Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến của Phần Lan bị phá vỡ. Như ở phía đông Karelia, quân Phần Lan tiếp tục chống trả những đợt công kích của Hồng quân, đánh lui Hồng quân trong trận Taipale.[39] Ngày 12 tháng 3 năm 1940 quân Liên Xô đổ bộ 2 sư đoàn (1 sư đoàn Liên Xô khoảng 8.000-9.000 người) lên Petsamo để tấn công 3 đại đội của Phần Lan với 400 quân. Tuyến phòng thủ phía bắc của quân Phần Lan bị chọc thủng, 3 đại đội quân Phần Lan phòng thủ ở đây bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 26/2, hết sạch đạn dược và nhiên liệu, lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút khỏi Koivisto. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, chính phủ Phần Lan đã phải chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô.

Xác lính Hồng quân

Những lãnh thổ của Phần Lan bị cắt cho Liên Xô
Những thắng lợi phòng ngự của quân Phần Lan trong cuộc chiến đã lên dây cót cho tinh thần của binh lính. Trong khi đó, ở hậu phương, người Phần Lan trở nên tự tin rằng họ có khả năng đương đầu với cuộc chiến.[22] Sau 100 ngày quyết chiến[1], cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, dù bị thiệt hại nặng. Hội Quốc Liên đã phản đối quyết liệt cuộc tấn công này và với đa số phiếu tuyệt đối đã khai trừ Liên Xô ra khỏi tổ chức hội.[27]. Thắng lợi đắt giá trong cuộc chiến được xem là một đòn giáng mạnh vào uy thế quân sự của Liên Xô, đem lại cho Hồng quân những bài học cay đắng.[40][41] Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan và Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức) được xem là giai đoạn lịch sử được người nước ngoài biết đến nhiều nhất của Phần Lan.[32]
Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất chiếm được của Phần Lan (chiếm 11% lãnh thổ của Phần Lan trước chiến tranh[2]), Liên Xô đã thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen (một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo. Nhiều người dân ở đây đã bỏ chạy sang vùng lãnh thổ của chính phủ Phần Lan sau chiến tranh. Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan cùng với Hiệp định giữa Liên Xô và Phần Lan đã đánh dấu thất bại cuối cùng của Liên Xô trong những nỗ lực biến Phần Lan trở thành một nước phụ thuộc hoặc là một nước Cộng hòa Xô viết[33].

Hậu quả

Cuối cuộc chiến 105 ngày, không quân Liên Xô đã ném bom 690 thành phố, thị trấnlàng mạc. Máy bay của không lực lục quân bay 44.041 phi vụ, hải quân bay 8.000 phi vụ, ném hơn 25 ngàn tấn bom (55.000 quả), 41 ngàn khối bom cháy. Cường kích Hồng quân tấn công hơn 440 phi vụ. Không lực Hồng quân mất 314 máy bay do cao xạ Phần Lan, 207 chiếc khác bị hạ bởi các máy bay tiêm kích.
Tổn thất của dân thường Phần Lan do không kích là 956 người chết, 540 bị thương nặng, 1.300 bị thương nhẹ với 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, 5.000 nhà khác bị hư hại. Trong cả cuộc chiến, Phần Lan phải hứng chịu thiệt hại nặng nề[32], với 25.000 người chết, 55.000 bị thương, 450.000 người mất nhà cửa. Nước Phần Lan đã "chảy máu từ muôn nghìn vết thương"[25].
Hồng quân Xô Viết đã không thực hiện được kế hoạch đề ra ban đầu và bị tổn thất lớn, do vậy vị thế của Liên Xô trên vũ đài quốc tế bị suy sụp.[42] Có thể thấy, dù nhỏ bé và trang bị kém nhưng quân Phần Lan đã cầm chân Hồng quân trong suốt cuộc chiến (lâu hơn hẳn dự kiến của Liên Xô[2]), do đó đây là một thắng lợi tinh thần cho họ và thực sự là một thảm họa đối với Liên Xô. Những thất bại của Liên Xô trong chiến tranh đã đem lại cho Stalin một dấu ấn không thể phai mờ, khiến ông phải đánh giá thấp hơn khả năng của quân đội Liên Xô. Ông trở nên hết sức thận trọng trước nguy cơ nước Đức của Hitler tấn công Liên bang Xô viết.[20][25][33] Trong khi người Phần Lan xem chiến tranh mùa đông là cuộc tranh đấu không còn lựa chọn nào khác của họ, để bảo vệ đất nước chống lại quân xâm lược[22], cuộc chiến đã mang lại cho Phần Lan sự đoàn kết dân tộc ở một mức độ cao, gọi là Hào khí của Chiến tranh Mùa đông[43]. Ngoài ra, vị thế quốc tế của Phần Lan cũng gia tăng.[2][32] Johan Nykopp - nhà ngoại giao hàng đầu của Phần Lan và là một thành viên của nhóm đàm phán tới Moskva vào tháng 11 năm 1939 đã cho rằng:[44]
Chiến tranh Mùa đông và Hòa ước đã cứu Phần Lan khỏi việc mất tên hoàn toàn trên bản đồ thế giới.
—Johan Nykopp
Dù sao, Liên Xô đã có thể đoạt được các khu vực chiến lược nhằm củng cố phòng thủ đất nước và lấy thêm nhiều nhà máy, công trình của Phần Lan trên vùng đất mới Karelia[1]. 30% sản lượng kinh tế Phần Lan đã rơi vào tay Liên Xô.[2] Thành thử, như nhiều sự kiện lịch sử khác, chiến tranh Liên Xô-Phần Lan được xem là câu chuyện sống động về cuộc tranh đấu của một nước nhỏ chống lại sự tấn công của một nước mạnh láng giềng, mà kết thúc như dự đoán là nước nhỏ thua và phải nhượng bộ cho nước mạnh.[44] Ngoài ra, cuộc chiến cũng đem lại một số bài học quý báu cho Hồng quân Xô Viết.[45] Song, hậu quả trực tiếp của cuộc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan là sự cô lập của Liên Xô với các cường quốc, ngoại trừ Đức.[20] Sau khi Liên Xô chiếm dải đất Karelia của Phần Lan, họ đã tạo được cái đệm quan trọng cho Leningrad[2] nhưng cũng gây ra sự căm phẫn trong dân chúng và chính phủ Phần Lan, khiến họ bắt buộc phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cùng với quân Đức tấn công Liên Xô trong Chiến tranh Xô-Đức năm 1941. Dù vậy sau khi giành lại các vùng đất bị mất năm 1940, Phần Lan đã đơn phương dừng lại, không tiếp tục tiến vào lãnh thổ Liên Xô và không tham gia nhiều vào bao vây Leningrad cùng phát xít Đức. Năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công và phải trả một giá đắt mới đánh bại được quân Phần Lan, đồng thời chiếm lại các vùng đất này. Phần Lan và Liên Xô sau đó đã ký kết hòa ước: Phần Lan công nhận chủ quyền của Liên Xô tại Karelia, trong khi Liên Xô đảm bảo sẽ không đưa quân vào Phần Lan và cũng không thuê cảng biển của Phần Lan nữa (do mối đe dọa từ Đức đã sắp kết thúc). Từ sau 1944, 2 nước có quan hệ ngoại giao khá tốt, Phần Lan là một trong số ít nước phương Tây duy trì quan hệ hợp tác kinh tế, kỹ thuật với Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh (Xem chi tiết: Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức))

Đánh giá

Quan điểm Liên Xô cho rằng cuộc chiến này là một phần trong cố gắng nhằm tạo một "vùng đệm" chuẩn bị cho cuộc chiến với Đức Quốc xã, đảm bảo chặn đứng các lối vào Liên Xô từ phía tây, với Phần Lan ở phía Bắc là con đường cuối cùng cần phải kiểm soát - sau khi Hồng quân đã thu hồi miền đông Ba Lan (vùng mà trước đó bị Ba Lan chiếm từ Nga vào năm 1920, ngày nay thuộc về Tây Belarus và Tây Ucraina) và sáp nhập các quốc gia vùng Baltic (Estonia, LatviaLitva). Tuy nhiên, một số sử gia phương Tây cho rằng các đòi hỏi về lãnh thổ chỉ là cớ Liên Xô dùng để ép Phần Lan vào "vòng ảnh hưởng" của mình[46][47] sau khi đã ký hiệp ước không tấn công với Đức Quốc Xã (Hiệp ước Xô-Đức) vào tháng 8 năm đó, có kèm theo một nghị định thư bí mật phân chia vùng ảnh hưởng tại Đông Âu, mà trong đó Phần Lan được đặt vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô, được ký bổ sung.[48][49][50][51] Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã lên án hành động của Liên Xô vào ngày 14 tháng 12 năm 1939 và trục xuất nước này ra khỏi tổ chức, cũng như kêu gọi các hội viên giúp đỡ Phần Lan bảo vệ đất nước.[52]. Sau cuộc chiến, với các điểm yếu được bộc lộ, quá trình hiện đại hóa quân đội Liên Xô đã được đẩy nhanh tốc độ vào năm 1940-1941.
Về sau, tổng thống Nga (nước thừa kế của Liên Xô) là ông Boris Yeltsin đã xin lỗi vì sự gây hấn của Liên Xô.[53] Vào năm 2001, tổng thống Nga sau đó là Vladimir Putin đã tiến xa hơn, khi đến mộ của thống chế Mannerheim để đặt vòng hoa[53] Tuy nhiên đến năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp mặt các nhà sử học quân sự, tuyên bố rằng việc Liên Xô phát động chiến tranh là "chính đáng" nhằm "sửa chữa sai lầm" khi tiến hành hoạch định biên giới với Phần Lan sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, khi mà nước Nga Xô viết mới thành lập còn rất non yếu nên đã phải nhân nhượng đáng kể về lãnh thổ.[54].

Âm nhạc


Xe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12/1939
Năm 1942, nghệ sĩ Phần Lan Matti Jurva đã hát bài Njet Molotoff (Không Molotov) để lên án cuộc tấn công của Liên Xô.
Nguyên tác Lời Việt
Đoạn 1
Finlandia, Finlandia,
Sinne taas matkalla oli Iivana.
Kun Molotoffi lupas: "Juu kaikki harosii,
Huomenna jo Helsingissä syödään marosii".
Njet Molotoff, njet Molotoff,
Valehtelit enemmän kuin itse Bobrikov.
Phần Lan, Phần Lan
Ivan đã quay lại nơi này lần nữa
Molotov nói "nhanh thôi, mọi thứ sẽ OK
Ngày mai chúng ta sẽ ăn kem ở Helsinki"
Không Molotov, không Molotov
Ông nói dối nhiều hơn cả Bobrikov
Đoạn 2
Finlandia, Finlandia,
Mannerheimin linja oli vastus ankara.
Kun Karjalasta alkoi hirmu tulitus,
Niin loppui monen Iivanan puhepulistus.
Njet Molotoff...
Valehtelit enemmän kuin itse Bobrikov.
Phần Lan, Phần Lan
Phòng tuyến Mannerheim là hàng rào độc ác
Lửa giận bốc lên từ Karelia
Đã chấm dứt những lời ba hoa của Ivan
Không Molotov, không Molotov
Ông nói dối nhiều hơn cả Bobrikov

Chú thích

  1. ^ a ă â b c d đ Douglas A. Phillips, Finland, trang 46
  2. ^ a ă â b c d đ e ê Bob Carruthers, The Wehrmacht Experience in Russia.
  3. ^ Palokangas (1999), pp. 299–300
  4. ^ Juutilainen & Koskimaa (2005), p. 83
  5. ^ Peltonen (1999)
  6. ^ Meltiukhov (2000): ch. 4, Table 10
  7. ^ Kantakoski, Pekka (1998). Punaiset panssarit: Puna-armeijan panssarijoukot 1918–1945. Hauho: PS-Elso. ISBN 951-98057-0-2. (Red tanks: the Red Army tank forces, 1918–1945) tr 260
  8. ^ Tomas Ries, Cold Will - The Defense of Finland, 1988, ISBN 0-08-033592-6, Potomac Books
  9. ^ Ohto Manninen, Talvisodan salatut taustat, 1994, ISBN 952-90-5251-0, Kirjaneuvos, từ tư liệu giải mật của Liên Xô, Manninen tìm thấy 12 sư đoàn bộ binh trước đó chưa được biết đã được lệnh ra mặt trận Phần Lan
  10. ^ Kurenmaa and Lentilä (2005)
  11. ^ Lentilä and Juutilainen (1999), p. 821
  12. ^ Finnish Defence College, Talvisodan historia 4, tr.406, 1991, ISBN 951-0-17566-8, WSOY, Số binh sĩ bị chết bao gồm cả 3.671 người bị thương nặng đã chết trong vài năm sau chiến tranh mà chưa hề ra viện.
  13. ^ Malmi (1999), p. 792
  14. ^ Kurenmaa, Pekka; Lentilä, Riitta (2005). "Sodan tappiot". Js Pj. p. 1152. (Casualties of the War)
  15. ^ Tillotson, H.M. (1993). Finland at peace & war 1918–1993. Michael Russell. ISBN 0-85955-196-2.
  16. ^ G.F. Krivosheev, Soviet Casualties and Combat Losses in the Twentieth Century, 1997, ISBN 1-85367-280-7, Greenhill Books
  17. ^ Kilin, Yuri (1999). "Puna-armeijan Stalinin tahdon toteuttajana". Ts Pj. (The Red Army's execution of Stalin's will) tr 381
  18. ^ Manninen, Ohto (1999b). "Venäläiset sotavangit ja tappiot". Ts Pj. (Russian prisoners of war and casualties) tr 810=811
  19. ^ The names Soviet–Finnish War 1939–1940 (tiếng Nga: Сове́тско-финская война́ 1939–1940) and Soviet–Finland War 1939–1940 (tiếng Nga: Сове́тско-финляндская война́ 1939–1940) are often used in Russian historiography. See: Baryshnikov, N.; Salomaa, E. (2005), trong Chernov, M., [Finland's Entrance into World War II] |dịch tựa đề= cần |tựa đề= (trợ giúp), Крестовый поход на Россию [Crusade Against Russia] (bằng tiếng Nga) (Moscow: Yauza), ISBN 5-87849-171-0 Đã bỏ qua tham số không rõ |script-title= (trợ giúp); Bản mẫu:Cite citation; Shirokorad, A. (2001), “IX: Зимняя война 1939–1940 гг. [Winter War 1939-1940]”, [Russia's Northern Wars] |dịch tựa đề= cần |tựa đề= (trợ giúp) (bằng tiếng Nga), Moscow: ACT, ISBN 5-17-009849-9 Đã bỏ qua tham số không rõ |script-title= (trợ giúp)
  20. ^ a ă â Robert Edwards, The Winter War: Russia's Invasion of Finland, 1939-1940, các trang 11-15.
  21. ^ Chris Cook, John Stevenson, The Routledge Companion To World History Since 1914, trang 300
  22. ^ a ă â Olli Venvilainen, Finland In The Second World War: Between Germany and Russia, các trang 51-54.
  23. ^ Helen Rappaport, Joseph Stalin: A Biographical Companion, trang 307
  24. ^ Ries (1988), pp. 79–80
  25. ^ a ă â Martina Sprague, Swedish Volunteers in the Russo-Finnish Winter War, 1939-1940, trang 190
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Edwards_28-29
  27. ^ a ă â b Lê Văn Quang, Lịch sử Quan hệ Quốc tế 1919-1945
  28. ^ Spetsnaz. The Story Behind the Soviet SAS, ISBN 978-0-241-11961-7
  29. ^ Tanner, Väinö (1956). The Winter War: Finland Against Russia, 1939-1940, Volume 312. Palo Alto: Stanford University Press. p. 114.
  30. ^ Trotter, William (2013). A Frozen Hell: The Russo-Finnish Winter War of 1939-1940. Algonquin Books. p. 58,61.
  31. ^ Kokoshin, Andrei (1998). Soviet Strategic Thought, 1917-91. MIT Press. p. 93
  32. ^ a ă â b Kenneth D. McRae, Mika Helander, Sari Luoma, Conflict and Compromise in Multilingual Societies: Finland, các trang 73-74.
  33. ^ a ă â Albert L. Weeks, Assured Victory: How "Stalin the Great" Won the War, But Lost the Peace, các trang 8-9.
  34. ^ Trotter (2002), p. 58
  35. ^ Trotter (2002), p. 61
  36. ^ Hughes-Wilson, Snow and Slaughter at Suomussalmi, pp. 49-50
  37. ^ Muikku, Suomalaiset Panssarivaunut 1918–1997 p. 18
  38. ^ Kantakoski, Punaiset panssarit - Puna-armeijan panssarijoukot 1918-1945p. 286
  39. ^ Laaksonen (1999), p. 452
  40. ^ Helen Rappaport, Joseph Stalin: A Biographical Companion, trang 89
  41. ^ Helen Rappaport, Joseph Stalin: A Biographical Companion, trang 222
  42. ^ Edwards (2006), pp. 272–273
  43. ^ Soikkanen (1999), p. 235
  44. ^ a ă Yohanan Cohen, Small Nations in Times of Crisis and Confrontation, trang 323
  45. ^ Max Hastings, The Second World War: A World In Flames, trang 62
  46. ^ John Lukacs (2006). June 1941: Hitler and Stalin. Yale University Press. tr. 60. ISBN 0-300-11437-0.
  47. ^ Bernd Wegner (1 tháng 1 năm 1997). From Peace to War: Germany, Soviet Russia, and the World, 1939-1941. Berghahn Books. tr. 85. ISBN 978-1-57181-882-9.
  48. ^ Jason Edward Lavery (1 tháng 1 năm 2006). The History of Finland. Greenwood Publishing Group. tr. 120. ISBN 978-0-313-32837-4.
  49. ^ Henrik Olai Lunde (5 tháng 9 năm 2008). Finland's War of Choice. Casemate Publishers. tr. 11–12. ISBN 978-1-61200-037-4.
  50. ^ Bradley Lightbody (27 tháng 5 năm 2004). The Second World War: Ambitions to Nemesis. Routledge. tr. 51. ISBN 978-1-134-59273-9.
  51. ^ Robert D. Lewallen (14 tháng 10 năm 2010). The Winter War. Alyssiym Publications. tr. 85. ISBN 978-0-557-73812-0.
  52. ^ “USSR expelled from the League of Nations”. History.com. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  53. ^ a ă Pami Aalto; Helge Blakkisrud; Hanna Smith (2008). The New Northern Dimension of the European Neighbourhood. CEPS. tr. 209–210. ISBN 978-92-9079-834-7.
  54. ^ “Putin: Red Army Losses in Finland to Be Honored”. Associated Press. 14 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.

Liên kết ngoài


Thriller (album)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thriller
Album phòng thu của Michael Jackson
Phát hành 30 tháng 11, 1982
Thu âm 14 tháng 4 - 8 tháng 11, 1982
(tại Westlake Recording Studio)
Thể loại Pop, R&B, post-disco, rock, funk
Thời lượng 42:19
Hãng đĩa Epic Records
EK-38112
Sản xuất Michael Jackson, Quincy Jones
Thứ tự album của Michael Jackson
E.T. the Extra-Terrestrial
(1982)
Thriller
(1982)
Farewell My Summer Love
(1984)

Đĩa đơn từ Thriller
  1. "The Girl Is Mine"
    Phát hành: 18 tháng 10, 1982
  2. "Billie Jean"
    Phát hành: 3 tháng 1, 1983
  3. "Beat It"
    Phát hành: 14 tháng 2, 1983
  4. "Wanna Be Startin' Somethin'"
    Phát hành: 8 tháng 5, 1983
  5. "Human Nature"
    Phát hành: 3 tháng 7, 1983
  6. "P.Y.T. (Pretty Young Thing)"
    Phát hành: 19 tháng 9, 1983
  7. "Thriller"
    Phát hành: 23 tháng 1, 1984
Phiên bản đặc biệt 2001
"Thriller" là album phòng thu thứ 6 của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Michael Jackson, phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 1982 bởi hãng đĩa Epic như một đợt tiến công sau thành công năm 1979 với album Off the Wall. Thriller là một sự trải nghiệm đa thể loại tương tự như Off the Wall, bao gồm funk, disco, soul, R&B, và pop.[1][2] Nội dung các bài hát của album cùng với cách dàn dựng mang màu sắc hoang tưởng và siêu nhiên.
Với ngân sách sản xuất $750.000, quá trình ghi âm diễn ra từ giữa tháng 4 và tháng 11 năm 1982 tại Westlake Recording StudiosLos Angeles, California. Với sự hỗ trợ của nhà sản xuất Quincy Jones, Jackson đã viết lời 4 trong số 9 ca khúc của Thriller. Chỉ sau hơn một năm, album đã - và hiện nay vẫn là album bán chạy nhất mọi thời đại, với doanh số ước tính khoảng 65 triệu bản trên toàn thế giới theo nhiều nguồn tin khác nhau.[3][4][5]T Tại Mỹ, Thriller cùng với Their Greatest Hits (1971–1975) của Eagles là hai album bán chạy nhất khi đạt được doanh số 29 triệu bản. Bảy trong số chín ca khúc đã được phát hành đĩa đơn, và tất cả đều đạt đến top 10 trên Billboard Hot 100.
Thriller đã đưa Jackson trở thành một trong những ngôi sao nhạc pop xuất sắc vào cuối thế kỷ 20, và cho phép anh phá vỡ những rào cản chủng tộc của mình thông qua xuất hiện trên MTV và cuộc họp với Tổng thống Ronald Reagan tại Nhà Trắng. Album này là một trong những album đầu tiên thành công trong việc sử dụng video ca nhạc như một công cụ quảng bá thành công – các video "Thriller","Billie Jean" và "Beat It" đã được luân phiên phát sóng liên tục trên MTV. Năm 2001, một phiên bản đặc biệt của album được phát hành, trong đó bao gồm các đoạn phỏng vấn ghi âm, demo và bài hát "Someone in the Dark", nằm trong album chiến thắng một giải Grammy E.T. The Extra-Terrestrial Storybook. Năm 2008, album đã được phát hành lại một lần nữa với tên Thriller 25, được remix cho phù hợp với âm nhạc đương thời nhằm kỷ niệm 25 năm ngày phát hành album vĩ đại này, album này gồm một bài hát trước đó chưa được phát hành và một DVD.
Thriller xếp thứ 20 trong danh sách 500 album hay nhất moị thời đại của tạp chí Rolling Stone công bố năm 2003, và đã được liệt kê bởi Hiệp hội thị trường ghi âm quốc gia ở hạng 3 trong số 200 Album của mọi thời đại. Thriller đã được lưu giữ bởi các Thư viện Quốc hội đến Cơ quan Thu Âm Quốc Gia, nó được xem như là "nền văn hóa quan trọng". Tháng 2 năm 1984 Michael Jackson được đề cử 12 giải Grammy và đã thắng 8 giải, phá kỷ lục về số giải Grammy giành được trong một năm. 7 giải thuộc về album Thriller trong đó hai giải quan trọng nhất là "Album của năm" (Thriller) và "Thu âm của năm" ("Beat It"). Cũng năm đó, Michael đã giành 8 giải âm nhạc Mỹ và 3 giải MTV Video Music Awards.
Ở tuổi 25, The New York Times đã gọi Michael Jackson là một "hiện tượng âm nhạc", nhận xét rằng: "Trong làng nhạc Pop có một Michael Jackson và có vài người khác nữa". Thời báo TIME cũng khẳng định rằng: Thriller đã đem lại cho ngành công nghiệp thương mại âm nhạc những ngày sáng láng kể từ năm 1978, khi mà album này đạt doanh thu trong nước khoảng 4.1 tỉ USD". Thriller cũng đã góp phần giúp đem tiếng hát của những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi trở lại sóng phát thanh chính của radio kể từ giữa thập niên 70. Năm 2012, Tạp chí Slant liệt kê album ở vị trí số một trong danh sách "Những album xuất sắc nhất của thập niên 1980".[6]

Bối cảnh

Album Off the Wall (1979) của Jackson là một thành công quan trọng và nhận được đánh giá tốt.[7][8] Album cũng thành công trên phương diện thương mại, khi đã bán hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới.[9]
Những năm giữa Off the Wall và Thriller là khoảng thời gian chuyển tiếp của nam ca sĩ này, tăng cường khả năng độc lập và đấu tranh với gia đình ông. Năm 1973, Joseph - cha của Jackson bắt đầu một chuyện tình bí mật với một người phụ nữ trẻ hơn ông 20 tuổi, cặp vợ chồng đã có một đứa trẻ trong bí mật. Năm 1980, Joseph nói với gia đình về các thương vụ, Michael, đã nổi giận với cha vì ông lạm dụng tuổi thơ của mình, cảm thấy bị phản bội sau những gì ông đã phải trải qua ra với Joseph trong nhiều năm. Giai đoạn này dường như Michael chìm sâu trong buồn phiền; Jackson giải thích, "Ngay cả khi ở nhà, tôi vẩn cô đơn. Tôi ngồi trong phòng tôi và đôi lúc tôi khóc... Thật khó để tìm 1 người bạn... Thỉnh thoảng tôi đi bộ quanh khu phố vào ban đêm, chỉ hy vọng tìm được ai đó để nói chuyện với nhưng tôi chỉ kết thúc bằng việc quay trở về nhà..." Khi Jackson bước qua tuổi 21 vào tháng 8 năm 1979, ông đã từ chối để Joseph là người quản lý của mình và thay thế Joeph là John Branca.[10]
Jackson tâm sự với Branca rằng ông muốn được là "một nhà doanh nghiệp thành công nhất" và "giàu có". Ông cảm thấy thất vọng trước những gì ông gặt hái được với Off the Wall, và ói, "Điều đó hoàn toàn không công bằng, nó đã không nhận được giải Bản Thu Âm Của Năm và điều đó không bao giờ có thể xảy ra lần nữa." Ông cũng cảm thấy bị coi thường bởi ngành công nghiệp âm nhạc; năm 1980 khi Jackson gợi ý các nhà báo Rolling Stone thực hiện một câu chuyện về ông, họ đã từ chối, Jackson trả lời, "Tôi đã bị nói đi nói nói lại rất nhiều rằng người da đen xuất hiện trên bìa tạp chí thì sẽ khó mà bán được... Đợi đi. Một ngày nào đó các tạp chí sẽ được xin tôi cho một cuộc phỏng vấn. Có thể tôi sẽ đồng ý. Hoặc có thể không."[11]

Thu âm album

Jackson tái hợp với nhà sản xuất của Off the Wall - Quincy Jones để ghi âm album thứ sáu của ông. Cặp đôi này đã làm việc cùng nhau trên 300 bài hát, trong đó có chin bài cuối cùng bao gồm Thriller đã được ghi nhận giữa tháng 4 và tháng 11 năm 1982, với ngân sách sản xuất của $750,000. Một vài thành viên của ban nhạc Toto cũng đã được tham gia vào việc thu âm của album và sản xuất. Jackson đã viết bốn bài hát để thu âm: "Wanna Be Startin 'Somethin'", "Girl Is Mine" (với Paul McCartney), "Beat It" và "Billie Jean". Không giống như nhiều nghệ sĩ khác, Jackson không viết những bài hát trên giấy. Thay vào đó, ông sẽ nói để thu vào một máy ghi âm; khi thu âm ông sẽ hát theo trí nhớ.
Mối quan hệ giữa Jackson và Jones trở nên căng thẳng trong quá trình thu âm album. Jackson dành nhiều thời gian để tập luyện các bước nhảy một mình. Khi chín ca khúc của album được hoàn thành, cả Jones và Jackson không hài lòng với kết quả và phối âm của mỗi bài hát, bỏ ra 1 tuần cho mỗi bài, Jones cho rằng "Billie Jean" đã không đủ mạnh để được đưa vào thu âm, nhưng Jackson không đồng ý và giữ nó. Jones nói với Jackson rằng Thriller sẽ không có được thành công như Off the Wall đã có, bởi vì thị trường đã suy yếu. Đáp lại, Jackson đe dọa sẽ hủy bỏ việc phát hành album.
Jackson đã được truyền cảm hứng để tạo ra một album mà "mỗi bài hát là một kẻ giết người," như với Kẹp hạt dẻ của Tchaikovsky, và phát triển Thriller ngày mà khái niệm Jones và nhạc sĩ Rod Temperton cho các tài khoản chi tiết về những gì xảy ra cho phát hành lại năm 2001 của album. Jones đã thảo luận "Billie Jean" và tại sao nó lại mang tính cá nhân với Jackson, người đấu tranh để đối phó với một số người hâm mộ ám ảnh. Jones muốn phần mở đầu dài của bài hát cần được rút ngắn, tuy nhiên, Jackson khẳng định rằng nó cần được giữ, nó là cảm hứng khiến anh nhảy. Các phản ứng liên tục chống lại disco đã làm cho nó cần thiết để di chuyển theo một hướng âm nhạc khác từ đậm chất disco của Off the Wall. Jones và Jackson đã xác định để thực hiện một bài rock mà có thể thích hợp đến tất cả các thị hiếu và bỏ hàng tuần tìm kiếm một tay guitar phù hợp với bài hát "Beat It", một bài hát do Jackson viết. Cuối cùng, họ tìm Eddie Van Halen của ban nhạc rock Van Halen.
Khi Rod Temperton viết Thriller, ông ban đầu muốn gọi nó là "Starlight" hoặc "Midnight Man" nhưng chọn "Thriller" bởi vì ông cảm thấy tên ấy sẽ có tiềm năng bán hàng. Temperton đã đưa đến diễn viên Vincent Price, người đã hoàn thành phần của mình chỉ trong nháy mắt. Temperton đã viết phần lời thoại trong một xe taxi trên đường vào phòng thu. Jones và Temperton nói rằng một số bản ghi âm đã được cắt rời khỏi phần cuối cùng bởi vì họ không có "sự cáu kỉnh(edginess)" của các bài nhạc album khác.

Âm nhạc

Theo Steve Huey của Allmusic, Thriller được đặc chế từ các điểm mạnh của album trước Off the Wall. Các điệu nhảy và bài nhạc rock đã tích cực hơn, trong khi giai điệu nhạc pop và ballad nhẹ nhàng hơn và nhiều chất soul. Đáng chú ý bao gồm các bản ballad "The Lady in My Life", "Human Nature", và "The Girl Is Mine"; các mảng funk "Billie Jean" và "Wanna Be Startin' Somethin'"; và đậm chất disco với "Baby Be Mine" và "P.Y.T. (Pretty Young Thing)". Chất liệu âm thanh tương tự như Off The Wall. Bài hát được đi kèm với bass và nền bộ gõ và trung tâm của bài hát, mang ý nghĩa tôn giáo Swahili, làm cho bài hát mang tính quốc tế. "Girl Is Mine" kể về cuộc chiến hai người bạn giành một người phụ nữ, tranh cãi ai yêu thương cô ấy nhiều hơn và kết luận với bằng rap nói.
Mặc dù 2 bản thu âm đều mang âm hưởng pop nhẹ, Thriller thành công hơn Off the Wall, báo hiệu trước những bất ngờ không ngờ sẽ đến từ sự nghiệp của Jackson sau nay. Với Thriller, Jackson sẽ bắt đầu một liên đới với chủ đề cao siêu của hoang tưởng và hình ảnh tối hơn. Đây là bằng chứng cho các bài hát "Billie Jean", "Wanna Be Startin' Somethin'" và "Thriller". Trong "Billie Jean", Jackson hát về một fan hâm mộ ám ảnh những người cáo buộc ông là cha của đứa trẻ; trong "Wanna Be Startin' Somethin'", ông lập luận chống lại tin đồn và các phương tiện truyền thông. Trong các bài hát cũ, Jones nhờ Jackson hát xướng âm, và trong nhạc jazz saxophone Tom Scott chơi một nhạc cụ hiếm. Louis Johnson chơi phần của mình trên một guitar bass Yamaha. Bài hát sẽ mở ra với một âm trầm dài và trống. Trong bài "Thriller", hiệu ứng âm thanh như cửa ọp ẹp, sấm, chân đi bộ trên ván gỗ, gió hú và chó có thể nghe thấy.
Chống băng đảng bạo lực "Beat It" đã trở thành một sự kính trọng đến West Side Story, và lần đầu tiên Jackson thành công với mảng nhạc rock. Jackson sau này nói về "Beat It", điểm nhấn là không ai cần phải là một người cứng rắn, mạnh mẽ, bạn có thể tránh xa cuộc chiến và vẫn một người đàn ông thực thụ. Bạn không cần phải chết để chứng minh bạn là một gã đàn ông". "Human Nature" mang tính nội tâm, như đã chuyển tải trong lời bài hát "Looking out, across the morning, the City's heart begins to beat, reaching out, I touch her shoulder, I'm dreaming of the street".
Cuối những năm 1970, khả năng của Jackson rất được quan tâm; Allmusic mô tả anh như một ca sĩ năng khiếu tìm ẩn. Rolling Stone so sánh giọng hát của ông như "Thì thào, tiếng lắp bắp đệm vào" của Stevie Wonder. Phân tích của họ cũng cho rằng, "Jackson sở hữu một giọng nam têno cao, đẹp và thánh thót. Rồi nó chuyển nhẹ nhàng sang giọng the thé một cách thật đáng yêu". Với việc phát hành Thriller, Jackson có thể hát thấp xuống đến một basso thấp C-nhưng anh thích hát nhạc pop tenor cao hơn do để tạo phong cách. Rolling Stone đã có ý kiến rằng Jackson bây giờ là một giọng hát hoàn toàn dành cho người lớn đã bị "ảnh hưởng bởi nỗi buồn". "P.Y.T. (Pretty Young Thing)", tin vào James IngramQuincy Jones, và "Lady in My Life" của Rod Temperton, cả hai đã cho album mạnh mẽ hơi hướng R&B; các bài hát sau này được miêu tả là Jackson có một chất giọng gợi cảm và có sau những năm của ông ở Motown " bởi Taraborrelli. Các ca sĩ đã kế tục "giọng nấc" mà ông vẫn tiếp tục thực hiện tại Thriller. Mục đích của tiếng nấc giống như nuốt không khí hoặc thở hổn hển - là giúp thúc đẩy một cảm xúc nào đó; hứng thú, buồn bã hay sợ hãi.

Phát hành và tiếp nhận

Thriller được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 1982, và bán được một triệu bản trên toàn thế giới mỗi tuần vào giờ cao điểm của nó. Bảy đĩa đơn đã được phát hành trong album, bao gồm "The Girl Is Mine" được xem như là một sự lựa chọn kém cho việc phát hành và dẫn đến một số tin rằng trong album sẽ là một thất vọng, và có gợi ý rằng Jackson đã nghiêng về khán giả người da trắng. "The Girl Is Mine" được tiếp theo là single hit "Billie Jean", đưa Thriller lên đỉnh cao. Tiếp tục thành công với "Beat It", mà đặc trưng guitar Eddie Van Halen và Steve Lukather. Ca khúc chủ đề "Thriller" được phát hành và trở thành một hit quốc tế.
Thriller cũng đã nhận được tín hiệu tốt từ hầu hết bởi các nhà phê bình. Rolling Stone dành tặng bốn sao cho album, Christopher Connelly miêu tả nó như "một LP thú vị" với "một tin nhắn tăm tối và đau đớn". Bất chấp các phản ứng tích cực, các tiêu đề của ca khúc bị chỉ trích mạnh mẽ. Rolling Stone bày tỏ một cách tiêu cực, chỉ trích "sự thoái hóa đáng xấu hổ". Các tạp chí bày tỏ sự nhầm lẫn ở việc sử dụng Vincent Price hơn Count Floyd. The New York Times đã đưa ra một đánh giá tích cực cho album, và dành riêng cho một số lượng lớn các khoảng đưa tin của mình cho bài "Human Nature". Họ miêu tả nó như là bài "đỉnh nhất" của album, và đã viết, "nó là một bản mang tính nghiền ngẫm, tư duy bởi Steve Porcaro và John Bettis với một điệp khúc khó mà cưỡng lại và nó phải là một hit khổng lồ ". xem xét kết luận của họ The New York Times thêm vào: "Còn rất nhiều bài hits khác. Trên tất cả sự ảnh hường của album trên toàn thế giới, Thriller hưa hẹn một tương lai to lớn cho Michael Jackson".
Robert Christgau đưa ra một cái nhìn tổng quan về album một vài ngày trước khi phát hành. Ông thừa nhận rằng đã có "chèn" vào bản thu âm nhưng vẫn cho nhãn nó "gần như cổ điển". Ông cũng bày tỏ ý kiến cho rằng, "Beat It" là ca khúc hay nhất của album, nhưng chỉ trích "The Girl Is Mine" như là "ý tưởng tệ nhất kể của Michael kể từ giai đoạn "Ben". Có ý kiến rằng những người cộng sự đã không làm việc tốt, nhưng vẫn ca ngợi nó nhận được sự yêu thích trên đài phát thanh".
Album đem đến cho Jackson một kỷ lục 8 giải Grammy năm 1984, bao gồm Album của năm. Cùng năm đó, Jackson đã giành 8 American Music Awards, the Special Award of Merit và ba MTV Video Music Awards. Thriller được công nhận là album bán chạy nhất trên thế giới vào ngày 7 tháng 2 năm 1984, khi nó được ghi vào vào sách kỷ lục Guiness. Đây là một trong ba album nằm trong top ten của Billboard 200 cho trong suốt 1 năm, gồm 37 tuần tại vị trí số 1 và 80 tuần liên tiếp được trong top ten. Album này cũng là lần đầu tiên có ba trong số bảy đĩa đơn nằm trong top 10 Billboard Hot 100, và là album duy nhất thuộc hạng best-seller trong hai năm (1983-1984) ở Mỹ.
Ngày 21 tháng 8 năm 2009, Thriller được chứng nhận 29 giải Multi-Platinum bởi Recording Industry Association of America dành cho các album bán đựoc ít nhất là 29.000.000 bản tại Mỹ. Album đã đứng đầu bảng xếp hạng ở nhiều nước, bán được 3.700.000 bản tại Anh, 2.500.000 tại Nhật Bản và đã mang đến 15 giải Bạch kim tại Úc. Vẫn còn phổ biến đến ngày nay, Thriller ước tính bán được khoảng 130.000 bản tại Mỹ mỗi năm, nó đạt tới vị trí số hai trong bảng xếp hạng US Catalog trong tháng 2 năm 2003 và số 39 tại Vương quốc Anh tháng 3 năm 2007. Album này được bán khoảng 40 đến 110 triệu bản trên toàn thế giới. Sách kỷ lục Guiness công nhận Thriller bán được 65.000.000 (2007).

Ảnh hưởng và di sản

Ngành công nghiệp âm nhạc

Blender mô tả Jackson như "một biểu tượng nhạc pop vào cuối thế kỷ XX", trong khi The New York Times đã cho ý kiến rằng ông là một "hiện tượng âm nhạc", và rằng "trong thế giới của nhạc pop, có Michael Jackson và có tất cả mọi người". Jackson tham gia vào các lĩnh vực khác như một nhà nghệ thuật, và như là một tổ chức tài chính có lợi nhuận. Luật sư John Branca của ông quan sát thấy rằng Jackson đã đạt được tỷ lệ tiền bản quyền cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc đến thời điểm này: khoảng $2 cho mỗi album bán được. Kết quả là, Jackson giành được kỷ lục lợi nhuận từ việc bán đĩa nhỏ gọn, và từ việc bán các bản sao của tài liệu này. Bộ phim Thriller của Michael Jackson, sản xuất bởi Jackson và John Landis, tài trợ bởi MTV, đã bán được hơn 350.000 bản trong vài tháng đầu của nó. Trong một thị trường bị chi phối bởi những đĩa đơn, Thriller đóng vai trò quan trọng trong album, nhưng nhiều single hit của nó thay đổi nhận thức, khái niệm như về số lượng các đĩa đơn thành công có thể được lấy từ một album cá nhân. Thời kỳ chứng kiến sự xuất hiện mới lạ: những con búp bê Michael Jackson, xuất hiện trong các cửa hàng tháng năm 1984 với mức giá 12$. Thriller giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Mỹ; thà tiểu sử J. Randy Taraborrelli giải thích: "Tại một số thời điểm, Thriller ngừng bán các tạp chí, đồ chơi, vé cho một bộ phim hit và bắt đầu bán chạy trở lại như một yếu tố tất yếu".
Tại thời điểm phát hành của album, Gil Friesen, chủ tịch A & M Records, đã dưa ra lời phát biểu,cho biết, "Toàn ngành công nghiệp âm nhạc đã góp phần vào sự thành công này". Tạp chí TIME suy đoán rằng "Thriller đã mang đến cho các nhạc kinh doanh một năm bội thu kể từ 1978, khi nó đã có một ước tính tổng doanh thu trong nước là $4.100.000.000". TIME tổng kết rằng Thriller đã tác động và phục hồi "niềm tin" cho một ngành công nghiệp đang "gây nhàm chán" bởi tàn tích của xu hướng nhạc pop tổng hợp". Việc xuất bản mô tả ảnh hưởng của Jackson tại thời điểm đó là, "các hồ sơ, phát thanh, video như một người đàn ông giải cứu cho thị trường âm nhạc. Một nhạc sĩ người đánh bại cả một thập kỷ. Một vũ công với đôi chân ngoài sức tưởng tượng trên đường phố. Một ca sĩ người cắt đi tất cả các ranh giới của hương vị và màu sắc và phong cách hóa ".

Video âm nhạc và sự bình đẳng chủng tộc

Trước khi thành công của Thriller, nhiều người cho rằng Jackson đã phải đấu tranh để được MTV phát sóng bởi vì ông là người da đen. Trong mọi nỗ lực để đạt được, Jackson, CBS RecordsWalter Yetnikoff gây áp lực MTV, tuyên bố: "Tôi sẽ đứng trước công chúng và nói với họ về thực tế bạn rằng không muốn chơi âm nhạc của một người da đen".
Vị trí của anh đã thuyết phục MTV để bắt đầu phát sóng "Billie Jean" và sau này "Beat It". Điều đó dẫn tới một quan hệ đối tác lâu dài và sau đó đã giúp các nghệ sĩ âm nhạc da đen khác được chính thức công nhận. MTV chối bỏ việc phân biệt chủng tộc trong phát sóng của họ. Sự phổ biến của video của ông, như "Beat It" và "Billie Jean", đã giúp cho kênh TV kênh mới này "trên bản đồ", và MTV chuyển qua chú trọng vào nhạc pop và R&B.
Jackson biến video âm nhạc thành một hình thức nghệ thuật và công cụ quảng cáo thông qua việc sử dụng những câu chuyện kết hợp nhảy, các hiệu ứng đặc biệt. Khi 14-phút Thriller được phát sóng, MTV phải chiếu nó hai lần một giờ để đáp ứng nhu cầu. Bộ phim ngắn đánh dấu sự gia tăng về quy mô cho các video âm nhạc và thường đã được cho là một trong những video âm nhạc tuyệt nhất. Sự phổ biến của video đã khiến album đứng số một trong bảng xếp hạng các album, nhưng Jackson không nhận được sự hỗ trợ việc phát hành video ca nhạc thứ ba trong album. Họ hài lòng với sự thành công của mình, do đó, Jackson đã thuyết phục MTV để tài trợ cho dự án. Tác giả, nhà phê bình âm nhạc và nhà báo Nelson George đã viết vào năm 2004, "Thật khó mà để chỉ nghe những bài hát của Thriller mà không đi cùng video đối với hầu hết chúng ta với những hình ảnh của bài hát. Trong thực tế, ta có thể lập luận rằng Michael là nghệ sĩ đầu tiên của MTV có một album kết nối sâu sắc trí tưởng tượng của công chúng với hình ảnh của nó". Phim ngắn như Thriller gần như vẫn duy nhất thuộc về Jackson, trong khi các nhóm múa trong chuỗi "Beat It" đã được thường xuyên bắt chước. Các vũ đạo trong Thriller đã trở thành một phần của nền văn hóa pop toàn cầu, nhân rộng ở khắp mọi nơi từ [[Bollywood\\ đến nhà tù ở Philippin.
Đối với một nghệ sĩ da đen trong những năm 1980 tới thời điểm đó, sự thành công của Jacson là một hiện tượng lạ. Theo The Washington Post, Thriller mở đường cho các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi như Prince. "Girl Is Mine" đã được ghi nhận nhận được sự yêu thích trên đài phát thanh. Time ghi nhận, "Jackson là hiện tượng lớn nhất kể từ The Beatles. Ông là hiện tượng đơn lẻ nóng nhất kể từ Elvis Presley. Ông là nghệ sĩ da đen vĩ đại nhất mọi thời đại."
Ngày nay, album này vẫn còn được xem trong một ánh sáng tích cực của một số nhà phê bình hai thập kỷ sau đó. Stephen Thomas Erlewine của Allmusic đã cho album năm ngôi sao tối đa và đã viết rằng các bản ghi âm đã có một cái gì đó để tất cả mọi người quan tâm. Ông tin rằng nó trình diễn khó hơn funk và hard rock, trong khi còn có "undeniably fun". Ông tiếp tục ca ngợi "Billie Jean" và "Wanna Be Startin' Somethin'" và nói, "Những kỷ lục của hai bài hát hay nhất: 'Billie Jean,...Wanna Be Startin' Somethin, và các cảnh rùng rợn trong album. Jackson từng ghi "Erlewine đã cho ý kiến rằng nó là một sự cải tiến trong album trước của nghệ sĩ., Mặc dù đã được Allmusic quan trọng hóa trọng việc xem xét các tiêu đề, mô tả nó " nực cười ". Tạp chí Slant đã cho album năm sao, và giống như việc xem xét All Music Guide và bản gốc Rolling Stone xem xét, khen ngợi lời bài hát "Wanna Be Startin' Somethin'".
Nelson George đã viết về Jackson đã "tạo 1 sự ảnh hưởng lớn đến R. Kelly, Usher, Justin Timberlake và vô số người khác với Thriller - như là một cuốn sách giáo khoa". Năm 2003, Thriller được xếp hạng ở vị trí thứ 20 trên danh sách 500 album vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone, và được liệt kê theo Hiệp hội Thu Âm các quốc gia mua hàng tại vị trí ba trong số 200 Albums của mọi thời đại. Trong năm 2009, MTV Base và VH1 đã liệt kê Thriller như một album phát hành hay nhất kể từ năm 1981. 40.000 người chọn Thriller là album hay nhất của tất cả thời gian bởi MTV Generation, đạt một phần ba của tất cả các phiếu.

Tái bản và doanh số bán ra

Thriller đã được phát hành lại vào năm 2001 được mở rộng, với tiêu đề Thriller: Special Edition. Các bài hát gốc đã được phối lại, và trong album bao gồm một tập sách mới và bonus, bao gồm các bài hát " Someone In the Dark", "Carousel", và bản gốc "Billie Jean" demo, cũng như các audio phỏng vấn với Temperton Jones và thảo luận các bản ghi âm của album. Sony cũng thuê kỹ sư âm thanh và remix Mick Guzauski để làm việc với Jackson về việc tạo ra 5,1-kênh âm thanh vòm hỗn hợp của Thriller, Cũng như tất cả các album khác của ông, cho phát hành trên định dạng mới Super Audio CD. Mặc dù nhiều đã nhiều lần thử lại, Jackson không bao giờ chấp nhận bất kỳ bản sửa nào. Do đó, Thiller đã được phát hành trên SACD chỉ trong phiên bản âm thanh stereo.
2/2008, Epic Records phát hành Thriller 25; Jackson làm điều hành sản xuất. Thriller 25 xuất hiện trên CD, USB và vinyl với bảy bài nhạc bonus, một bài hát mới tên là "For All Time", Một đoạn Vincent Price's voice-over, Và năm bài tái hợp tác với các nghệ sĩ người Mỹ Fergie, will.i.am, Kanye West, Và Akon. Nó cũng bao gồm một DVD tác với ba video âm nhạc, Motown 25 "Billie Jean", và một tập sách với một tin nhắn từ Jackson. Bài ballad "For All Time" được cho là từ năm 1982, nhưng thường được ghi dành cho phiên Dangerous. Hai đĩa đơn đã được phát hành lại: "Girl Is Mine 2008" Và "Wanna Be Startin 'Somethin' 2008".
Thriller 25 đã là một thành công thương mại và đặc biệt là khi nó chỉ được phát hành lại. Nó đạt vị trí số một trong tám quốc gia và Châu Âu. Nó đạt vị trí số hai ở Mỹ, số ba ở Anh và lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng trên 30 quốc gia. Nó đã được chứng nhận Vàng tại 11 quốc gia trong đó có Vương quốc Anh, đã nhận được một giấy chứng nhận 2 vàng tại Pháp và nhận được chứng nhận giải bạch kim tại Ba Lan. Tại Hoa Kỳ, Thriller 25 là album thứ 2 bán chạy trong tuần phát hành, bán được 166.000 bản, chỉ cần mười bốn ngày ngắn để đạt vị trí số một. Điều đó không đủ điều kiện cho các Billboard 200 như là một biểu đồ tái phát hành nhưng bước vào Pop Catalog Charts tại số một (nơi mà nó đứng vững được mười tuần liên tiếp), với doanh thu cao nhất trên thống kê kể từ tháng mười hai, 1996. Cùng Halloween trong tháng mười, Thriller 25 dành hạng mười một nhiều tuần liên tiếp trên đỉnh bảng vào cửa hàng của Hoa Kỳ. Điều này đã mang doanh thu cho album tới 688.000 bản, làm cho nó trở thành album cửa hàng bán chạy nhất năm 2008. Điều này đã được khởi động tốt nhất kể từ Jackson Invincible vào năm 2001, bán ba triệu bản trên toàn thế giới trong 12 tuần.
Sau khi Jackson chết trong tháng 6 năm 2009, Thriller thiết lập hồ sơ bổ sung. Nó đã bán được hơn 100.000 bản, đặt nó ở vị trí thứ hai trên Top Pop Catalog Albums bảng xếp hạng. Bài hát từ Thriller cũng đã giúp Jackson trở thành nghệ sĩ đầu tiên bán hơn một triệu lượt tải trong một tuần.
Theo Nielsen Soundscan, Thriller đã bán được hơn 1 triệu bản tại Mỹ trong năm 2009, tính tới ngày 30 Tháng 8.

Các ca khúc trong album

Toàn bộ nhạc phẩm đều được soạn và sáng tác bởi Michael Jackson, except where noted.
STT Tên bài hát Thời lượng
1. "Wanna Be Startin' Somethin'"   6:02
2. "Baby Be Mine" (Rod Temperton) 4:20
3. "The Girl Is Mine"   3:42
4. "Thriller" (Temperton) 5:57
5. "Beat It"   4:19
6. "Billie Jean"   4:54
7. "Human Nature" (John Bettis, Steve Porcaro) 4:05
8. "P.Y.T. (Pretty Young Thing)" (James Ingram, Quincy Jones) 3:58
9. "The Lady in My Life" (Temperton) 4:59
Phiên bản đặc biệt 2001
STT Tên bài hát Thời lượng
10. "Phỏng vấn Quincy Jones #1"   2:18
11. "Someone in the Dark (previously unreleased)" (Bergman/Bergman/Temperton) 4:48
12. "Phỏng vấn Quincy Jones #2"   2:04
13. "Billie Jean (Demo) (previously unavailable)" (Jackson) 2:20
14. "Phỏng vấn Quincy Jones #3"   3:10
15. "Phỏng vấn Rod Temperton #1"   4:02
16. "Phỏng vấn Quincy Jones #4"   1:32
17. "Voice-Over Session from "Thriller" (previously unreleased)" (Temperton) 2:52
18. "Phỏng vấn Rod Temperton #2"   1:56
19. "Phỏng vấn Quincy Jones #5"   2:01
20. "Carousel (previously unreleased)" (Sembello/D. Freeman) 1:49
21. "Phỏng vấn Quincy Jones #6"   1:17

Chứng nhận

Quốc gia Chứng nhận Doanh số
Argentina (CAPIF)[12] Kim cương 500,000x
Úc (ARIA)[13] 16× Bạch kim 1,150,000[14]
Áo (IFPI Austria)[15] 8× Bạch kim 400.000x
Brazil (ABPD)
3,800,000[16]
Canada (Music Canada)[17] 2× Kim cương 2,400,000[18]
Phần Lan (Musiikkituottajat)[19] Bạch kim 119,061[19]
Pháp (SNEP)[20] Kim cương 2,366,700[20]
Đức (BVMI)[21] 3× Bạch kim 1.500.000^
Hồng Kông (IFPI Hong Kong)[22] Bạch kim 20.000*
Ý (FIMI)[23] Bạch kim 100.000*
Nhật (RIAJ)[24] 10x Bạch kim 2,500,000[25]
Mexico (AMPROFON)[26] 2× Bạch kim+Kim cương+Vàng 1,600,000^
Hà Lan (NVPI)[27] 8× Bạch kim 1,400,000[28]
New Zealand (RMNZ)[29] 12× Bạch kim 180.000^
Bồ Đào Nha (AFP)[30] Bạch kim 40.000x
Thụy Điển (GLF)[31] 4× Bạch kim 400.000^
Thụy Sĩ (IFPI Switzerland)[32] 6× Bạch kim 300.000x
Anh (BPI)[33] 11× Bạch kim 4,274,000[34]
Hoa Kỳ (RIAA)[35] 29× Bạch kim 29.000.000^
Tóm lược
Châu Âu (IFPI)[36]
For sales in 2009
Bạch kim 1.000.000*
*Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ
^Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng
xChưa rõ ràng

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Heyliger, M., Music - Help - Web - Review[liên kết hỏng] - A State-of-the-Art Pop Album (Thriller by Michael Jackson): "Not many artists could pull off such a variety of styles (funk, post-disco, rock, easy listening, ballads) back then...". Retrieved on March 12, 2011
  2. ^ “Michael Jackson: The Unlikely King of Rock”. Rolling Stone. 7 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013. “the lustrous post-disco sound of Thriller”
  3. ^ Craig Glenday (biên tập). “Biggest-selling Album Ever”. Guinness World Records. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ Gitlin, Martin (1 tháng 3 năm 2011). The Baby Boomer Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 196. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  5. ^ Janosik, MaryAnn (2006). The Greenwood Encyclopedia of Rock History: The video generation, 1981-1990. Greenwood Press. tr. 16. ISBN 978-0-313-32943-2. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011. “The phenomenal success of Thriller as a landmark pop/rock album was enhanced further by Jackson's innovative dance based music videos”
  6. ^ “Best Albums of the 1980s”. Slant Magazine. 5 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ Erlewine, Stephen. “Off the Wall Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ Holden, Stephen (1 tháng 11 năm 1979). “Off the Wall: Michael Jackson”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ “Michael Jackson: Off the Wall — Classic albums”. Virgin Media. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
  10. ^ Taraborrelli, p. 206
  11. ^ Taraborrelli, p. 191
  12. ^ “Los premiados”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2005.
  13. ^ “2011 Albums Accreditations”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  14. ^ Dale, David (13 tháng 1 năm 2013). “The music Australia loved”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ “Austrian album certifications – Jackson, Michael – Thriller” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo. Nhập Jackson, Michael vào khung Interpret (Tìm kiếm). Nhập Thriller trong khung Titel (Tựa đề). Chọn album trong khung Format (Định dạng). Nhấn Suchen (Tìm)
  16. ^ “Rock And Roll”. rockandroll.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  17. ^ “Canada album certifications – Michael Jackson – Thriller”. Music Canada.
  18. ^ Springsteen Big in canada too. Billboard. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  19. ^ a ă “Musiikkituottajat — Tilastot — Kulta- ja platinalevyt”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  20. ^ a ă “InfoDisc: Les Certifications — Les Disques de Diamant”. InfoDisc.fr. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  21. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Michael Jackson; 'Thriller')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  22. ^ “IFPIHK Gold Disc Award − 1984”. IFPI Hồng Kông.
  23. ^ “Italy album certifications – Michael Jackson – Thriller” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
  24. ^ “RIAJ > The Record > May 1994 > Page 5 > Certified Awards (March 1994)”. Recording Industry Association of Japan (bằng Japanese). Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  25. ^ “Michael Jackson Remains A Global Phenomenon”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  26. ^ “Mexican album certifications – Michael Jackson – Thriller”. Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  27. ^ “Netherlands album certifications – Michael Jackson – Thriller” (bằng tiếng Hà Lan). Nederlandse Vereniging van Producenten en Importeurs van beeld- en geluidsdragers. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
  28. ^ “Een ster in het land van lilliputters”. Trouw.nl. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
  29. ^ “Gold / Platinum Albums”. Recording Industry Association of New Zealand. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.
  30. ^ “Discos de Ouro e Platina-GALARDÕES 2009”. Associação Fonográfica Portuguesa. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  31. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2008” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Thụy Điển. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
  32. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Awards (Michael Jackson; 'Thriller')”. Hung Medien. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  33. ^ “Certified Awards Search”. British Phonographic Industry. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.[liên kết hỏng] Note: User needs to enter "Michael Jackson" in the "Search" field, "Artist" in the "Search by" field and click the "Go" button. Select "More info" next to the relevant entry to see full certification history.
  34. ^ http://www.digitalspy.co.uk/music/news/a379720/adele-overtakes-michael-jacksons-thriller-in-all-time-uk-sales.html#~oLG4udG7r5X8H1
  35. ^ RIAA — Gold & Platinum “(Searching results by albums entitled "Thriller")”. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
  36. ^ “IFPI Europe Awards – 2009”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment