Friday, April 11, 2014

Chào ngày mới 12 tháng 4

Tập tin:Yuri Gagarin official portrait.jpg
CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Đêm Yuri, ngày Du hành vũ trụ tại Nga.  Năm 1861Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu khi quân đội miền Nam khai hỏa vào đồn Sumter tại cảng Charleston, Nam Carolina. Năm 1884Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Hưng Hóa từ quân Nguyễn-Cờ đen. Năm 1961 – Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin (hình) trở thành người đầu tiên đi vào không gian ngoài thiên thể. Năm 1975 – Trong khi quân Khmer Đỏ bao quanh thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch di tản bằng đường không khỏi thành phố.

Yuri Alekseievich Gagarin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yuri Alekseievich Gagarin
Yuri Alekseievich Gagarin
Phi hành gia vũ trụ
Quốc tịch Liên Xô
Sinh 9 tháng 3, 1934
thị trấn Gzhatsk, tỉnh Smolensk, Liên Xô
Mất 27 tháng 3, 1968 (34 tuổi)
thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir, Liên Xô
Nghề nghiệp khác Kỹ sư
Hàm Đại tá, Không quân Liên Xô
Thời gian trên không gian 1 giờ 48 phút
Chọn
Phi vụ Vostok
Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga: Юрий Алексеевич Гагарин; 19341968) được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.

Tóm tắt tiểu sử

Yuri Alekseievich Gagarin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1934, tại làng Klushino, huyện Gzhatsk, tỉnh Smolensk, Liên Xô, không xa thị trấn Gzhatsk, hiện nay đã được đổi tên thành Gagarin.
Gagarin đã có cơ hội bay vào vũ trụ thêm một lần nữa — khi đó ông là dự bị cho V.M. Komarov khi chuẩn bị cho chuyến bay của tàu "Liên Hiệp" (ngày 23 tháng 4 năm 1967).

Chuyến bay

Mô hình tàu Phương Đông
Tàu vũ trụ Phương Đông với nhà du hành vũ trụ trên boong tàu xuất phát ngày 12 tháng 4 năm 1961 vào lúc 6 giờ 7 phút theo giờ quốc tế Greenwich (9 giờ 7 phút theo giờ Moskva). Yuri Gagarin đã hoàn thành một vòng bay trên tàu Phương Đông xung quanh Trái Đất.
Tín hiệu trong chuyến bay là "Кедр" ("Cây tuyết tùng"). Sau khi hoàn thành chuyến bay, từ độ cao vài kilômét thì Gagarin nhảy ra khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng không xa với thiết bị hạ cánh, trên cánh đồng của một nông trang ở tỉnh Saratov. Toàn bộ chuyến bay này kéo dài 1 giờ 48 phút.

Nổi tiếng trên thế giới

Trên đường tới bệ phóng
Yuri Gagarin và Nikita Khrushov chào mừng người dân Moskva trên Quảng trường Đỏ ngày 14 tháng 4 năm 1961
"Chủ nghĩa cộng sản mở đường tới các vì sao". Một tranh cổ động in năm 1961 của Tiệp Khắc về Gagarin.
Sau chuyến bay trên tàu Phương Đông, Y.A. Gagarin trở thành người nổi tiếng trên thế giới. Gần như tất cả các tờ báo khi đó đã viết về ông. Ông được thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen cũng như được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố tại các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc MỹNam Mỹ.
Ông cũng đã tới thăm nhiều quốc gia trên thế giới với tư cách của sứ giả hòa bình và hữu nghị.

Phần thưởng

Danh hiệu

Huân chương

Huy chương và bằng khen

Và nhiều huy chương khác.

Công dân danh dự

Yuri Gagarin được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố sau:
Ông cũng được trao tặng các chìa khóa vàng để mở cổng vào các thành phố CairoAlexandria của Ai Cập.

Các ấn phẩm bằng tiếng Nga

Sách:
  • Đường vào vũ trụ (Дорога в космос) – Мát-xcơ-va: Nhà xuất bản quân sự, năm 1978 — 336 trang.
Các bài báo trên các báo và tạp chí:
Bảng tưởng niệm Yuri Gagarin - được trao cho Liên Xô ngày 21 tháng 1 năm 1971. Tướng Xô viết Kuznetsov, chỉ huy của căn cứ vũ trụ thành phố Ngôi Sao đã tiếp nhận bảng này trong lễ tiếp nhận tại Moskva.
  • "Thời đại ngôi sao" (báo "Sao Đỏ" ngày 1 tháng 5 năm 1961)
  • "Bầu trời chờ đợi anh" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 9 tháng 7 năm 1961)
  • "Phẩm chất và ý chí thể hiện trong khó khăn" (báo "Sao Đỏ" ngày 14 tháng 10 năm 1961)
  • "Tiến lên phía trước, mãi mãi tiến lên" (báo "Sự thật" ngày 12 tháng 4 năm 1962)
  • "Lời phát biểu với các nhà văn" (báo "Nước Nga văn học" ngày 12 tháng 4 năm 1963)
  • "Thi ca của các độ cao thiên cầu" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 10 tháng 5 năm 1963)
  • "Lướt theo làn sóng" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 2 tháng 10 năm 1963)
  • "Tiến công bầu trời" (báo "Tin tức" ngày 4 tháng 10 năm 1963)
  • "Hai lần hồi tưởng" (tạp chí "Người cộng sản trẻ tuổi" năm 1964, số 3)
  • "Ngọn lửa" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 18 tháng 8 năm 1964)
  • "Đội ngũ chúng ta đang trưởng thành" (báo "Sao Đỏ" ngày 11 tháng 4 năm 1965)
  • "Thời đại cộng sản, thời đại vũ trụ" (Tạp chí "Hàng không và du hành vũ trụ", năm 1967, số 4)
  • "Những bậc thang vào vũ trụ" (trong tuyển tập APN "Trong năm 2017", năm 1968)

Hy sinh bi thảm

Cuộc hội ngộ của 6 nhà du hành vũ trụ Liên Xô Pavel Popovich, Yuri Gagarin, Valentina Tereshkova, Valeri Bykovsky, Andrian Nikolayev và German Titov tại trường quay của Đài truyền hình Trung ương Liên Xô ngày 12-3-1963
Các tình huống dẫn đến cái chết của Gagarin cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tồn tại một loạt các phiên bản mâu thuẫn nhau về cái chết của ông. Phiên bản chính thức là:
Máy bay UTI MiG-15 với Gagarin và Serjogin bị nổ tung vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 vào lúc 10 giờ 31 phút sáng trong khu vực làng Novosjolovo cách thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir 18 km. Điều này xảy ra trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế — các lớp mây thấp chỉ cách mặt đất 300 mét. Máy bay bị rơi vào vùng xoáy, để có thể thoát ra được thì thời gian chỉ vài giây là không đủ đối với các phi công.
Nhưng theo như người chứng kiến sự cố này là người thợ nguội Valentin Surkov khẳng định thì ngày 27 tháng 3 năm đó là một ngày trời quang, và máy bay đã rơi dường như là nó không thể lấy được cân bằng. Ông này cũng khẳng định rằng trên thực tế khi đó thì máy bay đã được tìm thấy cạnh làng Rjazantsa và xóm Krutets. Cái chết của Gagarin, theo ý kiến của một vài người sống cùng thời với ông, là do bàn tay của chính phủ Xô viết, do ông đã trở nên quá nổi tiếng.[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên động cơ này có lẽ không đứng vững, bởi sau cái chết của Vladimir Komarov, phi hành gia, bạn thân của Gagarin, hi sinh vì dù không mở khi chiếc Soyuz 1 trở lại quỹ đạo, các quan chức Liên Xô từng cấm Gagarin bay vì sợ mất đi tiếp một "ngôi sao". Chính Gagarin đã đấu tranh để lệnh đó được hủy và được phép bay trở lại, dù chỉ là bay huấn luyện.
Ngoài ra còn tồn tại các phiên bản khác:
  • Một máy bay khác (nhiều khả năng là một chiếc Sukhoi SU-15) đã bay ở khoảng cách quá gần chiếc MiG-15 của Gagarin, kết quả là chiếc máy bay MiG-15 đã bị rơi vào vùng khí xoáy do động cơ chiếc SU-7 gây ra, khiến nó nhiễu loạn và mất điều khiển.
  • Máy bay của Gagarin bị bắn hạ bằng tên lửa.
Đài tưởng niệm Yuri Gagarin được khánh thành ngày 14 tháng 7 năm 2011 tại London (Anh)
Trong những năm cuối thập niên 1990 xuất hiện ý kiến cho rằng chuyến bay vũ trụ của Gagarin không thể công nhận là đã được tiến hành trọn vẹn, do ông đã rời bỏ chuyến bay trước khi (nó) tiếp đất. Nhưng phương pháp tiếp đất như thế đã được lập kế hoạch từ ban đầu với sự tính toán đến việc đảm bảo an toàn. Nói chung, nguyên nhân cơ bản của các giả thuyết loại này đều mang động cơ chính trị.[cần dẫn nguồn]
Năm 2003, một giả thuyết mới của Đại tá nghỉ hưu người Nga Igor Kuznetsov cho rằng Yuri hy sinh vì khoang lái của chiếc máy bay MiG-15 không được hàn kỹ lưỡng, phản bác lại kết luận cũ xưa cho rằng ông chết do khí cầu đâm phải máy bay của ông
Thêm một nguyên nhân nữa cho cái chết này, đó là do các phi công của MiG-15 không chuẩn bị kỹ trước khi bay. Giả thiết này được toàn thể nhân loại đồng ý.
Vào tháng Tư năm 2011, một tài liệu được lập năm 1968 bởi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản để điều tra vụ tai nạn đã được giải mật. Những tài liệu cho thấy rằng kết luận ban đầu là một trong hai phi công Gagarin hoặc Seryogin đã thực hiện một động tác thao diễn mạnh, có khả năng là để tránh một quả khí cầu thời tiết, dẫn tới việc chiếc máy bay phản lực rơi vào tình trạng mất điều khiển khí động trong điều kiện khí tượng phức tạp. Báo cáo cũng đề cập một khả năng khác là chiếc phản lực có thể đã vận động mạnh để tránh rơi vào một đám mây che, nhưng thao tác quá gấp lại khiến nó mất điều khiển.

Đặt tên

Tên của Yuri Gagarin đã được đặt cho thị trấn Gagarin (tên cũ Gzhatsk) và huyện này, miệng núi lửa trên mặt tối của Mặt Trăng, tiểu hành tinh số 1772, huy chương vàng của FAI (được trao tặng kể từ năm 1968), một quảng trường ở Moskva, ở đó người ta xây dựng đài tưởng niệm hùng vĩ để tưởng nhớ ông.

Tham khảo

Liên kết ngoài



No comments:

Post a Comment