Wednesday, April 2, 2014

Chào ngày mới 3 tháng 4

{{{caption}}}
CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa, Năm 1329Nguyên Văn Tông  phái người đem bảo tỉ hoàng đế dâng cho Nguyên Minh Tông, chính thức nhượng lại hoàng vị triều Nguyên và hãn vị đế quốc Mông Cổ. Năm 1922Joseph Stalin (hình) trở thành Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1948Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman ký vào Kế hoạch Marshall, theo đó giành 5 tỷ Đô la Mỹ để viện trợ cho 16 quốc gia. Năm 1969Chiến tranh Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird thông báo Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nỗ lực "Việt Nam hóa chiến tranh". Năm 1992Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang.

Iosif Vissarionovich Stalin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Joseph Stalin)
Joseph Stalin
Иосиф Виссарионович Сталин
იოსებ ბესარიონის ძე სტალინი
{{{caption}}}
Joseph Stalin
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ 6 tháng 5, 1941 – 5 tháng 3, 1953
Phó Chủ tịch thứ nhất Nikolai Voznesensky
Vyacheslav Molotov
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
Kế nhiệm Georgy Malenkov
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ 3 tháng 4, 1922 – 16 tháng 10, 1952
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
(Quyền bí thư)
Kế nhiệm Nikita Khrushchev
Dân ủy Quốc phòng Liên Xô
Nhiệm kỳ 19 tháng 7, 1941 – 25 tháng 2, 1946
Tiền nhiệm Semyon Timoshenko
Kế nhiệm Nikolai Bulganin

Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 18 tháng 12, 1878
Gori, Tiflis Governorate, Đế quốc Nga
Mất 5 tháng 3, 1953 (74 tuổi)
Kuntsevo Dacha, Liên Xô
Quốc tịch Xô viết
Tôn giáo Không
Hôn nhân Ekaterina Svanidze
(1906-1907)
Nadezhda Alliluyeva
(1919-1932)
Con cái Yakov Dzhugashvili, Vasily Dzhugashvili, Svetlana Alliluyeva, Konstantin Kuzakov
Chữ kí Stalin Signature.svg
Lịch sử quân nhân
Chính phủ Liên Xô
Năm tham gia 1943-1953
Quân hàm Rank insignia of маршал Советского Союза.svgNguyên soái Liên Xô
(1943-1945)
Rank insignia of генералиссимус Советского Союза.svgĐại Nguyên soái Liên Xô
(1943-1953)
Chức vụ Tư lệnh tối cao
Trận chiến Thế chiến hai
(18.12.1878 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông có công lãnh đạo Liên Xô giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức, cũng như đưa Liên Xô trở thành một siêu cường thế giới.[1] Ông bị phê phán về một số sai lầm và tệ sùng bái cá nhân[2], và bị phương Tây xem là một nhà lãnh đạo độc tài[3], song nhiều người Nga vẫn coi ông là một anh hùng dân tộc với những thành tựu lãnh đạo to lớn. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga.[4]

Tiểu sử

Stalin khi còn trẻ, khoảng năm 1894, 16 tuổi
Stalin sinh ngày 21 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên GruziaIoseb Besarionisdze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi) và trở thành lãnh đạo của đảng Bolshevik tại vùng Kavkaz. Trong thời gian này, Stalin tổ chức các hoạt động bán quân sự, tuyên truyền, kích động đình công, thậm chí tổ chức cướp ngân hàng, bắt cóc tống tiền để gây tiền cho Đảng. Vụ cướp nổi tiếng nhất là vào ngày 26 tháng 6 năm 1907 tại Tiflis làm 40 người thiệt mạng, số tiền cướp được lên đến 341 ngàn rúp (trị giá hơn 3 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá hiện nay). [1]
Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Saint-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Bảo tàng về cuộc đời Stalin tại thành phố Gori
Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến công Warszawa, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.[5]
Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết."[6]. Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô.[7]
Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Ông cũng hay tự ví von mình với các vị Hoàng đế lớn trong lịch sử. Ông ngưỡng mộ Thành Cát Tư HãnAugustus - vị Hoàng đế La Mã đầu tiên đã che giấu bản chất chuyên chế của mình bằng việc từ chối ngôi vua cũng như Stalin chọn cho mình cái chức vị không chính thức nhất là Lãnh tụ. Ngoài ra, ông cũng nể phục các Sa hoàng Ivan Lôi đếPyotr Đại đế. Theo ông, một trong những sai lầm của Ivan Lôi đế là đã không diệt trừ năm gia đình quý tộc phong kiến lớn tại Nga, dẫn tới "thời kỳ lộn xộn" trong lịch sử Nga[8].

Cách mạng, Nội chiến và chiến tranh Nga-Ba Lan

Vai trò trong cuộc Cách mạng Nga năm 1917

Ngay khi trở về Saint Petersburg sau thời gian lưu đày, Stalin đã trục xuất Vyacheslav MolotovAlexander Shlyapnikov ra khỏi chức vụ tổng biên tập của tờ Pravda. Ông ta đảm nhận chức vụ để hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerenskii. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin giành thắng lợi tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin đã chuyển hướng sang ủng hộ phe Lê-nin. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin đã được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik. Khi Kerenskii hạ lệnh bắt giữ Lê-nin sau sự kiện Ngày tháng Bảy, Stalin đã giúp đỡ Lê-nin trốn thoát. Sau khi các đảng viên Bolshevik được trả tự do để bảo vệ Saint Petersburg vào tháng 10 năm 1917, Ủy ban Trung ương Đảng đã bỏ phiếu tán thành cuộc khởi nghĩa. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Stalin, Lê-nin và toàn bộ đồng chí tại Ủy ban Trung ương đã nhất trí khởi nghĩa chống lại Kerensky tạo lập nên cái ngày nay được biết đến dưới tên Cách mạng tháng 10. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông và bắt giữ toàn bộ nội các của Kerenskii.

Vai trò trong cuộc Nội chiến Nga, giai đoạn 1917–1919

Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.
Stalin được chỉ định làm Dân ủy Dân tộc lúc Petrograd bị bao vây. Nội chiến Nga bùng nổ giữa những người Nga đỏ, ý chỉ người Bolshevik do Lê-nin lãnh đạo chống lại những người Nga trắng, một liên minh của những thế lực thù địch chống Bolshevik. Lê-nin thiết lập nên Ủy ban năm người bao gồm Stalin và Leon Trotsky. Tháng 5, 1918, Lê-nin phái Stalin đến Tsaritsyn, tại đây ông gặp được hai đồng chí mà sau này giúp đỡ ông đặt sự ảnh hưởng lên toàn quân đội Xô viết là Kliment VoroshilovSemyon Budyonny.

Vai trò trong Chiến tranh Ba Lan – Xô viết giai đoạn 1919–1921

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, trong khi Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông đạt tới thời cực thịnh của đế chế Ba Lan vào năm 1722. Căng thẳng giữa 2 bên làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Là tư lệnh của chiến khu miền Nam, Stalin được lệnh nắm giữ thành phố Lviv nhằm mục tiêu tổng lực của Lê-nin là chiếm được Warszawa ở phía Bắc.
Các lực lượng của Trotsky đã giáp đấu với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920, Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc. Điều đó dẫn đến sự thất bại của quân Xô viết cả tại LvivWarszawa, mọi tội lỗi bị đẩy lên đầu của Stalin. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và bị tước mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các biểu hiện của Stalin.

Lên nắm quyền

Stalin đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh của Hồng quân tại Gruzia, tiếp theo đó ông đã nhận phải sự chống đối chính trị quyết liệt bên trong nội bộ đảng từ những người Gruzia và những người khác[9][10] Điều này đã tạo ra rạn nứt giữa Stalin và Lê-nin, vì Lê-nin có lý tưởng là mọi quốc gia bên trong Liên bang đều có quyền bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, Lê-nin vẫn xem Stalin như một liên minh trung thành, khi ông mất sự tin tưởng ở Trotsky và những đồng chí khác, ông đã quyết định trao cho Stalin nhiều quyền lực hơn. Cùng với sự trợ giúp của Lev Kamenev, Lenin đã chỉ định Stalin làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết vào năm 1922.[11] Vị trí này đã cho phép ông chỉ định nhiều người thân cận trong phe cánh của ông vào các vị trí trong chính phủ.
Lê-nin gặp cơn tai biến vào năm 1922, buộc ông gần như phải nghỉ dưỡng tại Gorki. Stalin viếng thăm ông thường xuyên, và trở thành người hỗ trợ Lê-nin với thế giới bên ngoài.[11] Cả hai tranh cãi và Lê-nin viết một chúc thư để lên án Stalin. Ông chỉ trích Stalin là một kẻ thô lỗ, tham vọng và xảo quyệt và yêu cầu Stalin nên rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư.[11] Trong lúc Lê-nin đang dưỡng bệnh, Stalin đã cấu kết với Kamenev và Grigory Zinoviev chống lại Leon Trotsky. Nhóm người này đã ngăn cản chúc thư của Lê-nin không được công bố tại Đại hội Đảng khóa 12 vào tháng 4 năm 1923.[11]
Cuộc chiến tranh Bắc phạt tại Trung Quốc được xem là đỉnh điểm của bất đồng trong chính sách đối ngoại giữa Stalin và Trotsky. Stalin dựa trên chính sách thực tiễn, bỏ qua lý tưởng cộng sản. Ông đã ra lệnh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ bỏ sự chống đối và hợp tác với Quốc Dân Đảng. Giống như Lê-nin, Stalin tin rằng Quốc Dân Đảng sẽ đánh bại phe bảo hoàng thân phương Tây và hoàn thành cuộc cách mạng nhân dân. Trong khi Trotsky lại muốn những người Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản chính thống và phản đối Quốc Dân Đảng.[12] Tuy nhiên, Tưởng nhanh chóng trở mặt và đạp bỏ những thỏa thuận trong đàm phán khi thảm sát những người Cộng sản tại Thương Hải năm 1927 trong cuộc chiến Bắc phạt.[13][14]
Stalin nhanh chóng thúc đẩy việc công nghiệp hóa và kinh tế hóa tập trung, trái với chính sách kinh tế của Lê-nin (NEP). Vào cuối năm 1927, sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ngũ cốc đã buộc Stalin chuyển đổi nền nông nghiệp sang tập thể hóa và ra lệnh tịch thu lượng ngũ cốc tích trữ của các hộ phú nông kulak.[11][15] BukharinThủ tướng Alexey Rykov phản đối chính sách mới và yêu cầu Stalin phải trở về chính sách cũ, nhưng đa phần các ủy viên trung ương đều theo phe của Stalin, nên kế hoạch thay đổi bất thành, Bukharin bị loại khỏi Bộ chính trị vào tháng 11 năm 1929. Năm sau, Rykov bị cách chức, Vyacheslav Molotov vào thay thế theo sự đề nghị của Stalin.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[7] và giải phóng nhiều nước ở Trung ÂuĐông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[16]
Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

Thảm sát Katyn

Bài chi tiết: Thảm sát Katyn
Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ thảm sát Katyn, xử tử hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan.[17] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra "tội ác Katyn".[17] Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[17] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong tay người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

Hai người con trai của Stalin

Khi Thế chiến thứ II bùng nổ, Stalin quyết định cả 2 người con trai của mình đều phải ra mặt trận cầm súng chống quân thù. Anh cả Yakov Dzhugashvili (1907-1943) đã chiến đấu trong lực lượng Pháo binh, rồi bị bắt làm tù binh trong một trận đánh không cân sức gần thành phố Smolensk cửa ngõ phía tây của nước Nga. Yakov Dzhugashvili từng được Hitler đề nghị đổi lấy Thống chế Đức Friedrich Paulus bị Hồng quân Liên Xô bắt sống tại trận Stalingrad. Stalin đã cương quyết từ chối, trong bức thư gửi Hitler ông nói: "Tôi sẽ không đổi một Thống chế lấy một binh sĩ bình thường". Yakov đã bị giết hại trong trại tù binh vào năm 1943.
Người con trai thứ 2 là Vasily Iosifovich Dzhugashvili xung phong vào Không quân, lần lượt tham gia các trận đánh then chốt của Hồng quân như trận Moskvatrận Stalingrad (nay là Volgagrad), giải phóng Belarus và Ba Lan, rồi tổng công kích quân Đức Quốc xã tại thủ đô Berlin. Trong các trận không chiến, Vasily đã bắn rơi 2 máy bay tiêm kích và cường kích của quân phát xít. Đến cuối năm 1942, ông được phong hàm Đại tá Không quân. Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, Đại tá V. Stalin được Ban lãnh đạo Bộ Tư lệnh Đặc khu Thủ đô (nay là Quân khu Moskva) đề cử giữ chức Tư lệnh Lực lượng Không quân phòng thủ Moskva. Tuy vậy, Stalin đã nhiều lần gác lại việc phong hàm tướng cho con bởi ông muốn con trai mình "phải trau dồi phẩm chất cùng tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa", và ông đã tự gạch chéo bằng mực đỏ xóa tên của Vasily trong danh sách dự kiến phong cấp tướng định kỳ. Tới năm 1946, Vasily mới được bổ nhiệm Thiếu tướng. Tới năm 1952, Stalin đã cương quyết cách chức con trai ruột sau khi xảy ra sự cố tai nạn ở sân bay Tushino vào tháng 7/1952 dù Vasily không trực tiếp tham gia sự kiện này. Sau đó ông phải chuyển về Học viện Quân sự Trung ương, trở thành một giảng viên của Khoa Huấn luyện Không quân.[18]

Thời hậu chiến

Bức tường Sắt và khối Đông Âu

Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, các lực lượng quân sự Xô Viết đã đóng quân tại Trung và Đông Âu, ở những quốc gia này, họ hỗ trợ cho các lực lượng thân Xô Viết thiết lập chính phủ. Các chính phủ phương Tây và Hoa Kỳ xem như hành động bành trướng xã hội chủ nghĩa tại châu Âu của Liên Xô, khi Churchill xem toàn bộ khu vực là một “Bức tường Sắt” và thành sân sau của Liên Xô.[19][20] Những quốc gia chủ nghĩa xã hội mới thành lập này ở Đông và Trung Âu thường được gọi là “Khối Đông Âu” hay “Khối Xô-viết”.
Khối Đông Âu cho đến năm 1989
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1949, với hiến pháp mới đẩy chủ nghĩa xã hội lên vị trí độc tôn và giúp Đảng Liên minh Xã hội (“SED”) lên nắm quyền.
Tại Hội nghị Yalta, Stalin đã hứa là sẽ tổ chức bầu cử tự do tại Ba Lan,[21] sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 1946,[22] gian lận bầu cử đã xảy ra bí mật có kiểm soát của Liên Xô để giúp những người cộng sản giành thắng lợi đa số.[23][24][25] Ngay tiếp sau đó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu kỷ nguyên quốc hữu hóa.[26]. Tại Hungary, khi Liên Xô thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa, Rákosi Mátyás được đưa lên nắm quyền, ông được xem như là “học trò xuất sắc nhất của chủ tịch Stalin”[27][28]. Rákosi áp dụng chiến thuật “sa-la-mi” bằng cách chia nhỏ các đối thủ chính trị ra như kiểu bánh sa-la-mi để tập trung quyền lực nhiều hơn cho chính phủ của ông.[29][30] Rákosi áp dụng đường lối chủ nghĩa Stalin trong chính trị kinh tế, điều này biến ông thành 1 nhà độc tài với biệt danh “sát thủ đầu hói”, chế độ của ông được xem là chế độ khắc nghiệt nhất châu Âu cho tới năm 1956, khi Rakosi bị thay thế bởi những người cộng sản ôn hòa hơn.[30][31] Xấp xỉ 350 nghìn quan chức và học giả Hungary bị thanh trừng từ giữa năm 1948 đến 1956.[30]
Trong suốt chiến tranh thế giới lần hai, Hồng Quân Xô viết đã vượt biên giới, gầy dựng và hỗ trợ cho những người cộng sản tại đây làm cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ thân Đức tại Bulgaria năm 1944.[32] Nhờ vậy mà các chỉ huy quân sự của lực lượng Hồng Quân nắm quyền lực rất cao, các lực lượng thân Liên Xô, đứng đầu là Kimon Georgiev nắm hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.[32]
Năm 1949, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Bulgari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân hungary, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Romania thành lập nên Hội đồng Tương trợ Kinh tế theo mong muốn của Stalin để làm tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Âu và làm giảm ảnh hưởng của chính sách Kế hoạch Marshal của Hoa Kỳ dành cho châu Âu,[33][34] Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan có tỏ thái độ muốn được nhận viện trợ từ chương trình Marshal mặc dù họ biết rằng họ phải đáp ứng các điều kiện như cho phép trao đổi tiền tệ và thực hiện kinh tế thị trường. Vào tháng 7 năm 1947, Stalin ra sắc lệnh buộc các chính phủ thân Xô viết phải rút khỏi Hội nghị Pa-ri bàn về chương trình Tái thiết châu Âu. Điều này đã cho thấy rõ sự thật về hậu thế chiến hai dẫn đến sự chia rẻ châu Âu thành hai phần riêng biệt.[34]
Tại Hi Lạp, Anh và Hoa Kỳ ủng hộ phe chống cộng trong Nội chiến Hy Lạp và Liên Xô đứng về phe những người cộng sản. Mặc dù vậy, Stalin từ chối về việc can thiệp sâu vào tình hình tại Hi Lạp trong khi Anh-Mỹ thì liên tục tăng cường quân đội tấn công vào Hy Lạp, kết quả là những người cộng sản Hy Lạp đã bị khối chống cộng đánh bại và chính phủ quân phiệt Hy Lạp (1947-1964) ra đời. Albania vẫn duy trì mối quan hệ với Max-cơ-va trong khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư lại nằm ở tư thế chống Liên Xô trong suốt thời gian chia rẽ giữa hai bên cho đến khi nó kết thúc vào năm 1955.

Quan hệ Trung – Xô

Mao tại lễ sinh nhật lần thứ 70 của Stalin tại Moskva, tháng 12 năm 1949
Tại châu Á, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hồng Quân đã đánh tan quân Nhật và giành quyền kiểm soát Mãn Châu, rồi đến Triều Tiên cho đến vĩ tuyến 38. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông vẫn giành được thắng lợi trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vốn được hỗ trợ rất lớn từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Quốc – Cộng dù rằng họ rất ít khi được Liên Xô hỗ trợ. Điều này đã làm xấu đi tình hình quan hệ giữa hai bên kể từ khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục.
Sự bất đồng giữa Mao Trạch Đông và Stalin đã thể hiện ngay từ lúc khởi đầu. Trong suốt Thế chiến II, Stalin đã giúp đỡ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch để chống lại quân Nhật và nhắm mắt làm ngơ để Tưởng tàn sát những người Cộng sản Trung Quốc. Nhìn chung, Stalin muốn giúp Tưởng chống Nhật để giữ hòa khí giữa hai bên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã ký hiệp ước bất tương xâm với Tưởng và yêu cầu Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc phải hợp tác với Tưởng. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không tuân theo chỉ thị này và bắt đầu cuộc chiến với Tưởng. Stalin không hề tin rằng Mao có thể đánh bại Tưởng nên ông ta đưa ra rất ít sự giúp đỡ cho Mao. Liên Xô vẫn tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với Quốc Dân Đảng của Tưởng cho đến khi Mao giành chiến thắng hoàn toàn.
Stalin cũng ủng hộ những người Thổ Hồi giáo ở Tây Trung Quốc để thành lập quốc gia riêng (Cộng hòa Đông Thổ) trong suốt nổi loạn, li khai chống Trung Hoa Dân Quốc. Ông ủng hộ lãnh đạo Cộng sản Hồi giáo Ehmetjan Qasim để chống lại các lực lượng chống cộng của Quốc Dân Đảng.
Khi Đảng Cộng sản của Mao giành được quyền kiểm soát tại đại lục và ép chính phủ Quốc Dân phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Stalin đã nhận ra vị thế mới của Mao Trạch Đông. Liên Xô nhanh chóng công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao. Đỉnh điểm của mốt quan hệ Trung – Xô thể hiện vào năm 1950 bằng Hiệp ước Đồng chí và Đồng minh. Cả hai nước cùng nhau hỗ trợ quân sự cho quốc gia đồng minh ở bắc Triều Tiên để chống lại chính phủ phía Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau vài vụ xung đột ở biên giới hai miền, cuối cùng Chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào năm 1950.

Bắc Triều Tiên

Trái với chính sách trang bị hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Nam Triều Tiên, Stalin đã viện trợ đáng kể cho quân đội Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành về cả lục quân và không quân, trong đó bao gồm các loại xe tăng T-34/85 và các cố vấn để hỗ trợ Kim Nhật Thành thực hiện mong muốn tái thống nhất phần còn lại của bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Bắc Triều Tiên mở màn cuộc chiến vào ngày Chủ nhật, 25 tháng 6 năm 1950, vượt biên giới vĩ tuyến 38, nã pháo tấn công và tràn xuống Nam Triều Tiên[35] Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên, các phi công Xô viết sử dụng máy bay của họ cất cánh từ căn cứ tại Trung Quốc để chống lại máy bay của Liên Hiệp Quốc với thành phần chủ yếu là không quân Mỹ.
Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước đã được khôi phục nhanh chóng. Tới năm 1949, sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt mức ngang bằng trước chiến tranh, sớm hơn kế hoạch gần 2 năm rưỡi. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô đã trở thành một siêu cường theo chủ nghĩa Cộng sản,[16] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.

Qua đời

Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich BulganinNikita Sergeyevich KhrushchevMoskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não. Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và được chôn tại khu nghĩa trang dành cho các nguyên thủ nước Nga (bên cạnh tường điện Kremlin).

Nhận định

Cống hiến

Các thành viên Đảng Cộng sản Vương Quốc Anh mang theo ảnh của Stalin trong một cuộc diễu hành năm 2008.
Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[7] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Thậm chí kết quả này còn bị Đảng Cộng sản Liên bang Nga cáo buộc là gian lận, rằng chính phủ Nga đã tìm cách ngăn cản để Stalin hoặc Lenin không giành được vị trí thứ nhất.[4]
Trong một cuộc thăm dò khác năm 2006, trên 35% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Stalin nếu ông vẫn còn sống[36] Chỉ có ít hơn 1/3 người Nga cho rằng Stalin là một lãnh đạo tàn nhẫn[37] 54% thanh niên Nga cho rằng Stalin có nhiều công lao hơn là tội lỗi, một nửa cho rằng ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi, 46% không cho rằng ông là người nhẫn tâm. 55% số người được hỏi mong muốn chính quyền Nga trả lại tên Stalingrad trước đây cho thành phố Volgograd.[38]
Năm 2013, nhân dịp 60 năm ngày Stalin qua đời, Trung tâm Levada đã khảo sát và kết quả có 49% người Nga coi Stalin có vai trò tích cực trong lịch sử, chỉ 32% coi ông có vai trò tiêu cực. Các chuyên gia đưa ra hai lý do: Một mặt, điện Kremlin đã âm thầm thúc đẩy hình ảnh của Tổng thống Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ giống như Stalin, người đã giữ ổn định đất nước sau những hỗn loạn của việc Đế quốc Nga sụp đổ. Mặt khác, mọi người coi trọng Stalin bởi vì họ thấy ít tự hào về tình hình nước Nga kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. "Nhận thức về Stalin là một cách để người Nga nhớ lại thời kỳ của những hành động tuyệt vời và cả những sự hy sinh có lẽ còn vĩ đại hơn thế" - nhà sử học Roy Medvedev, người đã viết một cuốn sách về Stalin nói[39].
Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệpquân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca ngợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn.[7] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[7]
Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.[40] Piter Ustinov, một chuyên gia lịch sử đã nhận xét: “Có lẽ không thể có một ai khác ngoài Stalin có thể làm được những việc như thế trong Chiến tranh: quyết liệt, mềm dẻo, nhất quán, như yêu cầu đánh thắng trong những kích cỡ phi thường như thế…”.
Báo chí Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[41]
Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua. Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi.
Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp.
Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế
—Winston Churchill
Cố tổng thống Pháp, tướng Charles de Gaulle, một trong những lãnh đạo của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh giá cao những phẩm chất cá nhân của Stalin. Trong cuốn hồi ký chiến tranh của mình, tướng De Gaulle viết: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga. Ông biết “thuần hoá” kẻ thù, không hoảng hốt khi núng thế và không say sưa với thắng lợi. Mà Ông lại là người có nhiều chiến thắng hơn thất bại…”.
Nguyên soái Xô-viết Georgi K. Zhukov, vị tướng lừng danh nhất của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì hồi tưởng:
“Ông đọc rất nhiều và biết nhiều thứ trong các lĩnh vực khác nhau. Sức làm việc đáng kinh ngạc của Ông, khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin cho phép Ông trong một ngày xem xét và thấu hiểu một khối lượng tư liệu lớn đến mức chỉ những vĩ nhân mới có thể làm được như thế. Ông làm việc nhiều, khoảng 12 đến 15 giờ trong một ngày. Tôi đã nghiên cứu Stalin như một nhà hoạt động quân sự rất kỹ càng vì tôi đã đi cùng Ông trong suốt cuộc chiến tranh. Stalin nắm chắc các vấn đề tổ chức chiến dịch mặt trận và các chiến dịch phối hợp giữa các nhóm mặt trận, và Ông chỉ huy các chiến dịch này rất bài bản, vì biết rõ các vấn đề chiến lược lớn. Trong chỉ đạo chiến tranh nói chung, Stalin được giúp đỡ bởi trí tuệ thiên phú của Ông và một linh tính rất phong phú. Ông biết tìm ra mắt xích chủ đạo trong tình huống chiến lược và nắm lấy nó, phân tích kẻ thù, tiến hành chiến dịch tấn công lớn này hay chiến dịch tấn công lớn khác. Không có gì hoài nghi nữa, Ông là một Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng”.[42]
Tượng đài Stalin trước tòa thị chính thành phố Gori, quê hương của ông.
Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”.[1] Ngày 8/12/2004, trong bài viết dài kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Stalin, Zuganov phát biểu: "Những năm gần đây trong bối cảnh đất nước suy tàn, hỗn loạn và khủng hoảng liên tiếp, sự quan tâm của mọi người trong việc suy xét đánh giá lại Stalin ngày càng tăng. Đó là sự thật ai cũng rõ."[43] Trong cuộc họp báo ngày 14/7, ông Zyuganov đã nêu ra hàng loạt những công lao mà Stalin đã lập nên đối với nước Nga và kết luận: "Nói theo cách của Thủ tướng Anh Winston Churchill, ông Stalin đã tiếp quản nước Nga với cày chìa vôi và khi ra đi đã để lại một nước Nga có vũ khí hạt nhân". Theo ý kiến của ông, người Nga hôm nay càng đánh giá cao những công lao của Stalin khi so sánh với sự khủng hoảng mà các lãnh đạo sau này như Boris YeltsinMikhail Gorbachev đã gây ra: "Người dân so sánh, cân nhắc và dĩ nhiên là ủng hộ những ai làm tăng thêm sức mạnh cường quốc của đất nước. Ngay cả khi biết rằng trong thời gian Stalin lãnh đạo đất nước, có xảy ra những vụ việc này nọ nhưng đó không phải điều họ lưu tâm, vì họ nhìn thấy ở Stalin một người yêu nước, một nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại". Ông Zyuganov cũng tỏ ý tin tưởng rằng, nếu dưới sự lãnh đạo của Stalin thì nhiều vấn nạn mà người Nga đang phải chứng kiến hôm nay (tham nhũng, tội phạm có tổ chức...) sẽ không thể xảy ra vì Stalin "có thể giải quyết nhanh gọn các vấn đề như thế chỉ trong một ngày".[44]
Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol, Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.
Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4 năm 2005:[45]
Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin
—Olga Patenkova
Nữ luật sư Larisa Tokunova sống tại vùng Viễn Đông nước Nga đã gọi Stalin là “thiên tài”, người đã đưa Liên Xô trở thành một siêu cường quốc. Bà cho biết: “Nếu chúng ta muốn quản lý để chấn hưng đất nước, thì chỉ có thể tuân theo kế hoạch của Stalin”. Doanh nhân Roman Fomin cho biết: “Họ không nên làm mờ nhạt những thay đổi to lớn mà đất nước đã đạt được. Chiến thắng mà Stalin có được là sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Nhiều người mong muốn ông lại quay trở lại"[46]
Về những biện pháp lãnh đạo khắc nghiệt và những sai lầm Stalin mắc phải, Nghị sĩ Molotov cho rằng: "Hiện nay có xu hướng ở Nga miêu tả Stalin như một người tự mãn, tự kỷ, luôn cho rằng ông nói thế nào thì mọi sự sẽ diễn ra y như thế. Làm vậy là không đúng, là vu cáo... Nếu đổ cho một mình Stalin mọi lầm lỗi như thế thì cũng có thể nói, một mình Stalin đã xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội, một mình Stalin đã chiến thắng phát xít Đức... Mỗi người trong bộ máy chính trị đều có phần trách nhiệm riêng... Nói tới vai trò của Stalin trong chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, cần thấy rằng, bản chất vấn đề không phải là ở chỗ đoán đúng hay sai ngày nổ ra chiến tranh. Bản chất vấn đề là ở chỗ, không cho Hitler vào Moskva, Leningrad hay Stalingrad. Bản chất vấn đề là ở chiến thắng chung cuộc rất vẻ vang. Và chúng ta đã làm được điều này. Trong đó có công lao to lớn của Stalin. Cần phải công bằng chứ không nên như bây giờ, đổ mọi lỗi lầm cho Stalin khi ông không còn sống nữa".[42] Nina Nesterina, quan chức chính quyền Oryol chuyên trách bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân chính trị, nói về thái độ của mình đối với Stalin: "Stalin không thực sự phải chịu trách nhiệm về các vụ đàn áp. Theo các tài liệu chính thức, các mệnh lệnh được đưa ra bởi toà án quân sự của NKDV (tiền thân của KGB)".
Zinoviev, một chính trị gia gần như cả đời chỉ phê phán Stalin và Liên Xô, nhưng gần đây khi suy ngẫm lại ông đã nói rằng: Liên Xô có được những thành tựu vĩ đại là nhờ có được sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô. Cần phải đánh giá lại những hoạt động trấn áp của Stalin những năm 1930, việc xây dựng chế độ mới thường đi kèm với cuộc đấu tranh với các thế lực chống phá. Một đất nước rộng lớn và đa sắc tộc, tôn giáo như Liên Xô thời kỳ đó luôn tồn tại nhiều mầm mống bất ổn và chia rẽ, nên rất cần những lãnh đạo đủ tài năng và sự cứng rắn (thực tế chỉ ít lâu sau khi Liên Xô sụp đổ, các cuộc chiến tranh ly khai, xung đột sắc tộc đã nổ ra khắp nơi). Sự trấn áp của Stalin, dù rằng trong đó có rất nhiều hành vi quá mức, trên thực tế cũng đã tiêu diệt những kẻ biến chất và tiềm tàng nguy hiểm cho đất nước.[43]
Bản thân Stalin cũng đoán biết trước sau khi qua đời, ông sẽ trở thành mục tiêu công kích của nhiều thế lực. Ngay từ năm 1943, ông đã nói với đồng chí của mình rằng:
"Sau khi tôi chết, sẽ có những kẻ tìm cách trút mọi thứ rác rưởi lên mộ tôi. Nhưng rồi ngọn gió của lịch sử sẽ thổi bạt tất cả những thứ rác rưởi đó đi."[47]

Sai lầm

Đảng Cộng sản
Liên Xô

КПСС.svg
Lịch sử Đảng
Tổ chức Đảng
Đại hội
Ủy ban Trung ương
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban tổ chức
Ủy ban Kiểm soát
Ủy ban Kiểm tra TW Đảng
Lãnh tụ
V. I. LeninI. V. Stalin
G. M. MalenkovN. K. Khrushchyov
L. I. BrezhnevYu. V. Andropov
K. U. ChernenkoM. S. Gorbachyov
Báo Sự thật
Đoàn Thanh niên Cộng sản
Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản
Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[16][45] Có tài liệu còn gọi ông là "Nga hoàng Đỏ".[48] Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh.
Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước và đại thanh trừng những thành phần chống đối, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã kết án tử hình 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn]
Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, nhiều triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông cưỡng bức di cư, thẩm vấn hoặc giam giữ trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây[cần dẫn nguồn]. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, đã giải mật đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Trong đó hơn 700 ngàn người bị kết án tử hình.
Những người bị thảm sát đã được Tổng thống Nga Putin cho rằng: "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."[49]
Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng:
Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[50]
Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử." Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[51] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ đã được thả ra.[51]
Nhân Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói "Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân" và "không thể tha thứ". Ông còn cho rằng thắng lợi phần lớn là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, dù vai trò lãnh đạo của Stalin cũng rất quan trọng.[52] Cũng trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 7 tháng 5, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, và nhiều người ngưỡng mộ ông ta, thì quan điểm của nhà nước Nga hiện nay cho rằng chủ nghĩa Stalin "không thể quay lại trên nước Nga".[52]
Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lênin - cho rằng Stalin là người đầu tiên gây ra và chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của Liên Xô. Bà nói:[53]
Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.

Thơ ca

Năm 1950, dưới sự chỉ đạo của Stalin, chính phủ Liên Xô đã đặt quan hệ ngoại giao và bắt đầu viện trợ vũ khí cho Việt Minh tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, hình ảnh của Stalin cũng bắt đầu được nhiều người Việt Nam biết tới. Do vậy, năm 1953, khi nghe tin Stalin qua đời, Tố Hữu đã có bài thơ Đời đời nhớ ông để tưởng niệm:
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
...[54]

Chú thích

Tham khảo

  • Applebaum, Anne (2003). Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561
  • Bideleux, Robert; Jeffries, Ian (1998). A History of Eastern Europe: Crisis and Change. Routledge. ISBN 9780203050248
  • Boobbyer, Phillip (2000). The Stalin Era. Routledge. ISBN 0767900561
  • Brackman, Roman (2001). The Secret File of Joseph Stalin: A Hidden Life. Frank Cass Publishers. ISBN 0714650501
  • Brent, Jonathan; Naumov, Vladimir (2004). Stalin's Last Crime: The Plot Against the Jewish Doctors, 1948–1953. HarperCollins. ISBN 0060933100
  • Fest, Joachim C. (2002). Hitler. Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0156027542
  • Henig, Ruth Beatrice (2005). The Origins of the Second World War, 1933–41. Routledge. ISBN 0415332621
  • Montefiore, Simon Sebag (2007). Young Stalin. Weidenfeld & Nicolson. ISBN 9780297850687
  • Murphy, David E. (2006). What Stalin Knew: The Enigma of Barbarossa. Yale University Press. ISBN 030011981X
  • Overy, R. J. (2004). The Dictators: Hitler's Germany and Stalin's Russia. W. W. Norton & Company. ISBN 0393020304
  • Nekrich, Aleksandr Moiseevich; Ulam, Adam Bruno; Freeze, Gregory L. (1997). Pariahs, Partners, Predators: German-Soviet Relations, 1922–1941. Columbia University Press. ISBN 0231106769
  • Roberts, Geoffrey (2006). Stalin's Wars: From World War to Cold War, 1939–1953. Yale University Press. ISBN 0300112041
  • Roberts, Geoffrey (2002). Stalin, the Pact with Nazi Germany, and the Origins of Postwar Soviet Diplomatic Historiography 4 (4)
  • Roberts, Geoffrey (1992). “The Soviet Decision for a Pact with Nazi Germany”. Soviet Studies (Taylor & Francis, Ltd.) 55 (2): 57–78
  • Soviet Information Bureau (1948). Falsifiers of History (Historical Survey). Moscow: Foreign Languages Publishing House. 272848
  • Department of State (1948). Nazi-Soviet Relations, 1939–1941: Documents from the Archives of The German Foreign Office. Department of State
  • Taubert, Fritz (2003). The Myth of Munich. Oldenbourg Wissenschaftsverlag. ISBN 3486566733
  • Tucker, Robert C. (1992). Stalin in Power: The Revolution from Above, 1928–1941. W. W. Norton & Company. ISBN 0393308693
  • Watson, Derek (2000). “Molotov's Apprenticeship in Foreign Policy: The Triple Alliance Negotiations in 1939”. Europe-Asia Studies (Taylor & Francis, Ltd.) 52 (4): 695–722. doi:10.1080/713663077
  • Wettig, Gerhard (2008). Stalin and the Cold War in Europe. Rowman & Littlefield. ISBN 0742555429

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Video


Đập Tam Hiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đập Tam Hiệp
长江三峡大坝
Dreischluchtendamm hauptwall 2006.jpg
Đập Tam Hiệp năm 2006
Thông tin chung
Tọa độ 30°49′48″B 111°0′36″Đ
Xây dựng
Chiều cao 101 mét (331 ft)
Chi phí xây dựng Ước tính khoảng 180 tỉ NDT (39 tỉ USD)
Chiều cao 101 mét (331 ft)
Đập Tam Hiệp, phía thượng lưu có mức nước cao, 26 tháng 7 năm 2004
Đập Tam Hiệp (Trung văn giản thể: 长江三峡大坝; phồn thể: 長江三峡大壩; bính âm: Chángjiāng Sānxiá Dàbà; Hán-Việt: Trường Giang Tam Hiệp đại bá) chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7, 2012,[1][2] khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW.[3] Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.[4][5]
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc.[6] Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.

Các thông số chính

Đập tràn chính với khu phát điện và đập làm nổi tàu ở bên phải
Đập làm nổi tàu ở bên trái, cống kép ở bên phải
Quang cảnh dọc theo đập chính ở bên phải. Đập phụ ở phía trước với đập nước cho tàu bè ngược dòng ở phía sau
Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất.[7] Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.[8]
Khu vực: Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Độ cao: 181 mét
Vốn đầu tư dự tính: 203,9 tỷ nhân dân tệ (US$24,65 tỷ) có thể lên tới US$75 tỷ
Số người phải di chuyển: 2 triệu - có thể hơn
Công suất phát điện thiết kế: 18,2 Gigawatt
Chức năng: Kiểm soát lũ lụt, phát điện, cải thiện giao thông thủy
Tọa độ: 30,82679 độ vĩ bắc, 111,00727 độ kinh đông, độ cao địa hình: 75,00 mét(30°49′48″B 111°0′36″Đ)
Vị trí của đập Tam Hiệp và các thành phố chính trên sông Dương Tử.

Mô hình đập

Bên cạnh đập là trung tâm tiếp đón có chứa mô hình của đập. Mô hình này cung cấp tổng quan về kỹ thuật tốt nhất về dự án cho người xem. Từ chỗ trưng bày này chỉ cần đi bộ rất ngắn ra ngoài đã dẫn tới một chỗ quan sát cao để nhìn toàn bộ dự án.

Các nguồn kinh phí

Lịch sử dự án

Thời gian xây dựng

  • 1993-1997: sau 4 năm khởi công sông Dương Tử bị chặn lại vào tháng 11 năm 1997.
  • 1998-2003: các tổ máy phát điện đầu tiên bắt đầu phát điện vào năm 2003, và cửa cống vĩnh cửu được mở cho giao thông thủy trong cùng năm.
  • 2004-2009: phần cuối cùng của đập đã được xây xong vào ngày 20 tháng 5, 2006. Khi các bể chứa nước bắt đầu được bơm nước, nước lụt sẽ bắt đầu chiếm chỗ các cộng đồng dân cư. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2009, khi tất cả 26 tổ máy phát (với công suất tổng cộng 18,2 GW) được lắp xong, có thể phát ra 84,7 TWh điện mỗi năm, đáp ứng khoảng một phần ba mươi nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc.[9]

Đề xuất và xây dựng dự án

Tôn Dật Tiên đã lần đầu tiên xem xét kế hoạch xây dựng đập trên sông Dương Tử vào năm 1919[10] để phát điện, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại do các hoàn cảnh và điều kiện chính trị cũng như kinh tế không thuận lợi[cần dẫn nguồn]. Đến năm 1944, công trình nghiên cứu tiền khả thi đã được giao cho một kỹ sư thành viên của Phòng Nông Nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên dự án này đã bị bỏ dở vào năm 1947. Nguyên nhân chính thức được biết đến là vấn đề tài chính, tuy nhiên trên thực tế là do những sự kiện gắn liền với cuộc cách mạng giành chính quyền của những người cộng sản Trung Quốc. Các trận lụt lội lớn đã làm sống lại ý tưởng này và chính quyền đã chấp thuận nó năm 1954 để kiểm soát lụt lội. Về sau, dự án này được các chuyên gia Liên Xô (cũ) tiếp tục thực hiện cho đến khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị rạn nứt. Trên thực tế, bắt đầu từ 1955, các nghiên cứu triển khai dự án đã được tiến hành liên tục.
Thứ trưởng Bộ điện lực Lý Duệ (李锐, Li Rui) đầu tiên cho rằng đập này cần phải đa mục đích, rằng cần phải xây dựng các đập nhỏ hơn trước cho đến khi Trung Quốc có đủ năng lực tài chính để có thể chịu được dự án tốn kém này và việc xây dựng cần được chia thành nhiều giai đoạn để có thời gian giải quyết các vấn đề kỹ thuật, theo như các nhà Trung Quốc học Kenneth Lieberthal và Michel Oksenberg.
Sau này, Lý Duệ kết luận rằng không nhất thiết phải xây dựng đập này do nó quá tốn kém. Ông cũng bổ sung thêm rằng đập nước sẽ làm ngập lụt nhiều thành thị và đất nông nghiệp màu mỡ, làm cho các vùng lưu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử bị ngập lụt thảm họa trong quá trình xây dựng và không giúp ích nhiều cho vận tải thủy. Các quan chức tỉnh Tứ Xuyên cũng chống lại việc xây dựng do Tứ Xuyên nằm ở thượng nguồn sẽ phải gánh chịu nhiều phí tổn trong khi tỉnh Hồ Bắc ở hạ nguồn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Lâm Nhất Sơn (林一山, Lin Yishan), chủ nhiệm văn phòng quy hoạch lưu vực Dương Tử, là người chịu trách nhiệm của dự án thì lại cổ vũ cho việc xây dựng đập[11][12]. Sự lạc quan của ông về việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật đã được đẩy đi xa hơn vào năm 1958 do điều kiện chính trị thích hợp và sự ủng hộ của Chủ tịch nước khi đó là Mao Trạch Đông, là người muốn Trung Quốc có đập thủy điện lớn nhất thế giới, theo Lieberthal và Oksenberg. Các phê phán đã bị cấm đoán, nhưng sự trì trệ đã sinh ra từ cuộc Đại nhảy vọt đầy thảm họa và đã kết thúc các công việc chuẩn bị vào năm 1960[cần dẫn nguồn].
Ý tưởng lại hồi sinh vào năm 1963 như một phần của chính sách mới để xây dựng "mặt trận thứ ba" của công nghiệp tại tây nam Trung Quốc. Nhưng Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã nổ ra năm 1966 và trong năm 1969 sự e ngại rằng đập có thể bị Liên Xô (khi đó bị coi là kẻ thù) phá hoại đã góp phần trì hoãn việc xây dựng. Năm 1970, dự án lại được tiếp tục trở lại với Cát Châu Bá, một đập nhỏ hơn về phía hạ lưu, nhưng nó cũng nhanh chóng gặp phải các vấn đề kỹ thuật phức tạp và chi phí đã vượt quá dự toán giống như đối với đập Tam Hiệp xét theo thang độ của từng công trình.
Cải cách kinh tế bắt đầu năm 1978 đã nhấn mạnh nhu cầu về điện năng để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp đang lớn mạnh, vì thế Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc xây dựng năm 1979. Nghiên cứu khả thi đã được tiến hành trong các năm 1982 - 1983 để xoa dịu lượng người chỉ trích ngày càng tăng, những người cho rằng dự án này đã không được dựa trên đầy đủ các nghiên cứu về kỹ thuật, xã hội hay môi trường. Trong những năm thập niên 1980, người Mỹ đã quay trở lại tham gia dự án. Các nghiên cứu khả thi tiếp theo đã được tiến hành từ năm 1985 đến 1988 bởi liên doanh Canada quốc tế của dự án quản lý sông Dương Tử, một côngxoócxiom của 5 hãng công nghệ Canada.
Theo Lieberthal và Oksenberg[13], các lãnh đạo của Trùng Khánh cũng đột ngột yêu cầu là độ cao của đập cần nâng một cách đáng kể đến mức nó có thể làm hỏng dự án và giải phóng họ khỏi gánh nặng của các chi phí. Độ cao mới và yêu cầu về nghiên cứu tin cậy hơn bằng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã sinh ra nghiên cứu khả thi mới vào năm 1986.
Nhà sinh thái học, viện sĩ Hầu Học Dục (侯学煜, Hou Xueyu) là một trong số ít người từ chối không ký vào báo cáo môi trường vì cho rằng nó đã báo cáo sai sự thật về các lợi ích môi trường thu được nhờ đập này và đã đánh giá không đúng phạm vi ảnh hưởng tới môi trường cũng như thiếu các giải pháp cụ thể cho các lo ngại về môi trường[14].
Những nhà hoạt động vì sinh thái môi trường trong nước và quốc tế bắt đầu phản đối gay gắt hơn. Các luật gia về nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch tái định cư[15]. Các nhà khảo cổ học cũng e ngại do sự nhấn chìm của một lượng lớn các di tích lịch sử. Nhiều người đã nói về việc mất đi của một trong những kỳ quan đẹp nhất thế giới[cần dẫn nguồn].
Có không ít các kỹ sư tỏ ý không tin tưởng rằng đập thực sự sẽ đạt được các mục đích đề ra. Nhà báo/kỹ sư Đái Tình đã xuất bản cuốn sách gồm các chỉ trích nghiêm khắc của các nhà khoa học Trung Quốc đối với dự án này[14]. Tuy thế rất nhiều công ty xây dựng nước ngoài vẫn tiếp tục thúc ép chính quyền của họ ủng hộ về tài chính do việc xây dựng với hy vọng thắng thầu[cần dẫn nguồn].

Phê chuẩn dự án

Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh
Đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế, Quốc vụ viện Trung Quốc vào tháng 3 năm 1989 đã đồng ý hoãn kế hoạch xây dựng này lại trong 5 năm. Tuy nhiên, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, chính quyền đã cấm các tranh cãi về con đập này, kết tội các chỉ trích của nước ngoài là thiển cận hay có ý đồ làm suy yếu chính quyền cũng như bắt giam Đái Tình và nhiều người chỉ trích khác.
Thủ tướng Lý Bằng đã vận động cho việc xây dựng đập này và đưa nó đến quyết định cuối cùng tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 4 năm 1992 mặc dù 1/3 số đại biểu bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống. Đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ từ cơ quan mà thông thường rất nhanh chóng thông qua các đề nghị của chính phủ. Quyết định xây dựng công trình đập Tam Hiệp được chính thức thông qua tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc vào ngày 3 tháng 4 năm 1992 với 1.767 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 664 phiếu trắng.
Việc tái định cư được tiến hành ngay sau đó và những sự chuẩn bị về vật chất đã bắt đầu năm 1994. Trong khi chính phủ tập trung thu hút công nghệ, dịch vụ, tài chính từ phía nước ngoài thì các lãnh đạo lại dành cho các hãng Trung Quốc công nghệ và các hợp đồng xây dựng.
Các vụ bê bối tham nhũng đã gây nhiều điều tiếng đối với dự án này. Người ta cho rằng các nhà thầu đã thắng thầu nhờ đút lót và sau đó đã bớt xén thiết bị và vật liệu để rút bóp các quỹ dành cho xây dựng[cần dẫn nguồn]. Người ta đồn rằng chủ tịch tập đoàn phát triển kinh tế Tam Hiệp đã mua bán các công việc tại công ty ông ta, rút các khoản tiền từ các khoản vay có liên quan đến dự án và biến mất vào tháng 5 năm 2000[cần dẫn nguồn]. Các viên chức của Uỷ ban tái định cư Tam Hiệp đã bị bắt vì tội tham ô các quỹ của chương trình tái định cư vào tháng 1 năm 2000.
Nhiều hạng mục trong dự án có chất lượng tồi tệ đến mức thủ tướng Chu Dung Cơ đã phải ra lệnh bỏ đi vào năm 1999 sau khi một loại các tai nạn lớn đã xảy ra, bao gồm cả sập cầu[cần dẫn nguồn]. Chu Dung Cơ, một người đã từng chỉ trích dự án này rất gay gắt, thông báo rằng các quan chức có "một núi trách nhiệm trên đầu họ". Cùng thời gian này, các rạn nứt đáng kể đã xuất hiện trong đập. Để bù đắp lại các chi phí xây dựng, các quan chức của dự án đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch vận hành đã được thông qua bởi Quốc hội là làm đầy hồ chứa nước sau 6 năm chứ không phải 10 năm. Để phản ứng lại, 53 kỹ sư và viện sĩ đã kiến nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân hai lần vào nửa đầu năm 2000 để làm chậm việc làm đầy hồ chứa nước cũng như việc tái định cư dân chúng trong vùng cho đến khi các nhà khoa học có thể xác định có hay không việc hồ chứa nước cao hơn gây ra các vấn đề về trầm tích. Tuy nhiên, việc xây dựng vẫn cứ được tiếp tục tiến hành.

Tranh cãi xung quanh đập này

Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu, 26 tháng 7 năm 2004

Chi phí

Thông báo chính thức cho rằng dự án này sẽ tiêu tốn trong phạm vi 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, người ta cho rằng dự án này chi phí nhiều hơn tất cả các dự án xây dựng khác trong lịch sử, với ước tính không chính thức là 75 tỷ USD hoặc cao hơn[cần dẫn nguồn]. Cũng lưu ý rằng con số ước tính này ($75 tỷ) đã loại bỏ các khoản tham nhũng, các tổn thất trong hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn thất môi trường.

Tăng chênh lệch giàu nghèo

Các chỉ trích coi con đập chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của các nhà công nghiệp phần bờ biển phía đông do ở đây họ có nhu cầu cao về điện năng. Không may là điều này lại dựa trên phí tổn của hàng triệu người đã bị đưa ra khỏi những vùng đất trồng trọt chủ yếu. Góp phần làm cho tình hình xấu hơn là các đền bù tái định cư không hợp lý (do các quan chức tham nhũng đã bớt xén các khoản này), số lượng người tái định cư về tổng thể là không ước tính được cũng như các khu đất mới của họ là xấu hơn[cần dẫn nguồn].

Môi trường

Thủy điện là một nguồn năng lượng có thể hồi phục được mà không sinh ra các chất thải, mặc dù có những chứng cứ mới cho rằng các đập nước có thể sinh ra một lượng lớn cacbon điôxít và một khối lượng đáng kể khí mêtan1 do các hoạt động của vi sinh vật trong các hồ chứa nước.
Các đập nước theo bản chất tự nhiên của chúng làm biến đổi hệ sinh thái và đe dọa một số loài sinh vật trong khi lại hỗ trợ cho một số loài khác. Cá heo sông Dương Tử là một ví dụ đang trên đà tuyệt chủng và sẽ bị mất môi trường sinh sống do con đập này[16][17].
Trong khi việc chặt hạ cây cối của khu vực để xây dựng làm tăng khả năng xói mòn thì việc ngăn chặn các trận lũ lụt không kiểm soát được sẽ làm giảm xói mòn trong một chu kỳ dài hơn.

Khu vực văn hóa và cảnh quan thiên nhiên

Hồ chứa nước dài 600 km (370 dặm) sẽ làm ngập khoảng 1.300 địa chỉ khảo cổ và tiêu diệt vẻ đẹp huyền thoại của Tam Hiệp. Các di tích văn hóa và lịch sử đã phát hiện đang được di chuyển tới những vùng đất cao hơn nhưng ngập lụt của Tam Hiệp sẽ bao phủ nhiều di tích tiềm ẩn chưa phát hiện ra.

Giao thông thủy

Đập Tam Hiệp, cửa cống để cho tàu bè qua lại đập, tháng 5 năm 2004.
Việc đưa vào sử dụng các cửa cống tàu bè có thể sẽ làm tăng vận tải đường sông từ 10 đến 50 triệu tấn hàng năm, với chi phí vận chuyển giảm khoảng 30 - 37%. Vận tải thủy cũng sẽ an toàn hơn, do các hẻm núi này đã rất lừng danh trong lịch sử về độ nguy hiểm cho vận tải. Các chỉ trích thì cho rằng lượng bùn lớn sẽ lấp đầy các cảng chẳng hạn Trùng Khánh trong vài năm dựa trên cơ sở các chứng cứ từ các dự án đập nước khác[cần dẫn nguồn].

Kiểm soát ngập lụt

Hồ chứa nước dung tích 22 km³ (28,9 tỷ khối theo thước Anh) sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng các chỉ trích thì tin rằng sông Dương Tử sẽ bổ sung thêm trung bình khoảng 530 triệu tấn bùn vào hồ trên một năm và nó sẽ nhanh chóng không còn tác dụng trong việc ngăn chặn lũ lụt[18]. Việc tăng thêm trầm tích vào hồ có thể làm tăng mức nước lũ vốn đã cao tại Trùng Khánh.
Tổ chức Probe International[19] cho rằng đập nước này không có tác dụng ngăn chặn lũ lụt, do bị mất đi các cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như sự mất đi của 13.000 km² hồ (có tác dụng làm giảm bớt đi sự ngập lụt) do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được.

Các rủi ro tiềm ẩn

Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.
Trong báo cáo hàng năm [20] tới Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng những người Đài Loan là "những người đề xuất các cú đánh vào đại lục dường như hy vọng rằng các đe dọa đối với dân cư đô thị Trung Quốc hay các mục tiêu có giá trị như đập Tam Hiệp sẽ làm giảm bớt sự áp bức quân sự của người Trung Quốc." Ý nghĩ cho rằng giới quân sự Đài Loan có thể tìm cách tiêu hủy đập Tam Hiệp đã gây ra phản ứng giận dữ từ các phương tiện thông tin đại chúng của đại lục. Tướng Liu Yuan của Giải phóng quân nhân dân đã phát biểu [21] trên China Youth Daily rằng giải phóng quân nhân dân cần "nghiêm túc trong việc bảo vệ chống lại những đe dọa từ những kẻ khủng bố Đài Loan". Mặc dù có tuyên bố của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Thái Minh Hiền về sự ngược lại, phần lớn các nhà phân tích cho rằng người Đài Loan không có khả năng mà cũng không tìm kiếm các công nghệ để ném bom đập Tam Hiệp vì những đe dọa của Bắc Kinh về việc đáp trả bằng lực lượng quân sự áp đảo.
Trong tháng 9 năm 2004 Thời báo Trung Quốc (China Daily) thông báo rằng một lực lượng vũ trang lớn đã được triển khai tại khu vực này để chống lại cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra[cần dẫn nguồn], nhưng không nói rõ về những kẻ muốn tấn công đập.
Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập2; đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập KatseLesotho.

Truyền tải điện năng

Phân phối điện năng của nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không chỉ nằm trong giới hạn của Hệ thống lưới điện trung tâm Trung Quốc (bao trùm các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây). Thay vì điều này, điện năng cũng sẽ được truyền tải về phía tây tới Trùng Khánhlưới điện Tứ Xuyên cũng như theo các tuyến khác về khu vực bờ biển phía đông và đông nam. Trong khi điện năng được truyền tải tới Trùng Khánh và Tứ Xuyên thông qua hệ thống đường dây 500 kV AC thì công nghệ HVDC (điện cao thế một chiều) sẽ được sử dụng cho việc phân phối về phía đông. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp-Trường ChâuHVDC Tam Hiệp-Quảng Đông, sẽ truyền tải điện năng về phía đông (tới khu vực Thượng Hải) và phía nam (tới tỉnh Quảng Đông).
Sản xuất điện hàng năm
Năm Số lượng
tổ máy
GWh
2003 6 8.607
2004 11 39.155
2005 14 49.090
2006 14 49.250
2007 21 61.600
2008 26 80.812 [22]
2009 26 79.470 [23]
2010 26 84.370 [24]
2011 29 78.290 [25]
2012 32 98.100 [26]
Tổng cộng 29(32) 628.744

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ “三峡工程最后一台机组结束72小时试运行”. ctg.com.cn. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ “Three Gorges underground power station electrical and mechanical equipment is fully handed over production” (bằng tiếng Trung). China Three Gorges Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “三峡工程左右岸电站26台机组全部投入商业运行” (bằng tiếng Trung). China Three Gorges Project Corporation. 30 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2008.
  4. ^ “:: Three Gorges reservoir raises water to target level”. Xinhua. 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ “Final Turbine at China's Three Gorges Dam Begins Testing”. Inventor Spot. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Lin Yang (12 tháng 10 năm 2007). “China's Three Gorges Dam Under Fire”. Time. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009. “The giant Three Gorges Dam across China's Yangtze River has been mired in controversy ever since it was first proposed” See also: Laris, Michael (17 tháng 8 năm 1998). “Untamed Waterways Kill Thousands Yearly”. Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009. “Officials now use the deadly history of the Yangtze, China's longest river, to justify the country's riskiest and most controversial infrastructure project – the enormous Three Gorges Dam.” and Grant, Stan (18 tháng 6 năm 2005). “Global Challenges: Ecological and Technological Advances Around the World”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009. “China's engineering marvel is unleashing a torrent of criticism. [...] When it comes to global challenges, few are greater or more controversial than the construction of the massive Three Gorges Dam in Central China.” and Gerin, Roseanne (11 tháng 12 năm 2008). “Rolling on a River”. Beijing Review. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009. “..the 180-billion yuan ($26.3 billion) Three Gorges Dam project has been highly contentious.”
  7. ^ “Three Gorges Dam Project — Quick Facts”. ibiblio.org. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  8. ^ “三峡水库:世界淹没面积最大的水库 (Three Gorges reservoir: World submergence area biggest reservoir)”. Xinhua Net. 21 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2008.
  9. ^ “Three Gorges Dam to be completed nine months ahead of schedule: developer”. People's Daily Online. 2 tháng 5, 2006. Truy cập 29 tháng 5, 2006.
  10. ^ “Three Gorges Dam”. China culture mall trading group inc. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ “Gørild Heggelund, ''Environment and Resettlement Politics in China: The Three Gorges'', Ashgate Publishing, Ltd. - 2004 - Political Science - 294 trang, trang 23-24”. Books.google.com.vn. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ Institute for Technology in the Tropics thuộc Đại học Khoa học ứng dụng Cologne[liên kết hỏng]
  13. ^ “Kenneth Lieberthal & Michel Oksenberg, ''Policy Making in China: Leaders, Structures, and Processes'', 1988, Political Science, 464 trang, nhà in Đại học Princeton, trang 285”. Books.google.com.vn. 26 tháng 4 năm 1979. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  14. ^ a b “''Yangtze! Yangtze!'' của Đái Tình (戴晴, Dai Qing), chương 19- Phỏng vấn Hầu Học Dục, bản tiếng Anh trực tuyến”. Threegorgesprobe.org. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ Human Rights Watch[liên kết hỏng]
  16. ^ encarta.msn.com
  17. ^ “epochtimes.com”. En.epochtimes.com. 22 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  18. ^ Chương 11: Sedimentation Analysis (Phân tích trầm tích hóa) của Philip B. Williams trong Damming the Three Gorges do Margaret Barber và Gráinne Ryder chủ biên.
  19. ^ “Three Gorges Dam Project”. Threegorgesprobe.org. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  20. ^ www.defenselink.mil
  21. ^ “news.bbc.co.uk”. news.bbc.co.uk. 14 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  22. ^ “中国电力新闻网――电力行业的门户网站”. Cepn.sp.com.cn. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009.
  23. ^ “国家重大技术装备”. Chinaequip.gov.cn. 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
  24. ^ “峡—葛洲坝梯级电站全年发电1006.1亿千瓦时”.
  25. ^ “Three Gorges Project Generates 78.29 Bln Kwh of Electricity in 2011”.
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên autogenerated4

Tham khảo

  1. New Scientist report on greenhouse gas production by hydroelectric dams.
  2. Topping, Audrey Ronning. Environmental controversy over the Three Gorges Dam. Earth Times News Service.
  3. article by ABB on use of HVDC-technology for distribution of power generated at the Three Gorges Dam

Liên kết ngoài

(tiếng Anh)

No comments:

Post a Comment