Tuesday, April 22, 2014

Chào ngày mới 23 tháng 4

Tập tin:Naval Ensign of the People's Republic of China.svg

CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 4  Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Sách Thế giới, ngày Chủ quyền quốc gia và Trẻ em tại Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Síp, ngày Anh văn Liên Hiệp Quốc.  Năm 1920Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập tại Ankara, nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại bắt đầu. Năm 1949Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (hình) được thành lập tại Thái Châu, Giang Tô trong bối cảnh Quốc-Cộng nội chiến. Năm 1967 – Tàu vũ trụ Soyuz 1 của Liên Xô được phóng vào quỹ đạo, đem theo nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov. Năm 1993 – Người dân Eritrea bỏ phiếu ủng hộ độc lập từ Ethiopia với đa số áp đảo trong một cuộc trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc giám sát.

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
中国人民解放军海军
Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Hiệu kỳ Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Hoạt động kể từ tháng chín 1950
Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Quy mô 250,000 người
14 Tàu khu trục
28 Tàu frigate
3 SSBN
5~7 SSN
56 SSK
58 tàu đổ bộ
~80 tàu chiến duyên hải (hỏa tiễn)
27 Tàu đổ bộ lớn
31 Tàu đổ bộ vừa
200+ fast attack craft
Tham chiến Nội chiến Trung Quốc
Hải chiến Hoàng Sa
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Chống lại hải tặc Somalia
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện thời
Đô đốc Ngô Thắng Lợi
Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hay Hải quân Trung Quốc (giản thể: 中國人民解放軍海軍; phồn thể: Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân Hải quân) là lực lượng hải quân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Trước thập niên 1990, Hải quân Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa; phát triển nhanh chóng, đến nay bao gồm thêm 35.000 Hải quân Biên phòng và 56.000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56.000 quân thuộc Lực lượng Hải quân Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ và các trực thăng trên các chiến hạm.

Lịch sử

Năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố "để chống bọn đế quốc xâm lược, ta cần có một hải quân hùng mạnh.". Năm sau, vào tháng 3 năm 1950, trường Sĩ quan Hải quân được thành lập tại Đại Liên với đa số huấn luyện viên người Nga. Tháng 9 cùng năm, Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc chính thức thành lập, quân số khởi đầu chọn từ các lực lượng hải quân địa phương trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu tại Khương Yển (nay đặt tại Thái Châu, thuộc tỉnh Giang Tô). Lực lượng này thoạt đầu chỉ là một nhóm chiến hạm ô hợp tịch thu của Trung Hoa Quốc Dân đảng, và hai năm sau tăng cường thêm lực lượng không chiến. Giống như tổ chức quân đội chung, các chính ủy đều được đưa vào mỗi chiến hạm để nắm chắc các hạm trưởng.
Đến năm 1954, số cố vấn hải quân Liên Xô tăng lên đến 2.500 người – tỉ lệ một cố vấn Liên Xô cho 30 quân nhân hải quân Trung Quốc – và Liên Xô bắt đầu viện trợ các loại chiến hạm tối tân hơn. Với viện trợ của Liên Xô, năm 1954-1955, Hải quân Trung Quốc tổ chức lại thành ba hạm đội. Các chức vụ và cấp bậc sĩ quan hải quân cũng được thành lập từ đội ngũ sĩ quan lục quân. Ban đầu, việc chế tạo các chiến hạm nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng về sau, Trung Quốc tiến dần từ việc bắt chước chế tạo theo mẫu thiết kế các chiến hạm Liên Xô, đến có thể tự thiết kế và chế tạo chiến hạm các loại. Từng có một thời, quan hệ hai bên mật thiết đến độ có cả bàn tính dự định tổ chức một hạm đội chung cho cả hai hải quân Xô-Trung.
Tuy cũng trải qua những biến động chính trị của thập niên 1950 và 1960, Hải quân Trung Quốc không bị ảnh hưởng nặng nề như Lục quân hoặc Không quân. Dưới thời lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, Hải quân vẫn được đầu tư khá nhiều trong những năm nghèo đói sau Đại nhảy vọt. Trong Cách mạng Văn hóa, tuy một số chính ủy, tư lệnh đầu não bị truất quyền, và một số lực lượng hải quân được sử dụng để đàn áp cuộc bạo loạn tại Vũ Hán tháng 7 năm 1967, nhưng nói chung Hải quân Trung Quốc ít bị dính líu vào các biến động đang xảy ra trên toàn quốc vào thời điểm đó. Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc đóng thêm chiến hạm, huấn luyện thủy thủ và tu bổ các hạm đội.

Hải quân Trung Quốc tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Thanh Đảo
Đến thập niên 1970, khi ngân sách quốc phòng dành cho hải quân lên đến 20% ngân sách quốc gia, thì Hải quân Trung Quốc phát triển vượt bực. Lực lượng tàu ngầm thông thường tăng vọt từ 35 đến 100 chiếc, các phóng pháo hạm có khả năng bắn tên lửa tăng từ 20 lên đến 200 chiếc, và các chiến hạm loại lớn và các chiến hạm yểm trợ loại tuần dương cũng được chế tạo thêm. Hải quân Trung Quốc cũng đóng thêm tàu ngầm loại xung kích và loại chiến lược phóng tên lửa với máy chính chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu ngầm loại này đều có tầm hoạt động rất xa.
Đến thập niên 1980, dưới thời Tư lệnh Lưu Hoa Thanh, Hải quân Trung Quốc trở thành một lực lượng hải quân đáng kể trong khu vực, có khả năng tuần tiễu khá xa lãnh hải. Tuy nhiên, mức độ phát triển có phần chậm hơn thập niên trước đó. Các nỗ lực hiện đại hóa chú trọng nhiều hơn vào trình độ kỹ thuật và học vấn của thủy thủ. Đồng thời, sách lược hành quân biên phòng và cơ cấu lực lượng được chỉnh đốn và đặt trọng tâm vào các hoạt động tuần dương (blue-water operations) hơn tuần duyên (coastal defense), ngoài ra Hải quân Trung Quốc còn đẩy mạnh các chương trình huấn luyện hành quân hỗn hợp giữa các lực lượng tàu ngầm, chiến hạm, hải quân không chiến, và các lực lượng duyên phòng. Bằng chứng cho khả năng hoạt động tầm xa của Hải quân Trung Quốc đã tăng trưởng: (a) cuộc trục vớt một tên lửa liên lục địa (ICBM) năm 1980 do một hạm đội gồm 20 chiến hạm hành quân đến Tây Thái Bình Dương, (b)một số hành quân hải hành dài ngày trên biển Đông (Nam Hải) năm 19841985, (c) hai chiến hạm Trung Quốc thăm giao hữu ba nước thuộc vùng Ấn Độ Dương năm 1985. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển tầm hoạt động, Hải quân Trung Quốc cũng phát triển thêm về khả năng phóng tên lửa từ các chiến hạm và tàu ngầm. Năm 1982 Hải quân Trung Quốc bắn thử thành công một phi đạn bắn từ tàu ngầm. Hải quân Trung Quốc cũng chế tạo thành công một số tên lửa loại hạm-đối-hạm, hạm-đối-đất, đất-đối-hạm, và không-đối-hạm.

Tuần dương hạm Cáp Nhĩ Tân, Soái hạm, Hạm Đội Bắc Hải

Hiện tại

Kế hoạch và ưu tiên chiến lược

Trong vài năm gần đây, Hải quân Trung Quốc trở nên quan trọng vì có sự thay đổi trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Các mối đe dọa chiến lược bao gồm giao tranh với Hoa Kỳ, hoặc tranh chấp với Nhật hay Đài Loan, hoặc giao tranh tại Trường Sa. Trong sách lược hiện đại hóa hải quân nói chung, một trong những ưu tiên dài hạn là cải tổ và phát huy Hải quân Trung Quốc thành một Hải quân Viễn dương (远洋海军, blue-water navy).
Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng Hải quân Trung Quốc dự định chế tạo hoặc mua một hàng không mẫu hạm, nhưng ý tưởng này có vẻ không được ưu tiên so với những nhu cầu hiện đại hóa khác. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng nếu Trung Quốc không hiện đại hóa cả lực lượng hải quân, thì hàng không mẫu hạm không những có cũng vô dụng, mà còn tốn hao lây vào những chi phí khác của quân đội. Nhận đình này có vẻ được sự đồng tình ủng hộ của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Trung Quốc hiện đã mua được hàng không mẫu hạm Varyag hạng Kuznetsov, hiện đang cập bến tại Đại Liên, và họ có thể tân trang và đưa vào hoạt động, hoặc dùng để huấn luyện phi công cất cánh và đáp trên biển.
Tháng 6 năm 2005, có nguồn tin trên mạng loan báo Hải quân Trung Quốc dự định sẽ chế tạo một hàng không mẫu hạm trị giá 30 tỉ nhân dân tệ (362 triệu US$), với trọng tải 78.000 tấn và do hãng đóng tàu Giang Nam đóng. Nguồn tin này bị Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận.

Thay đổi lớn trong thế kỷ 21

Hải quân Trung Quốc đã bước vọt trong những năm gần đây khi họ quyết định mua loại khu trục hạm Sovremenny và mua tàu ngầm Kilo của Nga. Hai khu trục hạm Sovremenny đầu tiên được trang bị tên lửa chống chiến hạm loại SS-N-22, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc vượt âm 3M-80E. Theo các nhà nghiên cứu quốc phòng Tây phương, loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm. Hai khu-trục hạm kế tiếp sau đó được trang bị loại SS-N-26 Yakhont tối tân hơn, và nhiều chiến hạm trang bị loại tên lửa này đang được xây thêm.
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng có những bước tiến lớn. Các tàu ngầm hạng Kilo có khả năng hoạt động rất im lặng, và được trang bị hai loại vũ khí mới nhất: tên lửa chống chiến hạm loại Klub, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc dưới âm 3M-54E1, và tên lửa thủy lôi loại VA-111 Shkval có tốc độ trên 320 km/giờ và tầm hoạt động 7,5 km. Tất cả các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, kể cả loại Kilo, đều được trang bị loại máy hoạt động không cần không khí, có nằm chờ rất lâu dưới biển để đột kích kẻ thù.
Kỹ thuật đóng tàu của hải quân Trung Quốc nay cũng tiến rất xa qua sự giúp đỡ của Nga, và các khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc sử dụng trang bị nội hóa có chất lượng không kém so với tiêu chuẩn phương Tây, với ra đa loại AEGIS và sườn tàu thiết kế kiểu chống ra đa.

Các hoạt động

Tháng 9 năm 2005, phát ngôn viên quân sự Bộ Quốc phòng Nhật thông báo một số chiến hạm Hải quân Trung Quốc gồm một tuần dương hạm trọng tải 23.000 tấn, một khu trục hạm hạng Sovremenny trọng tải 7.940 tấn, một hộ tống tên lửa trọng tải 6.000 tấn, hai hải phòng hạm hạng Giang Hồ I (江湖, Jianghu I-class) trọng tải 1.702 tấn đã có mặt tại khu dầu khí Chunxiao (người Nhật gọi Shirakaba). Đây là nơi từng xảy ra tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật.[1]
Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 11 năm 2007, Hải quân Trung Quốc tập trận tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức phản đối hoạt động này, do phía Trung Quốc đã không tôn trọng bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông, và khu vực này thuộc lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động trong biển Đông

Hải quân Trung Quốc với các trang thiết bị cực kỳ hiện đại, vũ lực hùng hậu[cần dẫn nguồn] như bắn vào ngư dân Việt Nam làm vỡ tàu, chết người hoặc bắn và bắt cóc các tàu cá của ngư dân gặp nạn hoặc tránh bão trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam cho là còn thuộc chủ quyền Việt Nam làm chết người và bắt giam đòi tiền chuộc một cách có hệ thống[2], đồng thời cướp đoạt toàn bộ phương tiện đánh bắt cá và sản phẩm đánh bắt của ngư dân Việt Nam, rồi đưa ra tòa phạt vi cảnh,và gần đây nhất là hành động vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của VN, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.[3]. Đặc biệt, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn muốn biển Đông nằm trong quyền kiểm soát của mình. [4]

Các hạm đội

Lực lượng tác chiến của Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội:
Hạm đội Bắc Hải
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. Hạm đội này có khu vực trách nhiệm vùng vịnh Bột HảiHoàng Hải. Soái hạm của hạm đội nầy là khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân, thuộc loại trang bị tên lửa có điều khiển (guided-missile destroyer - DDG).
Hạm đội Đông Hải
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Ninh Ba, thuộc tỉnh Chiết Giang. Hạm đội nầy có khu vực trách nhiệm vùng Đông Hải. Soái hạm là tuần dương hạm J302 Sùng Minh Đảo.
Hạm đội Nam Hải
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông. Hạm đội nầy có trách nhiệm kiểm soát vùng Nam Hải. Soái hạm là tuần dương hạm AOR/AK 953 Nam Xương.
Hạm đội Nam Hải là lực lượng trực tiếp giao tranh với Hải quân Việt Nam trong những cuộc tranh chấp lãnh hải vào các thập niên 1970 và 1980.

Trang bị

Tàu sân bay

Khu trục hạm (Destroyer)

  • 4 Khu trục hạm 956/ 956EM Hạng Sovremenny  ; Trọng tải 7940 tấn
  • 1 Khu trục hạm 051B hạng Luhai (Lữ Hải)  ; Trọng tải 6100 tấn
  • 2 Khu trục hạm 051C hạng Luzhou (Lữ châu) :Trọng tải 7100 tấn
  • 2 Khu trục hạm 052b hạng Luyang (Lương) : Trọng tải 6500 tấn
  • 5 Khu trục hạm 052C hạng Luyang II (Lương) : Trọng tải 7000 tấn
  • Tổng cộng: 14 chiếc

Khinh hạm (Frigate)

  • 2 tàu Loại 052 hạng Luhu (Lữ Hộ)  ; Trọng tải: 4800 tấn
  • 11 tàu loại 051 Lớp Luda (Lữ Đại) Trọng tải: 3960 tấn
  • 13 tàu Loại 054A Lớp JiangkaiII (Giang Khải), Trọng tải: 4053 tấn
  • 2 tàu Loại 054 Lớp JiangkaiI (Giang Khải), Trọng tải: 4300 tấn
  • Tổng cộng: 28 chiếc hiện dịch

Tàu hộ vệ tên lửa (Corvette)

  • 10 tàu Loại 053H3 Lớp Jiangwei II (Giang Vỹ) Trọng tải: 2393 tấn
  • 4 tàu Loại 053H2G Lớp Jiangwei (Giang Vỹ) Trọng tải: 2393 tấn
  • 21 tàu Loại 053 Lớp Jianghu (Giang Hộ) trọng tải: 1,925
  • Tổng cộng: 35 chiếc

Tàu tên lửa (Guided Missile Boats) 65 tàu

  • 6 tàu Loại 037-II Lớp Houjian Trọng tải 520 tấn
  • 30 tàu Loại 343M Houxin (Hậu tần) trọng tải 478 tấn
  • 83 tàu Loại 021 Lớp Houbei (Hồ bắc) Trọng tải 220 tấn
  • tổng số: 119

Tàu ngầm

SSBN (Ballistic Missile Nuclear Submarine)

    • Loại 092 - Lớp Hạ Xia-class – 01 chiếc, trọng tải 7000 tấn
    • Loại 094 - Lớp Tấn Jin-class – 04 chiếc, trọng tải 9000 tấn

SSN (Nuclear Attack Submarine)

    • Loại 091 - Lớp Hán Han-class – 04 chiếc, trọng tải 5500 tấn
    • Loại 093 - Lớp Thượng Shang-class – 04 chiếc, trọng tải 7000 tấn

SSK (Diesel-Electric Attack Submarine)

    • Loại 039 - Lớp Tống Song-class – 14 chiếc, gồm: 01 tàu loại 039 số hiệu 320 (dừng hoạt động năm 1998); 03 tàu loại 039G (314, 321322); 10 tàu loại 039G1 (315, 316, 318, 323, 324, 325, 327,…).
    • Lớp Kilo Kilo-class – 12 chiếc, gồm: 02 tàu loại 877EKM (số hiệu: 364, 365); 02 tàu loại 636 (số hiệu: 366, 367) ; 08 tàu loại 636M – (số hiệu: 368, 369, 370, 371, 372, 373, 374, 375).
    • Loại 041 - Lớp Nguyên Yuan-class – 02 chiếc (số hiệu: 330,...).
  • Loại 031 -Lớp Golf -1 chiếc
    • Loại 033 - Lớp Romeo Romeo-class – 06 chiếc.
    • Loại 035G - Lớp Minh Ming-class – 17 chiếc.
  • SSG (Guided Missile Submarine) – phát triển từ loại 033 - 01 chiếc.
  • DSRV (Salvage Submarine) – 01 chiếc.
Trong nhiều tài liệu, tư liệu về Hải quân Trung Quốc trên phương tiện truyền thông, việc bố trí và số lượng các tàu ngầm của Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải hoàn toàn không thể hiện.

Tàu đổ bộ

  • LST
    • Loại 072 - Lớp Vũ Khang (Yukan) – 07 chiếc.
    • Loại 072-II - Lớp Vũ Đình (Yuting) – 11 chiếc.
    • Loại 072-III - Lớp Vũ Đình (Yuting) – 08 chiếc.
    • Lớp Sơn (Shan) LST-1 – 03 chiếc.
  • LSM
    • Loại 073-II - Lớp Vũ Đảo (Yudao) – 01 chiếc.
    • Loại 073-III - Lớp Vũ Đăng (Yudeng) – 01 chiếc.
  • APA (attack transport)
    • Lớp Hùng Sa (Qiongsha) – 04 chiếc.
    • Lớp Hùng Sa (Qiongsha AH) – 02 chiếc.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

Soyuz 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Soyuz 1
Huy hiệu nhiệm vụ
Soyuz-1-patch.png
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Soyuz 1
Kiểu tàu vũ trụ Soyuz 7K-OK
Khối lượng tàu 6.450 kg (14.200 lb)
Số phi hành gia 1
Tín hiệu gọi Рубин (Rubin - "Hồng ngọc")
Tên lửa phóng Soyuz
Bệ phóng Bệ phóng Gagarin, Sân bay vũ trụ Baikonur[1]
Ngày giờ phóng 23 tháng 4, 1967 00:35:00 UTC
Địa điểm hạ cánh 51,13°B 57,24°Đ
Hạ cánh 24 tháng 4, 1967 03:22:52 UTC
Thời gian bay 1ng/02:47:52
Số lượng quỹ đạo 18
Điểm viễn địa 223 km (139 mi)
Điểm cận địa 197 km (122 mi)
Độ cao quỹ đạo 88,7 phút
Độ nghiêng quỹ đạo 50,8°
Hình phi hành đoàn
Soviet Union-1964-stamp-Vladimir Mikhailovich Komarov.jpg
Vladimir Komarov
Các nhiệm vụ liên quan
Nhiệm vụ trước đó Nhiệm vụ tới
Voskhod-2 patch.svg Voskhod 2 Soyuz 2
Soyuz 1 (tiếng Nga Союз 1, tiếng Việt dịch là Liên Hợp 1) là tên của một con tàu vũ trụ có người lái của chương trình không gian của Liên bang Xô viết và được phóng vào quỹ đạo vào ngày 23 tháng 4 năm 1967, đem theo một nhà du hành vũ trụ Vladimir Mikhaylovich Komarov, người đã bị chết trong khi tàu vũ trụ đang bay trở về Trái Đất. Đây là thảm họa trong khi bay đầu tiên trong lịch sử của các chuyến bay không gian. Bắt đầu vào 03:35 theo giờ địa phương, đây cũng là cuộc phóng đầu tiên của một tàu vũ trụ có người lái được thực hiện vào ban đêm.[cần dẫn nguồn]

Phi hành đoàn

Phi hành đoàn dự phòng

Bối cảnh

Soyuz 1 là tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trong thế hệ tàu không gian Soyuz 7K-OKtên lửa Soyuz, được thiết kế như là một phần của chương trình Mặt Trăng của liên bang Xô Viết. Đây cũng là chuyến bay vào không gian có người lái duy nhất trong vòng hai năm, và là chuyến bay có người lái đầu tiên sau sự ra đi của người thiết kế chính các chương trình không gain Sergey Korolyov. Komarov được phụ trách lái tàu Soyuz 1 bất chấp những thất bại trước đó của các thử nghiệm các con tàu không có người lái 7K-OK, Cosmos 133Cosmos 140. Nỗ lực lần thứ ba để kiểm tra chuyến bay cũng thất bại; chuyến bay đã loại bỏ một phần không hoạt động của hệ thống đào thoát khi phóng, khiến cho một tên lửa nổ tung trên đường bay. Hệ thống đào thoát đã thành công trong việc đưa phi hành đoàn ra khỏi nguy hiểm.[2]
Trước khi phóng, các kỹ sư của tàu Soyuz 1 được cho là đã báo cáo 200 lỗi thiết kế cho các lãnh đạo đảng cộng sản, nhưng những quan ngại của họ "đã bị các áp lực chính trị nhằm tổ chức một loạt các kỳ công nhằm kỷ niệm ngày sinh của Lenin phớt lờ."[cần dẫn nguồn] Người ta vẫn không biết rõ mức độ của những tác động của nhu cầu phải tiếp tục phải tiếp tục qua mặt Hoa Kỳ trong Cuộc chạy đua Không gian và chuyến bay của Xô Viết lên Mặt Trăng, hay lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ thất bại trong chương trình không gian với thảm họa Apollo 1, lên việc quyết định thực hiện chuyến bay.[cần dẫn nguồn]
Những người đặt ra kế hoạch ban đầu dự định phóng một tàu vũ trụ Soyuz thứ hai lên quỹ đạo vào ngày tiếp theo, đem theo ba nhà du hành vũ trụ - Valery Fyodorovich Bykovsky, Yevgeny Vassilyevich Khrunov, và Aleksei Stanislavovich Yeliseyev - hai trong số đó theo kế hoạch sẽ thực hiện các chuyến đi bộ không gian để chuyển sang tàu Soyuz 1.[cần dẫn nguồn]

Chi tiết chuyến bay

Tàu Soyuz 1 được phóng vào ngày 23 tháng 4, 1967 vào lúc 00:32 UTC từ Sân bay vũ trụ Baykonur, đánh dấu sự kiện phi hành gia Komarov trở thành người đầu tiên của Liên Xô bay hai lần vào không gian.
Các trục trặc bắt đầu nhanh chóng sau khi phóng khi một tấm pin mặt trời của Soyuz 1 không thể mở ra, dẫn tới sự thiếu hụt năng lượng cho các hệ thống của con tàu vũ trụ. Các vấn đề sau đó với máy xác định sự định hướng khiến việc điều khiển con tàu trở nên phức tạp. Ở quỹ đạo thứ 13, hệ thống tự động ổn định hóa đã hoàn toàn ngưng hoạt động, còn hệ thống điều khiển bằng tay lại không thật sự hiệu quả.
Vào thời điểm này, nhóm phi hành gia của tàu Soyuz thứ hai đã thay đổi nhiệm vụ chính của họ, tự chuẩn bị cho chuyến khởi hành tiếp theo sẽ bao gồm thêm công việc sửa tấm pin năng lượng mặt trời của Soyuz 1. Tuy nhiên mưa nặng hạt ở Baikonur đã khiến cho sự khởi hành không thể diễn ra. Người ta tin rằng, trong thực tế, tàu Soyuz 2 chưa bao giờ được phóng lên bởi các trục trặc phức tạp mà Soyuz 1 gặp phải trong quỹ đạo.[cần dẫn nguồn]
Sau báo cáo của Komarov tại quỹ đạo thứ 13, trưởng nhóm điều khiển chuyến bay quyết định ngừng nhiệm vụ và yêu cầu phi hành đoàn cố gắng quay trở lại bầu khí quyển. Sau khi bay được 18 quỹ đạo quanh Trái Đất, Soyuz 1 bắn tên lửa đẩy để hạ quỹ đạo và quay trở về bầu khí quyển khi bay qua phía trên lãnh thổ Liên Xô một lần nữa, mặc dù phi công có rất ít quyền điều khiển. Bất chấp tất cả các khó khăn kỹ thuật tới lúc đó, Komarov vẫn có thể đã tiếp đất an toàn. Tuy nhiên, cây dù chính đã không bung ra do một cảm biến áp suất bị lỗi mà không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Komarov thử tự tay kích hoạt máng trượt dự trữ, nhưng nó trở nên rối rắm vì vướng dù, đã có nhưng không sử dụng được. Kết quả là, nó rớt xuống Trái Đất (tại Orenburg Oblast của Nga) gần như không được thắng, với tốc độ khoảng 40 mét / giây (145 km/giờ). Các tên lửa đẩy lùi lẽ ra đã có thể bắn để làm chậm lại sự hạ cánh. Thay vào đó, khi xảy ra va chạm, đã có một vụ nổ và lửa cháy lớn đã bao quanh khoang tàu. Nhân dân địa phương đổ xô vào để cố gắng kéo nó ra. Dù vậy, Komarov đã chết trong vụ va chạm.
Theo một số bản báo cáo (rất suy đoán), Komarov đã mắng các kỹ sư và thành viên trong đoàn bay.[3] Một cuộc kiểm tra được tiến hành với tàu vũ trụ Soyuz thứ hai, Soyuz 2, cho thấy lỗi tương tự với hệ thống dù, có thể làm banh xác cả bốn nhà du hành nếu chuyến bay được tiến hành. Nhiệm vụ chính của Soyuz 1 và 2 được cáng đáng sau này bởi Soyuz 4Soyuz 5.[cần dẫn nguồn]
Komarov được an táng theo nghi lễ nhà nước, và tro sau khi hỏa táng được chôn tại nghĩa địa bức tương Kremlinquảng trường Đỏ, Moskva. Một số nguồn tin cho rằng các nhân viên điều khiển chuyến bay đã cho Komarov biết trước khi trở về bầu khí quyển rằng ông sẽ nhận được nghi thức này.[cần dẫn nguồn]

Gia tài các khó khăn kỹ thuật

Không như những tàu vũ trụ chở người khác vào thời gian đó, tàu Soyuz chưa bao giờ thành công trong các chuyến bay thử nghiệm không có người - tất cả các chuyến bay trước đó đều gặp lỗi kỹ thuật. Yuri Gagarin là phi công dự phòng của Soyuz 1, đã biết về các lỗi này cũng như áp lực từ Bộ chính trị để tiến hành chuyến bay. Ông cố gắng "bật" Komarov ra khỏi nhiệm vụ, biết rằng các lãnh đạo Xô viết không muốn liều lĩnh một anh hùng dân tộc trên chuyến bay.[cần dẫn nguồn]
Trước khi bay, các kỹ sư của Soyuz 1 được cho là đã báo cáo 200 lỗi thiết kế lên các nhà cầm quyền, nhưng những lo lắng của họ "bị lấn át bởi áp lực chính trị về một loạt các kỳ tích không gian nhân kỷ niệm sinh nhật Lênin."[4] Không rõ rằng bao nhiêu phần của áp lực này đến từ sự cần thiết phải đánh bại Mỹ trong cuộc đua vũ trụ và Xô viết sẽ có người lên Mặt Trăng đầu tiên, hay để tận dụng sự lùi lại của chương trình không gian của Mỹ do thảm họa tàu Apollo 1. Thảm họa Soyuz 1 làm lùi lại việc phóng Soyuz 2Soyuz 3 tới ngày 25 tháng 10, 1968. Lỗ hổng 18 tháng này, cùng với vụ nổ tên lửa N-1 không chở người vào 3 tháng 7, 1969 làm hỏng kế hoạch của Liên Xô trong việc đưa người lên Mặt Trăng.[cần dẫn nguồn]
Một chương trình Soyuz cải tiến hơn nhiều đã được nảy sinh từ sự trì hoãn dài mười tám tháng này, tương tự, về nhiều mặt, như sự cải tiến của dự án Apollo từ sau thảm họa Apollo 1. Mặc dù nó đã không thể tới Mặt Trăng, Soyuz đã được chuyển mục đích từ trung tâm của chương trình Mặt Trăng thành trung tâm của chương trình trạm không gian.[cần dẫn nguồn]

Dẫn chứng

Liên kết ngoài

Tọa độ: 45°55′B, 63°20′Đ

No comments:

Post a Comment