Wednesday, April 23, 2014

Chào ngày mới 24 tháng 4

Tập tin:TuthmosisIII.JPG

CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Hòa hợp tại Niger, ngày Kí ức diệt chủng tại Armenia, ngày Cộng hòa tại Gambia.  Năm 1479 TCN – Pharaon Thutmosis III (hình) được cho là bắt đầu trị vì. Năm 1184 TCN – Theo truyền thống, Thành Troia thất thủ trước người Hy Lạp. Năm 1192 – Việc xây dựng cầu Lư Câu tại Trung Đô của Đại Kim được hoàn thành. Năm 1800 - Tổng thống Mỹ John Adams ký sắc lệnh Act of Congress, trong đó có kèm một điều khoản thành lập Thư viện Quốc hội Mỹ. Năm 1914 - James FranckGustav Ludwig Hertz trình bày bằng văn bản Thí nghiệm Franck - Hertz cho Hội Vật lý học Đức. Năm 1990 - Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA được phóng lên không gian.

Thutmosis III

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thutmose III
Tuthmosis III, “Manahpi(r)ya” trong các thư Amarna
Pharaông của Ai Cập (chi tiết...)
TuthmosisIII.JPG
Tượng Thutmosis III tại Luxor
Trị vì 1479 TCN - 1425 TCN
Tiền nhiệm Hatshepsut
Kế nhiệm Amenhotep II
Thông tin chung
Vợ
Hậu duệ
Tên riêng
G39 N5
<

G26 ms nfr xpr

>

Thutmose Neferkheperu
Thoth is born, beautiful of forms
Tên ngai
M23 L2
<

ra mn xpr

>

Menkheperre
Lasting is the Manifestation of Re[3]
Tên Horus Kanakht Khaemwaset
E1
D40
N28 m S40 t
O49

Mighty Bull, Arising in Thebes
Tên Nebty hai quý bà Wahnesytmireempet
V29 sw t i i ra
Z1
mi m Q3 X1
N1

Enduring in kingship like Re in heaven
Horus Vàng Sekhempahtydsejerkhaw
sxm F9
F9
D45
N28
Z3

Powerful of strength, holy of diadems
Hoàng tộc Triều đại thứ 18
Thân phụ Thutmosis II
Thân mẫu Iset
Mất 1425 TCN
Ai Cập
An táng KV34, Thung lũng các vị vua
Thutmosis III (còn gọi là Thutmose hoặc Tuthmosis III, nghĩa là Con của Thoth) là vị pharaông thứ sáu của triều đại thứ 18. Trong 22 năm đầu cai trị của Thutmosis, ông đồng trị vì với mẹ kế là pharaông Hatshepsut[4]. Ông đã được Hatshepsut phong làm võ tướng.
Sau khi Hatshepsut qua đời và Thutmosis trở thành pharaông duy nhất của vương quốc, ông đã gầy dựng một đế quốc Ai Cập rộng lớn chưa từng thấy; hơn 17 cuộc chinh phạt lẫy lừng được khởi xướng, và ông xâm chiếm NiySyria tới ghềnh thứ tư của sông NilNubia. Ông thân chinh đi đánh đông dẹp bắc lâu dài hơn và đạt được nhiều thắng lợi hơn cả những danh tướng xuất sắc vào thời kỳ cổ đại như Alexandros Đại ĐếJulius Caesar[5]. Phần lớn tư liệu cho là Thutmosis III ở ngôi 54 năm, từ 24 tháng 4 năm 1479 tới 11 tháng 3 năm 1425 TCN, và đồng trị vì với Hatsheput trong 22 năm đầu. Trong hai năm cuối đời, ông đồng cai trị với vua con Amenhotep II. Khi qua đời, ông được chôn cất ở Thung lũng các vị vua.
Là một thiên tài chiến thuật và chiến lược, ông được xem là vị vua - chiến binh vĩ đại nhất, là thống soái kiệt xuất nhất trong lịch sử Ai Cập, là một trong những vị Đại Danh tướng (Great Captain) đầu tiên trong lịch sử thế giới. Ông là người có công gầy dựng nên lực lượng Hải quân chinh chiến đầu tiên trong thế giới cổ đại, và tiến hành cải cách lực lượng Quân đội Ai Cập cổ đại. Triều đại của ông được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quân sự và chủ nghĩa đế quốc của toàn bộ vùng Đông Địa Trung Hải.[5]

Gia đình

Thutmosis III là con trai của Pharaong Thutmosis IIIset (cũng được gọi là Isis). Bởi cậu bé là con trai duy nhất của Pharaong, nên cậu sẽ trở thành người kế vị trực tiếp sau khi vua cha; dù vậy, cậu không phải là con của chính cung hoàng hậu nên câu khó thể nối ngôi[6]. Tới giúp đỡ chức vụ của cậu, cậu phải cưới con gái của Thutmosis II[7]. Nó có tồn tại những giả thuyết là người mà Thutmosis cưới là Neferure hay Merytre-Hatshepsut II, nhưng trong bằng chứng xưa đó thì không chắc chắn bằng chứng họ cưới và trong bằng chứng của Merytre-Hatshepsut nó thì nghi ngờ cô ta không phải là con gái của Hatshepsut.
Bất chấp việc đó, vì Thutmosis III lên kế vị khi cậu còn quá nhỏ, nên Hatshepsut trở thành nhiếp chính, rồi lại đồng cai trị với cậu, và một thời gian ngắn sau đó, bà xưng danh hiệu vua pharaong. Vào khoảng 22 năm cai trị đầu, Thutmosis nắm quyền hành rất ít ở đế chế, Hatshepsut nắm vương quyền và lấy prenomen là Maatkare. Theo luật lệ Ai Cập cổ đại, chỉ duy nhất một vị pharaong có được các loại tên hiệu. Triều đại bà khá thành công và rõ rệt bởi sự tiến bộ. Khi cậu đến tuổi trưởng thành, cậu được bà trao chức vụ Tổng tư lệnh quân đội. Sau cái chết của Hatshepsut, Thutmosis III cai trị nước Ai Cập trong khoảng hơn 30 năm, đến hai năm trị vì cuối, ông đồng cai trị với con trai. Ông qua đời sau khi trị vì được 54 năm[8].
Thutmosis đã cưới Neferure và hai bà vợ khác. Sat-jah sinh hạ cho ông cậu con trai đầu, Amenemhet, nhưng cậu mất trước vua cha[9]. Người kế vị ông, Amenhotep II là con trai của Metryre-Hatshepsut II, người mà một số nhà sử học hiện đại không cho là con gái của Hatshepsut[9].

Liên tục mở rộng bờ cõi

Bản đồ Đế quốc Ai Cập vào thế kỉ XV TCN
Thutmosis III là một trong những vị Đại Danh tướng của thế giới cổ đại. Ông quả là một Alexandros Đại Đế của nền văn minh Ai Cập. Là một vị vua trí thức đồng thời là một danh tướng, ông là vị thống soái vĩ đại nhất trong suốt chiều dài lịch sử Ai Cập từ cổ chí kim.[10] Theo văn kiện cổ, ông đã xua quân đánh chiếm 350 thành phố trong triều đại ông và ông nhiều lần chinh phạt vùng Cận đông cổ đại từ Euphrates tới Nubia trong 17 chiến dịch được biết đến của ông. Ông là Pharaông đầu tiên sau Thutmosis I băng qua sông Euphrates, trong chiến dịch của ông tới Mitanni. Các chiến dịch của ông được tin là được ghi nhận trên bức tường tại đền AmunKarnak, và được ghi nhận trong bộ thư tịch Urkunden IV. Với những chiến tích hiển hách của ông, không có vị danh tướng nào ở thời cổ đại (kể cả Alexandros Đại Đế và Julius Caesar[5]) đánh nhiều trận hơn ông. Là một nhà chiến lược tài tình, sáng suốt, ông khát vọng được dân tộc Ai Cập trở thành bá chủ của thế giới. Có người nói vị vua - chiến binh thành Thebes này là "Napoléon của Ai Cập", nhưng quan điểm này thực sự là không đúng và nói thẳng ra thì ông tài ba hơn Napoléon, với những chiến tích lẫy lừng của ông.[10] Và, nhờ có những chiến thắng vang dội của ông, gầy dựng nên một Đế quốc Ai Cập rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Syria tới Nubia và Canaan. Pharaông Thutmosis III đã nhiều lần thu phục được kẻ thù.
Ngay từ khi mới lên đích thân chấp chính ở ngoài đôi mươi, ông đã là một vị thống soái giàu kinh nghiệm. Thật không lạ gì khi năm cái tên hiệu của người chiến binh xuất sắc này (trong truyền thống, mọi pharaon đều phải có năm cái tên hiệu này) đều thể hiện sức mạnh quân sự.[10] Người ta biết nhiêừ về tài điều binh khiển tướng của ông không chỉ vì những chiến công vang lừng của ông, nhưng cũng nhờ viên tướng lĩnh Quân đội Ai Cập khi đó là Thanuny - ông này đã ghi chép về triều đại của ông và những cuộc chinh phạt của ông. Lý do chính để pharaông Thutmosis III có thể chinh phạt vô số vùng đất như thế, là nhờ vào việc cải tiến và thay đổi lớn lao những loại vũ khí quân đội. Ông chỉ phải chạm trán với một vài sự chống đối không đáng kể ở các vương quốc láng giềng, do đó ông dễ dàng mở mang bờ cõi Vương quốc. Quân đội ông cũng có mang các tàu thuyền trên vùng đất khô.

Kiến trúc thời Thutmosis III

Kết thúc chiến tranh, Thutmosis III cho xây nhiều công trình kiến trúc. Tiêu biểu là ông đã cho xây dựng trên 50 ngôi đền Karnak, mặc dù vài ngôi đền trong số đó giờ đã mất và chỉ được biết thông qua ghi chép. Ông cũng cho xây dựng rất nhiều mộ quý tộc, và các ngôi mộ này được xây dựng khéo léo hơn trước. Triều đại Thutmosis tro thấy sự phát triển thịnh vương của nền điêu khắc, tranh vẽ, và hình khắc kết hợp xây dựng, nhiều trong số đó đã phát triển từ thời Hatshepsut.

Chú thích

  1. ^ Dodson, Aidan. Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames and Hudson. p132. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RoyalFamilies_p132.
  3. ^ Clayton, Peter. Chronicle of the Pharaohs, Thames & Hudson Ltd., 1994. p.104
  4. ^ Partridge, R., 2002. Fighting Pharaohs: Weapons and warfare in ancient Egypt. Manchester: Peartree. Pages:202/203
  5. ^ a ă â Egypt's most brilliant commander
  6. ^ Joyce Tyldesley, Hatschepsut: The Female Pharaoh,p. 75, Viking, 1996
  7. ^ Steindorff, George; and Seele, Keith. When Egypt Rulers The East. p.40. University of Chicago, 1942
  8. ^ Tyldesley, op. cit., p.95
  9. ^ a ă Lipińska, Jadwiga. "Thutmose III," p.403. The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt. Ed. Donald Redford. Vol. 3, pp.401-403. Oxford University Press, 2001.
  10. ^ a ă â Richard A. Gabriel, Thutmose III: The Military Biography of Egypt's Greatest Warrior King, các trang 3-4.

Xem thêm

Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment