Monday, April 14, 2014

Chào ngày mới 15 tháng 4

Tập tin:Titanic southhampton.jpg

CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa tiết Thái Dương (sinh nhật Kim Nhật Thành) tại Triều Tiên.  Năm 1865Gia Định báo được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ . Năm 1912 – Tàu khách RMS Titanic (hình) chìm sau khi đụng vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Năm 1952 – Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress của hãng Boeing thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Năm 1989 – Một cuộc tụ tập nhỏ diễn ra tại khu vực bia kỉ niệm Anh hùng Nhân dân tại Bắc Kinh nhằm tưởng nhớ Hồ Diệu Bang, khởi đầu Sự kiện Thiên An Môn. Năm 1994 – Đại diện 124 quốc gia và Cộng đồng Châu ÂuHiệp định Marrakesh về việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Gia Định báo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gia Định báo
Gia Định báo.jpg
Trang bìa một số của Gia Định báo
Người sáng lập Trương Vĩnh Ký / Ernest Potteaux
Tổng biên tập Trương Vĩnh Ký
Thành lập 1865
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Trụ sở Gia Định[cần dẫn nguồn]
Gia Định báo (嘉定報) là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt mới có cơ hội phổ biến trong dân chúng.

Lịch sử

Sau khi Trương Vĩnh Ký trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi đấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký đã từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 [1] mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Đến năm 1897, Gia Định báo chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn nhắc lại một cứ liệu xác định Gia Định báo tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910 [2].
Sau "Gia Định báo", nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo tư nhân khác ở Nam Kỳ thuộc địa như Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910).

Phát hành và nội dung

Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Gia Định báo có khổ 25x32cm và giá 0,97 đồng/tờ. Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Báo ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không cố định, khi thì thứ ba, thứ tư, lúc lại thứ bảy. Số trang của Gia Định báo cũng không cố định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang.
Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ. Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội... Sau khi Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Gia Định báo được thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích... Ông đề ra ba mục đích cho tờ báo: Truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học và khuyến học trong dân. Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa.
"Cũng như một số văn sĩ sinh ra ở miệt vườn phương Nam, nhà báo họ Trương chủ trương dùng một thứ chữ dễ dãi, như tiếng nói thường ngày, không một chút chải chuốt, sang sửa, viết như nói, không hoa mỹ, cầu kỳ, nhưng có ý thức giữ gìn sự trong sáng, phong phú của ngôn ngữ dân tộc, nhưng không dung tục, thực dụng, ngôn ngữ vỉa hè, văn chương cống rãnh, mà là ngôn ngữ của những người bình dân tự trọng, có văn hóa." [3]

Đánh giá

Bước đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của thực dân Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử... Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa. Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.

Chú thích

  1. ^ "Bếp núc" tờ Gia Định báo Trần Nhật Vy - Chính trị Xã hội - Phóng sự Ký sự - Tuổi Trẻ Online 21/06/2011 03:11 (GMT + 7)
  2. ^ Gia Định Báo: những giá trị vẫn còn sau 140 năm trên Tuổi Trẻ Online, Lam Điền, 26/12/2005 08:59 (GMT + 7)
  3. ^ Giàng Xênh, SGGP, 140 năm trước lần đầu tiên xuất hiện báo tiếng Việt, đăng lại trên Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, 2005

Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment