Monday, July 14, 2014

Chào ngày mới 15 tháng 7

Church of the Holy Sepulchre.jpg
CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Sinh nhật Sultan tại Brunei.  Năm 649 – Thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Cao Tông. Năm 1099Cuộc thập tự chinh thứ nhất: Các binh sĩ Cơ Đốc giáo chiếm Nhà thờ Mộ Thánh (hình) tại Jerusalem từ tay Đế quốc Fatima Hồi giáo. Năm 1916William Boeing hợp thành tổ chức Công ty Sản phẩm Hàng không Thái Bình Dương tại Seattle, Hoa Kỳ, tiền thân của hãng Boeing. Năm 1922Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập trong một cuộc họp tại phủ Tokyo, đương thời là một chính đảng bất hợp pháp. Năm 2003AOL Time Warner giải thể Netscape, Quỹ Mozilla được thành lập nhằm đảm bảo Mozilla có thể tồn tại mà không cần Netscape.

Sultan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sultan (tiếng Ả Rập: سلطان Sultān) là một tước hiệu chỉ định nhà vua được dùng ở các xứ nơi Hồi giáo là quốc giáo, và có nhiều ý nghĩa qua các đời. Ban đầu sultan là một danh từ trừu tượng trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "sức mạnh", "quyền lực" hoặc "sự thống trị". Vào khoảng năm 1000 sultan trở thành vương hiệu và đến khoảng năm 1250 thì được dùng rộng rãi ở nhiều nước châu Áchâu Phi.
Theo các từ điển Anh-Việt hay Pháp-Việt (như ở đây), sultan được dịch là "vua Thổ Nhĩ Kỳ" (The Sultan), hay "Vua (của một số nước Hồi giáo)". Ngoài ra, nhiều tài liệu cũng dịch chức này là "quốc vương", "hoàng đế", "Hồi vương"...
Một lãnh thổ do sultan cai trị theo tiếng Ả Rập gọi là sultanat (tiếng Ả Rập: سلطنة). Các thứ tiếng như Anh, Pháp cũng dùng theo danh từ này, phát âm chệch đi đôi chút. Theo các từ điển Anh-Việt, "sultanate" nghĩa là "ngôi vua ở các nước Hồi giáo", có tài liệu khác ghi "sultanat" là "Hồi quốc".
Tại đế quốc Ottoman, mẹ của một sultan đang trị vì được gọi là valide sultan, có thể dịch là hoàng thái hậu.
Những nữ hoàng cai trị các sultanat được gọi là sultana. Những người vợ của sultan cũng được gọi là sultana. Nhưng theo ý kiến của một số người, chỉ có những hoàng hậu, hoàng phi nào giúp chồng lo việc trị nước mới được gọi là sultana.

Lịch sử

Vị sultan đầu tiên

Vào khoảng năm 900, đế quốc Abbas, có lãnh thổ trải từ Trung Á đến Bắc Phi, bị suy yếu. Các khalip đứng đầu đế quốc này chỉ còn thực quyền ở thủ đô Bagdad và một ít đất đai khác. Khắp nơi, các tổng đốc đổi các tỉnh thành các nước độc lập, và thôn tính lẫn nhau. Các tổng đốc này thường được gọi là êmia. Lại có các êmia cai quản các địa hạt cấp nhỏ hơn, như một, hai thành trì. Các êmia nhỏ này thường phải khéo ngoại giao và khéo chọn phe để tồn tại.
Khoảng năm 940, loạn lớn, nhà Abbas tưởng đã mất ngôi. Lúc bấy giờ có 3 anh em họ Buya đứng lên dẹp loạn, tái lập lại uy quyền của khalip ở các tỉnh trung ương, đại khái vùng IraqIran. Người trẻ nhất trong 3 anh em à Ahmad ibn Buway chiếm được thủ đô Bagdad năm 945 và được phong tước « amîr al-umarâ’ » (êmia của các êmia), cũng hay gọi là « đại êmia ». Từ đó họ Buya nắm quyền chính trong triều và trở thành một triều đại truyền được hơn 100 năm, nối nhau áp chế các khalip.
Tranh "Mahmud và Ayaz"
Sultan Mahmud của Ghazni mặc áo đỏ, bắt tay giáo trưởng Ayaz. Đứng bên phải ông là Shah Abbas I, trị vì khoảng 600 năm sau. Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, Tehran, Iran.
Xuất xứ từ một tỉnh của đế quốc Abbas, tiếp nối theo nhà Samani, đế quốc Ghaznavi ở một phần của Trung Á, IranẤn Độ chuyển sang một giai đoạn bành trướng mạnh dưới thời Mahmud của Ghazni (997 - 1030). Vị quốc trưởng này tỏ ý không thần phục nhà Buya, nên không muốn mang tước hiệu êmia. Ông ta cũng không muốn tranh chức khalip [1], nên đã chọn cho mình một vương hiệu mới là sultan.

Nhà Đại Seljuk

Những năm cuối đời, Mahmud của Ghazni đã phải chật vật đối phó với họ Seljuk nổi lên trong lãnh thổ. Họ này, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Togrul Beg, đã chiếm được phần lớn đế quốc Ghaznavi vào năm 1040. Sau đó, Togrul Beg tiến về phương tây, chiếm trọn lãnh thổ nhà Buya và thay nhà này kềm chế các khalip. Ông và các hậu duệ mang tước hiệu sultan, đóng đô ở Isfahan, nhân danh khalip truyền mệnh lệnh cho các êmia.

Vài triều đại kế tiếp

Họ Seljuk không thống nhất được lâu. Họ phân chia thành các nước lớn nhỏ, trong số đó vua vài nước cũng xưng là sultan như nhà Seljuk của Tiểu Á (1077 - 1307) hay nhà Seljuk của Hamadan (1118 - 1194).
Một triều đại xưng sultan nổi tiếng kế tiếp là nhà Ayyub. Nhà này do Salah ad-Din, mệnh danh Saladin Khôn Ngoan khởi đầu ở Ai Cập năm 1169. Ông nhận lệnh của khalip từ Bagdad và thống lĩnh nhiều êmia chiến tranh với Thập Tự Quân.
Trong các thế kỷ kế tiếp, thêm nhiều nước đã có vua xưng sultan, từ Maroc phía tây cho đến các tiểu quốc ở Indonesia phía đông. Gần Việt Nam đã có những sultanPhilippines, Malaysia, Thái LanVân Nam. Họ cùng tước hiệu này để biểu trưng sự gắn bó của họ với đạo Hồi, và cũng thường với hàm ý tôn trọng khalip.
Năm 1383, khalip bóng mờ của Cairo phong chức sultan cho Murad I của đế quốc Ottoman đang mạnh lên; các vua Ottoman trước đó chỉ là êmia hay bey - nhỏ hơn sultan. Một trường hợp đặc biệt, các sultan của đế quốc Ottoman, từ năm 1517 trở đi, thường kiêm xưng luôn tước hiệu khalip.

Những vị "nữ sultan"

Vị nữ sultan đầu tiên cai trị trên danh nghĩa của chính mình (trước đó đã có những người mẹ nhiếp chính cho các sultan còn thơ ấu) có lẽ là Sultana Razya (1236 - 1240) thuộc nhà sultan Mamluk ở Bắc Ấn. Bà đã kiến lập nhiều trường học, hàn lâm viện, trung tâm nghiên cứu, và thư viện công cộng. Bà không cho mọi người gọi bà là sultana mà phải gọi sultan. Theo bà, chỉ có các hậu, phi vợ của sultan mới là sultana.
Chand Sultana, tức Chand Bibi đã làm nhiếp chính cho xứ của chồng là xứ Bijapur từ năm 1580 đến năm 1590. Sau đó bà lại làm nhiếp chính cho quê hương bà là xứ Ahmednagar vùng Mumbai từ năm 1596 đến năm 1599. Bà biết nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Kannada, tiếng Marathitiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Đế quốc Ottoman có một giai đoạn gọi là « Thời Nữ Đế » (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: kadinlar saltanati) kéo dài khoảng 130 năm. Trong giai đoạn này, nhiều bà thái hậu, hoặc thái hoàng thái hậu như Kosem Sultan (1589 - 1651) đã nhiều lần chấp chính thay con cháu còn chưa khôn lớn.
Ở xứ Sulu, vợ của sultan có danh hiệu là "panguian", chứ không phải "sultana".

Hiện đại

Ngày nay, danh hiệu sultan vẫn còn được dùng tại:

Các chức tước

Ít được biết đến hơn, danh từ sultan còn được dùng để đặt tên chức tước hay cấp bậc trong quân đội.
Tại hãn quốc Astrakhan của người Thát Đát, sultan là tên của một phẩm tước dành cho quý tộc.
Tại đế quốc Ba Tư sau thế kỷ thứ 15, sultan là một cấp bậc trong quân đội suýt soát ngang với cấp Đại úy tại châu Âu.

Họ và tên

Sultan cũng là họ và tên của nhiều người. Tên Sultan là một tên thông dụng trong phái nam, tên Sultana bên phái nữ thì hiếm hơn.
Một số người mang tên Sultan đã trở thành nổi tiếng như:

Chú thích

  1. ^ The Cambridge History of Iran, vo l 4, tr 169, 170, 179, 183.

Tham khảo

Nhà Fatima

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà Fatima hay al-Fāṭimiyyūn (tiếng Ả Rập الفاطميون) là một triều đại khalip theo Hồi giáo Shi'a Ismaili đã ngự trị một vùng lãnh thổ rộng lớn trong thế giới Ả Rập, từ Biển Đỏ ở phía Đông tới Đại Tây Dương ở phía Tây. Khởi nghiệp từ Tunisia, Vương triều Fatima mở rộng quyền thống trị của mình qua vùng ven biển Địa Trung Hải của châu Phi, và cuối cùng đưa Ai Cập thành trung tâm của Nhà nước khalip này. Ở đỉnh của mình, thêm vào Ai Cập, Nhà nước Khalip Fatima kiểm soát nhiều lãnh thổ ở Maghreb, Sudan, Sicilia, vùng Levant, và Hijaz.
Vương triều Fatima thiết lập thành phố Mahdia ở Tunisia và đóng đô tại đây, và xây dựng thành phố Cairo năm 969. Sau đó, Nhà nước Khalip dời đô về Cairo, với Ai Cập trở thành trung tâm chính trị, văn hóatôn giáo của quốc gia. Thế kỷ 4 theo Hồi lịch, tức thế kỷ 10 theo Tây lịch, được Louis Massignon đánh giá là ‘thế kỷ Ismaili trong lịch sử Hồi giáo’.[1]
Đôi khi người ta dùng thuật ngữ Fatimite để chỉ các công dân dưới chế độ Khalip này. Nhánh Ismaili của đạo Shia trở thành tầng lớp thống trị của quốc gia. Các quốc trưởng nhà Fatima cũng kiêm nhiệm Imam của Shia Ismaili, do đó, họ đóng vai trò tôn giáo quan trọng đối với các tín Hồi giáo Ismaili. Họ cũng nằm trong hàng loạt người nắm giữ chứ vụ khalip, như một số tín đồ Hồi giáo công nhận. Do vậy, đây trở thành một thời kỳ duy nhất trong lịch sử mà các hậu duệ của Ali (Vương triều này được đặt theo tên của vợ Ali là Fatima) và chế độ Khalip được hợp nhất ở một mức độ nào đó, ngoại trừ giai đoạn cuối của Nhà nước Khalip Rashidun dưới quyền bản thân Ali.
Nhà nước Khalip được ca ngợi vì thực thi một mức độ khoan dung tôn giáo đối với các nhánh ngoài Ismaili của đạo Hồi cũng như đối với người Do Thái, người Malta Ki-tô giáongười Copt Ki-tô giáo.[2]
Không những là một trong những đế quốc Ả Rập quan trọng nhất trong thời đại Hồi giáo, Vương triều Fatima còn nổi bật vì vai trò hệ trọng của người Berber trong cuộc khai quốc của nó. Nhà nước khalip tồn tại từ năm 909 đến năm 1171, khi Saladin xưng làm Sultan xứ Ai Cập, và tuyên bố Ai Cập trên danh nghĩa trở lại thần phục nhà Abbas theo Hồi giáo Sunni.

Xem thêm

Ghi chúa

  1. ^ In his "Mutanabbi devant le siècle ismaëlien de l’Islam", in Mém. de l’Inst. Français de Damas, 1935, p.
  2. ^ Wintle, Justin (May năm 2003). History of Islam. London: Rough Guides Ltd. tr. 136–7. ISBN 1-84353-018-X.

Tài liệu tham khảo

  • Halm, Heinz. Empire of the Mahdi. Michael Bonner trans.
  • Halm, Heinz. Die Kalifen von Kairo.
  • Walker, Paul. Exploring an Islamic Empire: Fatimid History and Its Sources.

Chú thích


Đường Cao Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường Cao Tông
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Gaozong of Tang.jpg
Hoàng đế nhà Đường
Trị vì 15 tháng 7 năm 649 - 27 tháng 12 năm 683
Tiền nhiệm Đường Thái Tông
Kế nhiệm Đường Trung Tông
Thông tin chung
Tên húy Lý Trị
Niên hiệu Vĩnh Huy, Hiển Khánh, Long Sóc, Lân Đức, Càn Phong, Tổng Chương, Hàm Hanh, Thượng Nguyên, Nghi Phượng, Điều Lộ, Vĩnh Long, Khai Diệu, Vĩnh Thuần, Hoằng Đạo: Xem văn bản.
Thụy hiệu Đầy đủ: Thiên Hoàng Đại thánh Đại hoằng Hiếu hoàng đế
Ngắn: Thiên Hoàng đại đế
Miếu hiệu Cao Tông
Triều đại Nhà Đường
Thân phụ Vua Đường Thái Tông
Thân mẫu Trưởng Tôn hoàng hậu
Sinh 21/7/628
Mất 27/12/683
An táng Càn lăng
Đường Cao Tông (chữ Hán: 唐高宗, bính âm: Táng Gāozōng, 21 tháng 7 năm 628 - 27 tháng 12 năm 683), tên thật là Lý Trị (李治), là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ chín của Đường Thái Tông Lý Thế Dân với Trưởng Tôn hoàng hậu, được phong Tấn vương năm 631. Sau cuộc chính biến năm 643, hai người anh cùng mẹ của ông là Lý Thừa CànLý Thái lần lượt bị phế truất, Lý Trị được Thái Tông phong làm thái tử. Năm 649, ông lên ngôi sau cái chết của cha, và cai trị trong 34 năm (649 - 683). Năm 655, ông phế truất hoàng hậu Vương thị, lập Võ thị làm hoàng hậu. Từ năm 660, Cao Tông bị đột quỵ, sức khỏe ngày một suy kém, mới giao quyền trong triều cho Võ hậu. Ông và Võ hậu cùng lâm triều, được tôn xưng là Nhị thánh. Năm 683, ông qua đời ở tuổi 56. Bảy năm sau, Võ hậu cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Võ Chu.

Thời Đường Thái Tông

Làm Tấn vương

Lý Trị sinh ngày Canh Dần (15) tháng 6 năm Mậu Tý[1] (tức 21 tháng 7 năm 628) ở thành Trường An. Ông là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông và con trai thứ ba của Văn Đức Thuận Thánh Trưởng Tôn hoàng hậu (không rõ tên thật), lúc đó Đường Thái Tông đã lên ngôi được 2 năm. Năm 631, khi vừa mới 4 tuổi, Lý Trị đã được vua cha phong tước Tấn vương[2]. Sang năm 633 được phong chức Đô Đốc Tịnh châu[3], tuy nhiên do tuổi còn quá nhỏ nên ông vẫn ở lại kinh thành Trường An. Lúc còn nhỏ, ông được đánh giá là hiếu thuận và nhân hậu, được Đường Thái Tông khen ngợi
Năm Lý Trị được 9 tuổi (636) thì Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời[4][5]. Trong ngày lễ tang của hoàng hậu, Lý Trị đã khóc thương rất nhiều, do đó ông bắt đầu được Đường Thái Tông chú ý đến. Sau đó, ông được phong làm Hữu Vũ Hậu đại tướng quân. Năm 643, thái tử Lý Thừa Càn do âm mưu chống lại Thái Tông nên bị phế truất. Đường Thái Tông lúc đầu muốn lập con trai thứ tư là Ngụy vương Lý Thái làm Thái tử, nhưng sau đó Lý Thái lại cảnh cáo Lý Trị rằng ông vốn chơi thân với Thừa Càn nên sau này ông phải cẩn thận. Thái Tông biết chuyện rất giận và phế truất Lý Thái. Lúc đó, Lý Trị, cũng là người con còn lại của Trưởng Tôn hoàng hậu, được Đường Thái Tông quan tâm nhất. Sau khi bàn bạc với Trưởng Tôn Vô Kị, Phòng Huyền LinhLý Tích, ngày 30 tháng 4 năm 643, Thái Tông chính thức phong Lý Trị làm thái tử.

Làm Thái tử

Cuối năm 643, Lý Trị đã 16 tuổi, Đường Thái Tông muốn tìm một gia đình quan lại có thế lực để hỏi cưới con gái họ cho ông, nhưng ông từ chối, Thái Tông bèn thôi. Một thời gian trước đó, khi ông còn chưa làm thái tử, Thái Tông chọn con gái của họ Vương ở Thái Nguyên, cháu chắt quan Thượng thư Tả phó xạ triều Bắc Ngụy Vương Tư Chính là Vương thị (không rõ tên), nạp làm Tấn vương phi. Đến đây, Vương thị được phong Thái tử phi.
Lý Trị tuy là thái tử, nhưng bản tánh nhu nhược yếu đuối, lại khiến Thái Tông không hài lòng. Thái Tông từng bàn với đại thần Trưởng Tôn Vô Kị (em Trưởng Tôn hoàng hậu, cậu Lý Trị) về việc thay ngôi thái tử cho con thứ ba là Ngô vương Lý Khác, hoàng tử vốn được Thái Tông coi là tài giỏi giống mình, nhưng Trưởng Tôn Vô Kị lại dùng lời lẽ thuyết phục Thái Tông rằng Lý Trị là người nhân ái trung hậu, có tướng quân vương. Cuối cùng Thái Tông bỏ việc này.
Năm 645, Đường Thái Tông suất quân tiến đánh Cao Câu Ly[6], để Lý Trị đến Định châu[7] và tạm thời chấp chính thay mình. Tuy nhiên chiến dịch thất bại sau một năm giao tranh, Thái Tông sức khỏe vốn suy nhược, lại lao lực rồi bị thương nên lâm bệnh, nổi nhọt khắp người. Khi Thái Tông về Tịnh Châu, Lý Trị đến thỉnh an ông, và dùng miệng hút mũ trong các vết thương của Thái Tông, nên Thái Tông mới có thể bớt bệnh.
Năm 647, thái thú Tề Châu Đoàn Chí Xung dâng sớ yêu cầu Đường Thái Tông thoái vị, nhường ngôi cho Lý Trị. Lý Trị cùng Trưởng Tôn vô Kị khi biết được tin này, rất sợ hãi, nhưng Thái Tông trấn an ông và không truy cứu Chí Xung[8]. Cùng năm đó, Lý Trị cho xây chùa Đại Từ Ân trong ngày mất của Trưởng Tôn hoàng hậu, chùa này hoàn thành năm 648.
Năm 649, Đường Thái Tông bị bệnh nặng, lại nghi ngờ lòng trung thành của đại thần Lý Thế Tích với triều đình sau khi mình mất, bèn giáng Thế Tích làm Đô Đốc Điệp châu[9]. Lý Trị không rõ nguyên do, hỏi lại Thái Tông. Thái Tông nói
Tài năng và trí tuệ của Thế Tích là hơn người, nhưng ngươi chưa hiểu được con người hắn đâu! Trẫm sợ khi trẫm trăm tuổi thì hắn không trung hiếu với ngươi nên mới đuổi đi. Nếu hắn không do dự mà đi, thì sau này người có thể đề bạt làm Bộc xạ, hoàn toàn tin tưởng. Nếu chần chừ không đi thì phải giết hắn ngay!.

Lên ngôi hoàng đế

Ngày 10 tháng 7 năm 649 (26 tháng 5 ÂL), Đường Thái Tông qua đời ở cung Thúy Vi. Lý Trị và Trưởng Tôn Vô Kị phong tỏa tin tức, bí mật đưa thi hài về hoàng cung, đến 13 tháng 7 (29/5 ÂL) mới phát tang. Ngày 15 tháng 7 (1 tháng 6 ÂL) cùng năm, Lý Trị đang quang ở điện Thái Cực, xưng là Đường Cao Tông[10]. Vì Thế Tích ra đi không do dự, nên ông nghe theo di huấn, bổ Lý Thế Tích làm Bộc xạ, Kiểm giáo Lạc châu thứ sử, Khai phủ nghi đồng tam ti và cho về triều. Ông cũng thăng Trưởng Tôn Vô Kị làm Thái úy, Trung thư lệnh nhưng Vô Kị từ chối không nhận.
Ngày 30 tháng 7 cùng năm, Lý Trị cho an táng vua cha ở Chiêu Lăng, đặt miếu hiệu Thái Tông, thụy hiệu Văn Vũ Đại Thánh Quảng Hiếu hoàng đế. Sau đó, ông tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh Liêu Đông do Đường Thái Tông phát động năm 645. Tháng 12, ông tiến phong Lý Thái làm Bộc vương, ban cho một số đặc quyền đã bị Thái Tông tước bỏ trước đó.
Tháng 1 ÂL năm 650, ông đặt niên hiệu Vĩnh Huy lập Vương thị là Hoàng hậu, cha là Vương Nhân là Ngụy quốc công[11].

Thịnh trị đời Vĩnh Huy (650 - 656)

Ổn định chính sự

Cũng tháng 1 năm 650, Đường Cao Tông ra chiếu viết
Trẫm vừa mới lên ngôi, triều chính có nhiều chỗ bất tiện, bá tánh cũng có lòng nghi ngờ gì, nhưng không thể nói lên được. Nay tuyên thứ sử các châu vào điện để hỏi tật khổ của dân chúng, mà đề ra đường lối cai trị.
Những năm đầu tiên trị vì, Đường Cao Tông rất tin tưởng Trưởng Tôn Vô KịChử Toại Lương. Hai người này ra sức phò giúp Cao Tông, nên triều chính vẫn ổn định như thời Trinh Quán, được xưng là Vĩnh Huy chi trị. Có người ở Lạc Dương là Lý Hoằng Thái tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị mưu phản, liền bị Cao Tông sai chém để răn đe vì quyền lực của Vô Kị đã lớn mạnh.
Tháng 9 năm 650, Đường Cao Tông muốn ra ngoài tuần du, bèn hỏi ý kiến của Gián nghị đại phu Lạc Dục Na. Dục Na khuyên can rằng chưa nên đi. Cao Tông nghe theo, bỏ việc tuần du. Lý Tích[12] xin được miễn quan tước, Cao Tông chuẩn tấu, bãi chức Phó xạ, nhưng Nghi đồng tam ti và Trung thư môn hạ vẫn giữ nguyên. Mùa đông năm đó, Chử Toại Lương bị Vi Tư Khiêm tố cáo đã ép một số hộ nông bán ruộng đất giá rẻ cho mình để kiếm lợi. Cao Tông tuy không giết nhưng hạ lệnh bãi chức Toại Lương, giáng làm Thứ sử Đồng châu[13].

Chiến tranh với các nước

Năm 651, Tả kiêu vệ tướng quân A Sử Na Hạ Lỗ nghe tin Đường Thái Tông đã chết, bèn chiêu tập dân li tán, chiếm cứ hai châu Tây, Đình. Thứ sử Đình châu Lạc Hoằng Nghĩa tâu lên triều đình. Cao Tông sai Kiều Bảo Minh đến thuyết phục Hạ Lỗ nên chịu quy phục, gửi con vào làm túc vệ trong cung thì sẽ được triều đình phong làm Kiêu Vệ trung lang tướng. Nhưng con Hạ Lỗ là Hi Vận lại khuyên cha nên chạy về phía phía tây tiếp tục kháng Đường. Hạ Lỗ nghe theo, đi về phía tây chiếm được Tây Đột Quyết, tiếm xưng Sa Bát La Khả hãn, được nhiều nước Tây Vực đi theo.
Tháng 7 năm 651, Sa Bát La Khã hãn tiến đánh Đình châu[14]. Đường Cao Tông sai Tả Vũ hậu tướng quân Lưu Kiến Phương, Hữu Kiêu Vệ tướng quân Kế Bật Hà Lực làm Hành quân tổng quản; Cao Đức Dật, Tiết Cô Ngô làm phó, đem 3 vạn quân bốn châu Tần, Thành, Kì, Ung cùng 5 vạn ngựa của người Hồi Hột dâng nạp, tiến đánh Tây Đột Quyết. Quân Đường chiến thắng vài trận, nhưng không lâu sau thì rút lui.
Tháng 12 cùng năm, Cao Tông lập đàn tế nam giao và trai giới. Tháng sau, Triệu Hiếu Tổ ở Lang châu đem quân đánh Bạch Thủy Man và giành thắng lợi, quân Đường thu được nhiều của cải đem về.
Năm 654, hai nước Cao Câu Ly, Bách Tế hợp quân xâm lấn Tân La[15]. Vua Tân La sai sứ sang nhà Đường cầu viện. Tháng 2 Cao Tông sai Trình Danh ChấnTô Định Phương cứu Tân La. Quân Đường thắng lớn, bắt được 1000 người Cao Câu Ly đem về.
Cùng năm, Cao Tông phong cho Tiết Linh San làm Đạo Hành quân đại tổng quản, thảo phạt Tây Đột Quyết. Sang năm 655, Hạt Bật Đạt Độ ở Tây Đột Quyết chống lại Sa Bát La Khả hãn, sai người cầu viện Đường triều. Cao Tông sai Nguyên Lễ Thần giúp Hạt Bật Đạt Độ, nhưng Lễ Thần chỉ hành quân được vài ngày lại rút về.

Lập thái tử

Đường Cao Tông yêu thương người con trai thứ tư là Ung vương Lý Tố Tiết, do sủng phi là Tiêu thục phi sinh ra, muốn lập Tố Tiết làm Thái tử. Vương hoàng hậu tuy ở địa vị chính thất, nhưng không được sủng ái, nên ghen ghét với Tiêu thục phi. Thấy con trưởng của Cao Tông là Lý Trung (do Lưu phu nhân sinh) mất mẹ từ nhỏ, Vương hoàng hậu bèn nhận Lý Trung làm con và mua chuộc các đại thần trong triều, đề nghị Cao Tông lập Lý Trung làm thái tử.
Ngày Đinh Tị tháng 7 ÂL năm 652, Cao Tông theo ý của quần thần, sách lập thái tử Lý Trung và ra lệnh đại xá[16]. Tiêu thục phi rất giận nhưng không làm gì được. Cao Tông chọn Tả bộc xạ Vu Chí Ninh làm Thiếu sư, Hữu bộc xạ Trương Hành làm Thiếu phó, Thị trung Cao Quý Phụ làm Thiếu bảo và Vũ Văn Tiết làm Chiêm sự, dạy học cho Lý Trung.

Hoàng thân mưu phản

Năm 652, triều đình xảy ra việc công chúa Cao Dương, chị của Đường Cao Tông, liên kết với chồng là Phòng Di Ái, con trai Phòng Huyền Linh, âm mưu lập Kinh vương Lý Nguyên Cảnh (con thứ của Đường Cao Tổ) lên làm vua. Phò mã đô úy Sài Lệnh Vũ và Tiết Vạn Triệt hợp mưu vào chuyện này. Cuối năm 652, việc mưu phản bị Trưởng Tôn Vô Kị phát giác. Vô Kị vốn ghen ghét Ngô vương Khác, bèn xúi Di Ái tố cáo Khác có dự vào chuyện này để nhân đó trừ đi. Di Ái bị Vô Kị lừa gạt, cho rằng nếu khai gian như thế sẽ được miễn chết, nên nhận lời.
Tháng 2 năm 653, quần thần dâng tấu xin chém đầu Phòng Di Ái, Tiết Vạn TriệtTào Lệnh Vũ, đồng thần xin ban rượu độc cho hai công chúa Cao Dương, Ba Lăng cùng Kinh vương Cảnh, Ngô vương Khác[17][18]. Đường Cao Tông vốn không nỡ ra lệnh, nhưng Binh bộ thượng thư Thôi Đôn lấy luật pháp bức ép khiên ông phải nghe theo. Em cùng mẹ với Lý Khác là Thục vương Lý Âm bị phế làm thứ nhân, Phòng Di Trực (con trưởng của Phòng Huyền Linh) bị đày ra Xuân Châu. Trong triều, Giang Hạ vương Lý Đạo Tông và Phò mã đô úy Chấp Thất Tư Lực dâng sớ tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương, đều bị xử tội. Từ đó, quyền lực của Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng to, lấn át triều đình. Cao Tông sợ thế Vô Kị, phải mời Chử Toại Lương về triều, phục lại chức cũ.
Tháng 10 năm 653, nữ tử ở Mục Châu là Trần Thạc Trinh khởi binh chống nhà Đường, tự xưng Văn Giai hoàng đế. Cao Tông cử quân đánh dẹp và bình định được.

Thay ngôi hoàng hậu và thái tử

Võ hoàng hậu
Từ khi còn làm thái tử, Lý Trị đã yêu mến Tài nhân Võ Mị Nương của vua cha. Sau khi Thái Tông qua đời, các cung nhân bị bức phải vào tu ở chùa Cảm Nghiệp. Khi Cao Tông đến thăm chùa, thấy Võ Tài nhân thì tình xưa trỗi dậy, có ý rước về. Vương hoàng hậu trong cung ghen ghét Tiêu thục phi, muốn mượn tay Võ thị giành lấy sự sủng ái của Thục phi, bèn bảo Võ Mị Nương để tóc dài, sau đó xin Cao Tông cho rước về cung. Cao Tông vốn đã sẵn có ý muốn này, nên chuẩn y.
Võ Mị Nương vốn gian manh xảo quyệt; từ khi vào cung ra sức lấy lòng Cao Tông và hoàng hậu[10]. Cao Tông cũng hết mực sủng ái bà ta, do thế mà Tiêu thục phi thất sủng, nhiều lần nói xấu Võ thị trước mặt Cao Tông, nhưng ông không nghe mà còn xa lánh Tiêu phi hơn nữa. Năm 653, Võ thị được phong làm Chiêu nghi.
Dần đà, Võ Chiêu nghi lấy luôn được lòng tin của Cao Tông, Vương hoàng hậu biết Võ thị còn đáng sợ hơn cả Tiêu thục phi, nên hối hận đã cho bà ta vào cung. Võ Chiêu nghi cũng không còn tôn trọng hoàng hậu nữa, lại nhiều lần mua chuộc người trong cung của hoàng hậu và Thục phi để theo dõi động tĩnh. Hoàng hậu và Thục phi tố cáo với Cao Tông, nhưng ông không còn tin lời họ nữa.
Tháng 1 năm 654, Võ Chiêu nghi sinh ra An công chúa, nên vô cùng buồn bực, mặc dù công chúa này rất được Cao Tông yêu quý. Vương hoàng hậu một lần tới thăm công chúa, khi hoàng hậu ra về, Chiêu nghi bí mật đóng hết cửa rèm lại, không cho thông khí từ ngoài vào, rồi tự tay bóp mũi giết chết công chúa. Khi Cao Tông đến, Chiêu nghi và tả hữu nói dối rằng việc này là do Hoàng hậu làm ra[10][19]. Cao Tông giận, nói
Hoàng hậu giết con ta rồi.
Võ Chiêu nghi lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng, còn Vương hoàng hậu không còn cách nào để tự biện minh. Từ đó Cao Tông nảy ý phế hậu, muốn Trưởng Tôn Vô Kị đề xướng việc này ra, mẹ của Chiêu nghi là Dương thị cùng Lễ bộ thượng thư Hứa Kính Tông cũng ra sức thuyết phục nhưng Vô Kị cũng không chịu.
Năm 655, Võ Chiêu nghi tố cáo Ngụy quốc phu nhân Liễu thị (mẹ Vương hoàng hậu) cùng hoàng hậu dùng bùa phép hãm hại mình, từ đó Liễu thị không được vào cung nữa. Trong lúc đó, Trung thư xá nhân Lý Nghĩa Phủ vốn bị Trưởng Tôn Vô Kị ghét, vốn bị Vô Kị biếm chức, nhân đó dâng sớ xin phế hậu lên Cao Tông. Cao Tông vui mừng, triệu Phủ vào cung, cho phục chức. Trường An Lệnh Bùi Hành Kiệm cùng Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương đều lên tiếng can ngăn Cao Tông. Cao Tông không hài lòng, triệu Lý Tích hỏi ý. Tích nói:
Đó là gia sự của Bệ hạ, không cần hỏi đến ngoại thần.[20][21]
Sau đó Hoàng hậu và Thục phi mưu hại Võ Chiêu nghi. Đầu năm 655, Cao Tông chính thức tuyên chiếu, phế Vương hậu và Tiêu phi làm thứ nhân, đày gia tộc đến Lĩnh Nam rồi lập Võ thị làm hoàng hậu[22]
Tiêu thục phi và Vương hoàng hậu bị giam ở biệt viện, Cao Tông chưa dứt hẳn tình, nhiều lần đến thăm. Tiêu thục phi nhân đó khóc lóc xin Cao Tông thương tình. Võ hoàng hậu tức giận, sai chặt hết tay chân hai người, đem đi ngâm giấm.[11]
Sau khi thay ngôi hoàng hậu, đại thần Hứa Kính Tông cũng dâng biểu xin Cao Tông cũng thay luôn ngôi thái tử. Cao Tông bèn bảo Lý Trung tự mình nhường ngôi thái tử. Trung bất đắc dĩ phải nghe theo. Tháng 2 năm 656, Cao Tông phong cho Đại vương Lý Hoằng, con trai trưởng của Võ Tắc Thiên làm hoàng thái tử, giáng thái tử Lý Trung làm Lương vương, đày làm Đô đốc Lương châu. Cha của Võ hoàng hậu là Võ Sĩ Hoạch được truy phong Tư đồ, tước Chu Quốc công.
Cùng năm 656, Đường Cao Tông đổi niên hiệu từ Vĩnh Huy năm thứ sáu thành Hiển Khánh năm thứ nhất. Đến đấy là kết thúc sáu năm của Vĩnh Huy trị vì.

Thời đại Hiển Khánh (656 - 661)

Chiếm Tây Đột Quyết

Tháng 9 năm 656, Đại tướng Trình Tri Tiết theo lệnh Cao Tông, suất quân công đánh Tây Đột Quyết, đánh thắng hai tộc Ca La, Xử Nguyệt ở Mộ Cốc, chém hơn 1000 quân địch. Phó tướng Chu Trí Độ công đánh hai tộc Đột Kị Thi, Xử Mộc Côn, giết được 30000 quân. Tháng 12 cùng năm, Trình Tri Tiết tiến đến Ưng Sa Xuyên, đánh bại 20000 kị binh của Tây Đột Quyết, truy đuổi đến 20 dặm, chém được nhiều quân địch và thu nhiều vàng bạc, khí giới.
Sang năm 657, Cao Tông phong Tô Định Phương làm Y Lệ đạo hành quân tổng quản, mượn thêm quân của Hồi Hột, từ hướng bắc tiến vào lãnh thổ của Sa Bát La Khã hãn[23]. Tháng 12 năm đó, Định Phương đại thắng tộc Xử Mộc Côn Bộ, rồi tiến vào Hà Tây. Sa Bát La cùng đường phải đem mười vạn quân ra quyết chiến. Sa Bát La khinh địch nên đại bại, bỏ trốn về phía tây, bị Định Phương đuổi theo. Nhiều quân mã Tây Đột Quyết bị giết chết. Sa Bát La chạy đến Thạch Quốc[24]. Định Phương sau đó lui quân. Không lâu sau, Sa Bát La bị bắt dâng nộp cho nhà Đường.
Sau khi chiếm được Tây Đột Quyết, Đường Cao Tông sai phân nước này làm hai phần đông tây. Lấy A Sử Na Di Xạ làm Tả Vệ đại tướng quân, đóng ở Côn Lăng, A Sử Na Bộ Chân đóng ở Mông Trì, bãi chức Đột Quyết Khã hãn. Tây Đột Quyết lại bị phân chia và ngày càng suy yếu hơn nữa.
Năm 658, hai tướng Tiết Nhân QuýTrình Danh Chấn xuất quân công đánh Cao Câu Ly, giành chiến thắng, chém hơn 2000 quân địch.

Lưu đày cựu thần

Sau vụ đổi ngôi hoàng hậu, Chử Toại Lương bị Cao Tông biếm làm Đô đốc Đàm châu[25]. Toại Lương nhờ Hàn Viện dâng thư giải oan lên Cao Tông. Cao Tông tỏ ra thông cảm, nhưng vẫn biếm Toại Lương ra Đàm Châu. Năm sau, Toại Lương bị phe cánh của Võ hoàng hậu hãm hại, lại bị biếm đến Quế châu rồi Ái châu, cuối cùng uất ức mà chết vào tháng 10 ÂL năm 658. Đại thần Hàn Viện cũng bị phe cánh của Võ hậu tố cáo làm việc trái phép, bị biếm làm Thứ sử Ái châu.
Võ hậu tiếp tục trả thù những người không ủng hộ mình trước kia. Phe cánh của bà ta là Lý Nghĩa Phủ, Hứa Kính Tông nắm đại quyền trong triều, Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng mất uy tín. Võ hoàng hậu sai Hứa Kính Tông tìm cớ hãm hại ông ta.
Năm 659, có người tố cáo hai viên quan là Vi Quý PhươngLý Sào mưu làm việc trái phép, Đường Cao Tông giao cho Hứa Kính Tông điều tra. Kính Tông dụ dỗ Quý Phương khai rằng Triệu Quốc công (tức Vô Kị) có thông đồng với mình. Cao Tông bất ngờ về việc này, nhưng lại sai Kính Tông đưa Vô Kị ra tra xét. Sau đó, ông hạ lệnh bãi bỏ phong ấp và chức Thái úy của Trưởng Tôn Vô Kị, giáng làm Dương Châu đô đốc, đày đến Kiềm Châu[26]. Hứa Kính Tông nhân đó tố cáo Chử Toại Lương cùng Hàn Viện, Liễu Thích, Viện và Thích bị bãi chức, Chử Toại Lương tuy đã chết cũng bị trừ quan tước. Trưởng Tôn Vô Kị cũng bị bức tử trong năm đó[13].

Diệt Đô Man và Bách Tế

Lãnh thổ Đại Đường nửa cuối thế kỉ VII
Cũng năm 659, quốc vương Đô Man của Tư Kết Khuyết[27] khởi binh chống lại nhà Đường, liên kết với các nước Sơ Lặc, Chu Câu Ba, Yết Bàn Đà...[28]. Cao Tông phái Tô Định Phương đến phía tây đánh dẹp. Định Phương tuyển 10000 quân bộ và 3000 quân kị, một ngày đi 300 dặm, tiến vào quốc đô của Đô Man. Vua Đô Ma hoảng sợ, lại liên tiếp thất bại, phải xin đầu hàng.
Đô Man bị dẫn về kinh. Quần thần muốn giết chết ông ta, nhưng Tô Định Phương nói đã hứa tha chết cho Đô Man khi ông ta đầu hàng, vì thế Cao Tông không hạ lệnh giết nữa.
Ở bán đảo Triều Tiên, hai nước Bách Tế, Cao Câu Ly liên kết với nhau, lấn chiếm nước còn lại là Tân La. Năm 660, Đường Cao Tông sai Tô Định PhươngNgu Bá Anh tiến công Bách Tế để cứu Tân La. Định Phương tiến vào bán đảo, giết được nhiều quân Bách Tế rồi tiến vào quốc đô Bách Tế, sau đó Bách Tế vương và thái tử Long Đào chạy về phía bắc, sau đó bị bắt. Cao Tông ra lệnh sáp nhập Bách Tế vào lãnh thổ nhà Đường, phân làm 37 quận.
Sau đó Tô Định Phương đánh sang Cao Câu Ly. Tuy nhiên, lúc này tình hình đã chuyển sang thế bất lợi cho quân Đường. Người dân Bách Tế lập vua mới lên ngôi, lại nổi dậy kháng Đường. Mặc dù Cao Tông gửi thêm quân vào chiến trường, nhưng vẫn không thay đổi được tình hình. Năm 662, quân Đường lại bị Cao Câu Ly đánh bại nhiều lần, tổn thương nghiêm trọng, lại cộng thêm bão tuyết hoành hành. Tô Định Phương phải rút quân về nước.

Thời đại Long Sóc - Lân Đức (661 - 665)

Bình định Bì Túc Độc

Tháng 10 ÂL năm 660, Đường Cao Tông bị bệnh đau đầu, không thể coi triều, mọi việc đều do Võ hoàng hậu quyết đoán[21].
Tù trưởng Hồi Hột là Bà Nhuận, vốn tuân phục nhà Đường vừa chết, cháu là Bỉ Túc Độc nối ngôi, liên kết với các tộc Đồng La, Bộc Cố xâm phạm vào biên giới nhà Đường. Đường Cao Tông sai Trịnh Nhân Thái cùng Lưu Thẩm Lễ, Tiết Nhân Quý, Tiêu Tự Nghiệp thảo phạt Bì Túc Độc. Ban đầu, quân Đường chiến thắng nhiều trận, nhưng sau đó hết lương, thời tiết xấu phải rút về.
Đường Cao Tông sai trị tội Nhân Thái, rồi bổ Khiết Bật Hà Lực cùng Khước Khác đến thay. Người trong Bộ Lạc sợ thế Hà Lực, bèn bắt tù trưởng hơn hai trăm người giao nộp. Hà Lực sai chém tất cả. Chiến sự phía tây tạm yên.
Tháng 10 năm 662, Đường Cao Tông đến Ly Sơn du ngoạn, để thái tử Lý Hoằng giám quốc. Ít lâu sau ông về Trường An.
Bấy giờ Lý Nghĩa Phủ được Võ hậu tin tưởng, nắm quyền trong triều. Năm 663, có người tố cáo Nghĩa Phủ mưu phản. Cao Tông sai giam vào ngục, sau đó đày đến Đình châu.

Tình hình phía tây và phía đông

Tháng 6 năm 663, tù trưởng Man Di ở Liễu Châu Ngô Quân nổi loạn. Cao Tông sai Lưu Bá Anh đánh dẹp. Cùng lúc đó, hai nước Thổ Phiên và Thổ Cốc Hồn xảy ra chiến tranh, đều sai sứ đến nhà Đường xin viện binh. Cao Tông không giúp nước nào[29]. Sau đó Thổ Cốc Hồn bị Thổ Phiên đánh tan. Khả hãn Hạt Bát phải chạy sang nhà Đường lánh nạn. Cao Tông sai Tô Định Phương tuyển quân giúp Thổ Cốc Hồn, nhưng cuối cùng không thắng. Thổ Cốc Hồn bị Thổ Phiên chiếm đóng.
Cũng trong năm đó, quân Đường hoàn toàn đánh bại được tàn dư thế lực của Bách Tế, buộc vua Bách Tế phải chạy sang Cao Ly. Cao Tông sai Lưu Nhân Quỹ trấn thủ Bách Tế, chuẩn bị chiến tranh với Cao Câu Ly.
Tháng 10 năm 663, Cao Tông giao bớt việc nước cho thái tử Hoằng, lệnh cứ năm ngày đến nghe quần thần tấu trình việc nước một lần, nếu là việc nhỏ thì cho thái tử tự quyết định[29].

Ý định phế hậu

Lúc này quyền lực của Võ hoàng hậu trong triều đã rất lớn mạnh. Đạo sĩ Quách Hành Chân ra vào cấm trung, nhiều lần dùng tà thuật bị phát giác. Năm 664, Cao Tông biết việc này là do hoàng hậu chủ mưu nên rất tức giận, triệu đại thần Thượng Quan Nghi vào cung. Nghi tâu rằng hoàng hậu chuyên quyền, không giữ đạo làm vợ, cần phải phế đi. Cao Tông chấp thuận, lệnh cho Nghi tìm cơ hội mà ra tay.
Tả hữu của ông đem việc này tố cáo với hoàng hậu. Võ hoàng hậu bèn đến chỗ Lý Trị kêu oan. Ông không biết trả lời ra sao, bèn đổ hết mọi chuyện cho Thượng Quan Nghi. Tháng 12 năm đó, Võ Mị Nương sai Hứa Kính Tông tố cáo Thượng Quan Nghi và thái tử cũ Lý Trung phản nghịch, bắt Nghi hạ ngục rồi ban rượu độc cho Lý Trung. Sang đầu năm 665, Thượng Quan Nghi bị chém đầu. Tuy nhiên, sau này Võ hậu trọng dụng cháu của Nghi là Thượng Quan Uyển Nhi[11].
Cũng từ năm 665, mỗi khi Cao Tông lên triều nghe chính, Võ hoàng hậu đều đứng sau rèm để cùng nghe việc, và hầu hết việc trong triều đều do Vũ hậu quyết đoán. Cao Tông và Võ hậu được gọi là Nhị thánh lâm triều.

Thời đại Càn Phong - Tổng Chương - Hàm Hanh (666 - 674)

Phong thiền

Tháng 10 ÂL năm 665, Võ hoàng hậu dâng biểu xin Cao Tông thực hiện phong thiền (tế trời). Cao Tông đồng ý, sau đó đích thân rời Trường An đến Lạc Dương để chuẩn bị. Sang ngày 10 tháng 2 năm 666 (cũng là Tết Âm lịch), ông lên Thái Sơn, chính thức tiến hành nghi lễ. Cao Tông đăng đàn đầu tiên, tiếp theo là Võ hoàng hậu. Sang ngày 12 tháng 2 năm 666, nghi lễ mới hoàn thành.[29]
Sau nghi lễ phong thiền, Đường Cao Tông đổi niên hiệu từ Lân Đức thành Tổng Chương (668 - 670) và ra lệnh đại xá trong toàn quốc, trừ những người bị lưu đày dài hạn. Ông cũng đồng loạt thăng chức cho tất cả quan lại triều đình. Lý Nghĩa Phủ vốn bị tội trước đây, nghĩ sẽ được đại xá trong lần này, khi nghe tin đó thì uất ức mà chết. Cùng dịp đó, ông tôn phong Khổng Tử làm Thái sử, Thái Thượng lão quân làm Thái thượng huyền nguyên hoàng đế.
Tháng 4 năm 666, Đường Cao Tông trở về Trường An.

Diệt Cao Câu Ly

Tháng 6 năm 666, Đại li chi (thừa tướng nước Cao Câu Ly) là Uyên Cái Tô Văn chết, con trai trưởng là Uyên Nam Sinh bị hai em là Nam Kiến, Nam Sản thảo phạt, Nam Sinh bỏ trốn, sai người sang nhà Đường cầu cứu. Đường Cao Tông sai Khế Bật Hà Lực làm Liêu Đông đạo an phủ đại sứ, cùng Bàng Đồng Thiện, Cao Khản cùng nhau mượn danh nghĩa cứu Nam Sinh, thực chất là xâm lược Cao Câu Ly.
Chị của Võ hoàng hậu là Hàn quốc phu nhân cùng con gái thường vào trong cung, được Cao Tông sủng ái, muốn giữ lại luôn. Khi Hàn Quốc phu nhân mất, Cao Tông phong cho con gái bà ta làm Ngụy quốc phu nhân, muốn phong làm hậu phi. Võ hoàng hậu ghen ghét, bèn đầu độc Ngụy quốc phu nhân rồi đổ tội cho em là Võ Hoài Vận và anh họ là Duy Lương, cho giết hai người.
Sang đầu năm 667, Đường Cao Tông lại cử Lý Tích ra quân tiếp viện cho chiến trường Cao Câu Ly[30]. Mùa thu cùng năm, Lý Tích vượt sông Liêu, chiếm Tân Thành[31] rồi hạ được 16 thành. Tiết Nhân Quý đại phá quân Cao Câu Ly, hợp quân với Uyên Nam Sinh. Năm 668, quân Đường tiến vào Bình Nhưỡng, vua Cao Câu Ly là Bảo Tạng Vương đầu hàng, Cao Câu Ly diệt vong. Tại đất Cao Câu Ly, Đường Cao Tông bắt nhiều người dân chuyển sang sống ở Trung Quốc, chia đất đã chiếm cho Tân La. Tân La thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tại những vùng đất đã chiếm, Cao Tông lập ra An Đông Đô hộ phủ, cử Tiết Nhân Quý làm An Đông đô hộ[32][33].

Chống Thổ Phiên và Tân La

Tháng 4 năm 668, Đường Cao Tông đổi niên hiệu Càn Phong thành Tổng Chương[34]. Sang tháng sau, nước Thổ Phiên tiến chiếm 18 châu của nhà Đường. Đường Cao Tông lại cử Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong kháng cự Thổ Phiên. Cùng lúc, tù trưởng Cao Câu Ly là Mâu Sầm khôi phục Cao Câu Ly, lập An Thuấn lên làm vua. Cao Tông sai Cao Khản phát binh thảo phạt. An Thuấn bỏ trốn sang Tân La.
Trong khi đó ở phía tây, quân của Tiết Nhân Quý bị quân Thổ Phiên đánh úp, quân Đường đại bại, tử thương vô số. Ba tướng bỏ chạy tháo thân, Đường Cao Tông xét lúc trước họ lập nhiều công trạng, miễn tội chết, nhưng trừ danh. Trong khi đó, sức khỏe của Cao Tông ngày một suy nhược, ông giao quyền hành cho thái tử Lý Hoằng. Lý Hoằng xử lý triều chính, rất được Cao Tông hài lòng. Ông từng có ý muốn sớm nhường ngôi cho Hoằng để lên làm Thái thượng hoàng.
Trong lúc đó ở phía đông, Tân La có ý muốn chiếm lại tất cả đất cũ của Cao Câu Ly bị nhà Đường sáp nhập khi trước, bèn gửi quân giúp Cao Câu Ly. Tháng 1 năm 673, tướng Cao Khản đánh thắng quân Tân La một trận lớn, kìm chân được tham vọng của Tân La.
Đầu năm 674, Cao Tông sai Lưu Nhân Quỹ, Lý BậtLý Cẩn kéo quân thảo phạt Tân La vương Pháp Mẫn do đã giúp Cao Câu Ly, miễn chức quan của Pháp Mẫn, lập em là Nhân Vấn làm Tân La vương, sai hộ tống về nước, thay thế Pháp Mẫn. Nhưng Pháp Mẫn sau đó dâng thư tạ tội, Cao Tông phục chức cho Pháp Mẫn và rút quân về.

Thiên hoàng, thiên hậu

Tháng 8 ÂL năm 674, Đường Cao Tông hạ lệnh truy tôn phong hiệu cho tổ tiên của mình: Tuyên Giản công làm Tuyên Hoàng đế, phu nhân Trương thị là Tuyên hoàng hậu; Ý vương làm Quang hoàng đế, phu nhân Giả thị là Quang hoàng hậu, tôn Đường Cao Tổ làm Thần Nghiêu hoàng đế, Đường Thái Tông làm Văn Vũ Thánh hoàng đế, Trưởng Tôn hoàng hậu làm Văn Đức Thánh hoàng hậu. Cao Tông cũng tự xưng là Thiên hoàng thay vì Thiên tử, Võ hoàng hậu làm Thiên Hậu[35], đồng thời đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thượng Nguyên. Tháng 9 ÂL, Thiên hoàng phục hồi quan tước cho gia tộc Trưởng Tôn, lấy cháu Trưởng Tôn Vô Kị là Dực kế tước Triệu quốc công.

Thời gian xưng hiệu Thiên hoàng

Thái tử qua đời

Đầu năm 675, Thổ Phiên sai sứ đến xin hòa với nhà Đường. Thiên hoàng không bằng lòng.
Cũng trong thời gian đó, Thiên hoàng bị bệnh đau đầu rất nặng do uống phải nhiều thuốc kích thích mà Thiên hậu dâng lên. Do ông không thể quản lý triều chính, quyền hành trong triều lọt vào tay Thiên hậu. Các đại thần Hác Xử Tuấn, Lý Nghĩa Diễm can ngăn, Thiên hoàng không nghe. Thiên hậu đưa nhiều tay chân vào triều như Nguyên Vạn Khoảnh, Lưu Y Chi, củng cố thực quyền.
Thái tử Lý Hoằng không hài lòng việc thiên hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Hai con gái của Tiêu thục phi là công chúa Cao An, Tuyên Thành bị Thiên hậu bắt giam, Thái tử xin Thiên hoàng thả ra; lại nhiều lần đắc tội với Thiên hậu, nên bị Thiên hậu ghét bỏ. Giữa năm 675, Thái tử Hoằng mất, có lời đồn cái chết này là do Thiên hậu hạ độc.
Thiên hoàng vốn thương yêu thái tử, nghe tin thái tử đã mất, rất đau lòng, bèn truy tôn Lý Hoằng là Hiếu Kính hoàng đế, miếu hiệu Nghĩa Tông[36]. Cũng trong năm đó, do không hài lòng về hoàng tử Lý Thượng Kim, con trai thứ ba của Cao Tông, Thiên Hậu sai thủ hạ tố cáo Thượng Kim với Thiên hoàng. Cuối cùng Thượng Kim bị bãi chức, đày đến Lễ châu. Sang năm sau, Thiên Hậu lại tố cáo hoàng tử thứ tư là Lý Tố Tiết bỏ không vào triều kiến là bất trung bất hiếu, Cao Tông cũng đày Tố Tiết đến Viên Châu, giáng tước Phiên Dương vương.

Dàn xếp phía đông và tây

Trong khi đó ở vùng đất Cao Câu Ly và Bách Tế mà nhà Đường vừa chiếm được cũng xảy ra nhiều cuộc nổi loạn của người dân nhằm khôi phục quốc gia; cộng thêm sự công kích của Tân La. Bị kháng cự quyết liệt, đầu năm 676, Đường Cao Tông buộc phải dời An Đông đô hộ phủ về Liêu Đông, hầu hết bán đảo Triều Tiên rơi về tay Tân La.
Năm 677, Cao Tông phong Cao Tạng, vua cũ của Cao Câu Ly, làm Triều Tiên vương và đưa về nước nhằm lợi dụng ông ta khống chế các thế lực phản loạn ở Cao Câu Ly. Sau đó lại đổi phủ đô hộ An Đông về Tân Thành, đồng thời đưa Phù Dư Long về cai trị Bách Tế. Nhưng Cao Tạng khi về nước lại có ý khôi phục quốc gia, đã tập hợp nhiều quân sĩ và khí giới. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, năm 680, quân Đường đánh bại quân của Cao tạng, đày ông ta đến Ba Thục[37].
Trong khi đó quân Thổ Phiên tiếp tục xâm lấn vùng biên cương với nhà Đường, bắt tướng trấn giữ Đỗ Hiếu Thăng và ép Hiếu Thăng viết thư cho Đô đốc Tùng châu Vũ Cư Tịch cũng đầu hàng. Hiếu Thăng không nghe, bỏ trốn về và giữ được Phù châu. Thiên hoàng phong ông ta làm Du Kích tướng quân.
Năm 678, theo gợi ý của Lưu Nhân Quỹ, Thiên hoàng phong Lý Kính Huyền đến trấn giữ phía tây đề phòng Thổ Phiên xâm lược[38]. Tháng 9 ÂL năm 678, thiên hoàng muốn xuất quân thảo phạt Tân La, lão thần Trương Văn Quán tuy có bệnh nặng cũng cố đến gặp để khuyên can. Thiên hoàng đồng ý.[39]. Cũng trong tháng đó, Lý Kính Huyền suất 180000 quân giao chiến với Thổ Phiên ở Thanh Hải, nhưng bị quân Thổ Phiên đánh cho tan tác, Kính Huyền bỏ chạy về Thiện châu. Biết Thổ Phiên là mối đe dọa, Đường Cao Tông từng nhiều lần muốn bàn ra một đối sách lâu dài: hoặc hòa thân, hoặc đem đại quân giao chiến, hoặc tăng cường phòng thủ, nhưng cuối cùng không đi đến quyết định nào.
Năm 679, nghe tin Tùng Cán Tán Phổ của Thổ Phiên đã chết, con là Khí Nỗ Tất Lộng nối ngôi, trong nước quốc dân không phục, muốn lập con thứ của Tán Phổ là Khâm Lăng lên ngôi, Cao Tông muốn nhân đó mà đem quân đánh Thổ Phiên, nhưng nghe can gián của Bùi Hành Kiệm, bèn thôi. Vợ Tán Phổ là công chúa Văn Thành (vốn được Thái Tông gả sang Thổ Phiên) sai sứ sang hòa thân, Cao Tông chấp thuận.

Chống Tây Đột Quyết

Khả hãn của Tây Đột QuyếtA Sử Na Đô Chi lúc trước liên kết với Thổ Phiên, thường xâm lấn đất An Tây, triều đình muốn đem bin thảo phạ. Bùi Hành Kiệm đề nghị rằng vua Ba Tư mới chết, con là Nê Hoàn sư còn ở kinh, nên đưa Hoàn Sư về à nhân đó khống chế Ba Tư mà uy hiếp Đột Quyết. Cao Tông nghe theo, sai Hành Kiệm lập Nê Hoàn Sư làm Ba Tư vương, nhưng cũng bổ Vương Phương Dực trợ giúp, thực chất là để kiềm chế.
Tháng 8 năm 679, thấy A Sử Na Đô Chi lơ lỏng phòng bị đối với quân Đường, bèn triệu tù trưởng các châu ở phía bắc mà cùng hợp quân phạt Tây Đột Quyết. Các tướng Hồ hăng hái tòng quân, tổng cộng hơn 100000, sau đó tiến về phía tây. Hành Kiệm nhanh chóng chiếm được Tây Đột Quyết, bắt sống được Đô Chi rồi rút quân về, lưu Lưu Phương Dực ở phủ An Tây, xây thành Toái Diệp ở đó[40].
Tháng 11, Thiền vu đại đô hộ phủ Đột Quyết A Sử Na Đức tạo phản kháng Đường, lập A Sử Na Nê Thục Bặt làm Khả hãn, được 24 châu trong nước hưởng ứng, lực lượng đến khoảng 100000 quân. Cao Tông sai Tiêu Tự Nghiệp, Hoa Đại Trí, Lý Cảnh Gia thảo phạt. Nhưng quân Đường gặp bão tuyết, bị quân Đột Quyết ban đêm công kích. Tự Nghiệp bỏ trốn, Đại Trí, Cảnh Gia rút quân về. Cao Tông bãi quan của Đại Trí, Cảnh Gia và miễn chết cho Tiêu Tự Nghiệp.
Sau đó Đột Quyết lại nhiều lần xâm phạm biên cương. Tháng 3 năm 680, Bùi Hành Kiệm đại thắng quân Tây Đột Quyết ở Hắc Sơn, Khả hãn Nê Thục Bặt bị thủ hạ giết chết, đem thủ cấp ra hàng Đường. Nhà Đường bình định được Tây Đột Quyết[35].

Phế thái tử Lý Hiền

Sau khi Lý Hoằng mất, Thiên hoàng lập con trai thứ hai của mình và Thiên hậu là Ung vương Lý Hiền[41] làm thái tử[35].
Đầu xuân năm 679, Đường Cao Tông xuất tuần Đông Đô Lạc Dương. Từ đó đến khi mất, ông ít khi về Trường An mà chủ yếu sống ở Lạc Dương. Lúc bấy giờ ở trong cung, thái tử Lý Hiền tuy là người hiền minh, nhưng do Hàn Quốc phu nhân (chị Thiên Hậu) sinh ra, nên không được lòng Thiên Hậu. Đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm được Thiên Hậu coi trọng, thường nói với Thiên Hậu
Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Triết) có dung mạo giống Thái Tông.
Sau đó lại còn nói
Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý[42].
Thiên Hậu cũng cho soạn Thiếu Dương chánh phạmHiếu tử truyện ban cho Lý Hiền, lại nhiều lần quở trách ông ta vô cớ, nên Lý Hiền rất bất an. Sau đó, năm 681 Sùng Nghiễm bị giết, Thiên Hậu nghi ngờ là do Lý Hiền làm, nên càng ghét hơn. Lý Hiền lại háo sắc, thông gian với nô tài là Triệu Đạo Sinh. Thiên Hậu bèn tố cáo việc này lên Cao Tông. Cao Tông sai Tiết Nguyên Siêu, Bùi Viêm, Cao Trí Chu điều tra việc này. Triệu Đạo Sinh lại khai rằng thái tử sai mình giết Minh Sùng Nghiễm. Sự việc phát giác, nhưng Cao Tông thương Lý Hiền, không muốn trị tội. Thiên Hậu nói
Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được?.
Cao Tông nghe theo. Tháng 10 năm 681, ông ra lệnh phế Lý Hiền làm thứ dân, đày đến Ba Thục[43]. Không lâu sau, ông lập con trai thứ 7 của mình là Lý Triết làm thái tử, đổi tên ông ta là Hiển[44].

Cuối đời

Bạo loạn ở Đột Quyết

Tháng 1 ÂL năm Nhâm Ngọ (682), ông cho lập con trai Lý Hiển là Trọng Chiếu làm Hoàng Thái tôn. Mấy tháng sau, ở Đột Quyết A Sử Na Xa Bạc suất quân phản Đường, không lâu sau cho xây Cung Nguyệt thành. Vương Phương Dực đem quân chống lại, phá quân Đột Quyết ở Lệ Thủy chém hơn 1000 thủ cấp. Sau đó Phương Dực đại phá được Xa Bạc lần nữa, bắt được 300 tù trưởng, bình định được Tây Đột Quyết.
Cuối năm 682, dư đảng Đột Quyết A Sử Na Cốt Độc Lộc, A Sử Na Đức Nguyên Chân chiêu tập dân chúng tạo phản. Cao Tông sai Tiết Nhân Quý đem quân thảo phạt. Nhân Quý đem quân đại phá được quân Đột Quyết, bắt được hơn 200000 người. Liên tục trong năm 683, quân Đột Quyết nhiều lần đánh phá biên cương nhà Đường[45]

Qua đời

Tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông lâm bệnh nặng ở Lạc Dương, bèn triệu Lý Hiển từ Trường An về Lạc Dương trao di chiếu và giao cho đại thần Bùi Viêm phụ chính. Ngày 27 tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông băng hà ở điện Trinh Quan, Lạc Dương, hưởng thọ 56 tuổi[45][46]. Thái tử Lý Hiển nối ngôi, tức là Đường Trung Tông. Võ Tắc Thiên trở thành Thái hậu, nắm toàn bộ quyền lực trong triều. Bảy năm sau, bà ta cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Võ Chu.
Thi hài của Cao Tông được an táng ở Kiền lăng.

Niên hiệu

  • Vĩnh Huy (永徽): 650 - 655
  • Hiển Khánh (顯慶): 656 - tháng 2 âm lịch năm 661
  • Long Sóc (龍朔): Tháng 3 âm lịch năm 661 - 663
  • Lân Đức (麟德): 664 - 665
  • Càn Phong (乾封): 666 - tháng 2 âm lịch năm 668
  • Tổng Chương (總章): Tháng 2 âm lịch năm 668 - tháng 2 âm lịch năm 670
  • Hàm Hanh (咸亨): Tháng 3 âm lịch năm 670 - tháng 8 âm lịch năm 674
  • Thượng Nguyên (上元): Tháng 8 âm lịch năm 674 - tháng 11 âm lịch năm 676
  • Nghi Phượng (儀鳳): Tháng 11 âm lịch năm 676 - tháng 6 âm lịch năm 679
  • Điều Lộ (調露): Tháng 6 âm lịch năm 679 - tháng 8 âm lịch năm 680
  • Vĩnh Long (永隆): Tháng 8 âm lịch năm 680 - tháng 9 âm lịch năm 681
  • Khai Diệu (開耀): Tháng 9 âm lịch năm 681 - tháng 2 âm lịch năm 682
  • Vĩnh Thuần (永淳): Tháng 2 âm lịch năm 682 - tháng 12 âm lịch năm 683
  • Hoằng Đạo (弘道): Tháng 12 âm lịch năm 683.

Gia quyến

  1. Vương hoàng hậu (王皇后), lập năm 650, phế và tử hình năm 655.
  2. Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu Võ thị (則天順聖皇后武氏, 625 - 705), tên Võ Chiếu (武曌), lập năm 655.
  3. Tiêu thục phi (蕭淑妃), phế và tử hình năm 655.
  4. Từ tiệp dư (徐婕妤), con gái Từ Hiếu Đức (徐孝德), em gái Từ Hiền phi (徐賢妃) của Đường Thái Tông. Đường thời so sánh bà với Ban tiệp dư nhà Hán, văn chương nổi tiếng. Cô của Từ Kiên (徐坚), là Thập bát học sĩ (十八学士) đời Đường Huyền Tông.
  5. Lưu cung nhân (刘宫人).
  6. Trịnh cung nhân (郑宫人).
  7. Dương cung nhân (杨宫人).
  8. Hàn quốc phu nhân (韩国夫人), tên là Võ Thuận (武顺), tự là Mỗ Tắc (某则), chị gái Võ hoàng hậu. Bà ban đầu hạ giá Hạ Lan An Thạch (賀蘭安石), sinh ra Hạ Lan Mẫn Chi (賀蘭敏之) và Ngụy Quốc phu nhân Hạ Lan thị. Sau khi Việt Thạch mất, bà do là chị Võ hậu, vào cung thường xuyên và thông dâm với Cao Tông. Khi chết, truy tặng Trịnh quốc phu nhân (郑国夫人). Có thuyết cho rằng bà này sinh ra Chương Hoài thái tử Lý Hiền[47].
  9. Ngụy quốc phu nhân Hạ Lan thị (魏国夫人賀蘭氏, ? - 666), húy Mẫn Nguyệt (敏月), là con gái Hàn Quốc phu nhân và Hạ Lan An Thạch, cháu gái Võ hoàng hậu và là em gái Hạ Lan Mẫn Chi. Nàng cùng mẹ hay ra vào cung cấm, khi Hàn Quốc phu nhân chết, nàng trở thành sủng phi mới của Cao Tông. Sau bị Võ hoàng hậu đầu độc.[48].

Con cái

Trai

  1. Lý Trung (644 - 665), con Lưu phu nhân, năm 648 được Thái Tông phong làm Trần vương, năm 651 được lập làm thái tử. Sau khi Võ chiêu nghi lên ngôi hoàng hậu thì Lý Trung bị phế ngôi, giáng làm Lương vương. Năm 660 bị phế làm thứ nhân. Năm 665 bị bức tử, sau truy phong là Yên vương.
  2. Lý Hiếu, con Trịnh phu nhân. Năm 649 được phong làm Hứa vương, năm 664 qua đời, thụy là Hứa Điệu vương. Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, truy tặng làm Nguyên vương, Ích châu đô đốc
  3. Lý Thượng Kim, con Dương phu nhân, năm 649 được phong làm Kỉ vương, năm 684 đổi phong Tất vương, tự tử vì lo sợ vào năm 690.
  4. Lý Tố Tiết (646 - 690). Năm 650 được phong làm Ung vương, sang 656 đổi làm Tuân vương, năm 676 giáng làm Bà Dương quận vương, năm 681 thăng làm Cát vương, năm 684 đổi làm Hứa vương, năm 690 bị Võ Tắc Thiên bức tử, táng theo lễ của thứ nhân. Sang thời Đường Trung Trông được truy tặng làm Hứa vương
  5. Lý Hoằng, con Võ Tắc Thiên (652 - 676), năm 652 được phong làm Đại vương, năm 656 được lập làm Thái tử. Năm 676 qua đời, được Cao Tông truy tặng là Hiếu Kính hoàng đế, miêu hiệu Nghĩa Tông.
  6. Lý Hiền (653 - 684), con Võ Tắc Thiên. Năm 655 được phong Lộ vương, năm 662 đổi làm Phái vương, năm 672 lại đổi làm Ung vương, đổi tên là Đức, sau đổi lại là Hiền. Năm 676, được lập làm thái tử thay cho Lý Hoằng, sau đó bị phế, đày đến Ba Thục. Năm 684 bị mẹ là Võ Tắc Thiên bức tử[49].
  7. Trung Tông Lý Hiển
  8. Duệ Tông Lý Đán (còn có tên là Lý Húc Luân)

Gái

Đường Cao Tông có 4 con gái[50]
  1. Công chúa Nghĩa Dương Lý Hạ Ngọc (mẹ là Tiêu thục phi, lấy Quyền Nghị)
  2. Công chúa Cao An (mẹ là Tiêu thục phi, ban đầu phong là công chúa Tuyên Thành, lấy Vương Úc)
  3. Công chúa An Định (mẹ là Võ hậu, đột tử do lượng khí cacbonic trong phòng quá lớn)
  4. Công chúa Thái Bình Lý Lệnh Nguyệt (mẹ là Võ hậu, lấy Tiết Thiệu, sau lấy Võ Du Kị (武攸暨)).

Chú thích

  1. ^ Cựu Đường thư, quyển 2
  2. ^ Cựu Đường thư, quyển 4
  3. ^ Đất Tịnh châu nay thuộc địa cấp Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
  4. ^ Cựu Đường thư, quyển 51, liệt truyện quyển 1
  5. ^ Tân Đường thư, quyển 76
  6. ^ Tân Đường thư, quyển 2
  7. ^ Nay thuộc Hà Bắc, Trung Quốc
  8. ^ Tư trị thông giám, quyển 198
  9. ^ Nay thuộc khu tự trị Tây tạng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
  10. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 199
  11. ^ a ă â Tân Đường thư, quyển 76, liệt truyện quyển 1
  12. ^ Do chữ Thế phạm húy vào tên của Thái Tông (Thế Dân) nên Cao Tông đổi Lý Thế Tích là Lý Tích
  13. ^ a ă Tân Đường thư, quyển 105, liệt truyện quyển 30
  14. ^ Tân Cương, Trung Quốc hiện nay
  15. ^ Ba nước này đều thuộc bán đảo Triều Tiên hiện nay
  16. ^ Cựu Đường thư, quyển 4, Bản kỉ 4
  17. ^ Cựu Đường thư, quyển 76, liệt truyện quyển 26
  18. ^ Tân Đường thư, quyển 80
  19. ^ Cựu Đường thư, quyển 6, Bản kỉ 6
  20. ^ Cựu Đường thư, quyển 67, liệt truyện quyển 17
  21. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 200
  22. ^ Cựu Đường thư, quyển 6, bản kỉ quyển 6
  23. ^ Tân Đường thư, quyển 111, liệt truyện quyển 36
  24. ^ Thuộc lãnh thổ Uzbekistan ngày nay
  25. ^ Cựu Đường thư, quyển 80, liệt truyện quyển 30
  26. ^ Quý Châu, Trung Quốc ngày nay
  27. ^ Nay thuộc thành phố Bayankhongor, CHND Mông Cổ.
  28. ^ Các nước này đều nằm ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc hiện nay
  29. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 201
  30. ^ Tân Đường thư, quyển 93, liệt truyện quyển 18
  31. ^ Nay thuộc Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc
  32. ^ Tân Đường thư, quyển 220, liệt truyện quyển 145
  33. ^ Cựu Đường thư, quyển 199, liệt truyện quyển 149
  34. ^ Cựu Đường thư, quyển 5, Bản kỉ quyển 5
  35. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 202
  36. ^ Cựu Đường thư, quyển 86, liệt truyện quyển 36
  37. ^ Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay
  38. ^ Nhân Quỹ vốn ghét Kính Huyền nên đề cử ông ta mặc dù biết ông ta không có tài cầm quân
  39. ^ Mấy ngày sau thì Văn Quán qua đời
  40. ^ Tân Đường thư, quyển 215 hạ, liệt truyện 140 hạ
  41. ^ Có thuyết cho Lý Hiền không phải con của Võ Tắc Thiên
  42. ^ Lý Hiển, Lý Đán là con trai ruột của Thiên Hậu
  43. ^ Cựu Đường thư, quyển 86, liệt truyện 36
  44. ^ Tân Đường thư, quyển 4, Bản kỉ 4
  45. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 203
  46. ^ Cựu Đường thư, quyển 7, bản kỉ 7
  47. ^ Tân Đường thư liệt truyện: Đệ lục tam tông chư tử
  48. ^ Tân Đường thư liệt truyện: Đệ nhất hậu phi thượng
  49. ^ Cựu Đường thư, quyển 86
  50. ^ Tân Đường thư: chư đế công chúa liệt truyện
Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
 

No comments:

Post a Comment