Tuesday, July 29, 2014

Chào ngày mới 29 tháng 7

Khải Hoàn Môn
CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quốc tế về hổ; ngày Ngôn ngữ Thái quốc gia tại Thái Lan. Năm 238Cận vệ của Hoàng đế La Mã xông vào cung và bắt giữ hai đồng hoàng đế PupienusBalbinus. Hai người bị kéo lê trên đường phố La Mã rồi bị hành quyết. Gordianus III được tuyên bố là hoàng đế trong cùng ngày.Năm 1014Chiến tranh Đông La Mã-Bungaria: Hoàng đế Đông La Mã Basileios II giành được chiến thắng quyết định trước quân Bulgaria trong trận Kleidion.Năm 1836Khải Hoàn Môn (hình) tại Paris, Pháp được khánh thành nhân dịp kỉ niệm sáu năm Cách mạng tháng BảyNăm 2005 – Một nhóm các nhà thiên văn học người Mỹ công bố phát hiện của họ về hành tinh lùn Eris.

Khải Hoàn Môn (Paris)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khải Hoàn Môn
Arc de Triomphe, Paris 21 October 2010.jpg
Khải Hoàn Môn nhìn từ phía đại lộ Champs-Elysées
Khải Hoàn Môn trên bản đồ Paris
Khải Hoàn Môn
Khải Hoàn Môn
Thông tin chung
Dạng Đài tưởng niệm
Phong cách Tân cổ điển
Thành phố Paris
Quốc gia Cờ Pháp Pháp
Tọa độ 48°52′25″B 2°17′42″Đ
Xây dựng
Khởi công 1806
Khánh thành 1836
Kích thước
Kích thước Cao 50 mét, rộng 45 mét
Thiết kế
Kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin
Khải Hoàn Môn hay đúng hơn Bắc đẩu Khải hoàn môn[1] (tiếng Pháp: L’arc de triomphe de l’Étoile) là một công trình ở Paris, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp. Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là công trình do Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 để vinh danh quân đội, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào năm 1836, dưới Nền quân chủ Tháng bảy.
Ngày nay, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris và cùng với Champs-Elysées là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao. Với 1.330.738 lượt khách mua vé viếng thăm vào năm 2006, Khải Hoàn Môn đứng thứ 10 trong các công trình thu hút nhất của Paris[2].
Métro Paris Bến tàu điện ngầmCharles de Gaulle - Étoile

Lịch sử

Khải Hoàn Môn về đêm
Đầu thế kỷ 17, vị trí của Khải Hoàn Môn thuộc ngoại ô của Paris. Năm 1616, hoàng hậu Marie de Médicis quyết định mở một con đường dài có trồng cây hai bên để đi dạo, chính là đại lộ Champs-Elysées ngày nay. Trong thế kỷ 17, khu vực Champs-Elysées dần được đô thị hóa và quảng trường Étoile được tạo ra vào năm 1670, nhưng vẫn nằm ngoài bức tường thành do Louis XIII xây từ 1633 đến 1636. Năm 1787, bức tường Thuế quan được xây dựng để kiểm soát hàng hóa vào Paris và đi qua quảng trường Étoile. Rào chắn Étoile được kiến trúc sư Claude Nicolas Ledoux bố trí là một trong những trạm thu thuế. Quảng trường Étoile khi đó là giao lộ của 5 con đường lớn.[3]
Năm 1806, sau chiến thắng Austerlitz, hoàng đế Napoléon Bonaparte quyết định xây dựng trên quảng trường Étoile một công trình vinh danh quân đội. Khải Hoàn Môn được kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin thiết kế, lấy cảm hứng từ các công trình cổ đại, cao 50 mét, rộng 45 mét. Sau Jean-François-Thérèse Chalgrin, những người kế nhiệm công việc xây dựng là Louis-Robert Goust và Jean-Nicolas Huyot.[3]
Sự sụp đổ của Đệ nhất đế chế khiến việc thi công Khải Hoàn Môn bị đình lại. Tới năm 1825, công trình mới được tiếp tục và năm 1836 được vua Louis-Philippe khánh thành. Năm 1840, thi hài của Napoléon - người quyết định xậy dựng công trình - được đưa qua Khải Hoàn Môn trước khi về điện Invalides. Sau đó, linh cữu Victor Hugo cũng được để một đêm ở đây trước khi đưa về điện Panthéon.[3]
Thời Đệ nhị đế chế, khi Paris được Georges Eugène Haussmann cải tạo lại, bảy con đường mới được vạch thêm, gặp nhau tại quảng trường Étoile. Khải Hoàn Môn dần trở thành biểu tượng của thành phố Paris. Kể từ 14 tháng 7 năm 1919, cuộc duyệt binh mừng quốc khánh được tổ chức đi ngang qua Khải Hoàn Môn. Năm 1989, Grande Arche được hoàn thành ở khu La Défense, được xem như một Khải Hoàn Môn mới, kéo dài trục Axe historique.
Ngày này, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của thành phố, khu vực Champs-élysées là điểm hấp dẫn du khách và cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội, chào đón năm mới. Cơ quan quản lý Khải Hoàn Môn là Trung tâm công trình quốc gia.[3]

Khải Hoàn Môn

Nằm trên quảng trường Étoile, cuối đại lộ Champs-Elysées, Khải Hoàn Môn thuộc trục Axe historique đi qua nhiều công trình quan trọng của Paris. Vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm giao của 12 đại lộ và ba quận. Để tới chân công trình, lối đi Passage du Souvenir (Lối đi Kỷ Niệm) được xây dựng ngầm dưới quảng trường.
Với vị trí cuối Champs-Elysées, một năm sẽ có hai lần, khoảng 10 tháng 51 tháng 8, xảy ra hiện tượng: đứng giữa đại lộ, nhìn thấy Mặt Trời lặn ngang qua Khải Hoàn Môn trong vài phút. Vào ngày 10 tháng 5 năm 1994, hiện tượng này xảy ra đồng thời với nhật thực. Đã có gần 200 ngàn người tới đây để chứng kiến. Tương tự, nhìn từ hướng ngược lại, phía Porte Maillot, hiện tượng này xảy ra vào khoảng 7 tháng 24 tháng 11.

Điêu khắc

Khải Hoàn Môn có kích thước mặt đứng gần hình vuông, chiều rộng 45 mét, cao 50 mét, nằm trên quảng trườngđường kính 240 mét. Công trình là tổng thể điêu khắc lớn nhất của Pháp trong thế kỷ 19. Các mặt của công trình được trang trí nhiều bức phù điêu, tượng đài và khắc tên các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn Cách mạngĐế chế.
Bốn tác phẩm điêu khắc lớn nhất là: Xuất quân 1792Khải hoàn 1810 phía Champs-Elysées, Kháng chiến 1814Hòa bình 1815 phía Grande-Armée. Trong đó Xuất quân, tên đầy đủ Xuất quân của các chiến sĩ tình nguyện 1792 (Le départ des volontaires de 1792), tức La Marseillaise nổi tiếng hơn cả. Tác phẩm của nhà điêu khắc François Rude, cao 11,6 mét rộng 6 mét[4]. Mặt phía trong bốn chân của Khải Hoàn Môn được trang trí bởi các bức phù điêu miêu tả những trận đánh nổi tiếng thời Cách mạng và Đế chế. Bên dưới khắc tên tuổi các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử đó[5]. Sáu bức phù điêu, bốn phía trên các tượng đài và hai ở các cạnh bên, mô tả những giai đoạn, sự kiện của Cách mạng PhápĐế chế[5]. Ngoài ra bề mặt Khải Hoàn Môn còn có các phù điêu nhỏ khác.

Mộ chiến sĩ vô danh

Mộ chiến sĩ vô danh
Mộ chiến sĩ vô danh nằm dưới Khải Hoàn Môn từ ngày 11 tháng 11 năm 1920. Đây là một người lính Pháp vô danh chết trong trận Verdun, thời Thế chiến thứ nhất. Cùng với ở Paris, bảy chiến sĩ vô danh khác cũng được chôn cất ở Flandres, Artois, Somme, Chemin des Dames, Champagne, VerdunLorraine. Trên ngôi mộ ở Khải Hoàn Môn khắc dòng chữ:
ICI
REPOSE
UN SOLDAT
FRANÇAIS
MORT
POUR LA PATRIE

1914. 1918
Có nghĩa: "Nơi đây yên nghỉ một người lính Pháp chết cho tổ quốc". Từ năm 1923, một ngọn lửa được thắp trên ngôi mộ chiến sĩ vô danh vào mỗi chiều tối. Buổi lễ được tổ chức vào lúc 18 giờ 30 ở chân Khải Hoàn Môn liên tục cho tới ngày nay. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1940, trong thời gian Quân đội Đức chiếm đóng Paris, buổi lễ vẫn được tổ chức với sự cho phép của sĩ quan Đức.
Toàn cảnh Paris nhìn từ Khải Hoàn Môn
Bảo tàng nhìn từ sông Seine

Chú thích

  1. ^ Phạm Quỳnh. Hành trình nhật ký: mười ngày ở Huế, một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký. Yerres: Ý Việt, 1997. tr 305.
  2. ^ “Thống kê du lịch”. Văn phòng du lịch Paris. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ a ă â b “Son Histoire”. Le Centre des monuments nationaux. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ “Visiter l’Arc de triomphe”. Le Centre des monuments nationaux. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ a ă “Arc de Triomphe”. Parisrama. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.

Liên kết ngoài


Những địa điểm nổi tiếng của Paris
Tháp Eiffel · Khải Hoàn Môn · Đại lộ Champs-Élysées · Nhà thờ Đức Bà · Bảo tàng Louvre · Nhà thờ Sacré-Cœur · Bảo tàng Orsay
Trung tâm Pompidou · Conciergerie · Grand Palais · Vườn Luxembourg · Điện Invalides · Opéra Garnier · Nghĩa trang Père-Lachaise
Khải Hoàn Môn

Eris (hành tinh lùn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
136199 Eris
Phát hiện A
Người phát hiện Michael E. Brown,
Chad Trujillo,
David L. Rabinowitz
Ngày phát hiện 21 tháng 10, 2003
Tên khác 2003 UB313 B
Loại TNO (SDO)
Các thông số quỹ đạo C
Kỷ 18 tháng 8, 2005 (JD 2.453.600,5)
Độ lệch tâm (e) 0,4378
Bán trục chính (a) 67,89 AU (10,16 Tm)
Điểm cận nhật (q) 38,2 AU (5,71 Tm)
Điểm viễn nhật (Q) 97.610 AU (14,6023 Tm)
Chu kỳ quỹ đạo (P) 203.500 ngày (557 năm Julius)
Vận tốc quỹ đạo 3.436 km/s
Độ nghiêng quỹ đạo (i) 43.993°
Kinh độ điểm lên (Ω) 35,8750°
Góc cận nhật (ω) 151,3115°
Độ dị thường trung bình (M) 197,5379°
Các đặc trưng vật lý
Kích thước 2326 ± 12 km[1]
Khối lượng 1.67(±0.02) ×1022 kg
Tỷ trọng  ? g/cm³
Gia tốc trọng trường bề mặt ≈0.8 m/s²
Vận tốc vũ trụ cấp 2  ? km/s
Chu kỳ tự quay > 8 h?
Lớp quang phổ  ?
Độ sáng tuyệt đối -1,2
Suất phản chiếu 0,5–1,0
Nhiệt độ trung bình bề mặt ~30 K
136199 Eris (trước đây được gọi là 2003 UB313) là hành tinh lùn lớn nhất trong Thái Dương hệ và là thiên thể thứ 11 quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách, không kể vành đai Kuiper và các mặt trăng). Đầu tiên, Eris được nhận diện là thiên thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) mà các nhà thiên văn California tại đài thiên văn trên đỉnh Palomar miêu tả là "lớn hơn rõ rệt" so với hành tinh Diêm Vương. Thiên thể này được các nhà phát hiện, NASA và một số phương tiện thông tin đại chúng coi là hành tinh thứ mười, nhưng vẫn chưa rõ ràng là nó sẽ được chấp nhận rộng rãi như là một hành tinh mới hay không. Nó có ít nhất một vệ tinh, điều này sẽ cho phép các nhà điều tra đo đạc khối lượng của hệ thống này.
Thần xung đột Eris
Tên gọi chính thức của thiên thể này vẫn chưa có, mặc dù các nhà phát hiện ra nó đã đề nghị tên có thể cho nó tới Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU), là cơ quan xem xét các quy ước đặt tên thiên văn. Tuyên bố cho rằng 2003 UB313 đã được đặt tên là 'Xena' hay 'Lila' là không chính xác; cả hai tên gọi này đã được các nhà phát hiện sử dụng một cách thân mật nhưng chẳng có tên nào trong chúng đã được đệ trình tới IAU. Quy tắc để đặt tên cho 2003 UB313 hiện nay bị trì hoãn phụ thuộc vào các quyết định có nên phổ biến định nghĩa thuật ngữ 'hành tinh' một cách hình thức hay không và địa vị của thiên thể này theo định nghĩa như thế nào.
Tên gọi Eris được đặt theo tên của vị thần xung đột trong thần thoại Hy Lạp, người đã gây ra cuộc chiến thành Troia.
Các quan sát gần đây (2011) bởi đài quan sát La SillaESO nhờ sự che khuất của Eris khi nó che qua một ngôi sao cho ước tính đường kính của nó bằng 2326 km với sai số 12 km.[1] Các quan sát đầu tiên cho thấy mêtan đóng băng có trên bề mặt thiên thể này. Điều này cho thấy 2003 UB313 giống với Diêm Vương Tinh hơn là các hành tinh nhỏ khác đã phát hiện ra trước đây ở rìa ngoài của hệ Mặt Trời.
Các quan sát tiếp theo vào tháng 10 năm 2005 phát hiện ra là thiên thể này có vệ tinh, S/2005 (2003 UB313) 1, có tên thân mật là "Gabrielle". Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng thông tin này để xác định khối lượng của 2003 UB313.

Phát hiện

Ảnh chụp ngắt quãng chỉ ra chuyển động của 2003 UB313 giữa các vì sao.
2003 UB313 được phát hiện bởi một nhóm bao gồm Michael Brown, Chad TrujilloDavid Rabinowitz vào ngày 5 tháng 1 năm 2005 từ bức ảnh chụp ngày 21 tháng 10 năm 2003 và phát hiện này đã được thông báo vào ngày 29 tháng 7 năm 2005, cùng một ngày với 2 TNO lớn khác, 2003 EL61 và 2005 FY9. Đội tìm kiếm đã quét một cách có hệ thống trong nhiều năm để tìm kiếm các thiên thể nằm ở phía ngoài của hệ Mặt Trời, và trước đây đã từng tham gia vào việc tìm kiếm một số thiên thể lớn khác ngoài Hải Vương Tinh, bao gồm 50000 Quaoar, 90482 Orcus90377 Sedna.
Các quan sát định kỳ được đội thực hiện vào ngày 21 tháng 10 năm 2003 với việc sử dụng kính thiên văn phản xạ 48 inch Samuel Oschin ở trạm thiên văn đỉnh Palomar, California, nhưng thiên thể chụp được trong các ảnh đã không được phát hiện ra vào thời điểm đó do chuyển động rất chậm của nó trên bầu trời: phần mềm tìm kiếm ảnh tự động của đội đã loại bỏ tất cả các thiên thể chuyển động chậm hơn 1,5 giây góc trên giờ để giảm số lượng các dương tính giả đã trả lại. Tuy nhiên, khi 90377 Sedna được phát hiện thì nó di chuyển với tốc độ 1,75 giây góc/h và theo ý tưởng ấy đội quyết định phân tích lại các dữ liệu cũ của mình với giới hạn thấp hơn của chuyển động góc, phân loại thông qua các dương tính giả bằng mắt. Tháng 1 năm 2005, việc tái phân tích này cho thấy chuyển động rất chậm của 2003 UB313 so với các ngôi sao.
Các quan sát tiếp theo đã được thực hiện để xác định sơ bộ quỹ đạo của nó, điều này cho phép ước tính khoảng cách và kích thước của nó. Đội có kế hoạch tạm thời chưa công bố phát hiện của mình cho đến khi các quan sát kế tiếp được thực hiện để có thể xác định chính xác hơn kích thước và khối lượng của thiên thể này, nhưng đã phải thay đổi ý định khi phát kiến của một thiên thể khác mà họ đã theo vết (2003 EL61) đã được một nhóm khác ở Tây Ban Nha công bố. Nhóm của Brown sau đó lên án nhóm Tây Ban Nha về hành vi nghiêm trọng trong nguyên tắc xử thế có liên quan đến việc phát hiện ra 2003 EL61 và yêu cầu họ cần phải rút khỏi việc nhận phát hiện đó là của mình (xem 2003 EL61 hay các bài báo của Michael E. Brown để có thêm chi tiết).

Phân loại

Ảnh động chỉ ra chuyển động của 2003 UB313 trên các ảnh đã sử dụng để phát hiện nó. 2003 UB313 nằm ở bên trái, phía trên phần giữa của ảnh một chút. Ba khung hình này chụp cách nhau 3 giờ.
2003 UB313 được phân loại như là SDO, một thiên thể thuộc TNO mà người ta tin rằng đã "bị rải" từ vành đai Kuiper vào không gian xa hơn và có quỹ đạo bất thường do các tương tác hấp dẫn với Hải Vương Tinh khi hệ Mặt Trời hình thành. Mặc dù độ nghiêng quỹ đạo lớn của nó là bất thường trong số các SDO hiện nay đã biết, các mô hình lý thuyết cho rằng các thiên thể mà nguyên thủy nằm gần góc bên trong của vành đai Kuiper bị ném vào các quỹ đạo có độ nghiêng cao hơn so với các thiên thể ở phía ngoài vành đai. Các thiên thể bên trong vành đai nói chung là nặng hơn so với các thiên thể ở mé ngoài, và vì thế các nhà thiên văn dự tính là có thể phát hiện ra nhiều thiên thể lớn giống như 2003 UB313 trong các quỹ đạo có độ nghiêng lớn.
Do 2003 UB313 xuất hiện dường như còn lớn hơn cả Diêm Vương Tinh, nó có thể được coi là hành tinh thứ mười của hệ Mặt Trời, và nó đã được NASA và các phương tiện thông tin đại chúng miêu tả như thế trong các thông tin về việc phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được gọi chính thức là như thế, do ngay cả địa vị của Diêm Vương Tinh như là một hành tinh cũng là chủ thể của các tranh cãi. Một số nhà thiên văn tin rằng có một lượng lớn các TNO chưa phát hiện ra cũng to lớn hơn cả Diêm Vương Tinh. Phân loại tất cả chúng như là hành tinh được coi là điều gây khó khăn.
IAU đang xem xét lại định nghĩa của thuật ngữ 'hành tinh' vì sự trông đợi ngày càng tăng là một thiên thể nào đó còn to hơn Diêm Vương Tinh sẽ được tìm ra. IAU dự kiến sẽ nhanh chóng công bố định nghĩa trong thời gian sớm nhất,[2] nhưng hiện nay điều này còn chưa chắc chắn. Cho đến khi định nghĩa này được đưa ra thì IAU vẫn tiếp tục coi mọi thiên thể được phát hiện ở khoảng cách xa hơn 40 AU như là một phần của quần thể ngoài Hải Vương Tinh nói chung (xem ở đây).
Chủ nhiệm của nhóm công tác của IAU trong việc xác định thuật ngữ hành tinh đã cam kết là Diêm Vương Tinh vẫn giữ sự phân loại hiện nay của nó do các lý do lịch sử, và không có gì khác nữa được gọi là hành tinh. Quan điểm này cũng được ít nhất là một thành viên khác của nhóm chia sẻ

Tên gọi

Thiên thể hiện nay có tên gọi sơ bộ là 2003 UB313, đã được đảm bảo một cách tự động theo các quy tắc đặt tên của IAU cho các hành tinh nhỏ. Bước tiếp theo trong việc xác định thiên thể này sẽ là việc kiểm tra bên ngoài về quỹ đạo của nó và đặt cho nó một cái tên vĩnh cửu. 2003 UB313 cũng được xem xét như các tiểu hành tinh khác, những người phát hiện ra nó sẽ có đặc quyền đưa ra tên gọi trong vòng 10 năm kể từ khi đánh số vĩnh cửu cho nó, tuân theo sự phê chuẩn của Ủy ban danh pháp cho các thiên thể nhỏ của IAU Phần III. Theo các quy tắc của IAU, các TNO càn phải đặt tên theo tên vị thần sáng tạo, với ngoại lệ duy nhất cho các thiên thể giống như Diêm Vương Tinh, được đặt tên theo tên của các vị thần âm phủ.
Khả năng phân loại thiên thể này như là một hành tinh chính, tuy thế, có thể được thúc đẩy tốt bởi sự chậm trễ trong việc tiến hành các bước, thời gian và các thủ tục chấp nhận giống như các thứ đã áp dụng cho các sao chổi và các tiểu hành tinh. IAU đã ra một thông báo ngắn liên quan tới tên gọi cho 2003 UB313, chỉ ra rằng thiên thể này sẽ không được đặt tên cho đến khi người ta quyết định nó có phải là hành tinh hay không.[1]
Các nhà phát hiện đã đệ trình tên gọi của họ cho 2003 UB313, mà theo quy tắc của IAU nó không thể phơi bày một cách công khai. Đội của Brown đã vi phạm quy tắc này trong năm 2003 khi họ thông báo tên gọi "Sedna" cho một tiểu hành tinh trước khi nó được chính thức chấp nhận, đã dấy lên sự chỉ trích trong cộng đồng thiên văn; IAU sau đó đã nới lỏng các quy tắc và cho phép trình tự xúc tiến đối với các phát hiện chính yếu mới [2]. Trang Web URL sử dụng tên gọi "Hành tinh Lila" (lấy theo tên của cô con gái mới sinh của Michael Brown, Lilah), và đội các nhà thiên văn này cũng đã gọi một cách hình thức thiên thể này là Xena, lấy theo tên của phim truyền hình Xena: Nữ chúa chiến tranh, nhưng chẳng có tên gọi nào trong số này đã được đệ trình tới IAU.
Hai ngày sau khi thông báo về phát hiện, Brown đã thảo luận các ý tưởng của nhóm ông về tên gọi cho thiên thể trên website riêng:
"Nếu thiên thể nằm trong các quy tắc cho các thiên thể vành đai Kuiper khác, thì nó cần phải được đặt tên theo một nhân vật nào đó trong thần thoại sáng tạo. Chúng tôi đã quyết định cố gắng tuân theo quy tắc này. […] Một trong những tên gọi cụ thể phù hợp nhất có thể là Persephone. Trong thần thoại Hy Lạp Persephone là người vợ (do bắt cóc) của Hades (Thần Pluto (Diêm Vương) theo thần thoại La Mã) mỗi năm sáu tháng ở dưới âm phủ. Tiếng khóc của mẹ nàng là Demeter sinh ra cái chết của mùa đông. Hành tinh mới nằm trên quỹ đạo mà có thể miêu tả tương tự; một nửa thời gian ở gần Pluto và một nửa thời gian thì ở xa. Đáng buồn là tên gọi Persephone đã được sử dụng năm 1895 như là tên gọi của tiểu hành tinh đã biết thứ 399. Truyện tương tự có thể kể gần như với bất kỳ thần Hy Lạp hay La Mã nào […] Thật may là thế giới có nhiều tín ngưỡng huyền thoại và tinh thần. Trong quá khứ chúng ta đã đặt tên các thiên thể vành đai Kuiper theo tên thổ dân Mỹ, Inuit và các [tiểu] thần La Mã. Tên gọi mới mà chúng tôi đề nghị được đưa ra theo một tín ngưỡng khác." [3]
Ông cũng bổ sung thêm rằng IAU đã không vô tư khi đề cập đến thiên thể này và thậm chí ủy ban cần phải chịu trách nhiệm như thế nào trước việc phê chuẩn tên gọi của nó. Ủy ban theo dõi các hành tinh chính đã đề nghị là nếu thiên thể này được phân loại như là một hành tinh chính, việc đặt tên phải tuân theo truyền thống Hy Lạp-La Mã cho các hành tinh. Brown đã chỉ ra trong bài báo gần đây [4] rằng ông có thể đề nghị tên gọi Persephone nếu truyền thống này được duy trì, mặc dù một thực tế là tên gọi này đã được trao cho tiểu hành tinh thứ 399 đã biết.

Quỹ đạo

Vị trí của 2003 UB313 vào ngày 29 tháng 7 năm 2005. Bên trái là quan sát từ "phía trên" của mặt phẳng của hệ mặt trời, bên phải lào quan sát từ "phía trước". Màu xanh lam sẫm chỉ ra phần quỹ đạo nằm dưới mặt phẳng hoàng đạo. Cũng chỉ ra cả Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh.
2003 UB313chu kỳ quỹ đạo 557 năm, và hiện nay đang nằm gần như ở khoảng cách cực đại của nó tới Mặt Trời (điểm viễn nhật). Hiện tại nó là thiên thể xa nhất đã biết của hệ Mặt Trời với khoảng cách tới Mặt Trời là 97 AU, mặc dù có khoảng 40 TNO đã biết (nổi tiếng nhất là 2000 OO67Sedna), mà hiện tại nằm gần với Mặt Trời hơn 2003 UB313 lại có khoảng cách quỹ đạo trung bình lớn hơn của nó [5].
Giống như Diêm Vương Tinh, quỹ đạo của nó có độ lệch tâm cao và sẽ đưa nó tới khoảng cách khoảng 35 AU với Mặt Trời khi nó ở điểm cận nhật (Khoảng cách của Diêm Vương Tinh tới Mặt Trời là 29 tới 49,5 AU, trong khi Hải Vương Tinh chỉ quay trong quỹ đạo trên 30 AU). Không giống như các hành tinh có đất và các hành tinh khí khổng lồ, mà quỹ đạo của chúng đều nằm trên gần như một mặt phẳng giống như Trái Đất, quỹ đạo của 2003 UB313 là rất nghiêng —nó nghiêng một góc khoảng 44 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.
Thiên thể mới này hiện nay có độ sáng biểu kiến khoảng 19, làm cho nó đủ sáng để có thể phát hiện được bằng các kính thiên văn nghiệp dư. Kính thiên văn với thấu kính 8" hay gương và CCD có thể chụp ảnh 2003 UB313 trong bầu trời đen sẫm (ví dụ về ảnh nghiệp dư của 2003 UB313, xem [6]). Nguyên nhân mà nó không được thông báo cho đến tận bây giờ là do quỹ đạo rất dốc của nó: phần lớn các nhà tìm kiếm các thiên thể lớn nằm mé ngoài hệ mặt trời tập trung vào mặt phẳng hoàng đạo, mà ở đó phần lớn vật chất của hệ mặt trời được tìm thấy.

Kích thước

So sánh kích thước Eris với các thiên thể cùng loại khác trong vành đai Kuiper
Độ sáng của thiên thể trong hệ Mặt Trời phụ thuộc vào kích thước của nó cũng như lượng ánh sáng mà nó phản xạ (suất phản chiếu của nó). Nếu như khoảng cách tới thiên thể và suất phản chiếu của nó đã biết, thì bán kính có thể dễ dàng xác định từ độ sáng biểu kiến của nó, với suất phản chiếu cao hơn đưa đến bán kính nhỏ hơn. Hiện tại, suất phản chiếu của 2003 UB313 là không rõ, và vì thế kích thước thực sự của nó cũng chưa thể xác định. Tuy nhiên, các nhà thiên văn đã tính toán rằngt thậm chí nếu nó có phản xạ toàn bộ ánh sáng mà nó nhận được (tương ứng với suất phản chiếu cực đại 1,0 hay 100%) thì nó vẫn lớn cỡ như Diêm Vương Tinh (2.390 km). Trên thực tế, suất phản chiếu của nó gần như chắc chắn nhỏ hơn 1,0 vì thế thiên thể mới có lẽ là lớn hơn Diêm Vương Tinh. Dự đoán tốt nhất hiện nay coi nó có suất phản chiếu tương tự như Diêm Vương Tinh, điều đó có nghĩa là khoảng 0,6 hay tương ứng với đường kính 2.900 km.
Các quan sát của kính thiên văn vũ trụ Spitzer có thể đưa ra giới hạn trên trong kích thước của 2003 UB313. Lượt quan sát đầu tiên đã thất bại trong việc phát hiện thiên thể mới, kết quả mà nó thông báo ban đầu chỉ ra giới hạn trên là khoảng 3.500 km, nhưng sau đó đã bị phát hiện là do sai sót kỹ thuật [7], vì thế ước tính giới hạn trên của nó là khoảng 5.000 km vẫn chưa bị bỏ đi. Các quan sát mới diễn ra trong ngày 23 tháng 825 tháng 8 năm 2005 và hiện nay đang được phân tích [8].
Để xác định tốt hơn bán kính của 2003 UB313, tổ phát hiện được cho thời gian quan sát trên Kính thiên văn vũ trụ Hubble (HST). Ở khoảng cách 97 AU, một thiên thể có bán kính khoảng 3.000 km sẽ có kích thước góc vào khoảng 40 miligiây, nó có thể đo được nhờ HST: mặc dù phân tích các thiên thể nhỏ như thế nằm ở mức giới hạn của Hubble, các công nghệ xử lý ảnh phức tạp như giải xoắn có thể sử dụng để đo các kích thước góc như thế khá chính xác. Trước đây tổ tìm kiếm cũng đã từng áp dụng công nghệ này đối với 50000 Quaoar, sử dụng ACS để đo trực tiếp bán kính của nó.

Bề mặt

Phổ hồng ngoại của 2003 UB313, so sánh với phổ của Diêm Vương Tinh, chỉ ra sự tương tự của hai thiên thể. Các mũi tên biểu thị các vạch hấp thụ mêtan.
Đội tìm kiếm đã tuân theo sự xác định ban đầu của họ về 2003 UB313 với các quan sát bằng kính quang phổ thực hiện trên Kính thiên văn Gemini Bắc 8 m tại Hawaii ngày 25 tháng 1 năm 2005. Ánh sáng hồng ngoại từ thiên thể cho thấy sự hiện diện của băng mêtan, chỉ ra rằng bề mặt của 2003 UB313 là tương tự như của Diêm Vương Tinh, là TNO duy nhất đã biết đến nay là có mêtan. Vệ tinh của Hải Vương Tinh Triton có lẽ là có liên quan tới các thiên thể vành đai Kuiper, và cũng có mêtan trên bề mặt nó.
Không giống như Diêm Vương Tinh và Triton có ánh đỏ, 2003 UB313 xuất hiện gần như là có màu xám. Màu ánh đỏ của Diêm Vương Tinh có lẽ là do các trầm tích của tholin trên bề mặt nó, và ở đâu các trầm tích này làm sẫm màu bề mặt thì ở đó suất phản chiếu thấp dẫn tới nhiệt độ cao hơn và làm cho mêtan bay hơi. Ngược lại, 2003 UB313 là đủ xa từ Mặt Trời đến mức mêtan có thể ngưng tụ trên bề mặt nó thậm chí khi suất phản chiếu rất thấp. Sự ngưng tụ của mêtan đồng đều trên bề mặt đã làm giảm độ tương phản và có thể che phủ lên bất kỳ một trầm tích của tholin có màu đỏ nào.
Mêtan là một chất dễ bay hơi và sự hiện diện của nó chỉ ra rằng hoặc là 2003 UB313 luôn luôn nằm ở khoảng cách rất xa của hệ Mặt Trời ở đó nó đủ lạnh để lớp băng mêtan tồn tại, hoặc là nó có nguồn mêtan bên trong để bổ sung cho khí đã thoát ra ngoài khí quyển của nó.Điều này ngược lại với các quan sát của một thiên thể vành đai Kuiper khác cũng mới phát hiện gần đây, 2003 EL61, ở đó có sự hiện diện của nước đá chứ không phải mêtan.

Vệ tinh

Eris và Dysnomia
Eris và Dysnomia
Trong năm 2005, đội quang học thích ứng tại đài thiên văn KeckHawaii tiến hành quan sát 4 thiên thể sáng nhất của vành đai Kuiper (Diêm Vương Tinh, 2005 FY9, 2003 EL61, và Eris), sử dụng hệ thống quang học thích ứng với sao laze định hướng trang bị mới nhất. Các quan sát thực hiện vào ngày 10 tháng 9 cho thấy có một vệ tinh quay quanh 2003 UB313, được tạm thời đặt tên là S/2005 (2003 UB313) 1. Để gắn với tên "Xena" đã sử dụng cho 2003 UB313, vệ tinh này còn được các nhà phát hiện gọi là Gabrielle, lấy theo tên của người bạn của nữ chúa chiến binh.
Vệ tinh này mờ hơn Eris khoảng 60 lần, và đường kính của nó ước tính khoảng 8 lần nhỏ hơn. Chu kỳ quỹ đạo của nó hiện nay tính sơ bộ là khoảng 2 tuần, các quan sát tiếp theo sẽ cho phép đo đạc chính xác hơn. Khi các nhà thiên văn biết chu kỳ và bán trục chính của quỹ đạo vệ tinh thì họ sẽ có khả năng xác định khối lượng của cả hệ thống. Cùng với việc đặt tên Eris, vê tinh này được đặt tên là Dysnomia.
Các nhà thiên văn hiện nay biết rằng 3 trong số 4 thiên thể vành đai Kuiper sáng nhất có vệ tinh, trong khi các thành viên mờ hơn của vành đai chỉ khoảng 10% là đã biết có vệ tinh. Điều này được tin là các va chạm giữa các KBO lớn là thường xuyên trong quá khứ. Các va chạm giữa các thiên thể kích thước khoảng 1000 km có thể phát tán ra một lượng lớn vật chất để sau đó chúng kết hợp lại thành vệ tinh. Cơ chế tương tự được coi là đã dẫn tới sự hình thành của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là Mặt Trăng khi Trái Đất đã bị va chạm với một thiên thể khổng lồ trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của hệ Mặt Trời.[3][4]

Tham chiếu

  1. ^ a ă Bruno Sicardy, et.al (2011). “Faraway Eris is Pluto's Twin”. ESO’s La Silla Observatory. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ Astronomers to decide what makes a planet
  3. ^ ME Brown, MA van Dam, AH Bouchez, D. LeMignant, CA Trujillo, R. Campbell, J. Chin, Conrad A., S. Hartman, E. Johansson, R. Lafon, DL Rabinowitz, P. Stomski, D. Summers, PL Wizinowich (2006). "Satellites of the largest Kuiper belt objects" (abstract page). The Astrophysical Journal 639 (1): L43–L46. doi: 10.1086/501524. arXiv: astro-ph/0510029.
  4. ^ David Tytell (2006). "All Hail Eris and Dysnomia". Sky and Telescope. Cập nhập 2010/01/05.
  • Brown M.E., Trujillo C.A., Rabinowitz D.L. (2005), Discovery of a planetary-sized object in the scattered Kuiper belt, Astrophysical Journal Letters, submitted
  • Brown M.E., van Dam M.A., Bouchez A.H. et all (2005), Satellites of the largest Kuiper belt objects, Astrophysical Journal Letters, submitted
  • Gomes R.S., Gallardo T, Fernández J.A., Brunini A. (2005), On the origin of the High-Perihelion Scattered Disk: the role of the Kozai mechanism and mean motion resonances, Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy, v. 91, p. 109-129

Liên kết ngoài

Các ấn phẩm đã ban hành

Thông tin mới




Ngày quốc tế về bảo tồn hổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế giới đã dành một ngày (29/7) là ngày bảo tồn loài hổ
Ngày quốc tế về bảo tồn hổ hay còn gọi là Ngày quốc tế Hổ là ngày 29 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 được chính thức công bố là ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ ngay trước thềm Hội Nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại thành phố Xanh Pê-téc-bua của Nga với sự hiện diện của các quốc gia có hổ. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Các nước tham dự gồm: Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái LanViệt Nam[1].
Hội nghi đã quy tụ những người đứng đầu các nước có hổ với cam kết nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 với kinh phí đầu tư gần 350 triệu USD. Kể từ đó, ngày 29 tháng 7 hàng năm được tổ chức kỷ niệm để nhấn mạnh tình hình đáng báo động của loài hổ và kêu gọi ủng hộ công tác bảo tồn chúng ở tất cả 13 nước còn hổ sống ngoài tự nhiên[2]. Mục tiêu của ngày này là hoạch định chiến lược bảo vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng[3].

Triển khai

Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 3200 cá thể hổ sống sót ngoài tự nhiên. Từ năm 1900 đổ lại đây, số lượng hổ đã giảm tới 97% trong khi sinh cảnh của hổ giảm đến 93%. Sự suy giảm này phần lớn là do săn bắn trái phép, buôn lậu hổ và các bộ phận cơ thể của hổ, ngoài ra còn do mất sinh cảnh sống và quần thể các loài thú mồi của hổ. Việt Nam là một thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép do cao hổ và rượu ngâm từ các bộ phận của hổ đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là đối với giới nhà giàu và quan chức, do những công dụng được cho là có thể chữa bệnh mặc dù chưa được y học kiểm chứng một cách chính thức[4][5][6].
Một con hổ tại Việt Nam
Ngày quốc tế này được hưởng ứng đầu tiên và nhiệt liệt tại Việt Nam, vào năm 2011, đúng sáng ngày 29 tháng 7, Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ do Tổng cục Môi trường tổ chức với hỗ trợ của WWF, TRAFFIC, và Sáng kiến Hổ Toàn cầu (GTI) – một liên minh các chính phủ, các cơ quan quốc tế, và khu vực tư nhân cùng nhau hợp tác để bảo vệ Hổ khỏi sự tuyệt chủng. Trong Ngày Quốc tế về bảo tồn hổ lần thứ nhất một trong những biện pháp mà các nhà khoa học đề cao trong việc bảo tồn loài hổ là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân[7]. Sau đó, Việt Nam tiếp tục đăng cai hội nghị thảo luận về việc triển khai chương trình tăng số lượng hổ toàn cầu tự nhiên với sự tham gia của 13 quốc gia có hổ sinh sống. Đây được xem là kế hoạch tổng thể nhằm nhân đôi số lượng hổ tự nhiên từ nay đến 2022.
Bên cạnh việc Kỷ niệm Ngày quốc tế về Bảo tồn Hổ thường niên lần thứ nhất cùng nhiều hoạt động diễn ra nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc bảo tồn loài hổ và kêu gọi ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ[2]. Ngày quốc tế về hổ ở Việt Nam sẽ tập trung vào giảm thiểu nhu cầu về sản phẩm từ hổ, quảng bá các hoạt động bảo tồn hổ ngoài tự nhiên, triển lãm tranh, phim về hổ[6]
Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) tuyên bố Trung Quốc đang cho phép tự do buôn bán các bộ phận của loài hổ cho dù nước này đã ký sáng kiến toàn cầu bảo vệ loài hổ. Thông cáo bí mật của chính phủ Trung Quốc còn cho phép bán loại rượu ngâm cao hổ cốt cho các hộp đêm và bệnh viện. Da hổ đang được bán công khai với sự chấp thuận của nhà nước. Những bộ da này được lấy từ các con vật nuôi trong các trang trại hổ và các vườn thú chật hẹp. Tuy Trung Quốc đã ủng hộ Công ước của Liên Hiệp Quốc về buôn bán các loài vật nguy hiểm có quy định cấm buôn bán các bộ phận của loài hổ nhưng họ vẫn hành xử như trên. Sự mâu thuẫn giữa lời hứa cứu nguy loài hổ hoang dã và chính sách nói trên của Trung Quốc như là một trong những sự dối trá lớn nhất trong lịch sử bảo tồn loài hổ.[8].

Phát biểu

Đã đến lúc cần có những hành động mạnh mẽ để có thể bảo tồn loài hổ - loài có vị trí quan trọng đối với đa dạng sinh học và gắn liền với nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Bảo tồn loài hổ và sinh cảnh của chúng là bảo tồn sự đa dạng, phong phú của loài và hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi trườngphát triển bền vững. Ngày quốc tế về Bảo tồn Hổ là một cơ hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này
—Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường Việt Nam[2][4]
Ngày quốc tế về bảo tồn Hổ do Ngân hàng Thế giới và Quỹ môi trường toàn cầu khởi xướng vào năm 2008 đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao. Hiện nay, Việt Nam đã hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong công tác bảo tồn Hổ trong nước và ở khu vực, đồng thời cũng ủng hộ mạnh mẽ về sáng kiến bảo tồn Hổ như một nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học. Nhân sự kiện này, tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng nhau hành động, cùng nhau nỗ lực hành động để góp phần cho công tác bảo tồn Hổ ở Việt Nam cũng như nâng cao công tác về bảo tồn đa dạng sinh học
—Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam[9]
Sự hiện diện của hổ ngoài tự nhiên là một phần tất yếu trong việc duy trì sự cân bằng của các cánh rừng, nhưng chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Phần lớn số lượng hổ ngoài tự nhiên ở Việt Nam đã bị suy giảm và đến nay chỉ còn khoảng vài chục cá thể ngoài tự nhiên. Vì vậy, để bảo vệ loài hổ này khỏi tuyệt chủng, hành động khẩn cấp bây giờ là chặn đứng nạn buôn bán hổ trái phép trong nước và xuyên biên giới cũng như nâng cao nhận thức để hạn chế dùng trong nước
—Nick Cox, Quản lý Chương trình về các khu Bảo tồn, loài và buôn bán động vật hoang dã của WWF- Greater Mekong[2]
Là loài động vật ăn thịt bậc trên, hổ giúp đảm bảo số lượng các loài động vật làm mồi trong tầm kiểm soát, điều này giúp duy trì sự cân bằng và ổn định của hệ sinh thái, hổ mang lại những lợi ích cho các loài khác, bao gồm cả con người, loài đang phụ thuộc vào hệ sinh thái cho sinh kế và an ninh sinh thái như nước sạch, lương thực
—Nick Cox, Quản lý Chương trình về các khu Bảo tồn, loài và buôn bán động vật hoang dã của WWF- Greater Mekong
Tại các hội nghị quốc tế liên quan đến hổ, họ tuyên bố rất rõ ràng rằng họ cam kết chấm dứt việc buôn bán bất hợp pháp. Thế nhưng, khi bị dồn ép về vấn đề buôn bán hợp pháp thì họ nín thinh
—Debbie Banks, người đứng đầu cuộc vận động bảo vệ hổ của EIA[8]
Một trong các mục đích của những hoat động nâng cao nhận thức này là để thay đổi hành vi của người dân và chính quyền để ngăn chặn việc tiêu thụ các sản phẩm từ hổ và ủng hộ việc bảo vệ hổ hoang dã
—Tiến sĩ William Schaedla, Giám đốc TRAFFIC khu vực Đông Nam Á[5]

Chú thích

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment