Monday, June 9, 2014

Chào ngày mới 9 tháng 6


CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Tự trị tại quần đảo ÅlandNăm 68 – Hoàng đế Nero được cho là tự sát khi chạy lánh nạn trong một cuộc chính biến, khởi đầu năm tứ đế trong lịch sử đế quốc La Mã. Năm 1885 – Chính phủ Pháp và triều Thanh ký kết Hòa ước Thiên Tân, chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, theo đó triều Thanh rút quân khỏi Bắc Kỳ và công nhận nền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.Năm 1934 – Phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney được phát hành, nhân vật hoạt hình Vịt Donald  (hình) xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng. Năm 1946 – Quốc vương Thái Lan Ananda Mahidol qua đời do bị bắn vào đầu trong phòng ngủ tại Đại Cung ở thủ đô Bangkok, em là Bhumibol Adulyadej kế vị.
 

Hòa ước Thiên Tân (1885)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hòa ước Thiên Tân 1885 là một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ thuộc địa Phápnhà Thanh năm 1885 sau Chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Hòa ước này chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam. Cũng theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.

Nội dung

Hiệp ước này gồm 10 điều khoản được ký kết giữa đại diện của chính phủ Pháp là thủ tướng Freycinet và đại diện của Trung Hoa là Tổng lý nha môn (tương đương thủ tướng) Lý Hồng Chương.
  • Điều khoản 1: Nước Pháp cam kết khôi phục và duy trì trật tự các tỉnh của An Nam giáp giới Trung Quốc. Nhằm mục đích đó, Pháp sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để đánh tan và đuổi các toán quân thổ phỉ và bọn bất lương đã gây tai hại đến trật tự công cộng và ngăn cản không cho chúng lập lại các tổ chức. Tuy nhiên quân đội Pháp trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt biên giới Bắc Kỳ và Trung Hoa mà nước Pháp đã tôn trọng và đảm bảo tránh mọi hành vi xâm lược.
Về phần mình, Trung Quốc cam kết giải tán và trục xuất các bọn thổ phỉ đang trốn tránh ở Trung Quốc và các tỉnh giáp giới với Bắc Kỳ, giải tán các lực lượng thổ phỉ tìm cách lập lại tổ chức trên lãnh thổ mình để gây rối trong dân chúng đang được nước Pháp bảo hộ và tôn trọng các lời cam kết liên quan đến an ninh biên giới, Trung Quốc cũng sẽ không phái quân đội của mình vào lãnh thổ Bắc Kỳ.
Các bên ký kết sẽ ấn định thông qua một thỏa ước đặc biệt, những điều kiện để dẫn độ bọn bất lương giữa Trung Quốc và Pháp.
Người Trung Quốc làm ăn khai khẩn hay trước đây là binh lính, hiện đang sống một cách yên ổn tại Việt Nam làm ruộng hay sản xuất công nghiệp hay buôn bán, hạnh kiểm không có gì chê trách. Sẽ được đảm bảo an toàn về người và tài sản như người được Pháp bảo hộ.
  • Điều khoản 2: Trung Quốc đã quyết định không làm gì có hại đến công việc bình định của Pháp và cam kết tôn trọng hiện nay và trong tương lai những hiệp ước, hiệp định và thoả ước đã ký hay sẽ ký trong tương lai giữa Pháp và An Nam.
Về quan hệ giữa Trung Quốc và An Nam, thoả thuận rằng những mối quan hệ đó không làm tổn hại đến Trung Hoa và không để xảy ra điều gì vi phạm hiệp ước này.
  • Điều khoản 3: Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký hiệp ước này, các uỷ viên do các bên dự ký kết chỉ định để đến tại chỗ để công nhận đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Hai bên sẽ cắm mốc ở khắp nơi nếu xét ra cần thiết để đường biên giới được rõ ràng. Trong trường hợp hai bên không đồng ý về việc cắm mốc hay nếu có những điều chỉnh về chi tiết có thể có đối với đường biên giới hiện nay vì lợi ích chung cho hai nước, các uỷ viên sẽ báo cáo cho chính phủ hai bên cùng biết.
  • Điều khoản 4: Khi biên giới đã được thừa nhận, người Pháp và dân bảo hộ của Pháp và những cư dân nước ngoài ở Việt Nam muốn đi qua biên giới để sang Trung Quốc phải có hộ chiếu do nhà đương cục Trung Quốc cấp theo yêu cầu của các nhà cầm quyền Pháp. Đối với công dân Trung Hoa cần có giấy phép của nhà đương cục Trung Hoa tại biên giới
  • Điều khoản 5: Thương nhân Pháp và dân bảo hộ của Pháp và thương nhân Trung Hoa ở Bắc Kỳ được phép nhập và xuất khẩu qua biên giới trên bộ giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ. Tuy nhiên phải được tiến hành trên một số điểm sẽ được xác định sau này, trong đó việc lựa chọn các mặt hàng và số lượng hàng xuất khẩu sẽ tương ứng với phương hướng và tầm quan trọng của việc buôn bán giữa hai nước. Về phương diện này phải tính đến các quy định hiện hành trong nội bộ vương quốc Trung Hoa
Dù sao đã có hai điểm được chỉ định trên biên giới Trung Quốc, một ở phía Lào Kai và một điểm nữa ở Lạng Sơn. Các nhà buôn Pháp có thể ấn định những điều kiện cùng với những thuận lợi như với các cảng Trung Quốc thông thương với nước ngoài của Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa sẽ thiết lập các cơ sở Thương chính và chính phủ Pháp có thể lập các lãnh sự với những ưu đãi về quyền hạn giống y như những nhân viên cùng loại trong các các thông thường.
Về phía mình, Hoàng đế Trung Hoa cùng với chính phủ Pháp bổ nhiệm các lãnh sự trong các thành phố lớn ở Bắc Kỳ.
  • Điều khoản 6: Một quy định đặc biệt gắn với hiệp ước sẽ nói rõ thêm các điều kiện về buôn bán trên bộ giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc. Quy định này sẽ do các uỷ viên của hai bên chỉ định xây dựng nên trong thời hạn ba tháng kể từ khi ký bản hiệp ước này
Hàng hoá trao đổi giữa các tỉnh Bắc Kỳ và Quảng Tây, Vân Nam sẽ được hưởng biểu thuế thấp hơn biểu thuế xuất nhập hiện hành. Tuy nhiên biểu thuế được giảm sẽ không được áp dụng với các hàng hoá trao đổi qua biên giới trên bộ giữa Bắc Kỳ và tỉnh Quảng Đông vì không có hiệu lực trong các cảng đã mở theo hiệp ước này
Việc buôn bán vũ khí, đạn dược, dụng cụ, đồ tiếp tế quân dụng các loại sẽ phải theo luật pháp các các quy định của các nước mỗi bên ký kết
Việc xuất nhập khẩu thuốc phiện sẽ chịu sự chi phối của điều khoản đặc biệt được nêu trong bản quy định thương mại nói trên
Việc buôn bán trên biển giữa Trung Quốc và An Nam cũng sẽ có quy định riêng, tạm thời không có gì mới so với cách làm hiện nay
  • Điều khoản 7: Nhằm phát triển thuận lợi các quan hệ buôn bán và láng giêng tốt mà hiệp ước này mong muốn phục hồi giữa Pháp và Trung Quốc, chính phủ nước Cộng hòa Pháp sẽ xây các đường xá ở Bắc Kỳ và sẽ khuyến khích xây dựng các đường sắt tại Bắc Kỳ. Về phía Trung Quốc khi quyết định làm đường sắt sẽ thương lượng với ngành công nghiệp Pháp và chính phủ Pháp sẽ dành mọi thuận lợi để tìm kiếm ở Pháp nhân viên cần thiết. Điều khoản này được coi như đặc quyền dành cho Pháp
  • Điều khoản 8: Các điều khoản thương lượng của hiệp ước này và các quy định sẽ có thể xem lại sau một thời gian 10 năm tròn kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn hiệp ước này. Nhưng trong trường hợp 6 tháng trước thời hạn, không có bên nào thuộc bên đã ký kết không biểu lộ ý muốn xét lại, các điều khoản vẫn còn hiệu lực cho một thời hạn mới 10 năm nữa và sau này cũng sẽ như thế
  • Điều khoản 9: Từ khi hiệp ước này được ký, lực lượng (quân sự) Pháp sẽ rút khỏi Ke Lung (Ka Long) và chấm dứt đi lại ngoài khơi. Trong thời hạn một tháng, sau khi ký kết hiệp ước này quân đội Pháp sẽ hoàn toàn rút khỏi đảo Đài Loan, đảo Lôi Châu
  • Điều khoản 10: Các điều khoản của hiệp ước này, các hiệp định và thỏa ước giữa Pháp và Trung Quốc không trái với hiệp ước này vẫn hoàn toàn có hiệu lực
Hiệp ước này sau khi được hoàng đế Trung Hoa phê chuẩn, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp phê chuẩn, việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ được tiến hành tại Bắc Kinh trong thời gian sớm nhất
Hiệp ước ký tại Thiên Tân, lập thành 04 bản ngày 9 tháng 6 năm 1885

Tham khảo

  • Bang giao Đại Việt, triều Nguyễn, Nguyễn Thế Long, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005

Xem thêm

Liên kết ngoài

Åland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Landskapet Åland
Ahvenanmaan maakunta

Flag of Åland.svg Coat of arms of Åland.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Åland
Khẩu hiệu
không
Quốc ca
Ålänningens sång
Hành chính
Chính phủ Tỉnh tự trị
- Thống đốc
- Thủ tướng
Peter Lindbäck1
Roger Nordlund
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thụy Điển
Thủ đô Mariehamn
60°7′B, 19°54′Đ
Thành phố lớn nhất Mariehamn
Địa lý
Diện tích 13.517 km²
5.267 mi² (hạng chưa xếp hạng)
Diện tích nước 89 %
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
Lịch sử
1920
19212
1 tháng 1 19953
- Tuyên bố
- Công nhận
- Gia nhập EU
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 26.711 người
Mật độ 45,3 người/mi²
Đơn vị tiền tệ Euro (€)4 (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ax5
Mã điện thoại 358 (mã vùng 18)
1Thống đốc là chức danh quản lý do Chính phủ Phần Lan chỉ định, và không có bất cứ quyền hành nào đối với Chính quyền Åland tự trị.
2Được Hội quốc liên sau cuộc khủng hoảng Åland.
3Åland tiến hành trưng cầu dân ý độc lập và sau đó đồng thời gia nhập như phần còn lại của Thụy Điển.
4Đến năm 1999, là đồng Finnish mark.
5Thay thế.aland.fi từ tháng 8 2006. Tên miền .eu cũng được dùng, vì nó dùng chung với Phần Lan và các thành viên còn lại của Liên minh châu Âu.
Åland (phát âm IPA: ['oːland] trong tiếng Thụy Điển), còn được gọi là Quần đảo Åland hoặc Ahvenanmaa(n maakunta) (trong tiếng Thụy Điển) và đôi khi còn được gọi là Alandia, là một quần đảoBiển Baltic. Nó nằm ở cửa ngõ Vịnh Bothnia và là một khu tự trị, phi quân sự, đơn ngữ tiếng Thụy Điển và là tỉnh hành chính của Phần Lan.
Quần đảo bao gồm đảo chính Fasta Åland (với 50% dân số sinh sống) và một quần đảo ở phía đông bao gồm hơn 6.500 đá ngầm và đảo. Fasta Åland tách rời hẳn với bờ biển Thụy Điển 40 km (25 dặm) về phía tây. Về phía đông, quần đảo Åland dường như tiếp giáp với Biển Quần đảo của Phần Lan. Biên giới trên bờ duy nhất của Åland ngắn và có hình thù kỳ dị[1]; nằm ở đảo trống Märket, chia sẻ đường biên với Thụy Điển. Biên giới này đã được thỏa hiệp lại vào năm 1985.
Do tình trạng tự trị của Åland, quyền lực thực thi ở cấp tỉnh bởi đại diện của cơ quan chính quyền trung ương ở phần còn lại của Phần Lan chủ yếu được quản lý bởi Chính quyền Åland ở Åland.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ để xem biên giới với Märket, và làm thế nào nó được vẽ lại vào năm 1985, xem Tạp chí châu Âu ẩn giấu, 11 (tháng 11 2006) pp. 26-29 ISSN 1860-6318

Liên kết ngoài


Vịt Donald

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Donald Duck trong tập phim "The Wise Little Hen" (1934).
Donald Duck, hay Vịt Donald, là một nhân vật hư cấu trong phim hoạt hìnhtruyện tranh của hãng Walt Disney. Donald là một chú vịt trắng hình người có mỏ và chân màu vàng-cam. Chú thường xuất hiện với áo và một chiếc mũ "thủy thủ" nhưng không mặc quần (ngoại trừ những lúc Donald đi bơi).
Theo tập phim hoạt hình "Donald Gets Drafted" (1942), tên đầy đủ của Donald Duck là Donald Flautleroy Duck (từ "Flautleroy" có lẽ ám chỉ chiếc mũ thủy thủ của chú, một bộ phận không thể thiếu của bộ quần áo Flautleroy). Trang web chính thức của Disney cũng đã công bố tên của chú là Donald Flautleroy Duck.[1] Sinh nhật của Donald được công nhận chính thức vào ngày 9 tháng 6 năm 1934. Đó là ngày mà bộ phim hoạt hình có sự xuất hiện lần đầu tiên của chú được ra mắt. Nhưng trong tập "The Three Caballeros", ngày sinh nhật của Donald Duck lại được nhắc đến một cách đơn giản là "Thứ sáu ngày 13". Trong tập "Donald's Happy Birthday" (ngắn), sinh nhật của Donald nhằm vào ngày 13 tháng 3.
Mặc dù khá dễ dãi, đặc điểm nổi bật của Donald lại là tính tình nóng nảy và bộp chộp của chú. Đôi khi, Donald còn được mô tả là là một chú vịt xảo quyệt, hay thích nhạo báng người khác (với một mức độ nhiều hơn cả các nhân vật khác như Goofy hay Chuột Mickey).
Giọng nói nổi tiếng của Donald, một trong những giọng nói dễ nhận biết nhất trong hoạt hình, cho đến năm 1985 đã được thực hiện bởi nghệ sĩ lồng tiếng Clarence "Ducky" Nash. Nhờ giọng nói nửa rõ nửa không này mà hình ảnh của Donald đã in sâu vào tâm trí khán giả và đã giúp cho cả hai (Donald và Nash) trở nên nổi tiếng. Từ năm 1985 trở về sau, Donald được lồng tiếng bởi Tony Anselmo, người đã được chính Nash huấn luyện.

Donald trong phim hoạt hình

Bài chính: Donald Duck trong phim hoạt hình
Donald Duck trong tập "Der Fuehrer's Face".
Donald Duck đã xuất hiện trong nhiều phim hoạt hình Disney cổ điển trong một vài năm bắt đầu từ năm 1934. Trong bối cảnh cốt truyện cho những phim hoạt hình rất nổi tiếng về Mickey Mouse ngày càng trở nên khó viết hơn, Walt đã cho Donald Duck "nổi nóng" vào giúp sức. Donald là một nhân vật độc đáo theo một cách khác hẳn Mickey Mouse vì chú có thể trở nên nổi giận bất thình lình, điều mà Mickey không bao giờ làm. Trong khi hình ảnh Mickey được xây dựng như là một chú chuột thiện hảo, Donald là một chú vịt tốt có khuynh hướng dễ mất bình tĩnh khi bị kích động. Những cơn nổi giận "có bản quyền" của chú đã luôn được khán giả mong đợi, và Walt đã không bao giờ thất bại trong việc truyền đạt chúng đến cho họ.

Lịch sử

Sự nghiệp hoạt hình của Donald bắt đầu với phim hoạt hình "The Wise Little Hen" trong loạt phim "Silly Symphony". Trong đó, Donald đã "vào vai" một nhân vật phụ. Sự xuất hiện lần thứ hai của Donald được đánh dấu bởi phim hoạt hình trắng đen "Orphan's Benefit". Cũng từ đó mà tính khí nóng nảy của Donald đã được hình thành. Những phim hoạt hình tiếp theo với sự có mặt của Donald được "dán nhãn" là hoạt hình của Mickey Mouse (có hình mặt Mickey xuất hiện như là ngôi sao chính). Nhưng vì tiếng tăm của Donald ngày càng lớn, chú đã có loạt phim hoạt hình cho riêng mình, với hình mặt của chú xuất hiện như ngôi sao chính.

Donald trong truyện tranh

Một khung tranh trong truyện "Omelet" của hoạ sĩ Carl Barks(1952). Hình mô tả Donald và các cháu bị dân thị trấn Pleasant Town (sau này là Omelet) đánh đuổi vì đã để đàn gà của mình phá hoại tài sản của họ.
Trong khi những bộ phim hoạt hình về Donald được yêu chuộng rộng rãi ở Mỹ và khắp thế giới, những tập truyện tranh xuất bản hàng tháng hoặc hàng tuần về chú lại được nhiều bạn đọc châu Âu ưa thích, đặc biệt là ở Na UyPhần Lan, ngoài ra còn có Đan Mạch, Đức, Ý, Hà LanThuỵ Điển. Phần lớn những tập truyện này được sản xuất và xuất bản bởi chi nhánh công ti Walt Disney tại Ý và bởi nhóm truyền thông Egmont ở Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thuỵ Điển.
Theo Inducks, một kho dữ liệu khổng lồ về truyện tranh Disney khắp thế giới, truyện tranh Mỹ, Ý, Đan Mạch đã được in lại ở các nước sau: Úc, Áo, Bỉ, Brasil, Bulgaria, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Colombia, Cộng hoà Séc, Đan Mạch (Đảo Faroe), Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Guyana, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Ý, Latvia, Litva, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, România, Nga, Ả Rập Saudi, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Anh Quốc, Mỹ, Nam Tư cũ. Tại phần lớn những nước này, truyện vẫn còn đang được xuất bản.
Ngoài ra, truyện tranh về Vịt Donald còn được xuất bản ở Việt Nam trong tạp chí truyện tranh Disney song ngữ "Donald và bạn hữu".

Sự phát triển đầu tiên

Trong ấn bản năm 1931 của Disney, có tên là "Mickey Mouse Annual", một nhân vật tên là Donald Duck đã được đề cập đến, và đã xuất hiện trong giới truyện tranh lần đầu tiên vào năm 1934, trong một truyện (đăng trên báo) được vẽ dựa trên cốt truyện của tập phim ngắn "The Wise Little Hen". Trong những năm sau đó, Donald đã có xuất hiện một vài lần trong những tranh truyện Disney, và đến năm 1936, Donald đã trở thành một trong những nhân vật được ưa chuộng nhất trong loạt truyện tranh "Silly Symphonies". Ted Osborne là người viết kịch bản nguyên gốc cho những truyện này, và Al Taliaferro là hoạ sĩ của ông. Osborne và Taliaferro cũng đã giới thiệu một vài nhân vật hỗ trợ của Donald, bao gồm mấy đứa cháu của chú là Huey, Dewey, và Louie.
Vào năm 1937, một nhà xuất bản Ý mang tên Mondadori đã sáng tác truyện về Vịt Donald đầu tiên dành cho tạp chí chuyên về tranh truyện. Tập truyện 18 trang, kịch bản của Federico Pedrocchi, đã thể hiện Donald như là một nhân vật hành động thay vì chỉ đơn thuần là một nhân vật hài hước.
Nhà xuất bản Fleetway ở Anh cũng đã bắt đầu cho xuất bản những quyển truyện tranh có mặt chú vịt.

Phát triển bởi Taliaferro

Donald Duck trong một truyện của Taliaferro (1936).
Những cột tranh vui thường nhật trên báo về Donald Duck, được vẽ bởi Taliaferro và viết bởi Bop Karp đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào ngày 2 tháng 2 năm 1938; Những cột tranh Chủ Nhật đã ra mắt sau đó một năm. Taliaferro và Karp đã thậm chí sáng tác ra một số lượng nhân vật lớn hơn nữa cho thế giới của Donald Duck. Chú có một con chó mới giống St. Bernard tên là Bolivar, và một gia đình có thêm người anh em họ Gus Goose và bà nội Elvira Coot, hai bạn gái cạnh tranh lẫn nhau là Donna và Daisy Duck. Taliaferro đã tạo cho Donald một chiếc xe riêng, đó là chiếc Belchfire Runabout đời 1934, trong một truyện năm 1938.

Phát triển bởi Carl Barks

Một khung truyện trong "Only A Poor Old Man" của Barks (1952), đây là truyện về Scrooge McDuck được đánh giá cao nhất.
Năm 1942, nhà xuất bản Western Publishing bắt đầu cho sáng tác những truyện tranh đầu tiên của họ về Donald và các nhân vật Disney khác. Bob Karp đã đóng góp công sức vào truyện đầu tiên trong số này, có tựa đề "Donald Duck Finds Pirate Gold". Tuy nhiên, một nhà xuất bản mới đồng nghĩa với đội ngũ hoạ sĩ mới, họ chính là: Carl Barks và Jack Hannah. Sau này, Barks đã tiếp tục sáng tác những truyện với nội dung săn tìm kho báu giống như "Donald Duck Finds Pirate Gold".
Chẳng bao lâu sau, Barks đã đảm nhiệm hoàn toàn việc phát triển truyện tranh của Donald, ông kiêm luôn phần kịch bản và minh hoạ. Dưới ngoài bút của ông, nhân vật Donald Duck trong truyện tranh ngày càng trở nên khác hẳn với "người anh em" Donald Duck trong hoạt hình: có máu phiêu lưu mạo hiểm và có tài ăn nói tốt hơn, đồng thời tính tình bất thường của chú cũng được cải thiện đi phần nào. Black Pete là nhân vật duy nhất trong truyện tranh của Mickey Mouse đã xuất hiện trong thế giới Donald Duck mới của Barks.
Barks đã đặt Donald vào thành phố Duckburg, nơi có những nhân vật được Barks sáng tạo thêm như Gladstone Gander (1948), Gyro Gearloose (1952), Bác Scrooge McDuck (1947), Magica de Spell (1961), Flintheart Glomgold (1956), the Beagle Boys (1951), April, May và June (1953), Hàng xóm Jones(1944) và John D. Rockerduck (1961). Phần lớn nhân vật của Taliaferro đã được Barks giữ lại, bao gồm Huey, Dewey, và Louie. Ông đã đặt Donald trong những kịch bản về gia đình cũng như phiêu lưu, và Bác Scrooge đã trở thành một trong những nhân vật ưa thích nhất của ông bắt cặp với Donald. Scrooge ngày càng được yêu mến, và đến năm 1952, nhân vật này đã có truyện tranh riêng của mình. Vào thời điểm này, Barks đã tập trung hết nỗ lực của mình để viết truyện về Scrooge McDuck. Sự xuất hiện của Donald chủ yếu được tập trung vào các yếu tố hài. Trong nhiều truyện, Donald được đúc kết thành một phụ tá bất đắc dĩ cho Scrooge, đi thám hiểm cùng ông bác giàu có này khắp quả đất.

Những sự phát triển về sau

Hình vẽ Paperinik của hoạ sĩ Marco Rota.
Có rất nhiều tác giả trên khắp thế giới tiếp tục tận dụng hình ảnh Donald trong truyện tranh của họ. Ví dụ, các hoạ sĩ của Disney Studio là những người trực tiếp sản xuất truyện cho thị trường châu Âu. Hai trong số họ, Dick Kinney và Al Hubbard đã sáng tạo nên người anh em họ mới của Donald, Fethry Duck.
Hai hoạ sĩ khác người Mỹ là Vic Lockman và Tony Strobl đã trực tiếp sáng tác truyện tranh Mỹ và nghĩ ra một nhân vật mới, Moby Duck. Strobl là một trong những hoạ sĩ Disney vẽ nhiều nhất của mọi thời đại. Ông đã vẽ rất nhiều truyện từ những cốt truyện của Barks sau khi ông này về hưu. Vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, các kịch bản này được vẽ lại bởi một hoạ sĩ Hà Lan tên là Daan Jippes.
Nhà xuất bản Ý Mondadori đã cho vẽ nhiều truyện được xuất bản rộng rãi ở châu Âu. Họ cũng đã giới thiệu nhiều nhân vật mới (mà hiện nay đều rất nổi tiếng ở châu Âu) đến với độc giả. Một ví dụ tiêu biểu là "bản thân khác" (alter-ego) của Donald, một người hùng có tên Paperinik (tiếng Ý), sáng tạo bởi Guido Martina và Giovan Battista Carpi.
Giogio Cavazzano và Carlo Chendi đã tạo ra Honkey Go-Kart (tiếng Ý là Umperio Bogarto), một thám tử với cái tên rõ ràng là được nghĩ ra để nhại ông Humphrey Bogart. Họ cũng sáng tạo nên O.K Quack, chú vịt ngoài hành tinh đến Trái Đất trên một chiếc phi thuyền có dạng như đồng xu. Sau khi bị thất lạc phi thuyền, O.K Quack đã làm bạn với Scrooge, để rồi được ông cho phép lục tìm kho bạc của mình để tìm lại chiếc phi thuyền bị mất tích.
Romano Scarpa là một người có nhiều ảnh hưởng đối với các hoạ sĩ Disney Ý. Ông tạo ra Brigitta McBridge, một cô vịt rất yêu quý Scrooge. Mặc dù sự quan tâm của cô không bao giờ được ông đáp lại, cô vịt vẫn luôn cố gắng. Scarpa cũng hay cho xuất hiện Dickie Duck, một đứa cháu gái của Glittering Goldie (một cô vịt nhiều khả năng là người yêu của Scrooge thời ông ta tìm vàng ở Klondike) và Kildare Coot, một đứa cháu của Grandma Duck.
Hoạ sĩ người Ý Corrado Mastantuono đã sáng tạo nên Bum Bum Ghigno, một chú vịt hoài nghi, thô lỗ và hơi xấu xí, rất hay xuất hiện với Donald và Gyro.
Hoạ sĩ Mỹ William van Horn cũng đã giới thiệu một nhân vật mới: Rumpus McFowl, một con vịt già và béo, thường ăn nhiều và ít làm việc, được nhắc đến lần đầu tiên như là một người anh em họ của Scrooge. Về sau này, Scrooge mới tiết lộ cho các cháu của mình biết rằng Rumpus thực ra chính là một người anh em cùng cha khác mẹ của ông. Rốt cuộc, Rumpus cũng đã khám phá ra điều đó.
Trong khi làm việc cho nhà biên tập Đan Mạch Egmont, hoạ sĩ Daniel Brance và hai nhà viết kịch bản Paul Halas và Charlie Martin đã tạo ra Sonny Seagull, một đứa trẻ mồ côi thích làm bạn với Huey, Dewey và Louie, và đối thủ của nó là Mr. Phelps.
Hoạ sĩ vẽ truyện tranh về Vịt Donald nhiều nhất hiện nay là Victor Arriagada Rios, được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Vicar. Victor Arriagada Rios có một xưởng vẽ riêng của mình. Ở đó ông cùng với các phụ tá đã vẽ những truyện gởi từ Egmont. Vicar đã sáng tạo nên nhân vật Oono, một công chúa thời tiền sử đến Duckburg vào những năm 1990 bằng cỗ máy thời gian của Gyro.
Hoạ sĩ nổi tiếng và được yêu thích nhất hiện nay là Keno Don Rosa. Ông ta bắt đầu làm truyện Disney vào năm 1987 cho nhà xuất bản Gladstone. Sau đó là thời kì ngắn ngủi ông làm việc cho một nhà biên tập Hà Lan trước khi chuyển hẳn sang viết và vẽ truyện cho Egmont. Don đã sáng tác rất nhiều truyện về Scrooge McDuck, điều này đã giúp ông giành được hai giải thưởng Eisner. Tuy vậy, không phải tất cả những người hâm mộ Barks đều thích truyện của ông, nhiều người cho rằng ông đang phá huỷ thế giới mà Barks đã cẩn thận xây dựng nên.
Những hoạ sĩ tiêu biểu khác sáng tác về Donald là Freddy Milton và Daan Jippes. Họ đã tạo ra những tập truyện 18 trang, mà theo nhiều chuyên gia, là có thể so sánh với các truyện của Barks.
Hoạ sĩ Nhật Shiro Amano đã vẽ Donald Duck trong tiểu thuyết hình (dựa trên trò chơi điện tử cùng tên của Squaresoft) Kingdom Hearts của ông.

Những sự xuất hiện khác

Điện ảnh

  • Saludos Amigos (1942)
  • The Three Caballeros (1944)
  • Fun and Fancy Free (1947)
  • Mickey's Christmas Carol (1983)
  • Who Framed Roger Rabbit (1988)
  • Mickey's 60th Birthday (1988)
  • The Prince and the Pauper (film)|The Prince and the Pauper (1990)
  • A Goofy Movie (1995)
  • Fantasia 2000 (1999)
  • Mickey's Once Upon a Christmas (1999)
  • Mickey's Magical Christmas: Snowed in at the House of Mouse (2001)
  • Mickey's House of Villains (2003)
  • Mickey's Twice Upon a Christmas (2004)
  • Mickey, Donald, Goofy: The Three Musketeers (2004)

Phim truyền hình nhiều tập

  • DuckTales (1987-1990)
  • Donald Duck Presents
  • Donald's Quack Attack
  • Bonkers (TV series)|Bonkers (1993-1995) (cameo)
  • Quack Pack]] (1996-1997)
  • Mickey Mouse Works (1999-2000)
  • House of Mouse (2001-2003)
  • Mickey Mouse Clubhouse (2006)

Trò chơi điện tử

  • Donald Duck's Playground (1984)
  • Donald's Alphabet Chase (1988)
  • Quackshot (1991)
  • The Lucky Dime Caper starring Donald Duck (1991)
  • World of Illusion Starring Mickey Mouse and Donald Duck (1992)
  • Deep Duck Trouble Starring Donald Duck (1993)
  • Disney's Magical Quest 3 Starring Mickey and Donald (1995), (2005)
  • Maui Mallard in Cold Shadow (1996)
  • Disney's Donald Duck: Goin' Quackers (2000)
  • Mickey's Speedway USA (2000)
  • Kingdom Hearts (2002)
  • Disney Golf (2002)
  • Disney's PK: Out of the Shadows (2002)
  • Kingdom Hearts: Chain of Memories (2004)
  • Kingdom Hearts II (2005)

Truyện tranh

Mỹ

  • Walt Disney's Comics and Stories
  • Donald Duck
  • Uncle Scrooge
  • Uncle Scrooge Adventures
  • Donald Duck Adventures
  • Mickey and Donald
  • DuckTales
  • Donald and Mickey
  • Donald Duck and Mickey Mouse
  • Walt Disney Giant
  • Walt Disney's Comics and Stories Penny Pincher
  • Uncle Scrooge and Donald Duck
  • The Adventurous Uncle Scrooge McDuck

Cộng Hoà Séc

  • Kačer Donald

Ý

  • Paperino giornale (1930s)
  • Topolino (libretto)
  • Zio Paperone

Pháp

  • Le Journal de Mickey
  • Hardi présente Donald
  • Picsou magazine
  • Mickey Parade
  • Super Picsou Géant

Đan Mạch

  • Anders And & Co.
  • Jumbobog.

Na Uy

  • Donald Duck & Co.
  • Mikke Mus
  • Donald Duck Pocket / Onkel Skrue Pocket
  • Fantonald

Đức

  • Micky Maus Magazin
  • Lustiges Taschenbuch
  • Die tollsten Geschichten von Donald Duck

Hi Lạp

  • Ντόναλντ
  • Μίκυ Μάους
  • ΚΟΜΙΞ

Hà Lan

  • Donald Duck
  • Donald Duck pocket
  • Donald Duck extra

Slovakia

  • Káčer Donald

Ba Lan

  • Kaczor Donald

Thuỵ Điển

  • Kalle Anka & C:o
  • Kalle Ankas Pocket

Phần Lan

  • Aku Ankka
  • Aku Ankan taskukirja
  • Aku Ankka Sarjisekstra
  • Aku-Palat

Nhật Bản

  • Kingdom Kingdom Hearts - (phiên bản manga của Shiro Amano)
  • Kingdom Hearts: Kingdom Hearts: Chain of Memories - (phiên bản manga của Shiro Amano)
  • Kingdom Hearts II - (phiên bản manga của Shiro Amano)

Việt Nam

  • Donald và bạn hữu

Những hoạ sĩ nổi tiếng

  • Carl Barks
  • Luciano Bottaro
  • Giovan Battista Carpi
  • Giorgio Cavazzano
  • William Van Horn
  • Daan Jippes
  • Don Rosa]
  • Marco Rota
  • Romano Scarpa
  • Tony Strobl]]
  • Al Taliaferro
  • Vicar
  • Tetsuya Nomura
  • Shiro Amano

Đọc thêm

  • Ariel Dorfman, Armand Mattelart, David Kunzle (trans.), How to Read Donald Duck: Imperialist Ideology in the Disney Comic ISBN 0-88477-023-0 (Sách phê bình chông Donald Duck của người theo chủ nghĩa Mác).
  • Walt Disney Productions, Walt Disney's Donald Duck: 50 Years of Happy Frustration, Courage Books, May 1990 ASIN: 0894715305.

Liên kết ngoài



No comments:

Post a Comment