Saturday, June 28, 2014

Chào ngày mới 28 tháng 6

CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày gia đình Việt Nam; ngày Hiến pháp tại Ukraina. Năm 192 – Hai quân phiệt Lý QuyếtQuách Dĩ dẫn binh công nhập kinh đô Trường An của triều Hán, Tướng quân Lã Bố chạy trốn. Năm 1865Binh đoàn Potomac giải tán sau khi Nội chiến Mỹ kết thúc. Năm 1914 – Đại Công tước Áo–Hung Franz Ferdinand (hình) bị một người Serb ám sát tại Sarajevo, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Thế chiến thứ nhất. Năm 1969 – Các nhóm người đồng tính luyến ái nam và chuyển giới bắt đầu tiến hành bạo loạn tại New York, đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào LGBT.

Ngày gia đình Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG[1] chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam.

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Vụ ám sát thái tử Áo-Hung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gavrilo Princip bị cảnh sát dẫn giải đi sau khi ám sát thái tử Franz Ferdinand, 1914
Vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand là một trong những vụ ám sát gây chấn động nhất thế giới thế kỷ 20, là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Vụ ám sát diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo, Bosna do Tổ chức Bàn tay đen tổ chức. Người trực tiếp bắn chết thái tử là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serbia và thuộc tổ chức Bàn tay đen. Sau vụ ám sát này, giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội gây chiến tranh bằng cách đổ tội cho Vương quốc Serbia đứng đằng sau vụ ám sát và cuối cùng ngày 28 tháng 7 1914 Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Nguyên nhân

Sau khi Đế quốc Áo-Hung thôn tính Bosna và Hercegovina vào ngày 5 tháng 10 năm 1908, quan hệ giữa Đế quốc Áo-Hung và Serbia trở nên vô cùng căng thẳng, thậm chí đã có thể dẫn đến chiến tranh nhưng các nước Anh, Pháp, Đức đề nghị Serbia bãi binh đổi lại Áo và các nước trên sẽ có nhượng bộ về tài chính nếu không Đế quốc Áo-Hung sẽ tấn công Serbia. Do sức ép của các đế quốc nên Serbia tuyên bố bãi binh và rút lại những yêu sách về lãnh thổ.
Vấn đề Bosna và Hercegovina trở nên căng thẳng trở lại sau cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ hai. Sau hai cuộc chiến tranh này lãnh thổ của Serbia tăng gấp đôi. Những tên dân tộc chủ nghĩa Serbia mà tiêu biểu là tổ chức Bàn tay đen, một tổ chức khủng bố thành lập năm 1911Beograd bởi cựu sĩ quan Dragutin Dimitrijevic cố gắng giải phóng Bosna và Hercegovina thoát khỏi ách cai trị của Đế quốc Áo-Hung. Trong khi đó, thái tử Áo-Hung là Franz Ferdinand lại muốn theo con đường của hoàng đế Franz Joseph I bành trướng khu vực ảnh hưởng ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung.
Những điều đó đã khiến Franz Ferdinand trở thành mục tiêu của tổ chức Bàn tay đen và ngày 28 tháng 6 năm 1914, Franz Ferdinand đến Bosna thị sát cuộc tập trận của quân đội Áo-Hung trở thành cơ hội để tổ chức Bàn tay đen ra tay.

Diễn biến


Bản đồ nơi xảy ra vụ ám sát
Sáng ngày 28 tháng 6 năm 1914, Franz Ferdinand đến Sarajevo, thủ phủ của tỉnh Bosna bằng xe lửa bất chấp tất cả những lời cảnh báo về một âm mưu ám sát ông do nhũng người chủ nghĩa dân tộc cực đoan thực hiện. Ông vẫn giữ nguyên chuyến đi này vì ông là tướng thanh tra của lực lượng quân đội Áo-Hung nên cần phải có mặt tại buổi tập trận trên núi Sarajevo đồng thời có dịp giới thiệu vợ ông, bà Sophia Hatek, đến với đông đảo công chúng.

Gräf & Stift, chiếc xe chở Franz Ferdinand khi ông bị ám sát
9 giờ 45 sáng, cặp vợ chồng Ferdinand bước ra khỏi nhà ga và được tỉnh trưởng ở đây là Oscar Potiorek, một người Slovenia nghênh đón. Một đoàn xe hộ tống 6 chiếc đã chờ đợi sẵn để đưa họ đến phòng khánh tiết ở dinh tỉnh trưởng. Cả hai ngồi trên một chiếc xe mui trần để tỏ thái độ gần gũi với dân chúng nhưng lại tạo thời cơ cho những người muốn ám sát họ. Trong ngày định mệnh này, thái tử mặc bộ quân phục màu xanh lam pha đen cùng những ngù lông màu xanh lục trên mũ chào mào còn Vương phi mặc bộ áo váy bằng lụa trắng cùng chiếc mũ màu trắng bạc. Lễ duyệt binh diễn ra rất tốt đẹp dọc theo một phố hẹp Appele Ki bên cạnh dòng sông, hai bên đường treo đầy chân dung của cặp vợ chồng.

Gavrilo Princip, người bắn chết thái tử Franz Ferdinand
Trong lúc đó, 6 thành viên cuồng tín của Tổ chức Bàn tay đen đang đứng lẫn trong dòng người đi dọc theo đoàn xe, chuẫn bị sẵn vũ khíbom. Đúng 10 giờ khi đoàn xe chạy qua cầu, từ đám đông một thanh niên xông ra ném bom vào phía xe thái tử. Trái bom rơi đúng vào nóc xe, lăn xuống vỉa hè rồi rơi vào bánh trước và nổ tung. Thái tử ngay lập tức ra lệnh cho đoàn xe dừng lại và cử hai người trong tùy tùng đoàn đi thăm hỏi những người bị nạn. Tổng cộng có 22 người bị thương trong đó có 2 viên quan hộ tống. Tuy vậy thái tử vẫn tiếp tục ra lệnh cho xe đi tiếp. Vương phi bất ngờ phát hiện cổ bà bị một mảnh bom bắn vào tuy nhiên bà lại không thấy có cảm giác. Thái tử vô cùng tức giận và vội vàng dẹp bỏ cuộc đón tiếp và ra lệnh đến quân y viện gần nhất nhưng vương phi vẫn kiên quyết đi tiếp cùng chồng và ngồi hàng ghế sau cùng với thái tử. Chiếc xe phóng nhanh dọc theo phố Apple Ki và bắt đầu rẽ về bên phải hướng về phía ngôi thánh đường. Người lái xe phanh gấp để kịp quay mũi xe. Bất ngờ từ trong đám đông một thanh niên tóc sẫm màu rút súng bắn vào xe. Viên cảnh sát đứng cạnh xông vào bắt kẻ sát nhân nhưng đồng bọn của hắn đã đánh mạnh vào đầu gối ông. Người thanh niên không ai ngăn cản bước gần tới xe và bắn thêm một viên nữa trước khi bị bắt. Viên đầu tiên trúng cổ thái tử, phá vỡ tĩnh mạch cảnh còn viên thứ hai trúng bụng vương phi. Vương phi ngã lăn xuống sàn xe. Thái tử van nài bà cố sống để nuôi 2 con rồi ngất lịm đi. Chiếc xe hơi lao hết tốc độ về dinh tỉnh trưởng. Các bác sĩ vội vã chạy đến để cấp cứu nhưng đều bó tay. Ngày hôm sau, chuyến xe lửa tang lễ đến nhà ga và chở thi hài thái tử và vương phi về thủ đô Viên để cử hành tang lễ.

Hậu quả


Phiên tòa xét xử vụ ám sát ngày 5 tháng 12 năm 1914
Vụ ám sát thái tử Áo-Hung đã làm bùng nổ thùng thuốc súng chiến tranh ở Balkan. Ngày 23 tháng 7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung gửi Serbia tối hậu thư 10 điều với những điều khoản xâm phạm trắng trợn chủ quyền, độc lập của Serbia. Ngày 25 tháng 7, đúng hạn trả lời tối hậu thư của Đế quốc Áo-Hung, Thủ tướng Serbia đã chuyển bức công hàm trả lời cho đại sứ Áo-Hung với lời lẽ hòa nhã trong đó Serbia đồng ý 9 trong 10 điều của bản yêu sách nhưng không chấp nhận để Áo-Hung cử đại diện tiến hành điều tra trên lãnh thổ Serbia về vụ ám sát. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, Serbia đề nghị mang vụ ám sát này ra tòa án quốc tế Den HaagHà Lan xét cử nhưng Áo đã không đồng ý. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ.
Riêng 6 thành viên của Tổ chức Bàn tay đen đã tham gia vụ ám sát thì chịu những mức hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Gavrilo Princip, kẻ trực tiếp bắn chết thái tử Áo-Hung bị tuyên phạt 20 năm tù. Ông qua đời trong tù vì bệnh viêm phổi ngày 28 tháng 4 năm 1918.

Xem thêm



No comments:

Post a Comment