Thursday, June 19, 2014

Chào ngày mới 19 tháng 6

{{{caption}}}
CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Hungary độc lập.  Năm 1097Cuộc vây hãm Nicaea: Quân Rûm đầu hàng dâng thành cho liên quân Đông La Mãquân Thập tự.Năm 1846 – Trận bóng chày sử dụng luật hiện đại đầu tiên được ghi nhận diễn ra ở New Jersey, Hoa Kỳ. Năm 1945Mao Trạch Đông (hình) được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1961Kuwait hoàn toàn độc lập khi chế độ bảo hộ của Anh Quốc kết thúc. Năm 1988 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 nhân vật tử đạo Việt Nam, hành động này bị chính phủ Việt Nam phản đối.

Mao Trạch Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mao Trạch Đông
毛泽东
{{{caption}}}
Mao Trạch Đông
Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ 20 tháng 3, 1943 – 9 tháng 9, 1976
Kế nhiệm Hoa Quốc Phong
Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ
Lâm Bưu
Chu Ân Lai
Hoa Quốc Phong
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhiệm kỳ 27 tháng 9, 1954 – 27 tháng 4, 1959
Kế nhiệm Lưu Thiếu Kỳ
Phó Chủ tịch Chu Đức
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 8 tháng 9, 1954 – 9 tháng 9, 1976
Kế nhiệm Hoa Quốc Phong
Chủ tịch Hiệp Chính
Nhiệm kỳ 1 tháng 10, 1949 – 25 tháng 12, 1976
Kế nhiệm Chu Ân Lai
Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Đại diện Khu vực Bắc Kinh (54 – 59; 64 – 76)

Đảng Danghui.svg Đảng Cộng sản
Sinh 26 tháng 12, 1893
Thiều Sơn, Tương Đàm, Hồ Nam, Đại Thanh Quốc
Mất 9 tháng 9, 1976 (82 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Dân tộc Hán
Tôn giáo Không
Phu nhân La Thị (罗一秀)
Dương Khai Tuệ (杨开慧)
Hạ Tử Trân (贺子珍)
Giang Thanh (江青)
Con cái Mao Ngạn Anh (毛岸英)
Mao Ngạn Thanh (毛岸青)
Mao Ngạn Long
Lý Mẫn (李敏)
Lý Nạp (李讷)
Chữ kí Mao Zedong Signature.svg
(Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; phanh âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) [ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ "chi" 之 có thêm đầu chữ thảo 艹], bút danh: Tử Nhậm (子任) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist).
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê[1], Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.[2]
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung HoaMao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).

Những năm đầu

Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)
Bức truyền thần Chủ tịch Mao Trạch Đông
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Chiến tranh và cách mạng

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thuTrường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Mao năm 1931
Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổcố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (19371945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Lãnh đạo Trung Quốc

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; trong suốt 27 năm, ông đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát và đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu Bình, Chu Đức,...
Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào "Đại nhảy vọt" vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX - Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Kế hoạch tiếp theo mà Mao ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Qua đời

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. [3]
Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig's hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng. [4]

Đánh giá

Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tháng 7 năm 2007 viết:
Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên an môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông
—Tân Tử Lăng
Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.
—NXB CTQG

Gia đình

Những người vợ

  • La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
  • Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
  • Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
  • Giang Thanh (江青): kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có 1 con gái là Lý Nạp.

Ông nội, cụ và bố mẹ

Anh chị em

Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.
Ngoài ra Mao Trạch Kiến (毛泽建, 1905 - 1929) tức Mao Trạch Hồng là chị họ, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930

Những người con

Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn.

Các tác phẩm

  • Thực tiễn luận (Luận về vấn đề "thực tiễn")
  • Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề "mâu thuẫn")
  • Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài)
  • Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới)
  • Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông)
  • Hồng bảo thư

Những câu nói nổi tiếng

Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu
Súng đẻ ra chính quyền
Nông thôn bao vây thành thị
trí thức không bằng cục phân
[5]

Chú thích

Đọc thêm

Liên kết ngoài


Cuộc thập tự chinh thứ nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thập tự chinh thứ nhất
Một phần của những cuộc Thập tự chinh
A depiction of the capture of Jerusalem in 1099 from a medieval manuscript. The burning buildings of Jerusalem are centered in the image. The various crusaders are surrounding and besieging the village armed for an attack.
Cuộc đánh chiếm Jerusalem giúp cuộc Thập tự chinh đầu tiên thành công mỹ mãn
.
Thời gian 1095–1099
Địa điểm Cận Đông (Anatolia, Levant, Palestina)
Nguyên nhân bùng nổ Quân đội trợ giúp Đế quốc Byzantine chống lại người Thổ Nhĩ Kì
Theo yêu cầu của Cơ Đốc giáo để kiểm soát vùng Đất Thánh
Kết quả Thập tự quân chiến thắng
Thay đổi lãnh thổ Vương quốc Jerusalem và các quốc quốc gia Thập tự khác được thành lập
Tham chiến
Cơ đốc giáo:
Thế giới Hồi giáo:
Chỉ huy
Godfrey của Bouillon
Raymond IV của Toulouse
Stephen II của Blois
Baldwin của Boulogne
Eustace III của Boulogne
Robert II của Flander
Adhemar của Le Puy
Hugh I của Vermandois
Robert II của Normandy
Bohemond của Taranto
Tancred của Taranto
Alexios I Komnenos
Tatikios
Manuel Boutoumites
Guglielmo Embriaco
Konstantinos I
Kilij Arslan I
Yaghi-Siyan
Kerbogha
Duqaq
Fakhr al-Mulk Radwan
Ghazi ibn Danishmend
Iftikhar ad-Daula
Al-Afdal Shahanshah


Lực lượng
Crusaders:
~ 35,000 người
  • 30,000 quân
  • 5,000 kỵ binh
Byzantine:
~ 2,000 người[1]
Không rõ
Tổn thất
Cao Cao
.
Thập tự chinh thứ nhất là cuộc Thập tự chinh đầu tiên, được phát động vào năm 1095 bởi Giáo hoàng Urbanô II với mục đích giải phóng vùng đất thiêng liêng JerusalemĐất Thánh từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Khởi đầu từ một lời kêu gọi đối với tầng lớp hiệp sỹ Pháp, cuộc thập tự chinh này đã nhanh chóng trở thành một cuộc nhập cư và xâm chiếm lãnh thổ quy mô lớn ra ngoài Châu Âu. Nó trở thành một dấu mốc quan trọng trong sự bành trước của quyền lực phương Tây và cũng là cuộc thập tự chinh duy nhất chiếm Jerusalem.
Trong suốt cuộc thập tự chinh, các hiệp sĩ và những người nông dân từ nhiều quốc gia của Tây Âu hành quân trên đất liền và bằng đường biển, đầu tiên là họ đến Constantinopolis và sau đó là về hướng Jerusalem, như là các đạo quân viễn chinh, những người nông dân đông hơn rất nhiều so với các hiệp sĩ. Nông dân và các hiệp sĩ được chia thành các đội quân riêng, tuy nhiên vì người nông dân đã không được đào tạo trong chiến đấu như các hiệp sĩ, quân đội của họ đã không đạt được Jerusalem. Khi các hiệp sĩ đến được Jerusalem, họ đã phát động một cuộc tấn công vào thành phố và chiếm giữ nó trong tháng 7 năm 1099 và thành lập các thành bang thập tự quân bao gồm Vương quốc Jerusalem, Lãnh địa Bá tước Tripoli, Lãnh địa AntiochLãnh địa Bá tước Edessa.
Vì cuộc Thập tự chinh đầu tiên chủ yếu liên quan đến Jerusalem, một thành phố mà đã không nằm trong ảnh hưởng của người Thiên chúa giáo trong 461 năm và quân đội thập tự chinh đã từ chối trả lại đất cho Đế quốc Đông La Mã, bản chất của cuộc Thập tự chinh đầu tiên là phòng thủ hay tấn công vẫn còn gây tranh cãi.
Cuộc Thập tự chinh đầu tiên là một phần của phản ứng của Kitô giáo với các cuộc chinh phục của người Hồi giáo, tiếp theo cuộc Thập tự chinh thứ hai cho đến cuộc Thập tự chinh thứ chín, nhưng các cuộc Thập tự chinh khác vẫn nổ ra trong ít nhất hơn 200 năm sau. Nó cũng là bước tiến lớn đầu tiên để mở cửa trở lại thương mại quốc tế ở phương Tây kể từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã.

Hoàn cảnh lịch sử và sự tiến hành

Giáo hoàng Urbanô II, nguyên là một giáo sĩ dòng Clyny, tại phiên họp tôn giáo tháng 11 năm 1095 khai diễn ở Clermont phía nam nước Pháp, đã có một bài phát biểu tác động các tầng lớp tín đồ cuồng nhiệt tại địa phương này. Ông công kích sự tàn bạo của các lãnh chúa trong nước cũng như sự bạo hành của người Hồi giáo, đồng thời ca ngợi những thành tích vinh quang của người Pháp. Không những thế, ông còn kêu gọi các lãnh chúa, kị sỹ và tất cả những người nông dân ở đây hãy cầm vũ khí lên đường giải phóng mộ Chúa để cứu lấy thánh địa Jerlusalem. Hành động này được ông mệnh danh là cuộc thánh chiến "Thập tự giá chống trăng lưỡi liềm"; những ai đáp ứng lời kêu gọi này tham gia cuộc thánh chiến sẽ được "chuộc tội" nếu chết trong chiến đấu và sẽ được lên thiên đường.
Hưởng ứng lời kêu gọi này, mùa xuân năm 1096, có hơn 6 vạn nông dân phá sản ở đông bắc Pháp và phía tây Đức tổ chức thành một đội ngũ khổng lồ men theo sông Rhinesông Donau sang phía đông. Tình cảnh của đoàn quân nông dân này rất khốn khổ, thiếu thốn lương thực, phải ăn xin dọc đường. Trong đoàn dân đói khổ này có cả những phần tử lưu manh đã thừa cơ cướp bóc những nơi họ đi qua. Tính chất ô hợp, thiếu chỉ huy, thiếu khả năng hậu cần dẫn đến việc họ thường xuyên bị các đội quân địa phương thường xuyên tập kích trên suốt chặng đường đi nên một số đông đã chết. Khi đoàn quân ô hợp này tiến đến được vùng Tiểu Á, họ đã bị người Seljuk đánh bại một cách dễ dàng, chỉ còn chừng 3.000 người chạy thoát về được đến Constantinopolis.
Đến mùa thu cùng năm, một đội kỵ sĩ chừng ba bốn vạn người của Pháp, Ý và Đức mở đầu cho cuộc Thập Tự Chinh lần thứ nhất mới xuất phát từ Lorraine, Lyon, Toulouse, chia thành bốn đường tiến quân. Khi Thập Tự quân tiến vào vùng đất của Đế quốc Đông La Mã liền ra tay cướp bóc làm cho vua nước này sợ hãi. Ông tìm cách mua chuộc hoặc trấn áp Thập Tự quân, làm cho một số chỉ huy của Thập Tự quân bằng lòng phục vụ ông với điều kiện nếu chiếm được một thành phố, một khu vực nào trước đây thuộc Đế quốc Đông La Mã thì phải trao lại cho ông ta. Chính vì vậy, Hoàng đế giúp đỡ Thập Tự quân nhiệt tình giúp họ nhanh chóng vượt qua eo biển Bosporus. Sau khi Thập Tự quân đến vùng Tiểu Á, trước tiên họ bao vây Nicaea. Do sự sắp xếp của Hoàng đế Đông La Mã, quân đồn trú tại đây nhanh chóng đầu hàng.
Trong khi Thập Tự quân tiến về xứ Syria thì Đế quốc Đông La Mã nhân cơ hội đó lấy lại vùng đất tại tây Tiểu Á của họ trước đây. Đến năm 1098, những nơi như Edessa, Antiochia lần lượt bị Thập Tự quân chiếm đóng. Đến ngày 7 tháng 6 năm 1099, với lực lượng hơn 4 vạn người, trong đó có 2 vạn quân tinh nhuệ, Thập Tự quân kéo tới chân thành Jerusalem. Với binh lực hùng mạnh và dù quân giữ thành không quá một nghìn, Thập Tự quân mãi đến tận ngày 15 tháng 7 năm ấy mới chiếm được Jerusalem, thiết lập nên Vương quốc Jerusalem và những thành bang Thập tự chinh khác. Tuy thắng lợi này chỉ tồn tại được chưa đầy 200 năm, nhưng cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất đã là một bước quan trọng trong sự bành trước của quyền lực phương Tây, đây cũng là cuộc thập tự chinh duy nhất chiếm Jerusalem.

Tình hình ở châu Âu

Tại rìa phía tây của châu Âu và trong sự mở rộng của người Hồi giáo, phong trào Reconquista ở Tây Ban Nha cũng được tiến hành ở thế kỷ 11, đây được coi là cuộc chiến của ý thức hệ, bằng chứng là cuấn Epitome Ovetense của Rodrick McManigal trong năm 881, nhưng nó không phải là một dạng tiền thân của các cuộc thập tự chinh.[2][note 1] Ở thế kỷ thứ 11 ngày càng có nhiều hiệp sĩ nước ngoài, chủ yếu là đến từ Pháp, đến Tây Ban Nha để giúp các Kitô hữu trong các nỗ lực của họ để tái chinh phục.[3][note 2] Ngay trước khi các cuộc Thập tự chinh đầu tiên nổ ra, Giáo hoàng Urbanô II đã khuyến khích các Kitô hữu ở Tây Ban Nha chiếm lại lãnh địa Tarragona, Sử dụng nhiều các biểu tượng và ngôn từ tương tự như những thứ mà sau này được sử dụng để rao giảng về các cuộc thánh chiến cho người dân của châu Âu.[4]
Bản thân vùng trung tâm của Tây Âu cũng đã chở nên tương đối ổn định sau sự Kitô hóa của người Sachsen, Viking và Hungary vào cuối thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, sự tan rã của Đế quốc Frank đã tạo ra một tầng lớp chiến binh, những người lúc này không có nhiều việc để làm ngoài những cuộc chiến giữa bọn họ. Bạo lực xảy ra một cách ngẫu nhiên giữa các tầng lớp hiệp sĩ thường xuyên bị lên án là bởi nhà thờ đã phản ứng bằng cách thành lập Hòa bình và thỏa thuận ngừng bắn của Thiên Chúa để cấm chiến đấu vào những ngày nhất định trong năm.[5] Đồng thời, các Giáo hoàng có đầu óc cải cách bước vào các cuộc xung đột với Hoàng đế La Mã Thần thánh, kết quả là nổ ra sự Tranh cãi về sự trao quyền. Các Giáo hoàng như Đức Giáo hoàng Grêgôriô VII hợp lý hóa cuộc chiến tranh tiếp theo để chống lại các chỉ trích của Hoàng đế La Mã Thần thánh về vấn đề thần học. Người ta đã chở nên chấp nhận việc Đức Giáo hoàng lợi dụng các hiệp sĩ trong cái tên Tín đồ Cơ đốc giáo không chỉ để chống lại kẻ thù chính trị của bản thân Giáo hoàng, mà còn để chống lại người Hồi giáo Tây Ban Nha hoặc về mặt lý thuyết để chống lại Triều đình người Thổ Seljuk ở phía đông.[6]
Về phía đông của châu Âu vốn là sân nhà của đế quốc Byzantine, họ gồm các Kitô hữu đã một thời gian dài theo một nghi thức Chính thống giáo riêng biệt, Chính thống giáo phương ĐôngGiáo hội Công giáo La Mã đã ly giáo từ năm 1054. Các sử gia đã cho rằng mong muốn áp đặt quyền lực nhà thờ La Mã ở phía đông có thể là một trong những mục tiêu của chiến dịch này,[7] mặc dù Urbanô II, người đã phát động cuộc Thập tự chinh đầu tiên, không bao giờ đề cập đến mục tiêu này một cách chính thức trong những lá thư của mình cho cuộc thập tự chinh". Người Thổ Seljuk đã xâm chiếm gần như toàn bộ vùng Anatolia sau thất bại của người Byzantine tại Trận Manzikert trong năm 1071, với kết quả là vào đêm trước của Hội đồng Clermont, lãnh thổ trong tầm kiểm soát của Đế quốc Byzantine đã giảm xuống chỉ còn hơn một nửa.[8] Đến thời của Hoàng đế Alexios I Komnenos, lãnh thổ của Đế quốc Byzantine chủ yếu chỉ còn là vùng Balkan ở châu Âu và rìa Tây Bắc của vùng Anatolia và họ phải đối mặt với kẻ thù là người Norman ở phía tây cũng như người Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông. Để đối phó với sự thất bại ở Manzikert và sau đó thiệt hại của Byzantine ở Tiểu Á trong năm 1074, Giáo hoàng Gregory VII đã kêu gọi milites Christi ("Người lính của Chúa Kitô") để đến và viện trợ cho Byzantine-Hy Lạp. Thực chất thì phần lớn lời kêu gọi này đã bị bỏ qua và thậm chí bị phản đối, tuy nhiên nó cũng tập trung được rất nhiều sự chú ý về phía đông.[9]

Tình hình ở Trung Đông

A map of the Middle East and parts of Africa, Europe, and Asia showing the expansion of the Islamic Caliphate by 750. The expansion by Muhammad from 622 to 632 is mainly confined to the Persian Gulf. The Patriarchal Caliphate, lasting from 632 to 661, expands to most of the Middle East, spreading only to northern Egypt. The Umayyad Caliphate, from 661 to 750, extends the Islamic Caliphate to most of North Africa and Iberian Peninsula and farther east from modern-day Iran.
Nhà Omeyyad vào thời điểm rộng lớn nhất
Đất Thánh là nơi cực kỳ quan trọng đối với người Kitô giáo, vì nơi đây là nơi sinh ra, giảng đạo, bị đóng đinh và phục sinh của Chúa Giêsu thành Nazareth, Người Kitô luôn coi Chúa Jesu như là Đấng Cứu thế hay Messiah. Đến cuối thế kỷ thứ 4, sau khi Hoàng đế La Mã Constantinus chuyển đổi sang Thiên chúa giáo (năm 313) và sau đó thành lập đế quốc Byzantine sau sự phân rẽ của Đế quốc La Mã, Đất Thánh đã trở thành một khu vực chủ yếu là của người Kitô giáo. Các lễ hội tôn giáo được tiến hành cho nhiều lễ kỷ niệm và cho những sự kiện trong cuộc đời của Chúa Jesu tại các địa điểm quan trọng.
Jerusalem nói riêng giữ một ý nghĩa quan trọng trong đạo Hồi vì nó là địa điểm để lên thiên đường của tiên tri Muhammad người mà người Hồi giáo tin là vị tiên tri quan trọng nhất của Allah và Jerusalem được xem là địa điểm thiêng liêng thứ ba trong số những địa điểm thiêng liêng nhất của người đạo Hồi. Sự hiện diện của người Hồi giáo tại Đất Thánh bắt đầu với việc người Hồi giáo xâm chiếm Syria trong thế kỷ thứ 7 dưới sự lãnh đạo của các Khalip nhà Rashidun. Chiến thắng của các đội quân Hồi giáo ngày càng tăng áp lực vào Đế quốc Byzantine Chính thống giáo Phương Đông, người ban đầu đã tuyên bố khu vực là lãnh thổ của họ, sự kiện này cũng bao gồm cuộc tấn công cuối cùng của người Seljuk Thổ Nhĩ Kỳ. Jerusalem cũng có tầm quan trọng lịch sử với tôn giáo của người Do Thái vì nó là địa điểm của Bức tường phía Tây-Bức tưòng phía Đông- phần cuối cùng còn lại của Đền thờ thứ hai. Người Do Thái coi Israel như là quê hương của tổ tiên của họ và đã đi thăm thành phố kể từ khi nó bị chiếm đóng bởi người La Mã và bị từ bỏ bởi người Do Thái sau cuộc nổi loạn của họ vào năm 66-73 SCN.
Cho đến khi có sự xuất hiện của quân viễn chinh, Đế quốc Byzantine vẫn phải liên tục chiến đấu với người Turk Seljuk và các triều đại Thổ Nhĩ Kỳ khác kiểm soát vùng Anatolia và Syria.[10] Người Seljuk, những người theo Hồi giáo dòng Sunni, đã cai trị Đế quốc Đại Seljuk trước đây, nhưng vào thời gian của cuộc Thập tự chinh đầu tiên nó đã bị chia thành một số tiểu quốc nhỏ hơn sau cái chết của Malik-Shah I trong năm 1092. Malik-Shah đã trao quyền thừa kế của vùng Anatolia cho Vương quốc Hồi giáo Rum của Kilij Arslan I, và Syria cho anh trai Tutush I-người đã chết trong năm 1095.[11] Fakhr al-Mulk Radwan và Duqaq-con trai của Tutush đã kế thừa vùng Aleppo và Damascus tương ứng, rồi lại tiếp tục bị phân chia giữa các tiểu vương Syria đối kháng với nhau, cũng như Kerbogha-atabeg của Mosul.[10]
Ai Cập và nhiều phần của Palestine đã bị kiểm soát bởi vương quốc Hồi giáo Fatimid Ả Rập Shia, vương quốc này chở nhỏ hơn một cách đáng kể kể từ khi có sự xuất hiện của người Seljuq. Chiến tranh giữa triều Fatimid và người Seljuq đã gây ra sự gián đoạn tuyệt đối cho các Kitô hữu địa phương và khách hành hương tây. Triều đình Fatimid, dưới sự cai trị danh nghĩa của quốc vương Hồi giáo al-Musta’li nhưng thực sự kiểm soát của tể tướng al-Afdal Shahanshah, đã bị mất Jerusalem vào tay người Seljuq trong năm 1073 (mặc dù một số tài liệu cũ nói rằng năm 1076); họ đã chiếm lại nó trong 1098 từ triều đình Artuqid, một bộ tộc Turk nhỏ hơn có liên kết với người Seljuq, ngay trước khi có sự xuất hiện của quân viễn chinh.[12]

Nghiên cứu lịch sử

Bây giờ người ta không thể đánh giá chính xác tại sao cuộc Thập tự chinh đầu tiên lại xảy ra, mặc dù nguyên nhân của nó có thể đã được đề xuất bởi các sử gia. Các biên soạn lịch sử của cuộc thập tự chinh này đã phản ánh nỗ lực của các sử gia khác nhau để hiểu được nguyên nhân gây phức tạp và luận cứ của cuộc Thập tự chinh. Một lý thuyết thời đầu hiện đại, được gọi là "Luận án Erdmann", được phát triển bởi nhà sử gia Đức Carl Erdmann, nó trực tiếp liên kết các cuộc thập tự chinh với các phong trào cải cách ở thế kỷ thứ 11.[13] Lý thuyết này lần đầu tiên tuyên bố rằng "việc chuyển chiến binh đến hỗ trợ phía đông và hỗ trợ cuộc chiến của đế quốc Byzantine là mục tiêu chính của Thập tự chinh, và rằng cuộc chinh phục thành phố Jerusalem là mục tiêu thứ yếu".[14]
Nói chung, các sử gia sau này hoặc có thể tiếp tục Erdmann với mở rộng hơn nữa luận án của ông, hoặc phản đối nó. Một số sử gia, chẳng hạn như Speros Vryonis, đã nhấn mạnh ảnh hưởng của sự gia tăng của Hồi giáo nói chung và đặc biệt là nhấn mạnh về tác động của các đợt tấn công của người Seljuk gần lúc đó. Steven Runciman cho rằng cuộc thập tự chinh đã được thúc đẩy bởi một sự kết hợp của thần học biện minh cho cuộc thánh chiến và một "sự bồn chồn nói chung và mùi vị của các cuộc phiêu lưu", đặc biệt là giữa những người Norman và những "gười con trai trẻ hơn" của giới quý tộc Pháp, những người không còn có cơ hội nào khác.[15][note 3] Runciman thậm chí còn ngụ ý rằng không có mối đe dọa ngay lập tức từ thế giới Hồi giáo, ông còn cho rằng "vào giữa thế kỷ 11 rất nhiều Kitô hữu ở Palestina hiếm khi được chở nên dễ chịu như vậy".[16] Tuy nhiên, luận điểm của Runciman mình chỉ giới hạn đến vùng Palestine dưới sự cai quản của triều Fatimid 1029-1073 mà không đề cập đến thời của người Seljuk.[17] Hơn nữa, nguồn này thường được coi là tích cực đối với nhiều Kitô hữu ở Palestina trong thế kỷ thứ 11 sau này được coi là không rõ ràng, vì có rất ít nguồn tài liệu bằng văn bản trong thời kỳ này từ Palestina và hầu như không tồn tại nguồn tư liệu của Kitô giáo phát sinh trực tiếp từ Palestine dưới thời cai trị của người Seljuk. Đối lập với đối liệu của Runciman, và trên cơ sở tài liệu hiện đại của người Do Thái Cairo Geniza, cũng như tài liệu sau này của người Hồi giáo, Moshe Gil cho rằng cuộc chinh phục và chiếm đóng Palestina của người Seljuk (năm 1073-1098) là một giai đoạn "tàn sát và phá hoại, cùng với các khó khăn về kinh tế và tróc rễ dân Thiên chúa giáo".[18] Thật vậy, bản thảo của các nhà văn trước đó như Ignatius của Melitene, Michael xứ Syria đã ghi nhận rằng người Seljuk đã nhắm vào Coele-Syria và bờ biển Palestina để "phá hủy và cướp bóc".[19]
Thomas Asbridge lập luận rằng cuộc Thập tự chinh đầu tiên được Giáo hoàng Urbanô II phát động để cố gắng mở rộng quyền lực của giáo hội và để đoàn tụ giáo hội Công giáo La Mã với Constantinopolis, vốn bị chia rẽ từ sự ly khai từ năm 1054. Tuy nhiên, Asbridge lại đưa ra rất ít bằng chứng từ những bài viết của Giáo hoàng Urbanô để củng cố tuyên bố này. Theo Asbridge, sự lan truyền của Hồi giáo là không quá quan trọng bởi vì "Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đã cùng tồn tại một cách cân bằng trong nhiều thế kỷ".[20] Nhưng Asbridge lại không chú ý đến những cuộc chinh phục của người Thổ Nhĩ Kỳ vào phía nam Anatolia và Syria trước đó và đã phá vỡ sự cân bằng về quyền lực mong manh nhưng tương đối ổn định mà đế quốc Byzantine đã phần nào phục hồi và dần dần phát triển so với sức mạnh trước đó của đạo Hồi giáo trong suốt thế kỷ 11 và đầu 10. Sau thất bại tại Manzikert trong năm 1071, người Hồi giáo đã chiếm mất một nửa lãnh thổ của đế quốc Byzantine, và các thành phố quan trọng về mặt chiến lược và tôn giáo như AntiochNicaea đã thất thủ trước người Hồi giáo chỉ trong thập niên trước khi Hội đồng Piacenza họp mặt.[8] Hơn nữa, các tài liệu về cuộc xâm lược và chinh phục Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận bởi các sử gia Kitô giáo phương Đông như là Ioannes Scylitzes, Michael Attaleiates, Matteos xứ Edessa, Michael xứ Syria và những người khác vốn được tổng hợp bởi Vryonis, dường như mâu thuẫn với hình ảnh mà Asbridge đưa ra đó là sự "chung sống" bình thản giữa thế giới Kitô giáo và Hồi giáo trong nửa sau của thế kỷ thứ 11.[21]
Thomas Madden đại diện cho một quan điểm gần như trái ngược với quan điểm của Asbridge, cho rằng cuộc thập tự chinh chắc chắn liên quan đến cải cách giáo hội và nỗ lực để khẳng định thẩm quyền Giáo hoàng, ông cũng lập luận rằng quan trọng nhất là một cuộc đấu tranh giải phóng các Kitô hữu, những người mà Madden khẳng định, "đã bị đàn áp khốc liệt dưới bàn tay của người Thổ Nhĩ Kỳ". Lập luận này ám chỉ đến nạn bạo lực tương đối gần đó và các cuộc chiến tiếp sau những cuộc chinh phục của người Thổ Nhĩ Kỳ từ những bước tiến của người Hồi giáo.[22] Christopher Tyerman kết hợp cả hai quan điểm đối lập trong luận án của mình, cụ thể là các cuộc Thập tự chinh xuất phát từ các cải cách giáo hội và các lý thuyết của thánh chiến cũng như nó là một phản ứng trong xung đột với thế giới Hồi giáo trên khắp Châu ÂuTrung Đông.[23] Theo nghiên cứu của Jonathan Riley-Smith, nạn mất mùa và dân số quá đông đúc cùng với các phong trào thực dân trước đó đối với các khu vực biên giới của châu Âu cũng góp phần vào cuộc Thập tự chinh.[24]
Ý tưởng cho rằng những cuộc thánh chiến là một phản ứng với người Hồi giáo đã tồn tại từ thế kỷ thứ 12 khi nhà sử gia William xứ Týros, người đã bắt đầu viết cuấn biên niên sử của ông khi thành phố Jerusalem đã thất thủ trước Umar.[25] Mặc dù những cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo đã được thực hiện nhiều thế kỷ trước khi cuộc Thập tự chinh đầu tiên được bắt đầu, các sự kiện gần đó hơn có thể vẫn còn in sâu trong tâm trí của các Kitô hữu châu Âu thời gian đó. Ví dụ, trong năm 1009 Nhà thờ Thánh Sepulchre đã bị phá hủy bởi al-Hakim bi-Amr Allah của Nhà Fatimid; Đức Giáo hoàng Sergius IV được cho là đã kêu gọi một cuộc viễn chinh quân sự để phản ứng lại hành động này, và ở Pháp nhiều cộng đồng người Do Thái thậm chí còn bị tấn công trả đũa mặc dù là bị nhầm đối tượng. Mặc dù Nhà thờ Thánh Sepulchre đã được xây dựng lại sau cái chết của al-Hakim, và các cuộc hành hương đã được nối trở lại, bao gồm cả Cuộc Đại hành hương của người Đức năm 1064-1065, người hành hương vẫn tiếp tục bị tấn công từ người Hồi giáo địa phương.[26][27] Ngoài ra, hơn nữa gần lúc này người Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập vào Tiểu Á và miền bắc Syria và theo các sử gia Kitô giáo phương Đông thì họ đã chắc chắn gieo rắc những tàn phá và người Byzantine đã trình bày lại điều này với Đức Giáo hoàng để thu hút sự trợ giúp của người Kitô hữu ở châu Âu.[21]

Hội đồng Clermont

Bài chi tiết: Hồi đồng Clermont
Pope Urban II stands in the center image, far back in the church at the Council of Clermont. The church members sit around the edges of the church, looking up at Urban. Between the church members are tens of common people, sitting or kneeling, also looking up at Urban. The church is packed full with people.
Giáo hoàng Urbanô II tại Hội đồng Clermont. Mô tả từ Livre des Passages d'Outre-mer, khoảng năm 1490 (Thư viện Quốc gia Pháp)
Trong khi các cuộc thập tự chinh đã làm bắt rễ sâu trong cuộc sống chính trị và xã hội của châu Âu ở thế kỷ thứ 11, sự kiện cuối cùng thực sự gây ra cuộc Thập tự chinh đầu tiên được cho là đề nghị hỗ trợ từ hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos. Alexios đã lo lắng về sự tiến lên của người Seljuk, lúc này họ đã đến tận phía tây Nicaea, cách không xa Constantinopolis. Trong tháng ba năm 1095, Alexios gửi sứ thần đến Hội đồng Piacenza để yêu cầu Giáo hoàng Urbanô II gửi viện trợ để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo hoàng trả lời một cách đầy triển vọng, có lẽ ông hy vọng sẽ hàn gắn sự ly khai lớn trong bốn mươi năm trước đó, và tái thống nhất Giáo Hội là ưu tiên của Đức Giáo hoàng bằng cách giúp giáo hội phương Đông vào lúc họ cần giúp đỡ.[28]
Trong tháng 7 năm 1095, Urban hướng về quê hương của ông ở nước Pháp để kêu gọi tuyển dụng người cho các cuộc viễn chinh. Ông đã đi đến đó và dự họp với Hội đồng Clermont trong tháng 11, ở đây theo một số bài phát biểu khác nhau được cho là của ông, ông đã diễn thuyết một bài giảng đầy nhiệt huyết trước đối tượng là một số lượng rất lớn giáo sĩ và các quý tộc Pháp, ông tả chi tiết về các hành động cực kỳ tàn bạo được cho là nhằm đã nhằm vào người hành hương và các Kitô hữu phương Đông. Có năm bản ghi nhớ của bài phát biểu được ghi lại bởi những người có thể đã ở tại Hội đồng hoặc những người đã tham gia vào cuộc thánh chiến, Cũng như các phiên bản khác tìm thấy bởi các sử gia sau này (chẳng hạn như William xứ Malmesbury và William xứ Týros). Tất cả các phiên bản được viết sau khi Jerusalem đã bị chiếm đóng. Vì vậy thật khó để biết những gì đã thực sự được nói và những gì là tái tạo từ kết quả của một cuộc thập tự chinh thành công. Hồ sơ hiện đại chỉ là một vài chữ cái được viết bởi Đức Giáo hoàng Urbanô trong năm 1095.[29][30]
Tất cả năm bản ghi nhớ của bài diễn văn này rất khác nhau từ chi tiết tới tổng thể. Tất cả các phiên bản, ngoại trừ trong cuấn Francorum Gesta, nói chung đồng ý rằng Urban nói chuyện về bạo lực của xã hội châu Âu và sự cần thiết phải duy trì hòa bình của Thiên Chúa; về việc giúp đỡ người Byzantine-Hy Lạp, những người đã yêu cầu để được hỗ trợ; về những người dị giáo đang tấn công các Kitô hữu ở phía Đông và về một cuộc chiến kiểu mới, như các cuộc hành hương có vũ trang và các phần thưởng từ trên trời rơi, nơi sự tha thứ được trao cho bất kỳ người nào phải chết trong các cuộc Thập tự chinh.[31] Đặc biệt là không phải tất cả các phiên bản này đều đề cập đến Jerusalem như là mục tiêu cuối cùng, tuy nhiên, người ta lại lập luận rằng thuyết giảng tiếp theo của Urbanô tiết lộ rằng ông mong đợi rằng tất cả các chuyến viễn chinh cuối cùng sẽ đến được Jerusalem.[32] Theo một phiên bản của bài diễn văn, đám đông đã nhiệt tình đáp lại bằng tiếng hô Deus vult! ("Chúa muốn vậy!"). Tuy nhiên, các phiên bản khác của bài diễn văn lại không bao gồm chi tiết này.[33]

Chiêu mộ

Bài phát biểu của Urban cũng đã lên kế hoạch tuyển dụng, ông đã thảo luận về các cuộc thập tự chinh với Adhemar xứ Le PuyRaymond IV, Bá tước của Toulouse, và ngay lập tức cuộc viễn chinh đã có sự hỗ trợ của hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất miền Nam nước Pháp. Bản thân Adhemar đã có mặt tại Hội đồng Clermont và là người đầu tiên "nhận chiếc thập tự". Trong thời gian còn lại của năm 1095 và vào năm 1096, Urban cho thông tin trên toàn nước Pháp và thúc giục các Giám mục và các đại diện của mình thuyết giảng trong giáo phận của họ ở những nơi khác tại Pháp, Đức và Italia. Tuy nhiên, rõ ràng là phản ứng với bài diễn văn là nhiều hơn với ngay cả với dự kiến Đức Giáo hoàng hay Hoàng đế Alexios. Sau ngày ông đi Pháp về, Urbanô đã cố gắng để ngăn cấm một số loại người nhất định (bao gồm cả phụ nữ, tu sĩ, và người bệnh) tham gia vào cuộc thập tự chinh, nhưng thấy rằng điều này gần như là không thể. Cuối cùng, hầu hết những người hưởng ứng lời kêu gọi lại không phải là giới hiệp sĩ, mà là những người nông dân không khá giả và có rất ít các kỹ năng chiến đấu.[34] Thông thường thì sau khi lời rao giảng kết thúc tất cả mọi người đều tình nguyện tham gia một cuộc hành hương đến Nhà thờ Thánh Sepulchre, và họ cũng may một chữ thập chéo vào quần áo của họ.[35]
Như Thomas Asbridge đã viết, "Cũng như chúng ta có thể làm gì khác hơn là ước tính số lượng hàng ngàn người phản ứng một cách nhiệt tình với lý tưởng thập tự chinh", vì vậy với những bằng chứng còn sót lại chúng ta có thể có được một cái nhìn giới hạn về động lực và ý định của họ."[36] Các học giả trước đây cho rằng quân viễn chinh được thúc đẩy bởi sự tham lam, hy vọng tìm được một cuộc sống tốt hơn, thoát ra khỏi nạn đói và chiến tranh đang xảy ra ở Pháp, nhưng ghi chú của Asbridge, "Hình ảnh này là...gây hiểu lầm sâu sắc."[37] Ông lập luận rằng lòng tham không thể là một yếu tố chính vì chi phí là rất cao để đi một chuyến xa nhà, và bởi vì hầu hết tất cả quân viễn chinh cuối cùng đã trở về nhà sau khi hoàn thành cuộc hành hương của họ thay vì cố gắng tạo ra của cải cho bản thân mình trong vùng đất Thánh.[38][39] Do đó rất khó khăn hoặc không thể đánh giá các động cơ của hàng ngàn người nghèo mà không có các hồ sơ lịch sử, hay ngay cả đối với những hiệp sĩ quan trọng, có những câu chuyện thường được kể lại bởi các thầy tu hoặc giáo sĩ. Vì thế giới thế tục thời trung cổ đã ăn rất sâu vào thế giới tâm linh của giáo hội, rất có thể đạo đức cá nhân là một trong những nhân tố chính cho nhiều Thập tự quân.[40]
Mặc dù sự nhiệt tình là rất phổ biến, tuy nhiên, Urban muốn đảm bảo rằng sẽ có một đội quân các hiệp sĩ, được rút ra từ các tầng lớp quý tộc Pháp. Ngoài Adhemar và Raymond và các nhà lãnh đạo khác, ông tuyển dụng trong năm 1096 bao gồm Bohemond I của Antiochia, một đồng minh ở miền nam Ý của các Giáo hoàng theo phe cải cách; Bohemond cháu trai của Tancred, oàng thân Galilee; Godfrey xứ Bouillon, người đã từng là một đồng minh chống lại cải cách của Hoàng đế La Mã Thần thánh; anh trai của Baldwin I xứ Jerusalem; Hugh I, Bá tước Vermandois, anh trai của Philippe I thông thái của Pháp quốc; Robert Curthose, anh trai của William II của Anh quốc; và Stephen II, Bá tước của Blois cùng với Robert II, Bá tước của Flander. Các đoàn quân viễn chinh đại diện cho miền Bắc và miền Nam nước Pháp, Đức, và miền nam Ý và do đó được chia thành bốn đội quân riêng biệt mà không phải lúc nào cũng luôn luôn hợp tác, mặc dù họ đã được tổ chức lại với nhau bởi mục tiêu cuối cùng của họ.[41]
Động cơ của giới quý tộc phần nào là rõ ràng hơn của những người nông dân, sự tham lam rõ ràng không phải là một yếu tố chính. Người ta thường giả định, ví dụ như Runciman đã nói ở trên, là chỉ các thành viên trẻ tuổi của một gia đình quý tộc tham gia vào cuộc thập tự chinh, để tìm kiếm sự giàu có và các cuộc phiêu lưu ở nơi khác, bởi vì họ không có triển vọng thăng tiến ở quê nhà. Riley-Smith lại chỉ ra rằng lý do không phải luôn luôn là như vậy. Cuộc thập tự chinh này đã được lãnh đạo bởi một số các quý tộc hùng mạnh nhất của Pháp, những người bỏ lại tất cả mọi thứ phía sau, và có cả trường hợp thường thấy là toàn bộ gia đình đã tham gia vào cuộc thập tự chinh với chi phí rất lớn của riêng họ.[42] Ví dụ, Robert của Normandy phải cho vay Lãnh đia Công tước xứ Normandy cho em trai của ông, William II của Anh và Godfrey phải bán-thế chấp tài sản của mình cho nhà thờ.[43] Theo nhà viết tiểu sử của Tancred, ông lo lắng về bản chất tội lỗi của hiệp sĩ trong chiến tranh và được kích thích để tìm một lối thoát cho bạo lực ở vùng Đất thánh.[44] Tancred và Bohemond, cũng như Godfrey, Baldwin, và anh trai của mình Eustace III, tước của Boulogne, là những ví dụ về các gia đình quyền quý đã tham gia thập tự chinh cùng với nhau. Riley-Smith lập luận rằng sự nhiệt tình của cuộc thập tự chinh có lẽ dựa trên quan hệ gia đình, vì hầu hết các quân viễn chinh Pháp đã bỏ lại người thân ở xa. Tuy nhiên, ít trong nhất một số trường hợp, động cơ cá nhân đóng vai trò động cơ của Thập tự chinh.[45] Ví dụ, Bohemond đã được thúc đẩy bởi mong muốn chiếm được cho mình một lãnh thổ ở phía đông và trước đó đã chiến đấu chống lại Byzantine để cố gắng đạt được điều này. Cuộc Thập tự chinh cho ông một cơ hội nữa, đó chính là Cuộc vây hãm Antiochia của ông, kết quả là ông ta đã sở hữu của thành phố này và thành lập Lãnh địa Antiochia.[46]

Thập tự chinh của Nhân dân

A map of the Mediterranean, with the routes of Hugh I of Vermandois, Godfrey of Bouillon, Bohemond of Taranto, Raymond IV of Toulouse, Robert Curthose, and Baldwin of Boulogne highlighted. The major Christian and Muslim empires at the time of the crusade are also highlighted. Major battles in Asia Minor are marked.
Một bản đồ bằng tiếng Pháp mô tả đường hành quân của các nhà lãnh đạo quân Thập tự.
A medieval transcript that depicts the People's Crusade. Lines of peasants and armies are shown in battle against the Seljuq Turks.
An illustration showing the defeat of the People's Crusade
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên các nhà Đại quý tộc Pháp và các đội quân hiệp sĩ được đào tạo rất tốt của họ tiến hành các cuộc hành trình hướng về Jerusalem. Giáo hoàng Urban đã lên kế hoạch xuất phát cho cuộc thập tự chinh đầu tiên vào ngày 15 tháng 8 năm 1096, đây là ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời, nhưng nhiều tháng trước sự kiện này, một số đội quân không được tính tới của nông dân và các quý tộc nhỏ đã khởi hành đi Jerusalem vào các ngày của riêng họ, do một linh mục có sức lôi cuốn được gọi là Peter Hermit dẫn đầu. Peter là người thành công nhất trong các nhà truyền giáo khi truyền đạt thông điệp của Giáo Hoàng Urbanô và phát triển thành một sự nhiệt tình gần như cuồng loạn giữa các con chiên của ông, mặc dù có lẽ ông này không phải là một truyền giáo "chính thức" được cho phép bởi Giáo hoàng Urbanô tại Clermont.[47] Một thế kỷ sau ông này đã trở thành một nhân vật huyền thoại; William xứ Tyre tin rằng Peter chính là người đã khuấy lên ý tưởng về các cuộc thập tự chinh trong tâm trí của Urbanô.[48][49] Người ta cho rằng Peter đã dẫn đầu một nhóm lớn gồm các nông dân chưa qua đào tạo quân sự và mù chữ, nhiều người thậm chí không có bất kỳ ý tưởng gì về Jerusalem, nhưng thực sự cũng có nhiều hiệp sĩ trong số các nông dân, bao gồm cả Walter Sans Avoir, người là Trung úy của Peter và dẫn đầu một đội quân riêng.[50][51]
Lacking military discipline, in what likely seemed to the participants a strange land (Eastern Europe), Peter's fledgling army quickly found itself in trouble despite the fact they were still in Christian territory. The army led by Walter fought with the Hungarians over food at Belgrade, but otherwise arrived in Constantinople unharmed. Meanwhile, the army led by Peter, which marched separately from Walter's army, also fought with the Hungarians, and may have captured Belgrade. At Nish the Byzantine governor tried to supply them, but Peter had little control over his followers and Byzantine troops were needed to quell their attacks. Peter arrived at Constantinople in August, where his army joined with the one led by Walter, which had already arrived, as well as separate bands of crusaders from France, Germany, and Italy. Another army of Bohemians and Saxons did not make it past Hungary before splitting up.[50]
This unruly mob began to attack and pillage outside the city in search of supplies and food, prompting Alexios to hurriedly ferry the gathering across the Bosporus one week later.[52] After crossing into Asia Minor, the crusaders split up and began to pillage the countryside, wandering into Seljuq territory around Nicaea. The greater experience of the Turks was overwhelming; most of the crusaders were massacred. Some Italian and German crusaders were defeated and killed at Xerigordon at the end of August. Meanwhile, Walter and Peter's followers, who, although for the most part untrained in battle but led by about 50 knights, fought a battle against the Turks at Civitote in October. The Turkish archers destroyed the crusader army, and Walter was among the dead. Peter, who was absent in Constantinople at the time, later joined the main crusader army, along with the few survivors of Civetot.[53]

Cuộc tấn công vào người Do Thái trong vùng Rheinland

Ở cấp địa phương, các rao giảng về cuộc Thập tự chinh đầu tiên đã châm ngòi cho các bạo lực nhằm vào những Người Do Thái, mà một số sử gia đã coi là "Holocaust đầu tiên".[54] Vào cuối năm 1095 và đầu 1096, vài tháng trước khi cuộc thập tự chinh chính thức xuất phát vào tháng 8, đã có các cuộc tấn công vào các cộng đồng người Do Thái ở Pháp và Đức. Trong tháng 5 năm 1096, Emicho xứ Flonheim (Đôi khi được gọi không chính xác là Emicho xứ Leiningen) đã tấn công người Do Thái tại Speyer và Worms. Các Thập tự quân không chính thức khác từ Schwaben, do Hartmann xứ Dillingen chỉ huy cùng với người Pháp, người Anh, người Lotharingian và tình nguyện viên người Flemish, do Drogo xứ NesleWilliam Carpenter chỉ huy, cũng với nhiều người dân địa phương, tham gia cùng với Emicho trong việc tiêu diệt cộng đồng Do Thái xứ Mainz vào cuối tháng.[55] Tại Mainz, một người phụ nữ Do Thái thà tự tay giết chết các con của mình còn hơn là nhìn thấy chúng bị giết chết; vị thủ lĩnh tôn giáo Do Thái, Kalonymus Ben Meshullam, đã tự sát để khỏi bị giết chết.[56]
Sau đó đội quân của Emicho đã tiến vào Cologne và những người khác tiếp tục đi tới Trier, Metz, và các thành phố khác.[57] Ẩn sĩ Peter có thể đã tham gia vào những vụ bạo lực nhằm vào những người Do Thái và một đội quân được dẫn đầu bởi một linh mục tên là Folkmar cũng tiếp tục tấn công vào người Do Thái ở phía đông Bohemia.[58] Cuối cùng đội quân của Emicho tiếp tục tiến vào Hungary nhưng đã bị đánh bại bởi quân đội của Coloman xứ Hungary. Những người đi theo ông ta bị phân tán, một số cuối cùng đã gia nhập đội quân Thập tự chinh chính, mặc dù bản thân Emicho lại đi về nhà.[57]
Nhiều người trong số những kẻ tấn công có vẻ như đã muốn ép buộc người Do Thái phải chuyển đổi đức tin, mặc dù họ cũng thích lấy được tiền từ người Do Thái. Bạo lực đối với người Do Thái chưa bao giờ là một phần của chính sách thập tự chinh chính thức của nhà thờ và các Giám mục Thiên chúa giáo, đặc biệt là Đức Tổng Giám mục Köln, đã làm hết sức mình để bảo vệ người Do Thái. Tuy nhiên, một số người trong số họ cũng nhận tiền để đổi lấy sự bảo vệ của họ. Các cuộc tấn công có thể đã bắt nguồn từ niềm tin rằng người Do Thái và người Hồi giáo đều là kẻ thù của Chúa Kitô và kẻ thù phải bị đánh đuổi hoặc phải chuyển đổi sang Kitô giáo. Godfrey xứ Bouillon đã tống tiền của người Do Thái ở các xứ Köln và Mainz và có rất nhiều các Thập tự quân đã tự hỏi tại sao họ phải đi hàng ngàn dặm để chiến đấu với bọn dị giáo trong khi chúng lại ở ngay gần nhà của họ.[59] Các cuộc tấn công vào người Do Thái đã được chứng kiến Ekkehard xứ Aura và sử gia đương thời là Albert xứ Aix; Giữa các cộng đồng người Do Thái, các nhân chứng đương thời là Người vô danh xứ Mainz, Eliezer ben NathanSolomon bar Simson.

Thập tự chinh của các ông Hoàng

Hướng hành quân của các nhà lãnh đạo Cuộc thập tự chinh thứ nhất
Bốn đội quân thập tự chinh chính rời châu Âu vào thời gian khoảng tháng 8 năm 1096. Họ chọn những con đường khác nhau để đến Constantinopolis và tập hợp bên ngoài bức tường của thành phố vào giữa tháng 11 năm 1096 và tháng 4 năm 1097, Hugh của xứ Vermandois đến đầu tiên, tiếp theo Godfrey, Raymond, và Bohemond. Thời gian này, Hoàng đế Alexios đã chuẩn bị tốt hơn cho quân viễn chinh nên có ít sự cố bạo lực trên đường đi.[60]
Rất khó khăn để ước tính số lượng của toàn bộ các đội quân thập tự chinh, các nhân chứng đã đưa ra các con số rất khác nhau, ngay cả các sử gia hiện đại cũng có các ước tính khác nhau. David Nicolle, nhà sử gia quân sự chuyên nghiên cứu về Thập tự chinh cho rằng các đội quân bao gồm khoảng 30,000-35,000 quân viễn chinh, trong đó có 5.000 kỵ binh. Raymond có một đội quân lớn nhất khoảng 8.500 lính bộ binh và 1.200 kỵ binh.[61]
Crusaders riding horses prepare to enter Constantinople, nearby, while another crusader army in the distance also approaches Constantinople.
"Arrival of the Crusaders at Constantinople", của Jean Fouquet
Các hoàng tử đến được Constantinopolis và chỉ còn lại rất ít đồ quân nhu cũng như thực phẩm và họ cần sự giúp đỡ từ Alexios. Hoàng Đế Alexios được cho là có chút nghi ngờ về sức mạnh của Thập tự quân sau kinh nghiệm của ông với cuộc Thập tự chinh của nhân dân, và cũng bởi vì trong số các hiệp sĩ có kẻ thù cũ người Norman của ông, Bohemond, người đã từng xâm chiếm lãnh thổ Byzantine nhiều lần với cha của ông ta là Robert Guiscard, và có thể thậm chí ông này đã cố gắng để tổ chức tấn công Constantinopolis trong khi đóng trại bên ngoài thành phố.[62]
Các đạo quân viễn chinh có thể đã dự kiến rằng Hoàng đế Alexios sẽ trở thành lãnh đạo của họ, nhưng ông này đã không quan tâm đến việc tham gia cùng với họ và chủ yếu là chỉ quan tâm đến việc vận chuyển họ sang đất Tiểu Á càng nhanh càng tốt.[63] Để đổi lấy thực phẩm và đồ quân nhu, Alexios yêu cầu các chỉ huy Thập tự quân thề lờ̀i thề̀ trung thành với ông và hứa sẽ trả lại cho đế quốc Byzantine bất kỳ vùng đất nào mà họ thu hồi được từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Godfrey là người đầu tiên chấp nhận những lời tuyên thệ, và gần như tất cả các chỉ huy khác cũng làm theo ông ta, mặc dù họ chỉ làm như vậy sau khi chiến tranh đã gần như bùng nổ ở gần thành phố giữa các công dân và quân viễn chinh, những người chỉ muốn cướp bóc. Chỉ một mình Raymond là tránh lời thề, thay vào đó ông chỉ đơn giản là cam kết rằng sẽ không gây hại cho đế quốc. Trước khi đảm bảo rằng các quân đội khác nhau được chuyển bằng phà qua eo biển Bosporus, Hoàng đế Alexios đưa ra lời khuyên cho các chỉ huy về cách tốt nhất để đối phó với quân Seljuk mà họ sẽ sớm gặp phải.[64]

Ghi chú

  1. ^ "They [the Saracens] take the kingdom of the Goths, which until today they stubbornly possess in part; and against them the Christians do battle day and night, and constantly strive; until the divine fore-shadowing orders them to be cruelly expelled from here. Amen."[2]
  2. ^ The Norman Roger I of Tosny went in 1018. Other foreign ventures into Aragon: the War of Barbastro in 1063; Moctadir of Zaragoza feared an expedition with foreign assistance in 1067; Ebles II of Roucy planned one in 1073; William VIII of Aquitaine was sent back from Aragon in 1090; a French army came to the assistance of Sancho Ramírez in 1087 after Castile was defeated at the Battle of Sagrajas; Centule I of Bigorre was in the valley of Tena in 1088; and there was a major French component to the "crusade" launched against Zaragoza by Peter I of Aragon and Navarre in 1101.[3]
  3. ^ Runciman is widely read; it is safe to say that most popular conceptions of the Crusades are based on his account, though the academic world has long moved past him.

Tham khảo

  1. ^ Nicolle 2003, tr. 21 and 32.
  2. ^ a ă R. A. Fletcher (1987), "Reconquest and Crusade in Spain c. 1050–1150," Transactions of the Royal Historical Society, Fifth Series, 37, p. 34.
  3. ^ a ă Lynn H. Nelson (1979), "The Foundation of Jaca (1077): Urban Growth in Early Aragon," Speculum, 53 p. 697 note 27.
  4. ^ Riley-Smith 2005, tr. 7.
  5. ^ Asbridge 2004, tr. 3–4.
  6. ^ Riley-Smith 1991, tr. 5–8.
  7. ^ Asbridge 2004, tr. 17.
  8. ^ a ă Treadgold 1997, tr. 8 Graph 1.
  9. ^ Asbridge 2004, tr. 15–20.
  10. ^ a ă Holt 1989, tr. 11, 14–15.
  11. ^ Gil 1997, tr. 410, 411 note 61.
  12. ^ Holt 1989, tr. 11–14.
  13. ^ Erdmann (1935), Die Entstehung des Kreuzzugsgedankens. Translated into English as The Origin of the Idea of Crusade by Marshall W. Baldwin and Walter Goffart in 1977.
  14. ^ Riley-Smith 1991, tr. 1.
  15. ^ Runciman 1980, tr. 76.
  16. ^ Runciman 1980, tr. 31.
  17. ^ Runciman 1980, tr. 30–31.
  18. ^ Gil 1997, tr. 420; để biết thêm về việc Seljuk xâm chiếm Palestina, hãy xem các trang 410–420.
  19. ^ Chronique de Michel le Syrien, các trang. 170–171.
  20. ^ Asbridge 2004, tr. 17; for Urban's personal motives, see pp. 19–21.
  21. ^ a ă Vryonis 1971, tr. 85–117.
  22. ^ Madden 2005, tr. 7.
  23. ^ Tyerman 2006, tr. 56–57.
  24. ^ Riley-Smith 2005, tr. 17.
  25. ^ William of Tyre, tr. 60.
  26. ^ Riley-Smith 2005, tr. 10–12.
  27. ^ William of Tyre, tr. 65–66, where he mentions the destruction of the Holy Sepulchre as a cause of the First Crusade.
  28. ^ Asbridge 2004, tr. 15.
  29. ^ Asbridge 2004, tr. 32.
  30. ^ The first attempt to reconcile the different speeches was made by Dana Munro, "The Speech of Urban II at Clermont, 1095", American Historical Review 11 (1906), pp. 231–242. The different versions of the speech are collected in The First Crusade: The Chronicle of Fulcher of Chartres and Other Source Materials, ed. Edward Peters (University of Pennsylvania Press, 2nd ed., 1998). The accounts can also be read online at The Internet Medieval Sourcebook.
  31. ^ Asbridge 2004, tr. 31–39
  32. ^ Riley-Smith 2005, tr. 8.
  33. ^ Tyerman 2006, tr. 65.
  34. ^ Asbridge 2004, tr. 46–49.
  35. ^ Asbridge 2004, tr. 65–66.
  36. ^ Asbridge 2004, tr. 41.
  37. ^ Asbridge 2004, tr. 68.
  38. ^ Asbridge 2004, tr. 69.
  39. ^ Riley-Smith 1998, tr. 15.
  40. ^ Asbridge 2004, tr. 69–71.
  41. ^ Asbridge 2004, tr. 55–65.
  42. ^ Riley-Smith 1998, tr. 21.
  43. ^ Asbridge 2004, tr. 77.
  44. ^ Asbridge 2004, tr. 71.
  45. ^ Riley-Smith 1998, tr. 93–97.
  46. ^ Neveux 2008, tr. 186–188.
  47. ^ Asbridge 2004, tr. 78–82.
  48. ^ William of Tyre, tr. 82–85.
  49. ^ Asbridge 2004, tr. 80–81.
  50. ^ a ă Riley-Smith 2005, tr. 28.
  51. ^ Asbridge 2004, tr. 82.
  52. ^ Riley-Smith 2005, tr. 26–27.
  53. ^ Asbridge 2004, tr. 101–103.
  54. ^ Riley-Smith 1991, tr. 50.
  55. ^ Asbridge 2004, tr. 84–85.
  56. ^ Tyerman 2006, tr. 102.
  57. ^ a ă Tyerman 2006, tr. 103.
  58. ^ Riley-Smith 2005, tr. 24.
  59. ^ Tyerman 2006, tr. 103–106.
  60. ^ Asbridge 2004, tr. 103–105.
  61. ^ Nicolle 2003, tr. 21, 32.
  62. ^ Asbridge 2004, tr. 106.
  63. ^ Asbridge 2004, tr. 110.
  64. ^ Asbridge 2004, tr. 110–113.

Sources


Primary sources

Primary sources online

Secondary sources

Bibliographies







Cuộc vây hãm Nicaea (1097)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bao vây thành Nicaea
Một phần của Thập tự chinh lần thứ nhấtChiến tranh Đông La Mã-Seljuk
Siege of Nicaea.jpg
.
Thời gian 14 tháng 5 tới 19 tháng 6, 1097
(917 years năm trước)
Địa điểm Nicaea
Kết quả Đông La Mã/Thập Tự Quân chiến thắng
Tham chiến
Cross Templar.svg Thập tự quân,
Đế quốc Đông La Mã
Vương quốc Hồi Giáo Rum
Chỉ huy
Blason sicile famille Hauteville.svg Bohemund của Taranto,
Blason province fr Provence.svg Raymond IV của Toulouse,
Blason Lorraine.svg Godfrey của Bouillon,
Manuel Boutoumites
Kilij Arslan I


Lực lượng
Thập Tự Quân:
~ 30,000 bộ binh
~ 4,200-4,500 kị binh [1]
Đông La Mã:
2,000 bộ binh [2]
~ 10,000 [3]
+ lính đồn trú Nicaea
Tổn thất
Không rõ Không rõ
.
Cuộc bao vây Nicaea diễn ra từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1097, là một trận chiến trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất.

Bối cảnh

Thành Nicaea (Iznik), nằm ​​trên bờ phía đông của Hồ Iznik, đã bị người Thổ Seljuk đánh chiếm trong năm 1081, và trở thành thủ đô của Vương quốc Hồi giáo Rum. Năm 1096, Cuộc thập tự chinh nhân dân, giai đoạn đầu của cuộc Thập tự chinh thứ nhất, đã cướp bóc các vùng đất xung quanh thành phố, trước khi bị đánh tan bởi người Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan Kilij Arslan I ban đầu đã cho rằng làn sóng thứ hai của cuộc thập tự chinh sẽ không phải là một mối đe dọa đáng kể đến ngai vàng. Vì vậy mà ông để lại gia đình và ngân khố của mình ở lại thành Nicaea và đi về phía đông chiến đấu với vương triều Danishmends để tranh giành quyền kiểm soát Melitene.

Cuộc bao vây của quân Thập Tự

Các đội quân viễn chinh bắt đầu rời khỏi Constantinopolis vào cuối tháng 4 năm 1097. Godfrey của Bouillon là người đầu tiên đến trước của thành Nicaea, sau đó làBohemund của Taranto cùng cháu trai của ông ta là Tancred, Raymond IV Toulouse, và cuối cùng là Robert II của Flanders cùng với Peter Hermit và một số ít lực lượng còn sót lại của cuộc thập tự chinh nhân dân, và một lực lượng nhỏ của Đông La Mã dưới sự chỉ huy của tướng Boutoumites Manuel. Tất cả các đội quân tập hợp đầy đủ vào ngày 06 tháng 5 và bị thiếu trầm trọng lương thực, nhưng Bohemund đã kịp thời sắp xếp để lương thực được đưa đến bằng đường biển. Thành phố bắt đầu bị vây hãm vào ngày 14 tháng 5, và lực lượng của quân đồng minh bao vây các phần khác nhau của thành phố được bảo vệ với 200 ngọn tháp vững chắc. Bohemund cắm trại ở phía bắc của thành phố, Godfrey đi về phía đông, trong khi Raymond và Adhemar Le Puy bao vây phía nam.

Sự thất bại của Kilij Arslan

Ngày 16 tháng 5, các đội quân thủ thành người Thổ đã bất ngờ mở cửa thành xông ra ngoài tấn công vào quân viễn chinh, nhưng nhanh chóng đã bị đánh bại trong một cuộc giao tranh và thiệt hại 200 người. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư tới cho Kilij Arslan và cầu xin ông quay trở lại. Nhận ra sức mạnh của quân viễn chinh, Sultan vội vàng đưa quân về thủ đô. Cánh quân tiên phong của người THổ đã bị đánh bại bởi quân đội của Raymond và Robert xứ Flanders vào 20 tháng 5 và quân đội thập tự chinh đánh bại Kilij và đại quân của ông ta trong một trận chiến kéo dài buổi đêm ngày hôm sau. Mặc dù cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, nhưng cuối cùng Sultan đã chấp nhận rút lui, bỏ mặc lời cầu xin của người Thổ trong thành Nicaea. Các lực lượng còn lại do Robert Curthose cùng với Ralph de GuaderStephen của Blois chỉ huy đã đến nơi vào đầu tháng sáu . Trong khi Raymond và Adhemar đã đóng xong một ngọn tháp công thành và dùng nó để tấn công vào tháp Gonatas, tòa tháp lớn nhất của Nicaea trong khi thợ mỏ đã tấn công tòa tháp từ dưới lòng đất. Mặc dù đã gây hư hỏng nặng cho tòa tháp nhưng quân thập tự cũng chưa thể tràn lên các bức tường thành.

Quân Đông La Mã tới

Hoàng đế Đông La Mã Alexios I lúc đầu đã chọn không đi cùng với quân viễn chinh, nhưng ông đã hành quân đi phía sau họ và đóng quân ở gần Pelecanum. Từ đây, ông đã gửi các con thuyền nhỏ qua đất liền để giúp quân viễn chinh phong tỏa hồ Ascanius, lúc này được sử dụng cung cấp lương thực và vũ khí cho những người bị vây hãm trong Nicaea. Các con thuyền đến nơi ngày 17 tháng 6, dưới sự chỉ huy của tướng Manuel Boutoumites. Tổng tướng quân Tatikios cũng đã đến nơi, cùng với 2.000 lính bộ binh. Alexios đã ra lệnh cho Boutoumites bí mật thương lượng đầu hàng với người Thổ thành phố mà không cho quân thập tự biết. Tatikios đã đươc lệnh tham chiến với quân thập tự chinh và tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào các bức tường, trong khi Boutoumites cũng sẽ giả vờ làm như vậy để coi như quân Đông La Mã đã chiếm được thành phố trong trận chiến. Kế hoạch đã được thực hiện và vào ngày 19 tháng 6 ,người Thổ đầu hàng tướng Boutoumites.
Khi những chỉ huy quân viễn chinh phát hiện ra những gì mà Alexios đã làm, họ đã khá tức giận, bởi họ đã hy vọng có thể cướp bóc tiền bạc và của cải từ thành phố nếu như nó thất thủ. Nhưng tướng Boutoumites lúc này đang giữ chức tổng trấn Nicea đã ban lệnh cấm không cho quân thập tự đi vào trong thành phố thành các nhóm lớn hơn 10 người tại cùng một thời điểm. Boutoumites cũng trục xuất các tướng Thổ, những người mà ông coi là không đáng tin cậy. Gia đình của Sultan Kilij Arslan đã được đưa đến Constantinopolis và cuối cùng đã được trả tự do mà không có bất kỳ khoản tiền chuộc nào. Alexios đã ban tặng cho quân viễn chinh ngựa, vàng bạc, của cải và rất nhiều lương thực nhưng quân thập tự chinh hoàn toàn không hài lòng với điều này, bởi họ tin rằng họ có thể có nhiều hơn nếu họ chiếm được thành Nicaea. Boutoumites đã không cho phép họ rời đi cho đến khi tất cả họ đều đã tuyên thệ lời thề chư hầu với để Alexios, nếu như họ không làm như vậy lúc ở Constantinopolis. Giống như khi ở Constantinopolis, Tancred lúc đầu đã từ chối, nhưng cuối cùng ông cũng đã thề.

Sau cuộc bao vây

Quân viễn chinh rời khỏi Nicaea vào ngày 26 tháng 6, theo hai cánh quân: Bohemond, Tancred, Robert Flanders, và Taticius ở quân tiên phong, và Godfrey, Baldwin của Boulogne, Stephen, và Hugh Vermandois ở cánh quân phía sau. Taticius đã được lệnh đi theo để đảm bảo khôi phục lại các thành phố bị mát của đế quốc. Tinh thần của họ đang ở mức cao, và Stephen viết thư cho vợ, phu nhân Adela rằng họ dự kiến ​​sẽ ở Jerusalem trong vòng năm tuần nữa. Ngày 01 Tháng Bảy, họ đã đánh bại Kilij tại Dorylaeum, và tháng mười thì họ đã đến Antioch, nhưng họ đã không nhanh chóng tới được Jerusalem cho đến tận hai năm sau ngày họ rời khỏi Nicaea.

Chú thích

  1. ^ Nicolle, The First Crusade 1096-1099: Conquest of the Holy Land, p. 32 "Eventually the Crusader forces outside Nicaea numbered around 4,200-4,500 cavalry and 30,000 infantry, excluding non-combattants."
  2. ^ Crusades: The Illustrated History, by Thomas F Madden
  3. ^ Pryor, Logistics of Warfare in the Age of the Crusades, pp. 49-50 "In addition, the besiegers made several efforts to storm the walls and they won a victory in pitched battle over the relieving army of Qilij Arslan, a force some 10,000 troops, mostly mounted archers."

Nguồn

  • Anna Comnena, Alexiad
  • Fulcher of Chartres, Historia Hierosolymitana
  • Gesta Francorum (anonymous)
  • Raymond of Aguilers, Historia francorum qui ceperunt Jerusalem
  • Hans E. Mayer, The Crusades. Oxford, 1965.
  • Jonathan Riley-Smith, The First Crusade and the Idea of Crusading. Philadelphia, 1986.
  • Steven Runciman, The First Crusaders, 1095-1131. Cambridge University Press, 1951.
  • Kenneth Setton, ed., A History of the Crusades. Madison, 1969-1989 (available online).
  • Warren Treadgold, A History of the Byzantine State and Society. Stanford, 1997.
  • David Nicolle, The First Crusade 1096-1099: Conquest of the Holy Land, Osprey Publishing, 2003.
  • John H. Pryor, Logistics of Warfare in the Age of the Crusades, Ashgate Publishing Ltd. 2006.
Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

No comments:

Post a Comment