Friday, May 2, 2014

Chào ngày mới 4 tháng 5

Panama Canal Rough Diagram.png

CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cây cỏ tại Nhật Bản, ngày Chim tại Hoa Kỳ. Năm 1415 – Các nhà cải cách tôn giáo John WycliffeJan Hus  bị kết tội là kẻ dị giáo tại Công đồng Constance. Năm 1904Hoa Kỳ kế thừa việc xây dựng kênh đào Panama (hình) từ người Pháp, kênh đào này nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Năm 1919Phong trào Ngũ Tứ: Học sinh Bắc Kinh tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản. Năm 1959 – Lễ trao Giải Grammy được tổ chức lần đầu, đây là giải thưởng dành cho những thành tựu trong công nghiệp thu âm. Năm 1979 - Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng Anh Quốc đầu tiên và duy nhất đến nay.

Phong trào Ngũ Tứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sinh viên Bắc Kinh biểu tình trong phong trào Ngũ Tứ
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Hạ ~tk 21– ~tk 16TCN
Thương ~tk 17– ~tk 11 TCN
Chu ~tk 11–256 TCN
 Tây Chu ~tk 11–771 TCN
 Đông Chu 770–256 TCN
   Xuân Thu 770–476 TCN
   Chiến Quốc 476–221 TCN
ĐẾ QUỐC
Tần 221 TCN–206 TCN
(Tây Sở 206 TCN–202 TCN)
Hán 202 TCN–220 CN
  Tây Hán 202 TCN–9 CN
  Tân 9–23
  (Huyền Hán 23–25)
  Đông Hán 25–220
Tam Quốc 220–280
  Tào Ngụy, Thục Hán , Đông Ngô
Tấn 266–420
  Tây Tấn 266–316
Thập Lục Quốc
304–439
  Đông Tấn 317–420
Nam-Bắc triều 420–589
  Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần
  Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu
Tùy 581–619
Đường 618–907
 (Võ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–979
Liêu 907–1125
(Tây Liêu 1124–1218)
Tống 960–1279
  Bắc Tống 960–1127
Tây Hạ
1038–1227
  Nam Tống 1127–1279
Kim
1115–1234

(Đại Mông Cổ Quốc 1206–1271)
Nguyên 1271–1368
(Bắc Nguyên 1368–1388)
Minh 1368–1644
(Nam Minh 1644–1662)
(Hậu Kim 1616–1636)
Thanh 1636–1912
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa
1949–nay
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đài Loan
1949–nay
Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động, tiếng Trung: 五四运动) là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

Nguyên nhân

Sau khi Đệ nhất thế chiến kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ.

Diễn biến

Ngày 4 tháng 5 năm 1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, tiến hành biểu tình thị uy trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles, với các khẩu hiệu như:
  • Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc (ngoài: giành lại chủ quyền đất nước, trong: trừng trị bọn bán nước)
  • Trung Quốc là của người Trung Quốc
  • Phế bỏ Hiệp ước 21 điều (quy định quyền lợi của các nước phương Tây tại Trung Quốc)
  • Thề chết giành lại Thanh Đảo
...
Yêu sách của những người biểu tình là đòi xử tội ba nhân vật thân Nhật trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ:
  • Tào Nhữ Lâm (曹汝霖): Tổng trưởng Giao thông, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao của chính phủ Viên Thế Khải, người trực tiếp ký kết "Hiệp ước 21 điều"
  • Lục Tông Dư (陆宗舆): Tổng giám đốc Ngân hàng, nguyên công sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, người đã ký vay nợ Nhật Bản
Bản Tuyên ngôn của học sinh sinh viên đã nêu lên mục đích của phong trào:
"Đất đai Trung Quốc có thể bị chinh phục chứ không thể bị cắt cho. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu. Nước đã mất rồi! Đồng bào hãy vùng lên!"
Hưởng ứng lời kêu gọi của học sinh sinh viên Bắc Kinh, học sinh sinh viên các thành phố khác như Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Vũ Hán, Tế Nam, Trường Sa, Trùng Khánh, Quảng Châu... đều tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy với quy mô lớn. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã phái quân đội, cảnh sát đến đàn áp, ra lệnh cách chức hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh Sái Nguyên Bồi, đuổi học và bắt giữ hơn 1000 học sinh sinh viên.
Đến ngày 19 tháng 5 năm 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá. Ngày 3 tháng 6 năm 1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá để ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Bắc Kinh. Quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực trước làn sóng xuống đường của các tầng lớp nhân dân.
Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc, trong đó lên mạnh nhất ở Thiên Tân, Nam Kinh, Hàng Châu, Vũ Hán... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân, thị dân, trí thức... Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân quốc buộc phải trả tự do cho tất cả những người bị bắt, cách chức Tào Nhữ Lâm, Lục Tông Dư, Chương Tông Tường, sau đó ra lệnh cho đoàn đại biểu Trung Quốc tại Pháp cự tuyệt ký vào Hiệp ước Versailles. Phong trào Ngũ Tứ coi như kết thúc thắng lợi.

Ảnh hưởng

Phong trào Ngũ Tứ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc, thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ. Đồng thời qua phong trào này, chủ nghĩa cộng sản đã được nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc bởi tầng lớp trí thức như Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú... dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921.

Tham khảo

  • Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, 2001
  • Đặng Đức An, Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 2, NXB Giáo dục, 2000

No comments:

Post a Comment