Wednesday, May 21, 2014

Chào ngày mới 20 tháng 5


Chú thích hình ví dụ


















CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Quốc khánh tại Cuba (1902) và Đông Timor (2002).  Năm 453 – Trong cuộc nổi dậy chống anh trai là Lưu Thiệu, Lưu Tuấn xưng đế, sau đó chiếm hoàng cung Lưu Tống và sát hại Lưu Thiệu.Năm 1941 - Thế chiến thứ hai: Quân Đức thả lính dù xuống đảo Crete, mở màn trận chiến trên đảo với quân đội Đồng Minh.Năm 1969Chiến tranh Việt Nam: Trận Đồi Thịt Băm tại Thừa Thiên kết thúc, Quân lực Hoa Kỳ chiếm ngọn đồi nhưng phải bỏ lại vị trí này một tháng sau đó. Năm 1972Tưởng Kinh Quốc nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1983Luc Montagnier (hình) công bố phát hiện của ông về virus HIV gây bệnh AIDS trên tạp chí Science, là công bố đầu tiên về virus này.

Luc Montagnier

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luc Montagnier

Luc Montagnier, 1995
Sinh 1932
Chabris, Pháp
Quốc tịch  Pháp
Ngành Virus học
Nơi công tác Viện Pasteur
Nổi tiếng vì Tìm ra HIV
Giải thưởng Giải Nobel Sinh lý và Y khoa 2008
Luc Montagnier (sinh năm 1932 tại Chabris) là một nhà virus học người Pháp. Ông được biết tới như là một trong những nhà virus học hàng đầu thế giới, đặc biệt thông qua việc tìm ra virus HIV. Năm 2008 cùng với hai nhà khoa học khác là Françoise Barré-SinoussiHarald zur Hausen, Luc Montagnier đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa.[1]

Tiểu sử

Luc Montagnier sinh năm 1932 tại Chabris thuộc miền Trung nước Pháp. Ông theo học ngành y dược tại PoitiersParis trước khi trở thành nghiên cứu viên tại Đại học Khoa học Paris (Faculté des sciences de Paris) ở tuổi 23. Năm 1960 ông bắt đầu nghiên cứu về virus tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Năm 1963 Montagnier tìm ra cơ chế phân chia của ARN tại Carshalton, Anh, ông tiếp tục nghiên cứu về loại virus này tại Viện Curie ở Pháp. Năm 1983, cùng với hai đồng nghiệp Jean-Claude ChermannFrançoise Barré-Sinoussi, Luc Montagnier đã công bố phát hiện về loại virus mới, virus HIV, tác nhân gây ra bệnh AIDS.
Từ năm 1991 đến năm 1997, ông là trưởng bộ phận nghiên cứu AIDS và retrovirus tại Viện PasteurParis. Từ năm 1997 đến năm 2001 Montagnier là giáo sư ngành sinh học tế bào tại Queens College, Đại học New York.

Giải thưởng

Luc Montagnier từng giành nhiều giải thưởng khoa học cao quý như Huy chương bạc của CNRS (Médaille d'argent du CNRS), Giải Y học Louis-Jeantet (1986), Giải Lasker hay Giải thưởng Nhật Bản. Ông cũng được trao Bắc đẩu bội tinh cấp chỉ huy (commandeur) và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Năm 2008, cùng với hai nhà khoa học Françoise Barré-SinoussiHarald zur Hausen, ông đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho công trình phát hiện ra virus HIV.

Tham khảo

Liên kết ngoài

HIV

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HIV
HIV-budding-Color.jpg
Hình ảnh HIV-1 (xanh lục) quét từ kính hiển vi điện tử.
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm VI (ssRNA-RT)
Họ (familia) Retroviridae
Chi (genus) Lentivirus
Loài
  • HIV 1
  • HIV 2
HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS),[1][2] một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hộiung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.
HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T - CD4+), đại thực bàotế bào tua.[3] Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.

Phân loại

So sánh giữa các loài HIV
Loài Độc lực Khả năng lây truyền Mức độ lây lan Nguồn gốc (suy đoán)
HIV-1 Cao Cao Toàn cầu Tinh tinh thông thường
HIV-2 Thấp hơn Thấp Tây Phi khỉ Sooty Mangabey
HIV là virus thuộc chi Lentivirus,[4] họ Ritrovirus.[5] Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giống nhau. Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm và ủ bệnh rất dài.[6]
Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ RNA sang DNA chứ không phải thuận chiều DNA sang RNA. Lentivirus truyền đi dưới dạng virus mang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bên ngoài. Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi (phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vận chuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus. DNA của virus được tạo ra sau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzym integrase của virus và các cofactor của tế bào chủ.[7] Sau khi tích hợp, virus trở thành tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA và protein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục.
Hai loại HIV đã được định rõ đặc điểm: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2,[8] và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi.[9]

Cấu trúc và bộ gen

Sơ đồ của HIV.
HIV có cấu trúc không giống với các retrovirus khác. Nó có hình cầu[10] với đường kính khoảng 120nm, nhỏ hơn khoảng 60 lần so với một tế bào hồng cầu, nhưng đối với các virus khác thì nó khá lớn.[11] HIV chứa 2 bản sao của ARN chuỗi đơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid) hình nón bao gồm 2.000 bản sao của các protein p24.[12] Các RNA sợi đơn được gắn kết với những protein nucleocapsid p7 (phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid) và những enzyme cần thiết cho sự phát triển của virus như enzyme phiên mã ngược, enzyme protease, ribonucleaseintegrase. Chất gian bào gồm những protein p17 của virus bao quanh lớp vỏ capsid để bảo vệ các hạt virus (virion).[12]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Weiss RA (May năm 1993). “How does HIV cause AIDS?”. Science 260 (5112): 1273–9. doi:10.1126/science.8493571. PMID 8493571.
  2. ^ Douek DC, Roederer M, Koup RA (2009). “Emerging concepts in the immunopathogenesis of AIDS”. Annu. Rev. Med. 60: 471–84. doi:10.1146/annurev.med.60.041807.123549. PMC 2716400. PMID 18947296.
  3. ^ PMID 20598938 (20598938 &dopt=Abstract PubMed)
    Citation will be completed automatically in a few minutes. Jump the queue or expand by hand
  4. ^ International Committee on Taxonomy of Viruses (2002). “61.0.6. Lentivirus”. National Institutes of Health. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2006.
  5. ^ International Committee on Taxonomy of Viruses (2002). “61. Retroviridae”. National Institutes of Health. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2006.
  6. ^ Lévy, J. A. (1993). “HIV pathogenesis and long-term survival”. AIDS 7 (11): 1401–10. doi:10.1097/00002030-199311000-00001. PMID 8280406.
  7. ^ Smith, Johanna A.; Daniel, René (Division of Infectious Diseases, Center for Human Virology, Thomas Jefferson University, Philadelphia) (2006). “Following the path of the virus: the exploitation of host DNA repair mechanisms by retroviruses”. ACS Chem Biol 1 (4): 217–26. doi:10.1021/cb600131q. PMID 17163676.
  8. ^ Gilbert, PB et al; McKeague, IW; Eisen, G; Mullins, C; Guéye-Ndiaye, A; Mboup, S; Kanki, PJ (28 tháng 2 năm 2003). “Comparison of HIV-1 and HIV-2 infectivity from a prospective cohort study in Senegal”. Statistics in Medicine 22 (4): 573–593. doi:10.1002/sim.1342. PMID 12590415.
  9. ^ Reeves, J. D. and Doms, R. W (2002). “Human Immunodeficiency Virus Type 2”. J. Gen. Virol. 83 (Pt 6): 1253–65. doi:10.1099/vir.0.18253-0. PMID 12029140.
  10. ^ McGovern SL, Caselli E, Grigorieff N, Shoichet BK (2002). “A common mechanism underlying promiscuous inhibitors from virtual and high-throughput screening”. J Med Chem 45 (8): 1712–22. doi:10.1021/jm010533y. PMID 11931626.
  11. ^ Compared with overview in: Fisher, Bruce; Harvey, Richard P.; Champe, Pamela C. (2007). Lippincott's Illustrated Reviews: Microbiology (Lippincott's Illustrated Reviews Series). Hagerstown, MD: Lippincott Williams & Wilkins. ISBN 0-7817-8215-5. Page 3
  12. ^ a ă Various (2008). HIV Sequence Compendium 2008 Introduction (PDF). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
Tham khảo

Liên kết ngoài



No comments:

Post a Comment