Friday, May 2, 2014

Chào ngày mới 3 tháng 5

Gone with the Wind cover.jpg
CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Tự do Báo chí thế giới, ngày Kỉ niệm Hiến pháp tại Nhật Bản. Năm 1481 – Sultan Mehmed II của Ottoman từ trần với nguyên nhân được cho là do trúng độc, tin tức này khiến các quốc gia châu Âu ăn mừng. Năm 1868 – Tướng Quân Tokugawa Keiki đầu hàng giao thành Edo cho quân đội của Thiên Hoàng, Mạc phủ Tokugawa kết thúc. Năm 1875Đạo Quang Đế bổ nhiệm Tả Tông Đường là khâm sai đại thần, đốc biện Tân Cương quân vụ. Năm 1937Cuốn theo chiều gió, (hình) tiểu thuyết của nữ tác gia Margaret Mitchell, giành giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu. Năm 1978 – Thư điện tử thương mại không yêu cầu (về sau gọi là "Thư rác") được gửi đến mọi địa chỉ ARPANET tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ.

Ngày Tự do Báo chí thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Tự do Báo chí thế giới
Ngày 3 tháng 5
Ngày Tự do Báo chí thế giới là ngày Liên Hiệp Quốc dành riêng để cổ vũ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tự do báo chí trên toàn thế giới.

Lịch sử

Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ngày 20.12.1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tự do Báo chí thế giới" (Nghị quyết số 48/432)[1][2] để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.
Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo. Theo tài liệu hàng năm của tổ chức "Phóng viên không biên giới" xuất bản ngày 3.5.2005 ở Genève thì riêng năm 2004 đã có 19 nhà báo bị giết ở Iraq. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2005 trên thế giới đã có 22 nhà báo bị giết, trong đó có 9 người ở Iraq. Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2005, trên thế giới có 107 người làm việc cho các phương tiện truyền thông bị cầm tù, chỉ tính riêng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 26 và Cuba là 22 người.
UNESCO đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới" bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này đuợc trao theo sự tiến cử của một ban giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo chí và các nước thành viên UNESCO đề cử.
Giải được đặt tên như vậy để vinh danh Guillermo Cano Isaza, một nhà báo người Colombia đã bị ám sát ngay trước trụ sở tòa báo El Espectador của ông ở Bogotá, ngày 17.12.1986 vì ông viết nhiều bài tố cáo tội phạm của những ông trùm ma túy đầy thế lực ở Colombia.
UNESCO cũng đánh dấu ”Ngày Tự do Báo chí thế giới” mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông, các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những thách thức. Mỗi hội nghị tập trung vào một chủ đề liên quan đến tự do báo chí, bao gồm việc quản trị tốt, việc theo dõi đua tin của phương tiện truyền thông về nạn khủng bố, tinh trạng các tội phạm không bị trừng phạt và vai trò của các phương tiện truyền thông ở các nước sau khi xảy ra chiến tranh.
Ngày Tự do Báo chí thế giới năm 2011 2011 World Press Freedom Day celebration được tổ chức ở Washington, D.C., Hoa Kỳ từ ngày 1-3 tháng 5. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí thế giới. Chủ đề của ngày này năm nay là "Truyền thông thế kỷ 21: Các giới hạn mới, các rào cản mới". Ngày kỷ niệm này đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản của phương tiện truyền thông tự do trong thời đại kỹ thuật số - khả năng của các công dân nói lên ý kiến của họ và khả năng truy cập các nguồn thông tin độc lập khác nhau - 20 năm sau Tuyên ngôn ban đầu được đưa ra ở Windhoek, Namibia. Chương trình và chương trình nghị sự Ngày Tự do Báo chí thế giới 2011 có thể xem ở đây here.
Các Ngày Tự do Báo chí thế giới hàng năm được UNESCO và nước chủ nhà tổ chức vào ngày 3 tháng 5, thường khai mạc bằng thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với sự chủ tọa của Tổng Giám đốc UNESCOTổng thống hay Thủ tướng nước chủ nhà.

Ngày Tự do Báo chí thế giới và các chủ đề

  • 2011 : Washington D.C., Hoa Kỳ - "Media XXI century: new frontiers, new barriers."
  • 2010 : Brisbane, Úc - "Freedom of information: the right to know".
  • 2009 : Doha, Qatar - "Dialogue, mutual understanding and reconciliation."
  • 2008 : Maputo, Mozambique - "Celebrating the fundamental principles of press freedom."
  • 2007 : Medellín, Colombia - "The United Nations and the freedom of press."
  • 2006 : Colombo, Sri Lanka - "The media as drivers of change."
  • 2005 : Dakar, Senegal - "Media and Good Governance".
  • 2004 : Belgrade, Serbia - "Who decides how much information?".
  • 2003 : Kingston, Jamaica - "The Media and Armed Conflict."
  • 2002 : Manila, Philippines - "Covering the War on Global Terrorism."
  • 2001 : Windhoek, Namibia - "combating racism and promoting diversity: the role of free press."
  • 2000 : Genève, Thụy Sĩ - "Reporting the News in a Dangerous World: The Role of the Media in conflict settlement, Reconciliation and peace-building."
  • 1999 : Bogota, Colombia - "Turbulent Eras: Generational Perspectives on Freedom of the Press."
  • 1998 : London, Anh - "Press Freedom is a Cornerstone of Human Rights."

Tham khảo

Liên kết ngoài

Cuốn theo chiều gió

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuốn theo chiều gió
Gone with the Wind cover.jpg
Tác giả Margaret Mitchell
Quốc gia Mỹ
Ngôn ngữ tiếng Anh
Thể loại Tình cảm, lịch sử
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Macmillan
Ngày phát hành 30 tháng 6, 1936
Kiểu sách In (bìa cứng và bìa mềm)
Số trang 1037 (xuất bản lần đầu)
1024 (sách bìa mềm của Warner Books)
ISBN ISBN 0-446-36538-6 (Warner)
Bản tiếng Việt
Người dịch Dương Tường
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại GeorgiaAtlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.

Nhan đề

Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm.[1] Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang True, Not in Our Stars, và Tote the Weary Load.[2] Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đâu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:
Nguyên văn:
I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind...[3]
Scarlett O'Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở "Tara" có còn đứng vững hay đã bị "cuốn theo chiều gió quét qua Georgia"[4] Theo cách hiểu chung, "Cuốn theo chiều gió" là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về "Cynara", cụm từ "cuốn theo chiều gió" ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.[5]

Cốt truyện

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Cuốn theo chiều gió được chia làm 5 phần:

Phần 1

Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie HamiltonAtlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.

Phần 2

Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.

Phần 3

Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.

Phần 4

Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.

Phần 5

Scarlett lấy Rhett. Hắn chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang - Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Hắn muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa hắn và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là hắn muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái hắn yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Hắn bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với hắn và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, hắn giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ashley tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lí nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp hắn vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây hắn lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Hắn lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua hắn dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ hắn nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi hắn bảo nàng rằng hắn sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?” và Rhett trả lời bằng 1 giọng hờ hững nhưng dịu dàng: ”Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới" (After all, tomorrow is another day!)

Nhân vật

Gia đình Butler

  • Katie Scarlett O'Hara Hamilton Kennedy Butler: Nhân vật chính của tác phẩm, một cô gái xinh đẹp, con của một gia đình điền chủ giàu có ở đồn điền Tara, hạt Clayton, Georgia. Cô đã 3 lần kết hôn, tính tình ích kỷ, ngang bướng nhưng đầy nghị lực.
  • Rhett Butler: Người chồng thứ 3 của Scarlett, một con người từng trải, mưu trí, vô cùng thông minh và sâu sắc, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm và có một tình yêu thương vô bờ bến với Scarlett và Bonnie.
  • Wade Hampton Hamilton: con trai của Scarlett và người chồng thứ nhất, Charles Hamilton.
  • Ella Lorena Kennedy: Con gái của Scarlett và người chồng thứ hai, Frank Kennedy.
  • Eugenie Victoria "Bonnie Blue" Butler: con gái của Scarlett và Rhett. Chết vì ngã ngựa.
  • Ross Butler: Em trai Rhett.
  • Rosemary Butler: Em gái Rhett.

Gia đình O'hara (đồn điền Tara)

  • Gerald O'Hara: Cha của Scarlett, một người Ireland thấp bé, phúc hậu và vui vẻ, gây dựng nên đồn điền Tara từ hai bàn tay trắng.
  • Ellen Robillard O'Hara: Mẹ của Scarlett, xuất thân trong một gia đình quý phái gốc Pháp ở Savannah, một mệnh phụ cao quý và đức hạnh, là chỗ dựa tinh thần của Scarlett cho đến khi bà qua đời vì bệnh thương hàn trong lúc Tara bị quân Yankee vây hãm.
  • Susan Eleanor "Suellen" O'Hara: Em gái thứ hai của Scarlett, một cô gái lười biếng và đua đòi.
  • Caroline Irene "Carreen" O'Hara: Em gái thứ ba của Scarlett, hiền lành và tốt bụng, không quên được cái chết của Brent nên vào tu viện Charleston.
  • Gerald O'hara. Jr: ba cậu con trai đã chết trước khi biết đi của Gerald.
  • Mammy: Bà vú da đen nghiêm khắc và cứng cỏi của Scarlett.
  • Pork: Nô lệ đầu tiên của Gerald O'Hara và vô cùng trung thành.
  • Dilcey: Vợ của Pork, được ông Gerald mua về từ Twelve Oaks.
  • Prissy: Con gái của Pork và Dilsey, vú em của Wade và ở cùng với Scarlett tại Atlanta thời kì đầu của chiến tranh.
  • Big Sam: Nô lệ da đen rất khỏe mạnh đã cứu Scarlett khỏi bị cưỡng hiếp tại Shantytown.
  • Will Benteen: Một người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó để giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng kết hôn với Suellen.

Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)

  • John Wilkes: Chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của Ashley, Honey và India.
  • George Ashley Wilkes: Chồng của Melanie và là người Scarlett theo đuổi đến gần hết tác phẩm. Một người đàn ông quý phái và hay mơ mộng, thông minh nhưng yếu đuối, dễ gục ngã trước thực tế.
  • Melanie Hamilton Wilkes: Vợ và là em họ của Ashley, chị chồng Scarlett, một người phụ nữ quý phái, mảnh mai, hiền dịu, đôn hậu nhưng lại đầy nghị lực và sức mạnh tiềm ẩn, là điểm tựa tinh thần của Ashley và Scarlett. Nàng qua đời trong khi mang thai đứa con thứ hai vì không đủ sức khỏe.
  • Beauregard Wilkes: Con trai của Melanie và Ashley.
  • India Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley. Là một cô gái kì dị và ngang bướng. Đính hôn với Stuart Tarleton nhưng anh tử trận trong trận Gettysburg nên cô quyết tâm ở vậy. Sống với bà Pittypat sau khi Scarlett cưới Rhett.
  • Honey Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley, vợ chưa cưới của Charles Hamilton trước khi Scarlett lấy anh ta.

Gia đình Hamilton

  • Đại tá William. R. Hamilton: cha của Charles và Melanie, đã chết.
  • Chú Henry Hamilton: chú của Melanie và Charles, luật sư tại Atlanta, một ông già nhỏ nhắn và vui tươi.
  • Sarah Jane "Pittypat" Hamilton: Cô của Melanie và Charles, sống ở Atlanta, một đứa trẻ trong hình dáng của một bà cô đứng tuổi mập mạp.
  • Charles Hamilton: Anh trai của Melanie, chồng đầu tiên của Scarlett, cha của Wade Hampton. Tính tình nhút nhát, e thẹn, chết vì bệnh đậu mùa ở Nam Carolina sau 2 tháng lấy Scarlett.
  • Bác Peter: Nô lệ trung thành của nhà Hamilton.

Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)

  • Jim Tarleton: cha của 8 anh em Tarleton
  • Beatrice Tarleton: vợ của Jim, mẹ của 4 đứa con trai và 4 cô con gái, tính tình nóng nảy nhưng giàu tình thương, yêu ngựa như tính mạng.
  • Boyd Tarleton: con cả, hi sinh trong chiến tranh.
  • Thomas "Tom" Tarleton: con thứ, hi sinh tại trận Gettysburg
  • StuartBrenton Tarleton: Hai anh em song sinh nghịch ngợm, vui tươi, bạn thời thơ ấu của Scarlett, hi sinh tại trận Gettysburg
  • Hetty, Camilla, Randa, Elizabeth Tarleton: bốn cô con gái út nhà Tarleton.

Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)

  • Ông bác sĩ Fontaine: Hi sinh trong chiến tranh
  • Bà cụ Fontaine: Một bà già cằn cỗi khó tính, hay dạy bảo Scarlett
  • Joseph "Joe" Fontaine: hi sinh trong trận trận Gettysburg, chồng của Sally Munroe.
  • Tony Fontaine: Từng tham gia nội chiến, trốn đi Texas sau khi bắn chết một tên da đen để rửa nhục cho em dâu.
  • Alex Fontaine: Từng tham gia nội chiến, sau cưới chị dâu goá Sally Munroe.

Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)

  • Buck MunroeEvan Munroe: điền chủ của Lovejoy.
  • La Fayette Munroe: con trai độc nhất, hi sinh tại trận Gettysburg, người yêu của Cathleen Calvert.
  • Sally Munroe Fontaine: con gái ông bà Munroe, vợ goá của Joe Fontaine, sau cưới Alex Fontaine.
  • Alice, Dimity, Letty Munroe: con gái ông bà Munroe.

Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)

  • Hugh Calvert: Điền chủ
  • Rainfort Calvert, Cade Calvert: hai con trai, đều hi sinh trong chiến tranh.
  • Cathleen Calvert Hilton: một cô gái xinh xắn nhưng rỗng tuếch, sau chiến tranh bị buộc phải lấy tên quản gia Yankee.
  • Hilton: quản gia người Yankee, chồng của Cathleen, góp phần gây ra cái chết của Gerald.

Gia đình Merriwether

  • Cụ ông Merriwether: bạn của chú Henry, là người lạc quan, vui vẻ, cũng tham dự vụ đột kích của Klan.
  • Bà Merriwether: quả phụ, con dâu cụ Merriwether, một trong những bà trụ cột ở Atlanta, tính tình nóng nảy, hay chỉ trích Scarlett.
  • Maybelle Merriwether Picard: con gái bà Merriwether
  • René Picard: người Créole, chồng của Maybelle.
  • Raoul Picard: con trai Maybelle và René

Gia đình Meade

  • Bác sĩ Meade: kênh kiệu, hay ra vẻ đạo đức, tham dự vụ đột kích của Klan và được Rhett cứu.
  • Darcy Meade: con trai cả của ông bà Medea, hy sinh tại trận Gettysburg.
  • Phil Meade: con trai thứ, cũng hy sinh trong chiến tranh.

Gia đình Elsing

  • Bà Elsing: một bà quả phụ kiểu cách, hay lên mặt dạy đời, một trong những trụ cột ở Atlanta.
  • Hugh Elsing: con trai bà Elsing, đốc công của Scarlett nhưng bị giáng xuống làm đánh xe.
  • Fanny Elsing Wellburn: con gái bà Elsing, người yêu của Dallas McLure, lấy Tommy Wellburn sau khi Dallas chết.
  • Tommy Wellburn: một phế binh, sau chiến tranh làm thầu khoán, chết cùng Frank Kennedy trong vụ đột kích của Klan.

Các nhân vật khác

  • Frank Kennedy: Trước là chồng chưa cưới của Suellen, sau trở thành chồng thứ hai của Scarlett, cha của Ella Lorena. Một người tốt bụng, chết trong một vụ đột kích của Ku Klux Klan để trả thù cho Scarlett.
  • Belle Watling: Gái mại dâmAtlanta, bạn thân của Rhett.
  • Jonas Wilkerson: Đốc công cũ tại Tara, cha của đứa con hoang của Emmie Slattery.
  • Emmie Slattery: Vợ Jonas Wilkerson, thuộc gia đình da trắng cặn bã, bị mọi người khinh bỉ.
  • Archie: Đánh xe và bảo vệ của Melanie, từng vào tù 40 năm vì tội giết người vợ ngoại tình.

Chuyển thể

Cuốn theo chiều gió được nhiều lần được đưa lên màn ảnh nhưng nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên năm 1939 với sự tham gia của Clark GableVivien Leigh.
Tác phẩm cũng được chuyển thể thành vở nhạc kịch Scarlett, công diễn năm 1972 và vở nhạc kịch Cuốn theo chiều gió, công diễn năm 2008.[6]
Đạo diễn Nhật Takarazuka Revue cũng soạn một vở nhạc kịch cùng tên phỏng theo bộ tiểu thuyết, công diễn lần đầu năm 1977.

Giải thưởng

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Jenny Bond and Chris Sheedy, (2008) Who the Hell is Pansy O'Hara?: The Fascinating Stories Behind 50 of the World's Best-Loved Books, Penguin Books, trg 96. ISBN 978-0-14-311364-5
  2. ^ The Making of Gone With the Wind, Gavin Lambert (February 1973) Atlantic Monthly. Cập nhập ngày 14 tháng 5, 2011.
  3. ^ Ernest Dowson (1867-1900),Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae. Cập nhập ngày 29 tháng 8, 2011
  4. ^ Phần 3, Chương 24
  5. ^ John Hollander, (1981) The Figure of Echo: a mode of allusion in Milton and after, University of California Press, trg 107. ISBN 9780520053236
  6. ^ “Gone with the Wind show to close”. BBC News. 1 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài

Tiếng Anh

Tả Tông Đường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tả Tông Đường
Tả Tông Đường (chữ Hán: 左宗棠; bính âm: Zuǒ Zōngtáng, hoặc còn được đọc là Tso Tsung-t'ang, phát âm tiếng Anh: Zuo Zongtang) sinh 1812-1885, là một nhân vật lịch sử đời nhà Thanh, danh tướng kiệt xuất cuối đời nhà Thanh, ông là người đã có công trấn áp cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, trải qua các chức vụ Tổng đốc Mân Triết, Tổng đốc Thiểm cam, đã thành lập Phúc Châu thuyền cục với Xưởng đóng tàu Mã Vĩ (Phúc Kiến) nổi tiếng là nền tảng của Hải quân Trung Quốc, sau đó đến Thiểm Tây đàn áp cuộc khởi nghĩa của Niệm quân và là người dẫn quân chinh Tây, thu phục Tân Cương về cho Triều đình nhà Thanh, cuối đời làm Tổng đốc Lưỡng Giang và Quân cơ đại thần, đóng vai trò lớn trong việc vận động thành lập Hải quân Nha môn năm 1885.

Tiểu sử

Tả Tông Đường là người tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (ông sinh ở phía Bắc huyện Thường Sơn thuộc Hồ Nam), ông là người có học thức, đã đỗ Cử nhân trong một khoa thi do triều đình tổ chức và đã được bổ nhiệm vào quân sư cho viên Tuần phủ tỉnh Hồ Nam. Ông đảm nhiệm vị trí cố vấn quân sự này khoảng 8 năm trước khi gia nhập vào Tương quân dưới trướng của Tăng Quốc Phiên vào năm 1858.

Tham gia Tương quân

Tháng 3 nhuận năm 1858, tướng lĩnh kiệt xuất của Thái Bình Thiên Quốc là Trần Ngọc Thành, Lý Tú Thành cùng liên hợp tác chiên và một lần nữa đánh bại đại doanh Giang Nam của quân Thanh. Thanh thế của quân Thái Bình Thiên Quốc nổi lên như sấm động. Về sau Lý Tú Thành lại xua quân đông tiến, đánh chiếm vùng Giang Tô; Trần Ngọc Thành kéo quân trở về An Khánh, tấn công mạnh vào Tương quân. Để cứu vãn tình thế nguy kịch, triều đình nhà Thanh cử Tăng Quốc Phiên làm Tổng đốc Lưỡng Giang (An Huy, Giang Tây, Giang Tô), Khâm sai đại thần Đốc biện Giang Nam quân vụ, Hiệp biện Đại học sĩ. Tăng Quốc Phiên lại chuyển quân từ Túc Tùng đến Kỳ Môn thuộc phía nam An Huy, đồng thời sai Tả Tông Đường đến Trường Sa để tuyển mộ 5000 binh sĩ mới, thành lập một đạo binh riêng để kéo quân chi viện cho An Huy.

Thành lập Sở quân

Tháng 5 năm 1858, niên hiệu Hàm Phong thứ 10, Tả Tông Đường đã dựng lá cờ “Sở quân” tại Trường Sa. Ông chọn một số tướng lĩnh cũ của Tương quân, như Thôi Đại Quang, La Cận Thu, Hoàng Thiếu Xuân, đều là những người dũng cảm lại chất phác, sai họ chiêu mộ tân binh, xây dựng 4 doanh, mỗi doanh 500 người; 4 tổng tiêu, mỗi tổng tiêu 320 người. Ngoài ra lại tuyển thêm 200 chiến sĩ tinh nhuệ, chia thành 8 đội gọi là Thân binh. Ông lại tiếp nhận 1400 người thuộc binh sĩ cũ của Vương Hâm, một dũng tướng của Tương quân trước kia. Như vậy, đội quân của ông đã có đủ 5000 người.

Giao chiến với quân Thái bình

Tháng 8, Tả Tông Đường kéo quân Sở từ Trường Sa định theo đường Lễ Lăng tiến vào Giang Tây và đến gặp Tăng Quốc Phiên tại Kỳ Môn. Nhưng mới đi giữa đường ông được biết tin quân Thái Bình đã chiếm được một trọng trấn ở phía Nam An Huy là Quy Châu, nên chuyển sang đường khác đi ngang Nam Xương, Lạc Bình để tiến vào cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Giang Tây là Cảnh Đức trấn. Mục đích của Tăng Quốc Phiên muốn Tả Tông Đường bảo vệ con đường vận lương tại Kỳ Môn, đồng thời ngăn chặn không cho quân Thái Bình từ An Huy kéo vào Giang Tây. Sau khi quân Sở kéo đến Cảnh Đức trấn, có một cánh quân Thái Bình tiến vào dòm ngó. Tả Tông Đường liến phái Vương Khai Lâm dẫn Lão Tương doanh đẩy lui, lại phái Lương Khai Hóa và Lưu Điển chặn đánh quân Thái Bình giữa đường, khiến họ đại bại phải rút đi. Quân Sở thừa thắng tiến chiếm luôn Đức Hưng, rồi ngày đêm hành quân cấp tốc chiếm lĩnh luôn Vụ Nguyên. Quân Sở mới ra tiền tuyến giành được thắng lợi đầu tiên và đứng vững chân tại Giang Tây.
Tháng 11, quân Thái Bình do tướng Lý Thế Hiền kéo tới bao vây Kỳ Môn. Còn tướng Hoàng Văn Kim cũng dẫn mấy vạn quân tấn công quân Sở. Tả Tông Đường sai Hoàng Thiếu Xuân dẫn một cánh quân đi bọc hậu đánh vào quân Thái Bình, làm cho Hoàng Văn Kim phải rút lui. Sau đó Tăng Quốc Phiên sai dũng tướng Bào Siêu đến phối hợp phục kích Huỳnh Văn Kim và tấn công chiếm được Kiến Đức. Nhờ đó mà Kỳ Môn được giải vây.
Tháng 2, niên hiệu Hàm Phong thú 11 (tức tháng 3 năm 1859), Lý Thế Hiền đã đại quân tới tấn công liên tiếp và chiếm được Vụ Nguyên, Cảnh Đức trấn khiến quân Sở bị tổn thất và phải lui về Lạc Bình. Tháng 3 hai bên đánh nhau một trận lớn tại Lạc Bình. Quân Thái Bình chia 3 đường để tấn công, nhưng quân Sở đã củng cố thành trì không ra ứng chiến. Họ đào hào dẫn nước để ngăn chặn địch quân. Quân Thái Bình nhảy qua hào, mở cuộc tấn công, đôi bên giằng co hơn 10 ngày, quân Sở chết và bị thương rất nhiều. Cuối cùng, Tả Tông Đường xuống lệnh chia quân thành 3 cánh, vượt ra khỏi hào để phản kích. Bản thân Tả Tông Đường chỉ huy cánh quân trung lộ đánh xáp lá cà với quân Thái Bình. Quân của Lý Thế Hiền đại bại trong đợt phục kích này, buộc phải rút lui. Chỉ ít lâu sau, Lý Thế Hiền chuyển quân vào Triết Giang sau khi kéo vào Triết Giang mấy tháng, đánh đâu thắng đó và đã chiếm được các trọng trấn như Nghiêm Châu, Thiệu Hưng, Ninh Ba, Đài Châu, v.v.. Tháng 11, cánh quân này lại đánh chiếm Hàng Châu. Tuần phủ Triết Giang là Vương Hữu Linh thắt cổ tự tự. Tăng Quốc Phiên sau khi tiếp nhận được chiếu chỉ liền mật tấu lên triều đình tiến cử Tả Tông Đường giữ chức Tuần phủ Triết Giang.

Khôi phục Triết Giang

Tháng Giêng, niên hiệu Đồng Trị nguyên niên (tức tháng 2 năm 1862 dương lịch), Tả Tông Đường tiến quân vào Triết Giang. Trước tiên ông tấn công và chiếm được Khai Hóa. Đến tháng 2, từ hướng tây tiến sang hướng đông, tới đâu đẩy lui được quân Thái Bình tới đó. Quân Thái Bình tiến vào Triết Giang rất đông, các tướng như Lý Thế Hiền, Uông Hải Dương… đều rất dũng cảm, thiện chiến, thế lực của họ rất to. Hai quân tranh giành nhau từng vùng đất một tại phía tây tỉnh Triết Giang, kéo dài một hai năm.
Sau cuộc chính biến Kỳ Tường tại Bắc Kinh, Tây Thái Hậu và Cung Thân vương chấp chính đại quyền trong triều đình. Nhằm nhanh chóng trấn áp cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, triều đình đã chấp nhận chủ trương của một bộ phận quan liêu và mại bản ở vùng duyên hải là “mượn binh lực phương Tây để tiễu trừ Thái Bình Thiên Quốc”. Thế là họ cấu kết với những tổ chức của người ngoại quốc trên đất nước Trung Hoa, xây dựng thành những đạo binh “trang bị súng ống ngoại quốc” để đánh nhau với Thái Bình Thiên Quốc. Thế là vào tháng 4 niên hiệu Đồng Trị nguyên niên, số quân này đã đánh chiếm được Ninh Ba và những địa phương khác, rồi từ phía đông tỉnh Triết Giang chuyển sang tấn công ở phía tây tỉnh này.
Tháng 11, quân Sở tấn công chiếm được Nghiêm Châu, rồi chia thành nhiều đường tiếp tục tiến về Hàng Châu. Mùa xuân năm Đồng Trị thứ 2, các cánh quân của nhà Thanh lần lượt chiếm được các thành Thang Khê, Kim Hoa, Vũ Nghĩa, Thiệu Hưng… Địa bàn quân Thái Bình chiếm đóng ngày càng thu hẹp. Tháng 8, Tả Tông Đường chỉ huy toán quân hỗn hợp giữa quân Sở và quân Pháp gọi là “Thường thắng quân” tấn công chiếm được thành Phú Dương, sau đó lại tấn công chiếm được thành Hàng Châu là tỉnh lị tỉnh Triết Giang, có địa vị rất quan trọng đối với toàn cục. Quân Thái Bình khi hay tin quân triều đình sắp tiến công, đã vội vàng xây thêm những ụ chiên đấu trên khắp 4 mặt thành. Họ còn đào hào sâu để quyết tâm tử thủ. Cuối tháng 8, quân Sở đã kéo tới sát chân thành và đã triển khai những trận đánh từ bên ngoài. Tháng 11, Tả Tông Đường kéo quân từ Nghiêm Châu đến Phú Dương, rồi lại tiếp tục chuyển tới Dư Hàng để thị sát tình hình quân sự tại đội tại đây. Tháng 12, các cánh quân đã áp sát thành Hàng Châu và bao vây thành này hết sức chặt chẽ.
Lúc bấy giờ, tình hình ở phía đông nam của quân Thái Bình cũng đang thất lợi. Lý Hồng Chương chỉ huy Hoài quân tác chiến tại vùng Giang Tô, và đã đánh thắng liên tiếp, lần được chiếm được các thành Tô Châu, Vô Tích, xử tử hơn 2 vạn quân Thái bình. Trong khi đó Tương quân siết chặt vòng vây Thiên Kinh, ngày đêm tấn công không ngừng nghỉ. Về mặt tâm lý, quân Thái Bình đã bắt đầu chao đảo. Ở Giang, Triết đã xảy ra nhiều sự kiện quân sĩ của họ nổi loạn và xin đầu hàng với quân triều đình. Bên trong thành Hàng Châu, binh sĩ của họ cũng đang tỏ ra hoang mang.
Tháng 2 năm Đồng Trị thứ 3 (tức tháng 3 năm 1864 dương lịch), Tả Tông Đường hạ lệnh tấn công mạnh vào thành. Quân thủy bộ của quân Sở phối hợp tích cực, đã trước tiên hạ được các lũy ở ngoài thành. Sau đó, họ chia quân tiến công vào 5 cửa thành. Quân Thái Bình sau nhiều trận kịch chiến, đã không còn đủ sức cố thủ, bèn lợi dụng đêm khuya mở cửa thành phía bắc để phá vòng vây. Quân Sở liền từ các của tràn vào, chiếm được Hàng Châu.
Sau khi thành Hàng Châu bị mất, quân Thái Bình xem như mất tấm bình phong che chắn ở phía Đông Nam, Thiên Kinh ngày càng trở nên cô lập, sự thất bại đã thấy rõ và không còn đảo ngược được nữa. Tương quân do Tăng Quốc Thuyên chỉ huy 5 vạn quân bao vậy Thiên kinh trong 2 năm, đến tháng 5 năm 1864 Tương quân đã chiếm được Thiên Kinh sau nhiều trận chiến ác liệt. Trong vòng 3 ngày sau đó quân Thanh chém hơn 10 vạn người trong thành. Cuộc khởi nghĩa nông dân của Thái Bình Thiên Quốc kéo dài được 14 năm, quân đội tung hoành khắp mười mấy tỉnh, ảnh hưởng đến toàn quốc, tiếng tăm oanh liệt, tới đây xem như thất bại.

Nhậm chức Tổng đốc Phúc Kiến Chiết Giang

Sau khi Thiên Kinh thất thủ, 2 phía nam bắc của Trường Giang vẫn còn tàn quân của họ đến mười mấy vạn người. Phía bắc Trường Giang còn quân đội của Lại Văn Quang, về sau đã gia nhập vào Niệm quân trở thành 1 bộ phận của đội quân này. Ở phía Giang Nam quân đội do Thị Vương Lý Thế Hiền và Khang Vương Uông Hải Dương chỉ huy sau khi thất thủ Hàng Châu và Dư Hàng, vẫn còn đến hơn 10 vạn. Họ đã kéo vào Giang Tây, rồi lại tiếp tục kéo xuống phía Nam đến các vùng Thinh Châu, Long Nham, Chương Châu nằm về phía tây nam của Phúc Kiến. Đi tới đâu họ đánh chiếm tới đó, làm cho các địa phương liên tục dâng dớ về triều đình cầu cứu.
Triều đình lại sai Tả Tông Đường kéo quân xuống Phúc Kiến đảm nhận chức Tổng đốc Mân Triết, đồng thời chịu trách nhiệm trấn áp tàn quân Thái Bình kéo về đây. Tháng 10, Tả Tông Đường dẫn các bộ tướng cùng xuống Phúc Kiến để đánh dẹp tàn quân Thái Bình. Lý Thế Hiền, Uông Hải Dương bị quân Sở truy kích vào mùa xuân năm Đồng Trị thư 4 (1865), buộc phải chia thành nhiều cánh quân tiến vào vùng Quảng Đông. Trên đường đi họ phải đánh nhau nhiều trận và bị tổn thất nặng nề. Những cánh quân của Tả Tông Đường cũng truy kích theo thật sát, không buông tha và cũng đã truy kích tới Quảng Đông.
Tháng 7, Lý Thế Hiền bị Uông Hải Dương tàn sát, thế lực càng thêm yếu. Tháng 12, Uông Hải Dương lui vào châu Gia Ứng, tổ chức một cuộc chống trả cuối cùng. Cùng tháng, Tả Tông Đường chỉ huy các cánh quân phát động một cuộc tổng tiến công, tàn quân của Uông Hải Dương bị tiêu diệt hoàn toàn. Uông Hải Dương cũng bị trúng đạn chết giữa mặt trận. Quân Thái Bình rút chạy vào thành, suy tôn Tăng Vương Đàm Thế Nguyên lên thay. Nguyên vốn nhu nhược nên hoảng hốt vội mở cửa nam chạy ra.
Quân Thanh truy kích tới núi Hoàng Sa. Quân Thái Bình bị quân Thanh vây kín và bị giết chết, không còn sót lấy một mống. Thái Bình Thiên quốc tan rã hoàn toàn. Từ đó cuộc chiến tranh kéo dài 14 năm giữa Tương quân và quân Thái Bình được kết thúc qua trận đánh của Tả Tông Đường.
Nhờ công lao này Tả Tôn Đường được triều đình gia phong tước Nghi Dũng Nhị đẳng bá.

Trấn áp Niệm quân

Lực lượng Niệm quân được hình thành trong những năm cuối đời Đạo Quang tại miền Bắc, hoạt động theo từng nhóm gọi là niệm. Trong lúc đầu của Thái Bình Thiên Quốc, Niệm quân – quân khởi nghĩa nông dân đã hoạt động tại Giang Tô, An Huy, Sơn Đông, Hà Nam trở thành quân đồng minh của quân Thái Bình ở miền Bắc.
Năm 1851 sông Hoàng Hà đổi dòng lần cuối làm cho hàng vạn người mất nhà cửa, tàn phá nền kinh tế miền Bắc, những tỉnh giàu có nhất bị ảnh hưởng, nhà Thanh không thể cứu trợ hữu hiệu nên nhiều người không chốn nương thân, liền gia nhập lực lượng Niệm quân bao gồm nông dân, binh sĩ, thương nhân buôn muối. Lực lượng Niệm quân có khoảng 4 vạn người do Trương Nhạc Hành, một thương nhân buôn muối chỉ huy khởi nghĩa vào tháng 11 năm 1852 tại Hào Châu (An Huy). Năm 1855, các thủ lĩnh Niệm quân cử hành đại hội tại Trĩ Hà Tập (Bắc An Huy), bầu Trương Nhạc Hành làm minh chủ, thống nhất lãnh đạo trong Niệm quân. Đến thời kỳ giữa Thái Bình Thiên Quốc, Niệm quân và quân Thái Bình đã bắt liên lạc với nhau, Niệm quân tiếp nhận sự lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc, Thái Bình Thiên Quốc phong cho Trương Nhạc Hành tước Ngô Vương. Kỵ binh Niệm quân nhiều lần cắt đứt đường giao thông liên lạc của quân Thanh tại miền Bắc, làm chủ nhiều vùng tại Giang Tô và Hồ Nam.
Năm 1856 nhà Thanh phái dũng tướng Tăng Cách Lâm Tấm (1812 – 1865) đến trấn áp Niệm quân, cho xây nhiều đồn lũy, tấn công mạnh vào kỵ binh Niệm quân. Năm 1859, hơn 20 vạn Niệm quân bị quân Thanh do Thắng Bảo chỉ huy đánh bại ở Bắc An Huy, năm 1863, thủ lĩnh Trương Nhạc Hành bị bắt, người cháu là Trương Tông Vũ lên thay.
Sau khi Thiên Kinh thất thủ, một số quân Thái Bình đã liên kết với Niệm quân tạo nên thế lực rất mạnh. Niệm quân chỉ dùng vũ khí thô sơ như mã tấu, xà mâu, cưỡi ngựa rất tài, tác chiến dũng cảm. Tháng 5 năm 1856, Niệm quân đã bao vây đại doanh của thống soái quân Thanh Tăng Cách Lâm Tấm ở Hà Trạch (Sơn Đông). Quân Thanh hết lương, Tăng Cách Lâm Tấm phải dẫn kỵ binh phá vòng vây trong đêm tối, bị Niệm quân phục kích giết chết, thu được 5000 chiến mã. Lúc đó thanh thế Niệm quân rất lớn, chấn động khắp nước. Nhà Thanh lo sợ Niệm quân đánh vào Bắc Kinh nên phái Tăng Quốc Phiên điều Tương quân và Hoài quân đến trấn áp.
Tăng Quốc Phiên nghiên cứu Niệm quân đã dùng chiến thuật lưu động chống lại quân triều đình như sau : “... Họ có khả năng chiến đấu nhưng không bao giờ đụng trận một cách khinh suất. Họ chờ cho ta di chuyển rồi tấn công khi ta đang đi. Đây chính là chiến lược của quân Thái Bình trong giai đoạn đầu mới nổi lên. Thứ tư, họ hành đông nhanh như bão táp. Có khi họ đi nghìm dặm trong vài ba ngày mà không ngừng, khi khác họ vòng vòng bao vây một đội quân nhỏ”... Ông viết: Nếu ta chạy vòng vòng một lúc quân triều đình đuổi theo sẽ kiệt lực. Tăng Vương (Tăng Cách Lâm Tấm) thua trận chính là vì quân Niệm dùng chiến thuật này. Quân Niệm có ba nhược điểm. Thứ nhất, chúng không có hỏa khí và vì thế không đánh được những đồn bót kiên cố. Thành thử nếu quân triều đình giữ được thành và dân binh giữ được các làng xã thì quân Niệm không làm gì được và cũng chẳng cướp được đồ ăn. Thứ hai, chúng không đóng quân mà vào trong nhà các nông trại để ở ban đêm. Cho nên dễ bị tấn kích. Thứ ba, chúng luôn luôn mang theo hành lý, vợ con, xe cộ, gia súc theo khi hành quân. Nếu quân triều đình lấy được hành lý đồ đạc là họ tổn thất lớn.
Sau đó Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương được cử thay cho Tăng Quốc Phiên về làm Lưỡng Giang Tổng đốc. Lý và Tả cho xây lô cốt, tổ chức cho địa chủ vũ trang. Trong vòng mấy tháng, Đông Niệm quân từ Hà Nam tiến vào Hồ Bắc, đánh thắng nhiều trận, thu được nhiều súng đạn và chiến mã, quân số phát triển lên đến 10 vạn. Nhưng vì không có lập căn cứ địa, quân sĩ không được nghỉ ngơi nên lực lượng dần sút kém, phải rút về Sơn Đông. Lực lượng Hoài quân do Lưu Minh Truyền (về sau làm Tuần phủ Đài Loan) chỉ huy câu kết với Thường Thắng quân tấn công Đông Niệm quân gần Yên Đài. Mùa xuân năm 1868, Đông Niệm quân thất thủ tại Dương Châu, thủ lĩnh Lại Văn Quang bị bắt và hi sinh anh dũng. Tây Niệm quân từ Hà Nam tiến vào Thiểm Tây, Sơn Tây, triều đình cử Tả Tông Đường làm Khâm sai đại thần Đốc biện Thiểm Cam quân vụ đến trấn áp. Niệm quân đánh vào Trực Lệ, uy hiếp Thiên Tân. Nhà Thanh câu kết với quân Anh và Pháp tấn công Tây Niệm quân, 17000 Tây Niệm quân phải rút đến bờ sông Đồ Hải (Sơn Đông) thì gặp nước lụt, không qua sông được nên toàn bộ tử trận. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng ảnh hưởng của nó khá lớn, về lâu dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh 40 năm sau.

Xây dựng Xưởng đóng tàu Mã Vĩ

Trong thời gian làm Tổng đốc Mân Chiết (1865 - 1866) và Thuyền chính đại thần, Tả Tông Đường rất quan tâm đến ngành công nghiệp đóng tàu, ông chủ trương phát triển công nghiệp đóng tàu. Trong sớ dâng lên triều đình ông viết "nếu muốn tránh các bất lợi mà thu hoạch các lợi ích của biển cả thì đường lối duy nhất là tăng cường thủy quân, mà muốn xây dựng thủy quân thì chúng ta phải xây một bãi đóng tàu để chế tạo tàu chạy máy hơi nước ". Khi biết được người Nhật sẽ có tàu chạy hơi nước trong vòng vài năm, ông bắt đầu lo ngại. Nếu Trung Hoa không sớm đuổi kịp thì một ngày nào đó họ sẽ phải đụng độ với Nhật Bản trên mặt biển, ” khi họ có phương tiện, chúng ta chẳng có gì cả. Cũng chẳng khác gì qua sông người khác chèo thuyền thì chúng ta đi bè, cưỡi lừa chạy đua với người cưỡi ngựa".
Năm 1866, nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã Vĩ (Phúc Châu) được thành lập trên diện tích 47 ha tại Mã vĩ thuộc địa phận Phúc châu trên sông Mân, bên cạnh đó còn có trường đào tạo học viên hải quân. Nhà máy bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh (con rể Lâm Tắc Từ, nguyên Tuần phủ Giang tây, sau này làm Tổng đốc Phúc kiến chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống phòng thủ bờ biển ở Đài loan) làm Giám đốc, có sự chỉ đạo kỹ thuật của 50 kỹ sư người Pháp đứng đầu bởi hai cựu sĩ quan hải quân Pháp Prosper GiquelPaul d'Aiguebelle, và 5000 người làm việc. Đến năm 1874, ngoài bến bãi, sân và công xưởng dùng cho việc đóng tàu, xưởng này còn thêm một đơn vị chế tạo vũ khí và đạn dược, đúc thép để sản xuất sắt dát mỏng, một ban phiên dịch và một trường dạy tiếng Pháp, tiếng Anh, toán, vẽ và hải trình học.
Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ ngân sách các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông. Trong thời gian 1866 – 1874, chi phí của xưởng lên tới 540 vạn lạng bạc (750 vạn đô la). Số nhân công của xưởng Mã Vĩ lúc cao nhất đạt tới 5000 công nhân, quy mô còn lớn hơn Giang Nam Cơ khí chế tạo Tổng cục.
Năm 1869 xuất xưởng chiếc tàu đầu tiên lấy tên là Vạn Niên Thanh, có công suất 150 mã lực. Năm 1893 xuất xưởng tàu chiến Fujing tải trọng 2200 tấn và được biên chế vào Hạm đội Phúc Kiến.
Trong vòng 40 năm, từ 1867 đến 1905, xưởng Mã Vĩ đã đóng 40 tàu chiến có tổng trọng tải là 300.000 tấn, chiếm tới 70% tổng trọng tải của hàng hải Trung Quốc.
Khi Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra năm 1884, tại Trận Phúc Châu xưởng đóng tàu Mã vĩ bị Hạm đội Pháp tấn công gây thiệt hại nặng nề.

Trấn áp dân Hồi ở Tây Bắc

Dân Hồi ở Tây Bắc rất dũng cảm và khỏe mạnh, gọi là Dungan. Tại Thiểm Tây có khoảng 6 triệu người Hồi, tại Cam Túc có khoảng 8 triệu người Hồi. Lúc nhỏ họ đã tập bắn cung tên và cưỡi ngựa. Họ có thể ném đá như bắn tên, trúng kẻ địch ngoài một trăm bước. Sự áp bức của nhà Thanh đối với dân Hồi ở Tây Bắc rất tàn khốc. Vì thế dân Hồi không ngớt phản kháng. Năm 1862, dân Hồi đã phát động cuộc khởi nghĩa Dungan (người Hồi) đại quy mô, thành lập 18 đại doanh ở miền Đông Cam Túc. Quân khởi nghĩa đã tiến đánh Tây An (thủ phủ Thiểm Tây), giáng cho quân Thanh một đòn nặng. Đến năm 1864, khởi nghĩa đã lan rộng khắp các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, và Tân Cương. Năm 1866, quân khởi nghĩa phối hợp tác chiến với Tây Niệm quân, phát triển thế lực đến Bắc Thiểm Tây. Nhà Thanh bổ nhiệm Tả Tôn Đường làm Tổng đốc Thiểm Cam (1866 - 1876) và Đốc biện quân vụ Thiểm Tây, lực lượng có 55 ngàn quân.
Tả Tông Đường huy động thêm được 75 ngàn quân, tập trung lực lượng đàn áp, dùng súng đạn tối tân của hãng Krupp (Đức) tấn công mạnh vào quân khởi nghĩa, nhất là cánh quân của thủ lĩnh Mã Hoa Long. Quân khởi nghĩa cho xây hơn 50 đồn trại xung quanh Cam Tích Bảo (Cam Túc), kháng cứ quân Thanh quyết liệt. Quân Thanh đã phá đê sông Hoàng Hà cho nước tràn ngập quân khởi nghĩa, làm lực lượng quân khởi nghĩa bị tổn thất nặng.
Năm 1869, trong khi bình định Thiểm Tây, quân Thanh đã tàn sát 2 vạn người. Sau 16 tháng kháng cự quyết liệt đến tháng 2 năm 1871, thủ lĩnh Mã Hoa Long phải quy hàng. Hàng nghìn người Hồi bị đưa đến các vùng khác nhau trong nước. 11000 người bị đưa đến Bình Lương; 20.000 phụ nữ, trẻ con, người già được đưa đến định cư ở Nam Cam Túc, người Hồi bị cấm định cư ở Cam Tích Bảo.
Tả Tông Đường tiến quân đến Hạ Châu (Lâm Hà), nơi tập trung đông người Hồi ở phía tây Lan Châu và là cửa ngõ con đường thương mại giữa Cam Túc và Tây Tạng do thủ lĩnh Mahanao phòng thủ. Sau 3 tháng tấn công, quân Thanh chiếm được Tây Ninh vào cuối thu năm 1872. Hàng ngàn quân khởi nghĩa bị giết.
Tháng 9 năm 1873 Tả Tông Đường cho 15 ngàn quân công hãm thành Túc Châu, vũ khí quân khởi nghĩa chỉ có súng trường không thể địch nổi đại bác tối tân của Đức sản xuất, Túc Châu bị chiếm ngày 24 tháng 10. Tả Tôn Đường cho xử tử 6973 người Hồi, những người còn sót lại bị đưa đến miền nam Cam túc. Cuộc khởi nghĩa của dân Hồi ở Tây Bắc đến năm 1873 mới bị thất bại hoàn toàn.

Chuẩn bị tấn công Hãn quốc A Cổ Bá, thu phục Tân Cương

Tả Tông Đường dẫn quân băng qua sa mạc tiến vào vùng Tarim (Tân Cương) đàn áp cuộc khởi nghĩa do thủ lĩnh A Cổ Bá (1820 – 1877) lãnh đạo ở Tân Cương, và giải phóng Y Lê từ tay người Nga. Trong thời gian này, nhà Thanh chi tiêu quân phí rất tốn kém. Từ năm 1875 đến 1878, mặt trận phía Tây (Turkestan, Tân Cương) tốn mất 51 triệu lạng bạc, trong đó 14 triệu lạng bạc được các ngân hàng của Anh cho vay, triều đình cung cấp 26,7 triệu lạng bạc trong vòng 3 năm.
Năm 1865, Hão hãn Cổ quốc A Cổ Bá xâm nhập Tân Cương, chiếm giữ vùng biên giới phía nam Tân Cương, thành lập nước Triết Đức Sa Nhi Hãn. Năm 1870, A Cổ Bá đem quân tiến lên phía bắc đánh chiếm Ô Lỗ Mộc Tề. Tháng 5 năm 1872, A Cổ Bá ký kết với nước Nga điều ước cắt nhượng đất đai cho Nga. Hai nước Anh và Nga ganh đua trong việc ủng hộ A Cổ Bá, đưa đến hàng vạn khẩu súng từ Ấn Độ. Chỉ trong một chuyến hàng đưa sang từ Ấn độ, số lượng vũ khí đã lên tới 22000 khẩu súng, 8 đại bác, 2000 đạn pháo. Nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng công nhận A Cổ Bá là lãnh tụ chính trị Hồi giáo và gửi đến 12000 súng trường, 8 khẩu đại bác. Quân số của A Cổ Bá lên tới 45360 người, được sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện.
Năm 1875, Tả Tông Đường được thăng Khâm sai đại thần Đốc biện Tân Cương quân vụ, Văn Hoa điện Đại học sĩ. Tả Tông Đường biết ông không thể trông đợi kiếm đủ thực phẩm cho binh sĩ tại vùng đổ nát này và ông phải giữ một nguồn tiếp liệu dài gần 10,000 km mà không có xa lộ hay đường xe lửa để bảo đảm cung cấp cho đều đặn. Thực tế đã ảnh hưởng to lớn đến chiến lược của ông trong kỳ chinh phạt này.

Xây dựng hệ thống quân nhu tiếp liệu, tân trang vũ khí

Năm 1866 ông bắt đầu thiết lập một hệ thống tiếp vận. Trước hết, ông xây 5 trung tâm hậu trạm chia đều từ Đông Nam đến Tây Bắc (gồm ở Thượng Hải tại tỉnh Giang Tô, Thiên Tân trong tỉnh Hà Bắc, Phần Châu ở Sơn Tây, Bao Ninh và Thuận Tân ở Tứ Xuyên) và từ đó lương thực, vũ khí và các loại khí cụ khác được mua để chở tới mặt trận. Các trạm cung ứng dịch vụ quân đội ở gần hay tại mặt trận như ở Tây An (Thiểm Tây), Thiên Thủy (Cam Túc) được thành lập để nhận vật liệu chở từ hậu trạm tới và cung cấp cho lực lượng ở trận tiền bằng cáng, xe hay lạch đà xuyên qua hàng ngàn cây số sa mạc. Giữa các trạm dịch vụ chính và hậu trạm có môt hay nhiều trạm trung gian để nhận và giao vật dụng. Hán Khẩu chẳng hạn dùng làm hậu trạm phân phối thóc gạo cho mặt trận Thiểm Cam, từ đó tiếp liệu được chở tới Tây An theo nhiều đường khác nhau. Với hệ thống cung cấp như thế có thể giữ cho tiếp vận không bị gián đoạn.
Năm 1874, Tả Tông Đường đã chủ động chuẩn bị binh lương, vay tiền Ngân hàng Hối Phong tại Hương Cảng, cho người đến Lương Châu, Túc Châu, Ninh Hạ, Bao Đầu và cả nước Nga thu mua lương thực, chia đường chở đến Cáp Mật và nhiều vùng khác xa đến hàng ngàn dặm. Hàng đoàn người và xe vận chuyển lương thảo có quan binh bảo vệ vượt qua sa mạc tập trung về Cáp Mật. Sau 2 năm, số lương thực tại Cáp Mật đã lên tới hơn 1000 tấn, các nơi khác cũng có đến hàng trăm tấn, tích trữ đủ quân lương. Giúp việc đắc lực cho ông có thương nhân Hồ Tuyết Nham lo liệu vật tư và quân trang cần thiết cho quân Tây chinh, lệnh cho Hồ Tuyết Nham nhập vũ khí hiện đại cần thiết từ bên ngoài để thu phục Tân Cương.
Đồng thời năm 1873, Tả Tôn Đường thành lập Lan Châu Cơ khí cục, cải tạo quân khí theo kiểu của Đức, mua hàng ngàn súng trường và đại bác của hãng Krupp và Dreyse.

Quân đồn trú khai phá đất hoang

Ngoài việc thiết lập đường tiếp liệu từ các khu vực duyên hải, Tả Tông Đường còn theo đuổi một chiến lược cổ điển để giải quyết các vấn đề lương thực. Ông ra lệnh cho quân sĩ khai phá các đất hoang trong khu vực doanh trại để sản xuất thóc gạo cho riêng họ. Chiến lược này vốn dĩ dùng từ thời nhà Hán trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai cho đến cuối thế kỷ 18 khi nhà Thanh đóng quân ở Tân Cương. Khai phá đất hoang tại các vùng biên giới chủ yếu là một chiến lược giải quyết các vấn đề tiếp liệu nhưng cũng có những ảnh hưởng xã hội-kinh tế đáng kể. Thay vì đóng quân để khai hoang, có khi triều dình cho hạt giống, nông cụ, gia súc và chia đất cho nông dân rồi để họ cày cấy. Sau mùa gặt, nhà nước mua hoa màu thặng dư để nuôi quân. Chính sách đó gọi là Dân Đồn nghĩa là để cho dân làm ruộng. Việc đó giúp cho chính quyền sở tại bình định được nông dân và tái lập trật tự. Ngoài ra, Tả Tông Đường cũng ra lệnh cho quân sĩ của ông tu sửa các hệ thống thủy lợi, dắp đường và trồng cây. Trong suốt chiến dịch này, quân của ông đã khai phá được hơn 19,000 mẫu, trồng 568,000 cây, làm được 96 cái cầu, đắp 800 dặm đường và sửa 13 hệ thống dẫn nước và sông rạch.

Thành lập quân Tây chinh

Tả Tôn Đường chỉnh đốn quân vụ, những ai không muốn tham gia quân Tây chinh đều được trở về quê, còn những ai ở lại phải chấp hành nghiêm minh kỷ luật không được tự ý dời doanh trại. Ông lệnh cho Lưu Cẩm Đường chiêu mộ thêm tinh binh từ Hồ Nam, nâng tổng số người gốc Hồ Nam trong quân Tây chinh lên tới 17000 người, cộng thêm 16 đạo quân của Trương Diệu tạo thành lực lượng chủ lực của quân Tây chinh, tiếp theo quân Thục, quân Hoài cũng gia nhập đội quân Tây chinh, nâng tổng số quân lên tới 8 vạn người. Tả Tôn Đường thành lập quân Tây chinh gồm nhiều sắc tộc Hán, Mãn, Hồi. Quân Hán và Hồi do Đổng Phúc Tường chỉ huy, quân Mãn do Ngạc Nhĩ và Khánh Nhạc chỉ huy. Ông giáo dục tinh thần chiến đấu cho binh sĩ, ông nói: “Tân Cương từ thời Hán đã thuộc về Trung Quốc, còn người A cổ bá chỉ là dị tộc. Cuộc chiến tranh này là để thu hồi biên cương cho Tổ quốc, vì thế các tướng sĩ phải có ý thức quân dân một nhà”.
Sau 6 năm chuẩn bị kỹ càng, tháng 3 năm 1876, Tả Tôn Đường đặt bộ tư lệnh quân Tây chinh ở Túc Châu. Tháng 8 năm 1876, quân Thanh bắt đầu xuất phát với phương châm tiến chậm đánh thắng. Binh sĩ hành quân hơn 2 tháng vượt 2000 dặm gặp địch là đánh, khẩu phần ăn chỉ có 8 ngày nên trong hành trang ai cũng phải mang theo khoai lang. Mỗi binh sĩ đeo mười mấy cân khoai chạy trên sa mạc nóng bỏng, tinh thần chiến đấu hi sinh quên mình.
Quân Thanh do Lưu Cẩm Đường, Đạo đài Tây Ninh chỉ huy tiếp cận thành Ô Lỗ Mộc Tề đến tháng 11 thì công hãm thành Mã Nạp Tư Nam (Manasi), tiêu diệt quân A Cổ Bá ở dải biên giới phía bắc, sau đó quân Thanh từ Ô Lỗ Mộc Tề tiến xuống phía nam công hãm thành Đạt Bản, nơi A Cổ Bá tập trung nhiều quân tinh nhuệ, tiêu diệt quân chủ lực của A Cổ Bá tại đây. Sau đó quân Thanh do Trương Diệu chỉ huy tiến đến Khắc Thác Khắc Tôn, Thổ Lỗ Phan. A Cổ Bá tại Khố Nhĩ Lạc (Korla) thế cùng phải tự sát. Tháng 1 năm 1878, Đổng Phúc Tường chiếm lại Vu điền. Quân Thanh liên tiếp thu hồi các thành Khố Xa, A Khắc Tô (Aksu), Hòa Văn… đến năm 1878 biên giới phía nam hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

Giành lại Y lê

Y Lê (Ili) là tên gọi một vùng đất xung quanh lưu vực sông Y Lê (Ili). Sông này bắt nguồn trong dãy núi Thiên Sơn, chảy về phía đông một đoạn ngắn rồi đột ngột quay về phía tây, sau đó vượt hơn một nghìn cây số trước khi đổ vào hồ Balkhash. Miền Y Lê nằm về phía bắc dãy Thiên Sơn, cư dân chủ yếu là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) và Kazazh (Cáp Tát Khắc). Vào thời Tống, Nguyên, Minh, Trung Quốc không kiểm soát được miền này. Vào thời nhà Thanh, Y Lê là miền đất xa nhất về phía tây thuộc về Trung Quốc, thủ phủ là Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi). Thời nhà Thanh hay nghe cụm từ "đày đi Y Lê", đó là một hình phạt nặng, vì đi từ Bắc Kinh đến Y Lê phải mất vài tháng mới tới nơi.
Năm 1871, nước Nga viện cớ thu hồi những vùng đất trước đây đã bị nhà Thanh chiếm, tiến quân vào Y Lê, tuyên bố “tạm chiếm Y Lê, đợi khi nào Thanh đình có đủ khả năng thống trị miền đó thì sẽ trả lại”. Nhưng 7 năm sau, khi Tả Tông Đường đã bình định được Tân Cương rồi, nhà Thanh xin Nga trả lại Y Lê, Nga thản nhiên nuốt lời, bắt Công sứ Sùng Hậu của nhà Thanh phải kí Điều ước Livadia năm 1879 gồm 18 khoản mà các khoản chính là Thanh phải bồi thường quân phí 280 vạn lạng bạc cho Nga, và cắt nhường Nga miền phú nguyên duy nhất của Y Lê chiếm tới 70% diện tích Y Lê, cho Nga mở 3 tuyến đường thương mại làm cho dư luận triều đình và dân chúng bất bình. Trương Chi Động dâng sớ phản đối kịch liệt. Từ Hi Thái Hậu bãi nhiệm chức vụ của Sùng Hậu, chuẩn bị chiến tranh với Nga, cung cấp thêm 25,6 triệu lạng bạc chiến phí cho Tả Tông Đường. Mùa hè năm 1880, Tả Tông Đường lúc đó đã 68 tuổi điều quân từ Túc Châu tấn công Cáp Mật, sĩ khí quân Thanh rất cao. Thế tấn công của quân Thanh đã hỗ trợ rất nhiều cho ngoại giao nhà Thanh đàm phán với Nga.
Nhờ vào tài năng của nhà ngoại giao Tăng Kỷ Trạch (con trai Tăng Quốc Phiên), vào ngày 24 tháng 2 năm 1881, hai nước ký kết bản Hiệp ước tại St. Petersburg theo đó Nga bị bắt buộc hoàn trả cho Trung Hoa một số phần đất chiến lược nằm trong vùng Ili, sau khi đã bị nhượng bởi chữ ký không được cố vấn tốt của Đại sứ Sùng Hậu trong Điều ước Livadia năm 1879. Sự thành công vào dịp này của Tăng Kỷ Trạch một phần nhờ ở sự chiến thắng quân sự của Tả Tông Đường tại Tân Cương và sự hậu thuẫn mãnh liệt của Tả Tông Đường và các nhân vật khác trong các cuộc thương thảo tại Nga.
Năm 1884, Tân Cương trở thành khu vực cấp tỉnh, do đó đã gắn chặt hơn nữa quan hệ với các khu vực và các tỉnh khác. Với diện tích 1.650.000 km2, Tân Cương là khu vực hành chính lớn nhất của Trung Quốc, rộng gấp ba lần nước Pháp. Lưu Cẩm Đường được bổ nhiệm làm Tuần phủ Tân Cương trực thuộc Tổng đốc Thiểm Cam.
Sau khi ổn định tình hình Tả Tông Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa Tân Cương, có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng Tây Bắc như: Lan Châu Cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục Tơ tằm A Khắc Tô, Lan Châu Chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây An Cơ khí cục thành lập năm 1869.
Nhờ công lao này, Tả Tôn Đường được thăng tước hầu năm 1878, bổ nhiệm Quân cơ đại thần năm 1880, Tổng đốc Lưỡng Giang (1881 - 1884). Trước khi mất vào năm 1885 ông còn gửi lên triều đình đề nghị thành lập Hải quân nha môn, tăng cường sức mạnh của hải quân trước sự đe dọa của các nước phương Tây lúc bấy giờ.
Theo Lư Phụng Các (Lu Fungge), Tả Tông Đường dùng khoảng 6 năm để chuẩn bị cho việc tây chinh nhưng ông chỉ mất một năm rưỡi là hoàn thành việc thu hồi cả Tân Cương, ngoại trừ Y Lê vẫn do Nga chiếm đóng và chỉ trả lại cho Trung Hoa sau khi thương thuyết một thời gian dài. Là một trong những cấp chỉ huy quân sự xuất sắc của thời kỳ Đồng Trị, những đóng góp của ông cho việc hiện đại hóa quân sự có thể sánh ngang với Lý Hồng Chương. Chẳng hạn như ông xây dựng các bãi đóng tàu và xưởng đúc khí giới ở Phúc Châu và Lan Châu. Chiến lược quân sự và chiến thuật của ông trong kỳ chinh phạt huy hoàng hơn bất cứ cấp chỉ huy nào đồng thời với ông. Hệ thống tiếp liệu của ông và tổ chức quân đội ngoài mặt trận gần giống như hệ thống của người Đức dùng trong Chiến tranh Áo - Phổ năm 1866. Tuy nhiên theo Lư, Tả Tông Đường không học của người Đức mà tự ông nghĩ ra. Ngoài ra, chương trình khai khẩn đất hoang bằng quân đội và dân sự cũng như các kế hoạch khác trong việc vãn hồi trật tự xã hội -kinh tế địa phương đã vượt ra khỏi chiến lược quân sự trong việc giải quyết vấn đề tiếp liệu.

Tham khảo

  • Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Biên dịch: Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2000
  • Thuật mưu quyền, Quang Thiệu - Quang Ninh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006
  • 10 Đại Tướng Soái Trung Quốc - Những Mẩu Chuyện Lịch Sử Nổi Tiếng Trung Quốc, tác giả: Lưu Chiếm Vũ, người dịch Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn học, năm 2009, Phần: Tả Tông Đường – Một tướng lãnh yêu nước kiệt xuất trong lịch sử cận đại của Trung Quốc
  • Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 4, Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Nhà xuất bản Lao động, năm 2006
  • Thuật dùng người qua các triều đại Trung Hoa, tác giả: Đường Thi, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2005, phần 11: Cách dùng người của Hồ Lâm Dực và Tả Tông Đường
  • 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc, Tác giả Vương Tuệ Mẫn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2001
  • Thanh Cung mười ba Hoàng triều, Nguyên tác: Hứa Khiếu Thiên, dịch giả: Nguyễn Hữu Lượng, Nhà xuất bản Văn học, năm 2001
  • Nho Sử Trung Hoa – Gương sang danh nhân – Trung, Tống Nhất Phu và Hà Sơn, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2009

Xem thêm

Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
 
    

No comments:

Post a Comment