Friday, May 2, 2014

Chào ngày mới 29 tháng 4



CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4. Wikipedia Ngày này năm xưa . Ngày Vũ đạo quốc tế, ngày Chiêu Hòa tại Nhật Bản. Năm 1091 – Quân Đông La Mã đánh bại người Pecheneg trong trận Levounion tại lãnh thổ nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.Năm 1773 – Quyết định xây dựng xưởng muối hoàng gia Arc-et-Senans  tại tỉnh Doubs, Pháp được thông qua. Năm 1918 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức giành được thắng lợi chiến thuật trước quân Anh-Úc-Pháp-Bồ Đào Nha-Bỉ trong trận sông Lys. Năm 1975Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa  (hình) từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ.




Quần đảo Trường Sa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các đảo tranh chấp
Quần đảo Trường Sa
Tên khác: xem trong bài
LocationSpratlyIslands.png
Vị trí quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa ở biển Đông
Quần đảo Trường Sa (biển Đông)
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 6°12' ~ 12°00' vĩ Bắc và 111°30' ~ 117°20' kinh Đông
Tổng số đảo xem trong bài
Các đảo chính Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc,
Trường Sa, Song Tử Đông,
Song Tử Tây (diện tích)
Diện tích dưới 5 km2 (đất nổi)
Đường bờ biển 926 kilômét (575 mi)
Điểm cao nhất một vị trí trên đảo Song Tử Tây
Độ cao cao nhất 4 mét (13 ft)
Tranh chấp giữa
Quốc gia  Brunei
Vùng Vùng đặc quyền kinh tế
thềm lục địa

Quốc gia

 Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Thành phố
Khu
Cao Hùng

Kỳ Tân

Quốc gia

 Malaysia
Bang  Sabah

Quốc gia

 Philippines
Tỉnh
Đô thị
Palawan
Kalayaan
Quốc gia
 Trung Quốc
Tỉnh
Thành phố
Hải Nam
Tam Sa
Quốc gia
 Việt Nam
Tỉnh
Huyện
Khánh Hòa
Trường Sa
Dân cư
Dân số Dân thường: 195 người
(phần Việt Nam kiểm soát; 2009),[1]
222 người
(đảo Thị Tứ; 2010)[2]
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; Trung văn giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; bính âm: Nánshā Qúndǎo; Hán-Việt: Nam Sa quần đảo; tiếng Mã Laitiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏkhí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.[3] Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lí nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lí nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông toạ lạc.
Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô LinLen Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.[4]

Địa lí tự nhiên

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km²[5] (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông.[Ghi chú 1] Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.[6][7] Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA),[6] 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao),[8] khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).[9][Ghi chú 2]
Quần đảo Trường Sa
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km²[6] (nguồn khác: 11 km²[8]) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.[6]

Địa hình và địa chất

Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam.[10] Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng.[11]
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến - á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).[12] Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
Lịch sử hình thành các đảo thuộc quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối thế Pleistocen, đầu thế Holocen, và đa số chúng là phần nhô cao của các rạn vòng.[14] Theo Nguyễn (1985), các rạn vòng nơi đây được đặc trưng bởi dạng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam, trong khi các đảo và mỏm đá ngầm thường nằm trên góc tây bắc, trái ngược với quy luật phân bố đảo trên các rạn vòng khác trên thế giới. Nguyên nhân của các hiện tượng vừa đề cập có thể là vì hướng gió đông bắc - tây nam và hoạt động kiến tạo trong kỉ Đệ tứ.[15] Tại các rạn vòng này, cấu tạo của đảo nổi và hành lang san hô xung quanh đảo có ít sự khác biệt. Hành lang này thường có diện tích gấp từ 4 đến 35 lần so với diện tích đảo.[16]
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu một số đảo như Nam Yết, Song Tử Tây, Trường Sa và phân chia địa hình tại đây thành ba mực địa hình theo độ cao, gồm 0,5-1,5 m; 2,0-3,5 m và 4,5–6 m, trong đó mực địa hình 4,5–6 m chỉ có ở phía tây đảo Song Tử Tây (cao nhất quần đảo). Trên một số đảo có một số túi nước ngọt ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước mưa ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng loại nước này thay đổi theo không gian - thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; tính kiềm yếu là đặc trưng của nguồn nước này.[17] Ngoài ra, diện tích các đảo cũng thay đổi tuỳ theo mùa; vào mùa đông diện tích giảm và tăng vào mùa hè.[18] Sự sống còn của đảo lệ thuộc vào sự phát triển của san hô; nếu san hô chết sẽ khiến đảo dễ bị sóng và gió bão bào trụi.[16]

Khí hậu

Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Theo số liệu của McManus, Shao & Lin (2010), nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27°C.[19] Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình đo được là 27,7°C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình đạt 28,2°C; giá trị cực đại đo được là 29,3°C vào tháng 9. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8°C, trong đó giá trị cực tiểu đo được là 26,4°C vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 4 (tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè) là 28,8°C, còn nhiệt độ trung bình tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông) là 27,8°C, gần xấp xỉ với nhiệt độ trung bình năm. Nhìn chung biên độ dao động của nhiệt độ không khí vùng đảo Trường Sa không quá 4°C.[20]
Nhiệt độ nước biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên tầm nhiệt độ cao là đặc trưng cho nước biển Trường Sa. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26-28°C và đạt cực tiểu 25-26°C vào tháng 12 và tháng 1. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tầng mặt là 29-31°C và đạt cực đại là 31-32°C vào tháng 5.[21]
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C 28.1 29.2 30.6 31.7 32.9 32.4 33.0 31.6 34.2 31.4 32.0 30.4 34,2
Trung bình ngày, °C 26.2 26.3 27.5 28.7 29.6 29.2 28.5 28.5 28.6 28.8 28.5 27.5 28,2
Thấp kỉ lục, °C 25.0 24.6 24.5 25.8 26.0 26.7 26.2 26.7 25.9 26.4 26.6 25.6 24,5
Cao kỉ lục, °F 82,6 84,6 87,1 89,1 91,2 90,3 91,4 88,9 93,6 88,5 89,6 86,7 93.6
Trung bình ngày, °F 79,2 79,3 81,5 83,7 85,3 84,6 83,3 83,3 83,5 83,8 83,3 81,5 82,7
Thấp kỉ lục, °F 77,0 76,3 76,1 78,4 78,8 80,1 79,2 80,1 78,6 79,5 79,9 78,1 76.1
Nguồn: Trạm khí tượng Trường Sa (1986-1987)[22]
Mùa khô tại quần đảo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.[20] Lượng mưa dao động từ 1.800 đến 2.200 mm.[19] Trong giai đoạn 1954-1998, có tổng cộng 498 cơn bão ở biển Đông, trong đó có 89 trận đi qua hoặc phát sinh từ quần đảo Trường Sa. Một đặc điểm quan trọng là bão có xu hướng muộn dần từ bắc xuống nam. Cụ thể, bão chủ yếu xuất hiện ở phía bắc và trung tâm quần đảo trong tháng 10, trong khi bão đi qua phía nam rất ít và nếu có thì chủ yếu là trong tháng 11.[23] Trong cơn bão, tốc độ gió cực đại ghi nhận trong giai đoạn 1977-1985 có thể lên đến 34 m/s so với mức trung bình mọi thời điểm là 5,9 m/s.[24]
Bão biển Đông (1954-1998)
Đặc trưng Qua quần đảo Qua phía bắc quần đảo Qua phía nam quần đảo Hình thành trong quần đảo
Số cơn bão 34 33 2 20
Tần suất trong 89 cơn bão 38% 37% 2% 22%
Tần suất trong 498 cơn bão 7% 6% 0,4% 4%
Nguồn: Bùi Nhi Thanh & Nguyễn Văn Lương (2007)[23]

Phân cụm

Do sở hữu rất nhiều thực thể địa lí nên quần đảo Trường Sa được các nhà hàng hải quốc tế cũng như một số quốc gia phân chia thành nhiều cụm riêng biệt dựa trên sự gần gũi hoặc tương đồng về mặt địa lí hay đơn thuần chỉ là phân chia tương đối.

Việt Nam phân chia

Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên.[25]
Cụm Song Tử
Đá Nam là một rạn san hô (ám tiêu san hô) thuộc cụm Song Tử.
Cụm Song Tử là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn mà tài liệu hàng hải quốc tế gọi là (cụm) rạn Nguy Hiểm Phía Bắc (tiếng Anh: North Danger Reef(s); tiếng Trung: 双子群礁; Hán-Việt: Song Tử quần tiêu). Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới nước ở phía đông của rạn Nguy Hiểm Phía Bắc vào cụm Song Tử, cụ thể là bãi Đinh Babãi Núi Cầu.
Cụm Thị Tứ
Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ.
Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành cụm rạn Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Reefs; tiếng Trung: 中业群礁; Hán-Việt: Trung Nghiệp quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
Cụm Loại Ta
Cụm Loại Ta là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. Đảo Loại Ta là trung tâm của bãi san hô Loại Ta (tiếng Anh: Loaita Bank; tiếng Trung: 道明群礁; Hán-Việt: Đạo Minh quần tiêu) theo cách gọi của tài liệu hàng hải quốc tế; về hai phía đông-tây của đảo là các cồn cát và rạn san hô như bãi An Nhơn, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta,...Về phía đông bắc của bãi san hô Loại Ta là một rạn đá ngầm lớn có tên là bãi Đường; tại đầu mút phía bắc của bãi này là một rạn đá ngầm với tên gọi đá An Lão. Trong khi đó, đảo Bến Lạc (đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo) và đá Cá Nhám lại nằm tách biệt hẳn về phía đông của các thực thể trên.
Đảo Sinh Tồn Đông là một cồn cát thuộc cụm Sinh Tồn.
Cụm Nam Yết
Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... Đa số các thực thể địa lí thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên gọi bãi san hô Tizard (tiếng Anh: Tizard Bank; tiếng Trung: 郑和群礁; Hán-Việt: Trịnh Hoà quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế. Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Tizard còn có một số thực thể nằm riêng biệt như đá Lớn, đá Chữ Thập,...
Đảo Trường Sa là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa. Trong ảnh: cầu tàu và một phần đảo Trường Sa.
Cụm Sinh Tồn
Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) của tài liệu hàng hải quốc tế. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn, một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao,...Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.
Cụm Trường Sa
Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thám Hiểm/An Bang.
Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lí nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông...Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm đá Tây, đảo Trường Sa Đông, đá Đông và đá Châu Viên cấu thành khái niệm cụm rạn Luân Đôn (tiếng Anh: London Reefs; tiếng Trung: 尹庆群礁; Hán-Việt: Doãn Khánh quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
Cụm Thám Hiểm
Cụm Thám Hiểm hay cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lí ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào ngoài một cồn cát nổi bật là An Bang (quen gọi là đảo An Bang). Nhìn chung phần lớn thực thể của cụm này tạo thành một vòng cung lớn với phần lõm hướng về phía đông nam, trải dài từ đá Sác Lốt, qua đá Công Đo đến bãi Trăng Khuyết gần sát với Philippines. Một máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo Borneo.
Cụm Bình Nguyên
Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lí hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan. Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lí nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Vĩnh ViễnBình Nguyên là hai đảo duy nhất của cụm, trong đó đảo Bình Nguyên đang chịu tác động của hiện tượng xói mòn. Số thực thể còn lại đều là những dạng rạn đá (ví dụ rạn vòng) và các bãi cát ngầm/bãi cạn cùng bãi ngầm.

Trung Quốc phân chia

Ngày 25 tháng 4 năm 1983, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã công khai danh sách 287 địa danh thuộc biển Đông, trong đó có tổng cộng 193 địa danh liên quan đến quần đảo Nam Sa.[9] Về mặt tên gọi, địa danh do Trung Quốc đặt thể hiện một phần tính chất của thực thể như đảo, cồn cát (sa châu), rạn đá ngầm (ám tiêu), bãi cát ngầm/bãi cạn (ám sa), bãi ngầm (ám than) và cả các luồng lạch (môn, thuỷ đạo) cho tàu thuyền. Nghiên cứu đăng tải trên mạng Hải Nam sử chí thể hiện rằng Trung Quốc phân biệt cả các loại hình rạn đá khác nhau như rạn mặt bàn (đài tiêu) hay rạn vòng (hoàn tiêu) để làm cơ sở phân loại chi tiết hơn.
Cách hiểu của Trung Quốc về quần đảo Nam Sa khác so với cách hiểu hiện thời của bản đồ hành chính Việt Nam về quần đảo Trường Sa ở chỗ nước này còn gộp rất nhiều thực thể địa lí trong khu vực gần Malaysia và Brunei (hầu như đều là bãi cát ngầm/bãi cạn và bãi ngầm) vào tổng thể Nam Sa. Dưới đây là danh sách nhóm và phân nhóm của khái niệm Nam Sa theo mạng Hải Nam sử chí (Trung Quốc):[26]
[ẩn]Số thứ tự Nhóm Phân nhóm Quan điểm của Việt Nam
1 Bắc Bắc cụm Song Tử
Trung cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta và phần lớn cụm Nam Yết
Nam cụm Sinh Tồn
2 Đông Bắc Bãi ngầm Lễ Nhạc khu vực bãi Cỏ Rong, bãi Đá Bắc, đá Gò Giàđá Đồng Thạnh của cụm Bình Nguyên
Ngoại vi bãi ngầm Lễ Nhạc phần lớn cụm Bình Nguyên như bãi Tổ Muỗi, bãi Nam,... và bãi Trăng Khuyết thuộc cụm Thám Hiểm/An Bang
Rạn vòng Phí-Mã khu vực san hô có hai đảo Bình Nguyên và Vĩnh Viễn (thuộc cụm Bình Nguyên)
3 Trung Vùng luồng lạch Nam Hoa đá Chữ Thập của cụm Nam Yết và một vùng nằm giữa các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa
Vùng vòng cung phía đông gồm hầu hết phần phía đông của cụm Trường Sa, hầu hết cụm Thám Hiểm/An Bang và cả khu vực rạn san hô Louisa.
Vùng vòng cung phía tây phần phía tây của cụm Trường Sa và bãi Vũng Mây. Việt Nam xem bãi Vũng Mây là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
Khu vực trung bộ máng biển vài thực thể đơn lẻ thuộc cụm Thám Hiểm/An Bang và cụm Trường Sa
4 Tây Nam Khu vực năm bãi ngầm là Tây Vệ, Quảng Nhã, Nhân Tuấn, Lý Chuẩn và Vạn An khu vực năm bãi ngầm là Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Tư Chính; Việt Nam xem năm bãi này thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không thuộc Trường Sa.
5 Nam Bãi cạn/Bãi cát ngầm Bắc Khang (北康暗沙, tương đương North Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Bắc) Việt Nam không đòi hỏi.
Bãi cạn/Bãi cát ngầm Nam Khang (南康暗沙, tương đương South Luconia Shoals, tức cụm bãi cạn Luconia Nam)
Bãi cát ngầm Tăng Mẫu (曾母暗沙, tương đương James Shoal, tức bãi cạn/bãi ngầm James)

Hệ động thực vật

Một cây phong ba (Heliotropium foertherianum) già cỗi trên đảo Trường Sa
Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo Nguyễn & Đặng (2009), có ba trăm hai mươi chín loài san hộ thuộc sáu mươi chín chi và mười lăm họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa. Tuy nhiên, phân bố loài san hô rất không đồng đều và chỉ tập trung vào một số họ như họ San hô lỗ đỉnh (66 loài), họ San hô não (46 loài), họ San hô khối (17 loài), họ San hô nấm (14 loài),...[27] Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông.[28]
Cá chim nàng (cá bướm Philippines; Chaetodon adiergastos)
Về động vật, nghiên cứu của McManus, Shao & Lin (2010) cho biết rằng tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình cho biết có ba trăm chín mươi chín loài cá rạn san hô đến từ bốn mươi chín họ; một trăm chín mươi loài san hô từ sáu mươi chín chi thuộc hai mươi lăm họ; chín mươi chín loài động vật thân mềm; chín mươi mốt loài động vật không xương sống thuộc bảy mươi hai chi; hai mươi bảy loài động vật giáp xác; mười bốn loài giun nhiều tơ và bốn loài động vật da gai. Người ta cũng ghi nhận năm mươi chín loài chim khác nhau tại đảo này, trong đó chủ yếu là chim điên nâu, chim điên chân đỏ, hải âu mặt trắng, nhàn màonhàn trắng. Hai loài bò sátđồi mồiđồi mồi dứa cũng thường lên đảo Ba Bình để đẻ trứng.[19] Tại khu vực phía đông quần đảo, có ba trăm mười bốn loài cá rạn san hô, trong đó có một trăm năm mươi sáu loài có giá trị thương mại (McManus & Meñez, 1997, dẫn lại số liệu của Castañeda, 1988).[29] Một nghiên cứu của Malaysia tại đá Hoa Lau đã chỉ ra rằng có hai trăm lẻ năm loài cá thuộc sáu mươi mốt họ, trong đó nhiều nhất là họ Bàng chài, họ Cá thia, họ Cá đuôi gaihọ Cá bướm.[30] Nghiên cứu về các loài cá rạn san hô sống tại biển Trường Sa của Nguyễn (1994) cho thấy có ba trăm hai mươi sáu loài cá rạn san hô thuộc một trăm mười bảy chi, đến từ bốn mươi bốn họ và mười ba bộ. Trong đó, các họ có sự đa dạng về loài nhất là họ Cá thia (53 loài, 12 chi), họ Bàng chài (32 loài, 14 chi), họ Cá mó (27 loài, 3 chi), họ Cá bướm (24 loài, 6 chi), họ Cá hồng (18 loài, 7 chi), họ Cá mú (18 loài, 6 chi) và họ Cá đuôi gai (16 loài, 4 chi).[31] Ngoài cá rạn san hô, nhiều loài cá nổi biển khơi xa bờ cũng hiện diện tại Trường Sa, đến từ một số họ như họ Cá khế, họ Cá thu ngừ, họ Cá nhám (Carchahinidae) và họ Cá thu rắn.[32]
Về thực vật, McManus, Shao & Lin (2010) thống kê được một trăm lẻ chín loài thực vật có mạch ở khu vực đảo Ba Bình.[19] Nurridan (2004) đã nghiên cứu phá nước (vụng biển) của đá Hoa Lau và xác định được hai loài cỏ biển và mười chín loài tảo biển, trong đó lớp tảo lục có mười hai loài, lớp tảo nâu có hai loài và lớp tảo đỏ có năm loài.[33] Tại một số đảo do Việt Nam kiểm soát, người ta ghi nhận một số loài thực vật hợp với thổ nhưỡng khô cằn và nhiễm mặn như bàng vuông, bão táp, muống biển, phi lao, phong ba,...[34] Nhìn chung, thảm thực vật trên các đảo có tuổi rất trẻ vì đảo mới hình thành trong thời kì địa chất gần đây. Các đảo ở phía nam như An Bang, Trường Sa có thảm thực vật kém phát triển hơn các đảo ở phía bắc như Sơn Ca, Ba Bình, Song Tử Tây.[35]
Môi trường của quần đảo Trường Sa bị xâm hại nghiêm trọng do ngư dân từ Việt Nam, Philippines và miền nam Trung Quốc khai thác thuỷ sản bằng các phương pháp tận diệt như vét cá, đánh cá bằng thuốc nổ và bằng chất độc natri xyanua. Binh lính các quốc gia đóng quân tại đây khai thác rùa biển và trứng của chúng, đồng thời còn đe doạ các sinh vật nhạy cảm sống ở nơi nước nông khi họ xây dựng công sựđường băng.[36]
Sinh vật tại vùng biển quanh đá Hoa Lau
Cá hề cà chua (Amphiprion frenatus). 
Cá đuối chấm xanh (Taeniura lymma). 
Chaetodon ulietensis, một loài thuộc họ Cá bướm
Hệ động vật phong phú tại vùng biển quanh đá Hoa Lau. 

Lịch sử

Sự thay đổi nhận thức về các đảo và quần đảo trên biển Đông của Phương Tây (châu Âu) từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (1710-1794-1801-1826).
Biển Đông và vùng Đông Nam Á được Matteo Ricci vẽ trong "Khôn dư vạn quốc toàn đồ" in tại Trung Quốc năm 1602, có ghi dòng chú thích bằng chữ Hán "" (Vạn Lí Trường Sa).
Từ thế kỷ 16 đến 18, người châu Âu từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, AnhPháp vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595)... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa.[37]

Tên gọi

Sang thế kỷ 18thế kỷ 19 thì các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi ngang qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry Spratly người Anh du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo.[38]
Đối với người Việt thì thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙) xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa (黄沙). Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.[39]
"Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖).
Bản đồ "The Selden Map of China" (1624).
Tên gọi theo phía Trung Quốc: "Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị trí này hiện được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện tại.[40] Bản đồ "The Selden Map of China" được lưu trữ tại thư viện Đại học Oxford (Anh), được cho là "Thiên hạ hải đạo toàn đồ" hay "Đông - Tây dương hàng hải đồ" và được làm ra vào khoảng năm Thiên Khải thứ 4 (1624), có ghi địa danh Vạn Lí Thạch Đường (萬里石塘), (phía đông của đảo mang tên Ngoại La (外羅), tức đảo Lý Sơn), ở kề cận phía nam tây nam của Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙).[41] Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc đã xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó nước này gọi Trường Sa là Đoàn Sa (chữ Hán phồn thể: 團沙) còn cụm từ Nam Sa thời đó là để chỉ Trung Sa ngày nay.[42][Ghi chú 3] Ngày 1 tháng 12 năm 1947, nước này công bố tên Trung Quốc cho hàng loạt thực thể thuộc biển Đông và đặt chúng dưới sự quản lí của mình.[43] Trong tấm bản đồ mới, Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên vẽ đường mười một đoạn đứt khúc (tiền thân của đường chín đoạn) thay cho đường vẽ bằng nét liền trước đây, đồng thời nước này đổi tên Nam Sa thành Trung Sa và đổi tên Đoàn Sa thành Nam Sa.[44]

Tranh chấp chủ quyền

Từ những thập niên đầu của thế kỉ 20, thời kì yên bình của quần đảo Trường Sa đã chấm dứt. Hàng loạt quốc gia từ châu Á đến châu Âu như Việt Nam, Pháp, các nhà nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và trong một số giai đoạn lịch sử là Anh và Nhật Bản đều tham gia vào cuộc tranh chấp, dù là ở các mức độ khác nhau.

Việt Nam

Luận cứ

Bản đồ biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa dưới tên gọi De Paracelles.[Ghi chú 4]
Xem thêm về nội dung này tại Quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên tục và hoà bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa bao hàm Trường Sa) và sau này là sự nối tiếp của thực dân Pháp cùng các nhà nước hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Ví dụ:
  • Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.[45] Lê Quý Đôn miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Ông viết:
Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).
Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu [đảo Hải Nam của Trung Quốc] gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ mười tám [năm 1753] có mười tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng bảy đến Vạn Lí Trường Sa [萬里長沙] tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, dạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...[46][Ghi chú 5]
—Lê Quý Đôn, "Phủ biên tạp lục", 1776
  • Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo.[39]
Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn kí kết với Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao[47] và đã thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa thay cho Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái đoàn nước khác tham dự Hội nghị San Francisco về hiệp ước hoà bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không dự) không bác bỏ hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu-chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam-là một sự công nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:
Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viêt-Nam. [Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.][48]
Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lí cả về hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Diễn biến

Tháng 7 năm 1927, tàu de Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.[49][50] Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo quốc kỳ Pháp trên một gò đất cao thuộc île de la Tempête;[51] tuy nhiên, dù nhìn thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.[52] Ngày 23 tháng 9, Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa.[49]
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobalede Lanessan từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa và hàng loạt địa điểm khác như đá Chữ Thập, cụm rạn Luân Đôn, bãi san hô Tizard, bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Nguy Hiểm Phía Bắc.[51] Tại từng địa điểm đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm:
  1. đảo Spratly (chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930),
  2. cù lao Caye-d'Amboine (7 tháng 4 năm 1933),
  3. đảo Itu-Aba (10 tháng 4 năm 1933),
  4. nhóm Song tử (groupe de Deux-îles 10 tháng 4 năm 1933),[Ghi chú 6]
  5. cù lao Loaito (11 tháng 4 năm 1933),
  6. đảo Thi-Tu (12 tháng 4 năm 1933) và các đảo nhỏ phụ thuộc từng đảo này.[53]
Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9, Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết về hành động của Pháp. Theo bạch thư của Việt Nam Cộng hòa thì ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không có lời phản đối Pháp; Trung Hoa Dân Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Hoa Kỳ cũng đều giữ im lặng.[51][Ghi chú 7] Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer kí Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.[54] Sáu năm sau Thứ trưởng Ngoại giao của Anh là Richard Butler cũng tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên vùng Trường Sa.[55]
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản chiếm một số đảo và sử dụng đảo Ba Bình làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Sau cuộc chiến, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc gửi hai tàu tới quần đảo và cho quân đổ bộ dựng bia trên đảo Ba Bình. Phản ứng lại hành động này, Pháp vài lần gửi tàu đến Trường Sa vào cuối năm 1946. Năm 1947, Pháp yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi các đảo ngoài biển Đông nhưng cũng không làm gì để hiện thực hoá mong muốn của mình. Khi hệ thống thuộc địa của Pháp bắt đầu tan rã, nước này cũng chấm dứt tuần tra quần đảo Trường Sa vào năm 1948.[52] Năm 1951, Nhật Bản kí vào Hiệp ước San Francisco và từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng tại Hội nghị San Franciso này, thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.[56]
Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Genève 1954, quyền kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện Tomás Cloma, ngày 1 tháng 6 năm 1956, ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày 2 tháng 6, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết về quyền của Pháp từ năm 1933.[57] Ngày 22 tháng 8 năm 1956, tàu HQ-04 Tuỵ Động của Hải quân Việt Nam Cộng hòa viếng thăm một số đảo thuộc Trường Sa, thượng cờ và dựng bia ghi chủ quyền. Ngày 22 tháng 10 cùng năm, Ngô Đình Diệm kí sắc lệnh số 143-NV về việc đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam; văn bản ghi "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.[58]
Trong thời kì 1961-1963, Việt Nam Cộng hoà tiếp tục viếng thăm và dựng bia nhiều đảo. Năm 1961, tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn thăm Song Tử Tây - Thị Tứ - Loại Ta - An Bang; năm 1962, tàu Tuỵ Động và HQ-05 Tây Kết thăm Trường Sa - Nam Ai (tức Nam Yết); năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà đã dựng bia trên Trường Sa (19 tháng 5), An Bang (20 tháng 5), Thị Tứ - Loại Ta (22 tháng 5) và Song Tử Đông - Song Tử Tây (24 tháng 5).[59] Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam Cộng hòa không duy trì sự hiện diện liên tục ở quần đảo Trường Sa do vướng phải cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ngày 13 tháng 7 năm 1971, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Lắm đã nêu yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa khi ông đang ở Manila. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[60]
Đầu năm 1974, một thời gian ngắn sau thất bại trong trận chiến tại nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra quyết định tăng cường lực lượng tại Trường Sa và chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 nhằm chiếm một số đảo. Liên tiếp trong các tháng 2 và tháng 3 cùng năm, Việt Nam Cộng hoà tái khẳng định lại chủ quyền của mình đối với hai quần đảo bằng nhiều con đường như thông qua đại sứ ở Manila, qua hội nghị của Liên Hiệp Quốc về luật biển ở Caracas và hội nghị của Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia.[61] Từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng hải quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hoà đã hoàn toàn thay thế lực lượng Việt Nam Cộng hòa trên năm đảo là Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.
Vào cuối thập niên 1970, trong các ngày 30 tháng 12 năm 1978 và 7 tháng 8 năm 1979, Việt Nam phản đối Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Việt Nam phản đối Philippines sáp nhập các đảo thuộc Trường Sa vào lãnh thổ của mình.[62]
Sang thập niên 1980, Việt Nam tiếp tục nhiều lần lên tiếng để phản ứng lại hành động của một số quốc gia khác tại Trường Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Việt Nam phản bác văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Trung Quốc về Nam Sa và Tây Sa. Trong năm 1982, Việt Nam sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.[63] Năm 1983, Việt Nam phản đối việc Malaysia chiếm đá Hoa Lau.[64] Năm 1989, Việt Nam chia tách tỉnh Phú Khánh và quy thuộc Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2007, chính phủ Việt Nam kí nghị định thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trường Sa.[65] Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII (kì họp thứ 3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.[66]

Chỉ trích

Việt Nam sử dụng một căn cứ là sự kiện Pháp tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo lớn và các đảo phụ thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và sáp nhập chúng vào tỉnh Bà Rịa thuộc Nam Kỳ vào năm 1933. Tuy nhiên, học giả quốc tế và Việt Nam có các nhận định khác nhau về giá trị của luận cứ này. Về phía Việt Nam, Nguyễn (2002) dẫn chứng "Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: "Việc chiếm hữu quần đảo Spratley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng Đế "An Nam"."[50] Ngược lại, tài liệu nước ngoài đánh giá rằng thái độ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là khác nhau, vì Pháp khẳng định các quyền đối với Trường Sa thông qua tư cách người đầu tiên chiếm đóng các đảo, dựa vào nguyên tắc đất vô chủ (terra nullius) chứ không phải là người kế thừa của An Nam.[67] Giữa tháng 10 năm 1950, trong khi Pháp chính thức nhượng lại tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Việt Nam [Bảo Đại] thì nước này không ra một văn bản chính thức nào thể hiện quyết định từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.[68] Năm 1956, trong khi Việt Nam Cộng hoà tự phản đối hành động tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường Sa của Tomás Cloma (xem thêm) thì André-Jacques Boizet, đại biện Pháp tại Manila, thông báo cho phía Philippines rằng Pháp có chủ quyền đối với các đảo Trường Sa dựa vào hành động chiếm đảo trong thời kỳ 1932-1933. Đại biện bổ sung thêm "trong khi Pháp nhượng lại [từ bỏ chủ quyền] quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam thì Pháp không nhượng quần đảo Trường Sa".[68][69][70][Ghi chú 8] Sang năm 1957, Pháp đã hành xử tương tự như nước Anh trong thập niên 1930 (xem phần Các tuyên bố khác) khi "không chính thức từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng cũng không cố bảo vệ nó nữa".[70] Chemillier-Gendreau (2000) nhận định nếu các luận cứ dựa trên lịch sử thời phong kiến của Việt Nam đủ làm sáng tỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thì sự kiện Pháp chiếm hữu quần đảo mới không làm phức tạp thêm vấn đề.[71]

Các nhà nước Trung Quốc

Luận cứ

Năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo thuộc biển Đông dựa vào cơ sở lịch sử. Họ cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần của Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các đoạn trích trong các thư tịch cổ cũng như các bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh và gần nhất là thời Trung Hoa Dân Quốc mà theo Trung Quốc là có nhắc tới quần đảo Trường Sa. Hiện vật khảo cổ như những mảnh đồ gốm Trung Quốc và tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung Quốc sử dụng nhằm chứng minh cho tuyên bố của mình.
Năm 1958, thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoàPhạm Văn Đồng đã gửi thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc một công hàm để ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận của nước này. Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng đăng công hàm này vào ngày 22 tháng 9 cùng năm.[72] Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc" vì báo Nhân Dân trước đó đã đăng bài chi tiết về bản tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lí và điều này được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Đông".[73]
Ngoài ra, Trung Quốc còn khẳng định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhiều quốc gia khác đã nhiều lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa trong quá khứ. Theo Trung Quốc thì:
  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Ung Văn Khiêm đã nói rằng: "Theo dữ liệu của Việt Nam, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là phần lãnh thổ mang tính lịch sử của Trung Quốc". Mặt khác, một bài giảng về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong sách giáo khoa chuẩn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát hành năm 1974 đã ghi rằng các đảo từ quần đảo Nam Sa và Tây Sa đến Hải Nam và Đài Loan tạo thành bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.
  • Nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Đức, Đông Đức cũng từng phát hành các bản đồ, át-lát địa lí trong đó thể hiện Trường Sa hoặc các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc.[73]

Diễn biến

Ngày 29 tháng 9 năm 1932, để đáp lại một văn bản đề cập đến quần đảo Hoàng Sa do Pháp gửi tới toà công sứ Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc gửi một văn bản không rõ ràng cho Pháp đề cập đến chủ quyền của họ đối với một quần đảo khác ở cách quần đảo Hoàng Sa 150 dặm dựa trên cơ sở là Công ước Pháp-Thanh 1887.[74] Sau sự kiện Pháp chiếm hữu Trường Sa vào năm 1933, các bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc đã thay đổi cách vẽ qua việc mở rộng đường giới hạn (vẽ bằng nét liền) tại biển Đông xuống khu vực giữa vĩ tuyến 7° Bắc và vĩ tuyến 9° Bắc nhằm nói lên rằng quần đảo Trường Sa là thuộc về Trung Quốc.[75]
"Nam Hải chư đảo vị trí đồ" (南海諸島位置圖) năm 1947
Cuối năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho hai tàu chiến là Thái BìnhTrung Nghiệp đến quần đảo Trường Sa. Sau thất bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Quốc dân Đảng đã rút quân khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950. Tuy nhiên, sự kiện Tomás Cloma đã kích động Đài Loan quay lại giành quyền kiểm soát đảo Ba Bình vào năm 1956.[76]
Tại đại lục Trung Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Chỉ hai năm sau, vào ngày 15 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai công khai khẳng định lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa sau khi ông này đọc được bản sơ thảo hiệp ước hoà bình với Nhật Bản. Tiếp nối điều đó, ngày 24 tháng 8 năm 1951, Tân Hoa xã của Trung Quốc đã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp cũng như tham vọng của Philippines đối với Trường Sa và mạnh mẽ khẳng định quyền của Trung Quốc. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Trung Quốc phản ứng lại sự kiện Cloma và khẳng định sẽ không tha thứ cho bất cứ sự xâm phạm nào đối với quyền của nước này đối với Trường Sa.[77]
Thập niên 1970, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản hồi về hành động của các quốc gia khác: ngày 16 tháng 7 năm 1971, Trung Quốc phản đối việc Philippines có hành vi chiếm đóng một số đảo ở Trường Sa; ngày 14 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc phản đối Việt Nam Cộng hoà sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.[78]
Năm 1987, Trung Quốc cho tàu khảo sát hàng loạt địa điểm ở quần đảo Trường Sa và đi đến quyết định sẽ chọn đá Chữ Thập làm nơi đóng quân.[79] Trong thời gian trước và sau cuộc xung đột vũ trang với Việt Nam tại Trường Sa vào năm 1988, hải quân Trung Quốc đã liên tục chiếm thêm nhiều rạn đá khác nhằm mở rộng tầm kiểm soát tại quần đảo.
Một điểm quan trọng trong chuỗi các diễn biến tại Trường Sa là sự phối hợp và tương trợ lẫn nhau của Đài Loan và Trung Quốc trong hoạt động tuyên bố chủ quyền và mở rộng tầm kiểm soát tại quần đảo. Tháng 3 năm 1988, quân đồn trú của Đài Loan trên đảo Ba Bình đã tham gia tiếp tế lương thực và nước uống cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[80] Đương thời, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài LoanTrịnh Vi Nguyên (鄭為元) từng công khai tuyên bố rằng "Nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Quốc gia sẽ giúp quân đội Cộng sản kháng chiến".[81] Đến năm 1995, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát đá Vành Khăn với Philippines vào tháng 2 thì Đài Loan cũng giành quyền kiểm soát bãi Bàn Than vào tháng 3. Ngoài ra, lực lượng Trung Quốc đóng tại Trường Sa còn nhận được nước ngọt từ quân đồn trú trên đảo Ba Bình.[82]

Chỉ trích

Tháng 7 năm 2012, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về tấm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh lập và nhà xuất bản Thượng Hải ấn hành năm 1904, trong đó điểm cực nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không có Nam Sa hay Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Mai Ngọc Hồng, người tặng bản đồ này cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nói rằng tấm bản đồ này được lập trong vòng một trăm chín mươi sáu năm, từ thời vua Khang Hi đến năm 1904 mới xuất bản; Nguyễn Hữu Tâm từ Viện Sử học Việt Nam bổ sung thêm là tỉ lệ xích của bản đồ chính xác.[83] Báo chí Việt Nam lập luận rằng đây là bằng chứng cho thấy việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lịch sử tại Trường Sa (và Hoàng Sa) là không có căn cứ.[84]
Về công hàm của Phạm Văn Đồng, báo chí Việt Nam đã lên tiếng phản bác lại khi cho rằng Trung Quốc đã diễn giải công hàm một cách "xuyên tạc" với lí lẽ rằng nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa và không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với hai quần đảo này mà chỉ công nhận "hải phận" 12 hải lí của Trung Quốc.[85] Nhà nghiên cứu về châu Á là Balazs Szalontai thì cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lí.[86][87][88]

Philippines

Luận cứ

Philippines dựa trên các luận điểm là terra nullius (đất vô chủ) và sự gần gũi về khoảng cách địa lí để tuyên bố chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan, tương đương với phần lớn quần đảo Trường Sa.
Thứ nhất, công dân Philippines Tomás Cloma đã đến nhiều đảo không người thuộc Trường Sa vào năm 1947 và tuyên bố sở hữu chúng vào năm 1956. Tuy Philippines chưa bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố về quyền sở hữu đảo của Cloma nhưng nước này lại dùng sự kiện Cloma làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền. Cụ thể, Philippines cho rằng không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930 khi quân đội Pháp và sau đó là quân đội đế quốc Nhật Bản chiếm đảo; khi Nhật Bản kí vào Hiệp ước San Francisco thì đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo Trường Sa mà không có bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, Philippines cho rằng các đảo Trường Sa đã trở thành đất vô chủ và có thể được sáp nhập vào lãnh thổ của họ.
Thứ hai, trong một văn bản gửi tới Đài Loan năm 1971, Philippines khẳng định rằng quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong sắc lệnh 1596 kí năm 1978, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho rằng phần lớn các thực thể Kalayaan đều nằm trên rìa lục địa của quần đảo Philippines.[89] Năm 1982, tài liệu của Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt khỏi các nhóm đảo khác ở biển Đông và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa:
Nhóm đảo Kalayaan là khác biệt và không phải là một phần của quần đảo Trường Sa hay quần đảo Hoàng Sa. Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học khi người ta gọi một dãy các đảo bằng tên của hòn đảo lớn nhất trong nhóm hay thông qua việc sử dụng một cái tên chung.[Ghi chú 9] Ghi chú rằng đảo Trường Sa chỉ có diện tích 13 hecta so với diện tích 22 hecta của đảo Pagasa [đảo Thị Tứ] Chỉ cần xét riêng về mặt diện tích các đảo thì Nhóm đảo Kalayaan đã không phải là một phần của quần đảo Trường Sa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa cách đảo Pagasa 210 hải lí. Điều này nhấn mạnh lí lẽ rằng chúng không phải là các phần của cùng một dãy đảo.[90]

Diễn biến

Xem thêm về các sự kiện liên quan đến Tomás Cloma ở quần đảo Trường Sa tại Tomás Cloma.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Nhật Bản dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để tấn công Philippines. Năm 1947, Philippines kêu gọi giao cho nước này quần đảo Trường Sa nhưng Philippines lại không nhắc gì đến vấn đề này trong Hội nghị San Francisco năm 1951.[91]
Năm 1947, luật sưdoanh nhân người Philippines là Tomás Cloma đã tìm thấy nhiều đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong biển Đông. Ngày 15 tháng 5 năm 1956, ông tuyên bố lập ra một nhà nước mới với tên gọi là Freedomland (Vùng đất tự do), trải rộng trên phần phía đông của biển Đông. Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland với thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên. Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận nhưng vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines. Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hòa đều tuyên bố phản đối.[92] Ngoài ra, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) còn gửi lực lượng hải quân tái chiếm đảo Ba Bình.
Đường giới hạn "Nhóm đảo Kalayaan" theo sắc lệnh tổng thống số 1596 của Philippines
Trong buổi họp báo ngày 10 tháng 7 năm 1971, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cáo buộc lính Đài Loan trên đảo Ba Bình đã bắn vào một tàu của Philippines khi tàu này định cập vào đảo Ba Bình, nhưng Đài Loan chối bỏ.[93] Philippines còn gửi văn bản phản đối tới Đài Bắc với nội dung khẳng định một số ý chính như sau: (1) do hành động chiếm hữu của Cloma nên Philippines có danh nghĩa pháp lí đối với nhóm đảo; (2) hành động chiếm đóng của người Trung Quốc là phi pháp vì nhóm đảo này trên thực tế (de facto) nằm dưới sự uỷ trị của các lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai; (3) quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền.[94] Tháng 4 năm 1972, Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một población (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực.[95] Năm 1978, Ferdinand Marcos kí sắc lệnh số 1596 định rõ giới hạn của khái niệm Nhóm đảo Kalayaan.[89]
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo kí thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo (Đạo luật Cộng hoà số 9522) để tái khẳng định Nhóm đảo Kalayaan là thuộc lãnh thổ của nước này.[96] Lúc đầu, Philippines từng có ý định đưa Nhóm đảo Kalayaan vào đường cơ sở của mình. Tuy vậy, sau một số tranh luận, nước này từ bỏ ý định trên và quyết định chỉ xem Nhóm đảo Kalayaan là các đảo thuộc Philippines, tuân theo điều 121 về "Chế độ các đảo" của Công ước.[97]

Chỉ trích

Luận điểm thứ nhất về đất vô chủ, cho rằng chưa có ai tuyên bố chủ quyền hoặc từ bỏ chủ quyền đối với các đảo Trường Sa và Tomás Cloma đã "khám phá" ra chúng vào năm 1947 là không thuyết phục bởi lẽ tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam Cộng hoà và [các] nhà nước Trung Quốc.[98] Hơn nữa, Cloma chỉ là một cá nhân và không đại diện cho chính phủ Philippines. Năm 1951, Toà án Công lý Quốc tế khi xét xử vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy về đặc quyền đánh cá đã tạo ra tiền lệ là "hoạt động độc lập của các cá thể tư nhân có ít giá trị trừ khi có thể chỉ ra rằng họ hành động khi đang theo đuổi...một số...quyền hành nhận được từ chính phủ của họ hoặc theo một cách nào đó mà chính phủ của họ khẳng định quyền tài phán thông qua họ."[99] Khi Cloma thực hiện hành động của mình ở quần đảo Trường Sa thì chính phủ Philippines không hề tỏ ý đồng tình hay không đồng tình với ông.[98]
Luận điểm thứ hai về địa lí của Philippines cũng có điểm yếu bởi vì quần đảo Philippines bị máng biển Palawan ngăn cách khỏi quần đảo Trường Sa, không thoả điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (xem thêm) về sự "kéo dài tự nhiên" nên nước này không thể đòi hỏi đặc quyền vượt quá phạm vi 200 hải lí tính từ đường cơ sở.[98] Ngoài ra, Dzurek (1996) cho rằng có vẻ Philippines đã không còn duy trì quan điểm cho rằng Nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt với quần đảo Trường Sa nữa.[91]

Malaysia

Luận cứ

Malaysia dựa trên hai luận điểm là thềm lục địa và khai phá sớm nhất để tuyên bố chủ quyền/đòi hỏi đặc quyền đối với một khu vực biển Đông ở phía nam Trường Sa, trong đó có mười hai thực thể địa lí nổi bật là đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Ca, đá Hoa Lau, đá Kỳ Vân, đá Sác Lốt, đá Suối Cát, đá Thuyền Chài, bãi Kiêu Ngựa, bãi Thám Hiểm (thuộc Trường Sa) cùng rạn vòng Louisa và cụm bãi cạn Luconia (Bắc và Nam) (không thuộc Trường Sa).[100][Ghi chú 10]
Lược đồ một số thực thể địa lí thuộc biển Đông mà Malaysia đòi hỏi

Diễn biến

Tuyên bố về thềm lục địa của Malaysia khởi nguồn từ Hội nghị Genève năm 1958. Trong các năm 1966 và 1969, Malaysia đã thông qua Đạo luật về Thềm lục địa.
Ngày 3 tháng 2 năm 1971, đại sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà để hỏi rằng nước này có sở hữu hay yêu sách các "đảo" nằm trong khoảng giữa vĩ tuyến 9° Bắc và kinh tuyến 112° Đông "thuộc" lãnh thổ nước Cộng hoà Morac-Songhrati-Meads không. Ngày 20 tháng 4, Sài Gòn đáp lại rằng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà.[101][102]
Năm 1979, Malaysia xuất bản một tấm bản đồ mang tựa đề "Bản đồ Thể hiện Lãnh hải và Các ranh giới Thềm lục địa" để xác định thềm lục địa và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các "đảo" nổi lên từ thềm lục địa đó.[100] Tháng 4 năm 1980, Malaysia tuyên bố yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế nhưng chưa phân định ranh giới cụ thể. Tháng 5 năm 1983 (hay tháng 6[103]), Malaysia đánh dấu việc chiếm đóng thực thể địa lí đầu tiên thuộc Trường Sa khi cho quân đội đổ bộ lên đá Hoa Lau.[104] Tháng 11 năm 1986,[105] nước này cho hai mươi lính chiếm đá Kiêu Ngựa (rạn đá nổi bật của bãi Kiêu Ngựa) và cho một trung đội chiếm đá Kỳ Vân (theo nguồn khác thì Malaysia chiếm đá Kỳ Vân vào năm 1987[106]).[107] Năm 1987 (hay 1986[106]), Malaysia chiếm đá Suối Cát.[107]
Tháng 3 năm 1998, Philippines phát hiện hoạt động xây dựng của phía Malaysia trên hai thực thể địa lí nhưng bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia Abdullah bin Ahmad Badawi trấn an rằng chính phủ Malaysia không hề cấp phép cho hoạt động này.[107] Tuy nhiên vào tháng 6 năm 1999, Malaysia chiếm hẳn bãi Thám Hiểmđá Én Ca.[108]
Ngày 5 tháng 3 năm 2009, thủ tướng Malaysia khi này là Abdullah bin Ahmad Badawi có chuyến thăm đá Hoa Lau và tỏ ra ấn tượng với cơ sở hạ tầng dành cho du lịch tại đây.[109] Đồng thời ông cũng khẳng định tuyên bố chủ quyền với đá này và vùng biển lân cận.[110]

Chỉ trích

Nhận định về luận điểm thứ nhất, "thềm lục địa", của Malaysia, một số học giả cho rằng nước này đã "lầm lạc"[104] trong cách suy diễn hay "khó có thể thanh minh"[111] nếu đối chiếu với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Cụ thể, Điều 76 của Công ước quy định thềm lục địa chỉ bao gồm "đáy biển và lòng đất dưới đáy biển" chứ không phải các phần đất hay đá nổi phía trên thềm lục địa đó:
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
—Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển[4]
Một điểm nữa là tương tự như trường hợp Philippines, luận điểm về thềm lục địa của Malaysia cũng có thêm điểm yếu là máng biển Borneo-Palawan đã phá vỡ sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa của nước này.
Luận điểm thứ hai của Malaysia về "khai phá sớm nhất" cũng không thuyết phục vì nếu so với các nước khác thì Malaysia tham gia vào tranh chấp muộn hơn; khi tuyên bố chủ quyền đối với một phần của Trường Sa thì quốc gia này cũng vấp phải sự phản ứng từ các nước đó.[111]

Brunei

Luận cứ

Brunei dựa trên hai luận điểm là các điều 76-77 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (về thềm lục địa) và sắc lệnh do Anh ban hành năm 1954 thể hiện biên giới biển của Brunei để đòi hỏi đặc quyền trên một vùng thuộc biển Đông,[112] và trong vùng này có hai hoặc ba thực thể địa lí nổi bật toạ lạc: rạn vòng Louisa, bãi Vũng Mây và có nguồn còn kể thêm bãi Chim Biển.[113][114] Về tính chất, rạn vòng Louisa là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước; tại đây Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu và đang tuyên bố chủ quyền. Bãi Vũng Mây là một bãi ngầm dưới biển do Việt Nam kiểm soát thông qua các nhà giàn gọi là DK1 xây tại đá Ba Kè[Ghi chú 11] ở phần phía bắc của bãi Vũng Mây.
Không rõ Brunei có tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng Louisa hay chỉ đòi quyền tài phán với vùng biển xung quanh đó vì các nghiên cứu của quốc tế có cách viết khác nhau về vấn đề này; trong khi có nguồn cho rằng Brunei không đòi rạn vòng Louisa[6][114] thì nguồn khác chỉ ra Brunei đã phản đối Malaysia khi Malaysia tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng này.[115] Mặt khác, bãi ngầm (như bãi Vũng Mây) dù có được xem là thuộc quần đảo Trường Sa hay không thì theo Công ước, bãi này không phải đối tượng để các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền mà các nước đó chỉ có quyền chủ quyền (tức chỉ là một số bộ phận cấu thành chủ quyền) đối với bãi ngầm trên cơ sở chứng minh được bãi ngầm đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của mình một cách khoa học. Do vậy, nếu Brunei không đòi rạn vòng Louisa thì thực ra Brunei không tranh chấp một đảo hay đá nào "thuộc" quần đảo Trường Sa[114]

Diễn biến và chỉ trích

Năm 1979, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đại diện cho vùng đất do mình bảo hộBrunei để lên tiếng phản đối tấm bản đồ do Malaysia xuất bản.[116] Ngày 1 tháng 1 năm 1983, chính quyền sở tại ban hành Đạo luật Các giới hạn vùng Nghề cá. Năm 1988, Brunei xuất bản bản đồ mở rộng thềm lục địa 350 hải lí từ đường cơ sở và vươn đến bãi Vũng Mây.[117]
Điểm yếu của Brunei khi tuyên bố về thềm lục địa cũng tương tự với Philippines ở chỗ, máng biển Đông Palawan làm gián đoạn sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa cách bờ biển Brunei 60-100 dặm.[117][Ghi chú 12][Ghi chú 13]

Các tuyên bố khác

Anh

Năm 1877, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từng sáp nhập hai thực thể là đảo Trường Sađảo An Bang vào lãnh thổ đế quốc Anh. Năm 1889, Anh cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Trung Borneo (trụ sở tại Luân Đôn) thuê và khai thác phân chim tại hai nơi này.[118]
Năm 1933, trước hành động chiếm hữu các đảo Trường Sa của Pháp, Anh đã nhắc cho Pháp biết rằng đảo Trường Sa và đảo An Bang vẫn là lãnh thổ của Anh trừ khi Hoàng gia Anh dứt khoát từ bỏ những phần đất này.[119] Tuy vậy vào ngày 12 tháng 7 năm 1933, Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh nêu ý kiến rằng Anh chỉ có vị thế pháp lí yếu ớt nếu đưa vụ này ra Toà án Thường trực Công lý Quốc tế do nước Anh không tiến hành chiếm giữ hiệu quả đối với hai thực thể trên.[120] Rốt cuộc, dù trên thực tế Anh không hề từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng nước này đã chọn cách im lặng thay vì tuyên bố phản đối Pháp.[121]
Trong một văn bản đề ngày 14 tháng 10 năm 1947 của Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh (sau này trở thành tài liệu chính thức cho phái đoàn Anh đến dự Hội nghị San Francisco năm 1951), Anh tiếp tục duy trì tuyên bố chủ quyền nhưng chỉ thị phái đoàn Anh không phản đối lời tuyên bố chủ quyền của Pháp và "để cho Pháp giữ thế chủ động".[122]
Năm 1950, dưới sự thúc đẩy của Úc, chính phủ Anh tiến hành nghiên cứu tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm quyết định xem có nên tiến hành biện pháp gì để ngăn các quần đảo này rơi vào tay "một nhà nước cộng sản nào đó" hay không. Sau đó, Anh kết luận rằng vì các đảo này hầu như không có giá trị kinh tế hay chiến lược gì nên Khối thịnh vượng chung có thể an tâm giữ nguyên thế bị động như hiện thời.[123]

Nhật Bản và Hà Lan

Năm 1917 (hay 1918), một nhóm thám hiểm người Nhật đến quần đảo Trường Sa và gặp một số ngư dân Trung Quốc đang sống ở đảo Song Tử Tây.[124] Trong các thập niên 1920 và 1930 kế tiếp, Nhật Bản tự tiến hành hoạt động khai thác phân chim tại một số đảo, ví dụ An Bang, Loại Ta, Song Tử Tây.[51][125] Khi Pháp chính thức chiếm Trường Sa vào năm 1933, Nhật Bản lên tiếng phản đối Pháp với lí lẽ là Nhật đã tổ chức khai thác phân chim trên một số đảo ở đây.[51] Cuối thập niên 1930, đế quốc Nhật Bản chiếm giữ đảo Ba Bình để làm căn cứ tàu ngầm nhằm mục đích ngăn chặn tàu thuyền qua lại khu vực Trường Sa.[125] Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi thông báo cho đại sứ Pháp, tuyên bố rằng Nhật Bản là nước đầu tiên thám hiểm Trường Sa vào năm 1917 và họ đang kiểm soát quần đảo.[126] Thời đó, Nhật gọi các đảo này là Shinnan shotō (Nhật: 新南諸島 (Tân Nam chư đảo) nghĩa là "các đảo mới phía nam"?) và đặt chúng dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa tại đảo Đài Loan. Tuy nhiên, lời tuyên bố của Nhật Bản chỉ là trên giấy vì đến năm 1941 thì Nhật mới dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Trường Sa.[51] Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản kí Hiệp ước San Francisco và đã từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa:
Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và đối với quần đảo Hoàng Sa.
—Khoản f, điều 2, chương II của Hiệp ước San Francisco.[127]
Một sự kiện đơn lẻ khác diễn ra vào năm 1956 sau khi Tomás Cloma tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường Sa. Hà Lan (khi này còn nắm quyền kiểm soát Tây Irian) đã gửi một thông báo cho Bộ Ngoại giao Philippines với nội dung rằng nước này sẽ sớm đòi hỏi quyền sở hữu các đảo này với sự ủng hộ của Anh.[69]

Một số phản đối và xung đột

Tranh chấp trong vùng quần đảo Trường Sa và các vùng gần đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo/đá mà còn là tranh chấp tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và hải sản. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các nước về những tàu đánh cá nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân. Nhiều nước tuyên bố chủ quyền cũng chưa cấp phép khai thác tài nguyên tại vùng biển thuộc quần đảo vì lo ngại hậu quả là một cuộc xung đột ngay lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh chấp về lãnh thổ được giải quyết hay các nước tham gia đạt được thoả thuận chung.
Từ trái sang phải là ba rạn đá san hô có tên là đá Cô Lin, đá Gạc Ma và đá Len Đao. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc đụng độ quân sự đã diễn ra tại đây.
Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ vũ trang trên biển về quyền kiểm soát đá Gạc Ma, đá Cô Linđá Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Trong sự kiện này, ba tàu frigate của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 502 Nam Sung, 556 Tương Đàm và 531 Ưng Đàm đã đánh đắm ba tàu vận tải của Hải quân Nhân dân Việt Nam là HQ-505, HQ-604 và HQ-605, đồng thời gây ra cái chết cho sáu mươi tư binh sĩ Việt Nam.[128]
Tháng 5 năm 1992, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Crestone Energy (một công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, tiểu bang Colorado) đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm dò một khu vực rộng 7.347 hải lí vuông (gần 25.200 km²) mà họ gọi là Vạn An Bắc-21 (nằm giữa bãi Tư Chínhbãi Phúc Tần; cách bờ biển Việt Nam 160 hải lí[129]), nơi Trung Quốc xem là một phần của quần đảo Nam Sa trong khi Việt Nam xem là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không liên quan đến quần đảo Trường Sa. Tháng 9 năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã bắt giữ hai mươi tàu chở hàng từ Việt Nam đến Hồng Kông từ tháng 6 năm 1992 nhưng không thả hết số tàu này.[130] Tháng 4 và tháng 5 năm 1994, Việt Nam phản đối công ty Crestone thăm dò địa chấn ở bãi Tư Chính, tái khẳng định bãi này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây.[131]
Đá Vành Khăn là một rạn san hô vòng hầu như chìm ngập dưới nước. Đây chính là nơi bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong nửa sau thập niên 1990.
Tháng 2 năm 1995, xung đột diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines khi Philippines tìm thấy một số kết cấu trên đá Vành Khăn, khiến chính phủ nước này phải đưa ra một kháng cáo chính thức đối với hành động chiếm đóng của Trung Quốc. Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Hải quân Philippines bắt giữ bốn tàu Trung Quốc gần đá Suối Ngọc.[132] Cũng trong ngày 25 tháng 3, Việt Nam nói rằng lính Đài Loan trên đảo Ba Bình bắn vào tàu chở hàng của Việt Nam đang trên đường từ đá Lớn đến đảo Sơn Ca.[133] Thời gian sau đó, nhiều cuộc gặp gỡ đã diễn ra giữa các bên tham gia tranh chấp và cả Indonesia nhưng thu được rất ít kết quả.[134] Đến năm 1998, Trung Quốc tuyên bố rằng "các chòi ngư dân" ở đá Vành Khăn bị hư hại do bão và điều bảy tàu đến vùng này để sửa chữa. Lần này Philippines tiếp tục có các hành động đáp trả như cho hải quân bắn chìm một số tàu cá của Trung Quốc mà nước này cho rằng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ.[135]
Tháng 6 năm 1999, Philippines phản đối Malaysia chiếm bãi Thám Hiểmđá Én Ca, hai thực thể mà Philippines gọi là PawikanGabriela Silang. Đến tháng 10, nước này còn cho máy bay do thám bãi Thám Hiểm khiến Malaysia cũng chỉ thị máy bay bay theo. Tuy nhiên, không có đụng độ quân sự diễn ra.[136] Ngày 28 cùng tháng, Philippines cáo buộc quân đội Việt Nam trên đá Tiên Nữ đã bắn vào máy bay của Philippines khi máy bay này bay thấp để nhìn rõ toà nhà ba tầng của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10.[137]
Ngày 10 tháng 4 năm 2007, trước câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Trung Quốc trước việc chính phủ Việt Nam phân lô dầu khí, gọi thầu, hợp tác với hãng BP của Anh để xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên (ở khu vực mà Trung Quốc quan niệm thuộc Nam Sa[138] và Việt Nam quan niệm thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa[139]) đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam [khóa XII] tại quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trả lời rằng "Việt Nam đưa ra hàng loạt hành động mới xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Nam Sa, đi ngược lại với đồng thuận mà lãnh đạo hai bên Trung-Việt đã đạt được về vấn đề trên biển", và "Trung Quốc đã biểu thị mối quan ngại sâu sắc và giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam"[138] ngay trong thời gian Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang thăm chính thức nước này.[140] Ngày 9 tháng 7 năm 2007, tàu hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, khiến ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.[141]
Quân đội Việt Nam trên đảo Trường Sa
Ngày 31 tháng 5 năm 2011, chỉ vài ngày sau sự kiện tàu Bình Minh 02 khi tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn của Việt Nam, ba tàu Trung Quốc đã bắn đuổi các tàu cá Việt Nam tại một địa điểm nằm cách đá Đông 15 hải lí (27,8 km) về phía đông nam.[142]
Ngày 20 tháng 4 năm 2012, Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho biết cho biết ngày 22 tháng 3 năm 2012, tàu tuần tra của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển hạn chế quanh đảo Ba Bình, và đã rời đi sau khi tàu cao tốc M8 của Cục Cảnh sát biển Đài Loan tới chặn. Đến ngày 26 cùng tháng, tiếp tục có hai tàu tuần tra của Việt Nam xâm nhập vào vùng biển gần đảo Ba Bình, các tàu này đã rời đi sau khi phát hiện mình bị Cảnh sát biển Đài Loan theo dõi bằng radar. Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho biết đã không bên nào nổ súng trong cả hai sự cố[143] Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin phía Việt Nam đã dùng súng máy bắn khiêu khích trước và bị phía Đài Loan bắn trả.[144][145] Ngày 21 tháng 5 năm 2012, ủy viên lập pháp thuộc Quốc Dân Đảng Lâm Úc Phương cho biết tàu Việt Nam thường xâm nhập vào vùng biển hạn chế 6.000 m ở quanh đảo Ba Bình, năm 2011 có 106 chiếc tàu xâm nhập, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012 có 41 tàu xâm nhập. Cục trưởng Cục an ninh quốc gia Đài Loan Lâm Úc Phương phát biểu rằng Việt Nam đã mong muốn kiểm soát bãi Bàn Than (hiện do Đài Loan kiểm soát) từ lâu và cho rằng việc bãi này rơi vào tay Việt Nam sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian nếu như chính phủ Đài Loan không có hành động tích cực như xây dựng cơ sở cố định trên bãi.[146]

Xoa dịu căng thẳng

Những năm sau căng thẳng tại đá Vành Khăn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thoả thuận đàm phán để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một văn kiện chính trị đã ra đời để thể hiện mong ước giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được kí kết nhưng lại không mang tính ràng buộc về mặt pháp lí.[6][147] Năm 2005, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo là vào ngày 14 tháng 3, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu Quốc gia Philippines đã kí thoả thuận thăm dò địa chấn chung nhằm thi hành DOC 2002.[148]

Tổ chức hành chính tại Trường Sa

Việt Nam

Bài chi tiết: Trường Sa, Khánh Hòa
Toà nhà UBND xã Song Tử Tây
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh về việc thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lị tại Nam Việt, theo đó thì quần đảo Trường Sa được gọi là "Hoàng Sa" và quy thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 6 tháng 9 năm 1973, bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đã đưa quần đảo Trường Sa vào phạm vi hành chính của xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[60]
Sau Chiến tranh Việt Nam, đến ngày 9 tháng 12 năm 1982, chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập huyện Trường Sa trên cơ sở toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa trước đây thuộc huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai.[149][Ghi chú 14] Tuy nhiên, ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính quyền Việt Nam đã chuyển huyện Trường Sa từ tỉnh Đồng Nai sang tỉnh Phú Khánh.[150] Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.[151]
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng tên và các đảo khác phụ cận.[152]

Trung Quốc

Từ năm 1959, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đặt quần đảo Nam Sa (bao hàm quần đảo Trường Sa) cùng với quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa (gồm bãi Macclesfield và một số thực thể địa lí thuộc biển Đông) thành một cấp gọi là Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa (tiếng Trung: 西南中沙群岛办事处; Hán-Việt: Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ) dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Tháng 11 năm 2007, từng có tin rằng Trung Quốc đã thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa để quản lí ba quần đảo trên biển Đông.[153] Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa để thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.[154]

Philippines

Bài chi tiết: Kalayaan, Palawan
Năm 1978, Philippines thành lập đô thị tự trị Kalayaan thuộc tỉnh Palawan trên cơ sở Nhóm đảo Kalayaan. Hiện thời đơn vị hành chính này chỉ có một barangayPag-asa (tức đảo Thị Tứ), nằm cách đảo Palawan 285 hải lí về phía tây.[155]

Dân cư

Ngoài các nhân viên quân sự đồn trú, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có các cư dân. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, huyện Trường Sa có 195 cư dân (128 nam và 67 nữ), trong đó 82 cư dân sống ở thành thị (thị trấn Trường Sa)[1] Theo điều tra dân số và nhà ở của Philippines vào năm 2010, đô thị tự trị Kalayaan có 222 cư dân, tất cả đều sinh sống trên đảo Thị Tứ (Pag-asa).[2]

Phát triển kinh tế

Một góc khu nghỉ dưỡng trên đảo nhân tạo của đá Hoa Lau
Du khách lặn biển tại vùng biển quanh đá Hoa Lau
Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa sinh sống. Nghiên cứu của một số học giả như Dzurek (1985), Bennett (1992), Cordner (1994) và Tư vấn Pháp lí cho Bộ Ngoại giao Philippines đều chỉ ra rằng các đảo thuộc Trường Sa thiếu khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng đầy đủ bởi vì chúng quá nhỏ, khô cằn và có rất ít tài nguyên trên đảo.[156]
Tuy trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (ví dụ phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa.[157] Quần đảo cũng có tiềm năng lớn về dầu khí do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.[158] Tháng 6 năm 1976, Philippines khoan được dầu mỏ tại khu phức hợp Nido ở ngoài khơi đảo Palawan.[104]
Vùng biển Trường Sa cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất hai trăm bảy mươi lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa, và "hiện tại" hơn một nửa số tàu chở dầu siêu trọng của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm.[159] Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng lớn mà chỉ có một số cảng cá và đường băng nhỏ trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính. Tuy nhiên, tàu thuyền lưu thông qua vùng này có thể gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nguy hiểm từ gió bão, sóng lớn và nguy cơ bị mắc cạn hay va phải các rạn đá ngầm.
Nằm tại khu vực khí hậu nhiệt đới và có hệ sinh thái đa dạng, quần đảo Trường Sa có tiềm năng để thu hút khách du lịch. Tháng 6 năm 2011, Tổng cục Du lịch của Việt Nam mở hội thảo và công bố đề án phát triển du lịch hướng về biển đảo, trong đó đề cập đến dự định mở tuyến du lịch ra Trường Sa.[160] Tháng 4 năm 2012, Philippines tuyên bố kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ bằng cách sửa chữa lại đường băng trên đảo và biến nơi đây thành một khu du lịch.[161] Tháng 9 năm 2012, Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin về kế hoạch phát triển du lịch du thuyền giai đoạn 2012-2022 của thành phố Tam Á (tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Trường Sa.[162] Tuy vậy, các nước trên đều đi sau Malaysia bởi vào đầu thập niên 1990, nước này không những đã hoàn thành việc xây đảo nhân tạo tại đá Hoa Lau (gần cực nam của quần đảo Trường Sa) mà còn mở cửa một khu nghỉ mát đầy đủ tiện nghi dành cho du khách, đặc biệt là những người yêu thích lặn biển.[100]

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Du khách lên máy bay tại đá Hoa Lau
Theo CIA, tại quần đảo Trường Sa có bốn đường băng được xây dựng.[6]
  • Đảo Thị Tứ: năm 1975, Philippines xây dựng một đường băng trên đảo Thị Tứ. Đường băng dài 1.260 m nhưng có vài chỗ đã bị xói mòn, xuống cấp nên chỉ có khả năng tiếp nhận máy bay C-130 Hercules vào những lúc điều kiện thời tiết tốt; vào các ngày mưa, đường băng này chỉ đón được các máy bay cỡ nhỏ hơn. Philippines đã có kế hoạch sửa chữa lại đường băng này.[161][163]
  • Đảo Ba Bình: năm 2006, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giao cho Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Tháng 1 năm 2008, xuất hiện nguồn tin thông báo rằng Đài Loan đã hoàn tất công việc xây dựng.[164] Đường băng có bề mặt lát xi măng với chiều dài khoảng 1.200 m (lúc đầu ước tính là 1.150 m), chiều rộng 30 m cùng với lề vật liệu và khu vực cấm xây dựng rộng 21 m ở hai bên đường băng, đáp ứng nhu cầu đón máy bay C-130 Hercules.[165]
  • Đá Hoa Lau: trong quá khứ đá Hoa Lau thực chất chỉ có một phần nổi rất nhỏ. Sau khi chiếm đá này vào đầu thập niên 1980, quân đội Malaysia đã kiến tạo một hòn đảo nhân tạo và cho xây dựng một đường băng dài 1.067 m trên đó.[166]
  • Đảo Trường Sa: trên đảo này có một đường băng do Việt Nam xây dựng. Theo một nguồn tin, đường băng này đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh.[167]

Viễn thông

Năm 2005, công ty Smart Communications của Philippines đã cử người ra đảo Thị Tứ để xây một tháp thu phát sóng di động GSM thông qua thiết bị đầu cuối có độ mở rất nhỏ (VSAT).[168] Từ năm 2007, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã cho khảo sát và lắp đặt các trạm thu phát sóng thông tin di động tại một số nơi thuộc Trường Sa. Sau khi được lắp đặt, phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép binh sĩ đồn trú truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G.[169] Từ tháng 5 năm 2010, Công ty Tập đoàn Thông tin Di động Trung Quốc (China Mobile) và hải quân Trung Quốc đã bắt đầu phủ sóng thông tin di động trên các rạn đá ngầm do nước này kiểm soát, bao phủ tổng diện tích là 280 km². Tại điểm đóng quân chính là đá Chữ Thập còn có một trạm dự phòng.[170] Đầu tháng 2 năm 2013, Thông tấn xã Trung ương của Đài Loan thông báo công ty Trung Hoa Điện Tín (Chunghwa Telecom) đã hoàn tất lắp đặt hệ thống viễn thông tại đảo Ba Bình. Hoạt động thông qua vệ tinh ST-2, hệ thống này không những đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân viên của Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trên đảo mà còn phủ sóng vùng biển lân cận, hỗ trợ tích cực cho các tàu tuần tra và tàu đánh cá.[171]

Danh sách thực thể bị chiếm đóng

Hiện Việt Nam kiểm soát được 21 thực thể địa lý (7 đảo san hô và cồn cùng 14 ám tiêu san hô), Philippines 10 (7 đảo san hô và cồn cùng 3 ám tiêu san hô), Trung Quốc 7 ám tiêu san hô, Malaysia 7 ám tiêu san hô, Đài Loan 1 đảo san hô và 1 ám tiêu san hô.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Việc phân biệt giữa một đảo san hô và một cồn cát ở quần đảo này cũng chỉ ở mức độ tương đối.
  2. ^ Trừ các thực thể thuộc khu vực cụm bãi cạn Luconia và bãi cạn/bãi ngầm James.
  3. ^ Quần đảo Trung Sa là khái niệm mà Đài Loan và Trung Quốc dùng để chỉ bãi ngầm Macclesfield và một số thực thể địa lí khác. Xem thêm bãi Macclesfield.
  4. ^ Trong giới hạn quần đảo De Paracelles, có hai nhóm đảo, nhóm đảo phía nam tách rời (không được ghi chú) có hình dạng và vị trí tương đối giống với nhóm đảo Vạn Lí Trường Sa (萬里長沙) của Đại Nam nhất thống toàn đồ.
  5. ^ Mười người dân binh Việt này là đội Bắc Hải phụ trách các đảo từ xứ Bắc Hải (đông bắc biển Đông), cù lao Côn Lôn, và các đảo ở Hà Tiên.
  6. ^ Nghĩa là nhóm Hai Đảo, tức cặp đảo Song Tử.
  7. ^ Zou (2005) viết rằng sự kiện 1933 đã bị Trung Hoa Dân Quốc phản đối (Zou 2005, tr. 49)
  8. ^ Phó tổng thống Philippines Carlos Polistico García cũng có đề cập đến phát ngôn trên trong một cuộc họp báo sau đó khi ông cho rằng lời khẳng định của phía Pháp có vẻ được hỗ trợ bởi bằng chứng là một bia đánh dấu trên đảo Ba Bình ghi "Đảo Pháp, 25 tháng 4 năm 1933" và một tàn tích của một toà nhà cỡ vừa được cho là nhà máy phân bón của Pháp (Hartendorp 1958, tr. 217)
  9. ^ Ý nói rằng quần đảo Trường Sa được gọi thông qua tên của đảo "lớn nhất" là đảo Trường Sa.
  10. ^ Át-lát Địa lí (dùng trong nhà trường) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thể hiện cụm bãi cạn Luconia thuộc về Malaysia (thực chất Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi hỏi). Chưa thể kết luận Việt Nam có xem rạn vòng Louisa là một phần của quần đảo Trường Sa hay không.
  11. ^ Một số nơi ghi là "bãi Ba Kè". Ở đây tuân theo tên gọi trong Bản đồ Hành chính Việt Nam - tỉ lệ xích 1:2200000 (nhà xuất bản Bản đồ - 2008) và Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa
  12. ^ Nguyên văn trong sách là "miles" nên chưa rõ có phải là viết tắt của "nautical miles" (hải lí) hay không.
  13. ^ Tuy nhiên, Dzurek (1996) đã chỉ ra một số ví dụ về các vụ án cũ do Toà án Công lý Quốc tế xét xử, như vụ thềm lục địa giữa Libya và Tunisia (1982), vụ vịnh Maine giữa Hoa Kỳ và Canada (1984) và vụ thềm lục địa giữa Libya và Malta (1985), trong đó Toà án Công lý Quốc tế đánh giá thấp lí lẽ về sự "kéo dài tự nhiên" của thềm lục địa (Dzurek 1996, tr. 21).
  14. ^ Sau năm 1975, tỉnh Đồng Nai được thành lập từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy và một phần đất của tỉnh Bình Tuy.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a ă “Phần I: Biểu tổng hợp”. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ a ă “Total Population by Province, City, Municipality and Barangay: as of May 1, 2010” (bằng tiếng Anh). National Statistics Office (Philippines). Truy cập 4 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ Dzurek 1996, tr. 1
  4. ^ a ă “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển [bản dịch tiếng Việt của Bộ Ngoại giao Việt Nam]”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  5. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 4
  6. ^ a ă â b c d đ “Spratly Islands” (bằng tiếng Anh). CIA World Factbook. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 9
  8. ^ a ă Nguyễn 2002, tr. 9
  9. ^ a ă Phạm 2011
  10. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 42
  11. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 33
  12. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 31
  13. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 32
  14. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 32,86
  15. ^ Nguyễn 1985, tr. 20
  16. ^ a ă Nguyễn 1985, tr. 21
  17. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 86
  18. ^ Nguyễn & ctg 2008, tr. 25
  19. ^ a ă â b McManus, Shao & Lin 2010
  20. ^ a ă Nguyễn & Đặng 2008, tr. 18
  21. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 19-20
  22. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 21
  23. ^ a ă Nguyễn & ctg 2008, tr. 11
  24. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 17
  25. ^ Nguyễn 2002, tr. 10
  26. ^ “第三节 南沙群岛的岛礁沙滩 [Phần ba: các đảo, ám tiêu, ám sa và ám than của quần đảo Nam Sa]”. 海南史志网. 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  27. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 56,58
  28. ^ Dai & Fan 1996, trích lại McManus, John W. (1994). The Spratly Islands: a Marine Park?.
  29. ^ McManus & Meñez 1997, tr. 1944
  30. ^ Gambang & ctg 2004, tr. 43
  31. ^ Nguyễn 1994, tr. 113
  32. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 34
  33. ^ Nurridan 2004, tr. 1
  34. ^ Cục Chính trị 2011
  35. ^ Nguyễn & Đặng 2008, tr. 97-98
  36. ^ McManus & Meñez 1997, tr. 1947
  37. ^ Nguyễn 2002, tr. 1
  38. ^ Hancox & Prescott 1995, tr. 15
  39. ^ a ă Nguyễn 2002, tr. 2
  40. ^ “二、中国对南沙群岛拥有主权的历史依据”. 中华人民共和国外交部. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  41. ^ Bản đồ "The Selden Map of China".
  42. ^ “《三沙设市记》碑文解读:字字珠玑蕴含三沙千年” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 27 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  43. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 40
  44. ^ “三位北师大学子:渊源"南海断续线"” (bằng tiếng Trung). Sina.com. 3 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  45. ^ Nguyễn 2002, tr. 33
  46. ^ Lê 1997, tr. 119-120
  47. ^ Nguyễn 2002, tr. 96
  48. ^ Đinh 2010, tr. bìa 2
  49. ^ a ă Chemillier-Gendreau 2000, tr. 38
  50. ^ a ă Nguyễn 2002, tr. 100
  51. ^ a ă â b c d “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 1]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  52. ^ a ă Kelly 1999
  53. ^ Trần 1975
  54. ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  55. ^ White Paper on the Hoàng Sa (Paracel) and Trường Sa (Spratly) Islands. Sài Gòn: Ministry of Foreign Affairs, 1975. Trang 71.
  56. ^ Nguyễn 2002, tr. 108
  57. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 43
  58. ^ Nguyễn 2002, tr. 109
  59. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  60. ^ a ă “Một số văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến trước 30/4/1975 - Kì 3”. Cục Thông tin Đối ngoại (Việt Nam). 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  61. ^ Nguyễn 2002, tr. 112
  62. ^ Nguyễn 2002, tr. 113
  63. ^ “Nghị quyết của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 1982 về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 28 tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  64. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 47
  65. ^ “Nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà”. Công báo Khánh Hoà. 11 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  66. ^ “Luật Biển Việt Nam”. Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  67. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 137-138
  68. ^ a ă Valero 1993, tr. 60
  69. ^ a ă Catley & Keliat 1997, tr. 29
  70. ^ a ă Kivimäki 2002, tr. 13
  71. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 138
  72. ^ Lưu 1995, tr. 105
  73. ^ a ă “International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands” (bằng tiếng Anh). Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa. 17 tháng 11 năm 2000. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  74. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 109
  75. ^ Zou 2005, tr. 49
  76. ^ Nguyễn 2002, tr. 13
  77. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 41-43
  78. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 44
  79. ^ Fravel 2008, tr. 292-293
  80. ^ Roy 1998, tr. 185
  81. ^ “太平島背後的關鍵問題” (bằng tiếng Trung). 世界新聞報. 19 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  82. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 29-30
  83. ^ “Báo chí Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa”. Cục Thông tin Đối ngoại. 28 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  84. ^ Chử Đình Phúc (4 tháng 8 năm 2012). “Thêm sử liệu chống lại Trung Quốc”. Người lao động. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012.
  85. ^ Nhóm phóng viên biển Đông (27 tháng 7 năm 2011). “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”. Đại Đoàn kết. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  86. ^ “Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958”. BBC tiếng Việt. 24 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  87. ^ “Im lặng nhưng không đồng tình”. BBC tiếng Việt. 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  88. ^ “Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958”. BBC tiếng Việt. 14 tháng 9 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120914_phamvandong_note.shtml ” (trợ giúp);
  89. ^ a ă “[Tóm lược Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines và Sắc lệnh Tổng thống số 1596]” (bằng tiếng Anh). U.S Navy. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  90. ^ Ministry of Defence (Philippines) 1982, tr. 13
  91. ^ a ă Dzurek 1996, tr. 46
  92. ^ Dzurek 1996, tr. 16
  93. ^ Dzurek 1996, tr. 19
  94. ^ Pak 2000, tr. 92
  95. ^ Samuels 1982, tr. 91
  96. ^ “Archipelagic Baselines Law of the Philippines [Luật Đường cơ sở Quần đảo của Philippines]” (bằng tiếng Anh). Senate of the Philippines. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  97. ^ “Sponsorship speech on The 2009 Baseline Bill” (bằng tiếng Anh). Thượng viện Philippines. 27 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  98. ^ a ă â Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 35
  99. ^ Pak 2000, tr. 93
  100. ^ a ă â Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 36
  101. ^ Nguyễn 2002, tr. 164
  102. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 127
  103. ^ Lu 1995, tr. 34
  104. ^ a ă â Dzurek 1996, tr. 20
  105. ^ Dzurek 1996, tr. 20-21
  106. ^ a ă Severino 2010, tr. 181-182
  107. ^ a ă â Asri, Che Hamdan & Kamaruzaman 2009, tr. 112-113
  108. ^ Nguyễn Thái Linh (17 tháng 11 năm 2011). “Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kì cuối)”. Tạp chí Tia Sáng. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  109. ^ “Abdullah Harap Pulau Layang-layang Dipelihara” (bằng tiếng Mã Lai). BERNAMA [Hãng thông tấn Quốc gia Malaysia]. 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  110. ^ “Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là rõ ràng”. VietnamPlus. 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  111. ^ a ă Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 37
  112. ^ Cordner 1994, tr. 68-69
  113. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 38
  114. ^ a ă â Dzurek 1996, tr. 45
  115. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 38, trích lại Clagett (1995), trang 432, chú thích 197.
  116. ^ Dzurek 1996, tr. 21
  117. ^ a ă Cordner 1994, tr. 68
  118. ^ Imperial Institute 1893, tr. 769
  119. ^ Lu 1995, tr. 172
  120. ^ Hill, Owen & Roberts 1991, tr. 129, chú thích 89.
  121. ^ Kivimäki 2002, tr. 10
  122. ^ Lu 1995, tr. 41
  123. ^ Kivimäki 2002, tr. 12
  124. ^ Dzurek 1996, tr. 9
  125. ^ a ă Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 21
  126. ^ Chemillier-Gendreau 2000, tr. 39
  127. ^ “Treaty of Peace with Japan” (bằng tiếng Anh). Shuyo-Joyakushu, tr.5-32. Japan's Foreign Relations-Basic Documents, tập 1, tr.419-439. 8 tháng 9 năm 1951. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  128. ^ Mạnh Hùng; Việt Cường (10 tháng 5 năm 2010). “Tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh tại quần đảo Trường Sa”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  129. ^ Zou 2005, tr. 51
  130. ^ Thayer & Amer 2000, tr. 78, trích lại Layne (1994) tr.5-49 và Spiro (1994) tr.50-86.
  131. ^ Thayer & Amer 2000, tr. 78
  132. ^ Dzurek 1995, tr. 67
  133. ^ Dzurek 1996, tr. 37
  134. ^ Dzurek 1996, tr. 38-40
  135. ^ Carpenter & Wiencek 2000, tr. 112
  136. ^ Kivimäki 2002, tr. 128
  137. ^ “Calming the sea of troubles”. The Economist. 4 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  138. ^ a ă “外交部发言人秦刚就越南在南沙采取行动答记者问”. 中华人民共和国外交部. 10 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  139. ^ “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Báo điện tử Chính phủ (Việt Nam). 11 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  140. ^ “Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc”. Báo điện tử Đại biểu nhân dân. 10 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  141. ^ Milton, Roger (19 tháng 7 năm 2007). “Vietnam, China clash again over Spratlys” (bằng tiếng Anh). Straits Times. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  142. ^ Duy Thanh (1 tháng 6 năm 2011). “4 tàu đánh cá Phú Yên bị tàu Trung Quốc bắn đuổi”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  143. ^ Yeh, Joseph. “Vietnam vessels entered Taiwan waters: CGA” (bằng tiếng Anh). The China Post. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  144. ^ “台 媒:越军在南沙太平岛鸣枪挑衅 台湾驻军开枪示警 [Truyền thông Đài Loan: lính Việt Nam nổ súng khiêu khích tại đảo Thái Bình thuộc Nam Sa khiến quân đồn trú Đài Loan phải bắn cảnh cáo]” (bằng tiếng Trung). 凤凰网. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  145. ^ “越 南武装快艇逼近中国南沙太平岛 公然开枪挑衅 [Xuồng cao tốc có vũ trang của Việt Nam tiếp cận đảo Thái Bình thuộc Nam Sa của Trung Quốc, ngang nhiên nổ súng khiêu khích]” (bằng tiếng Trung). 搜狐网. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  146. ^ “蔡得勝:南海情勢還在可控制範圍內[Thái Đắc Thắng: tình hình tại Nam Hải vẫn trong tầm kiểm soát]” (bằng tiếng Trung). Radio Taiwan International [Đài phát thanh Quốc tế Đài Loan]. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  147. ^ “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (2002)” (bằng tiếng Anh). ASEAN Secretariat [Ban Thư kí ASEAN]. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  148. ^ “Foreign Ministry Spokesman Liu Jianchao's comment on the Joint Marine Seismic Undertaking Accord signed by the oil companies of China, Vietnam and the Philippines” (bằng tiếng Anh). Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa. 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  149. ^ “Quyết định số 193/HĐBT về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  150. ^ “Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  151. ^ Nguyễn Lê Đình Thống. “Quần đảo Trường Sa”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.
  152. ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  153. ^ Khổng Loan (4 tháng 12 năm 2007). “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  154. ^ “国 务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问 [Quốc Vụ Viện phê chuẩn thiết lập địa cấp thị Tam Sa - Người phát ngôn của Bộ Dân chính trả lời câu hỏi của báo giới]” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  155. ^ Esplanada, Jerry E. (28 tháng 6 năm 2012). “Philippines ignores China: Pag-asa new school is in our land” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  156. ^ Valencia, Van Dyke & Ludwig 1999, tr. 43-44, phần chú thích cuối trang.
  157. ^ Brown, Lynn-Jones & Miller 1996, tr. 135
  158. ^ Dupont 2001, tr. 76
  159. ^ Clarke 2010, tr. 78
  160. ^ Thanh Giang (16 tháng 6 năm 2011). “Biển đảo là ưu tiên phát triển của du lịch Việt Nam”. VietnamPlus. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  161. ^ a ă Santos, Matikas (16 tháng 6 năm 2011). “Government looking to develop Pagasa Island in Spratlys” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  162. ^ “三沙航线通过评审 [Tuyến du thuyền đến ba quần đảo được thông qua]” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  163. ^ Evangelista, Katherine (22 tháng 6 năm 2011). “Military to repair airstrip on Pagasa Island in Spratlys” (bằng tiếng Anh). Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  164. ^ Jennings, Ralph; Macfie, Nick; Richardson, Alex (28 tháng 1 năm 2008). “Taiwan completes airstrip on disputed island” (bằng tiếng Anh). Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  165. ^ “電子文件 - 監察院” (bằng tiếng Trung). 中華民國監察院 [Giám sát viện Trung Hoa Dân Quốc]. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  166. ^ “Diving in Malaysia” (bằng tiếng Anh). Malaysia Footsteps (Website of Tourism). 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  167. ^ Bá Hoạch. “Đường băng trải rộng Trường Sa”. Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Hàng không, Bộ Quốc phòng (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2012.
  168. ^ “Smart maintains GSM service on Pag-asa Is.”. The Philippine Star. 30 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  169. ^ Văn Phong (25 tháng 4 năm 2011). “Sóng di động nối gần Trường Sa với đất mẹ”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  170. ^ 郭景水; 欧燕燕 (7 tháng 8 năm 2012). “中国移动网络覆盖南沙群岛 提供通信保障” (bằng tiếng Trung). 人民网 [mạng Nhân dân Nhật báo]. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  171. ^ 江明晏 (1 tháng 2 năm 2013). “太平島行動通信啟用” (bằng tiếng Trung). 中央通訊社. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.

Thư mục

  • Asri, Salleh; Che Hamdan, Che Mohd Razali; Kamaruzaman, Jusoff (2009), “Malaysia's Policy towards Its 1963-2008 Territorial Disputes [Chính sách của Malaysia đối với các tranh chấp lãnh thổ giai đoạn 1963-2008]”, Journal of Law and Conflict Resolution, 15
  • Brown, Michael E.; Lynn-Jones, Sean M.; Miller, Steven E. (1996), East Asian Security [An ninh Đông Á], The MIT Press, ISBN 978-0262522205
  • Carpenter, William M.; Wiencek, David G. (2000), Asian Security Handbook 2000 [Sách tóm tắt về an ninh châu Á] (ấn bản 2), M.E. Sharpe, ISBN 978-0765607140
  • Catley, Robert; Keliat, Makmur (1997), Spratlys: the Dispute in the South China Sea [Quần đảo Trường Sa: tranh chấp trong biển Đông], Dartmouth Publishing, ISBN 978-1855219953
  • Chemillier-Gendreau, Monique (2000) [Bản gốc tiếng Pháp 1996], Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands [Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa], Springer, ISBN 978-9041113818
  • Clarke, Ryan (2010), “Chinese Energy Security: The Myth of the PLAN's Frontline Status [An ninh năng lượng của Trung Quốc: Chuyện thần thoại về vị thế đầu tàu của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc]”, Letort Papers (Strategic Studies Institute, United States Army War College) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  • Cordner, Lee G. (1994), “The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea [Tranh chấp quần đảo Trường Sa và Luật biển]”, Ocean Development & International Law 25 (1): 61–74
  • Cục Chính trị (2011), Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1), Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam)
  • Dai, Chang-Feng; Fan, Tung-Yung (tháng 4 năm 1996), “Coral Fauna of Taiping Island (Itu Aba Island) in the Spratlys of the South China Sea [Quần động vật rạn san hô của đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa trong biển Đông]”, Atoll Research Bullentin, 436 (Washington D.C.: National Museum of Natural History)
  • Dupont, Alan (2001), East Asia Imperilled: Transnational Challenges to Security [Đông Á hiểm nghèo: những thách thức xuyên quốc gia đối với an ninh], Cambridge University Press, ISBN 978-0521010153
  • Dzurek, Daniel J. (1995), “China Occupies Mischief Reef In Latest Spratly Gambit [Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn trong nước cờ đầu mới nhất tại Trường Sa]”, Boundary & Security Bulletin, 3 (University of Durham, International Boundaries Research Unit): 65–71
  • Dzurek, Daniel J. (1996), The Spratly Islands Dispute: Who's on First? [Tranh chấp quần đảo Trường Sa: Ai trước tiên?], Maritime Briefings 2, University of Durham, International Boundaries Research Unit, ISBN 978-1897643235
  • Đinh, Kim Phúc (chủ biên) (2010), Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Nhà xuất bản Tri thức
  • Fravel, M. Taylor (2008), Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China's Territorial Disputes [Biên giới vững, quốc gia an toàn: hợp tác và xung đột trong các tranh chấp biên giới của Trung Quốc], Princeton University Press, ISBN 978-0691136097
  • Gambang, Albert Chuan; Daud, Awang; Lim, Pek Khiok Annie; Osman, Muda (2004), Fish Community of Pulau Langyang Layang [Khu hệ cá của đá Hoa Lau] (bằng tiếng Anh), Institut Penyelidikan Perikanan [Viện Nghiên cứu Nghề cá], tr. 43–58, truy cập 14 tháng 9 năm 2012 Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands [Một mô tả địa lí về quần đảo Trường Sa và bảng kê các cuộc khảo sát thuỷ văn quần đảo này], Maritime Briefings 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181
  • Hartendorp, Abram van Heyningen (1958), History of Industry and Trade of the Philippines: The Magsaysay Administration (Volume 1) [Lịch sử công nghiệp và thương mại của Philippines: chính quyền Magsaysay (tập 1)], American Chamber of Commerce of the Philippines
  • Hill, R.D.; Owen, Norman G.; Roberts, E.V. (1991), Fishing in Troubled Waters : Proceedings of an Academic Conference on Territorial Claims in the South China Sea [Đánh cá tại vùng nước tranh chấp: Các tham luận tại hội thảo học thuật về những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông], Centre of Asian Studies occasional papers and monographs, 0378-2689; no. 97, University of Hong Kong, Centre of Asian Studies, ISBN 978-0824818814
  • Imperial Institute (1893), The Year-book of the Imperial Institute of the United Kingdom, the Colonies and India: a Statistical Record of the Resources and Trade of the Colonial and Indian Possessions of the British Empire (Volume 2), The Institute
  • Kelly, Todd C. (1999), “Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago [Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa]”, Explorations in Southeast Asian Studies (University of Hawaii) Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  • Kivimäki, Timo (2002), War Or Peace in the South China Sea? [Chiến tranh hay hòa bình tại biển Đông?], Nordic Institute of Asian Studies (NIAS), ISBN 87-91114-01-2
  • Lê, Quý Đôn (1997), Lê Quý Đôn toàn tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
  • Lu, Ning (1995), Flashpoint Spratlys! [Trường Sa, điểm bùng cháy!], Dolphin Trade Press, ISBN 978-9810066178
  • Lưu, Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hà Nội: Nhà xuất bản Công an Nhân dân
  • McManus, J.W.; Meñez, L.A.B. (1997), “The Proposed International Spratly Island Marine Park: Ecological Considerations [Đề xuất về công viên hải dương quốc tế tại quần đảo Trường Sa: các cân nhắc về sinh thái]”, Proceedings of the 8th International Coral Reef Symposium (Panama: Smithsonian Tropical Research Institute) 2
  • McManus, John W.; Shao, Kwang-Tsao; Lin, Szu-Yin (2010), Toward Establishing a Spratly Islands International Marine Peace Park: Ecological Importance and Supportive Collaborative Activities with an Emphasis on the Role of Taiwan [Hướng đến việc thành lập một công viên hải dương hoà bình tại quần đảo Trường Sa: sự quan trọng về sinh thái và các hoạt động cộng tác mang tính khuyến khích, nhấn mạnh đến vai trò của Đài Loan], Taylor & Francis Group
  • Ministry of Defence (Philippines) (1982), The Kalayaan Islands [Quần đảo Kalayaan], Development Academy of the Philippines Press
  • Nguyễn, Biểu (1985), “Vài nét về đặc điểm địa chất quần đảo Trường Sa”, Tạp chí Địa chất, 169 Lưu trữ bởi WebCite® tại đây
  • Nguyễn, Huy Yết; Đặng, Ngọc Thanh (2008), Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
  • Nguyễn, Hữu Phụng (1994) [1998], “The Species Composition of Coral Reef Fishes in the Spratly Islands, Central South China Sea”, trong Morton, Brian, The marine biology of the South China Sea III: proceedings of the Third International Conference on the Marine Biology of the South China Sea: Hong Kong, 28 October-1 November 1996 (Hong Kong University Press), ISBN 978-9622094611
  • Nguyễn, Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Nguyễn, Thế Tiệp; Nguyễn, Biểu; Lê, Đình Nam; Trần, Xuân Lợi (2008), Địa chất và địa vật lí vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ
  • Pak, Hee Kwon (2000), The Law of the Sea and Northeast Asia: A Challenge for Cooperation [Luật biển và Đông Bắc Á: thách thức hợp tác], Springer, ISBN 978-9041114075
  • Nurridan binti Abdul Han (2004), Seaweed and Seagrass Communities of Pulau Layang Layang Lagoon, Malaysia [Khu hệ tảo biển và cỏ biển trong vụng biển của đá Hoa Lau] (bằng tiếng Anh), Institut Penyelidikan Perikanan [Viện Nghiên cứu Nghề cá], truy cập 14 tháng 9 năm 2012 Lưu trữ bởi WebCite® tại đây.
  • Phạm, Hoàng Quân (2011), “Tìm hiểu vài công trình nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải của học giới Trung Quốc”, Hội thảo biển Đông lần hai, Học viện Ngoại giao (Hà Nội)
  • Roy, Denny (1998), China's Foreign Relations [Các quan hệ ngoại giao của Trung Quốc], Rowman & Littlefield Publishers, ISBN 978-0847690138
  • Samuels, Marwyn S. (1982), Contest for the South China Sea [Tranh giành biển Đông], New York: Methuen, ISBN 0-416-33140-8
  • Severino, Rodolfo C (2010), Where in the World is the Philippines? Debating Its National Territory [Philippines ở đâu trong thế giới? Bàn luận về lãnh thổ quốc gia Philippines], Institiute of South East Asian Studies, ISBN 978-981-4311-71-7
  • Thayer, Carlyle A.; Amer, Ramses (2000), Vietnamese Foreign Policy in Transition [Đường lối ngoại giao của Việt Nam trong thời chuyển đổi], Palgrave Macmillan, ISBN 978-0312228842
  • Trần, Đăng Đại (ông và bà) (1975), “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay”, Tập san Sử Địa, 29 (Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu)
  • Valero, Gerardo M. C (1993), Spratly Archipelago: Is the Question of Sovereignty Still Relevant? : a Roundtable Discussion [Quần đảo Trường Sa: liệu câu hỏi về chủ quyền có còn thích đáng?: một thảo luận bàn tròn], Institute of International Legal Studies, University of the Philippines Law Center, ISBN 978-9711503307
  • Valencia, Mark J.; Van Dyke, Jon M.; Ludwig, Noel A. (1999), Sharing the Resources of the South China Sea [Chia sẻ các tài nguyên trong biển Đông], University of Hawaii Press, ISBN 978-0824818814
  • Zou, Keyuan (2005), Law of the Sea in East Asia: Issues and Prospects [Luật biển tại Đông Á: các vấn đề và triển vọng], Routledge, ISBN 978-0415350747

Liên kết ngoài




Trường Sa Lớn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Đảo Trường Sa Lớn)
Thực thể địa lí tranh chấp
Đảo Trường Sa
Tên khác: Trường Sa Lớn
Spratly Islands-Vietnamese.PNG
Quần đảo Trường Sa
Vị trí của đảo Trường Sa
Vị trí của đảo Trường Sa
đảo
Trường Sa
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 8°38′30″B 111°55′55″ĐTọa độ: 8°38′30″B 111°55′55″Đ
Diện tích khoảng 0,13 hoặc 0,15 km2
Chiều dài 630 mét
Chiều rộng 300 mét
Quốc gia quản lý  Việt Nam
Tranh chấp giữa
Quốc gia  Đài Loan

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam
Quang cảnh một phần đảo Trường Sa nhìn từ phía cầu tàu
Đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Island/Storm Island; Trung văn giản thể: 南威岛; bính âm: Nánwēi dǎo; Hán-Việt: Nam Uy đảo) là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lí (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển.[1][2]
Đảo Trường Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc.[Chú 1] Nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam, đảo này có tên gọi chính thức được thể hiện trong bản đồ hành chính Việt Nam và tháp chủ quyền do nước này dựng trên đảo là Trường Sa dù rằng người ta cũng sử dụng rất rộng rãi biệt danh Trường Sa Lớn.

Địa lí và môi trường

Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với có cạnh huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam), đảo này dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15 km2 (xếp thứ tư trong quần đảo); một số tài liệu nước ngoài cung cấp con số diện tích nhỏ hơn là 0,13 km2.[3] Bề mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với mực nước biển khi thuỷ triều xuống thấp nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống. Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều.[1]
Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông bão thường xuyên xảy ra.[1]
Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt.[1] Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh, rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan và ngỗng.[4]

Lịch sử

Thời Pháp thuộc, đảo Trường Sa vừa được gọi là Spratly, vừa được gọi là île de (la) Tempête (tạm dịch là "đảo Bão Tố").[5] Thực chất tên gọi này bắt nguồn từ tên Horsburgh's Storm Island trong tiếng Anh, vốn do nhà thuỷ văn học người Scotland James Horsburgh đặt ra. Riêng danh xưng Spratly có từ năm 1843 khi nhà du hành Richard Spratly đi qua quần đảo Trường Sa và đặt tên cho đảo Trường Sa là Spratly's Sandy Island.[6] Trong quá khứ, Nhật Bản gọi đảo Trường Sa là Nishi torishima (Nhật: 西鳥島 (Tây Điểu đảo) nghĩa là "đảo chim ở phía tây"?).[7]
Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo cờ Pháp trên một gò đất cao thuộc đảo Trường Sa,[8] và dù nhìn thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.[9] Cuối tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động chiếm các đảo thuộc Trường Sa và liệt kê một danh sách kèm theo, trong đó ghi rằng họ chiếm đảo Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930.[10]
Đầu thập niên 1960, Quân lực Việt Nam Cộng hoà có vài lần viếng thăm đảo Trường Sa. Năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà đã ghé thăm và xây dựng lại các bia đánh dấu một cách có hệ thống trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 19 tháng 5 năm 1963, họ dựng bia trên đảo này.[11] Từ năm 1974, Việt Nam Cộng hoà cho quân đồn trú lâu dài trên đảo. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đảo và hiện diện tại đây cho đến nay.

Hành chính

Đảo Trường Sa đóng vai trò đảo chính trong số các thực thể địa lí thuộc Trường Sa do Việt Nam kiểm soát. Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ cận[12] thuộc cụm Trường Sa và cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) như đảo An Bang, đá/bãi Thuyền Chài,...[13] Trên đảo này có trụ sở Uỷ ban Nhân dân huyện Trường Sa.[14]

Dân cư

Trẻ em nô đùa trên đảo Trường Sa
Trên đảo Trường Sa có bảy hộ gia đình từ huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa ra sinh sống từ năm 2008. Mỗi gia đình sống tại một căn hộ gồm hai phòng; bếp và nhà tắm tách riêng; phía sau có mảnh vườn trồng rau.[15] Hiện thời, sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình trung học cơ sở.[16].

Cơ sở hạ tầng

Đường băng trên đảo được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh. Đường băng và sân đỗ máy bay mới có ba lớp kết cấu gồm lớp nền móng tạo phẳng được lu lèn chặt, lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.[17] Cảng cá trên đảo được định hướng tới năm 2020 sẽ có thể đón được tàu có công suất tối đa 1.000 CV, phục vụ 90 lượt tàu cá/ngày và tổng lượng thuỷ sản lưu thông qua cảng là 10.000 tấn/năm.[13] Điện năng trên đảo lấy từ hệ thống pin mặt trờitua bin gió.
Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa là một bộ phận của đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Trung Bộ. Được xây dựng từ năm 1977, đây là một trong hai mươi sáu trạm phát báo quốc tế với số hiệu 48920 do Tổ chức Khí tượng Thế giới cấp.[18] Bảy nhân viên của trạm đo đạc và xử lí các thông số tám lần rồi báo về đất liền theo tần suất ba giờ/lần (bình thường) hoặc ba mươi phút/lần (thời tiết bất thường), liên tục từ 1 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.[19]
Trạm xá đảo Trường Sa là trạm cấp một với các trang thiết bị như thiết bị khám cơ bản, siêu âm, điện tâm đồ, máy thở,...[19] Một trường tiểu học cao hai tầng - có diện tích trên 200 m², gồm hai phòng học, hai phòng công vụ, một phòng vui chơi và một thư viện - đã khánh thành vào tháng 4 năm 2013.[20][21] Ngoài ra, đảo còn có hải đăng, trung tâm cứu hộ-cứu nạn, chùa, chòi đá (cao 5,5 m, ở mũi phía nam đảo),[14] nhà văn hoá,...

Hình ảnh

Ghi chú

  1. ^ Trái với một số nguồn thông tin, Philippines chính thức không tuyên bố chủ quyền đối với đảo này. Xem thêm "Nhóm đảo Kalayaan".

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a ă â b Cục Chính trị 2011
  2. ^ Lý Hà Thao (4 tháng 6 năm 2007). “Kì VIII: "Thủ phủ" của quần đảo Trường Sa”. Website thông tin Kinh tế - Xã hội tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Hancox & Prescott 1995, tr. 14
  4. ^ Đỗ Sơn (7 tháng 6 năm 2011). “Nhật ký Trường Sa - Kì 2”. Tiền phong. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ Institut d'histoire des conflits contemporains 2000, tr. 5
  6. ^ Hancox & Prescott (1995), tr. 15
  7. ^ Hội Pháp học (Đại học Nihon) 1993, tr. 59
  8. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 1]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ Kelly, Todd C. (1999), “Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago [Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa]”, Explorations in Southeast Asian Studies (University of Hawaii), Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012
  10. ^ Trần, Đăng Đại (ông và bà) (1975). “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay”. Tập san Sử Địa. 29 (Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu).
  11. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  12. ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2012.
  13. ^ a ă “Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ a ă Đỗ Anh Thư (6 tháng 5 năm 2012). “Đến Trường Sa”. Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  15. ^ Văn Giá (4 tháng 6 năm 2011). “Xóm dân sinh trên đảo Trường Sa”. Dân Việt (Nông thôn Ngày nay). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  16. ^ Duy Thanh (21 tháng 10 năm 2012). “Xây dựng trường học đầu tiên tại huyện đảo Trường Sa”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2012.
  17. ^ Bá Hoạch. “Đường băng trải rộng Trường Sa”. Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Hàng không (Bộ Quốc phòng Việt Nam). Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  18. ^ “Flatfile of data on Observing Stations [Dữ liệu đồng nhất về các Trạm Quan sát]” (bằng tiếng Anh). World Meteorological Organization [Tổ chức Khí tượng Thế giới]. 27 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  19. ^ a ă Trần Minh Trường (4 tháng 5 năm 2012). “Nặng lòng với đảo xa”. Sài Gòn Giải phóng. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  20. ^ Thái Bình/VOV-miền Trung (21 tháng 4 năm 2013). “Khánh thành trường Tiểu học thị trấn Trường Sa”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2013.
  21. ^ Trần Công Thi (21 tháng 4 năm 2013). “Khánh thành Trường Tiểu học Trường Sa”. Báo Khánh Hoà. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2013.

Thư mục

  • Cục Chính trị (2011), Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1), Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam)
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands, Maritime Briefings 1 (6), University of Durham, International Boundaries Research Unit, ISBN 978-1897643181 (tiếng Anh)
  • 法学会 (日本大学) [Hội Pháp học (Đại học Nihon, Nhật Bản)] (1993). 政経硏究 30. 法学会 (日本大学). (tiếng Nhật)
  • Institut d'histoire des conflits contemporains (2000), Guerres mondiales et conflits contemporains: Issues 197-200, Presses universitaires de France (tiếng Pháp)

Liên kết ngoài

Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Trường Sa
và các đảo trên Biển Đông
Một phần của Chiến dịch mùa xuân năm 1975
Spratly with flags.jpg
Quần đảo Trường Sa
.
Thời gian 9 tháng 4 - 13 tháng 6 năm 1975
Địa điểm Một số đảo trên Quần đảo Trường Sa
và các đảo ven biển miền Nam Việt Nam
Kết quả Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm giữ các đảo này
Tham chiến
Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng
Miền Nam Việt Nam
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa Flag of Democratic Kampuchea.svg Kampuchea Dân chủ



Lực lượng
Tổng cộng khoảng 2000 người[1] 1468 quân chính quy
hơn 300 cảnh sát
gần 4000 dân vệ.[2]
Chưa có số liệu về số quân
đóng trên các đảo tại Vịnh Thái Lan.
Không rõ
Tổn thất
Tại Trường Sa: 2 chết, 8 bị thương
Tại các đảo trên vịnh Thái Lan:
Chưa có số liệu thống kê
113 chết,
74 bị thương, 557 bị bắt[3]
284 chết
hơn 400 bị bắt[3]
.
Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông là một chiến dịch không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân giải phóng Miền Nam (QGPMN) trong cuộc Chiến tranh Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1975. Mục tiêu chiến dịch nhằm vào các đảo trên Quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Nam Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đang chiếm giữ và một số đảo do quân Khmer đỏ đánh chiếm từ tay QLVNCH. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Miền Nam đã chiếm giữ các đảo này.

Bối cảnh

Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam Biển Đông từ kinh tuyến 111 độ 30 phút Đông đến kinh tuyến 117 đô 20 phút Đông; từ vĩ tuyến 6 độ 50 phút Bắc đến vĩ tuyến 12 độ Bắc; cách bán đảo Cam Ranh 480 km, cách đảo Hải Nam 1.150 km, cách đảo Đài Loan 1.780 km. Với hơn 100 đảo có diện tích đất nổi không quá 200 km vuông nhưng bao trùm diện tích mặt nước và các bãi đá ngầm có diện tích đến 180.000 km vuông; đây là vùng đảo có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng.[4]. Gần đất liền bờ biển miền Nam Việt Nam cũng có nhiều đảo có tầm quan trọng về kinh tế, quốc phòng như: Cù Lao Xanh, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Lý Sơn, Hòn Tre, Cù Lao Thu (đảo Phú Quý), Côn Đảo (trên Biển Đông), Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du (trên vịnh Thái Lan).
Trong tiến trình của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, ngày 4 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) phối hợp với lực lượng đặc công Quân khu 5 bắt đầu chiến dịch đánh chiếm quần đảo Trường Sa và các đảo trên biển Đông. Việc triển khai chiến dịch được giữ bí mật gắt gao và khẩn trương để không cho các lực lượng nào khác lợi dụng cơ hội chiếm các đảo từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu.[5]
Tại các đảo trên vịnh Thái Lan, Khmer Đỏ đã tận dụng sự suy yếu của QLVNCH để chiếm một số đảo quan trọng. QĐNDVN đã phải chiến đấu giành lại đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai từ tay quân Khmer Đỏ.[6]

Binh lực và phương án tác chiến của hai bên

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968
Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên   -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửatiêu bản

Quân đội nhân dân Việt Nam

Tham gia chiến dịch Trường Sa

Theo kế hoạch được Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thống nhất ngày 4 tháng 4 năm 1975, Đoàn 126 đặc công nước điều động Đội 1 gồm 170 sĩ quan, chiến sĩ phối hợp với một phân đội hỏa lực của Tiểu đoàn 471 (Quân khu 5) sử dụng ba tàu vận tải T673, T674, T675 vốn trước đây là các "tàu không số" với thủy thủ đoàn hơn 60 người có kinh nghiệm đi biển của Đoàn hải quân vận tải 125 tổ chức hành quân ra chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa. Phương án tấn công là bí mật, bất ngờ đổ bộ chiếm các đảo. Ngày tấn công (Ngày N) được chọn vào lúc mặt trận Xuân Lộc mở màn. Thời điểm tấn công (giờ G) được xác định từ 0 giờ đến 2 giờ sáng; khi đó, có thể tận dụng hình thái thủy văn thuận lợi (nước triều cao) để bí mật đổ quân. Trong khi hành quân, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị vô tuyến điện để giữ bí mật tuyệt đối.[7]

Tham gia đánh chiếm các đảo gần bờ

Đối với các đảo gần bờ biển miền Nam Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng chủ yếu dùng lực lượng địa phương kết hợp với nổi dậy tại chỗ. Riêng tại các đảo Hòn Tre (Khánh Hoà), Cù Lao Thu (Phú Quý, Bình Thuận) có sử dụng các đơn vị chính quy:
  • Tại Hòn Tre: Tiểu đoàn 3, trung đoàn 19, sư đoàn 968 và quân của tỉnh đội Khánh Hoà.
  • Tại Cù Lao Thu: một đại đội đặc công nước thuộc tiểu đoàn 407, một đại đội bộ binh thưộc trung đoàn 95, (từ sư đoàn 325 chuyển thuộc sư đoàn 3-Quân khu 5).

Quân lực Việt Nam Cộng hoà

Tại Trường Sa

Do có lực lượng hải quân khá mạnh, QLVNCH chỉ để một số đơn vị bộ binh nhỏ giữ phần đất nổi đênh các đảo và đá. Lực lượng chủ yếu là tiểu đoàn 371 địa phương quân Phước Tuy, tổng cộng có 163 sĩ quan và binh lính, được bố trí trên 5 đảo quan trọng của quàn đảo Trường Sa, gồm có:
  • Đảo Nam Yết: là nơi đóng chỉ huy sở, có 50 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Song Tử Tây: có 39 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sơn Ca: có 25 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sinh Tồn: có 19 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Trường Sa: có 30 sĩ quan và binh sĩ.[8]
Hỏa lực trang bị chủ yếu là súng bộ binh (gồm cả vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng), súng chống tăng M-72. Khi cần thiết, khu trục hạm HQ-4 (Trần Khánh Dư), các tuần dương hạm HQ-03 Trần Nhận Duật, HQ-16 (Lý Thường Kiệt), HQ-17 (Ngô Quyền), các hộ tống hạm HQ-12 (Ngọc Hồi) và HQ-14 (Vạn Kiếp) chi viện hỏa lực từ trên biển. Các hải vận hạm HQ-402 (Lam Giang) và HQ-403 (Hương Giang) có nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chuyển quân tăng viện, thay quân cho các đảo.

Tại các đảo gần bờ

Tại Côn Đảo và Phú Quốc, QLVNCH bố trí tại mỗi đảo khoảng 2.000 quân, gồm từ một đến 2 tiểu đoàn bảo an, 2 đại đội cảnh sát và trên dưới 1.000 trật tự viên của các trại giam (quản giáo). Tại Côn Đảo và Phú Quốc còn có hai sân bay (Cỏ Ống và Dương Đông) với đường băng ngắn, được sử dụng cho các máy bay cánh quạt hạng nhẹ và trực thăng. Ngoài hai đảo trên, do không phải là địa bàn trọng yếu nên ban đầu, QLVNCH bố trí trên các đảo ven bờ một số ít đơn vị địa phương quân. Tuy nhiên, sau khi phải rút khỏi Quân khu I và Quân khu II, quân số tại các đảo này tăng lên nhanh chóng do các đơn vị QLVNCH rút chạy ra đây. Riêng tại Cù Lao Thu (Phú Quý), ngoài một liên đội dân vệ và một trung đội cảnh sát vũ trang còn có hơn 800 quân từ Hàm Tân chạy ra đảo trong tháng 4 năm 1975. Từ 22 tháng 4 năm 1975, Hải quân QLVNCH điều động tàu tống hạm HQ-11 (Chí Linh) và một tàu tuần duyên (loại WPB) tham gia bảo vệ đảo này.[9]

Diễn biến chiến dịch

Tại Trường Sa

Quần đảo Trường Sa
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, đài trinh sát kỹ thuật của QĐNDVN bắt được bức điện của QLVNCH đồn trú trên đảo Nam Yết gọi về đất liền yêu cầu tăng viện và điện trả lời của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH với nội dung: "Không có lực lượng tăng viện". Nhận được tin này, Quân ủy Trung ương QĐNDVN điện cho Bộ tư lệnh tiền phương quân chủng Hải quân đặt tại Đà Nẵng: "
Có tin đối phương chuẩn bị rút khỏi các đảo ở Trường Sa. Kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân đội nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm.
—Quân ủy Trung ương QĐNDVN, [10]
Bức điện không nói rõ một số nước ngoài là những nước nào.
Theo kế hoạch, ba tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam được ngụy trang thành các tàu đánh cá đưa lực lượng của đoàn 126 tiến đánh Trường Sa xuống tàu lúc 4 giờ sáng ngày 11 tháng 4, nhằm hướng Song Tử Tây xuất phát. Từ 11 giờ ngày 11 tháng 4 đến hết ngày 12 tháng 4, các tàu này gặp ba tàu của Hạm đội 7 - Hải quân Hoa Kỳ. Các tàu Hoa Kỳ áp sát và dùng trực thăng kiểm tra và xác định đó là các tàu đánh cá của Hồng Kông đang đổi hướng di chuyển về phía Bắc. Sau khi ba tàu của Hoa Kỳ đi xa, trung tá Mai Năng ra lệnh cho cả ba tàu quay lại tiến về phía đảo Song Tử Tây.[11]
19 giờ 30 ngày 13 tháng 4, tàu 673 tiếp cận từ phía Đông và xác định chính xác đó là đảo Song Tử Tây để khỏi nhầm với đảo Song Tử Đông gần đó do Philippines chiếm giữ. Hai tàu 674 và 675 vòng ra án ngữ hai bên sườn phía Nam và phía Tây đảo. Lúc 1 giờ 15 phút ngày 14 tháng 4, Đội 1 (đoàn 126) và đội hỏa lực (tiểu đoàn 471) dùng 7 xuồng cao su đổ bộ lên đảo, chia làm ba mũi tấn công từ các hướng Nam, Tây và Đông Nam. Cuộc kháng cự yếu QLVNCH tại Song Tử Tây nhanh chóng chấm dứt sau 30 phút giao chiến. Có 8 người tử thương trong giao chiến (QĐNDVN 2, QLVNCH 6), 33 sĩ quan và binh lính QLVNCH còn lại đầu hàng, trong đó có viên đảo trưởng.[12]. Hải quân Việt Nam Cộng hòa điều tàu tuần dương HQ-16 và tàu vận tải HQ-402 từ Vũng Tàu ra nhưng không tổ chức phản kích do chưa nắm được thực lực đối phương. Hai tàu này quay về phòng giữ đảo Nam Yết là căn cứ chỉ huy của vùng đảo. Bộ tư lệnh tiền phương HQNDVN điều tàu 641 ra thay thế hai tàu 674 và 675 được giao nhiệm vụ chở hàng binh QLVNCH về Đà Nẵng.[13]
Sau khi chiếm đảo Song Tử Tây, Bộ tư lệnh HQNDVN dự định tấn công cùng lúc vào ba đảo Nam Yết, Sơn Ca và Sinh Tồn nhưng các tàu tuần dương và tàu vận tải của HQVNCH đã án ngữ đảo Nam Yết. Yếu tố bí mật bất ngờ không còn. Trung tá Mai Năng quyết định tiến đánh đảo Sơn Ca trước. Đêm 24 tháng 4, tàu 641 chở quân tiến đánh Sơn Ca. Lính Đài Loan trên đảo Ba Bình thấy tàu 641 đi qua nhưng chỉ bắn pháo sáng để quan sát. 1 giờ 30 phút rạng ngày 25 tháng 4, ba trung đội của đoàn 126 đổ bộ lên đảo Sơn Ca. 2 giờ 30 phút, cuộc tấn công bắt đầu. 2 binh sĩ QLVNCH chết ngay trong loạt đạn đầu tiên, 23 người còn lại kéo vào công sự ẩn nấp và ra hàng lúc 3 giờ 00.[14][15]
Mất Song Tử Tây và Sơn Ca, cộng với tình hình đất liền đang diễn biến hết sức bất lợi cho QLVNCH, lúc 20 giờ 45 phút ngày 26 tháng 4, Bộ tư lệnh Hải quân QLVNCH điện cho các tàu HQ-16 và HQ-402 ra lệnh di tản các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 371 địa phương quân Phước Tuy ra khỏi các đảo Nam Yết và Sinh Tồn. Trinh sát kỹ thuật của QĐNDVN đã bắt được bức điện này. 11 giờ 30 ngày 27 và 11 giờ ngày 28 tháng 4, Nam Yết và Sinh Tồn lần lượt bị QĐNDVN chiếm lĩnh. Cũng theo kịch bản đã diễn ra tại Nam Yết và Sinh Tồn, ngày 28 tháng 4, QLVNCH tại đảo Trường Sa rút lên tàu. Ngày 29 tháng 4, vẫn là những đơn vị của Đoàn 126 đặc công nước của hải quân QĐNDVN tiếp quản đảo này.[16][17].

Tại các đảo gần bờ

Trận đánh tại Cù Lao Thu

Cù Lao Thu (nay là đảo Phú Quý) là một đảo lớn ven bờ biển Đông của Việt Nam, nằm cách Phan Thiết 60 hải lý, cách Cam Ranh 82 hải lý. Đảo rộng khoảng 21 km vuông. Dân số khoảng 12.000 người. Đến cuối tháng 3 năm 1975, QLVNCH tại đảo này gồm một liên đội dân vệ (nghĩa quân), một trung đội cảnh sát và 4.000 nhân dân tự vệ. Đầu tháng 4 năm 1975, sau khi thị xã Hàm Tân thất thủ, khoảng trên 800 sĩ quân, binh lính QLVNCH đã chạy ra đây. Ngày 22 tháng 4, Hải quân VNCH điều động tàu hộ tống HQ-11 và tàu tuần duyên WPB đến phòng thủ đảo này.[18]
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, từ cảng Cam Ranh, Bộ Chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ của QĐNDVN phối hợp với Bộ Tư lệnh HQNDVN điều động tàu vận tải 643 (Đoàn 125) và một số thuyền đánh cá chở hai đại đội của tiểu đoàn 407 đặc công nước thuộc Quân khu 5, một đại đội bộ binh của trung đoàn 95 tiến đánh Cù Lao Thu. 1 giờ 50 phút ngày 27 tháng 4, các lực lượng này đã đổ bộ lên đảo. 5 giờ 15 phút sáng cùng ngày, trận đánh chiếm Cù Lao Thu bắt đầu. Bị đánh bất ngờ, các đơn vị QLVNCH tìm đường chạy đến khu nhà hành chính của đảo và tổ chức chống cự. Trên biển, các tàu HQ-11 và WPB phải đấu súng với hoả lực B-40, B41, ĐKZ và đại liên 12,7 mm trên các tàu 643 và tàu đánh cá của HQNDVN. Do các tàu của HQNDVN sử dụng chiến thuật đánh gần, áp sát nên hỏa lực pháo tầm xa của tàu HQ-11 bị vô hiệu hoá. Chiếc WPB đã bị trúng nhiều quả B-40, B-41 và hỏng nặng, nằm bất động tại mép đảo. Sĩ quan và binh lính hải quân VNCH trên tàu này và một số bộ binh QLVNCH trên đảo chạy lên tàu HQ-11. Sau nhiều giờ không thấy các tàu khác của HQVNCH đến trợ chiến, lúc 16 giờ cùng ngày, tàu HQ-11 nhổ neo rút lui ra biển khơi và trở về Vũng Tàu để tiếp tục yểm trợ hải pháo cho mặt trận Bình Tuy. Đến 6 giờ 30 phút, sức kháng cự của QLVNCH tại khu nhà hành chính của đảo nhanh chóng bị dập tắt. QĐNDVN bắt 382 tù binh, thu hơn 900 súng các loại, hai đài VTĐ và nhiều đồ dùng quân sự.[19]

Nổi dậy tại Côn Đảo và các đảo khác

Tại Côn Đảo
Côn Đảo (còn có trên khác là Côn Lôn) là quần đảo nằm ở Tây Nam Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam; cách Vũng Tàu 179,64 km, cách cửa sông Bát Sắc 83,34 km; diện tích tự nhiên 77,28 km vuông. Đảo lớn nhất là Côn Sơn có diện tích 52 km vuông (chiếm 74,29% diện tích toàn bộ quần đảo. Quanh đảo này có các đảo Phú Hà, Hòn Ông, Hòn Rắn, Hòn Bà (Côn Lôn Nhỏ hay Phú Sơn), Hòn Bảy Cạnh (Phú Cường), Hòn Cau (Phú Lê) và 8 đảo nhỏ khác. Trên đảo có thị trấn quận lỵ Côn Sơn, sân bay Cỏ Ống, cảng và có tám trại giam chính và một số trại giam phụ như Chuồng Bò, Sở Tiêu, Sở Ruộng, Sở Muối, Sở Rẫy, Sở Đập Đá, Sở Lò Vôi... Vào thời điểm cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam, chính quyền VNCH giam giữ tại Côn Đảo hoảng 7000 người là chính trị phạm, quân phạm và thường phạm; trong đó có hơn 500 nữ tù.[20][21]
QLVNCH trên đảo có hơn 2000 người, trong đó một tiểu đoàn bảo an 500 người, một đại đội 100 người cùng hơn 1.000 trật tự viên. Tiểu đoàn bảo an bố trí hai đại đội dóng tại hai đồn ở trung tâm thị trấn Côn Sơn, đại đội còn lại bảo vệ sân bay Cỏ Ống. Từ ngày 29 tháng 4, sân bay Cỏ Ống tại Côn Sơn trở thành nơi trung chuyển các cố vấn Hoa Kỳ, quan chức chính quyền VNCH di tản từ Tân Sơn Nhất ra các tàu chiến của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Việt Nam. Các quan chức trên đảo cũng tìm cách di tản gia đình bằng đường biển và đường không. Đến trưa ngày 30 tháng 4, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện tại Sài Gòn, trên đảo vẫn còn 442 gia đình công chức, binh sĩ và giám thị. Một số trật tự viên vốn là phạm binh đã có hành động cuớp phá đối với thường dân trên đảo[22]
1 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975, các chính trị phạm tại Trại VII nổi dậy chiếm toàn bộ 496 xà lim của trại này, lập ra Đảo ủy lâm thời. Họ cũng lập ra ba trung đội vũ trang được trang bị vũ khí chiếm được của lính bảo an và vũ khí thô sơ. Trung đội này đã tổ chức đánh chiếm các trại lính Bình Định Vương, trại I, trại IV và trại V. Lính bảo an, cảnh binh và trật tự viên tại các trại này bỏ chạy, không kháng cự, để lại nhiều súng, đạn, lựu đạn. Các nữ tù tại trại VIIB ấy biết được tin tức Sài Gòn đã đầu hàng trên chiếc radio do họ giấu kín từ trước và thuyết phục được viên giám thị mở trại, thả tù. Tin tức về việc Sài Gòn đầu hàng lan sang các trại khác. Sáng ngày 1 tháng 5, trung đội vũ trang thứ ba của những người tù tren đảo đánh chiếm trụ sở cảnh sát của đảo khi đó đã không còn người coi giữ. Đến 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, hầu hết các công sở tại đảo Côn Sơn bị các tù nhân đánh chiếm. Quân số lực lượng vũ trang của tù nhân đã lên đến một tiểu đoàn do nhiều người tình nguyện gia nhập. Được trang bị các vũ khí chiếm được của đối phương, chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, tiểu đoàn này tấn công Chi khu quân sự Bến Đầm, Đài ra đa đối không và đối hải trên núi Thánh Giá. Tại sân bay Cỏ Ống, một trung đội lính bảo an QLVNCH hạ vũ khí đầu hàng. Quân nổi dậy thu dược 27 máy bay các loại.[23]
Chiều tối ngày 2 tháng 5, quân nổi dậy trên đảo đã liên lạc với QĐNDVN trên đất liền, thông báo tin tức đã chiếm được đảo và đề nghị chi viện. Mặt khác, họ cũng nhanh chóng tổ chức một hệ thống hầm hào phong ngự đề phòng QLVNCH hoặc hải quân Hoa Kỳ phản kích chiếm đảo. Đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 5, các tàu chiến của trung đoàn 171 và trung đoàn 172 HQNDVN chở các lực lượng chi viện thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng (Quân khu 5) đã cập cảng Côn Sơn. Ngày 5 tháng 5, các lực lượng này phối hợp với lực lượng tù nhân nổi dậy trên đảo đánh chiếm đảo Hòn Cau và các đảo khác, làm chủ toàn bộ quần đảo quan trọng này.[24]
Tại các đảo khác
Được sự hỗ trợ của Hải quân nhân dân Việt Nam và bộ binh QĐNDVN, dân chúng tại các đảo đã nổi dậy chiếm một loạt đảo nhỏ ven biển miền Trung như Cù Lao Xanh (ngày 1 tháng 4), Hòn Tre (ngày 10 tháng 4), Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré (ngày 30 tháng 4).

Đánh đuổi quân Khmer Đỏ tại Phú Quốc, Thổ Chu và Poulo Wai

Bia di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc
Trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam, tình hình vùng biển đảo phía Tây Nam hết sức phức tạp. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân Khmer Đỏ đánh chiếm Phnom Penh. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, lợi dụng lúc chính quyền và quân lực VNCH suy yếu, chính quyền Khmer Đỏ do PolpotIeng Sary cầm đầu đã cho một tiểu đoàn bất ngờ tấn công cộng đồng dân cư Việt Nam cư trú tại các vùng biên giới thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, đánh chiếm đảo Phú Quốc, tàn sát binh lính Việt Nam Cộng hòa và nhiều tù nhân, dân thường trên đảo.[25][26] Đến ngày 6 tháng 5, Bộ tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam điều động hai tàu 643 và 657 vận chuyển hai tiểu đoàn của Quân khu 9 ra chiếm lại đảo Phú Quốc. Khi phát hiện một lực lượng lớn Quân đội Nhân dân Việt Nam triển khai lực lượng từ phía Bắc và phía Nam đảo tiến đánh hợp điểm vào trung tâm đảo, quân Khmer Đỏ xuống tàu tháo chạy ra đảo Thổ Chu.[25][26] Để bảo vệ đảo Phú Quốc, Bộ Tổng Tư lệnh QĐNDVN quyết định điều Trung đoàn 101 hải quân đánh bộ ra đóng quân tại đảo.[27]
Tại đảo Thổ Chu, quân Khmer Đỏ lại tiếp tục cướp bóc, đốt phá, tàn sát người dân.[25][26] Hầu hết số cư dân trên đảo (khoảng hơn 500 người) đã bị quân Khmer Đỏ giết và bắt đi. Theo kế hoạch tác chiến, QĐNDVN dùng lực lượng tàu hải quân kết hợp với bộ binh và du kích trên đảo Phú Quốc bí mật hành quân áp sát để chia cắt tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ, lấy đảo Phú Quốc làm trung tâm chỉ huy. Tham gia trận đánh tại Thổ Chu có một số tàu chiến của Trung đoàn 171 (sau này là Hạm đội cơ động 171), hai tiểu đoàn của Sư đoàn 4, Quân khu 9 và một tiểu đoàn của Đoàn đặc công hải quân 126. Ngày 24 tháng 5, các đơn vị bộ binh, đặc công và hải quân chia làm bốn mũi cùng đổ bộ lên đảo Thổ Chu. Sau một ngày giao chiến ác liệt, QĐNDVN chiếm lại đảo Thổ Chu, bắn chìm hai tàu đổ bộ của Khmer Đỏ, tịch thu một tàu nhỏ và nhiều vũ khí, đạn dược và bắt hơn 400 tù binh.[28]
Trong thời kỳ 1970-1975, đảo Poulo Wai trấn giữ lối ra vào cảng Kompong Som (còn gọi là Sihanoukville) do quân đội chính quyền Lon Nol phối hợp với QLVNCH đóng giữ. Sau sự kiện ngày 17 tháng 4 năm 1975 ở Phnom Penh, quân Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Poulo Wai và tàn sát tất cả binh sĩ QLVNCH cũng như quân Lon Nol đóng tại đây. Về phía Việt Nam, sau khi chiếm giữ đảo Thổ Chu, Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục kế hoạch đánh chiếm đảo Poulo Wai. Trong kế hoạch có dự kiến sử dụng bộ binh, không quân phối hợp với hải quân mà chủ lực là hải quân đánh bộ tham gia.[29]
Vào 13 giờ 30 phút sáng ngày 4 tháng 6 năm 1975, các tàu của Hải quân Nhân dân Việt Nam xuất phát đi Poulo Wai. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 5 tháng 6 và kéo dài đến hết ngày 13 tháng 6. Quân Khmer Đỏ dựa vào công sự vững chắc đã chống trả hơn một tuần. Do không quân không hoạt động được vì thời tiết xấu, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho các đơn vị dùng hỏa lực trên các hạm tàu để chế áp các hỏa điểm của đối phương; đã sử dụng 2.000 viên đạn cối, 8.000 viên đạn 12,7 mm để yểm hộ cho hải quân đánh bộ và bộ binh dập tắt các ổ đề kháng của quân Khmer Đỏ. 19 giờ ngày 13 tháng 6 năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc đánh chiếm Poulo Wai.[30]

Kết quả chiến dịch

Kết quả quân sự, chính trị

Sau hơn hai tháng hành quân và chiến đấu, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã làm chủ 5 đảo quan trọng trên quần đảo Trường Sa. Ngoài 5 đảo quan trọng này, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn chiếm giữ các đảo nhỏ khác như An Bang (ngày 28 tháng 4), Hòn Sập (sau này được đặt tên Phan Vinh), Trường Sa Đông (Đá Giữa), Sinh Tồn Đông (Grigan), Bãi Thuyền Chài và một số đảo đá khác. Hành động triển khai tác chiến nhanh chóng của Hải quân nhân dân Việt Nam trên Vịnh Thái Lan cũng làm thất bại âm mưu của chính quyền Polpot - Ieng Sary lợi dụng sự suy yếu của QLVNCH để đánh chiếm các đảo này, giành lại chủ quyền của Việt Nam trên một số đảo quan trọng, trong đó có đảo Phú Quốc, các quần đảo Thổ ChuNam Du và một số đảo trên vịnh Thái Lan.

Triển khai lực lượng bảo vệ chủ quyền các đảo

Quân đội Nhân dân Việt Nam đồn trú trên đảo An Bang
Ban đầu, các đảo trên quần đảo Trường Sa được bàn giao cho tiểu đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2, Quân khu 5 phòng thủ. Cuối tháng 5 năm 1975, đơn vị này được chuyển thuộc Quân chủng Hải quân. Tháng 9 năm 1975, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động trung đoàn bộ binh 46 (sư đoàn 325) chuyển thuộc Quân chủng Hải quân, điều trung đoàn hải quân đánh bộ 126 đến vùng đảo và thành lập lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 gồm hai trung đoàn (sau này được bổ sung thêm trung đoàn 83 - Quân khu 5) để phòng thủ quần đảo quan trọng này.
  • Đảo Song Tử Tây được giao một đại đội thuộc tiểu đoàn 4 (Quân khu 5) đóng chốt. Đến năm 1976, số quân đồn trú tại đảo được thay thế và nâng cấp tương đương trung đoàn.[31]
  • Đảo Sơn Ca được giao cho một đơn vị cấp trung đội đồn trú. Đến năm 1987, đơn vị này được bổ sung và nâng cấp thành một tiểu đoàn.[32]
  • Đảo Nam Yết được giao cho đại đội 2, tiểu đoàn 4 đóng chốt. Đảo này còn là nơi đóng quân của Sở chỉ huy tiểu đoàn 4. Đến tháng 6 năm 1976, đảo này được giao cho Lữ đoàn 126 phòng thủ.[33]
  • Đảo Sinh Tồn ban đầu chỉ có 2 trung đội bộ binh đóng giữ. Đến tháng 5 năm 1976 được thay thế bằng một tiểu đoàn của Lữ đoàn 126.[34]
  • Đảo Trường Sa trở thành căn cứ chỉ huy và hậu cần quan trọng của toàn vùng đảo, do những lực lượng cơ bản của lữ đoàn 126 Hải quân đóng giữ.

Chú thích

  1. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 325.
  2. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. trang 347, 352, 355
  3. ^ a ă Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. trang 348, 352, 362
  4. ^ Lưu Văn Lợi. Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam. NXB Thanh Niên. Hà Nội. 2007. trang 42-43
  5. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn Đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 192.
  6. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 324.
  7. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 347-348.
  8. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 347-348.
  9. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 352, 355.
  10. ^ Nguyễn Văn Đấu - Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ Tham mưu Hải quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 38.
  11. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 313.
  12. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 150.
  13. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 162.
  14. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 153.
  15. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 317.
  16. ^ Nguyễn Văn Đấu - Nguyễn Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ tham mưu Hải Quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 57.
  17. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 155.
  18. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 320.
  19. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 168.
  20. ^ Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập I (A-Đ). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 1995. trang 577.
  21. ^ Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập III (N-S). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003. trang 222.
  22. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chóng Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 357-358.
  23. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 360-361.
  24. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 322
  25. ^ a ă â Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 41.
  26. ^ a ă â Grant Evans - Kelvin Rowlay. Chân lý thuộc về ai. (nguyên bản tiếng Anh: Red brotherhood at war). Dịch giả. Nguyễn Tấn Cưu. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1986. trang 114-116
  27. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 42.
  28. ^ Phạm Hồng Thuỵ. Lịch sử lữ đoàn 171 hải quân - Hạm đội 171 (1966-1996). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1996. trang 96.
  29. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 322.
  30. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 170.
  31. ^ Phan Văn Thảo (chủ biên). Truyền thống đảo Song Tử Tây anh hùng (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang trang 19.
  32. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Đảo Sơn Ca - Xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang trang 17.
  33. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Truyền thống đảo Nam Yết anh hùng (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang 22.
  34. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Đảo Sinh Tồn - Xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang 19.

Tài liệu tham khảo

  • Lưu Văn Lợi. Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam. NXB Thanh Niên. Hà Nội. 2007.
  • Đình Kính. Lịch sử Đoàn Đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006.
  • Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005.
  • Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2008.
  • Nguyễn Văn Đấu - Nguyễn Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ tham mưu Hải Quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004.
  • Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập I (A-Đ). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 1995.
  • Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập III (N-S). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003.
  • Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Hirohito

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hoàng Chiêu Hòa
Hirohito 1983.jpg
Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản
Tại vị 25 tháng 12 năm 19267 tháng 1 năm 1989 (62 năm, 13 ngày)
Tiền nhiệm Thiên hoàng Đại Chính
Thủ tướng Tanaka Giichi
Hamaguchi Osachi
Wakatsuki Reijirō
Inukai Tsuyoshi
Takahashi Korekiyo (quyền)
Saitō Makoto
Okada Keisuke
Hirota Kōki
Hayashi Senjūrō
Fumimaro Konoe
Hiranuma Kiichirō
Abe Nobuyuki
Mitsumasa Yonai
Fumimaro Konoe
Hideki Tōjō
Kuniaki Koiso
Kantarō Suzuki
Higashikuni Naruhiko
Kijūrō Shidehara
Tetsu Katayama
Hitoshi Ashida
Shigeru Yoshida
Ichirō Hatoyama
Tanzan Ishibashi
Nobusuke Kishi
Hayato Ikeda
Eisaku Satō
Kakuei Tanaka
Takeo Miki
Takeo Fukuda
Masayoshi Ōhira
Masayoshi Itō (quyền)
Zenkō Suzuki
Yasuhiro Nakasone
Noboru Takeshita
Kế nhiệm Thiên hoàng Akihito
Thông tin chung
Hoàng hậu
Hậu duệ
Tên thật Hirohito (Nhật: 裕仁 (Dụ Nhân)?)
Niên hiệu Chiêu Hòa: 1926 - 1989
Thân phụ Thiên hoàng Đại Chính
Thân mẫu Trinh Minh hoàng hậu
Sinh 29 tháng 4, 1901
Cung Thanh Sơn, Tokyo, Nhật Bản
Mất 7 tháng 1, 1989 (87 tuổi)
Đại cung Ngự sở Xuy Thượng, Tokyo, Nhật Bản
Nghề nghiệp Nhà sinh vật học biển
Tôn giáo Thần đạo
Thiên hoàng Chiêu Hòa (Nhật: 昭和天皇 (Chiêu Hòa Thiên hoàng) Shōwa tennō?) (29 tháng 4 năm 19017 tháng 1 năm 1989), tên thật là Hirohito (Nhật: 裕仁 (Dụ Nhân)?) (phiên âm tiếng ViệtHirôhitô), là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông làm vua từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản, và là vị vua cuối cùng ủng hộ sự thần thánh của Thiên hoàng. Trong cuộc đời ông đã chứng kiến không ít sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Nhật.[1]
Mặc dù được biết tới bên ngoài Nhật Bản với tên riêng Hirohito, các tài liệu của Nhật Bản hiện nay chỉ sử dụng tên Thiên hoàng Chiêu Hòa để nói tới ông vì Chiêu Hòa vừa là niên hiệu duy nhất trong thời gian Thiên hoàng ở ngôi, và cũng là thụy hiệu sau khi qua đời của ông. Tại Nhật Bản việc sử dụng tên riêng (Hirohito) để nói tới vị Thiên hoàng bị cho là một cử chỉ mang tính báng bổ.[2]
Chiêu Hòa là triều vua lâu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời kỳ này, xã hội Nhật có sự thay đổi lớn lao. Trước thời Chiêu Hòa, Nhật Bản đã trở thành một đất nước giàu mạnh nhờ cuộc Minh Trị Duy Tân được thực hiện từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên Nhật vẫn còn là một nhà nước nông nghiệp với các cơ sở công nghiệp vẫn còn hạn chế.[1] Trong những năm 1930, việc quân sự hoá nước Nhật đã dẫn tới việc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Thiên hoàng Chiêu Hòa, với tư cách là người đứng đầu quốc gia và quân đội Nhật, đã tuyên bố nước Nhật đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.[3]
Hirohito sống vào thời kỳ đặc biệt quan trọng thứ hai trong lịch sử cận đại Nhật Bản, sau cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị năm xưa.[1] Sau chiến tranh, Thiên hoàng bắt tay vào việc tái thiết Nhật Bản trong khi đất nước bị xâm chiếm. Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật được ban bố. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 3 tháng 5 năm 1947, đã quy định Thiên hoàng chỉ là “Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc”, chứ không có quyền lực chính trị.[3][4] Công cuộc tái thiết đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ với mức độ đô thị hóa cao và là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Sự "Thần kỳ" của nước Nhật thời bấy giờ đã khiến cho các nước khác thực sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ.[1]
Không những là một Thiên hoàng, ông cũng là một nhà nghiên cứu sinh học, thực hiện một số công trình về sinh vật học biển.[3] Ông qua đời năm 1989 và Hoàng thái tử Akihito lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Bình Thành.

Thiếu thời

Hoàng tôn Hirohito (1902).
Hoàng tôn Hirohito sinh ra tại cung Thanh Sơn (Aoyama) ở thủ đô Tōkyō, là con trai cả của Hoàng thái tử Yoshihito[5] và Thái tử phi Sadako, sau này là Trinh Minh Hoàng hậu. Thuở bé, ông có tước hiệu là Thân vương Michi (Nhật: 迪宮 (Địch cung) Michi no miya?). Năm 1912, Thiên hoàng Minh Trị qua đời, Yoshihito lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đại Chính. Ngày 2 tháng 11 năm 1916, Hirohito chính thức được phong làm Hoàng thái tử (Tōgū-gogakumonsho); nhưng một nghi lễ tấn phong không hoàn toàn cần thiết cho việc thừa nhận ông là người thừa kế hoàng vị.[6]
Hoàng tử Hirohito học tiểu học tại hệ tiểu học của trường Gakushuin từ năm 1908 đến năm 1914. Bắt đầu từ năm 1914, ông được giáo dục tại một trường của Hoàng gia dành cho thái tử để sau này nhận trọng trách trị vì đất nước.
Sau khi tốt nghiệp năm 1921, Hirohito thực hiện chuyến viếng thăm châu Âu trong vòng sáu tháng, đến Vương quốc Anh, Pháp, Ý, Hà LanBỉ. Với chuyến viếng thăm này, ông trở thành thành viên của Hoàng gia Nhật Bản đi ra bên ngoài nước Nhật.
Thiên hoàng Đại Chính lúc bấy giờ đau ốm về thần kinh. Vì thế, ngay sau khi trở về Nhật Bản, Hirohito đã trở thành nhiếp chính quan bạch, đích thân đảm đương việc triều chính thay vua cha. Hirohito thay mặt vua cha điều hành triều chính. Trong thời gian ông chấp chính, nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra:

Gia quyến

Hirohito và Công nương Nagako Kuni, tức Thiên hoàng Chiêu Hòa và Hoàng hậu Hương Thuần sau này.
Ngày 26 tháng 1 năm 1924, Hoàng tử Hirohito kết hôn với Công nương Nagako, con gái cả của Vương tước Kuni Kuniyoshi đồng thời là em họ xa của ông. Họ có hai người con trai và năm người con gái:
Công chúa Shigeko, danh hiệu thuở bé là Teru no miya (Nhật: 照宮成子 teru no miya Shigeko?), 9 tháng 12 năm 1925 – 23 tháng 7 năm 1961; kết hôn vào ngày 10 tháng 10 năm 1943 với Vương tước Higashikuni Morihiro (6 tháng 5 năm 1916 – 1 tháng 2 năm 1969), con trai trưởng của Vương tước Higashikuni Naruhiko và vợ là Công nương Toshiko - con gái thứ tám của Nhật hoàng Minh Trị; mất địa vị thành viên Hoàng gia vào ngày 14 tháng 10 năm 1947;
  1. Công chúa Sachiko, danh hiệu thuở bé là Hisa no miya (Nhật: 久宮祐子 hisa no miya Sachiko?), 10 tháng 9 năm 1927 – 8 tháng 3 năm 1928;
  2. Công chúa Kazuko, tước hiệu thuở bé là Taka no miya (Nhật: 孝宮和子 taka no miya Kazuko?), 30 tháng 9 năm 1929 – 28 tháng 5 năm 1989; ngày 5 tháng 5 năm 1950 kết hôn với Takatsukasa Toshimichi (26 tháng 8 năm 1923 – 27 tháng 1 năm 1966), con trai trưởng của Nobusuke; và là con nuôi của Naotake.
  3. Công chúa Atsuko, tước hiệu thuở bé là Yori no miya (Nhật: 順宮厚子 yori no miya Atsuko?), sinh ngày 7 tháng 3 năm 1931; kết hôn ngày 10 tháng 10 năm 1952 với Ikeda Takamasa (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1927) - con trai trưởng của cựu Hầu tước Nobumasa Ikeda;
  4. Hoàng Thái tử Akihito, tước hiệu thuở bé là Tsugu no miya (Nhật: 継宮明仁 tsugu no miya Akihito?), Thiên hoàng thứ 125 của Nhật, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933; kết hôn ngày 10 tháng 4 năm 1959 với Shōda Michiko (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1934) - con gái trưởng của Shōda Hidesaburo - cựu chủ tịch của Công ty Nisshin Flour Milling;
  5. Hoàng tử Masahito, tước hiệu thuở bé Yoshi no miya (Nhật: 義宮正仁 yoshi no miya Masahito?), sinh ngày 28 tháng 11 năm 1935, sau có tước hiệu Thân vương Hitachi (Nhật: 常陸宮 hitachi no miya?) từ ngày 1 tháng 10 năm 1964; kết hôn ngày 30 tháng 9 năm 1964 với Tsugaru Hanako (sinh ngày 19 tháng 7 năm 1940) - con gái thứ tư của cựu Bá tước Tsugaru Yoshitaka;
  6. Công chúa Takako, tước hiệu thuở bé Suga no miya (Nhật: 清宮貴子 suga no miya Takako?), sinh ngày 3 tháng 3 năm 1939; kế thôn ngày 3 tháng 3 năm 1960 với Shimazu Hisanaga - con trai của cựu Hầu tước Shimazu Hisanori. Họ có một đứa con trai tên là Yoshihisa.
Với cuộc cải cách Hoàng gia Nhật do Mỹ thực hiện vào tháng 10 năm 1947, Công chúa Higashikuni phải rời khỏi Hoàng gia. Các công chúa Kazuko, Atsuko và Takako thì phải rời khỏi Hoàng gia theo những điều khoản trong Bộ luật Hoàng gia Nhật vào thời điểm họ kết hôn.

Lên ngôi Thiên hoàng

Thiên hoàng Chiêu Hòa sau lễ tấn phong năm 1928, trong trang phục Sokutai.
Ngày 25 tháng 12 năm 1926, Hirohito lên nối ngôi vua cha Yoshihito vừa mới qua đời. Người ta nói Thái tử Hirohito đã nhận được quyền thừa kế ngôi báu (senso).[7] Ông lấy niên hiệu là "Chiêu Hòa" (Shōwa), kết thúc triều vua Đại Chính. Vài ngày sau, cố Thiên hoàng Yoshihito được đặt thụy hiệu là "Đại Chính Thiên hoàng". Theo truyền thống Nhật Bản, người ta không được nói đến tên thật của vị Thiên hoàng mới, mà chỉ được gọi là "Thiên hoàng Bệ hạ" (Nhật: 天皇陛下 tennō heika?), hoặc ngắn gọn hơn là "Bệ hạ" (Nhật: 陛下 heika?). Khi viết, Thiên hoàng được chính thức gọi là "Kim thượng Thiên hoàng" (Nhật: 今上天皇 kinjō tennō?).
Vào tháng 11 năm 1928, Hirohito chính thức lên ngôi Thiên hoàng sau lễ sokui,[7] tức là "lễ tấn phong" hay "lễ đăng quang" (Shōwa no tairei-shiki); nhưng nghi lễ chính thức này giống như một sự khẳng định với công chúng rằng Hoàng gia đã truyền đời Tam Chủng Thần Khí (Sanshu no Jingi) từ nhiều thế kỷ nay,[8].[9]

Huyền thoại thần thánh Thiên hoàng

Theo Hiến pháp Nhật Bản 1889, Thiên hoàng Chiêu Hòa có rất nhiều quyền hạn. Quyền này dựa trên thần thoại rằng dòng dõi của Thiên hoàng xuất thân từ Thiên Chiếu Đại Thần (Amaterasu-ōmikami) và đã luôn luôn trị vì đất nước. Do dòng dõi thiêng liêng này, nhiều người Nhật xem Thiên hoàng như một hình tượng thiêng liêng. Tuy nhiên, trên thực tế, Thiên hoàng chỉ giữ một số thẩm quyền tượng trưng hơn là thực tế. Là một Thiên hoàng trong chế độ quân chủ lập hiến, ông được các cố vấn khuyên hạn chế tham dự vào các quyết định chính trị. Ông vẫn tách rời khỏi chính trị và tránh bàn cãi công luận, không đảm nhận vị trí công chúng nào trong hầu hết các vấn đề quốc gia. Hầu như trong tất cả các trường hợp, Thiên hoàng Chiêu Hòa chỉ đơn giản phê chuẩn các chính sách đã được nhóm giật giây gồm các cố vấn và các bộ trưởng soạn ra – các chính sách vào thời đó được áp dụng nhân danh ông.

Vai trò trong Thế chiến thứ hai

Trong thời kỳ đầu trị vì của Thiên hoàng Chiêu Hòa, quân đội Hoàng gia Nhật Bản đã giành được ảnh hưởng chính trị đáng kể. Năm 1931 và 1932, Quân Quan Đông (đơn vị quân đồn trú ở vùng Mãn Châu của Trung Quốc) đã chiếm Mãn Châu Quốc mà không cần sự chấp thuận trước của chính phủ Nhật Bản. Về mặt cá nhân, Thiên hoàng thỉnh thoảng vẫn lộ ra vẻ không hài lòng về quyền lực đang tăng của quân đội. Chẳng hạn như tháng 2 năm 1936 ông đã hạ lệnh đàn áp các sỹ quan quân đội cấp tiến đang nổi dậy chống chính phủ dân sự ở Tokyo. Dù quan điểm như thế, Thiên hoàng Chiêu Hòa vẫn ít có hành động ngăn chặn việc quân đội Nhật Bản đang dần tiến đến một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc xảy ra năm 1937 (Chiến tranh Trung-Nhật thứ hai). Việc Thiên hoàng xuất hiện trước công chúng với bộ quân phục, theo dõi diễn tập quân sự hoặc duyệt quân trên con bạch mã của mình đã làm tăng cường sự ủng hộ chiến tranh của nhân dân Nhật.
Việc bành trướng của quân đội Nhật Bản trong thập niên 1930 đã dẫn đến việc Nhật Bản tham chiến vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tháng 12 năm 1941, khi các máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã bất ngờ tấn công hạm đội hải quân Hoa Kỳ ở Trận Trân Châu Cảng tại Hawaii. Dù Thiên hoàng Chiêu Hòa đã không sốt sắng trong việc quyết định tham chiến, ông cũng đã hài lòng bởi một loạt các chiến công của quân đội Nhật Bản sau chiến thắng Trân Châu Cảng và ông đã phát triển một mối liên kết mạnh mẽ với tướng Tōjō Hideki, bộ trưởng chiến tranh. Đến đầu mùa Hè năm 1945, sau khi Đức đầu hàng Đồng Minh, thất bại dường như là điều sắp xảy ra đối với quân Nhật. Chính phủ Nhật Bản đã chia rẽ sâu sắc giữa các lãnh đạo quân đội và hải quân và các quan chức dân sự Nhật Bản, những người muốn thương lượng cho hòa bình. Thiên hoàng có vẻ như nghiêng về phía phe chủ hòa nhưng ông không đứng ra hòa giải bế tắc giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa cho đến giữa tháng 8, sau khi Hoa Kỳ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố HiroshimaNagasakiLiên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Suzuki Kantaro đã hỏi ý kiến Thiên hoàng Chiêu Hòa liệu Nhật có nên tiếp tục chiến đấu vì hòa bình, và ông đã quyết định chấp nhận yêu cầu của Đồng Minh “đầu hàng vô điều kiện” bao gồm trong Tuyên bố Potsdam ban hành tháng 7. Thiên hoàng Chiêu Hòa đã phá vỡ tiền lệ im lặng của Thiên hoàng trước đây và đã thông báo sự đầu hàng của Nhật Bản trên đài phát thanh phát ngày 15 tháng 8 năm 1945 (giờ Nhật Bản).
Chiêu Hòa và các cố vấn của mình sợ rằng ông có thể bị xét xử về tội ác chiến tranh, đã cố đặt ông ở xa các mối liên hệ với sự lãnh đạo quân sự thời chiến. Nhưng Douglas MacArthur, tướng Mỹ đặc trách chỉ huy các lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh đã cảm thấy rằng việc đặt Thiên hoàng vào đúng cương vị sẽ giúp giải quyết ổn thỏa sự dân chủ hóa của Nhật Bản. MacArthur đã thấy vị Nhật hoàng này là một biểu tượng của sự ổn định và hòa hợp có giá trị đối với dân Nhật và ông đảm bảo rằng Thiên hoàng Chiêu Hòa sẽ không bị truy tố ở phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh bắt đầu năm 1946.

Vai trò và hình ảnh sau chiến tranh

Trong một nỗ lực hồi sinh nền quân chủ, tháng giêng năm 1946, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã thông báo trên đài truyền thanh rằng ông không thừa nhận thần thoại rằng Thiên hoàng là thần thánh. Năm 1947, ông đã công bố một bản hiến pháp sửa đổi cho Nhật Bản do lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ soạn và đã được Quốc hội Nhật Bản thông qua, theo đó chủ quyền được giao cho nhân dân và quy định Thiên hoàng chỉ là một biểu tượng của dân tộc.
Giữa thời kỳ 1946 và 1951 Thiên hoàng Chiêu Hòa đã đi khắp Nhật Bản, thăm các trường học, nhà máy, hầm mỏ và các nơi công cộng khác để khảo sát sự tiến bộ của công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh và đã giành được sự nể phục của dân chúng đối với thiết chế quân chủ. Báo chí quốc gia Nhật Bản, lần đầu tiên được cho phép chụp ảnh hoàng gia, đã mô tả hoàng gia là nồng ấm và gần gũi, thích thú cuộc sống bình thường của giai cấp trung lưu. Cuộc điều tra công luận thập niên 1950 đã cho kết quả thái độ tích cực chung của công chúng đối với Thiên hoàng.
Là một vị hoàng đế của một nước dân chủ, ông đã tiếp tục bày tỏ các chính kiến riêng của mình nhưng không gây ảnh hưởng chính thức lên các công việc của chính phủ. Ông thực hiện những công việc lễ nghi theo quy định của bản hiến pháp năm 1947 như làm chủ tọa khi khai mạc và bế mạc quốc hội; tiếp các đại sứ nước ngoài trình quốc thư; tham dự các sự kiện quốc gia bao gồm Thế vận hội Tokyo 1964Triển lãm Quốc tế 1970. Năm 1971, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã đi một vòng 7 nước châu Âu và trở thành vị Thiên hoàng đang trị vì đầu tiên đi ra nước ngoài. Trong các chuyến đi này ông gặp phải cuộc biểu tình thù địch ở các nước châu Âu. Ông được đón tiếp thân thiện hơn trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1975. Tuy nhiên, nghi vấn về trách nhiệm của ông trong vai trò của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai vẫn còn mạnh mẽ.
Trong những năm tháng cuối đời, người ta thường thấy ông ngồi ở chỗ ngồi Thiên hoàng ở các trận thi đấu vật sumo, cẩn thận ghi chép những người thua và người thắng. Ông đã viết nhiều sách về sinh học hải dương, một đề tài suốt đời ông quan tâm. Thiên hoàng Chiêu Hòa qua đời năm 1989 sau một thời gian ốm đau dài. Thái tử Akihito lên thay, đặt niên hiệu là Bình Thành.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă â b Câu chuyện về Nhật hoàng Hirohito và công cuộc xây dựng nước Nhật Bản hiện đại
  2. ^ Ở Nhật Bản, một đương kim Nhật hoàng được gọi là "Thiên hoàng Bệ hạ" (Nhật: 天皇陛下 Tennō Heika?) hoặc "Kim thượng Bệ hạ" (Nhật: 今上陛下 Kinjō Heika?).
  3. ^ a ă â Mục từ Hirôhitô trong Bách khoa toàn thư Việt Nam
  4. ^ Hiến pháp Nhật Bản năm 1947
  5. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, p. 337.
  6. ^ Ponsonby-Fane, p. 338; 'see File:Crowd awaiting Crown Prince Tokyo Dec1916.jpg, New York Times. 3 tháng 12 năm 1916.
  7. ^ a ă Varley, H. Paul, ed. (1980). Jinnō Shōtōki ("A Chronicle of Gods and Sovereigns: Jinnō Shōtōki of Kitabatake Chikafusa" translated by H. Paul Varley), p. 44. [A distinct act of senso is unrecognized prior to Emperor Tenji; and all sovereigns except Jitō, Yōzei, Go-Toba, and Fushimi have senso and sokui in the same year until the reign of Go-Murakami;] Ponsonby-Fane, p. 350.
  8. ^ Ponsonby-Fane, p. 349.
  9. ^ Ponsonby-Fane, pp. 136–137.

Tài liệu tham khảo

  • Behr, Edward Hirohito: Behind the Myth, Villard, New York, 1989. - A controversial book that posited that Hirohito had a more active role in WWII than had publicly been portrayed; it contributed to the re-appraisal of his role.
  • Bix, Herbert P. (2000). Hirohito and the Making of Modern Japan. New York: HarperCollins. 10-ISBN 0-06-019314-X; 13-ISBN 978-0-06-019314-0; OCLC 247018161 A scholarly and copiously sourced look at the emperor's role.
  • Drea, Edward J. (1998). “Chasing a Decisive Victory: Emperor Hirohito and Japan's War with the West (1941-1945)”. In the Service of the Emperor: Essays on the Imperial Japanese Army. Nebraska: University of Nebraska Press. ISBN 0-8032-1708-0.
  • Fujiwara, Akira, Shōwa Tennō no Jū-go Nen Sensō (Shōwa Emperor's Fifteen-year War), Aoki Shoten, 1991. ISBN 4-250-91043-1 (Based on the primary sources)
  • Hoyt, Edwin P. Hirohito: The Emperor and the Man, Praeger Publishers, 1992. ISBN 0-275-94069-1
  • Kawahara, Toshiaki Hirohito and His Times: A Japanese Perspective, Kodansha International, 1997. ISBN 0-87011-979-6 (Japanese official image)
  • Mosley, Leonard Hirohito, Emperor of Japan, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, 1966. ISBN 1-111-75539-6 ISBN 1-199-99760-9, The first full-length biography, it gives his basic story.
  • Ponsonby-Fane, Richard Arthur Brabazon. (1959). The Imperial House of Japan. Kyoto: Ponsonby Memorial Society. OCLC 194887
  • Wetzler, Peter Hirohito and War: Imperial Tradition and Military Decision Making in Prewar Japan, University of Hawaii Press, 1998. ISBN 0-8248-1925-X
  • Yamada, Akira, Daigensui Shōwa Tennō (Shōwa Emperor as Commander in Chief), Shin-Nihon Shuppansha, 1994. ISBN 4-406-02285-6 (Based on the primary sources)

Liên kết ngoài






Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
 
 

No comments:

Post a Comment