Monday, October 6, 2014

Chào ngày mới 7 tháng 10

Map tonkin autumn 1947.jpg

CNM365. Chào ngày mới 7 tháng 10 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày bác sĩ thú y tại Chile. Năm 951Liêu Thế Tông Da Luật Nguyễn bị Thái Ninh vương Da Luật Sát Cát sát hại khi đang hành quân về phía nam để tiến đánh Hậu Chu. Năm 1571Liên quân các nước Ki-tô giáo phương Tây tiêu diệt hạm đội của đế quốc Ottomanvịnh Corinth trọng trận trận Lepanto. Năm 1933 – Năm hãng hàng không của Pháp hợp nhất thành Air France. Năm 1947Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc (hình).

Chiến dịch Việt Bắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Việt Bắc
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Map tonkin autumn 1947.jpg
.
Thời gian 7 tháng 10 - 22 tháng 12 năm 1947
Địa điểm Bắc Việt Nam
Kết quả Pháp chiếm giữ một số khu vực biên giới nhưng thất bại về mặt chiến lược
Tham chiến
Flag of France.svg Liên hiệp Pháp Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Việt Minh
Chỉ huy
Pháp Jean-Etienne Valluy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Văn Thái
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTrần Tử Bình
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaLê Thiết Hùng


Lực lượng
15.000[1] Khoảng 20.000
Tổn thất
Theo Việt Minh: 6.000 chết và bị thương[2]
Theo Pháp: 700 chết, bị thương hoặc bị bắt
Theo Pháp: 10.000 chết và bị thương[1]
Theo Việt Minh: 260 chết, 168 bị thương [3]
.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp.[4]
Chiến dịch này đã ghi dấu thất bại của Pháp trong việc tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Minh.[4]

Bối cảnh

Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động và tầm quan sát, khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn phải theo mùa... nên ngay từ tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Phạm Văn ĐồngNguyễn Lương Bằng ở lại Tân Trào một thời gian, trực tiếp chỉ đạo củng cố khu căn cứ của Trung ương.
Đến cuối tháng 10 năm 1946 (trước ngày Toàn quốc kháng chiến), thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng từ Hà Nội trở lại Việt Bắc chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến. Các huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), Chiêm Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang), Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên), được chọn làm An toàn khu (ATK). Bắt đầu từ tháng 11 năm 1946, để bảo toàn lực lượng, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính Phủ, Mặt trận, Bộ Tổng chỉ huy lần lượt rời Hà Nội lên Việt Bắc để lãnh đạo, tổ chức kháng chiến lâu dài. Các binh công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, gần 63 nghìn nhân dân miền xuôi và hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được vận chuyển, sơ tán lên Việt Bắc để vừa sản xuất vừa tiếp tục chiến đấu.
Đầu năm 1947, sau khi giải pháp chính trị lập chính phủ bù nhìn bế tắc, thực dân Pháp đã quyết định dùng quân sự để giải quyết vấn đề Chiến tranh Đông Dương. Tướng Salan được chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương. Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6-1946.
Tướng Jean-Etienne Valluy (Valuy) – Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Xalăng (Raoul Salan) – Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị "Kế hoạch tấn công Việt Bắc". Valluy và Salan nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy mô vào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt minh, lùng bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa - Việt.
Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh", quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây, hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương.
Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước[5]:
  • Bước 1: Mang mật danh Lê-a (Léa), mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc CạnChợ ĐồnChợ Mới.
  • Bước 2: Mang mật danh Xanh-tuy, tức là "Siết chặt vành đai", quân Pháp sẽ tập trung lực lượng càn quét khu tam giác: Bắc Cạn - Chợ Chu – Chợ Mới, lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm."
Cuộc hành quân mệnh danh là LÉA, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc KạnCao Bằng. Mục tiêu của Pháp là: "Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…"[6]

Lực lượng hai bên

Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, gồm:
  • Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Ma-rốc số 6 (6eRTM), trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc (RICM), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4 (4e - RIC), trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 (3e REI) và một trung đoàn do Cô-xtơ (Coste) chỉ huy.
  • Ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn pháo binh, hai tiểu đoàn công binh, ba đại đội cơ giới,
  • Hai phi đội với 40 máy bay, ba thuỷ đội xung kích với 40 tàu, xuồng.
Về phía Việt Minh, lực lượng quân đội trên toàn quốc có 105.990 người (Bắc Bộ có 45.802 người); biên chế thành 20 trung đoàn, có hai trung đoàn 147 và 165 của Bộ và nhiều tiểu đoàn độc lập của khu và của Bộ. Trang bị thiếu thốn và không thống nhất, có gì dùng nấy. Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp, với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu (Nhật, Nga, Pháp); hơn một nửa quân số phải dùng các vũ khí thô sơ như súng kíp tự chế và cả gươm giáo, cung tên... Chỉ có một số tiểu đoàn của Bộ là có pháo 20mm, trọng liên 13,2 mm, 12,7 mm và súng cối 81mm.
Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp chưa được huấn luyện thành thục về kỹ thuật, chiến thuật. Trình độ và khả năng chiến đấu giữa các đơn vị không đồng đều. Trừ Trung đoàn Thủ đôTrung đoàn Lạng Sơn đã được thử thách qua chiến đấu, phần lớn các đơn vị còn lại chưa hề qua chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ, tình hình trang bị không cho phép tiến hành những trận đánh lớn. Các binh chủng pháo binh, công binh chưa được tổ chức thành đơn vị. Phương tiện thông tin liên lạc và vận tải thiếu nhiều, chủ yếu là liên lạc chạy bộ. Chỉ có Bộ, Khu và trung đoàn là có vô tuyến điện, từ tiểu đoàn trở xuống liên lạc bằng chạy chân và tín hiệu thủ công. Cung cấp, tiếp tế hậu cần rất khó khăn, chủ yếu dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương. Điểm mạnh duy nhất là tinh thần chiến đấu, khả năng chịu đựng gian khổ hy sinh của bộ đội và sự hỗ trợ, đùm bọc của nhân dân địa phương.
Riêng trên địa bàn chiến dịch, Việt Minh có 7 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 18 tiểu đoàn chủ lực (trong đó có hai tiểu đoàn của Bộ), 30 đại đội độc lập, 4.228 dân quân du kích tập trung; ngoài ra còn có lực lượng tự vệ của các thị xã, thị trấn, công xưởng trên toàn Quân khu Việt Bắc. Pháo binh chỉ có tất cả là bốn khẩu (ba khẩu sơn pháo 75mm, một khẩu 70mm). Phòng không có hai pháo 20mm, hai khẩu 13,2 mm và sáu khẩu 12,7 mm.
Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Sở chỉ huy cơ bản ở Yên Thông; đến chiều 20 tháng 10 năm 1947, chuyển sang Tràng Xá (Thái Nguyên). Giai đoạn 2 chuyển về vùng Lục Rã, Quảng Nạp.[7]

Diễn biến

Giai đoạn 1

Pháp huy động 15.000 quân cùng với hầu hết máy bay ở Đông Dương. Chiến dịch này bắt đầu ngày 7 tháng 10 năm 1947 với một binh đoàn quân dù gồm 800 lính đổ bộ lên Bắc Cạn dưới quyền chỉ huy của đại tá Sauvagnac, chiếm đóng các công sở, nhà thương, kho bạc, nhà máy đèn...
Va-luy đã lầm lẫn lớn khi cho rằng thị xã Bắc Kạn là "Thủ đô mới" của Việt Minh. Va-luy không hề biết rằng, trong suốt chiến tranh, không khi nào có cơ quan Trung ương Việt Minh nào ở tại một thị xã, thị trấn, mà tất cả đã chia thành những bộ phận nhỏ, thường xuyên di chuyển, được sự che chở của nhân dân, nếu 1 bộ phận bị phá thì vẫn có những bộ phận khác thay thế.
Khi quân Pháp nhảy dù tập hậu, lực lượng Việt Minh ở thị xã Bắc Cạn chỉ có một bộ phận của tiểu đoàn 49, Trường võ bị Trần Quốc Tuấn lúc này cũng chỉ có một tiểu đoàn tân binh. Hai đơn vị nhỏ này chủ yếu nổ súng để bảo vệ cho nhân dân và một số cơ quan đóng ở đây tản cư rút vào rừng núi an toàn. Pháp phá được xưởng in tiền và công binh xưởng, một số kho tàng và thu được 10 triệu bạc Việt Nam của Ty Ngân khố, nhưng còn quá xa so với mục tiêu "phá huỷ tiềm năng chiến tranh của Việt Minh" mà Pháp đề ra.
Raoul Salan coi cuộc hành binh Lê-a ngày 7-10-1947 là một đòn quyết định "đánh thẳng vào tim kẻ thù". Ông ta ngồi trên máy bay trực tiếp thị sát cuộc nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn. Lúc 11 giờ 35 phút, Sauvagnac từ mặt đất báo cáo qua vô tuyến điện: "Ông Hồ Chí Minh bị bắt đã yêu cầu chấm dứt chiến tranh". Salan vội bay về Hà Nội báo tin mừng với Sài Gòn. Cao uỷ Bollaert và quyền tổng chỉ huy Battet bay ngay ra Hà Nội. Nhưng ít giờ sau, Salan đã biết mình lầm, đành phải xin lỗi. Hai quan chức trên quay về Sài Gòn sau khi đã trách mắng Salan nặng nề... Thực chất hôm ấy, lính dù bắt được một cụ già chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược nên tưởng lầm. Đó là cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Lúc biết không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân Pháp đã bắn chết cụ Tố khi cụ tìm cách chạy trốn.
Ngày 8-10-1947, 200 quân Pháp nhảy dù chiếm Chợ Đồn. Cùng lúc các lực lượng khác theo hai đường thủy-bộ. Một đạo thuỷ quân dưới quyền chỉ huy của đại tá Communal theo đường thủy ngược sông Đà, sông Gầm tiến chiếm Phủ Đoan ngày 12, chiếm Tuyên Quang ngày 13 và Chiêm Hoá ngày 17 tháng 10, cánh bộ binh do đại tá Beaufre chỉ huy, tiến từ Lạng Sơn dọc theo đường thuộc địa số 4 tiến qua Đồng Đăng, Na Chàm, Thất Khê, Đông Khê tới Cao Bằng ngày 12 tháng 10, rồi từ Cao Bằng dọc theo đường thuộc địa số 3bis xuống Bắc Kạn để bao vây Chiến khu Việt Bắc từ hướng Đông.
Từ ngày 8 tháng 10, các đại đội độc lập cùng quân dân du kích liên tiếp tập kích, quấy rối các vị trí: Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, diệt hai trung đội Pháp. Đại đội bảo vệ 15 (đơn vị tiền thân của Bộ tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Nội vụ và Lữ đoàn cận vệ 144 - Bộ Quốc phòng sau này) bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan trung ương khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn.
Ngày 9 tháng 10, khẩu đội 12,7 mm của đại đội 675 trung đoàn 74 bố trí ở đồi Thiên Văn, thị xã Cao Bằng bắn rơi chiếc máy bay vận tải Junker Ju 52 chở sĩ quan tham mưu chiến dịch Pháp đi thị sát chiến trường, 12 sĩ quan tham mưu, trong đó có Lambert, đại tá, phó tham mưu trưởng quân Pháp ở Đông Dương thiệt mạng. Việt Minh thu được bản kế hoạch tiến công Việt Bắc. Chiến sĩ liên lạc Nguyễn Danh Lộc của trung đoàn đã chạy bộ, vượt rừng, mang "bản kế hoạch tiến công Việt Bắc" về cho Bộ Tổng chỉ huy.[8]
Ngày 13 tháng 10, Bộ Tổng chỉ huy đã khẩn trương điều chỉnh, tổ chức lại lực lượng. Lực lượng gồm các tiểu đoàn chủ lực của Bộ và khu. Cụ thể:
  • Mặt trận Sông Lô - Đường số 2 do các Trần Tử BìnhTạ Xuân Thu chỉ đạo. Nhiệm vụ đánh quân thủy, bộ vận động, ngăn chặn tăng viện tiếp tế, tiến tới bẻ gãy gọng kìm phía tây.
  • Mặt trận Bắc Cạn - Đường số 3 do Hoàng Văn Thái phụ trách. Nhiệm vụ tiêu diệt địch cơ động trên đường Bắc Cạn - Cao Bằng và nống ra xung quanh thị xã Bắc Cạn; bảo vệ cơ quan Trung ương.
  • Mặt trận đường số 4 do Võ Nguyên Giáp trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
Chiều ngày 14 – 10, Thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua Chỉ thị: "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp." Hội nghị nhận định: nếu biết lợi dụng khai thác những chỗ yếu của Pháp thì nhất định cuộc tiến công sẽ thất bại. Thường vụ nhất trí thực hiện ngay công thức "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung", nhất trí tổ chức ba mặt trận như báo cáo của Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp. Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tình hình cực kỳ rối ren về chính trị ở Pháp và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa đã dẫn Pháp đến chỗ muốn sớm kết thúc chiến tranh Đông Dương. Chúng chỉ tiến công ồ ạt lúc đầu. Nếu ta thực hiện được đánh địch khắp nơi, buộc chúng dàn mỏng lực lượng đối phó, chúng sẽ thất bại. Ta giữ gìn được chủ lực qua mùa đông này là coi như thắng lợi. Nếu chuyến này không thắng nhanh để kết thúc chiến tranh thì cục diện sẽ đổi mới có lợi cho ta"
Trên khắp các mặt trận, quân Việt Minh chiến đấu anh dũng, ngăn chặn và đẩy lui bước tiến của quân Pháp, đặc biệt là thủy binh[9]. Ngày 15 tháng 10, hai tiểu đoàn chủ lực của Bộ có một khẩu đội pháo phối hợp, tiến công vào 200 quân Pháp đóng tại Chợ Mới. Ngày 21, một tiểu đoàn của Trung đoàn Thủ đô tiến công một đại đội Pháp đóng trong Chợ Đồn. Ngày 22, tự vệ thị xã Tuyên Quang dùng địa lôi đánh phục kích ở ki-lô-mét số 7 trên quốc lộ 2, diệt và làm bị thương gần 100 tên địch. Cùng với đó là 17 trận phục kích nhỏ trên đường Phủ Thông - Bắc Cạn, Chợ Mới - Bắc Cạn, đã làm cho quân Pháp nhụt chí, không dám sục sạo rộng ra ngoài vị trí đóng quân.
Nhận rõ chỗ yếu chí mạng của Pháp là vấn đề bảo đảm hậu cần, Bộ Tổng chỉ huy chủ trương "Đánh mạnh ở Mặt trận Sông Lô và đường 4, phá giao thông vận tải tiếp tế của địch, kết hợp chặt việc phát động nhân dân làm vườn không nhà trống, triệt nguồn tiếp tế tại chỗ của địch".
Pháo binh thực hiện nghi binh, cơ động linh hoạt, bố trí sát bờ sông, đã đánh hai trận phục kích vào trưa 24 tháng 10: một đoàn tàu Pháp năm chiếc từ Tuyên Quang xuống đến Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của Trung đội pháo binh Xuân Canh (Trung đội Pháo đài Xuân Canh - Hà Nội 12-1946) và Trung đội Lục tỉnh. Khi tàu chiến Pháp đổ bộ lên bờ sông thì bị bộ đội Việt Minh phục kích bằng vũ khí hạng nặng (như sơn pháo, Bazoka...[10]), bị bắn chìm tại chỗ hai chiếc, toàn bộ quân Pháp trên tàu chết đuối; bắn hỏng nặng hai chiếc khác. Chiếc còn lại quay đầu về Tuyên Quang. Sau trận này, tuyến đường sông Lô bị cắt 10 ngày, Pháp phải thả dù tiếp tế cho Tuyên Quang và Chiêm Hoá. Báo chí Pháp gọi đây là "Thảm hoạ Đoan Hùng".
Ngày 29 tháng 10, tiểu đoàn 374 trung đoàn 11 tổ chức trận địa phục kích đoạn đường Bản Sao - đèo Bông Lau. Tại đèo Bông Lau, đoàn xe 30 chiếc của quân Pháp lọt vào ổ phục kích của bộ đội và chịu thương vong khá lớn. Cả đoàn xe, có cả xe bọc thép hộ tống, với khoảng 250 binh lính bị diệt và bị bắt (một số ít bỏ chạy vào rừng sâu). Bộ đội thu chiến lợi phẩm rồi đốt xe, Việt Minh chỉ mất một chiến sĩ, bị thương năm người.
Kinh nghiệm đánh hai trận Sông Lô và Bông Lau nhanh chóng được phổ biến trên toàn chiến trường Việt Bắc, mở đầu cho hàng loạt trận phục kích lớn sau này. Bộ Tổng chỉ huy quyết định tặng danh hiệu "Tiểu đoàn Bông Lau" cho tiểu đoàn 374.
Do sự chống trả quyết liệt của Việt Minh mà cuộc tiến công diễn ra không thuận lợi, hai mũi tiến công đã không hợp vây được với quân nhảy dù.
Việt Minh liên tiếp tấn công trên Mặt trận Đường số 3, Mặt trận Đường số 4, Mặt trận Sông Lô. Quân đội Việt Minh đã chủ động bao vây và tiến công quân Pháp ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn)... Quân Pháp buộc phải rút lui cục bộ: ngày 28-10 rời bỏ Bản Thi, Yên Thịnh. Ngày 13-11 rút khỏi Chợ Đồn, ngày 16 rút khỏi Chợ Rã, Ngân Sơn. Kế hoạch Lê-a bị phá sản.

Giai đoạn 2

Ngày 20-11, Pháp mở đợt tấn công mới Xanh-tuya. Từ ngày 19-11 đến ngày 14-12-1947 quân Pháp hành quân càn quét vùng tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Phủ Lạng Thương - Việt Trì, nơi trú đóng của các cơ quan chính phủ Việt minh, phá vỡ đài phát thanh, bắt được máy in giấy bạc, nhiều dụng cụ khí giới đủ loại, súng cá nhân, súng tự động và đại bác, bắt giữ hơn 1.000 người Việt, giải thoát các con tin người Pháp, chiếm lại được mỏ kẽm Tĩnh Túc (Cao bằng) và mỏ chì (Tuyên Quang) và có tin đồn là họ đã suýt bắt được cơ quan đầu não của Việt minh. Về sau có một giai thoại nói rằng: "Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nấp sau một bụi cây khi quân Pháp đi tới, Giáp tưởng sẽ bị bắt, nhưng rồi quân Pháp đi qua không trông thấy nên hai người thoát được."
Quân Pháp thiệt hại khá nhiều, nhất là bộ binh của đại tá Beaufre. Qua cơn bất ngờ lúc đầu, bộ đội Việt minh tổ chức các ổ phục kích trên đường thuộc địa số 4 (RC4) Lạng Sơn - Cao Bằng, đánh các đoàn công-voa và các đồn bót do Pháp đặt rải rác để giữ trục giao thông đó. Trong Đợt 2, Quân Việt Minh đánh trên sông Gâm đoạn từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, phủ Lạng Thương, Km 6 Đường Tuyên Quang – Hà Giang. Pháp phải rút khỏi thị xã Tuyên Quang, Chợ Chu.
Nhiều chiến trường khác có những hoạt động chiến đấu phối hợp với chiến trường Việt Bắc. Ở Hà Nội, biệt động hoạt động mạnh trong nội thành, diệt trừ Trương Đình Tri, thủ hiến Bắc kì Việt Nam. Du kích quấy rối ở Chèm, Cầu Giấy, Văn Điển, Vĩnh Tuy. Đại đội độc lập phối hợp với du kích tập kích ở Đan Phượng, Hoài Đức và Cần Kiệm (Thạch Thất). Cuộc tổng phá tề ở ngoại thành Hà Nội đã bắt giữ gần 300 tề. Ở nam phần Bắc Ninh, toàn bộ tề bị phá. Khu 14, bộ đội Tây tiến giải phóng Chiềng Sai. Ở Nam Bộ, bộ đội Gia Định phục kích tại Gò Nổi. Nửa đêm 14 tháng 11 năm 1947, tất cả các vị trí Pháp ở ven Sài Gòn: Thị Nghè, Gia Định, Gò Vấp, Bến Cát, Bà Quẹo, Bà Điểm, Phú Lộc, Phú Thọ, Ngã Năm v.v... đều bị tập kích. Bộ đội Thủ Dầu Một đánh phục kích ở Phú Văn Hưng. Trận phục kích trên đường Thủ Dầu Một - Phú Riềng phá 10 xe, diệt 60 lính Pháp. Ở Biên Hoà, Lộc Ninh, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, nhiều vị trí bị tập kích.
Đêm 30 tháng 11, tiểu đoàn 160 cùng với một đại đội thuộc trung đoàn 72 và du kích thị xã Bắc Cạn tập kích đồn Phủ Thông, diệt 50 lính. Đây là trận đầu tiên quân Pháp bị diệt trong công sự.
Sau khi không thể hợp vây, các chỉ huy Pháp quyết định rút lui khỏi Việt Bắc trong tháng 12. Ngày 6 tháng 12 rút khỏi Định Hoá; 7 tháng 12, rút Võ Nhai. Nắm chắc thời cơ, ngày 15 tháng 12, bộ đội trung đoàn 165 đánh trận phục kích xuất sắc tại đèo Giàng, phá huỷ 17 xe, diệt 60 lính, thu hai triệu tiền Đông Dương và nhiều vũ khí, quân dụng. Các cánh quân Pháp trên đường rút chạy đều bị đánh thiệt hại. Ngày 19 tháng 12, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cuộc hành quân kết thúc.

Kết quả

Toàn chiến dịch, Việt Minh tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 6.000 lính Pháp và lính Việt phục vụ Pháp, bắt hơn 270 lính. 18 máy bay bị bắn hạ, 16 tàu chiến, 38 ca nô bị đánh chìm, 255 xe các loại bị phá hủy. Việt Minh thu 2 pháo 105 mm, 7 pháo 75mm, 16 khẩu pháo 20mm, 337 súng các cỡ, 45 bazooka, 1600 súng trường, hàng chục tấn quân trang quân dụng. Việt Minh hy sinh 260 người, bị thương 168 người, hỏng 1 pháo 75mm, mất 4 trung liên và 40 súng trường. Việt Minh hoàn thành nhiệm vụ đề ra: phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo toàn và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội chủ lực, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
Sau thất bại này, người Pháp không thể tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh để kết thúc sớm cuộc chiến ở Đông Dương. Các đơn vị tinh nhuệ của Việt Minh vẫn được giữ vững[4]. Họ phải chuyển từ chính sách đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với chiến lược Da vàng hóa chiến tranh - thành lập một chính phủ bù nhìn để "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Trong khi đó lực lượng Việt Minh mạnh lên vì thu giữ được một số lượng lớn trang bị của Pháp.
Chiến dịch Việt Bắc được xem là thắng lợi lớn đầu tiên của Việt Minh trong cuộc chiến, đánh đổ kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp[4]. Nhưng dù sao Pháp đã thành công trong việc chiếm giữ Đường số 4 và kiểm soát biên giới Việt-Trung. Việt Minh sẽ phải đổ nhiều máu để chiếm giữ lại con đường này trong năm 1950.

Chú thích

  1. ^ a ă Harry G. Summers, jr, Historical Atlas of the Vietnam War. tr. 48
  2. ^ Sách giáo khoa Lịch sử 12
  3. ^ Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, 2001
  4. ^ a ă â b Spencer Tucker, Vietnam, University Press of Kentucky, 25-02-1999, trang 55. ISBN 0813109663.
  5. ^ Chiến thắng Điên Biên Phủ, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2004. Chương 2
  6. ^ Thời điểm của những sự thật (trích hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ Herri Navarre. Nguyễn Huy Cầu; 1994; NXB Công an nhân dân.
  7. ^ Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp: Bộ Tổng Tham mưu - Ban Tổng kết lịch sử xuất bản 1991. Tr. 209
  8. ^ Hồi ức "Chiến đấu trong vòng vây" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trang 176
  9. ^ Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, NXB Văn hóa Sài Gòn, trang 343
  10. ^ Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, NXB Văn hóa Sài Gòn, trang 336.

4 comments:

  1. Always look forward for such nice post & finally I got you. Really very impressive post & glad to read this. Good luck & keep writing such awesome content. Best content & valuable as well. Thanks for sharing this content.
    Web Development Company in Greater Noida
    Software development company In Greater noida

    CMS and ED
    CMSED

    Homoeopathic treatment for Psoriasis in greater noida
    Medical Entrance Exams Classes In Gwalior

    ReplyDelete
  2. LIVE___ LIVE___ LIVE
    You can watch Mayweather vs Logan Paul Live Stream online free 20th Feb 2021 from anywhere Floyd Mayweather vs Logan Paul stream pay per view h2h
    what channel is Mayweather fight on

    ReplyDelete
  3. YOUTUBERS VS TIKTOKERS BOXING
    WATCH NOW🔴▷https://is.gd/AafqlP

    ReplyDelete
  4. This is very good Post, this is very informative Post. I hope Author will be sharing more information about this topic. My blog is all about that Hair Transplant before after | Hair Transplant Result & Hair_Fall_Treatment. To Book Your Service ��+91-9873152223, +91-9250504810 and be our Happy Client. Click Here for Contact us at Whatsapp no: https://wa.me/919873152223. Address - Vardhman Diamond Plaza, First Floor D.B. Gupta Road Pahar Ganj New Delhi – 110055.

    ReplyDelete