Monday, October 20, 2014

Chào ngày mới 21 tháng 10

Tokugawa Ieyasu2.JPG
CNM365. Chào ngày mới 21 tháng 10. Wikipedia. Ngày này năm xưa.  Ngày Y tá quốc gia tại Thái Lan; ngày Hoa kiều tại Đài Loan. Năm 1600Tokugawa Ieyasu (hình) giành thắng lợi trong trận Sekigahara, giúp khởi đầu Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản. Năm 1854Florence Nightingale và 38 nữ điều dưỡng đến Thổ Nhĩ Kỳ để chăm sóc cho thương binh Quân đội Anh trong Chiến tranh Krym. Năm 1944Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Thần phong, hay Kamikaze, đầu tiên được tiến hành, mục tiêu là chiến hạm HMAS Australia ở ngoài khơi đảo Leyte. Năm 1983 – Đại hội Cân đo quốc tế định nghĩa lại chiều dài của một mét là “khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian 1/299.792.458 giây”.

Hoa kiều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Hoa Hải ngoại
海外華人
海外华人
Lee Kuan Yew.jpg LeeHsienLoong-IISSConf-Singapore-20070601.jpg Thaksin crop.jpg Abhisit royal.jpg
Tổng số dân
40.000.000
Ngôn ngữ
Tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ nơi họ cư trú.
Tôn giáo
Phật giáo cùng Đạo giáoNho giáo, Thiên chúa giáo, khác.
Dân tộc thiểu số có liên quan
Người Hán
Hoa kiều (Trung văn phồn thể: 海外華人; Trung văn giản thể: 海外华人, Hán Việt: Hải ngoại Hoa nhân) là những người sinh sống bên ngoài Trung Hoa lục địa, Hồng Kông, Ma Cao hay Đài Loan nhưng có nguồn gốc Hán. Có khoảng 40 triệu Hoa kiều, hầu hết sống tại vùng Đông Nam Á là thành phần sắc dân đa số ở Singapore, thiểu số quan trọng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt NamMalaysia. Kiều dân người Hoa đến các vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 16-19, hầu hết xuất phát từ các tỉnh ven biển Quảng ĐôngPhúc Kiến (nhóm người Hoklo), tiếp đó là Đài LoanHải Nam. Thuật ngữ "Hoa Kiều" có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm tất cả những người có nguồn gốc từ Trung Quốc, chẳng hạn như người Tây Tạng lưu vong[1] hoặc gồm những người chỉ có một phần là người Hoa.
Gần đây đích di cư nhắm về Bắc Mỹchâu Úc, chủ yếu là đến Hoa Kỳ, Úc, CanadaNew Zealand.[2]
Hoa kiều khác nhau nhiều về mức độ đồng hoá, tương tác với cộng đồng xung quanh (xem Phố Tàu) và mối liên hệ với Trung Quốc. Ở Thái Lan, phần lớn Hoa kiều kết hôn và đồng hoá với cộng đồng bản xứ. Ở Myanma, người Hoa hiếm khi kết hôn với người bản xứ nhưng lại theo văn hoá Miến Điện, duy trì đặc tính Hoa và Miến. Trái lại, ở MalaysiaSingapore, Hoa kiều vẫn giữ đặc tính chủng tộc riêng biệt.
Thường những làn sóng di dân khác nhau dẫn đến hình thành các phân nhóm trong số Hoa kiều, như những di dân cũ và mới ở CampuchiaIndonesia. Người Hoa ở các nước Đông Nam Á thường tham gia vào thương mạitài chính. Và khả năng kinh doanh của người Hoa tại các khu vực này đều được đa phần người bản xứ công nhận. Ở Bắc Mỹ, nhờ các chính sách di trú, Hoa kiều thường có mặt trong các ngành nghề chuyên môn, các nghề có thứ hạng cao trong y khoa và học thuật.

Thuật ngữ

Tiếng Trung có nhiều thuật ngữ khác nhau để đề cập đến khái nhiệm này. Huáqiáo (Trung văn giản thể: 华侨; Trung văn phồn thể: 華僑, Hoa Kiều) hay Hoan-kheh trong tiếng Phúc Kiến (tiếng Trung: 番客) dùng để đề cập đến công dân Trung Quốc sinh sống ngoài Trung Quốc. Huáyì (Trung văn giản thể: 华裔; Trung văn phồn thể: 華裔; Bạch Thoại tự: Hôa-è, Hoa duệ) dùng để đề cập đến người thuộc dân tộc Hán sinh sống ngoài Trung Quốc.[3] thuật ngữ thường dùng khác là 海外华人 (hǎiwài huárén, hải ngoại hoa nhân); và từ này thường được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng để đề cập đến những người thuộc sắc tộc Trung Hoa sinh sống ngoài Trung Quốc nói chung mà không xét tới quốc tịch.
Trong tiếng Việt, cụm từ Hoa kiều vẫn được dùng phổ biến và tồn tại song song với từ Việt kiều để đề cập đến những người gốc Việt nói chung tại nước ngoài mà không kể tới quốc tịch, mặc dù vậy, thuật ngữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ" và khô thích hợp để chỉ những người đã mang quốc tịch nước ngoài.
Hoa kiều thuộc sắc tộc Hán như Quảng Đông, Phúc Kiến, hay Khách Gia đề cập tới Hoa kiều với tên gọi 唐人 (tángrén, đường nhân), đọc là tòhng yàn trong tiếng Quảng Đông, Tn̂g-lâng trong tiếng Mân Nam, và tong nyin trong tiếng Khách Gia. Từ "đường nhân" ám chỉ đến nhà Đường khi chyế độ này kiểm soát toàn bộ Trung Nguyên.

Thống kê

Quốc gia Bài về cộng đồng người Hoa Dân số người Hoa Năm
châu Á   31.279.797 2006
 Thái Lan Người Thái gốc Hoa 9.450.000 2010[4]
 Malaysia Người Malaysia gốc Hoa, Peranakan 7.100.000 2008[5]
 Indonesia Người Indonesia gốc Hoa/Tionghoa 6.000.000 2008[6]
 Singapore Người Singapore gốc Hoa 2.794.000 2010 [7]
 Việt Nam Người Hoa (Việt Nam), 823.071 2009[8]
 Campuchia Người Campuchia gốc Hoa 1.180.000 2008[9]
 Philippines Người Philippines gốc Hoa, Tornatras, Sangley 1.100.000 2005[4]
 Myanmar Người Myanmar gốc Hoa, Panthay 1.100.000 2005[4]
 Nhật Bản Người Hoa tại Nhật Bản 655.377 1 2008[10]
 Hàn Quốc Người Hoa tại Hàn Quốc 624.994 2 2009[11]
 Kazakhstan Người Hoa tại Kazakhstan 300.000 2009
 Ấn Độ Người Hoa tại Ấn Độ 189.470 2005[4]
 Lào Người Lào gốc Hoa 185.765 2005[4]
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Người Hoa tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 180.000 2009[12]
 Brunei Người Hoa tại Brunei 43.000 2006[13]
 Israel Người Hoa tại Israel 23.000 2001[cần dẫn nguồn]
 Bắc Triều Tiên Người Hoa tại Bắc Triều Tiên 10.000 2009[14]
 Pakistan Người Hoa tại Pakistan 10.000 2009[15]
 Sri Lanka Người Hoa tại Sri Lanka 3.500 ?[16]
 Iran Người Hoa tại Iran 3.000 --
 Kyrgyzstan Người Hoa tại Kyrgyzstan 1.813 2009
 Mongolia Người Hoa tại Mông Cổ 1.323 2000[cần dẫn nguồn]
 Bangladesh Người Hoa tại Bangladesh 1.200 2011[17]
châu Mỹ   6.059.240 2008
 Hoa Kỳ Người Mỹ gốc Hoa 3.500.000 2007[18]
 Canada Người Canada gốc Hoa 1.300.000 2006[19]
 Peru Người Peru gốc Hoa 1.300.000 2005[4]
 Brazil Người Brasil gốc Hoa 151.649 2005[4]
 Panama Người Hoa tại Panama 135.000 2003[cần dẫn nguồn]
 Cuba Người Cuba gốc Hoa 114.240 2008[20]
 Argentina Người Argentina gốc Hoa 100.000 2008[21]
 Mexico Người México gốc Hoa 23.000 2003[22]
 Nicaragua Người Nicaragua gốc Hoa 12.000 --[23]
 Suriname Người Suriname gốc Hoa 40.000 2011[24]
 Jamaica Người Jamaica gốc Hoa 70.000 --[25]
 Cộng hòa Dominica Người Hoa tại Cộng hòa Dominica 15.000 --[26]
 Costa Rica Người Costa Rica gốc Hoa 7.873 2009[cần dẫn nguồn]
 Chile Người Hoa tại Chile 5.000 --[cần dẫn nguồn]
 Trinidad & Tobago Người Trinidad và Tobago gốc Hoa 3.800 2000[cần dẫn nguồn]
 Guyana Người Guyana gốc Hoa 2.722 1921[27]
 Belize Người Belize gốc Hoa 1.716 2000[28]
 Puerto Rico Người Puerto Rico gốc Hoa -- --
 Haiti Người Haiti gốc Hoa 230 --
châu Âu   1.716.233 2006
 Nga Người Hoa tại Nga, Người Dungan 998.000 2005[4]
 Pháp Người Hoa tại Pháp, Người Réunion gốc Hoa 700.000 2010[4]
 Vương quốc Anh Người Anh gốc Hoa 500.000 2008[29]
 Ý Người Hoa tịa Ý 201.000 2011[30]
 Tây Ban Nha Người Hoa tại Tây Ban Nha 128.022 2008[31]
 Hà Lan Người Hoa tại Hà Lan 76.960 2011[32]
 Đức Người Hoa tại Đức 71.639 2004[33]
 Serbia Người Hoa tại Serbia 20.000 2008[34]
 Ireland Người Hoa tại Ireland 16.533 2006[35]
 Đan Mạch Người Hoa tại Đan Mạch 10.247 2009[36]
 Bulgaria Người Hoa tại Bulgaria 10.000 2005[37]
 Bồ Đào Nha Người Hoa tại Bồ Đào Nha 9.689 2007 [38]
 Thụy Điển Người Hoa tại Thụy Điển 14.134 2010 [39]
 Phần Lan Người Hoa tại Phần Lan 7.546 2010 [40]
 Cộng hòa Séc Người Hoa tại Cộng hòa Séc 4.986 2007[41]
 Romania Người Hoa tại Romania 2.249 2002[42]
 Thổ Nhĩ Kỳ Người Hoa tại Thổ Nhĩ Kỳ 1.000 2009
châu Đại Dương   1.021.019 2003
 Úc Người Úc gốc Hoa 669.896 2006[43]
 New Zealand Người New Zealand gốc Hoa 147.570 2006[44]
 Samoa Người Hoa tại Samoa 30.000 --[cần dẫn nguồn]
 Papua New Guinea Người Hoa tại Papua New Guinea 20.000 2008[45][46]
 Fiji Người Hoa tại Fiji 6.000 2000[cần dẫn nguồn]
 Tonga Người Hoa tại Tonga 3.000 2001[47][48]
 Palau Người Hoa tại Palau 1.019 2001[49]
châu Phi   734.000 2009
 Nam Phi Người Nam Phi gốc Hoa 350.000 2009[50]
 Angola Người Hoa tại Angola 100.000 2007[51][[]][dubious ]
 Ai Cập Người Hoa tại Ai Cập 100.000 2010[52]
 Madagascar Người Hoa tại Madagascar 60.000 2007[53][54]
 Nigeria Người Hoa tại Nigeria 50.000 2008[55]
 Mauritius Sino-Mauritian 30.000 2007[56]
 Réunion Người Réunion gốc Hoa 25.000 1999[57]
 Zambia Người Hoa tại Zambia 20.000 2003[58]
 Mozambique Người Hoa tại Mozambique 12.000 2007
 Kenya Người Hoa tại Kenya 10.000 2007
 Tanzania Người Hoa tại Tanzania 10.000 2008
 Ghana Người Hoa tại Ghana 7.000 2008
 Botswana Người Hoa tại Botswana 6.000 2009
 Cameroon Người Hoa tại Cameroon 2.000 2008
 Senegal Người Hoa tại Senegal 2.000 2008
 Seychelles Người Seychelles gốc Hoa 1.000 1999[59]
Tổng -- 40.382.279

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Blondeau, Anne-Marie; Buffetrille, Katia and Wei Jing (2008). Authenticating Tibet: Answers to China's 100 Questions. University of California Press. tr. 127.
  2. ^ http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201304/Nguoi-Trung-Quoc-thay-thieu-an-toan-tren-dat-nuoc-minh-2213493/
  3. ^ [1]
  4. ^ a ă â b c d đ e ê The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.
  5. ^ Malaysia. Background Notes. United States: Department of State. December năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009
  6. ^ [2], BBC
  7. ^ “Table 3 Ethnic Composition of the Resident Population”, Singapore Department of Statistics, Social Statistics Section, truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011
  8. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009” (Thông cáo báo chí). Tổng cục Thống kê. 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập 22/2/2011.
  9. ^ Cambodia: Zongzi becomes a tool of affection relay
  10. ^ Ministry of Justice. Japan. July, 2009.<http://www.moj.go.jp/PRESS/090710-1/090710-3.pdf>.
  11. ^ “More Than 1 Million Foreigners Live in Korea”. Chosun Ilbo. 6 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2009
  12. ^ Chinese expats in Dubai - TimeOut Dubai
  13. ^ “Brunei”. The World Factbook. Langley, VA: Central Intelligence Agency. 2006. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006. The total population of Brunei is estimated at 380,000, of whom 11.2% are of Chinese descent.
  14. ^ “Chinese in N.Korea 'Face Repression'”. Chosun Ilbo. 10 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2009
  15. ^ Fazl-e-Haider, Syed (11 tháng 9 năm 2009). “Chinese shun Pakistan exodus”. Asia Times. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009
  16. ^ http://www.nationmaster.com/graph/peo_chi_pop-people-chinese-population
  17. ^ Bangladesh, Lonely Planet by Marika McAdam
  18. ^ “Selected Population Profile in the United States”. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
  19. ^ " Ethnic Origin (247), Single and Multiple Ethnic Origin Responses (3) and Sex (3) for the Population of Canada, Provinces, Territories, Census Metropolitan Areas and Census Agglomerations, 2006 Census - 20% Sample Data," [3]
  20. ^ CIA World Factbook. Cuba. 2008. May 15, 2008.<https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cu.html>.
  21. ^ People Daily community estimation.<http://spanish.peopledaily.com.cn/31621/6415237.html>.
  22. ^ http://www.embajadachina.org.mx/esp/zmgx/t44249.htm=B
  23. ^ “Nicaragua: People groups”. Joshua Project. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  24. ^ Romero, Simon (10 tháng 4 năm 2011). “China Aids Suriname, Expanding South American Role”. The New York Times.
  25. ^ Joshua Project - Han Chinese, Hakka of Jamaica Ethnic People Profile
  26. ^ dr1.com - The Chinese Community and Santo Domingo’s Barrio Chino - Page 1
  27. ^ History of the Chinese in Guyana
  28. ^ http://celade.cepal.org/cgibin/RpWebEngine.exe/PortalAction?&MODE=MAIN&BASE=CPVBLZ2000&MAIN=WebServerMain.inl
  29. ^ “"Population of the UK, by ethnic group, 2001" (Note that in UK usage Asian in this context refer to South Asia)”. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  30. ^ Statistiche demografiche ISTAT.
  31. ^ Instituto Nacional de Estadística: Padrón 2008 [4].
  32. ^ Dutch Census Bureau (excludes ethnic Chinese not from China)[5].
  33. ^ Federal Statistical Office Germany [6].
  34. ^ Little China in Belgrade
  35. ^ Beyond 20/20 WDS - Table View
  36. ^ Statistics Denmark 2009
  37. ^ Кръстева, Анна (2005). “Китайците”. Имиграцията в България. София: IMIR. tr. 80–104. ISBN 954-8872-56-0.
  38. ^ “Foreign population with legal status of residence (No.) by Place of residence (NUTS-2002) and Nationality”. Population. Instituto Nacional de Estatística. 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009
  39. ^ Statistiska centralbyrån
  40. ^ Tilastokeskus [7].
  41. ^ Czech Statistical Office 2007
  42. ^ Vasiliu, Adrian O.; Vasileanu, Marius; Duţă, Mihai; Covaci, Talida (1 tháng 8 năm 2005). “Chinezii din Romania - polul est-european al civilizatiei asiatice/Chinese in Romania - Eastern European pole of Asian civilisation”. Adevărul. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009
  43. ^ 2006 Australian Bureau of Statistics [8].
  44. ^ QuickStats About Culture and Identity - Asian, 2006 Census, Statistics New Zealand. Accessed 2007-07-13.
  45. ^ Nelson 2007, tr. 8
  46. ^ Chin 2008, tr. 118
  47. ^ "Tonga announces the expulsion of hundreds of Chinese immigrants", John Braddock, wsws.org, December 18, 2001
  48. ^ "Tonga to expel race-hate victims", Paul Raffaele & Matthew Dearnaley, New Zealand Herald, November 22, 2001
  49. ^ Palau, CIA World Factbook, rertieved October 14, 2009
  50. ^ Park, Yoon Jung (2009). “Recent Chinese Migrations to South Africa - New Intersections of Race, Class and Ethnicity”. Representation, Expression and Identity (Interdisciplinary Perspectives). ISBN 978-1-904710-81-3. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  51. ^ http://www.newsweek.com/id/72028/page/1
  52. ^ “Chinese prostitution ring busted in Maadi”, Almasry Alyoum, 13 tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010
  53. ^ Man 2006
  54. ^ Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs 2007
  55. ^ http://www.migrationinformation.org/Feature/display.cfm?id=690
  56. ^ 非洲华人华侨简况. Dongguan: Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs. 20 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008
  57. ^ Chinese Language Educational Foundation 1999
  58. ^ Time. 11 tháng 3 năm 2009 http://www.time.com/time/photogallery/0,29307,1884396_1854955,00.html |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp). Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  59. ^ 1999 年底非洲国家和地区华侨、华人人口数 (1999 year-end statistics on Chinese expatriate and overseas Chinese population numbers in African countries and territories). Chinese Language Educational Foundation.

Trận Sekigahara

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Sekigahara
関ヶ原の戦い
Một phần của thời kỳ Sengoku
Sekigaharascreen.jpg
tranh vẽ thời Edo miêu tả trận đánh.
.
Thời gian 21 tháng 10 năm 1600[1]
Địa điểm Sekigahara, ngày nay thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản
Kết quả Chiến thắng quyết định của nhà Tokugawa. Mở đầu cho Mạc phủ Tokugawa
Thay đổi lãnh thổ Gia tộc Tokugawa giành quyền thống trị trên toàn Nhật Bản
Tham chiến
Toyotomi mon.png Gia tộc Toyotomi Tokugawa family crest.svg Gia tộc Tokugawa
Chỉ huy
大一大万大吉.svg Ishida Mitsunari  
Ukita mon.svg Ukita Hideie
Alex K Hiroshima Mori (color).svg Mōri Terumoto
Chosokabe mon.svg Chōsokabe Morichika
Konishi mon.svg Konishi Yukinaga  
Rokumonsen.svg Sanada Masayuki
Alex K Hiroshima Shimazu (color).svg Shimazu Yoshihiro
Tokugawa family crest.svg Tokugawa Ieyasu,
Kuyo.svg Hosokawa Tadaoki
Honda mon.svg Honda Tadakatsu
Maruni sumitate yotsume.svg Kyōgoku Takatsugu
Alex K Hiroshima Asano (color).svg Ikeda Terumasa
Maru ni Tachi-Omodaka inverted.png Fukushima Masanori
Yamanouchi mon.svg Yamanouchi Kazutoyo
Kuroda mon.svg Kuroda Nagamasa
Japanese crest Hikone Tahibana.svg Ii Naomasa
Japanese Crest Tuta.png Tōdō Takatora
Ikoma mon.svg Ikoma Masamune


Lực lượng
91.888[2] 83.890[2]
Tổn thất
Không rõ, ước tính từ khoảng 20.000 đến 36.720[3]
Ōtani Yoshitsugu
Shimazu Toyohisa
Ankokuji Ekei
Không rõ, ước tính khoảng 11.000[3]
Torii Mototada
.
Trận Sekigahara (Shinjitai: 関ヶ原の戦い; Kyūjitai: 關ヶ原の戰ひ (Quan Nguyên chi chiến') Sekigahara no Tatakai?) là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1600 (ngày 15 tháng thứ 9 niên hiệu Khánh Trường thứ 5) tại Sekigahara, thuộc tỉnh Gifu ngày nay.[4] Trận đánh diễn ra giữa hai phe, một phe ủng hộ con trai của Toyotomi HideyoshiToyotomi Hideyori lên nắm quyền. Phe kia ủng hộ Tokugawa Ieyasu, daimyō hùng mạnh nhất thời bấy giờ.
Chiến thắng của "Đông quân" dưới sự chỉ huy của Ieyasu khiến ông trở thành người cuối cùng trong số 3 người thống nhất Nhật Bản cùng với Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi.[5] Sau trận đại chiến này, ông chính thức giành được tước hiệu Chinh di Đại tướng quân (征夷大将軍, Sei-i Daishōgun), người có quyền lực chính trị và quân sự nhất thời phong kiến Nhật Bản. Trận chiến mở đầu thời đại của Mạc phủ Tokugawa, mạc phủ cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản kéo dài hơn 250 năm.[6]
Tầm quan trọng trận chiến này, toàn bộ kết quả của một chiến dịch quân sự, là nó đã gần như kết thục một thời kỳ nội chiến khốc liệt. Nó đã thiết lập nền hòa bình gần như tuyệt đối trên suốt quần đảo Nhật Bản, và chỉ bị gián đoạn bởi các cuộc khởi nghĩa nhỏ cho đến khi Thiên hoàng giành lại quyền lực tối cao sau cuộc chiến tranh Mậu Thìn (1868-1869).
Mặc dù không ai biết chính xác số lượng binh lính tham chiến của hai bên, nhưng phần lớn học giả cho rằng đã có hơn 17 đến 20 vạn binh lính tập trung ngày hôm đó, và một số người nói rằng, đây là trận đánh lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.[7]

Tên gọi

Trận đánh lịch sử này còn được gọi là Tenka Wakeme no Tatakai (天下分け目の戦い, trận chiến phân thiên hạ) trong tiếng Nhật. Tên gọi Sekigahara bắt nguồn từ tên vùng đất mà nó đã diễn ra: Sekigahara, nằm trong khu vực quận Fuwa, tỉnh Gifu ngày nay.
Bao gồm hai khía cạnh khác nhau: Mặc dù thường được xem như là một trận đánh, một phần của một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Về điều này, cả hai bên đều đã chuẩn bị trước, như việc bao vây lâu đài đối phương hay chặn đánh các tuyến đường giao thông chính để cố gắng chiếm được lợi thế hơn đối thủ. Điều đáng chú ý là khi hai bên đã chuẩn bị cho trận đánh hàng tháng trời, việc quyết định nơi giao tranh được thực hiện cách nhanh chóng bởi một trong hai bên tham chiến. Ishida Mitsunari đã lựa chọn được chỗ rất có lợi cho quân của mình. Nhưng trớ trêu thay, chính một trong những đồng minh đáng tin nhất của ông đã phản bội khiến ông không kịp trở tay.[8]

Bối cảnh và nguyên cớ

Toyotomi Hideyoshi vốn là một vị tướng phục vụ cho Oda Nobunaga. Sau khi Nobunaga qua đời, trong hội nghị quyết định người kế thừa Nobunaga, Hideyoshi gạt qua ứng cử viên hiển nhiên là Oda Nobutaka và cùng với đại tướng của gia tộc Oda, Shibata Katsuie, ủng hộ người con còn trẻ của Nobutada, Oda Hidenobu[9]. Có được sự ủng hộ của hai trưởng lão nhà Oda, Niwa Nagahide và Ikeda Tsuneoki, Hideyoshi đặt Hidenobu lên ngôi, cùng với ảnh hưởng của chính ông ta lên toàn gia tộc Oda. Căng thẳng nhanh chóng leo thang giữa Hideyoshi và Katsuie, và trong trận Shizugatake năm sau đó, Hideyoshi tiêu diệt quân đội của Katsuie[10] và từ đó tập trung quyền lực trong tay mình, kiểm soát gần như mọi hoạt động của nhà Oda.
Hideyoshi tìm kiếm danh hiệu shogun để thực sự được coi là người nắm quyền thống trị Nhật Bản. Tuy nhiên Hoàng đế không ban cho ông tước hiệu đó. Ông yêu cầu shogun cuối cùng của Muromachi, Ashikaga Yoshiaki, nhận ông làm con nuôi, nhưng bị từ chối. Không thể trở thành shogun, năm 1585 ông nhận lấy vị trí còn đầy thanh thế hơn là Nhiếp chính quan (kampaku)[11]. Năm 1586, Hideyoshi chính thức được triều đình ban tên Toyotomi[11]. Ông xây dựng một lâu đài to lớn, Jurakudai, năm 1587 và điều khiển Hoàng đế Go-Yozei năm sau đó[12].
Sau đó, Hideyoshi khuất phục tỉnh Kii[13] và chinh phục Shikoku của gia tộc Chōsokabe[14]. Ông cũng dành quyền kiểm soát tỉnh Etchū[15] và xâm lăng Kyūshū[16]. Năm 1587, Hideyoshi trục xuất người truyền đạo Thiên chúa khỏi Kyūshū để áp đặt sự thống trị lớn hơn đối với các daimyo Kirishitan (người Nhật theo Thiên chúa giáo)[17]. Tuy nhiên, vì ông vẫn giao thương với châu Âu, những người theo Thiên chúa giáo riêng lẻ được lờ đi. Năm 1588, Hideyoshi cấm nông dân bình thường sở hữu vũ khí và bắt đầu cuộc săn lùng kiếm để sung công vũ khí[18]. Kiếm được nấu chảy để đúc tượng Phật. Biện pháp này ngăn ngừa rất hiệu quả sự phản ứng của nông dân và đảm bảo sự ổn định lớn hơn đặc biệt là từ các daimyo tự do. Cuộc vây hãm Odawara chống lại gia tộc Hậu Hōjō ở đồng bằng Kantō[19] tiêu diệt những kẻ chống đối cuối cùng của Hideyoshi. Chiến thắng của ông đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Sengoku.
Tháng 2 năm 1591, Hideyoshi ra lệnh cho Sen no Rikyū phải tự sát[20]. Rikyū đã từng là một thuộc hạ tin cẩn và là bậc thầy trà đạo dưới thời cả Hideyoshi lẫn Nobunaga. Dưới sự bảo trợ của Hideyoshi, Rikyū tạo ra những thay đổi quan trọng trong mỹ học của trà đạo, ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của văn hóa Nhật Bản. Kể cả sau khi ra lệnh buộc Rikyū phải tự sát, Hideyoshi vẫn tiến hành nhiều công trình xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn về cái đẹp do Rikyū đề xướng. Sự ổn định của triều đại Toyotomi sau cái chết của Hideyoshi bị đặt một dấu hỏi lớn sau cái chết của người con trai độc nhất mới 3 tuổi của ông, Tsurumatsu, tháng 9 năm 1591. Khi người anh cùng cha khác mẹ Hidenaga qua đời ít lâu sau người con trai, Hideyoshi chọn cháu trai Hidetsugu làm người kế vị, nhận Hidetsugu làm con nuôi vào tháng 1 năm 1592. Hideyoshi rời bỏ chức vụ kampaku rồi nhận tước hiệu taikō (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu được ban tước hiệu kampaku.
Hai lần xâm lược Triều Tiên thất bại của ông đã làm quyền lực của gia tộc Toyotomi cũng như những người trung thành và những quan viên vẫn còn phục vụ và ủng hộ gia tộc này sau khi Toyotomi chết suy yếu một cách khủng khiếp. Sự hiện diện của Hideyoshi và em trai ông ta Hidenaga làm hai phe không bùng nổ xung đột, nhưng khi cả hai người đều qua đời, sự xích mích ngày càng trầm trọng và biết thành thù địch. Đáng chú ý nhất là, Kato Kiyomasa và Fukushima Masanori đã công phái các quan chức cũ, đặc biệt là Ishida Mitsunari và Konishi Yukinaga. Tokugawa Ieyasu chớp lấy thời cơ, lấy lòng họ, và hướng sự thù địch làm yếu đi gia tộc Toyotomi.

Khai cuộc

Tokugawa Ieyasu không còn đối thủ về thâm niên, thứ bậc, danh tiếng và ảnh hưởng nói chung trong gia tộc Toyotomi sau cái chết của Nhiếp chính Maeda Toshiie. Tin đồn lan tràn về việc Ieyasu, lúc này là đồng minh duy nhất còn sống của Oda Nobunaga, sẽ chiếm lấy cơ nghiệp của Hideyoshi, như cách mà Hideyoshi đã đoạt lấy của Nobunaga. Điều này được những quan viên trung thành với Hideyoshi đặc biệt tin tưởng, vì họ đã nghi ngờ Ieyasu đã kích động mối bất hòa giữa các chư hầu của của Toyotomi.
Sau đó, âm mưu ám sát Ieyasu bị lộ, và rất nhiều những người trung thành với Toyotomi đã bị buộc tội và bị ép phải phục tùng quyền lực của Ieyasu. Tuy vậy, Uesugi Kagekatsu, một trong các Nhiếp chính được Hideyoshi tiến cử, không tuân lệnh của Ieyasu và xây dựng đội quân của riêng mình. Khi Ieyasu công khai kết tội ông và đòi ông phải đến Kyoto để đối chất trước mặt Thiên Hoàng. Quân sư của Kagekatsu, Naoe Kanetsugu đáp lời bằng việc kết tội Ieyasu lăng mạ vi phạm di huấn của Hideyoshi, làm Ieyasu tức điên lên.
Sau đó, Ieyasu tập hợp những người ủng hộ mình, tiến quân lên phía Bắc tấn công gia tộc Uesugi, sử gọi là Cuộc vây hãm Hasedō, nhưng Ishida Mitsunari, chớp lấy thời cơ này, nổi dậy và tạo lập một liên minh làm đối trọng với những người theo Ieyasu, đánh trúng tâm lý của rất nhiều daimyo thù địch ở lâu đài Osaka.
Ieyasu để lại một ít quân dưới quyền của Date Masamune để canh chừng nhà Uesugi và tiến về phía Tây để giao chiến với Tây quân. Một vài daimyo, đáng chú ý nhất là Sanada Masayuki, từ bỏ liên minh của Ieyaus, mặc dù, đa số đều căm thù Mitsunari hay trung thành với Ieyasu đều ở lại với quân Tokugawa.

Trận đánh

Mitsunari, ở lâu đài Sawayama, gặp gỡ Otani Yoshitsugu, Mashita Nagamori, và Ankokuji Ekei. Ở đây, họ thành lập liên minh, gửi lời mời đến Mori Terumoto, người thực ra không tham gia vào trận chiến, làm thủ lĩnh.
Mitsunari sau đó chính thức tuyên chiến với Ieyasu và bao vây lâu đài Fushimi, do thuộc hạ của Ieyasu là Torii Mototada trấn giữ vào ngày 19 tháng 7. Sau đó, Tây quân hạ được vài tiền đồn của quân Tokugawa ở vùng Kansai và trong không đầy một tháng, Tây quân đã tiến đến tỉnh Mino, nơi có ngôi làng Sekigahara.
Súng hỏa mai Nhật Bản thời kỳ Edo.
Trở lại Edo, Ieyasu nhận được tin tức về tình hình ở Kansai và quyết định triển khai quân đội của mình. Ông ra lệnh cho vài daimyo cũ của Toyotomi giao chiến với Tây quân khi ông chia quân thành các đường và tiến về phía Tây trên con đường Tōkaidō đến lâu đài Osaka.
Con trai của Ieyasu là Hidetada dẫn một đạo quân khác qua ngả Nakasendō. Tuy vậy, quân đội của Hidetada sa lầy khi cố công phá lâu đài Ueda của Sanada Masayuki. Mặc dù quân đội Tokugawa đông gấp bội với 38.000 lính so với chỉ vẻn vẹn 2.000 lính của nhà Sanada, họ vẫn không thể chiếm được vị trí chiến lược được phòng thủ cẩn mật này. Cùng lúc đó, 15.000 quân nhà Toyotomi bị giam chân chỉ bằng 5.00 quân của Hosokawa Fujitaka tại lâu đài Tanabe ở quận Wakayama. Một vài trong số 15.000 người đó kính trọng Hosokawa đến độ mà họ trù tính sẽ làm chậm nhịp độ tấn công lại. Những sự kiện này khiến cho một số lượng lớn quân của Tokugawa và Toyotomi không thể tham chiến tại Sekigahara.
Biết rằng Ieyasu đang tiến tới Osaka, Mitsunari quyết định rời bỏ vị trí của mình và tiến đến Sekigahara. Ngày 15 tháng 9, hai bên bắt đầu sắp xếp đội ngũ. Đông quân của Ieyasu có 88.888 lính, trong khi quân số của Mitsumari là 81.890 người.

Tây quân thất bại

Mặc dù Tây quân có được lợi thế chiến thuật rất lớn, Ieyasu đã liên hệ với nhiều daimyo ở phía Tây, đảm bảo cho họ về đất đai và tính mạng sau trận chiến nếu họ chuyển phe. Điều này làm vài tướng lĩnh phía Tây giữ các vị trí quan trọng dao động và phải đưa quân tiếp viện hay tham chiến, việc này đã phát huy tác dụng.
Mori HidemotoKobayakawa Hideaki là hai daimyo như thế. Họ ở những vị trí mà nếu đánh thúc vào Đông quân, họ sẽ làm cho Ieyasu bị vây cả ba mặt. Hidemoto, bị lời hứa của Ieyasu lung lạc, cũng thuyết phục Kikkawa Hiroie không tham chiến.
Mặc dù Kobayakawa đã nghe theo lời Ieyasu, ông vẫn do dự và giữ thái độ trung lập. Khi trận đánh vào hồi căng thẳng, Ieyasu cuối cùng ra lệnh cho súng hỏa mai bắn vào vị trí của Kobayakawa trên núi Matsuo. Đến lức này, Kobayakawa mới tham chiến theo phe phía Đông. Quân đội của ông đánh vào vị trí của Yoshitsugu. Mắt thấy hành động phản bội này, hàng loạt các tướng quân phía Tây như Wakisaka Yasuharu, Ogawa Suketada, Akaza Naoyasu, và Kutsuki Mototsuna ngay lập tức chuyển phe, khiến chiều hướng của trận đánh thay đổi hẳn.
Tây quân tan rã, các chỉ huy bỏ chạy. Một vài người như Ukita Hideie chạy thoát, trong khi những người khác như Otani Yoshitsugu tự sát. Mitsunari, Yukinaga và Ekei bị bắt và một số ít như Mori TerumotoShimazu Yoshihiro trở về được lãnh địa của mình.

Thành phần tham chiến

Đông quân
Tây quân
Daimyō Binh lính Daimyō Binh lính
Tokugawa Ieyasu 30.000 Mōri Terumoto* ---
Honda Tadakatsu 500 Ishida Mitsunari 4.000
Hosokawa Tadaoki 5.000 Shima Sakon (1.000)[21]
Ii Naomasa 3.600 Gamo Bitchū (1.000)[21]
Matsudaira Tadayoshi 3.000 Akaza Naoyasu 600
Tsutsui Sadatsugu 2.850 Chōsokabe Morichika 6.600
Arima Toyōji 900 Kikkawa Hiroie 3.000
Asano Yukinaga 6.510 Mōri Hidemoto 15.000
Fukushima Masanori 6.000 Ankokuji Ekei 1.800
Ikeda Terumasa 4.560 Kobayakawa Hideaki 15.600
Ikoma Kazumasa 1.830 Konishi Yukinaga 4.000
Katō Yoshiaki 3.000 Kuchiki Mototsuna 600
Kuroda Nagamasa 5.400 Natsuka Masaie 1.500
Kyōgoku Takamoto 3.000 Ogawa Suketada 2.100
Oda Yūraku 450 Ōtani Yoshitsugu 600
Tanaka Yoshimasa 3.000 Ōtani Yoshikatsu 3.500
Terazawa Hirotaka 2.400 Shimazu Yoshihiro 1.500
Tōdō Takatora 2.490 Shimazu Toyohisa (750)[22]
Yamanouichi Kazutoyo 2.058 Toda Shigemasa 1.500
Yoshida Shigekatsu 1.200 Ukita Hideie 17.000


Wakizaka Yasuharu 990


Chư hầu gia tộc Toyotomi 2.000
Tổng cộng 88.888[23]
81.890[24]
Chú thích: Quân của Mōri Terumoto không được tính vì họ đang đóng ở thành Osaka trong thời gian diễn ra trận đánh. Ô màu cam là những đội quân đã 'đổi phe' sang Đông quân.

Vũ khí

Cận chiến

Bài chi tiết: YariKatana
Vũ khí chính được dùng trong trận chiến là Yari, một loại giáo Nhật truyền thống được sử dụng chủ yếu bởi các đội quân Ashigaru (足軽) và thậm chí là cả các samurai trên lưng ngựa. Một kiểu ngắn hơn được gọi là mori yari.
Vũ khí phụ là nihonto, thường được biết đến ở phương Tây là kiếm katana. Kiếm Katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với lưỡi quay lên phía trên. Mặc dù là một kiểu vũ khí có liên kết chặt chẽ nhất với các samurai thời kỳ Edo, một thời gian hòa bình trong lịch sử Nhật Bản, và người ta đã gọi nó là "linh hồn của những samurai". Katana được sử dụng song song với một thanh kiếm ngắn là Wakizashi và được gọi chung với nhau là daishō (大小, đại tiểu), biểu tượng cho tác phong và danh dự của người võ sĩ. Thanh kiếm dài Katana dùng để chém trong tác chiến. Kiếm ngắn để đâm khi đến gần đối phương hoặc để thực hiện một nghi thức mang tên seppuku.
Khi một samurai mặc giáp trụ đầy đủ và giao tranh trên chiến trường, thanh katana vẫn được sử dụng trong khi thanh wakizashi được thay thế bằng tanto. Trên chiến trường, katana được xem là vũ khí quan trọng nhất, vì nó thường được định nghĩa với cận chiến.

Mở đầu thời kỳ Mạc phủ Tokugawa

Đài tưởng niệm trận Sekigahara ngày nay
Tokugawa Ieyasu phân bổ lại đất đai và thái ấp cho những người tham chiến, nói chung là ban thưởng cho những người trợ giúp ông và thay đổi chỗ, trừng phạt hay lưu đầy những người chống lại mình. Thực hiện việc này, ông giành được quyền kiểm soát rất nhiều đất đai trước kia của nhà Toyotomi. Sau khi xử tử công khai Ishida Mitsunari, Konishi Yukinaga và Ankokuji Ekei, ảnh hưởng và uy tín của gia tộc Toyotomi cùng những người trung thành với họ suy giảm nghiêm trọng.
Từ góc nhìn của gia tộc Toyotomi, trận đánh này theo một nghĩa nào đỏ chỉ là cuộc giao tranh giữa các chư hầu nhà Toyotomi. Tuy vậy, quan điểm này không chính xác lắm vì Ieyasu sau này đã trở thành Shogun, vị trí vẫn còn bỏ trống sau khi Mạc phủ Ashikaga sụp đổ 27 năm trước. Sự thay đổi này cũng đảo ngược địa vị thuộc hạ của gia tộc Tokugawa, sau đó biến gia tộc Toyotomi thành chư hầu của nhà Tokugawa. Dù thế nào đi chăng nữa, Ieyasu cũng không kiếm được cớ gì để hành động chống lại nhà Toyotomi bạc nhược; thay vào đó, Ieyasu phải tốn công dàn xếp nhiều kế hoạch chính trị để tiêu diệt Hideyori một lần và mãi mãi.

Mầm mống nổi loạn

Trong khi phần lớn các gia tộc đều bằng lòng với vị trí mới của mình, có những gia tộc, đặc biệt là những người ở phía Tây, cay đắng vì việc bị thuyên chuyển lãnh địa hay cảm thấy việc bại trận hay bị trừng phạt là một sự sỉ nhục. Ba gia tộc sau trận Sekigahara bị thiệt hại nặng nề:
  • Gia tộc Mori, đứng đầu là Mori Terumoto, vẫn giận dữ với Mạc phủ Tokugawa vì phải chuyển khỏi thái ấp của mình, Aki, và được phân cho lãnh địa Chōshū, mặc dù gia tộc này không hề tham gia vào trận đánh này.
  • Gia tộc Shimazu, đứng đầu là Shimazu Yoshihiro, việc thu thập thông tin tình báo yếu kém, và họ vẫn không bị thuyên chuyển khỏi tỉnh nhà Satsuma, họ vẫn không hoàn toàn trung thành với Mạc phủ Tokugawa. Tận dụng lợi thế là xa Edo và ở trên đảo Kyushu cũng như tăng cường công tác thám báo, gia tộc Shimazu công khai tuyên bố rằng đây gần như là một vương quốc tự trị độc lập khỏi Mạc phủ Tokugawa.
  • Gia tộc Chosokabe, đứng đầu là Chosokabe Morichika, bị lột bỏ tước hiệu và lãnh địa ở Tosa và bị lưu đày. Các thuộc hạ cũ của Chosokabe không bao giờ phục vụ cho những người mới đến, gia tộc Yamauchi, tạo ra sự khác biệt giữa các thuộc hạ của họ với các thuộc hạ cũ của Chosokabe, khiến họ phải chịu địa vị thấp hơn cũng như sự phân biệt đối xử. Việc phân biệt đẳng cấp này tiếp diễn hàng thế hệ cho đến khi gia tộc Chosokabe sụp đổ.
Hậu duệ của ba gia tộc này hai thế kỷ sau đã cộng tác để lật đổ Mạc phủ Tokugawa, dẫn đến cuộc Minh Trị Duy Tân.

Miyamoto Musashi

  • Theo lưu truyền lại, kensei (kiếm thánh) huyền thoại Miyamoto Musashi cũng tham chiến trong hàng ngũ quân đội của Ukita Hideie. Người ta cho là ông đã chiến đấu anh dũng và thoát khỏi quân đội thất trận của Ukita mà không bị một vết thương nào. Đây là thực tế hay huyền thoại vẫn còn chưa rõ ràng; nhưng Musashi mới chỉ khoảng 16 tuổi vào thời điểm đó.

Xuất hiện trong văn hóa đại chúng

  • Trận đánh này là cảnh chiến đấu chính trong phim Sengoku jieitai 1549 (2005). Trong phim cũng xuất hiện một số nhân vật chính và tình huống chính trị, khá trụy lạc do kịch bản phim.
  • Trận đánh này được miêu tả nổi bật trong seri manga và anime Samurai Deeper Kyo.
  • Trận đánh xuất hiện trong video game KessenSamurai Warriors 2 cho dòng máy Playstation 2. Cả hai game có những kịch bản viễn tưởng, một vài chuyển thắng lợi về cho phe Tây Quân.
  • Trận chiến cũng xuất hiện trong Age of Empires III: The Asian Dynasties trong phần các chiến dịch Nhật Bản.
  • Trận chiến xuất hiện trong Shogun: Total War, là một trong những trận chiến lịch sử PC.
  • Trong Azumi, Trận Sekigahara là một trong những yếu tố quan trọng của kịch bản.
  • Tiểu thuyết best-seller của James Clavell, "Shogun" miêu tả các sự kiện dẫn đến trận chiến đỉnh điểm này, mặc dù chính bản thân trận chiến lại chỉ được kể trong hai khổ ngắn ngủi.
  • Seri nhỏ năm 2003, Musashi bắt đầu với việc Miyamoto Musashi trẻ tuổi trở dậy từ hàng đống tử thi sau trận chiến Sekigahara. Manga Nhật Bản Vagabond cũng bắt đầu với cảnh tương tự.

Chú thích

  1. ^ “The Story of the Battle of Sekigahara”. Truy cập 6 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a ă Bryant 1995, trang 25.
  3. ^ a ă “Fight for the future” (bằng inglés). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2012. Truy cập 9 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ “The Battle of Sekigahara”. Truy cập 9 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ “Japan - AD 1573-1615 Momoyama”. Truy cập 6 tháng 3 năml 2009.
  6. ^ “Edo Period”. Truy cập 6 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ Turnbull 2003, trang 47.
  8. ^ Bryant 1995, trang 84.
  9. ^ Berry, trang 74.
  10. ^ Berry, trang 78.
  11. ^ a ă Berry, trang 179.
  12. ^ Berry, các trang 184–186.
  13. ^ Berry, các trang 85–86.
  14. ^ Berry, trang 83.
  15. ^ Berry, trang 84.
  16. ^ Berry, pp. 87–93.
  17. ^ Berry, pp. 91–93.
  18. ^ Berry, các trang 102–106.
  19. ^ Berry, các trang 93–96.
  20. ^ Berry, các trang 223–225.
  21. ^ a ă Tomados del ejército principal de Mitsunari.
  22. ^ Tomados del ejército de Yoshihiro.
  23. ^ El historiador George Sansom estimó que 95.000 soldados estuvieron en el campo de batalla en el bando de Mitsunari según un cálculo basado en los ingresos en koku de cada feudo representado en la batalla. Sanson, 1961:412.
  24. ^ El historiador George Sansom estimó que 138.000 soldados estuvieron en el campo de batalla en el bando de Ieyasu según un cálculo basado en los ingresos en koku de cada feudo representado en la batalla. Sanson, 1961:412.

Liên kết ngoài



Mét

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
1 m =
Đơn vị quốc tế
m 1×10−3 km
1.000 mm 10×109 Å
6,685×10−12 AU 105,7×10−18 ly
Kiểu Mỹ / Kiểu Anh
39,37 in 3,281 ft
1,094 yd 621,371×10−6 mi
Mét (tiếng Pháp: mètre) là đơn vị đo khoảng cách, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Định nghĩa gần đây nhất của mét bởi Viện Đo lường Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures) vào năm 1983 là: "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây". Trong cách hành văn hàng ngày, nhiều khi một mét còn được gọi là một thước.

Lịch sử

Thước mét tiêu chuẩn bằng platin-iridi
Biểu diễn dưới dạng giản đồ của một nguyên tử để minh họa femtômét và Ångström. Không theo đúng tỷ lệ.
  • 1771: nhiều người đề nghị lấy độ dài quãng đường một vật rơi tự do trong một giây làm đơn vị đo độ dài.
Cả hai ý kiến trên đều đã không được chấp nhận.
  • 1790: Một ủy ban được thành lập tại Pháp đã quyết định chọn độ dài một phần mười triệu của đoạn kinh tuyến từ xích đạo qua Paris đến Bắc Cực làm một độ dài chuẩn gọi là mét.
  • 1799: Ủy ban chế tạo thước mét chuẩn đầu tiên làm bằng 90% platin và 10% iridi.
  • Thế kỉ 19: các phép đo chính xác hơn cho thấy rằng độ dài của thước mét bằng platin ấy ngắn hơn độ dài 1/10 triệu đoạn kinh tuyến trên một đoạn 0,08 mm.
  • 1889: Hội nghị Đo lường Quốc tế quyết định chọn độ dài thước mét bằng platin ấy làm cơ sở để chế tạo một thước mét bằng platin-iridi, có mặt cắt hình chữ X để làm thước mét tiêu chẩn quốc tế, cất giữ tại Viện Đo lường Quốc tế ở Paris.
  • Tháng 10 năm 1960: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 11 quyết định: "độ dài một mét bằng 1.650.763,73 lần độ dài bước sóng ánh sáng màu vàng cam của Kprypton-86 phát ra trong chân không".
  • Ngày 20 tháng 10 năm 1983: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 17 định nghĩa lại mét: "một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây".

Hệ thống SI

Bội số Tên Kí hiệu
Bội số Tên Kí hiệu
100 mét m
     
101 đềcamét dam
10−1 đêximét dm
102 hêctômét hm
10−2 xentimét cm
103 kilômét km
10−3 milimét mm
106 mêgamét Mm
10−6 micrômét µm
109 gigamét Gm
10−9 nanômét nm
1012 têramét Tm
10−12 picômét pm
1015 pêtamét Pm
10−15 femtômét fm
1018 examét Em
10−18 atômét am
1021 zêtamét Zm
10−21 zéptômét zm
1024 yôtamét Ym
10−24 yóctômét ym
Đơn vị in đậm là đơn vị hay dùng

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment