Wednesday, October 15, 2014

Chào ngày mới 16 tháng 10



CNM365. Chào ngày mới 16 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Lương thực thế giới. Năm 456 – Tư lệnh Ricimer đánh bại Hoàng đế Avitus tại Piacenza để trở thành chấp chính quan Đế quốc Tây La Mã. Năm 690 – Sau khi phế con là Đường Duệ Tông thành "hoàng tự" , Võ Tắc Thiên (hình) lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu từ "Đường" thành "Chu".Năm 1813Liên minh thứ sáu tấn công NapoléonĐế chế thứ nhất Pháp tại Trận Leipzig, xung đột lớn nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon có hơn nửa triệu lính hai bên. Năm 1978Hồng y Karol Józef Wojtyła được bầu làm giáo hoàng, lấy tên Gioan Phaolô II, là người Slav đầu tiên và là giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý từ thế kỷ 16.

Ngày Lương thực thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Logo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

Trụ sở của Ủy ban quốc gia Ngày Lương thực thế giới của Hoa Kỳ tại Washington, D.C.
Ngày Lương thực thế giới được cử hành vào ngày 16 tháng 10 hàng năm trên khắp thế giới, để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc của Liên Hiệp Quốc năm 1945. Ngày này cũng là Ngày Khoa học kỹ thuật thực phẩm.

Nguồn gốc

Ngày Lương thực thế giới được các nước thành viên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc thiết lập tại Đại hội lần thứ 20 của Tổ chức này trong tháng 11 năm 1979. Phái đoàn Hungary - do tiến sĩ Pál Romány, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Hungary thời bấy giờ lãnh đạo – đã đề xuất ý tưởng cử hành Ngày Lương thực thế giới trên toàn cầu. Từ đó, ngày Lương thực thế giới được cử hành hàng năm ở hơn 150 quốc gia, nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề nghèođói, về sử dụng hợp lý lương thựcthực phẩm.

Các chủ đề

Từ năm 1981, mỗi năm Ngày Lương thực thế giới đều chọn một chủ đề khác nhau để làm nổi bật các phạm vi cần thiết cho hành động và đưa ra một tiêu điểm chung (xem cuối trang).

Việc tổ chức Ngày Lương thực thế giới

Ngày Lương thực thế giới được tổ chức hàng năm ở hơn 150 quốc gia. Dưới đây là một số ví dụ về việc cử hành Ngày Lương thực thế giới tại một số nước trong những năm gần đây.

Hoa Kỳ

Ngày Lương thực thế giới đã trở thành một ngày truyền thống ở Hoa Kỳ từ khi thiết lập năm 1981. Ở Hoa Kỳ nỗ lực dành cho ngày này được 450 tổ chức công và tư tự nguyện bảo trợ.[1] Một ví dụ về Ngày Lương thực thế giới năm 2011 là các bữa ăn trong ngày này do Oxfam hợp tác với nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác bảo trợ.[2] Tổng giám mục danh dự Desmond Tutu[3] và tác giả Francis Moore Lappe[4] đã hợp sức với Oxfam để xúc tiến việc tổ chức bữa ăn ngày chủ nhật Lương thực thế giới này.

Châu Âu

Tại Ý năm 2005, các bộ, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội nghị chuyên đề cũng như triển lãm về lương thực. Bộ Nông Lâm Ý đã tổ chức một cuộc mít tinh tập chú vào vấn đề quyền của các phụ nữ ở vùng nông thôn.
Tại Đức, Bộ bảo vệ người tiêu dùng, Lương thực và Nông nghiệp liên bang đều tham gia Ngày Lương thực thế giới thông qua các cuộc họp báo.
Tại Tây Ban Nha, đài truyền hình Tây Ban Nha đã tích cực truyền các sự kiện về Ngày Lương thực thế giới. Đại sứ thiện chí của FAO - cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Raul – đã tham gia vào các sự kiện kỷ niệm và giúp làm nổi bật các vấn đề an ninh lương thực trên khắp nước.
Tại Vương quốc Anh, nhóm Lương thực vương quốc Anh cũng tham gia tích cực ngày kỷ niệm này thông qua các hội nghị và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tại các nước có nền kinh tế mới nổi ở Đông Âu – như Albania, Armenia, Croatia, Cộng hòa Séc, Gruzia, Macedonia, Moldova, Serbia và Montenegro, Slovakia – nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới cũng được tổ chức.
Tại Hungary, các chuyên gia lương thực nổi tiếng tham gia vào các buổi trình diễn tại Nhà bảo tàng Nông nghiệp Hungary. Đại diện của "Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc" trong khu vực cũng đã trao các Huy chương Ngày Lương thục thế giới cho các chuyên gia Hungary.
Nhân danh Tòa Thánh, các giáo hoàng Gioan Phaolô IIgiáo hoàng Biển Đức XVI đã gửi thông điệp hàng năm cho các nhà sản xuất lương thực thực phẩm và những người tiêu dùng vào Ngày Lương thực thế giới.[5][6][7][8][9][10][11]

Châu Phi

Angola đã cử hành Ngày Lương thực thế giới năm 2005 bằng việc tổ chức Diễn đàn về Phụ nữ nông thôn lần thứ 4. Còn tại Burundi đệ nhị Phó tổng thống đã tham gia lễ trồng khoai tây như một biểu tượng của việc sản xuất lương thực. Tại Cộng hòa Trung Phi, tổng thống nước này đã khánh thành một cây cầu ở Boda nhân Ngày Lương thực thế giới, tạo thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển tới khu vực sản xuất lương thực này.
Tại Chad, hàng ngàn người đã tham dự các cuộc thảo luận, hội nghị và các hoạt động ngày Lương thực thế giới, như xem kịch, phim, nhẩy múa dân gian, thăm các nơi có dự án nông nghiệp và các công ty nông nghiệp.
Tại Ghana, Bộ Lương thực và Nông nghiệp tổ chức một hội nghị an ninh lương thực. Còn tại Namibia thì phát động một chiến dịch nâng cao ý thức về an ninh lương thực thông qua các phương tiện truyền thong quốc gia.
Ai Cập tổ chức một cuộc hội thảo về các vấn đề dinh dưỡng. MarocTunisia thì tổ chức các hội nghị chuyên đề và triển lãm về lương thực.

Châu Á

Chính phủ Bangladesh tổ chức lễ hội lương thực. Tại Trung quốc năm 2005, Bộ Nông nghiệp tổ chức kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới tại thành phố Khúc Tĩnh, nơi có nhiều sắc tộc thiểu số sinh sống.
Tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tổ chức các hội thảo chuyên đề và tham quan các địa điểm có dự án nông nghiệp.
Tại Indonesia Bộ Nông nghiệp tổ chức Triển lãm Lương thực tại Bandung, Tây Java, còn các tổ chức phi chính phủ của nông dân và ngư dân thì tổ chức hội thảo ở Bali.
Tại Armenia, Bộ Nông nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, Trường Đại học Nông nghiệp quốc gia Armenia, các tổ chức quốc tế và các phương tiện truyền thông đại chúng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới.
Tại Afghanistan, các đại diện các Bộ trong chính phủ, các đại sứ quán, các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế cùng các nhân viên FAO đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới.
Tại Cyprus, các buổi lễ đặc biệt được tổ chức ở các trường tiểu và trung học, nơi các giáo viên giải thích ý nghĩa của Ngày Lương thực thế giới.

Châu Mỹ Latinh

Tại Chile, các cuộc triển lãm các sản phẩm lương thực bản xứ được các cộng đồng địa phương tổ chức.
Tại Argentina, các quan chức chính phủ, các tổ chức quốc tế và giới báo chí tham dự lễ kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới.
Tại Mexico năm 2005, một chiến dịch quốc gia cho một "Mexico không có Nạn đói" đã đưọc tổ chức, với sự hỗ trợ của các sinh viên và xã hội dân sự.
Tại Cuba, các nhà sản xuất lương thực thực phẩm trao đổi quan điểm tại các hội chợ nông nghiệp.
Tại Venezuela các phương tiện truyền thông tích cực hỗ trợ chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề lương thực trong Ngày Lương thực thế giới.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Năm Chủ đề
2012 Hợp tác nông nghiệp - chìa khóa nuôi sống thế giới
2011 Giá lương thực - từ khủng hoảng đến ổn định
2010 Đoàn kết chống nạn đói
2009 Mục tiêu an ninh lương thực trong thời khủng hoảng
2008 An ninh lương thực thế giới: các thách thức của Biến đổi khí hậu và Năng lượng sinh học
2007 Quyền sử dụng lương thực
2006 Đầu tư vào nông nghiệp để được an ninh lương thực
2005 Nông nghiệp và đối thoại liên văn hóa
2004 Đa dạng sinh học đối với an ninh lương thực
2003 Cùng làm việc cho một Liên minh quốc tế chống nạn đói
2002 Nước: nguồn an ninh lương thực
2001 Đấu tranh chống nạn đói để giảm nghèo
2000 Một thiên niên kỷ không có nạn đói
1999 Tuổi trẻ chống nạn đói
1998 Phụ nữ nuôi thế giới
1997 Đầu tư vào an ninh lương thực
1996 Đấu tranh chống nạn đói và suy dinh dưỡng
1995 Thực phẩm cho mọi người
1994 Nước cho sự sống
1993 Gặt hái sự đa dạng của Thiên nhiên
1992 Thực phẩm và dinh dưỡng
1991 Cây trồng cho đời sống
1990 Thực phẩm cho tương lai
1989 Thực phẩm và môi trường
1988 Tuổi trẻ nông thôn
1987 Các chủ nông trại nhỏ
1986 Ngư dân và các Cộng đồng ngư nghiệp
1985 Nạn nghèo nông thôn
1984 Phụ nữ trong Nông nghiệp
1983 an ninh lương thực
1982 Thực phẩm trước hết
1981 Thực phẩm trước hết

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Food and Agriculture Organization of the United Nations (tiếng Anh)
منظمة الأغذية والزراعة للأمم المتحدة (tiếng Ả Rập)
聯合國糧食及農業組織 (tiếng Trung)
Organisation des Nations Unies pour l'alimentation et l'agriculture (tiếng Pháp)
Продовольственная и сельскохозяйственная организация (tiếng Nga)
Organización de las Naciones Unidas para la Agricultura y la Alimentación (tiếng Tây Ban Nha)
FAO logo.svg
Loại hình Cơ quan chuyên môn
Tên gọi tắt FAO
Lãnh đạo Sénégal Jacques Diouf
Hiện trạng Đang hoạt động
Thành lập 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada
Trụ sở Ý Roma, Ý
Trang web www.fao.org
Trực thuộc ECOSOC
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO) được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc (UN). Năm 1951, trụ sở chính tại Washington D.C, Mỹ được chuyển về Roma, Ý. Mục tiêu cơ bản của FAO:
  1. Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên.
  2. Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản.
  3. Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói.
Cùng với tổ chức Y tế thế giới (WHO), FAO tham gia quán lý Ủy ban Codex Alimentarius với mục đích tăng cường sự cân bằng của yêu cầu về thực phẩm và do đó làm cho thương mại quốc tế phát triển hơn. Ngày 8 tháng 8 năm 2008, FAO có tổng cộng 193 thành viên.

Chú thích

Liên kết ngoài

Phương tiện liên quan tới Food and Agriculture Organization tại Wikimedia Commons

No comments:

Post a Comment