Saturday, October 11, 2014

Chào ngày mới 12 tháng 10

Cristo Redentor Rio de Janeiro 4.jpg
CNM365. Chào ngày mới 12 tháng 10 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập tại Guinea Xích Đạo (1968); ngày tiếng Tây Ban Nha Liên Hiệp Quốc.  Năm 1492Cristoforo Colombo cùng đoàn thám hiểm của mình cập bờ Bahamas, nhưng nhà thám hiểm tưởng lầm rằng mình đến được Ấn Độ. Năm 1810Lễ hội tháng Mười, hay Oktoberfest, được tổ chức lần đầu tiên khi vương thất Bayern mời các thị dân München cùng tham dự hôn lễ của Thái tử Ludwig và Thái tử phi Therese. Năm 1931Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (hình) tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil được khánh thành sau chín năm xây dựng. Năm 1945 – Thủ tướng Phetsarath tuyên bố Lào độc lập, song người Pháp nhanh chóng tái khẳng định quyền kiểm soát tại Lào.

Guinea Xích Đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Guinea Xích Đạo
República de Guinea Ecuatorial (tiếng Tây Ban Nha)
República da Guiné Equatorial (tiếng Bồ Đào Nha)
République de Guinée équatoriale (tiếng Pháp)
Flag of Equatorial Guinea.svg Coat of arms of Equatorial Guinea.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Guinea Xích Đạo
Khẩu hiệu
Unidad - Paz - Justicia
(Tiếng Tây Ban Nha: "Đoàn kết - Hòa bình - Công lý")
Quốc ca
'Cùng tiến bước trên đường hạnh phúc bao la'
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Tổng thống
Thủ tướng
Tiếng Bồ Đào Nha
Teodoro Obiang Nguema Mbasogo
Miguel Abia Biteo Boricó
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Tây Ban Nha[1], Tiếng Bồ Đào Nha
Thủ đô Malabo
3°21′B, 8°40′Đ
Thành phố lớn nhất Malabo
Địa lý
Diện tích 28.051 km² (hạng 141)
Diện tích nước 0% %
Múi giờ UTC+1
Lịch sử
Ngày thành lập 12 tháng 10, 1968
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 535.881 người (hạng 160)
Mật độ 19,1 người/km² (hạng 157)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 18,785 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,655 trung (hạng 121)
Đơn vị tiền tệ Franc CFA (XAF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .gq
Cộng hòa Guinea Xích Đạo (tiếng Tây Ban Nha: República de Guinea Ecuatorial, phiên âm tiếng Việt: Ghi-nê Xích Đạo[2]) là một quốc gia ở khu vực Tây Phi.

Lịch sử

Vùng đất liền là nơi định cư của người Pygmy. Người Fangngười Bubi di cư đến đây trong thế kỉ 17 và đến đảo Ferdinan Po (Bioko ngày nay) thế kỉ 19.
Người Bồ Đào Nha khám phá ra các đảo Fernando Po (Bioko) và Pagalu (Annobón) vào thế kỉ 15, và nhượng lại cho Tây Ban Nha năm 1778. Từ năm 1840, PhápTây Ban Nha đều muốn giành quyền kiểm soát vùng Rio Muni ở lục địa.
Năm 1885, cả hai vùng này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha cho đến khi giành được độc lập năm 1968. Đây là quốc gia duy nhất ở châu Phi nói tiếng Tây Ban Nha.
Kể từ khi cầm quyền, Tổng thống Francisco Macias Nguema được xem là cha đẻ của nền độc lập, lập chế độ độc tài, tàn phá nền kinh tế của đất nước còn non trẻ và lạm dụng nhân quyền. Tự phong là "sự thần kì duy nhất", Nguema được coi là một trong những người cầm quyền chuyên chế và bạo ngược nhất trong lịch sử châu Phi. Tháng 8 năm 1979, Nguema bị một người cháu là Trung tá Teodoro Obiang Nguema Mbasogo lật đổ và hành quyết. Mbasogo dần dần hiện đại hóa đất nước nhưng vẫn giữ lại nhiều thông lệ độc tài của cựu Tổng thống Nguema. Năm 1996, Mbasogo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống với 99% số phiếu. Năm 1999, một số các nhà lãnh đạo đối lập bị bắt giữ vì yêu cầu hủy bỏ kết quá bầu cử lập pháp trong đó đảng của Mbasogo giành chiến thắng áp đảo. Mbasogo tái đắc cử Tổng thống năm 2002 với 97% số phiếu.

Chính trị

Đối nội

Trước khi độc lập tại Guinea Xích Đạo có nhiều đảng phái nhưng trong những năm 1970 và 1980 chỉ có 1 đảng duy nhất hợp pháp là Đảng Lao động Thống nhất toàn quốc (Partido Unico Nacional de Trabaladores) thành lập tháng 4 năm 1970 do Tổng thống M.Nguéma Biyogo làm Chủ tịch. Tháng 6 năm 1972, ông M. Nguéma Biyogo được đề cử làm Tổng thống suốt đời kiêm Thủ tướng. Tháng 6/1973, Hiến pháp mới được thông qua, quy định Guinea Xích Đạo là quốc gia thống nhất gồm Fernando Pô và Rio Muni.
Guinea Xích Đạo chủ trương củng cố độc lập dân tộc, tự lực cánh sinh xây dựng và phát triển kinh tế.
Tháng 8 năm 1979, ông Teodoro O.N. Mbasogo làm đảo chính lật đổ Francisco M. Ngúema, thành lập Đảng Dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE). Ngày 16 tháng 11 năm 1991, Guinea Xích Đạo thông qua Hiến pháp mới chấp nhận chế dộ đa đảng song quá trình dân chủ hoá gặp nhiều khó khăn, chưa tổ chức được bầu cử Quốc hội (dự kiến vào năm 1998), lực lượng chống đối mạnh. Ngày 7 tháng 7 năm 1997, chính quyền đã phải kêu gọi Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, OUALiên Hiệp Quốc can thiệp nhằm chấm dứt đổ máu do lực lượng binh biến gây ra.
  • Thể chế nhà nước: Chế dộ Tổng thống nhưng do giới quân sự nắm quyền.
  • Đảng cầm quyền: Đảng dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE)
  • Đảng đối lập: Liên đoàn Lực lượng đối lập Guinea Xích Đạo.

Đối ngoại

Guinea Xích Đạo theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên kết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Guinea Xích Đạo có quan hệ gắn bó với các nước xã hội chủ nghĩa và đã từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel (tháng 10 năm 1973) và với Mỹ (tháng 3 năm 1976). Tuy nhiên hiện nay bạn mở rộng quan hệ với tất cả các nước trong đó ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực Tây Phi, coi trọng quan hệ với Tây Ban NhaPháp. Guinea Xích Đạo là thành viên của 26 tổ chức quốc tế lớn trong đó có IMF, G-77, ACCT, FAO.

Địa lý

Nước này nằm ở Tây Phi, bên bờ vịnh Guinea. Lãnh thổ gồm hai phần: phần lục địa là cao nguyên Mbini và vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương; phần kia là quần đảo núi lửa nằm chếch lên ở phía Tây Bắc, ngoài khơi Cameroon, trong đó các đảo chính gồm đảo Bioko và đảo Annobón. Thủ đô Malabo đóng tại đảo Bioko.

Hành chính

Guinea Xích Đạo được chia thành 2 khu vực và bảy tỉnh.[3]

Khu vực

  • Khu vực thứ 2: Río Muni là khu vực lục địa của Guinea Xích Đạo, rộng 26.017 km². Tên gọi của khu vực này có nguồn gốc từ sông Muni. Có dân số khoảng 300.000 người thuộc sắc tộc Fang. Khu vực này có 4 tỉnh:

Tỉnh

Guinea Xích Đạo gồm có 3 tỉnh nằm ở các đảo và 4 tỉnh nằm ở đất liền.
  1. Annobón Province (San Antonio de Palé)
  2. Bioko Norte Province (Malabo)
  3. Bioko Sur Province (Luba)
  4. Centro Sur Province (Evinayong)
  5. Kié-Ntem Province (Ebebiyín)
  6. Litoral Province (Bata) includes the islands of the Corisco Bay.
  7. Wele-Nzas Province (Mongomo)
Các tỉnh lại được chia tiếp thành các huyện.

Kinh tế

Quốc gia này thuộc vào nhóm các nước kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (cây lương thực, cây xuất khẩu) và dầu mỏ. Gỗ, cà phê, ca caodầu mỏ là các mặt hàng xuất khẩu chính. Việc phát hiện và khai thác các mỏ dầu có trữ lượng lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên khác như titan, sắt, măng gan, uranium chưa được chú trọng khai thác. Lâm nghiệp, nông trại, đánh bắt cá chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Mặc dầu độc lập khá sớm, Guinea Xích Đạo vẫn dựa vào sản xuất ca cao để kiếm lượng ngoại tệ mạnh. Tình trạng tồi tệ của kinh tế nông thôn dưới các chế độ tàn bạo nối tiếp nhau đã làm giảm tiềm năng phát triển nông nghiệp vốn luôn dẫn đầu.
Từ năm 1993, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đình chỉ viện trợ do chính phủ tham nhũng và quản lí yếu kém. Lĩnh vực kinh doanh hầu như nằm trong tay các viên chức chính phủ và các thành viên gia đình.
Guinea Xích Đạo đã tận dụng được sự phá giá đồng franc CFA (1-1994). Thúc đẩy sản xuất phát triển, giá dầu lửa tăng là hai yếu tố chính kích thích tăng trưởng kinh tế năm 2000-2001.[4]
Hiện nay, Guinea Xích Đạo đang phát triển trồng lúa, thăm dò khai thác dầu lửa ở vịnh Corisco. Tây Ban NhaMỹ nắm toàn bộ ngành khai thác dầu lửa của nước này. Nông nghiệp chiếm 20%GDP, công nghiệp chiếm 60% GDP, dịch vụ chiếm 20% GDP. Xuất khẩu chủ yếu là dầu, ca cao, cao su sang Mỹ 62%, Nhật 3%, Tây Ban Nha 17%, Trung Quốc 9%. Nhập chủ yếu thực phẩm, quần áo, máy móc, thiết bị của Cameroon 10%, Tây Ban Nha 10%, Pháp 15%, Mỹ 35% và Anh 6% (1997).[5]
  • GDP thực tế: 22,86 tỷ USD (2009)
  • Tăng trưởng: -1,8% (2009) (Theo CIA)

Dân số

Đa số người dân Guinea Xích Đạo có nguồn gốc thuộc sắc tộc Bantu.[6] Các nhóm dân tộc lớn nhất là người Fang, là bản địa ở đất liền, nhưng di cư đáng kể đến đảo Bioko đã dẫn đến số lượng người Fang đông hơn trước người Bantu trước đó. Người Fang hiện chiếm 80% dân số[7] và bao gồm 67 dòng họ. Những người Fang sống ở phần phía bắc của Río Muni nói tiếng Fang-Ntumu, trong khi những người ở miền Nam nói tiếng Fang-Okah, hai tiếng địa phương có sự khác biệt nhưng là có hiểu lẫn nhau. Tiếng địa phương của người Fang cũng được sử dụng tại các bộ phận của nước láng giềng Cameroon (Bulu) và Gabon. Ngoài ra, còn có người Bubi, hiện đang chiếm 15% dân số, là dân tộc bản địa đến đảo Bioko.
Ngoài ra, có những nhóm dân tộc ven biển, đôi khi được gọi là Ndowe hoặc "Playeros" là: Combes, Bujebas, Balengues, và Bengas sống trên các hòn đảo, và người Fernandinos, một cộng đồng người Krio trên đảo Bioko. Cùng với nhau, các nhóm này chiếm khoảng 5% dân số. Một số người châu Âu (chủ yếu là người Tây Ban Nha hoặc người Bô Đào Nha) - trong đó pha trộn với dân tộc châu Phi - cũng sống trong nước.
Hầu hết người Tây Ban Nha đều ở lại sau Guinea Xích Đạo khi độc lập. Có một số lượng ngày càng tăng của người nước ngoài đến từ các nước lân cận như Cameroon, Nigeria và Gabon. Theo Bách khoa toàn thư của Liên Hiệp Quốc (2002) có khoảng 7% người dân đảo Bioko là sắc tộc Igbo, một dân tộc thiểu số đến từ miền đông nam Nigeria.[8] Guinea Xích Đạo cũng nhận người châu Á và người châu Phi da đen đến từ các quốc gia khác làm công nhân đồn điền ca caocà phê. Nhóm người châu Phi da đen đến từ Liberia, AngolaMozambique. Còn hầu hết người châu Á là gốc Trung Quốc, với số lượng nhỏ người Ấn Độ.
Guinea Xích Đạo cũng cho phép người dân đến định cư tại quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, PhápĐức. Sau khi độc lập, hàng ngàn người Guinea Xích Đạo đã đến Tây Ban Nha. Thêm 100,000 người Guinea Xích Đạo nữa đã đi đến Cameroon, Gabon và Nigeria vì tránh chế độ độc tài của Francisco Macías Nguema. Một số cộng đồng Guinea Xích Đạo cũng sẽ được tìm thấy ở châu Mỹ Latinh, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Pháp. Khai thác dầu đã góp phần tăng gấp đôi dân số ở Malabo.
Các tôn giáo chính ở Guinea Xích Đạo là Kitô giáo chiếm 93% dân số. Đây là chủ yếu Công giáo La Mã (87%) còn lại là thiểu số người Tin Lành (5%). Thêm 5% dân số theo tín ngưỡng bản địa và cuối cùng là 2% dân số theo có tôn giáo khác bao gồm bao gồm người Hồi giáo, Đức tin Bahá'í, và niềm tin khác.[9]

Ngôn ngữ chính thức

+Tiếng Tây Ban Nha +Tiếng Bồ Đào Nha

Giáo dục và văn hóa

Phần lớn trẻ em đều được học tiểu học, tuy nhiên chỉ có khoảng 21% học lên trung học. Giáo hội Công giáo đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tiểu học và trung học. Guinea Xích Đạo có một số trường đại học ở thủ đô Malabo và ở Bata.

Khối lượng phương tiện truyền thông

Thể thao

Guinea xích đạo trong tưởng tượng

Xem khác

Ghi chú và tham khảo

Sách vở

Liên kết ngoài

Tin tức

Tổng quan và những thư mục

Nhóm dân tộc

Du lịch

Kinh tế

Tây Ban Nha và châu Phi

Chú thích

Tiếng Tây Ban Nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
:Bài này nói về ngôn ngữ được gọi toàn thế giới là tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Castil. Để biết về các ngôn ngữ khác được nói ở Tây Ban Nha, xem Các ngôn ngữ tại Tây Ban Nha.
Tiếng Tây Ban Nha
español, castellano
Khu vực Phần lớn của Trung Mỹ, phần lớn của Nam Mỹ, một số vùng ở Bắc Mỹ với thiểu số quan trọng ở những nơi khác, và các đảo Caribbean; một số vùng ở Châu Âu; và những vùng và dân nhập cư trên các lục địa
Tổng số người nói 417 triệu
Hạng 3–4 (tùy ước lượng)
Ngữ hệ Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu
Phân nhánh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominicana, Ecuador, El Salvador, Guinea Xích Đạo, Guatemala, Honduras, Liên minh châu Âu, Mexico, Nicaragua, New Mexico (Mỹ), Panama, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Tây Ban Nha, Uruguay, và Venezuela
Quy định bởi Asociación de Academias de la Lengua Española (Real Academia Española)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 es
ISO 639-2 spa
ISO 639-3 spa
Phân bố
Map-Hispanophone World.png
Bản đồ của giới nói tiếng Tây Ban Nha, với các nơi nói tiếng đó
hoàn toàn, đa số, và thiểu số được tô đậm.
Tiếng Tây Ban Nha (español), hoặc là tiếng Castil (castellano) hay tiếng Y Pha Nho theo kiểu cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam MỹGuinea Xích Đạo.

Nhóm ngôn ngữ và các ngôn ngữ liên hệ

Tiếng Tây Ban Nha có quan hệ rất gần gũi với các ngôn ngữ ở Đông Iberia như: tiếng Asturian (asturianu), tiếng Ladino (Djudeo-espanyol, sefardí), tiếng Catalan (català)tiếng Bồ Đào Nha (português). Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ngữ pháp và từ vựng rất giống nhau; số lượng từ vựng tương tự nhau của hai ngôn ngữ này lên đến 89%.

So sánh từ vựng

Tiếng Latin Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Catalan Tiếng Ý Tiếng Pháp Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
nos nosotros nós nosaltres noi nous we chúng tôi
fratrem germānum hermano irmão germà fratello frère brother anh, em trai
dies Martis (cổ điển), tertia feria (Giáo hội) martes terça-feira dimarts martedì mardi Tuesday ngày Thứ Ba (trong tuần)
cantiōnem canción canção cançó canzone chanson song bài hát
magis hoặc plus más (hoặc plus) mais (hoặc chus) més (hoặc pus) più plus more nhiều hơn, cộng thêm vào
manūm sinistram mano izquierda mão esquerda mà esquerra mano sinistra main gauche left hand tay trái
nihil hoặc nullam rem natam nada nada res niente/nulla rien/nul nothing không có gì

Hệ chữ viết

Tiếng Tây Ban Nha được viết sử dụng ký tự Latin, với một chữ cái được thêm vào là "ñ" (eñe), được đọc là /ɲ/ ("nh" trong tiếng Việt) và được xem là xuất phát từ chữ "n", cho dù là được viết là một chữ "n" với một dấu ngã (~) bên trên. Những chữ ghép "ch" (che) và "ll" (elle) được xem như là những chữ cái đơn, có tên riêng và là một chữ cái trên bảng chữ cái, vì mỗi chữ đại diện cho một âm tiết khác nhau (/tʃ/ and /ʎ/) tương ứng. Tuy nhiên, chữ ghép "rr" (erre doble, chữ "r" đúp, hoặc chỉ là "erre" thay vì "ere"), cũng đại diện cho một âm đơn /r/, không được xem là một chữ đơn. Vì thế bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha có 28 chữ (sẽ là 29 nếu tính chữ "w", nhưng nó chỉ được sử dụng trong tên tiếng nước ngoài và từ mượn): a, b, c, ch, d, e, f, g, h, i, j, k, l, ll, m, n, ñ, o, p, q, r, s, t, u, v, (w), x, y, z.
Từ năm 1994, hai chữ ghép trên bị tách ra thành hai chữ cái riêng biệt để sắp xếp. Những từ có chữ "ch" bây giờ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái giữa "ce" và "ci", thay vì ở giữa "cz" như trước đây, và chữ "ll" cũng thế. Tuy nhiên, những chữ "che" (ch), và "elle" (ll) vẫn còn được sử dụng như thông tục.
Trừ những từ địa phương như ở Mexico, việc phát âm có thể được định rõ khi đánh vần. Một từ tiếng Tây Ban Nha tiêu biểu được nhấn giọng ở âm áp chót nếu như nó tận cùng bằng một nguyên âm (không phải "y") hoặc nếu như tận cùng bằng phụ âm "n" và "s"; trong các trường hợp khác thì nhấn giọng ở âm cuối cùng. Những trường hợp ngoại lệ được biểu thị bằng một dấu sắc trên nguyên âm. Khi đó thì nguyên âm có dấu sắc sẽ được nhấn giọng.
Dấu sắc còn được sử dụng để phân biệt những từ đồng âm, nhất là khi một trong số chúng là những từ có nhấn giọng và cái còn lại thì không. So sánh "el" (mạo từ xác định giống đực số ít) với "él" (đại từ "anh ấy" hoặc "nó"); hoặc "te" ("bạn", bổ ngữ đại từ), de (giới từ "của" hoặc "từ") và "se" (đại từ phản thân) với "té" ("trà"), dé ("cho") và sé ("Tôi biết", hoặc mệnh lệnh cách của động từ "ser"), ta thấy được sự khác nhau.
Những đại từ nghi vấn (qué, cuál, dónde, quién, v.v.) cũng có dấu sắc ở những câu hỏi gián tiếp hay trực tiếp, và một số đại từ chỉ định (ése, éste, aquél, v.v.) có thể có dấu khi được sử dụng như những đại từ. Liên từ "o" ("hoặc") được thêm vào một dấu sắc khi được viết ở giữa các số với nhau để không bị lẫn với số 0 (zero): Ví dụ, "10 ò 20" phải được đọc là diez o veinte ("muời hay hai mươi") thay vì diez mil veinte ("10 020 - mười ngàn không trăm hai mươi"). Những dấu này thường được bỏ đi khi viết hoa (thói quen trước đây khi khi sử dụng máy tính vì chỉ có những chữ viết thường mới có dấu được), cho dù Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha phản đối.
Trong trường hợp hiếm, "u" được viết với một dấu tách âm ("ü") khi nó được viết giữa chữ "g" và một nguyên âm lưỡi trước ("e" hoặc "i"), để báo hiệu là nó phải được đọc thay vì câm như thường lệ. Ví dụ, cigüeña (con cò), được đọc là /θ̟iˈɰweɲa/; nếu như nó được viết là cigueña, nó sẽ được đọc là /θ̟iˈɰeɲa/.
Những mệnh đề nghi vấn và cảm thán được bắt đầu bằng dấu chấm hỏi ngược (¿) và dấu chấm than ngược (¡).

Phân phối địa lý của tiếng Tây Ban Nha

Những nước có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha
Thứ tự chữ cái Số người dùng làm tiếng mẹ đẻ
  1. Andorra (40.000)
  2. Argentina (41.248.000)
  3. Aruba (105.000)
  4. Úc (150.000)
  5. Áo (1.970)
  6. Belize (130.000)
  7. Bolivia (7.010.000)
  8. Bonaire (5.700)
  9. Brasil (19.700.000)
  10. Canada (272.000)
  11. Chile (15.795.000)
  12. Trung Quốc (250.000)
  13. Colombia (45.600.000)
  14. Costa Rica (4.220.000)
  15. Cuba (11.285.000)
  16. Curaçao (112.450)
  17. Cộng hoà Dominicana (8.850.000)
  18. Ecuador (10.946.000)
  19. El Salvador (6.859.000)
  20. Guinea Xích Đạo (447.000)
  21. Phần Lan (17.200)
  22. Pháp (2.100.000)
  23. Guyane thuộc Pháp (13.000)
  24. Đức (410.000)
  25. Guatemala (8.163.000)
  26. Guyana (198.000)
  27. Haiti (1.650.000)
  28. Honduras (7.267.000)
  29. Israel (160.000)
  30. Ý (455.000)
  31. Nhật Bản (500.000)
  32. Kuwait (1.700)
  33. Liban (2.300)
  34. Mexico (106.255.000)
  35. Maroc (960.706)
  36. Hà Lan (17.600)
  37. New Zealand (26.100)
  38. Nicaragua (5.503.000)
  39. Panama (3.108.000)
  40. Paraguay (4.737.000)
  41. Peru (26.152.265)
  42. Philippines (2.900.000)
  43. Bồ Đào Nha (1.750.000)
  44. Puerto Rico (4.017.000)
  45. România (7.000)
  46. Nga (1.200.000)
  47. Tây Ban Nha (44.400.000)
  48. Nam Hàn (90.000)
  49. Thụy Điển (39.700)
  50. Thụy Sĩ (172.000)
  51. Trinidad và Tobago (32.200)
  52. Thổ Nhĩ Kỳ (29.500)
  53. Hoa Kỳ (41.000.000)
  54. Anh (900.000)
  55. Uruguay (3.442.000)
  56. Virgin thuộc Mỹ (3980)
  57. Venezuela (26.021.000)
  58. Tây Sahara (341.000)
  1. Mexico (106.255.000)
  2. Colombia (45.600.000)
  3. Tây Ban Nha (44.400.000)
  4. Argentina (41.248.000)
  5. Hoa Kỳ (41.000.000)
  6. Peru (26.152.265)
  7. Venezuela (26.021.000)
  8. Brasil (19.700.000)
  9. Chile (15.795.000)
  10. Cuba (11.285.000)
  11. Ecuador (10.946.000)
  12. Cộng hòa Dominican (8.850.000)
  13. Guatemala (8.163.000)
  14. Honduras (7.267.000)
  15. Bolivia (7.010.000)
  16. El Salvador (6.859.000)
  17. Nicaragua (5.503.000)
  18. Paraguay (4.737.000)
  19. Costa Rica (4.220.000)
  20. Puerto Rico (4.017.000)
  21. Uruguay (3.442.000)
  22. Panama (3.108.000)
  23. Philippines (2.900.000)
  24. Pháp (2.100.000)
  25. Bồ Đào Nha (1.750.000)
  26. Haiti (1.650.000)
  27. Nga (1.200.000)
  28. Maroc (960.706)
  29. Anh (900.000)
  30. Nhật (500.000)
  31. Ý (455.000)
  32. Guinea Xích Đạo (447.000)
  33. Đức (410.000)
  34. Tây Sahara (341.000)
  35. Canada (272.000)
  36. Trung Quốc (250.000)
  37. Guyana (198.000)
  38. Thụy Sĩ (172.000)
  39. Israel (160.000)
  40. Úc (150.000)
  41. Belize (130.000)
  42. Curaçao (112.450)
  43. Aruba (105.000)
  44. Nam Hàn (90.000)
  45. Andorra (40.000)
  46. Thụy Điển (39.700)
  47. Trinidad và Tobago (32.200)
  48. Thổ Nhĩ Kỳ (29.500)
  49. New Zealand (26.100)
  50. Hà Lan (17.600)
  51. Phần Lan (17.200)
  52. Guyane thuộc Pháp (13.000)
  53. România (7.000)
  54. Bonaire (5.700)
  55. Virgin thuộc Mỹ (3980)
  56. Liban (2.300)
  57. Áo (1.970)
  58. Kuwait (1.700)

Ngữ pháp

Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ có nhiều biến tố, có hai giống cho danh từ (giống đực và giống cái) và khoảng 50 hình thái chia động từ cho một động từ, nhưng ít biến tố hơn cho danh từ, tính từtừ hạn định.
Tiếng Tây Ban Nha có sử dụng giới từ, và thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì tính từ đứng sau danh từ. Cấu trúc câu là SVO (Subject Verb Object), tức là Chủ ngữ - Động từ - Bổ ngữ, cho dù những sự biến đổi thì cũng khá phổ biến. Có thể lược bỏ chủ ngữ đi khi ngữ cảnh trong câu đã rõ ràng. Động từ diễn tả hướng đi mà không cần phải có giới từ.

Liên kết ngoài


Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (Rio de Janeiro)

Cristo Redentor Rio de Janeiro 4.jpg
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chúa Cứu thế
Tọa độ 22°57′7″N 43°12′38″TTọa độ: 22°57′7″N 43°12′38″T
Vị trí Rio de Janeiro, Brasil
Người thiết kế Paul Landowski
Cao 30 mét (98 ft) and 38 mét (125 ft) tall with its pedestal
Ngày khánh thành 12 tháng 10, 1931
Hiến thánh 12 tháng 10, 2006
Chúa Cứu thế (tiếng Bồ Đào Nha: Cristo Redentor, phát âm tiếng Bồ Đào Nha[ˈkɾistu ʁedẽˈtoʁ], phương ngôn địa phương: [ˈkɾiʃtu ɦedẽjˈtoɦ]) là một tượng chúa Giê-su theo trường phái Art Deco tại Rio de Janeiro, Brasil. Tượng cao 30 mét (98 ft), không kể bệ cao 8 mét (26 ft), và sải tay của tượng là 28 mét (92 ft).[1]
Tượng nặng 635 tấn, và nằm trên đỉnh của núi Corcovado cao 700 mét (2.300 ft) thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca trông về phía thành phố. Tượng là một phù hiệu của Cơ Đốc giáo Brasil, trở thành một vật tượng trưng cho Rio de Janeiro và Brasil.[2] Tượng được làm từ bê tông cốt thépđá biến chất steatit, và được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931.[3][4][5]

Lịch sử

A view of the Corcovado before the construction, 19th century.
Ý tưởng xây dựng một tượng lớn trên đỉnh Corcovado lần đầu được đề xuất vào giữa thập niên 1850, khi mục sư Pedro Maria Boss đề xuất đặt một công trình kỷ niệm Cơ Đốc giáo trên núi Corcovado nhằm vinh danh Công chúa Isabel, công chúa nhiếp chính của Brasil và là con của Hoàng đế Pedro II; Công chúa Isabel không làm theo thỉnh cầu. Năm 1889, quốc gia trở thành một nước cộng hòa, ý tưởng bị bãi bỏ cùng với việc chính thức phân tách nhà nước và nhà thờ.[1]
Lần đề xuất thứ nhì về một tượng mang tính cảnh quan trên núi được nhóm Cơ Đốc Rio đưa ra vào năm 1920.[6] Nhóm này tổ chức một sự kiện gọi là Semana do Monumento ("tuần kỷ niệm") nhằm thu hút quyên góp và thu thập chữ ký ủng hộ xây dựng tượng. Quyên góp chủ yếu đến từ những tín đồ Cơ Đốc giáo Brasil.[3] Thiết kế được cân nhắc cho "Tượng Chúa" gồm một tương trưng của Thánh giá, một tượng Giê-su với một địa cầu trên tay ngài, và một bệ tượng trưng cho thế giới.[7] Tượng Chúa Cứu thế với vòng tay giang rộng là một dấu hiệu của hòa bình và được lựa chọn.
Kỹ sư địa phương Heitor da Silva Costa thiết kế tượng; người điêu khắc là Paul Landowski.[8] Mặt tượng là công việc của nhà điêu khắc người Romania Gheorghe Leonida, và ông trở nên nổi tiếng nhờ việc này.[9]
Một nhóm kỹ sư và kỹ thuật viên nghiên cứu những đệ trình của Landowski và quyết định xây cấu trúc bằng bê tông cốt thép thay vì bằng thép, phù hợp hơn với một tượng hình thánh giá. Lớp bên ngoài là steatit, được lựa chọn do phẩm chất vĩnh cửu và dễ sử dụng.[4] Việc xây dựng kéo dài trong chín năm, từ 1922 đến 1931 và chi phí tương đương Bản mẫu:US$. Công trình kỉ niệm khánh thành vào ngày 12 tháng 10 năm 1931.[4][5] Trong lễ khánh thành, tượng được chiếu sát bằng một bộ đèn pha được bật từ xa bằng vô tuyến sóng ngắn bởi nhà phát minh Guglielmo Marconi, đặt tại Roma cách đó 9.200 km.[6]
Vào tháng 10 năm 2006, nhân kỷ niệm lần thứ 75 tượng được hoàn thành, Tổng giám mục Rio là Eusebio Oscar Scheid hiến thánh một nhà thờ nhỏ ở bên dưới tượng, đặt theo tên thánh bảo trợ của Brasil là Đức mẹ hiển linh. Việc này cho phép các tín đồ Cơ Đốc giáo cử hành lễ rửa rội và lễ cưới tại đây.[5]

Phục hồi

Tượng bị sét đánh trong một cơn dông mạnh vào ngày 10 tháng 2 năm 2008, và chịu một số tổn hại tại các ngón tay, đầu, và chân mày. Một nỗ lực tu bổ được chính phủ bang Rio de Janeiro tiến hành nhằm thay thế một số trong lớp steatit bên ngoài và tu sửa những cột thu lôi đặt trên tượng. Tượng lại chịu tổn hại do sét đánh vào ngày 17 tháng 1 năm 2014, khiến một ngón trên bàn tay phải bị bật ra.[10][11][12][13]
Năm 2010, một cuộc phục hồi tượng với quy mô lớn được tiến hành. Tượng được làm sạch, vữa và steatite bao phủ tượng được thay thế, kết cấu bên trong bằng sắt được khôi phục, và công trình được làm cho chống thấm. Một sự cố xảy ra trong quá trình phục hồi, khi mà sơn được phun dọc theo cánh tay của tượng, thủ phạm sau đó xin lỗi và ra trình diện cảnh sát.[14][15][16] Việc phục hồi sử dụng trên 60.000 phiến đá lấy từ cùng mỏ đá với tượng gốc.[17]

Tham khảo

  1. ^ a ă Murray, Lorraine. “Christ the Redeemer (last updated 13 January 2014)”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “The New Seven Wonders of the World”. Hindustan Times. 8 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ a ă “Christ the Redeemer”. TIME. 26 tháng 10 năm 1931. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007.
  4. ^ a ă â “Brazil: Crocovado mountain – Statue of Christ”. Travel Channel. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ a ă â “Sanctuary Status for Rio landmark”. BBC. 13 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  6. ^ a ă “Cristo Redentor – Histórico da Construção” (bằng tiếng Bồ Đào Nha).
  7. ^ Victor, Duilo. “Redentor, carioca até a alma” (bằng Portuguese). Jornal do Brasil. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ Phil, Damon (29 tháng 6 năm 1983). “Vote now for Phoneheng”. The Sun (London).
  9. ^ Dima, Alina. “Gheorghe Leonida – Romanian contribution to "Cristo Redentor"”.
  10. ^ “Cristo Redentor vai passar por restauração até junho ("Christ the Redeemer under restoration 'til June")”. Estadão.
  11. ^ Moratelli, Valmir. “Cristo Redentor, castigado por raios, passa por ampla reforma (Christ the Redeemer, punished by lightnings, go by ample refit)”. Último Segundo.
  12. ^ “Cristo Redentor renovado para 2010” (pdf). Rio de Janeiro Government. Tháng 12 năm 2010.
  13. ^ “Lightning breaks finger off Rio's Christ”. The Age. Tháng 1 năm 2014.
  14. ^ “Vandals cover Rio's Christ statue with graffiti”. Reuters. 16 tháng 4 năm 2010.
  15. ^ Tabak, Bernardo. “Estátua do Cristo Redentor é alvo de pichação”. Globo.
  16. ^ Infosur hoy: Christ the Redeemer to get new outfit
  17. ^ “Brazil's Christ statue returns after renovation”. BBC News. 1 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

Cristoforo Colombo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cristoforo Colombo

Chân dung Cristoforo Colombo do Ridolfo Ghirlandaio vẽ sau khi ông đã chết. Hiện chưa có tranh chân dung gốc của ông.
Sinh khoảng 1451
Có thể ở Genova, Liguria
Mất 20 tháng 5 năm 1506 (khoảng 55 tuổi)
Valladolid, Castile
Quốc tịch còn tranh cãi
Tên khác Genoese: Christoffa Corombo
Tiếng Ý: Cristoforo Colombo
Tiếng Catalunya: Cristòfor Colom
Tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón
Tiếng Bồ Đào Nha: Cristóvão Colombo
Tiếng Latinh: Christophorus Columbus
Công việc Nhà thám hiểm hàng hải của Hoàng gia Castilla
Tín ngưỡng Giáo hội Công giáo La Mã
Vợ (hoặc chồng) Filipa Moniz (khoảng 1476-1485)
Con cái Diego
Fernando
Người thân Giovanni Pellegrino, Giacomo và Bartolomeo Columbus (anh em)
Chữ ký
Sinh khoảng năm 1450, Cristoforo Colombo được thể hiện ở đây trong bức chân dung do Alejo Fernándõ vẽ giai đoạn 1505–1536. Ảnh chụp của nhà sử học Manuel Rosa
Cristoforo Colombo (tiếng Việt: Cri-xtốp Cô-lôm-bô[1] (đôi khi là Crít-xtốp Cô-lông); tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón, âm Hán-Việt: Kha Luân Bố; khoảng 1451 – 20 tháng 5, 1506) là một nhà hàng hải người Ý[2] và một đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ông thường được coi là một người dân Genova, nguồn gốc xuất thân là người Do Thái di cư như bao người khác ở thế kỷ 15 - 16.
Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của ông có tầm quan trọng lớn, dù thực tế ông không đặt chân tới lục địa cho tới tận chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498.[3] Tương tự, ông không phải là nhà thám hiểm đầu tiên của Châu Âu tới Châu Mỹ, bởi vì đã có những ghi chép về tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu trước năm 1492. Tuy nhiên, chuyến đi của Colombo diễn ra trong thời điểm chủ nghĩa đế quốc quốc gia và sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước đang phát triển tìm cách kiếm của cải từ việc thành lập những con đường thương mạithuộc địa đang nổi lên. Vì thế, giai đoạn trước năm 1492 được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện này (Ngày Colombo) thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban NhaÝ.

Thân thế

Nhà nghiên cứu Manuel da Silva Rosa cho rằng Colombo là một hoàng tử, con trai của vua Ba Lan Vladislav III.[4]
Nhiều thuyết cho rằng Colombo sinh ra trong một gia đình công nhân ở Genova, Ý.

Thời gian trước những cuộc thám hiểm

Các lý thuyết hàng hải

Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung QuốcẤn Độ— nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụagia vị — từ thời Đế chế Mông Cổ nắm quyền bá chủ (Pax Mongolica, hay "Hòa bình Mông Cổ"). Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới Châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy thủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh Châu Phi để tới Châu Á. Colombo có một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông Châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua "Đại Dương" (Đại Tây Dương).
Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người Châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng.[5] Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái Đất là một hình cầu. Những lý luận của Colombo dựa trên chu vi của hình cầu đó.
Ở thời Alexandria cổ, Eratosthenes (276-194 TCN) đã tính toán chính xác chu vi Trái Đất,[6] và từ trước đó vào năm 322 TCN Aristotle đã sử dụng các quan sát để suy luận rằng Trái Đất không phẳng. Đa số các học giả đều chấp nhận lý thuyết của Ptolemaeus rằng khối lượng đất của Trái Đất (đối với người Châu Âu ở thời gian đó, gồm cả Âu Á và Châu Phi) chiếm 180 độ khối cầu Trái Đất, còn 180 độ là nước.
Tuy nhiên, Colombo lại tin vào những tính toán của Marinus xứ Týros rằng đất chiếm 225 độ, nước chỉ chiếm 135 độ. Hơn nữa Colombo tin rằng 1 độ biểu hiện một khoảng cách ngắn hơn trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách mọi người thường tin. Cuối cùng ông đọc các bản đồ, lấy tỷ lệ theo dặm Ý (1.238 mét). Chấp nhận chiều dài một độ là 56⅔ dặm, từ những bản ghi chép của Alfraganus, vì thế ông tính ra chu vi Trái Đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3.000 dặm Ý (3.700 km). Colombo không nhận ra rằng Alfraganus đã sử dụng dặm Ả rập còn dài hơn nữa, tới khoảng 1.830 mét. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất "muốn có" Trái Đất nhỏ. Một hình ảnh có ấn tượng sâu sắc về Trái Đất thực sự trong đầu ông đã được thể hiện trong một quả địa cầu "Erdapfel" do Martin Behaim hoàn thành vào năm 1492 tại Nürnberg, Đức.
Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái Đất khoảng 40.000 km và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu nào ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực và nước ngọt để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản. Đa số các thủy thủ và nhà hàng hải Châu Âu kết luận một cách chính xác rằng, những thủy thủ từ Châu Âu đi về hướng tây để tới châu Á sẽ chết vì đói khát trước khi tới nơi.
Họ đã đúng, nhưng Tây Ban Nha, chỉ vừa mới thống nhất sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella lại muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước Châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ.
Những tính toán của Colombo về chu vi Trái Đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác. Nhưng hầu như mọi người Châu Âu đều sai lầm khi cho rằng khoảng cách đại dương giữa Châu Âu và Châu Á là không thể vượt qua. Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa Châu Âu và Châu Mỹ. Chính con đường tới Châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.

Tìm nguồn tài trợ

Tượng đồng tại Thị sảnh, Columbus, Ohio
Một bức tượng đồng Colombo ngồi giữa hoa lá tại Quảng trường Belgrave, Luân Đôn.
Colombo lần đầu đệ trình kế hoạch của mình ra trước triều đình Bồ Đào Nha năm 1485. Các chuyên gia của nhà vua cho rằng con đường đó dài hơn ước đoán của Colombo (khoảng cách trên thực tế còn dài hơn nữa), và khước từ yêu cầu của Colombo. Sau đó ông tìm cách tìm kiếm hậu thuẫn từ phía triều đình Ferdinand IIAragonIsabella I tại Castile, những người đã thống nhất đế chế Tây Ban Nha rộng lớn nhất sau khi kết hôn và cùng cai trị với nhau.
Sau bảy năm vận động ở triều đình Tây Ban Nha, nơi ông được trả một khoản lương để không mang kế hoạch của mình đi nơi khác, cuối cùng ông đã thành công năm 1492. Ferdinand và Isabella vừa chinh phục Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo trên bán đảo Iberia, và họ đã tiếp kiến Colombo tại Córdoba, trong vương quốc hay lâu đài Alcázar. Isabel nghe theo lời cha xưng tội của mình bác bỏ đề xuất của Colombo, ông ra đi trong thất vọng thì Ferdinand can thiệp. Sau đó Isabel gửi một toán lính tới tìm ông và Ferdinand sau này đã xứng đáng với lời ca ngợi là "nguyên nhân chủ yếu khiến những hòn đảo đó được khám phá". Vua Ferdinand được cho là đã "hết kiên nhẫn" về vấn đề này, nhưng điều này không được chứng minh.
Khoảng một nửa số tiền tài trợ tới từ các nhà đầu tư tư nhân Ý mà Colombo đã có quan hệ từ trước. Vì đã kiệt quệ tài chính sau chiến dịch Granada, triều đình cho phép vị quan coi ngân khố lấy vốn từ nhiều nguồn khác nhau của hoàng gia bên trong các doanh nghiệp. Colombo được phong chức "Đô đốc các Đại dương" và sẽ nhận được một phần trong mọi khoản lợi nhuận. Các điều khoản hợp đồng của ông khá ngớ ngẩn, nhưng chính con trai ông sau này đã viết, triều đình không thực sự mong đợi ông quay trở về.

Cuối đời

Một bức tượng chiếc Santa Maria, chiếc tàu chính của Colombo trong chuyến thám hiểm đầu tiên. Tượng được đặt tại Nhà Colombo tại Valladolid, Tây Ban Nha, thành phố nơi Colombo qua đời.
Trong khi Colombo luôn coi việc phi tín ngưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc thám hiểm của ông, thì về cuối đời ông ngày càng tin vào tôn giáo. Ông tuyên bố mình nghe thấy những giọng nói thần thánh, kêu gọi tiến hành một cuộc thập tự chinh mới để chiếm Jerusalem, thường mặc đồ của dòng thánh Franciscan, và miêu tả những cuộc thám hiểm của ông là "thiên đường" như một phần kế hoạch của Chúa nhằm dẫn tới Sự phán xét cuối cùng và sự chấm dứt Thế giới.
Trong những năm cuối đời, Colombo đã yêu cầu triều đình Tây Ban Nha trao cho ông 10% lợi nhuận thu được từ những vùng đất mới, như những thỏa thuận trước đó. Bởi vì ông đã không còn giữ chức toàn quyền, triều đình cho rằng họ không phải tuân theo những điều khoản trong hợp đồng đó nữa, và từ chối những yêu cầu của ông. Sau này gia đình ông đã kiện đòi một phần lợi nhuận trong thương mại với Châu Mỹ nhưng đã hoàn toàn thua cuộc 50 năm sau.
Mộ Colombo tại thánh đường Sevilla. Mộ có bốn bức tượng các vị vua tượng trưng cho các Vương quốc Castile, Leon, Aragon, và Navarre.
Ngày 20 tháng 5, 1506, Colombo qua đời tại Valladolid, trong tình trạng khá giàu có nhờ số vàng đã thu thập được ở Hispaniola. Ông vẫn tin rằng những chuyến đi của ông chạy dọc theo bờ biển phía đông Châu Á. Sau khi chết, xác ông được excarnation—thịt được bỏ đi chỉ còn lại xương. Thậm chí sau khi chết, những chuyến đi của ông vẫn tiếp diễn: đầu tiên ông được chôn tại Valladolid và sau đó tại tu viện La Cartuja ở Sevilla, theo mong muốn của con trai ông Diego, người từng làm toàn quyền Hispaniola, di hài ông được chuyển về Santo Domingo năm 1542. Năm 1795, Pháp chiếm vùng này và ông lại được đưa tới La Habana. Sau khi Cuba giành độc lập sau cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, di hài ông lại được đưa về Thánh đường Sevilla, và được đặt trong một ngôi mộ cầu kỳ. Tuy nhiên, một hộp chì có khắc chữ "Don Cristoforo Colombo" và chứa các phần xương của ông cùng một viên đạn đã được khám phá tại Santo Domingo năm 1877. Để bác bỏ những giả thuyết cho rằng di hài giả của ông đã được chuyển tới La Habana và rằng Colombo vẫn ở yên trong thánh đường Santo Domingo, các mẫu DNA đã được lấy tháng 6 năm 2003 (History Today tháng 8, 2003). Kết quả thông báo vào tháng 5, 2006 cho thấy ít nhất một phần di hài Colombo vẫn nằm lại Sevilla, nhưng chính quyền Santo Domingo không cho phép xét nghiệm mẫu di hài họ đang nắm giữ.[7]

Nguồn gốc quốc tịch

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc quốc tịch của ông, gồm:

Nguồn gốc Genoa

Trong cuốn Christopher Columbus, Xuất bản phẩm của Đại học Okla. (1987), trang 10-11, Gianni Granzotto đã cung cấp những thông tin sau do những người cùng thời với Colombo viết.
  • Pietro Martire [Peter Martyr], một người Lombard, là người đầu tiên viết niên biểu của Colombo và đã ở Barcelona khi Colombo quay trở về sau chuyến thám hiểm đầu tiên. Trong bức thư của ông đề ngày 14 tháng 5, 1493, gửi Giovanni Borromeo, ông đã coi Colombo là người Ligurian [vir Ligur], Liguria là vùng có Genoa.
  • Một bản tham khảo, từ năm 1492 của một người chép thuê trong triều đình Galindez, đã coi Colombo là "Cristóbal Colón, genovés."
  • Trong cuốn Lịch sử các vị vua Cơ đốc giáo, Andrés Bernaldez đã viết: "Colombo là một người đến từ vùng Genoa."
  • Trong cuốn Tổng quan và Lịch sử Tự nhiên Ấn Độ, Bartolomé de Las Casas xác nhận "quốc tịch Genoa" của ông;
  • và trong một cuốn sách cùng tên, Gonzalo de Fernández de Oviedo đã viết rằng Colombo "có nguồn gốc từ tỉnh Liguria."
  • Antonio Gallo, Agostino Giustiniani, và Bartolomeo Serraga đã viết rằng Colombo là người Genoa.
Nhà sử học Samuel Eliot Morison, trong cuốn sách "Đô đốc của Đại Dương" của mình, đã lưu ý rằng nhiều tài liệu hợp pháp tồn tại chứng minh nguồn gốc Genoa của Colombo, cha ông Domenico, và các anh/em trai Bartolomeo và Giacomo (Diego). Những tài liệu này được các công chứng viên viết bằng tiếng La tinh, và có giá trị hợp pháp trước các triều đình Genoa. Khi các công chứng viên qua đời, các tài liệu của họ được chuyển cho văn khố Cộng hòa Genoa. Các tài liệu, nằm yên không được khám phá cho tới tận thế kỷ 19 khi những nhà sử học Italia xem xét các văn khố đó, trở thành một phần của Raccolta Colombiana. Ở trang 14, Morison viết:
Bên cạnh những tài liệu mà chúng ta có thể lượm lặt được những sự kiện thực tế về cuộc sống thời trẻ của Colombo, ta còn có những tài liệu khác xác định rằng Nhà thám hiểm là con trai của người thợ dệt len Domenico, dù khả năng này còn bị nghi ngờ. Ví dụ, Domenico có một anh/em trai là Antonio, giống như ông cũng là một thành viên được kính trọng trong tầng lớp trung lưu thấp tại Genoa. Antonio có ba con trai: Matteo, Amigeto và Giovanni, người thường được gọi là Giannetto (tên Genoa tương tự "Johnny"). Giannetto, cũng như Christopher, đã rời bỏ một công việc buồn tẻ để ra biển. Năm 1496 ba anh em trai gặp gỡ nhau trong một phòng công chứng tại Genoa và đồng ý rằng Johnny phải tới Tây Ban Nha và tìm kiếm người anh họ lớn nhất "Don Cristoforo de Colombo, Đô đốc của Nhà Vua Tây Ban Nha," mỗi người chịu một phần ba chi phí chuyến đi. Chuyến đi tìm việc này rất thành công. Đô đốc đã trao cho Johnny quyền chỉ huy một tàu buồm nhỏ trong chuyến viễn du lần thứ ba tới Châu Mỹ, và giao phó cho ông nhiều việc cơ mật.
Những ghi chép khác, ví dụ như tiểu sử do Fernando Columbus viết, cho rằng cha ông là một người quý tộc Italia. Ông đã miêu tả Colombo là dòng dõi một Bá tước Columbo của Lâu đài Cuccaro Montferrat. Tới lượt mình Columbo lại nói mình là hậu duệ của một vị Tướng viễn chinh La Mã Colonius, và hai trong số những người anh họ lớn nhất của ông được cho là hậu duệ trực tiếp của hoàng đế Constantinople. Hiện nay đa số tin rằng Cristoforo Colombo đã sử dụng câu chuyện này nhằm tô vẽ nguồn gốc quý tộc cho mình, một hình ảnh được tính toán kỹ để che đậy xuất thân nhà buôn hèn kém.
Colombo chỉ về hướng đông ngang qua Biển Địa Trung Hải về phía Genova tại Port Vell, La Rambla, Barcelona
"Cuộc đời của Đô đốc Christopher Columbus theo lời kể của con trai Ferdinand," do Benjamin Keen dịch, Greenwood Press (1978), là bản dịch cuốn tiểu sử do con trai Colombo là Fernando viết: "Historie del S. D. Fernando Colombo; nelle quali s'ha particolare, & vera relatione della vita, & de fatti dell'Ammiraglio D. Cristoforo Colombo, suo padre: Et dello scoprimento ch'egli fece dell'Indie Occidentali, dette Mondo Nuovo,..."[4]
Trong đoạn đầu trang 3 bản dịch của Keen, Fernando bác bỏ câu chuyện kỳ cục rằng Đô đốc là hậu duệ của Colonus đã từng được Tacitus đề cập đến. Tuy nhiên, ông coi "hai người Coloni nổi tiếng đó, là họ hàng của ông." Theo ghi chú 1, trang 287, hai người đó "là dân đảo corse không có họ hàng với nhau hay với Cristoforo Colombo, một người là Guillame de Casenove, tên hiệu Colombo, Đô đốc nước Pháp dưới thời Vua Louis XI." Ở đầu trang 4, Fernando liệt kê Nervi, Cugureo, Bugiasco, Savona, Genoa và Piacenza là những nơi có thể là nguồn gốc xuất thân. Ông cũng viết rằng:
"Colombo... quả thực là tên tổ tiên ông. Nhưng ông đã thay đổi nó để phù hợp với ngôn ngữ đất nước nơi sinh sống và lập nghiệp" (Colom trong tiếng Bồ Đào Nha và Colón trong tiếng Castile).
Việc xuất bản cuốn Historie được các nhà sử học coi là cung cấp bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc Genoa của Nhà thám hiểm. Cuối cùng cuốn sách của Fernando được cháu trai ông là Luis thừa kế, đứa cháu ăn chơi của Nhà thám hiểm. Luis luôn cần tiền và đã bán cuốn sách cho Baliano de Fornari, "một người giàu có và là một bác sĩ hảo tâm người Genoa." Ở trang xv, Keen đã viết:
"Trong cái lạnh mùa đông, ông Fornari già cả lên đường tới Venice, trung tâm xuất bản của Ý, để giám sát việc dịch và xuất bản cuốn sách."
Tại trang xxiv, lời đề tặng ngày 25 tháng 4 1571 của Giuseppe Moleto nói:
"Đức Ngài [Fornari], một người danh vọng và hào phóng, muốn ký ức về con người vĩ đại này trở thành bất hủ, dù đã bảy mươi tuổi, trong mùa đông băng giá, với chiều dài chuyến đi, đã đi từ Genoa tới Venice với mục tiêu xuất bản cuốn sách đó... để những cuộc khám phá của con người kiệt xuất này, vinh quang thực sự của Italia và đặc biệt của quê hương Đức Ngài, sẽ được biết tới."
Bằng chứng sử học khác về nguồn gốc Genoa của Colombo thể hiện trong di chúc của ông ngày 22 tháng 2, 1498, trong đó Colombo đã viết "yo nací en Genoba" (Tôi sinh tại Genoa). Di chúc này đề cập tới một nhà buôn người Genoa, người cũng được nhắc tới trong phiên tòa tại tòa án Genoa năm 1479. Hiện còn những bản ghi chép lời chứng của phiên tòa đó, và Colombo đã được gọi là làm chứng (có lẽ theo lời tuyên thệ). Trong bản chứng đó, Colombo đã tuyên bố rằng ông là một công dân Genoa, sống tại Lisbon.
Theo một cuộc điều tra do nhà sử học từng nghiên cứu một thời gian dài về Colombo là Manuel Rosa tiến hành bản di chúc cuối cùng này và bản cung năm 1498 còn nằm lại trong văn khố Sevilla, là một bản copy của bản chính đã mất và không hề có tên người làm chứng cũng như dấu công chứng nhà nước. Nó có nhiều điều mâu thuẫn, như được ký là El Almirante, trong khi trong bản copy có công chứng của điều khoản bổ sung di chúc năm 1506, nhân viên công chứng nhà nước nói rõ ràng rằng bản di chúc mà ông xem có ký chữ Christo Ferens. Nhiều người nghi ngờ đó là sự giả mạu. Nhiều nhà văn đã đưa ra những giả thuyết khác về nguồn gốc quốc tịch Colombo dựa trên các tài liệu khác. Chúng ta biết rất ít thông tin về Colombo giai đoạn trước những năm giữa thập niên 1470. Có người cho rằng điều này có lẽ vì ông đã giấu diếm điều gì đó— một sự kiện trong nguồn gốc xuất thân của ông hay lịch sử mà ông có ý muốn giữ kín.

Lý thuyết Tây Ban Nha

Gần đây, một đội khoa học Tây Ban Nha đã có được giấy phép khai quật mộ Colombo tại Sevilla, Tây Ban Nha. Sử dụng phân tích ADN xương ông, cũng như xương người anh/em trai là Diego và con trai ông, các nhà khoa học đã tìm cách lắp ghép tiểu sử thực của Colombo. Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm ADN không mang lại thành công.
Sau đó những văn bản ghi chép của chính Colombo được đem ra xem xét. Cần nhớ rằng Colombo viết theo phong cách Bắc Italia. Ngôn ngữ Genoa không được sử dụng trong văn viết thời Colombo. Những phân tích sâu thêm về các từ thường được ông sử dụng, những lỗi ngôn ngữ ông mắc phải, cho thấy rằng giả thuyết gần đúng nhất là ông đã học tiếng Catalan khi còn trẻ trong các chuyến đi tới Tây Ban Nha của mình. Tự dạng của Colombo cũng được phân tích. Những khám phá từ các cuộc khảo sát này cho thấy vì sự lỏng lẻo trong phong cách viết, chắc chắn ông đã học nó khi còn trẻ.
Những nhà điều tra đã xem xét các thông tin xem liệu nó có cho thấy Colombo là người gốc Catalan. Trong suốt đời mình, Colombo tự viết tên là Christobal Colom; những người cùng thời và gia đình ông cũng gọi ông như vậy. Colombo luôn nói rằng ông là người Italia. Có thể ước đoán rằng Colom là tên viết tắt của Colombo được sử dụng cho tên họ Italia là Colombo (có nghĩa "bồ câu"). Colom cũng có thể là một cái tên Bồ Đào Nha, Pháp hay Catalan. Có một gia đình thương nhân quý tộc tại Barcelona (Tây Ban Nha) cũng mang họ Colom.[cần dẫn nguồn]
Quốc tịch thực của Colombo vẫn là điều chưa được khám phá, dù mọi người thường chấp nhập ông là người Italia vì sự thực rằng ông luôn nhận mình là người Italia trong suốt cuộc đời.[8]

Các giả thuyết khác

Câu hỏi về quốc tịch Colombo đã trở thành vấn đề tranh cãi sau khi chủ nghĩa quốc gia ngày càng phát triển; vấn đề này nảy sinh nhân kỷ niệm bốn trăm năm sự kiện khám phá Châu Mỹ năm 1892 (xem Triển lãm Colombian thế giới), khi nguồn gốc Genoa của Colombo trở thành một niềm kiêu hãnh của một số người Mỹ gốc Italias. Tại thành phố New York, những bức tượng đối thủ của Colombo được các cộng đồng Hispanic (người Mỹ gốc Nam Mỹ) và Italia ký tên bên dưới, và những vị trí danh dự có mặt ở cả hai cộng đồng, tại Quảng trường ColomboCông viên Trung tâm.
Một giả thuyết cho rằng Colombo đã phục vụ cho tên cướp biển Pháp là Guillaume Casenove Coulon và lấy họ của mình theo họ của hắn nhưng sau này đã tìm cách che giấu quá khứ hải tặc. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng ông là người xứ Basque. Những người khác nói ông là một converso (một người Do Thái Tây Ban Nha đã cải sang Thiên Chúa giáo). Tại Tây Ban Nha, thậm chí một số người Do Thái cải đạo đã bị buộc phải rời nước này sau nhiều vụ khủng bố; hiện vẫn có nhiều conversos đang bí mật theo Đạo Do Thái. Sự tương quan giữa đạo luật Alhambra, kêu gọi trục xuất tất cả những người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha và lãnh thổ của nó cũng như những vùng đất thuộc sở hữu của nước này ngày 31 tháng 7, 1492, và việc Colombo lên tàu bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình ngày 3 tháng 8 1492, đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Một giả thuyết khác cho rằng ông là người thị trấn Calvi trên đảo Corsica, ở thời ấy là một phần cộng hòa Genoa. Hòn đảo thường xảy ra bạo động khiến dân chúng ở đây mang tiếng xấu, vì thế ông đã che giấu nguồn gốc của mình. Những giả thuyết khác cho rằng thực tế Colombo là người Catalan (Colom)[9][10].
Cũng có nghiên cứu cho rằng Colombo có thể là người đảo Chios Hy Lạp.[11] Lý lẽ ủng hộ giả thuyết này cho rằng thời ấy Chios đang thuộc quyền kiểm soát của Genoa, và vì thế là một phần của Cộng hòa Genoa, và rằng ông đã ghi nhận ký bằng tiếng La tinh hay tiếng Hy Lạp chứ không phải tiếng Italia hay Genoa. Ông cũng tự gọi mình là "Colombo de Terra Rubra" (Colombo của Trái Đất Đỏ); Chios nổi tiếng vì có đất đỏ ở phía nam nơi có trồng cây máttít (mastic) thường được người Genoa buôn bán. Cũng có một ngôi làng mang tên Pirgi trên hòn đảo Chios nơi cho tới tận ngày nay những người dân ở đó vẫn mang họ "Colombus."
Thậm chí có giả thuyết cho rằng văn bia trên mộ của ông, được dịch là "Hãy đừng để tôi bị nhầm lẫn mãi mãi," là lời ám chỉ của Colombo rằng quốc tịch của ông không đúng như sự thực được công bố khi còn sống. Tuy nhiên, câu viết thực tế trên văn bia, "Non confundar in aeternam" (trong tiếng La tinh), có lẽ phải được dịch chính xác hơn thành "Đừng bao giờ để tôi biến mất," và nó thường xuất hiện trong nhiều bài Thánh thi.
Chữ ký Colon không theo lệ thường
Giả thuyết khác cho rằng có thể ông sinh ra tại Alentejo, Bồ Đào Nha. Theo giả thuyết này, ông đặt tên hòn đảo Cuba theo tên thị trần Cuba tại Alentejo Bồ Đào Nha— thị trấn nơi, theo một số nhà sử học Bồ Đào Nha, ông sinh ra với cái tên Salvador Fernandes Zarco. Giả thuyết này dựa trên việc nghiên cứu một số sự kiện thực tế và tài liệu về cuộc đời ông và phân tích chữ ký của ông dưới Pháp thuật (Kabbalah) Do Thái, nơi ông miêu tả gia đình và nguồn gốc của mình. Macarenhas Barreto cho rằng: "Fernandus Ensifer Copiae Pacis Juliae illaqueatus Isabella Sciarra Camara Mea Soboles Cubae.", hay "Ferdinand người giữ thanh kiếm quyền lực Beja (Pax Julia in Latin), người đã cưới Isabel Sciarra Camara, là tổ tiên của tôi từ Cuba".
Bởi vì ông không bao giờ ký tên mình theo một quy ước, giả thuyết về danh hiệu càng được ủng hộ. Tên ông, Christopher, có nguồn gốc Hy Lạp nghĩa là "Người mang của Chúa" (Bearer of Christ) được chuyển sang tiếng La tinh và giữ nguyên nghĩa "Người mang của Chúa" (Christo ferens) "và của Linh hồn Linh thiêng" (Colombo, bồ câu trong tiếng La tinh, bởi vì theo truyền thống thường được biểu tượng hóa thành Linh hồn Linh thiêng), một sự đề cập tới Quân đoàn Christ nối tiếp sau Các hiệp sĩ Templar ở Bồ Đào Nha và bắt đầu thời đại thám hiểm. Hệ luận của những điều bên trên cho thấy ông có lẽ chủ tâm làm trệch hướng chú ý của những vị vua xứ Castilia khỏi mục tiêu Ấn Độ của họ. Vì thế ông có lẽ có lý do để giấu nguồn gốc xuất thân bởi vì Bồ Đào Nha là đối thủ lớn nhất của Tây Ban Nha về khám phá hàng hải. Nói tóm lại, ông là một "điệp viên mật".

Ngôn ngữ

Dù trong các tài liệu Genoa có nói về một người thợ dệt tên là Colombo, nhưng cũng từng có lưu ý rằng, trong các tài liệu lưu trữ, Colombo hầu như chỉ viết bằng tiếng Tây Ban Nha, và rằng ông đã sử dụng ngôn ngữ, với các ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Catalan, thậm chí trong cả những giấy tờ mang tính riêng tư, thư từ gửi cho anh/em trai, các bạn người Italia và cho Ngân hàng Genoa. Hai người anh/em gai của ông là bde ở Genoa và cũng viết thư bằng tiếng Tây Ban Nha.
Có một lời chú thích viết tay nhỏ bằng tiếng Genoa trong cuốn Pliny's Natural History xuất bản bằng tiếng Italia mà ông đã đọc trong chuyến thám hiểm thứ hai đến Châu Mỹ. Tuy nhiên, nó thể hiện những ảnh hưởng cả từ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tiếng Genoa Italia không phải là ngôn ngữ viết ở thế kỷ 15. Cũng có một ghi chú trong cuốn Book of Prophecies của ông, theo nhà sử học August Kling, thể hiện "những đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn bắc Italia trong kiểu chữ, cú pháp và cách đánh vần." Colombo rất chú ý và kiêu hãnh khi viết theo hình thức tiếng Italia này.
Phillips đã chỉ ra rằng 500 năm trước, các ngôn ngữ gốc La tinh không khác biệt nhau lớn như ngày nay. Bartolomé de las Casas trong cuốn Historia de las Indias của mình đã cho rằng Colombo không sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha và rằng ông không phải sinh ra tại Castile. Trong những bức thư ông thường tự cho mình là một "người nước ngoài." Ramón Menéndez Pidal đã nghiên cứu ngôn ngữ của Colombo năm 1492, và đề xuất rằng khi vẫn còn ở Genoa, Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha đã được Bồ Đào Nha hóa từ những nhà du lịch, những người này thường sử dụng một kiểu tiếng La tinh thương mại hay lingua franca (latín ginobisco đối với người Tây Ban Nha). Ông cho rằng Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha ở Bồ Đào Nha bời vì thời ấy tại Bồ Đào Nha ngôn ngữ này "được coi là ngôn ngữ của văn hoá" từ năm 1450. Kiểu tiếng Tây Ban Nha này cũng được các nhà thơ như Fernán SilveiraJoan Manuel sử dụng. Bằng chứng đầu tiên việc ông dùng tiếng Tây Ban Nha xuất hiện từ thập kỷ 1480. Menendez Pidal và nhiều người khác đã phát hiện nhiều từ tiếng Bồ Đào Nha trong những văn bản viết tiếng Tây Ban Nha của ông, khi ông lẫn lộn, ví dụ falarhablar. Nhưng Menendez Pidal không chấp nhận giả thuyết nguồn gốc Galicia của Colombo khi lưu ý rằng khi có sự khác biệt giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Galician, Colombo luôn sử dụng cách thức Bồ Đào Nha.
Mặt khác, tiếng La tinh là ngôn ngữ của các học giả, và đây cũng là thứ tiếng Colombo sử dung thành thạo. Ông cũng ghi nhật ký bằng tiếng La tinh, và một nhật ký "mật" bằng tiếng Hy Lạp.
Theo nhà sử học Charles Merrill, những phân tích văn bản viết tay của ông cho thấy nó có những nét đặc trưng của một người nói tiếng Catalan, và những lỗi ngữ âm của Colombo trong tiếng Tây Ban Nha "có lẽ giống nhất" với kiểu Catalan. Tương tự, ông đã cưới một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha, Filipa Perestrello e Moniz, con gái của Bartolomeu Perestrelo người từng là Toàn quyền thứ nhất Porto Santo tại Madeira. Bà cũng là cháu của Gil Moniz, người thuộc một trong những dòng họ lâu đời nhất Bồ Đào Nha, và từng có quan hệ thân thiết với Hoàng tử Henry Nhà hàng hải. Đây được coi là bằng chứng cho thấy ông có nguồn gốc quý tộc chứ không phải xuất thân từ tầng lớp thương gia Italia, bởi vì trong thời ông không có trường hợp quý tộc thông gia với các tầng lớp khác. Cũng giả thuyết này cho rằng ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc hàng hải có tiếng tại Catalan, người từng đánh thuê trong một trận chiến chống lại các lực lượng Castilian. Chiến đấu chống lại Ferdinand và nguồn gốc con hoang là hai lý do rất chính đáng cho việc giấu kín nguồn gốc xuất thân của mình. Hơn nữa, viêc khai quật xác anh/em trai ông cho thấy người này ở thế hệ khác, cách biệt tới gần một thập kỷ, chứ không phải "Giacomo Colombo" của gia đình Genoa.
Trong một lý thuyết khác ít được chấp nhận hơn theo "thuyết Chios" về nguồn gốc Colombo, ông là con trai một gia đình quý tộc Genoa tại Hy Lạp - điều này giải thích khả năng tiếng Hy Lạp của ông - đã di cư từ hồi trẻ tới Castilla & Leon gần một thành phố lớn của Bồ Đào Nha, nơi ông học tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha (Castellano) và sẽ sử dụng chúng trong chuyến đi sau này. Tương tự, lý thuyết này giải thích khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ của ông và việc tại sao các ý kiến và kế hoạch của ông đã được chấp nhận từ thời điểm sớm hơn thông thường.

Tri giác

Cristoforo Colombo có ảnh hưởng văn hóa đáng kể với những thành tựu và hoạt động cá nhân của ông; ông đã trở thành một biểu tượng, một nhân vật huyền thoại. Những câu chuyện về Colombo khắc họa ông là một nhân vật vừa thần thánh vừa xấu xa.
Trong khi có những nhà thám hiểm và những người di cư đã tới Tân thế giới trước Colombo và thực tế nó đã được "khám phá" nhiều lần, ảnh hưởng và tầm quan trọng của Colombo trong lịch sử mang nhiều ý nghĩa thời đại hơn là ý nghĩa tác động. Ông đã tới đây ở thời điểm những phát triển kỹ thuật đi biển và liên lạc khiến thông tin về những chuyến đi của ông nhanh chóng lan rộng khắp tây Âu. Vì vậy Châu Âu đã lại biết đến sự tồn tại của Châu Mỹ, và điều này dẫn tới nhiều chuyến đi khác tìm kiếm tài sản cũng như để mở rộng.
Hơn nữa, các quốc gia mới ra đời của Tân thế giới, đặc biệt là nước Hoa Kỳ mới giành độc lập, dường như cần có một câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của mình. Câu chuyện này đã được cung cấp một phần trong cuốn Cuộc đời và những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus năm 1828 của Washington Irving, đây có thể là nguồn gốc thực sự của những huyền thoại về nhà thám hiểm.
Sự thực dân hóa Châu Mỹ của Colombo, và những hậu quả tiếp sau trên người dân bản xứ, đã được kịch hóa thành tác phẩm 1492: Chinh phục thiên đường để kỷ niệm lần thứ 500 ngày ông đặt chân đến Châu Mỹ.

Các di sản

Theo truyền thống, Colombo thường được đa số người dân Hoa Kỳ coi là một nhân vật anh hùng. Ông cũng thường được ca tụng là người can đảm, anh dũng và có niềm tin: ông đã đi về phía tây tiến vào những vùng biển chưa từng được biết tới, và kế hoạch độc nhất vô nhị của ông cũng thường được coi là biểu hiện của sự mưu trí. Colombo đã viết về chuyến đi của mình, "Chúa cho tôi niềm tin, và sau đó là sự can đảm."
Sự sùng bái tính cách anh hùng của Colombo có lẽ đã đạt tới đỉnh điểm năm 1892, nhân kỷ niệm lần thứ 400 ngày ông đặt chân tới Châu Mỹ. Các công trình kỷ niệm Colombo (gồm cả World's Columbian Exposition tại Chicago) được dựng lên trên khắp Hoa Kỳ và Mỹ La Tinh, ca ngợi ông như một vị anh hùng. Nhiều thành phố, thị trấn và đường phố được đặt theo tên ông, gồm cả các thành phố thủ phủ của hai bang (Columbus, OhioColumbia, Nam Carolina). Các hiệp sĩ Columbus, một tổ chức hữu nghị của những người đàn ông Cơ đốc giáo, đã được bang Connecticut cấp phép hoạt động từ mười năm trước. Câu chuyện cho rằng Colombo có ý tưởng Trái Đất hình tròn khi những người cùng thời với ông vẫn quan niệm một Trái Đất phẳng thường được nhắc lại. Câu chuyện này cũng thường được viện dẫn để đề cao sự sáng suốt và óc tiến bộ của ông. Sự thách thức hiển nhiên của Colombo với khái niệm thông thường khi giương buồm đi về phía đông thay vì phía tây cũng được đề cập như một hình mẫu sáng tạo kiểu "Nước Mỹ".
Ở Hoa Kỳ, sự sùng bái Colombo xuất hiện đặc biệt nhiều trong các cộng đồng người Mỹ gốc Italia, Mỹ La Tinh và Cơ đốc giáo. Những cộng đồng này coi ông là đại diện của riêng họ để chứng minh rằng Cơ đốc giáo Địa Trung Hải có thể và đã có những đóng góp to lớn cho nước Mỹ. Những ý kiến phản đối ông ngày nay bị họ coi là một hành động mang tính chính trị.
Một số người cho rằng trách nhiệm của những chính phủ và nhân dân thời ấy với cái gọi là cuộc diệt chủng chống lại những người thổ dân Châu Mỹ đã bị che đậy bởi những câu chuyện hoang đường và những lễ nghi tung hô ông. Những người này cho rằng những thông tin sai trái về Colombo đã được sử dụng để biện minh cho những hành động của ông và cần phải làm sáng tỏ sự sai lầm đó. Vì thế, Ward Churchill (một phó giáo sư của Viện nghiên cứu người Bản xứ Châu Mỹ thuộc Đại học ColoradoBoulder, và là một lãnh đạo Phong trào người Da đỏ bản xứ Châu Mỹ), đã cho rằng:
Very high on the list of those expressions of non-indigenous sensibility which contribute to the perpetuation of genocidal policies against Indians are the annual Colombo Day celebration, events in which it is baldly asserted that the process, events, and circumstances described above are, at best, either acceptable or unimportant. More often, the sentiments expressed by the participants are, quite frankly, that the fate of Native America embodied in Colombo and the Columbian legacy is a matter to be openly and enthusiastically applauded as an unrivaled "boon to all mankind." Undeniably, the situation of American Indians will not -- in fact cannot -- change for the better so long as such attitudes are deemed socially acceptable by the mainstream populace. Hence, such celebrations as Colombo Day must be stopped. (in "Bringing the Law Back Home")

Vẻ ngoài

Không một bức chân dung đương thời đáng tin cậy nào của Colombo còn tới ngày nay; bản in khắc cuối thế kỷ 19 này là một trong những chân dung phỏng đoán của ông
Cristoforo Colombo (hình phỏng của Sebastiano del Piombo).
Không một bức chân dung đương thời đáng tin cậy nào của Cristoforo Colombo còn tồn tại. Trong nhiều năm các nhà sử học đã tái hiện hình dáng của ông theo những lời văn miêu tả trước kia. Ông được mô tả rất khác nhau với tóc dài hay ngắn, người béo hay gầy, có râu hay không, nghiêm khắc hay dễ tính.
Hình ở đầu bài và hình bên trái đều có niên đại gần thời Colombo, nhưng các nhà sử học không biết rõ liệu các nghệ sĩ có vẽ chúng theo hiểu biết của chính mình về vẻ ngoài của ông không.
Colombo được miêu tả là người có bộ tóc đỏ, và đã sớm ngả màu trắng, ông có da mặt màu đỏ đặc trưng của người da trắng hay ở ngoài trời.
Dù có những miêu tả rõ ràng về tóc đỏ hay tóc trắng, những cuốn sách tại Hoa Kỳ thường dùng hình ảnh bên trái để miêu tả ông vì thế nó đã trở thành hình ảnh Colombo trong ý thức người dân. Hình bên phải cũng được sử dụng. Tuy nhiên, đa số người đồng ý rằng đây thực tế là hình của Paolo dal Pozzo Toscanelli.

Xem thêm

Thư mục

  • Cohen, J.M. (1969) The Four Voyages of Christopher Columbus: Being His Own Log-Book, Letters and Dispatches With Connecting Narrative Drawn from the Life of the Admiral by His Son Hernando Colon and Others. London UK: Penguin Classics.
  • Cook, Sherburn and Woodrow Borah (1971) Essays in Population History, Volume I. Berkeley CA: University of California Press.
  • Crosby, A. W. (1987) The Columbian Voyages: the Columbian Exchange, and Their Historians. Washington, DC: American Historical Association.
  • Friedman, Thomas (2005) The World Is Flat: A Brief History Of The Twenty-first Century. New York: Farrar Straus Giroux.
  • Hart, Michael H. (1992) The 100. Seacaucus NJ: Carol Publishing Group.
  • Keen, Benjamin (1978) The life of the Admiral Christopher Columbus by his son Ferdinand, Westport CT: Greenwood Press.
  • Nelson, Diane M. (1999) A Finger in the Wound: Body Politics in Quincentennial Guatemala. Berkeley CA: University of California Press.
  • Markham, Clements R. (1893) The Journal of Christopher Columbus (during His First Voyage, 1492-93) Online from Google Books.
  • Morison, S. E. (1991) Admiral of the Ocean Sea: A Life of Christopher Columbus. Boston: Little, Brown and Company.
  • Patrick, John J. (1992) "Teaching about the Voyages of Columbus" ERIC Clearinghouse for Social Studies.
  • Phillips, W. D. and C. R. Phillips (1992) The worlds of Christopher Columbus. Cambridge UK: Cambridge University Press.
  • Turner, Jack (2004) Spice: The History of a Temptation. New York: Random House.
  • Ulloa, S. Alfonso (1571) Historie del S. D. Fernando Colombo Venetia: Francesco de'Franceschi Sanese.
  • Urvoy, Jean-Michel (2004) "Où est enterré Christophe Colomb?" l'Histoire 2 (April): 20-21. (Trans. "A chain to solve the mystery about Christopher Columbus’s remains")
  • Wilford, John Noble and Ashbel Green (1991) The Mysterious History of Columbus: An exploration of the man, the myth, the legacy. New York: Knopf Press.

Tham khảo

  1. ^ SGK Địa Lí
  2. ^ Britannica History & Society - Christopher Columbus
  3. ^ “Parks Canada — L'Anse aux Meadows National Historic Site of Canada”. Pc.gc.ca. 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009.
  4. ^ Manuel Rosa.COLON. La Historia Nunca Contada. Esquilo - Ediciones y Multimedia, Badajoz. ISBN 989-8092-66-1. 2009.
  5. ^ Boller, Paul F (1995). Not So!:Popular Myths about America from Columbus to Clinton. New York: Oxford University Press. ISBN 9780195091861.
  6. ^ Sagan, Carl. Cosmos; the mean circumference of the Earth is 40,041.47 km.
  7. ^ http://www.miami.com/mld/elnuevo/14624321.htm
  8. ^ Columbus: Secrets from the Grave, Discovery Channel documentary, about a possible Catalan origin.
  9. ^ [1]
  10. ^ [2]
  11. ^ [3]

Liên kết ngoài



Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con  

No comments:

Post a Comment