Thursday, March 6, 2014

Chào ngày mới 7 tháng 3

Tập tin:1823 Friedrich Franz-04.JPG
CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa  Ngày Giáo viên tại Albania.  Năm 238 – Các thần dân La Mã tại tỉnh Africa nổi dậy chống Maximinus Thrax và bầu chọn Gordianus I làm hoàng đế. Năm 321Constantinus Đại đế ban chiếu chỉ viết rằng các ngày Sol Invictus (Chủ nhật) là ngày nghỉ tại Đế quốc La Mã. Năm 1842Friedrich Franz II (hình) trở thành Đại công tước của Đại công quốc Mecklenburg-Schwerin. Năm 1876Alexander Graham Bell được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế cho phát minh điện thoại. Năm 1985 – Nhạc phẩm We Are the World được phát hành trên quy mô quốc tế.

Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Friedrich Franz II
Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin
1823 Friedrich Franz-04.JPG
Tại vị 7 tháng 3, 184215 tháng 4, 1883
Tiền nhiệm Paul Friedrich
Kế nhiệm Friedrich Franz III
Thông tin chung
Phu nhân
Hậu duệ
Gia tộc Nhà Mecklenburg-Schwerin
Thân phụ Đại Công tước Paul Friedrich xứ Mecklenburg-Schwerin
Thân mẫu Alexandrine of Prussia
Sinh 28 tháng 2, 1823
Ludwigslust
Mất 15 tháng 4, 1883 (60 tuổi)
Schwerin
Tôn giáo Đạo Luther
Friedrich Franz II (1823-1883) là một quý tộc và tướng lĩnh của quân đội Phổ. Ông cũng là Đại Công tước của Mecklenburg-Schwerin từ ngày 7 tháng 3 năm 1842 cho tới khi từ trần ngày 15 tháng 4 năm 1883.
Mecklenburg đã tham gia chỉ huy quân đội PhổĐức trong cuộc chiến tranh thắng lợi của Đức với Pháp (18701871).[1][2]

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1823 tại lâu đài Ludwigslust, là con trai trưởng của Đại Công tước Thừa kế Paul Friedrich xứ Mecklenburg và vợ của ông này là Công chúa Alexandrine của Phổ. Ông đã trở thành người thừa kế của đại công quốc sau khi cụ của ông là Đại Công tước Friedrich Franz I vào ngày 1 tháng 2 năm 1837. Friedrich Franz được giáo dục tại gia cho đến năm 1838, sau đó ông tham gia học viện Blochmann tại thành phố Dresden, trước khi nhập học tại Đại học Bonn.[1][3] Friedrich Franz đã kế vị cha mình như một Đại Công tước vào ngày 7 tháng 3 năm 1842.
Friedrich Franz đã phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu của Thống chế Friedrich Graf von Wrangel trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông chỉ huy các lực lượng chiếm đóng Leipzig và bao vây Nürnberg. Ông cũng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, trong đó ông được phong làm Toàn quyền của thành phố Reims và trên cương vị là người chỉ huy của Quân đoàn XIII của Liên bang Bắc Đức, ông là tổng tư lệnh các lực lực lượng của Đức tiến hành vây hãm Toul. Sau những cuộc công pháo dữ dội của người Đức, đến ngày 23 tháng 9 năm 1870, Mecklenburg đã đánh chiếm được Toul, qua đó thu được về tay mình một số lượng tù binh lớn gồm 109 sĩ quan và 2.240 binh lính, cùng với một số lượng khí giới và đạn dược rất lớn. Sau khi chiếm được Toul, đoàn quân vây hãm dưới quyền Mecklenburg đã chuyển về hướng tây bắc và tiến hành cuộc vây hãm Soissons từ ngày 28 tháng 9 cho đến ngày 10 tháng 6 năm 1870, và Soissons cuối cùng thất thủ về tay quân đội Đức sau các đợt pháo kích. Chiếm được Soissons, các lực lượng của Mecklenburg đã thu được 4.700 tù binh Pháp và nhiều vũ khí. Vào ngày 7 tháng 11 năm 1870, ông được Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke Lớn bổ nhiệm làm chỉ huy của một Phân bộ quân hùng mạnh, bao gồm các lực lượng đến từ Phổ và Bayern, để phòng vệ cho các lực lượng của Phổ trong cuộc vây hãm Paris trước sự tấn công của Binh đoàn Loire. Mặc dù vậy, Moltke đã hạn chế đã quyền hành của Mecklenburg đối với đạo quân này: ông chỉ giữ chức vụ trên danh nghĩa và thực quyền thuộc về tay viên tham mưu của ông là tướng Albrecht von Stosch, một sĩ quan tài năng của Phổ. Các lực lượng dưới quyền ông liên tiếp giành chiến thắng trước quân đội Pháp trong các trận chiến tại Beaune-La-RolandeLoigny-Poupry từ cuối tháng 11 cho đến đầu tháng 12 năm 1870,[1][4][5][6][7][8] sau đó cùng với Binh đoàn thứ hai dưới quyền Hoàng thân Friedrich Karl góp phần giành chiến thắng trong trận Orléans lần thứ hai kéo dài hai ngày (34 tháng 12 năm 1870),[9] và thất bại nặng nề này đã khiến cho các lực lượng thuộc Binh đoàn Loire bị suy nhược nghiêm trọng.[2]
Sau chiến thắng Orléans, Phân bộ quân của Mecklenburg, với tư cách là một lực lượng trực thuộc Binh đoàn thứ hai của Friedrich Karl, đã tấn công quân Pháp dưới quyền tướng Antoine Chanzy và đánh bại cuộc kháng cự quyết liệt của đối phương trong trận chiến ở Beaugency từ ngày 8 cho đến ngày 10 tháng 12,[10] và các thắng lợi của ông đã gây cho Binh đoàn Loire thiệt hại nặng nề (trong đó có nhiều người bị bắt làm tù binh).[11] Mecklenburg cũng tham gia vào trận Le Mans Vào tháng 1 năm 1871, trong đó Quân đoàn XIII thuộc quyền của ông là lực lượng cánh trái của các đoàn quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl. Trận đánh kết thúc với thất bại thê lương của Binh đoàn Loire của Pháp do Chanzy chỉ huy, trong đó 5 vạn quân Pháp đã đào ngũ.[12] Không những giữ vai trò là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, ông đồng thời là một Nguyên soái của Đế quốc Nga.[1] Friedrich Franz II qua đời vào ngày 15 tháng 4 năm 1883 tại Schwerin. Ông được kế vị làm Đại Công tước bởi con trai trưởng của mình là Friedrich Franz III.

Gia đình

Đại Công tước Friedrich Franz II đã kết hôn với Công nương Augusta xứ Reuss-Köstritz (18221862) vào ngày 3 tháng 11 năm 1849 tại Ludwigslust. Họ có 6 người con:
Friedrich Franz II tái hôn tại Darmstadt vào ngày 4 tháng 7 năm 1864 với Công nương Anne xứ Hesse và lưu vực sông Rhine. Họ có một đứa con gái:
Người vợ thứ ba của ông là Công nương Marie xứ Schwarzburg-Rudolstadt, và với người này ông có 4 đứa con :

Tổ phụ

Chú thích

  1. ^ a b c d “Obituary - Friedrich Franz II” (PDF). New York Times. 16 tháng 4 năm 1883. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ a b David J. A. Stone, First Reich: inside the German army during the war with France 1870-71, trang 241
  3. ^ Garlington, JC (1852). The Men of the Time, Or, Sketches of Living Notables. Redfield. tr. 349.
  4. ^ Annual Register, trang 184
  5. ^ Tony Jaques (biên tập), Dictionary of Battles and Sieges, trang 956
  6. ^ "The War for the Rhine Frontier, 1870: Its Political and Military History"
  7. ^ Roger Mauni (baron de), Roger de Mauni: the Franco-Prussian War, trang 44
  8. ^ "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  9. ^ Wilhelm Rüstow, The war for the Rhine frontier, 1870: Its political and military history, Tập 1, các trang 13-17.
  10. ^ David J. A. Stone, First Reich: inside the German army during the war with France 1870-71, trang 198
  11. ^ Ernest Alfred Vizetelly, My Days of Adventure The Fall of France, 1870-71
  12. ^ Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, các trang 292-293.

Liên kết ngoài

Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin
Nhánh thứ của Nhà Mecklenburg
Sinh: 28 tháng 2 1823 Mất: 15 tháng 4 1883
Tước hiệu
Tiền vị:
Paul Friedrich
Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin
1842–1883
Kế vị
Friedrich Franz III



No comments:

Post a Comment