Wednesday, March 26, 2014

Chào ngày mới 27 tháng 3

Tập tin:Prise de Bac-Ninh.jpg
CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Sân khấu Thế giới, ngày Lực lượng vũ trang tại Myanmar.  Năm 913 – Cấm binh của Hậu Lương tiến hành binh biến, Hoàng đế Chu Hữu Khuê quyết định tự sát, Chu Hữu Trinh sau đó được tôn làm người kế vị. Năm 1883Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Nam Định (hình) từ quân Nguyễn-Cờ Đen. Năm 1964Động đất Thứ sáu Tuần Thánh với cường độ 9,2 độ Richter, xảy ra tại Alaska, Hoa Kỳ, khiến 125 người thiệt mạng. Năm 1977 – Hai máy bay Boeing 747 đụng nhau trên đường băng tại sân bay trên đảo Tenerife của Tây Ban Nha, khiến 583 người thiệt mạng. Năm 1993 – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân được Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc bầu giữ thêm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trận Nam Định (1883)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Nam Định
Một phần của Chiến dịch Bắc Kỳ
Combat de Lang-Kep.jpg
Trận đồn Kép
.
Thời gian 27 tháng 3 năm 1883
Địa điểm Bắc kỳ
Kết quả Quân Pháp chiến thắng
Thay đổi lãnh thổ Thành Nam Định rơi vào tay quân Pháp
Tham chiến
Cờ của Pháp Pháp Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nhà Nguyễn
Black Flag Army Flag.jpg Quân cờ đen
Chỉ huy
Cờ của Pháp Henri Rivière Early Nguyen Dynasty Flag.svg Vũ Trọng Bình
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Đề đốc Lê Văn Điếm
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Án sát Hồ Bá Ôn
Black Flag Army Flag.jpg Vinh Thong Chat


Lực lượng
6 pháo thuyền
520 thủy binh đánh bộ
20 lính mộ
60 thủy thủ
6.200 quân Việt
600 quân cờ đen
Tổn thất
4 người bị thương 200 chết và bị thương
.
Trận Nam Định (27 tháng 3 năm 1883), là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và quân Việt Nam, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ thuộc chiến tranh Pháp-Việt (1858-1884). Trong một chiến dịch ngắn ngủi vào tuần cuối cùng của tháng 3 năm 1883, Chỉ huy Henri Rivière đánh hạ thành Nam Định, thành phố lớn thứ nhì ở Bắc Kỳ, với một hạm đội pháo thuyền nhỏ và một tiểu đoàn thủy quân đánh bộ.[1]
Việc Rivière đánh chiếm Nam Định đánh dấu một bước leo thang quan trọng thể hiện tham vọng của người Pháp tại Bắc Kỳ, và có hệ quả nghiêm trọng. Nhà Thanh (Trung Quốc) bắt đầu ngầm hỗ trợ chính quyền nhà Nguyễn chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Sự can thiệp của quân Thanh tại Bắc Kỳ cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp-Thanh kéo dài 9 tháng (8 năm 1884 tới 4 năm 1885).

Bối cảnh

Henri Rivière (1827–83)
Sự can thiệp quân sự của Pháp vào miền bắc Việt Nam là kết quả của các hành động quân sự thiển cận bởi chỉ huy Henri Rivière, vốn được cử đi ra Hà Nội với một lực lượng quân sự nhỏ cuối năm 1881, để xem xét các phàn nàn từ phía phía Việt Nam về các thương gia Pháp.[2] Tuy nhiên, Riviere đã ngang nhiên đi ngược lại các chỉ thị của mình, và đánh thành Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 1882.[3] Mặc dù Rivière tiếp đó trao lại thành cho phía Việt Nam quản lý, thì việc ông ta sử dụng vũ lực cũng đã đặt cả Việt Nam và Trung Hoa vào tình trạng báo động.[4]
Thành Hà-Nội thất thủ, Tự-Đức liền ra lệnh cho 2 quan kinh lược chính và phó sứ Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên rút binh về mặt Mỹ Đức để cùng Hoàng Tá Viêm tổ chức việc phòng liệu. Chính quyền Việt Nam, do không thể ngăn chặn Rivière với quân đội yếu kém của mình, phải nhờ đến Lưu Vĩnh Phúc, với đạo quân cờ đen thiện chiến và dày dặn, làm thành một cái gai trong mắt người Pháp. Tại Huế, khâm sứ Rheinart yêu cầu triều đình cử tổng đốc mới ra Bắc Kỳ để tiếp nhận lại tỉnh thành Hà Nội. Triều đình điều cựu Tổng đốc Hà-Ninh đã về hưu là Trần Đình Túc sung khâm sai đại thần cùng với Tịnh biên phó sứ Nguyễn Hữu Độ làm phó khâm sai ra Hà Nội hội thương thuyết nhận lại tỉnh thành. Trong khi H.Rivière và Trần Đình Túc thương lượng để quân Pháp rút lui hết ra khỏi thành Hà Nội thì lực lượng quân binh của Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chánh, Bùi Ân Niên dâng sớ xin đánh nhưng Tự Đức không chấp thuận.
Phía Việt Nam cũng nhờ đến sự giúp sức của Trung Hoa, vì Việt Nam vốn là một nước chư hầu truyền thống, nên Trung Hoa cũng đồng ý giúp vũ khí và hỗ trợ cho quân Cờ đen, đồng thời ngấm ngầm chống lại các hoạt động của người Pháp ở miền Bắc Việt. Nhà Thanh cũng đánh tiếng với người Pháp rằng Trung Hoa sẽ không để Bắc Kỳ rơi vào tay Pháp. Mùa hè năm 1882, Tổng Đốc Vân Nam Tạ Kính Bưu đưa quân Thanh từ Vân NamQuảng Tây vượt biên giới tiến vào Bắc Kỳ, chiếm đóng Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Hóa và nhiều thị trấn khác.[5] Đại binh của nhà Thanh ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cũng đưa quân đóng dọc biên giới. Bộ trưởng Pháp đặc trách Trung Hoa, Frédéric Bourée, lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, nên trong tháng 11 và 12 năm 1882, thỏa thuận với quan đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương nhằm chia cắt Bắc Kỳ thành các vùng ảnh hưởng của nhà Thanh và Pháp. Cả hai phía tham gia đàm phán đều bị chỉ trích là đã nhượng bộ quá nhiều, và thỏa thuận này tan vỡ. Phía Trung Quốc không thông qua nó, còn tại Pháp, chính phủ mới của Jules Ferry bác bỏ thỏa thuận này vào tháng 3 năm 1883, và triệu hồi Bourée về nước.[6]
Gần một năm sau khi đánh chiếm thành Hà Nộị H.Rivière bị đặt trong tư thế phòng thủ đơn độc để chờ kết quả của những cuộc thương lượng ngoại giao giữa các chính phủ Bắc Kinh, Paris và Huế. Sau nhiều cuộc tranh cãi trong nội các chính phủ Pháp, Paris quyết định tăng viện cho Sài Gòn thêm 700 binh sĩ, do tàu Corrèze chở đến Sài Gòn ngày 13 tháng 2 1883 và chuyển quân ra Bắc Kỳ vào ngày 15 tháng 02 1883. Ngày 10 tháng 11 dl 1882, một công điện khẩn cấp của bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa gởi tới Sài Gòn cách chức Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Villers với lý do đương sự vượt quá quyền hạn và bị thay thế bởi Charles Thomson.[7] Thomson nhận bàn giao chức vụ thống đốc Nam Kỳ vào ngày 12 tháng 01 1883.
Quí Mùi, Tự Đức thứ 36 (1883), tại Pháp, Hội đồng Nội các Pháp luôn luôn bất đồng quan điểm cũng như quốc hội của nước Pháp không muốn dính líu đến những rắc rối đang xảy ra ở Bắc Kỳ và vì thế mà nội các Pháp đã phải thay đổi liên tục chỉ trong vòng mấy tháng, ghế bộ trưởng Hải ngoại và Thuộc Địa của Jauréguiberry cuối cùng phải giao cho một nhân vật dân sự là Charles Brun.
Ở Hà Nội, H.Rivière được tin trều đình Huế đang có ý định nhượng quyền khai thác khu mỏ than Hòn-Gai cho một công ty người Hoa ở Quảng Đông và công ty nầy có thể sẽ nhượng lại cho người Anh hoặc người Đức và như thế sẽ tạo thêm nhiều rắc rối cho người Pháp trong tương lai.[8] H.Rivière liền chiếm lấy mỏ than Hòn Gai vào ngày 12 tháng 03 năm 1883 và đặt một đồn binh canh giữ gồm có 25 binh sĩ.

Diễn biến

Thành Nam Định, tháng 3 1883
Rivière thông báo cho Thống đốc Thomson biết rằng tổng đốc Nam Định đã tuyển mộ từ 10 đến 20 ngàn dân phu để xây đắp các chướng ngại vật trên các sông ngòi nhằm chặn đường thông thương và tiếp vận của quân Pháp từ ngoài cửa biển. Có thêm số quân vừa được Sài Gòn gởi ra Tăng viện, H.Rivière quyết định đánh chiếm thành Nam Định.
Ngày 23 tháng 3 năm 1883, Henri Rivière để Berthe de Villers cùng 400 quân ở lại Hà Nội để chỉ huy quân Pháp tiến tới Nam Định. Lực lượn của H.Rivière mang đi gồm có hơn 4 đại đội thủy quân đánh bộ, tuần thám hạm Pluvier, các pháo thuyền Fanfare, Hache, Yalagan, Carabine, Surprise, tàu nhỏ hơi nước Hải Phòng, các tàu chuyển vận loại nhỏ Kiang Nam, Tonkin, Whampoa và 4 ghe mành. Ngày 25, đoàn thuyền chiến của H.Rivière tới trước thành Nam Định. Sau khi cho binh sĩ đổ bộ, H.Rivière gởi tối hậu thư buộc tổng đốc Nam Định giao nộp thành. Một lần nữa kịch bản chiếm thành Hà Nội được lặp lại khi tổng đốc Nam Định không tới gặp Rivière theo thư yêu cầu và lập tức quân Pháp tổ chức đánh thành Nam Định. Ngày 26 tháng 03 quân Pháp kết thúc cuộc tuần thám quanh thành. Tới 7 giờ sáng, tàu chiến của Pháp từ sông Vị Hoàng bắt đầu bắn đạn đại bác vào thành và vào lúc 11 giờ, quân Pháp xung phong đoạt thành.
Thành Nam Định được phòng thủ bởi 6.200 binh lính Việt, do Tổng đốc Võ Trọng Bình, Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh thúc quân trong thành chống trả. Khoảng 600 quân Thanh được điều từ thành Bắc Ninh, do một tướng Cờ đen chỉ huy, đóng giả quân Cờ đen cũng chiến đấu cùng quân triều đình. Đề đốc Lê Văn Điếm, Án sát Hồ Bá Ôn kéo quân từ trong thành xong ra ngoài đánh chận Lê văn Điếm tử trận, Hồ Bá Ôn bị thương nặng về sau không chữa được rồi cũng chết, quân Pháp tràn vào thành; quân triều đình bỏ chạy khắp nơi. Phía quân Pháp có 3 binh sĩ bị thương và một sĩ quan là trung tá Carreau bị thương nặng và chết sáu tuần lễ sau đó. Phía quân binh triều đình giữ thành có 200 binh sĩ bị loại trừ ra khỏi vòng chiến. Sự kiện này đã khiến chính phủ Pháp lo lắng và một lần nữa ra lệnh cho quân Pháp chỉ được can thiệp khi thực sự cần thiết. Quyết định của chính phủ Pháp chứng tỏ người Pháp vẫn đang lưỡng lự trước việc mở một cuộc chiến tranh toàn diện ở Đại Nam.[9]
Trong lúc Rivière ở Nam Định thì tại Hà Nội, lực lượng của de Villers bị 4.000 quân tấn công trong đêm ngày 26 và 27 tháng 3.[9] Tuy quân Pháp ở Hà Nội đẩy lui được hai cuộc tấn công buổi đêm này nhưng tình hình nghiêm trọng vẫn buộc Rivière phải trở về Hà Nội ngày 2 tháng 4 đồng thời đề nghị đô đốc Mayer, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc, đưa quân ứng cứu.[10]

Kết quả

Sau khi hạ thành, quân Pháp chiếm được 98 cỗ đại bác, trong đó có cả 5 khẩu pháo 30mm mà Pháp trao cho phía Việt Nam sau hòa ước 1974. Vì thành Nam Định nhỏ hơn thành Hà Nội, và dù bị một số hư hại trong cuộc pháo kích, vẫn có giá trị phòng thủ, nên Rivière quyết định đóng giữ thành này. Viên chỉ huy tiểu đoàn Badens được cử làm quan trấn thủ thành Nam Định với 440 lính và hai pháo thuyền. Badens nhanh chóng tái lập trật tự, tổ chức lại hội đồng hành chính, phân bổ quan lại theo gợi ý của đoàn truyền giáo Công giáo địa phương. Tới ngày 31 tháng 3, khi Rivière trở lại Hà Nội, quán xá tại Nam Định đã mở cửa trở lại và dân chúng tản cư trở về thành.

Chú thích

  1. ^ Bastard, 160–71; Baude de Maurceley, 157–62; de Marolles, 178–92; Duboc, 97–112; Huard, 19–26; Nicolas, 254–7; Sarrat, 337–40; Thomazi, Histoire militaire, 53–4
  2. ^ Thomazi, Conquête, 140–57
  3. ^ Bastard, 152–4; Marolles, 75–92; Nicolas, 249–52
  4. ^ Eastman, 51–7; Lung Chang, 89–95
  5. ^ Lung Chang, 90–91; Marolles, 133–44
  6. ^ Eastman, 57–65
  7. ^ A.Delvaux; sách đã dẫn
  8. ^ A.Schreiner 355; A.Delvaux 227
  9. ^ a ă Antonini, Paul, tr. 272
  10. ^ Antonini, Paul, tr. 273

Tài liệu tham khảo

  • Antonini, Paul (1890). Annam, le Tonkin et l'Intervention de la France en Extrême Orient. Paris: Librairie Bloud et Barral.
  • Bastard, G., Défense de Bazeilles, suivi de dix ans après au Tonkin (Paris, 1884)
  • Baude de Maurceley, C., Le Commandant Rivière et l’expédition du Tonkin (Paris, 1884)
  • Duboc, E., Trente cinq mois de campagne en Chine, au Tonkin (Paris, 1899)
  • Eastman, L., Throne and Mandarins: China's Search for a Policy during the Sino-French Controversy (Stanford, 1984)
  • Huard, La guerre du Tonkin (Paris, 1887)
  • Lung Chang [龍章], Yueh-nan yu Chung-fa chan-cheng [越南與中法戰爭, Vietnam and the Sino-French War] (Taipei, 1993)
  • Marolles, Vice-Amiral de, La dernière campagne du Commandant Rivière (Paris, 1932)
  • Nicolas, V., Livre d'or de l'infanterie de la marine (Paris, 1891)
  • Sarrat, L., Journal d'un marsouin au Tonkin, 1883–1886 (Paris, 1887)
  • Thomazi, A., Histoire militaire de l’Indochine française (Hanoi, 1931)
  • Thomazi, A., La conquête de l'Indochine (Paris, 1934)

Giang Trạch Dân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giang Trạch Dân
Jiang Zemin 2001.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 24 tháng 6 năm 1989 – 15 tháng 11 năm 2002
Tiền nhiệm Dương Thượng Côn
Thông tin chung
Đảng Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sinh 17 tháng 8 năm 1926
Dương Châu, tỉnh Giang Tô
Vợ Vương Dã Bình (王冶坪)
Giang Trạch Dân (chữ Hán phồn thể: 江澤民, giản thể: 江泽民, bính âm: Jiāng Zémín; sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926) là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 tới năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 tới năm 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 tới năm 2004.
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thay thế Triệu Tử Dương, người bị thanh trừng vì quá khoan dung với những người phản kháng, với chức vụ Tổng bí thư. Với ảnh hưởng ngày càng suy giảm của Đặng Tiểu Bình vì tuổi tác, Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành "lãnh đạo tối cao" trong thập niên 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bền vững với các cải cách, thu hồi một cách hoà bình Hồng Kông từ Anh QuốcMa Cao từ Bồ Đào Nha, và cải thiện các quan hệ với thế giới bên ngoài trong khi Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ với chính phủ. Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Hoa Kỳ. Những lời chỉ trích cũng tập trung vào sự bất lực của Giang Trạch Dân trong việc duy trì kiểm soát trên nhiều vấn đề và sự bất công xã hội trong nhiệm kỳ của ông. Các thành viên Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn Trung Quốc buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hoá hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản. Đóng góp của ông vào học thuyết Mác xít, một danh sách các lý luận mang tính chỉ đạo theo đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước, được gọi là lý thuyết Ba đại diện, đã được đưa vào điều lệ đảng và hiến pháp nhà nước.

Tiểu sử và sự thăng tiến

Giang Trạch Dân sinh tại thành phố Dương Châu, Giang Tô. Tịch quán, Cha ông là Giang Thế Tuấn người được cho là đã hợp tác với cơ quan mật vụ Nhật Bản tại tỉnh Giang Tô trong suốt thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc [1]. Dòng họ ông, một khái niệm quan trọng trong xã hội truyền thống Trung Quốc, nằm tại thôn Giang (江村), huyện Tinh Đức (旌德县) Huy Châu (徽州) cũ, phía nam tỉnh An Huy, đây cũng là quê hương của một số học giả và trí thức nổi tiếng Trung Quốc. Giang Trạch Dân lớn lên trong những năm chiếm đóng của Nhật Bản. Chú ông, Giang Thế Hầu, một cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh trong khi chiến đấu với quân Nhật, và được coi là một người tử vì đạo.[2] Giang Trạch Dân vào Đại học Trung Ương Quốc gia (国立中央大学) tại vùng Nam Kinh dưới sự chiếm đóng của quân Nhật trước khi chuyển sang Đại học Giao thông Thượng Hải. Ông tốt nghiệp năm 1947 với tấm bằng kỹ sư điện. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn đang là sinh viên. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Giang Trạch Dân được đi học tại Nhà máy Ô tô StalinMoskva trong thập niên 1950. Ông làm việc tại Xưởng ô tô thứ nhất tại Trường Xuân. Cuối cùng ông chuyển sang làm các công việc quản lý của chính phủ và bắt đầu thăng tiến, trở thành một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản, Bộ trưởng Công nghiệp Điện năm 1983. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải, và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.
Khi còn là chủ tịch thành phố Giang Trạch Dân nhận được nhiều lời khen chê khác nhau. Nhiều lời chỉ trích cho rằng ông là một "bình hoa", một thuật ngữ Trung Quốc được dùng để miêu tả người chỉ có chức vụ nhưng vô tích sự.[3] Nhiều người cho rằng sự phát triển của Thượng Hải trong thời gian này là công của Chu Dung Cơ [4]. Giang Trạch Dân là người tuyệt đối trung thành với Đảng, trong giai đoạn này, giữa các cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế những sinh viên bất bình năm 1986, Giang Trạch Dân đã viện dẫn Bài diễn văn Gettysburg bằng tiếng Anh trước một nhóm sinh viên phản kháng.[5][6]
Giang Trạch Dân được miêu tả là người có khả năng nói tạm đủ nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumani, tiếng Nga, và tiếng Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện nhỏ về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ. Ông trở nên thân thiết với Allen Broussard, vị thẩm phán người Mỹ gốc Phi tới thăm Thượng Hải năm 1987.
Giang bắt đầu thăng tiến trong hệ thống chính trị quốc gia năm 1987, tự động trở thành một thành viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vì theo truyền thống vị Bí thư thành uỷ Thượng Hải đương nhiên có chân trong Bộ chính trị. Năm 1989, Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng vì những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, và Chính phủ Trung ương đang bối rối trước việc giải quyết cuộc khủng hoảng đó. (Chính sách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình đưa ra, đã chứng tỏ là một điểm quan trọng và khôn ngoan trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, giúp kinh tế phát triển ở mức độ đáng kinh ngạc trong nhiều thập kỷ.) Tháng 6, Đặng Tiểu Bình bãi chức nhân vật theo đường lối tự do Triệu Tử Dương, người bị cho là có đường lối quá ôn hoà trước các sinh viên phản kháng. Ở thời điểm đó, Giang Trạch Dân là Bí thư thành uỷ Thượng Hải, khu vực hàng đầu của trung tâm kinh tế mới Trung Quốc. Trong một vụ việc với World Economic Herald, Giang Trạch Dân đã cho đóng cửa tờ báo này, lên án nó gây nguy hại. Việc xử lý vụ khủng hoảng ở Thượng Hải đã được Bắc Kinh chú ý, và vị lãnh đạo tối cao khi ấy là Đặng Tiểu Bình. Khi các cuộc phản kháng leo thang và vị Tổng thư ký Đảng cộng sản khi ấy là Triệu Tử Dương bị cách chức, Giang Trạch Dân được giới lãnh đạo Đảng chọn làm ứng cử viên thay cho Lý Thụy HoànThiên Tân, Thủ tướng Lý Bằng, Trần Vân, và những vị lãnh đạo già cả khác để trở thành Tổng bí thư. Ở thời điểm đó ông bị coi là ứng cử viên không thích hợp. Trong vòng ba năm, Đặng Tiểu Bình đã chuyển hầu hết quyền lực trong Đảng, Nhà nước và quân đội vào tay Giang Trạch Dân.

Những năm đầu nắm quyền lãnh đạo

Giang Trạch Dân leo lên chức vụ cao nhất nước năm 1989 với một căn cứ quyền lực hậu thuẫn khá nhỏ trong Đảng, và vì thế, có ít quyền hành thực sự. Ông chỉ đơn giản được cho là một nhân vật chuyển tiếp tạm thời trước khi một chính phủ kế tục và ổn định hơn của Đặng Tiểu Bình xuất hiện. Các nhân vật nổi bật khác trong Đảng và Quân đội như Dương Thượng Côn và người em trai Dương Bạch Băng được cho là đang lên kế hoạch một cuộc đảo chính. Giang Trạch Dân đã dùng Đặng Tiểu Bình làm hậu thuẫn cho mình trong những năm đầu cầm quyền. Vốn được coi là người có quan điểm tân bảo thủ, Giang Trạch Dân đã cảnh báo chống lại "tự do hoá tư sản". Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình cho rằng phương pháp duy nhất để Đảng Cộng sản tiếp tục nắm quyền cai trị trên toàn Trung Quốc là tiếp tục con đường cải cách kinh tế và hiện đại hoá, và vì thế có quan điểm trái ngược Giang Trạch Dân.
Đặng Tiểu Bình đã làm gia tăng lời chỉ trích sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân năm 1992. Trong chuyến đi thăm phương nam, ông đã khôn khéo gợi ý rằng tốc độ cải cách còn chưa đủ nhanh, và giới "lãnh đạo trung ương" (như Giang Trạch Dân) phải chịu trách nhiệm chính. Giang Trạch Dân trở nên cẩn thận hơn và hoàn toàn tuân thủ các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Năm 1993, Giang Trạch Dân đưa ra thuật ngữ mới "Kinh tế Thị trường Xã hội chủ nghĩa", một tuyên bố bề ngoài có vẻ nghịch lý, để chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Trung Quốc sang một nền kinh tế thị trường tư bản có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến vĩ đại của chủ trương "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình. Cùng lúc ấy, sau khi đã lấy được lòng tin của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bổ nhiệm nhiều người thân tín ở Thượng Hải vào các chức vụ trong chính phủ. Ông xoá bỏ Uỷ ban Cố vấn Trung ương, một cơ quan cố vấn gồm các vị lãnh đạo cách mạng già cả, đã lỗi thời. Giang Trạch Dân nắm chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương năm 1989, sau khi đã được bầu làm Chủ tịch nước tháng 3 năm 1993.

Chức Chủ tịch nước

Đặng Tiểu Bình mất

Giang Trạch Dân và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton.
Đặng Tiểu Bình mất đầu năm 1997, và Trung Quốc, dần phát triển từ các cuộc cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình với sự ổn định khá vững chắc trong thập niên 1990, phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và xã hội. Tại lễ tang Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đọc bài ca ngợi chính thức, với cả những giọt nước mắt mà nhiều người bên trong Trung Quốc coi là giả dối. Giang Trạch Dân đã thừa hưởng một đất nước Trung Quốc với tình trạng tham nhũng nặng nề, các nền kinh tế địa phương phát triển quá nhanh cho sự ổn định của toàn thể đất nước. Ý tưởng của Đặng rằng "một số vùng có thể trở nên giàu có trước các vùng khác" đã khiến hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các vùng ven biển và vùng nội địa càng rộng. Sự phát triển kinh tế thần kỳ đương nhiên dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước (SOE) phải bị đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40% tại một số vùng thành thị. Các thị trường chứng khoán lên xuống bất thường. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các vùng thành thị lớn chưa từng thấy và chính phủ không làm được gì nhiều để giảm hố sâu ngăn cách về kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Các báo cáo chính thức về phần trăm GDP của Trung Quốc bị mất đi do các quan chức tham nhũng lên tới 10%.[7] Một môi trường hỗn loạn các phiếu nợ bất hợp pháp do các quan chức dân sự và quân sự phát hành đã khiến đa số các tài sản bị tham nhũng được chuyển ra nước ngoài. Mức độ tham nhũng đã quay trở lại, nếu không nói là vượt quá so với tình trạng thời kỳ Cộng hoà hồi thập niên 1940. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt và sự tái xuất hiện của tội phạm có tổ chức bắt đầu trở thành tai hoạ tại các thành phố. Tình trạng phá hoại môi trường tự do càng khiến giới trí thức lo ngại và lên tiếng cảnh báo. Mục tiêu lớn nhất của Giang Trạch Dân trong điều hành kinh tế là sự ổn định, và ông tin rằng một chính phủ ổn định với quyền lực tập trung trung ương cao độ là điều kiện tiên quyết, chấp nhận trì hoãn cải cách chính trị, vốn là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề.[3] Giang Trạch Dân tiếp tục rót vốn để phát triển các Vùng Kinh tế Đặc biệt và các vùng ven biển.
Giang Trạch Dân được cho là vị lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên thực sự biết sử dụng truyền hình để tăng cường hình ảnh cá nhân, giành được tiếng là người có sức lôi cuốn, dù không phải tuyệt đối. Bắt đầu từ năm 1996, Giang đưa ra một loạt các biện pháp cải cách với giới truyền thông đang thuộc quyền quản lý của nhà nước, với mục đích tăng cường "hạt nhân lãnh đạo" dưới quyền mình, và cùng lúc ấy đàn áp một số đối thủ chính trị. Việc tăng cường hình ảnh cá nhân trên các phương tiện truyền thông không được tán thành ở thời Đặng Tiểu Bình, và cũng không hề có ở thời Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong hồi cuối thập niên 1970. Trên tờ Nhân dân Nhật Báo và bản tin lúc 7 giờ sáng của CCTV-1 đều có các sự kiện liên quan tới Giang, việc này kéo dài cho tới khi Hồ Cẩm Đào đưa ra những thay đổi trong quản lý truyền thông năm 2006. Ông xuất hiện bất ngờ trước truyền thông phương Tây và có một cuộc phỏng vấn chưa từng có tiền lệ với nhà báo Mike Wallace của kênh CBS năm 2000 tại Beidaihe. Giang Trạch Dân thường sử dụng tiếng nước ngoài trước các ống kính truyền thông phương tây, dù không phải lúc nào cũng trôi chảy. Trong một cuộc gặp với một phóng viên Hồng Kông năm 2000 về hành động rõ ràng kiểu "mệnh lệnh triều đình" của chính phủ trong việc ủng hộ Đổng Kiến Hoa tranh cử chức Chủ tịch Hành pháp Hồng Kông, Giang Trạch Dân đã gọi các nhà báo Hồng Kông một cách bất lịch sự là "too simple, sometimes naive" (quá đơn giản, thỉnh thoảng ngờ nghệch) bằng tiếng Anh[8]. Sự kiện này đã được phát trên truyền hình Hồng Kông buổi tối hôm đó, và bị coi là một scandal ở bên ngoài Trung Quốc.
Từ năm 1999, truyền thông cũng đóng một vai trò trung gian trong việc khủng bố Pháp Luân Công, được cho là một hành động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính Giang, và bị chỉ trích mạnh mẽ ở phương Tây. Giang Trạch Dân được cho là đã xung đột với vị thủ tướng khi ấy là Chu Dung Cơ về việc xử lý phong trào tinh thần phát triển nhanh chóng này. Giang cũng cho bắt giữ những người điều phối và dẹp tan các vụ biểu tình, dù có nhiều hành động phản kháng từ các nhóm nhân quyền. Ông cũng là bị đơn của nhiều cuộc kiện tụng liên quan tới vấn đề này.

Chính sách đối ngoại

Giang Trạch Dân cũng đã bị chỉ trích bên trong Trung Quốc vì quá khoan nhượng với Hoa KỳNga.[9] Ông đã tiến hành một chuyến Viếng thăm cấp nhà nước bất ngờ tới Hoa Kỳ năm 1997, có nhiều người đã phản đối từ Phong trào Độc lập Tây Tạng cho tới những người thực hành Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Harvard, một phần bằng tiếng Anh, nhưng vẫn không tránh khỏi các câu hỏi về dân chủ và tự do. Trong cuộc gặp thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, giọng điệu ngoại giao đã mềm mỏng hơn khi Giang Trạch Dân và Clinton cùng đề cập tới những lập trường chung và tránh đi các bất đồng. Clinton tới thăm Trung Quốc tháng 2 năm 1999, và nói rằng Trung Quốc cùng Hoa Kỳ là các đồng minh chứ không phải hai đối thủ. Khi khối NATO do Hoa Kỳ đứng đầu ném bom đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade năm 1999, Giang Trạch Dân dường như đã chuẩn bị một lập trường cứng rắn để thể hiện trong nước nhưng trên thực tế ông chỉ đưa ra những hành động phản kháng mang tính biểu tượng. Một hành động tương tự diễn ra khi một chiếc máy bay do thám của Mỹ va chạm với một chiếc máy bay phản lực Trung Quốc, khiến viên phi công Trung Quốc thiệt mạng. Giang Trạch Dân đã cho phép phi hành đoàn chiếc máy bay Mỹ ở tại một khách sạn sang trọng tại Hải Nam, và thả họ ba ngày sau đó mà không yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường thiệt hại nào.[10] Đa phần chính sách đối ngoại của Giang Trạch Dân chú trọng tới thương mại quốc tế chứ không phải hội nhập kinh tế. Là một người bạn của cựu Thủ tướng Canada Jean Chretien[11] Giang Trạch Dân đã tăng cường vị thế kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, tìm cách thiết lập quan hệ thân thiện với các quốc gia có nền thương mại tiếp giáp với nền kinh tế Mỹ.

Phát triển kinh tế

Giang Trạch Dân không có chuyên môn về kinh tế, và vào năm 1997 đã giao nhiệm vụ điều hành kinh tế đất nước cho Chu Dung Cơ, người đã trở thành Thủ tướng, và tiếp tục giữ chức này trong suốt cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Dưới sự lãnh đạo chung của họ, Lục địa Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trường GDP 8% mỗi năm, đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao nhất so với các nền kinh tế lớn trên thế giới, khiến thế giới phải kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng này. Điều này có được chủ yếu nhờ sự tiếp nỗi quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các nhà kinh tế, buộc tội Giang đã tạo ra một nền kinh tế bong bóng có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ kinh tế của chính phủ vẫn tiếp diễn, khi Giang Trạch Dân không ngừng tập trung quyền lực. Thành quả trong thời kỳ cầm quyền của Giang càng tăng với việc Trung Quốc gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới và Bắc Kinh giành quyền đăng cai Olympics Mùa hè năm 2008.

Thuyết Ba Đại Diện

Nội dung Thuyết Ba đại điện: Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc.
Trước khi chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, Giang Trạch Dân đã đưa Thuyết Ba Đại Diện của mình vào trong Điều lệ Đảng, cùng với Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, và Học thuyết Đặng Tiểu Bình Tại đại hội thứ 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002. Dù trái ngược với Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Mác ở một số khía cạnh, nó cũng được đưa vào trong Hiến pháp Trung Quốc. Những người chỉ trích tin rằng đây chỉ là một phần trong sự thần thánh hoá cá nhân Giang, những người khác coi việc áp dụng học thuyết là tư tưởng dẫn đường trong việc lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Học thuyết Ba Đại diện được nhiều nhà phân tích chính trị coi là nỗ lực của Giang Trạch Dân nhằm mở rộng các Nguyên tắc Mác xít Lêninít, và vì thế đưa ông lên ngang tầm với những triết gia Mác xít Trung Quốc thời trước như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân cũng bị nhiều nhóm chỉ trích, đáng chú ý nhất là bởi Pháp Luân Công, một tổ chức tinh thần tố cáo Giang và Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông đã đàn áp các thành viên của họ. Tờ Epoch Times đã xuất bản một cuốn sách chỉ trích mạnh mẽ Giang với tựa đề Anything for Power: The Real Story of China’s Jiang Zemin (Tất cả cho Quyền lực: Câu chuyện thực về Giang Trạch Dân của Trung Quốc), nêu ra nhiều vụ scandal và những hành động tàn bạo của Giang Trạch Dân trong thời kỳ nắm quyền, gồm cả lý lịch gia đình mơ hồ, hành động đàn áp dã man Pháp Luân Công, và cái gọi là mối quan hệ của ông với ca sĩ Song Zuying.[12] [13]

Dần rút lui khỏi quyền lực

Năm 2002, Giang Trạch Dân rời khỏi Ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhường đường cho một "thế hệ lãnh đạo thứ tư" đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, đánh dấu sự khởi đầu quá trình chuyển tiếp quyền lực kéo dài trong vài năm. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức vụ lãnh đạo Đảng, trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Sáu trong số chín thành viên mới Ban Thường trực ở thời điểm ấy được coi là một phần trong cái gọi là "Nhóm Thượng Hải" của Giang, đáng chú ý nhất là vị Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và Phó Thủ tướng Hoàng Cúc.
Dù vậy Giang Trạch Dân vẫn giữ chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân uỷ Trung ương, đa số các thành viên cơ quan này là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Liberation Army Daily (Nhật Báo Quân đội Giải phóng), một tờ báo được cho là đại diện cho các quan điểm của đa số quân đội Trung Quốc, ngày 11 tháng 3 năm 2003 đã có một bài trích dẫn hai đại biểu quân đội nói, "Có một trung tâm được gọi là 'trung thành', trong khi hai trung tâm sẽ dẫn tới 'các vấn đề.'" [1] Điều này được hiểu là một lời chỉ trích nỗ lực của Giang nhằm thực hiện quyền lãnh đạo đối với Hồ Cẩm Đào theo mô hình của Đặng Tiểu Bình.
Hồ Cẩm Đào kế tục Giang Trạch Dân làm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 15 tháng 3 năm 2003. Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà quan sát, bằng chứng về sự ảnh hưởng kéo dài của Giang Trạch Dân trên chính sách bỗng biến mất khỏi truyền thông. Giang Trạch Dân rõ ràng đã giữ im lặng trong cuộc khủng hoảng dịch SARS, đặc biệt rõ khi so sánh với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Đã có những tranh luận cho rằng các thoả thuận về định chế được đưa ra sau Đại hội đảng lần thứ 16 khiến Giang chỉ có một vị trí không còn nhiều ảnh hưởng nữa.[14] Dù nhiều thành viên Ban Thường trực Bộ chính trị là đồng minh của ông, Ban Thường trực không có chức năng lãnh đạo với bộ máy quản lý dân sự.
Giang Trạch Dân cùng vợ Vương Dã Bình và George W. Bush cùng vợ Laura tại Crawford, Texas 2002.
Ngày 19 tháng 9 năm 2004, sau một cuộc gặp bốn ngày với 198 thành viên Ban chấp hành Trung ương, Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, vị trí cuối cùng trong Đảng của ông. Sáu tháng sau ông từ chức vụ cuối cùng, chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Điều này đã khiến trong nhiều tuần tiếp theo đã có những lời đồn rằng những người ủng hộ Hồ Cẩm Đào trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản đã gây sức ép buộc Giang Trạch Dân rút lui. Theo đúng quy định, Giang Trạch Dân chỉ hết nhiệm kỳ vào năm 2007. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức chủ tịch CMC, nhưng, trong một thất bại chính trị rõ ràng của Giang Trạch Dân, Xu Caihou, chứ không phải Tăng Khánh Hồng được chỉ định làm vị phó của Hồ Cẩm Đào. Cuộc chuyển tiếp quyền lực này chính thức đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của Giang tại Trung Quốc, khoảng từ năm 1993 tới năm 2004[15].
Dù Giang ít khi xuất hiện trước công chúng từ sau khi từ bỏ chức vụ chính thức cuối cùng hồi năm 2004, ông đã xuất hiện cùng Hồ Cẩm Đào trong lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân [16], và đi thăm Bảo tàng Quân đội của Cách mạng Nhân dân Trung Quốc với Lý Bằng, Chu Dung Cơ, và các quan chức cao cấp khác.[17]

Di sản

Các nhà sử học và tác gia tiểu sử đã tranh luận về điều có thể được coi là "di sản Giang Trạch Dân". Giang muốn đó là Thuyết Ba Đại diện, gọi nó là một "tư tưởng quan trọng" trên lục địa, trở thành di sản tư tưởng của ông. Dù thuyết này đã được đưa vào cả trong Điều lệ Đảng và Hiến pháp cùng với Tư tưởng Mao Trạch ĐôngHọc thuyết Đặng Tiểu Bình, hiệu quả thực tế của nó còn chưa được xác nhận, và dường như nó đang mất ảnh hưởng trước các tư tưởng Viễn cảnh Khoa họcXã hội hài hoà của Hồ Cẩm Đào bên trong Đảng. Giang đã gặp phải sự chỉ trích lặng lẽ bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc vì chú trọng vào phát triển kinh tế bằng mọi giá mà bỏ qua sự trả giá về môi trường, khiến khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo ở Trung Quốc càng tăng và khiến những người không được hưởng mấy từ thành quả phát triển kinh tế trở thành những người gánh chịu những hậu quả xã hội.[18]
Trái ngược lại, các chính sách của người kế nhiệm ông, Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo được nhiều người coi là những nỗ lực nhằm giải quyết những bất bình đẳng đó và chuyển từ chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế sang nhãn quan phát triển rộng hơn bao gồm cả các lĩnh vực phi kinh tế như sức khoẻ và môi trường.[19]
Ở trong nước, di sản và tiếng tăm của Giang cũng có nhiều tranh luận. Trong khi một số người coi giai đoạn tương đối ổn định và phát triển trong thập niên 1990 là công của Giang, một số người khác lại cho rằng ông đã không hành động nhiều để sửa chữa các sai lầm từ những cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, khiến thế hệ lãnh đạo tiếp sau phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, một số trong đó đã quá muộn để có thể giải quyết. Sự ám ảnh của Giang Trạch Dân với hình ảnh bên ngoài cũng đã gây ra một khuynh hướng các dự án hoành tráng khắp đất nước, các quan chức địa phương đã chi những số tiền khổng lồ vào các dự án xây dựng lớn và không cần thiết. Thuyết Ba Đại diện của Giang hợp thức hoá việc kết hợp tầng lớp kinh doanh tư bản mới vào Đảng, và thay đối lý thuyết nền tảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bảo vệ người nông dân và công nhân những người chiếm "đại đa số nhân dân", một uyển ngữ với mục đích gộp cả tầng lớp doanh nhân đang ngày càng phát triển. Những người chỉ trích mang tư tưởng bảo thủ bên trong đảng đã lặng lẽ phản đối hành động này, coi đó là sự phản bội tư tưởng cộng sản, trong khi những người cải cách ca ngợi Giang là một người có tầm nhìn xa trông rộng.[20]
Tuy nhiên, một hành động như vậy đã hợp thức hoá cho một tầng lớp trung gian giữa những nhà kinh doanh và tầng lớp lãnh đạo, vì thế kết nối một cách hữu hiệu giới lãnh đạo và những lợi ích tài chính, mà những người chỉ trích cho rằng làm tăng tình trạng lạm phát. Một số người đã cho rằng đây là phần di sản sẽ còn tồn tại lâu của Giang, ít nhất là về mặt hình thức, khi những người cộng sản còn nắm quyền lực.[21]
Nhiều nhà viết tiểu sử Giang Trạch Dân đã lưu ý rằng chính phủ của ông giống với một chính thể đầu sỏ trái ngược với một chính thể độc tài.[22] Rất nhiều chính sách của ông đã được gán cho các nhân vật khác trong chính phủ, chủ yếu là Chu Dung Cơ, người có quan hệ mật thiết với Giang, đặc biệt đã tuân theo quyết định của Giang đàn áp phong trào Pháp Luân Công.[23]
Giang thường được cho là nguyên nhâncủa những thắng lợi đối ngoại trong nhiệm kỳ của ông, nhưng cùng lúc ấy nhiều người Trung Quốc [24] chỉ trích ông vì quá khoan nhượng trước Hoa Kỳ và Nga. Vấn đề thống nhất Trung Quốc giữa lục địa và Đài Loan đã được bàn luận nhiều trong nhiệm kỳ của ông, và những cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển cuối cùng đã dẫn tới một thoả thuận Ba Liên Kết sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng bắt đầu được xây dựng ở thời cầm quyền của Giang, và đã được nhiều người dân Tây Tạng ca ngợi[25], dù một số người coi đó chỉ đơn thuần là một hành động chính trị.[26] Giang Trạch Dân cũng bị cáo buộc nhân nhượng trước Nhật Bản và Hoa Kỳ trong vấn đề ngoại giao.

Gia đình

Tháng 12 năm 1949 ông kết hôn với Vương Dã Bình, hai người có hai đứa con trai, con trưởng là Giang Miên Hằng, hiện giữ chức Phó Viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc. Kiêm nhiệm Viện trưởng Phân Viện Thượng Hải, đồng thời còn đảm nhiệm chức giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Xe điện Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Liên lạc Viễn thông Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Sân bay Thượng Hải, con thứ hai là Giang Miên Khang nhậm chức tại một Trung tâm Nghiên cứu ở Thượng Hải, đồng thời còn giữ chức Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Địa lý thành phố Thượng Hải.

Sự kiện đàn áp Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân được xem là người chủ trương và trực tiếp lãnh đạo tổ chức đàn áp, diệt chủng những người đi theo học môn khí công này do ông Lý Hồng Chí sáng lập. Giang Trạch Dân đã bị kiện vì tội ác chống lại nhân loại, diệt chủng và tra tấn trên 17 quốc gia và các vùng lãnh thổ, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông và Đài Loan..[27]
Trong đó, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha và Argentina đã ra phán quyết truy tố ông cùng 4 lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc đàn áp[28][29]. Điều này có nghĩa Giang Trạch Dân phải đối mặt với sự dẫn độ nếu đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, và khi đó Giang phải đối mặt với 20 năm tù giam và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.
Các nghị sĩ tại một loạt các nước như: Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Úc,...[30][31][32] đã kêu gọi ủng hộ và thực thi phán quyết này.

Sơ lược lý lịch

  • Năm 1937 - Nhập học trường Trung học Dương Châu.
  • Năm 1943 - Nhập học trường Đại học Trung ương Nam Kinh.
  • Tháng 10 năm 1945 - Chuyển hộ khẩu sang trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
  • Tháng 4 năm 1946 - Gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Tháng 9 năm 1982 - Được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại đại hội Đảng lần 12.
  • Tháng 6 năm 1983 - Nhậm chức Bộ trưởng Công nghiệp Điện tử.
  • Tháng 6 năm 1985 - Nhậm chức Phó Thư ký Ủy ban Đảng thành phố Thượng Hải.
  • Tháng 7 năm 1985 - Nhậm chức Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 11 năm 1987 - Được bầu làm Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ủy viên Cục Chính trị Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 khoá 13.
  • Tháng 4 năm 1988 – Thôi giữ chức vụ Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 6 năm 1989 - Được bầu làm Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị Trung ương Đảng. Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 khoá 13.
  • Tháng 11 năm 1989 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 5 khoá 13.
  • Tháng 3 năm 1990 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 3 đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 7.
  • Tháng 3 năm 1993 - Được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 8.
  • Tháng 11 năm 1998 - Là vị Chủ tịch nước Trung Quốc đầu tiên viếng thăm Nhật Bản.
  • Tháng 2 năm 2000 - Thâu tóm chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kết thúc cuộc đấu tranh giai cấp, là một trong 3 đại biểu đề xuất tư tưởng phủ định cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn đang tiếp diễn.
  • Tháng 11 năm 2002 - Thôi giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị. Tổng thư ký Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2003 - Thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.
  • Tháng 9 năm 2004 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2005 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Quốc gia tại hội nghị lần 3 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.
  • Bây giờ ở nhà nghỉ hưu

Xem thêm

Tham khảo và đọc thêm

  1. ^ Tất cả vì quyền lực ở Trung Quốc: Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân
  2. ^ Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân
  3. ^ a b Hồ sơ: Giang Trạch Dân
  4. ^ Tờ báo Los Angeles Times: Trung Quốc nghiêng vào giải quyết nhiều hơn: Chính trị: Phó thủ tướng Chu Dung Cơ được phân công để giải quyết vấn đề kinh tế, tham nhũng, nổi loạn ở nông thôn.
  5. ^ Kuhn, Robert Lawrence: Người đàn ông đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân
  6. ^ Sách: Sự thật lịch sử về Giang Trạch Dân(4)
  7. ^ Trung Quốc: Một đối thủ cạnh tranh ngang hàng kinh tế mới nổi
  8. ^ Tờ báo xã hội Hong Kong: Báo cáo thường niên FOE, 2001
  9. ^ Tất cả vì quyền lực ở Trung Quốc: Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân
  10. ^ Tân Hoa xã: Trung Quốc Giang Trạch Dân, Jean Chrétien của Canada thảo luận về mối quan hệ. Đăng ngày 21 tháng 10 năm 2001.
  11. ^ Tân Hoa Xã Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Jean Chretien của Canada thảo luận về các mối quan hệ 21 tháng 10 năm 2001.
  12. ^ Ấn bản Tất cả vì quyền lực ở Trung Quốc: Câu chuyện thật về Giang Trạch Dân Epoch Times
  13. ^ 宋祖英那些年那些事 曾与梦鸽PK
  14. ^ Kiểm soát thông tin và kiểm duyệt ở Trung Quốc và lây lan của bệnh SARS
  15. ^ Tạp chí chuyển giao hiện tại ở Trung Quốc
  16. ^ China's leadership makes show of unity ahead of key Communist Party congress International Herald Tribune
  17. ^ Former Chinese President tours Military Museum CCTV International
  18. ^ Bất cứ điều gì cho quyền lực: Câu chuyện thật của của Trung Quốc Giang Trạch Dân Chương 22
  19. ^ Lam, Willy. Chính trị Trung Quốc trong thời đại Hồ Cẩm Đào. pp. 44–46
  20. ^ Đảng cộng sản tăng cường bắt các giáo viên trẻ nghiên cứu chính trị và tư tưởng
  21. ^ Biên tập: Đảng Cộng sản Trung Quốc Có Không có đường phía trước
  22. ^ Kuhn, 2004; Lam, 1997
  23. ^ Bất cứ điều gì cho quyền lực: Câu chuyện thật của của Trung Quốc Giang Trạch Dân Chương 13
  24. ^ Bất cứ điều gì cho quyền lực: Câu chuyện thật của của Trung Quốc Giang Trạch Dân Chương 6
  25. ^ “Qinghai-Tibet Railway Kicks off”. People's Daily. Tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2007.
  26. ^ Smoke clears over China's U.S. strategy
  27. ^ Giang Trạch Dân bị kiện vì tội diệt chủng Pháp Luân Công
  28. ^ FDI: Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cộng sản cấp cao vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công
  29. ^ Phiên tòa xét xử các cựu lãnh đạo Khmer đỏ gần đây báo trước sự sụp đổ của băng đảng Giang-La-Lưu-Chu [nguồn tự xuất bản] [nguồn không đáng tin]
  30. ^ Các thành viên của Nghị viện Châu Âu lên tiếng đòi công lý cho Pháp Luân Công [nguồn tự xuất bản] [nguồn không đáng tin]
  31. ^ Nghị quyết số 54 Hạ viện Indiana: Kêu gọi Trung Quốc ngừng và từ bỏ ngay lập tức Chiến dịch bức hại, đe dọa, bỏ tù, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công [nguồn tự xuất bản] [nguồn không đáng tin]
  32. ^ Nghị sĩ Canada: “Mổ cướp nội tạng từ những người vô tội như các học viên Pháp Luân Công là một tội ác” [nguồn tự xuất bản] [nguồn không đáng tin]
  • Gilley, Bruce. "Tiger on the Brink: Jiang Zemin and China's New Elite." Berkeley: University of California Press, 1998. 395pp. This was the first biography of Jiang to appear in the West. A comprehensive and highly readable journalistic account of Jiang's early years, his ascendancy within the Party bureaucracy, and his ultimate rise to power as Deng Xiaoping's successor in the wake of Tiananmen.
  • Kuhn, Robert Lawrence = The Man Who Changed China: The Life and Legacy of Jiang Zemin, Random House (English edition) 2005. Century Publishing Group, Shanghai (Chinese edition) 2005. The book is a general biography of Jiang with a more favorable stance towards him.
    • China Daily = English language review of biography by Dr. Kuhn.
  • The Real Story of Jiang Zemin, The Epoch Times newspaper. http://www.theepochtimes.com This article is largely critical of Jiang. (Authorship remains anonymous for safety reasons)
  • Lam, Willy Wo-Lap. "The Era of Jiang Zemin"; Prentice Hall, Singapore: 1999. General Jiang-era background information and analysis, not comprehensive biography.

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment