Tuesday, November 18, 2014

Chào ngày mới 18 tháng 11

Sima Guang 1.jpg

CNM365. Chào ngày mới 18 tháng 11. Ngày Độc lập tại Latvia (1918) và Maroc (1956). Năm 923Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc đem quân đến thủ đô Đại Lương của triều Hậu Lương, Hoàng đế Hậu Lương Chu Hữu Trinh tự sát. Năm 1067Tống Thần Tông ban tên Tư trị thông giám cho biên niên sử Thông chíTư Mã Quang (hình) dâng lên. Năm 1626Vương cung thánh đường Thánh PhêrôThành Vatican hoàn thành việc xây dựng. Năm 1812Các cuộc chiến tranh của Napoléon: Mặc dù quân Pháp chiến bại trong trận Krasnoi tại Nga song Thống chế Michel Ney trở thành người dũng cảm nhất trong số những người dũng cảm.

Latvia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Latvia
Latvijas Republika (tiếng Latvia)
Flag of Latvia.svg Coat of arms of Latvia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Latvia
Khẩu hiệu
Tēvzemei un Brīvībai
(Tiếng Latvia: "Vì đất nước và tự do")
Quốc ca

Dievs, svētī Latviju!
Trình đơn
0:00
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Andris Bērziņš
Laimdota Straujuma
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Latvia
Thủ đô Riga
50°5′B, 14°28′Đ
Thành phố lớn nhất Riga
Địa lý
Diện tích 64.589 km² (hạng 124)
Diện tích nước 1,5% %
Múi giờ UTC+2; mùa hè: UTC+3
Lịch sử
Ngày thành lập 18 tháng 11 năm 1918
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 2.291.000 người (hạng 143)
Dân số (2013) 2.005.200 người
Mật độ 35 người/km² (hạng 166)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 29,214 tỷ Mỹ kim
HDI (2004) 0,845 cao (hạng 45)
Đơn vị tiền tệ Euro (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .lv
Latvia (phiên âm tiếng Việt: Lát-vi-a), tên chính thức là Cộng hòa Latvia (tiếng Latvia: Latvija hay Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với NgaBelarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Latvia là 2.259.810 người[1], mật độ dân số khoảng 36 người/km². Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Trong lịch sử, nước này đã từng bị đô hộ bởi nhiều quốc gia láng giềng. Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. Nhưng đến năm 1940, Latvia bị sáp nhập vào Liên Xô rồi sau đó trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Latvia lại trở thành một quốc gia độc lập.
Ngày nay, Latvia là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, NATO. Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Latvia chính thức trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. Đất nước này đang phát triển hết sức nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Latvia trong năm 2006 đạt 11,9%, cao nhất châu Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sửvăn hóa.

Lịch sử

Thời tiền sử

Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Từ thời đó, Latvia đã là một nơi giao thương quan trọng để người Viking đi từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước NgaĐế quốc Byzantine. Bờ biển Latvia nổi tiếng toàn châu Âu bởi mặt hàng hổ phách quý hiếm của nó. Vào thế kỉ 10, các bộ lạc Baltic bắt đầu thành lập các vương quốc tại khu vực này. Bốn nền văn hóa phát triển tại khu vực là các vương quốc của người Couronians, Latgallians, SeloniansSemigallians. Trong đó, vương quốc của người Latgallians là phát triển nhất và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trịxã hội. Người Couronians thì vẫn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc trong một thời gian dài. Còn người Selonians và Semgallians lại là những nông dân thịnh vượng và ít có những xung đột hay chiến tranh.

Thời thuộc Đức


Bản đồ các bộ lạc Baltic năm 1200
Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thế kỉ 12, Latvia được nhiều thương nhân Tây Âu ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava là một cửa ngõ quan trọng để sang nước Nga. Các nhà buôn và nhà truyền đạo Cơ Đốc người Đức cũng nằm trong số này. Nhưng người Baltic ngoại đạo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàngRoma đã quyết định gửi một đạo quân viễn chinh đến Latvia để gây ảnh hưởng tại vùng đất này. Sự xuất hiện của quân viễn chinh Đức đã chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia.
Người Đức đã thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và Riga đã dần dần phát triển thành đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ nam biển Baltic. Vào thế kỉ 13, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới quyền lực của người Đức. Năm 1282, Riga rồi sau đó là Cēsis, Limbaži, KokneseValmiera đã nằm trong Liên minh Hanse. Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa đông và tây, trở thành trung tâm thương mại lớn ở phía đông Baltic và có những mối liên hệ văn hóa ngày càng gần gũi với Tây Âu. Đầu thế kỉ 13, dòng Hiệp sĩ Porte-Glaive và dòng Hiệp sĩ Teuton sáp nhập tạo thành Dòng Livonia. Dòng này truyền đạo và cai trị lãnh thổ Latvia cho đến khi bị giải thể năm 1561. Đất nước bị chia cắt và thuộc quyền thống trị của Ba LanThụy Điển.

Thời thuộc Ba Lan và Thụy Điển

Cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, Liên bang Livonia bắt đầu suy tàn và tan rã. Sau cuộc chiến tranh Livonia (1558-1583), phần đất Latvia ngày nay bị đặt dưới sự cai trị của Ba Lan-Litva, trong đó có Riga. Vào thế kỉ 17, Lãnh địa Courtland, một phần của Livonia cũ đã đạt được sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và thành lập hai thuộc địa, một ở hòn đảo cửa sông Gambia (châu Phi) và đảo Tobago ở biển Caribbean.
Sau cuộc chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển (1600-1629), Riga lại nằm dưới sự cai trị của Thụy Điển và trở thành thành phố rộng lớn và phát triển nhất trong các thành phố của đất nước này. Trong khi đó thì thành phố Vidzeme lại được biết đến với cái tên giỏ bánh mì của Thụy Điển vì nơi này cung cấp phần lớn lượng lúa mì cho vương quốc. Phần còn lại của Latvia nằm trong Ba Lan cho đến năm 1793.
Đất nước Latvia trong thế kỉ 17 đã được củng cố vững chắc. Với sự hợp nhất của các dân tộc Couronians, Latgallians, Selonians, Semgallians và Livonians, một quốc gia với nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia.

Thời thuộc Nga

Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga. Sa hoàng đã nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia.
Giai cấp nông nô chính thức được giải phóng tại Courland vào năm 1818 và Vidzeme vào năm 1819. Một bộ luật được thông qua vào năm 1849 là tiền đề công nhận sự sở hữu đất đai của nông dân. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời với việc dân số cũng tăng lên nhanh. Latvia trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga.
Vào thế kỉ 19, Phong trào Vận động Dân tộc Latvia đầu tiên xuất hiện trong tầng lớp trí thức. Phong trào được lãnh đạo bởi nhóm Người Latvia trẻ từ thập niên 1850 đến 1880 với những cuộc vận động ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên sự bần cùng hóa ở nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh các đô thị ngày càng giàu có đã dẫn đến những cuộc vận động cánh tả vào khoảng những năm 1880, lãnh đạo bởi RainisPēteris Stučka, mang màu sắc của chủ nghĩa Mác và dẫn đến sự thành lập Đảng Lao động Xã hội Dân chủ Latvia.

Thời cận và hiện đại

Năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập. Đến năm 1940 nước này ban đầu bị Liên Xô chiếm đóng, sau đó tới Đức trong Thế chiến thứ II (1941-1944). Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này. Năm 1944, Latvia bị sát nhập vô Liên bang Xô Viết. Khoảng 120 cho tới 300 ngàn đã bỏ chạy sang Đức hoặc Thụy Điển.[2] Vào tháng 3 1949, 43,000 người dân ở nông thôn và những người Quốc gia bị đày sang Siberia trong chiến dịch Priboi được tiến hành tại cả ba nước Baltic, mà đã được hoạch định cẩn thận và được chấp thuận bởi Moskva vào tháng 1 1949.[3] Khoảng chừng 136,000 cho tới 190,000 người Latvia, tùy theo nguồn, đã bị bỏ tù, đàn áp hay đưa tới trại tập trung Sô Viết (Gulag) trong những năm sau chiến tranh, từ năm 1945 cho tới 1952.[4] Các vùng nông thôn ở Latvia bị tập thể hóa.[5] Tiếng Latvia bị giới hạn trong những nơi công cộng, thay thế vào đó tiếng Nga được dùng làm ngôn ngữ chính.[6] Vào khoảng năm 1959 chừng 400,000 người tới từ các nước cộng hòa Sô viết khác và dân địa phương Latvia giảm xuống chỉ còn 62% dân số nước.[7]
Năm 1991, Latvia trở thành nước cộng hòa, thành viên của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Bởi vì tính đồng nhất của dân tộc Latvia bị hủy bỏ trong thời kì lịch sử nhà cầm quyền nước ngoài cai trị, nên chính quyền Latvia đặt ra các luật lệ về quyền công dân rất chặt chẽ, hạn chế quyền công dân cho người Latvia và những người sống trong vùng này kể từ trước khi bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Chính điều đó đã làm cho khoảng 452.000 trong số 740.000 người Nga không được thừa nhận có quyền công dân.
Năm 1995, Latvia đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Những cố gắng xin gia nhập Liên hiệp châu Âu không được chấp nhận trong các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1997. Latvia đã cải thiện hệ thống quản lí hành chính, và gia tăng hợp pháp hóa vấn đề quốc tịch cho cộng đồng thiểu số các dân tộc khác đặc biệt là cộng đồng người Nga. Latvia đã phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ cuộc khủng hoảng của Nga năm 1998. Liên hiệp châu Âu bắt đầu các cuộc thương lượng việc xin gia nhập của Latvia từ năm 1999. Tháng 5 năm 2001, Latvia và 8 nước khác ở Trung ÂuĐông Âu xin gia nhập tổ chức NATO. Nhằm tạo điều kiện để được gia nhập vào NATO, Quốc hội Latvia năm 2002 đã thông qua luật không đòi hỏi các ứng cứ viên vào Quốc hội phải biết tiếng Latvia. Năm 2004, Latvia gia nhập Liên hiệp châu Âu.

Chính trị

Thể chế nhà nước: Cộng hoà nghị viện.
  • Tổng thống:
Tổng thống là công dân Latvia đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được không ít hơn 51/100 đại biểu Quốc hội bầu nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục). Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà trong trưng cầu dân ý hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất. Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp.
  • Quốc hội (Saeima):
Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm.
Quốc hội Latvia Khóa 10 được bầu ngày 2 tháng 10 năm 2010. Liên minh Thống nhất của đương kim Thủ tướng Valdis Dombrovskis (Đảng "Thời mới", Liên minh dân sự, Hội vì một chính sách khác) đứng đầu với 31.2% phiếu bầu, chiếm 33 ghế; "Trung tâm Hòa hợp" – 26%, chiếm 29 ghế; Liên minh xanh và Nông dân – 19,7%, chiếm 22 ghế; Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp" và Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do" đều đạt 7,6%, cùng chiếm 8 ghế.
Liên minh Thống nhất cùng với Liên minh xanh và Nông dân, với 55 đại biểu đã thành lập phái đa số cầm quyền tại Quốc hội. Lực lượng cánh tả đối lập không ủng hộ Chính phủ tại Quốc hội, với 45 đại biểu, gồm "Trung tâm Hòa hợp", Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp", Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do".
Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu.
Chính phủ (Nội các) do Thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua, đứng đầu là Thủ tướng thực hiện các chức năng và quyền hạn của cơ quan hành pháp. Chính phủ Latvia gồm Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ.
Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là Nội các), được Quốc hội thông qua.
Thủ tướng Latvia hiện nay là ông Valdis Dombrovskis.

Chính sách đối ngoại

Trở thành thành viên của EUNATO là mục tiêu chính sách đối ngoại lớn của Latvia trong những năm 1990. Trong một cuộc trưng cầu toàn quốc vào ngày 20 tháng 9 năm 2003, 66,9% cử tri tham gia bỏ phiếu trong tổng số 100% cử tri Latvia ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu. Latvia trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1 tháng 5 năm 2004. Latvia trở thành thành viên NATO kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2004.
Hiệp ước phân định biên giới với Nga đã được ký kết và phê chuẩn trong năm 2007. Theo hiệp ước, huyện Abrene thông qua Nga đàm phán về tranh chấp biên giới biển với Lithuania đang được tiến hành (các mối quan tâm chính là quyền thăm dò dầu khí).
Gần đây, Latvia cũng bắt đầu quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á.

Địa lí

  • Tổng diện tích: 64 598 Km²
  • Đường biên giới: 1 150 Km
  • Lãnh thổ Latvia chủ yếu là đồng bằng và miền hạ du, phần lớn đồi núi nằm ở phía đông.
Được bao bọc bởi biển Baltích ở phía tây, phía bắc giáp với Estonia, phía nam giáp Litva, phía đông giáp NgaBelarus. Lãnh thổ Latvia là một vùng đồng bằng rộng lớn uốn nếp. Vùng đất phía tây thấp hơn vùng đất phía đông. Nơi cao nhất so với mực nước biển là 311 m.
12,000 con sông lớn và nhỏ. Những con sông lớn chảy từ: Sông Daugava, Ga-ui, Li-e-lupe và Vent. Có gần 3000 hồ các loại.
Tài nguyên tự nhiên cơ bản bao gồm: Hổ phách, than bùn, đá vôi, thủy sản, gỗ.

Kinh tế


Mức tăng trưởng GDP của Latvia từ năm 1996 đến năm 2006.
Latvia có nền kinh tế mở. Xuất khẩu đóng vai trò đáng kể vào GDP. Do vị trí địa lý, lĩnh vực dịch vụ chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế. Dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh được đánh giá phát triển cao. Ngành khai thác gỗ và chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, và sản xuất các thiết bị máy móc và điện tử phát triển mạnh. Kinh tế Latvia có tăng trưởng GDP trên 10%/năm trong thời gian 2006-2007, nhưng từ năm 2008 bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng: thâm hụt ngân sách, nợ công lớn. GDP giảm 18% trong năm 2009. Nhờ thực hiện chính sách tăng trưởng xuất khẩu mạnh, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng: GDP hàng quý năm 2010 tăng 2,9%. IMF, EU, và các nhà tài trợ quốc tế khác có. Thỏa thuận hỗ trợ tài chính để Latvia gia nhập eurozone. Thỏa thuận này kêu gọi giảm thâm hụt tài chính của Latvia xuống dưới 3% GDP vào năm 2012 để đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập eurozone. Chính phủ ban hành cắt giảm chi tiêu lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách tối đa 8,5% GDP năm 2010. Latvia đã thông qua ngân sách năm 2011 với mức thâm hụt dự kiến 5,4% GDP.
Đa số các công ty, ngân hàngbất động sản đã được tư nhân hóa, mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần khá lớn trong một vài doanh nghiệp lớn. Latvia chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 2 năm 1999. Latvia đang phấn đấu để gia nhập eurozone vào năm 2014.
Năm 2010, GDP: đạt 23,39 tỷ USD, trong đó nông nghiệp - 4,2%, công nghiệp - 20,6%, dịch vụ - 75,2%. Tỷ lệ thất nghiệp là 14,3%. Tỷ lệ lạm phát là 1,2%. Nợ công - 46,2% GDP. Ngân sách: thu: 8,028 tỷ USD, chi 9,863. Nợ nước ngoài: 3,728 tỷ USD. Thế mạnh của Latvia là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, điện tử, bưu điện, thiết bị giao thông vận tải, du lịch... Nông nghiệp sản phẩm: ngũ cốc, dầu hạt cải, khoai tây, rau, thịt lợn, gia cầm, sữa, trứng, . Công nghiệp: thực phẩm chế biến, gia công sản phẩm gỗ, dệt may, kim loại chế biến, dược phẩm, xe ô tô đường sắt, sợi tổng hợp, điện tử.

Thương mại

Xuất khẩu và công nghiệp là động lực chính của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị, kim loại, hàng dệt. Xuất khẩu: Năm 2010 đạt 7,894 tỷ USD. Mặt hàng chính: sản phẩm thực phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, máy móc, thiết bị, dệt may. Đối tác: Litva - 15,19%, Estonia - 13,57%, Nga - 13,17%, Đức - 8,13%, Thụy Điển - 5,7% Nhập khẩu: Năm 2010 đạt 9,153 tỷ USD. Mặt hàng chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu, xe ô tô. Đối tác: Litva 16,36%, Đức 11,34%, Nga 10,68%, Ba Lan 8,11%, Estonia 7,69%.

Đầu tư

Đầu tư trong nước: 15,7% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 1,171 tỷ USD (2010). Đầu tư ra nước ngoài: 1,097 triệu USD năm 2010.[8]

Tôn giáo


Nhà thờ Riga
Tôn giáo lớn nhất ở Latvia là Kitô giáo,[9] mặc dù chỉ có khoảng 7% dân số tham dự nghi lễ tôn giáo thường xuyên [10] Các nhóm Kitô giáo lớn nhất tính đến năm 2011 là:
Trong cuộc phỏng vấn do tổ chức Eurobarometer bình chọn năm 2005,[12] 37% công dân Latvia trả lời rằng "họ tin rằng có một vị thần", trong khi 49% trả lời rằng "họ tin rằng có một số loại tinh thần hay thế lực siêu nhiên" và 10% nói rằng "họ không tin rằng có bất kỳ loại tinh thần, thần, hay thế lực siêu nhiên" nào.
Trước thời gian chiếm đóng của Liên Xô, Giáo hội Luther là tôn giáo nổi bật nhất, tôn giáo này được các nước Bắc Âu và dân chúng miền Bắc Đức tin theo. Kể từ sau sự chiếm đóng của Liên Xô, Giáo hội Luther đã giảm số lượng tín hữu hơn một chút so với Công giáo La Mã ở cả ba quốc gia vùng Baltic trong đó có Latvia. Các tín hữu của Giáo hội Luther, với ước tính khoảng 600.000 thành viên vào năm 1956, đã bị ảnh hưởng nhất. Một tài liệu nội bộ được ban hành ngày 18 tháng 3 năm 1987, ở gần cuối của chế độ cộng sản tồn tại ở nước này, nói rằng các tín hữu tích cực đã bị thu hẹp chỉ còn 25.000 người ở Latvia, nhưng đức tin Kitô cũng đã trải qua một sự hồi sinh sau khi Cộng sản sụp đổ.[13] Kitô hữu Chính Thống giáo của quốc gia này thuộc về Giáo hội Chính Thống giáo Latvia, một cơ quan bán tự trị trong Giáo hội Chính thống giáo Nga. Trong năm 2011, đã có 416 người Do Thái giáo và 319 người Hồi giáo sống ở Latvia.[11]
Ngoài ra còn các giáo phái Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác như Phật giáo, Ấn giáo.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/lg.html#People CIA - The World Factbook - Nhân khẩu Latvia
  2. ^ Lumans, p. 349
  3. ^ Strods, Heinrihs; Kott, Matthew (2002). “The File on Operation 'Priboi': A Re-Assessment of the Mass Deportations of 1949”. Journal of Baltic Studies 33 (1): 1–36. doi:10.1080/01629770100000191.
  4. ^ Lumans, pp. 398–399
  5. ^ Bleiere, p. 384
  6. ^ Bleiere, p. 411
  7. ^ Bleiere, p. 418
  8. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111504/ns110712095014#NouBGbNXA95T
  9. ^ //www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/lg.html
  10. ^ http://www.christiantoday.com/article/trust.in.religious.institutions.does.not.convey.to.church.attendance/1462.htm
  11. ^ a ă â b "Tieslietu ministrijā iesniegtie reliģisko organizāciju pārskati par darbību 2011. gadā" (in Latvian). Retrieved 2012-07-25.
  12. ^ http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/ebs_225_report_en.pdf
  13. ^ http://www.mongabay.com/reference/country_studies/latvia/SOCIETY.html

Liên kết ngoài




Maroc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Maroc
المملكة المغربية (tiếng Ả Rập)
Al Mamlakatu'l-Maghribiya (tiếng Ả Rập)
ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⴰⵖⵔⵉⴱ (tiếng Berber)
Tagldit N Lmaɣrib (tiếng Berber)
Flag of Morocco.svg Coat of arms of Morocco.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Maroc
Khẩu hiệu
الله، الوطن، الملك
Allāh, al Waţan, al Malik
(tiếng Ả Rập: "Thượng Đế, Quốc gia, Quốc vương")
Quốc ca
Hymne Chérifien
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến
Vua
Thủ tướng
Mohammed VI
Abbas El Fassi
Ngôn ngữ chính thức tiếng Ả Rập
Thủ đô Rabat
34°02′B, 6°51′T
Thành phố lớn nhất Casablanca
Địa lý
Diện tích 446.550 km² (hạng 56)
Diện tích nước 0% %
Múi giờ UTC (UTC+0)
Lịch sử
Ngày thành lập
2 tháng 3 năm 1956
7 tháng 4 năm 1956
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 32.309.239 [1] người (hạng 38)
Mật độ 66,8 người/km² (hạng 96)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 139,5 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,631 trung (hạng 124)
Đơn vị tiền tệ Dirham (MAD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ma
Tất cả không bao gồm Tây Sahara

Maroc
Maroc (مراكش), hay Vương quốc Maroc (được đọc là Ma Rốc; tiếng Ả Rập: المملكة المغربية, Al Mamlakah al Maghribīyah, phiên âm Hán-Việt là Ma Lạc Ca) là một quốc gia tại miền Bắc Phi.
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là CeutaMelilla. Maroc giáp Địa Trung HảiĐại Tây Dương về phía bắc và đông và giáp Mauritanie về phía nam[2].
Maroc là quốc gia châu Phi duy nhất hiện không là thành viên của Liên minh châu Phi nhưng lại là thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải,Nhóm 77đồng minh lớn không phải NATO của Mỹ.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của PhápTây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này nhưng nhiều người nói một thứ tiếng Berber, đặc biệt là ở nông thôn. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Maroc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này.

Tên gọi

Tên Ả Rập đầy đủ là Al-Mamlaka al-Maghribiya dịch nghĩa là "Vương quốc phía Tây". Al-Maghrib (có nghĩa "phía Tây") được sử dụng phổ biến. Đối với tài liệu lịch sử, các sử gia và các nhà địa lý Ả Rập Trung cổ thường gọi Maroc là Al-Maghrib al Aqşá ("Tối Viễn Tây"), để phân biệt với các khu vực lịch sử láng giềng gọi là al-Maghrib al Awsat ("Trung Tây", Algérie) và al-Maghrib al Adna ("Tối Cận Tây", Tunisia)[3].
Tên Latin hóa "Morocco" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latin trung cổ "Morroch," liên quan đến tên của cựu Almoravid và kinh đô Almohad, Marrakech[4]. Người Ba Tư gọi tên xứ này một cách đơn giản là "Marrakech"[5]. Từ "Marrakech" được cho là có nguồn gốc từ Mur-Akush trong tiếng Berber có nghĩa là "Vùng đất của Thượng Đế".

Quốc ca

Lịch sử

Maroc thời Berber

Khu vực Maroc ngày nay đã có người ở từ Thời kỳ Đồ đá mới (ít nhất năm 8000 trước Công nguyên như được chứng thực bằng các dấu hiệu của văn hóa Capsia), một giai đọan khi Maghreb còn ít khô cằn như ngày nay. Nhiều nhà lý luận cho rằng, người Amazigh, thường gọi là Berber hoặc theo nhận diện tôn giáo của họ (ví dụ như Chleuh), có lẽ đã đến đây vào khoảng cùng thời với thời kỳ bắt đầu ngành canh nông ở khu vực này. Thời xưa, Maroc đã được gọi là Mauretania, dù tên này không nên nhầm lẫn với quốc gia Mauritanie ngày nay.

La Mã và Maroc tiền La Mã

Từ thế kỉ thứ 9 TCN, người Phoenicia đến định cư ở các vùng ven biển (Melilla, Tangiet, Larache). Người La Mã sáp nhập vương quốc của người Moor và thành lập vùng Đông Bắc Maroc thành tỉnh Mauritania Tingitana.

Maroc thời Trung cổ

Vào đầu thế kỉ thứ 8, người Ả Rập chinh phục xứ sở này và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber. Từ năm 1064 đến năm 1269, hai dòng họ lớn của người Berber là AlmoravidAlmohad, đã thống nhất vương quốc, cai trị cả vùng Bắc Phi, vùng lãnh thổ phía Đông và phía Nam Tây Ban Nha.
Các vua của Maroc trung cổ:
Triều Idrisd:
  • Idriss I (789-791)
  • Idriss II (791-828)
  • Muhammad ibn Idris (828-836)
  • Ali ibn Idris (836-848)
  • Yahya ibn Muhammad (848-864)
  • Yahya ibn Yahya (864-874)
  • Ali ibn Umar (874-883)
  • Yahya ibn Al-Qassim (883-904)
  • Yahya ibn Umar ibn Idris (904 - 922)
  • Vua Fatimid (Ai Cập) Ubayd Allah 922-925.
  • Hassan al-tôi Hajam (925-927)
Giai đoạn thứ hai của Fatimid (Ai Cập) kéo dài 927-937: Ubayd Allah (927 - 934); Muhammad bi-Amrillah (934 - 937)
  • Al Qasim Gannum (937-948)
  • Abu l-Aish Ahmad (948-954)
  • Al-Hasan ben Kannun (954-974)
Năm 974, vua nhà Idrisd bị Đế quốc Cordoba đánh bại và thống trị gần 300 năm. Về sau, vua nhà Almoravid là Abu ibn Umar đánh tan Cordoba và lập vương triều mới.
Triều Amoravid:
  • Abu Bakr ibn Umar (c.1060-1072)
  • Yusuf ibn Tashfin (1072-1106)
  • Ali ibn Yusuf (1106-1142)
  • Tashfin ibn Ali (1142-1146)
  • Ibrahim ibn Tashfin (1146)
  • Ishaq ibn Ali (1146-1147)
Năm 1145, một tướng của Amoravid là Mu'min nổi loạn lật đổ vương triều và lập triều đại mới - triều Almohad:
  • 'Abdul-Mu'min (1145-1163)
  • Abu Yusuf Yaqub tôi (1163-1184)
  • Aby Yusuf al-Mansur Yaqub (1184-1199)
  • Muhammad một-Nasir (1199-1213)
  • Abu Yusuf Yaqub II (1213-1224)
  • Abdul-Wahid tôi (1224)
  • Abdallah al-Adil (1224-1227)
  • Yahya (1227-1235)
  • Idris I (1227-1232)
  • Abdul-Wahid II (1232-1242)
  • Ali (1242-1248)
  • Umar (1248-1266) - đóng đô ở Marrakech
  • Idris II (1266-1269)
Năm 1244, tướng al-Haqq nổi loạn lập vương triều trên, về sau đánh bại Idris II để thống trị toàn Maroc với tên vương triều Marinid:
  • Abu Yahya ibn Abd al-Haqq (1244-1258)
  • Umar (1258-1259)
  • Abu Yusuf ibn Abd Yaqub Al-Haqq (1259-1286)
  • Abu Yusuf Yaqub một-Nasr (1286-1306)
  • Abu Thabit Amir (1307-1308)
  • Abu al-Rabi Sulayman (1308-1310)
  • Abu Sa'id Uthman II (1310-1331)
  • Abu al-Hasan Ali ibn Othman (1331-1348)
  • Abu Inan Faris (1348-1358)
  • Muhammad II. như Said (1359)
  • Abu Salim Ali II. (1359-1361)
  • Abu Umar Taschufin (1361)
  • Abu Zayyan Muhammad III. (1362-1366)
  • Abu l-Fariz Abdul Aziz I. (1366-1372)
  • Abu l-Abbas Ahmad (1372-1384)
  • Musa ibn Faris (1384-1386)
  • Al-Wathiq (1386-1387)
  • Abu l-Abbas Ahmad (1387-1393)
  • Abu Faris Abdul Aziz II. (1393-1396)
  • Abdullah (1396-1399)
  • Abu Said Uthman III. (1399-1420)
  • Abdalhaqq II (1420-1465)
  • Muhammad ibn Ali Idrisi-Joutey (1465-1471) - tiếm ngôi
Năm 1472, Abu Zakariya lật đổ Joutey và lập triều Wattasid
  • Abu Zakariya Muhammad al-Saih al-Mahdi (1472-1505)
  • Abu Abdallah Muhammad I (1505-1524)
  • Abul Abbas Ahmad (1524-1545)
  • Nasir ad-Din al-Qasri (1545-1547)
  • Abul Abbas Ahmad (lần thứ hai, 1547-1549)
  • Ali Abu Hassun (1554)
Năm 1549, nhà Saadian lật đổ Wattasid, lập vương triều:
  • Mohammed tro-Sheikh (1549-1554, 1554-1557)
  • Abdallah al-Ghalib (1557-1574)
  • Abu Abdallah Mohammed II (1574-1576)
  • Abu Marwan Abd al-Malik I (1576-1578)
  • Ahmad al-Mansur (1578-1603)
Chiến tranh kế vị: 1603-1627
Cai trị Saadian chính, có trụ sở tại Marrakesh:
  • Abou Giá vé Abdallah (r. 1603-1608)
  • Zidan el Nasir (người cầu hôn từ năm 1603, r. 1608-1628)
Phe Splinter có trụ sở tại Thành phố Fes, với sức mạnh chỉ địa phương:
  • Mohammed el Sheikh esh Mamun (r. 1603-1613)
  • Abdallah II (r. 1613-1623)
  • Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1623-1627)

1627-1659: Saadian thống nhất:
  • Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1628-1631)
  • Al Walid ibn Zidan (r. 1631-1636)
  • Mohammed esh Sheikh es Seghir (r. 1636-1655)
  • Ahmad Abbas el (r. 1655-1659)
Năm 1415, Bồ Đào NhaTây Ban Nha xâm chiếm các thành phố ven biển (Ceuta, Tanger, Melilla).

Triều đại Alawite 1660–1912

Năm 1660, Mulay al-Rachid thành lập triều đại Alawite trị vì vương quốc Maroc cho đến ngày nay. Trong hai thế kỉ 17-18, đất nước bị xâu xé và phân chia do tranh giành quyền thừa kế, kinh tế suy tàn. Trước áp lực của các cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha). Maroc buộc phải mở cửa thông thương từ năm 1864. Dưới sự trị vì của các Quốc vương Hasan I (1873- 1894), Abd al-Aziz (1900-1908) và Mulay Hafiz (1908-1912), Maroc vẫn bảo vệ được nền độc lập nhờ sự kình địch giữa các cường quốc.
Tình trạng nợ nước ngoài dẫn đến việc Maroc bị dặt dưới quyền giám hộ của các cường quốc châu Âu theo hiệp ước Algeciras (1906). Theo hiệp ước Fès (1912), Pháp thành lập chế độ bảo hộ ở Maroc, trong khi Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Bắc (Rif) và vùng lãnh thổ phía Nam (Ifni).[6]
Các quốc vương Alawite (1660 - 1912):
Al-Rashid
Ismail Ibn Sharif:

Ảnh hưởng của châu Âu

Abdelkrim al-Khattabi, thủ lĩnh người Berber trong vùng Rif, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của PhápTây Ban Nha (1912-1926). Khattabi bị đánh bại, nhưng cuộc kháng chiến du kích trong vùng núi Atlas kéo dài đến năm 1934. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào dân tộc phát triển (đảng Istiglal, 1944; đảng Dân chủ Độc lập, 1946). Quốc vương Sidi Muhammad đòi trao trả độc lập cho Maroc. Sidi bị Pháp truất phế năm 1953 và được phục hồi năm 1955. Năm 1956, Maroc giành được độc lập. Sidi Muhammad trở thành Quốc vương Muhammad V.[7]

Maroc hiện đại

Sau khi nhà vua qua đời (1961), Thái tử Hassan II lên nối ngôi. Hassan II tiến hành dân chủ hóa đời sống chính trị trong nước một cách thận trọng sau khi đè bẹp các nhóm đối lập cấp tiến và tiến hành thực hiện chính sách ngoại giao một cách tích cực. Từ năm 1975, nhà vua thành công trong việc đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong nước nhờ chính sách về Sahara: cuộc "Hành quân xanh" với sự tham gia của 350.000 người tình nguyện (1975) đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ vùng Tây Sahara nhưng cũng tạo ra cuộc xung đột với các chiến binh thuộc Mặt trận Polisario. Mặc dầu hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn và chấp nhận cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết do Liên Hiệp QuốcTổ chức Thống nhất châu Phi đề nghị, nhưng việc giải quyết xung đột vẫn bế tắc. Năm 1988, Maroc thành lập lại quan hệ ngoại giao với Algérie.
Bị chỉ trích là chuyên chế, Quốc vương Hassan II đã cố gắng tăng cường hòa giải dân tộc: phóng thích tù nhân chính trị gỡ bỏ lệnh kiểm duyệt, thừa nhận các đảng đối lập. Việc sửa đổi hiến pháp năm 1996 nhằm hướng tới quân bình hóa giữa quyền hành phápquyền lập pháp. Năm 1998, Abd al-Rahman Yusufi được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Năm 1999, Quốc vương Hassan II qua đời, người con trưởng lên kế vị, lấy danh hiệu là Muhammad VI.[8]
Maroc thông qua chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trước đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Maroc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lượng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Từ năm 1998 đến 2002, đảng đối lập đứng đầu Liên minh Chính phủ, còn gọi là Chính phủ đan xen. Sau cuộc bầu cử tháng 9 năm 2002, một liên minh mới được hình thành bao gồm các đảng USFP, PI, RNI (đảng trung hữu), đảng MP và đảng MNP (các đảng của người Berber), đứng đầu là Thủ tướng Driss Jettou, người không thuộc đảng phái nào. Theo công luận, Thủ tướng Jettou có một hình ảnh tốt (liêm khiết, có năng lực) và đã nỗ lực phát động những cuộc cải cách căn bản (bảo hiểm bệnh tật bắt buộc, lương hưu, đầu tư cải thiện cơ cấu kinh tế). Các đảng chính của phe đối lập là PJD (Đảng Hồi giáo), UC, PND (đảng cánh hữu) và GSU (đảng cánh tả cấp tiến). Cuộc bầu cử tối sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2007.
Từ vài năm nay, Maroc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một Nhà nước pháp quyền (ban hành Bộ luật gia đình mới, Luật về các đảng phái chính trị, Luật chống tra tấn…).
Tình hình Maroc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Maroc. Giải pháp do Liên Hiệp Quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy, tuy chưa được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.[9]

Chính trị

Maroc theo chế độ Quân chủ lập hiếnđa nguyên chính trị; Vua có thực quyền.[10]
Quốc hội lưỡng viện gồm: Thượng viện 270 ghế (nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm), Hạ viện 325 ghế (nhiệm kỳ 5 năm). Bầu cử Hạ viện ngày 7 tháng 9 năm 2007 với kết quả các Đảng: Istiqhal (PI) (đảng độc lập- một trong 2 đảng cầm quyền) 49 ghế, Đảng Công lý và Phát triển (PJD) 40, Phong trào Nhân dân (MP) 36, Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập (RNI) 34, Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP- một trong 2 đảng cầm quyền) 33. Số ghế còn lại thuộc về 18 chính đảng khác và các ứng viên không đảng phái.[11]
Bầu cử Hội đồng tư vấn (Thượng viện) ngày 3 tháng 10 năm 2009 có kết quả các Đảng: PI 52, PJD 46, MP 41, RNI 39, USFP 38, Liên minh hợp hiến (UC) 27, PPS 17, FFD 9, Phong trào Dân chủ và Xã hội (MDS) 9, Al Ahd 8 và 39 ghế còn lại thuộc về các đảng khác.
Ngày 19 tháng 9 năm 2007, Vua Mohamed VI đã cử ông Abbas El Fassi (nguyên là Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ mãn nhiệm) làm Thủ tướng thay ông Driss Jettou. Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Vua phê chuẩn Chính phủ mới gồm 33 Bộ trưởng và Quốc Vụ khanh, trong đó có 5 Bộ trưởng và 2 Quốc vụ khanh là nữ.[6]

Đối ngoại

Maroc là thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn Ả Rập (ACL), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC)...vv.

Quyền con người và những cải cách

Hành chính


Nhiều bản bản đồ khác nhau của Maroc
Maroc được chia làm 6 vùng[12] và được chia tiếp thành 62 châu và tỉnh[13].
Theo luật phi tập trung hóa và khu vực hóa được Quốc hội Maroc thông qua năm 1997, đã có 16 vùng mới được thiết lập:

Tình trạng phía Tây Sahara

Do xung đột về Tây Sahara, vị thế của cả hai vùng Saguia el-HamraRío de Oro đang bị tranh chấp.
Chính phủ Maroc một tổ chức tự trị, dù thông qua Hội đồng cố vấn hoàng gia về các vấn đề Sahara (CORCAS) cần phải quản lý với một mức độ nhất định xứ tự trị Tây Sahara. Đề án này đã được trình cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc giữa tháng 4 năm 2007. Sự bế tắc trong việc xử lý các kiến nghị của Maroc đã khiến Liên Hiệp Quốc trong "Báo cáo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc" gần đây yêu cầu các bên thực hiện thương thảo vô điều kiện và trực tiếp để đạt được một thỏa thuận chính trị được hai bên chấp thuận[14]. Quyền tự trị bị Mặt trận Polisario, một nhóm chống lại sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha phản đối và hiện nay đang đấu tranh phi thực dân hóa Tây Sahara với tên Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi.

Địa lý


A dune năm Maroc
Xem thêm danh mục các thành phố của Maroc và Tây Sahara
Với diện tích 446,550 km² (172,402 dặm vuông), Maroc là quốc gia có diện tích lớn thứ 57 trên thế giới (nhỏ hơn Uzbekistan). Lớn hơn Iraqtiểu bang California của Mỹ.
Biên giới phía đông và đông nam với Algérie đã đóng cửa từ năm 1994. Có 4 vùng đất của Tây Ban Nha dọc theo bờ biển Địa Trung Hải lọt trong lãnh thổ của Maroc là: Ceuta, Melilla, Peñón de Vélez de la Gomera, Peñón de Alhucemasquần đảo Chafarinas, cũng như đảo còn tranh chấp Perejil. Đảo Canary ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương thuộc về Tây Ban Nha, trong khi Madeira ở phía Bắc thuộc về Bồ Đào Nha. Về phía Bắc, Maroc có biên giới với Strait of Gibraltar và quản lý một phần đường thủy ra vào Địa Trung Hải. Dãy núi Rif có vai trò là biên giới với Địa Trung Hải từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Dãi núi Atlas như là xương sống chạy từ tây nam đến đông bắc. Hầu hết phần phía Đông là sa mạc Sahara và ít có dân cư sinh sống cũng như các hoạt động kinh tế. Hầu hết dân cư tập trung ở phía Bắc của các dãy núi. Phía nam của Maroc là phần phía tây của sa mạc Sahara, cũng là thuộc địa trước đây của Tây Ban Nha và được sáp nhập vào Maroc năm 1975 (xem thêm Green March). Maroc tuyên bố rằng phía tây Sahara là một phần lãnh thổ của họ và gọi là các tỉnh phía Nam.
Thủ đô của Maroc là Rabat; và thành phố lớn nhất cũng là cảng chính của Maroc là Casablanca.
Các thành phố khác gồm: Agadir, Essaouira, Fes, Marrakech, Meknes, Mohammadia, Oujda, Ouarzazat, Safi, Salè, TangierTétouan.

Ảnh vệ tinh chụp một luồng bụi cát ngoài khơi Maroc

Khí hậu

Do vị trí địa lí nên vùng phía Tây và phía Bắc nằm trong miền khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ấm và ẩm ướt. Vùng phía Đông và phía Nam chịu ảnh hưởng khí hậu sa mạc khô cằn và khí hậu nhiệt đới.
Vào mùa đông, khí hậu các vùng miền núi phía Nam thường lạnh và ẩm ướt, tuyết rơi nhiều ở vùng núi Atlas.
Tuy nhiên ở vùng Agadir, Fès, MarrakechOuarzazate thường có nắng 8h mỗi ngày. Nhiệt độ trung bình trong những thành phố này là trên 17 °C. Đôi khi có gió Xirôcô loại gió đến từ hướng Đông mang theo không khí khô và nóng làm nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh sa mạc Sahara luôn có những trận gió khô và nóng bỏng, nhiệt độ đôi khi lên đến 45 °C vào tháng 8.

Cuộc sống hoang dã

Kinh tế

Tuy thuộc nhóm các nước đang phát triển, Maroc có nền tảng kinh tế đa dạng. Nông nghiệp sử dụng 50% lực lượng lao động và chỉ đóng góp dưới 20% giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội. Các quá trình khai thác quy mô và hiện đại các vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương cung cấp các mặt hàng nông sản (nho, rau quả, đặc biệt là cam, quýt) xuất khẩu sang châu Âu. Nông nghiệp truyền thống (ngũ cốc, chăn nuôi cừu) tập trung ở vùng nội địa và vùng núi.
Phosphat là nguồn khoáng sản lớn (Maroc là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới) với 54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới, sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hóa học phát triển. Ngoài ra còn có một số ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác. Trục Casablanca - Rabat - Kemtra tạo nên vùng công nghiệp hàng đầu của quốc gia. Du lịch (2,4 triệu du khách mỗi năm) và đánh bắt biển cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.[8]
Cán cân thương mại thâm hụt vì Maroc phải nhập khẩu dầu mỏ, ngũ cốc và hàng hóa sản xuất. Thêm vào đó, tình trạng hạn hán hoành hành trong hai năm 1999 và 2000, 20% lực lượng 1ao động thất nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ đã kiểm soát được tình trạng lạm phátthâm hụt ngân sách.
Hiện nay Maroc đang nằm trong số những nước đang nổi lên giống như Ấn ĐộThổ Nhĩ Kỳ, là một trong số ít các quốc gia Ả Rập (LibanPalestine) không có nguồn tài nguyên dầu khí. Ngược lại nước này lại có trữ lượng phốt phát là 5,7 tỷ tấn (năm 2005) đứng thứ 2 sau Trung Quốc và là xuất khẩu số 1 trên thế giới về sản phẩm này.
Maroc có nền kinh tế thị trường tự do được luật cung cầu điều tiết mặc dù hiện tại một số lĩnh vực kinh tế vẫn còn do Chính phủ nắm giữ.
Trong mấy năm gần đây, kinh tế Maroc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà [Chính phủ Maroc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Đối với nền kinh tế Maroc, thập kỷ 90 được đánh dấu bằng một sự tăng trưởng không cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ đạt 1,8%/năm giai đoạn 1995-2000. Giai đoạn 2001-2006 con số này đã khả quan hơn với tốc độ tăng trưởng 4,7%/năm. Riêng năm 2006, tăng trưởng GDP của Maroc lên tới 8,1% đạt 52,3 tỷ USD, chủ yếu do tăng trưởng nông nghiệp đạt thu nhập bình quân đầu người là 1.730 USD/người, thấp hơn mức trung bình của khu vực Bắc Phi (2.241 USD).
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 16% năm 1999 xuống còn 9,7% năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao và trong những năm tới số lượng người thất nghiệp sẽ không giảm nếu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới mức 6%. Tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức 1,7% giai đoạn 1996-2000 và 1,4% giai đoạn 2001-2005 nhờ thực hiện chính sách ngân sách và tiền tệ thích hợp. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 16,5% năm 1997 xuống còn 14% năm 2005. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng giảm nhờ thực hiện Sáng kiến quốc gia về phát triển con người.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Maroc năm 2006 đạt 12,8 tỷ USD tăng 11,2% so với năm 2005, nhập khẩu đạt 23,7 tỷ USD tăng 11% (nhập siêu 10,9 tỷ USD).
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 2,7% GDP năm 2006 trong khi tỷ lệ thâm hụt trung bình trong 7 năm gần đây là 3,2% GDP.
Dự trữ ngoại hối khoảng 21 tỷ USD. Nợ nước ngoài giảm từ 20 tỷ USD năm 1997 xuống còn 11 tỷ USD năm 2006.
Những kết quả đó có được phần lớn nhờ vào việc Maroc tiến hành những cuộc cải cách trong nhiều lĩnh vực và thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.

Tài chính

Maroc đã thiết lập một khung kế toán mới cho các tổ chức tín dụng, tự do hoá lãi suất, dỡ bỏ những hạn chế về tín dụng, loại bỏ những khoản đầu tư bắt buộc (từ năm 1993 đến 1999). Củng cố lĩnh vực bảo hiểm với việc ban hành Bộ luật bảo hiểm năm 2002. Cơ cấu lại các ngân hàng quốc doanh. Bán 20% ngân hàng quốc doanh lớn nhất (BCP) cho tư nhân với giá trị 70,5 triệu euro (2004). Sửa đổi lại Luật ngân hàng và ban hành quy chế mới cho Ngân hàng Trung ương Bank Al Maghrib (2004-2005)…
Năm 2010: GDP đạt 91,7 tỷ USD, Tăng trưởng bình quân GDP 4,2%; Bình quân thu nhập đầu người]] 2800 USD/năm.[6]

Tự do hoá giá cả

Năm 2000, Maroc đã tiến hành tự do hoá kinh doanh các mặt hàng nông sản (ngũ cốc, đường, hạt cây có dầu) giúp giảm giá sản phẩm và nâng cao chất lượng.
Thực hiện tự do định giá và ban hành Luật cạnh tranh năm 2001: Giá cả được tự do ấn định trừ trường hợp thiên tai quy mô lớn, thị trường biến động không bình thường và trừ 3 mặt hàng là bột lúa mì, đườngthuốc lá phải chờ đến năm 2006. Tự do hoá việc chuyển chở hàng hoá bằng đường bộ.

Tư hữu hóa

Lĩnh vực viễn thông đã được hoàn toàn tư hữu hoá với việc cấp giấy phép thứ hai về kinh doanh điện thoại di động cho công ty Meditel, nhờ đó giá cước viễn thông đã giảm.
Xoá bỏ sự độc quyền về sản xuất năng lượng (1997), các doanh nghiệp tư nhân được sản xuất điện trong khuôn khổ các thoả thuận nhượng quyền. Vì vậy người tiêu dùng được hưởng giá điện thấp. Việc sửa đổi luật Tư hữu hoá năm 1999 đã tạo tính linh hoạt trong quá trình tư hữu hoá và bán các doanh nghiệp quốc doanh trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước và trong khuôn khổ mời thầu.
Các thoả thuận nhượng quyền cung ứng dịch vụ tư nhân (2000) cho phép nâng cao chất lượng dịch vụ điện, nước, thu gom chất thải.
Trong lĩnh vực hàng không, việc mở cửa thị trường cho tự do cạnh tranh (2001-2004) đã tạo điều kiện có thêm nhiều hãng hàng không đến khai thác, tăng chuyến bay và giảm giá vé, giúp tăng lượng khách du lịch đến Maroc.[15]

Cải cách môi trường thương mại và đầu tư

Luật đầu tư năm 1995 đã giúp cải thiện khung pháp lý về đầu tư, loại bỏ những chồng chéo trong các lĩnh vực.
Luật Toà án thương mại năm 1998 đã đơn giản hoá quá trình thẩm tra các tranh chấp thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Việc thành lập 16 trung tâm đầu tư khu vực năm 2003 với chế độ một cửa chủ trương phi tập trung hoá cấp quyết định tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp ở các khu vực khác nhau.[16]

Cải cách hành chính công

Việc ban hành Quy định về ký kết hợp đồng công năm 1999 đã giúp công khai việc đấu thầu Nhà nước, đảm bảo tự do cạnh tranh, bảo vệ quyền của những người dự thầu và đơn giản hoá các thủ tục. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của đội ngũ công chức bằng chương trình tuyển chọn lại và về hưu sớm.

Tự do hoá thương mại quốc tế

Maroc gia nhập WTO ngày 1 tháng 1 năm 1995, sửa đổi Bộ luật thương mại năm 1996, tiến hành loại bỏ những hạn chế về số lượng và sử dụng thuế quan là phương tiện chính để bảo vệ sản xuất trong nước.
Xoá bỏ sự độc quyền về nhập khẩu (năm 1996) những sản phẩm cơ bản trừ lúa mỳ để sản xuất bột mỳ trong nước.
Năm 1997, Maroc đã tiến hành cải cách thuế quan, thời gian làm thủ tục thông quan đã giảm từ trên 5 ngày trước năm 1997 xuống còn dưới 1h. Thủ tục hải quan rõ ràng, công khai và dễ nhận thấy. Maroc đã ký một loạt hiệp định tự do mậu dịch với EU, các nước Ả Rập, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… Công tác điều hành vĩ mô và hệ thống pháp lý ngày càng hiệu quả và minh bạch. Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp của Maroc sử dụng 40% lực lượng lao động, nhưng trình độ kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong thập kỷ 1995-2005, do thời tiết không thuận, nông nghiệp Maroc đã sụt giảm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,4%/năm. Riêng năm 2005, do hạn hán nên tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp giảm 15,2%. Đến năm 2006, tăng trưởng nông nghiệp đạt 21% do có mưa vào đầu năm. Một số nông sản chính là ngũ cốc (lúa mì, đại mạchngô), củ cải đường, cam quýt, nho, rau, cà chua, ôliu và chăn nuôi. Maroc đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ôliu và đứng thứ 2 về xuất khẩu dầu ô liu. Nước này cũng xếp thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cam quýt và đứng thứ 7 về xuất khẩu rau.
Maroc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào lượng mưa bằng cách xây dựng những con đập và hồ chứa nước. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản chiếm 13,3% GDP năm 2005. Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, Maroc là một trong những nhà sản xuất cá lớn nhất trên thế giới với 17 cảng đánh bắt cá, sản lượng đạt 593.966 tấn năm 2004 trong đó xuất khẩu đạt 267 336 tấn. Năm 2005, xuất khẩu hải sản của Maroc đạt 333 174 tấn mang lại nguồn thu 937 triệu euro. Maroc nổi tiếng về xuất khẩu cá xác-đin, cá mực, bạch tuộc… Lĩnh vực này hiện sử dụng 400.000 lao động và đảm bảo 16% xuất khẩu cả nước.
Hiệp ước mới về đánh bắt cá ký giữa Maroc và Liên minh châu Âu thay cho Hiệp ước hết hạn vào tháng 11 năm 1999 đã có hiệu lực vào tháng 3 năm 2006. Theo đó, Maroc sẽ cho phép tàu có lưới rê của EU vào đánh bắt trên lãnh hải Maroc vùng bờ biển Đại Tây Dương với thời gian 4 năm. Đổi lại EU sẽ phải trả cho Maroc mỗi năm 36 triệu Euro. Mỗi năm sẽ có 14 triệu euro dành cho việc đầu tư hiện đại hoá và tổ chức lại lĩnh vực đánh bắt của Maroc.
Công nghiệp của Maroc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3,5%/năm giai đoạn 1995-2005, chiếm 31,2% GDP năm 2005. Năm 2005 tỷ lệ tăng tưởng công nghiệp đạt 3,9%. Là một nước nghèo tài nguyên năng lượng, Maroc chỉ có thế mạnh là phốtphát. Maroc đứng thứ 3 thế giới về sản xuất phốtphát và đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Maroc cũng là nước sản xuất kim loại màu quan trọng trong khu vực Bắc Phi. Do vậy, ngay từ khi độc lập, Maroc đã dành những khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng khoảng 16,4% trong kinh tế Maroc. Các ngành công nghiệp chính là vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hóa dầu, hàng không. Riêng về dệt may, phần lớn sản xuất được thực hiện theo hợp đồng với các công ty Châu Âu. Kể từ đầu năm 2005, sau khi xoá bỏ Hiệp định da sợi, ngành dệt may của Maroc đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước sản xuất dệt may như Trung Quốc, Pakistan, Ba Lan.
Lĩnh vực dịch vụ của Maroc tăng trưởng với tốc độ 3,7% thời kỳ 1995-2005 và 5% năm 2005, đóng góp 55,5% vào GDP cả nước, là một trong những nước có khu vực dịch vụ phát triển nhất Bắc Phi. Một số ngành quan trọng là du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng, tài chính
Về du lịch, sau một thời gian dài (1990-1997) tăng trưởng chậm, từ năm 1998, du lịch Maroc đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Năm 2005, tổng doanh thu du lịch của Maroc đã đạt 5 tỷ USD. Năm 2006, Maroc thu hút được 6,2 triệu lượt du khách, mang lại doanh thu khoảng 6,1 tỷ USD. Maroc phấn đấu đón 10 triệu khách năm 2010. Trong số khách du lịch nước ngoài có một nửa là kiều dân Maroc.
Maroc cũng có một hệ thống giao thông vận tải thuộc diện phát triển nhất khu vực Bắc Phi. Năm 2005, lĩnh vực giao thông và vận tải đã đạt mức tăng trưởng là 4,9 và 5,3%.
Sau khi tự do hoá ngành vận tải hàng không, Hãng hàng không hoàng gia Royal Air Maroc đã quyết định tăng quy mô đội bay và tháng 6 năm 2005 đã tiến hành gọi thầu đối với 4 máy bay đường dài. Hiện nay Maroc có 19 sân bay quốc tế trong đó lớn nhất là sân bay Casablanca. Đây cũng là một trong những cảng hàng không lớn nhất châu Phi.
Về đường bộ, từ năm 2000 đến 2006 Maroc đã tăng xây dựng thêm 160 km đường cao tốc. Hiện nay Maroc có 65.000 km đường có chất lượng khá tốt. Nước này cũng có hệ thống đường cao tốc lớn nhất khối Maghreb và đứng thứ hai châu Phi sau Nam Phi.
Mạng lưới đường sắt của Maroc cũng nằm trong số những hệ thống đường sắt phát triển nhất châu Phi, nối liền tất cả các thành phố chính của Vương quốc.
Năm 2005, số khách du lịch bằng đường đường sắt cũng lên tới 21 triệu người.
Về thông tin liên lạc, bước khởi đầu quá trình tự do hoá ngành viễn thông được đánh dấu bằng việc Nhà nước cấp phép lần thứ hai cho công ty điện thoại di động Méditel trong đó 61% vốn do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (TelefonicaPortugal Telecom). Nhiều giấy phép đầu tư khác cũng đã được cấp trong thời gian từ năm 2000-2003, trong đó có 7 dự án đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống viễn thông công cộng qua vệ tinh (satellites).
Các trung tâm gọi điện thoại quốc tế đặt tại Maroc đã thực hiện doanh thu xuất khẩu trên 81,4 triệu USD, đem lại công ăn việc làm cho hơn 4000 người. Đây là hoạt động xuất khẩu dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm chất lượng cao với đòi hỏi tỷ lệ đầu tư và nhân công thấp.
Ngày nay, Thành phố Casablanca là trung tâm tài chínhcông nghiệp lớn nhất Maroc và khối Maghreb (Tunisia, Algérie, Maroc, LibyaMauritanie). Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại đây. Thị trường chứng khoán Casablanca được xem là lớn thứ 4 ở châu Phi sau Johannesburg (Nam Phi), Cairo (Ai Cập) và Gaborone (Botswana).
Ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về, tính đến cuối tháng 12 năm 2006, lượng kiều hối do người Maroc ở nước ngoài gửi về nước đã đạt gần 5,5 tỷ USD tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước (4,1 tỷ USD). So với mức trung bình từ 2001 đến 2005, các khoản thu kiều hối đã tăng 31,7% năm 2006. Cùng với du lịch, ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về là nguồn thu ngoại tệ thứ hai của nước này. Maroc là nước lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển nhận được nhiều kiều hối nhất (sau Ấn Độ, MexicoPakistan). Ước tính có khoảng 2,5 triệu người Maroc sống ở nước ngoài, chiếm 8% dân số. Có đến 50% gia đình ở Maroc có người thân sống ở nước ngoài, chủ yếu ở châu ÂuMỹ.
Về đầu tư và cho vay của nước ngoài, theo Bộ Kinh tế Maroc, đầu tư nước ngoài vào Maroc đã đạt 3,2 tỷ USD năm 2006. So với mức trung bình từ năm 2001 đến 2005 tổng số vốn đầu tư năm 2006 đã tăng 30,1%. Năm 2005 tổng số FDI vào Maroc đạt 2,9 tỷ USD đưa nước này đứng vị trí thứ 4 tại châu Phi về thu hút đầu tư sau Nam Phi, Ai CậpNigeria.
Năm lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là viễn thông (59%) sau khi tập đoàn Vivendi mua 16% công ty viễn thông quốc gia Maroc Telecom, du lịch (11,7%), bất động sản (9,1%), công nghiệp (8,7%) và bảo hiểm (4,4%). Các nhà đầu tư chính vẫn là Pháp, Tây Ban Nha, ĐứcThuỵ Sĩ. Kết quả này phản ánh chính sách hiện nay của Maroc. Nước này đã cam kết tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và đặt việc thu hút nguồn vốn nước ngoài vào trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế, biến các nhà đầu tư nước ngoài thành các đối tác ưu tiên thực sự phục vụ phát triển đất nước.
Với những tiềm năng và với vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, Maroc có thể trở thành sân sau để các nước đầu tư, sản xuất xuất khẩu bởi Maroc đã ký các Hiệp định tự do mậu dịch với những đối tác thương mại chính, điều này cho phép hàng hoá sản xuất tại Maroc có thể thâm nhập những thị trường lớn như Liên minh châu Âu, Mỹ và các nước Ả Rập.
Mặc dù có những kết quả đáng khích lệ như trên nhưng Chính phủ Maroc vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Hiện tại nước này đang phải đối phó với nhiều thách thức nhất là vấn đề dân số, thất nghiệp, tình trạng mù chữ (vẫn chiếm 20% năm 2005), chăm sóc y tế, nước sạchđiện cho người dân nông thôn.

Dân số

Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ thương mại

Tiếng Ả Rập, tiếng Pháp và trong một phạm vi hẹp hơn tiếng Anhtiếng Tây Ban Nha cũng được sử dụng ở Maroc, nhất là ở các tầng lớp trí thức và thương gia. Hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong nhân dân là tiếng Ả Rập địa phươngtiếng berber. Tiếng Ả Rập văn họcngôn ngữ chính thức của đất nước, được dùng trong tất cả các văn bản pháp lý.

Những người Maroc Do Thái

Văn hóa

Ẩm thực

Ẩm thực Maroc là sự kết hợp tinh tế giữa rau, quả, những gia vị hiếm và thơm, các loại thịt rất ngon… Được xem là ngon nhất trong số ẩm thực ở phương Đông và nổi tiếng trên thế giới, các món ăn đồ uống Maroc sẽ làm cho người uống thích thú. Sau đây là một số món chính tiêu biểu trong nền ẩm thực của Maroc.
  • Món thịt xiên: Ở lối vào của mỗi khu chợ, trên một ô đất trống trên đường, có thể nhìn thấy người ta làm món thịt xiên: một bữa ăn nhanh vừa rẻ vừa ngon.
  • Món cútcút: Đó là món ăn trưa truyền thống trong gia đình vào thứ sáu hàng tuần của người Maroc nhưng cũng tìm thấy món này trong các cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Trong cuộc hành trình, có thể thưởng thức cả nghìn loại bánh cútcút tuỳ theo các vùng và tuỳ theo tính sáng tạo của người đầu bếp. Bạn thử ăn bằng ngón tay theo kiểu Maroc xem sao.
  • Món Méchoui: là món cừu thui trên que xiên hoặc nướng trên lò. Có cảm giác thịt đang nóng chảy trong miệng.
  • Món Pastilla: Là một loại bột mịn được nhào thành từng lớp nhồi thịt chim bồ câuhạnh nhân: Đây là món bánh ngọt có tra muối theo kiểu Maroc. Còn có các món khác có cùng nguồn gốc nhưng nhồi , thịt thậm chí thêm sữa để làm món tráng miệng.
  • Những món ăn của tháng chay Ramadan: Khi mặt trời lặn, người ta kết thúc việc nhịn ăn với việc thưởng thức món harira - một loại xúp làm từ thịt, đậu lăng, đậu Hà Lan, món beghrir, loại bánh xèo nhỏ làm từ tổ ong ăn với nấu chảy và mật ong và bánh shebbakia, loại bánh rán trong dầu và bọc mật ong. Bữa ăn nhẹ này giúp mọi người có thời gian chờ đợi bữa tối thực sự diễn ra muộn hơn vào ban đêm.
  • Món Tajine: Từ này vừa chỉ dụng cụ để đựng (là cái đĩa bằng đất nung được trang trí với chiếc vung hình nón điển hình) vừa chỉ thức ăn bên trong đó (món ragu gồm có thịt, gia cầm, rau nướng chín). Hãy thưởng thức và sẽ hiểu tại sao tajine lại là món ăn dân tộc của người Maroc.
  • Nước chè bạc hà: Có tác dụng giải khát, làm ấm cơ thể, giúp lấy lại sức thường uống vào buổi sáng hoặc sau các bữa ăn vào bất cứ giờ nào. Được thưởng thức chè bạc hà là một thú vui không nên từ chối.
  • Bánh ngọt: Bánh mật ong, sừng linh dương, bánh feqqas có hạnh nhân, nho khô, bánh ghoriba làm từ hạnh nhân, vừng... cũng là các loại bánh rất ngon của Maroc.

Nghệ thuật

Giáo dục

Sau những năm 1980, hệ thống giáo dục của Maroc đã có nhiều tiến triển. Giáo dục tiểu học và trung học được tổ chức theo mô hình của Pháp. Giáo dục tiền học đường chủ yếu tập trung vào giáo dục tôn giáo và lòng yêu nước.

Thể thao

Xem thêm

  1. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ Pending resolution of the Western Sahara conflict.
  3. ^ Yahya, Dahiru (1981). Morocco năm the Sixteenth Century. Longman. tr. Page 18.
  4. ^ “Regions of Morocco”. statoids.com. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2007.
  5. ^ “مراکش”. Persian Wikipedia. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ a ă â http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040819100948/nr040819115509/ns110802220540#QSXXB5FTTUxf
  7. ^ http://unstats.un.org
  8. ^ a ă http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=morocco
  9. ^ http://www.ttnn.com.vn/NewsAttachment.ashx?id=3655&type=doc
  10. ^ Sổ tay các nước trên thế giới
  11. ^ The World Factbook
  12. ^ Regions of Morocco, statoids.com
  13. ^ Regions of Morocco, statoids.com
  14. ^ “Report of the Secretary-General on the situation concerning Western Sahara (13 tháng 4 năm 2007)” (ped). UN Security Council. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2007.
  15. ^ en.wikipedia.org/Maroc
  16. ^ Facebook.com/Maroc

Tư Mã Quang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hình vẽ Tư Mã Quang
Tư Mã Quang (tiếng Trung Quốc: 司馬光/司马光; bính âm: Sima Guang; Wade-Giles: Szuma Kuang; 10191086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống.

Thân thế

Ông sinh năm 1019 tại nơi hiện nay là huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình giàu có. Cha ông là Tư Mã Trì từng làm các chức quan huyện, Chuyển vận sứ, Phó sứ tam ty, Lang trung thượng thư Lại bộ, Thiên chương các đãi chế dưới thời Tống Chân TôngTống Nhân Tông, nổi tiếng là người trung thực và nhân hậu[1].
Anh Tư Mã Quang là Tư Mã Đán được nối chức cha, trong quan trường trải qua 17 chức vụ khác nhau, làm đến chức Thái trung đại phu, sống khá đạm bạc.

Thời trẻ

Tư Mã Quang được sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ của cha và anh. Ông theo học Bàng Tịch - bạn của Tư Mã Trì. Sau này Tư Mã Quang cho rằng nếu không có sự dạy dỗ của Bàng Tịch thì ông không có được những thành đạt trong đời[1].
Ông đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ khi mới hai mươi tuổi, nhưng khi mới làm quan thì cha và mẹ ông nối nhau qua đời, vì vậy ông phải về chịu tang trong 5 năm.
Sau đó, Tư Mã Quang được Bàng Tịch ra sức tiến cử và truyền đạt tư tưởng tiến thủ trên quan trường. Ông có cơ hội đọc sách làm sử. Ít lâu sau Bàng Tịch mất, ông thờ vợ Bàng Tịch như mẹ mình và coi các con Bàng Tịch như anh em trong nhà[2].

Quan trường

Thời Tống Nhân Tông, Tư Mã Quang lần lượt trải qua các chức quan địa phương và Điện trung thừa, Kiểm khảo sử quán, Khởi cư xá nhân, Đồng tri gián viện, Ngự sử trung thừa, Tri chế cáo, Hàn lâm học kiêm thị giảng… Trong các vị trí, ông đều làm tốt công việc và được vua Tống trọng dụng[2].
Trong các vấn đề trọng đại thời vua Nhân Tông và Anh Tông, ông đều có ý kiến và giải pháp riêng, dần dần trở thành nhân vật quan trọng trên chính trường. Ông luôn giữ tư tưởng truyền thống bảo thủ, vì vậy ông trở thành nhân vật trung tâm của phe bảo thủ chống lại những biến pháp cách tân của Vương An Thạch.
Do tư tường giữa ông và Vương An Thạch khác nhau, năm 1070, ông từ chức, rời kinh thành đi Vĩnh Hưng[3]. Sở dĩ Tư Mã Quang phản đối biến pháp của Vương An Thạch vì những ký do[4]:
  • Ông không đồng tình với cách dùng người của Vương An Thạch. An Thạch phế bỏ hết các lão thần, trọng thần trong triều mà thăng chức, bổ nhiệm những người mà Tư Mã Quang cho là "tiểu nhân gian tà".
  • Pháp luật không đủ vững chắc, chỉ trong vòng 2 năm mà Vương An Thạch ban bố hàng loạt điều luật mới khiến nhân dân không theo kịp.
  • Những cải cách về nông nghiệpthương mạinông thôn, Tư Mã Quang cho rằng làm gánh nặng với nông dân càng nặng thêm.
Năm 1071, ông đến Tây Kinh Lạc Dương nhưng không nhận chức quan nào, không tham gia đàm luận chính sự mà chỉ tập trung viết sử. Ông được triều đình cho phép chở bản thảo sách Tư trị thông giám tiếp tục về đây biên soạn.
Biến pháp của Vương An Thạch đã làm nảy sinh sự bất hòa trong triều đình. Năm 1076, biến pháp rơi vào bế tắc, Vương An Thạch phải xin từ chức. Cuối cùng Tống Thần Tông lại nhờ đến sự giúp đỡ của Tư Mã Quang.
Năm 1085, Tống Thần Tông qua đời, Tư Mã Quang về kinh dự tang lễ hoàng đế. Sau đó ông trở về Lạc Dương. Thái hậu bèn sai người đến Lạc Dương đón ông về triều, phong chức Môn hạ thị lang (phụ tá cho Thừa tướng) nhưng thực tế là chủ trì mọi việc trong triều.
Tháng 2 nhuận năm 1086, Tư Mã Quang được phong làm thừa tướng. Lúc đó ông đã 67 tuổi, sức khỏe yếu. Tuy nhiên, ông vẫn cố đảm đương công việc. Tư Mã Quang phế bỏ những điều luật mới mà Vương An Thạch đề ra, coi đó là "hại dân hại nước". Đồng thời, ông phạm một số sai lầm như bỏ luôn chính sách miễn nô dịch của Vương An Thạch, không nghe theo những lời khuyên tích cực của Tô Đông Pha và một số kiến nghị khác[5].
Ngày 1 tháng 9 âm lịch năm 1086, Tư Mã Quang qua đời, thọ 67 tuổi.

Soạn Tư trị thông giám

Bài chi tiết: Tư trị thông giám
Đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực sử học của Tư Mã Quang là bộ sách sử Tư trị thông giám. Thời đó, ông thấy không có một bộ thông sử hoàn chỉnh dễ đọc nào khiến cho người đọc cảm thấy khó nắm bắt các kiến thức. Mặt khác, ông mong muốn vua Tống tu chỉnh, rút ra những bài học xương máu từ sự thịnh suy của các triều đại trước để giữ vừng cơ nghiệp nhà Tống[6].
Năm 1064, ông dâng lên Tống Anh Tông bộ sách năm tập Biểu biên niên, tóm tắt các sự kiện lịch sử Trung Quốc từ năm 403 TCN tới năm 959, đây có thể được coi là lần giới thiệu đầu tiên của cuốn sách và thỉnh cầu được bảo trợ thực hiện công trình. Năm khởi đầu của bộ sách được lựa chọn là năm vị vua nhà Đông Chu công nhận việc phân chia nước Tấn[7] thời Chiến Quốc giữa ba họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy trong nước này, một sự thừa nhận những kẻ chiếm đoạt đánh dấu sự khởi đầu của những cuộc chiến kinh hoàng và mang ý nghĩa quyết định dẫn tới sự chấm dứt nhà Đông Chu và sự thành lập một kiểu đế chế mới Nhà Tần.
Năm 1066, ông dâng một bản khác đầy đủ và nhiều chi tiết hơn Thông chí, gồm tám tập chép lại theo lối sử biên niên giai đoạn từ năm 403 TCN tới năm 207 TCN, và lần này nhà vua đã ra chỉ dụ cho phép ông tiếp tục công việc. Ông được quyền sử dụng thư viện hoàng gia, và triều đình cung cấp mọi chi phí giấy, bút và các vật dụng khác liên quan. Ông cũng được cấp tiền trả cho những phụ tá giúp công việc tìm kiếm tài liệu, gồm cả những nhà sử học giàu kinh nghiệm như Lưu Ban, Lưu Thứ và Phạm Tổ Vũ.
Đầu năm sau, 1067, Anh Tông qua đời, vào tháng 11, ông trình bày trước triều đình và hoàng đế mới Tống Thần Tông về công trình đang tiến hành của mình. Hoàng đế không chỉ xác nhận sự quan tâm tới bộ sử đó mà còn đề xuất đổi tên cuốn sách từ Thông chí thành một cái tên ấn tượng và trang trọng hơn Tư trị thông giám và giao cho ông tiếp tục soạn sách.
Tư trị thông giám không chỉ đề cập các sự kiện lịch sử mà còn có những bình luận, kiến giải về các sự kiện đó. Tư Mã Quang viết Tư trị thông giám nhằm đích củng cố sự thống trị của nhà Tống nên nội dung và hình thức công trình sử học này mang màu sắc chính trị rõ nét[8].
Được Tống Thần Tông ủng hộ, cùng với những tài liệu mà ông sưu tầm, ông có tổng cộng gần 4 vạn đầu sách tham khảo để viết Tư trị thông giám[9]. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1084 sau 19 năm. Tựa đề Thông giám ở đây có thể được hiểu được hiểu là đề cập tới một tác phẩm có tính chất tham khảo và hướng dẫn; vì thế hoàng đế đã chấp nhận tác phẩm trong lĩnh vực khoa học lịch sử và những ứng dụng của nó trong công việc triều đình, và trong nhiều thập kỷ cai trị của mình vị hoàng đế luôn để tâm tới công trình đó.
Cuối năm 1084, dù trời mùa đông đầy tuyết, Tư Mã Quang vẫn đóng sách vào 10 chiếc hòm được trang trí chạm trổ lộng lẫy và thân chinh áp tải từ Lạc Dương đến Biện Kinh[10] dâng lên Tống Thần Tông.
Tư trị thông giám có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử sử học Trung Quốc, thành công được đánh giá ngang với Sử ký Tư Mã Thiên[11].

Xem thêm

Tham khảo

  • Nguyễn Thanh Hà (2009), Mười nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin

Chú thích

  1. ^ a ă Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 65
  2. ^ a ă Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 66
  3. ^ Tây An, Thiểm Tây hiện nay
  4. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 67
  5. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 68
  6. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 69
  7. ^ Sơn Tây hiện nay
  8. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 70
  9. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 72
  10. ^ Khai Phong – Hà Nam
  11. ^ Nguyễn Thanh Hà, sách đã dẫn, tr 73

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment