Sunday, November 2, 2014

Chào ngày mới 03 tháng 11

Stamps of Hungary, 001-07 (cropped).jpg
CNM365. Chào ngày mới 03 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Panama (1903), Dominica (1978), Liên bang Micronesia (1986); ngày Văn hóa tại Nhật Bản.  Năm 644 – Khalip thứ nhì của người Hồi giáo là Omar bin Khattab bị một nô lệ người Ba Tư ám sát tại Medina. Năm 907Vương Kiến lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Tiền Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc.  Năm 1918Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đế quốc Áo-Hung đầu hàng phe Đồng Minh theo Hiệp định đình chiến Villa Giusti. Năm 1957Liên Xô phóng tàu vũ trụ Sputnik 2, mang theo chó Laika (hình), sinh vật sống đầu tiên từ Trái đất được đưa lên vũ trụ.

Panama

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Panamá
República de Panamá (tiếng Tây Ban Nha)
Flag of Panama.svg Coat of arms of Panama.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Panama
Khẩu hiệu
Pro Mundi Beneficio
(tiếng Latinh: "Vì lợi ích của Thế giới")
Quốc ca
Himno Istmeño
Hành chính
Chính phủ Dân chủ lập hiến
Tổng thống Ricardo Martinelli
Ngôn ngữ chính thức tiếng Tây Ban Nha
Thủ đô Thành phố Panama
8°58′, 79°32′T
Thành phố lớn nhất Thành phố Panama
Địa lý
Diện tích 75.517 km² (hạng 116)
Diện tích nước 2,9% %
Múi giờ UTC-5
Lịch sử
3 tháng 11 năm 1903 Từ Colombia
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 3.232.000 người (hạng 133)
Dân số (2000) 2.839.177 người
Mật độ 38 người/km² (hạng 132)
Kinh tế
GDP (PPP) (2008) Tổng số: 42,446 tỷ đô la Mỹ
HDI (2007) 0,840 cao (hạng 56)
Đơn vị tiền tệ Balboa, đô la Mỹ (PAB, USD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .pa
Cộng hòa Panamá (tiếng Tây Ban Nha: República de Panamá; Hán-Việt: Ba Nà Mã Cộng hòa quốc; Bảng ký tự quốc tế [re'puβlika ðe pana'ma]), là một quốc gia nằm ở phía cực Nam Trung Mỹ. Nằm trên một eo đất, Panamá là một quốc gia liên lục địa kết nối với cả Bắc MỹNam Mỹ. Nước này có chung biên giới với Costa Rica ở phía Tây Bắc, Colombia ở Đông Nam, Biển Caribe ở phía Bắc và Thái Bình Dương ở phía Nam.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Panama
Sau thời kì thám hiểm của Cristoforo Colombo (1502) và Balboa (1513), eo đất này là thuộc địa Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ 16, bọn thực dân này đã mở những con đường để chuyển vàng, bạc từ Panama và Peru ra hướng Đại Tây Dương.
Vùng này trực thuộc Phó vương quốc Peru (1542) và New Grenada (1740), bị sáp nhập vào Đại Colombia năm 1819. Năm 1855, cuộc đổ xô tìm vàng ở California dẫn đến việc xây dựng đường. sắt nối liến Colón với Panama. Từ năm 1881 đến năm 1889, Ferdinand de Lesseps tiến hành khai thông kênh đào Panama, công trình bị trì hoãn vì thiếu vốn.
Đa phần chính trị trong nước Panama ở thế kỷ hai mươi gắn liền với Kênh đào Panama và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đầu thế kỷ 20, Theodore Roosevelt đã theo đuổi những nỗ lực đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm tạo lập một thỏa thuận với Colombia sẽ cho phép Mỹ tiếp nhận hoạt đồng điều hành kênh của Pháp vốn bắt đầu từ thời Ferdinand de Lesseps. Tháng 11 năm 1903, Hoa Kỳ ủng hộ phong trào Separatist Junta bí mật gồm một số chủ đất giàu có người Panama dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero nhằm ly khai khỏi Colombia.
Ngày 3 tháng 11 năm 1903, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Chủ tịch Hội đồng Thành phố, Demetrio H. Brid, cơ quan chính quyền cao nhất thời điểm đó, trở thành Tổng thống trên thực tế, và đã chỉ định một Chính phủ Lâm thời ngày 4 tháng 11 để điều hành công việc của nhà nước cộng hòa mới thành lập. Hoa Kỳ, với tư cách quốc gia đầu tiên công nhận nước Cộng hoà Panama mới, đã gửi quân tới bảo vệ những lợi ích kinh tế của nước này. Quốc hội Lập hiến năm 1904 đã bầu Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero, một thành viên nổi bật thuộc đảng chính trị bảo thủ, làm Tổng thống hợp hiến đầu tiên của nước Cộng hoà Panama.
Tháng 12 năm 1903, những đại diện của nước cộng hòa đã ký Hiệp ước Hay-Bunau Varilla trao cho Hoa Kỳ quyền xây dựng và quản lý vô hạn định với Kênh đào Panama, mở cửa từ năm 1914. Hiệp ước này đã trở thành một vấn đề ngoại giao tiềm tàng giữa hai quốc gia, trở thành căng thẳng nhất vào Ngày của Martyr (9 tháng 1 năm 1964). Những vấn đề này sau đó đã được giải quyết khi hai bên ký Các hiệp ước Torrijos-Carter năm 1977.
Ý định ban đầu của những người thành lập đất nước là mang lại sự hòa hợp giữa hai đảng chính trị chính (Bảo thủ và Tự do). Chính phủ Panama đã trải qua các giai đoạn bất ổn chính trị và tham nhũng, tuy nhiên, ở nhiều thời điểm trong lịch sử của mình, thời gian cầm quyền của các vị tổng thống hợp hiến thường rất ngắn ngủi. Năm 1968, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của vị tổng thống mới được bầu gần đó là Arnulfo Arias Madrid diễn ra. Tướng Omar Torrijos cuối cùng đã trở thành người nắm quyền lực trong một chính phủ quân sự (junta), và sau này trở thành nhà lãnh đạo độc đoán cho tới tận khi ông chết trong một vụ tai nạn máy bay gây nghi ngờ năm 1981. Sau cái chết của Torrijos, quyền lực dần được tập trung trong tay Tướng Manuel Antonio Noriega, cựu lãnh đạo lực lượng cảnh sát mật Panama và cựu nhân viên CIA. Noriega liên quan tới vụ buôn lậu thuốc phiện vào Hoa Kỳ, dẫn tới những căng thẳng trong quan hệ hai nước cuối thập niên 1980.
Ngày 20 tháng 12 năm 1989, hai mươi bảy nghìn quân Mỹ [1] tấn công Panama nhằm lật đổ Noriega. Vài giờ sau vụ tấn công, tại một buổi lễ diễn ra bên trong một căn cứ quân sự Mỹ tại Vùng Kênh đào Panama cũ, Guillermo Endara (người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1989) tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới của Panama. Cuộc tấn công diễn ra mười năm trước khi quyền quản lý Kênh Panama được giao lại cho người Panama, theo một thời gian biểu do Các hiệp ước Torrijos-Carter quy định. Sau cuộc tấn công, Noriega tìm cách xin tị nạn tại Vatican qua phái bộ ngoại giao do Monsignor Jose S. Laboa đại diện. Để buộc Noriega đầu hàng, các lực lượng Mỹ đã chơi ầm ĩ liên tục bên ngoài đại sứ quán bài "Panama," của nhóm nhạc rock thập niên 1980 Van Halen. (WSJ) Sau vài ngày, Noriega đầu hàng quân Mỹ, và bị đưa về Florida để chính thức bị dẫn độ và xét xử trước các cơ quan tòa án liên bang Mỹ. Ông bị buộc trách nhiệm về cuộc phóng thích tù binh trước hạn (parole) tháng 9 năm 2007.
Theo Các hiệp ước Torrijos-Carter, Hoa Kỳ trả lại toàn bộ kênh đào và những vùng đất liên quan cho Panama ngày 31 tháng 12 năm 1999, nhưng giữ quyền can thiệp quân sự vì quyền lợi an ninh quốc gia của họ. Panama cũng giành được quyền kiểm soát những tòa nhà và cơ sở hạ tầng liên quan cũng như quyền quản lý hành chính đầy đủ với Kênh đào Panama.
Nhân dân Panama đã tán thành việc mở rộng kênh, và sau khi được hoàn thành, nó sẽ cho phép các tàu post-Panamax đi qua cũng như tăng số lượng tàu lưu thông.

Chính trị

Chính trị Panama theo hình thức nhà nước Cộng hòa tổng thống đại diện dân chủ, theo đó Tổng thống Panama vừa là lãnh đạo quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống nghị viện đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do Quốc hội đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháplập pháp.
Chính phủ theo chế độ dân chủ lập hiến, trong đó:
  • Cơ quan tư pháp: Tòa án Công lý Tối cao gồm 9 thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm; 5 tòa án tối cao, 3 tòa thượng thẩm.

Khu vực hành chính


Chính tỉnh và comarcas cấp tỉnh của Panama.
Bản đồ Panama
Theo hành chính, các khu vực chính của Panama gồm chín tỉnh và năm vùng lãnh thổ bản xứ (comarcas indígenas) cấp tỉnh.
Tỉnh
Comarcas cấp tỉnh

Địa lý


Đồi Ancon Panama.

Một căn nhà kiểu Châu Phi-Panama truyền thống.
Bài chi tiết: Địa lý Panama
Panama nằm ở Trung Mỹ, giáp với cả Biển CaribeThái Bình Dương, giữa ColombiaCosta Rica. Nước này có vị trí chiến lược ở điểm cuối phía đông Eo Panama, một cầu lục địa lớn nối BắcNam Mỹ. Tới năm 1999, Panama đã kiểm soát Kênh đào Panama nối Bắc Đại Tây Dương qua Biển Caribe với Bắc Thái Bình Dương.
Địa hình rừng già hầu như không thể xâm nhập của Vực Darien giữa Panama và Colombia. Nó tạo ra khoảng đứt của Xa lộ Xuyên Mỹ, nếu không tuyến đường này sẽ nối liền từ Alaska tới Patagonia.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Panama
Kinh tế Panama dựa trên dịch vụ, chủ yếu là ngân hàng, thương mại và du lịch, vì vị trí địa lý chiến lược của nó. Việc chuyển giao quyền quản lý kênh đào và các căn cứ quân sự của Mỹ khiến các dự án xây dựng mới ở đây bùng nổ. Chính quyền Martín Torrijos đã tiến hành nhiều cuộc cải cách cơ cấu gây tranh cãi, như cải cách thuế và một cuộc cải cách an sinh xã hội rất khó khăn. Hơn nữa, một cuộc trưng cầu dân ý về việc xây dựng một bộ cửa cống thư ba cho Kênh đào Panama đã được đại đa số dân chúng tán thành (dù số người đi bầu ít ỏi) ngày 22 tháng 10 năm 2006. Con số ước tính chính thức chi phí cho việc xây dựng này lên tới 5.25 tỷ dollar Mỹ.
Kinh tế Panaman tăng trưởng 8% năm 2006 và lần đầu tiên trong mười năm qua lĩnh vực công cộng đã kết toán năm 2006 với một con số thặng dư thương mại khoảng 88 triệu USD.[cần thẩm tra] Hơn nữa, theo thông tin được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, "Informe Fiscal - Cierre año 2006" của Bộ Kinh tế và Tài chính ngày 14/02/2007, mức GDP danh nghĩa chính thức năm 2006 lên tới 16.704 tỷ dollar Mỹ; xem đường link bên dưới của bộ này.
Đồng tiền tệ Panama là balboa, được quy định ở mức trao đổi tương đương với đồng dollar Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, nước này đã bị dollar hoá; Panama có đồng tiền xu riêng của mình nhưng sử dụng tất cả các loại tiền giấy bằng dollar Mỹ. Panama là một trong ba quốc gia trong vùng đã dollar hoá nền kinh tế, hai nước kia là EcuadorEl Salvador.
Panama là một nước có nền kinh tế ổn định nhất trong số các nước Mỹ Latinh, Panama có các lĩnh vực dịch vụ tiên tiến chiếm khoảng 75% GDP. Các dịch vụ bao gồm Kênh đào Panama, ngân hàng, Khu tự do Colon, bảo hiểm, cảng container, đăng ký tàu đô đốc và du lịch. Thời kỳ khủng hoảng của Khu vực Tự do Colon và sự giảm giá mạnh của các mặt hàng xuất khẩu, sự giảm tốc độ sản xuất toàn cầu và việc rút quân của Mỹ đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Panama trong năm 2000-2001. Chính phủ Panamma đặt kế hoạch cho các chương trình công tác công cộng, cải cách thuế, hiệp định thương mại khu vực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thập kỷ vừa qua cho thấy Panama duy trì được một nền kinh tế phát triển ổn định, trung bình hàng năm tăng trưởng từ 2% đến 4%.
Nền kinh tế Panama là nền kinh tế bị đô la hóa, cơ bản dựa trên các hoạt động dịch vụ với chất lượng cao, chiếm tới 3/4 tổng sản phẩm quốc nội. Trong các loại hình dịch vụ này có thể kể ra như: Kênh đào Panama, ngân hàng, Khu vực tự do Colon, bảo hiểm, cảng container, du lịch… Năm 2007, GDP nước này khoảng 29 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,8%.
Trong thời gian tới, Panama sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhờ dự án mở rộng kênh đào Panama, dự án này đã đcượ khởi động vào năm 2007 và kết thúc vào năm 2014, với tổng kinh phí là 5.3 tỷ USD. Dự án này sẽ nâng gấp đôi năng lực của kênh đào.
Thời gian gần đây, Chính phủ đã thực hiện cải cách hệ thống thuế, an ninh xã hội và thúc đẩy các hiệp định thương mại khu vực, phát triển ngành du lịch. Không chỉ là thành viên của khối CAFTA, Panama đã bắt đầu đàm phán FTA với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2006.

Vai trò là thị trường trung chuyển hàng hóa

Panama có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi với kênh đào Panama dài 80 km nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Panama mà còn giúp các tàu biển tiết kiệm thời gian và chi phí trong vận tải đường biển. Panama phát triển mạnh ngoại thương, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng. Đây là trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế với chính sách thông thoáng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp (thuế suất 0% nếu các nguồn vốn, tài chính không đầu tư/sử dụng trên lãnh thổ Panama, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính trong việc thành lập cơ quan đại diện, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...), là môi trường lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của mọi pháp nhân được bảo đảm, không có sự phân biệt đối xử với người nước ngoài. Panama giữ vai trò trung tâm tài chính ở Mỹ Latinh, là nơi cung cấp tín dụng, vốn đầu tư, cho vay, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... cho các hoạt động kinh tế, thương mại của thị trường khu vực và thế giới.
Hiện nay Panama là nước có nhiều tàu nước ngoài thuê cờ nhất thế giới nhờ có chính sách ưu đãi và tạo thuận lợi cho khách hàng trên nhiều mặt: pháp luật, tài chính, bảo hiểm... Panama có mạng lưới viến thông bằng sợi cáp quang nối tất cả các quốc gia trên thế giới với tần suất 3.300 gb/giây. Hạ tầng cơ sở của Panama rất phát triển, dân trí cao, chất lượng cuộc sống ở mức cao (không có thiên tai dịch họa; môi trường sống xanh-sạch-đẹp, an lành và thân thiện). Hai ngôn ngữ chính được sử dụng ở Panama là tiếng Tây Ban Nhatiếng Anh.
Kênh đào Panama được xây dựng cho một luồng giao thông khoảng hơn 13.000 lượt tàu thuyền hàng năm và thông qua đường vận chuyển này đã tạo ra nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho thương mại quốc tế. Sử dụng các khu vực trong vùng kênh đào có ý nghĩa cho những cơ hội lớn đầu tư sinh lợi đối với các nhà đầu tư có nhu cầu tăng thêm gia trị sản phẩm hàng hoádịch vụ, sử dụng Panama như một vị trí chiến lược với các thị trường mới hoặc thị trường đã có sẵn. Sự thách thức lớn nhất đó là biến đổi đất nước trở thành một trung tâm hậu cần quốc tế gắn liền với sự phát triển của các lĩnh vực hàng hải, công nghiệp, du lịch, thương mại.
Panama là thị trường trung chuyển lớn trên thế giới với kho ngoại quan miễn thuế Colón lớn thứ 2 toàn cầu, lớn nhất châu Mỹ cùng các chính sách cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho thương mại quốc tế, mọi giao dịch đều sử dụng đồng USD. Hiện nay có hơn 2000 công ty đặt văn phòng tại Khu Thương mại Tự do Colón trên tổng diện tích 988 ha, trao đổi thương mại đạt trị giá hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 45% và tái xuất chiếm 55%. Khu miễn thuế này hàng năm đóng góp 7,5% GDP cho Panama.
Khu Colón gần các quốc gia phát triển của khu vực Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và tương đối gần châu Âu, gần như mọi tuyến đường giao thông trên thế giới đều qua Colón khiến nơi này trở thành một trung tâm lý tưởng trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay với tốc độ và hiệu quả của việc trung chuyển hàng, giá cả cạnh tranh, thuế suất nhập khẩu là 0%, và 100% cơ hội dành cho các doanh nghiệp với rất nhiều thuận lợi, ưu đãi và thủ tục đơn giản. Colón đặt mục tiêu trở thành trung tâm phân phối hàng hóa thương mại chính yếu cho khu vực châu Mỹ. Panama có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong lĩnh vực dịch vụ đồng thời có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều chủng loại hàng, nhất là trang thiết bị, máy móc, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng các loại.
Bên cạnh đó, để đón đầu việc FTAA (Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ) ra đời, Panama đang triển khai thực hiện dự án biến Colón thành một "trung tâm hậu cần đa phương thức của châu Mỹ" (kết hợp vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ giữa các nước châu Mỹ với nhau và giữa châu Mỹ với thế giới) với chức năng chính là trung tâm trung chuyển (nhập khẩp-tái xuất) hàng hóa, sẵn sàng tiếp nhận mọi đối tượng đến đầu tư, làm ăn kinh doanh.

Toàn cầu hoá

Những mức độ thương mại cao của Panaman chủ yếu nhờ Vùng thương mại tự do Colón, vùng thương mại tự do lớn nhất Tây Bán cầu. Theo một phân tích của ban quản lý vùng Colon và đánh giá về thương mại Panama của Cao ủy Kinh tế Liên hiệp quốc vùng Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC), năm ngoái vùng này chiếm 92 phần trăm xuất khẩu và 65 phần trăm nhập khẩu của Panama.
Panama có tỷ lệ nguồn thu từ du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP khá lớn (cao thứ tư Mỹ Latinh về cả hai yếu tố) mức độ người dân sử dụng internet cũng khá cao (đứng thứ tám Mỹ Latinh).

Lạm phát

Theo Cao ủy Kinh tế vùng Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC, hay CEPAL theo tên viết tắt tiếng Tây Ban Nha thông dụng hơn), lạm phát của Panama tính theo Chỉ số Giá Tiêu thụ (CPI) là 2.0 phần trăm năm 2006.[2] Thường Panama có mức lạm phát thấp.

Bất động sản

Thành phố Panama từng chứng kiến một cuộc đua giữa hai dự án cạnh tranh nhau với mục tiêu xây dựng tòa nhà cao nhất Mỹ Latinh. Nhưng một trong hai dự án đã bị hủy bỏ. Dự án kia, một tòa nhà ở và khách sạn cao 104 tầng tên gọi Tháp Băng (Ice Tower), được dự định hoàn thành năm 2010.
Dự án Palacio de la Bahia đã bị công ty sáng lập Tây Ban Nha là Olloqui hủy bỏ. Trước kia cả hai dự án đều có quy mô nhỏ, nhưng sau đó bắt đầu gia tăng số tầng để trở thành tòa nhà cao nhất vùng.
Có hơn 105 dự án tại Thành phố Panama nơi các khu lân cận đang có sự tăng trưởng chóng mặt về con số nhà cửa. Tại San Francisco hiện đang có 25 tòa nhà được xây dựng.
Grupo Mall, một công ty khác của Tây Ban Nha, đang xây dựng một tòa nhà làm căn hộ, khu phức hợp, khách sạn và khu thương mại nhiều tầng. Dự án này theo kế hoạch sẽ hoàn thành một phần vào năm 2009.
Ngoài những nhu cầu hiện tại, những phát triển tương lai cũng sẽ có tương lai tốt nhờ kế hoạch mở rộng Kênh đào Panama, một nhà máy lọc dầu của công ty dầu khí Mỹ Occidental Petroleum và một cảng container mới gần lối vào phía Thái Bình Dương của kênh.

Tình trạng nghèo đói

Dù có những nguồn thu lớn từ Kênh đào Panama và ngành du lịch, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng Cộng hòa Panama tiếp tục phải chiến đấu với nạn nghèo đói [3]. Bình đẳng thu nhập cũng là một vấn đề lớn ở nước này. Theo Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Hệ số Gini trên đầu hộ tại Panama là 0.57.[4] Đây là một trong những mức độ bình đẳng thu nhập tồi nhất trong vùng và thế giới.

Nhân khẩu


Nhà thờ Iglesia San Pedro ở Taboga Island, đây là nhà thờ lâu đời nhất của Panama và lâu đời thứ hai tại Tây bán cầu

Colón, Panama.

Đường chân trời Thành phố Panama.
Bài chi tiết: Nhân khẩu Panama
Văn hoá, phong tục và ngôn ngữ của người Panama chủ yếu thuộc vùng Caribe và Tây Ban Nha. Về chủng tộc, đa số dân là người mestizo hay lai Amerindian, Châu Phi, Tây Ban Nha và người Hoa. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức và chủ yếu; tiếng Anh cũng được công nhận là một ngôn ngữ chính thức và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tại vùng bờ biển Caribe. Hơn một nửa dân số sống tại Thành phố Panama –hành lang đô thị Colón.
Đại đa số người Panama theo Cơ đốc giáo La Mã, chiếm tới 80% dân số. Dù hiến pháp công nhận Cơ đốc giáo là tôn giáo của đại đa số người dân, Panama không có tôn giáo chính thức. Các tôn giáo nhỏ tại Panama gồm Tin Lành (12%), Hồi giáo (4.4%), Bahá'í (1.2%), Phật giáo (ít nhất 1%), Chính thống giáo Hy Lạp (0.1%), Do Thái giáo (0.4%), và Hindu giáo (0.3%). Cộng đồng Do Thái tại Panama, với hơn 10.000 người, là cộng đồng lớn nhất trong khu vực (gồm Trung Mỹ, Colombia và Caribe). Cuộc di cư Do Thái diễn ra vào cuối thế kỷ 19, hiện tại có các giáo hội Do Thái tại Thành phố Panama, cũng như các trường Do Thái. Bên trong Mỹ Latin, Panama là một trong những nước có tỷ lệ người Do Thái trên dân số lớn, chỉ sau UruguayArgentina. Các cộng đồng Hồi giáo, Đông Á, và Nam Á tại Panama cũng rất lớn.
Thành phố Panama có một Nhà thờ Đức tin Bahá'í, một trong tám nhà thờ duy nhất trên thế giới. Được hoàn thành năm 1972, nó nằm trên một quả đồi cao quay mặt ra kênh, và được xây bằng bùn theo kiểu thiết kế Châu Mỹ bản xứ.
Vì mối quan hệ thương mại lịch sử của mình, trên tất cả Panama là một quốc gia đa sắc tộc. Ví dụ, điều này được thể hiện ở con số người Hoa đông đảo (xem Người Hoa tại các khu Chinatown Mỹ Latinh). Nhiều người Trung Quốc đã di cư tới Panama để xây dựng tuyến Đường sắt Panama. Một thuật ngữ gọi "gian hàng góc phố" trong tiếng Tây Ban Nha Panama là el chinito, phản ánh thực tế nhiều gian hàng này thuộc sở hữu và do những người nhập cư Trung Quốc điều hành. (Các nước khác có hình mẫu xã hội tương tự, ví dụ, các gian hàng góc phố "Ả Rập" tại Pháp.)
Có bảy sắc tộc bản xứ tại Panama:
Đây là quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha nhỏ nhất Mỹ Latinh nếu tính theo dân số (ước tính 3.232.000 người), Uruguay là nước đứng thứ hai (ước tính 3.463.000 người). Tuy nhiên, bởi Panama có tỷ lệ sinh cao, có lẽ trong những năm tới dân số của họ sẽ vượt Uruguay.

Xem thêm

Ghi chú và tham khảo

Liên kết ngoài

Omar bin Khattab

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Omar Đại đế
Khalip của Ummah
Tại vị 634 ‐ 644
Tiền nhiệm Abu Bakar
Kế nhiệm Othman bin Affan
Thông tin chung
Tên đầy đủ Omar bin Khattab
Tước vị
Thân phụ Khattab ibn Nufayl
Thân mẫu Hantamah bint Hisham
Sinh 586
Mecca, Ả Rập Saudi
Mất 3 tháng 11 năm 644
Medina, Ả Rập Saudi
An táng Al-Masjid al-Nabawi, Medina
Tôn giáo Đạo Islam
Omar bin Khattab hay `Umar ibn al-Khattāb (khoảng 586 SCN – 3 tháng 11, 644), cũng được gọi là Omar Đại đế hoặc là Umar Đại đế là vị khalip hùng mạnh nhất trong bốn vị khalip chính thống (Rashidun Caliphs) cũng như một trong những hoàng đế có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Islam.[1] Ông là một bạn đạo của nhà tiên tri Muhammad. Ngày 23 tháng 8 năm 634, ông kế vị khalip Abu Bakar làm vị khalip chính thống thứ hai.

Tên

Umer, Umar, Omer, hay Omar là một từ tiếng Ả Rập có ý nghĩa tương ứng với từ tiếng Anh "who has long live", tức là "người sống thọ", vì vậy cái tên Umer cũng có nghĩa là "người sống thọ hơn".
Umar ibn al khataab cũng được mọi người biết tới với danh hiệu `Umar al-Farūq (ý nghĩa: Umar người Phân biệt [giữa Sự thật và Giả dối]). Ông đã được người Hồi giáo Sunni công nhận là người thứ nhì trong số 4 vị Khulafā' ar-Rashīdīn (ý nghĩa:Những khalip hoàn hảo hay Những khalip ngay thẳng).[2] Trong tiếng Anh, cái tên của ông còn được biết như Omar hoặc là Omer.

Cuộc đời

Đầu đời

Umar ibn al-Khattab ra đời tại Makka.
Thân phụ của ông là ông Khattab ibn NufayI, một người tộc trưởng được nhiều người rất là kính nể, mặc dù ông không phải là người xuất thân từ một gia đình trưởng giả.
Thân mẫu của ông là bà Hintimah, con gái của Hachim Al Moughira, một người thuộc nhánh Banou Makuzoum, một trong những gia đình danh giá và quyền thế của thị tộc Aâdi. Họ ngoại của Omar còn có đặc quyền phán quyết, làm trung hòa giải, cũng như đứng ra tổ chức những buổi lễ có mang tính tôn giáo. Ngoài ra, họ còn làm sứ giả đảm trách các việc dao dịch đối ngoại, vào thời kì tiền Hồi giáo.
Thuở thiếu thời, Omar phải chăn đàn gia súc của những người bà con trong họ. Khi lớn lên ông đi làm nghề buôn bán, thường xuyên di chuyển ở Cham.[3] Ông không phải là một thương gia giàu có, mà lại là một kỵ sĩ tài ba của Quraish, Omar mang nhiều cá tính độc đáo, thẳng thắn nghiêm khắc với chính mình nhưng lại cư xử bằng tình cảm, nhân hậu với mọi người xung quanh cho nên Omar rất được kính trọng. Ông không hề bỏ qua những cuộc tranh tài đua ngựa trong những khi hội chợ ở Okaz bởi vì ông rất thích. Omar vốn ưa chuộng văn chương, ham đọc sách và viết chữ đẹp, thuận cả hai tay. Ông nói năng hoạt bát, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục và thu húc người nghe.
Omar đã cưới Zainab, con gái của một người thị tộc Jamah - Quraish Mad'oun trước khi ông cải theo Hồi giáo. Họ đã có ba người con, bao gồm:
  • Abd-Allah (con trai), sau này là một tông đồ nổi tiếng của nhà tiên tri Muhammad.
  • Abd-Arrahman al Akbar (con trai)
  • Hafsa (con gái)
Sau đó, ông Umar còn cưới Oumn Khalthoum, con gái của Jarwal. Với bà này, ông còn có thêm hai người con trai nữa, đó là;
Abd-Allah, con trai của Omar, kể lại về cha mình:
Ông (Omar) là một con người vạm vỡ, khi cưỡi ngựa, dáng người ông có vẻ hơi to hơn so với con tuấn mã. Da của ông trắng, gương mặt hồng hào rám nắng, nổi bật với một bộ ria gọn màu nâu sậm, đôi mắt rất sáng và càng tăng phong độ của một người tự tin, trong ông lúc nào cũng vững vàng và uy dũng.

Cải theo đạo Hồi

Dời cư từ Makkah sang Medina

Năm 622, Omar tham gia vào một cuộc di dời lịch sử từ Makkah sang Medina (có nghĩa là "Thành phố"),[4] trong thời gian này ông trở thành một trong hai vị cố vấn của Muhammad, người kia là Abu Bakar.
Vào những năm sau đó, ông hoạt động trong các trận đánh ở Badr, Uhud, Khaybar, một cuộc tấn công vào Syria, v.v... và nhiều trận chiến khác. Ông trở thành một trong những người bạn của Muhammad. Năm 625, con gái Omar là Hafsah cưới Muhammad.

Dưới triều đại của Abu Bakar

Vào năm 632, sau khi nhà tiên tri Muhammad qua đời, ông Omar đứng ra ủng hộ và vận động để Abu Bakar (hay còn gọi là Abu Bakr) trở thành người lãnh đạo chính thức của cộng đồng Hồi giáo. Họ luôn luôn làm việc bên nhau.
Abu Bakar làm Khalip trong một thời gian ngắn ngủi. Suốt thời kì trị vì của mình ông tham gia vào cuộc chiến tranh Rida chống lại những bộ tộc rời bỏ khỏi liên minh Hồi giáo. Omar là một trong những vị cố vấn của Abu Bakar. Trước khi qua đời năm 634, Abū Bakar chọn Omar làm người kế vị của mình.

Omar trở thành Khalip

Vào năm 634, Abu Bakr qua đời, và Omar bin Khattab trở thành vị khalip thứ nhì của đạo Hồi..
Vào ngày nhậm chức khalip, Omar có đọc một bài diễn văn, trong đó có một đoạn:
Hỡi những người tin tưởng!Các bạn đã chỉ định tôi vào chức vụ khalip, và nếu như tôi không đáp ứng được sự mong đợi của các bạn phó thác, không đủ tư cách để phục vụ hữu hiệu đạo Hồi cùng với tất cả những gì liên quan đến phúc lợi của người Hồi giáo. Tôi sẽ tự không cho phép mình ở cương vị lãnh đạo này nữa. Vì việc đó đã quá đủ cho sức chịu đựng chờ đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng...[5]

Quân sự

Khalip Omar bin Khattab, với 10 năm trị vì của mình còn là một nhà chiến lược thiên tài của quân đội Đế quốc Ả Rập Hồi giáo, ông đã tổ chức cơ sở hậu cần tiếp liệu trong quân đội, cho thành lập các doanh trại kỵ binh cùng lúc ở nhiều thành phố khác nhau. Ở Koufa, Omar cho xây dựng một trại tiếp liệu trừ bị, có khoảng từ 4500 - 5000 con ngựa chiến, binh đội tại đây do Salman Ibn Rabi'a Al Bahili. Ông đã đề ra một phương thức hành chính, cùng lúc mang áp dụng phương thức này vào việc cải cách trong quân đội. Ông bảo đảm cuộc sống của gia đình các binh sĩ, khi họ phải vắng nhà vì chiến đấu ở ngoài trận mạc.
Năm 636, khalip Omar đã tái thu hồi thành phố Basra và biến nơi này thành một vị trí chiến lược quân sự quan trọng.
Năm 638, sau khi chiếm được thành Jerusalem, Omar đã đứng ra nhận trách nhiệm bảo vệ cộng đồng Thiên Chúa giáo đang cư ngụ tại nơi này.
Về mặt chiến lược, lịch sử đã ghi nhận lại ba trận đánh lừng lẫy của quân Ả Rập dưới thời kì trị vì kéo dài 10 năm của Umar ibn al-Khattab, đó là:
Trong các cuộc chiến của mình, Omar còn được trợ giúp bởi hai vị tướng tài ba nhất là Khalid ibn al-Walid (592-642) và `Amr ibn al-`As (583-664).

Ám sát


Mộ chí của Umar ibn al-Khattab
Ngày 3 tháng 11 năm 644, Umar ibn al-Khattab bị một người lính Ba Tư, Pirouz Nahavandi ám sát.
Omar qua đời vào ngày 26 tháng Dhuu'l Hijja năm thứ 23 (theo lịch Hồi giáo), tức năm 644 theo Tây lịch, hưởng thọ 63 tuổi. Dhuu'l Hijja là tháng định mệnh của Omar, nó đánh dấu thời điểm ông gia nhập Hồi giáo đồng thời nó cũng là tháng mà ông qua đời.
Umar ibn al-Khattab đã được an táng bên cạnh ngôi mộ của Abu Bakar, mộ của cả hai vị này đều nằm ở bên trái mộ của nhà tiên tri Muhammad. Omar đã trở thành một người tử vì đạo.
Omar đã mất đột ngột, không kịp lựa chọn người kế vị cho mình. Tuy nhiên, giữa những người được xem là xứng đáng và có đủ tư cách lãnh đạo trong số sáu người kề cận của Omar (Othman bin Affan, Ali ibn Abu Talib, Talha, Zubayr, Abder Rahman Ibn Aawaf và Saa'd ibn Abu Waqqac),[6] mọi người thấy ông Othman là người nổi bật nhất.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Ahmed, Nazee, Islam in Clobal History: From the Death of Prophet Muhammad (PBUH) to the First World War, American Institute of Islamic History and Cul, 2001, p. 34. ISBN 0-7388-5963-X.
  2. ^ Sách 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới, tác giả:Ngọc Lê, trang 451
  3. ^ Một vùng đất rộng lớn, bao gồm Jordan, Palestine, SyriaLiban
  4. ^ Armstrong
  5. ^ Hải Đăng.org - Islam và Đời sống, nguồn chính của bài viết này
  6. ^ Trước khi chết, Umar ibn al-Khattab đã cho gọi sáu người này đến để chọn một trong số họ làm người kế vị, tuy nhiên, ông đã mất đột ngột mà không kịp chọn một người nào trong số họ thay ông làm khalip

Vương Kiến (Tiền Thục)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Kiến
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Hoàng đế Tiền Thục
Tại vị 3/11/907[1][2][chú 1] - 11/7/918
Đăng quang tự lập
Tiền nhiệm kiến quốc
Kế nhiệm Vương Diễn
Thông tin chung
Thê thiếp Xem văn bản
Hậu duệ Xem văn bản
Niên hiệu Vũ Thành (武成) 908-910
Vĩnh Bình (永平) 911-915
Thông Chính (通正) 916
Thiên Hán (天漢) 917
Quang Thiên (光天) 918
Thụy hiệu Thần Vũ Thánh Văn Hiếu Đức Minh Huệ hoàng đế (神武聖文孝德明惠皇帝)
Miếu hiệu Cao Tổ (高祖)
Sinh 847[3]
Mất 11 tháng 7 năm 918[1][4]
Thành Đô
An táng Vĩnh lăng (永陵)

Cổng Vĩnh lăng Vương Kiến tại Thành Đô

Lăng mộ Vương Kiến
Vương Kiến (tiếng Trung: 王建; bính âm: Wáng Jiàn, 847 – 11 tháng 7 năm 918), tự Quang Đồ (光圖), gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Thục Cao Tổ ((前)蜀高祖), là hoàng đế khai quốc của nước Tiền Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ban đầu, ông là một sĩ quan dưới quyền các tướng thái giám Dương Phục QuangĐiền Lệnh Tư của triều Đường, sau đó cát cứ khu vực này là Tứ XuyênTrùng Khánh, lập quốc sau khi triều Đường sụp đổ.

Thân thế

Vương Kiến sinh năm 847, dưới triều đại của Đường Tuyên Tông. Ông là người Vũ Dương[chú 2], Hứa châu, và được ghi chép là có tham vọng và lanh lợi khi còn trẻ. Tuy nhiên, ông cũng được ghi chép là một vô lại, bỏ nghề của tổ tiên đi giết trâu, trộm lừa, buôn bán muối tư (triều đình Đường giữ độc quyền buôn bán muối). Phụ thân ông qua đời từ khi ông vẫn còn là thứ dân. Một lần vì làm điều xấu nên ông tống giam vào ngục ở Hứa Xương[chú 3]- thủ phủ của Trung Vũ quân (bao gồm Vũ Dương), song cai ngục bí mật thả ông ra. Sau đó, ông ở cùng với hòa thượng Xử Hồng (處洪) trên Võ Đang Sơn, vị hòa thượng này động viên ông thay đổi, tiên đoán rằng ông sẽ làm nên đại nghiệp. Do đó, Vương Kiến gia nhập vào quân đội Trung Vũ và trở thành một sĩ quan dưới quyền tiết độ sứ Đỗ Thẩm Quyền (杜審權).[5]

Sự nghiệp ban đầu

Dưới quyền Dương Phục Quang

Năm 881, quân nổi dậy Hoàng Sào chiếm được kinh sư Trường An của triều Đường, Đường Hy Tông chạy trốn đến Thành Đô. Giám Trung Vũ quân Dương Phục Quang phân 8.000 lính Trung Vũ thành 8 đạo, giao cho tám nha tướng như Lộc Yến Hoằng, Tấn Huy (晉暉), Vương Kiến, Hàn Kiến, Trương Tạo (張造), Lý Sư Thái (李師泰), và Bàng Tùng (龐從) chỉ huy. Sau đó, Dương Phục Quang dẫn quân tiến về phía tây bắc để hợp binh cùng các đội quân Đường khác nhằm chống Hoàng Sào.[6]

Dưới quyền Lộc Yến Hoằng

Dương Phục Quang qua đời năm 883 khi đang đóng quân ở Hà Trung[chú 4] và vẫn đang giao chiến với Hoàng Sào. Thay vì tiếp tục giao chiến, Lộc Yến Hoằng quyết định đem binh lính đi cướp bóc khu vực.[7] Vương Kiến, Hàn Kiến, Trương Tạo, Tấn Huy và Lý Sư Thái cũng theo Lộc Yến Hoằng.[8] Cũng trong năm 883, Lộc Yến Hoằng chiếm được Hưng Nguyên[chú 5]- thủ phủ của Sơn Nam Tây đạo, trục xuất tiết độ sứ Ngưu Úc (牛勖) và xưng làm lưu hậu.[7] Lộc Yến Hoằng bổ nhiệm Vương Kiến và các tướng Trung Vũ khác làm các thứ sử tại Sơn Nam Tây đạo, song không thực sự cho phép họ đến các châu nhậm chức. Lộc Yến Hoằng đặc biệt nghi ngờ Vương Kiến và Hàn Kiến do họ có quan hệ thân thiết, song vì muốn dỗ dàng họ nên Lộc Yến Hoằng vẫn thường hậu đãi. Vương Kiến và Hàn Kiến nhận ra ý định của Lộc Yến Hoằng, và đến mùa thu năm 884, khi Tả Thần Sách trung úy Điền Lệnh Tư bí mật lôi kéo, Vương Kiến, Hàn Kiến cùng với Trương Tạo, Tấn Huy và Lý Sư Thái đã từ bỏ Lộc Yến Hoằng để đến Thành Đô phụng sự Điền Lệnh Tư.[8]

Dưới quyền Dương Thủ Lượng

Dương Thủ Lượng lo sợ vì nhận thấy Vương Kiến kiêu dũng thiện chiến, do vậy nhiều lần triệu Vương Kiến đến Hưng Nguyên, song Vương Kiến không rõ mục đích của Dương Thủ Lượng nên từ chối đến yết kiến. Thuộc cấp của Vương Kiến là Chu Tường (周庠) chỉ ra rằng Lợi châu không phải là địa điểm phòng thủ lý tưởng, Vương Kiến đồng ý và quyết định tiến công Lãng châu[chú 6], trục xuất thứ sử Dương Mậu Thật (楊茂實), đoạt lấy Lãng châu và tự xưng làm phòng ngự sứ, chiêu nạp vong mệnh quân, thế càng thịnh, Dương Thủ Lượng không thể quản nổi. Nghe theo ý của Trương Kiến Dụ (張虔裕) và Ký Vô Gián (綦毋諫), Vương Kiến phụng biểu cho Đường Hy Tông và cứu giúp người dân. Ông cũng kết bằng hữu với Đông Xuyên[chú 7] tiết độ sứ Cố Ngạn Lãng do cả hai đều từng đi chiến đấu khi còn phục vụ trong Thần Sách quân.[8]

Chống Trần Kính Tuyên

Vào mùa đông năm 887, do Trần Kính Tuyên lo sợ rằng Vương Kiến và Cố Ngạn Lãng sẽ hợp binh tiến công Tây Xuyên. Điền Lệnh Tư đề xuất rằng để mình dùng danh nghĩa cha nuôi để cố chiêu dụ Vương Kiến, Trần Kính Tuyên chấp thuận. Sau khi nhận được thư của Điền Lệnh Tư, Vương Kiến để gia quyến ở lại chỗ của Cố Ngạn Lãng tại Tử châu, đem 2.000 tinh binh cùng tụng tử Vương Tông Hội (王宗鐬), giả tử Vương Tông Dao (王宗瑤), Vương Tông Bật (王宗弼), Vương Tông Khản (王宗侃), Vương Tông Cát (王宗佶), Vương Tông Biện (王宗弁) tiến về Thành Đô quy phục. Tuy nhiên, khi Vương Kiến tiến đến Lộc Đầu quan, thuộc hạ của Trần Kính Tuyên là Lý Nghệ (李乂) lại cho rằng Vương Kiến là một mối đe dọa và Trần Kính Tuyên quyết định lệnh cho Vương Kiến không tiến thêm nữa. Vương Kiến tức giận, đánh bại các binh lính mà Trần Kính Tuyên phái đến để ngăn cản, tiến đến Thành Đô. Vương Kiến đánh bại Hán châu[chú 8] thứ sử Trương Húc (張頊), và cho đệ của Cố Ngạn Lãng là Cố Ngạn Huy (顧彥暉) tiếp quản, Vương Kiến và Cố Ngạn Lãng sau đó tiến công Thành Đô song không thể nhanh chóng chiếm được thành. Khi Đường Hy Tông khiển sứ giả đến làm trung gian hòa giải, cả Vương Kiến và Trần Kính Tuyên đều không chấp thuận. Theo ghi chép thì quân của Vương Kiến cướp phá toàn bộ 12 châu của Tây Xuyên quân.[9]
Thành Đô phòng thủ kiên cố, các cuộc tiến công của Vương Kiến đều thất bại, lương thực của Vương Kiến cũng sớm cạn kiệt. Vào mùa hè năm 888, Vương Kiến định bãi binh, song sau khi Chu Tường và Kỳ Vô Gián can gián, ông lại tiếp tục chiến dịch. Vương Kiến sai Chu Tường thảo biểu thỉnh Đường Chiêu Tông hạ lệnh thảo phạt Trần Kính Tuyên, cầu được trao cho Cung châu[chú 9]; Cố Ngạn Lãng cũng thượng biểu thỉnh Hoàng đế xá tội cho Vương Kiến, chuyển Trần Kính Tuyên đi để bình định Lưỡng Thục. Do có thù oán từ trước với Điền Lệnh Tư, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm Vi Chiêu Độ làm Tây Xuyên tiết độ sứ, đồng thời triệu hồi Trần Kính Tuyên về Trường An. Khi Trần Kính Tuyên kháng chỉ, Đường Chiêu Tông bãi bỏ quan tước của Trần Kính Tuyên, bổ nhiệm Vi Chiêu Độ là Hành doanh chiêu thảo sứ, cùng Dương Thủ Lượng, Cố Ngạn Lãng, và Vương Kiến tiến công Trần Kính Tuyên. Đường Chiêu Tông cũng tách bốn châu: Cung, Thục, Lê, Nhã từ Tây Xuyên quân để lập thành Vĩnh Bình quân với trị sở đặt tại Cung châu, cho Vương Kiến giữ chức tiết độ sứ.[9]
Vào mùa xuân năm 890, Vương Kiến công Cung châu. Cùng lúc đó, Vi Chiêu Độ tiến đến vùng lân cận Thành Đô, Vương Kiến ra ngoài doanh trại nghênh tiếp. Vào tháng 4 ÂL, Trần Kính Tuyên khiển Thục châu thứ sử Nhâm Tòng Hải (任從海) đem hai vạn binh cứu Cung châu, kết quả chiến bại, Thục châu hàng Vương Kiến. Cùng tháng, Gia châu thứ sử và Nhung châu thứ sử cũng hàng Vương Kiến. Đến mùa đông năm 890 thì Vương Kiến chiếm được Cung châu, cho phép ông dùng nơi này làm căn cứ cho chiến dịch.[10]
Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 891, do triều đình Đường vừa thất bại trong cuộc chiến với Lý Khắc Dụng, cạn nguồn tài vật cho chiến dịch chống Trần Kính Tuyên. Do đó, Đường Chiêu Tông hạ chỉ khôi phục quan tước cho Trần Kính Tuyên, các tiết độ sứ trở về quân của mình. Tuy nhiên, Vương Kiến không muốn từ bỏ chiến dịch chống Trần Kính Tuyên, và thoạt đầu cố gắng thuyết phục Vi Chiêu Độ tiếp tục vây thành, song sau đó quay sang buộc Vi Chiêu Độ phải về Trường An để có thể tự mình tiến hành chiến dịch. Vương Kiến kích động các thuộc hạ của Cố Ngạn Lãng sát hại thân lại của Vi Chiêu Độ là Lạc Bảo (駱保) với lý do Lạc Bảo tham ô, mục đích là để đe dọa Vi Chiêu Độ. Vi Chiêu Độ lo sợ, xưng bệnh và giao lại quyền chỉ huy cho Vương Kiến, bản thân trở về Trường An. Vương Kiến tiếp tục bao vây Thành Đô, trong thành xảy ra nạn đói. Vào mùa thu năm 891, tình thế Thành Đô càng trở nên vô vọng, Vương Kiến cắt đứt tuyến đường tiếp tế duy nhất còn lại của thành từ Uy Nhung quân[chú 10]. Điền Lệnh Tư đích thân đến doanh trại của Vương Kiến và đề nghị đầu hàng, Vương Kiến chấp thuận. Vương Kiến sau đó được Đường Chiêu Tông bổ nhiệm làm Tây Xuyên tiết độ sứ, Vĩnh Bình được hợp nhất trở lại vào Tây Xuyên.[10]

Làm Tây Xuyên tiết độ sứ

Chống Đông Xuyên

Sau khi đoạt được Tây Xuyên, Vương Kiến lưu tâm chính sự, dung nạp trực ngôn, thường ân huệ với nhạc sĩ, dụng nhân tài, khiêm cung kiệm tố. Tuy nhiên, ông lại đa kị hiếu sát, nhiều bộ tướng có công lao bị ông nghi ngờ rồi giết chết.[10]
Trong lúc Vương Kiến đoạt lấy Tây Xuyên, Cố Ngạn Lãng qua đời, Cố Ngạn Huy kế nhiệm Cố Ngạn Lãng giữ chức Đông Xuyên lưu hậu. Đường Chiêu Tông chuẩn bị bổ nhiệm Cố Ngạn Huy làm tiết độ sứ, song Dương Thủ Lượng lại khiển Dương Thủ Hậu (楊守厚) suất quân tiến công Đông Xuyên, có ý đoạt lấy quân này. Vương Kiến khiển các bộ tướng Hoa Hồng (華洪), Lý Giản (李簡), Vương Tông Khản, và Vương Tông Bật đi cứu Đông Xuyên, song bí mật nói với chư tướng rằng sau khi đẩy lui được cuộc tiến công của họ Dương thì sẽ bắt Cố Ngạn Huy trong một bữa tiệc khao quân mà Cố Ngạn Huy chắc chắn sẽ tổ chức, và đoạt lấy Đông Xuyên. Sau khi Vương Tông Khản đánh bại Dương Thủ Hậu và buộc Thủ Hậu phải triệt thoái, Cố Ngạn Huy cho sửa soạn để tiến hành khao lễ, song Vương Tông Bật lại tiết lộ âm mưu cho Cố Ngạn Huy, Cố Ngạn Huy do đó cáo bệnh đình chỉ buổi tiệc và cuối cùng chấm dứt liên minh giữa hai bên.[10]
Trong khi đó, dư đảng của Điền Lệnh Tư và Trần Kính Tuyên là Dương Thịnh (楊晟) vẫn tiếp tục cai quản Bành châu[chú 11] và chống lại Vương Kiến, cố gắng liên kết với Dương Thủ Lượng để tiến công Vương Kiến, song đến mùa xuân năm 892 thì Lý Giản đẩy lui được Dương Thịnh và giết chết bộ tướng của Dương Thịnh là Lã Nghiêu (呂堯). Sau đó, Vương Kiến khiển tộc tử Gia châu thứ sử Vương Tông Dụ (王宗裕), Nhã châu thứ sử Vương Tông Khản, Mậu châu thứ sử Vương Tông Dao, và Uy Tín đô chỉ huy sứ Hoa Hồng đem 5 vạn binh công Bành châu. Khi Dương Thủ Lương cố gắng phái binh đi cứu viện Dương Thịnh, Hoa Hồng liền hăm dọa buộc kì tướng của Dương Thủ Lượng là Phù Chiêu (符昭) phải triệt thoái. Sau đó, Hoa Hồng tiến công Lãng châu và cũng đánh bại Dương Thủ Lượng tại đó.[11]
Trong khi đó, vào năm 893, Cố Ngạn Huy liên kết với Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh, Lý Mậu Trinh phái quân đi tiếp viện cho Cố Ngạn Huy. Tuy nhiên, Vương Kiến sau đó đánh bại quân Phượng Tường và Đông Xuyên tại Lợi châu, Cố Ngạn Huy đành phải cầu hòa với Vương Kiến, nói rằng sẵn lòng cắt đứt quan hệ với Lý Mậu Trinh, Vương Kiến chấp thuận. Tháng 2 ÂL, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm Vương Kiến là Đồng bình chương sự (tức tể tướng trên danh nghĩa). Trong khi đó, Vương Kiến nhiều lần thượng biểu thỉnh được xử tử Trần Kính Tuyên và Điền Lệnh Tư, mặc dù không được triều đình Trường An cho phép, cuối cùng ông vẫn tự ý hành động.[11]
Năm 894, do quân Vương Kiến bao vây nên Bành châu phải hứng chịu nạn đói, cuối cùng thất thủ. Dương Thịnh bị giết khi lâm trận, lãnh địa của ông ta nay về tay Vương Kiến. Đến tháng 7 ÂL, Miên châu[chú 12] thứ sử Dương Thủ Hậu qua đời, do trước đó Lý Mậu Trinh thôn tính hầu hết lãnh địa của Dương Thủ Hậu, bộ tướng của Dương Thủ Hậu là Thường Tái Vinh (常再榮) quyết định dâng thành Miên châu hàng Vương Kiến.[11]
Năm 895, Lý Mậu Trinh, Trấn Quốc[chú 13] tiết độ sứ Hàn Kiến, và Tĩnh Nan tiết độ sứ Vương Hành Du hợp binh tiến công Trường An. Tháng 9 ÂL, Lý Khắc Dụng cũng đem quân về Trường An, tuyên bố là bảo vệ Hoàng đế. Vương Kiến cũng khiển Giản châu thứ sử Vương Tông Dao đem binh "phó nan", đóng tại Miên châu. Sau đó, Vương Kiến tuyên bố rằng Cố Ngạn Huy chặn đường tiến quân, quyết định thảo phạt Cố Ngạn Huy. Hoa Hồng đại phá quân Đông Xuyên, và trong vài năm sau đó, quân Tây Xuyên dần chiếm từng châu của Đông Xuyên, bất chấp Đường Chiêu Tông cố gắng hòa giải. Năm 896, khi Lý Mậu Trinh lại tiến công Trường An, Đường Chiêu Tông phải chạy đến Trấn Quốc và phụ thuộc vào Hàn Kiến, Vương Kiến phụng chiếu thỉnh Đường Chiêu Tông dời đến Thành Đô, trong khi Hoài Nam[chú 14] tiết độ sứ Dương Hành Mật cũng phụng biểu thỉnh Đường Chiêu Tông dời đến Hoài Nam; song cả hai đề nghị đều không được tiến hành.[12]
Mùa xuân năm 897, Vương Kiến khiển Cung châu thứ sử Hoa Hồng và Bành châu thứ sử Vương Tông Hựu (王宗祐) đem 5 vạn quân công Đông Xuyên. Đồng thời, Vương Kiến phong Nhung châu thứ sử Vương Tông Cẩn (王宗謹) làm Phượng Tường tây diện hành doanh tiên phong sứ, đem quân tiến công Phượng Tường để ngăn ngừa việc quân này phái quân tiếp viện cho Đông Xuyên, Vương Tông Cẩn đánh bại Lý Kế Huy (李繼徽) ở Huyền Vũ. Khi Lý Mậu Trinh khiển Lý Kế Chiêu (李繼昭) đem quân đi cứu Đông Xuyên, liền bị con nuôi của Vương Kiến là Vương Tông Bá (王宗播) đánh bại và bắt giữ. Cũng trong thời gian đó, Vương Tông Khản và Vương Tông Nguyễn (王宗阮) chiếm được khu vực Tam Hiệp, mở ra tuyến đường mậu dịch với vùng hạ du Trường Giang.[13]
Vào mùa hè năm 897, Vương Kiến đem 5 vạn quân đích thân công Đông Xuyên. Lý Mậu Trinh phản ứng bằng cách phụng biểu buộc tội Vương Kiến kháng lại thánh chỉ yêu cầu dừng tiến công Cố Ngạn Huy. Đường Chiêu Tông muốn tận dụng tình thế, do vậy hạ chỉ giáng Vương Kiến làm Nam châu[chú 15] thứ sử, trong khi chuyển Lý Mậu Trinh đi nhậm chức Đông Xuyên tiết độ sứ và để Lý Tự Chu (李嗣周) làm chủ Phượng Tường. Tuy nhiên, cả Vương Kiến và Lý Mậu Trinh đều kháng chỉ, Đường Chiêu Tông sau đó phục hồi lại chức tước cho Vương Kiến.[13]
Vương Kiến tiếp tục bao vây Tử châu, Cố Ngạn huy quẫn bách và đến mùa đông năm 897 thì tự sát. Vương Kiến thôn tính Đông Xuyên và bổ nhiệm Hoa Hồng (nay nhận làm con nuôi và cải danh thành Vương Tông Địch) giữ chức Đông Xuyên lưu hậu. Triều đình Trường An thoạt đầu bổ nhiệm Binh bộ thượng thư Lưu Sùng Vọng (劉崇望) làm Đông Xuyên tiết độ sứ, song khi hay tin Vương Kiến đã ủy thác cho Vương Tông Địch, triều đình Trường An đành chấp thuận để Tông Địch làm chủ Đông Xuyên và sau đó bổ nhiệm làm tiết độ sứ. Theo ý của Vương Tông Địch, Vương Kiến thỉnh triều đình chia tách Đông Xuyên quân, triều đình Đường chấp thuận và phân Đông Xuyên thành hai quân, năm châu được cắt ra để hình thành nên Vũ Tín quân (武信), trị sở đặt tại Toại châu[chú 16].[13]

Sau khi chiếm được Đông Xuyên

Tháng 2 ÂL năm 900, Đường Chiêu Tông cho Vương Kiến kiêm chức Trung thư lệnh. Không lâu sau, Đường Chiêu Tông lại cho Vương Kiến kiêm Đông Xuyên-Vũ Tín quân lưỡng đạo đô chỉ huy chế trí đẳng sứ.[14] Đường Chiêu Tông cũng phong tước Lang Da vương cho Vương Kiến.[5]
Năm 901, Vương Tông Địch từ vị do bệnh tật, Vương Kiến khiển Vương Tông Dụ đến Đông Xuyên thay thế. Cuối năm đó, khi đạo sĩ Đỗ Tòng Pháp (杜從法) nổi dậy cùng người dân Xương châu[chú 17], Phổ châu[chú 18], và Hợp châu[chú 19]. Vương Kiến khiển con nuôi là Hành doanh binh mã sứ Vương Tông Ảm đem 3 vạn binh hội quân với binh lính Đông Xuyên và Vũ Tín để trấn áp, đến tháng 7 ÂL thì Long Đài trấn sứ Vương Tông Khản bình định dược cuộc nổi dậy của Đỗ Tòng Pháp.[14]
Đến cuối năm đó, do sợ rằng Đường Chiêu Tông và tể tướng Thôi Dận lên kế hoạch đồ sát các hoạn quan, các hoạn quan bắt giữ Đường Chiêu Tông. Thôi Dận triệu Tuyên Vũ[chú 20] tiết độ sứ Chu Toàn Trung đem quân đến Trường An, các hoạn quan đem Đường Chiêu Tông đến Phượng Tường với Lý Mậu Trinh. Chu Toàn Trung sau đó bao vây Phượng Tường, tuyên bố muốn đưa Hoàng đế trở về Trường An, cả Chu Toàn Trung và Lý Mậu Trinh đều muốn liên minh với Vương Kiến. Vương Kiến quyết định chơi trò hai mặt, bề ngoài ông tuyên bố tán thành Chu Toàn Trung, song lại bí mật khiển sứ giả đến chỗ Lý Mậu Trinh khuyến khích Lý Mậu Trinh chiến đấu. Đồng thời, Vương Kiến lại phong Vũ Tín tiết độ sứ Vương Tông Cát và Đông Xuyên tiết độ sứ Vương Tông Địch làm "Hỗ giá chỉ huy sứ", đem 5 vạn quân tiến về phía bắc, song kỳ thực là muốn đoạt lấy các châu của Lý Mậu Trinh ở phía nam Tần Lĩnh.[14]
Vào mùa xuân năm 902, Chiêu Vũ[chú 21] tiết độ sứ Lý Kế Trung (李繼忠)- con nuôi của Lý Mậu Trinh- từ bỏ Lợi châu, quân Đông Xuyên chiếm được quân thành. Sau đó, Vương Tông Bá và Vương Tông Địch chiếm được Hưng Nguyên, Sơn Nam Tây đạo tiết độ sứ Lý Kế Mật (李繼密)- con nuôi của Lý Mậu Trinh- cũng buộc phải đầu hàng. Vương Kiến thoạt đầu bổ nhiệm Vương Tông Địch là Sơn Nam Tây đạo tiết độ sứ song sau đó do Vương Tông Cát dâng biểu buộc tội Vương Tông Địch, và cũng vì lo sợ trước việc Vương Tông Địch được binh sĩ quý mến, Vương Kiến triệu Vương Tông Địch trở lại Thành Đô rồi giết chết. Vương Kiến bổ nhiệm một người con nuôi khác là Vương Tông Hạ (王宗賀) giữ chức Sơn Nam Tây đạo lưu hậu. Sau đó, Vũ Định[chú 22] tiết độ sứ Lý Tư Kính (李思敬) cũng đầu hàng. Vào thời điểm này, Vương Kiến chiếm được toàn bộ các lãnh thổ của Lý Mậu Trinh ở phía nam Tần Lĩnh, góp phần khiến Lý Mậu Trinh phải cầu hòa với Chu Toàn Trung và giao Hoàng đế cho Chu Toàn Trung.[15]
Sau khi Đường Chiêu Tông trở về Trường An, Thôi Dận và Chu Toàn Trung hạ lệnh đồ sát toàn bộ các hoạn quan. Tuy nhiên, do muốn bảo vệ Tây Xuyên giám quân Ngư Toàn Yên (魚全禋) và hoạn quan đã trí sĩ Nghiêm Tuân Mỹ (嚴遵美), Vương Kiến cho trảm hai tù nhân khác thế mạng.[15][16]
Cũng vào năm 903, Vương Kiến liên minh với Chu Toàn Trung, sau đó Đường Chiêu Tông tiến tước cho Vương Kiến là Thục vương, giữ chức Tư đồ. Không lâu sau, theo ý của người con nuôi là Du châu thứ sử Vương Tông Bản (王宗本), Vương Kiến cho Vương Tông Bản làm Khai đạo đô chỉ huy sứ, đem quân vượt Tam Hiệp xuôi dòng Trường Giang, định công chiếm Kinh Nam[chú 23]. Đương thời, Kinh Nam tiết độ sứ Thành Nhuế (成汭) mới tử trận trong lúc giao chiến với quân của Dương Hành Mật, Quỳ châu[chú 24] thứ sử Hầu Củ (侯矩) dâng thành hàng Vương Tông Bản, Vương Tông Bản sau đó chiếm được thêm Trung châu[chú 25], Vạn châu[chú 26], và Ân châu[chú 27]. Tuy nhiên, vì tin rằng Cù Đường Hiệp là một thiên hiểm vững chắc, Vương Kiến quyết định không tiếp tục tiến công Quy châu (歸州) và Hiệp châu (峽州)[chú 28]. Vương Kiến bổ nhiệm Vương Tông Biện làm Vũ Thái[chú 29] lưu hậu, quản lý khu vực.[16]
Năm 904, Chu Toàn Trung buộc Đường Chiêu Tông phải dời đô đến Lạc Dương, Đường Chiêu Tông khiển gian sứ đem ngự trát cáo nan giao cho Vương Kiến, Vương Kiến phong Vương Tông Hựu là Bắc lộ hành doanh chỉ huy sứ, đem binh đi hội với binh lính Phượng Tường nghênh xa giá. Tuy nhiên, đến khi Vương Tông Hựu chạm trán quân Tuyên Vũ, ông ta quyết định từ bỏ chiến dịch. Sau đó, Vương Kiến bắt đầu tự nhân danh Đường Chiêu Tông để mặc chế trừ quan, tuyên bố rằng đợi đến khi Hoàng đế về Trường An thì sẽ dâng biểu. Sau đó, Đường Chiêu Tông lại khiển gian sứ đem chiếu cáo cấp cho Vương Kiến, Dương Hành Mật và Lý Khắc Dụng, song không nhận được phản hồi tức khắc từ Vương Kiến.[16] Tháng 5 ÂL, Trung Nghĩa[chú 30] tiết độ sứ Triệu Khuông Ngưng (趙匡凝) công các châu của Kinh Nam mà Vương Kiến đoạt được từ trước đó, ông ta bị Vương Tông Nguyễn đẩy lui. Vạn châu thứ sử Trương Vũ (張武) còn cho giăng xích sắt qua Trường Giang để "tỏa hiệp", nhằm ngăn ngừa các cuộc tiến công từ phía đông.[17]
Đầu năm 905, Vương Kiến liên minh với Lý Mậu Trinh, mục đích là để có một láng giềng bảo vệ phía bắc, sang tháng 6 ÂL, ông cũng cùng với Lý Mậu Trinh và Tĩnh Nan tiết độ sứ Lý Kế Huy truyền hịch kêu gọi hợp binh thảo phạt Chu Toàn Trung. Sau đó, Vương Kiến gả một nhi nữ của mình cho chất của Lý Mậu Trinh là Thiên Hùng[chú 31] tiết độ sứ Lý Kế Sùng (李繼崇), và từ đó thường tiếp tế cho quân của Lý Mậu Trinh. Phán quan Phùng Nguyên (馮涓) cho rằng tô thuế mà Vương Kiến định ra quá cao, do vậy Vương Kiến quyết định giảm gánh nặng này cho người dân.[17]
Không lâu sau, Vương Kiến cũng hòa thân với Triệu Khuông Ngưng, và đến khi Chu Toàn Trinh tiến công Triệu Khuông Ngưng, Triệu Khuông Ngưng chạy đến Hoài Nam, còn đệ là Kinh Nam tiết độ sứ Triệu Khuông Minh (趙匡明) thì chạy đến chỗ Vương Kiến. Đồng thời, Vương Kiến khiển một con nuôi khác là Vương Tông Hạ (王宗賀) đem quân tiến công Chiêu Tín[chú 32] tiết độ sứ Phùng Hành Tập (馮行襲). Phùng Hành Tập chạy trốn, thủ hạ là Toàn Sư Lãng (全師朗) dâng quân thành Kim châu đầu hàng. Vương Kiến nhận Toàn Sư Lãng làm con, cải danh tính thành Vương Tông Lãng (王宗朗) và bổ nhiệm làm Kim châu quan sát sứ; cắt ba châu Cừ, Ba và Khai lệ thuộc Tông Lãng.[17]
Cũng vào năm 905, binh lính của Chu Toàn Trung ám sát Đường Chiêu Tông, Chu Toàn Trung chối bỏ liên quan và đưa Đường Ai Đế lên kế vị. Khi sứ giả triều đình phái đến Tây Xuyên là Tư Mã Khanh (司馬卿) đến nơi, Vương Kiến nghe theo ý của Vi Trang nên từ chối gặp Tư Mã Khanh; song khiển con nuôi là Vũ Định tiết độ sứ Vương Tông Oản (王宗綰) đến tiếp, Vương Tông Oản nhân danh Vương Kiến công khai tuyệt giao với Chu Toàn Trung:[17]
Tướng sĩ Thục nhiều đời chịu Đường ân. Cuối năm ngoái, khi hay tin Hoàng đế đông thiên, chúng ta phàm thượng 20 biểu song đều không được đáp lại. Chỉ đến khi có vong tốt từ Biện châu đến, chúng ta mới biết Tiên đế bị Chu Toàn Trung thí nghịch. Tướng sĩ Thục đang ngày đêm chuẩn bị chiến tranh, tìm cách báo thù cho Tiên đế. Không biết sứ này hôm nay muốn tuyên dụ sự gì?. Xá nhân nên tự mưu tiến thoái.
Cuối năm 906, Vương Kiến cũng chính thức thiết lập hành đài tại Thục, Vương Kiến vũ đạo hướng đông gào khóc, thỉnh xin lập hành đài, dùng cố sự của Lý Thịnh (李晟) và Trịnh Điền (鄭畋) để thừa chế phong bái.[17]
Năm 907, Chu Toàn Trung (đương thời cải danh thành Chu Hoảng) soán vị triều Đường, lập ra triều Hậu Lương. Hầu hết các quân của Đại Đường đều công nhận Chu Toàn Trung là Thiên tử, ngoại trừ Vương Kiến, Tấn vương Lý Khắc Dụng, Kỳ vương Lý Mậu Trinh, Hoằng Nông vương Dương Ác. Thoạt đầu, Vương Kiến và Dương Ác di hịch chư đạo, kêu gọi cùng Kì vương và Tấn vương hội binh hưng phục Đường thất, song không được hưởng ứng. Sau đó, Vương Kiến quyết định mình cũng nên xưng đế và cố gắng thuyết phục Lý Khắc Dụng cùng xưng đế; Lý Khắc Dụng từ chối, Phùng Quyên cùng can ngăn, song Vương Kiến vẫn không đổi ý. Vào ngày Kỷ Hợi tháng 9 ÂL, Vương Kiến tức hoàng đế vị, đặt quốc hiệu "Đại Thục", sử gọi là Tiền Thục.[2]

Làm Hoàng đế Thục

Thời kỳ đầu

Theo ghi chép, Vương Kiến không biết chữ, song hiếu cùng thư sinh đàm luận nên hiểu biết được phần nào. Đương thời, có nhiều thành viên thuộc quý tộc Đường đến tị nạn ở Thục, Vương Kiến hậu đãi và bảo họ truyền đạt lại kiến thức về cố sự, điển chương, văn vật. Do trưởng tử của ông là hiệu thư lang Vương Tông Nhân (王宗仁) từ nhỏ đã bị tật, ông quyết định phong thứ tử là Bí thư thiếu giám Vương Tông Ý làm Toại vương trong khi không phong vương đồng thời cho các hoàng tử khác, ẩn ý rằng Vương Tông Ý là người kế vị.[2] (Đến cuối năm 910 thì các hoàng tử khác mới được phong vương, sau đó một vài người con nuôi của ông cũng được phong vương.)[18]
Vương Kiến bổ nhiệm Vương Tông Cát làm Trung thư lệnh, bổ nhiệm Vi Trang làm Tả tán kị thường thị (sau bổ nhiệm Vi Trang làm Môn hạ thị lang, Đồng bình chương sự). Tuy nhiên, Vương Tông Cát thấy mình lớn tuổi nhất trong số các "giả tử", và là một người kế vị tiềm năng, ông trở nên chuyên quyền kiêu tứ. Đường Đạo Tập (唐道襲) được bổ nhiệm làm Xu mật sứ, song Vương Tông Cát vẫn tỏ ra ngạo mạn. Năm 908, Vương Kiến bổ nhiệm Vương Tông Cát làm Thái sư song bãi địa vị tể tướng, cho Trương Cách (張格) thay thế. Vương Tông Cát oán giận và thượng biểu thách thức Vương Kiến lập mình hoặc Vương Tông Ý làm thái tử, Vương Kiến cảm thấy bị xúc phạm; đến khi Vương Tông Cát tiếp tục mạo phạm Vương Kiến khi gặp mặt trực diện, Vương Kiến lệnh cho vệ sĩ đánh chết Vương Tông Cát, sau đó lập Vương Tông Ý làm thái tử.[2]
Cuối năm 908, quân Kỳ, Tiền Thục, và Tấn hợp binh tiến công Trường An, song sau khi tướng Hậu Lương là Lưu Tri Tuấn (劉知俊) và Vương Trọng Sư (王重師) đánh bại quân Kỳ, quân Tiền Thục và quân Tấn triệt thoái.[2]
Cũng vào năm 908, Vương Kiến lập Chu thị làm hoàng hậu. Sau đó, ông cũng lập Trương thị làm quý phi, Từ thị làm hiền phi, và muội của bà làm đức phi; ông rất sủng ái tỉ muội Từ thị.[18]
Năm 910, Vương Tông Ý và Đường Đạo Tập bắt đầu xảy ra tranh chấp, Hậu Thục Cao Tổ đành phái Đường Đạo Tập đi nhậm chức Sơn Nam Tây đạo tiết độ sứ. Trong khi đó, ông tiếp tục duy trì liên minh với Kỳ, gửi cho Kỳ các mặt hàng như trà, lụa, vải; song đến khi Lý Mậu Trinh đề nghị ông cắt nhượng Ba châu[chú 33] và Kiếm châu[chú 34], Vương Kiến từ chối. Năm 911, nhi nữ của Vương Kiến vốn được gả cho Lý Kế Sùng, nay được ban tước là Phổ Từ công chúa, cho người mang thư đến chỗ phụ thân cáo buộc Lý Kế Sùng ngạo mạn và nghiện rượu. Sau đó, Vương Kiến đã triệu Phổ Từ công chúa về Tiền Thục, bề ngoài là mời bà về thăm nhà. Tuy nhiên, sau khi Phổ Từ công chúa đến Thành Đô, Vương Kiến đã giữ bà lại và không cho bà trở về chỗ Lý Kế Sùng. Lý Mậu Trinh tức giận và đã chấm dứt liên minh với Tiền Thục.[18]
Cũng trong năm đó, Lý Mậu Trinh tập hợp binh lính trên biên giới Kỳ-Thục, Vương Kiến cho Trung thư lệnh Vương Tông Khản làm Bắc lộ hành doanh đô thống, để Thị trung Vương Tông Hựu, Thái tử thiếu sư Vương Tông Hạ, Sơn Nam tiết độ sứ Đường Đạo Tập làm tam Chiêu thảo sứ, Tả kim ngô đại tướng quân Vương Tông Thiệu làm phó, suất 12 vạn bộ-kị binh phạt Kỳ. Quân Kỳ sau đó tiến công Hưng Nguyên song bị Đường Đạo Tập đẩy lui. Vương Kiến đích thân đưa quân đến Lợi châu, để Thái tử ở lại Thành Đô giám quốc. Sau khi quân Thục giành được một vài thắng lợi trước quân Kỳ, Vương Kiến trở về Thành Đô và để Vương Tông Hội đồn trú ở Lợi châu. Tuy nhiên, sau đó Lý Kế Sùng và Lý Tri Tuấn (nay là tướng Kỳ) tiến công vào Hưng Nguyên, gần như chiếm được thành. Vương Kiến khiển Vương Tông Hội và Vương Tông Bá đi giải vây, họ kết hợp với Đường Đạo Tập đánh bại quân Kỳ. Tuy nhiên, quân Kỳ tiếp tục đe dọa Hưng Nguyên và An Viễn (安遠) gần đó, Vương Kiến lại phải đích thân đến cứu viện và quân Thục sau đó mới có thể đánh bại dứt điểm quân Kỳ, buộc họ phải triệt thoái. (Khi hay tin Thục và Kỳ giao chiến, Chu Toàn Trung muốn tận dụng thời cơ nên khiển quan lộc khanh Lô Tần (盧玭) đem thư đến chỗ Vương Kiến, gọi ông là "huynh.")[19][20]

Thời kỳ cuối

Năm 913, Đường Đạo Tập trở về từ Sơn Nam Tây đạo và tiếp tục giữ chức xu mật sứ, Thái tử Vương Tông Ý (lúc này đã cải danh thành Vương Nguyên Ưng) phản đối và buộc tội Đường Đạo Tập. Vương Kiến không hài lòng về cáo buộc của Thái tử, song vẫn giáng Đường Đạo Tập làm Thái tử thiếu bảo (太子少保).[19]
Vào mùa thu năm 913, Vương Kiến lên kế hoạch xuất du nhân dịp Thất Tịch. Cũng vào dịp này, vào đêm trước thì Vương Nguyên Ưng thiết tiệc chư vương đại thần, song Tập vương Vương Tông Hàn (王宗翰), Xu mật sứ Phan Tiễu (潘峭) và Hàn lân học sĩ thừa chỉ Mao Văn Tích (毛文錫) không đến, khiến Vương Nguyên Ưng tức giận. Trong khi đó, các thân tín của Thái tử là Từ Dao (徐瑤) và Thường Khiêm (常謙) lại tập trung chú ý vào Đường Đạo Tập, Đường Đạo Tập sợ hãi và rời khỏi bữa tiệc. Ngày hôm sau, cả Vương Nguyên Ưng và Đường Đạo Tập đều cáo buộc lẫn nhau, bùng phát thành đối đấu vũ trang do Vương Kiến chấp thuận thỉnh cầu của Đường Đạo Tập là cho đồn doanh binh bảo vệ cung điện thay vì cấm binh do Thái tử kiểm soát. Khi hay tin đồn doanh binh được huy động, Vương Nguyên Ưng tập hợp binh sĩ Thiên Vũ quân (天武軍) của mình và tiến công, giết chết Đường Đạo Tập. Theo ý của Xu mật sứ Phan Kháng (潘炕), Vương Kiến triệu Trung thư lệnh Vương Tông Khản, Vương Tôn Hạ (王宗賀), và Lợi châu đoàn luyện sứ Vương Tông Lỗ (王宗魯) phát binh tiến công Vương Nguyên Ưng. Từ Dao bị giết, còn Thường Khiêm và Vương Nguyên Ưng chạy đến Long Dược Trì (龍躍池), Vương Kiến cử Vương Tông Hàn đi úy phủ Vương Nguyên Ưng. Tuy nhiên, trước khi Vương Tông Hàn đến nơi thì Vương Nguyên Ưng đã bị vệ sĩ giết chết. Vương Kiến nghi Tông Hàn giết Thái tử, cũng hết sức thương tiếc Thái tử, song sau đó quyết định rằng nếu không tuyên bố Vương Nguyên Ưng là kẻ phản loạn thì không thể ủy dụ quân dân, và sau đó hạ chiếu phế Vương Nguyên Ưng làm thứ nhân. Nhiều thuộc hạ của Vương Nguyên Ưng bị giết hoặc lưu đày.[19]
Sau đó, do Phan Kháng nhiều lần thúc giục, Vương Kiến dự tính lập tân thái tử. Thoạt đầu ông định chọn một trong hai người là Nhã vương Vương Tông Hạch (王宗輅)- người được đánh giá là giống ông nhất, và Tín vương Vương Tông Kiệt (王宗傑)- người được đánh giá là tài mẫn. Tuy nhiên, Từ hiền phi lại muốn nhi tử thân sinh là Trịnh vương Vương Tông Diễn- cũng là hoàng tử nhỏ tuổi nhất- làm thái tử. Do đó, bà liên kết với phi long sứ Đường Văn Ỷ (唐文扆) và Trương Cách. Trương Cách truyền đạt với các công thần, bao gồm Vương Tông Khản, nói dối rằng nhận được mật chỉ nói rằng Hoàng đế lựa chọn Vương Tông Diễn song không muốn tuyên bố công khai. Sau đó, ông ta soạn biểu thỉnh tôn Vương Tông Diễn làm thái tử, bảo Vương Tông Khản và những người khác ghi tên vào. Khi Vương Kiến nhận được biểu, ông nghĩ rằng Vương Tông Diễn được các công thần ủng hộ, nên lập Vương Tông Diễn làm thái tử mặc dù nghi ngờ về tài năng của vị hoàng tử này.[19]
Năm 914, Kinh Nam tiết độ sứ Cao Quý Hưng của Hậu Lương muốn tiến công Tiền Thục để đoạt lại bốn châu của Kinh Nam khi trước. Đầu tiên, Cao Quý Hưng tiến công Quỳ châu, Quỳ châu thứ sử Vương Thành Tiên (王成先) đẩy lui cuộc tiến công của Kinh Nam (mặc dù thượng cấp là Gia vương Vương Tông Thọ (王宗壽) từ chối tiếp tế). Sau đó, Vương Thành Tiên bí mật khiển người tấu với Vương Kiến rằng Vương Tông Thọ không hỗ trợ, song bị Tông Thọ bắt được, Tông Thọ sau đó triệu Vương Thành Tiên đến rồi xử trảm. Cũng vào năm 914, Vương Kiến dự định trả đũa bằng cách phá đập để Kinh Nam ngập lụt, song Mao Văn Tích lại can gián rằng việc này sẽ khiến cho rất nhiều dân thường thiệt mạng, Vương Kiến từ bỏ ý định. Cũng vào năm 914, khi Nam Chiếu (lúc này mang quốc hiệu Đại Trường Hòa) tiến công Lê châu[chú 35], Vương Kiến khiển hai con nuôi là Vương Tông Phạm (王宗范) và Vương Tông Bá, cũng như Vương Tông Thọ đem quân ứng chiến, kết quả quân Thục đánh bại quân Trường Hòa, quân Trường Hòa buộc phải triệt thoái. Khi Vương Tông Phạm, Vương Tông Bá, Vương Tông Thọ định tiến sâu vào lãnh thổ Trường Hòa, Vương Kiến liền triệu họ về. Theo ghi chép thì sau đó, Trường Hòa không còn tiến công vào lãnh thổ Thục.[21]
Vào mùa thu năm 915, Vương Kiến phát động tiến công Kỳ, cho Vương Tông Oản làm Bắc lộ hành doanh chế trí sứ, Vương Tông Bá làm Chiêu thảo sứ, đem quân tiến công Tần châu (秦州)- thủ phủ của Thiên Hùng quân; và cho Vương Tông Dao làm Đông Bắc diện chiêu thảo sứ, Đồng bình chương sự Vương Tông Hàn làm phó sứ, công Phượng châu[chú 36]. Cả hai cuộc tiến công đều thắng lợi, Phượng châu thất thủ, còn Lý Kế Sùng dâng Tần châu đầu hàng. Người chỉ huy quân Kỳ chống Thục là Lưu Tri Tuấn cũng đầu hàng, lãnh thổ của Kỳ nay chỉ còn khu vực quanh kinh thành.[21]
Vào mùa thu năm 916, Vương Kiến lại chuẩn bị tiến công Kỳ, cho Vương Tông Oản làm Đông bắc diện đô chiêu thảo sứ, Tập vương Vương Tông Hàn và Gia vương Vương Tông Thọ làm đệ nhất và đệ nhị Chiêu thảo sứ, đem 10 vạn quân tiến công từ Phượng châu. Vương Kiến lại cho Vương Tông Bá làm Tây bắc diện đô chiêu thảo sứ, cùng Vũ Tín tiết độ sứ Lưu Tri Tuấn, Thiên Hùng tiết độ sứ Vương Tông Trù (王宗儔), và Khuông Quốc quân sứ Đường Văn Duệ (唐文裔) làm đệ nhất, đệ nhị và đệ tam Chiêu thảo sứ, đem 12 vạn quân tiến công từ Tần châu. Quân Thục chiếm được Bảo Kê[chú 37] và bao vây kinh thành Phượng Tường của Kỳ. Tuy nhiên, cuộc bao vây bị cản trở bởi bão tuyết, do vậy Vương Kiến quyết định bỏ bao vây và triệu quân rút lui. Sau đó, đến tháng 12 ÂL, Vương Kiến tuyên bố đại xá, cải niên hiệu Thiên Hán và cải quốc hiệu thành "Đại Hán".[21]
Năm 917, xảy ra tranh giành quyền lực giữa Đường Văn Ỷ- liên kết với Trương Cách- và Mao Văn Tích. Dựa theo các cáo buộc của Đường Văn Ỷ, Vương Kiến cho lưu đày và tịch thu gia sản của Mao Văn Tích, đồng thời cũng giáng chức tể tướng Dữu Truyền Tố (庾傳素). Vương Kiến cũng lo ngại trước tài năng của Lưu Tri Tuấn, do vậy ông vu cáo Lưu Tri Tuấn muốn làm phản rồi xử tử.[4]
Tháng 1 ÂL năm 918, Vương Kiến tuyên bố đại xá, phục quốc hiệu "Thục".[4]
Thái tử Vương Diễn[chú 38] hiếu tửu sắc, nhạc du hí. Vương Kiến cũng thường thấy Thái tử cùng chư vương chơi đá gà và đánh cầu, rèo hò ầm ĩ. Vương Kiến do vậy bắt đầu thấy Vương Diễn không phải là người kế vị phù hợp, do vậy bực bội vơi Trương Cách, song với sự trợ giúp của Từ hiền phi, Trương Cách không bị ông bãi chức tể tướng. Tuy nhiên, Vương Kiến xem xét việc cho Vương Tông Kiệt làm Thái tử thay thế. Đến khi Vương Tông Kiệt đột ngột qua đời, Vương Kiến nghi ngờ rằng Tông Kiệt bị mưu sát, song sau đó không có thêm hành động nào nhằm thay thế Vương Diễn.[4]
Vương Kiến lâm bệnh rất nặng vào mùa hè năm 918, ông triệu đại thần nhập tẩm điện và giao phó Vương Diễn lại cho họ. Nội phi long sứ Đường Văn Ỷ muốn trừ bỏ các đại thần khác để đoạt lấy quyền lực, các đại thần nhận thấy điều này và họ xông vào cung điện để tấu với Vương Kiến. Vương Kiến quyết định lưu đày Đường Văn Ỷ, ban di chiếu bổ nhiệm Tống Quang Tự (宋光嗣) làm Nội xu mật sứ, cùng với Vương Tông Bật, Vương Tông Dao, Vương Tông Oản, Vương Tông Quỳ phụ chính cho Vương Diễn. Vương Kiến cũng di huấn rằng các thành viên trong gia tộc của Từ hiền phi không được làm chỉ huy quân sự. Ngày Nhâm Dần tháng 6 ÂL, Vương Kiến qua đời, Thái tử Vương Diễn kế vị.[4]

Hoàng gia

Hậu phi
  • Chu hoàng hậu, Thuận Đức hoàng hậu (lập năm 908, mất năm 918)
  • Từ hiền phi, Thuận Thánh thái hậu (Tôn năm 918, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926, sinh Thái tử Tông Diễn
  • Từ thục phi, sau trở thành Thái phi (Tông năm 918, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Trương quý phi, sinh Thái tử Nguyên Ưng
  • Mã cơ, sinh Tông Nhân
  • Tống cơ
  • Trần cơ, sinh Tông Kỉ, Tông Đặc
  • Kiều cơ, sinh Tông Kiệt
  • Tiêu phu nhân, sau hạ giá Vương Tông Yểm (王宗弇)
  • Trữ cơ, sinh Tông Trạch, Tông Đỉnh, Tông Bình
Hoàng tử
  • Vương Tông Nhân (王宗仁), phong Phổ vương năm 910, cải phong Vệ vương năm 924
  • Vương Nguyên Ưng (王元膺), bản danh Vương Tông Ý (王宗懿), cải thành Vương Nguyên Đản (王元坦) năm 910, lại cải thành Nguyên Ưng năm 912, phong Toại vương năm 907, phong Thái tử năm 908, bị giết năm 913, giáng làm thứ dân
  • Vương Tông Lộ (王宗輅), phong Nhã vương năm 910, cải phong Bân vương năm 924, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Kỉ (王宗紀), phong Bao vương năm 910, sau cải phong Triệu vương, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Trí (王宗智), phong Vinh vương năm 910, sau cải phong Hàn vương, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Trạch (王宗澤), phong Hưng vương năm 910, sau cải phong Tống vương, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Đỉnh (王宗鼎), phong Bành vương năm 910, cải phong Lỗ vương năm 924, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Kiệt (王宗傑), phong Tín vương năm 910, mất năm 918
  • Vương Tông Bình (王宗平), phong Trung vương năm 918, sau cải phong Tiết vương, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Tông Đặc (王宗特), phong Tư vương năm 918, cải phong Cử vương năm 924, bị Hậu Đường Trang Tông xử tử năm 926
  • Vương Diễn, bản danh Vương Tông Diễn (王宗衍) (cải năm 918), phong Trịnh vương, lập làm Thái tử năm 913, kế vị
Công chúa
  • Phổ Từ công chúa, kết hôn với Lý Kế Sùng (李繼崇)- chất của Kỳ vương Lý Mậu Trinh
  • An Khang công chúa
  • Nga My công chúa, kết hôn với Lưu Tự Yên (劉嗣湮)- nhi tử của Lưu Tri Tuấn
Nghĩa tử/Dưỡng tử/Giả tử
  • Vương Tông Cát (王宗佶), bản tính Cam (甘), Tấn công, bị xử tử năm 908
  • Vương Tông Khán (王宗侃), bản danh Điền Sư Khản (田師侃), Lạc An vương, sau cải phong Ngụy vương
  • Vương Tông Địch (王宗滌), bản danh Hoa Hồng (華洪), bị xử tử năm 902
  • Vương Tông Hàn (王宗翰), bản tính Mạnh (孟), phong Tập vương năm 910
  • Vương Tông Bật (王宗弼), bản danh Ngụy Hoằng Phu (魏弘夫), Cự Lộc vương, sau cải phong Tề vương, bị Quách Sùng Thao xử tử năm 925
  • Vương Tông Ảm (王宗黯), bản danh Cát Gián (吉諫), Lang Da vương
  • Vương Tông Biện (王宗弁), bản danh Lộc Biện (鹿弁)
  • Vương Tông Bản (王宗本), bản danh Tạ Tòng Bản (謝從本)
  • Vương Tông Nguyễn (王宗阮), bản danh Văn Vũ Kiên (文武堅)
  • Vương Tông Bá (王宗播), bản danh Hứa Tồn (許存)
  • Vương Tông Trù (王宗儔), mất năm 924
  • Vương Tông Cẩn (王宗謹), bản danh Vương Chiêu (王釗)
  • Vương Tông Oản (王宗綰), bản danh Lý Oản (李綰), Lâm Thao vương
  • Vương Tông Nho (王宗儒), bản danh Dương Nho (楊儒)
  • Vương Tông Hạo (王宗浩)
  • Vương Tông Lãng (王宗朗), bản danh Toàn Sư Lãng (全師朗)
  • Vương Tông Ác (王宗渥), bản danh Trịnh Ác (鄭渥), bị Lý Kế Ngập xử tử năm 925
  • Vương Tông Phạm (王宗范), bản tính Trương (張), Quỳ vương, nhi tử của Trương quý phi với tiền phu
  • Vương Tông Dao (王宗瑤), bản danh Khương Chí (姜郅), Lâm Truy vương
  • Vương Tông Huấn (王宗訓), bản danh Vương Mậu Quyền (王茂權), bị xử tử năm 914
  • Vương Tông Miễn (王宗勉), bản danh Triệu Chương (趙章)
  • Vương Tông Quỳ (王宗夔), Lang Da vương
  • Vương Tông Duệ (王宗裔), Lang Da vương
  • Vương Tông Chủ (王宗矩), bản danh Hầu Củ (侯矩)
  • Vương Tông Hựu Phần (王宗祐)
  • Vương Tông Phần (王宗汾)
  • Vương Tông Tín (王宗信)
  • Vương Tông Hạ (王宗賀)
  • Vương Tông Thiệu (王宗紹)
  • Vương Tông Hồng (王宗宏)
  • Vương Tông Đạc (王宗鐸)
  • Vương Tông Lỗ (王宗魯)
  • Vương Tông Dục (王宗昱)
  • Vương Tông Huân (王宗勳) (bị Lý Kế Ngập xử tử năm 925)
  • Vương Tông Yến (王宗晏)
  • Vương Tông Nhuế (王宗汭) (bị Lý Kế Ngập xử tử năm 925)
  • Vương Tông Vĩ (王宗偉)
  • Vương Tông Hiến (王宗憲), bản tính (許)
  • Vương Tông Nghiễm (王宗儼) (bị Lý Kế Ngập xử tử năm 925)
  • Vương Tông Uy (王宗威)
  • Vương Thừa Kiểm (王承檢)

Chú thích

  1. ^ Đây là ngày Vương Kiến xưng làm hoàng đế Thục. Đường Chiêu Tông phong Vương Kiến là Thục vương vào năm 903.
  2. ^ 舞陽, nay thuộc Vũ Dương, Hà Nam
  3. ^ 許昌, nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam
  4. ^ 河中, trị sở nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây
  5. ^ 興元, nay thuộc Hán Trung, Thiểm Tây
  6. ^ 閬州, nay thuộc Nam Sung, Tứ Xuyên
  7. ^ 東川, trị sở nay thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên
  8. ^ 漢州, nay thuộc Đức Dương, Tứ Xuyên
  9. ^ 邛州, nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên
  10. ^ 威戎, trị sở nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên
  11. ^ 彭州, nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên
  12. ^ 綿州, nay thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên
  13. ^ 鎮國, nay thuộc Vị Nam, Thiểm Tây
  14. ^ 淮南, trị sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô
  15. ^ 南州, nay thuộc Trùng Khánh
  16. ^ 遂州, nay thuộc Toại Ninh, Tứ Xuyên
  17. ^ 昌州, nay thuộc Trùng Khánh
  18. ^ 普州, nay thuộc Tư Dương, Tứ Xuyên
  19. ^ 合州, nay thuộc Trùng Khánh
  20. ^ 宣武, trị sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam
  21. ^ 昭武, trị sở tại Lợi châu
  22. ^ 武定, trị sở nay thuộc Hán Trung, Thiểm Tây
  23. ^ 荊南, trị sở nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc
  24. ^ 夔州, nay thuộc Trùng Khánh
  25. ^ 忠州, nay thuộc Trùng Khánh
  26. ^ 萬州, nay thuộc Trùng Khánh
  27. ^ 恩州, nay thuộc châu Ân Thi, Hồ Bắc
  28. ^ cả hai nay thuộc Nghi Xương, Hồ Bắc
  29. ^ 武泰, trị sở nay thuộc Trùng Khánh
  30. ^ 忠義, trị sở nay thuộc Tương Dương, Hồ Bắc
  31. ^ 天雄, trị sở nay thuộc Bình Lương, Cam Túc
  32. ^ 昭信, trị sở nay thuộc An Khang, Thiểm Tây
  33. ^ 巴州, nay thuộc Ba Trung, Tứ Xuyên
  34. ^ 劍州, nay thuộc Quảng Nguyên, Tứ Xuyên
  35. ^ 黎州, nay thuộc Nhã An, Tứ Xuyên
  36. ^ 鳳州, nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây
  37. ^ 寶雞, nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây
  38. ^ nay cải danh thành Vương Diễn để các huynh sau này không phải kiêng húy kỵ

Tham khảo

  1. ^ a ă Viện Nghiên cứu Trung Ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  2. ^ a ă â b c Tư trị thông giám, quyển 266.
  3. ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 136.
  4. ^ a ă â b c Tư trị thông giám, quyển 270.
  5. ^ a ă Thập Quốc Xuân Thu, quyển 35.
  6. ^ Tư trị thông giám, quyển 254.
  7. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 255.
  8. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 256.
  9. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 257.
  10. ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 258.
  11. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 259.
  12. ^ Tư trị thông giám, quyển 260.
  13. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 261.
  14. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 262.
  15. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 263.
  16. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 264.
  17. ^ a ă â b c Tư trị thông giám, quyển 265.
  18. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 267.
  19. ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 268.
  20. ^ Thập Quốc Xuân Thu, quyển 36.
  21. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 269.
Tước hiệu
Tiền vị:
(triều đại thành lập)
Hoàng đế Hậu Thục
907-918
Kế vị
Vương Diễn
Tiền vị:
Đường Ai Đế
Hoàng đế Trung Hoa (Tây Nam)
907-918

Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung là nước thuộc khối quân sự Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Đức, Đế quốc OttomanBungary. Đế quốc Áo-Hung chính thức tham chiến từ ngày 28 tháng 7 năm 1914[1] bằng việc tấn công Serbia và đến ngày 3 tháng 11 năm 1918 thì đầu hàng các nước phe Hiệp ước.[2] Các chiến trường chính mà quân đội Áo-Hung tham gia trong Thế chiến thứ nhất là Chiến trường Đông Âu, Chiến trường Balkan, Chiến trường ÝChiến trường Romania.

Tham vọng và nguyên nhân đưa Đế quốc Áo-Hung tham chiến

Đế quốc Áo-Hung có tham vọng lớn là làm chủ khu vực Balkan mặc dù nền kinh tế hết sức lạc hậu, mâu thuẫn dân tộc vô cùng phức tạp. Chính sách bành trướng Balkan của Đế quốc Áo-Hung vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của Đế quốc Nga do đó Áo-Hung thực hiện liên minh quân sự với Đế quốc Đức để chống lại Nga. Năm 1909, Đế quốc Áo-Hung thôn tính Bosnia và Herzegovina, làm cho sự đối địch giữa Áo-Hung và Serbia ngày càng gay gắt. Ngoài ra, Đế quốc Áo-Hung còn muốn thôn tính Serbia để đoạt lấy con đường ra các biển Adriatic, biển Agean, biến Đế quốc Áo-Hung từ đế quốc nhị nguyên trở thành đế quốc tam nguyên (tức từ một đế quốc kết hợp giữa ÁoHungary trở thành một đế quốc kết hợp giữa Áo, Hungary và Serbia).[3]
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia cũng như của Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand tại Sarajevo, Bosna. Ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thái tử Franz Ferdinan tham gia buổi diễn tập của quân đội Áo-Hung tại Sarajevo thì bị một số thành viên của Tổ chức Bàn tay đen thực hiện kế hoạch ám sát. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Sau khi vụ ám sát xảy ra, ý đồ gây chiến của Áo-Hung đối với Serbia đã được đế quốc Đức ủng hộ và hoàng đế Wilhelm II của Đức đã tuyên bố đây là cơ hội nghìn năm có một để thôn tính Serbia.[4] Ngày 29 tháng 6, tổng tham mưu trưởng lục quân Áo-Hung tuyên bố sẽ tổng động viên quân sự để tấn công Serbia.[5] Trong khi đó, Đế quốc Nga ủng hộ Serbia và hứa sẽ ngăn chặn không cho Đế quốc Áo-Hung thôn tính Serbia để bảo vệ quyền lợi của Nga ở vùng Balkan.[5]
Áo và Đức sau khi đàm phán bí mật đã đã xác định vấn đề chiến tranh. Ngày 23 tháng 7, Đế quốc Áo-Hung gửi tối hậu thư cho Serbia với những điều kiện không chấp nhận được, vi phạm chủ quyền Serbia và đòi nước này trả lời sau 48 giờ.[1][6] Tối 25 tháng 7, Serbia gửi tối hậu thư đến đại sứ Áo-Hung quyết tâm hòa giải cuộc xung đột nhưng Áo-Hung vẫn không chấp thuận và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Serbia.[6] Ngày 28 tháng 7, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia và ngay khuya hôm đó, quân Áo-Hung pháo kích vào Beograd.[6] Đế quốc Áo-Hung chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Diễn biến các chiến trường Đế quốc Áo-Hung tham gia trong Thế chiến thứ nhất

Trong Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung đã chiến đấu trên các mặt trận:
Hoàng đế Franz Joseph I của Áo là người chỉ huy tối cao của Đế quốc Áo-Hung từ 1914 đến 1916; từ 1916 đến 1918 là hoàng đế Karl I của Áo. Tướng Franz Graf Conrad von Hötzendorf là tổng tham mưu trưởng của quân đội Áo-Hung trong suốt Thế chiến thứ nhất.

1914


Những người lính Áo trên chiến trường
Trong phương án chiến lược xây dựng vào năm 1909, khi chiến tranh bùng nổ, trọng điểm của chiến lược là đối phó với Đế quốc Nga.[7] Để thực hiện theo chiến lược này, quân đội Áo-Hung được chia thành 3 phương diện quân:
  • Phương diện quân thứ nhất bố trí tại Galicia để phòng thủ trước quân Nga.
  • Phương diện quân thứ hai đóng tại biên giới Serbia và Montenegro.
  • Phương diện quân thứ ba phối hợp tấn công vào Serbia, đồng thời chi viện cho phương diện quân thứ nhất khi cần.
Chiến trường Balkan
Kế hoạch tấn công Serbia vào năm 1914 là thảm họa của quân đội Áo-Hung với mức thương vong lớn. Ngày 28 tháng 7, Đế quốc Áo-Hung pháo kích vào Beograd, mở đầu cho việc tấn công Serbia. Ngày 13 tháng 8, quân Áo-Hung vượt sông Drina, bắt đầu xâm nhập vào lãnh thổ Serbia. Quân đội Serbia dù chỉ có 400.000 người và cơ sở vật chất yếu kém cho cuộc chiến tranh nhưng đã chiến đấu rất anh dũng.[8] Sau 4 ngày chiến đấu, quân Áo-Hung bị đẩy lùi trở lại bờ bên kia sông Drina. Sau đó, quân Áo-Hung lại tiếp tục phát động 2 cuộc tấn công khác nữa, ngày 17 tháng 11 họ chiếm được Beograd nhưng chưa đầy 1 tháng sau bị quân Serbia chiếm lại. Từ đó suốt gần 1 năm, tức đến tháng 10 năm 1915, chiến trường Balkan trở nên yên tĩnh trở lại. Kết thúc năm 1914, tại chiến trường Balkan, tổn thất của quân đội Áo-Hung là 280.000[8] trong đó có 227.000 người chết (tổng quân số của quân Áo-Hung tại đây là 450.000 người) trong khi không giành được thắng lợi nào đáng kể.
Chiến trường phía Đông
Năm 1914 tại chiến trường phía Đông cũng vô cùng tồi tệ đối với quân đội Áo-Hung. Ngày 6 tháng 8 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Đế quốc Nga.[1] Quân Nga ngay lập tức mở các đợt tấn công vào Galicia với 4 tập đoàn quân tấn công trên một chiến tuyến dài hơn 300 cây số và giành được thắng lợi. Quân đội Áo-Hung thất bại nặng nề trong trận Lemberg từ ngày 26 tháng 8 cho đến 11 tháng 11 với 300.000 thương vong và 130.000 người bị bắt làm tù binh. Một số người Tiệp Khắcngười Slavơ không chịu chiến đấu cho quân đội Áo-Hung nên đã ra đầu hàng hàng loạt.[9] Kết thúc năm 1914 tại chiến trường Đông Âu, quân Nga chiếm lĩnh toàn bộ vùng phía đông của Galicia chạy dài tới chân núi Carpathian.[8] Người Nga suýt nữa đã tiến được đến bình nguyên Hungary vào cuối tháng 9 nhưng họ đã dừng tiến quân vì hậu cần gặp khó khăn và tổn thất nặng.[10] Sự thảm bại mà Áo-Hung phải gánh chịu trong mùa thu năm 1914 đã loại quân đội nước này ra khỏi vai trò chủ yếu tại Mặt trận phía Đông.[10]

1915


Lính Áo xử bắn người Serbia
Chiến trường Đông Âu
Tháng 3 năm 1915, quân đội Áo-Hung lại lần nữa bị quân Nga đánh bại, mất thành phố Przemysl vào tay Nga. Tuy nhiên sau khi Bộ Tổng Tham mưu quân Đức quyết định rút một số đơn vị ở mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông thì tình thế chiến trường phía Đông ngay lập tức thay đổi. Ngày 2 tháng 5 năm 1915, liên quân Đức và Áo-Hung bất ngờ chọc thủng phòng tuyến của Nga tại Galicia rộng chừng 30 cây số.[11] Cuộc tổng tiến công của liên quân Đức và Áo-Hung bắt đầu từ ngày 13 tháng 7 trên một chiến tuyến dài 200 km. Trong vòng 6 tuần, Ba LanLitva bị Đức và Áo-Hung chiếm; riêng Ba Lan bị chia làm hai và Áo-Hung chiếm vùng Kielce.[12] Quân đội Áo-Hung còn nhận được sự trợ giúp về lực lượng của các đơn vị Ba Lan đòi thành lập một nước Ba Lan độc lập.[13] Như vậy kết thúc năm 1915 tại chiến trường Đông Âu quân Nga đã phải rút lui khỏi Galicia, Ba Lan, Bucovina, Litva. Đến cuối năm 1915, cả hai bên trở lại thế cầm cự và chiến tuyến của liên Đức và Áo-Hung trải dài 1.200 km từ vịnh Riga đến Bucovina.[11]
Chiến trường Ý
Ngày 23 tháng 5 năm 1915, Ý tuyên chiến với Đế quốc Áo-Hung, chính thức tham gia vào Thế chiến thứ nhất và chiến trường Ý được hình thành. Ngay lập tức Ý đã cử 39 sư đoàn bộ binh tấn công Áo-Hung. Từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 10 tháng 12, quân Ý mở 4 cuộc tấn công lớn tại bờ sông Isonzo, tổn thất gần 300.000 người nhưng thắng lợi thu được chẳng là bao.[14] Đến cuối năm 1915, chiến trường Ý cũng chuyển sang chiến tranh chiến hào.
Chiến trường Balkan
Ngày 11 tháng 10 năm 1915, Bulgaria tham gia vào Thế chiến thứ nhất theo phe Liên minh Trung tâm. Sau đó, liên quân Đức, Áo-Hung và Bulgaria mở cuộc tấn công và Serbia bị đánh bại vào tháng 11 năm 1915. Serbia bị đánh bại làm cho quan hệ giữa các nước trong phe Liên minh Trung tâm càng được tăng cường, sự giao thông từ Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn thông suốt.

1916

Chiến trường Ý
Đầu năm 1916, Tổng Tham mưu trưởng của quân đội Áo-Hung là Conrad von Hötzendorf đã đề nghị các cường quốc của Liên minh Trung tâm loại Ý ra khỏi cuộc chiến nhưng đã bị Tổng Tham mưu trưởng của Đức là Erich von Falkenhayn bác bỏ.[15] Tuy vậy, không thông báo cho Đức, Áo đã cho rút những lực lượng tinh nhuệ nhất của họ ra khỏi mặt trận phía Đông để đánh Ý.[15] Ngày 15 tháng 5 năm 1916, quân đội Áo-Hung từ Trentino ở mặt trận Ý chuyển sang tấn công bằng một trận pháo kích mạnh mẽ vào các phòng tuyến của quân đội Ý, phá huỷ tất cả hệ thống phòng thủ của Ý và khiến cho Ý phải rút lui trên một chiến tuyến dài 60 cây số.[16] Tuy nhiên sau thất bại nặng nề ở Galicia bởi cuộc Tổng tấn công của quân Nga vào tháng 6 năm 1916, Bộ Tổng Chỉ huy Áo-Hung quyết định không cho tiến quân sang Ý nữa.[17] Mặt trận Ý đi vào ổn định cho đến tháng 10 năm 1917.
Chiến trường phía Đông
Cùng lúc đó, ở mặt trận phía Đông, Nga đã tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm giảm áp lực cho người Pháp đang bị quân Đức công kích tại thành cổ Verdun. Ngày 4 tháng 6 năm 1916, cuộc tổng tấn công của tướng Brusilov bắt đầu và do suy yếu trước quyết định rút bớt quân để đánh Ý của Conrad, các phòng tuyến của quân đội Áo-Hung tại Galicia lần lượt bị đập tan và phải đến ngày 20 tháng 9 cuộc tổng tấn công mới chấm dứt. Số thương vong của quân đội Áo-Hung sau đợt tấn công này là 1,5 triệu quân, khiến cho họ không còn khả năng gượng dậy sau đó. Trận thua này là thảm hoạ của quân đội Áo-Hung vì không những họ để mất phần lớn vùng Galicia, Bucovina mà còn khiến cho họ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào quân đội Đức, mất đi vai trò của mình trong cuộc chiến và một lượng lớn binh lính trở nên bất mãn với cuộc chiến và chính quyền. Ngoài ra, thất bại này của Áo-Hung cũng giúp Ý thoát khỏi nguy cơ bại trận và Romania quyết định tham chiến theo phe Entente.[18]
Chiến trường Romania
Ngày 27 tháng 8 năm 1916, România tuyên chiến với Đế quốc Áo-Hung[19] và mặt trận Romania được hình thành. Tuy nhiên quân đội Romania trang bị và vũ khí lạc hậu, chưa chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến nên liên tục thất bại trong các cuộc chiến đấu với quân đội Áo-Hung, Đức và Bulgaria. Quân đội Áo-Hung đã vượt núi Carpathian tiến vào phía bắc Romania và đến ngày 6 tháng 12 năm 1916, thủ đô Bucarest của Romania đã bị phe Liên minh Trung tâm chiếm.

1917

Kết thúc năm 1916, Đế quốc Áo-Hung thiệt hại nặng nề ở vùng Galicia trước các đợt tấn công của quân Nga và gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Ý. Trong hoàn cảnh đó, hoàng đế Franz Joseph I qua đời; hoàng đế Karl I lên thay. Trên chiến trường, thế chủ động chuyển dần từ phe Liên minh Trung tâm sang phe Hiệp ước. Liên quân Đức và Áo-Hung chuyển sang cầm cự ở hai mặt trận Đông và Tây. Ngày 23 tháng 3 năm 1917, hoàng đế Karl I thông qua công tước Sixte de Bourbon-Parme gửi đề nghị hòa bình đến Tổng thống Pháp Raymond Poincaré. Poincaré quyết định chấp nhập đàm phán với điều kiện là Đế quốc Áo-Hung phải cắt đất cho Romania và Ý. Hoàng đế Karl I từ chối và Áo-Hung tiếp tục theo đuổi cuộc chiến.[20] Ngày 7 tháng 12 năm 1917, Mỹ tuyên chiến với Áo-Hung[21] và ngày 8 tháng 1 năm 1918, trong Kế hoạch 14 điểm của Mỹ có kế hoạch các dân tộc dưới ách thống trị của Đế quốc Áo-Hung có quyền tự quyết nếu họ có ý muốn thành lập các quốc gia độc lập càng làm mâu thuẫn trong nước ngày càng tăng. Từ cuối năm 1917, Áo-Hung gần như đã hoàn toàn phụ thuộc vào Đức.
Chiến trường Romania
Tháng 1 năm 1917, quân đội Áo-Hung đã hoàn thành việc chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Romania, loại Romania khỏi vòng chiến. Thắng lợi của phe Liên minh Trung tâm tại chiến trường Romania cho phép họ có thể sử dụng các tài nguyên, hải cảng của Romania để tiếp tục theo đuổi các kế hoạch quân sự. Tuy quân đội Romania đã hoàn toàn thất bại nhưng vẫn còn một số tàn quân đã phối hợp cùng quân Nga trong cuộc tổng tấn công của Kerensky. Mặc dù đã chọc thủng thành công các phòng tuyến của quân đội Áo-Hung trong trận Mărăşti nhưng sau đó các đợt tấn công này vẫn dừng lại vì thất bại của cuộc tổng tấn công của Kerensky. Ngày 7 tháng 5 năm 1918, hiệp định hòa bình giữa Romania và các nước phe Liên minh Trung tâm đã được kí kết tại Bucarest theo đó vùng Dobragea được giao cho các nước Liên minh Trung tâm và các nước này được sử dụng các tài nguyên, hải cảng của Romania trong vòng 50 năm.[22]
Chiến trường phía Đông
Ngày 1 tháng 7 năm 1917, chính phủ lâm thời Nga thực hiện cam kết đối với các nước phe Hiệp ước hứa theo đuổi chiến tranh đến cùng bằng cuộc tổng tấn công của Kerensky vào liên quân Đức và Áo-Hung tại Galicia và cũng do tướng Aleksei Brusilov chỉ huy. Nhưng cuộc tổng tấn công lần này của quân Nga đã hoàn toàn thất bại và đây cũng là trận đánh cuối cùng của chiến trường phía Đông trong Thế chiến thứ nhất. Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày 15 tháng 12 bắt đầu cuộc đình chiến giữa Nga và các nước Liên minh Trung tâm. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Hòa ước Brest-Litovsk được kí giữa nước Nga Xô viết với các nước Liên minh Trung tâm. Nước Nga Xô Viết rút khỏi chiến tranh và mặt trận phía Đông chấm dứt.
Chiến trường Ý
Cuối năm 1917 khi cách mạng nổ ra ở Nga và Nga rút khỏi chiến tranh, mặt trận Đông Âu biến mất do đó quân Đức đã cử các lực lượng xung kích phối hợp cùng quân Áo mở một cuộc tấn công lớn vào quân Ý trong trận Caporetto từ 24 tháng 10 đến 19 tháng 11. Trận này liên quân Đức và Áo-Hung đã thắng lợi vang dội, 11.000 quân Ý bị giết, 20.000 người bị thương và 270.000 người bị bắt làm tù binh. Quân Anh-Pháp sau trận thua này của Ý đã phải ngay lập tức dẫn quân đến cứu viện và quân hai bên lại chạm trán nhau trong trận sông Piave. Thắng lợi vang dội của trận Caporetto đã khiến cho Ý gần như bị loại khỏi vòng chiến và đây là thắng lợi lớn nhất của quân đội Áo-Hung trong Thế chiến thứ nhất. Sau trận này mặt trận Ý trở lại ổn định cho đến tháng 10 năm 1918.

Phong trào đấu tranh của nhân dân chống Đế quốc Áo-Hung trong Đệ nhất thế chiến

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Đế quốc Áo-Hung cũng bùng lên làn sóng cách mạng của nhân dân. Kinh tế Áo-Hung lạc hậu kém phát triển nên sụp đổ trong chiến tranh, ngoài mặt trận thì quân đội liên tiếp thất bại, các dân tộc nổi lên đòi độc lập khiến Đế quốc Áo-Hung nằm trên bờ vực sụp đổ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1917, tại Viên diễn ra nhiều cuộc biểu tình của dân lao động để chào mừng thắng lợi của công nhân Sankt-Peterburg trong Cách mạng tháng Mười Nga.[23] Những người tham gia biểu tình đòi chính phủ Đế quốc Áo-Hung khẩn trương đàm phán với các nước tham chiến để rút khỏi chiến tranh. Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác điển hình là cuộc đình công của công nhân nhà máy thuộc khu công nghiệp Viner-Neystat vào ngày 14 tháng 11 năm 1917.[23] Cuộc đình công đã lôi kéo công nhân nhiều xí nghiệp ở Viên tham gia. Ngày 16 tháng 11, tất cả các khu công nghiệp của Áo-Hung đều xảy ra biểu tình. Những người bãi công đòi chính quyền phải nhanh chóng kí hiệp định hòa bình và bỏ những đòi hỏi với nước Nga Xô viết.[23]
Làn sóng cách mạng nổ ra ở trong nước cũng ảnh hưởng trực tiếp tới binh lính ngoài mặt trận. Ngày 1 tháng 2 năm 1918 tại vùng biển Adriatic, thủy thủ của chiến hạm Đế quốc Áo-Hung tổ chức một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của 6000 thuỷ thủ thuộc 40 tàu chiến.[24] Những người khởi nghĩa yêu cầu khẩn trương đàm phán hòa bình, đòi quyền tự quyết cho các dân tộc sống trên lãnh thổ Đế quốc Áo-Hung và đòi thành lập các chính phủ dân chủ ÁoHungary.[24]
Sau đó, nhiều phong trào đòi tách khỏi Đế quốc Áo-Hung của các dân tộc đã lần lượt thành công. Ngày 14 tháng 10, công nhân Tiệp Khắc tiến hành tổng bãi công, kháng nghị đối với việc chính phủ đế quốc quyết định chở số than đá và lương thực tồn trữ sang Áo.[25] Ngày 28 tháng 10, Tiệp Khắc được tuyên bố trở thành quốc gia tự trị. Ngày 29 tháng 10, đến lượt người Nam Slav sinh sống trong lãnh thổ đế quốc Áo-Hung tuyên bố tách khỏi đế quốc. Đỉnh điểm là sự kiện nước Cộng hòa Áo được thành lập (ngày 12 tháng 11) và khi Hungary thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm 1918 thì Đế quốc Áo-Hung chính thức tan rã.

Đế quốc Áo-Hung đầu hàng và hậu quả sau chiến tranh

Bước sang năm 1918, năm cuối cùng của cuộc chiến thì các nước phe Liên minh Trung tâm đã lâm vào cảnh kiệt sức, cạn kiệt cả về nhân lực lẫn tài nguyên. Trong hoàn cảnh đó khi mà mặt trận phía Đông biến mất, để đánh bại Anh và Pháp trước khi Mỹ đưa quân sang chiến trường Châu Âu thì Đức đã mở cuộc tổng tấn công Mùa xuân 1918 từ tháng 3 đến tháng 7 nhưng hậu quả là quân Đức thiệt hại gần 700.000 người và khả năng tấn công của người Đức cũng chấm dứt. Sau đó từ tháng 7 đến giữa tháng 9, các nước Hiệp ước tổ chức phản công quân Đức (xem Tổng tấn công Một Trăm ngày) và quân Đức không còn sức để chống đỡ.
Đi đôi với việc quân Đức sụp đổ ở chiến trường phía Tây, các nước Hiệp ước đồng loạt tổng phản công trên khắp các mặt trận. Ngày 29 tháng 9, Bulgaria đầu hàng còn Đế quốc Ottoman đầu hàng vào ngày 30 tháng 10. Trong hoàn cảnh đó, ngày 14 tháng 9, chính phủ Áo-Hung đã gửi công hàm tới các nước tham chiến đề nghị tổ chức một hội nghị quốc tế tại một quốc gia trung lập để bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh nhưng không được các nước Hiệp ước chấp nhận.[26] Tại mặt trận Ý, ngày 23 tháng 10, quân đội Ý nhận được sự trợ giúp từ liên quân Anh-Pháp-Mỹ mở đợt tổng tấn công vào quân đội Áo-Hung trong trận Vittorio Veneto. Trong trận này quân đội Áo-Hung đã thảm bại với 35.000 người chết, 100.000 người bị thương và 300.000 người bị bắt. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của quân đội Áo-Hung trong Thế chiến thứ nhất cũng như của chiến trường Ý.[27] Sau trận này, ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng phe Hiệp ước và sau đó một ngày tại Villa Giusti đã diễn ra lễ kí kết hiệp định đình chiến giữa Áo-Hung và Ý. Sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất, ngày 12 tháng 11 xảy ra cuộc cách mạng tại Áo; ngày trước đó hoàng đế Karl I đã bỏ chạy khỏi thủ đô Viên.[28] Ngày 16 tháng 11 năm 1918, Hungary được thành lập và Đế quốc Áo-Hung chính thức tan rã.
Sau Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung là nước bại trận hoàn toàn. Tổng cộng trong thời gian tham chiến từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến 3 tháng 11 năm 1918, số người thuộc Đế quốc Áo-Hung bị động viên trong suốt thời gian chiến tranh là 9 triệu người và số người chết là 1.400.000 người, tổng chi phí cho cuộc chiến tranh lên đến 5438 triệu đô la Mỹ.[29]
Hậu quả cuối cùng là Đế quốc Áo-Hung tan rã thành nhiều quốc gia như Áo, Hungary, Tiệp Khắc và một phần Nam Tư, România, Ba Lan. Ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã diễn ra lễ kí kết Hòa ước Saint Germain giữa Áo và các nước thắng trận phe Hiệp ước trong đó Áo mất đi gần ¾ lãnh thổ về tay Nam Tư, Ý, Romania, Tiệp Khắc và Ba Lan, phải bồi thường chiến phí và một điều khoản quan trọng là không được sáp nhập vào Đức. Ngày 4 tháng 6 năm 1920, diễn ra lễ kí kết Hòa ước Trianon giữa Hungary và các nước thắng trận phe Hiệp ước trong đó Hungary cũng mất đi gần ¾ lãnh thổ về tay Tiệp Khắc, Nam Tư, Romania và phải bồi thường 2.200.000 franc vàng.

Chú thích

  1. ^ a ă â Viện sử học 2003, tr. 79
  2. ^ Viện sử học 2003, tr. 118
  3. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 137
  4. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 132
  5. ^ a ă Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 133
  6. ^ a ă â Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 134
  7. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 139
  8. ^ a ă â Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 144
  9. ^ Vũ Dương Ninh & Nguyễn Văn Hồng 1998, tr. 290
  10. ^ a ă Geoffrey Parker 2006, tr. 342
  11. ^ a ă Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 146
  12. ^ Viện sử học 2003, tr. 88
  13. ^ Viện sử học 2003, tr. 89
  14. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 147
  15. ^ a ă Geoffrey Parker 2006, tr. 354
  16. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 151
  17. ^ Vũ Dương Ninh & Nguyễn Văn Hồng 1998, tr. 292
  18. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 152
  19. ^ Viện sử học 2003, tr. 96
  20. ^ Viện sử học 2003, tr. 100
  21. ^ Viện sử học 2003, tr. 108
  22. ^ Viện sử học 2003, tr. 114
  23. ^ a ă â Viện sử học 2003, tr. 107
  24. ^ a ă Viện sử học 2003, tr. 111
  25. ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình & Vương Hồng Sinh 2002, tr. 169
  26. ^ Viện sử học 2003, tr. 115
  27. ^ Burgwyn, H. James: Italian foreign policy in the interwar period, 1918-1940. Greenwood Publishing Group, 1997. trang 4. ISBN 0275948773
  28. ^ Viện sử học 2003, tr. 120
  29. ^ A.V.Ephimov-Lịch sử thế giới cận đại, trang 218, 235, 236

Tài liệu tham khảo

  • Từ Thiên Ân-Hứa Bình-Vương Hồng Sinh (2002). Lịch sử thế giới thời hiện đại (1900-1945). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện sử học (2003). Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng (1998 (tái bản lần thứ hai)). Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Geoffrey Parker (2006). Lịch sử chiến tranh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

No comments:

Post a Comment