Tuesday, November 11, 2014

Chào ngày mới 12 tháng 11

Sun Yat-sen 2.jpg
CNM365. Chào ngày mới 12 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày kỉ niệm sinh nhật Tôn Trung Sơn (hình); ngày Phục hưng văn hóa Trung Hoa tại Đài Loan; Ngày Bác sĩ và Viêm phổi thế giới.  Năm 1942Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu Hải chiến Guadalcanal tại quần đảo Solomon giữa quân Đồng Minh và quân Nhật Bản. Năm 1970Bão Bhola đổ bộ tại bờ biển của Đông Pakistan, trở thành xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại nhân mạng cao nhất trong lịch sử. Năm 1980 – Tàu thăm dò không gian Voyager 1 của NASA tiếp cận gần nhất với Sao Thổ và có được những bức ảnh đầu tiên về vành đai của hành tinh này. Năm 1990 – Hoàng thái tử Akihito tiến hành lễ tức vị tại Hoàng CưTokyo, chính thức trở thành Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản.

Tôn Trung Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn Trung Sơn
孫中山 / 孫文 / 孫逸仙
Sun Yat-sen 2.jpg
Chức vụ
Tiền nhiệm Phổ Nghi (hoàng đế Trung Hoa)
Kế nhiệm Viên Thế Khải (Tổng thống thứ nhất)
Nhiệm kỳ 10 tháng 10 năm 1919 – 2 tháng 3 năm 1925
Tiền nhiệm (không)
Kế nhiệm Trương Nhân Kiệt
Thông tin chung
Đảng phái Quốc Dân Đảng (KMT)
Sinh 12 tháng 11, 1866
Nhà Thanh Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc
Mất 12 tháng 3, 1925 (58 tuổi)
Trung Hoa Dân Quốc Bắc Kinh, Trung Quốc
Alma mater Trường Đại học Y thuật Hồng Kông cho người Hoa
Nghề nghiệp Thầy thuốc, Nhà chính trị, Nhà cách mạng, Nhà văn
Tôn giáo Kitô giáo (Tự trị giáo đoàn)
Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), còn gọi là Tôn Văn (孫文) hay Tôn Trung Sơn (孫中山), (12 tháng 11 năm 186612 tháng 3 năm 1925)[1][2] là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".

Cuộc đời

Tượng của Sun Yat-sen như một cậu học sinh 13 tuổi tại Honolulu, Hawaii
Tượng Tôn Trung Sơn của một cậu học sinh tại Honolulu, Hawaii, 13 tuổi

Học vấn

Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866[2] ở tỉnh Quảng Đông[2] trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892.[1][3] Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người.[4][5][6] Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc chia xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

Theo Kitô giáo và lập gia đình

Thời trung học, ông học tại một trường được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tuy trường này không bắt buộc học sinh phải theo đạo, nhưng đòi hỏi học sinh phải đi dự lễ vào ngày chủ nhật. Theo Schriffin, Kitô giáo đã có những ảnh hưởng lớn tới toàn cuộc đời chính trị của Tôn Dật Tiên.[7] Sau này ông được rửa tội tại Hồng Kông bởi một nhà truyền đạo Hoa Kỳ và trở thành một tín hữu Tự trị giáo đoàn (Congregational, Công lí hội).[8][9] Ông tham dự nhà thờ To Tsai (道濟會堂, được sáng lập bởi Hội truyền giáo London vào năm 1888)[10] trong khi học Y khoa ở Hồng Kông (香港華人西醫書院). Việc ông theo đạo Ki tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và những nỗ lực cải tiến đất nước.[9].
Tôn Dật Tiên làm đám cưới với Tống Khánh Linh, người vợ thứ hai, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Em của bà, bà Tống Mỹ Linh, cưới Tưởng Giới Thạch, và như vậy 2 nhà lãnh tụ trở thành anh em cột chèo. Cha của hai bà là một mục sư Giám lý, kiếm rất nhiều tiền trong các hoạt động ngân hàng, mặc dù là bạn thân của Tôn, những đã nổi giận khi nghe Tôn tuyên bố dự tính cưới Khánh Linh, bởi vì Tôn là một người có đạo và đã có vợ với 3 con. Ông cho là Tôn đã đi ngược lại với đạo lý mà họ cùng chia sẻ.
Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.
Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với "bà Nam Dương" Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ.[11]

Sự nghiệp chính trị

Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Công giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901.[12] Năm 1904, Tôn Trung Sơn từng sang Việt Nam hoạt động tại Hà Nội, trong một hội quán của người Hoa ở số nhà 22 phố Hàng Buồm, nay thuộc phường Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm[13]. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.
Tôn Văn (ngồi bên phải) gặp các viên chức Pháp tại Hà Nội, 1902
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.
Ông là một nhà triết học, ông lấy triết học để chỉ đạo cách mạng tư sản. Sau khi từ chức ông nghiên cứu triết học và có sáng tác tác phẩm Học thuyết Tôn Văn với trọng tâm là "biết thì khó, làm thì dễ". Ông đã nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước).

Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam

Chủ thuyết "Tam dân" của ông (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam[14]. Theo nhà sử học Chương Thâu, cựu Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam, một loạt các thế hệ các nhà Cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi[15]. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác Sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết Tam dân cũng được Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập mà ông đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ba chữ ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc’ đó là Tam dân Chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn.[14]
Ông Tôn Dật Tiên được tôn kính trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh kí Thiên Nhân Hòa ước lần thứ 3. Ngày nay khách du lịch có dịp tham quan thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, khi vừa tiến gần chính điện sẽ thấy bức tranh Tam Thánh được treo ngay chỗ trang trọng nhất.
Cao Đài Tam Thánh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor HugoNguyễn Bỉnh Khiêm
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Tên

  • Khai sinh: Tôn Đức Minh (孫德明)[1][16]
  • Thời niên thiếu: Tôn Đế Tượng (孫帝象)[1]
  • Đi học: Tôn Văn (孫文)[1][16]
  • Lịch sự: Tôn Đại Chi (孫載之)
  • Hiệu: Nhật Tân (日新)[17]; Dật Tiên (逸仙)[3]
  • Bí danh: Trung Sơn (中山)[1]
  • Bí danh ở Nhật Bản: Trung Sơn Tiều/Nakayama Sho (中山樵)[1]
  • Danh xưng: Quốc phụ (國父)[16]

Tham khảo

  1. ^ a ă â b c d đ Singtao daily. Saturday edition. 23 October 2010. 特別策劃 section A18. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition 民國之父.
  2. ^ a ă â “Chronology of Dr. Sun Yat-sen”. National Dr. Sun Yat-sen Memorial Hall. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ a ă 游梓翔. [2006] (2006). 領袖的聲音: 兩岸領導人政治語藝批評, 1906–2006. 五南圖書出版股份有限公司 publishing. ISBN 957-11-4268-9, ISBN 978-957-11-4268-5. p 82.
  4. ^ HK university. [2002] (2002). Growing with Hong Kong: the University and its graduates: the first 90 years. ISBN 962-209-613-1, ISBN 978-962-209-613-4.
  5. ^ Singtao daily. 28 February 2011. 特別策劃 section A10. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition.
  6. ^ South China morning post. Birth of Sun heralds dawn of revolutionary era for China. 11 November 1999.
  7. ^ Sun Yat-sen and Christianity
  8. ^ Bergère: 26
  9. ^ a ă Soong, (1997) p. 151-178
  10. ^ 中西區區議會 [Central & Western District Council] (November năm 2006), “孫中山先生史蹟徑 [Dr Sun Yat-sen Historical Trail]”, Dr. Sun Yat-sen Museum (bằng tiếng Trung, tiếng Anh) (Hong Kong, China: Dr. Sun Yat-sen Museum): 30, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2012
  11. ^ "Bà Nam Dương" của Tôn Trung Sơn
  12. ^ Brannon, John (16 tháng 8 năm 2007). “Chinatown park, statue honor Sun Yat-sen”. Honolulu Star-Bulletin. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007. “During a 1900 visit, Sun told The Advertiser […] He said in a 1901 interview here that "This is my Hawai'i.”
  13. ^ Tin ảnh trên BBC tiếng Việt, ngày 7/10/2011.
  14. ^ a ă Bài Chủ nghĩa Tam dân vẫn còn thời sự với Việt Nam, trên BBC tiếng Việt ngày 7/10/2011.
  15. ^ Nhìn lại 100 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi,BBC tiếng Việt ngày 17/09/2011
  16. ^ a ă â 王爾敏. 思想創造時代:孫中山與中華民國. 秀威資訊科技股份有限公司 publishing. ISBN 986-221-707-3, ISBN 978-986-221-707-8. p 274.
  17. ^ 王壽南. [2007] (2007). Sun Zhong-san. 臺灣商務印書館 publishing. ISBN 957-05-2156-2, ISBN 978-957-05-2156-6. p 23.


Hải chiến Guadalcanal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận hải chiến Guadalcanal
Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Naval Battle of Guadalcanal.jpg
Khói của hai phi cơ Nhật Bản bị bắn rơi ngày 12 tháng 11 năm 1942. Chụp trên chiếc USS President Adams ở mạn tàu bên phải là chiếc USS Betelgeuse.
.
Thời gian Ngày 12 tháng 11 năm 1942 đến ngày 15 tháng 11 năm 1942
Địa điểm Guadalcanal, quần đảo Solomon
Kết quả Hoa Kỳ giành chiến thắng chiến lược cho chiến dịch Guadalcanal
Tham chiến
 Hoa Kỳ  Nhật Bản
Chỉ huy
Hoa Kỳ William Halsey, Jr.
Hoa Kỳ Daniel Callaghan  
Hoa Kỳ Norman Scott  
Hoa Kỳ Willis A. Lee
Nhật Bản Yamamoto Isoroku
Nhật Bản Abe Hiroaki
Nhật Bản Kondo Nobutake
Nhật Bản Tanaka Raizo


Lực lượng
1 tàu sân bay,
2 thiết giáp hạm,
5 tuần dương hạm,
12 khu trục hạm
2 thiết giáp hạm,
8 tuần dương hạm,
16 khu trục hạm
Tổn thất
2 tuần dương hạm chìm,
7 khu trục hạm chìm,
36 máy bay bị phá hủy,
1.732 tử trận[1][2]
2 thiết giáp hạm chìm
1 tuần dương hạm chìm,
3 khu trục hạm chìm,
11 tàu vận tải chìm,
64 máy bay bị phá hủy,
1.900 tử trận[3][4]
.
Trận hải chiến Guadalcanal, còn được gọi là hải chiến đảo Savo lần thứ ba và thứ tư, hải chiến quần đảo Solomon, trận chiến thứ sáu ngày 13 hay theo như cách gọi của Nhật Bản là trận chiến thứ ba tại vùng biển Solomon (第三次ソロモン海戦), diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 11 năm 1942, là một trong nhiều trận hải chiến giữa Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) trong chiến dịch Guadalcanal kéo dài nhiều tháng tại quần đảo Solomon trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Trận hải chiến bao gồm nhiều cuộc không kích và đấu pháo giữa các chiến hạm trong suốt bốn ngày, hầu hết ở gần Guadalcanal và đều liên quan đến nỗ lực của Nhật Bản đổ quân lên đảo. Trận đánh này có điểm nổi bật là hai vị đô đốc Hải quân Hoa Kỳ duy nhất tử trận trong suốt cuộc chiến tranh.
Lực lượng Đồng Minh, chủ yếu là quân Hoa Kỳ, đổ bộ lên Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8 năm 1942 để đánh chiếm một sân bay, sau này được đặt tên là sân bay Henderson, mà quân đội Nhật Bản đang xây dựng. Nhiều nỗ lực tiếp theo của Lục quânHải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng lực lượng tăng cường bằng tàu lên Guadalcanal để giành lại sân bay đều bị thất bại. Vào đầu tháng 11 năm 1942, quân Nhật đã tập hợp một đoàn tàu vận tải chuyển 7.000 binh lính và quân nhu đến Guadalcanal, một lần nữa cố đánh chiếm lại sân bay. Nhiều tàu chiến Nhật Bản được giao nhiệm vụ bắn phá vào sân bay Henderson nhằm tiêu diệt máy bay Đồng Minh vốn là mối đe dọa cho đoàn tàu vận chuyển. Biết được lực lượng tăng cường của Nhật đang đến, Hoa Kỳ đã tung máy bay và tàu chiến ra nhằm bảo vệ sân bay và ngăn chặn Nhật Bản đổ quân.
Kết quả của trận này là cả hai bên đều bị mất rất nhiều tàu chiến trong hai trận đánh hết sức khốc liệt trong đêm tối. Dầu sao đi chăng nữa, quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc đẩy lui được những nỗ lực của quân Nhật Bản trong việc dùng thiết giáp hạm bắn phá sân bay Henderson. Các cuộc không kích của máy bay Đồng Minh cũng đánh chìm được hầu hết tàu vận tải chở quân nhu và ngăn không cho đoàn tàu chở quân tiếp viện của quân Nhật Bản đến được Guadalcanal. Vì vậy, trận này đã đẩy lùi nỗ lực lớn cuối cùng của Nhật Bản trong việc cố gắng đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và khu vực gần Tulagi. Quân Hoa Kỳ đã giành được thắng lợi chiến lược cho toàn bộ chiến dịch Guadalcanal trong trận hải chiến này và xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình.

Bối cảnh

Lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal.
Sân bay Henderson ít lâu sau khi quân Nhật tấn công bị đẩy lui.
Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ ngày 07 tháng 8 năm 1942, khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi và Florida trong quần đảo Solomon vốn là thuộc địa của Anh. Việc đổ bộ là nhằm ngăn chặn việc Nhật Bản sử dụng các đảo trên làm căn cứ đe dọa đến con đường vận chuyển giữa Hoa KỳÚc; và sử dụng các đảo này làm điểm tựa để mở một chiến dịch đánh chiếm lại toàn bộ quần đảo Solomon cũng như để cô lập hay đánh chiếm căn cứ lớn Nhật Bản tại Rabaul, trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ cho quân Đồng Minh trong chiến dịch New Guinea. Nhật Bản đã đánh chiếm Tulagi và bắt đầu xây dựng một căn cứ không quân trên đảo Guadalcanal vào tháng 6 năm 1942[5].
Vào lúc hoàng hôn ngày 08 tháng 8, 11.000 lính của lực lượng quân Đồng Minh đã kiểm soát được Tulagi, các đảo lân cận, và một sân bay đang được xây dựng của Nhật Bản tại Lunga Point sau này được gọi là Henderson. Lực lượng không quân được cử đến sân bay Henderson được gọi là "Không lực Xương Rồng" (Cactus Air Force) theo tên mã mà quân Đồng Minh đặt cho Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point. Quân tiếp viện được chở đến hai tháng sau đó tăng số lính của Hoa Kỳ tại Lunga Point lên 20.000 người[6][7][8][9].
Để đối phó, Bộ Tổng chỉ huy của Nhật Bản đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn quân 17, một đơn vị cỡ quân đoàn đang đóng tại Rabaul dưới sự chỉ huy của trung tướng Hyakutake Harukichi, đánh chiếm lại Guadalcanal. Các đơn vị của Tập đoàn quân 17 bắt đầu di chuyển tới Guadalcanal vào ngày 19 tháng 8 để đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi đảo[10][11][12].
Bị đe dọa bởi máy bay CAF xuất phát từ sân bay Henderson Nhật Bản không thể sử dụng các tàu vận tải lớn và chậm để chuyển quân cùng quân nhu đến đảo. Thay vào đó họ sử dụng các tàu chiến đóng tại Rabaul và quần đảo Shortland. Các tàu chiến của Nhật Bản, chủ yếu là các tuần dương hạm hạng nhẹkhu trục hạm từ Hạm đội 8 dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi, thường có thể thực hiện chuyến đi dọc theo "Cái khe" eo biển New Georgia đến Guadalcanal và quay trở về chỉ trong một đêm, thời điểm mà phi đội Đồng Minh không thể hoạt động. Việc chuyển quân theo cách này lại không thể mang nhiều lính cùng quân nhu cũng như hầu hết các khí tài quân sự hạng nặng, như pháo hạng nặng, phương tiện cơ giới hay một lượng lớn lương thực và đạn dược đến Guadalcanal. Quân Đồng Minh đã gọi các tàu chiến tốc độ cao xuất hiện tới lui đến Guadalcanal trong suốt chiến dịch là Đoàn tàu tốc hành Tokyo (Tokyo Express) còn Nhật Bản thì gọi chúng là "Đoàn tàu chở chuột" Nezumi Yusō (鼠輸送)[13].
Chiếc tàu sân bay Hornet đang chìm trong trận chiến quần đảo Santa Cruz.
Phi đội Nhật tấn công đoàn tàu vận tải của Hoa Kỳ ngoài khơi Guadalcanal ngày 12 tháng 11.
Nỗ lực đầu tiên của phía Nhật Bản nhằm tái chiếm sân bay Henderson bị thất bại khi một lực lượng 917 quân bị đánh bại vào ngày 21 tháng 8 trong Trận Tenaru. Cố gắng tiếp theo từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 kết thúc với việc 6.000 binh lính dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi bị đánh bại trong Trận chiến đồi Edson.[14]
Trong tháng 10, quân Nhật định đánh chiếm sân bay Henderson bằng cách gửi thêm 15.000 quân, chủ yếu là lực lượng của Sư đoàn 2 tới Guadalcanal. Thêm vào việc chuyển quân bằng Đoàn tàu tốc hành Tokyo, Nhật Bản cũng thành công trong việc gửi một đoàn vận tải lớn dùng nhiều tàu vận tải có tốc độ chậm hơn. Để tiến hành chuyến vận tải này, hai tàu chiến của Nhật tiến hành bắn phá ban đêm sân bay Henderson trong ngày 14 tháng 10, khiến đường băng của sân bay bị hỏng nặng, ½ số máy bay của CAF bị phá hủy, phần lớn số nhiên liệu phi cơ bị đốt. Mặc dù phải chịu nhiều hư hại nặng, quân Hoa Kỳ trên đảo vẫn có thể phục hồi hai đường bay, nhận thêm máy bay và nhiên liệu phi cơ thay thế, và dần khôi phục CAF trong vài tuần tiếp theo tới mức trước khi bị pháo kích.[15]
Tiếp theo đó Nhật Bản cố gắng đánh chiếm lại đảo với đội quân mới vừa được đưa đến từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 10 và bị thất bại nặng trong trận chiến sân bay Henderson. Cùng lúc đó hạm đội Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto Isoroku Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, đã đánh bại lực lượng hải quân của quân Đồng Minh trong trận chiến quần đảo Santa Cruz và buộc các tàu của quân Đồng Minh phải rút ra khỏi khu vực. Tuy nhiên các tàu sân bay của Nhật Bản cũng phải trở về vì tổn thất về máy bay và phi công[16]. Sau đó các tàu chủ lực của Yamamoto quay trở về căn cứ chính tại TrukMicronesia, còn các tàu sân bay thì quay về Nhật Bản để sửa chữa và nhận máy bay mới[17].
Quân đội Nhật Bản lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Guadalcanal khác vào tháng 11 năm 1942, nhưng phải có quân tiếp viện trước khi kế hoạch có thể được thực hiện. Quân đội yêu cầu Yamamoto trợ giúp gửi tiếp viện đến đảo và hỗ trợ họ trong cuộc tấn công vào lực lượng Đồng Minh đang cố thủ sân bay Henderson. Để hỗ trợ cho việc tiếp viện, Yamamoto tập hợp 11 tàu vận tải cỡ lớn để chuyển 7.000 quân của sư đoàn bộ binh số 38 cùng đạn dược, lương thực và các trang thiết bị hạng nặng Rabaul đến Guadalcanal. 11 tàu vận tải dùng để vận chuyển binh lính, trang thiết bị và quân nhu gồm Arizona Maru, Kumagawa Maru, Sado Maru, Nagara Maru, Nako Maru, Canberra Maru, Brisbane Maru, Kinugawa Maru, Hirokawa Maru, Yamaura MaruYamatsuki Maru. Ông cũng đã cử các tàu chiến từ Truk gia nhập hạm hạm đội ngày 09 tháng 11 trong đó có hai thiết giáp hạm. Hai thiết giáp hạm HieiKirishima được trang bị đạn nổ sát thương (đạn nổ mảnh) dùng để pháo kích vào Henderson trong đêm ngày 12-13 tháng 11, nhằm phá hủy sân bay cùng phi đội máy bay đang đóng ở đó, tạo điều kiện cho các tàu vận tải lớn và chậm chạp đến Guadalcanal đổ quân an toàn ngày hôm sau[18][19]. Hạm đội sẽ nhận lệnh chỉ huy từ soái hạm Hiei mà Phó Đô đốc Abe Hiroaki đang chỉ huy.[20].
Vì bị đe dọa thường xuyên bởi máy bay và tàu chiến Nhật, lực lượng Đồng Minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp viện cho lực lượng trên bộ tại Guadalcanal, nơi phải thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của Nhật Bản từ đất liền và biển[21]. Vào đầu tháng 11 năm 1942, mạng lưới tình báo của quân Đồng Minh biết được Nhật Bản dang chuẩn bị để đánh chiếm Henderson một lần nữa[22]. Vì thế Hoa Kỳ đã gửi Lực lượng Đặc nhiệm 67 cùng đoàn tàu vận tải chở một lượng lớn lính tiếp viện và quân nhu, chia ra làm hai nhóm dược chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Richmond K. Turner đến Guadalcanal vào ngày 11 tháng 11. Đoàn tàu vận tải được bảo vệ bởi hai đoàn tàu hộ tống dưới sự chỉ huy của các Chuẩn Đô đốc Daniel J. CallaghanNorman Scott cùng phi đội tại Henderson ở Guadalcanal. Lực lượng tiếp viện của Hoa Kỳ gồm 5.500 lính và tiểu đoàn kỹ sư hàng không hàng hải số 1 thay thế cho lực lượng mặt đất và trên không, tiểu đoàn thay thế lính thủy đánh bộ số 4 (hai tiểu đoàn này thuộc trung đoàn số 182 của Hoa Kỳ) cùng đạn dược và quân nhu. Nhóm tàu vận tải đầu tiên tên TF 67.1 được chỉ huy bởi thuyền trưởng Ingolf N. Kiland bao gồm các chiếc McCawley, Crescent City, President AdamsPresident Jackson. Nhóm tàu vận chuyển thứ hai tên TF 62.4 bao gồm các chiếc Betelgeuse, LibraZeilin[23][24][25][26].Đoàn tàu vận tải bị tấn công rất nhiều lần vào ngày 11-12 tháng 11 bởi các máy bay của Nhật Bản đóng tại Buin ở Bougainville trong quần đảo Solomon nhưng hầu hết đã đến được Guadalcanal và đổ quân với các hư hại không nghiêm trọng[27][28][29].

Trận hải chiến đầu tiên ngày 13 tháng 11

Mở đầu

Phó đô đốc Abe Hiroaki.
Hạm đội của Abe Hiroaki thiết lập đội hình cách 70 dặm (110 km) về phía bắc eo biển Indispensable Strait và bắt đầu tiến về Guadalcanal vào ngày 12 tháng 11, dự định sẽ đến nơi vào buổi sáng sớm hôm sau ngày 13 tháng 11. Đoàn tàu vận tải chậm hơn cùng 11 hay 12 khu trục hạm gồm Hayashio, Oyashio, Kagero, Umikaze, Kawakaze, Suzukaze, Takanami, Makinami, Naganami, AmagiriMochizuki được chỉ huy bởi Tanaka Raizo bắt đầu đi vào vùng biển New Georgia Sound từ Shortlands theo kế hoạch sẽ đến Guadalcanal vào đêm ngày 13 tháng 11 [30][31][32][33][34]. Ngoài hai thiết giáp hạm, hạm đội của Abe còn gồm tuần dương hạm hạng nhẹ Nagara cùng 11 khu trục hạm chia làm hai nhóm. Nhóm khu trục hạm số 10 được chỉ huy bởi thiếu tướng hải quân Kimura Susumu từ chiếc Nagara gồm Amatsukaze, Yukikaze, Akatsuki, Ikazuchi, InazumaTeruzuki. Nhóm khu trục hạm số 4 được chỉ huy bởi thiếu tướng hải quân Takama Tamotsu gồm Asagumo, Murasame, Samidare, YudachiHarusame[35][36]. Ba khu trục hạm khác là Shigure, ShiratsuyuYugure làm nhiệm vụ cảnh giới phía sau trong quần đảo Russell khi hạm đội của Abe tiến vào vùng biển quanh đảo Savo phía Bắc ngoài khơi Guadalcanal[37].
Đô đốc Daniel J. Callaghan.
Máy bay trinh sát của Hoa Kỳ phát hiện hạm đội Nhật Bản đang tới gần và phát tín hiệu cảnh báo cho chỉ huy của quân Đồng Minh[38][39]. Khi nhận được cảnh báo Richmond K. Turner đã tập hợp và tách tất cả các tàu có thể chiến đấu ra khỏi đoàn tàu vận tải để bảo vệ lực lượng trên bờ ở Guadalcanal khỏi các cuộc tấn công và đổ bộ của Nhật Bản có thể xảy ra đồng thời ra lệnh cho các tàu vận tải rút ra khỏi khu vực vào lúc hoàng hôn ngày 12 tháng 11. Đô đốc Daniel Callaghan có thâm niên hơn vài ngày nên đã được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, dù Norman Scott có nhiều kinh nghiệm hơn[40][41][42][43]. Callaghan chuẩn bị để nghênh chiến với hạm đội của Nhật Bản vào ban đêm trong một trận đánh quyết liệt. Lực lượng hải quân của Callaghan bao gồm hai tuần dương hạm hạng nặngSan FranciscoPortland, ba tuần dương hạm hạng nhẹ là Helena, JuneauAtlanta cùng 8 khu trục hạm Cushing, Laffey, Sterett, O'Bannon, Aaron Ward, Barton, MonssenFletcher. Đô đốc Callaghan chỉ huy trên chiếc San Francisco[44].
Khi tiến đến Guadalcanal hạm đội Nhật Bản đã đi vào một vùng mưa dông lớn và dày đặc, do đội hình vốn rất phức tạp cùng với các mệnh lệnh khó hiểu của Abe đội hình của hạm đội Nhật Bản đã tách ra thành nhiều nhóm[45][46]. Hạm đội của Hoa Kỳ đã xếp thành một hàng dài bao quanh vùng biển Savo với các khu trục hạm đứng trước và sau hàng phòng thủ còn các tuần dương hạm đứng chính giữa. Khoảng cách giữa các khu trục hạm với các tuần dương hạm là 800 yards (730 m), giữa các tuần dương hạm với nhau là 700 yards (640 m) và giữa các khu trục hạm với nhau là 500 yards (460 m). Năm chiếc tàu được trang bị hệ thống ra đa cảm biến mới và có tầm hoạt động xa nhưng Callaghan quyết định không để chúng đứng ở phía trước hàng phòng thủ, và cũng không chọn tàu nào làm soái hạm cho mình. Callaghan không phổ biến kế hoạch tác chiến chiến cho các thuyền trưởng trong hạm đội của mình[47][48]

Diễn biến

Sơ đồ đội hình hạm đội Hoa Kỳ.
Vào khoảng 01:25 ngày 13 tháng 11 trong điều kiện trời tối đen như mực do cơn mưa dông lớn và trăng khuyết, hạm đội Nhật Bản tiến vào eo biển giữa Savo và Guadalcanal, sẵn sàng pháo kích sân bay Henderson[49]. Một số tàu của Hoa Kỳ đã phát hiện ra các tàu của Nhật Bản vào lúc 01:24 nhưng gặp vấn đề thông tin liên lạc để thông báo cho Callaghan, vì thiếu kinh nghiệm hoạt động đồng bộ và chất lượng hệ thống radio mà họ được trang bị, cũng như sự thiếu kỷ luật trong thao tác phát tín hiệu liên lạc[50][51][52][53]. Vài phút sau hai lực lượng gần như đồng thời nhìn thấy nhau, nhưng cả Abe HiroakiDaniel J. Callaghan đều ngần ngại ra lệnh cho các tàu của mình tấn công ngay lập tức. Abe gần như bất ngờ bởi hạm đội kẻ thù ở quá sát nên không thể quyết định được liệu ông có nên ra lệnh tạm rút lui để các thiết giáp hạm có đủ thời gian thay đạn nổ sát thương (dùng để pháo kích) thành đạn chống hạm, hay tiếp tục tiến lên phía trước. Ông quyết định tiếp tục tiến lên[53][54]. Callaghan thì định đánh thọc sườn hạm đội Nhật Bản như Scott đã làm trong trận chiến Cape Esperance nhưng lại bị rối vì chỉ nhận được thông tin không đầy đủ, và vì rằng đội hình hạm đội Nhật Bản chia thành từng nhóm nhỏ, nên ông đã ra những mệnh lệnh di chuyển hạm đội khó hiểu, và nói chung là ông để mất quá nhiều thời gian trước khi hành động. Đội hình tàu chiến của Hoa Kỳ bắt đầu bị phân rã, góp phần vào việc Callaghan phải trì hoãn ra lệnh nổ súng, để xác định và sắp xếp lại đội hình[55][56][57]. Trong lúc này các tàu của Nhật Bản đã đan xem vào giữa đội hình của Hoa Kỳ, các thuyền trưởng hai bên đều bồn chồn đợi lệnh khai hỏa[53].
Vào lúc 01:48 AkatsukiHiei bật hai đèn pha dò tìm vào chiếc Atlanta chỉ cách 3.000 yard (2,7 km) (là cự ly bắn trực xạ của các pháo hạm cỡ lớn lớn). Vài chiếc tàu của hai bên bắt đầu tự nổ súng lẻ tẻ vào nhau. Nhận ra rằng lực lượng của mình đã bị bao vây bởi tàu Nhật Bản, Callaghan ra lệnh "tàu số lẻ nổ súng bên mạn phải, tàu số chẵn bắn sang mạn trái" (chỉ có điều là trước khi trận đánh nổ ra, các tàu không được phân công số, và đội hình tàu chiến vốn dĩ đã rất hỗn độn)[58]. Tất cả các tàu chưa nổ súng còn lại của Hoa Kỳ đều khai hỏa, một số tàu khác thì phải thay đổi mục tiêu cho phù hợp với mệnh lệnh của Callaghan[59][60][61]. Hai lực lượng ở thế đan xen với nhau, bắn pháo cận chiến vào nhau một cách hỗn loạn như các trận hải chiến ở các thế kỷ trước. Hoa tiêu của chiếc Monssen mô tả trận đánh "cứ như trận loạn đả trong quán bar khi tắt đèn"[62].
Sơ đồ bắt đầu chiến sự khi các tàu Hoa Kỳ bắt đầu quay sang trái theo chiều của mũi tên đen.
Có ít nhất sáu tàu của Hoa Kỳ là Laffey, O'Bannon, Atlanta, San Francisco, PortlandHelena đã bắn vào chiếc Akatsuki vì nó đã thu hút sự chú ý với đèn pha dò tìm của mình. Chiếc Akatsuki bị trúng liên tiếp nhiều phát đạn, phát nổ và chìm chỉ sau ít phút. Chỉ có tám thuyền viên trong 197 thủy thủ của chiếc Akatsuki là sống sót sau khi chiếc tàu bị chìm[63][64][65].
Vì ở vị trí tiên phong nên chiếc tuần dương hạm Atlanta đã bị trúng ngư lôi của các tàu Nhật Bản như Nagara, InazumaIkazuchi như để đáp trả lại chiếc Akatsuki. Các loạt đạn pháo khiến chiếc Atlanta bị hỏng nặng, và bị ngư lôi Kiểu 93 đánh trúng khiến động cơ của nó bị mất phân nửa công suất[66]. Chiếc Atlanta bị trôi vào giữa làn lửa đạn của chiếc San Francisco đã khiến nó trúng đạn gây hư hại cực kỳ nghiêm trọng giết chết đô đốc Scott và nhiều thành viên trên bong chỉ huy[67][68][69]. Chiếc Atlanta không còn khả năng di chuyển hay bắn trả, trôi dạt bất điều khiển và bị loại ra khỏi trận chiến khi các tàu của Nhật Bản bỏ qua nó. Một khu trục hạm dẫn đầu của Hoa Kỳ là chiếc Cushing bị kẹt trong là lửa đạn của các khu trục hạm Nhật Bản, thậm chí có thể có cả chiếc Nagara. Nó bị hư hại rất nặng và bị bất động[70][71].
Chiếc Hiei với 9 đèn pha dò tìm cỡ lớn, và do hướng di chuyển cắt xuyên qua đội hình của Hoa Kỳ nên đã trở thành mục tiêu chính của nhiều chiến hạm Hoa Kỳ. Chiếc Laffey đi quá gần chiếc Hiei đến nỗi chúng có thể đụng nhau nếu bị chệch khoảng 20 feet (6,1 m)[70][72][73]. Chiếc Hiei không thể hạ tháp pháo chính cũng như tháp pháo phụ xuống đủ thấp để có thể tấn công chiếc Laffey nhưng chiếc Laffey thì lại có thể quét khẩu pháo 5-inch (130 mm) và súng máy của mình vào thượng tầng của chiếc Hiei khiến nó bị hư hỏng nặng phần trên và phần bong tàu, làm bị thương phó đô đốc Abe cũng như giết chết tham mưu trưởng của ông[70][74]. Phó đô đốc Abe phải rất khó nhọc điều khiển chiếc tàu của mình cho tới cuối trận chiến[75]. Hai chiếc SterettO'Bannon cũng bắn tầm gần vào thượng tầng chiếc Hiei, và có lẽ phóng một hay hai ngư lôi vào thân chiếc Hiei khiến nó bị hư hỏng nặng hơn, trước khi hai khu trục hạm này chạy vào bóng đêm[76][77].
Sơ đồ đường đi của chiếc Hiei và các tàu đã tấn công nó.
Không thể bắn tháp pháo chính và tháp pháo thứ hai vào ba khu trục hạm đang quấy nhiễu mình nên chiếc Hiei đã tập trung hỏa lực của mình vào chiếc San Francisco chỉ cách khoảng 2.500 yard (2,3 km)[78]. Cùng với nó là các chiếc Kirishima, InazumaIkazuchi bốn chiếc tàu cùng nã pháo vào chiếc San Francisco phá hủy phòng lái, giết chết đô đốc Callaghan, thuyền trưởng Cassin Young và hầu hết tất cả mọi người trên bong. Các loạt đạn đầu tiên của chiếc HieiKirishima là đạn nổ sát thương nên đã giảm thiệt hại cho chiếc San Francisco và có thể đã giúp nó không bị chìm nghỉm ngay lập tức nhưng lại tăng thương vong lên cao. Do không tính tới khả năng sẽ đấu pháo với tàu địch nên thuyền viên trên hai chiếc thiết giáp hạm của Nhật Bản đã phải mất vài phút để có thể thay loại đạn xuyên giáp. Hơn nữa chiếc San Francisco đã hầu như hoàn toàn bất lực để có thể tự vệ hay có thể lái một cách chính xác trong việc cận chiến[79][80]. Chiếc Helena đã đi theo chiếc San Francisco để cố gắng bảo vệ nó khỏi các thiệt hại khác[81].
Hai trong các khu trục hạm của Hoa Kỳ gặp sự cố. Chiếc Nagara hoặc hai khu trục hạm TeruzukiYukikaze đã tiến gần chiếc Cushing và nã pháo vào nó phá hủy toàn bộ hệ thống điều khiển[62][74][82]. Không thể tiếp tục đánh trả, thủy thủ đoàn của chiếc Cushing bỏ tàu và nó đã bị chìm vài giờ sau đó[83]. Chiếc Laffey tránh được việc phải đối đầu với chiếc Hiei nhưng lại phải chống lại các chiếc Asagumo, Murasame, Samidare và có thể thêm Teruzuki[84][85]. Các khu trục hạm Nhật Bản đã nã pháo vào chiếc Laffey và phóng ngư lôi vào nó phá hủy phần sống tàu. Vài phút sau ngọn lửa trên chiếc Laffey lan đến kho đạn khiến nó nổ tung và chìm nghỉm[70][86].
Chiếc Portland sau khi giúp đánh chìm chiếc Akatsuki đã bị trúng ngư lôi của chiếc Inazuma hay Ikazuchi khiến nó bị hỏng nặng phần đuôi và chỉ có thể chạy vòng vòng. Trong vòng đầu tiên nó đã bắn bốn loạt đạn vào chiếc Hiei nhưng sau đó nó không đóng góp được gì nữa trong trận chiến[87][88].
Hai chiếc YudachiAmatsukaze lần lượt nghênh chiến với năm tàu trong hậu đội của hạm đội Hoa Kỳ. Hai ngư lôi của chiếc Amatsukaze đã đánh trúng chiếc Barton và nhấn chìm nó ngay cùng với hầu hết thủy thủ đoàn[89][90]. Chiếc Yudachi phóng ngư lôi trúng chiếc Juneau khiến nó trở nên bất động, phá hủy phần sống tàu cùng hầu hết các hệ thống điều khiển. Chiếc Juneau chạy về phía đông và chập chạp lết ra khỏi trận chiến[91][92][93].
Chiếc Monssen tránh xác chiếc Barton và các mảnh vỡ để tìm mục tiêu. Nhưng nó đã bị phát hiện bởi các chiếc Asagumo, MurasameSamidare vừa diệt xong chiếc Laffey, các tàu này tấn công tới tấp vào Monssen khiến nó bị hư hỏng nghiêm trọng và buộc thủy thủ phải bỏ tàu. Chiếc tàu này đã bị chìm ít lâu sau đó[94][95][96].
Chiếc Amatsukaze tiến lại gần chiếc San Francisco với ý định đánh chìm chiếc tàu này. Tuy nhiên khi lại gần San Francisco, chiếc Amatsukaze đã không để ý chiếc Helena và bị tàu này bắn vào mạn tàu ở tầm gần khiến nó bị hư hỏng nặng. Chiếc Amatsukaze thả khói mù che mắt chiếc Helena và chạy đi trong lúc các chiếc Asagumo, MurasameSamidare tiến đến tấn công chiếc Helena[65][97].
Hai chiếc Aaron WardSterett đang tìm mục tiêu, phát hiện thấy chiếc Yudachi vốn không để ý đến sự hiện diện của hai khu trục hạm Hoa Kỳ này[98]. Cả hai tàu của Hoa Kỳ bắn pháo và ngư lôi vào chiếc Yudachi cùng lúc khiến khu trục hạm này bị hư hại nghiêm trọng buộc thủy thủ đoàn phải bỏ tàu[84]. Tuy nhiên chiếc tàu này không bị chìm ngay lập tức. Chiếc Sterett tiếp tục tìm mục tiêu thì bị chiếc Teruzuki tấn công gây hư hỏng nặng và buộc phải rút khỏi trận chiến về hướng Đông[99]. Chiếc Aaron Ward thì đối đầu một chọi một với chiếc Kirishima nhưng bị thua và bị hư hỏng nặng. Chiếc tàu này đã cố gắng chạy khỏi vùng chiến sự nhưng sớm bị bất động do động cơ đã bị hỏng[100].
Robert Leckie, một lính thủy quân lục chiến Mỹ chứng kiến trận đánh này trên đảo Guadalcanal đã kể lại: "Pháo sáng sáng bắn lên cao, khủng khiếp và đỏ rực. Các vệt pháo sáng khổng lồ xé toạc màn đêm trong ánh sáng cam... Mặt biển cứ như một tấm đá thủy tinh được đánh bóng mà trên đó các tàu chiến như được thả lên đó, bất động, làm tâm điểm của những hình tròn lan ra xung quanh như những viên đá rớt xuống bùn"[101].
Sau 40 phút kịch chiến tay đôi với nhau hạm đội hai bên bắt đầu tách dần nhau ra và ngừng bắn vào lúc 02:26 sau khi Abe và thuyền trưởng Gilbert Hoover (thuyền trưởng của chiếc Helena và là chỉ huy cao cấp nhất của hạm đội Hoa Kỳ còn sống sót cho đến lúc đó) ra lệnh ngưng chiến[102]. Phía đô đốc Abe thì có một thiết giáp hạm (Kirishima), một tuần dương hạm hạng nhẹ (Nagara) và bốn khu trục hạm (Asagumo, Teruzuki, Yukikaze, và Harusame) chỉ bị hư hỏng nhẹ cùng bốn khu trục hạm (Inazuma, Ikazuchi, Murasame, và Samidare) bị hư hỏng tương đối. Hoa Kỳ thì chỉ còn một tuần dương hạm hạng nhẹ (Helena) và một khu trục hạm (Fletcher) là vẫn còn đủ khả năng chống trả. Dù có lẽ Abe không nhận ra, nhưng tình thế đã không để cho hạm đội của ông bắn phá sân bay Henderson và tiêu diệt hoàn toàn hạm đội Hoa Kỳ, tạo ra một vùng an toàn để đổ bộ quân tiếp viện và quân nhu[103].
Sơ đồ toàn cảnh trận chiến.
Tuy nhiên có thể do không nắm rõ được tình hình Abe đã quyết định bỏ nhiệm vụ và rút ra khỏi khu vực. Có nhiều giả thuyết khác nhau cho lựa chọn này. Như hầu hết cá loại đạn đặc biệt dùng để bắn phá đã được sử dụng gần hết trong trận chiến, nếu việc bắn phá sân bay thất bại thì hạm đội sẽ bị bỏ bom bởi CAF vào lúc bình minh hay với vết thương của mình và nhiều phụ tá của Abe đã bị chết trong trận chiến có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của ông. Hoặc có thể cũng vì không biết rõ số lượng tàu của mình hay của Hoa Kỳ còn có thể chiến đấu được do hệ thống liên lạc của chiếc Hiei đã bị hỏng. Hơn nữa đội hình tàu của Nhật Bản đã bị phân tán sẽ mất một khoảng thời gian để có thể tái lập lại đội hình để bắn phá sân bay Henderson và tấn công các tàu chiến còn lại của Hoa Kỳ. Cho dù là lý do gì thì Abe cũng đã ra lệnh đình chiến và rút tất cả các tàu chiến ra khỏi khu vực, dù hai chếc YukikazeTeruzuki vẫn ở lại để trợ giúp Hiei[104]. Chiếc Samidare vớt những người sống sót của chiếc Yudachi lúc 03:00 trước khi nhập vào các tàu chiến khác rút lên phía Bắc[105].

Kết thúc

Chiếc Hieibị rò rỉ dầu sau các cuộc tấn công.
Vào khoảng 03:00 ngày 13 tháng 11 đô đốc Yamamoto đã hoãn kế hoạch đổ bộ của đoàn tàu vận tải và tất cả trở về Shortlands để chờ mệnh lệnh mới[105]. Khi bình minh ló dạng ba chiếc tàu bị tê liệt của Nhật Bản là Hiei, YudachiAmatsukaze cùng ba chiếc tàu bị tê liệt khác của Hoa Kỳ là Portland, AtlantaAaron Ward nằm ngoài khơi xung quanh đảo Savo[106]. Chiếc Amatsukaze đã bị tấn công bởi các máy bay ném bom của Hoa Kỳ nhưng đã chạy thoát với chỉ thêm vài hư hỏng nhẹ đã được sửa chữa tại Truk và trở lại hoạt động chỉ vài tháng sau đó. Vỏ tàu của chiếc Yudachi bị bỏ lại đã bị đánh chìm bởi chiếc Portland với vài khẩu pháo còn có thể hoạt động của nó[107]. Chiếc tàu kéo Bobolink chạy lòng vòng trong vùng biển New Georgia Sound suốt ngày 13 tháng 11 để trợ giúp các tàu và những người còn sống sót của Hoa Kỳ cũng như báo cáo lại việc đã bắn tất cả những người sống sót của Nhật Bản đang lênh đênh trên mặt nước[108][109].
Chiếc Hiei đã bị tấn công liên tục bởi các máy bay ném ngư lôi TBF Avenger từ Henderson cũng như các chiến TBF và máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Enterprise vốn đang thả neo ở Nouméa từ ngày 11 tháng 11, thậm chí cả máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của phi đoàn ném bom hạng nặng thứ 11 của không lực Hoa Kỳ đóng ở Espiritu Santo cũng tham gia tấn công. Abe và các trợ lý của ông đã chuyển sang chiếc Yukikaze vào khoảng 08:15. Abe đã ra lệnh cho chiếc chiếc Kirishima kéo chiếc Hiei và được hộ tống bởi chiếc Nagara cùng các khu trục hạm của nó, nhưng mệnh lệnh này đã bị hủy vì mối nguy từ các tàu ngầm và chiếc Hiei đã bị chìm quá sâu[110][111]. Sau khi bị hư hại nặng hơn vì bị tấn công từ trên không chiếc Hiei đã bị chìm ở hướng Tây-Bắc đảo Savo có thể là do thủy thủ đoàn của nó đã đánh đắm nó khi thấy không thể cứu vãn được nữa vào khuya đêm ngày 13 tháng 11[112][113].
Chiếc Portland đang được sửa chữa tại cảng Sydney, Úc một tháng sau trận chiến.
Các chiếc Portland, San Francisco, Aaron Ward, SterettO'Bannon đã trở về cảng thành công một cách khó khăn để có thể sửa chữa. Chiếc Atlanta thì đã chìm ngoài khơi gần Guadalcanal vào lúc 20:00 ngày 13 tháng 11[114]. Khi rời quần đảo Solomon cùng các chiếc San Francisco, Helena, SterretO'Bannon vào khuya ngày 13, chiếc Juneau đã bị trúng ngư lôi tàu ngầm I-26 của Nhật Bản (10°32′N 161°2′ĐTọa độ: 10°32′N 161°2′Đ). Hơn 100 thủy thủ đoàn còn sống sót trong tổng số 697 người của chiếc Juneau đã lênh đênh trên biển trong tám ngày trước khi được máy bay cứu hộ đến cứu. Khi chờ được giải cứu tất cả thủy thủ đoàn đã chết ngoại trừ 10 người vì bị thương, vì thời tiết hay cũng vì bị cá mập tấn công[115][116][117][118].
Vì nhầm lẫn về tính chất của trận chiến, Hoa Kỳ cứ nghĩ là mình đã đánh chìm ít nhất bảy tàu của Nhật Bản[119]. Cộng với việc Nhật Bản rút lui đã khiến Hoa Kỳ càng tin là mình đã chiến thắng. Chỉ đến khi kết thúc chiến tranh thì Hoa Kỳ mới nhận ra rằng mình đã bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều so với Nhật Bản và đã thua về mặt chiến thuật nặng chưa từng thấy khi đó[120].
Tuy vậy hầu hết các sử gia đều đồng ý rằng việc Abe rút lui đã chuyển thất bại về chiến thuật này thành chiến thắng chiến lược cho Hoa Kỳ khi mà việc Henderson vẫn còn tồn tại đã giúp cho các phi đội chặn được đoàn tàu vận tải chập chạp của Nhật Bản đổ bộ lên Guadalcanal với hàng hóa của mình[121][122]. Cộng với việc Nhật Bản đã không đánh chìm toàn bộ hạm đội của Hoa Kỳ trong khu vực mà kết quả là Hoa Kỳ có thể sửa chữa hay mang đi tái chế lạ. Theo báo cáo thì đô đốc Yamamoto đã mắng Abe trong tức giận và sau này đã buộc ông giải ngũ. Tuy nhiên việc làm cho Yamamoto tức giận nhất không phải là việc từ bỏ nhiệm vụ bắn phá hay không đánh chìm hết các tàu của quân Hoa Kỳ mà là việc chiếc thiết giáp hạm Hiei bị chìm[123]. Vào lúc quá trưa Yamamoto đã ra lệnh cho phó đô đốc Kondo Nobutake chỉ huy hạm đội thứ hai tại Truk đã bắt đầu tập hợp quanh chiếc Kirishima để thực hiện nhiệm vụ bắn phá khác vào sân bay Henderson đêm ngày 14-15 tháng 11[123][124].
Nếu gồm cả chiếc Juneau thì phía Hoa Kỳ đã tổn thất 1.439 người còn Nhật Bản thì tổn thất khoảng 550 đến 800 người[125]. Nhà sử học Richard B. Frank đã phân tích tác động của trận chiến: "Trận chiến này xảy ra mà chẳng có ai trợ giúp, tầm gần và lúng túng khi xảy ra chiến cuộc. Nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Cái chết của Callaghan và hạm đội của ông ta đã được đổi lấy một đêm cho sân bay Henderson tồn tại. Cuộc đổ bộ lớn của Nhật Bản bị hoãn nhưng không ngưng lại cũng như phần lớn hạm đội Liên Hợp lớn của Nhật Bản vẫn chưa xuất hiện."[126].

Những hoạt động khác trong ngày 13 - 14

Mặc dù nỗ lực tiếp viện cho Guadalcanal bị trì hoãn nhưng Nhật Bản không bỏ cuộc trong việc thực hiện kế hoạch cho dù nó có chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Vào trưa ngày 13 tháng 11 Tanaka và 11 tàu vận tải tiếp tục hành trình tiến đến Guadalcanal. Một hạm đội chủ yếu là tuần dương hạm và khu trục hạm của Hạm đội tám, thả neo chủ yếu ở Rabaul với nhiệm vụ lúc đầu là bảo vệ đoàn tàu vận tải đổ bộ vào đêm 13 tháng 11, đã được giao cho nhiệm vụ bắn phá Henderson. Chiếc thiết giáp hạm Kirishima sau khi từ bỏ nỗ lực cứu chiếc Hiei vào sáng ngày 13 tháng 11 đã di chuyển lên phía Bắc giữa đảo Santa Isabelquần đảo Malaita cùng các tàu chiến của mình để tập hợp cùng hạm đội thứ hai của Kondo thả neo tại Truk để tạo thành hạm đội mới cho nhiệm vụ bắn phá[127][128][129][130].
Hạm đội của Kondo đang tiến đến Guadalcanal vào ngày 14 tháng 11.
Hạm đội tám dưới sự chỉ huy của phó đô đốc Mikawa Gunichi bao gồm các tuần dương hạm hạng nặng Chōkai, Kinugasa, MayaSuzuya, tuần dương hạm hạng nhẹ IsuzuTenryū cùng sáu khu trục hạm. Hạm đội của Mikawa đã tách ra thành nhiều nhóm nhỏ đi vào vùng Guadalcanal mọt cách dễ dàng do sau trận chiến hạm đội của Hoa Kỳ đã rút lui ra khỏi khu vực. Hai chiếc SuzuyaMaya dưới sự chỉ huy của Nishimura Shōji đã bắn phá Henderson trong khi các tuần dương hạm còn lại trong hạm đội Mikawa cảnh giới xuang quanh đảo Savo để đề phòng bất kỳ các cuộc tấn công nào của Hoa Kỳ[131][132][133]. Trong 35 phút bắn phá gây nhiều thiệt hại cho các máy bay phá hủy một máy bay ném bom bổ nhào, 17 tiêm kích cơ và làm hư hỏng đường băng của sân bay nhưng không làm cho nó bị ngưng hoạt động[134][135]. Các tàu tuần dương này sau khi kết thúc bắn phá vào khoảng 02:30 ngày 14 tháng 11, dọn sạch khu vực rồi tiến đến Rabaul theo hướng Nam của nhóm đảo New Georgia[136][137].
Vào lúc bình minh các phi đội tại Henderson, Espiritu Santo và trên chiếc Enterprise cách khoảng 200 hải lý (370 km) về phía Nam đảo Guadalcanal bắt đầu các cuộc tấn công của mình. Đầu tiên là nhằm vào hạm đội của Mikawa đang tiến ra khỏi Guadalcanal và sau đó là đoàn tàu vận tải đang tiến đến Guadalcanal. Nhiên liệu cho các phi đội tại Henderson có thể đã được lấy từ 488 thùng 55-gallon loại xăng 100-octane được giấu trong rừng[138][139]. Cuộc tấn công vào hạm đội của Mikawa đã làm chìm chiếc Kinugasa cùng 511 thủy thủ và làm hư hỏng chiếc Maya khiến nó phải trở về Nhật Bản để sửa chữa sau khi bị một chiếc SBD Dauntless vô tình đâm vào[128][140][141][142].
Các cuộc không kích diễn ra liên tục nhắm vào đoàn tàu vận tải của Nhật Bản, đánh chìm sáu tàu chở quân nhu là Arizona, Shinanogawa, Canberra, Nako, NagaraBrisbane. Hai chiếc CanberraNagara đã bị chìm trước. Chiếc Brisbane bị đánh chìm sau đó tiếp theo là các chiếc Shinanogawa, ArizonaNako. Chiếc Sado thì bị hư hỏng nặng phải trở về Shortlands nó được hộ tống bởi AmagiriMochizuki. Tổng cộng 44.855 tấn quân nhu đã bị đánh chìm. Tất cả những người sống sót được các tàu hộ tống vớt lên và quay về Shortlands. Trong trận này Hoa Kỳ đã mất 5 máy bay ném bom bổ nhào và hai tiêm kích cơ còn Nhật Bản thì mất 13 tiêm kích cơ. Có khoảng 450 lính trên các tàu chở quân nhu theo báo cáo đã tử trận. Bốn tàu vận tải chở lính còn lại cùng bốn khu trục hạm tiếp tục tiến đến Guadalcanal vào lúc hoàng hôn ngày 14 nhưng phải dừng lại ở phía Tây Guadalcanal và đợi vì đang có một trận hải chiến khác.[143][144][145][146][147]
Hạm đội đặc nhiệm của Kondo tập hợp tại Ontong Java Atoll vào đêm ngày 13, sau đó chuyển hướng và tiếp nhiên liệu ở vị trí vượt ngoài tầm với của các máy bay ném bom tại Henderson vào sáng ngày 14. Tàu ngầm Trout của Hoa Kỳ đã theo dõi nhưng không thể tấn công chiếc Kirishima vào lúc nó đang tiếp nhiên liệu. Hạm đội của Kondo sau đó tiếp tục tiến về phía Nam và cũng bị không kích vào trưa ngày 14. Trong lúc không kích chiếc tàu ngầm Flying Fish của Hoa Kỳ đã phóng 5 ngư lôi vào hạm đội Nhật nhưng tất cả đều hụt, sau đó nó đã báo cáo việc này lại bằng radio[148][149].

Trận hải chiến thứ hai ngày 14 -15

Mở đầu

Hạm đội của Kondo tiến đến Guadalcanal qua eo biển Indispensable vào khoảng nửa đêm ngày 14 tháng 11, ánh trăng khuyết cung cấp tầm nhìn khoảng 7 km (3,8 hải lý)[150][151]. Hạm đội gồm thiết giáp hạm Kirishima, tuần dương hạm hạng nặng AtagoTakao, tuần dương hạm hạng nhẹ NagaraSendai cùng 9 khu trục hạm: Hatsuyuki, Asagumo, Teruzuki, Shirayuki, Inazuma, Samidare, Shikinami, UranamiAyanami, vài chiếc trong hạm đội này đã từng tham chiến trong trận đầu như chiếc KirishimaNagara]]. Kondo đã cho treo cờ hiệu soái hạm của mình trên chiếc Atago[30][152].
Với rất ít tàu không bị hư hại, đô đốc William Halsey, Jr. đã tách hai chiếc thiết giáp hạm WashingtonSouth Dakota của nhóm hỗ trợ chiếc Enterprise, cùng với bốn khu trục hạm trong hạm đội đặc nhiệm 64 dưới sự chỉ huy của đô đốc Willis A. Lee ra để bảo vệ Guadalcanal và sân bay Henderson. Đây là một hạm đội được tập hợp một cách qua loa, các thiết giáp hạm chỉ hoạt động cùng nhau trong vài ngày, và bốn khu trục hạm kia được chọn vì chúng ở đó và có nhiều nhiên liệu nhất[153][154][155]. Hạm đội Hoa Kỳ đã đến vùng biển New Georgia Sound vào đêm ngày 14 tháng 11 và lập tức đi tuần xung quanh đảo Savo. Hạm đội Hoa Kỳ xếp theo đội hình 4 khu trục hạm xếp thành hàng phía trên hàng sau là hai chiếc WashingtonSouth Dakota chạy song song nhau bọc hậu cho các khu trục hạm. Vào khoảng 22:25 ngày 14 tháng 11 hệ thống rada trên chiếc South DakotaWashington bắt đầu phát hiện hạm đội của Kondo đang tiến về phía đảo Savo với khoảng cách 18.000 m (20.000 yd)[156][157].

Diễn biến

Kondo đã chia nhỏ hạm đội của mình ra thành nhiều nhóm nhỏ, một nhóm do Hashimoto Shintaro chỉ huy gồm Sendai và hai khu trục hạm ShikinamiUranami sẽ đi xuống từ phía Đông đảo Savo, khu trục hạm Ayanami sẽ đi vòng đảo Savo theo hướng ngược chiều kim đồng hồ từ phía Tây đảo Savo để thăm dò tìm kiếm các tàu của quân đồng Minh[158][159]. Hạm đội Nhật Bản đã phát hiện ra hạm đội của Lee vào lúc 23:00, tuy nhiên Kondo đã nhầm các chiếc thiếc giáp hạm với các tuần dương hạm. Kondo đã ra lệnh cho nhóm tàu của Sendai cùng chiếc Nagara và bốn khu trục hạm tấn công hạm đội Hoa Kỳ trước khi ông cho hạm đội bắn phá gồm thiết giáp hạm Kirishima cùng các khu trục hạm hạng nặng tiến vào vùng biển New Georgia Sound. Hạm đội Hoa Kỳ đã phát hiện ra hạm đội chiếc Sendai nhưng không phát hiện ra các hạm đội khác. Dựa vào rada hai tàu chiến của hoa Kỳ đã bắn vào hạm đội chiếc Sendai vào lúc 23:17. Đô đốc Lee ra lệnh ngừng bắn khoảng 5 phút sau khi nhóm tàu phía Bắc xuất hiện và biến mất trên màn hình rada của mình. Tuy vậy khi đó các chiếc Sendai, UranamiShikinami không hề bị thiệt hại gì và đã ra khỏi tầm hoạt động của rada[160][161][162][163].
Trong lúc đó bốn khu trục hạm của Hoa Kỳ ở vị trí tiên phong bắt đầu đầu pháo với nhóm của hai chiếc AyanamiNagara vào khoảng 23:22. Nagara cùng các khu trục hạm hộ tống của mình đã đáp trả một cách chính xác bằng pháo và ngư lôi, hai chiếc khu trục hạm WalkePreston đã bị trúng đạn và chìm chỉ trong 10 phút. Khu trục hạm Benham thì bị ngư lôi đâm vào và thổi bay mất phần mũi nó buộc phải rút ra khỏi trận chiến (nó bị chìm ngày hôm sau). Chiếc khu trục hạm Gwin bị trúng đạn ở động cơ khiến nó không còn khả năng chiến đấu[164][165][166][167]. Tuy nhiên các khu trục hạm này đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng là che chắn cho các thiết giáp hạm ngăn cản cuộc tấn công đầu tiên có tác động rất mạnh nhưng với một cái giá rất đắt[168] Lee đã ra lệnh cho hai chiếc BenhamGwin rút lui vào lúc 23:48.[168].
Chiếc Washington đi qua vùng vẫn còn ngổn ngan các chiếc tàu khu trục hạm bị hư hỏng và bị đánh đắm của Hoa Kỳ, nó bắt đầu bắn vào chiếc Ayanami với tháp pháo thứ hai của mình. Theo sau nó là chiếc South Dakota đang gặp rắc rối to khi điện trên tàu bị mất, lý do được báo cáo là do khi sửa chữa cầu dao các kỹ sư đã không tuân thủ nguyên tắc an toàn nên đã làm cho bị chập mạch dây chuyền và mất điện khiến cho toàn bộ hệ thống ra đa, radio và hầu hết tháp pháo của nó không thể hoạt động. Tuy nhiên nó vẫn đi theo chiếc Washington đến phía Tây của đảo Savo đến 23:35, khi chiếc Washington quay đầu sang trái tiến xuống phía Nam sau các chiếc khu trục hạm đang bốc cháy. Chiếc South Dakota cố theo sau nhưng lại quay đầu về phía tay phải để tránh chiếc Benham kết quả đội hình của thiết giáp hạm bị xé lẻ ra, hình ảnh chiếc South Dakota trở nên rõ ràng bởi ngọn lửa trên chiếc khu trục đang cháy và trở thành mục tiêu dễ dàng hơn cho hạm đội Nhật[169][170][171][172].
Nhận báo cáo về việc các khu trục hạm của Hoa Kỳ đã bị phá hủy của chiếc Ayanami và các tàu chiến khác của mình Kondo đã đưa hạm đội bắn phá tiến đến Guadalcanal với suy nghĩ rằng hạm đội Hoa Kỳ đã bị tiêu diệt, hạm đội của ông và các thiết giáp hạm Hoa Kỳ càng lúc càng tiến lại gần nhau[173].
Gần như mù và không thể bắn các khẩu pháo của mình một cách hiệu quả chiếc South Dakota đã bị chiếu sáng bởi các đèn pha dò tìm và trở thành mục tiêu của các tàu Nhật Bản kể cả chiếc Kirishima từ lúc 00:00 ngày 15 tháng 11. Cho dù bắn vài phát trúng chiếc Kirishima thì chiếc South Dakota đã bị trúng 25 viên đạn pháo hạng trung và 1 viên hạng nặng. Một số chúng không phát nổ nhưng kết quả là đã phá hỏng toàn bộ khả năng liên lạc cũng như điều khiển các tháp pháo, phần bong trên bị cháy và buộc chiếc South Dakota phải cố gắng tránh xa các cuộc đối đầu. Tất cả các ngư lôi của Nhật điều bị trượt hay không nổ[174][175][176]. Đô đốc Lee sau đó đã mô tả việc chiếc South Dakota bị thành mục tiêu chung của gần như cả hạm đội Nhật là: "Chiếc tàu chiến mới tinh của chúng tôi bị điếc, câm, mù, và vô dụng"[177]. Chiếc South Dakota phải rút khỏi chiến trường với 39 thủy thủ bị chết 59 bị thương vào lúc 00:17 mà không thể thông báo với Đô đốc Lee và bị quan sát bởi các cảnh giới của Kondo[178][179].
Các tàu của Nhật Bản tiếp tục bắn vào chiếc South Dakota và không chiếc nào để ý thấy chiếc Washington đang tiến lại trong phạm vi 9.000 yards (8,2 km). Chiếc Washington đã thấy một tàu chiến lớn (chiếc Kirishima) vài lần nhưng không bắn vì nghĩ đó có thể là chiếc South Dakota. Chiếc Washington không thể thấy chiếc South Dakota do nó đang nằm trong vùng mà rada không thể quan sát được và Lee không thể liên lạc với South Dakota bằng radio để xác định vị trí của nó. Khi các tàu của Nhật chiếu đèn pha dò tìm vào chiếc South Dakota thì chiếc Washington đã xác định được tàu nào là Nhật Bản. Nó đã lập tức bắn vào chiếc Kirishima trong tầm gần với ít nhất 9 viên từ trọng pháo chính 40 viên từ pháo phụ đã trúng mục tiêu khiến chiếc Kirishima bị hư hại nặng và bốc cháy. Chiếc Kirishima bị trúng đạn bên dưới mặt nước khiến bánh lái bị kẹt không thể lái và chạy vòng vòng không thể điều khiển được[180][181][182][183].
Vào lúc 00:25 Kondo đã ra lệnh tất cả các tàu của mình rằng đã có thể tự tập trung và tiêu diệt bất kỳ tàu chiến nào còn tại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên các tàu của Nhật Bản vẫn không biết vị trí của chiếc Washington và các tàu khác của Hoa Kỳ bị hư hỏng đã rời khỏi khu vực chiến trận. Chiếc Washington đã mở hết tốc độ tiến lên phía Tây Bắc đến quần đảo Russell để thu hút hạm đội Nhật Bản ra khỏi Guadalcanal cũng như chiếc South Dakota đang bị hỏng. Các tàu chiến của Nhật Bản sau đó cũng đã thấy chiếc Washington và phóng vài ngư lôi vào nó nhưng chiếc Washington đã né chúng và tiến vào vùng nước nông. Khi đó Kondo tin là đường đã thông cho đoàn tàu vận tải tiến đến Guadalcanal, ông đã ra lệnh cho tất cả các tàu chiến của mình ngưng giao chiến và rút khỏi khu vực khoảng 01:04 và đến 01:30 hầu hết các tàu chiến đã làm theo lệnh[184].

Kết thúc

Hai tàu vận tải chở lính của Nhật Bản bị cháy trong cuộc tấn công.
Cả hai chiếc KirishimaAyanami dều đã bị cho chìm vào 03:25 ngày 15 tháng 11[185][186]. Chiếc Uranami tiếp nhận thủy thủ đoàn từ chiếc Ayanami và các khu trục hạm Asagumo, TeruzukiSamidare tiếp nhận thủy thủ đoàn từ chiếc Kirishima[187]. Trong trận chiến 242 thủy thủ Hoa Kỳ và 249 thủy thủ Nhật đã đã tử trận, đây là một trong hai trận hải chiến mà các thiết giáp hạm đối đầu nhau trong mặt trận Thái Bình Dương, trận thứ hai như thế là trận chiến vịnh Leyte xảy ra ở eo biển Surigao.
Bốn tàu vận tải chở lính của Nhật Bản đã đến được Guadalcanal và đổ quân xuống Tassafaronga vào 04:00 ngày 15 tháng 11 và chiếc Tanaka cùng các khu trục hạm hộ tống đã chạy bọc hậu trong vùng biển New Georgia Sound để bảo vệ các tàu vận tải này. Đội tàu vận tải này vẫn bị tấn công từ 05:55 bởi các phi đội từ Henderson và xung quanh đó cùng các khẩu pháo dã chiến của Hoa Kỳ từ trong đất liền đã nã đạn vào các tàu vận tải. Sau đó chiếc khu trục hạm Meade cũng đã tham gia tấn công các tàu vận tải. Hai tàu vận tải đã bị bắn cháy trong các cuộc tấn công khoảng 2.000-3.000 binh lính Nhật Bản đã đổ bộ thành công lên Guadalcanal nhưng các trang thiết bị và quân nhu cùng đạn dược của họ đã bị mất khi các chiếc tàu vận tải chở quân nhu bị đánh chìm trước đó khi đang trên đường đến Guadalcanal[188][189][190][191][192].
Phản ứng của Yamamoto với thất bại của Kondo trong việc vô hiệu hóa Henderson để đảm bảo an toàn cho đoàn tàu vận tải chở quân nhẹ hơn so với việc rút quân của Abe[193].

Tầm quan trọng của trận chiến

Xác của một trong bốn tàu vận tải Nhật Bản đã đổ bộ lên Guadalcanal.
Thất bại trong việc đổ quân một cách an toàn lên Guadalcanal đã khiến cho quân đội Nhật Bản không thể mở một cuộc tấn công chiếm lại Henderson. Sau đó hải quân Nhật Bản chỉ có thể cung cấp các nhu yếu phẩm chính yếu và một số quân nhu trên Guadalcanal. Vì sự đe dọa của lực lượng không quân nên Nhật Bản không thể chuyển số quân cùng số quân nhu còn lại đến Guadalcanal bằng tàu vận tải lớn được mà chỉ có thể tiếp tục sử dụng các tàu cao tốc để cung cấp quân nhu. Tuy nhiên các nhu yếu phẩm và quân nhu không đủ để có thể duy trì lực lượng trên Guadalcanal. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1942 Nhật Bản bị mất 50 người mỗi ngày vì đó, bệnh tật và bị tấn công. Vào ngày 12 tháng 12, hải quân Nhật Bản đã đề nghị bỏ Guadalcanal mặc dù các chỉ huy của quân đội Nhật Bản vẫn hy vọng có thể chiếm lại được Guadalcanal từ tay quân Đồng Minh. Tổng hành dinh của Đế quốc Nhật Bản với sự chấp thuận của Thiên hoàng ngày 31 tháng 12 năm 1942 đã ra quyết định di tản tất cả lực lượng Nhật Bản trên các hòn đảo đến một tuyến phòng thủ mới cho quần đảo Solomon tại New Georgia[194][195][196].
Đây là trận hải chiến lớn cuối cùng của Nhật Bản trong việc cố gắng chiếm lại sân bay Henderson hay bao vây vùng biển xung quanh đó. Hải quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc tái tiếp tế cho lực lượng của mình tại Guadalcanal kể cả việc đưa hai sư đoàn đến vào cuối tháng 12 năm 1942. Việc không thể vô hiệu hóa Henderson đã khiến cho mọi nỗ lực của Nhật Bản bị thất bại trong việc chống lại lực lượng Hoa Kỳ tấn công Guadalcanal[121]. Việc chống trả cuối cùng của Nhật Bản là khi kết thúc chiến dịch Guadalcanal vào ngày 9 tháng 2 năm 1943 khi Nhật Bản di tản tất cả lực lượng ra khỏi tất cả các đảo trong chiến dịch Ke. Việc chiến thắng chiến dịch Guadalcanal đã giúp quân Đồng Minh củng cố các nơi khác tại khu vực và đã giúp kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai khi Nhật Bản đầu hàng. Tổng thống Hoa kỳ Franklin Roosevelt đã nhận xét sau khi xem kết quả của trận chiến: "Có vẻ như đã giành được bước ngoặc quyết định trong cuộc chiến"[196][197][198].

Chú thích

  1. ^ Frank, Guadalcanal trang 490
  2. ^ Lundstrom, Guadalcanal Campaign trang 523.
  3. ^ Frank, Guadalcanal trang 490. Frank thì nói rằng Nhật Bản chỉ mất 450 lính trên các tàu vận tải, trong cuốn "Những con số mà không người Mỹ nào muốn tin" trang 462, Nhật Bản cũng ghi nhận con số này trong các báo cáo.
  4. ^ Lundstrom, Guadalcanal Campaign trang 522.
  5. ^ Hogue, Pearl Harbor to Guadalcanal trang 235–236.
  6. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal, trang 14–15.
  7. ^ Miller, Guadalcanal: The First Offensive trang 143.
  8. ^ Frank, Guadalcanal trang 338.
  9. ^ Shaw, First Offensive trang 18.
  10. ^ Griffith, Battle for Guadalcanal trang 96–99
  11. ^ Dull, Imperial Japanese Navy trang 225
  12. ^ Miller, Guadalcanal: The First Offensive trang 137–138.
  13. ^ Frank, Guadalcanal trang 202, 210–211.
  14. ^ Frank, Guadalcanal, trang 141–143, 156–158, 228–246, 681.
  15. ^ Frank, Guadalcanal, tr. 315–3216; Morison, Struggle for Guadalcanal, tr. 171–175; Hough, Pearl Harbor to Guadalcanal, tr. 327–328.
  16. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 134–135
  17. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 44–45.
  18. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 225–238
  19. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 41–46
  20. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 93.
  21. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 28.
  22. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 37.
  23. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 79–80
  24. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 38–39
  25. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 227–233
  26. ^ Frank, Guadalcanal trang 429–430
  27. ^ Frank, Guadalcanal trang 432
  28. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 50–90
  29. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 229–230.
  30. ^ a ă Morison, Struggle for Guadalcanal trang 234
  31. ^ Frank, Guadalcanal trang 428
  32. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 92–93.
  33. ^ Morison nói chỉ có 11 khu trục hạm và đã liệt kê tên ra
  34. ^ Evans, Japanese Navy trang 188.Tanaka thì nói có 12 khu trục hạm
  35. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 233–234.
  36. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 103–105.
  37. ^ Frank, Guadalcanal trang 429.
  38. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 235.
  39. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 137.
  40. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 83–85
  41. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 236–237
  42. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 92
  43. ^ Turner và các tàu vận tải đã đến Espiritu Santo an toàn ngày 15 tháng 11.
  44. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 99–107.
  45. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 137–140
  46. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 238–239.
  47. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles, p. 85; Morison, Struggle for Guadalcanal trang 237
  48. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 106–108
  49. ^ Frank, Guadalcanal trang 437–438.
  50. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 86–89
  51. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 124–126
  52. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 239–240.
  53. ^ a ă â Frank, Guadalcanal trang 438.
  54. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 140.
  55. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 89–90
  56. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 239–242
  57. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 129.
  58. ^ Frank, Guadalcanal trang 439.
  59. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 90–91
  60. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 132–137
  61. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 242–243.
  62. ^ a ă Frank, Guadalcanal trang 441.
  63. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 242–243
  64. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 137–183
  65. ^ a ă Frank, Guadalcanal trang 449.
  66. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 150–159
  67. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 96–97, 103
  68. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang246–247
  69. ^ Frank, Guadalcanal trang 443.
  70. ^ a ă â b Morison, Struggle for Guadalcanal trang 244
  71. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 132–136.
  72. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 137–141
  73. ^ Jameson, The Battle of Guadalcanal trang 22
  74. ^ a ă Hara, Japanese Destroyer Captain trang 146.
  75. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 148.
  76. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 142–149
  77. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 244–245.
  78. ^ Frank, Guadalcanal trang 444.
  79. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 160–171.
  80. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 247.
  81. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 234.
  82. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 246
  83. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 180–190.
  84. ^ a ă Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea.
  85. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 146–147.
  86. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 191–201.
  87. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 247–248
  88. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 172–178.
  89. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 144–146
  90. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 249.
  91. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 94
  92. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 248
  93. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 204–212.
  94. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 95
  95. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 249–250
  96. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 213–225, 286.
  97. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 149.
  98. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 147.
  99. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 246–249.
  100. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 250–256.
  101. ^ Frank, Guadalcanal trang 451, trích Leckie's Helmet for my Pillow.
  102. ^ Frank, Guadalcanal trang 451.
  103. ^ Frank, Guadalcanal trang 449–450.
  104. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 153.
  105. ^ a ă Frank, Guadalcanal trang 452.
  106. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 270.
  107. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 272.
  108. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 98
  109. ^ Frank, Guadalcanal trang 454.
  110. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 79 và 97–100
  111. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 298–308.
  112. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 298–308
  113. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 259–160.
  114. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea, trang 274–275.
  115. ^ Kurzman, Left to Die
  116. ^ Frank, Guadalcanal trang 456
  117. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 257
  118. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 101–103.
  119. ^ Jameson, The Battle of Guadalcanal trang 35.
  120. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 399.
  121. ^ a ă Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 400.
  122. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 258.
  123. ^ a ă Hara, Japanese Destroyer Captain trang 156.
  124. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 401
  125. ^ Frank, Guadalcanal trang 459–460.
  126. ^ Frank, Guadalcanal trang 461.
  127. ^ Evans, Japanese Navy trang 190
  128. ^ a ă Frank, Guadalcanal trang 465
  129. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 298–308, 312
  130. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 259.
  131. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 108–109
  132. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 234, 262
  133. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 313
  134. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 316
  135. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 263.
  136. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 109
  137. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 318.
  138. ^ Frank trang 465–474
  139. ^ Hammel trang 298–345.
  140. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 110
  141. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 264–266
  142. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 327.
  143. ^ Evans, Japanese Navy trang 191–192
  144. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 345
  145. ^ Frank, Guadalcanal trang 467–468
  146. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 266–269
  147. ^ Jersey, Hell's Islands trang 446.
  148. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 271
  149. ^ Frank, Guadalcanal trang 469 và chú thích cho chương 18 trang 735.
  150. ^ Evans, Japanese Navy trang 193
  151. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 351, 361.
  152. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 349–350, 415.
  153. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 270–272
  154. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 351–352
  155. ^ Frank, Guadalcanal trang 470.
  156. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 352, 363
  157. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 270–272.
  158. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 234, 273–274
  159. ^ Frank, Guadalcanal trang 473.
  160. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 116–117
  161. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 274
  162. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 362–364
  163. ^ Frank, Guadalcanal trang 475.
  164. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 118–121
  165. ^ Frank, Guadalcanal trang 475–477
  166. ^ Morison, Struggle for Guadalcanal trang 274–275
  167. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 368–383.
  168. ^ a ă Frank, Guadalcanal, p. 478.
  169. ^ Lippman, Second Naval Battle of Guadalcanal
  170. ^ Frank, Guadalcanal trang 477–478
  171. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 384–385
  172. ^ Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 275–277.
  173. ^ Frank, Guadalcanal trang 479.
  174. ^ Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 277–279
  175. ^ Bản scan của báo cáo gốc
  176. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea, p. 385–389.
  177. ^ Frank, Guadalcanal trang 480.
  178. ^ Frank, Guadalcanal trang 482.
  179. ^ Lippman, Second Naval Battle of Guadalcanal trang 9.
  180. ^ Kilpatrick, Naval Night Battles trang 123–124
  181. ^ Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 278
  182. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 388–389
  183. ^ Frank, Guadalcanal trang 481.
  184. ^ Frank, Guadalcanal trang 483–484.
  185. ^ Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 281
  186. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 391.
  187. ^ Frank, Guadalcanal trang 484
  188. ^ Evans, Japanese Navy trang 195–197
  189. ^ Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 282–284
  190. ^ Hammel, Guadalcanal: Decision at Sea trang 394–395
  191. ^ Frank, Guadalcanal trang 488–490
  192. ^ Jersey, Hell's Islands trang 307–308.
  193. ^ Hara, Japanese Destroyer Captain trang 157.
  194. ^ Dull, Imperial Japanese Navy trang 261
  195. ^ Frank, Guadalcanal trang 527
  196. ^ a ă Morison, The Struggle for Guadalcanal trang 286–287.
  197. ^ Frank, Guadalcanal trang 428–92
  198. ^ Dull, Imperial Japanese Navy trang 245–69

Tham khảo

Liên kết ngoài






Bão Bhola (1970)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Bhola (1970)
Bão lốc xoáy rất dữ dội (IMD)
xoáy thuận nhiệt đới cấp 3 (SSHS)
BayofBengalTCNov1219700956UTCITOS1.png
Bão Bhola trước khi đổ bộ
Hình thành 3 tháng 11 năm 1970
Tan 13 tháng 11 năm 1970


Sức gió mạnh nhất Duy trì liên tục trong 3 phút:
185 km/h (115 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
205 km/h (130 mph)
Áp suất thấp nhất 966 mbar (hPa); 28.53 inHg


Số người chết 300.000–500.000[1]
Thiệt hại $86.4 triệu (USD 1970)
Vùng ảnh hưởng Ấn Độ, Đông Pakistan

Một phần của Mùa xoáy thuận Bắc Ấn Độ Dương 1970


Bão Bhola (1970) là một xoáy thuận nhiệt đới tấn công Đông Pakistan (nay là Bangladesh) và bang Tây Bengal của Ấn Độ vào ngày 12 tháng 11 năm 1970. Đây là xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại về nhân mạng cao nhất từng ghi nhận được, và là một trong những thảm họa tự nhiên gây thiệt hại nhân mạng cao nhất trong thời hiện đại.[2] Có đến 500.000 người thiệt mạng trong bão, chủ yếu là do sóng bão làm ngập lụt nhiều các đảo thấp tại đồng bằng châu thổ sông Hằng.[1] Đây là bão xoáy thuận thứ sáu của mùa xoáy thuận Bắc Ấn Độ Dương 1970, đạt sức mạnh tương đương bão cấp 3 Saffir-Simpson.
Bão hình thành tại khu vực trung tâm của vịnh Bengal vào ngày 8 tháng 11, đi về phía bắc và mạnh thêm. Nó đạt sức gió lớn nhất là 185 km/h (115 mph) vào ngày 11 tháng 11, và đổ bộ lên bờ biển của Đông Pakistan vào chiều hôm sau. Sóng bão tàn phá nhiều đảo ngoài khơi, triệt hạ làng mạc và tàn phá cây trồng khắp khu vực.
Chính phủ Pakistan dưới quyền Tướng Yahya Khan bị chỉ trích do xử lý chậm trễ các hoạt động cứu trợ sau bão từ các lãnh đạo chính trị địa phương tại Đông Pakistan cũng như truyền thông quốc tế. Liên minh Awami đối lập giành được thắng lợi lớn trong tỉnh, và tình trạng náo động tiếp diễn giữa Đông Pakistan và chính phủ trung ương gây ra Chiến tranh giải phóng Bangladesh, cuối cùng tạo ra quốc gia Bangladesh.

Lịch sử khí tượng học

Tàn dư của bão nhiệt đới Nora từ Tây Bắc Thái Bình Dương, nguyên tồn tại trong hai ngày tại biển Đông, di chuyển về phía tây qua bán đảo Mã Lai vào ngày 5 tháng 11.[3][4] Tàn dư của hệ thống này góp phần vào sự phát triển của một vùng áp thấp mới tại trung tâm của vịnh Bengal vào sáng ngày 8 tháng 11. Vùng áp thấp mạnh lên khi nó di chuyển chậm theo hướng bắc, và Cục Khí tượng Ấn Độ nâng cấp nó thành một bão xoáy thuận vào ngày hôm sau. Đương thời, không quốc gia nào trong khu vực đặt tên cho các xoáy thuận nhiệt đới, do vậy không có nhật biết mới được đưa ra.[5] Bão trở nên gần như đứng yên vào tối hôm đó gần tọa độ 14,5° B, 87° Đ, song bắt đầu tăng tốc về phía bắc vào ngày 10 tháng 11.[5]
Nó tăng cường thành một cơn bão xoáy thuận dữ dội vào ngày 11 tháng 11 và bắt đầu đổi sang hướng đông bắc khi nó đến gần đầu vịnh. Một mắt rõ được tạo thành trong bão, và nó đạt đỉnh cũng vào ngày hôm đó với sức gió được duy trì 185 km/h (115 mph) và áp lực trung tâm là 966 hPa, tương đương với bão cấp 3 theo Thang bão Saffir-Simpson. Xoáy thuận đổ bộ tại bờ biển của Đông Pakistan vào tối ngày 12 tháng 1, khoảng đồng thời với triều cao bản địa. Khi vào đất liền, hệ thống bắt đầu suy yếu song vẫn được cho là một bão xoáy thuận vào ngày 13 tháng 11 khi nó nằm cách khoảng 100 km (62 mi) về phía nam-đông nam của Agartala. Sau đó, bão nhanh chóng suy yếu thành một vùng áp thấp tàn dư trên nam bộ bang Assam vào tối hôm đó.[5]

Chuẩn bị

Chính phủ Ấn Độ nhận được thông tin khí tượng về xoáy thuận từ những tường trình của tàu trên vịnh Bengal, song do quan hệ Ấn Độ-Pakistan về đại thể là thù địch nên thông tin không được truyền cho chính phủ Pakistan.[6] Một phần lớn dân cư được tường trình là bất ngờ trước cơn bão.[7] Có những dấu hiệu rằng hệ thống cảnh báo báo hiện diện tại Đông Pakistan không được sử dụng đúng cách, và phải trả giá bằng hàng chục nghìn sinh mạng.[8] Cục Khí tượng Pakistan ban hành một bản tin kêu gọi "sẵn sàng nguy hiểm" tại các khu vực duyên hải gặp nguy hiểm vào ngày 12 tháng 11. Khi bão tiến đến gần bờ biển, một "tín hiệu rất nguy hiểm" được phát trên Đài Phát thanh Pakistan. Những người sống sót sau đó nói rằng điều này ít có ý nghĩa với họ, song họ nhận ra một tín hiệu cảnh báo số 1 đại diện cho mối đe dọa lớn nhất có thể.[9]
Sau hai xoáy thuận phá hoại trước đó trong tháng 10 năm 1960 khiến ít nhất 16.000 người thiệt mạng tại Đông Pakistan,[10] chính phủ Pakistan giao thiệp với chính phủ Hoa Kỳ để được trợ giúp phát triển một hệ thống nhằm ngăn ngừa các thảm họa trong tương lai. Giám đốc của Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ là Gordon Dunn tiến hành một nghiên cứu chi tiết và trình báo cáo của ông vào năm 1961. Tuy nhiên, chính phủ không thực hiện các khuyến nghị mà Dunn liệt kê.[6]

Tác động

Bờ biển của vịnh Bengal rất dễ chịu tổn hại từ tác động của các xoáy thuận nhiệt đới, tổng cộng có ít nhất sáu xoáy thuận tấn cộng khu vực làm thiệt mạng trên 100.000 người.[4] Tuy nhiên, Xoáy thuận Bhola 1970 không phải là mạnh nhất trong số đó; xoáy thuận Bangladesh 1991 mạnh hơn đáng kể khi nó đổ bộ tại khu vực đại thể tương đồng với sức gió 250 km/h (160 mph).
Xoáy thuận 1970 là xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại cao nhất từng ghi nhận được và là một trong những thảm họa tự nhiên gây thiệt hại nhân mạng cao nhất trong lịch sử hiện đại. Số người thiệt mạng chính xác chưa từng được biết tới, song được ước tính là 300.000-500.000.[11]

Đông Pakistan

Trạm khí tượng tại Chittagong, 95 km (59 mi) về phía đông của nơi bão đổ bộ, ghi nhận sức gió 144 km/h (89 mph) trước khi máy đo gió của trạm bị thổi bay vào khoảng 22:00 UTC. Một tàu thả neo tại một cảng trong cùng khu vực ghi nhận gió mạnh đạt đỉnh là 222 km/h (138 mph) khoảng 45 phút sau đó.[4] Khi bão đổ bộ, nó gây ra một sóng bão cao 10 mét (33 ft) tại đồng bằng châu thổ sông Hẳng.[11] Trong cảng của Chittagong, triều bão đạt đỉnh khoảng 4 m (13 ft) trên mực nước biển trung bình, 1,2 m (3,9 ft) trong đó là sóng bão.[4]
Đài phát thanh Pakistan thường thuật rằng không có người sống sót trên 13 đảo gần Chittagong. Một chuyến bay qua khu vực trông thấy sự tàn phá hoàn toàn suốt nửa phía nam của đảo Bhola, và những ruộng lúa trên đảo Bhola, đảo Hatia và vùng duyên hải đại lục lân cận bị phá hoại.[12] Một số tàu biển tại các cảng Chittagong và Mongla được tường thuật là chịu thiệt hại, và các sân bay tại Chittagong và Cox's Bazar nằm dưới 1 m (3,3 ft) nước trong vài giờ.[13]
Trên 3,6 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xoáy thuận, và tổng thiệt hại từ bão được ước tính là 86,4 triệu USD (tương đương 450 triệu USD năm 2006).[14] Những người sống sót nói rằng khoảng 85% nhà cửa trong khu vực bị tàn phá hoặc hư hỏng nghiêm trọng, sự hủy diệt lớn nhất xảy ra dọc theo bờ biển.[15] Chín mươi phần trăm ngư dân trên biển trong khu vực chịu thiệt hại nặng, trong đó gồm 9.000 tàu cá xa bờ. Trong số 77.000 ngư dân ven bờ, 46.000 người thiệt mạng do xoáy thuận, và 40% những người sống sót bị tác động nghiêm trọng. Tổng cộng, khoảng 65% năng lực ngư nghiệp tại khu vực duyên hải bị tàn phá do bão, trong một khu vực mà khoảng 80% số protein tiêu thụ đến từ cá. Nông nghiệp cũng chịu tổn thất nghiêm trọng tương tự với 63 triệu USD cây trồng và 280.000 gia súc.[4] Ba tháng sau bão, 75% dân cư đã nhận được lương thực từ các nhân viên cứu trợ, và trên 150.000 người dựa vào cứu trợ để đáp ứng một nửa nhu cầu lương thực của họ.[16]

Ấn Độ

Xoáy thuận kéo mưa diện rộng đến Quần đảo Andaman và Nicobar, với lượng mưa rất lớn vào ngày 8 tháng 11 và 9 tháng 11. Port Blair ghi nhận lượng mưa 130 mm (5,1 in) trong ngày 8 tháng 11, và có một số trận lụt trên quần đảo. MV Mahajagmitra, một tàu chở hàng trọng tải 5.500 tấn đang trên đường từ Calcutta đến Kuwait, bị dắm do bão vào ngày 12 tháng 11, làm thiệt mạng toàn bộ 50 người trên tàu. Tàu gửi đi một tín hiệu cấp cứu và tường trình về gió cấp cuồng phong đang diễn ra trước khi bị đắm.[5][17] Cũng có mưa diện rộng tại Tây Bengal và nam bộ Assam. Mưa gây thiệt hại đối với nhà cửa và cây trồng tại cả hai bang này của Ấn Độ, thiệt hại nặng nhất xảy ra tại các huyện ở cực nam.[5]

Số người thiệt mạng

Hai cuộc khảo sát cứu trợ y tế được tiến hành bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh tả Pakistan-SEATO: lần đầu trong tháng 11 và lần thứ nhì trong tháng 2 và tháng 3. Mục đích của cuộc khảo sát đầu tiên là xác minh các nhu cầu y tế tức khắc tại những khu vực chịu ảnh hưởng, và lần thứ nhì, chi tiết hơn, khảo sát có mục đích làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cứu trợ dài hạn và khôi phục. Trong cuộc khảo sát thứ nhì, khoảng 1,4% dân cư trong khu vực được nghiên cứu.[18]
Cuộc khảo sát đầu tiên kết luận rằng nước mặt tại hầu hết các khu vực chịu ảnh hưởng có lượng muối tương đương với nước lấy từ giếng, ngoại trừ tại Sudharam, nơi mà nước hầu như không thể uống được với hàm lượng muối lên tới 0,5%. Tỷ lệ tử vong được ước tính là 14,2%—tương đương tổng số người thiệt mạng là 240.000.[19] Đau ốm liên quan đến bão thường chỉ giới hạn trong các thương tích nhẹ, song họ nhận thấy một "hội chứng xoáy thuận". Điều này bao gồm những trầy xước nghiêm trọng trên các chi và ngực bắt nguồn từ việc những người sống sót bám vào cây để để chống sóng bão.[19] Ban đầu, có những lo ngại về một đợt bùng phát bệnh tả và thương hàn trong các tuần sau bão,[20] song khảo sát cho thấy không có chứng cứ về một dịch tả, đậu mùa hoặc bất kỳ bệnh nào trong khu vực chịu ảnh hưởng từ bão.[19]
Tổng hợp từ cuộc khảo sát thứ hai có vẻ như đánh giá thấp tương đối do một số nhóm không được tính đến. 100.000 người lao động di cư đang tham gia thu hoạch lúa, các gia đình hoàn toàn bị xóa sổ do bão và những người di cư khỏi khu vực trong ba tháng không được tính đến, và bằng cách loại trừ những nhóm này, mối nguy từ tin đồn và cường điệu được giảm thiểu.[18] Cuộc khảo sát kết luận rằng tổng số người thiệt mạng tối thiểu là 224.000. Những tác động tệ nhất nhận thấy được tại Tazumuddin, nơi có tỷ lệ tử vong là 46,3%, tương đương với khoảng 77.000 người thiệt mạng chỉ riêng tại đó. Tỷ lệ tử vong trung bình trên toàn khu vực chịu ảnh hưởng là 16,5%.[21]
Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ sống sót cao nhất là các nam giới trưởng thành trong độ tuổi 15–49, trong khi hơn một nửa số người thiệt mạng là trẻ dưới 10 tuổi, là nhóm chỉ chiếm một phần ba dân cư trước xoáy thuận. Điều này cho thấy rằng những người non nớt, già, và ốm bị thiệt mạng một cách chọn lọc trong xoáy thuận và sóng bão. Trong nhiều tháng sau bão, tỷ lệ tử vong của nhóm trung niên tại khu vực xoáy thuận thấp hơn so với khu vực kiểm soát gần Dhaka. Điều này phản ánh việc các cá nhân sức khỏe kém bị loại bỏ trong bão.[22]

Hậu quả

Phản ứng của chính phủ

Vào ngày sau khi bão tấn công bờ biển, ba pháo hạm và một tàu bệnh viện chở nhân viên y tế và đồ tiếp tế dời Chittagong đến các đảo Hatia, Sandwip và Kutubdia.[13] Những đội từ lục quân Pakistan tiếp cận nhiều khu vực chịu thiệt hại trong vòng hai ngày sau khi xoáy thuận đổ bộ.[23] Tổng thống Pakistan Yahya Khan trở về khi công du cấp quốc gia đến Trung Quốc và thị sát khu vực thảm họa vào ngày 16 tháng 11. Tổng thống hạ lệnh dốc toàn lực nhằm cứu trợ các nạn nhân.[9] Ông cũng hạ lệnh treo rủ quốc kỳ và tuyên bố một ngày quốc tang vào 21 tháng 11, tức một tuần sau khi xoáy thuận tấn công đất liền.[24]
Trong mười ngày sau xoáy thuận, một máy bay vận tải quân sự và ba máy bay rải hóa chất cây trồng được chính phủ Pakistan phân công làm nhiệm vụ cứu trợ.[25] Chính phủ Pakistan cho biết họ không thể chuyển trực thăng quân sự từ Tây Pakistan do chính phủ Ấn Độ không cấp khoảng trống để họ vượt qua lãnh thổ nước này, song chính phủ Ấn Độ bác bỏ cáo buộc này.[20] Đến ngày 24 tháng 11, chính phủ Pakistan cấp thêm 116 triệu USD nữa nhằm trang trải cho các hoạt động cứu trợ tại khu vực thảm họa.[26] Ngày 24 tháng 11, Yahya Khan đến Dhaka để phụ trách các hoạt động cứu trợ. Thống đốc Đông Pakistan là S. M. Ahsan phủ nhận các cáo buộc rằng các lực lượng vũ trang không hành động đủ nhanh và cho biết nguồn cung cấp tiếp cận toàn bộ những nơi trong khu vực thảm họa ngoại trừ một số điểm nhỏ.[27]
Một tuần sau khi xoáy thuận đổ bộ, Tổng thống Yahya Khan thừa nhận rằng chính phủ của ông đã thực hiện những điều "sơ suất" và "sai lầm" trong quá trình tiến hành các nỗ lực cứu trợ. Ông nói rằng có một sự thiếu hiểu biết về tính trọng đại của thảm họa. Ông cũng nói rằng tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức vào ngày 7 tháng 12 sẽ diễn ra đúng thời gian, mặc dù tám hoặc chín huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất có thể bị trì hoãn, bác bỏ những tin đồn rằng tuyển cử sẽ bị hoãn.[28]
Khi xung đột giữa Đông và Tây Pakistan phát triển trong tháng ba, các văn phòng Dhaka của hai tổ chức chính phủ trực tiếp tham dự vào các nỗ lực cứu trợ đã bị đóng cửa trong ít nhất hai tuần, lần đầu là do tổng đình công và sau đó là một lệnh cấm các công việc của chính phủ tại Đông Pakistan do Liên minh Awami đưa ra. Nhiệm vụ cứu trợ tiếp tục được tiến hành, song việc lập kế hoạch dài hạn bị cắt bớt.[29]

Chỉ trích chính phủ

Các lãnh đạo chính trị tại Đông Pakistan phê phán phản ứng ban đầu của chính phủ trung ương trước thảm họa, một tuyên bố của 11 lãnh đạo chính trị tại Đông Pakistan chỉ trích chính phủ "hiển nhiên sao lãng, vô tình và hoàn toàn lãnh đạm". Họ cũng cáo buộc tổng thống làm giảm tầm quan trọng của vấn đề trong tin tức tường thuật.[26] Ngày 19 tháng 11, các sinh viên tổ chức tuần hành tại Dhaka để phản đối việc chính phủ phản ứng chậm,[30]Maulana Abdul Hamid Khan Bhashani diễn thuyết tại một cuộc tập hợp của 50.000 người vào ngày 24 tháng 11, khi đó ông cáo buộc tổng thống bất tài và yêu cầu ông ta từ chức. Những đối thủ chính trị của tổng thống cáo buộc ông ta cẩu thả trong các nỗ lực cứu trợ và một số yêu cầu ông ta từ chức.[27]
Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Pakistan bắt đầu hoạt động một cách độc lập với chính phủ do kết quả từ một tranh chấp nảy sinh sau khi họ được Hội Chữ thập Đỏ Anh Quốc tặng 20 bè mảng.[31] Một công ty thuốc trừ sâu phải chờ hai ngày trước khi họ được cấp phép cho hai máy bay phun thuốc của họ được tiến hành thả đồ tiếp tế tại các khu vực chịu ảnh hưởng. Chính phủ Pakistan chỉ triển khai một trực thăng duy nhất để tiến hành hoạt động cứu trợ.[9] Một ký giả của Pakistan Observer dành một tuần tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất vào đầu tháng 1 và thấy rằng không lều nào được các cơ quan cứu trị cung cấp để dùng làm nơi ở cho những người sống sót và nhận xét rằng các khoản tài trợ cho việc kiến thiết nhà cửa mới là không đủ.[32]

Hậu quả chính trị

Liên minh Awami là chính đảng lớn nhất tại Đông Pakistan và do Sheikh Mujibur Rahman lãnh đạo, họ giành được đại thắng trong tổng tuyển cử quốc gia trong tháng 12 năm 1970, một phần là nhờ sự bất mãn trước các nỗ lực cứu trợ thất bại của chính phủ quốc gia. Việc bầu 9 ghế trong quốc hội và 18 ghế trong tỉnh hội bị hoãn cho đến ngày 18 tháng 1 do hậu quả của bão.[33]
Công tác điều khiển các nỗ lực cứu trợ của chính phủ làm trầm trọng cảm giác bất mãn tại Đông Pakistan, thổi bùng phong trào kháng cự tại đây. Kinh phí được phát hành một cách chậm chạp, và giao thông làm chậm lại việc đưa đồ tiếp tế đến các khu vực chịu tàn phá. Khi căng thẳng gia tăng trong tháng 3, những nhân viên ngoại quốc sơ tán do lo ngại về bạo lực.[29] Tình hình trở nên xấu hơn và phát triển thành Chiến tranh giải phóng Bangladesh trong tháng 3. Xung đột này mở rộng thành Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971 trong tháng 12 và kết thúc bằng việc hình thành Bangladesh. Đây là một trong những lần đầu tiên một sự kiện tự nhiên kích hoạt một nội chiến.[34][35].

Phản ứng quốc tế

Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp viện trợ cho Pakistan, bất chấp quan hệ đại thể còn xấu giữa hai quốc gia, và đến cuối tháng 11 đã cam kết 1,3 triệu USD (tương đương 6,9 triệu USD năm 2007) để hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ.[36] Chính phủ Pakistan từ chối cho phép người Ấn Độ gửi đồ tiếp tế đến Đông Pakistan bằng đường không, buộc họ phải vận chuyển bằng đường sắt.[37] Chính phủ Ấn Độ cũng cho biết phía Pakistan từ chối một đề nghị về máy bay, trực thăng và thuyền quân sự từ Tây Bengal đến hỗ trợ hoạt động cứu trợ.[38]
Liên Hiệp Quốc quyên tặng 2,1 triệu USD bằng thực phẩm và tiền mặt, trong khi UNICEF bắt đầu một cuộc vận động để đạt thêm một triệu USD.[36] UNICEF giúp tái lập nguồn cung nước tại khu vực chịu ảnh hưởng, tu sửa trên 11.000 giếng trong nhiều tháng sau bão.[39] Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant kêu gọi việc trợ cho các nạn nhân của xoáy thuận và nội chiến vào tháng 8 năm 1971, theo hai chương trình cứu trợ riêng rẽ. Ông nói chỉ 4 triệu USD được đóng góp cho các nhu cầu cấp thiết, thấp so với mục tiêu 29,2 triệu USD.[40] Đến cuối tháng 11 năm 1971, Liên hiệp các Hội Chữ thập Đỏ thu thập được 3,5 triệu USD để cung cấp viện trợ cho các nạn nhân của thảm họa.[36]
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cấp 10 triệu USD (tương đương 53 triệu USD năm 2007) để cung cấp lương thực và cứu trợ thiết yếu khác cho các nạn nhân của bão, và Đại sứ Hoa Kỳ tại Pakistan cam kết rằng ông sẽ "hỗ trợ chính phủ Đông Pakistan mọi cách có thể."[41] Một lời kêu gọi của Ủy ban Khẩn cấp thiên tai Anh Quốc thu được khoảng 1,5 triệu bảng cho cứu trợ thiên tại tại Đông Pakistan.[36][42] Chính phủ Canada cam kết hỗ trợ 2 triệu USD. Pháp và Tây Đức đều cử trực thăng và các đồ tiếp tế khác trị giá 1,3 triệu USD .[36][43] Giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố rằng ông sẽ thăm Dhaka trong một chuyến công du đến Viễn Đông và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm họa.[44] Đến đầu năm 1971, bốn trực thăng Liên Xô vẫn hoạt động trong khu vực nhằm vận chuyển nhu yếu phẩm đến các khu bị chịu thiệt hại nặng. Các máy bay của Liên Xô thay thế các trực thăng của Anh và Mỹ vốn hoạt động ngay sau xoáy thuận.[32] Nội các Nhật Bản phê chuẩn kinh phí cứu trợ 1,65 triệu USD vào tháng 12. Chính phủ Nhật Bản trước đó chịu chỉ trích vì chỉ quyên góp một lượng nhỏ cho công tác cứu trợ.[45] Lô hàng đầu tiên của Trung Quốc tiếp tế cho Đông Pakistan mang theo 500.000 liều vắc xin bệnh tả, vốn không cần thiết do quốc gia này có dự trữ đầy đủ.[37] Chính phủ Trung Quốc gửi 1,2 triệu USD tiền mặt cho Pakistan.[36]

Tham khảo

  1. ^ a ă Paula Ouderm (6 tháng 12 năm 2007). “NOAA Researcher’s Warning Helps Save Lives in Bangladesh”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ "Disaster; East Pakistan: Cyclone May Be The Worst Catastrophe of Century" (pay article), The New York Times, November 22, 1970, p. 169.
  3. ^ Joint Typhoon Warning Center (1969). “Western North Pacific Tropical Storms 1969” (PDF). Annual Typhoon Report 1969. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ a ă â b c Frank, Neil; Husain, S. A. (tháng 6 năm 1971). “The deadliest tropical cyclone in history?” (PDF). Bulletin of the American Meteorological Society. American Meteorological Society. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  5. ^ a ă â b c India Meteorological Department (1970). “Annual Summary — Storms & Depressions” (PDF). India Weather Review 1970. tr. 10–11. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ a ă Anderson, Jack (31 tháng 1 năm 1971). “Many Pakistan flood victims died needlessly” (PDF). Lowell Sun. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  7. ^ Sullivan, Walter (22 tháng 11 năm 1970). “Cyclone May Be Worst Catastrophe Of The Century”. New York Times.
  8. ^ Staff writer (1 tháng 12 năm 1970). “East Pakistan Failed To Use Storm-Warning System”. New York Times.
  9. ^ a ă â Zeitlin, Arnold (11 tháng 12 năm 1970). “The Day The Cyclone Came To East Pakistan” (PDF). Stars and Stripes. Associated Press. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  10. ^ Dunn, Gordon (28 tháng 11 năm 1961). “The tropical cyclone problem in East Pakistan” (PDF). Monthly Weather Review. American Meteorological Society. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  11. ^ a ă Kabir, M. M.; Saha B. C.; Hye, J. M. A. “Cyclonic Storm Surge Modelling for Design of Coastal Polder” (PDF). Institute of Water Modelling. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  12. ^ Staff writer (16 tháng 11 năm 1970). “Pakistan Death Toll 55,000; May Rise to 300,000”. New York Times. Associated Press.
  13. ^ a ă Staff writer (14 tháng 11 năm 1970). “Thousands of Pakistanis Are Killed by Tidal Wave”. New York Times.
  14. ^ EM-DAT: the International Disaster Database (2007). “Disaster List for Bangladesh”. Centre for Research on the Epidemiology of Disasters. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  15. ^ Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 9. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  16. ^ Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 11. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  17. ^ Staff writer (15 tháng 11 năm 1970). “Cyclone Toll Still Rising” (PDF). Florence Morning News (Associated Press). Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  18. ^ a ă Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 6. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  19. ^ a ă â Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 5. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  20. ^ a ă Schanberg, Sydney (22 tháng 11 năm 1970). “Pakistanis Fear Cholera's Spread”. New York Times.
  21. ^ Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 7. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  22. ^ Sommer, Alfred; Mosley, Wiley (13 tháng 5 năm 1972). “East Bengal cyclone of November, 1970: Epidemiological approach to disaster assessment” (PDF). The Lancet. tr. 7–8. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  23. ^ Staff Writer (15 tháng 11 năm 1970). “Toll In Pakistan Is Put At 16,000, Expected To Rise”. New York Times.
  24. ^ Staff writer (19 tháng 11 năm 1970). “Pakistan Now Puts Official Death Toll In Storm at 150,000”. New York Times (Reuters).
  25. ^ Schanberg, Sydney (22 tháng 11 năm 1970). “Foreign Relief Spurred”. New York Times.
  26. ^ a ă Staff writer (23 tháng 11 năm 1970). “East Pakistani Leaders Assail Yahya on Cyclone Relief”. New York Times (Reuters).
  27. ^ a ă Staff writer (24 tháng 11 năm 1970). “Yahya Directing Disaster Relief”. New York Times (United Press International).
  28. ^ Schanberg, Sydney (22 tháng 11 năm 1970). “Yahya Condedes 'Slips' In Relief”. New York Times.
  29. ^ a ă Durdin, Tillman (11 tháng 3 năm 1971). “Pakistanis Crisis Virtually Halts Rehabilitation Work In Cyclone Region”. New York Times.
  30. ^ Staff writer (18 tháng 11 năm 1970). “Copter Shortage Balks Cyclone Aid”. New York Times.
  31. ^ Staff Writer (23 tháng 11 năm 1970). “Disputes Snarl Cyclone Relief” (PDF). Charleston Daily Mail. Associated Press. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  32. ^ a ă Zeitlin, Arnold (13 tháng 1 năm 1971). “Pakistan Cyclone Relief Still Jumbled and Inadequate” (PDF). Long Beach Press-Telegram. Associated Press. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  33. ^ Jin Technologies (1 tháng 6 năm 2003). “General Elections 1970”. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  34. ^ Olson, Richard (21 tháng 2 năm 2005). “A Critical Juncture Analysis, 1964-2003” (PDF). USAID. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  35. ^ “The 10 deadliest storms in history” (PDF). NBC. 7 tháng 5 năm 2008.
  36. ^ a ă â b c d Halloran, Richard (29 tháng 11 năm 1970). “Pakistan Storm Relief a Vast Problem”. New York Times.
  37. ^ a ă Schanberg, Sydney (29 tháng 11 năm 1970). “People Still Dying Because Of Inadequate Relief Job”. New York Times.
  38. ^ Schanberg, Sydney (25 tháng 11 năm 1970). “Pakistan Leader Visits Survivors”. New York Times.
  39. ^ UNICEF. “Sixty Years For Children” (PDF). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  40. ^ Brewer, Sam Pope (13 tháng 8 năm 1971). “Thant Again Asks Aid To Pakistanis”. New York Times.
  41. ^ Zeitlin, Arnold (20 tháng 11 năm 1970). “Official E. Pakistan Death Toll 148,116” (PDF). Yuma Daily Sun. Associated Press. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  42. ^ Disasters Emergency Committee. “DEC Appeals and Evaluations”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  43. ^ Staff writer (20 tháng 11 năm 1970). “U.S. and British Helicopters Arrive to Aid Cyclone Area”. New York Times (Reuters).
  44. ^ Staff writer (22 tháng 11 năm 1970). “Pope to Visit Pakistan”. New York Times.
  45. ^ Staff writer (2 tháng 12 năm 1970). “Tokyo Increases Aid”. New York Times.

No comments:

Post a Comment