Sunday, September 28, 2014

Chào ngày mới 29 tháng 9


Darius-Vase.jpg
CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa.Năm 522 TCNDarius I (hình) giết pháp sư tiếm vị Gaumâta, củng cố vị thế quân chủ của Đế quốc Achaemenes Ba Tư. Năm 440 – Bắt đầu triều đại của Giáo hoàng Lêô I, một trong những vị giáo hoàng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử của Giáo hội Công giáo Rôma. Năm 1954 – 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Năm 2009Một trận động đất có cường độ 8,1 Mw xảy ra dưới đáy biển ở khu vực quần đảo Samoa, gây ra sóng thần khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Darius I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Darius I của Ba Tư)
Darius I Đại đế
Đại Vương Ba Tư (Shah), Pharaông của Ai Cập
Darius.jpg
Chân dung Darius Đại đế
Tại vị 522 TCN486 TCN
Tiền nhiệm Smerdis (Bardiya)
Kế nhiệm Xerxes I
Thông tin chung
Phối ngẫu
Tên đầy đủ Darius Hystaspes
Hoàng tộc Nhà Achaemenid
Thân phụ Hystaspes
Sinh khoảng 549 TCN
Mất 485 TCN (tuổi 63)
An táng Persepolis
Darius/Darayavaush I, hay Darayavaush e Bozorg/Darius Đại đế (khoảng 549 TCN-485 TCN) là vua của Ba Tư cổ đại từ năm 522 TCN đến 485 TCN. Ông lên ngôi đại thống sau khi giết chết vua Gaumata trong cuộc nội chiến (theo bi văn Behistun), và xây dựng lại nhà Achaemenes.[1]
Darius là một quân vương sáng suốt và mạnh mẽ. Ông tiếp tục và mở rộng chính sách khuyến khích văn hóa địa phương của Cyrus Đại đế trong đế quốc, cho phép họ được theo tín ngưỡng riêng và giữ các phong tục riêng của họ. Darius đồng thời cũng là một nhà bảo trợ nghệ thuật vĩ đại, cho xây dựng một quốc lộ hoàng gia cũng như các cung điện nguy nga ở SusaPersepolis. Với sự anh minh của mình, ông đã đưa nước Ba Tư lên tới cực điểm thịnh vượng.[2]
Darius cũng gây ra nhiều cuộc chiến tranh để mở mang đế quốc, và chiếm được những vùng đất xa xôi như Ấn Độ hay Thrace. Khi ông băng hà, đế quốc Ba Tư có lãnh thổ rộng lớn nhất.
Cuộc đời và sự nghiệp của Darius được biết đến qua ghi nhận của các sử gia Hy Lạp cổ đại và qua một bi văn cổ khắc trên khối đá, được gọi là bi văn Behistun. Tuy nhiên, một vài dữ kiện trên bi văn này được xem là hư cấu.[3][4]

Tuổi trẻ

Darius là con trưởng trong số năm người con trai của Hystaspes và Rhodugune vào băn 550 TCN. Hystaspes là một nhân vật "tai to mặt lớn" tại Persis, quê hương của người Ba Tư. Các dòng văn tự triều Darius I ghi nhận rằng Hystaspes là quan Tổng trấn xứ Đại Hạ năm 522 trước Công nguyên. Theo nhà sử học Herodotus, Hystaspes là quan Tổng trấn đất Persis, cho dầu hầu hết các nhà sử học cho rằng điều đó là sai. Cũng theo Herodotos (III.139), Darius, trước khi chiếm đoạt ngôi báu thì "chẳng có vai vế gì vào thời điểm đó", và trở thành lính giáo (doryphoros) trong chiến dịch phạt Ai Cập (528 - 525 trước Công Nguyên) của Đại Vương Ba Tư lúc bấy giờ là Cambyses II[5]. Hystaspes là một võ tướng trong Triều đình Cyrus Đại Đế, có thế lực mạnh[6].
Vào năm 530 trước Công Nguyên, theo sử cũ của Herodotos, vua Cyrus Đại Đế thân chinh xuất binh thảo phạt người Massagetea[7] - một man tộc thiện chiến và dữ tợn ở phương Bắc do Nữ hoàng Tomyris trị vì. Đại Vương Cyrus đã cử mưu sĩ Kroisos cùng với Hoàng tử Cambyses ở lại, phòng khi Đại Vương trận vong thì Cambyses sẽ lên thay ngôi. Về phần Darius, Tướng quân Hystaspes thân phụ ông có theo vua lên đường, nhưng Darius ở lại kinh thành do ông chưa đủ tuổi nhập ngũ.[8] Khi Cyrus Đại Đế vượt qua sông Araxes và ngủ trên đất địch,[7] vị Đại Vương này chiêm bao thấy Darius có hai cánh và đứng ở giao điểm giữ châu Âuchâu Á (theo cách hiểu thời đó là toàn thể thế gian). Khi Cyrus Đại Đế bừng tỉnh, Đại Vương xem đây là điềm báo về mối hiểm họa sau này của mình, hiểu là Darius I sẽ lên thống trị toàn cõi hồng trần. Tuy nhiên, do Cyrus Đại Đế đã chọn Cambyses làm người kế ngôi, chứ không phải là Darius, cho nên Đại Vương lo sợ rằng Darius đang âm mưu phản nghịch, với hàng đống tham vọng chiếm đầy đầu óc của ông. Nghĩ là làm, Cyrus Đại Đế triệu Hystaspes đến và phán hỏi: [8]
"Ta tin chắc rằng, điều ấy báo hiệu con trai của Khanh đang lập nên những mưu đồ phản nghịch và đầy chất tham vọng. Do đó, Khanh nên về nước và khi có chuyện cấp thiết thì bắt giữ ngay hắn lại. Coi sóc chặt chẽ hắn, và hãy để cho hắn sẵn sàng bẩm tấu về hành vi của hắn một khi Ta trở về."
Tướng quân Hystaspes kính bẩm:[7]
"Muôn tâu Bệ Hạ, ông Trời không thể nào cho một người Ba Tư đang sống lại làm chuyện đại nghịch. Nếu có kẻ nào dám làm vậy, cái chết sẽ nhanh chóng đến với hắn ! Người thấy dân Ba Tư là thứ dân nô dịch, Người đã biến họ thành một dân tộc tự do, Người đã khiến họ thu phục mọi dân khác, Người đã biến họ thành Bá chủ của tất cả mọi dân tộc. Nếu chiêm bao của Người thông báo rằng con trai Thần đang rắp tâm mưu phản, Thần xin nguyện giao hắn cho Người để Người xử lý hắn tùy theo ý muốn của Người."
Nói rồi, Hystaspes liền quay về để theo dõi Darius.[9]. Quân Massagetae và quân Ba Tư xáp chiến hết sức khốc liệt, Cyrus Đại Đế và quá nửa đoàn quân hùng mạnh của nhà vua đều bại vong,[7] tàn binh Ba Tư tháo chạy tứ tán. Như vậy, giấc mộng nêu trên là thông điệp của chư thần báo cho Cyrus Đại Đế biết rằng ông sẽ chết trận trong Chiến dịch phạt Scythia này và sau này chiếc Vương trượng sẽ rơi vào tay Darius, con trưởng của Hystaspes.[7] Nhưng nhất thời, ngay sau khi Cyrus Đại Đế trận vong, tại kinh thành Pasargadae, Hoàng tử Cambyses lên nối ngôi, tức là Đại Vương Cambyses II.[10]

Lên ngôi

Có hai nguồn tư liệu chủ yếu ghi chép về quá trình nối ngôi của Darius I, đó là những dòng bi văn của chính ông và sử cũ Hy Lạp. Một số nhà sử học hiện đại suy xét rằng thực chất Darius I là một ông vua soán ngôi. Họ cho rằng, Gaumata có khả năng chính là Hoàng tử Bardiya, và dựa vào thế nước loạn lạc, Darius I đã thẳng tay hạ sát vị Hoàng tử này và cướp đoạt ngai vàng cho chính ông.
[11] Theo Bi văn Behistun do chính Đại Vương Darius I ngự bút, tiên vương Cambyses II đã sát hại Hoàng đệ Bardiya, nhưng thần dân Ba Tư lại không hay biết về vụ án mạng này. Có kẻ tên Gaumata xuất hiện và dối láo với trăm họ rằng ông này chính là Bardiya.[12] Thần dân Ba Tư càng chán ghét sự thống trị bạo ngược của Cambyses II và vào ngày 11 tháng 3 năm 522 một cuộc khởi loạn chống Cambyses II đã nổ ra khi tiên vương đang chinh chiến nơi phương xa. Vào ngày 1 tháng 7 năm 522 trước Công Nguyên, nhân dân Ba Tư tôn Gaumata - tức "Bardiya" - làm Đại Vương. Không có Hoàng thân quốc thích nào của triều Achaemenes dám làm loạn với Gaumata để bảo vệ tính mạng của mình. Darius - vốn là người lính giáo của Cambyses II cho đến khi tiên vương qua đời, kêu gọi giúp đỡ và vào tháng 9 năm 522 trước Công Nguyên, cùng với các cộng sự Otanes, Intraphrenes, Gobryas, Hydarnes, Megabyxus and Aspathines, tiêu diệt Gaumata tại thành trì Sikayauvati.[12]
Vài ngày sau khi giết hại Gaumata, Darius và bảy quý tộc khác đã họp bàn về vận nước. Thoạt đầu, họ bàn bạc về thể chế trị nước, mà Otanes khuyến khích thành lập nền Dân chủ Cộng hòa, Megazybus thì ủng hộ chế độ chính trị đầu sỏ, trong khi Darius thì mong muốn duy trì nền quân chủ chuyên chế. Nhưng Darius giải thích cặn kẽ rằng một Chính phủ Dân chủ - Cộng hòa có nhẽ sẽ tham ô và nội bộ thì sẽ bất hòa lẫn nhau, trong khi chế độ quân chủ chuyên quyền chỉ tập trung quyền lực vào tay Quân vương, qua đó các quý tộc kia tuân theo ông rằng một chế độ quân chủ tuyệt đối là thể chế chính trị đúng đắn nhất của đất nước. Để bầu chọn Đại Vương, sáu quý tộc (Otanes tuyên bố rằng ông không thèm làm vua) đã tiến hành thử thách. Khi bình minh hé sáng, tất cả họ sẽ tập hợp ở ngoại thành và cưỡi trên lưng ngựa, và con ngựa của ai mà hí lên đầu tiên thì người đó sẽ lên ngôi Đại Vương. Theo điển cố do Herodotos kể lại, người nô lệ Oebares đã giúp cho Darius đoạt được ngôi báu. Trước khi bắt đầu cuộc thi, Oebares xoa hay bàn tay vào bộ phận sinh dục của con ngựa quý của Darius. Khi sáu quý tộc tụ tập đầy đủ nơi ngoại thành, Oebares đặt tay bên hai lỗ mũi con ngựa của Darius, khiến con ngựa gửi thấy mùi và hý vang trời. Liền lúc đó, những tia chớp hiện ra trên bầu trời, rồi sét đánh rầm trời, khiến cho sáu quý tộc kia tin rằng Thần nhân đã chứng nhận Vương quyền của Darius, nên họ liền nhảy xuống gựa và bái lạy Darius.[13] Darius chả tin rằng ông lấy được cây Vương trượng nhờ vào sự gian trá, mà là nhờ vào trí thông minh tuyệt vời, thậm chí ông còn cho tạc bức tượng ông ngồi trên lưng con ngựa đang hý vang và ghi khắc "Darius, con trai của Hystaspes, đã giành được quyền lực tối cao của Ba Tư nhờ trí khôn của con ngựa của Người và mưu trí của Oebases - bật mã ôn của Người". [14]
Lên ngôi đại thống có nghĩa là Darius I phải gánh vác trách nhiệm rất to lớn. Dưới triều hai vua Cyrus II và Cambyses II, nước Ba Tư đã hưng thịnh, có quân đội mạnh, khiến thiên hạ phải kinh sợ. Tuy nhiên, tình hình đất nước sau khi vua Darius I lên ngôi là thiếu ổn định, đang đứng bên bờ vực khủng hoảng.[2]
Khoảng năm 520 TCN, Hoàng tử Xerxes ra đời.

Cai trị

Năm 516 TCN, Người Babylon nổi dậy chống lại ách thống trị của Darius. Ông chuẩn bị một cuộc đàn áp.
Năm 514 TCN, Darius chiếm lại được Babylon.
Năm 512 TCN, Darius vượt sông Donau[15] để giao chiến với người Scythia, nhưng thua trận và rút lui.
Năm 512 TCN, Darius cho làm loại đồng tiền vàng Daric.
Darius đã đưa bờ cõi của đế quốc tới tận bắc Ấn Độ về phía Đông và tới Thổ Nhĩ Kỳ về phía Tây.
Bấy giờ, đế quốc Ba Tư Achaemenid đã trở thành một đế quốc rộng lớn nhất thế giới (7.500.000 km²), được chia làm 20 tỉnh cho dễ cai trị. Mỗi tỉnh do một quan satrap (tỉnh trưởng) trị vì.
Năm 500 TCN, Ông mở ra một chương trình xây dựng đầy tham vọng. Nhất là một quốc lộ hoàng gia dài 1.500 dặm (2400 km) từ Susa[16] (Iran ngày nay) tới Ephesus tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đế quốc Ba Tư lên tới đỉnh cao hoàng kim[17]. Đế quốc này cũng trở thành nước lớn nhất thế giới thời đó, rộng 7.500.000 km².
Năm 499 TCN, Những khu định ở Thổ Nhĩ Kỳ làm loạn. Họ được hậu thuẫn bởi các thành bang lớn của Hy Lạp cổ đại, trong đó có cả thành Athena. Từ đó, chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư nổ ra.
Hình Darius trên các bình gốm Hy Lạp cổ đại
Năm 490 TCN, Darius cố gắng ổn định lại trật tự, ông phái 80 vạn quân đi chinh phạt thành Athena. Đội quân của ông tiêu diệt được xứ Eretria, xong lại đại bại tại trận Marathon. Từ đó, cuộc chiến Hy Lạp-Ba Tư kết thúc, với kế quả là Hy Lạp thắng, Ba Tư giảm bớt phần nào quyền lực, dù vẫn không mất địa vị quyền lực của một đế quốc rộng lớn, giàu có và hùng mạnh chưa từng thấy[18].
Năm 485 TCN, Darius băng hà. Ông ở ngôi được 36 năm, hưởng thọ 64 tuổi và được chôn cất ở thành phố Persepolis. Ngai vàng Ba Tư đã được truyền cho một người con trai của ông là Xerxes I - con trưởng của hoàng hậu Atossa.

Con cái

Con của con gái Gobryas
Con của Atossa
Con của Parmys, con gái Smerdis
Con của Phratagune
Con của Phaedymia, con gái Otanes'
Không rõ
Con của những cung phi vô danh
  • Ariamenes (thỉnh thoảng bị nhầm lẫn với một trong ba người con trai của con gái Gobryas)
  • Arsamenes
  • Ba công chúa vô danh
  • Sandauce
  • Ištin
  • Pandušašša

Xem thêm

Chú giải

  1. ^ Darius Đại đế - Hoàng đế Ba Tư
  2. ^ a ă J. Poolos, Darius the Great, trang 19
  3. ^ Darius 1 Đại đế
  4. ^ Full translation of the Behistun Inscription - wikipedia tiếng Anh
  5. ^ Cook 1985, tr. 217
  6. ^ Abbott 2009, tr. 14
  7. ^ a ă â b c Herodotus, George Rawlinson, The Histories, trang 61
  8. ^ a ă Abbott 2009, tr. 14-15
  9. ^ Abbott 2009, tr. 15-16
  10. ^ Abbott 2009, tr. 286-287
  11. ^ Boardman 1988, tr. 53
  12. ^ a ă Boardman 1988, tr. 54
  13. ^ Poolos 2008, tr. 17
  14. ^ Abbott 2009, tr. 98
  15. ^ Trang web Đại sứ quán Iran
  16. ^ Một trong 4 thủ đô của Đế quốc Ba Tư (các thủ đô kia là Persepolis, Pasargadae, Ectabane
  17. ^ Theo cuốn Lịch sử thế giới
  18. ^ Theo cuốn 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới của Ngọc Lê.

Tham khảo

Liên kết ngoài






Giáo hoàng Lêô I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo hoàng Lêô I
Tên khai sinh Lêô
Sinh Khoảng 400
Tuscany, Đế quốc Tây La Mã
Mất 10 tháng 11 năm 461
Rôma, Đế quốc Tây La Mã
Thứ tự
Tựu nhiệm 29 tháng 9 năm 440
Bãi nhiệm 10 tháng 10 năm 461
Tiền nhiệm Sixtus III
Kế nhiệm Hilarius
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Lêô

Giáo hoàng Lêô I hay Lêô Cả (Latinh: Leo I) là giáo hoàng thứ 45 của Giáo hội Công giáo Rôma, kế vị giáo hoàng Xíttô III. Ông là một trong những vị Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử của Giáo hội Công giáo. Cùng với giáo hoàng Grêgôriô I, ông được lịch sử gọi là Đức Giáo hoàng "Cả". Ông cũng được tôn phong là Thánh và là tiến sĩ Hội thánh.
Theo niên giám Tòa Thánh năm 1806 thì ông lên ngôi vào năm 440 và ở ngôi trong 21 năm, 1 tháng và 4 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông kéo dài từ ngày 29 tháng 9 năm 440 cho tới ngày 10 tháng 11 năm 461.
Ông được đánh giá là một kiểu mẫu Giáo hoàng lý tưởng cho những thế kỷ kế tiếp của Rôma. Ông thành công trong việc ngăn chặn vua của người HungAttila, nhưng thất bại đối với Vandals Gaiseric, bộ lạc này đã xâm lăng và cướp phá thủ đô Rôma vào tháng 6, họ chỉ miễn trừ các Đền Thánh. Giáo hoàng Lêô đã không làm được gì ngoại trừ việc tái thiết thành phố của mình từ đống gạch vụn đổ nát.

Trước khi trở thành giáo hoàng

Theo Liper Pontificalis thì Lêô I được sinh ra tại Tuscany, nước Ý, không rõ ngày tháng. Có lẽ ông sinh vào khoảng năm 400. Ông tới Rôma từ rất sớm và gọi đây là "Tổ Quốc của ta". Leo I đã sớm gia nhập hàng giáo sĩ đã tạo được uy tín rất nhanh. Khi còn là thầy "cầm đèn" (Trợ Đăng), ông đã được Sixtô III – vị Giáo hoàng tương lai, trao phó một sứ mạng tin cẩn bên cạnh thánh Âu Tinh. Vào năm 430, ông là phó tế của Giáo hội Rôma dưới thời giáo hoàng Celestine (422-432), cùng với thời gian, ông có được một vị trí quan trọng trong Giáo hội này.
Ông nổi tiếng đến nỗi tu sĩ Cassianô thành Marseille gọi là "món trang sức của Giáo Hội Rôma và của thừa tác vụ thánh", nhiều nhân vật hàng đầu vẫn đều đặn thư từ với ông. Chính ông là người đã báo động với giáo quyền chống lại tư tưởng của Giulianô thành Eclanô, nối tiếp bè rối Pêlagiô. Dưới thời Giáo hoàng Sixto III (432-440), vào năm 440 phó tế Lêô được hoàng đế Tây La Mã là Galla Placidia cử sang xứ Gaule (sau là Pháp) để giải hòa giữa thái công Êtiô và tư lệnh vệ binh Albinô.

Nhiệm kỳ giáo hoàng

Mùa hè năm 440, Giáo hoàng Sixtô III qua đời, đã muốn Lêô là người kế vị. Ông được giáo sĩ và dân chúng bầu làm Giáo hoàng mới. Tin này đến với Lêô khi ông đã hoàn tất sứ mạng hoà bình ở xứ Gaule. Trở lại Rôma, vị tân Giáo hoàng được tấn phong ngày 29 tháng 9 năm 440. Trước trách nhiệm chất đầy, ông đã sợ:
Lạy Chúa, có sự cân xứng nào giữa gánh nặng Chúa trao và sự yếu hèn của con, giữa sự cất nhắc và sự hư không của con?
—Giáo hoàng Lêô I
Và tiếp:
Chúa đã đặt gánh nặng cho con, xin Chúa gánh với con, xin Chúa hãy là người hướng dẫn và nâng đỡ con.
—Giáo hoàng Lêô I
Giáo hoàng Lêô I được một vài sử gia gọi là Giáo hoàng đầu tiên. Trong nhiệm kỳ của ông đế quốc Ðông La Mã bị xâu xé bởi những cuộc tranh chấp, hoàng đế Thêôđôsô III bảo vệ lạc giáo; đế quốc Tây La Mã ở dưới quyền những hoàng đế nhu nhược: Valentinianô III chỉ là một thanh niên 20 tuổi, chỉ có sức mạnh để hưởng lạc, việc triều chính trao vào tay mẹ là Galla Placidia, là người có phẩm chất trang nghiêm của một vị lãnh đạo nhưng lại có thần kinh bất ổn của một người đàn bà, và để đương đầu với sự xâm nhập của bên ngoài, đế quốc chỉ trông vào nghị lực của danh tướng Flavius Aetius.

Quyển gửi Phavianô

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Lêô I đã kiên trì chống bè Pelagian, Manichae và các bè rối khác, ngoài ra ông cũng áp đặt các quy luật để duy trì sự chân thực của đức tin Kitô Giáo. Năm 445, hoàng đế Valentinianô III đã chuyển nhượng cho Giáo hoàng quyền gọi lên Rôma "bất kỳ vụ kiện nào ngàu nghĩ là thích hợp" (Cod. Theod, Novell, tit. 24, De episcoporum ordin).
Giáo hoàng đã có hành động dứt khoát trong cuộc tranh cãi về kitô học do Eutykes nhen nhúm ở Đông phương. Eutykes (378-454) là một đan viện phụ ở Constantinopolis, cho rằng nơi Đức Kitô, Thiên Tính bao trùm nhân tính đến độ chỉ còn thiên tính (lạc thuyết Monophysis). Song người lãnh đạo lại là Dioscorus, giáo chủ Alexandria. Ban đầu chỉ là một cao trào nhằm tiêu diệt mọi vết tích của lạc thuyết Nestorius, bằng việc cách chứng nhiều Giám mục Syria có cảm tình với công đồng Epheso lên án.
Nhưng đến khi Eutykes bị Giám mục ConstantinopolisFlavianô phạt vạ tuyệt thông và thông báo vấn đề cho Giáo hoàng Lêô I, Giáo hoàng đã viết một tông thư về tín lý–sau nổi tiếng dưới nhan đề Quyển gửi Phavianô, bức thư được công bố ngày 13 tháng 6 năm 449 trong đó ông trình bầy giáo lý Công Giáo về Chúa Giêsu: trong Chúa Giêsu có một ngôi vị, nhưng, trong ngôi vị duy nhất ấy, có hai bản tính, thiên tính và nhân tính. "Cũng trái với đức tin Công Giáo như vậy nữa khi đặt ra vấn đề phân chia giữa tác động cứu độ của Lời với tác động cứu độ của Lời hóa thân làm người. Qua việc nhập thể, tất cả mọi tác động cứu độ của Lời Thiên Chúa luôn luôn được thực hiện trong mối hiệp nhất với bản tính loài người được Người mặc lấy vì phần rỗi của tất cả mọi người. Chủ thể duy nhất tác hành nơi cả hai bản tính, bản tính nhân loại và bản tính thần linh, là ngôi vị duy nhất của Lời" (Thánh Lêô Cả, Tomus ad Flavianum: DS 294).
Trong một lá thư gửi cho hoàng đế Leo I ông cũng khẳng định: "Bởi thế, thuyết qui hoạt động cứu độ cho Lời theo thần tính của Người sau khi nhập thể như vậy, một hoạt động cứu độ được thực hiện ‘thêm vào’ hay ‘ở ngoài’ nhân tính của Chúa Kitô, không hợp với đức tin Công Giáo (Thư gửi Hoàng Đế Lêô I Promisisse me memini: DS 318 ‘... in tantam unitatem ab ipso conceptu Birginis deitate et humanitate conserta, ut nec sine homine divina, nec sine Deo agerentur humana’. Cũng x DS 317)". Giáo hoàng Lêô I cũng y nhận vạ tuyệt thông Eutykes khiến vấn đề trở thành lớn. Hoàng đế Theodosius II và Dioscorus đứng về phía Eutykes. Eutykes cũng nại sang tòa thánh.

Hội nghị Epheso

Năm 449, hoàng đế Theodosius II mời tất cả những Giám mục ủng hộ vị này về dự hội nghị Epheso. Giáo hoàng Lêô I có cử ba đại diện đến dự và gửi thư tỏ lập trường. Bức thư của ông gửi cho Giám mục Flavianô ở Constantinopolis, để trình bày giáo lý hai bản tính, nhân tính và thiên tính trong một ngôi vị là Chúa Giêsu. Nhưng vị Giám mục chủ tọa là Dioscorus, bạn Eutykes, không cho đọc lá thư đó. Nhóm Eutykes chỉ phải ký nhận Kinh Tin Kính Nicea.
Ngược lại, Giám mục nào nói Chúa Giêsu hai bản tính thì đều bị truất chức. Quân lính triều đình được mời đến để "đánh chết những kẻ phân biệt hai bản tính". Thánh Flavianô bị đánh trọng thương rồi chết. Giám mục Theodoret báo tin cho Rôma và Giáo hoàng Lêô triệu tập một công đồng ở Rôma luận phi công đồng 449, mà lịch sử gọi là "mẻ cướp Epheso" (Latrocinium Ephesinum) (Jugie: Eutychès và Monophysisme trong: Dict. de Théol. Cath – Mansi, Q.VI, 529-1102 và VIII, 1-654). Thế nhưng học thuyết Eutykes được công khai tuyên truyền cho đến hoàng đế qua đời.

Cộng đồng Cacledonia

Theodosius II qua đời vào năm sau. Marcianus (450-457) lên thay, và đứng về phía La Mã. Hoàng đế yêu cầu Giáo hoàng đến chủ tọa công đồng. Nhưng Giáo hoàng Lêo I không thể đi được vì Hung Nô đã xâm lăng đất Ý. Năm 451, một công đồng được họp tại Chalvédonie với sự tham gia của 630 Giám mục. Giáo hoàng cử 5 đại diện: 3 Giám mục và 2 linh mục đến công đồng mang theo thư của ông. Giám mục Dioscorus cũng đến và đề nghị kết án tuyệt thông đức Lêô nhưng không được ai hưởng ứng. Một tháng sau, công đồng di chuyển sang Cacledonia. Một trong những việc thứ nhất của công đồng là xét lại "mẻ cướp Epheso". Dioscorus bị tố cáo về tội lộng hành, bị cách chức và lưu đày. Thánh Flavianô được phục hồi.
Sang phần giáo lý, bản tuyên xưng đức tin của Nicea và bức thư của Giáo hoàng Lêô được đem ra đọc. Trong đó, ông viết: " Chúng tôi tuyên xưng có một Chúa Giê-su Ki-tô, Con một Thiên Chúa, Đấng chúng tôi nhìn nhận có hai bản tính: Thiên tính và Nhân tính mà giữa hai bản tính này không hề có sự lẫn lộn, biến đổi, phân chia hay lìa nhau (in duabus naturis inconfuse, immutabiliter, indivise, inseparabiliter agnoscendum). Sự khác biệt giữa hai bản tính không hề bị mất đi bởi sự kết hiệp, trái lại, các đặc tính của mỗi bản tính này còn y nguyên trong một Ngôi vị duy nhất". Hai bản văn vừa đọc xong, toàn thể nghị phụ đồng thanh hô " Đó là đức tin của các tông đồ. Chúng tôi đều tin như vậy, Phê-rô đã nói qua miệng Lêô" (Petrus locutus est per Leonem). Một trong các đặc sứ của Piô I đã ra lệnh hoan hô ông là "Tổng Giám mục tất cả các Giáo Hội".
Tuy nhiên, nhiều Giám mục Hy Lạp, Syria, Ai Cập đã không chịu ký nhận công thức do Công đồng Calcedonia đã soạn theo tinh thần của Giáo hoàng Lêô: "Chúng tôi đồng thanh dạy rằng: Ngôi con, tức Đấng Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, có trọn vẹn Thiên tính và trọn vẹn Nhân tính, là Thiên Chúa thật và là người thật, đồng bản tính với Đức Chúa Cha về Thiên tính và đồng bản tính với chúng ta về nhân tính; sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước vô cùng về Thiên tính và về nhân tính đã sinh ra trong thời gian qua vì chúng ta bởi trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, cùng là một Đấng Ki-tô, Ngôi Con, Chúa chúng ta, được sinh ra với hai bản tính, không lẫn lộn, không biến đổi, không phân chia, không lìa nhau… trong một ngôi vị duy nhất". (Mansi, Q.VII, 116). Các Giám mục này cho rằng nếu chấp nhận công thức Calcedonia, tức là đi ngược với công đồng Epheso (431) và không thể dung hòa được với giáo lý của thánh Cyrillô.
Trong công đồng Calcedonia (451) cũng đã biểu quyết điều XXVIII có nội dung như sau: "Vì vấn đề tôn giáo của một đô thị liên quan đến chính trị, nên mong rằng: "Tòa thánh Rôma mới (Constantinopolis) có đầy đủ mọi quyền hành về tôn giáo như Rôma, tuy nhiên vẫn phải đứng "hàng nhì" sau Rôma". "các quyền đã được gán cho toà Rôma cũ một cách công bình, bởi vì thành này đã là thành của Hoàng Đế, cũng vậy các đặc ân ấy cũng được gán cho Rôma mới, được tôn vinh vì sự hiện diện của Hoàng Đế và nghị viện". Đồng thời họ cũng nâng Constantinopolis lên hàng toà Tổng Giám mục có quyền tài phán trên các xứ Pôntô, Á, Thracia, nghĩa là biến Byzancia thành 1 toà giáo chủ, toà thượng phụ.
Các đặc sứ Giáo hoàng Lêô I cực lực phản đối nhưng vô ích. Các ông chỉ còn cách yêu cầu ghi những lời phản kháng đó vào biên bản. Điều này được hoàng đế Justinianus II (685-711) lập lại và khai thác nhân công đồng Trullo (691-692). Giáo hoàng Lêô I khi vừa hay tin về các việc đã xảy ra liền viết cho vợ chồng Marcianô và Pulchêria một bức thư, trong đó ông nói về "khuynh hướng thiếu khôn ngoan", trái ngược với sự hiệp nhất Kitô giáo và với sự bình an của Giáo Hội. Nhưng không bao giờ ông nhận được thư trả lời. Chính lúc đó Giáo hoàng Lêô đã lập tại Constantinopolis một đặc sứ thường trực, và người trao cho Giám mục Giulianô thành Cos: Đó là Toà Sứ Thần Toà Thánh đầu tiên.

Can thiệp trước những cuộc xâm lăng nước Ý

Trong sự tan vỡ của Đế quốc Tây La Mã, uy tín của Giáo hoàng Lêô I đã thể hiện trong những cuộc can thiệp trước các cuộc xâm lăng nước Ý. Ông thường được coi là "giáo hoàng hòa bình".

Ngăn chặn Attila

Giáo hoàng Lêô cả gặp Attila được minh hoạ trong một cuốn sách (1358)
Năm 451, Flavius Aetius, Meroves và Theodoricus hiệp lực đánh tan tác quân Hung Nô tại Catalaunica (gần Chalons). Tháng 8/452, vua Hung Nô là Attila (432-453) trở lại Tây Phương. Lần này Attila tiến công nước Ý, quét sạch Bắc Ý, phân tán dân chúng (vì thế người Venezia mới tị nạn qua các đảo và mới nảy sinh ra thành Venezia) phá hải cảng Aquilê. Triều đình sợ quá bỏ thành Ravenna rút về Rôma. Người ta không còn tin vào Aetius nữa.[cần dẫn nguồn] Trong khi đó, các cố vấn da trắng của kẻ xâm lược là Oreste, người La Mã và Onégèse người Hy Lạp, thúc đẩy Attila tiến công Rôma.
Cuộc gặp gỡ của Giáo hoàng Lêô I với Attila, vua người Hung bên ngoài thành La Mã, trên trời là hai vị thánh Phêrô và Phaolô, Tranh được vẽ bởi Raphael
Truyền thuyết kể lại rằng khi gần tới Rôma (ở Minciô) Attila thấy, trong một đám mây bụi vàng, một đám rước kỳ lạ đang tiến lên. Các linh mục Kitô giáo mặc áo lễ, các tu sĩ mặc áo dòng, một đám đông phó tế và ca đoàn mang thánh giá, cớ phướn, lắc các bình hương vàng lóng lánh dưới ánh mặt trời, chầm chậm tiến đến đón ông trong tiếng hát thánh thi và thánh vịnh trầm bổng, đối đáp. Giữa đám rước là một cụ già, râu bạc ngồi trên lưng ngựa cầu nguyện. Attila phóng ngựa về phía dòng sông, cho ngựa bước xuống sông và dừng lại trên một cồn cát. Đoàn đại biểu kỳ lạ đợi ở bờ sông bên kia. Attila hét to hỏi cụ già: "Tên ông là gì?""Lêô Giáo Hoàng". Tiếng hát ngừng bặt. Attila do dự, rồi lại cho ngựa bước xuống nước, tới bờ sông. Và Đức Giáo hoàng đến trước mặt ông… Giáo hoàng đã yêu cầu Attila rút quân đổi lấy việc triều cống. Attila đồng ý, nhờ đó Rôma mới thoát khỏi cảnh tàn phá. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý đến tác động của hoàng đế Marcianô trên vùng hậu cứ quân Hung Nô.
Người ta không biết Giáo hoàng Lêô đã lấy lý lẽ gì để thuyết phục Attila? Ông có nhắc lại số phận thê thảm của Alaric, sau khi xúc phạm đến Thành không? Tương truyền những người đương thời bảo rằng: năm ngoái Đức Giám mục Loupus (sói) đã thành công ở Troyes, năm nay uy tín của Đức Giáo hoàng Lêô (Sư Tử) thành Rôma cũng không kém! Thực tế không ai biết được cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ấy bao giờ. Chỉ biết, sau khi hoàn thành sứ mạng trao phó, Giáo hoàng Lêô trở lại gặp hoàng đế Valentinianô III, người đã nói:
"Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cứu chúng ta khỏi cảnh nguy khốn lớn".
Nhưng huyền thoại lại muốn rằng, trong khi Giáo hoàng Lêô nói với Attila thì vị vua này thấy sau lưng người một người mặc áo trắng như một linh mục cầm gươm doạ mình. Có người bảo nhân vật ấy là một thiên sứ, người khác nói là thánh Phêrô, người khác nữa lại cho là thánh Phaolô. Huyền thoại này người đương thời hoàn toàn không hay biết, nó chỉ xuất hiện vào thế kỷ IX–X và đến thế kỷ XIII được Giacôbê đệ Vôraginô ghi vào Huyền Thoại Vàng. Chính huyền thoại này đã cảm hứng Raphaêlô vẽ bức hoạ nổi tiếng ở Vaticanô.

Thuyết phục quân Vandale

Quân Vandale, sau một thời gian chiếm đóng Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Gensericus (Gensêricô) (428-477) vượt xuống Phi châu năm 428. Năm 455, quân Vandale đổ bộ lên nước Ý và chiếm Rôma. Valentinianô, đến phiên ông ta bị giết bởi tay người phục thù cho Aetius. Pêtrôniô Maximô lên thay thế cũng bị nhân dân phẫn nộ. Giáo hoàng Lêô I đã đứng ra can thiệp với Gensêricô để không đốt Thành, không tra tấn dân chúng, nhưng ông không thể cản được 14 ngày cướp phá… Hành động của ông không phải chỉ để bảo vệ hàng giáo sĩ khi ông đi ra gặp thủ lãnh của những kẻ xăm lăng để thương thuyết ngừng tấn công, mà còn tránh cho thành Rôma và các đền thờ thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Gioan có đầy dân chúng ẩn náu không bị đốt cháy và tàn phá.

Khẳng định quyền của Rôma

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Lêô I luôn khẳng định và nâng cao vị thế của Rôma cũng như của người đứng đầu Giáo hội. Ông nhận rằng Ðức Chúa Trời đã chỉ định mình làm Tổng chủ giáo của hết thảy Giám mục, và hoàng đế Valentinien III đã nhìn nhận điều đó (năm 445). Ông đã đề cao quyền của Rôma tại xứ Gaule, Tây Ban Nha và Phi Châu và khẳng định rằng quyền tối thượng của Giáo hoàng dựa trên Thánh Kinh do Thiên Chúa trao ban. Một số Giám mục hơi độc lập quá thì bị ông "uốn nắn" lại như thánh Hilarô thành Arles, Giám mục thành Thessalônica…; Thượng phụ Constantinopolis tỏ ra có những tham vọng khả dĩ đe doạ thượng quyền La Mã liền bị Giáo hoàng Lêô phản đối, dù vị này dựa một công đồng và vào hoàng đế của mình.
Ông đã can thiệp vào việc mừng lễ Phục Sinh, bị lộn xộn trở lại, công đồng Nicêa đã chấm dứt cuộc tranh chấp về việc này bằng cách kết án vĩnh viễn những người chủ trương mừng lễ Phục Sinh chung với lễ Vượt Qua của người Do Thái ngày 14 tháng Nisan và đã ấn định lễ này vào Chúa Nhật sau trăng tròn tháng Ba (dương lịch). Giáo phận Alexanđria được phân công phụ trách ghi nhận quyết định này. Giữa thế kỷ V, đó đây người ta bắt đầu hoài nghi về cách tính toán của người Alexanđria. Ông được coi là "Người Tổ Chức Giáo Hoàng Chế Lịch Sử". Trong một bức thư đề ngày 10/ 8/446 gửi các Giám mục Phi Châu, ông viết:
"Rôma ban những lời giải đáp cho các trường hợp mà người ta trình lên, những lời giải đáp ấy là những phán quyết…".

Các tác phẩm

Lêô I là vị Giáo hoàng đầu tiên mà chúng ta còn giữ được những bài giảng mà ông ngỏ lời với dân chúng trong những buổi cử hành phụng vụ. Bài giảng của ông còn giữ được 96 bài bằng ngôn ngữ Latinh rất và 143 lá thư. Hầu hết đều là những tài liệu về tín lý, kỷ luật và lịch sử. Trong bài giảng (64, 1-2) về lễ Phục sinh được cử hành trong mọi lúc "không phải như là cái gì đã qua, nhưng như là biến cố hiện tại". Giáo hoàng nhấn mạnh: tất cả thuộc một chương trình chính xác: như Đấng Tạo Hóa đã khiến cho con người được nhào nặn bằng bùn đất trở thành sống động với hơi thở của sự sống lý trí, cũng thế sau tội nguyên tổ, Thiên Chúa đã gửi Con mình xuống thế gian để tái tạo cho con người phẩm giá đã mất và phá hủy ách thống trị của ma quỷ qua sự sống mới của ơn thánh. "Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống". Đức Kitô là Thiên Chúa và là Người thật, "Ngài không xa lạ với nhân loại nhưng khác hẳn với tội lỗi" (Bài giảng, số 64).
Các tác phẩm dù thiếu cơ sở triết học và văn hoá (ông không biết tiếng Hy Lạp) nhưng rất hay, như Quyển gửi Flavianô quan trọng về tín lý. Có lẽ do ảnh hưởng của ông, người ta đã soạn thảo cuốn Sách Lễ đầu tiên, sách này vào thế kỷ sau được soạn thảo lại nhiều ít nhưng vẫn được gọi là Sách Các Phép của thánh Lêô.
Lêô I được gán cho là tác giả của cuốn Sacramentarium; quyển này cũng được gọi là Sacramentarium Leonianum Veronesae, vì được tìm thấy ở Veronese. Người ta gán cho Lêô I là tác giả nhưng có lẽ đây là một tập sưu tập của một cá nhân nào đó mà thôi. Hiện tại còn 139 trang ghi những lời kinh nguyện về thánh lễ:kinh cầu nguyện, kinh dâng lễ, rước lễ, oratio super populum; cộng với một ít nghi lễ. Ngoài ra còn có phần Consecratio Episcoporum, presbyteri, Benedicto super diaconos, Benedictio fontis...[2]
Ở Rôma, Giáo hoàng thường ra khỏi điện Latêranô, để lo đến những cảnh khốn cùng, dựng lại những đổ nát, đào bới các Hang Toại Đạo, phân phát thóc lúa khi có nạn đói. Ở Ý, ông đòi đòi các ứng viên Giám mục phải có đủ điều kiện, quản trị tài sản Giáo Hội, định ngày Rửa Tội. Ông chống lại các mê tín dị đoan và hoạt động của các nhóm lạc giáo Manikê và gắn liền phụng vụ với cuộc sống thường ngày của tín hữu: ví dụ như kết hiệp ăn chay với bác ái và bố thí, đặc biệt trong bốn mùa ghi dấu thời tiết thay đổi.

Qua đời

Giáo hoàng Lêô I qua đời ngày 10/11/461. Ông được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô. Năm 668, Giáo hoàng Sergiô I dựng bia mộ người, đã viết: "Người vẫn còn canh thức, kẻo chó sói hằng luôn rình rập, xông vào cắn xé đoàn chiên". Giáo hoàng Biển Đức XIV đã tuyên xưng Thánh Giáo hoàng Lêô I là Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 15 tháng 10 năm 1754. Ông được giáo hội kính nhớ vào ngày 10 tháng 11.
Ý thức được giai đoạn lịch sử trong đó người đang sống và sự chuyển tiếp đang xảy ra trong một thời đại khủng hoảng nặng - từ Rôma ngoại giáo sang Rôma Kitô - Đức Leo Cả biết gần gũi với dân chúng và tín hữu với hoạt động mục vụ và lời giảng dậy. Người linh hoạt tình bác ái tại Rôma bị thử thách vì đói kém, vì số người tị nạn tuốn về, vì bất công và nghèo túng. Người chống lại các mê tín dị đoan và hoạt động của các nhóm lạc giáo Manicheo. Người gắn liền phụng vụ với cuộc sống thường ngày của tín hữu: kết hiệp ăn chay với bác ái và bố thí, đặc biệt trong bốn mùa ghi dấu thời tiết thay đổi. Đặc biệt Đức Leo Cả dậy cho tín hữu biết rằng phụng vụ Kitô không phải là việc nhớ lại các biến cố quá khứ, mà là hiện tại hóa các thực tại vô hình hoạt động trong cuộc sống của từng người.
—Bài giảng của giáo hoàng Biển Đức XVI, Sáng thứ tư 5-3-2008

Chú thích

  1. ^ Annuario pontificio 1806, Google sách
  2. ^ Phụng vụ thánh lễ, Lm. Aug Nguyễn Văn Trinh, Nxb Tôn giáo, quý II/2008

Tài liệu tham khảo

  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, NXB Văn Hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Thánh Leo I, Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1]
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Suy niệm các thánh, giáo phận Nha Trang [2]
  • Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online, Nhóm Tinh Thần nhuận chính lại theo Patron Saint và Santi-Beati-Testimoni.
  • Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt Vietnamese Missionaries in Asia; Thánh Lêo Cả, Giáo hoàng & Tiến sĩ Hội Thánh, TGP Sài Gòn [3]
  • Thánh Leo Cả, một trong các ngôi sao giáo phụ và chủ chăn lớn của Giáo Hội, Bài giảng của Giáo hoàng Biển Đức XVI, Radio Vatican [4]
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Ðào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công Giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.

Người tiền nhiệm
Xíttô III
Danh sách các giáo hoàng
Emblem of the Papacy SE.svg
Người kế nhiệm
Hilariô


CERN

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức nghiên cứu nguyên tử Châu Âu
Conseil Européenne
pour la Recherche Nucléaire
CERN member states.svg
Các nước thành viên
Thành lập 29 tháng 9 năm 1954[1]
Trụ sở chính Geneva
Thành viên 20 nước thành viên và 8 quan sát viên
Lãnh đạo Rolf-Dieter Heuer
Trang web
12 thành viên sáng lập CERN năm 1954 (bản đồ năm 1989)
54 năm sau khi sáng lập, thành viên của CERN tăng lên 20 nước, 18 trong số đó là thành viên EU tính đến năm 2008
Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (tiếng Pháp: Organisation Européenne pour la Recherche Nucléaire), (tiếng Anh: European Organization for Nuclear Research), được biết đến như CERN, (Phát âm tiếng Pháp: [sɛʀn]), phát âm /ˈsɜrn/ (viết tắt của Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire), là phòng thí nghiệm vật lí hạt lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây Bắc ngoại ô Geneva, trên đường biên giới Pháp-Thuỵ Sĩ, được sáng lập năm 1954.[1] Tổ chức gồm 20 quốc gia Châu Âu thành viên, và là nơi làm việc của khoảng 2,600 nhân viên, cũng như 7,931 nhà khoa họckĩ sư (đại diện cho 580 trường đại học và tổ chức nghiên cứu và 80 quốc gia).
Nhiệm vụ chính của CERN là cung cấp máy gia tốc hạt và các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu vật lí hạt. Một lượng lớn thí nghiệm đã được các phòng thí nghiệm liên quốc gia thực hiện tại CERN để sử dụng chúng. CERN cũng là nơi khai sinh ra World Wide Web. Trụ sở chính tại Meyrin cũng có một trung tâm máy tính lớn với khả năng xử lí dữ liệu siêu hạng để phân tích số liệu thí nghiệm, và để có thể sử dụng để nghiên cứu ở bất kì đâu, chúng đã, đang và tiếp tục là một trung tâm mạng diện rộng chính.
Là một tổ chức liên quốc gia, lãnh thổ của CERN không chính thức thuộc về Thuỵ Sĩ hay Pháp về mặt pháp lí.[2] Các nước thành viên đóng góp cho CERN trong năm 2008 là khoảng 1 tỉ franc Thuỵ Sĩ (tương đương 664 triệu Euro, khoảng 13,8 nghìn tỉ VNĐ).[3]

Lịch sử

Hiệp định sáng lập CERN được kí kết vào ngày 29 tháng 12 năm 1954 bởi 11 quốc gia Tây Âu.[1] CERN là từ viết tắt của Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire (Hội đồng Nghiên cứu nguyên tử Châu Âu), là một hội đồng lâm thời nhằm mục đích thành lập phòng thí nghiệm, được sáng lập bởi chính phủ của 11 quốc gia. Cái tên viết tắt này vẫn được sử dụng cho phòng thí nghiệm sau khi hội đồng lâm thời tan rã, mặc dù tên chính thức đã được đổi lại là Organisation Européenne pour la Recherche Nucléaire (Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử Châu Âu) năm 1954.[4] Theo Lew Kowarski, nguyên giám đốc của CERN, khi đổi tên, tên viết tắt đáng lẽ ra là OERN, nhưng nó có vẻ bất tiện khi phát âm. Werner Heisenberg phát biểu: "Nhưng tên viết tắt vẫn cứ là CERN mặc dù không viết tắt cho tên".[cần dẫn nguồn]
Ngay sau khi được thành lập lập, phòng thí nghiệm không chỉ nghiên cứu trong phạm vi năng lượng nguyên tử mà tập trung sâu vào vật lí hạt. Bởi thế, phòng thí nghiệm do CERN điều hành thường được biết đến với tên Phòng thí nghiệm Vật lí hạt Châu Âu (Laboratoire européen pour la physique des particules).

Một số thành tựu khoa học

Nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực vật lí hạt đã được tạo ra qua những thí nghiệm tại CERN. Trong đó bao gồm
  • 1973: Tìm ra dòng điện trung tính trong buồng bọt Gargamelle.[5]
  • 1983: Tìm ra Boson Z trong thí nghiệm UA1UA2.[6]
  • 1989: Xác định số chùm neutrino bằng máy gia tốc hạt LEP thí nghiệm trên boson Z.
  • 1995: Tạo ra nguyên tử phản hydro trong thí nghiệm PS210.[7]
  • 1999: Tìm ra hiện tượng bất đối xứng trong phân rã K-meson, thí nghiệm NA48.[8]
Giải Nobel Vật lý năm 1984 được trao cho Carlo RubbiaSimon van der Meer cho những nghiên cứu dẫn đến việc tìm ra hạt W và Z.
Giải Nobel Vật lý năm 1992 được trao cho nhà nghiên cứu của CERN, Georges Charpak "cho phát triển các máy dò hạt, đặc biệt là buồng tỉ lệ đa dây "

Công nghệ thông tin

World Wide Web được bắt đầu từ một dự án tại CERN mang tên ENQUIRE, được điều hành bởi Ngài Tim Berners-Lee năm 1989 và Robert Cailliau năm 1990[9]. Berners-Lee và Cailliau trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội máy tính ACM năm 1995 cho những cống hiến của họ trong việc phát triển World Wide Web.
Được xây dựng trên cơ sở siêu văn bản, dự án nhằm mục đích tạo ra thiết bị chia sẻ thông tin giữa các nhà nghiên cứu. Trang web đầu tiên đi vào hoạt động năm 1991. Ngày 30 tháng 4 năm 1993, CERN tuyên bố rằng World Wide Web là tự do đối với tất cả mọi người. Một bản sao của trang web đầu tiên[10], được tạo ra bởi Berners-Lee, vẫn được phát hành trên trang World Wide Web Consortium như một văn bản lịch sử.
Bên cạnh phát triển Web, CERN cũng đi tiên phong trong việc giới thiệu công nghệ Internet, bắt đầu từ những thập niên 1980. Một phần lịch sử của của thời kì này có thể tham khảo tại đây.

Các quốc gia thành viên

Các quốc gia thành viên của CERN năm 2008
   Thành viên sáng lập
   Thành viên gia nhập sau
Bản đồ động cho thấy sự thay đổi thành viên của CERN từ 1954 đến 1999
Thành viên CERN (xanh) và quan sát viên (đỏ: Hoa Kỳ, Israel, Thổ Nhĩ Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, và Nga) (tính đến 2008)
12 thành viên sáng lập của CERN từ 1954 là:
Từ khi sáng lập, CERN thường xuyên bổ sung thành viên mới. Tất cả mọi thành viên gia nhập sau đều tiếp tục duy trì trong tổ chức ngoại trừ Tây Ban Nha gia nhập năm 1961, rút tên 8 năm sau đó và tái gia nhập năm 1983. Lịch sử thành viên của CERN như sau:
  •  Áo gia nhập năm 1959, trở thành thành viên thứ 13.
  • Flag of SFR Yugoslavia.svg Nam Tư rời khỏi tổ chức năm 1961 (còn 12 thành viên)
  •  Tây Ban Nha gia nhập năm 1961 (trở thành thành viên thứ 13), rút tên năm 1969 (12 thành viên), tái gia nhập năm 1983 (13 thành viên)
  • Flag of Portugal.svg Bồ Đào Nha gia nhập năm 1985 (14 thành viên)
  • Flag of Finland (bordered).svg Phần Lan gia nhập năm 1991
  •  Ba Lan gia nhập năm 1991 (cùng với Phần Lan trở thành thành viên thứ 16)
  •  Hungary gia nhập năm 1992 (17 thành viên)
  •  Cộng hòa Séc gia nhập năm 1993
  •  Slovakia gia nhập năm 1993 (cùng với Cộng hoà Séc tăng lượng thành viên lên 19)
  •  Bungary gia nhập năm 1999 (20 thành viên)
Có hai mươi quốc gia thành viên thường trực, 18 trong số đó thuộc EU.
6 nước quan sát viên:
Cũng có một số quan sát viên là các tổ chức quốc tế
Các nước phi thành viên (và ngày đặt quan hệ hợp tác) tham gia thường xuyên vào các chương trình của CERN:
  •  Algérie
  •  Argentina - 11 tháng 3 năm 1992
  •  Armenia - 25 tháng 3 năm 1994
  •  Úc - 1 tháng 11 năm 1991
  •  Azerbaijan - 3 tháng 12 năm 1997
  •  Belarus - 28 tháng 6 năm 1994
  • Flag of Brazil.svg Brasil - 19 tháng 2 năm 1990 & tháng 10 năm 2006
  •  Canada - 11 tháng 10 năm 1996
  •  Chile - 10 tháng 10 năm 1991
  •  CHND Trung Hoa - 12 tháng 7 năm 1991, 14 tháng 8 năm 1997 & 17 tháng 2 năm 2004
  •  Colombia - 15 tháng 5 năm 1993
  •  Croatia - 18 tháng 7 năm 1991
  •  Cuba
  •  Síp - 14 tháng 2 năm 2006
  •  Estonia - 23 tháng 4 năm 1996
  • Gruzia Gruzia - 11 tháng 10 năm 1996
  •  Iceland - 11 tháng 9 năm 1996
  •  Iran - 5 tháng 7 năm 2001
  •  Ireland
  • Flag of Lithuania.svg Litva - 9 tháng 11 năm 2004
  •  Cộng hòa Macedonia - 27 tháng 4 năm 2009[11]
  • Flag of Mexico.svg México - 20 tháng 2 năm 1998
  •  Montenegro - 12 tháng 10 năm 1990
  • Flag of Morocco.svg Maroc - 14 tháng 4 năm 1997
  •  New Zealand - 4 tháng 12 năm 2003
  •  Pakistan - 1 tháng 11 năm 1994
  •  Peru - 23 tháng 2 năm 1993
  •  România - 1 tháng 10 năm 1991. Từ 12 tháng 12 năm 2008 là ứng cử viên trở thành nước thành viên của CERN.
  •  Serbia - 8 tháng 6 năm 2001. Năm 2008 xin ứng cử trở thành nước thành viên của CERN.[12].
  •  Slovenia - 7 tháng 1 năm 1991
  •  Nam Phi - 4 tháng 7 năm 1992
  •  Hàn Quốc - 25 tháng 10 năm 2006. Sẽ trở thành ứng cử viên vị trí quan sát viên của CERN trong những năm tới.
  •  Đài Loan
  •  Thái Lan
  •  Ukraina - 2 tháng 4 năm 1993
  • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam

Chú thích

CERN: nơi Web ra đời

Liên kết ngoài

Tọa độ: 46°14′3″B 6°03′10″Đ
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment