Wednesday, September 24, 2014

Chào ngày mới 24 tháng 9

Camp Nou aerial (cropped).jpg
CNM365. Chào ngày mới 24 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập tại Guiné-Bissau (1973); ngày Hiến pháp tại Campuchia.  Năm 1841 – Quốc vương Brunei nhượng lại Sarawak cho người thám hiểm người Anh James Brooke. Năm 1877Chiến tranh Tây Nam: Lục quân đế quốc của Nhật Bản giành được thắng lợi quyết định trước phiến quân Satsuma trong trận Shiroyama. Năm 1946Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới.  Năm 1957Sân vận động Camp Nou (hình) được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất tại châu Âu.

Guiné-Bissau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Guiné-Bissau
República da Guiné-Bissau (tiếng Bồ Đào Nha)
Flag of Guinea-Bissau.svg Emblem of Guinea-Bissau.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Guiné-Bissau
Khẩu hiệu
"Unidade, Luta, Progresso"
(Tiếng Bồ Đào Nha: "Đoàn kết, Tranh đấu, Tiến bộ")
Quốc ca
Esta é a Nossa Pátria Bem Amada
(Tiếng Bồ Đào Nha: "Đây Tổ quốc thân yêu của chúng ta")
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Quyền Tổng thống
Thủ tướng
Raimundo Pereira
Carlos Gomes Júnior
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Bồ Đào Nha
Thủ đô Bissau hoặc Buba
11°52′B, 15°36′T
Địa lý
Diện tích 36.120 km² (hạng 133)
Diện tích nước 22,4% %
Múi giờ GMT (UTC+0)
Lịch sử
Ngày thành lập 24 tháng 9 năm 1973
10 tháng 9 năm 1974
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 1.416.027 người (hạng 151)
Dân số (2002) 1.345.479 người
Mật độ 39,2 người/km² (hạng 130)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 1,101 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,348 thấp (hạng 172)
Đơn vị tiền tệ Franc CFA (XAF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .gw
Guiné-Bissau (phiên âm Tiếng Việt: Ghi-nê Bít-xao[1]), tên đầy đủ là Cộng hòa Guiné-Bissau (tiếng Bồ Đào Nha: República da Guiné-Bissau) là một quốc gia ở Tây Châu Phi và trong những nước nhỏ nhất trên lục địa này. Guiné-Bissau giáp Sénégal về phía bắc, Guinée về phía nam và đông. phía tây là Đại Tây Dương. Là một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, xứ này nguyên có tên là Guiné Portugesa nhưng sang thời kỳ độc lập quốc hiệu "Guiné" được ghép thêm "Bissau", tên của thủ đô để thành "Guiné-Bissau" hầu phân biệt với nước Cộng hòa Guinée láng giềng.

Lịch sử

Guiné-Bissau xưa thuộc vương quốc Kaabu, phụ thuộc Đế quốc Mali. Vương quốc Kaabu đến thế kỷ 18 vẫn tồn tại tuy không trọn vẹn vì người Bồ Đào Nha đã chiếm cứ vùng duyên hải từ thế kỷ 15. Nạn buôn nô lệ phát khởi vào thế kỷ 17, sau càng thịnh hành đến cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt và khu vực Guiné-Bissau là nguồn đáng kể cung cấp nô lệ sang Tân Thế Giới, nhất là sang Brasil.
Người Bồ Đào Nha duy trì nền thuộc địa đến thập niên 1950 thì phong trào kháng chiến vũ trang do "Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné và Cabo Verde" (Partido Africano da Independência da Guiné e Cabo Verde PAIGC) phát động. Dưới sự lãnh đạo của Amílcar Cabral đảng này dần kiểm soát được phần lớn nước Guiné. Lực lượng du kích dựa vào địa thế rừng núi và nguồn viện trợ quân sự từ Cuba, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và một số quốc gia châu Phi khác dần chiếm được ưu thế. Năm 1973 đảng PAIGC tuyên bố độc lập. Liên Hiệp Quốc liền công nhận chính phủ mới. Sang năm sau tại Bồ Đào Nha một chính phủ thiên tả thành lập sau cuộc đảo chính ở Lisboa cũng thừa nhận nền độc lập của Guiné-Bissau, chấm dứt 500 năm thuộc địa.
Tuy độc lập, liền sau đó Guiné-Bissau bước vào thời kỳ hỗn loạn. Thành phần ủng hộ Bồ Đào Nha trước kia bị sát hại. Điển hình là cuộc thảm sát tại Bissorã. Mồ chôn tập thể tại Cumerá, PortogoleMansabá là chứng tích của thời kỳ thanh toán trả thù.
Khó khăn kinh tế cuối thập niên 1970 đưa đến cuộc đảo chính lật đổ Cabral. Tướng João Bernardo Vieira cũng thuộc đảng PAIGC nguyên là thủ tướng lên nắm quyền nhưng nhóm PAIGC trên đảo Cabo Verde không phục và đòi ly khai. Vieira ra lệnh hủy hiến pháp đương hành và lập Hội đồng Cách mệnh để điều hành chính phủ. Năm 1984 chính phủ phê chuẩn bản hiến pháp mới và giao quyền cho nhóm dân sự do Vieira chủ đạo. Mười năm sau Guiné-Bissau mở cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên nhưng đến năm 1998 thì phe quân đội đảo chính, lật đổ chính phủ của Vieira, gây ra cuộc nội chiến Guiné-Bissau. Năm 2000, Kumba Ialá của đảng Cách tân Xã hội (Partido para a Renovaçao Social PRS) đắc cử tổng thống nhưng chỉ ba năm sau phe quân đội lại cướp chính quyền. Ialá bị bắt. Bầu cử quốc hội diễn ra năm 2004 hầu tái lập chính phủ dân sự nhưng xung đột nội bộ trong nhóm quân đội gây nhiều loạn lạc.
Tháng 6 năm 2005, Guiné-Bissau lại tổ chức tổng tuyển cử. Hai cựu tổng thống Ialá đảng PRS và Vieira đảng PAIGC đều ra tranh cử với Vieira đắc cử, lập chính phủ dân sự thứ ba của Guiné-Bissau.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Vieira bị lính phản loạn giết chết. Cuộc ám sát này có liên hệ đến vụ nổ bom giết tướng Tagme Na Waie và phe quân đội đã giết Vieira để trả thù.[2]

Chính trị

Tòa nhà Quốc hội Guiné-Bissau.
Thông tin cơ bản về chính trị:
Chính thể Cộng hòa Tổng thống.
Khu vực hành chính 9 vùng.
Hiến pháp Thông qua ngày 16 tháng 5 năm 1984, được sửa đổi năm 1991, 19931996. Hiến pháp mới có hiệu 1ực từ ngày 7 tháng 7 năm 1999.
Cơ quan hành pháp Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến những lãnh đạo các đảng phái trong cơ quan lập pháp.
Cơ quan lập phápQuốc hội (Đại hội đại biểu nhân dân) gồm 100 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm.
Cơ quan tư pháp Tòa án Tối cao; Tòa Thượng thẩm hình sự và dân sự; các Tòa án vùng.
Ngày 16 tháng 11 năm 2008, dưới sự tài trợ của quốc tế (chủ yếu là EU), Guiné-Bissau đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội. Cuộc bầu cử đã diễn ra hoà bình và công bằng, Đảng cầm quyền PAIGC thắng cử, với 67/100 ghế tại quốc hội, tăng thêm 22 ghế.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Vieira và Tổng Tư lệnh quân đội Na Wai bị ám sát, Chủ tịch Quốc hội Guiné-Bissau nhậm chức quyền Tổng thống.
Tháng 7 năm 2009, Guiné-Bissau tổ chức bầu cử tổng thống với thắng lợi thuộc về cựu Tổng thống Malam Bacai Sanha thuộc Đảng cầm quyền Người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC) với 63% số phiếu ủng hộ.
Các Đảng chính:
+ Đảng người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC – Đảng cầm quyền)
+ Đảng cải cách xã hội (PRS)

Hành chánh

Guiné-Bissau được chia thành tám phân bộ (regiões). Dưới phân bộ là 37 khu (sector). Riêng vùng thủ đô Bissau là một khu tự trị (sector autónomo) riêng, ngang hàng với phân bộ. Tám phân bộ là:
  • Bafatá
  • Biombo
  • Bolama
  • Gabú
  • Oio
  • Quinara
  • Tombali
  • Cacheu
Bản đồ Guiné-Bissau

Địa lý và khí hậu

Guiné-Bissau nằm ở khu vực Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, Bắc giáp Sénégal, Nam và Tây giáp Guinea. Lãnh thổ gồm các vùng đầm lầy thấp ven biển, vùng rừng nhiệt đới, các khu rừng sú vẹt ở vùng duyên hải, 25 đảo nhỏ. Quần đảo Bijagós trải rộng trên khoảng 48 km2. Một phần ba đất nước gồm những cánh đồng lầy, trái ngược với các cao nguyên ở phía đông cao tới 3.000 m. Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện phát triền các khu rừng và đồng cỏ.
Với diện tích 36.120 km², Guiné-Bissau là một quốc gia nhỏ miền nhiệt đới. Địa thế nước này tương đối thấp, điểm cao nhất chỉ có 300 m. Nội địa Guiné-Bissau là vùng sinh thái savanna gồm rừng thưa xen lẫn cỏ cao. Vùng duyên hải thì lầy lội. Ngoài khơi là quần đảo Bijagos.
Khí hậu Guiné-Bissau nóng quanh năm và nhiệt độ không thay đổi mấy, trung bình khoảng 26,3 °C. Tuy vậy ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa khi gió ngoài biển thổi vào từ Tháng Sáu đến Tháng Mười và mùa khô khi gió từ lục địa và sa mạc Sahara thổi ra từ Tháng Mười một đến Tháng Ba, còn gọi là gió harmattan.

Kinh tế

Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Hai hàng xuất cảng chính là và hột điều nhưng nền kinh tế Guiné-Bissau đã gặp nghiều khó khăn kể từ cuộc chiến giành độc lập năm 1974. Tiếp theo sau đó là cuộc nội chiến 1998-99 gây nhiều thiệt hại đến hạ tầng cơ sở. Năm 2003 kinh tế Guiné-Bissau lại thêm gián đoạn bởi cuộc đảo chính, làm tổn thương đến mức sống người dân. Hai đợt tuyển cử quốc hội và tổng thống đã đem lại ít nhiều ổn định dầu mong manh để hồi phục kinh tế đất nước.
Tính theo chỉ số quốc tế thì Guiné-Bissau là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 2/3 dân chúng sống dưới ngạch bần cùng. Thời kỳ bất ổn chính trị đã làm kinh tế suy thoái, xã hội suy đồi, và mậu dịch mất quân bình.
Năm 2007 tổng trưởng Nha Ma túy và Tội ác của Liên Hiệp Quốc, Antonio Maria Costa cảnh giác cơ nguy Guiné-Bissau có thể biến thành một "quốc gia ma túy" (narco-state) sau mấy đợt chặn bắt được lượng thuốc ma túy đáng kể ở đây[3]. Kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào trồng cây lương thực (lúa, ngô, một số sản phẩm xuất khẩu (lạc, hạt điều, chà làgỗ) và đánh bắt biển. Khai thác lâm nghiệp còn yếu kém.
Tiềm năng tài nguyên gồm dầu mỏ ngoài khơi, bauxit, phosphatdu dịch quần đảo Bijagós. Guiné-Bissau thuộc nhóm các nước kém phát triển. Từ năm 1986, chính phủ áp dụng chương trình tái thiết của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh bắt . Đây cũng là quốc gia sản xuất điều thô lớn thứ ba châu Phi và thứ sáu trên thế giới với sản lượng 120.000 tấn, mang lại 60% nguồn thu ngoại tệ mỗi năm, tương đương 60 triệu USD. Bờ biển nước này có rất nhiều cá, thu hút những tàu đánh bắt cá của EU với sản lượng khai thác mỗi năm là 500.000 tấn. Đổi lại, hàng năm EU phải trả cho Guiné-Bissau 7,5 triệu euro. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân và lúacây lương thực chính của đất nước.
Guiné-Bissau còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên như bô xít, gỗ, dầu lửa, phốt phát... Tiềm năng lâm nghiệp của Guiné-Bissau rất lớn nhưng rừng mới chỉ được khai thác một cách không chính thức. Mặc dù có nhiều thế mạnh song Guiné-Bissau vẫn là nước nghèo thứ ba thế giới và phải dựa nhiều vào viện trợ quốc tế. Hiện nay, thu nhập của nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nông sản (điều, lạc, dầu dừa), hải sảnlâm sản (gỗ).
Guiné-Bissau là nước sớm thực hiện cải cách kinh tế bằng kế hoạch 3 năm (1983-1985) về chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Năm 1986, Đại hội 4 của Đảng cầm quyền đã ra nghị quyết về đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, chuyển mạnh quá trình tư nhân hoá, kể cả về ngoại thương (từ chỗ chỉ có 2 công ty của nhà nước độc quyền ngoại thương đã tư nhân hoá toàn bộ ngành ngoại thương). Chính phủ đã thông qua những biện pháp mạnh mẽ nhằm phá giá đồng pê-xô, tăng giá cho những người sản xuất nông nghiệp và tiến hành tự do thương mại. Hiện nay, Nhà nước chỉ quản lý về mặt luật phápthuế. Các công ty tư nhân được tự do trong mọi hoạt động kinh doanh.
Về ngoại thương, tổng giá trị xuất khẩu của Guiné-Bissau năm 2009 đạt khoảng 250 triệu USD bao gồm hạt điều thô (90%), , hải sản, lạc, gỗ. Bạn hàng chủ yếu là Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam, Hàn Quốc.
Guiné-Bissau nhập khẩu khoảng 300 triệu USD gồm các mặt hàng thực phẩm, thiết bị máy móc và vận tải, sản phẩm dầu lửa. Bạn hàng chính là Bồ Đào Nha, Sénégal, Pháp, Pakistan.
Năm 2009, GDP của nước này đạt 826 triệu USD, GDP bình quân đầu người đạt 512 USD, tỷ lệ tăng trưởng GDP 3,5%. Năm 2010, tăng trưởng GDP ước đạt 3,5%, tỷ lệ lạm phát tăng 2,5% do giá lương thực và dầu lửa tăng.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 57,2% GDP, công nghiệp 14,7% và dịch vụ 21%. Guiné-Bissau thực hiện chính sách đối ngoại không liên kết, có thái độ tích cực trong các vấn đề khu vực Nam châu Phi, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestin, Xarauy. Guiné-Bissau là thành viên Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ, AU, ECOWAS, WTO, FAO, G-77, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WHO
Trong quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, riêng năm 2008, Guiné-Bissau nhận được 131,6 triệu USD từ các tổ chức như IMF, WB, Ngân hàng Phát triển châu Phi, EU... nhằm thực hiện chương trình phát triển, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Dân cư

Dân chúng Guiné-Bissau thuộc nhiều chủng tộc, nói nhiều ngôn ngữ và tổ chức xã hội một khác nhau. Ba chủng tộc chính là 1) nhóm Fula và ngữ tộc Mandinka miền bắc và đông-bắc; 2) nhóm Balanta và Papel miền duyên hải phía nam; và 3) nhóm Manjaco-Mancanha miền duyên hải phía bắc. Số 1% còn lại là người Cabo Verde và người mestiços tức người da đen lai Bồ Đào Nha. Một số Hoa kiều gốc Áo Môn cũng cư ngụ tại đây.
Về phần người Bồ Đào Nha, số còn lại không nhiều sau thời kỳ độc lập vì đa số đã hồi hương.
Người gốc Phi chiếm 99% (bao gồm Balanta 30%, Fula 20%, Manjaca 14%, Mandinga 13%, Papel 7%, châu Âu và da trắng lai da đen ít hơn 1%.
Tuy ngôn ngữ chính thức của Guiné-Bissau là tiếng Bồ Đào Nha, chỉ có 14% dân chúng nói được sinh ngữ này. 44% nói tiếng Kriol, một ngôn ngữ Creole dựa trên tiếng Bồ Đào Nha. Số còn lại nói tiếng các thứ tiếng Phi Châu.
Tiếng Pháp được dạy ở trường vì các nước xung quanh Guiné-Bissau đều dùng tiếng Pháp. Vì hoàn cảnh địa lý đó, Guiné-Bissau là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (Organisation internationale de la Francophonie).
tín ngưỡng bản địa 50%, Hồi giáo 45%, Cơ đốc giáo 5%
Dân Guiné-Bissau phần lớn theo tín ngưỡng bản địa chiếm 50% dân số; 45% theo đạo Hồi, đông nhất là nhóm Fula-Maninka. Dưới 8% theo Kitô giáo trong đó đại đa số thuộc Công giáo La Mã.

Văn hóa

Đặc điểm văn hóa Guiné-Bissau là âm nhạc "gumbe" (tương tự như nhạc miền Caribe). Đây là một tập hợp của nhiều truyền thống dân nhạc Guiné-Bissau thường gắn bó với phong trào quốc gia từ thời chống thực dân.

Chế độ mẫu hệ

Trên quần đảo Bolama cư dân ở đó duy trì một trật tự xã hội theo chế độ mẫu hệmẫu quyền. Theo đó thì người đàn bà "cưới" chồng và người đàn ông không được từ chối lời cầu hôn. Tín ngưỡng thì trông vào dòng nữ tu. Tập tục này đến nay đã phai nhạt ít nhiều vì phong trào toàn cầu hóa và ảnh hưởng chế độ phụ hệ của Thiên Chúa giáo.

Xem khác

Tham khảo

Liên kết ngoài

Sarawak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sarawak
—  Bang  —
Negeri Kenyalang (Vùng đất của chim mỏ sừng)
Lá cờ Sarawak
Lá cờ
Huy hiệu của Sarawak
Huy hiệu
Biệt danh: Vùng đất của chim mỏ sừng
Khẩu hiệu: "Bersatu, Berusaha, Berbakti"
"Đoàn kết, cần miễn, phụng hiến"
   Sarawak trong    Malaysia
   Sarawak trong    Malaysia
Tọa độ: 3°02′17″B 113°46′52″Đ sửa dữ liệu
Quốc gia Malaysia sửa dữ liệu
Trực thuộc Malaysia sửa dữ liệu
Thủ phủ Kuching
Tỉnh
Diện tích [1]
 - Tổng 124.450 km² (48.050,4 mi²)
Dân số (2010)[2]
 - Tổng 2.420.009
 - Mật độ 19,4/km² (50,4/mi²)
Mã bưu chính 93xxx đến 98xxx
Mã điện thoại 082 (Kuching), (Samarahan)
083 (Sri Aman), (Betong)
084 (Sibu), (Kapit), (Sarikei), (Mukah)
085 (Miri), (Limbang), (Marudi), (Lawas)
086 (Bintulu), (Belaga)
Website: www.sarawak.gov.my
Sarawak (phát âm tiếng Malay: [saˈrawaʔ]) là một trong hai bang của Malaysia nằm trên đảo Borneo. Sarawak nằm ở phía tây bắc của đảo này, có biên giới quốc nội với bang Sabah ở phía đông bắc, và có biên giới quốc tế với Indonesia ở phía nam, và bao quanh Brunei. Thủ phủ hành chính là Kuching. Trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số Sarawak là 2.420.009.[2]

Lịch sử

Vào thế kỷ 15, Sarawak nằm dưới quyền tự quản của Sultan Tengah.[3] Đến đầu thế kỷ 19, Sarawak nằm dưới quyền quản lý lỏng lẻo của Vương quốc Hồi giáo Brunei. Trong thời gian trị vì của Pangeran Indera Mahkota, tại Sarawak xảy ra các hỗn loạn.[4] Năm 1839, Quốc vương Brunei là Omar Ali Saifuddin II (1827–1852) ra lệnh cho Pangeran Muda Hashim phục hồi trật tự và đó cũng là lúc nhà phiêu lưu người Anh James Brooke đến Sarawak. Brooke ban đầu từ chối yêu cầu giúp đỡ nhằm ổn định tình hình của Pangeran Muda Hashim, song chấp thuận vào năm 1841. Pangeran Muda Hashim ký một hiệp định vào năm 1841, theo đó giao lại Sarawak và Sinian cho Brooke. Ngày 24 tháng 9 năm 1841, Pangeran Muda Hashim ban tước Thống đốc cho James Brooke.
James Brooke là Rajah da trắng đầu tiên của Sarawak.
Quốc vương Brunei phong James Brooke làm Raja vào ngày 18 tháng 8 năm 1842. Brooke cai trị và mở rộng lãnh thổ qua các khu vực tây bộ của Sarawak quanh Kuching cho đến khi ông mất vào năm 1868. Sau đó, cháu trai của James Brooke là Charles Anthoni Johnson Brooke trở thành Rajah; con của người này là Charles Vyner Brooke kế vị vào năm 1917, với điều kiện rằng Charles cần phải tham khảo em trai là Bertram Brooke trong việc cai trị.[5] Lãnh thổ Sarawak được mở rộng rất nhiều dưới triều đại Brooke, chủ yếu là tại các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát trên danh nghĩa của Brunei.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Sarawak vào năm 1941. Thời kỳ người Nhật chiếm đóng lãnh thổ này kết thúc vào năm 1945, từ đó nó nằm dưới quyền quản lý của chính phủ quân sự của Anh Quốc. Charles Vyner Brooke chính thức nhượng chủ quyền cho Vương thất Anh Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1946.
Sarawak chính thức giành được độc lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1963, và đến ngày 16 tháng 9 thì hợp nhất với Malaya, Bắc Borneo, và Singapore để hình thành Malaysia,[6][7], bất chấp việc các bộ phận dân cư Sarawak ban đầu phản đối hành động này.[8][9] Sarawak cũng là một điểm nóng trong cuộc đối kháng giữa Malaysia và Inndonesia trong giai đoạn từ 1962 đến 1966.[10][11] Từ năm 1962 đến năm 1990, một cuộc nổi dậy của cộng sản diễn ra tại Sarawak.[12]

Địa lý

Sarawak có diện tích 124.450 kilômét vuông (48.050 sq mi), trải dài từ 0°50′ đến 5°B và 109°36′ đến 115°40′Đ, chiếm 37,5% tổng diện tích của Malaysia. Sarawak cũng có các vùng rừng mưa nhiệt đới rộng, có sự phong phú về các loài thực vật và động vật, song hoạt động khai thác gỗ trở nên nghiêm trọng từ thập niên 1950.
Sarawak trải dài trên 750 kilômét (470 mi) dọc theo đường bờ biển đông bắc của Borneo, bị gián đoạn do 150 kilômét (93 mi) bờ biển của Brunei. Các dãy đồi cao và núi chia tách Sarawak với phần đảo Borneo thuộc Indonesia, chúng là bộ phận của dãy núi trung ương của Borneo. Đỉnh cao nhất tại Sarawak là núi Murud.
Các sông lớn chảy từ nam đến bắc, gồm có sông Sarawak, sông Lupar, sông Saribas, và sông Rajang, trong đó sông Rajang là sông dài nhất tại Malaysia với 563 kilômét (350 mi). Sông Sarawak có diện tích lưu vực 2.459 kilômét vuông (949 sq mi) và là sông chính chảy qua thủ phủ Kuching.
Sarawak có thể được phân thành ba vùng tự nhiên: vùng duyên hải là nơi bằng phẳng với cao độ khá thấp, có các đầm lầy và môi trường ẩm khác với quy mô lớn. Vùng đồi là nơi dễ sinh sống nhất và hầu hết đô thị lớn được xây dựng tại đây. Các cảng Kuching và Suibu được xây dựng trên sông và cách biển một đoạn. Bintulu và Miri nằm gần đường bờ biển, tại nơi mà các đồi trải dài thẳng đến biển Đông. Vùng thứ ba là vùng núi dọc theo biên giới, cũng như là các cao địa Kelabit (Bario), Murut (Ba Kelalan) và Kenyah (Usun Apau) ở phía bắc.

Nhân khẩu

Dân tộc tại Sarawak[13]
Dân tộc

Tỷ lệ
Iban
  
29%
Hoa
  
24%
Mã Lai
  
23%
Bidayuh
  
8%
Melanau
  
6%
Orang Ulu
  
5%
Khác
  
5%
Tôn giáo tại Sarawak - 2010[14]
Tôn giáo

Tỷ lệ
Ki-tô giáo
  
44.0%
Hồi giáo
  
30.0%
Phật giáo
  
13.5%
Tôn giáo dân gian Trung Hoa
  
6.0%
Khác
  
3.1%
Không tôn giáo
  
2.6%
Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số Sarawak là 2.399.839, là bang đông dân thứ tư tại Malaysia.[13] Do có diện tích lớn Sarawak, Sarawak là bang có mật độ dân số thấp nhất tại Malaysia, với 22 người/km². Sarawak cũng nằm trong số các bang có tăng trưởng dân số thấp nhất toàn quốc.
Sarawak có trên 40 phân nhóm dân tộc, mỗi nhóm lại có ngôn ngữ, văn hóa, sinh hoạt riêng biệt. Nhìn chung, các dân tộc lớn tại Sarawak là người Iban, người Hoa, người Mã Lai, người, Bidayuh, người Melanau, người Orang Ulu.[15] Tại các thành phố và thị trấn lớn, cư dân chủ yếu là người Mã Lai, người Melanaus, người Hoa, người Ấn, một số người Iban và Bidayuh cũng di cư từ các làng quê lên thành thị để tìm việc làm. Không giống như tại Indonesia, thuật ngữ Dayak không được sử dụng chính thức để chỉ dân tộc Sarawak bản địa.
Người Iban chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dân số Sarawak.[13] Họ là cư dân bản địa tại Sarawak và Sarawak là nơi có số người Iban cao nhất tại Borneo. Phần lớn người Iban hành lễ Ki-tô giáo, song họ vẫn tuân theo các nghi lễ và đức tin truyền thống như hầu hết các dân tộc khác tại Sarawak.
Theo điều tra năm 2010 thì người Hoa chiếm 24% tổng dân số Sarawak[13][15] và họ bao gồm các cộng đồng được hình thành từ các di dân kinh tế trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Người Hoa được phân loại là một dân tộc phi Bumiputera. Người Sarawak gốc Hoa có sự đa dạng về phương ngữ, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Châu, tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Hải Nam, và tiếng Phủ-Tiên. Người Hoa duy trì di sản dân tộc và văn hóa của họ và tổ chức tất cả các lễ hội văn hóa lớn, đáng chú ý nhất là tết Nguyên Đán. Năm 1963, khi Sarawak hợp nhất với Malaya để hình thành Malaysia, hầu hết người Hoa được tự động cấp cho quyền công dân Malaysia trong khi họ có quyền công dân Trung Hoa Dân Quốc.[16]
Người Mã Lai chiếm 23% tổng dân số Sarawak.[13] Hầu hết họ sinh sống tại nam bộ và các khu vực đô thị của Sarawak. Dù vẫn là người Mã Lai, song người Mã Lai Sarawak có văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt so với người Mã Lai tại Malaysia Bán đảo. Họ nói tiếng Mã Lai Sarawak, và được phân loại là Bumiputera Sarawak trong Công báo Sarawak.[17]
Năm 2010, nếu không tính người nhập cư ngoại quốc, 44,0% dân số Sarawak là tín đồ Ki-tô giáo, 30% là tín đồ Hồi giáo, 13,5% là tín đồ Phật giáo. Sarawak là bang duy nhất tại Malaysia có số tín đồ Ki-tô giáo vượt trên số tín đồ Hồi giáo. Các giáo phái Ki-tô giáo lớn tại Sarawak là Công giáo La Mã, Anh giáo, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Phúc Âm Borneo, Baptit. Nhiều người Sarawak theo Ki-tô giáo là người Bumiputera phi Mã Lai, như người Iban, Bidayuh, Orang Ulu và Melanau. Nhiều người Hồi giáo tại Sarawak đến từ các dân tộc Mã Lai, Melanau, và Kedayan. Tín đồ Phật giáo chủ yếu là người Hoa, người Hoa cũng hành lễ Đạo giáo và tôn giáo truyền thống Trung Hoa, Nhiều người Dayak, đặc biệt là người Iban, vẫn tiếp tục hành lễ tôn giáo dân tộc của họ, đặc biệt là trong hôn lễ và trong các lễ hội mùa vụ và tổ tiên.

Hành chính

   Limbang
   Miri
   Bintulu
   Kapit
   Sibu
   Mukah
   Sarikei
   Betong
   Sri Aman
   Samarahan
   Kuching
Tỉnh Huyện Phó huyện
Kuching Kuching Siburan, Padawan
Bau
Lundu Sematan
Samarahan Samarahan
Asajaya
Simunjan Sebuyau
Serian Tebedu
Sri Aman Sri Aman Lingga, Pantu
Lubok Antu Engkilili
Betong Betong Pusa, Spaoh, Debak, Maludam
Saratok Roban, Kabong, Budu
Sibu Sibu
Kanowit
Selangau
Mukah Mukah Balingian
Dalat Oya
Daro Belawai
Matu Igan
Miri Miri Subis, Niah-Suai
Marudi Beluru, Long Lama
Bintulu Bintulu Sebauh
Tatau
Limbang Limbang Ng. Medamit
Lawas Sundar, Trusan
Sarikei Sarikei
Meradong
Julau
Pakan
Kapit Kapit Nanga Merit
Song
Belaga Sungai Asap

Kinh tế

Thủ phủ Kuching của Sarawak.
Sarawak có tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hóa lỏng và dầu mỏ từ bang này tạo thành trụ cột cho kinh tế chính phủ liên bang Malaysia trong nhiều thập niên, song Sarawak chỉ nhận được 5% tiền hoa hồng lợi nhuận. Sarawak đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ cứng nhiệt đới, và có đóng góp lớn vào xuất khẩu của Malaysia. Một thống kê của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng xuất khẩu gỗ xẻ của Sarawak đạt mức trung bình 14.109.000 m³ từ năm 1996 đến năm 2000.[18] Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Sarawak, bang đón tiếp 4 triệu du khách trong và ngoài nước trong năm 2012.[19] Năm 2010, Sarawak là nền kinh tế lớn thứ ba tại Malaysia sau SelangorJohor, với tổng GDP danh nghĩa là 50.804 triệu Ringgit (16.542 triệu USD).[20] Sarawak là bang có GDP/người cao thứ hai toàn quốc, sau Penang, với 33.307 Ringgit (10.845 USD) vào năm 2010.[21]

Tham khảo

  1. ^ “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. 27. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ a ă “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. iv. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ Rozan Yunos (28 tháng 12 năm 2008). “Sultan Tengah — Sarawak's first Sultan”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ [1][[]][liên kết hỏng]
  5. ^ [2][[]][liên kết hỏng]
  6. ^ United Nations list of Non-Self-Governing Territories, North Borneo and Sarawak. Un.org (14 tháng 12 năm 1960). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ United Nations Member States. Un.org. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ UN General Assembly 15th Session – The Trusteeship System and Non-Self-Governing Territories (pages:509–510). Retrieved on 12 August 2011.
  9. ^ UN General Assembly 18th Session – the Question of Malaysia (pages:41–44). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ United Nations Treaty Registered No. 8029, Manila Accord between Philippines, Federation of Malaya and Indonesia (31 tháng 7 năm 1963). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ United Nations Treaty Series No. 8809, Agreement relating to the implementation of the Manila Accord. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  12. ^ Chan, Francis; Wong, Phyllis (16 tháng 9 năm 2011). “Saga of communist insurgency in Sarawak”. Borneo Post. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  13. ^ a ă â b c “Negeri: Sarawak: Total population by ethnic group, sub-district and state, Malaysia, 2010”. Statistics.gov.my. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ “2010 Population and Housing Census of Malaysia”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012. p. 13
  15. ^ a ă “Christmas Book Festival to be held in East Malaysia”. assistnews.net. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ Jan Voon, Cham. “Kuomintang's influence on Sarawak Chinese”. University of Malaysia Sarawak (UNIMAS). Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  17. ^ Domination and Contestation: Muslim Bumiputera Politics in Sarawak.
  18. ^ An overview of forest products statistics in South and Southeast Asia. Fao.org. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  19. ^ “Kuching to host Routes Asia 2014”. Investvine.com. 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  20. ^ “GDP by State and Kind of Economic Activity for the year 2010 at Constant Price 2000”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  21. ^ “GDP Per Capita by State for the year 2008-2010 at Current Price”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.

Liên kết ngoài


Sân vận động Camp Nou

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sân vận động Camp Nou
Camp Nou aerial (cropped).jpg
Sân vận động loại 4 của UEFA
Tên đầy đủ Estadi Camp Nou
Tên cũ Estadio del FC Barcelona (1957–2000)
Vị trí Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha
Tọa độ 41,38087°B 2,122802°Đ
Xây xong 1954–1957
Khánh thành 24 tháng 9 năm 1957[1]
Sửa chữa 1995, 2008
Mở rộng 1982
Chủ sở hữu FC Barcelona
Sử dụng FC Barcelona
Mặt sân Cỏ
Bảng điểm
Kiến trúc sư Silda VIP
Josep Soteras
Giulio
Giám đốc dự án Jonathan Ackroyd
Sức chứa 93,053 (1957–1980)
121,749 (1980–1993)
115,000 (1993–1999)
98,772 (2005–2010)
99,354 (2010–2012)
Phòng điều hành 23
Kích thước 106 m × 70 m (116 yd × 77 yd)[1]
Sử dụng
FC Barcelona (1957–nay)
Olympic mùa hè 1992
Đội tuyển quốc gia Catalonia
Sơ đồ sân Camp Nou
Camp Nou (thường được phát âm theo tiếng Anh là Nou Camp[2][3]) là sân vận động tọa lạc tại thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona từ năm 1957. Cái tên này có nghĩa là "Sân mới của CLB bóng đá Barcelona".
Camp Nou có sức chứa 99.786 chỗ ngồi,[4] và được giảm xuống còn 96.336 chỗ theo tiêu chuẩn các trận đấu của UEFA,[5] khiến cho nó là sân vận động lớn nhất châu Âu và lớn thứ 11 trên thế giới. Sân vận động đã tổ chức nhiều trận đấu cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng, bao gồm hai trận chung kết UEFA Champions League và các trận đấu thuộc bộ môn bóng đá tại Thế vận hội mùa hè năm 1992. Nổi tiếng với kiến trúc và kích thước khổng lồ của mình, Camp Nou là một trong những điểm du lịch được tham quan nhiều nhất ở thành phố Barcelona. Mới chỉ có gần 50 năm lịch sử, nhưng đây đã là một trong những thánh đường nổi tiếng nhất của bóng đá châu Âu.

Sự ra đời của một huyền thoại

Sân Camp Nou lúc ban đầu
Với sự có mặt của Ladislao Kubala vào thập niên 1950, Barça đã đạt đến những thành công lớn, họ giành được tất cả các danh hiệu về cho sân Les Corts cũ kỹ. Nổi tiếng và thống trị các giải đấu, Barça không thể tiếp tục ở lại sân bóng Les Corts cũ kỹ và thiếu tiện nghi nữa, mặc cho sức chứa của sân là 60.000 chỗ. Barça phải "dọn nhà". Một mảnh đất đã được chọn lựa để xây sân mới ngay từ thời của chủ tịch Agustí Montal Galobart, trong quận Maternitat, không xa sân Les Corts. Nhưng ủy ban chuyên trách vấn đề này của CLB đã tư vấn nên chọn một mảnh đất khác để xây dựng sân mới vào tháng 2 năm 1951, và vị trí mới đã bị "kẹt" đến hơn hai năm. Người ta phải chờ đến quyết định của Fransesc Miró-Sans, chủ tịch Barça lúc đó, vào ngày 14 tháng 11 năm 1953 để dự án bắt đầu được đưa vào guồng. Và chính Fransesc Miró-Sans đã đặt viên gạch đầu tiên khởi công công trình vào ngày 28 tháng 3 năm 1954 trước 60.000 cổ động viên nhà. Kiến trúc sư công trình là Francesc Mitjans Miró, một bà con của ngài chủ tịch Miró-Sans, và Josep Soteras Mauri, cùng sự hợp tác của kiến trúc sư Lorenzo García Barbón. Sau đó một năm công trình được chuyển giao cho công ty Ingar Sa và công việc phải hoàn thành trong 18 tháng, kinh phí đã bị dội lên gấp bốn lần so với sự kiến ban đầu và đạt đến con số 288 triệu pesetas. Với sự cầm cố và vay mượn các nguồn khác nhau, CLB cũng đã hoàn thành công trình, tất nhiên đi cùng với nó là khoảng nợ kếch xù gánh trên vai đội bóng trong nhiều năm.
Cuốn cùng vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 sân Nou Estadi del Futbol Club Barcelona (Sân mới của Câu lạc bộ bóng đá Barcelona), hay Camp Nou, được khánh thành với sự chứng kiến của hơn 90.000 người. Trận đấu khai trương sân là cuộc so tài giữa Barça: Ramallets, Olivella, Brugué, Segarra, Vergés, Gensana, Basora, Villaverde, Martínez, Kubala, Tejada với đội tuyển các cầu thủ xuất sắc của thành phố Warszawa (Ba Lan). Barça đã giành được chiến thắng đầu tiên trên sân mới: 4-2 trong đó cầu thủ ghi bàn khai sân là Eulogio Martínez ở phút 11.

Những thành công đầu tiên

Toàn cảnh sân Camp Nou
Sức chứa chính xác của sân Camp Nou vào lúc khai trương là 93.053 chỗ ngồi, giảm khoảng 50.000 chỗ so với dự kiến ban đầu, kích thước mặt sân là 107 × 72 m. Và với sân mới Camp Nou, Barça tiếp tục gặt hái những thành công. Với HLV Helenio Herrera, Barça khai trương sân mới bằng hai chức vô địch quốc gia liên tiếp mùa bóng 1958-1959 và mùa bóng 1959-1960 cùng với hai chiếc cúp hội chợ năm 1958 và 1960 (tiền thân của cúp UEFA ngày nay). Sân cũng khai trương hệ thống chiếu sáng vào ngày 23 tháng 9 năm 1959 nhân trận đấu trong khuôn khổ cúp châu Âu với CDNA Sofia.
Thập niên 1960 trôi qua khá trầm lặng đối với Barça, họ chỉ giành được ba danh hiệu. Ngày 23 tháng 6 năm 1963 sân Camp Nou chứng kiến các cầu thủ nhà nâng cao chiếc cúp Tây Ban Nha (còn gọi là cúp Thống chế vào thời đó) sau khi họ thắng Real Zaragoza. Vào năm 1966 Barça đoạt được chiến cúp hội chợ thứ ba trong lịch sử, một lần nữa là trước Real Zaragoza. Cuối cùng vào ngày 11 tháng 7 năm 1968 Barça giành chiến thắng trước Real Madrid ngay tại sân Santiago Bernabeu và đem về một chiếc cúp Tây Ban Nha nữa cho CLB.

Trở lại đỉnh cao

Một góc khán đải của Camp Nou, với 2 màu xanh-đỏ truyền thống của FC Barcelona.
Ngày 24 tháng 5 năm 1972 sân Camp Nou tổ chức lần đầu tiên một trận chung kết cúp châu Âu: cúp các đội đoạt cúp (cúp C2). Tuy không có Barça nhưng với sự góp mặt của Glasgow RangersDinamo Moscow trận đấu vẫn diễn ra sôi nổi và kết thúc với phần thắng 3-2 nghiêng về đội bóng đến từ Scotland. Thập niên 1970 chứng kiến sự tỏa sáng của Johan Cruyff, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử CLB. Vào thời kỳ này sân Camp Nou được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng: xây dựng một sân trượt băng, xây Mini Estadi (sân nhỏ) cho đội Barça B, bảng điện tử (1975)... Và đội bóng tiếp tục tìm kiếm vinh quang ở các giải đấu: cúp Tây Ban Nha 1978 (chung kết thắng Las Palmas 3-1), 1979 thắng Fortuna Düsseldorf (4-3 sau hai hiệp phụ) tại chung kết cúp C2 tại Bâle trước 58.000 cổ động viên (30.000 của Barça). Sau đó tiếp tục là cúp Tây Ban Nha (1981, 1983), nhưng Barça phải chờ đến năm 1985 để giành được danh hiệu vô địch Liga (dưới thời HLV Terry Venables).

Cúp Thế giới 1982

Noucamp1.jpg
Sân Camp Nou đã trải qua một đợt sửa chữa qui mô lớn để tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 1982: xây dựng phòng VIP, phòng họp báo, biển báo mới, và nhất là nâng thêm sức chứa của sân lên thêm 22.150 chỗ (tổng cộng gần 120.000 chỗ). Nhưng trận đấu quan trọng đầu tiên của năm lại không phải là trong khuôn khổ World Cup 82 mà đó là trận chung kết cúp C2 vào ngày 12 tháng 5 giữa đội chủ nhà và Standard Liège. Kết quả Barça thắng 2-1 trong niềm vui sướng tột cùng của hơn 100.000 cules. Ngày 13 tháng 6, thì cúp thế giới cũng mở màn tại Camp Nou, hơn 100.000 người đã theo dõi lễ khai mạc và trận đấu đầu tiên giữa ArgentinaBỉ với phần thắng 1-0 nghiêng về người Bỉ. Sau đó Camp Nou là nơi diễn ra ba trận đấu bảng A vòng 2: Ba Lan-Bỉ ngày 28 tháng 6, Bỉ-Liên Xô ngày 1 tháng 7 và Liên Xô-Ba Lan ngày 4 tháng 7. Ba Lan tiếp tục được thi đấu tại Camp Nou trong trận bán kết gặp Ý ngày 8 tháng 7 (thua 0-2).

"Dream Team" của Johan Cruyff

Noucamp4.jpg
Trong thời kỳ này sân Camp Nou tiếp tục có những chỉnh trang mới: xây dựng một bảo tàng bên trong sân (1984), một số phòng chức năng bên dưới các khán đài... Không kể những trận đấu của Barça, sân Camp Nou bắt đầu tổ chức các buổi biểu diễn ca nhạc lớn vào thập niên 1980: Bruce Springsteen, Michael Jackson, Julio Iglesias... Nhưng quan trọng hơn hết là chuyến viếng thăm sân của Giáo hoàng quá cố John Paul II ngày 17 tháng 11 năm 1982, đích thân chủ tịch CLB lúc đó, Josep Lluís Núñez, đã trao cho Giáo hoàng tấm thẻ thành viên CLB mang số 108.000. Trở lại lĩnh vực thể thao, sân Camp Nou thời kỳ này đón tiếp trận chung kết cúp C1 ngày 24 tháng 5 năm 1989 giữa A.C, MilanSteaua Bucharest (4-0). Và trong khuôn khổ Thế vận hội Barcelona 92, sân Camp Nou đã tổ chức nhiều trận đấu của môn bóng đá, trong đó có trận chung kết giữa Tây Ban NhaBa Lan ngày 8 tháng 8 (3-2), Ferrer và Guardiola đã cùng Tây Ban Nha đăng quang trên sân nhà Camp Nou.
CLB đặc biệt thu được rất nhiều thành công kể từ khi Johan Cruyff trở lại với đội trên băng ghế huấn luyện. Đến vào năm 1988 khi mà đội vừa giành được một cúp quốc gia, "thánh Johan" đã đưa đội vào một thời kỳ đẹp nhất trong lịch sử CLB. Barça giành được một lần nữa chiếc cúp quốc gia vào năm 1990, và quan trọng hơn là chức vô địch quốc gia bốn lần liên tiếp vào các năm từ 1991 đến 1994. Và còn nữa, chiếc cúp C2 vào năm 1989 và trên hết là chiếc cúp C1 mà đội bóng đã chờ đợi từ rất lâu. Ngày 20 tháng 5 năm 1992 Barça đối đầu với Sampdoria đến từ Ý tại Wembley. Đội hình Barça khi đó: Zubizarreta, Nando, Ferrer, Koeman, Juan Carlos, Bakero, Salinas (được thay thế bởi Goikoetxea vào cuối trận), Stoichkov, Laudrup, Guardiola (được thay thế bởi Alexanko) và Eusebio - "Dream Team" của "thánh Johan". Nhưng Sampdoria khi đó là một đối thủ rất đáng gờm của họ. Và khi hai hiệp chính kết thúc hai đội vẫn hòa nhau 0-0. Chỉ đến phút thứ 113 của trận đấu, Ronald Koeman với cú sút phạt đi vào lịch sử đã đưa Barça lên ngai vàng của bóng đá châu Âu. Điều đó càng được khẳng định khi vào mùa thu năm đó Barça tiếp tục chiến thắng trong trận đấu tranh siêu cúp châu Âu với Werder Bremen (lượt đi trên sân Camp Nou 2-1, lượt về 1-1 tại Đức).

Giai đoạn hiện nay

Barcelona thi đấu với Bayern Munich tại sân vận động trong khuôn khổ UEFA Champions League 2013
Giai đoạn 1993-1994 bắt đầu cho một chuỗi ngày dài tu sửa và nâng cấp sân. Mặt sân được giảm đi 2,5 m, phá bỏ các hào ngăn cách khán đài và sân thi đấu (điều này cho phép nâng số chỗ ngồi). Trang bị ghế ngồi cho tất cả các chỗ của sân. Mái của tầng thứ ba của sân cũng được sửa lại, những salon cho thành viên CLB được sắp xếp dưới các khán đài, thang máy, một khu vực báo chí mới được xây dựng ở tầng ba. CLB cũng mở rộng khan đài danh dự, tất cả những điều đó được thực hiện vào khoảng thời gian 1995-1996. Rồi hầm để xe được xây dựng dưới khán đài chính những năm 1996-1997. Mặt chính của sân được sửa chữa theo hướng hiện đại hơn năm 1997-1998 với sự thêm vào danh sách tất cả các cầu thủ đã và đang thi đấu cho CLB trong lịch sử. Cuối cùng vào năm 1998-1999 sự tu bổ sân được hoàn chỉnh với việc lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng và âm thanh cho sân.
Sân Camp Nou là một trong những sân bóng đẹp và kỳ vĩ nhất châu Âu, là một trong không nhiều sân được dán nhãn năm sao của UEFA. Với sức chứa hiện nay 98.934 chỗ Camp Nou vẫn là sân vận động lớn nhất châu Âu hiện nay. Sân là nơi tổ chức trận chung kết Champions League khó quên trong lịch sử giữa Manchester United F.C.FC Bayern München năm 1999 (2-1). Trận chung kết này được tổ chức cũng nằm trong kế họach tôn vinh CLB trong năm kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Barça, trong đó bao gồm trận giao hữu giữa Barça và Brasil ngày 28 tháng 4 (2-2). Sau kỷ nguyên Johan Cruyff, Barça tiếp tục gặt hái những thành công với HLV Bobby Robson (vô địch Liga 1998, cúp quốc gia 1997 và 1998, cúp C2 và siêu cúp châu Âu 1997) và với HLV Louis Van Gaal (vô địch Liga 1999). Ngày nay một "Dream Team" mới của Barça đã ra đời với Edmilson, Puyol, Deco, Xavi, Van Bronckhorst, Ronaldinho, Eto'o, Messi... họ đã giành được hai chức vô địch Liga liên tiếp năm 2005, 2006, và mới đây nhất là chiếc cúp Champions League thứ hai trong lịch sử CLB vào ngày 17 tháng 5 năm 2006 tại Paris (thắng Arsenal 2-1). Không những vậy "Dream Team" mới của Barça còn làm được hơn thế khi liên tiếp vô địch La Liga từ 2009-2011 và đặc biệt là cú ăn sáu vĩ đại năm 2009. Năm 2011 Barca tiếp tục chu kì thành công khi vô địch Champions League lần thứ 4 sau khi đánh bại đội bóng đến từ Anh M.U và được xem là đội bóng mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Các hoạt động khác

Một góc chụp rộng tại sân vận động vào tháng 1 năm 2011
Camp Nou đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ngoài bóng đá, thường được dùng để tổ chức các buổi hòa nhạc lớn.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tổ chức buổi thánh lễ cho một giáo đoàn hơn 121.000 người tại Camp Nou vào ngày 17 tháng 11 năm 1982, nhân dịp ông được làm công dân danh dự của Barcelona.[6]
Các nghệ sĩ nổi tiếng từng biểu diễn tại Camp Nou phải kể đến: Julio Iglesias, Bruce Springsteen, Sting, U2[7]...Ngày 9 tháng 8 năm 1988, ngôi sao nhạc pop Michael Jackson đã có buổi biểu diễn trước 95.000 người hâm mộ trong khuôn khổ chuyến lưu diễn Bad World Tour.[8]

Chú thích

  1. ^ a ă “Information”. FC Barcelona. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ http://www.dailyrecord.co.uk/sport/football/football-news/nou-camp-visit-isnt-to-admire-1393535
  3. ^ Percy, John (19 tháng 12 năm 2012). “Barcelona coach Tito Vilanova steps down from Nou Camp role following relapse of tumour on saliva glands”. The Daily Telegraph (London).
  4. ^ [1]. www.fcbarcelona.com. Retrieved on 2012-08-22.
  5. ^ http://www.uefa.com/MultimediaFiles/Download/StatDoc/competitions/UCL/01/67/63/78/1676378_DOWNLOAD.pdf
  6. ^ Kelly, Cathal (8 tháng 4 năm 2005). “Pope's team? Myths never had a prayer”. Toronto Star (Pqasb.pqarchiver.com). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ Perrone, Pierre (2 tháng 7 năm 2009). “U2, Camp Nou, Barcelona – Reviews, Music”. The Independent (London). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  8. ^ http://www.trekiz.com/standardtour-9771-20411/Camp-Nou-Experience-%28FC-Barcelona%29.html

Tài liệu

  • Ball, Phill (2003). Morbo: The Story of Spanish Football. WSC Books Limited. ISBN 0-9540134-6-8.
  • Eaude, Michael (2008). Catalonia: a cultural history. Oxford University Press. ISBN 0-19-532797-7.
  • Farred, Grant (2008). Long distance love: a passion for football. Temple University Press. ISBN 1-59213-374-6.
  • Murray, Bill; Murray, William J. (1998). The world's game: a history of soccer. University of Illinois Press. ISBN 0-252-06718-5.
  • Snyder, John (2001). Soccer's most wanted: the top 10 book of clumsy keepers, clever crosses, and outlandish oddities. Brassey's. ISBN 1-57488-365-8.

Liên kết ngoài

Cathay Pacific

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cathay Pacific
國泰航空公司
CX Logo.svg
Mã IATA
CX
Mã ICAO
CPA
Tên hiệu
CATHAY
Thành lập 24 tháng 9 1946
Trạm trung chuyển chính Sân bay quốc tế Hong Kong
Điểm dừng quan trọng
Chương trình hành khách thường xuyên
  • Asia Miles
  • The Marco Polo Club
Phòng khách
  • The Bridge
  • The Arrival
  • The Pier
  • The Wing
  • The Cabin
  • G16 Lounge
Liên minh Oneworld
Công ty con
Số máy bay 138 incl. cargo
Điểm đến 112 incl. cargo
Khẩu hiệu People. They make an airline.
Công ty mẹ Swire Pacific
Trụ sở chính One Pacific Place, Hồng Kông
Trụ sở chính: Sân bay quốc tế Hồng Kông, Xích Liệp Giác, Hồng Kông
Nhân vật then chốt
  • John Slosar (Chairman)
  • Ivan Chu (CEO)
Doanh thu Green Arrow Up.svg HK$ 98.06 triệu (2011)
Lợi nhuận Green Arrow Up.svg HK$ 5.263 triệu (2011)
Lãi thực Green Arrow Up.svg HK$ 5.501 triệu (2011)
Nhân viên 29.800 (2011)
Trang web www.cathaypacific.com
Cathay Pacific Trung văn giản thể: 国泰航空有限公司; Trung văn phồn thể: 國泰航空有限公司; bính âm: Guótài Hángkōng Yŏuxiàn Gōngsī được gọi là Quốc Thái Hàng Không trong Hán-Việt (tiếng Anh: Cathay Pacific Airways Limited viết tắt: 國泰/国泰) là hãng hàng không quốc gia của Hong Kong với tổng hành dinhđiểm trung chuyển chính tại sân bay quốc tế Hong Kong. Hãng cũng khai thác các đường bay từ BangkokĐài Bắc. Hãng khai thác các dịch vụ chở khách và chở hàng tới 114 điểm tại 36 nước bao gồm cả các điểm đến trong thỏa thuận chia sẻ chỗ với các đối tác hàng không. Cathay Pacific sở hữu một đội bay thân rộng gồm 126 chiếc bao gồm Airbus A330s, A340s, Boeing 747s777s. Hãng cũng sở hữu hãng hàng không Dragon Air khai thác các đường bay tới 29 điểm từ Hong Kong tới các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2009, Cathay Pacific và Dragon Air khai thác 56.000 chuyến bay với gần 25 triệu hành khách và hơn 1.52 tỉ kg hàng hóa và thư.
Hãng được thành lập vào ngày 24-12-1946 bởi một người Mỹ tên Roy C. Farrell và một người Australia tên là Sydney H. de Kantzow với mỗi người góp vào 1 dollar Hong Kong để đăng ký. Hãng được đặt tên là Cathay Pacific bởi "Cathay" là cái tên cổ mà người phương Tây dùng để gọi Trung QuốcPacific thể hiện ước mơ của Farrell là một ngày nào đó, họ có thể bay xuyên Thái Bình Dương. Cathay Pacific là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới có đường bay qua Bắc cực vào tháng 07-1998 và đó cũng là chuyến bay đầu tiên hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Hong Kong mới tại Chek Lap Kok. Tháng 07-2001, hãng sa thải 49 trong tổng số phi công, tạo nên một trong những vụ tranh chấp lớn nhất trong ngành hàng không thế giới. Năm 2006, hãng kỷ niệm 60 năm thành lập, cổ đông chính của hãng là Swire PacificAir China. Hãng cũng là một trong những cổ đông chính của Air China.
Cathay Pacific là thành viên sáng lập của liên minh hàng không Oneworld cùng với American Airlines, British Airways, QantasCanadian Airlines. Năm 2009, hãng được Skytrax bình trọn là hãng hàng không của năm cũng như được công nhận là hãng hàng không 5 sao.

Lịch sử

Thuở sơ khai

Cathay City, trụ sở
Cathay Pacific Airways đã được thành lập tại Hồng Kông vào ngày 2 tháng 9 năm 1946 bởi Roy Farrell người Mỹ và một người Úc Sydney de Kantzow, cả hai là cựu phi công quân lực quen với tuyến trên Dãy Himalaya, mỗi người bỏ ra 1 dollar Hồng Kông để đăng ký thành lập hãng. Cả hai đóng căn cứ tại Thượng Hải nhưng cuối cùng dời đến Hồng Kông để khởi đầu hãng Cathay Pacific. Theo truyền thuyết, hãng này đã được Farrel và một vài phóng viên tưởng tượng tại quán bar của Khách sạn Manila. Họ đã đặt tên hãng là "Cathay" vì đây là một tên cũ được phương Tây gọi nước Trung Hoa và "Thái Bình Dương" vì họ tin rằng một ngày nào đó họ sẽ bay vượt Thái Bình Dương đến Mỹ.[1] Trong chuyến bay đầu tiên, Roy Farrell và Sydney de Kantzow đã bay từ Hồng Kông đến Manila và sau đó là đến Thượng Hải. Họ đã có một chiếc Douglas C-47. Công ty ban đầu bay các tuyến giữa Hồng Kông, Sydney, Manila, Singapore, Thượng Hải, và Quảng Châu, trong khi các tuyến bay theo lịch trình chỉ giới hạn đến Manila, Singapore và Bangkok.
Năm 1948 Butterfield & Swire đã mua 45% cổ phần của Cathay Pacific, với việc Australian National Airways nắm giữ 35% và Farrell và de Kantzow mối người nắm 10% cổ phần. Công ty mới bắt đầu hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 1948 và đăng ký với tên Cathay Pacific Airways (1948) Ltd ngày 18 tháng 10 năm 1948. Swire sau đó nắm giữ 52% cổ phần của Cathay Pacific và ngày nay hãng này vẫn còn 40% cổ phần do Swire Group nắm giữ thông qua Swire Pacific.

Thập niên 60, 70 và 80

Cleaning a Cathay Pacific Boeing 747-400 tại Sân bay London Heathrow Airport
Hãng đã phát triển rất mạnh vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 với việc mua lại Hong Kong Airways, 01-07-1959.[2]. Giữa năm 1962 và 1967, hãng đạt được mức tăng trưởng là hai con số và là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới khai thác đường bay quốc tế tới Fukuoka, NagoyaOsaka, Nhật Bản. Mười tám năm sau ngày thành lập, Cathay Pacific chở hành khách thứ 1 triệu và sở hữu máy bay động cơ đầu tiên Convair 880 vào năm 1964.[3] Trong thập niên 70, Cathay Pacific cài đặt hệ thống đặt chỗ qua máy tính. Năm 1979, hãng sở hữu máy bay Boeing 747 đầu tiên được dùng để khai thác các chuyến bayt tới London vào năm 1980. Hãng tiếp tục mở rộng trong thập niên 80 với đường bay thẳng tới Vancouver năm 1983 và San Francisco năm 1986, khi ngành công nghiệp hàng không bùng nổ, điều này đã tạo điểu kiện cho hãng mở các đường bay tới các trung tâm tại châu ÂuBắc Mỹ.[3] Ngày 15-05-1986, hãng phát hành cổ phiếu ra công chúng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.[4]

Thập niên 90

Cathay Pacific Airbus A330-300 tại Sân bay quốc tế Đài Loan Đào Viên
Tháng 01-1990, Cathay Pacific và công ty mẹ Swire Pacific nắm giữ một số lượng lớn cổ phần của Dragon Air và 75% cổ phần của hãng hàng không chở hàng Air Hong Kong vào năm 1994.[5][6] Trong suốt thập niên 90, hãng đã triển khai một chương trình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Cũng trong thời gian này, hãng đã thay thế biểu tượng cũ là những đường kẻ màu xanh lá cây và trắng bằng biểu tượng "brushwing". Giữa những năm 90, hãng cũng đã thực hiện một chương trình trị giá 9 tỉ USD và kết quả của chương trình này là Cathay Pacific sở hữu một trong những đội bay trẻ nhất trên thế giới.[7] Năm 1996, CITIC Pacific tăng số lượng cổ phần của mình trong Cathay Pacific từ 10 lên 25% trong khi số cổ phiếu của Swire Group lại giảm xuống còn 44% bởi hai công ty của Trung QuốcCNAC và CTS cũng nắm giữ cổ phần của hãng.
Ngày 01-07-1997, Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc. Hầu hết các máy bay của hãng lúc đó được đăng ký với cái tên bắt đầu với hai ký tự "VR", và tới tháng 12-1997, chúng được thêm một ký tự B vào phía trước, đây là ký tự được sử dụng cho Trung Quốc và Đài Loan.[8] Cathay Pacific aircraft formerly carried a painted Union Jack on the tail but these were removed several years prior to the 1997 takeover.[9][10]
Tháng 02-1999, Cathay Pacific cùng 4 hãng hàng không khác sáng lập ra liên minh hàng không Oneworld.[11] Trong cùng năm đó, hãng khai trương tổng hành dinh mới tại sân bay quốc tế Hong Kong.[12] Trước đó, tổng hành dinh của hãng được đặt tại tòa nhà của Swire.[13]

Sân bay Hong Kong mới và các chuyến bay qua Bắc cực

Ngày 05-07-1998, chuyến bay cuối cùng cất cánh từ sân bay Kai Tak, đó là chuyến bay CX251 đi sân bay London Heathrow, khép lại 73 năm hoạt động của sân bay này. Một ngày sau đó, chuyến bay CX889 từ New York do cơ trưởng Mike Lowes và cơ phó Kelvin Ma điều khiển, hạ cánh xuống sân bay quốc tế Hong Kong mới tại Chek Lap Kok, phía tây của Hong Kong]].[14] Đây là chuyến bay đầu tiên trên thế giới bay vòng qua Bắc cực từ New York tới Hong Kong, thời gian bay là 16h, tiết kiệm từ 3 tới 4h so với các chuyến bay cùng chặng và quá cảnh tại Vancouver. Đó là chuyến bay thẳng dài nhất của Cathay Pacific cũng như một trong số các tuyến bay thẳng dài nhất thế giới.[15]
Ngày 19-05-2000, Cathay Pacific khai trương đường bay qua bắc cực tới Canada với chuyến bay CX829 từ Toronto đi Hong Kong. Nó bay thẳng qua vịnh Hudson, qua một phần của Bắc cực và thời gian bay là 14h59, ngắn hơn gần 3h so với các đường bay thông thường.[16]

Sở hữu Dragon Air

Ngày 09-06-2006, hãng thông qua một thỏa thuận trong đó Dragon Air trở thành hãng hàng không con của Cathay Pacific, tuy nhiên hãng này vẫn tiếp tục hoạt động dưới thương hiệu của mình. Với việc sở hữu Dragon Air đồng nghĩa với việc hãng có thêm nguồn lực để thâm nhập thị trường Trung Hoa đại lục, một thị trường đang phát triển một cách nhanh chóng. Tổng công ty hàng không quốc gia Trung Hoa và hãng hàng không trực thuộc Air China sở hữu 17.5% cổ phần trong Cathay Pacific, ngược lại, Cathay Pacific cũng sở hữu 17.5% cổ phần trong Air China.CITIC Pacific cũng giảm số cổ phần của mình xuống 17.5% và Swire Group xuống 40%[17][18]
Ban đầu, Dragonair có kế hoạch phát triển thị trường quốc tế. Hãng này đã khai thác các đường bay tới BangkokTokyo cũng như một kế hoạch khai thác các dịch vụ chở hàng tới New York, Los Angeles, Chicago, San FranciscoColumbus với 9 máy bay Boeing 747-400BCF vào năm 2009.[19] Hãng cũng mua 3 máy bay Airbus A330-300 để khai thác các dịch vụ chở khách tới SydneySeoul.[20]
Tuy nhiên, sau khi trở thành công ty con của Cathay Pacific, một vài đường bay trong kế hoạch mở rộng của Dragon Air được xem xét lại, để không bị trùng với các đường bay có sẵn của Cathay Pacific. Các đường bay của hãng này tới Bangkok và Tokyo bị cắt và các đường bay tới Sendai, Phuket, Manila, Hà NộiKathmandu được thành lập. Cùng với việc sát nhập các bộ phận giống nhau trong hai hãng hàng không trước đây, hợp đồng lao động của một số nhân viên Dragon Air được chuyển sang Cathay Pacific.[21]

Tình hình hiện tại

A Cathay Pacific Boeing 777-200 on the tarmac
Boeing 777-200 at Nagoya, Japan
Để kỷ niệm 60 năm thành lập vào năm 2006, một chương trình roadshow với tên gọi "60 năm thành lập Cathay Pacific" được tổ chức, công chúng đều có thể theo dõi sự phát triển trong 60 năm của hãng cũng như tham gia các trò chơi, giao lưu với các nhân viên của hãng cũng như xem các đồng phục tiêu biểu của hãng. Cathay Pacific cũng bán các vật lưu niệm cũng như các suất ăn trên máy bay của hãng do các nhà hàng nổi tiếng ở Hong Kong nấu.[22]
Tháng 06-2008, Cathay Pacific tham gia vào một cuộc thương lượng với Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ sau các cuộc điều tra về chống độc quyền về giá trong vận tải hàng không mà kết quả của nó là hãng bị phạt 60 triệu USD. Sau đó, hãng đã thành lập một văn phòng cạnh tranh nội bộ nhằm khẳng định rằng hãng đã chấp hành luật cạnh tranh và chống độc quyền. Và việc Cathay Pacific bị điều tra ở Mỹ không phù hợp với Luật cạnh tranh của Hong Kong.[23][24]
Tháng 03-2009, báo cáo của hãng cho thấy trong năm 2008, hãng đã lỗ 8.56 tỉ dollar Hong Kong, đây là lần đầu tiên hãng bị lỗ từ cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Báo cáo cho thấy 7.6 tỉ HK$ trong số đó là do năng lượng và 468 triệu HK$ là số tiền phải trả cho khoản phạt tại Mỹ. Sự khan hiếm năng lượng chính là nguyên nhân làm cho giá của chúng tăng lên rất nhiều, do đó vào cuối năm 2008, Cathay Pacific đã dự trữ sẵn một nửa số nhiên liệu mà hãng sẽ cần cho tới năm 2011. Hãng đã dự đoán, nếu giá năng lượng dừng lại ở mức 75USD một thùng thì hãng sẽ không bị lỗ.[25]

Thương hiệu

Cathay Pacific đã tập trung xây dựng thương hiệu cũng như quảng cáo mạnh tới khách hàng cũng như các nhân viên của hãng. Chiến dịch đầu tiên hướng tới khách hàng có tên gọi "Những điều nhỏ làm bạn chuyển động" (It's the little things that move you). "Những điều nhỏ" ở đây là sự thỏa mãn khách hàng của Cathay Pacific. Chiến dịch quảng cáo mới nhất của hãng có tên gọi "Great Service. Great People. Great Fares."[26] Một chương trình khác với tên gọi"Meet the Team", cũng được hãng triển khai, trong đó các nhân viên của hãng chia sẻ về công việc của mình tại Cathay Pacific.[27]

Điểm đến

Xem thêm thông tin: Các điểm đến của Cathay Pacific
Cathay Pacific có đường bay tới 118 điểm đến tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục. Hãng có đường bay tới những cửa ngõ chính tại Bắc Mỹchâu Âu cùng với các chuyến bay chuyển tiếp của các thành viên khác trong liên minh Oneworld cũng như của các đối tác hàng không như American AirlinesBritish Airways quá cảnh tại Los AngelesLondon. Ngoài ra, hãng còn có 10 điểm đến tại Pháp thông qua thỏa thuận chia sẻ chỗ với Air France. Hãng cũng phục vụ 17 điểm đến tại Trung Quốc thông qua công ty con là Dragon Air.
Ngày 26-03-2007, Cathay Pacific đã tạm ngừng khai thác các chuyến bay tới Colombo bởi các lý do liên quan tới an ninh khiến sân bay quốc tế Bandaranaike phải đóng cửa. Ngày 28-03-2008 hãng đã nối lại đường bay từ Hong Kong tới Colombo quá cảnh tại BangkokSingapore.[28][29] Năm 2008, hãng đã nâng tần suất bay trên các tuyến bay tới Auckland, Brisbane, Chennai, Delhi, Dubai, Mumbai, Perth, Singapore và Sydney, cũng như giảm tần suất các chuyến bay tới TorontoVancouver.[30] Năm 2009 hãng cũng tăng tần suất trên các chuyến bay tới JakartaThượng Hải, các chuyến bay tới Paris cũng được tăng tần suất vào khoảng thời gian từ 29-03-2009 tới 31-08-2009 và từ 18-12-2009 tới 06-01-2010. Ngoài ra, từ 25-10-2009, Cathay Pacific cũng bắt đầu khai thác dịch vụ tới Jeddah, điểm đến thứ 2 tại Ả Rập Saudi và các chuyến bay tới BrisbaneSan Francisco bị giảm trong khoảng từ 25-09 tới 17-11-2009. Cuối năm 2009, dịch vụ tới TorontoVancouver cũng được tăng lên với tần suất 2 chuyến môt ngày.[31][32]

Đội bay

Boeing 747-400 at London Heathrow Airport
Boeing 747-400 at London Heathrow Airport in the current livery

Hình ảnh bên ngoài

Bề ngoài của tất cả các máy bay của Cathay Pacific đều bao gồm: logo "brushwing của hãng trên đuôi, thân và sườn máy bay, dòng chữ "Asia's world city", logo của Brand Hong Kong cùng với biểu tượng hình con rồng, logo của Oneworld và của công ty mẹ Swire Group.[33][34][35]

Đặc biệt

Năm 1997, một chiếc Boeing 747-200 (B-HIB) được đặt tên là "Linh hồn của Hong Kong", được sơn đặc biệt với một ký tự "家" (có nghĩa là nhà), cùng với dòng chữ bằng tiếng Hoa "繁榮進步 更創新高" bên trái và dòng chữ bằng tiếng Anh "Linh hồn của Hong Kong 97" bên phải, nhằm kỷ niệm sự kiện Hong Kong được trả về Trung Quốc.[36]
Ngày 05-07-2002, một chiếc Boeing 747 được đặt tên là "Thành phố châu Á của thề giới" và được sơn dòng chữ này bên ngoài nhằm quảng bá Hong Kong trên toàn cầu.[37]
Ngày 01-09-2006, Cathay Pacific kỷ niệm chiếc máy bay thứ 100, là một chiếc Airbus A330-300 được đặt tên là "Bước tiến của Hong Kong" được sơn trên thành máy bay.[38]
Tháng 01-2008, một chiếc Boeing 777-300ER (B-KPF) mới được sơn dòng chữ "Thành phố châu Á của thế giới".[39]
Hiện tại, Cathay Pacific có 3 chiếc máy bay được sơn theo hình ảnh của Oneworld nhằm kỷ niệm 10 năm thành lập liên minh, gồm 1 chiếc Airbus A340-300, 1 chiếc Airbus A330-300 và 1 chiếc Boeing 777-300ER (B-KPL).[40][41][42]

Máy bay chở khách

Cathay Pacific khai thác 100 máy bay, 40 trong số đó được dùng khai thác các chuyến bay quốc tế chặng dài và có 3 hạng ghế (hạng nhất, thương gia và phổ thông), 60 chiếc còn lại chỉ có 2 loại ghế (thương gia và phổ thông). Cathay Pacific chỉ khai thác máy bay thân rộng, bao gồm cả 24 chiếc chở hàng.
Cathay Pacific passenger fleet ((tính đến 25 tháng 4, 2010))[43]
Loại máy bay Tổng số Đang đặt hàng Số lượng khách hàng Ghi chú
F J Y Total
Airbus A330-300 32 20 8 0 44 267 311 Fitted with Regional Business Class
12 0 41 223 264 Fitted with new long-haul product
Airbus A340-300 11 0 0 26 257 283 Fitted with new long-haul product
Boeing 747-400 20 0 9 46 324 379 Fitted with new long-haul product
Boeing 777-200 5 0 0 45 291 336 Fitted with Regional Business Class
Boeing 777-300 12 0 0 45 353 398 Fitted with Regional Business Class
Boeing 777-300ER 17 13 6 57 238 301 Fitted with new long-haul product
Total 97 21
Một vài điểm đáng chú ý
Airbus A330-300 with Progress Hong Kong livery
Airbus A330-300 fuselage livery. This aircraft was named "Progress Hong Kong"
Ngày 21-05-1998, Cathay Pacific trở thành hãng hàng không đầu tiên nhận được và khai thác máy bay Boeing 777-300, thành viên mới nhất của dòng Boeing 777 tại một buổi lễ kỷ niệm ởEverett.[44]
Ngày 28-11-2002, hãng nhận được máy bay Airbus A340-600 đầu tiên trong một buổi lễ tại nhà máy của AirbusToulouse. Cathay Pacific là khách hàng châu Á đầu tiên sử dụng loại máy bay này. Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng thuê 3 chiếc từ International Lease Finance Corporation (ILFC) của hãng.[45]
Boeing 747-400 tại Sân bay Hong Kong Chek Lap Kok
Ngày 01-12-2005, Cathay Pacific công bố một đơn đặt hàng 16 máy bay Boeing 777-300ER, 4 chiếc trong số này được thuê lại từ ILFC và sẽ được giao trong khoảng từ tháng 09-2007 tới tháng 07-2010, ngoài ra hãng cũng xem xét khả năng mua thêm 20 chiếc loại này, 2 trong số đó được đặt hàng vào ngày 01-06-2006. Cùng ngày, hãng cũng đã đặt hàng thêm 3 chiếc A330-300, các máy bay này sẽ được giao vào năm 2008.[46][47][48]
Ngày 29-08-2006, Cathay Pacific nhận vể chiếc máy bay thứ 100 là một máy bay Airbus A330-300 với số hiệu đăng ký là B-LAD. Để kỷ niệm sự kiện này, hãng đã cho dán một biểu tượng kỷ niệm 60 năm tại các cửa sau máy bay(2 bên phải và 2 bên trái). Chiếc máy bay này được đặt tên là "Progress Hong Kong", một cái tên được chọn trong một cuộc thi dành cho nhân viên của hãng.[38][49]
Ngày 07-08-2007, Cathay Pacific đặt hàng thêm 5 chiếc Boeing 777-300ER trị giá 1.4 tỉ đô la Mỹ, nâng tổng số máy bay loại này của hãng lên 23 chiếc.[50] Ngày 30-10-2007, Tony Tyler,CEO của hãng, công bố rằng Cathay Pacific không có một kế hoạch nào cho việc đặt mua máy bay Boeing 787 hoặc Airbus A380 vào lúc này.[51] On 8 tháng 11 năm 2007, the airline announced that it had placed an order for seven additional Boeing 777-300ERs and 10 747-8F freighters with a list price of US$5.2 billion.[52] Cùng thời điểm đó, hãng cũng đặt hàng 14 máy bay chở hàng mới. Đơn đặt hàng này đã làm cho Cathay Pacific trở thành hãng hàng không có đội bay 777-300ERs lớn nhất châu Á cũng như có đội bay 747-8Fs lớn nhất thế giới.[53] Ngày 6-12-2007, hãng đặt hàng thêm 8 chiếc Airbus A330-300 trị giá khoảng 1.7 tỉ USD. Cùng với thỏa thuận mua 17 chiếc máy bay chở khách và chở hàng tầm xa trước đó 1 tuần, Cathay Pacific sẽ có một đội bay gồm 200 chiếc vào năm 2012. Trong số đó, Cathay Pacific khai thác 155 chiếc, 45 chiếc còn lại sẽ do các công ty con khai thác.[54]
Ngày 11-03-2009, hãng công bố rằng việc giao 2 máy bay vào năm 2008 sẽ bị trì hoãn sau cuộc đình công của nhân viên hãng Boeing. Ngoài ra, việc giao hai chiếc 747-8 chở hàng cũng sẽ bị trì hoãn tới năm 2010.[25]

Máy bay chở hàng

Cathay Pacific Cargo Boeing 747-400BCF at London Heathrow Airport
Cathay Pacific Cargo Boeing 747-400BCF taxis to the runway at London Heathrow Airport
Cathay Pacific Cargo khai thác 24 máy bay chở hàng bay tới 38 điểm trên toàn cầu, ngoài việc sử dụng khoang hàng hóa trên các chuyến bay chở khách. Hãng được thành lập năm 1981 với 2 chuyến bay hàng tuần trên chặng Hong Kong - Frankfurt - London, hợp tác với Lufthansa.[55] Hãng được xếp thứ 5 trong danh sách 25 hãng hàng không chở hàng tốt nhất thế giới, xếp hạng bởi Air Transport World.[56]
Cathay Pacific Cargo fleet ((tính đến 5 tháng 8, 2009))[43]
Loại máy bay Tổng số Đang đặt hàng
Boeing 747-400BCF
12
Boeing 747-400ERF
6
Boeing 747-400F
6
Boeing 747-8F
10
Total 24 10
Một vài điểm đáng chú ý
Ngày 22-06-2006, hãng công bố đơn đặt hàng 6 chiếc Boeing 747-400ERF chở hàng, được giao vào khoảng 2008-2009.[57]
Ngày 18-03-2008, nhà chức trách sân bay quốc tế Hong Kong (HKAA) đã trao giải thưởng cho Cathay Pacific Services Ltd (CPSL), một công ty con của hãng trong việc nhượng quyền 20 năm, đầu tư, thiết kế, xây dựng và khai thác kho hàng tại sân bay quốc tế Hong Kong. Kho hàng mới sẽ được xây tại khu vực hàng hóa của sân bay trên một diện tích 10ha. Kho hàng mới sẽ được khai thác bởi một đội ngũ quản lý của CPSL.[58]. Ngày 15-01-2009, CPSL ký thêm một thỏa thuận mở rộng với HKAA về việc kéo giài thời gian hoàn thành kho hàng mới tới giữa năm 2013 mà không phải trả một khoản bồi thường nào.[59]
Năm chiếc Boeing 747-400BCF được đưa tới sân bay Victorville Airport để tồn kho.[60]

Các máy bay đã từng sử dụng

Cathay Pacific DC-3 Betsy
Betsy
Cathay Pacific DC-3 Niki
Niki outside Cathay Pacific City
Từ khi được thành lập năm 1946, hãng đã từng sử dụng qua rất nhiều loại máy bay. Hai chiếc đầu tiên là hai chiếc Douglas DC-3s có tên là "Betsy" và "Niki". Chiếc Besty có số hiệu VR-HDB hiện đang được đặt tại bảo tàng khoa học Hong Kong, còn Niki có số hiệu VR-HDA đã bị mất, tuy nhiên một chiếc DC-3 tương tự đã được mua để thay thế.
Một số loại máy bay khác mà Cathay Pacific đã từng sử dụng:
During the late 1980s and early 1990s, Cathay Pacific was the largest operator of the Lockheed TriStar outside the Hoa Kỳ.[62]

Chương trình khách hàng thân thiết

Cathay Pacific có hai chương trình khách hàng thân thiết là The Marco Polo Club (The Club) và chương trình tích lũy điểm thưởng Asia Miles. Các hội viên của The Marco Polo Club được tự động trở thành hội viên Asia Miles.[63] Asia Miles được bình chọn là chương trình khách hàng thân thiết tốt nhất năm 2009 và đây là lần thứ 5 hãng đạt được giải thưởng này.[64] Tới tháng 04-2010, chương trình Asia Miles có 3.6 triệu thành viên và Marco Polo có 500.000 hội viên.[65]

The Marco Polo Club

The Marco Polo Club được chia thành 4 hạng: thẻ xanh, thẻ bạc, thẻ vàng và thẻ kim cương. Hội viên phải đóng 50USD phí tham gia. Hội viên có thể tích lũy Club Miles và Club Sectors trên các chuyến bay của Cathay Pacific, Dragonair và các hãng hàng không trong liên minh Oneworld. Số điểm trong tài khoản của hội viên sẽ được tính vào cuối mỗi năm để xác định hạng của hội viên đó. Hội viên hạng cao hơn sẽ được hưởng nhiều ưu tiên hơn, ví dụ được đảm bảo chỗ ngồi trên hạng phổ thông, được mang thêm hành lý ký gửi, được ưu tiên đặt chỗ cũng như sử dụng phòng chờ tại sân bay. Tài khoản của hội viên Marco Polo sẽ bị khóa nếu hội viên đó không tích lũy được điểm nào trong vòng 12 tháng.[63][66]
The Marco Polo Club Tiers
Hạng thẻ Quyền lợi Yêu cầu Hạng thẻ Oneworld tương đương
Thẻ xanh
  • Dedicated 24-hour club service line, Marco Polo check-in counters and service desk
  • Lounge access redemption
  • Personalised baggage name tags
  • Priority boarding
  • Priority notice of promotions and offers
Phí gia nhập 50 USD và 4 Club sector mỗi năm
Thẻ bạc
  • Receive all the benefits of Green tier
  • Advance Seat Reservation
  • Cathay Pacific and Dragonair Business Class lounge access
  • Extra 10kgs baggage allowance and redemption
  • Priority reservation waitlisting, baggage handling
  • Usage of Business Class counters and Frequent Visitor e-Channels in Hong Kong
  • Extra 10kgs cabin baggage allowance
30.000 dặm (48.000 km) or
20 Club sectors within a membership year
Ruby Status
Thẻ vàng
  • Receive all the benefits of Silver tier
  • High priority waitlisting (above Silver)
  • Extra 15kgs or 1 piece baggage allowance
  • Guaranteed Economy Class seat 72 hours prior to departure
  • Invite a traveling companion to Business Class lounges
  • Usage of Arrivals lounges
60.000 dặm (97.000 km) or
40 Club sectors within a membership year
Sapphire Status
Thẻ kim cương
  • Receive all the benefits of Gold tier
  • Highest level of priority and recognition
  • Guaranteed Economy or Business Class seat 24 hours prior to departure
  • Top priority waitlisting and baggage handling
  • Usage of First Class check-in counters and lounges
  • Invite two traveling companions to First or Business Class lounges
  • Extra 20kgs or 1 piece baggage allowance
  • Extra 15kgs cabin baggage allowance
120.000 dặm (190.000 km) or
80 Club sectors within a membership year
Emerald Status

Thẻ xanh

Thẻ bạc

Thẻ vàng

Thẻ kim cương

Asia Miles

Asia Miles là một chương trình trao thưởng truyền thống, trong đó hội viên được tích điểm khi thực hiện các chuyến bay với Cathay Pacific, Dragonair và các hãng hàng không đối tác. Hội viên cũng có thể tích lũy điểm thưởng khi qua đêm tại khách sạn, sử dụng thẻ tín dụng, thuê xe hoặc dịch vụ viễn thông của các đối tác của chương trình. Với điểm thưởng này, hội viên có thể sử dụng để đổi lấy các chuyến bay miễn phí cũng như các dịch vụ khác. Hội viên Asia Miles không phải trả phí, tuy nhiên tài khoản điểm sẽ bị khóa sau 36 tháng kể từ ngày đăng ký, nếu hội viên đó không tích lũy được điểm nào.[67][68]

Dịch vụ

Xuất ăn và đồ uống

Chương trình giải trí trên máy bay

Kỹ thuật

Các hạng dịch vụ

Hạng nhất

Hạng Thương gia

Hạng phổ thông

Thỏa thuận chia sẻ chỗ

Cathay Pacific có thỏa thuận chia sẻ chỗ với các hãng hàng không sau
Ngoài ra hãng cũng có thỏa thuận với TVG của Pháp trong việc sử dụng hệ thống tàu cao tốc SNCF của Pháp đưa khách hàng từ sân bay quốc tế Charles de Gaulle tới 10 thành phố trong nước Pháp.[70][71]

Các giải thưởng

Cathay Pacific đã được điều tra của Skytrax cho kết quả là Hãng hàng không toàn bộ tốt nhất thế giới trong năm 2003 và 2005. Hãng này cũng được bình chọn giải Hạng nhất tốt nhất, Sản hạng nhất tốt nhất (Hồng Kông) và Sảnh hạng thương gia tốt nhất bởi Skytrax. Source Hãng được bầu chọn Hãng hàng không của năm 2006 Bởi Air Transport World (ATW). Source
Hãng cũng được bình chọn Hãng hàng không của năm 2006 by OAG. Source

Các công ty trực thuộc

Cathay Pacific đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực như động cơ máy bay, dịch vụ mặt đất, dịch vụ xuất ăn trên máy bay.[72]
Các công ty do Cathay Pacific làm cổ đông chính:
Công ty Hình thức Lĩnh vực Địa điểm Cổ phần của hãng
(10 tháng 3 năm 2010)
Air China Cargo Liên doanh Hãng hàng không chở hàng Trung Quốc 49%
Air Hong Kong Liên doanh Hãng hàng không chở hàng Hong Kong 40%
Dragonair Trực thuộc Hãng hàng không Hong Kong 100%
Cathay Pacific Cargo Trực thuộc Hãng hàng không chở hàng Hong Kong 100%
Cathay Pacific Catering Services (HK) Limited Trực thuộc Dịch vụ suất ăn Hong Kong 100%
Cathay Holidays Trực thuộc Travel agency Hong Kong 100%
Dragonair Holidays Trực thuộc Travel agency Hong Kong 100%
Hong Kong Airport Services Trực thuộc Dịch vụ mặt đất Hong Kong 100%
Hong Kong Aero Engine Services Liên doanh Động cơ Hong Kong 45%
Vogue Laundry Service Limited Liên doanh Giặt là Hong Kong 100%
China Pacific Laundry Services Liên doanh Giặt là Đài Loan 45%
VN/CX Catering Services Limited Liên doanh Dịch vụ suất ăn Việt Nam 40%
CLS Catering Services Limited Liên doanh Dịch vụ suất ăn Canada 30%

Các vụ tai nạn

Tham khảo

  1. ^ "Fly away with Cathay Pacific", Air Highways, truy cập 8 March 2006
  2. ^ Young, Gavin (1988). Beyond Lion Rock. Hutchinson. tr. 117. ISBN 978-0091737245.
  3. ^ a ă “History - New Horizons”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ “List of listed companies on Main Board” (PDF). Hong Kong Exchanges and Clearing. 2006. tr. 225. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009. [[]][liên kết hỏng]
  5. ^ “History - Year 1990 - 1994”. Dragonair. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ “History - Air Hong Kong”. Air Hong Kong. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  7. ^ “History - A Change of Image”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ “Hong Kong - A New Era - Civil Aviation”. Hong Kong SAR Government. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ “Cathay Pacific - Picture of the Boeing 747-267B aircraft at Vancouver”. Airliners.net. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  10. ^ “Cathay Pacific - Picture of the Boeing 747-267B aircraft at Hong Kong”. Airliners.net. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ “Fact Sheet - Oneworld”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  12. ^ “Cathay Pacific wins award for providing a smoke-free workplace at its Hong Kong Headquarters” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 6 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ “World Airline Directory” (PDF). Flight International. 30 tháng 3 năm 1985. tr. 68. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  14. ^ “Commemorative certificate for first-day passengers” (Thông cáo báo chí). Airport Authority Hong Kong. 5 tháng 7 năm 1998. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  15. ^ “Cathay Pacific's non-stop New York flight 'strengthens Hong Kong's hub'” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 11 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  16. ^ “Cathay Pacific operates first transpolar flight from Canada” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 19 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  17. ^ “History - Into the New Millennium”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  18. ^ “Cathay, Air China Deal Enables Dragonair Purchase”. Business Travel News. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  19. ^ “Dragonair to more than double size of cargo fleet by end-2008” (Thông cáo báo chí). Dragonair. 6 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  20. ^ “Dragonair gets green light for Sydney/Hong Kong services”. Travel Weekly (Reed Business Information). 19 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  21. ^ “Fast Facts - Number of Staff”. Dragonair. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  22. ^ “Cathay Pacific takes 60th Anniversary Skyshow On the road” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 20 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  23. ^ “Major International Airlines Agree to Plead Guilty and Pay Criminal Fines Totaling More Than $500 Million for Fixing Prices on Air Cargo Rates” (Thông cáo báo chí). United States Department of Justice. 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  24. ^ “Announcement Plea Agreement with United States Department of Justice” (PDF) (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009.
  25. ^ a ă Leung, Wendy (11 tháng 3 năm 2009). “Cathay Pacific to delay planes, review routes on loss”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2009.
  26. ^ “MARKETING Rx: Right corporate brand equity for service firm”. Inquirer. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  27. ^ “Meet Our Team”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009.
  28. ^ “Cathay Pacific to resume Colombo services on 22 April” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific Cargo. 4 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  29. ^ “Cathay Pacific to resume flights to Colombo” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific Cargo. 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  30. ^ “Cathay Pacific Airways Limited Annual Report 2008” (PDF). Cathay Pacific. 6 tháng 4 năm 2009. tr. 6. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  31. ^ “Cathay Pacific boosts services to Paris, Shanghai and Jakarta. In 2009, services increased once again to Toronto and Vancouver./www.cathaypacific.com/cpa/en_HK/aboutus/pressroomdetails?refID=98f863350920f110VgnVCM62000007d21c39____” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 23 tháng 1 năm 2009.
  32. ^ “Cathay Pacific to launch new service to Jeddah, its second destination in Saudi Arabia” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 22 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  33. ^ “History - A Change of Image”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  34. ^ “Brand Overview - Background to Brand Hong Kong”. Brand Hong Kong. Government of Hong Kong. Tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009. [[]][liên kết hỏng]
  35. ^ “Primary Signature” (PDF). Brand Hong Kong. Government of Hong Kong. Tháng 2 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  36. ^ “Cathay Pacific B-HIB Photo Search Result”. Airliners.net. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  37. ^ “Cathay Pacific holds Open Day for "Asia's World City" Aircraft” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 5 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  38. ^ a ă “Cathay Pacific's 100th Aircraft Greets the Past” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  39. ^ “Cathay Pacific B-KPF Photo Search Results”. Airliners.net. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  40. ^ “Cathay Pacific celebrates Oneworld 10th anniversary with first aircraft in alliance livery” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 12 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.
  41. ^ “Oneworld (Cathay Pacific Airways) Pictures & Photos”. Airliners.net. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.
  42. ^ “Cathay Pacific Airways 's Photos - Wall Photos”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2009.
  43. ^ a ă “2009 Annual Results” (PDF) (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 10 tháng 3 năm 2010. Truy cập 10 tháng 3 năm 2010.
  44. ^ “Boeing and Cathay Pacific Airways Celebrate First 777-300 Delivery” (Thông cáo báo chí). Boeing. 21 tháng 5 năm 1998. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  45. ^ “Hon Antony Leung tours 1st Cathay Pacific Airbus A340-600” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 28 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  46. ^ “Boeing Statement on Cathay Pacific Airways 777-300ER Selection” (Thông cáo báo chí). Boeing. 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  47. ^ “Boeing, Cathay Pacific Airways Finalize Agreement for Additional 777-300ERs” (Thông cáo báo chí). Boeing. 1 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  48. ^ “Cathay Pacific Places Biggest Ever Order For New Aircraft” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2009.
  49. ^ “Cathay Pacific B-LAD Picture of the Airbus A330-343X aircraft”. Airliners.net. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  50. ^ “Cathay Pacific Airways Orders Five Additional Boeing 777-300ERs” (Thông cáo báo chí). Boeing. 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  51. ^ “Cathay Pacific: no plans for 787 or A380”. ABCmoney. co. uk. 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  52. ^ “Boeing and Cathay Pacific Announce Order for 10 747-8Fs and Seven 777-300ERs” (Thông cáo báo chí). Boeing. 8 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  53. ^ Cheung, Clare; Shen, Irene (8 tháng 11 năm 2007). NJawQ&refer=china “Cathay Pacific Orders 17 Boeing Jets on China Growth (Update3)”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2009.
  54. ^ “Cathay Pacific Group fleet to number 200 in five years with latest aircraft order” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 6 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  55. ^ “Cathay Pacific Cargo”. Cathay Pacific Cargo. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2009.
  56. ^ “World Airline Report - The World's Top 25 Airlines 2008”. Air Transport World (Penton Media). Tháng 7 năm 2009.
  57. ^ “Major Transaction - Purchase of 6 Boeing 747-400ERF Freighters” (PDF) (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 29 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  58. ^ “Airport Authority Awards New Cargo Terminal Franchise to Cathay Pacific Services Limited” (Thông cáo báo chí). Airport Authority Hong Kong. 18 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  59. ^ “Agreement on deferral of completion of third cargo terminal” (Thông cáo báo chí). Cathay Pacific. 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
  60. ^ http://www.ch-aviation.ch/aircraft.php?search=set&airline=CX&al_op=1
  61. ^ a ă â “The Cathay Pacific Fleet”. Cathay Pacific. Tháng 10 năm 1996. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  62. ^ a ă “FS2004 Lockheed L-1011 TriStar Cathay Pacific Update Package”. fsplanet.com. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2009.
  63. ^ a ă “The Marco Polo Club”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  64. ^ http://downloads.cathaypacific.com/cx/press/SDreport_en2009.pdf
  65. ^ “CX World April 2010”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
  66. ^ “The Marco Polo Club - Terms and Conditions”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  67. ^ “Asia Miles”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  68. ^ “Asia Miles - Terms and Conditions”. Asia Miles. Cathay Pacific Loyalty Programmes Ltd. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  69. ^ “Alliances and Partnerships”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009.
  70. ^ “Fact Sheet - Routes and Destinations”. Cathay Pacific. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009.
  71. ^ “New HKSAR/France air services arrangement provides new code-share opportunities” (Thông cáo báo chí). Government of the Hong Kong Special Administrative Region. 17 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  72. ^ “Aviation Hong Kong”. Swire Pacific. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2010.

Liên kết ngoài


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment